Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Khi tâm thế yếu hèn - Bệnh sởi- sự vô trách nhiềm của ngành y tế hay hay sự bất lực của hệ thống chính trị?

Bệnh sởi- sự vô trách nhiềm của ngành y tế hay hay sự bất lực của hệ thống chính trị?

 Tác giả là người đã có thời gian cộng tác lâu năm với Bộ Y tế và hiện tại đang nghiên cứu tại nước ngoài cho nên hiểu khá rõ về hệ thống y tế và những bất cập của ngành y tế. Tác giả viết bài này tổng hợp từ những trang chính thống của Việt Nam và tài liệu chuẩn của WHO. Con số thực tế bao giờ cũng phải cao hơn gấp 3-5 lần (theo lý thuyết tảng băng trôi).

Tình hình bệnh sởi

Hiện nay ở Việt Nam đang bùng phát bệnh sởi trên diện rộng, Hà Nội ghi nhận sự đột biến về số trẻ bị mắc sởi và tử vong do sởi. Tính từ đầu năm 2014 tới ngày 17/4/2014, tổng số trường hợp sốt phát ban dạng sởi là 8.521 trong đó có 3.136 trường hợp dương tính với xét nghiệm sởi, 61 tỉnh thành có trường hợp mắc và 112 trường hợp đã tử vong (chỉ còn hai tỉnh chưa có dịch là Cao Bằng và Bắc Kạn)[i]. Hà Nội chiếm tới 1/3 số trẻ mắc sởi và ½  số trẻ tử vong theo thống kê. So với số liệu năm  2013, bệnh sởi xuất hiện tại 24 tỉnh thành, số mắc là 1048 ca, trong tháng 1/2014, số mắc mới chỉ là 241 ca, chết 3 ca và tập trung ở 4 tỉnh phía bắc[ii].

Nhận định về dịch sởi, GS.TS. Phạm Nhật An, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu với báo giới rằng  “Trong gần 40 năm trong nghề, tôi chưa từng thấy dịch sởi nặng nề như năm nay, diễn biến rất đặc biệt"[iii]. Trên thực tế dịch sởi hiện nay đã bùng phát và kéo dài từ 2012 khi 22 trường hợp mắc sởi ở TP HCM đã xảy ra[iv]. Điều đáng nói ở đây là cho tới thời điểm này, ông Bộ Y tế và UBND những tỉnh thành phố hiện đang có dịch sởi vẫn quyết định không công bố dịch sởi[v]!!!!

Các cam kết và trách nhiệm của các bên liên quan

Hội nghị lần thứ 63 Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới Tây Thái Bình Dương (viết tắt là RCM 63) được tổ chức tại Hà Nội năm 2012 đã thông qua 5 nghị quyết về các vấn đề liên quan đến sức khỏe[vi] trong đó có một nghị quyết về “Loại trừ sởi và tăng cường kiểm soát rubella” (ký hiệu WPR/RC63.R5). Nghị quyết này thể hiện cam kết của các quốc gia trong khu vực về loại trừ bệnh sởi trong vòng 3 năm[vii]. Đoàn đại biểu Việt Nam khi đó có 28 người, đứng đầu là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng với quan sát viên là 30 người[viii] đã có tên trong biên bản và thống nhất thông qua nghị quyết!!!!

Theo Nghị quyết này, Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết với thế giới sẽ loại trừ bệnh sởi tới 2017 nhưng tình hình trên thực tế này đang ngày càng ra rời với những gì đã tuyên bố! Thậm chí vào ngày 4/9/2012 (trước khi Hội nghị này diễn ra), Chính phủ đã có quyết định 1208/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015 với kinh phí 12.770 tỷ đồng để thực hiện 5 chương trình y tế quốc gia mà trong đó có một mục tiêu là “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân”[ix]. Thế nhưng, tới năm 2013, tỷ lệ này thậm chí vẫn không đạt được và tỷ lệ mắc là 11.8 trên 1 triệu dân (1048 ca/88.78 triệu dân). Năm nay con số này cao hơn thế rất nhiều lần! Kết quả này phản ánh sự bất lực ngành y tế trong việc thực hiện các cam kết với Chính phủ và cộng đồng quốc tế!

Việc công bố dịch Sởi vẫn không được thực hiện bất chấp những khuyến cáo và hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới. Theo hướng dẫn về thông báo và xử lý dịch sởi bản cập nhật mới nhất năm 2013 thì trong một khu vực chỉ cần có 1 trường hợp được xét nghiệm là virus sởi thì đã được gọi là dịch[x]. Vậy mà từ 2013, khi số ca dương tính sởi đã ở mức báo động thì ngành y tế vẫn không công bố dịch để có thể khống chế và dập tắt dịch bệnh cũng như có biện pháp phòng chống thích hợp vào năm sau. Có vẻ như Bộ Y tế và các ngành chức năng đang cố tình phớt lờ các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Song, theo Bộ Y tế thì ngành vẫn làm “đúng trách nhiệm!” bởi việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thành phố. Viện dẫn Quyết định 64/2010/QĐ-TTg quy định “Điều kiện công bố dịch và công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm”: chỉ khi nào có hai Tỉnh, thành phố công bố dịch do không còn khả năng kiểm soát khống chế thì khi ấy Bộ Y tế mới chính thức công bố dịch sởi!!!!

Nhìn vào thực tế hiện nay, mặc dù con số trẻ mắc sởi không ngừng tăng cao và con số trẻ tử vong vẫn tiếp tục tăng lên theo từng ngày thì Sở Y tế Hà Nội vẫn được coi là “chưa nghiêm trọng”![i] kể cả khi dù Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam đã có ý kiến rằng chỉ cần 3-4 ca mắc sởi là đã có thể công bố dịch[ii].

Đứng trước việc này, Đại diện Chủ tịch của UBND Thành phố Hà Nội, bà Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc nói gì? “Công bố dịch hay không công bố dịch là việc không quan trọng…”[iii] Theo bà Ngọc, chỉ cần “Triển khai quyết liệt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch, khống chế dịch” là đủ. Song, sự việc không đơn thuần chỉ là công bố hay không công bố: do không có cảnh báo dịch, người dân vẫn tiếp tục đổ về các bệnh viện lớn để chữa trị vì không biết rằng những bệnh viện này là những ổ dịch tiềm ẩn!! Quả thực số trẻ bị nhiễm sởi do nhiễm trùng chéo trong viện càng gia tăng.

Truy tìm nguyên nhân, những con số thống kê cao về tình hình tiêm chủng có đáng tin?

Không thể đổ lỗi cho khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, vì thời tiết năm nay không có gì bất thường so với các năm trước. Cũng không thể đổ lỗi cho những bác sỹ đang trực tiếp trong bệnh viện hay các nhân viên y tế dự phòng bởi họ chỉ làm việc của mình, theo nhiệm vụ tại địa bàn phân công, họ không thể ra quyết định. Vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?

Công tác tiêm chủng có đúng như những gì đã được báo cáo? Từ đầu năm 2014 đến ngày 17/4/2014, có tới 88,5% số trẻ tử vong do sởi đến nay là chưa được tiêm phòng sởi, trong số này có 75% là trẻ trên 9 tháng tuổi (số này đáng lẽ phải được tiêm phòng) [iv]. Như vậy số cháu trên 9 tháng tuổi tử vong vì chưa tiêm phòng là 66% (=88.5%x75%). Nói cách khác, có tới 2/3 số trẻ tử vong đã không được tiêm phòng đầy đủ (trong khi năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng sởi đạt 84.2%).

Ngay cả một lãnh đạo kỳ cựu của ngành y tế, ông Nguyễn Thanh Liêm nguyên Giám đốc Nhi Trung ương cũng đã phát biểu với báo chí rằng “Dịch sởi cho thấy cần phải xem xét lại một số vấn đề của chương trình tiêm chủng mở rộng. CÓ LẼ MỨC ĐỘ BAO PHỦ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CAO NHƯ CHÚNG TA VẪN NGHĨ”[v]. Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kê khai các con số như thế nào? Tại sao bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không công khai toàn bộ tình hình thực tế cho báo giới biết mà phải chỉ đạo giải quyết kín chuyện này?[vi].

Hậu quả của việc tiêm chủng không đầy đủ kéo theo sự suy giảm miễn dịch của cả một cộng đồng. Theo các xét nghiệm về virus gây sởi trong vụ dịch năm nay, các Virus không hề bị biến đổi gen, tăng cường độc lực[vii]. Hay nói cách khách, các năm trước và năm nay, tác nhân gây bệnh không đổi nhưng số ca biến chứng sởi nguy hiểm tăng lên đột ngột và số trẻ tử vong cũng tăng một cách kinh ngạc.

Người dân đã mất niềm tin vào những cam kết và công tác tuyên truyền của chính phủ về việc tiêm vắc xin. Nguyên nhân là do những vụ scandal về việc tiêm vaccine gây tử vong ở trẻ một cách có hệ thống mà không có ai bị chịu trách nhiệm. Báo giới và công luận đã chỉ trích, phê bình không tiếc lời về vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế trong các vụ tiêm vaccine gây tử vong trẻ sau tiêm vaccine[viii],[ix].  Người dân đặt một câu hỏi lớn về việc che đậy và giữ kín những vụ việc như thế này xảy ra trên toàn quốc? Chỉ biết rằng, sau mỗi cuộc tổng kết chương trình tiêm chủng, số liệu của ngành y tế thì lúc nào cũng báo cáo với con số rất cao và đều kết thúc bằng những từ ngữ quen thuộc: …đã thành công tốt đẹp.
Hãy thử hình dung nếu có hàng ngàn trẻ được coi là đã được tiêm phòng nhưng không được tiêm đủ liều và đúng loại vacxin có chất lượng đúng như cam kết thì hậu quả sẽ kinh khủng đến thế nào? Liệu có ai dám đặt dấu hỏi cho việc liệu có bao nhiêu trong số các trẻ đã được công bố là tiêm chủng đầy đủ rồi là hoàn toàn chắc chắn?

Các vấn đề cần đặt ra là gì?

… Để cứu được những đứa con, người mẹ phải trả 7 triệu đồng cho một mũi tiêm, và tổng cộng phải tiêm 4 mũi như vậy với tổng số tiền 28 triệu, đó là chưa kể tiền nằm viện cả tháng[x].

… Người dân phải tự mình tìm cách cứu chữa cho con, họ phải tự tìm những bài thuốc dân gian cho dù là vô vọng. Sẵn sàng bỏ hàng triệu để mua những bài thuốc lưu hành trên mạng, bọn gian thương thì tranh thủ đội giá lên gấp 2,3 lần[xi]. Tất cả dường như đang muốn kiếm chác từ những đồng tiền tích cóp cuối cùng của người mẹ và gia đình, và cả một hệ thống dường như đang đẩy người dân tới những tình trạng khốn cùng nhất!

Không một Đại biểu quốc hội nào lên tiếng nói phê phán, chỉ trích ngành y tế!

Không một Ủy viên Trung ương Đảng nào lên tiếng nói với Bộ Chính trị và các lãnh đạo Đảng ủy của các thành phố để xảy ra dịch!

Chỉ có những phản ánh của báo giới, tiếng kêu than của người dân, và những người đưa tin tình nguyện (các blogger và facebooker)!

Cả một hệ thống chính trị hành động một cách im lìm và lặng lẽ, không có một lời xin lỗi nào được đưa ra!


Ở một đất nước mà những cam kết về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em luôn được đưa ra để quảng bá thành tích của chính phủ, mặc cả viện trợ nhưng hệ thống làm báo cáo và thống kê không minh bạch thì cộng đồng trong nước và quốc tế có quyền đặt ra những câu hỏi cần những câu trả lời nghiêm túc ở đây. Những chiến dịch vận động quảng bá trong chăm sóc sức khỏe cộng động có thực sự hiệu quả như những gì đã được báo cáo? Những vaccine được tiêm cho trẻ có chất lượng ra sao và chúng có thực sự an toàn? Số trẻ đã được tiêm “đầy đủ” cả liều và lượng là bao nhiêu và có không hay các con số thống kê đã được phù phép.....

Vài lời kết

… Trong lúc này bệnh nhân nhi vẫn đang chờ vật vã với tử thần còn các bà mẹ và người chăm nom vẫn đang ngồi la liệt ôm các cháu ngoài hành lang.

Có thể dự đoán rằng, bằng cách không tuyên bố dịch, khả năng là trong những ngày tháng tới đây sẽ là sinh mạng của hằng ngàn trẻ thơ, tương lai của đất nước này bị mất mạng vì sự chần chừ của chính quyền, bởi dường như những người đứng đầu của các thành phố này coi trọng yếu tố kinh tế như mất khách du lịch, tẩy chay thức ăn, thiệt hại các ngành dịch vụ, mua sắm v.v..hơn là sinh mạng của những đứa trẻ thơ và sự bần cùng hóa của những gia đình có con đang nằm bệnh viện!!!

Câu hỏi lớn nhất được công luận và người dân đặt ra là ngành y tế và chính quyền bất lực hay vô trách nhiệm trước tính mạng của người dân nói chung và trẻ em nói riêng....

Tất cả thể hiện một sự bất lực của ngành y tế và bất lực của cả hệ thống chính trị, dù có trong tay tất cả các công cụ để triển khai can thiệp.

Một sự im lặng đáng sợ!
Quang Trung
-------------------
[i] http://vtc.vn/321-484263/suc-khoe/so-y-te-hn-ty-le-tu-vong-soi-chua-nghiem-trong.htm Sở Y tế HN: Tỷ lệ tử vong sởi chưa nghiêm trọng (đăng ngày 17/4/2014)
[ii] http://danviet.vn/thoi-su/truong-dai-dien-who-tai-viet-nam-chi-34-ca-benh-da-co-the-cong-bo-dich/20140417103617604p1c24.htm Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Chỉ 3-4 ca bệnh đã có thể công bố dịch (đăng ngày 18/4/2014)
[iii] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[iv] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[v] http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/tai-sao-khong-cong-bo-dich-soi.html Tại sao không công bố dịch sởi (đăng ngày 14/4/2014)
[vi] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[vii] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-y-te-chung-toi-khong-giau-dich-soi-2978173.html Bộ Y tế: Chúng tôi không giấu dịch (đăng ngày 17/4/2014)
[viii] http://dantri.com.vn/suc-khoe/y-ta-da-tiem-nham-thuoc-cho-3-tre-so-sinh-o-quang-tri-857148.htm Y tá đã tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị
[ix] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/590325/tre-lai-tu-vong-sau-tiem-vacxin-quinvaxem.html Trẻ lại tử vong sau tiêm văcxin Quinvaxem (đăng ngày 15/1/2014)
[x] http://vnexpress.net/photo/thoi-su/tre-o-at-nhap-vien-vi-soi-bien-chung-nang-2978781.html Trẻ ồ ạt nhập viện vì sởi biến chứng nặng (đăng ngày 16/4/2014)
[xi] http://laodong.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-loi-don-thoi-dieu-tri-benh-soi-cho-be-bang-hat-mui-194012.bld Thực hư lời đồn thổi điều trị bệnh sởi cho bé bằng hạt mùi (đăng ngày 17/4/2014)

[i] http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/da-co-112-tre-tu-vong-do-soi-c46a624295.html Đã có 112 trẻ tử vong do sởi (đăng ngày 18/4/2014)
[ii] http://www.moh.gov.vn/news/pages/tincanbiet.aspx?ItemID=29 Những điều cần biết về sởi và khuyến cáo phòng bệnh (đăng ngày 10/2/2014)
[iii] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dich-soi-nang-nhat-trong-hang-chuc-nam-2973531.html Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm (đăng ngày 4/4/2014)
[iv] http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/110109/ Bệnh sởi tăng bất thường (đăng ngày 13/2/2014)
[v] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[vi] http://giadinh.net.vn/y-te/hoi-nghi-who-tay-tbd-lan-thu-63-thong-qua-5-nghi-quyet-ve-suc-khoe-20121001093912820.htm Hội nghị WHO Tây TBD lần thứ 63: Thông qua 5 nghị quyết về sức khỏe (đăng ngày 1/10/2012)
[vii] http://www.wpro.who.int/about/regional_committee/63/resolutions/WPR_RC63_R5_Measles_elimination_03Oct.pdf ELIMINATION OF MEASLES AND ACCELERATION OF RUBELLA CONTROL.
[viii] http://www.wpro.who.int/about/regional_committee/63/reports/RC63_14_Final_RC63_Meeting_Report_complete.pdf (trang 46-48)
[ix] http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhmuctieuquocgia?_piref135_18249_135_18248_18248.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref135_18249_135_18248_18248.docid=1359&_piref135_18249_135_18248_18248.substract=
[x] http://www.wpro.who.int/immunization/documents/measles_elimination_field_guide_2013.pdf?ua=1 Trang 25
(Quê choa)

Trần Kinh Nghị - Khi tâm thế yếu hèn


Vụ nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép  sang Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu ngày 17/4 vừa qua thực ra chỉ là một trong nhiều vụ đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra dọc biên giới Trung Việt. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ việc lần này bộc lộ rõ hơn nguyên nhân sâu xa đáng để xem xét rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong luồng dư luận hiện nay, bên cạnh ý kiến tán thành có nhiều ý kiến phê phán cách về giải quyết của nhà chức trách Việt Nam liên quan đến vụ việc này, đặc biệt việc trao trả cho phía Trung Quốc toàn bộ, kể cả những kẻ phạm trọng tội trong lãnh thổ Việt Nam. Những ý kiến phê phán cho rằng việc bàn giao cho Trung Quốc toàn bộ nhóm tội phạm (cả người sống lẫn xác chết) như vậy là quá vội vàng và không phù hợp với nguyên tắc về độc lập chủ quyền quốc gia và quyền con người.  Có ý kiến cho rằng "Việt Nam đồng lõa (với Trung Quốc) vi phạm nhân quyền" v.v...
Sở dĩ có cách hiểu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau như vậy trước hết là do tình trạng thiếu thông tin hoặc không minh bạch, không nhất quán về thông tin. Ví dụ, các nguồn tin chính thức của Việt Nam lúc đầu khẳng định nhóm vượt biên "không phải là khủng bố",  nhưng khi các nguồn khác gọi họ là "người Tân Cương", là "lực lượng ly khai", "khủng bố"... thì không bác bỏ. Phải chăng trước sự chất vấn của dư luận người ta có ý "để ngỏ"một số thông tin mơ hồ về tung tích "nhóm khủng bố" ...để khớp với hành động  manh động táo tợn của họ(?).  Một nguyên nhân khác là mối quan hệ Việt-Trung có những điều khác với thông lệ quốc tế; chúng được điều chỉnh bằng những thỏa thuận riêng tư giữa nhà chức trách hai nước mà người ngoài khó biết được. Đó là những lý do khiến người bình thường khó có đầy đủ thông tin nếu muốn đưa ra những lời bình luận đáng tin cậy. Mọi lập luận và quy kết "tội danh"  xem ra chỉ là sự suy diễn không mấy thuyết phục. Thử hỏi, nếu phía Việt Nam khăng khăng đòi giữ số người vượt biên Trung Quốc đó thì điều gì sẽ xảy ra? (Theo tôi được biết, nhiều trường hợp người vượt biên trên thế giới cũng bị "trục xuất nhanh" không cần xét xử... để tránh rắc rối phiền phức đấy, chứ có riêng gì Việt Nam?)  
Có lẽ vấn đề đáng để bàn luận ở đây là nguyên nhân dẫn đến vụ việc một cách không đáng có như vậy. Phải chăng nguyên nhân chính nằm ở TÂM THẾ của người Việt trong quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc. Đó là tâm thế cả nể của kẻ yếu trước kẻ mạnh xen lẫn nỗi sợ hãi mơ mơ hồ cùng với những hệ quả phát sinh từ tâm thế đó. Đây không phải là chủ đề xa lạ mà đã được người Việt chúng ta bàn đến từ lâu rồi. Ở đây chỉ xin nêu đôi điều trực tiếp liên quan đến vụ việc vừa xảy ra mà thôi.
Vấn đề là, tại sao một nhóm tội phạm có cả phụ nữ và trẻ em đã bị bắt đưa về đồn biên phòng của ta lại có thể có cơ hội để tước đoạt vũ khí rồi khống chế toàn bộ đồn biên phòng, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản như vậy?
Có người sẽ nói là "do sở hở của một vài chiến sĩ " và "do sự manh động của đối phương".... Nếu vậy xin hãy nghĩ đến cảnh những người Việt Nam phạm pháp ở Liên Xô cũ hay ở Trung Quốc, Nhật Bản  hoặc bất cứ nước ngoài nào thì sẽ thấy sự khác nhau. Liệu người Việt Nam ở đó có cơ hội nào để mạnh động hay chỉ toàn bị đặt vào thế "bẹp dí như con dán" trong các đồn cảnh sát của họ?               
Nếu nhóm vượt biên kia có vũ khí và chống trả trong quá trình bị truy đuổi thì còn có lý. Nhưng họ tay không và đã bị bắt đưa về đồn rồi mà để xảy ra vụ việc như vậy là điều rất vô lý. Nếu chúng là khủng bố mà ta sơ hở không còng tay khống chế ngay từ đầu thì lại càng vô lý.
Câu trả lời chính xác ở đây là tâm thế mơ hồ về bạn/thù khiến người Việt Nam không thể dứt khoát trong các mối quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc, và tâm thế này hoàn toàn trái ngược với tâm thế của đối phương lúc nào coi thường và khinh miệt đối với nước Việt Nam phiên thuộc. Hãy xem cảnh sát biển Trung Quốc ngày đêm trấn áp dân chài Việt Nam trên biển Đông như thế nào thì rõ. Hãy xem cái cách họ sử dụng Việt Nam như một bãi rác thải cho các loại máy móc thiết bị lỗi thời, các loại hàng hóa thứ cấp rẻ tiền và độc hại v.v... thì rõ. Ở tầm cấp cao họ cũng luôn luôn đối xử với đồng cấp Việt Nam như vậy, thì ở tầm thấp hành động như nhóm vượt biên vừa rồi là chuyện dễ hiểu.
Liệu khi nào người Việt Nam có thể thực sự thoát khỏi cái tâm thế yếu hèn sợ bóng sợ gió để vươn lên với một tâm thế mới với lòng tự tôn tự cường dân tộc đúng với nghĩa của nó?
Hà Nội, ngày 19/4/2014
Trần Kinh Nghị
(Quê choa)

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung hối tiếc vì nhận tội, xin khoan hồng

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung
Nghe phỏng vấn
Một nhà hoạt động trẻ vừa được trả tự do trước thời hạn hối tiếc vì hành vi ‘nhận tội’, ‘xin khoan hồng’ của mình trong bản án 7 năm tù về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’
Nguyễn Tiến Trung, sáng lập viên của Tập hợp Thanh niên Dân chủ, bị tuyên án cùng với các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, và Lê Thăng Long trong cùng phiên xử hồi năm 2010 gây chú ý công luận quốc tế.
Trước khi ra tòa, Trung đã ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’ trước ống kính của truyền thông nhà nước và sự thất vọng của nhiều người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước.
Sau 3 lần được giảm án xuống còn 5 năm rưỡi, Nguyễn Tiến Trung được trả tự do sớm 8 tháng hôm 12/4/14 trong đợt phóng thích tù nhân lương tâm hiếm hoi của Việt Nam giữa những áp lực của quốc tế và các cuộc thương lượng đầy điều kiện của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hà Nội đang tham gia.
Ngày ra tù, Tiến Trung đã chia sẻ với Tạp chí Thanh Niên VOA những suy tư về việc đóng góp cho quá trình dân chủ hóa đất nước, những gì khiến anh hài lòng và hối tiếc trên con đường dấn thân vì dân chủ, và bài học rút ra từ bản án sau các hoạt động ôn hòa kêu gọi đa đảng tại Việt Nam.
Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 bắt đầu được mọi người biết đến từ các cuộc vận động cho dân chủ Việt Nam trong thời gian anh du học tại Pháp từ năm 2002 đến 2007 trong đó có việc thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ quy tụ sự tham gia của nhiều người trẻ trong và ngoài nước; tổ chức chương trình "Marathon Nối Vòng Tay Lớn" thu thập chữ ký kêu gọi quốc tế thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền; gặp gỡ lãnh đạo cao cấp của các nước như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada, và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu kêu gọi hỗ trợ dân chủ hóa Việt Nam.
Tháng 8/2007, Tiến Trung về nước sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin ở Pháp. Bảy tháng sau, Trung có lệnh gọi vào quân đội nhưng bị loại ngũ sau hơn 1 năm với cáo buộc vi phạm nội quy bao gồm không chịu tuyên thệ Mười lời thề danh dự của quân đội nhân dân. Ngay sau khi bị loại ngũ, Trung bị bắt và bị khởi tố về điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Việt Nam nói các hoạt động của Trung là “kích động chống phá nhà nước”,“phản động” và “xuyên tạc.”
-Trung được trả tự do trước thời hạn, những điều kiện đổi lấy vụ phóng thích sớm đối với Trung là gì?
-Trung đã cam kết những điều gì trước khi rời trại giam?
-Gia đình Trung cho biết từng được giới hữu trách hứa hẹn đặc xá cho Trung nhiều lần (nhất là mỗi dịp 30/4), nhưng đã bị thất vọng rất nhiều lần. Theo Trung, vì sao lần này lại có bước đột phá đặc biệt vậy?
-Những nhà hoạt động cùng bị bắt với Trung năm 2009 trong vụ án gây chú ý công luận về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ lần lượt được giảm án và phóng thích trước thời hạn (từ Lê Thăng Long, Lê Công Định, tới Trung), ngoại trừ doanh nhân THDT vẫn phải thi hành nguyên mức án 16 năm tù. Vì sao có sự khác biệt này, là người trong cuộc, Trung hiểu thế nào?
-Sau khi Trung bị bắt, truyền thông trong nước đăng tải hình ảnh Trung nhận tội và xin khoan hồng. Phải chăng Trung thừa nhận các hoạt động cổ xúy dân chủ Trung theo đuổi là ‘sai trái’ là ‘tội phạm’? Hành vi ‘nhận tội’ xin khoan hồng của những nhà hoạt động dân chủ khi bị bắt, có người thông cảm nhưng có người chê trách là thiếu bản lĩnh. Trung nghĩ sao?
-Bố Trung cho biết Trung chấp hành án kỷ luật tốt trong trại giam, nhưng vì sao Trung lại bị cách ly tuyệt đối với các bạn tù khác?
-Trung trải qua những ngày tháng trong tù như thế nào?
Tiếp tục cổ xúy cho dân chủ?
Mong muốn?
-Ngoài Trung, đợt này còn có một số tù nhân chính trị được trả tự do như ông Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu. Theo Trung đây là một tín hiệu ‘thay đổi’ hay có nguyên nhân sâu xa nào khác?
-Các vụ phóng thích trước thời hạn cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam trước này thường liên quan đến các thời điểm hoặc sự kiện ngoại giao quan trọng. Nếu việc phóng thích trước thời hạn cho Trung nằm trong gói ‘mặc cả’ của phía Việt Nam để đạt được mục đích nào đó hoặc để đổi lấy sự nhượng bộ nào đó từ quốc tế. Trung nghĩ thế nào?
-Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ yêu cầu Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin để đổi chác với thế giới. Ý kiến một tù nhân chính trị như Trung thế nào về lời kêu gọi này?
Trà Mi
Theo VOA

30-4: Vì đâu nên nỗi?

Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN.”Tiền đồn chống cộng” này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được “rút lui trong danh dự”.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý
Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờkhai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam. Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam.Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa. TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp. Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chínhquyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộđiều này. Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ. Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.

Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa “không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn”(Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng). Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định. Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đãđược giải mật vàđã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc vềông Thiệu: “Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết” (cut off his head if necessary- Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009). Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật. Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận vàcó người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: “Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến” (1).

Dọa nhau như thế, nhưng Mỹđãkhông dám làm, vì không dại gì gây chuyện rắc rối mới khi sắp đến cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Nixon. Vì vậy thầy trò Nixon phải thuyết phục VNCH bằng những hứa hẹn trừng phạt những vi phạm Hiệp định và tiếp tục viện trợ cho Nam VN. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu tại tòa Bạch Ốc, TT Nixon đã hứa sống hứa chết (he repeated his bedrock assurance) là sẽ bỏ bom Bắc Việt một cách nặng nề nếu Bắc Việt vi phạm hỏa ước (2). Về phần Ngoại Trưởng Henry Kissinger (nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22-9-1973) cũng viết trong hồi ký rằng chính TT Nixon, Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức cao cấp của Mỹ đều xác nhận nhiều lần với ông Thiệu làchính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt phải tôn trong Hiệp định (3). Hứa như vậy chỉ là đểông Thiệu yên tâm ký một hiệp ước bất lợi. Thực tế, Mỹ chỉ muốn chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”, có nghiã làlấy được tù binh về, rút chân khỏi vũng lầy VN, mặc cho Nam VN rơi vào tay cộng sản, trong một “khoảng thời gian coi được” (decent interval).Vì thế Hành Pháp bầy trò đề nghị Lập Pháp viện trợ cho Nam VN 700 triệu Đô-la. Lập Pháp lờđi. TT Gerard Ford lại yêu cầu viện trợ khẩn cấp 300 triệu. Quốc Hội lấy cớ nghỉ hè, không thể triệu tập phiên họp cứu xét. Một khi người ta đã quyết tâm bỏ cho chết luôn, làm sao có thể cho tiền để sống lay lứt thêm một thời gian nữa?

Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông đạo diễn phù thủ Kissinger mới viết vuốt đuôi “Lúc này tôi nghĩ tới một ông tướng VN nhỏ bé, một người yêu nước”. Ở một đoạn khác, ông viết:”Tôi có rất ít tình bạn cá nhân với ông Thiệu, nhưng nhìn ông theo đuổi cuộc chiến đấu một cách cô độc sau khi người Mỹ rút lui, tôi thấy mến phục ông ấy rất nhiều. Ông ít được thương hại, cũng cũng không được nhiềungười hiểu, nhưng những điều đó không ảnh hưởng gì tới nhân cách của ông” (4).

Đúng là những lời ai điếu để an ủi. Chính Kissinger đã tiên đoán với Nixon là sau 2 năm ký Hiệp định Paris, miền Nam VN sẽ sụp đổ. Các chính khách có thói quen chỉ đấm ngực nhận lỗi sau khi rời chức vụ. Về trường hợp Việt Nam, cựu Tổng Thống Richard Nixon viết cả một cuốn sách rút những kinh nghiệm sai lầm,No More Vietnams. Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết hồi kýcó những đoạn xoa vuốt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vàgần đây đãchính thức xin lỗi về những sai lầm của mình. Ông còn xác nhận trong khi Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam thì khối Xô Viết vẫn tiếp tục cung ứng đầy đủ các tiếp liệu cho Bắc Việt. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

Khi nhìn thấy vấn đề thìđã trễ. Nhưng khi tại chức, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của nước họ, tới ghế ngồi vàdanh dự của cá nhân họ. Một tay cầm súng, một tay cầm túi Đô la, họ cứ bước lên đầu người khác màđi. Vì vậy, chúng ta phải nhớ, trong trường chính trị, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Lý tưởng còn thay đổi huống chi chính sách. Khi nhu cầu đòi hỏi, họ có thểxoay đổi chính sách 180 độ, bất kể bao nhiêu tiền bạc và xương máu đã đổ ra. Tiền và mạng người được coi là những chi phí cần thiết cho một giai đoạn với một chính sách giai đoạn. Lúc phải tiêu là tiêu. Tiêu rồi không tiếc.

Dù quy trách nhiệm lớn nhất cho Hoa Kỳtrong việc mất miền Nam, chúng ta cũng phải tựnhận lỗi về những khuyết điểm của mình. Những tính toán sai của các lãnh đạo quân sự và  dân sự, nạn tham nhũng, lính ma lính kiểng, hối mại quyền thế…đều có xảy ra dù không ở mức độ trầm trọng như dưới chế độ cộng sản. Không thể chấp nhận những tệ nạn này nhưng chúng không làm mất nước khi ở một mức độ thấp. Dân miền Nam vẫn sống no đủ, tự do, xây dựng hiện tại và tương lai với đà tiến triển không ngừng. Tội nặng nhất phải quy vào những kẻ chỉ biết vụ lợi, những kẻ”ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Họ là những con buôn bán lén gạo và thuốc Tây cho cộng sản với giá cao. Họ là những người hướng về rừng với hoài cảm thời Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Họ là những trí thức viễn mơ đề cao giá trị dân tộc và chống sự hiện diệncủa người ngoại quốc trên đất nước. Họ lý luận rằng cộng sản hay quốc gia đều là người Việt, chắc không xử tệ với nhau như người ngoại chủng xử với dân mình. Từđó, họ chống đối chính quyền quốc gia, gán cho mọi thứ xấu và sẵn sàng nghe theo những lời dụ dỗ của những cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ là những người trẻ bịđàn anh phỉnh gạt bằng những lý luận sai lầm. Cuối cùng, họ là những người lãnh đạo tinh thần của một số tôn giáo đã vô tình hay hữu ý lẫn lộn chuyện đạo với chuyện đời, không phân biệt đấu tranh cho công lý với đấu tranh chính trị để lật đổ một chế độ hợp pháp, chưa kể mộ số tu sĩ là cộng sản nằm vùng khéo ngụy trang. Để cai trị một xã hội bị lũng đoạn như thế, chính quyền vẫn phải áp dụng những nguyên tắc dân chủ, hơi mạnh tay là bị kết án đàn áp, sửa đổi luật lệ cho hữu hiệu thì bị kết án độc tài. Có bàn tay cộng sản nhúng vào mọi chỗ mà nhiều người không biết, cứ tưởng mình đang tranh đấu cho hòa bình, tự do và quyền lợi của dân tộc. Chính những người như vậy đã tiếp tay cho cộng sản mau chiếm miền Nam.

Mất rồi mới tiếc. Mắt mở ra mới thấy mình lầm. Trong khi dân trong nước đang đấu tranh gian khổ đểđòi lại những quyền công dân và quyền con người đã bị cướp mất, đang vật vãđòi lại và giữ gìn những phần biển, đảo màông cha để lại, chúng ta ở hải ngoại đang làm gì? Còn bao nhiêu người nghĩ tới quê hương? Có bao nhiêu người dấn thân trong những hành động tranh đấu đòi công lý và nhân quyền cho anh em ruột thịt trong nước? Hay đa số chúng ta vẫn thờơ, coi  đó là việc của người khác? Có người còn tiếp tay cho những kẻ cầm quyền bán nước và hà hiếp dân dù chính họđã từng là nạn nhân.May mắn thay, vẫn còn nhiều người âm thầm tranh đấu, hay ít ra cũng âm thầm góp công góp của để yểm trợ những người tranh đấu. Họ thuộc đa số thầm lặng, chỉ lên tiếng khi cần. Vì sống trong những xã hội tự do, các đoàn thể của người Việt đua nở như nấm gặp mưa. Có những đoàn thể tốt nhưng cũng có những đoàn thể hữu danh vô thực, thùng rỗng kêu to. Có những người tốt nhưng cũng có những người chỉ thích danh lợi, thích làm lãnh tụ, mới làm chủ tịch một hội nhỏ xíu đã mơ và cư xử như một thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu tương lai. Do đó sự đố kỵ và chia rẽ gia tăng, cộng thêm những bàn tay bí mật của cộng sản và tay sai nhúng vào quậy phá các cộng đồng. Trước những tệ nạn trước mắt, chúng ta vẫn không thất vọng khi thấy sau 39 năm, cộng sản vẫn chưa chiếm được một cộng đồng người Việt nào ở hải ngoại, chưa đưa được khối người Việt hải ngoại vào vòng chi phối và thần phục nhàđương quyền Hà Nội, dùcộng sản đã tốn bao công sức và tiền bạc để thi hành Nghị Quyết 36.

Kỷ niệm 39 năm miền Nam bị đặt dưới chế độ cộng sản, chúng ta cần thay đổi phương cách hành động. Chúng ta nên ý thức rằng việc trực diện đấu tranh với cộng sản phải làviệc của người trong nước, người ở ngoài chỉ có thể yểm trợ tinh thần, ngoại vận và phương tiện. Chúng ta không nên phí tiền bạc vào những việc phô trương bề ngoài. Hãy dồn phương tiện giúp anh chị em trong nước. Khi tranh đấu trong thời đại điện tử và thông tin nhanh chóng như hiện nay, họ cần phải có máy hình, điện thoại di động, computer… Khi ốm đau hoặc khi bị bắt vào tù, họ cần được tiếp tế lương thực và thuốc men, chưa kể những hoạt động khác đòi hỏi nhiều phương tiện hơn. Các đoàn thểở hải ngoại nên phối hợp trong việc phân phối sự yểm trợ cho trong nước để tránh tình trạng chỗít qúa, chỗ nhiều qúa. Hãy tạo thêm những đường dây liên lạc mới, tìm kiếm thêm những người dấn thân mới và giúp đỡ họ. Nếu làm được như thế, đồng bào trong nước sẽ lên tinh thần và phong trào tranh đấu có cơ lớn mạnh nhanh chóng vì có sự yểm trợcụ thểvà hữu ích của đồng bào ngoài nước.

Mong rằng ngày 30-4 năm tới, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam đẹp hơn nước Việt Nam hiện nay.
Mặc Giao
_________________________________________________
(1) Alexander M. Haig, Jr., Inner Circle, tr 307, Warner Books, New York 1992
(2) Alexander Haig, sách đã dẫn, tr 306
(3) Henry Kissinger, Les Années Orageuses, tr 355, Fayard, France 1982
(4) Henry Kissinger, sách đã dẫn, tr365
(Đàn Chim Việt)

Ngày 21/4/2014 - Indonesia, biển Đông và các đường 11/10/9 vạch - Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương của Đại văn xào Vũ Khiêu

  • OCA im lặng trước tin Indonesia đăng cai ASIAD 2019 (RFA) - Các viên chức lãnh đạo Liên Đoàn Olympic Châu Á – OCA vẫn chưa bình phẩm gì trước tin Indonesia mong muốn được đăng cai Á Vận Hội ASIAD 2019, thay thế cho Việt Nam vừa tuyen bổ bỏ cuộc hồi tuần trước.

  • Tốc độ Internet tại Việt Nam nhanh thứ ba Đông Nam Á
    (RFI)
    - Trong một biểu đồ công bố trên trang facebook ASEAN DNA được báo chí Philippines hôm nay 20/04/2014 trích đăng, tốc độ bình quân của internet tại Việt Nam được xếp thứ ba trong vùng Đông NamÁ, chỉ thua Singapore và Thái Lan. Việt Nam đồng thời nằm trong danh sách ba quốc gia có tốc độ Internet cao hơn mức bình quân toàn khối ASEAN.
  • Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại (RFA) - Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?
  • Sam Rainsy: Sẽ cấp quốc tịch cho người Việt nếu đảng đối lập nắm quyền? (RFA) - Campuchia bắt đầu chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng các cấp. Đảng đối lập Campuchia lâu nay mang tiếng có đường lối vận động tranh cử bài Việt, nay thủ lĩnh đảng này tuyên bố sẽ cấp quốc tịch cho cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Campuchia nếu đảng đối lập lên cầm quyền.
  • Bốn nhà báo Pháp hồi hương sau gần một năm bị bắt làm con tin ở Syria (RFI) - Sau hơn mười tháng bị cầm giữ trong những điều kiện rất khắc nghiệt tại Syria, bốn ký giả Pháp bị một nhóm nổi dậy tại Syria bắt làm con tin đã được trả tự do và về đến Pháp vào sáng nay, 20/04/2014. Điều kiện trả tự do không được công bố, nhưng Tổng thống Pháp khẳng định là Paris không bao giờ trả tiền chuộc.
  • MH370 : Tàu lặn Bluefin được đưa xuống độ sâu gần 4.700 mét (RFI) - Công cuộc tìm kiếm xác chiếc phi cơ Malaysia bị tình nghi nằm dưới đáy Ấn Độ Dương, ngoài khơi nướcÚc hôm nay, 20/04/2014 bước qua ngày thứ 44. Mọi hy vọng hiện tập trung vào một khu vực rộng khoảng 10 cây số vuông, và các manh mối mà chiếc tàu lặn tự động Bluefin-21 có thể tìm được. Với công việc rà soát đáy biển khu vực này sắp hoàn tất, giới tìm kiếm đã quyết định mở rộng tầm hoạt động của phương tiện đang sử dụng.
  • Người Cơ đốc giáo mừng lễ Phục Sinh (VOA) - Các tín đồ Cơ đốc giáo khắp thế giới hôm nay mừng lễ Phục Sinh. Đức Giáo hoàng Phanxicô cử hành Thánh lễ Phục sinh trong lúc hàng vạn tín đồ tụ tập ở Quảng trường Thánh Phê rô
  • Hàn Quốc : Vớt xác nạn nhân đắm phà Sewol (RFI) - Cho tới sáng nay, 20/04/2014, nhân viên cứu hộ Hàn Quốc đã được 19 xác nạn nhân vụ đắm phà Sewol xảy ra cách nay bốn ngày. Do thời tiết xấu, ba ngày sau tai nạn, hơn 500 thợ lặn mới vào được bên trong phà và bắt đầu tìm kiếm nạn nhân. Theo các số liệu mới nhất, 58 người chết và 244 người mất tích trong vụ chìm phà Sewol hôm 16/04/2014.
  • Căng thẳng Nhật Bản – TQ lại gia tăng (RFA) - Tại Đông Á, căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa Nhật Bản với Trung Quốc cũng đang trên đà gia tăng, sau khi Bộ Quốc Phòng Nhật Bản quyết định đưa thêm máy bay và xây một trạm radar quân sự ở các khu vực nằm gần chuổi đảo mà 2 nước đang tranh chấp chủ quyền.
  • Nhật dồn phi cơ trinh sát xuống phía nam đề phòng Trung Quốc (RFI) - Quân đội Nhật Bản vừa quyết định tăng cường năng lực giám sát trên không và trên biển tại khu vực phía nam quần đảo Okinawa. Theo hãng tin Nhật Jiji và Kyodo vào hôm nay, 20/04/2014, một phi đội gồm 4 máy bay trinh sát cảnh báo sớm vừa được triển khai tại căn cứ không quân Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa. Việc dồn lực lượng trinh sát xuống miền nam nằm trong chiến lược tăng cường phòng thủ trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.
  • Nhật Bản khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên"? (BaoMoi) - Tokyo có thế sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ , "đứng ngồi không yên" sau khi khởi lắp một trạm radar mới ngay gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku (Điếu Ngư). Quần đảo này là trung tâm bất đồng giữa hai quốc gia châu Á láng giềng trong những năm gần đây.
  • Miến Điện : Xung đột vũ trang ở bang Kachin làm 22 người thiệt mạng (RFI) - Quân đội Miến Điện, ngày hôm nay, 20/04/2014, thông báo, các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại bang Kachin, ở phía bắc, từ đầu tháng Tư đến nay, đã làmít nhất 22 người thiệt mạng. Hậu quả là viễn cảnh một cuộc ngừng bắn ngày càng xa vời.
  • Ukraina : Nổ súng tại Slaviansk, 4 người thiệt mạng (RFI) - Bốn người chết bị bắn chết gần một chốt kiểm soát gần Slaviansk miền đông Ukraina vào sáng sớm hôm nay (20/04/2014). Trong số các nạn nhân, ba người thuộc thành phần thân Nga. Ba ngày sau thỏa thuận Genève, tình hình tại Ukraina vẫn bế tắc. Phe ly khai thân Nga chiếm đóng toàn bộ các các trụ sở của thành phố Slaviansk và cương quyết từ chối buông súng.
  • Khủng hoảng Ukraina: Mỹ đưa quân tới Ba Lan và Estonia (RFI) - Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina chưa tới hồi kết, Washington xác định tin chuẩn bị tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung và ĐôngÂu. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố trong một vài ngày tới. Theo một số nguồn tin, Mỹ chuẩn bị đưa từ 150 đến 175 binh sĩ đến khu vực, tham dự các cuộc thao diễn quân sự với các đồng minh Ba Lan và Estonia.
  • Ukraine: căng thẳng vẫn diễn ra ở miền Đông (RFA) - Trong ngày Phục Sinh (20/4), căng thẳng vẫn diễn ra ở Ukraine, đặc biệt là tại miền Đông của nước này, nơi đang có tranh chấp giữa lực lượng thân Nga và những nhóm người Ukraine cực đoan.
  • Biến đổi khí hậu và những tác động bất lợi cho Trái Đất (RFA) - Giới khoa học nghiên cứu tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới lại vừa nhấn mạnh thêm cảnh báo về những tác động bất lợi cho Trái Đất và có kêu gọi hành động thực tế nhằm có thể chặn đứng tình hình đáng ngại ấy. Có gì đáng chú ý trong những cảnh báo mới được nêu ra và những hành động cụ thể nào được nói đến?
  • Thỏa thuận quốc tế về Ukraine cókhả thi? (VOA) - Vụ nổ súng gây chết người ở miền đông Ukraine làm tan vỡ thỏa thuận hưu chiến nhân Lễ Phuc Sinh và dường như làm tiêu tan hy vong mong manh sẽ kết thúc nhanh chóng tình hình bất ổn
  • Trung Quốc nổi giận vì Nhật đặt radar sát Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 19-4, Nhật Bản đã bắt đầu kế hoạch mở rộng quân sự xuống các hòn đảo cực tây nam nước này, bằng việc chính thức khởi công xây dựng một trạm radar giám sát trên đảo Yonaguni, nằm ngoài khơi Đài Loan và chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc khoảng 150km.
  • Biển Đông: DOC là gì? (BaoMoi) - Chúng ta được nghe nhiều về cụm từ DOC trong vấn đề Biển Đông nhưng nó là cái gì, nó quy định điều gì, nó có tác động thế nào đến tranh chấp tại Biển Đông thì không phải tài liệu nào cũng ghi rõ.
  • Thái Lan thúc đẩy hình thành COC (BaoMoi) - Báo Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin ngày 20-4, hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ bảy về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông và hội nghị tham vấn quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 sẽ khai mạc tại Pattaya (Thái Lan).

Indonesia, biển Đông và các đường 11/10/9 vạch

Arif Havas Oegroseno

Phan Văn Song chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Nguồn: The Jarkarta Post (09/04/2014)

Có vẻ có một nỗi ám ảnh trong các nhà bình luận chính trị ở châu Á và bên ngoài khi cho rằng Indonesia phải thừa nhận rằng mình là một bên tranh chấp ở biển Đông và do đó, phải từ bỏ vai trò như là một "trung gian hòa giải". Đây quả là chuyện buồn cười dưới góc độ luật pháp quốc tế.
Đây là cách của tôi nắm bắt về vấn đề này.

Thứ nhất, bản chất thật sự của tranh chấp biển Đông, nói dưới dạng đơn giản, là về nước nào làm chủ hàng trăm hòn đảo, đá, rạn san hô, mặt bằng triều thấp và bãi cát ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Các bên tranh chấp là Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đài Loan cũng được nhiều người coi là một bên tranh chấp.
Kể từ khi giành được độc lập, Indonesia chưa bao giờ nghĩ tới việc yêu sách chủ quyền đối với bất kì một trong hàng trăm thể địa lí (feature) ở biển Đông. Ngay cả khi Thủ tướng lúc đó là Djuanda Kartawidjaja tuyên bố vùng nước quần đảo của Indonesia năm 1957, Indonesia cũng không bao gồm quần đảo Trường Sa vào. Indonesia không có bất kì tham vọng lãnh thổ nào trong khu vực này.
Nếu các bên tranh chấp thực sự muốn giải quyết việc nước nào sở hữu thứ gì và ở đâu, họ phải áp dụng các nguyên tắc chung của công pháp và án lệ quốc tế tính từ ngày có phán quyết vụ Las Palmas / Miangas vào năm 1928. Họ không thể sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 vì Công ước này không được vạch ra để giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Thứ hai, nếu (chứ không phải khi) quyền sở hữu của hàng trăm thể địa lí ở biển Đông được xác định thì việc thực hành kế tiếp sẽ là việc phân định các vùng biển từ những thể địa lí này. Nguyên tắc luật pháp quốc tế quy định rằng "đất thống trị biển", do đó, chiều rộng của bất kì khu vực biển nào ở biển Đông phải được dựa trên việc quy từ đất ra.
Luật lệ áp dụng cho việc này nằm trong UNCLOS 1982, cụ thể là Điều 15 (phân định lãnh hải), 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế [EEZ]), 83 (phân định thềm lục địa) và 121 (quy chế về đảo ).
Quy chế về đảo là một khía cạnh rất quan trọng của luật biển trong việc xác định quyền được hưởng vùng biển của một đảo cụ thể. Phái đoàn Trung Quốc tại phiên thứ 19 các thành viên nhà nước của UNCLOS nói rằng theo điều 121 của UNCLOS, đảo đá (rock) nào không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế sẽ không có EEZ hay thềm lục địa.
Vì hầu hết các thể địa lí có tranh chấp đều rơi vào điều này, những gì có thể xảy ra sẽ là các "bong bóng" bao quanh vùng lãnh hải 12 hải lí. Những bong bóng này có khả năng nằm cách xa khó mà chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở biển Đông.
Thứ ba, tất cả các bên tranh chấp đều đã làm cho các tuyên bố chủ quyền của họ hết sức rõ ràng, tuy nhiên không có nước nào trong số đó đã vạch ra tỉ mĩ cơ sở cho yêu sách của mình. Có lẽ lập luận của họ thiếu căn cứ pháp lí nên tiết lộ ra sẽ là thảm hoạ.
Thứ tư, một trong các bên tranh chấp đã đưa ra một mảnh bản đồ với một hình vẽ không nhất quán được biết với tên là đường 9 vạch. Không nhất quán bởi vì đường đó không phải luôn luôn có 9 vạch. Đôi khi lại có 11 hoặc 10 vạch.
Đường nhiều vạch đó không liên tục. Các vạch có vẻ không phải là đường phóng chiếu cho một vùng biển suy từ bất kì thể địa lí nào ở biển Đông. Mảnh bản đồ mà trên đó đường 11/10/9 vạch được vẽ không có tọa độ, không mốc quy chiếu cũng như không có hệ thống trắc địa.
Không ai có thể giải thích dứt khoát liệu bản đồ đó nhằm thể hiện yêu sách chỉ đối với các thể địa lí hay đối với các thể địa lí lẫn các vùng biển hay thậm chí đối với các thể địa lí, vùng biển lẫn biên giới trên biển.
Trong vụ tranh chấp Burkina Faso - Mali toà quy định rằng "Bản đồ [...] mà chỉ dựa trên sự tồn tại của một mình nó [...] không thể tạo nên quyền sở hữu lãnh thổ". Trong việc phân xử vụ Eritrea kiện Yemen, Tòa Công lí Quốc tế phán quyết rằng họ "không sẵn lòng với việc quy ý nghĩa cho các đường chấm chấm. Các kết luận trên cơ sở này do Eritrea thúc giục liên quan đến [...] bản đồ của họ không được chấp nhận".
Trong việc giải thích yêu sách của mình, Trung Quốc đã sử dụng các thuật ngữ không có trong UNCLOS 1982, cụ thể là "vùng biển liên quan" (relevant waters) và "vùng biển liền kề" (adjacent waters). Các nhà bình luận Trung Quốc cũng nói rằng bản đồ này thể hiện quyền lịch sử hoặc vùng nước lịch sử.
Tuy nhiên, trong UNCLOS 1982 chỉ có khái niệm vịnh lịch sử (historic bay) và sở hữu / danh nghĩa lịch sử (historic title) liên quan đến lãnh hải.
Thứ năm, vùng biển Indonesia trong khu vực đó được đường bao ngoài của vành đai lãnh hải 12 hải lí chia thành hai phần. Đường bao ngoài này phát sinh từ đường cơ sở quần đảo đã được nộp cho Liên Hiệp Quốc và được coi là phù hợp với nguyên tắc quần đảo của UNCLOS 1982.
Vùng biển bên trong đường bao ngoài này là lãnh hải của Indonesia và vùng nước quần đảo được gọi là biển Natuna. Vùng biển bên ngoài đường bao ngoài này cho tới ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia là một bộ phận của biển Đông. Indonesia và Malaysia đã nộp hiệp ước về phân định thềm lục địa của hai nước ở biển Đông cho Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 năm 1969.
Không một quốc gia đơn lẻ nào đã thách thức tính hợp lệ của hiệp ước lâu 45 năm này [dù] hiệp ước này lấy đi một phần đáng kể của biển Đông.
Thứ sáu, việc Indonesia tuyên bố chính mình là một bên trong tranh chấp biển Đông vì có cái bản đồ 11/10/9 vạch sẽ là vô lí.
Như một vấn đề pháp lí, thực tế và logic cho thấy rằng việc Indonesia sẽ bắt đầu phải che phủ công trình rất chính xác và đúng đắn về mặt pháp lí của mình với một bản đồ không hoàn chỉnh, không chính xác, không nhất quán và có vấn đề về mặt pháp lí là điều không thể hiểu được.
Indonesia đã bày tỏ lập trường về bản đồ nhiều vạch đó trong công hàm gửi Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc vào ngày 08 tháng 7 năm 2010, nêu rằng bản đồ đó thiếu cơ sở pháp lí quốc tế và tương đương với việc làm đảo lộn UNCLOS 1982.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa đã tái khẳng định việc Indonesia bác bỏ tính hợp pháp của bản đồ đó vào ngày 19/3.
Là một nước tuân thủ luật pháp quốc tế, Indonesia luôn luôn bác bỏ bất kì đường nào trên vùng biển mà thiếu cơ sở theo UNCLOS 1982, như Hiệp ước Paris năm 1898 và bản đồ nhiều vạch này.
Trong lĩnh vực luật biển quốc tế, chúng không không có chút giá trị pháp lí nào cả. Không có sự mơ hồ, chiến lược hay gì gì khác.
Thứ bảy, lập luận của một số nhà bình luận như Tiến sĩ Murphy của Mĩ và Tiến sĩ Batongbacal của Philippines cho rằng Indonesia đã đánh mất vai trò của mình như là trung gian hòa giải trong tranh chấp biển Đông là một sai lầm không chữa được. Indonesia không phải là một "trung gian hòa giải" vì tranh chấp chưa bước vào giai đoạn"hòa giải".
Không có bất kì nghi ngờ hợp lí nào là tranh chấp hiện còn đang ở giai đoạn thảo luận, chưa phải hoà giải, theo Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông mới vừa họp cuối tháng 3 tại Singapore.
Việc Indonesia không ngừng tạo thuận lợi trong tiếp cận vòng hai có tên là Hội thảo về Quản lí xung đột tiềm năng ở biển Đông, không nhằm định vị Indonesia như một trung gian hoà giải. Đó là một biện pháp xây dựng lòng tin để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Sự tồn tại đơn thuần của một bản đồ không đầy đủ, không chính xác, không nhất quán và có vấn đề về mặt pháp lí sẽ không buộc Indonesia phải từ bỏ nỗ lực tạo thuận lợi trong xây dựng lòng tin cũng như không đột nhiên làm cho Indonesia đánh mất niềm tin vào công trình chính xác cao, đúng đắn về pháp lí và đã nộp cho LHQ về phân giới biển ở biển Đông của mình.
Tác giả là đại sứ Indonesia tại Bỉ và là chủ tịch Kì họp thứ 20 của các nước thành viên của UNCLOS 1982 cho giai đoạn 2010-2011. Quan điểm trình bày là của riêng tác giả.

Thuốc Đắng - Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương của Đại văn xào Vũ Khiêu

Thuốc Đắng

Tác giả gửi cho Dân Luận
 
Những ngày gần đây trên mạng “lề trái” đăng mấy bài phê ông Vũ Khiêu, người được Đoảng sáng suốt ban tặng danh hiệu Giáo sư, Anh hùng lao động. Trong khi mấy báo “lề phải” thì vưỡn đăng những tin tức đại loại như Sài Gòn khánh thành khu tưởng niệm vua Hùng, trong đó có khắc bài văn của Vũ Khiêu. Lùi lại một chút, số báo tết Giáp Ngọ của chuyên đề Văn nghệ Công an còn đăng một bài ca ngợi ông Vũ Khiêu do chính bà con dâu của ông Vũ Khiêu (GS.TS. Nguyễn Thị Quý) viết, lại còn đăng ảnh đại gia đình ông Khiêu 4 thế hệ tươi như hoa chụp cùng ông Đại tướng Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, như một cách ngầm khoe rằng nhà ta quen nhiều cốp lắm, ai mà dây vào là dại nhé. Người xưa có câu “mẹ hát con khen hay”, qua bài viết ca tụng bố chồng hết lời của bà
Quý thì thiên hạ chỉ còn biết chặc lưỡi “bố chồng… giáng bút, con dâu khen hay”. Ông Khiêu giỏi giang gì thì sớt gúc-gồ thấy toàn bài ca ngợi, nhưng khổ nỗi ở Việt Nam ta khi Đoảng đã khen thì ai dám chê. Mà Đoảng phong ông là giáo sư, Anh hùng lao động rồi cơ mà. Nên nhớ như cô Nhã Thuyên, Đoảng có ý kiến thì đến cái bằng Thạc sỹ học bằng thực học cũng bị thu lại.
Sẽ có bạn thắc mắc, nhỡ đâu Đoảng khen ông Khiêu là đúng thì sao? Vì dân gian có câu “người khôn nói trăm câu cũng phải câu dại, người dại nói trăm câu cũng được câu khôn”. Có lẽ ông Khiêu rơi vào cái xác xuất đúng 1% này. Do vậy, Thuốc Đắng tôi xem lại khoảng mươi tác phẩm ông Khiêu viết từ trước tới nay (khổ, nghỉ hưu rồi, rỗi rãi chả có việc gì mà), về cơ bản mà nói thì “hổng ngửi được”. Để mấy bữa rảnh tôi sẽ có bài viết phân tích sâu. Về cái phần câu đối, văn chúc nọ kia của Vũ tiên sinh thì càng nôn ruột, bài nào cũng “vinh quang thay”, “vẻ vang thay”, “tự hào thay”. Nào là nhân nghĩa sáng soi, nào là toàn dân đoàn kết, sơn hà thịnh trị… toàn những khẩu hiệu sáo không ngửi được, khiến một bạn đọc phải kêu lên rằng: “Xin thôi đi cho, ông Khiêu. Ông suốt ngày được ve vuốt, có biết đâu nỗi khổ của người dân oan khuất nơi vườn hoa, góc phố đòi công lý bao năm nay mà chẳng thấy đâu. Thì đoàn kết ở đâu, thương yêu nỗi gì. Bút tích trên văn bia để lưu dấu cho hậu thế, nào phải chuyện vung bút nói xằng, đừng để lại ở đó những gì mà người dân không muốn đọc, không muốn nghe, vì nó không đúng. Ông quá già và lẫn rồi”.
Cái sự già và lẫn của Vũ tiên sinh còn ở chỗ ông “đọc nhầm” câu đại tự trên hoành phi đình Bình Đà, hoành phi ghi rành rành “Thánh Tổ Siêu Việt”, ông lại đọc thành “Vi Bách Việt Tổ”. Sự “nhầm” của ông còn ở chỗ cái ấn giả ở đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình), trên đó có bốn chữ Thượng Nguyên Chu Thị (Họ Chu ở huyện Thượng Nguyên - bên Tầu) mà ông đọc thành Thiên Nhân Hộ Quốc, để đến nỗi Chủ tịch nước phải về khai ấn. Thêm một sự nhầm nữa là ông viết ca ngợi Bình Đà thời Lạc Long Quân: “Đất rồng chầu phượng múa - Phật chở che: Trăm trứng - Trăm con”. Ối giời ơi là giời, đạo Phật mới có chưa đến 2.600 năm, trong khi thời đại Hùng Vương theo truyền thuyết là 4.000 năm, thế mà Phật lại chở che được. Tài quá!
Nhân “dư âm ngày Giỗ Tổ” (là vì các cơ quan ban ngành của Việt Nam nghỉ lễ dài lắm, trước lễ, trong lễ và sau lễ cơ), tìm đọc lại bài chúc văn dâng lên vua Hùng của Vũ Tiên sinh, lại phát hiện một điều là tiên sinh xào xáo kinh người, một bài đem nhân bản ra để đọc, chỉ thay tí ngày tháng, nhuận bút lĩnh đều, lại thuộc hàng “khủng” nữa, vì có dán mác GS, AHLĐ mà. Thật xướng là một đại văn xào. Kính mời quý độc giả xem 2 bài này thì biết.
Năm 2010 Năm 2000
I
Chúng con nay
Sáu mươi ba tỉnh thành: nhớ lại tổ tiên
Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ!
Công ơn Quốc tổ, vẻ vang Hồng Lạc bốn ngàn năm
Hùng khí Thủ đô, rực rỡ Thăng Long mười thế kỷ.
Một vùng rộn rã trống chiêng
Muôn dặm tưng bừng cờ xí!
Trống đồng dội tới, núi sông dậy sấm rền vang
Trống đồng vang lên,Trời đất ngút ngàn linh khí!
Bừng lên nhật nguyệt, mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên…
Rực rỡ sơn hà, Cờ đỏ sao vàng, thênh thang thánh địa.
Thuyền xuôi sóng vỗ, sông ba dòng tưới mát muôn phương
Rồng cuộn, Hổ ngồi, núi trăm ngọn chầu về một phía
Núi mây sừng sững công cha
Sông nước dạt dào nghĩa mẹ! II
Nhớ thuở xưa:
Mẹ từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân
Cha vốn biển cả quật cường mưu trí.
Sánh đôi tài sắc Kim cổ kỳ phùng
Hợp một âm dương uyên ương tuyệt mỹ!
Đẹp gia đình trăm trứng trăm con
Vui sơn thủy một lòng một ý.
Cuộc mưu sinh thử thách muôn vàn
Đường lập nghiệp gian nan xiết chảy
Nào rừng rậm, đầm lầy, vực sâu, núi hiểm… chẳng quản xông pha
Nào kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão giông… lấy gì bảo vệ?
Chia con hai ngả lên đường
Chọn trưởng một ngôi kế vị.
Giang sơn một cõi, sao cho vạn đại trường tồn?
Rừng bể đôi nơi, cùng dựng bốn phương hùng vĩ!
Hiên ngang thay Phù Đổng diệt thù!
Dũng cảm thay Sơn Tinh trị thủy!
Đẹp thay Chữ Đồng Tử! Tình yêu như ngọc sáng gương trong
Giỏi thay Mai An Tiêm! Lao động như dời non lấp bể
Dựng non sông, qua mười tám vương triều
Vững nền móng, để muôn đời thịnh trị
III
Kiên cường bất khuất:
An Dương Vương kế nghiệp, hợp hai bộ tộc vốn thân thương
Âu Lạc quốc hình thành, dựng một cơ đồ thêm tráng lệ
Nước manh giầu, binh hùng mạnh, đánh tan mọi cuộc xâm lăng
Tình với bạn, nghĩa với đời, giữ trọn một niềm chung thủy.
Giận quân giặc bao phen thua trận, dở mưu hèn giả dạng cầu hòa
Bởi vua ta cả dạ tin người, để con gái sa vào qủy kế
Cơ đồ xưa: bỗng chốc tiêu vong
Sự nghiệp mới: cũng thành hủy phế
Cảnh lầm than đè nặng khắp dân gian
Cuộc chiến đấu trải dài bao thế hệ
Gái anh hùng, nào Trưng Nữ, Triệu Trinh
Trai dũng lược, nào Phùng Hưng, Lý Bí!
Ào ào khí thế, cờ Vạn Xuân trao Triệu Việt Vương
Bền bỉ tinh thần, gương Khúc Hạo soi Dương Đình Nghệ
Quét sạch ngoại xâm, sơn hà giành lại, lẫy lừng đại nghiệp Ngô Vương
Dẹp yên nội loạn, đất nước thanh bình, oanh liệt hùng tài Đinh Đế
Dương Thái hậu một lòng vì nước, thay Tiên vương trao áo Hoàng bào
Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dìm hoàng tặc dưới dòng Bạch Thủy
Lòng hung dạ tối, Lê Ngoạ Triều hết kiếp hôn quân
Nước cậy dân tin, Lý Thái Tổ lên ngôi hoàng đế
IV
Kể từ đây:
Đạo trị binh đủ phép kinh luân
Tài thao lược hơn đời nhân trí
Ra tay dựng lại, vững vàng thêm cơ nghiệp Vua Hùng
Định hướng đi lên, rực rỡ mãi Vương triều họ Lý
Cùng nhân dân phấn đấu tận tình
Với bạn bè chân thành hữu nghị
Cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng
Ta muốn yên mà người chẳng nể
Giã tâm cướp nước cũng lại như xưa
Quyết trí diệt thù ta đành phải thế
Cứu nước giữ nhà, toàn dân càng rạo rực đồng tâm
Vác giáo mang gươm, cả nước bừng bừng nộ khí!
Sóng Bạch Đằng còn cuồn cuộn thế Ngô Vương
Gió Như Nguyệt đã vang vang lời Thái úy
Hội Diên Hồng rung chuyển trăng sao
Hịch Hưng Đạo sục sôi tướng sĩ!
Nằm gai nếm mật, mười năm ròng, bạt vía lũ Vương Thông.
Lở đất long trời, một trận đánh, tan hồn quân Sĩ Nghị
Thế kỷ hai mươi:
Hồ Chí Minh mở lối, ánh chiếu dương rực sáng cả mây trời
Đảng Cộng sản soi đường, đưa cách mạng ào lên như bão bể
Năm năm tư Pháp thua đại bại
Súng Điện Biên vang dội toàn cầu
Năm bảy nhăm Mỹ cút Ngụy nhào
Cờ đại thắng lẫy lừng thế kỷ
Cả Nam Bắc đập tan đế quốc, chấm dứt bạo quyền
Toàn Đông Tây hết nạn thực dân, không còn nô lệ
V
Thế mới biết:
Nước giàu không chỉ quân lương
Dân mạnh còn nhờ đạo lý!
Quốc Tổ răn: Coi sơn hà xã tắc là thiêng
Bác Hồ dạy: Lấy độc lập tự do làm quý!
Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm nhành, gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ
Dựng cơ đồ, chị ngã em nâng
Cơn hoạn nạn, bầu thương lấy bí
Đủ bốn phương: Nam, Bắc, Tây, Đông
Cả trăm họ: Gái, Trai, Già, Trẻ
Bền lòng yêu nước: Vì nghĩa quên thân
Vững đạo làm người: Đồng tâm nhất trí
Thế gian chìm nổi, coi yêu thương là lẽ sống ở đời
Nhân loại khổ đau, lấy đoàn kết làm phương châm xử thế
Gìn giữ tinh hoa Đại Việt, tiếp thu thêm văn hoá Đông Tây
Nêu cao văn hiến Thăng Long, hoàn thiện mãi quốc hồn nhân trí
VI
Nay gặp buổi:
Đảng ta đổi mới tư duy
Dân ta mở mang kinh tế
Con đường giàu mạnh đã thênh thang
Cuộc sống văn minh càng đẹp đẽ!
Thời cơ thuận lợi đã có nhiều
Thách thức gian nan còn chẳng dễ
Trước chông gai cờ Đảng mở đường
Trong bão gió nhân dân vững trí
Với tinh thần sắc sảo thông minh
Lại truyền thống sáng ngời nhân nghĩa
Noi theo Quốc Tổ, tiếp tiền nhân phẩm chất anh hùng
Học tập Bác Hồ, truyền hậu thế tinh hoa đạo lý
Thủ đô ngàn năm tuổi, cùng toàn dân đẩy mạnh phồn vinh
Cả nước một lòng, với nhân loại hoà bình hữu nghị
Rực muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!
I
Mừng hôm nay:
Trống đồng dội tới,
Núi sông dậy sấm rền vang
Trống đồng vang lên,
Trời đất ngút ngàn linh khí!
Toàn dân giỗ tổ Hùng Vương
Cả nước vui ngày quốc lễ
Rộn rã trống chiêng
Tưng bừng cờ xí!
Bừng lên nhật nguyệt:
Mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên…
Rực rỡ sơn hà:
Cớ đỏ sao vàng, thênh thang thánh địa.
Thuyền xuôi sóng vỗ,
Sông ba dòng tưới mát muôn phương
Hổ lượn rồng bay,
Núi trăm ngọn chầu về một phía
Từ đỉnh cao muôn trượng cơ đồ
Cùng nhìn lại bốn mươi thế kỷ.
Núi mây: sừng sững công cha
Sông nước: dạt dào nghĩa mẹ. II
Nhớ thuở xưa:
Mẹ Âu Cơ
Từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân
Cha Long Quân
Vốn biển cả quật cường mưu trí.
Sánh đôi tài sắc: Kim cổ kỳ phùng
Hợp một âm dương: Uyên ương tuyệt mỹ!
Đẹp gia đình: trăm trứng trăm con
Vui sơn thủy: một lòng một ý.
Cuộc mưu sinh thử thách muôn vàn
Đường lập nghiệp gian nan xiết kể.
Nào rừng rậm, đầm lầy, vực sâu, núi hiểm:
Há quản xông pha
Nào kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão giông:
Lấy gì bảo vệ?
Chia con: hai ngả lên đường
Chọn trưởng: một ngôi kế vị.
Giang sơn một khoảnh, sao cho vạn đại trường tồn?
Rừng bể đôi nơi, cùng dựng bốn phương hùng vĩ!
Hiên ngang thay! Phù Đổng diệt thù!
Dũng cảm thay! Sơn Tinh diệt thủy!
Đẹp thay Chữ Đồng Tử! Tình yêu như ngọc sáng gương trong
Giỏi thay Mai An Tiêm! Lao động như dời non lấp bể
Vẻ vang mười tám vương triều
Rực rỡ một thời thịnh trị
Qua gian nan bao độ nổi chìm
Trải thử thách những hồi hưng phế!
Chi công lao khai phá một thời kỳ
Mà uy lực trải dài bao thế hệ!
Hãy xem như:
Gái anh hùng, Triệu nữ, Trưng vương
Trai dũng lược, Đinh tiên, Lý đế!
Sóng Bạch Đằng cuồn cuộn thế Ngô Vương
Gió Như Nguyệt vang vang lời Thái úy
Hội Diên Hồng rung chuyển cả trăng sao
Hịch Hưng Đạo xốn xang toàn tướng sĩ
Nằm gai nếm mật, mười năm ròng, bạt vía lũ Vương Thông.
Lở đất long trời, một trận đánh, tan hồn quân Sĩ Nghị
Thế kỷ hai mươi:
Cờ giải phóng xua tan bóng tối, danh Bác Hồ vang dậy đông tây
Khắp toàn cầu hết nạn thực dân, mộng đế quốc tan thành mây khói.
Thế mới biết:
Nước giàu, không chỉ quân lương
Dân mạnh, còn nhờ đạo lý:
Coi sơn hà xã tắc là thiêng
Lấy độc lập tự do là quý
III
Chúng con nay:
Sáu mươi mốt tỉnh thành: nhớ lại tổ tiên
Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ
Bốn phương: nam, bắc, tây, đông
Trăm họ: gái, trai, già trẻ
Hân hoan muôn dặm trùng phùng
Kính cẩn một chầu đại lễ
Xin Tổ vương vạn thế linh thiêng
Giúp con cháu ngàn điều chỉ vẽ.
Nay gặp buổi:
Đảng ta đổi mới tư duy
Dân ta mở mang kinh tế
Dù dân gian chưa hết đói nghèo
Dù xã hội vẫn còn nạn tệ
Đường lên giàu mạnh đã thênh thang
Nẻo đến văn minh thêm mới mẻ
Xin cúi nguyện:
Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm cành, gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ
Dựng cơ đồ, chị ngã em nâng
Cơn hoạn nạn, bầu thương lấy bí
Trước tương lai mở rộng tâm hồn,
Vì sự nghiệp nâng cao trí tuệ
Bác Hồ dạy: hoàn thành nhiệm vụ
Vượt mọi khó khăn, thắng mọi quân thù!
Bác Hồ răn: uy vũ coi thường
Chớ ngại nghèo nàn, không ham phú quý!
Dấn thân cho nước, há ngại tử sinh
Hết dạ vì dân, kể gì khó dễ!
Giữ muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!
Thuốc Đắng

