Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Thả tù chính trị, VN học Miến Điện?

Chính trị - Xã hội

 Tàu cảnh sát biển VN và Ngư chính TQ kiểm tra liên hợp trên biển  -(Infonet)   ---   21 người Trung Quốc lại định vượt biên vào Việt Nam  -(ĐV)   ---    Các khối quân chính qui tập diễu binh Điện Biên Phủ -(Infonet)

 Chủ tịch Thượng viện Mỹ kết thúc chuyến thăm Việt Nam  -(Tintuc)   >>>  Hội ngộ cựu chiến binh Nga từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam


Đều là phá hoại  -(TN)  - Vụ tấm bia quý Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long Đọi Sơn (tỉnh Hà Nam)
Đưa ngư dân vào bờ chữa trị  -(TN)

GS Nguyễn Văn Tuấn: Nên công bố tình trạng khẩn cấp về bệnh sởi  -(Infonet)  - Ông GS Tuấn ở bên Úc nên không biết được ý của quan CHXHCN VN: "Không công bố dịch không có nghĩa là không có dịch"- Cho nên :"không công bố tình trạng khẩn cấp về bệnh sởi"- Không có nghĩa là không khẩn cấp - Ở VN mà dân ngu khu đen tôi còn không hiểu mấy câu này, thì làm sao người Việt ở ngoại quốc cả nửa đời người mà hiểu được.


 Nam Định ngừng chương trình tiếp nhận sữa Cô gái Hà Lan  -(HQ)   >>>    Thủ tướng tặng Băng khen cho thành tích bắt ngà voi, tê tê

“Phải thay đổi hẳn cách nghĩ dựa vào tài nguyên”  -(HQ)

60 giờ ngược sóng từ Trường Sa đưa ngư dân vào bờ cấp cứu  -(DT)   >>>  UBND huyện Đan Phượng bị “tố” ban hành quyết định trái pháp luật

 Đà Nẵng hết kiên nhẫn với người 'nghèo, lười'  -(TVN)   >>>    Chuyên gia: 'Phải tin Bộ Y tế!'

 Tư lệnh 'không lùi' sẽ tiến? -(TVN) - Thêm một lần nữa, vị bộ trưởng 'không lùi' lại chưa... tiến được thêm một bước nào vào lòng hàng triệu triệu bà mẹ, ông bố và gia đình vốn đang hoang mang cực độ vì dịch sởi quái ác.
 Cư dân mạng chung tay góp tiền mua thiết bị hỗ trợ bệnh nhi nhiễm sởi  -(SM)   >>>    Bộ Y tế vượt chỉ tiêu về ca mắc sởi so với cam kết năm 2012?

 Chủ nhà muốn đóng bảo hiểm cho osin cũng khó  -(VEF)   ---    Vụ tai nạn 7 người chết: Xe cấp cứu bỏ mặc nạn nhân  -(VNN)  --    'Bí mật' sân Mỹ Đình  -(MTG)

 Yếu kém về đạo đức, chuyên môn khiến hàng trăm trẻ chết vì sởi  -(MTG)   >>>   TP.HCM nghi ngờ một trường hợp tử vong do sởi    >>>  Vì sao Hà Nội bùng phát sởi, TP.HCM thì không?    >>>    Hàng ngàn người TP.HCM xếp hàng đổi rác lấy quà

 Hành lý tại sân bay luôn “bí mật” bị lục lọi  -(SM)   >>>   Một tuần ‘bức bối’ với dịch sởi, sách giáo khoa và ‘bà hỏa’

'VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?'  -(BBC)   >>>    'VN quá vội vàng khi trao trả nghi phạm'

 Thả tù chính trị, VN học Miến Điện?  -(BBC)

 Tốc độ Internet tại Việt Nam nhanh thứ ba Đông Nam Á  -(RFI)

 Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại   -(RFA)

RENEW và Dự án khắc phục hậu quả chiến tranh ở Quảng Trị   -(RFA)

Sam Rainsy: Sẽ cấp quốc tịch cho người Việt nếu đảng đối lập nắm quyền?    -(RFA)

Kinh tế

Gian lận vàng nữ trang  -(TN)

Thế giới

Hàng loạt máy bay quân sự Nga liên tục áp sát không phận Nhật  -(TNO) 

 Tình hình Ukraine: Máu lại đổ, 6 người thiệt mạng  -(ĐV)   >>>  Nga tức giận trước vụ đọ súng chết người ở miền đông Ukraine -(TN)   >>>    Đòn tài chính giữa Nga-Mỹ: Ngừng dùng USD?  -(ĐV)

