Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Tin thứ Năm, 05-09-2013: ĐƯỢC VÀ MẤT TRONG PHÂN CHIA BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT: CHỦ YẾU GIẢI MẬT ĐƯỢC VÀ MẤT LẦN NÀY!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Quận Thủ Đức: Hơn 28 triệu đồng cho quỹ “Vì Trường Sa thân yêu – vì tuyến đầu Tổ quốc” (VOH).  - Tiếp tục nâng cấp quy mô các trường học ở huyện đảo Trường Sa (QĐND).  - Trao 100 triệu học bổng cho con em chiến sỹ Trường Sa (VNN).
Việt Nam tăng cường lực lượng tuần duyên (VOA). Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. =>
VN ‘phạt nặng’ hành vi vi phạm chủ quyền (BBC).
Báo cáo Bộ cùng xắn tay giúp đóng tàu ngầm Trường Sa (ĐV).  - Cận cảnh tàu ngầm “made in Vietnam” Trường Sa-1 (Soha).

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc? (BBC). - Bắc Kinh vẫn muốn chiếm cả Biển Đông (NV).
Hà Tường Cát – Khả năng hải chiến trên Biển Đông (DĐTK).
Scarborough: Trung Quốc cắm thêm hàng chục cột bê tông (RFI). - Philippines tố cáo TQ ‘xây cất trái phép’ (BBC).  - Philippines, Trung Quốc khẩu chiến vì bãi cạn ở Biển Đông (VNE).
- Trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khối ASEAN và Nhóm BRICS (RFA).  - Bắc Kinh muốn nhân đôi trao đổi thương mại với ASEAN (RFI).
- 2014. ĐƯỢC VÀ MẤT TRONG PHÂN CHIA BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT: CHỦ YẾU GIẢI MẬT ĐƯỢC VÀ MẤT LẦN NÀY! (Baidu.com).
Gia đình tố cáo công an buộc Đinh Nguyên Kha nhận tội “khủng bố” (RFI). - Vợ blogger Anh Ba Sài Gòn bất ngờ khi chồng được ra tù sớm (VOA).
2<- Công an nổ súng trấn áp giáo dân (RFA). - Cập nhật thông tin biểu tình tại Nghệ An, nhà cầm quyền ức hiếp giáo dân Mỹ Yên (Chúa cứu thế). - Khẩn: Trực Tiếp Giáo Dân Xứ Mỹ Yên – Nghệ An Tuần Hành Xuống UBND Xã Nghi Phương Đòi Người Ngày Thứ 2(TNCG). - SOS: Công an, bộ đội được điều động trấn áp giáo dân Mỹ Yên (Chúa cứu thế). - S.O.S Nhà cầm quyền Nghệ An trở mặt, khủng bố giáo dân Mỹ Yên, GP Vinh (NVCL). - CA Nghệ An nuốt lời, đàn áp khát máu, dã man người dân (DLB).
Khẩn: Công an Nghệ An đưa quân đàn áp giáo dân tại xã Nghi Phương (FB Dũng Huy). - Gần 20 giáo dân thuộc giáo xứ Yên Mỹ bị công an tỉnh Nghệ An đánh đập dã man, khi họ đi đòi thả người tại UBND xã Nghi Phương (FB Tôi tự tin).   - Dân oan Nguyễn Thị Tâm bị thương nghiêm trọng trong đồn công an Bình Phước (Chúa cứu thế). – Video: Thủ đoạn lật lọng của Côn an và truyền hình tỉnh Nghệ An trong vụ việc xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên (DSTT2011). –  SOS: NHÀ CẦM QUYỀN NGHỆ AN ĐÃ TRỞ MẶT SAU HƠN 20 TIẾNG ĐỒNG HỒ KÝ CAM KẾT THẢ NGƯỜI (TNM).
Vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên chiều ngày 04.9.2013: giáo dân bị hành hung và bị bắt, ảnh tượng thánh bị đập nát (GP Vinh). “Nhiều người giáo dân xứ Mỹ Yên cũng như vùng lân cận đang bị chính quyền bắt giữ và hiện tại vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.  Hiện thời, lực lượng công an và quân đội với nhiều loại vũ khí đang ‘chốt’ tại ngọn đồi phía sau giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời cắm chốt tại Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương khiến cho diễn biến càng căng thẳng“.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh đập trong tù (DLB). - THÔNG TIN ĐẶC BIỆT KHẨN: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh đập trong tù (Bùi Hằng). –  “BÁC NGUYỄN XUÂN NGHĨA BỊ THẰNG TIẾN ĐÁNH RỒI…” (TNM).
Người Đà Nẵng tố cáo (QLB).
Hòa thượng Thích Quảng Độ đảm nhận lại chức vụ (RFA). - Hòa thượng Thích Quảng Độ ‘đáo nhiệm’ (BBC).  – Phỏng vấn Hòa thượng Thích Không Tánh: ‘Giáo hội không hề chia rẽ’ (BBC).
Khóa huấn luyện kỹ năng truyền thông cho các tôn giáo đã bắt đầu, dù bị công an ngăn cản (Chúa Cứu Thế).  - Thơ Việt Hòa – Gửi ông Xanh (Dân luận).
3Hạnh Phúc (Jonathan London). “Tôi hỏi, khi nhà nước dồn những nguồn lực khổng lồ vào việc ngăn chặn sự thể hiện các quan điểm ôn hòa, và đẩy những người bất đồng chính kiến vào tình cảnh bị đe dọa và đối xử tàn tệ, hạnh phúc thật sự nghĩa là gì? …  Việt Nam có độc lập nhưng người dân chưa thực sự tự do. Họ cững chưa sống dưới một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Thế thì rất khó để giả định có hạnh phúc về cả quan điểm chủ quan hay khác quan“.  - Lời than của Jonathan London và một trong những cái còm an ủi (Quê choa). =>
Lê Nguyên Bình – Đọc triết học của Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu – Chiến Quốc mà nghĩ về chế độ toàn trị (Dân luận).
- BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU: HỒI ÂM MỘT BỨC TÂM THƯ (Ba Sàm). Mời xem bài liên quan của Trung Nghĩa: Tâm thư gửi ông Bằng Phong Đặng Văn Âu.
- Quốc Tư: Hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam –Nhìn từ trường hợp của Nhật bản (Boxitvn). “Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận và tất cả những người thuộc mọi lứa tuổi đã đưa ra ý kiến và hành động tích cực để đòi lại sự bình thường cho xã hội Việt Nam.”
COMMENT QUA ĐIỆN THOẠI VỀ BÀI KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP (FB Phạm Đình Trọng). “Nói rằng không ai ép ta dự hội nghị Geneve là không đúng. Trung Quốc thao túng hội nghị Geneve rất rõ… Trung Quốc ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận giới tuyến phân chia rất bất lợi, đấy là điều rõ ràng. Chia cắt đất nước Việt Nam rồi, Trung Quốc lại ra sức cổ vũ cho bạo lực cách mạng, cổ vũ cho nội chiến ở Việt Nam cứ kéo dài mãi mãi cũng là điều rất rõ ràng“.
Tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp là nhu cầu tất yếu, khách quan (ĐBND).
Giáo dục sẽ thế nào nếu mọi tư duy, phản biện bị tiêu duyệt triệt để? (FB Nguyễn Thu Trang). - Kim Cương Và Đất Sét (Đinh Tấn Lực).
- Trông người mà nghĩ đến ta (Phi Vux). - Nguyễn Văn Thạnh – Chung một tương lai – Chung một thảm hoạ (Dân luận).  - Đọc thấy phải bình: ĐẤT NƯỚC ƠI ! CÔNG VÀ TỘI (Lê Khả Sỹ).  - ÔI THƯƠNG QUÁ BÀ NGÂU ƠI! (Đặng Huy Văn).
- Minh Diện: CŨNG LÀ “LỠ BƯỚC SANG NGANG” ? (Bùi Văn Bồng).
Bùi Minh Quốc: NGHĨ THÊM VỀ LỜI KÊU GỌI KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO (Nguyễn Tường Thụy). - NGÀY KHAI GIẢNG ! (TNM).
Đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu trong năm tới (VnEco).
- Giáng Vân: “Các nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn” (Boxitvn). - Cũng cần nói rõ là “tầm nhìn” xa hay cao, nếu không thì tưởng cứ “tầm nhìn trong xó bếp” là ổn rồi,  cả hệ thống là những kẻ “đói ăn vụng, túng làm liều”, “ăn vụng không biết/ biết chùi mép”, “chuột sa chĩnh gạo”, “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”, … nên mới có chuyện hài mà lố nhất thế giới: Bỗng dưng thấy thương Thủ tướng quá!. “Thiết nghĩ, với mức lương của Thủ tướng như thế liệu có đủ nuôi vợ con và mua được nhà ở xã hội không nữa? Bỗng dưng tôi thấy thương ông Thủ tướng Việt Nam quá!
Đình chỉ 8 lãnh đạo hưởng lương khủng (VNN).  - Lãnh đạo 4 công ty công ích bị đình chỉ chức vụ vì lương khủng (TBKTSG).  - Truy thu 100 tỉ đồng từ hoạt động xe buýt (NLĐ).
- Bùi Đình Phong: Từ đạo đức công chức đến đạo đức quan chức (VHNA).   - Bài thơ Ăn Cỗ Đầu Người, niềm cảm khái mãnh liệt của một sứ thần tráng sĩ.
Luận bàn về sự công bằng (Tia sáng).
Ban Nội chính vào cuộc vụ tố tiêu cực từ chối thưởng (VNN).
4<- Phó TGĐ Công ty cơ khí Quang Trung bị bắt (KT).
VẤN ĐỀ LÀ THẾ NÀY CƠ (Cu Vinh).
” Quên” hay đạo đức giả? (Quê choa).  Đúng là câu chuyện bi hài cho chế độ khi mà ngày Giỗ “cha già dân tộc” cứ bị lờ đi, trái hẳn với tất cả những gì  dính dáng tới ông. Xin có một gợi ý: nên nghiên cứu tổ chức “giỗ” vào ngày Âm lịch thì khỏi trùng với “ngày vui của cả Dân tộc”.
- KHÁNH LY: HỒI KÝ (Sown Trung). - YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 84) (Nhật Tuấn).
Điều tra vụ chôn hóa chất ở Thanh Hóa (BBC).  - Vụ chôn thuốc sâu: Sau hơn 10 ngày, Sở y tế Thanh Hoá vẫn không hề hay biết (LĐ).  - Vì sao người dân phải làm việc “động trời” như thế? (KT).
‘Bom nước’ tại Việt Nam đe dọa hàng trăm ngàn người (NV).
Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án Đà Lạt (RFI).  Rò rỉ Fukushima : Tokyo nên nhờ quốc tế trợ giúp (RFI).
ASEAN hỗ trợ phụ nữ tiếp cận hệ thống tư pháp (RFA).
- Nguyễn Thái Nguyên: Thử bàn về “giấc mộng Trung hoa” của ông Tập Cận Bình (Boxitvn).  - Người Hoa vươn ra thế giới (Bùi Văn Phú).
Về tự do ngôn luận (hết) (Phan Ba). “Một người cai trị tốt làm việc vì lợi ích của nhân dân, bởi vì nhân dân là nhà nước. Những người lãnh đạo ngày nay hoạt động không vì lợi ích của nhân dân mà vì lợi ích cho Đảng của họ. Họ muốn bảo vệ sự thống trị của Đảng họ và qua đó là quyền lợi riêng của họ“.
Bắc Kinh bài trừ tham nhũng : Một giới chức chết do bị tra tấn (RFI). - Quan chức TQ bị cán bộ Đảng ‘dìm chết’ (BBC).  - Quan chức Trung Quốc chết ngộp trong lúc bị thẩm vấn (VOA).
5Đối lập Cam Bốt nhờ Vua can thiệp vào kết quả bầu cử (RFI). - CNRP đề nghị Quốc vương can thiệp giải quyết tranh cãi (TTXVN).
Ngôi sao bóng rổ Mỹ thăm Bắc Hàn (BBC). - Dennis Rodman trở lại Bình Nhưỡng thăm Kim Jong Un (RFI). =>
Singapore cần nhanh chóng cải tổ (RFI).
ROMANIA TRUY TỐ MỘT QUẢN GIÁO THỜI CỘNG SẢN (TNM).
Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 3) (Boxitvn).
Dani Rodrik – Vấn đề là Chủ nghĩa Độc tài, không phải Chủ nghĩa Hồi giáo (Dân luận).
Ngày 2 Tháng 9 – Ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II (Kichbu).

- 1.500 công nhân Cty công viên cây xanh TPHCM trước nguy cơ bị thu hồi 50 tỉ đồng tiền lương: Người lao động hoang mang trước nguy cơ bị thu hồi 50 tỉ đồng tiền lương (LĐ). - Mưa nghiệm thu sản phẩm thoát nước của | “Mr 2,6 tỉ” (DT).
- Tại phường Thủy Dương (Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế): Chưa được cấp phép đã thi công sân golf (DV). - Phê duyệt quy hoạch sai, về hưu cũng phải ra tòa! (DT).
- Vụ bệnh nhân kiện đòi bác sĩ bồi thường 2,6 tỷ đồng: 30 triệu đồng và tình người khô cứng (PLTP).
KINH TẾ
Tái cơ cấu kinh tế không thể chậm hơn nữa (RFA).
Trong vòng 31 năm qua, GDP của Nam Hàn gia tăng 13 lần, tức chỉ cần 4,7 năm GDP tăng gấp đôi, Singapore 10 lần tức mỗi 6 năm GDP gấp đôi, Thái Lan 7,8 lần trong khi Việt Nam chỉ 2,7 lần, tức Việt Nam phải mất hơn 23 năm GDP mới tăng gấp đôi. Như vậy, càng về sau Việt Nam càng tụt hậu (Nguyễn Đăng Hưng).
- Phỏng vấn bà Bà Phạm Thị Loan, Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á: ‘Cần trí tuệ để có lối thoát kinh tế’ (BBC). ”Cứ để như vừa rồi thì tôi nghĩ việc tái cấu trúc rất khó khăn và nó không đạt được mong muốn thực sự mà nó chỉ chuyển hóa theo kiểu bình mới rượu cũ, hay đánh bùn sang ao thôi chứ không giải quyết được vấn đề triệt để”.
Việt Nam tiến 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu (VnEco).
HSBC lo lạm phát cao tại Việt Nam trong tháng 9 (VnEco).
Đã có 2 ngân hàng muốn bán nợ cho VAMC (TBKTSG).
Vốn thừa nhưng… tắc đầu ra (TBKTSG).
Gói 30.000 tỉ đồng dễ chệch hướng (NLĐ).  - Giải ngân gói 30.000 tỷ: Thận trọng không thừa (ĐT).  - Ký túc xá sinh viên xin chuyển thành nhà thu nhập thấp (VNE).  - Chuyên gia: Sẽ không có làn sóng người nước ngoài mua nhà (TBKTSG).  - Đề xuất nới quyền mua nhà cho người nước ngoài “rất kịp thời” (VnEco).
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ “trận địa” vàng (TBNH).
5<- Sản xuất để… tồn kho? (TBNH).  - Nhiều doanh nghiệp bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục (VNE).
Điện sạch giá cao có đắt hàng? (DNSG).
Doanh nghiệp ngại trữ nhiều lúa gạo trong kho (TBKTSG).
Thị trưởng Việt bắt đầu kinh doanh tại thị trấn Mỹ (VNE).
Olympus bị Anh điều tra gian lận tài chính (BBC).
Thái Lan : Nông dân trồng cao su biểu tình đòi chính phủ trợ giúp (RFI).

- Doanh Nghiệp Bất động sản: Sáng tối đan xen (LĐ). - Xa trung tâm, nhà ở xã hội giá rẻ vẫn ế ẩm (VTV/DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Trọng Dương: Người xưa dạy sử Việt ra sao?  (Tia sáng).
Đưa sân khấu thoát khỏi lối mòn “biết rồi, khổ lắm, diễn mãi”  (QĐND).
Về quê thăm Mẹ (ĐCV).  - Nguyễn Thanh Sơn (Quê choa).
-  Truyện mini10. K. đi đám cưới bạn (Inrasara). - Lý Đợi đọc thơ Kiều Maily.
- LÒNG EM NHƯ THẾ TRĂNG RẰM (Ngô Minh).  - ĐINH CƯỜNG – Đoạn ghi đầu tháng Chín để tưởng nhớ Mai Chửng (Du Tử Lê).
6- Lê Xuân: Ai đạo thơ ai ? (Trần Nhương).
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân tộc ra thế giới (VOA). =>
- Hoàng Quý: Nhạc sĩ Hoàng Hà tạ thế! (Trần Nhương).  - Tác giả bài hát ‘Đất nước trọn niềm vui’ từ trần (TN).  - Vĩnh biệt nhạc sĩ của “Đất nước trọn niềm vui” (VOV).
Nguyễn Ánh 9 từ giã sân khấu ca nhạc (VNE).
 Phỏng vấn Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn: Công chúng của tôi không cần “chiêu trò” (NLĐ).
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn nói về việc cấm Phương Trinh biểu diễn (TN).  - Angela Phương Trinh viết tâm thư hối lỗi (LĐ).
Sẽ có phim về điệp viên Phạm Xuân Ẩn (NLĐ).  - ‘CIA muốn học hỏi từ Phạm Xuân Ẩn’ (TN).
5 bộ phim đáng chú ý ở LHP Venice 2013 (VNE).
Cuộc thi Hoa hậu thế giới 2013 bỏ màn trình diễn áo tắm (VOA).
Việt Nam phải nhường Myanmar 7 HCV vovinam tại SEA Games 27 (TT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bộn bề năm học mới (NLĐ).  - Hà Nội khai giảng trong mưa (VNN).  - Khai giảng không trống trường, cờ hoa giữa Sài Gòn (VNN).  - Xúc động ngày đầu tiên đi học của các bé khiếm thị (Afamily).  - Tâm thư PGS Văn Như Cương gửi phụ huynh đầu năm học mới  (Infonet).  - Ngày tựu trường (PNTP).
Đang học, phải… nhập ngũ (NLĐ).
Bất ngờ vì không thi mà…trúng tuyển đại học (PNTP).
7Từ giảng văn qua phân tích đến đọc hiểu (Trần Đình Sử).
<- Một cựu binh “nuôi chữ” cho 7 người con… (CAND).
Tặng Huân chương Lao động cho “chàng trai vàng” của Vật lý VN (GTVT).
Vợ chồng cãi nhau vì “đồng phục vở” của con (VnM).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
8Bệnh nhân kiện bác sĩ đòi bồi thường 2,6 tỷ đồng (VNN).  - Bác sĩ Mỹ sẽ mổ cho bé bị cắt nhầm bàng quang (NLĐ). - Phạt phòng khám có bác sĩ Trung Quốc 80 triệu đồng (NLĐ).
Cô giáo dằn vặt về cái chết của bé gái tại trường (VNE).  - Cô giáo nhốt chồng đến gần chết (NLĐ). =>
Xác định nguyên nhân 6 người tử nạn trong bồn chứa dầu cá (VOV).   - vụ 6 người chết ngạt: Tan nát lòng mẹ cha (NLĐ).
20% công nhân bỏ ăn ít nhất một bữa/ngày (TT).
Không thể lập lại trật tự lòng, lề đường? (NLĐ).
Đội mưa, xếp hàng mua bánh Trung thu như thời bao cấp (Zing).  - Bánh trung thu “vàng” hết thời (NLĐ).
- NGHỀ “ĐỘC” MƯU SINH: Không lo thất nghiệp (NLĐ).
Vỡ mộng xuất ngoại tìm trầm (NLĐ).
Rộ tin đồn về “thần dược nấm lim xanh” (RFA).
Cứu thành công cá voi 2 tấn mắc cạn ở Quảng Ninh (TTXVN).
Kẻ móc mắt bé trai TQ ‘có thể là bác gái’ (BBC).  - Cảnh sát Trung Quốc: Cậu bé 6 tuổi bị người dì móc mắt (VOA).
Hung thần Cleveland treo cổ tự tử trong tù (RFI).

- Ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế: “Nói thuốc trúng thầu giá rẻ không đảm bảo chất lượng là không có cơ sở” (LĐ). – Đấu thầu thuốc theo quy định mới: Giá thuốc giảm mạnh (TP).
- Vụ 2 học sinh tiểu học chết đuối dưới hố công trình: Gia đình nạn nhân chưa nhận được hỗ trợ, đền bù (TN). – Vụ hai cháu bé chết đuối ở công trường cầu Nhật Tân: Yêu cầu nhà thầu phối hợp khắc phục hậu quả (TT).
QUỐC TẾ 
Can thiệp vào Syria: Obama vận động quốc tế ủng hộ (RFI). - Syria : Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Thượng viện.  - Nga không loại trừ khả năng đồng ý can thiệp vào Syria. - Tấn công Syria : Quốc hội Pháp thảo luận nhưng chưa bỏ phiếu. - 64% dân Pháp phản đối việc tấn công Syria.  - Dự thảo Thượng viện Mỹ thuận đánh Syria (BBC).  - Ông Obama được ủng hộ để đánh Syria.  - Putin: ‘Đừng đơn phương đánh Syria’.  - Nga cảnh báo Mỹ và đồng minh về Syria.
TT Obama: Vấn đề Syria ảnh hưởng tới sự khả tín của quốc tế (VOA).  - Chính quyền Obama vận động cho việc tấn công Syria.  - Ông Putin không loại trừ khả năng tấn công Syria .   - Đa số dân Mỹ không tán thành việc tấn công Syria. - Vấn đề Syria sẽ được đưa ra thảo luận tại Thượng đỉnh G-20.  - Nga điều tàu tuần dương tên lửa đến gần Syria (NLĐ).  - Liệu Nga có bỏ rơi Tổng thống Assad? (KT).  - Iraq gợi ý đề xuất hòa bình giải quyết xung đột tại Syria (VOV).   - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Syria trốn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ (VOV).  - Người Syria chạy trốn chiến tranh (VNE).
Án tù cho người ủng hộ ông Morsi (BBC).
9<- Bạo động gia tăng tại Iraq, một gia đình 16 người bị giết chết (VOA).
Ông Putin ‘thất vọng’ vì Hoa Kỳ hủy bỏ cuộc họp song phương (VOA).  - Nga tuyên bố sẽ không dẫn độ Snowden về Mỹ (NLĐ).
TQ tưởng niệm liệt sỹ trận Tùng Sơn (BBC).
HRW: Chiến dịch của Malaysia có thể quét sạch người tị nạn (VOA).
Người dân Bulgaria biểu tình đòi chính phủ từ chức (TTXVN).
Nam Triều Tiên cho phép bắt nhà lập pháp bị tố cáo nổi loạn (VOA).  - Thành phố công nghệ cao ở Hàn Quốc (BBC).
Công nhân mỏ vàng ở Nam Phi đình công (VOA).
Kẻ bắt cóc 3 phụ nữ ở Mỹ treo cổ tự tử trong tù (VOA).
Nhật vận động đăng cai Olympic 2020 bất chấp sự cố Fukushima (VOA).

* RFA: + Sáng 4-9-2013; + Tối 4-9-2013 
* RFI: 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 04/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 04/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 04/09/2013;  + Vai trò của cộng đồng phát hiện ô nhiếm môi trường;  + Tài chính kinh doanh sáng – 04/09/2013;  +Tài chính kinh doanh trưa – 04/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 04/09/2012;  + Điểm hẹn văn hóa – 04/09/2013;  + Danh ngôn và cuộc sống – 04/09/2013;  + Nhịp đập 360 độ thể thao – 04/09/2013;  + 360 độ Thể thao – 04/09/2013;  + Tạp chí Du lịch: Hòn ngọc xanh – Cù Lao Chàm;  + Lũ quét tại Phong Thổ, Lai Châu;  + Thời sự 12h – 04/09/2013;  + Thời sự 19h – 04/09/2013.

2012. TỪ NGÕ CỤT SYRIA TỚI CHIẾN TRANH KHU VỰC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 30/8/2013
(Báo Le Monde diplomatique - tháng 7/2013)
Trong khi công việc chuẩn bị cho hội nghị hòa bình Geneve 2 về Syria vẫn đang tiếp tục thì tình hình quân sự lại được đánh dấu bằng chiến thắng của quân chính phủ được sự hỗ trợ của Hezbollah ở Qusair, và bằng quyết định của Hoa Kỳ vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Không có gì cho phép người ta dự đoán các cuộc đụng độ sẽ chẩm dứt trong thời gian tới. Ngược lại: cuộc xung đột chuyển sang chiều hướng mang tính tôn giáo hơn và mở rộng ra toàn khu vực.

Nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Iran, Giáo chủ All Khamenei, sắp hoàn thành mơ ước của mình đứng thuyết giảng trên bục cao của đền thờ Hồi giáo Omeyyade ở Damascus. Ông sẽ thông báo đã thực hiện được sự thống nhất Hồi giáo mà ông đã hứa hẹn từ lâu. Ông sẽ rời khỏi ghế ngồi, trong một nghi lễ linh đình, để đặt bàn tay lên đầu một đứa trẻ đáng thương và như vậy biểu lộ sự khoan dung của những người có thế lực (đối với các tín đồ Sunni). Rồi ông đứng cạnh một số giáo sĩ Syria dòng Sunni. Ông chìa tay cho họ và họ cùng giơ cao cánh tay trước những camêra đang ghi lại giây phút lịch sử này.”
Một nhà viết xã luận người Saudi Arabia có uy tín đã mô tả như vậy vào ngày hôm sau chiến thắng của quân đội Syria ở Qusair. Theo ông, đó là tương lai thê thảm của một thế giới Hồi giáo bị rơi vào vòng cương tỏa của những người “Ba Tư” và các tín đồ Shiite.
Cùng lúc, tại Liban, Hassan Nasrallah, Tổng thư ký của Hezbollah, đọc một diễn văn trong đó ông biện bạch việc đưa các chiến binh của ông tới Syria, đồng thời – trái với Rashar Al-Assad – ông thừa nhận rằng “nếu như có một bộ phận lớn người Syria ủng hộ chế độ thì tất nhiên cũng có một bộ phận lớn khác chống lại chế độ.” Theo ông, vấn đề nội bộ chỉ là thứ yếu, và “Liban, Iraq, Jordan và toàn bộ khu vực này là mục tiêu của một kế hoạch Hoa Kỳ- Israel – Takfiriste” mà cần phải chống lại bằng bất cứ giá nào, điều này đòi hỏi phải cứu nguy cho chế độ ở Damascus.
Kể từ nay, như một quan chức Hoa Kỳ đã giải thích trong báo cáo rất đầy đủ mà Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) công bố, “một cuộc chiến tranh Syria ở qui mô khu vực đang biến thành một cuộc chiến tranh khu vực xung quanh Syria.” Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang chia rẽ Trung Đông, tương tự như cuộc chiến tranh lạnh trong những năm 1950 và 1960, đã chứng kiến Ai Cập của Gamal Abdel Nasser, đồng minh của Liên Xô, đối đầu với Saudi Arabia, đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng thời thế đã thay đổi: chủ nghĩa dân tộc Arab đã suy tàn, những diễn văn mang tính tôn giáo xuất hiện ở khắp nơi và người ta tự hỏi về ngay cả tính vĩnh cửu của các Nhà nước và các biên giới ra đời từ Chiến tranh thế giới thứ Nhất.
Syria, cùng với hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người tị nạn, sự tàn phá các cơ sở hạ tầng công nghiệp cũng như di sản lịch sử của họ, là nạn nhân chính của cuộc đối đầu này. Niềm hy vọng nảy sính từ mùa Xuân 2011 biến thành cơn ác mộng. Vì lẽ gì mà điều đã có thể xảy ra ở Cairo lại không thể xảy ra ở Damascus kia chứ?
Quyết tâm của Iran và Nga
Ở Ai Cập, Hosni Mubarak đã bị lật đổ tương đối dễ dàng vì ít nhất là hai lý do. Giới tinh hoa và các tầng lớp xã hội gắn với phe phái cầm quyền không hề thực sự cảm thấy các đặc quyền và tính mạng của họ bị đe dọa. Dù là các doanh nhân, là sĩ quan cấp cao trong quân đội hay các quan chức an ninh, tất cả đều có thế thích hợp với hoàn cảnh mới một cách bình an sau cuộc cách mạng. Chỉ có một thiểu số rất ít ỏi bị đưa ra xét xử – với những thủ tục rất chậm chạp và dè dặt – trước các tòa án, Mặt khác, sự ra đi của ông Mubarak đã không dẫn đến một sự đảo lộn nào trong ván bài địa chính trị khu vực. Hoa Kỳ và Saudi Arabia có thể thỏa hiệp với những thay đổi mà họ đã không mong muốn, tuy nhiên không đe dọa đến những lợi ích cơ bản của họ, với điều kiện phải quản lý được chúng.
Ở Syria, người ta chứng kiến một kịch bản hoàn toàn khác. Ngay từ đầu cuộc tranh chấp, việc sử dụng bạo lực một cách không hạn chế của các cơ quan tình báo đã cho phép chế độ có được những tháng quý báu để tự tổ chức. Nó đã thúc đẩy việc quân sự hóa phe đối lập và sự leo thang, thậm chí việc tôn giáo hóa, để làm tăng thêm những nỗi lo sợ của những bộ phận lớn trong dân chúng: không chỉ những người thiểu số mà cả các tầng lớp tư sản và trung lưu đô thị, trước những giọng điệu cực đoan của một số nhóm đối lập và sự huy động ồ ạt các chiến binh nước ngoài của chính quyền.
Chừng nào số người thiệt mạng càng tăng thì mọi giải pháp không nhằm mục đích trả thù đều trở nên không khả thi và dù muốn hay không, các tầng lớp tương đối đông đảo trong xã hội vì lo cho sự sống còn của họ trong trường hợp các “phần tử Hồi giáo” chiến thắng nên đã liên kết với phe Al- Assad. Con ngoáo ộp Hồi giáo lại càng khiến cho người ta khiếp sợ hơn nữa khi nó đã đe dọa từ nhiều năm nay ở nhiều thủ đô phương Tây và qua thông điệp Damascus gửi tới Pháp: “Tại sao các ngài giúp đỡ những nhóm ở Syria mà các ngài chống lại ở Mali?”
Chế độ cũng đã lợi dụng vị trí chiến lược của họ đối với hai đồng minh chính là Iran và Nga, những nước đã can dự vào cuộc xung đột một cách kiên quyết hơn các nước Arab hay các nước phương Tây – một thái độ khiến các địch thủ của họ bất ngờ.
Đối với Iran, kể từ cuộc cách mạng năm 1979, Syria là đồng minh Arab đáng tin cậy duy nhất, đã ủng hộ họ trong những lúc khó khăn, nhất là trước cuộc xâm lược của Iraq năm 1980 khi tất cả các nhà cầm quyền ở vùng Vịnh ủng hộ Saddam Hussein. Khi sự cô lập của nước này càng tăng thêm trong những năm gần đây, với những trừng phạt khắt khe của Hoa Ky và châu Âu nhằm vào họ, và trong khi không thể loại trừ nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công quân sự của Israel hay của Hoa Kỳ, thì sự dính líu của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ở Syria, bất chấp đạo lý, là một lựa chọn chiến lược hợp lý mà việc bầu Tổng thống mới Hassan Rouhani có lẽ sẽ không làm thay đổi. Cung cấp tín dụng cho Ngân hàng Trung ương Syria, dầu mỏ, các cố vấn quân sự: Tehran không lùi bước trước bất cứ phương tiện nào để cứu đồng minh của mình.
Cam kết này đã dẫn họ tới việc thúc đẩy Hezbollah, với sự ủng hộ của điện Kremlin, dính líu trực tiếp trong các cuộc chiến đấu. Tất nhiên, tổ chức này và thủ lĩnh của họ có thể biện bạch rằng hàng nghìn chiến binh Hồi giáo của Liban cũng như của các nước Arab khác đã kéo đến Syria rồi nhưng một sự can thiệp như vậy chỉ có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng giữa các tín đồ Sunni và Shiite – các cuộc đụng độ có vũ trang đang gia tăng ở Liban – và cung cấp thêm các lý lẽ cho các nhà thuyết giáo Sunni cấp tiến nhất.
Hội nghị, được tổ chức tại Cairo ngày 13/6/2013 dưới khẩu hiệu “ủng hộ những người anh em Syria của chúng ta”, đã kêu gọi một cuộc thánh chiến. Tổng thống Ai Cập, Mohamed Morsi đã tham gia hội nghị. Chính ông, với sự thận trọng về hồ sơ này, đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Damascus. Cuộc họp này đã đánh dấu một sự leo thang những lời lẽ chống Shiite, kể cả ở các giáo trưởng ôn hòa. Đại diện của trường Đại học Al-Azhar, thể chế chủ yếu của đạo Hồi Sunni đặt tại Cairo, tự hỏi: “Sự can dự của Hezbollah khiến những người vô tội phải đổ máu ở Qusair, có ý nghĩa gì? Tại sao họ đến đó? Đó là một cuộc chiến tranh chống người Sunni và là một bằng chứng về chủ nghĩa tín ngưỡng của người Shiite” .
Về phần Nga, những lý do khiến họ can thiệp vượt ra ngoài vai trò cá nhân của Vladimir Putin – ông này được mô tả trong một bức biếm họa trên báo chí phương Tây. Trước hết, chúng phản ánh ý chí của Moskva muốn chấm dứt sự lu mờ của mình trên trường quốc tế.
Một nhà ngoại giao Ai Cập đã giải mã mối lo lắng này: “Các nước phương Tây đã cố gắng gạt Moskva ra ngoài kể từ khi Liên Xô tan rã. Chẳng hạn, bất chấp thiện chí của Boris Yeltsin đối với họ, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã mở rộng tới tận các đường biên giới của Nga.” Về vấn đề Syria, trong 2 năm qua, “các nước phương Tây chỉ đề nghị điện Kremlin ủng hộ kế hoạch của họ mà thôi. Điều này tỏ ra không thực tế”.
Cách bóp méo nghị quyết 1973 của Hội đồng bảo an LHQ về Libya để hợp pháp hóa sự can thiệp quân sự cũng đã khiến Nga thất vọng – và không phải chỉ một mình Nga: nhiều nước như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi hay Trung Quốc, kể từ đó đã tỏ ra dè dặt đối với các nghị quyết của phương Tây về Syria được trình lên LHQ. Đối với điện Kremlin, sự sụp đổ của chế độ Al-Assad có lẽ là một thất bại nghiêm trọng: nó sẽ là một thắng lợi mới của các phần tử Hồi giáo, và có nguy cơ tác động đến dân chúng Hồi giáo ngay trong Liên bang Nga với bộ phận dân chúng mà trong đó, Kremlin tố cáo một sự tuyên truyền Wahhabite tích cực.
Đứng trước quyết tâm của Nga và Iran, những sự ủng hộ phe đối lập Syria từ bên ngoài đã bị chia rẽ, phân tán, không hiệu quả, khác xa hình ảnh của một âm mưu lớn “Saudi Arabia-Qatar-Hoa Kỳ-Israel và Salafi”. Từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Saudi Arabia, từ Qatar tới Pháp, mỗi nước đều chơi bản nhạc riêng của mình, ủng hộ những người này trong khi khước từ những người kia. Cực điểm của sự vụng về là việc Qatar, tháng 4/2013, đã dùng hàng triệu USD vận động cho ông Ghassan Hitto, một người quốc tịch Hoa Kỳ, làm thủ tướng của một “chính phủ ma” lâm thời. Sự can dự của những thương gia giàu có ở vùng Vịnh, không đáp ứng một chiến lược Nhà nước nào và thoát khỏi mọi sự kiểm soát, càng làm cho tình hình rắc rối hơn.
Tóm lại, rất khó tìm thấy trong số rất nhiều phe, nhóm, katiba (đơn vị chiến đấu) được xếp đồng loạt dưới danh nghĩa vừa hợp thức vừa lừa gạt là “các phần tử Hồi giáo”, những khác biệt về chiến lược và chính trị của họ. Chẳng hạn, nhóm Mặt trận Al-Nusra, tự nhận là thuộc AI Qaeda, đã gây nên biết bao mối lo lắng ở phương Tây cũng như Saudi Arabia – nước này đã tiến hành từ 2003 đến 2005 một cuộc tử chiến chống lại tổ chức của Osama Bin Laden. Nỗi ám ảnh này cũng tồn tại trong các tổ chức Salafi. Ông Nader Bakkar, người phát ngôn thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của đảng Salafi chủ yếu ở Ai Cập, Al-Nour, giải thích với chúng tôi làm thế nào để hất cẳng AI Qaeda: “Điều mà chúng tôi yêu cầu, đó là một khu vực cấm bay. Để chính những người cách mạng mang lại chiến thắng. Chúng tôi cam kết là những người ở Ai Cập không tới đó: chiến thắng phải là chiến thắng chỉ của người Syria mà thôi.”
Trò chơi không người thắng kẻ thua
Tình trạng hỗn loạn này đã càng có cơ hội tăng thêm do sự lánh mặt của Hoa Kỳ, nước này tuy mong chế độ Syria sụp đổ nhưng không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu ở Trung Đông sau thất bại của họ ở Iraq và Afghanistan. Hơn ai hết, Richard Haass phản ánh đúng tâm trạng này của Washington. Được coi là bộ óc tư duy của ban lãnh đạo đảng Cộng hòa về các quan hệ quốc tế và nguyên là cộng tác viên của Tổng thống George w. Bush, ông vừa ra một cuốn sách nhan đề “Chính sách đối ngoại bắt đầu ngay từ nhà mình: vì sao cần phải lập lại trật tự ở Hoa Kỳ”. Lập luận của ông: Những vấn đề nội bộ, từ sự xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải đến tình trạng thiếu các công nhân có tay nghề cao, đang ngăn cản nước Hoa Kỳ thực hiện một vai trò lãnh đạo thế giới.
Vậy giải thích thế nào quyết định của Tổng thống Barack Obama về việc cung cấp vũ khí cho các phiến quân Syria? Việc quân đội Syria sử dụng khí sarin, gây rất nhiều tranh cãi – theo Washington, việc này gây nên cái chết cho 140 người trong số 90.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột, có vẻ như là một cái cớ. Nhưng để làm gì?
Syria trở thành một chiến trường khu vực và quốc tế, và không một phe nào có thể chấp nhận thất bại của các quán quân của mình. Sau chiến thắng ở Qusair, Hoa Kỳ muốn ngăn cản một sự khải hoàn của chế độ Syria, vả lại là điều chưa chắc đã xảy ra vì chính quyền bị tẩy chay bởi một bộ phận lớn dân chúng đã trở nên quyết liệt và chẳng còn gì để mất. Nhưng ý muốn này không thể được thể hiện bằng một cuộc tấn công ồ ạt, và lại càng không thể bằng việc thiết lập những khu vực cấm bay hay đưa quân đội đến thực địa. Sự cân bằng lực lượng được duy trì, tình thế không lối thoát có thể kéo dài kèm theo những sự hủy diệt và chết chóc cũng như những nguy cơ mở rộng ra toàn bộ khu vực – điều được tóm gọn bằng nhan đề bản báo cáo của ICG: “Những di căn của cuộc xung đột Syria”.
Iraq, Jordan và Liban lại bị kéo vào cuộc xung đột. Các chiến binh Iraq và Liban, thuộc dòng Sunni và Shiite, đối đầu nhau ở Syria. Những xa lộ quốc tế từ Afghanistan đến Sahel đã trở nên bão hòa với các chiến binh, các vũ khí và các tư tưởng. Chừng nào những nước chủ chốt ở bên ngoài còn xem cuộc xung đột này như một trò chơi không có người thắng kẻ thua thì nỗi thống khố của Syria vẫn còn kéo dài. Với nguy cơ kéo theo toàn bộ khu vực vào cơn xoáy lốc.
***
TTXVN (Algiers 29/8)
“Mạng tin Trung Đông” (+) mới đây có cuộc phỏng vấn nhà phân tích Raimundo Kabchi (-) về tình hình Trung Đông, nội dung như sau:
(+): Ngài đánh giá như thế nào về tình hình Syria sau hơn hai năm các thế lực bên ngoài can thiệp chống lại nước này?
(-): Syria ngày nay là mục tiêu của một âm mưu quốc tế Thứ nhất, nước này đang phải đối mặt với các kế hoạch của chủ nghĩa đế quốc-Zion và cánh hữu Arab. Tại Trung Đông, Syria thuộc về một hệ thống mà chúng ta gọi là trục phản kháng. Liên minh chống Syria trên muốn phá hủy nước này để tiếp đó tiêu diệt các mắt xích khác của trục phản kháng, được Iran, Iraq (sau khi Hoa Kỳ rút quân), Liban, Palestine… thiết lập. Thứ hai, phương Tây có mục đích không đổi là đảm bảo sự tồn tại, an ninh và phát triển của Nhà nước Israel. Syria cũng như Iran cho thấy là một vật cản trở phương Tây đạt được mục đích này. Thứ ba liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia tại thế giới Arab và Syria cũng là một vật cản trên con đường trên. Dầu khí và những đồng USD cũng được các công ty phương Tây nhào nặn trong bối cảnh thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính cấu trúc. Syria cũng là một mắt xích mà Hoa Kỳ và NATO muốn xây dựng nhằm chống lại Nga và Trung Quốc. Nếu quan sát kỹ bản đồ thế giới, chúng ta sẽ thấy một chuỗi các căn cứ quân sự trải dài từ biển Barent tới Thổ Nhĩ Kỳ, rồi vịnh Persian. Nếu nhìn về phương Đông, chúng ta thấy Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Guam và Nhật Bản. Toàn bộ các mắt xích trên đang bị gãy ở một vài nơi, như tại Syria, Libya, Iran và Iraq. Với việc phá hủy Syria, phương Tây thực tế đang tạo ra một hệ thống các căn cứ quân sự hoàn hảo vây quanh Nga và Trung Quốc. Có lẽ không cần phải giải thích tại sao Hoa Kỳ muốn bao vây Nga và Trung Quốc, các nước được đánh giá là mới nổi trên thế giới. Nga và Trung Quốc xuất hiện trong một thời điểm chủ nghĩa đế quốc phương Tây, tân tự do và tư bản, đang suy thoái. Đó là một trong những lý do cơ bản giải thích tại sao Syria lại dũng cảm, có sự thống nhất giữa tầng lớp lãnh đạo, quân đội và dân tộc, đã thành công trong việc đối đầu với một âm mưu quốc tế của gần 30 nước trên thế giới, và một chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà phương Tây nói muốn loại bỏ song thực chất lại khuyến khích, vũ trang và cung cấp một vỏ bọc hợp lệ tại Syria.
(+): Ngài giải thích như thế nào về sự thống nhất giữa chính phủ, dân tộc và quân đội Syria?
(-): Tôi lên án phe đối lập Venezuela bởi luôn sẵn sàng ngoại suy các tình huống của các nước khác, thực tế khác vào áp dụng tại nước này mặc dù các điều kiện là không giống nhau. Đó cũng là một trong những sự nhầm lẫn của phương Tây tại Syria. Họ đã cho rằng Syria và Libya là giống nhau và rằng Nga và Trung Quốc sẽ có thái độ mềm yếu, như trường hợp của Libya. Gaddafi là nạn nhân của những nhầm lẫn riêng của ông ta, bị gây ra bởi các con ông. Những năm cuối đời, Gaddafi sống theo định hướng chính trị do các con ông ta điều khiển, nhất là bởi Saif AI Islam. Saif đã mở cửa với phương Tây, tăng cường trao đổi thương mại với Hoa Kỳ từ 300 triệu lên tới gần 7 tỷ USD. Saif đã mở cửa đất nước cho NATO của châu Âu. Không chỉ cung cấp dầu lửa, Saif còn cung cấp tài chính cho các ứng cử viên tổng thống và thủ tướng châu Âu, điều này đến nay toàn thế giới đều biết. Những điều trên là chưa đủ. Dầu lửa mà Gaddafi đã quốc hữu hóa trong những năm 1960 lại được phục vụ cho các tập đoàn quốc tế lớn. Đã có hai sự đổ vỡ liên quan thực tế tại đất nước này. Trước tiên là sự đổ vỡ giữa Gaddafi của thế kỷ 21 với Gaddafi của thế kỷ 20. Tiếp đó là sự đổ vỡ trên con đường chính trị của ông. Gaddafi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, có khuynh hướng tiến bộ và tập hợp đã nhường chỗ cho Gaddafi theo chủ nghĩa thực dụng trong chính trị quốc tế. Và chủ nghĩa đế quốc không tha thứ, không coi ông là bạn mà chỉ coi là chư hầu hay kẻ thù. Chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng Gaddafi như một đồ thừa và làm tất cả để loại bỏ ông ta. Tại Syria, tình hình khác biệt do lập trường lịch sử của nước này, qua chặng đường của đảng cầm quyền, chính phủ, tổng thống, quân đội và nhân dân. 28 tháng kháng cự lại cuộc tấn công quốc tế của các nước nguy hiểm nhất – cũng như từ các nhóm khủng bố mà lịch sử và loài người chưa từng biết đến, đó là bằng chứng xác đáng nhất cho thấy tại Syria có một số điều khác biệt mà chúng ta không thấy ở nơi khác.
(+): Ngài giải thích như thế nào về quan điểm của Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu trước những gì đang diễn ra tại Trung Đông?
(-): Làm thế nào để hiểu được rằng phương Tây đang chia sẻ một số điều với các nước không có bản Hiến pháp xác định thực tế của họ. Các nước này không có các đảng phái chính trị đổi lập cũng như các tổ chức công đoàn. Liệu có phải tại nơi này nhân quyền không được tôn trọng? Đó có phải là các nước đồng minh của phương Tây và cũng chính phương Tây muốn mang lại dân chủ cho Trung Đông? Làm thế nào để hiểu và giải thích được điều này?
(+): Xin ngài vui lòng nói về các chế độ chuvên chế vùng Vịnh?
(-): Tôi đang nói tới các chế độ chuyên chế hay độc tài mà Hoa Kỳ và NATO áp đặt tại Trung Đông trong 50 năm qua. Liệu có thể coi Israel như một mô hình và ví dụ về dân chủ và văn minh trong khi đó lại là một nước hoàn toàn xâm lược, hiếu chiến, phân biệt chủng tộc và cố chấp? Tuy nhiên, người Palestine đang cố gắng quay trở lại tổ quốc mình và muốn một nghị quyết của Liên hợp quốc cho phép người Israel được chung sống hòa bình và cần phải thỏa thuận với người Palestine. Tuy nhiên, người Palestine đang bị Israel đối xử như những kẻ khủng bố và bị ám sát song lại được phương Tây ủng hộ. Điều trên thật khó chấp nhận, song những giá trị và nguyên tắc ấy lại hoàn toàn biến mất, không chỉ tại các vùng lãnh thổ ở Trung Đông mà còn trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế. Liệu có khả năng các chính phủ phương Tây, như của Tổng thống Hoa Kỳ Obama, Tổng thống Pháp Sarkozy khi trước, Thủ tướng Vương quốc Anh Cameron, Thủ tướng Đức Merkel, có thể nói với một đất nước rằng vị tổng thống của các bạn, được người dân bầu lên, là không hợp lệ và ông ta cần phải từ chức?
Syria ngày nay là mục tiêu của một âm mưu quốc tế, nơi người ta cần tới tất cả, trừ dân chủ, tự do và nhân quyền, bởi trong 28 tháng qua kể từ đầu cuộc can thiệp vào Syria người ta không thấy đất nước tại Trung Đông này có những tiến bộ về mặt hiến pháp, thay đổi về nhân quyền và tự do như chính phủ Syria. Có ai đã tiếp cận các thông tin trên không? Liệu có ai nói với chính phủ Syria: “Các bạn làm rất tốt. Đó là một cử chỉ mạnh mẽ cho một nền dân chủ tốt nhất”, điều mà các nước phương Tây quả quyết mang đến? Không ai cả.
(+): Liệu xung đột tại Syria có lan sang Liban?
(-): Từ những ngày đầu các thế lực bên ngoài can thiệp vào Syria, các nhà phân tích đã cảnh báo phương Tây: “Các ngài đang đùa với lửa tại Syria và có thể làm ngọn lửa lan bùng sang các nước láng giềng, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang sa lầy kể từ đầu cuộc chiến tại Syria”. Phương Tây cũng cảnh báo lại chúng ta: “Điều mà họ đang cố gắng áp đặt tại Syria là dựng lên một chính phủ của tổ chức Anh em Hồi giáo”. Những người Hồi giáo ngoan cố này chỉ biết đến đạo Hồi như một cái tên. Họ chủ yếu phục vụ mưu đồ của phương Tây là nắm chính quyền. Liệu có phải là một kết quả tình cờ? Những người đã cảnh báo Tổng thống Assad sẽ phải ra đi trong vòng từ hai đến ba tuần thì chính họ lại là người phải ra đi đầu tiên. Họ là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, Tổng thống Pháp Sarkozy. Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vấn đề của nước này sẽ có thể làm gia tăng ngọn lửa chiến tranh và đối đầu. Một trong những mục đích của phương Tâv tại Syria là làm suy yếu tổ chức dân tộc phản kháng tại Liban và phong trào Hồi giáo Hezbollah – một tổ chức chỉ nhằm mục đích chống lại một Nhà nước Israel hiếu chiến xâm lược. Tuy nhiên, những nền văn hóa lớn và dân chủ phương Tây trên lại coi Hezbollah như một tổ chức khủng bố. Sai lầm của phương Tây là gì? Đó là thúc đẩy quá trình thực dân của Israel. Đó là cái nhìn của phương Tây đối với các dân tộc Trung Đông. Thực tế là các chính phủ mà họ áp đặt tại Trung Đông như Ai Cập đã bị thất bại trong vòng chưa tới một năm. Tại Libya có một nỗi kinh hoàng thực sự. Các nước vùng Vịnh có vấn đề riêng của họ, có những thay đổi về cấu trúc.
(+): Ngài có cho rằng Hezbollah sẽ đóng một vai trò quyết định để chống lại các phần tử khủng bố tại Liban?
(-): Các vấn đề tại Trung Đông rất phức tạp và cần làm quen với các chủ đề trên. Tôi là một người Liban theo Công giáo và cùng với thời gian tôi đứng về phía phong trào Hezbollah không phải như phương Tây tố cáo tổ chức này là khủng bố, mà là bởi tổ chức này chiến đấu để giải phóng Liban. Sau khi giải phóng lãnh thổ của người Liban, chúng tôi sẽ có thể tiếp tục sống như đã sống từ hàng nghìn năm qua. Nhưng cũng có một mối nguy hiểm hiện hữu đối với Liban, đến từ những người cho rằng họ muốn ổn định và hòa bình tại Trung Đông. Đất nước chúng tôi là một ví dụ về dân chủ tại Trung Đông và họ đã mang đến bất ổn. Liệu một kẻ khủng bố tại Hoa Kỳ có giống với kẻ khủng bố tại miền Nam nước Pháp hay tại Bắc Mali và bằng mọi giá phải tiêu diệt? Nhưng ngay khi những kẻ khủng bố kia đến Liban, họ không chỉ đe dọa Hezbollah, mà là đất nước chúng tôi, Syria và các quốc gia khác… Tại sao phương Tây lại giúp đỡ chúng? Nhân danh những nguyên tắc đạo đức, luật pháp và nhân văn nào mà phương Tây lại giúp đỡ những kẻ khủng bố đó? Vậy là chủ nghĩa đế quốc lại đối xử với chúng ta như họ luôn làm, không phải chỉ coi chúng ta với tư cách là chư hầu, mà họ còn ứng xử như những trí thức giả. Qua báo chí – trụ cột thứ năm trong xã hội chúng ta, người ta đang đổi trắng thành đen. Tại Liban, có một mối nguy hiểm hiện hữu đến từ phía những kẻ khủng bố. Bọn chúng ngày nay hoạt động tại cả Ai Cập, Syria và Iraq. Chúng đang cố gắng phá hủy Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và nhiều nước khác nữa nếu phương Tây không thay đổi chiến lược và kế hoạch tại Trung Đông. Những kẻ khủng bố trên không hoạt động độc lập. Từ Afghanistan giai đoạn Xô Viết đến nay, chúng được bảo vệ, giúp đỡ, vũ trang, tài trợ với mục đích tàn sát và lật đổ các chính phủ không trung thành với lợi ích của phương Tây dù bất kể là ở Trung Đông, Mỹ Latinh hay trên toàn thế giới.
(+): Liệu Hoa Kỳ và đồng minh có khái niệm về mối nguy hiểm hiện hữu từ tình hình trên?
(-): Phương Tây đã nhầm lẫn trong chính sách tại Trung Đông và nhận thấy họ đang đùa với lửa tại một khu vực nhiều dầu lửa, là nguồn bảo đảm giải quyết các vấn đề kinh tế. Ngày nay, rất ít người nói đến sự ra đi của Tổng thống Assad cũng như một chiến thắng của các phần tử khủng bố quốc tế được phương Tây bảo vệ. Chúng ta không thể đối mặt với vấn đề Syria chỉ bằng vũ khí, sự phá hủy và máu. Syria cần một giải pháp, trước tiên giữa những người Syria với nhau, tiếp đến là vấn đề chính trị và hòa bình.
(+): Ngài giải thích như thế nào về các yếu tố hiện đang can thiệp tại Ai Cập?
(-): Tại Ai Cập, ngày nay chúng ta không thấy các yếu tố trên. Nếu phân tích một cách nghiêm túc, sâu sắc và khách quan, chúng ta cần phải nói tại Ai Cập có hai trào lưu như chúng ta thấy tại bất kỳ nước nào ở Cận Đông. Có một trào lưu mong muốn phục vụ lợi ích của phương Tây, đó là những người tự do, dân chủ, song điều họ mong muốn còn lâu mới trở thành hiện thực. Tiếp đó có những lực lượng dân tộc chủ nghĩa. Họ đề cao chủ quyền, nền độc lập, tự do và yêu sách sự giàu có của quốc gia phục vụ lợi ích dân tộc. Đã bao lần chúng ta biết được rằng Chính phủ Ai Cập của cựu tổng thống Mubarak thân phương Tây đã để đất nước với hơn 50% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ? Ai cho phép tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền? Tổ chức này được thành lập tại Ai Cập năm 1928. Sau 85 năm bị trấn áp khắp nơi trong thế giới Arab, họ đã đạt được quyền lực. Tuy nhiên, họ đã phá hủy 85 năm nỗ lực trong bóng tối đó chỉ trong vẻn vẹn 12 tháng. Họ đã làm tăng tỷ lệ nghèo đói, mù chữ, nền kinh tế sụp đổ. Họ đã loại bỏ một trong những nguồn thu quan trọng nhất đối với Ai Cập, đó là ngành du lịch. Khi nghe những tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kerry, chúng ta đã đặt ra các câu hỏi. Ngoại trưởng Kerry đã nói rằng quân đội phải can thiệp để khôi phục nền dân chủ tại Ai Cập. Cũng cần phải nói quân đội ngăn chặn Tổng thống Morsi do ông đã áp dụng một chính sách hoàn toàn thiên lệch, với một bản Hiến pháp chống lại cảm nhận của đa số người dân Ai Cập. Cũng không quên trong vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống, ông Morsi chỉ giành được 5,5 triệu phiếu và vòng hai chỉ được 11 triệu phiếu, tức không đại diện cho đa số để thông qua bản Hiến pháp phục vụ lợi ích của đảng mình. Đó là một chủ nghĩa Hồi giáo phản tiến bộ, chỉ phục vụ lợi ích chính trị của một bộ phận dân chúng. Tại Ai Cập, có hai cách nhìn nhận chính sách đối nội và đối ngoại của nước này. Thứ nhất là chính sách phục vụ lợi ích của phương Tây và thứ hai là chính sách của đại đa số người dân muốn một đất nước có chủ quyền, độc lập, phục vụ lợi ích quốc gia và nhất là đóng vai trò lịch sử đứng đầu tại Trung Đông và cân bằng tại một khu vực đầy mâu thuẫn và xung đột nội bộ.
** *
(The Economist 13/7/2013)
Bất chấp sự hn loạn, đ máu và những thoái trào dân chủ, đây là một tiến trình lâu dài. Không nên từ bỏ hy vọng.
Gần hai năm rưỡi sau khi diễn ra các cuộc cách mạng trong thế giới Arab, không có một nước nào cho đến nay rõ ràng bước vào tiến trình trở thành một nền dân chủ hòa bình và ổn định. Các nước có nhiều hy vọng hơn như Tunisia, Libya và Yemen đang phải vật lộn. Một cuộc thử nghiệm đầy hỗn loạn với nền dân chủ ở Ai Cập, nước đông dân nhất trong những nước này, đã đẩy vị tổng thống được bầu phải ngồi tù. Syria bị cuốn vào cảnh đổ máu của cuộc nội chiến.
Không lấy gì làm ngạc nhiên khi có một số người cho rằng Mùa Xuân Arab đã bị thất bại. Họ lập luận rằng Trung Đông hiện chưa sẵn sàng để thay đổi. Một lý do là khu vực này không có các thể chế dân chủ, vì vậy, quyền lực của người dân sẽ bị tan rã thành tình trạng vô chính phủ hoặc kích động việc tái áp đặt chế độ độc tài. Một lý do khác là một lực lượng cố kết của khu vực này chính là đạo Hồi, một tôn giáo mà người ta lập luận là không thể mang đến dân chủ. Họ đi đến kết luận là Trung Đông sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu Mùa Xuân Arab không bao giờ xảy ra.
Quan điểm này tốt đẹp nhất thì là quá vội vã, còn tồi tệ nhất thì là sai lầm. Các giai đoạn quá độ dân chủ thường bạo lực và kéo dài. Những hậu quả tồi tệ nhất của Mùa Xuân Arab – lúc đầu ở Libya và giờ đây là ở Syria – là khủng khiếp. Tuy nhiên, như một bản báo cáo đặc biệt lập luận, hầu hết những người Arab đều không muốn quay ngược lại kim đồng hồ.
Đặt cái cày ở trước con trâu
Những người nói rằng Mùa Xuân Arab đã thất bại không để ý đến mùa Đông kéo dài trước đó, cũng như tác động của nó đến đời sống của người dân. Năm 1960, Ai Cập và Hàn Quốc có tuổi thọ trung bình và tỉ lệ GDP tính trên đầu người tương tự như nhau. Ngày nay, họ sống trong những thế giới khác nhau. Mặc dù ngày càng có nhiều người Ai Cập hơn sống ở những thành phố và 3/4 số dân của nước này biết đọc biết viết, GDP tính trên đầu người của Ai Cập hiện chỉ bằng 1/5 của Hàn Quốc. Sự nghèo đói và tình trạng suy dinh dưỡng hiện cũng vượt xa mức bình thường. Chính phủ bất tài và tồn tại trong một thời gian ngắn của tổ chức Anh em Hồi giáo đã không làm gì để đảo ngược tình trạng này, nhưng những vấn đề sâu sắc hơn của Ai Cập đã bị làm cho trầm trọng hơn bởi những người hùng trước họ. Và nhiều nước Arab khác cũng đã lâm vào tình trạng chẳng có gì tốt đẹp hơn.
Điều này là quan trọng do những tiến bộ thất thường của Mùa Xuân Arab, nhiều người cho rằng câu trả lời là sự hiện đại hóa mang tính chuyên quyền: một Augusto Pinochet, Lý Quang Diệu, hoặc Đặng Tiểu Bình để giữ trật tự và làm cho nền kinh tế phát triển. Không giống như các nước Đông Nam Á, các nước Arab có thể tự hào về việc không một ông vua hiền triết nào sẵn lòng nuôi dưỡng dân chủ khi nền kinh tế của ông ta phát triển. Thay vào đó, những người anh em của nhà độc tài này và những người họ hàng của đệ nhất phu nhân có tất cả các công việc kinh doanh tốt đẹp nhất. Và những kẻ chuyên quyền này – luôn thận trọng trong việc khuấy động quần chúng – có xu hướng tránh né những thách thức lớn của công cuộc cải cách, chẳng hạn như việc xóa bỏ dần các khoản trợ cấp năng lượng mà chỉ tính riêng ở Ai Cập đã tiêu tốn mất 8% GDP. Thậm chí hiện nay, các chế độ quân chủ giàu dầu lửa đang tìm cách mua hòa bình; nhưng khi giới trẻ được giáo dục và bị tước quyền bầu cử biết đến tự do, cách thức hành động như trước đây sẽ ngày càng không thể chấp nhận được, trừ phi, như ở Syria, kẻ thống trị sẵn sàng để đất nước rơi vào cảnh đẫm máu để tiếp tục nắm quyền. Một vài trong số những nền quân chủ Arab có bước tiến nhanh hơn, chẳng hạn như Maroc, Jordan và Kuwait, đang dò dẫm tiến tới các hệ thống hiến pháp đem lại cho những người dân của họ một tiếng nói lớn hơn.
Điều đó thật tốt đẹp, một vài người đáp lại, nhưng nền dân chủ Arab chỉ dẫn đến việc thống trị của những người Hồi giáo, những người không còn khả năng cải cách so với những người hùng, và nhờ sự không khoan dung của Hồi giáo chính trị, với xu hướng không dân chủ sâu sắc. Mohamed Morsi, một thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo đã bị phế truất vào đầu tháng 7 bởi các tướng lĩnh theo yêu cầu rõ ràng của hàng triệu người Ai Cập trên đường phố, đã được bầu một cách dân chủ, nhưng lại ra sức phỉ báng các tiêu chuẩn dân chủ trong thời gian cầm quyền ngắn của mình với tư cách là tổng thống. Nhiều người Arab thế tục và các bạn bè của họ ở phương Tây hiện lập luận rằng do những người Hồi giáo có xu hướng coi sự thống trị của họ là do Chúa mang lại, họ sẽ không bao giờ chấp nhận rằng một nền dân chủ chân chính phải bao gồm những sự kiểm soát, kể cả các tòa án độc lập, tự do báo chí, những quyền lực được chuyển giao và một hiến pháp đa nguyên để bảo vệ các tộc người thiểu số.
Tuy vậy, điều này cũng bị coi là sai lầm. Ở bên ngoài thế giới Arab, những người Hồi giáo – như ở Malaysia và Indonesia – cho thấy họ có thể học thói quen về dân chủ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy, các cuộc phản kháng chống thủ tướng chuyên quyền nhưng được bầu, Recep Tayyip Erdogan, có vẻ quen thuộc với Brazil hơn là Mùa Xuân Arab. Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù những sai lầm của nó, hiện vẫn dân chủ hơn trước đây khi quân đội lẩn quất trong hậu trường.
Vấn đề này khi đó đặt ra cho những người Hồi giáo Arab. Điều hầu như không gây ngạc nhiên. Họ được rèn luyện bởi hàng thập kỷ bị đàn áp, những phong trào của họ đã tồn tại chỉ bởi vì được giữ bí mật và có tổ chức. Những người ủng hộ chủ yếu của họ là một tộc người thiểu số khá đông đảo ở hầu hết các nước Arab. Họ không thể bị phớt lờ, và thay vào đó phải được lôi cuốn vào xu thế chủ đạo.
Đó là lý do vì sao cuộc đảo chính ở Ai Cập lại bi thảm đến vậy. Nếu tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn nắm quyền, họ có thể đã học lòng khoan dung và tính thực dụng cần thiết cho việc điều hành đất nước. Thay vào đó, những nghi ngờ của họ về hoạt động chính trị dân chủ đã được khẳng định. Hiện naỵ, điều đó phụ thuộc vào Tunisia, nhà nước đầu tiên trong số các nước Arab đánh đố ách áp bức chuyên quyền, để cho thấy rằng những người Hồi giáo Arab có thể điều hành đất nước một cách tốt đẹp. Nước này có thể làm được điều đó: Tunisia đang trên đường có được một hiến pháp có thể được coi như nền tảng của một nền dân chủ tốt đẹp, bao gồm nhiều thành phần. Nếu phần còn lại của thế giới Arab đi theo hướng đó, sẽ phải mất nhiều năm để làm như vậy.
Điều đó không có gì là ngạc nhiên, vì thay đổi chính trị là một trò chơi kéo dài. Nhận thức muộn màng có xu hướng che giấu những hỗn độn của lịch sử. Chẳng hạn như hồi tưởng lại giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa cộng sản xem ra có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, 3 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các băng đảng mafia tội phạm tràn vào châu Âu; các chính khách có quan điểm cực đoan trở nên nổi bật ở Ba Lan, Slovakia và các nước Baltics; các nước Balkan dường như sắp lâm vào chiến tranh và chiến sự đã xảy ra ở Gruzia. Hầu hết người dân ở khối Xôviết trước đây thậm chí giờ đây sống dưới các chế độ áp bức – tuy nhiên, hầu như không ai muốn quay trở lại.
Đừng ngăn chặn trào lưu
Mùa Xuân Arab luôn được mô tả một cách tốt đẹp hơn như một sự thức tỉnh: cuộc cách mạng thực sự diễn ra trên đường phố không nhiều như trong tư tưởng. Internet, các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính xã hội, truyền hình vệ tinh và việc khao khát được học hành – giữa những phụ nữ cũng nhiều như giữa những nam giới Arab – không thể cùng tồn tại với những chế độ độc tài đang bị suy yếu trước đây. Những người Ai Cập, trong số những người khác, đang nhận thấy rằng dân chủ không phải chỉ là vấn đề về các cuộc bầu cử cũng như không phải là khả năng đưa hàng triệu người phản đối xuống đường phố. Đến được đó chắc chắn sẽ luôn dẫn đến tình trạng hỗn độn, thậm chí là đổ máu. Hành trình này có thể mất nhiều thập kỷ. Nhưng nó vẫn được hoan nghênh./.

2013. XUNG QUANH Ý ĐỒ TẤN CÔNG SYRIA CỦA HOA KỲ VÀ PHƯƠNG TÂY

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 30/8/2013
TTXVN (New York 27/8)
 Tạp chí “National Interest” của Hoa Kỳ ngày 27/8 cho biết, tình hình Syria nổi lên từ các cuộc biểu tình ôn hòa chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vào tháng 3/2011, sau đó phát triển thành một cuộc nội chiến toàn diện. Chế độ của Tổng thống Assad đã sử dụng bạo lực đàn áp bất cứ hành động phản đối nào chống chính quyền gia đình trị của ông kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Hiện nay các lực lượng vũ trang của Chính phủ và các nhóm nổi dậy vũ trang đang giao tranh quyết liệt. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ của Tổng thống Assad đã sử dụng các loại vũ khí hóa học chống các lực lượng nổi dậy được vũ trang, từ đó khiến cộng đồng quốc tế không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ và các cường quốc can thiệp quân sự vào Syria để chấm dứt tình trạng đổ máu. Thực tế cuộc xung đột hiện nay đã và đang tàn phá đất nước Syria. Liên hợp quốc dự kiến, đến nay khoảng 100.000 người Syria bị chết trong cuộc xung đột; khoảng 7 triệu người đang cần trợ giúp nhân đạo và hơn 1,9 triệu người trốn khỏi bạo lực bằng cách tị nạn ở các nước láng giềng, Bắc Phi và châu Âu.
Trước tình hình trên, Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh Anh và Pháp đang chuẩn bị một cuộc can thiệp quân sự nữa ở Trung Đông, Nhưng hành động can thiệp quân sự như vậy có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Ngay sau khi ký một thỏa thuận mua bán vũ khí mới với Indonesia, ngày 26/8 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel chuyển sự quan tâm của ông ta đến Syria và nhiều người nghĩ rằng những gì chuẩn bị xảy ra tại Syria là điều không thể tránh. Tại Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel cho biết Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét tất cả các lựa chọn liên quan đến tình hình Syria. Hoa Kỳ sẽ phối hợp hành động chặt chẽ với các nước đồng minh và cộng đồng quốc tế để giải quyết cuộc xung đột đẫm máu tại Syria. Hiện nay Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng, một cuộc tấn công vũ khí hóa học đã xẩy ra tuần trước tại một khu vực do các lực lượng nổi dậy vũ trang kiểm soát ở ngoại ô Damascus và chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ tấn công đó. Mặc dù kết luận như vậy khi Liên hợp quốc chưa đưa ra kết quả chính thức sau khi điều tra các cuộc tấn công, nhưng rõ ràng Chính phủ Hoa Kỳ cảm thấy “giới hạn đỏ” đã bị vượt qua và Hoa Kỳ phải phản ứng bằng hình thức quân sự nào đó để không bị bẽ mặt với dư luận trong và ngoài nước. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể xảy ra trong nay mai, 2 năm qua quân đội Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh Anh và Pháp đã triển khai nhiều hệ thống vũ khí trang thiết bị quân sự ở khu vực xung quanh Syria đế sẵn sàng phát động các cuộc tấn công bất cứ khi nào được phép. Hiện Hoa Kỳ đang triển khai 4 tàu khu trục trang bị tên lửa Tomahawk ở phía Đông Địa Trung Hải. Trong khi đó, 4 tàu khu trục và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh cũng đang có mặt trong khu vực. Ngoài ra, lực lượng không quân của Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã triển khai nhiều máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tại các căn cứ ở Các Tiểu Vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Cyprus để sẵn sàng hành động. Chưa kể đầu năm nay NATO, thực chất là Hoa Kỳ, đã hoàn tất kế hoạch triển khai 6 trận địa tên lửa Patriot và 600 binh sĩ (400 binh sĩ Hoa Kỳ) trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Hoa Kỳ cũng triển khai 2 trận địa tên lửa Patriot, 12-24 máy bay chiến đấu F-16 và 700 binh sĩ tại Jordan. Ông Marc Pierini, cựu Đạị sứ của Liên minh châu Âu (Eu) tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ và phương Tây phải hành động. Ông nói: “Bằng chứng về một cuộc tấn công vũ khí hóa học đã có. Đoạn băng video này không thể là giả”. Vào ngày 26/8, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố, thời kỳ thực hiện biện pháp ngoại giao đã trôi qua và cuộc tấn công vũ khí hóa học là một vấn đề để các nước phương Tây quyết định có thể chấp nhận hay không. Chế độ của ông Assad đang sử dụng những vụ giết người hàng loạt nhằm duy trì quyền kiểm soát Damascus”.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng tình hình chính trị không ổn định và những hậu quả không chắc chắn có nghĩa Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ rất cảnh giác về một cuộc tấn công lớn, Ông Paul Rogers, nhà phân tích an ninh thuộc một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Oxford ở Anh, nhận định rất có khả năng Hoa Kỳ sẽ phát động một chiến dịch quân sự nhỏ – ít nhất ở thời điểm hiện nay. Ông nói: “Các cuộc tấn công lớn của Hoa Kỳ liên quan đến Anh hoặc Pháp chắc chắn không thể xảy ra. Khả năng Hoa Kỳ sẽ chỉ phát động một cuộc tấn công thể hiện sức mạnh nhằm phá hủy một số mục tiêu của chế độ Syria như: sở chỉ huy tình báo hoặc trung tâm chỉ huy và kiểm soát…”. Ông cũng nhận định Hoa Kỳ sẽ không sử dụng các máy bay chiến đấu để tấn công Syria. Ông nói: “Hoa Kỳ sẽ không bay qua không phận Syria bằng máy bay, thậm chí cả loại máy bay tấn công tàng hình F-22. Nếu sử dụng các loại máy bay, Hoa Kỳ phải đối phó với hệ thống phòng không của Syria đầu tiên và đó sẽ là một chiến dịch lớn. Do đó, nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ phát động cuộc tấn công chống chế độ Syria bằng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp từ các tàu khu trục hiện đang triển khai ở phía Đông Địa Trung Hải hoặc các tên lửa được phóng lên từ các tàu ngầm”. Các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Hoa Kỳ và đồng minh có độ chính xác đủ để phá hủy các mục tiêu trong phạm vi gần và có khả năng bay thấp khiến các hệ thống phòng không của Syria không thể ngăn chặn. Vì vậy nếu các tên lửa được bắn vào một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể nào đó, chúng sẽ dễ dàng phá hủy mục tiêu. Hoa Kỳ có thể phóng các tên lửa từ ngoài khơi bờ biển Israel bay qua khu vực Galilee và Cao nguyên Golan và lúc đó khoảng cách đến Damascus chỉ còn khoảng 70 hoặc 80 km. Tuy nhiên, mặc dù qui mô cuộc tấn công của Hoa Kỳ và đồng minh tương đối nhỏ nhưng vẫn nguy hiểm, bởi vì Washington khó có thể dự đoán hậu quả của cuộc tấn công không những đối với Syria mà cả khu vực Trung Đông. Chế độ Assad có thể quyết định tiếp tục sử dụng các loại vũ khí hóa học một lần nữa hoặc không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của các cuộc tấn công. Đối với cả Trung Đông rộng lớn, bất chấp sự tàn bạo của chế độ Assad, những hành động tấn công sẽ được coi là một sự kiện nữa về hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ và phương Tây sau Iraq, Afghanistan, Yemen, Somalia và Libya. Và tiếp đó, tất nhiên là Iran. Ông Rogers nói: “Iran có Tổng thống Rouhani – người có thể muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng nếu Hoa Kỳ tấn công đồng minh của Iran, lúc đó các nhân vật diều hâu ở Tehran sẽ yêu cầu chính quyền không được quan hệ với Hoa Kỳ và đòi Iran phải có vũ khí hạt nhân”. Ông Rogers cũng cho biết một số rủi ro khác có thể làm suy yếu Tổng thống Assad. Những tuần qua, các phần tử Hồi giáo trong lực lượng nổi dậy trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình đó càng xảy ra hơn nữa, Hoa Kỳ và Anh càng cảm thấy nếu chế độ Assad sụp đổ, họ sẽ đối mặt với một Syria thậm chí phức tạp hơn. Ngày càng nhiều phiến quân Hồi giáo, Mặt trận al Nusra và các tổ chức thánh chiến khác đang nhận được các nguồn cung cấp vũ khí và tài chính chủ yếu từ Saudi Arabia và Qatar qua biên giới Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Pierini cho rằng nếu xảy ra hành động quân sự quốc tế chống Syria, cuộc tấn công đó có khả năng bao gồm cả Anh và Pháp, đơn giản vì các nước này có các khả năng sử dụng những loại vũ khí này. Ông nói: Anh và Pháp đều có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp. Lực lượng quân sự của Hà Lan và Đức đã tham gia các hoạt động phòng thủ tại Thổ Nhĩ Kỳ dưới danh nghĩa lực lượng NATO, vì vậy vấn đề duy nhất hiện nay là liệu Italy có tham gia hay không”.
Nhiều nhà phân tích dự đoán, cuộc tấn công quân sự chống Syria của Hoa Kỳ và phương Tây khả năng diễn ra như các cuộc tấn công do NATO lãnh đạo tại Libya hay Kosovo. Nhưng cựu Đại sứ Pierini cho rằng không nên so sánh những trường hợp tiền lệ với các trường hợp khác, đặc biệt với cuộc tấn công Syria. Ông nói: “Đặc điểm tình hình ở Syria là do Nga và Trung Quốc liên tục phản đối hơn 2 năm qua, các hoạt động ngoại giao quốc tế gần như không hiệu quả. Trong khi đó, tình hình Syria ngày càng trở nên tồi tệ tới mức không ai có thể dự đoán kết quả sẽ như thế nào”. Ông khẳng định chế độ Assad đã và đang theo đuổi một chiến lược rõ ràng ngay từ đầu: không hạn chế sử dụng sức mạnh toàn diện kể cả vũ khí hóa học. Ông nói: “Đây không phải nhà nước và Chính phủ Syria, không phải toàn bộ lực lượng vũ trang Syria mà là gia tộc Assad. Đây là một chế độ chỉ rất ít người biết việc hoạch định kế hoạch và ra quyết định”.
* * *
Tạp chí Der Spiegel (Đức)số 20/2013
Tng thng Hoa Kỳ Barack Obama, vn là người cẩn trọng, vừa đưa ra những tuyên b táo bạo về Syria và Iran. Nhưng khi đưa ra ranh giới đỏ về các vấn đề trên, ông có nguy cơ bị dồn vào chân tường. Khi xét ti chính sách ngoại giao, Obama có th học hỏi từ cựu Tng thống Hoa Kỳ Teddy Roosevelt.
Có ít sai lầm trong chính sách ngoại giao nghiêm trọng như sai lầm này: Một vị Tổng thống công khai vạch ra một ranh giới đỏ cho địch thủ, một ranh giới không được phép vượt qua, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nhưng khi ranh giới đó đã bị vượt qua, ông lại không làm gì.
Đây là kịch bản đã xảy ra với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người vừa tuyên bố sẽ tiến hành can thiệp quân sự vào Syria nếu vũ khí hóa học được sử dụng tại đây. Nhưng khi Anh, Pháp và cả chính cơ quan tình báo Hoa Kỳ khẳng định “khá chắc chắn” rằng loại khí độc thần kinh Sarin đã được sử dụng gần Damascus và Aleppo, ông lại không làm theo đúng tuyên bố của mình.
Giờ đây, Obama dường như đang do dự. Nhưng lựa chọn duy nhất còn lại của ông, đó là chấp thuận những yêu cầu ngày một tăng      của phe đối lập và cung cấp cho quân nổi dậy những loại vũ khí công nghệ cao, sẽ khiến ông trông giống như một kẻ liều lĩnh bị phụ thuộc vào bên ngoài. Người đàn ông quyền lực nhất thế giới đã thất bại trong việc giễu võ dương oai với Chính phủ Syria. Obama dường như đang để cho bản thân mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến mà ông không tin tưởng vào. Thông điệp của ông là: Không, ranh giới đỏ vẫn chưa bị vượt qua, chúng ta vẫn cần tới một hội nghị hòa bình về Syria và sau đó chúng ta sẽ xem xét tình hình.
Tại sao mọi việc lại tiến trin tới mức này?
Theo các nguồn tin của Nhà Trắng, các cố vấn của Obama đã bị sốc khi ông bình thản nói đến một “ranh giới đỏ” trong một cuộc họp báo. Êkíp của ông vẫn chưa đồng ý về một phát biểu có ảnh hưởng sâu rộng đến vậy và Tổng thống Hoa Kỳ dường như đã tự ý phát biểu theo cảm xúc. Kế hoạch được thông qua bao gồm việc thể hiện rõ với Tổng thống Syria Bashar al- Assad rằng ông ta không được phép sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như di chuyển chúng khỏi các kho chứa. Nhưng tuyên bố “ranh giới đỏ” đã thay đổi tình hình về cơ bản và đẩy Obama vào thế bị buộc phải can thiệp.
Carla Del Ponte, nguyên trưởng công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và hiện là thành viên ủy ban điều tra về Syria của Liên Hợp Quốc, vào đầu tháng 5/2013 đã bày tỏ “sự nghi ngờ mạnh mẽ” rằng chính quân nổi dậy chứ không phải quân đội Chính phủ Syria có thể đã sử dụng các loại vũ khí cấm, Phát ngôn viên của Nhà Trắng Jay Carney lại không đồng tình với nhận định trên, cho rằng quân đội Chính phủ Syria “rất cỏ thể” đã sử dụng chúng, cho dù vẫn chưa có bằng chứng cho cả hai nhận định trên.
Trong khi đó, cả hai phe trong cuộc nội chiến ở Syria đều quan tâm tới một sự khiêu khích như vậy. Trong khi quân nổi dậy muốn lôi kéo Hoa Kỳ về phía mình, chế độ Assad có thể đang thử thách quan điểm của Hoa Kỳ với việc sử dụng các loại vũ khí hóa học ở cấp độ thấp. Trong trường hợp Washington vẫn không hành động gì, Damascus có thể sử dụng khí độc thần kinh ở đâu đó tại Syria trong một nỗ lực cuối cùng nhằm giành lại quyền kiểm soát đất nước.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, đối thủ cũ của Obama trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, đã cáo buộc Tổng thống Hoa Kỳ đang vẽ ra một ranh giới đỏ bằng “mực tàng hình”. Nhưng không chỉ những chính trị gia hiếu chiến thường thấy bên đảng Cộng hòa đang kêu gọi một sự can thiệp cương quyết của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột ở Syria, một số nghị sĩ đảng Dân chủ cũng đang lên tiếng ủng hộ giải pháp quân sự chống lại chế độ giết người Assad. Tuy vậy, ít người muốn triển khai một chiến dịch trên bộ và chỉ có một thiểu số ủng hộ việc Hoa Kỳ không kích vào các vị trí của Chính phủ Syria mà không cần tới một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Mới chỉ có Israel cho phép thực hiện điều này, quốc gia tin rằng họ hoàn toàn không cần phải quan tâm tới phản ứng của công luận quốc tế hay các nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Nhưng yêu cầu cung cấp vũ khí công nghệ cao cho quân nổi dậy đang nhận được nhiều sự ủng hộ ở Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Đây là một phản ứng có thể hiểu được khi xét tới những cuộc thảm sát mà quân đội Chính phủ Syria và các nhóm vũ trang của Assad thực hiện nhắm vào dân thường, chưa kể tới khoảng 80.000 nạn nhân của chế độ này, cho dù quân nổi dậy cũng được cho là đã thực hiện nhiều hành động tàn bạo. Ai mà không đồng cảm với những người đang đòi hỏi hành động ngay lập tức sau những cảnh tượng thương tâm ở Aleppo, Homs và Damascus?
Nhưng cảm xúc nhân đạo không phải lúc nào cũng dẫn tới chính sách ngoại giao khéo léo. Giải pháp cung cấp vũ khí để chấm dứt một cuộc xung đột vũ trang sẽ chỉ có thể có hiệu quả nếu đồng thời một lực lượng quốc tế với sự ủy thác của Liên Hợp Quốc được chuẩn bị để chiến đấu cùng với quân nổi dậy, chiếm giữ toàn bộ đất nước Syria trong dài hạn để mang tới hòa bình. Hoặc nếu ai đó có thể đảm bảo rằng các loại vũ khí được cung cấp chắc chắn sẽ nằm trong tay những lực lượng tự do, có quan điểm dân chủ và cởi mở với những mong muốn của Hoa Kỳ, châu Âu và Israel. Tuy nhiên, việc này khó có thể xảy ra.
Đương nhiên luôn có những “quân nổi dậy tốt”, một số trong số này đã tạo ra những vùng đất đáng ngưỡng mộ của sự bình thường giữa lúc giao tranh ác liệt. Hỗ trợ họ bằng mọi phương thức có thể phải là ưu tiên hàng đầu của phương Tây. Nhưng một cái nhìn tỉnh táo về tình hình tại Syria cho ta thấy các lực lượng cực đoan đang gia tăng ảnh hưởng của mình. Tại thành phố Aleppo, các nhóm quân nổi dậy có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda đã kiểm soát hệ thống điện, tổ chức phân phát lương thực và thi hành pháp luật. Họ cũng kiểm soát các mỏ dầu tại các khu vực khác và phân phối nguồn tiền đang chảy dồi dào từ Saudi Arabia và Qatar ở khắp nơi trên đất nước Syria. Các chiến binh Hồi giáo của Mặt trận al-Nusra, bị Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố, là một trong số những lực lượng mạnh nhất trong hàng ngũ quân nổi dậy.
Theo tờ New York Times, không có một lực lượng chiến đấu đáng lưu ý nào của phe thế tục tại các khu vực mà quân nổi dậy kiểm soát ở Syria. Ngay cả Hội đồng quân sự tối cao, tố chức bảo trợ của quân nổi dậy, mà sự thành lập của nó được hầu hết các nước phương Tây hy vọng sẽ loại bỏ được các nhóm cực đoan, cũng tràn ngập các chỉ huy muốn áp dụng luật Hồi giáo trên toàn bộ đất nước Syria.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Hoa Kỳ, không một quốc gia Trung Đông nào ủng hộ một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây, với ngoại lệ là Jordan, quốc gia đang phải hứng chịu phần lớn dòng người tị nạn từ Syria. Liên đoàn Arab, vốn ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Libya, đã không tán thành quan điểm của Hoa Kỳ và Israel, cho dù bị Assad loại khỏi Syria. Sẽ là một sự ảo tưởng khi tin rằng Nga và Trung Quốc, hai nước tiếp tục phủ quyết các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Syria, đang đơn độc trong quan điểm phản đối can thiệp quân sự. Cho dù chúng ta có thích hay không, thế giới bên ngoài các nước phương Tây đang hiểu phần cốt lõi của “Trách nhiệm bảo vệ”, một nguyên tắc nhằm ngăn ngừa những hành động tàn bạo trên quy mô lớn, hơi khác so với chúng ta.
Tình hình hiện nay tại Syria làm người ta liên tưởng tới tình hình tại Afghanistan trong những năm 80 của thế kỷ trước. Vào lúc đó, Hoa Kỳ đã chủ tâm cung cấp các thiết bị quân sự cho những chiến binh chống Xôviết hiệu quả nhất. Các thủ lĩnh Taliban sau này đã sử dụng những tên lửa Stinger đất đối không này để chống lại những nhà tài trợ ngây thơ của mình.
Nhưng lần này, phương Tây chắc chắn sẽ không chủ ý hỗ trợ cho các chiến binh Hồi giáo nhằm lật đổ một chế độ độc tài. Nhưng việc vũ trang cho quân nổi dậy ở Syria trong trường hợp xấu nhất có thể biến thành một sự trợ giúp quân sự cho al-Qaeda, đặc biệt khi xét tới việc cung cấp tên lửa. Tờ New Yorker mới đây đã trích dẫn lời nói của một quan chức tại Nhà Trắng: “Nếu một hệ thống phòng không vác vai cơ động (MANPAD) do Hoa Kỳ sản xuất được dùng để bắn hạ một máy bay của hãng hàng không E1 AI của Israel, tôi cho là một số nghị sĩ quốc hội sẽ có một buổi điều trần về chủ đề này”.
Tổng thống Obama, vốn là người cẩn trọng, cũng trở nên mạo hiểm với những lời bình luận về điểm nóng lớn thứ hai trong chính sách ngoại giao của mình, đó là Iran. Cách đây vài tháng, ông nói rằng nước Hoa Kỳ sẽ làm “tất cả những điều cần thiết” để ngăn chặn Iran trở thành một cường quốc hạt nhân. Obama không nói đến một ranh giới đỏ một cách rõ ràng, nhưng tuyên bố của ông cũng khá gần với một tối hậu thư.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn tiến một bước xa hơn trong lần xuất hiện gây chú ý của mình trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2012. Ông nói rằng chỉ “vài tháng nữa” là Tehran sẽ có đủ lượng urani được làm giàu để chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên. Việc này cần phải được ngăn chặn bằng mọi biện pháp có thể, Netanyahu nói như vậy và vẽ một đường kẻ màu đỏ bằng bút dạ lên hình vẽ một quả bom. Ông khẳng định rằng các ranh giới đỏ không dẫn tới chiến tranh, mà giúp ngăn ngừa chúng.
Netanyahu cho rằng lời đe dọa về các cuộc tấn công sẽ khiến Chính quyền Iran phải lùi bước. Nhưng Tehran không hề trì hoãn hay ngừng lại quá trình làm giàu urani và lắp đặt các máy li tâm mới. Nhà cầm quyền Iran tin rằng Israel chỉ đang cố tình lừa bịp.
Với vụ đánh bom ở Syria vào đầu tháng 5/2013, Thủ tướng Israel không chỉ đang nhắm tới nhóm vũ trang Hezbollah, vốn được vũ trang bằng những tên lửa mới nhất của Iran, mà còn gửi một thông điệp tới Tehran: “Hãy nhìn đây, chúng tôi coi trọng những ranh giới đỏ của mình”.
Israel đồng thời cũng gửi một thông điệp tới Washington. Ami Ayalon, nguyên giám đốc cơ quan tình báo Israel, nói với tờ International Herald Tribune vào tháng 10/2012 rằng nếu Israel không hành động gì sau những lời đe dọa của Netanyahu, nước này có thể bị coi là một con hổ giấy. Khi thể hiện sự quyết đoán về mặt quân sự như vậy, Israel đang chấp nhận một thực tế là nước này sẽ có thể bị Liên Hợp Quốc và nhiều nước đối tác trong chính sách ngoại giao như Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích dữ dội. Và bằng cách đổ thêm dầu vào ngọn lửa xung đột tại khu vực Trung Đông, Israel có nguy cơ thổi bùng một cuộc chiến trên diện rộng.
Netanyahu đã tiết lộ với một số chính trị gia rằng ông không sợ điều gì hơn ngoài viễn cảnh các loại vũ khí hóa học rơi vào tay các nhóm quân nổi dậy ở Syria có quan hệ gần gũi với al-Qaeda. Ngược lại, tất cả các nhóm quân nổi dậy đều có quan điểm chỉ trích mạnh mẽ nhà nước Do Thái. Israel hiện đang ở vào một tình thế kì lạ: nước này muốn chế độ Assad sụp đổ, nhưng lại lo sợ viễn cảnh này nhất.
Lựa chọn ngôn từ táo bạo của Tổng thống Obama về Iran và vũ khí hạt nhân ít nhất đã lấy đi của ông một lựa chọn: Ông không còn có thể ngăn chặn vấn đề này nữa. Các chuyên gia của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Viên nhận định việc ngăn chặn một Iran có khả năng hạt nhân là kịch bản lạc quan nhất. Họ tin rằng không ai còn có thể ngăn cản người Iran có được tất cả các bộ phận cần thiết cho vũ khí nguyên tử, mà sau đó có thể thay đổi đột ngột theo ý muốn. Tuy nhiên, các chuyên gia của IAEA cũng cho rằng nhà cầm quyền Iran sẽ không tiến hành bước cuối cùng để chế tạo một quả bom nguyên tử.
Israel chưa bao giờ giấu giếm thực tế là với họ, ranh giới đỏ đã bị vượt qua khi Tehran đang có “khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân tương đối nhanh” theo hướng hoàn thiện một quả bom. Tuyên bố của Obama khó có thể được hiểu theo nghĩa khác ngoài việc ông muốn biến định nghĩa này thành của riêng mình. Nhưng khi làm vậy, Obama trên thực tế lại trở thành con tin của Netanyahu và tù nhân của người Iran, những người mà khi tình hình kinh tế lại rơi vào khủng hoảng và cơn sốt chủ nghĩa dân tộc được nhen nhóm lại, có thể đẩy ông vào một cuộc chiến tranh xâm lược với một tuyên bố khiêu khích.
Tổng thống Hoa Kỳ chỉ hành xử khôn khéo ở khu vực bất ổn thứ ba trên thế giới. Khi xét tới Triều Tiên, Obama không vạch rõ một ranh giới đỏ. Ông đã cảnh báo nhà độc tài của Bình Nhưỡng bằng con đường ngoại giao. Ông hoãn tổ chức các cuộc tập trận mang tính khiêu khích, nhưng lại công khai cử các máy bay ném bom tàng hình và tàu sân bay tới Hàn Quốc. Việc kết hợp giữa thể hiện sự kiềm chế và sức mạnh quân sự dường như đã có hiệu quả. Kim Jong Un đã cho rút những tên lửa của mình.
Các cuộc đàm phán có thể sắp diễn ra, với sự giúp đỡ của Chính phủ Trung Quốc, vốn đang ngày càng lo lắng trước những hành động phiêu lưu của Triều Tiên. Những cuộc đàm phán này sẽ chỉ ra liệu nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un có thực sự điên khùng, hay là một kẻ khao khát quyền lực đầy tính toán một cách điềm tĩnh, và liệu những sự thỏa hiệp với Triều Tiên có hợp lý hay không.
Theodore Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 26, từng nói vào đầu thế kỉ 20: “Nói năng nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn”. Chính trị gia theo chủ nghĩa hiện thực muốn nói rằng người ta nên tiến hành bằng con đường ngoại giao và hành xử một cách tự tin ở hậu trường, thay vì công khai đe dọa bằng sức mạnh quân sự của mình. Giải pháp này chắc chắn sẽ có tác dụng hơn là sự ve vãn của Obama với một ranh giới đỏ hay những tối hậu thư không hiệu quả./. 

2014. ĐƯỢC VÀ MẤT TRONG PHÂN CHIA BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT: CHỦ YẾU GIẢI MẬT ĐƯỢC VÀ MẤT LẦN NÀY!

Trang mạng Trung Quốc Baidu.com  [i]
20.11.2009
Người dịch:  Quốc Thanh
Việt Nam từ ngày độc lập khỏi triều Tống Trung Quốc đến nay, đường biên giới đã từng trải qua mấy lần biến động.
Thời Tống, tù trưởng Nùng Trí Cao ở đất Quảng Nguyên Châu (nay là tỉnh Cao Bằng, Việt Nam) làm loạn, bị triều Tống dẹp.
Cuối Nguyên đầu Minh, Việt Nam thừa cơ Trung Quốc đang có nội loạn đã vượt qua biên giới hơn 200 dặm, chiếm Lộc Châu của Trung Quốc.
Vào giữa đời Minh, Việt Nam thừa cơ Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam còn chiếm cả Ninh Viễn Châu (nay là Lai Châu và vùng đất phía bắc Lai Châu của Việt Nam) thuộc Vân Nam, Trung Quốc.

Đầu đời Thanh, nội phủ Ngoại Lục Mãnh, huyện Kiến Thủy, Vân Nam (nay là huyện Kim Bình của Trung Quốc, huyện Phong Thổ của Việt Nam chạy suốt tới vùng đất phía bắc Lai Châu của Việt Nam), cũng chính là Châu Ninh Viễn ở Vân Nam đời Minh, đã trở về lại Trung Quốc.
Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Thanh xuất binh chống lại quân Pháp, với sự giúp sức của quân Cờ Đen, đã chiếm cả vùng phía bắc Việt Nam. Nhưng Pháp cũng đã chiếm cả vùng Bành Hồ, Đài Loan thuộc Trung Quốc, cắt đứt đường liên hệ giữa đại lục với Đài Loan, đồng thời đã tiêu diệt cả Thủy sư Nam Dương[ii]  của Trung Quốc. Cho nên, Lý Hồng Chương đã ký với Pháp bản “Trung-Pháp tân ước”, trong điều ước quy định tiến hành điều chỉnh biên giới Trung-Việt trên cơ sở đường biên giới hiện có.    
Về hướng Quảng Đông (nay đã cắt toàn bộ về tỉnh Quảng Tây), các vùng đất lọt giữa[iii] như Giang Bình, Hoàng Trúc, Thạch Giác, Cú Đông ở Việt Nam (nay là Giang Bình, Hoàng Trúc ở Khâm Châu, Quảng Tây) cắt về Trung Quốc. Sử triều Thanh nói: Vùng Giang Bình, Hoàng Trúc ở tây nam Quảng Đông, từ Tư Lặc mở rộng biên giới ra biển, có chiều nam bắc 40 dặm, chiều đông tây tất cả 60 dặm.  
Trên dãy Thập Vạn Đại Sơn có một mảnh đất tam bất quản (tức Quảng Đông không cần, Quảng Tây không cần, Việt Nam không cần), điều ước quy định mảnh đất này cắt về Trung Quốc, các vùng Phân Mao Lĩnh, Động Trung ở Thập Vạn Đại Sơn (nay là Động Trung thuộc Quảng Tây) đều cắt về Trung Quốc.
Các vùng có dân Việt như Bát Trang bên sông Ca Long[iv]… do sợ người Pháp, mà người Hoa lại cùng văn hóa cùng dân tộc, nên đã đua nhau đề xuất với quan viên Trung Quốc không muốn để cho người Pháp cai trị, đua nhau đổi sang trang phục triều Thanh, khi các quan viên  Trung Quốc và Pháp cắm mốc phân giới khảo sát đường biên giới tại hiện trường, dân Việt đều chỉ đường biên giới ở phía nam, còn làng mình thì cắt về Trung Quốc.
Tình huống này xuất hiện nhiều lần ở dọc đường biên giới, khiến cho Trung Quốc thu về được rất nhiều lãnh thổ. Sử triều Thanh nói:  Vùng Phân Mao Lĩnh, Gia Long, Bát Trang ở phía tây Khâm Châu Quảng Tây mở rộng biên giới tới sông Ca Long, chiều nam bắc 40 dặm, chiều đông tây tất cả 300 dặm.   
Ở Trấn Nam Quan về hướng Quảng Tây đều là núi cao hiểm yếu, là trọng địa biên phòng. Với nỗ lực của các quan viên đàm phán  triều Thanh, trong vòng hàng chục cây số quanh Trấn Nam Quan, biên giới Trung Quốc đã tiến được thêm từ 20 đến 50 dặm, khiến cho rất nhiều khoảnh đất hiểm yếu được cắt về Trung Quốc.
Kim Long Động ở mé tây Long Châu, Quảng Tây là yếu địa biên phòng, trong lịch sử do Trung Quốc quản lý, nhưng thổ quan đất này đã thế chấp Hạ Lang Châu cho Cao Bằng, Việt Nam, đất này nằm ở dãy Đan Quế Sơn, dài hơn 60 dặm, là một vùng đèo hết sức hiểm yếu, gồm 90 ngôi làng. Với nỗ lực của các quan viên đàm phán, toàn bộ vùng đất này và 3 làng ở Lý Bản đã được thu về Trung Quốc.
Về hướng Vân Nam, Trung Quốc thu về 2 sơn trại Mạn Xung, Đổng Nữu ở đoạn thứ hai (2 sơn trại này đã bị An Nam xâm chiếm dọc ngang 30 dặm từ hơn 40 năm nay); đoạn thứ ba định ranh giới ở phía đông sông Lộc Sơn, mở rộng biên giới thêm hơn 40 dặm; đoạn thứ tư, cắt về Trung Quốc 6 ngôi làng Điền Bồng, Sa Nhân Trại…, mở rộng biên giới thêm hơn 30 dặm. Tổng cộng các đoạn trên mở rộng biên giới được thêm hơn 100 dặm, Trung Quốc không bị mất đất.
Trung Quốc thu về Đô Long, Mãnh Động, Nam Ôn Hà ở huyện Ma Lật Pha, vùng đất từ phía bắc, phía tây Nam Đan Sơn đến Cẩu Đầu Trại, Việt Nam (nằm ở Tiểu Đố Chú Hà), từ phía đông đến sông Thanh Thủy, Việt Nam (nay là Lão Sơn Hạ), đều quy về Trung Quốc quản lý. Đoạn biên giới này nằm ở giữa Đại Đố Chú Hà và Tiểu Đố Chú Hà, nguyên là đất Nam Lang, Mạnh Khang… của Trung Quốc còn chưa thu hồi, diện tích thu hồi được là khoảng 600 km2, vùng chưa thu hồi được là 400 km2. (1000 km2 nằm giữa Đại Đố Chú Hà và Tiểu Đố Chú Hà nguyên thuộc về Trung Quốc, Hoàng đế Ung Chính đầu đời Thanh đã cấp cho Việt Nam).
Chính quyền nhà Thanh cho rằng, đất đai ở nam Ma Lật Pha khá màu mỡ, không chỉ thu hồi được lãnh thổ, mà còn thu được cả địa lợi. Còn đất đai ở Tam Mãnh thì toàn là sơn địa, không tiện cho quản lý, hơn nữa tù trưởng Tam Mãnh còn phụ bám với Việt Nam vào năm 1840, đã tiếp nhận các quan chức Việt Nam lại đồng thời tiếp nhận cả các quan chức Trung Quốc, thuộc về đất hai nước quản chung.
Nói một cách ngắn gọn, nếu mất Tam Mãnh sẽ khiến cho Trung Quốc bị mất tổng số diện tích đất đai là 1600 km2. Cho nên, tóm lại, về hướng Vân Nam bị mất tổng cộng 1000 km2 không kể đường biên giới Trung-Lào. Còn xét về hướng Quảng Đông, Quảng Tây, thì lần hoạch định biên giới này lại có lợi cho Trung Quốc.
Vì thế, lần hoạch định biên giới Việt Nam Pháp-Thanh đối với Trung Quốc, diện tích đất đai được mất về đại thể là tương đương, nhưng những phần đất Trung Quốc được lại là đất màu mỡ nằm gần bờ biển và vũng vịnh, còn những phần đất Việt Nam được lại là vùng sơn địa không dễ quản lý (người Thái ở đó vừa ghét người Hán lại vừa ghét cả người Việt).
Hơn nữa, khi hoạch định biên giới, do người Việt sống dọc theo biên giới sợ sự cai trị của người Pháp nên đã đua nhau thay đổi trang phục, yêu cầu tiếp nhận sự quản lý của Trung Quốc, vì thế mà rất nhiều ngôi làng của Việt Nam dọc theo đường biên giới cũ đều đã được cắt về Trung Quốc khi phân giới cắm mốc.
Từ các sách sử Trung Quốc có thể thấy, chính quyền nhà Thanh khá thỏa mãn với lần hoạch định biên giới ấy, cho rằng không kể những nhượng bộ của Pháp khi phân giới cắm mốc (khi phân giới cắm mốc ở thực địa, do quân Thanh đã chiếm những địa hình có lợi cộng thêm với dân Việt bản địa không muốn tiếp nhận sự cai trị của người Pháp, nên khi phân giới cắm mốc Trung Quốc đã kiếm được một ít đất), đất đai thu hồi được vào triều Thanh nhiều tới hàng trăm dặm.
Trong các sách sử  của người Pháp nói: Khi hoạch định biên giới, chúng ta đã cho Trung Quốc sự ưu đãi lãnh thổ rộng rãi. Thực tế là, đất đai được mất về đại thể là tương đương, nhưng những phần đất được của Trung Quốc thì tốt hơn.       
Sau ngày lập nước, Việt Nam cho rằng lần hoạch định biên giới ấy là không công bằng với Việt Nam, Việt Nam đã bị thiệt. Đã đưa ra với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ rộng lớn. Đến năm 1979, Trung Quốc cho rằng phần lãnh thổ tranh chấp chỉ có 5 km2.
Trải qua cuộc Chiến tranh Trung-Việt năm 1979-1989, Trung Quốc đã chiếm phần lớn các điểm vòng cua[v] trên đường biên giới, như Đình Hào Sơn, Pháp Ca Sơn[vi] ở ranh giới giữa Quảng Tây và Việt Nam; Khấu Lâm Sơn, La Gia Bình Đại Sơn, Lão Sơn, Lão Âm Sơn ở ranh giới giữa Vân Nam và Việt Nam, tất cả những điểm cao này đều bị quân ta khống chế, các vùng tranh chấp trên đường biên giới như Nam Mộc Bình nằm ở ranh giới với Hoàng Su Phì, Việt Nam…, có tổng diện tích các khu vực tranh chấp mới tăng hơn 200 km2, những phần lãnh thổ này đã phải đánh đổi bằng sự hi sinh xương máu của các quân nhân Trung Quốc, tất cả đều đã bị ta khống chế.     
Bản “Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt” năm 1999 [vii] đã giải quyết được triệt để những vấn đề biên giới trên đất liền Trung-Việt.
1
 Về việc phân chia đường phân giới quốc gia vùng biên giới Trung-Việt, trên mạng lan truyền rất nhiều tin đồn, nếu như không đích thân tới hiện trường để khảo sát, thì thường sẽ không dễ đi đến kết luận bừa bãi. Ngày 30.5 [năm 2009] (ngày 31 phát lại), chương trình 《走读大中华》(tạm dịch “Tìm hiểu Đại Trung Hoa”) trên kênh truyền hình trực tiếp Phượng Hoàng (v.ifeng.com/live/) đã phát sóng một chuyên mục mới: “Tìm lại chiến trường xưa – Biên giới Trung-Việt du kí”(寻找远去的战场——中越边境纪行, hiển thị lại hiện trạng vùng Lão Sơn thời chiến đấu ác liệt. Thời gian ghi hình chuyên mục này là vào Tiết Thanh minh năm nay [năm 2009], người dẫn chương trình Dương Cẩm Lân đã đích thân lên đỉnh chính Lão Sơn huyện Ma Lật Pha và tới viếng nghĩa trang liệt sĩ. Từ đây chúng ta biết được hiện trạng của một phần Lão Sơn: Cả quả núi bị chia làm hai, Trung Quốc Việt Nam mỗi nước một nửa, còn đỉnh chính thì nằm dưới sự kiểm soát của ta. (Cắt một vài hình ảnh quan trọng, ảnh có thể kích vào phóng to) Xét từ việc Lão Sơn mang ý nghĩa tượng trưng trong lòng người Trung Quốc, từ các công sự do quân ta xây đắp nên cùng địa hình nơi đây, thì chuyện Trung Quốc phải bỏ điểm cao khống chế đỉnh chính Lão Sơn là điều không thể xảy ra.
Trận địa đỉnh chính thuộc về Trung Quốc, khu vực tranh chấp chia mỗi bên một nửa.
Theo bản Hiệp ước biên giới đã kí kết sau Chiến tranh Pháp-Thanh, thì phần lớn vùng cao nguyên ở biên giới Trung-Việt thuộc phía Việt Nam hoặc điểm vòng cua là cùng hưởng chung. “Điểm vòng cua” chính là chỉ núi ranh giới trên đường biên giới, thường đường ranh giới quốc gia kéo dài dọc theo mỏm núi, điểm cao khống chế trên đường ranh giới quốc gia chính là “điểm vòng cua”. Điển hình ví dụ như các khu vực Lão Sơn, Pháp Ca Sơn, Giả Âm Sơn…  
Đường phân giới vào năm ấy không rõ ràng, phía Việt Nam chủ trương dùng đường mỏm núi nằm giữa hai cột mốc phân giới để vạch biên giới, còn Trung Quốc chủ trương dùng đường thẳng giữa hai cột mốc phân giới để vạch đường biên giới, nên đã tạo thành khu vực tranh chấp. Chúng ta thu hồi lại là mấy phần nhô ra theo đường biên giới do Việt Nam chủ trương, lấn sâu vào đường biên giới nằm về phía Trung Quốc.
Sau trận đánh trả phía Việt Nam, quân ta rút về trong nước, sau khi quân đội Việt Nam quay trở lại biên giới, điều quân chiếm lĩnh núi ranh giới của hai nước, do mấy khu vực này nằm sâu bên trong biên giới nước ta, nên khi người Việt Nam chiếm lần lượt các cao điểm xong, hỏa pháo liền có thể khống chế được cả một vùng rộng lớn nằm trong biên giới nước ta, vì thế mà mới có các trận tác chiến nhổ các cao điểm Lão Sơn, Pháp Ca Sơn, Giả Âm Sơn…  
Mấy khu vực tranh chấp Lão Sơn, Pháp Ca Sơn, Giả Âm Sơn… này vốn nằm trong tay Việt Nam, trải qua những trận chiến đẫm máu, quân ta đã kiểm soát được trận địa nằm ở  đỉnh chính các “điểm vòng cua” Lão Sơn, Giả Âm Sơn… trên đường biên giới Trung-Việt, trận địa cảnh giới tiền duyên đã công chiếm được còn chêm chặt vào lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên hai phần nhô nhỏ ở khu vực Lão Sơn và khu vực Giả Âm Sơn. Đó chính là khu vực tranh chấp chủ yếu trong phân chia biên giới lần này, khoảng hơn 200 km2.
Hai phía Trung Quốc và Việt Nam vào cuối năm 1999 đã chính thức kí kết “Hiệp ước biên giới đất liền Trung-Việt” tại Hà Nội. Trong số 164 khoảnh đường biên giới Trung-Việt, thuộc tổng diện tích cần giải quyết 227 km2 , còn chưa có sự nhất trí giữa hai phía, có khoảng 113 km2 thuộc về Việt Nam, khoảng 114 km2 thuộc về Trung Quốc.
1.  Lấy Lão Sơn làm ví dụ,  7 mỏm núi, Trung Việt mỗi phía 3 mỏm. Trận địa đỉnh chính, đỉnh núi và mé phía bắc thuộc về Trung Quốc.
2.  Pháp Ca Sơn là núi ranh giới của hai nước Trung Việt. Khi Việt Nam còn thuộc thực dân Pháp, “Hiệp ước Quế Việt Trung-Pháp”[viii] đã xác định vị trí núi ranh giới của Pháp Ca Sơn, đồng thời dựng cột mốc biên giới số 26 trên đỉnh chính.
Pháp Ca Sơn có 5 cao điểm, 5 mỏm núi của khu vực Pháp Ca Sơn. Cao điểm số 3 là đỉnh chính. Sau phân giới cắm mốc, các cao điểm số 1, 2, 3 do quân ta kiểm soát, còn các trận địa số 4, 5 nằm ở mé kéo dài về phía nam thì phân giới thuộc Việt Nam.  
Trong thỏa thuận phân giới cắm mốc, trong phạm vi 10 km đối diện với Pháp Ca Sơn chưa tiến hành rò mìn, phía Việt Nam không được đóng quân.
(Kích vào có thể xem được bản đồ trận địa một phần khu vực Lão Sơn):
2

Tài liệu tham khảo:  Tư liệu từ các trang mạng www.tiexue.net, www.laoshanlan.com và do các cư dân mạng khác chuyển đến.
Nguồn:  Trang mạng Trung Quốc Baidu.com
Bản tiếng Việt © BS2013


Chú thích của người dịch:
[i] baidu.com là trang mạng tìm kiếm phổ dụng của Trung Quốc, trụ sở đặt tại Bắc Kinh.
[ii]  Năm 1874, Nhật Bản điều quân đổ bộ lên Đài Loan, chính quyền nhà Thanh quyết định chấn chỉnh lại lực lượng thủy sư. Phân chia thủy sư thành Tam Dương: Thủy sư Bắc Dương phụ trách vùng Sơn Đông và biển Hoàng Hải ở phía bắc, Thủy sư Nam Dương phụ trách vùng phía nam Sơn Đông  và biển Đông Hải ở phía ngoài Trường Giang, Thủy sư Phúc Kiến và Lưỡng Quảng… phụ trách vùng Phúc Kiến và biển Nam Hải.
[iii]  Vùng đất lọt giữa: Tiếng Anh: enclave; tiếng Hán: phi địa (飞地).  Vùng đất lọt vào giữa đất đai của nước khác.
[iv] Nguyên văn: Gia Long Hà  嘉隆河.
[v] Nguyên văn: kị tuyến điểm 骑线点 .
[vi] Chưa rõ tên gọi tiếng Việt của Đình Hào Sơn và Pháp Ca Sơn.
[vii] Tức Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1999.
[viii] Nguyên văn:  《中法桂越界约》. Quế 桂 là tên gọi tắt của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc .

2015. Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án Đà Lạt

RFI tiếng Việt
04-09-2013
Trọng Thành thực hiện
.
.
Trung tuần tháng 8/2013, báo chí trong nước đưa tin về phản ứng lo ngại của chính quyền tỉnh Lâm Đồng đối với dự án xây dựng một cơ sở hạt nhân cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km. Nhìn nhận về nỗi lo ngại trước dự án hạt nhân Đà Lạt – một mắt xích cơ bản trong chủ trương chuẩn bị nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tương lai của Việt Nam – là một dịp trở lại với các câu hỏi : Liệu lựa chọn năng lượng hạt nhân có thực sự hữu ích ? Và trong trường hợp bất khả kháng, cần phải hành động như thế nào để ĐHN không trở thành một thảm họa ?

Về chủ đề này, Tạp chí Khoa học RFI trước hết xin giới thiệu với quý vị tiếng nói của Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn của Nha Kinh tế – Dự báo – Chiến lược của tập đoàn điện lực Pháp EDF. Từ mươi năm nay, Giáo sư Nhẫn dành rất nhiều tâm lực đặc biệt cho việc nghiên cứu về vấn đề ĐHN và năng lượng nói chung, nhằm đưa ra những tư vấn mang tính cảnh báo về nguy cơ của việc theo đuổi con đường phát triển ĐHN một cách mù quáng.
.
RFI : Theo tin trong nước, Việt Nam đang có dự án xây cất Trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trị giá nửa tỷ USD, do Nga giúp đỡ công nghệ. Giáo sư đã từng nhiều lần lên tiếng về chương trình ĐHN của Việt Nam. Vậy xin Giáo sư cho biết quan điểm về Trung tâm này ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn : Vì tôi hoàn toàn không đồng ý với chương trình ĐHN của Việt Nam, tôi rất tiếc phải nói rằng việc xây cất Trung tâm hạt nhân ở Đà Lạt, gắn liền với chương trình này, là không cần thiết lắm, phí tiền của dân mà không đem lợi ích gì cho nước nhà. Lẽ cố nhiên, đối với Viện Năng lượng nguyên tử, có trách nhiệm lớn trong chương trình ĐHN, tôi thông cảm với những lý do mà ông Viện trưởng, TS Trần Chí Thành, đã đưa ra. Theo ông Viện trưởng, thì Trung tâm có bổn phận phục vụ các nhà khoa học, các trường đại học và các cơ sở liên quan đến việc khai thác các nhà máy ĐHN.
Ta không có nhân lực thì phải có cơ sở để làm thí nghiệm và đào tạo một số cán bộ ở trong nước, chứ không thể hoàn toàn ỷ lại ngoại quốc, điều ấy dễ hiểu thôi, không có gì đáng trách móc lắm.
Điện hạt nhân đã lỗi thời và rất nguy hiểm
Vì thế trước tiên, cho phép tôi trả lời câu hỏi chính là : Tại sao tôi không ủng hộ chương trình ĐHN ?
Từ 10 năm nay, qua trên 40 bài tôi viết và trả lời phỏng vấn, tôi đã có dịp trình bày những lý do tại sao Việt Nam không nên làm ĐHN.
Tôi xin vắn tắt lại như sau : ĐHN đã lỗi thời, không an toàn, rất nguy hiểm cho hàng chục thế hệ con cháu sau này. ĐHN không kinh tế như người ta tuyên truyền láo, nó sẽ đắt hơn năng lượng tái tạo, khi ta xây cất xong các nhà máy. Hiện nay giá thành điện gió ở Âu Châu đã cạnh tranh được rồi.
Điện Hạt Nhân – ĐHN – là Điện Hại Nước, Điện Hại Non. Non Nước và dân ta có tội gì đâu, mà phải sống trong sự đe dọa thường trực của phóng xạ giết người, gây bệnh hoạn suốt đời, sau biết bao tang thương của những cuộc chiến tranh tàn ác để lại. Vì một chiến lược sai lầm, không phù hợp với cuộc cách mạng năng lượng thế giới đang diễn ra (smartgrid, Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng…), nếu rủi ro, trong chớp nhoáng, Việt Nam có thể bị điêu tàn, kinh tế sụp đổ, ngành du lịch, xuất khẩu tê liệt !
Trở lại vấn đề dự án Trung tâm hạt nhân Đà Lạt. Tại Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 10 vừa diễn ra tại Vũng Tàu, ông Lê Đình Tiến – Thứ trưởng Bộ KHCN – phát biểu như sau : Chúng ta đang thiếu nhân lực, cán bộ năng lượng nguyên tử, cán bộ giỏi về ĐHN. Hiện nay, các cán bộ trong nước đang gặp khó khăn trong việc thẩm định kết quả tư vấn cho hai nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận do chúng ta đang rất thiếu chuyên gia, thiếu đội ngũ làm việc cho cơ quan pháp quy để đảm bảo an toàn an ninh cho hạt nhân, thiếu đội ngũ cán bộ xây dựng nhà máy ĐHN. Việc quản lý chất thải nhà máy ĐHN cũng đang là vấn đề quan trọng đang tranh cãi chưa đưa ra được hướng đi.
Như thế thì tại sao ta phải xây dựng cấp bách nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận ? Rồi xây tiếp một loạt 14 lò đến năm 2030 ? Chưa gì mà có người đã hãnh diện cho Việt Nam, sẽ được xếp vào hàng thứ 15 trong số 33 nước có ĐHN trên thế giới !
Đầu tư khổng lồ, kết quả mờ mịt
Trên nguyên tắc, với 500 triệu đôla, ta có thể cấp ít nhất 50.000 học bổng cho các kỹ sư đã tốt nghiệp, du học ở ngoại quốc, khỏi cần xây cất Trung tâm này. Tuy nhiên, nếu làm 14 lò với tham vọng xây dựng nền tảng cho một công nghiệp hạt nhân, thì sẽ cần thêm hàng chục tỷ đô la để đầu tư vào nhiều cơ sở nghiên cứu khác, một Trung tâm có nghĩa lý gì ?
Diện tích đất trong dự án (Đà Lạt) lên đến 107 ha, tha hồ mà xây cất. Càng nhiều Trung tâm như vậy, giá điện càng tăng nhanh !
Nên biết rằng trước khi EDF (Electricité de France – Công ty điện lực quốc gia Pháp) bắt đầu xây cất các nhà máy ĐHN vào năm 1957, Pháp đã có lò Zoe – EL1 (1948), EL2 (1952). Sau đó, liên tiếp từ 1956 trở đi đến 1978, Pháp không ngừng xây cất gần 30 lò nghiên cứu và đào tạo, rải rác ở nhiều Trung tâm của CEA. Hiện nay chỉ 15 lò nghiên cứu còn hoạt động.
Như thế có nghĩa là, nếu ta quyết tâm chọn con đường hạt nhân, đầy chông gai hiểm trở, theo tôi, hoàn toàn bế tắt, thì ta sẽ phung phí hàng chục, rồi hàng trăm tỷ đôla của dân còn nghèo khổ. Nó sẽ thu hút tất cả nguồn sinh lực và tài chính quốc gia, không cho phép ta đầu tư vào những lĩnh vực then chốt khác : Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng, chưa kể các lĩnh vực ưu tiên, như giáo dục, nghiên cứu, y tế, xã hội…Và ta sẽ càng khó đuổi kịp các nước biết nhìn xa ngó rộng, biết đầu tư đúng nhịp tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay.
Chương trình ĐHN Pháp quá mạnh, nay cũng bị kẹt ! Pháp muốn khai thác nhanh Năng lượng tái tạo như Đức mà không đủ điều kiện, nhất là về tài chính. Đức rất khôn ngoan, đã tiên phong đầu tư vào lĩnh vực tái tạo từ hơn 20 năm nay !
Pháp : Cường quốc hạt nhân dần chuyển sang năng lượng xanh
Để có một ý niệm về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân, tôi xin phép vắn tắt giới thiệu Trung tâm hạt nhân của Pháp nêu trên : CEA (Commisariat à l’Energie Atomique et aux Energies Alternatives). Hai chữ Energies Alternatives (các năng lượng mới) mới thêm vào cách đây vài năm, chứng tỏ sự chuyển hướng của Pháp trong lĩnh vực năng lượng. CEA, nỗi tiếng trên thế giới, có cả thảy 5 cơ sở dân sự (Saclay, Fontenay- aux- Roses, Grenoble, Marcoule và Cadarache) và 5 cơ sở quân sự. Với một ngân sách lên đến 4,7 tỷ euros và 16.000 nhân viên có trình độ rất cao, phục vụ ở 53 đơn vị, CEA hợp tác chặt chẽ với 500 xí nghiệp.
Riêng về CEA Grenoble, trước kia gọi là CENG (Centre d’Etudes Nucléaires Grenoble), được GS Louis Néel, Nobel Vật lý, thành lập năm 1956, tôi được biết rõ hơn cả vì đã tu nghiệp hạt nhân ở nơi đây.
CENG có cả thảy 12 phòng thí nghiệm, dành cho nghiên cứu vật lý cơ bản, vật lý chất rắn, nhiễu xạ nơtron, nhiệt độ thấp, cộng hưởng từ, máy gia tốc. Các phòng thí nghiệm khác đảm trách vật lý hạt nhân, truyền nhiệt, đặc tính hóa học của chất rắn và luyện kim, đặc tính hóa học dưới bức xạ, ứng dụng chất phóng xạ và điện tử. Cộng với 3 lò hạt nhân : Mélusine, Siloé, Siloette, CENG đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư cho EDF.
Từ 2002 đến 2012, CEA Grenoble đã phá gỡ 3 lò nêu trên. Vì thế hiện nay, CEA Grenoble hoàn toàn phi hạt nhân và 4 hướng nghiên cứu chính là công nghệ micro-nano, năng lượng mới, công nghệ sinh học và nghiên cứu cơ bản.
Quá trình diễn biến khoa học và kỹ thuật của CENG cho phép tôi nói rằng : Việt Nam đi lùi hơn nửa thế kỉ mà không biết !
Vì cớ gì, người ta đi tới, mình đi lùi, người ta đi ra, mình đi vào ?
Lúc bắt đầu chương trình ĐHN, Pháp đã có một nền tảng công nghiệp cơ điện vững chắc, ngoài EDF và CEA. Lực lượng nguyên tử của họ ngày nay có thêm Areva, một xí nghiệp hùng mạnh, bao sân toàn bộ chu kỳ hạt nhân, từ mỏ uranium đến khâu xử lý chất thải phóng xạ. Nên biết rằng từ 1957 đến 2010, Pháp đã đầu tư cả thảy khoảng 300 tỷ đô la vào lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Liệu ta có đủ nhân lực và tài chính để ồ ạt xung phong vào một công nghiệp đang xuống dốc mạnh không ?
Dù sao, theo tôi, xây dựng Trung tâm hạt nhân Đà Lạt bây giờ thì cũng quá muộn rồi, so với lịch trình của một chương trình ĐHN quá tham vọng của ta, sang năm đã khởi công.

Nếu nâng cao hiệu suất sử dụng điện, không cần ĐHN
Giáo sư Phạm Duy Hiển : Hiện nay có một mâu thuẫn như thế này : Chúng ta nói là Việt Nam thiếu điện. Tất nhiên hai năm nay, thì đỡ hơn rất nhiều, vì có một số tổ máy vào, không đến nỗi bị cúp điện như cách đây 3, 4 năm. Nhưng mà tôi vẫn giữ một quan điểm là Việt Nam rất lãng phí điện. Chúng tôi có những công trình nghiên cứu nói rõ những cái đó. Việt Nam lãng phí vào loại nhất thế giới. Nói ra điều này ít ai tin được, bởi vì một nước nghèo như Việt Nam, làm sao lại lãng phí đến mức như vậy ?!
.
Nhưng mà hãy hỏi các nhà nghiên cứu có tìm hiểu kỹ về vấn đề này, thì so sánh theo những tiêu chí nhất định, thì đúng như vậy. Hệ số đàn hồi của Việt Nam là luôn luôn lớn hơn 2, mà các nước xung quanh chỉ hơn 1. Như vậy đề làm được một đô la hay một euro, chúng ta phải tiêu thụ lượng điện gấp đôi các nước xung quanh. 5% tăng trưởng GDP hàng năm, thì tiêu thụ điện tăng tới 12%. Như thế hệ số đàn hồi lớn hơn 2. Hiện nay chưa giải được bài toán đó. Thực ra những người có thẩm quyền cũng biết việc này và cũng đặt kế hoạch đến 2020, làm sao Hệ số đàn hồi chỉ còn 1 thôi.
.
Cho nên quyết sách rất quan trọng. Nếu giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng điện… Cứ làm đúng như các nước xung quanh, thì mức tiêu thụ năm 2020 không phải là con số dự kiến như khi đưa ra Quốc hội, lúc đề nghị duyệt chương trình ĐHN. Nếu Việt Nam đề cao hơn nữa hiệu quả sử dụng điện năng, thì theo tôi chưa cần phải làm ĐHN. Cứ đẩy lùi chương trình này lại.
.
Cái này chứng minh không khó và không phải ít người thấy. Nhưng mà tại sao không thể làm được ? Thì thực ra tôi thấy cũng rất là khó hiểu ?!
Dân các nước dân chủ thường phản đối cơ sở hạt nhân gần dân cư
RFI Hiện nay tỉnh Lâm Đồng không đồng ý về việc xây cất Trung tâm ở Đà Lạt, do sợ hạt nhân và có đề nghị nên tìm một địa điểm khác cách xa Đà Lạt 30 km. Xin Giáo sư cho biết suy nghĩ của Giáo sư về vấn đề này ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Tỉnh Lâm Đồng không đồng ý thì cũng có lý, tuy mức độ nguy hiểm của Trung tâm thấp hơn nhiều so với lò ĐHN.
Muốn so sánh, lấy ví dụ lò nghiên cứu Triga Đà Lạt 250 kW nhiệt của Mỹ viện trợ năm 1963. Sau đó vào năm 1984, hợp tác với Nga, công suất nhiệt đã được nâng lên 500 kW. Công suất điện lò Ninh Thuận là 1000 MW, tức gần 3000 MW nhiệt !
Rủi ro về ô nhiễm phóng xạ phần lớn là do sự cẩu thả hay sai lầm của nhân viên khai thác. Còn lạ gì về những nhược điểm của ta : Thiếu tác phong công nghiệp, tác phong xã hội, văn hóa an toàn. Thảm họa Tchernobyl hay Fukushima là do ở con người chứ không phải ở thiết bị.
Ngày nay ở các nước dân chủ, nhất là ở Âu Châu, phần đông các thành phố, làng, xã nhỏ hay lớn đều tìm mọi cách để từ chối việc cấp đất để xây cất nhà máy Điện hay cơ sở hạt nhân, dù có mua chuộc họ với tiền bạc đi nữa.
Cũng vì lẽ ấy mà các công ty điện lực như EDF, đề nghị kéo dài thời gian vận hành các lò từ 30 đến 40, 50 hay 60 năm ! Theo tôi, gia hạn như thế rất tốn kém và nguy hiểm.
Sở dĩ ngày xưa, các phòng thí nghiệm hạt nhân được xây dựng ở trung tâm thành phố, phần lớn cũng vì các chuyên gia thiếu kinh nghiệm và coi thường mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Dân chúng thì không có thông tin chính xác để chống đối mạnh như ngày nay.
Ngay ở CENG tại thành phố Grenoble, ngày 7-11-1967, một thanh nhiên liệu đă bị nóng chảy ở lò nghiên cứu Siloé làm thoát ra 55.000 curies trong hồ nước và 2.000 curies trên khí quyển. Cũng ở Grenoble, tại lò RHF (Réacteur à Haut Flux) của Viện Laue-Langevin, ngày 19-7-1974, 2500 curies Antimoine 124 bị rò rỉ trong hồ nước, gây ô nhiễm ở lớp nước giếng.
Trưng cầu dân ý về ĐHN Việt Nam
RFI : Giáo sư có thêm ý kiến gì vấn đề này ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Theo tôi, cần phải có cuộc trưng cầu dân ý về chương trình ĐHN của Việt Nam. Như thế mới là dân chủ !
Timothy Mitchell, Giáo sư Đại học Columbia (New York), trong cuốn sách « Carbon Democracy » (Năng lượng và nền Dân chủ) vừa xuất bản, đã chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa dân chủ và năng lượng. Qua các thế kỉ 18, 19 và 20, ta thấy các tập đoàn, xí nghiệp, lobby, giàu mạnh trên thế giới, đã lợi dụng đồng tiền, uy tín và quyền lực của họ, gây áp lực và ảnh hưởng lớn trong cơ cấu chính quyền, các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn, để khai thác và phát triển công nghiệp than, dầu, khí, rồi ĐHN.
Sau thảm họa Fukushima, họ thừa biết rằng thời kỳ oanh liệt của hạt nhân đã qua rồi (60 năm tròn, như chu kỳ dài hạn của nhà kinh tế Nga Kondratieff), nên đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang Năng lượng tái tạo.
Những nước không muốn trưng cầu dân ý, che đậy thông tin chính xác về ĐHN, sẽ làm mất giá trị và ý nghĩa của hai chữ dân chủ. Ở Pháp, nhờ sự tranh đấu vững mạnh của các tổ chức phi chính phủ (ONG), giai đoạn xấu xí này đã chấm dứt từ lâu.
Bài học đi trước thời đại của nước Áo
Nước Áo đã cho thế giới một bài học dân chủ có một không hai trong lĩnh vưc ĐHN, mà ít người biết đến. Từ 1972 đến 1977, nước này xây cất xong nhà máy ĐHN Zwentendorf (lò nước sôi BWR 730 MW), cách thủ đô Vienne 60 km, cạnh bờ sông Danube. Ngay sau đó, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1978 (tức trước sự cố Three Miles Island ở Mỹ năm 1979), số phiếu chống ĐHN thắng với tỷ số eo hẹp 50,5% ! Tuy vậy, chính phủ vẫn ra lệnh tuyệt đối cấm không cho nhà máy này vận hành ! Nó đã trở thành một Viện bảo tàng và cũng là một địa điểm đang sản xuất điện mặt trời ! Đáng phục hơn nữa là năm 1999, luật ghi rõ trong hiến pháp – Nước Áo không hạt nhân – được quốc hội đồng thanh biểu quyết.
Sau thảm họa Fukushima, tỷ lệ số dân Áo chống ĐHN vọt lên 80% và người cầm đầu nước này, Werner Faymann, đã long trọng đề nghị Cộng đồng Âu Châu nên từ bỏ ĐHN và đầu tư mạnh vào Năng lượng tái tạo.
Theo tôi, chỉ có Năng lượng tái tạo (không tốn tiền nhiên liệu, đừng bao giờ quên !) mới đem lại độc lập, hòa bình và dân chủ cho thế giới.
Mỗi lò hạt nhân sẽ làm ta kẹt ít nhất 50 năm để khai thác và 50 năm để tháo gỡ. Đó là chưa kể phải tiếp tục quản lý chất thải phóng xạ suốt hàng trăm thế kỉ liên tiếp!
Nếu một tai nạn lớn như thảm họa Tchernobyl hay Fukushima, xẩy ra trong số 14 lò, sẽ được xây cất ở các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, thì lãnh thổ ta sẽ lâm nguy và bị cắt làm đôi, do phóng xạ bao trùm cả miền Trung. Dân chúng sẽ di tản ở đâu ? Chất thải phóng xạ giết đồng bào ngàn năm vẫn còn đó.
Ta đừng vội quên Fukushima. Chất độc phóng xạ tiếp tục tung hoành cả khu vực rộng lớn xấu số này. Hiện nay, Tepco đang gặp cơn khủng hoảng hết sức trầm trọng. Mỗi ngày Tepco tiếp tục đổ ra Thái Bình dương trên 300 tấn nước bị ô nhiễm ! Chính phủ Nhật đang hoang mang, vì những thùng chứa 200.000 tấn nước nhiễm phóng xạ đe dọa bị nứt. Vừa qua, 300 tấn nước rất độc hại đã thoát khỏi một thùng nước bị hỏng. Sự cố đã được nâng lên cấp số 3 trên thang INES (International Nuclear Event Scale). Tepco cũng như Rosatom của Nga đã nhiều lần bị chỉ trích về sự thiếu nghiêm túc và nói láo, ta cứ tin tưởng ở hai chữ an toàn của họ thì có ngày sẽ thất vọng và hối tiếc.
Nước Áo vô cùng sáng suốt đã hỏi ý kiến dân trước khi xẩy ra 3 biến cố khủng khiếp nhất : Three Miles Island, Tchernobyl và Fukushima.
Vì vận mệnh thiêng liêng của tổ quốc và sự sống còn của đồng bào, một lần nữa, tôi thiết tha đề nghị Chính phủ Việt Nam tổ chức gấp một cuộc trưng cầu dân ý, trước khi khởi công. Nếu không, những ai lấy quyết định hôm nay, ngày mai đâu còn đó mà chịu trách nhiệm với non sông ? ».
An toàn là đòi hỏi số một
Trở lại với chủ trương xây dựng một trung tâm hạt nhân tại Đà Lạt. Ngoài các mục tiêu nghiên cứu cơ bản và sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho y tế và một số ngành kinh tế, dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân Đà Lạt nằm trong chương trình đào tạo nhân lực cho kế hoạch phát triển ĐHN tại Việt Nam, trước mắt với việc xây dựng hai nhà máy hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, với công nghệ và tín dụng của Nga và Nhật Bản, dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp điện từ năm 2020. Việc khởi sự một trung tâm đào tạo nhân lực hạt nhân vào thời điểm sắp khởi công xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên (năm 2014) cho thấy Việt Nam đang lúng túng trong chủ trương phát triển năng lượng hạt nhân, mà việc đào tạo vốn có những đòi hỏi rất cao. Một số nhà quản lý và chuyên gia trong nước cảnh báo, một mặt, Việt Nam chưa xây dựng xong chương trình đào tạo ở bậc đại học cho các ngành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử – với ước tính cần khoảng hơn 4.000 kỹ sư, chuyên viên… từ sau năm 2020 -, mặt khác, các ngành học này khó thu hút được sinh viên, đặc biệt các sinh viên có năng lực khá, giỏi.
Bên cạnh những ý kiến phê phán triệt để chủ trương phát triển ĐHN như của Giáo sự Nguyễn Khắc Nhân trong phần trình bày phía trên, tại Việt Nam, sau khi chương trình hạt nhân chính thức được thông qua, một số chuyên gia trước có quan điểm phản đối, nay chấp nhận chủ trương chính thức của Nhà nước, nhưng tiếp tục bảo vệ quan điểm : Để ĐHN không trở thành một tai họa, điều tiên quyết số một là phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực đủ để tham gia xây dựng, vận hành và bảo đảm an toàn các nhà máy trong tương lai.
Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị tiếng nói của Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên viện phó Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân Việt Nam.
.
Giáo sư Phạm Duy Hiển : « Sau tai nạn Fukushima, thì trên thế giới có tổng kết lại là tại sao nó xẩy ra. Thì người ta rút ra mấy cái kết luận như thế này : Cái an toàn của ĐHN nó không phải là tự trong máy móc thiết bị đã được cài sẵn, mà vấn đề là cái an toàn đó nó được thể hiện qua đội ngũ về chuyên môn cũng như về quản lý. Do đó cho nên, Việt Nam muốn làm ĐHN, thì như chúng tôi đã nói rất nhiều lần là cái công tác đào tạo con người là việc hết sức quan trọng. Mà tôi nghĩ rằng Nhà nước cũng đã quan tâm đến chuyện đó. Do đó cho nên, việc xây dựng cái trung tâm nghiên cứu hạt nhân, với Trung tâm nghiên cứu hạt nhân cái lò phản ứng công suất hơn 10 MW là nằm trong chủ trương ấy.
Hiện nay, Nhà nước, Quốc hội rất muốn là có ĐHN sau 2020, nhưng mà trên thực tế tiến độ đó là khó thực hiện được, bởi vì ngay đến bây giờ phía Việt Nam vẫn chưa nhận được những tài liệu thiết kế cần thiết, thậm chí những tài liệu kỹ thuật, luận chứng của các đối tác cũng chưa có. Là bởi vì, như tôi nói nhiều năm trước, việc làm ĐHN không đơn giản như thế, như khi ta quyết định xây dựng một nhà máy đóng giày… Đặc biệt sau vụ Fukushima, mọi người đều thấy rằng an toàn ĐHN là vấn đề rất lớn.
Nhân lực có trình độ cao không chỉ trong kỹ thuật mà cả trong quản lý
GS Phạm Duy Hiển : Cho nên không thể làm mà đốt cháy giai đoạn được. Thực chất vấn đề này chúng tôi đã dự đoán trước từ nhiều năm, thậm chí từ cách đây 10 năm. Thế và cũng căn cứ vào tình hình chung ở rất nhiều nước trên thế giới, nói chung trong thời gian những năm gần đây, có lẽ loại trừ Trung Quốc là một nước có lẽ cũng đặc biệt, còn tất cả các nước khác làm ĐHN đều trễ tiến độ, so với lại dự kiến ban đầu, thậm chí trễ rất nhiều. Tất cả đều là do chuyện con người bây giờ, người ta lo cho chuyện an toàn, không thể chấp nhận, không thể bỏ qua bất cứ sai sót nào. Và cái đó nó cũng đặt ra một thách thức cho Việt Nam. Là muốn làm được như vậy, thì phải có đội ngũ, phải có những người am hiểu, chứ không phải lúc nào cũng thuê nước ngoài được cả.
Thế thì trở lại vấn đề nhân lực cho Việt Nam. Nhân lực có trình độ cao không phải chỉ trong lĩnh vực học thuật, chuyên môn, kỹ thuật, mà còn cả về quản lý, lo lắng cho công tác an toàn. Và việc chỉ đạo, lãnh đạo từ phía cấp cao của Nhà nước. Chúng ta thấy, như vụ Fukushima hiện nay. Ngay vụ rò rỉ phóng xạ, Thủ tướng chính phủ phải đứng ra giải quyết.
Đội ngũ nhân lực chưa sẵn sàng thì chưa thể xây dựng và vận hành nhà máy ĐHN
GS Phạm Duy Hiển : Bây giờ gần đây nói thêm, cũng có chuyện là trong nước cũng có chính sách là tuyên truyền cho người dân biết về ĐHN. Nhưng mà các nước người ta tổng kết về tuyên truyền như thế này : Anh tuyên truyền cho ĐHN, thì anh không thể nói được là ĐHN là an toàn, vì nó không đúng nữa rồi. Khắp nơi nó xẩy ra chuyện này, chuyện khác, nhất là vụ Fukushima. Tuyên truyền (thực chất) cho ĐHN thì phải nói như thế này : ”Bà con hãy tin tưởng vào chúng tôi ! Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho ĐHN an toàn đến mức có thể được”. Đấy là câu tổng kết mà tôi cho là rất có giá trị.
Như vậy có nghĩa là, thực chất mọi người phải làm thế nào để cho nó an toàn, và tuyên truyền có nghĩa là thể hiện cho đồng bào, nhân dân thấy là chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm cho nó an toàn. Đó là tình hình của Việt Nam ta hiện nay, khi đã có quyết định là làm ĐHN, thì có lẽ cách tốt nhất là phải nói như vậy.
Mà nói như vậy có nghĩa là phải có hành động. Có hành động là mọi biện pháp để có được đội ngũ bảo đảm an toàn cho ĐHN. Tôi nói với tư cách của một người được giao nhiệm vụ làm ngành hạt nhân này từ 35 năm nay ở trong nước. Trước đây tôi không có nhất trí với việc làm sớm và làm ồ ạt ĐHN, nhưng bây giờ một khi chính phủ đã quyết, thì chúng tôi phải nói rất mạnh đến vấn đề là nhân lực của ta chưa thật sẵn sàng và phải hết sức tập trung vào đào tạo được nhân lực đó. Và chừng nào đội ngũ nhân lực đó mà chưa sẵn sàng, thì chưa có thể làm, chưa có thể cho vận hành, xây dựng nhà máy ĐHN được.
—-
Trong nhiều năm, trước khi được Quốc hội thông qua, chương trình ĐHN của Việt Nam bị nhiều ý kiến phê phán dữ dội của các chuyên gia trong và ngoài nước, về mặt nguyên tắc. Sau khi đã trở thành một chủ trương chính thức tại Việt Nam vào năm 2009, chương trình phát triển ĐHN tiếp tục bị chỉ trích trong vận hành cụ thể, đặc biệt sau khi giới chuyên gia thu nhận được rất nhiều bài học đắt giá về những sai lầm của con người trong việc quản lý phóng xạ sau thảm họa Fukushima. Sự lúng túng của chính phủ trong việc thực hiện chương trình phát triển ĐHN như dự kiến là một dịp để đặt lại vấn đề : Trong bối cảnh tổng mức tiêu thụ điện toàn quốc thấp hơn nhiều so với dự kiến, liệu việc phát triển cấp tốc năng lượng hạt nhân có cần thiết ? Bên cạnh đó, nếu tổ chức được việc tiết kiệm điện thực sự hiệu quả và kiên quyết phát triển mạnh các loại năng lượng tái tạo, liệu Việt Nam có thể thu hẹp quy mô của ĐHN ?
Để có cơ sở đưa ra được những câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề kể trên, nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải có những tính toán về dự báo tiêu thụ điện và phương hướng tiết kiệm điện, phát triển các năng lượng xanh mang tính minh bạch và khách quan hơn hiện nay.
Các bài liên quan
Giáo sư Phạm Duy Hiển: Việt Nam cần xét lại chính sách phát triển điện hạt nhân
Việt Nam nên dừng chương trình điện hạt nhân
Kiểm soát hiểm họa hạt nhân : Các câu hỏi từ khủng hoảng Fukushima
Phóng xạ hạt nhân tác động thế nào đến sức khỏe ?

Về chủ trương làm đường điện 750 kV tại Ninh Thuận
.
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Tôi không rõ ai đề xướng điện áp 750 kV (con số tiêu chuẩn là 765 kV). Thật hết sức vô lý !
.
Trên lý thuyết, khi đường dây dài quá 700 km hay 800 km, dùng điện siêu áp (ultra haute tension) 750 kV hay điện một chiều (courant continu) cao thế là phải.
.
Đường dây Bắc Nam của ta dài gần 1.500 km, xây dựng vào năm 1992, dùng điện xoay chiều 500 kV. Sở dĩ không dùng điện một chiều là vì dọc đường phải cung cấp điện cho nhiều thành phố, qua các trạm biến thế. Lúc bấy giờ ta không dùng 750 kV vì điện áp cao nhất của lưới điện quốc gia là 220 kV. Từ con số này vọt ngay lên 750 kV thì rất bất tiện cho việc khai thác.
.
Từ các nhà máy điện hạt nhân ở miền Trung truyền tải đến lưới điện quốc gia (220 kV hay 500 kV) khoảng cách chẳng là bao, đâu cần phải dùng siêu điện áp 750 kV làm gì, tốn kém vô ích.
.
Không phải muốn tăng mức điện áp lúc nào cũng được ! Nhiều người tưởng lầm rằng điện áp hay điện thế (U) tăng cùng tỷ lệ với công suất điện (P), vì thế khi có nhiều nhà máy điện với công suất lớn, thì phải tăng mức điện thế theo ngay. Nhưng trên thực tế, điện thế U tỷ lệ với √ P chứ không phải với P, tức là mức tăng điện áp chậm hơn rất nhiều so với mức tăng công suất.
.
Nga đã sử dụng điện áp 750 kV từ lâu vì đất rộng và nhu cầu điện mênh mông. Hay có chuyên gia ngoại quốc nào đây quảng cáo láo để bán trang thiết bị cho ta ?
.
Điều này cũng dễ hiểu thôi vì thị trường hạt nhân đang xuống dốc mạnh. Nhiều nước, đã lỡ đặt lò, sau Fukushima, rút lui có trật tự. Chương trình khuếch trương điện lực của Nhật cũng có dự kiến sẽ xây cất thêm 14 lò trước thảm họa. Tội gì mà không bán hàng tồn kho cho Việt Nam ?
.
Lúc xưa, tôi phải tranh đấu mạnh với công ty Nippon Koei nên họ mới chịu trang bị đường dây Danhim Sàigòn dài 257 km, với điện áp 220 kV thay vì 154 kV. Lý do là họ không làm đúng kỹ thuật và tôi cũng nghĩ rằng họ muốn bán thiết bị tồn kho, vì điện áp 154 kV đã lỗi thời !
.
Đầu những năm 1970, các kỹ sư EDF vì quá lạc quan, cũng đã có sai lầm trong dự báo chiến lược như ta. Họ đã tuyên bố rằng đến năm 2000 điện áp cao nhất của lưới điện EDF là 750 kV và tổng sản lượng điện của Pháp là 1.000 TWh !
.
Sau cơn khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên năm 1973, nhờ kế hoạch tiết kiệm năng lượng, mức tiêu thụ đã hạ thấp nhanh. Từ nhiều năm nay, tổng sản lượng điện của Pháp vẫn giữ con số 500 TWh và điện áp cao nhất 400 kV vẫn không thay đổi.
.
Có kịch bản khuyến khích khai thác triệt để Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và tăng gia hiệu quả năng lượng để hạ tổng sản lượng điện Pháp xuống 400 TWh !
.
Ta nên hết sức thận trọng, cần phải nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, không nên tung ra những con số thiếu chính xác, gây ra những lỗi lầm đáng tiếc trong việc kiến thiết quốc gia.
 'Bom nước' tại Việt Nam đe dọa hàng trăm ngàn người
Tuesday, September 03, 2013 2:04:29 PM






HÀ NỘI 3-9 (NV) -
Việt Nam hiện có 317 hồ chứa nước trong tình trạng có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Mỗi hồ chứa nước này có dung tích hàng triệu khối nước nên được ví von là “bom nước”.
Dân xã Hòa An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, không yên tâm khi các vết nứt lớn xuất hiện dọc thân đập thủy lợi ở vùng này. (Hình: Người Lao Động)
Theo ước đoán, hơn 300 quả “bom nước” này đang đe dọa tính mạng, tài sản của hàng trăm ngàn dân. Ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng CSVN gọi đó là những thảm họa tiềm ẩn.
Tại một hội nghị bàn về sự an toàn của hệ thống hồ chứa nước, đập thủy lợi, thủy điện trên toàn Việt Nam, diễn ra hồi cuối tuần trước, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn CSVN loan báo, Việt Nam có khoảng 7,000 hồ, cung cấp nước cho thủy lợi và thủy điện. Trong số này, có hơn 300 hồ chứa nước đang trong tình trạng “không an toàn”, vì được xây dựng theo phương pháp thủ công, hoặc khả năng khảo sát thiết kế của chủ đầu tư quá kém cỏi.
Đây cũng là lý do khiến nhiều hồ chứa nước, đập chắn nước liên tục vỡ trong thời gian vừa qua: Z20, Khe Mơ, Vàng Anh (Hà Tĩnh), Khe Làng, 271 (Nghệ An), Vưng (Hoà Bình), Bà Râu (Ninh Thuận),… Theo kết quả điều tra, các hồ, đập đã vỡ đều mắc một số lỗi nghiêm trọng: Không đủ khả năng chống lũ, đập không đảm bảo kích thước, tràn thiếu khả năng xả, hoặc đập bị xuống cấp, tràn xả lũ bị hư nhưng không được sửa chữa, cống hư, nước thấm qua thân đập, mối xâm hại thân đập...
Ngoài những nguy cơ tiềm ẩn trong các hồ chứa nước dành cho thủy lợi, các hồ chứa nước dành cho thủy điện cũng đang đe dọa tính mạng của hàng trăm ngàn người. Một viên chức Bộ Xây dựng loan báo, gần đây, họ phát giác khá nhiều hồ chứa nước, đập chắn nước dành cho thủy điện không đạt yêu cầu an toàn.
Chẳng hạn đập chắn nước của nhiều công trình thủy điện như: Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sông Tranh 2... bị nứt, nước thấm qua thân đập. Thậm chí đập chắn nước của một số công trình thủy điện như: Đăk Rông 3 (Quảng Trị), Đăm Bol-Đạ Tẻh (Lâm Đồng), Đăk Mêk 3 (Kon Tum), Ia Krêl 2 (Gia Lai), Ea Súp 3 (Đắk Lắk)… đã bị vỡ.
Thứ trưởng của Bộ Công Thương CSVN, Nguyễn Cẩm Tú, kể thêm rằng, đa số chủ đầu tư các công trình thủy điện thuộc loại vừa và nhỏ (có công suất từ 30 MW trở xuống), không tiến hành kiểm định đập và kiểm tra lại dòng chảy của lũ theo quy định.
Điểm đáng chú ý là ngay sau khi các viên chức cấp cao của nhà cầm quyền trung ương, cảnh báo về thảm họa “bom nước” và  yêu cầu nhà cầm quyền các địa phương phải kiểm tra, sửa chữa gấp những hồ, đập dành cho thủy lợi, thủy điện trước mùa mưa bão thì các viên chức địa phương không muốn nhận trách nhiệm.
Một viên chức chịu trách nhiệm quản lý các hồ chứa nước dành cho thủy lợi của tỉnh Đắk Nông bảo rằng, tỉnh của ông ta có khoảng 200 hồ, đập dành cho thủy lợi. Khoảng một nửa số hồ, đập này không an toàn nhưng ông ta không thể làm gì khác vì không có tiền. Để sửa chữa số hồ, đập đang trong tình trạng không an toàn, cơ quan của ông ta cần 500 tỉ nhưng ngân sách chỉ cấp 15 tỉ.
Rất nhiều viên chức địa phương tỏ ra đồng tình với ý kiến vừa dẫn. Viên giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, nói thêm, các hồ chứa nước ở Quảng Ngãi vừa phải tích nước chống hạn, vừa phải kiêm thêm chức năng chứa lũ và tất cả đều không an toàn, có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Ông ta đã “kêu gào” nhiều lần rằng sự an toàn của những hồ chứa nước này đe dọa hàng trăm ngàn dân nhưng chưa bao giờ nhận được đủ tiền để sửa chữa.
Là người chỉ đạo hội nghị bàn về sự an toàn của hệ thống hồ chứa nước, đập thủy lợi, thủy điện trên toàn Việt Nam, ông Hoàng Trung Hải chỉ yêu cầu các bộ hữu quan của nhà cầm quyền trung ương, “điều chỉnh các quy chuẩn bảo đảm an toàn công trình, rà soát mức độ an toàn của hệ thống hồ, đập trước mùa lũ, báo cáo tình hình thường xuyên” vì “quên một hồ là phải trả giá đắt”.
Tuy nhiên, ông ta không hề nói gì đến chuyện chi tiền để sửa chữa các hồ, đập thủy lợi, thủy điện theo đề nghị của nhà cầm quyền nhiều địa phương. (G.Đ.)