Việt Nam trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ
Việt Nam vừa trả tự do cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, theo thông cáo
của văn phòng Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ loan báo vào
chiều thứ hai 7 tháng tư, 2014.
Thông cáo ký tên dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban, viết rằng Việt
Nam rốt cuộc đã nghe theo lời kêu gọi của quốc tế về việc giam nhốt bất
hợp pháp TS. Cù Huy Hà Vũ, và trả tự do cho ông.
Dân biểu Ed Royce nói ông đón mừng tin này, nhưng mọi người đừng quên rằng vô số người khác vẫn còn bị giam nhốt bất công. Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện tuyên bố những người nói lên tiếng nói bênh vực nhân quyền và dân chủ không thể bị ngược đãi, và ông sẽ tiếp tục làm việc nhân danh những người Việt Nam đang tiếp tục thúc ép thực hiện nền tự do.
Dân biểu Ed Royce nói ông đón mừng tin này, nhưng mọi người đừng quên rằng vô số người khác vẫn còn bị giam nhốt bất công. Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện tuyên bố những người nói lên tiếng nói bênh vực nhân quyền và dân chủ không thể bị ngược đãi, và ông sẽ tiếp tục làm việc nhân danh những người Việt Nam đang tiếp tục thúc ép thực hiện nền tự do.
(RFA)
|
Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho biết tin này trong một thông cáo ra ngày hôm nay.
Thông cáo có đoạn viết: “Việt Nam rốt cuộc đã lắng nghe tiếng nói phản
đối của cộng đồng quốc tế về việc giam giữ trái phép Tiến sỹ Cù Huy Hà
Vũ và phóng thích ông khỏi nhà tù.”
Ông Royce cho biết rằng do căn bệnh tim nên sức khỏe của ông Vũ thời gian qua ‘đã suy yếu đi’.
Dân biểu thuộc đảng Cộng hòa này nói rằng trong khi hoan nghênh tin tức
về sự tự do của ông Vũ, ‘chúng ta không được quên rằng còn có nhiều
người khác đã bị giam cầm một cách bất công’.
Ông Royce được trích lời nói trong thông cáo: “Những ai lên tiếng vì
nhân quyền hoặc dân chủ không nên bị trừng phạt. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực
thay cho những người Việt Nam tiếp tục tranh đấu cho tự do”.
Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ vẫn chưa lên tiếng sau khi tin ông được phóng thích được loan đi.
Tối ngày 7/4, VOA Việt Ngữ đã liên lạc với luật sư Nguyễn Thị Dương Hà qua điện thoại nhưng bà không nhấc máy.
Hồi đầu tháng Ba, một giới chức công an nói trên kênh truyền hình quốc
gia Việt Nam rằng Hà Nội đã cho phép đại diện của Hoa Kỳ gặp ông Vũ để
‘làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ’.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện từ Bộ Công An nói trên kênh truyền hình đối
ngoại VTV4 rằng Việt Nam đã “cho sứ quán Mỹ gặp [ông] Cù Huy Hà Vũ và
làm các thủ tục để cho [ông] Cù Huy Hà Vũ xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh
theo yêu cầu, nguyện vọng cá nhân”.
Tuy nhiên, sau đó vợ ông Vũ nói gia đình bà ‘chưa có thông tin gì về việc này’.
Trước đó, hồi tháng Bảy năm 2013, nhiều dân biểu Mỹ trong đó có ông Ed
Royce đã gửi thư tới Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trước khi ông tới
thăm Hoa Kỳ để bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe của ông Vũ.
Bức thư có đoạn, xin trích: “Tôi mới gặp vợ ông ấy, và bà có nói rằng sức khỏe của chồng bà hiện đang xấu đi nhanh chóng”.
Các dân biểu Mỹ sau đó kêu gọi Hà Nội phóng thích ông Vũ vì lý do nhân
đạo, và nói rằng ‘một cử chỉ thiện chí như vậy sẽ phát đi một tín hiệu
rằng Việt Nam nỗ lực tôn trọng hơn nữa nhân quyền’.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại TP HCM rồi sau đó bị tuyên án 7 năm tù
giam về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam’.
Tác phẩm trong tù của TS Cù Huy Hà Vũ:
-----------------------------
Theo tin từ đài RFA, luật sư Cù Huy Hà Vũ vừa được trả tự do hôm nay,
thứ Hai 7/4/2014. Nguồn tin tới từ thông cáo của văn phòng Chủ tịch Ủy
ban ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ.
Trước đó các blogger Việt Nam đã được nhìn thấy tin nhắn từ phía Việt Nam gửi cho quan chức Hoa Kỳ thông báo sẽ trả tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ vào ngày Chủ Nhật 6/4/2014. Và tin đồn này đã truyền đi trên mạng cả tuần trước đó.
Đây là một tin vui đối với những người Việt Nam quan tâm tới tình hình đất nước và quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, chưa biết sau khi được trả tự do ông Cù Huy Hà Vũ sẽ đi Mỹ hay ở lại Việt Nam. Trước đây bà Trần Khải Thanh Thủy đã lập tức định cư tại Hoa Kỳ sau khi được trả tự do. [Cập nhật: Theo Cô Gái Đồ Long, ông Cù Huy Hà Vũ đã bay sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày hôm qua, Chủ Nhật 6/4/2014].
Vào tháng 6 năm 2009 luật sư Cù Huy Hà Vũ đã đâm đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Việt Nam. Ông Cù Huy Hà Vũ cho rằng khi ra quyết định phê duyệt dự án này mà không thông qua Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam, trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa, luật quốc phòng, và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ông Cù Huy Hà Vũ cũng nghi ngại rằng việc các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên chỉ là "trá hình" cho việc Trung Quốc xâm lược cả “mềm” lẫn “cứng” lãnh thổ của Việt Nam. Đến tháng 6 năm 2010 ông Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nêu ra yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ủng hộ thể chế đa nguyên đa đảng. Tới tháng 11 năm 2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã bị cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an bắt giữ và truy tố vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó các đơn kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được cho là "tài liệu đi kèm", chứng cứ cho hành vi "bịa đặt, xuyên tạc sự thật lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, Chính phủ, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước" và "vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền". Ông sau đó đã bị xử với bản án 7 năm tù và 3 năm quản chế vào ngày 4 tháng 4 năm 2011.
Việc trả tự do trước thời hạn hơn 3 năm rưỡi phải chăng là một sự thừa nhận chính thức rằng chính quyền đã sai khi kết án oan sai đối với công dân Cù Huy Hà Vũ? Hay sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ đã quá suy kiệt như trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu hay Đinh Đăng Định, tới mức chính quyền không còn muốn giữ lại trong tù nữa? Được biết, ông Cù Huy Hà Vũ mắc bệnh tim bẩm sinh và trong thời gian bị giam cầm, sức khỏe của ông đã suy sụp rất nhanh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự kiện này.
Trước đó các blogger Việt Nam đã được nhìn thấy tin nhắn từ phía Việt Nam gửi cho quan chức Hoa Kỳ thông báo sẽ trả tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ vào ngày Chủ Nhật 6/4/2014. Và tin đồn này đã truyền đi trên mạng cả tuần trước đó.
Đây là một tin vui đối với những người Việt Nam quan tâm tới tình hình đất nước và quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, chưa biết sau khi được trả tự do ông Cù Huy Hà Vũ sẽ đi Mỹ hay ở lại Việt Nam. Trước đây bà Trần Khải Thanh Thủy đã lập tức định cư tại Hoa Kỳ sau khi được trả tự do. [Cập nhật: Theo Cô Gái Đồ Long, ông Cù Huy Hà Vũ đã bay sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày hôm qua, Chủ Nhật 6/4/2014].
Vào tháng 6 năm 2009 luật sư Cù Huy Hà Vũ đã đâm đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Việt Nam. Ông Cù Huy Hà Vũ cho rằng khi ra quyết định phê duyệt dự án này mà không thông qua Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam, trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa, luật quốc phòng, và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ông Cù Huy Hà Vũ cũng nghi ngại rằng việc các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên chỉ là "trá hình" cho việc Trung Quốc xâm lược cả “mềm” lẫn “cứng” lãnh thổ của Việt Nam. Đến tháng 6 năm 2010 ông Cù Huy Hà Vũ tiếp tục nêu ra yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ủng hộ thể chế đa nguyên đa đảng. Tới tháng 11 năm 2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã bị cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an bắt giữ và truy tố vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó các đơn kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được cho là "tài liệu đi kèm", chứng cứ cho hành vi "bịa đặt, xuyên tạc sự thật lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, Chính phủ, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước" và "vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền". Ông sau đó đã bị xử với bản án 7 năm tù và 3 năm quản chế vào ngày 4 tháng 4 năm 2011.
Việc trả tự do trước thời hạn hơn 3 năm rưỡi phải chăng là một sự thừa nhận chính thức rằng chính quyền đã sai khi kết án oan sai đối với công dân Cù Huy Hà Vũ? Hay sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ đã quá suy kiệt như trường hợp của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu hay Đinh Đăng Định, tới mức chính quyền không còn muốn giữ lại trong tù nữa? Được biết, ông Cù Huy Hà Vũ mắc bệnh tim bẩm sinh và trong thời gian bị giam cầm, sức khỏe của ông đã suy sụp rất nhanh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự kiện này.
(Dân luận)
TS Cù Huy Hà Vũ đã đến Mỹ
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã sang Mỹ sau khi được Việt Nam trả tự do.
Nguồn tin có thẩm quyền cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do biết, ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình đã có mặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, sau khi ra khỏi nhà tù Việt Nam.
Một nguồn tin đáng tin cậy khác cũng cho RFA biết, ông Hà Vũ được trả tự do vào tối Chủ nhật 06/04/2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để sang Mỹ.
Sự kiện TS Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và sang Mỹ diễn ra vội vàng đến mức con trai ông, anh Cù Huy Hà Hiếu đang định cư tại Úc cũng không được thông báo kịp.
Nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do chiều thứ Hai giờ Washington DC, tức sáng thứ Ba 08/04 giờ Việt Nam, anh Hiếu cho biết hồi tuần trước có nghe Mẹ là LS Dương Hà nói về tin này nhưng không biết rõ ngày giờ nào TS Cù Huy Hà Vụ được tự do.
Tưởng cũng xin được nhắc lại, theo thông cáo của văn phòng Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ loan báo vào chiều thứ hai 7 tháng tư, 2014, TS Cù Huy Hà Vũ đã được chính quyền Việt Nam trả tự do trong lúc đang thụ án 7 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Thông cáo ký tên dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban, viết rằng Việt Nam rốt cuộc đã nghe theo lời kêu gọi của quốc tế về việc giam nhốt bất hợp pháp TS. Cù Huy Hà Vũ, và trả tự do cho ông.
Dân biểu Ed Royce nói ông đón mừng tin này, nhưng mọi người đừng quên rằng vô số người khác vẫn còn bị giam nhốt bất công. Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện tuyên bố những người nói lên tiếng nói bênh vực nhân quyền và dân chủ không thể bị ngược đãi, và ông sẽ tiếp tục làm việc nhân danh những người Việt Nam đang tiếp tục thúc ép thực hiện nền tự do.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị công an bắt giữ vào ngày 5 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 6 tháng 11 cùng năm, Bộ công an Việt Nam tổ chức họp báo và cáo buộc ông Vũ đã làm ra các tài liệu chống lại nhà nước Việt Nam, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng, đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngòai can thiệp.
Tại phiên xử sơ thẩm diễn ra hôm 04/04/2011, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt TS Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao Việt Nam hôm 02/08/2011 đã quyết định giữ y bản án sơ thẩm 7 năm tù và 3 năm quản chế đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Nguồn tin có thẩm quyền cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do biết, ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình đã có mặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, sau khi ra khỏi nhà tù Việt Nam.
Một nguồn tin đáng tin cậy khác cũng cho RFA biết, ông Hà Vũ được trả tự do vào tối Chủ nhật 06/04/2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để sang Mỹ.
Sự kiện TS Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và sang Mỹ diễn ra vội vàng đến mức con trai ông, anh Cù Huy Hà Hiếu đang định cư tại Úc cũng không được thông báo kịp.
Nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do chiều thứ Hai giờ Washington DC, tức sáng thứ Ba 08/04 giờ Việt Nam, anh Hiếu cho biết hồi tuần trước có nghe Mẹ là LS Dương Hà nói về tin này nhưng không biết rõ ngày giờ nào TS Cù Huy Hà Vụ được tự do.
Tưởng cũng xin được nhắc lại, theo thông cáo của văn phòng Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ loan báo vào chiều thứ hai 7 tháng tư, 2014, TS Cù Huy Hà Vũ đã được chính quyền Việt Nam trả tự do trong lúc đang thụ án 7 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Thông cáo ký tên dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban, viết rằng Việt Nam rốt cuộc đã nghe theo lời kêu gọi của quốc tế về việc giam nhốt bất hợp pháp TS. Cù Huy Hà Vũ, và trả tự do cho ông.
Dân biểu Ed Royce nói ông đón mừng tin này, nhưng mọi người đừng quên rằng vô số người khác vẫn còn bị giam nhốt bất công. Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện tuyên bố những người nói lên tiếng nói bênh vực nhân quyền và dân chủ không thể bị ngược đãi, và ông sẽ tiếp tục làm việc nhân danh những người Việt Nam đang tiếp tục thúc ép thực hiện nền tự do.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị công an bắt giữ vào ngày 5 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 6 tháng 11 cùng năm, Bộ công an Việt Nam tổ chức họp báo và cáo buộc ông Vũ đã làm ra các tài liệu chống lại nhà nước Việt Nam, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng, đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngòai can thiệp.
Tại phiên xử sơ thẩm diễn ra hôm 04/04/2011, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt TS Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao Việt Nam hôm 02/08/2011 đã quyết định giữ y bản án sơ thẩm 7 năm tù và 3 năm quản chế đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
(RFA)
Vì sao ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do?
Ông Cù Huy Hà Vũ đã cùng vợ đến Washington DC hôm 7/2 sau khi được phóng thích |
Một nhà quan sát trong nước cho rằng việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ là quyết định có lợi cho chính quyền Việt Nam trong vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/4, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói ông "đặc biệt thú vị" trước tin ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích.
Ông Dũng cho rằng điều này một phần là do tác động từ chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Hà Nội hồi đầu tháng Ba năm nay và chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry hồi tháng 12 năm ngoái.
'Lợi ích của nhà nước'
Bình luận về nguyên nhân dẫn đến việc ông Vũ được trả tự do, ông Phạm Chí Dũng nói:
"Ông Cù Huy Hà Vũ thực chất theo tôi là một tù nhân không phải quá căng thẳng đối với nhà nước."
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
Thả Cù Huy Hà Vũ 'có lợi' cho nhà nước |
"Hôm qua có một blogger kể với tôi là được công an gợi ý đi nước ngoài. Công an phường nói với anh ta như thế này: "Thôi anh đi định cư ở nước ngoài đi, anh ở đây bọn tôi cực quá, cứ hàng tuần, hàng tháng phải làm báo cáo cho cấp trên. Anh đi thì bọn tôi khỏe"."
"Đó là một tâm lý đặc thù trong chính quyền Việt Nam hiện nay, khi họ quản không được thì họ bắt, và khi bắt mà họ không thể làm công tác dân vận được thì họ thả."
"Thế nhưng họ thả thì phải có lý do", ông Dũng nói, đồng thời cho rằng việc ông Vũ bị nhiều căn bệnh như tim mạch và huyết áp là "lý do nhà nước Việt Nam có thể dựa vào và để ông đi mà không phải quá căng thẳng."
Đó là những tín hiệu mới mà những năm trước chưa bao giờ xảy ra trước
đây và chúng ta có thể coi là những tín hiệu cho một lộ trình có tính
mở hơn trong thời gian tới"
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
|
"Một là đối với cộng đồng quốc tế, họ muốn cho thấy 'chúng tôi có tôn trọng quyền con người và đã trả tự do cho tù nhân chính trị', dù họ chưa bao giờ thừa nhận là ở Việt Nam có tù nhân chính trị cả."
"Thêm nữa là họ đáp ứng được một chút trong các khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, và đã tham gia thì phải có một chút tôn trọng, thay vì sự thiếu tôn trọng như trước đây."
"Đối với trong nước thì tất nhiên họ có thể lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ."
"Đối với chế độ hiện nay, niềm tin của dân chúng và các tầng lớp là rất quan trọng, không có niềm tin thì mọi thứ sẽ rất dễ bị sụp đổ."
Chủ trương về lâu dài?
|
"Ngoài ông Cù Huy Hà Vũ ra, đó là những người chịu phải chịu khổ nạn nhiều nhất và cần được phóng thích trong thời gian sớm nhất."
Trả lời câu hỏi của BBC về việc quyết định trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ có nói lên một chủ trương gì về lâu dài hay không, ông Dũng nói:
"Tôi cho đó là tín hiệu, còn về một chủ trương thì tôi chưa chắc chắn."
"Tất cả đã bắt nguồn từ chuyến đi của ông John Kerry qua Việt Nam. Đó là chuyến đi quan trọng thứ hai, tiếp nối cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang với Tổng thống Barack Obama tại Washington. Điều đó đã mở ra một mối quan hệ mà tôi cho là tương đối ổn thỏa giữa hai nước."
"Thời gian này, bên cạnh việc ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, còn có hai sự kiện đáng chú ý, là việc ông Đinh Đăng Định được đặc xá, dù đó là một quyết đinh đặc xá quá muộn màng. Thứ hai là tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một đại úy của quân lực Việt Nam Cộng hòa được đặc xá sau 37 năm trong nhà tù của chế độ."
"Đó là những tín hiệu mới mà những năm trước chưa bao giờ xảy ra trước đây và chúng ta có thể coi là những tín hiệu cho một lộ trình có tính mở hơn trong thời gian tới."
"Nhưng mở đến thế nào thì sẽ còn tùy thuộc vào vấn đề Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương."
Theo BBC
Hồ sơ Chu Vĩnh Khang (2)
BÀI 2: “TRIỀU ĐẠI NHÀ CHU”
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
Thân thế gần như không có gì đáng nói nhưng sự nghiệp Chu Vĩnh Khang thì rực rỡ huy hoàng. Ông đã đi lên rất nhanh trên hoạn lộ và xây dựng được một hệ thống tham nhũng gắn kết với các thành viên gia đình…
Một người làm quan…
Sinh tháng 12-1942 tại Vô Tích (Giang Tô) trong một gia đình nông dân với tên khai sinh là Chu Nguyên Căn, đương sự rời làng năm 15 tuổi và gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc năm 1964. Không hiểu vì lý do gì cái tên này đã được đổi thành “Chu Vĩnh Khang” khi Chu lên Bắc Kinh học. Tốt nghiệp khoa địa chất thăm dò thuộc Viện dầu khí Bắc Kinh, Chu khởi đầu sự nghiệp từ công nghiệp dầu. Theo Financial Times (31-3-2014), năm 1967, Chu là kỹ sư dầu khí tại mỏ Đại Khánh (Hắc Long Giang) gần Siberia. Với chính sách thúc đẩy dầu khí làm trụ cột cho phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình, Chu bắt đầu thăng tiến nhanh, từ dầu bước sang chính trị. Những vị trí đầu tiên mà Chu được bổ nhiệm là thị trưởng hoặc bí thư tại các thành phố liên quan đến công nghiệp dầu chẳng hạn Bàn Cẩm (Liêu Ninh) và Đông Doanh (Sơn Đông). Chính tại Liêu Ninh, Chu Vĩnh Khang “bắt bồ” với Bạc Hy Lai (lúc đó là thị trưởng Đại Liên, thành phố cảng thuộc Liêu Ninh).
Từ 1998-1999, Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng tài nguyên đất đai, nơi được quyền kiểm soát tất cả đất đai và mỏ khoáng khắp Trung Quốc. Sau đó, Chu làm bí thư Tứ Xuyên. Năm 2002, Chu vào Bộ chính trị; từ năm 2007-2012 làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị (một “thượng tầng chính trị” Trung Quốc với số ủy viên thời điểm đó chỉ có 9 người). Từ 2002-2007, Chu làm Bộ trưởng Bộ công an rồi từ 2007-2012 làm bí thư Ủy ban chính pháp, nơi giám sát tất cả tòa án và lực lượng cảnh sát. Thời Chu, ngân sách an ninh nội chính của Trung Quốc được cấp cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Cũng trong thời này, Chu và Bạc phối hợp thực hiện chiến dịch trấn áp tội phạm tại Trùng Khánh đồng thời phát động phong trào “cách mạng đỏ” (ca Hồng, đả Hắc)…
Muốn hiểu rõ hơn về Chu Vĩnh Khang, phải đến Tây Tiền Đầu (Vô Tích), một ngôi làng nhỏ chỉ với hơn 300 dân. Tại đây, theo Wall Street Journal (1-4-2014), lịch sử “nhà Chu” đã được khắc trên 5 tấm bia gia phả bằng đá. Trên đó, không có tên “Chu Vĩnh Khang” mà chỉ có tên “Chu Nguyên Căn”. Tên của Chu Bân cũng được khắc trên một bia (cùng với tên của ba người đàn ông khác cùng thế hệ). Dân làng cho biết, năm 2013, Chu Vĩnh Khang trở về thăm quê, lưu lại chỉ khoảng một tiếng, cùng với lực lượng cận vệ dày đặc.
Ngày 12-2-2014, theo tờ Tài Tân (4-3-2014), một đám tang được tổ chức trong ngôi nhà từ đường của Chu Vĩnh Khang tại làng Tây Tiền Đầu (ảnh). Đó là đám tang của Chu Nguyên Hưng, em trai Chu Vĩnh Khang, chết vì ung thư, ở tuổi 69. Thời gian người anh cả Chu Vĩnh Khang lên Bắc Kinh học, ngôi nhà được giao lại cho hai cậu em. Họ không học hành nhiều nhưng sau này nhờ cái thế của ông anh nên trở thành những nhân vật có thế lực nhất nhì trong vùng. Dịp lễ tết, hàng đoàn xe đậu dài trước cổng nhà họ để “cúng kiếng” cho hai ông em, trong đó có người em út Chu Nguyên Thanh từng làm phó giám đốc Sở tài nguyên đất đai địa phương. Năm 1996, chính quyền địa phương từng có kế hoạch giải tỏa qui hoạch xóa sổ toàn bộ ngôi làng nhưng khi người ta nhìn thấy các tấm bia đá họ Chu thì dự án bị hủy.
Dân làng thuật rằng, hai ông em Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh phất lên rất nhanh theo đà thăng tiến sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang. Có lúc giành độc quyền bán rượu Ngũ Lương Dịch, Chu Nguyên Hưng được dân làng nể sợ đến mức ai muốn tìm việc hoặc lập công ty thì cứ đến gõ cửa đương sự để được giúp. Cũng theo tờ Tài Tân, một viên chức Vô Tích từng chi cho “hai ông Chu nhỏ” 150.000 tệ để “chạy án” một vụ kiện. Một lá thư “gửi tay” của “hai ông Chu nhỏ” cũng có thể giúp học sinh thi rớt đại học được lọt vào trường cảnh sát ở Giang Tô… Ngoài việc kinh doanh dầu khí, vợ của Chu Nguyên Thanh – Chu Linh Anh – cũng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực khác, đồng thời có “chân trụ” trong một công ty vốn là đối tác của Tập đoàn dầu khí quốc gia chuyên khai thác khoáng sản. Theo WantChinaTimes (5-3-2014), tính đến tháng 6-2011, giá trị các dự án khoáng sản liên quan công ty của Chu Linh Anh lên đến 715 triệu tệ (116 triệu USD). Năm 2010, Chu Linh Anh còn đầu tư 19 triệu tệ (3 triệu USD) vào một đại lý xe Audi...
7g tối ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên thường phục bất ngờ gõ cửa căn hộ của Chu Nguyên Thanh tại Vô Tích, cách làng Tây Tiền Đầu khoảng 40 phút đi xe. Các thanh tra viên ở đó cho đến 5g sáng hôm sau; và khi họ rời đi, người ta thấy có cả Chu Nguyên Thanh và bà vợ Chu Linh Anh. Cùng lúc, tại làng Tây Tiền Đầu, một nhóm thanh tra chống tham nhũng cũng đến gõ cửa nhà Chu Nguyên Hưng, khi ông này đang thoi thóp chờ chết bởi căn bệnh ung thư xương…
Và gần như trong cùng thời điểm (cuối tháng 12-2013), thanh tra chống tham nhũng cũng đến nhà cậu con trai Chu Bân tại ngoại ô Bắc Kinh, nơi Chu Bân và vợ sống với đứa con gái 5 tuổi. Như kể ở kỳ một, mẹ vợ của Chu Bân – bà Mary Chiêm Mẫn Lợi, dù ở Mỹ – đã tận dụng ảnh hưởng của cậu con rể và ông sui gia để làm ăn tại Trung Quốc. Chiêm Mẫn Lợi từng là cổ đông lớn nhất công ty Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales (“Bắc Kinh Hải Thiên Vĩnh Phong thạch du tiêu thụ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2003 (hai năm sau khi Chu Bân từ Mỹ trở về Trung Quốc). Công ty này được giải thể năm 2009. Tài liệu đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Hải Thiên Vĩnh Phong là cổ đông đầu tiên của một công ty khác, Shaanxi De Gan Oil Technology Co (“Thiểm Tây Đức Cam thạch du khoa kỹ hữu hạn công ty”), thành lập năm 2007. Việc thành lập doanh nghiệp lòng vòng như thế hẳn nhiên là cách để tránh bị dòm ngó.
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, bà Chiêm Mẫn Lợi cho biết mình đến Trung Quốc vài tháng vào năm 2013 và có biết chuyện cậu con rể cũng như ông sui Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra. Tháng 10-2013, bức ảnh Chu Vĩnh Khang đến thăm Đại học dầu khí được đăng trên website nhà trường. Đó là một trong những lần cuối cùng Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng. Cuối tháng đó, Chiêm Mẫn Lợi trở về Mỹ. Vài ngày sau, bà kể, đường dây liên lạc với gia đình bà bị “chết” sau một cú gọi bằng dịch vụ trực tuyến Skype. Suốt từ đó, bà không nhận được cuộc gọi nào từ gia đình Chu Bân và cũng không thể gọi cho họ…
Cuộc chiến không bao giờ kết thúc!
Viết trên Viện chính sách Trung Quốc (17-3-2014), Andrew Wedeman, giáo sư chính trị học Đại học bang Georgia, cho biết, từ năm 1997 đến 2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã kết án 550.000 cá nhân với các tội danh tham nhũng hoặc vô trách nhiệm trong đó có vụ Trần Lương Vũ năm 2006 và Bạc Hy Lai năm 2012. Quả là tình trạng tham nhũng Trung Quốc đã trở thành căn bệnh ung thu di căn. Số vụ án tham nhũng và viên chức vô trách nhiệm được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận đã tăng từ 34.326 năm 2012 lên 37.551 năm 2013. Tỉ lệ viên chức từ cấp quận đến cấp tỉnh liên quan tham nhũng đều tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 viên chức cấp tỉnh và cấp bộ bị kết tội tham nhũng, so với 5 vào năm 2012. Ủy ban thanh tra kỷ luật đảng cho biết tỉ lệ đảng viên đối mặt với một hình thức kỷ luật nào đó đã tăng đến 13,3%...
Chẳng đời chủ tịch Trung Quốc nào mà không hô hào chống tham nhũng. Thời Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói ông chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài với 99 cỗ dành cho quan tham và một cỗ cho mình. Năm 2006, phát biểu trước Ban phòng chống tham nhũng trung ương, Hồ Cẩm Đào đã nêu tội lạm quyền của nhiều viên chức Đảng dẫn đến xáo trộn xã hội và tạo ra phản kháng quần chúng. “Cái quả bom nổ chậm ấy chôn trong xã hội có thể dẫn đến loạt vụ nổ, đưa đến bất ổn đồng thời làm tê liệt bộ máy nhà nước” – Hồ Cẩm Đào nói…
Vấn đề ở đây rõ ràng không chỉ là phương pháp chống tham nhũng mà còn phải là sự mạnh tay thay đổi hệ thống đào tạo và bổ nhiệm viên chức vốn tồn tại từ thời Mao Trạch Đông. Chừng nào mà điều này chưa thực hiện, mọi chiến dịch “đánh hổ” hay “diệt ruồi” đều chỉ dừng ở mức xử lý vụ việc hoặc cá nhân cụ thể nào đó chứ không phải giải quyết được cái gốc căn nguyên. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi có trường hợp chính thanh tra điều tra tham nhũng lại dính vào đường dây “chạy án” tham nhũng?! Chống tham nhũng, trong nhiều trường hợp, lại là “phương tiện” để trừ khử nhau trong các cuộc đấm đá nội bộ. Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi mà quyền lực có thể được mua và bán với những cái giá rất cụ thể được định bằng vị trí cụ thể?! Làm thế nào có thể chống tham nhũng khi vẫn tồn tại các nhóm lợi ích gắn kết nhau bằng quyền lợi và quyền lực?! Diệt hổ hay ruồi gì thì cũng phải chấn chỉnh hệ thống đi đã, từ quản trị hành chính công nói riêng đến hệ thống chính trị nói chung!
Mạnh Kim
Theo FB Mạnh Kim
GS. Tương Lai - Tín hiệu đáng mừng
Những gì phải đến rồi cũng đã đến : Tới đây, tại Trường Sa Lớn sẽ tổ
chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, các
binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã tử trận để bảo vệ Hoàng Sa và các thuyền
nhân tử nạn. Lễ cầu siêu sẽ được tổ chức nhân dịp đoàn kiều bào ra thăm
Trường Sa trong tháng 4-2014. Đây là tin được Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước
về người Việt Nam ở nước ngoài chính thức đưa ra tại cuộc họp báo chiều
3-4 tại Hà Nội.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin trang trọng : Chủ trì lễ cầu siêu này tổ chức chính là Ủy ban về người VN ở nước ngoài, phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, Ban Tôn giáo Chính phủ. Có sáu tôn giáo bao gồm : Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo tham gia. Các tôn giáo đều được hành lễ theo nghi thức của tôn giáo mình.
Theo ông Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài thì đại lễ cầu siêu nghi thức Phật giáo lần này sẽ dành cho “các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của các triều đại trước đây đã bảo vệ biển Đông, bạn bè quốc tế qua lại trên biển Đông, đồng bào của chúng ta đã thiệt mạng”. Ông cho biết một đoàn đại biểu kiều bào, trong đó có những doanh nhân đang thực hiện dự án tại Việt Nam và cả những người mới về Việt Nam lần đầu, sẽ tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong tháng 4. Chương trình Cầu truyền hình Điện Biên - Hà Nội - Trường Sa với chủ đề “Ký ức hào hùng - Chủ quyền vững chắc” sẽ được tổ chức vào ngày 3/5 tới.
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 5.4.2014 giật cái tít to đậm ngay đầu trang nhất :"Lấy chân thành xóa hố sâu thù hận". Báo Tiền Phong ra ngày 4.4.2014 có dòng chữ đầy phấn khích : "Ngày hòa giải dân tộc không còn lâu". Càng được khích lệ hơn, đáng ngạc nhiên hơn khi lâu lắm mới được nghe từ một quan chức gánh trọng trách trong quan hệ với bà con Việt Nam ta đang sinh sống ở nước ngoài, người đã từng có những phát ngôn dại dột mà một nhân viên ngoại giao tập sự cũng không được phạm phải để gây nên một đợt sóng phẫn nộ trong công luận, nay lại nói được một câu thấm thía nghĩa tình và đầy sức thuyết phục :"Hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi nếu không có những giải pháp đột phá, nếu không có những con người tiên phong dám ngồi lại với nhau, không có những cầu nối chân thành"!
Thì ra, ý chí của nhân dân, sức quật cường của truyền thống dân tộc là động lực lớn lao tạo nên lực đẩy đưa đến những chuyển đổi tạo ra những đột biến khó có thể tiên đoán được hết. Còn nhớ, chỉ cách đây có 3 năm thôi, năm 2011, nói như ông Chủ nhiệm Ủy ban NN về người VN ở nước ngoài "có những con người dám ngồi lại với nhau" tại Câu lạc bộ Phao lồ Nguyễn Văn Bình tại tp HCM nhân ngày 27 tháng 7 để tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa trong sự chăm chú theo dõi và canh phòng nghiêm ngặt của lực lượng an ninh, thì hôm nay, những người ấy " theo cách nói trên, liệu có phải "những con người tiên phong" không nhỉ?
Nhưng tiên phong cho cái gì? Phải chăng là tiên phong vượt qua nỗi sợ hãi trước bạo quyền để tự nguyện trở thành "những cầu nối chân thành" nhằm bắc qua cái "hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi" sự hồi sinh và phát triển của đất nước sau ngót nửa thế kỷ chiến tranh.
Thật ra thì cái khát vọng lấp "hố sâu hận thù" đã ấp ủ trong tâm thức người Việt từ những bài học lịch sử của những cuộc nội chiến tương tàn, nồi da xáo thịt mà tiêu biểu nhất có lẽ là hình tượng con sông Gianh ở Quảng Bình. Thế hệ những người thưộc lòng bài thơ "Hận Sông Gianh" chắc vẫn chưa nguôi hẳn quằn quại nỗi đau : "Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang. Đây Cổ độ, xương tàn xưa chất đống. Sông còn đây hận phân chia nòi giống. Máu còn đây cơn ác mộng tương tàn...".
Con sông Gianh chứng kiến 7 cuộc chiên tranh Trịnh-Nguyễn từ 1627 đến 1672 là chứng tích đau thương mà mãi đến nửa đầu thế kỷ XX thế hệ người Việt buổi ấy vẫn hát bài Hờn Sông Gianh của Lưu Hữu Phước để nghĩ về số phận dân tộc : "Ôi sông Gianh ! Hồn mi than khóc ? Lòng mi đau đớn ? Dòng mi căm hờn. Vì đâu bao năm nam bắc tranh hùng bạo tàn.... Ôi sông Gianh? lòng mi tủi chăng? Hồn mi hổ chăng ? dạ có buồn chăng" nhằm nung nấu khát vọng "non nước hết chia phôi ".
Và nếu nói đến tư tưởng "tiên phong" đích thực trong ý chí hòa giải và hòa hợp dân tộc phải chăng cần nhớ về ý tưởng của Võ Văn Kiệt : "Hòa hiếu, "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam...muốn để mọi người Việt Nam cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp... Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu". Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa cao lên, giọng đầy cảm xúc nói :" Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó...."
Quả đúng như thế. Chính ông, người đi tiên phong trong sứ mệnh hòa giải và hòa hợp dân tộc đã phải gánh chịu những áp lực ghê gớm.Thì chẳng phải là bài báo viết vào tháng 3.2005 chứa đựng những ý tưởng "tiên phong" ấy đã bị gỡ bỏ khi đã lên khuôn! Lực cản của giáo điều và bảo thủ, cái thành lũy cứ tưởng đã quá rệu rã nhưng được tập quán thần thành hóa vẫn còn có lực tàn phá hết sức nặng nề sức vươn lên của cuộc sống. Thế nhưng cuộc sống đã tự mở đường đi tới cho chính nó. Và những tin mừng chúng ta vừa có mấy hôm nay là minh chứng cho điều ấy.
Điều thú vị hơn nữa, ngày 5.4.2014, bà con ta ở Pháp, do không phải chịu trong vòng cương tỏa, đã đi trước một bước khi tổ chức Đại lễ Cầu siêu Tưởng niệm tri ân ba ngày lễ lớn : 19.1.1974, 17.2.1979, 14.3.1988 tại Phật đường Khuông Việt [Orsay]. Tại đây, giáo sư Cao Huy Thuần xúc động phát biểu : "Vô cùng hân hoan, chúng tôi được nghe loan báo một buổi lễ cầu siêu sẽ được tổ chức tại Trường Sa, trong tinh thần mà chúng ta đã sửa soạn, đã công bố trên mạng, và đang thực hiện ngày hôm nay. Bên nhà tiếp nối chúng ta, mong sẽ còn những bước tiếp nối nữa để xiển dương tinh thần mà chúng ta đã khơi dậy".
Đi xa hơn thế, nhà trí thức yêu nước ấy, đạị diện cho ước vọng của những người Việt Nam ở xa quê hương luôn nặng lòng vì đất nước đã đưa ra sáng kiến : "trước anh linh của các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước, chúng tôi mong mỏi điều này, mà chắc chắn toàn dân ai cũng mong: hãy thành lập một Bộ mới mang tên là Bộ Dân chủ hóa và Hòa hợp dân tộc. Đây chính là một trang sử mới sẽ mở ra. Được như thế thì người chết sẽ hả dạ. Được như thế thì uất ức sẽ tan. Được như thế thì quốc nhục sẽ đưa đến quật cường". Đúng là một suy nghĩ táo bạo của những người đang sống ở Paris!
Để kết thúc bài báo viết vội xin dừng lại với dư âm của đêm nhạc Trịnh Công Sơn vừa diễn ra tối hôm qua : "Ta đã thấy gì trong đêm nay. Bàn tay muôn vạn bàn tay". Gần ba chục ngàn người cùng hân hoan đón nhận những giai điệu và ca từ trong những "Ca khúc Da vàng" vừa được "cấp phép" biểu diễn! Phải hơn ba thập kỷ chờ đợi, đến hôm nay những người nghệ sĩ mới được trải lòng mình trong những ca khúc họ yêu thích và thuộc nằm lòng để "được phép" biểu diễn trước công chúng về những "Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm. Giọt nước mắt thương dân. Dân mình phận long đong".
Phải bằng ngần ấy thời gian, phải đợi đến 13 năm sau "tiễn đưa anh trong một ngày buồn, đất ôm anh đưa về cội nguồn" công chúng Sài Gòn gồm gần ba chục ngàn người mới "được phép" hồ hởi nắm tay nhau để cùng xúc động về "Một buổi chiều trên quê hương tôi. Ước bao nhiêu điều đã trôi qua" để cùng nhau " Mừng hôm nay xóa hết căm hờn. Mượn phù sa đắp trên điêu tàn. Lòng nhân ái lên nụ hồng" mà người nhạc sĩ thiên tài của họ từng thiết tha. Phải chăng vì người ta sợ chuyện "ta xây lại tự do", "ta xây lại tình thương" mà Trịnh đã ấp ủ trong những ngày " Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn" nên chỉ cấp phép nhỏ giọt! Chao ôi, phải cấp phép cho "tự do", phải cấp phép cho "tình thương" mà không hiểu được rằng những "giọt lệ ăn năn" kia chính là "giọt lệ trong tim, chảy lai láng vào hồn" vừa được "cấp phép" có thể tràn thành cơn lũ cuốn phăng những tị hiềm và thù hận.
Chừng nào mà cái não trạng "cấp phép" cho tư duy, cấp phép cho cảm xúc của con người, cấp phép cho sáng tạo nghệ thuật vẫn còn ngạo nghễ thao túng cuộc sống con người thì cái rào cản về nhân ái và khoan dung vẫn còn ngự trị trong đời sống đất nước, sứ mệnh hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn còn ì ạch cam go cho dù đã có những tín hiệu đáng mừng.
GS. Tương LaiBáo Tuổi Trẻ đưa tin trang trọng : Chủ trì lễ cầu siêu này tổ chức chính là Ủy ban về người VN ở nước ngoài, phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, Ban Tôn giáo Chính phủ. Có sáu tôn giáo bao gồm : Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo tham gia. Các tôn giáo đều được hành lễ theo nghi thức của tôn giáo mình.
Theo ông Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài thì đại lễ cầu siêu nghi thức Phật giáo lần này sẽ dành cho “các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của các triều đại trước đây đã bảo vệ biển Đông, bạn bè quốc tế qua lại trên biển Đông, đồng bào của chúng ta đã thiệt mạng”. Ông cho biết một đoàn đại biểu kiều bào, trong đó có những doanh nhân đang thực hiện dự án tại Việt Nam và cả những người mới về Việt Nam lần đầu, sẽ tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trong tháng 4. Chương trình Cầu truyền hình Điện Biên - Hà Nội - Trường Sa với chủ đề “Ký ức hào hùng - Chủ quyền vững chắc” sẽ được tổ chức vào ngày 3/5 tới.
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 5.4.2014 giật cái tít to đậm ngay đầu trang nhất :"Lấy chân thành xóa hố sâu thù hận". Báo Tiền Phong ra ngày 4.4.2014 có dòng chữ đầy phấn khích : "Ngày hòa giải dân tộc không còn lâu". Càng được khích lệ hơn, đáng ngạc nhiên hơn khi lâu lắm mới được nghe từ một quan chức gánh trọng trách trong quan hệ với bà con Việt Nam ta đang sinh sống ở nước ngoài, người đã từng có những phát ngôn dại dột mà một nhân viên ngoại giao tập sự cũng không được phạm phải để gây nên một đợt sóng phẫn nộ trong công luận, nay lại nói được một câu thấm thía nghĩa tình và đầy sức thuyết phục :"Hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi nếu không có những giải pháp đột phá, nếu không có những con người tiên phong dám ngồi lại với nhau, không có những cầu nối chân thành"!
Thì ra, ý chí của nhân dân, sức quật cường của truyền thống dân tộc là động lực lớn lao tạo nên lực đẩy đưa đến những chuyển đổi tạo ra những đột biến khó có thể tiên đoán được hết. Còn nhớ, chỉ cách đây có 3 năm thôi, năm 2011, nói như ông Chủ nhiệm Ủy ban NN về người VN ở nước ngoài "có những con người dám ngồi lại với nhau" tại Câu lạc bộ Phao lồ Nguyễn Văn Bình tại tp HCM nhân ngày 27 tháng 7 để tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa trong sự chăm chú theo dõi và canh phòng nghiêm ngặt của lực lượng an ninh, thì hôm nay, những người ấy " theo cách nói trên, liệu có phải "những con người tiên phong" không nhỉ?
Nhưng tiên phong cho cái gì? Phải chăng là tiên phong vượt qua nỗi sợ hãi trước bạo quyền để tự nguyện trở thành "những cầu nối chân thành" nhằm bắc qua cái "hố sâu hận thù sẽ ngăn cách mãi" sự hồi sinh và phát triển của đất nước sau ngót nửa thế kỷ chiến tranh.
Thật ra thì cái khát vọng lấp "hố sâu hận thù" đã ấp ủ trong tâm thức người Việt từ những bài học lịch sử của những cuộc nội chiến tương tàn, nồi da xáo thịt mà tiêu biểu nhất có lẽ là hình tượng con sông Gianh ở Quảng Bình. Thế hệ những người thưộc lòng bài thơ "Hận Sông Gianh" chắc vẫn chưa nguôi hẳn quằn quại nỗi đau : "Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang. Đây Cổ độ, xương tàn xưa chất đống. Sông còn đây hận phân chia nòi giống. Máu còn đây cơn ác mộng tương tàn...".
Con sông Gianh chứng kiến 7 cuộc chiên tranh Trịnh-Nguyễn từ 1627 đến 1672 là chứng tích đau thương mà mãi đến nửa đầu thế kỷ XX thế hệ người Việt buổi ấy vẫn hát bài Hờn Sông Gianh của Lưu Hữu Phước để nghĩ về số phận dân tộc : "Ôi sông Gianh ! Hồn mi than khóc ? Lòng mi đau đớn ? Dòng mi căm hờn. Vì đâu bao năm nam bắc tranh hùng bạo tàn.... Ôi sông Gianh? lòng mi tủi chăng? Hồn mi hổ chăng ? dạ có buồn chăng" nhằm nung nấu khát vọng "non nước hết chia phôi ".