Đừng “mơ” Mỹ cung cấp khí đốt cho EU  -(Infonet)   >>>    Mỹ cân nhắc đưa quân tới Đông Âu 
   >>>     Nhật Bản huy động 16.000 cảnh sát bảo vệ Obama

Nga xóa nợ 'khủng' cho Triều Tiên  -(TN)

Pakistan bể hợp đồng vũ khí tỷ đô với Trung Quốc?  -(ĐV)    ---   Siêu hạm tàng hình Zumwalt đe dọa hải quân Trung Quốc   -(ĐV)    ---    Ukraine bất ổn: Máy bay, xe tăng Trung Quốc 'khóc ròng'  -(Infonet)

TQ cử 3 tàu tham diễn Vành đai TBD 2014, cuối cùng vẫn bị Mỹ chỉ huy  -(GDVN)   >>>   "Mỹ cần bán hoặc chuyển tàu sân bay cho đồng minh đối phó Trung Quốc"

Giao dịch đầu tiên của Nhật sau khi thông qua 3 nguyên tắc xuất vũ khí  -(GDVN

Thảm kịch chìm phà ở Hàn Quốc: Vì sao hành khách không thể thoát thân bằng xuồng cứu sinh?  -(TN)
 Hàn Quốc: Người nhà nạn nhân phà chìm đụng độ cảnh sát  -(VNN)

 Trung Quốc: Cách chức quan tham cài bồ nhí rửa tiền  -(DT) ---   Quan tham cài bồ nhí vào ngân hàng để rửa tiền  -(ĐV)

 TT Barack Obama sẽ thăm bốn nước Châu Á trong tuần này  -(RFA)

Thông điệp Phục sinh chia rẽ về Ukraine  -(BBC)   ---    Khủng hoảng Ukraina: Mỹ đưa quân tới Ba Lan và Estonia  -(RFI)   ---   Ukraina : Nổ súng tại Slaviansk, 4 người thiệt mạng -(RFI)

 Tokyo cảnh cáo máy bay quân sự Nga vào sát không phận Nhật -(RFI)   ---   Nhật dồn phi cơ trinh sát xuống phía nam đề phòng Trung Quốc -(RFI)    --  Căng thẳng Nhật Bản – TQ lại gia tăng   -(RFA)

 Bốn nhà báo Pháp hồi hương sau gần một năm bị bắt làm con tin ở Syria -(RFI)

 Miến Điện : Xung đột vũ trang ở bang Kachin làm 22 người thiệt mạng -(RFI)   ---    Miến Điện: 22 người thiệt mạng vì giao tranh với dân quân Kachin   -(RFA)

 Tiền xây đập Tam Hiệp đi về đâu ? -(RFI)   ---  Mỹ muốn tịch thu 1 ngôi nhà chọc trời của Iran ở New York -(RFI)

 Hàn Quốc : Vớt xác nạn nhân đắm phà Sewol -(RFI)   ---   MH370 : Tàu lặn Bluefin được đưa xuống độ sâu gần 4.700 mét -(RFI)
 

Văn hóa - Giáo dục - Khoa học - Xã hội - Môi trường

Sắp có "chỉ số hài lòng" với giáo dục công  -(GDVN) - Thì cũng giống như "tín nhiệm " vậy mà.

Hàng ngàn người đổ xô đến xem mặt ruộng 'đột nhiên nhô cao lên 1,8 m'  - (TNO) - Trưa 20.4, hàng ngàn người dân ùn ùn kéo đến khu đất gần lò gạch Út Tịch (thuộc ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) để xem mặt ruộng đột nhiên nổi lên cao đến 1,8 m.
Hai băng nhóm hỗn chiến, 1 người chết  -(TN)

Mâu thuẫn giữa Mai Văn Phúc và Dương Chí Dũng    -(ĐV)   >>>   Lẻn vào trụ sở công an trộm đồ

Cảnh giác với gã cụt chân, chuyên lợi dụng lòng tốt người đi đường  -(GDVN)   >>>   Mới ra tù, rủ nhau đi cướp ở quận mới của Hà Nội   >>>   Ông già chết thảm dưới lưỡi dao của tên trộm 16 tuổi

Đoạn đời cơ cực ông Trầm Bê: Cả năm chỉ bộ đồ dính da    -(VNN) -Như thế mới có cái gốc "chuyên chính vô sản" , cho nên mới như hôm nay chớ.- Nếu Địa chủ hay tư bản tư sản....cho chết mẹ à.

