Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa thuộc Việt Nam (DV).  – Công khai tài liệu quý hiếm về biển đảo Việt Nam (TN).
- Phỏng vấn Giáo sư Vũ Khiêu nhân kỳ họp Quốc hội (CP). “Qua những lời phát biểu của Thủ tướng, tôi thấy rằng thành thực nhận lỗi vẫn chưa đủ mà nhận lỗi phải trở thành những hoạt động thực tế, phải nghiêm túc, nghiêm khắc với mình, phải đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém, khuyết điểm như Thủ tướng đã hứa hẹn”.
- GS Đặng Hùng Võ: Nguy cơ tăng khiếu kiện đất (TVN). Mời đọc Thư ngỏ của nông dân Văn Giang gửi GS Đặng Hùng Võ cũng về khiếu kiện đất đai với lời “đe” nếu không có phản hồi họ sẽ tố cáo GS, vậy mà tới hôm nay GS vẫn “im lặng đáng sợ”.  – Luật Đất đai: Khung giá sẽ được quy định “dày” hơn (TTXVN).
KINH TẾ
- Nợ xấu dưới góc nhìn Bí thư Nguyễn Bá Thanh (VnEco).  – Công ty mua bán nợ chỉ xử lý một số khoản nợ xấu (TQ). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhiều kênh truyền hình vi phạm và tiếp tay vi phạm tác quyền (VH). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- ĐH Bách khoa giải thích chuyện giảng viên cao niên (VNN).
- Người thầy đáng kính của tôi: Người mẹ thứ hai (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tháp truyền hình đổ không có hồ sơ thiết kế (VNN).  – Phong tỏa hiện trường tháp truyền hình đổ nát (TP). QUỐC TẾ

Mạnh Quân - Dại mồm đổ tiếng xấu cho dân

Trong hơn một năm gần đây, cứ thỉnh thoảng vài ba tháng lại có một quan chức nhà nước, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử…có vấn đề yếu kém gì trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước là lại lôi vấn đề dân trí hoặc đổ tiếng xấu cho số đông người dân. Tất nhiên, điều này luôn gây nên những phản ứng gay gắt ngay từ những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, phần lớn những người đại diện cho cử tri và đông đảo người dân bởi sự thiếu chín chắn, thiếu cân nhắc của những người phát ngôn.

Gần đây nhất, trong buổi báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đầu tuần trước, báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ có nhận định: “Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, người dân chưa có hành động quyết liệt trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, ngược lại còn đồng tình, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, tham nhũng để giành được lợi thế trong kinh doanh hoặc được “ưu tiên” giải quyết công việc”.

Đây có thể nói một nhận định khá “kỳ lạ”. Và đương nhiên, nó gặp ngay phản ứng. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã nói ngay sau khi báo cáo đọc xong: “ Dân không bao giờ muốn bỏ tiền nhà đi đút lót, vì các ông đòi ăn nên dân mới phải đút”. Thẳng thắn hơn nữa, ông nói: “Không nên nhận định người dân tiếp tay cho tham nhũng, sẵn sàng bôi trơn. Chỉ vì các ông tham nhũng buộc người dân đưa hối lộ thì người dân mới đưa cho ông”.

Cũng vì cái lý lẽ đó, tại buổi hội thảo của Viện Nghiên cứu lập pháp về sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng mới đây, ông Trần Đức Lượng, phó tổng thanh tra Chính phủ nói rằng: “Thực tế hiện nay có những trường hợp đưa hối lộ do bị gợi ý, ép buộc nhưng vì sợ ảnh hưởng đến công việc, quyền lợi của mình nên buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, nếu sau đó người đưa hối lộ tố cáo thì lại có thể bị truy tố vì tội đưa hối lộ. Quy định hiện hành thực chất đặt người đưa hối lộ và nhận hối lộ vào thế cùng thuyền”. Cho nên, rất có lý khi ông này đề xuất: “Bổ sung quy định xem xét giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với người đã đưa hối lộ do bị ép buộc nhưng chủ động khai báo” vào dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) lần này.

Trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên (báo đăng ngày 25.8.2012), một quan chức ngành ngân hàng nói rằng: “ Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là ngân hàng tốt hay xấu. Có khi chỉ vì ngân hàng này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên…”. Mặc dù câu nói của ông không trực tiếp nói rằng dân trí thấp nhưng cũng đã gây nên phản ứng rộng rãi trên cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến cho rằng, phát biểu của ông cũng chưa chín chắn bởi trên thực tế, nhìn vào lượng tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, người ta cũng tin rằng, đa số người dân cũng đã biết chọn mặt gửi…tiền, khi chủ yếu gửi tiền vào những ngân hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh. Cho nên, ông lại viện đến câu: dân trí Việt Nam chưa cao nhưng một số nước quả thật là phát biểu rất thiếu cân nhắc.Còn trước đó, ý kiến chỗ này, chỗ kia đổ cho dân trí thấp cũng không phải là ít. Bên lề phiên họp Quốc hội ngày 17.11.2011, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước khi trả lời báo chí đã nói rằng: “Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”. Hàm ý của câu nói này khá rõ ràng nên cũng nhanh chóng vấp phải những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Bởi ngay chính trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội khác khi thảo luận về vấn đề này đã ủng hộ đề xuất của Chính phủ là cần xây dựng luật Biểu tình. Thế thì, hà cớ gì đại biểu Hoàng Hữu Phước lại cho rằng, trình độ dân trí Việt Nam chưa cao để xây dựng dự án luật Biểu tình ?.

Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có lúc, có người lạm dụng đánh giá trình độ dân trí, cho rằng chỉ số IQ của dân cao để bảo vệ quan điểm của mình mà không có căn cứ cũng không được sự ủng hộ của cử tri. Ví dụ như trong buổi thảo luận về việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam tại một phiên họp của Quốc hội trước đây, đại biểu Quốc hội Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) cũng khiến ngay chính nhiều đại biểu Quốc hội ngạc nhiên khi ông nói: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".

Còn nhớ, trước đây, vì “lỡ miệng” nói rằng: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm” (ông đưa ra nhận xét như vậy trong đợt mưa lụt nặng nề ở Hà Nội tháng 11.2008), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải công khai nói lời xin lỗi: “Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người”. Việc ông đưa ra lời xin lỗi chân thành, đúng lúc lúc đó lại được người dân chấp nhận và coi là một cách ứng xử khôn ngoan, văn minh.

Tất nhiên, không phải lúc nào khi đưa ra những nhận xét về dân trí, về tính cách người Việt…những tổ chức, cá nhân đưa ra nhận định cũng đều bị phản đối. Báo Tiền Phong đã từng đăng loạt bài, in thành sách (bán khá chạy) về những thói xấu của người Việt . Nhưng đó là kết quả của một quá trình thảo luận, tranh luận công khai có sự tham gia, đồng tình của đông đảo những người quan tâm, của các nhà nghiên cứu…và người ta có thể rút ra, đồng tình với nhau về một số hạn chế dễ thấy của người Việt Nam, để cùng nghĩ cách khắc phục, tiến bộ.

Nhưng, ở những trường hợp như trên, có thể thấy điểm chung của chúng là những nhận định, suy xét tùy tiện; lạm dụng đánh giá về trình độ dân trí, thói quen của người dân để biện hộ, bảo vệ cho những luận điểm, những công việc làm chưa tốt của cơ quan phát ngôn, người phát ngôn ra những đánh giá đó; thậm chí, để nhằm bảo vệ cho những dự án, cho những việc phục vụ cho lợi ích riêng của một nhóm, một tổ chức…mà không vì lợi ích chung của cộng đồng. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, phản ứng từ dư luận rất gay gắt. Và thậm chí, đã có cá nhân khi phát biểu không đúng về người dân đã phải xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó đủ cho thấy, việc đưa ra ý kiến đánh giá, nhận định về trình độ, kiến thức, thói quen…của số đông luôn phải thận trọng, chính xác đến thế nào.

Ông cha ta vẫn có câu “phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” hàm ý phải rất thận trọng trong lời ăn, tiếng nói. Nhất là trước đám đông, một chính trị gia, một cán bộ có trách nhiệm của nhà nước…càng phải thận trọng, không nên coi đó là nơi để mình “tập nói”. Ở nước ngoài, đã có không ít chính khách chỉ vì lỡ miệng mà phải từ chức, xin lỗi công khai…Việt Nam tuy hiếm trường hợp nào như thế nhưng cũng không có nghĩa là không có sức ép lớn để các tổ chức, cá nhân…nhất là những người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước có trách nhiệm với lời ăn tiếng nói của mình, đặc biệt là khi nói về dân trí, thói quen, sở thích…của người dân.
Mạnh Quân
(Blog MQ)

Tăng quyền của Chủ tịch nước để kiểm soát và làm đối trọng với Chính phủ

“Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tăng quyền của Chủ tịch nước để có một thiết chế luôn luôn theo sát hoạt động của Chính phủ - cơ quan phải sử dụng quyền hạn nhiều nhất - là cần thiết, kịp thời, phù hợp thực tế”, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói.

TS. Nguyễn Đình Lộc có cuộc trao đổi với báo chí về những nội dung đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi bên hành lang Quốc hội.

Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã chính thức trình Quốc hội tại kỳ họp này. Một nội dung Ban chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là bổ sung một số quy định về chế định Chủ tịch nước theo hướng tăng thêm một số thẩm quyền của chức danh này đối với Chính phủ, Thủ tướng. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1992 khiến nhiều người thất vọng. Khi đó, chúng ta xác định cơ quan hành pháp là Chính phủ, lập pháp là Quốc hội, tư pháp là Tòa án. Nhưng chế định Chủ tịch nước thì chưa xác định vị trí rõ ràng. Khi đặt vấn đề sửa Hiến pháp, nhiều người đã mong muốn sửa chương quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tăng quyền của Chủ tịch nước ở khía cạnh tỏ thái độ đối với các văn bản của Chính phủ ban hành trái Hiến pháp. Đây là việc thể hiện mong muốn, chờ đợi trong bộ máy nhà nước ta, nhất là cấp cao, cấp quyền lực phải thực quyền.

Đây có phải là biện pháp để tăng cơ chế kiểm soát quyền lực cấp cao?

Đúng là như thế. Cơ quan phải sử dụng quyền hạn nhiều nhất hiện là Chính phủ. Vì thế, thẩm quyền của Chính phủ phải đi vào cụ thể. Bây giờ có một thiết chế luôn luôn theo sát hoạt động của Chính phủ để phát hiện và xử lý các quy định trái Hiến pháp là rất tốt.

Dự thảo có đề xuất quy định Chủ tịch nước được yêu cầu Chính phủ họp về vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm. Nội dung này phải hiểu thế nào, thưa ông?

Đây là một điểm rất mới, độc đáo. Khi cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước. Ở đây phải thấy rằng, Chủ tịch nước cần sự giúp đỡ của Chính phủ. Vì Chính phủ điều hành mọi hoạt động liên quan đến đời sống xã hội thì quy định của Chủ tịch nước người ta phải chấp hành. Nhưng việc chấp hành lại không đưa đến kết quả như mong muốn. Trong trường hợp đó, Chủ tịch nước có thể tự làm được rồi. Tuy nhiên, cơ quan có thể trực tiếp nắm được tình hình này lại chính là Chính phủ nên Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp là kịp thời, cần thiết, phù hợp với thực tế.

Về cơ chế bảo hiến, dự thảo nêu 2 phương án về việc lập cơ quan bảo vệ hiến pháp. Ông tán thành phương án nào?

Cơ chế bảo hiến theo hướng có cơ quan chuyên trách, một thiết chế tương đối phổ biến trên thế giới. Và có như vậy, hoạt động này mới có hiệu quả. Nhưng trong dự thảo, phương án 1 là không lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp (được UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp lựa chọn) thì sẽ không giải quyết được những bất cập, hạn chế vốn đã tồn tại lâu nay.

Ví dụ, trong những năm qua, có những trường hợp vi phạm Hiến pháp nhưng chưa có trường hợp nào bị xử lý.

Theo tôi, lựa chọn phương án 2 (thành lập Hội đồng Hiến pháp để có cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp) là hợp lý nhất. Vì cơ chế bảo hiến với cơ quan chuyên trách là một thiết chế tương đối phổ biến trên thế giới. Điều này cũng thể hiện rằng Hiến pháp là ý chí thực sự của nhân dân. Nếu có cơ quan chuyên trách thì khi có những vi phạm Hiến pháp sẽ kịp thời điểm tra, xử lý.

Theo tôi nên điều chỉnh dự thảo Hiến pháp sửa đổi sao cho thiết chế, chức năng bảo hiến được chấp nhận.

Một vấn đề khác hiện cũng còn nhiều băn khoăn trong dự thảo là phần quy định về vai trò của Đảng, Quốc hội. Theo ông, hướng sửa đổi đề xuất đã đầy đủ, phù hợp?

Vấn đề xác định vai trò của Đảng, nói thực tôi cũng chờ đợi nhiều hơn. Vì Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo thì không ai băn khoăn nhưng người dân mong chờ là có một thiết chế rõ ràng. Hiến pháp hiện hành cũng như Điều lệ Đảng đều nói rõ mọi tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật nên vị trí, hoạt động của cơ quan nào cũng phải luật hóa. Hơn nữa, Đảng ta là đảng cầm quyền thì cần có luật về việc cầm quyền của Đảng.

Việc thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng là điều thiêng liêng đối với chúng ta, nhưng sự lãnh đạo của Đảng cần phải luật hóa.

Còn Quốc hội là cơ quan đại diện thực hiện quyền của người khác, đòi hỏi phải có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Nhưng điều đó lại không được thể hiện trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp này.

Vấn đề bị “kêu” nhất trong bản Hiến pháp 1992 là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Một câu hỏi đặt ra, Quốc hội được quyền giám sát tối cao thì không ai giám sát Quốc hội hay sao? Theo tinh thần Hiến pháp 1992 là phải tự giám sát mình.

Do đó, những vấn đề này cần phải làm cho rõ ràng. Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhưng phải có cơ chế, thiết chế giám sát Quốc hội. Tất cả những việc này càng đòi hỏi phải có cơ chế bảo hiến.

Xin cảm ơn ông!
P.Thảo
(Dân trí) 
 

Khả năng giảm chi rất lớn

Thanhnien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét