Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại
từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều
trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt
Nam. Vũ Hoàng phỏng vấn dân biểu Chris Smith, đồng thời cũng là tác giả
của dự luật Nhân quyền cho Việt Nam.
Christopher Smith: Thật là đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là tình hình
nhân quyền tại Việt Nam ngày càng đi xuống. Đã có lúc người ta hi vọng
khi hiệp định song phương được ký kết, thương mại tăng lên thì nhân
quyền phải được cải thiện, nhưng thực tế thì nó lại trở nên xấu hơn, đặc
biệt là dưới góc độ tự do tôn giáo, nạn buôn người và của các nhà hoạt
động, những người muốn Việt Nam đi theo chiều hướng khác thì họ lại bị
áp bức và bỏ tù. Ở đây, tôi cũng muốn nói đến cả vấn đề tự do internet,
những ai lên mạng post các bài viết ủng hộ dân chủ, thì họ cũng dễ dàng
bị bỏ tù, thậm chí là cả những mức án dài hạn.
Christopher Smith: Trước hết, chính quyền của Tổng thống Obama cần phải
sử dụng đến luật pháp, chẳng hạn đạo luật về bảo vệ trước nạn buôn người
hay đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế, cần phải có những hành động
nghiêm khắc ngay khi Việt Nam vi phạm luật về nạn buôn người hay tự do
tôn giáo. Trong cả hai trường hợp này, hồ sơ cho thấy rõ là Việt Nam cần
phải bị xếp vào danh sách những nước loại 3 về tình trạng buôn người và
là quốc gia cần phải được đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
Đây là lần thứ 3 bản thân tôi ủng hộ việc đưa Đạo luật về Nhân quyền ra
Quốc hội, đạo luật này đã 2 lần được Hạ viện thông qua, nhưng sau đó,
không được thông qua tại Thượng viện. Vì thế, chúng tôi thúc ép sao cho
để đưa đạo luật về nhân quyền tại Việt Nam vào luật, vì tình hình này
đang ngày càng không được nhìn nhận đúng cách.
Christopher Smith: Chúng tôi sẽ làm càng sớm càng tốt, chúng tôi sẽ giới
thiệu đạo luật muộn nhất là vào tuần tới, hoặc cũng có thể là trong
tuần này, chúng tôi còn đang chỉnh sửa một chút cho những bước cuối
cùng. Nhưng ở đây, tôi muốn nhắc lại một lần nữa, tình trạng nhân quyền
tại Việt Nam là tội tệ, chẳng hạn như việc cưỡng chế đất đai, đàn áp tự
do tín ngưỡng. Chúng tôi luôn ở bên những người bị đàn áp, chúng tôi lên
tiếng cho họ, vì thế phía chính quyền Hà Nội cần phải có những thay
đổi.
Christopher Smith: Đối với tôi, hệ thống pháp trị hết sức quan trọng,
tất cả những điều hứa hẹn trên giấy tờ không phải là những gì chắc chắn
và tồn tại làm cơ sở, nếu người ta không muốn thi hành những luật lệ đó,
thì người ta sẽ không làm. Nhà nước Việt Nam không có một hệ thống pháp
luật để công dân có thể dựa vào đó thảo luận hay khiếu nại về những
luật lệ hiện hành. Không có hệ thống kiểm soát lẫn nhau trong một chế độ
độc đảng và như thế là độc tài.
Đính chính về biệt thự của gia đình nguyên Chủ tịch Trần Duy Hưng
Trong bài "Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng được đồng chí X lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?".
Chúng tôi đã kiểm tra lại thông tin thì thấy nguyên Bí thư Trung ương
Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội – đồng chí Nguyễn Văn Trân – được
phân một biệt thự tại khu đô thị CIPUTRA. Gia đình nguyên Chủ tịch Trần
Duy Hưng – ngoài biệt thự được phân tại phố Lý Thái Tổ (HN) không được
phân biệt thự nào tại khu đô thị CIPUTRA (khu đô thị Nam Thăng Long, Phú
Thượng – Tây Hồ – Hà Nội).
Xin cáo lỗi với gia đình nguyên Chủ tịch Trần Duy Hưng.
11/04/2013
Cầu Nhật Tân
Chết bất thường sau khi bị CSGT thổi xe
Theo tường trình của ông Trần Văn Hậu (SN 1972), em ruột ông Trần Văn
Hiền (SN 1971), ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM và
ông Ngô Quang Ý (SN 1966, anh họ ông Hiền), khoảng 18 giờ ngày 9-4, cả 2
ông đi nhậu chung với ông Hiền tại quán Phương Cát trên đường Lê Trọng
Tấn.
Biên bản được lập bởi tổ CSGT thuộc Công an quận Tân Phú - TPHCM
Đến khoảng 21 giờ ngày 9-4 thì tàn cuộc nhậu, nhóm ra về. Cả 3 người
cùng rẽ trái sang đường thì bị một chốt CSGT đang làm nhiệm vụ thổi còi
chặn lại kiểm tra (riêng xe ông Hậu không bị chặn), đo nồng độ cồn.
Sau đó ông Ý và ông Hiền bị lập biên bản tạm giữ xe.
Sợ bị tạm giữ xe nên ông Hiền đưa tiền
để xin bỏ qua nhưng nhóm CSGT từ chối. Do say xỉn, ông Hiền đã không
kiềm chế và xảy ra cãi vã với nhóm CSGT.
Khi biết tin 2 người thân của mình bị lập biên bản, ông Hậu đón xe ôm
lên và khuyên 2 anh của mình về nhà. Sau đó khoảng 5 phút, cả 3 anh em
ông Hậu, Hiền và Ý mỗi người tự đón xe ôm về nhà.
Theo lời ông Hậu, sau khi anh trai ông bị đánh chết, ông có quay lại
hiện trường và nghe 2 anh bảo vệ công ty gần hiện trường kể lại khi xe
ôm chở ông Hiền đi khoảng 300 m (tính từ chỗ bị CSGT thổi chặn), bỗng
có 2 tên thanh niên mặc thường phục đi xe SH (chưa rõ màu, biển số)
đuổi theo.
Khi đến trước công ty, 2 người này dùng tay đánh ông Hiền khiến nạn
nhân ngã xuống đường. Thấy ông Hiền bị đánh, người lái xe ôm quá sợ nên
bỏ chạy luôn. Chỉ đến khi nạn nhân van xin “đại ca ơi, tha cho em đi”
thì 2 người này mới bỏ đi.
Vợ con ông Hiền bên quan tài của chồng, cha tối 10-4.
Ngay sau đó 2 bảo vệ gọi điện cho công an phường đến hiện trường đưa
nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Tân Bình cấp cứu. Lúc người nhà ông Hiền
biết tin chạy đến bệnh viện thì ông Hiền đã được chuyển xuống nhà xác.
Theo ghi nhận của bệnh viện, ông Hiền tử vong khoảng sau 0 giờ ngày 10-4.
Nơi xảy ra vụ ông Hiền bị 2 người đi xe SH đánh dẫn đến tử vong
Theo biên bản vi phạm hành chính thể hiện tổ CSGT lập biên bản và có
cãi vã với ông Hiền, ông Ý thuộc Công an quận Tân Phú – TPHCM.
Sáng 11-4, thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú –
TPHCM, cho biết công an quận đã tiếp nhận thông tin vụ ông Trần Văn
Hiền (SN 1971, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM) chết
sau khi bị tổ CSGT thổi phạt vào đêm 9-4.
Hiện công an đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh kẻ đánh ông Hiền.
Giấy xác nhận của công an quận Tân Phú về việc ông Hiền bị chết do chấn thương sọ não sau khi bị đánh
Theo giấy xác nhận ngày 10-4 của Công an quận Tân Phú gửi UBND phường
Bình Hưng Hòa B (Q. Bình Tân) thể hiện ông Trần Văn Hiền chết ngày 9-4
tại trước Công ty Cổ phần bánh kẹo Givral ở lô BII Khu công nghiệp Tân
Bình trên đường Lê Trọng Tấn (P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú) là do bị đánh
chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
(Người Lao động)
Vương Văn Quang - Gia súc cần người chăn dắt
“Người ta cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng; cổ súy cho tinh thần tôn trọng
khác biệt, nhưng người ta lại không chấp nhận đảng cộng sản, thậm chí
đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” (*) – nhận định này sai, hay đúng?
Tại sao?
Trên đây là câu hỏi tôi dành cho vài người bạn - trẻ, tri thức, và có
quan tâm tới chính trị, xã hội - trong một bữa cafe chém gió. Thật ngạc
nhiên khi tất cả các bạn đều cho tôi một đáp án sai [nghĩa là cho rằng
nhận định ấy đúng]
Kể câu chuyện này, một lần nữa, tôi muốn nói tới khả năng tư duy lí
tính/rạch ròi ở người Việt. Đòi hỏi sự rạch ròi, lí tính thường trực ở
người Việt, dù là dân tri thúc, dường như là quá xa vời
Cuộc “chanh nuận” giữa những nhà kinh tế của Hiệp hội bất động sản Hà
Nội, đại gia Đoàn Nguyên Đức với ông Alan Phan; hoặc mớ “lí luận” nhằm
chứng tỏ tính “ngụy danh”, “bất hợp pháp” của nhóm bạn trẻ phát động
phong trào công lí cho ông Vươn của một ông nào đó đại diện cho đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh..., là những ví dụ tốt cho tính duy cảm [dẫn
tới lí luận cù nhầy] của người Việt
|
Với dân tộc chưa trưởng thành [đặc biệt, giới tri thức cũng chưa trưởng
thành] như dân tộc Việt, áp dụng mô hình nhà nước, xã hội kiểu Anh-Mỹ,
sẽ chỉ mang lại bi kịch. Tranh minh họa: Tommervik |
Một đại diện kiệt xuất cho giới tri thức Việt, là ông thợ toán trúng sổ
số - nên nhớ, toán học là bộ môn đẻ ra các phép logic chứ không phải
triết học. Điều này lí giải tại sao các triết gia cổ đại thường kiêm
nhiệm vai trò nhà toán học – mọi phát biểu của ông này từ trước [tính từ
khi ông nổi tiếng] tới nay luôn nhập nhèm bầy nhầy, chàng hảng hai
hàng, phản logic. Thậm chí ông còn không phân biệt được tri thức [kiến
thức, sự biết] và trí thức [hướng tới tiến bộ, chân lí]. Gần đây, ông ta
cũng tham gia viết/sửa đổi hiến pháp. Hãy đọc, nhận xét, và so sánh với
nhận xét của tôi.
Trong những ngày qua, vụ án ông Vươn là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư
luận, thôi thì mọi hỉ, nộ, ái, ố được người ta trút ra nhân dịp này.
Đây cũng là một dịp tốt để đánh giá trình độ của phong trào dân chủ bàn
phím.
Phong trào dân chủ bàn phím của người Việt hoàn toàn thiếu vắng sự tỉnh táo nhưng có thừa sự hung hãn bốc đồng.
Vì công lí cho ông Vươn, họ sẵn sàng chửi rủa cả những người bị dính hoa
cải của ông Vươn, rằng bọn chó săn, bọn tay sai, không chết là may, bị
thương cho đáng kiếp, giả nhân giả nghĩa khi không đòi bồi thường...
v.v. Thú thật, tôi rùng mình kinh sợ trước những “lí luận” kiểu như này.
Về lí, những người bị thương do hoa cải ông Vươn, họ chỉ là công cụ của
chính quyền, chẳng có lí do gì lên án họ. Về tình, họ là những con
người, khi dính hoa cải, họ là nạn nhân, họ xứng đáng được thông cảm.
Lên án, thóa mạ những người này, phong trào dân chủ bàn phím chẳng những
chứng minh sự ngu xuẩn cuồng tín, mà còn chứng tỏ sự độc ác bất nhân
nữa.
Thời gian gần đây, thỉnh thoảng, tôi viết ít dòng [status] trên
facebook, nói về “cái khác” và phê phán thái độ chửi rủa bất kì những
cái khác mình [như vụ ném đá em bé thần đồng, chửi rủa sự xa hoa của em
đại sứ du lịch, hoặc tệ hơn, chửi rủa cả những MC của truyền hình Việt
Nam... v.v], và tôi nhận lại những phản hồi kiểu như: chửi rủa cái khác
bất kì là đúng, vì nó là phản kháng, nó là hệ quả của độc tài, hoặc:
sống bao nhiêu năm dưới sự im lặng, nay được nói cứ nói cho sướng, cứ
nói xả láng, và như thế vẫn tốt hơn..., đại khái. Nếu chỉ là vài ý kiến
phản hồi dưới những status, tôi sẽ chẳng đếm xỉa làm gì, nhưng thật đáng
buồn, đây lại là những “tư tưởng chủ đạo” của đám người hùng bàn phím.
Một xã hội câm lặng và [nếu có] một xã hội nói thoải mái mà không suy
nghĩ, thực chất là hai mặt của đồng xu, khác về tiểu tiết nhưng giống về
bản chất. Bầy sói sủa trăng không khác mấy với bầy cừu im lặng, xét về
tác dụng thúc đẩy tiến bộ.
Ông nào đó nói [đại ý] rằng: tôi không đồng ý với ý kiến của bạn, nhưng
tôi sẽ kiên quyết bảo vệ đến cùng quyền được phát biểu ý kiến của bạn.
Đây là một tuyên ngôn tuyệt vời, nó minh họa sinh động cho tinh thần tôn
trọng sự khác biệt. Nhưng đây là tuyên ngôn mang tính lí tưởng, trong
đó, nó ngầm mặc định, những người tham gia đối thoại đều biết tôn trọng
sự khác biệt. Người nói phải có người nghe mới hình thành đối thoại. Chỉ
nói và không nghe, ai cũng nói và không ai nghe ai, kiểu cái chợ, sẽ
triệt tiêu đối thoại và tất yếu dẫn tới bạo lực, vì bạo lực xuất hiện
khi lí lẽ bất lực.
Một cuộc đối thoại trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt sẽ thất bại nếu
tham gia cuộc đối thoại ấy có những nhân tố không tôn trọng sự khác
biệt. Điều này tương tự như câu chuyện bên trên, câu chuyện đa nguyên và
cộng sản.
Cũng nhân cơ hội vụ án ông Vươn, có những nhà báo, nhà văn cực nổi
tiếng, đã trình diễn thiện tâm, nhiệt huyết, và tư tưởng cấp tiến. Nhưng
đáng tiếc, những lí luận, quan điểm, của họ ngây ngô, ấu trĩ, đầy sai
trái, ngụy biện. Và [lại] đáng tiếc, những nhận định ấy của họ được một
đám đông tri thức linh cẩu hò hét cổ vũ cuồng nhiệt.
Trong bài viết Tính hai mặt của internet, tôi nhận xét rằng, phong trào
dân chủ facebook đang gây phản cảm, nó đang làm mất đi nhiệt huyết của
những nhà dân chủ đích thực. Nay tôi muốn bổ sung: nhìn vào phong trào
dân chủ facebook, chúng ta sẽ bớt ảo tưởng về một xã hội tự do và con
người tự do ở xứ Việt Nam này.
Cách đây năm bẩy năm, khi tôi còn miệt mài viết lách cổ vũ cho nhà nước
pháp quyền, đa nguyên chính trị, tự do nhân quyền dân chủ..., tôi thật
sự tin tưởng vào sự tốt đẹp nếu mang mô hình thể chế, nhà nước, kiểu Anh
- Mỹ áp dụng cho Việt Nam. Nay tôi đã nhận ra sự ngây thơ của mình.
Với dân tộc chưa trưởng thành [đặc biệt, giới tri thức cũng chưa trưởng
thành] như dân tộc Việt, áp dụng mô hình nhà nước, xã hội kiểu Anh-Mỹ,
sẽ chỉ mang lại bi kịch.
Một mong muốn “có tính xây dựng” của tôi là, Việt Nam ta xóa bỏ cộng
sản, nhưng vẫn duy trì độc tài. Độc tài không cộng sản [tôi đã trình bầy
sơ trong một bài viết trước đây]. Ví dụ, mô hình Singapore, hoặc mô
hình Campuchia cũng tốt [hiện nay, chỉ số tự do báo chí của Campuchia
cao nhất Đông Nam Á].
Nói chung, gia súc cần có người chăn dắt. Khi nào gia súc tiến hóa thành
người (**), lúc ấy có tự do dân chủ pháp quyền cũng chưa muộn
Vương Văn Quang
___________________________________________________________
(*) Nhận định trên là nhận định dựa trên phép ngụy biện đồng hóa mọi yếu
tố cấu thành khái niệm. Ở đây, khái niêm là “đa nguyên”, và yếu tố được
đồng hóa là “đảng cộng sản”. Đảng cộng sản, về bản chất là yếu tố “phản
đa nguyên”, do đó, nó không thể có mặt trong một cuộc chơi đa nguyên.
Nói cách khác, một cuộc chơi đa nguyên sẽ thất bại nếu có sự tham gia
của đảng cộng sản. Như vậy, nhận định bên trên, thoạt nghe có vẻ đúng,
hợp lí, nhưng thực chất là một ngụy biện, do đó, nó sai.
(**) Điều kiện để tiến hóa chính là thời kì quá độ: độc tài không cộng sản [xem thêm bài Độc tài vua chúa…]
(Dân luận)
Huỳnh Ngọc Tuấn - Trung Quốc trong trật tự thế giới
Tại Diễn đàn toàn cầu Standard Chartered hôm 20/3/2013 tại Singapore vừa
qua, ông Lý quang Diệu –một người Hoa, một người cực kỳ nổi tiếng vì
vai trò của ông trong việc hình thành quốc gia Singapore và sự thịnh
vượng của nó. Ông còn là một chuyên gia kinh tế, một nhà chính trị và
chiến lược lớn được thế giới nể trọng, đôi lúc được “thần tượng hóa”.
Tại diễn đàn trên ông đưa ra nhận định là trong vòng 20 đến 30 năm tới sẽ không có chuyện đối đầu Trung- Mỹ.
Ông còn nói thêm “Trước đây Liên xô và Mỹ cạnh tranh nhau để giành lấy
vị trí siêu cường hàng đầu. Nhưng Trung quốc chỉ hành động dựa trên lợi
ích quốc gia . Trung quốc không có ý muốn thay đổi thế giới”
Dư luận đồng ý với một phần nhận định của ông, nhưng mọi người trông đợi
ở ông một “giải trình” hơn thế để làm sáng tỏ mối quan hệ Mỹ- Trung vốn
vô cùng phức tạp và một tiên liệu xa hơn về mối quan hệ này .
Ví dụ như 20- 30 năm nữa quan hệ Mỹ – Trung lúc đó sẽ ra sao và diện mạo
của thế giới lúc đó như thế nào khi tương quan lực lượng Mỹ – Trung đã
thay đổi ?
Có một nguyên tắc bất di dịch trong mọi quan hệ chi phối con người và
vạn vật, đó là khi tương quan lực lượng thay đổi thì trật tự cũng thay
đổi, cho nên nhận định “TQ không muốn thay đổi thế giới” là rất khó hiểu
vì tự thân sự lớn mạnh vượt trội và áp đảo của TQ đã làm trật tự thế
giới thay đổi rồi.
Một nước Trung hoa chậm tiến, nghèo đói trong thập niên 50- 60 của thế
kỷ 20 chỉ giữ một vị trí khiêm tốn trong trật tự quốc tế là điều đương
nhiên.
Thế giới lúc đó bị chi phối bởi hai Siêu cường là Mỹ và Liên xô và ở một
mức độ nào đó tương đối khiêm tốn là của các cường quốc khác như Anh,
Pháp, Đức, Nhật
Đến năm 1964 Trung quốc có vũ khí hạt nhân và vị thế của TQ đã thay đổi.
TQ là thành viên của Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Sau đệ nhị Thế chiến đã hình thành hai khối đối đầu Đông- Tây (Nato- Warzsawa). Lãnh đạo hai khối là Mỹ và Liên xô.
Lúc này kinh tế các nước Âu châu suy thoái nghiêm trọng, để phục hưng
kinh tế toàn cầu, đặt nền tảng cho an ninh Châu Âu, Mỹ tiến hành kế
hoạch Marshal. Bóng ma “Chiến tranh lạnh” đã ẩn tàng trên thế giới.
Trong thập niên 50s tương quan lực lượng giữa Thế giới Tự do và Chủ
nghĩa CS tiếp tục thay đổi với ưu thế nghiên về các nước CS, chủ nghĩa
CS lúc này có thêm nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa làm cho thế và
lực của chủ nghĩa CS thêm lớn mạnh.
Chỉ một năm sau khi ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa đã tham dự
cuộc chiến tranh Liên Triều với cả triệu binh sĩ Chí nguyện quân.
Điều đáng nói ở đây là một nước Trung hoa Cộng sản đầy tham vọng đã thể
hiện mình trong tranh chấp khu vực và quốc tế, báo hiệu một cục diện
chính trị mới đang hình thành tuy mong manh.
Sang thập niên 60s tuy trong nội bộ của chủ nghĩa CS đã hình thành sự
phân liệt vì mâu thuẫn giữa Liên xô và TQ, nhưng cả hai nhà nước CS này
cùng có một điểm chung : đó là chủ trương bành trướng chủ nghĩa CS ra
khắp thế giới, mà có người gọi nó là “xuất khẩu cách mạng”.
Để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực với Hoa kỳ và thế giới Tự do, Liên
xô và TC hỗ trợ tối đa cho cái gọi là “Phong trào giải phóng dân tộc”.
Các lực lượng võ trang CS hoạt động khắp thế giới và chịu sự chi phối tư tưởng của hai đàn anh.
Các đảng CS và lực lượng võ trang của họ đe dọa thế giới Tự do bằng
những hoạt động tấn công khủng bố, tuyên truyền và phá hoại .
Tại Đông nam Á lực lượng CS phát triển rất nhanh và rất hùng mạnh có mặt
khắp nơi từ VN đến Lào, Campuchia, Thái lan, Mã lai, Nam dương, Phi
luật Tân.
Để đối phó và ngăn chặn làn sóng CS đang hoành hành, Hoa kỳ thực hiện
học thuyết Domino .Việt nam Cộng hòa trở thành tiền đồn chống Cộng của
Hoa kỳ tại Đông nam Á.
Năm 1965 Mỹ đổ quân ồ ạt vào Miền nam VN, và cuộc chiến đẩm máu kéo dài
suốt 20 năm, tất cả các bên tham chiến đều tổn thất lớn về nhân mạng và
chịu sự tàn phá khủng khiếp về kinh tế- xã hội, nhất là phía Bắc Việt .
Trong cuộc chiến này người Mỹ đã không chủ trương chiến thắng CS Miền
Bắc để chấm dứt chiến tranh, Việt nam Cộng hòa như một bên tham chiến bị
trói tay, chỉ được quyền tự vệ mà không có một chiến lược để giành
thắng lợi toàn cuộc.
Sách lược chủ bại của người Mỹ đã kích động tham vọng của CS Bắc Việt trong mưu đồ thôn tính Miền nam.
Cuộc chiến tranh tự vệ không có thắng lợi cuối cùng đã làm nản lòng quân
đội VNCH và người dân miền nam, theo tôi đây là nguyên nhân chính dẫn
đến những ý tưởng chấm dứt cuộc chiến bằng bất cứ giá nào của người dân
Miền nam. Điều này đã được những người CS khai dụng tối đa, cuối cùng
thì VNCH bị bức tử.
Xương máu của người dân VN và các dân tộc khác trên thế giới đổ xuống để
tạo nên một tương quan lực lượng mới có lợi cho chủ nghĩa CS.
Cuối thập niên 60s tương quan lực lượng đã thay đổi, nên trật tự thế
giới cũng phải thay đổi, TC giờ đây trở thành một thế lực mới đủ sức để
“tam phân thiên hạ”, hình thành thế chân vạc như chúng ta đã thấy.
Thập niên 70s, thế giới tiếp tục chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai khối
Tự do và CS, cuộc đối đầu này có lúc đẩy hai siêu cường Mỹ – Liên xô đến
bên bờ vực của chiến tranh nguyên tử.
TQ khôn khéo đứng chọn thế “tọa sơn quan hổ đấu” vừa hô hào chống Mỹ vừa
to tiếng chống Liên xô, TQ gọi Mỹ và LX là “đế quốc”, còn TQ là nước
của “thế giới thứ ba” và là bạn của khối “Phi liên kết”.
TQ hy vọng sẽ là “ngư ông đắc lợi” khi cuộc chiến Mỹ -LX bùng nổ để TQ trở thành bá chủ.
Tuy không nhìn thấy được cảnh Mỹ- LX đánh nhau nhưng TC cũng đã trở
thành một nhân tố có thể làm thay đổi tương quan thế lực, một “lá phiếu”
quyết định thắng bại trong quan hệ Mỹ – LX.
Bị ám ảnh bởi hiểm họa Liên xô, Mỹ tìm cách “chơi con bài Trung quốc” .
Kết quả của sách lược này là sự ra đời của Thông cáo chung Thượng Hải
năm 1972. TQ trở thành đối tác của Hoa kỳ tại châu Á Thái bình dương.
Năm 1976 Mao trạch Đông chết, một nhân vật CS đầy thủ đoạn và một nhà chiến lược đại tài lên thay đó là Đặng tiểu Bình.
Để cho Mỹ và Phương Tây tin rằng TC thực tâm theo đuổi sự hợp tác đôi
bên cùng có lợi và ngăn chận sự bành trướng của Khối CS theo Liên xô. TQ
tự xưng là “Nato phương Đông”. Đặng tiểu Bình sang Hoa kỳ để tìm kiếm
sự ủng hộ và đầu tư cho nền kinh tế đang yếu kém của TQ.
Năm 1979 TQ xâm lược Việt nam nói là để “dạy cho Việt nam một bài học”.
Có nhiều lý do để TQ trừng phạt VC, vì TC coi VC là “tên học trò phản
phúc”, “ăn cháo đá bát” khi rời bỏ TC mà kết thân với Liên xô, “đổi bạn
thành thù” , xóa sổ Khmer Đỏ một học trò thân tín của TC .
Còn một lý do nữa để TC đánh VC là chứng minh cho MỸ và Phương Tây thấy rằng TC đã đoạn tuyệt với khối CS Liên xô.
Để tưởng thưởng cho việc “xoay trục” này của TC, Mỹ và Phương Tây đã mở
cửa thị trường cho hàng hóa TC, viện trợ và đầu tư ồ ạt để kinh tế TC
cất cánh những năm sau đó.
Nhưng thắng lợi mang tầm vóc chiến lược mà TC đã đạt được trong ván bài
này là thay thế cho Trung hoa Dân quốc nắm giữ chiếc ghế hội viên thường
trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Kể từ đây thế và lực của TQ đã thay đổi, trở thành một trong những trung
tâm quyền lực có tiếng nói và ảnh hưởng quyết định trong bức tranh toàn
cảnh của thế giới. Thành quả to lớn này thuộc về Đặng tiểu Bình, một
chiến lược gia có viễn kiến và mưu lược.
Đặng là ông tổ của chủ nghĩa cộng sản thực dụng mà ngày nay đã trở nên
phổ biến tại Trung quốc và Việt nam với câu nói nổi tiếng “mèo trắng,
mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột”
Đặng cũng đã hình dung về một trật tự thế giới khi TC trổi dậy và những
hệ lụy của sự trổi dậy này đối với TC và thế giới. Đặng đã để lại “cẩm
nang” cho những nhân vật lãnh đạo kế tiếp sau Đặng, đó là sách lược
“thao quang- dưỡng hối”.
Đặng là một nhà chiến lược biết ẩn mình chờ thời, biết tiến biết thối,
biết mình biết người và tiên liệu được thời cuộc. Là một nhà chính trị
biết tạo thời thế . TC dưới thời Đặng và cả bây giờ không phải là quân
cờ, không phải là quan khách mà là một người chơi cờ, Đặng đã đưa TC từ
bóng tối ra ánh sáng để tham dự vào cuộc chơi quốc tế, tạo lập trật tự
quốc tế sao cho trật tự đó phục vụ tham vọng Đại phục hưng của một nước
Trung hoa.
So với Lý quang Diệu, Đặng tiểu Bình là một kỳ thủ, còn Lý quang Diệu
chỉ là khách xem đánh cờ. Điều này bắt nguồn từ sự khác biệt giữa hai
nước, một bên là nhà nước Trung hoa vĩ đại, bên kia là một Singapore nhỏ
bé và tầm vóc thực sự giữa Đặng và Lý cũng khác nhau.
Hiểu được nhu cầu chiến lược và tâm lý của Mỹ và Phương Tây Đặng đã thu
phục được niềm tin của họ một cách ngoạn mục. Người Mỹ cứ nghĩ rằng họ
đang “chơi con cờ Trung quốc”, còn TC tương kế tựu kế đã đạt được những
gì mình muốn.
Trước đây Hoa kỳ và Phương Tây lo lắng vì hiểm họa của chủ nghĩa Phát
xít nên họ không nhận diện được một mối hiểm họa khác là chủ nghĩa CS
đang tiềm tàng và trỗi dậy .
Khi Liên xô, Đông Âu và chủ nghĩa CS được nhận diện là hiểm họa mới của
thế giới, Mỹ và Phương Tây liền “chơi con bài Trung quốc” mà không nhận
thức được rằng TC còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa CS
nhiều lần.
Trục Phát xít gồm ba quốc gia hạng trung, dân số ít tài nguyên vật chất
và nhân lực rất hạn chế, trong khi đó cuộc chiến quy ước đòi hỏi sức
người sức của rất nhiều, nhất là nhân lực, đây chính là “tử huyệt” của
Trục Phát xít nếu theo đuổi một cuộc chiến lâu dài.
Còn Liên xô và Đông Âu là một khối quân sự mạnh nhờ thủ đắt vũ khí hạt
nhân, nhưng “tử huyệt” của khối CS là nền kinh tế tập trung bao cấp
không hiệu quả và nghèo nàn nên đã “hụt hơi” khi bước vào cuộc chạy đua
vũ trang với Mỹ và Phương Tây giàu có hơn nhiều với nền kinh tế sinh
động phát triển cao biết tự điều chỉnh để hoàn thiện.
Thập niên 80s Tổng thống Ronald Reagan tung ra học thuyết “chiến tranh
giữa các vì sao” . Với tầm nhìn chiến lược và sức mạnh kinh tế nước Mỹ
đã đánh bại khối Xô viết bằng cuộc chạy đua vũ trang cực kỳ tốn kém
trong mọi lĩnh vực vũ trang, vũ trụ, công nghệ máy tính. Mỹ đã đánh vào
“tử huyệt” của chế độ Xô viết, đó là nền kinh tế bất hợp lý, nghèo nàn
và phản khoa học.
Các cuộc chạy đua về vũ khí tầm xa, tên lữa đạn đạo, máy bay tàng hình
và khoa học vũ trụ đã đẩy chế độ Xô viết vào khánh tận, cộng với gánh
nặng của sự trợ giúp quá lớn cho các chế độ CS độc tài và các lực lượng
vũ trang CS nổi dậy khắp nơi trên thế giới, nhất là việc xâm lược
Afghanistan 1979-1989 đã hút cạn nguồn lực của Liên xô.
Kết quả của cuộc chạy đua này là nhà nước Liên xô sụp đổ năm 1991.
Thắng lợi của Thế giới Tự do đối với Khối CS là thắng lợi của nền kinh
tế thị trường năng động so với nền kinh tế tập trung bao cấp.
Đặng tiểu Bình đã nhận thức được điều này.
Tháng 6 năm 1989 tại TQ đã xãy ra một sự kiện quan trọng : Cuộc biểu
tình của sinh viên và trí thức tại quảng trường Thiên an môn để đòi hỏi
cải cách theo hướng dân chủ hóa.
Người dân sống trong các chế độ độc tài (nhất là độc tài CS) luôn khao
khát tự do- dân chủ, nhưng sự khao khát này luôn bị kìm chế và đè bẹp
bởi guồng máy đàn áp khổng lồ. Người Trung hoa là một dân tộc làm cách
mạng, có truyền thống đấu tranh chống bất công và áp bức, họ không thua
kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới, và lần này người Trung hoa đã đi
trước các dân tộc Đông Âu, nhưng họ không may mắn như Đông Âu, CS Trung
hoa do Đặng tiểu Bình lãnh đạo đã chọn lựa giải pháp đối đầu với người
dân để bảo vệ chế độ độc tài, họ đã xữ dụng đến quân đội để tắm máu
người dân tay không tất sắt bất chấp sự khuyến cáo của cộng đồng quốc
tế.
Có đến hàng ngàn người thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương hàng
trăm người bị bắt và phải chịu những bản án nặng nề. Một số người ít ỏi
may mắn đào thoát được sang Hồng Kông và sang tỵ nạn tại Hoa kỳ.
Sau sự kiện Thiên an môn Mỹ và Phương Tây áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh.
Với sự kiện Thiên an môn, ý tưởng của những học giả và những chính trị
gia chủ trương rằng kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến dân chủ đã phá
sản.
Mấy tháng cuối cùng của năm 1989 các nước Đông Âu chuyễn mình, cuộc Cách
mạng nhung tại các nước Ba lan, Tiệp khắc, Hungary, Bulgaria, Romania,
Albania đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn khối CS Đông Âu và Khối quân sự
Warszsawa. Thế giới chào đón tin này với tràn đầy hy vọng về một kết
thúc có hậu cho nhân loại ít nhất là tại Châu Âu.
Năm 1991 xãy ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, trong cuộc
chiến này Mỹ đã phô diễn cho thế giới thấy sức mạnh vô địch của mình với
những phương tiện và khí tài chiến tranh hiện đại nhất, khái niệm về
chiến tranh công nghệ cao trở nên phổ biến trên toàn cầu, nó làm choáng
váng cả thế giới nhất là TC và các chế độ độc tài.
Với hai sự kiện quan trọng diễn ra trong năm 1991 (Liên xô sụp đổ và
cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất) TC đã nhận thức nhu cầu thay đổi nền
kinh tế là mang tính sống còn của chế độ và tương lai một nước Trung hoa
trong trật tự thế giới do Hoa kỳ lãnh đạo.
Việc nhà nước Liên bang Nga ra đời thay thế cho Liên xô trên bàn cờ
chính trị quốc tế mở ra cơ hội đối thoại và hợp tác Nga- Mỹ và Phương
Tây.
Một trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Thế giới tự do, xu thế
hòa bình và dân chủ hóa toàn cầu bắt đầu khởi động với sự tan rã và giải
giới của các lực lượng võ trang CS ở khắp nơi, rõ nét nhất là tại khu
vực Đông nam Á.
Các đảng CS và lực lượng phiến quân đã giải thể và ra đầu thú tại Thái
lan, Mã lai á, Nam dương. Tại Cambodhia cũng đạt được một giải pháp hòa
bình giữa các phe lâm chiến trước đó không lâu.
Trung quốc tiếp tục quá trình cải cách kinh tế sâu rộng và chính sự cải
cách này đã giúp cho kinh tế TQ phát triển ồ ạt, không lâu sau đó TQ trở
thành công xưởng của thế giới.
Đến năm 1995 Mỹ và Phương Tây chính thức không còn coi chủ nghĩa CS là
hiểm họa của thế giới nữa, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hà
nội, đàm phán để mở đường cho TQ gia nhập các định chế kinh tế và tài
chính quốc tế.
Năm 1996 xãy ra khủng hoảng trên eo biển Đài loan, TQ đe dọa sử dụng sức
mạnh quân sự để tái thống nhất Trung hoa, can thiệp vào cuộc bầu cử dân
chủ tại Đài loan, Mỹ phải tỏ thái độ bằng cách gởi hai hàng không mẫu
hạm đến đây để răn đe và duy trì trật tự nhưng lập trường của Mỹ về TQ
vẫn không thay đổi.
Năm 1998 Mỹ cùng khối Nato oanh kích Liên bang Nam tư với lý do bảo vệ người dân Kosovo.
Việc Mỹ và Nato oanh kích Nam tư đã làm tan vỡ quan hệ vốn nhiều hiềm
nghi giữa Mỹ-Nato và Nga. Đẩy Nga vào thế thù địch với Phương Tây.
Cuộc chiến vì Kosovo kết thúc với việc Liên bang Nam tư thiệt hại nặng
nề, chấp nhận rút quân khỏi Kosovo và một nhà nước Kosovo ra đời với sự
công nhận của Mỹ và Phương Tây, việc này làm Nga bị tổn thương nghiêm
trọng, ảnh hưởng của Nga cũng bị đẩy ra khỏi khu vực tiếp theo sau việc
chế độ Milosevic bị lật đổ và Liên bang Nam tư tan rã.
Việc Milosevic bị lật đổ và Liên bang Nam tư tan rã sau đó như giọt nước
tràn ly biến quan hệ Mỹ-Nato và Nga vốn nhiều nghi kỵ đã trở thành đối
đầu.
Không biết Kosovo quan trọng với Mỹ và Phương Tây đến mức độ nào mà họ
đã hy sinh mối quan hệ với Nga, một mối quan hệ quan trọng nhất trong
bang giao quốc tế của Mỹ và Phương Tây, mối quan hệ mang tính quyết định
cho an ninh toàn cầu, và mối quan hệ này cũng góp phần cho việc thăng
tiến dân chủ khắp thế giới mang đến cho Khối Tự do thế thượng phong so
với những quốc gia CS còn lại và những chế độ độc tài khác.
Sự hợp tác từ phía Nga giúp Mỹ và Phương Tây giải quyết nhiều hồ sơ quan trọng thuận lợi hơn là một nước Nga thù địch.
Tương quan lực lượng lại thay đổi khi Nga trở thành đối trọng với Mỹ và
Nato, điều này hoàn toàn không có lợi cho nền hòa bình thế giới và sự
thăng tiến dân chủ toàn cầu.
Việc Boris Yeltsin chọn Vladimir Putin (một trùm tình báo KGB củ) làm
người kế thừa mình có lẽ là cách mà Boris Yeltsin phản ứng lại với Mỹ và
Nato.
Một nước Nga dân chủ non trẻ đã bị xóa sổ, một nhà nước độc tài tham nhũng và toàn trị mang màu sắc mafia ra đời.
TQ rất mãn nguyện khi có được một đồng minh thời cuộc là Nga trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Nga và TQ đã liên kết với nhau để chống lại Mỹ và Phương Tây trên những
hồ sơ quan trọng của thế giới như việc phát triển vũ khí hạt nhân tại
I-ran và Bắc Triều tiên và hiện nay là cuộc khủng hoảng tại Syria.
Để xác lập một cực đối trọng với Mỹ và Nato, Nga- Trung đã kêu gọi các
nước Trung Á là sân sau của Nga hình thành Hiệp ước Thượng hải – SCO gồm
Nga, Trung quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Nga và TQ còn là đối tác chiến lược của nhau khi nền kinh tế TQ cần
nhiều nguyên- nhiên liệu và Nga là quốc gia xuất khẩu cần thị trường,
trao đổi thương mại đã nhanh chóng tăng lên gần 100 tỷ Mỹ kim trong năm
2012, và hứa hẹn sẽ lên đến 200 tỷ Mỹ kim trong năm 2015.
Nga còn là nhà cung cấp cho TQ những khí tài quân sự hiện đại giúp TQ
thủ đắt được công nghệ quân sự tiên tiến của Nga tạo tiền đề để TQ vươn
lên nhanh chóng tìm kiếm vị thế một Siêu cường.
Nước Mỹ sau hai nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton là một siêu cường
lãnh đạo thế giới không đối thủ về mọi mặt, có thể đây là điều làm cho
giới lãnh đạo Mỹ trở nên quá tự tin.
Tháng 4 năm 2001 đã xãy ra va chạm giữa Mỹ và TQ trong vụ đụng độ trên
không giữa một máy bay do thám của Mỹ và hai máy bay chiến đấu TQ, kết
quả của lần cọ xác này là một máy bay TQ bị rơi và một phi công tử nạn,
máy bay do thám Mỹ bị thương phải đáp khẩn cấp xuống Hải nam.
Cuộc khủng hoảng lần này được phía TQ xữ lý “khôn khéo” chứng tỏ họ biết nhẫn nhục để chờ đợi thời cơ.
Ngày 11/09/2001 Mỹ bị bọn khủng bố tấn công làm rung chuyển cả nước.
Với tâm trạng bị thách thức và bất an sau vụ khủng bố Mỹ đã tấn công
Afghanistan, đánh bật Taliban ra khỏi thủ đô Cabun, truy đuổi mạng lưới
khủng bố Alqueda và ông trùm Bin Laden tận hang cùng ngõ hẻm.
Mỹ đổ quân vào Afganistan giúp xây dựng chính quyền mới, làm thay đổi
cuộc sống của người dân Afghanistan nhất là phụ nữ và trẻ em gái.
Mỹ và Phương Tây đã giúp Afghanistan xây dựng cơ sở hạ tầng và khôi phục
kinh tế, nhưng tất cả những gì họ làm cho đất nước này không thay đổi
được quan điểm của phe Hồi giáo cực đoan và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Mỹ và đồng minh bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh chống du kích không mấy
hiệu quả, tốn kém và kéo dài hơn cả cuộc chiến tại VN, tổn thất nhân
mạng không quá nhiều như chiến tranh VN nhưng cũng đủ làm người Mỹ nản
lòng.
Đến năm 2003 Tổng thống George Bush và cánh Diều hâu quyết định mở cuộc
chiến chống Iraq với lý do Saddam Hussein tàng trử và chế tạo vũ khí
nguyên tử và hóa học.
Saddam Hussein bị lật đổ nhưng không tìm thấy vũ mà Mỹ cáo buộc như một lý do để tiến hành chiến tranh.
Về mặt đạo lý việc lật đổ một nhà nước độc tài tàn bạo là đúng và rất
đáng tôn vinh, nhưng về mặt chiến lược Tổng thống Bush đã phạm sai lầm.
Trong thời gian 13 năm nước Mỹ tham chiến trong hai cuộc chiến Iraq và
Afghanistan từ 2001 đến 2013 để giữ gìn an ninh tại Trung cận đông- vùng
nhiên liệu chiến lược của thế giới-, TQ được hưởng lợi và đã nhanh
chóng vươn lên về kinh tế và kỹ thuật, họ đã đạt được những thành quả
lớn không ngờ.
Với một nền kinh tế mạnh, dự trử ngoai tệ lớn và một chiến lược khôn ngoan TQ đã từng bước thực hiện được “giấc mơ Trung quốc”.
Về công nghệ vũ khí TQ đã thực hiện thành công việc bắn hạ một vệ tinh
trong không gian năm 2007 làm kinh động giới quân sự Mỹ, những năm tiếp
theo TQ đã thực hiện thành công những chuyến bay vào vũ trụ.
Bằng chính nguồn lực của mình và cả ăn cắp công nghệ từ các nước TQ đã cho ra đời những máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 và thứ 5.
Năm 2012 TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm Liêu ninh và tiến hành thực tập
những kỹ năng vận hành HKMH, họ cũng đã thành công khi thử nghiệm việc
cất và hạ cánh của phi cơ chiến đấu trên HKMH.
Về năng lực hải quân TQ chưa thể cạnh tranh với Mỹ, nhưng họ cũng đã có
một lực lượng hải quân hùng hậu bậc nhất khu vực và đang trên đà phát
triển nhanh chóng, họ còn phát triển những loại phi đạn chống tàu sân
bay như DF 20, DF 30, là những loại vũ khí chống tiếp cận để răn đe và
vô hiệu hóa sức mạnh hải quân Hoa kỳ.
TQ còn có cả một “Quân đoàn” tin tặc để đột nhập vào hệ thống máy tính
của chính phủ và các đại công ty của Mỹ và Phương Tây, ăn cắp công nghệ,
bí mật kinh tế và coi đó như những cuộc diễn tập để sẵn sàng cho cuộc
chiến tranh trên không gian mạng sau này.
Công ty an ninh mạng của Mỹ Mandiant đã nhận diện đơn vị 61398 đặt tại
một tòa nhà 12 tầng ở Thượng hải do quân đội điều hành là thủ phạm của
những vụ tấn công tin tặc vào Hoa kỳ và các nước Phương Tây.
– Về kinh tế TQ vẫn giữ được đà tăng trưởng cao và liên tục bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới.
Sự thành công về kinh tế của TQ làm một số học giả đặt lại vấn đề về khái niệm “ Đồng thuận Bắc kinh hay đồng thuận Washington”.
Một bài báo viết “ Từ những năm đầu của thế kỷ 21, TQ đã thay thế Hoa kỳ
và châu Âu thống lãnh thị trường châu Phi. Chỉ tính riêng trong 10 năm
2003 đến 2013 hơn 2000 công ty của TQ đã ồ ạt tiến sang châu Phi nhờ
những chính sách ưu đãi về vốn được sự hổ trợ bởi những ngân hàng chủ
chốt của TQ và những chính sách thủ tục dể dàng của nhà nước TQ…
Cùng với kinh tế trong vòng 8 năm kể từ khi Học viện Khổng tử đầu tiên
được thành lập tại Kenia 2005, đến nay TQ đã xây dựng 29 trụ sở khác ở
22 quốc gia châu Phi”.
TQ là đối tác thương mại lớn của châu Mỹ la tinh với những khoảng đầu tư
khổng lồ và Mỹ la tinh cũng là một thị trường quan trọng cho hàng hóa
của TQ.
Ngoài châu Phi và Mỹ la tinh, Đông nam Á cũng là một đối tác thương mại
lớn của TQ giúp nước này có được nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu và
thị trường tiêu thụ hàng giá rẽ của TQ. Kim ngạch thương mại song
phương đạt gần 400 tỷ mỹ kim và đầu tư của TQ vào Asean là 100 tỷ Mỹ kim
năm 2012.
