Thứ ba 10 Tháng Năm 2011
Châu Âu hụt hơi trong cuộc tranh giành nguồn khí đốt
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt đổ về châu Âu
RFI
Vào lúc thị trường khí đốt trên thế giới đang khởi sắc trở lại, thì một số nhà phân tích lo ngại trong không bao lâu, Lục địa Già có nguy cơ bị thiếu hụt năng lượng : dự trữ tại Bắc Hải đang cạn dần trong lúc nhu cầu của các nền kinh tế đang lên- chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil- ngày càng lớn. Kèm theo đó các quốc gia này đã có phương tiện dồi dào – về mặt tài chính cũng như trọng lượng chính trị- để trở thành những khách hàng hấp dẫn của các nước sản xuất khí đốt như Nga hay nhiều nước ở Trung Á. Do vậy khối này trở thành những đối thủ trực tiếp của châu Âu.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế nhu cầu của nhân loại về khí đốt tăng thêm 44% trong 25 năm sắp tới. Về phần mình Jean Marie Dauger, phó tổng giám đốc tập đòan khí đốt quốc gia Pháp GDF dự báo đến năm 2017 châu Âu sẽ cần đến các nguồn khai thác dầu khí mới.
Trung Quốc hay cơn ác mộng của châu Âu
Mối đe dọa lớn nhất của châu Âu có lẽ xuất phát từ Trung Quốc : đất nước rộng lớn với gần một tỷ rưỡi con người này hiện đang tiêu thụ một khối lượng tương đương với nhu cầu của hai nước công nghiệp phát triển lâu đời của châu Ấu là Anh và Đức. Đáng quan ngại hơn, là chỉ trong một thập niên tới, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc còn tăng lên gấp bốn lần so với hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất về tình hình năng lượng thế giới 2010, cơ quan năng lượng quốc tế lưu ý : đến năm 2035, Trung Quốc thu hút 1/5 nhu cầu khí đốt của nhân loại, qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nguồn thu hút khí đốt số 1 thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó, chiến lược phát triển của Bắc Kinh đã hướng tới rất nhiều đối tác từ Qatar đến Úc. Với tập đoàn Gaz de France Suez, ông khổng lồ Trung Quốc CNOOC vừa thương lượng để công ty Pháp bán 2,6 triệu tấn khí đốt hóa lỏng LNG trong bốn năm từ 2013 đến 2016.
Một vùng đất khác trong tầm ngắm của Trung Quốc là các nước sản xuất khí đốt tại Trung Á : vào tháng 12/2009 chủ tịch Hồ Cẩm Đào mở van khánh thành đường ống dẫn khí đốt dài bảy ngàn cây số, nối liền Trung Quốc với Turkmenistan, xuyên ngang lãnh thổ Ouzbekistan và Kazakhstan. Trên nguyên tắc một khi đi vào họat động kể từ năm 2012, mỗi năm Turkmenistan sẽ cung cấp bốn mươi tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc.
Không chỉ riêng đối với các nước Tây Âu, mà ngay cả đối với nước Nga, đây là một thắng lợi vẻ vàng khi Bắc Kinh đã bắt rễ vào một vùng đất vốn được coi là sân sau của Matxcơva.
Trung Á trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
Trong vòng công du Trung Á tháng sáu vừa qua, chủ tịch Trung Quốc đã ký hàng loạt hợp đồng với các đối tác tại khu vực từ Ouzbekistan đến Kazakhstan : trước hết với Ouzbekistan, quốc gia sản xuất đến 60 tỷ mét khối khí đốt/năm trong đó 10 tỷ mét khối được dành cho khách hàng Trung Quốc.
Hiện tại đã có hơn 300 cơ sở của Trung Quốc hiện diện tại đây trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, đường sắt đến viễn thông, nông nghiệp …
Tại Astana lãnh đạo Trung Quốc đã ba hợp đồng quan trọng trong lĩnh vực « hợp tác hạt nhân dân sự, mua bán uranium và thỏa thuận cuối cùng liên quan tới dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối liền Kazakhstan với Trung Quốc ».
