VẾT NHƠ VỀ VỤ HỐI LỘ CỦA SECURENCY VẪN TIẾP TỤC LAN RỘNG
Securency bị cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam để được in tiền polymer
- VẾT NHƠ VỀ VỤ HỐI LỘ CỦA SECURENCY VẪN TIẾP TỤC LAN RỘNG
The Age
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Sự cần thiết của một cuộc điều tra độc lập đã trở thành cấp bách.
Hai
năm trước đây, kể từ khi đầu tiên được The Age tiết lộ rằng các chi
nhánh Securency và Công ty In Tiền Úc thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc đã chi
trả những khoản tiền hoa hồng lớn bất thường cho các đại lý ở nước
ngoài, một câu hỏi đã lờ mờ hiện đến trên tất cả những người khác. Ai đã
biết về những việc này ?
Từ
lâu, Ngân Hàng dự trữ Úc RBA đã khẳng định rằng không một ai trong số
các quan chức cao cấp của họ biết gì về các khoản thanh toán, từng dẫn
đến hậu quả của vụ lần đầu tiên, hai công ty và sáu cựu giám đốc của họ
bị kết tôi hối lộ nước ngoài. Tuy nhiên, lời chối tội của ngân hàng đã
bị mất sự tín nhiệm, khi tờ The Age tường thuật trong tháng Mười rằng
một số quan chức Ngân hàng RBA đã từng dấu nhẹm thông tin về các khoản
thanh toán bí mật dùng vào việc thuê người trung gian để giành được các
hợp đồng ở Nepal và Malaysia. Các quan chức RBA gồm Phó Thống đốc Ric
Battelino, nguyên Phó thống đốc Graeme Thompson - người chủ trì Hội đồng
Quản trị của cả hai công ty và Chris Ogilvy, cựu giám đốc Công ty In
Tiền của Úc (Note Printing Australia).
Và
hiện nay, danh sách những người biết chuyện đã lại tiếp tục lớn rộng.
Như tờ The Age từng ghi nhận trước đây, Securency đã luôn luôn cho biết
các đại diện ở nước ngoài của mình đều được tiến cử và chấp thuận của
Đại sứ quán Úc ở nước ngoài hoặc Austrade, cơ quan thương mại quốc tế
của chính phủ Úc. Nhưng Austrade đã chối bỏ và chính phủ tiếp tục từ
chối không tổ chức một cuộc điều tra độc lập về vụ bê bối để tránh chú ý
của công chúng. Tuy nhiên, hôm qua,Richard Baker và Nick McKenzie thuộc
nhóm điều tra của The Age báo cáo rằng có họ tài liệu bằng chứng về sự
tham gia của các viên chức Austrade, ít nhất là trong hai giao dịch bí
mật.
Trong
năm 2001 Securency đã thông báo cho Masamune Elizabeth, người khi ấy là
phái viên thương mại cao cấp tại Việt Nam của Austrade, rằng một viên
chức Bộ Công an của Việt Nam, Đại tá Lương Ngọc Anh, sẽ hành động như
một "hòm thư liên lạc" giữa Securency và ngân hàng trung ương Việt Nam.
Bà Masamune bắt liên lạc với Đại Tá Lương, người bị Cảnh sát Liên bang
Úc cáo buộc đã nhận được đến 20 triệu, số tiền bị nghi ngờ là hối lộ từ
Securency. Bà Masamune bây giờ là tổng giám đốc các thị trường phía Đông
châu Á của Austrade.
Các
tài liệu cũng tiết lộ rằng vào năm 2007, David Twine, Giám đốc khu vực
Đông Nam Á của Austrade đã gặp Cipin Khanna, một đại lý buôn vũ khí Ấn
Độ để thảo luận công việc cho Securency. Cuộc họp đã diễn ra mặc dù ông
Khanna đang bị cảnh sát Ấn độ điều tra, đã đột kích vào các cơ sở của
ông, tịch thu hộ chiếu của ông ta sau khi đã biết được rằng ông từng
hưởng lợi từ các giao dịch dầu khí trước đó với chế độ của Saddam
Hussein tại Iraq.
Sự
tham gia của Austrade trong các giao dịch của Securency với những người
trung gian như Đại Tá Lương hoặc với những người trung gian tiềm năng
như ông Khanna đã đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại về cách thức mà các
quan chức Úc tiến hành kinh doanh ở nước ngoài cùng thái độ của họ với
luật pháp Úc. Các khoản thanh toán cho quan chức nước ngoài đã bị cấm kể
từ khi luật hối lộ nước ngoài được đưa ra vào năm 1999, nhưng Austrade
đã không cố vấn cho Securency biết rằng họ có thể đang hành động bất hợp
pháp trong việc thanh toán Đại Tá Lương cho các dịch vụ của ông. Ngược
lại, cơ quan thương mại này còn khuyến khích mối quan hệ ấy - trong khi
cũng còn nói với Securency rằng viên đại tá đó là một sĩ quan tình báo
cao cấp của Việt Nam.
Nổi
lên từ những giao dịch này là hình ảnh của một tổ chức có các cán bộ
phục vụ ở nước ngoài lẽ ra phải được xem xét kỹ hơn để am hiểu các nền
văn hóa nơi nạn hối lộ hoành hành hơn các nghĩa vụ luật định của họ.
Kinh doanh đã từng được tiến hành một cách bí mật với những người hoặc
có danh tiếng không rõ ràng, động cơ mờ ám hoặc cả hai, và với những
người mà đôi khi phải trả một khoản tiền rất lớn. Và mạng lưới những
người có liên quan đến vụ bê bối này tiếp tục lan rộng: đầu tiên là hai
công ty con của RBA, sau đó là các quan chức của chính RBA và bây giờ
đến các cán bộ của Austrade. Còn ai nữa sẽ là người tiếp theo ?
Chính
phủ Gillard nên hành động nhanh chóng để hạn chế những thiệt hại đã xảy
ra đến danh tiếng của nước Úc bằng cách hãy tổ chức một cuộc điều tra
độc lập vào đống bẩn thỉu đang phát triển nhanh này.
Cặp
phóng viên điều tra Richard Baker và Nick McKenzie hai năm trước đã
công bố loạt bài trên báo Úc The Age, đưa đến việc cảnh sát Úc điều tra
công ty in tiền Securency.
Securency
đang bị Úc điều tra quanh cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam, Indonesia
và Malaysia để đổi lấy các hợp đồng in tiền cho các ngân hàng tại các
nước này.
Trong
bài mới nhất ngày hôm nay, họ cáo buộc đại diện của Austrade ở Hà Nội,
Elizabeth Masamune, đã biết về mối liên hệ giữa Securency và người môi
giới tại Việt Nam, Đại tá Lương Ngọc Anh ngay từ năm 2001.
Họ
đặt câu hỏi liệu bà Masamune có biết việc Securency trả tiền cho ông
Ngọc Anh - điều có thể vi phạm luật chống hối lộ của Úc - hay không?
Điều
tra của hai phóng viên tờ The Age nói rằng ngay từ năm 2001, Securency
nói với bà Elizabeth Masamune rằng công ty của ông Lương Ngọc Anh, một
đại tá công an, sẽ là "hộp thư" giữa Securency (thuộc Ngân hàng Quốc gia
Úc) và Ngân hàng Trung ương Việt Nam.
Bà
Masamune bị nói là làm việc thân thiết với Đại tá Ngọc Anh, người mà
tháng Bảy năm nay bị Cảnh sát Liên bang Úc cáo buộc đã nhận tối đa 20
triệu đôla Úc trong các khoản tiền bị nghi là hối lộ của Securency.
Dùng
đến Luật Tự do Thông tin, báo The Age nói họ có các văn bản cho thấy bà
Masamune, hiện nay là Tổng giám đốc thị trường Đông Á của Austrade, đã
biết từ 2001 là Securency có những thỏa thuận tiền bạc với ông Ngọc Anh.
Theo
The Age, không ai trong Austrade khuyến cáo Securency rằng công ty có
thể đang làm việc phi pháp khi trả tiền cho Đại tá Ngọc Anh và công ty
CFTD của ông này.
The Age cáo buộc: "Austrade còn chủ động khuyến khích Securency làm việc với họ."
"Các
tài liệu nội bộ của Austrade cho thấy các viên chức thương mại cao cấp
biết liên hệ của Đại tá Lương với Bộ Công an Việt Nam ngay từ 1998."
"Vào
năm 2007 và 2008, Austrade cảnh báo Ngân hàng Dự trữ Úc và Securency
rằng Đại tá Lương là viên chức cao cấp trong ngành tình báo và an ninh
Việt Nam."
Visa 'siêu nhanh'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo công an Việt Nam thu thập thêm thông tin
The Age nói họ có trong tay email trao đổi giữa bà Masamune và cựu giám đốc của Securency, Cliff Gerathy.
Tháng
Giêng 2001, theo tờ báo, bà Masamune nói với ông Gerathy rằng bà "sẽ
liên lạc với Anh [Đại tá Ngọc Anh] và bàn tiếp về những lá thư mà anh ta
cần viết gửi ông liên quan những vấn đề tài chính khác."
Hai
tháng sau, ông Gerathy gửi email cho bà Masamune nói: "Trong trường hợp
Việt Nam, chúng tôi đang làm nhiều hơn so với ở bất kỳ nước nào khác,
đặc biệt là về cam kết tài chính, mà chúng tôi xem là sự đầu tư."
Bà
Masamune cũng được gửi cho xem các email về kế hoạch của Đại tá Ngọc
Anh đi Úc tháng Ba 2001 để "thảo luận và ký văn bản bổ sung về việc ủy
nhiệm cho CFTD".
Theo tờ báo, bà Masamune nói với ông Gerathy rằng bà sẽ vận động Bộ Di trú để cấp visa "siêu nhanh" cho ông Ngọc Anh.
The
Age cáo buộc bà Masamune cũng liên quan một kế hoạch đưa các quan chức
Ngân hàng Trung ương Việt Nam đi châu Âu, do Securency đài thọ. The Age
nói những chuyến đi như thế "có thể vi phạm luật chống hối lộ của Úc".
Tờ báo Úc cho biết cảnh sát đã thẩm vấn bà Masamune và nhiều viên chức của Austrade, nhưng chưa buộc tội ai.
The
Age cho biết nhiều văn bản về công việc của bà Masamune ở Việt Nam, mặc
dù được gửi cho The Age, nhưng đã được đục bỏ bớt vì Securency nói việc
tiết lộ đầy đủ sẽ tiết lộ "bí mật thương mại".
Austrade cũng đục bỏ nhiều chỗ trong các văn bản, nói rằng sự tiết lộ đầy đủ có thể gây hại cho quan hệ của họ với Việt Nam.
Austrade trả lời
Trong
thư trả lời The Age, Cơ quan Xúc tiến Thương mại Úc (Austrade) nói cảnh
sát liên bang Úc (AFP) "khuyên Austrade rằng những việc liên quan cuộc
điều tra cần được chuyển lại cho AFP".
Thư
nói: "Các vấn đề này lại liên quan cuộc điều tra của AFP và việc truy
tố đang diễn ra trước tòa. Vì thế, Austrade không thể bình luận vì chúng
tôi không muốn gây thành kiến hay ảnh hưởng đến vụ việc."
"Chúng tôi có thể nói Austrade đã hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra. AFP thừa nhận Austrade mạnh mẽ ủng hộ cuộc điều tra."
"Không
có cáo buộc sai trái nào chống lại Austrade và không nhân viên nào của
Austrade đã bị khởi tố liên quan cuộc điều tra hối lộ của AFP."
Theo
báo The Age, chính phủ Úc "liên tục ngăn trở cố gắng việc nỗ lực có một
cuộc điều tra độc lập về các thỏa thuận sai trái của cơ quan thuộc Ngân
hàng Dự trữ Úc và vai trò của Austrade kể từ khi The Age lần đầu tiên
công khai những lo ngại hối lộ vào tháng Năm 2009".
Tại
Việt Nam, tuần này, truyền thông nhà nước nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
"giao Bộ Công an chủ trì thu thập thông tin, làm rõ và xử lý dứt điểm
vụ cung cấp chất nền in tiền polymer".
-Nguồn: - Cáo buộc mới liên quan vụ tiền polymer bbc.co.uk -- Cáo buộc mới liên quan vụ tiền polymer — (BBC).– Banknote scandal widens (SMH).
Vụ polymer: Austrade officials in scandal spotlight (The Age 1-112-11) -- Lớn chuyện! Lớn chuyện! Đổ bể tùm lum bên Úc. Có cả hình ông Lương Ngọc Anh! ◄
-Một giải pháp cho hai vấn đề ngân hàng và địa ốc (DNSGCT - viet-studies 30-11-11) -- Bài đáng đọc của Huỳnh Bửu Sơn◄◄ Hãy
nhớ lại những năm 2005, 2006, 2007. Khi đó, thị trường chứng khoán còn
non trẻ của chúng ta đã lớn mạnh một cách kỳ lạ. Hầu như giá cổ phiếu
của bất cứ công ty cổ phần nào, dù lớn hay nhỏ, đã đăng ký trên thị
trường chứng khoán hay chỉ giao dịch ngoài thị trường (OTC), cũng đều
gia tăng vùn vụt. Có những cổ phiếu mà giá thị trường tăng gấp 60 lần
mệnh giá. Trong
quá trình tăng trưởng vô tiền khoáng hậu đó, thị trường chứng khoán
Việt Nam đã nhanh chóng tạo nên những nhà giàu mới, trẻ tuổi. Có người
chỉ trong vòng một hai năm từ hai bàn tay trắng trở thành những triệu
phú đô la. Thị trường chứng khoán Việt Nam lúc đó là sân chơi lý tưởng
cho các quỹ đầu tư quốc tế và các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài
nước.Có lúc chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.000 điểm. Nguồn vốn đầu tư
gián tiếp (FII) đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, đến mức các ngân hàng
thiếu tiền đồng để mua. Đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh không kém. Một
làn gió lạc quan thổi vào nền kinh tế Việt Nam, tạo nên những kỳ vọng
mới và những tiên liệu về cơ hội đầu tư mới. Và nó cũng đồng thời làm
căng phồng hết mức quả bong bóng giá địa ốc trên thị trường bất động sản
Việt Nam.
Quả
thật, vào thời điểm đó, không nhà đầu tư – và đầu cơ – bất động sản
nào, chuyên nghiện hay không chuyên, có điều kiện tài chính (và điều
kiện sử dụng đòn bẫy tài chính) lại không tranh thủ nắm lấy cơ hội bằng
vàng có một không hai này để thực hiện mơ ước làm giàu. Họ đang có mọi
thứ. Một chính sách nhà đất được cải thiện, cởi mở và ổn định hơn trước.
Một hệ thống ngân hàng đang say sưa với giá cổ phiếu ngân hàng gia tăng
chóng mặt và nhìn thấy triển vọng lớn lao của thị trường bất động sản
và chứng khoán. Đông đảo những nhà giàu mới đang có nhu cầu về nhà ở cao
cấp, và những người dư dả tiền bạc muốn sở hữu nhà đất hơn là vàng hay
đô la. Triển vọng phát triển đầu tư nước ngoài kéo theo sự gia tăng nhu
cầu về cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp. Nền kinh tế đang đà phát
triển khiến nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp cũng
tăng cao.
Làn
sóng đầu tư và đầu cơ vào lĩnh vực bất động sản dâng cao, các dự án đầu
tư bất động sản được ngân hàng tài trợ hào phóng, ngay cả những cá nhân
đi mua nhà, mua đất với mục đích kinh doanh thuần túy cũng được sẵn
lòng tài trợ, miễn là thế chấp bằng nhà đất có chủ quyền. Trong điều
kiện đó, không thể không xảy ra cơn sốt giá nhà đất. Và kinh nghiệm cho
thấy rằng một khi bong bóng giá đã hình thành, không một người trong
cuộc nào lại có thể ngộ ra rằng sẽ có lúc nó xì hơi, dù rằng vào cuối
năm 2007, những đám mây đen u ám đã bắt đầu xuất hiện trên bầu trời nước
Mỹ.
Cơn
bão dữ từ Mỹ không những tác động trực tiếp và nhanh chóng đến các nền
kinh tế châu Âu mà còn lan rộng khắp thế giới. Không ai có thể tiên đoán
được rằng quả bong bóng bất động sản vỡ ở Mỹ lại có thể làm vỡ tan quả
bong bóng bất động sản tại Việt Nam. Nhưng dù có thể thấy trước được,
người trong cuộc cũng không thể rút chạy kịp thời. Đầu tư bất động sản
là đầu tư lâu dài, nhà đất không phải là loại tài sản có thanh khoản
cao. Vào năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng và
ảnh hưởng của nó bắt đầu cảm nhận được ở Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra
một gói kích thích kinh tế 17 ngàn tỉ đồng (gần 1 tỉ USD). Đối với một
số nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam, gói kích thích kinh tế này là
một ngụm sâm trong cơn nguy kịch, giúp họ mua được một ít thời gian
trong khi chờ đợi phép lạ xảy ra. Nhưng trong đời thường không có phép
lạ. Khi gói kích thích kinh tế kết thúc, tình trạng khan hiếm thanh
khoản tại các ngân hàng, phần lớn xuất phát từ sự đóng băng tín dụng bất
động sản, đã đưa lãi suất huy động tiền gởi – và đối phần của nó là lãi
suất cho vay – lên đến mức vượt ngưỡng chịu đựng của các doanh nghiệp,
và những nạn nhân thầm lặng của nó là những nhà đầu tư bất động sản lớn
nhỏ. Có thể nói, trong hai năm 2010 và 2011, tiền lãi ngân hàng đã nuốt
trọn gần phân nửa vốn vay của họ, trong khi giá nhà đất tụt xuống hơn
1/3, thị trường nhà đất khan hiếm thanh khoản, do quy định hạn mức tối
đa tín dụng 16%, trở nên quá ảm đạm.
Các
nhà đầu tư bất động sản của chúng ta có nguy cơ trắng tay. Dường như đã
xảy ra một vài trường hợp bán đổ bán tháo dự án cho người nước ngoài.
Sự khó khăn của chúng ta chính là cơ hội của họ, khi họ được tiếp cần
nguồn vốn vay lãi suất thấp từ hệ thống ngân hàng nước họ. Nhưng có vẻ
các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa sẵn sàng vào cuộc lúc này, khi mà họ
có thể tin chắc rằng giá nhà đất sẽ còn tụt xuống hơn nữa. Một nhà đầu
tư bất động sản nước ngoài nhận xét rằng thị trường bất động sản của ta
sẽ phải mất từ sáu tháng đến 18 tháng kể từ đầu năm 2012 mới có thể hồi
phục. Tác giả John Calverley trong quyển Khi bong bóng vỡ cũng cho biết
kinh nghiệm là “các đợt giá giảm trên thị trường nhà ở thường kéo dài từ
ba đến năm năm và việc giảm từ giá đỉnh đến giá sàn cách nhau khoảng
30% đến 50% hoặc nhiều hơn”.
*
Trong
hoàn cảnh đó, việc các ngân hàng gần đây công bố những khoản lợi nhuận
khổng lồ trong năm 2011 có thể làm nhiều doanh nghiệp cau mày. Nhưng
ngân hàng cũng có những khó khăn riêng. Chỉ một phần của khoản lợi nhuận
khổng lồ đó thực sự là dòng tiền mặt, phần còn lại chỉ nằm trên sổ
sách. Tín dụng bất động sản đóng băng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trên dư
nợ tín dụng không những là một nỗi lo thường nhật của các nhà điều hành
ngân hàng thương mại mà còn làm đau đầu những nhà lãnh đạo Ngân hàng Nhà
nước.Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh dạn tài trợ thị trường liên
ngân hàng trong nỗ lực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nhằm
đưa lãi suất huy động xuống ở mức 14% /năm. Nhưng mọi việc không chỉ
dừng lại ở đó. Kinh nghiệm các nước cho thấy khi bong bóng vỡ, một cuộc
khủng hoảng tài chính chỉ có thể được ngăn chặn hữu hiệu với sự can
thiệp nhanh chóng của Nhà nước nhằm bảo vệ hệ thống ngân hàng thương
mại, quả tim của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ đồng tiền tiết kiệm của
người dân cùng sự tín nhiệm cần thiết và quý giá của họ đối với hệ thống
ngân hàng. Trong cái rủi luôn có cái may. Bong bong vỡ trên thị trường
bất động sản sẽ là cơ hội để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách
sâu rộng nhưng công bằng, hình thành những ngân hàng lớn và lành mạnh
như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã bóng gió: “Ném chuột
nhưng không làm vỡ bình”.
Khi
hệ thống ngân hàng sóng yên gió lặng, thị trường bất động sản sẽ có cơ
may ổn định. Một số nhà đầu tư bất động sản có thể sẽ trắng tay, nhưng
những nhà đầu tư chuyên nghiệp – những doanh nhân giỏi, cần được bảo vệ.
Các khoản nợ địa ốc cần được khoanh lại, với một mức lãi suất vừa phải.
Các dự án dang dở cần được tài trợ hoàn tất để có thể thành sản phẩm
bán được, dù là với giá thấp. Trong vài năm tới, đầu tư địa ốc sẽ không
được nằm trong danh mục tín dụng ưu tiên của các ngân hàng. Cũng cần một
định chế Nhà nước có chức năng mua lại các bất động thế chấp của ngân
hàng, nhằm tạo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, không phải là một nỗ
lực nhằm ngăn chặn sự giảm giá nhà đất. Nhiều nhà phân tích tin rằng giá
nhà thấp là rất đáng mong ước vì sẽ giúp thế hệ trẻ bước vào thị trường
nhà ở dễ dàng hơn, đồng thời giúp đưa thị trường bất động sản trở lại
vị trí thị trường nhà ở, thay vì là một nơi kinh doanh đầu cơ. Ngăn chặn
việc giảm giá nhà không phải là một sự can thiệp tốt từ phía Nhà nước
vì có nguy cơ gieo rắc hạt mầm cho các bong bóng tiếp theo. Trên thực
tế, giá nhà đất giảm trong đoản kỳ chỉ là một sự bù trừ cho thời kỳ bong
bóng, khi mà cơn sốt nhà đất đã đẩy giá nhà đất lên quá cao. Trong
trường kỳ, giá nhà đất đều có xu hướng tăng rõ rệt và điều này rất dễ
hiểu. Khi số lượng nhân khẩu ở mỗi nước tăng lên, không gian sống của họ
bị thu hẹp dần, và trở nên khan hiếm. Giá trị của nó chắc chắn sẽ tăng
lên.
*
Tục
ngữ dân gian của ta cũng nhận định rất đúng là “Mua vàng thì lỗ, mua
thổ thì lời”. Trong quá trình vỡ bong bóng bất động sản vừa qua, có
nhiều nhà đầu tư và đầu cơ trắng tay, nhưng cũng có một số người bình
chân như vại. Lý do đơn giản là họ không sử dụng đòn bẩy tài chính từ hệ
thống ngân hàng mà sử dụng nguồn vốn tiết kiệm riêng của họ. Đối với
những người này, giá đất lên xuống trong đoản kỳ không có nhiều ảnh
hưởng. Trong tương lai lâu dài họ vẫn tin chắc rằng các khoản đầu tư đia
ốc của họ không phải là những khoản đầu tư xấu, và hiện nay ít nhất nó
không ảnh hưởng đến thu nhập, sinh hoạt thường nhật của họ và không làm
họ đau đầu. Nhưng điều này cũng cho thấy một nhược điểm cố hữu của nền
kinh tế Việt Nam. Đó là một nền kinh tê có chi phí cao, với lãi suất tín
dụng cao, thuế suất cao và hệ quả là rủi ro đầu tư cao. Một nền kinh tế
chi phí cao chắc chắn sẽ dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp. Và đó là một
vấn đề mà các nhà lĩnh đạo kinh tế Việt Nam cần suy nghĩ.
30-11-11
- Tham nhũng vây ngân hàng (NLĐ). – Nhận diện thủ đoạn của tội phạm tín dụng, ngân hàng (PLTP). - Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý (Stockbiz). - Nhà băng khó đạt lợi nhuận dự kiến (ebank). - “Bóng đen” trong ngân hàng (TN). – 15 ngân hàng lớn tụt hạng tín dụng (NLĐ).
- 'Mất lửa' vì lương cào bằng - Trả
lương cào bằng là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa bình quân, xuề xòa, bè
phái theo kiểu anh khen tôi, tôi sẽ bỏ qua khuyết điểm cho anh, anh bầu
tôi thì tôi cũng ủng hộ anh...
Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý -Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý(Tamnhin.net)
- Nếu Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm rõ cơ cấu của tỷ lệ nợ xấu thì
vô hình trung, những hệ quả từ mối quan hệ hết sức "tế nhị" ngân hàng -
DN từ nhiều năm qua sẽ được công luận và nhiều người dân biết đến.
- Các ngân hàng trung ương lớn hậu thuẫn hệ thống tài chính toàn cầu — (VOA). - Chứng khoán Mỹ tăng bùng nổ hơn 4%, Dow Jones vượt mốc 12,000 (Vietstock).
– Stocks jump 3 percent as central banks add liquidity (Reuters). – Stocks spike early, hold onto gains in midafternoon (msnbc). - Công chức Anh tổng đình công — (RFI). – Đình công toàn quốc làm tê liệt nước Anh — (VOA).
- Cảnh sát dẹp người biểu tình ‘chiếm Phố Wall’ tại Los Angeles, Philadelphia — (VOA). - Mỹ bắt giữ 300 người biểu tình “Chiếm Phố Wall” (TTXVN).--Cảnh sát giải tán 'Occupy LA'- (Nguoi-Viet Online) -
Cảnh sát trang bị chống bạo loạn và chống chất độc đã giải tán các thành phần tranh đấu chống Wall Street, gọi là “Occupy LA”.
--Bruce Krasting: On FX intervention and the ECB/SMP------