Với thành quả tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong gần 4 thập niên
TQ giờ đây là nền kinh tế lớn thư hai trên thế giới sau Hoa kỳ, họ đã
lần lượt qua mặt kinh tế Anh, rồi Đức và Nhật, theo OECD đến năm 2016
kinh tế TQ sẽ qua mặt Hoa kỳ để chiếm ngôi vị số 1 thế giới.
Hiện nay một cuộc chạy đua về kinh tế và quân sự với Hoa kỳ đang tạo nên
những bất an trong cộng đồng quốc tế, không ai dám chắc là TQ sẽ hành
xữ như thế nào khi họ đạt đến vị trí của một siêu cường.
Cụ thể tại Biển Đông (TQ gọi là Nam hải) họ đang lấn lướt chèn ép các
quốc gia nhỏ yếu như Philippin, Việt nam và Mã lai, họ tung ra bản đồ
hình chữ U để khẳng định chủ quyền của họ một cách áp đặt.
Tại biển Hoa đông TQ cũng leo thang tranh chấp với Nhật bản quần đảo Sinkaku mà TQ gọi là Điếu ngư đảo.
TQ càng ngày trở nên hung hăng trong hồ sơ biển Đông, năm 1974 TQ chiếm
Hoàng sa của Việt nam, năm 1988 họ chiếm thêm một số đảo và bải đá thuộc
Trường sa do VN kiểm soát, những trận đánh này đã gây những thiệt hại
nhân mạng không nhỏ cho VN, TQ còn tấn công ngư dân VN trên biển Đông
khi họ đang đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống của mình.
Những hành động trên báo hiệu một lối hành xữ khó lường đoán của TQ.
Hiện nay tại TQ chủ nghĩa dân tộc quá khích đang trổi dậy mạnh mẽ và được cánh diều hâu trong quân đội ủng hộ.
Những phát biểu mang nặng màu sắc dân tộc chủ nghĩa của một vài nhân vật lãnh đạo làm dấy lên sự bất an cho khu vực.
Kể từ cuộc chiến Thái bình dương do quân phiệt Nhật tiến hành tại vùng
đông Á, chưa bao giờ khu vực này lại đối diện với một thách thức an ninh
nghiêm trọng như bây giờ và có phần nguy hiểm hơn vì “đối tượng” có
thực lực và hùng mạnh hơn quân phiệt Nhật rất nhiều.
Trước đây Nhật bản là một đế quốc bậc trung, đe dọa không lớn vì sự hạn
chế bởi dân số và thực lực, còn TQ ngày nay là một quốc gia khổng lồ gấp
chục lần Nhật bản về cả diện tích và dân số.
TQ là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, là chủ nợ của Hoa kỳ và
ngân sách quốc phòng của TQ không ngừng gia tăng, con số chính thức là
129 tỷ Mỹ kim năm 2012, nhưng theo các nhà quan sát con số thực còn lớn
hơn nhiều và không minh bạch.
Báo la Croix viết “ Lập trường chính thức của TQ là bảo vệ lãnh thổ và chuẩn bị đương đầu với các xung đột quân sự từ mọi phía”.
Theo tờ báo này “mọi phía” ở đây thì hàng đầu là đương đầu với ảnh hưởng
của Mỹ trong khu vực Thái bình dương và Đông nam Á, nơi mà TQ muốn
thiết lập bá quyền”.
Như vậy “thiết lập bá quyền” là gì nếu không thay đổi thế giới?
Theo nhận định của ông Lý quang Diệu thì từ đây đến 20 năm nữa TQ và Mỹ
sẽ không có chiến tranh. Điều này có thể đúng vì TQ sẽ không trực diện
tấn công Hoa kỳ nhưng với các nước trong khu vực từ Trung Á đến Đông nam
Á và Úc là những quốc gia nhỏ hoặc cường quốc bậc trung như Úc có thể
bình yên hay không, điều này hoàn toàn không thể lường đoán nếu xét từ
tham vọng và những hành xữ của TQ trong thời gian gần đây với những đòi
hỏi chủ quyền phi lý của họ.
Nếu đến lúc đó họ xữ dụng vũ lực để thôn tính Úc châu thì người Mỹ sẽ
làm gì khi tương quan lực lượng là ngang bằng nếu không muốn nói là có
thể nghiên về phía TQ.
Với TQ Úc châu là vùng “đất Hứa”, ở đó có tất cả mọi thứ để TQ không
ngần ngại mở cuộc chiến thôn tính. Và ai sẽ kiềm chế được TQ?
Như đã nói ở trên khi tương quan lực lượng thay đổi thì trật tự cũng
thay đổi. Với một trật tự mà TQ là bá chủ thì điều gì sẽ xảy ra?
Không ai muốn nghĩ về một viễn cảnh như vậy, nhưng không muốn nghĩ đến không có nghĩa là viễn cảnh đó sẽ không xảy ra.
Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước lớn
để ăn cướp tài nguyên của các nước nhỏ và dân tộc nhược tiểu, cũng như
những cuộc chiến để mở rộng quyền lực và không gian sinh tồn giữa các
quốc gia lớn mà khốc liệt nhất là hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Bản năng của con người là tham lam, cho dù nhân loại hôm nay đã tiến bộ
và văn minh hơn thế kỷ trước với những giá trị nhân bản, nhưng không
phải quốc gia nào, dân tộc nào cũng tôn trọng những giá trị này.
Và cho dù văn minh, con người cũng vẫn là con người với bản năng chinh phục.
Một nước Trung hoa đang trỗi dậy với một chế độ độc tài và tư tưởng Đại
Hán không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cho nhân loại trong tương lai.
09/04/2013
© Huỳnh Ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt
Giờ hành động đã điểm
Phát súng lệnh của Đoàn văn Vươn bắn vào bọn cướp ngày đã khai hỏa, toàn
dân hãy chuẩn bị đồng loạt nổ súng để tiêu diệt quân cướp hay là nằm
chờ chết dần chết mòn.
Do trăn trở trước nguy cơ dân tộc mình một phen nữa rơi vào vòng nô lệ
giặc Tầu, nhiều lần người viết nhận thấy mình phải có bổn phận cảnh báo
nhà cầm quyền bằng tất cả tấm lòng tha thiết, thành khẩn, bởi vì tin
tưởng rằng dù gì đi nữa thì con người vẫn còn nhất điểm lương tâm. Khi
hay tin ba ông họ Nguyễn: Minh Triết, Phú Trọng, Tấn Dũng lên nắm giữ ba
cơ quan quyền lực cao nhất nước, tôi viết bài “Cơ Hội Bằng Vàng” để
khuyên các ông ấy hiệp sức nhau làm lịch sử. Một là lưu danh thiên cổ,
hai là lưu xú vạn niên, các ông nên lựa chọn một trong hai để đời sau
dòng họ Nguyễn được thơm danh hoặc bị nguyền rủa. Làm lịch sử của ba ông
chẳng có gì khó khăn ghê gớm, chỉ cần trả lại quyền tự quyết cho nhân
dân: Tổ chức bầu cử tự do để nhân dân tự quyết định số phận của họ.
Tiếc thay! Cả ba tên ấy đã không làm! Chỉ gục đầu ăn bẩn và càng ngày
càng hành xử dã man hơn quân cướp. Nếu đem so sánh chúng với thú vật như
chó, bò, heo, ngựa... vì không hiểu được tiếng loài người để chọn lựa
điều hay lẽ phải, thì có lẽ chúng ta xúc phạm “danh dự” của thú vật. Bởi
vì người ta có thể dạy thú vật làm xiếc được! Phải ví bọn cầm quyền
cộng sản Việt Nam hiện nay là một thứ dòi lúc nhúc trong đống phân thì
mới đúng. Xin lỗi độc giả. Người viết không còn một chút hy vọng nào vào
sự hồi tâm hướng thiện của cái lũ ăn bẩn đó. Hết thuốc chữa rồi! Nhà
văn Dương Thu Hương đòi “…” vào mặt bọn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam là
chính xác! Trương Tấn Sang cũng xác nhận một “bộ phận không nhỏ” của
chúng là bầy sâu làm rầu nồi canh.
Câu hỏi đặt ra: “Ai là người đã sản sinh ra loài dòi bọ đó để ngày nay
Đất Nước lâm vào nông nổi này?”. Chẳng cần phải suy nghĩ lâu, chúng ta
ai nấy đều lập tức có câu trả lời: “Đó là Hồ Chí Minh và các vị mang
danh lão thành cách mạng đã tiếp tay cho Hồ Chí Minh cùng với bọn gây
rối loạn ở Miền Nam”.
Cho nên, bài viết này không dành cho dòi bọ, mà dành cho các vị mệnh
danh “lão thành cách mạng”. Còn bọn gây rối ở Miền Nam được ăn hạt gạo
Miền Nam và được hưởng các quyền tự do của Miền Nam mà chạy theo cộng
sản là một lũ đáng khinh, không cần đếm xỉa đến.
Không ai có thể phủ nhận bầu nhiệt huyết và lòng yêu nước của thanh niên
nam nữ vào thời kỳ năm 1945 dấn thân vào công cuộc giải phóng dân tộc
nhằm thoát ra khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp. Khát vọng “độc lập – tự
do – hạnh phúc” đã khiến cho họ nghĩ rằng đánh bật kẻ thù ra khỏi đất
nước là ưu tiên, rồi tương lại xứ sở ra sao thì sẽ tính sau. Giống như
lời kỹ sư Hồ Đắc Liên, từ Paris trở về đứng trong hàng ngũ kháng chiến,
đã giận dữ thốt lên: “Dẹp xong giặc Pháp, tao sẽ xử tội bọn cộng sản
chúng mày?”.
Thời bấy giờ rất ít người biết trước tai họa cộng sản. Ngay như Thủ
tướng Trần Trọng Kim, một nhà sử học, cũng tưởng rằng anh em trong nhà
có thể giải quyết vấn đề nội bộ với nhau, nên mới khước từ lời đề nghị
của viên Đại sứ Nhật bản giúp tiêu diệt Hồ Chí Minh và bè đảng. Bởi vậy
không thể chê trách sự ngây thơ của người yêu nước. Nhưng mải miết đắm
chìm phục vụ cái ác, cái lưu manh mà không tỉnh ngộ là không thể chấp
nhận được.
Thành tích đánh đuổi được giặc Pháp là do công lao của toàn dân Việt
Nam, mà đáng kể nhất là giai cấp tiểu tư sản, vì nhờ có trình độ học vấn
do Pháp đào tạo, nên mới có kiến thức và khả năng chỉ huy các đơn vị
cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn... Năm 1953, khi thắng lợi chưa ngã
ngũ, Việt Minh đã đề ra chủ trương “trí, phú, địa, hào phải đào tận gốc,
trốc tận rễ”. Vậy xin hỏi thành phần tiểu tư sản được đánh giá là trí
thức đang chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản, có bao giờ dành ra một vài
phút để tự vấn: “Liệu bản thân sẽ có ngày cũng bị đào tận gốc, trốc tận
rễ không?” Đối với tội ác “cải cách ruộng đất”, “nhân văn giai phẩm”, có
bao giờ những người tận lực đóng góp cho cái gọi là “cách mạng xã hội”
băn khoăn về tiền đồ dân tộc? Hoặc trong cái chiêu bài gọi là “giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước” mà lãnh tụ đảng đi xin vũ khí ngoại
bang để gây nên cảnh “nồi da xáo thịt” thì rồi đây sẽ bị ngoại bang đô
hộ, giống như Nguyễn Phúc Ánh cầu viện nước Pháp giúp đánh đổ nhà Tây
sơn để cuối cùng bị Thực dân Pháp đô hộ? Pascal từng dạy: “Con người là
cây sậy, nhưng là cây sậy có tư tưởng” cơ mà! Tại sao kẻ có ăn có học
không dành ít phút để ưu tư, lo lắng, suy nghĩ, chiêm nghiệm cái tương
lai số phận của mình và của dân tộc?
Một đảng viên cộng sản trẻ tuổi, nhà văn Dương Thu Hương, mới đặt chân
vào Miền Nam, đi vào nhà sách nhìn thấy những cuốn Tuyên Ngôn Cộng Sản,
Tư Bản Luận thì nhận ra ngay là Miền Nam có tự do và mình bị bọn Bắc Bộ
Phủ đánh lừa. Một Nguyễn Hộ, công nhân xưởng đóng tàu Ba-Son, trình độ
học vấn có lẽ không cao, nhưng đã dám yêu cầu đảng từ bỏ chủ nghĩa cộng
sản và phải bắt tay với Mỹ. Tại sao những người như Tạ Quang Bửu, những
tướng lãnh xuất thân từ trường Thanh Niên Tiền Tuyến cứ tung hô “Bác Hồ”
và đảng Cộng sản quang vinh? Nếu bảo rằng vì chậm trí khôn, tại sao khi
nhà trí thức Hà Sĩ Phu viết các bài tham luận “Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm
Biển Đường của Trí Tuệ”, “Chia Tay Ý Thức Hệ” chỉ ra cho thấy ngõ cụt
của Tổ Quốc, mà sao chẳng có “cách mạng lão thành” nào công khai lên
tiếng phụ họa với ông Hà Sĩ Phu để cứu nguy dân tộc?
Miền Nam từng tố giác Hồ Chí Minh là một loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu
Thống vì biết trước nếu để cho Miền Bắc chiến thắng thì Đất Nước sẽ rơi
vào vòng nô lệ Tầu. Thế mà bọn trí thức nửa mùa phè phỡn, bọn lưu manh
đóng vai tu sĩ trà trộn vào các đoàn thể tôn giáo hung hăng đòi đuổi “đế
quốc Mỹ” có nhận thấy rằng chính họ là bọn người đưa đến tình trạng
muôn dân thống khổ ngày hôm nay không?
Ngày xưa, quý vị “lão thành” lên đường chống ngoại xâm, một lòng “quyết
tử để thế hệ sau quyết sinh”. Thật là dũng cảm! Thật là anh hùng! Thế
nhưng khi luật sư Cù Huy Hà Vũ bị đem ra xử ở tòa, tôi viết bài “Đòi trả
tự do cho Cù Huy Hà Vũ là bước đầu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”
để đề nghị các cụ “lão thành cách mạng” lũ lượt kéo nhau đến Tòa án Nhân
dân Thành Phố Hà Nội tại địa chỉ 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, nằm
dài ra đó, cương quyết yêu cầu đảng trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, mà không
có cụ nào dám làm. Tình đồng chí “áo anh rách vai, quần tôi có hai
miếng vá” của thời kháng chiến đã tiêu tan rồi sao? Các cụ (gồm 29 vị)
chỉ dám ký tên phụ họa vào bản kiến nghị của Tướng Đồng Sĩ Nguyên xin
Quốc Hội sửa đổi luật Nhà Đất đã tự coi là làm tròn nghĩa vụ rồi ư?
Tướng Trần Độ, một công thần của đảng, khi nằm xuống, bọn cầm quyền cấm
Võ Nguyên Giáp dùng danh xưng “Tướng” của Trần Độ ghi trên vòng hoa phân
ưu, mà không có lấy một người đồng chí từng vào sinh ra tử với nhau
trong kháng chiến lên tiếng phản đối. Sợ đảng đến nỗi không dám tỏ tình
đồng chí thì có đáng hổ thẹn không?
Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc Hội đợi đến khi thôi chức mới dám nói đến
cái lỗi hệ thống. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quyền lực cao
nhất nước để đâu? Hồ Chí Minh lập đảng cộng sản đề ra tiêu chí “Tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách” mới nghe qua thì có vẻ dân chủ lắm, nhưng
nhìn vào thực tế ta thấy rằng đó là một tập đoàn vô trách nhiệm. Cho nên
khi Võ Nguyên Giáp yêu cầu chấm dứt dự án Boxit thì Nguyễn Tấn Dũng trả
lời: “đảng đã quyết định rồi!” để lẩn tránh trách nhiệm cá nhân. Nếu
hỏi đảng là thằng nào thì sẽ không ai biết đảng là đứa nào hết! Tại sao
Nguyễn Tấn Dũng dám hỗn xược trả lời cha đẻ Quân Đội Nhân Dân một câu
như thế? Bởi vì đảng từng dạy con tố cha, vợ tố chồng, em tố anh nên
ngày nay hàng con cháu như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn
Sang không coi các lão thành cách mạng ra cái đinh gì cả là vậy!
Khi bị TBT Nguyễn Phú Trọng, tuổi vào hàng con cháu, hỗn xược mắng cho
là suy thoái, bại hoại về đạo đức và lối sống, thì chẳng thấy cụ nào dám
có phản ứng, cứ im thin thít. Đợi cho đến lúc người anh hùng tuổi trẻ
Nguyễn Đắc Kiên dõng dạc hài tội Nguyễn Phú Trọng, chúng ta mới đọc thấy
bức thư của hai bố con Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh “than thở” đôi lời với
Nguyễn Phú Trọng mà trong đó có câu đầy vẻ tiếc nuối: “Đâu còn thời kỳ
huy hoàng, quang vinh như thời kỳ cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng
chiến vì độc lập thống nhất thắng lợi, nhân dân tự nguyện theo sự lãnh
đạo của đảng”. Tôi cảm thấy thương tội cho cụ già 95 tuổi xiết bao!
Chẳng hiểu cụ Vĩnh nói đến thời kỳ huy hoàng, quang vinh cộng sản có
phải là thời kỳ “cải cách ruộng đất” giết chết hàng vạn dân oan mà không
ai dám kêu ca; là thời kỳ nhà thơ Phùng Quán chỉ làm bài thơ “Chống
tham ô lãng phí” là đủ để cả cuộc đời tàn mạt, tan nát?
Với cái não trạng hoài cổ tào lao như vậy, các cụ cứ tin vào sự dối trá
“nhân dân tự nguyện theo sự lãnh đạo của đảng”, chứ không bao giờ nghĩ
tới chuyện mình bị đảng bịt mắt lừa dối và dí súng đàng sau lưng mà phải
làm con thiêu thân xông vào lửa đạn. Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái cụ
Vĩnh, từng viết thư cho Nguyễn Phú Trọng trước đây, nhưng không được hắn
hồi đáp; lần này cũng tiếp tay cho bố bằng một bức thư, mà bà gọi là
bức thư cuối cùng!
Tội ác của Hồ Chí Minh đã được lịch sử chứng minh rành rành ra đó. Có
phải cụ Vĩnh còn đề cao Hồ Chí Minh là để bào chữa cho sự vô tội của
mình đã tiếp tay cho một tội đồ? Đứng vào ngũ một đảng cướp, đừng bao
giờ mở miệng nói mình là một tên ăn cướp chân chính! Trẻ con sẽ cười vào
mặt cho đấy!
Phát súng lệnh của Đoàn văn Vươn đã khai hỏa, ai đã từng vỗ ngực khoe
mình quyết tử để dân tộc quyết sinh thì hãy cấp kỳ đứng lên hành động để
lớp trẻ noi gương xông pha. Đừng ngồi nhà viết kiến nghị hay thư ngỏ
cho loài dòi bọ trong Bộ Chính trị hoặc trong Ban Chấp hành Trung Ương,
vì chúng không là loài có tai để nghe và có mắt để đọc.
Thông cảm quý cụ nay đã già yếu, không thể hành động vũ bão như xua, tôi
đề nghị quý cụ chọn ngày sinh nhật Hồ Chí Minh 19 tháng 5 năm 2013 này
cùng kéo nhau ra lăng ông Hồ ở Quảng trường Ba Đình để xé thẻ đảng và
nói với vong linh ông Hồ rằng: “Bác xảo quyệt đánh lừa chúng tôi theo
Bác làm cách mạng để cho Tổ quốc lâm nguy và đồng bào điêu đứng, khốn
khổ khốn nạn như ngày hôm. Chúng tôi vô cùng ân hận và đồng lòng phủ
nhận chủ nghĩa cộng sản như thế giới đã ném nó vào thùng rác và kêu gọi
đồng bào đứng lên tiêu diệt bạo quyền”.
Bãi rác trên quê hương là do các cụ xả ra, nay chính quý cụ phải có bổn
phận và nghĩa vụ dọn dẹp nó đi, chứ không thể đẩy cho tuổi trẻ. Hãy nhìn
vào các nhà lao chứa đầy các người trẻ yêu nước bị đánh đập, hành hạ,
bỏ đói là biết ngay thành quả cách mạng của quý cụ. Ngồi nhà viết kiến
nghị, thư ngỏ thì chỉ thành “Ông Bình Vôi”; chứ không thể rửa sạch cái
tội đã tiếp tay dựng lên cái cỗ máy tàn bạo, dã man này.
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế!
Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì
toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ. Giống như
ngày 14 tháng 7 dân chúng Pháp phá ngục Bastille để làm cuộc cách mạng.
Hết giờ rồi! Xin quý cụ đừng chần chờ nữa. Trước khi về cõi, xin quý cụ
hãy Quyết Tử để Dân Tộc Quyết Sinh”. Lần này mới là lần thực sự cứu
nước, cứu dân.
Bằng Phong Đặng Văn Âu
Dân mất niềm tin trước Hiến pháp mới ở Việt Nam
Nếu chỉ nghe và sống theo những gì nói ra từ cửa miệng các viên chức
đảng và báo-đài của Nhà nước thì rất nhiều người ở Việt Nam sẽ trở tay
không kịp khi trận cuồng phong mất niềm tin nơi lãnh đạo đang dồn dập đổ
về phía họ.
Ngay cả số đông cán bộ, đảng viên và lực lượng võ trang bảo vệ đảng là
Quân đội và Công an cũng không nghĩ là họ sẽ rơi vào tình huống khó xử
đó vì bộ máy tuyên truyền và những Thủ trưởng của đơn vị đã thực hiện
các buổi học tập để bảo đảm “đảng ta mạnh hơn bao giờ hết” để bảo vệ
lòng trung thành của thuộc cấp trong mọi hoàn cảnh.
Đoàn viên của Tổ chức Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thế hệ con ông
cháu cha là lớp kế thừa của đảng, cũng tỏ ra không mấy bận tâm về mối
nguy đang đe dọa sự sống còn của Tổ quốc vì trước mắt họ chỉ có một con
đường vinh thân đang rộng mở để họ thay thế cha anh tiếp tục cai trị đất
nước.
Tuy nhiên những “chủ nhân tương lai của đất nước” này cũng đang phải đối
diện với “thực trạng một bộ phận người trẻ tuổi lười lao động, ngại học
tập, phấn đấu, thích hưởng thụ, chạy theo lối sống thực dụng; xa rời
mục tiêu lý tưởng phấn đấu, vi phạm đạo đức, thậm chí còn có những biểu
hiện đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc”, như lời báo động trên Báo
Quân đội Nhân dân (25/03/2013), vẫn không biết họ phải làm gì để thoát
khỏi trận cuồng phong cuối đi?
Một số đông “trí thức hàng đầu của đảng” là cán bộ giảng dạy Chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử đảng tại Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (tên nguyên thủy là Trường đảng Trung
ương Nguyễn Ái Quốc), hay công tác trong Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Tạp
Chí Cộng Sản, thậm chí cả những Sỹ quan giữ nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng cho
Quân đội trong Cục Chính trị cũng đang sống trong giấc mơ hão huyền
rằng “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến
tới chủ nghĩa xã hội”, như ghi trong “Cương lĩnh Xây dựng Đất nước Trong
thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa (bổ sung, phát triển năm 2011)”!
Nhưng trên 30 triệu trẻ em nghèo Việt Nam ở nông thôn và vùng cao, theo
ước tính của Unicef, và khoảng 30.000 trẻ em khác đang sống lang thang
đầu đường xó chợ ở các thành phố sẽ cùng với 80 phần trăm nông dân và
công nhân lao động trong tổng số 90 triệu dân, những người sống rất vô
tư nhưng lam lũ ngày đêm làm ra tiền nuôi đảng và Quân đội và chịu nhiều
thiệt thòi nhất trong xã hội lại không mơ hồ chút nào về hậu quả sẽ đổ
lên đầu họ khi cơn lốc chính trị-xã hội ập đến.
Một số không nhỏ trí thức cựu viên chức, đảng viên, sỹ quan cựu chiến
binh, cán bộ, đảng viên và người dân thức thời đã cảnh giác về hiểm họa
này trên nhiều mạng báo Truyền thông Xã hội (báo lề Dân) không thuộc hệ
thống báo-đài của nhà nước, đã bị những người lãnh đạo, kể cả Tổng Bí
thư đảng Nguyễn Phú Trọng, và guồng máy tuyên truyền của đảng nghiêm
khắc lên án là có chủ mưu “chống phá đảng”, “gây mất ổn định chính trị”,
“mắc mưu các thế lực thù địch”, “bọn cơ hội” hay nằm trong kế họach
“diễn biến hòa bình” của ngoại bang, thường ám chỉ Hoa Kỳ, để đánh đổ
đảng CSVN.
Điểm xuất phát
Vậy nguồn gốc của cơn bão chính trị đến từ đâu?
Nó bắt đầu từ Bản Hiến pháp sửa đổi 1992.
Kể từ khi nhà nước phổ biến lấy ý kiến nhân dân ngày 02/01/2013, có lẽ
lần đầu tiên những người lãnh đạo mới nhận ra là đảng CSVN không còn
được nhiều triệu người dân, kể cả đảng viên và một số lão thành cách
mạng và công thần nhà nước ủng hộ để tiếp tục lãnh đạo “nhà nước và xã
hội” mà không có sự đồng ý của dân qua lá phiếu.
Cú “đá móc vào bạ sườn” bất ngờ này đã làm cho đảng choáng váng nên
guồng máy tuyên truyền của đảng, gồm Ban Tuyên giáo Trung ương do ông
Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị đứng đầu và Cục Chính trị quân đội,
chỉ huy bởi Trung tướng Ngô Xuân Lịch đã đồng loạt vào cuộc phản công
để bảo vệ vị trí lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Họ bảo đảng phải là “lực lượng duy nhất cầm quyền” và “chỉ có đảng thôi”
vì đó là “tất yếu của lịch sử”, hoặc đó là “ý muốn” của nhân dân như
cán bộ Tuyên truyền Thiên Phương đã vẽ ra, trong một bài viết rằng:
“Quyền lãnh đạo của đảng là dựa trên sự tín nhiệm của nhân dân. Quyền ấy
được nhân dân trao cho. Sự tín nhiệm đó có được từ sự đúng đắn của
đường lối, chính sách ở tầm vĩ mô, từ sự gương mẫu hy sinh, phấn đấu của
mỗi cán bộ, đảng viên trên từng cương vị của mình, trong đó có sự hòa
đồng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa quyền lợi của giai cấp và
lợi ích của toàn thể dân tộc.” (Báo Nhân Dân, Thứ năm, 28/02/2013)
Hay như Thiện Văn viết: “Việc quy định đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai
trò độc tôn lãnh đạo của đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch
của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Việt
Nam đã lựa chọn.” (Báo Quân đội Nhân dân,06/01/2013)
Nếu không phải là người Việt Nam và chưa bao giờ sống ở Việt Nam thì có
người sẽ sai lầm tin vào lời bịa đặt của Thiên Phương và Thiện Văn.
Nhưng sau 83 năm có mặt trên đất nước Việt Nam và qua thử thách trong 4
cuộc chiến từ “chống Pháp giành độc lập” đến “chống Mỹ cứu nước” qua đến
hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Bắc với Khmer đỏ và bị Lãnh tụ Trung
Cộng Đặng Tiểu Bình “dậy cho một bài học” trong cuộc chiến Việt-Trung
(Trung Cộng) năm 1979, thêm với kinh nghiệm xương máu trong Cuộc Cải
cách ruộng đất (1953-1960) ở miền Bắc và Cuộc thảm sát hàng ngàn người
dân vô tội ở Huế của Bộ đội CSVN trong Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân
năm 1968 thì tất cả cái “hay” cái “đẹp” và cái “xấu”, cái “tốt” của đảng
đã lột ra từng thớ thịt ai cũng thấy hết, không cần phải chạy tội hay
“đổi trắng thay đen” cho đảng tốt hơn.
Nhưng nếu bảo bài viết của hai tác giả Thiên Phương và Thiện Văn đã bất
chấp lẽ phải, cố đấm ăn xôi giúp đảng lội ngược dòng chảy của lịch sử
thì có quá đáng không, hay đảng đã viện lẽ “cần ổn định để phát triển”
như một chiêu bài che giấu “sợ mất quyền”? Hay là người Cộng sản đã mau
quên lời dậy của ông Hồ Chí Minh nói rằng: “Ngoài lợi ích của nhân dân,
của dân tộc, đảng không có lợi ích gì khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên
phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đày tớ hết sức
trung thành của nhân dân”?
Ông Hồ còn nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán
hai chữ "cộng sản" là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được, nhưng
vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng
chí đó.” (Tài liệu học tập của đảng CSVN)
Nhưng xuyên qua thời gian, từ sau khi ông Hồ qua đời năm 1969, đảng CSVN
đã trải qua 7 đời Tổng Bí Thư (Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh,
Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng) mà đã “gột rửa”
được bao nhiêu cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ “có chức có quyền” để
trong sạch hóa đảng, chuộc lại tình “máu thịt với nhân dân” đã bị sói
mòn như đảng đã nhận lỗi thêm trong Nghị quyết 4 năm 2011 về “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”?
Vậy có nên hỏi ông Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đỗ Ngọc Ninh, Giảng viên cao cấp
về xây dựng đảng thuộc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh xem ông ta có thuộc lời dậy của ông Hồ không mà dám nói ra những
câu “sặc mùi” tham quyền cố vị như thế này: “Việc đòi bỏ Điều 4 Hiến
pháp không phải đến bây giờ khi lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992, những người thiếu thiện chí mới đưa ra vấn đề này...
Điều này cũng nằm trong diễn biến hòa bình, đòi bỏ vai trò lãnh đạo của
đảng, đi tới đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bài học lớn nhất mà
chúng ta có thể thấy là sự sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu, nhất là Liên Xô... Giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng là điều kiện
tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị và để đất nước phát triển.
Trong tình hình hiện nay, bài học này càng cần phải thấm nhuần và thực
hiện một cách sâu sắc. Nếu không giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng thì ở
trong nước sẽ có nhiều lực lượng chính trị tranh giành quyền lực, hình
thành các phe nhóm, đảng phái đối lập với nhau và đất nước sẽ không thể
tránh khỏi rối loạn chính trị. Người chịu hậu quả cuối cùng là nhân
dân.” (Phỏng vấn của Hương Giang/Trung tâm tin, Đài Tiếng Nói Việt Nam,
06-03-2013)
Dân mất niềm tin
Nhưng sự kiện đảng không muốn nghe ý kiến trái chiều, nói “không có vùng
cấm” dân góp ý kiến về Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền lãnh đạo cho
đảng mà ngay sau đó đã nuốt lời để “không muốn nghe”, hay vội vã lên án
những người phê bình Điều 4 là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”
như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói ở Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013,
hoặc bảo như thế là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn
chặn” như ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Hà Nội
ngày 27/02/2013 thì có phải là độc tài, muốn bám chặt lấy cái ghế ngồi
không?
Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Hùng cho biết đã có 26 triệu cá
nhân, tổ chức góp ý kiến cho Bản Hiến pháp sửa đổi, sau 3 tháng từ 2/1
đến 31/3 (2013).
Ông nói: “Hình thức tham gia rất phong phú, không khí thảo luận trên các
diễn đàn rất sôi động, trong đó có đấu tranh đảm bảo những tinh hoa trí
tuệ của nhân dân và bác bỏ những xu hướng, cách suy nghĩ không phù hợp
tình hình thực tiễn đất nước trong giai đoạn này.”
Nhưng những “cách suy nghĩ không phù hợp tình hình thực tiễn đất nước
trong giai đoạn này” là “suy nghĩ gì”? Có phải là ý kiến bác bỏ không
những chỉ có Điều 4 phản dân chủ mà cả toàn Bản Hiến pháp 1992 sửa đổi
của nhóm Kiến nghị 72 và của hàng triệu người dân thuộc 3 Tôn giáo gồm
Giáo hội Công giáo, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo
Hòa hảo Thuần túy, Phong trào Công dân Tự do của đa số là người trẻ Việt
Nam trong và ngoài nước?
Và khi ông Hùng nhấn mạnh đến vấn đề “không phù hợp tình hình thực tiễn
đất nước trong giai đoạn này” thì ông muốn ngụ ý gì? Hiện tình đất nước
bây giờ có gì là bất thường, an nguy đâu mà “không phù hợp” và đến bao
giờ mới “phù hợp”?
Nếu đảng CSVN vẫn tự cho mình ngồi ở vị trí cầm quyền là sự “lựa chọn
của nhân dân và dân muốn đảng cầm quyền” hay đó là “tất yếu của lịch sử”
thì sợ gì mà đảng không dám cho dân có đầy đủ các quyền tự do như Hiến
pháp đã ghi, cần gì phải viết kèm “sợi dây thòng lọng” như mấy chữ “theo
luật định” hay “theo quy định của pháp luật” để xóa đi cam kết của Hiến
pháp hầu có lý do cấm dân không được quyền ra báo, lập hội, lập đảng,
tập họp và biểu tình, dù là biểu tình chống Trung Cộng lăm le chiếm biển
đảo của Việt Nam ở Biển Đông?
Nhưng ai đã cho phép “các diễn đàn” của nhà nước “bác bỏ những xu hướng,
cách suy nghĩ không phù hợp tình hình thực tiễn đất nước”, hay là chính
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của ông Hùng đã lạm quyền để
“hợp pháp hóa” các luận điệu phù đảng, phản dân chủ và không dám công
khai tranh luận với những “xu hướng” hay “cách suy nghĩ” trái với ý
đảng?
Mị dân như thế mà ông Chủ tịch Quốc hội còn dám nói oang oang tại Phiên
họp thứ 6 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 08/04/2013 tại
Hà Nội rằng:
“Sau 3 tháng triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính
trị, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nhận được sự quan tâm sâu sắc
và đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân và đã thực sự
trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ
thống chính trị.
Thông qua đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý này, không chỉ huy động được
trí tuệ và tinh thần trách nhiệm của công dân để hoàn thiện dự thảo sửa
đổi Hiến pháp mà còn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý
thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây
dựng dự thảo Hiến pháp.”
Như vậy thì chỉ có những ý kiến thuận chiều với đảng mới được ông Hùng
ca tụng là “dân chủ” và “phát huy quyền làm chủ” của người dân đi theo
đảng, còn những ý kiến trái chiều thì đã bị Ủy ban này vứt vào sọt rác
trước khi trình bản Hiến pháp mới cho Hội nghị Trung ương đảng lần 7, dự
trù họp vào đầu tháng 5 và Quốc hội sau đó?
Mánh mung như thế nên Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 96 tuổi, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng mới mỉa mai rằng:
“Đã gọi là ý kiến nhân dân thì muôn hình muôn vẻ, rất nhiều ý kiến khác
nhau. Với những ý kiến khác nhau tiêu biểu đều cần được đưa lên các
phương tiên truyền thông đại chúng của nhà nước mới công bằng. Đằng này
chỉ đưa ý kiến một chiều là không quang minh chính đại.
Đối với những điều “quan trọng, nhậy cảm”, có ý kiến không tán thành,
muốn thay đổi cho hợp quyền dân, lợi nước, có ý kiến đồng ý với dự thảo,
có người cố bệnh vực ý kiến của Ủy ban dự thảo bằng lập luận nguy biện,
không mấy đáng giá. Những ý kiến trái ngược nhau như thế, nếu thật dân
chủ, thì phải đưa cả 2 loại ý kiến với lập luận của mỗi bên lên báo, đài
để bàn dân thiên hạ lập luận xem bên nào có lý. Đằng này chỉ đưa toàn
người phát biểu đồng ý, còn những ý kiến khác với dự thảo dù đúng, dù
hợp với thời đại thì bị quy chụp cho là suy thoái, theo nước ngoài,
chống đảng, chống Nhà nước v.v…
Nói là lấy ý kiến nhân dân, “không có vùng cấm” cho có vẻ dân chủ, nhưng
chỉ những ý kiến đồng ý với dự thảo mới được cấp nhận, cuối cùng Hiến
pháp được thông qua đại để như bản dự thảo. Như vậy, phát động lấy ý
kiến nhân dân làm gi cho phí thời gian, công sức, giấy mực, tốn hàng mấy
chục tỷ tiền của Nhà nước.”
Vậy con số 26 triệu người góp ý, hay sau ngày 30/09 sẽ có thêm vài chục
triệu nữa cũng chả có ý nghĩa gì, ấy là chưa kể đến những tình huống
“chẳng đặng đừng” phải gật đầu, theo như lời của Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh:
“Cách lấy được nhiều chữ ký hoặc điểm chỉ “đồng ý dự thảo” thì dễ thôi.
Bà bán rau, chị hàng cá, anh bán đậu phụ có thì giờ đâu mà đọc dự thảo,
họp tổ khu phố thấy bà tổ trưởng bảo ký “đồng ý” thì ký thôi; công nhân,
viên chức không ký “đồng ý” thì sợ mất việc, sợ bị “trù”; ở nông thôn
chị nông dân, bác nuôi cá, trưởng thôn bảo ký thì ký, không ký sau này
xin giấy tờ khó; họp chi bộ, đồng chí nào không ký “đồng ý” thì sợ thiếu
ý thức tổ chức; kiểu như thế thì lấy bao nhiêu chữ ký đồng ý mà chả
được.
Còn việc công bố là có 20 triệu, 30, 40 triệu người đồng ý với dự thảo
Hiến pháp thì đó là độc quyền thông tin của T.V., báo chí nhà nước, nói
sao chả được, ai biết đâu mà cãi.”
(Trích theo Bài viết mới – Thấy gì khi đọc kỹ Bản Dự Thảo Hiến Pháp Sửa
Đổi- Nguyễn Trọng Vĩnh, phổ biến đầu tiên trên mạng báo Truyền Thông Xã
hội của nguyên Đại tá Bùi Văn Bồng, Việt Nam, 04/10/013)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số ít Tướng Cộng sản đã không
ngại phê bình nhiều chủ trương và chính sách yếu hèn của Nhà nước CSVN
trước chủ trương bá quyền, gây hấn, lấn chiếm lãnh thổ và biển đảo Việt
Nam của chính quyền Trung Cộng. Ông từng lên tiếng chỉ trích dự án để
cho Trung Cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và cũng là người đã
ký tên thứ 73, ngay sau đợt 1 của nhóm Kiến nghị 72 đòi loại đảng ra
khỏi vai trò “độc quyền” lãnh đạo đất nước, đồng thời thay Bản Hiến pháp
sửa đổi bằng một Dự thảo Hiến pháp dân chủ, theo Tổng thống chế và có
Quốc hội lưỡng viện (Thượng và Hạ viện).
Như vậy thì đảng cầm quyền với ai khi trong dân đã có một lực lượng
không đồng tình chấp nhận đảng, sau khi Hiến pháp mới được ban hành, dự
trù vào cuối năm 2013?
Câu chuyện Hiến pháp, với những trục trặc tưởng không đáng quan tâm,
nhưng khi lấy con số trên 7 triệu tín đồ Công giáo, một khối dân đoàn
kết và có chỉ huy vững vàng nhất trong các khối Tôn giáo ở Việt Nam đã
không còn muốn đi chung đường với nhà nước thì chuyện “anh đi đường anh,
tôi đi đường tôi” trong bối cảnh xã hội ngày nay không phải là chuyện
tầm thường khi người dân không còn tin đảng nữa.
(04/013)
Phạm Trần
(DLB)
Nhiều trí thức, chuyên gia người Việt muốn trở về nhưng ít ai muốn ở lại
Có lẽ khi vẫy tay chào tạm biệt bố mẹ tại cửa ra sân bay Nội Bài để sang
Nga du học ngành công nghệ thông tin vào năm 1998, Hải khó mường tượng
nổi đó lại ngày mà anh bắt đầu chuyến hành trình 15 năm bôn ba trên đất
khách quê người.
Mặc dù ở diện đi du học với học bổng của chính phủ, anh đáng lẽ ra phải
trở về nước tối đa hai năm sau khi tốt nghiệp, nhưng luật tạo ra luôn có
cách để lách, và sau khi tốt nghiệp thì Hải đã tìm được cách để sang
Canada và rồi sang Mỹ làm việc cho tới ngày hôm nay.
“Khi bạn 23 tuổi, bạn nhìn cuộc sống khác so với khi bạn 18 hoặc 19
tuổi. Bạn quan tâm tới gia đình và muốn giúp đỡ bố mẹ, chuẩn bị cho cuộc
sống của riêng bạn và quan trọng hơn hết là làm sao để những kiến thức
và kỹ năng mình học được ở đại học không bị phung phí”, Hải chia sẻ với
University World News.
|
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 với chủ đề “Tầm nhìn đến
năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển
cùng đất nước” tại Tp Hồ Chí Minh ngày 27 tháng Chín, 2012. Ảnh Diệp
Minh Đức/congly.com.vn |
“Nếu tôi trở về Việt Nam vào năm 2003 hoặc 2004, làm sao tôi có thể thực
hiện được các ước muốn của tôi? Tôi không có nhà ở những thành phố lớn
như Hà Nội và bố mẹ tôi chỉ là những nông dân bình thường”, Hải chia sẻ
thêm.
Trường hợp của Hải không phải là hiếm gặp. Trên thực tế, theo thống kê
không chính thức, khoảng 10.000 cho tới 20.000 người có cơ hội đi du học
chẳng bao giờ trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp kể từ sau khi chiến
tranh kết thúc vào năm 1975 cho tới nay.
Theo con số thống kê của State Committee for Oversea Vietnamese thì có
khoảng gần 4.5 triệu người Việt Nam sống trên toàn thế giới và có khoảng
400.000 người trong số họ có bằng đại học hoặc cao hơn – một nạn chảy
máu chất xám đáng tiếc cho đất nước đang rất cần người có tri thức như
Việt Nam.
Vào tháng Ba năm 2004, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Resolution 36
[Nghị quyết 36] dành cho người Việt Nam ở nước ngoài. Mục tiêu của nghị
quyết này là thuyết phục và kêu gọi người Việt sống ở nước ngoài trở về
hỗ trợ sự phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa học
và văn hóa.
Ít ai ở lại
Nghị quyết đã có một sức lan tỏa tích cực vào lượng đầu tư nước ngoài và
ngoại hối vào Việt Nam, nhưng nó vẫn không thể thu hút được lượng tri
thức Việt về nước. Và số lượng trở về thì lại nhanh chóng dứt áo ra đi
lần nữa vì những bất cập trong công tác như thói quan liêu, kiểm soát
thái quá và môi trường làm việc không thỏa đáng.
Theo thống kê của Sở Thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng 400
những người Việt sống ở nước ngoài trở về nước và hơn một nửa trong số
họ làm việc ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu khóa học hoặc
các bệnh viện. Nhưng nhiều người trong số họ chẳng nán lại được lâu.
Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã phải nói lời chia
tay với 22 nhà nghiên cứu chỉ trong năm 2012. Điều này đã làm đảo lộn
nhiều kế hoạch của các trường đại học và các trung tâm công nghệ và khoa
học với những thiết bị hiện đại phức tạp, giờ đây chẳng có ai sử dụng
tới.
Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn đã có lúc lên tới gần 30 chuyên gia Việt
Nam trở về từ các nước như Mỹ, Úc, Canada và Nhật Bản, nhưng giờ chỉ
còn một vài người ở lại. Lượng thiết bị hiện đại trị giá hơn 10 triệu
USD tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Sài Gòn giờ đây nằm bất động
vì chẳng có ai đụng tới.
Tờ Sài Gòn Giải phóng đưa lời của giám đốc điều hành trung tâm công nghệ
Sài Gòn, tiến sĩ Dương Hoa Xô: “Có rất nhiều lý do đã khiến những
chuyên gia này bỏ việc, chủ yếu là lương thấp, thiếu chỗ ở và thiết bị
làm việc thì nghèo nàn”.
Cần làm rõ vấn đề giữ chân người tài
Tiến sĩ Phan Bạch Thắng, Phó Viện trường Khoa học Vật liệu tại Đại học
Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ: “Nếu những khó khăn
hiện tại không được nhìn nhận một cách đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ
khó có thể kêu gọi được những chuyên gia và nhà khoa học người Việt ở
nước ngoài về phục vụ tổ quốc”.
Những người Việt ở nước ngoài luôn sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp phát
triển đất nước để có thể đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm
châu, giáo sư y học Nguyễn Văn Tuấn tại trường đại học South Wales từ Úc
châu cho biết ông đã giảng dạy nhiều lần ở các đại học Việt Nam nhưng
vẫn chọn làm việc cố định tại Úc.
Việc trả lương thấp tại các trường đại học của Việt Nam không phải là
nguyên nhân chính đối với những người như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – một
người đã được vào biên chế giáo sư chính thức tại một trường đại học ở
một nước phát triển. Nguyên nhân lớn hơn đồng thời cũng là nguyên nhân
chính chính là môi trường làm việc.
Ngay cả đối với những nhà khoa học trẻ như Hải được nhắc tới ở trên,
tiền cũng không phải là yếu tố duy nhất. “Bởi vì tôi là đứa con cả trong
gia đình, bố mẹ tôi lúc nào cũng muốn tôi trở về và tìm một công việc
phù hợp tại quê nhà”. Điều mà Hải muốn nhắc tới ở đây chính môi trường
làm việc chứ không phải là tiền lương.
Để tạo nên một môi trường nghiên cứu tốt đòi hỏi nhiều tiền và nhiều
những sự hỗ trợ khác, Eren Zink – chuyên gia về chính sách khoa học tại
Việt Nam chia sẻ. Vị chuyên gia này đã từng viết một luận văn tiến sĩ
vào năm 2010 với tiêu đề “Khoa học của sự trở về: Một cái nhìn về những
nhà khoa học Việt Nam với những tấm bằng quốc tế cao cấp”.
Nước đi mới
Vào tháng Mười hai, dưới sự sắp xếp của Nghị quyết 36, chính phủ Việt
Nam đã ban hành một dự thảo để thưng cầu ý kiến chuyên gia. Mục tiêu của
việc này là thu hút những nhà tri thức Việt Nam đang làm việc ở các
trường đại học nước ngoài trở về nước để làm việc trong lĩnh vực giáo
dục cấp cao của Việt nam, chủ yếu là làm việc một thời gian ngắn nhưng
có thể qua đó khích lệ họ ở lại quê nhà làm việc lâu dài.
Bản dự thảo đã nêu ra những mối quan tâm chính của các tri thức muốn trở
về, bao gồm việc miễn thuế thu nhập và những ưu đãi trong việc mua hay
thuê nhà.
Và đây là một chính sách có sự tham gia của nhiều tổ chức như các viện
chức giáo dục bậc cao, các bộ giáo dục, tài chính, ngoại giao, công an
và cả bộ khoa học và công nghệ.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết kế hoạch này là một nước đi “trễ còn
hơn không bao giờ” và có một vài điều khoản xem chừng như “tiến bộ hơn”
so với những kế hoạch trước đây. Nhưng trong số đó vẫn còn nhiều mảng
chưa rõ ràng.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, nhà khoa học đã rời Đức để trở về Việt Nam và
sống tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi nghỉ hưu, còn cẩn trọng hơn đối
với bản dự thảo này. Người điều hành diễn đàn Sci-Edu – một nhóm quy tụ
hàng trăm tri thức Việt ở nước ngoài, cho biết ông và những người khác
còn chưa bị thuyết phục với cách mà chính sách mới này sẽ hoạt động như
thé nào trong thực tế.
“Họ nên mở rộng cánh cửa hết mức có thể, và sớm nhất có thể, và quan
liêu càng ít càng tốt. Đừng chậm trễ nữa vì thực sự bây giờ đã là quá
chậm rồi”, ông cho biết. Thay vào những việc này là Nghị quyết “quá cứng
nhắc” về tư tưởng chính trị và nghi ngờ một số người Việt Nam ở nước
ngoài “, mà điều này thì chỉ có hại cho đất nước, tiến sĩ Nguyễn Xuân
Xanh chia sẻ.
Tiến sĩ Xanh còn nói thêm, “Điều quan trọng nhất là liệu những quan chức
cấp cao nhất của chính phủ Việt Nam có thực sự xem khoa học và giáo dục
là rường cột, là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế của nước
nhà, và xem việc thu hút những nguồn lực khoa học và công nghệ này như
một điều bắt buộc hay không. Nếu câu trả lời là có thì họ nên tìm mọi
cách để thu hút nhân tài Việt Nam trên khắp thế giới về nước và thông
qua đó, thu hút nguồn lực nước ngoài. Nếu câu trả lời là không thì họ
khỏi cần bày đặt chính sách này hoặc chính sách nọ ra làm gì cho lằng
nhằng”.
© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước
Chính quyền Việt nam điêu đứng vì các trang mạng
Cách đây không lâu, ngày 12 tháng 9 năm 2012, văn phòng chính phủ
CHXHCNVN công bố Công văn số 7169/VPCP-NC về việc xử lý thông tin có nội
dung chống Đảng và Nhà nước, với nội dung như sau:
“...Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số
335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số
78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương
và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn phòng Trung ương Đảng
về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: "Dân làm báo", "Quan
làm báo", "Biển Đông"... và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông
tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy
lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài
nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc
của các thế lực thù địch...”
Ngoài việc chứng tỏ họ đang hoảng sợ, chính quyền CSVN khi ra thông báo
này, đã vô tình quảng cáo không công cho ba trang mạng nói trên. Số
người truy cập ba trang mang trước đây không nhiều nay bỗng nhiên tăng
vọt. Hiện tượng này báo giới Hoa Kỳ đặt tên là hiệu ứng Streisand. Chính
quyền CSVN có lẽ cũng biết hiệu ứng này, nhưng vì họ nghĩ rằng họ nắm
phần thắng trong tay, họ đã công khai ra lệnh đánh sập những trang mạng
này và vì tình hình mỗi lúc một xấu đi nên họ phải cắn răng tố cáo những
trang mạng mà họ cho là phản động nhất.
Hiệu ứng Streisand
Đây là một hiện tượng qua đó việc tìm cách che giấu hoặc gỡ bỏ một thông
tin gây ra kết quả ngược lại là quảng cáo và phát tán thông tin đó một
cách mạnh mẽ và rộng rãi hơn trên mạng. Danh từ mới này được dùng để chỉ
định một hiện tượng đã xưa rồi: việc cấm đoán hoặc kiểm duyệt một thông
tin nào đó khiến cho thiên hạ tò mò tìm kiếm đến nó nhiều hơn và từ đó
được phát tán ở một mức độ cao hơn mà theo lý thông thường không được
nhiều người chú ý đến nếu không muốn nói là chẳng ai thèm để ý đến.
Sở dĩ báo giới Hoa Kỳ dùng tên Streisand là vì sự kiện liên quan đến
nghệ sĩ Barbara Streisand. Mike Masnick trên blog Techdirt đã sáng chế
ra danh từ này sau khi nghe tin bà Streisand thua kiện nhiếp ảnh gia
Kenneth Adelman và trang mạng Pictopia.com trong vụ đòi bồi thường 50$
triệu Mỹ kim và gờ bỏ những không ảnh chụp biệt thư của bà trong tập ảnh
gồm 12.000 bức chụp bờ biển California.
Ông Adelman đã chụp ảnh biệt thư của bà để lập hồ sơ báo cáo về sự xói
mòn bờ biển nằm trong Chương trình Theo dõi Bờ biển California
(California Coastal Records Project) do chính quyền sở tại khởi xướng và
tài trợ. Trước khi bà Streisand đâm đơn kiện, hình "Image 3850” (hình
ảnh biệt thự của bà) chỉ được tải về có sáu lần từ trang mạng của
Adelman, trong đó hai lần là do luật sư của bà. Kết quả là quần chúng
chú ý đến nhà bà nhiều hơn và đã có hơn 420.000 lượt truy cấp một tháng
sau khi vụ kiện xảy ra.
Hiệu ứng Flamby
Ngoài ra chúng ta còn có hiệu ứng Flamby. Hiệu ứng này khác với hiệu ứng
Streisand ở chỗ là một thông tin hoặc một trang mạng đã khá nổi tiếng
được nhiều người biết đến, nhưng vì chính quyền hoặc một thế lực nào đó
muốn giết chết thông tin và trang mạng này, dùng biện pháp mạnh để đập
tan trang mạng này, nhưng tắc dụng ngược là thông tin và nội dung trang
mang này được “vung vãi” trên toàn mạng.
Theo ông Benjamin Bayart, một chuyên viên Pháp về viễn thông và cựu chủ
tịch của hãng French Data Network, hiệu ứng Flamby là một hiện tượng
phát tán rộng rãi một thông tin hoặc một tài liệu trên mạng Internet khi
thông tin hoặc tài liệu này bị kiểm duyệt, bị thu hồi hoặc biến mất
trên một trang mạng.
Danh từ Flamby là do quần chúng đọc trại ra từ nhãn hiệu Flanby, tên của
một loại bánh “Flan” và đường thắng caramel do nhóm Nestlé sản xuất.
Bánh này được chứa trong một cái hũ bằng plastic trên nắp có gắn một
lưỡi gà để khi gỡ lười gà này ra thì không khí chui vào hũ, bánh flan tự
động rời khuôn và đường chan hòa cả bánh.
Các bạn hình dung trang mạng là bánh Flamby: bánh flan và đường caramel
là nội dung của trang mạng, cái hũ và cái lưỡi gà là server lưu giữ
trang mạng. Trang mạng này bi kiểm duyệt có nghĩa là cái lưỡi gà được
tháo gỡ ra: bánh flan và đường caramel bị tống ra khỏi hũ, nội dung bị
đẩy ra khỏi server. Nội dung “nhạy cảm” là bánh flan và đường caramel
tràn ra ngoài, dân cư mạng chộp nội dung này và luân phiên phát tán trên
những trang mạng khác.
Những sự kiện nổi bật về hiệu ứng Flamby có thể thấy dưới đây
- Năm 2007, chính quyền Tunisia ngăn chặn YouTube and DailyMotion sau
khi tin tức về các tù nhân chính trị được phát tán trên hai mạng này.
Các nhà hoạt động dân chủ và những nhóm hỗ trợ bắt đầu tạo đường liên
kết trên hình ảnh dinh của nhà độc tài đương thời Ben Ali trên Google
Earth với những video về quyền tự do công dân. Báo The Economist bình
luận đây là một chuyện nhỏ về nhân quyền trở thành một phong trào
roojngkhaswp toàn cầu.
- Tháng 1/2008, Giáo Hội Scientology nỗ lực ép các trang mạng xóa bỏ
đoạn video tài tử Tom Cruise nói về Scientology. Kết quả là phong trào
“Project Chanology” ra đời .
- Tháng 12/2010, trang mạng Wikileaks bị tấn công từ chối dịch vụ (DoS
attacks) sau khi phát tán những điện thư của chính Phủ Hoa Kỳ. Cư dân
mạng co cảm tình với Wikileaks đã lập những trang mạng phản chiếu
(mirrored website) để không cho một ai có thể xóa bỏ hoàn toàn những dự
liệu này.
- Gần đây nhất, tháng 4/2013, cơ quan tình báo Pháp DCRI ép trang mạng
Wikipedia phải xóa bỏ một bài viết về Đài phát thanh quân dội đặt tại
Pierre-sur-Haute. Họ đã liên lạc với Tổ chức Wikimedia nhưng tổ chức này
đã từ chối gỡ bỏ bài này viễn dẫn rằng bài này chỉ có những thông tin
mà mọi người có thể công khai tìm thấy theo quy lệ của tổ chức. Kết quả
là từ ngày 6/4/2013, bài này được xem nhiều nhất trên trang Wikipedia
của Pháp, vì Wikipedia ghi rõ lời phản hồi cho cơ quan tình báo Pháp.
Những cố gắng vô vọng của chính quyền
Tháng Năm 2010, Trung tướng công an, ông Vũ Hải Triều, tục gọi là "Triều
tóc bạc", Tổng cục phó Tổng cục an ninh, trong Hội Nghị báo chí toàn
quốc đã khoe thành tích: trong mấy tháng qua, bộ phận kĩ thuật của "ta"
đã "phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu". Các trang mạng và blog
quả nhiên bị đánh sập rất nhiều. Nhưng ngay sau đó dân cư mạng Việt Nam
vẫn cứ tiếp tục lập mạng mới, mở thêm Facebook, thêm Twitter và nhất là
mở thêm Blog trên blogspot.com của Google. Và số lượng blog mỗi ngày một
tăng lên. Đây chính là hiệu ứng Flamby.
Blogger càng lúc càng ưa chuộng trang blog của Google, vì rất an toàn.
Muốn vào điều khiển trang blog phải qua hai lần kiểm soát, thứ nhất là
mật mã, sau đó là mã số gởi bằng SMS qua điện thoại di động. Nếu các bạn
bị các đồng chí CAM cướp mật mã, bạn vẫn có thấy lấy lại và thay đổi nó
nhờ điện thoại di động bạn đã đăng ký với Google.
Để ngăn chặn phần nào ảnh hưởng của các blog và trang mạng có uy tin,
đảng CSVN đã cho phát động phao trào “dư luận viên” (xin hiểu là các
đồng chí CAM giả dạng blogger) để viết bài và “comment” phản biện. Nhưng
những dư luận viên này chẳng còn một hành trang chính trị hoặc một chỗ
dựa tinh thần nào khả dĩ có những lập luận thuyết phục dân cư mạng nên
ảnh hưởng của họ không có bao nhiêu. Họ chỉ là công chức ăn lương của
đảng CSVN nên phải miễn cưỡng làm việc. Sự gắn bó với lý tưởng chủ nghĩa
xã hội không còn nữa. Họ sẽ là những người bỏ chạy trước tiên khi con
thuyền đảng chao đao.
Hiện nay chúng ta có thể nhận xét mà không sợ sai lầm là trong nội bộ
của nhóm Công An Mạng họ rất là căng thẳng. Nhân viên lúc nào cũng ngay
ngáy lo sợ vì bị nguyền rủa là bất tài không giết được những trang mạng
đầu xỏ như Quan Làm Báo và Dân Làm Báo mà đảng đã ra lệnh phải tiêu diệt
cho bằng được. Hiệu ứng Flamby đang được thể hiện một cách mạnh mẽ tại
Việt Nam. Bức thành trì cây kiếm và khiên sắt của đảng đang bị dân cư
mạng của cả thế giới bủa vây, chỉ còn chờ ngày làn sóng thông tin đạp đổ
như đã đạp đổ Bức Tường Bá Linh cách dây 23 năm. Số người sợ vào tù
càng ngày càng giảm. Những trò khủng bố, tra tấn, giết người càng lúc
càng được phơi bày. Đảng CSVN sống nhờ dối trá và bạo lực nay đã lộ
nguyên hình không còn che giấu điều gì được nữa.
Nguyễn Gia Thưởng
(Thông luận)
Đoàn Vương Thanh - Bất công
Trong một cuộc tiếp xúc với đảng viên cấp dưới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đại ý: “sờ vào đâu cũng thấy hư hỏng”. Còn Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước cũng đã khẳng định : “Bắt một con sâu còn khó nữa là bắt cả một bầy sâu !”.
Trong khi đó, Đình Thế Huynh, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương thì cứ ra
rả nói lớn về chỉ thị 03 của Bộ Chính trị “đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh !”Chao ôi dân Việt Nam vào thời điểm này,
có lẽ chán ngấy về các loại “phát động”, “vận động” từ trên giội xuống
như thế này. Trong xã hội hiện nay, điều mà hằng ngày diễn ra trước mắt
mọi người dân, là sự bất công xã hội, bất công từ chính trị tư tưởng,
đến kinh tế xã hội, bất công trong đối xử đầu tư cũng như trong người
với người. Nếu mở rộng câu nói của Tổng Bí thư của Đảng thì, ở đâu cũng
có bất công. Trong khi đó tiêu chí của Nghị quyết các Đại hội gần đây
của Đảng Cộng sản là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh” !!!
Vì “mất dân chủ” hoặc không có dân chủ nên dẫn đến bất công. Bất công
trong chính trị tư tưởng: Cấp trung ương, nhất là các nhà lãnh đạo công
tác chính trị tư tưởng, nếu ở trung ương, công tác ở các ban ngành tư
tưởng thì hầu như đã bị “lạm phát” về tư tưởng, về nói mà không đi đôi
với làm. Nghị quyết trung ương 4 ra đời đã được tròn năm, nhưng tác dụng
và kết quả của nó hầu như mới chỉ là trên bàn hội nghị của Trung ương,
của Ban tuyên giáo. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vẫn rất mạnh ở cấp trung ương, đặc biệt là các ban ngành
thuộc khối tư tưởng chính trị. Nhưng vì sao, như nghịquyết trung ương 4
thừa nhận, “bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên có suy thoái về chính
trị, tư tưởng. Nhưng sau kiểm điểm phê và tự phê, lại không thấy một
đồng chí nào nhận có “suy thoái” về chính trị tư tưởng. Trong khi đó,
thì tại Vĩnh Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại lớn tiếng chụp mũ
cho những người soạn Hiến pháp 72″ những người “đòi đa nguyên, đã đảng”,
“đòi tam quyền phân lập”…là suy thoái về chính trị tư tưởng. Thế còn
bảo thủ, duy trì nhóm lợi ích, tham nhũng năng nhất, nhiều nhất, chỉ
công bố những góp ý “có lợi” cho Ban soạn thảo Hiến pháp, tức là có lợi
cho Đảng, thì lại không phải là suy thoái. Đó cũng là một bất công. Bất
công này dẫn đến không biết baonhiêu hệ lụy nghiêm trọng trong xã hội,
nó sẽ đưa xã hội ta đến đâu, bền vững hay không bền vững ?
Từ “bất công” về tư tưởng chính trị, dẫn đến bất công về kinh tế xã hội,
về văn hóa giáo dục, cả về đường hướng xây dựng lực lượng quốc phòng
bảo vệ tổ quốc đến đường lối ngoại giao “thân thiện, hữu nghị” một
chiều, dẫn đến sự hữu khuynh ghê gớm. Từ bất công về chính trị tư tưởng,
đến nhận định về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững
mạnh cũng có những chệch hướng, có những hậu quả tai hại. Trong đó, bệnh
nói dối, bệnh “báo cáo láo” đang là bệnh dịch nguy hiểm hơn cả “H5N1″,
“H7N9″ đang hoành hành. Hầu như các cấp, các ngành giữ vai trò lãnh đạo
chỉ đạo, có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia dân tộc vàthực hiện noi
gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều “thích” nói dối, thích “xu
nịnh” thích xuyên tạc sự thật để được vinh thân phì gia, chứ không thích
sự thật được phơi bầy. Người ta thích kiểu “thùng rỗng” kêu to, hơn là
những lời tâm sự chân thành, người ta thích“nhịn” hơn là lời nói thật.
Nói thật hay mất lòng.
Đó là sự “bất công lớn nhất, bao quát nhất” đang trùm bóng đen lên cái
xã hội chủ nghĩa của đất nước ta ngày nay, khiến cho dân chúng không
biết đằng nào mà lần !
– Bất công trong phát triển kinh tế xã hội: Nếu tính từ ngày được phát
động công cuộc “đổi mới” cởi trói cho đất nước, thì đến nay đã gần ba
mươi năm. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người đứng đầu BCH trung
ương Đảng khóa sáu, cùng với một số đồng chí khác chủ trương “đổi mời”
đã cứu dân tộc này thoát khỏi cái vòng kim cô đã siết chặt vào cổ từ mấy
chục năm trước. Nhưng trong lãnh đạo cấp cao vẫn còn những “bộ óc Bảo
thủ” kinh khủng, nên công cuộc “đổi mới” chưa triệt để, nhiều việc quan
trọng làm dở dang, dở dở ương ương “khôn cho người ta dái, dại cho người
ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét” và chỉ có hại. Lúc
đầu, ta chưa triệt để chống được tư tưởng bảo thủ, “tả khuynh pha lẫn
hữu khuynh” nên qua 5 đại hội Đảng rồi mà vẫn còn đậm nét của sự bảo
thủ. Ai có ý kiến phê phán tư tưởng bào thủ, phê phán những cái lối thời
đã và đang kìm hãm phát triển của đất nước thì bị “chụp mũ” gán ghép là
“suy thoái và thậm chí còn là tư tưởng phản động” Đã là “phản động” rồi
thì dễ vào tù như chơi. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, chẳng
ai muốn bị vào tù. Nhưng bị tù về chính trị tư tưởng còn đáng sợ hơn là
bị tù còng tay, cho vào nhà giam, cho ăn cớm hẩm với cá kho thối. Trời
đất, nghĩ đến thôi cũng đã thấy rùng mình !
Trong khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư “kéo” Ban chỉ đạo Phòng chống tham
nhũng về trực tiếp chỉ đạo, triển khai mong một ngày gần đây sẽ “bắt
được một bầy sâu” thì cũng dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của
Đảng, lại mới sinh ra một cái Ban Phòng chông tội phạm của bên Chính
phủ. Hai cái ban này có phải được ra đời trong sự chỉ đạo chung thống
nhất của Bộ Chính trị hay không hay chỉ là một sự đối đấu phe phải nhằm
tiêu diệt lẫn nhau, tranh giành quyền lực mà thôi. Cuối cùng thì người
lương thiện, cán bộ có tâm huyết với Đảng với nhân dân, là bị làm “nạn
nhân” của cả hai ban. “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết !”Liệu còn có cái
Ban nào “ra tay” nữa hay không? Trong khi một bộ phận dân chúng vẫn
đang phải sống quằn quại vì thiếu ăn, rách áo, vì thiên tai lũ lụt, vì
bị bóc lột thậm tệ, thì ở trung ương người ta, một mặt phè phỡn trên
nhung lụa, một mặt tiêu sài phung phí tiền mồ hôi nước mắt của dân, đặt
ra rất nhiều trò vè, ban nọ, bộ kia vơi 30% số cán bộ nhân viên, công
chức “ngồi chơi xơi nước và nghĩ cách hại dân !”. Ông Nguyễn Bá Thanh,
ít nhất cũng là người “sáng hơn” nhiều vị khác bí thư Đà Nẵng vừa được
điều về Trung ương làm Trưởng Ban Nội chính giúp Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng ra tay chống tham nhũng, thì có ngay việc công bố “thất thoát đất
đai ở Đà Nẵng” nhằm giảm uy tín Nguyễn Bá Thanh. Trong khi Ban Nội chính
đang củng cố tổ chức và bắt đầu hoạt động thì lại có ngay Ban phòng,
chống tội phạm trực thuộc Thủ tưởng chính phủ. Thì ra, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, kể cả Ban chấp hành trung ương lại “đối lập” với Chính phủ ư ?
Nghe tin mà người dân càng nôn nao nhớ Cụ Hồ. Thời còn sống, Cụ tài đoàn
kết thế !
Sự bất công xã hội hiện nay, bắt nguồn từ sự “mất đoàn kết từ chóp bu”
trở xuống. Chỉ một Đảng lãnh đạo thôi nhưng có nhiều “phe phái” lắm. Phe
nào cũng tập hợp nhiều quân gia xúi bẩy nhằm thịt lẫn nhau. Đó cũng là
một sự bất công xã hội chỉ mang lại hậu họa cho dân chúng mà thôi. Điều
này, cắt nghĩa vì sao có người ở Hà Nôi, khi viết vào bản gợi ý góp ý
Hiến pháp đã nói toẹt ra “Hiến pháp 1992 đã quá hủ bại rồi không thể sửa
đổi chỉ có thể hủy đi thôi !” Còn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì nói
thẳng: tuyên truyền cho góp ý Hiến pháp mà chỉ nói một chiều là bất
công, không công bằng !” Ví dụ, vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, xử gia
đình anh em Vươn bị tù tổng cộng mấy chục năm, trong khi Đoàn Văn Vươn
phải được tuyên dương anh hùng nông dân, thì tuyên án bằng “phất trần”
phủi bụi bọn quan tham Tiên Lãng vơi hầu hết là tù án treo. Án treo coi
như không có án !” Thế mà có một mụ đàn bà trơ cái mặt trên truyền hình,
theo sự sắp xếp của mấy “bồi bút” đã nói rằng, án dành cho bọn “đi
cướp” đất nhà anh Vươn là nặng, còn án cho anh em vợ con anh em nhà anh
Vương là nhẹ. Ôi sao dưới chế độ này, chúng ta đang đổ xương đổ máu, đổ
người đổ của cho sự công bằng mà vẫn phải chịu bất công ghê gớm !. Tìm
được công lý trong chế độ này thật khó như đấy biển tìm kim ! Thà cứ trở
về với chế độ Vua quan như ngày xưa, may ra gặp được một ông Vua thanh
liêm dân chúng lại có nhờ hơn là “chế độ xã hội chủ nghĩa” ngàn lần tươi
đẹp hơn phong kiến đế quốc !
Bất công còn biểu hiện trên toàn bộ các hoạt động xã hội, từ chính trị,
tư tưởng, đến kinh tế xã hội, đến văn hóa, giáo dục, đến bảo vệ tổ quốc.
Mỗi năm, địa phương tôi đều có cuộc vận động thanh niên “tuổi 17″ đăng
ký nghĩa vụ quân sự, vì chỉ một năm nữa, những thanh niêntrong độ tuổi
làm nghĩa vụ quân sự đã 18 tuổi, tuổi để làm nghĩa vụ quân sự. Nếu ai
không chịu đi đăng ký, thì UBND xã (như thông báo) chịt mọi chứng nhận
khi đi học, đi làm, đi vào công ty. Thế cho nên phải nhanh chóng đi
“đăng ký tuổi 17″ Nhưng đăng ký thì đảng ký, cònđến đúng 18 tuổi. ai ”
bị gọi” vẫn bị gọi, còn ai là con ông cháu cha, có tiền đưa cho ông xã
đội thì được miễn. Tóm lại, nghĩa vụ của toàn dân, nhưng chỉ được thực
hiện ở một số người “thấp cổ bé họng” thôi. Xông ra chốn “múi tên hòn
đạn” ai muốn. Đó cũng là một sự bất công.
Trong xã hội “xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta hiện nay”, sự bất
công đã thể hiện cụ thể trên mọi lĩnh vực, kể ra không thể hết và có tài
thánh cũng không kể cho hết. Chủ trương xây dựng một xã hội “Dân giầu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” chỉ là khẩu hiệu mị dân
không bao giờ với tới được, chỉ là cái “bánh vẽ” ru ngủ những người dân
nhẹ dạ cả tin” Khổ cái, dân mình từ xưa vốn nhẹ dạ cả tin nhiều lắm rồi,
nay lại được một lần nữa tinh vi hơn, lại nhẹ dạ cả tin gấp nhiều lần.
Họ hô thật to, nói rất nhiều lần cả văn bản lẫn nói miệng rằng phải bảo
đảm sự công bằng. Thậm chí còn dẫn lời Cụ Hồ rằng “không sợ thiếu chỉ sợ
không công bằng” Nhưng Cụ dạy là đúng, là chân lý, nhưng thế hệ này,
nhất là thế hệ các quan thời nay không áp dụng đâu, không “học” cụ đâu,
học cụ để mà “ăm cám” ư ? Nước ta, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng
suốt của Đảng, đã có một lớp người “ăn khôngbao giờ hết gạo và cao lương
mỹ vị” ở không bao giờ hết nhà (và biệt thự), đi lại không bao giờ hết
xe sang, máy bay dành riêng cho “VIP” và muốn “cặp bồ thì không bao giờ
hết chân dài !”. Bây giờ chỉ cấn chạy được cái chân cán bộ xã trở lên là
có thể có đời sống ung dung cả vật chất lẫn tinh thần. Muốn thế phải
phấn đấu vào Đảng. Phấn đấu đươc vào Đảng rồi thì phải tìm cách “ngoi
lên” Trình độ học vấn và tài năng cá nhân, chuyện nhỏ không cần tính
đến. Vì “đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm chủ sở hữu” nên
UBND xã quản lý hết đất đai, cho dân bào nhiêu được bấy nhiêu, bán cho
doanh nghiệp vào đầu tư bao nhiêu được bấy nhiệu, chia cho “cánh hẩu”
bao nhiêu cũng được. Thực hiện sự thỏa thuận của Chủ tịch huyện và Chủ
tịch xã, người ta “đổi” đất một cơ sở thủ công cho mảnh đất UBND xã. đòi
“các” 1,2 tỷ. cò kè mãi thỏa thuận 600 triệu, rồi không biết 600 triệu
ấy vào túi ai thì chỉ có Trời mới biết. Quyền hành bất công, khuất tất
dẫn đến bất công trong sở hữu đất đai, làm giầu bất chính. Trên đời này
chỉ những thằng biết làm giầu bằng mọi cách là sung sướng thôi, là ô tô
nhà lầu thôi, chứ còn “thần dân” thì chỉ nhìn mà thèm thôi ! Bất công sờ
sờ ra đấy. ai cũng biết, những chẳng ai biết làm gì !
Các bạn quan tâm đến “bất công xã hội” thời nay cứ nghĩ và quan sát xem.
Chắc chắn các vị lãnh đạo dù ở cấp nào cũng thấy nhưng các vị không dám
nói vì sợ mất phần. Vì thế, con trai duy nhất của Bí thư Đảng ủy, cờ
bạc cá độ tiền tỷ, vẫn “cười như Liên Xô”. Bản thân Bí thư bồ bịch thoải
mái với một nữ đồng chí của mình làm cho vợ chồng nó phải ly thân, chủ
yếu là thằng chống là dân thường thấp cổ bé miệng thấy vợ mình cặp kè
với BTĐU vẫn không dám hé răng, một trường hợp khác, vợ một đảng viên
“bồ” với Chủ tịch xã, đảng viên nọ có biết tức quá trèo lên mái nhà mình
dỡ quẳng xuống sân 72 viên ngói cảnh cáo nhưng “bà vợ” chứng nào vẫn
tật ấy, sau đành chịu vì cái ghế của bà ta kiếm được quá nhiều tiền để
mang về nhà xây ngôi lầu 4 tầng ngon ơ, khuấy lên làm gì. Việc bà ta làm
bồ của ông Chủ tịch là chuyện nhỏ ! Bất công cả trong tình cảm riêng tư
nữa. Còn bao nhiêu bất công nữa các bạn ? Bao giờ thì hất bất công và
có công bằng ?
Đoàn Vương Thanh
(Quê Choa)
Huỳnh Ngọc Chênh - Luận về Tự do báo chí
|
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh |
Một
Càng ngày càng có nhiều người tỏ ra bất mãn với hệ thống 700 cơ quan báo
đài trong nước. Trên các trang mạng xã hội luôn xuất hiện những lời chê
bai, chế riễu các cơ quan báo đài nầy cũng như các cán bộ và phóng viên
làm cho các cơ quan đó. Trớ trêu là những lời dè bỉu ấy cũng xuất phát
không ít từ chính những nhà báo đã hoặc đang làm việc cho hệ thống báo
đài nầy.
Những lời dè bỉu thường rộ lên vào những lúc xảy ra các sự kiện được cho
là nhạy cảm như: Biểu tình, dân oan khiếu kiện đông người, Trung cộng
hiếp đáp ngư dân, Trung cộng xâm lấn chủ quyền, phiên tòa xử các blogger
và những người bất đồng chính kiến, đấu đá trong nội bộ đảng...Mới đây
nhất, những lời dè bỉu lại rộ lên khi xảy ra sự kiện tàu Trung cộng bắn
vào ngư dân và vụ xử gia đình người nông dân bị cướp đất Đoàn Văn Vươn.
Nhiều người cho rằng hệ thống báo đài đó đã cho thấy rõ là phải răm rắp
tuân lệnh sự chỉ đạo thống nhất từ cấp cao của đảng là phải đưa tin như
thế nào, vào lúc nào. Nhiều người đã không tiếc lời miệt thị các cán bộ
và phóng viên trong các cơ quan báo đài ấy là hèn nhát, là bẻ cong ngòi
bút...
Tuy vậy tôi lại không có cái tình cảm giống như nhiều người đã thể hiện ở
trên. Bởi tôi hiểu rằng tất cả hệ thống gồm 700 cơ quan báo đài ấy đều
là của đảng cầm quyền, được quản lý chặt chẽ bởi những đảng viên tin cẩn
luôn luôn đăng bài vở theo định hướng và theo sự chỉ đạo của đảng. Tôi
hoàn toàn thông cảm cho các cơ quan báo đài ấy cũng như thông cảm cho
các đồng nghiệp của tôi đang làm trong các cơ quan ấy. Họ không thể làm
khác hơn những gì họ đã được chỉ đạo. Nếu ai đó muốn làm khác đi chút
xíu, ngay lập tức phải biến ra khỏi các cơ quan báo đài ấy, hoặc bị kỷ
luật, hoặc bị hạ chức. Nhiều đồng nghiệp mà tôi biết ở báo Thanh Niên,
báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo khác đã bị như vậy. Và mới đây nhất là đồng
nghiệp Nguyễn Đắc kiên, ngay tức khắc trong 24 tiếng đồng hồ phải rời
ra khỏi tờ báo mà anh đang là cán bộ dù cái làm khác đi tuyệt vời của
anh không thể hiện ra trên mặt báo đó, chỉ thể hiện ra trên trang blog
cá nhân của anh mà thôi.
Do vậy khi một đồng nghiệp nặc danh nào đó ký tên là Lam Sơn của báo
Nhân Dân viết bài luận tội và đả kích tôi một cách sai trái khi tôi
được nhận giải Công Dân Mạng, tôi không hề có chút gì phiền bực trong
lòng. Có chăng trong tôi chỉ là sự thương cảm người đồng nghiệp ấy, dù
nghe theo sự chỉ đạo của tổ chức nhưng trong anh vẫn còn chút lương tâm,
còn chút mặc cảm xấu hổ nên đã không dám ký tên thật của mình vào bài
viết.
Tôi cũng không hề bất mãn với đảng cầm quyền về sự chỉ đạo thống nhất và
độc đoán của họ trên hệ thống báo đài mà họ đang làm chủ. Vì báo của họ
nên họ toàn quyền làm việc đó là điều hiển nhiên. Ở các nước dân chủ
văn minh thì báo chí thuộc cá nhân, đảng phái hay tập đoàn tài phiệt nào
cũng phải làm theo lệnh chủ vậy thôi.
Cái khác là các cá nhân, đảng phái và tập đoàn ấy không cấm các cá nhân và các pháp nhân khác ra báo.
Hai
Đồng nghiệp nặc danh đáng thương của tôi trên báo Nhân Dân đã viết rằng
tôi đã đi quá xa khi hí hững tuyên bố lúc nhận giải rằng: Ở VN không có
báo tư nhân, hệ thống báo đài đều là của đảng cầm quyền nên tự do báo
chí vì vậy mà bị hạn chế. Một vài blog cũng nặc danh nào đó mới mở vội
ra để viết bài đả kích tôi đã cho rằng cái giải Công Dân Mạng tôi vừa
nhận là giải rắm thối vì khi ra nước ngoài tôi đã nói xấu đất nước. Và
blog nặc danh ấy cũng cho biết rằng điều tôi nói xấu đất nước là đã nói
rằng ở VN không có báo tư nhân, hệ thống báo chí là của đảng cầm
quyền...Nói như vậy là đi quá xa đến phải vi phạm pháp luật ư? Nói như
vậy là nói xấu đất nước ư? Nói ra một sự thật khách quan rành rành như
vậy là nói xấu đất nước hay sao?
Nếu các trang blog ấy là của một vài kẻ nặc danh hèn kém nào đó thì
không có gì phải chấp vì họ đã chịu hạ mình xuống làm kẻ lén lút ném đá
giấu tay rồi. Nhưng nếu các trang blog ấy là của các dư luận viên của
đảng như đồn đại, thì đảng cũng nên huấn luyện nghiệp vụ và nâng cao
trình độ văn hóa của họ lên để họ không vì thiếu hiểu biết mà vô tình
bôi nhọ đảng. Vì chính họ đã cho rằng việc đảng làm chủ hệ thống báo đài
cuả mình là việc xấu xa.
Ba
Còn tôi thì tuyệt nhiên không cho rằng hệ thống báo chí nằm trong tay
đảng là điều xấu xa. Bởi ngay ở các nước dân chủ tiên tiến trên thế
giới, bất kỳ chính đảng nào cũng đều nắm trong tay hệ thống báo chí của
riêng mình. Hệ thống báo chí đó tồn tại song song với hệ thống báo chí
của các đảng phái khác và tồn tại song song với báo chí của bất kỳ tổ
chức hay cá nhân nào. Điều làm tôi phiền lòng là ở VN chỉ tồn tại độc
nhất một đảng chính trị nên chỉ có độc nhất một hệ thống báo chí và đồng
thời không có bất kỳ một tổ chức nào ngoài đảng hay một cá nhân nào có
thể ra được báo.
Mới đây trên báo QĐND có bài
"Không thể có tự do báo chí không giới hạn"
lập luận rằng ở VN vẫn có tự do báo chí mà không cần thiết phải có báo
chí tư nhân. Bài báo ấy cho rằng ban ngành nào cũng có báo, địa phương
nào cũng có báo, đoàn thể quần chúng nào cũng có báo, lãnh vực nào cũng
có báo...vì vậy mà rất tự do báo chí.
Người viết bài hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc có hiểu biết nhưng vì sự
chỉ đạo của tổ chức đã cố tình lấy số lượng và sự phủ kín các lãnh vực
ra để che đậy đi sự lãnh đạo độc tôn của đảng đối với hệ thống báo chí.
Tự do báo chí không có nghĩa là có báo đài phủ kín khắp mọi lãnh vực, mà
là trong mỗi lãnh vực có nhiều tờ báo viết theo các đường lối khác
nhau, với nhiều quan điểm khác nhau.
Mà để có được điều đó thì không còn cách nào khác hơn là bên cạnh hệ
thống báo chí của đảng cầm quyền, cần phải có báo chí của các tổ chức
ngoài đảng và của các cá nhân. Bộ phận lớn nhân loại văn minh đi trước
đã làm như vậy, ta đi sau và cũng không vô cùng tài giỏi gì để có thể
sáng tạo ra một kiểu cách tự do báo chí không giống ai được.
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Ai chống lưng cho “bộ tứ quyền lực”?
Hiện nay, BVH (Bảo Việt), GAS (PVGas), MSN (Masan) và VNM (Vinamilk) là
những CP tác động mạnh nhất đến cục diện của VN Index. “bộ tứ” blue chip
này là tác nhân chính gây ra hiện tượng “xanh vỏ, đỏ lòng” hay “bóp méo
VN Index” trong một số phiên giao dịch. Đâu là quyền lực đứng sau “bộ
tứ”?
Bạo tay mới dám mua
Nhiều người cho rằng, 4 CP nêu trên là “hàng hiệu” dành cho đại gia, tức
các quỹ đầu tư hoặc CTCK lớn, chứ không phổ biến với các NĐT cá nhân.
Điều này có thể bắt nguồn từ thị giá cao, MSN hay VNM đều có giá trên
10.0 nên phải có tiền khủng mới có thể mua hoặc nắm giữ, hoặc suy nghĩ
không thích chơi “blue” do CP vốn hóa lớn nên chạy chậm.
Hiện nay, các quan điểm nêu trên vẫn có những mặt hợp lý, nhưng cũng cần lưu ý những sự thay đổi mang tính bước ngoặt.
Đơn cử như trường hợp của BVH, theo một nhân viên môi giới kỳ cựu, CP
này hiện không còn là blue chip “hàng hiệu” nữa mà đã trở thành “hàng
nóng” hoặc “hàng chợ”. Tham gia lướt BVH giờ đây không chỉ có các ETF
như 2-3 năm trước mà còn rất nhiều NĐT cá nhân.
Có những thời điểm các giao dịch tại BVH mang nặng tính đầu cơ chứ không
phải đầu tư giá trị hay dài hạn. Khoảng 1 năm gần đây, BVH mới bắt đầu
có những động thái cởi mở hơn trong việc công bố thông tin ra thị trường
như củng cố chất lượng báo cáo thường niên, gặp gỡ báo giới, các tổ
chức tài chính… Nhưng vẫn cần có nhiều thời gian hơn nữa để thị trường
“ngấm” được những thông tin về BVH.
Sẽ có người mua vào BVH không cần biết hoạt động như thế nào, lãi ở mảng
nào, minh bạch ra sao, mà chỉ cần nhận thấy CP này vẫn có khả năng tăng
giá mạnh. Chuyện đúng/sai, an toàn/rủi ro ở đây không bàn đến vì nó
thuộc về quan điểm cá nhân.
Có tin đồn rằng, một nhóm NĐT cá nhân tại CTCK có thị phần lớn trong
thời gian qua đã “thắng đậm” khi BVH tăng từ 3.0 (tháng 12-2012) lên 6.0
(tháng 2-2013). Cán cân NĐT nội/ngoại tại BVH giờ đây là cân bằng, thậm
chí có nhiều phiên giao dịch của NĐT trong nước còn lấn át cả khối
ngoại. Ngày 4-4, GAS khớp hơn 1,3 triệu CP, giảm 2.500 đồng/CP còn
52.500 đồng/CP.
Trong phiên này NĐTNN mua vào gần 105.000 CP và bán ra 285.000 CP, tổng
lượng mua và bán xấp xỉ 400.000 CP, chiếm khoảng 30% tổng KLGD. Ở đây có
thể nhận định rằng, do khối ngoại chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch,
nên khi “xả hàng” là GAS giảm giá.
Nhưng ở góc độ khác, cũng có thể nói khối ngoại “xả” như vậy mà NĐT
trong nước vẫn mua vào cả triệu CP cho thấy sự chủ động nhất định. Thanh
khoản của GAS hiện đang đạt mức cao và với biến động như vậy khả năng
sẽ thu hút NĐT cá nhân là khả thi.
Ai đứng đằng sau?
Có thể nói, NĐT cá nhân ngày càng chịu chơi và chịu chi hơn với các blue
chip “hạng nhất” của thị trường. Nhưng một vấn đề cũng cần mổ xẻ thêm ở
đây là tính chủ động của “người chơi” bởi nó là yếu tố quan trọng để
tạo nên ảnh hưởng. Hiện nay, có những NĐT sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm
triệu đến vài tỷ đồng để mua VNM và nắm giữ để hưởng cổ tức và chênh
lệch giá, xem đó như khoản tiền gửi tiết kiệm.
Ý định này đã thành công trong những năm gần đây bởi giá của VNM vẫn
đang tăng theo sự phát triển của công ty. Đây là thí dụ cho thấy sự chủ
động của NĐT trong chiến lược giao dịch. Nhưng VNM vốn không phải là CP
có biến động mạnh hay mang tính đầu cơ để có thể thường xuyên tác động
trực tiếp đến diễn biến của VN Index.
MSN mặc dù vốn hóa lớn, nhưng thanh khoản lại khá thấp, một số phiên gần
đây khối lượng khớp lệnh chỉ trên dưới 50.000 CP mỗi phiên và cũng
không thường xuyên nổi sóng. Cả MSN lẫn VNM vẫn sẽ có vai trò ở một thời
điểm nhất định nào đó nên dòng tiền của NĐT cá nhân cũng sẽ lựa thời
điểm để tham gia.
Như vậy, trận địa chính hiện giờ nằm ở BVH và GAS. Nếu thống kê chi tiết
tại một số thời điểm sẽ thấy được không phải lúc nào khối ngoại nói
chung hay ETF nói riêng “đánh” BVH cũng có lãi, thua lỗ là chuyện bình
thường. Vấn đề ở đây là một số quỹ vẫn sẵn sàng chấp nhận lỗ, nếu CP
giảm quá thì xả hàng cắt lỗ, hoặc lỗ đợt này sẽ kiếm đợt khác bù đắp
lại.
Vốn lớn là một trong những nguyên nhân tạo nên sự chủ động này. Nhưng
với NĐT cá nhân lại là câu chuyện khác. Một CP tầm trung hoặc nhỏ, việc
một nhóm các NĐT bỏ ra chục tỷ đồng để đánh lên đánh xuống không phải là
chuyện hiếm. Nhưng cũng số tiền đó, bảo các NĐT cá nhân “ăn thua đủ”
với BVH và GAS, chưa nói đến chuyện “đấu” với khối ngoại, thì phải xem
lại.
Giả sử một đại gia bỏ khoảng 6 tỷ đồng để mua 100.000 CP GAS với giá
hiện nay (gần 6.0), thì chỉ cần 2 phiên “nằm sàn” (giảm 7% mỗi phiên)
cũng “bay hơi” ngót nghét 1 tỷ đồng, trường hợp sử dụng margin thì còn
nặng hơn. Liệu rằng các NĐT cá nhân có đủ bình tĩnh và tự tin đợi khi CP
giảm về đáy, gom hàng lại rồi đánh lên không?
Sự chủ động của NĐT là có, nhưng chỉ phát huy tối đa tại những thời điểm
TTCK thuận lợi. Tức là tin vĩ mô tốt, kỳ vọng lên cao, tất nhiên thị
trường cũng sẽ diễn biến tích cực nên có cơ sở để tự tin. Nhưng với
những thời điểm thị trường diễn biến theo kiểu “hên xui” hay “5 ăn 5
thua”, việc NĐT không trường vốn lại cố giữ giá CP hay kìm hãm đà giảm
chẳng khác nào tự sát.
Sự chủ động lại thuộc về bên nhiều tiền hơn. Vai trò của NĐT trong nước,
đặc biệt là NĐT cá nhân với những CP có vốn hóa lớn nhất đang ngày một
rõ nét, qua đó cũng gia tăng ảnh hưởng với diễn biến của VN Index. Nhưng
để giành được sự chủ động thực sự với các quỹ ngoại nhiều tiền vẫn cần
có thêm một khoảng thời gian.
(VietinBank)
Không thể mãi mang tiền của dân cứu doanh nghiệp
Không thể dùng mãi nguồn lực của dân để cứu doanh nghiệp nhà nước,
chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược khép lại hai ngày thảo luận sôi nổi về
một năm tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức,
bằng nhận định như vậy.
Ngoại trừ một ý kiến của doanh nhân Vũ Hoài Bắc - chuyên gia tư vấn quản
trị, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Tư vấn GHC - cho rằng doanh
nghiệp nhà nước cần tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, các diễn giả khác đã
không còn hào hứng tranh luận về chủ đề này.
Một năm trước, tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2012, những phản biện về
vai trò điều tiết vĩ mô của doanh nghiệp nhà nước được cho là đã đủ sức
nặng. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã không còn hiến định vai
trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, sau nhiều tranh luận thẳng thắn. Dẫu
thế, sự sốt ruột về tốc độ rùa của quá trình cải tổ khu vực này thì vẫn
còn nguyên tính thời sự.
Ngay phiên thứ nhất, TS. Nguyễn Đình Cung, phó viện trưởng viện Nghiên
cứu kinh tế Trung ương (CIEM), đã đưa ra một nhận định buồn. Đó là quá
trình tái cơ cấu không những chưa tạo áp lực để các doanh nghiệp, nhà
đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới mà trái lại, có
phần dung dưỡng, che chắn cho một số doanh nghiệp mà chính họ là những
tác nhân của khó khăn kinh tế hiện nay.
|
Cái tên Vinashin được ông Lược nhắc đến như một điển hình “tồi tệ nhất” mà vẫn không phá sản. |
Là người theo sát hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, vị viện
phó CIEM này hẳn đã có trong tay những chứng cớ thuyết phục khi đưa ra
nhận định nói trên, dù không có cái tên doanh nghiệp cụ thể nào được ông
nêu ra sau đó.
