Hội nghị Geneva – chuyện bây giờ mới kể
http://danviet.vn/chinh-tri/hoi-nghi-geneva-chuyen-bay-gio-moi-ke-450393.html
Thời điểm này Trung Quốc và Pháp đã có những cuộc trao đổi riêng với nhau và ngầm thỏa thuận sẽ chọn vĩ tuyến 17, sau đó Chu Ân Lai cũng đã đề nghị với Liên Xô chấp nhận điều kiện này.•07:57 – 22 tháng 6, 2014
Cuộc trò chuyện với ông Việt Phương – cựu thành viên của Chính phủ ta tham dự Hội nghị Geneva tổ chức ở Thụy Sĩ.
Hiệp ước Geneva đã thỏa thuận những điều rất quan trọng: Pháp và các
nước cam kết tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là
ranh giới tạm thời… 60 năm sau, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông
Việt Phương – cựu thành viên của Chính phủ ta tham dự Hội nghị Geneva tổ
chức ở Thụy Sĩ.
Giai đoạn 1 của hội nghị bắt đầu từ ngày 18.5 đến ngày 20.6.1954, bao gồm 8 nước 9 bên (sở dĩ có 9 bên bởi vì Việt Nam có hai bên tham dự).
Trưởng phải đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Phạm Văn Đồng, thành viên trong đoàn còn có Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Nguyễn Thanh Hà… và 31 cán bộ, chuyên gia giúp việc như đồng chí Hà Văn Lâu… Lái xe cho đồng chí Phạm Văn Đồng tại hội nghị là ông Ngọc Nền, nguyên lái xe riêng của Bác Hồ được cử sang để giúp.
Trưởng phái đoàn của Việt Nam cộng hòa là ông Trần Văn Đỗ. Phái đoàn của ta được phân ở trong 3 khách sạn.
Các lãnh đạo ở trong khách sạn lịch sự nhất là Hotel Vexior, trong khách sạn này có những bãi cỏ rất đẹp, đồng chí Phạm Văn Đồng thi thoảng vẫn ra đá bóng. Còn lại hai khách sạn nhỏ hơn thì các cán bộ trong đoàn ở.
Chính tại nơi đây chúng ta đã tiếp rất nhiều đoàn Việt kiều yêu nước đến thăm và trao đổi. Quần áo của anh em mặc lúc đó là do Liên Xô trang bị nên trông không được thời thượng lắm.
Lúc này Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên liên lạc và chỉ đạo đoàn cán bộ ở hội nghị qua điện tín gửi bằng mật mã nhưng phải gửi nhờ qua Bắc Kinh.
Tới giữa chừng của hội nghị, đại diện của Trung Quốc là ông Chu Ân Lai quay trở về Côn Minh và có trao đổi với Hồ Chủ tịch về những diễn biến của hội nghị.
Thời điểm này Trung Quốc và Pháp đã có những cuộc trao đổi riêng với nhau và ngầm thỏa thuận sẽ chọn vĩ tuyến 17, sau đó Chu Ân Lai cũng đã đề nghị với Liên Xô chấp nhận điều kiện này.
Trưởng đoàn Liên Xô là Viacheslav Molotov vì muốn nâng cao vị thế của Trung Quốc lúc này đang ở vị thế đồng minh nên chấp nhận. Gặp gỡ tại Côn Minh, chúng ta đề nghị lùi xuống vĩ tuyến 16 thì ông Chu Ân Lai đã nói rất khéo với Hồ Chủ tịch là: “Xin phép cho được toàn quyền quyết định vì là người trực tiếp ở ngoài”.
“Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng…”
Có những chuyện vui vui mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn còn nhớ. Ví dụ như Trưởng đoàn phía miền Nam là Trần Văn Đỗ, trong đoàn của chúng ta cũng có một văn thư tên là Đỗ Uông. Do bưu điện của Geneva thấy tên hai người gần giống nhau nên thư từ Việt Nam sang thường nhầm lẫn. Tất nhiên những tài liệu gửi cho Trần Văn Đỗ rất quan trọng vì ông ấy là trưởng đoàn. Biết chuyện, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra lệnh không được xé phong bì và mang sang gửi lại cho họ. Ngược lại, phía miền Nam cũng gửi trả lại cho chúng ta thư của ông Đỗ Uông.
Trong buổi gặp mặt và phát biểu ý kiến cuối cùng của các trưởng đoàn, đồng chí trưởng đoàn Phạm Văn Đồng khi nói đã không nhìn xuống các thành viên hội nghị như các trưởng đoàn khác mà hướng mặt về phía nước Việt Nam, nói với dân tộc Việt Nam: “Chúng tôi đã làm hết sức của mình, chúng tôi đã có chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, nhưng mới chỉ giành được một nửa của đất nước. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục kéo dài, khó khăn và gian khổ nhưng chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng”.
Kỷ niệm về những ngày tháng đấu tranh cho độc lập dân tộc tại hội nghị Geneva thật khó quên. Chúng tôi rất vui khi được biết có thể nhà nước sẽ trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho đoàn cán bộ công tác tại Hội nghị Geneva vào tháng 7.1954.
“Mong manh” vĩ tuyến
Giai đoạn 1 của hội nghị bắt đầu từ ngày 18.5 đến ngày 20.6.1954, bao gồm 8 nước 9 bên (sở dĩ có 9 bên bởi vì Việt Nam có hai bên tham dự).
Trưởng phải đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Phạm Văn Đồng, thành viên trong đoàn còn có Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Nguyễn Thanh Hà… và 31 cán bộ, chuyên gia giúp việc như đồng chí Hà Văn Lâu… Lái xe cho đồng chí Phạm Văn Đồng tại hội nghị là ông Ngọc Nền, nguyên lái xe riêng của Bác Hồ được cử sang để giúp.
Trưởng phái đoàn của Việt Nam cộng hòa là ông Trần Văn Đỗ. Phái đoàn của ta được phân ở trong 3 khách sạn.
Các lãnh đạo ở trong khách sạn lịch sự nhất là Hotel Vexior, trong khách sạn này có những bãi cỏ rất đẹp, đồng chí Phạm Văn Đồng thi thoảng vẫn ra đá bóng. Còn lại hai khách sạn nhỏ hơn thì các cán bộ trong đoàn ở.
Chính tại nơi đây chúng ta đã tiếp rất nhiều đoàn Việt kiều yêu nước đến thăm và trao đổi. Quần áo của anh em mặc lúc đó là do Liên Xô trang bị nên trông không được thời thượng lắm.
Trong giai đoạn đầu hội nghị là cuộc
tranh cãi giữa ta và Pháp về thực lực trên chiến trường. Khi chỉ lên bản
đồ có những phần thuộc ta đã giải phóng thì bên Pháp cứ nhận bừa là
đang chiếm. Sau một thời gian tranh cãi thì phương án đầu tiên là “da
báo”. Tức là hai bên sẽ chia nhau theo từng vùng. Nhưng rốt cuộc phương
án này không khả thi.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 13.7 sẽ chia nhau theo vĩ tuyến.
Phía ta yêu cầu lấy vĩ tuyến 13 là ranh giới. Phía Pháp đòi lấy vĩ tuyến
18. Lại tiếp tục tranh luận.Lúc này Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên liên lạc và chỉ đạo đoàn cán bộ ở hội nghị qua điện tín gửi bằng mật mã nhưng phải gửi nhờ qua Bắc Kinh.
Tới giữa chừng của hội nghị, đại diện của Trung Quốc là ông Chu Ân Lai quay trở về Côn Minh và có trao đổi với Hồ Chủ tịch về những diễn biến của hội nghị.
Thời điểm này Trung Quốc và Pháp đã có những cuộc trao đổi riêng với nhau và ngầm thỏa thuận sẽ chọn vĩ tuyến 17, sau đó Chu Ân Lai cũng đã đề nghị với Liên Xô chấp nhận điều kiện này.
Trưởng đoàn Liên Xô là Viacheslav Molotov vì muốn nâng cao vị thế của Trung Quốc lúc này đang ở vị thế đồng minh nên chấp nhận. Gặp gỡ tại Côn Minh, chúng ta đề nghị lùi xuống vĩ tuyến 16 thì ông Chu Ân Lai đã nói rất khéo với Hồ Chủ tịch là: “Xin phép cho được toàn quyền quyết định vì là người trực tiếp ở ngoài”.
“Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng…”
Cuối cùng đúng vào 1 giờ sáng ngày
21.7.1954, Hiệp nghị Geneva đã được ký kết. Hiệp định này đã ký chậm một
vài tiếng so với lời hứa là sẽ đạt được thỏa thuận vào ngày 20 của
Chính phủ Pháp.
Khi Hiệp định ký xong, thì tôi thấy một số anh em trong đoàn có vẻ
rất buồn, như các đồng chí: Hà Văn Lâu, Nguyễn Thanh Hà, Phan Lê Đoàn…
vì thấy quê hương mình vẫn chưa được giải phóng. Trong phái đoàn 31 cán
bộ đó đến nay chỉ còn sống 5 người.Có những chuyện vui vui mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn còn nhớ. Ví dụ như Trưởng đoàn phía miền Nam là Trần Văn Đỗ, trong đoàn của chúng ta cũng có một văn thư tên là Đỗ Uông. Do bưu điện của Geneva thấy tên hai người gần giống nhau nên thư từ Việt Nam sang thường nhầm lẫn. Tất nhiên những tài liệu gửi cho Trần Văn Đỗ rất quan trọng vì ông ấy là trưởng đoàn. Biết chuyện, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra lệnh không được xé phong bì và mang sang gửi lại cho họ. Ngược lại, phía miền Nam cũng gửi trả lại cho chúng ta thư của ông Đỗ Uông.
Trong buổi gặp mặt và phát biểu ý kiến cuối cùng của các trưởng đoàn, đồng chí trưởng đoàn Phạm Văn Đồng khi nói đã không nhìn xuống các thành viên hội nghị như các trưởng đoàn khác mà hướng mặt về phía nước Việt Nam, nói với dân tộc Việt Nam: “Chúng tôi đã làm hết sức của mình, chúng tôi đã có chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, nhưng mới chỉ giành được một nửa của đất nước. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục kéo dài, khó khăn và gian khổ nhưng chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng”.
Kỷ niệm về những ngày tháng đấu tranh cho độc lập dân tộc tại hội nghị Geneva thật khó quên. Chúng tôi rất vui khi được biết có thể nhà nước sẽ trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho đoàn cán bộ công tác tại Hội nghị Geneva vào tháng 7.1954.
Thư gửi bạn
Trích : Trung Quốc rắp tâm kìm hãm Việt Nam, muốn Việt Nam luôn luôn trong tình trạng nghèo nàn về kinh tế, bất ổn về chính trị xã hội. Họ nghĩ, như vậy những người lãnh đạo Việt Nam sẽ luôn luôn bị dân xa lánh, phải phụ thuộc vào họ, để cho họ ép thực hiện những gì họ muốn.Trung Quốc thật lòng muốn Việt Nam là một nước độc lập tự do và giàu mạnh ư?Ai tưởng rằng Trung Quốc nghĩ thế thì hoặc là ngu hoặc là điên, hoặc là… Trung Quốc cho tiền và bảo nói thế.
Boxitvn
Lê Thanh Dũng
20-6-2014
Trong
phạm vi bạn bè, khi trao đổi tình hình thời cuộc, có bạn hỏi mình nghĩ
thế nào về cách hành xử của Trung Quốc với Việt Nam. Mình không dám bàn
sâu vì không phải là nhà nghiên cứu, chỉ xin kể các bạn nghe những mẩu
chuyện chính mình chứng kiến để sẽ dẫn đến kết luận của mình.
Năm 14 tuổi ở Quế Lâm TQ, mình và các bạn từng bu lên
cửa sổ xem hai vợ chồng nhân viên đấu tố ông trưởng phòng hành chính bị
qui là “phái hữu” bằng cách lấy cái ghế băng phang vào chân ông. Chán
chê rồi họ lấy phấn vẽ vòng tròn nhỏ quanh chân ông và bảo không được
bước ra. Sau đó hai vợ chồng khoá cửa đi ăn cơm và ngủ trưa. Hôm sau ông
này vẫn làm việc bình thường và vẫn là trưởng phòng, đến ngày qui định
lại đấu tiếp. Từ bé cho đến bây giờ mình vẫn chẳng hiểu thế nào là phái
hữu thế nào là không, chắc ông trưởng phòng và cả các nhân viên cũng
thế, trên bảo đánh ai thì đánh thôi.
- Hồi học đại học, cũng ở TQ, một hôm trên đường từ
kí túc xá lên lớp học, thấy mọi người quây lại hỏi một sinh viên đang
đứng trước cái bàn trên để cái quần dài. Thì ra cậu này ăn cắp cái quần,
bây giờ phải đứng đó để trả lời những câu hỏi diễu cợt của mọi người đi
qua (toàn sinh viên) Cậu này đỏ mặt phải nghiêm túc trả lời tất cả,
xung quanh chuyện cái quần ăn cắp. Và mọi người cười ha hả khoái chí…
- Một lần mình có dự cuộc họp tổ, họ đấu một bạn tơi
bời. Trong tổ có một bạn phân tích cậu này sai lầm nhưng có một số ưu
điểm… Thế là cậu bênh bạn này bị đấu luôn là phản động, mất cảnh giác,
vì “ưu điểm của kẻ sai lầm còn tồi tệ, nguy hiểm hơn cả khuyết điểm của
nó…”
- Hồi Cách mạng Văn Hoá (luôn luôn nói là do đích
thân Mao Chủ tịch lãnh đạo), trên một tờ hoạ báo có đăng tin và phóng sự
ảnh về một gia đình gương mẫu. Đó là gia đình có mấy đứa trẻ học tiểu
học, trung học đấu tố bố. Anh cả là sĩ quan không quân về nhà thấy thế,
mắng các em và cấm các em làm vậy. Bọn trẻ bèn quay sang đấu anh một
cách kiên quyết. Cuối cùng ông anh “thấy sai”, cùng các em đấu bố… Một
hình ảnh gia đình gương mẫu…
Nhắc lại những chuyện này, mình chỉ muốn đi đến mấy kết luận:
1/ Chuyện vu khống dựng đứng thì không có gì lạ với cái nhà cầm quyền TQ này!!!!
Chính mắt mình đọc thông cáo của Ban chấp hành TƯ
đảng CSTQ nói rằng Lưu Thiếu Kì là phản quốc, là nội gián, là kẻ cướp …
Hội nghị toàn thể quyết định khai trừ khỏi đảng và tước mọi chức vụ
trong và ngoài đảng… Tiếp tục quét sạch tội ác của Lưu Thiếu Kỳ và đồng
bọn… Hội nghi trung ương kêu gọi đi sâu và mở rộng “cách mạng đại phê
phán” ! (Nguyên văn như sau :
…全会批准中央专案审查小组”关于叛徒内奸、工贼刘少奇的审查报告”…
全
会对于刘少奇的反革命罪行,表示了极大的革命义愤,一致通过决议:把刘少奇永远开除出党,撤销其党内外的一切职务,并继续清算刘少奇及其同伙叛党叛国的罪
行。全会号召全党同志和全国人民继续深入展开革命大批判,肃清刘少奇等党内最大的一小撮走资派的反革命修正主义的思想。)
2/ Mình đã có lần nói thẳng với một trí thức TQ về
chiến tranh biên giới 1979 rằng: “VN nghèo, dân ít, sau mấy chục năm
chiến tranh hao người tốn của lại quay sang gây chiến ngay với TQ ư? Ai
nghe được không?
Chúng mày vu cho Lưu Thiếu Kỳ tội gì? Ông chủ tịch
nước của chúng mày đang có ảnh in trên tờ nhân dân tệ cùng Mao Trạch
Đông kia, chết như thế nào, bại liệt mà vẫn bị trói đến 6 tháng trời,
chết đói và chết bệnh vẫn trong tình trạng bị trói! Tao có bịa hay không
thì mày biết. Với lãnh tụ, với thủ trương, với bạn học, chúng mày còn
đối xử thế thì chúng tao hàng xóm là cái đếch gì. Tao nói thực, nói hữu
nghị thì hữu nghị, được ngày nào biết ngày đó thôi.”
Những kẻ bẻm mép với 16 chữ đen xì, đùm từ TQ về, hì
hụi mạ thành 16 “chữ vàng” cắt nghĩa sao đây trước một thực tế là VN ta
có hai truyền thống lớn: Một là “truyền thống hữu nghị lâu đời với TQ”
(?) ; hai là truyền thống chống ngoại xâm – mà ai cũng biết là đánh bọn
xâm lươc Trung Quốc là nhiều !!! Có truyền thống nọ thì không thể có
truyền thống kia! Không cần ai chọn cả. Lịch sử chọn rồi, dạy cho rồi!
3/ Con người TQ khi được nhồi sọ đêm ngày thì họ cũng
bị méo mó nhân cách. Nhân dân Bắc Kinh hai lần mít tinh lớn hoan nghênh
TƯ đảng sáng suốt trừng trị Đặng Tiểu Bình, tên phản động gian ác tầy
trời và hai lần mít tinh hoan nghênh TƯ đảng sáng suốt khôi phục cho
đồng chí Đặng Tiểu Bình… Khi quật đổ và khi khôi phục đều đưa những lí
lẽ sang sảng ầm ĩ ngày nọ qua ngày kia trên báo, trên truyền hình.
Hàng vạn chuyện, bi hài, lố bịch, các bạn từng học ở TQ những năm tháng đó đều biết, kể sao cho hết.
Vụ giàn khoan bây giờ cũng thế, chúng nó bảo tầu VN
đâm tầu TQ. Vậy là tầu VN bé hơn, lại lấy hông tầu “đâm” vào mũi tầu TQ
rồi “tự lật chìm”. Một kiểu đâm lạ!
Thế mà truyền thông TQ nói ra rả, và dân tin và chửi VN vô ơn kêu gọi chính phủ đánh VN!
4/ Dạy cho VN một bài học. Một câu nói tự phơi bày
quan điểm nước lớn, lăng loàn và côn đồ. Nói đến chiến tranh biên giới
là chúng nó bao giờ cũng dùng cụm từ “phản kích tự vệ”. Ai công kích mà
chúng phải phản kích? Ai làm gì mà phải tự vệ? Cứ thế chúng nhồi nhét
cho ăn sâu vào đầu óc người dân.
Một cô giáo sư TQ, giảng dạy đại học hỏi mình: Tại sao VN đánh TQ?
Mình hỏi lại: Tại sao TQ đánh Nhật? (TQ căm Nhật đến
xương tuỷ, bây giờ vẫn say sưa làm phim và chiếu phim về chiến tranh
chống Nhật).
Rồi mình hỏi tiếp: Nhật sang xâm chiếm TQ và nhân dân TQ đánh Nhật trên đất TQ, phải vậy không?
Cô ta trả lời: Đúng thế.
Mình hỏi tiếp VN đánh TQ ở đâu? Ở Vân Nam, Quý Châu
Quảng Tây, Quảng Đông à? Xin thưa, ở trên đất Việt Nam! Tại sao lại thế
thì cô tự trả lời.
Đế quốc Nhật không bỉ ổi đến mức bảo quân Nhật sang đánh TQ là phản kích tự vệ!
5/ Trở lại câu chuyện với cậu trí thức. Nhắc lại lịch sử, mình bảo:
- Hồi đó Mao Trạch Đông nói với Nixon: “Anh không động đến tôi thì tôi không động đến anh.” Phải thế không?
- Đúng thế.
- Thế Mỹ có động đến TQ không?
- Không. Quả thực là Mỹ không xâm phạm TQ.
- Trong chiến tranh VN, hạm đội Mỹ quần thảo ở biển
Đông là không xâm phạm vào lưỡi bò, không xâm phạm “vùng lợi ích cốt
lõi” của TQ chứ gì? Vậy là mày thừa nhận vùng biển đó không phải là của
TQ nhá. “Nix không đụng Mao thì Mao không động Nix” mà!
6/ Thực tế mọi “lí lẽ” mà TQ đưa ra là để nói với dân
nước nó mà thôi. Người ta bảo một việc không có thật mà nói chục lần
trăm lần là thành sự thật, Mao nói một câu nổi tiếng: “Nhân dân là tờ
giấy trắng” với hàm ý là viết cái gì vào cũng được.
Cho nên mới có chuyện Đặng lên voi xuống chó đến mấy
lần mà lần nào cũng do sáng suốt của trung ương; mới có chuyện đánh VN
là “phản kích tự vệ”…
7/ Về chuyện TQ bảo VN “vô ơn”. Trước hết phải nói
rằng chỉ có kẻ nào hẹp hòi, nhỏ nhen và có âm mưu gì đó khi giúp người
khác mới hay kể công. Người vô tư không bao giờ kể lể.
Chúng mình, hàng ngàn người đã từng nhiều năm học ở
TQ không bao giờ quên những gì chính phủ và nhân dân TQ đã cưu mang giúp
đỡ mình. Nhưng tại sao vẫn thấy không thế gắn bó khăng khít được. Có lẽ
không giống tình cảm của các bạn học tại các nước khác. Mình đã từng
nói, có rất nhiều tính từ đẹp đẽ để nói về tình bạn và tình hữu nghị,
với TQ cũng vậy, có đủ mọi tính từ đẹp để mô tả, nhưng chỉ riêng hai chữ
TIN CẬY thì, xin lỗi, không! Rất tiếc đó lại là từ đẹp nhất.
Chúng tôi không vô ơn. Nhưng nhà cầm quyền TQ đã đặt
đối lập tình hữu nghị và lòng yêu nước, muốn chúng tôi chỉ được chọn một
không được chọn cả hai! Vậy chúng tôi bỏ lòng yêu nước mà chọn tình hữu
nghị chắc?
Đâu phải lỗi tại chúng tôi!
Trong một bài viết, mình đã kể: “… hơn nửa thế kỷ
trước mình đã đến Trung Quốc. Khi đó đối với mình-đứa bé mười bốn tuổi,
nước Trung Hoa mới cái gì cũng hay cũng đẹp, người Trung Quốc ai cũng tử
tế nhân hậu. Chân tình lắm, cảm động lắm… Thế rồi mình học ở đó hàng
chục năm, học được nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật và vỡ ra nhiều điều
về nhân tình thế thái, các thầy các bạn, những con người cụ thể, đáng
yêu đồng thời cũng là nạn nhân của hàng chục “cuộc vận động chính trị”
mà nội dung là đấu tố, hành hạ về tinh thần và thể xác con người. Cách
nhìn Trung Quốc của mình khác dần đi. Cho đến năm 1979 sau cuộc xâm lược
trắng trợn của bọn con cháu Mã Viện, Vương Thông thì chẳng còn gì tốt
đẹp nữa. Biết làm sao, một người yêu Tổ Quốc mình yêu nhân dân mình, có
thể có cách nhìn nào khác đối với kẻ giết dân mình, cướp nước mình ngoài
sự ghê tởm và căm thù, ít ra là đối với cái chế độ đó.”
8/ Chuyện cái công hàm Phạm Văn Đồng thì hãy tạm gạt
sang một bên cái lí cái lẽ, điều đó để cho các nhà chuyên môn làm. Trong
chuyện này TQ lộ nguyên hình bộ mặt một người “bạn” tởm lợm. Chuyện xảy
ra trong một bối cảnh hữu nghị thân thiết, trong ảnh chụp, ai cũng tươi
cười vậy mà đã bị lợi dụng để biến thành tranh chấp ngôn từ và tiếp
theo là lãnh thổ!
Hãy khoan nói về sự ngây thơ hay ngây ngô về chính
trị, cùng với hàng ngàn thí dụ khác có thể chứng minh TQ không bao giờ
có thể là bạn tin cậy. Và nên nhớ rằng trong hồ sơ của chúng nó còn
nhiều, nhiều lắm, ảnh chụp, chữ viết, văn bản con dấu… Đừng có sa đà để
rồi luôn luôn phải bị động chống đỡ. Hãy bỏ ảo tưởng hữu nghị đi mà đập
thẳng vào mặt nó.
Người TQ, trong văn chương thích nói hai chữ “quân
tử” như một nhân cách đáng trọng. Vậy trong quan hệ với VN và trong
chuyện Biển Đông, có mảy may gì quân tử không?! Một bộ mặt tráo trở, ba
que, xỏ lá, ti tiện, đểu giả, hèn mạt… trọn vẹn, đúng nghĩa.
Không có công hàm Phạm Văn Đồng thì chúng sẽ kiếm cái
khác, không có gì cả thì chúng làm liều, như cái đường lưỡi bò khoanh
hết biển đông thì dựa vào công hàm nào?
Lý lẽ chỉ là công cụ từng lúc của chúng nó thôi, khi không cần thì chúng vứt sọt rác.
Xin phép nhắc lại câu mình từng viết trên một bài
khác: Trung Quốc bao giờ cũng lấy sự kìm hãm, phá hoại Việt Nam làm quốc
sách. Đồ ăn ôi thối độc hại ùn ùn trút sang Việt Nam có thể đổ cho
thương lái nhưng tiền giả đổ sang ta bấy lâu thì do ai in? Trung Quốc
quản lý tài giỏi thế mà không cấm nổi mấy vụ thu mua rễ hồi, sừng trâu,
móng trâu, bán vũ khí gây án, phân hóa học giả làm hại người bạn truyền
thống hữu nghị lâu đời sao? Chính hắn là thủ phạm chứ ai! Nếu cứ miễn
cưỡng coi Trung Quốc là bạn thì không bao giờ là bạn tin cậy cả. Ông cha ta dạy thế, đừng đòi khôn hơn ông cha mà thành kẻ mất dạy.
Trung Quốc rắp tâm kìm hãm Việt Nam, muốn Việt Nam
luôn luôn trong tình trạng nghèo nàn về kinh tế, bất ổn về chính trị xã
hội. Họ nghĩ, như vậy những người lãnh đạo Việt Nam sẽ luôn luôn bị dân
xa lánh, phải phụ thuộc vào họ, để cho họ ép thực hiện những gì họ muốn.
Trung Quốc thật lòng muốn Việt Nam là một nước độc lập tự do và giàu mạnh ư?
Ai tưởng rằng Trung Quốc nghĩ thế thì hoặc là ngu hoặc là điên, hoặc là… Trung Quốc cho tiền và bảo nói thế.
L.T.D.
Tác giả gửi BVN
Từ Nguyễn Bắc Việt đến Nguyễn Khoa Điềm, bàn về con người và cơ chế CS
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhận
bài thơ Đất nước những năm thật buồn dưới đây khá lâu. Đọc xong và tính
viết một bài nhận xét nhưng bận quá quên đi. Mãi cho đến mới đây, nhờ Nguyễn Bắc Việt, Thường vụ Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội đơn vị Bình Thuận với câu nói để đời về vụ giàn khoan HD981 “phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, tôi mới sực nhớ đến bài thơ đó.
Nhắc lại hôm đọc xong bài phát biểu của
Nguyễn Bắc Việt trước Quốc hội CSVN, tôi phải google cho ra tấm hình để
xem y dáng dấp ra sao. Tôi sẽ thông cảm nếu đương sự là cụ già còn sót
lại từ thế hệ Tân Trào hay Pác bó. Không. Nguyễn Bắc Việt còn khá trẻ,
sinh năm 1961, trình độ học vấn thạc sĩ nhưng khi phát biểu lại giống
như sinh năm 1930, trình độ học vấn mù chữ.
Hôm nay trên quần đảo Hoàng Sa của tổ
tiên để lại, Trung Cộng đã xây dựng sân bay, khách sạn, thư viện, đường
phố, bưu điện và mới đây còn tiến hành xây trường học để phục vụ việc
học hành cho gần hai ngàn dân cư trên đảo mà Nguyễn Bắc Việt không biết
nhục, không biết lo lại lo “Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?”.
Nếu không sống trong thời đại google,
youtube, không chính tai nghe Nguyễn Bắc Việt nói thật khó mà tin. Với
một não trạng bị cơ chế hóa trầm trọng như thế, không dễ làm cho anh ta
thức tỉnh. Áp dụng kinh nghiệm Liên Xô như Yuri Alexandrovich Bezmenov
phát biểu trước đây, dù có mang anh Nguyễn Bắc Việt này “tới tận Liên
Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho
đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta
mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị
băng hoại về đạo đức trong con người.”
Trở lại với bài thơ Đất nước những năm
thật buồn. Bài thơ chuyên chở một nội dung rất bi quan về tương lai đất
nước. Rất buồn. Từng câu, từng chữ đều nói lên tâm trạng gần như chán
chường của tác giả trong một không gian cũng vô cùng quạnh hiu “yên
vắng”.
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay…
Nửa đêm thức dậy thắp điếu thuốc, đọc
tin tức mong sao có một tin vui. Nhưng không. Chung quanh tác giả chỉ là
những tin buồn, tin xấu. Đất nước cũng như tác giả chẳng khác gì một “kẻ khát nước qua sa mạc”,
đang lê bước giữa gió cát mênh mông, cô đơn, trống trải và hơn bao giờ
hết đang quá cần một giọt nước để hồi sinh. Dường như không ai, dù kẻ
nghèo hay người giàu, mang nặng lo âu và khát vọng sâu thẳm về đât nước
như tác giả. Nhà thơ viết như thét lên với bóng đêm “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta. Trong không gian đầy sợ hãi?”. Chữ “Ai” trong bài thơ chứa đầy phẫn uất của những oan hồn vọng lại giữa đêm khuya. Và “sợ hãi”,
một danh từ đồng nghĩa với bóng đen, xiềng xích, ngục tù, một loại vi
khuẩn mà ai sống dưới chế độ CS cũng bị cấy trong người.
Tác giả của bài thơ chứa đựng niềm u uất đó là ai?
Một trí sĩ ẩn cư như “cây thông trên núi Ngự Bình”
âm thầm dùng ngòi bút để diễn tả tâm trạng mình trước vận nước ngả
nghiêng? Một nhà cách mạng đang can đảm vượt qua nỗi sợ để đi về phía sự
thật? Một nhà thơ có trái tim nhân bản đang đau cùng nỗi đau đất nước?
Không phải. Tất cả đều sai. Tác giả bài
thơ đó là Nguyễn Khoa Điềm. Không xa lạ gì. Không chỉ người dân Huế mà
cả nước đều biết tên tuổi ông ta. Chỉ vài năm trước đó tác giả là ủy
viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông
tin, rồi Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong suốt mười năm, tác giả kiểm soát mạch sống tinh thần của toàn xã
hội Việt Nam.
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN trong nội quy của đảng CS là “Cơ
quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực
tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách
của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn
nghệ, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và một số lĩnh vực xã
hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về các lĩnh vực công
tác này của Đảng.”
Tuyên truyền cùng với khủng bố tạo
thành xương sống của mọi chế độ độc tài. Nếu Hitler không có bộ máy
tuyên truyền của Joseph Goebbels chế độ Đệ Tam Quốc Xã Đức không thể
giết 6 triệu dân Do Thái và 50 triệu người châu Âu trong thế chiến thứ
hai. Trước Goebbels, trong cách mạng CS Nga 1917, công việc đầu tiên
Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền và trong giai đoạn
đầu còn do chính y đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong
đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy
viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên
truyền.
Hệ thống tuyên truyền CS tại Việt Nam
kế thừa hai hệ thống tuyên truyền Trung Cộng và Liên Xô tinh vi và độc
hại. Chức vụ của Nguyễn Khoa Điềm tương đương với chức vụ Bộ trưởng
Tuyên truyền của Joseph Goebbels trong thời Đức Quốc Xã, chức Giám đốc
cơ quan Agitatsiya của R. Katanian do Lenin thành lập vào tháng Tám năm
1920 hay chức Trưởng ban Tuyên truyền thuộc trung ương đảng Cộng Sản
Trung Quốc của Lý Đạt vào tháng Bảy năm 1921. Về tài năng Nguyễn Khoa
Điềm, dĩ nhiên, không thể so sánh với “Thiên tài đen” Joseph Goebbels
hay R. Katanian người tin cẩn của Lenin nhưng chức năng của Bộ Tuyên
truyền Đức Quốc Xã và nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN
không khác gì nhau lắm.
Làm thế nào một người trước đó không
lâu lãnh đạo một ban ngành có chức năng đầu độc, tẩy não cả một thế hệ
Việt Nam, ngăn chận mọi tự do sáng tạo, cố giữ đất nước trong tận cùng
lạc hậu và cô lập từ thế giới văn minh bên ngoài lại nhanh chóng trở
thành một người mang ước vọng vươn lên cao, vượt ra biển rộng như diễn
tả trong bài thơ Đất nước những năm thật buồn?
Làm thế nào một người trước đó không
lâu áp đặt một tư tưởng chính trị lạc hậu lên cả nước, một nền giáo dục
ngu dân chỉ đào tạo ra những con vẹt như Nguyễn Bắc Việt lại nhanh chóng
trở thành một kẻ có tâm hồn khắc khoải trước thời thế, khóc thương cho
vận nước nổi trôi trong bài thơ Đất nước những năm thật buồn?
Có hai Nguyễn Khoa Điềm? Có hai nhân
cách Nguyễn Khoa Điềm trong cùng một con người theo kiểu bịnh tâm lý đa
nhân cách (Multi Personality Disorder)? Một Nguyễn Khoa Điềm nhưng đã
lột xác, phản tỉnh? Một Nguyễn Khoa Điềm sống thật và một Nguyễn Khoa
Điềm sống giả?
Không. Chỉ một Nguyễn Khoa Điềm, không
lột xác, không phản tỉnh, không đa nhân cách, không giả hay thật nhưng
chỉ sống trong hai thời điểm khác nhau, khi còn trong bộ máy toàn trị và
khi ở ngoài bộ máy cai trị. Đó chính là sự khác nhau giữa con người và
cơ chế CS.
Nguyễn Khoa Điềm thừa nhận điều này: “Bây
giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ. Thơ thì phải nói thật
lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối… Việt Nam chúng ta lại
quan niệm văn học là đạo lý, trách nhiệm… nên gò bó sự sáng tạo cũng
như hạn chế sự thổ lộ. Trong khi văn chương phải thể hiện cái đẹp nội
tâm của con người. Gần đây ý thức như vậy đã có, nhưng chưa đủ. Vì vậy
tôi đã nghỉ hưu, nhưng nhiều người lãnh đạo mong tôi phải thế này thế
kia, phải làm thơ ngợi ca, phải hô hào tiến lên… Vừa rồi khi tôi công bố
một số bài thơ trên báo sau khi về Huế, có rất nhiều ý kiến khác nhau,
thậm chí có người chê trách tôi “đổi giọng”, nhưng tôi không quan tâm.”
Trong năm 2011, Nguyễn Khoa Điềm còn đi
xa hơn khi phê bình Quốc Hội CSVN về chủ trương chống nhân dân biểu
tình trong bài thơ Nhân Dân:
“…Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ…”
Thế nhưng, khi còn là Trưởng Ban Văn
Hóa Tư tưởng Trung ương Đảng Nguyễn Khoa Điềm lại là người chủ trương
trấn áp những tiếng nói biện hộ cho quyền tự do, dân chủ. Nhà thơ Đỗ
Hoàng viết trong blog của ông, Nguyễn Khoa Điềm đã “trù úm Hoàng Minh
Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà
bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng ,
cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu
của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù
gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng…”
Ngoài ra, nhà báo Trần Dũng Tiến trong bài “Chất Vấn Các Ông Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Hồng Vinh” viết nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Nhà Báo Việt Nam: “Thật
là đáng nghi ngờ và đáng hổ thẹn cho những người cầm đầu Văn hóa Tư
tưởng của Đảng ta ! Đảng ta luôn nói vì nước vì dân và tôn trọng tự do
báo chí nhưng các ông Điềm, Vinh lại làm ngược lại. Từ ngày 2 ông lên
chức cầm đầu Ban VHTT/TƯ các ông đã gây bao nhiêu cảnh rối loạn trong xã
hội từ việc bắt giam cựu chiến binh Vũ Cao Quận đến việc quản chế nhà
văn Bùi Minh Quốc chỉ vì nhà văn đi thực tế ở mấy tỉnh biên giới mà họ
sợ anh sẽ viết về nỗi nhục nhượng đất đai tổ quốc của những người lãnh
đạo vừa qua. Từ vụ quản chế Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, bỏ tù các trí thức trẻ
như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn… đến việc cắt điện
thoại vừa trái luật pháp vừa trái đạo lý đến nỗi cắt mà không dám công
khai tuyên bố điên thoại của Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Trần Dũng
Tiến, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình...”
Không chỉ nhận xét của nhà thơ Đỗ Hoàng
và nhà báo Trần Dũng Tiến mà chính Nguyễn Khoa Điềm qua vô số bài phát
biểu trong các hội nghị văn hóa tư tưởng, các buổi học tập v.v. đều
không khác tham luận của Nguyễn Việt Bắc đọc trước Quốc Hội bao nhiêu.
Một đoạn tường thuật từ Hội nghị công tác tư tưởng văn hoá toàn quốc
2005, trong đó Nguyễn Khoa Điềm phát biểu: “Xuất phát từ tình hình
trên, công tác tư tưởng văn hoá năm 2005 có trách nhiệm rất quan trọng
và nặng nề đòi hỏi sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng trong toàn
Đảng, phát huy tính năng động, cổ vũ những điển hình tiên tiến, những
nhân tố tích cực của toàn xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong
Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tư tưởng văn hoá phải đáp ứng
yêu cầu đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, trong xã hội, đấu
tranh chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch”.
Một cô gái vì hoàn cảnh phải bán thân
nuôi miệng nhưng không làm hại nhiều người. Nguyễn Khoa Điềm bán lương
tâm, nhân cách, sĩ khí để nuôi miệng nhưng di hại đến nhiều thế hệ. Khác
với hoàn cảnh của cô gái bán thân, hành vi của Nguyễn Khoa Điềm không
chỉ có tính cách cá nhân mà còn mang trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội là gì?
Trách nhiệm xã hội là nguyên tắc mà
một người hay một tổ chức phải hành xử lợi ích riêng tư trong sự tôn
trọng phúc lợi, an nguy chung của cộng đồng xã hội. Nhà kinh tế Richard Whately phát biểu “Một
kẻ bị xem như là ích kỷ không phải vì y chỉ biết lo cho quyền lợi của
cá nhân mình nhưng bởi vì y bỏ qua quyền lợi của những người chung quanh”.
Nhân loại đang chạy đua phát minh khoa
học kỹ thuật trong một thế giới mỗi ngày càng nhỏ hẹp dần. Nhiều tiến bộ
kỹ thuật được xem là cách mạng hai, ba chục năm trước nay đã lỗi thời.
Kỹ thuật hóa được phát triển song song với toàn cầu hóa. Bên cạnh đó,
các đổi mới kinh tế chính trị cũng diễn ra nhanh không kém. Nhìn về
hướng Đông Âu, các dân tộc đã hồi sinh sau 70 năm dài nô lệ trong ý thức
hệ CS.
Ba Lan là một bằng chứng hùng hồn về
phát triển kinh tế. Cộng Hòa Ba Lan, quốc gia bị cắt từng mảnh nhỏ trong
mật ước Molotov-Ribbentrop Pact giữa Đức và Liên Xô, quốc gia đầu tiên
chịu đựng gót giày xâm lược của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai, tuy
nhiên, Ba Lan cũng là một nước có nền kinh tế mạnh nhờ liên kết chặt
chẽ với Đức hiện nay. Các lãnh đạo Ba Lan học quá khứ nhưng không ai
sống trong quá khứ như các lãnh đạo CSVN.
Trong lúc “bóng ma chủ nghĩa cộng sản”
mà Karl Marx dùng để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa
thế kỷ 19 trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, đã chìm vào quá khứ và đại đa
số nhân loại đang hăng say tiến bước trên con đường dân chủ hóa, tại
Việt Nam bịnh sùng bái cá nhân, tôn thờ lãnh tụ vẫn còn đang chế ngự
trong hầu hết các lãnh vực của đời sống văn hóa và tinh thần đất nước.
Không một giáo án, giáo trình, diễn văn, tham luận, tuyên ngôn, tuyên
cáo nào mà không trích dẫn vài câu nói của các lãnh tụ CS. Sự nô lệ tri
thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người,
qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột
tính sáng tạo trong con người.
Trong lúc ở một phần lớn thế giới,
những tác phẩm của Marx, Engels chỉ còn trong thư viện nghiên cứu, hàng
triệu học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn phải học thuộc một cách từ chương
mỗi ngày những khái niệm, những định nghĩa sai lầm và lỗi thời. Phương
tiện internet đã giúp cho một số người Việt có điều kiện đọc các nguồn
tin mới nhưng con số những người may mắn đó vẫn còn quá nhỏ so với 90
triệu dân Việt Nam. Đất nước tuy không còn những đại lộ kinh hoàng,
những cánh đồng nhuộm máu nhưng đã mọc lên thêm rất nhiều nhà tù, nơi
đó, hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam yêu nước vẫn còn bị giam cầm chỉ
vì nói lên khát vọng tự do dân chủ, chỉ vì tranh đấu cho chủ quyền biển
đảo Việt Nam.
Suốt 10 năm từ 1996 đến 2006, Nguyễn
Khoa Điềm là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho sự băng hoại tri thức
của cả một thế hệ trẻ Việt Nam, biến nhiều trong số họ thành những kẻ bị
tàn tật tâm thần, sống trong hoang tưởng, mê muội như trường hợp Nguyễn
Bắc Việt.
Trước một chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
quá mạnh, quá đông, quá giàu, quá hung bạo, quá lưu manh không những có
khả năng đánh Việt Nam từ trên đầu, từ ngoài biển, từ trên không, lẽ ra
Việt Nam phải mở tung mọi cánh cửa, chạy đua với thời gian để học hỏi,
thu thập mọi cái hay cái đẹp của nhân loại làm vốn liếng cho mình. Nhưng
không, suốt 10 năm, thời gian nguy kịch của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm
lại tìm cách che đậy, đóng kín mọi nguồn thông tin, giết chết những cố
gắng vươn xa của thế hệ trẻ, nhồi nhét vào nhận thức của các em một thứ ý
thức hệ CS mà phần lớn nhân loại đã ném vào sọt rác.
Trong lúc phần đông những người thuộc
thế hệ “nhảy núi” ở Huế bị lãng quên và ngay cả có người bị bạc đãi như
trường hợp Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm may mắn được thăng quan tiến
chức. Nhiều nguồn tin cho rằng sau khi bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực
và danh lợi sớm hơn tuổi về hưu, ông ta phẩn uất làm thơ “dân chủ” như
một cách khiêu khích, châm chọc vào điểm khó chịu của giới cầm quyền. Có
lẽ ngoại trừ ông Trần Xuân Bách, hầu hết các lãnh đạo CS chỉ nói đến
dân chủ tự do sau khi bị cho về vườn.
Những lời tố cáo, mỉa mai, châm biếm
ông có thể đúng hay sai. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Khoa Điềm nếu bình
tâm suy nghĩ, sẽ biết những bài thơ ông mới viết dù ca ngợi tự do dân
chủ thật sự cũng chẳng làm cho giới lãnh đạo CS quan tâm, chẳng đánh tan
được sự nghi ngờ, oán trách từ những người vốn là nạn nhân của ông,
chẳng nối lại tình bạn từ những người ông tránh né họ trước đây và nhất
là không thể xóa hết tội lỗi vì đã góp phần hủy diệt, tàn phá đời sống
tinh thần bao nhiêu triệu thanh niên trong suốt 10 năm ông lãnh đạo
ngành tẩy não.
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng “Cầu nguyện không thay đổi được nghiệp mà chỉ hành động mới làm thay đổi nghiệp”.
Dĩ nhiên hành động trong ý ngài không phải là bỏ tù, trấn áp, bịt
miệng, khóa tay người khác nhưng là làm việc thiện, gieo mầm nhân lên
một đất nước đã quá nhiều chịu đựng. Trong tinh thần đó, mong rằng, ít
nhất một lần trong đời thay vì chỉ làm thơ , ông Nguyễn Khoa Điềm hãy
chứng minh bằng hành động lời ông nói “Sự sợ hãi không cứu được chúng ta. Mà chính là sự can đảm. Đi tới dân chủ…”. Can đảm lên để đi tới dân chủ. Mong lắm thay.
VIỆT NAM CÓ LÀ “CON” CỦA TRUNG CỘNG HAY KHÔNG?.
Phạm đình Tấn
Không biết mấy ông Sử gia người Việt ,hay những sử liệu nào của Việt Nam qua hơn 4 ngàn năm, trong đó có những giai đoạn bị một ngàn năm đô hộ giặc Tầu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, kể cả Phát xít Nhật mà bị quốc gia xâm lược chiếm cứ gọi VN là “đứa con hư” ( cứng đầu , hoang đàng chi địa) để mắng mỏ Dân tộc ta không???
Do trình độ hiểu biết bị thui chột qua năm tháng gian khổ để kiếm ăn , vốn ngoại ngữ bị mất dần theo năm tháng , và còn cho đến hôm nay cũng quá lắm rồi, nên tôi không viết lách- Nhưng vì đọc được tận gốc cái câu : 奉劝越南“浪子回头 (Phụng khuyến Việt nam ” đứa con cứng đầu mau quay đầu lại)
浪 : Tôi lục lọi tìm cho ra nhiều nghĩa chữ này theo chữ Nho của ta thì đúng là có một nghĩa là con SÓNG , mà sóng là thứ không thể ngăn cản được, không thể nào định hướng nó được và sức tàn phá thì vô tận – Cho nên khi chỉ về con người thì có nghĩa rất tồi tệ, có nhiều vị đã dịch là LÃNG TỬ, theo tôi quá “mơ mộng” và “thơ văn” nó làm nhẹ đi hành động chưởi rủa.
Quay lại vấn đề “cái câu”, trong đó có chữ VIỆT NAM , tức là chỉ đích danh, cho nên là người VN ai không chạm tự ái và tức giận, chỉ trừ bọn Việt gian bán nước theo Trung cộng thì nó mừng vì được chủ răn dạy và phủ dụ. Tôi cũng vậy, tính không viết, nhưng rồi thấy không thể được, phải có vài dòng để nói ý nghĩ của mình cùng Đồng Bào của mình,để được thông cảm, không đâu bằng Quê hương và Đồng Bào của mình.
Tôi không hiểu được 4 ngày bao nhiêu người VN đọc được, thấy tận mắt báo chí Trung cộng viết như thế, mà báo của ĐCS TC chứ không phải báo cổi truồng, họ đăng cả lên bản tiếng Anh và tiếng Tầu, rồi cả báo chí Thế giới đưa tin theo, còn gì để giấu, mà tuyệt nhiên cả hệ thống TTTT của cái nhà nước CHXHCN VN đồ sộ chả thấy có biết hay không, mà toàn lớt lớt, cứ ông Tây, ông Đông nói TC thế này, thế khác còn chính VN bị mắng mỏ nặng nề lại gục mặt im thin thít coi như không có gì- Cho nên Việt Khang bảo rằng “VN còn hay đã mất mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta” ” Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt nam“
Bà con cứ tĩnh tâm nghe lại Việt khang viết mà phải trả giá cho 6 năm tù có phù hợp với hoàn cảnh xảy ra trên đất nước ta hôm nay, hay chuyện viến vông bôi xấu ai đó- Chạnh lòng đến chảy nước mắt nếu ai còn mang dòng máu Tổ tiên VN
Nay thì Việt Khang sai một chỗ, nó không ngang tàng trên Quê hương mà TC xem VN như con hư phải dạy dỗ cho nó quay đầu lại-
Hiện nay trên Thế giới đã không còn “phẳng” như cái lý thuyết cách đây mấy năm, mà rõ ràng bắt đầu hình thành 2 cực đối nghịch như hồi thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng nay coi mòi còn rối rắm hơn- Một cực là Mỹ cùng các Đồng minh của Mỹ, một bên là Nga đang rù quến Trung cộng để hình thành một cực đối đầu với Mỹ , sự kết hợp của Nga-Trung như mọi người đã thấy trong thời kỳ chiến tranh lạnh Trung- Xô , là chỉ lợi dụng nhau thôi, để tranh giành ảnh hưởng trong phe về lợi ích kinh tế và quân sự, ngày nay thì Trung cộng “mạnh” hơn lúc đó nhiều…, nhưng 2 cái xã hội này khác thời CTL cũng nhiều, đối nội cũng như đối ngoại của họ cũng đầy trắc trở và nguy hiểm, nhất là Nga đã chia năm xẻ bảy, TC thì các sắc dân bị đo hộ đã vùng lên và đã đi đến chỗ tấn công liều chết.
Hễ ham mê tiền bạc, dù thân đến cỡ nào có ngày cũng cắn xé nhau khi có miếng mồi ngon- 50 năm qua đã chứng minh.
Cho nên Việt nam đừng có lập lại “ta đánh đây là đánh cho cả Liên xô và Trung quốc” – Xưa rồi, lần nầy mà còn giữ bản chất tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản thì sẽ còn tồi tệ hơn, và Dân tộc điêu linh hơn, cũng như quá nhiều bài học mà Trung cộng day cho, học không thuộc, nó sữ tiếp tục dạy nếu còn quá u mê , vì Dân tộc Việt nam nhất định không chịu khuất phục và làm tay sai cho ai cả.
Cho nên Cách mạng (Việt cộng) dạy cho tôi rằng :” các anh tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản, cho nên mới ôm chân ĐQ Mỹ quay lại đàn áp bóc lột bắn giết nhân dân ta, hầu làm vừa lòng quan thầy để liếm chút bơ thừa sữa cặn…từ đó mới vay nợ MÁU của nhân dân” ” không có nước nào là nước cha, nước mẹ, không ai được ngồi trên đầu trên cổ nhân dân ta” – Phải nói là Cách mạng nói không bao giờ sai.-Hay, giỏi, đúng quá đi chớ.
33/6/2014 -Cả tháng ray rứt cho Quê hương.
Không biết mấy ông Sử gia người Việt ,hay những sử liệu nào của Việt Nam qua hơn 4 ngàn năm, trong đó có những giai đoạn bị một ngàn năm đô hộ giặc Tầu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, kể cả Phát xít Nhật mà bị quốc gia xâm lược chiếm cứ gọi VN là “đứa con hư” ( cứng đầu , hoang đàng chi địa) để mắng mỏ Dân tộc ta không???
Do trình độ hiểu biết bị thui chột qua năm tháng gian khổ để kiếm ăn , vốn ngoại ngữ bị mất dần theo năm tháng , và còn cho đến hôm nay cũng quá lắm rồi, nên tôi không viết lách- Nhưng vì đọc được tận gốc cái câu : 奉劝越南“浪子回头 (Phụng khuyến Việt nam ” đứa con cứng đầu mau quay đầu lại)
浪 : Tôi lục lọi tìm cho ra nhiều nghĩa chữ này theo chữ Nho của ta thì đúng là có một nghĩa là con SÓNG , mà sóng là thứ không thể ngăn cản được, không thể nào định hướng nó được và sức tàn phá thì vô tận – Cho nên khi chỉ về con người thì có nghĩa rất tồi tệ, có nhiều vị đã dịch là LÃNG TỬ, theo tôi quá “mơ mộng” và “thơ văn” nó làm nhẹ đi hành động chưởi rủa.
Quay lại vấn đề “cái câu”, trong đó có chữ VIỆT NAM , tức là chỉ đích danh, cho nên là người VN ai không chạm tự ái và tức giận, chỉ trừ bọn Việt gian bán nước theo Trung cộng thì nó mừng vì được chủ răn dạy và phủ dụ. Tôi cũng vậy, tính không viết, nhưng rồi thấy không thể được, phải có vài dòng để nói ý nghĩ của mình cùng Đồng Bào của mình,để được thông cảm, không đâu bằng Quê hương và Đồng Bào của mình.
Tôi không hiểu được 4 ngày bao nhiêu người VN đọc được, thấy tận mắt báo chí Trung cộng viết như thế, mà báo của ĐCS TC chứ không phải báo cổi truồng, họ đăng cả lên bản tiếng Anh và tiếng Tầu, rồi cả báo chí Thế giới đưa tin theo, còn gì để giấu, mà tuyệt nhiên cả hệ thống TTTT của cái nhà nước CHXHCN VN đồ sộ chả thấy có biết hay không, mà toàn lớt lớt, cứ ông Tây, ông Đông nói TC thế này, thế khác còn chính VN bị mắng mỏ nặng nề lại gục mặt im thin thít coi như không có gì- Cho nên Việt Khang bảo rằng “VN còn hay đã mất mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta” ” Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt nam“
Bà con cứ tĩnh tâm nghe lại Việt khang viết mà phải trả giá cho 6 năm tù có phù hợp với hoàn cảnh xảy ra trên đất nước ta hôm nay, hay chuyện viến vông bôi xấu ai đó- Chạnh lòng đến chảy nước mắt nếu ai còn mang dòng máu Tổ tiên VN
Nay thì Việt Khang sai một chỗ, nó không ngang tàng trên Quê hương mà TC xem VN như con hư phải dạy dỗ cho nó quay đầu lại-
Hiện nay trên Thế giới đã không còn “phẳng” như cái lý thuyết cách đây mấy năm, mà rõ ràng bắt đầu hình thành 2 cực đối nghịch như hồi thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng nay coi mòi còn rối rắm hơn- Một cực là Mỹ cùng các Đồng minh của Mỹ, một bên là Nga đang rù quến Trung cộng để hình thành một cực đối đầu với Mỹ , sự kết hợp của Nga-Trung như mọi người đã thấy trong thời kỳ chiến tranh lạnh Trung- Xô , là chỉ lợi dụng nhau thôi, để tranh giành ảnh hưởng trong phe về lợi ích kinh tế và quân sự, ngày nay thì Trung cộng “mạnh” hơn lúc đó nhiều…, nhưng 2 cái xã hội này khác thời CTL cũng nhiều, đối nội cũng như đối ngoại của họ cũng đầy trắc trở và nguy hiểm, nhất là Nga đã chia năm xẻ bảy, TC thì các sắc dân bị đo hộ đã vùng lên và đã đi đến chỗ tấn công liều chết.
Hễ ham mê tiền bạc, dù thân đến cỡ nào có ngày cũng cắn xé nhau khi có miếng mồi ngon- 50 năm qua đã chứng minh.
Cho nên Việt nam đừng có lập lại “ta đánh đây là đánh cho cả Liên xô và Trung quốc” – Xưa rồi, lần nầy mà còn giữ bản chất tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản thì sẽ còn tồi tệ hơn, và Dân tộc điêu linh hơn, cũng như quá nhiều bài học mà Trung cộng day cho, học không thuộc, nó sữ tiếp tục dạy nếu còn quá u mê , vì Dân tộc Việt nam nhất định không chịu khuất phục và làm tay sai cho ai cả.
Cho nên Cách mạng (Việt cộng) dạy cho tôi rằng :” các anh tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản, cho nên mới ôm chân ĐQ Mỹ quay lại đàn áp bóc lột bắn giết nhân dân ta, hầu làm vừa lòng quan thầy để liếm chút bơ thừa sữa cặn…từ đó mới vay nợ MÁU của nhân dân” ” không có nước nào là nước cha, nước mẹ, không ai được ngồi trên đầu trên cổ nhân dân ta” – Phải nói là Cách mạng nói không bao giờ sai.-Hay, giỏi, đúng quá đi chớ.
33/6/2014 -Cả tháng ray rứt cho Quê hương.
Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết
Thêm người tự thiêu phản đối giàn khoan 981?
Boxitvn
Theo trang web Bradenton.com,
lúc 11:15 sáng hôm thứ 6, ngày 20/6/2014, một người đàn ông 71 tuổi đã
tự thiêu tại Manatee, thuộc bang Florida, Mĩ. Ở hiện trường, người đàn
ông này để lại tờ giấy viết tay ghi: “Haiyang 981 phải rời khỏi hải phận
Việt Nam” và “Anh hùng tử chí hùng nào tử”.
Phía dưới cùng trang giấy là chữ ký, dường như người đàn ông tự thiêu tên là Hùng.
Sau khi đám cháy bùng phát, người dân và cảnh sát đã
nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Người đàn ông sau đó được đưa bằng trực thăng
đến bệnh viện Tampa điều trị trong tình trạng bị bỏng nặng.
Hy vọng ông sớm qua được cơn nguy kịch.
Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
——————-
Bản tin trên Bradenton Herald:
Sheriff: Man lights himself on fire in East Manatee in suicide try
JESSICA DE LEON
June 21, 2014
MANATEE — A 71-year-old man tried to kill himself
Friday by pouring gasoline over himself and setting himself on fire,
according to the Manatee County Sheriff’s Office.
About 11:15 a.m., the man went to an entrance to the
Silver Lake community, at Lockwood Ridge Road and 59th Avenue East, and
set himself on fire, officials said.
Travis Miller and Micha Rhine were traveling west on
59th Avenue East, approaching Lockwood Ridge Road, when they said they
saw the man on fire in the grassy median.
“We pulled up and saw the gas jug on fire, and he was laying next to it engulfed in flames,” Rhine said.
“I grabbed him by his hand and dragged him out,” Miller said.
The couple then grabbed a cooler and a jug of water
and dumped it on the man to douse the flames, they said. They also beat
him with some blankets they had.
“He was yelling the whole time, ‘I want to die, let me die,’ ” Rhine said.
A sheriff’s detective driving by stopped and called for assistance.
The man was flown by helicopter to the burn unit at Tampa General Hospital, where he was listed in critical condition.
“The victim apparently poured gas on himself and set
himself on fire in an attempt to commit suicide,” the sheriff’s office
said in a news release Friday afternoon.
On the sign to the Silver Lake community, there were two sheets of paper with writing in a foreign language.
Jessica De Leon, Herald law enforcement reporter, can be reached at 941-745-7049. You can follow her on Twitter @JDeLeon1012.
——————–
(Bản dịch tiếng Việt trên DLB:
Một người đàn ông Việt Nam, 71 tuổi, ở Florida tự thiêu để phản đối giàn khoan giặc Tàu.
Theo tin từ phòng Cảnh sát (quận hạt) Manatee, hôm
thứ Sáu, một người đàn ông 71 tuổi toan tự tử bằng cách tưới xăng lên
người và tự châm lửa đốt.
Các viên chức của sở cảnh sát cho biết rằng vào
khoảng chừng 11:15 trưa, người đàn ông đó đi đến cổng vào của khu dân cư
Silver Lake tại giao điểm của đường Lockwood Ridge và 59th Avenue East,
và tự châm lửa đốt.
Travis Miller và Micha Rhine nói rằng trong lúc họ
đang đi về hướng tây trên đường 59th Avenue East, khi họ đến đường
Lockwood Ridge thì họ thấy người đàn ông đó đang cháy giữa lề cỏ bên
đường.
Rhine cho biết rằng: “Chúng tôi cập xe vào và thấy
ông ta đang nằm bên cạnh bình xăng đang bốc cháy, và thân thể ông ta
đang ngập chìm trong đám lửa.
Miller nói: “Tôi tóm lấy tay và kéo ông ta ra.”
Tiếp đến, hai người này chộp lây một cái thùng đựng
nước đá và một bình nước xối vào ông ta để dập lửa. Họ cũng dùng vài cái
mền họ có được đập lên người ông ta. Hai người này kể vậy.
“Từ đầu đến cuối ông ta cứ la lên ‘ Tôi muốn chết, hãy để tôi chết,’” Rhine cho biết.
Một thám tử cảnh sát đang chạy xe ngang qua dừng lại và gọi điện cho cơ quan cấp cứu.
Người đàn ông được trực thăng đưa đến một đơn vị chữa
trị cháy bỏng tại bệnh viện Tampa General Hospital, và ông ta đã bị
liệt vào tình trạng nguy kịch.
“Nạn nhân rõ ràng đã tự tưới xăng lên người và tự
châm lửa lấy trong một ý định tự tử,” nhân viên của phòng cảnh sát đã
cho biết như vậy trong một thông tin được đưa ra chiều thứ Sáu.
Trên bức tường bảng hiệu của khu dân cư Silver Lake, có hai tờ giấy có chữ được viết trong một ngôn ngữ ngoại quốc.)
“TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI” CỦA TRUNG QUỐC
Boxitvn
Tô Văn Trường
Đọc Tam Quốc Chí, trong lịch sử trận đồ bát quái do
Khổng Minh sáng tạo ra chỉ có hai người có thể phá nổi. Người thứ nhất
là Hoàng Thừa Ngạn (bố vợ Khổng Minh) và người thứ hai là Khương Duy
(học trò và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Minh ). Tướng Ngô là Lục
Tốn nếu không có Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường chắc chắn sẽ chết tại trận
đồ Bát Quái này của Khổng Minh.
Từ lâu, các thế hệ cầm quyền bành trướng Trung Hoa đã
bày trận Bát quái này với người “đồng chí” Việt Nam. Ai sẽ là người
Việt Nam có đủ tài năng, trí tuệ và bản lãnh phá trận này đây?
Người ta, thường vẫn hay dùng hình ảnh của tảng băng nổi trên mặt biển để nói về phần NỔI (ý là phần lộ diện: nhỏ) và phần CHÌM (ý là phần tiềm tàng: lớn) – đó là theo lý thông thường, nhưng ở ta thì cái tảng băng (cũng hình chóp) đó lại … lộn ngược lềnh bềnh nên rất khó đảo lại nhưng lại rất dễ tan, mau tan chảy! Cái hệ thống “lộn tùng phèo” này có vô số thứ để bàn theo kiểu… “hội đồng chuột” (bàn cách treo chuông vào cổ mèo) nếu chưa đảo ngược lại được!
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng nhau điểm
lại việc Trung Quốc dã tâm tấn công một cách có hệ thống như trận đồ bát
quái “tám hướng” vào nước ta.
Hướng thứ nhất
Sáu tỉnh biên giới phía bắc của nước ta bị Trung Quốc
dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt “gặm nhấm”. Ngày nay, các địa danh Mục Nam
Quan, Thác Bản Giốc v.v… chỉ còn là hoài niệm trong sách giáo khoa và
những câu ca dao của dân Việt. Chúng ta phải mất 6 năm điều đình, nhún
nhường, phân định để xây được hơn 1500 cọc mốc bê tông biên giới Việt
Trung cao 10-15 m, sâu trung bình 20 m nhưng vẫn chưa phải là bình yên
vì Trung Nam Hải thường đổ lỗi cho dân tại chỗ nếu có “quậy phá” chỉ vì
họ cho rằng mồ mả của người dân Trung Quốc vẫn còn nằm trên lãnh thổ
Việt Nam!?
Hướng thứ hai
Dùng các thủ đoạn mua chuộc các quan chức, lợi dụng
“kẽ hở” của chủ trương đầu tư để thuê dài hạn đến 50 năm các khu vực
trọng yếu về kinh tế và quốc phòng từ rừng núi, đến vùng ven biển của
đất nước. Hậu họa đã nhãn tiền chẳng cần phải chờ đến 50 năm sau để con
cháu lên án cha ông chết vì tham và ngu dại!
Hướng thứ ba
Phía Tây-Nam, ‘phiên dậu” của nước ta ở Campuchia và
Lào nhiều vùng đất rộng lớn đã được Trung Quốc đầu tư, mua bán. Trước
đây, các du học sinh người Lào còn thích sang Việt Nam học tập nhưng
ngày nay địa điểm đến của họ là Trung Quốc vì học bổng cao gấp hơn 30
lần so với Việt Nam, lại còn được cho về phép v.v… Sau tầng lớp cán bộ
trung kiên gắn bó với Việt Nam già yếu, mất đi dễ hiểu “đòn xoay trục”
của Tầu như thế nào với tầng lớp kế cận ở các nước phía Tây-Nam của nước
ta.
Hướng thứ tư
Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu nhiều
tác động bởi thiên tai như: bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, xói lở bờ
sông, bờ biển, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và hoang mạc
hóa (gần 100% là liên quan đến nước). Hằng năm, nước ta chịu nhiều tác
động bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to
lớn. Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực
trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở
hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Trong
20 năm gần đây (1994 – 2013) ở nước ta, thiên tai (chỉ tính riêng bão,
lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét) đã làm chết và mất tích gần 13.000 người,
giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm (đó là
chưa nói đến thiệt hại kinh tế, môi trường do ngập úng thường xuyên ở
các thành phố).
Hai nguồn nước chính tác động đến Việt Nam cả trong
mùa lũ và mùa kiệt là hệ thống sông Hồng và sông Mekong đều bắt nguồn từ
Trung Quốc. Quản lý nước là phải quản lý lưu vực sông nhưng Trung Quốc
xây dựng tràn lan các đập thủy điện ở thượng nguồn bất chấp đến các hậu
quả phải hứng chịu của Việt Nam ở hạ lưu. Tệ hơn, họ còn không cho ta
biết quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện phía thượng lưu, đây là
nguy cơ không nhỏ về “chiến tranh nguồn nước” trong tương lai.
Hướng thứ năm
Hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
qua các con đường từ nhập khẩu, tiểu ngạch đến buôn lậu. Chất lượng các
sản phẩm qua những hàng hóa đã kiểm nghiệm hầu hết đều vượt mức báo động
cho phép, gây tổn hại sức khỏe của nhân dân ta. Thương lái Trung Quốc
đi khắp nơi thu mua các sản phẩm không giống ai như lá điều khô, đỉa,
móng trâu, hoa thanh Long, lá khoai non, thảo quả, cây culi, cây long
khỉ v.v… giá cao bất thường rồi đồng loạt rút bỏ gây điêu đứng cho bà
con nông dân thiếu thông tin, nhẹ dạ, gây bất ổn về an ninh chính trị và
trật tự xã hội ở các địa phương.
Phần lớn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kể cả năng
lượng, giao thông đều rơi vào tay Trung Quốc do bỏ giá thầu rẻ, và giỏi
“đi đêm”, nhưng lúc thực thi lại đưa công nghệ lạc hậu, thi công kéo
dài, dùng đủ phép để đội giá đầu tư so với hồ sơ lúc đầu đã được duyệt
để lại hậu quả “tiền mất – tật mang” cho Việt Nam.
Hướng thứ sáu
Xâm chiếm Hoàng sa của Việt Nam, tự vẽ ra đường lưỡi
bò 9 đoạn chiếm khoảng 90% diện tích Biển Đông bất chấp đạo lý và luật
pháp quốc tế. Sự kiện giàn khoan HD 981 càng lột tả bộ mặt thật về thủ
đoạn trắng trợn, dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Kế hoạch tiếp
tục đưa thêm các giàn khoan khác đến Biển Đông chứng tỏ Việt Nam không
còn đường lùi, phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Nhà nước Việt Nam cần làm ngay bây giờ là gửi một
công hàm phản đối công hàm của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc. Danh chính
thì ngôn thuận, nên nhớ rằng năm 1979 khi ta có sách trắng thì năm 1980
Trung Quốc cũng ra sách trắng gồm tất cả lập luận về công hàm năm 1958
của Thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi. Tiếp đó, ta đã đáp trả bằng sách trắng
1982, 1988. Bây giờ đây, có gì đâu mà sợ. Nếu ai ngăn cản, thì chắc chắn
không chỉ vì thiển cận, lú lẫn mà còn là ăn “phải bả” của Tàu!
Hướng thứ bảy
Vịnh Hạ Long đã có đường ranh giới Việt – Trung từ
thời người Pháp ông Mac Mohon ký kết với nhà Mãn Thanh. Nhưng thực tế,
Trung Quốc cũng tìm cách lấn lướt sang ta đến khoảng 50 km2 và thường xuyên gây khó cho hoạt động của ngư dân Việt Nam vì họ đông người lại có tầu to.
Hướng thứ tám
Đất nước muốn phát triển cần có những người lãnh đạo
có phẩm hạnh, trí tuệ và tài năng. Từ lâu, Trung Quốc đã can thiệp vào
công tác nhân sự của ta. Thủ đoạn truyền thống của Trung Quốc là “cấy
mối thân tình”, mua chuộc bằng mọi cách kể cả hù dọa người yếu bóng vía,
tạo nên ân tình từ cấp trung ương đến địa phương. Đối với nhân dân ta
không thể mua chuộc được thì họ tuyên truyền thất thiệt gây chia rẽ giữa
lãnh đạo Nhà nước và nhân dân. Ngày nay, có thể nói “tai mắt” của Trung
Quốc len lỏi khắp nơi, tác động khôn lường đến cả chính trị và kinh tế
xã hội của Việt Nam.
Ngẫm suy
Kể từ nhà Hán chiếm nước Âu Lạc thì bản chất xấu của
Đại Hán chẳng những không thay đổi mà còn tăng lên tính tham lam, độc
ác và nham hiểm. Kể cả khi là “đồng chí” độ thâm, ác và sự mê hoặc của
nó càng tàn độc hơn, lan tỏa cả Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Nó
hoàn toàn đối lập với Đại Việt ta mà nay là Việt Nam, từ chỗ Tổ tiên ta
lấy giống nòi (dân tộc) làm bất biến nên không bị đồng hóa; lấy độc lập
tự chủ làm lẽ sống để khôi phục giang sơn sau hơn 1.100 năm là quận,
huyện của Hán, Đường; biết lấy lòng dân làm sức mạnh vô địch; biết tin
dân mà cảnh giác kẻ thù; biết vì dân mà dẹp tư thù và lòng tham ích kỷ
cá nhân, dòng họ (Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn)… nhưng rồi vì “đồng
chí” mà Việt Nam ta ngày càng tệ hại dưới con mắt của Tàu.
Không minh bạch sòng phẳng với dân
Trong bối cảnh mù mờ, Nhà nước chỉ cho cán bộ và nhân
dân biết một phần về những việc làm với tư cách đại diện cho cả một dân
tộc, đây là một sự bất công đã kéo dài từ nhiều năm nay. Thủ tướng Phạm
văn Đồng đã viết những gì cho ông Chu Ân Lai về biển đảo, lãnh hải của
Việt Nam năm 1958, một điều mà chỉ những ai chú ý tìm hiểu lắm mới biết!
Hội nghị Thành Đô năm 1990 có những nội dung gì, ngoài những điều mà
báo chí đã đưa? Nội dung của việc trao khu khai thác bauxite cho Trung
Quốc ở Tây Nguyên là gì, trong bao nhiêu năm, nội dung của việc cho thuê
rừng phòng hộ ở biên giới Việt-Trung là thế nào? Rất nhiều người Việt
Nam không được biết rõ, và khi đọc từng đoạn trong tin tức từ báo chí
“lề trái”, người ta không còn biết tin vào đâu nữa!
Tại sao trước kia công an giải tán các đoàn biểu tình
chống Trung Quốc bành trướng tại các biển đảo của Việt Nam, bắt, giết
ngư dân, thậm chí còn theo dõi, bắt người Việt Nam vô tội chỉ vì đã có
những biểu cảm của lòng yêu nước, và gần đây lúc lại nới lỏng, lúc thắt
chặt? Vậy thì phải đợi Trung Quốc hung dữ hơn thì dân ta mới được phép
phản đối chăng? Tại sao nhiều vị chóp bu của Việt Nam hầu như không nói
gì trước những sự việc trọng đại như Trung Quốc hạ dàn khoan trái phép
HD 981, hay những vụ lộn xộn ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Thái Bình,
Cần Thơ v.v…?
Vĩ Thanh
Trong “trận đồ bát quái” của Trung Quốc thì hướng thứ
tám, can thiệp vào nhân sự mới là hướng chính, quan trọng nhất đánh ta
của Trung Quốc để giành thắng lợi cuối cùng.
Đến lúc này, mà người ta vẫn còn gọi nhau là đồng
chí. Thực chất chỉ còn là đồng chí “bán phần”, hay là “bán phần đồng
chí” như văn phạm Tàu vì chỉ có nửa phần “vận mệnh tương quan” trong 16
chữ vàng là đồng. Chưa có lúc nào người dân và chính quyền lại sống
trong ngờ vực như ngày nay vì Nhà nước không minh bạch với dân và ngay
trong nội bộ lãnh đạo cũng không phải tất cả là cùng chí hướng! Trước
hết, Ban chấp hành Trung ương và các vị đại biểu Quốc hội có quyền được
biết các ý kiến của từng thành viên Bộ Chính trị và Ban bí thư về quan
điểm và các đối sách đối với Trung Quốc.
Phương ngôn có câu: “Im hơi, lặng tiếng là một đức hay. Nếu danh dự bắt buộc phải lên tiếng mà lặng im thì là một sự hèn nhát” (La Cordaire): “Ta căm ghét thái độ dửng dưng chỉ cần thêm một bước là dẫn tới phản bội và một bước nữa đã là tội ác trước lương tâm” (I.V. Bodarev).
Viết đến đây, tôi nhớ lại câu chuyện một lần Byron,
thi hào Anh sau khi đứng làm mẫu cho người bạn là nhà điêu khắc
Torvansen tạc tượng chân dung của mình, bỗng nhiên ông kêu lên : “không, bạn không tạc hình tôi mà là hình hài của một anh chàng yên ổn nào đó! Tôi hoàn toàn không giống bức tượng này!” Torvansen hỏi lại: “thế, có gì là xấu nếu ta sung sướng?”
Khuôn mặt Byron vụt tái đi vì tức giận và ông la lớn: “Torvansen!
hạnh phúc và sự yên ổn cũng khác nhau như đá hoa cương và đất sét vậy.
Chỉ có những kẻ ngu và những người tâm hồn thấp kém mới tìm kiếm sự yên
ổn trong thế kỷ chúng ta. Chẳng nhẽ trên mặt tôi không có nét nào nói
lên sự cay đắng, lòng can đảm và nỗi đau khổ của suy tư?…
Ngày nay, dù cho kẻ bán nước có “thẻ xanh” nhưng dân
nước Việt không bao giờ quên lời dạy của tiền nhân – Vua Lê Thánh Tông
(1473):
“Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy
Boxitvn
Lê Phú Khải
Có
lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta
ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”.
Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ,
đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công
nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước
Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được
tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).
Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người
quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai
trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức
và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân
hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính
danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để
khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết
thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là
những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con,
chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con,
chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử,
thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ
sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là
bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng
chết phải theo con).
Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những
“đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ
phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của
Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911.
Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã
phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho
giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ
chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm
hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt
Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng”
(Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số
10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng
Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993).
Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời
cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung
quân ái quốc).
Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là:
Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức
kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân
chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế
Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách!
Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ
sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai
vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm
tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ
có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết.
Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý
cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó
thế nào!
Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến
hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận
nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính
trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc.
Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất
vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh
luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”.
Thầy luôn đúng. Trò không được cãi.
Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!
Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng
Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng
chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn
dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm
nay.
Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại
luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp
có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức
nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt
làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi,
suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ
và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không
ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi
trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là
kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm
nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người
con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm!
Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một
anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe.
Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là
những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!
Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải
trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu
không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản
Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào
một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là
người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là
uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ
kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ
phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng
dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”.
Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ
tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày
càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng
L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui
vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ
trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó
dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng
trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!
Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình
thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo
Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng
cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức
cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một
trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay:
Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào
xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù
chưa ai cấm đoán bao giờ!
Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải
đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học.
Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã
có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP
HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói
về Hoàng Sa và Trường Sa!!!).
Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có
bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm
chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong
rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn
hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung
Hoa để canh tân đất nước.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện
về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc
huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động
trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi
tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của
chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng
Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một
ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa
có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người
ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo
sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản
xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội
đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần
thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm
2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mải làm việc quá nên
tôi… quên làm tiến sĩ.
Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn
hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt
Nam mới mở mày mở mặt được.
Tháng 6-2014
L. P. K.
Tác giả gửi BVN.