Thả tù chính trị, VN học Miến Điện?

Vô tình hay hữu ý, chính thể Việt Nam đã lùi sâu một độ trễ nhân quyền so với Miến Điện. Phải gần ba năm sau khi Tổng thống dân sự Then Sein phóng thích nữ lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi và bắt đầu lộ trình thả tù chính trị, Nhà nước Việt Nam mới bắt đầu nhận ra các tù nhân lương tâm ở đất nước này có giá đến thế nào trước cái giá không hề rẻ của Hiệp định TPP.

Lần đầu tiên từ mốc thời điểm 1975, số lượng tù nhân chính trị ở Việt Nam lại được “khoan hồng” nhiều và “chất lượng” đến thế. Chỉ trong vỏn vẹn 5 tuần lễ, 4 người bất đồng chính kiến và một người thuộc quân đội chế độ cũ đã được thả ra.
Thậm chí giới quan sát còn không khỏi bị bất ngờ khi những cái tên luôn bị chính quyền xem là “nguy hiểm” như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung cũng được “ân xá”.

Một dấu son nhỏ có nét tương đồng với kịch bản Miến Điện đang nổi lên trên gương mặt chính thể cầm quyền ở Việt Nam. Một sự thật hoành tráng nhưng đầy cay đắng mà một cây bình luận trong giới dân chủ đã phải thốt lên về trường hợp Cù Huy Hà Vũ: “Không phải Tổ quốc và nhân dân xóa tội, mà Chính phủ Hoa Kỳ đã “đặc xá” cho ông!”.
“Bản luận văn Thein Sein”

Hiện tại bắt nguồn từ dĩ vãng, một dĩ vãng mà khi nó xảy ra đã không mấy người tin vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đơn giản là nếu không có cuộc gặp tại Phòng bầu dục vào tháng 7/2013 giữa hai người tương nhiệm Trương Tấn Sang và Barak Obama, làm thế nào để Việt Nam có thể tiến tới điểm chạm TPP sát như ngày hôm nay cùng một ít “tài nguyên nhân quyền” được song trùng phát mãi?

Và nếu không có những chuyến thăm “đòi nợ” của Ngoại trưởng John Kerry và nữ Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại Hà Nội lần lượt vào tháng 12/2013 và tháng 3/2014, làm sao “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu được sum họp với gia đình ông sau 37 năm nằm giữa bốn bức tường tăm tối của chế độ?

“Nơi nào có lợi ích chung Mỹ - Việt, nơi đó có thể đối thoại” - John Kerry đã nêu ra một định đề như vậy. Và xét cho cùng, đó là một quy luật mà tính chân lý của nó vẫn chưa bị phủ nhận cho đến giờ, đặc biệt trong thế cầu cạnh khắc khoải của Hà Nội đối với Washington. Và đó cũng là lý do vì sao Nhà nước Việt Nam lại vội vã thả nhà giáo Đinh Đăng Định cùng một lệnh đặc xá dành riêng cho ông, tránh thoát trách nhiệm dành cho một cái chết cực kỳ phản cảm về đối ngoại trong chốn lao tù.

Miến Điện cuối năm 2011 và sang năm 2012… Cũng có cơ cảnh của hàng chục tù nhân chính trị “sắp chết” như Đinh Đăng Định. Nhưng điều trớ trêu là vào khoảng thời gian trên, trong lúc Thein Sein đã hào phóng thả vài ba đợt tù nhân với số lượng lên đến hàng trăm người, trong đó có cả vài người tù bị kết án chính trị lên đến hàng trăm năm, Nhà nước Việt Nam lại đạt đến cao trào bắt bớ các nhân vật bất đồng chính kiến.

Chỉ riêng năm 2012 đã có gần 50 người bị bắt và sau đó bị kết các loại án khác nhau, liên quan đến các điều luật “chính trị hóa” của Bộ luật hình sự, trong đó phổ biến nhất là điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền), và sau đó là điều 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ).

Cuối năm 2012, lần đầu tiên sau nửa thế kỷ chìm trong ngột ngạt của một chế độ đóng kín và sau đó là chủ nghĩa quân phiệt, Chính phủ Miến Điện đã bắt đầu nhận được món quà xóa nợ của Phương Tây.

6 tỷ USD từ Câu lạc bộ Paris, và nhiều món nợ lẻ được hủy bỏ bởi các quốc gia như Na Uy, Pháp, Nhật Bản, Đức mà tổng cộng lên đến hàng chục tỷ USD, đã khiến cho đất nước nghèo đói này thoát khỏi một gánh nặng kiệt quệ để từ đó có thể vươn đầu lên. Con sóng đầu tư nước ngoài cũng bất chợt tăng cao độ gấp ba lần vào năm 2013.

Ngay sau bước chân hứa hẹn và nụ cười tươi rói của Obama tại phi trường Rangoon , thế giới tư bản bỗng nhiên nhận ra những tiềm năng phi mã mà trước đó họ chưa bao giờ thừa nhận ở Miến Điện. Tiềm năng này còn trở nên nhiều ý nghĩa hơn nữa khi một tiềm năng khác - dự án thủy điện Myitsone với giá trị lên đến 7 tỷ USD của giới đầu tư Trung Quốc - đã bị Tổng thống Thein Sein thẳng tay hủy bỏ.

Đến lúc này, hẳn chính giới và các nhà tư bản phương Tây đã xác nhận về sự xác quyết và chọn lựa của chế độ hậu quân sự độc tài ở Miến Điện. Không ít người còn dự đoán về một tương lai không xa, đất nước này có thể được gia nhập Hiệp định TPP với tư cách một thành viên “đặc cách”. Tất nhiên, đề dẫn của “bản luận văn Thein Sein” là khá rõ ràng khi vào cuối năm 2012, chính quyền Miến Điện chính thức hủy bỏ đạo luật cấm biểu tình, và vào tháng 4/2013 Thein Sein đã chính thức cho phép báo chí tư nhân hoạt động.

Còn đến cuối năm 2013, vị cựu tướng lĩnh quân đội có gương mặt trí thức này đã giữ trọn vẹn lời thề với Nghị viện chung châu Âu khi phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị tại đất nước mình.

Kết quả là tất cả những nơi trên châu Âu mà Thein Sein đặt chân đến, ông đều được đón tiếp không chỉ bằng nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia, mà bởi điều mà báo chí nước ngoài đã mô tả như “một tình cảm tương xứng”.

Những chính khách ngược dòng 

Tổng thống Thein Sein được khoản đãi trọng thị ở Hoa Kỳ

Nhưng trong những năm tháng mà Miến Điện đang tiến vọt trên con đường dân chủ hóa và thu nạp nhiều tình cảm về kinh tế, ngoại giao của phương Tây, Nhà nước Việt Nam vẫn vật lộn trong cơn đau không thành tiếng giữa ý thức hệ lỗi thời về chủ nghĩa xã hội và chiến dịch “thanh toán” dân chúng cùng cuộc thanh toán lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích nứt đố đổ vách. Nửa năm sau cuộc gặp Sang - Obama, mọi chuyện vẫn gần như giậm chân tại chỗ từ hệ quy chiếu chính quyền Việt Nam.

Quẫn bách hơn thế, hình như không ai trong giới lãnh đạo cao cấp ở đất nước này còn đủ sáng suốt, ý chí “đoàn kết” và đặc biệt là thiên bẩm quyết đoán để nhận ra đâu là lợi ích chung dân tộc và đâu là lối thoát riêng cho mình.

Tình thế nan giải đó đang phát triển đến mức mà ngay sau đợt thả tù chính trị chưa có tiền lệ vừa qua, đã không có bất cứ tổ chức hay cá nhân lãnh đạo nào “lên tiếng chịu trách nhiệm”, cho dù dư luận về việc ai đó sẵn lòng lên tiếng tranh công ghi điểm với Mỹ và phương Tây chỉ còn là vấn đề thời gian.

Cũng theo cố tật không mấy minh bạch có truyền thống ăn sâu từ trước tới nay, hầu hết các báo đảng đều không thốt nên lời về những trường hợp phóng thích tù chính trị, hoàn toàn ngược chiều với lúc bắt họ. Phải chăng người ta cảm thấy việc tuyên truyền vào thời điểm này là “không có lợi” cho chế độ khi phải thừa nhận một sự nhượng bộ đáng kể đối với Hoa Kỳ? Hay còn lý do quá tế nhị nào khác?

Nhưng nói gì thì nói, việc không một cá nhân lãnh đạo nào lên tiếng đã cho thấy một khả năng quan trọng rất có thể xảy ra: không phải bất cứ cá nhân nào, mà “chiến dịch” thả tù chính trị là do “tập thể Bộ chính trị” quyết định.

Nếu không mang bất kỳ dấu ấn cá nhân nào cho chiến dịch thả tù, cơ chế tập thể lại minh họa cho một khả năng khác: thế tương quan lực lượng trong đảng vẫn còn nguyên trạng thái giằng co. Vẫn chưa chính khách nào rút được chân từ mớ bùng nhùng mà họ đã phải “quyết liệt” chịu đựng bất lâu nay.

Và nếu hai khả năng trên là hiện thực, điều đó lại dẫn đến một kết luận quan trọng không kém: tình thế kinh tế - chính trị học ở Việt Nam đã có thể chạm vào giới hạn “sự tồn vong của chế độ”, khiến cho ngay cả những người “kiên định” nhất cũng phải dần ngả sang kế sách “Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo”.

Có lẽ không cần giải thích, tất cả độc giả yêu thích kiệt tác “Tam quốc diễn nghĩa” đều hiểu Tôn Quyền và Tào Tháo là ai.

Đàn áp hay đối thoại?


Động thái thả tù chính trị cũng có vẻ bị dồn ép bởi một động tác đến từ bên kia bán cầu: vào cuối tháng 3/2013, lần đầu tiên Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu HR. 4254 đã được dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ, trình ra Quốc hội quốc gia này. Nếu được thông qua và thành hình, văn bản luật này sẽ mang ý nghĩa xã hội ghê gớm khi khống chế đường xuất cảnh và phong tỏa luôn tài sản ở nước ngoài của những chính khách vi phạm nhân quyền trầm trọng trong chính thể Việt Nam.

Người ta cũng biết rằng vào năm 2011 đã từng có động tác “chế tài” tương tự đối với chính thể Miến Điện. Nghe nói một danh sách lên đến 5.000 nhân vật ở quốc gia này đã được ưu tiên trình cho tổng thống Mỹ.

“Kịch bản Miến Điện” cũng bởi thế đang hứa hẹn vài điểm xuyết cho bức tranh nhân quyền và nội chính ở Việt Nam.

Cũng đã đến lúc cần dẫn ra một quan niệm mới: Nơi nào có chung quyền lợi của giới quan chức và dân chúng, nơi đó có thể đối thoại được. Vì xét cho cùng, đó là phương án hoàn toàn có cơ sở đắt giá, khi kể từ sau cuộc nổi dậy của người dân Thái Bình vào năm 1997, cho đến nay mới diễn ra tình trạng hầu hết quan chức xã Bắc Sơn ở Hà Tĩnh phải đưa gia đình đi “lánh nạn”. Một cơn sóng dữ và rất có thể là con sóng “hồi tố” của nông dân phản kháng thu hồi đất vô lối sẽ diễn ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Hồng và ngay tại Hà Nội.


Chế độ suy vong, chức quan hữu trách - không một quan chức đủ khôn ngoan và tính toán nào lại không cảm nhận được rằng cứ với cái đà này, dù mối đe dọa chế độ không đến từ giới bất đồng chính kiến, song tiếng kêu thán oán phẫn uất tràn ngập trong dân chúng mới chính là một lực lượng tự phát và ghê gớm có thể hất đổ chân ghế rệu mục của thể chế vào bất kỳ lúc nào.

Để khi đó, những lãnh đạo bị coi là vi phạm nhân quyền và đàn áp dân nhiều nhất sẽ phải đối mặt với vài lựa chọn cực kỳ khó khăn: hoặc bị đấu tố theo kiểu “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ trước và có thể không tránh khỏi một kết cục xấu nhất, hoặc phải tìm đường lánh thoát khỏi khu vực Đông Dương trong tình thế rủi ro tài sản quan chức luôn tương xứng với mọi giá trị hạnh phúc mà tài sản đó đã từng mang lại cho họ.

Nhận thức được sinh ra từ trải nghiệm, còn trải nghiệm đang gặm dần vào hành vi. Vào những ngày này, một chuyện lạ đã xảy ra ở An Giang - thánh địa của giới Phật giáo Hòa hỏa và cũng là “căn cứ địa” của thế giới “công an trị”.

Một cuộc sinh hoạt về tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc vừa được các giáo hữu Phật giáo Hòa hảo thuần túy tổ chức. Tuy nhiên khác hẳn với những năm trước và nhiều lần trước, không khí lần này trở nên “ôn hòa” một cách bất thường. Thậm chí, buổi sinh hoạt còn có mặt của một đương kim phó công an xã với tư cách “khách mời” cùng thái độ “lắng nghe”.

Phải chăng đó là dấu chỉ cho một sự hòa quyện bắt buộc giữa xã hội dân sự độc lập với “xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”?

Nhưng dù gì, tương lai cũng đang nhận được hy vọng nảy nở từ quá khứ hoang tàn. Quá cám cảnh với tình thế không khác mấy “thù trong giặc ngoài” như hiện thời, sẽ là khả dĩ chấp nhận cho nhà cầm quyền nếu họ chịu thỏa hiệp với quốc tế và trên hết với dân chúng bị trị.

Bài học hiện tồn của chính thể Thein Sein vẫn còn nguyên đó: chính quyền quân đội và cảnh sát chưa hề mất mát gì, ngoài một ít tâm niệm chia sẻ quyền được sống cho người dân của họ.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng  
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, nhà báo tự do sống tại TP HCM.
(BBC)

Thư ngỏ về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan


THƯ NGỎ
Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan
Chú ý: Để ký tên vào lá thư ngỏ này, bạn vui lòng gửi thông tin tới academicfreedomvn@gmail.com bao gồm số điện thoại để kiểm tra danh tính, số điện thoại của bạn sẽ không công bố trong thư ngỏ.
Kính gửi:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.

Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.

Những hành động trên đã

- trực tiếp vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.

- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi

- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. Nhà bác học Einstein đã nói: “giới hạn tự do học thuật bất cứ cách nào sẽ cản trở sự phổ biến kiến thức trong dân chúng và do đó sẽ ngăn trở khả năng suy xét và hành động của quốc gia”. Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.

Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa tái diễn những sự can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.

Danh Sách Những Người Ký Tên

(Để ký tên vào lá thư ngỏ này, bạn vui lòng gửi thông tin tới academicfreedomvn@gmail.com bao gồm số điện thoại để kiểm tra danh tính, số điện thoại của bạn sẽ không công bố trong thư ngỏ).
1. Trần Nam Bình, Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
2. Phạm Minh Châu, Tiến sĩ Hóa học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Đại học Khoa học và Công nghệ Pháp-Việt (USTH), Hà nội, Việt Nam.
3. Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư thỉnh giảng chương trình MBA, American University, Washington, DC., Hoa Kỳ.
4. Valentina Denzel, Phó Giáo sư Văn học, Đại học bang Michigan, Hòa Kỳ.
5. Trần Hữu Dũng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.
6. Giáp Văn Dương, Tiến sĩ Vật lý, Hà Nội, Việt Nam.
7. Phạm Văn Đỉnh, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng hòa Pháp.
8. Đỗ Anh Đức, Tiến sĩ Truyền thông, Đại học Macquarie, Sydney, Úc.
9. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Giảng viên toán, Đại học Denis Diderot (Paris VII).
10. Đỗ Đăng Giu, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
11. Evelyne Grossman, Giáo sư Văn học Pháp, Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp.
12. Trần Hải Hạc, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp.
13. Nguyễn Trọng Hiền, Phòng Thí nghiệm Phản lực, Viện Công nghệ California, Pasadena, CA 91109, Hoa Kỳ.
14. Nguyễn Đức Hiệp, Tiến sĩ Công nghệ Y sinh, Chuyên gia nghiên cứu khoa học khí quyển, Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Úc.
15. Nguyễn Công Huân, Phó Giáo sư trường Đại Học Aalborg, Vương quốc Đan Mạch.
16. Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Laval, Quebec, Canada.
17. Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khoa học ngành Cơ học Tính toán, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Vương quốc Bỉ.
18. Phạm Xuân Huyên, Tiến sĩ Toán học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
19. Hoàng Kháng, Tiến sĩ Vật lý, Nhà nghiên cứu khoa học, Đại học North Dakota State, North Dakota, Hoa Kỳ.
20. Đỗ Khiêm, Nhà văn, La Habra Heights, California, USA.
21. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, nguyên Giáo sư thỉnh giảng trường SAIS, Đại học Johns Hopkins, Washington DC., Hoa Kỳ.
22. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội, Việt Nam.
23. Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ phương Đông, Giáo sư Đại học Maine, Maine, Hoa Kỳ.
24. Nguyễn Thùy Phương, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Paris Descartes, Paris, Cộng hòa Pháp.
25. Đặng Xuân Thảo, Tiến sĩ Điều khiển học, Laboratoire VERIMAG (CNRS), Grenoble, Cộng hòa Pháp.
26. Ngô Đức Thế, Tiến sĩ Vật lý, Nghiên cứu viên, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, Vương quốc Đan Mạch.
27. Đặng Đình Thi, Tiến sĩ Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bristol, Anh Quốc.
28. Phạm Duy Thoại, Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư Đại học Humboldt, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
29. Đoàn Ánh Thuận, Nhà văn, Paris, Cộng hòa Pháp.
30. Lê Đoàn Trung, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
31. Nguyễn Khánh Trung, Tiến sĩ Xã hội học, Vendée, Cộng hòa Pháp.
32. Dương Văn Tú, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Dược phẩm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ.
33. Vũ Văn Tuân, Nghiên cứu sinh ngành Môi trường và Sức khỏe, Đại học Birmingham, Anh Quốc.
34. Phạm Quang Tuấn, Tiến sĩ Hóa học, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
35. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
36. Hoàng Thanh Tùng, Nghiên cứu sinh ngành Hoá học, Đại học bang Florida, Hoa Kỳ.
37. Hà Dương Tường, Tiến sĩ Toán học, nguyên Giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Cộng hòa Pháp.
38. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada.
39. Vũ Quang Việt, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ.
40. Phạm Xuân Yêm, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Cộng hòa Pháp.
________________________
OPEN LETTER FROM OVERSEAS VIETNAMESE ACADEMICS
Violation of academic freedom in the revocation of Ms Do Thi Thoan’s Master’s degree

