Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tin thứ Năm, 01-11-2012

NÓNG! cụ Lê Hiền Đức vừa cho biết: Thương binh Hà Tĩnh và dân oan biểu tình tại trụ sở tiếp dân nhà nước Ngô Thì Nhậm sáng nay. Gần trăm người căng biểu ngữ và quay phim chụp ảnh tại cổng. An ninh và công an quận gần hai chục người có mặt tại đó để ổn định trật tự. Biểu tình diễn ra trong 20 phút sau đó bà con lại vào trong trụ sở để tiếp tục khiếu kiện.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ca sĩ của Trường Sa! (VH). – Gu gồ chấm nâu iu  -  Kể chuyện sinh nhật Câu lạc bộ bóng đá NO-U (Nguyễn Tường Thụy). Một hoạt động của những người yêu nước rất đáng ngợi ca mà phải tổ chức … “bí mật”, thay đổi địa điểm vì “bên an ninh không muốn cho nhà hàng phục vụ”. Không lẽ mai sau con cháu nó lại gọi là thời “Kháng chiến chống Tàu và bè lũ tay sai”? =>
- Hà Văn Thịnh: Từ Senkaku tới Biển Đông… (boxtivn).
ASEAN đã thống nhất các thành tố COC (NLĐ). - ASEAN muốn sớm trao đổi quy tắc ứng xử Biển Đông với Trung Quốc (DT). – EU ủng hộ đàm phán hòa bình trong tranh chấp Biển Đông (VOV).
Philippines mua tàu, Campuchia sắm xe bọc thép (LĐ). - Philippines liên tục bổ sung tàu chiến (TN).  - Philippines sẽ mua 5 tàu để tuần tra biển Đông (TP).
- Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông (RFI).  - Bắc Kinh đồng ý bắt tay với Đài Loan trên Biển Đông (DT).  - Đài Loan muốn can dự vào đàm phán COC (PLTP).
- Tập đoàn Nhật Nissan đề cao cảnh giác đối với Trung Quốc (RFI). – Chủ nghĩa dân tộc quá khích : Kinh tế Nhật bị thiệt hại (RFI). – Mỹ, Nhật, Ấn họp bàn về tự do hàng hải : Bắc Kinh ấm ức (RFI). – Nhật – Mỹ sắp tập trận lớn (NLĐ).  - Mỹ bị tố đặt “bom hẹn giờ” cho căng thẳng Trung – Nhật (LĐ). - Căng thẳng Trung-Nhật: Không bên nào chịu xuống thang (ĐV). - Tàu Nhật – Trung lại chạm trán (TN). - Diễn đàn quốc phòng Tokyo 2012: Trung Quốc không tham dự (PLTP).
- Chính sách VN của Obama và Romney (BBC). – Cử tri Việt ở California bỏ phiếu cho ai? (BBC). – Cử tri người Việt và bầu cử Mỹ (BBC).
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu thăm Việt Nam (BBC). – Lần đầu tiên Chủ tịch Liên hiệp Châu Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI).
- Tuấn Khanh: Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không? (BBC). “Đôi khi những phán quyết đưa ra, nó không chỉ làm hủy hoại đời của một con người, mà ngược lại còn có thể tạo ra một lực phản hồi, phá hủy mọi danh tiếng và sự bền vững của hệ thống đưa ra bản án đó… chưa bao giờ những kẻ bị kết án là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại được quan tâm, chia sẻ như bây giờ”.  – Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình (VOA). – Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì? (BBC). – Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng (VOA).  – LUẬT PHÁP THỤT LÙI (Mai Xuân Dũng).
- Bắt hết đi, tù hết đi… (Nguyễn Văn Thiện). “Luật sư bị bắt, nhà báo bị bắt, sinh viên bị bắt, đến lượt nhạc sĩ cũng bị bắt tù nốt. Những án tù liên tiếp và rất nặng ấy nói lên điều gì không, khi mà kẻ làm đổ bể hệ thống kinh tế của quốc gia chỉ cần xin lỗi là xong và rồi vẫn đầu chày đít thớt lên diễn đàn dạy dỗ con người lòng tự trọng?
- Từ đảo Sơn Ca: Nguyễn Hàm Thuận Bắc – Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc (Dân Luận). “Con nghe nói/ Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc?/ Vì công an không cho mẹ gặp Phương Uyên/ Mẹ đành viết lên trên giấy gói quà ba chữ/ ‘Mẹ Yêu Con!’ rồi họ đuổi về liền/… Mẹ Nhung ơi! Viết đến đây, cặp mắt con nhòa lệ/ Phương Uyên ở trại giam không biết sống ra sao?”. Mời xem lại bài cùng tác giả: TỪ TRƯỜNG SA GỬI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN (Nguyễn Trọng Tạo).  – Nguyễn Hưng Quốc: Chiến thắng của những kẻ yếu đuối  (VOA’s blog). “Nguyễn Phương Uyên thì khác. Em chỉ là một sinh viên. Em nhỏ nhắn và yếu đuối. Em hồn nhiên và còn vô tư lắm. Em chỉ có một vấn đề, như chính em thừa nhận: Em ‘ghét Trung Quốc’.”
- CON ƠI ĐỪNG CÓ CHỐNG TÀU ! (Huỳnh Ngọc Chênh). “Lịch sử dường như được lặp lại. Không biết thời nầy đất nước mình có độc lập tự do thật sự hay chưa, nhà cầm quyền của mình có bị thằng Tàu bảo hộ hay không mà ai tỏ ý chống Tàu xâm lược đều cũng bị truy bức và bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng”. Ngày xưa, khi VN bị Pháp xâm lăng và đô hộ, ngoài một số quan lại trong triều đình nhà Nguyễn tham gia chống Pháp, còn có những ông vua yêu nước, đã chấp nhận tù đày, đứng lên chống ngoại xâm, như vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Những người yêu nước thời đó thường bị Pháp bắt và xử, không phải triều đình nhà Nguyễn. Còn thời nay, mặc dù VN chưa chính thức bị Tàu đô hộ, nhưng những người chống Tàu đã bị chính những người Việt (làm tay sai cho Tàu?) mang ra xử. Cái đau của dân tộc Việt ngày nay là ở chỗ đó!
- Đến thăm Phạm Thanh Nghiên (Người Buôn Gió). “Có lẽ chính trường Việt Nam đã tôi luyện cho ông nghị Dương Trung Quốc không biết hổ thẹn để cần làm cái việc mà kẻ sĩ, người viết sử phải làm”.
<- 190. Trên ván cờ nước lớn: Từ Geneva đến Paris (TVN/ Việt Sử ký). Phần 1.  “Cuộc chiến chống ngoại xâm” ư? “Bạn bè môi hở răng lạnh” ư? Đến bao giờ mới dám nhìn nhận những điều dối trá đó? Nhìn chuyện xưa cho rõ rồi ngẫm chuyện nay, công việc mà tạp chí Xưa&Nay của ông nghị-sử gia Dương Trung Quốc xưa nay không làm được cho đúng cái tên của nó, chỉ thiên về tụng ca và gặm nhấm tự sướng cái quá khứ được đảng đúc sẵn thôi. Mong ông chóng hết nhiệm kỳ quốc hội để trở về với tờ tạp chí mang cái tên đẹp đẽ đó.   –  ‘Việt Nam đang chơi mọi quân bài mình có’ (TVN). Phần 2.
- Báo Đảng Việt-Trung tăng hợp tác (BBC). Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh: “Hai báo phải gương mẫu tuyên truyền giáo dục nhân dân về tình cảm hữu nghị, chống lại những luận điệu tuyên truyền xấu, sai trái phá hoại sự nghiệp cách mạng của mỗi nước“. Đây rồi, đã phát hiện ra Đinh… tặc!
- NGHĨ CŨNG TỘI CHO MẤY ÔNG BÀ NGHỊ XỨ TA! (Nhát sỹ Tai Hổ). “Tự chúng sẽ lật chúng nó theo… đúng như quy luật lịch sử, tay chân chúng nó sẽ, do ăn chia không đều mà đánh nhau đến chết hoặc để bảo vệ quyền và lợi thì phải ra tay bịt miệng, đàn áp, bỏ tù, thậm chí thủ tiêu bất kể ai dám có ý kiến hoặc hành động chống lại! Do gây thù thì oán trả! Quy luật ‘nhân’ và ‘quả’ sẽ rơi xuống đầu chúng có ngày…
CŨNG LÀ “TRI THIÊN MỆNH” (Bùi Văn Bồng).
- Phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: Tăng quyền Chủ tịch nước để có thiết chế luôn giám sát Chính phủ (DT). – Sửa Hiến Pháp: Tăng thêm quyền cho… Nguyễn Tấn Dũng! (DLB).
- 1336. Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng TW, hay chỉ là một “anh bưu tá” non việc? (BS). Một vụ nho nhỏ gấp ngàn lần so với vụ Vinashin, Vinalines, nhưng lại là minh chứng rõ nhất, lộ ra bản chất cái bộ máy gọi là “phòng, chống” này, giải đáp cho kết quả bỏ phiếu của Hội nghị TƯ 6. Phải gọi nó là “Ban chỉ đạo CHỐNG phòng, chống tham nhũng TƯ” thì mới đúng bản chất sự việc . “Sâu chúa” và lũ “sâu con” cùng chung một tổ, sống cộng sinh, đương nhiên phải bảo vệ nhau rồi. – Bùi Tín: Hai đêm, 20 triệu (VOA’s blog). Về vụ bê bối tiền polymer và “đại tá tình ái” Lương Ngọc Anh.
- Tiếp tục phần bình luận hôm qua nhân bài của Nhà báo Bùi Tín. 2- Những diễn biến quanh cuộc chỉnh đốn sau Hội nghị TW6. Có một luồng thông tin cho là “đồng chí X” đã được giao thời hạn khoảng 6 tháng để “khắc phục hậu quả”. Tử huyệt của đồng chí là cô “công chúa”. Điều này lại liên quan tới một nguồn thông tin khác. Đó là nhiều khả năng sẽ phải có đại hội giữa nhiệm kỳ. Bởi ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị TW6, đã nghe thông tin tuyên bố của ông TBT, rằng hội nghị này không xong sẽ có hội nghị khác, làm đến cùng (bắt cho kỳ được “sâu chúa”?). Bó tay chấm côm với BCHTW thì phải nhờ tới hội nghị toàn quốc-một hình thức đại hội giữa nhiệm kỳ.
Nếu mần đến vậy mà vẫn không xong thì mở hội nghị … Diên Hồng toàn dân chống “giặc nội xâm”?  Hay là tạm mở cuộc thăm dò dư luận cả nước, học theo cách trang Ba Sàm này đã làm 2 tuần qua, đã có tới hơn 6.600 ý kiến, trong đó 96% coi “Sự kiện Ban Chấp hành Trung ương đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với ‘một đồng chí’ trong Bộ Chính trị” là “Đi ngược lại nguyện vọng của đông đảo dân chúng“. Như vậy, kịch bản sẽ phải là toàn thể đại hội bỏ phiếu kỷ luật toàn thể BCHTW. Nếu vẫn không xong thì hơn 80 triệu dân sẽ bỏ phiếu kỷ luật toàn đảng, hơn 3 triệu đảng viên. Tuyệt cú mèo!
Còn từ nay cho tới khi đại hội (nếu có) sẽ có nhiều thay đổi quan trọng. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thuộc đảng sẽ xới lại vụ Vinashin. Quả tình, chỉ cần vụ này thôi thì “đồng chí X” cũng lãnh đủ rồi, vì hồ sơ đã hoàn tất từ thời mồ ma ông trưởng Ban Nội chính cũ, nhưng ông này lại mắc cái tử huyệt, bị “đồng chí X” khai thác, nên phải “rút lui trong trật tự”. Tử huyệt đó là… “người thân”, liên quan tới vụ các quan hàng tỉnh ở Vĩnh Yên bị xử lý, mà Nguyễn Anh Quân là người đứng đầu vụ thì lại biến mất, chẳng khác gì Dương Chí Dũng vừa rồi.
Sẽ có những bổ sung nhân sự. Ông Nguyễn Bá Thanh chắc suất vào BCT, trưởng Ban Kinh tế, có lẽ sẽ khai trương vào đầu năm tới. “Bà đầm thép … rỉ sét (?)” Kim Ngân, người được tiếng rất ủng hộ “đồng chí X”, sẽ ngồi chiếc ghế nóng trưởng Ban Nội chính, thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và đương nhiên là vô BCT ngon lành. Có thể thêm 2 ủy viên BCT nữa là ông ngoại trưởng và ông tham mưu trưởng.
Nhưng, với những gì mới diễn ra gần đây … ta cũng cứ nên coi những thông tin trên là… dỏm cả. Thời nay nó vậy! ĐCSVN là vậy!
Tham nhũng, lãng phí là hai kẻ đồng lõa thao túng quyền lực (CCB). Tờ báo bị mang tiếng hội đồng cùng Người cao tuổi, PetroTimes của đại tá an ninh Như Phong “đánh” ông nghị này, với loạt bài “600 tỉ đi đâu”, cũng đã có bản tin ngắn với lời lẽ nhẹ nhàng: Ông Đặng Thành Tâm trở lại họp Quốc hội mà không có liên hệ gì tới vụ “600 tỉ” nữa.
- Nợ xấu: Thống đốc lạc quan, đại biểu hoài nghi (TBKTSG).   –   – Nợ xấu và quyết tâm chính trị (BBC). TS Lê Đăng Doanh: “Khi thống đốc giải trình trước Ủy bản thường vụ Quốc hội trước câu hỏi của Chủ tịch hỏi rằng cuối năm 2012, 2013 là nợ xấu là bao nhiêu thì ông đã nói rằng với sự nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, đến hết nhiệm kỳ này sẽ đưa nợ xấu xuống tiêu chuẩn quốc tế. Và kỳ này ông cũng nhắc lại điều đó và nói thêm là đạt 3%. Nhưng tôi không hiểu là nỗ lực hệ thống chính trị này nghĩa là gì. Vì lực lượng vật chất sẽ phải được giải quyết bằng lực lượng vật chất“. – NHẬN TRÁCH NHIỆM MIỆNG THOÁT TỘI, THẰNG TRẺ TRÂU CŨNG LÀM ĐƯỢC… – (VLB). “Học tập theo Thủ Tướng, hôm nay Nguyễn Văn Bình cũng nhận trách nhiệm’ việc không quản lý tốt thị trường vàng!” =>
- Đại biểu Quốc hội đề nghị minh bạch chính sách vàng (TBKTSG). – Quản lý thị trường vàng: “Thống đốc còn né tránh” (VnEco).  – Ba bước đoạt vàng (DLB).
- NHỮNG KHUẤT TẤT TRONG VIỆC BẮT GIỮ DOANH NHÂN LÊ ĐÌNH QUẢN (Lê Quốc Quân).
- HỒ SƠ VỤ MƯỢN ĐẤT 8 NĂM CỦA CCB VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ LÀM LÀNG NGHỀ, ĐEM PHÂN LÔ BÁN NỀN Ở XÃ THANH LÃNG, H. BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚC (6) (Phạm Viết Đào). – Bắc Cạn: Dân kêu trời về đền bù tái định cư “trên trời” (ND). – Tam Hưng (Hà Nội): Liên tiếp vịn cớ trì hoãn giao đất cho dân (Thanh tra). – Minh Diện: Ôi, DÂN ĐƯỢC “ĐỔI ĐỜI”! (Bùi Văn Bồng). – 15% dân số VN có vấn đề tâm thần? (BBC).
- Hà Nội: “Người phụ nữ ngày ngày đi kiện” trông đợi sự công tâm của tòa án (DT).  – Huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên: Biến đất nhà thờ họ Đàm thành đất ở tư nhân.   – Sự thật nào cho “Bao Công”? (NCT).
Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”! (boxitvn). “Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?”
Quốc hội cần nâng cao năng lực làm luật (boxitvn).
- Hết sức tránh những khoản thu gây sốc (VNN). – Bất hợp lý xe đạp điện cũng phải gánh “thuế đường”.   – Thu phí sử dụng đường bộ thì phải bỏ phí xăng dầu  (NĐT).
Siết nhập cư: Người Hà Nội đủ làm Hà Nội bẩn rồi (PN Today).  - Thư Hà Nội: Ở đây cái gì cũng sẵn (pro&contra).
Căng kéo “miếng bánh” ngân sách (TT).   – Lương tối thiểu được tăng 100.000 đồng (BBC). – Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ: tăng (Đào Tuấn). – Tìm tiền tăng lương, các bộ trổ tài nói thật (PN Today). – Lương – “miếng bánh nhỏ phải chia công bằng” (DT). - Quốc hội, Chính phủ sẽ tiết kiệm chi để nâng lương, trợ cấp (DT). - Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013 (Tin tức). - Quốc hội thảo luận về ngân sách Nhà nước và cải cách tiền lương (GD&TĐ).  - Đề xuất tăng 20% lương tối thiểu tại doanh nghiệp (VnEco).
- Ách tắc xây dựng nhà ở vì Nghị định 64/CP: “Bộ đã biết và đang lấy ý kiến để tháo gỡ” (SGTT).
- Chuyên gia, nhà kinh tế nói về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (CP). – Đừng nói không có cơ chế, hãy nói làm hay không (VNN).
4.200 người ký tên kiến nghị dừng Thủy điện Đồng Nai 6, 6A (DV).   - Tiếp tục đề nghị dừng 2 dự án thủy điện kỳ lạ (NLĐ). – Thắc thỏm bên dòng Đakrông (NLĐ). - 20.000 ha rừng bị thủy điện “ngốn” (NLĐ).
- Sông Tranh 2: Đã có phương án cho trường hợp xấu nhất(VTC).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Đang xây phương án phòng chống vỡ đập (VNEco). - Thủy điện Sông Tranh 2: An dân là mục tiêu số một(ND). –  Giải quyết thiệt hại cho người dân vùng động đất thủy điện Sông Tranh 2 (CAND).  - Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn (TP).
- Bôxit Tân Rai lại lùi ngày vận hành (TT).
- Lãnh đạo Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kĩ Việt Nam: Ông Hiệu trưởng chưa thật sự tiếp thu (NCT).
-  Gia Lai: Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh tự tử (LĐ).
Điều tra làm rõ vụ “nhận tiền” của ngư dân (TN).  - Cán bộ phường tiếp tay chiếm đoạt tiền (TP).
Cần làm rõ việc mua tháp truyền hình (TT).  - Tháp truyền hình Nam Định đổ sập: Ai phải chịu trách nhiệm? (NLĐ).
-  Ngừng dự án Trung tâm hội nghị Bến Tre (PLTP).
Khánh Hòa: Khởi kiện 40 đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội kéo dài (LĐ).
Ai có quyền ra văn bản “kết luận sai”? (PLTP).
- Nghe ra có lý – ĐIỀU KHÓ HIỂU ĐÃ PHẦN NÀO ĐƯỢC “BẬT MÍ” (Lê Khả Sỹ).
<- Việt Phương: “CUỘC ĐỜI ĐAU QUÁ, LÀM TA MÊ MẢI” (Tễu).
- Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ vấn đề (RFI). Nhà dột từ nóc.
- Hà Nội: Một ‘đảng viên’ kích động chiếm chùa trái phép khiến chư tăng, phật tử hoang mangPhim Phật và Thánh chúng: Hãy chung tay vì đại cuộc! (chùa Phúc Lâm).
- Yahoo! Việt Nam loại bỏ chức năng bình luận vì có “quá nhiều lời bình mang tính chất lạm dụng” (TT).
- Hình như cứ mỗi kỳ họp Quốc hội là đám báo lá cải lại tranh thủ kiếm chác từ các quan “đại gia” muốn mua tín nhiệm vừa tranh thủ câu độc giả: Bố chồng Tăng Thanh Hà và huân chương từ Bộ trưởng Thăng(PNTD).  - Còn đây là một thứ “lá cải” khác: Học Bác để làm giàu cho quê hương (ND). Bác nghe bài này chắc phải đội … lăng đứng dậy?!  - TuanVietnam mà lại phải xài lại một bài vớ vẩn thế này của VOV: - Ai mua diễn văn ra mua!
Thời Báo Hoàn Cầu : Vì sao lương công nhân Trung Quốc thấp? (VHNA).  ”là do lỗi của chế độ chính trị: người lao động TQ chưa thể tác động được tới chính trường. Thế đấy, « Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc » …”
- VŨ HUY QUANG: CÁNH CỬA TỐI ÁM (KỲ 2) (Nhật Tuấn).  - Cựu thủ tướng TQ tái xuất (BBC). – Lãnh đạo ‘thông thái’ của Trung Quốc (BBC).   – Trước Đại hội đảng, Trung Quốc cảnh giác cả với các đồ chơi điện tử (RFI).  – Hoa Kỳ và Trung Quốc sau bầu cử và đại hội (RFA).  - Bị bãi nhiệm vì tiền và gái (TT). “Trong bốn năm qua của nhiệm kỳ quốc hội khóa XI (2008-2013), hơn 50 ông nghị Trung Quốc đã bị bãi nhiệm tư cách đại biểu.”
- Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (2) (NYT/ Thụy My). - David Barboza trả lời câu hỏi bạn đọc về bài phóng sự tài sản Ôn Gia Bảo (NYT). – Ôn Gia Bảo vs. New York Times (Đoàn Hưng Quốc). “Gia đình ông Ôn Gia Bảo dĩ nhiên phủ nhận các chi tiết trong bài báo và doạ sẽ kiện tờ New York Times. Nhưng hoặc là họ chưa hiểu luật chơi trong làng báo Hoa Kỳ, hoặc chỉ doạ xuông để vớt vát chút nào thể diện rồi sau đó nhận chìm xuồng câu chuyện. Vì một chính trị gia khi kiện báo chí Mỹ là đời tư sẽ tiếp tục bị bơi móc công khai và dài dài, nói theo kiểu bình dân là từ thua đến lổ mà chẳng được chút lợi ích gì!” – VỤ 2,7 TỈ ĐÔ CỦA GIA ĐÌNH ÔN GIA BẢO: SỰ LỐ BỊCH CỦA TRUYỀN THÔNG(Tâm sự Y giáo).  - Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng vừa “tái xuất” (TTXVN). - Bài viết về tài sản của Thủ tướng Trung Quốc: Báo Mỹ bám giữ lập… (LĐ). - Cuộc đời chìm nổi của ông Tập Cận Bình (DV).
- Thống nhất 2 miền Triều Tiên “có lợi cho Trung Quốc” (NLĐ). – “Đệ nhất phu nhân” Triều Tiên mang thai? (TT). – Lộ hình ảnh vợ Kim Jong Un ’mang thai 3 tháng’ (PN Today).
- Thượng viện Nga thông qua luật mở rộng tội danh “phản nghịch” (RFI). – Thượng viện Nga thông qua dự luật mưu phản (VOA).
- Ông Rainsy kêu gọi Tổng thống Obama hủy chuyến thăm Campuchia (VOA).
KINH TẾ
Hãy để chúng chết đi! (Trương Duy Nhất). Từ kinh tế lại nghĩ về … đảng!
- Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: “Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu của mình!” (VNEco).  - Xem thêm tin: Hải Phòng: Cán bộ ngân hàng mất tích cùng hàng trăm tỉ đồng (LĐ).  - Lương nhân viên ngân hàng sụt giảm (VnE).
- Tháo “nút thắt” nền kinh tế: Loay hoay tự cứu (NLĐ).
CPI thấp nhưng giá không ngừng tăng (VEF).
- Vi phạm kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi (TT).
- Đi vào nhà ở xã hội để “phá băng” (NLĐ). – Bộ Xây dựng kiến nghị loạt giải pháp “phá băng” bất động sản (TQ). – Măng Đen – Xót xa biệt thự bỏ hoang (QĐND). =>
- Vai trò của sức mua với nền kinh tế (RFA).
Độc quyền vàng miếng: Dân thiệt, SJC được lợi (PLTP). - Hạn chế giữ vàng hay đánh vào tiền tích cóp của dân? (NĐT).  - Quốc hội ‘nóng’ với vàng (TP).  - Đừng động đến… vàng!
Doanh nghiệp “lách” mua cổ phiếu quỹ (VNEco).
Chuyên gia BĐS quốc tế: Đầu tư casino tại VN đầy thách thức! (GDVN).
ADB công bố chiến lược Đối tác quốc gia với Việt Nam (TN).
Đầu tư của Mỹ vào Asean tăng, VN đứng cuối bảng (TT).
Chính sách mới của Campuchia gây bất lợi cho doanh nghiệp VN? (RFA).
Đua tạm trữ: Chỉ DN hưởng lợi! (PLTP).
- Giám sát chặt thương lái Trung Quốc thu mua cá cơm (NLĐ).
- Bắc Kinh coi đa phương là ‘con ngựa thành Troy’ (TVN/ CSIS).
Chrysler: Không chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc (VOA).
- Disney mua bản quyền kinh doanh phim Star Wars (VOA).
- Nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Ấn Độ gặp khó khăn vì lạm phát (VOA).
Chứng khoán Mỹ tăng giảm trái chiều sau bão Sandy (OTC).
Vàng bất ngờ tăng mạnh (Khampha).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hà Văn Thịnh: - Có còn nhiều Nghị Hách, Phó Đoan…? (TVN).
- ĐỖ QUYÊN: 1.000 TRƯỜNG CA VIỆT NAM (Văn chương +).
<- Phan Cung Việt: Tản bút mùa lạnh (Trần Nhương).
- Hoàng Vũ Thuật: BẢN LĨNH CỦA SỰ LỰA CHỌN(Nguyễn Trọng Tạo).  -  NHÀ BÁO LÊ ANH PHONG TRANH LUẬN BẰNG THƠ.
- Nguyễn Ngọc Tiến: Từ đồ Ta đến đồ Tây (Lê Thiếu Nhơn).
- Tác Động Của Thời Trang Nhanh (Sống Magazine).
- Phí tải nhạc: Nhiều kẽ hở gây thất thu (SK&ĐS).
- Sách điện tử – lắm nỗi khó khăn (SGGP).
- Sẽ công bố 1.500 tác phẩm, công trình Văn hoá Văn nghệ dân gian (VH).
- Nỗi niềm nhà dài Tây Nguyên (VH).
- Xuân Quỳnh – Một tình yêu để lại! (SK&ĐS).
Làng bầu sô ca nhạc và những điều không phải ai cũng biết (DV).
Từ live show Bằng Kiều: Nghệ thuật hay món hàng thời thượng (DV).
- Ngạc nhiên ca khúc “ăn khách”: Ca sĩ quay mòng mòng (NLĐ).
Sếp trẻ chơi vui vẻ (TT).
- Khi sao chối bỏ nghệ danh một thời (KP).
- Tranh tường nhà thờ Sistine tròn 500 tuổi (BBC).
Khi tổng cục can thiệp chuyện bếp núc của VFF (LĐ).  - ĐT Việt Nam: Khắc phục nỗi lo bóng bổng bằng cách nào? (Bóng đá).  - Malaysia đến VN với đội hình mạnh (TN).
Thêm cáo buộc động trời với Armstrong (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Phải phân luồng học sinh phổ thông: Tìm cách làm phù hợp (TN).  - Cho trúng tuyển dưới điểm sàn: Hy vọng cho trường ngoài công lập(DT).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Có việc đẩy các “thầy già” vào thế khó? (LĐ). - Cú sốc với gần trăm nhà khoa học? (TP).  - “Thầy già” xếp sau “thầy trẻ” (TT). - Đại học Bách khoa Hà Nội không dồn các “thầy già” vào thế khó (SGGP). – ĐH Bách khoa Hà Nội phản pháo vụ làm khó “thầy già” (NLĐ). GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội => 
Quảng Nam tạm dừng dạy thêm học thêm (TT).
TP.HCM: Một HS đánh giáo viên chủ nhiệm chảy máu đầu (PNTP).
Kỷ luật học sinh bằng phạt tiền (PLTP).
- Ai tư vấn – Tư vấn cho ai? (Petrotimes).
- 75.000 đồng và bức thư cảm động của bé 10 tuổi (Infonet).
- Lớp học cho trẻ em nghèo (SGGP).
- TP.HCM: Tuyển 100 giáo viên Philippines dạy tiếng Anh (CATP).
- Nữ tiến sĩ- xin đàn ông đừng e dè và “kỳ thị” chúng tôi (Hai Lúa).
AIT thuyết phục chính phủ Thái Lan công nhận bằng cấp (TN).
‘Giấc mơ Mỹ’ không có lỗi (VNN).
Mỹ xem lại tài khoản trên Zing vì lo ngại bản quyền (TTXVN).
- Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển tại lưu vực sông Mê Kông (RFI). – Cuộc chiến chống sốt rét ở Đông Nam Á đối mặt với thách thức mới (VOA).
- Một kinh nghiệm của người bị bệnh ung thư (Bảo Mai).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Siêu bão Sandy gây thiệt hại nặng nề (VTV).  - Nhà tình thương ở Hải Phòng tan tành sau bão số 8 (DV).
‘Chúng tôi sẽ tìm kiếm thuyền viên đến hy vọng cuối cùng’ (VnE).  - Tàu Saigon Queen chìm: Ba ngày nữa, 18 thủy thủ sống sót cập bờ (TP).
Gần 500 tỉ đồng xây bệnh viện sản nhi (TT).  - Kiên Giang: 2 bệnh viện phải khắc phục ô nhiễm (TT).  - Khánh Hòa: Kiểm điểm trách nhiệm bác sỹ cắt nhầm bàng quang bệnh nhi (VOV).
- Vĩnh Long: - Xuất hiện vết nứt mới trên đê bao bị vỡ (DT).
- Dung dịch trong áo ngực xuất xứ Trung Quốc: Không phải silicon dùng trong y tế (TP). - Quảng Ngãi, Phú Yên thu giữ nhiều áo ngực có vật lạ (NLĐ). – ‘Áo ngực Trung Quốc chứa dung dịch lạ đã bán từ lâu (VNE). – Video: Áo ngực chứa “chất lạ” (VTV).  – Thời sự trong ngày: Ra quân kiểm tra áo ngực (VNN).  - Xuất hiện áo ngực “sản xuất tại Việt Nam” chứa chất lạ (TN).
Dầu diesel kém chất lượng bị nghi gây cháy xe (TN).
- Xe khách chất lượng cao vận chuyển gia cầm trái phép (TN).  - Nhập lậu gia cầm kèm… dịch bệnh (TT).
- Công nghệ sản xuất cơm cháy chà bông “siêu bẩn” (NĐT).
- Nữ công nhân Bỏ con vào túi ni lông cột chặt, vứt thùng rác (NLĐ).
-  Tiếng kêu thảm từ trong tổ ấm: Vượt qua cái chết (VNN).
<- Hành trình tìm cha Việt của một cô gái Đức (VOV).
- Đã bắt hết toàn bộ cá sấu sổng chuồng (TT).
- Ngập ngụa trên tuyến đường vành đai TP.HCM (VNN).
- Đắk Lắk: Giây phút kinh hoàng bị voi rừng tấn công (VNN).
Án tử với một người TQ vận chuyển 10kg ma túy (TT).
- Tử hình người Philippines buôn ma túy (BBC).  – Sản xuất thuốc phiện tại Miến Ðiện tăng sang năm thứ 6 liên tiếp (VOA).  – Diện tích trồng cây thuốc phiện ở Đông Nam Á tăng gấp đôi (RFI).
- Mỹ dần ổn định sau bão Sandy (BBC).  – Thành phố New York đang cố phục hồi sau bão Sandy (VOA). - Tan hoang bờ đông nước Mỹ (TT).
- Chìm thuyền, 130 người Rohingya mất tích (NLĐ).
- Vụ bê bối tình dục Jimmy Savile : BBC lúng túng trong tâm bão (RFI).
- Trung Quốc được khuyến cáo chấm dứt chính sách một con (VOA).
QUỐC TẾ
- Xy-ri tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ hủy hoại thỏa thuận ngừng bắn (QĐND). – Những hình ảnh đau thương từ Syria (Petrotimes). – Ngoại trưởng Trung Quốc gặp Đặc phái viên LHQ về Syria (VOV). – Trung Quốc công bố gói đề xuất bốn điểm về Syria (TTXVN). – Đặc sứ Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc phải “tích cực” trên hồ sơ Syria (RFI). – Ðặc sứ Brahimi vận động Trung Quốc ủng hộ một giải pháp cho Syria (VOA). - Trung Quốc ủng hộ giải pháp ngoại giao về Syria (VOV).
- Bão Sandy gây xáo trộn lịch trình vận động tranh cử tổng thống Mỹ (RFI). – Tổng thống Obama đi thị sát thiệt hại bão ở bang New Jersey (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích cuộc bầu cử quốc hội Ukraina (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sự ủng hộ đối với độc lập Kosovo (VOA). =>
- Taliban được phép tranh cử tổng thống tại Afghanistan (TN).
- Những vụ nổ bí ẩn ở Al-Yarmouk (NLĐ).
- Nghi vấn quanh cái chết nhà lãnh đạo Arafat sắp sáng tỏ (TQ).
Trung Quốc thử thành công máy bay tàng hình thế hệ 5 (VTC).
* VTV1:+ Chào buổi sáng – 31/10/2012; + Áo ngực chứa “chất lạ”; + Siêu bão Sandy gây thiệt hại nặng nề; + Tài chính kinh doanh sáng – 31/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 31/10/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 30/10/2012; + Thế giới góc nhìn – 30/10/2012; + Cuộc sống thường ngày – 31/10/2012; + Thời sự 19h – 31/10/2012.


1336. Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng TW, hay chỉ là một “anh bưu tá” non việc?

Võ Văn Tạo
 Vụ ăn chặn hy hữu
Được Đội Liên ngành bảo kê, phu trầm xới tung rừng Gộp Ngà
Vụ Đội Kiểm tra liên ngành huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) ăn chặn kỳ nam do người dân đào trúng ở rừng phòng hộ Gộp Ngà tối 26-9-2012 được hàng chục tờ báo (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Lao Động, Pháp luật TP HCM, Người Lao Động, Cựu Chiến Binh, Dân Trí….) đăng tải nhiều kỳ. Những ai biết câu chuyện khuất tất này đều cho rằng đây là vụ tham nhũng (nếu không nói là ăn cướp) tập thể trắng trợn và cố ý làm trái hy hữu đến khó tin.
Theo điều tra của báo chí, cuối tháng 9-2012, xuất hiện tin đồn một nhóm phu trầm Quảng Nam trúng kỳ nam ở rừng Gộp Ngà tới 50 tỷ đồng. Lập tức hàng ngàn người dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận rùng rùng kéo đến Khánh Sơn, khấp khởi cơ may đổi đời.

Trước cơn lốc trầm, kỳ nguy cơ tàn phá rừng phòng hộ, gây phức tạp anh ninh trật tự địa bàn, UBND huyện Khánh Sơn   lập Đội Kiểm tra liên ngành (gồm công an huyện, huyện đội, hạt kiểm lâm huyện, BQL rừng phòng hộ…) – có nhiệm vụ vận động, ngăn chặn, đẩy đuổi phu trầm khỏi địa bàn.
Trớ trêu thay, không những không thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ chủ chốt của Đội Liên ngành lại cả gan móc nối với các ông bầu trầm, kỳ, bảo kê họ đưa quân lên núi đào kiếm trầm, kỳ, với thỏa thuận “cưa đôi” (50-50), nếu đào trúng trầm, kỳ! Tối 26-9, phu trầm đào trúng mẩu kỳ nam đầu tiên, cả khu rừng Gộp Ngà lập tức  nháo nhác. Một trung úy công an trong Đội Liên ngành nổ súng chỉ thiên, tịch thu khúc kỳ nam vừa đào được.
Tối hôm đó, phu trầm đào được cả thảy 4 khúc kỳ nam (tổng trọng lượng khoảng 1,4-1,5kg), đều nộp hết cho Đội Liên ngành. Hai ngày sau, hơn 300 phu trầm rời rừng Gộp Ngà trở về thị trấn Tô Hạp (huyện lỵ Khánh Sơn) để nhận tiền bán kỳ nam được chia như thỏa thuận. Phía Đội Liên ngành yêu cầu họ cứ trật tự ra về, sẽ được chia sau. Ngày 3-10, các ông bầu được nhắn tin, có 279 phu trầm được công nhận chia tiền, tổng số tiền là 100 triệu đồng. Biết bị ăn cướp trắng trợn, nhiều ông bầu lập tức có đơn tố cáo, gửi các cơ quan chức năng huyện, tỉnh và báo chí. Theo họ, kỳ nam giá tới 9-10 tỷ đồng/kg!
Danh sách “mật”
Vụ “lùm xùm” vỡ lở, Quân khu V yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác minh vụ việc và số cán bộ, chiến sĩ Huyện đội Khánh Sơn dính líu. Lập tức, 11 cán bộ huyện đội (4 cấp tá, 5 cấp úy và 2 hạ sĩ quan) nộp lại tiền được chia, tổng số 220 triệu đồng. Được biết, lực lượng quân đội chỉ được bố trí vòng ngoài. Các cán bộ huyện đội dính líu đều nói họ được phu trầm “bồi dưỡng”, không phải ăn chặn(!). Công an tỉnh cũng vào cuộc rất sớm, nhưng mãi đến nay, lãnh đạo công an tỉnh vẫn từ chối cung cấp thông tin cho báo chí về nội dung vụ việc cũng như danh tính các cán bộ công an huyện dính líu. Về phía huyện, UBND huyện ra tối hậu thư, chậm nhất ngày 17-10, công an huyện phải có văn bản báo cáo. Tuy nhiên, báo cáo của công an huyện lại tùy tiện đóng dấu “mật”(!). Theo nguồn tin riêng của báo chí, 4 cán bộ công an huyện đã nộp lại 1,2 tỷ đồng.
“Phiếu chuyển”
Liên quan vụ “lùm xùm” hy hữu này, mãi đến 25-10-2012, Văn phòng Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương mới có cái gọi là “phiếu chuyển” (số 54/PC-VPBCĐ) gửi Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng tỉnh Khánh Hòa, toàn văn như sau:
Từ ngày 13-10-2012, các báo điện tử “Tiền phong”, “Dân trí” và một số tờ báo khác đã đăng một loạt bài về việc Chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa thành lập Đội Kiểm tra liên ngành gồm Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện, hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ và một số phòng chức năng thuộc UBND huyện để ngăn chặn, vận động người dân không tham gia đào bới tìm trầm tại khu rừng Gộp Ngà, huyện Khánh Sơn. Tuy nhiên, Đội lại móc nối để bảo kê cho những người tìm trầm với công thức ăn chia là “cưa đôi” (nếu tìm được trầm, những người đào bới được chia 50%, Đội Liên ngành được chia 50%).
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xin chuyển nội dung các bài báo trên đến Ban Chỉ đạo tỉnh Khánh Hòa về phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật./.
Trân trọng!
“Phiếu chuyển” không hề có nội dung nào “chỉ đạo” cách thức xử lý vụ này như tên gọi “Ban Chỉ đạo”. Cũng không có nội dung yêu cầu xác minh, xử lý, hạn mốc báo cáo kết quả lên Ban Chỉ đạo Trung ương như thông lệ ở các văn bản của các cơ quan khác như Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ…
“Phiếu chuyển” của Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương
“Anh bưu tá” non việc
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đơn giản chỉ thực hiện chức năng của “anh bưu tá”: chuyển báo chí, không hơn!
Không hơn, nhưng còn kém “anh bưu tá”! Khi công văn này đến Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Khánh Hòa vào chiều 29-10, trả lời báo chí, ông Trần Khác Hà – Phó trưởng ban thường trực cho biết, trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh (kiêm Trưởng Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng tỉnh) đã chỉ đạo giám đốc công an tỉnh xử lý vụ việc. Như vậy, một cách chậm trễ quá đáng, “anh bưu tá” – Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương đã lặp lại việc “đưa thư” (qua báo chí, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã biết vụ việc từ đầu tháng 10-2012, chẳng phải đợi đến 29-10-2012, Ban Chỉ đạo Trung ương có “phiếu chuyển” mới biết).
Có quá lời không, khi gọi Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương là “anh bưu tá non việc”?
Ai cũng nói tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở thành quốc nạn. Là cơ quan chuyên trách được lập ra để chống tham nhũng, ở vị trí cao nhất (Trung ương), Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng Trung ương làm việc kiểu ấy, chẳng trách tham nhũng  ngày càng… “phây phây”?
Từ trước đến nay, đố ai thấy vụ tham nhũng đình đám nào do hệ thống Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng từ Trung ương đến các tỉnh phát hiện và xử lý. Thấy? Chết liền!
V.V.T.

Mời xem thêm:  -  Nghe đồn trúng trầm 50 tỉ, hàng ngàn người băm nát rừng(NLĐ, 23/9/2012),  - Bảo kê, ăn chặn tiền trúng kỳ nam  (TP), - Vụ tịch thu trầm kỳ nam: Cán bộ nộp lại trên 1 tỷ đồng(DV, 11/10/2012),  - Nộp lại hơn 1 tỷ đồng tiền “ăn chặn” người trúng kỳ nam (DT, 13/10/2012),  - ‘Nghi án’ cán bộ chiếm đoạt trầm kỳ giá nhiều tỷ đồng (VNE, 14/10/2012).

1337. OBAMA CÓ TRỞ THÀNH REAGAN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 30/10/2012

(Newsweek, tháng 10/2012)
Khi mùa Thu trở nên khô lạnh hơn, một nhiệm kỳ thứ hai đối với Barack Obama trở nên có nhiều khả năng hơn. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi: các cuộc tranh luận, vấn đề Trung Đông, và số người thất nghiệp vẫn có thể làm nổ tung cuộc chạy đua. Người ta nhớ lại, vào thời điểm này năm 2004, George Bush đã sắp chứng kiến sự thu hẹp khoảng cách dẫn đầu gần 8 điểm đối với một người trong tâm trạng bồn chồn lo lắng vào Ngày Bầu cử. Nhưng một điều mà cho đến nay, theo quan điểm của tác giả bài viết này, đã bị đánh giá thấp là tác động tiềm tàng của một thắng lợi vững chắc của Obama, và có thể việc Đảng Dân chủ giữ lại được Thượng viện và sự tiến bộ nào đó ở Hạ viện. Lúc này đây là một kết quả có vẻ hợp lý một cách hoàn hảo. Đây còn là một thời khắc biến chuyển trong các hoạt động chính trị hiện đại của Mỹ.
Nói một cách thẳng thắn, nếu Obama giành thắng lợi, ông sẽ trở thành Reagan của Đảng Dân chủ. Câu chuyện này tự nó viết tiếp. Ông sẽ nổi lên như một nhân vật thần thánh vật lộn qua cuộc suy thoái và một thế giới bị khủng bố, định hình lại nền kinh tế bên trong nó, thông qua chương trình chăm sóc sức khỏe phổ cập, tiêu diệt, đội ngũ của Al- Qaeda, chỉ đạo cuộc cách mạng đòi quyền công dân, và sau đó thưởng thức những thành quả của sự phục hồi. Chắc chắn, sự phục hồi của Obama có thể không có được cùng sự mạnh mẽ đã gắn kết với Reagan – người được hưởng lợi từ việc cắt giảm một lần trong một thế kỷ tỉ lệ thuế thu nhập cao nhất (từ 70%, lần đầu, xuống còn 50%, và sau đó xuống còn 28%) cũng như sự tăng vọt của chi phí quốc phòng vào một thời điểm khi khoản nợ quốc gia chưa phải là một gánh nặng. Nhưng khả năng của Obama để có được địa vị của Reagan là có thực. Đúng, Bill Clintơn đã giành được hai nhiệm kỳ và là một chính trị gia sáng giá nhất không trừ một ai, như ông đã thể hiện ở thành phố Chartotte trong một bài phát biểu hay nhất của cả hai đại hội đảng bầu chọn ứng cử viên tổng thống. Nhưng cuộc khủng hoảng mà Obama phải đối mặt trong ngày đầu của ông – giống như cuộc khủng hoảng mà Reagan phải đối mặt – trầm trọng hơn nhiều so với bất cứ cái gì mà Clintơn đã đối mặt, và do đó sự đảo lộn trong tương lai là lớn hơn nhiều. Và không giống như sự ứng biến tay ba liên tiếp của Clinton, Obama đã và đang chơi một ván bài chiến lược, lâu dài ngay từ đầu – một ván bài lâu dài sẽ chỉ đem lại kết quả thực sự nếu ông có trọn vẹn 8 năm để chơi nó đến cùng. Ván bài đó không chỉ làm thay đổi nước Mỹ. Nó có thể còn đưa phe đối lập với ông Đảng Cộng hòa (GOP), trở lại phái giữa, đúng như Reagan đã đưa Đảng Dân chủ rời khỏi phái cực tả một cách không phai mờ.
Tất nhiên, nhìn lại, sự so sánh giữa Obama và Reagan dường như là lố bịch thậm chí là báng bổ. Trước hết, có cơ hội để Reagan tái cử, giành thắng lợi ở 49 bang vào năm 1984 – điều mà Obama, trong thời kỳ phân cực hơn nhiều, không thể hy vọng lặp lại. Điều cơ bản hơn là câu chuyện thần thoại về Reagan với tư cách là một người có tư tưởng bảo thủ không do dự đã khích lệ cánh hữu và làm nản chí cánh tả. Nhưng thực tế về Reagan, đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu của ông, là khác hẳn. Trên cương vị của mình, ông là một người thực dụng trung hữu đã rất chật vật trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, thay đổi chính mình bằng cách cắt giảm thuế vài lần, dựa dẫm một cách không dễ dàng vào các đảng viên Đảng Dân chủ ở phía Nam, xâm lược Libăng, làm thiệt mạng 265 quân nhân Mỹ, và sau đó rút lui, và tái tranh cử với một chỉ số thảm hại về thất nghiệp và lạm phát ở mức 11,5%. (Obama đang tranh cử nhiệm kỳ hai với một chỉ số thảm hại là 9,8%), Reagan cũng bị chỉ trích mạnh mẽ từ cánh hữu của ông, cũng như Obama bị chỉ trích từ cánh tả của mình. Một trích đoạn kinh điển vào đầu năm 1983 từ tờ Miami Herald: “Những người bảo thủ có thể không ủng hộ Tổng thống Reagan tái cử năm 1984 trừ phi ông thay đổi hoàn toàn cái mà họ gọi là ‘gần như một cuộc đổ xô sang cánh tả’ ở Nhà Trắng”. Phe Cộng hòa của Reagan mất 26 ghế năm 1982, giảm 13% so với số ghế năm trước đó của họ. Cùng năm đó, tỉ lệ ủng hộ Reagan giảm xuống còn 35% – thấp hơn vài điểm trong nhiệm kỳ đầu của ông so với mức điểm mà Obama đã từng đạt được, Nếu người ta so sánh cuộc thăm dò ý kiến của tổ chức Gallup về tỉ lệ ủng hộ tổng thống, người ta cũng nhận thấy một điều thú vị: tỉ lệ ủng hộ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama – các mức cao nhất và thấp nhất – giống với tỉ lệ ủng hộ của Reagan hơn bất cứ tổng thống nào khác gần đâỵ; chỉ có là mức thấp của Obama đã cao hơn và mức cao của ông đã thấp hơn. Reagan đã chật vật. Vào lúc ông tái cử năm 1984, ông đã được cổ vũ bởi sự tái sinh tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát – nhưng chính trong nhiệm kỳ hai của mình ông đã trở thành thần tượng mà ông vẫn giữ được cho đến nay.
Chính sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế, sự sụp đổ của Liên Xô, và các cuộc cải cách thuế và nhập cư năm 1986 đã đưa Reagan lên tầng cao nhất của các tổng thống tạo biến đổi. Và sự thay đổi này lâu dài như bất cứ sự thay đổi nào có thể trong các hoạt động chính trị. Thuế suất ở Mỹ, ngay dù các kế hoạch của Obama tăng mức thuế cao nhất có trở thành hiện thực – vẫn ở trong mức của Reagan. Bản thân Clinton đã phê chuẩn kỷ nguyên thuế thấp mới. Obama còn cắt giảm thuế thêm nữa trong việc kích thích kinh tế (không được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện). Trong khi đó, cuộc cải cách nhập cư của Reagan đã làm thay đổi cơ cấu sắc tộc và thành phần cử tri của Mỹ trong nhiều thế hệ. Di sản đầy đủ hơn của Reagan đồng hành với sự sụp đổ của đế chế Xô viết ở Đông và Trung Âu dưới thời người kế nhiệm ông, George H.W. Bush. Tất nhiên, Reagan không phải một mình đạt được tất cả những điều đó. Nhưng ông là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama xem ra rất tương tự hai thắng lợi lớn ban đầu, chương trình kích thích kinh tế và chăm sóc sức khỏe phổ cập, mà đã trở thành một sự bất lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Sự đổ vỡ giữa nhiệm kỳ của Obama còn tồi tệ hơn của Reagan, và phe đối lập của ông ít thỏa hiệp hơn nhiều, Reagan giành được 48 phiếu tại Hạ viện của đảng Dân chủ và 37 phiếu tại Thượng viện của Đảng Dân chủ về chính sách có chữ ký đầu tiên của ông, cắt giảm thuế, Obama lần lượt giành được 0 và 3 phiếu của Đảng Cộng hòa, về chương trình kích thích kinh tế trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Đó là những kết quả của sự phân cực. Tuy nhiên, chính quyền vẫn tiếp tục công việc của mình từ năm 2010, và số lượng thành tích là đáng kể: gần như loại bỏ được Al Qeada, các cuộc cách mạng dân chủ ở thế giới Arập, điều George Bush có thể chỉ nằm mơ, điều chỉnh lại Phố Uôn sau sự sụp đổ năm 2008, đầu tư mang tính kích thích kinh tế vào cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch, các chuẩn mực nhiên liệu – khí thải mới có tác động mạnh cùng với một mức kỷ lục về việc không phụ thuộc vào dầu lửa nước ngoài, và quan trọng nhất, cải cách y tế. Hiện giờ hãy chờ xem những gì mà nhiệm kỳ thứ hai của Obama có -thể làm đối với tất cả những thành quả đó. Trước hết, điều đó có nghĩa là chương trình chăm sóc sức khỏe phổ cập ở Mỹ – những sự trợ cấp của chính phủ cho người dân để họ có khả năng mua bao hiểm tư nhân và cấm từ chối bảo hiểm cho những người có sẵn bệnh từ trước – trở nên không thể đảo ngược được. Đúng là nhiều chi tiết của luật này sẽ được lợi nhờ cải cách, thử nghiệm, và điều chỉnh – đặc biệt nếu phe Cộng hòa giúp đỡ thực hiện những việc đó. Nhưng đây vẫn là sự thay đổi lớn nhất về việc chăm sóc sức khỏe của Mỹ từ khi thông qua chương trình Medicare năm 1965.
Một thắng lợi của Obama cũng sẽ giải quyết cuộc đấu tranh kéo dài 3 thập kỷ giữa thuế và chi tiêu do Rsagan khởi xướng và được tăng cường bởi sự chi tiêu điên cuồng dưới thời George W. Bush và sự giảm sút thu nhập trong cuộc đại suy thoái. Vào ngày 31/12 năm nay, một thỏa thuận phải đạt được hoặc một hình thức thô thiển nhất về những cắt giảm chi tiêu của chính phủ – giảm tạm thời chi phí cho quốc phòng và chương trình phúc lợi – sẽ sẽ mở màn cùng với sự kết thúc của chương trình cắt giảm thuế của Bush. Quan điểm trước đây của Obama là ủng hộ công thức cắt giảm chi phí trên tăng thuế với tỉ lệ là khoảng 2,5 trên 1, cùng với việc áp dụng trở lại tỉ lệ tăng thuế của kỷ nguyên Clintơn đối với những người rất giàu. Ông cũng mở ra cuộc cải cách thuế như là một biện pháp để tăng thu nhập trong khi giảm thiểu những gia tăng tỉ lệ thuế, như ủy ban Simpson-Bowles của ông khuyển cáo (sau khi bị Paul Ryan phá rối). Cho đến nay, GOP đã không chịu ngay cả thỏa thuận với tỉ lệ 10 trên 1 với việc không tăng thu nhập gì cả. Nếu Obama giành thắng lợi trong cuộc bầu cừ này một cách thuận lợi, thì GOP đương nhiên sẽ rất khó tỏ ra không khoan nhượng như vậy về thu nhập và cho phép cả cắt giảm rất nhiều chi phí quốc phòng lẫn gia tăng thuế đối với mọi người một cách tự động. Phe Cộng hòa sẽ phải thỏa thuận – đặc biệt nếu nhà chiến lược hàng đầu gây trở ngại của họ, Paul Ryan, thất bại trong cuộc bầu cử toàn quốc.
Hay có thể họ sẽ không. Lụôn có khả năng rằng phe Cộng hòa sẽ không thay đổi; rằng cho dù họ mất ghế vào tháng 11 này, số thành viên còn lại thậm chí sẽ còn không khoan nhượng hơn, và xuất phát từ những chiếc ghế an toàn hơn. Nhưng có nhiều khả năng hơn là một mất mát lớn thứ hai đối với một người mà họ đã nhạo báng là không ai sẽ để tâm. Và mối đe dọa đối với Lầu Năm Góc có thể khích động họ. Một lần nữa, ván bài kéo dài của Obama được nhằm cho thời khắc tạo đỉnh cao này. Khi điều đã trở nên rõ ràng vào mùa Hè năm ngoái là không thể có một cuộc mặc cả lớn, Obama đã có một thỏa thuận mà sẽ đặt Lầu Năm Góc, kỷ nguyên thuế của Bush, và các chương trình phúc lợi phổ biến đồng thời “lên thớt” sau cuộc bầu cử, một sự kết hợp mang tên Taxmageddon (một thuật ngữ đề cập đến thời hạn ngày 31/12/2012 là lúc thực hiện giảm chi tiêu chính phủ và kết thúc phần lớn chương trình cắt giảm thuế chủ yếu được ban hành dưới thời Bush và được Obama gia hạn, điều đó có nghĩa là tăng thuế đối với tất cả mọi người), rất có thể đưa nền kinh tế Mỹ trở lại suy thoái. Romney hiện nói rằng ông lấy làm tiếc về thỏa thuận đó. Ông này đã đúng. Nó mang lại cho Obama được tái cử một đòn bấy tối đa trong một giai đoạn khi một quyết định quan trọng thực sự được đưa ra. Nếu GOP không chịu thay đổi, thì họ sẽ mất hai trong số những chính sách quý giá nhất của họ: chi phí quốc phòng lớn và di sản thuế của Bush. Và họ có thể bị đổ lỗi gây phương hại cho nền kinh tế do điều đó. Ở một chừng mực nào đó, nhiệm kỳ hai của Obama có thể được xác định rõ về mặt tài chính bởi hai tháng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ nhất của ông.
Nếu một cuộc mặc cả lớn bị hai bên né tránh, vẫn có một lối thoát dành cho Obama: một cuộc cải cách thuế theo kiểu năm 1986 cùng với đường lối lưỡng đảng. Obama muốn điều đó; Rayan cũng muốn điều đó. Sẽ có những khác biệt về trọng tâm, tất nhiên – và, dù gì đi nữa, tác giả bài viết này ủng hộ việc xem xét triệt để đến mức có thể, không chỉ đơn giản là làm cho luật thuế dễ hiểu đối với tất cả mọi người, mà còn thúc đẩy chống lại vô số những người vận động hành lang có ý phá hoại được trả một khoản tiền để chơi khăm nó. Cuộc cải cách thuế cũng sẽ tạo ra cách để tăng thu nhập mà không phải tăng thuế, có lợi cho cả hai đảng lẫn nền kinh tế. Obama cần khôn ngoan nhằm vào vấn đề này – đúng như Reagan đã làm.
Tiếp theo có cuộc cải cách nhập cư, một mục tiêu ưu tiên rõ ràng đối với Đảng Dân chủ và Obama. Nếu tổng thống tái đắc cử, điều đó sẽ một phần là vì ông giành được đa số lớn trong bộ phận cử tri đang gia tăng nhanh nhất: Người Mỹ gốc Mỹ Latinh. Nếu đủ số người Cộng hòa nhận thấy rằng tương lai của họ với tư cách là một đảng dựa vào việc chìa tay ra với khu vực cử tri đó, thì có một cơ hội mà cuộc cải cách thực sự có thể được quốc hội thông qua. Dưới thời Obama, số ngoại kiều bất hợp pháp bị trục xuất tăng gấp đôi so với số người bị trục xuất dưới thời người tiền nhiệm của ông; và số mật vụ biên giới ở mức cao kỷ lục. Cả hai việc này mang lại cho ông sự tín nhiệm của phe bảo thủ về vấn đề này, nếu chỉ là đề cánh hữu thừa nhận điều đó. Có một thỏa thuận sẽ được đưa ra ở đây – một thỏa thuận mà Karl Rove (nhà cố vấn cao cấp Mỹ) và Jeb Bush (nhà chính trị Mỹ, em trai cựu Tổng thống George W Bush) sẽ ủng hộ – và chính là thỏa thuận mà George W. Bush đã nỗ lực đưa ra. Một Obama tái đắc cử và biết tận dụng khả năng có thể làm được điều đó – và trở thành một thần tượng của người Mỹ gốc Mỹ Latinh chỉ qua một đêm.
Về chính sách đối ngoại, điều mà các tổng thống thường chú trọng trong nhiệm kỳ thứ hai của họ, Obama có ít thách thức an ninh hơn nhiều so với Reagan, đương đầu với một cường quốc hạt nhân toàn cầu có khả năng xóa sạch hoàn toàn nước Mỹ nếu nó muốn. Lo ngại chủ yếu của Obama là kiềm chế những tham vọng hạt nhân của một nước (Iran) đang thiếu một quả bom hạt nhân và với một Nhà lãnh đạo Tối cao đã công khai khẳng định rằng một vụ nổ hạt nhân sẽ là một tội lỗi lớn, Obama đã áp đặt các biện pháp trùng phạt gây tê liệt đối với Iran, điều đang đánh mạnh vào chế độ này, hạn chế nghiêm trọng khả năng của nước này bán dầu lửa trên các thị trường thế giới, Đồng tiền của nước này đã sụp đổ và lạm phát đang tăng vọt. Đồng minh chính trong khu vực của họ, Xyri, đang ở trong tình trạng nội chiến. Chúng ta đã nhận thấy rằng chế độ này có tính hợp pháp đang trở nên mong manh với nhiều người Iran, đặc biệt trong thế hệ thanh niên đông đảo.
Cho đến nay, phản ứng của Obama giống như của Reagan: cung cấp các hệ thống phòng thủ quân sự chưa từng thấy cho Ixraen, khai thác tốt nhất công nghệ chống Iran, áp dụng các biện pháp trừng phạt gây tê liệt, và tuy thế sẵn sàng, như Reagan đã làm, xử trí những dấu hiệu đầu tiên về sự đúng mực từ Têhêran. Obama có thể tìm được một Gorbachev của Iran hay không? Không chắc. Nhưng cũng không ai cho rằng Liên Xô sụp đổ khi Reagan bước vào cuộc vận động tranh cử thứ hai của mình, và đã không diễn ra một cuộc nổi loạn của dân chúng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, như Iran đã làm trong nhiệm kỳ của Obama. Và tuy nhiên, bằng cách cô lập, kiên trì, thống nhất liên minh, và sau đó là sự thỏa hiệp, điều không thể tưởng tượng nổi đã diễn ra. Tác giả bài viết này không thể nói rằng mình là người lạc quan – nhưng ai đã thấy được sự sụp đổ của Bức tường Béclin vào tháng10/1984? Điều mà tác giả bài viết này miêu tả ở đây là một khả năng tiềm tàng, chứ không phải là một sự dự đoán. Nhưng hình dung một tổng thống hai nhiệm kỳ đã ngăn chặn được một cuộc Đại Suy thoái thứ hai, tiêu diệt được Bin Laden, loại trừ Al Qaeda, cải cách chính sách nhập cư, chấm dứt hai cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan, đạt được một thỏa thuận giữa hai đảng về thuế và chi tiêu, và có thể – chỉ là có thể – điều khiển các cuộc cách mạng dân chủ trong thế giới Arập với kỹ năng mà Tổng thống Bush cha đã chứng tỏ khi các nền dân chủ mới đang nổi lên ở Đông Âu. Phần lớn nền tảng cho vấn đề này đã được đặt rồi: cuộc cải cách y tế và quy chế Phố Uôn chỉ cần thời gian để được thực thi đầy đủ. Các cuộc cách mạng Arập đang ở trong giai đoạn đầu hình thành. Sự tăng trưởng kinh tế mà sẽ chỉ gia tăng nhanh nếu tránh được Taxmageddon sẽ góp phần làm cho Obama được lòng dân theo cách thức mà nó đã tạo ra với Reagan. Khả năng để giành một kết quả to lớn nếu Obama tái đắc cử – từ khoản nợ tới vấn đề Iran đến phong trào thánh chiến Jihad cho đến vấn đề nhập cư – là rất lớn.
Chướng ngại vật chủ yếu vẫn là Đảng Cộng hòa hiện nay, nếu GOP phản ứng trước một thất bại bằng cách thậm chí ngả nhiều hơn về cánh hữu, Obama sẽ có thể không sánh được với nhũng thành tích của Reagan. Ông cần thuyết phục đủ số người của phe Cộng hòa ở Hạ viện và Thượng viện rằng việc họ từ chối thỏa hiệp về thu nhập từ thuế một phần giải thích lý do tại sao họ thất bại, rằng việc phản đối cải cách nhập cư có thể khiến họ thất bại mãi mãi, và rằng cuộc cải cách thuế có thể là một sự nghiệp chung và được lòng dân của hai đảng. GOP đã thanh lọc những người ôn hòa của mình nhiều đến mức đây có thể là một việc khó khăn. Nhưng khi họ đã cảm nhận được cách mà các làn gió chính trị đang thổi, một số ứng cử viên Cộng hòa đã nhận thấy rằng một lời hứa thỏa hiệp đang giúp họ trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Khi Richard Mourdock, người được phong trào Đảng Trà ưa thích, người đánh bật Richard Lugar trong một cuộc bầu cử sơ bộ, nói rằng ông sẽ “làm việc với bất cứ ai” một khi ông đắc cử, người ta biết rằng thủy triều có thể đang thay đổi. Ngay cả nhà lãnh đạo phe Đảng Trà thuộc thượng viện, Jim DeMint, cũng nói rằng nếu Obama đắc cử, GOP sẽ phải có sự rút lui nào đó về vấn đề thuế: “Chúng ta sẽ không cứu vãn được vấn đề về chi phí quốc phòng trừ phi chúng ta thuận theo những ý muốn của Tổng thống về việc tăng thuế”. Chúng ta không thể biết điều gì sẽ diễn ra, nhưng ở đâu đó trong GOP vẫn phải có một bản năng còn lại thích đóng một vai trò trong một giải pháp tăng cường vấn đề này vì lợi ích đảng phái – đặc biệt với một tổng thống mà một lần nữa họ không thể đánh bại. Nhưng nỗ lực cuối cùng của trách nhiệm dân sự sẽ có khả năng nhất hồi sinh chỉ nếu GOP hiện nay dứt khoát thất bại vào tháng 11 tới. Sự thất bại là điều duy nhất mà những người cuồng tín hiểu được. Và thất bại là điều gì đó mà những người ôn hòa Cộng hòa còn lại có thể xây dựng dựa vào đó. Nếu bạn là người của Đảng Cộng hòa muốn thấy đảng của mình trở lại phái giữa, thì việc bầu lại cho Obama là điều có hiệu quả duy nhất mà bạn có thể làm. Hãy xem sự thành công của Reagan có tác dụng gì đối với người Đảng Dân chủ: nó mang lại cho chúng ta Bill Clinton theo đường lối ôn hòa. Một tổng thống ôn hòa thuộc Đảng Cộng hòa ôn hòa trong tương lai chưa hiện hữu ở đâu đó – nhưng việc bầu Romney-Ryan sẽ làm cho sự xuất hiện của ông ta hay bà ta còn trở nên mờ nhạt hơn nữa.
Tác giả bài viết này cho rằng có lẽ mình đang nằm mơ. Không nghi ngờ gì nữa, hy vọng của tác giả sẽ bị chế nhạo là một sự tưởng tượng khờ dại, tự do trên phương tiện truyền thông lớn nữa. Nhưng tác giả bài viết này đã đeo biểu tượng Reagan 1980 ở trường trung học cũng vì cùng lý do mà tác giả đã mặc áo phông in hình Obama năm 2008 – không phải vì các hoạt động chính trị của họ đều giống nhau, mà vì họ đều đúng về những thách thức khác nhau mà mỗi người phải đối mặt, và cả hai đều mơ ước lớn hơn các đối thủ của mình vào các thời kỳ khủng hoảng thực sự.
Niềm hy vọng mà nhiều người ủng hộ Obama cảm nhận được 4 năm trước không phải là một niềm hy vọng viển vông. Chúng ta không trông chờ những điều kỳ diệu, mà là một quá trình đè bẹp lâu dài, tàn bạo chống lại các lực lượng và các nhóm lợi ích đã đưa Mỹ xuống “đất đen” về kinh tế và tinh thần vào năm 2009. Tác giả bài viết đã theo dõi vị tổng thống này
đối mặt với các lực lượng và nhóm lợi ích đó với sự khôn khéo và thực dụng nhưng cũng cả với sự kiên trì vững chắc. Obama chưa bao giờ hứa là một tổng thống không sai lầm, hay một tổng thống tự do cánh tả, hoặc một con đường dễ dàng ở phía trước. Ông luôn khẳng định rằng ông không thể làm cho người Mỹ những gì mà người Mỹ cần phải làm cho chính mình. Trong bài diễn văn nhậm chức không sáng sủa và nghiêm túc ông đã cảnh báo rằng “những thách thức mà chúng ta đối mặt là thực tế, nghiêm trọng, và nhiều. Chúng sẽ không được ứng phó một cách dễ dàng hay trong một khoảng thời gian ngắn”.
Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã kết thúc cuộc Chiến tranh Irắc theo đúng kế hoạch, ngăn chặn cuộc Đại Suy thoái thứ hai, điều hành việc gia tăng công ăn việc làm mạnh mẽ hơn nhiều trong khu vực tư nhân trong quá trình phục hồi của ông so với Géorge Bush đã làm trong thời kỳ của mình, đã cứu vãn ngành công nghiệp ôtô của Mỹ, chấm dứt việc tra tấn tù nhân, và đã chứng kiến đảng của ông chấp nhận sự bình đẳng hoàn toàn trong hôn nhân và cho phép những người đồng tính gia nhập quân đội. Nếu những người theo đường lối tự do đã bỏ phiếu cho ông năm 2008 cho rằng đây là một sự thất bại hay phản bội, trong bối cánh cuộc khủng hoảng lan rộng mà ông thừa kế, thì trước hết họ không thể nghiêm chỉnh về sự thay đổi thực sự. Nhưng một số người trong chúng ta thì nghiêm chỉnh và vẫn nghiêm chỉnh. Chúng ta hiểu rằng sự thay đổi thực sự gặp phải sự phản đối thực sự. Trên thực tế, người ta chỉ biết sự thay đổi là thực sự khi sự phản đối là rất mạnh mẽ. Và phản ứng thích hợp đối với sự phản đối đó không phải là nhằm phế truất tổng thống, người đã đạt được sự tiến bộ trong nhiệm kỳ đầu tiên này giống như Reagan trong một môi trường kinh tế và tài chính tồi tệ hơn nhiều, mà nhằm làm mạnh hơn lời hứa của Obama, để khẳng định rằng những vấn đề cơ bản của Mỹ chỉ có thể được giải quyết bởi một tổng thống thỏa hiệp thực hiện những thỏa thuận giữa hai đảng. Và cặp đôi nào có nhiều khả năng hơn đế thỏa hiệp với đảng kia: Obama- Biden hay Romney-Ryan? Câu hỏi này sẽ tự trả lời.
Đúng như Reagan đã trở thành một thần tượng chỉ trong nhiệm kỳ hai của ông, Obama cần thêm 4 năm để củng cố và xây dựng dựa trên những tiến bộ lớn, còn dang dở trong nhiệm kỳ đầu của ông. Đó là lý do tại sao, nếu bạn ủng hộ Obama năm 2008., với tư cách một người theo đường lối tự do muốn có sự thay đổi, với tư cách là một người độc lập muốn tìm kiếm giải pháp thực dụng, hay với tư cách là một người bảo thủ hy vọng lôi kéo GOP trở lại từ sự điên rồ theo kiểu Palin, thì thật vô nghĩa nếu gạt bỏ ông lúc này. Vì đây là lúc kết quả của ván bài kéo dài thực sự có tác dụng, khi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ hỗ trợ cho tổng thống, khi thỏa thuận giữa hai đảng về nợ nần có thể làm tăng thêm lòng tin trong lĩnh vực kinh doanh và gia tăng sự phục hồi, cuộc cải cách y tế phổ cập trở nên không thể đảo ngược và chi phí y tế được kìm hãm, khi người lính cuối cùng rời khỏi Ápganixtan, khi hàng triệu người nhập cư trái phép có thể bước ra khỏi bóng tối và góp phần xây dụng nền kinh tế sắp tới, và khi tình cảm gia tăng của cuộc chiến tranh tôn giáo có thể lắng dịu được kiểm soát và được xử lý, chứ không phải được tăng cường, phân cực hóa, và lan tràn rộng rãi hơn.
Đây luôn là lời hứa của Obama. Ông đã không thất hứa. Và chúng ta – đúng, chúng ta xứng đáng có một cơ hội để thực hiện lời hứa này./.

1338. David Barboza trả lời câu hỏi bạn đọc về bài phóng sự tài sản Ôn Gia Bảo

The New York Times
Tác giả: DAVID Barboza
Người dịch: Huỳnh Phan
29-10-2012
David Barboza, trưởng văn phòng Thượng Hải của tờ New York Times, tuần trước đã công bố bài điều tra rằng những người thân của thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo, nắm giữ của chìm hàng tỉ đô la. Dưới đây là các câu trả lời của ông cho các câu hỏi do bạn đọc nêu lên từ bài viết đó.
Hỏi: Là trưởng văn phòng Thượng Hải của New York Times, tôi nghĩ rằng ông là một chuyên gia về Trung Quốc. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thôi thúc ông viết bài viết này? Ông có lý do chính yếu gì cho thời gian tung ra bài viết này? Ông có bao giờ cảm giác đang bị lợi dụng không? – Casablanca

Đáp: Tôi đã ở Trung Quốc từ năm 2004, và là một phóng viên thuộc mảng kinh doanh, tôi đã tập trung khả năng viết của mình vào các vấn đề kinh tế, tài chính và kinh doanh. Trong suốt nhiệm kỳ tôi ở Trung Quốc đã có rất nhiều thảo luận về việc liệu gia đình các quan chức chính phủ cấp cao có hưởng lợi từ chuyển đổi kinh tế của đất nước này qua việc nhận cái gọi là các cổ phần bí mật trong các công ty hay không. Đây là một chủ đề thường xuyên trong các cuộc trò chuyện lúc ăn tối khi các chuyên viên ngân hàng, luật sư, kế toán tụ họp ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Tôi đã được nói cho biết nhiều lần rằng điều này thường được thực hiện qua việc sử dụng “các nhà đầu tư đại diện”, bạn bè hoặc những người không dễ nhận diện ra từ các hồ sơ cổ đông là có quan hệ với các chính trị gia. Tôi được cho biết là những người đại diện này thường nắm giữ cổ phần cho các người thân của các nhà chính trị có thế lực, cho họ có được một phần hùn trong một công ty.
Khoảng một năm trước đây, khi tôi viết loạt phóng sự về khu vực kinh tế quốc doanh của Trung Quốc, tôi quyết định tìm hiểu xem liệu có bất kỳ bằng chứng nào đằng sau giả thuyết đó hay không. Tôi bắt đầu tìm hiểu các mối quan hệ kinh doanh của nhiều lãnh đạo cấp cao. Bất cứ người nào biết về kinh doanh và tài chính ở Trung Quốc đều biết rằng đồn đoán về họ hàng của thủ tướng là đặc biệt dai dẳng, do đó, trọng tâm của tôi cuối cùng thu hẹp về gia đình họ Ôn. Tôi biết đó sẽ là một công việc khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhưng tôi đã nhất quyết phải trả lời câu hỏi này. Tôi lao đầu vào, và bất ngờ lớn đối với tôi là phát hiện rằng có một lượng rất lớn thông tin là có sẵn trong hồ sơ sổ sách công. Bài phóng sự của tôi không phải tìm ra tính bất hợp pháp hoặc tham nhũng. Nó phát hiện ra tên họ các người than của ông Ôn Gia Bảo ẩn đằng sau hàng chục phương tiện đầu tư mà chỉ ít người đã từng nghe nói tới.
Hỏi: Tôi hầu như tin tất cả các cáo buộc đối với Ôn Gia Bảo trong bài viết của ông (hầu hết bài viết chỉ ra ông ta là kẻ gian xảo và dính dáng nặng nề tới nhiều cáo buộc tham nhũng) cho đến phần cuối bài viết mới chỉ ra rằng ông ta gần như định ly dị vợ do các thoả thuận mua bán đầy nghi vấn của bà, và ông ta sẵn sàng để cho lịch sử phán xét mình. Rủi thay, hầu hết mọi người sẽ không đọc hết một bài báo dài như vậy, hoặc ý kiến của họ đã được định hình dựa vào nửa đầu bài báo của ông …. Xin ông giúp cho tôi và các bạn đọc khác sáng tỏ ông có thể biện minh như thế nào khi đưa ra những cáo buộc mạnh mẽ trước rồi sau đó lại gợi cho thấy là ông có thể không chắc về các cáo buộc đó. Cho tôi được nói rõ: Chúng ta đang chán ngấy với tham nhũng ở Trung Quốc (và ở các nơi khác), nhưng tôi e rằng bài báo của ông có thể gây rối trí cho bạn đọc, và dẫn đến việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn – có nghĩa là tham nhũng và các chính sách thiên tả sẽ nhiều hơn ở Trung Quốc trong tương lai. Hy vọng đó không phải là những gì ông muốn nhắm tới. – Pacific, Hoa Kỳ
Đáp: Tôi không đồng ý với khẳng định của bạn rằng tôi đã nêu ra những cáo buộc mạnh mẽ trước rồi sau đó gợi ra rằng tôi đã không chắc về những cáo buộc đó.
Mục tiêu của tôi trong việc thực hiện câu chuyện này là xác định xem người nhà của thủ tướng có cổ phần lớn trong các công ty Trung Quốc hay không, và tìm ra tài sản họ đã tích lũy được bao nhiêu. Nếu có manh mối về việc những người nhà này làm ra tài sản như thế nào, thì điều đó rõ ràng sẽ cho chúng ta biết một điều gì đó về cách mà đường dây mối nhợ hoạt động ra sao đối những người thân của các lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc.
Tôi đã không đưa ra các cáo buộc, tôi chỉ mô tả những phát hiện của tôi: người nhà của thủ tướng đã làm chủ một tài sản có giá trị ít nhất là $2,7 tỉ trong thập kỷ qua, theo các hồ sơ sổ sách công mà tôi đã dò ra được.
Như với tất cả báo cáo về bất kỳ chủ đề nhất định nào, chúng tôi không thực hiện việc điều tra khảo sát của mình trong chân không. Chúng tôi đã trực tiếp đi đến những người mà tên của họ xuất hiện trong các tài liệu mà chúng tôi truy được. Chúng tôi đã nhiều lần cố gắng tiếp cận thủ tướng và nhiều người thân khác nhau của ông, tạo cơ hội cho họ thảo luận về các tài liệu đó hoặc bác bỏ những phát hiện của chúng tôi. Họ không trả lời hoặc từ chối bình luận. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất tiếp theo là khai thác hồ sơ sổ sách công này và chia sẻ với bạn đọc những gì thủ tướng đã nói công khai về tham nhũng và liệu ông có tìm kiếm lợi ích cá nhân hay không. Chúng tôi cũng dẫn các tài liệu do tổ chức WikiLeaks đưa ra vì chúng cũng làm sáng tỏ chủ đề này và có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh của những phát hiện của chúng tôi. Có một bức điện tín thú vị của Bộ Ngoại giao [Mỹ] từ năm 2007, đề cập đến thủ tướng và các giao dịch kinh doanh của gia đình ông ta.
Hỏi: Trước hết, cảm ơn ông về việc công bố bài viết. Đây là một dịp mở rộng tầm mắt. Câu hỏi của tôi là tác động bài viết của ông đối với việc chuyển đổi lãnh đạo cộng sản vào ngày 8 tháng 11 năm 2012 sắp tới là gì? Rõ ràng, có một ai đó đang cố làm mất uy tín của ông Ôn Gia Bảo và phe cải cách của ông ta. Ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ bài viết của ông? Phe theo đường lối cứng rắn của Ngô Bang Quốc và Chu Vĩnh Khang?
Tôi có một cảm giác lạ rằng New York Times lại trở thành công cụ trong một cuộc đấu đá phe nhóm giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản. Bài viết của ông không đúng là quá bất ngờ, đó là một bí mật mở rằng chẳng có bàn tay của bất cứ ai trong ban lãnh đạo Trung Quốc là sạch cả. Toàn bộ chính phủ đều thối nát. Không thể có một quan chức chính phủ trung thực. Chỉ có điều đáng ngạc nhiên là tầm mức của tham nhũng, trước đây tôi nghĩ cỡ hàng trăm triệu, nhờ New York Times, bây giờ tôi mới biết đó là hàng tỉ. – Jordan, Bend, Oregon
Đáp: Cho tôi xin lỗi. Tôi phải thú nhận rằng tôi là một phóng viên về kinh doanh và không có kiêm thêm về chính trị Bắc Kinh, Đại hội Đảng cũng không phải là trọng tâm tìm hiểu của tôi. Vì vậy, tôi thật sự khôngthể cho bạn biết tác động chính trị của bài viết này. Bạn có thể đã thấy một bài bình luận của ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), Đại học McKenna Claremont, trong bài viết. Ông ấy tin rằng điều này sẽ làm suy yếu Ôn Gia Bảo trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ. Có hai chuyên gia khác, chuyên về lĩnh vực này – Lí Thành (Li Cheng) và Kenneth Lieberthal, cả hai thuộc Viện Brookings ở Washington. Chúng ta có thể sẽ nghe họ nói thêm trong vài tuần tới về Đại hội Đảng lần thứ 18 và việc chuyển đổi lãnh đạo, điều này sẽ dính dáng tới việc công bố chủ tịch kế tiếp, được dư luận rộng rãi cho là Tập Cận Bình, và thủ tướng mới thay thế ông Ôn Gia Bảo, có nhiều khả năng sẽ là Lý Khắc Cường. Các đồng nghiệp của tôi ở Bắc Kinh đang đứng giữa chuỗi biến cố hấp dẫn về quá trình chuyển đổi đó được gọi là “việc đổi gác”.
Hỏi: Điều thú vị là cách đây vài ngày, nhiều trang web của Trung Quốc báo cáo rằng một bó tài liệu dày về của cải của gia đình ông Ôn Gia Bảo đã được những bên chưa xác định gửi đến chi nhánh các hãng tin lớn của Hoa Kỳ. Có suy đoán rằng đây là sự trả thù của những người có cảm tình với Bạc Hy Lai. Times có thể cho chúng tôi biết lý do tại sao đã quyết định làm điều này vào lúc này đối với Ôn Gia Bảo mặc dù tin đồn về nó đã diễn ra trong nhiều năm qua. Có vai trò nào của việc làm lộ bí mật có chủ đích trong việc chọn thời gian đưa ra không? Nếu có, tôi nghĩ rằng Times nên nêu rõ ra. Đây là một phóng sự to tát, nhưng sẽ có ích cho người đọc khi biết được bối cảnh của phóng sự này. Chúng tôi thật sự muốn biết nhiều hơn về những phức tạp chính trị của Trung Quốc. –Joy, Poughkeepsie
Đáp: Bạn có hai câu hỏi xuất sắc. Tại sao lại vào lúc này? Bởi vì phải tốn thời gian rất lâu để thu thập và đánh giá chứng cứ, điều đó dính dáng tới hàng ngàn trang tài liệu về công ty và điều lệ mà chúng tôi có được qua các đề nghị xin truy cập hồ sơ công gửi tới nhiều cơ quan chính phủ khác nhau ở Trung Quốc.
Tôi bắt đầu nghiên cứu các giao dịch kinh doanh của gia đình Ôn Gia Bảo vào cuối năm ngoái. Tôi viết một loạt bài gọi là “Con Rồng có nguy cơ tuyệt chủng”, nhìn vào khu vực kinh tế quốc doanh của chính phủ TQ, và muốn đưa vào một mảng cho ra cái nhìn sâu hơn vào cách mà chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc vận hành ở trên đỉnh như thế nào. Đó là một chủ đề rộng, mà tôi quyết định sẽ làm dễ chế ngự hơn bằng cách tập trung vào một gia đình. Tôi đã chọn gia đình thủ tướng bởi vì tôi đã nghe đồn đoán về các giao dịch kinh doanh của họ trong nhiều năm. Người ta nói công khai về sự giàu có của gia đình này như thể đó là sự thực, nhưng thật sự tôi không thể tìm ra có báo cáo nào về đề tài này mà có dẫn bằng chứng rõ ràng hậu thuẫn cho các điều tuyên bố. Tôi luôn gãi đầu về lý do tại sao không ai cố gắng để tìm ra sự thật những tin đồn lan rộng này.
Vì vậy, tôi đã bắt đầu năm ngoái, và trong khoảng trên dưới một tháng, tôi đã khám phá ra những điều hấp dẫn về một số các doanh nghiệp này, nhưng mỗi phát hiện mới lại đòi hỏi phải càng ngày càng đào sâu thêm. Tôi dự kiến sẽ hoàn thành dự án trong vòng một tháng, bằng cách làm việc cả những ngày cuối tuần, nhưng phải mất hơn một năm!
Tôi đã đọc thấy suy đoán rằng một “người trong cuộc” nào đó đã cung cấp thông tin cho tôi, hoặc một vài kẻ thù của thủ tướng đã để một hộp lớn tài liệu tại văn phòng của tôi. Chẳng những không có tài liệu lộ bí mật nào mà trong quá trình viết bài tôi cũng chẳng hề gặp bất cứ ai cung cấp hoặc gợi ý rằng họ có tài liệu liên quan đến các phần hùn của gia đình này. Đây là việc lần theo dấu vết trên giấy tờ của các tài liệu công bố công khai mà tôi đã lần theo với báo cáo riêng của tôi, và nếu tôi có thể bạo gan đưa ra một suy đoán, đó là một lối đi mà chưa có ai khác đã đi qua trước tôi.
Tóm lại, với nỗ lực mà công cuộc điều tra này đòi hỏi, tôi sẽ sửng sốt nếu có một hộp tài liệu nằm một nơi nào đó có chứa tất cả mọi thứ của công việc này. Nếu chỉ vậy thì quá dễ dàng!
Hỏi: Một bài viết tuyệt vời với rất nhiều chi tiết. Tôi có thể hỏi ông, bằng cách nào mà ông có thể nắm được tới mức chi tiết thông tin như thế? Ông có nhận được bất kỳ chỉ dẫn nào từ một người nào đó nằm bên trong Tường thành không? Theo tôi có vẻ gần như là không thể gỡ rối một mạng giao dịch bí mật như thế mà không có bất kỳ gợi ý từ những người biết chuyện, và những người này có thể là những kẻ thù của Ôn Gia Bảo. Cảm ơn ông. – Jack, NY
Đáp: Nguồn thông tin thật sự duy nhất của tôi cho bài viết dài này là một tủ hồ sơ đầy các tài liệu mà tôi đã hỏi xin từ các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung Quốc trong thời gian khoảng một năm. Sau khi có được may mắn về các yêu cầu ban đầu đối với các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp từ Cục Quản lý Công Thương nghiệp Quốc gia (SAIC), tôi tiếp tục say sưa với bài viết: yêu cầu và trả lệ phí cho các hồ sơ của hàng chục đối tác đầu tư có dính dáng tới người nhà của Ôn Gia Bảo.
Tôi cũng bắt đầu lập danh sách các cá nhân và các công ty và cố gắng tìm ra những người đó là ai và quan hệ của họ với nhau là gì, và tôi đưa ra câu hỏi mục đích của tất cả các mối quan hệ đối tác này – trong số đó có nhiều đối tác có danh sách cổ đông tương tự nhau – là gì.
Mặc dù các hồ sơ ghi chép của SAIC là mở cho công chúng, rất ít nhà báo ở Trung Quốc đã thực sự tận dụng các hồ sơ này. Đó là những nguồn thông tin vô giá về các công ty tư nhân. Hai ấn phẩm xuất sắc Trung Quốc, Tài Tân (Caixin) và Diễn đàn Doanh nghiệp thế kỷ 21 (21 Century Business Herald), đã thường xuyên sử dụng các hồ sơ của SAIC. Hai ấn phẩm này đã thực hiện một số báo cáo kinh doanh đột phá ở đây. Tuy nhiên, hạn chế của chính phủ trong việc viết về gia đình của các lãnh đạo cấp cao giới hạn phạm vi của ngành báo chí điều tra ở Trung Quốc, đặc biệt là khi dính dáng tới gia đình của các quan chức cấp cao.
Vì vậy, Jack ạ, không có người nào “bên trong Tường thành” đã giúp tôi. Tôi đọc các tài liệu, gọi điện các luật sư, kế toán và các chuyên gia tài chính để có lời khuyên về việc hiểu các hồ sơ này như thế nào. Thỉnh thoảng tôi gặp một người nào đó có thể để nhận diện ra một trong các cổ đông là ai. Nhưng rất ít người được tôi cho biết là tôi đang viết câu chuyện về các người nhà của thủ tướng. Ngay cả các bạn thân nhất của tôi cũng không biết. Tôi biết là nói về nghiên cứu này có thể là nguy hiểm, và có thể làm hỏng đi dự án.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan

1339. MỸ ĐANG MẤT DẦN ẢNH HƯỞNG Ở KHU VỰC BANCĂNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 1/11/2012

TTXVN (Niu Yoóc 31/10)

Đánh giá vai trò và ảnh hưởng của Mỹ ở các nước khu vực Bancăng trong những năm gần đây, tạp chí “National Interest” của Mỹ mới đây cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang có chuyến công du đến các nước khu vực này. Tình hình chính trị hiện nay của khu vực là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Oasinhtơn, nhưng thực tế ảnh hưởng của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong khu vực đang mất dần, trong khi các cường quốc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ixraen ngày càng hoạt động tích cực trong khu vực.
Hy Lạp, quốc gia đầu tiên của khu vực Bancăng trở thành thành viên NATO và EU, là câu chuyện thành công lớn của Đông Nam Âu và cũng là nước có nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng nhất. Hơn nữa, các khó khăn và tính không chắc chắn ở khu vực châu Âu đang lan rộng do cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và khu vực Bancăng đang trải qua quá trình chuyển đổi không ổn định từ một cơ cấu an ninh tương đối rõ ràng sang một cơ cấu an ninh không rõ ràng, trong đó các lực lượng mới đóng vai trò ngày càng quan trọng khi các cường quốc trước đây không quan tâm và đánh mất ảnh hưởng trong khu vực. Giai đoạn kéo dài từ khi ký thỏa thuận hòa bình Dayton cuối năm 1995 đến tuyên bố đơn phương độc lập của Côxôvô tháng 2/2008 đã xác định Nền hòa bình kiểu Mỹ của Bancăng, trong đó tất cả các nước lớn trong thể chế chính trị châu Âu đều chấp nhận kế hoạch an ninh của Mỹ đối với khu vực Bancăng. Quan trọng hơn, thậm chí Nga cũng ủng hộ quan điểm của Mỹ về sự ổn định của Bancăng như: thỏa thuận Dayton, Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an chấm dứt cuộc xung đột Côxôvô và thỏa thuận Ohrid năm 2001 ở Mácxêđônia. Những sự đồng thuận quốc tế về cơ cấu an ninh và chính trị của Bancăng bị đổ vỡ sau khi Côxôvô tuyên bố độc lập-vấn đề khiến Chính phủ Nga thường xuyên tuyên bố không bao giờ chấp nhận. Bên cạnh đó, ngay cả trong nội bộ EU cũng chia rẽ về vấn đề này, trong đó 5 nước thành viên EU không công nhận sự độc lập của Côxôvô. Do sự đồng thuận quốc tế về một cơ cấu an ninh và chính trị hợp pháp của Bancăng tan vỡ, từ năm 2008 sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Bancăng ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, Mỹ không còn sở hữu các phương tiện ngoại giao, kinh tế hay quân sự để thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong khu vực và trái lại nền ngoại giao không chuyên nghiệp và không hiểu hết các khó khăn trong khu vực của Oasinhtơn cho thấy Mỹ chỉ có thể tạo nên các khó khăn ở Đông Nam Âu nhiều hơn là giải quyết các khó khăn đó.
Bên cạnh việc mất quyền lãnh đạo ở Đông Nam Âu của Mỹ là cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro – hậu quả do Brúcxen không thể tạo ra cho khu vực một con đường rõ ràng về hội nhập trong tương lai hoặc các sáng kiến nhằm cải cách cơ cấu kinh tế và chính trị quan trọng. Mácxêđônia đã chờ đợi vô ích từ năm 2005 đến nay để nhận được thời hạn bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU và trong toàn khu vực. Nỗi lo sợ lớn nhất sau khi Crôatia gia nhập EU giữa năm 2013 là vấn đề mở rộng EU hơn nữa sẽ chấm dứt trong thập kỷ tới. Một ví dụ rõ ràng cho thấy EU đánh mất ảnh hưởng trong khu vực là gần đây Bungari quyết định không tham gia khu vực đồng euro. Sự chấm dứt Nền hòa bình kiểu Mỹ ở Bancăng và mối lo ngại của EU trước những khó khăn đã tạo nên một khoảng trống ở Đông Nam Âu và do thể chế chính trị luôn căm ghét khoảng trống, một số cường quốc đang lao vào để lấp đầy khoảng trống chính trị và an ninh ở khu vực này. Mấy năm qua, ảnh hưởng của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí Ixraen ngày càng tăng khi sức mạnh của Mỹ và EU ngày càng suy yếu. Hơn nữa, các cuộc bầu cử tự do và công bằng đã mang lại cho các nhà hoạt động chính trị, các tiến trình và các tổ chức trong khu vực tính hợp pháp hơn và cùng với điều đó vấn đề độc lập đã thách thức các tuyên bố tùy tiện của các quan chức quốc tế. Văn phòng Đại diện cấp cao (OHR) tại Bôxnia được các bên tham gia Thỏa thuận Dayton thành lập là ví dụ quan trọng cho thấy ảnh hưởng giảm sút của phương Tây. Một đánh giá của OHR cho biết từ lâu cơ quan này trở nên hoàn toàn không phù hợp tại Bôxnia. Một đánh giá thực tế khác còn công khai thừa nhận rằng OHR của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đã biến thành trở ngại chính cản trở quá trình chuyển sang dân chủ và đồng thuận liên sắc tộc của Bôxnia. Tại Côxôvô, gần đây cơ quan Đại diện Dân sự Quốc tế của OHR đã đóng cửa hoàn toàn và cho biết cộng đồng quốc tế không muốn bị lừa dối hơn nữa tại Côxôvô.
Khoảng trống ở Đông Nam Âu đang được lấp đầy chủ yếu bởi hai cường quốc láng giềng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan quyết định áp dụng một chương trình Hồi giáo quyết đoán /Ốttôman kiểu mới trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng ủng hộ những người Hồi giáo khu vực mà họ coi là những người kế thừa di sản Ốttôman.
Như ông Erdogan tuyên bố sau khi chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội của đảng mình tháng 6/2011: “Xaraevô chiến thắng hôm nay cũng là chiến thắng của Ixtanbun”. Thậm chí gần đây ông Erdogan tuyên bố cố lãnh đạo người Hồi giáo Alija Izetbegovic đã để lại Bôxnia cho ông ta khi còn trên giường bệnh. Trong khi đó, Nga thâm nhập khu vực bằng cách riêng của họ. Bằng cách cung cấp cho đảo Síp gói cứu trợ tài chính hoặc cung cấp cho Hy Lạp các khoản vay để nước này cho phép Nga sử dụng bến cảng Piraeus, ảnh hưởng của Nga tại khu vực Bancăng đã và đang gia tăng đáng kể trong mấy năm qua. Hiện nay Nga là nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Bôxnia và Xécbia. Cơ sở tạo nên ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trong khu vực là đường ống dẫn khí đốt phía Nam, từ đó phát triển đến hầu hết các nước Đông Nam Âu. Tổng thống Putin sẽ tham gia buổi lễ khởi công xây dựng đường ống này ở Xécbia tháng 12/2012. Cùng lúc đó, một trong những phát triển thú vị nhất của khu vực Bancăng những năm gần đây là vai trò ngày càng tích cực của Ixraen trong khu vực. Để bổ sung cho sự giảm sút trong quan hệ Ixraen-Tho Nhĩ Kỳ, Ixraen tích cực tìm kiếm các đồng minh Bancăng mới. Ví dụ, hợp tác quân sự giữa Ixrean với Hy Lạp đã được hai nước thúc đẩy và phát triển mấy năm qua. Tiếp đó hai nước phát triển các khu vực khí đốt khổng lồ ở phía Đông Địa Trung Hải. Ixraen cũng đã bắt đầu phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với người Serb ở Bôxnia và Hécxêgôvina, Cộng hòa Srpska (RS). Trong tương lai không xa, Ixraen sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ với Bungari, Rumani và Xécbia.
Thật đáng tiếc, hiện nay Bancăng còn có lực lượng gây mất ổn định an ninh cho khu vực: đó là mối đe dọa của các chiến binh Hồi giáo và Wahhabite đang phát triển ở Đông Nam Âu. Cuộc tấn công khủng bố ngày 18/7 trên một chiếc xe buýt chở đầy khách du lịch Ixraen ở Burgas của Bungari chỉ là ví dụ mới nhất. Tháng 4/2012, các chiến binh Hồi giáo sát hại 5 người ở ngoại ô thủ đô Xcốpgie của Mácxêđônia. Tháng 10/2011, một lực lượng Wahhabite tấn công Sứ quán Mỹ ở Xaraevô. Ngoài ra, bọn khủng bố liên tục tấn công hàng loạt mục tiêu khác trong khu vực như: vụ đánh bom tháp Khobar, tàu USS Cole, Sứ quán Mỹ ở Kênia và Tandania… và tất cả các cuộc tấn công đó đều có quan hệ với khu vực Bancăng. Nhưng Oasinhtơn và Brúcxen liên tục không công nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vì vậy, nếu không có sự đồng thuận quốc tế về các kế hoạch thích hợp của một cơ cấu an ninh mới ở Bancăng, Mỹ ngày càng tập trung vào các vấn đề ở Trung Đông và các thách thức dọc vành đai Thái Bình Dương, EU tiếp tục nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay của họ và các nước khu vực mới hỗ trợ các đồng minh khu vực của họ… những khó khăn hiện nay của Bancăng sẽ kéo dài và ít có khả năng được quản lý như giai đoạn từ 1995-2008. Bôxnia vẫn phải vật lộn với các khó khăn chính trị và hiến pháp như nước này vấp phải cách đây 12 năm và rõ ràng vấn đề chủ yếu của Bôxnia là Thỏa thuận Oasinhtơn năm 1994, theo đó thành lập một liên bang giữa những người Hồi giáo và người Croatia. Côxôvô tiếp tục chia rẽ nội bộ và không được đa số cộng đồng quốc tế công nhận (kể cả các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước BRICS). Mối quan hệ liên sắc tộc ở Mácxêđônia đang xấu đi và cuộc tranh chấp tên giữa Mácxêđônia với Hy Lạp tiếp tục cản trở hy vọng của Xcốpgie nhằm hội nhập đầy đủ vào các tổ chức của châu Âu-Đại Tây Dương. Tân Chính phủ Xécbia có rất nhiều vấn đề để nghi ngờ các nước láng giềng khu vực, Oasinhtơn và Brúcxen. Chưa kể tất cả các nước khu vực đang bị thất nghiệp từ 20-50%.
Tóm lại, thách thức đối với chính sách của Mỹ khi Ngoại trưởng H. Clinton đến thăm các nước Bancăng là liệu các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có hiểu hết những thay đổi đang diễn ra ở Đông Nam Âu để điều chỉnh chính sách của Mỹ cho phù hợp. Mục tiêu chiến lược của Mỹ trong hầu hết thập kỷ qua là lôi kéo tất cả các nước Đông Nam Âu vào EU và NATO. Mặc dù mục tiêu đó vẫn có khả năng thực hiện, nhưng nó đòi hỏi Mỹ phải quan tâm hơn nữa đến khu vực thông qua các chuyến thăm thường xuyên của các quan chức cấp cao kèm theo các khoản viện trợ nhân đạo và phát triển. Bên cạnh đó, khu vực cũng yêu cầu Mỹ phải nhận thức rằng vấn đề ổn định khu vực đòi hỏi sự đồng thuận khu vực; sự thỏa hiệp giữa các cường quốc quốc tế và quan tâm đầu tư của họ./.

190. Trên ván cờ nước lớn: Từ Geneva đến Paris

TuanVietnam.net

Tác giả: HUỲNH PHAN – PHƯƠNG LOAN
Bài đã được xuất bản.: 31/10/2012 00:00 GMT+7
.
Không thể loại bỏ lợi ích riêng của Trung Quốc trong việc thuyết phục Việt Nam chịu ký hòa ước Gieneva, nhưng tôi không tin rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chịu ký, hay ít nhất không nhượng bộ về giới tuyến, chỉ vì sức ép, hay sự thuyết phục của Chu Ân Lai, TS Pierre Journoud nói.
LTS: Gần 40 năm đã trôi qua kể từ khi Hội nghị Paris về Việt Nam kết thúc. Từ Geneva đến Paris, và ngay cả trước đó và giai đoạn hiện nay, Việt Nam thường xuyên bị đặt ở tình thế đứng giữa các nước lớn, trên bàn cờ chiến lược. Tuần Việt Nam trò chuyện với TS Pierre Journoud, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp, với kì vọng lí giải cho vị thế đặc biệt này của Việt Nam, và tìm gợi ý chính sách cho giai đoạn hiện tại.
TS Pierre Journoud nói: Việt Nam dường như luôn bị kẹt vào thế một con cờ trong bàn cờ của các nước lớn. Đầu tiên là giữa Pháp và Trung Hoa (thời Nguyễn), rồi đến hai phái Cộng sản và Quốc dân Đảng ở Trung Quốc (1945-1946), rồi Pháp – Mỹ một bên và Liên Xô – Trung Quốc một bên tại hội nghị Geneva (1954), rồi Liên Xô và Trung Quốc từ những năm ’60 kéo dài đến hết cuộc chiến ở Campuchia. Bây giờ dường như lại kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc trong câu chuyện liên quan đến tranh chấp Biển Đông…
Trung Quốc không muốn láng giềng mạnh

Xin phép ông trở lại thời điểm đàm phán Geneva. Lập trường của phía Chính phủ Hồ Chí Minh ban đầu là giới tuyến tạm thời sẽ là vĩ tuyến 14, thế nhưng cuối cùng họ phải chấp nhận vĩ tuyến 17. Có thông tin nói rằng đây là chủ ý của Liên Xô,  trong một sự đổi chác nào đó với phía Pháp.
Tôi nghĩ rằng người đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Chính phủ Hồ Chí Minh nhượng bộ là Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô.
TS Pierre Journoud nghiên cứu lịch sử thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu sự phát triển của các vấn đề chiến lược khu vực Viễn Đông kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ông đồng thời cũng là giảng viên – nghiên cứu tại trường Đại học Paris I – Sorbonne – Panthéon.
Tôi thì lại nghe rằng người đưa ra ý tưởng là Liên Xô, còn Trung Quốc chỉ là người thực hiện thôi.
Khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, và nhất là khi những người cộng sản giành thắng lợi ở Trung Quốc vào năm 1949, Stalin đã trao vai trò ở Đông Nam Á choTrung Quốc. Bởi ông ta không muốn can dự vào Đông Nam Á.
Lý do?
Thứ nhất, bởi Stalin nghi ngại trước việc Hồ Chí Minh không chỉ là một người cộng sản mà còn là một nhà dân tộc chủ nghĩa.
Thứ hai, Stalin còn có quá nhiều mối bận tâm khác ở trong nước và châu Âu. Liên Xô đã để cho Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo ở Đông Nam Á, cho đến giữa những năm ’60.
Về phía mình, Trung Quốc có quan điểm là không muốn có những láng giềng mạnh bằng cách chia rẽ họ, nhất là đối với Đông Dương nói chung, và Việt Nam nói riêng. Và điều này đã thể hiện rất rõ trong chính sách họ theo đuổi hiện nay ở khu vực này.
Trong nửa thứ hai của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, và trong cái tạm gọi là khoảng lặng giữa hai cuộc chiến tranh Đông Dương 1954-1964, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Họ trang bị và huấn luyện cho quân chủ lực của Việt Nam để đội quân này trở nên chuyên nghiệp.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Chính phủ Hồ Chí Minh dần chuyển từ tài chính – quân sự sang kinh tế – chính trị. Chắc anh chị còn nhớ Chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành cải cách ruộng đất trước sức ép và với tư vấn của chuyên gia Trung Quốc thế nào.

Trung Quốc chưa bao giờ muốn láng giềng mạnh. Ảnh LAD
Vâng, chúng tôi có nhớ. Nhưng đó là sự kiện mà nhiều người muốn quên.
Sau cải cách ruộng đất, vì tư tưởng cực đoan của những người tiến hành nó, ảnh hưởng của Liên Xô mới bắt đầu tăng lên. Tức là nó đã giúp làm cân bằng hơn ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô đối với Việt Nam (Dân chủ Cộng hòa).
Thế nhưng, lúc đó, Liên Xô vẫn chưa thực sự muốn can dự vào câu chuyện Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là năm 1957, Liên Xô đã đề nghị Liên Hợp Quốc kết nạp cả hai nước Việt Nam vào tổ chức này (trước đề nghị của Mỹ về việc kết nạp Việt Nam Cộng Hòa – TS). Bây giờ nghe lại thấy quá buồn cười, phải không? Hà Nội lúc đó cũng thấy hết sức sửng sốt.
Bước ngoặt của sự can dự của Liên Xô vào Việt Nam là sự kiện Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc vào đầu năm 1965, và sau đó đưa quân đội sang tham chiến tại miền Nam.
Mỹ vào Việt Nam vì Trung Quốc?
Theo ông, những nguyên nhân gì dẫn đến việc chính phủ Mỹ quyết định trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt Nam?
Về mặt quốc tế, Mỹ muốn ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á. Tôi nghĩ thắng lợi của những người cộng sản ở Trung Quốc là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng buộc Mỹ phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Chính vì vậy, cho dù Việt Nam không phải là một vị trí quan trọng về mặt chiến lược với Mỹ, nhà cầm quyền nước này vẫn phải có sự can thiệp mạnh mẽ về mặt quân sự.
Chắc anh chị còn nhớ cuộc Chiến tranh Triều Tiên trước đó (1950-1953). Mỹ rất lo ngại rằng cả khu vực này sẽ do người cộng sản thao túng. Bởi Mao Trạch Đông chủ trương giúp sức cho tất cả các đảng cộng sản ở tất cả các nước láng giềng, hay trong khu vực.
Và đó là cái cớ rất tốt cho người Mỹ can thiệp?
Ngoài tư duy của thời Chiến tranh lạnh, liệu còn cái cớ gì hay hơn nữa? Chính Mao Trạch Đông đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các đảng cộng sản trong khu vực tiến hành các cuộc chiến tranh cách mạng ở nước họ. Sự can thiệp của Mỹ có cái lý của nó, bởi lúc đó kẻ thù số một của Mỹ ở khu vực này là Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam.
Về mặt quốc nội, trên thực tế, người Mỹ đã can dự vào Việt Nam từ năm 1950, với sự ủng hộ cả về chính trị lẫn kinh tế cho chính quyền Bảo Đại và sau này là chính quyền Ngô Đình Diệm. Các Tổng thống Mỹ, từ Eisenhower đến Johnson, đều tái khẳng định sự ủng hộ với chính quyền Nam Việt Nam, với tư cách một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á.
Trong lúc đó, ở Pháp, cũng trong năm 1954, Tướng De Gaulle lên ngôi Tổng thống. Kể từ đó, trong mọi cuộc gặp gỡ với các tổng thống Mỹ , chẳng hạn với Eisenhower năm 1959, và Kenedy năm 1961, đều ở Paris, ông đều kêu gọi Mỹ hãy “ra khỏi Việt Nam”. Anh chị có thể tìm thấy trong kho lưu trữ, và thấy rằng Tổng thống De Gaulle tỏ ra rất quyết liệt trong lập trường của mình.
Lạ nhỉ?
Ông ta đã nhận thức được sai lầm của nước Pháp trong quá khứ, và cho rằng nên tăng cường quan hệ kinh tế – văn hóa với các nước Đông Nam Á, chứ không phải chính trị, hoặc quân sự. Nhưng, như anh chị thấy, cả Tổng thống Eisenhower lẫn Tổng thống Kennedy đều phớt lờ lời kêu gọi của ông.
Theo nghiên cứu của tôi, chủ yếu ở kho tư liệu của Nam Việt Nam, sau cái chết của Ngô Đình Diệm, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ đối với các chính quyền quân sự sau đó, từ Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, đến Nguyễn Văn Thiệu, chủ yếu là những người Mỹ ở Sài Gòn, chứ không phải ở Washington.
Nếu anh chị có dịp đọc những báo cáo trong kho tư liệu đó, anh chị sẽ thấy chỉ có một số ít tướng lãnh ở Sài Gòn là mong muốn chiến tranh, còn phái dân sự chỉ muốn hòa bình. Và người Mỹ đã lựa chọn ủng hộ thiểu số tướng lãnh hiếu chiến đó, thay vì đa số còn lại, để quyết định trực tiếp can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1965.
Có một sự chuyển đổi rất thú vị trong giai đoạn ngắn ngủi từ 1963 đến 1965.
Hòa giải các “anh lớn”
Theo ông, liệu sự kiện Vịnh Con Lợn ở Cuba năm 1962 có ý nghĩa gì trong việc thúc đẩy sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam?
Tôi nghĩ nếu đó là nguyên nhân, thì chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Câu chuyện đó liên quan tới Liên Xô, chứ không phải với Trung Quốc – mối quan ngại lớn nhất của Mỹ ở khu vực châu Á.
À, tôi nhớ ra rồi. Sau đó chủ thuyết của Liên Xô là cùng tồn tại hòa bình. Cốt lõi của chủ thuyết này là các siêu cường cố gắng phân định với nhau khu vực ảnh hưởng của họ.
Cũng do chủ thuyết này mà có sự rạn nứt sâu sắc giữa hai nước lớn nhất trong phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc. Và Việt Nam đã vô tình rơi vào cái khe của vết rạn ngày càng lớn này.
Đúng vậy. Sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu từ năm 1960, và ông Hồ Chí Minh đã cố gắng hàn gắn sự rạn nứt này, với vai trò một trung gian hòa giải…
Bằng nỗ lực không biết mệt mỏi này, ông Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cả hai nước đang cực kỳ mâu thuẫn với nhau. Phải nói, về khía cạnh này, ông quá giỏi.
Chỗ đứng của Trung Quốc, từ Gieneva đến Paris
Đi với các nước lớn cũng giống như ta uống thuốc, ta luôn phải chịu tác dụng phụ của nó. Ông có nghĩ với việc cố nuốt trôi “hai viên thuốc lớn” đó, Việt Nam sau này cũng phải chịu những tác dụng phụ? Nói rõ hơn, sau năm 1975, Việt Nam lại bị kéo vào hai cuộc chiến tranh biên giới, một ở phía Bắc, một ở phía Tây Nam…
Tôi nghĩ đó lại là một câu chuyện khác, có nguyên nhân khác. Chứ còn giai đoạn những năm ’50, hay ’60, thực sự Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam với tư cách một đồng minh.
Trong lập luận của ông, tôi có cảm giác rằng mối quan hệ giữa các quốc gia quan trọng hơn là vấn đề hệ tư tưởng?
Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Nói chung, trong quan hệ với Việt Nam, trong suốt thời kỳ từ 1950 đến 1975, mặc dù đã phạm một số sai lầm lớn mang tính chiến lược, Trung Quốc vẫn là một đồng minh lớn của Việt Nam, và đã có những sự giúp đỡ to lớn về quân sự, kinh tế – tài chính.
Nhưng cũng nhờ sự giúp đỡ to lớn để thúc đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc cũng có cơ hội để bắt tay với Mỹ, để từ đó thoát khỏi thế bị cô lập.
Vâng, cái bắt tay lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Nixon.
Phía Mỹ dự đoán rằng Trung Quốc sẽ là một siêu cường trong tương lai, và đó là một cách tiếp cận đúng. De Gaulle đã nhận ra điều này sớm hơn nhiều, từ năm 1964. Ông đã có một quyết định quan trọng là muốn Trung Quốc can dự vào tiến trình hòa bình ở Việt Nam, một quyết định khiến Mỹ phản ứng rất dữ dội.

Nhờ sự giúp đỡ to lớn để thúc đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc cũng có cơ hội để bắt tay với Mỹ. Ảnh Lê Anh Dũng
Cuộc gặp của hai nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc vào năm 1972, và quan hệ xích lại gần nhau giữa họ đã làm phức tạp mối quan hệ Việt – Trung. Bởi, mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam, động thái này về chính trị được coi là quá nhạy cảm.
Trước đó, Trung Quốc đã không đồng tình với chiến dịch Mậu Thân của Việt Nam, và sau đó là tiến trình đàm phán hòa bình Paris.
Về chiến dịch Mậu Thân, việc cuộc tấn công diễn ra ngay tại những đô thị lớn ở miền Nam rõ ràng đã đi ngược lại chiến lược của Trung Quốc là lấy nông thôn bao vây thành thị. Còn tiến trình hòa bình Paris, đối với Trung Quốc, chính là một dạng của “cùng tồn tại hòa bình”.
Bước ngoặt quan trọng thứ ba trong quan hệ Việt – Trung, là giai đoạn 1973-1974. Khi đó, Trung Quốc, vì quá lo ngại sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô đối với bán đảo Đông Dương, đã có những động thái tăng cường quan hệ với Thái Lan, và nhất là lực lượng kháng chiến Khmer Đỏ. Quan hệ Việt – Trung đã gặp nhiều trở ngại.
Nhượng bộ Geneva không vì sức ép
Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam trong hòa ước Geneva và Paris rõ ràng khác nhau. Ở Geneva, Chu Ân Lai đã thuyết phục Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, khi hai người này được bí mật mới sang Trung Quốc, phải có sự nhượng bộ về giới tuyến tạm thời.
Đúng là vai trò của Trung Quốc là quá lớn vào năm 1954. Và cũng không thể loại bỏ lợi ích riêng của Trung Quốc trong việc thuyết phục Việt Nam chịu ký hòa ước. Tôi nghĩ lời đe dọa của Mỹ là sẽ can thiệp quân sự vào Đông Dương thực sự có sức nặng lên bàn đàm phán, và đó là điều Trung Quốc không muốn, bởi họ đã có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, kết thúc một năm trước đó.
Nhưng tôi không tin rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chịu ký, hay ít nhất không nhượng bộ về giới tuyến, chỉ vì sức ép, hay sự thuyết phục của Chu Ân Lai. Họ thực sự hiểu rõ rằng, nếu không ký hòa ước Geneva theo cách đó, Mỹ sẽ nhảy vào Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người được Tổng thống Dương Văn Minh cử đến trại David để thương thuyết với phía Bắc Việt Nam về ngừng bắn, đã kể rằng vào sang 30.4.1975, ông đã gặp Tướng Vanuxem ở Dinh Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Lúc đó, Tướng Vanuxem đã thuyết phục Tổng thống Dương Văn Minh cố giữ thêm vài ba ngày nữa, hoặc chí ít là một ngày, và sẽ có sự can thiệp của phía Trung Quốc. Tướng Vanuxem còn nói rằng đã có sắn đường dây nóng với Bắc Kinh tại tòa lãnh sự Pháp tại Sài Gòn.
Tôi thực sự chưa được nghe câu chuyện này. Tôi nghĩ nó rất thú vị, nhưng khả năng hiện thực hóa là ít.
Trung Quốc, tranh thủ lúc Mỹ bỏ rơi chế độ Sài Gòn, đã chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Liệu điều này có gắn với việc họ giúp đỡ Bắc Việt Nam như một đồng minh, nhưng lại không muốn Việt Nam thống nhất, để hưởng lợi, cũng như bắt tay với Mỹ để thoát khỏi thế cô lập?
Về ý đầu tôi đồng ý với anh. Chính sách nhất quán của Trung Quốc từ rất lâu là không muốn thấy những nước láng giềng mạnh, và cách tốt nhất để thực hiện điều đó là chia rẽ họ. Một Việt Nam thống nhất, lớn mạnh và được hỗ trợ bởi Liên Xô thì càng nguy hiểm hơn đối với tham vọng của họ.
Tôi nghĩ việc Trung Quốc muốn bắt tay với Mỹ không phải ngay từ đầu, mà là hệ quả của mâu thuẫn với Liên Xô lên tới đỉnh điểm trong một cuộc chiến tranh qui mô nhỏ ở khu vực biên giới vào năm 1969. Hoảng sợ trước nguy cơ bị Liên Xô chèn ép, Trung Quốc đã tìm cách bắt tay với Mỹ.
Nếu anh chị đọc những bản ghi chép những cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước, anh chị sẽ thấy lãnh đạo Trung Quốc hững hờ thế nào với triển vọng thống nhất Việt Nam, cũng như những chiến thắng về quân sự của Việt Nam ở chiến trường B (miền Nam).
Rất tiếc là chúng ta không có khả năng tiếp cận kho dữ liệu của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam để khẳng định ý đồ đằng sau của Trung Quốc trong việc ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận các tài liệu đã giải mật của phía Mỹ, Pháp và một số nước châu Âu khác thôi.
Còn nữa
Nguồn: TuanVietnam.net