Hà Huy Sơn - Tư tưởng, ngôn luận không phải là đối tượng của giám định tư pháp
1. Pháp luật khẳng định công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận:
- Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, quy định:
“Khoản 1, Điều 18:
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn
giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và
quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo,
nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công
cộng hay tại nhà riêng.”
Ls Hà Huy Sơn |
“Khoản 1, 2 Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao
gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến
bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay
bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
- Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc 1948, quy định:
“Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và
tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can
thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ
biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên
giới quốc gia.”
- Hiến pháp năm 2013, điều 25, quy định:
“Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định.”
Vì vậy, tư tưởng, ngôn luận là quyền tự do của con người, quyền của công
dân nó không phải là đối tượng của bất cứ hoạt động giám định nào.
2. Đối tượng của giám định tư pháp:
- Luật giám định tư pháp 2012:
+ Khoản 1 điều 2, quy định:
“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng
kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết
luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án
hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định
của Luật này.”
+ Khoản 1 điều 3 “Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp”, quy định:
“Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.”
+ Khoản 2 điều 41 “Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp”, quy định:
“Ban hành quy chuẩn giám định tư pháp hoặc hướng dẫn áp dụng quy
chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù
của lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.”
- Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Khoản 1 điều 10 “Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp;”, quy định:
“Hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
được thực hiện căn cứ vào quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực thông tin
và truyền thông hiện hành (bao gồm Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông) và các văn bản
pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định.”
Như vậy, giám định tư pháp nói chung là việc sử dụng các kiến
thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết
luận về chuyên môn để xác lập chứng cứ vật chất liên quan nhằm mục đích
phục vụ giải quyết vụ án. Nói riêng về giám định tư pháp trong lĩnh vực
thông tin và truyền thông là áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để xác định, kết
luận các chứng cứ được yêu cầu trưng cầu giám định để phục vụ việc giải
quyết vụ án. Đối tượng của giám định tư pháp nói chung và trong trong
lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng phải là những chứng cứ vật
chất.
Việc phát biểu quan điểm; bao gồm tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ
biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới
hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác
(internet…) là quyền tự do của con người. Nội dung của các tư tưởng, tin
tức là những giá trị phi vật chất, không thể đo lường được bằng một
tiêu chuẩn kỹ thuật, phương tiện vật chất hay một chuyên môn nào. Nói
cách khác tư tưởng, tin tức không phải là đối tượng của giám định tư
pháp và không thể sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết một vụ án.
Hà Nội, ngày 17/11/2014.
Hà Huy Sơn
(Bauxitevn)
Bộ trưởng Khoa học nói về Đại tướng quân 'Hai lúa'
Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc
chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình - Bộ trưởng KHCN
Nguyễn Quân chia sẻ với báo chí bên hành lang QH ngày 17/11.
- Chuyện hai cha con ông Trần Quốc Hải sửa thiết giáp ở Campuchia
được phong Đại tướng quân và thưởng lớn đang được công chúng rất quan
tâm. Theo Bộ trưởng, tại sao những người có khả năng như vậy không thể
sáng tạo và cống hiến ngay trên đất nước mình?
Bộ trưởng Nguyễn Quân. Ảnh: Minh Thăng |
Sự sáng tạo dù của nhà khoa học hay người dân bình thường đều đáng trân
trọng, vấn đề là sự sáng tạo ấy có thị trường hay không. Nếu có thị
trường, có sự đặt hàng, những sáng tạo ấy có khả năng được áp dụng, ứng
dụng và trở thành sản phẩm của xã hội.
Trong lĩnh vực quốc phòng, sửa chữa thiết bị, xe máy là việc rất quan
trọng. Tôi cảm nhận là các nhà máy công nghiệp quốc phòng của chúng ta
đều đang làm rất tốt, chưa có nhu cầu đặt hàng từ những người dân.
Chính sách của ta trong lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Chính phủ
từ năm 2013 đã có nghị định về sáng kiến, nhưng do vướng mắc về hệ thống
luật pháp mà nguồn lực để hỗ trợ sáng kiến, sáng tạo của người dân là
rất khó khăn. Chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp cho
phép các cơ quan nhà nước dùng ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân,
phải trông vào xã hội hóa.
Nếu cơ chế cho phép Nhà nước hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì
chắc chắn người dân của ta có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình.
Tỉ lệ tiến sĩ làm khoa học không cao
- Vậy Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc nước ta có đầy đủ hệ thống
trường đại học, viện nghiên cứu, số lượng giáo sư, tiến sĩ rất nhiều,
nhưng nhiều sáng tạo thực sự gắn với đời sống lao động sản xuất lại đến
từ những người nông dân không bằng cấp?
Ta phải nhìn nhận vô cùng khách quan là có rất nhiều sản phẩm được ứng
dụng thành công mà không được để ý. Các nhà khoa học của chúng ta đã làm
được rất nhiều sản phẩm có giá trị cho đất nước. Như hệ thống vắc-xin,
VN là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin phòng bệnh tiêu
chảy.
Hay chúng ta đang làm chủ việc thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng 90
mét nước và 120 mét nước tiêu chuẩn quốc tế, đã hạ thủy thành công, trở
thành một trong 3 quốc gia châu Á làm được điều đó.
Những thành công của người dân không bằng cấp được đề cập nhiều hơn. Đấy
là điều đương nhiên phải khuyến khích. Không phải Chính phủ hay các bộ
không quan tâm, mà cơ chế chưa phù hợp để hỗ trợ họ tối đa.
Số lượng giáo sư, tiến sĩ của VN có phải nhiều nhất khu vực không còn
phải thực chứng, nhưng chắc chắn trong số 25.000 tiến sĩ, tỉ lệ người
làm khoa học không cao, thực sự làm khoa học thì còn ít nữa, nhiều người
đã chuyển sang làm quản lý, doanh nghiệp…
Tôi cũng xin khẳng định, nhiều người nông dân tuy không bằng cấp nhưng
thực sự là những nhà khoa học. Vì có nhiều người nghiên cứu, đam mê
nhiều hơn cả những người có bằng cấp.
- Nhưng họ lại phản ánh là không được khuyến khích, tạo điều kiện,
thậm chí bị gây khó khăn. Ví dụ những người tự chế tàu ngầm bị cản trở
khi đem đi thử nghiệm.
Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, người dân muốn làm gì nên hợp tác với
cơ quan khoa học, quản lý. Nếu chỉ làm tàu ngầm cho gia đình, để trong
ao, hồ nhà mình thì không ai ngăn cản. Nhưng đem ra thử nghiệm ngoài
biển, hoặc chế tạo máy đem thử nghiệm trên trời, chắc chắn phải có sự
cho phép của cơ quan quản lí nhà nước, vì liên quan đến tính mạng, tài
sản của người dân và chính người chế tạo, chưa kể vấn đề an ninh quốc
phòng của quốc gia.
Họ nên hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lí, khoa học từ đầu. Thiết bị,
máy móc phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn, nếu là phương tiện giao thông thì
phải đăng kiểm. Đấy là điều bắt buộc.
Các cơ quan muốn cấp phép thì phải căn cứ theo tiêu chuẩn, đăng kiểm để
khẳng định mức độ an toàn. Nếu hợp tác ngay từ đầu, các chuyên gia có
thể kiểm định từ thiết kế cho đến từng mối hàn, thiết bị, mới có thể xác
nhận để cấp phép, đăng kiểm.
Do ngân sách hiện dành cho việc này gần như không có, nên nhiều khi
người dân đến các cơ quan nhà nước mong tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính
thì không đạt được, thất vọng không tìm đến nữa. Nhưng bà con phải hiểu
rằng, hỗ trợ tài chính chỉ là một phần, điều quan trọng là hỗ trợ về
chính sách, về những quy định quản lí, để sản phẩm của bà con có có thể
được cấp phép và lưu hành.
- Nhưng thực tế ngân sách dành cho khoa học công nghệ hàng năm đều
dùng không hết, cớ gì không đầu tư cho những nghiên cứu mang tính ứng
dụng cao như vậy của người dân?
Trước đây việc sử dụng phần ngân sách này phải được lập kế hoạch, cái gì
không đúng dự toán thì không chi được, mà sáng kiến của người dân thì
nảy sinh đột xuất.
Luật Khoa học Công nghệ sửa đổi có một điểm mới là cơ chế quỹ, tức là dự
toán ngân sách sau khi được QH phê chuẩn sẽ được Chính phủ giao cho các
quỹ về khoa học công nghệ. Khi có nhiệm vụ, đề tài, hay thiên tai dịch
bệnh, hay sáng kiến của người dân… nảy sinh bất kì thời điểm nào đều có
thể cấp phát kinh phí để triển khai ngay, không phải chờ năm sau. Chờ
đợi thì người dân chán nản, các nhà khoa học cũng thấy đề tài của mình
lạc hậu.
Hiện nghị định về sáng kiến nói trên vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn.
Nhà khoa học VN đâu phải toàn tiến sĩ giấyNhững nhà khoa học đổ mồ hôi, dồn trí tuệ trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học, làm được rất nhiều cho đất nước, nhưng luôn bị mang tiếng “mấy chục ngàn tiến sĩ không bằng mấy bác nông dân”. Tôi không muốn xã hội hiểu thiên lệch như vậy. Những người làm khoa học của chúng ta không phải toàn tiến sĩ giấy, vô dụng, bất tài.Người dân có sáng tạo, sáng kiến cũng nên hợp tác với các nhà khoa học, để cùng tạo ra sản phẩm cho xã hội. Chứ bây giờ mạnh ai người nấy làm và trách móc lẫn nhau.
C.Hoàng - T.Vũ ghi
VNN
Trung tướng Campuchia nói về ông Hải ‘máy bay’
Nông dân Trần Quốc Hải được biết đến với biệt danh “ông Hải máy bay”,
gần đây lại gây sốt với sự kiện cải tiến thành công xe bọc thép cho
quân đội Campuchia.
Hai cha con ông Hải và Trung tướng Soy Narit bên xe bọc thép. Ảnh: TL |
(Xem bài “Ông Hải máy bay được nước bạn vinh danh” số báo ngày
12-11 trên Pháp Luật TP.HCM), được Thủ tướng Hun Sen đích thân trao tặng
huân chương Đại tướng quân.
Mối duyên để ông Hải làm việc với đất nước Campuchia bắt đầu từ cuộc gặp
gỡ đoàn khách đặc biệt do Trung tướng Soy Narit, Chỉ huy phó Lữ đoàn 70
của quân đội Hoàng gia Campuchia, dẫn đầu. Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc
trao đổi với trung tướng.
. Phóng viên: Thưa trung tướng, vì sao ông biết đến ông Trần Quốc Hải?
+ Trung tướng Soy Narit: Ban đầu tôi liên hệ với ông Hải bởi vì
biết ông ấy làm ra máy trồng mì, máy cày, máy bón phân, máy xới… Khi làm
việc với ông Hải, tôi biết ông ấy còn có khả năng sửa chữa các loại máy
móc, động cơ. Tôi trao đổi với ông về việc sửa chữa, cải tiến xe của
đơn vị, làm thế nào để cải tiến động cơ từ tiêu thụ xăng thành động cơ
tiêu thụ dầu. Máy đã cũ tiêu hao rất nhiều nhiên liệu nên việc cải tiến
giúp tiết kiệm kinh phí rất lớn. Ông Hải đã giúp chúng tôi làm được điều
này.
. Ông nhận xét gì về năng lực của ông Hải?
+ Ông Hải là thợ máy có năng lực rất tốt. Sau khi kiểm tra, giám sát và
thử nghiệm lại các loại máy móc thì chúng tôi thừa nhận ông Hải làm rất
hiệu quả. Làm không tốt thì không được công nhận đâu.
. Đã có nhiều người Việt Nam được nhận huân chương Đại tướng quân như ông Hải không, thưa ông?
+ Chính quyền Campuchia trao huân chương, bảng công nhận, giấy khen, thư
cảm ơn cho những người có thành tích, người có công, người giúp đỡ đất
nước. Ngoài ông Hải, chính phủ Hoàng gia còn trao tặng huân chương cho
những người đã giúp xây dựng đất nước, giúp đất nước tiết kiệm được ngân
sách. Những việc đó đều được chính phủ ghi nhận và trân trọng.
. Tôi có nghe nói rằng khi ông Hải ở Campuchia, ông ấy có xe hơi
riêng, được tặng biệt thự và 18 mẫu xoài. Những thông tin này thực hư
như thế nào?
+ Đây là vấn đề riêng tư và tôi không thể trả lời. Tôi chỉ quan hệ với
ông Hải trên phương diện công việc và về vấn đề nông nghiệp thôi, vấn đề
khác tôi không nói được.
. Xin cám ơn ông.
MINH MINH - CHAN THI thực hiện
(Pháp Luật)
Sự tráo trở của một người từng là... luật sư !
Sau hơn ba năm chấp hành án vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân", ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng
sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra
bài học để làm lại cuộc đời, song qua một số ý kiến đã công bố, lại
thấy dường như anh ta đang muốn chứng minh mình là con người tráo trở?
Năm 2010, trước khi tòa nghị án, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, tỏ
ra ân hận vì "đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong hai cuộc
kháng chiến". Đến hôm nay, vi-đê-ô clip và lời nhận tội của Lê Công Định
vẫn còn nguyên trên internet, cho thấy việc làm "có mục đích tuyên
truyền chống Nhà nước Việt Nam, hành vi của tôi đã vi phạm pháp luật
Việt Nam, cụ thể là Điều 88 Bộ luật Hình sự, như tôi bị khởi tố. Tôi rất
hối hận về sai lầm của mình mà vì đó mà tôi đã bị bắt tạm giam như ngày
hôm nay. Do vậy, tôi đã hợp tác khai báo đầy đủ về việc làm của mình
cho cơ quan điều tra, mong muốn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và sự
khoan hồng theo quy định của pháp luật".
Lê Công Định |
Sau hơn ba năm, do chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ
án, Lê Công Định đã được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia đình, với
xã hội, thời gian đầu, Lê Công Định khá im hơi lặng tiếng, nhưng từ ngày
3-2-2014, sau khi trả lời phỏng vấn của BBC với những dòng phác họa "Từ
năm lên bảy tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14
tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu
diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây
dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như
vậy, không lý do gì để biến cố của bốn năm vừa qua có thể thay đổi lý
tưởng của tôi" thì dường như anh ta bắt đầu hoạt động trở lại thông qua
facebook, qua những bài viết, bài trả lời phỏng vấn trên một số diễn đàn
của các thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?
Ai cũng hiểu một điều đơn giản, một người có bản lĩnh sẽ rất khó có thể
bị lôi kéo. Song theo lời khai của Lê Công Định với Cơ quan An ninh điều
tra (Bộ Công an) vào năm 2009 thì anh ta lại liên tục bị lôi kéo, lúc
thì: "Với sự lôi kéo của Nguyễn Sĩ Bình, tôi đã tham gia Đảng Dân chủ
Việt Nam và là thành viên Ban Thường vụ tổ chức này và đã tham gia các
việc làm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam", lúc thì "Đầu tháng
3-2009, tại Pattaya, Thái-lan, tôi đã bị tổ chức Việt tân lôi kéo tham
gia lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động"! Và đâu là sự chín chắn khi
một người từng mang danh "luật sư" mà khi bàn về tự do ngôn luận, tự do
báo chí trên BBC lại chỉ dẫn lại điều luật quốc tế hay điều luật nước
này, nước khác có lợi cho mình (như để lòe bịp người chưa đọc các văn
bản đó?), tảng lờ các nội dung có tính chế định và ràng buộc: "Trong khi
thực hiện những quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải
tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc
thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người
khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng
và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ" (khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn
nhân quyền quốc tế); "Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm
(...) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt.
Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng
các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý" (khoản 3 Điều 19
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị); "việc thực thi các
quyền con người phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và quốc gia,
tính đến hoàn cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn
hóa, lịch sử và tôn giáo" và "Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự
do cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích
bảo đảm việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những
người khác, và để đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia,
trật tự công cộng, y tế công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng,
cũng như phúc lợi chung của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ"
(Điều 7, Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN)?
Đồng thời với việc đưa ra ý kiến không hoàn chỉnh về tự do ngôn luận, tự
do báo chí, Lê Công Định còn có xu hướng "hoài cổ", soi mói lịch sử
nhằm xuyên tạc (hay mê hoặc người đọc thiếu am hiểu lịch sử?). Thí dụ,
để hạ thấp ý nghĩa trọng đại của ngày 2-9, mấy tháng trước, trong khi
nhân dân cả nước hồ hởi đón chào Quốc khánh thì Lê Công Định công bố
trên facebook, sau đó gửi đăng trên BBC ý kiến cho rằng, ngày 11-3-1945
"Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", hủy bỏ Hòa ước
Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ
chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ" là "thời điểm đáng lưu ý... xét về phương diện thực
tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11-3-1945"! Viết như
vậy, Lê Công Định tự chứng tỏ anh ta hoặc là người rất kém hiểu biết
lịch sử, hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử để phủ nhận một sự kiện, một giá
trị quan trọng của đất nước Việt Nam. Bởi người Việt Nam am hiểu lịch
sử dân tộc đều biết ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam
độc lập", ra tuyên bố này khác,... là do sức ép của phát-xít Nhật, qua
đó chấp nhận thay thế thế lực ngoại xâm đô hộ này (Pháp) bằng thế lực
ngoại xâm đô hộ khác (phát-xít Nhật). Để sáng tỏ, Lê Công Định nên tìm
đọc hồi ký của ông Trần Trọng Kim cùng các tài liệu liên quan để hiểu
quan hệ của ông với người Nhật như thế nào, tại sao lại có ý kiến cho
rằng "Trần Trọng Kim bị người ta dùng làm con bài, mà vẫn tưởng là họ
cho ông ra đóng góp với dân tộc"!
Phát ngôn bừa bãi về ngày độc lập của dân tộc xong, Lê Công Định chuyển
sang ca ngợi... chế độ Sài Gòn trước đây! Như muốn hùa theo mấy kẻ chống
cộng người Mỹ gốc Việt đang sống ngày tàn nơi đất khách quê người và tự
huyễn hoặc, tự an ủi nhau về "quá khứ oai hùng", Lê Công Định làm thơ
"kính tặng" một viên tướng vì bại trận phải tự sát và "tướng lĩnh, binh
sĩ VNCH", mà qua câu thơ "Từng thao lược, can trường xông trận mạc -
Giặc thù phơi xác, máu loang chân" (!) là có thể hiểu anh ta đứng về
phía nào. Sau đó, nhân "ngày giỗ Ngô chí sĩ" và kỷ niệm sự kiện Ngô Đình
Diệm phế truất Bảo Đại, Lê Công Định vừa viết trên facebook coi Ngô
Đình Diệm là "nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế
kỷ 20..., nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia
Việt Nam" (!), vừa đưa lên internet bức ảnh chụp anh ta đứng bên mộ Ngô
Đình Diệm như muốn khẳng định không nói suông!? Thậm chí mới đây, trong
một status đăng trên facebook cá nhân, trong khi xưng xưng viết "lịch sử
phải khách quan", anh ta lại bất chấp sự thật lịch sử, ngang nhiên coi
việc chính quyền Ngô Đình Diệm "lê máy chém" giết hại nhân dân miền nam
là "vu cáo... luận điệu tuyên truyền của nhà nước"! Bàn về một vấn đề hệ
trọng như thế, nhưng không tìm hiểu lịch sử, hay anh ta cố tình bỏ qua
lịch sử để "làm đẹp thần tượng Ngô chí sĩ"!? Rất nhiều tài liệu về tội
ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước
ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy
chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô
Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê
Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ
Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),... là những sự kiện đủ
chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch
sử. Nếu là người cầu thị, Lê Công Định cần đọc mấy dòng của tác giả Cao
Hữu Tâm khi trao đổi với một số người đang lao xao "hoài Ngô" đã viết
trên trang mạng sachhiem.net: "Cụ đã mục xương lâu rồi, đừng mang cái
xác thối của cụ ra bắt người khác ngửi mùi tử khí "anh minh" nữa. Cụ do
Mỹ cho về, cũng lại do Mỹ bứng đi, đó là quy luật của nhờ cậy rồi phản
bội, thôi. Còn muốn chống cộng, không phải chỉ văng tục chửi thề tục tĩu
là cộng sản chết đâu, mà kết quả ngược lại, tức là bị phản ép - phê rồi
đó!".
Tuy nhiên, sự tráo trở của Lê Công Định thể hiện rõ nhất khi anh ta
viết: "Chính biến cố bắt giam tôi ngày 13-6-2009 đã đẩy tôi vào con
đường chính trị một cách bất đắc dĩ"! Viết như thế, chẳng hóa ra là Lê
Công Định tự "vả" vào những gì anh ta nói khi trả lời phỏng vấn của BBC
như đã dẫn ở trên? Từ sự thành khẩn nhận tội của anh ta trước tòa, thử
hỏi ai đã tham gia "ban thường vụ" của cái gọi là "đảng dân chủ Việt
Nam" của Nguyễn Sĩ Bình ở Hoa Kỳ, và nếu không bị bắt giữ thì còn giữ
chức "tổng thư ký" của cái "đảng" bịp bợm này? Thử hỏi, ai đã tham gia
"khóa huấn luyện" của tổ chức khủng bố "Việt tân" năm 2009 ở Pattaya
(Thái-lan)? Thử hỏi, ai đã lấy các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư)
để liên lạc với đồng bọn, soạn thảo 33 tài liệu công kích chế độ? Thử
hỏi, ai đã công khai thừa nhận "Tôi thấy những việc làm của tôi đã vi
phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với hành vi sai trái của mình"?
Chẳng lẽ đó không phải là hoạt động chính trị? Bằng các câu chữ này, Lê
Công Định không chỉ tráo trở sổ toẹt lời khai mà qua đó như muốn đổ lỗi
cho chính quyền đã đẩy anh ta vào "con đường chính trị". Phải chăng Lê
Công Định muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ bằng cách thức
khác? Phải chăng anh ta muốn đánh tiếng về "lòng trung thành" với ai
đó? Tiền hậu bất nhất, nhưng lời khai, vi-đê-ô clip nhận tội của anh ta
thì vẫn còn rành rành trên internet. Thiết nghĩ, từng là một "luật sư"
được ca ngợi có "tài năng", nhưng Lê Công Định lại công khai thể hiện
thái độ tráo trở như vậy thì thử hỏi, đâu là con người đích thực của anh
ta?
VŨ HỢP LÂN
(Nhân Dân)
Sân chơi thượng lưu và thói quen nửa mùa
Chuyện văn hoá golf chỉ là một phần trong cuộc chơi của các golfer,
còn chuyện về kỹ năng chơi cũng là một vấn đề. Với cách chơi golf theo
kiểu “cuốc đất… trồng khoai”, nhiều tay golf vụt những nhát gậy không
thương tiếc vào thảm cỏ xanh mịn.
Từ một môn thể thao sang trọng lịch lãm với vô số chuẩn mực văn hoá, khi
du nhập vào Việt Nam, với không ít người, golf đã trở thành môn thể
thao… “cuốc đất” đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chiều muộn tấp qua sân Long Biên gặp mấy anh bạn bỗng gặp một golfer to
béo đang ra sức cầm gậy vụt lấy vụt để, quả trúng quả không, bóng bay
tung toé. Thấy tôi đến gần, anh dừng lại phân trần: Tranh thủ quật mấy
quả rồi còn ra sân, mấy ông bạn đang đợi. Hỏi thăm mới biết, anh là nghị
sỹ “chuyên trách”, khi kỳ họp Quốc hội vừa tan, tranh thủ ra đây “cuốc
đất” tý cho đỡ căng thẳng.
Ảnh: golf.vn |
Đem chuyện này trao đổi với anh Hoàng Tiến Đỗ, một chuyên gia của sân
Golf Tam Đảo, anh cho biết, hiện tượng chơi golf như “cuốc đất” chính là
nỗi lo ngại của các sân golf. Bản chất của golf là môn thể thao cao cấp
với hàng trăm quy định chưa được luật hoá và đã được luật hoá nhưng khi
vào Việt Nam, hệ thống quy định đó bị rơi rụng dần. Tình trạng golfer
nửa mùa học hành theo kiểu bắt chước rồi cầm gậy ra sân đã trở nên khá
phổ biến.
Sự hiểu biết không đầy đủ về luật lệ và văn hoá golf cũng là nguyên nhân
gây ra những cuộc cãi vã trên sân, khiến những cuộc chơi từ chỗ văn hoá
đến phản văn hoá. Chuyện golfer đếm thiếu gậy để tự nâng thành tích của
mình lên trở thành một hiện tượng phổ biến. Nặng nề hơn, có trường hợp
một golfer “tung chưởng” với caddie thậm chí dùng gậy đánh vào đầu caddy
khiến cô này phải nhập viện.
Mới đây Hiệp hội golf của Thừa thiên Huế đã ra quyết định đình chỉ thi
đấu với một golfer chỉ vì sự gian lận có hệ thống. Ông Đinh Văn Minh,
một golfer của thành phố Vũng Tàu cho biết, với những cuộc chơi “trà
xanh không độ” thì khỏi bàn, còn khi đã có tý cá cược, gian lận đã trở
thành công nghệ. Một golfer bị bạn chơi cạch mặt chỉ vì khi ra sân, anh
này chỉ dùng đúng 01 loại bóng, cùng một số như nhau. Khi bóng rơi vào
đường biên, không thể tìm thấy thì anh ta moi sẵn một quả dấu sẵn trong
bít tất rồi bỏ xuống cỏ: Đây rồi… bằng cách đó, anh ta sẽ tránh được
không ít gậy phạt.
Chuyện văn hoá golf chỉ là một phần trong cuộc chơi của các golfer, còn
chuyện về kỹ năng chơi cũng là một vấn đề. Với cách chơi golf theo kiểu
“cuốc đất… trồng khoai”, nhiều tay golf vụt những nhát gậy không thương
tiếc vào thảm cỏ xanh mịn vốn được đầu tư chăm sóc rất kỹ, những mảng cỏ
được tung lên nham nhở. Hơn thế là việc vụt bóng bay lung tung khiến
tốc độ chơi bị chậm lại, làm ảnh hưởng đến những nhóm chơi sau đó.
Người viết bài này cũng đã dính vào một trận golf kéo dài hơn 05 tiếng
chỉ vì nhóm chơi trước đó đánh quá tệ. Không chỉ đánh nhiều gậy, bóng
bay lung tung khiến caddie phải mất công tìm bóng mà khi lên green,
setup những cú put quá lâu. Khi bày tỏ sự sốt ruột muốn vượt thì được
caddie trả lời: Các bác toàn là VIP, các bác không đồng ý đành phải
chịu.
Trở lại chuyện của đồng chí nghị sỹ “cuốc đất” như đã nói ở trên, chuyện
chơi golf, từ hay đến dở, ai cũng phải trải qua quá trình ấy. Tuy nhiên
với golf là môn thể thao mà đòi hỏi sự vận động hợp lý đến từng chi
tiết của các bộ phận trên cơ thể, nếu không được học hành bài bản sẽ rất
rủi ro.
Rủi ro đầu tiên chính là sự bong gân, thậm chí sai khớp do sự căng cứng
quá sức của các cơ. Rủi ro thứ hai là khi đánh quả bóng không như mong
muốn, dễ gây ra tai nạn cho những người đứng gần đó. Cùng với đó là sự
phá hỏng mặt cỏ của sân như đã nói ở trên.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với thế giới văn minh. Để
có thể chủ động vươn lên và không bị tụt hậu, không có cách nào khác là
phải nắm vững luật lệ và tự hoàn thiện mình trong những chuẩn mực ấy.
Golf là môn thể thao kỳ diệu giúp cho con người tự hoàn thiện mình một
cách tốt nhất, nhưng để nhập môn golf, tiền thôi chưa đủ, điều quan
trọng hơn là hiểu về nó và trang bị cho mình những kỹ thuật cần thiết
trước khi cầm gậy bước vào sân thi đấu.
Phan Thế Hải
(Tuần Việt Nam)
Tại sao CS giết Phạm Quỳnh
Cộng Sản Việt Nam (CSVN) giết Phạm Quỳnh hai lần: Lần đầu hạ sát, che
giấu và phi tang thân xác ông tại Huế ngày 6-9-1945. Lần thứ hai bóp
méo lịch sử, hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi
được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao
CS lại giết Phạm Quỳnh, trong khi không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ
nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động?
Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
Thứ nhứt : Năm 1945, Việt Minh cộng sản (VMCS) cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8, nhưng còn yếu, nên rất sợ Pháp trở lui, và rất sợ Pháp tái lập chế độ quân chủ để quy tụ lực lượng chống lại VM. Lúc đó, trên toàn quốc đảng CSĐD chỉ có khoảng 5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.)
Tại Huế, VM tìm cách cô lập vua Bảo Đại. Cách tốt nhất là cách ly nhà vua với những người có khả năng và uy tín thân cận chung quanh nhà vua, trong đó hai nhân vật quan trọng là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi. Do đó, VM ra lệnh bắt Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi cùng con là Ngô Đình Huân ngày 23-8-1945. Đồng thời VM sắp đặt những người của VM như Tạ Quang Bửu, Phạm Khắc Hòe vây quanh rỉ tai, hù dọa nhà vua, phóng đại về VM. Phạm Khắc Hòe lúc đó đang làm tổng lý Ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại. Ông rất thân thiết và báo cáo với Tôn Quang Phiệt, một đảng viên CS đang dạy tại trường Thuận Hóa (Huế), mọi sinh hoạt của vua Bảo Đại, triều đình và nội các Trần Trọng Kim. (Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, Huế: Nxb Thuận Hóa, 1994, tt. 18, 52, 53)
Theo David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Power , sau khi Phạm Quỳnh và hai cha con Ngô Đình Khôi bị bắt, người Nhật can thiệp một cách yếu ớt và không hiệu quả. Ngày 28-8, sáu người Pháp nhảy dù xuống một địa điểm cách kinh thành Huế khoảng 20 cây số nhắm mục đích bắt liên lạc với vua Bảo Đại và các cựu quan Nam triều. Lúc đầu, VM địa phương tưởng là người của phe Đồng minh, cho họ trú tạm tại một ngôi nhà thờ, nhưng khi biết rằng đây là những người Pháp có ý định tìm cách liên lạc với các quan chức Nam triều cũ, VM liền giết bốn người, và cầm tù hai người đến tháng 6-1946. (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, tt. 452-453.)
Theo một người Huế, lúc đó có mặt tại Phong Điền, thì toán ngưòi Pháp có 8 người, nhảy dù xuống làng Phù Ốc, huyện Phong Điền. Trong số 8 người nầy, có một người Pháp lai làm thông ngôn, là chồng của cô Lạc ở Cầu Kho, Huế. (Nói chuyện với ông Phan Văn Dung, tháng 8-1997, tại Houston, Texas.) Nếu theo quốc lộ 1, từ Huế đi Quảng Trị, đến cột cây số 21, , theo tay mặt đi vào là ga Hiền Sĩ, làng Cổ Bi.
Trong khi đó vua Bảo Đại cô đơn tại Huế, lại bị Phạm Khắc Hòe xúi giục và hù dọa, nên nhà vua tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8, và làm lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8 với sự hiện diện của đại diện VM là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, và Cù Huy Cận.
Việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (vì lý do gì không được rõ) vô tình đã làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đã từng làm việc với Pháp như Ngô Đình Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền. Do đó VM vội vàng “mời” cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9, ra Hà Nội làm cố vấn. Hơn nữa, nếu người Pháp có trở lui, cũng không hợp tác với Trần Trọng Kim, vì ông Kim và nội các của ông bị gán cho là thân Nhật.
Thứ hai : Để độc tôn quyền lực, VM chủ trương “giết tiềm lực”, tức tiêu diệt tất cả những ai có khả năng, có tiềm lực, nhưng không cộng tác với VM, để ngăn chận ngay từ đầu những người về sau có thể đối kháng với VM. Việt Minh nghĩ ngay đến Phạm Quỳnh vì những lý do sau đây:
* Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là “nạn dịch” gây bất ổn xã hội, trong khi VM chủ trương độc tài đảng trị. Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi VM muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.
* Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ ” (Giết một người, mười ngàn người sợ.)
* Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ. Với đường lối ôn hòa, ông còn có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của HCM.
* Hồ Chí Minh (HCM) muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với HCM, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một mình HCM mới xứng đáng lãnh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đã từng là thượng thư bộ lại, đứng đầu triều đình Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài “Ce que sera l’ Annam dans cinquante ans” [Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?] đều đã diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái Bình Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế, uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao. Ông có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của HCM, nên HCM quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.
* Khi mới nổi dậy năm 1945, để lôi cuốn quần chúng, HCM và Mặt trận VM tuyên truyền rằng HCM là người yêu nước chứ không phải là đảng viên CS, và HCM ra đi để tìm đường cứu nước, đồng thời HCM giấu thật kín chuyện xin vào học trường Thuộc Địa Paris mà bị loại, và nhất là việc HCM xin vào hội Tam Điểm Pháp ngày 14-6-1922. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105.)
Khi qua Pháp diễn thuyết năm 1922, Phạm Quỳnh là người biết rõ sinh hoạt của HCM ở Paris. Phạm Quỳnh gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc (HCM) hai lần, ngày 13 và 16-7-1922 tại Paris, tức chỉ khoảng một tháng sau khi Nguyễn Ái Quốc gia nhập hội Tam Điểm. Hội Tam Điểm là kẻ thù của đảng CS trên thế giới. Chính vì là người đã lỡ “biết quá nhiều” về HCM mà Phạm Quỳnh bị HCM giết hại.
Do những lẽ trên, nếu không có những người Pháp nhảy dù xuống Huế như tác giả David G. Marr viết hay Trần Huy Liệu kể, cộng sản cũng vẫn giết Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim đều là hai nhà văn hóa, và chính trị nổi tiếng trên toàn quốc. Trần Trọng Kim viết khảo cứu có tính cách hoàn toàn chuyên môn, chứ không có chủ trương chính trị lâu dài. Nội các Trần Trọng Kim gồm những chuyên viên cần thiết cho việc xây dựng cơ sở căn bản trong giai đoạn chuyển tiếp từ chính quyền Pháp qua chính quyền Việt. Ngược lại, Phạm Quỳnh trước tác với một ý hướng chính trị rõ ràng: xây dựng một nền văn hóa dân tộc, bảo tồn quốc tuý, nâng cao trình độ văn hóa của dân chúng bằng cách phổ biến văn hóa Âu tây, dịch thuật những tư tưởng dân quyền của Montesquieu, Voltaire, Rousseau.
Phạm Quỳnh tham gia triều đình Huế cũng nhắm đến một chủ đích rõ ràng: tranh đấu ôn hòa, nhưng cương quyết yêu cầu Pháp trả lại chủ quyền cho triều đình, và xây dựng một hiến pháp làm luật lệ căn bản của quốc gia. Ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Phạm Quỳnh khá rộng rãi trên các tầng lớp quần chúng, nhất là giới trí thức trung lưu, từ lớp trí thức Nho học đến cả lớp trí thức tân học. Tạp chí Nam Phong được các lớp người ưu tú ở các địa phương lúc bấy giờ trên toàn quốc xem như loại sách báo giáo khoa chỉ đường. Đó là điều mà CS chẳng những không chấp nhận mà cũng không dung thứ, vì CS muốn nắm độc quyền lãnh đạo chính trị, độc quyền yêu nước, độc quyền chân lý.
Chú ý thêm ngày Phạm Quỳnh bị sát hại. Phạm Quỳnh bị bắt ngày 23-8-1945, và bị giết ngày 6-9, nghĩa là ông không bị nhóm VM địa phương Huế giết liền khi họ bắt ông. Ông bị giam giữ một thời gian, rồi mới bị giết sau khi nhóm Trần Huy Liệu đến Huế dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Khi đã có sự hiện diện của đại diện trung ương, các cán bộ VM địa phương không dám tự tiện ra tay, mà chắc chắn phải có ý kiến của trung ương. Nhóm Trần Huy Liệu cũng không thể tự quyết định được việc nầy. Như vậy chính nhóm Trần Huy Liệu đã đem lệnh từ Hà Nội vào Huế giết Phạm Quỳnh, và lệnh đó từ đâu, nếu không phải là từ HCM?
Sau khi Phạm Quỳnh bị giết, hai người con gái đầu của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức ra Hà Nội gặp HCM. Sau đây là lời kể của bà Thức: “…Tháng 8 năm 1945, Thầy tôi ra đi!…Sau đó, chị tôi [tên Giá] và tôi nhờ một anh bạn là Vũ Đình Huỳnh ngày ấy là garde-corps [cận vệ] cho cụ Hồ, giới thiệu đến thăm cụ và hỏi truyện [tức chuyện Phạm Quỳnh]. Cụ bảo: “Hồi ấy tôi chưa về…Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá vội và có thể có nhiều sai sót đáng tiếc…” (Hồi ký viết tại Paris ngày 28-10-1992 của bà Phạm Thị Thức, nhân kỷ niệm 100 năm sinh niên Phạm Quỳnh, tài liệu gia đình do bà Phạm Thị Hoàn thông tin.) Những điều nầy cho thấy rõ tính ngụy biện của HCM. Lúc Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945, HCM đã về Hà Nội lập chính phủ (2-9-1945). Nếu HCM cho rằng giết Phạm Quỳnh là sai sót của địa phương, HCM giải thích thế nào về chủ trương của đảng CS bôi lọ lâu dài Phạm Quỳnh sau khi Phạm Quỳnh từ trần? Tác giả Bernard Fall, trong quyển Les deux Viet-Nam, Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102 đã viết: “Người ta biết rằng Hồ là một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại.”
Giết xong Phạm Quỳnh, CS tính việc hủy diệt luôn hình ảnh sáng chói nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Cộng sản liền quy chụp cho Phạm Quỳnh tội “phản quốc, làm tay sai cho Pháp“. Gần 40 năm sau, trong Từ điển văn học, gồm 2 tập, mỗi tập trên 600 trang, gồm nhiều người viết, do Uỷ ban Khoa học Xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 1984, vẫn không có mục “Phạm Quỳnh”. Khi viết về các nhóm văn hóa, sách nầy không thể loại nhóm Nam Phong vì nhóm Nam Phong có khá nhiều tác giả nổi tiếng. Nói đến nhóm Nam Phong, trang 121-123, tập 2, tác giả Nguyễn Phương Chi, trong ban biên tập từ điển, vẫn còn gọi Phạm Quỳnh là “bồi bút, phản động“. Hơn thế nữa, năm 1997, trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, do nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội ấn hành, Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế biên tập, mục “Phạm Quỳnh”, trang 758-759, hai tác giả nầy viết: “Hoạn lộ của ông [chỉ Phạm Quỳnh] lên nhanh như diều gặp gió vì gắn bó mật thiết với các quan thầy thực dân…Ngày 23-8-1945, Phạm bị các lực lượng yêu nước bắt ở Huế, rồi sau đó bị xử bắn ở l.[làng] Hiền Sĩ, t.[tỉnh] Thừa Thiên, hưởng dương 53 tuổi.”
Các tác giả cộng sản thường đưa ra chiêu bài yêu nước và dân tộc để quy chụp những người không theo khuynh hướng của mình là phản động, phản quốc, trong khi chính vì HCM khăng khăng đi theo CS Liên Xô mà Việt Nam không được các nước Đồng Minh thừa nhận sau năm 1945. Cũng chính vì đảng CS chủ trương ý thức hệ quốc tế mà gây ra mâu thuẫn quốc cộng, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975, và hậu quả còn kéo dài mãi cho đến ngày nay. Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng CSVN đã nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng đã làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt trong một thời gian dài.
Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, còn CSVN theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước thì không phải là tay sai ngoại bang? Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài trình thuật rõ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, còn VM theo CS Nga Hoa, thì không phản quốc? Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, còn CSVN phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin thì gọi là gì? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, còn Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, “thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một thương ông thương mười” thì không bồi bút? Không ai quên rằng Tố Hữu là người đã giữ chức chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa của VM tại Huế năm 1945 khi Phạm Quỳnh bị giết, thăng dần lên làm trưởng ban Tuyên Văn Giáo trung ương, uỷ viên bộ Chính trị đảng CSVN, phó thủ tướng chính phủ Hà Nội.
Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học trò bình thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau thì cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, vì tư tưởng của các nhà học giả Pháp nầy là ánh sáng soi đường cho nhân loại toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị. Trong khi đó HCM là “một người học trò trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin“. (Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 160) và nhất là người học trò xuất sắc của Stalin, thì thực tế lịch sử đã chứng minh rằng đó là thảm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam.
Dầu sao, việc tuyên truyền của CS một thời gây nhiễu xạ không ít đến dư luận dân chúng, làm nhiều người, kể cả vài kẻ tự mệnh danh là trí thức tiến bộ, hiểu sai về Phạm Quỳnh, và hiểu sai luôn về một số nhân vật chính trị theo khuynh hướng quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh đã từng nói: “Về phần tôi, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi là một người ở buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông…”. (Phạm Quỳnh, Hành trình nhật ký, Paris: Nxb. Ý Việt, 1997, trong phần “Dẫn nhập” không đề trang.)
Câu nói nầy làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự của Nguyễn Du qua hai câu thơ chữ Nho:”Bất tri tam bách dư niên hậu,/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như “. (Không biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như? “ Nguyễn Du (Tố Như), tác giả truyện Kiều, cũng sống trong buổi giao thời giữa hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn.
Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời sự, mọi người nên công tâm tìm hiểu Phạm Quỳnh và nhìn lại sự nghiệp của ông. Trước ngã ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Chủ trương văn hóa của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quý báu và cần thiết cho đất nước, vì nếu chỉ mãi mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, thì người Việt vẫn bị trì trệ trong sự nô lệ tinh thần.
Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lý tổng hợp đông tây ông đã viết, những ý kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ý kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn còn có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.
Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ý là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn hòa trong trật tự.
Nhìn ra nước ngoài, hiện nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì nền quân chủ lập hiến, nhưng vẫn là những nước hết sức dân chủ như Anh Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Bỉ … Riêng hai cường quốc ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam là Trung Hoa và Ấn Độ đều đã từng chống ngoại xâm, và chuyển đổi sang thể chế dân chủ theo hai con đường khác nhau. Trung Hoa tranh đấu bạo động để lật đổ nhà Thanh năm 1911 và từ đó chìm đắm trong những tranh chấp đẵm máu; trong khi Ấn Độ tranh đấu bất bạo động, đạt được nền độc lập trong thể chế quân chủ lập hiến một cách ôn hòa trong Liên Hiệp Anh.
Ở trong nước, xét trên chiều dài của lịch sử, từ ngày Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 đến năm 1945, tuy các vua nhà Nguyễn bị người Pháp khống chế, nhưng vua vẫn là biểu tượng cao cả của đất nước, nên các cuộc nổi dậy kháng Pháp từ Bắc vào Nam đều quy hướng về một mối, đó là triều đình ở kinh đô Huế. Trái lại từ năm 1945 trở đi, khi VMCS cướp chính quyền, người Việt Nam bị chia rẽ trầm trọng thành nhiều phe nhóm khác nhau theo những quan điểm khác nhau. Do đó, trong hoàn cảnh của ông, Phạm Quỳnh cũng có phần hữu lý khi ông chủ trương cải cách ôn hòa, và chọn quân chủ lập hiến theo đại nghị chế thay thế cho nền quân chủ chuyên chế.
Ngày nay, cục diện chính trị Việt Nam đã thay đổi hẳn, quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh không còn phù hợp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận tinh thần ái quốc, lòng can đảm và sự tận tình của ông trên con đường phụng sự quê hương. Phạm Quỳnh đã âm thầm tranh đấu bất bạo động để đòi hỏi chủ quyền cho đất nước. Ông đã hết lòng hoạt động vì nước và đã hy sinh vì lý tưởng của mình. Đó là điều thật đáng trân quý nơi Phạm Quỳnh, nhà trí thức dấn thân hoạt động chính trị.
Một điều đáng ghi nhận cuối cùng trong cách thức hành xử của Phạm Quỳnh, nhờ theo đuổi một lý tưởng chính trị trường kỳ và bất bạo động, nên ông luôn luôn cố gắng làm những gì có lợi cho đất nước và đồng bào, đồng thời tránh không làm bất cứ việc gì có hại cho quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh sống lương thiện, không tham ô nhũng lạm, và không hề gây tội ác giết hại đồng bào.
Thái độ nầy là điều mà rất ít nhà hoạt động chính trị của mọi khuynh hướng thực hiện được, và là một điểm son sáng chói phân biệt Phạm Quỳnh với những người ra hợp tác với Pháp để trục lợi cầu vinh. Đây là điều cần phải được tách bạch.
Trong việc hợp tác với Pháp, có hai hạng người. Hạng thứ nhứt là những kẻ hợp tác để mưu cầu danh lợi riêng tư, lợi dụng quyền thế, hống hách bóc lột đồng bào. Hạng thứ hai ra tham chính, làm việc với Pháp, nhưng không dựa vào quyền thế để hiếp đáp dân chúng, mà dùng quyền thế để cứu giúp đồng bào, và vẫn giữ được khí tiết riêng của mình như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký, và biết bao nhiêu người vô danh khác… Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rõ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng và sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đã bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển hình nhất.
Trần Gia Phụng
(Toronto, Canada)
© Đàn Chim Việt
(Toronto, Canada)
© Đàn Chim Việt
Tác giả vẽ “Công Lý mặc quần nhỏ” lên tiếng
TTO - Anh N.V.L. (23 tuổi), tác giả hình ghép diễn viên Công Lý trên bìa sách Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014, cho biết "chỉ thiết kế để vui".
Hình thiết kế gốc diễn viên hài Công Lý đứng trên quả cầu lửa đăng trên Vietdesigner.net |
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, bìa sách Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014
có in hình diễn viên Công Lý là một sản phẩm đồ họa được đăng
tải bởi thành viên có tài khoản là Rainy Warrior trên diễn
đàn Vietdesigner.net cách đây 2 năm.
Tên thật của tác giả bức ảnh là N.V.L. (23 tuổi), người Hà Nội và hiện đang làm việc tại Dầu Tiếng, Bình Dương.
Theo anh L., vào ngày 28-11-2012, L. tạo ra một chủ đề trên diễn đàn Vietdesigner với tên gọi Cán cân “Công lý” và đăng tải bức ảnh thể hiện diễn viên hài Công Lý đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân.
Bức ảnh đã được cắt, ghép, chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop và anh L. cũng đưa ra những hình ảnh chi tiết của tác phẩm để tham khảo ý kiến các thành viên khác về thiết kế của mình.
Để có được bức hình photoshop đầu tay, với ý tưởng hài hước, L. lựa chọn các nguyên liệu cho mình gồm hình các vật dụng: chảo chống dính, sợi xích, vận động viên thể hình, quả cầu, hình nền núi lửa và một bức ảnh diễn viên Công Lý…
Sau đó, các thành viên chủ yếu trao đổi, đóng góp ý kiến về vấn đề sử dụng phần mềm Photoshop và ý tưởng thiết kế của tác giả. Bức hình đó ra đời và tồn tại trên diễn đàn này đến sáng 17-11.
Và đến 17-11 trên topic này các thành viên đã chia sẻ bài viết “Diễn viên Công Lý lên bìa sách luật” của báo Tuổi Trẻ và đặt câu hỏi “chỉ là thiết kế vui, sao nhà in lại mang đi làm bìa sách?”.
Anh N.V.L. chia sẻ: “Hình này tôi thiết kế cách đây 2 năm và đưa lên diễn đàn Vietdesigner. Tôi chỉ thiết kế cho vui chứ không có mục đích gì cả. Bức ảnh mình làm cho vui vậy mà trở thành bìa cuốn sách về luật, buồn cười quá!”.
Tên thật của tác giả bức ảnh là N.V.L. (23 tuổi), người Hà Nội và hiện đang làm việc tại Dầu Tiếng, Bình Dương.
Theo anh L., vào ngày 28-11-2012, L. tạo ra một chủ đề trên diễn đàn Vietdesigner với tên gọi Cán cân “Công lý” và đăng tải bức ảnh thể hiện diễn viên hài Công Lý đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân.
Bức ảnh đã được cắt, ghép, chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop và anh L. cũng đưa ra những hình ảnh chi tiết của tác phẩm để tham khảo ý kiến các thành viên khác về thiết kế của mình.
Để có được bức hình photoshop đầu tay, với ý tưởng hài hước, L. lựa chọn các nguyên liệu cho mình gồm hình các vật dụng: chảo chống dính, sợi xích, vận động viên thể hình, quả cầu, hình nền núi lửa và một bức ảnh diễn viên Công Lý…
Sau đó, các thành viên chủ yếu trao đổi, đóng góp ý kiến về vấn đề sử dụng phần mềm Photoshop và ý tưởng thiết kế của tác giả. Bức hình đó ra đời và tồn tại trên diễn đàn này đến sáng 17-11.
Và đến 17-11 trên topic này các thành viên đã chia sẻ bài viết “Diễn viên Công Lý lên bìa sách luật” của báo Tuổi Trẻ và đặt câu hỏi “chỉ là thiết kế vui, sao nhà in lại mang đi làm bìa sách?”.
Anh N.V.L. chia sẻ: “Hình này tôi thiết kế cách đây 2 năm và đưa lên diễn đàn Vietdesigner. Tôi chỉ thiết kế cho vui chứ không có mục đích gì cả. Bức ảnh mình làm cho vui vậy mà trở thành bìa cuốn sách về luật, buồn cười quá!”.
Một số bức ảnh, thiết kế được dùng để tham khảo - Ảnh từ Vietdesigner.net. |
Khi được hỏi NXB Lao Động - Xã Hội có liên lạc với anh để trao đổi về việc sử dụng bức ảnh do anh thiết kế hay không thì anh L. cho biết không nhận được sự liên lạc nào cả, hôm nay là lần đầu tiên anh thấy ảnh mình thiết kế xuất hiện trên bìa sách.
H.ĐIỆP - TRẦN KIM ANH