Tròn một năm trước, tại phiên thảo luận về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà
nước ở Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2012 do ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ
chức, ông Cung đã từng cho rằng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
“lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu”. Khi đó, một phân tích rất gần với sự
dung dưỡng, che chắn cũng được ông Cung nhấn mạnh là mỗi khi các tập
đoàn, tổng công ty khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thì bộ trưởng có
liên quan (có trường hợp cả phó thủ tướng) trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu
các doanh nghiệp khác phải mua sản phẩm có liên quan từ các doanh nghiệp
đang có các sản phẩm khó tiêu thụ.
Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2013 này, nguyên nhân của sự trì trệ, ách
tắc mà ông Cung nhận định ở trên bị "mổ xẻ" quyết liệt ở các góc nhìn đa
chiều hơn cũng là điều dễ hiểu.
Cho rằng quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nhằm nâng cao
hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện qua đề án và nhiều văn
bản liên quan đến nội dung này nhưng theo chuyên gia kinh tế Trương Đình
Tuyển, đề án và các văn bản ấy đã không định lại vai trò của doanh
nghiệp nhà nước, đặc biệt là của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà
nước, trong một nền kinh tế nhiều thành phần. Điểm cốt lõi là không áp
đặt kỷ luật thị trường lên khối doanh nghiệp trên và cũng không đặt ra
lộ trình các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải công khai minh bạch
theo các tiêu chí của công ty niêm yết.
Việc cổ phần hoá và thoái vốn khỏi các ngành kinh doanh chính của doanh
nghiệp nhà nước, theo ông Tuyển, cũng rất ít có tiến bộ. Lý do được đưa
ra là do kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán, sụt giảm, nếu bán cổ
phần thì nhà nước mất tiền(!)
Cổ phần hóa chậm cũng được chính phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát
triển doanh nghiệp Đoàn Hùng Viện nhấn mạnh khi đánh giá tình hình tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đoàn, tổng công ty 91 nói
riêng.
Đáng chú ý là hiện vẫn còn một số tập đoàn, tổng công ty 91 chưa được
phê duyệt đề án tái cơ cấu, ông Viện nhấn mạnh. Theo ông, nguyên nhân
của sự chậm trễ thì rất nhiều, song điều đáng lo hơn chính là những
nguyên nhân chủ quan của việc này có phần lớn hơn khách quan.
Doanh nghiệp tư nhân chết hàng loạt mà không doanh nghiệp nào thuộc khu vực nhà nước phá sản
Cho rằng khu vực kinh tế nhà nước là bộ phận của kinh tế thị trường, do
đó, nhất thiết phải dùng công cụ thị trường loại bỏ yếu kém của bộ phận
kinh tế này thì mới có thể thắng lợi, ông Võ Đại Lược cho rằng cái giá
của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhà nước
nói riêng chắc chắn không nhỏ và phải trả không chỉ bằng tiền mà thậm
chí, còn phải bằng sự phá sản của doanh nghiệp. Ông đặt câu hỏi: “Tại
sao doanh nghiệp tư nhân chết hàng loạt mà không anh doanh nghiệp nào
thuộc khu vực nhà nước phá sản cả?" Sau câu hỏi này, cũng như nhiều vị
chuyên gia khác, cái tên Vinashin được ông Lược nhắc đến như một điển
hình “tồi tệ nhất” mà vẫn không phá sản. Theo tính toán của ông, hệ luỵ
của doanh nghiệp này là khoản nợ 600 triệu đôla Mỹ, nếu tính lãi thêm
chừng 20 năm nữa thì số tiền lên đến gần 1 tỷ đôla Mỹ. "Nếu không cho
phá sản thì tiếp tục phải trả nợ, rồi phải thêm cả chi phí không nhỏ cho
sự hồi sinh thì rõ ràng “không thị trường một tý nào”, ông nói.
Nhìn rộng hơn, ông Lược cho rằng chính thể chế đẻ ra khuyết tật của
doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tự có. Bởi vậy, cần phải tái cơ
cấu nền kinh tế từ việc giải quyết “tồn kho thể chế” thì mới mong có
kết quả. Mà điều này, theo ông, lại phụ thuộc vào sự đổi mới tư duy ở
cấp cao.
Đặt trong mối quan hệ với sự chậm trễ của tái cơ cấu tổng thể nền kinh
tế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận thêm chính doanh nghiệp
nhà nước cũng chao đảo khi mà trước đây đang tập trung vào ngành nghề
cốt lõi, sau đó đầu tư tràn lan, rồi bốn năm sau lại quay về... cốt lõi.
Nguy hiểm hơn là các nhóm lợi ích, trong đó có cả ở khu vực doanh
nghiệp nhà nước, đã kịp bùng lên để cản đường công việc tái cơ cấu vốn
đã rất gian nan, bà Lan quan ngại.
Khó khăn trong quá trình đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà
nước không phải là vấn đề kỹ thuật quản trị, mà chính là vấn đề nhận
thức về vai trò của khu vực này trong thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch nhận xét.
Gần quan điểm với nhiều ý kiến khác, ông Lịch cho rằng cần thành lập một
cơ quan ngang bộ chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội để thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu (nhà nước) quản lý toàn bộ vốn kinh doanh
của nhà nước, trên cơ sở đó xóa hoàn toàn cơ chế "chủ quản" hiện nay.
Ông Lịch cũng nhắc lại một đề nghị đã hơn một lần được nêu ra trước Quốc
hội là cần khẩn trương xây dựng luật quản lý vốn kinh doanh của nước.
Hà Giang
(SGTT)
Thất nghiệp nhiều quá!
Thạc sĩ toán học đi bán sim điện thoại, tốt nghiệp quản trị kinh doanh
làm ôsin, cử nhân sư phạm chạy bàn quán cà phê… Nguồn nhân lực trình độ
cao đang bị lãng phí và bán rẻ khắp nơi
Thanh Hóa là một cái nôi hiếu học của cả nước nhưng vừa qua, con số gần
25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều người giật mình. Tình
trạng này cũng đang phổ biến tại Nghệ An, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp,
Quảng Nam...
Bi đát cử nhân
Sinh ra ở vùng quê nghèo khó của một xã miền núi huyện Như Thanh - Thanh
Hóa, Đỗ Thị Trang tốt nghiệp loại khá ngành báo chí tại Hà Nội trong
niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng, ra trường đã 3 năm, Trang vẫn loay
hoay kiếm việc. “Sau khi làm đủ mọi nghề, từ bán cà phê, nhân viên nhà
hàng, quán bia, phát tờ rơi…, cuối cùng tôi đành về quê bán hàng tạp hóa
giúp mẹ vì không trụ nổi ở thủ đô” - Trang cho biết. Cũng rơi vào tình
cảnh khó khăn như Trang, Lê Thị Huyền (ngụ huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa),
tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với tấm bằng loại khá nhưng lại đang làm
thu ngân cho một quầy tạp hóa để kiếm tiền nuôi sống bản thân và... chờ
thời.
|
Ông Trần Phi Hùng (thị xã Châu Đốc - An Giang) buồn bã với tấm bằng ĐH của con gái ông- chị
Trần Thị Mỹ Hạnh- cử nhân quản trị kinh doanh đang thất nghiệp |
Nỗi thất vọng, tự ti cũng hiện rõ trên mặt Trần Thị Hoa (SN 1990, ngụ
huyện Quế Sơn - Quảng Nam). Tốt nghiệp loại khá Trường ĐH Luật TPHCM,
Hoa nộp hồ sơ xin việc vào VKSND tỉnh Quảng Nam, MTTQ TP Đà Nẵng và gõ
cửa khắp các văn phòng luật sư ở Đà Nẵng nhưng tất cả đều trả lời đã đủ
người. “Người ta tuyển dụng nhân sự khá dè dặt nên cơ hội cho những cử
nhân như tụi em rất ít” - Hoa than thở. Hiện Hoa đang làm thêm cho một
cơ sở chế biến thủy sản, mỗi ngày được 70.000 đồng, đủ trang trải cuộc
sống trong lúc chờ việc đúng chuyên ngành.
Tại tỉnh An Giang, nhiều gia đình lâm vào cảnh bi đát vì đã bán đất, vay
nợ cho con học ĐH. Ông Trần Phi Hùng (ngụ xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu
Đốc - An Giang) lôi từ trong tủ ra tấm bằng tốt nghiệp ĐH của cô con gái
Trần Thị Mỹ Hạnh. Để cho con gái có đủ tiền lên TPHCM học, ông Hùng đã
cầm cố 7 công đất ruộng. Bây giờ, túng bấn quá, vợ lại bệnh nặng trong
khi con gái tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh từ năm 2011
nhưng nộp đơn xin việc vào cơ quan nào ở địa phương cũng đều bị từ chối.
Một trường hợp đáng thương khác là em Nguyễn Kim Tiền, tốt nghiệp
Trường ĐH Đồng Tháp năm học 2008 - 2012. Gặp chúng tôi khi đang chạy bàn
cho một quán cà phê tại TP Long Xuyên - An Giang, Tiền cho biết em từng
làm công nhân cho một công ty giày da nhưng phải bỏ ngang vì không đáp
ứng được yêu cầu. “Em rất lo vì trong quá trình đi học, em có làm đơn
xin vay vốn. Nếu sau 3 năm ra trường mà không trả được nợ thì sẽ chịu
lãi suất đến 120%” - Tiền nói.
Đó mới chỉ là một trong số ít những cử nhân thất nghiệp mà chúng tôi đã
gặp bởi đa số đều rời bỏ địa phương, lên các TP lớn tìm việc. Nói như cử
nhân Đỗ Xuân Tùng (huyện Quảng Xương - Thanh Hóa) thì ở quê “ê chề lắm”
vì bố mẹ đã đầu tư cho bao nhiêu tiền ăn học, giờ chẳng lẽ ngồi chơi,
ăn bám gia đình, lại bị hàng xóm dè bỉu.
Thạc sĩ cũng xất bất xang bang
Khi gặp Lê Huy V. (quê huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa), chúng tôi mới cảm
nhận hết được nỗi vất vả, tủi hổ của những thạc sĩ thất nghiệp. Là sinh
viên xuất sắc của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), V. từng được cử đi thi
Olympic Toán quốc gia và đoạt giải khuyến khích. Vậy mà ra trường từ
năm 2008, V. mang hồ sơ đi khắp nơi nhưng không nơi nào nhận. Thất vọng,
V. học lên cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Cũng từ đó
đến nay, thạc sĩ V. phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ làm gia sư đến
bán sim điện thoại. Mới đây, V. may mắn xin được vào dạy hợp đồng ngắn
hạn cho một trường cấp 3 ở một huyện miền núi với mức thù lao ít ỏi,
không có bảo hiểm, trợ cấp và điều quan trọng nhất là chẳng thấy tương
lai.
V. tâm sự: “Nhà có 3 anh em, bố mất từ năm em học lớp 4. Thương mẹ, em
luôn cố gắng học thật giỏi. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, em vẫn chưa lo
được cho mẹ một cái gì. Gia đình lại thuộc hộ nghèo, đi học, mẹ đều vay
mượn hết, giờ còn trả chưa hết nợ”.
Nhiều thạc sĩ do không tìm được công việc phù hợp đã chấp nhận ở nhà làm
nội trợ. Trần Liên (quê huyện Thiệu Hóa - Thanh Hóa), tốt nghiệp ĐH,
chờ dài cổ không xin được việc nên thi cao học. Xong chương trình, kể từ
ngày có bằng thạc sĩ, Liên cũng không tài nào xin được việc. Trong lúc
thất nghiệp, có người đến hỏi cưới, Liên đồng ý và nay ở nhà nuôi con.
Một trường hợp khác là N.T.T (SN 1985, ngụ TP Đà Nẵng), lấy bằng thạc sĩ
chuyên ngành ngữ văn của ĐH Huế đã gần 2 năm nay nhưng vẫn sống nhờ vào
bố mẹ. T. đã gõ cửa khắp các trường ĐH, CĐ ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam để xin làm giảng viên nhưng chẳng nơi nào chịu nhận.
Nghệ An ngừng thu hút cử nhân khá, giỏi
Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An vừa thực hiện khảo sát tình
hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy đến đầu
năm 2013, có 11.569 người đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở
lên chưa tìm được việc làm. Trong đó có 1 thạc sĩ, 3.047 cử nhân ĐH,
4.042 người có trình độ CĐ. Ngày 26-12-2012, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
đã có Công văn 9328/UBND-TH gửi Sở Nội vụ; các sở, ban, ngành, đơn vị
cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc tạm dừng thực hiện chính
sách thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi.
|
Kỳ tới: Lệch pha cung - cầu
(Người Lao động)
Gái “đứng đường” ở Hà Nội gia tăng
Từ sau Tết Nguyên đán, các điểm mại dâm công cộng ở Hà Nội có chiều
hướng tăng, trong đó chủ yếu là gái đứng đường mời, đón khách…
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến và công tác phòng, chống
HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm Hà Nội, tổ chức chiều
11/4.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn
ma tuý, mại dâm Hà Nội, đầu năm 2013, trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại
20 điểm có biểu hiện hoạt động tệ nạn mại dâm.
Đặc biệt, từ sau Tết Nguyên đán, các điểm mại dâm công cộng có chiều
hướng gia tăng, chủ yếu là gái đứng đường mời, đón khách. Khảo sát, điều
tra cho thấy, tình trạng này tập trung nhiều ở khu vực đoạn đường Giải
phóng - Giáp Bát, đường Phạm Ngũ Lão - Tràng Tiền, khu vực Vườn Chuối
đường Phạm Văn Đồng, khu vực Phùng Khoang - xã Trung Văn và khu đất cạnh
siêu thị Metro Thăng Long.
Đánh giá về tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố, đại diện Ban chỉ đạo
phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cho biết,
hiện nay tình hình mại dâm trong một số cơ sở kinh doanh dịch vụ vẫn
tiềm ẩn phức tạp, chủ yếu theo hình thức “gái gọi”. Nhiều cơ sở dịch vụ
không đăng ký sử dụng tiếp viên nhưng khi có khách lập tức điều động
tiếp viên nữ từ nơi ở trọ đến quán phục vụ. Trong trường hợp bị đình chỉ
hoạt động, chủ cơ sở đối phó bằng cách thay đổi tên quán, thay đổi loại
hình kinh doanh… để tiếp tục hành nghề.
Đáng chú ý, đại diện Ban chỉ đạo phân tích, tình trạng gia tăng gái hoạt
động mại dâm đứng đường mời chào khách mua dâm ở một số khu vực, địa
điểm trên một số tuyến có nguyên nhân chủ yếu do việc thực hiện điều 2
Nghị quyết số 24/NQ-QH của Quốc hội.
Trước đó, theo khoản 1, điều 2 Nghị quyết 24 của Quốc hội khóa 13, kể từ
ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính được công bố (2/7/2012), sẽ không áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa
bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đã có gần 900 người từng bán
dâm trên cả nước đang được thả, trong đó Hà Nội có 200 người.
|
Sau Tết Nguyên đán, tình trạng gái đứng đường tại Hà Nội gia tăng - ảnh minh họa |
Mối lo ma túy tổng hợp
Cùng với nạn mại dâm thì tình hình tội phạm sản xuất, mua bán, vận
chuyển và tổ chức sử dụng chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng.
Theo đó, lực lượng công an các cấp đã bắt giữ 332 vụ, 388 đối tượng liên
quan đến ma túy tổng hợp, tăng 89 vụ với 98 đối tượng so với cùng kỳ
năm 2012. Theo lực lượng phòng chống ma túy, mại dâm thì nguồn ma túy
tổng hợp được các đối tượng vận chuyển từ Lào về qua cửa khẩu biên giới
Việt Lào thuộc các tỉnh Tây Bắc và miền Trung.
Điều tra cho thấy, tại các địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán ma túy
vẫn tiềm ẩn phức tạp. Đáng chú ý, một số khu vực, địa bàn phức tạp đã
giải quyết, nay lại có biểu hiện tái phức tạp trở lại như: Khu vực
phường Trung Liệt (quận Đống Đa), khu vực cổng bệnh viện 09 (xã Tân
Triều huyện Thanh Trì); khối 48 phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng).
Cá biệt, các lực lượng chức năng đã phát hiện một số hộ gia đình thuộc
huyện Phúc Thọ trồng trên 300 cây thuốc phiện, với mục đích lấy hoa, quả
ngâm rượu.
Dẫn chứng về sự phức tạp của tình sử dụng ma túy tổng hợp trong các cơ
sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm, đại diện Ban chỉ đạo phòng
chống Aids và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho biết, ngày
23/1/2013, phòng PC47 khám phá tụ điểm chứa chấp sử dụng trái phép ma
túy tại quán Karaoke số 258 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng. Tại đây, lực
lượng chức năng đã phát hiện 36 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp.
Tiếp đó, ngày 2/2, phòng PC47 cùng công an quận Đống Đa kiểm tra quán
bar Airport Club trong khu vực khách sạn Asean, phường Quang Trung, quận
Đống Đa khi quán này hoạt động quá giờ quy định. Tại thời điểm kiểm
tra, lực lượng chức năng phát hiện 15 người dương tính với ma túy tổng
hợp.
Đáng chú ý, hiện này Bộ Y tế mới có hướng dẫn chẩn đáon người nghiện ma
túy nhóm OPLATS (chất dạng thuốc phiện), nhưng chưa có hướng dẫn về chẩn
đoán người nghiện ma túy dạng ma túy tổng hợp.
Theo kế hoạch, sắp tới, Ban chỉ đạo sẽ tập trung triển khai đồng bộ các
biện pháp, giải pháp, phát hiện đấu tranh, triệt phá kịp thời các điểm
hoạt động tội phạm ma túy, mại dâm, đồng thời tiến hành rà soát, kiểm
danh, kiểm diện người nghiện ma túy, xét nghiệm người nghi nghiện, phát
hiện bổ sung, lập hồ sơ, đưa vào quản lý giáo dục tại xã, phường, thị
trấn... và trong quý II sẽ đưa 1000 người nghiện ma túy vào Trung tâm
chữa bệnh.
- Qua 3 tháng đầu năm, đoàn kiểm
tra liên ngành các cấp đã tiến hành kiểm tra 45 cơ sở kinh doanh dịch
vụ dễ bị lợi dụng, kiểm tra thường xuyên ở khu vực phức tạp, đồng thời
tổ chức quét vét tại địa bàn công cộng 81 lượt buổi, xử phạt hành chính
26 gái hoạt động mại dâm. Đội kiểm tra liên ngành cấp quận, huyện cũng
đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 201 lượt cơ sở, lập biên bản xử
phạt 2 cơ sở, nộp ngân sách 3,7 triệu đồng.
- 3 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an
Thành phố phát hiện, bắt giữ 1.113 vụ, 1.433 đối tượng phạm tội về ma
túy. Trong đó, xử lý hình sự 791 vụ, bắt 929 đối tượng.
- Hiện tại, các trung tâm của Thành phố đang quản lý 5.623 người
nghiện, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số II hiện
đang quản lý 405 học viên nữ, bao gồm 10 gái bán dâm nghiện ma túy, 298
nữ nghiện ma túy, 97 nữ sau cai.
|
(VnMedia)
Ăn quá nhiều muối tác hại như thế nào?
|
Muối ăn |
Một nghiên cứu mới đây được công bố tại Mỹ cho thấy có khoảng 2 triệu
300 ngàn người trên thế giới bị chết trong năm 2010 vì các bệnh tim mạch
do ăn quá nhiều muối. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO mới đây
cũng lên tiếng cảnh báo về tình trạng cao huyết áp đang gia tăng trên
thế giới, mà nguyên nhân chính được cho là đến từ chế độ ăn có hàm lượng
muối quá cao. Muối ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tim mạch và ăn bao
nhiêu muối một ngày là đủ? Mời quý vị tìm hiểu vấn đề này trong trang
tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách.
Thế giới ăn quá nhiều muối
Muối là một gia vị không thể thiếu cho cơ thể con người. Thiếu muối có
thể dẫn đến một loạt các bệnh tật. Tuy nhiên, người dân thế giới ngày
nay dường như lại đang ăn gấp đôi số lượng muối cần thiết trong một
ngày, theo một nghiên cứu toàn cầu mới đây được trình bày tại một cuộc
họp của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.
Bác sĩ Ralph Sacco, thuộc trường đại học Miami, phát ngôn viên của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết.
“Đây là một nghiên cứu phân tích về việc tiêu dùng muối trên toàn thế
giới và các khu vực, nghiên cứu nhìn vào 247 nghiên cứu, một số trong số
này là nghiên cứu về chế độ ăn, và tập hợp các số liệu này lại để thấy
số lượng muối tiêu thụ trung bình trên toàn thế giới là bao nhiêu. Và
điều đáng ngạc nhiên là lượng muối trung bình tiêu thụ hàng ngày của một
người là 4.000 mg một ngày. Trong khi đó mức khuyến cáo của hiệp hội
tim mạch Mỹ là 1.500 mg muối một ngày, còn của Tổ chức Y tế thế giới là
2.000 mg một ngày. Các nghiên cứu cũng cho thấy có nước lên đến 6.000 mg
một ngày, một số nước ở châu Phi thì thấp hơn. Đây là sự khác biệt lớn,
cho thấy chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm lượng muối mọi
người ăn mỗi ngày trên toàn thế giới.”
Đây là một nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu của 247 cuộc điều tra về
chế độ ăn có muối tại hơn 2/3 số nước trên toàn cầu được thực hiện từ
năm 1990 đến 2010. Đây cũng là một phần trong nghiên cứu về gánh nặng
bệnh tật toàn cầu 2010.
Việc ăn muối quá nhiều mỗi ngày đã làm gia tăng nguy cơ các bệnh về tim
mạch. Bác sĩ Donna Arnett, thuộc trường đại học Y tế cộng đồng
Birmingham, đại học Alabama cho biết.
“Trước hết chúng ta nên nhớ là muối là quan trọng trong việc điều hòa
huyết áp cơ thể. Vì thế nếu lượng muối trong cơ thể tăng lên thì huyết
áp tăng lên và kéo theo đó là nguy cơ bị tăng huyết áp, đây là một trong
các nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch và đứt mạch máu não
trên toàn cầu.”
Lượng muối trung bình tiêu thụ hàng ngày của một người là 4.000 mg
một ngày. Trong khi đó mức khuyến cáo của hiệp hội tim mạch Mỹ là 1.500
mg muối một ngày.
BS Ralph Sacco
Kết quả nghiên cứu cho thấy có gần 1 triệu những ca tử vong trên thế
giới tức khoảng 40% số người chết sớm ở độ tuổi 69 hoặc trẻ hơn. 60% số
người chết là nam giới và 40% là nữ giới. Nhồi máu cơ tim là nguyên
nhân của 42% các ca tử vong, 41% các ca tử vong là do đứt mạch máu não.
Điều đáng chú ý là 48% các ca tử vong này là do ăn quá nhiều muối, và
chủ yếu tập trung tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo thống kê của nghiên cứu, trong số 30 nước lớn nhất thế giới,
Ukraine là nước có tỷ lệ tử vong ở người lớn do muối là cao nhất với hơn
2.000 ca trên một triệu dân. Tiếp đến là Nga và Ai Cập. Những nước có
tỷ lệ tử vong do muối thấp nhất là Qatar với 73 ca trên một triệu dân.
Tiếp theo là Kenya và Arap. Hoa Kỳ xếp thứ 19 với 429 ca tử vong trên
một triệu dân do ăn nhiều muối.
Giải thích về cơ chế tác động của muối đối với mạch máu và tim, bác sĩ Arnett nói tiếp.
“Chúng ta biết là ăn muối có liên quan chặt chẽ với tăng xông, và chúng
ta cũng biết tăng xông là nhân tố quan trọng dẫn đến các bệnh tim mạch
và đứt mạch máu não trên thế giới….Với việc tăng huyết áp thì tim của
chúng ta cũng phải làm việc nhiều hơn, để đẩy máu qua các mạch máu, nơi
huyết áp cao hơn. Vì vậy tim phải làm việc vất vả hơn. Và các mạch máu
làm việc cũng khó khăn hơn, và do đó cơ thể chúng ta sẽ dễ bị đứt mạch
máu não, mạch máu yếu hơn. Vì vậy điều này có nhiều tác động xấu lên cơ
thể.”
Nguy cơ từ thức ăn chế biến sẵn
Theo các chuyên gia thì phần lớn các nguy cơ tăng huyết ap do ăn nhiều
muối đến từ các đồ ăn có sẵn vốn có hàm lượng muối (sodium rất cao). Bác
sĩ Ralph Sacco giải thích.
“Muối có nhiều trong nhiều đồ ăn chế biến sẵn mà chúng ta ăn, và đôi khi
rất khó tránh. Vì vậy tôi hay khuyên các bệnh nhân của mình là đừng cho
thêm muối vào các đồ ăn này.”
Theo kết quả điều tra về dinh dưỡng quốc gia và sức khỏe tại Mỹ gần đây,
có 10 thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao mà người Mỹ ăn nhiều
nhất hàng ngày bao gồm: pizza có thịt, bánh mì trắng, phomat đã chế
biến sẵn, hot dog, thịt nguội, cơm nấu sẵn, mì ống với nước sốt, ketchup
(nước sốt cà chua), tortilla, bánh mì trắng tròn.
Trong khi đó theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, soup chế biến sẵn và sandwich ở
các tiệm ăn nhanh cũng nằm trong danh sách thức ăn có lượng muối cao
được tiêu thụ nhiều ở Mỹ. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, một hộp soup
chế biến sẵn có thể có từ 100 đến 940 mg muối, tức là có thể chiếm đến
hơn một nửa lượng muối cần thiết cho cơ thể một ngày. Còn sandwich tại
các tiệm ăn nhanh cũng có thể chứa đến hơn 100% lượng muối cần thiết
trong một ngày.
Một nghiên cứu khác mới được công bố hôm 21 tháng 3 tại Hoa Kỳ cũng cho
thấy 75% các thức ăn đóng gói và đồ ăn vặt của trẻ em cũng có chứa hàm
lượng muối cao. Một số đồ ăn có chứa đến 630 mg muối một suất ăn. Bác sĩ
Linda Van Horn, thuộc trường đại học Y Feinberg, Chicago, phát ngôn
viên Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết:
“Cũng giống như người lớn, muối từ đồ ăn cho trẻ ở Mỹ ngày nay đến chủ
yếu từ các đồ ăn chế biến sẵn. Các thực phẩm này thường nằm trong các
gói đóng sẵn, và hộp. Thực phẩm cho trẻ sơ sinh cũng không loại trừ.
Ngay khi cha mẹ bắt đầu đưa các thực phẩm chế biến sẵn vào bữa ăn hàng
ngày, họ có thể chắc chắn là các đồ ăn mà họ cho mọi người ăn đang có
hàm lượng muối cao hơn so với thực phẩm tự nấu…. Có những thực phẩm cho
trẻ có mức muối cao hơn 450 mg hoặc thậm chí 600 hay 700 mg, tức là cao
hơn mức quy định cho trẻ trong cả ngày chứ đừng nói đến một bữa.”
Theo các bác sĩ việc cho trẻ ăn quá mặn ngay từ nhỏ sẽ dẫn đến những
nguy cơ về lâu dài cho sức khỏe, khiến cho trẻ quen dần với chế độ ăn
mặt và làm cho huyết áp tăng cao ngay từ khi tuổi còn trẻ.
Lời khuyên của bác sĩ
Vậy lời khuyên của các bác sĩ là gì đối với người dân thế giới? Bác sĩ
Arnett khuyên mọi người trước hết phải chú ý đến các nhãn đồ ăn sẵn. Bà
nói:
“Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến nghị mọi người không nên ăn quá 1.500 mg
muối một ngày. Điều này cũng rất khó thực hiện ngày nay khi nhiều thức
ăn là đồ ăn đã đóng gói sẵn. Vì vậy bạn cần chú ý đọc kỹ nhãn hiệu trên
đồ ăn để biết mức muối. Và khi bạn đã hiểu được rồi thì bắt đầu tìm cách
giảm dần lượng muối ăn vào và nên kiên nhẫn, nên đọc nhãn đồ ăn kỹ
trước khi mua và ăn.”
Còn bác sĩ Ralph Sacco thì cụ thể hơn khi nói về chế độ ăn của mọi người như sau:
“Nên ăn nhiều rau và các đồ ăn tự chế biến hơn vì sẽ có ít muối hơn
chừng nào chúng ta đừng cho muối nhiều. Hiệp hội tim mạch Mỹ cũng khuyến
cáo các thực phẩm phải đề rõ lượng muối. chúng ta cần phải cẩn thận về
lượng muối trong các sản phẩm mà chúng ta mua ở chợ. Cho nên lời khuyên
của tôi là thứ nhất, bỏ lọ rắc muối, thứ hai là đọc kỹ nhãn đồ ăn, thứ
ba là ăn ít đồ ăn chế biến sẵn.”
Đối với trẻ nhỏ, lời khuyên của các bác sĩ là hãy hạn chế tối đa việc sử
dụng đồ ăn chế biến sẵn mua ngoài chợ. Bác sĩ Linda Van Horn giải
thích:
“Thay vì mở một hộp mì ống nấu sẵn cho trẻ thường có hàm lượng muối cao,
hãy tự nấu mì ống với nước sốt của mình để cắt giảm lượng muối đi phân
nửa. Yếu tố quan trọng nhất là cảm giác của ta với muối. Khi chúng ta
ăn nhiều muối thì càng ngày càng muốn ăn nhiều muối hơn. Nếu bạn cho trẻ
ăn đồ ăn với muối cao từ sớm thì bạn đang dậy cho trẻ ăn muối như vậy
là bình thường. Thay vào đó, chúng ta nên cho trẻ ăn đồ ăn tự nhiên với
lượng muối thấp hơn và cho trẻ thích ăn đồ ăn này. Bởi vì người ta dùng
muối hay các gia vị mạnh là vì người ta không nếm thấy vị ngon của đồ
ăn. Bằng cách dậy trẻ ăn đồ ăn tự nhiên, bạn đang giúp trẻ tránh ăn quá
nhiều muối, và đưa ra một hướng dẫn quan trọng đối với các thực phẩm tự
nhiên.”
Nhân ngày sức khỏe thế giới năm nay, ngày 7 tháng 4, Tổ chức Y tế thế
giới cũng ra lời kêu gọi mọi người và chính phủ các nước gia tăng nỗ lực
chiến đấu chống lại huyết áp cao để giảm các ca tử vong vì tim mạch.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng hơn 9 triệu
người chết vì các bệnh tim mạch vì nguyên nhân huyết áp cao. Tổ chức Y
tế thế giới kêu gọi mọi người kiểm soát chặt chẽ huyết áp của mình để
kịp thời có điều trị đúng mức. Các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới
cũng đề nghị mọi người phải chú trọng hơn đến lượng muối ăn hàng ngày,
cố gắng giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của mình, bỏ thuốc lá và tăng
vận động thể chất.
For magazine only: tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng
tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ
các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí
sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà thân mến tạm biệt và xin hẹn gặp lại quý vị kỳ tới.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-04-11
Nguyễn Thông - Rõ nhố nhăng
|
NS. Văn Hiệp |
-Cụ ạ, cái đám nhà báo nó là thứ người gì ấy...
-Cụ bức xúc thế.
-Thì chuyện bác kịch sĩ Văn Hiệp vừa mất ấy mà. Báo chí trăm tờ thì có
đến trăm lẻ một tờ ca ngợi bác Hiệp quá trời, nào đủ tài đủ đức, cống
hiến hết mình, công lao tày liếp, nhưng đến lúc chết chưa được gắn cái
mề đay danh hiệu nào, ưu tú cũng chả có chứ đừng nói đến nhân dân.
-Tôi có nghe cả cô diễn viên hài Minh Vượng còn khóc "anh Hiệp ơi, ới
anh Hiệp ơi, sao anh tài đức đủ cả mà chả đứa nào nó phong danh hiệu
Nghệ sĩ nhân dân cho anh. Anh còn hơn ối đứa được Nhân dân, Ưu tú, ới
anh Hiệp ơi", cụ ạ.
-Họ nói đúng cả đấy, thưa cụ. Vấn đề là các ông nhà báo cũng chỉ than
khóc, ca ngợi thế thôi, chứ có ông bà nào dám truy đến tận cùng tại sao
bác Hiệp tài thế tốt thế mà không được phong. Chả có tờ nào bài nào dám
chỉ đích danh thủ phạm là Hội đồng xét chọn các cấp danh hiệu NSƯT và
NSND. Cụ ạ, theo em thì nghệ sĩ Văn Hiệp tài và đức đủ cả (đúng như các
bác nhà báo nói), chỉ thiếu tiền thôi.
-Ừ, đám nhà báo đáng trách nhỉ, toàn ăn theo nói leo, chả được cái tích sự gì.
-Nhưng họ cũng chưa đáng trách bằng mấy ông cầm cân nảy mực. Người ta
sống sờ sờ thì chẳng quan tâm, đến lúc chết lại vẽ văn tế sụt sùi ngợi
ca. Danh hiệu sao lại phải xin? Người ta xứng đáng được thì phải mời
người ta lên, trao cho người ta chứ. Bây giờ mà ông chủ tịch nước có ký
quyết định phong tăng danh hiệu nghệ sĩ này nọ cho bác Văn Hiệp (theo
yêu cầu của nhiều người) thì cũng chả khác gì việc kết nạp đảng cho liệt
sĩ. Hãy để yên cho bác ấy vĩnh hằng với giá trị nghệ sĩ nhân dân đích
thực, gán cái thứ phù hoa giả dối kia vào làm gì. Chỉ có vài ông hám
danh (còn sống) bị nhà nước cố tình lờ đi, khi dư luận chửi rát quá mới
giật mình "quan tâm" ban phát danh hiệu thì mới nhận giải này giải nọ,
danh hiệu nọ kia thôi. Tự trọng như bác Hiệp sống không thèm, chết càng
chả thèm.
-Không chỉ cá biệt bác Hiệp đâu, cụ ơi. Đầy nghệ sĩ công lao hãn mã mà
vẫn bị cái hội đồng mà cụ nói lờ tịt đi đó. Những ca sĩ thời chống Mỹ
chẳng hạn, như Tô Lan Phương, Bích Liên, Kim Oanh, Trần Thụ... chẳng
hạn, mười cái danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho họ cũng chưa xứng chứ tại
sao họ chỉ được ưu tú, kém cả mấy cháu hát hò nhảy nhót sau này. Phần
lớn xế chiều, sắp cắt hộ khẩu rồi, định đợi mai mốt chết mới phong Nhân
dân chăng?
-Có nghe nói mấy anh đạo diễn làm đơn lấy chữ ký xin chủ tịch nước đặc cách phong Nghệ sĩ nhân dân cho bác Hiệp quá cố đấy.
-Dào ơi, chết là hết chứ còn xin xỏ chi nữa. "Xét một cách toàn diện"
thì những anh thờ ơ ghẻ lạnh với bác Văn Hiệp sống, và nồng nhiệt hăm hở
với bác Văn Hiệp chết, cũng chả nên cái giống người, chả ra cái đếch
gì.
-Ừ nhỉ. Thương bác ấy quá.
12.4.2013
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông )
Câu Chuyện Về Gã Tráo Bài Ba Lá Chính Trị
|
GS Tương Lai |
Chủ nhật rồi mấy người bạn đến chơi, nhân câu chuyện thời sự “sửa đổi
Hiến Pháp”, có người hỏi: Tương Lai là ai mà đại ngôn, viết “Thư ngỏ gửi
ông Nguyễn Phú Trọng”, “Suy ngẫm dưới chân tượng đài Đức Thánh Trần”?
Anh bạn lớn tuổi nhất trong bọn cười mỉm: “Nói thế nào cho đúng nhỉ?...
một gã tráo bài ba lá chính trị”.
Vốn không lạ gì Tương Lai, tôi thầm phục anh bạn sâu sắc. Đúng là một gã
tráo bài ba lá chính trị. Chỉ có điều gã tráo bài ba lá thường thất
học, túng bấn, bất đắc dĩ phải trải manh chiếu giữa ngã ba đường trổ
ngón nghề lừa bịp kiếm sống qua ngày. Tương Lai được học hành, đào tạo
là nhà giáo, nhà nghiên cứu, Viện trưởng Viện xã hội học…Tinh thần thì
khác nhau nhưng bản chất bịp bợm, xảo trá, hạ đẳng của gã tráo bài ba lá
và Tương Lai chẳng khác nhau. Là một nhà nghiên cứu xã hội học, được
phong học hàm Phó giáo sư (bảo vệ không thành công luận án phó tiến sĩ),
từng viết nhiều bài rao giảng về lương tâm, đạo đức, nhân cách trí thức
…. ấy thế mà Tương Lai lại tiếm xưng là giáo sư trong nhiều bài viết
trong nhiều năm. Đến khi bị dư luận vạch mặt chỉ tên là “gian lận học
hàm” đã không biết xấu hổ còn trơ trẽn cãi chày cãi cối trước khi tẽn tò
tháo bảng hiệu “giáo sư tự phong” như hiện nay.
Trong “Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng”, chưa bàn đến nội dung, chỉ với
cách xưng hô bất nhất, khiếm nhã, khi thì “kính gửi ông Nguyễn Phú
Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam”; khi thì “Anh Trọng ạ”;
lúc lại ra cái điều quen biết thân tình làm như ta đây cũng là một
chính khách ngang tầm với Tổng Bí thư “với tư cách của một người có hân
hạnh được quen biết anh”, “cả Anh và tôi cùng cười”… Danh đã bất chính
thì ngôn bất thuận là điều khó tránh; dù khéo tung hỏa mù, khéo che đậy
bằng nhiều chiêu bài, danh nghĩa thì cái dã tâm của Tương Lai là xuyên
tạc, bôi nhọ danh dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó làm mất uy
tín của ĐCSVN, đã bộc lộ trắng trợn qua những luận điểm khiên cưỡng,
được diễn đạt bằng nhiều từ ngữ nanh nọc, xách mé, khiếm nhã (7 lần quy
kết Tổng Bí thư là “hồ đồ”). Viết thư ngỏ gửi Tổng Bí thư bàn việc quốc
gia đại sự mà lời lẽ hằn học, vô văn hóa đến thế thì còn gì để nói? Chưa
hết, Tương Lai còn áp đặt một cách nhìn bi quan, đen tối về tình hình
đất nước nhằm quy trách nhiệm cho Tổng Bí thư): “Chưa lúc nào vận mệnh
của đất nước lại bấp bênh chao đảo như hiện nay”. Không phủ nhận đất
nước ta còn nhiều khó khăn, thử thách, chưa thể so sánh với nhiều nước
phát triển, nhưng so với lịch sử phát triển của dân tộc, tính từ các cột
mốc: 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 - 1986, 1986 - 2012.
Trong hơn 80 năm qua, từ một dân tộc bị mất nước, không có tên trên bản
đồ thế giới, 90% dân số mù chữ, thiếu đói triền miên, đặc biệt là nạn
đói khủng khiếp năm 1945 cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người. Cách
mạng tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chưa được tròn năm mà nhân
dân ta đã phải “chín năm làm một Điện Biên”; rồi 20 năm trường kỳ kháng
chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; rồi bao vây cấm vận;
chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc; Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu sụp đổ… Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất nước ta giữ
vững độc lập tự do, ổn định chính trị, từng bước xóa đói giảm nghèo,
vươn lên là một cường quốc xuất khẩu gạo, hội nhập quốc tế, tham gia vào
các tổ chức kinh tế, chính trị quan trọng của thế giới và khu vực, cờ
đỏ sao vàng tung bay phất phới suốt từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau… Sự
thật lịch sử hiển nhiên là vậy sao lại độc mồm độc miệng nói là: “chưa
có lúc nào vận mệnh của đất nước bấp bênh, chao đảo như hiện nay”(?!!!).
Một trong những ý đồ cơ bản trong 2 bài viết trên của Tương Lai là đổ
thêm dầu vào lửa trong việc Trung Quốc lấn chiếm trái phép quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; lợi dụng lòng yêu nước, căm thù quân
xâm lược của nhân dân ta để kích động quần chúng biểu tình, manh động
chống Trung Quốc…
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ biên
cương lãnh thổ, nhưng không bằng con đường bạo lực chiến tranh (vốn
không phù hợp với bản chất hiếu hòa, hữu nghị của dân tộc ta) chừng nào
còn có thể giải quyết được bằng con đường hòa bình, ngoại giao, đàm phán
dựa trên pháp luật quốc tế, để tránh hy sinh xương máu của nhân dân.
Chúng ta đã tốn hao bao trí tuệ, tâm huyết mới đặt được vấn đề chủ quyền
Hoàng Sa, Trường Sa lên bàn nghị sự quốc tế và dành được dư luận thế
giới ủng hộ, vạn nhất một phút manh động, trúng kế khiêu khích của đối
phương, tạo điều kiện cho “đốm lửa cháy rừng” gây hậu quả khôn lường cho
quốc gia, dân tộc. Lúc đấy trách nhiệm thuộc về ai?
Hãy bình tĩnh nhìn ra thế giới. Chính phủ nhiều quốc gia như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Philippin… đều giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo bằng con
đường hòa bình, thương thuyết đó sao? Hà cớ gì ông Tương Lai lại lên gân
hò hét, kích động biểu tình, chống đối… Nhắc ông Tương Lai điều này:
Đừng tưởng cái trò khuấy động thời cục để làm “ngư ông đắc lợi” của ông
là hay ho. Coi chừng kẻo lại “gậy ông đập lưng ông”. Ở đời không dễ bịp
thiên hạ mãi đâu. “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” là lẽ thường tình của
những người có cái đầu không bình thường và cái tâm không trong sáng.
Trường Sơn
(Blog Bần Cố nông)
Những điều lái xe cần biết để nói chuyện với CSGT
Trường hợp 1: CSGT chặn xe bạn nhưng không tìm ra được lỗi vi phạm. CSGT tiếp tục đòi được kiểm tra hành chính thông thường.
Căn cứ: Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức,
nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số
27/2009/TT-BCA(C11))
Theo thông tư 27, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm
soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao
thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh
sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở
lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao
thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi
phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra
từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về
dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật
tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
|
Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm |
Giải pháp: Nếu CSGT không đưa ra bằng chứng hoặc không chứng minh được
bạn có lỗi, cũng như không xuất trình được bất cứ cứ văn bản quyết định
nào thuộc 1 trong 3 cái gạch đầu dòng giữa, thì bạn không có nghĩa vụ
xuất trình giấy tờ vì CSGT không đủ điều kiện để kiểm tra hành chính
bạn.
Trường hợp 2: CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá.
Căn cứ: Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số
điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát
về trật tự, an toàn giao thông quy định:
Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của
người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống
ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh
dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu
người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì
phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử
phạt.
Giải pháp: 1. Ngay cả khi bạn đi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, bạn
không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Mức phạt thấp nhất
được Luật quy định dành cho lỗi vượt quá tốc độ tối đa là 300k-500k với
khoảng vượt từ 5km/h đến 10km/h (Nghị định 34).
2. Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ
cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được phép kiểm
tra giấy tờ bạn. Vẫn lằng nhằng đòi “Kiểm tra hành chính thông thường”
thì áp dụng Trường hợp 1.
Một số hiểu biết sai lầm khi đi trên đường:
- Vượt đèn đỏ sẽ bị phạt, còn vượt đèn vàng thì không bị phạt:
Thực tế là vượt đèn vàng vẫn bị phạt. Theo Luật giao thông đường bộ, khi
xe bạn đã qua khỏi vạch dừng xe mà đèn chuyển sang vàng thì có thể đi
tiếp, còn trước khi xe bạn vượt qua vạch dừng, đèn chuyển sang vàng, bạn
buộc phải dừng, ngay cả khi đèn chưa đỏ. Trong trường hợp bạn vẫn tiếp
tục đi tiếp thì có thể bị xử lý lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín
hiệu giao thông” và bị phạt tiền từ 200k-400k. (Theo Nghị định về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ –
34/2010/NĐ-CP)
- Mua/bán xe không cần phải làm giấy tờ:
Thực tế là có cần. Nếu mua xe mà không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
theo quy định, bạn có thể bị phạt tiền từ 100k-200k. (Theo Nghị định về
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ –
34/2010/NĐ-CP). Tuy nhiên Luật không cấm bạn sử dụng xe không chính
chủ, nên chiếc xe bạn đang đi hoàn toàn có thể là “mượn” của bạn bè,
CSGT làm gì có quyền phạt ?
- Trời còn sáng nên không cần bật đèn:
Thực tế là Thời gian buộc phải sử dụng đèn là từ 18 giờ ngày hôm trước
đến 6 giờ ngày hôm sau, xe đi trên đường bắt buộc phải bật đèn, dù trời
mùa hè đến 7 rưỡi mới tối. Ngoài ra trong khu vực đô thị hoặc khi có xe
khác đi ngược chiều, người điểu khiển xe – tức là bạn – cũng không được
sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha – còn đèn chiếu gần là cos). Phạm một
trong các lỗi trên sẽ bị bị phạt hành chính từ 200k – 400k (Theo Nghị
định về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ – 34/2010/NĐ-CP)
Cuối cùng, dù có bị bắt đúng hay bắt láo, theo ý kiến của mình các bạn
hãy là một người đi đường văn minh, nghĩa là không chọn phương án 50/50
mà nhất định phải lấy biên lai, biên bản. Cứ tôn trọng luật đi rồi luật
sẽ tôn trọng bạn.
(Hà nội ô tô)