Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Tin ngày 23/4/2013

  • Phe chống đối hôn nhân đồng tính vẫn biểu tình tại Paris (RFI) - Hầu hết các báo Pháp hôm nay đều đăng bài về cuộc biểu tình diễn ra hôm qua tại thủ đô Paris nhằm phản đối dự luật hôn nhân đồng tính. Báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa lớn : « Biểu tình trong hòa bình » và dành hai trang lớn phân tích đề tài này. Trong khi đó, báo cánh tả Libération chạy tựa « Ác cảm hàng ngày với giới đồng tính ». Báo Công giáo La Croix đăng tít : « Phe chống đối hôn nhân đồng tính đã dẫn ra một ngã rẽ chính trị ».
  • Đài Loan thông báo tập trận bằng đạn thật tại Trường Sa (RFI) - Lực lượng tuần duyên Đài Loan hôm nay 22/04/2013 cho biết là họ đã tập trận bằng đạn thật tại đảo « Thái Bình » vào trung tuần tháng tư. Hơn 2000 quả đạn súng cối và pháo 40 ly được sử dụng để thực tập bảo vệ « chủ quyền ». Đảo « Thái Bình » mà Việt Nam gọi là Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đang bị nhiều nước tranh giành.
  • Sữa bột khan hiếm trên thế giới vì hạn hán và xì-căng-đan (RFI) - Giá sữa lại tăng trên thị trường thế giới do hạn hán tại các nước xuất khẩu sữa chính, khiến người tiêu dùng châu Á lo ngại. Đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi xảy ra nhiều xì-căng-đan sữa giả, nên việc mua gom sữa bột cho trẻ em để bán lại kiếm lời trở nên thịnh hành.
  • Khủng bố Boston : Dzhokhar Tsarnaev bắt đầu trả lời giới điều tra (RFI) - Kể từ tối ngày 21/04/2013 Dzhokhar Tsarnaev bắt đầu hồi tỉnh và trả lời những câu hỏi của các nhà điều tra trên giấy bút. Bị trọng thương, nghi phạm còn sống sót của hai vụ đánh bom Boston tuần trước đang được điều trị tại bệnh viện thành phố. Cơ quan FBI bị chỉ trích thiếu cảnh giác.
  • Seoul và Bắc Kinh chỉ trích việc hai bộ trưởng Nhật thăm đền tử sĩ (RFI) - Cuối tuần qua, hai bộ trưởng Nhật Bản đến viếng đền thờ thần đạo Yasukuni, nơi thờ phụng tử sĩ của xứ Phù Tang nhưng cũng là nơi để linh vị của 14 nhân vật bị hành quyết vì phạm tội ác chiến tranh. Thủ tướng Shinzo Abe không đi nhưng chỉ gửi một cây thông nhỏ để cúng. Tuy nhiên hành động biểu tượng này gây phản ứng từ hai quốc gia láng giềng là Hàn Quốc và Trung Quốc.
  • Bộ luật ứng xử ở Biển Đông : Thượng đỉnh ASEAN ít hy vọng có đột phá (RFI) - Vào thứ Tư tới, 24/04/2013, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN họp Thượng đỉnh trong hai ngày, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei, với hy vọng tái lập tình đoàn kết, thống nhất nội bộ trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trước những đòi hỏi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
  • Quốc Hội Pháp triển hạn chiến dịch quân sự tại Mali (RFI) - Nhiệm vụ của lực lượng Pháp, chống khủng bố tại Mali, sẽ còn kéo dài. Lưỡng viện Quốc hội sẽ biểu quyết trong ngày hôm nay 22/04/2013 có cho phép chính phủ Pháp duy trì lực lượng can thiệp tại Mali hay không. Theo AFP, sự "chấp thuận đã được dự báo trước" vì đa số dân biểu, thượng nghị sĩ ủng hộ chiến dịch Serval khai diễn từ ngày 11/01/2013.
  • AIEA : Tepco cần cải thiện trang thiết bị trọng yếu cho Fukushima (RFI) - Sau khi tập đoàn điện lực Tokyo thông báo cho ngưng hoạt động hệ thống làm nguội bể nước chứa các thanh nhiên liệu tại lò phản ứng số 2 nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế kêu gọi tập đoàn điện lực Tepco nâng cao mức an toàn cho khu vực.
  • Khả năng Bắc Triều Tiên hoãn bắn thử tên lửa (RFI) - Hôm nay (22/04/2013), bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo có nhiều khả năng Bình Nhưỡng dời lại vụ thử tên lửa đến tháng 7 năm nay. Tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng trong nhiều tháng. Việc Bắc Triều Tiên dọa bắn thử tên lửa đã đặt an ninh Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong tình trạng báo động trong suốt hai tuần qua.
  • Khủng bố (VOA) - Chiều Thứ Hai 15 tháng 4, hai quả bom tự chế nổ ngay ở mức đến cuộc thi marathon tại thành phố Boston
  • Việt-Mỹ giao lưu hải quân (VOA) - Khu trục hạm USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa Kỳ đang ghé thăm Đà Nẵng trong 5 ngày
  • Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất (BBC) - Đã xảy ra xô xát vì đất ở xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng giữa 'hàng chục người mặc áo chống đạn, bốn mươi đầu gấu và rất nhiều nông dân', theo nhân chứng.
  • London khai mạc giải Marathon 2013 (BBC) - Một tuần sau vụ đánh bom ở Boston Marathon, London khai mạc cuộc thi việt dã 2013 với 35 nghìn người chạy và an ninh tăng cường.
  • VN và Hoa Kỳ bàn về an ninh biển (BBC) - Hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam đề cập tới an ninh hàng hải nhân chuyến thăm của hai tàu chiến Hoa Kỳ tới Tiên Sa, Đà Nẵng.
  • Thủ tục vinh danh VN vẫn bị 'xin cho' (BBC) - Đề xuất sửa đổi thủ tục tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và nhân dân để tránh bất cập, sát thực tế và không tạo cảm giác xin cho.
  • Tránh "xin cho" khi vinh danh nghệ nhân (BBC) - Gs Tô Ngọc Thanh đề xuất sửa đổi thủ tục tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và nhân dân để tránh bất cập, không tạo cảm giác xin cho.
  • Đau thương ở Tứ Xuyên (BBC) - Thảm cảnh của những người mất người thân và nhà cửa trong trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
  • Đài Loan tập trận phi pháp ở Trường Sa (BaoMoi) - Lực lượng tuần duyên Đài Loan vừa tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đối với đảo này nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung đồng thời làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng.
  • TQ điều hải quân 'đánh dấu lãnh thổ' (BaoMoi) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã có chuyến thăm đặc biệt tới một căn cứ tàu ngầm, tàu khu trục tại Tam Á, tỉnh Hải Nam. Giới phân tích coi đó là động thái thúc đẩy tinh thần và tham vọng của quân đội Trung Quốc (PLA).
  • ASEAN cần thống nhất về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Các nhà lãnh đạo Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp vào ngày 24-4 tại Brunei giữa lúc có yêu cầu nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết căng thẳng trên biển Đông sau những động thái leo thang làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc.
  • Châu Á tăng cường hải quân (BaoMoi) - Một số nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc có những hành động gây hấn ở biển Hoa Đông và biển Đông là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á - Thái Bình Dương
  • ASEAN quyết liệt với Trung Quốc về Biển Đông (BaoMoi) - Lo ngại căng thẳng kéo dài có thể khiến tình hình Biển Đông vượt ra khỏi tầm kiểm soát, lãnh đạo của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được cho là sẽ tận dụng cuộc họp tuần này để ép Trung Quốc đồng ý với việc khởi động tiền trình đàm phán về một thỏa thuận mới nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột lớn ở một trong những tuyến đường biển sôi động nhất thế giới.
  • Trường Sa – điểm tựa của ngư dân bám biển (BaoMoi) - NDĐT - Trong định hướng phát triển kinh tế biển, những đảo nổi, đảo chìm giữa mênh mông biển Đông đã trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vững tin bám biển Trường Sa.
  • Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2013 sẽ xoay quanh Biển Đông (BaoMoi) - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2013 diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei vào các ngày 24 và 25/4 tới đây sẽ tập trung vào các tranh chấp trên Biển Đông. Trong đó, lãnh đạo các nước sẽ thúc giục các bên liên quan nhanh chóng đưa COC vào bàn đàm phán.
  • Triển vọng kinh tế biển Việt Nam (BaoMoi) - Chiến lược biển Việt Nam chỉ rõ, đến năm 2020 kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển.
  • 'Việt Nam không chấp nhận sự can dự xâm hại chủ quyền' (BaoMoi) - "Trong thế giới mở, sự can dự lợi ích của các quốc gia là điều không thể ngăn cấm. Nhưng nếu đó là sự can dự xâm hại chủ quyền thì không được phép chấp nhận", Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với VnExpress.
  • Mỹ muốn 'hợp tác sâu' với Hải quân Việt Nam (BaoMoi) - TPO - “Chúng tôi muốn tăng chiều sâu hợp tác với Hải quân Việt Nam hơn những lần trao đổi phi tác chiến trước đây giữa hải quân hai nước...”-Chuẩn Đô đốc Mỹ Tom Carney nói khi đến thăm Đà Nẵng hôm 21/4.
  • Dàn ’hỏa lực mồm’ mạnh nhất Trung Quốc (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Vài năm gần đây trên các diễn đàn quân sự online, các kênh truyền thông Trung Quốc nổi lên một nhóm học giả quân sự đeo lon tướng tá đưa ra nhiều quan điểm hiếu chiến về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng, được báo chí đặt tên là "hỏa lực mồm".
  • Bóng đen ứng dụng Android Trung Quốc (BaoMoi) - Phía sau những ứng dụng Android xuất xứ từ Trung Quốc là những mảng tối, được các nhà sản xuất khéo léo che đậy bằng những tính năng hấp dẫn, giao diện đẹp đẽ, và đặc biệt là bằng "chiêu" miễn phí.
  • Mỹ - Phi thân mật, Trung Quốc ‘nóng mắt’ (BaoMoi) - TPO - Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết về việc Mỹ giúp Philippines xây dựng lực lượng phòng thủ, cho rằng Mỹ đang tìm mọi cách lôi kéo các nước Đông Nam Á để kiềm chế Trung Quốc.
  • Việt Nam luôn ủng hộ các hoạt động giao lưu hải quân (BaoMoi) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trên biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, sự kiện “Trao đổi hải quân Việt - Mỹ”, mở đầu bằng các hoạt động ngày 21.4 tại Đà Nẵng rất được dư luận chú ý.
  • Mưu toan cho “ngư ông đắc lợi” (BaoMoi) - (Petrotimes) - Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải, thăm đội tàu chiến vừa có chuyến phô trương lực lượng trên Biển Đông của tân Chủ tịch nước Trung Quốc bởi sau khi được bầu làm Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Đại hội 18, ông Tập Cận Bình đã từng thăm Hạm đội Nam Hải (tháng 12/2012) và ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh. Ngoài ra, chuyến thị sát kể trên diễn ra sau chuyến thăm làng chài Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam của ông Tập Cận Bình.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI


Vụ "hòn đá lạ" ở Đền Hùng : quản lý bừa bãi di tích lịch sử

"Hòn đá lạ" ở Đền Hùng Phú Thọ (TỄU - BLOG)
"Hòn đá lạ" ở Đền Hùng Phú Thọ (TỄU - BLOG)

Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.

Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.

Về "dịch vụ", thì kinh tởm nhất là các khu nhà vệ sinh do người dân dựng lên hai bên đường để tranh thủ kiếm thêm trong những ngày lễ. Những khu nhà này được che chắn tạm bợ, quây bằng bạt, nilông, không có khu xả thải… trông rất mất vệ sinh và phản cảm.

Nhiều người dân còn đua nhau rải tiền ở Đền Hùng, thậm chí ném tiền vào tượng một cách vô ý thức. Theo báo chí trong nước thì việc rải tiền lẻ tại những nơi thờ cúng tín ngưỡng đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động về ý thức văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam.

« Thượng bất chính, hạ tắc loạn », khi chính quyền làm không đúng thì người dân cũng làm bậy theo là lẽ đương đương nhiên. Nói như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, những người quản lý những khu di tích đó phải là những người hiểu biết về lịch sử và văn hóa, mà còn là những người có « một tấm lòng rất thành kính » và một cái « tâm rất thuần khiết » để bảo đảm cho những lễ hội, những cuộc cúng tế diễn ra đúng quy củ, truyền thống, cũng như để có thể cưỡng lại được những cám dỗ vật chất làm dung tục hóa những nghi lễ này. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

RFI : Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Trước hết xin ông nhắc lại sơ qua về vụ « hòn đá lạ » ở Đền Hùng ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Trong những ngày qua, báo chí và dư luận, nhất là cư dân mạng đã bàn luận rất sôi sôi nổi về tảng đá « đạo bùa », đã được đặt tại Đền Thượng, tức là di tích kiến trúc quan trọng nhất ở khu vực di tích Đền Hùng, nơi thờ quốc tổ của người Việt Nam.

Khi câu chuyện được phát giác thì người ta mới biết là hòn đá này được đưa vào Đền Hùng từ năm 2009, thời ông Nguyễn Tiến Khôi, giám đốc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Qua trả lời phỏng vấn của ông Khôi với báo chí trong nước, thì vào đầu năm 2009, ( ban quản lý ) Đền Hùng tiến hành tu sửa và trong khi đào đất móng nhà thì thấy có một viên gạch, mà trên đó có những văn tự nói về việc « xóa sổ » Đền Hùng. Ông ấy cho rằng đó là những bùa của giặc Nguyên Mông khi sang xâm lược Việt Nam đã yểm vào đó.

Sự việc đã được báo cáo lên cấp tỉnh, mà ở đây chính là bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Điền. Ông Điền cũng chính là người đã đi tìm long mạch để xây Đền Âu Cơ. Sự việc sau đó được báo cáo lên Bộ Văn hóa. Bộ Văn hóa đã môi giới để tìm đến một đại tá quân đội, tên là Nguyễn Minh Thông, một người có nghiên cứu về huyền thuật phương Đông. Chính ông Thông là người chủ trì việc đưa ra một cái bùa để trấn trị bùa mà phương Bắc đã yểm vào Đền Hùng.

Lúc chúng tôi có được bức ảnh chụp 2 mặt của viên đá đó, thì chúng tôi chỉ nghĩ đây là một cái bùa lành, tức là bùa để cầu phúc, giải tai họa thôi, chứ chưa nghĩ đây là một bùa trấn yểm. Nhưng tự ông Khôi đã tiết lộ rằng đây là bùa trấn yểm lại bùa của phương Bắc. Câu chuyện ngày càng lớn và không chỉ liên quan đến di tích Đền Hùng, mà còn liên quan đến UBND tỉnh và tỉnh uỷ Phú Thọ, cũng như đến Bộ Thể thao,Văn hóa và Du lịch Việt Nam.

RFI : Thưa ông, xét về thủ tục, thẩm quyền, thì họ có quyền đặt những tảng đá như vậy ở một di tích linh thiêng như Đền Hùng ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tín ngưỡng thờ đá, thờ cây là tín ngưỡng nguyên thủy và đã có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tại khu vực Đền Hùng, gốc xa xưa của nó cũng là những tín ngưỡng nguyên thủy thờ thần núi và thờ đá. Nhưng trong các huyền tích dày đặt chung quanh tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận, thì chúng ta không thấy một hòn đá nào mang dáng nét như vậy và đây là hiện vật được bịa đặt về sau.

Khi tìm hiểu về tảng đá này thì chúng tôi thấy trên đó có cả dấu ấn « Tổ Vương Tích Phúc », là một cái ấn bịa đặt của tỉnh Phú Thọ, có cả những dòng chữ Phạn, rồi dòng chữ Hán « Bách Giải Tiêu Tai Phù », rồi cả trận đồ theo kiểu Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Đó là một cái bùa hỗn loạn về mặt tâm linh, một hiện vật bịa đặt về sau, hoàn toàn mới, không có trong hồ sơ di tích Đền Hùng.

Bất cứ người nào quản lý văn hóa, kể cả quản lý hành chính, như ở UBND tỉnh, đều phải hiểu là đưa vào một di tích thuần Việt như Đền Hùng là một điều dứt khoát không được phép.

RFI : Ông có thể hiểu được động cơ của những người làm như vậy không ? Phải chăng đó là nhằm thỏa mãn nhu cầu mê tín của khá nhiều quan chức hiện nay, hay đây là cách để kiếm tiền ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tôi chưa nghĩ việc đặt đá bùa ở đó là nhằm mục đích kiếm lợi, nhưng ở đây có một điều đáng báo động về não trạng của những nhà quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay : cái gì cũng muốn thổi phồng lên, cái gì cũng làm cho sai lạc đi, làm cho nó hoành tráng lên, làm cho nó đi xa với truyền thống. Không chỉ Đền Hùng, mà nhiều nơi khác cũng như thế, ví dụ như Đền Trần ở Nam Định, Đền Trần ở Thái Bình và một loạt các nơi khác. Có những nơi họ bịa ra những câu chuyện, những sự tích mới, đặt ra những vật linh, hiện vật không hề có trong sử sách, hoặc là nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu về tâm linh cho riêng cá nhân, gia đình hoặc dòng họ mình, hoặc có nơi bịa đặt ra những thứ đó để cầu lợi, kiếm tiền.

Chúng tôi cũng phát hiện là ở Đền Hùng, trên các tờ phiếu ghi công đức do bản quản lý phát, có ghi một cái ấn và trên ấn đó có hàng chữ Tổ Vương Tứ Phúc. Những chữ này viết không đúng, đã thế họ lại phiên âm ra là Vua Hùng ban phúc, mà ghi bên dưới đây là dấu ấn thời Hồng Đức truy phong cho vua Hùng ! Một việc làm bậy bạ hết sức, một sự bịa đặt nhạo báng tổ tiên, nhạo báng vua Hùng, lường gạt nhân dân, lợi dụng tín ngưỡng vua Hùng kiếm chác. Tôi cho rằng đó là một việc làm phi đạo đức và rất là đáng trách, nhất là lại được thực hiện bởi một cơ quan văn hóa. Ban quản lý khu di tích Đền Hùng được xem như là một ông thủ từ của một ngôi Đền quốc tổ mà lại làm một cái việc bậy bạ như thế, rất đáng lên án. Nếu được quyền, người dân địa phương sẽ truất quyền thủ từ Đền Hùng của ban quản lý đó.

RFI : Theo ông, để tránh những trường hợp như vậy, việc quản lý những di tích lịch sử có tính chất thờ tự như Đền Hùng nên được giao cho cơ quan nào?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Từ ngàn xưa, những ngôi đền có tính chất thờ phượng những nhân vậtanh hùng dân tộc được gọi là những ngôi đền quốc tế. Quốc tế đây có nghĩa là những nơi tế lễ cấp Nhà nước, tức là nơi mà đại diện của Nhà nước phải đến đó để tế lễ hàng năm. Dân ở đó bao giờ cũng là những người giữa các việc thờ cúng đó và theo truyền thống, được Nhà nước đặt riêng ra, gọi là dân tạo lệ, tức là dân ở xã đó hay vùng đó được miễn hoàn toàn việc phu phen tạp dịch hoặc miễn mọt số thuế khóa để tập trung vào việc chăm lo ruộng đất ở đó để lấy hoa lợi chi dùng vào việc tế lễ hàng năm. Tế lễ bằng vật phẩm gì, nghi thức như thế nào đều được quy định một cách rất chặt chẽ.

Còn hiện giờ, những di tích như thế giao cho địa phương là hợp lý và đúng với truyền thống nhất, tức là mô hình như hiện nay là đúng rồi. Nhưng ban quản lý các di tích đó trước hết phải là những người hiểu biết về lịch sử văn hóa và phải là những người có tấm lòng rất thành kính và một cái tâm thuần khiết thì mới có thể duy trì các lễ hội hoặc là các cuộc cúng tế hàng năm được đúng quy củ. Phải có một tấm lòng như thế nào thì mới có đủ bản lĩnh để từ chối những cám dỗ về vật chất do sự nổi tiếng của những ngôi đền mà họ quản lý đưa.

Ví dụ như tỉnh Nam Định, phường Lộc Vượng không có cái tâm như thế, cho nên không thể từ chối những món lợi béo bở từ việc phát ấn Đền Trần. Dẫu họ biết làm thế là sai, là lừa gạt nhân dân, nhưng họ vẫn cứ làm. Thế thì, đòi hỏi những người quản lý có được cái tâm, có tấm lòng, có sự hiểu biết về các di tích như thế là một việc tương đối khó, nhưng không phải là không có những người như thế, nhất là đối với những di tích quan trọng cấp quốc gia, được nhiều người đến thăm viếng như Đền Hùng.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Thanh Phương (RFI)

Phiếm : Chuyện lạ ngày giỗ tổ

SGTT.VN – Người trảy hội đền Hùng năm nay thấy một ông già hình dong cổ quái đứng bên đường đấm ngực than trời thì hiếu kỳ xúm lại. Hoá ra ông cụ rên rỉ về một hòn đá lạ:

– Trời ơi ngó xuống mà coi: thức ăn đầy chất lạ, biển toàn tàu lạ, sách dạy trẻ thì trương cờ lạ, giờ thêm đá lạ ngự trong đền thờ!
Một khách thập phương lập tức “phản biện”:
– Cụ phải biết đá đó là vật trấn yểm làm ra từ công sức của bao pháp sư, nhà ngoại cảm, bậc uyên thâm, đã được đo bằng máy đo năng lượng, lại có sự đồng ý của lãnh đạo địa phương để chống lại bùa chú của phương Bắc, cụ chớ có giãy nãy thế!
Cụ già càng điên tiết:
– Xưa nay ta chỉ nghe nói chiến tranh lạnh, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tâm lý… chứ có ai nói đến chiến tranh bùa chú bao giờ! Ối giời ơi, ai ngờ mấy ngàn năm sau con cháu vẫn sống như thời hồng hoang mông muội!
Một người khác xen vào:
– Bậy nè, phải gọi đó là “công tác tâm linh”, là “phong thuỷ”! Mà cụ phải biết phong thuỷ chính là một khoa học đấy nhé…
Cụ già quắc mắt:
– Nếu phong thuỷ mà là khoa học thì quê hương của cái ngành “khoa học” ấy hẳn phải ẵm nhiều giải Nobel nhất thế giới chứ có đâu xài toàn đồ chôm…
– Thôi, cãi với cụ thêm mất thời gian. Với lại chuyện đó đã có người lo, sẽ có hội thảo khoa học hẳn hoi sau ngày giỗ Quốc tổ để bàn về hòn đá lạ, cụ theo dõi nhé.
– Hội thảo? Thế là phải đổ thêm một đống tiền? Thà lấy đá đó ném xuống Biển Đông góp phần xây đảo còn ích lợi hơn!
Một bà già sau một hồi quan sát chợt thì thào: “Hay Quốc tổ nhập vong ông cụ này?” Nghe thế nhiều người lập tức rút tiền lẻ chuẩn bị ném vào người ông già theo thói quen, nhưng một trung niên ra vẻ thức giả lập tức ngăn lại:
– Không thể nào!
– Vì sao?
– Vì nếu vua Hùng hiển linh thật thì khối kẻ bị vặn gãy cổ lâu rồi!
Người già chuyện

Thủ tục vinh danh VN vẫn bị 'xin cho'

Nghệ nhân hát chầu văn
Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân đã được Hội Văn nghệ dân gian đề xuất từ năm 1992

Mới đây bản Dự thảo Nghị định Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lại được đưa ra lấy ý kiến góp ý lần thứ 3 và một lần nữa lại trở thành đề tài bàn luận, gây tranh cãi.

Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho biết Hội Văn nghệ dân gian đã đề xuất với nhà nước từ năm 1992 đề ra danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.

Tới 2003 Quốc hội đã thông qua luật Thi đua khen thưởng sửa đổi, trong đó có điều luật về Nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú nhưng cho tới nay vẫn chưa có được một nghị định cho việt thực thi luật này.

Trong đợt góp ý kiến cho Dự thảo này, ông Thanh đã nêu ra ba đề xuất sửa đổi các quy định mà ông cho là còn bất cấp trong quy trình và thủ tục xét tặng danh hiệu này.

Bất cập

Một trong những quy định theo Dự thảo Nghị định là các nghệ nhân phải làm thủ tục hành chính, tự mình nộp hồ sơ đề nghị với Hội đồng xét duyệt để được phong tặng danh hiệu này, và có lẽ điều đó á khiến tạo ra cảm giác xin cho, Giáo sư Tô Ngọc Thanh nói.

Trong khi đó theo ông phần lớn các nghệ nhân có thể cả đời không biết gì về các văn bản hành chính pháp luật như vậy, do vậy việc quy định chính cá nhân phải nộp đơn xin được xét duyệt là không sát với thực tiễn.

Thế nhưng đây không chỉ là thủ tục được áp dụng cho việc xét duyệt nghệ nhân mà cả các nghệ sĩ, bác sĩ và giáo viên ưu tú hay nhân dân tại Việt Nam, tất cả đều làm phải tự nộp đơn và làm thủ tục để được xét duyệt như vậy.

Theo Giáo sư Tô Ngọc Thanh ông không thể biết được liệu đề xuất của ông có được chấp nhận hay không, hay đề xuất này có làm thay đổi về căn bản cách thức phong tặng danh hiệu theo hình thức tự nộp đơn xin xét duyệt vốn đã được áp dụng bấy lâu nay tại Việt Nam hay không, vì ông chỉ đơn thuần là một người làm khoa học.

Một đề xuất thứ hai của ông Thanh là không thể căn cứ trên thâm niên để phong nghệ nhân, như nghệ nhân ưu tú thì phải có 20 năm và nghệ nhân nhân dân là 25 năm vì "cái đó với đồng bào ở nông thôn là cái không tưởng vì có người còn chả nhớ mình sinh năm nào".

Chưa kể, ông Thanh nói tiếp, "trong quy luật sáng tạo có những người rất trẻ tuổi nhưng quy tụ tài năng, vốn liếng của cộng đồng và là người đứng đầu cộng đồng đó thì không lẽ họ phải chờ 20 - 25 năm mới được phong hay sao?"
"Vinh danh nghệ nhân không phải chỉ để vinh danh cá nhân đó mà là vinh danh cả vốn liếng di sản văn hóa phi vật thể mà nghệ nhân ấy đang nắm giữ, tức là vinh danh sức sáng tạo và tinh hoa của văn hóa cộng đồng."
Gs TSKH Tô Ngọc Thanh

Với quy định truy tặng nghệ nhân chỉ áp dụng cho những nghệ nhân qua đời trong vòng 5 năm sau khi Nghị định có hiệu lực, Giáo sư Thanh cho rằng như vậy là vô lý.

"Những nghệ nhân đã làm nên công chuyện như cụ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang, bây giờ trở thành bài vọng cổ, cột trụ, xương sống của đờn ca tài tử Nam Bộ nhưng mất đã lâu rồi thì không có công hay sao?" ông Thanh đặt câu hỏi.

Để giải quyết những bất cập này có thể giải quyết bằng việc dựa trên các hiệp hội ở cơ sở, hỏi ý kiến quần chúng và "đây chính là sự bỏ phiếu của nhân dân đối với tài năng của họ," ông Thanh cho biết.

Vẫn theo Giáo sư Tô Ngọc Thanh thì "vinh danh nghệ nhân không phải chỉ để vinh danh cá nhân đó mà là vinh danh cả vốn liếng di sản văn hóa phi vật thể mà nghệ nhân ấy đang nắm giữ, tức là vinh danh sức sáng tạo và tinh hoa của văn hóa cộng đồng."

Giáo sư Thanh cho biết trong khi chờ đợi một nghị định mà sau 10 năm nay vẫn chưa được chính thức phê duyệt, Hội Văn nghê dân gian Việt Nam đã tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho hơn 300 người và điều đó đã được các nghệ nhân hết sức trân trọng.
(BBC)

Rồng VN trĩu cánh không bay được'

Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam cần ít nhất một vài năm để tái ổn định
Nền kinh tế Việt Nam đang nằm ở 'một vùng trũng mấp mô' với suy giảm tăng trưởng và cần chờ ít nhất một vài năm để vực lại sự ổn định bước đầu.
Đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế vĩ mô đã đang tham vấn cho nhiều đề án kinh tế và chiến lược phát triển gắn với quy hoạch trung và dài hạn từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 22/4 từ Hà Nội, chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính này nói:
"Việt Nam đang nằm ở một giai đoạn khó khăn, một vùng trũng, mấp mô, với tăng trưởng suy giảm và kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn do các sai lầm tích lũy từ nhiều năm qua, đặc biệt trong 1-2 năm gần đây gây ra.
"Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn chủ yếu và kép về thị trường và vốn."
Về mặt thị trường, ý kiến này ghi nhận hiện trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hòa nhưng không tiêu thụ được do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, của Việt Nam rất kém.
"Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt bởi các nước ở trong khu vực, trong đó phải kể tới Trung Quốc và Thái Lan.
"Do sức cạnh tranh yếu, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lúng túng với bài toán sản xuất ra, nhưng khó bán được hàng."
Về vốn, ý kiến chuyên gia nói Việt Nam đang ở trong một vòng luẩn quẩn với việc nhiều doanh nghiệp cần vốn, ngân hàng còn có thể cung cấp, nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận.
"Một trong các lý do chính là các ngân hàng mắc nợ xấu, nay cũng muốn điều chỉnh lãi suất cho vay, nhưng điều kiện còn quá chặt chẽ.
Theo chuyên gia này thì các ngân hàng vẫn còn vốn, tuy nhiên vốn chủ yếu "chạy" giữa các ngân hàng mà chưa được chuyển ra cho các doanh nghiệp.

'Không giống ai'

"Chính sách Việt Nam cần đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý"
Hôm thứ Hai 22/04, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng nói với BBC rằng các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang gặp rủi ro cao và một số lượng không nhỏ vẫn chưa chắc chắn có thể 'trụ' được hay không, do gặp khó khăn chính từ thiếu nguồn vốn vay.
Ông nói: "Thực sự khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là không tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
"Trong hai năm nay, lãi suất của ngân hàng lên quá cao, từ mười mấy phần trăm lên tới hai chục, thậm chí ba chục phần trăm.
"Vì vậy các doanh nghiệp không thể hoạt động được, nhất là các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức chịu đựng lãi suất cao đến như thế và không tiếp cận được nguồn vốn, thì nguồn vốn tự có không có đủ."
Kinh tế gia cho rằng đây là vấn đề đặc thù của riêng Việt Nam, không giống bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, khi hệ thống ngân hàng thương mại không tuân thủ một hệ thống quy định pháp luật nào, trong lúc ngân hàng nhà nước không quản lý quy củ được hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Ông nói: "Vì thế mới có vấn đề các ngân hàng tranh nhau huy động vốn với lãi suất lên tới 15, 16, 17, 18% cho các doanh nghiệp vay với lãi suất trời ơi đất hỡi hai chục, ba chục phần trăm và tồn tại như thế hơn hai năm nay rồi."
'Ngân hàng VN cho vay trời ơi đất hỡi'
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành cho bất hợp lý trong điều hành của ngân hàng nhà nước là một nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế ở VN.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Thành cho rằng nhiều biện pháp điều chỉnh vĩ mô của Việt Nam hiện nay chỉ mang tính tình thế, nhất thời mà chưa trở thành các chính sách hợp lý và đúng nghĩa như được kỳ vọng.
Ông nói: "Chính sách Việt Nam cần đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý,
"... Doanh nghiệp mong muốn được vay với lãi suất dưới 10%, muốn thế, ngân hàng trung ương phải cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất, 1, 2, 3, 4%, ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất 6, 7%, như thế là hoàn toàn trong tầm tay."
Ông Thành nói thêm rằng thời gian qua nhà nước để xảy ra một việc khó hiểu là các nguồn vốn vay lại không tới với đối tượng các doanh nghiệp có nhu cầu và cần trợ giúp trong nền kinh tế để vực dậy sau đợt khủng hoảng kinh tài, mà lại được cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, đặc biệt là các "đại gia", một lĩnh vực đã được dự đoán là "bong bóng" và thiếu hiệu quả.

'Xem lại mình'

Khi được hỏi đâu là tỷ lệ giữa các nguyên nhân đến từ bên ngoài và bên trong hệ thống vốn gây khó khăn cho nền kinh tế trong nước, cùng các trở ngại cho các doanh nghiệp, ông Bùi Kiến Thành nói:
"Chúng tôi dự báo và đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong vùng trũng mấp mô, vùng trũng là suy giảm tăng trưởng và lạm phát lúc cao, lúc thấp"
"Không có con số để tính, nhưng ước lượng thì tác động từ bên ngoài Việt Nam có thể là chừng 20%, cái Việt Nam tự tạo ra cho mình có thể lên tới 60, 70%."
Ông Thành cũng nói tới việc nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian qua đã phân tán đầu tư từ lĩnh vực sản xuất, dịch vụ chuyên của mình và đổ vào thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán.
Và theo ông, đây là hai nguyên nhân làm cho họ vừa không phát triển được năng lực tự thân, mà ngược lại chuốc lấy những khoản thua lỗ khi đi vào những thị trường tưởng dễ thu lời lãi nhanh, mà thực tế rất không bền vững.
Ông đề nghị các doanh nghiệp xem lại động cơ và định hướng đầu tư, cũng như thế mạnh kinh doanh của mình, trong khi kêu gọi nhà nước xem lại độ hợp lý trong các chính sách tiền tệ, tài khóa.
"Những vấn đề tham nhũng, tham lam và tiêu cực là rất lớn, không thể nào nhìn được trên đất nước này từ làng xóm từ xã cho tới trung ương, chỗ nào cũng có tiêu cực, chỗ nào cũng có khó khăn.
"Con rồng không thể bay lên được vì cái cánh của nó bị trĩu xuống do bao nhiêu khó khăn tiêu cực, cho nên nước Việt Nam phải xem lại mình."

'Không bất ngờ'

Còn về phần mình, đánh giá chu kỳ khó khăn mà nền kinh tế đang mắc phải, chuyên gia quy hoạch kinh tế vĩ mô và chiến lược phát triển dài hạn nói:
"Chúng tôi đã tiên lượng được những khó khăn này của nền kinh tế Việt Nam hơn một năm nay rồi, và những gì xảy ra không có gì là bất ngờ.
"Những vấn đề vài năm trước đây tích tụ để lại, từ 4-5 năm nay, thì không thể dễ gì ngày một, ngày hai, có thể gỡ ngay được, nhất là trong tình hình quốc tế và khu vực không hoàn toàn thuận lợi, thậm chí bất lợi nhiều hơn cho việc khôi phục của Việt Nam.
"Chúng tôi dự báo và đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong vùng trũng mấp mô, vùng trũng là suy giảm tăng trưởng và lạm phát lúc cao, lúc thấp
"Lúc thấp xuống này, có khả năng lại tăng lên, giảm lạm phát, nhưng vẫn bấp bênh vì các chính sách thực hiện chưa giải quyết được về cơ bản mà đối phó là chính, bất ổn vĩ mô chưa giải quyết cơ bản.

'Tái lập niềm tin'

"Cái gì dễ làm trước, đã hứa thì phải làm, làm tới đâu dứt điểm tới đó, để lấy lại niềm tin, và phải làm thôi, vì nếu không sẽ ngày một lỡ đà và tụt hậu, cũng giống như nợ xấu cứ để thế sẽ bị chồng lên nợ xấu"
Theo chuyên gia, để giải quyết dứt điểm các vấn đề và đưa Việt Nam bước đầu ổn định trở lại, Việt Nam cần phải đợi ít nhất tới năm 2015 và trong quá trình này, một trong các yếu tố quan trọng bên cạnh việc tái cơ cấu kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách thể chế, trong đó có tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, môi trường luật pháp..., cần phải tái lập lại "niềm tin."
Chuyên gia nói thêm: "Lòng tin là yếu tố hàng đầu, không có lòng tin, người dân không tin vào thể chế, bộ máy; doanh nghiệp không tin vào chính sách, nhà đầu tư không tin vào thị trường, người tiêu thụ và lao động không tin vào doanh nghiệp, luật pháp không tạo được sự tin cậy, các lời hứa về chính sách không được thực hiện, thì sẽ rất khó cho việc xốc lại động lực của nền kinh tế...
"Và đây là một điều mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết, cái gì dễ làm trước, đã hứa thì phải làm, làm tới đâu dứt điểm tới đó, để lấy lại niềm tin, và phải làm thôi, vì nếu không sẽ ngày một lỡ đà và tụt hậu, cũng giống như nợ xấu cứ để thế sẽ bị chồng lên nợ xấu," chuyên gia nói với BBC.
Hôm thứ Hai, truyền thông Việt Nam trích dẫn kết quả một số điều tra nghiên cứu, Bấm khảo sát của các tổ chức, định chế trong nước phản ánh thực trạng được cho là 'sức khỏe đáng lo ngại' của các doanh nghiệp trong nước.
Một số tờ báo phản ánh hiện trạng phá sản, thiểu phát của các doanh nghiệp, nạn Bấm thiếu tiếp cận vốn nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa và có báo thậm chí cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang ' Bấm teo tóp, chết như rạ'.

Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất


Nơi xảy ra xô xát giữa nông dân và nhóm 'bảo vệ' công ty Hoa Thành

Vừa có thêm vụ xô xát vì đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 21/04 giữa nông dân và hàng chục người tự xưng là "bảo vệ" của công ty cổ phần Hoa Thành.

Hoa Thành là công ty được chính quyền Huyện Tiên Lãnh cho thuê lại đất để sản xuất giấy với diện tích khoảng hơn 88.000 mét vuông.

Ông Lương Văn Chinh, nông dân ở xã Đại Thắng, Tiên Lãng nói với BBC, khoảng 12 giờ trưa hôm 21/04, ông nghe mọi người báo là có đông người đến đập phá ruộng dưa của bà con.

Ông Chinh cho biết khi ông ra đến nơi thì thấy có “hai chục người mặc áo bảo vệ, áo chống đạn và bốn mươi người xã hội đen, đầu trọc xăm trổ đầy mình, cởi trần,” đang xô xát với bà con.

“Lúc đầu chỉ có khoảng một chục nông dân, nhưng sau bà con gõ kẻng thì thêm rất nhiều người nữa cũng tham gia,” phía nông dân có 11 người bị thương, ông Chinh nói với BBC.

“Những người vận áo chống đạn đứng chặn ở cửa công ty, còn bà con xô xát với nhóm côn đồ, nên phía họ không ai làm sao hết”, ông nói thêm.

‘Chính quyền làm ngơ’


"Bọn đánh người dân như thế mà đứng nhìn xong đi ra ngoài thôi, chuồn dần hết thôi. Rất thất vọng và lại còn nghi ngờ với chính quyền nữa. - Lương Văn Chinh, nông dân xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng

Theo ông Chinh, lúc xảy ra xô xát có mặt chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng công an xã Đại Thắng, và sau đó khoảng ba phút, thì chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng và công an huyện cũng có mặt, “thế mà họ thờ ơ”.

“Bọn đánh người dân như thế mà đứng nhìn xong đi ra ngoài thôi, chuồn dần hết thôi. Rất thất vọng và lại còn nghi ngờ với chính quyền nữa,” ông Chinh nói.

“Chủ tịch có mặt ở đấy mà có giải quyết được vấn đề gì đâu. Mà hôm qua [21/04] về hội trường dân lập biên bản mà tất cả các cấp lãnh đạo với cả giám đốc công ty Hoa Thành cũng không ký, bây giờ muốn gặp tôi tôi không tiếp.”

Khi BBC liên hệ với ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Tùng cắt máy sau khi nghe thấy phóng viên muốn hỏi về vụ việc ở xã Đại Thắng.

Trưởng công an Huyện Tiên Lãng nói nên hỏi người phát ngôn, nhưng không thể cho số điện thoại vì "đã để quên"; còn chủ tịch xã Đại Thắng cũng dập máy.

Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, ông Nguyễn Văn Tùng nói trong buổi họp báo ngày 22/04, đã chỉ đạo cho công an làm rõ vụ ‘côn đồ’ đánh dân.

Ông Tùng được báo Dân Trí trích lời xác nhận có vụ việc khoảng 70 người tự xưng là bảo vệ công ty xô xát với dân, và việc làm của công ty Hoa Thành “không được báo cáo với Ủy ban Nhân dân huyện,” và “đích thân chủ tịch huyện đã ra hiện trường chỉ đạo cơ quan chức năng giải tán đám đông.”

‘Anh Vươn là anh hùng’

Theo ông Chinh, các vụ bất đồng giữa người dân với chính quyền liên tục xảy ra gần đây ở Tiên Lãng là do quyết định thu hồi đất trái luật và giá đền bù.

Riêng chuyện của xã Đại Thắng, 153 hộ dân đã làm đơn khiếu nại từ tháng 08/2004 đến nay, “và đã có rất nhiều công văn gửi về kể cả từ thành phố Hải Phòng đến huyện Tiên Lãng, nhưng không cấp nào đứng ra giải quyết.”

“Giá đền bù khi ấy người ta tính các khoản hỗ trợ, tất cả là có 20.700 đồng một mét vuông, tính ra 8.5 triệu trên một sào,” ông Chinh nói.

Phía các hộ dân khiếu kiện cũng cho rằng, quyết định thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là sai luật, vì chỉ được tính là thu hồi đất cho nhà nước nếu đó là các công trình của nhà nước và có thủ tướng ký.

Trường hợp thu hồi đất cho công ty Hoa Thành thuê là để làm kinh doanh, thì phải đền bù theo cơ chế thị trường, có thỏa thuận về giá cả giữa hai bên, huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng không thể áp dụng mức giá đền bù của nhà nước.

Mặt bằng do chính quyền Tiên Lãng muốn giải phóng để cho thuê vẫn chưa được giải quyết do người dân không nhận tiền đền bù và không giao đất, mâu thuẫn giữa phía công ty cổ phần Hoa Thành và nông dân đã căng thẳng từ nhiều năm nay, theo truyền thông trong nước.
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch huyện Tiên Lãng
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch huyện Tiên Lãng cắt máy sau khi BBC nói muốn hỏi về vụ xô xát.

Cách đây không lâu, phiên tòa xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn và chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ xô xát do cưỡng chế đất đai cũng mới xảy ra, gặp phải nhiều phản ứng khác nhau trong dư luận.

Ông Lương Văn Chinh nói với BBC, ông Đoàn Văn Vươn là "anh hùng của hàng ngàn, hàng triệu người nông dân Việt Nam, vì anh ấy đã dùng cái sai để chống lại cái sai."

Báo Tuổi Trẻ ngày 22/04 chạy bài 'Côn đồ hành hung dân Tiên Lãng' trong đó mô tả hơn 50 đối tượng lạ mặt đã dùng gậy gộc đánh đập những người dân không chịu bàn giao đất cho Công ty TNHH Hoa Thành.

Bình luận về bài báo này, nhà báo Huy Đức trên Facebook viết 'Nếu không bắt và trị tội những kẻ sử dụng côn đồ thì làm sao chính quyền tránh khỏi bị mang tiếng côn đồ'

Báo Dân Trí cùng ngày có bài 'Thuê côn đồ “quét” dân, giải phóng mặt bằng' cho biết mô tả UBND huyện Tiên Lãng thông báo cho Cty CP Hoa Thành ngừng triển khai xây dựng trên đất tranh chấp.

"Tuy nhiên đơn vị này vẫn cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của TP Hải Phòng, cố tình dùng sức mạnh cá nhân để thay luật định", bài báo bình luận.
(BBC)

TQ trấn áp phong trào chống tham nhũng


Trung Quốc từng xử nặng các vụ quan chức cao cấp tham nhũng.

Nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ sáu nhà hoạt động chống tham nhũng mới đây.

Trong sáu nhà hoạt động bị bắt giữ có cả những nhân vật bất đồng chính kiến và một luật sư nhân quyền có tiếng.

Những người này trước đó đã yêu cầu các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản công khai tài sản cá nhân của họ, theo các luật sư và những nhà đấu tranh nhân quyền.

Chiến dịch dân chống tham nhũng này được bắt đầu vào cuối năm ngoái với nỗ lực thu thập hàng ngàn chữ ký, song hành với cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thanh toán nạn tham nhũng mà ông cho là mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản cầm quyền.

Hồi tháng 1/2013, ông Tập Cận Bình được dẫn lời nói sẽ thanh toán "cả hổ báo và ruồi muỗi" trong động thái nhắm tới các quan chức cấp cao và giới chức tầm trung.

Tuy nhiên lời kêu gọi bắt buộc công khai tài sản cho đến nay đã nhận phản ứng thờ ơ này của giới lãnh đạo Trung Quốc .

Chiến dịch với tên gọi “Phong trào Công dân Mới” này, được tung ra vài tuần kể từ khi ông Tập củng cố quyền lực với chức vụ Chủ tịch nước ngoài hai chức danh khác là Chủ tịch Đảng Cộng sản và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nắm quân đội.
Đã có nhiều người hy vọng ông Tập sẽ đưa ra những thay đổi trong hệ thống hiện này để tăng tính minh bạch của chính phủ.


Ông Tập Cận Bình cam kết bài trừ tham nhũng mạnh tay khi nhậm chức.

Vào ngày 31/3, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động chống tham nhũng giương biểu ngữ tại trung tâm Bắc Kinh, một động thái gây chú ý ngay của công an Trung Quốc.

Ba trong số những người bị bắt hiện vẫn đang bị giam giữ, và người thứ tư được tạm cho về nhà vì lý do sức khỏe, luật sư của người này cho biết.

Tất cả bốn người này bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp, một có thể khiến họ chịu án tù 5 năm, theo luật Trung Quốc.

Gây sức ép lên lãnh đạo

Trong số những người bị bắt tuần trước, bốn người vẫn còn bị giam giữ, theo luật sư của họ được báo chí nước ngoài như New York Times trích thuật.

Luật sư này cho biết cảnh sát đã lục soát nhà của ít nhất hai người bị giam giữ và tịch thu máy tính xách tay, máy quay phim và những thứ khác.

Vụ bắt giữ đã gây phẫn nộ và thất vọng trong những người muốn thấy có cải cách ủng hộ nhân quyền.

"Đảng cam kết sẽ công bố tài sản của quan chức đã 30 năm qua mà vẫn chưa làm"
LS Hứa Chí Vĩnh

Họ nói rằng những cuộc bắt bớ này báo hiệu điều không hay cho cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

"Đảng cam kết sẽ công bố tài sản của quan chức đã 30 năm qua mà vẫn chưa làm", ông Hứa Chí Vĩnh, một luật sư và người sáng lập của Phong trào Công dân Mới hiện đang bị giữ quản thúc tại gia cho biết.

"Rõ ràng là chính phủ sợ yêu cầu này", ông nói.

Các công dân Trung Quốc đang đã và đang gây áp lực với ông Tập Cận Bình phải diệt trừ tham những nếu không ông sẽ nhanh chóng mất sự ủng hộ của họ.

Giới quan sát nhận định nếu ông Tập buộc giới quan chức phải bỏ quá nhanh các đặc quyền đặc lợi thì chính ông cũng sẽ có nguy cơ mất đi sự trung thành của những người đã đưa ông lên vị trí cao cấp nhất ở Trung Quốc.

Trung Quốc tụt xuống đứng thứ 80 trong tổng số 176 quốc gia được xếp hạng về mức độ tham nhũng được nhìn nhận tại các nước, theo xếp hạng thường niên do tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin thực hiện hồi tháng 12 năm ngoái.
Trung Quốc chỉ đạt 39 trên tổng số 100 điểm, và đứng sau các quốc gia như Nam Phi và Ý.
(BBC)
Bản tin tiếng Anh

  • Investment patterns alter with times (Washington Post) - Stable instruments with long-term yields have stolen a march over the once preferred fast-money products, thereby raising the stakes for wealth managers.
  • BYD mulls 're-birth' plan (Washington Post) - BYD Co may stop making conventional gasoline-fuelled cars within two years and focus on 'new energy' battery models to promote sales.
  • ZTE hopes to make a comeback (Washington Post) - ZTE Corp, the nation's second-largest telecom equipment vendor, is likely to return to profit growth this year, the company's chairman Hou Weigui said.
  • FDI surge a show of confidence (Washington Post) - Foreign direct investment in China continued to increase in March, an indication of global confidence in the world's second-largest economy.
  • Playing the game (Washington Post) - Chinese-made video games are moving into international markets and 'Westernizing' to appeal to a wider audience.Ear to the ground
  • History Echoes in metropolis (Washington Post) - Chongqing may just be the biggest city in the world, making it a perfect place to watch and experienc the sights, sounds and tastes of modern China.
  • Life of Guo (Washington Post) - Qingdao's Guo Chuan recently became the first Chinese person to sail solo around the world.
  • Premier: Rescue every person (Washington Post) - Premier Li Keqiang climbed onto a heap of debris to view the disaster area after arriving in Lushan county, Sichuan province, where he expressed condolences to victims and survivors of Saturday's devastating magnitude-7 earthquake.
  • Chinese soldiers clear mines, win hearts (Washington Post) - For the past nine months, Chen has led an engineering battalion sent by China to demine the Lebanese border with Israel, where thousands of landmines were left after the conflict between those countries in 2006.
  • Carrier of navy's pride (Washington Post) - Reporter shares experience on aircraft carrier Liaoning ahead of navy's 64th anniversary.
  • Premier Li directs quake-relief at epicenter (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang has arrived at the epicenter of a 7.0-magnitude earthquake which jolted southwest China's Sichuan Province and killed at least 124 Saturday.
  • Reading rate falling in China (Washington Post) - China's comprehensive reading rate was 76.3 percent in 2012, 1.3 percentage points lower than in 2011.
  • Chinese ambassador calls for anti-terror cooperation (Washington Post) - New Chinese ambassador to the United States on Wednesday strongly condemned the Boston bombings, while stressing the need for the two countries to enhance cooperation in dealing with the threat of terrorism.
  • China and Japan should cooperate: vice-premier (Washington Post) - China emphasized its common interests with Tokyo on Wednesday as Vice-Premier Wang Yang met representatives of a China-friendly non-governmental organization from Japan.

Văn Giang và chuyện làm báo thời “có định hướng”


       

Những bức ảnh chân thực nhất về vụ cưỡng chế ở Văn Giang 
có xuất hiện đầu tiên trên báo chí không?

Không, hoàn toàn là từ mạng xã hội và blog. Vì sao thế hả Ban Tuyên giáo?

Đoan Trang

Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”. 
Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”. 
Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim” thanh niên miền Bắc, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*) 
Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp, oai hùng như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều… 
* * * 
Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy, thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”. 
Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường. 
Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi… 

Những bức ảnh chân thực nhất về vụ cưỡng chế ở Văn Giang 
có xuất hiện đầu tiên trên báo chí không? 

Không, hoàn toàn là từ mạng xã hội và blog. Vì sao thế hả Ban Tuyên giáo?
* * * 
Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Trận này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Cụ ạ! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế – vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi. 
Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”). 
Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã “bò như cua” vào thôn làng họ, và họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ cự lại, phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn. 
Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất? 
Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành. 
Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh ít chữ rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% – những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau. 
Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi. 
Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được. 
* * * 
Chuyện đất đai và “tam nông” ở Việt Nam năm 2012 được đánh dấu bằng hai vụ cưỡng chế điển hình tai tiếng: Tiên Lãng (5/1) và Văn Giang (24/4).
37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”. 
Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động. 
“Các bạn trẻ ạ, ngày xưa chúng tôi làm báo thế đấy”. 
(*) Lời giới thiệu album “Sơn Ca 7″ của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn