Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Từ việc mất Hoàng Sa đến vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt - 'Lục đục nội bộ ảnh hưởng tới Hoàng Sa'

Từ việc mất Hoàng Sa đến vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt

Trương Nhân Tuấn
Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm VN Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978.
Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa: Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt
Bản đồ vùng tranh chấp ở Biển Đông. NGuồn: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bản đồ vùng tranh chấp ở Biển Đông. Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền CSVN thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 30 tháng 12 năm 2000. Các thương thuyết để phânđịnh vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miềnTrung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của TQ từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiệnhữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. TQ đã dùng vũ lực xâm chiếmquần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17-1-1974.
Theo tinh thần Luật quốc tế về Biển hiện nay, nền tảng củaviệc phân định biển là sự công bằng. Theo các Công ước về Biển năm 1958, đườngranh giới trên biển là đường trung tuyến phân chia hai bờ của hai quốc gia đốidiện. Sau này, các trường hợp do hình thái địa lý bờ biển lồi lõm, việc phânchia theo đường trung tuyến có thể đem lại bất lợi cho một bên. Do vậy qui ướcvề đường trung tuyến điều chỉnh được nhìn nhận, sao cho việc phân định có đượchai vùng biển tương đồng diện tích.
Luật Biển Quốc tế về 1982, điều 121, nhìn nhận hiệu lực củamột đảo về lãnh hải (12 hải lý), hải phận kinh tế độc quyền (ZEE, 200 hải lý), tương tự như hiệu lực lãnh thổ trên lục địa, ngoại trừ các đảo đá không thể tạođiều kiện cho người sinh sống và không có nền kinh tế tự tại.
Một số các đảo thuộc HS và TS hội đủ kiều kiện ‟đảo” của Luật Quốc tế về Biển 1982.
Giá trị thật sự của các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) như thế không phải là lãnh thổ, mà là vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa (dĩ nhiênbao gồm tài nguyên trong cột nước như tôm cá, hải sản, và các mỏ dầu khí dướithềm lục địa).
Như thế, tầm quan trọng của việc phân định vùng cửa vịnh BắcViệt là hàng trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa do hiệu lực có thể có củacác đảo Hoàng Sa (hàng triệu km² nếu tính hiệu lực cái gọi là quần đảo Trung Sa và đá Hoàng Nham theo yêu sách của Trung Quốc). Vùng thềm lục địa và biển khổnglồ này sẽ phải phân chia như thế nào?
Gần 15 năm thuơng thuyết chưa thấy nhà nước VN công bố mộtchi tiết nào về tiến trình đàm phán. Nếu không lầm thì vấn đề ‟càng để lâu càng khó” [sic].
Trên thực tế những năm qua, ngư dân Việt Nam trong vùng biển này thường xuyên bị tàu hải giám TQ đuổi bắt, tịch thu tàu bè, phá hoại dụng cụhành nghề, bắt đóng tiền phạt… Ngoài ra còn các động thái khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của phía TQ, như cho phép khai thác dầu khí, cho thuyền bè ngư dân đánh bắt, cho đấu thầu các lô khai thác dầu khí… tại các vùng biển và thềm lục địa mà phía VN cho là của mình, hay thuộc những vùng tranh chấp.
Phía Trung Quốc đơn phương vạch rõ đâu là giới hạn biển thuộc thẩm quyền của nước mình. Giới hạn này lần hồi hiện rõ nét: đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa với bờ biển của Việt Nam.
Điều cần nói thêm, phía Trung Quốc, ngoài chủ trương các đảo Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực ‟đảo” theo qui định điều 121 của Luật Biển 1982, còn có quan điểm về đường chữ U 9 đoạn. Ở khu vực cửa vịnh Bắc Việt,ranh giới của đường chữ U gần như trùng hợp với đường trung tuyến giữa các đảoHoàng Sa (tính từ đảo Tri Tôn, đảo ở phía cực tây Hoàng Sa), với bờ biển ViệtNam.
Phía Việt Nam thì không nhất quán về quan điểm chủ quyền lãnh thổ cũng như hiệu lực biển của các vùng lãnh thổ trên biển. Theo thời gian, lập trường của Việt Nam thay đổi theo từng trường hợp.
Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm VN Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978. Chỉ đến năm 1979, bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam mới ra tuyên bố gồm 6 điểm nhằm giải thích lại các dữ kiện lịch sử và pháp lý này. Điểm 1 Tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 2 phủ nhận nội dung Công hàm 1958 theo cách diễn giải của Trung Quốc. Tuyênbố cho rằng Việt Nam chỉ nhìn nhận hiệu lực 12 hải lý lãnh hải chứ không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 6 tố cáo TQ ‟chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp bằng quân sự”.
Về hiệu lực các đảo, theo Tuyên bố của Việt Nam trong thập niên 80 thì các đảo của VN có hiệu lực như trên đất liền, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, lập trường này thay đổi, nếu xét đến trường hợp Hiệp ước Phân địnhVịnh Bắc Bộ năm 2000, các đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ có hiệu lực không đáng kể.
Việc thay đổi lập trường của Việt Nam, qua việc giảm thiểu tối đa hiệu lực các đảo, có mục đích (mặc định) nhằm hạn chế hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Việt Nam thu hẹp hiệu lực các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt với hy vọng được Trung Quốc đáp ứng lại, sẽ phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt bằng đường trung tuyến ở giữa đảo Hải Nam và bờ biển của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội dung công hàm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý (ở các đảo Hoàng Sa). Lý do là Trung Quốc hiện kiểm soát Hoàng Sa và nước này có đầy đủ chứng cớ chứng minh các đảo này thuộc chủ quyền của họ.
Việc này không dễ dàng được sự đồng thuận của Trung Quốc.
Bởi vì Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang củng cố thế mạnh để mặc cả với Hoa Kỳ để phân chia các vùng ảnh hưởng ở Châu Á cũng nhưtrên thế giới. Trung Quốc không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tuyên bố vùngbiển tại Hoàng Sa, từ Hoa Kỳ, Nhật, hoặc các nước ASEAN. Một bài nhận định mớiđây của học giả Carlyle Thayer cho ta thấy thực tế này. Theo học giả, quyết định ban bố ‟luật quản lý biển” của Trung Quốc về hải phận tỉnh Hải Nam và các đảo Hoàng Sa là ‟hợp pháp”.
Tức là, ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng cửa vịnh Bắc Việt sẽ là đường trung tuyến giữa đảo Tri Tôn (thuộc hoàngSa) và bờ biển Việt Nam. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến cho VN thiệt hại vài trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa.
Đã từ rất lâu, hàng chục năm trước, người viết đã thấy việc này và báo động rằng trọng tâm việc phân định hải phận ở biển Đông là chủ quyềncác đảo chứ không phải là hiệu lực các đảo.
Đến hôm nay mọi người phải nhìn nhận điều này đúng. Việt Nam không thể yêu cầu Trung Quốc giảm yêu sách về hiệu lực các đảo Hoàng Sa (như VN đã thể hiện tại các đảo Bạch Long Vĩ và cồn Cỏ) vì chính Việt Nam cũng đã từng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực như vậy. Anh không thể cấm người khác làm cái việc mà anh đang làm. Điều quan trọng khác, yêu sách này không trái vớiLuật Quốc tế về Biển 1982. Mặt khác, Trung Quốc còn có chủ trương đường chữ U 9 đoạn, là vùng ‟biển lịch sử”. Ý nghĩa biển lịch sử của Trung Quốc có nhiều người bàn đến. Muốn hóa giải hiệu lực của vùng ‟biểnlịch sử” này, VN không cách nào hữu hiệu bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hiệu lực của các đảo sẽ hóa giải yêu sách của Trung Quốc qua bản đồ chữ U 9 đoạn.
Như thế, chìa khóa để hóa giải mọi yêu sách của Trung Quốc, VN phải khẳng định chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía Việt Nam tin tưởng vào các học giả của mình, lập luận rằng ‟người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền” để phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhiều người cố gắng chứng minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai ‟quốc gia”. Lại còn lên tiếng yêu cầu nhà nước VN hôm nay cần phải ‟nhìn nhận” Việt Nam Cộng Hòa ‟đã từng là một quốc gia”.
Mục đích của các ‟học giả” này là muốn hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Hoàng Sa do quốc gia VNCH quản lý, thì tuyên bố củaVNDCCH đâu có ăn nhập gì?
Nhưng nếu xem VNCH và VNDCCH là hai ‟quốc gia” thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa xem như khóa sổ. Trên thực tế Trung Quốc chiếm HS từ tay ‟quốc gia” VNCH. Việc này được sự đồng thuận của quốc gia VNDCCH. Hai ‟quốc gia” VNCH và VNDCCH là hai ‟quốc gia”độc lập, có chủ quyền. Trung quốc chiếm Hoàng Sa là chiếm của ‟quốc gia”Việt Nam Cộng Hòa. ‟Quốc gia” Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là bên thứba, không có quan hệ gì đến ‟Hoàng Sa”.
Nhưng may mắn là trên thực tế và theo pháp lý, VNDCCH vàVNCH là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhất chứ không phải là haiquốc gia độc lập, có chủ quyền.
Các học giả khác cho rằng nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thụ đắc danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là ‟kế thừa” Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Vấn đề là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa vàTrường Sa bằng thể thức nào?
Mọi người quên mất một điều quan trọng là Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tay VNCH năm 1974. Bỏ qua chuyện kế thừa Trường Sa qua một bên. CHMNVN kế thừa Hoàng Sa từ VNCH bằng cách nào? Làm sao kế thừa một vật đã không còn nữa?
Có học giả thì cho rằng tuyên bố của CPCMLT CHMNVN năm 1974 khi TQ xâm lăng Hoàng Sa là đủ lý lẽ để khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa. Nên biết là Tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền của VN tại Hoàng Sa mà chỉ nói các tranh chấp lãnh thổ nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
Một điều cũng rất quan trọng khác, các học giả VN thường quên, là nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH đồng thời kế thừa CPCMLT CHMNVN. Mọi người đã nói (một cách không ổn) rằng VN kế thừa CHMNVN. Nhưng họ lại quên đi CHXHCNVN cũng kế thừa VNDCCH. Một nhà nước không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch: Hoàng Sa thuộc Trung quốc (lập trườngVNDCCH) và Hoàng Sa thuộc Việt Nam (lập trường VNCH).
Lý lẽ học giả Việt Nam chỉ nhằm che dấu một sự thật về tình trạng pháp lý và lịch sử, hy vọng làm ‟nhẹ tội” cho lãnh đạo CSVN qua công hàm 1958, hay những động thái nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ. Các sản phẩm nghiên cứu của họ phần lớn bóp méo lịch sử, diễn giải sai các dữ kiện pháp lý trong các văn bản quốc tế.
Như thế làm sao thuyết phục?
Điều đến phải đến, phía Trung Quốc vừa có sức mạnh cứng quân sự, vừa có sức mạnh mềm kinh tế, lại được thế mạnh pháp lý, do đó ngày càng lấntới.
Tuyên bố của họ về vùng biển Hoàng Sa, theo dư luận quốc tế,là ‟hợp pháp”.
Hôm nay mọi người đều thấy kế thừa Việt Nam Cộng Hòa là điều cần thiết, mặc dầu chỉ để có danh nghĩa lý thuyết ‟de jure” chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chỉ có vậy mới có thể cứu vãn hàng trăm ngàn km² biển và thềm lục địa của việt Nam không bị mất cho Trung Quốc.
Sau cuộc chiến Hoàng Sa 40 năm, nhà cầm quyền CSVN mới bắt đầu cho phép một số báo chí tường thuật lại trận chiến giữ nước bi hùng của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại một kẻ thù xâm lăng có lực lượng mạnh hơn nhiều lần là Trung Cộng. Một vài nhân sĩ đáng kính tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Có người hô hào quyên góp để giúp đỡ các quả phụ của các chiến sĩ đã hy sinh. Tất cả các việc làm này đều đáng được trân trọng và hưởng ứng.
Một số người khác ‟viết thư gởi Liên Hiệp Quốc” mục đích yêu cầu Trung quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây là việc phiêu lưu. Trong tình trạng hiện nay, nếu vấn đề đưa ra tòa án quốc tế, VN không nhiều hy vọng thắng kiện. Mà thua kiện là không chỉ mất Hoàng Sa mà còn mất Trường Sa. Có nghĩa là hiến trọn biển Đông cho Trung Quốc. Điều may là lá thư này không có hy vọng đến LHQ và các định chế trực thuộc vì vấn đề thủ tục.
Tất cả các động thái này nhằm chứng minh việc kế thừa HoàngSa.
Đã trễ 40 năm nhưng không là quá trễ.
Cách đây khá lâu, khoảng 10 năm chi đó, người viết có đề nghịmột phương pháp khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp kế thừa VNCH thông qua một bộ luật hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Trong và ngoài nước, không một ai hưởng ứng.
Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung quốc, mọi người thấy đề nghị ‟kế thừa VNCH” là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ VNCH hy sinh trong trậnchiến Hoàng Sa nhằm tạo thế ‟kế thừa VNCH” đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì VN hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức ‟hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ”.
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết ‟kế thừa VNCH” như những kẻ ‟tri âm”. Thật vui mừng biết bao nhiêu! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Hy vọng kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.

Nguồn: Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa: Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt. Trương Nhân Tuấn, Facebook 17/1/2014.

Ai Là Ngụy Quyền, Tay Sai Bán Nước Cầu Vinh?

Tác giả : Le Nguyen
 
Trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt vào năm 1974 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân xâm lược Trung Cộng, tính đến nay đã có 40 năm. Thế nhưng gương hy sinh Vị Quốc Vong Thân của người lính, người chỉ huy trực chiến với quân thù xâm lược Trung Cộng, những người vĩnh viễn nằm lại biển trời quê hương không về như mới xảy ra hôm qua hôm kia, vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và những diễn biến xoay quanh trận hải chiến do các cấp trách nhiệm liên quan kể lại, đã chạm đến trái tim của những người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay.

Với hành động kiêu hùng từ chối rời chiến hạm, cùng chết với chiến hạm của người lính, người chỉ huy xem cái chết nhẹ tựa lông hồng đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hoà lẫn vào lời nói của các cấp chỉ huy Không Quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bất thành, cũng hào hùng đầy khí phách không kém do phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung, người bỏ bom dinh độc lập năm 75 kể lại: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng, đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh... cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...”(1)

Hải chiến Hoàng Sa khơi dây một cái gì đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà... bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hảnh làm hảnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng lòng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do binh chủng hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam “anh hùng” tham chiến.

Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan thì chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đã được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của lòng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên nòi Việt mang gươm đi mở cõi:

“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận.

Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp...” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân “anh hùng” đã nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hãn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay. Điều đáng buồn là những anh hùng quân chủng hải quân Việt Nam trước khi chết vẫn cố hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông... chứ cương quyết không để mất đảo!”(2)

Có lẽ, các chiến sĩ hải quân bảo vệ Trường Sa ngã xuống, vĩnh viễn ở lại biển không về, trong họ ấp ủ lý tưởng trong sáng, lòng yêu nước vô bờ nhưng các anh không thể ngờ rằng, các anh đã bị lãnh đạo bán đứng cho các toan tính đen tối của họ và sự hy sinh của các anh đã bị người ta phản bội, không hề được nhắc tới. Ngay cả nhân dân ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của các anh, các thân nhân ruột thịt thương khóc các anh, các đồng đội may mắn sống sót thương nhớ làm lễ tưởng niệm vinh danh, tri ân các anh cũng bị ngăn cấm. Họ phải gạt nước mắt, nuốt ngược nước mắt vào trong, tưởng niệm trong lòng suốt mấy mươi năm qua, ngay cả bây giờ ở tại thời điểm này vẫn còn bị ngăn cấm. Tại sao đảng “bạc tình”không ghi công, lại sợ nhân dân vinh danh, tri ân các anh, còn là bí ẩn khó giải thích?

Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp thì biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp...” Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng.

Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lãnh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin lòng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam anh hùng không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa vào tàu địch, đã liệt oanh ngã xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Có thể, sự thật về biến cố Trường sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố tình ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường sa, là trên thế giới mạng tin học còn có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên trình chiếu trên YouTube đã lột trần sự thật của trận hải chiến Trường sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.

Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không phủ nhận sự hy sinh bởi tình yêu quê hương của các anh là trong sáng, hào hùng. Sự hy sinh của các anh đáng được trân trọng, tri ân, ghi nhớ cho đến muôn đời sau. Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”(3)

Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc còn nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đã được nhiều thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ký kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lý do chính khiến cho lãnh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” và người dân ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam, rất anh dũng với tay không hô vang: “ Thà hy sinh chứ không để mất đảo...Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ nhất quyết không để mất đảo...”

Khác biệt là các chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, rất “đặc biệt” trước khi chết vẫn hô to những lời lẽ rất “ấn tượng” thể hiện ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của họ và các chiến sĩ hải quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được như thế. Các anh chỉ thể hiện tình động đội, lòng yêu nước tự nhiên rất đời thường nhưng không làm mờ nhạt hình ảnh kiêu hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, nằm lòng phương châm Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm.

Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất giữa hai trận hải chiến năm 1974 và năm 1988 của thế kỷ trước, là sự phủ nhận với sự ghi nhận gương hy sinh của những chiến sĩ hải quân đối với tổ quốc của người dân nhớ ơn và của các lãnh đạo quốc gia đại diện nhân dân tri ân họ:

Đối với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, một chính phủ bị hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản ra rả chửi bới là “...ngụy quyền, tay sai bán nước, cầu vinh...” Qua vị nguyên thủ quốc gia, nguyên tổng thống Việt Nam Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu đã có nghĩa cử tri ân gởi đến các chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, với những lời tuy giản dị nhưng nói lên được lòng biết ơn đối với những chiến sĩ xả thân vì tổ quốc: “tôi gởi lời khen ngợi nồng nhiệt đến tất cả các chiến sĩ hải quân Việt Nam, đặc biệt đến những chiến sĩ hải quân đã tham gia chiến đấu chống lại bọn xâm lăng cộng sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tôi cũng xin chia buồn và bày tỏ niềm kính trọng vô cùng đối với những gia đình của các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.

Tôi tin tưởng rằng lực lượng hải quân Việt Nam sẽ luôn luôn duy trì truyền thống dũng cảm và xả thân này.”(4)

Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo đảng nhà nước đã không có hành động tri ân sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tham gia hải chiến Trường Sa. Những người thừa hành đã chấp hành nghiệm chỉnh mệnh lệnh “hết sức kiềm chế”, không manh động làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai đảng, hai nhà nước, là đứng yên cho giặc thù nhắm bắn trong nhiệm vụ tay không giữ đảo. Không những thế lãnh đạo đảng, nhà nước còn ngăn cản, bắt bớ những ai tự phát làm lễ tưởng niệm các anh hùng của cuộc hải chiến Trường Sa. Thậm chí họ còn vu cho bất cứ ai tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Trường Sa mà không có sự cho phép của họ, với những bịa đặt mơ hồ là nhận tiền của các thế lực thù địch - kích động, xúi dục phá hoại chính sách ngoại giao mềm dẻo đối thoại hòa bình trong tranh chấp Biển Đông của đảng và nhà nước “ta”?

Qua những gì lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản đối xử với những người lính hải quân, quân đội nhân dân làm theo lệnh trên giao trong trận hải chiến Trường Sa và những gì lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối xử với chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, không khó để cho chúng ta nhận ra sự khác biệt nhất định giữa vô luân và nhân văn của hai chế độ. Từ đó nhìn rộng ra hơn, nhìn sâu vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa với Hoa Kỳ và mối quan hệ ngoại giao của cộng sản Việt Nam với cộng sản Trung Quốc. Qua quan sát thực tiễn trong quá khứ ngay cả cho đến thời hiện tại và tiếp cận các văn kiện, chứng cứ trong các kho tài liệu thuộc loại bí mật lịch sử được bạch hóa của các bên liên quan, tham gia “trò chơi” chiến tranh Việt Nam, đã phơi ra trần trụi sự thật, đủ cơ sở để cho ra kết luận: Ai mới đích thực là ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?

Chú thích:
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/01/hoang-sa-hoa-giai-quoc-gia.html#.UtYj97BDHIU.

http://hotrungtu.blogspot.com.au/2011/09/gac-ma-hay-e-mau-chung-ta-nhuom-o-bien.html.

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/04/ang-rung-ru.html#.UtTMK7Ty1cA.

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/01/tong-thong-nguyen-van-thieu-khen-ngoi.html#more.

Giáo sư Thayer: Sai lầm bi thảm nếu Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ (Hồng Thủy)

“…Kịch bản đánh chiếm đảo Thị Tứ do trang qianzhan.com đưa ra đã không can đảm vượt quá việc tán dương chiến thắng nhanh chóng của quân Trung Quốc để xem xét cái giá Bắc Kinh phải trả cho hành động của mình, đặc biệt là vị thế của Trung Quốc, thiệt hại cho nền kinh tế và nguy cơ leo thang xung đột….”
 
(GDVN) - Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm chiến hạm tham gia tập trận.
carlthayer01
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc.
Tạp chí The Diplomat ngày 16/1 đăng bài phân tích của Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định, một cuộc xâm lược đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp, Trung Quốc và Đài Loan cũng yêu sách "chủ quyền" - PV) bởi lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ là một sai lầm bi thảm đối với Bắc Kinh.
Trong lúc dư luận đang dấy lên những tranh cãi xung quanh các quy định đánh cá mới của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc (đơn phương tuyên bố áp đặt bất hợp pháp) trên Biển Đông, một cây viết vô danh của Trung Quốc đã có bài phân tích trên trang qianzhan.com với lập luận Bắc Kinh sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ (Philippines gọi là đảo Pag-asa) trong năm 2014 như một phần của kế hoạch mở rộng hải quân dài hạn.
Bài báo này khả năng sẽ ít được chú ý từ bên ngoài Trung Quốc cho đến khi một bản dịch tóm tắt sang tiếng Anh được tờ China Daily Mail đăng lại ngày 13/1 với tiêu đề: "Lý do tại sao một trận chiến Trung Quốc - Philippines 'thu hồi' đảo Trung Nghiệp là không thể tránh khỏi".
Tác giả vô danh trích dẫn lời các "chuyên gia" hải quân cũng vô danh đưa ra một kế hoạch chi tiết của quân đội Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó.
Đảo Thị Tứ được Philippines xác lập làm trung tâm thị trấn Kalayaan nơi "quản lý" nhóm 7 đảo, đá thuộc một phần quần đảo Trường Sa mà Manila yêu sách chủ quyền, hiện có gần 200 người với 1 trụ sở hành chính, 1 hội trường, trung tâm y tế, trường mẫu giáo, nhà máy nước, tháp truyền thông và một đường băng quân sự 1400 mét.
taudobotrunghoa01
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn tập trận bất hợp pháp trên Biển Đông
làm gia tăng căng thẳng hồi tháng Ba, tháng Tư năm ngoái.
Theo bài báo này, việc kiểm soát (bất hợp pháp) đảo Thị Tứ sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần rộng lớn không phận và mặt biển Biển Đông nếu họ xây dựng được căn cứ hải quân và không quân ở đó.
Giáo sư Thayer cho rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng đánh chiếm đảo Thị Tứ một cách bất ngờ, chớp nhoáng dưới vỏ bọc một cụm chiến hạm tham gia tập trận thường xuyên ở Biển Đông.
Tháng Ba, tháng Tư năm ngoái Trung Quốc đã điều 1 cụm chiến hạm thực hiện tập trận ở Biển Đông bao gồm tàu đổ bộ hiện đại Tỉnh Cương Sơn, 2 tàu hộ vệ mang tên lửa và 1 tàu khu trục mang tên lửa. Phạm vi hoạt động của chúng xung quanh đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1990 - 1995 trở lại đây).
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng hình ảnh thủy quân lục chiến Trung Quốc sử dụng thủy phi cơ đổ bộ lên một hòn đảo không người do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông dưới sự yểm trợ của trực thăng vũ trang.
Một đội tàu tương tự có thể ra khơi bề ngoài là thực hiện các cuộc tập trận bình thường, nhưng sẽ bất ngờ đổ bộ đánh chiếm đảo Thị Tứ. Philippines sẽ có rất ít hoặc không có thời gian báo động chiến đấu phòng ngự. Trung Quốc có thể đánh chiếm đảo Thị Tứ chỉ trong vài giờ hoặc ít hơn.
linhtrunghoatapdobo
Lính Trung Quốc diễn tập đổ bộ lên một đảo không người Trung Quốc
chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông hồi tháng Ba, tháng Tư năm ngoái.
Kịch bản này giải định rằng tình báo Mỹ và các phương tiện kỹ thuật của các quốc gia liên quan không phát hiện được âm mưu của Trung Quốc xâm lược đảo Thị Tứ từ trước, do đó không có thời gian báo động để ngăn chặn.
Đánh chiếm đảo Thị Tứ, có thể Trung Quốc phải chấp nhận mối quan hệ với Philippines xấu đi và tình hình an ninh khu vực rơi vào khủng hoảng, điều này có thể báo hiệu một sự thay đổi trong ý định của Trung Quốc.
(Nếu Trung Quốc ) tấn công đảo Thị Tứ thì đó sẽ là một hành động chiến tranh. Hiện nay quân đội Philippines sẽ không đủ năng lực để đưa ra bất cứ hành động phản ứng nào có ý nghĩa. 
Tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc sẽ bắn tên lửa phòng không nếu Philippines điều máy bay từ đảo Palawan cách đó 480 km ra tiếp ứng. Hải quân Philippines sẽ bị đánh bại.
Manila sẽ ngay lập tức tham vấn Mỹ và yêu cầu Washington phản ứng theo tinh thần hiệp ước quốc phòng song phương. Hậu quả chính trị từ khả năng thôn tính đảo Thị Tứ sẽ là trở ngại rất lớn cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
ASEAN có khả năng sẽ có thái độ chính trị kiên quyết và yêu cầu Trung Quốc rút quân ngay lập tức. ASEAN sẽ nhận được sự ủng hộ chính trị từ cộng đồng quốc tế. 
Hoạt động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có thể được nêu ra tại Liên Hợp Quốc bất chấp khả năng Bắc Kinh dùng quyền phủ quyết tại bất kỳ cuộc họp nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này.
taudemtrunghoa
Tàu đệm khí đổ bộ Trung Quốc tham gia tập trận bất hợp pháp
trên Biển Đông từ chiến hạm Tỉnh Cương Sơn.
Nếu Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ, hành động này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua giữa các bên yêu sách chủ quyền trong việc tăng cường bảo vệ các hòn đảo các bên đang chiếm đóng. Điều này có thể sẽ bao gồm tăng cường tuần tra trên không, các bài tập chống tàu và triển khai tàu ngầm thông thường.
Một số hòn đảo lớn hơn có thể được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm. Kịch bản đánh chiếm đảo Thị Tứ do trang qianzhan.com đưa ra đã không can đảm vượt quá việc tán dương chiến thắng nhanh chóng của quân Trung Quốc để xem xét cái giá Bắc Kinh phải trả cho hành động của mình, đặc biệt là vị thế của Trung Quốc, thiệt hại cho nền kinh tế và nguy cơ leo thang xung đột.
Nhiều cây viết và giới phân tích Trung Quốc cho rằng cần phải lên án quan điểm hiếu chiến của "nhà bình luận quân sự vô danh" trên trang qianzhan.com bởi những lập luận này là phản tác dụng và làm tổn hại lợi ích lâu dài của Trung Quốc.
Philippines xứng đáng được chúc mừng vì đã không "trúng bả" này của tờ báo Trung Quốc. Phát ngôn viên chính thức của Philippines từ chối bình luận về một bài báo không chính thức và chưa được xác minh. Phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đã phủ nhận tính xác thực của bài báo.
Hồng Thủy
Nguồn: giaoduc.net.vn
 

Cơn đói cá của Trung Quốc và thảm họa (Lữ Giang)

“…Cơn đói cá ngày càng trầm trọng của Trung Quốc đang thử thách quan hệ với nhiều nước khác nhau, đồng thời làm cho các viên chức và các khoa học gia ngoại quốc lo lắng về tiềm năng thiệt hại mà đội tàu cá khổng lồ của nước này có thể gây ra cho khối lượng cá tồn trữ trên toàn cầu…”
 
Hôm 23/11/2013 khi Trung Quốc công bố quyết định lập vùng nhân diện phòng không (ADIZ) bao trùm lên vùng trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật, ông Minh Hiền, Giám đốc Sở nghiên cứu Chiến lược và sự vụ quốc tế thuộc Đại học Đạm Giang của Đài Loan đã nói với Thông tấn xã Đài Loan rằng việc Bắc Kinh tuyên bố ADIZ trên Hoa Đông chỉ là cái cớ Trung Quốc nghi binh, Biển Đông mới thực sự là chuyện phiền phức. Cách đó một năm, tờ Wall Street Journal ngày 27/12/2912 đã đăng một bài dưới đầu đề “China's Hunger for Fish Upsets Seas” (Trung Quốc đói cá làm biển rối tung) nói về những tai họa do cơn đói cá của Trung Quốc gây ra. Tiến sĩ Ian Storey, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, còn nói rõ hơn: năng lượng và nguồn cá là nguyên nhân chính của các cuộc tranh chấp. Như vậy Trung Quốc có ý đồ gì trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, các chuyên gia đều thấy trước. Nói một cách tổng quát, Trung Quốc đang đói cả thực phẩm lẫn nhiên liệu và đang biến Biển Đông thành nguồn cung cấp riêng cho họ.
Ngày 26/11/2013, Trung Quốc cho hàng không mẫu hạm hạng bét Liêu Ninh rời cảng Thanh Đảo ở Hoàng Hải đi qua biển Hoa Đông và xuống Biển Đông để thực hiện cái gọi là “sứ mệnh huấn luyện và nghiên cứu khoa học”. Khi tàu Liên Ninh vừa trở lại cảng Thanh Đảo vào ngày 1/1/2014, Trung Quốc bắt đầu công bố lệnh cấm đánh cá trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông.
Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
Theo các bài báo đăng trên một số trang web của tỉnh Hải Nam hôm 3/12/2013, lệnh ngư nghiệp Trung Quốc được chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hay dò tìm trong khu vực rộng tới 2 triệu cây số vuông, chiếm 2/3 diện tích Biển Đông. Lệnh này được coi là một phần của chính sách thực thi Luật Thủy sản của Trung Quốc.
Vùng cấm đánh cá do Trung Quốc thiết lập
Như vậy Trung Quốc đã “địa phương hóa” Biển Đông, biến nó thành một vùng nước thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc (xem bản đồ sẽ thấy rõ).
Ngày 24/12/2013, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc còn ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực, bao gồm cả khu vực quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo quy định của Trung Quốc, các tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước trên Biển Đông mà họ tuyên bố do tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị buộc phải rời khỏi khu vực, bị phạt 500.000 nhân dân tệ (tương đương 82.600 USD) và số cá đánh bắt sẽ bị tịch thu. Trong một số trường hợp, tàu đánh cá nước ngoài còn có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam và cả Đài Loan đã lên tiếng phản đối lệnh cấm của Trung Quốc vì nó không phù hợp với quốc tế công pháp. Nhưng Trung Quốc đã dựa vào căn bản nào để đưa ra quyết định nói trên ?
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, Trung Quốc đã dựa vào lý thuyết “vùng nước lịch sử” (historic waters) được học lý và án lệ về luật biển cũ công nhận, đó là vùng nước sinh tồn đã lâu đời của một quốc gia, để thiết lập đường 9 đoạn và coi đó là ao nhà của Trung Quốc. Nhưng vì lý thuyết “vùng nước lịch sử” quá phức tạp, nên Luật Biển 1982 không còn công nhận lý thuyết đó nữa mà thay bằng “vùng đặc quyền kinh tế” dành cho mỗi quốc gia là một vùng 200 dặm tính từ đường cơ sở. Nói cách khác, Trung Quốc đã dựa vào một lý thuyết không còn tồn tại trong Luật Biển 1982 để tuyên bố chủ quyền của mình. Trung Quốc biết rõ như thế là sai nhưng cứ cãi chày cãi cối rồi dùng sức mạnh để áp đặt. Trung Quốc lại biết Mỹ chỉ phản đối lấy lệ chứ không can thiệp nên làm tới.
Thảm họa nhân loại
Trong bài “China's Hunger for Fish Upsets Seas” nói trên, hai chuyên gia là Chuin-Wei Yap và Sameer Mohindru đã mở đầu bài nhận định của mình như sau : “Cơn đói cá ngày càng trầm trọng của Trung Quốc đang thử thách quan hệ với nhiều nước khác nhau, đồng thời làm cho các viên chức và các khoa học gia ngoại quốc lo lắng về tiềm năng thiệt hại mà đội tàu cá khổng lồ của nước này có thể gây ra cho khối lượng cá tồn trữ trên toàn cầu”
Tài liệu chính thức của Trung Quốc, một nước có số lượng tiêu thụ cá cao nhất thế giới, cho biết đến năm 2015 Trung Quốc sẽ sản xuất 60 triệu tấn hải sản, so với 57,3 triệu tấn của hai năm trước. Tuy nhiên nhu cầu hải sản của Trung Quốc rất lớn và ngày càng tăng. Theo ước tính của ngân hàng Rabobank của Đức, vào cuối thập nhiên này trị giá khối lượng hải sản nhập cảng của Trung Quốc sẽ lên đến 20 tỷ USD thay vì 8 tỷ USD như hiện nay. Peru là nước bán nhiều hải sản cho Trung Quốc, nhưng nguồn hải sản của Peru ngày càng cạn kiệt.
Để có đủ cá cung cấp cho nhu cầu trong nước, Trung Quốc đã tung ra 2300 tàu đánh cá xa bờ, tới tận Nam Mỹ và Tây Phi, trong khi Mỹ chỉ có 200 chiếc. Tài liệu của Trung Quốc cho biết trong 2 năm 2010 và 2011 các tàu đánh cá xa bờ của họ chỉ bắt được có 368.000 tấn hải sản, nhưng các chuyên gia nói rằng con số đó lên tới 4,6 triệu tấn.
Riêng trong Vịnh Bắc Việt, một cuộc nghiên cứu cho thấy kể từ thập niên 1960, các loài cá trong vùng này đã giảm từ 487 loại xuống 238 loại. Khối lượng dự trữ chạm đến mức thấp nhất năm 1998, chỉ bằng 16,7% so với năm 1962!
Trước đây Trung Quốc có trên 200.000 tàu đánh cá, nhưng năm 2004 đã loại đi trên 8.000 tàu nên hiện nay còn khoảng 192.000 tàu. Đây là một khối lượng tàu đánh cá khổng lồ.
Thảm họa Cộng Hòa Việt Nam
Với vùng cấm đánh cá mà Trung Quốc vừa vạch ra, vùng đặc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam không còn. Muốn đánh cá xa bờ trong Biển Đông, Việt Nam phải xin phép Trung Quốc.
Lực lượng Hải Giám của Trung Quốc đang kiểm soát các tàu thuyền đánh cá trên Biển Đông. Lực lượng này là một bộ phận của Cục Quản Lý Biên Phòng thuộc Bộ Công An, được tổ chức theo mô hình của Liên Xô cũ. Hiện nay lực lượng này có khoảng 40.000 quân nhân với 304 thuyền nhỏ trên 100 tấn, 149 tàu tuần tra nhỏ trên 500 tấn, 19 tàu tuần tra vừa trên 1500 tấn và 8 tàu tuần tra lớn trên 3.500 tấn. Tàu tuần tra cao tốc của Trung Quốc có tên là Hải cẩu HP1500-2 với thủy thủ đoàn từ 6 đến 8 người, có thể đạt tốc độ lên đến 52 hải lý và tầm hoạt động trong khoảng 250 km. Chúng ta chưa nói đến lực lượng của Hải Quân Trung Quốc.
So với Mỹ hay Nhật, lực lượng hải giám của Trung Quốc chẳng có nghĩa lý gì, nhưng với các nước trong khối ASEAN, khó có lực lượng nào có thể địch nổi. Học giả Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, nói với phóng viên đài RFA rằng với lực lượng tàu hải giám hùng mạnh, Trung quốc hoàn toàn có khả năng thực thi quy định mới của mình. Trong thời gian qua chúng ta nhìn diễn biến trên biển Đông thì chúng ta thấy rõ là Trung Quốc đưa nhiều tàu hải giảm để ức hiếp ngư dân, phạt tiền… mà phản ứng của các nước như thế nào chỉ là phản ứng cho có, mà chủ yếu là không làm gì được với Trung Quốc. Sự đoàn kết của các nước ASEAN trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc là không có.
Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết một hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Việt với tổng diện tích là 33.500 km², chiếm khoảng 27,9% diện tích vùng Vịnh. Một vùng đệm cho các tàu đánh cá nhỏ qua lại ở ngoài cửa sông Bắc Luân đã được thiết lập. Nếu phát hiện tàu cá loại nhỏ của bên kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm, có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế : không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực. Thế nhưng tàu đánh cá Trung Quốc vẫn đánh cá trên vùng nước của Việt Nam. Ngày 3/11/2013, tỉnh Thanh Hóa còn khám phá ra 276 dân Việt Nam đang làm việc cho các tàu đánh cá bất hợp pháp đó.
Chuyện Trung Quốc cho tàu họ húc tàu đánh cá Việt Nam đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện.” Việc Việt Nam mua tàu ngầm của Nga cũng chỉ để bảo vệ vùng đặc khi kinh tế 200 hải lý của Việt Nam chứ không phải để khai chiến với Trung Quốc. Với việc Trung Quốc quy định vùng đánh cá mới, Lê Thanh Nghị, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hà Nội chỉ nói : “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực.”
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đang xúi Hà Nội đi kiện Trung Quốc trước các tòa án quốc tế. Đây là vấn đế chúng tôi sẽ nói sau.
Ngày 16/1/2014
Lữ Giang

Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?

Bản đồ có 'Tây Sa, Nam Sa' mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói là của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có công bố một tài liệu với tên gọi "Chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa".
Tài liệu này có một tiểu mục với tựa "Sự man trá của chính quyền Việt Nam", trong đó chỉ ra những bằng chứng cho thấy trước năm 1979, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngoài công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, tài liệu này còn dẫn nhiều tuyên bố của các quan chức chính phủ miền Bắc, trong đó có của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm:
"Ngày 15/6/1956, trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói với ông rằng: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc."
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra một tuyên bố khác vào năm 1965 của miền Bắc:
"Trong tuyên bố ngày 9/5/1965 về việc chính phủ Mỹ quy định vùng chiến sự cho lực lượng của họ tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói ... 'Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã chỉ định ... một phần của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa của Trung Quốc làm "vùng chiến sự" của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ'."
Cuốn sách "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của ông Lưu Văn Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội phát hành năm 1995, xác nhận cả hai tuyên bố này:
"Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tuyên bố năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật," ông Lợi viết.
Ngoài ra, tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kèm theo một tấm bản đò thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản năm 1972 trong đó ghi Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc.
Tài liệu này còn nói các bản đồ của miền Bắc trong các năm 1960 và 1974 cũng ghi rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nhân dịp 40 năm hải chiến Hoàng Sa, BBC đã có cuộc phỏng vấn sử gia, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, về những tài liệu này.

'Nhiều chính thể, một Tổ quốc'

Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi
BBC: Trước năm 1975, quan điểm của miền Bắc về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là như thế nào, thưa ông?
Sử gia Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng tùy vào hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, có những thời kỳ có nhiều lực lượng chính trị khác nhau.
Ngay từ thời kỳ xa xưa, như Trịnh-Nguyễn phân tranh, Việt Nam vẫn là một nước Đại Việt thống nhất.
Hay như sau hiệp định Genève, hai miền Nam Bắc dù có bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17, thì về nguyên lý, nước Việt Nam vẫn là thống nhất, với quy định là 2 năm sau thì tổng tuyển cử.
Tôi nghĩ vào thời điểm năm 74, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đúng nhiệm vụ của mình được quốc tế đảm bảo.
"Những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác."
Tổ quốc Việt Nam thì chỉ có một, còn chính thể thì có thể có nhiều, và đó là trách nhiệm của bất kỳ chính thể nào đối với lãnh thổ của Tổ quốc.
BBC: Ngoài công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều tài liệu để nói miền Bắc đã nhiều lần công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, như tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, tuyên bố năm 1965 về vùng chiến sự của Mỹ, hay các bản đồ mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng trong các năm 60,72,74.
Ông nghĩ gì về những tài liệu này và giá trị pháp lý của chúng?
Sử gia Dương Trung Quốc: Chúng tôi thì chưa được tiếp cận với bản gốc, thế nhưng nếu những điều đó có xảy ra thì cũng không có gì là lạ.
Bởi vì vào thời điểm đó thì chúng ta đều biết rằng Việt Nam đang diễn ra một cuộc chiến tranh, và rõ ràng Trung Quốc đang là đồng minh trực tiếp của miền Bắc Việt Nam.
Thêm vào đó, những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác. Đó là chỗ mà người Trung Quốc, vốn thâm hiểm, muốn khai thác.
Nhưng nếu nhìn vào chiều dọc lịch sử và tính liên tục của nó thì ta có thể thấy rất nhiều bằng chứng là Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình, từ thời kỳ quân chủ, và trước đó là các chúa Nguyễn.
Chúng ta cũng biết là người Pháp khi biến Việt Nam thành thuộc địa cũng thực thi quyền ngoại giao của mình và khẳng định tất cả.
Quan trọng nhất là đến năm 1974, sự hiện diện của quân đội Việt Nam Cộng hòa trên Hoàng Sa nói riêng và các đảo trên Biển Đông nói chung thì hết sức rõ ràng. Trận chiến năm 1974 cũng rất rõ ràng.
Vào thời điểm đó, theo Hiệp định Genève thì lãnh thổ nào của Việt Nam ở sau vĩ tuyến 17 thì đều thuộc quyền quản lý Việt Nam Cộng hòa.
Đương nhiên người Trung Quốc sẽ tìm mọi chi tiết để chứng minh, nhưng nếu nhìn theo tổng thể lịch sử và cái tính liên tục của nó thì tôi nghĩ rằng những chi tiết không quan trọng.

Bài học lịch sử

Chính quyền trong nước vẫn còn dè dặt trong việc tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa
BBC: Ông cho rằng việc thay đổi quan điểm trong việc vinh danh tử sỹ Hoàng Sa thì có thể giúp gì cho Việt Nam trong việc đòi lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trong tương lai?
Tôi cho rằng trước hết là cần phải rút ra bài học lịch sử, nhất là trong quan hệ với phương Bắc.
Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta thấy là khi nào trong nước có mâu thuẫn, không ổn định, không đoàn kết thì mất nước. Họ luôn khai thác điều đó.
Tôi nghĩ rằng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, kể cả những vùng Trung Quốc đã chiếm đóng thì việc đầu tiền là người Việt Nam phải biết đoàn kết với nhau, thống nhất về ý chí rằng đó là lãnh thổ của chúng ta.
Còn về thời gian thì chúng ta phải chấp nhận một quá trình mà trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta không thể không dựa vào những cam kết, những luật quốc tế để giải quyết vấn đề một cách cơ bản, không chỉ đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn quan hệ giữa Trung Quốc với khu vực có liên quan.

'Lục đục nội bộ ảnh hưởng tới Hoàng Sa'

TS Phạm Chí Dũng cho rằng khó khăn xử lý quan hệ nội bộ lãnh đạo Đảng và 'đi dây' với TQ và Mỹ là nguyên nhân VN lúng túng với sự kiện Hoàng Sa 40 năm.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Chính quyền dùng loa giải tán tưởng niệm Hoàng Sa ở Hà Nội
Chính quyền dùng loa xua đuổi người tham gia tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2014
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng chính các khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng bài toán khó 'đi dây' xử lý trục tam giác quan hệ với Trung Quốc và Mỹ đứng sau những lúng túng trong chính sách biển đảo của Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất là qua đợt đánh dấu 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.
Việt Nam hiện đang lệ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về các mặt kinh tế, nhập khẩu, nguồn nguyên liệu, và đây là một nguyên nhân khiến Hà Nội dễ dàng bị Bắc Kinh o ép, vẫn theo Tiến sỹ Dũng.
Giữa hai Đảng cũng có những vấn đề quan hệ phức tạp mà Việt Nam phải dè chừng, theo ông Dũng, nhất là Trung Quốc có thể không hài lòng với việc Việt Nam 'xích lại' ngày một gần hơn với phương Tây và Hoa Kỳ.
Nhà quan sát này cũng cho rằng đã đang có những nhóm, nhân vật lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, trong khi đằng sau các chính khách là các 'nhóm lợi ích' và nhiều nhóm này tìm thấy lợi ích của mình trong quan hệ với Trung Quốc.
Hôm 19/1/2014, Tiến sỹ Dũng nói với BBC: "Nay vào thời điểm sắp hoặc gần được gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nội tình Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn thống nhất được như trước nữa,

'Vấn đề nội bộ'

"Một khi không thống nhất được, thì có lẽ vấn đề giải quyết bài toán đối ngoại mà đặc biệt là giải bài toán 'đi dây' trong hệ trục tay ba là cực kỳ khó khăn, muốn giải quyết vấn đề đó, họ phải giải quyết vấn đề đối nội"
Để xử lý tận gốc lúng túng đối ngoại, ông Dũng cho rằng phải xử lý trước nội bộ:
Ông nói: "Một khi không thống nhất được, thì có lẽ vấn đề giải quyết bài toán đối ngoại mà đặc biệt là giải bài toán 'đi dây' trong hệ trục tay ba là cực kỳ khó khăn, muốn giải quyết vấn đề đó, họ phải giải quyết vấn đề đối nội.”
"Không loại trừ tới một thời điểm nào đó, sự xung đột giữa các nhóm lợi ích, sẽ trở nên bùng nổ và lên tới cao trào, mang tính sống mái, chứ không còn là thỏa thuận, thỏa hiệp với nhau nữa," ông Dũng nhấn mạnh.
Về quan hệ Trung - Việt, nhà quà sát cho rằng Trung Quốc đã không tôn trọng cái được cho là '16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt' vì theo ông nếu đã tôn trọng, Trung Quốc không thể nào ít nhất từ năm 2011 tới nay, và đặc biệt là gần đây đã liên tục có các hành động ngang nhiên xâm phạm, đe dọa xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy nhiên, có lẽ do tác động của Trung Quốc quá lớn, mà chính quyền Việt Nam đã buộc phải nhượng bộ trong nhiều diễn biến, mà việc thay đổi chủ trương tưởng niệm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa qua truyền thông và ở một số địa phương vào phút trót là một minh chứng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 19/1/2014, ông Phạm Chí Dũng nêu cảm nghĩ của mình sau khi tham dự cuộc tưởng niệm các tử sỹ Hoàng Sa 1974 ở Sài Gòn trong một sự kiện do Câu lạc bộ của Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức hôm thứ Bảy 18/1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét