Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Tin Chủ Nhật, 20-01-2013 - Các bài viết nên đọc

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Sau hiện tượng Thanh niên và Infonet hôm qua đã đi đầu, đơn độc đăng bài như để tưởng nhớ các chiến sĩ ta hy sinh ở Hoàng Sa, một độc giả vừa méc một bài trên Tiền phong, tuy lược lại 2 bài kia, song cũng rất đáng quý: Hoàng Sa 39 năm bị chiếm đóng trái phép.
H1- 19 tháng Giêng – Anh hùng tử khí hùng bất tử (DLB). – Bạn tôi viết (5): Những người anh hùng 39 năm trước (Anh Vũ).  – Lê Khắc Anh Hào: HOÀNG SA ƠI ! HOÀNG SA ƠI ! (Tễu).  – Hải Chiến Hoàng Sa 1974 – Nguỵ Văn Thà (LS qua hình ảnh).  – Huỳnh Văn Úc: Tên các anh còn mãi ngàn sau (Nguyễn Tường Thụy). Ngày 19/1/2013 các bạn trẻ ở Hà Nội đã thả xuống Sông Hồng 74 ngọn hoa đăng để tưởng nhớ các liệt sĩ trận hải chiến Hoàng Sa. =>
- THƠ VIẾT NGÀY 19-1-2013 (Bùi Hằng). “Và rồi Hoàng Sa, máu thịt của Việt Nam yêu thương/ …đã mất vào tay quân xâm lược mang tên ‘đồng chí’/ …ngay trước tầm pháo hạm của ‘đồng minh’/ Xin em đừng hỏi tên những người lính ấy/ Vì thú thật/ anh cũng như em,chúng ta không nhớ hết/ Bởi họ chưa, hoặc không bao giờ được vinh danh ‘liệt sỹ’/ Bởi họ là ‘phía bên kia’, là ‘quân ngụy’/ Bởi lòng đồng bào mình còn chưa dứt những phân tranh/ Bởi nước non mình chưa liền sẹo vết thương chia cắt/ Hay bởi hậu sinh chúng mình vô tâm với xương máu của cha anh?”.  - Thơ: QUẦN ĐẢO CỒN VÀNG (Bùi Văn Bồng).  - Thăm vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà (DLB).
H1
- Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa? (Nguyễn Tường Thụy). “Thiết nghĩ, mỗi người Việt Nam, trước hết là các nhà lãnh đạo đất nước cũng nên học người xưa, thỉnh thoảng nên tự vấn: ‘Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa’?” <- CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 53, CHIỀU 19/01/2013 (Thành). “Mặc dù là thứ bảy, nhưng toàn thể thành viên của CLB bóng đá NO-U đã chuyển lịch để ra sân tập luyện và thi đấu một buổi để tưởng nhớ lại 74 chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến không cân sức này“. – Tưởng niệm và cầu nguyện cho 74 tử sĩ Hoàng Sa (Chuacuuthe).
- Hoàng Sa mãi thuộc chủ quyền Việt Nam (Sống mới).
- SGTT đăng lại bài của Infonet: Ngày này cách đây 39 năm, Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép. – Phỏng vấn ông Hà Văn Thịnh: Kỷ niệm 39 năm ngày mất Hoàng Sa (RFA). “…phải ghi nhận 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ biển đảo của tổ quốc như vậy chính đáng là liệt sĩ. Bởi vì xương máu của họ đổ ra để bảo vệ tổ quốc thì không thể nào mà nhìn nhận một cách khác được”.
Trung Quốc xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa (GDVN).
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (CRI).  Mời xem hình ảnh trên VTV sáng qua về lễ kỷ niệm này:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Syq1O8ZOFvE.
Mời độc giả đọc bản tin trên CRI của Trung Quốc và theo dõi kỹ hình ảnh, nội dung của video trên để nhận diện chút nào thực trạng quan hệ VN-TQ lúc này. Chúng tôi xin được có lời bình vào sáng mai.
Về địa danh và vị trí VẠN LÝ TRƯỜNG SA – VẠN LÝ THẠCH ĐƯỜNG trên địa đồ hàng hải thời Minh ở Thư viện Đại học Oxford (BoxitVN).
Triệu năm núi lửa Lý Sơn (TN). - Chiến sĩ đảo Sơn Ca luyện tập bắn máy bay (VNN). - Tận mắt “kỳ quan sống” trong lòng biển Trường Sa (KT).
- Nhiều tàu Trung Quốc lởn vởn gần Hoàng Sa (THX/ VnMedia).  - Thêm tàu hải giám xuống biển Đông (TN). – Lực lượng hải giám Trung Quốc triển khai tuần tra định kỳ trên Nam Hải (CRI). - Ba tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư (RFI).  Kyodo: 3 tàu Hải giám lại xông tới Senkaku (GDVN). - Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Nhật Bản cứng rắn nhưng không khiêu khích (SGTT). - Máy bay khủng răn đe Trung Quốc của Nhật sợ sấm sét (PN Today).  - Trung Quốc thực sự muốn gây chiến biển Đông? (VnMedia). - Trung Quốc đang “nắn gân” các nước tranh chấp?  - Tham vọng phát triển không quân chiến lược của TQ ngày càng lộ rõ (GDVN).
- Mỹ phản đối hành động đơn phương trong vụ tranh chấp Trung-Nhật (VOA).  – NGOẠI TRƯỞNG MỸ HILLARY CLINTON: Trung Quốc không nên thách thức Nhật (PLTP). — Bà Clinton “phản đối hành động đơn phương chống Nhật Bản” (SGTT).  – Senkaku/Điếu Ngư : Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Nhật Bản (RFI). – ‘Đừng chạm đến Senkaku trong tay Nhật’ (BBC). Bà Clinton: “Chúng tôi chống lại bất kỳ hành động đơn phương nào muốn tìm cách phá hoại quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này”. - TQ chỉ trích Mỹ ‘phản bội’ khi ủng hộ Nhật (VNN). – Mỹ cam kết ủng hộ Nhật trong tranh chấp biển (Reuters/ VnMedia).
Nhật Bản và ván cờ chiến lược mới (PLTP). - Thế trận liên minh Nhật Bản (TN). - ‘Nhật hết sức quan tâm tới hành động của Trung Quốc’ (PT). - Cảnh báo: Máy bay Trung-Nhật nguy cơ va chạm ở Senkaku (PN Today).
- Hội chứng hoang tưởng (BS Ngọc). “Vì không biết cụ thể thế lực thù địch là ai, nên chúng ta có thể tạm cho đó là một thế lực ma… Chỉ có người vì biết mình bất tài, biết mình thất học, biết mình làm chuyện ác ôn, nên mới cảm thấy bất an và hô toáng lên là có ma. Do đó, có thể nói rằng người cộng sản đang hô toáng thế lực thù địch cũng có nghĩa họ đang bất an”.
- Phiên tòa xử tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị hoãn (Chuacuuthe).
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 20) (BoxitVN). Đã có 3.382 chữ ký.
Hiến pháp cần có quyền phúc quyết của dân (VnMedia).
1- Thanh tra Chính phủ kết luận không có cơ sở, thiếu thuyết phục (DV).  – Infonet đã gỡ bỏ bài, Quê Choa đăng lại: Toàn văn phản hồi của chính quyền Đà Nẵng gửi Thanh tra Chính phủ. Các báo khác như Dân Việt, Đất Việt, GDVN… đăng lại, vẫn chưa bị gỡ.  – CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC PHẢN BÁC: “Đà Nẵng tạo được đồng thuận cao từ dân” (PLTP).   - Thủ tướng và “quả bom” 3000 tỷ Đà Nẵng (Trương Duy Nhất). - X xì – Đà Nẵng đại chiến hay cú đòn mang tên: “Sai phạm đất đai 3000 tỷ đồng” (Dân Luận/ Han Times). Biếm học tuyệt vời – Đừng bao giờ tìm X các em ạ!  =>
- Đòn vô hiệu hóa ông Nguyễn Bá Thanh? (BBC). – ‘Thiếu phối hợp giữa Đảng và Chính phủ’ (BBC). “…ông Thanh nói những kết luận của Thanh tra Chính phủ là ‘không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không sát thực tế’.” - Vậy không biết sự “thiếu phối hợp” đó có cả trong bài trên tờ tạp chí của đảng hay không:  “Có gì gửi thủ trưởng không”? (TCCS, nhờ báo TuanVietNam nên mới biết có bài này). Phải thắc mắc vì chữ “X” ai cũng biết giờ đây đã được mặc định giành cho “một đồng chí” không bị Hội nghị TW6 kiểm điểm rồi, sao lại mập mờ đưa vào bài? Lại cả chữ “thủ trưởng” là gợi nhớ tới một bài trên báo Nhân dân, viết ra rồi lại phải đính chính ngay chữ “thủ tướng” trong đó. - Dân tặng cho Đảng cái bằng khen về một việc mới chỉ mạnh miệng nhưng không làm được (PT).

- Lãng Tathy bàn về Đồng chí X và cuộc chiến với Nguyễn Bá Thanh (Dân Luận). – Từ Bá Thanh, Ba Dũng đến… Kim Chi và Hiến Pháp (DLB). – THÔNG TIN KHÔNG ĐÓNG DẤU MẬT (Cao bồi Lương thiện).
Ðảng Cộng Sản đang tan rã (Người Việt).
Về những bình luận của chúng tôi liên quan vụ “tranh hùng tranh bá” này, đã có một số nhận xét và đề nghị của độc giả. Trong phần phản hồi, có thắc mắc sao bản kết luận thanh tra thì tô đỏ mà bài phản bác của Đà Nẵng thì lại không, liệu có sự “thiên vị” không. Có một độc giả còn gọi điện, nhắc nhở rằng thế và lực của “Triệu Tử Long” đang còn yếu, nên khâu bình luận cần khích lệ v.v..
Hic! “Làm dâu trăm họ” thật là … sướng! Sáng mai xin lại được tiếp tục hầu chuyện bà con.
Dự án đô thị trên 100 ha sẽ do Thủ tướng quyết định (PT).
Giải mã các dự án “phiêu lưu” cùng… hàng ngàn tỉ (DT). Đâu phải chỉ đơn giản là “phiêu lưu?!
- UBND quận Thủ Đức thu hồi đất ngoài dự án? (Chuacuuthe).  – Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Để tránh tiêu cực về đất đai (PLTP/ NLĐ).
- Những lời thú nhận đáng xấu hổ nhất trên truyền hình (DT). Vẫn còn tốt hơn những kẻ chuyên làm bậy nhưng chẳng bao giờ biết xấu hổ, chẳng hề thú nhận, lại còn vác cái mặt đi rao giảng đạo đức cho người khác.
- Võ Trung Hiếu: NIỀM TIN (Quê Choa). “Cái gọi là cõi thiên đường này/ Chả còn ngày nào là thơ mộng/ Chả còn con đường nào là mềm mại nên thơ/ Chả còn ông bụt bà tiên nào hiện về nhân hậu/ Chả còn gì ngoài những giả vờ – demo – giả cầy – sáo rỗng/ Chả còn gì ngoài những trò chém gió – xin lỗi – biện bạch – múa may/ Chả còn gì ngoài những đám đông thờ ơ và những gương mặt hoả mù dối trá”.
- Minh Diện: NHÂN QUẢ (Bùi Văn Bồng). – 3 ý nguyện của Alexander Đại Đế (Phương Bích).
- RẤT NHIỀU CÁI MÁY NHƯ THẾ! (Bùi Văn Bồng).
Hà Nội “nói không” với tại chức, dân lập (TN).
Phát hoảng với 4 kiểu ‘ngồi trên trời’ làm luật ở VN (VTC).
Khai trừ Đảng Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng (TN). - Lãnh đạo một xã ở Hải Phòng bị kỷ luật (TN). - Bắt giữ tàu chở 13 tấn dầu FO không phép (TN).
Không đeo thẻ cũng tham gia xử phạt (TT).
Khởi tố vụ án vợ bí thư xã chém người (TN).
Gửi mẫu “sinh vật lạ” ra Hà Nội xét nghiệm (TN).
- HÀNG TRĂM CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ BỊ “ĂN QUẢ SIÊU LỪA ĐẦU NĂM” CỦA HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG 2012 VÀ CƠ QUAN NGÔN LUẬN HỘI NHÀ VĂN VN (Văn chương +). Đau quá Phạm Ngọc Cảnh Nam ơi! Hàng trăm cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương, báo giấy có, báo mạng có đều đưa tin về cuốn MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT, nó có phải của Phạm Ngọc Cảnh Nam đâu mà nhận Bằng khen, Phạm Ngọc Cảnh Nam chỉ có THẾ KỶ BỊ MẤT thôi. Người ta có trao cho đâu mà nhận, MỘT THẾ KỶ BỊ MẤT – nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Hội đồng giải thưởng và cơ quan ngôn luận Hội Nhà văn VN”.
2<- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2012: Liên tiếp bị từ chối (NLĐ). - Y Ban, Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối bằng khen của Hội Nhà văn VN (TN).  - Nhà văn Y Ban từ chối Giải thưởng Hội nhà văn 2012.  Khen cho 2 tờ báo quốc doanh đã đưa những tin này. Nhưng xin nhắc là đừng có thừa thắng xốc tới mà khen cả “Hiện tượng Kim Chi” nữa là đóng cửa luôn tòa báo đó nha. - THÊM MỘT NHÀ VĂN TỪ CHỐI GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN (Nguyễn Trọng Tạo).  – GIẢI THƯỞNG HNV NĂM 2012 -Phút nói thật (Trần Kỳ Trung). – Nhà văn và giải thưởng (RFA). Người ta đã không chịu đối diện với tác phẩm, người ta không biết cái hay cái dở của tác phẩm mà người ta chỉ bỏ phiếu cho cái tên, cái tên mà người ta yêu quý”. -  PHẢI CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP “MẠNH” VỚI NHỮNG NGƯỜI KHOÁC ÁO NHÀ VĂN NHƯNG LẠI BÀNG QUAN VỚI VĂN HỌC  (CAND/ VC+).

- Những cái “nhất thế giới” của Việt nam (Trần Kinh Nghị). – Kiều ơi, Việt Nam ơi! (DLB). “Trên web có: Lời bình và Giá/ Gửi toàn thế giới: Ai mua ‘trinh?/ Thế giới văn minh có giật mình?/ Phi Châu, Da Đỏ… ai người khinh?/ Ai đem Gái Việt đi mời khách?/ Cho ‘xứ Cờ Hoa’ chết lặng thinh!!! (1)/ Thương quá là thương phận thân ‘Kiều’/ Đời nay cay đắng biết bao nhiêu”.
- Tang thương Ngọc Lâm, ấm áp tình thương yêu của cộng đồng (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Nghe những câu chuyện đó, chúng tôi càng ngậm ngùi cho số phận những người dân nơi Cồn Sẻ, Cồn Nâm bị tai nạn chìm thuyền mới đây ở Quảng Bình. Ngược lại ở Thái Nguyên hôm qua và hôm nay, trong vụ việc ở Quảng Bình, người ta chứng kiến sự vô cảm đến mức đáng sợ của các cơ quan chức năng của dân và sự tráo trở của một số cơ quan truyền thông đã bóp méo sự thật để giành lấy những ‘thành tích’ mà họ đã không thấy xấu hổ khi người khác lâm nạn lại còn lợi dụng tang thương của họ để trục lợi”.
- Vụ xử “nóng” nếu CSGT làm bậy”: xử sao cho xuể ! (NLĐ).
- NGUYỄN MẠNH TƯỜNG: “KẺ BỊ VẠ TUYỆT THÔNG” (TNM).
- Bài Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hãi hay “chém gió”?, trên PLTPHCM, BS đăng lại, của Song Huy (tức nhà văn Lại Văn Long) và Ngọc Điệp, đã được bổ sung tiếp phần 2. Mời bà con tham gia bình luận tiếp. 
Xin bàn tiếp bữa qua về tư thế của các “quan tòa” nghiệp dư mới được trưng dụng trong vụ xử vội xuyên … lục địa này (vì “bị cáo” đang ngồi bên kia bán cầu).
Với Đức Hiển thì đã rõ hoàn toàn, “quan tòa” này có hẳn một bài công phu, đăng ngay trên tờ báo mà mình làm thư ký tòa soạn, nên chắc không bị ai “xuyên tạc”, “lợi dụng” … Một điểm đáng chú ý là trang Dân Việt đã đăng lại, để rồi 2 tuần sau đi tiếp loạt bài cùng chủ đề, rất đáng bàn về một lối làm báo đáng chê trách.
Lưu Đình Triều, một trưởng phòng của báo Tuổi trẻ, con trai cố nhà báo kỳ cựu Lưu Quý Kỳ. Trong vụ xử, có vẻ ông đã bị DV lợi dụng, bắt làm quan tòa bất đắc dĩ. Trò lợi dụng này của DV lộ lên ở hai điểm.
1- Từ nội dung một “cuộc gặp gỡ với bạn bè” nào đó, không rõ ở đâu, với ai, thế mà DV dựng lên hẳn thành một bài, nhưng quá sơ sài, chẳng có luận cứ, dẫn chứng gì, để chỉ trích một tác phẩm mà chính báo chí trong nước cũng không thể phủ nhận là có lượng thông tin đồ sộ.
32- Sau bài đầu tiên đó, DV đã làm chuyện kỳ quặc là tự đăng lại bài 2 kỳ của chính mình cách đó 2 năm, đồng thời sửa đổi hoàn toàn tên bài, không ăn nhập gì với nội dung, và nhất là trái logic thời gian đến nực cười. Một ý đồ không đàng hoàng chút nào, rất trắng trợn và coi thường độc giả. Nhưng … vẫn có một điều cần biết là ông Lưu Đình Triều có được DV hỏi ý kiến về toàn bộ trò lợi dụng này không? Là một nhà báo lão luyện, không lẽ ông vẫn chấp nhận trò làm báo tệ hại đến vậy?
Nhà Nghiên cứu Cao Tự Thanh cũng có vẻ như bị lợi dụng khi ông đã phải lên tiếng than phiền trên mạng tự do về một bài phỏng vấn của mình trên tờ PLTPHCM. Tuy nhiên, câu hỏi đơn giản có thể đặt ra ở đây là có phải ông Cao Tự Thanh hoàn toàn bị lợi dụng hay không, hay ông đã chủ động để PLTPHCM lợi dụng, nhưng họ lại đi quá xa tới mức ông không ngờ tới, nên ông phải cố gắng giữ danh dự phần nào bằng một vài thông tin trên mạng tự do? Hay đây hoàn toàn là một màn kịch mà ông và PLTPHCM cùng lên kịch bản và trình diễn? Phải nghiêm khắc đặt vấn đề tới tận cùng như vậy bởi màn kịch này đã đụng tới không chỉ sinh mạng chính trị một con người, mà còn cả những điều lớn lao hơn của đất nước.
Nếu là những người có nhân cách và trách nhiệm, các ông Lưu Đình Triều, Cao Tự Thanh quá dễ để lên tiếng làm rõ, không phải chỉ đơn giản bằng vài thông tin như nêu trên. Bổ sung, một độc giả méc bài của Lưu Đình Triều:
Không “hố sâu thực sự” (TT). Như vậy là không còn phải đặt dấu hỏi về ông này nữa rồi!
Loại “quan tòa” thứ ba là các “độc giả ẩn danh“. Loại này có thể đoán được họ là người của các cơ quan quản lý báo chí (công an, tuyên giáo, 4T). Phong cách làm báo này đã có từ lâu, điển hình như trong vụ Tòa Khâm sứ ở Hà Nội. Có một bài viết lấy danh nghĩa “giáo dân” để phê phán Giám mục Ngô Quang Kiệt, thế nhưng trong báo giới nhiều người cho biết đó là bài của ông Hồng Vinh, mới rời ghế phó ban Tuyên giáo TƯ trước đó.
“Quan tòa” thứ tư, rất hiếm, đó là nghị khùng Hoàng Hữu Phước. Loại này thì khỏi phải bàn, nên chính báo nhà nước cũng không thể xài nổi bản “luận tội” của ông ta.
Loại “quan tòa” thứ năm mới là kinh khủng và đáng lên án. Xin được bàn tiếp kỳ sau.
- Lê Ngọc Danh: TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM QUA HỒI KÝ CỦA SĨ QUAN TÙY VIÊN (Nguyễn Trọng Tạo). – Vị quốc trưởng cuối cùng (ĐCV).
- Xem lại phim thảm họa Chernobyl để lo cho Việt Nam trong tương lai nếu… (BoxitVN).
- Chào năm 2013: Để chống tham nhũng, Trung Quốc phải chống những nguyên nhân gây tham nhũng (Financial Times/ TCPT).
- Mỹ – Trung đồng thuận mở rộng trừng phạt Bắc Triều Tiên (RFI). – Mỹ, Trung Quốc đồng ý nghị quyết LHQ về Bắc Triều Tiên (VOA).
- Trung Quốc sợ Myanmar “mở toang” mỏ dầu cho phương Tây (ANTĐ).
- Cách mạng Nga 1917 qua ảnh tư liệu (BBC).
- Bạc Hy Lai chọn luật sư bào chữa, phiên xử có thể sắp diễn ra (Sống mới).
KINH TẾ
TS Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2013, tiền gửi ngân hàng an toàn nhất (GDVN).
- “Nên thành lập một đơn vị độc lập quản lý nợ xấu!”  (NLĐ). - Mô hình SCIC: Xu hướng quản trị vốn hiện đại (ĐTCK/ NDH Money). - VietinBank và nấc thang lên tầm khu vực  (DDDN).
Giá vàng: Chờ Ngân hàng Nhà nước quyết liệt! (VnMedia). - Quản lý vàng miếng nhìn từ thế giới (PLTP).
5<- ‘Được’ giám sát tập đoàn kinh tế: Khó quá! (Sống mới).
Cứu địa ốc cần dè chừng lạm phát (NLĐ).
Tập đoàn dầu khí thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp (SGGP). - Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài (VNE).
Bán xăng dầu rởm: Có thể bị phạt 40-50 triệu đồng (DV).
Đến lúc doanh nghiệp lách thuế phải “trả nợ” (VnMedia).
Mất tết vì cá tra (Vef).
Nông dân không được lợi từ giá trứng “nóng” (SGGP).
Chợ cây cảnh ‘đìu hiu’ chờ Tết (PT). - Tết Việt dùng hàng Việt – Bài 1: Độc quyền thị trường thực phẩm (SGGP).
- Cuộc chiến cà phê (NLĐ/ NDH Money). - Cuộc chiến cà phê: Lợi thế nghiêng về các thương hiệu Việt? (NLĐ/GDVN).
- Mỹ điều tra tôm xuất khẩu từ 7 quốc gia (RFI). – Việt Nam phản đối Mỹ vụ kiện chống phá giá tôm (TN).
- 10 công ty đa quốc gia minh bạch nhất thế giới (DNSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đám tang của Nam Phương hoàng hậu diễn ra thế nào? (Kiến thức).
“Dị vật” trong di tích (TN).
“Quốc phục Việt- Nếu chỉ dừng lại ở hình thức thì không cần” (DT).
Buồn cho cổ vật ngàn năm tuổi (NLĐ).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 27: Chùa Phù Dung trên nền Chiêu Anh các (TN).
Tết quê của ngày xưa ơi! (TVN).
- Đỗ Lai Thuý: Nguyễn Đình Thi, bay qua mùa xuân (PBVH).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 11) (Nhật Tuấn).
- Bốc thơm kiểu lừa người, lừa mình (Lê Thiếu Nhơn).
- BÙI-GIÁNG-TỈNH “HƯƠU NON DỊU DÀNG” HAY BÙI – GIÁNG – ĐIÊN “RỐNG TO NHƯ THÚ DỮ”  (VC+).
- Cái mới trong lối viết của Đặng Thân (VHNA).
- Đọc lại một lá thư của NGUYỄN KHẢI (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Quý Đại: SẤM TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 96) (Trần Nhương).
- Thư giãn cuối tuần – Thư Chồng Tây Gửi Chồng Việt (Dân Luận). “Là chồng Tây, sau bao đêm suy nghĩ, tôi chợt khám phá ra câu trả lời: chồng Việt Nam không khôn hơn ta. Nhưng vợ Việt Nam dại hơn vợ ta. Chỉ có dại, cực kỳ dại mới bước vào một căn nhà và nghĩ ngay bếp là của mình. Họ quên phắt một điều cơ bản: bếp của những người đói mà đàn ông đói nhiều hơn đàn bà”.
- Truyện này vui cực :) (Nguyễn Ngọc Tư).
Chuyện đàn bà – Truyện ngắn của Phan Thị Thanh Nhàn (TN).
“Nuôi” khán giả trung thành (TN). 
6Ngõ hẹp Hà Nội trong mắt một người Pháp (TP). Nhiếp ảnh gia Daniel. =>
Điện ảnh Việt Nam 2013: Sự trỗi dậy của người trẻ (TP).
“Số phận con người đôi khi như cá lên bờ” (TT).
- Công Lý: “Sợ hãi mỗi lần tập Táo Quân” (DT).
- Rap Việt : có hay không ? (RFI).
- “Siêu marathon” người Úc hoàn thành hành trình chạy bộ dọc Việt Nam (DT).
- 9 cuốn sách bán chạy nhất trong năm 2012 (DT).
- Hollywood, nơi quảng cáo của Lầu Năm Góc ? (RFI).
- Tranh được trưng bày sau 60 năm ‘bị cấm’ (BBC).
Sự thật! (PLTP). - Hai trận của ông Phúc (PLTP).
Lance Armstrong day dứt và nhục nhã (TP). - Con trai là động lực để Lance Armstrong nhận tội (Sống mới). Armstrong: “Quyết định thừa nhận sử dụng doping trong nhiều năm thi đấu đã trỗi dậy khi Luke, cậu con trai 13 tuổi, vẫn cương quyết bảo vệ và gọi tôi là anh hùng trong khi mọi người đều quay lưng lại với tôi. Đó cũng là lúc tôi biết mình phải thành thật vì Luke có quyền biết mọi thứ”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nên chia rõ Đại học thành hai loại (Kiến thức). - Học quản trị kinh doanh (PLTP).
- Thủ khoa ĐH Nguyễn Trãi: Thi năng khiếu không được coi nhẹ môn văn hóa (GDVN).
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia THPT môn Ngữ văn: Chưa ổn! (VHNA).
- Kinh nghiệm vào ĐH Harvard (NLĐ).
- Kết bạn bản xứ để hòa nhập nhanh hơn (NLĐ).
7<- Cô giáo tát nam sinh tới tấp trong lớp học (NLĐ).  – Video: Cô giáo tát liên tục vào mặt học sinh ngay trong lớp (Lee Leen). - Nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là… ‘đồ quái vật’ (GDVN).
“Hứng đá” từ dân mạng (TN). - Cô giáo bị chồng đánh tới ngất xỉu ngay trên bục giảng (DV).
Hội thi Giáo viên giỏi nhằm pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục (GD&TĐ). Mỹ và một số nước “giãy chết” đâu có tổ chức thi giáo viên giỏi mà sao chất lượng đội ngũ giáo dục của họ luôn cao? - Phối hợp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nhà giáo và CBQL (GD&TĐ).
- Giảng viên ĐH Tây Nguyên bị khởi tố (GDVN).
- Số Một là câu chuyện đầy thách thức (TVN).
Sinh viên sập bẫy với những chiêu lừa mới (VNN/GDVN).
- Giữ ấm cho học sinh vùng cao trong những ngày giá rét (ND).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Dân số Việt Nam sắp chạm mốc 89 triệu người (QĐND).
- Đà Nẵng đã khánh thành bệnh viện Ung thư hiện đại (TTXVN).
- Chưa xác định được “sinh vật lạ” là con gì  (NLĐ).
Thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt khô (Vef).
Hôm nay Bộ Y tế “xiết” hàng rong: Dân nghèo ăn đâu? (KT).
- “Xế hộp” của trưởng Công an huyện tông gãy cột điện, lao xuống ao (DT). - “Tháng củ mật”: Cẩn trọng phòng đạo chích đột nhập ban đêm! (DT). - Tiều phu nhảy tàu “đánh đu” với “tử thần” để mưu sinh (DV). - Nhật ký đêm đông (PT). - Điều tra vụ “ép” mua sách (TN). - Người dân tung clip tố giác cướp giật (TN). - Bắt nghi can cầm đầu băng trấn lột công nhân (TN). - Hậu quả đắng lòng vì thiếu hiểu biết về tình yêu, tình dục (DV). - Bị buông lỏng, nạn mại dâm phức tạp trở lại (PT).
Khó mua vé xe thương hiệu (SGGP).
Độc tố trong mỹ phẩm Trung Quốc vượt mức cho phép 16.000 lần (TP).
- 13.500 người tham gia đi bộ từ thiện (SGTT).
- Vụ giết voọc phản cảm: Phạt tù 3 người (VNN).
- Xẻ bán thịt cá sấu trên vỉa hè Hà Nội (GDVN). – Thịt cá sấu bán vỉa hè đắt khách (NLĐ).
- Đạt được hiệp ước toàn cầu về cắt giảm khí thải thủy ngân (VOA).
- “Tuyết thần” nuốt chửng nhà cửa, đường sá ở Nga (NLĐ).
- Indonesia : 15 người chết vì mưa lũ (RFI).
Số vụ hiếp dâm ở New Delhi tăng kỷ lục (PLTP).
QUỐC TẾ
- Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria (BBC).  – Cao ủy trưởng Nhân quyền LHQ lại yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh ở Syria (VOA).
- Mỹ-Nhật cảnh báo Algeri về tính mạng các con tin (RFI). – 11 dân quân và 7 con tin bị giết ở Algeria (BBC). – Vụ con tin Algeri kết thúc : ít nhất 32 con tin và 29 khủng bố thiệt mạng (RFI). – Algeria mở ‘cuộc tấn công chót’ vào những phần tử Hồi giáo bắt giữ con tin (VOA). – Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri (RFI). - Algeria kết thúc cuộc giải cứu con tin (TN). - Kết thúc vụ con tin Algeria (PT).
- Các nhà lãnh đạo Tây Phi họp bàn về vụ khủng hoảng Mali (VOA). – CEDEAO thúc đẩy việc triển khai 3.300 binh sĩ Tây Phi ở Mali (RFI). – Sa mạc Sahel trông đợi châu Âu (RFI).  – Chủ quan và mạo hiểm (NLĐ). - Đa số người Pháp ủng hộ can thiệp quân sự vào Mali (TTXVN).
Ấn Độ xây thêm kho vũ khí ở biên giới (TN). - Không thể khác (TN).
- Miến Điện : quân nổi dậy nghi ngờ tuyên bố ngừng bắn của chính phủ (RFI). – Miến Điện tìm kiếm sự trợ giúp cho công cuộc phát triển dài hạn (VOA). - Trung Quốc sợ Myanmar “mở toang” mỏ dầu cho phương Tây (ANTG).
- Từ chính quyền Palestine đến Nhà nước Palestine (TVN).
- Pakistan có thể trả tự do cho tất cả tù nhân Taliban (RFI).
- Cameron : khả năng Anh rút khỏi Liên hiệp Châu Âu (RFI).
- Bà Timochenko bị cáo buộc chỉ đạo vụ giết hại một dân biểu Ukraina (RFI). – Bà Tymoshenko đối mặt với án chung thân vì cáo buộc chủ mưu giết người (GDVN).
- Chuyện thú vị quanh lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama (DV).  – Nhà Bush không dự lễ nhậm chức tổng tống của ông Obama (NLĐ). - Lễ nhậm chức tốn kém của tổng thống Mỹ Obama (TP). - Bật mí những uẩn ức của Tổng thống Mỹ (VnMedia).
- Chuyển ông Chavez đến bệnh viện ngầm bí mật (NLĐ).
- Boeing ngưng giao máy bay 787 Dreamliner (VOA).
- Người Mỹ gốc Á dựa vào truyền thông sắc tộc (BBC).
- Phi trường Stansted bán với giá 1,5 tỷ bảng (BBC).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/01/2013; + Câu chuyện văn hóa – 19/01/2013; + 360 độ thể thao – 19/01/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 19/01/2013; + Chiếc nón kỳ diệu – 19/01/2013; + Phim tài liệu nước ngoài: Những đứa trẻ không có tương lai – Phần 1; + Cuộc sống thường ngày – 19/01/2013; + Xây dựng nông thôn mới – 19/01/2013; + Sự kiện và bình luận – 19/01/2013; + Thời trang và Cuộc sống – 19/01/2013; + Trang địa phương – 19/01/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 18/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 19/01/2013; + Thời sự 12h – 19/01/2013;  + Thời sự 19h – 18/01/2013.

 Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân

Boxitvn
Lê Anh Hùng
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PTT Hoàng Trung Hải đã khiến không ít người nghe “mát lòng” khi phát biểu: “Giá điện hiện nay không rẻ!”.
Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” có giải pháp thích đáng giúp hạ giá điện thì sẽ sớm thất vọng tràn trề.
Mười hai năm trước, khi mới rời vị trí Tổng Giám đốc EVN để đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, vị tân Thứ trưởng đã khẳng định chắc nịch: “An ninh năng lượng là vấn đề quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc, Campuchia, Lào có tiềm năng và đã sản xuất thủy điện rất lớn, nếu nhập điện từ họ có thể giá rẻ, nhưng chúng ta có thể sẽ mất cơ hội làm chủ công nghệ và mất cơ hội tạo công ăn việc làm trong nước và mất cả ngoại tệ”. Ấy vậy nhưng, suốt nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của cánh tay phải của Thủ tướng đương nhiệm, Việt Nam không chỉ nhập khẩu điện ngày càng nhiều từ Trung Quốc với giá cao (cùng những điều kiện hợp đồng ngặt nghèo), mà còn gần như dâng cả ngành điện lực, một ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia, cho người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” này[1].

Ai cũng biết rằng, chỉ trong một thị trường điện cạnh tranh, người dân mới được hưởng giá điện cạnh tranh kèm theo dịch vụ tương xứng, phản ánh đúng mức giá thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này. Trong khi đó, ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN”, Tổng Cty Điện lực Việt Nam mà bây giờ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn là một người khổng lồ thống trị tuyệt đối trên thị trường điện, cả ở khâu sản xuất lẫn khâu truyền tải và phân phối. Theo báo Kinh tế và Đô thị ngày 4/4/2012: “Hiện tại, các doanh nghiệp của EVN chiếm trên 70% tổng sản lượng điện sản xuất, EVN độc quyền 100% ở khâu truyền tải và giữ 95% ở khâu phân phối điện cả nước. Cùng với đó, công ty mua buôn điện duy nhất là Công ty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc EVN. Thực tế này cho thấy, rất khó tạo ra thị trường phát điện cạnh tranh, chưa nói gì đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh”.
Việc mở cửa ngành điện, tạo lập thị trường điện cạnh tranh lành mạnh đã được nói đến nhiều ngay từ những năm 1990, song luôn bị ông Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện Việt Nam suốt 15 năm qua[2], tìm mọi cách trì hoãn. Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ nói trên, trước câu hỏi “Như thế tới đây thị trường điện sẽ mở rộng cửa?”, ngài tân Thứ trưởng lúc bấy giờ đã hồn nhiên thế này: “Có một vấn đề: khi có sự độc quyền thì trách nhiệm cung cấp điện là của Tổng Cty nhưng nếu mở cửa thị trường thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là như nhau. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy nếu đi quá nhanh sẽ gây hoảng loạn trên thị trường vì trách nhiệm đấy không còn ai lo” (!!!). Và chính nhờ sự “lo xa” của ngài Thứ trưởng rằng “trách nhiệm cung cấp điện không ai lo” nên trên thị trường điện Việt Nam mới có những hiện tượng kỳ lạ như báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đã nêu: “Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần”.
Trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011, khi phóng viên đặt câu hỏi “Trước đây Chính phủ cho tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN, đã kéo dài nhiều năm, đến nay chưa biết khi nào tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy điện. Tại sao phải ngừng lâu như vậy trong khi EVN đang cần tiền để giải quyết khó khăn?”, ngài PTT đã điềm nhiên rằng: “…việc ngừng cổ phần hóa các công ty cũ là để sắp xếp, chờ tái cơ cấu xong vì liên quan đến thị trường. Nếu cứ để nguyên như vậy, để cho lẻ tẻ các nhà máy điện cổ phần hóa thì về sau thị trường sẽ bị chia lắt nhắt, quá nhỏ. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh. Thứ hai, khi các nhà máy tách riêng, khả năng cạnh tranh rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng: nhiệt điện, điện khí, thủy điện…”(!!!).
clip_image001
Bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011: “Phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất là ở khâu phát điện!” (Ảnh: Ngọc Thắng – Vietnamnet)
Và đến khi Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 23/11/2012 theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg[3] thì người ta hiểu rằng chắc phải đợi đến Tết Công Gô, Việt Nam may ra mới có cái gọi là “thị trường điện cạnh tranh” bởi EVN vẫn tiếp tục cuộc chơi “cạnh tranh” theo kiểu “một mình một chợ”, sẵn sàng và dư sức bóp chết bất kỳ đối thủ nào dám manh nha ý đồ “cạnh tranh lành mạnh”.
Dĩ nhiên, chừng nào Tết Công Gô còn chưa đến, chừng đó người dân còn tiếp tục được nghe những điệp khúc “mát ruột mát gan” [4] của ngài Phó Thủ tướng như: “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”; “Giá điện không phải muốn là tăng”; “Tới đây phải công khai giá thành điện”; “Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v và v.v.[5]
Để hình dung ra bức chân dung đích thực của ngài PTT “phụ trách kinh tế ngành”, cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mời quý vị xem thêm các bài: Điều gì đang xảy ra với ngành điện lực của Việt Nam; Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?
Hà Nội, 18/1/2013
L.A.H.
[1] Báo Thanh Niên ngày 14/1/2013 còn đăng bài “Điện nội ế vẫn nhập điện từ Trung Quốc” với giá cao.
[2] Giai đoạn 9/1995-6/1997, ông Hoàng Trung Hải là Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; giai đoạn 4/1998-8/2000: Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; sau khi rời EVN để đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2000 – 2007) và sau đó là Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” từ năm 2007 đến nay, EVN luôn thuộc quyền chỉ đạo của ông ta.
[3] Trong quyết định này, đáng chú ý là (i) Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Cty Mua bán điện được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Cty mẹ – EVN, và (ii) con số doanh nghiệp phải cổ phần hoá là rất ít và đều là DN nhỏ, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ chứ không chuyên về sản xuất hay truyền tải và phân phối điện, số DN sẽ cổ phần hoá mà EVN nắm giữ vốn điều lệ dưới 50% lại càng ít ỏi.
[4] Hẳn nhiều người vẫn chưa quên là trong cuộc hội thảo khoa học về vai trò của công nghiệp khai thác bauxite – sản xuất alumina – nhôm ngày 9/4/2009 tại Hà Nội, chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng từng kết luận một câu xanh rờn: “Không khai thác bauxite bằng mọi giá!”. Đến giờ thì chắc ai cũng biết dự án khai thác bauxite Tây Nguyên “nổi tiếng” kia đang “tiến triển” như thế nào và “hiệu quả” ra sao. Là dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình nên, dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên có sự “đóng góp” rất lớn của ngài PTT “phụ tránh kinh tế ngành”.
[5] Theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.
- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.
Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.
Tóm lại, ông Hoàng Trung Hải chính là người nắm giữ chiếc ghế quan trọng thứ hai trong Chính phủ sau Thủ tướng.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn 

1560. XUNG QUANH KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ năm, ngày 17/1/2013

XUNG QUANH KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO

TTXVN (Hồng Công 14/1)
Theo tờ “Minh báo” (Hồng Công) ngày 13/1, bán đảo Trung Nam (Đông Dương) gần đây đã trở thành điểm nóng đầu tư mới, Lào đã trở thành nơi đọ sức của các nguồn vốn Âu-Á, đồng thời cũng dẫn đến những thị phi chính trị. Trong khi công trình đường sắt cao tốc nối Lào với Việt Nam đang hừng hực khí thế thì kế hoạch đường sắt cao tốc nối Côn Minh (Trung Quốc) với Lào lại bị trở ngại do những chỉ trích của phương Tây. Theo dự kiến, đến trước năm 2015, các nước Đông Nam Á sẽ tạo thành cộng đồng kinh tế chung, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với khối này lúc đó có thể sẽ tăng từ mức 370 tỷ USD hiện nay lên tái trên 500 tỷ USD. Rõ ràng, kế hoạch của Trung Quốc trong việc hội nhập với khu vực này khả quan hơn những kế hoạch đầu tư của các nước khác, điều này tất nhiên khiến các nước phương Tây không thể hài lòng.
Ý nghĩa chiến lược của đường sắt Trung – Lào
Năm 2006, gần 20 quốc gia châu Á ký kết một thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á, dự án đường sắt cao tốc ở Lào là một phần trong đó. Giới phân tích cho rằng nếu như Trung Quốc có thể lấy đường sắt cao tốc “đả thông” Đông Nam Á, đưa các nước như Lào và Mianma vào mạng lưới đường sắt cao tốc của mình, Trung Quốc sẽ có thể trực tiếp vươn tới Ấn Độ Dương bằng đất liền, có thể vận chuyển các mặt hàng, nguyên vật liệu cũng như dầu lửa từ Trung Đông và châu Phi về nước… không phải qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát, điều này có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Ngoài ra, hệ thống đường sắt cao tốc cũng giúp Trung Quốc tăng cường họp tác với các nước ASEAN, trở thành một chiêu bài chống lại chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Feng Orchids chỉ ra rằng ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng sang các nước Đông Nam Á, ngành, xuất khẩu của Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và các mặt hàng bán thành phẩm từ Đông Nam Á. Có thể thấy rằng Trung Quốc có lợi ích rất lớn trong việc gắn kết với Đông Nam Á.
Sự nghi ngại của phương Tây
Báo giới phương Tây mấy năm gần đây thường hình dung những kỹ thuật, tiền vốn mà Trung Quốc đổ vào các nước xung quanh cũng như các nước châu Phi và Mỹ Latinh là “ngoại giao đường sắt”. Năm 2010, Trung Quốc ký kết với Lào và Thái Lan thỏa thuận hợp tác xây dụng tuyến đường sắt cao tốc dài 420 km nối liền Côn Minh với Lào và Thái Lan. Tuy nhiên, kế hoạch đoạn nối Côn Minh với Lào (trị giá 7 tỷ USD) lại khiến dư luận phương Tây phản đối kịch liệt với những nghi ngại về phá hoại môi trường và khoản vay quá lớn. Theo thỏa thuận, Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ vốn cho dự án đường sắt cao tốc Trung-Lào với lãi suất thấp trong vòng 30 năm, điều kiện đổi lại là đến trước năm 2020, mỗi năm Lào sẽ cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên khoáng sản trị giá 5 triệu USD, chủ yếu là Kali, gỗ và hàng nông sản…
Mặc dù sau khi tuyến đường sắt xây dựng hoàn thành sẽ do phía Lào toàn quyền sử dụng, song dư luận phương Tây nghi ngại rằng Lào sẽ “lỗ to”. Tờ “Thời báo Niu Yoóc” dẫn lời một vị cố vấn giấu tên phụ trách công tác sắp xếp kế hoạch phát triển của Liên hợp quốc cho rằng các điều kiện cho vay mà phía ngân hàng Trung Quốc đưa ra quá “khắc nghiệt”, chúng sẽ khiến sự ổn định của kinh tế vĩ mô Lào đối mặt với nguy cơ, Lào sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc khoáng sản để trả nợ, trong khi công trình đường sắt xuyên qua miền Bắc của Lào sẽ biến các bản làng nơi đây thành “đống rác”. Bài báo còn dẫn lời một quan chức ngoại giao châu Á giấu tên cho biết các đối tác hợp tác khác như ADB hay Ngân hàng Thế giới (WB) đều bày tỏ “quan ngại”, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Lào “cần phải thận trọng”.
Tuy nhiên, những chỉ trích bình luận trên đều không đề cập đến tầm quan trọng của tuyến đường sắt này đối với Lào, quốc gia không có bờ biến. Phía Lào dự tính thu nhập từ vận tải đường sắt năm đầu tiên sẽ đạt 95 triệu USD, đến năm thứ 50, lãi ròng từ vận tải đường sắt sẽ đạt 16,39 tỷ USD. Ngoài ra, thu nhập từ các ngành nghề liên quan sẽ chiếm tới 50% tổng thu nhập. Cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s cũng đánh giá rằng dự án vay tín dụng xây dựng đường sắt cao tốc Trung-Lào sẽ giúp ích cho kinh tế Lào phát triển, giúp tăng lượng xuất khấu tài nguyên của Lào sang Trung Quốc.
Đọ sức Trung-Mỹ tại Lào
Lãnh đạo cấp cao chính phủ Lào hiện nay đa số là bộ đội Pa Thét từng tác chiến với miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam , họ vẫn chủ trương giữ một khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ gần đây đang có ý đồ lôi kéo Lào, hồi tháng 7 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Lào, trở thành quan chức ngoại giao cấp cao nhất thăm Lào kể từ năm 1950, động thái này đã báo hiệu Lào sẽ trở thành một chiến trường đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Trên thực tế kế hoạch đường sắt cao tốc Trung-Lào đang đối mặt với trở ngại, trong thời gian tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu tại Lào hồi tháng 11/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không thể dự lễ khởi công tuyến đường này theo kế hoạch. Ngược lại, cũng trong thời gian này lại diễn ra lễ ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Lào – Việt Nam trị giá 5 tỷ USD do Công ty Giant Consolidated của Malaixia là chủ đầu tư trong 5 năm, là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên nối liền Lào với Việt Nam. Điều khá ngạc nhiên, phương Tây không tranh cái nhiều và dường như đang ưu tiên thúc đẩy tuyến đường sắt Lào-Việt.
Sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc
Trung Quốc mấy năm gần đây thúc đẩy kế hoạch đường sắt cao tốc trên bán đảo Trung Nam, một mục tiêu lớn trong đó là thúc đẩy thương mại của Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, và Lào được coi là một khâu quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Tại thành phố du lịch nổi tiếng Luang Prabang của Lào, Trung Quốc đã xây dựng và tu bổ các bệnh viện của địa phương nông cấp sân bay… Dọc hai bên bờ Mê Công chảy qua thủ đô Viêngchăn, du khách có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều biệt thự cao cấp, chúng cũng đều do người Trung Quốc đầu tư xây dựng.
Không ít thương gia Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội phát triển của đường sắt cao tốc ở Lào và đang đầu tư dọc theo tuyến đường này. Tại Udom Xay, một vùng nông nghiệp ở vùng núi phía bắc Lào, các thương nhân Trung Quốc đã xây dựng một trường học tiếng Hoa với hơn 400 học sinh và 28 giáo viên, một phần lương ở đây do chính phủ Trung Quốc chi trả. Vương Quyền, ông chủ người Trung Quốc của một khách sạn tại địa phương, cho biết việc đang mong đợi việc hơn 20,000 công nhân đường sắt Trung Quốc sẽ sớm tới đây để ông có thể kiếm tiền từ đồng bào của mình. Ông chủ này đến đây được 3 năm và đã mua một xưởng gia công đồ gỗ, ông cho biết dân di cư Trung Quốc đã thuê một nửa đất nông nghiệp của Udom Xay, “chỉ cần có tiền, thuê đất bao nhiêu năm cũng được, người ở đây chỉ biết tiền, không cần biết người”.
Sự đầu tư của Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế Lào, song cũng có không ít người bất mãn với sự đầu tư này của Trung Quốc. Anne Sophie Gindroz – người phụ trách Tổ chức Phát triển Helvetas của Thụy Sỹ – đã nghi ngờ việc Chính phủ Lào cưỡng bức nông dân bán đất. Sự nghi ngờ đó đã khiến cho Gindboz bị trục xuất ra khỏi Lào vì “không thiện chí” với chính phủ nước này. Tại Viêngchăn, Sombath Somphone – một người quốc tịch Lào phụ trách một trung tâm đào tạo phát triển – đã bị mất tích hồi tháng trước. Trước khi mất tích, ông ta đã tham dự hoạt động hội thảo chuyên đề cập tới vấn đề đất đai hiện nay. Một quan chức ngoại giao cho biết ông ta đã bị cảnh sát bắt đi./.

1561. TRUNG QUỐC CÓ KHẢ NĂNG CỨNG RẮN HƠN ĐỐI VỚI BẮC TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 16/1/2013

TRUNG QUC CÓ KHẢ NĂNG CỨNG RẮN HƠN ĐỐI VỚI BC TRIU TIÊN

TTXVN (Hồng Công 8/1)

Lâu nay, Trung Quốc vẫn là một đồng minh thân cận và thường ủng hộ, bênh vực Bắc Triều Tiên trong nhiều vấn đề bị phương Tây phản đối. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Đại hội 18 và giới phân tích cho rằng Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa được bầu tại kỳ đại hội quan trọng này sẽ cứng rắn hơn đối với Triều Tiên. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (Hồng Công) số ra ngày 30/12 vừa đăng bài phân tích cho rằng Bộ Chính trị mới, gồm một số chuyên gia về Bắc Triều Tiên, có thể sẽ thay đổi chính sách đối với Bình Nhưỡng.

Khi di sản của lãnh tụ Mao Trạch Đông cuối cùng cũng được quyết định sau những cuộc tranh luận kéo dài vào năm 1982, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định ý niệm rằng vị lãnh đạo này của Trung Quốc có 7 phần tốt và 3 phần xấu, đúng như Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng nếu như lấy hình ảnh tượng trưng là 10 ngón tay của ông thì có 7 ngón là tốt. Giờ đãy, Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã giảm từ 9 xuống còn 7 người. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Triều Tiên?
Theo những người hiểu biết về chính sách tương lai của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên, danh sách Thường vụ Bộ Chính trị là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất để dự đoán chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên, bởi vì đây là cơ quan quyết sách cuối cùng đối với toàn bộ các quyết định về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó có một số quyết định nhạy cảm hơn cả việc giải quyết quan hệ với Bình Nhưỡng.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào còn ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan này thiếu các thành viên có kinh nghiệm cá nhân trực tiếp trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Mặc dù là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia nhưng Thường vụ Bộ Chính trị không hoạt động hiệu quả trong việc thúc đẩy Bắc Triều Tiên hướng theo cải cách kinh tế.
Những “ngôi sao đang lên”, những người được đánh giá cao khi lãnh đạo các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Trung Quốc như Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải kiên trì thúc đẩy chương trình nghị sự của Trung Quốc về cải cách kinh tế Bắc Triều Tiên. Những vị quan chức này được đại diện bời Phó Thủ tướng Trương Đức Giang và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường – hai ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, và Tôn Chính Tài, ủy viên Bộ Chính trị. Họ đã có nhiều năm công tác ở nhũng khu vực sát với Bắc Triều Tiên, và thu được nhiều kinh nghiệm từ quãng thời gian làm việc ở các chính quyền địa phương với các cuộc tiếp xúc và làm việc cùng các quan chức của Bắc Triều Tiên. Họ hiểu rõ rằng sự kiên nhẫn và sức ép liên tục là nhân tố chủ chốt để thúc đẩy cải cách ở Bình Nhưỡng. Các nhà lãnh đạo thế hệ mới này có vẻ được trang bị tốt hơn về các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên và thực tế này có thể dẫn tới một vài sắc thái chính sách – nếu không phải là những thay đổi chính sách – từ Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trương Đức Giang là một người có nhiều kinh nghiệm làm việc với Bắc Triều Tiên. Ngoài những mối quan hệ rõ ràng với Bắc Triều Tiên thu được từ việc theo học và tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành, nơi ông từng là Bí thư Chi bộ Trương Đức Giang có những năm đầu tiên trong sự nghiệp chính trị của mình ở tỉnh Cát Lâm. Những vị trí công tác của Trương Đức Giang đều giúp ông có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vấn đề về Bắc Triều Tiên.
Mặc dù ban lãnh đạo mới đã đưa ra những tuyên bố mập mờ về Bắc Triều Tiên (thậm chí ngay sau vụ phóng vệ tinh gây tranh cãi gần đây nhất của Bình Nhưỡng), các học giả Trung Quốc chuyên nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều Tiên đã coi đây là một cơ hội hữu ích để “đo nhiệt độ” trong phạm vi chính sách của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Trong số những học giả này có Trương Liêm Quý thuộc Trường Đảng Trung ương, Chu Phong của Đại học .Bắc Kinh, và Lục Triều của Viện Khoa học Xã hội tỉnh Liêu Ninh. Những chuyên gia Trung Quốc này được phép và được khuyến khích bình luận về Bắc Triều Tiên trên những bản tin của các cơ quan truyền thông Trung Quốc Đại lục. Trương Liêm Quý đã công khai đặt ra những câu hỏi về việc xem xét lại chính sách của Trung Quốc với Bình Nhưỡng ngay sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành vụ phóng vệ tinh hồi tháng 4/2012. Thậm chí, ông Trương Liêm Quý, người từng là một nam sinh của Đại học Kim Nhật Thành, đã tranh luận công khai bằng tiếng Anh.
Người kế nhiệm Chu Vĩnh Khang trên cương vị Bí thư Ban Chính pháp Trung ương, cựu Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ cũng sẽ gần như không kém phần cứng rắn và việc không có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không khiến ông này bị tước mất khoản ngân sách khổng lồ dành cho an ninh nội địa.
Quan hệ hợp tác Trung Quốc – Bắc Triều Tiên hiện nay liên quan đến công tác tình báo chưa chắc đã bị giảm sút. Trên thực tế, việc cùng chống lại những người theo đường lối cải cách đường như đã củng cố một số lĩnh vực trong những mối quan hệ này.
Những phát biểu công khai của tân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy rằng những nhân tố quân sự trong liên minh Trung Quốc – Bắc Triều Tiên sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ, nhưng sẽ nằm trong những giới hạn nhất định. Trung Quốc sẽ miễn cưỡng khoan dung với những vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên mặc dù những vụ phóng đó chọc giận các đối thủ khu vực, và nhiều khả năng sẽ khoan dung với sự phát triển vũ khí hạng nhẹ và các loại vũ khí khác trong giới hạn cho phép. Việc giữ quân đội Nhân dân Bắc Triều Tiên nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc nằm trong lợi ích của Bắc Kinh.
Ví dụ, trước khi diễn ra vụ phóng tên lửa gần đây nhất của Bắc Triều Tiên, người Trung Quốc đã tăng cường chỉ trích khéo Bình Nhưỡng bằng cách ra tuyến bố “Bắc Triều Tiên có quyền sử dụng không gian vũ trụ vì rnục đích hòa bình.” Tuy nhiên, tuyên bố này được đi kèm bằng cụm từ nhấn mạnh: “Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn bởi các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.” Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng nước này “hy vọng các bên liên quan có những hành động mang tính xây dựng vì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, hành động bình tĩnh và tránh để tình hình căng thẳng leo thang”.
Học giả Chu Phong cũng đưa ra những bình luận bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung trên truyền thông sau vụ phóng tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên, tỏ ý rằng Bình Nhưỡng đang khiến Trung Quốc tự vấn về việc có nên duy trì hay không và nếu có thì duy trì như thế nảo mối quan hệ giữa hai nước, sau khi Bắc Triều Tiên công khai thể hiện rằng nước này không muốn nghe theo sự điều khiển của nhà bảo trợ Trung Quốc.
Việc Trung Quốc muốn thừa nhận các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bắc Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng tức giận và muốn thể hiện sự lãnh đạo của họ đối với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc đang nhắc nhở Bình Nhưỡng rằng họ có thể làm cho các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hiệu lực để gây thiệt hại cho Bắc Triêu Tiên và cũng có đủ khả năng phớt lờ các nghị quyết đó vì lợi ích của Bình Nhưỡng.
Dựa trên mong muốn ổn định của Trung Quốc, chúng ta có thể hy vọng cả 7 vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kêu gọi Bắc Triều Tiên giúp duy trì sự ổn định môi trường mà Trung Quốc cần đế tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu đã đặt ra tại Đại hội 18. Tuy nhiên, có vẻ như một vài vị quan chức trong Thường vụ Bộ Chính trị đã chán ngấy việc bị Bắc Triều Tiên chơi xỏ và đang để cho Bình Nhưỡng biết rằng cách đối xử mềm mỏng của Thường vụ Bộ Chính trị khóa 17 có lẽ đã đến lúc đi tới hồi kết./.

1562. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI ĐANG CHỜ ĐỢI TÂN THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 16/1/2013

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ ĐỐI NỘI VÀ ĐI NGOẠI ĐANG CH ĐỢI TÂN THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN

TTXVN (Niu Yoóc 15/1)

Đánh giá các thách thức đối nội và đối ngoại sắp tới của tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, “Tạp chí Á-Âu” mới đây cho biết trong cuộc tổng tuyển cử gần đây tại Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) giành được 294 ghế trong khi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPI) cầm quyền chỉ giành được 57 ghế. Là Chủ tịch LDP, ông Shinzo Abe chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản ngày 26/12. Đảng LĐP và đảng New Komeito (đảng Công Minh Mới), liên minh của hai cựu đối tác trong các chính phủ đo LDP lãnh đạo trước năm 2009, thành lập một chính phủ liên minh.

Mặc dù đảng LDP và New Komeito không chiếm đa số tại Thượng viện, nhưng với tổng số 325 ghế, hai đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Việc chiếm đa số của hai đảng tại Hạ viện có thể rất thuận tiện khi thông qua các dự luật bằng cách bỏ phiếu thông qua lần hai nếu các dự luật không được thông qua tại Thượng viện. Nhưng Chính quyền mới của tân Thủ tướng Abe dường như được thừa hưởng hàng loạt thách thức ở trong và ngoài nước từ chính phủ do DPJ lãnh đạo trước đó.
Trên mặt trận trong nước, Chính phủ mới chủ yếu phải đối phó với tình trạng giảm phát và giá đồng yên quá cao. Để thúc đẩy nền kinh tế, Chính quyền Abe dự định nhanh chóng đưa ra một ngân sách bổ sung cho tài khóa 2013 trị giá vài nghìn tỷ yên để trình Quốc hội xem xét tại phiên họp cuối tháng 1/2013. Như cam kết trong chiến dịch tranh cử, đảng LDP cũng có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ mạnh tay, kể cả đề ra mục tiêu lạm phát hàng năm và đạt được một thỏa thuận chính sách với Ngân hàng Nhật Bản. Bên cạnh đó, sửa đổi hiến pháp cũng có thể trở thành một chủ đề nóng bỏng của cuộc tranh luận trong nhiệm kỳ của ông Abe. Đảng LDP đang xem xét để thảo luận với đối tác liên minh New Komeito về việc nới lỏng các yêu cầu sửa đổi hiến pháp theo quy định tại Điều 96. Nhưng thuyết phục New Komeito về vấn đề này có thể không dễ dàng bởi vì đảng này khá thận trọng trước ý đồ tương lai của LDP nhằm sửa đổi Điều 9 (tuyên bố từ bỏ quyền khai chiến), vấn đề năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục bao trùm các cuộc tranh luận trong nước. Đến nay LDP chưa đưa ra lập trường rõ ràng về vấn đề này có thể do công chúng phản đối mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo LDP rất chú trọng chính sách phi hạt nhân do Chính phủ DPJ đưa ra trước đây. Kể từ sau tai nạn hạt nhân Fukushima (tháng 3/2011), hoạt động của hầu hết các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản vẫn đang bị đình chỉ, từ đó tác động đến ngành công nghiệp cũng như tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của LDP, các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản một lần nữa có thể hoạt động trở lại, mặc dù chỉ khi nào vấn đề an toàn được bảo đảm, để giải quyết tình trạng thiếu năng lượng. Nhưng lập trường của LDP về năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục phải đối mặt với những lời chỉ trích trên các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, chính sách năng lượng của LDP dường như chưa cấp bách, khi đảng này đang chuẩn bị đề ra chiến lược cung cấp năng lượng cho đất nước trong 10 năm tới.
Trên mặt trận đối ngoại, xây dựng lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản sẽ là một thách thức đối với Chính quyền Abe, đặc biệt khi căng thẳng gia tăng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng – Trung Quốc và Hàn Quốc – về các tranh chấp lãnh thổ. Chừng nào liên minh an ninh Nhật-Mỹ còn tồn tại, những căng thẳng đó sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong thời gian nắm quyền hơn 5 thập kỷ trước năm 2009, LDP đã duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Hiện nay, LDP không thể thay đổi tiến trình của họ trên mặt trận này. Thực tế, chuyến thăm được dự kiến của Thủ tướng Abe đến Mỹ vào tháng 1/2013 rõ ràng khẳng định niềm tin của LDP vào các mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Mỹ. LDP đang đề nghị xây dựng một đạo luật cơ bản về an ninh nhà nước để cho phép quốc gia thực hiện quyền tự vệ tập thể, từ đó sẽ thúc đẩy liên minh của Nhật Bản với Mỹ. Nhưng còn phải xem liệu ông Abe sẽ giải quyết các vấn đề rắc rối của liên minh thế nào, chẳng hạn căng thẳng giữa Mỹ và Nhật Bản về việc di chuyển căn cứ Futenma, tình cảm chống Mỹ gia tăng do các tội ác của quân đội Mỹ tại Okinawa.
Đối với Trung Quốc, giới lãnh đạo LDP dường như có lập trường không quyết đoán, mặc dù thực tế cuộc tranh cãi về quần đảo Senkaku gần đây đã phát triển đến đỉnh cao mới do tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên xâm nhập các vùng biển Nhật Bản và một máy bay Trung Quốc vi phạm không phận Nhật Bản ngày 13/12. Thực tế, Phó Chủ tịch LDP Masahiko Komura khẳng định Nhật Bản cần lập lại quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi với Trung Quốc mà hai nước đã nhất trí trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Shinzo Abe năm 2006-2007. Ông Abe dường như đang cố gắng xoa dịu mối lo ngại của Trung Quốc về hình ảnh hiếu chiến của ông bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất và cam kết nỗ lực cải thiện các mối quan hệ song phương khác. Nhưng Trung Quốc dường như không tin vào nhũng cam kết như vậy. Thực tế, nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh sẽ chống lại lập trường hiếu chiến của ông Abe và yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo dõi sát quan điểm của giới lãnh đạo mới của Nhật Bản khi thăm đền thờ Yasukuni, tranh chấp quần đảo Senkaku và sửa đổi của Hiến pháp hòa bình.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ là một thách thức lớn của Chính quyền Abe. Nhật Bản đang đối mặt với thách thức an ninh nghiêm trọng do Bắc Triều Tiên triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 1.300 km trực tiếp nhắm vào Nhật Bản. Hơn nữa, vụ các nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên bắt cóc các công dân Nhật Bản trong thời kỳ trước Chiến tranh Lạnh cũng có thể nổi lên như một nguyên nhân quan trọng nừa gây căng thẳng giữa hai nước. Mặc dù Bình Nhưỡng cho rằng vấn đề bắt cóc con tin đã được giải quyết, nhưng Tôkyô lại cho rằng chừng nào Bắc Triều Xiên còn chưa cung cấp thông tin đầy đủ về những người bị bắt cóc thì quan hệ song phương vẫn chưa thể được bình thường hóa. Trong khi đó, những tác động của Chính quyền Abe đối với quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc vẫn chưa thể hiện chắc chắn, đặc biệt khi Hàn Quốc thay đổi lãnh đạo sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 19/12. Kể từ khi cha của tân Tổng thống Park Geun-Hye, cựu Tổng thống Pắc Chung Hi, mở đường bình thường hóa quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản sau chiến tranh, nhiều người hy vọng quan hệ song phương có thể cải thiện khi bà Park lên nắm quyền. Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc hàn gắn quan hệ giữa Xơun và Tôkiô sẽ tiếp tục phức tạp, bởi vì bà Park có lập trường không thỏa hiệp về một số vấn đề như tranh chấp đảo Takeshima. Nhưng lần phóng tên lửa đạn đạo tầm xa gần đây của Bắc Triều Tiên có thể đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ liên kết với nhau để đối phó với Bình Nhưỡng. Sau vụ thử tên lửa, Bắc Triều Tiên có thể phát triển tầm bắn của các tên lửa. Điều này sẽ làm tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực, trong đó có Nhật Bản. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin, tên lửa của Bắc Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, do đó chúng có khả năng vươn tới bờ biển phía Tây của Mỹ. Từ những năm 1980, Bắc Triều Tiên triển khai hơn 600 tên lửa Scud có tầm bắn 300-500 km liên tục đe dọa an ninh của Hàn Quốc. Ngược lại, tháng 10/2012 Mỹ và Hàn Quốc nhất trí mở rộng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo của Xơun từ 300 lên 800 km để vươn tới tất cả các khu vực của Bắc Triều Tiên, nhưng điều này dường như không đủ mạnh để ngăn chặn thái độ quyết đoán và khó lường của Bình Nhưỡng. Vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên rõ ràng cho thấy Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức liên quan đến khả năng thu thập và chia sẻ thông tin tình báo. Vì vậy hai nước cùng với Mỹ có thể hợp tác để đối phó với các thách thức an ninh trong tương lai của Bắc Triều Tiên. Chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng có thể mở đường cho Nhật Bản và Hàn Quốc ký Hiệp định An ninh chung về Thông tin Quân sự (GSOMIA) và hoàn tất Thỏa thuận Tiếp nhận và Dịch vụ tương hỗ về Mua sắm trang thiết bị quân sự (ACSA).
Hiện nay, việc Nhật Bản tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ lãnh đạo cũng là một khó khăn
khác của Chính quyền Abe. Do nhiều nhà lãnh đạo LDP phản đối, LDP chưa đi sâu các chi tiết cụ thể của TPP. Mặc dù lúc đầu có quan điểm phản đổi TPP, hiện nay ông Abe dường như có cái nhìn khác bằng cách tuyên bố các cuộc đàm phán TPP sẽ nằm trong một tiến trình nếu các lợi ích quốc gia của Nhật Bản được bảo đảm. Đến nay, tác động của của Chính quyền Abe đối với các mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản với các nước vẫn chưa thể hiện rõ, nhưng không thể phủ nhận thực tế là, các vấn đề lịch sử giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là trở ngại lớn trong quan hệ của 3 nước để tiến tới một tương lai ổn định và thịnh vượng hơn. Chỉ khi nào ba nước quyết định gạt sang một bên các vấn đề lịch sử và thực sự nỗ lực đạt được một số thỏa hiệp với nhau, lúc đó họ mới có thể bình thường hóa quan hệ lâu dài. Trong khi vấn đề lịch sử đang tiếp tục tồn tại ở các nước, Thủ tướng Abe cần xóa bỏ hình ảnh hiếu chiến của ông và gánh vác trách nhiệm phát triển các mối quan hệ thân thiện với các nước lảng giềng đế được coi là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng ở khu vực Đông Á.
***
Tờ “Nghiên cứu châu Á” vừa có bài phân tích xu thế chỉnh trị ở Nhật Bản sau khi Đảng Dân chủ tự do (LDP) thắng cử trong cuộc bầu cử vừa qua, và mối quan hệ đang có chiều hướng ngày càng căng thẳng giữa nước này với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, nội dung như sau:
Kết quả cuộc bầu cử ở Nhật Bản hôm 16/12 vừa qua đã đánh đấu một bước ngoặt được cho là hướng tới chủ nghĩa dân tộc trong nền chính trị ở nước này. Sự chuyển hướng sang phái hữu này trong chính sách của Nhật Bản là một cảnh báo đối với nhiều người, nhiều giới, cả ở trong và ngoài Nhật Bản. Có hai vấn đề cho thấy rõ sự chuyển hướng này: cuộc xung đột với Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và những lời kêu gọi thay đổi hiến pháp để hủy bỏ hoặc sửa đổi điều khoản gọi là hòa bình trong hiến pháp của Nhật Bản.
Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền trước cuộc bầu cử trên đã thổi bùng lên tình hình căng thẳng với Trung Quốc bằng cách thực hiện “quốc hữu hóa” các hòn đảo đang gây tranh cãi hồi tháng 9/2012. Kết quả
là diễn ra một cuộc đối đầu giữa các tàu biển Nhật Bản và Trung Quốc mà Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng khôi phục Nhật Bản (PRJ), lúc bấy giờ thuộc phe đối lập, đều đề nghị làm tăng thêm quyết tâm này của Nhật Bản bằng cách xây dựng các công trình, vững chắc trên các hòn đảo này. Nhà lãnh đạo của LDP, Shinzo Abe, nổi tiếng về những quan niệm hữu khuynh dân tộc của mình, đã tập trung vào việc bảo vệ tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản coi là phương tiện để nhấn mạnh đến những sự thay đổi hiến pháp nhằm biến “các lực lượng phòng vệ” thành một đội quân chính quy có thể tham gia “một lực lượng phòng vệ tập thể”. Điều khoản “hòa bình” từng là một cản trở đối với việc Nhật Bản tham gia các cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành ở khu vực Trung Đông và theo LDP cũng như những đảng có cùng khuynh hướng, thì điều đó đã cản trở những lợi ích của đế quốc Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo PRJ Shintaro Ishihara kêu gọi hủy bỏ toàn bộ hiến pháp “chiếm đóng” do Mỹ thảo ra sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, và đã gợi ý rằng Nhật Bản nên chế tạo vũ khí nguyên tử riêng của mình. Trong khi vẫn cảnh báo những mối nguy hiểm “chống nước ngoài và chủ nghĩa phiêu lưu” và tán thành một nền “quốc phòng có trách nhiệm”, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã nêu lên lý lẽ cho những sự sửa đổi bảo đảm tính hiến pháp của quân đội. Những đề nghị này kèm theo nỗ lực phối hợp để làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và phủ nhận những tội ác khủng khiếp của quân phát xít Nhật Bản trong các cuộc chiến tranh ở châu Á vào những năm 1930 và 1940. ông Abe đã tiết lộ những mục tiêu của mình bằng cách tới thăm ngôi đền thiêng nổi tiếng Yasukuni, nơi thờ những người lính tử trận trong các cuộc chiến tranh của Nhật Bản và kêu gọi xem xét lại toàn bộ nhận thức “bất công” về lịch sử của các cuộc chiến tranh Nhật Bản. Ông Noda đã bảo vệ chuyến thăm tới Yasukuni của ông Junchiro Koizumi, khi ông này là thủ tướng từ năm 2001 đến 2006.
Khi phân tích các quan điểm trên chính trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhấn mạnh một thực tế là Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khuyến khích một cách có ý thức các xu hướng quân phiệt này ở Nhật Bản trong khuôn khổ một chương trình lớn của Mỹ nhằm kiềm chế tối đa ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đã giữ một vai trò chủ chốt để buộc nhà lãnh đạo thuộc DPJ Yukio Hatoyama từ chức vào giữa năm 2010, ông này đã bảo vệ một chính sách đối ngoại độc lập với Mỹ và hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Thay thế ông vào chức thủ tướng Nhật Bản, Naoto Kan đã nhanh chóng khẳng định sự ủng hộ của ông đối với liên minh Mỹ và tiến hành một cuộc đối đầu ngoại giao lớn với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2010. Nhưng về cơ bản, bước ngoặt của tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản tới chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt là sản phẩm của sự trầm trọng trong cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của đất nước. Từ thặng dư thương mại trong nhiều năm liên tiếp, Nhật Bản bị thâm hụt nặng trong bối cảnh một cuộc suy thoái tại phần lớn các nước châu Âu và sự bấp bênh ở Mỹ.
Sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản – vẫn phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu các nguyên liệu và các thị trường xuất khẩu – đã được nhấn mạnh bởi thảm họa kép, động đất và sóng thần, hồi đầu năm 2011, đã buộc Nhật Bản phải đóng cửa hầu như toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân của mình. Nhập khẩu dầu lửa và khí đốt, cũng như các nguồn năng lượng thay thế, đã góp phần làm cho cán cân thương mại thâm hụt trầm trọng hơn.
Đây là lần thứ 5 trong vòng 15 năm qua, nền kinh tế Nhật Bản bị nhấn chìm trong nạn suy thoái. Xuất khẩu của Nhật Bản bị ảnh hưởng do giá đồng yên cao và sự suy giảm các thị trường ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Về chính sách kinh tế cũng như chính sách đối ngoại, chính phủ mới đang quyết tâm đảo ngược thời suy tàn của Nhật Bản. Ông Abe đã thông báo một chính sách tiền tệ giống chính sách đã được Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ áp dụng để giảm bớt lạm phát và giảm giá trị đồng yên. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những bước đi này chỉ làm tăng thêm các cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế. LDP cũng chủ trương tăng thuế để giảm bớt gánh nặng về khoản nợ công của Nhật Bản.
Tình hình hiện nay giống một cách kỳ lạ tình hình của những năm 1930. Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nê từ nạn suy thoái thương mại thế giới, đã dấn sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trầm trọng. Chế độ theo chủ nghĩa quân phiệt tuyệt vọng ở Tôkyô lúc đó đã tìm cách vượt qua tình trạng tồi tệ về kinh tế của Nhật Bản nhờ vào các cuộc chiến tranh để chiếm hữu các thị trường và các nguyên liệu. Lúc bấy giờ, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản tồn tại song hành với sự trấn áp tàn bạo tầng lớp công nhân ở trong nước và những phương pháp tàn bạo nhất để tăng cường sự chiếm đóng của mình ở Trung Quốc và sau này là chiếm đóng Đông Nam Á. Tất nhiên, thế giới đã thay đổi từ khi Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương vào năm 1945, và Mỹ hiện đang tìm cách duy trì, tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ kế hoạch làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, những năm gần đây, Tổng thống Obama đã khuyển khích Nhật Bản tăng cường quân đội của mình và thể hiện một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, và chắc chắn chính sách sẽ được tăng cường dưới thời Thủ tướng Abe.
Theo các nhà quan sát, việc Nhật Bản chuyển hướng sang chủ nghĩa quân phiệt là một mưu toan vô vọng củng cố vị trí của mình như là cường quốc đế quốc thống trị ở châu Á. Vị trí này hiện đang bị Trung Quốc đe dọa vì hồi năm ngoái Trung Quốc đã làm lu mờ Nhật Bản khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Ngoài ra, đó cũng là mưu toan để chuẩn bị cho chính phủ mới, nhằm áp đặt những biện pháp thắt lưng buộc bụng để làm giảm bớt khoản nợ công khổng lồ của đất nước.
Cuộc khủng hoảng hiện nay của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản có lịch sử sâu sắc. Thời kỳ ngắn ngủi gọi là nền dân chủ Taisho hồi đầu những năm 1920 đã nhanh chóng nhường chỗ cho một phương hướng dân tộc chủ nghĩa thuộc phái hữu và cuộc trấn áp chống người lao động. Đạo luật bảo vệ nên hòa bình năm 1925 đã cấm tât cả các đảng bảo vệ chủ nghĩa xã hội và mở đường cho việc bãi bỏ các cuộc biểu tình và bãi công. Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế Nhật Bản thể hiện rõ rệt sau sự suy giảm đột ngột của Phố Uôn hồi năm 1929 và mở đầu sự suy thoái trên thế giới. Xuất khẩu của Nhật Bản chỉ trong một thời gian ngắn đã bị chia thành hai, nuôi dưỡng nỗi thât vọng của các giới lãnh đạo và xu hướng tái vũ trang và giải quyết cuộc khủng hoảng bằng các cuộc chinh phục quân sự, nhất là ở Trung Quốc. Quân đội, được hoàng đế ủng hộ, giữ vai trò chính trị hàng đầu, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trong khu vực hồi thập niên 30 của thế kỷ trước, song các kế hoạch của chế độ quân sự Nhật Bản lúc bấy giờ đã vấp phải những lợi ích của đế quốc Mỹ, dẫn đến cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương năm 1941.
Trên thực tế, nền dân chủ của thời kỳ hậu chiến tranh ở Nhật Bản chưa bao giờ phát triển. Dựa vào sự ủng hộ của Liên minh với Mỹ mang lại khuôn khổ cho sự phát triển kinh tế, LDP đã nắm quyền gần như từ khi nó được thành lập vào năm 1955 cho đến năm 2009. Đảng này chưa bao giờ đoạn tuyệt với quá khứ theo chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản và bao gồm những gương mặt như ông nội của Abe là Mobusuke Kishi, người từng là thành viên của chính phủ trước chiến tranh và đã trở thành thủ tướng vào năm 1957. Các chính phủ kế tiếp nhau của LDP chỉ đưa ra những lời xin lỗi mang tính hình thức và hạn chế về những tội ác chiến tranh của Nhật Bản.
Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, chấm dứt Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những cạnh tranh giữa các cường quốc đã đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu chính sách của Nhật Bản. Tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản đang tìm cách tạo ra một công cụ chính trị có thể tăng cường những lợi ích kinh tế và chiến lược trong một thế giới ngày càng bất ổn. Việc nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 đã khiến tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản nhận thấy cần phải cấp bách hành động. Điều thể hiện trong cuộc bầu cử năm 2012 là sự quay trở lại những phương pháp của những năm 1930 dưới một hình thức thích hợp ở thế kỷ 21 để đáp ứng những nhu cầu của Nhật Bản hiện nay.
Sự trở lại cầm quyền của LDP sau cuộc bầu cử Hạ viện mới đây ở Nhật Bản đánh dấu sự thay đổi triệt để không những trong chính sách của Nhật Bản mà cả quốc tế. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt thấm đẫm chiến dịch bầu cử, chứng tỏ quyết tâm của tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản tái khẳng định những lợi ích của mình ở châu Á và thế giới bằng tất cả mọi phương tiện có thể, kể cả bằng sức mạnh quân sự. Nhà lãnh đạo LDP, Shinzo.Abe, được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản đã cho thấy một đường lối cứng rắn trong cuộc xung đột về lãnh thổ với Trung Quốc đối với các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư. Phát biểu trên kênh truyền hình NHK, ông Abe đã tuyên bố rằng các hòn đảo Senkaku là bộ phận thuộc lãnh thổ của Nhật Bản và cảnh báo rằng mục tiêu của Nhật Bản là chấm dứt thách thức với Trung Quốc. Ngay trong thời gian diễn ra chiến dịch vận động bầu cử, LDP đã công khai chủ trương xây dựng các cơ cấu thường trực trên các hòn đảo không có người ở, một quyết định đã khiến cho mối quan hệ với Trung Quốc trở nên xấu đi đáng kể sau khi DPJ khi còn cầm quyền đã quyết tâm quốc hữu hóa nhóm đảo này hồi tháng 9/2012. Và mới đây, quân đội Nhật Bản đã triển khai các máy bay chiến đấu để giám sát không phận các hòn đảo này.
Chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc khơi lên chủ nghĩa dân tộc trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến nền kinh tế của họ, khiến dư luận công chúng ngày càng tức giận do mức sống của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Bắc Kinh đã phản ứng trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng cách bật đèn xanh cho các cuộc phản đối chống Nhật Bản.
Qua những căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan tới việc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhiều người trên thế giới tỏ ý rất lo ngại và đặt câu hỏi rằng phải chăng một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sẽ nổ ra ở châu Á? Nhất là khi Trung Quốc đang không ngừng tăng cường tiềm năng quốc phòng của mình, vô hình trung kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang thực sự ở gần như toàn bộ lục địa châu Á. Nhật Bản cũng không thể đứng ngoài cuộc, và đây là lần đầu tiên kể từ 65 năm nay, nước này đã phải gia tăng việc mua vũ khí phòng vệ. Từ ít nhất 10 năm nay, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản giảm 1%/năm, trong khi ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 10%/năm. Vì vậy, nếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản có vẻ tăng thì đó là do giá đồng yên tăng so với đồng USD, hiện là khoảng 4.700 tỷ yên, tức là khoảng 60 tỷ USD. Quân đội Nhật Bản đang trang bị cho mình các thiết bị mũi nhọn, như máy bay F35 của Mỹ (rađa khó phát hiện) và tàu biển có khả năng tấn công, tàu sân bay trực thăng đang được xây dựng có qui mô như tàu sân bay. Hơn nữa, ai cũng biết LDP và cá nhân Thủ tướng hiện nay của Nhật Bản Shinzo Abe luôn ủng hộ một nền quốc phòng hùng mạnh và luôn chủ trương tăng cường liên minh với Mỹ. Đấy chính là điều Trung Quốc phải tính đến cho dù Mỹ không muốn can thiệp vào bất đồng hiện nay giữa nước này và Nhật Bản để tránh một cuộc đối đầu với Bắc Kinh.
***
TTXVN (Tôkyô 14/1)
Theo tờ “Thời báo Nhật Bản” số ra mới đây, trong khi gần 300 ứng cử viên trên toàn quốc của đảng Dân chủ Tự do (LDP) vẫn còn hân hoan với thành công vang dội của họ tại cuộc bầu cử Hạ viện ngày 16/12 vừa qua, thì tâm trạng của một số nhân vật cấp cao tại đại bản doanh của đảng này lại có vẻ khá thâm trầm.
Số ngày tiến đến cuộc bầu cử trên bảng đếm ngược đã nhanh chóng được thay thế bởi một dãy số khác nhắc nhở LDP vào ngày 17/12 rằng chỉ còn 223 ngày nữa trước khi nhiệm kỳ của một nửa số nghị sĩ tại Thượng viện Nhật Bản kết thúc.
Ban lãnh đạo LDP luôn nhận thức rõ những bài học lịch sử. LDP vẫn còn thiếu một đa số tại Thượng viện mà đảng này sẽ không dễ dàng có được vào tháng 7/2013, song nếu thất bại thì điều này có thể đồng nghĩa với tai họa đối với LDP và Nội các mới. Thủ tướng Shinzo Abe từng bị buộc phải từ chức vào nam 2007 sau khi LDP nếm mùi vị thất bại trong cuộc bầu cử Thượng viện.
Cựu Thủ tướng Taro Aso, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Abe phát biểu hôm 20/12: “Chúng tôi có thể lại đi vào vết xe đổ như đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trừ khi chúng tôi đáp ứng được những kỳ vọng của người dân”.
Một nửa trong số 242 ghế tại Thượng viện sẽ là tâm điếm của cuộc đua tranh tại Thượng viện mùa Hè này. Đe LDP và đảng Công Minh Mới giành đa số tại Thượng viện, phe cầm quyền cần giành được tối thiểu 64 ghế, bao gồm cả cuộc bầu cử bổ sung dự kiến diễn ra vào tháng 4/2013.
Tuy nhiên, liên minh này đã không giành được nhiều ghế kể từ cuộc bầu cử Thượng viện năm 2001 – thời điểm chính khách nổi tiếng Junichiro Koizumi giữ cương vị Chủ tịch LDP và Thủ tướng Nhật Bản.
Ngoài ra, xu hướng bầu cử kém ổn định của nước này đe dọa ban lãnh đạo LDP. Sau khi LDP giành chiến thắng áp đảo trước một chính đảng khác, cử tri Nhật Bản thường “quay ngoắt 180 độ” ngay trong cuộc bầu cử kế tiếp. Cụ thể, sau khi liên minh cầm quyền của ông Koizumi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bẩu cử Hạ viện năm 2005, liên minh này lại chỉ giành được 46 ghế tại cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007. Trong khi đó, sau chiến thắng lịch sử của DPJ trong cuộc đua vào Hạ viện năm 2009, đưa đảng này lên vị trí cầm quyền, DPJ chỉ giành được 44 ghế tại cuộc bầu cử Thượng viện năm 2010. Điều này khiến DPJ đứng đầu một cơ quan lập pháp bị chia rẽ, làm suy yếu khả năng điều hành – một tình cảnh quen thuộc trong nền chính trị Nhật Bản.
Katsuyuki Yakushiji, Giáo sư Đại học Toyo, và là cựu biên tập viên về chính trị của tờ “Asahi Shimbun”, cho biết “rào cản có thể còn cao hơn” khiến phe cầm quyền khó giành đa số tại Thượng viện. Ông cho rằng chỉ sau khi giành được một đa số tại Thượng viện, Chính quyền Abe mới có thể trở thành một chính quyền “thực thụ”.
Vì lẽ đó, giáo sư Yakushiji cho rằng ông Abe “có lẽ sẽ không làm bất cứ điều gì có thể gây ra tác động tiêu cực đổi với cuộc bầu cử Thượng viện” và sẽ tạm gác phần lớn những kế hoạch về chính sách đối ngoại gây tranh cãi của mình, như việc đi thăm Đền Yasukuni, ngôi đền có liên quan đến chiến tranh, và xem xét lại các quan điểm chính thức của Nhật Bản đối với những hành động của nước này trong quá khứ chiến tranh.
Ông Yakushiji dự đoán cho đến tháng 7/2013 tới, chính phủ và phe cầm quyền sẽ tập trung vào việc soạn thảo và thực thi ngân sách bổ sung năm 2012 và ngân sách cho tài khoá 2013, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội trước khi tăng thuế tiêu dùng dự kiến lên 8% vào tháng 4/2014. Vị giáo sư đại học Toyo cho biết: “Tôi không nghĩ sẽ có bất cứ thay đổi lớn nào về chính sách cho đến thời điểm bầu cử Thượng viện vào mùa Hè này”.
Ngay cả khi vượt qua được cuộc bầu cử này, Chính quyền Abe sẽ vẫn phải đối mặt với hàng loạt những thách thức bao gồm việc Nhật Bản có nên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không và việc giữ lại năng lượng nguyên tử trong cơ cấu năng lượng của nước này. Chính quyền mới cũng phải đối mặt với
hàng loạt vấn đề đối ngoại và an ninh quốc gia, đáng kể nhất là tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nga.
Giáo sư Yakushiji nhận định trong hoàn cảnh hiện nay, có lẽ ông Abe sẽ không quá cứng rắn với Trung Quốc. Ông cho rằng Tôkyô và Bắc Kinh sẽ mở các cuộc đàm phán hàn gắn quan hệ song phương, có lẽ bằng cách tách bạch các tranh cãi lãnh thổ với vấn đề kinh tế. Ông nói: “Giá trị thực sự của chính quyền Abe sẽ phải đứng trước một phép thử vào thời điểm này”.
Sự kiện ngoại giao đầu tiên đối với ông Abe diễn ra vào tháng 1/2013 khi ông đến Mỹ để gặp Tổng thống Barack Obama.
Ông Abe hy vọng sẽ tái khẳng định kế hoạch tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ và có thể đề cập đến ý định thay đổi cách hiểu của chính phủ về Hiến pháp nhằm cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể trong những tình huống thực sự khấn cấp. Tuy nhiên, đảng Công Minh Mới, một chính đảng bồ câu nhận được sự ủng hộ của giới tăng lữ, sẽ thận trọng với việc thay đổi Điều 9 và cách lý giải chính thức nội dung bản Hiến pháp hòa bình. Chính quyền lâu nay vẫn hiểu bộ luật tối cao này cấm Nhật Bản thực hiện quyền được Hiến chương Liên hợp quỗc (LHQ) thừa nhận, cho phép nước này tấn công quốc gia kẻ thù một khi quốc gia đó xâm lược một nước đồng minh.
Trên phương diện tài chính, ông Abé sẽ phải đối mặt với những phép thử vào tháng 3 và 4/2013. Hai trong số 9 thành viên Ban điều hành chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ mãn nhiệm vào ngày 19/3 và Thống đốc BOJ Masaaki Shirakawa – người được đào tạo chính quy về tài chính dường như không mấy mặn mà với các đề xuất có phần táo bạo của ông Abe – sẽ rời nhiệm sở vào ngày 8/4 tới.
Ông Abe đang gây áp lực lên BOJ nhằm buộc ngân hàng này phải nới lỏng tiền tệ không hạn chế và ẩn định mục tiêu lạm phát mà ông tin tưởng là sẽ chấm dứt cuộc chiến dai dẳng hàng thập kỷ của Nhật Bản với tình trạng giảm phát và kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Thủ tướng Abe cũng đe dọa sẽ xem xét lại đạo luật đối với BOJ nhằm bãi bỏ sự độc lập của ngân hàng trung ương trừ khi BOJ chấp nhận các đòi hỏi của ông và bổ nhiệm một thống đốc mới “biết vâng lời” trước những đề xuất của ông. Nếu ông Abe không bổ nhiệm được một thống đốc và các “cấp dưới” dễ bảo trong Ban điều hành chính sách thì các cử tri có thể sẽ hoài nghi hiệu quả của học thuyết “Abenomics”.
Chính phủ có thể đề cử các ứng cử viên cho chức vụ thống đốc BOJ và các vị trí trong Ban điều hành nhưng vấn đề là Quốc hội phải ủng hộ họ.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Thượng viện do phe đối lập kiểm soát có thể bác bỏ những lựa chọn trên vô điều kiện vì sự qua mặt của Hạ viện bất chấp kết quả ở Thượng viện ra sao lại không có tác dụng đối với việc bổ nhiệm các chức danh của BOJ.
Một ngày trọng đại khác đối với ông Abe sẽ đến vào tháng 8/2013, thời điểm Văn phòng Nội các công bố các dữ liệu ước tính đầu tiên về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý đầu tiên của tài khóa. Đó sẽ là bản báo cáo thành tích cho các biện pháp tài chính và kinh tế mà ông Abe thúc đẩy trong nửa đầu năm 2013. Kết quả này cũng sẽ điều chỉnh quyết sách của Chính phủ vào mùa Thu về việc có tăng thuế tiêu dùng lên 8% vào năm 2014 nữa hay không.
Giáo sư Yakushiji thuộc Đại học Toyo tin rằng năm 2013 sẽ đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản bởi vì Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc đều có các chính quyền mới với nền móng vững chắc hơn Nhật Bản. Cả ba chính phủ mới này – đều vừa là các đối tác quan trọng vừa là những đối thủ chủ yếu – sẽ theo đuổi những lợi ích quốc gia trên nhiều lĩnh vực từ thương mại đến ngoại giao trong quan hệ với Nhật Bản.
Giáo sư Yakushiji cho biết: “Nếu Nhật Bản bị tê liệt do nền chính trị trong nước và không thể làm bất cứ điều gì trước một Quốc hội bị chia rẽ, ngay cả sau cuộc bầu cử Thượng viện tới, điều này sẽ tạo ra một môi trường quốc tế mà ở đó Nhật Bản sẽ bị các nước khác phớt lờ. Đó không chỉ là vấn đề của riêng Chính quyền Abe. Nhật Bản hiện đang ở ngã tư đường và một con đường là đi xuống”./.

1563. Không “hố sâu thực sự”

Đôi lời: Có lẽ chẳng cần phải nói gì thêm cho bài viết của Lưu Đình Triều, chỉ xin trích lời bình trong bản tin ngày 18/1/2013:
Các nhà báo, nhà nghiên cứu, rồi có thể sẽ có các nhà sử học … tự cho mình quyền ngồi ghế quan tòa để xử án người bắt quả tang chính họ đang ăn cắp.
“Ăn cắp” gì đây? Một nền “sử học” cận đại với bao nhiêu khuất tất, che đậy, bóp méo sự thực, thậm chí cả bịa đặt, tới độ kể cả một giai đoạn lịch sử hơn 100 năm của nửa đất nước – miền Nam VN – mà hầu như không có trong chính sử, thì đó là cái gì khác với cái ý nghĩa là một cuộc đánh cắp sự thực lịch sử của dân tộc và của hậu thế? Với cuộc đánh cắp này, các vị đang lên giọng phán xử kia đã ít nhiều đóng vai trò đồng phạm, họ đã bao giờ tự phán xử mình chưa, mà giờ đây lại vừa làm chức phận “cảnh sát”, vừa “công tố”, rồi “quan tòa” để hạch tội chính người đã giúp họ nhận diện trò “trộm cắp lịch sử”, rằng Huy Đức, kẻ “bắt quả tang” chúng mình ăn cắp đã lếu láo, dám quá tay, dám tát, nhổ nước bọt vào mặt chúng mình v.v…?
Còn câu thách đố này dành cho Tuổi trẻ, và cả ông Lưu Đình Triều, một trưởng phòng trong tòa báo:
Các bạn lớn giọng vậy, sao không thử để phản hồi của độc giả hiện lên tự do như trang BS đây xem sao, để may ra biết đâu là kẻ chính, người tà? Còn giỏi hơn thì thử đăng một trong hàng chục bài khen ngợi “Bên thắng cuộc” cho độc giả bình luận xem? Hề hề! 
Tuổi trẻ

Không “hố sâu thực sự”

19/01/2013 08:32 (GMT + 7)
Lưu Đình Triều
TT – LTS: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc – Huy Đức).

8
Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004
“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật – dù nhỏ hay lớn – khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.
Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.
Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách. Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.
“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”… Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.
Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.
Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng… Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?
Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận – một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.
Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà…
Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trên www.leminhquoc.vn.
Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.
Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc…”.
Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.
Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm…
Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi – một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.
Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!
Ba mẹ anh Lưu Đình Triều là cán bộ cách mạng, đi tập kết năm 1954, gửi lại anh và người chị cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Năm 1972, khi đang học đại học luật, anh bị “tổng động viên” vào lính. Sau ngày giải phóng, gặp lại ba xong, như bao sĩ quan chế độ cũ khác, anh đi học tập cải tạo.
Trở về, anh làm nhân viên ở Sở Công nghiệp TP.HCM, Xí nghiệp Sắt tráng men. Vài năm sau đó anh dự thi vào đại học báo chí và trúng tuyển ra Hà Nội học.
Từ năm 1984 anh làm việc tại báo Tuổi Trẻ cho đến nay ở các vị trí phóng viên, trưởng ban, thư ký tòa soạn, tổng thư ký tòa soạn… Trong nghề báo, anh từng được phân công đi tác nghiệp khắp các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài. Anh đã xuất bản được hai tập sách Bật một que diêm (2009) và Tổ quốc không có nơi xa (2011).
TS
Nguồn: Tuổi trẻ

Một phận người của bên thắng cuộc

Boxitvn
Đức Thành
Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.
Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi
Người cán bộ tập kết đó tên là Phạm Văn Cam, sinh năm 1935, nguyên quán: xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đi làm cách mạng bí mật từ bao giờ cả gia đình không ai biết. Chỉ thỉnh thoảng qua nhà về đêm và hết sức bí mật. Ông nói với em gái ông, bà Phạm Thị Quýt lúc đó khoảng 12-13 tuổi rằng ông đang làm thuê bên Lào. Kể từ khi có Hiệp định Genève 1954 gia đình không biết ông ở đâu để mà đi tìm.

Về phía ông, sau khi tập kết ra Bắc ông được điều động công tác trong ngành Đường sắt. Tại đây ông gặp, thương yêu và nên vợ nên chồng với bà Hà Thị Dần cũng là một công nhân viên trong ngành Đường sắt nhưng khác cơ quan nên hai người ít gặp nhau. Những năm 1963 – 1964 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra Miền Bắc, khu vực ga Yên Bái là một địa bàn trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt. Ông được ngành Đường sắt điều động tăng cường về khu vực ga Yên Bái.
Năm 1965, khi chỉ còn một ngày nữa là hết phép năm, sau đã chuẩn bị tươm tất các thứ cần thiết cho bố mẹ vợ rồi ông xin phép bố mẹ vợ ra xe lửa về cơ quan để ngày mai công tác (vợ ông lúc đó công tác tại đoạn đường sắt Thanh Hóa, không có nhà).
Khi đến ga Văn Phú là lúc đang bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, ông đã xuống cùng đồng nghiệp dẫn dắt xe lửa tránh xa khu vực bị bom và cùng mọi người lao vào cứu hàng hóa trên các toa xe. Ông bị một mảnh đạn văng vào người (ổ bụng) và hy sinh.
Cơ quan chủ quản của ông đã khắc tấm bia đá ghi rõ họ tên quê quán và sự hy sinh của ông. Trong lễ truy điệu ông chỉ có cơ quan và gia đình bên vợ ông còn vợ ông công tác trong Thanh Hóa và điều kiện thời chiến không thể lên Yên Bái để lo tang cho chồng. Kể từ khi ông hy sinh bà Hà Thị Dần (vợ ông) cứ mỗi lần chuyển công tác lại phải chuyển cả bát hương thờ chồng.
Theo phong tục tập quán, ba năm sau ngày ông mất, gia đình bố mẹ vợ ông đã lên xin phép cơ quan nhà ga Yên Bái cho phép làm lễ cải táng đưa hài cốt ông về quê vợ để ông an nghỉ vĩnh hằng, nhưng lãnh đạo nhà ga không đáp ứng và giải thích rằng chuyện này đã có Ban Thống nhất lo.
Năm 1971 bà Hà Thị Dần vợ ông gặp được ông Hồ Thúc Kha người Đà Nẵng, cũng là cán bộ tập kết đang công tác tại Bộ Lâm nghiệp. Đồng cảm cảnh ngộ của nhau, hai ông bà đã thành vợ thành chồng và có 3 người con chung, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Khi hai ông bà Kha, Dần nghỉ hưu về Đà Nẵng sinh sống, ông Kha đã xin phép dòng họ Hồ của ông cho phép vợ chồng ông được thờ cúng ông Phạm Văn Cam và xin phép dòng họ coi ông Phạm Văn Cam là một người trong dòng họ của mình để được thờ cúng theo nghi thức của dòng họ.
Năm 2009, bạn tôi – anh Nguyễn Văn Ngọc – là cháu của vợ ông đã viết thư nhờ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thừa Thiên – Huế, UBND huyện Hương Trà và xã Hương Toàn tìm giúp thân nhân, gia đình ông, kể từ đó gia đình ông mới biết rằng ông đã tập kết ra Bắc và đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu tàu, cứu hàng.
Anh Phạm Đạt là một thầy giáo của huyện Hương Trà, là cháu và là người thờ cúng ông hiện nay cho biết, khi anh ra Yên Bái chuyển hài cốt ông Cam về quê, ông cũng đã gặp lãnh đạo cơ quan nhưng họ chỉ hứa hẹn mà thôi. Theo sự chỉ dẫn của một số người, ông cũng đã có làm hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái để làm các chế độ cho ông nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này và về việc vì sao nó lại bị lãng quên dẫn đến số phận những cán bộ tập kết như ông Phạm Văn Cam bị đảng, nhà nước quên lãng. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình vợ ông thì làm sao biết trách nhiệm này thuộc về Ban Thống nhất? Làm sao gia đình, dòng họ của ông biết ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc?
Theo gia đình kể từ khi đưa hài cốt của ông Cam về quê (2009) chưa thấy có cơ quan nhà nước nào đến thắp cho ông một nén hương, nên gia đình không biết được liệu từ lúc mồ ông được đắp lên đến khi gia đình biết có tổ chức cơ quan nào đến viếng ông không?!
Nay đảng và nhà nước đã có dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên chăng cần có một qui định gì đó gọi là quyền để tri ân những người như ông Cam mà tôi có thể gọi nôm na là quyền được tri ân nằm trong quyền con người.
Rất mong được mọi người thảo luận đóng góp về một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là những người vì đất nước mà hy sinh nhưng lại chưa được vinh danh, trân trọng đúng mức.
Số điện thoại của anh Đạt – người thờ cúng ông Phạm Văn Cam: 0905686907.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Kiều bào và chuyện hàng chục tỷ USD chất xám lưu lạc

TTXVN

  <<<===Một góc Vinpearl Luxury Đà Nẵng (Ảnh có tính minh họa – ChiLê/Vietnam+)
Việt Nam là một trong số ít quốc gia thường niên tổ chức được hoạt động dành cho kiều bào ở nước ngoài về quê ăn Tết và vì thế, chương trình gặp gỡ, giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê hương” giờ đây đã trở thành một điểm hẹn, cây cầu nối giữa những người con xa quê với đất mẹ. Sự kiện cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Tuy nhiên, đằng sau mỗi buổi gặp mặt, giao lưu đó vẫn còn nhiều trăn trở của cả người trong nước lẫn người xa quê. Đặc biệt, với những người “trong cuộc” như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn thì tâm tư càng “nặng” hơn.
Làm sao để phát huy nguồn lực có thể coi là khổng lồ từ cộng đồng trí thức, doanh nhân kiều bào về phát triển đất nước luôn là câu hỏi không mới nhưng cũng chưa từng được giải đáp thấu đáo.

Từ hàng chục tỷ USD chất xám… lưu lạc

Làm thế nào thu hút được lượng trí thức, doanh nhân kiều bào về nước, tối đa hóa được lợi ích từ nguồn lực này… là vấn đề rất lớn và quan trọng với quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng cho biết vấn đề nay sẽ được quyết liệt thực hiện trong năm 2013 này.
Bởi trong số 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều nhà khoa học, đó là nguồn chất xám, tiềm năng to lớn chưa được khai thác. Thực tế, số các giáo sư, nhà khoa học về hoạt động trong nước mới chỉ có một số ít có thể đếm trên đầu ngón tay và tham gia một số dự án khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp, y học, khoa học công nghệ cao, giáo dục đào tạo.
Một nguyên nhân quan trọng cửa thực trạng này chỉ ra là do Nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, động viên khuyến khích được những nỗ lực, nhiệt huyết của kiều bào ở nước ngoài.
“Chúng ta vẫn chưa coi trọng một số ý kiến đóng góp của các nhà khoa học trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Thậm chí, có những cá nhân nếu làm việc ở nước ngoài nhận lượng 10.000 USD/tháng nhưng sẵn sàng về nước làm chỉ với mức 5.000 USD/tháng, số còn lại coi như tình yêu họ dành cho đất nước, thế nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được,” ông Sơn thừa nhận.
Theo ông Sơn, kho tàng chất xám nằm trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nếu tranh thủ tận dụng được để đưa về quê hương đất nước thì có thể “định giá” bằng hàng chục tỷ USD.
Ông Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng kể lại một kỷ niệm trong chuyến sang Mỹ hồi tháng 10/2012. Khi đó, ông được gặp ba chục chuyên gia trí thức người Việt ở Trung tâm vũ trụ NASA, trong đó có khoảng 10 người gần 40 năm nay chưa về Việt Nam.
Gặp gỡ, chia sẻ để hiểu rằng, những trí thức vẫn đang “lưu lạc” phương xa chưa có dịp về thăm quê mẹ vì họ quá bận với công việc chuyên môn khoa học của mình. “Trước kia họ sang Mỹ học tập rồi vì những biến cố chính trị mà phải ở lại chứ tâm lý chung đều rất muốn về Việt Nam,” tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn nói.
Cũng chính vì thế, theo ông Sơn đánh giá “Xuân Quê hương” là chương trình được kiều bào ta ở nước ngoài rất quan tâm theo dõi. Bởi họ thấy một chương trình dành cho kiều bào mà được Chủ tịch nước, phu nhân rồi nhiều các vị lãnh đạo cấp cao tới dự, phát biểu chúc Tết thì đấy là sự quan tâm mà ở các quốc gia khác ít có.
Đến những công trình “để đời
Dù chưa thu hút được nhiều nhưng thực tế những năm qua đã cho thấy vai trò đóng góp quan trọng của nguồn nhân lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển chung của đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho biết đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, trí thức kiều bào đóng góp cho lĩnh vực giao thông, hoàn thiện hạ tầng đường xá, hệ thống thoát nước và điện ngầm, làm sao cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không bị ngập úng sau những trận mưa vừa phải, thêm cầu vượt cho các ngã tư đỡ tắc… Những lĩnh vực này cần được đầu tư trước rồi mới nên tính tới làm đường tàu cao tốc.
Các ý kiến đóng góp như vậy của các chuyên gia, trí thức kiều bào đã bắt đầu dần được người “trong nhà” lắng nghe Và nguồn lực xa quê này không chỉ tích cực tham vấn mà còn bắt tay vào thực hiện các dự án đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, rằng các dự án đầu tư về trong nước của bà con kiều bào còn gặp nhiều khó khăn.
“Chủ trương chính sách của chúng ta thì rất tốt, rất thoáng nhưng khi về tới các địa phương, nơi các dự án được triển khai, như dự án may mặc ở Hải Dương, dự án đào tạo của một Việt kiều Canada ở Hưng Yên, dự án về các công trình du lịch ở Đà Lạt… dù đã thành công nhưng trước đó đã phải trải qua muôn vàn khó khăn,” ông Sơn nói.
Cá biệt như dự án resort 5 sao Đà Lạt Eden của một Việt kiều Đức về nước bỏ 100% vốn đầu tư mới khai trương năm ngoái. Có thể nói đây là một công trình “đến nhà nước cũng không làm được” như ông Sơn đánh giá, lại phải đối mặt với nhiều khó khăn do tỉnh gây ra như cắt điện, không cho làm đường, các yêu cầu thủ tục giấy phép phức tạp. Cuối cùng thì công trình cũng đã được khai trương, chứng tỏ quyết tâm của doanh nhân Việt kiều muốn đầu tư xây dựng, đóng góp cho quê hương một khu nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Và không chỉ vậy, cả hệ thống hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng có quy mô từ Bắc vào Nam ở Việt Nam toàn bộ là của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư xây dựng, trước là Cáp treo Bà Nà ở Đà Nẵng, Vinpearl Land Nha Trang… nay có thêm Đà Lạt Eden ở Lâm Đồng.
Thực tế này đang ngày càng đặt ra nhu cầu cấp bách phải hành động nhanh chóng để tận dụng nguồn lực tài chính và tri thức của cộng đồng kiều bào vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước./.
ChiLê (Vietnam+)

Những cái “nhất thế giới” của Việt nam

 Trần kinh Nghị – blog

Nhân dịp năm hết Tết đến, ổn cổ truy tân, xin đưa lại thông tin về những thành tích “nhất thế giới” của Việt Nam đã được phát hành rộng rãi trên các báo chính thức như Giáo Dục Việt Nam, Vietnam.net,v.v… hồi tháng 4 năm 2012 để mội người tiện đối chiến với tình hình hiện nay và năm  2013. Được biết nhiêu người Việt Nam bất ngờ trước những thông tin này, nhưng cuối cùng đều thấy là có thật.  
Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất…

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 – 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa “3G”, Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa “Iphon” (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu – Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép./.
Đăng bởi Kinh Nghị Trần
_____________________________________________________
Trích Danluan:

Hiệp định Paris và Robot lập trình

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Đám giỗ phụ thân, bác Hai tôi dưới miệt vườn Tiền Giang lên góp mặt, tàn tiệc, chốn trà dư tửu hậu, tôi đưa tờ báo Tuổi Trẻ ngày 18/1 có bài viết: “Hiệp định Paris: bài học quý báu cho mọi thời đại” chỉ cho Bác tôi lời phát biểu của Bà Tôn Nữ Thị Ninh… (Bác tôi vốn rất trực tính và ngang tàng) ông gạt tờ báo qua một bên, cười khễnh rồi nói: 
- Nói cho sướng cái miệng thì cứ nói, chớ bây giờ thì có mười cái… “Tôn lò, Tôn lùi, hay Tôn liền” cũng thúi quắc, thua thôi, chỉ có Tôn Ngộ Không tái thế thì may ra mới đòi lại được “đất trời biên giới, biển đảo quê nhà” bị thằng Trung Quốc cướp đoạt. Thực tế xót xa đau lòng cả nước nhân dân ai cũng nhìn thấy… mà cứ khoa môi múa mỏ, hết “điện biên phủ trên không” rồi tới “Hiệp Định Paris thắng lợi” Nhà nước,đảng này hay quá, giỏi quá… sao không giữ được “Độc Lập, toàn vẹn lãnh thổ” của cha ông? Đông Dương, Việt, Miên, Lào tới nay, rốt cục ai cũng nhận ra, CSVN là thằng mạt hạng “khôn nhà dại chợ” nhứt! lấy máu xương đồng bào mình “đuổi Mỹ đi”, như làm đầy tớ dọn đường cho quân Trung Quốc rảnh tay xâm lược biển đảo nước nhà mình.
Bà Tôn Nử Thị Ninh trong lần công du Mỹ, đối diện sự chống đối của đồng bào Việt kiều tại Mỹ. 
Chiêu một ngụm trà, Bác tôi cười gằn trong mai mỉa: Nam Bắc Việt Nam giống như một nhà, hai anh em sinh đôi, gia tài cha mẹ có miếng đất chia hai bằng nhau, tự nhiên thằng anh tham lam nghe lời xúi bẩy của thằng hàng xóm cận nhà, nó cho dao cho súng bày mưu độc kế cho thằng anh đâm thằng em lòi ruột, cướp đất, cướp xong thì thằng hàng xóm nhảy qua kể ơn chia phần? Tự nhiên huynh đệ thâm thù, gia tài tổ tiên hao hụt về tay người dưng, lại nhảy cà tưng vỗ tay reo vui ca ngợi là thắng lợi huy hoàng? thiên hạ biết chuyện quay mặt, nhổ bãi nước bọt! Mà bản thân không biết nhục!
Bác Hai như sực nhớ, vỗ vai tôi: Năm ngoái bay xuống dưới nhà, Bác gái bây, phụ nữ miệt vườn coi vậy mà còn sáng dạ hơn bà Tôn Nữ Thị Ninh, bả nói như thầy bói: “Trên đời có 4 cái ngu, theo Nga, ghét Mỹ, bạn Cu (cuba) ôm Tàu” – bộ bay quên rồi sao?”
Đó là chuyện nông dân miệt vườn, Bác tôi.
Quay lại câu chuyện bà Tôn Nữ Thị Ninh trên báo Tuổi Trẻ, với bài viết có cái tiêu đề “Hiệp định Paris: bài học quý báu cho mọi thời đại” Bà Thị Ninh, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nói tại hội thảo quốc tế về Hiệp định Paris do ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 17-1 tại Hà Nội, bà phát biểu: “Việt Nam đã học thêm bài học về tập hợp lực lượng từ quá trình đàm phán Hiệp định Paris. Giờ đây đã hoàn tất việc gia nhập các “câu lạc bộ” lớn trên thế giới, thế và lực của Việt Nam đã khác, thế giới cũng đã thay đổi, chúng ta càng nên nghiệm lại bài học đó…” 
Tuy nhiên có một “bài học” rất quan trọng, nhản tiền đầy giá trị mà lý ra bản thân bà Ninh phải cho là “ưu tiên” để học cho thuộc lòng, vì bà nguyên là phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội đó là: “Với CS Trung Quốc thì đừng dại dột, bán họ hàng xa mua “đồng chí gần”. Bởi, mua “đồng chí gần” là mua họa xâm lược, mà chính bà Ninh và “đảng ta” đang mở mắt chứ không mù lòa – Còn họ hàng xa như “khúc ruột ngàn dặm” (lời cựu CT/Nước Minh Triết) là hàng nữa triệu đồng bào, một thời “nhà nước,đảng ta” hắt hủi, truy đuổi, sống dở, chết dở, trên biển Đông vì cho họ là kẻ thù của dân tộc, thì giờ đây mỗi năm gửi về cố quốc CSXHCN/ VN tới gần 10 tỷ USD (2012) gấp 3 lần xuất khẩu gạo! mà nếu thiếu nó, nhà nước/CS này chắc phải tháo mồ hôi hột để cân đối ngoại hối! Chính bài học này mới đáng để “chúng ta càng nên nghiệm lại bài học đó” (lời bà Ninh).
Bà Ninh còn nói “Giờ đây đã hoàn tất việc gia nhập các “câu lạc bộ” lớn trên thế giới, thế và lực của Việt Nam đã khác, thế giới cũng đã thay đổi, chúng ta càng nên nghiệm lại bài học đó…” 
Lời bà nói khiến người ta nghĩ nó như phát ra từ “con chip” lập trình sẵn cho Robót, hoặc là vì “cuốn sổ hưu” hay nếu không nữa thì cũng vì căn biệt thự tài sản của nhân dân trị giá hàng ngàn cây vàng được nhà nước “hóa giá như cho” chứ không phải là lời nói của một giáo sư trên bục giảng đại học.
Thế giới thay đổi, chính xác thưa bà Ninh! Từ hơn 100 quốc gia CSXHCN như quân bài đomino cả một đế chế CS của nó thi nhau sụp đổ giờ chỉ còn sót lại vỏn vẹn 5 (trong đó có cái đảng nhà nước bà đang tôn thờ)
Cái “thế của CSVN” đã khác, không dựa vào nhân dân đồng bào mình mà là đang dựa lưng vào CSTQ vì “đại cục CS/XHCN Việt-Tàu”. Còn cái lực thì bà thấy đó, PTT/ Nguyễn Thiện Nhân và BT/quốc phòng Phùng Quang Thanh, cả 2 thay phiên chủ trì 2 đại hội toàn Dân và toàn Quân “nhớ ơn Trung Quân muôn đời”!? dù nó đang xâm lược đất đai biển đảo VN.
Và thưa bà! Chỉ có “robot” được lập trình sẵn thì mới phát ra lời này: Giờ đây (VN) đã hoàn tất việc gia nhập các “câu lạc bộ” lớn trên thế giới, (??) Và củng chỉ có “ro bót” mới không biết “liêm sĩ” để vô tư lạc qua thái quá khi cho rằng 1 nước CS/XHCN, một thứ chủ nghĩa mà nhân loại định danh là gây nên bao tội ác cho con người lại “hoàn tất gia nhập” với 187 quốc gia tự do dân chủ hoặc đa nguyên trên thế giới!? Hình như “con chip robot” ấy lập trình bằng phần mềm “cường điệu”, thiếu chân lý, sản xuất theo bản quyền hệ tuyên truyền XHCN.
Bài báo cũng nêu lời bà Ninh gút lại: Theo bà Ninh, “cần coi việc đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết để làm điểm xuất phát khi soi rọi vào mọi mối quan hệ, mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế xưa cũng như nay”.
Nhắc lại cùng bà Ninh điều này tuồng như thêm phần xấu hổ, không biết bà có cảm giác đó không? Trên điểm xuất phát “ngày xưa” cùng thời gian thì: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc họ “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết để làm điểm xuất phát” dân tộc họ đã thành công đưa đất nước cất cánh thành những “con rồng” Châu Á. Chỉ có riêng ông Hồ Chí Minh và CSVN là đặt lợi ích của quốc tế CS và đảng CSVN lên trên lợi ích của toàn dân tộc, nên ngày nay (2012) CH/XHCN/VN là quốc gia có số dân nghèo gần đứng nhất khu vực Asean (sau Campuchia), theo Thống kê của viện nghiên cứu Brookings trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011. Chênh lệch khá xa với các nước khác trong khu vực Asean như Malaysia, Thái Lan, với chỉ số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm dưới 1% dân số. Hiện tại, mức lương cơ bản tại Thái Lan là gần 9,75 đôla/ngày.
Và thưa bà Ninh trái với bà nhận định nói trên, ngày nay, họ – CSVN- vẫn đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc khi hơn 20 năm qua gần như toàn hệ thống CSXHCN/ đã cáo chung, lá cờ 3 màu xanh, trắng, đỏ đa nguyên dân chủ bay phấp phới trên nóc điện Cẩm Linh, đa số nhân dân Nga cũng như Đông Âu đã vĩnh biệt Lenin và XHCN thì CSVN chưa một lần dám hỏi nhân dân mình: Đồng bào thấy có cần thiết duy trì CH/XHCN/VN là thiểu số còn lại của 5 nước trên đa số 187 quốc gia đa nguyên hay tự do dân chủ trên thế giới hay không? Như họ lại đang sốt xắn vận động góp ý thay đổi Hiến Pháp hiện nay? Bà có thấy đó là “khôi hài” là quang minh chính đại của nhà nước do Dân Và Vì Dân?? – Khác với “robot” vô tri – Chắc chắn bà có câu trả lời với đồng bào nhân dân – Bởi dù sao sổ hưu của bà,gián tiếp nhân dân chi trả bằng mồ hôi nước mắt của mình – đúng không? Thưa bà Ninh?

Bụng làm – dạ chịu

 

Trần Trường Sa (Danlambao) – Triều đại cộng sản đã tồn tại ở đất nước ta hơn nửa thế kỷ, cái “được” thì chắc chẳng cần nhắc lại, ai cũng biết! Cứ sa đà bàn về cái “được” chẳng ích gì cho hiện tại và tương lai con em chúng ta. Cái “được” chỉ mang tính tương đối. Còn nói đến cái “mất” thì quả là quá nhiều. Cái “mất” cũng mang tính tương đối. Tương đối ở đây là: ta lấy chuẩn so sánh với các nước trong khu vực cách đây hơn nửa thế kỷ có tầm vóc văn hóa, kinh tế, chính trị… như ta hoặc kém ta; có điều kiện, hoàn cảnh như ta hoặc khó khăn hơn ta: Hàn quốc, Thái lan, Mã lai, Indonexia, Philippin…
Quá rõ là ta đã lạc hậu ít nhất hơn nửa thế kỷ: Văn hóa suy thoái, kinh tế suy sụp, tài nguyên suy kiệt, đạo đức suy đồi… còn dân chúng thì suy vi, đất nước đang lâm vào thế suy vong!
Tại sao? 
Giải mã câu hỏi này không phải để quy tội cho bất cứ một ai, một chủ thuyết nào… mà để chẩn đoán căn bệnh của dân tộc một cách chính xác tận nguồn gốc, căn nguyên mới mong có phương thuốc hiệu nghiệm đưa dân tộc ra khỏi kiếp nạn này.
Tôi xin lấy ví dụ : vào thế kỷ 19, Đế quốc Anh đưa nha phiến vào Trung Hoa. Triều đình Mãn Thanh không ngăn cản được. Hậu quả là hàng chục triệu người Trung Hoa trở thành con nghiện, mất sức đề kháng, tạo điều kiện cho các cường quốc xâu xé Trung Hoa.
Tội lổi tại ai? 
Tại cục nha phiến vô tri hay người làm ra nó? Tôi cho, không nên quy kết như thế. Bởi vì, không có nha phiến thì cũng có thứ khác (đôi khi còn gây nghiện ghê gớm hơn); không có người này làm ra thì người khác cũng làm ra (quy luật tiến hóa tạo ra phát minh không thể ngăn cản được).
Tại Đế quốc Anh ư? Không phải, vì nếu đế quốc Anh không mang vào thì Đế quốc Pháp, Tây Ban nha,… hay đôi khi chính triều đình Mản Thanh đưa vào cũng nên.
Thế thì tại ai? Theo tôi, thủ phạm chính là sự tương hợp giữa nha phiến và tâm tư người Trung Hoa thời bấy giờ. Sau bao nhiêu năm bị các thế lực phương bắc cai trị (hết Mông Cổ rồi đến Mãn Thanh), nổi đau mất tự chủ cứ đè nén trong tâm tư nhưng không có cách nào thoát ra được, đời sống ngày càng đói khổ, người Trung Hoa dễ chôn mình vào nha phiến để quên đi cái bế tắc mà lịch sử và xã hội tạo nên. Vậy, lý do người Trung Hoa chôn mình vào nha phiến vào thế kỷ thứ 19 chính là do nổi bế tắc của họ trong đời sống chính trị – xã hội.
Trở lại tình hình Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ 20, dân ta đang sống kiếp nô lệ thực dân Pháp, ai cũng mong giành độc lập, tự chủ. Thời ấy, mấy ai biết được nguyên nhân của nô lệ là do sự lạc hậu về tư tưởng, sùng bái phương bắc, coi thường văn minh phương Tây! Người ta cứ quy kết mọi tội lỗi là do thực dân Pháp. Thực tế, nếu Pháp không xâm chiếm nước ta thì cũng có thể là Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, hay Hòa Lan mà thôi.
Trong bối cảnh đó, phong trào Cần vương thể hiện lòng yêu nước nhưng không có chút gì canh tân, không phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại nhất định không thể thành công được.
Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng chủ trương học theo Nhật, có nghĩa là học nền văn minh tiến bộ của phương tây qua trung gian nước Nhật, là nước đi trước chúng ta trong canh tân để bù lại cho sai lầm của Gia Long, Minh Mạng…  đã không thực hiện việc học tập trực tiếp từ phương tây ngay đầu thế kỷ 19. Hơn thế nữa, cụ Phan Bội Châu còn muốn dựa vào sức mạnh của Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp bằng bạo lực. Phong trào này có tiến bộ là có canh tân dân trí nhưng lại dựa vào một đế quốc để đánh đuổi một đế quốc khác! Thực dân Pháp dễ dàng có cớ để “bêu xấu” cụ cầu viện nước ngoài để vô hiệu hóa phong trào đấu tranh của cụ trước khi Nhật loại Pháp tại phương Đông trong thế chiến thứ hai.
Phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh đề xướng nhằm giải phóng tận gốc cội nguồn của nô lệ, cụ chủ trương khai dân trí, chấn dân khí để giành lại độc lập, tự do cho từng con người, sau mới nói chuyện độc lập, tự chủ cho quốc gia, dân tộc. Cái này sẽ tự đến như một giải pháp chính trị khi dân trí đạt đến một mức độ nhất định, từng người dân có ý thức độc lập về bản thân, không khom lưng, quỳ gối để kiếm miếng cơm, manh áo. Con đường giành độc lập tuy xa, nhưng bền vững. Tiếc thay, cái lòng nôn nóng giành độc lập cho dân tộc không cho phép chờ sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí do cụ Phan khởi xướng. Hơn thế nữa, cái lòng hiếu học của dân tộc Việt (lúc này) lại không cao như cụ Phan tưởng. Đa phần người dân lại cần cơm ăn áo mặc hơn. Họ đâu biết rằng, có giành được độc lập mà dân trí không cao thì cơm cũng chẳng thể nhiều hơn khi bị bọn thực dân bóc lột!
Chủ nghĩa cộng sản tràn vào nước ta đúng lúc này thực là quá tương hợp với tâm tư đa số người dân Việt lúc bấy giờ. Không cần phải học, không cần có tư duy độc lập (vì đã chủ nghĩa Mac-Lenin dẩn đường) – tư tưởng ấy nay phát triển thành thói ù lì, phó thác mọi việc cho đảng, nhà nước nghĩ hộ, từng người dân trở nên vô cảm trước vận mệnh tồn vong của đất nước. Phần lớn người dân khoái “lấy của người giàu chia cho người nghèo” hơn là phải học để làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, quản lý xã hội một cách hiệu quả trên cơ sở tự do – bình đẳng. Họ đâu tính đến chuyện, sau khi ăn hết những thứ lấy được của tư sản, địa chủ thì lấy đâu ra tri thức để làm ra nhiều của cải vật chất mà chia nhau, lấy đâu ra phương thức quản lý tối ưu để ít có gian lận, ăn cắp trong sản xuất và ăn chia ! Bởi vì trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ rồi kia mà. Phong trào Việt Minh khéo léo dùng vỏ bọc quốc tế vô sản để che đậy việc dựa vào Trung cộng, Liên Xô để đánh đuổi thực dân Pháp, vì vậy hàng vạn trí thức, tư sản, địa chủ… dễ dàng bị lừa , họ nhiệt tình tham gia phong trào do nông dân, công nhân lảnh đạo. Để rồi chính họ là đối tượng bị tiêu diệt khi cách mạng thành công hoặc chỉ gần thành công. Bởi vì phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo thì phải có đấu tranh giai cấp, có chuyên chính vô sản. Hàng chục triệu nông dân, công nhân ngây thơ tin rằng: xã hội có thể tồn tại và phát triển mà không cần có sự hiện diện của trí thức (nhân tố quyết định cho sự phát triển xã hội); không cần có sự hiện diện của tư bản (lực lượng quản lý của cải xã hội tốt nhất).
Thật đáng buồn khi phải thừa nhận: sở dĩ chủ nghĩa cộng sản nhuộm đỏ đất nước ta hơn nửa thế kỷ là do dân ta vốn có tính thực dụng cao mà ngày nay càng phát triển, thể hiện ở rất nhiều lãnh vực trong xã hội; đâu đâu người ta cũng thích hành xử theo lối “mỳ ăn liền”; ít ai nghỉ đến chiến lược mang lại lợi ích lâu dài.
Giành lại “độc lập” cho quốc gia dân tộc nhưng từng người dân không có hoặc không được phép độc lập về tư duy thì cái “độc lập” kia là của ai chứ có phải của dân đâu! Cái vòng nô lệ vẫn cứ đeo bám người dân, chỉ có cái khác là thay đổi từ nô lệ thực dân thành nô lệ tư tưởng cộng sản mà thôi !
Hồ Chí Minh từng bảo: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. (Thư gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh, huyện, và làng tháng 10 năm 1945). Cái “hạnh phúc, tự do” mà Hồ Chí Minh nói tới ở đây là thứ “hạnh phúc, tự do” do đảng ban phát (nếu thích và có điều kiện) chứ chẳng phải do bản thân từng người phấn đấu đem lại cho mình. Khổ thay dân ta lại thích và hy vọng như thế. Niềm tin và hy vọng của dân ta nhanh chóng tan theo mây khói vì ai cầm quyền tuyệt đối mà chẳng bóp nghẹt tự do để dễ độc tài cai trị; còn cái hạnh phúc đơn giản nhất là cơm ăn, áo mặc thì chính quyền cộng sản làm sao có dồi dào để cấp phát cho dân chúng (dù có thương dân, muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân đi nữa).
Hồ Chí Minh chưa bao giờ đề cập đến việc giải phóng dân tộc đem lại độc lập cho từng con người. Chỉ khi từng con người có quyền độc lập về tư duy thì tự bản thân họ mới đem lại tự do và hạnh phúc cho chính họ (không cần chờ ai ban phát).
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
Cả dân tộc bị lừa bởi cái tiêu đề này. Ai độc lập? Ai tự do? Ai hạnh phúc?
Rõ ràng là chỉ có Nước CHXHCN Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc mà thôi! Từng người dân Việt Nam đừng hòng đòi những thứ này! Mà “CHXHCN Việt Nam” chỉ là một danh từ do chính quyền cộng sản đặt ra thì làm sao hưởng những thứ này được! Khi đó đảng, nhà nước cộng sản chìa mặt ra hứng sạch (vì Đảng cộng sản độc quyền lảnh đạo đất nước theo điều 4 Hiến pháp quy định). Đảng cộng sản muốn cho ai tí nào thì cho.
Ngày nay, để cứu nguy đất nước, không có cách gì khác hơn là đấu tranh giành lại độc lập cho từng con người. Tự mỗi người phải đấu tranh với bản thân, với gia đình, với cộng đồng; thoát ra ngoài mọi sự định hướng. Đây là một cuộc cách mạng đầy cam go, giành giật từng con người khỏi vòng nô lệ của “ma quỷ”, cam go gấp vạn lần mọi cuộc cách mạng giành chính quyền,
Đất nước ta đã trải qua hàng chục cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thành công, nhưng chưa một chính quyền nào đem lại tự do, hạnh phúc lâu bền (trên 50 năm) cho nhân dân cả. Bởi vì chưa có thế lực nào sau khi giành được chính quyền cho phép người dân được độc lập cả. Triều Lý, Trần thì sùng Phật; triều Lê, Nguyễn thì trọng Nho và tôn phục Trung nguyên, triều đại Cộng sản lúc đầu vô thần, vô sản đến lúc đói khổ kiệt quệ thì đâm ra mê tín, đề cao việc làm giàu một cách man rợ,… Dân phải suy nghĩ cái vua suy nghĩ, đảng suy nghĩ; làm cái vua bảo làm, đảng bảo làm. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuy có giải phóng con người nhưng dưới chiêu bài chống cộng, bạo lực vẫn được áp dụng để trấn áp các tư tưởng đối lập, hy vọng về một sự tiến bộ mới le lói khi TT Nguyễn Văn Thiệu định bổ nhiệm GS Nguyễn Văn Bông làm thủ tướng, lập tức bị cộng sản Bắc Việt dập tắt bằng một vụ ám sát. Tự do, hạnh phúc mà thỉnh thoảng dân tộc ta có được chỉ là thứ tự do, hạnh phúc được ban phát bởi một minh quân, một ông quan nhân từ nào đó.
Vậy, muốn có hạnh phúc lâu bền thì bất luận một thế lực nào giành được chính quyền, nhân dân cũng phải phân định cho được:
- Chính quyền đó cai trị nhân dân bằng pháp trị hay đức trị.
- Chính quyền đó bắt người dân tôn trọng lãnh tụ hay sùng bái cá nhân.
- Chính quyền đó điều khiển xã hội bằng tam quyền phân lập hay độc quyền nhất lập.
- Chính quyền đó xây dựng nền kinh tế tự do cạnh tranh hay lũng đoạn thị trường.
- Chính quyền đó tôn trọng tư duy cá nhân hay định hướng tư tưởng.
………..
Nhân dân không am hiểu những điều này sẽ đễ dàng bị chính quyền đánh lừa bằng thứ dân chủ giả hiệu, mị dân. Hiểu được những điều này người dân sẽ nhận ra cải thứ dân chủ mà đảng cộng sản hay tuyên truyền chỉ là một món giả cầy nhạt nhẽo.
Một nhà cách mạng vì nhân dân thực sự là một nhà cách mạng dám trao quyền lực cho nhân dân sau khi lãnh đạo cách mạng thành công.
Phong trào cộng sản trên thế giới, luôn luôn hô hào là của dân, do dân và vì dân nhưng chẳng bao giờ có đảng cộng sản nào đạt đến ý thức thực sự vô tư vì nhân dân như thế cả. Các cuộc cách mạng do cộng sản lảnh đạo thực chất chỉ là những cuộc đấu tranh giành quyền lực còn khốc liệt hơn cả thời vua chúa. Thế nhưng cha anh ta đã lầm lỡ chọn sai đường, thôi thì “bụng làm dạ chịu” vậy! Hơn nửa thế kỷ trôi qua, dân tộc Việt Nam đã trả giá quá nhiều cho sai lầm của mình. Sai lầm này là sai lầm của cả dân tộc chứ chẳng của riêng ai! Mặc dù cộng sản Việt Nam ngày nay không còn là cộng sản nữa. Nó chỉ còn lại những gì xấu xa, tệ hại nhất của cộng sản. Đó là một nền chuyên chính, nhưng chẳng phải chuyên chính vô sản, mà là chuyên chính tư bản lũng đoạn. Đó là một môi trường đấu tranh, nhưng không phải đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh giữa các thế lực bảo kê cho các nhóm lợi ích.
Đã đến lúc lịch sử phải sang trang. Muốn những bi kịch chính trị đớn đau không lập lại, muốn không để bất cứ thế lực chính trị nào lừa bịp, lợi dụng; ngay lúc này nhân dân phải học, phải tìm hiểu mọi tư tưởng để xây dựng một xã hội đa nguyên chan hòa tình dân tộc. Chúng ta phải làm ngay công việc mà cụ Phan Chu Trinh khuyên cha anh ta làm cách đây gần cả thế kỷ. Mỗi người dân phải tự xây dựng cho mình một lập trường tư tưởng độc lập. Khi ta chấp nhận làm theo ý kiến số đông là chấp nhận một điều gì đó trong sinh hoặt của cộng đồng chứ không phải chấp nhận giũ bỏ lập trường của ta (dù là thiểu số). Từng người có độc lập về tư duy thì mới có được tự do thực sự và tự đem lại hạnh phúc lâu bền cho chính mình. Những bi kịch tẩy não của cộng sản nhất định không được phép trở lại với dân tộc Việt đầy đau thương này nữa!
18/01/2013
 
 

39 năm ngày mất Hoàng Sa

Hoàng Tùng :

Ông nói nguyên văn thế này: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA – 2013-01-19
Hôm nay 19 tháng 1, đúng 39 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 lúc ấy nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Photo courtesy of Lương Tâm Công Giáo -Cố Hải Quân Thiếu Tá QLVNCH Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Mặc Lâm phỏng vấn Giáo sư Hà Văn Thịnh giảng dạy môn lịch sử tại trường Đại học Huế về biến cố này.

Nhờ bạn TQ giải phóng

Mặc Lâm: Thưa Giáo Sư, hôm nay là ngày kỷ niệm 39 năm ngày mất Hoàng Sa vào năm 1974, tức là vào ngày 19-1-1974 Quân Lực VNCH đã bị Trung Quốc xua quân vô đánh chiếm quần đảo mà họ đang canh giữ cho đất nước. Kỷ niệm ngày này xin được phép hỏi Giáo Sư là trong thời gian đó Giáo Sư có được biết cụ thể vụ việc xảy ra, hay là hoàn toàn không biết cho đến sau này?
GS Hà Văn Thịnh: Hồi đó tôi học năm thứ nhất Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Nói thực là ông Hoàng Tùng khi đó, tôi không nhớ rõ thầy giới thiệu như thế nào, nhưng mà thầy giới thiệu là các em hôm nay – 180 sinh viên Khoa Sử – Đại Học Tổng Hợp Hà Nội nghe ông Hoàng Tùng – Ủy viên Trung Ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, hay là Ban tư tưởng Trung ương gì đó, chức vụ tôi không nhớ, nhưng mà ông Hoàng Tùng nói chuyện về lịch sử thì ông có nói chuyện Hoàng Sa.
Ông nói nguyên văn thế này: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.”
GS Hà Văn Thịnh
Ông nói nguyên văn thế này: “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình”.
Tôi xin nói với anh Mặc Lâm là trong lớp của tôi có nhiều người sau này làm to lắm, thí dụ như ông Phạm Quang Ngọc, nhiều người nữa và họ đều nghe câu đó cả.
Mặc Lâm: Vâng. Thưa Giáo Sư, từ câu nói đó cho đến sau năm 1979, tức là khi Trung Quốc đánh Việt Nam rồi, chỉ vài năm sau thôi chứ không lâu, thì thái độ của chính quyền Miền Bắc lúc đó đối với Trung Quốc như thế nào? Họ có đứng ra nói rõ ràng vấn đề Hoàng Sa phải giải quyết hay là vẫn im lặng, thưa Giáo Sư?
GS Hà Văn Thịnh: Chẳng ra cái gì cả anh ạ. Tôi chẳng thấy bên phía chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nói gì hết. Không có. Im lặng. Chỉ có khi vào Huế rồi thì tôi nghe kể rằng ông Nguyễn Văn Thiệu có ra ngoài này thành lập binh đoàn Hoàng Sa để mà đánh lấy lại Hoàng Sa. Tôi có nghe nói vậy. Sau năm 1975 thì tôi nghe kể như vậy. Còn về phía chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì không nghe nói gì hết. Mãi sau này mới nói.
Biệt hải VNCH lên đường ra Hoàng Sa -1974- Photo vietlist.com.us
Biệt hải VNCH lên đường ra Hoàng Sa -1974- Photo vietlist.com.us
Mặc Lâm: Vâng. Chắc Giáo Sư cũng còn nhớ là cách đây hai năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn trước Quốc Hội và xác định rằng Trung Quốc đã đánh VNCH vào năm 1974 và chiếm Hoàng Sa. Từ đó đến nay nhà nước Việt Nam đã có những cử chỉ, những động thái, hay công bố nào chính thức sau lời tuyên bố đó của Thủ tướng Dũng hay không, thưa Giáo Sư?
GS Hà Văn Thịnh: Về câu hỏi của anh thì tôi xin khẳng định như thế này: Câu nói đó của Thủ tướng Dũng trước Quốc Hội theo tôi đánh giá là câu nói hay nhất, là đóng góp lớn nhất của Thủ tướng Dũng đối với dân tộc Việt Nam đấy, nhưng mà khổ nỗi là sau đó dường như cách nhìn, cách đánh giá của chính phủ không tương xứng với điều mà Thủ tướng Dũng đã nói ở trước Quốc Hội.
Điều đó đã làm cho tôi và một số người, mà cụ thể là tôi rất buồn. Thực ra việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa ngày càng tàn bạo hơn, ngang ngược hơn, vô sỉ hơn với mưu đồ độc chiếm Biển Đông mà đáng lẽ ta phải phản ứng quyết liệt hơn, phản ứng mạnh hơn.

Phân biệt bất công

tri-an-hoang-sa-1974-250.jpg
Ngày 19 tháng Giêng năm 2013, một nhóm các bạn trẻ tại miền Bắc âm thầm bày tỏ lòng biết ơn 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh vào 39 năm về trước để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Photo courtesy of Dân Làm Báo.
Mặc Lâm: Có một điều mà rất nhiều người thắc mắc đó là Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuy lên tiếng chống Trung Quốc trong việc họ thành lập thành phố Tam Sa, nhưng không hề đưa ra những chứng cớ hồi năm 1974 chính Trung Quốc là kẻ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phải chăng là vì chữ Việt Nam Cộng Hòa ám ảnh quá nhiều đến nỗi họ quên tất cả quyền lợi quốc gia hay không, thưa Giáo Sư?
GS Hà Văn Thịnh: Bây giờ khẳng định thì rất khó anh ạ, tại vì “lấy nhu thắng cương” đấy mà, mình đoán định chính sách của nhà nước hiện nay là thế này thế khác, theo tôi thì mình chưa đủ cơ sở để khẳng định điều đó, bởi vì trong chính trị – ngoại giao nó phức tạp lắm.
Anh đã đọc “Bên Thắng Cuộc” chắc anh biết câu của bà Nguyễn Thị Nga – vợ ông Lê Duẩn kể cho tác giả Huy Đức, câu mà ông Duẩn nói thì theo tôi dường như hiện nay giới lãnh đạo Việt Nam quên mất câu này.
Theo tôi là không công bằng anh ạ. Theo tôi là phải ghi nhận 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ biển đảo của tổ quốc như vậy chính đáng là liệt sĩ.
GS Hà Văn Thịnh
Bà Nga kể rằng là “Anh Lê Duẩn nói rằng lần đầu tiên Việt Nam xin đạn pháo để chuẩn bị giải phóng Miền Nam thì Trung Quốc nói không có. Anh Lê Duẩn cũng nói rằng một thằng Trung Quốc muốn sang đây cũng không cho nó sang đây. Không có xe thì bắt đi bộ. Trung Quốc nói là làm đường cho Lào thôi nhưng họ lại lập làng Trung Quốc trên đất Lào. Họ muốn thăm dò ta về đường Trường Sơn vì nay mai họ chiếm Trường Sơn. Về chiến lược, ai chiếm được Trường Sơn thì người đó sẽ khống chế được Đông Dương, cho nên mình phải quyết định”. Đó là cách nói của Lê Duẩn.
Theo tôi thì lãnh đạo Việt Nam hiện nay không để ý tới lời nói của ông Lê Duẩn. Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Nga hoàn toàn chính xác.
Mặc Lâm: Quay lại câu hỏi về ngày 19 tháng 1 một lần nữa, thưa Giáo Sư. Hiện nay đồng bào hải ngoại luôn luôn ghi nhớ chuyện anh Ngụy Văn Thà là người hy sinh và rõ ràng tên tuổi của anh là một liệt sĩ chứ không thể nói “lính ngụy” được, nhưng chính quyền trong nước vẫn chưa bao giờ lên tiếng xác định anh Ngụy Văn Thà cùng với 74 chiến sĩ hy sinh là những liệt sĩ của tổ quốc Việt Nam. Như vậy dưới cái nhìn của một người giảng dạy về lịch sử thì điều này có công bằng cho những người chiến đấu để bảo vệ đất đai của tổ quốc hay không?
tri-an-hoang-sa-1974-2-250.jpg
Các bạn trẻ tại miền Bắc thiết kế 74 ngọn hoa đăng hình hoa sen tượng trưng cho 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh, và một chiếc thuyền có dòng chữ HQ-10 được kết bằng 74 bông hồng đỏ thắm tượng trưng cho chiến hạm HQ-10 đã bị quân xâm lược Trung Quốc bắn chìm vào 39 năm về trước.
GS Hà Văn Thịnh: Theo tôi là không công bằng anh ạ. Theo tôi là phải ghi nhận 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ biển đảo của tổ quốc như vậy chính đáng là liệt sĩ. Bởi vì xương máu của họ đổ ra để bảo vệ tổ quốc thì không thể nào mà nhìn nhận một cách khác được. Điều đó nhất định là phải như vậy rồi.
Bây giờ chưa nhận thì sau này nhất định phải nhìn nhận như vậy thôi. Cái đó là cả dân tộc tri ân chứ không phải một vài lãnh đạo công nhận hay không công nhận mà thành ra sự thật được. Sự thật là cả dân tộc Việt Nam phải ghi ơn những người đó.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn GS Hà Văn Thịnh đã giúp chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Tài liệu liên quan việc “mất Hoàng sa”.

Báo Nhân Dân đề cập đến Công Hàm Bán Nước
Nguồn TẠI ĐÂY
 
  CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:
Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,
Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
nước Việt-nam dân chủ cộng hoà


Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải

 
Bấm vào hình để phóng lớn


DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland’s coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China’s territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China’s inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China’s inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People’s Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China’s territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China’s territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People’s Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People’s Republic of China’s territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People’s Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China’s internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 
 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 
 (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 
 (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc 
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc 
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
 Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
               Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands

Bản đồ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc

 
Bấm vào hình để phóng lớn

Nghiên cứu của Todd Kelly đề cập đến Công Hàm Bán Nước


On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d’Affaires that “according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory.”[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that “The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision.”[66]


Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này”.
Trích và lược dịch từ Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago by Todd Kelly
A Journal of the Southeast Asian Studies Student Association

DRV = Democratic Republic of Vietnam – Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam)
PRC = People’s Republic of China – Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung-quốc)
RVN = Republic of Vietnam – Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam)

Bản đồ quảng cáo du lịch của Trung Quốc

 
Bấm vào hình để phóng lớn

Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông đề cập đến Công Hàm Bán Nước
Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
Saigon – Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam
Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn
Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.
Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .
Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.
Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội – vừa mới thống nhất với miền Nam – lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.
Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.
Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .
Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn – tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.
Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”
Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.
Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.
2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo
Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.
Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?
3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.
Theo tài liệu “Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã “dàn xếp” vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:
- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”.
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa …”. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải”.
Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa “một cái bánh bao lớn” bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán “trên giấy tờ” hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.
Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề “một cách công bình”
Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”. Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh “mỗi bên một nửa” với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa – nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.
Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất “tương lai” để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.
Như ông Đồng đã nói, “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”. Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.
4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản
Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).
Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: “Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc” (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 — Beijing Review 25/8/1979, trang 25 — Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
5) Tại sao ?
Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài “Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam” trong bộ tài liệu “Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương” của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :
Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
“Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa” (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)
Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.
Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách “đổi mới” của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

Palawan Sun: Bắc Việt Nam ủng hộ Tuyên bố 1958 của Trung Quốc


When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.


Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà (chính quyền) Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, (chính quyền) Saigon lại chiếm giữ thêm đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được ủng hộ bởi (chính phủ) Bắc Việt Nam.
Trích và lược dịch từ A History of Three Warnings By Dr. Jose Antonio Socrates
Palawan Sun Online


Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1974)
Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.
Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.
Chừng  nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.
Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ  hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.
Tuyên bố bởi  Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum – The Discussion Proceeds For Peace

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (1979)
Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:
1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.
2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.
3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến huỷ diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này.
4. Từ năm 1972, theo sau Bản Thông cáo chung Thượng Hải, những kẻ cai trị Trung Quốc đã âm mưu với bọn hiếu chiến Mỹ để phản bội nhân dân Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu trở ngại cho cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam. Ðầu Tháng Giêng 1974, chỉ trước khi nhân dân Việt Nam toàn thắng vào mùa Xuân 1975, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.
Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau đây:
- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.
- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng.
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.
5. Tại các cuộc thảo luận tổ chức vào ngày 24/9/1975 với phái đoàn Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm viếng Trung Quốc, Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình đã thú nhận rằng có sự tranh chấp giữa hai bên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên sau đó nên bàn thảo với nhau để giải quyết vấn đề
6. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa một cách bất hợp pháp bằng quân sự, Trung Quốc đã xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dẫm chân lên làm cản trở tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam với tầm vóc to lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi tạo ra một tình trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Ðiều rõ ràng là những kẻ cai trị Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định tấn công Việt Nam một lần nữa. Hành động của họ là một sự đe doạ nghiêm trọng cho hoà bình và ổn định trong vùng Ðông Nam Á và làm lộ rõ hơn tham vọng bành trướng, với bản chất bá quyền hiếu chiến của một nước lớn,  bộ mặt xảo trá lật lọng và phản bội của họ.
Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 1979
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum – The Discussion Proceeds For Peace

Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn giải về Công Hàm Bán Nước


International Recognition Of China’s Sovereignty over the Nansha Islands
5. Viet Nam
a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d’affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that “according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory.” Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that “judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty.”
b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government’s Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People’s Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People’s Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam “recognizes and supports the Declaration of the Government of the People’s Republic of China on China’s territorial sea.”
c) It is stated in the lesson The People’s Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China


Công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa
5. Việt Nam
 a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”. Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống”
 b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.  Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam “nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải”
 c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .