Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tin thứ Sáu, 10-02-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- “Sói biển” – Người bám biển Hoàng Sa   –    (RFA). “Vừa qua chính phủ có chương trình tài trợ ICOM cho ngư dân, vậy ông có nghe và thấy có ai nhận được không?  Mai Phụng Lưu: Có nghe chương trình này cho xứ biển; nhưng chuyển về huyện, xã thì họ giao cho bà con họ chứ mình đâu được”.
RA LÝ SƠN, THĂM LẠI “BÙI HUỆ – HOÀNG SA” - (Mai Thanh Hải).
Sự thật về Thác Bản Giốc (bauxitevn). Tác giả bài viết, ông Mai Thái Lĩnh, trong nhóm trí thứ Đà Lạt khét tiếng một thời, làm đau đầu “cơ quan chức năng”, gồm Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo, … Ông từng cùng hơn 135 trí thức ký tên vào bản kiến nghị đòi ngưng dự án bô-xít Tây Nguyên, năm 2009 ông bị cấm xuất cảnh.
- Bàn Về bài tiểu luận của Zbigniew Brzezinski – (Dân làm báo). “Đó là bài: ’Quân bình lực lượng phương Đông, nâng cấp phương Tây (Đại chiến lược của Mỹ trong một kỷ nguyên đầy biến động)’”.
- Mỹ: Dự luật ‘Nhân Quyền Việt Nam 2012′ được thông qua bước đầu   –   (VOA). – Hạ viện Mỹ khởi động tiến trình thông qua dự luật “Nhân Quyền Việt Nam 2012”   –   (RFI). – Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam   –   (RFA). – Hạ viện Mỹ áp lực VN về nhân quyền  –   (BBC). “Các nhà làm luật tại Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất một dự luật cắt giảm tài trợ cho Việt Nam nếu nước này không cải thiện thành tích nhân quyền”. Hu hu -Cái lũ tư bổn giãy chết này sao cứ thích can thiệp vào "công việc nội bộ" của người khác nhở!!!!    – Chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam   –    (RFA).
- Ls Lê Quốc Quân – Đơn số 2: Khởi kiện Quyết định hành chính ngày 27-11-2011 của Công an Quận Hoàn Kiếm - (Dân làm báo).  – Những vụ bắt giữ những nhà bất đồng chính kiến làm gia tăng căng thẳng ở Việt NamDissident arrests highlight rising tension in Vietnam (Radio Australia). – Mời bấm vào đây nghe audio. – Thỉnh nguyện thư gửi chính phủ Obama, ngưng mở rộng làm ăn với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền: WE PETITION THE OBAMA ADMINISTRATION TO: STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS (The White House).
- Những mối lo ngại cho trẻ tị nạn, trong đó có trẻ em Việt Nam, tại trại giam Darwin: Fears for asylum children held in Darwin detention (ABC News).
- Sáng nay, Thủ tướng chủ trì họp vụ Tiên Lãng(VNN). – 24 giờ trước cuộc họp của Thủ tướng(PLTP).  – Hoàng Anh: ĐÊM TRƯỚC 10.2 VÀ HÀNG TRĂM VỤ TIÊN LÃNG KHÁC  –  (Nguyễn Xuân Diện). – Hôm nay, Thủ tướng chủ trì cuộc họp vụ cưỡng chế ở Hải Phòng (GDVN). Và nghe nói trong chỉ đạo của PTT Phúc với các ngành liên quan chuẩn bị nội dung cuộc họp có yêu cầu không được đưa ra kết luận. Chắc để dành cho TT … “làm bàn”? Hề hề! - Sáng nay, nín thở chờ Thủ tướng “xử” vụ Tiên Lãng (NLĐ). – Vụ Tiên Lãng – Hải Phòng: Bức xúc và kỳ vọng  (NLĐ). – Cưỡng chế ở Hải Phòng: “Bà già” Lê Hiền Đức kỳ vọng vào Thủ tướng  (GDVN). – Hic! Kỳ vọng Thủ tướng chủ trì cuộc họp về vụ Tiên Lãng  (NLĐ) sẽ mạnh như cỗ máy xúc này, nhưng không học theo nó xúc nhà anh Vươn, mà là xúc đổ đi tập đoàn mafia đỏ = >
- Tiên Lãng và báo chí ‘không lề’   –   (BBC). “…vụ Tiên Lãng đã xóa đi các khác biệt và cách đưa tin của báo chí nói chung khiến người ta có cảm giác đang sống trong một thế giới truyền thông ‘không lề‘”. – Tiên Lãng ra sao nếu báo chí im lặng?   –    (RFA).  – Nhưng cũng có một cái “lề” … riêng của đảng – tờ “Nhân dân”, bữa qua rón rén thêm bước nữa: Khởi tố vụ án liên quan việc cưỡng chế khu đầm của ông Ðoàn Văn Vươn.
Nóng trong ngày: Lên tiếng ở Tiên Lãng (VNN). - Từ chuyện nước Đức nhìn về Tiên Lãng (TVN). - Vụ Tiên Lãng và cơ hội sửa sai(TVN).  - Cà phê cuối tuần: “Vụ Tiên Lãng là giọt nước tràn ly” (VnEconomy). - Không có chuyện năm 2013 thu hồi đất (SGGP). - Nên kéo dài thời hạn giao đất cho nông dân(ANTĐ).  – Không có chuyện năm 2013 thu hồi đất (SGGP). – Bài học Tiên Lãng (SGGP).
- Viết Lê Quân: Bài học Thái Bình:  Nhân sự Tiên Lãng hay nhân sự Hải Phòng – (Người lót gạch/TVN). – Ơ HAY… LẠ NHỈ? – (Cua Rận). “Ô hay- Lạ nhỉ:  1/ Ông Hiền và ông Khanh đã bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Vậy tại sao vẫn làm việc tại Phòng Chủ tịch- Phó Chủ tịch.  2/ Ông Hiền vẫn đang thực sự điều hành UBND huyện Tiên lãng hay sao mà gọi bảo vệ đuổi phóng viên. Còn ra lệnh cho bảo vệ “báo chí chưa được phép vào UBND huyện vì chưa có lệnh của ông Hiền…”
- Từ Thái Bình đến Tiên Lãng (Nguyễn Thanh Long).  – Tô Văn Trường: THA BỔNG CHỨ KHÔNG PHẢI TRẮNG ÁN! (Quê Choa). “Đất nước ta nếu cho rà soát công khai, minh bạch, thì còn rất nhiều vụ dân oan về ruộng đất còn hơn cả vụ Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng chỉ thiếu tiếng súng hoa cải. Người dân yêu cầu (không phải chỉ mong muốn) các nhà chức trách, công bộc của dân vì sự ổn định và phát triển của đất nước cần xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội vụ Tiên Lãng và ‘thừa thắng  xông lên’ làm tiếp và xử lại các vụ án nổi cộm khác”. BTV: Liệu sau khi giải quyết xong những vụ tương tự, có ai bảo đảm rằng không còn những vụ như Tiên Lãng khác xảy ra? Vấn đề nằm ở chỗ, đâu là nguyên nhân cốt lõi gây ra những vụ như Tiên Lãng, Thái Bình? Nên chăng tìm ra nguyên nhân của vấn đề để giải quyết tận gốc?
- Lấy lời khai của lãnh đạo huyện Tiên Lãng (DV).  – Xử lý những người vi phạm pháp luật (TN). -  Bàn về cái gọi là “Chống người thi hành công vụ’’ (BauxiteVN).
- HỐ XÍ VÀ CÁI TOILET  (Mai Xuân Dũng). “Nhiều năm qua, cái hố xí được quét vôi. Lúc thì trắng, có lúc đỏ, có lúc nửa đỏ nửa xanh, nhiều lần nó được treo biển Hố xí văn hóa… Treo biển hố xí văn hóa có hay nhưng không giải quyết được cái thối. Đó là nguy cơ. Vậy điều khó tránh là cần tẩy uế. Khơi cống rãnh, moi móc, hót, xúc…
<= Liệu mai sau, sách giáo khoa sẽ có bài về “Cuộc khởi nghĩa Hai Ông Đoàn” cho con cháu nó học? Hề hề! – Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng qua ảnh (TP). – KHỐI U TIÊN LÃNG VÀ NHÂN CÁCH CÁN BỘ (Văn Công Hùng). “Cán bộ coi dân như thù địch, như giặc nên cần trấn áp thì chỉ mấy chục phút đại tá Ca đã huy động cả trăm quân cùng chó cùng súng ống đạn dược xuống tận nơi, nên chánh văn phòng luôn nói rất nhăng nhố, nên trưởng ban tuyên giáo triệu tập cả 300 đảng viên để huấn thị bảo vệ sự sai trái của chính quyền, nói xấu cả các vị lão thành cách mạng, đổ vấy cho báo chí của Đảng đã bị địch lợi dụng, giễu nhại chuyên gia Đặng Hùng Võ…”  -  Bóng ma “lệnh ông Hiền” (Da vàng).
- Thành ủy Hải Phòng và 3 ngày nóng bỏng trong vụ cưỡng chế ở Hải Phòng (GDVN).  – Bức tâm thư gửi Bí thư Thành ủy Hải Phòng (GDVN). -  “HẢI PHÒNG ĐÓ, ĐAU THƯƠNG CHỈ BIẾT GỤC ĐẦU”? - (Mai Thanh Hải). Mời bà con thưởng thức luôn bài hát tuyệt vời một thời Thành phố hoa phượng đỏ qua giọng hát của cố NSƯT Kiều Hưng.
Xem công an làm việc với Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (ANTĐ).  – Bùi Văn Bồng: VĂN HÓA PHÁT NGÔN Ở HẢI PHÒNG   –   (Người Lót Gạch). “Còn những ai nói thẳng, nói thật, phản ảnh trung thực vụ việc, phê phán cái sai đã rõ mồn một của cấp ủy, chính quyền, thì ông trùm tuyên giáo huyện Tiên Lãng cho là theo địch cả? Ôi, cứ cái lối tư duy và phát ngôn kiểu này, văn hóa phát ngôn còn phải dẫn liệu, suy ngẫm và luận bàn nhiều lắm”. – Kiểm soát lạm quyền (PLTP). “Khi có những phản ứng của công luận lại hết sức tùy tiện huy động các công cụ chính thức của Đảng, của Nhà nước để ‘chống trả’, phát ngôn loạn ẩu, xúc phạm nhân dân”.  -  Lê Nguyên Hồng: Tội phạm cũng có tội phạm VIP! - (Công dân).    – Ăn cướp điều tra vụ cướp - (Dân làm báo).
- GS Tương Lai: DÂN CÓ QUYỀN ĐUỔI NHỮNG CÔNG BỘC HƯ HỎNG – LẠI VẪN NÓNG BỎNG VẤN ĐỀ NÔNG DÂN   –   (Người Lót Gạch).
- Đinh Mạnh Vĩnh – Hiến kế cho anh em Hiền – Liêm  –  (Dân Luận). “…hai chú có tích lũy được tài liệu, thông tin, bằng chứng của đám Ca – Thoại – Điền – Thành… mà chúng nó ăn ngập mặt đấy! Nếu có thì hai chú rủ nhau ngồi soạn lại hết toàn bộ hồ sơ này, photo ra, giữ đó làm bằng. Tao chết mày chết. Đừng ép người quá đáng! Hai chú thấy đó, có gì thì bọn nó thí tốt, ù té bỏ chạy, mặc mẹ hai chú sống chết!”
- Kỳ 5: TIÊN LÃNG, MỘT NGÀY RÉT MƯỚT VÀ HÀO HỨNG(Nguyễn Quang Vinh). – Cà phê cuối tuần: “Vụ Tiên Lãng là giọt nước tràn ly” (VnEconomy).
Lời trần tình của 2 người đàn bà (ANTĐ). – Rơi nước mắt cảnh sinh hoạt trong lều tạm của vợ con ông Vươn (GDVN). – Tan cửa nát nhà con chó vẫn chung tình   –   (Cu Làng Cát).  “Nhà tan, cửa nát, cái bát ăn cũng bị khoắng, những đũa chòi cũng biến mất, nó vẫn tìm về với vợ con anh Vươn. Nó không chê chủ nó giàu hay nghèo trong lúc này. Nó chỉ là con vật theo cách tư duy của con người, nhưng nó biết ân cần với chủ trong mất mát đau thương”. Ảnh: SGGP. =>
- Văn tế trụ cột – về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Photphet.info). “Giữ đất gây lên ân oán, Bản lĩnh thay cái thằng Vươn/  Đầm nuôi thủy sản bấy lâu, kè bờ có công nhà nó?/ thằng nào đắp con đê ngăn lũ/ Giữ đất bãi bồi?/ Thằng nào lấn biển trồng cây,/ Nuôi tôm nuôi hến?
- Đại Vệ Chí Dị  –  (Người Buôn Gió). “Họ Đoàn ra đầu thú, quan tổng binh trấn Hoa Cải là Đậu Ka bắt cả họ vào ngục, sau thả vài mống đàn bà về. Anh em nhà họ Đoàn bị giam vào ngục vì tội có ý giết quân triều đình. Tiếng tăm vụ án này bay khắp nước, nhân sĩ, quan văn, lão thành, cựu chiến binh nghe thấy đều bất bình với hành động của quan sở tại đất Lãng làm đơn khiếu nại, rồi bàn tán bất bình”.
- 2 sáng tác mới của Cu làng cát: + Bản kiểm điểm của Vũ Hồng Chuân ở huyện “Lãng”  và + Kiểm điểm của xã đội phó ăn cắp ổn áp Lioa, bắt con chó vàng và khoắng hai tấn phân gà.
- Đại tá Bùi Văn Bồng: ĐIỆU DÂN CA MỚI – LÝ MƯỜI KHINH - (Người lót gạch).
- Dự án tiền tỉ bỏ hoang cạnh đầm ông Vươn (VNN). – Chủ đầm suýt bị cưỡng chế nói gì?(TN). – Chủ đầm suýt bị cưỡng chế gửi thư tới Thủ tướng (GDVN).
- Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng dưới góc nhìn của con trai Bí thư Kim Ngọc (GDVN).
<- Bà Trần Ngọc Sương được khôi phục sinh hoạt Đảng (VOV). Và bà sẽ hát “Đảng đã cho em sáng mắt … tinh đời/ Trước … trong tù giam em nào … nói được/ … Đảng em ơi cám ơn người … tha thứ/ Từ đây lòng em sướng vui, đau khổ và tình yêu, căm giận hóa lời … than…”

- Độc giả Đ.M.T. méc bài này: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐẾN THĂM NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VÀ XEM VỞ KỊCH “ĐẠO HỌC” (Nghệ thuật Biểu diễn). Độc giả còn cho biết, thủ tướng xem vở kịch này: “chắc là để thấu cảm tinh thần Thất Trảm Sớ của người xưa mà ra tay quyết đoán? Cùng đi có cả tướng Nhanh (Biểu tình), BT Đinh La Thăng (tắc nghẽn GT)…
- VÕ LÂM KIẾM KÝ 19 -  Lương Tâm Tù   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- ĐỒNG TÂM, ĐỒNG Ý, ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG LÒNG?ĐỒNG CHÍ (Mai Xuân Dũng). “Ngày nay xã hội nhìn nhận từ  ‘Đồng chí’ đượm vẻ khôi hài: Quê hương anh thuốc phiện cần sa/ Làng tui nghèo chỉ vài viên thuốc lắc/ Tôi với anh đôi người buôn lậu/ Ở trong tù ko hẹn lại quen nhau”.
- Đã đến lúc bỏ bào chữa viên nhân dân (PLTP). “Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc bỏ bào chữa viên nhân dân vì đã có luật sư có chuyên môn để tranh tụng tại tòa”.
- Nhân chuyến thăm của CT Trương Tấn Sang: - Tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào (TN).
- ‘PV Hoàng Khương đưa hối lộ vì mục đích cá nhân’ (VNN). “Thiếu tướng Phan Anh Minh khẳng định, Hoàng Khương chính là người chủ mưu, dàn dựng và tạo ra tiêu cực để viết báo. Thông tin chính thức từ cơ quan CSĐT công an TP.HCM thì ông Hoàng Khương đã khai nhận có đưa hối lộ để nhằm mục đích cá nhân”. BTV: PV Hoàng Khương trong tay công an, khi hỏi cung, có luật sư chứng kiến hay không? Nếu không, liệu những lời khai đó có giá trị không?
-“Dự án thí điểm “Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo”” Tạo điều kiện tốt nhất cho trí thức trẻ (Tin tức).=>
- Tai nạn đường sắt gia tăng, trách nhiệm thuộc về ai? (Tin tức).
- Công an đánh dân vì dám chặn xe gây ô nhiễm môi trường. – “Sẽ xử lí công an viên đánh dân chặn xe chở đất” (VNN).   – Công an xã bị tố đánh học sinh khi hỏi cung (TN). – Người dân tố cáo công an phường (DV). Dân nhằm nhò gì, Viện trưởng Viện Kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật (TN).
- Brunei phóng thích 9 ngư phủ Việt Nam    –   (VOA).
Bắt viện trưởng viện kiểm sát trái luật (PLTP).
Kiểm toán Petrolimex (TN).
- Hà Văn Thùy: “NGƯỜI LẠC VIỆT LÀ CHỦ NHÂN CỦA GIÁP CỐT VĂN” VÀ CHUYỆN ĐẶT TÊN CHO MỘT KẺ HOANG DÂM, TÀN NGƯỢC: ÔNG VUA CUỐI CÙNG CỦA NHÀ THƯƠNG CÓ TÊN THEO ÂM VIỆT CỔ LÀ CẶC(Văn chương +/VCV). Hấp dẫn!
- Bức khắc khổng lồ cho ông Kim Jong-il (TN). – CHDCND Triều Tiên hoàn thành căn cứ tàu đệm khí gần biên giới Hàn Quốc (SGGP).
- Trung Quốc tập trận với tàu đổ bộ lớn (TN).
- Công an TQ bắt 3 thủ phạm đưa 42 người Việt nhập lậu bất hợp pháp    –   (VOA).
- Bí thư đảng ủy vùng tự trị Tây Tạng cách chức ba cán bộ nhà nước    –   (RFI).
- Miến Điện khẳng định : Đổi mới để tránh đổ máu như Mùa Xuân Ả Rập   –   (RFI). “Vào tháng Ba năm ngoái, chính quyền độc tài quân sự đã tự giải tán và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ ‘dân sự’, với các thành viên chủ chốt là các cựu tướng lãnh.  Điều gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế là nhóm lãnh đạo mới này lại liên tiếp tiến hành nhiều cải tổ ‘ngoạn mục’, cho phép lực lượng đối lập chính là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được đăng ký hoạt động trở lại…”
<- Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc từ chức vì tham nhũng (Yonhap/ PLTP).
KINH TẾ
- Kiểm toán Nhà nước: Đưa 4 lĩnh vực vào “tầm ngắm”(ANTĐ). - Kiểm toán Nhà nước “soi” tín dụng bất động sản (VnMedia).
Dè dặt hạ lãi suất (TN).
EVN lỗ quá lớn (NLĐ). – Chưa xử lý 15.000 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá ở EVN (TBKTSG/ Gafin).
- Nhiều nhà đầu tư nhòm ngó dự án cao tốc Hải Phòng – Hạ Long (VnEconomy).
- Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi dự án du lịch 1,3 tỉ đô la   (TBKTSG/ Vietstock).
- Chủ tịch HĐQT Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: Sáng tạo có trách nhiệm là thông điệp chung cho thế giới (Tia Sáng).=>
- Khó chuyển vàng thành vốn  (NLĐ/ Vietstock).
- Giá gas giảm 10-12.000 đồng/ bình 12kg từ sáng 10/2 (SGGP/ Gafin). - Gas tăng giá: dân kêu ca, DN bình thản thu lợi (VEF).
- Gạo cấp thấp gặp khó  (TBKTSG/ Vietstock).
Nông dân găm cà phê chờ giá cao (PLTP).
Nuôi cá lồng cho doanh thu cao (TN).
- Thái nắm cổ phần dự án 4.5 tỷ đôla ở VN   –   (BBC).
- Giá lương thực toàn cầu tăng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2011 (DVT/ FAO/ Gafin).
- OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2012  (TTXVN/ Vietstock).
- Trung Quốc hứa tiếp tục cải cách tiền tệ    –   (VOA).
- Chính phủ Hy Lạp vẫn chưa đồng thuận về kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới    –   (RFI). – Các đảng ở Hy Lạp tiến gần hơn tới thỏa thuận cắt giảm thêm chi tiêu    –   (VOA). - Hy Lạp chưa thể được cứu trợ tài chính (NLĐ). - Hy Lạp đạt được thỏa thuận cho gói cứu trợ thứ 2 (TTXVN).
- Hungary có nguy cơ bồi thường hàng tỉ euro vì hãng hàng không quốc gia phá sản   –   (RFI).
- Thị trường việc làm ở Mỹ có dấu hiệu cải thiện    –   (VOA).
- FBI điều tra vụ việc hối lộ của tập đoàn News Corp (Saigon News).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Tế Xã tắc và tế Giao không còn “vua” (TT).
Bài học từ lễ hội đền Trần (TN).
Khi du khách bị biến thành mồi cho ‘máy chém’ (VEF).
<- Chùa Quán Sứ nhuốm màu huyền bí với pho tượng “mọc tóc” (Dân Việt).
Triển lãm trang phục người Việt đầu thế kỷ XX (PLTP).
- CUỘC TỌA ĐÀM TẠI TRỤ SỞ BÁO VIỆT NAM NÉT: “BÓNG DÁNG NÀNG THƠ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI” (Văn chương +).
- PGS.TS Phan Trọng Thưởng: THƠ MỚI – MỘT SẢN PHẨM CỦA LỊCH SỬ (Văn chương +).
- Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2012: Hứa hẹn nhiều chương trình hấp dẫn (Tin tức). – Lại chuyện “không đành” với cái nhà vệ sinh trên đường du lịch  (aFamily).
- Văn hóa của người Mỹ gốc Việt đến với cuộc sống: Vietnamese American culture comes to life (Huffington Post).
Cờ Việt Nam, áo dài và chợ Bến Thành xuất hiện trên Channel V (TT).
- Việt Nam chạy đua đăng cai Asiad 2019 (VNE/ PLTP).
- Diễn viên Anh đóng Diana   –   (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cần xem xét hiệu quả sử dụng ngân sách của Bộ GD&ĐT (GDVN).
Dự thảo Luật Giáo dục đại học – Đã sửa, vẫn bộn bề (SGGP).
Nhiều chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành sư phạm (NLĐ). – Tuyển sinh 2012: Ngành Tài chính Ngân hàng “xuống dốc” vì đâu?  (GDVN).
- Học viện Báo chí cho sinh viên đi kiến tập ở nước ngoài (GDVN).
- PGS. Văn Như Cương: “Sẽ còn ‘hơn 1 lần’ nữa phải điều chỉnh giờ học…” (GDVN). – Sau 1 tuần cho học sinh làm chuột bạch: Đấm vào khoảng trống (TN).
- Vào đại học bằng 5 ngón tay  (GDVN). =>
Những đồng tiền nhàu nhĩ (TT). - Bỏ học đi hái đót (TN).
Cảnh giác với sự xâm nhập của “tin tặc” (ANTĐ).
- Pháp hình thành 8 siêu đại học để tăng sức cạnh tranh   –   (RFI).
- Phát hiện thêm hai loài sâu biển phát sáng (GDVN).
- 5 người bị bệnh não mô cầu có quan hệ thân thuộc (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thêm 4 trẻ bị tiêm vắc-xin hết hạn (NLĐ).
Xót lòng cha thần kinh nuôi hai con thơ (VNN).
- Nghệ An: Nữ sinh rơi từ tầng 2 tử vong (ANTĐ).
<- Việt Nam : Hỏa hoạn lớn tại chợ trung tâm thành phố Quảng Ngãi   –   (RFI). 8 giờ đồng hồ mới dập tắt được lửa (theo VTV1 sáng nay) thì còn gì nữa?  – Hàng trăm tiểu thương “cháy” theo chợ(NLĐ). Thử thách cho đồng chí cựu Bí thư thứ nhất trung ương đoàn Võ Văn Thưởng. – Phó mặc số phận – (Nguyễn Tây Ninh).
Cháy dữ dội tại công ty mỹ phẩm P&G (VOV). - Hỏa hoạn lớn ở Công ty P&G tại tỉnh Bình Dương (TTXVN).
Xe tải chở 5 ô tô cháy rụi khi đang lưu thông (VOV). - Cháy 6 xe tải, thiệt hại gần 4 tỉ đồng (NLĐ).
Hầm bí mật chôn chất thải (TN).
Ống nước “leo” trụ đèn đường (TT).
Ráo riết điều tra vụ mất trộm 235 lượng vàng (TN).
Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa Nghệ An bị tố lừa đảo (VTC).
- Trung Quốc: Con quan rải tiền làm thảm trong lễ cưới (VNE/ PLTP).
- “Thủ đô” của người đồng tính   –   (BBC).
- Gấu ngựa bị nguy hiểm do việc khai thác mật ở Việt NamEndangered Moon Bears Harvested for Bile in Vietnam (National Geographic).
QUỐC TẾ
- Trung Quốc đón tiếp đối lập Syria tại Bắc Kinh   –   (RFI). - Nga vẫn xúc tiến thỏa thuận bán vũ khí cho Syria (TTXVN). – Sirya : Phủ quyết Nga –Trung là dấu hiệu của chiến tranh lạnh?   –   (RFI). – Liên đoàn Ả rập muốn đưa quan sát viên trở lại Syria (AFP, Reuters, VOA, CNN/ PLTP). – Tổng Thư Ký LHQ: Phái bộ của Liên đoàn Ả Rập sẽ trở lại Syria   –   (VOA).   – Làn sóng bạo động vẫn tiếp diễn tại thành phố điểm nóng ở Syria   –   (VOA).  - Syria tiếp tục đổ máu (NLĐ).
Iran: Tổng thống Ahmadinejad phải ra điều trần (SGGP). - Iran đe dọa tấn công trả đũa Mỹ trên khắp thế giới (Dân Việt).
Tình thế bị động và sự can thiệp của Mỹ-Phương tây (TVN).
- Nga, Trung Quốc bị chỉ trích cung cấp vũ khí cho Sudan    –   (VOA).
- Seoul báo động : Bình Nhưỡng vừa xây xong một căn cứ tàu đệm khí sát biên giới   –   (RFI).
- Máy bay không người lái hạ sát 1 thủ lãnh chủ chiến ở tây bắc Pakistan    –   (VOA). =>
- Số phận cựu giám đốc công an TQ  –   (BBC). – Trung Quốc giảm nhẹ các tin đồn xoay quanh chính trị gia hàng đầu    –   (VOA).
- Phó Chủ tịch Trung Quốc thảo luận với ông Biden trước chuyến đi Mỹ   –   (VOA).
Maldives khủng hoảng chính trị (TN).
Mỹ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sau hơn 30 năm (Gafin).
Ý nghĩa tên gọi của các quốc gia châu Phi (VNN).
- Hoa Kỳ khởi tố công ty Trung Quốc về tội gián điệp kinh tế    –   (VOA).
- Châu Mỹ và châu Á sẽ “chạm trán”, nhập thành siêu lục địa mới (Dân trí / BBC/ PLTP).
- Singapore kêu gọi Mỹ thận trọng trước các luận điểm chống Trung Quốc   –   (RFI). – Singapore cảnh báo Mỹ chớ nên dùng giọng điệu bài Trung Quốc    –   (VOA). – Singapore cảnh báo luận điệu chống TQ   –   (BBC). – Singapore warns US on anti-China rhetoric (France24/AFP).
- 40 người thiệt mạng trong vụ chìm tàu chở di dân CH Dominique    –   (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 09/02/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 09/02/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 09/02/2012.
* RFA: + Sáng 09-02-2012
Tối 09-02-2012
* RFI: 09-02-2012




THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 9/2/2012
(phần 1)
TTXVN (Angiê 5/2)
Năm Rồng mang đến điềm g
Trung Quốc vừa bước vào năm Rồng 2012, song như nhà báo Sébastien Le Belzic nhận xét trên tạp chí “Statafrik”, những người mang tin dữ đến đã thấy đó là biểu tượng của khủng hoảng và cũng là dấu hiệu rõ nét về sự phát triển một nước Trung Quốc hiếu chiến.
Chỉ cần lang thang trong các con ngõ nhỏ chạy dọc theo các ngôi chùa ở Bắc Kinh cũng đủ để thấy tử vi quan trọng như thế nào trong cuộc sống đời thường của người dân Trung Quốc. Ở nước này, không phải Đảng Cộng sản quyết định được tất cả, cũng phải tính tới phong thủy, con số, chiêm tinh, điềm tốt điềm gở nữa… Trong khi đó, Trung Quốc bước vào năm Rồng, vốn là một biểu tượng mạnh mẽ trong huyền thoại Trung Hoa từ ngày 23/1.

Tử vi Trung Hoa được chia thành 12 con giáp, trong đó rồng từ lâu là con vật được biết đến nhiều nhất. Trong khi Trung Quốc chuyển từ năm con Thỏ sang năm con Rồng, người dân Bắc Kinh rủ nhau đi xem bói thẻ hay bói số. Sau khi nhẩm tính một cách khéo léo ngày và giờ sinh cũng như một vài con số được giữ bí mật, thầy số sẽ nói về tương lai của bạn…
Có nên đùa với những lời tiên toán không?
Lời tiên đoán có thể khiến phần lớn người dân phương Tây cười bao nhiêu thì ở Trung Quốc lại được coi là cực kỳ quan trọng bấy nhiêu. Một phụ nữ có tuổi giải thích: “Tôi muốn biết năm nay có phải là năm tốt cho gia đình không. Con gái tôi sẽ lập gia đình trong năm nay và chúng tôi phải chọn ngày nào sẽ mang lại hạnh phúc cho con gái tôi.” Năm Rồng cũng sẽ là năm bùng nổ sinh nở. Thậm chí phần lớn người Trung Quốc có thể chấp nhận đẻ mổ chỉ vì muốn có một tiểu rồng trong nhà. Như vậy, họ phải tính để làm sao con họ phải ra đời trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2012 đến ngày 10/2/2013.
Người Trung Quốc đều bị mê hoặc bởi những bí hiểm của thuyết siêu hình, Một số mạng Internet còn cung cấp cả dịch vụ này cho người sử dụng smartphone.
Những theo thuyết này, năm nay cũng không có gì tôt đẹp lắm. Theo một nhà chiêm tinh học, năm 2012 là năm Rồng nước. Thủy và Rồng, đều là “dương” mệnh, tương sinh khi rồng gặp nước và nước gặp rồng. Đó là dấu hiệu cho thấy sẽ có những chuyển động mạnh và dữ dội, thậm chí như kiểu sóng thần, đối với Trung Quốc. Theo nhà chiêm tinh học này, điều đó có nghĩa là các “cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra” ở nước này và tình hình “vẫn sẽ không có gì là chắc chắn cả”. Thậm chí, “biểu tình sẽ lan rộng và với quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn”. Thủy triệt Kim và đối với nền kinh tế thế giới, đó cũng là tin không tốt lành.
Kết quả là làm chính trị trong năm Rồng sẽ rất khó khăn. Hơn nữa vì đó là năm chuyển giao chính trị ở Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ chuyển giao quyền lực cho những người kế nhiệm mình. Nhưng chuyển cho ai đây? Cho đến nay, đó vẫn là điều huyền bí. Trong năm Rồng này, “Chín vị Hoàng đế”, như người ta vẫn thường gọi các ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ được chỉ định trước khi một trọng số 9 người sẽ được lựa chọn.
Kinh nghiệm cho thấy Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch tương lai của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Còn Lý Khắc Cường sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng. Nhưng lúc này vẫn chưa có gì là chắc chắn, trong khi mọi đường đi của con Rồng đều không thể đoán trước được.
Để trừ tà cho năm xem ra có vẻ khó khăn này, nghệ sĩ Chen Shaohua đã vẽ một con Rồng tuyệt đẹp để trang trí một loạt con tem đặc biệt được tất cả các nhà sưu tầm ưa thích. Hàng chục nghìn người Trung Quốc đã xếp hàng tại tất cả các bưu điện ở nước này để có được mẩu giấy thần nhỏ và kình vuông đó, khi con tem này được phát hành vào đầu tháng Giêng vừa qua. Một con Rồng mà ông Chen Shaohua cho là vừa “rắn” vừa “mạnh mẽ”, được lấy cảm hứng từ trang phục của các vị Hoàng đế triều Thanh.
Con rồng Trung Quốc liệu có hung hãn không?
Nhiều tờ báo quả thực đã đặt câu hỏi này sau khi bà Zhang Yihe tung ý kiến phê phán lên blog của mình. Nữ nhà văn nổi tiếng này tức tối trước những đường nét “gây kinh hoàng” và “dữ tợn” của con Rồng này. Đến mức trên một số diễn đàn Internet, một số người không muốn có con rồng huyền thoại này, vốn là biểu tượng của nước Trung Quốc nữa.
Nhưng nghệ sĩ Chen Shaohua vẫn bảo lưu ý kiến của mình và khẳng định chỉ có con rồng mới có khả năng chống lại các thế lực ma quỷ sẽ chi phối năm 2012. Giải thích trên tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Công”, ông nói con Rồng là một sản vật huyền thoại của Thượng đế và là một biểu tượng của huyền thoại Trung Hoa. Đó cũng là hình ảnh vừa gây ấn tượng vừa đáng trọng, một biểu tượng sẽ bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng trong thời không có gì là chắc chắn này.
Biểu tượng Rồng vẫn luôn là nguồn gốc dẫn đến việc Trung Quốc và phương Tây không hiểu nhau. Các vị Hoàng đế Trung Hoa trước đây đã biến con rồng thành biểu tượng sức mạnh của mình trong hàng nghìn năm và người Trung Quốc luôn thấy ở con rồng một dấu hiệu về sức mạnh và điềm tốt. Trái lại, ở phương Tây, con rồng chứa đựng tất cả những yếu tố của một con quái vật hung hãn.
Dầu sao, để mọi người có thể chấp nhận những lời tiên đoán gở của ông về năm Rồng nước này, nhân vật bậc thầy về phong thủy nói trên nhắc lại rằng tử vi Trung Hoa vận hành theo các chu kỳ 60 năm. Và năm Rồng nước gần đây nhất là năm 1952, năm thành lập Liên minh châu Âu. Đối với nhà tiên tri này, đỏ là dấu hiệu cho thấy châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong năm 2012 này.
Ngưi Trung Quốc sợ ngày 21/12/2012
Năm Rồng khiến số đông người Trung Quốc muốn sinh con trong năm nay, nhưng một số khác lại không muốn. Giải thích trên tạp chí “Thế- giới ngày nay”, nhà phân tích Zhu Li cho rằng họ muốn sinh con không phải để có một đứa con thần đồng, mà chỉ đơn giản vì họ cho rằng đó là cơ hội cuối cùng của mình.
Một bộ phận dân chúng trên thế giới đặt câu hỏi: “Nếu ngày tận số của thế giới rơi vào năm 2012 thì sao?” Còn Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật này. Quả thực là một bộ phận dân chúng ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác, tin rằng ngày tận số của thế giới là năm 2012. Tại sao lại muốn tạo ra cuộc sống khi cái chết đang đến gần? Theo nhà phân tích Zhu Liu, đôi khi tìm cách để hiểu lôgích Trung Hoa không phải là vô ích.
Ni sợ của s đông
Trên thế giới có nhiều người tỏ ra lo ngại với năm con Rồng. Đế chế Trung Hoa cũng không thoát khỏi quy luật này và đặc biệt là nỗi sợ trước ngày 21 tháng 12. Ở Trung Quốc, nhiều người lo sợ đến mức giãi bày tâm sự trên mạng, như Weibo (mạng của Trung Quốc giống như Twitter), và người ta thấy xuất hiện rất nhiều thông điệp nói đến ngày tận số của nhân loại.
Một cư dân mạng bày tỏ ý nguyện cuối cùng của mình với người bạn đời khi viết: “Anh yêu, ngày tận số của thế giới đang đến gần. Tại sao mình không sinh con nhỉ? Chúng mình chỉ còn 10 tháng nữa thôi.”
Li tại điện ảnh
Nếu một số người Trung Quốc tin rằng thời gian đếm ngược đã bắt đầu thì không phải do lỗi của Nostradamus (hay còn gọi là Michel de Notre Dame, nhà thiên văn học và thầy thuốc người Pháp, nổi tiếng với những công trình nghiên cứu thiên văn, và những lời tiên đoán của ông trong cuốn “Lịch sử thiên văn học qua các thế kỷ” xuất bản năm 1955 được sử dụng rất nhiều trên thế giới-TTXVN) mà là do Hollywood. Trong bộ phim “Năm 2012″ đạo diễn người Đức Roland Emmerich quả thực đã sử dụng những lời tiên đoán của tộc người Maya theo đó ngày tận số của thế giới sẽ là ngày 21 tháng 12.
Lụt lội, sóng thần, lở đất, núi lửa phun trào…, tất cả các kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đều được nói đến. Thêm vào đó là hiệu ứng đặc biệt rất thực được sử dụng trong phim và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy nỗi lo sợ xâm chiếm tâm hồn một bộ phận dân chúng.
Tuy không thành công lắm ở Mỹ, song siêu phẩm điện ảnh này của Mỹ lại là bộ phim thu được nhiều tiền nhất ở Trung Quốc. Với số tiền thu được lên tới hơn 55 triệu euro, “Năm 2012″ đã đánh bại mọi bộ phim cạnh tranh khác. Bộ phim này thành công được là nhờ dựa trên một kịch bản nói về ngày tận thế và sử dụng hiệu ứng đặc biệt chất lượng cao, song một yếu tố hoàn toàn khác cũng dẫn đến thành công của bộ phim này ở Trung Quốc. Đó là một chiến công chưa từng thấy ở Hollywood: truyền tải một hình ảnh tích cực về Đế chế Trung Hoa.
Đúng là người Trung Quốc thường được nói đến trên màn ảnh ở Mỹ dưới góc độ không hay. Với những cảnh biếm họa trên truyền hình hay trong phim hoạt hình, bị mua chuộc trong phim nhựa…, những người bạn châu Á của phương Tây vẫn là mục tiêu ưa thích nhất của các tác giả và đạo diễn.
Thế nhưng trong bộ phim “Năm 2012″, tinh thần nhân đạo được đưa nổi bật nhờ có người Trung Quốc. Các con tàu không gian khổng lồ do họ chế tạo ở vùng núi Tây Tạng giúp các nhân vật trong phim thoát khỏi lưỡi hái của thần chết. It nhất cũng có một lần Mỹ không phải là người cứu vớt thế giới.
Phản ứng gây ngạc nhiên
Một số người Trung Quốc không ngần ngại sử dụng nỗi sợ về ngày 21 tháng 12 vào mục đích thương mại. Một số thẻ lên tàu để lên chiếc bè Gu Ming Zhou được rao bán trên Taobao.com, website lớn nhất chuyên bán hàng qua mạng của Trung Quốc. Chỉ với 0,6 euro, vé hạng sang bán chạy như tôm tươi. Một số khác thậm chí gây ra tranh cãi khi cho rằng cái chết của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới như Kim Châng In hay Gaddafi đáng lẽ phải được báo trước để họ có thể lên được con bè tránh ngày tận số.
Lời tiên tri cho năm 2012 cũng gây ra một số phản ứng khác ở mức độ khác. Một người dân ở tỉnh Hà Nam định đóng cho mình một chiếc bè bằng can đựng dầu ăn mà ông cho là không thấm nước. Tác phẩm của ông được xem là có thể cứu sống 20 mạng người. Một người khác thậm chí còn đi xa hơn khi dọa sẽ cho nổ tung tháp Kim Mậu, một trong những biểu tượng lớn nhất của Thượng Hải. Người thanh niên 23 tuổi này chỉ vì muốn thu hút sự chú ý của đồng bào mình và chính quyền về ngày tận số của thế giới đang đến gần, mà sau đó bị kết án 2 năm tù giam.
Nếu như ngày tận thế rơi vào năm 2016 thì sao?
Nếu nhân loại sống sót sau năm 2012 thì có nguy cơ đạo diễn Roland Emmerich sẽ lại khuấy động sự tĩnh tâm của người dân Trung Quốc. Bởi lẽ ông cũng sản xuất bộ phim của đạo diễn Tim Fehlbaum có tựa đề “Năm 2016: Đêm tàn. Lướt qua kịch bản bộ phim này sẽ thấy tình hình còn đáng lo ngại hơn cả tên phim. Một vùng đất bị tàn phá bởi bão tố hay khô cằn đến nỗi không thể sống được ở đó… Khi người ta thấy vấn đề hạn hán và sa mạc hóa ngày càng trầm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc, chắc chắn bộ phim mới này sẽ làm cho người Trung Quôc thấy sợ.
Chiếm lĩnh không gian biển
Theo đánh giá của ông Hugues Tertrais, giáo sư trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, dồng thời là Giám đốc Trung tâm lịch sử châu Á đương đại (CHAC), trong một thời gian dài, Trung Quốc không hề quan tâm đến biển và các vấn đề liên quan đến biển. Nhưng từ sau thời kỳ Mao Trạch Đông và Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc lại tìm thấy sức mạnh kinh tế thông qua biển và bằng tài nguyên biển. Từ thương mại đến quân sự, cái được mất của sự phát triển đó liên quan đến mọi lĩnh vực và các cuộc tranh cãi trước đây với các nước láng giềng nay lại được nuôi dưỡng bằng những tính toán mang tính toàn cầu của Bắc Kinh. Dưới đây là phân tích của ông Hugues Tertrais, trên tạp chí “Đại Tây Dương”.
“Khi Trung Quốc thức tỉnh, cả thế giới sẽ rung chuyển”. Lời tiên tri được cho là của Napoléon đó được nói đến rất nhiều ở Trung Quốc trong năm 1973. Trong sự thức tỉnh của Trung Quốc, người ta gắn mục tiêu độc lập với cuộc chạy đua tìm kiếm sự thịnh vượng và đi đến kết luận rằng Trung Quốc muốn được như một con sói, vốn làm chủ được mọi hành động của mình, chứ không như một con chó trông nhà béo tốt nhưng chỉ để làm cảnh. Niềm tự hào đó có thể thấy được một cách tượng trưng trong việc Trung Quốc không chấp nhận ý tưởng về nguồn gốc duy nhất của loài người, được cho là ở châu Phi, mà tin vào sự tồn tại của “người châu Á” xuất thân từ Trung Quốc, Nhưng niềm tự hào đó thế hiện nhiều hơn trong sự gắn bó của người Trung Quốc với “Đế chế Trung Hoa” sinh ra ở hai bên bờ con sông Hoàng Hà, chạy dài tới tận Đài Loan và Tây Tạng, với chữ viết Trung Quốc là bất khả xâm phạm và thiêng liêng.
Sự yếu thế của Trung Quốc từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thể kỷ 20 – được đánh dấu bằng cuộc xâm nhập của phương Tây, sự tủi nhục trước chính sách pháo hạm và cuộc xung đột với Nhật Bản – là yếu tố giải thích việc nước này quyết tâm tìm lại niềm tự hào dân tộc từ năm 1949 mà không đánh mất bản sắc của chính mình.
Chiến lược của Trung Quốc được thực hiện trong một thời gian dài, dựa trên tính kiên nhẫn, đôi khi cả sự uy hiếp, nhưng không dựa trên đối đầu trực tiếp. Chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Trung Quốc ngày nay là một cường quốc lớn đang trên đường cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngòai, đang trên đường phát triển hòa bình.”
Sự phát triền hòa bình đó, vốn phản ánh nền văn hóa Trung Hoa, thể hiện ở sự phô trương sức mạnh của một nước thuộc thế giới thứ ba và lợi ích được san sẻ giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển; ở sự tôn trọng học thuyết chủ quyền Nhà nước và nguyên tắc không can thiệp; ở phát triển kinh tế tự do; ở phát triển chủ nghĩa đa nguyên để không rơi vào chủ nghĩa song cực với Mỹ và ngăn chặn chính sách đối ngoại của một nước Ấn Độ đa cực từ lâu.
Trung Quốc thận trọng tiến hành một chính sách khác tùy theo các vùng được xác định bằng khoảng cách địa lý gần gũi với Đế chế Trung Hoa. Trung Quốc tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc trong vùng của mình, cụ thể là để bảo vệ lợi ích của mình. Các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các nước láng giềng như Nga, Nhật Bản hay Ấn Độ giúp Bắc Kinh tăng cường cả tư tưởng dân tộc lẫn vị thế trong vùng của mình. Điều đó cũng thể hiện qua việc Trung Quốc can dự vào Diễn đàn ASEAN để có thể khăng định rõ ràng hơn yêu sách của mình ở Biển Đông.
Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ chính sách bá quyền nào của Mỹ và cũng bác bỏ sự vượt trội có thể có của phương Tây, đồng thời cho rằng trọng tâm đã chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương.
Mức độ an ninh nội địa, chủ quyền và tính thống nhất quốc gia của Trung Quốc được đặt cao hơn thiên hướng quốc tế của nước này. Sự phát triển các mối quan hệ song phương của Trung Quốc trước hết đáp ứng lợi ích kinh tế và chiến lược của nước này (nhu cầu năng lượng), đồng thời cũng tính tới những lời phê phán đối với chế độ hiện tại. Đó chính là “đồng thuận Bắc Kinh” ưu tiên giải quyết, với các nước đang phát triển, các vấn đề phát triển trước mọi vấn đề chính trị, đối lập với cách đi của Mỹ và ưu tiên vấn đề nhân quyền.
Trung Quốc áp dụng chính sách thực dụng trong việc thiết lập liên minh và đầu tư. Điều đó giải thích tại sao nước này thâm nhập Mỹ Latinh. Bắc Kinh muốn nhảy vào vựa lúa mì Nam Mỹ cũng như dầu mỏ ở Trung Mỹ hay tài nguyên rừng ở vùng Amazone. Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào châu Mỹ cũng đáp ứng lôgích chính trị. Tự coi mình là giải pháp thay thế sự bảo hộ của Mỹ, Trung Quốc nhờ chính sách đó mà cô lập được Đài Loan, vùng lãnh thổ có tới gần 1/2  số nước ở Mỹ Latinh duy trì mối quan hệ ngoại giao với mình.
Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược được gọi là “chuỗi ngọc trai” giúp bảo đảm an toàn các tuyến đường giao thương của mình và củng cố vị thế của mình trên con đường vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh về.
Chính sách đa phương của Trung Quốc cũng thể hiện ở việc nước này đầu tư ngày càng nhiều vào các thể chế quốc tế. Đó là cách tiếp cận thực dụng trong các cuộc khủng hoảng trên thế giới, với việc ít sử dụng quyền phủ quyết và đề xuất hợp tác song phương ưu đãi với các nước đang phát triển, cụ thể là ở châu Phi, một khi điều đó có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Nước này cũng có thể có khả năng tác động, như trong cuộc khủng hoảng hạt nhân với Bắc Triều Tiên hay trong trường hợp Iran, Darfur (Xuđăng).
Trung Quốc hòa nhập vào chiến lược của phương Tây
Cũng như trong quan hệ thương mại, không nên quá ngây thơ cũng không nên quá ngờ nghệch đối với Trung Quốc, mà phải chơi theo kiểu hai bên cùng có lợi trong mối quan hệ giữa cường quốc với nhau. Nói đúng hơn, vấn đề là phải giữ vững tính tương hỗ, một khái niệm mà người Trung Quốc rất hiểu.
Trước hết, không nên đánh giá quá cao sức mạnh của Trung Quốc vì sức mạnh đó còn phải một thời gian dài nữa mới địch được sức mạnh của Mỹ. Nhưng Trung Quốc hiện là nước không thể bỏ qua vì vị thế của nước này về phương diện kinh tế, tài nguyên biển và tầm quan trọng của thái độ của nước này đối với việc bảo vệ môi trường. Cũng không nên có mặc cảm với Trung Quốc.
Trên biển, người ta không thể không biết đến cái được mất về an ninh biển ở vùng Viễn Đông, cụ thể là ở eo biến Malacca, và hệ quả của vấn đề đó đối với quá trình toàn cầu hóa. phương Tây có lợi ích được chia sẻ (cứ 7 tiếng lại có một chiếc tàu chở côngtenơ rời Trung Quốc) và hợp tác thực sự có thể bắt đầu. Tuy nhiên, sự hợp tác đó phải dựa trên một hình thức tương hỗ, nếu không sẽ không còn giá trị và sẽ bị người Trung Quốc coi như người thuộc thế giới khác.
Trong chiến lược đối với châu Phi, Trung Quốc trước hết quan tâm đến nguồn tài nguyên năng lượng. Các mối quan hệ của Trung Quốc trong thời gian ngắn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn định ở châu lục này và gây ra nguy cơ cho châu Âu.
Lợi ích của châu Âu là phải áp đặt quyết định của mình trong một số dự án do Trung Quốc thực hiện ở châu Phi để buộc nước này từ bỏ cách tiếp cận thấp hèn mà hướng tới hội nhập phát triển. Chẳng hạn an ninh biển, hỗ trợ châu Phi kiểm soát chủ quyền trên biển của các nước châu lục, bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách khai thác có kiểm soát, là những biện pháp có thể tạo ra những trục hợp tác song phương.
Lập trường của châu Ầu về cấm vận đối với Trung Quốc, về cuộc chơi của Bắc Kinh, về cách tiếp cận đa cực của Bắc Kinh và tài nguyên văn hóa của Trung Quốc, giúp phương Tây có được vị thế thuận lợi trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nước này, vốn là “đệ tử” của chính sách đa phương, luôn ưa thích một cuộc đối thoại tách châu Âu ra khỏi Mỹ. Do đó, quan hệ của châu Âu với đồng minh Mỹ phải được đánh giá dưới góc độ này.
Trung Quốc là một tác nhân chủ chốt của quá trình toàn cầu hóa. Chiến lược của châu Âu cần phải tính tới yếu tố quan trọng này. Đối với phương Tây, Trung Quốc là một cường quốc, song đối với người Trung Quốc, nước này trước hết là Trung Quốc, là “Đế chế Trung Hoa”. Trung Quốc là bậc thầy trong nghệ thuật âm dương, trong kiểm soát nguyên lý âm dương, còn phương Tây luôn gặp khó khăn trong việc hiểu được tâm lý của Trung Quốc.
Vào đầu thế kỷ 21 này, người ta có thể tự hỏi liệu mối quan hệ giữa Đông và Tây có bị đảo ngược không. Dầu sao, trên biển, sức mạnh biển và hải quân của Trung Quốc dường như trước hết là để phục vụ lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc, cụ thể là sự thịnh vượng kinh tế, rồi mới tính đến cái được mất về phát triển bền vững của thế giới hay an ninh quốc tế. phương Tây không được ngây thơ mà phải tìm cách thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ cũng có lợi ích khi xác lập lại quy mô thế giới này.
Không thể độc chiếm Hoàng Hải
Những gì mà Trung Quốc đã thực hiện trong quá khứ cùng với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên liên quan đến Hoàng Hải cho thấy nước này không phải không có tinh thần hợp tác một thời. Nhưng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong hơn hai thập kỷ qua khiến Bắc Kinh có ảo tưởng mình có khả năng và có quyền thay đổi sự cân bằng địa chính trị trong vùng.
Những sự kiện diễn ra trong thời gian qua ở biển Hoa Nam (biển Đông), biển Hoa Đông, rồi Hoàng Hải là bằng chứng cho thấy lập trường quyết đoán và thái độ bất cần của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng trong các vấn đề liên quan đến không gian biển. Cũng trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông Hugues Tertrais có bài phân tích đưa ra những bằng chứng lịch sử về sự thay đổi lập trường của Bắc Kinh và qua đó cho rằng giải pháp tốt nhất là cùng hợp tác vì lợi ích kinh tế chung ở những vùng biển tranh phấp.
Điều đầu tiên đập vào mắt những người quan tâm hơn đến Hoàng Hải với tư cách là một không gian biển, là sự kín đáo tương đổi của vùng biển này. Các công trình nghiên cứu về Hoàng Hải đặc biệt hiếm thấy, ít hơn rất nhiều so với những công trình nghiên cứu về biển Hoa Nam và biển Hoa Đông. Hoàng Hải cũng chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong báo chí so với hai biển lân cận ở phía Nam.
Tuy nhiên, ở Hoàng Hải cũng như các biển Hoa Đông và Hoa Nam, đường biên giới trên biển vẫn chưa được hoạch định. Quả thực là người ta không thấy ở không gian biển này những tranh chấp về đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cụ thể là hai miền Triều Tiên, và cũng không có một hành lang biển quốc tế lớn nào chạy qua đây. Tuy vậy, các vấn đề dầu mỏ và đánh cá có khả năng gây ra căng thẳng ở đây và tác động trực tiếp đến các tiến trình hoạch định biên giới. Cũng như vậy, sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thực tế đã có những tác động lớn ở Hoàng Hải và biến vùng biển này thành một không gian chiến lược hàng đầu. Toàn bộ Hoàng Hải được xem như một không gian phức tạp mà muốn hiểu hết nó phải đặt mình ngoài các mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên để từ đó mới có thể tính tới quy mô của vấn đề liên Triều.
Cái được mất địa chiến lược ở Hoàng Hải hiện nay là như thế nào? Những yếu tố nào sẽ tác động đến tiến trình hoạch định biên giới? Các yếu tố đó có thực là những nguyên nhân gây căng thẳng hay hợp tác, không?
Câu chuyện về hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên
Cuộc tranh cãi xung quanh việc hoạch định biên giới ở Hoàng Hải giữa Trung Quốc và Hàn Quốc nổ ra vào đầu những năm 1970. Hàn Quốc ủng hộ phương án khoảng cách bằng nhau và lập trường của Xơun là tương đối rõ ràng, trong khi đó Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có lập trường ít rõ ràng hơn. Trung Quốc luôn muốn bảo vệ nguyên tắc công bằng trong hoạch định biên giới, nhưng luôn phản đối đường phân chia khoảng cách đều nhau mà muốn thay vào đó là khái niệm thềm lục địa, dựa trên các tiêu chí về địa lý và địa tầng, và như vậy có lợi rất nhiều cho họ. Không ai hiểu lập trường của Bắc Triều Tiên là như thế nào, cho dù một số ấn phẩm gần đây dường như cho thấy Bình Nhưỡng thuận theo phương án đường chia đôi.
Năm 1950, Trung Quốc xác định một vùng bảo tồn ngư nghiệp., chạy song song với bờ biển của họ ở Hoàng Hải và biển Hoa Nam, rộng 80 hải lý, và cấm tàu thuyền nước ngoài đánh cá trong các vùng đó.
Năm 1952, Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các không gian biển, bao gồm cả tài nguyên biển và dưới lòng biển, cận kề với bán đảo. Chính phủ Hàn Quốc tìm cách loại trừ mọi tàu của nước ngoài trong vùng này, đôi chỗ vượt quá giới hạn 200 hải lý và đường chia đôi giả tưởng.
Năm 1955, Trung Quốc thiết lập vùng an ninh ở vịnh Bột Hải, nhưng lại ký một thỏa thuận đánh cá không chính thức với Nhật Bản quy định việc Nhật Bản đánh cá ở biển Hoa Nam và ở vùng nước thuộc Trung Quốc trong Hoàng Hải.
Năm 1958, Trung Quốc tuyên bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và biển Bột Hải như biển nội địa của mình. Việc này hoàn toàn mâu thuẫn với luật biển do Liên hợp quốc soạn thảo, nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc.
Năm 1965, Hàn Quốc thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền rộng 12 hải lý tính từ bờ biển của nước này. Những năm 1970 được đánh dấu bằng sự xuất hiện các vấn đề dầu mỏ và những cuộc tranh cãi đầu tiên.
Từ những năm 1969 và 1970, Hàn Quốc hoạch định thềm lục địa ở Hoàng Hải thành 6 khu, trong đó 4. khu nằm hoàn toàn hay một phần ở Hoàng Hải. Hàn Quốc đồng thời ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển với một số công ty dầu mỏ lớn của phương Tây. Đường bên ngoài của các khu này dẫu sao cũng cho thấy Chính phủ Hàn Quốc chấp nhận nguyên tắc phân chia đồng đều khoảng cách như đã được xác định trong Công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958.
Cuối cùng, trong nửa sau những năm 1970, Bắc Triều Tiên đưa ra yêu sách về biển và năm 1977 hoạch định một khu quân sự rộng 50 hải lý để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và an ninh của mình.
Bắt đầu từ cuối những năm 1970, luật biển tiến triển dần có lợi cho các nước đang phát triển cho đến khi vào năm 1982, Hội nghị Montego Bay soạn thảo một văn bản mới chính thức ban bố vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và Vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) rộng 200 hải lý. Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phê chuẩn công ước này vào năm 1996 và qua đó xác định các điểm đường cơ sở của hai nước này. cần nhắc lại rằng các điểm đó sau này cho phép hoạch định luật pháp về biển khác nhau. Thế nhưng việc xác định các điểm đường cơ sở này đã dẫn đến sự ra đời của một số khu chồng lấn giữa hai đường ranh giới giả tưởng của các khu đặc quyền
kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Từ đó trở đi, hai nước này phải tìm giải pháp để hoạch định đường biên giới trên biển của mình và dường như điều đó phụ thuộc vào các vấn đề đánh cá ngoài khơi và dầu mỏ.
Không có đảo, nhưng có cá và dầu mỏ
Cho dù đôi khi căng thẳng và phức tạp, song các nước không sẵn sàng thống nhất với nhau để tìm cách giải quyết các vấn đề đánh cá ngoài khơi. Chẳng hạn Trung Quốc và Nhật Bản từ những năm 1950 đã ký một hiệp định đánh cá, tức hai thập kỷ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng thời gian gần đây, sự xuất hiện của luật biển mới và hợp tác kinh tế lại rất thuận lợi thậm chí đã tạo điều kiện tốt cho kiểu thỏa thuận này. Xung quanh Hoàng Hải, sự trỗi dậy của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như quyết tâm của hai nước mở rộng mối quan hệ kinh tế đã dẫn đến việc ký một số hiệp định đánh cá. Hai năm sau khi phê chuẩn luật biển, hai nước này đã ký thỏa thuận đầu tiên rồi được gia hạn vào năm 2000, xác định hạn ngạch khác nhau cho ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc tùy theo loài cá và không gian biển được xác định rõ ràng, đồng thời đóng vai trò thay thế khi chưa hoạch định được biên giới biển một cách chính thức.
Mối quan tâm đối với dầu mỏ ở Hoàng Hải, như ta đã thấy ở trên, không phải là mới và xuất hiện trong những năm 1970 theo sáng kiến của Hàn Quốc. Mục tiêu của nước này lúc đó là có phương tiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và, bằng khả năng của mình, tìm cách hạn chế sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Năm giếng thăm dò đã được khoan ở lòng chảo Kunsan thuộc vùng phía Nam của Hoàng Hải. Nhưng cơ cấu địa chất của vùng biển này lại vượt quá đường phân đôi giả tưởng với Trung Quốc và chưa bao giờ được khai thác triệt để.
về phần mình, vào đầu những năm 1980, Bắc Triều Tiên tiến hành thăm dò ở vịnh Tây Triều Tiên, thuộc vịnh Triều Tiên, ở ngoài khơi thành phố Anju. Để làm việc này, Bắc Triều Tiên hợp tác với Liên Xô, Tiệp Khắc và Na Uy, rồi sau đó có thêm Ôxtrâylia (vào năm 1987) và Thụy Điện (1993). Trữ lượng ở đây được đánh giá là tương đương với 12 tỷ thùng, công tác thăm dò thực hiện trên một vùng rộng khoảng 18.600 km2 được phân tích trong một thời gian dài vì thiếu tiền đầu tư và do tình hình căng thẳng địa chính trị nảy sinh do vấn đề hạt nhân. Tầm quan trọng cao của dầu mỏ đối với Bắc Triều Tiên, nước đang tìm kiếm hơi thở kinh tế thứ hai, khiến các mỏ ngoài khơi này được quan tâm đặc biệt và Chính phủ Bắc Triều Tiên có ý định mở rộng hợp tác và cho phép nước ngoài đầu tư.
Cuối cùng, các cuộc thăm dò của Trung Quốc được tiến hành từ thập kỷ 1970, nhưng còn hạn chế. Trung Quốc thực tế tập trung vào khai thác và thăm dò dầu mỏ ở vịnh Bột Hải, nơi chứa nguồn tài nguyên dầu ngoài biển chính của nước này.
Như Vậy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên dường như có thái độ thận trọng hơn liên quan đến nguồn tài nguyên dầu mỏ ở Hoàng Hải. Việc không hoạch định đường biên giới trên biển cản trở mọi ý định thăm dò nghiêm túc và không cho phép đánh giá rõ ràng trữ lượng được khẳng định hay tiềm tàng. Những dự báo lạc quan nhất cho đến nay có thể chỉ liên quan đến vịnh Kunsan ở phía Nam Hoàng Hải và vùng lòng chảo trong vịnh Tây Triều Tiên ở ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Tháng 2/2007, một số chuyên gia Trung Quốc đưa ra con số từ 2 đến 2,8 tỷ tấn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Hoàng Hải.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyền đang cạn dần và ai cũng biết dầu mỏ là tối quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ba nước ven bờ, dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải như vậy rất có thể sẽ gây ra căng thẳng trên một số vùng biển. Trái lại, có thể có một yếu tố hợp tác, hơn nữa vì các sáng kiến gần đây được đưa ra theo hướng này và một số khác có thể đang trong quá trình thai nghén. Cuộc thương lượng giữa hai miền Triều Tiên nhằm chuẩn bị cho hội nghị cấp cao liên Triều vào tháng 6/2000 chẳng hạn đã nói đến khả năng hợp tác liên Triều trong lĩnh vực dầu khí. Cũng như vậy, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cam kết tiến hành khai thác chung một phần dầu mỏ ở ngoài khơi Hoàng Hải. Cuối cùng, giả thiết về việc thiết lập khu phát triển chung đặt dưới sự chỉ đạo của một Ủy ban thềm lục địa bao gồm các thành viên của cả ba nước nói trên được nêu ra.
Tình hình trên cho thấy hợp tác là giải pháp không thể bỏ qua được. Rõ ràng là việc hoạch định biên giới trên biển sẽ không được thương lượng chừng nào các nước còn chưa có ý tưởng rõ ràng về tiềm năng của các vùng có dầu và đồng thời, không xác định được không gian biển sẽ khiến mọi cuộc thăm dò gần như không thể thực hiện được. Sự thống nhất giữa ba nước liệu có cho phép thoát khỏi ngõ cụt này không? Cùng với đầu tư nước ngoài, sự thống nhất đó cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tài chính có thể được đặt ra trong việc thăm dò và khai thác các mỏ này. Chính sách đánh cá được thông qua, cho dù đôi khi vẫn xảy ra một số tranh cãi giữa ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc do bên này hay bên kia không tôn trọng quy định đã được cả hai nước quyết định, liệu có thể trở thành hình mẫu không? trừ khi cả ba nước, với viễn cảnh hậu dầu mỏ hay vì lý do làm ăn có lãi, cuối cùng quyết định vĩnh viễn từ bỏ các vùng này, Cũng phải nói rằng làm như vậy không phải là không hay và có thể cho phép giải quyết vấn đề hoạch định biên giới ở Hoàng Hải, nhưng với điều kiện phải duy trì các hiệp định hợp pháp.
(còn tiếp).!.