20% sản lượng dầu khí của Kazakhstan, tương đương với 8 triệu m3 được dành để cung cấp cho Trung Quốc và theo lời tổng thống Nazarbayev thì Astana đã « mời » các đối tác Trung Quốc cùng hùn vốn với tập đoàn dầu khí quốc gia để cùng khai thác và sản xuất lượng dầu khí nói trên.
Trong một cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn quốc tế -trong số này cóChevron của Mỹ, ArcelorMittal của châu Âu hay Total của Pháp- vào tháng 12/2009 tổng thống Nazarbayev đặt điều kiện khi tuyên bố là Astana « chỉ làm việc với những đối tác thực sự muốn giúp Kazakhstan đa dạng hóa cơ cấu kinh tế (…) và đang tìm kiếm những đối tác mới ».
Tổng thống Kazakhstan đã không quên đề cao vai trò của các đối tác Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng đây là một lời cảnh cáo của Astana nhắm vào Âu Mỹ : chính quyền Nazarbayev từng bước quay lưng lại với các tập đoàn phương tây truyền thống.
Trong một chừng mực nào đó có thể nói Kazackhstan là "cánh cổng" đưa chân Trung Quốc vào thị trường năng lượng Trung Á : năm 1997 Trung Quốc đã đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược với Kazakhstan qua thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu 3000 km. Đến năm 2005 tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC lại rót gần 4 tỷ đô la cho PetroKazakhstan và như vậy kiểm soát 38% vốn của tập đoàn này. Bước kế tiếp Trung Quốc chi ra 2 tỷ đô la (năm 2006) để làm chủ một phần khu khai thách dầu hỏa và khí đốt Karazhanba; mua khí đốt của Turkmenistan, tham gia vào việc khai thác khu South Iolotan, nơi được coi là một trong năm vựa dầu khí tiềm năng nhất thế giới, và nhắm luôn tới nguồn khai thác của Ouzbekistan.
Mới chỉ vào năm ngoái chiến lược bành trướng của Trung Quốc còn đi xa hơn khi Bắc Kinh đồng ý cho Astana vay 10 tỷ đô la trong chương trình đô la để đổi lấy dầu khí.
Trong lúc Trung Quốc dùng sức mạnh của đồng tiền để thuyết phục các nhà cung cấp Trung Á thì chiến lược năng lượng của châu Âu đi từ sai lầm này sang sai lầm khác. Một chuyên gia trong ngành tiếc là Bruxelles chủ trương đẩy các nước ở khu vực Trung Á như Turkmenistan, Azerbaijan ... vào thế để họ phải cạnh tranh lẫn với nhau mà quên rằng các đối thủ chính của Liên Hiệp Châu Âu là Nga và Trung Quốc.
Nabucco, biểu tượng của những sai lầm trong bàn cờ khí đốt
Tiêu biểu nhất cho tính toán sai lầm này, theo chuyên gia nói trên là dự án xây dựng đường ống Nabucco 3300 cây số để đưa khí đốt từ vùng biển Caspi sang châu Âu. Dự án đã được khởi động từ năm 2002 nhưng vẫn trong tình trạng bế tắc như tường trình sau đây của thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Hungari :
"Nabucco là một đề án lớn, trị giá chừng 8 tỉ Euro, được thực hiện bởi sự đầu tư của các hãng tư nhân với sự ủng hộ của EU.
Hệ đường ống khí đốt Nabucco sử dụng các nguồn khí đốt từ vùng vịnh Caspi và Cận Đông, Trung Á (các nước Azerbaijan, Turkmenistan và Iran), tránh Liên bang Nga và Ukraina, đến Eruzun (phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ) và từ đó qua vùng Balkans, xuyên qua Bulgari, Romani và Hungary và dừng ở Áo.
Nabucco được khởi thảo với mục đích giảm thiểu sự phụ thuộc về khí đốt với Liên bang Nga và gia tăng sự an toàn năng lượng. Theo những tính toán sơ bộ, trong vòng 20 năm tới, nhu cầu khí đốt của Châu Âu sẽ tăng 30%. Hiện tại, Châu Âu có được nguồn khí đốt, một phần do tự sản xuất, phần khác do nhập của Algeri, nhưng chủ yếu vẫn là của Liên bang Nga.
Từ Nga, hiện nay, khí đốt được chuyển sang Châu Âu qua hệ thống đường ống mang tên Hữu nghị, chạy ngang qua Ukraine và đây là điểm rất mạo hiểm trên góc độ an toàn năng lượng, do những đụng độ liên miên về khí đốt giữa Nga và Ukraine trong những năm qua.
Dài 3.300km, có công suất 31 tỉ m3 hàng năm, theo kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015, Nabucco có thể cung cấp khí đốt cho Châu Âu, nhưng công suất tối đa sẽ chỉ đạt được vào năm 2020. Những tập đoàn năng lượng tham dự đề án Nabucco gồm Mol Nyrt. (Hungary), OMV (Áo), Transgaz (Romania), Botas (Thổ Nhĩ Kỳ), Bulgargaz (Bulgari) và RWE (Đức).
Như vậy, nếu được xây dựng, Nabucco sẽ là đối thủ lớn của các hệ thống khí đốt mang tên Hải lưu của Liên bang Nga, đặc biệt là Hải lưu phía Nam, được xậy dựng bằng cách bỏ qua Ukraine, đưa khí đốt dưới lòng biển Đen qua Bulgaria và có tham vọng “bá chủ” khí đốt tại Tây Âu.
Đã được khởi thảo từ đầu những năm 2000, từ nhiều năm nay, Nabucco bị coi là “đề án chỉ nằm trên giấy tờ” vì rất nhiều trở ngại về chính trị và ngoại giao - cho dù, yếu tố tài chính dường như luôn được đảm bảo ở mức độ nhất định.
Là một đại dự án với sự tham gia của nhiều tập đoàn năng lượng, nhiều nước, mỗi bên tham dự đều có những đòi hỏi, yêu sách và trong mỗi thời điểm, đều có sự lừng chừng, không dứt khoát, khiến công việc chung bị ảnh hưởng.
Nguồn khí đốt được sử dụng trong dự án cũng là vấn đề, vì các quốc gia vùng Trung Á luôn là tâm điểm giành giật giữa Châu Âu, Liên bang Nga và cả Trung Quốc. Trong những năm qua, Nga đã nỗ lực và đạt được một số thành công trong việc “đi đêm” với các quốc gia có thể cung cấp khí đốt cho Nabucco, để họ dành phần khí đốt đó cho Moscow.
Những nước Trung Á, đứng trước cái lợi cả hai bên tranh giành, đã tỏ ra thực tế khi hứa hẹn với cả đôi bên và sẽ có thỏa thuận trước với bên nào có khả năng hợp tác với họ trước và có lợi hơn với họ, trong trường hợp này rất có thể là Liên bang Nga. Vì thế, một giả thiết khá dị kỳ từng được đặt ra, là có khi Nabucco phải mua nguồn khí đốt từ cả những địch thủ như Nga và Iran.
Mới đây nhất, Ban lãnh đạo Azerbajan cùng một lúc đã đàm phán với hơn 20 tập đoàn năng lượng và tuyên bố sẽ hợp tác với bên nào trả giá cao nhất, và Gazprom của Nga đã khẳng định rằng không ai có thể cạnh tranh với giá cả họ đưa ra trong cuộc chiến này.
Tình trạng giằng co diễn ra tại Nabucco khiến mới đây, hai trong số 6 tập đoàn năng lượng tham gia dự án - OMV của Áo và RWE của Đức - đã tuyên bố rằng họ cần xem lại xem có tham gia đề án hay không, và quyết định sẽ chỉ được đưa ra vào năm sau. Như thế, Nabucco một lần nữa lại bị trì hoãn, cho dù theo quyết định đưa ra năm ngoái, trong năm 2010, nhất thiết phải thống nhất được lần cuối sự tham gia và đầu tư của các bên có liên quan.
Đáng chú ý là trong hai tập đoàn năng lượng kể trên, OMV của Áo đã gia nhập đề án Hải lưu phía Nam của Nga, và cho đến nay, ngoài Gazprom, đã có thêm các tập đoàn của Ý, Pháp và khả năng là cả của Đức tham gia đề án này.
Ngoài ra, việc Hungary (đầu năm nay) và mới đây nhất, vào trung tuần tháng 11, Bulgari cũng ký họp đồng tham dự Hải lưu phía Nam có thể là một đòn nặng giáng vào đề án Nabucco, hiện vẫn mới chỉ trên bàn giấy".
Ấn Độ vừa nhập cuộc
Ở một mức độ khiêm tốn hơn, Ấn Độ cũng là một trong những mối đe dọa trực tiếp đối với châu Âu và cũng đang lao vào cuộc chạy đua để bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt. Ngày 20/9 vừa qua, bộ trưởng Năng lượng Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ phê chuẩn hiệp ước xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên TAPI (tên gọi tắt theo tiếng Anh của bốn nước) dài 1700 km. Dự án này cho phép đến năm 2015 Turkmenistan xuất khẩu 33 tỷ mét khối/năm qua Ấn Độ và Pakistan. Nhờ đó, Achgabat không còn lệ thuộc vào những khách hàng lớn như Nga Trung Quốc hay Iran.
Đối với Ấn Độ khí đốt Turkmenistan giúp cho cường quốc kinh tế thứ ba này của châu Á đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% một năm. Theo giới chuyên gia trong thập niên tới, nhu cầu năng lượng, bao gồm dầu khí, than đá và khí đốt của Ấn Độ tăng 40% so với hiện tại. Ngoài ra, theo văn phòng tư vấn Deloitte từ 5 năm nay, Ấn Độ đã nhắm tới các nguồn dự trữ của Việt Nam và nhiều nước châu Phi như Angola, Nigeria. Nhưng Ấn Độ không thể sánh kịp với Trung Quốc.
Dự trữ của châu Âu đang cạn dần
Ngoài trở ngại phải đọ sức với khối các quốc gia đang trỗi dậy để mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Trung Á giàu tài nguyên, Liên Hiệp Châu Âu còn vướng phải một số sai lầm chiến lược khác : hiện nay nhiều công trình đầu tư dài hạn của châu Âu tại vùng biển Barents gần Bắc cực đang bị chậm trễ.
Theo thẩm định của Armelle Lecarpentier, kinh tế trưởng Hiệp hội các công ty khí đốt Cedigaz thì châu Âu sẽ phải mất nhiều năm để khởi động trở lại các dự án đầu tư đã bị bỏ dở sau một thời gian sản xuất dư thừa. Vấn đề đặt ra là trong ngành dầu khí, để một dự án bắt đầu đem lại thành quả thì cần ít nhất là từ ba đến bốn năm và đó là những dự án đầu tư rất tốn kém.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia sản xuất như Peru, Qatar hay Indonesia dành ưu tiên để bảo đảm cung cấp cho thị trường nội địa, dự trữ tại vùng Bắc hải cạn dần, các đề án mới tại khu vực biển Barents bị chậm trễ, Trung Á đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc bên cạnh đối tác truyền thống là Nga, nhu cầu ngày càng lớn của các nền kinh tế đang trỗi dậy, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, hồ sơ khí đốt càng khiến châu Âu đau đầu khi biết rằng trong 10 năm tới nhu cầu của Liên Hiệp Châu Âu tăng thêm 200 tỷ mét khối so với hiện tại.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế nhu cầu của nhân loại về khí đốt tăng thêm 44% trong 25 năm sắp tới. Về phần mình Jean Marie Dauger, phó tổng giám đốc tập đòan khí đốt quốc gia Pháp GDF dự báo đến năm 2017 châu Âu sẽ cần đến các nguồn khai thác dầu khí mới.
Trung Quốc hay cơn ác mộng của châu Âu
Mối đe dọa lớn nhất của châu Âu có lẽ xuất phát từ Trung Quốc : đất nước rộng lớn với gần một tỷ rưỡi con người này hiện đang tiêu thụ một khối lượng tương đương với nhu cầu của hai nước công nghiệp phát triển lâu đời của châu Ấu là Anh và Đức. Đáng quan ngại hơn, là chỉ trong một thập niên tới, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc còn tăng lên gấp bốn lần so với hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất về tình hình năng lượng thế giới 2010, cơ quan năng lượng quốc tế lưu ý : đến năm 2035, Trung Quốc thu hút 1/5 nhu cầu khí đốt của nhân loại, qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nguồn thu hút khí đốt số 1 thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó, chiến lược phát triển của Bắc Kinh đã hướng tới rất nhiều đối tác từ Qatar đến Úc. Với tập đoàn Gaz de France Suez, ông khổng lồ Trung Quốc CNOOC vừa thương lượng để công ty Pháp bán 2,6 triệu tấn khí đốt hóa lỏng LNG trong bốn năm từ 2013 đến 2016.
Một vùng đất khác trong tầm ngắm của Trung Quốc là các nước sản xuất khí đốt tại Trung Á : vào tháng 12/2009 chủ tịch Hồ Cẩm Đào mở van khánh thành đường ống dẫn khí đốt dài bảy ngàn cây số, nối liền Trung Quốc với Turkmenistan, xuyên ngang lãnh thổ Ouzbekistan và Kazakhstan. Trên nguyên tắc một khi đi vào họat động kể từ năm 2012, mỗi năm Turkmenistan sẽ cung cấp bốn mươi tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc.
Trung Á trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
Trong vòng công du Trung Á tháng sáu vừa qua, chủ tịch Trung Quốc đã ký hàng loạt hợp đồng với các đối tác tại khu vực từ Ouzbekistan đến Kazakhstan : trước hết với Ouzbekistan, quốc gia sản xuất đến 60 tỷ mét khối khí đốt/năm trong đó 10 tỷ mét khối được dành cho khách hàng Trung Quốc.
Hiện tại đã có hơn 300 cơ sở của Trung Quốc hiện diện tại đây trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, đường sắt đến viễn thông, nông nghiệp …
Tại Astana lãnh đạo Trung Quốc đã ba hợp đồng quan trọng trong lĩnh vực « hợp tác hạt nhân dân sự, mua bán uranium và thỏa thuận cuối cùng liên quan tới dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối liền Kazakhstan với Trung Quốc ».
20% sản lượng dầu khí của Kazakhstan, tương đương với 8 triệu m3 được dành để cung cấp cho Trung Quốc và theo lời tổng thống Nazarbayev thì Astana đã « mời » các đối tác Trung Quốc cùng hùn vốn với tập đoàn dầu khí quốc gia để cùng khai thác và sản xuất lượng dầu khí nói trên.
Trong một cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn quốc tế -trong số này cóChevron của Mỹ, ArcelorMittal của châu Âu hay Total của Pháp- vào tháng 12/2009 tổng thống Nazarbayev đặt điều kiện khi tuyên bố là Astana « chỉ làm việc với những đối tác thực sự muốn giúp Kazakhstan đa dạng hóa cơ cấu kinh tế (…) và đang tìm kiếm những đối tác mới ».
Tổng thống Kazakhstan đã không quên đề cao vai trò của các đối tác Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng đây là một lời cảnh cáo của Astana nhắm vào Âu Mỹ : chính quyền Nazarbayev từng bước quay lưng lại với các tập đoàn phương tây truyền thống.
Trong một chừng mực nào đó có thể nói Kazackhstan là "cánh cổng" đưa chân Trung Quốc vào thị trường năng lượng Trung Á : năm 1997 Trung Quốc đã đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược với Kazakhstan qua thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu 3000 km. Đến năm 2005 tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC lại rót gần 4 tỷ đô la cho PetroKazakhstan và như vậy kiểm soát 38% vốn của tập đoàn này. Bước kế tiếp Trung Quốc chi ra 2 tỷ đô la (năm 2006) để làm chủ một phần khu khai thách dầu hỏa và khí đốt Karazhanba; mua khí đốt của Turkmenistan, tham gia vào việc khai thác khu South Iolotan, nơi được coi là một trong năm vựa dầu khí tiềm năng nhất thế giới, và nhắm luôn tới nguồn khai thác của Ouzbekistan.
Mới chỉ vào năm ngoái chiến lược bành trướng của Trung Quốc còn đi xa hơn khi Bắc Kinh đồng ý cho Astana vay 10 tỷ đô la trong chương trình đô la để đổi lấy dầu khí.
Trong lúc Trung Quốc dùng sức mạnh của đồng tiền để thuyết phục các nhà cung cấp Trung Á thì chiến lược năng lượng của châu Âu đi từ sai lầm này sang sai lầm khác. Một chuyên gia trong ngành tiếc là Bruxelles chủ trương đẩy các nước ở khu vực Trung Á như Turkmenistan, Azerbaijan ... vào thế để họ phải cạnh tranh lẫn với nhau mà quên rằng các đối thủ chính của Liên Hiệp Châu Âu là Nga và Trung Quốc.
Nabucco, biểu tượng của những sai lầm trong bàn cờ khí đốt
Tiêu biểu nhất cho tính toán sai lầm này, theo chuyên gia nói trên là dự án xây dựng đường ống Nabucco 3300 cây số để đưa khí đốt từ vùng biển Caspi sang châu Âu. Dự án đã được khởi động từ năm 2002 nhưng vẫn trong tình trạng bế tắc như tường trình sau đây của thông tín viên Hoàng Nguyễn từ Hungari :
"Nabucco là một đề án lớn, trị giá chừng 8 tỉ Euro, được thực hiện bởi sự đầu tư của các hãng tư nhân với sự ủng hộ của EU.
Hệ đường ống khí đốt Nabucco sử dụng các nguồn khí đốt từ vùng vịnh Caspi và Cận Đông, Trung Á (các nước Azerbaijan, Turkmenistan và Iran), tránh Liên bang Nga và Ukraina, đến Eruzun (phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ) và từ đó qua vùng Balkans, xuyên qua Bulgari, Romani và Hungary và dừng ở Áo.
Từ Nga, hiện nay, khí đốt được chuyển sang Châu Âu qua hệ thống đường ống mang tên Hữu nghị, chạy ngang qua Ukraine và đây là điểm rất mạo hiểm trên góc độ an toàn năng lượng, do những đụng độ liên miên về khí đốt giữa Nga và Ukraine trong những năm qua.
Dài 3.300km, có công suất 31 tỉ m3 hàng năm, theo kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015, Nabucco có thể cung cấp khí đốt cho Châu Âu, nhưng công suất tối đa sẽ chỉ đạt được vào năm 2020. Những tập đoàn năng lượng tham dự đề án Nabucco gồm Mol Nyrt. (Hungary), OMV (Áo), Transgaz (Romania), Botas (Thổ Nhĩ Kỳ), Bulgargaz (Bulgari) và RWE (Đức).
Như vậy, nếu được xây dựng, Nabucco sẽ là đối thủ lớn của các hệ thống khí đốt mang tên Hải lưu của Liên bang Nga, đặc biệt là Hải lưu phía Nam, được xậy dựng bằng cách bỏ qua Ukraine, đưa khí đốt dưới lòng biển Đen qua Bulgaria và có tham vọng “bá chủ” khí đốt tại Tây Âu.
Đã được khởi thảo từ đầu những năm 2000, từ nhiều năm nay, Nabucco bị coi là “đề án chỉ nằm trên giấy tờ” vì rất nhiều trở ngại về chính trị và ngoại giao - cho dù, yếu tố tài chính dường như luôn được đảm bảo ở mức độ nhất định.
Là một đại dự án với sự tham gia của nhiều tập đoàn năng lượng, nhiều nước, mỗi bên tham dự đều có những đòi hỏi, yêu sách và trong mỗi thời điểm, đều có sự lừng chừng, không dứt khoát, khiến công việc chung bị ảnh hưởng.
Nguồn khí đốt được sử dụng trong dự án cũng là vấn đề, vì các quốc gia vùng Trung Á luôn là tâm điểm giành giật giữa Châu Âu, Liên bang Nga và cả Trung Quốc. Trong những năm qua, Nga đã nỗ lực và đạt được một số thành công trong việc “đi đêm” với các quốc gia có thể cung cấp khí đốt cho Nabucco, để họ dành phần khí đốt đó cho Moscow.
Những nước Trung Á, đứng trước cái lợi cả hai bên tranh giành, đã tỏ ra thực tế khi hứa hẹn với cả đôi bên và sẽ có thỏa thuận trước với bên nào có khả năng hợp tác với họ trước và có lợi hơn với họ, trong trường hợp này rất có thể là Liên bang Nga. Vì thế, một giả thiết khá dị kỳ từng được đặt ra, là có khi Nabucco phải mua nguồn khí đốt từ cả những địch thủ như Nga và Iran.
Mới đây nhất, Ban lãnh đạo Azerbajan cùng một lúc đã đàm phán với hơn 20 tập đoàn năng lượng và tuyên bố sẽ hợp tác với bên nào trả giá cao nhất, và Gazprom của Nga đã khẳng định rằng không ai có thể cạnh tranh với giá cả họ đưa ra trong cuộc chiến này.
Tình trạng giằng co diễn ra tại Nabucco khiến mới đây, hai trong số 6 tập đoàn năng lượng tham gia dự án - OMV của Áo và RWE của Đức - đã tuyên bố rằng họ cần xem lại xem có tham gia đề án hay không, và quyết định sẽ chỉ được đưa ra vào năm sau. Như thế, Nabucco một lần nữa lại bị trì hoãn, cho dù theo quyết định đưa ra năm ngoái, trong năm 2010, nhất thiết phải thống nhất được lần cuối sự tham gia và đầu tư của các bên có liên quan.
Đáng chú ý là trong hai tập đoàn năng lượng kể trên, OMV của Áo đã gia nhập đề án Hải lưu phía Nam của Nga, và cho đến nay, ngoài Gazprom, đã có thêm các tập đoàn của Ý, Pháp và khả năng là cả của Đức tham gia đề án này.
Ngoài ra, việc Hungary (đầu năm nay) và mới đây nhất, vào trung tuần tháng 11, Bulgari cũng ký họp đồng tham dự Hải lưu phía Nam có thể là một đòn nặng giáng vào đề án Nabucco, hiện vẫn mới chỉ trên bàn giấy".
Ấn Độ vừa nhập cuộc
Ở một mức độ khiêm tốn hơn, Ấn Độ cũng là một trong những mối đe dọa trực tiếp đối với châu Âu và cũng đang lao vào cuộc chạy đua để bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt. Ngày 20/9 vừa qua, bộ trưởng Năng lượng Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ phê chuẩn hiệp ước xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên TAPI (tên gọi tắt theo tiếng Anh của bốn nước) dài 1700 km. Dự án này cho phép đến năm 2015 Turkmenistan xuất khẩu 33 tỷ mét khối/năm qua Ấn Độ và Pakistan. Nhờ đó, Achgabat không còn lệ thuộc vào những khách hàng lớn như Nga Trung Quốc hay Iran.
Đối với Ấn Độ khí đốt Turkmenistan giúp cho cường quốc kinh tế thứ ba này của châu Á đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% một năm. Theo giới chuyên gia trong thập niên tới, nhu cầu năng lượng, bao gồm dầu khí, than đá và khí đốt của Ấn Độ tăng 40% so với hiện tại. Ngoài ra, theo văn phòng tư vấn Deloitte từ 5 năm nay, Ấn Độ đã nhắm tới các nguồn dự trữ của Việt Nam và nhiều nước châu Phi như Angola, Nigeria. Nhưng Ấn Độ không thể sánh kịp với Trung Quốc.
Dự trữ của châu Âu đang cạn dần
Ngoài trở ngại phải đọ sức với khối các quốc gia đang trỗi dậy để mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Trung Á giàu tài nguyên, Liên Hiệp Châu Âu còn vướng phải một số sai lầm chiến lược khác : hiện nay nhiều công trình đầu tư dài hạn của châu Âu tại vùng biển Barents gần Bắc cực đang bị chậm trễ.
Theo thẩm định của Armelle Lecarpentier, kinh tế trưởng Hiệp hội các công ty khí đốt Cedigaz thì châu Âu sẽ phải mất nhiều năm để khởi động trở lại các dự án đầu tư đã bị bỏ dở sau một thời gian sản xuất dư thừa. Vấn đề đặt ra là trong ngành dầu khí, để một dự án bắt đầu đem lại thành quả thì cần ít nhất là từ ba đến bốn năm và đó là những dự án đầu tư rất tốn kém.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia sản xuất như Peru, Qatar hay Indonesia dành ưu tiên để bảo đảm cung cấp cho thị trường nội địa, dự trữ tại vùng Bắc hải cạn dần, các đề án mới tại khu vực biển Barents bị chậm trễ, Trung Á đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc bên cạnh đối tác truyền thống là Nga, nhu cầu ngày càng lớn của các nền kinh tế đang trỗi dậy, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, hồ sơ khí đốt càng khiến châu Âu đau đầu khi biết rằng trong 10 năm tới nhu cầu của Liên Hiệp Châu Âu tăng thêm 200 tỷ mét khối so với hiện tại.