Án mạng bởi cảnh sát và nguyên lý nhà nước pháp quyền - 'Giáo dục đang vỡ trận'

Án mạng bởi cảnh sát và nguyên lý nhà nước pháp quyền

Công luận bất bình khi đầu tháng này Toà án Tuy Hòa, Phú Yên tuyên phạt 5 sĩ quan công an thành phố can tội “dùng nhục hình khiến nghi can tử vong“, với mức án 1,5-5 năm tù giam cho 3 bị cáo, và 1-1 năm 3 tháng tù treo cho 2 bị cáo còn lại.
Mal Élevé, ca sỹ chính của ban nhạc Irie Révoltés, bị tạm giữ tại một cuộc biểu tình khi mặc áo phông mang hình ảnh cáo buộc cảnh sát đã gây ra cái chết của Oury Jalloh
Ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, vừa trưởng ban chuyên án, vừa có dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật, Toà cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, với lý do không chỉ đạo dùng nhục hình. Trước đó, công tố viện đề nghị phạt 1 bị cáo từ 5 năm – 5,5 năm tù giam, 4 bị cáo còn lại hưởng án treo, với lý do “các bị cáo nôn nóng điều tra, không nhằm mục đích gây thương tích chết người“.

Vụ án liên quan trực tiếp tới mạng sống con người, nhưng xảy ra qúa đơn giản; nạn nhân Ngô Thanh Kiều, 32 tuổi nghi can trong 1 vụ trộm cắp, bị cảnh sát đưa về đồn dùng nhục hình từ 8 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút, gây thương tích trên 70 chỗ, chấn thương sọ não, rồi chết.
Từ vụ án ở Đức

Cùng thời gian trên vụ án một người tỵ nạn ở Đức bị chết cháy trong trại giam cảnh sát xảy ra cách đây 9 năm được tái thẩm, chấn động công luận không kém. Vụ án mạng khởi nguồn lúc 8 giờ sáng, ngày 06.01.2005, khi đồn cảnh sát Dessau nhận được một cú điện thoại từ một nữ lao công đường phố cho biết bị một người đàn ông xỉn tới quấy rầy lảm nhảm đòi mượn điện thoại di động. Đó chính là Oury Jalloh, 37 tuổi, người Sierra Leoner, Phi châu, sang Đức xin tỵ nạn từ 4 năm trước, có 1 con với người Đức nhưng người mẹ đã cho làm con nuôi, nằm trong diện chờ trục xuất với bản án 3 năm rưỡi tù giam tội buôn bán ma túy tòa tuyên trước đó vài tuần. Cảnh sát tới, Oury Jalloh cự tuyệt xuất trình giấy tờ, còn kháng cự, liền bị bắt đưa về đồn. Tại đồn, cảnh sát đo được 2,98 phần nghìn độ cồn, cả ma túy trong máu. Không thể trả lời bằng tiếng Đức, không có giấy tờ tùy thân, lại chống đối, bị cảnh sát lập biên bản, lục soát người, thu giữ đồ đạc, rồi tống vào phòng tạm giam số 5, chờ điều tra. Phòng này chuyên giam giữ nghi can có dấu hiệu tự tử, thiết kế như phòng vệ sinh có thêm một bệ xi măng sát tường thay cho giường, 2 bên có 2 vòng sắt để còng tay, cuối bệ cũng 2 vòng để còng chân, trên trải một nệm xốp bọc loại da chống cháy; được trang bị hệ thống giám thanh nối với trực ban, còi cứu hoả, và theo quy trình cứ 30 phút cảnh sát tới kiểm tra 1 lần. Oury Jalloh đang trong cơn xỉn rượu, phê ma túy, tức tối ra sức gào thét, tới mức cảnh sát trưởng nhóm Andreas S, trực ban phải vặn nhỏ hệ thống giám thanh để trực điện thoại.

Khoảng 24 giờ, còi cứu hỏa tại phòng giam phát tín hiệu, nhưng bị Andreas S tắt 2 lần, tới khi còi báo động tại cửa thông gió rú lên không thể tắt mới chịu đi kiểm tra, nhưng lại lần chần, bỏ thời gian tìm cộng sự, gọi điện báo cấp trên; tới được phòng giam thì Oury Jalloh đã chết cháy. Tất cả diễn ra chỉ trong chừng 10 phút.
Sau vụ án mạng, chính quyền ra thông cáo ngắn như tin vắn tai nạn giao thông, một kẻ tỵ nạn sàm sỡ với phụ nữ bị cảnh sát bắt, rồi tự tử trong phòng giam. Nếu mặc định cảnh sát luôn trung thành, thanh kiếm bảo vệ chế độ và nhân dân, còn Oury Jalloh là kẻ xấu cần loại ra khỏi xã hội như thời Hitler, thì tin trên chỉ mang tính thời sự, chẳng mấy ai bận tâm.

Nhưng cảnh sát cũng như bất kỳ chức danh nghề nghiệp cao cả nào đều là người, chẳng phải thánh, không phải cứ nêu mục đích tốt đẹp là làm được thế, thực tế thậm chí còn ngược lại; còn Oury Jalloh dù bất hảo vẫn là người, bất kể tính mạng ai đều trên hết được hiến định, cảnh sát phải bảo đảm khi nằm trong tay họ bất luận hoàn cảnh nào, không thể cứ báo chết là chết! Không thể như loài vật quay lưng lại nỗi đau của đồng loại, Hiệp hội „Sáng kiến vì Oury Jalloh“ lập tức được thành lập, tổ chức biểu tình chống nhà nước phân biệt chủng tộc, che dấu, không trừng phạt tội phạm, thu hút hàng ngàn người tham dự. Sáu tuần sau, cảnh sát bị điều trần trước Nghị viện tiểu bang, bởi cơ quan dân cử phải có trách nhiệm pháp lý giám sát cơ quan nhà nước, một khi lợi ích người dân mà họ đại biểu bị phương hại bởi nhà nước. Đài truyền hình nhà nước ARD có trách nhiệm phản ảnh mọi tiếng nói người dân, về tận bản quán gia đình Oury Jalloh mời nhân thân sang Đức đấu tranh, và làm phóng sự điều tra với chủ đề, „Tại sao Oury Jalloh chết trong phòng giam“, đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn, thu hút công luận quan tâm.

Tới tháng 5.2005, cảnh sát viên Hans-Ulrich M., 48 tuổi, trực tiếp khám xét, bị Viện Kiểm sát cho điều tra tội cẩu thả gây chết người, còn cảnh sát trưởng nhóm Andreas S., 46 tuổi, tội vi phạm thân thể dẫn tới tử vong. Nhưng không vì thế người dân nguôi ngoai, chừng nào án mạng bởi cơ quan công lực chưa sáng tỏ, thì chừng đó họ vẫn theo đuổi. Một năm sau, nhân ngày mất Oury Jalloh, dân chúng lại tổ chức mít tinh tưởng niệm, biểu tình với khẩu hiệu „công luận có quyền đòi được giải thích“. Bất bình chuyển sang cả bạo lực lẻ tẻ, tháng 12.2006, tường nhà của viên cảnh sát trưởng nhóm gây ra vụ án mạng bị tạt mầu bôi bẩn, ga ra ô tô của bác sỹ khám nghiệm tử thi Oury Jalloh bị phóng hoả.

Sau 2 năm điều tra, tháng 3.2007, hai cảnh sát liên quan bị truy tố trước toà án Dessau-Roßlau. Qua 59 phiên xét xử, có mặt cả mẹ Oury Jallohs, từ Guinea tới ở tư cách đồng nguyên cáo, với 5 lần giám định hiện trường từng chi tiết, tới tháng 12.2008, toà tuyên tha bổng bị cáo. Theo bản án, nạn nhân đã sử dụng bật lửa ga giấu trong túi quần chọc thủng vỏ nệm đốt lớp xốp bên trong gây ra hoả hoạn. Không có một dấu hiệu nào có thể kết luận bị người khác đốt. Tuy nhiên bao chứng cứ ngờ vực không thể giải toả; biên bản khám người liệt kê đồ vật tịch thu, sau vụ án mạng được bổ sung có bật lửa nhưng cảnh sát để sót. Nệm chống cháy được giám định do đã dùng nên có thể chọc thủng để đốt. Chân tay nạn nhân bị còng, nhưng thực nghiệm cho thấy vẫn có thể cầm được bật lửa. Nghĩa là tất cả đều „có thể“, tức không thể loại trừ nạn nhân tự thiêu. Chỉ vì không tìm được chứng cứ ngờ vực thủ phạm khác, nên Toà kết luận nạn nhân chính là thủ phạm. Toà đứng về phiá bị cáo lý giải, theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, toà phải tuyên trắng án, bởi đơn giản không đủ chứng cứ kết luận bị cáo là thủ phạm, và chỉ trích công tác điều tra không đạt kết qủa, để mất đi mọi cơ hội làm sáng tỏ mọi câu hỏi đối với vụ án.

Trước đó, Viện Kiểm sát đọc cáo trạng, kết luận Oury Jalloh dùng bật lửa gây hoả hoạn có phần lỗi của cảnh sát khám người để sót nó trong túi quần nạn nhân, còn cảnh sát trưởng nhóm không kịp thời cứu hoả.

Bản luận tội chánh án đọc bị gián đoạn tới nửa tiếng do Tổ chức Sáng kiến vì Oury Jalloh có mặt chật cứng tại phiên toà chửi ruả, thoá mạ, gào thét: bọn lừa dối ! Bọn giết người. Họ xông cả lên bàn chủ toạ phiên toà, buộc cảnh sát phải can thiệp.

Còn chính trường Đức thì sôi sục, bởi họ đại diện cho lợi ích người dân, không thể không lên tiếng khi cảnh sát là cơ quan chuyên môn độc lập được trao chức trách bảo vệ dân lại gây thiệt mạng dân. Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang phát biểu, thật đáng xấu hổ, khi một người trong tay cảnh sát đã phải chết khủng khiếp. Thống đốc tiểu bang tuyên bố trước nghị viện, vụ án làm xấu hổ tất cả chúng ta, và gửi tới nhân thân người bị hại lời xin lỗi. Tổ chức Sáng kiến vì Oury Jalloh ra lời kêu gọi toàn Liên bang biểu tình phản đối phán quyết toà án.

Cả Viện Kiểm sát lẫn đồng nguyên cáo đều kiện lên phúc thẩm. Tháng 1.2010, bản án sơ thẩm bị Tòa án Tối cao Liên bang tuyên hủy. Theo toà, bản án sơ thẩm có nhiều lỗ hổng chứng cứ, không chỉ ra được, tại sao nạn nhân bị còng vẫn có thể dùng bật lửa ga đốt, trong khi tay không bị cháy và không gào lên vì đau. Và nếu gào thì lẽ ra cảnh sát phải nghe được qua hệ thống giám thanh. Vụ án được chuyển cho tòa án Magdeburg tái thẩm.

Vụ xử tái thẩm được mở từ tháng 1.2011. Sang tháng 1.2012, nhân ngày tưởng niệm 7 năm Oury Jalloh thiệt mạng, hơn 200 người lại biểu tình với biểu ngữ „Vụ án Oury Jalloh là vụ giết người“. Cảnh sát tới giằng xé những khẩu hiệu bị luật pháp cấm làm 2 người bị thương nặng. Sang tháng 2.2012, hàng chục người biểu tình chiếm trụ sở ủy ban Dessau đòi công bố đoạn băng cảnh sát đàn áp biểu tình tháng trước. Tới tháng 12.2012 kết thúc xét xử, rốt cuộc Toà cũng chỉ tuyên phạt tiền cảnh sát trưởng nhóm 10.800 Euro, do can tội chậm trễ cứu nạn nhân. Lần này, bản báo cáo của chuyên gia giám định độc lập do Viện Kiểm sát ủy quyền tái dựng diễn tiến vụ cháy, công bố tháng 1.2012, vẫn kết luận nạn nhân tự đốt, nhưng lại không tái lập hiện trạng xác nạn nhân cháy để củng cố kết luận. Luật sư bên nguyên đệ đơn đòi giám định lại, bị toà từ chối cho rằng, tất cả mọi chứng cứ tới giờ đều khẳng định thủ phạm đốt không ai khác ngoài nạn nhân.

Để bác bỏ giả thiết nạn nhân tự đốt, sau khi vận động quyên góp được 30.000 Euro, Tổ chức Sáng kiến vì Oury Jalloh thuê giám định lại, vốn là quyền độc lập của người dân. Chuyên gia người Anh, Maksim Smirnou từng điều tra hơn 300 vụ phóng hoả trong 10 năm, được ủy quyền thực hiện 10 tháng ròng. Tái dựng lại đúng hiện trường, với nhiều lần thử nghiệm dùng lợn vốn có mô bì gần người, đốt ở mức bỏng như Oury Jalloh, cho kết qủa: Để đốt cháy tấm nệm trong vòng 10 phút và cơ thể nạn nhân cháy hết lớp da như đã xảy ra phải dùng từ 2-5 lít xăng. Nếu không, cả nệm lẫn cơ thể chỉ để lại vết sém, bỏng nhẹ. Mặt khác khám nghiệm tử thi có dấu vết hợp chất do xăng cháy tạo ra. Từ đó kết luận nạn nhân chết cháy không thể đốt bằng bật lửa, mà chắc chắn do một người nào đó đổ xăng đốt. Tháng 11.2013, bản tái giám định được gửi tới Viện Kiểm sát tối cao đòi điều tra lại và công bố ra truyền thông, làm chấn động dư luận trong ngoài nước cùng mọi giới chức liên quan. Báo Anh, tờ The Guardian cho rằng vụ án được thế giới chú ý hơn cả vụ giết người nước ngoài bởi bọn Đức Quốc xã mới. Báo Taz với bài „sự bất lực của cơ quan tư pháp“, mỉa mai, việc mổ tử thi lần 2, cùng chứng cứ qua thực nghiệm, đã phản ảnh bộ mặt thực của một nhà nước được gọi là pháp quyền.

Tới đầu tháng 4.2014, Viện Kiểm sát cho thụ lý lại hồ sơ điều tra tiếp và tuyên bố vụ án cực kỳ nghiêm trọng, khủng khiếp. Bởi đổ xăng, đốt chết cháy nạn nhân thuộc tội giết người cấp độ nặng, hình phạt còn thêm tình tiết tăng nặng bởi thủ phạm là cảnh sát bị xét thêm tội lợi dụng quyền lực nhà nước trao.

Hình phạt tăng nặng áp dụng cho người thi hành công vụ ở Đức đã trở thành án lệ, nhằm ngăn ngừa tội phạm người nhà nước, nếu không người dân sẽ trút bất bình lên chính chế độ, vốn là quyền tự do của họ được Hiến pháp bảo đảm. Như trường hợp xảy ra cách năm trước, 2 cảnh sát Udo R, 42 tuổi, đội trưởng, Michael A, 27 tuổi, đội phó, bị toà án Berlin tuyên phạt tới 3 năm 9 tháng và 4 năm 9 tháng tù giam, can tội nhận tiền bảo kê tổng cộng chỉ 663 Euro từ 12 lượt người Việt bán thuốc lá lậu. Trong phần luận tội, chánh án lý giải, tính chất hành vi của 2 bị cáo cực kỳ nghiêm trọng: sử dụng quyền lực mưu lợi. Hay như năm trước, Viện Kiểm sát cáo buộc cựu Tổng thống Wulff nhận quà 770 Euro và đòi nộp phạt tới 20.000 Euro để được đình chỉ điều tra.
Thẩm phán trong nhà nước pháp quyền

Khoa học chính trị ngày nay không còn bàn cãi về khái niệm nhà nước pháp quyền với chức năng phân định: 1- lập pháp, 2- hành pháp, 3- tư pháp; được xây dựng trên nền tảng: a-kinh tế thị trường, b- xã hội dân sự, c- tự do truyền thông được coi là quyền lực thứ 4. Quyền cơ bản con người đạt được tới đâu đều tùy thuộc vào tính chất mức độ pháp quyền của nhà nước đó đạt được cùng nền tảng kinh tế và xã hội tạo nên. Sở dĩ nạn nhân bất hảo Oury Jalloh thân cô thế cùng nơi xứ người, chết cháy trong trại giam cảnh sát, đã không bị bỏ mặc, chấn động nước Đức kéo dài 9 năm nay để tìm bằng được công lý chính nhờ thiết chế nhà nước pháp quyền của họ; cùng xã hội dân sự họ ý thức được phải tự bảo vệ lấy đồng loại, chống mọi bất công; truyền thông bảo đảm là thời hàn biểu đo lường nhiệt độ bức xúc của xã hội; mọi đảng phái ý thức được mình đại diện cho lợi ích người dân; nghị sỹ ý thức được trách nhiệm đại biểu thay mặt dân. Và điều cốt lõi trực tiếp bảo đảm công lý chính là Toà án đóng vai trò cán cân, được hiến định hoàn toàn độc lập chỉ tuân theo pháp luật (Điều 97, Hiến pháp Đức).

Tuy nhiên thẩm phán không phải vua, một khi đã độc lập thì phải chịu trách nhiệm cá nhân với phán quyết của mình, như bất kỳ thể nhân nào. Cách năm trước, ông Helmut Knöner, thẩm phán toà án điạ phương Herford, Westfallen, Đức, đã phán miễn phạt cho tất cả 42 lái xe quá tốc độ bị ra đa chụp, gửi đơn chống lên toà. Ông cho rằng cơ sở pháp lý để chụp lái xe quá tốc độ là Luật Chống khủng bố bị lạm dụng, hoàn toàn sai khi áp dụng các điều khoản luật đó vào giao thông, và đòi thành phố không được phép chụp tới chừng nào có luật mới sửa đổi, đưa ra được những quy định bắt buộc, chụp lúc nào ở đâu với thiết bị gì. Chính quyền đặt thiết bị ra đa chụp qúa tốc độ phải vì tính mạng người dân chứ không thể để kiếm tiền phạt ẩn náu đằng sau việc đặt máy chụp. Để phản đối, chính quyền điạ phương viện dẫn danh sách địa điểm đặt máy chụp tốc độ đã được Hội đồng nhân dân chuẩn thuận, tiếp đó trình Chính phủ vùng theo quy định trong luật đường bộ. 50% máy chụp lưu động được đặt ở những khu vực cần bảo vệ đặc biệt, như trường học, nhà trẻ, viện dưỡng lão; 30% đặt ở những vị trí do các hiệp hội hoặc công dân hoặc đảng phái đòi hỏi yêu cầu. Viện Kiểm sát tuyên bố cho điều tra Knöner với cáo buộc xử sai luật.

Còn ở ta, khác với vụ Oury Jalloh chánh án lúc xét xử không đủ chứng cứ buộc tội cảnh sát giết người làm công luận bất bình bởi không giải toả được ngờ vực ngược lại, thẩm phán Lương Quang đã khép tội cảnh sát „dùng nhục hình khiến nghi can tử vong“. Nghĩa là: 1- Sử dụng dụng cụ và cách thức biết chắc gây chết người, tức có động cơ, (chính vì vậy hiện nay luật hình sự ta và các nước đều cấm dùng nhục hình); 2- Nạn nhân chết bởi hệ quả đó. Hai dấu hiệu trên, theo luật hình sự hầu hết các nước đều cấu thành tội danh „giết người“. Nhưng hình phạt, thẩm phán Lương Quang đã không áp dụng cho tội danh giết người, với lý giải (trích phỏng vấn trên báo Người Lao Động):

1- „Vụ án này hết sức phức tạp, nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm. Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực. Phải biết chọn giải pháp nào cho an toàn… để bảo đảm mối quan hệ cho tốt. Tại tòa có những cái cần nói rõ nhưng cũng có những cái không nên nói, phức tạp, rối rắm, gây ra dư luận không tốt“. Nghĩa là thẩm phán đã: 1.1- không xét xử độc lập, 1.2- không theo pháp luật, 1.3- mà chỉ vì động cơ cá nhân mình sao cho an toàn, tránh dư luận.

2- “Ôm rơm nặng bụng. Bỏ lọt tội phạm, cũng đành vậy. Chứ chuyện gì phải căng thẳng. Có nguyên tắc là làm việc mà không hài lòng thì kiến nghị lên cấp trên để xử lý“. Thể hiện thẩm phán thiếu trách nhiệm cá nhân đối với thẩm quyền được giao, trong khi công lý tính mạng con người được pháp luật đặt trong tay ông.

3- ” (Đánh chết người mà chỉ chịu từ án treo đến 5 năm tù), tôi thấy không nhẹ, công an mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau. Tôi thấy đây chỉ là một tai nạn nghề nghiệp. Xét xử tức là dùng các chuẩn mực thước đo quy tắc xử sử trong văn bản luật để đo lường các hành vi phạm pháp của bị cáo, trong luật học gọi là áp dụng luật. Nhưng thẩm phán đã lấy thiệt hại của bị cáo “mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau“ làm thước đo luận tội.

Chắc chẳng một người dân nào không bất bình trước một thẩm phán trách nhiệm trình độ, xử sai như vậy. Liệu nhà nước có buộc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý hay để mặc nỗi bất bình lòng dân trút lên nhà nước?
 
Nguyễn Sỹ Phương 
  (Dân Quyền) 

Lại lo rủi ro tài chính của bauxite Tây Nguyên

 
(Doanh nghiệp) - TKV vừa hoàn thành việc vay 300 triệu USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ, sau khi đã giải ngân xong 300 triệu USD vốn vay cho Nhà máy alumin Tân Rai.
Thông tin trên được ông  Nguyễn văn Biên - phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1-2014.
Việc vay thêm 300 triệu USD cho Nhà máy alumin Nhân Cơ giữa lúc các dự án đang lỗ nặng, tiếp tục tăng gánh nặng cho TKV đồng thời tăng thêm mối lo về rủi ro tài chính của dự án bauxite này.
Vốn đầu tư hầu hết là vốn vay

Vinacomin dự kiến năm 2014, với công suất được nâng lên là 585.000 tấn, bauxite Tân Rai sẽ lỗ khoảng 176 tỷ đồng. Năm 2015, số lỗ được dự báo sẽ giảm đáng kế với con số là 25 tỷ đồng. Kể từ năm 2016 trở đi, Tập đoàn này cho biết mới bắt đầu có lãi, nhưng  con số "khởi điểm" rất khiêm tốn: 9,3 tỷ đồng.
Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3 năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng đó, số lỗ của Nhân Cơ "gặt hái" về còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp đối số lỗ của dự án Tân Rai.
Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản lợi nhuận âm này giảm một chút còn 563 tỷ đồng.
Năm 2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018: âm 478 tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh bauxite được 'ấn định" con số âm 237 tỷ đồng.
Hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều là các dự án gây ra nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua về việc nên tiếp tục hay là nên dừng lại.
Tiền đầu tư cho hai dự án bauxite Nhân Cơ, Tân Rai hầu hết là vốn vay
Tổng hợp lại, 3 năm đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến năm 2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.
Trong khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ, 6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến năm 2020, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là con số âm 2.000 tỷ đồng.
Nếu so với công bố của lãnh đạo Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít nhất là 400 tỷ đồng.
Lỗ thế nhưng hai dự án bauxite trên vẫn được chủ đầu tư tăng vốn bổ sung tới hơn 8.200 tỷ đồng. Tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã được Vinacomin phê duyệt điều chỉnh vốn lên 3.980 tỷ đồng, tăng 35,37%, đẩy tổng mức đầu tư lên con số 15.414 tỷ đồng.
Tháng 2 vừa qua, dự án Nhân Cơ cũng nối đuôi tiếp tục tăng thêm 4.318 tỷ đồng so với lúc được phê duyệt tháng 2/2010. Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án bauxite thứ hai này tăng 37,99%, chốt con số 16.822 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn đầu tư các dự án trên hầu hết là vốn vay vì vậy Vinacomin vừa phải nợ trả hàng chục triệu USD mỗi năm, trong đó, có 600 triệu USD vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.
Rủi ro tài chính rất cao
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch nhận định: “Tính rủi ro tài chính của hai dự án này rất cao”.
Theo ông Lịch, con số 600 triệu USD của TKV vay nước ngoài phục vụ đầu tư dự án do Chính phủ bảo lãnh, số tiền này đã thuộc nợ công chứ không chỉ thuộc phạm vi của dự án hay của TKV.
Bộ Công Thương khẳng định TKV đã có kế hoạch trả nợ khoản vay này, nhưng như băn khoăn của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, ông Lê Nam, việc trả nợ có thể bảo đảm theo kế hoạch không khi mà doanh nghiệp hiện vẫn đang bị lỗ và dự kiến sẽ còn bị lỗ trong 5 - 7 năm nữa?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng cũng đề nghị, cần phải xem xét, đánh giá thật cẩn trọng hệ lụy nợ đối với hai dự án này.
Dây chuyền hoạt động ở dự án Tân Rai
Dây chuyền hoạt động ở dự án Tân Rai
Mối lo còn tăng lên gấp nhiều lần khi TKV vừa tăng tổng mức đầu tư hai dự án lên 35%, khiến tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại càng bất tương xứng.
Trước đó, vào hồi tháng 5/2013, trước câu hỏi, dự án Nhân Cơ đã đầu tư trên 6.000 tỷ đồng và đã dừng cảng Kê Gà, quãng đường vận chuyển đến cảng Gò Đậu mất trên 260 km dẫn đến sản phẩm mất tính cạnh tranh, Vinacomin có tính đến dừng dự án này không, TS Nguyễn Tiến Chỉnh, Trưởng ban Khoa học công nghệ và chiến lược phát triển (Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) cho biết, tập đoàn không dám dừng dự án alumin Nhân Cơ vì "nếu dừng chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn".
Trong khi đó, theo tính toán của TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin) với thuế xuất khẩu bằng 0, bình quân 1 tấn alumin xuất khẩu, ngân sách thất thu gần 47,4 USD/tấn tương đương mỗi năm người đóng thuế phải gánh cho cả 2 dự án gần 60 triệu USD/năm (để dự án có hiệu quả như Vinacomin tính toán).
Vật nài xin ưu đãi đủ thứ
Hồi đầu năm 2014, Tập đoàn Vinacomin cho biết, Bộ Công Thương - cơ quan quản lý chuyên ngành đã đồng tình, ủng hộ đề xuất giảm 10 lần phí môi trường cho khai thác bauxite. Hôm 27/11/2013, Bộ Công Thương đã gửi công văn sang Bộ Tài chính để “xin hộ” cho Vinacomin.
Cụ thể, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Tài chính cần trình Chính phủ giảm mức phí môi trường đối với khai thác bauxite từ mức 30.000- 50.000 đồng/tấn xuống mức 4.000 đồng/tấn. Mức này bằng 10% giá thành 1 tấn bauxite nguyên khai.
Theo so sánh của Bộ này, mức phí hiện hành gấp 25-30 lần mức phí môi trường trong khai thác đất để xây dựng, gần bằng giá thành khai thác một tấn bauxite nguyên khai. Trong khi đó, phí môi trường đối với khai thác than cũng chỉ bằng 1% giá thành than.
Bộ Công Thương khẳng định, tác động nhạy cảm tới môi trường mà dư luận quan tâm là bùn đỏ thuộc khâu chế biến bauxite. Khi xây dựng nhà máy, dự án đã phải đầu tư rất lớn cho việc xử lý bùn đỏ, cùng đó, còn có sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Mặc dù có bảo lãnh của Bộ chuyên ngành, song Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm, có công văn ngay sau đó, hôm 10/12/2013, yêu cầu Vinacomin chấp hành đúng quy định hiện hành.
Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp, Bộ Tài chính khước từ đề nghị xin giảm phí môi trường của Tập đoàn Vinacomin.
Tuần cuối cùng của năm 2013, Vinacomin đã tiếp tục gửi công văn “kêu lên” Thủ tướng, giãi bày lại hành trình xin giảm thuế phí và đề nghị Thủ tướng có chỉ đạo các bộ giải quyết.
Mặc dù vậy, tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 7/4, trả lời câu hỏi của báo Đất Việt, ong Bùi Quang Chuyện - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương với trách nhiệm của mình, không tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án.
Hà Anh

TS Giáp Văn Dương: 'Giáo dục đang vỡ trận'

"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm.
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.

Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”

Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
[Caption]
TS Giáp Văn Dương.
Khoản tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn 34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.

"Thế nên, Chính phủ phải cân đối chứ không thể lãng phí khoản tiền quá lớn mà hiệu quả mang lại không rõ. Đề án hay mà không có tiền thực hiện thì cũng phải dừng, nữa là một đề án rất sơ sài và tiêu tốn rất nhiều tiền", người sáng lập cổng học tập trực tuyến nhận xét.

Dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành trong nhiều môi trường giáo dục khác nhau, ông Dương cho rằng, để thực hiện đề án thành công, Bộ Giáo dục cần phải khảo sát xã hội về thực trạng giáo dục hiện thời, về hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, cần thành lập Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập và giao việc soạn thảo đề án đổi mới giáo dục cho hội đồng này. Đề án cần phải phân tích được tính khả thi, khả năng huy động tài chính và lộ trình thực hiện, đánh giá tác động xã hội... chứ không phải chỉ sơ sài trong khoảng hai chục trang giấy như dự thảo Bộ vừa trình thường vụ Quốc hội.

"Nếu không làm kịp một đề án tốt, chúng ta có thể lui lại đến kỳ họp sau mới trình Quốc hội. Tại sao phải làm ở kỳ họp này nếu đề án chưa tốt và biết là sẽ gây lãng phí lớn? Nếu Bộ Giáo dục cứ chạy đua để được thông qua trong kỳ họp này thì chính là Bộ đang mắc bệnh thành tích - căn bệnh mà Bộ đang kêu gọi phải chống", ông Dương nói.

Theo ông, dù là thực hiện Nghị quyết Trung ương thì cũng nên cân nhắc bởi trước đó, đã có các nghị quyết tương tự về thanh niên, về tam nông, về trí thức và về nguời Việt ở nước ngoài đã được ban hành và triển khai, nhưng đều không mang lại kết quả gì đáng kể. "Vậy làm sao có thể tin tưởng nghị quyết lần này sẽ được triển khai thành công?", TS Giáp Văn Dương đặt câu hỏi.

Trong khi đó cấu trúc chương trình thì lại không có gì thay đổi, vẫn 5 năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm PTTH, vẫn thầy đó, trò đó, cách làm đó, tư duy đó, cơ chế đó, thì có thêm một bộ SGK mới cũng không có tác dụng gì.

TS Dương đánh giá giải trình của Bộ Giáo dục về việc sử dụng 34.000 tỷ đồng là "coi thường dư luận". Đối với một số tiền lớn từ thuế của dân, Bộ Giáo dục không cho được một bảng kê chi tiết về những lĩnh vực cần sử dụng mà chỉ nêu "khái toán". Muốn sửa chữa một căn phòng hết vài triệu đồng còn phải kê khai chi tiết nữa là một đề án hàng chục nghìn tỷ.

Hơn nữa, đề án là "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa" nhưng số tiền dành cho sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng, chiếm một phần rất nhỏ tổng kinh phí của đề án. "Tôi có cảm giác như Bộ Giáo dục đang dùng sách giáo khoa như một con mồi, để câu một con cá rất to - đó là mua sắm trang thiết bị dạy học và những việc không thực sự cần thiết khác nữa", ông Dương thẳng thắn.

Từ những phân tích trên, TS Giáp Văn Dương đề xuất, Bộ Giáo dục chỉ nên hoàn thiện chương trình khung chuẩn quốc gia, nêu yêu cầu học sinh học hết mỗi bậc học phải có kiến thức và kỹ năng tối thiểu gì. Từ đó, để các tổ chức tư nhân, các nhà xuất bản tự do viết sách giáo khoa trên cơ sở chương trình khung chuẩn đó. Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập sẽ thẩm định các bộ sách này và cho phép được sử dụng giảng dạy nếu đạt yêu cầu. Như vậy, Bộ sẽ không tốn xu nào mà còn có được nhiều bộ sách chất lượng vì các nhóm làm sách cạnh tranh nhau.

"Nhìn giải trình đề án của bộ thấy cứ bồng bà bồng bềnh, không tin được. Trước đó nói là 962 tỷ để viết sách, nay lại là 105 tỷ. Vậy chi phí viết sách thực sự là bao nhiêu? Nếu tôi tập hợp nhóm bạn bè là các nhà giáo và nhà khoa học, chỉ cần 1/1.000 con số này, thậm chí không có, chúng tôi vẫn có thể viết sách được”, ông Dương khẳng định.

Tuy nhiên, nếu Bộ nhất quyết làm sách giáo khoa thì hãy tách việc này ra khỏi trang bị cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm... không thể cứ mỗi lần đổi sách giáo khoa mới lại vứt đi mua lại, trong khi những đồ dùng của lần đổi mới trước còn đang đắp chiếu. Các đồ dùng dạy học này, như dụng cụ thí nghiệm vật lý, hóa học, máy tính, máy chiếu… đều đa dụng chứ không phải được thiết kế riêng biệt cho một bộ sách nào. Vậy tại sao lại phải mua mới hoàn toàn? Đối với những trường học thiếu trang thiết bị, cần hỗ trợ gì thì trình lên để Sở xét duyệt và cấp kinh phí trang bị theo năm tài khóa.

"Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh cấp 3 và sinh viên đại học về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng 80% các em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết mục đích của việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả lời: Học để thi. Học như một quán tính: hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3 rồi vào đại học. Một số em nói học vì bố mẹ bảo học. Một số khác nói thẳng học chẳng biết để làm gì", TS Dương nói và cho hay cần phải đổi mới cách thi trước để dẫn đến đổi mới cách học bởi hiện nay học để thi vẫn là mục đích chủ đạo.

Ông cũng cho rằng, một trong những lí do thất bại của Bộ SGK hiện hành được dẫn giải là do trình độ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của sách. Thế nhưng Bộ lại đang phạm phải chính cái lỗi đó, khi biên soạn bộ sách giáo khoa mới và phải dùng rất nhiều tiền để đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu của sách mới. "Vậy tại sao lại tiếp tục lặp lại sai lầm? Lẽ ra SGK mới phải viết cho khớp với trình độ giáo viên chứ không phải cao hơn để rồi phải đào tạo lại cấp tập trong vài tháng hè?", ông Dương nói thêm.

Kỳ vọng chỉ trong 1-2 mùa hè đào tạo lại mà biến hàng triệu giáo viên từ không đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa, sang đội ngũ giỏi giang khác hẳn về chất là chuyện không tưởng. Vì vậy, chỉ còn giải pháp là chấp nhận hiện trạng để khởi đầu cải cách. Xuất phát từ hiện trạng của đội ngũ giáo viên mà biên soạn sách ở mức độ phù hợp. Sau đó tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học theo cách tiếp cận “Học thế nào?” và lý tưởng hơn là “Học để làm gì?”. Theo ông Dương, người dạy không giỏi về chuyên môn cũng có thể đào tạo được học trò giỏi hơn mình khi biết cách khơi mở cách học cho trò. Khi đó, thầy sẽ nâng đỡ học trò để các em tự khám phá và hình thành tri thức, kỹ năng cho mình, thay vì bị thầy nhồi nhét bắt học thuộc.

Ông Dương cũng cho rằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví lần đổi mới này như trận đánh lớn, nhưng giáo dục đang ở thế vỡ trận bởi chưa đánh mà đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung. Thứ trưởng nói qua sông thì phải lụy đò, nhưng thời đó đã qua rồi. Thời nay, nếu đò không an toàn người ta sẽ không đi.

“Tiền không phải yếu tố quan trọng nhất. Trong giáo dục, con người là yếu tố trung tâm. Con người là khởi đầu và đích đến của giáo dục. Một đề án đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng sản phẩm đầu ra, tức là con người hướng đến với những phẩm tính cần phải có. Và xa hơn là một xã hội mà mọi người muốn được sống trong đó, do những con người đó xây dựng nên. Thế nhưng, trong đề án đổi mới lần này của Bộ Giáo dục, hình bóng con người lại rất mờ nhạt. Chỉ thấy tiền, sách và trang thiết bị dạy học. Thế nên, tôi càng không tin đề án sẽ thành công", TS Dương nhận định.
Hoàng Thùy
(VnExpress)

Tiền xây đập Tam Hiệp đi về đâu ?

Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử - REUTERS /STRINGER SHANGHAI
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử - REUTERS /STRINGER SHANGHAI

Thụy My -RFI 

Chính quyền hứa hẹn lượng điện do đập Tam Hiệp sản xuất có thể « chiếu sáng phân nửa đất nước Trung Quốc ». Và một khi đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện khổng lồ này sẽ giúp người dân được xài điện với giá rẻ hơn.Tuy nhiên khi thủy điện Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2013, số lượng điện mà công trình này đóng góp vào mạng lưới quốc gia chỉ chiếm có 1,6% mà thôi. Còn về lời hứa giảm giá điện thì vẫn là lời hứa hão, trong khi lợi nhuận của tập đoàn phụ trách xây dựng đập tăng lên vùn vụt.

Tờ Courrier International số ra tuần này có bài viết mang tựa đề « Tiền từ đập Tam Hiệp đi về đâu ? » dịch từ Đông Phương Tảo Báo (Dongfang Zaobao) xuất bản ở Thượng Hải, cho biết việc thay đổi nhiều nhân sự quan trọng trong ban giám đốc Tam Hiệp đã làm dấy lên trở lại những câu hỏi về tài chính của công trường này, cùng với hệ quả trực tiếp của nó lên giá thành một kilowatt điện.
Đập Tam Hiệp hiện nay lại trở thành trung tâm tranh cãi dữ dội, với những vấn đề được đặt ra từ nhiều năm trời vẫn chưa có câu trả lời.
Ngày 12/10/2009, một người dân Bắc Kinh tên là Nhâm Tinh Huy (Ren Xinghui) đã đòi hỏi Bộ Tài chính Trung Quốc công khai tất cả các thông tin liên quan tới những nguồn thu chi của Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp (QXDDTH), theo như luật pháp cho phép. Bộ này trả lời là do ông Nhâm Tinh Huy không phải là người chịu ảnh hưởng trực tiếp nên không thể tham khảo thông tin. Đến 28/12/2009, công dân này khiếu nại nhưng bị Bộ Tài chính gạt sang một bên. Nhâm Tinh Huy bèn kiện lên tòa án Bắc Kinh hôm 26/01/2010. Hai tháng sau, tòa bác đơn của ông.
Song song đó, tuần báo Liêu Vọng (Liaowang) của Nhà nước đã nhiều lần xin phỏng vấn về Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp nhưng luôn bị Bộ Tài chính từ chối. Còn tập đoàn phụ trách xây dựng đập này là CTGPC (China Three Gorges Project Corporation) trả lời : « Quỹ này là một quỹ đặc biệt được ghi trong ngân sách Nhà nước, tập đoàn chúng tôi chỉ là một trong những tổ chức được quỹ tài trợ mà thôi. Thế nên chúng tôi thấy rằng không thích hợp với yêu cầu phỏng vấn của tòa soạn ».
Rõ ràng là không thể có được một lời giải thích nào, cho dù yêu cầu đến từ một công dân hay một phương tiện truyền thông lớn của Nhà nước.
Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp được phép nhận tài trợ, qua một thông tư do bốn bộ trong đó có Bộ Tài chính cùng ban hành ngày 30/12/1992. Việc thành lập một quỹ chính phủ cho một công trình xây dựng là điều hết sức hiếm hoi, cả ở Trung Quốc lẫn ở nước ngoài.
Những lời hứa hão huyền
Nếu quyết định trên được nhân dân chấp nhận, đó là vì chính quyền đã hứa hẹn ngay trước khi dự án được hoàn tất, lượng điện do đập Tam Hiệp sản xuất có thể « chiếu sáng phân nửa đất nước Trung Quốc » (Nhân dân Nhật báo ngày 11/06/2003). Và một khi đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện khổng lồ này sẽ giúp người dân được xài điện với giá rẻ hơn.
Tuy nhiên khi thủy điện Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2013, số lượng điện mà công trình này đóng góp vào mạng lưới quốc gia chỉ chiếm có 1,6% mà thôi (84,7 terawatt/giờ trên tổng số 5.245,1 terawatt/giờ). Còn về lời hứa giảm giá điện thì vẫn là lời hứa hão, với những nguyên nhân không rõ ràng như lạm phát và chi phí bảo trì lưới điện. Ngược lại, các thần dân nhận thấy lợi nhuận của tập đoàn phụ trách xây dựng đập tăng lên vùn vụt.
Thoạt đầu, thông tư quy định được trích 0,3 nhân dân tệ trên một kilowatt/giờ cho Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp, cùng với một sắc thuế cố định. Nhưng sau đó số tiền trích cho quỹ được nâng lên 0,9 nhân dân tệ, thậm chí 1,5 nhân dân tệ ở một số nơi. Trong quãng thời gian mà Nhâm Tinh Huy chạy tới chạy lui từ cơ quan này sang cơ quan khác để đòi hỏi sự minh bạch, công trường xây dựng đập Tam Hiệp đã hoàn thành. Người ta tin tưởng một cách rất lô-gic là nhà máy xây xong thì việc trích nộp sẽ chấm dứt, nhưng thông tư khẩn cấp trên lại không ghi thời điểm kết thúc.
Đến ngày 31/12/2009, chính quyền công bố « các biện pháp tạm thời liên quan đến cung ứng, sử dụng và quản lý quỹ xây dựng các công trình thủy điện lớn của quốc gia », bắt đầu từ ngày 01/01/2010. Như vậy trên thực tế đã lập ra một quỹ mới để thay thế quỹ cũ, giúp kéo dài việc đánh thuế cho đến ngày 31/12/2019.
Dân chúng kêu rêu rất nhiều về cách làm này, nhưng không thể nào khiến chấm dứt được việc trích quỹ. Và thực ra, khi một quy định liên quan đến thuế được áp dụng ngay hôm sau khi được công bố, thì chính quyền không chừa cánh cửa nào cho đối thoại.
Courrier International trích lời bình của một blogger trên trang web của Tân Hoa Xã, cho rằng vấn đề tài chính của đập Tam Hiệp chỉ là phần nổi của tảng băng. Hồi tháng Hai, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã chỉ trích sự mập mờ trong việc gọi thầu và bổ nhiệm các thành viên tập đoàn CTGPC. Đến tháng Ba, Tổng giám đốc Tào Quảng Tinh (Cao Guangjing) và Phó tổng giám đốc Trần Phi (Chen Fei) đã bị đổi đi nơi khác. Cùng lúc đó, báo chí Trung Quốc tố cáo nhiều ca tham nhũng liên quan đến đập Tam Hiệp, dẫn đến việc nhiều quan chức của tỉnh Hồ Bắc bị cách chức.
Ukraina : Thắng lợi chính trị của Putin
Liên quan đến tình hình đang sôi động ở Ukraina, Le Monde có bài xã luận mang tựa đề « Ukraina : Thắng lợi chính trị của Putin ». Tờ báo nhận xét, Nga đang dần áp đặt được chính sách của mình lên Ukraina.
Matxcơva thực hiện với một sự pha trộn giữa sự thô bạo kiểu Liên Xô cũ và nghệ thuật ngoại giao. Thô bạo dành cho Crimée, bán đảo của Ukraina mà Nga đã sáp nhập hồi tháng trước. Còn nghệ thuật ngoại giao, là thỏa thuận đã ký kết hôm thứ Năm 17/04/2014 tại Genève.
Đã hẳn tất cả mọi người đều hoan nghênh hội nghị bốn bên Ukraina, Nga, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu, có thể đánh dấu khởi đầu của việc xuống thang trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Điều này chưa đạt được, nhưng « tuyên bố chung » được các bên tham gia ký kết đi theo hướng này.Thông cáo kêu gọi giải giáp các nhóm vũ trang bất hợp pháp, ra lệnh cho các nhóm này phải rời khỏi các tòa nhà chính phủ đang chiếm đóng, chủ yếu ở miền đông. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tập hợp toàn thể các Nhà nước châu Âu, sẽ giúp đỡ chính quyền Kiev áp dụng các biện pháp xuống thang.
Đã hẳn, khi đặt bút ký tên bên cạnh chữ ký của người đồng nhiệm Ukraina là Andrei Dechtchitsa, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã có một cử chỉ hòa hoãn về phía Kiev. Đó là Matxcơva coi như đã ngầm công nhận chính phủ Ukraina và là một bước đi đúng đắn.
Nhưng về bản chất, văn bản ký kết bên bờ hồ Léman đánh dấu chiến thắng của điện Kremli. Vladimir Putin đã áp đặt được chính sách của mình. Một mặt, « tuyên bố chung » không nêu tên Crimée, cứ như là việc sáp nhập đã được chấp nhận rồi. Mặt khác, Nga áp đặt cách xử sự cho quốc gia láng giềng của mình.
Ông Putin không muốn có một Ukraina có trọn vẹn chủ quyền, và muốn làm chính quyền trung ương Kiev suy yếu. Matxcơva muốn Ukraina trở thành một liên bang phải chịu đựng sức ép tại các vùng miền đông và đông nam chủ yếu nói tiếng Nga, bị rơi vào vòng tay của Matxcơva. Ông ta đã thành công một phần.
Bản tuyên bố dự kiến tổ chức một cuộc « đối thoại quốc gia » tại Ukraina nhằm đảm bảo các quyền của công dân Ukraina. Mấy từ sáo rỗng đẹp đẽ này mang một ý nghĩa rõ ràng, một khi được diễn dịch theo cách nói thông thường : đó là quyền tự trị rộng rãi cho các địa phương miền đông.
Khi chiếm lấy Crimée rồi gây bất ổn cho miền đông Ukraina, với những lời dối trá cấp Nhà nước và cho các đơn vị đặc nhiệm Nga xâm nhập, ông Putin đã tổ chức việc biến đất nước này thành chư hầu. Ông có thể trông cậy vào sự yếu kém tột độ của tân chính quyền Kiev và cả những sai lầm chính trị của Ukraina, cũng như sự phức tạp của đất nước này. Nhưng Putin đã nói ra những ý nghĩ bên trong của mình hôm thứ Năm 17/4, cùng ngày với hội nghị bên Genève.
Trong một chương trình truyền hình, ông Putin đã đánh giá miền đông Ukraina là « nước Nga mới ». Ông ta nói : « Kharkov, Lugansk, Donetsk, Odessa trong thời kỳ Sa hoàng không thuộc về Ukraina. Có trời mới biết tại sao các vùng này lại bị chuyển sang cho Ukraina năm 1920 ! ». Và Putin nhắc lại rằng vẫn dành quyền can thiệp quân sự vào Ukraina.
Một trong những dự định chiến lược của Tổng thống Putin là tái lập vành đai dưới sự bảo hộ của Kremli xung quanh Nga. Những nước nào chớm có ý định thoát ra khỏi mưu đồ đó đều phải biểt rằng sẽ trả giá đắt như Ukraina.
Tân Thủ tướng Pháp đang ngồi trên núi lửa
Về tình hình nước Pháp, tuần báo L’Express đăng hình tân Thủ tướng Manuel Valls trên trang nhất với hàng tựa « Ông Valls ngồi trên núi lửa ». Tuy đang rất được lòng dân, nhưng ông đang phải đối diện với những vấn đề gai góc, là làm thế nào để làm việc được với Tổng thống François Hollande, xoa dịu các xung đột ngay trong nội bộ đảng Xã hội, thành công trong việc áp dụng hiệp ước trách nhiệm, tiết kiệm được 50 tỉ euro…
Tác giả bài viết nhận định, tân Thủ tướng hiện đang ở trên chín tầng mây, trong khi thật ra ông đang trên một ngọn núi lửa. Tầng mây đó là từ các cuộc thăm dò dư luận : người Pháp thích cá tính và phong cách nhìn thẳng vào sự việc của ông. Còn hỏa diệm sơn chính là thực tế : một tình hình kinh tế đáng thất vọng, rạn nứt xã hội trầm trọng, dân chúng bất tín nhiệm chính phủ.
Thủ tướng Manuel Valls không thiếu can đảm lẫn bản lãnh chính trị. Nhưng nhược điểm chính của ông là thiếu vắng một chủ thuyết. Cho đến nay, « chủ nghĩa Valls » chỉ mới là thái độ. Ngày mai, ông không thể tự hài lòng làm một chiếc cành đỡ cho đóa hoa « chủ nghĩa Hollande » đang tàn úa, mà phải đóng vai trò một bàn tay sắt. Nếu ông không thể thuyết phục được về sự hiệu quả của mình trong việc vực dậy đất nước, bằng cách áp dụng chương trình của một người khác, Manuel Valls sẽ phải bày tỏ niềm tin thực sự của mình về một chính sách khác. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu tân Thủ tướng có dám tiến hành cuộc nổi loạn này không, có dám làm một cuộc đảo chính nắm lấy quyền hành một khi đã được giao cho quyền hành ?
Ung thư còn giết người nhiều hơn cả SIDA
Trên lãnh vực y tế, Courrier International trích dịch một bài viết trên tờ The Economist xuất bản tại Luân Đôn, về tình trạng dân số càng lão hóa thì bệnh ung thư lại tăng lên ở những nước nghèo. Căn bệnh này gây chết người còn nhiều hơn cả ba loại bệnh SIDA, sốt rét và bệnh lao cộng lại.
Những người nghèo mắc bệnh ung thư không chỉ có nguy cơ tử vong, mà còn phải chịu nhiều đau đớn trong khi không tiền chạy chữa. Khi các nhà nghiên cứu hỏi chuyện các bệnh nhân người Tô Cách Lan đang trong giai đoạn cuối, họ nói về sự khủng hoảng và tuyệt vọng tinh thần, trong lúc bệnh nhân người Kenya kể về những đau đớn thể xác và âu lo về tiền bạc.
Ung thư giết hại nhiều nạn nhân hơn, nhưng lại không được hưởng các nguồn tài chính dành cho việc chống lại bệnh SIDA, sốt rét và lao. Ba trong số các « mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển » liên quan đến lãnh vực y tế, nhưng không hề nêu ra bệnh ung thư. Và hiếm có loại thuốc trị ung thư thế hệ mới nào được Tổ chức Y tế Thế giới coi là chính yếu, trong khi tình hình bệnh ung thư hiện nay có thể so sánh với SIDA của thập niên 80.
Trên thực tế 80% số bệnh nhân lẽ ra không thiệt mạng nếu được chữa trị đến nơi đến chốn, đều sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Các bác sĩ ước tính có thể cứu được khoảng 80% người mắc bệnh ung thư gan và 70% bệnh nhân ung thư cổ tử cung nếu họ được chủng ngừa viêm gan siêu vi C và VPH, với chi phí rất thấp.

Bí ẩn về đoàn từ thiện từ TP.HCM trao tiền tỉ cho dân nghèo

“Người ta bảo chúng tôi mang giấy đến nhận quà của đoàn từ thiện ở TP. HCM, mở phong bì ra thấy số tiền lớn quá nên chúng tôi vừa mừng, vừa lo…”, đại diện một hộ nghèo tại địa phương cho biết.

Bất ngờ với tiền tỉ về xã

Thời gian vừa qua, dư luận huyện Thông Nông (Cao Bằng) bàn tán xôn xao trước một sự việc hy hữu đến kỳ lạ xảy ra trên địa bàn. Theo thông tin từ những người dân tại đây, một ngày trước khi đoàn từ thiện lên, họ đã nhận được một giấy giới thiệu của UBND xã có ghi địa điểm, nơi sẽ phát quà cho những hộ nghèo, hộ chính sách.

“Hôm 26/3, tôi có được xã phát cho tờ giấy mời hẹn lên xã để nhận quà vào thời gian là 9h sáng 27/3. Ban đầu chúng tôi cũng chỉ tưởng là quà từ thiện của đoàn nào ở Trung ương lên như những lần trước, có khi lại là quần áo, giày dép nên một số hộ không đi. Nhưng nào ngờ khi đoàn từ thiện phát phong bì, mở ra mới biết đó là số tiền 10 triệu đồng, nên ai cũng mừng”, bà Triệu Thị Mến, một hộ nghèo ở xã Bình Láng cho biết.

Cũng theo người dân ở xã Bình Láng, trong phong bì mà đoàn từ thiện trao, phong bì 10 triệu đồng được trao cho những hộ gia đình nghèo, còn phong bì 3 triệu đồng thì trao cho những gia đình chính sách (diện thương binh và người cao tuổi).

Theo tìm hiểu ban đầu được biết, nhóm từ thiện này trong cùng một ngày 27/3 đã đi 4 xã của huyện Thông Nông để trao quà từ thiện, đó là  Bình Láng, Yên Sơn, Ngọc Động và Tri Lăng. Bà Vương thị Hoa (84 tuổi), ở thôn Lũng Tó (xã Ngọc Động) cho biết, bà rất vui mừng khi nhận được số tiền 3 triệu đồng mà đoàn từ thiện trao.

Bên cạnh những người vui sướng khi nhận được tiền, cũng không ít người… bực tức vì không được nhận phong bì kỳ lạ từ đoàn từ thiện.

“Tôi không hiểu vì sao xã lại không cho tôi vào danh sách được nhận. Ít ra tôi đã cống hiến cho xã mình hơn nửa đời người rồi, trước đây tôi vốn làm chủ tịch xã, rồi bí thư xã nữa chứ. Tôi đang định khi nào họp người cao tuổi kiến nghị mới được”, ông Vương Văn Phúc (Hội người cao tuổi ở thôn Lũng Tó – Ngọc Động) bức xúc cho biết.

Tuy nhiên, đem câu chuyện của ông Phúc về trao đổi với Phó chủ tịch xã này thì được biết, theo số liệu của cấp trên đưa xuống thì trong danh sách chỉ có 220 hộ nghèo và 27 hộ khác được nhận quà.

Tính sơ số tiền xã nhận được ứng với 2 loại phong bì thì xã này nhận được hơn 2 tỉ đồng. Chính bởi số tiền quá lớn mà không biết nguyên nhân từ đâu ra, rất nhiều lãnh đạo chính quyền xã lo âu về vấn đề an ninh trật tự xã hội trên địa bàn mình quản lý.

Được tiền lại lo ngay ngáy

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Ngoạn, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Láng cho biết: “Chúng tôi chỉ nhận được chỉ đạo bằng điện thoại từ phòng Lao động – Thương binh & Xã hội, yêu cầu làm theo mẫu giấy mời mà họ đưa sẵn và bảo dựa theo đó để mời các hộ dân, chứ không hề có công văn chỉ đạo của UBND huyện là sẽ có đoàn công tác từ thiện nào đến. Cũng chính lần làm từ thiện bất ngờ của đoàn này, lại làm cho công tác quản lý chính quyền của chúng tôi trở nên khó khăn.

Đầu năm 2012, khi cán bộ xã xuống xác nhận danh sách hộ nghèo các thôn, đã vấp phải không ít khó khăn rồi. Thậm chí có những cán bộ xã vì bị dân chửi mắng với lý do họ ít tài sản nhưng không được xét vào diện hộ nghèo, dù việc kê khai tài sản là do trưởng thôn. Hôm đoàn từ thiện phát tiền, chúng tôi cũng được chứng kiến không ít nước mắt của những hộ nghèo năm ngoái, vừa cố gắng thoát nghèo nên không được hưởng gì. Chúng tôi cũng thắc mắc, sao tự nhiên lại có số tiền lớn đến thế rót cho người nghèo? Mà riêng xã tôi đã lên đến hơn 1,7 tỉ rồi”.

Theo tìm hiểu, giấy mời mà đoàn từ thiện và phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện yêu cầu xã làm, để phát cho dân, không hề ghi tên đoàn từ thiện, ở cơ quan, hay công ty nào rõ ràng.

Bà Lục Thị Khằn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cũng bức xúc chia sẻ: “Từ ngày công tác ở xã đến giờ, tôi chưa thấy đoàn từ thiện nào làm việc kỳ lạ đến thế. Họ đến chỉ trong vòng 1 tiếng, sau khi phát xong là về luôn, ngay cả khi chúng tôi mời họ vào cơ quan uống nước họ cũng từ chối. Mà kỳ lạ là 12h trưa họ mới theo đoàn ở phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện đến phát tiền rồi đi luôn, theo đúng giờ họ yêu cầu hẹn trong giấy. Trình độ dân trí người dân trong xã thấp, nên sau vụ việc lần này, có thể ngay cả việc vận động người dân nộp tiền quỹ, tiền thuế cũng khó khăn vì nhiều nhà kêu không công bằng và đòi vào diện hộ nghèo, hộ được hưởng chế độ bảo trợ”.

Bí ẩn về đoàn từ thiện từ TP.HCM trao tiền tỉ cho dân nghèo.

Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết, đoàn từ thiện kì lạ này không chỉ đến huyện Thông Nông mà còn đến 4 huyện khác của tỉnh Cao Bằng. Riêng huyện Hà Quảng, có 3 xã Vân An, Vân Dính, Trường Hải được “rót tiền” một cách hào phóng đáng ngờ. Tại mỗi huyện, đoàn này chỉ dừng chân khoảng gần một ngày rồi lại nhanh chóng biến mất?!

Một cán bộ xã khác cũng cho biết: “Đã công tác hơn 10 năm trong hàng ngũ của Đảng, tôi chưa bao giờ gặp một đoàn từ thiện vừa phóng khoáng vừa mập mờ thế này. Trong cuộc họp tới, nhất định tôi sẽ kiến nghị với lãnh đạo Đảng để xem xét và rút kinh nghiệm để có kế hoạch đón tiếp những đoàn từ thiện lần sau. Nếu đây là âm mưu của thế lực thù địch, tác động đến lòng dân, thì hậu quả khó lường”.

Theo một số lãnh đạo các xã được nhận tiền, thì đoàn công tác gồm có 5 người. Trong đó có 2 người là lãnh đạo phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện, 1 vị Phó giám đốc sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Cao Bằng và 2 người trực tiếp phát tiền.

Ông Lưu Văn Dính, Chủ tịch UBND xã Lũng Nặm cho biết: “Xã tôi cũng có nhiều hộ nghèo, nhưng lại không nhận được số tiền hỗ trợ của nhóm từ thiện đó. Nhiều hộ nghèo trong xã đã lên hỏi tại sao chúng tôi không được tiền, mà hộ nghèo xã khác lại có tiền, khiến chúng tôi rất khó trả lời”.

Tiền “bọn em” không thiếu ?!

Để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng bà Hoàng Thị Se, Trưởng phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Thông Nông. Bà Se cho biết: “Trực tiếp anh Lãnh Xuân Huyên, Phó giám đốc sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh gọi điện về cho chúng tôi, bảo chuẩn bị có đoàn từ thiện đến khảo sát danh sách hộ nghèo, hộ được bảo trợ, rồi sau đó xuống trao tiền đột xuất.

Hôm chúng tôi đi theo đoàn phát tiền, họ không hề dừng chân ở đâu. Kể cả chúng tôi mời cơm họ cũng không ăn, nên chúng tôi cũng đành nắm cơm đi theo họ ăn dọc đường. Tiện thể chúng tôi cũng hỏi họ là đoàn từ thiện ở đâu, cơ quan nào, họ cũng không trả lời, mà chỉ nói từ Sài Gòn lên. Sự việc này đã được chúng tôi báo cáo lên UBND huyện bằng công văn”.

Bà Se cho biết thêm, một trong số những người của đoàn từ thiện tuyên bố: “Bọn em không phải là cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng tiền bọn em không thiếu!”. Riêng huyện bà, tổng số tiền từ thiện đã lên tới 7,3 tỉ rồi, huyện khác còn chưa tính.

Một vị lãnh đạo văn phòng UBND huyện Thông Nông cũng chia sẻ: “Chúng tôi không hề có văn bản chỉ đạo từ cấp trên, mà sau khi phòng Lao động – Thương binh & Xã hội thông báo thì chúng tôi mới được biết. Lãnh đạo huyện cũng hỏi đoàn từ thiện có cần truyền hình đi cùng không, thì họ cũng từ chối”.

Theo những người dân chứng kiến đoàn từ thiện trao phong bì, trong đó là tiền, thì những người này không cho phép họ quay phim, hay chỉ chụp bằng điện thoại cũng bị họ mắng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng tìm hiểu rõ động cơ, mục đích của đoàn từ thiện, tránh gây hoang mang trong dư luận.
(Đời sống & Pháp luật)

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Sài Gòn trước năm 1975.
Nghe tường trình
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?

Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi mời quí vị cùng nghe lại một số nhạc phẩm tiêu biểu viết về Sài Gòn của các nhạc sĩ hải ngoại sau năm 1975.

Sài Gòn niềm nhớ không tên

Sài Gòn là chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam, nhất là sau biến cố 30/4, khi hàng triệu người Việt lưu lạc khắp năm châu bốn bể, khi nỗi nhớ quê nhà càng da diết thì những kìm nén càng dễ tuôn trào, để từ đó có những nhạc phẩm nói lên sự thống thiết, buồn thương về một quá khứ ai cũng từng yêu, từng nhớ. Những ca khúc ghi đậm một quãng đường lịch sử mà chắc hẳn nhiều người Việt xa xứ đều ghi khắc trong tâm khảm, pha chút chạnh lòng, bồi hồi, khắc khoải, tiếc thương như: Khi Xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng, Nắng Paris, Nắng Sài Gòn của Ngô Thụy Miên, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em của Nguyệt Ánh, hay Cho Thành Phố Mất Tên của Phạm Đình Chương và Sài Gòn Sáng Nắng Chiều Mưa, Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta của Ngọc Trọng và nhiều series khác viết về Sài Gòn của Phạm Duy hay Trần Chí Phúc… Còn nhiều nhiều lắm những nhạc phẩm để đời, nhưng hình như vang vọng trong ký ức về một khoảng trời xa vắng vẫn là những nỗi nhớ, niềm thương, ray rứt không gọi thành tên:

Nắng bên này buồn lắm anh ơi
Một mình em lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương


Mưa Sài Gòn còn buồn không Em?

Nhạc sĩ Nam Lộc trong một lần trình diễn tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt. Screen capture.
Sài Gòn hai mùa mưa nắng, Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở xa vời… những ngày tháng tư, nhớ về Sài Gòn, nhiều người Việt tị nạn hẳn sẽ nhớ về những cơn mưa đến đi bất chợt mỗi chiều hè, nhớ cái nắng hoe vàng trên những con phố nhộn nhịp tiếng còi xe, nhớ những con đường đã đi vào văn thơ, tiểu thuyết: Nguyễn Du, Duy Tân, Lê Lợi… thơ mộng và phồn hoa… nhưng có lẽ hơn cả là nhớ giọng nói của người dân ngọt ngào, mềm mại đến nao lòng.

Với những người Sài Gòn, sẽ rất nhớ nhung khi không còn sống ở Sài Gòn… vẫn biết tương lai tháng ngày còn rất dài nơi đất mới, nhưng lòng vẫn đau đáu, âm ỉ về một quá khứ vàng son. Sau cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, bao người đã ngã xuống trên đất mẹ, bao người đã bỏ mình trên biển cả, bao nhiêu cuộc đời tưởng chừng sẽ là dĩ vãng… nhưng không, chính dòng nhạc viết về Sài Gòn của những nhạc sĩ hải ngoại đã khơi gợi, đã nhắc nhở, đã để cho thế hệ sau biết rằng từng có một trang sử buồn. Và trong dòng nhạc đó, tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt của nhạc sĩ Nam Lộc được xem là đánh dấu cột mốc đầu tiên viết về chủ đề đó.

Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời.
Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời.
Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi.
Những nụ cười ngắt trên môi.
Những giọt lệ ôi sầu đắng


Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Viết về Sài Gòn sau ngày 30/4, thường các nhạc sĩ trước hết nói lên chính những suy tâm, hồi tưởng của mình về Sài Gòn, nhưng qua đó các tác phẩm của họ lại đủ sức lay động con tim của những người cùng cảnh ngộ, hầu như những ca từ mà các nhạc sĩ khắc khoải nhớ về cũng chính là những chất chứa mà nhiều người Việt xa xứ, tị nạn muốn thốt lên cho thỏa nỗi niềm, vì thế, những bài hát viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 luôn mang giá trị lan tỏa thật lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Thực sự có sống trong những tháng ngày li loạn ấy mới thấu hiểu được vì sao những nhạc phẩm viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 có giá trị đến như vậy, bởi với những nhạc sĩ như Nam Lộc, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phạm Duy… họ đã kinh qua những giây phút đau thương, được chứng kiến sự sống còn, và thấu hiểu được giá trị thực của sự tự do là thế nào.

Khi quá khứ đã khép lại, cuộc sống của người Việt dù là hải ngoại hay tại quê nhà đều hướng đến tương lai, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.

Vâng, trong những ngày tháng 4, một lần nữa chương trình âm nhạc xin được gửi tới quí vị một chút lắng đọng, một chút hồi tưởng, để tri ân, để nhớ về quá khứ và cũng để vui buồn cùng nhân tình thế thái, thời cuộc hôm nay
Vũ Hoàng,
phóng viên RFA
Theo RFA