Và nếu nói đến tư tưởng "tiên phong" đích thực trong ý chí hòa giải và hòa hợp dân tộc phải chăng cần nhớ về ý tưởng của Võ Văn Kiệt : "Hòa hiếu, "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam...muốn để mọi người Việt Nam cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp... Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu". Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa cao lên, giọng đầy cảm xúc nói :" Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó...."
Quả đúng như thế. Chính ông, người đi tiên phong trong sứ mệnh hòa giải và hòa hợp dân tộc đã phải gánh chịu những áp lực ghê gớm.Thì chẳng phải là bài báo viết vào tháng 3.2005 chứa đựng những ý tưởng "tiên phong" ấy đã bị gỡ bỏ khi đã lên khuôn! Lực cản của giáo điều và bảo thủ, cái thành lũy cứ tưởng đã quá rệu rã nhưng được tập quán thần thành hóa vẫn còn có lực tàn phá hết sức nặng nề sức vươn lên của cuộc sống. Thế nhưng cuộc sống đã tự mở đường đi tới cho chính nó. Và những tin mừng chúng ta vừa có mấy hôm nay là minh chứng cho điều ấy.
Điều thú vị hơn nữa, ngày 5.4.2014, bà con ta ở Pháp, do không phải chịu trong vòng cương tỏa, đã đi trước một bước khi tổ chức Đại lễ Cầu siêu Tưởng niệm tri ân ba ngày lễ lớn : 19.1.1974, 17.2.1979, 14.3.1988 tại Phật đường Khuông Việt [Orsay]. Tại đây, giáo sư Cao Huy Thuần xúc động phát biểu : "Vô cùng hân hoan, chúng tôi được nghe loan báo một buổi lễ cầu siêu sẽ được tổ chức tại Trường Sa, trong tinh thần mà chúng ta đã sửa soạn, đã công bố trên mạng, và đang thực hiện ngày hôm nay. Bên nhà tiếp nối chúng ta, mong sẽ còn những bước tiếp nối nữa để xiển dương tinh thần mà chúng ta đã khơi dậy".
Đi xa hơn thế, nhà trí thức yêu nước ấy, đạị diện cho ước vọng của những người Việt Nam ở xa quê hương luôn nặng lòng vì đất nước đã đưa ra sáng kiến : "trước anh linh của các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước, chúng tôi mong mỏi điều này, mà chắc chắn toàn dân ai cũng mong: hãy thành lập một Bộ mới mang tên là Bộ Dân chủ hóa và Hòa hợp dân tộc. Đây chính là một trang sử mới sẽ mở ra. Được như thế thì người chết sẽ hả dạ. Được như thế thì uất ức sẽ tan. Được như thế thì quốc nhục sẽ đưa đến quật cường". Đúng là một suy nghĩ táo bạo của những người đang sống ở Paris!
Để kết thúc bài báo viết vội xin dừng lại với dư âm của đêm nhạc Trịnh Công Sơn vừa diễn ra tối hôm qua : "Ta đã thấy gì trong đêm nay. Bàn tay muôn vạn bàn tay". Gần ba chục ngàn người cùng hân hoan đón nhận những giai điệu và ca từ trong những "Ca khúc Da vàng" vừa được "cấp phép" biểu diễn! Phải hơn ba thập kỷ chờ đợi, đến hôm nay những người nghệ sĩ mới được trải lòng mình trong những ca khúc họ yêu thích và thuộc nằm lòng để "được phép" biểu diễn trước công chúng về những "Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm. Giọt nước mắt thương dân. Dân mình phận long đong".
Phải bằng ngần ấy thời gian, phải đợi đến 13 năm sau "tiễn đưa anh trong một ngày buồn, đất ôm anh đưa về cội nguồn" công chúng Sài Gòn gồm gần ba chục ngàn người mới "được phép" hồ hởi nắm tay nhau để cùng xúc động về "Một buổi chiều trên quê hương tôi. Ước bao nhiêu điều đã trôi qua" để cùng nhau " Mừng hôm nay xóa hết căm hờn. Mượn phù sa đắp trên điêu tàn. Lòng nhân ái lên nụ hồng" mà người nhạc sĩ thiên tài của họ từng thiết tha. Phải chăng vì người ta sợ chuyện "ta xây lại tự do", "ta xây lại tình thương" mà Trịnh đã ấp ủ trong những ngày " Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn" nên chỉ cấp phép nhỏ giọt! Chao ôi, phải cấp phép cho "tự do", phải cấp phép cho "tình thương" mà không hiểu được rằng những "giọt lệ ăn năn" kia chính là "giọt lệ trong tim, chảy lai láng vào hồn" vừa được "cấp phép" có thể tràn thành cơn lũ cuốn phăng những tị hiềm và thù hận.
Chừng nào mà cái não trạng "cấp phép" cho tư duy, cấp phép cho cảm xúc của con người, cấp phép cho sáng tạo nghệ thuật vẫn còn ngạo nghễ thao túng cuộc sống con người thì cái rào cản về nhân ái và khoan dung vẫn còn ngự trị trong đời sống đất nước, sứ mệnh hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn còn ì ạch cam go cho dù đã có những tín hiệu đáng mừng.
(Quê choa)
ASIAD giá bao nhiêu?
(TBKTSG Online) - Không ai hoài nghi rằng, nếu tổ chức thành công Đại
hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 18 vào năm 2019 thì Việt Nam sẽ có
cơ hội “nâng cao vị thế” trên trường quốc tế. Nhưng cái giá phải trả cho
điều đó như thế nào.
Cho đến nay chưa ai biết việc tổ chức ASIAD 18 Hà Nội năm 2019 sẽ tiêu
tốn bao nhiêu tiền của ngân sách quốc gia, ngoài con số 3.100 tỷ đồng,
tương đương 150 triệu đô la Mỹ, mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra
trước Quốc hội mới đây (con số mà cả Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư
đều không công nhận). Có người bảo 150 triệu đô là quá ít, nhưng ít hay
nhiều thì có lẽ cần tham khảo số liệu của các thành phố lân cận đã từng
đăng cai ASIAD.
Chỉ vài tháng nữa, tại thành phố Incheon (Hàn Quốc) sẽ tưng bừng diễn ra ASIAD 17 năm 2014. Để tổ chức ngày hội này, theo số liệu chưa chính thức, Incheon đã phải chi ra gần 2,9 tỉ đô la Mỹ.
Chỉ vài tháng nữa, tại thành phố Incheon (Hàn Quốc) sẽ tưng bừng diễn ra ASIAD 17 năm 2014. Để tổ chức ngày hội này, theo số liệu chưa chính thức, Incheon đã phải chi ra gần 2,9 tỉ đô la Mỹ.
Quảng bá cho Asiad Quảng Châu 2010 trên tàu lửa nối Hồng Kông-Quảng Châu. Ảnh Wikipedia |
Thế nhưng, đến nay Đại hội chưa diễn ra mà số tiền mà Hàn Quốc thực chi đã cao gấp đôi số dự toán (2,9 tỉ đô la), gây một gánh nặng lên ngân sách thành phố Incheon. Năm 2007, khi Incheon giành được quyền đăng cai ASIAD 17, nợ công của chính quyền thành phố là 1.400 tỉ won; đến năm 2012, nợ công đã tăng gấp đôi, lên 3.000 tỉ won, tương đương 2,66 tỉ đô la Mỹ. Tình trạng tài chính căng thẳng đến nỗi ngày 1-4-2012, lần đầu tiên chính quyền Incheon không có đến 2 tỉ won để trả lương đúng hạn cho 6.000 công chức, giáo viên, cảnh sát, buộc Seoul phải ra tay hỗ trợ khẩn cấp.
Đã có nhiều tiếng nói của các tổ chức xã hội Hàn Quốc kêu gọi chính quyền Incheon chấm dứt việc tổ chức ASIAD 17, trả lại quyền đăng cai cho Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Bất đắc dĩ, ngày 30-6-2013, Incheon và OCA phải đi tới một thỏa thuận cắt giảm chi phí, theo đó chỉ có 2.025 trong số 15.000 vận động viên tham dự ASIAD 17 được nước chủ nhà đài thọ chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian đại hội; gần 13.000 vận động viên và quan khách còn lại phải tự túc. Sự kiện chưa có tiền lệ này đã làm sứt mẻ đáng kể hình ảnh của thành phố đăng cai ngay trước khi Đại hội khai mạc.
Trước Incheon, ASIAD 16 được tổ chức tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. ASIAD Quảng Châu 2010 được coi là “hoành tráng” nhất nhưng về mặt tài chính cũng là kỳ đại hội “đội giá” lớn nhất.
Ngày 11-3-2005, ít lâu sau khi giành được quyền đăng cai tổ chức ASIAD, chính quyền Quảng Châu đưa ra con số dự toán là 2 tỉ nhân dân tệ (NDT), tương đương 300 triệu đô la Mỹ. Đến tháng 3-2009, giám đốc tiếp thị của Ban Tổ chức ASIAD Quảng Châu than thở, do khủng hoảng tài chính nên phần tài trợ của doanh nghiệp rất hẻo, chính quyền phải chi ra ít nhất là 420 triệu đô la Mỹ. Nhưng con số thực chi không dừng ở đó; ngày 13-10-2010, ngay khi ASIAD 16 đang diễn ra, Thị trưởng Quảng Châu Wan Qingliang tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng chi phí tổ chức ASIAD đã lên tới 122,6 tỉ NDT, tương đương 17 tỉ đô la Mỹ, hơn 60 lần so với dự toán ban đầu!
Trước Quảng Châu, Qatar cũng đã phải tiêu tốn 2,8 tỉ đô la Mỹ để tổ chức ASIAD 15 năm 2006.
Ngày 7-6-2011 Hà Nội giành được quyền đăng cai tổ chức ASIAD 18 sau khi đánh bại Surabaya (Indonesia) với số phiếu 29-14 trong cuộc bỏ phiếu kín của OCA. Ứng cử viên thứ ba, thành phố Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Arab, đã rút tên vào phút cuối. Trước đó nữa, các ứng viên nặng ký như Hồng Kông, New Delhi (Ấn Độ), Kuala Lumpur (Malaysia), Đài Bắc… đều rút tên sau khi cân nhắc được và mất. Hồng Kông rút tên vì ngày 14-1-2011 Ủy ban Tài chính của chính quyền đặc khu Hồng Kông bác bỏ dự toán ngân sách và người dân không tán thành việc tổ chức ASIAD; New Delhi đăng ký ngày 2-8-2010 nhưng sau đó rút tên vì chính phủ Ấn Độ vướng vào vụ lùm xùm tham nhũng khi tổ chức Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung năm 2010; Kuala Lumpur đăng ký vào tháng 1-2010 nhưng đến tháng 9-2010 thì rút lui vì “những hạn chế tài chính” và Đài Bắc cũng vậy. Xem ra, các thành phố nói trên đã có sự tính toán rất kỹ khi định đứng ra tổ chức cuộc chơi tầm châu lục như vậy.
Với nền kinh tế đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, liệu Việt Nam có nên tiếp tục đầu tư cho sự kiện này không? Xem gương những thành phố đi trước – đều là những đại đô thị có trình độ phát triển cao, cơ sở hạ tầng sẵn có tốt hơn rất nhiều so với thủ đô Hà Nội – thì chắc chắn số tiền phải chi cho việc tổ chức ASIAD 18 sẽ không phải là 3.100 tỉ đồng như dự tính lạc quan của Bộ Văn hóa – Thể thao –Du lịch. Cái giá cuối cùng là bao nhiêu thì chưa ai nói trước được.
Huỳnh Hoa
"Hội chứng vô trách nhiệm" trong đưa tin và bình luận
Lâu nay, việc khai thác và công bố thông tin mà không kiểm chứng, xác
minh rõ nguồn gốc đã trở thành một xu hướng đáng quan ngại xuất hiện
trên một số tờ báo ở Việt Nam (nhất là báo điện tử và trang điện tử). Xu
hướng này không chỉ làm sai nhiễu sự thật mà một số trường hợp còn gây
tổn hại tới uy tín, hình ảnh của cá nhân, tổ chức liên quan, nhất là tới
quan hệ quốc tế.
Có thể nói gần đây, thông tin từ báo chí, nhất là từ báo và trang tin điện tử đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu với nhiều người, nhất là bạn đọc trẻ. Với tiện ích của internet, người đọc báo và trang tin điện tử không chỉ tiếp nhận thông tin, mà có thể comment để bình luận; hoặc khai thác bài vở đưa về blog, facebook cá nhân để trao đổi. Tuy nhiên, việc một số tờ báo có xu hướng câu "view" (lượt xem) bằng thông tin sốt, sốc, giật gân, không kiểm chứng trước khi đăng tải, không cần biết đúng sai, thậm chí có tin bài cực kỳ "rác rưởi",... thật sự trở thành loại thông tin đầu độc người xem và cần phải phê phán. Thí dụ điển hình của hiện tượng này là việc khai thác tin tức một cách vội vã, thiếu thận trọng từ báo chí nước ngoài.
Cách đây vài năm, một số tờ báo ở Việt Nam đã đồng loạt hùa theo báo chí phương Tây vẽ nên chân dung của ông Gaddafi, cố lãnh đạo của Lybia như là "một nhà độc tài tham lam và lập dị, một tên bạo chúa cuồng dâm..."; vì thế, người dân Lybia phải "rên xiết" dưới "ách độc tài tàn bạo"! Người ta đưa tin, bình luận nhưng không đếm xỉa tới thực tế mà lẽ ra, nếu có trách nhiệm, trước khi khai thác từ báo chí phương Tây, cần phải kiểm chứng. Bởi nếu kiểm chứng sẽ thấy chí ít trong mục từ Libya trên Wikipedia viết như sau: "dưới chế độ của Ghadafi, tỷ lệ biết chữ tăng từ 10% lên 90%, tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi, quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư, hệ thống phúc lợi được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục, chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở. Dòng sông Nhân tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các trường đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm. Do vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Libya được xếp vào mức cao trên thế giới, thứ hạng 58/177 nước năm 2005. Và Libya không hề có nợ nước ngoài". Ngoài ra, còn có thể biết những thông tin khác như: người dân Lybia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Phi (khi ấy ước chừng 6.700 USD), chính sách bảo hiểm xã hội ưu việt; các ngân hàng cho vay không lấy lãi, mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá, mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước hỗ trợ 50.000 USD tiền mua nhà, mỗi bà mẹ sinh con được nhà nước hỗ trợ 5.000 USD, v.v. Đó là các thông tin tuyệt nhiên báo chí phương Tây không đề cập. Khi người ta bắt đầu tiến công Libya và chính quyền của Gaddafi bị lật đổ, bỗng dưng nhiều việc bị "khui ra ánh sáng", từ "Gaddafi mang máy bay đi đàn áp dân chúng" tới "Gaddafi ủng hộ khủng bố",... Tất cả chỉ nhằm biện hộ cho hành động lật đổ chính quyền hợp pháp ở một nước có chủ quyền. Rồi lại thấy một số tờ báo bê về nguyên xi "phát hiện động trời" của phương Tây rằng, ông Gaddafi có khối tài sản khổng lồ đến gần 200 tỷ USD! Và điều hài hước là người ta trút vào "tài sản khổng lồ" đó cả những khoản tiền đầu tư của chính phủ Libya, tiền thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức nhà nước, rồi giải thích một cách kỳ quặc vì... Gaddafi "coi tài sản quốc gia là tài sản của gia đình"!?
Gần đây, liên quan đến các sự kiện ở Ucraina cũng có nhiều chuyện để bàn. Như việc một số báo mạng đăng hình lính đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine quỳ gối và đưa tin: "Cảnh sát chống bạo động quỳ gối xin lỗi người dân ở thành phố Lviv vì các hành động đánh đập và nổ súng vào người biểu tình trong những cuộc đụng độ xảy ra ở Quảng trường Độc lập Kiev". Chộp được tin này, một số diễn đàn của các thế lực thù địch và mấy nhà "dân chủ giả hiệu" lập tức té nước theo mưa, đưa lên bolg và facebook đăng ngay trạng thái (status) "khi nào thì công an Việt Nam mới xin lỗi nhân dân"!? Sau khi một video clip được công bố trên internet, dư luận mới biết chuyện những người cực đoan ở thành phố Lviv và Lutsk đã buộc cảnh sát đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine phải quỳ gối xin lỗi, thậm chí có một số phần tử quá khích không chấp nhận và vội nhặt bất cứ cái gì trong tầm tay, ném vào các cảnh sát này. Sự kiện được làm sáng tỏ, một số báo và trang tin điện tử đã đăng tin sai vẫn không đính chính hoặc gỡ xuống. Họ coi thường người đọc, hay họ muốn "tiếp sức" cho những kẻ lợi dụng tin này để bình luận tiêu cực về Việt Nam?
Thông tin về dinh thự của Tổng thống Ucraina Yanukovych bị lật đổ cũng vậy. Nhiều tờ báo tập trung khía cạnh xa hoa của ngôi nhà mà quên kiểm chứng để thấy rằng ngôi nhà (hay khu phức hợp) đó là tài sản quốc gia, có nguồn gốc lâu đời. Khi còn là Thủ tướng (2002), ông Yanukovych đã được cấp một căn hộ trong khu đó. Sau đó ông thuê lại với giá rẻ. Và đến năm 2010, khi đắc cử Tổng thống, ông Yanukovych chọn khu này làm nơi ở của mình. Cho đến khi ông bị lật đổ, việc ai là chủ sở hữu thật sự của ngôi nhà vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi. Thông thường, nhà ở của các nguyên thủ quốc gia ở phương Tây có tiêu chuẩn cao cấp nhất định, vì đó không đơn thuần là nhà ở mà còn là nơi tiếp khách của nguyên thủ, có thể coi là một yếu tố góp phần giữ gìn "bộ mặt" của quốc gia. Vậy việc có ngôi nhà này đâu phải do ông Yanukovych tham nhũng mà có được? Thế nhưng, thấy báo chí phương Tây làm ầm ĩ, lập tức một số tờ báo ở Việt Nam cũng nhanh nhảu hùa theo, để rồi cư dân mạng cứ thế a dua chửi bới (?)
Gần đây, không ít người đọc bày tỏ sự phẫn nộ khi báo chí giật tít sốc liên quan đến Triều Tiên như "cho 120 chó đói xé xác người dượng?", "xử tử chú dượng bằng chó đói" và dẫn nguồn tin từ "báo Strait Times". Rồi hóa ra tin này từ một blogger mà tờ "Văn hối" của Hồng Kông khai thác. Sau khi xác minh, các tờ báo trên liền rào rào đính chính đó là "tin vịt", nhưng không hề đưa ra một lời xin lỗi bạn đọc. Không nhẽ làm báo thì muốn đưa tin gì thì đưa, nếu sai thì "đính chính" là xong? Gần đây hơn, hơn chục tờ báo giật tít "đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống Kim Jong-un", "Kim Jong-un áp đặt kiểu tóc "gáo dừa" cho nam giới Triều Tiên"... Trong khi theo Washington Post, thông tin về việc thanh niên Triều Tiên phải để kiểu tóc giống nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un xuất hiện từ một nguồn tin không đáng tin cậy. Và đường đi của thông tin này là: "BBC dẫn lại bản tin trên từ blog Elsewhere và từ tờ Korea Times, một tờ báo tiếng Anh của tập đoàn Hankook Ilbo. Trong khi đó, tờ Korea Times dường như đã lấy câu chuyện trên từ RFA, một tổ chức phi lợi nhuận được chính phủ Mỹ tài trợ"! Và "Chad O'Carroll, biên tập viên của trang web NKNews, cũng hoài nghi và cho đăng tải thông tin từ một độc giả. Người này mới ở Bình Nhưỡng về và không hề thấy kiểu tóc của ông Kim được nhân rộng khắp nơi".
Lối làm ăn cẩu thả đến vô trách nhiệm của một số tờ báo hiện nay thật đáng báo động. Nó thậm chí góp phần không nhỏ phụ họa theo những nguồn tin bịa đặt với mưu đồ xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của một số cá nhân, đến thể diện của một số nước. Khoản 5 Điều 6, Chương III Luật Báo chí Việt Nam ghi rõ, báo chí có nhiệm vụ: "Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Vậy thì với các thí dụ được dẫn ra trên đây, thử hỏi liệu một số tờ báo (trong đó phần lớn là báo điện tử, trang điện tử) có làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định? Phải chăng những người tổ chức, thực hiện các tờ báo này không cần luật, không cần biết đạo đức nghề nghiệp, hay chỉ vì giật tít câu view kiếm tiền mà họ sẵn sàng "đầu độc" người xem?
(Nhân dân)
Có thể nói gần đây, thông tin từ báo chí, nhất là từ báo và trang tin điện tử đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu với nhiều người, nhất là bạn đọc trẻ. Với tiện ích của internet, người đọc báo và trang tin điện tử không chỉ tiếp nhận thông tin, mà có thể comment để bình luận; hoặc khai thác bài vở đưa về blog, facebook cá nhân để trao đổi. Tuy nhiên, việc một số tờ báo có xu hướng câu "view" (lượt xem) bằng thông tin sốt, sốc, giật gân, không kiểm chứng trước khi đăng tải, không cần biết đúng sai, thậm chí có tin bài cực kỳ "rác rưởi",... thật sự trở thành loại thông tin đầu độc người xem và cần phải phê phán. Thí dụ điển hình của hiện tượng này là việc khai thác tin tức một cách vội vã, thiếu thận trọng từ báo chí nước ngoài.
Cách đây vài năm, một số tờ báo ở Việt Nam đã đồng loạt hùa theo báo chí phương Tây vẽ nên chân dung của ông Gaddafi, cố lãnh đạo của Lybia như là "một nhà độc tài tham lam và lập dị, một tên bạo chúa cuồng dâm..."; vì thế, người dân Lybia phải "rên xiết" dưới "ách độc tài tàn bạo"! Người ta đưa tin, bình luận nhưng không đếm xỉa tới thực tế mà lẽ ra, nếu có trách nhiệm, trước khi khai thác từ báo chí phương Tây, cần phải kiểm chứng. Bởi nếu kiểm chứng sẽ thấy chí ít trong mục từ Libya trên Wikipedia viết như sau: "dưới chế độ của Ghadafi, tỷ lệ biết chữ tăng từ 10% lên 90%, tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi, quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư, hệ thống phúc lợi được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục, chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở. Dòng sông Nhân tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các trường đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm. Do vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Libya được xếp vào mức cao trên thế giới, thứ hạng 58/177 nước năm 2005. Và Libya không hề có nợ nước ngoài". Ngoài ra, còn có thể biết những thông tin khác như: người dân Lybia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Phi (khi ấy ước chừng 6.700 USD), chính sách bảo hiểm xã hội ưu việt; các ngân hàng cho vay không lấy lãi, mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá, mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước hỗ trợ 50.000 USD tiền mua nhà, mỗi bà mẹ sinh con được nhà nước hỗ trợ 5.000 USD, v.v. Đó là các thông tin tuyệt nhiên báo chí phương Tây không đề cập. Khi người ta bắt đầu tiến công Libya và chính quyền của Gaddafi bị lật đổ, bỗng dưng nhiều việc bị "khui ra ánh sáng", từ "Gaddafi mang máy bay đi đàn áp dân chúng" tới "Gaddafi ủng hộ khủng bố",... Tất cả chỉ nhằm biện hộ cho hành động lật đổ chính quyền hợp pháp ở một nước có chủ quyền. Rồi lại thấy một số tờ báo bê về nguyên xi "phát hiện động trời" của phương Tây rằng, ông Gaddafi có khối tài sản khổng lồ đến gần 200 tỷ USD! Và điều hài hước là người ta trút vào "tài sản khổng lồ" đó cả những khoản tiền đầu tư của chính phủ Libya, tiền thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức nhà nước, rồi giải thích một cách kỳ quặc vì... Gaddafi "coi tài sản quốc gia là tài sản của gia đình"!?
Gần đây, liên quan đến các sự kiện ở Ucraina cũng có nhiều chuyện để bàn. Như việc một số báo mạng đăng hình lính đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine quỳ gối và đưa tin: "Cảnh sát chống bạo động quỳ gối xin lỗi người dân ở thành phố Lviv vì các hành động đánh đập và nổ súng vào người biểu tình trong những cuộc đụng độ xảy ra ở Quảng trường Độc lập Kiev". Chộp được tin này, một số diễn đàn của các thế lực thù địch và mấy nhà "dân chủ giả hiệu" lập tức té nước theo mưa, đưa lên bolg và facebook đăng ngay trạng thái (status) "khi nào thì công an Việt Nam mới xin lỗi nhân dân"!? Sau khi một video clip được công bố trên internet, dư luận mới biết chuyện những người cực đoan ở thành phố Lviv và Lutsk đã buộc cảnh sát đặc nhiệm "Berkut" của Ukraine phải quỳ gối xin lỗi, thậm chí có một số phần tử quá khích không chấp nhận và vội nhặt bất cứ cái gì trong tầm tay, ném vào các cảnh sát này. Sự kiện được làm sáng tỏ, một số báo và trang tin điện tử đã đăng tin sai vẫn không đính chính hoặc gỡ xuống. Họ coi thường người đọc, hay họ muốn "tiếp sức" cho những kẻ lợi dụng tin này để bình luận tiêu cực về Việt Nam?
Thông tin về dinh thự của Tổng thống Ucraina Yanukovych bị lật đổ cũng vậy. Nhiều tờ báo tập trung khía cạnh xa hoa của ngôi nhà mà quên kiểm chứng để thấy rằng ngôi nhà (hay khu phức hợp) đó là tài sản quốc gia, có nguồn gốc lâu đời. Khi còn là Thủ tướng (2002), ông Yanukovych đã được cấp một căn hộ trong khu đó. Sau đó ông thuê lại với giá rẻ. Và đến năm 2010, khi đắc cử Tổng thống, ông Yanukovych chọn khu này làm nơi ở của mình. Cho đến khi ông bị lật đổ, việc ai là chủ sở hữu thật sự của ngôi nhà vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi. Thông thường, nhà ở của các nguyên thủ quốc gia ở phương Tây có tiêu chuẩn cao cấp nhất định, vì đó không đơn thuần là nhà ở mà còn là nơi tiếp khách của nguyên thủ, có thể coi là một yếu tố góp phần giữ gìn "bộ mặt" của quốc gia. Vậy việc có ngôi nhà này đâu phải do ông Yanukovych tham nhũng mà có được? Thế nhưng, thấy báo chí phương Tây làm ầm ĩ, lập tức một số tờ báo ở Việt Nam cũng nhanh nhảu hùa theo, để rồi cư dân mạng cứ thế a dua chửi bới (?)
Gần đây, không ít người đọc bày tỏ sự phẫn nộ khi báo chí giật tít sốc liên quan đến Triều Tiên như "cho 120 chó đói xé xác người dượng?", "xử tử chú dượng bằng chó đói" và dẫn nguồn tin từ "báo Strait Times". Rồi hóa ra tin này từ một blogger mà tờ "Văn hối" của Hồng Kông khai thác. Sau khi xác minh, các tờ báo trên liền rào rào đính chính đó là "tin vịt", nhưng không hề đưa ra một lời xin lỗi bạn đọc. Không nhẽ làm báo thì muốn đưa tin gì thì đưa, nếu sai thì "đính chính" là xong? Gần đây hơn, hơn chục tờ báo giật tít "đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống Kim Jong-un", "Kim Jong-un áp đặt kiểu tóc "gáo dừa" cho nam giới Triều Tiên"... Trong khi theo Washington Post, thông tin về việc thanh niên Triều Tiên phải để kiểu tóc giống nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un xuất hiện từ một nguồn tin không đáng tin cậy. Và đường đi của thông tin này là: "BBC dẫn lại bản tin trên từ blog Elsewhere và từ tờ Korea Times, một tờ báo tiếng Anh của tập đoàn Hankook Ilbo. Trong khi đó, tờ Korea Times dường như đã lấy câu chuyện trên từ RFA, một tổ chức phi lợi nhuận được chính phủ Mỹ tài trợ"! Và "Chad O'Carroll, biên tập viên của trang web NKNews, cũng hoài nghi và cho đăng tải thông tin từ một độc giả. Người này mới ở Bình Nhưỡng về và không hề thấy kiểu tóc của ông Kim được nhân rộng khắp nơi".
Lối làm ăn cẩu thả đến vô trách nhiệm của một số tờ báo hiện nay thật đáng báo động. Nó thậm chí góp phần không nhỏ phụ họa theo những nguồn tin bịa đặt với mưu đồ xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của một số cá nhân, đến thể diện của một số nước. Khoản 5 Điều 6, Chương III Luật Báo chí Việt Nam ghi rõ, báo chí có nhiệm vụ: "Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Vậy thì với các thí dụ được dẫn ra trên đây, thử hỏi liệu một số tờ báo (trong đó phần lớn là báo điện tử, trang điện tử) có làm đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo luật định? Phải chăng những người tổ chức, thực hiện các tờ báo này không cần luật, không cần biết đạo đức nghề nghiệp, hay chỉ vì giật tít câu view kiếm tiền mà họ sẵn sàng "đầu độc" người xem?
(Nhân dân)
-----------------------
Người Lao động: Thêm những tiết lộ kinh hoàng về Gaddafi
Bộ phim tài liệu mới của nhà làm phim người Anh Christopher Olgiati "Bên trong thế giới bí mật của Muammar Gaddafi" đã tiết lộ những thông tin chấn động về nhà độc tài Libya này.
Bộ phim tài liệu cho hay, Gaddafi giữ chiếc đầu bị cắt lìa của kẻ thù trong tủ lạnh suốt 25 năm, xây một hầm ngầm tình dục bí mật dưới khuôn viên trường đại học Tripoli, chỉ để thỏa mãn thú hiếp dâm nữ sinh. Ngoài ra, thi thể của một số kẻ thù khác cũng được Gaddafi giữ trong tủ lạnh, và thỉnh thoảng "ghé thăm".
Trong phim có cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên CIA nổi loạn Frank Terpil, người được Gaddafi sử dụng trong đội "giết người thuê". Terpil cho biết ông ta được trả 1 triệu USD để giết một trong những đối thủ của nhà độc tài, sau đó đem đầu người này về Libya.
Chính Terpil là người cho biết Gaddafi giữ đầu người trong tủ lạnh, cùng với thi thể nhiều nạn nhân khác mà ông ta sát hại. Theo tờ New York Post, Terpil trốn sang Cuba sau khi bị kết án 53 năm tù vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Đoàn làm phim cũng công bố bằng chứng về hầm ngầm tình dục ở đại học Tripoli để cưỡng hiếp nữ sinh sau khi phát biểu tại khuôn viên trường.
Căn phòng bí mật có một chiếc giường, bể tắm sục, dụng cụ phẫu thuật, mặt nạ cao su, thuốc gây mê, và nơi các cô gái bị kiểm tra xem có nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hay không.
Theo tờ Mail, bộ phim tài liệu sẽ được phát sóng vào ngày 11.4.
Bộ phim tài liệu mới của nhà làm phim người Anh Christopher Olgiati "Bên trong thế giới bí mật của Muammar Gaddafi" đã tiết lộ những thông tin chấn động về nhà độc tài Libya này.
Bộ phim tài liệu cho hay, Gaddafi giữ chiếc đầu bị cắt lìa của kẻ thù trong tủ lạnh suốt 25 năm, xây một hầm ngầm tình dục bí mật dưới khuôn viên trường đại học Tripoli, chỉ để thỏa mãn thú hiếp dâm nữ sinh. Ngoài ra, thi thể của một số kẻ thù khác cũng được Gaddafi giữ trong tủ lạnh, và thỉnh thoảng "ghé thăm".
Trong phim có cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên CIA nổi loạn Frank Terpil, người được Gaddafi sử dụng trong đội "giết người thuê". Terpil cho biết ông ta được trả 1 triệu USD để giết một trong những đối thủ của nhà độc tài, sau đó đem đầu người này về Libya.
Chính Terpil là người cho biết Gaddafi giữ đầu người trong tủ lạnh, cùng với thi thể nhiều nạn nhân khác mà ông ta sát hại. Theo tờ New York Post, Terpil trốn sang Cuba sau khi bị kết án 53 năm tù vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Đoàn làm phim cũng công bố bằng chứng về hầm ngầm tình dục ở đại học Tripoli để cưỡng hiếp nữ sinh sau khi phát biểu tại khuôn viên trường.
Căn phòng bí mật có một chiếc giường, bể tắm sục, dụng cụ phẫu thuật, mặt nạ cao su, thuốc gây mê, và nơi các cô gái bị kiểm tra xem có nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hay không.
Theo tờ Mail, bộ phim tài liệu sẽ được phát sóng vào ngày 11.4.
Một cái nhìn khác về tàu ngầm Trường Sa
Tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đang gây một cơn bão
truyền thông với hai luồng dư luận trái chiều. Đó là niềm tự hào dân tộc
hay một mơ ước đại nhảy vọt mang tính tiểu nông? Riêng với người viết
bài này, Trường Sa có thể không có cơ hội lặn sâu trong biển lớn, tiêu
chuẩn bắt buộc của một chiếc tàu ngầm, cho dù là loại tàu ngầm siêu
mini.
Ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Trường Sa |
Các chỉ tiêu kỹ thuật của Trường Sa:
Theo tuyên bố của ông Hòa, tàu ngầm Trường Sa có các chỉ tiêu kỹ thuật
được thiết kế như sau: Lượng choán nước 9,2 tấn khi nổi và 12 tấn khi
lặn; hai động cơ diesel công suất 90 sức ngựa; tàu có thể lặn sâu tới 50
m; bán kính hoạt động 800 km; tốc độ tối đa khi lặn 40 km/h, thời gian
lặn liên tục 15 giờ và có thể hoạt động độc lập trên biển 15 ngày.
Cần nhấn mạnh rằng, đó là những chỉ tiêu rất ấn tượng. Có lẽ không một
loại tàu ngầm siêu mini nào trên thế giới có được những chỉ tiêu kỹ
thuật như thế! Điều đáng nói là ông Hòa không được đào tạo về tàu ngầm,
nên có lẽ các chỉ tiêu đó được đưa ra khá tùy tiện. Và quả thật mới đây
ông Hòa đã hạ các chỉ tiêu khá nhiều, vì lý do an toàn!
Khi nào tàu ngầm Trường Sa được xem là thành công?
Chỉ ngay sau đợt thử nghiệm trong một bồn nước nhỏ, ông Hòa và những
người ủng hộ đã tuyên bố tàu ngầm Trường Sa thành công. Tuy nhiên theo
người viết bài này, đó là những tuyên bố khá nóng vội.
Xin khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, tàu ngầm Trường Sa chỉ được
xem là thành công khi nó thực hiện được tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật nói
trên, cho dù chỉ một lần (nếu thường xuyên và bền bỉ thì càng tốt). Thử
nghiệm trong bồn nước nói trên mới chỉ là bước đi đầu tiên trên con
đường còn rất xa để dẫn tới thành công. Bên cạnh việc chúc mừng ông Hòa
về thành công ban đầu, chúng ta cũng nên lưu ý ông rằng, việc kín nước
trong bồn nước sâu vài mét khi tàu đứng yên hoàn toàn khác với việc kín
nước ở độ sâu 50 m, với tốc độ 40 km/h.
Sự lưu ý như thế có thể rất cần thiết với vị doanh nhân này, vì ông tỏ
ra khá chủ quan trong quan niệm và trong việc đánh giá. Cuối 2013, ông
từng tuyên bố rằng, nếu có hệ thống AIP (hệ thống tuần hoàn không khí
độc lập) thì tàu ngầm Trường Sa chắc chắn thành công 100%. Sự thành công
của một chiếc tàu ngầm phụ thuộc vào rất nhiều hệ thống, chứ không chỉ
vào AIP.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên xem xét các tuyên bố của ông Hòa về sự thành
công của Trường Sa dưới con mắt phản biện. Chẳng hạn mới chỉ thử nghiệm
trong một bồn nước nhỏ mà ông đã tuyên bố hệ thống radar hoạt động rất
thuyết phục là một điều rất vô lý. Hệ thống radar chỉ được xem là hoàn
hảo nếu nó phát hiện được mục tiêu nằm xa trong nước biển ở độ sâu 50 m
(độ sâu thiết kế tối đa của con tàu). Trong bồn nước 200 m3 thì radar
được thử nghiệm như thế nào để được xem là hoạt động rất thuyết phục?
Tàu ngầm Trường Sa được dùng để làm gì?
Câu hỏi này được đặt ra vì có lẽ Trường Sa được thiết kế theo một quy
trình ngược. Người viết bài này từng nghiên cứu thiết kế chế tạo nhiều
loại thiết bị dùng trong điều trị y khoa, tuy kém xa tàu ngầm về độ phức
tạp, nhưng cũng tạm biết quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm khoa
học - công nghệ. Nôm na thì đó là quá trình đo chân để đóng giầy; tức
xuất phát từ câu hỏi sản phẩm đó được dùng để làm gì để đi tới việc
thiết kế và chế tạo phù hợp. Tàu ngầm Trường Sa được thiết kế chế tạo
theo quy trình ngược là đóng giầy trước rồi đi tìm bàn chân phù hợp với
loại giầy đã đóng. Do đó mới có chuyện bây giờ ông Hòa phải tính bỏ bớt
một số tính năng, do không còn chỗ đặt thiết bị trong khoang tàu quá
chật hẹp; cũng như hạ các chỉ tiêu kỹ thuật!
Quan niệm của ông Hòa về các tính năng thiết yếu (động cơ, hệ AIP, hệ
thống điện, máy bơm…) và các tính năng mở rộng (kính tiềm vọng, radar,
hệ thống định vị GPS…) cũng cho thấy cách hiểu về tàu ngầm của nhà chế
tạo Trường Sa chưa chính xác. Trong bồn nước thì không cần các hệ thống
nghe nhìn; nhưng sâu dưới mặt nước trong lòng đại dương xa bờ biển hàng
trăm cây số thì kính tiềm vọng và radar là các thiết bị bắt buộc phải có
với một chiếc tàu ngầm. Một khiếm khuyết nghiêm trọng khác của Trường
Sa là thiếu hệ thống thoát hiểm. Điều gì sẽ xảy ra với ông Hòa khi động
cơ hoặc hệ thống AIP trục trặc trong lúc Trường Sa đang ở sâu dưới mặt
nước giữa trùng khơi?
Vậy Trường Sa có thể dùng để làm gì? Nói chung các tàu ngầm mini được
dùng cho cả các mục tiêu quân sự và dân sự. Muốn dùng cho mục tiêu quân
sự, tàu ngầm mini phải có lượng choán nước lớn hơn Trường Sa hàng chục
lần để có không gian cho các hệ thống vũ khí. Chẳng hạn loại tàu ngầm
Yugo do Triều Tiên chế tạo từ mẫu của Nam Tư (chúng ta từng có 2 chiếc)
có lượng choán nước 90 tấn khi nổi và 110 tấn khi lặn (nhưng tốc độ chỉ
là 14 km/h so với 40 km/h của Trường Sa!). Do đó có lẽ Trường Sa không
thể dùng trong quân sự. Vậy nó có thể dùng cho các mục tiêu dân sự như
thăm dò đáy biển hoặc phục vụ du lịch biển được không? Nếu dựa trên
thiết kế, vỏ tàu và các hệ thống quan sát thì câu trả lời có lẽ cũng là
không.
Quả thực người viết bài này chưa nhìn thấy mục tiêu thực sự của tàu ngầm
siêu mini Trường Sa, ngoài sự quảng cáo cho ông Hòa và xí nghiệp cơ khí
của ông. Còn việc chế giễu các tiến sỹ trên một tờ báo chỉ là “tác dụng
phụ” của mục tiêu thực sự kia mà thôi.
Tàu ngầm Trường Sa và mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và chế tạo:
Sau khi ông Hòa tự tuyên bố tàu ngầm Trường Sa thành công mà không có sự
kiểm chứng của giới chuyên gia độc lập, đã xuất hiện một làn sóng ca
ngợi ông, thậm chí xem ông là niềm tự hào dân tộc. Điều đó khá dễ hiểu
trên phương diện thông tin đại chúng. Nếu Trường Sa thực sự thành công
(một sự kiện nếu xảy ra thì cũng ở một tương lai chưa xác định), ông Hòa
xứng đáng được cả thế giới ca ngợi. Tuy nhiên điều người viết bài này
hoàn toàn không hiểu là sự chê trách các tiến sỹ, khi nhiều ý kiến cho
rằng các tiến sỹ không chế tạo được tàu ngầm như ông Hòa. Điều đó chứng
tỏ mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với quá trình sản xuất chưa
được hiểu một cách chính xác.
Từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, khoa học và công nghệ
luôn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó khoa học thường đi trước một
bước. Trên cơ sở các nguyên lý khoa học, các kỹ thuật và công nghệ mới
sẽ được phát minh; đến lượt mình, các công nghệ mới đó lại tạo điều kiện
để giới khoa học khám phá các nguyên lý hoặc kiến thức khoa học mới.
Gắn bó mật thiết, cộng sinh với nhau, cùng thúc đẩy nhau tiến lên phía
trước, nhưng khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực khác nhau. Và dựa
trên hai nền tảng thiết yếu đó (khoa học và công nghệ), mới xuất hiện
các nhà chế tạo hoặc dây chuyền sản xuất để tạo ra các sản phẩm, từ phức
tạp như tàu ngầm tới đơn giản như một thiết bị điện trị liệu, để phục
vụ cho các nhu cầu đa dạng của con người.
Theo cách hiểu như vậy thì tiến sỹ là nhà khoa học, còn ông Hòa là nhà
chế tạo. Không thể yêu cầu nhà khoa học hoặc giới công nghệ, cho dù giỏi
như Einstein hoặc Edison, chế tạo tàu ngầm; cũng như không thể yêu cầu
một người chế tạo hoặc sản xuất như ông Hòa truy tìm các kiến thức mới!
Nên chế tạo tàu ngầm như thế nào?
Tàu ngầm là một sản phẩm đòi hỏi nhiều công nghệ rất cao. Điều đó lý
giải tại sao rất ít các quốc gia công nghiệp hóa chế tạo được tàu ngầm
thực sự, là những chiếc tàu được chế tạo với mục tiêu chuyên biệt, hoạt
động ổn định và bền bỉ với chi phí duy trì hợp lý, có tỷ suất lợi
ích/giá thành cao. Một quốc gia nông nghiệp với thu nhập đầu người
khoảng 2000 USD như chúng ta không thể thực hiện được điều đó.
Một cá nhân hoặc một tập thể nhỏ hoàn toàn có quyền và có thể chế tạo
các nguyên mẫu (proto) trực thăng hoặc tàu ngầm như một thú vui lành
mạnh; thậm chí với mục đích tự quảng cáo. Nhưng với một quốc gia, việc
chế tạo máy bay hoặc tàu ngầm thực sự chỉ có thể đi theo hai con đường
mà toàn nhân loại đã đi. Đầu tiên là phát triển khoa học và công nghệ,
tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến mức làm chủ được
các công nghệ nền tảng và công nghệ cao; trên cơ sở đó sẽ cân nhắc việc
thiết kế, chế tạo các sản phẩm độc đáo với chất lượng đỉnh cao thế giới.
Thứ hai là tiến hành hợp tác, mua dây chuyền hoặc chuyển giao công nghệ
để từng bước làm chủ các công nghệ cần thiết. Người viết bài này tin
rằng, chỉ bằng những cách như vậy chúng ta mới có cơ hội sánh vai với
các cường quốc công nghệ trên thế giới.
Đỗ Kiên Cường
(Viet-studies)