Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tin thứ Tư, 27-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- Hải chiến Trường Sa 1988 – bài học cảnh giác lịch sử (Sống mới).  – THẦY THUỐC Ở TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- Phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Ngoài không “êm”, trong khó “ấm” (TT).
Giáo viên dạy sử: ‘Không được im lặng trước sự thật’ (VNN), mà phải nói thật để được … vô tù? - Hay là học Học sinh Hàn Quốc học bảo vệ chủ quyền (PLTP). – Lộ Tổ quốc (Hoàng Xuân Phú). “Xưa/ Hy sinh các anh/ Nhân danh Tổ quốc/ Nay/ Xóa tên các anh/ Cũng nhân danh Tổ quốc/ Lộ rõ/ Tổ quốc của họ / Đâu phải là/ Tổ quốc của chúng ta“.
- CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NO-U GIAO HỮU TỐI 26/02/2013 (Thành).
- CHUYỆN VẶT !? (Bùi Văn Bồng). “Với tướng Vịnh, tất cả những diễn biến và động thái ấy của phía Trung Quốc cũng chỉ là… chuyện vặt? Thôi, đành bó tay trước sự cao thượng đến tuyệt đỉnh của ông!”. Mấy chuyện TQ xâm chiếm biển, đảo với đảng và nước chỉ là chuyện vặt, nhưng biểu tình chống TQ lại là chuyện lớn đó à.
- Philippines: Trung Quốc hãy hành xử có trách nhiệm! (GDVN).
- Nhật hấp tấp trong thái độ cứng với Trung Quốc? (VnMedia). – Đáng sợ “thùng thuốc súng“ Trung – Nhật (VnMedia).  – Hoa Xuân Oánh: Trung Quốc chỉ thả “hoa tiêu khí tượng” ngoài Hoa Đông (GDVN). – Truyền thông Trung Quốc đưa tin sai về Senkaku (NLĐ). - Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Sáu biện pháp ngăn ngừa xung đột (PLTP).
- TQ bàn giao tàu chiến tàng hình đầu tiên (BBC). – Hải quân Trung Quốc tiếp nhận ”hộ tống hạm tàng hình” thế hệ mới (RFI). - Quân đội Trung Quốc nhận tàu khu trục tàng hình thế hệ mới (DT). – Hải quân Trung Quốc tăng sức mạnh với khu trục tàng hình mới (PT). - Trung Quốc và tham vọng chuỗi cảng (TN).  - Báo TQ: Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông không đáng lo (ĐV). – TQ đang đóng tàu sân bay để áp đặt chủ trương ở Biển Đông, Hoa Đông (GDVN).
- Một nhà hàng ở Bắc Kinh tuyên bố không phục vụ người Việt Nam, Philippines, Nhật Bản: Trách người dân một, trách chính quyền… mười! (LĐ). Nội dung báo phản ánh không đầy đủ, cố bỏ đi từ “chó”. Mời xem điểm Tin Chủ nhật 24/2/2013 và FB Rose Tang. - VỀ BỐ CÁO “KHÔNG TIẾP NGƯỜI NHẬT, NGƯỜI PHI, NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÓ” (Quỳnh Trâm).
- VN tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (BBC). – Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (RFI). – Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ năm 2014 (VOA).
- Bình Định: 1.450 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ đợt I năm 2013 (GD&TĐ).
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh: Thế giới đối mặt với thách thức phức tạp về nhân quyền (LĐ). Nên Việt Nam phải ráng chạy cho được một ghế trong Ủy ban Nhân quyền LHQ để giải quyết?!
Đảm bảo cho tôn giáo hoạt động theo pháp luật (PLTP).
- Tham khảo – Một đề xuất DỰ THẢO HIẾN PHÁP (Bùi Văn Bồng).  – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Bàn về vai trò của Chủ tịch nước với sự phát triển dân tộc (GDVN). – Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ góp ý sửa đổi Hiến pháp (PLVN). – Tạo điều kiện tối đa cho đồng bào dân tộc góp ý sửa đổi Hiến pháp (PLVN). – Uỷ ban MTTQ TP.HCM lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (HQ). – Luật hóa vai trò giám sát, phản biện của mặt trận (PLTP).
- Tô Văn Trường: CHÍNH CHỦ, CHÍNH DANH CỦA HIẾN PHÁP LÀ GÌ? (Bùi Văn Bồng).  – Hiến pháp là mái nhà bảo vệ nhân dân (VNN). Tu chính án số một được phát biểu như sau trong Hiến pháp Mỹ: ‘Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào liên quan tới việc tổ chức tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hoặc hạn chế tự do ngôn luận, báo chí hoặc quyền của dân chúng được hội họp một cách hòa bình, và quyền khiếu kiện Chính phủ nhằm thay đổi những thực tế đang gây bất bình’.”
- Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’ (VOA). – ‘Có luồng ý kiến suy thoái chính trị’ (BBC). “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…”  - Thư gửi những người quan tâm sửa đổi Hiến pháp – Bùi Đức Lại (Cùng viết HP).

- HÀI HƯỚC “NÍ NUẬN TW” NGUYỄN VIẾT THÔNG (TNM).
- Công nhận, Đảng ta siêu thật! (VietInfo). Đã bảo là Đảng ta thật là vĩ đại mà, đảng không “siêu” thì còn ai “siêu”?
- Tổng bí thư ĐỪNG “QUY VÀO” NHƯ THẾ ! (Bùi Văn Bồng). – Trọng giáo sư và sự mặc cảm tập thể! (Han Times). “Bằng vị thế chính trị của mình ông bảo thủ cho Đảng những đặc quyền đặc lợi.  Những đặc quyền đó vượt lên trên cả Hiến Pháp cũng như thiết chế của một nhà nước dân chủ. Thậm chí nó còn đi ngược với quy luật tất yếu là dân chủ hóa.  Đây cũng coi như một thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng về mặt chính trị, thất bại ở chỗ hình ảnh Đảng cộng sản (của ông) trở nên méo mó và tệ hại và cả sợ hãi nhiều hơn. Ông đã đẩy những người cấp tiến từng ủng hộ ông tiến hành chỉnh đốn – bài trừ tham nhũng về phía mà ông gọi là những kẻ tự diễn biến – kẻ địch”.
- Phỏng vấn xin visa (Người Buôn Gió). – Đây là câu nói nổi tiếng của Tổng lú: “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ” (Huỳnh Ngọc Chênh).  BTV xin tặng bà con mấy câu này: Đất nước tôi/ có rừng vàng, biển bạc/nhưng có những tên quan nhếch nhác/ có những người dân cần cù, lam lũ/ nhưng đất nước tôi cũng có “nghị khùng”, “Trọng lú”… / nên lam lũ thế nào dân cũng chẳng đủ ăn.
- BIẾT CHƯA, ĐÁM KHÔNG LÚ? (Huỳnh Ngọc Chênh). “Tất cả mấy tỉ người chúng mầy đều suy thoái/ Chỉ chúng tao,/ vài triệu người là đỉnh cao trí tuệ/ là chân lý đến muôn đời/ vì đó là mac lê mao/ biết chưa đám không lú?
- Khi đảng viên biến thành “công dân” (RFA). LS Trần Quốc Thuận: “… rõ ràng ông muốn nhắm tới nhóm 72 người ký tên đầu tiên vào bản kiến nghị trong đó không ít người là Đảng viên kỳ cựu. Những Đảng viên ấy nay đã trở thành công dân và vì vậy theo cách nói của ông Tổng Bí thư thì họ đang có dấu hiệu suy thoái tư tưởng. Suy thoái vì không cùng con đường với Đảng và nguy hiểm hơn ở chỗ họ cương quyết tách quyền lực của Đảng ra khỏi Hiến pháp”.
- VÌ SAO DÂN TA SUY THOÁI! (Nguyễn Văn Thiện). “Ngay từ khi đảng kêu gọi góp ý cho hiến pháp nhiều người đã hiểu ngay rồi: Xui trẻ ăn cứt gà! Hiến pháp là của ai mà bảo dân xem đi rồi góp ý đi? Một đằng các đồng chí bảo do dân vì dân, một đằng lại lựa đủ chiêu trò mị dân nhằm kéo dài cái ngai vàng quyền lực đã đến hồi mục ruỗng. Thôi, tóm lại là đảng cứ lãnh đạo đi, đất nước cứ tanh bành đi, và nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của đảng, vẫn tiếp tục suy thoái!” – Tám Tàng: Sao Ngài nỡ đẩy dân về phía đối nghịch? (Người Lót Gạch).
H2- ‘Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng’ (BBC/ BS). “Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới.” - ‘Đã dự đoán được hệ quả’ (BBC). – Bị mất việc vì phê phán Tổng bí thư (RFA). – Phóng viên bị mất việc sau khi có ‘vài lời’ với Tổng Bí thư (VOA).  – Nguyễn Ngọc Già – Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải?! (Dân Luận). – Tiểu phẩm vui tại văn phòng Trung Ương Đảng (“Còm sĩ” Công Lý).  – Thời mạt pháp (Phi Vũ).
- Quách Hoàng Lân: Về chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc (BS).

Về chuyện anh Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc

Quách Hoàng Lân

Sau khi cất tiếng nói phản biện lại bài nói chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng,  nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho thôi việc với lý do mà tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội đưa ra như sau: Vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động.
Tôi không có trong tay bản quy chế hoạt động của báo, cũng như hợp đồng lao động của báo với anh Kiên. Chỉ có một thông tin chính do chính anh Kiên nói với BBC là anh bị thôi việc vì những phản biện của anh đối với những phát biểu của ông Trọng.
Dù tôi không có những văn bản quy chế và hợp đồng kể trên, nhưng nếu đối chiếu với Luật lao động:
Chương VIII – Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 85
1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng
thì có thể thấy rằng anh Kiên chỉ có thể đã bị cáo buộc vi phạm vào khoản “gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp”  (khoản 1a, điều 85). Người ta có thể lấy lý do là: khi anh Kiên phản biện lại ông TBT Trọng (người đại diện cho Đảng CS – nói về các chủ trương của Đảng) thì anh đã bị cho là nói trái với chủ trương của Đảng, và vì thế, lợi ích của doanh nghiệp (cụ thể  là tòa báo GĐ&XH) sẽ bị ảnh hưởng (bị Đảng rút giấy phép chẳng hạn) bởi những lời nói của anh Kiên. Tuy nhiên, lý do này chưa thỏa đáng vì chính ông Phan Trung Lý đã thông báo với nhân dân là không có cấm kỵ nào trong việc góp ý sửa đổi hiến pháp cả. Như vậy, lý do/động cơ/mục đích nào để người ta đột ngột cho anh thôi việc như vậy. Ở đây, nghĩ mãi (từ dùng của GS Ngô Bảo Châu) tôi mới tìm ra hai cách lý giải như sau:
Thứ nhất: Người ta muốn cho anh thôi việc để không những trừng phạt anh mà còn cảnh báo cả đối với những người khác muốn nói trái với chủ trương của Đảng (đây gọi là dập ngay từ trong trứng nước).
Thứ hai: Người ta muốn nhắn nhủ với nhân dân rằng “Đảng nói vậy nhưng không phải vậy“. Vô hình chung, điều này đã làm lố bịch hóa những phát biểu ở trên của ông Phan Trung Lý.
Theo tôi, đây là các bước đi rất sai lầm của những người lãnh đạo tòa báo GĐ&XH (ở đây tôi chưa nói đến trường hợp có thể lãnh đạo tòa báo đã bị lãnh đạo ở cấp cao hơn sai khiến, vì tôi không có chứng cớ cho điều đó). Họ (các vị lãnh đạo đó) tưởng là dập tắt được tinh thần phản biện của giới trí thức, nhưng họ đã lầm. Sự ủng hộ đối với anh Kiên càng ngày càng lên cao, rất nhiều blogger đã phê phán cách hành xử thiếu tư cách đó của họ. Ngay cả GS Ngô Bảo Châu cũng đã đăng những bài thơ đầy tính chiến đấu của anh Kiên lên Blog thichoctoan của mình. Bài phản biện của anh Kiên đã lan truyền nhanh chóng. Thậm chí wikipedia tiếng việt đã có một trang về anh Kiên. Người ta càng ngày càng nhận ra bản chất của một Đảng độc tài đã đến đoạn cuối của sự suy thoái với nhiều dối trá, lừa lọc và bịp bợm.
Cá nhân tôi rất cảm phục anh Nguyễn Đắc Kiên, vì mặc dầu anh biết là mình sẽ bị Đảng xử, nhưng anh vẫn cất lên tiếng nói của lương tri. Hành động của anh làm cho tôi nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm cho đất nước và dân tộc. Càng có nhiều người như anh xuất hiện thì tôi càng tin tưởng tương lai tươi sáng của dân tộc sẽ không còn xa. Chân thành chúc anh mọi điều tốt đẹp nhất.

- GS Ngô Bảo Châu đã đăng lại bài thơ này của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Vì người ta cần ánh mặt trời (Thích học Toán). “mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,/ sợ nữa đi có sợ mãi được không,/ cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,/ mày lại đẻ ra lũ cháu con ‘biết sợ’./ bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,/ lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,/ còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,/ sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất“. Mời xem lại toàn bộ các bài thơ của tác giả: Cho hết thảy đồng bào tôi. “Nếu đọc hết tập thơ, bạn vẫn không suy tư, tôi thất bại!”- Bởi vì tôi khao khát Tự do (Nguyễn Đắc Kiên). “nếu một ngày tôi phải vào tù/ thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản/  bởi vì tôi khao khát Tự do“. - Hãy nhìn thẳng vào mắt Kẻ bắt anh.
- Phản ứng đầu tiên (Đông A). “Bây giờ tôi mới hiểu  tại sao chỉ có những người về hưu mới có thể lên tiếng. Sống trong một đất nước như Việt Nam có lẽ lúc nào chúng ta cũng như đi trên dây”. – Đừng để khi về nghỉ mới dám nói! (VLB).
Một độc giả gửi email, cho biết: “Tôi là một độc giả của trang, trước kia là đảng viên nhưng đã thoái đảng từ năm 2008 và hiện đang sống tại xxxx, tham gia BS với nick xxxx. (những chỗ có dấu xxxx là do biên tập để bảo bảo vệ nguồn tin – BTV).
Phát biểu của Tổng Bí thư và phản ứng của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho thấy một cơ hội lớn làm thức dậy ý thức làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam. Đây là cơ hội tốt tạo nên ngòi nổ dân chủ trong một thời điểm vô cùng nhạy cảm và thuận lợi là đợt sửa Hiến pháp này đúng lúc uy tín của Đảng đang thấp nhất, nội bộ chứa đựng các yếu tố dễ đứt gãy. Bất cứ nhà lãnh đạo cao cấp nào trong bộ máy lãnh đạo VN hiện nay công khai đứng về phía nhân dân cũng sẽ nhận được sự hoan nghênh.
Xin anh hãy gây dựng một phong trào người dân công khai đứng lên công khai bày tỏ quan điểm phản đối sự áp đặt, đi ngược lại lợi ích đất nước của Đảng cộng sản. Sẽ khó có cơ hội khác tốt hơn lần này để thao dượt, thậm chí kích nổ gây sức ép hoặc chí ít là tạo dư luận, tạo thế trong ý chí nhân dân khi mà đích thân Tổng Bí thư để lộ sai lầm chết người vào đúng thời điểm này.
Sẽ có rất nhiều điều để bàn, hoặc tạm chưa bàn, về những diễn biến ngay sau những lời phát biểu của TBT Trọng. Bữa nay chỉ xin nhắc tới hai câu thơ của một độc giả trang BS (được nhiều người ái mộ vì những vần thơ hay): “Mấy ông trí thức đang mơ ngủ/ Mắc lỡm phen này đã tỉnh chưa?” Nhắc tới để xin hỏi, rằng liệu độc giả này có cho là Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng lại “mắc lỡm” tiếp, nặng hơn nữa, để rồi ông sẽ đưa ra thêm câu hỏi: tưởng là ủng hộ và đăng lên bản Kiến nghị 72, rồi viết bài chỉ trích TBT là sẽ được đảng tiếp thu, sửa chữa à? Đã ‘tỉnh’ ra chưa, đã ân hận chưa?
- Tìm hiểu thêm về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức (Talawas/ TCPT).
Phải bảo vệ phóng viên tác nghiệp chính đáng (TN).
H1- ‘Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân ‘ (BBC). – Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ LS Lê Quốc Quân: Gia đình chưa có tin gì về anh Quân’ (BBC). “Gia đình có yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt tích”.
- Thân nhân các thanh niên công giáo bị tù kêu cứu (RFA). “Việc chúng tôi ký vào đơn đề nghị chế độ trả tự do cho 14 anh em ở Vinh vì tinh thần yêu nước, họ đòi hỏi những vấn đề công bằng, công lý và những vấn đề cho đất nước”.
- Mạc Văn Trang: Chẳng ai muốn làm dân!? (Nguyễn Tường Thụy). “Nghe chuyện rồi cứ nghĩ lẩn thẩn: ‘nước lấy dân làm gốc’, mà chẳng ai muốn làm dân, chẳng ai chịu làm dân rồi không hiểu sẽ ra sao!? Không phải như trò chơi ô ăn quan ngày xưa ‘hết quan – tàn dân’, mà nay là ‘loạn quan – tàn dân’!
Như đã hẹn với bà con, trong đó có nhiều người đã bằng “trái tim” thay vì “cái đầu” để nức lời khen ngợi bài viết của bác Hà Sĩ Phu, bữa nay xin tạm trích 2 đoạn dưới đây, tương ứng với 2 phần của bài viết, và đặt vài dấu hỏi, trước khi đi vào bình luận tiếp sáng mai:
1. “Nếu có đủ thông tin thì chắc bạn không còn đủ dũng khí để tự hào là một đảng viên CS, … thì bạn phải hành xử như Trần Độ, như Phạm Đình Trọng, như Nguyễn Chí Đức… mới phải”.
2.  Chúng ta đã được đứng trên vai họ, những người dân chủ tiên phong chịu nạn tù đày để giành lấy từng tý chút dân chủ cho ta tiếp tục. Hãy nhớ ơn họ!”
Như vậy, có lẽ bằng ít nhất 2 đoạn trên, quan điểm của HSP là chỉ có một phương cách đấu tranh để xứng đáng được coi là “phải”, tức là ít nhất phải đòi ra khỏi đảng như Chí Đức?
Chỉ có những con người vì dấn thân tranh đấu để rồi bị tù đày mới là những người “tiên phong”, chịu hy sinh, để kẻ khác được “đứng trên vai” và phải “nhớ ơn”, nhờ họ mà mọi người mới được “chút dân chủ”?
Hai điều trên làm gợi nhớ tới những cuộc chiến, mà nếu cũng theo quan điểm HSP thì có lẽ chỉ những người lính ra trận mới là thực sự hy sinh, mới là “phải”. “Phải” hơn nữa thì phải kể tới những người trong trận chiến nào cũng hô xung phong và ưỡn ngực lao lên dưới làn đạn địch? Người lính điện đài, cô y tá, cùng các đồng đội đã bắn chi viện để cứu anh thoát chết, đưa về tuyến sau chữa lành vết thương, hay bà mẹ nghèo trong vùng địch đã che giấu anh, tất cả đều phải nhớ ơn anh, chứ không có chuyện ngược lại? Đám lính chưa “xung phong”, lại thích đánh tập hậu, lẩn lút chơi trò bắn tỉa, tập kích đêm hôm chỉ là một lũ … HÈN?
Xin các fan nhiệt thành của bác HSP trả lời dùm. (Xin được nhắc lại, đây là mới hỏi, chỉ xin độc giả trả lời thôi. Vì mới 7h30′ mà đã có độc giả bị “mắc bẫy”, hơi giống như với bài “Marx đã đúng …”, đã vội lao vào tranh luận. Hì hì!)

- Sao không minh bạch giá alumin? (NLĐ).
- Chủ tịch Quốc hội: “Cắt, xóa”… quyền cư trú, chỉ người dân khổ (DT). Đến Chủ tịch QH còn phải kêu lên thế này: “Người dân phải được tự do cư trú. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì ‘cấm’ và ‘xóa’, bắt phải thế này thế kia là người dân rất khổ”.
- “Ông Hoàng Hữu Phước không lập dị nhưng thiếu khiêm tốn” (KT). – Bùi Hoàng Tám: “Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?” (DT).  – Ngẫm từ trường hợp nghị Phước (Trần Kinh Nghị). “Thực tế cho thấy đại đa số các ông bà nghị khác đều do những hạn chế về năng lực, hoặc do những động cơ cá nhân, không thể hoặc không muốn, tham gia vào các cuộc tranh luận. Số này được dân gian  gọi là ‘nghị gật’? Câu hỏi ở đây là , điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả hoặc đại đa số các đại biểu Quốc hội đều tham gia tranh luận, tức là không ‘gật’ nữa mà ‘lắc đầu’? Chắc lúc đó sẽ có nhiều hơn những ông bà ‘nghị Phước’, thậm chí còn trầm trọng hơn thế!” - Không được cấm cản công dân cư trú (TN). - Xuất cảnh, đi tù bị xóa hộ khẩu? (PLTP). - Không thể vì lợi của cơ quan quản lý mà làm khó dân! (LĐ).
- Định nghĩa những con đường làm nên sự nghiệp (Cu Làng Cát). “Mua quan, bán chức – Mặc sức tung hoành./ Chén chú, chén anh -  Mới thành ê kíp/ Đường đi thảm đỏ – Con cháu quan trên./ Có chí thì nên – Giấc mơ huyền ảo”. Mấy câu trong bài này cần cho vào Từ điển Ngôn ngữ của trang viet-studies.
- NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 15) (Nhật Tuấn). “Tại Đảng với nhà Nước nói miền Nam quằn quại rên xiết dới gót giầy eủa đế quốc Mỹ. Thế thì ai nghe mà không nóng máu.Chống cái gì để cứu nước thì cũng chống hết , Thầy à!/ Thế thì đã vào đến đây rồi, mọi người có thấy miền Nam rên xiết quằn quại chỗ nào không?/ Có đấy , nhiều người phát rên lên rằng sao miền Nam chúng nó có lắm của cải thế”.
- TS Nguyễn Nhã: MỘT BÀI BÁO CỦA MỘT NHÀ BÁO TỪNG ĐOẠT GIẢI PULITZER TỪNG DẠY BÁO CHÍ TẠI ĐẠI HỌC DANH TIẾNG STANFORD ĐÁNG CHO NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA SUY NGHĨ (Quê Choa).
- “Tránh những tác động dù là nhỏ nhất đến hồ Gươm” (DT).  – Ba Vì- Hà Nội: Biệt thự bức tử đồi rừng – Bài 1: Hô biến đất rừng thành thổ cư (TP). – Đề nghị tạm dừng phân bổ vốn nhiều dự án lớn (PLTP).  – Hải Phòng: cán bộ xã giao gần trăm lô đất trái phép (Sống mới). – Kỷ luật 15 cán bộ xã sai phạm về đất đai (PLTP). – VỤ NHẬN HỐI LỘ HƠN 4 TỈ ĐỒNG Ở CẦN THƠ: Không kỷ luật lãnh đạo Sở Tư pháp (PLTP).  - Tiếp tục làm thủ tục đăng ký biến động đất nông nghiệp (TN).
Ngành Giao thông sẽ “thay máu” hệ thống quản lý vận tải đường bộ (PT). – Tổng cục Đường bộ “tố” Cục CSGT không hợp tác (DV).
- Chính phủ quyết tâm cải cách hành chính (VNN).
Chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ chiến lược quan trọng (TN).
Chính phủ đầu tư cho ngành than 320 ngàn tỉ đồng (PT).
Thừa, thiếu ngón tay, chân: Phải phẫu thuật mới được lái xe (ĐV/DV).
- Cần làm rõ 3 điều sau vụ bắt giữ anh em ông Dương Chí Dũng (GDVN).
- PHÍ ĐẤY (Faxuca).  - Chuyện tào lao: BIẾT THỦ TRƯỞNG LÀ NGƯỜI SÂU SÁT.
- Vụ đình chỉ Bí thư huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Tỉnh ủy chưa có ý kiến (PLTP).
- Xử lý loạt cán bộ giúp người gốc Hoa gom đất ở Cam Ranh? (TP).  – Vụ trang trại có nhiều… người lạ: “Người lạ” biến mất (NLĐ).
- Trung Quốc bán hạt walnut mà không có “nut”, bên trong chứa xi măng và đá: Chinese Fraudsters Are Reportedly Selling Walnuts Filled With Cement (Business Insider). – Trung Quốc: Dư luận bàng hoàng vì thịt cừu giả có chứa chất ung thư  (DV).
- VN-Australia: Từ cây cầu thép đến cây cầu tri thức (VNN).
- Ngân hàng Nga cho vay tiền xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (VOA). Tin cho hay, giá thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại miền nam Việt Nam ước tính lên tới 10 tỷ đôla”.
- Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu ở miền trung Trung Quốc (VOA).  – Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc (RFI). – Người Tây Tạng dùng ‘vũ khí văn hóa’ để bảo vệ bản sắc (VOA). người Tây Tạng đã bắt đầu mua rau cỏ của các cửa hàng Tây Tạng, đến ăn ở các nhà hàng Tây Tạng, chứ không phải nhà hàng Trung Quốc; chúng tôi nói tiếng Tây Tạng càng nhiều càng tốt, chứ không nói tiếng Hoa. Nhưng Lakkar không phải chỉ nhắm mục tiêu ăn thực phẩm Tây Tạng và mặc trang phục Tây Tạng: Nó nhắm mục đích lấy lại bản sắc của mình. Chúng tôi đang thách thức kẻ đàn áp; tranh đấu qua hình thức bất hợp tác”. 
H2- Trung Quốc : Một blogger khiến nhiều quan tham thanh bại danh liệt (RFI). “Trước đây, chúng tôi thường bảo nhau rằng nếu có chuyện gì thì hãy đến gặp công an, nhưng giờ đây thì chúng tôi nói, nếu có vấn đề gì thì đến gặp các công dân mạng. =>
- NGƯỜI DÂN BẮC KINH, LAN CHÂU RA TAY, GIƯƠNG BIỂU NGỮ “CÔNG KHAI TÀI SẢN” (BS). – Trễ chuyến, quan chức Trung Quốc đập phá sân bay (NLĐ).
- ĐCS Trung Quốc bàn về nhân sự lãnh đạo đất nước (TTXVN).
- Pháp phá vỡ một mạng lưới nhập hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc (RFI).
- Bắc Triều Tiên phô trương tập trận bằng đạn thật (RFI). – Dennis Rodman tới Triều Tiên với sứ mệnh ‘ngoại giao bóng rổ’ (VOA). - Kim Jong-un thị sát “chiến tranh thực” (TN). - Chủ tịch Triều Tiên thị sát diễn tập chiến tranh (LĐ).
Thách thức với nữ tổng thống Hàn Quốc (VNE).
Tân giáo hoàng được tiếp cận tài liệu mật Vatican (LĐ).

- TS Trần Công Trục: Biển Đông sẽ ra sao, trước vụ kiện Philippines và Trung Quốc? (Bài 2) (Infonet). – Trung Quốc được, mất gì khi từ chối ra tòa với Philippines (RFA). Cái mà Trung Quốc mất là uy tín của mình khi nước này nói về sự trỗi dậy hòa bình, về luật quốc tế bên cạnh UNCLOS đối với biển Đông”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 (VOA’s blog). “… những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới”.
- Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt (TT). – Chính quyền TQ làm ngơ để dân xúc phạm láng giềng? (RFA). “… khi giới lãnh đạo chính trị lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để gây phương hại cho những nước khác nhằm phục vụ quyền lợi quốc gia mình, hay động viên người dân hành động quá khích (như trường hợp vụ nhà hàng Snacks Bắc Kinh), thì đó là chủ nghĩa hoang dã. Và hiện có nhiều người tin rằng chủ nghĩa dân tộc ở TQ là mối đe doạ thực sự và sẽ biến Hoa Lục thành kẻ xâm lược toàn cầu”.
- Nguyên tắc của nền dân chủ  (StreetLaw/ Gốc sân).
- Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc (RFA). – Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng (RFI). Nhà văn Võ Thị Hảo: “… các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải hiểu rằng, cần phải làm quen với việc có những ý kiến trái mình. Đó là : Có những ý kiến trái mình là cái chuyện đương nhiên. Đừng trả thù họ ! Không được quyền trả thù họ như vậy !”
- NĂM MƯƠI NĂM VÀ SÁU MƯƠI BẢY NĂM (Hồ Hải). “Cũng Nam Bắc phân tranh, cũng nồi da nấu thịt tương tàn. Đất nước Đại Hàn cùng thảm kịch như Việt Nam, nhưng không ‘độc lập và thống nhất’ như Việt Nam. Cũng năm mươi năm ấy – mà còn hơn thế nữa, đến 67 năm – nước Việt có đến 5 hiến pháp khác nhau với 4 lần thay đổi, 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.  Thay đổi nhiều, nhưng tập đoàn cầm quyền chưa bao giờ sử dụng nó để điều hành và tuần thủ nó.  Thay đổi nhiều, nhưng người dân ngày càng teo tóp dần quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc như tuyên ngôn độc lập đã được sao chép từ Hoa Kỳ và Pháp”.
- Quay về chút lịch sử (Alan Phan). “Tôi không muốn phân tích sâu thêm về quyền lợi mỗi quốc gia đằng sau các quyết định chính trị. Cũng như thế liên hoàn đặc biệt của Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, ASEAN…  Không phải vì nó quá phức tạp (các vấn đề khi giải mã ra thường rất đơn giản, luôn bị các trí thức tháp ngà thoa son trát phấn cho cầu kỳ); nhưng vì luật Việt nam không cho tôi nói”.
KINH TẾ
NHNN ký hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng (Vietstock). - NHNN sẽ cung một lượng vàng miếng khá lớn ra thị trường (VOV/ Vietstock).  - Sản xuất vàng miếng SJC từ nguồn vàng nguyên liệu của NHNN (SGGP). - Ngân hàng Nhà nước trực tiếp sản xuất và mua bán vàng miếng (SGTT). - NHNN sẽ cung một lượng vàng miếng khá lớn ra thị trường (VOV). – Thị trường vàng trong nước: Nhẫn tròn “lên ngôi” (HNM). - Dân bớt hoảng khi vàng miếng dưới 1 lượng giao dịch trở lại (Sống mới). - Đấu thầu để giảm giá vàng (TN). - Vàng SJC sẽ giảm mạnh trong một tuần? (TP).
Giới đầu tư chứng khoán lại một phen nháo nhác (VNE). - Nhà đầu tư tháo chạy, VN-Index lao dốc 19 điểm (DT). - Chứng khoán tuột dốc, USD “nóng” trở lại (NLĐ). - Sân chơi mới cho cổ phiếu “ngoại lai”  (NLĐ). – Nỗi sợ “margin call” vs lòng tham dò đáy (CafeF).
H3Ngân hàng sẵn sàng vốn cho bất động sản (ĐTCK/ Vietstock). - Thị trường BĐS: Khó khởi sắc với những nỗ lực nửa vời (Sống mới). – Những đại gia BĐS bán nhà trả nợ (VEF). – Bất động sản chờ đến quý 3 mới nhúc nhích? (SGTT). – Mua penthouse Đại Thanh: Không sổ đỏ khách vẫn mất tiền vênh (GDVN). - Kiên quyết thu hồi dự án “treo” (TN). - Bộ trưởng Xây dựng: ‘Chia nhỏ căn hộ là bất đắc dĩ’ (VNE).
- Nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài vay nợ, bỏ về nước: Bế tắc xử lý tài sản vắng chủ (TP).
Hướng đi của tỷ giá hối đoái năm 2013 (Hoàng Tâm Nguyên) (Thông Luận).
Ngân hàng chuẩn bị thu phí ATM nội mạng: Vẫn là chuyện tận thu (LĐ).
Bất thường xe siêu sang “hồi hương” – Kỳ 3: Giám định có vấn đề ! (TN).
- Nhan nhản sữa nghèo đạm trên thị trường: Nhiều nhà sản xuất gian dối, lừa người tiêu dùng (LĐ).
- Lương vẫn đuổi theo giá (ANTĐ).
- Quản lý thị trường sữa: “Việt vị” từ giá đến chất lượng (SGTT). – Nhốn nháo thị trường sữa xách tay (VOV).
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc tại Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng gà cho thị trường (DV).
Nguy cơ Trung Quốc cấm nhập khẩu điều Việt Nam (PLTP).
- Vinacomin giải thể, phá sản, thoái vốn khỏi 12 doanh nghiệp (SGTT).
- TP.HCM: trong quý 1/2013 sẽ công bố kết quả xử lý dự án treo (SGTT).
- Thu phí ATM nội mạng: Đến quầy rút tiền cho nhanh? (DT).
- Thủ tướng quyết định chưa tăng giá xăng dầu (VNN).  – Thủ tướng “ghìm cương” giá xăng (Sống mới).
- Trùm tín dụng đen phải bán máu nuôi thân (VEF).
- Niêm phong xe bị nghi núp bóng Việt kiều hồi hương tại showroom (Sống mới).
- 2013: Khu vực euro tiếp tục suy thoái kinh tế (RFI).
- Phát triển ngành bò sữa: Đất không, vốn không! (NNVN).
- Đường sắt nam TQ và Bangkok: Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc? (TVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Tây Sơn thất hổ tướng – Kỳ 3: Thiết côn vô địch (TN).
Triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” (TN). – Lạ lẫm hội Ná Nhèm (LĐ). – Hy hữu tại Việt Nam: Thuê thang trèo tường vào lễ Phật (PLVN). – Váy cũn cỡn lên chùa… (PN Today).
H4- Tương lai nào cho cụm di tích Văn Miếu? (TP).  - Giải cứu bia tiến sĩ ở Văn Miếu (TN). =>
- Nhìn từ Trưng bày “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”: Thờ ơ với di sản của cha ông? (DV).
Quan chức và lễ hội (TN). - Lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam (Dòng đời/ DV).
- Inrasara & 3 đêm thơ Nguyên tiêu (Inrasara).
- Nguyễn Hoàng Đức: MẦU TỰ DO CỦA ĐẤT HAY TỰ DO QUÊ MỘT CỤC? (Nguyễn Tường Thụy).
- Ngày Thơ Buồn (Lê Thiếu Nhơn).
- NGUYỄN VŨ TIỀM tìm thơ hay thế kỷ mới (Lê Thiếu Nhơn).
Đừng làm ngược tiền nhân (Nguyễn Vĩnh).
- Về thăm làng rắn Lệ Mật (GD&TĐ).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 18) (Nhật Tuấn).
- Ca sĩ hát… sai lời ca khúc (NLĐ).
- THUỞ LÁ HÁT (Văn Công Hùng).
-  TÌM LẠI DIỄM HƯƠNG (Bùi Văn Bồng).
Cánh diều 2012: bí ẩn là Lạc lối (TT).
- Cô bé trường làng dẻo như diễn viên xiếc (DT).
- Tôi học cách yêu ẩm thực Mỹ ra sao (hết) (Phan Ba).
- Đổi tên báo International Herald Tribune (BBC).
- Nghi án bán độ tại Siêu cúp: Ban Tư vấn đạo đức khẳng định “có vấn đề” (ANTĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục chưa được xem là quốc sách hàng đầu (PT).
H5<- Tăng cường các biện pháp chống tiêu cực trong Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013 (GD&TĐ). - Sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh 2013: Thấp hơn điểm sàn 1 điểm vẫn được trúng tuyển ĐH (DT). – Khó như xác định điểm sàn (NLĐ).  - Thí sinh thi tốt nghiệp THPT được mang thiết bị chống tiêu cực (TN). - Sau kỳ thi vẫn được tố cáo tiêu cực (PLTP). - Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực (VNE).
Công bằng cho trường ngoài công lập – Kỳ 2: Nhập nhằng tư trong công (TN).
Nhạc sĩ An Thuyên: Bỏ thi Văn, Bộ GD&DT có lý… (ĐV).
- Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 tại TPHCM năm học 2013 – 2014 (DT).
- Hà Nội: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông (GD&TĐ).
- “Tay cụp tay xòe” và câu chuyện về chất lượng giáo viên (PLVN).
- Cô giáo Nết của tôi (NLĐ).
Nên thay đổi nội dung môn giáo dục công dân (NLĐ).
Chê bai và khen ngợi (DT).
- Ba đứa chúng tôi (NLĐ).
- Trường học Đức phát tiền cho học sinh đến ghi danh (DT).
- Mỹ: Bố mẹ kiện trường học vì dạy yoga cho học sinh (GDVN).
- Dành cho các blogger: Các bước dọn nhà từ Multiply sang Blogger   –   Eureka! Dọn tổng kho blog 300M sao lưu xuống máy chỉ mất 15 phút (Trần Hùng). Cách sao lưu dữ liệu trên những dịch vụ Google.
- Hạt hướng dương chứa chất gây teo não (DT). – Hạt hướng dương Trung Quốc chứa chất gây teo não, ung thư (Sống mới).
- Vì sao hải cẩu ngủ được bằng nửa bộ não? (VNN).
- Nguyên nhân vụ nổ thiên thạch khủng khiếp ở Nga (VnMedia).  – Đừng lo trời sập đè người (Chuacuuthe).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vụ nổ kinh hoàng ở TP.HCM: Tìm thấy quá nhiều súng đạn (NLĐ). – Giám đốc “khói lửa” có tới 2 “kho vũ khí” (ANTĐ).  - Vụ nổ nhà ông Phương ‘khói lửa’: Tư nhân sử dụng chất nổ là sai! (PT). – Khó lường với cảnh quay cháy nổ: Tiếc tiền, làm liều (NLĐ). – Tướng công an nói về vụ sập nhà thương tâm (VTC). – Vạn người đội nắng đưa tiễn nạn nhân vụ sập kinh hoàng (VTC).
- Cháy lớn tại công ty sản xuất đồ gỗ, hàng trăm người hoảng loạn (DT).
Giữ sạch áo blouse (TN). – Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2: Đau đớn vơi đi khi bác sĩ tận tình (DV). - Ghép tạng ở Việt Nam không thua kém so với thế giới (VOV). - Người tài chữa vô sinh (DV).
- Giả công an đi trấn lột: Nhan nhản trang phục công an giả (DV).
Bếp từ thiện giữa phố (TN).
- Tháng cầu cúng (LĐ).
H6- Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức: Lễ hội chùa Hương không bán thịt thú rừng? (GDVN). =>
Hãi hùng thịt trâu chọi Hải Lựu (TT).
- Trộm cắp, lừa đảo tiếp tục hoành hành trong bệnh viện (Sống mới).
- Dịch vụ cho thuê… chú rể (DT).
- “Tôi đã sẵn sàng chết, chỉ thương 3 đứa nhỏ mồ côi, thất học!” (DT).
- Nhập viện vì ăn thạch không rõ nguồn gốc (VEF).
- Chuỗi nhà hàng KFC của Mỹ tẩy chay phần lớn gà Trung Quốc (RFI). 4.000 quán ăn nhanh của KFC hoạt động tại Trung Quốc từ nay không mua thực phẩm từ những trại căn nuôi thiếu an toàn vệ sinh”.
- Trung Quốc bị tố cáo vi phạm hiệp định LHQ về bảo vệ loài hổ (RFI). – Trung Quốc bị tố cáo hậu thuẫn mua bán hổ (VOA).
- TQ – bắt khỉ làm sit-ups và push-ups: Video: Bắt khỉ chống đẩy, tập cơ bụng biểu diễn kiếm tiền (GDVN).

QUỐC TẾ
- Phe đối lập Syria đổi ý và sẽ dự hội nghị Rome (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ đối thoại với chính phủ Syria (VOA).  – Syria: Giao tranh dữ dội gần một ngôi đền lịch sử (VOA). - Hy vọng cho khủng hoảng Syria (TN). - “Những người bạn Syria” tăng sức ép lên ông Assad (TTXVN).
- Iran, nhóm P5+1 mở đàm phán hạt nhân (VOA). – Obama: Mỹ có thể tấn công quân sự Iran vào tháng 6 (GDVN).
- Giao tranh ác liệt tiếp diễn tại vùng núi ở bắc Mali (VOA). – Cuộc chiến Mali bước vào giai đoạn quyết định (KT).
- Chết người vì nổ khinh khí cầu (BBC). – Nổ khí cầu ở Ai Cập chết 19 người (BBC). – Nổ khinh khí cầu ở Ai Cập, 19 người chết (VOA).
Căng thẳng giữa Israel và Palestine gia tăng (VOV).
- Tổng thống Miến Điện thăm châu Âu (BBC).
H7<- Khủng bố đưa ảnh 7 con tin Pháp lên internet (RFI).
- Tổng thống Miến Điện đến Na Uy, khởi đầu chuyến công du châu Âu (RFI).
- Cuộc bầu cử tại Ý: Có vẻ chưa bên nào thắng dứt khoát (VOA). – Nước Ý có nguy cơ bế tắc chính trị sau bầu cử (RFI). – Ý có thể thành lập chính phủ liên minh (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ đến Đức (VOA).
- Hàn Quốc đưa quần đảo tranh chấp với Nhật vào chương trình giáo dục (RFI).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/02/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 26/02/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 26/02/2013; + Tài chính tiêu dùng – 26/02/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 26/02/2013; + Nhip đập 360 độ Thể thao – 26/02/2013; + 360 độ thể thao – 26/02/2013; + Thể thao 24/7 – 26/02/2013; + Khám phá thế giới – 25/02/2013; + Đấu trường 100 – 26/02/2013; + Sống khỏe mỗi ngày: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ; +Sự hy sinh thầm lặng – 25/02/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 26/02/2013; + Cuộc sống thường ngày – 26/02/2013; + Thời tiết du lịch – 26/02/2013; + Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 – 25/02/2013; + Thời sự 12h – 26/02/2013.

'Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng'


Ông Nguyễn Đắc Kiên bị cho thôi việc sau bài viết phê phán Tổng Bí thư

Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội vừa bị buộc thôi việc vì Bấm bài viết nhận xét trên blog phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự 'suy thoái'.

Tờ báo Gia đình & Xã hội ra thông cáo chưa đầy một ngày sau khi ông Nguyễn Đắc Kiên đăng bài viết với tựa đề "Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng" trên mạng internet.

Trả lời phỏng vấn BBC chiều tối ngày 26/2, ông Kiên nói ban biên tập tờ báo đã có buổi làm việc với ông ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến bài viết này.

'Mệnh lệnh đạo đức'

Ông Nguyễn Đắc Kiên nói bản thân ông hoàn toàn nhận thức hệ quả của việc viết bài viết trên.

"Sau khi nghe bài phát biểu của ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là công dân của nước Việt Nam, rất bất bình trước sự quy chụp về suy thoái lý tưởng, đạo đức," ông nói.

"Tôi sống ở Việt Nam từ nhỏ, làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi."

"Nhưng tôi khẳng định tôi viết bài này, cũng như những bài khác trên blog, hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi."

Bài viết của ông Kiên cho rằng "không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái."

Tác giả nói: "Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới."

Thông cáo của báo Gia đình & Xã hội nói "anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên".
"Con đường đến với dân chủ tự do là con đường đòi hỏi cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tôi vẫn theo đuổi con đường đó"
Nguyễn Đắc Kiên

"Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các hành vi của mình."

Khi BBC liên lạc chiều ngày 26/2, Tổng Biên tập báo, ông Lê Cảnh Nhạc, từ chối trả lời về vụ việc.

Viết trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Nguyễn Đắc Kiên nói: "Tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo."

"Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu," ông Kiên viết.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt, ông Kiên cũng nói mong muốn của ông trước mắt là tiếp tục được đọc và nghiên cứu để tìm hiểu thêm về lịch sử và thể chế của Việt Nam.

''Như tôi đã nói trong một bài blog trên website của mình, con đường đến với dân chủ tự do là con đường đòi hỏi cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tôi vẫn theo đuổi con đường đó''

(BBC)

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không bất ngờ khi bị thôi việc

Lý do anh Nguyễn Đức Kiên bị buộc thôi việc là do anh có bài viết trên trang blog phản đối những ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những người góp ý sửa hiến pháp năm 1992, yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, thiết lập thể chế tam quyền phân lập...
Phóng viên Chân Như của đài chúng tôi có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Đức Kiên vào tối 26/2/2013.
Chân Như : Rất cảm ơn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã dành đặc biệt cho Đài Á Châu Tự Do cuộc trả lời ngày hôm nay.
Thưa anh, anh có thể cho biết động lực nào đã thúc đẩy anh phản biện lại đối với lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng ạ?
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên : Trước nhất, tôi có thể khẳng định với anh rằng đầu tiên là nhận thức của tôi về quyền công dân thì nó đã hình thành trong quá trình lâu dài chứ không phải đến ngày hôm qua hay hôm kia thì nó mới có cái điều đó. Còn cái động lực trực tiếp đầu tiên thì là khi mà tôi nghe lời phát biểu TBT Nguyễn Phú Trọng trên Đài VTV thì đấy là cái áp lực thúc đẩy tôi viết bài đó.
Chân Như : Vâng. Thưa anh, sống trong một đất nước mà quyền phát biểu ý kiến của người dân bị giới hạn thì phải chăng anh đã chuẩn bị tinh thần cho sự việc này từ khá lâu, thưa anh ?
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên : Nếu mà anh có theo dõi blog của tôi thì anh sẽ thấy cái việc chuẩn bị tinh thần của tôi, nhưng mà nói chuẩn bị thì có hơi to tát, mà thật ra thì tất cả những người muốn đấu tranh, tôi không thích dùng từ “đấu tranh” lắm, muốn thúc đẩy cho nền tự do dân chủ trong nước thì sẽ đối mặt với nhiều vấn đề tương tự như tôi thôi, không có gì là quá to tát cả.
Chân Như : Anh có cảm thấy bất ngờ khi sự việc buộc thôi chức của anh xảy ra chỉ sau một ngày khi bài viết của anh được đăng tải ạ?
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên : Tôi không bất ngờ về việc buộc thôi việc, và tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho quyết định của lãnh đạo báo. Và tôi cũng hy vọng qua Đài Á Châu Tự Do tôi mong mọi người thông cảm và không nên phê phán quá mạnh báo Gia Đình & Xã Hội, vì nếu tôi ở cương vị của họ thì tôi cũng có thể phải ra quyết định như thế.
Chân Như : Và thưa anh, tâm tư lớn nhất hiện tại của anh là gì và anh có điều gì muốn nhắn gửi đến mọi người hay không ạ?
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên : Về phần tôi thì tôi sẵn sàng đón nhận tất cà mọi thứ, nhưng mà tôi hy vọng rằng con người trên đất nước của chúng tôi, từ người dân cho đến người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để họ chấp những ý kiến khác biệt với cái suy nghĩ của họ, khác biệt với cái lợi ích của họ. Đấy là cái hy vọng của tôi, còn về bản thân tôi thì tôi không có băn khoăn hay suy nghĩ gì cả.
Cái phần tôi lo nhất là cho gia đình tôi thôi, tôi xin chia sẻ như thế, cho gia đình vợ con tôi, bố mẹ tôi. Đấy là những cái tôi lo nhất, còn bản thân tôi thì tôi hiểu con đường tôi đã chọn cho nên tôi không có băn khoăn gì cả. Tôi chỉ muốn nhắn gửi với mọi người, kể cả ở các đài – báo đưa tin của tôi thì mọi người cần giữ được sự bình tĩnh vì mọi người đều hiểu rằng việc dân chủ hóa là một quá trình lâu dài mà ta không thể nóng vội được. Mọi người rất nên bình tĩnh, và tôi cũng có chia sẻ trên facebook của mình là tôi không muốn là thần tượng cá nhân gì cả.
Tôi nghĩ chuyện tôi làm là hết sức bình thường trong một đất nước có dân chủ tự do thì mọi chuyện hết sức là bình thường. Tất nhiên là tôi chỉ hy vọng rằng làm sao chúng ta cũng nắm tay nhau để thúc đẩy một nền dân chủ tự do cho đất nước Việt Nam, và khi đó chúng ta sẽ có những chuyện phanh phui như thế này thì hết sức là bình thường, không có gì là to tát cả.
Chân Như : Dạ vâng. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã dành đặc biệt cuộc trả lời phỏng vấn cho Đài Á Châu Tự Do ngày hôm nay.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên : Dạ. Cảm ơn anh.
Chân Như (RFA)

Trọng giáo sư và sự mặc cảm tập thể!


Khi trí thức quay lưng, chính thể ắt suy tàn. Hơn nữa tiến trình dân chủ hóa dù nhọc nhằn nhưng không thể đổi khác và trước sau gì nó cũng sẽ đến đích.
Chỉnh đốn Đảng về tồn vong chế độ không chỉ là bài trừ tham nhũng, chấn chỉnh đạo đức mà còn chấn chỉnh cả tư tưởng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng Sản. Bài nói chuyện của Trọng giáo sư tại Vĩnh Phú chính là khẳng định lại lập trường này.
Ông cho rằng: “Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp, cái này quan trọng lắm đấy… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn  tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên những  phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”
Hoàn toàn không có đổi mới về mặt chính trị, không có một tư duy sâu sắc hơn đơn giản vẫn là tư duy địch ta đơn thuần. Chỉ khác có một điều địch – những kẻ nguy hiểm là những người cấp tiến ủng hộ tiến trình dân chủ hóa. Địch những người tự diễn biến – yêu nước không giống như Đảng quy định.
Điều này thực sự là tệ hại!
Phát biểu của Trọng Giáo sư có thể coi là một thất bại về lý luận khi ông phủ định lời kêu gọi của ngài Nguyễn Sinh Hùng (một đồng sự của ông) về việc toàn dân tham gia sửa đổi Hiến Pháp và lời cam kết của nhóm soạn thảo Hiến Pháp sửa đổi “sửa Hiến pháp không có vùng cấm”.
Trong khoảng năm sáu chục năm nay, đợt sửa đổi hiến pháp này có thể coi là đợt “sinh hoạt chính trị” lớn và có màu sắc (not đặc sắc) dân chủ nhất tại Việt Nam. Bản “lật pháp” của nhân sỹ Trí thức trong vòng hai tháng đã có trên 5.500 chữ ký, đã chứng tỏ một sức hút kỳ lạ đến từ Dân Chủ.
Nó còn chứng tỏ sự khát khao thay đổi của không ít người. Oái oăm là ở chỗ ngoài vị thế quyền lực và tư duy địch ta thông thường, ông Trọng đã không có bất cứ một biện giải nào để khả dĩ thắng lợi trước bản lật pháp kể trên. Bằng vị thế chính trị của mình ông bảo thủ cho Đảng những đặc quyền đặc lợi.
Những đặc quyền đó vượt lên trên cả Hiến Pháp cũng như thiết chế của một nhà nước dân chủ. Thậm chí nó còn đi ngược với quy luật tất yếu là dân chủ hóa.
Đây cũng coi như một thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng về mặt chính trị, thất bại ở chỗ hình ảnh Đảng cộng sản (của ông) trở nên méo mó và tệ hại và cả sợ hãi nhiều hơn. Ông đã đẩy những người cấp tiến từng ủng hộ ông tiến hành chỉnh đốn – bài trừ tham nhũng về phía mà ông gọi là những kẻ tự diễn biến – kẻ địch.
Và rốt lại không có gì khác ngoài thứ mà lãnh tụ gọi là mặc cảm cá nhân trong chính Trọng giáo sư cũng như trong tập thể những người bảo thủ của ĐCS. Từ phát biểu tại Cu ba đến bài tổng kết hội nghị Tư 6 và bài nói chuyện này, sẽ là mò trăng đáy nước nếu nghĩ rằng Trọng giáo sư đủ sức vượt lên khỏi mặc cảm chính mình, mặc cảm tập thể để tiến hành đổi mới.
Ngoài chính bản thân mình, sự vận hành của cái đầu lâu và trái tim thì he he chúng ta chả nên kỳ vọng vào bụt đà mặc dầu lão ấy tốt và có đạo đức.
- "Lật pháp" chữ dùng của Đông La một con Lừa thuần chủng!
Up thêm nhế: hantimes.info còn hantimes.net thì he he chưa cập nhật xong. Đèo mẹ mua tên miền gồi hóa đơn gúc đã có nhưng lại đóe có được tài khoản, chờ tới chiều xem sao vầy.
Hantimes
(Blog Hatimesnews)

Nguyễn Văn Thiện - Bây giờ đến lượt nhân dân suy thoái

Tối 25-2-2013, trong thời sự 19h, VTV1 phát đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Vĩnh Phúc: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”.
        
Đó là tất cả quan điểm của ông TBT Nguyễn Phú Trọng về việc góp ý sửa đổi hiến pháp mà đảng đang triển khai rôm rả mấy bữa nay. Nói tóm lại là: Đừng có mơ tưởng hão huyền đa đảng nhé, đứa nào đòi đa nguyên đa đảng đứa đó là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Chỉ có duy nhất đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo thôi, đảng ta là đạo đức là văn minh, đảng ở trên cao chất ngất không hề suy thoái tẹo nào. Ô hô, bây giờ đến lượt nhân dân suy thoái.
Nhưng bác tổng bí thư hãy đặt câu hỏi sáng suốt một tí là vì sao mà dưới sự lãnh đạo tài tình 83 năm của đảng lại đưa đến hậu quả là nhân dân suy thoái trầm trọng như vậy? Khắp nơi rên la ca thán về đời sống khổ cực, nông dân mất đất mất ruộng kéo nhau đi tụ tập khiếu kiện rồi thành “phản động”. Công nhân bị bóc lột thậm tệ không được biểu tình mà chỉ “ngưng việc tập thể”. Thương nhân thì lao đao vì kinh tế suy thoái, sức mua giảm, vì thiếu vốn... Nhìn mọi mặt, đất nước ẩn chứa đầy tai họa, ra chợ thì thức ăn nhiễm độc, ra đường thì tai nạn giao thông, vào trường thì ép học thêm, lỡ vào đồn công an thì bị “vô tình trúng vào dùi cui” rồi chết, vào bệnh viện thì nằm sắp đống la liệt chờ có phong bì mới chữa, vào cửa quan thì phải đút lót, tham ô tham nhũng tràn lan, nhìn ra ngoài thì Trung Quốc đè nén, bắt nạt, xâm lược… Nếu đảng không suy thoái thì đứa nào suy thoái để đất nước đến nỗi này?
Ngay từ khi đảng kêu gọi góp ý cho hiến pháp nhiều người đã hiểu ngay rồi: Xui trẻ ăn cứt gà! Hiến pháp là của ai mà bảo dân xem đi rồi góp ý đi? Một đằng các đồng chí bảo do dân vì dân, một đằng lại lựa đủ chiêu trò mị dân nhằm kéo dài cái ngai vàng quyền lực đã đến hồi mục ruỗng.
Thôi, tóm lại là đảng cứ lãnh đạo đi, đất nước cứ tanh bành đi, và nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của đảng, vẫn tiếp tục suy thoái!
Hiến pháp muôn năm!
Nguyễn Văn Thiện
(Blog Nguyễn Văn Thiện)

Lê Trân Việt - Công nhận, Đảng ta siêu thật!

Không hiểu tại sao, đang yên đang lành, đảng lại ngẫu hứng ''cho'' Quốc hội phát động ra cái phong trào, toàn đảng toàn dân thi đua đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 trong thời hạn 3 tháng.
Mà phải góp ý dân chủ, thật lòng không có bất cứ vùng cấm nào để Quốc hội sau đó tổng hợp thay mặt dân phúc quyết ra một bản hiến pháp mới hợp lòng dân. Khỏi phải nói, dân Việt sau bao nhiêu năm ấm a, ấm ức '' được lời như cởi tấm lòng''. Thôi thì nhà nhà thi đua, người người thi đua, cả nước thi đua, từ trong nước ra đến Việt kiều ở ngoài nước, các mưu sỹ và cả các anh xe ôm, chí các bà nội trợ, từ các văn phòng cho đến phòng ngủ...
Mất ăn mất ngủ hiến kế và tấp tểnh hi vọng, rồi đây thông qua hiến pháp mới này, Dân Việt sẽ được sống trong bầu trời mới, được tự do dân chủ, được nói tiếng nói của mình, được sống và nghĩ theo cách của mình, được đa đảng để chống tham nhũng, được minh bạch bảo đảm công bằng ruộng đất, và nhất là quân đội nhân dân được trung lập không theo đảng phái nào, được trung thành với tổ quốc, với nhân dân .... Và rồi đây sẽ nhanh chóng hóa rồng, sánh vai các cường quốc năm châu.
Trong một thời gian rất ngắn, ngoài các đóng góp cá nhân của hầu hết các tầng lớp nhân dân, đủ mọi hoàn cảnh, đủ mọi ngành nghề. Nổi bật là đóng góp thấu tình, đạt lý của 72 nhân sỹ trí thức 'trong đó có nhiều người đã từng giữ những trọng trách cao trong bộ máy nhà nước', tạm gọi là 'hiến pháp 72' được chữ kí ủng hộ đến nay lên tới 6000 người.
Hầu hết các ý kiến đóng góp yêu cầu loại bỏ điều 4 hiến pháp, loại bỏ quân đội phải chính trị hóa trung thành với một đảng phái và loại bỏ chính sách đất đai thuộc về ''sở hữu'' toàn dân mơ hồ. Phải tự do báo chí, tự do lập hội, được quyền biểu tình và những quyền cơ bản tối thiểu mà mọi công dân phải có theo công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam tham gia, cam kết.
Chỉ riêng một trang báo mạng nhỏ bé ''BASAM'' theo thống kê cho tới nay đã có 10.639 người yêu cầu loại bỏ điều 4 hiến pháp chiếm( 92,73 phần trăm). số người đồng ý giữ điều 4 chỉ 366 người chiếm (3,19 phần trăm). ngoài ra chọn lựa khác là 468 người chiếm(4,08 phần trăm).
Đúng ra, khi đã phát động phong trào góp ý kiến xây dựng, sửa đổi hiến pháp 1992 mà phải dân chủ, không có vùng cấm nào... thì đảng, nhà nước, quốc hội phải tôn trọng cuộc chơi do chính mình khởi xướng dù cho đảng có không muốn sửa đổi không có lợi cho đảng, hoặc đảng trả vờ '' bình mới rượu cũ'' đi chăng nữa thì cũng phải cố mà đợi cho đến hết thời gian rồi dùng thủ thuật ẻm nhẹm đi là xong, hết chuyện ''ông Huyện về quê'' thì cũng còn đẹp mặt tí chút... Đằng này khi thấy phần thua chắc chắn nếu minh bạch lòng dân, ngay lập tức Đảng mà đứng đầu là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra ngay đòn cùn, nhổ ngay nước bọt vào chính cam kết của mình mới chưa được 2 tháng trước còn chưa ráo mực vào ngày hôm qua 25.2.2013 khi đăng đàn trong cuộc họp với cán bộ nhân dân tỉnh Vĩnh Phú.
Nào là ''nhiều đóng góp sửa đổi hiến pháp của dân là suy thoái chính trị, tư ưởng, đạo đức''. Ông nói (trích nguyên văn) '' vừa rồi đá có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức...'' Các ý kiến mà ông gọi là ''suy thoái'' trong đó bao gồm ''đóng góp về điều 4 hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội''. Ông nói: '' Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 hiến pháp không? phủ nhân vai trò lãnh đạo của đảng không? muốn đa nguyên đa đảng không? có tam quyền phân lập không? muốn phi chính trị hóa quân đội không?.... Người ta có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Tham gia khiếu kiện , biểu tình kí đơn tập thể... thì đó là cái gì ?''.Trọng lú
Đến nỗi nhà báo Nguyễn Đức Kiên, báo Gia Đình- giáo dục Ngay lập tức phải lên tiếng : Ông Nguyễn Phú Trọng, những lời trên ông nói với ai? nếu nói với toàn thể nhân dân thì ông không đủ tư cách. Mà ông chỉ có thể nói với 3 triệu đảng viên của ông (so với 90 triệu dân)  mà cũng có thể nói, ông chỉ nói tư cách cá nhân chứ đại đa số đảng viên tầm trung , không hưởng nhiều đặc quyền như tầng số ít chóp bu cũng chẳng thể đồng tình với ông... Ông nói về suy thoái ' đạo đức ' nào? đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc? hay tạm hiểu ông nói chỉ có đạo đức cộng sản các ông mới là chân chính? Thế thì trước khi có cộng sản thì dân tộc không chân chính, hàng tỷ người trên thế giới không cộng sản là không chân chính???
Tóm lại bài giáo huấn của ông Tổng bí thư Trọng hết sức phản động đã gây công phẫn dư luận khiến lòng dân bùng phát, tràn ngập tiếng ''chửi'' hay còn gọi là “ném đá'' tạo thành cơn bão đá dư luận mà với tư cách một giáo sư, học hàm học vị đầy mình, lai giữ cương vị lãnh đạo Đảng cao nhất thì đất nước sẽ ra sao đây?
 Cũng vào hôm qua 25.2.2013 VTV còn đăng đàn phỏng vấn ông Nguyễn Viết Thông, tổng thư kí hội đồng lí luận trung ương về việc những ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp, loại bỏ điều 4. Ông này trả lời cuộc phỏng vấn sắp sẵn bằng cách ''đọc'' giấy viết sẵn chứng tỏ trình độ rất a, b,c, và cho rằng Đảng CSVN không tranh dành quyền lợi của ai mà do dân tín nhiệm ủy thác. Hơn nữa ông ta cho rằng trước kia cũng có ''đa đảng'' nhưng các đảng ấy đã tự giải tán chứ không phải đảng chủ trương bức tử... Rất con vẹt, con vẹt.
Tóm lại, chúng tôi đưa lên toàn bộ bài ''giáo huấn'' tai tiếng của ông tổng Trọng, cũng như '' con vẹt'' Nguyễn Viết Thông, tổng thư kí hội đồng lí luận trung ương để mọi người chiêm ngưỡng cái hay ho của hai ông này, đại diện cho 'nguyên khí' của Đảng CSVN.
Với tất cả lòng khiêm tốn của một công dân nước Việt, tôi có thể tuyên bố: Hỡi các con rồng, cháu tiên. Hãy cứ ngoan ngoan, không suy thoái theo lời bác tổng Trọng, mà tin yêu chờ đợi Đảng, mà cố làm người cộng sản chân chính. Hãy yên tâm chờ nhé. hãy đợi đến tết Công Gô.

Công nhận, Đảng ta siêu thật!!!

Bạn đọc Lê Trân Việt- Vietinfo.eu

Khi đảng viên biến thành “công dân”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Vĩnh Phúc ngày 25 tháng 2, 2013
Trong khi nhân sĩ trí thức cùng với nhân dân hưởng ứng một cách tích cực lời kêu gọi góp ý về sửa đổi Hiến pháp 92 của Quốc hội thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng những người kiến nghị bỏ điều 4 Hiến pháp, thêm tam quyền phân lập và không chính trị hóa quân đội trong bản Hiến Pháp sắp được sửa đổi là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức.
Tuyên bố gây ra một phản ứng mạnh mẽ, sâu rộng trong nhiều tầng lớp nhân dân.
Quan điểm của Tổng bí thư
Từ vài tuần lễ vừa qua, kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, sau này được gọi là kiến nghị 72, về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92 đã làm hệ thống chính trị của Việt Nam như được thay một bộ áo mới, nó có dáng dấp của một cuộc lấy ý kiến người dân cho tiến trình sửa đổi Hiến Pháp nhằm phù hợp với nhịp sống dân chủ mà hầu như bất cứ một quốc gia nào trong cộng đồng thế giới cũng đều phải theo.
Đó là một bản Hiến pháp hợp với ý nguyện toàn dân và có khả năng giúp đất nước tránh được những mưu toan chính trị từ đảng phái hay cá nhân muốn độc quyền lãnh đạo và giam hãm đất nước dưới sự cai trị của một thiểu số không qua sự bầu bán của dân chúng, tức người chủ thật sự của đất nước.
Muốn làm được điều ấy, bản Hiến pháp phải sửa đổi những điểm cực kỳ quan trọng nhất đã bị biến dạng qua những lần sửa đổi trước đây.
Kiến nghị 72 đã yêu cầu bỏ hẳn điều 4 Hiến Pháp cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo đất nước, cũng như tam quyền phân lập phải được quy định bởi Hiến pháp nhằm kiểm soát quyền lực của chính phủ. Vấn đề thứ ba là Hiến pháp phải sửa đổi điều luật cho phép lực lượng vũ trang phải phục vụ Đảng trước khi phục vụ quốc gia.
Điều này cho phép Đảng toàn quyền sử dụng quân đội vào mục đích của một nhóm người thay vì lợi ích của dân tộc. Nó giúp nguy cơ phản quốc nảy mầm, tê liệt hóa quân đội bằng những giải thích dựa trên tính Đảng và những tương quan về cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Những cốt lõi này nếu không được thay đổi rốt ráo trong lần sửa đổi này thì kết quả cũng không thể khác với Hiến pháp năm 92 là bao nhiêu. Người ta chờ đợi một động thái tích cực từ trung ương khi biết rất rõ mọi quyết định đều phát xuất từ đây chứ không phải từ Quốc hội. Động thái được chờ đợi ấy không may lại quá tiêu cực, tiêu cực đến nỗi người nào tin vào thiện chí của Đảng càng nhiều thì sự thất vọng lại càng lớn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong khi chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc đã đưa ra một định nghĩa rất rõ về điều kỳ vọng của người dân trong sửa đổi Hiến pháp lần này ông nói:
“ Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?
Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì đó là cái gì?"
Mặc dù khó có người cả tin vào sự thay đổi của Đảng nhưng tuyên bố của ông Tổng Bí thư không khác gì lật úp con thuyền mong manh khi nó vừa mới khởi hành.
Một trong hàng triệu người thất vọng là Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết sự ngỡ ngàng của ông:

Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội.
Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội. AFP
"Hôm qua tôi có nghe phát biểu đó tôi cũng rất ngạc nhiên tại sao lại có cái phát biểu ngay thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp 92 của nhân dân? Tôi cho rằng cũng rất đáng
suy nghĩ bởi vì mới đây có kiến nghị 72 và 15 nhân sĩ trí thức có vị nguyên là Bộ trưởng hay Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đến đưa kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Sau đó có công văn trả lời cho rằng phải góp ý đúng theo tinh thần của nghị quyết 38 của Quốc hội. Theo tôi thấy thì việc này rất mơ hồ và tôi cũng suy nghĩ khi ông Phan Trung Lý gọi người trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp là “cùng một số công dân khác”….có nghĩa là những người góp ý là “công dân”. Đó là tính cách phát biểu của người thay mặt cho Hội đồng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92."
Không được tách quyền lực của Đảng ra khỏi Hiến pháp
Hai chữ “công dân” không đơn giản là cách nói hoa mỹ như người dân thường nghĩ mà phía sau nó là cả một sự chuẩn bị chu đáo nhằm đối phó với những đảng viên nào vượt ra khuôn khổ mà Đảng đã chỉ đạo, cụ thể là chỉ thị 22 như lời Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích:
"Bây giờ soi lại những văn bản của Đảng thì tôi thấy chỉ thị 22 của Bộ chính trị vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 và sau đó đúng 10 ngày thì chỉ thị của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký trong đó có điểm nói rằng phải quán triệt tinh thần của nghị quyết Trung ương 2 và kết luận của Trung ương 5. Quán triệt theo Trung ương 2 tức là không nói tới sở hữu đất đai. Trong khi nghị quyết Trung ương 5 là không tam quyền phân lập.
Hôm khai mạc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Hội đồng sửa đổi bổ xung Hiến pháp năm 92 trong một bài phát biểu có một đoạn nói rằng “tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách rộng rãi vào Hiến pháp và có thể tham gia vào tất cả các điều khoản của Hiến pháp và toàn bộ Hiến pháp”.
Sau đó tới phiên ông Phan Trung Lý nói rằng tham gia góp ý Hiến pháp thì không có vùng cấm. Bây giờ tôi có cảm giác các phát biểu của cấp lãnh đạo không thống nhất."

Chỉ biết còn đảng còn mình...
Bích chương : Chỉ biết còn đảng còn mình...
Nói như thế không ổn bởi vì cuộc góp ý này mở rộng cho toàn dân tham gia góp ý nhưng lại bảo đảng viên phải nghe theo chỉ thị 22, thì cuộc góp ý này nó không có ý nghĩa gì cả, sẽ trở thành lãng phí, không thật lòng với nhân dân. - LS Trần Quốc Thuận
Chỉ biết còn đảng còn mình...
Quay trở lại với phát biểu của ông Tổng Bí thư, rõ ràng ông muốn nhắm tới nhóm 72 người ký tên đầu tiên vào bản kiến nghị trong đó không ít người là Đảng viên kỳ cựu.
Những Đảng viên ấy nay đã trở thành công dân và vì vậy theo cách nói của ông Tổng Bí thư thì họ đang có dấu hiệu suy thoái tư tưởng. Suy thoái vì không cùng con đường với Đảng và nguy hiểm hơn ở chỗ họ cương quyết tách quyền lực của Đảng ra khỏi Hiến pháp.
Nhận thức này được Luật sư Trần Quốc Thuận chia sẻ:
"Ông Trọng nói suy thoái tư tưởng là nhằm nói với Đảng viên nhưng bây giờ những Đảng viên nghỉ hưu thì các vị lãnh đạo bây giờ đều gọi họ là công dân, cho dù họ là cán bộ cao cấp có bốn, năm hay sáu. bảy chục tuổi đảng đều được gọi là công dân. Bằng chứng là ông Phan Trung Lý nói họ là công dân như tôi nói ở trên.
Cũng như những lần đưa kiến nghị của những người như Giáo sư Tương Lai, anh Lê Công Giàu, anh Lê Hiếu Đằng hay anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ đều kêu mấy ảnh là “công dân”.
Công dân và Đảng viên là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Công dân có góp ý hay không thì tùy vào sở thích từng người nhưng Đảng viên thì khác. Sinh mệnh chính trị của họ nằm trong tay Đảng và vì vậy kể cả khi họ trở thành một đại biểu Quốc hội đi nữa thì Đảng vẫn thừa khả năng điều khiển họ bằng nghị quyết, kể cả nghị quyết thay đổi Hiến Pháp do Đảng chủ trương cho phù hợp với nhu cầu củng cố quyền lực của Đảng.
Sự thật này được Luật sư Trần Quốc Thuận qua kinh nghiệm của một người từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét qua cách nói của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:
"Nói như thế thì không ổn bởi vì cuộc góp ý này mở rộng cho toàn dân tham gia góp ý nhưng lại bảo đảng viên phải nghe theo chỉ thị 22 thì trong Quốc hội khóa 13 này đảng viên chiếm tới 91,6% là quốc hội mà tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước tới nay.
Khóa đầu tiên năm 1946 thì đảng viên trong quốc hội chỉ 57% trong đó gồm có Đảng Cộng sản, Đảng Việt Cách hay đảng này đảng khác… và họ đã làm được bản Hiến pháp năm 1946 bây giờ rất được ca ngợi là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của dân tộc và rất tiến bộ.
Như vậy lấy tỷ lệ 91.6 %  đảng viên đại biểu Quốc hội thì cuộc góp ý này nó không có ý nghĩa gì cả vì họ sẽ biểu quyết theo chỉ thị 22 cho nên cuộc góp ý không khéo sẽ trở thành lãng phí, không thật lòng với nhân dân."
Chủ trương nắm giữ quyền lực bằng mọi giá của Đảng qua lời của Tổng bí thư là câu trả lời cho những niềm tin sẽ có sự thay đổi.
Lời giải này tuy cay đắng nhưng cần thiết, nó vỡ ra những ngộ nhận và giúp người dân biết rõ hơn những điều trước đây được xem là nhạy cảm nay đã trở thành bình thường vì Đảng nhận thấy không cần thiết phải tiếp tục mặc chiếc áo đổi mới đã quá chật cho những toan tính lớn lao.

Mặc Lâm (RFA)

TBT Nguyễn Phú Trọng đang học chiêu “Diệt cỏ dại” của Mao

Một cảnh đấu tố trong cách mạng văn hóa của Mao
Giữa những năm 1950, Mao Trạch Đông muốn củng cố vị thế chính trị độc tôn của y, đã phát động chiến dịch “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Theo đó, họ Mao khuyến khích nói ra nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề của Trung Quốc lúc đó. Qua chiến dịch này, họ Mao khôn khéo nắm bắt được tất cả những người có quan điểm khác biệt. Đây thực sự là thủ đoạn tinh vi và là cái bẫy chính trị để Mao có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến.
Ít lâu sau, họ Mao phát động chiến dịch “Diệt cỏ dại” nhằm tiêu diệt hết các đối thủ chính trị, đảm bảo vị thế độc tôn của y.
Hơn nửa thế kỷ sau, Đảng CSVN phát động “lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp”.Vừa qua, nhân dân cả nước cùng đông đảo kiều bào ta ở nước ngoài đã hăm hở nói ra những điều bức xúc gắn với nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
Sau khi thấy “trăm nhà đã đua tiếng”, ngày 25/2/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu “diệt cỏ dại”:  “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
26/02/2013
Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)

Bùi Hoàng Tám - “Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?”

 Đó là câu hỏi của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Nhân dân đăng trên Dân trí cách đây hơn một năm (11/2011) khi ĐB. Hoàng Hữu Phước đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình ra khỏi toàn bộ nghị trình vì “dân trí ta còn thấp”.

Gần đây, câu hỏi này lại được đặt ra song không chỉ là câu hỏi của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đối với cá nhân ĐB. Hoàng Hữu Phước mà là câu hỏi của cử tri với một số đại biểu Quốc hội: Ai đã giới thiệu để nhân dân lựa chọn những ông nghị này nhỉ?

Trước hết, công bằng mà nói, chất lượng ĐB. Quốc hội các nhiệm kỳ gần đây đang ngày càng cao. Chỉ tính về bằng cấp, trong số 500 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XIII có tới 229 đại biểu trình độ trên đại học (45,8%), đại học 262 người (52,4%).  Trong các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp đã cho thấy đa số các đại biểu có trình độ, nắm khá chắc vấn đề và xác định rõ vị thế đại diện cho cử tri của mình.

Thế nhưng vẫn còn có những đại biểu mà cử tri không thể không đặt câu hỏi: Ai đã giới thiệu ra những ông nghị này nhỉ? Xin đơn cử ba trong số các trường hợp đó.

Trường hợp thứ nhất, xung quanh việc ĐB. Nguyễn Minh Hồng với đề xuất xây dựng và ban hành Luật Nhà văn. Xin không bàn về sự đúng sai, hay dở của đề xuất này mà chỉ xét ở khía cạnh ý tưởng đề nghị. Trước những phản ứng không đồng thuận của dư luận, trả lời câu hỏi của báo chí vì sao cần phải có Luật Nhà văn?, ông Nguyễn Minh Hồng đã trả lời… xanh rờn: “Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra”.

Một câu trả lời không chỉ là vô trách nhiệm mà còn đặc biệt nguy hiểm bởi sự ấu trĩ của một vị đại diện cho dân. Nhất là khi xét trên góc độ ông là một trong 500 lá phiếu có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia… Không loại trừ khi đó, đại biểu Hồng sẽ nhấn nút cho điều mà ông không biết, không hiểu vì… “chưa nghĩ ra”.

Trường hợp thứ hai là đối với bà Đặng Hoàng Yến, người đã bị miễn nhiệm với lý do khai man lý lịch. Có thể nói việc bà Yến từng là đảng viên không phải là điều bí mật sâu kín mà nhiều người và nhiều đảng viên biết. Thế nhưng cái sự việc “to như con voi” ấy lại không được phát hiện ra mãi cho đến khi báo chí lên tiếng là điều không dễ hiểu. Trong khi quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử được qui định rất chặt chẽ, tiến hành với 5 bước và có đầy đủ các tổ chức chính trị xã hội tham gia.

Trường hợp thứ ba là đối với đại biểu Hoàng Hữu Phước gần đây. Việc mạt sát một đồng nghiệp với những lời lẽ thiếu kiềm chế, vô văn hóa khiến hàng vạn cử tri phẫn nộ, đề nghị xem xét lại tư cách của đại biểu này là điều đáng phải suy nghĩ.

Nguyên nhân để xảy ra những hiện tượng trên thì nhiều nhưng theo người viết bài này thì có một nguyên nhân rất quan trọng mà bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác ĐB của UBTVQH đã đề cập: “Có thể sau vụ việc này cần phải xây dựng một quy chuẩn về văn hóa nghị trường. Đặc biệt nhất là việc lựa chọn người vào Quốc hội, chúng tôi rất suy nghĩ sao cho lựa chọn được người xứng đáng”.

Phát biểu của bà Trưởng ban Công tác ĐB cho thấy rõ ràng khâu lựa chọn đại biểu có vấn đề và cần phải suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là ai đã đưa ra những danh sách lựa chọn này cho cử tri? Có hay không chuyện chạy chức, chạy quyền trong Quốc hội? Và ai là người phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả này?

Quyền phải luôn luôn gắn với trách nhiệm. Khi có quyền mà không có trách nhiệm sẽ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, vô trách nhiệm.

Bùi Hoàng Tám (Dân trí)

GS. Phạm Đức Dương - "Ông Hoàng Hữu Phước không lập dị nhưng thiếu khiêm tốn"

Theo giáo sư Phạm Đức Dương, cách đánh giá về nhà Hồ trong bài viết trên blog của ông Hoàng Hữu Phước không phải là lập dị nhưng gắn cho "tiền nhân ngu xuẩn khi chống Hồ" là không được.

Bài viết nói xấu đại biểu Dương Trung Quốc của ông Hoàng Hữu Phước chưa lắng xuống thì mới đây, độc giả của một tờ báo lại tìm thấy bài viết phê phán “tiền nhân Việt ngu xuẩn” khi chống nhà Hồ trên blog cá nhân của ông này.
Độc giả này cho rằng, không thể im lặng khi “tiền nhân Việt” chính là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam bị một người xưng “danh đại biểu Quốc hội” xúc phạm như vậy.

Trên các diễn đàn mạng, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc  và cho rằng bài viết thể hiện sự ngạo mạn, thiếu tôn trọng lịch sử.

"Nói xấu đồng nghiệp đã không chấp nhận được, đằng này ông Phước còn dám phê phán cả tiền nhân. Đúng là ngạo mạn, thất lễ. Chắc hẳn những cử tri bỏ phiếu bầu cho đại biểu quốc hội này sẽ rất thất vọng sau khi đọc hai bài viết gây sốc này", ý kiến trên một diễn đàn mạng.

Tuy nhiên, một số độc giả sau khi độc bài viết “Ông Hoàng Hữu Phước còn viết 'tiền nhân Việt… ngu xuẩn' trên một trang báo điện tử lại không đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết và cho rằng, cần nhìn nhận lịch sử một cách khách quan.
“Bàn về vấn đề lịch sử Việt Nam thì rõ ràng còn rất nhiều chuyện để nói. Ai đúng ai sai vẫn còn là dấu hỏi mà các nhà sử học vẫn chưa thể nào khẳng định. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến thái độ của 2 người, đó là ông Hoàng Hữu Phước và tác giả bài viết này, Trúc Nam Sơn. Mấy ngày qua, ông Phước bị dư luận chê cười. Rõ ràng trong vấn đề này, ông ta đã sai và cách nhận lỗi của ông ta làm nhiều người vẫn còn bức xúc. Nhưng bài viết giống như kiểu "vạch lá tìm sâu" của tác giả khiến độc giả cảm thấy người này cũng chẳng hề rộng lượng gì”, độc giả Lê Ngọc viết ở mục phần bình luận về bài viết “Ông Hoàng Hữu Phước còn viết 'tiền nhân Việt… ngu xuẩn' trên Vietnamnet.
Bài viết trên blog của ông Hoàng Hữu Phước phê phán “tiền nhân Việt” “tệ hại và ngu xuẩn”.
Độc giả Nguyễn Xuân Thông cũng không đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết này. Chúng ta trân trọng và không xúc phạm đến tiền nhân nhưng sự đánh giá đối với tiền nhân cần khách quan.
Độc giả Thanh Tung Nguyen cũng cho rằng : “Người viết chưa hiểu rõ về lịch sử. Hãy tìm hiểu kỹ xem cha con nhà Hồ Quý Ly - Hồ Nguyên Trừng là những người như thế nào”.
Trao đổi với Kiến Thức, giáo sư, tiến sĩ Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng viện Đông Nam Á cho rằng, cách đánh giá hiện tượng lịch sử trong bài viết của ông Hoàng Hữu Phước không phải là cái lập dị bất thuờng nhưng thiếu khiêm tốn. 
Theo giáo sư Dương, khi đánh giá về nhà Hồ, đang có hai cách nhìn nhận đối ngược nhau. Những người theo cách đánh giá của phong kiến cho rằng cách làm của nhà Hồ lúc đó đi trái với quyền lợi của đất nước. Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng trong hoàn cảnh đó nhà Hồ đã có những bước cải tiến mới, phát triển đất nước. Hiện nay, những ý kiến đánh giá về nhà Hồ ngày càng tích cực hơn. 
“Nhà Hồ là một hiện tượng và có thể có những đánh giá khác nhau và ngày nay người hậu thế ngày càng hiểu giá trị cái tiến bộ nhà Hồ. Nhiều người hiện vẫn chưa đồng tình với cách đánh giá này nhưng đó là quyền của mỗi người. 
Xung quanh những đóng góp cả tiến lúc bấy giờ không phải là nguyên nhân trực tiếp để nhà Minh đưa quân đánh nhà Hồ. Bởi, thực ra phong kiến phương Bắc bất kỳ hoàn cảnh nào cho phép, họ cũng sẽ tiến hành chiến tranh xâm lược nước mình chứ không phải nhà Hồ cướp ngôi vua làm rối loạn mà họ đưa quân sang xâm chiếm được”, ông Dương lý giải. 
Như vậy, bài viết của ông Hoàng Hữu Phước thể hiện quan điểm đứng về phía ngày càng nhìn nhận đúng hơn, bảo vệ nhà Hồ. Thế nhưng, giáo sư Dương cho rằng, việc ông Phước gắn cho “tiền nhân chống nhà Hồ là ngu xuẩn” là không được, không nên.
“Chính sách của nhà Hồ khi đó mang tính cải cách đương thời mà cải cách đương thời ấy chống lại cách làm của nhà Trần đang trong giai đoạn suy thoái. Vì thế, tầng lớp bảo thủ càng về sau càng có cách nhìn nhận đúng đắn về lịch sử. 
Thế nhưng, khi đánh giá về lịch sử, phải khiêm tốn bởi sự khiêm tốn là cái cần thiết nhất của nhà khoa học. Khiêm tốn trước hết ở cách ăn nói, ở những chỗ dẫn chứng, cứ liệu đặt ra”, giáo sư Phạm Đức Dương nói. 
(Kiến thức)

Mạc Văn Trang - Chẳng ai muốn làm dân!?

Trước tết Quý Tỵ không may mình bị bệnh. Anh em con cháu, họ hàng, bạn bè, học sinh cũ… cứ nghe phải “vào bệnh viện cấp cứu” là báo cho nhau, ào ào đến thăm hỏi, nhét phong bì vào tay! Cái rủi lại hóa cái may, sướng! Nằm ngẫm nghĩ, thu hoạch được khối điều thú vị.

Thứ nhất, là số tiền thăm hỏi cũng kha khá. Mà tiền này là “tiền tình cảm thật”, “tiền sạch” tử tế, những người đưa phong bì không có chút cầu cạnh gì.  Người trao phong bì nắm tay rõ lâu và nhìn vào mắt mình thật ấm áp, chứ không phải quay vào ông kính, quay phim, chụp hình cốt để tuyên truyền như  “làm công tác từ thiện”… Cũng qua “vụ” này càng thấy cái “tình đồng chí” ngày nay nó vô nghĩa làm sao! Chỉ còn tình anh em, con cháu, bạn bè, thầy trò là thực sự tình người… Xã hội càng băng hoại, càng phải gìn giữ những cái tình này mà bấu víu!

Thứ hai, qua những câu chuyện “trong nhà” giữa những người thân, từ nhiều ngành nghề, tầng lớp xã hội, ở nhiều địa phương càng thấy  bao nhiêu là “tấn trò đời” trần trụi, trớ trêu, trơ trẽn, trắng trợn … đến lạ đời, lại được kể ra một cách tự nhiên,  dạn dĩ, nhiều bi,  hài đến thế! Giá mình có tài, có sức mà đi sâu vào viết về những điều ấy nhỉ!

Thôi thì nói một điều khái quát chung qua các câu chuyện: Xã hội ta bây giờ chẳng ai muốn làm dân! Điều lạ lùng là “Đảng ta”, “Nhà nước ta” càng “ra sức”, “tăng cường”, “quyết liệt” tuyên truyền với những khẩu hiệu thật hoành tráng, đỏ chói: “Dân là gốc”, “Chính quyền của dân, do dân, vì dân”, “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động …”, lá cờ của Đảng là “búa” và “Liềm” treo khắp nơi; rồi “Hội đồng nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân”, “Tòa án nhân dân”…, vậy mà sao dân cứ “quyết liệt” “kiên trì” chạy trốn khỏi thân phận làm dân! Mà cái giá thoát khỏi kiếp làm dân để được đứng vào hàng “quan chức”, dù làm anh bảo vệ, chị văn thư, cũng đang được nâng lên một “tầm cao mới”, mà trên thế giới này, ngoài cõi Việt Nam, ai ai nghe thấy cũng phải há hốc mồm!

-         Thằng cháu có bằng Tú tài, học lái xe, gom tiền mua cái xe tải nhỏ, chuyên chở nguyên vật liệu ở địa phương, xem ra cũng ổn. Bỗng nhiên bảo, cháu đang chạy vào làm nhân viên đường sắt, cũng mất khoảng dăm chục triệu.  Mình hỏi, vào đó làm gì? Nó bảo, cũng nhàn thôi, chủ yếu gác chắn tầu: tầu đến thì kéo barie chắn người, xe qua lại; tầu đi lại kéo ra… Mình bảo, thế thì có gì hơn việc mày đang làm mà phải chạy chọt, tốn kém? Nó bảo, nhưng vào đấy, chạy tiếp, sẽ thành cán bộ nhà nước, yên thân, có sổ hưu. Làm dân tự do như cháu, thu nhập không đủ tiền thuế, tiền “làm luật” cho CA, lỡ xảy ra tai nạn thì sạt nghiệp. Hóa ra mình còng lưng nuôi thằng ngay lưng suốt đời mà về già chẳng có lương hưu… Ồ, thì ra “lý luận về cái sổ hưu” của PGS TS, đại tá Trần Đăng Thanh đánh rất trúng cái bụng của dân ta thời nay: mục tiêu, lý tưởng là cái sổ hưu!

-         Con bé học Đại học Báo chí ra lại phải đi chạy thêm cái bằng Văn thư Lưu trữ để chạy vào làm chân Văn thư trong UBND huyện. Tết đến đem mấy con gà chọi nhà nuôi với (nghe đâu) ngót trăm triệu đi hai ba nơi. Nó nói, trước chỉ một đầu mối, nhưng nay phức tạp lắm, phải chạy ba nơi…

-         Một thằng đang làm công nhân cho xí nghiệp tư nhân sản xuất bao bì, lương ba – bốn triệu một tháng lại đùng đùng vay tiền chạy đi xuất khẩu lao động. Mẹ già, vợ trẻ, con thơ phản đối dữ quá, cậu ta quay sang chạy làm chân công nhân máy bơm của Trạm thủy nông tại huyện. Mình bảo, mày có tay nghề cơ – điện, cộng với số tiền hàng trăm triệu chạy việc, thì mở mẹ nó một cửa hàng sửa chữa hoặc buôn bán các dụng cụ cơ khí, điện máy có sướng hơn không? Sao phải bon chen, chạy chọt vào biên chế nhà nước cho khổ? Nó tròn mắt: Khổ? Làm dân thì mới khổ, còn vào nhà nước rồi sẽ có cơ hội mở mày mở mặt! Đấy, như thằng K…., thằng S…

-         Một con bé tốt nghiệp Đại học Sư phạm đang cùng mẹ là giáo viên mẫu giáo nghỉ hưu, tổ chức trông trẻ tại gia cho con công nhân khu công nghiệp, quá chuẩn, thu nhập cũng ổn, vậy mà cứ lo chạy bằng được vào chân giáo viên THCS. Nó nói chạy mất một trăm triệu mà lương được hơn hai triệu một tháng, hè không có lương, vì giáo viên quá thừa, quỹ lương thì thiếu. Nó bảo vào được cũng là cơ hội, vì ông phụ trách giáo dục sắp nghỉ hưu, ông ấy làm đợt “vét”, nhận vào hơn ba mươi giáo viên …

-         Buồn cười nữa là một cậu trung tá nói chuyện, chạy lên chức Chủ nhiệm …. mất ba trăm triệu. Nó bảo cũng phải khoảng hai năm mới thu hồi được vốn, rồi chuẩn bị hưu. Nhưng lúc hưu cũng chắc ăn cái thượng tá… Nó bảo, cái gì mà không phải chạy, bộ đội hết nghĩa vụ muốn làm lính chuyên nghiệp cũng phải chạy mướt mồ hôi, tốn kém ra trò!

-         Còn chuyện chạy làm quan: quan bé, quan nhỡ, quan to, quan “cốp”… giá cả bao nhiêu dân đều kể ra vanh vách, toàn từ vài trăm triệu, vài tỉ đến nhiều tỉ!.. Kinh!

Thảo nào Hà Nội điều tra mãi không ra vụ “hối lộ một trăm triệu để làm công chức”, vì làm gì có cái giá đó ở Thủ đô!

Nghe chuyện rồi cứ nghĩ lẩn thẩn: “nước lấy dân làm gốc”, mà chẳng ai muốn làm dân, chẳng ai chịu làm dân rồi không hiểu sẽ ra sao!? Không phải như trò chơi ô ăn quan ngày xưa “hết quan – tàn dân”, mà nay là “loạn quan – tàn dân”!

25/2/2013

Mạc Văn Trang

(Blog Nguyễn Tường Thụy)

Dũng 'Bắc Kạn' - Nghi phạm cầm đầu đưa ông Dương Chí Dũng bỏ trốn

Đến thời điểm hiện nay, Trần Văn Dũng tạm được cơ quan điều tra xác định là kẻ cầm đầu trong đường dây đưa ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) bỏ trốn. Vậy Trần Văn Dũng là ai?
Trùm giang hồ đất Cảng

Chỉ sau ít ngày thông tin bắt được cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng vào ngày 4-9-2012 được thông báo, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt giam Trần Văn Dũng (45 tuổi, ở đường Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng).

Vụ án Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho ông Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài được khởi tố và liên tiếp sau đó, hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố, bắt giam, trong đó mới đây là đại tá Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng.

Nói tên đầy đủ Trần Văn Dũng hầu hết mọi người đều không để ý nhưng nhắc đến biệt danh Dũng “Bắc Kạn” thì nhiều người dân đất Cảng khá rõ. Trần Văn Dũng chính là Dũng “Bắc Kạn”, được biết đến như một một trùm giang hồ có tiếng.

Ông H., một người đã rửa tay gác kiếm kể, Dũng “Bắc Kạn” là một trùm đường dây cá độ bóng đá, cờ bạc lớn xuyên quốc gia. Dũng đi Ma Cau như đi chợ, thường xuyên ra nước ngoài lại có thế lực, mối quan hệ rộng trong thế giới ngầm ở nước ngoài. Vì vậy, đường đi nước bước trốn ra nước ngoài, len lỏi trong cộng đồng người Việt cũng như người bản địa đối với Dũng dễ như trở bàn tay.

Cũng theo ông H., Dũng “Bắc Kạn” ẩn mình khá tốt, luôn tạo ra vỏ bọc kín đáo, có quan hệ thân tình với một số cán bộ bảo vệ pháp luật... Vì vậy, việc ai đó tin cậy nhờ Dũng “Bắc Kạn” tổ chức đưa Dương Chí Dũng đi trốn ở nước ngoài là điều dễ hiểu.

Giới giang hồ trong Nam ngoài Bắc đều đánh giá cao Dũng “Bắc Kạn” về khả năng nắm bắt thời thế, tinh vi, nên Dũng “Bắc Kạn” tạo thế cho mình rất giỏi hơn hẳn các trùm giang hồ khác dù Dũng ít tuổi hơn.

Nhiều lần thoát hiểm

Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tuổi tuy mới ngoài 20 nhưng Dũng “Bắc Kạn” đã sớm trưởng thành và có tiếng trong giới giang hồ đất Cảng.

Dũng “Bắc Kạn” có quan hệ khác thân thiết với trùm Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “sứt”), Nguyễn Duy Dũng (tức Dũng đui)...

Ngay trên đất Cảng, tuy ít tuổi hơn, Dũng “Bắc Kạn” cầm đầu hẳn một băng nhóm có tiếng trong giới giang hồ, sẵn sàng “bằng phân” với các trùm khác như Cu Nên, Lâm già.

Cuối năm 1992, Dũng “Bắc Kạn” Nam tiến, mở rộng địa bàn làm ăn và tham gia một băng nhóm giang hồ gốc Hải Phòng.

Tại TPHCM, Dũng “Bắc Kạn” kết thân với Dũng AK, một trùm giang hồ nổi tiếng tàn bạo bởi luôn sử dụng hàng nóng để giải quyết ân oán...

Đầu năm 1996, Dũng “Bắc Kạn” bị công an bắt giữ trong một đường dây chuyên buôn tiền xuyên quốc gia. Ra tù, trong lúc đang bơ vơ, Dũng “Bắc Kạn” được đàn chị là Dung Hà dang tay nâng đỡ, đưa vào TPHCM cùng tính kế làm ăn.

Tháng 5-2000, Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK và Dũng đui bị Công an TPHCM bất ngờ bắt tại phòng nghỉ ở khách sạn Embassy với một lượng heroin. Tuy nhiên, Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng thoát tội một cách ngoạn mục.

Sau cú chết hụt này, Dũng ra Bắc hoạt động theo các chương trình “liên kết” với các băng nhóm giang hồ phía Nam.

Sau khi Dung Hà bị trùm Năm Cam chỉ đạo đàn em bắn chết, Dũng “Bắc Kạn” quay về Hải Phòng, lập đầu mối trong đường dây ma túy của Minh “sứt”.

Khi trùm Năm Cam sa lưới rồi sau đó lần lượt trùm Minh “sứt”, Dũng AK... bị bắt, năm 2002 Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng mất tích.

Nhiều lời đồn đoán của giới giang hồ về sự biến mất của Dũng “Bắc Kạn”, người thì cho là Dũng đã cao chạy xa bay ra nước ngoài, kẻ đoán là Dũng đi tu sau khi gây nhiều ân oán giang hồ, thậm chí có thể Dũng đã bị thanh toán mất xác đâu đó...

Đến ngày 9-7-2002, Dũng “Bắc Kạn” bị lực lượng đặc nhiệm bắt gọn tại nhà một vận động viên (ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội) theo chỉ đạo của Ban chuyên án Năm Cam.

Sau khi ra tù, Dũng “Bắc Kạn” về Hải Phòng điều hành mạng lưới cờ bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua internet, và mới đây bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

(Tiền phong)
 

Việt Nam 1945-1995 – Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản

Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản

GS Lê Xuân Khoa
McNamara sang Việt Nam gặp Võ Nguyên Giáp để bàn việc tổ chức những buổi đàm thoại Mỹ-Việt với mục đích cùng xem xét những trường hợp mà mỗi bên có thể đã có những điều ngộ nhận về đối phương của mình, do đó đã lấy những quyết định sai lầm trong thời gian chiến tranh và để lỡ cơ hội hòa bình. Tướng Giáp đã phản ứng quyết liệt khi khẳng định rằng “Chúng tôi không hiểu lầm các ông. Các ông là kẻ thù muốn tiêu diệt chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống các ông và “bù nhìn” của các ông để thống nhất xứ sở.” Khi McNamara đưa vụ Maddox ra làm thí dụ về chuyện hiểu lầm, Võ Nguyên Giáp ngắt lời, “Chúng tôi hiểu đúng các ông… Các ông hành động phá hoại để có cớ tham chiến thay cho chính phủ Sài-gòn bất lực.” Nói về các cơ hội hòa bình, tướng Giáp lại quả quyết “Không có vấn đề bỏ lỡ cơ hội đối với chúng tôi… Tôi đồng ý là các ông đã để lỡ cơ hội và các ông cần phải rút ra các bài học.”5
Đúng là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. May mắn thay là cuối cùng tướng Giáp đã bằng lòng đưa đề nghị của McNamara vào nghị trình thảo luận. Cũng may mắn là tướng Giáp không tham dự các buổi thảo luận trong đó một số nhân vật miền Bắc đã phát biểu khác với ông, nhìn nhận có những trường hợp Bắc Việt không kiểu đúng ý định và lề lối làm việc của Mỹ, có những khó khăn từ phía “bạn”, và đáng lẽ đã có thể lấy quyết định thương thuyết sớm hơn. – GS Lê Xuân Khoa
Trong thời gian ba mươi bốn năm sau chiến tranh chống Pháp, chính phủ miền Bắc Việt Nam lại phải trải qua ba cuộc chiến tranh khác: chống VNCH và Hoa Kỳ (1955- 1975), chống Trung Quốc (tháng Hai 1979), và chống Khơ- me Đỏ ở Kam-pu-chia (1975-1989). Điều trớ trêu là trong hai trận chiến sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu với chính hai cựu đồng minh đã cùng sát cánh chiến đấu trong suốt thời gian chống Pháp và chống Mỹ, nhất là Khơ-me Đỏ lại do chính Đảng CSVN giúp thành lập và huấn luyện. Sau chiến thắng 1975, các lãnh tụ miền Bắc lại không giữ lời hứa với các chiến hữu ở miền Nam về việc duy trì một tình trạng chuyển tiếp ít nhất là mười năm trước khi thực hiện thống nhất hai miền, và giải tán luôn cả ba hình thức của cùng một thực thể chính trị là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình (LMDTDCHB), và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (CPCMLT). Chương này lần lượt kiểm điểm những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của Hà Nội đối với cả thù và bạn trong ba cuộc chiến tranh nói trên.
Đối Vi Hoa Kỳ
Trong khi Hoa Kỳ mắc phải nhiều sai lầm quan trọng và bỏ lỡ những cơ hội có thể tránh hay chấm dứt được chiến tranh sớm hơn, miền Bắc Việt Nam cũng phạm phải một số sai lầm và bỏ lỡ một số cơ hội hoà bình mà hậu quả là những tổn thất quá lớn về nhân mạng và tình trạng kiệt quệ về kinh tế không có điều kiện phục hồi. Hai mươi năm sau chiến tranh, nhờ mở cửa giao thương với quốc tế, gia nhập khối ASEAN và bang giao với Hoa Kỳ, Việt Nam mới thoát khỏi tình trạng nguy kịch và đang trên đà phát triển, nhưng vẫn còn đứng trong hàng ngũ của những nước nghèo nhất trên thế giới.
Cũng như Hoa Kỳ đã hiểu biết rất ít về lịch sử và văn hóa Việt Nam, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia ngoại giao của VNDCCH đã không có đủ hiểu biết và kinh nghiệm về guồng máy chính trị và các thủ tục ngoại giao của các nước Tầy phương, nhất là Hoa Kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là người duy nhất trong đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đặt chân lên đất Mỹ, nhưng cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn trên những chặng đường đầu tiên bôn ba qua nhiều nước ở Á, Âu và Phi châu. Hồi đó ông chưa nói được tiếng Anh và ông cũng cho biết rằng “trong thời gian thăm nước Mỹ ông không biết gì về chính trị.”1 Mãi đến sau khi được Trương Phát Khuê thả cho tự do năm 1943, ông mới có cơ hội đến Sở Thông tin Chiến tranh của Mỹ ở Trung Hoa để tham khảo lịch sử và tổ chức chính trị của Hoa Kỳ trước khi trở về Việt Nam mấy tháng sau đó. Tình trạng thiếu hiểu biết của Bắc Việt về chính sách và lề lối đối ngoại của Mỹ là nguyên nhân chính của những ngộ nhận và cơ hội hòa bình bỏ lỡ. Điều này đã được cựu Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh thẳng thắn xác nhận khi nói về hội nghị Genève năm 1954:
Chúng tôi đã mười năm ở trong rừng —ở trong rừng— để chiến đấu chống Pháp. Chúng tôi không thành thạo về các vấn đề quốc tế. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về ngoại giao hay những cuộc thảo luận đa phương như đã diễn ra ở Giơ-ne- vơ. Xin quí vị hãy cố hiểu tình trạng của chúng tôi năm 1954. Đúng là chúng tôi bước ra khỏi rừng để đi sang Giơ-ne-vơ do lời mời của những bạn đồng minh của chúng tôi là Trung Quốc và Liên Xô. Tình trạng hồi đó không giống như bây giờ ở Hà Nội, tại Viện Quan hệ Quốc tế này là nơi chúng tôi đào tạo những nhà ngoại giao trẻ. Hồi đó chúng tôi không biết gì về ngoại giao, về cách hành xử như thế nào, yêu cầu cái gì, đòi hỏi cái gì, phải xoay sở vận động ra sao trong một môi trường như vậy.2
Nhà ngoại giao kiêm sử gia Lưu Doãn Huỳnh cũng nhìn nhận:
Năm 1954 chúng tôi đã mắc phải một sai lầm. Năm 1954 chúng tôi không có đủ hiểu biết, không có đủ khôn ngoan để hiểu rằng hồi đó các ông không có thể và không muốn thực hiện một cuộc can thiệp toàn lực bằng quân sự ở Việt Nam. Chúng tôi không biết được điều đó. Tại sao lại lầm lẫn như vậy? Là vì chúng tôi không hiểu đúng tình hình quốc tế. Đó là một lẽ. Ngoài ra —điều này chúng tôi không thể phủ nhận được— chúng tôi đã bị các bạn của chúng tôi làm lạc hướng. Các ông đồng ý chứ?3
Tình trạng thiếu hiểu biết này còn kéo dài cho đến khi Bắc Việt phải trực diện đối phó với Hoa Kỳ, đặc biệt với chính quyền Johnson qua sáu cơ hội chính có thể chấm dứt được chiến tranh trong khoảng từ tháng Năm 1965 đến tháng Mười 1967 như đã nói đến ở chương 8 trên đây.
Trước khi phân tích những sai lầm và cơ hội bỏ lỡ riêng về phần Bắc Việt, cần phải nhắc đến những nhận xét không hoàn toàn đúng của cựu bộ trưởng McNamara về những điều mà ông gọi là những định kiến (tạm dịch từ tiếng Anh mindset) sai lầm của Hoa Kỳ và Bắc Việt đối với nhau. Định kiến của Hoa Kỳ là thuyết “domino” bị phê phán là sai lầm vì đã không xảy ra sau khi VNCH bị sụp đổ năm 1975. Nhưng như đã được bàn đến ở chương 8, nếu các nước khác trong vùng Đông Nam Á đã không sụp đổ theo VNCH như những quân cờ domino thì không phải vì cộng sản quốc tế không có mưu đồ thôn tính Đông Nam Á mà chỉ vì mâu thuẫn bất ngờ trong nội bộ khối cộng sản: Liên Xô-Trung Quốc và Trung Quốc-Việt Nam. Lỗi lầm của Hoa Kỳ là đã không nhận thấy thuyết domino không còn đứng vững từ những năm 1960 để hoạch định chiến lược mới. Định kiến của Việt Nam thì cho rằng Hoa Kỳ là một “tân đế quốc” hay “tân thực dân” muốn thay thế Pháp chiếm đoạt và thống trị Đông Dương, vì thế tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm tiêu diệt VNDCCH.4 Giới lãnh đạo miền Bắc luôn luôn tố cáo tham vọng đen tối đó của Hoa Kỳ để biện minh cho chính nghĩa “chống Mỹ cứu nước” và lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng. McNamara muốn chứng tỏ định kiến đó là sai lầm ngay từ buổi đầu tiên của những cuộc đàm thoại hậu chiến Mỹ-Việt 1995-1998.
Tháng Mười Một 1995, McNamara sang Việt Nam gặp Võ Nguyên Giáp để bàn việc tổ chức những buổi đàm thoại Mỹ-Việt với mục đích cùng xem xét những trường hợp mà mỗi bên có thể đã có những điều ngộ nhận về đối phương của mình, do đó đã lấy những quyết định sai lầm trong thời gian chiến tranh và để lỡ cơ hội hòa bình. Tướng Giáp đã phản ứng quyết liệt khi khẳng định rằng “Chúng tôi không hiểu lầm các ông. Các ông là kẻ thù muốn tiêu diệt chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải chiến đấu chống các ông và “bù nhìn” của các ông để thống nhất xứ sở.” Khi McNamara đưa vụ Maddox ra làm thí dụ về chuyện hiểu lầm, Võ Nguyên Giáp ngắt lời, “Chúng tôi hiểu đúng các ông… Các ông hành động phá hoại để có cớ tham chiến thay cho chính phủ Sài-gòn bất lực.” Nói về các cơ hội hòa bình, tướng Giáp lại quả quyết “Không có vấn đề bỏ lỡ cơ hội đối với chúng tôi… Tôi đồng ý là các ông đã để lỡ cơ hội và các ông cần phải rút ra các bài học.”5
Đúng là cuộc đối thoại giữa hai người điếc. May mắn thay là cuối cùng tướng Giáp đã bằng lòng đưa đề nghị của McNamara vào nghị trình thảo luận. Cũng may mắn là tướng Giáp không tham dự các buổi thảo luận trong đó một số nhân vật miền Bắc đã phát biểu khác với ông, nhìn nhận có những trường hợp Bắc Việt không kiểu đúng ý định và lề lối làm việc của Mỹ, có những khó khăn từ phía “bạn”, và đáng lẽ đã có thể lấy quyết định thương thuyết sớm hơn. Ở chương trên, khi bàn về sáu cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ, chúng ta đã thấy rõ những ngộ nhận và hành động sai lầm của cả hai bên. Dưới đây sẽ bàn thêm về nguyên nhân khiến Bắc Việt bỏ lỡ những cơ hội này. Bây giờ hãy trở lại nhận xét của McNamara về định kiến sai lầm của Bắc Việt đối với Hoa Kỳ.
McNamara đã nói đúng khi ông đính chính rằng Hoa Kỳ không phải là một “tân đế quốc” hay “tân thực dân” có ý định chiếm đoạt các nước Đông Dương thay thế vai trò của Pháp như lời tố cáo của Hả Nội. Từ ngày lập quốc, các chính quyền ở Hoa Kỳ vẫn tự giao phó sứ mạng truyền bá các giá trị tự do dân chủ của Tây phương trên toàn thế giới. Dưới thời của Kennedy, một vị Tổng thống trẻ tuổi đầy nhiệt huyết vừa đắc cử, Hoa Kỳ lại càng hăng hái thực hiện sứ mạng truyền thống ấy. Đối với các nước Đông Dương, điều đó nghĩa là Mỹ chỉ muốn ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo chứ không theo đuổi tham vọng chinh phục thuộc địa. Việc Hoa Kỳ tự ý trả độc lập cho Phi-líp-pin ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến chứng tỏ Hoa Kỳ muốn phá bỏ chế độ thuộc địa và khuyến khích các cựu đế quốc phải noi gương. Lý do chính khiến chính quyền Truman bỏ chương trình của Roosevelt và ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương là Hoa Kỳ cần có Pháp để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô Âu châu, nhưng vẫn thúc dục Pháp sớm trả lại độc lập cho các” nước Đông Dương. Chính vì lý do này mà Hoa Kỳ bị Pháp bắt chẹt (blackmailed), như ngoại trưởng Dean Acheson đã phàn nàn:
Hoa Kỳ giúp cho Pháp ở Đông Dương không phải vì chúng tôi chấp thuận việc làm của họ mà vì chúng tôi cần Pháp ủng hộ các chính sách của chúng tôi đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nước Đức. Người Pháp đã bắt chẹt chúng tôi. Trong các phiên họp, mỗi khi chúng tôi yêu cầu Pháp cố gắng hơn ở Âu châu thì họ lại đưa ra vấn đề Đông Dương… Họ yêu cầu chúng tôi viện trợ cho Đông Dương mà không chịu cho tôi biết họ hy vọng đạt được điều gì và như thế nào. 6
McNamara cho rằng vì có định kiến sai lầm về mục tiêu thật sự của Mỹ ở Việt Nam nên Hà Nội đã không chấp thuận thương thuyết để tìm một giải pháp hòa bình thích hợp mà chỉ đòi Mỹ phải đơn phương ngưng chiến và rút hết quân ra khỏi Việt Nam vô điều kiện. Nhận xét của McNamara chỉ đúng một phần về bề mặt căn cứ vào lời cáo buộc của Hà Nội. Thật sự thì các nhà lãnh đạo Hà Nội có thể hiểu sai Hoa Kỳ về ý muốn chinh phục Việt Nam và cũng chỉ hiểu đúng một phần vai trò lãnh đạo thế giới tự do của Hoa Kỳ mà họ đã khuếch đại lên, theo cách nói của Nguyễn Cơ Thạch, là muốn làm “chủ nhân ông của thế giới”. Nhưng Hà Nội hiểu rất đúng mục tiêu trước mắt của Mỹ là ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản ở vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, muốn có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Hà Nội không thể tuyên dương chủ nghĩa cộng sản như một lý tưởng của dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa tư bản hay các giá trị dân chủ Tây phương. Chiến tranh chống Mỹ chỉ có chính nghĩa để được sự ủng hộ của nhân dân nếu Mỹ bị kết tội là “tân đế quốc”, “tân thực dân” thay thế cho vai trò của Pháp với dã tâm chiếm đoạt Việt Nam.
Định kiến của Bắc Việt đối với Hoa Kỳ phát xuất từ mối thất vọng của Hồ Chí Minh đối với thái độ của chính quyền Truman, không những đã không để ý đến tám lá thư của ông kêu gọi giúp cho Việt Nam độc lập lại còn viện trợ quân sự cho Pháp chiếm lại Đông Dương. Khi Pháp bị thất trận năm 1954 thì Bắc Việt lại thấy Hoa Kỳ trở thành kẻ thù số một, mạnh và nguy hiểm hơn Pháp hàng chục lần qua việc chống lại bầu cử thống nhất Nam-Bắc và xây dựng chế độ “bù nhìn” ở miền Nam để gây chiến với miền Bắc và tàn sát nhân dân Việt Nam. Quan điểm này được khai triển và đem ra tuyên truyền trong mọi giới làm động cơ thúc đẩy nhân dân căm thù “Mỹ-Ngụy” và quyết tâm “chống Mỹ cứu nước”. Được tuyên truyền và học tập lâu ngày, quan điểm này biến thành một niềm tin sắt đá hun đúc ý chí chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Với một nhãn quan cục bộ như thế, Hà Nội đã không nhận thấy đúng mục tiêu toàn cầu của Mỹ là chống cộng sản quốc tế do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo. Để đạt được thắng lợi, Hà Nội phải dựa vào viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, do đó vô hình trung trở thành một quân cờ của Bắc Kinh và Mat-scơ-va, một tình trạng rất khó chịu cho Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Hà Nội không biết rằng Mỹ chỉ chống Bắc Việt vì coi Bắc Việt là quân cờ của hai đại cường cộng sản và Mỹ đã không hiểu đầu óc độc lập của con người Việt Nam, dù là cộng sản hay không. Do những “định kiến” sai lầm đó, cả hai bên đều thấy không có thể thỏa hiệp được với nhau cho đến khi Hoa Kỳ thử thăm dò Bắc Việt về giải pháp trung lập năm 1962, nhưng thất bại.
Trong những buổi thảo luận Mỹ-Việt 1995-1998, McNamara và các đại diện Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nếu được Bắc Việt cho biết, dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ, về ý muốn độc lập với Liên Xô và Trung Quốc như trường hợp Tito của Nam Tư thì chắc chắn Washington đã sẵn sàng thảo luận với Hà Nội về giải pháp trung lập cho miền Nam và có thể cho tất cả ba nước Đông Dương. Liên Xô sẽ đồng ý với giải pháp này vì không muốn để cho Trung Quốc kiểm soát các nước láng giềng. Trung Quốc cũng có thể chấp nhận ít nhất là trung lập hóa miền Nam Việt Nam, vì như vậy miền Bắc sẽ không đủ mạnh để hoàn toàn độc lập với Trung Quốc trong khi Liên Xô không còn có cơ hội tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
Các nhà ngoại giao Bắc Việt đã tỏ ý tiếc không tìm gặp các đại diện Mỹ ngay trong thời gian họp hội nghị Genève 1954 để tìm hiểu lập trường thực sự của Mỹ và thăm dò một giải pháp thích hợp. Dưới đây là một đoạn trao đổi rất thẳng thắn được ghi nhận trong một phiên thảo luận Mỹ-Việt năm 1997:
David Welch: Phái đoàn Việt Nam ở Genève có biết rằng để cho Liên Xô và Trung Quốc cầm đầu mọi cuộc thảo luận thì sau này khó thuyết phục được Hoa Kỳ rằng Bắc Việt không phải là một “bù nhìn” cộng sản hay không?
Lưu Doãn Huỳnh: Điều gì sẽ xảy ra cho quan hệ của chúng tôi với Mỹ? Tôi xin nói rằng đây là một câu hỏi rất quan trọng trong đầu óc của chúng tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra khi cường quốc lớn nhất thế giới trở thành kẻ thù của chúng tôi? Nhưng chúng tôi không thể thảo luận điều này ở Giơnevơ. Nhìn lại chuyện đã qua, tôi nghĩ rằng đáng lẽ chúng tôi nên tìm cách gặp gỡ các ông —những người Mỹ— để giải thích cho các ông hiểu các mục tiêu của dân tộc chúng tôi và tìm hiểu thái độ của các ông. Dĩ nhiên trong hoàn cảnh lúc bấy giờ điều đó không phải là đơn giản, nhưng có lẽ là chuyện cần phải làm.
Nhưng trong những ngày đó, tất cả chúng ta —chúng tôi, và cả các ông nữa— đều bị kiềm chế bởi chính sách không làm mích lòng các bạn của mình, bạn của các ông là Pháp và Anh, còn bạn của chúng tôi là Trung Quốc và Liên Xô.
David Welch:… Ở Genève, phái đoàn Viêt Nam không quan tâm đến quan hệ tương lai với Hoa Kỳ hay sao? Hoặc giả các ông có quan tâm, nhưng vì hoàn cảnh ở Genève không cho phép câc ông thảo luận những mối quan hệ với Hoa Kỳ một cách có kết quả?
Lưu Doãn Huỳnh: Chính là vấn đề thứ  nhì đấy. Chúng tôi rất quan tâm đến các ông —rằng sau Giơnevơ các ông sẽ là kẻ thù chính của chúng tôi trong tương lai. Ngay sau Giơnevơ, vào tháng Ba 1955, Ủy ban Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam đã tuyên bố là từ ngày đó trở đi nước Mỹ là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất của chúng tôi. Họ biết như thế. Họ tuyệt đối tin tưởng như thế. Chúng tôi ở trong tình trạng rất khó khăn. Nhưng chúng tôi bị hạn chế khắt khe về những điều có thể nói ở Giơnevơ. 7
Nhân dịp nói đến hội nghị Gennève 1954, Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh có phát biểu một quan điểm thường được Hà Nội nhắc đến để trách cứ Hoa Kỳ. Ông Huỳnh cho rằng ‘‘cơ hội lớn nhất và quan trọng nhất bị bỏ lỡ có thể tránh được chiến tranh là việc không thi hành bầu cử đất nước năm 1956.’’ Ông giải thích :
Bản hiệp định này đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam… Chúng tôi tin rằng việc tiến hành bầu cử năm 1956, như đã được quy định bởi hội nghị Giơnevơ là giải pháp tốt nhất. Tại sao chúng tôi nói như vậy? Bỡi vì: thứ nhất, cuộc xung đột có thể được giải quyết một cách tự do và công khai bởi toàn thể nhân dân Việt Nam; và thứ nhì, cuộc bầu cử phù hợp với công pháp quốc tế. Nếu chuyện này đã xảy ra thì cái- gọi-là “Vấn đề Việt Nam” đối với nước Mỹ đã chẳng bao giờ còn phải đặt lại. Không bao giờ. Việt Nam đã được thống nhất và tự do và như vậy cuộc xung đột giữa các phe khác nhau đã không xảy ra.”8
Lời giải thích của ông Huỳnh có hàm ý rằng Bắc Việt đương nhiên sẽ thắng trong cuộc bầu cử năm 1956. Điều này có thể hiểu được vì miền Bắc đông dân hơn và bộ máy tuyên truyền và kiểm soát của Nhà Nước Cộng sản rất hữu hiệu. Trừ khi có bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế, gần như 100 phần trăm cử tri ở miền Bắc sẽ bỏ phiếu theo chính phủ miền Bắc, vì dưới chế độ hộ khẩu và phiếu thực phẩm, không ai dám để cho gia đình mình bị đói. Trong khi đó, chính phủ Ngô Đình Diệm còn quá mới, lại phải lo định cư gần một triệu dân di cư từ miền Bắc đồng thởi phải đối phó với những nhóm nổi loạn thân Pháp có vũ khí. Mãi đến giữa năm 1955, sau khi ông Diệm đã dẹp yên loạn quân Bình Xuyên và thuyết phục được các giáo phái đối lập, Hoa Kỳ mới bắt đầu ủng hộ ông mà không ý thức được đầy đủ đầu óc độc lập và bản chất phong kiến ở nơi ông. Giả thử ngay từ 1954, Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ đã hoàn toàn đồng ý với nhau về một chương trình xây dựng một nền dân chủ thực sự ở miền Nam với sự viện trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ về mọi mặt, và nếu cuộc bầu cử được tổ chức trong những điều kiện thông tin, tranh cử và bầu cử thật sự tự do trên toàn quốc, miền Nam có nhiều hi vọng thắng cử. Quả thật, chính quyền miền Bắc trong những năm sau hội nghị Genève đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh và dân chúng phải sống một cuộc đời rất khổ cực. Sách lịch sử ở Việt Nam xác nhận:
Miền Bắc bắt tay vào việc khôi phục kinh tế trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, bị thiệt hại nặng nề: 1,430,000 ha đất bị bỏ hoang, 8 công trình thủy nông lớn và nhiều công trình thủy nông vừa và nhỏ bị phá hủy. Phần lớn ruộng đất chỉ làm một vụ, năng suất rất thấp. Kĩ thuật sản xuất thô sơ, thiên tai nặng nề. Sức kéo chủ yếu là trâu bò nhưng thiếu nghiêm trọng do hàng vạn trâu bò bị giết trong chiến tranh… Nền công nghiệp vốn rất nhỏ yếu lại bị thiệt hại nặng nề. Phần lớn nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu thiếu nghiêm trọng… Giao thông vận tải, mạch máu của nền kinh tế quôc dân, bị phá hủy nặng nề. Hàng nghìn km đường sắt bị tàn phá, chỉ có hơn 100 km tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng hoạt động; 3,500 cầu cống bị phá hủy… Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, nâng giá, lũng đoạn thị trường diễn ra phổ biến… Sản xuất ngưng trệ, lưu thông phân phối khó khăn, hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng… Hàng chục vạn người thất nghiệp… Nạn đói lan tràn. Tháng 9-1954, miền Bắc có gần nửa triệu người bị đói… Năm 1955, cả miền Bắc chỉ có 30 kĩ sư và cán bộ kĩ thuật. Mạng lưới y tế lạc hậu, nhiều dịch bệnh như sốt rét, lao phổi, hoa liễu, đau mắt hột… hoành hành phổ biến.9
Trầm trọng hơn nữa là kết quả tàn khốc của chính sách cải cách ruộng đất và chỉnh huấn trí thức lên đến cao điểm trong những năm 1955-1956 đã gây bất mãn và chống đối kịch liệt trong quần chúng, ngay cả trong hàng ngũ đảng viên. Rốt cuộc là tháng Tám 1956 Đảng phải hạ lệnh chấm dứt đợt thứ Năm cải cách ruộng đất, cách chức Tổng bí thư Trường Chinh, ban hành các biện pháp sửa sai. Cả Chủ tịch Hồ Chí Minh lẫn anh hùng Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp đều phải lên tiếng trước quốc dân nhận lỗi cho Đảng và Chính phủ. (Xem Chương Ba trên đây).
Trước những khó khăn to lớn như vậy của chính quyền miền Bắc, đúng ra là phải trách Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm đã để lỡ một cơ hội có thể thắng cử trong một cuộc bỏ phiếu thống nhất một nước Việt Nam không cộng sản. Riêng phong trào di cư ào ạt từ Bắc vào Nam —chỉ trong thời hạn 300 ngày đã có gần một triệu người ra đi, bất chấp mọi cố gắng ngăn chặn của cán bộ nhà nước— đã cho thấy khuynh hướng chọn lựa của người dân. Dù sao, nêu ra vấn đề miền Nam có thể thắng cử là để nói về một tình trạng chỉ có thể đúng trên lý thuyết, trái với thực tế chính trị, xã hội phức tạp ở miền Nam lúc bấy giờ, chưa kể đến tính chất xung khắc giữa đường lối chính trị Hoa Kỳ và quan niệm trị quốc an dân của Ngô Đình Diệm, về lý do cuộc bầu cử hợp với luật lệ quốc tế như Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh đã nêu ra thì, như đã bàn đến ở Chương Bảy, chính quyền quốc gia miền Nam không bị ràng buộc bởi hiệp định Genève vì hai lý do: QGVN không ký tên trên một hiệp định mà thực chất là một thỏa ước đình chiến giữa Pháp và Việt Minh chứ không phải là một giải pháp chính trị, và QGVN đã được chính phủ Pháp trao trả độc lập hoàn toàn, tức là có quyền quyết định riêng, do hiệp ước Daniel-Bửu Lộc ký trước khi có hiệp định Genève.
Trở lại vấn đề những cơ hội bỏ lỡ trong những năm 1960, ta đã thấy ngoài sự thiếu hiểu biết về chính trị Hoa Kỳ và bang giao quốc tế đưa đến những ngộ nhận và phản ứng tiêu cực, như trong cuộc gặp gỡ Harriman-Ung Văn Khiêm năm 1962 và những cơ hội hoà bình trong thời gian giữa 1965 và 1967, ngay từ 1954, Hà Nội đã không hoàn toàn có tự do trong việc trực tiếp thăm dò và thảo luận với Hoa Kỳ. Như Lưu Doãn Huỳnh đã nhấn mạnh, “Việt Nam là nạn nhân của các cường quốc ở Genèvè” và vẫn còn mắc kẹt với Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960:
Chúng tôi không muốn có một hội nghị kiểu Giơnevơ để giải quyết cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Chúng tôi muốn có những cuộc hội đàm trực tiếp, song phương Việt-Mỹ để có thể nói lên quan điểm của chính chúng tôi và hành động cho chính quyền lợi của chúng tôi. Nhưng, như các ông biết, chúng tôi không thể nói điều đó một cách công khai vì nó sẽ gây nguy hại cho việc viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc là những nước, chẳng may thay, lại có vai trò trong một hội nghị mới kiểu Giơnevơ.10
Sau hết, còn phải nói thêm về hai nguyên nhân khác của cơ hội bỏ lỡ. Thứ nhất là thái độ nghi ngờ quá đáng của Hà Nội đối với những tín hiệu hòa bình từ phía Mỹ. Khi Tổng thống Johnson mở “chiến dịch trung gian” năm 1965, nhờ cậy hay chấp thuận đề nghị của nhiều cá nhân hay quốc gia làm trung gian để thăm dò Hà Nội về những cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ, Hà Nội đã bác bỏ mọi nỗ lực hòa bình ấy, chỉ vì nghi ngờ đây là chiến dịch hỏa mù của Mỹ nhằm đánh lừa dư luận quốc tế trong khi ném bom Bắc Việt và đưa quân chiến đấu Mỹ vào Việt Nam. Johnson đã phải than thở về những nỗ lực thất bại này: “Tôi là một chàng cao-bồi khá giỏi vậy mà tôi đã chẳng quăng giây chụp được một người nào muốn giải quyết chiến tranh bằng thương thuyết. Chúng tôi đã gửi thông điệp cho họ qua các đồng minh —một nước, hai nước, ba nước, bốn hay năm nước… nhưng họ vẫn trả lời là chúng tôi không thể nói chuyện với các ông”.11
Thứ hai là lập trường cứng rắn đối với những quyết định của Hoa Kỳ tạm ngưng ném bom Bắc Việt. Hà Nội đòi Mỹ phải ngưng hẳn ném bom vô điều kiện trước khi chấp thuận hoà đàm, mặc dù Hoa Kỳ chỉ yêu cầu Hà Nội đáp ứng bằng cách tạm ngưng quân viện cho MTGPMN. Không những thế, Hà Nội còn lợi dụng thời gian Mỹ ngưng ném bom để ồ ạt chuyển quân và vũ khí vào miền Nam, “tấp nập như xa lộ New Jersey vào những ngày cuối tuần”. Đã đành quyết định của phe chủ chiến Mỹ “ném bom cho đến khi Bắc Việt trở về thời kỳ đồ đá” là sai lầm vì chỉ làm kiên quyết thêm ý chí chiến đấu của Bắc Việt (tức là của người Việt Nam) — cũng như những vụ oanh tạc Luân Đôn của Đức Quốc Xã thời Đệ nhị Thế chiến chỉ làm tăng thêm tinh thần chiến đấu chống Đức của người Anh— nhưng cách đáp ứng của Hà Nội đối với Mỹ (có lần ngưng ném bom lâu tới hơn một tháng) không phải là thái độ thích hợp để tiến đến thương thuyết. Trước khi Mỹ ngưng ném bom, Liên Xô đã cho biết nếu Mỹ chịu ngưng ném bom vài ba tuần thì Liên Xô sẽ nói với Hà Nội nhận điều đình.12 Lập trường cứng rắn của Hà Nội biểu lộ đầu óc “duy ý chí” hay thái độ “lên gân” mà tác giả Bùi Tín thường hay nhắc đến để chỉ trích các nhà lãnh đạo lỗi thời của Đảng ở Hà Nội.
Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động Việt Nam đã áp dụng đúng chiến thuật truyền thống “dùng yếu thắng mạnh” trong lịch sử kháng chiến chống Trung Quốc của dân tộc —có thể gọi là “nhu đạo quân sự”— khi tránh đối đầu với sức mạnh của Mỹ mà chỉ kiên nhẫn chịu đựng và kéo dài cuộc chiến cho đến khi Mỹ phải nản lòng và bỏ cuộc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đảng lại không áp dụng chính sách “nhu đạo ngoại giao” mỗi khi có cơ hội có thể chấm dứt cuộc chiến bằng thương thuyết, vấn đề thăm dò lẫn nhau về giải pháp chấm dứt chiến tranh là chuyện bình thường giữa hai đối thủ trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, trừ trường hợp một bên thấy mình mạnh hơn kẻ địch và tin chắc rằng kẻ địch sẽ phải đầu hàng vô điều kiện, vấn đề không phải là sợ bị mất mặt vì có thể bị hiểu là mình yếu (cho nên cần phải “lên gân”), mà là có cơ hội đưa ra các điều kiện hoà đàm có thể đem lại kết quả thuận lợi cho mình. Nếu điều đình không xong thì vẫn có thể tiếp tục đánh cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Xét cho kỹ, quyết định cứng rắn của Hà Nội đã tùy thuộc vào các trường hợp đối phó với Wash­ington: trước vụ Tết Mậu Thân, Hà Nội muốn nói chuyện với Mỹ thì bị Bắc Kinh ngăn cản; sau Mậu Thân, tình hình chống chiến tranh trong nội bộ của Mỹ đưa đến vụ Johnson từ bỏ ý định tái tranh cử Tổng thống đã giúp cho Bắc Việt từ thế bất lợi (vì thất bại trong vụ Mậu Thân) chuyển sang thế thắng lợi.
Hà Nội chỉ thực sự đi ngược lại truyền thống “nhu đạo ngoại giao” trong việc giao thiệp với Washington sau chiến thắng 1975, cứ cương quyết giữ vững lập trường cho đến khi muốn thay đổi thái độ thì đã muộn. Biết rằng không còn trông cậy được vào Liên Xô và Trung Quốc trong công cuộc tái thiết và phát triển thời hậu chiến, Hà Nội mong muốn bình thường hoá các quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ. Chỉ hơn một tháng sau ngày Sài-gòn thất thủ, trong một bài diễn văn trước Quốc Hội, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh tiếng mời Hoa Kỳ thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam.13 Ngay sau đó, Việt Nam lại mời đại diện các ngân hàng và công ty dầu hỏa Mỹ sang thảo luận các vấn đề hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, lập trường của Hà Nội là Mỹ phải trả số tiền 4.75 tỉ đô-la mà Nixon đã hứa khi ký hiệp định Paris 1973 (gồm 3.25 tỉ viện trợ tái thiết và 1.5 tỉ viện trợ hàng hoá) trước khi giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích.14 Tổng thống Gerald Ford bác bỏ điều kiện này với lý do Bắc Việt đã vi phạm hiệp định Paris nên lời hứa của Tổng thống Nixon trở nên vô hiệu. Washington muốn trước hết Hà Nội phải đồng ý giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích và trao trả hài cốt của những người đã thiệt mạng, sau đó Hoa Kỳ mới có thể đáp ứng vấn đề giúp đỡ nhân đạo. Cuộc thảo luận giữa đôi bên bị bế tắc cho đến khi Jinmmy Carter đắc cử Tổng thống trong cuộc bỏ phiếu cuối năm 1976.
Tháng Ba 1977, Tổng thống Carter cử một phái đoàn đặc biệt do Đặc sứ Leonard Woodcock cầm đầu đi Hà Nội để thảo luận vấn đề người Mỹ mất tích. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên với phái đoàn Woodcock, Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh vẫn nhắc lại lập trường cố hữu là Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh trước khi Việt Nam hợp tác giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích. Phiên họp chính thức sau đó của phái đoàn Mỹ với Việt Nam cũng vẫn giậm chân tại chỗ. Trong giờ giải lao, Woodcock phải yêu cầu trưởng đoàn Phan Hiền gặp riêng trong một phiên họp ngắn, không chính thức và không ghi biên bản. Woodcock giải thích cho Phan Hiền hiểu rõ các lý do khiến Tổng thống Carter cử phái đoàn đặc biệt đi Việt Nam và nhấn mạnh rằng nếu Việt Nam muốn bình thường hoá quan hệ với Mỹ thì đây là cơ hội duy nhất, vì “Các ông sẽ chẳng bao giờ có một phái đoàn Mỹ thuận lợi cho các ông như thế này… Nếu chúng tôi trở về Mỹ với một bản phúc trình tiêu cực thì các ông có thể quên chuyện bình thường hoá quan hệ với Mỹ trong mười hay mười hai năm nữa.”15
Cuộc thảo luận chính thức sau đó tiến hành khả quan hơn khi Phan Hiền đề nghị thảo luận vấn đề người Mỹ mất tích cũng như vấn đề viện trợ kinh tế trên căn bản nhân đạo. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm với phái đoàn Mỹ rằng vấn đề viện trợ là “một nghĩa vụ cần được thực hiện với tất cả lương tâm và tinh thần trách nhiệm của các ông.” Để chứng tỏ thiện chí, Việt Nam trao cho phái đoàn Wcodcock mười hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam. Tổng thông Carter rất hài lòng về kết quả cuộc tiếp xúc chính trị đầu tiên này và nghĩ rằng Việt Nam đã sẵn sàng quên chuyện quá khứ và không còn đòi viện trợ như một điều kiện tiên quyết cho vấn đề quan hệ bình thường giữa hai nước. Ông cho phép các tổ chức nhân đạo Mỹ giúp cho Việt Nam 5 triệu đô-la. Bộ Ngoại Hoa Kỳ cũng cho biết sẽ không chống việc Việt Nam xin gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đầu tháng Năm, Phụ tá Ngoại trưởng Richard Holbrooke sang Paris để thảo luận với Thứ trưởng Phan Hiền tiếp theo chuyến đi Hà Nội của Phái đoàn Woodcock. Cuộc gặp gỡ này không thành công vì Hà Nội vẫn nhắc lại lời hứa của Nixon và đòi Washington phải làm tròn “nghĩa vụ tinh thần” đối với Việt Nam. Holbrooke cho biết là chuyện viện trợ chỉ có thể được xét đến sau khi, chứ không phải trước khi, Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Trước khi Holbrooke trở lại Paris gặp Phan Hiền vào đầu tháng Sáu thì đã có một số biến chuyển bất lợi xảy ra cho Hà Nội. Khi được tin Phan Hiền họp báo ngày 4 tháng Năm nói về việc Mỹ có bổn phận phải viện trợ cho Việt Nam, thì ngay ngày hôm sau Quốc Hội Mỹ thông qua một bản tu chính do dân biểu William Ashbrook đề nghị “ngăn cấm chính phủ điều đình về bồi thường, viện trợ, hay bất cứ một hình thức trả tiền nào khác” cho Việt Nam. Ngay trước khi lên đường sang Paris, Holbrooke lại được Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) báo tin là trong Bộ Ngoại giao có gián điệp gửi tài liệu cho Hà Nội. Lần này, Việt Nam cho thêm tin tức về hai chục quân nhân Mỹ mất tích, nhưng Holbrooke vẫn chỉ có thể hứa về việc viện trợ gián tiếp sau khi hai bên có quan hệ ngoại giao, nhất là vì chính phủ Mỹ đang bị khó khăn với Quốc hội. Cuộc hội đàm vòng hai này vẫn không tiến được hơn lần trước. Để gây cản trở thêm cho những cuộc thảo luận về bang giao giữa hai nước, Quốc hội Mỹ lại tỏ rõ thái độ chống Việt Nam bằng quyết định chính thức phủ nhận lời hứa của Nixon viện trợ cho Hà Nội, và bác bỏ luôn lá thư của Carter yêu cầu Quốc hội cho phép các cơ quan tài chánh thế giới cho Việt Nam vay tiền.
Khi Holbrooke gặp lại Phan Hiền lần thứ ba vào tháng 12, 1977 thì Hà Nội không còn đòi Mỹ viện trợ trước khi có bang giao. Phan Hiền đề nghị hai giai đoạn: giai đoạn A, hai nước bình thường hoá các quan hệ; giai đoạn B, Hoa Kỳ lặng lẽ chấp thuận viện trợ cho Việt Nam. Phan Hiền nói với Holbrooke: “Ông chỉ cần rỉ tai cho tôi biết số tiền viện trợ là đủ.” Holbrooke trả lời là ông không có thẩm quyền quyết định. Holbrooke cũng không thỏa mãn đề nghị của Phan Hiền về việc Mỹ bỏ phong tỏa kinh tế như một bước đầu tiên đến quan hệ bình thường. Holbrooke cho biết mục đích cuộc gặp gỡ lần này chỉ là đề nghị việc hai bên thiết lập văn phòng liên lạc ở thủ đô của mỗi nước trong khi chờ đợi giải quyết các vấn đề khác và thiết lập đầy đủ các quan hệ ngoại giao. Việt Nam từ chối đề nghị này.16 Vài tháng sau, Hà Nội bỏ điều kiện viện trợ và muốn xúc tiến các thủ tục bang giao. Giữa năm 1978, một phái đoàn Dân biểu Mỹ do Sonny Montgomery cầm đầu sang Việt Nam tìm hiểu vấn đề người mất tích. Việt Nam lại tự ý trao cho phái đoàn 15 bộ hài cốt của quân nhân Mỹ. Mặc dù tất cả những dấu hiệu tốt đẹp ấy, Tổng thống Carter vẫn nghe theo đề nghị của Cố vấn An ninh Zbigniew Brzezinski quyết định bỏ Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào cuối năm 1978. Đúng như lời khuyến cáo trước đây của Woodcock, nếu Việt Nam để lỡ cơ hội năm 1977 thì việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ phải bị trì hoãn tới mười hay mười hai năm nữa. Thực tế là mười tám năm sau, Mỹ mới bãi bỏ cấm vận và thêm một năm nữa mới thiết lập Đại sứ quán ở Hà Nội.
Sai lầm của Hà Nội là đã quá cứng rắn trong việc tiếp tục đòi chính quyền Carter phải trả tiền bồi thường chiến tranh sau khi chính quyền Ford đã cương quyết gạt bỏ vì Hà Nội đã vi phạm hiệp định Paris bằng việc tiến chiếm miền Nam. Hà Nội đã không biết rằng dù Carter đã thắng cử, đa số trong Quốc Hội Mỹ vẫn không có thiện cảm đối với Hà Nội và sẽ phản ứng bất lợi trước những đòi hỏi của Hà Nội. Những nhà lãnh đạo Hà Nội lại không nghĩ đến chuyện Hoa Kỳ đã bắt tay với Trung Quốc từ năm 1973 và đang tiến đến việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao giữa hai nước, do đó Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội tranh thủ cảm tình của Hoa Kỳ. Thực ra, cơ hội tốt nhất là phiên họp lần đầu tiên hồi tháng Năm, 1977 giữa Holbrooke và Phan Hiền sau chuyến đi của phái đoàn Woodcock. Phiên họp thứ hai một tháng sau đó vẫn còn có hi vọng tiến đến bang giao, nhưng sau phiên họp thất bại này thì tất cả chỉ còn là những cố gắng vớt vát, dù có đạt được thoả hiệp thì cũng khó được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Hà Nội cũng không hay biết rằng khi Holbrooke và Phan Hiền gặp nhau lần thứ ba thì cơ quan FBI đang theo dõi Ronald Humphrey, một viên chức của Sở Thông Tin Hoa Kỳ (USIA), từ mấy tháng trước đã sao chép những công điện mật vào loại thấp của Bộ Ngoại giao để chuyển cho Đại sứ Đinh Bá Thi, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở New York, qua trung gian của David Trương, tức Trương Đình Hùng, một Việt kiều ở Mỹ từ trước 1975.17 Humphrey và Trương đều bị kết án tù năm 1978 còn Đại sứ Thi bị trục xuất về nước.
Đối Vi Việt Nam Cộng Hoà
Khác với McNamara đã tự nhận là không hiểu biết gì về lịch sử và văn hóa Việt Nam nhưng vẫn cho rằng ở Việt Nam chỉ có người cộng sản mới thật sự yêu nước, các nhà lãnh đạo Bắc Việt thừa biết rằng có rất nhiều người yêu nước không phải là cộng sản và hai phe quốc gia-cộng sản đã có một lịch sử “không đội trời chung” từ những năm cuối thập kỷ 1920 khi cùng chiến đấu chống chế độ thực dân Pháp. Chương Một đã nói khá đầy đủ về lịch sử cuộc xung đột quốc-cộng này, từ mầm mống dị biệt về tư tưởng đến những cuộc tranh chấp chính trị gay go và những cuộc thanh toán đẫm máu nhất giữa hai bên trong những năm 1945-1946. Vì vậy ở đây chỉ cần nhắc lại rằng sai lầm căn bản của đảng cộng sản Việt Nam là đã quyết liệt triệt hạ các đảng phái quốc gia, loại trừ tất cả những người yêu nước không tuân phục mình, do đó làm hỏng cơ hội có thể thực sự đoàn kết được đại khối dân tộc trong cuộc chiến đấu chống Pháp giành độc lập.
Hồ Chí Minh có thể đã sớm có ý muốn về một nước Việt Nam độc lập, không những đối với Pháp mà còn đối với cả cộng sản quốc tế nữa. Nhưng ông vẫn muốn có một nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản dân tộc18 và không thể chấp nhận những khuynh hướng chính trị khác. Mọi hình thức hợp tác với các đảng phái quốc gia chỉ là phương tiện nhất thời để đạt được mục tiêu trước mắt là thắng Pháp. Việc thành lập Mặt trận Việt Minh và những chính phủ liên hiệp năm 1945, 1946 là những bằng chứng cụ thể của mưu lược chính trị này. Nhưng công cuộc thanh trừng các đảng phái quốc gia và thành tích cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh đã khiến ông gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở để rốt cuộc phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Cũng vì những lý do này mà sau khi thắng được Pháp, Hồ Chí Minh lại phải chấp nhận để cho hội nghị quốc tế Genève, với sự đồng lõa của Liên Xô và Trung Quốc, chia đôi đất nước, dẫn đến một cuộc nội chiến khốc liệt trong hai mươi năm.
Ở đây cần nhắc đến một sự kiện lịch sử cần được nhận định cho thật khách quan. Đó là việc Hồ Chí Minh thả tự do cho Ngô Đình Diệm năm 1946. Tháng Chín 1945, Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt trên đường từ Sài-gòn ra Huế. Ông bị đưa lên vùng Việt Bắc giam giữ và suýt chết vì bệnh sốt rét. Tại đây ông được tin anh ruột ông là Ngô Đình Khôi và người con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân bị Việt Minh hạ sát tại Huế. Sáu tháng sau, Hồ Chí Minh hạ lệnh đưa ông Diệm về Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên hiệp. Stanley Karnow ghi lại câu chuyện này theo lời kể của ông Diệm:
DIỆM: Ông muôn tôi làm gì?
HỒ : Tôi muốn ông làm chuyện ông vẫn muốn tôi làm, tức là hợp tác để tranh đấu cho đất nước được độc lập. Chúng ta cùng theo đuổi một mục đích. Chúng ta cần phải làm việc với nhau.
DIỆM: Ông có tội tàn phá đất nước và ông đã bắt giam tôi.
HỒ: Tôi xin lỗi về chuyện đáng tiếc đó. Khi dân chúng bị ức hiếp nổi dậy, lỗi lầm không thể tránh được và chuyện bi thảm xảy ra. Nhưng tôi vẫn luôn luôn tin rằng hạnh phúc của nhân dân vượt lên trên những lỗi lầm đó. Ông có những điều oán hận chúng tôi, ta hãy nên quên đi.
DIỆM: Ông muốn tôi quên chuyện những người của ông đã giết chết anh tôi hay sao?
HỒ : Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi không dính dấp gì tới cái chết của anh ông. Tôi cũng buồn phiền như ông về những chuyện quá đáng ấy. Làm sao tôi có thể làm một chuyện như thế khi tôi cho mời ông đến đây? Không những thế, khi cho đưa ông đến đây là tôi muốn mời ông giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ.
DIỆM: Anh tôi và con trai ông chỉ là hai trong số hàng trăm người đã bị giết —và hàng trăm người khác đã bị phản bội. Sao mà ông dám mời tôi làm việc với ông?
HỒ: Đầu óc ông chỉ nghĩ đến chuyện đã qua. Ông hãy nghĩ đến tương lai — chuyện giáo dục, chuyện cải thiện mức sống của nhân dân.
DIỆM: Ông nói mà không suy nghĩ. Tôi làm việc vì lợi ích của quốc gia nhưng không chịu bị áp lực. Tôi là một người tự do. Tôi sẽ luôn luôn là một người tự do. Ông nhìn mặt tôi coi. Tôi có phải hạng người sợ áp bức hay sợ chết không?
HỒ: Ông là một người tự do.19
Ông Diệm được Hồ Chí Minh cho ra về tự do. Đối với khách bàng quan, hành động của ông Hồ rất đáng khâm phục, chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo rộng lượng. Nhưng quyết định này của ông Hồ cũng phải được hiểu là ông đang cần chinh phục cảm tình của giới Công giáo, nhất là những người đang hợp tác với Mặt trận Việt Minh để chống Pháp. Các lãnh tụ Việt Minh khác rất bất mãn về việc Hồ Chí Minh thả Ngô Đình Diệm. Họ kết án ông Diệm tử hình vắng mặt và tìm cách ám sát ông. Khi ông Diệm yêu cầu Pháp bảo vệ, ông được trả lời là không có đủ nhân viên an ninh để bảo vệ ông. Tháng Tám 1950, ông trốn ra nước ngoài.20
Lời kể chuyện của ông Diệm như được tường thuật lại trên đây không tránh khỏi tính chất tự đề cao, nhưng chỉ riêng việc ông Diệm từ chối hợp tác với ông Hồ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ cũng đủ chứng tỏ khí phách của một người yêu nước không cộng sản. Năm 1963, khi nói chuyện về Ngô Đình Diệm với Ramchundur Goburdhun, Chủ tịch Ủy hội Kiểm soát Đình chiến ở Việt Nam, Hồ Chí Minh xác nhận ông Diệm là “một người yêu nước, theo cách của ông ấy.”21 Công bằng mà nói, ông Diệm có thể bị chỉ trích là độc tài và có nhiều chính sách sai lầm nhưng rõ ràng ông không phải là “bù nhìn” của Mỹ cũng như ông Hồ không phải là “bù nhìn” của Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Mỹ ở Sài-gòn đã phát biểu với các đồng nghiệp một nhận xét dí dỏm nhưng khá chính xác rằng ông Diệm là “một bù nhìn tự giật giây lấy và giật giây luôn cả chúng ta nữa.”22
Dĩ nhiên là khi đang có chiến tranh, không ai có thể nói tốt cho kẻ thù của mình, vì thế Bắc Việt không thể nhìn nhận đây là một cuộc chiến tranh giữa hai phe chống nhau vì ý thức hệ và có quan niệm trái ngược nhau về tương lai của đất nước. Vì lý do tuyên truyền để giành lấy chính nghĩa, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” cũng đồng thời là cuộc chiến chống “ngụy quân, ngụy quyền” là chính phủ VNCH phải được gán cho tội danh là một lũ “bù nhìn” được Mỹ sử dụng với mục đích dùng người Việt giết người Việt. Thực chất cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc là một cuộc nội chiến giữa quốc gia và cộng sản và, vì mỗi bên đều dựa  vào sự viện trợ quân sự và kinh tế của đồng minh của mình, đây cũng là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai khối tư bản (do Hoa Kỳ lãnh đạo) và cộng sản (do Liên Xô và Trung Quốc cầm đầu ). Đáng tiếc là các đảng phái quốc gia và cộng sản đã giết hại nhau quá nhiều, nhất là trong thời gian Việt Minh nắm được lợi thế năm 1946 mở chiến dịch truy lùng và tàn sát các phần tử quốc gia. Trong Nam, để giành độc quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Đảng Cộng sản đã bắt cóc và thủ tiêu nhiều trí thức yêu nước không cộng sản và nhiều chức sắc của hai tôn giáo có quân đội riêng là Cao Đài và Hòa Hảo, đặc biệt là vụ ám sát Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Vì đã gây nên oán thù chồng chất với những tổ chức chính trị và tôn giáo ở cả hai miền Nam, Bắc, đảng Cộng sản rất khó lòng được các phe phái đối lập tin cậy và đồng ý nói chuyện về vấn đề hợp tác vì lợi ích chung của dân tộc.
Từ những năm cuối thập kỷ 1950, trước mối mâu thuẫn Liên Xô-Trung Quốc càng ngày càng trầm trọng, Bắc Việt đã không còn ảo tưởng gì về tình đoàn kết của cộng sản quốc tế và rất lo ngại về một cuộc đụng độ quân sự với Hoa Kỳ. Trong kỳ Đại hội đầu tiên của MTGPMN vào tháng Hai 1962, Hà Nội đã chú trọng tìm kiếm một giải pháp trung lập cho miền Nam. Điều sai lầm của Hà Nội là đã để lỡ cơ hội trong cuộc gặp gỡ Ung Văn Khiêm- Harriman ngày 23 tháng Bảy 1962 khi hội nghị Genève về Lào kết thúc. Vào thời điểm đó, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và VNCH cũng đang căng thẳng cao độ, nếu Hồ Chí Minh và Lê Duẩn cho thấy ý muốn độc lập với Liên Xô và Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẵn sàng từ bỏ những cố gắng ép buộc Ngô Đình Diệm phải để cho Hoa Kỳ đưa thêm “cố vấn quân sự” vào Việt Nam và điều khiển cuộc chiến tranh chống Bắc Việt. Tình thế đó rất thuận lợi cho Hà Nội thương thuyết với cả Washington lẫn Sài-gòn về giải pháp trung lập hoá miền Nam và có thể cho cả hai miền Nam, Bắc. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu các nhà lãnh đạo Bắc Việt thật tình yêu nước hơn yêu chủ nghĩa cộng sản. Thực tế thì Bắc Việt và MTGPMN không thể không lợi dụng tình hình chính trị bất ổn ở miền Nam vào lúc đó để mưu tính thành lập một chính quyền trung lập không có Ngô Đình Diệm.
Một sai lầm khác của Hà Nội có lẽ còn nghiêm trọng hơn nữa là chính sách đối xử với những viên chức và quân nhân VNCH. Chính sách này không phải chỉ nhắm vào việc trả thù cá nhân những người làm việc dưới một chế độ đã cáo chung mà còn trừng phạt luôn cả gia đình của họ, hậu quả là đã dự phần không nhỏ vào việc làm tê liệt sự phát triển của đất nước và thực tế là đẩy đất nước vào tình trạng nghèo đói và tụt hậu. Về mặt tinh thần chính sách này đã để lại một vết thương sâu trong lòng dân tộc, gây oán hận cho hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam kể cả gia đình của nhiều người “có công với cách mạng”. Đó là chính sách “học tập cải tạo” đã được áp dụng một cách tàn bạo, trái ngược với chủ trương “hòa giải và hòa hợp dân tộc” thường được các nhà lãnh đạo miền Bắc nhắc đến trước ngày chiến thắng, hoặc theo như lời tuyên bố của Phạm Hùng, Đại diện Đảng Lao Động Việt Nam, trong ngày lễ ăn mừng đại thắng: “Chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ bại trận. Tất cả mọi người Việt Nam đều thắng trận. Bất cứ người nào mang dòng máu Việt Nam đều phải hãnh diện vì thắng lợi chung của cả nước. Các bạn, nhân dân của Sài-gòn, giờ đây các bạn là chủ nhân thành phố của mình.”23
Đầu tháng Năm 1975, chính phủ ra thông cáo yêu cầu tất cả quân nhân công chức các cấp của chế độ cũ, nhân viên làm việc cho các cơ quan của Mỹ và các thành phần lãnh đạo các đảng phái chính trị, đều phải ra trình diện để tham dự những khoá học tập chính sách mới. Theo thông cáo này, những binh lính và nhân viên cấp dưới sẽ học tập ba ngày, những binh sĩ và nhân viên hạng trung phải học khóa mười ngày, những sĩ quan và viên chức cao cấp và những người lãnh đạo các đảng phái phải tham dự khoá học ba mươi ngày. Chương trình, ngoài phần tội ác của Mỹ và chính phủ bù nhìn”, lịch sử và lý thuyết cách mạng, và chính sách của chính phủ. còn có phần tự kiểm thảo và phê bình lỗi lầm của người khác. Tất cả mọi người của chế độ cũ, đang hồi hộp chờ đợi một cuộc tắm máu, đều đón nhận tin tức về những khóa học tập này như một biện pháp khoan hồng của chính quyền cách mạng, tin tưởng rằng sau thời hạn học tập ấn định sẽ được trở về làm việc ở nhiệm sở cũ hoặc trở về cuộc sống bình thường của người dân trong một xã hội mới. Hầu hết mọi người đều trình diện đi học tập đúng theo lời yêu cầu của nhà nước. Nhiều văn nghệ sĩ và ký giả cũng bị bắt đưa đi học tập.
Như thực tế đã cho thấy, đặc biệt đối với đa số những người thuộc diện học tập ba mươi ngày —nói cho đúng là tù nhân lao động cải tạo— thời gian cải tạo không phải là một tháng hay ba tháng mà lâu tới ba năm hay năm năm, bị đưa đi giam giữ và hành hạ ở nhiều nơi khác nhau. Nhiều người bị tù đày như thế cho đến ngày có thỏa ước Việt-Mỹ (29.7.1989) cho phép những người tù cải tạo từ ba năm trở lên được đi định cư tại Hoa Kỳ. Một số bị bắt đi bắt lại nhiều lần, một số còn bị giam giữ cho đến những năm gần đây. Một chính sách trả thù như thế chỉ thấy có ở những nước chậm tiến, thiếu tầm nhìn về sức mạnh của dân tộc và tương lai của đất nước, nhất là trong một thời đại cần hợp tác và cạnh tranh với các nước lân bang và thế giới. Không kể thành phần những người đi học tập ngắn hạn, riêng con số bị đưa đi lao động cải tạo đã lên đến khoảng ba trăm ngàn người. Ngoài ra, còn biết bao nhiêu người khác bị bắt giữ, hành hạ hay sát hại một cách tùy tiện ở các địa phương do mục đích trả thù cá nhân hay để tống tiền mà không có hồ sơ chính thức. Vợ con của những người bị bắt đi cải tạo hay bị sát hại đó cũng trở thành nạn nhân của những biện pháp kỳ thị và ngược đãi. Tổng số nạn nhân đủ loại như vậy có thể lên tới vài triệu. Điều đó giải thích tại sao trong cộng đồng người Việt tị nạn ở nước ngoài vẫn còn có nhiều người oán thù nhà nước cộng sản dù cho họ không còn toan tính chống đối bằng bạo động nữa.
Hầu hết những người trong Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN), Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình (LMDTDCHB) và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) đều có thân nhân xa gần là nạn nhân của chính sách học tập cải tạo. Mặc dù có công lớn với cách mạng, họ cũng chịu bất lực, không giúp đỡ được gì cho thân nhân của họ. Trịnh Đình Thảo, Chủ tịch LMDTDCHB, có người con rể là bác sĩ quân y bị đưa đi cải tạo. Trương Như Tảng, Cựu Bộ trưởng Tư pháp của CPCMLT, có hai người anh và em ruột được chính ông lái xe đưa đi trình diện học tập “ba mươi ngày”. Sau nhiều lần yêu cầu, hai ông Thảo và Tảng mới được phép tới thăm trại giam ở Long Thành bằng cách ngồi trên xe hơi của nhà nước chạy vòng quanh trại để chỉ được nhìn thấy mặt thân nhân nhưng không được nói chuyện. Hai Thuận, một “chiến sĩ cách mạng” đã đi theo Việt Minh chống Pháp và bỏ lại vợ con để ra Bắc tập kết năm 1954, sau khi trở về sum họp với gia đình đã không can thiệp được cho người con trai là sĩ quan “ngụy”. Vì quá uất hận và hổ thẹn với gia đình, ông đã nhảy từ lầu sáu của một cao ốc ở đường Lê Lợi để tự tử.24 Đây chỉ là những thí dụ điển hình cho hàng trăm hay có thể hàng ngàn trường hợp tương tự trong các gia đình ở miền Nam có công với cách mạng. Một chính sách đối xử cạn tàu ráo máng đến như thế đã không tránh khỏi gây nên nỗi bất bình trong lòng người dân miền Nam và đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai miền Nam, Bắc. Vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở dưới đây.
Đối với MTGPMN
Vấn đề đầu óc địa phương thì ở đâu cũng có do bản năng bảo vệ cá tính và những sắc thái đặc thù của mỗi miền, mỗi tỉnh —có khi là mỗi làng— trong một nước. Đó là tình trạng đồng nhất trong sai biệt của mỗi dân tộc. Nước Việt Nam, nói chung, chỉ có một dân tộc cùng chung một nguồn gốc, ngôn ngữ, lịch sử và văn hoá. Thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia đôi trong hơn một trăm năm là do sự tranh chấp quyền lợi giữa hai dòng họ xuất phát từ cùng một gia đình quyền quí thời phong kiến. Nhưng trong suốt thời gian ấy, dân tộc Việt Nam vẫn là một và đất nước chỉ phân làm hai nửa gọi là Đàng Ngoài (Bắc) và Đàng Trong (Nam). Đến khi triều đại Tây Sơn, rồi tiếp theo là Gia Long, thống nhất đất nước thì hai miền Nam Bắc lại thông thương sinh hoạt dưới sự cai trị của một bộ máy chính quyền quân chủ. Khi thực dân Pháp đem quân xâm lăng Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng vì thuyền bè và gươm đao không thể chống lại được tàu chiến và súng đạn. Với chính sách “chia để trị”, Pháp lại phân chia Việt Nam thành ba “kỳ” dưới những chế độ cai trị khác nhau. Tuy nhiên, trong gần một trăm năm dưới sự đô hộ của Pháp, công cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước được diễn ra liên tục từ Nam chí Bắc, dưới mọi hình thức với sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng.
Nước Việt Nam nhỏ hẹp mà lại dài cho nên những yếu tố địa lý và kinh tế địa phương đã tạo thành những sắc thái đặc thù của mỗi miền. Miền Bắc, vì ở sát nách với Trung Quốc và phải thường xuyên đối phó với mối đe dọa từ cường quốc phương Bắc, đã phát triển được khả năng tồn tại của một nước nhỏ yếu, đó là mưu lược về quân sự cũng như về ngoại giao. Ngoài ra, nhờ khí hậu bốn mùa thay đổi, dân miền Bắc có nhiều khả năng thích ứng và đầu óc lanh lợi trong việc đối phó với đối phương. Quả thật, trong lịch sử chống quân xâm lăng Trung Quốc, từ Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt đánh quân nhà Tống, Trần Hưng Đạo phá quân Mông cổ, đến Lê Lợi chống quân Minh, tất cả những cuộc chiến thắng đều không phải do đối đầu bằng vũ lực mà đều nhờ mưu kế dụ địch hay nghi binh. Sau này, Nguyễn Huệ, dù là người miền Trung, cũng đã áp dụng chiến thuật truyền thống “dùng yếu thắng mạnh” để đánh bại được quân Thanh, về ngoại giao, để duy trì hòa bình, các vua chúa Việt Nam đều giữ lệ triều cống Trung Quốc. Các phái đoàn sứ giả đi triều cống ba năm một lần đều phải là những người học rộng biết nhiều và trí óc lanh lợi để có thể vượt qua được những cuộc thử tài của triều đình thiên tử. Khi có chiến tranh, thì sau mỗi lần chiến thắng, vua Việt Nam lại lập tức phái sứ giả đem lễ vật sang triều đình Trung Quốc dùng lời lẽ khéo léo để tạ lỗi. Việc sử dụng mưu trí như một sức mạnh đối phó với ngoại bang cũng được áp dụng trong việc cạnh tranh giữa người trong nước với nhau. Miền Bắc, do đó có nhiều mưu sĩ chính trị giỏi, và trong đời sống giao thiệp hay làm ăn buôn bán hàng ngày, có nhiều người ăn nói khôn khéo nhưng thiếu lòng thành thật.
Miền Trung đất hẹp và thiếu tài nguyên thiên nhiên, trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng là núi rừng hiểm trở. Người dân ngoài việc phải làm lụng vất vả mới đủ ăn còn phải đối phó với thiên tai bão lụt xảy ra hàng năm. Vì phải thường xuyên phấn đấu cho cuộc sống, người miền Trung rèn luyện được tinh thần chịu đựng và lòng kiên trì, một khi đã tin tưởng ở điều gì thì sẽ quyết tâm theo đuổi cho tới khi đạt được ý nguyện. Nhờ đức tính ấy, những người làm chính trị gốc miền Trung hầu như luôn luôn nắm vai trò lãnh đạo, thường có khuynh hướng bảo thủ và rất dễ trở thành độc tài.
Miền Nam thì vườn ruộng phì nhiêu, lúa gạo, cây trái và tôm cá lúc nào cũng có sẵn. Người dân không cần phải làm việc nhiều cũng vẫn có một đời sống no đủ và nhàn tản. Những người có khả năng kinh doanh thường dễ trở nên giàu có, và nhờ có nhiều người ngoại quốc đến làm ăn, các hoạt động kinh tế ở trong Nam phát triển mạnh mẽ nhất nước. Tính tình dân miền Nam, do đó, thật thà và rộng rãi, nhưng không có ý chí kiên nhẫn như người miền Trung và khả năng ngoại giao bằng người miền Bắc. Nếu người Việt Nam ở mỗi miền, thay vì có đầu óc kỳ thị địa phương, biết học được những ưu điểm của nhau thì dân tộc Việt Nam sẽ có nhiều hi vọng được sống lâu dài trong hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc.
Nam Kỳ là miền đất mới của Việt Nam, bắt đầu mở mang từ thế kỷ XVII, hoàn tất chưa được bao lâu thì bị Pháp tới xâm lăng. Sau gần một trăm năm sống dưới chế độ thuộc địa, lại có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nước Tây phương, dân chúng “Nam kỳ” đã tiếp nhận ảnh hưởng của Pháp nhiều hơn là dân chúng “Bắc kỳ” và “Trung kỳ” sống dưới chế độ bảo hộ. Sau hội nghị Genève 1954, dân miền Nam lại có thêm hai mươi năm sống dưới một chế độ chưa hẳn là dân chủ nhưng nhiều tự do hơn miền Bắc, thường xuyên giao dịch với Hoa Kỳ và quốc tế, cho nên đời sống vật chất – tinh thần giữa hai miền có nhiều điểm rất khác nhau. Một số trí thức bất mãn với chính sách độc tài của Ngô Đình Diệm đã liên kết với Hà Nội để thành lập MTGPMN với mục tiêu lật đổ chính quyền Diệm và thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc và dân chủ ở miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất tổ quốc. Điều này được xác định trong Điều IX của bản Chương trình của MTGPMN ngày 20.12.1960 như sau:
IX. Thiết lập Quan hệ Bình thường giữa Hai Miền và Tiến tới Thống nhất Tổ quốc trong Hòa bình.
…MTGPMN thực hiện từng bước thống nhất tổ quốc bằng những phương tiện hòa bình, trên nguyên tắc đàm phán và thảo luận giữa hai miền về mọi hình thức và biện pháp có lợi ích cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.
Trong khi chờ đợi thống nhất dân tộc, Chính phủ của hai miền sẽ đàm phán và quyết định không tuyên truyền chia rẽ hay chuẩn bị chiến tranh, không sử dụng quân lực để chống lại nhau. Trao đổi kinh tế và văn hoá giữa hai miền. Bảo đảm cho nhân dân hai miền được tự do đi lại và trao đổi thương mại, và quyền thăm viếng và trao đổi thư tín với nhau.25
Điều này còn được xác nhận và khai triển thêm trong bản Cương lĩnh Chính trị của Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hoà bình (LMDTDCHB) ngày 31.7.1968 cũng như Chương trình Hành động của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ngày 10.6.1969.26 Khẩu hiệu “Xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, Thực hiện Cách mạng Dân tộc Dân chủ ở miền Nam” thường được nhắc đi nhắc lại trong các bản tuyên cáo, bình luận báo chí hay đài phát thanh, và ngay cả trong các tài liệu nội bộ của Đảng. Quan điểm của Hà Nội về một chính phủ trung lập ở miền Nam và thời gian chờ đợi để thống nhất được Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh phát biểu như sau:
Chúng tôi coi chế độ trung lập của miền Nam Việt Nam chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp tiến đến thống nhất xứ sở… Chúng tôi coi thống nhất là một tiến trình từng bước một. Chúng tôi cũng tin là trong thời gian chuyển tiếp chúng tôi sẽ có một chính phủ hợp nhất với hai chế độ, xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và trung lập chế ở miền Nam. Tình trạng cũng giống như Trung Quốc và Hồng Kông ngày nay —một nước với hai hệ thống— không phải mãi mãi, mà chỉ trong một thời kỳ nhất định.
Quí vị sẽ hỏi: Thời kỳ này kéo dài bao lâu? Dĩ nhiên là các nhà lãnh đạo ở Việt Nam không có cách nào biết được thời kỳ này sẽ là bao nhiêu lâu. Tôi có thể cho quí vị biết quan điểm của tôi, và tôi có thể nói rằng quan điểm này không phải chỉ là của riêng tôi mà nó cũng biểu thị ít nhiều những cuộc nói chuyện của chúng tôi hồi đó về vấn đề này. Thời gian trung lập chuyển tiếp sẽ kéo dài bao lâu? Từ mười đến hai mươi năm. Đại khái như vậy.27
So sánh quan niệm của MTGPMN và của Hà Nội về chính phủ liên hiệp trung lập ở miền Nam và thời gian chuyển tiếp tiến đến thống nhất, ta thấy có mầm mống của những điểm khác biệt có thể trở thành những mâu thuẫn lớn về sau.
Về bản chất của chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam, Hà Nội quan niệm đây chỉ là một hình thức chuyển tiếp để tiến đến xã hội chủ nghĩa khi thống nhất. Như Đại sứ Nguyễn Đình Phương, Giám đốc Vụ Âu châu của bộ Ngoại giao, đã phát biểu : “Cuộc chiến đấu cho nền độc lập được đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng. Những chính sách và nguyên tắc hướng dẫn cho việc thống nhất do Đảng ấn định phù hợp với ước vọng và nguyện vọng của nhân dân ở miền Nam cũng như miền Bắc.”28 Đây là một ý kiến chủ quan cho rằng toàn dân đã theo Đảng Cộng sản. MTGPMN cũng xác nhận chính phủ trung lập sẽ thực hiện thống nhất từng bước, nhưng không đương nhiên sát nhập vào một chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà chỉ thống nhất theo kết quả của những cuộc “đàm phán và thảo luận giữa hai miền về mọi hình thức và biện pháp có lợi ích cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.” Chương trình của MTGPMN cũng nhấn mạnh đến việc thực thi một “chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ” ban hành mọi quyền tự do căn bản, kể cả “quyền tự do hoạt động của những đảng phái chính trị và tổ chức quần chúng, bất kể đến những khuynh hướng chính trị của họ.” Bản Cương lĩnh Chính trị của LMDTDCHB nói về vấn đề bầu cử Quốc hội và một bản Hiến pháp “thiết lập một cơ cấu nhà nước thực sự dân chủ” và ngoài việc “ban hành những quyền tự do dân chủ thực sự”, chính phủ còn “tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ các phương tiện sản xuất và sở hữu khác của người dân.”29 Dù cho những tuyên cáo hay chương trình đều có mục đích tuyên truyền, chúng vẫn biểu lộ những mục tiêu lý tưởng mà những người lãnh đạo LMDTDCHB mong muốn đạt tới, nhất là khi thành phần đa số của tổ chức này vào năm 1968 lại là những nhân vật chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
Về thời gian chuyển tiếp, những nhà làm chính sách ở Hà Nội không thể nói trước được là bao lâu vì biết rõ những khoảng cách quá lớn giữa hai miền Nam Bắc về quan niệm chính trị cũng như trong đời sống kinh tế và văn hóa. Cả hai bên đều mong muốn đất nước thống nhất nhưng đều nhận thấy sẽ phải mất một thời gian lâu để giải quyết những sự khác biệt giữa hai bên “bằng những phương tiện hòa bình”. Con số phỏng đoán “từ mười đến hai mươi năm” chỉ cho thấy một ý niệm mơ hồ rằng thời gian chờ đợi sẽ lâu. Vấn đề chính là làm thế nào có thể giải quyết được những sự khác biệt một cách hòa bình? Dường như chỉ có ba sự lựa chọn: một là miền Nam đồng ý sát nhập vào miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, hai là miền Bắc từ bỏ chế độ cộng sản để đổi sang chế độ dân chủ, công nhận các quyền tự do chính trị, kinh tế và văn hóa; ba là hai miền nhân nhượng lẫn nhau thành một chế độ dung hòa (?).
Rõ ràng là cả ba cách giải quyết trên đây đều không có hi vọng thực hiện được, vấn đề là thời gian chờ đợi càng lâu thì chế độ dân chủ miền Nam càng được củng cố và phát triển. Khi đó triển vọng thống nhất trong hòa bình lại càng xa vời và miền Nam lại trở thành một mối đe dọa cho chế độ cộng sản miền Bắc, giống như tình trạng Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Hàn. Ngoài ra, Hà Nội cũng không quên rằng Trung Quốc đang sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích miền Nam duy trì tình trạng độc lập với miền Bắc.30 Đó là những lý do tại sao Bộ Chính trị ở Hà Nội đã quyết định không chờ đợi và bắt đầu đơn phương thực hiện thống nhất ngay sau khi Sài-gòn thất thủ, khi CPCMLT chưa kịp tổ chức lại quân đội riêng. Có thể gọi đây là cách lựa chọn thứ tư, “cưỡng bách thống nhất trong hòa bình”. Quyết định này đã gây một cú sốc bất ngờ cho tất cả mọi thành phần của MTGPMN kể cả những đảng viên Cộng sản miền Nam. Trương Như Tảng đã mô tả rõ tâm trạng này ngay trong buổi lễ mừng chiến thắng ở Sài-gòn ngày 15 tháng Năm. Khi từ trên khán đài danh dự nhìn xuống cuộc diễn hành của đoàn quân giải phóng, thấy có mấy đại đội của MTGPMN xuất hiện sau cùng, không phải dưới lá cờ của Mặt trận mà dưới lá cờ đỏ sao vàng, trông rất lôi thôi so với những đơn vị chủ lực miền Bắc, ông Tảng quay sang hỏi Đại tướng Văn Tiến Dũng đứng kế bên: “Sao không thấy những sư đoàn một, ba, năm, bảy, và chín đâu?” Đại tướng Dũng nhếch mép trả lời: “Quân đội đã được thống nhất rồi.” 31
Hà Nội bắt đầu đưa người vào trong các Bộ của CPCMLT qua ủy Ban Quân Quản, một cơ quan được thành lập với nhiệm vụ duy trì trật tự ở miền Nam nhưng cũng có trách nhiệm ổn định bộ máy hành chánh trong thời kỳ chuyển tiếp. Trên thực tế, CPCMLT chỉ là một chính phủ bù nhìn vì thực quyền nằm trong tay ủy Ban Quân Quản thi hành các chỉ thị từ miền Bắc. MTGPMN đã hết vai trò của nó và đang là một trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu của Đảng Cộng sản. Như lời của Trường Chinh , nhân vật số hai trong Bộ Chính Trị, “Nhiệm vụ chiến lược cách mạng của chúng ta trong giai đoạn mới này là đẩy mạnh công cuộc thống nhất đất nước và lãnh đạo dân tộc mau chóng tiến đến chủ nghĩa xã hội.”32 Quá trình chuyển tiếp được hoàn tất trong một Hội nghị Chính trị về Thống nhất Đất Nước tổ chức tại Dinh Độc Lập cũ ngày 15 tháng Mười Một. Trong cùng một ngày, Mặt trận Giải phóng, Liên Minh Dân Tộc và Chính phủ Cách mạng miền Nam đều đương nhiên chấm dứt hoạt động, “một đám ma không kèn không trống” theo như lời của Trần Bửu Kiếm,33 một trong những người sáng lập MTGPMN và là đảng viên cộng sản từ 1951.
Một số nhân vật trong MTGPMN hoan nghênh đường lối lãnh đạo của Hà Nội như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, còn số đông không đồng ý nhưng đành lặng lẽ chấp nhận vì sợ bị trừng phạt. Một thiểu số khác bất mãn không nhận tham gia chính phủ mới như Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng. Bà Hoa từ chức Bộ trưởng Y tế trước khi thống nhất, sau rút tên ra khỏi Đảng và thường công khai chỉ trích chính sách của Hà Nội. Ông Tảng thì từ chối chức vụ Thứ trưởng Bộ Thực phẩm và Tiếp tế, và vượt biển tìm tự do vào tháng Tám 1976.
Niềm bất mãn của giới trí thức và lãnh đạo miền Nam không phải chỉ do quan niệm khác biệt đối với chính sách của miền Bắc mà còn do cách đối xử trịch thượng và tham lam của nhiều cán bộ đảng viên được Hà Nội gửi vào làm việc trong các cơ quan chính phủ. Tác phong của những cán bộ này đã làm cho giới lãnh đạo MTGPMN có cảm tưởng rằng “họ là kẻ chiến thắng còn chúng tôi là kẻ chiến bại.”34 Nhiều cán bộ và bộ đội miền Nam ra Bắc tập kết từ 1954 trở về cũng rất bất mãn vì bị đối xử bất công không kể đến công lao phục vụ Đảng và Nhà Nước và chịu đựng gian khổ hơn hai mươi năm. Hầu hết đều bị thân nhân chê trách là bị “Bắc kỳ” lừa dối và đã hi sinh vô ích. Một số người còn bị vợ con ruồng bỏ. Có những người trong mấy năm đầu còn bị nhà nước trừng phạt vì có con cái vượt biển tìm tự do. Sự bất mãn đối với cán bộ miền Bắc cũng được lan rộng trong dân chúng trước cảnh tượng cán bộ cao cấp và tướng lãnh vơ vét mọi vật dụng hàng hoá và máy móc dụng cụ của các cơ quan để chuyển ra ngoài Bắc. Từ bất mãn phát sinh ra nghi kỵ và ác cảm, một vết thương khác trong lòng dân tộc chỉ có thể hàn gắn được bằng những biện pháp sửa sai và những chính sách đối xử công bằng trên mọi lãnh vực.
Đi vi Trung Quc
Về mặt đối ngoại, ngoài sai lầm trong lề lối giao thiệp với kẻ địch cũ là Hoa Kỳ sau chiến tranh để thiết lập các quan hệ bình thuờng như đã nói ở đầu chương này, Hà Nội đã mắc kẹt với Trung Quốc ngay từ cuộc chiến tranh chống Pháp. Sai lầm từ đầu của Đảng Lao Động Việt Nam là tin tưởng rằng vì lợi ích chung và tình đồng chí của cộng sản quốc tế, Việt Nam có thể dựa vào Trung Quốc như một “hậu phương lớn” trong cuộc chiến đấu chống thực dân và giải phóng cho các dân tộc Đông Dương. Hồ Chí Minh không phải là không có cảnh giác đối với đầu óc bá quyền truyền thống của Trung Quốc, nhưng trong tình trạng suy yếu về lực lượng quân sự và cô lập về ngoại giao sau ba năm kháng chiến (Hoa Kỳ lạnh nhạt trước những lời kêu gọi giúp cho Việt Nam độc lập, Liên Xô còn bận tranh giành ảnh hưởng ở Âu châu) ông thấy không còn sự lựa chọn nào khác hơn là đi theo Mao Trạch Đông. Sự toàn thắng của Hồng quân Trung Quốc năm 1949 và thái độ nhiệt tình giúp đỡ của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ ngay sau đó là một niềm khích lệ và một nguồn hi vọng lớn lao cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Mặt trận Việt Minh.
Khi quyết định giúp cho Việt Nam, Trung Quốc nhắm vào hai mục tiêu: trước mắt, là dùng Việt Nam làm lá chắn để bảo vệ vùng biên giới phía Nam ngăn chặn đường tấn công và xâm nhập của Hoa Kỳ; trong lâu dài, là đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, một hình thức chư hầu mới của thế kỷ 20. Bởi vậy, Trung Quốc sẽ chỉ giúp cho Việt Nam đủ mạnh để chống Pháp hay chống Mỹ nhưng sẽ không để cho Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh, độc lập với Trung Quốc và liên kết với những nước khác. Đó cũng là lý do tại sao Trung Quốc đồng ý với giải pháp chia đôi Việt Nam tại hội nghị Genève 1954. Mười chín năm sau, trước khí thế hăng hái của Bắc Việt sau khi ký hiệp định Paris 1973, Chu Ân Lai lại khuyến cáo Lê Duẩn ngưng chiến ở miền Nam trong hai năm và hứa sẽ tiếp tục giữ nguyên mức viện trợ trong năm năm nữa.35 Sau khi Bắc Việt đã “giải phóng” được miền Nam ngày 30.4.1975, Trung Quốc vẫn mong muốn miền Nam tiếp tục là một thực thể độc lập với miền Bắc. Trong lá thư gửi cho Hà Nội chúc mừng chiến thắng, Bắc Kinh đã ngấm ngầm bày tỏ ý này: “Chúng tôi thành thật mong ước rằng nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ không ngừng đạt được những thắng lợi mới to lớn hơn trong công cuộc tranh đấu liên tục để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ.”36
Trong những năm đầu thập kỷ 1950, Đảng Lao Động Việt Nam đã tôn sùng Mao Trạch Đông như nhà đại lãnh tụ của các dân tộc bị áp bức, phổ biến học tập tư tưởng Mao và rập khuôn theo các mô hình Trung Quốc dưới sự hướng dẫn của các cố vấn chính trị, hành chánh và quân sự. Chính vì sự tôn sùng mù quáng ấy, đồng thời với sự ép buộc của các đồng chí cố vấn, mà Đảng và Nhà Nước đã mắc phải sai lầm trầm trọng trong chính sách cải cách ruộng đất (như đã nói đến ở chương 3), kế tiếp là vụ án Nhân Văn, Giai Phẩm xuất phát từ phong trào Trăm Hoa Đua Nở bên Trung Quốc, đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ trong đó rất nhiều người nổi tiếng có công lao với kháng chiến như Luật sư Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Thạc sĩ Triết học Trần Đức Thảo, nhà báo lão thành Phan Khôi, học giả Đào Duy Anh, nhà văn kiêm thi sĩ Trần Dần, nhạc sĩ Văn Cao (tác giả quốc ca miền Bắc), để lại vết thương lịch sử cho đến tận ngày nay vẫn chưa lành.37
Đối với mục tiêu trước mắt của Bắc Kinh, Hà Nội coi đó cũng là lợi ích chung của hai nước và là lý do chính đáng để Trung Quốc tiếp tục viện trợ chừng nào còn cảm thấy bị Hoa Kỳ và các nước Tây phương đe dọa. Nhưng đối với mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh, Hà Nội phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ nền độc lập của mình. Chuyện này không dễ dàng và các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã phải nhiều phen nhượng bộ trước áp lực của “nước bạn” trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ở chương trên, khi nói đến việc các nhà làm chính sách ở Washington đã bỏ lỡ cơ hội khai thác đặc tính mâu thuẫn trong mối quan hệ Việt- Trung để tìm giải pháp trung lập thích hợp cho Việt Nam, chúng ta đã thấy Tổng Bí thư Lê Duẩn mạnh mẽ tố cáo những áp lực chính trị của Trung Quốc và mưu đồ bá quyền của Mao Trạch Đông muốn xâm chiếm Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Riêng đối với Việt Nam, khi chưa có cơ hội chinh phục Việt Nam hay thiết lập quan hệ “thiên tử-chư hầu” kiểu mới, Trung Quốc vẫn lấn đất vùng biên giới mỗi khi có thể được. Một tài liệu nghiên cứu nhan đề “Biên giới giữa Đông Dương và Trung Quốc” do R. Fauchon, Giám đốc Sở Địa Dư Dông Dương, biên soạn năm 1948, cho biết rằng ngay sau Hòa ước Thiên Tân năm 1885 giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh, vấn đề xác định biên giới Việt-Trung đã rất khó khăn vì bản đồ biên giới của Trung Hoa không rõ ràng và các quan chức địa phương bên phía Trung Hoa thường cắm cột mốc biên giới tùy theo ý của họ:
Bản hiệp ước hòa bình, hữu nghị và thương mại ký kết ngày 6 tháng Sáu 1885 giữa Pháp và Trung Quốc đã xác nhận việc Trung Quốc từ bỏ mọi chủ quyền trên vương quốc An Nam, dù không nói hẳn ra như vậy. Tình trạng mới này ấn định cho biên giới giữa Trung Quốc và An Nam một vai trò quan trọng hơn nhiều so với thời trước. Ngay trong Điều 1 của hiệp ước, giới chức kết ước cao cấp của hai bên cam kết không để cho quân bên mình vượt qua biên giới, và mỗi bên đảm nhận lấy trách nhiệm duy trì trật tự. Điều 3 tiên liệu, trong thời hạn ba tháng, sẽ thực hiện việc công nhận biên giới và cụ thể hóa việc này bằng hoạt động cắm cột mốc bởi những ủy viên được chính phủ hai bên bổ nhiệm; điều này cũng dự liệu có thể sửa lại cho đúng về chi tiết của biên giới hiện thời….
Đối diện với những người Trung Quốc, vì nghệ thuật mặc cả của họ đã lên đến một tầm cao mà chúng ta không thể đạt tới được, chúng ta bị ở vào một vị thế khá yếu…
Những Ủy viên người Pháp sau đó đi tới Lao-Kay và được phía Trang Quốc tới gặp ngày 23 tháng Bảy. Trước đó, Phó Vương tỉnh Vân Nam đã có thì giờ cắm các cột mốc theo ý muốn của ông ta; có những toán vũ trang quanh quẩn ở trong vùng và khi đoàn sửa soạn làm việc cụ thể ở một địa điểm thì xảy ra rắc rối. Bị phong tỏa ở Lao Kay, ủy ban đành phải ấn định biên giới trên những tấm bản đồ của Trung Quốc, vì không có bản đồ nào khác… Biên bản ngày 19 tháng Mười ghi nhận sự đồng ý về những đoạn số 1, 3 và 4, bất đồng ý về đoạn số 2 (giữa Mường Khương và sông Lô) và đoạn số 5 là nơi mà Phó Vương Trung Quốc đã thi hành những sáng kiến bất xứng.
Ủy ban muốn xác nhận biên giới giữa cổng Chi-Ma và bờ biển. Phía Trung Quốc lại gây chuyện rắc rối và có một Ủy viên người Pháp bị ám sát. Quân đội phải đến đóng giữ ở vùng này. Phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 7 tháng Giêng 1887, (không thấy nói ở đâu) và Ủy ban vẫn phải làm việc trên bản đồ; có nhiều điểm tranh cãi chưa giải quyết được.38
Những điểm bất đồng và tranh cãi còn đọng lại cho đến sau 1975 lại trở nên gay go. Năm 1974 có một trăm vụ xích mích ở biên giới, năm 1976 tăng vọt lên tới 900 vụ. Cũng cần nhắc lại rằng về vấn đề lãnh hải, ngày 14.9.1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, nhưng đến 1975 thì Việt Nam đưa hải quân ra chiếm lại. Tháng Sáu 1977, khi Phạm Văn Đồng gặp Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm ở Bắc Kinh, hai người đã cãi vã với nhau về vụ này. Phạm Văn Đồng giải thích rằng trong khi đang bận tranh đấu với Mỹ và Ngô Đình Diệm, Bắc Việt không quan tâm lắm đến việc xác nhận chủ quyền ở hòn đảo lẻ loi này. Đây là một trong những nguyên nhân của chiến tranh mùa Xuân năm 1979. Sau khi nối lại bang giao năm 1991, hai nước lại tiếp tục thảo luận về vấn đề biên giới. Trong khi cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn bế tắc vì có liên quan đến Đài Loan và một số nước ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam đã ký hai bản hiệp ước trong hai năm liên tiếp: Hiệp ước về Biên giới Đường bộ ngày 30 tháng Mười Hai 1999, và về Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25 tháng Mười Hai 2000. Hai bản thỏa ước này, nhất là việc Việt Nam chịu nhượng cho Trung Quốc một phần đất ở vùng Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc về biên giới đường bộ, đã gây nên dư luận phản đối kịch liệt của người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Từ 1975, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. Thời gian gay go nhất là từ 1975 đến 1979, mâu thuẫn giữa hai nước càng ngày càng trầm trọng đưa đến việc Trung Quốc tấn công Việt Nam bằng quân sự.
Tháng Tám 1975, mặc dù biết rằng Bắc Kinh đang bất mãn với mình, Hà Nội vẫn cử Lê Thanh Nghị, Chủ tịch ủy ban Kế hoạch, sang Bắc Kinh xin viện trợ tái thiết hậu chiến. Chu Ân Lai từ chối lời yêu cầu này, viện cớ là Bắc Kinh đã viện trợ cho Hà Nội quá nhiều trong thời chiến, nay cần nghỉ để lấy lại sức, nhưng cũng trong tháng đó, Bắc Kinh đã niềm nở đón tiếp hai phó thủ tướng Ieng Sary và Khieu Samphan và viện trợ cho Kam-pu-chia một tỉ đô-la. Năm tuần sau, Lê Duẩn lại cùng Lê Thanh Nghị sang Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình khi đó đang tạm thay thế Chu Ân Lai bị bệnh nặng. Nghị xác nhận với Mao rằng “nếu không có Trung Quốc làm hậu phương lớn, không có tư tưởng hướng dẫn và sự viện trợ của đồng chí thì chúng tôi không thể thành công được… Chúng tôi vẫn tin rằng Trung Quốc chứ không phải Liên Xô mới có thể giúp đỡ chúng tôi một cách trực tiếp và có ý nghĩa nhất.”39 Mao vẫn từ chối viện trợ, nói rằng “các đồng chí không phải là người nghèo nhất trong thiên hạ. Chúng tôi mới là người nghèo nhất vì chúng tôi có tới 800 triệu dân.”40 Đặng Tiểu Bình thì nói thẳng là ông rất khó chịu về việc báo chí Việt Nam cứ nói đến mối đe dọa từ phương Bắc. “Đối với chúng tôi, mối đe dọa từ phương Bắc là sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở biên thùy miền Bắc của chúng tôi, nhưng đối với các đồng chí, thì miền Bắc có nghĩa là Trung Quốc.”41
Lê Duẩn đã có một phản ứng trái với thông lệ ngoại giao là bãi bỏ bữa tiệc đáp lễ chủ nhân và cũng không chịu cho ra một bản thông cáo chung. Từ Bắc Kinh, Lê Duẩn lên đường đi Mat-scơ-va, được Kosygin hứa viện trợ 3 tỉ đô-la cho Kế hoạch Ngũ niên của Việt Nam. Trong bản thông cáo chung, Lê Duẩn ủng hộ lập trường quốc tế của Liên-Xô.42 Tháng Mười 1976, sau khi Mao Trạch Đông chết và nhóm quá khích “Tứ nhân bang” bị bắt, Hà Nội hi vọng nhóm lãnh đạo mới sẽ chuyển sang đường lối ôn hòa nên lại gửi thư sang Bắc Kinh cầu viện. Bốn tháng sau Bắc Kinh mới trả lời từ chối, trong khi đó lại viện trợ cho Kam-pu-chia chống Việt Nam. Tháng Giêng 1978, Võ Nguyên Giáp bay sang Lào gặp tướng Grigoriyevich Pavlovskiy, Chỉ huy trưởng quân đội Liên Xô khi đó đang thăm viếng hữu nghị ở Lào, để thảo luận về tình hình Kam- pu-chia. Pavlovskiy khuyên Giáp: “Hãy làm một cú Tiệp Khắc,” gợi ý Việt Nam nên đưa quân vào Nam-Vang lật đổ Pol Pot, giống như quân đội Sô-Viết tiến vào Prague lật đổ chính quyền Dubcek năm 1968.43 Tháng Mười Một 1978, Việt Nam và Liên Xô ký bản Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, xác nhận các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự giữa hai nước. Cuối tháng Mười Hai, quân Việt Nam vượt biên giới Kam-pu-chia và ngày 7 tháng Giêng chiếm đóng thủ đô Nam-Vang. Đặng Tiểu Bình hạ lệnh “dạy cho Việt Nam một bài học” và tấn công Việt Nam trong 16 ngày (17.2 – 4.3.1979), tàn phá các tỉnh Việt Nam ở biên giới.
Từ sáng 17-2-1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối… mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía bắc —từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu)— dài hơn nghìn cây số.
Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, mà trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía bắc, đã đứng lên chiến đấu. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường vì độc lập, tự do của quân dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi nước ta, bắt đầu từ 5-3-1979 và đến 18-3-1979 thì rút hết.44
Ngoài quyết định của Việt Nam đi theo Liên Xô và tấn công Kam-pu-chia, một lý do quan trọng khác khiến Trung Quốc “trừng phạt” Việt Nam là chính sách của Hà Nội ngược đãi người Hoa sau khi thống nhất đất nước. Vào những năm cuối 1970, tổng số người Hoa ở Việt Nam khoảng 1.5 triệu, trong đó chỉ có vài trăm ngàn sống ở miền Bắc, phần lớn là công nhân, thợ mỏ than và ngư phủ nên số người này không đáng cho chính quyền phải quan tâm. Vì Bắc Việt vẫn đang nhận viện trợ của Trung Quốc, người Hoa đã được đối xử một cách khá đặc biệt cho đến 1975, chẳng hạn không bắt buộc phải vào quốc tịch Việt Nam, được tự do làm ăn và không phải đi quân dịch.45 Số người Hoa ở trong Nam, khoảng 1.3 triệu, là một bộ phận quan trọng của sinh hoạt kinh tế miền Nam, có nhiều doanh gia thuộc hạng giàu có vào bậc nhất trong nước. Để bảo vệ nền kinh tế quốc gia, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt buộc Hoa phải mang quốc tịch Việt Nam mới được làm thương mại. Tiếp theo sự phản đối của Trung Quốc, MTGPMN tuyên bố dùng biện pháp này của chính phủ Diệm và hứa sau ngày giải phóng sẽ để cho người Hoa được tự do lựa chọn quốc tịch. Tuy nhiên, vào tháng Hai 1976, chính quyền cộng sản thực hiện một cuộc kiểm tra dân số, trong đó mọi người phải kê khai quốc tịch cùa mình. Những người không phải là công dân Việt Nam đương nhiên không được hưởng quyền lợi công dân, quan trọng nhất là phiếu thực phẩm. Do đó đại đa số người Hoa phải xin vào quốc tịch Việt Nam. Trung Quốc phản đối chính sách “cưỡng bách nhập tịch” này nhưng không thể làm được gì hơn và mọi chuyện cũng tạm yên.
Ngày 24 tháng Ba 1978, toàn thể khu Chợ Lớn thình lình bị bao vây, cán bộ vào từng nhà, từng cửa tiệm tìm kiếm số vàng cất giấu để tịch thu và lập bản kiểm kê các hàng hóa tồn kho để cấm tiêu thụ. Tổng cộng số vàng tịch thu lên tới bảy tấn và ba chục ngàn cơ sở thương mại của người Hoa bị quốc hữu hóa trong cuộc càn quét này. Ngày 3 tháng Năm, chính phủ lại hạ lệnh bãi bỏ giấy bạc cũ và đổi lấy giấy bạc mới. Hầu hết số tiền của người Hoa không được đổi kịp trong kỳ hạn. Gia đình họ bỗng nhiên trở thành vô sản, mất hết công việc làm ăn và phải bỏ nhà cửa để dời vào những “vùng kinh tế mới”. Nhiều gia đình người Hoa bắt đầu phải tính chuyện trở về Trung Quốc hoặc đi sang nước khác sinh sống. Lần này, Bắc Kinh mạnh mẽ tố cáo chính sách ngược đãi người Hoa của Hà nội và lập tức ngưng viện trợ cho 72 dự án đang hoạt động ở Việt Nam và rút các chuyên gia về nước. Hà Nội cũng dứt khoát thái độ đối với Trung Quốc bằng quyết định gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON) của Liên Xô. Trung Quốc khuyến khích người Hoa trở về lục địa và Việt Nam cũng muốn trục xuất người Hoa để đề phòng “đạo quân thứ năm” khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, kể cả những người sinh trưởng ở Việt Nam và mang quốc tịch Việt. Hơn 250,000 người trở về Trung Quốc hàng trăm ngàn người khác được “giúp” cho đi các nước khác bằng đường biển. Thảm kịch “thuyền nhân tị nạn” bắt đầu.
Đối với Kam-pu-chia
Nếu dân tộc Việt Nam đã có gần hai ngàn năm lịch sử chống đô hộ và xâm lăng của Trung Quốc thì dân tộc Khmer xứ Kam- pu-chia (tên nguyên thủy là Chen La, tức Chân Lạp) cũng có một lịch sử thù nghịch với Việt Nam ít nhất là từ thế kỷ XI, nhưng đáng kể là từ đầu thế kỷ XVII khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở mang bờ cõi về phía Nam, chiếm một phần đất của xứ này. Tuy nhiên, so sánh những quan hệ Việt-Trung và Việt-Khmer, ta thấy có hai điểm khác biệt đáng lưu ý:
  1. Trong quan hệ Việt-Trung, trừ trường hợp duy nhất Lý Thường Kiệt sang đánh Trung Quốc năm 1075, chiếm châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) và châu Ung (Quảng Tây)46, tất cả những cuộc xung đột khác đều là chiến tranh xâm lược từ phương Bắc. Trong quan hệ Việt-Khmer, chiến tranh xâm lược diễn ra cả hai chiều, phía Khmer thường có sự hợp lực của Chiêm Thành (Champa)47 và Xiêm-la (Siam, tên cũ của Thái Lan).
  2. Trong thời kỳ độc lập của Việt Nam từ 939 đến khi Pháp chiếm đóng miền Nam năm 1862, Trung Quốc xâm lăng Việt Nam nhiều lần nhưng không lần nào lấy được một phần đất của Việt Nam để sáp nhập vào Trung Quốc. Trong trường hợp Kam-pu-chia, Việt Nam không xâm lăng để chiếm đất, nhưng qua những lần yêu cầu các chúa Nguyễn sang cứu viện chống Xiêm-la hay tiễu trừ nội phản, các vua Chân-lạp đều phải cắt đất cho Việt Nam để trả ơn. Đến 1759 thì miền Đông-Nam Chân-lạp đã được sáp nhập vào Việt Nam, trở thành Lục tỉnh Nam Kỳ gồm ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, và ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên.48
Đối với người Trung Quốc, người Việt Nam chỉ mang lòng thù hận khi có chiến tranh hay trong thời gian bị đô hộ, nhưng khi Việt Nam đã lấy lại được độc lập và có hòa bình giữa hai nước, người Việt Nam luôn luôn giữ hoà khí, không hay khiêu khích và cướp phá Trung Quốc như người Chiêm Thành và Chân Lạp đối với Việt Nam. Lý do vì trải qua mấy ngàn năm lịch sử, khi thuận khi nghịch do đường lối chính trị của những người lãnh đạo, người Việt Nam rất gần gũi với người Trung Quốc do có liên hệ ít nhiều về chủng tộc và từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng, học thuật và văn minh Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì những nét đặc thù trong ngôn ngữ, nghệ thuật và phong tục của dân tộc. Dĩ nhiên về chính trị, người Việt Nam luôn luôn đề phòng và ngăn chặn đầu óc bá quyền của giới lãnh đạo Trung Quốc. Vì có mặc cảm là một nước nhỏ yếu, người Việt Nam thường chứng tỏ là mình thông minh lanh lợi hơn người Trung Quốc. Bởi thế, trong văn học Việt Nam có ghi những câu chuyện đối đáp so tài giữa các sứ giả Việt Nam và các nhân vật trong triều đình Trung Quốc, nhất là những chuyện tiếu lâm trong văn học dân gian chế giễu sứ giả Trung Quốc sang Việt Nam. Nhiều kiều dân Trung Quốc —thường gọi là người Hoa— đã sinh sống ở Việt Nam nhiều thế hệ, có quốc tịch Việt Nam và thật sự coi Việt Nam là quê hương thứ hai. Đặc biệt ở miền Nam, với số di dân đông đúc từ thế kỷ XVII và công lao khai hóa đất Hà Tiên của Mạc Cửu thì nhiều người Việt gốc Hoa còn cảm thấy gắn bó với Việt Nam nhiều hơn với Trung Quốc. Nhiều người Việt và người Hoa đã kết hôn với nhau và, nói chung, người Việt thường rất ưa giao thiệp với người Hoa, nhất là trong việc buôn bán làm ăn thì tin cậy người Hoa hơn chính người Việt.
Đối với người Khmer, người Việt Nam thường có thái độ khinh thường cho rằng xứ Chân Lạp thua kém mình về mọi mặt. Dưới thời Bắc thuộc, Việt Nam (thời đó gọi là Giao Châu) thường bị quân Chiêm Thành sang cướp phá, nhưng Chân Lạp thì chỉ hay đánh nhau với Chiêm Thành. Khi Việt Nam đã phục hồi được độc lập thì mới bị quân Chân Lạp đánh phá. Có lẽ trận đầu tiên xảy ra năm 1076, đời vua Lý Thánh Tông. Do lời xúi dục của Trung Quốc, Chân Lạp hợp lực với Chiêm Thành tấn công Nghệ An, nhưng cả hai đều bị đánh bại.49 Năm 1128, vua Chân Lạp là Suryavarman II, người có công xây dựng Angkor Wat, lại đem 20,000 quân sang đánh Nghệ An nhưng bị tướng Lý Công Bình chặn đánh, bắt sống tướng chỉ huy và 169 quân địch. Mùa Thu năm ấy, Suryavamam II lại cho 700 chiếc thuyền chở quân sang đánh Nghệ An. Lần này bị tướng Nguyễn Hà Viêm đánh bại. Năm 1132, vua Chân Lạp được quân Chiêm Thành trợ lực, tấn công Nghệ An lần nữa, nhưng bị Dương Anh Nhi giết hại nặng. Tháng Ba năm ấy, cả hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp phải xin thần phục nước Đại Việt. Hai năm sau, quân Khmer lại kéo sang đánh Nghệ An, lần này bị Lý Công Bình dẹp tan. Kể từ đó cho đến gần 500 năm sau Chân Lạp chỉ có chiến tranh với Chiêm Thành và từ 1238 thì bắt đầu bị vương quốc Sukotai (Thái Lan) gây chiến và chiếm đất. Riêng trong năm 1313, khi quân Khmer đánh quân Chàm ở Vijaya (Qui nhơn ngày nay), vua Trần Anh Tông đáp lời cầu cứu của vua Chiêm Thành, cho quân sang đánh đuổi quân Khmer về nước. Sự kiện này quá nhỏ nên không được sử Việt Nam ghi chép.50
Dưới đây là bản tóm tắt những vụ can thiệp hay xung đột giữa Việt Nam và Chân Lạp trong hơn một trăm năm mà kết quả là Việt Nam mở rộng thêm bờ cõi với sáu tỉnh miền Nam.
1623: vua Chân Lạp là Chettiah II, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Thái Lan, sang cầu thân với Việt Nam, được chúa Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng) gả công chúa Ngọc Vân. Từ đó di dân người Việt kéo nhau rất đông vào định cư ở Preykor (Sài-gòn ngày nay). Trước đó người Việt đã tới ở Biên Hòa và Bà-rịa từ lâu, nhưng kể từ nay việc định cư của họ mới được chính thức hoá.
1658: Sau khi Chettiah I mất, con cháu giết lẫn nhau để tranh quyền. Chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) giúp cho Ang Chan (Nặc Ông Chân) lên ngôi vua. Khi vua chết năm 1664, con trai là Ang Non (Nặc Ông Nộn) lên kế vị.
1674: Ang Non bị người anh em là Ang Chei (Nặc Ông Đài) đưa quân Thái Lan về cướp ngôi, phải sang Việt Nam cầu cứu. Chúa Hiền cho quân sang vây thành Nam Vang, Ang Chei phải chạy vào trong rừng rồi chết. Con trai là Ang Sor (Nặc Ông Thu) đầu hàng. Vì Ang Sor thuộc dòng chính nên chúa Hiền phong cho làm chánh quốc vương, đóng đô ở Nam Vang, còn Ang Non làm đệ nhị quốc vương đóng đô ở Sài-gòn. Cả hai vua đều phải triều cống chúa Nguyễn.
1679: Hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch (Yang Yan Di) và Trần Thượng Xuyên (Chen Sang Chuan), không chịu làm quan nhà Thanh, đem 3,000 quân và 50 chiếc thuyền từ Quảng Đông và Quảng Tây sang theo chúa Hiền xin định cư ở Việt Nam. Chúa Hiền cho họ Dương vào khai khẩn vùng Mỹ Tho và họ Trần vào Biên Hòa, lập thành những trung tâm buôn bán phồn thịnh. Năm 1688, chúa Hiền mới mất được một năm thì Dương Ngạn Địch bị phó tướng là Hoàng Tiến ám sát để giúp cho Ang Non độc lập. Chúa Nguyễn Phúc Trăn (chúa Nghĩa) đem quân vào giết chết cả hai và đưa con của Ang Non là Ang Em (Nặc Ông Yêm) lên làm vua ở Nam Vang thay cho Ang Sor khi đó đã mất. Phần đất phía Đông Chân Lạp được sát nhập vào Việt Nam. Hai người con của Ang Sor là Ang Thom (Nặc Ông Thâm) và Ang Ton (Nặc Ông Đôn) bỏ chạy sang Thái Lan.
1708: Mạc Cửu, người gốc Quảng Đông bỏ nhà Thanh chạy sang Chân Lạp từ nhiều năm trước, khai khẩn một vùng đất mới đặt tên là Hà Tiên, nay xin theo chúa Nguyễn và sáp nhập Hà Tiên với Việt Nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu chức Tổng Binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ được phong chức Đô Đốc, tiếp tục cai trị và khai hóa Hà Tiên.
1714: Ang Thom đem 15,000 quân từ Thái Lan về đánh Ang Em ở Nam Vang. Tướng nhà Nguyễn từ Gia Định và Biên Hòa kéo quân sang đánh dẹp. Ang Thom cùng tàn quân phải chạy về Thái Lan. Ang Em trở lại làm vua.
1736: Ang Em mất, con là Sotha II (Nặc Ông Tha) lên ngôi. Ang Thom và Ang Ton lại đem quân Thái Lan về chiếm lấy Nam Vang nhưng khi tiến đến Hà Tiên thì bị Mạc Thiên Tứ đánh tan, lại phải rút về Thái Lan. 1759: Con cháu của Ang Thom và Ang Ton tiếp tục từ Thái Lan về đánh phá Chân Lạp.
1759: Sau khi Sotha II chết, con của Ang Ton là Outey II (Nặc Ông Nguyên), nhờ trung gian của Mạc Thiên Tứ, được chúa Nguyễn Phúc Khoát chấp thuận cho về làm vua Chân Lạp. Outey nộp hai tỉnh Gò Công và Tân An để tạ ơn. Năm 1759, Outey II mất, Ang Non II lên thay lại phải cống hiến cho chúa Nguyễn hai tỉnh Vĩnh Long và Châu Đốc. Việc mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn về phía Nam đến đây là chấm dứt.
Những năm sau đó, Thái Lan thỉnh thoảng lại sang đánh Chân Lạp và thừa dịp muốn lấy lại những miền đất mà Chân Lạp đã chia cho Việt Nam. Năm 1771, Thái Lan đem binh thuyền sang đánh Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ không giữ nổi, phải bỏ chạy. Vua Thái tiếp tục đánh lấy Chân Lạp. Chúa Nguyễn phải đem quân sang Nam Vang cứu viện. Thái Lan bị thua trận, xin điều đình trả lại Hà Tiên cho Mạc Thiên Tứ và rút hết quân ra khỏi Chân Lạp. Sau trận này, chúa Nguyễn Phúc Thuần phải đối phó với chúa Trịnh ở phía Bắc và quân Tây Sơn ở phía Nam, đến năm 1777 thì bị Tây Sơn giết chết ở Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh, cháu của Nguyễn Phúc Thuần, chạy về Long Xuyên, khởi binh chống lại Tây Sơn, được sự giúp đỡ của Thái Lan và Pháp, đến năm 1802 thì diệt được nhà Tây Sơn, lập ra triều đình nhà Nguyễn. Trong khi có biến loạn ở Việt Nam, Chân Lạp phải chịu thần phục Thái Lan. Năm 1807, vua Chân Lạp là Ang Eng51 bỏ Thái Lan sang theo Việt Nam, cứ ba năm cống hiến một lần.
Bài học Trương Minh Giảng
Nếu quan hệ Việt-Khmer chỉ giới hạn vào việc các vua chúa Việt Nam giúp cho Chân Lạp chống Thái Lan hay dẹp nội loạn với kết quả là được vua Chân Lạp cắt cho một phần đất và xin thần phục, thì người Khmer cũng không đến nỗi có lòng thù oán nặng nề đối với người Việt. Chính việc chiếm đóng Chân Lạp trong bảy năm (1834-1841) với thái độ khinh rẻ và hành động bóc lột người Khmer của nhà cầm quyền Việt Nam dưới thời vua Minh Mệnh đã làm gia tăng mối thù hận của người Khmer đối với người Việt. Những lỗi lầm này đã không được rút làm kinh nghiệm khi, hơn một trăm năm sau, Việt Nam cộng sản lại kéo quân sang Kam-pu-chia để “giải phóng” dân tộc Khmer khỏi ách thống trị tàn bạo của Khmer Đỏ và ở lại mười năm để “bảo vệ” xứ này.
Năm 1834, nhân có sự cầu cứu của Lê Văn Khôi chống triều đình Minh Mệnh, Thái Lan đem đại quân thủy bộ tiến đánh Nam Việt Nam và Chân Lạp bằng năm ngả. Trong vòng bốn tháng, Việt Nam đánh bại quân Thái trên cả năm mặt trận, đưa Ang Eng trở lại làm vua Chân Lạp. Sau khi thắng trận, vua Minh Mệnh sai tướng quân là Trương Minh Giảng và tham tán là Lê Đại Cương đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Theo Trần Trọng Kim, cuối năm 1834, Nặc Ông Chân (Ang Eng?) mất, không có con trai, quyền cai trị do Trà Long và La Kiên là người Chân Lạp nhưng được Việt Nam phong chức cho. Năm 1835, Trương Minh Giảng xin lập con gái của Nặc Ông Chân là Angmey lên làm quận chúa và đặt tên Việt Nam là Ngọc Vân Công chúa,52 lại đổi tên nước Chân Lạp là Trấn Tây Thành, chia ra làm 32 phủ và hai huyện, đặt các chức quan văn võ để cai trị dân tộc Khmer.
Nhưng vì quan lại Việt Nam ta sang làm nhiều điều trái lẽ, nhũng nhiễu dân sự, lại bắt Ngọc Vân quận chúa đem về để ở Gia Định, bắt bọn Trà Long và La Kiên đày ra Bắc Kỳ, dân Chân Lạp ai cũng oán giận, chỗ nào cũng có giặc giã nổi lên đánh phá. Lại có con Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn53 khởi nghĩa có người Tiêm-la (Thái Lan) giúp đỡ, thành ra quan quân đánh mãi không được, về sau đến khi vua Thánh Tổ (Minh Mệnh) mất rồi, quan quân phải bỏ thành Trấn Tầy mà rút về An Giang.
Ấy cũng là vì người mình không biết bênh vực kẻ hèn yếu, chỉ đem lòng tham tàn mà ức hiếp người ta, cho nên thành ra hao tổn binh lương, nhọc mệt tướng sĩ, mà lại phải sự bại hoại, thật là thiệt hại cho nước mình.54
Chuyện cũ trên đây có nhiều nét tương tự như trường hợp Việt Nam hành quân vào Kam-pu-chia năm 1979 để giải cứu dân tộc Khmer khỏi cuộc “cách mạng đỏ” của tập đoàn Pol Pot, đưa chính phủ Heng Samrin lên cầm quyền, rồi ở lại “bảo vệ” Kam- pu-chia cho đến 1989 thì phải rút quân về vì bị sự chống đối của dân chúng và áp lực quốc tế. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã làm hỏng một cơ hội lịch sử lớn, gây thêm thù oán trong lòng người Khmer và khó thiết lập được sự hợp tác thân hữu giữa hai dân tộc. Nếu sau khi đã đánh đuổi được Pol Pot, Việt Nam công bố rút quân theo một lịch trình rõ rệt và chứng tỏ thiện chí giúp đỡ cho Kam-pu-chia được ổn định và độc lập thì đã được dân chúng Khmer biết ơn và được quốc tế hoan nghênh, tạo được thắng lợi lớn về ngoại giao và hưởng nhiều lợi ích lâu dài.
Điểm khác biệt giữa thời xưa và thời nay là triều đình nhà Nguyễn có học được bài học Trương Minh Giảng. Năm 1845, nhân dân Khmer không chịu nổi sự đô hộ tàn bạo của Thái Lan nên lại cầu cứu Việt Nam. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Tri Phương sang Chân Lạp chiếm được Nam Vang. Tướng Thái Lan là Chất Tri (Chakkri) phải xin hoà. Năm sau, Vua Chân Lạp sai sứ sang xin triều cống nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị phong cho Nặc Ông Đôn làm Cao Miên Quốc vương và hạ lệnh cho Nguyễn Tri Phương rút quân về nước, không cần ở lại bảo hộ Chân Lạp như Trương Minh Giảng mười năm về trước. Có lẽ bài học Trương Minh Giảng còn quá mới nên vua nhà Nguyễn mới không quên.
Cuộc chiến tranh với Khờ-me Đỏ có thể kể từ ngày 3 tháng Năm 1975 khi Pol Pot cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc, bảy ngày sau đánh chiếm đảo Thổ Chu rồi sau đó tiếp tục xâm phạm nhiều địa điểm vùng biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tuy nhiên chiến tranh Cam-pu-chia chỉ thực sự diễn ra ở mức độ lớn kể từ giữa năm 1977 khi Pol Pot được sự hậu thuẫn của Trung Quốc mở những cuộc tấn công vào nội địa Việt Nam kết hợp với âm mưu gây bạo loạn từ bên trong.
Giữa năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt huy động lực lượng cỡ sư đoàn bất ngờ tiến công vào 13 xã (trong số 15 xã biên giới) thuộc tỉnh An Giang. Quân dân ta, trực tiếp là quân dân các tỉnh biên giới Tây-Nam, đã đánh trả quyết liệt.
Trong các tháng 9, 10, 11 năm 1977, chúng huy động lực lượng ngày càng lớn (từ 3 đến 5 sư đoàn) tiến công dọc biên giới nước ta từ nhiều hướng. Phối hợp với quân Pôn Pốt, một bọn phản động tay sai của lực lượng phản động quốc tế 55 hoạt động mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ chuẩn bị thực hiện cuộc bạo loạn. Nhưng tất cả âm mưu và hành động đó của chúng đều bị quân dân ta ngăn chặn và làm thất bại.56
Năm 1978, Việt Nam đưa đề nghị chấm dứt chiến tranh và thảo luận một hiệp ước về biên giới giữa hai nước. Việt nam cũng đơn phương rút quân cách biên giới 5 cây số. Pôn Pốt bác bỏ đề nghị hoà bình này, không đáp ứng việc rút quân mà còn tăng cường quân chủ lực ở biên giới và chuẩn bị tấn công.
Ngày 22 tháng Mười Hai 1978, Pôn Pốt huy động 19 trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh, cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến vào Bến Sỏi, tỉnh Tây Ninh nhằm chiếm đóng thị xã và mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Toàn bộ lực lượng xâm lược này bị đánh tan khi mới vướt qua vùng biên giới. Sau đó, Việt Nam mở cuộc tiến công vào thủ đô Phnom Penh (Nam Vang), đồng thời phối hợp với Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Cam-pu-chia phát động cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền Pôn Pốt. “Ngày 7-11- 1979, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia và Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia tuyên bố thành lập.”57
Mùa Xuân 1979, trước khi Pol Pot trốn sang tị nạn ở Thái Lan, chính phủ mới đã được thành lập ở Phnom Penh, và cuộc giải phóng đã gần hoàn tất trên toàn lãnh thổ Kam-pu-chia, nhân dân Khmer cảm thấy như được sống lại từ cõi chết và biết ơn người Việt Nam đã cứu thoát họ. Dân chúng thành thị bị Khmer Đỏ đày ải đi các nơi xa xôi nay lục tục trở về với hi vọng được sống thanh bình. Nhưng chẳng bao lâu họ lại bị thất vọng và bất mãn với những người mà họ đã mang ơn. Nayan Chanda đã cho thấy một phần nguyên nhân của lòng bất mãn đó:
Hàng trăm ngàn người đi đường bộ để trở về thành phố của mình. Đàn ông, đàn bà trong những áo quần rách rưới màu đen chở đồ vật dụng tồi tàn trên những chiếc xe đẩy tự làm lấy đi trên khắp các nẻo đường như những đàn kiến…. Một điệp khúc tôi được nghe đi nghe lại từ miệng những người sống sót là: “ Nếu người Việt Nam không đến thì chúng tôi sẽ chết hết.” Tuy nhiên, lời nói biết ơn cũng thường pha lẫn nỗi lo sợ là kẻ thù truyền kiếp —Việt Nam—bây giờ có thể chiếm đoạt Cam-bốt. “Tôi lo rằng họ muốn ở lại đây để ăn cơm gạo của chúng tôi,” một cựu giáo viên thì thầm với tôi trên con đường dài trở về nhà.
Người Việt Nam chắc chắn đã không giúp được gì để đem lại niềm tin. Ba tháng sau khi chiếm được Nam Vang, họ đã lột sạch thủ đô một cách có hệ thống. Hàng đoàn xe vận tải chở tủ lạnh, máy điều hòa không khí, các đồ dùng bằng điện, tủ bàn giường ghế, máy móc và những bức tượng quý chạy trên trục lộ hướng về thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những thứ này bị bỏ lại bởi dân chúng đã bị trục xuất tàn nhẫn ra khỏi thủ đô từ năm 1975 và những món đồ đó không hề được nhà cầm quyền Khmer Đỏ đụng tới vì là sản phẩm của bọn tư sản thối nát. Món hàng chiếm hữu này có thể làm cho ngân quỹ Hà Nội tăng lên đôi chút nhưng đã để lại một vết thẹo sâu trong tâm trí người Khmer; nó củng cố thành kiến của họ đối với bọn “duồn” đáng ghét. Nó cũng tồn tại như một vết nhơ lớn trong vai trò “cứu” nước Cam-bốt của Việt Nam.58
Câu chuyện trên chắc chắn chỉ phản chiếu một phần rất nhỏ của đời sống hàng ngày mà nhân dân Khmer phải chịu trong mười năm chung đụng với tổng số 200,000 quân đội và cán bộ hành chánh Việt Nam. Đối với Việt Nam, cái giá của chiến tranh Kam- pu-chia quá đắt so với số quân đội đã hi sinh và số thường dân bị tàn sát, chi phí tốn kém đã làm kiệt quệ sinh lực của dân tộc, và những thiệt hại to lớn về chính trị và ngoại giao trên trường quốc tế đã phải chịu nhiều năm sau khi rút quân về.
______
Ghi chú:
1Duiker, 51.
2 McNamara, Argument Without End, 83.
3 Ibid., 85.
4 Ibid., 22.
5 Ibid., 23-24.
6 Chester L. Cooper, The Lost Crusade: America in Vietnam (New York: Dodd, Mead, 1970), 55.
7 McNamara, Argument Without End, 82.
8 Ibid., 76.
9 Lê Mậu Hãn, chủ biên, tập III, 140-141.
10 McNamara, Argument Without End, 88.
11 Ibid., 141.
12 McNamara, In Retrospect, 223.
13 Sau 30.4.1975, vì VNCH đã cáo chung và hai miền đã thống nhất dưới chế độ VNDCCH (sau đổi tên là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), nên từ nay chỉ dùng một danh xưng là Việt Nam.
14 Trong lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc, sau mỗi lần thắng trận, các vị vua Việt Nam đều gửi phái đoàn sang Trung Quốc triều cống và xin lỗi vua Tàu. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam không có những quan hệ lịch sử và địa lý như đối với “thiên triều” phương Bắc nên không có vấn đề phải cáo lỗi, nhưng nếu muốn bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ thì không nên tiếp tục thái độ “lên gân”. Nếu Hồ Chí Minh còn sống, chắc sai lầm này đã không xảy ra. Như sau khi thắng trận Điện Biên Phủ, ông đã căn dặn Hoàng Tùng, tổng biên tập báo Nhân Dân, là không nên quá đề cao chiến thắng, vì “sau chiến tranh, chúng ta sẽ cần Pháp hợp tác và giúp đỡ.”
15 Nayan Chanda, Brother Enemy (New YorkiHarcourt Brace Jovanovich, Publishers, 1986), 140. Phái đoàn Mỹ, ngoài Woodcock, còn có Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Đại sứ Charles Yost, Dân biểu Sonny Montgomery và nhân vật tranh đấu cho nhân quyền Marian Edelman. Toàn thể phái đoàn, trừ Dân biểu Montgomery còn dè dặt, đều muốn sớm bang giao với Việt Nam.
16 Chi tiết về chuyến đi Hà Nội của phái đoàn Woodcock và những cuộc gặp gỡ Holbrooke-Phan Hiền, xem Nayan Chanda, 136-157.
17 Trương Đình Hùng là con trai của luật sư Trương Đình Dzu, ứng cử viên Tổng thống VNCH năm 1967 chủ trương điều đình với Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh. Năm 1968, ông bị xử chín tháng tù về tội chuyển ngân bất hợp pháp nhưng sau mấy tháng thì được thả. Sau 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Trương Đình Hùng sang Hoa Kỳ du học từ trước 1975.
18 Xem chú thích số 2, chương 1, giải thích khuynh hướng “cộng sản dân tộc” của Hồ Chí Minh
19 Karnow, 232-233.
20 A.G.Languth, Our Vietnam (New York: Simon & Schuster, 2000), 84.
21 Ellen J. Hammer, 222.
21  Kamow, 251.
23 Trương Như Tảng, 264.
24 Ibid., 277-278.
25 Dịch lại từ bản tiếng Anh, trong Trương Như Tảng, 327.
26MTGPMN, thành lập năm 1960, Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ; Liên Minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình, thành lập năm 1968,  Trịnh Đình Thảo; Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. thành lập năm 1969, Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát. Để cho tiện, danh xưng phổ thông nhất là MTGPMN nhiều khi được dùng để nói chung cả ba tổ chức này.
27 McNamara, Argument Without End, 144.
28 ibid., 146.
29 Xem Cương lĩnh của MTGPMN và của LMDTDCHB trong Trương Như Tảng, 319-335, phần Phụ lục.
30Ngày 20.4.1975, trong bữa tiệc khoản đãi phái đoàn CPCMLT tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm loan báo ý định viện trợ trực tiếp cho CPCMLT sau ngày miền Nam được giải phóng.
31 Trương Như Tảng, 265.
32 Ibid, 269.
33 Ibid.
34 IBid., 266.
35 Chanda, 27.
36 Bản tin phát thanh của đài BBC, ngày 2 tháng 5, 1975. Dẫn bởi Nayan Chanda, 28.
37 Về vụ đàn áp trí thức và văn nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ 1956-1958, xem Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (Saigon: Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá, 1959); Georges Boudarel, Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam (Paris: Jacques Bertoin, 1991); Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945-1965 (The University of Michigan Press, 2002).
38 CAOM, HCI
39 Tần Hoa Xã, 19.6.1981. Dần bởi Chanda, 28.
40 “77 Conversations”, 194.
41Ibid., 194-195.
42 Zhai, 214.
43 Chanda, 216.
44 Lê Mậu Hãn, tập III, 307.
45 Thực ra, chính quyền miền Bắc đã bắt đầu thay đổi thái độ đối với người Hoa từ những năm cuối thập kỷ 1960, khi Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Đông thực hiện cuộc Cách Mạng Văn Hoá tố cáo Hà Nội và tìm cách ngăn cản những chuyến tiếp tế vũ khí sang Việt Nam. Những thành phần theo Mao trong cộng đồng người Hoa ở Hà Nội cũng chỉ trích các lãnh tụ Bắc Việt là bọn “xét lại chủ nghĩa” thân Liên Xô. (Gareth Porter, “Vietnamese Policy and the Indochina Crisis”, trong The Third Indochina Conflict, David w. P. Elliot, ed. (Boulder, Co: Westview Press, 1981, 74).
46 Hơn 700 năm sau, vua Quang Trung tổ chức lại quân đội, chuẩn bị đánh Trung Quốc để đòi đất lưỡng Quảng mà vua Lý Nhân Tông đã trả cho nhà Tống năm 1079. Năm 1792, Quang Trung vừa định sai sứ sang triều đình nhà Thanh để cầu hôn và xin trả lại đất thì mắc bệnh chết.
47 Chiêm Thành, tên nguyên thủy là Lâm Ấp (Lin Yi), là lãnh thổ của dân tộc Chàm, gồm toàn thể miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình xuống tới Vũng Tầu ngày nay. Qua nhiều phen bị đánh phá từ thời Bắc thuộc, năm 1069, Lý Thánh Tông bắt đầu chiếm đất cho đến năm 1697,đời chúa Nguyễn Hoàng, thì đất Chiêm thành bị sát nhập hoàn toàn vào Việt Nam.
48Năm 1833, Xiêm-la đem đại quân thủy và bộ sang tấn công Chân Lạp và các tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Nhận lệnh của vua Minh Mạng, Trương Minh Giảng cùng một số võ tướng đại thắng quân Xiêm, đưa vua Chân Lạp là Nặc Ong Chân về nước, sau đó đổi tên Chân Lạp thành Trấn Tây thành và thiết lập chế độ bảo hộ.
49  Oscar Chapuis, A History of Vietnam: from Hong Bang to Tu Due (Westport, CT: Greenwood Press, 1995), 52. Trận này là do nhà Tống muốn mượn tay Chiêm Thành và Chân Lạp để trả thù việc Lý Thường Kiệt chiếm đất Lưỡng Quảng năm trước đó.
50 Ibid., 54.
51 Theo Chapuis, Ang Eng lên ngôi vua năm 1799 (Chapuis, 60). Theo Trần Trọng Kim, vua Chân Lạp lúc đó là Nặc Ông Chân (Việt Nam Sử Lược, II,
52Nhưng Nặc Ông Chân (Ang Chan) cũng là tên của vua Chân Lạp năm 1658 (Ibid80). Như vậy, cần có sự nghiên cứu kỹ hơn sử liệu Việt Nam, Kam-pu-chia và Thái Lan để sửa lại cho đúng tên người, tên đất và sự việc. Như đã nói ở trên, Ngọc Vân công chúa cũng là tên con gái chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, đã được gả cho vua Chân Lạp Chettiah II năm 1623. (Chapuis, 59).
53 Lại có sự trùng tên với con của Ang Sor (Nặc Ông Thu?) từ hơn 100 năm trước.
54 Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tập II, 222-223.
55 Ám chỉ Trung Quốc.
56 Lê Mậu Hãn, tạp III, 305.
57 ibid., 306.
Copyright © 2004 by Lê Xuân Khoa
Bản Word © blog BS 2013

1647. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ‘Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng’

… con đường đến với dân chủ tự do là con đường đòi hỏi cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tôi vẫn theo đuổi con đường đó
BBC tiếng Việt

‘Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng’

Cập nhật: 14:18 GMT – thứ ba, 26 tháng 2, 20131
Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội vừa bị buộc thôi việc vì viết nhận xét trên blog phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự ‘suy thoái’.
Tờ báo Gia đình & Xã hội ra thông cáo chưa đầy một ngày sau khi ông Nguyễn Đắc Kiên đăng bài viết với tựa đề “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng” trên mạng internet.
Trả lời phỏng vấn BBC chiều tối ngày 26/2, ông Kiên nói ban biên tập tờ báo đã có buổi làm việc với ông ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến bài viết này.

‘Mệnh lệnh đạo đức’


Ông Nguyễn Đắc Kiên nói bản thân ông hoàn toàn nhận thức hệ quả của việc viết bài viết trên.
“Sau khi nghe bài phát biểu của ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là công dân của nước Việt Nam, rất bất bình trước sự quy chụp về suy thoái lý tưởng, đạo đức,” ông nói.
“Tôi sống ở Việt Nam từ nhỏ, làm báo từ năm 2006 đến giờ. Tôi nhận thức được hệ quả sẽ đến với tôi.”
“Nhưng tôi khẳng định tôi viết bài này, cũng như những bài khác trên blog, hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi.”
Bài viết của ông Kiên cho rằng “không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái.”
2Tác giả nói: “Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới.”
Thông cáo của báo Gia đình & Xã hội nói “anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên”.
“Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các hành vi của mình.”
Khi BBC liên lạc chiều ngày 26/2, Tổng Biên tập báo, ông Lê Cảnh Nhạc, từ chối trả lời về vụ việc.
Viết trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Nguyễn Đắc Kiên nói: “Tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo.”
“Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu,” ông Kiên viết.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt, ông Kiên cũng nói mong muốn của ông trước mắt là tiếp tục được đọc và nghiên cứu để tìm hiểu thêm về lịch sử và thể chế của Việt Nam.
”Như tôi đã nói trong một bài blog trên website của mình, con đường đến với dân chủ tự do là con đường đòi hỏi cần rất nhiều sự kiên nhẫn và tôi vẫn theo đuổi con đường đó”
Nguồn: BBC tiếng Việt
* Mời nghe âm thanh phần phỏng vấn: - ‘Hệ quả đã nằm trong dự đoán của tôi’‘; - Tham khảo Blog của Nhà báo Nguyễn Đức Kiên;  – Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội (Gia đình.net).
* Trao đổi của Nguyễn Đắc Kiên trên FB: “Gửi tất cả các bạn. Đầu tiên cho tôi xin lỗi vì đã không thể trả lời mọi comment và tin nhắn của các bạn. Tôi cố gắng để add tất cả mọi người, hy vọng là có đủ thời gian. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.”

1648. Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

Blog Hoàng Xuân Phú

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!

Hoàng Xuân Phú
Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài Hai tử huyệt của chế độ, nên ở đây không muốn bàn thêm về “Điều 4 Hiến pháp” và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:
“Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?”
Câu hỏi “thì nó là cái gì?” mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ “gì…ì” được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu “khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?” Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?
Trước hết, “biểu tình” là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó Điều 69 viết rằng:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Như đã trao đổi trong bài “Quyền biểu tình của công dân”, do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề “theo quy định của pháp luật” không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.
Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP vàThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài Lực cản Nhà nước pháp quyền đã chỉ ra rằng: 
-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
-       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân. 
-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012. 
Hơn nữa, như đã trao đổi trong bài Teo dần quyền con người trong Hiến pháp, việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” (Trích Điều 4, Hiến pháp 1992)
Và trong một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền (kể cả đảng và các cơ quan Nhà nước) “chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm”.
Như vậy, ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân. 
Còn việc “khiếu kiện” thì sao? Đó là chính là “quyền khiếu nại, quyền tố cáo” của công dân, ông Trọng ạ! Nó được hiến định tại Điều 74 của Hiến pháp 1992:
“Công dân có quyền khiếu nạiquyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.” 
Hiến pháp và pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm “tham  gia đi khiếu kiện” và “ký đơn tập thể”. Ngược lại, Điều 78 của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 (được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 2/12/1998) viết rõ:
Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung.”
Nếu không “cùng kiện”, không “cùng ký đơn”, thì làm sao có thể “cử đại diện để trình bày”? Nghĩa là: Luật số 09/1998/QH10 chấp nhận đích danh việc khiếu kiện có đông người tham gia và việc “ký đơn tập thể”.(1)  
Ấy vậy mà Chính phủ lại ngăn cản quyền chính đáng ấy bằng việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, trong đó quy định tại Điều 6 rằng:
“… trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng…”
Và Thanh tra Chính phủ còn khẳng định thêm trong Thông tư số 04/2010/TT-TTCP (tại Điều 8) rằng:
Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn…”
Rõ ràng là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP đã vi phạm Luật số 09/1998/QH10, và với việc ban hành hai văn bản ấy, Chính phủ đã vượt quá quyền hạn được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp 1992.(2)  Vì vậy, chúng không có giá trị pháp lý để ngăn cấm việc “tham  gia đi khiếu kiện” và “ký đơn tập thể”. 
Tóm lại: Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, ông Trọng ạ! Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ để trang trí. Vì vậy, ông không thể “quy” việc họ “tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, rồi yêu cầu “các đồng chí quan tâm xử lý” được. 
Ông đã từng 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, “là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83, Hiến pháp 1992). Giờ đây ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra điều khiển Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Những tưởng, phải có kiến thức tối thiểu về Hiến pháp và pháp luật, thì mới có thể đảm nhận hai trọng trách ấy. Ai dè, ông lại hỏi mấy quyền hiến định “nó là cái gì”, với ngụ ý quy tội “suy thoái” và đòi “xử lý”… Điều đó khiến mọi người, kể cả trong lẫn ngoài đảng, phải nghẹn ngào tủi hổ, vừa thương xót bản thân, vừa thấy tội nghiệp cho đồng bào mình quá, ông Trọng ạ! 
Ghi chú
(1)  Điều 78 của Luật số 9/1998/QH10 vẫn còn hiệu lực, vì nó không bị sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 (thông qua ngày 15/6/2004) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 (thông qua ngày 29/11/2005).
(2)  Điều 18 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 quy định rằng:
“Ủy ban thường vụ Quốc hội… đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất.”
Căn cứ vào điều luật này, trong bài Lực cản Nhà nước pháp quyền, tôi đã đặt câu hỏi:
“Đã bao giờ Ủy ban thường vụ Quốc hội  thực hiện nhiệm vụ kể trên hay chưa? Đợi đến bao giờ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới xem xét và xử lý Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, cũng như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP?”
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2013 tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cho thấy, tại sao dưới thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, không những không dẹp bỏ được các văn bản vi phạm Hiến pháp và pháp luật đã có từ trước, như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, mà còn để sinh thêm những văn bản sai trái mới, như Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-TTCP.
H.X.P.
26/02/2013
Cùng tác giả:
-       Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp
-       Teo dần quyền con người trong Hiến pháp
-       Hai tử huyệt của chế độ
-       Viễn tưởng từ chức
-       Bài học tồn vong từ thảm họa
-       Nhận thức mới: Lấy là bỏ, bỏ là lấy
-       Lực cản Nhà nước pháp quyền
-       Trải bốn nghìn năm còn chậm lớn
-       Chiến binh cầm bút
-       Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!
-       Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng
-       Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
-       Quyền biểu tình của công dân
-       Phiêu lưu điện hạt nhân
-       Về huyền thoại điện hạt nhân giá rẻ
-       Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân
-       Nỗi buồn Quốc hoa
-       Một nhà khoa học đích thực
-       Bàn về qui mô đào tạo đại học từ góc độ chất lượng giảng viên

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc sẽ triển khai 40 cuộc tập trận trong năm 2013 -Songmoi.vn  —-ASEAN trong vòng xoáy vũ trang tại Biển Đông - Songmoi.vn  —-TQ đang đóng tàu sân bay để áp đặt chủ trương ở Biển Đông, Hoa Đông - Báo Giáo dục Việt Nam  —-Biển Đông sẽ ra sao, trước vụ kiện Philippines và Trung Quốc? (Bài 2) - Infonet  —Philippines: Trung Quốc hãy hành xử có trách nhiệm! (GDVN)
Trung Quốc được, mất gì khi từ chối ra tòa với Philippines (RFA)   —Chính quyền TQ làm ngơ để dân xúc phạm láng giềng? (RFA)  —Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc? (TVN)   —Những bác sĩ mặc áo lính ở Trường Sa(TNO)
Phóng viên bị mất việc sau khi có ‘vài lời’ với Tổng Bí thư (VOA) -Một phóng viên của báo Gia đình và Xã hội đã bị cho nghỉ việc sau khi viết bài có tựa đề ‘vài lời với Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng’    —Bị mất việc vì phê phán Tổng bí thư (RFA)   –Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc vì viết bài phê phán TBT Đảng  (RFI)   —‘Bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng’ (BBC)  —Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc (RFA) -Phóng viên Chân Như của đài chúng tôi có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Đức Kiên vào tối 26/2/2013.
Người dân nghĩ gì về phát biểu của Tổng bí thư? (RFA)
‘Hệ quả nằm trong dự đoán của tôi’ (BBC/nghe) -  Trả lời phỏng vấn BBC chiều tối ngày 26/2, ông Kiên nói ban biên tập tờ báo đã có buổi làm việc với ông ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến bài viết này
Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’ (VOA)  –‘Có luồng ý kiến suy thoái chính trị’ (BBC/nghe xem)
Khi đảng viên biến thành “công dân”  (RFA) -Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng những người kiến nghị bỏ Điều 4, muốn đa nguyên đa đảng, thêm tam quyền phân lập và không chính trị hóa quân đội trong bản Hiến Pháp sắp được sửa đổi là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức.
Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ năm 2014 (VOA)  —Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc(RFI)
Thân nhân các thanh niên công giáo bị tù kêu cứu (RFA)  —Hiến pháp là mái nhà bảo vệ nhân dân (VNN)
Ngân hàng Nga cho vay tiền xây nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (VOA) -Ngân hàng nhà nước Nga VTB Bank sẵn sàng cho tập đoàn năng lượng hạt nhân dân sự Rostom vay 1 tỷ đôla để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam
Cuộc giải cứu một cô gái khỏi ổ mãi dâm ở Malaysia  (RFA)   —VN tiến bộ trong việc phòng chống bệnh AIDS(RFA)   —Việt Nam tham dự khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ (RFA)  —VN tăng cường hợp tác an ninh với Singapore(RFA)
Dương Lạc Foundation đền ơn đáp nghĩa thương binh VNCH (Nguoiviet)  —CSVN Moi Tiền Dân Tiết Kiệm: Vàng Cất Giữ, Cũng Bị Thuế (VB)
Dân Trí -“Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?”   —Tiền Phong -Dũng ‘Bắc Kạn’ – Nghi phạm cầm đầu đưa ông Dương Chí Dũng bỏ trốn
“Tôi sẽ đưa vấn đề bôxít ra trước Quốc hội” - Dân Trí   —Vụ đình chỉ Bí thư huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Tỉnh ủy chưa có ý kiến - Pháp luật TPHCM  —-Ba Vì- Hà Nội: Hô biến đất rừng thành thổ cư (P1) -TP – Hàng chục ha đất đồi rừng, đất nông lâm trường tại Ba Vì – Hà Nội đã bị xẻ thịt làm biệt thự siêu sang mà “công” lớn thuộc về sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ địa phương. Nhiều khu đồi rừng tại Ba Vì đang đứng trước nguy cơ bị triệt hạ…
Cảng Quốc Tế Giam 12 Tàu VN Hàng Trăm Thủy Thủ VN Đói; Thứ Trưởng Bộ GTVT Khuyên Thủy Thủ Thông Cảm; Cục Hàng Hải: 53 Tàu Biển Kể Như Hết Xài, Xin Lệnh Phá Dỡ 22 Tàu Biển… (VB)
VN Tăng Trưởng Âm, Nợ Tăng, Tiền Hạ Giá, Bauxite Lỗ Thê Thảm; Quốc Tế Ngại Vì Phải Hối Lộ (VB)   —-Nên công khai cho người Việt vào chơi casino - Tuần Việt Nam
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 18)- (Boxitvn) – Đã có  5659 Người ký – Đợt 18 đêì là Công Dân Hà tĩnh – 293 Người – Có cả các Em Học sinh và Nông Dân

Chết dưới tay Trung Quốc, Chương 10 -Chết dưới tay tin tặc đỏ: -Từ “Hắc khách” (1) Thành Đô đến những con chip Mãn Châu -Peter Navarro và Greg Autry Nhóm Lê Minh Thịnh dịch – (Boxitvn)

Cảnh sát biên phòng Trung Quốc ngăn các phóng viên chụp hình tại cửa khẩu Thiên Bảo ở tỉnh Vân Nam, đối diện với cửa khẩu Thanh Thủy của Việt Nam.
Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam suốt cuộc chiến trước 1975 lại tấn công Việt Nam?
Cảnh sát biên phòng Trung Quốc ngăn các phóng viên chụp hình tại cửa khẩu Thiên Bảo ở tỉnh Vân Nam, đối diện với cửa khẩu Thanh Thủy của Việt Nam.====>>>
Sách ‘Quyền Bính’ của Huy Ðức: những cận cảnh tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại -Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân -(Nguoiviet)

LTS: TS Ðinh Xuân Quân là một kinh tế gia về phát triển và tổ chức cơ chế (governance). Ông đã sống tại Việt Nam sau 1975, đã bị tù cải tạo, vượt biển tìm tự do. Và đặc biệt đã có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế từ năm 1994 đến 1997. Ðó là một dịp rất tốt để TS Quân hiểu bối cảnh và tư duy của lãnh đạo CSVN vào lúc đó.
Đọc “Bên thắng cuộc” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai (Nguoiviet)
Thâu tóm ngân hàng, thâu tóm đất đai (Nguoiviet)
‘Vỡ quẻ Bầu Kiên’ chỉ là cuộc chiến mini (Nguoiviet)
Tìm hiểu thêm về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức -Đỗ Kim Thêm -Trích từ talawas – (Phiatruoc)
Cha đẻ bản Hiến pháp Hoa Kỳ -Nguyễn Cảnh Bình -Tạp chí Tia Sáng, Số Tết 2002-(Phiatruoc)
Lòng Yêu nước là gì? -Nguyễn Quang dịch, WiseGeek -Trích từ Một góc của tôi -(Phiatruoc)
Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản -Lê Duy chuyển ngữ, CTV Phía Trước -Edward Webster, The Freeman -Ngày 01 tháng 06, 1960
Hướng đi của tỷ giá hối đoái năm 2013 (Hoàng Tâm Nguyên) -(Thongluan) – “… hướng điều hành tỷ giá năm 2013 sẽ giống như năm 2012. Lạm phát là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nền kinh tế èo uột như Việt Nam, do đó các đề nghị phá giá đồng nội tệ so với USD sẽ nhanh chóng bị bác bỏ vì mục tiêu kiềm chế lạm phát…”
Anh Hùng Đất Nước Tôi - Cao Đắc Vinh -(Vietbao)
Tiểu phẩm vui – Có khi chúng ta phải nhờ anh X giúp!(Danluan)
Nguyễn Gia Kiểng – Hiến pháp: yêu cầu và kiến nghị?(Danluan)
Phạm Ngọc Cương – Đổi… (Toronto, Canada)(Danluan)
Phản biện bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự » - (ĐCV) – Miền Nam ngày trước, ở những thành phố lớn như Sài Gòn, đặc biệt là Huế thì đám CS nằm vùng núp…
TS Nguyễn Nhã: MỘT BÀI BÁO CỦA MỘT NHÀ BÁO TỪNG ĐOẠT GIẢI PULITZER TỪNG DẠY BÁO CHÍ TẠI ĐẠI HỌC DANH TIẾNG STANFORD ĐÁNG CHO NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA SUY NGHĨ (Quê Choa).

Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt
Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt (TT) – “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán – Việt là Bách Niên Lỗ Chử.====>>>
Phạt 10 triệu đồng nếu in sai đường biên giới quốc gia -TT -  Còn thực địa mà sai có phạt không?
Đừng làm khổ dân vì hộ khẩu (VNN) -Đa số bạn đọc ngỡ ngàng với quy định mới của dự thảo luật Cư trú về việc người xuất cảnh từ 2 năm trở lên sẽ bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu.
“Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi?” (TT)   —Dự Luật cư trú: Dễ cho Nhà nước, khó cho dân (NLĐ) -    —-Hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển tích cực (NLĐ)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận Bắc đẩu Bội tinh  (VNN) -Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier tối qua đã trao huân chương Bắc đẩu Bội tinh, huân hương cao quý nhất của Cộng hòa Pháp, cho bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Thế giới mạng và sinh mạng thứ hai (TVN) – Internet có thể tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn cho một con người “ảo”, cho dù ngoài đời, con người thực không có sức ảnh hưởng cỡ như vậy.
Xuất ngoại lễ chùa vì chán ngấy lễ hội Việt (VNN) - Dị ứng với cảnh chụp giật, bon chen và vô số trò lố lăng nơi cửa chùa, nhiều người Việt dù thành tâm hướng Phật vẫn quyết quay lưng với lễ hội Việt.
Cám cảnh bà bới rác nuôi cháu ung thư (VNN)  —Giữ sạch áo blouse (TN) -Hai chữ “blouse trắng” đã gắn liền với hình ảnh người thầy thuốc, rộng hơn là cả ngành y tế   —-Dân khỏe, đất nước cường thịnh (NLĐ)
Vụ trang trại có nhiều… người lạ: “Người lạ” biến mất (NLĐ) -Ngày 26-2, ông Lê Quốc Gấm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ – Long An, cho biết: Công an xã Quê Mỹ Thạnh và Công an huyện Tân Trụ đã xác minh vụ việc một trang trại rộng hơn 2 ha ở xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ luôn đóng cửa và có người Trung Quốc, Đài Loan ở (Báo Người Lao  —Xử lý loạt cán bộ giúp người gốc Hoa gom đất ở Cam Ranh? (TP)
Kiến nghị Thủ tướng khoanh nợ BHXH, BHYT cho Vinashin và Vinalines (NLĐO)  —-100% doanh nghiệp tăng lương tối thiểu(NLĐO)   —Tập trung chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động(NLĐO)
Bỡi vậy cho nên Giai cấp Công Nhân XHCN sướng không đâu bằng- Ai đi sang mấy Quốc gia Tư bản làm thuê là dại.
Tấp nập cửa khẩu Cầu Treo  -TP – Đầu xuân, lượng người có mặt làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh) tăng đột biến. Lao động Việt Nam chuyển hướng chọn các quốc gia gần như Lào, Thái Lan, Campuchia để mưu sinh cho tiện đường đi lại.

Kinh tế

Nguồn FDI vào VN giảm mạnh 2 tháng qua (RFA)  —2013: Khu vực euro tiếp tục suy thoái kinh tế (RFI)
Những đại gia BĐS bán nhà trả nợ (VEF.VN) – Hoành tráng là vậy nhưng không ít các đại gia bất động sản (BĐS) một thời lừng lẫy giờ đây đang vật lộn bán tài sản để mong muốn thoát kiếp nợ nần.
Địa ốc vẫn lãi (TP) –  Trong khi Bộ Xây dựng vội vàng đính chính “không phải 80% doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) có lãi”, thế nhưng kết quả kinh doanh trong năm 2012 của các DN BĐS và liên quan đến BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán minh chứng ngược lại: trên 80% DN có lãi!
Thương hiệu doanh nghiệp và cái ‘mác’ Vina (TVN)  —Thu phí ATM: Dân đổ đến quầy NH rút tiền (VEF)
Đấu thầu để giảm giá vàng  (TN) -Chiều 26.2, NHNN ký kết hợp đồng nguyên tắc với Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, hợp thức việc SJC gia công vàng miếng cho NHNN đồng thời để cơ quan này chuẩn bị lượng hàng hóa cho các phiên đấu thầu mua bán vàng sắp tới.
Quản lý thuế có vấn đề (TN) – Các bài viết Bất thường xe siêu sang “hồi hương” và Voi đã chui lọt lỗ kim đăng trên Thanh Niên ngày 25.2 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.
Công nghiệp đi xuống vì… Tết (VnEc)   —Nguy cơ Trung Quốc cấm nhập khẩu điều Việt Nam (NLĐ)
Giá dầu thô chạm đáy kể từ đầu năm 2013 (VnEc) -  Chốt phiên giao dịch ngày 26/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 giảm xuống còn 92,63 USD mỗi thùng…

Thế giới

Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu ở miền trung Trung Quốc (VOA)     — Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc(RFI)   —Người Tây Tạng dùng ‘vũ khí văn hóa’ để bảo vệ bản sắc(VOA)    —
Báo Trung Quốc: Đừng tin Mỹ ‘bỏ rơi’ Shinzo Abe (TP)
Nam Phương chống kiểm duyệt : ”Biến cố chính trị lớn nhất” từ 1989  (RFI)    —Trung Quốc : Một blogger khiến nhiều quan tham thanh bại danh liệt (RFI)   — ĐCS Trung Quốc bàn về nhân sự lãnh đạo đất nước -Vietnam Plus  —‘Trung Quốc chặn sóng radio BBC’ (BBC)—-VOA, BBC phản đối Trung Quốc phá sóng phát thanh (VOA)
Cha mẹ Mỹ nhận con nuôi nước ngoài thường gặp những khó khăn (VOA)  —Cắt giảm ngân sách đột ngột có thể phương hại sự phục hồi kinh tế Mỹ (VOA)  —TT Obama kêu gọi nhà lãnh đạo Ai Cập bảo vệ các nguyên tắc dân chủ  (VOA)
Iran, nhóm P5+1 mở đàm phán hạt nhân(VOA)   —Thế giới 24h: Pháo Triều Tiên nổ long trời (VNN)
Dennis Rodman tới Triều Tiên với sứ mệnh ‘ngoại giao bóng rổ’(VOA)   —-Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ đối thoại với chính phủ Syria(VOA)   —Hagel được Thượng viện Mỹ chuẩn y (BBC)   —Thượng viện Mỹ chuẩn nhận ông Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng (VOA)
Phía Cộng Hòa không còn chống Obamacare  (NV) -Thống đốc tiểu bang Florida là vị thống đốc Cộng Hòa thứ bảy đang đảo ngược lập trường, từ chỗ quyết liệt chống đối đạo luật cải tổ y tế ‘Obamacare’, chuyển sang sự tán thành và ủng hộ.
Pháp: Không đàm phán với những kẻ bắt cóc(VOA)   –Khủng bố đưa ảnh 7 con tin Pháp lên internet (RFI)   —Pháp phá vỡ một mạng lưới nhập hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc  (RFI)  —-Chuỗi nhà hàng KFC của Mỹ tẩy chay phần lớn gà Trung Quốc (RFI)
Syria: Giao tranh dữ dội gần một ngôi đền lịch sử (VOA)  —-Nga: phần tử quá khích đối lập ngăn cản mọi giải pháp cho Syria(RFA)
Cảnh sát Pakistan bị giết trong lúc bảo vệ các nhân viên y tế(VOA)  —Nam Hàn truy tố một gián điệp Bắc Hàn gốc Trung Quốc(RFA)  —Bắc Triều Tiên phô trương tập trận bằng đạn thật  (RFI)
Bộ trưởng quốc phòng Thái và Campuchia gặp nhau(RFA)  —Nước Ý có nguy cơ bế tắc chính trị sau bầu cử (RFI)  —Tổng thống Miến Điện đến Na Uy, khởi đầu chuyến công du châu Âu (RFI)
Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống hãm hiếp (RFA)  –Nổ khinh khí cầu ở Ai Cập, 19 người chết(VOA)
Cựu Tổng trưởng Y Sĩ Hoa Kỳ Everett Koop qua đời(VOA)   —-Giải mật cuộc chiến biên giới Xô – Trung năm 1969 - Tiền Phong

Văn hóa – Xã hội - Giáo dục – Khoa học

Các dấu hiệu sớm về rối loạn tâm lý ở trẻ em (RFA)
Nguyên nhân vụ nổ thiên thạch khủng khiếp ở Nga -VnMedia - Sau khi thiên thạch nặng từ 7 đến 10 nghìn tấn rạch bầu trời lao xuống nước Nga với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh và với sức nổ bằng 20—25 quả bom…
VietQ -Bộ Giáo dục cho dùng camera thi tốt nghiệp   —   —Kỷ luật cán bộ ngành giáo dục dùng bằng giả - Báo Đất Việt  —-VietQ -Học sinh giỏi ngày nay ít thi vào Quân đội
Giáo viên dạy sử: ‘Không được im lặng trước sự thật’ -(VNN) -“Lịch sử cần được tôn trọng, chúng ta không thể im lặng trước những sự thật. Nếu lịch sử không được giảng dạy chính thống sẽ còn nguy hại hơn…”
Học sinh ‘tố cáo’ trường học ‘xấu xí’ (VNN)   —Giỏi ngoại ngữ, cử nhân 9X làm osin lương 3-5 triệu (VEF)
30 – 40% chương trình toán vô bổ (TN)  —Nhập nhằng tư trong công (TN)
Cử nhân cao đẳng… luyện thi ĐH!  -TT – Sau tết, các “lò” luyện thi ĐH trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều cử nhân cao đẳng (CĐ) đến đăng ký ôn luyện. Có cử nhân đã đi làm nhưng cũng xin nghỉ để đến “lò” luyện thi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh liên thông lên ĐH chính quy sắp tới.

Hai du khách Nga bị cướp giật tại Nha Trang (TN)    —-Du khách Nga bị cướp, rạch tay(NLĐ)—-11 người Việt bị bắt tại Mozambique, New Zealand (TN)   —Lợi dụng va chạm giao thông để trộm cướp (TN)—Trung tá công an “quậy” tại trụ sở (NLĐ)
Giám đốc dâm ô con gái của nữ nhân viên (TP)
“Tháo chạy” khỏi dự án bãi đỗ xe ngầm -Lao Động   —VnExpress -Ông lái xích lô sát hại chủ quán trà đá   —XZone -Thành kẻ sát nhân vì không đòi được tiền  —–Hà Nội: Một chủ nợ bị đâm chết khi đi đòi tiền - VTC
Phát hiện thêm một căn nhà ông Phương thuê chứa chất nổ - Tuổi Trẻ  —-Nỗi cay đắng của cô vợ trẻ bị chồng nhờ bạn hiếp dâm -Zing -   —-Tôi đã phá trinh em gái vợ - Phunutoday.vn
Biến chó, mèo thành thịt thú rừng bằng đèn khò ở chùa Hương -Zing -     –Công nghệ biến chó mèo thành thú rừng ở Chùa Hương (VNN)—-Zing -3 triệu đồng/kg, thịt trâu chọi Hải Lựu hết veo sau 1 giờ
Hình ảnh rợn người từ quán tiết canh đến bệnh viện  (VNN) -Những hình ảnh rợn người từ quán tiết canh đến bệnh viện mà PV VietNamNet ghi được ắt hẳn sẽ khiến nhiều người từ bỏ thói quen ăn món này.  —
Người vợ bị chồng nhờ bạn hiếp đã phát điên (VNN)  —Triệt phá một sới bạc lớn, tạm giữ 16 người (TN)  —Xem chọi trâu cũng bị “chặt chém” (TN)
Hơn 11.000 “bom nổ chậm” ở khu dân cư (TN) -Tại buổi họp báo Tuần lễ Quốc gia về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ hôm qua 26.2, thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), thừa nhận ở một số nơi, việc quản lý chất nổ còn yếu kém.
Nữ phó trưởng ấp tống tiền bằng clip sex lãnh 2 năm tù  TT – TAND huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) vừa tuyên phạt một nữ bị cáo (33 tuổi) 2 năm tù giam về tội..

Bác Ba Phi đã nói


Nhật ký Trọng lú ngày 26/02/2013

Mấy ông trí THỨC đang mơ NGỦ
Mắc lỡm phen này đã tỉnh chưa ?
Kiến nghị các vị cứ đưa
Nhưng sửa Hiến Pháp phải vừa lòng tôi
Đa đảng không chấp nhận rồi
Tam quyền phân lập Trọng tôi miễn bàn
Quân đội không đứng trung gian
Mà phải của đảng vẻ vang sáng ngời
Đảng ta chân mệnh con trời
Trọng là thiên tử trị nơi búa liềm
Chuyên chính vô sản phải nghiêm
Trị bọn phản động có LIỀM – BÚA đây
Trong tay có mấy thứ nầy
Bảo bối tuyệt kỹ sư thầy HỒ trao
Búa liềm con cứ vung cao
Đánh cho tư bản nhà cao vỡ đầu
Chúng dân đừng có lâu nhâu
Học theo Giãy chết làm rầu đảng ta
Đảng là đạo đức tinh hoa
Việc sửa hiến pháp phải là ĐẢNG TA….
Vài lời tâm sự gần xa
Việc gì cũng vẫn đảng ta cầm quyền
Làm theo gương cụ Dân Tiên (*)
Trọng ta tự sướng triền miên tháng ngày.
(*) Trần Dân Tiên ( Một trong những bút danh của hồ chí minh, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách “vừa đi đường vừa kể chuyện”, kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của chính mình)

NGƯỜI DÂN BẮC KINH, LAN CHÂU RA TAY, GIƯƠNG BIỂU NGỮ “CÔNG KHAI TÀI SẢN”

25.2.2013
Ngày 24.2, tại Bắc Kinh, Lan Châu đã có các công dân ra tay, giương biểu ngữ đòi quan chức công khai tài sản. Hoạt động ở Lan Châu còn bao gồm cả việc thu thập chữ ký của quần chúng.
Ở Bắc Kinh
 1
Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản! - Nếu không công khai tài sản thì hãy cút hết đi! -  Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com ; Nhắn tin:  15810050900
2
Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản! - Công khai tài sản là chính đạo, cự tuyệt công khai là tà đạo! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com   Nhắn tin:  15810050900
3
Công khai tài sản là chính đạo, cự tuyệt công khai là tà đạo! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com   Nhắn tin:  15810050900
4
Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com   Nhắn tin:  15810050900
5
Công dân yêu cầu quan chức công khai tài sản! - Nếu không công khai tài sản thì hãy cút hết đi! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com
Nhắn tin:  15810050900
6
1
Công khai tài sản là thực làm, cự tuyệt công khai là nói suông! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com Nhắn tin:  15810050900
8
-Công khai tài sản là thực làm, cự tuyệt công khai là nói suông! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com Nhắn tin:  15810050900
Công khai tài sản là thực làm, cự tuyệt công khai là nói suông! Ký tên:  Họ tên +  địa chỉ cư trú + nghề nghiệp  Email: caichangongshi@gmail.com Nhắn tin:  15810050900
9
 Công khai tài sản, nếu không thì cút đi!
10
 Nếu không công khai tài sản thì hãy hạ đài hết đi
11
Công khai tài sản là thực làm, từ chối công khai là nói suông
Ở Lan Châu
12
             (Trước Lan Châu Thương học Viện)
13
 Thu thập chữ ký Quan chức công khai tài sản
14
15
16
(Trước Bách hóa xxx)

17

18
 (Trước Khách sạn Lan Châu)
20
19
Thu thập chữ ký  Quan chức công khai tài sản