To:

- Hanoi National University of Education

- The Ministry of Education and Training, Socialist Republic of Viet Nam

We, the undersigned, who are concerned about the Vietnamese education system, wish to register our strongest possible protest over the revoking of Ms Đỗ Thị Thoan’s Master’s degree in Language and Literature. We totally support the efforts by members of the Vietnamese education and research community to get this revocation reversed.

Đỗ Thị Thoan’s dissertation “The Marginalized’s position: Open-Mouth Group’s poetic experiments from a cultural perspective” (Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa) was awarded the maximum mark by an assessment committee of Hanoi National University of Education in 2010. However, inexplicably, in 2014 her Master’s degree was secretly reviewed by another committee, then revoked through Decisions 667/QĐ-ĐHSPHN (11 March 2014) and 708/QĐ-ĐHSPHN (14 March 2014). The author and her thesis supervisor were not allowed to present their case. The reasons for the decisions were not disclosed; in particular no evidence was presented to show that any serious academic mistake or misdemeanour has been committed. There were signs of outside interventions of a political, non-academic nature, aimed at pressuring the university into revoking Ms Thoan’s Master’s degree. Requests for explanations by Ms Thoan were virtually ignored by the University.

These actions directly violate regulations of the Ministry of Education and Training (Article 22, Decision 33/2007/QĐ-BGDĐT) according to which an academic degree can only be revoked if fraud has been committed, if the candidate is not qualified to receive the degree, if the degree has been awarded by a person unqualified to do so, or if the certificate has been illegally altered or used by another person. The manner in which the re-assessment of the thesis was carried out contravenes fundamental principles of justice, as its author and her supervisor were not given any opportunity to present their case, and no reason, argument, evidence or other supporting document concerning the decision has been disclosed.

The revocation of Ms Đỗ Thị Thoan’s degree represents a grave violation of academic freedom. As Einstein has said, “any restriction on academic freedom acts in such a way as to hamper the dissemination of knowledge among the people and thereby impedes national judgment and action”. Universities can contribute effectively to national development only if lecturers and students are free to research any topic they choose. The assessment of their work must be based solely on academic criteria and carried out by qualified experts. Degrees can be revoked only in cases of serious academic misconduct, such as plagiarism, data fabrication or ghost authorship.

In view of the above, we call on Hanoi National University of Education to annul the revocation of Ms Đỗ Thị Thoan’s Master’s degree and to disclose all documentation related to this matter. In addition, with the aim of building a healthy and modern education system for Viet Nam, we urge the Vietnamese government to investigate the circumstances leading to the re-assessment and revocation, and to institute measures for preventing future similar occurrences of covert, illegal interference with due process.

LIST OF SIGNATORIES

(To add your signature to this open letter, please send your details to academicfreedomvn@gmail.com including your phone number, which maybe used by us to check your identity and will not be published).
1. Trần Nam Bình, Associate Professor, Australian School of Business, University of New South Wales, Sydney, Australia.
2. Phạm Minh Châu, Professor, Université Denis Diderot (Paris VII), France; and University of Science and Technology of Hanoi (USTH), Hanoi, Vietnam.
3. Phạm Đỗ Chí, Ph.D., former visiting Associate Professor of economics and finance, MBA program, American University, Washington, DC., USA.
4. Valentina Denzel, Assistant Professor, Michigan State University, USA.
5. Trần Hữu Dũng, Professor (ret.), Department of Economics, Wright State University, Ohio, USA.
6. Giáp Văn Dương, Ph.D., founder of GiapSchool, Hanoi, Vietnam.
7. Phạm Văn Đỉnh, Ph.D., Lecturer (ret.), University of Pau and Pays de l’Adour (UPPA), France.
8. Đỗ Anh Đức, Ph.D in Media & Communication, Macquarie University, Sydney, Australia.
9. Nguyễn Ngọc Giao, Lecturer (ret.), Université Denis Diderot (Paris VII), editor Dien Dan Forum, France.
10. Đỗ Đăng Giu, Professor (ret.) and former Research Director of CNRS, University of Paris-Sud, France.
11. Evelyne Grossman, Professor, Université Denis Diderot (Paris VII), France.
12. Trần Hải Hạc, Associate Professor (ret.), University of Paris Nord (Paris XIII), Paris, France.
13. Nguyễn Trọng Hiền, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena, CA 91109, USA.
14. Nguyễn Đức Hiệp, Ph.D., Senior Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritages, New South Wales, Australia.
15. Nguyễn Công Huân, Associate Professor, Faculty of Engineering and Science, Aalborg University, Denmark.
16. Nguyễn Mạnh Hùng, Professor (ret.), Department of Economic Science, Université Laval Québec, Canada.
17. Nguyễn Đăng Hưng, Professor Emeritus, Department of Aerospace and Mechanical Engineering, University of Liege, Liege, Belgium.
18. Phạm Xuân Huyên, Professor, Université Denis Diderot (Paris VII), France; and John Von Neumann Institute (JVN), VNUHCM, HoChiMinh City,Vietnam.
19. Hoàng Kháng, Research Scientist, North Dakota State University, North Dakota, USA.
20. Đỗ Khiêm, Writer, La Habra Heights, California, USA.
21. Lê Xuân Khoa, former Vice-Rector of Saigon University, former Adjunct Professor, School of Advanced International Studies (SAIS), Johns Hopkins University, Washington DC, USA.
22. Thùy Linh, Writer, Hanoi, Vietnam.
23. Ngô Vĩnh Long, Professor, Department of History, University of Maine, Maine, USA.
24. Nguyễn Thùy Phương, Ph.D., Paris Descartes University, Paris, France.
25. Đặng Xuân Thảo, Ph.D., VERIMAG (CNRS) Laboratory, Grenoble, France.
26. Ngô Đức Thế, Ph.D., Scientist, Department of Micro-and Nanotechnology, Technical University of Denmark, Denmark.
27. Đặng Đình Thi, Ph.D., Department of Aerospace Engineering, University of Bristol, UK.
28. Phạm Duy Thoại, Professor, Vivantes Klinikum Neukoelln, Humboldt University of Berlin, Germany.
29. Đoàn Ánh Thuận, Writer, Paris, France.
30. Lê Đoàn Trung, former Research Director of CNRS, University of Paris- Sud, France.
31. Nguyễn Khánh Trung, Ph.D in Sociology, Vendée, France.
32. Dương Văn Tú, Ph.D student in Pharmaceutical Technology, KU Leuven, Leuven, Belgium.
33. Vũ Văn Tuân, Marie Curie Early Researcher, School of Geography, Earth & Environmental Sciences, University of Birmingham, UK.
34. Phạm Quang Tuấn, Associate Professor, School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, Australia.
35. Nguyễn Văn Tuấn, Professor, Faculty of Medicine, University of New South Wales, Sydney, Australia.
36. Hoàng Thanh Tùng, Ph.D student in Chemistry, Florida State University, USA.
37. Hà Dương Tường, Professor (ret.), Université de Technologie de Compiègne, Compiègne, France.
38. Nguyễn Đức Tường, Professor (ret.), University of Ottawa, Canada.
39. Vũ Quang Việt, Ph.D., former Chief of National Accounts Section, United Nations Statistics Division, United Nations, New York, USA.
40. Phạm Xuân Yêm, Professor (ret.) and former Research Director of CNRS, Université Pierre et Marie Curie (Paris VI), Paris, France.
(Blog GS Nguyễn Đăng Hưng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét