Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

'XÂM LƯỢC MỀM' là thế đấy ! - Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam? - 'Ra tù, đường đấu tranh còn gian nan'

'XÂM LƯỢC MỀM' là thế đấy !

TQ xâm nhập Việt CHÚNG TA 
ĐƯƠNG MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN 
VÀO TAY GIỚI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC.
               * NGUYỄN TRỌNG VĨNH 
TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta.
Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.
Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:
Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.
Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.
Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.
          Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.
Theo một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thức tế huyện Kỳ Anh”.
Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ là gì trong đó không ai biết được.
Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.
Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó Giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?
Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.
Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!
Vì đâu nên nỗi?
Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.
Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu!?
Hoặc do không tiếp thụ được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.
Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý.
Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được.
Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Phải làm gì?
1. Nhân dân kêu gọi những ai trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước.
2. Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng họ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên.
            Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội là chuốc họa.
Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.
Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.
Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ, sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ.
N.T.V
(Tác giả gửi BVB)

Nguyễn Quang Vinh - Dấu cộng của niềm tin ở phút thứ 89

1. Rất hiếm khi người dân chờ đợi ý kiến của người đứng đầu Chính phủ ở mức nôn nao như thế về việc đăng cai hay dừng Asiad 18. Hiếm khi có một việc mà đa số người dân đều thể hiện thái độ, ý kiến của mình thông qua báo chí, mạng xã hội mong muốn dừng đăng cai Asiad 18 vì một điều đơn giản là đất nước đang quá khó khăn, nợ nần, nền kinh tế suy thoái, giá cả leo thang. Người dân choáng váng trước con số cả chục ngàn tỉ phải dùng cho việc tổ chức Thế vận hội Châu Á.

Ngược lại, ý kiến của các quan chức, chuyên gia, quản lý nhà nước trong ngành thể thao, từ Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đến Tổng cục trưởng TDTT, các chuyên gia, ủy ban Olympic, một số quan chức khác nữa, những người có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng, cho Chính phủ về quá trình đăng cai, tổ chức Asiad đều nhất mực yêu cầu phải đăng cai, không thể dừng, vì vị thế đất nước, uy tín quốc gia, nâng cao thể lực, nâng cao thành tích, nâng cao hệ thống cơ sở kỹ thuật thể thao, và vô số lý do xác đáng khác.


Trong cuộc giằng co dừng hay không giữa hai luồng ý kiến, dù không nói ra nhưng người dân ai cũng lo lắng, vốn là thế, kiểu gì Thủ tướng, Chính phủ cũng lại nghe theo hệ thống tham mưu của mình và quyết đăng cai Thế vận hội Châu lục vô cùng tốn kém.

Vì thế, phút 89, khi Thủ tướng quyết định rút đăng cai Asiad 18 đã khiến lòng dân cả nước bùng nổ một niềm vui lớn, bùng nổ một niềm tin lớn đối với sự lắng nghe, trách nhiệm của Thủ tướng, của Chính phủ với đất nước, với nhân dân, tỉnh táo và cân nhắc sâu sắc giữa được và mất, giữa lợi và hại, thấu hiểu lòng dân, chia sẻ với nỗi lo lắng rất đúng đắn của nhân dân, gạt đi những lời tham mưu mật ngọt và cảm khái, nhưng đằng sau sự mật ngọt và cảm khái đó là bệnh thành tích, là sự háo danh, là những ngụy biện cay cú thắng thua mà ít quan tâm đến thế và lực của đất nước.

Dư luận nhân dân đều thống nhất khi nhận định về Quyết định của Thủ tướng quyết rút đăng cai Asiad 18 là Thủ tướng ghi điểm, Chính phủ ghi điểm trong dân và họ cám ơn Chính phủ đã nghe họ, đã vì họ, đã vì đất nước để có một quyết định làm nức lòng dân như thế.

Dấu cộng của niềm tin từ Quyết định kịp thời, dứt khoát, sáng suốt của Thủ tướng. Người dân hy vọng, Thủ tướng, Chính phủ vẫn phải tiếp tục lắng nghe dân, vẫn phải tiếp tục ra nhiều quyết định thuận lòng dân như thế này nữa, đó mới là cách nâng cao vị thế quốc gia.

2. Tuần vừa qua, hầu như mọi thông tin đều không làm xao nhãng được người dân trước tình hình dịch sởi đang bùng phát một cách nguy hại, bùng phát tới mức khẩn cấp và đau đớn nhất là số trẻ tử vong đã tính đến con số trăm, một con số tử vong có lẽ lần đầu tiên xuất hiện trong một biến cố y tế trầm trọng như thế này.

Trong sự nỗ lực vượt quá sức mình gấp 2, gấp 3 lần của các bệnh viện Nhi, của hàng trăm bác sĩ, nhân viên y tế, của các chuyên gia, thì người dân bắt đầu nghi ngờ về điều gì đó của Bộ Y tế đang cố ý né tránh thực tế, đang đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận về dịch sởi này.

Bằng chứng là, gần 3 tháng qua, Bộ Y tế đã cung cấp nhỏ giọt, thậm chí rất lạc quan về tình hình bùng phát sởi, khiến cho người dân vốn đang mệt mỏi kiếm sống, rất ít quan tâm về một mối nguy hiểm đang rình rập mạng sống của con em mình. Hệ thống y tế cơ sở vẫn thế, không có một thay đổi về thiết bị, về khả năng điều trị, sự chủ động gánh vác trách nhiệm khám chữa bệnh tuyến 1…tất cả đều yên ả. Yên ả tới độ ngạc nhiên, khi mà tình hình sôi lên sùng sục mà trước đó 1 tuần, Bộ Y tế vẫn trấn an báo chí là dịch sởi đã được kiểm soát, con số tử vong chỉ có 25 cháu, và mỗi tuần chỉ có mấy chục cháu nhập viện.

Sự yên ả bị phá vỡ khi xuất hiện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuống tận Viện Nhi Trung ương để nắm tình hình. Ông xuống lại không phải từ báo cáo khẩn cấp của Bộ Y tế, mà lại qua kênh mạng xã hội, đặc biệt khi đọc thông tin trên Facebook của một bác sĩ. Tới lúc đó, trước thái độ cứng rắn của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế mới đưa thông tin con số tử vong là 108 cháu và mỗi tuần có hàng trăm cháu đang nhập viện. Sự thiếu trung thực về thông tin số liệu cho thấy dư luận được quyền nghi vấn Bộ Y tế giấu dịch, ngay cả khi Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo tình hình dịch sởi đang rất khẩn cấp, cần công bố dịch, ngay cả khi Chính phủ vào cuộc, chỉ đạo.

Người ta đi ngược lại những sự cố y tế trước đó, từ vụ tiêm vắc xin gây chết trẻ, hồ sơ xét nghiệm giả, những vụ việc về y đức…và sự điều hành, phát ngôn của các vị lãnh đạo ngành y tế, để càng thêm ngờ vực.

Dư luận nhớ lại thông tin năm 2012, chính Bộ y tế tham mưu cho Thủ tướng ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015, trong đó nội dung, năm 2012 chấm dứt bệnh sởi ở nước ta. Năm 2012 chính ngành y tế khẳng định loại trừ bệnh sởi, thông tin này không phải là thông tin nội bộ, nó được công bố rộng rãi trên truyền thông, nó nằm trong các báo cáo của Bộ, của Nhà nước ra với thế giới, nó đã cắm một mốc son đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

Nhưng bây giờ, hóa ra thực tế không phải như vậy, không phải như vậy so với bao ẩn họa của bệnh sởi trong xã hội. Một bài học đắt giá được đổi bằng cả trăm mạng sống của các cháu.

Bộ Y tế tới đây sẽ trả lời ra sao trước Quốc hội, trước Nhà nước, trước Nhân dân về những thông tin này?
Nguyễn Quang Vinh 
  (Blog Nguyễn Quang Vinh)

Jonathan London - Phương thuốc gì cho ngành Y tế Việt Nam?

Hình: Internet
Ngành Y tế của Việt Nam đang rơi vào một cuộc tranh cãi lớn trong lúc cả người dân lẫn chính phủ đang đối phó với một sự bùng nổ trong số lượng ca bệnh sởi ở một số vùng, trong đó có TPHCM và Hà Nội.

Từ đầu năm, sự bùng nổ này đã trực tiếp hay gían tiếp gây ra cái chết của hơn 111 trẻ em, trong đó ít nhất 25 ca tử vong trực tiếp do bệnh sởi.

 Đến ngày ngày 8 tháng 4, số ca bệnh sởi được công bố là 2,492 ca.  Đến ngày 18 riêng Hà Nội đã có 1,062 ca và đến ngày 16/4/2014, cả nước đã ghi nhận có 3.126 trường hợp mắc sởi trên 8.441 người bị phát ban nghi mắc sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, theo Bộ y tế. Và có khả năng sự bung nổ này sẽ sớm được tuyên bố là dịch bệnh.

Theo tôi hiểu, tính đến thời điểm hiện tại, quy mô của sự bùng nổ bệnh sởi năm nay, dù lớn nhưng đến bay giờ vẫn chưa bằng một số năm gần đây, ví dụ như 2009-2010. Và chúng ta cũng được biết, nói chung, mức độ nguy hiểm của virus bệnh sởi về cơ bản là không thay đổi từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo lần này chính là tỷ lệ tử vong và sự xuất hiện của những ca nghiêm trọng cao hơn bình thường. Do đó, nếu Việt Nam đang đối phó với một dịch bệnh thực sự thì tình hình có khả năng xấu đi.

Về những vấn đề kỹ thuật tôi không có nhiều để nói vì tôi không phải là cán bộ y tế chuyên nghiệp.  Nói nhiều mà thiếu cơ sở không ích gì mà cũng có thể gây hoang mang. Mới lên trang web của Bộ Y tế thấy họ có đang trả lời câu hỏi qua mạng, và đang áp dụng những giải pháp khác. Hy vọng những giải pháp này sẽ hiệu quả. Hiện nay có vẻ ngành y tế đã lên báo động cấp cao.

Chắc chắn những thảo luận về sự thực hiện của ngành y tế nên và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Trong khi đó, những có hỏi như “vì sao?” “làm gì?” và “làm thế nào” đang được hỏi một cách rộng rãi. Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu về tình trạng bệnh sởi và tình trạng chung của ngành y tế. Trong khi đó không quên một lúc nào vấn đề chính trước mặt là phòng chống đe dọa sức khỏe công cộng này một cách toàn diện và hiệu quả.

Tranh cãi về sự bùng nổ bệnh sởi

Cũng như các tranh cãi có quy mô lớn khác, tranh cãi về bệnh sởi lần này đến từ nhiều yếu tố. Từ một góc nhìn khách quan, có hai tranh cãi chính. Một là cách kiểm soát và tiếp cận xử lý bệnh dịch sởi của ngành y tế. Thứ hai là cách quản lý và công bố thông tin.

Khi phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng dịch sởi ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ ràng có nhiều hiện tượng có vấn đề. Hệ thống các bệnh viện nhi ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội đã trong tình trạng quá tải từ lâu và cách quản lý số lượng bệnh nhân không những không có hiệu quả mà còn trực tiếp gây ra tình trạng lây lan virus. Khi trẻ em đến bệnh viện, mỗi giường bệnh phải cho 2, 3, 4 tới 5 trẻ nằm chung, lại có cả thành viên trong gia đình của trẻ mắc bệnh cũng ở lại bệnh viện thì sẽ không bất ngờ khi con số ca tử vong và nghiêm trọng đang tăng.

Tất nhiên, với những người (như tôi) không được đào tạo trong ngành y, sẽ không thể khẳng định một cách chắc chắn những gì mình không biết rõ, nhưng sẽ không cần phải đoạt giải Nobel về Y học để có thể hiểu được rằng những điều kiện quá tải và sự quản lý thiếu hiệu quả cần phải xử lý ngay lập tức. Từ góc độ này, việc khuyến khích các gia đình có con mắc bệnh không nên tập trung vào những bệnh viện tuyến TW là hợp lý, dù có thể muộn đi mấy tháng.

Về vấn đề quản lý thông tin thì chúng ta sẽ có cảm giác như đang phải đối mặt với một hộp đen. Vì nhiều lý do (cả đơn giản lẫn phức tạp sẽ được đề cập ở dưới đây), sự uy tín của ngành y tế ở Việt Nam đã giảm sút một cách nghiêm trọng trong những năm gần đây. Có thể nói, những chính sách y tế của Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố rất tốt. Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, sự minh bạch của ngành y tế Việt Nam là một vấn đề cực lớn.

Là một người đã và đang nghiên cứu về ngành y tế của Việt Nam, tôi cũng được biết những người làm trong ngành cũng rất lo cho danh tiếng của ngành mình. Cái cách mà ngành Y ‘quản lý’ thông tin là rất, thậm chí có thể nói là quá chặt chễ. Vì vậy, hiện tượng không ít người phải đặt ra câu hỏi liệu có phải ngành y tế đã giấu quy mô của dịch bệnh là không bất ngờ cũng như việc có những người trong ngành lên án vai trò của báo chí.

Đại đa số người cả trong lẫn ngoài ngành y tế hiểu rõ vấn đề bệnh sởi này cũng như những vấn đề trước đây là hậu quả của những điểm yếu có tính hệ thống trong ngành y tế. Dù nhiều người đang đòi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức, và dù trách nghiệm giải trình luôn luôn là quan trọng, những vấn đề Việt Nam đang đối phó cũng phải có giải pháp mang tính hệ thống.

Vậy, có hai vấn đề phải tách bạch. Về ngắn hạn, phải làm gì một cách cụ thể để ổn định hóa tình trạng trong việc khám chữa bệnh đối với bệnh sởi và quản lý thông tin một cách minh bạch, chính xác và rõ ràng.  Về trung hạn (không thể dài hạn được), phải nỗ lực để tăng tốc độ cải cách ngành y tế.

Tất nhiên, vấn đề cải cách ngành y tế chẳng đơn giản đâu vì những vấn đề trong ngành y tế chỉ phản ánh những điểm yếu trong những thể chế của Việt Nam. Bình thường, khi dân gặp khó khăn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, họ sẽ tự có trách nhiệm cho bản thân.  Tuy nhiên, trường hợp một cơn đại dịch xảy ra thì lại là một chuyện khác; qua dịch sởi lần này, người dân đã có thể thấy rõ những hạn chế của những thể chế Việt Nam có tính chất sống còn.

Sức khỏe của ngành y tế Việt Nam

Nhìn chung, ở nước nào ngành y tế cũng có khả năng thành một lĩnh vực đầy tranh cãi, chính vì hành động của ngành có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và mức sống của mọi người trong  xã hội đó.  Đối với y tế, các nước không đều như nhau và sự thực hiện của ngành cũng có thể thay đổi qua nhiều năm.  Khi nhiều người không hài lòng với ngành y tế hay ngành mất uy tín thì là một vấn đề rất lớn.

Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam thì ai cũng đều biết ngành y tế đã và đang là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Những bất cập trong ngành xuất phát từ cách phát triển của ngành và lộ trình cụ thể của nó trong ba thập kỷ qua.

Trong nhiều năm, ngân sách mà nhà nước Việt Nam dành cho ngành y tế là quá thấp. Chẳng hạn, trong những năm 90, (vâng tôi biết Việt Nam vẫn khổ trong thời điểm đó) số tiền chi ra cho y tế chỉ là trên dưới 1% tổng GDP của đất nước (so với 3% như hiện nay). Và, nói chung, trách nhiệm về vấn đề chi trả dịch vụ y tế đã được chuyển từ phía nhà nước đến hộ gia đình; hậu quả là vào cuối những năm 1990, 80% số tiền được chi cho dịch vụ y tế là tiền người dân bỏ ra từ túi của họ; chuyện đó đã có hậu quả là dịch vụ y tế đã bị ‘thương mại hóa’ một cách quá mạnh, dẫn đến nhiều điểm bất công.

Tăng trưởng kinh tế về sau này đã cho phép Việt Nam và ngành y tế giải quyết một số vấn đề trong ngành y tế, như mở rộng hệ thống, hiện đại hóa trang thiết bị và một sự thật rất đáng mừng là Nhà Nước Việt Nam trong những năm gần đây đã đầu tư nhiều hơn cho ngành Y Tế. Việc bảo hiểm Y tế đang phát triển (dù có nhiều bất cập) cũng là việc tốt.

Nhưng khác với trước đây, vấn đề ở Việt Nam hiện nay không chỉ còn là số tiền chi trả cho y tế (cả từ phía nhà nước lẫn túi người dân) là đủ. Vấn đề là số tiền đó được dùng để mua gì. Vấn đề là hiệu quả kinh tế của ngành đối với sức khỏe công cộng. Điều này làm cho tôi nhớ đến nước Mỹ, nơi vấn đề chủ yếu là số tiền chi trả khổng lổ; cả lãng phí lẫn không hiệu quả.

Thứ hai là bộ máy quản lý ngành còn nhiều vấn đề từ cấp trung ương đến địa phương. Tôi không có âm mưu tấn công ai cả mà chỉ khẳng định nhiều vấn đề trong ngành có liên quan đến tình hình quản lý trong ngành. Tôi đoán kể cả những cán bộ cao cấp trong ngành sẽ chấp nhận quan điểm này. Lấy một ví dụ cụ thể: tình trạng ở nhiều bệnh viện của Việt Nam còn quá tải. Ở những bệnh viện TW cũng có thể là hậu quả của việc dân muốn lên tuyến trên. Ở những người khác, vấn đề chưa chắc xuất phát từ việc số giường bệnh còn thiếu. Vấn đề là những khuyến khích kinh tế. Việc xây thêm bệnh viện mới chưa giải quyết vấn đề nếu không đề cập đến nguyên nhân cơ bản.

Có lẽ Bộ Y tế vẫn quá thiên về các bác sĩ mà quá xem nhẹ những người có kỹ năng quản lý. Vâng, ở nhiều bệnh viện trong phạm vi cả nước những khuyến khích kinh tế được quan tâm hơn cả sức khỏe của bệnh nhân (vấn đề này là vấn đề quốc tế chứ). Và vâng, tình hình Y đức ở Việt Nam phải được cải thiện nếu muốn nâng cao chất lượng của dịch vụ trong ngành. Tôi cũng như các bạn đã nghe những chuyện sợ lắm về ngành y tế (‘muốn cái chích đau hay không đau,’ ‘muốn sống hay về nhà?’).

Chắc chắn có nhiều cái về ngành Y tế là duy nhất. Thế nhưng, nhiều vấn đề trong ngành rất có liên quan đến những vấn đề trong các ngành khác. Thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình, những vấn đề đối với những khuyến khích tài chính ở các đơn vị dịch vụ và chất lượng quản lý của ngành chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của một ngành y tế hiệu quả.

Trong một bối cảnh như thế này, khi có những vụ án như bác sĩ làm chết bệnh nhân và bỏ xác thì nhiều người muốn ai chịu trách nhiệm. Điều đó dễ hiểu thôi. Tôi chỉ xin nhắc lại cho bạn là dù mọi người đều có trách nhiệm của họ, đại đa số vấn đề trong ngành là thuộc thể chế và quản lý. Trách nhiệm giải trình của bộ Y tế đối với dân nên là ở chỗ cải cách ngành. Những thói xấu ở một số người trong ngành thực sự là bi kịch nhưng chưa chắc một bộ trưởng có thể xóa bỏ ngay được vì những vấn đề này đã có từ lâu. Những vấn đề của ngành có tính hệ thống.

Kết luận

Ở phía sau cuộc khủng hoảng bệnh sởi hôm nay là những vấn đề trong ngành y tế mà đã và đang kéo dài từ lâu. Tôi hy vọng khủng hoảng hôm nay sẽ giúp cả nước tập đề cập những vấn đề này. Trong việc quản lý thông tin, quản lý bệnh viện và quản lý ngành y tế nói chung. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và trách nghiệm giải trình là hai trong những cách điều trị có hứa hẹn nhất. Tôi chỉ lo để điều trị ngành y tế phải điều trị cả bộ máy.
Jonathan London
  (Blog Jonathan London)

'Ra tù, đường đấu tranh còn gian nan'

Ông Cù Huy Hà Vũ tới Hoa Kỳ trực tiếp sau khi ra tù.
Là một người tham gia hoạt động của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, tôi vui khi được biết Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi vừa được ra khỏi nhà tù ở Việt Nam trước thời hạn bản án.

Ít ra giờ đây họ không còn bị vây khuất trong những bức tường tù mà được sum họp cùng gia đình. Tuy nhiên cũng thương tiếc thầy giáo Định đã qua đời sau khi ra khỏi nhà tù không được bao lâu.

Việc Hà Nội thả tù trước hạn định cho thấy những vận động nhằm liên kết nhân quyền vào quan hệ Mỹ-Việt có những kết quả nhất định. Việt Nam đã phải thả người bất đồng chính kiến để có thể phát triển quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, để việc thảo luận về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình dương Trans-Pacific Partnership (TPP) có tiến bộ hơn.

Dù hoan nghênh việc trả tự do cho tù nhân chính trị, những tổ chức bảo vệ nhân quyền và tự do báo chí cũng khuyến cáo Hà Nội không nên dùng tù nhân làm con tin, mà cần thay đổi chính sách để thăng tiến nhân quyền cho dân Việt. Ủy ban Bảo vệ Ký giả – Committee for Protection of Journalists, CPJ – có trụ sở ở New York kêu gọi lãnh đạo Việt Nam sửa đổi chính sách để những tiếng nói bất đồng được cất lên mà không lo sợ phải đối diện với án tù.




Trong chính sách ngoại giao của những quốc gia cộng sản thường có sự việc nhà nước dùng tù nhân chính trị – là những người bất đồng với quan điểm của chính phủ – để thương lượng với phương Tây vì thành phần này được dùng để trao đổi và vì họ cũng là những cái gai cần tống xuất ra khỏi quê hương"
Chuyện thả tù nhân để đáp lại yêu cầu của Hoa Kỳ trong tiến trình phát triển bang giao hai nước đã được Hà Nội sử dụng từ thập niên 1980, khi họ còn giam giữ nhiều nghìn cựu quân cán chính Việt Nam Cộng hòa trong các trại học tập cải tạo.

Trong phỏng vấn với chương trình '60 Minutes' trên đài CBS cách đây 30 năm, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nói nếu Hoa Kỳ nhận tù cải tạo, họ sẽ thả ra ngay. Với đề nghị đó của Hà Nội và sau nhiều năm thương lượng, những người đi học tập cải tạo đã được đến Mỹ qua chương trình H.O.

Mới tháng trước, nhà ngoại giao đặc trách về người Việt ở nước ngoài là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại cũng phát biểu tương tự trong cuộc gặp gỡ với giới chức Canada khi ông nói nếu chính phủ Canada đồng ý bảo lãnh những tù nhân lương tâm, Hà Nội sẽ thả họ ngay.

'Cái gai cần tống xuất'

Trong chính sách ngoại giao của những quốc gia cộng sản thường có sự việc nhà nước dùng tù nhân chính trị – là những người bất đồng với quan điểm của chính phủ – để thương lượng với phương Tây vì thành phần này được dùng để trao đổi và vì họ cũng là những cái gai cần tống xuất ra khỏi quê hương.

Không chỉ Việt Nam đã và đang làm thế. Chính quyền Liên Xô cũ đã tống xuất nhà văn đối kháng Alexander Solzhenitsyn vì những tác phẩm phơi bày sự thật về nhà tù cộng sản; đã đưa nhà khoa học hạt nhân Andrei Sakharov đi đày ở Gorky hẻo lánh vì lên tiếng phản đối Liên Xô xâm lăng Afghanistan, đòi nhân quyền.

Nhiều tù nhân chính trị đang là 'những cái gai' cần tống xuất dưới con mắt của chính phủ, theo tác giả.
Chính quyền cộng sản Trung Quốc năm 2012 trục xuất luật sư khiếm thị Chen Guancheng sang Mỹ. Đầu năm nay, giáo sư Xia Yeliang của khoa kinh tế Đại học Bắc Kinh bị cho thôi việc và tống xuất sang Hoa Kỳ vì tham gia vào Linh Bát Hiến chương kêu gọi dân chủ hóa Trung Quốc.

Hoa Kỳ là nơi cư trú của nhiều người bất đồng chính kiến với chế độ Bắc Kinh, có người đi du học và ở lại sau biến cố Thiên An Môn 1989, có người vượt thoát hay được Mỹ can thiệp để rời Trung Quốc: Chai Ling, Wei Jingsheng, Wang Dan, Tang Baiqiao, Zheng Yi, Harry Wu, Yang Jianli.

Nước Pháp cũng đã đón nhiều nhân vật bất đồng quan điểm với cộng sản Hà Nội hay Bắc Kinh, trong đó có Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên; có Yue Wu, Cai Chongguo, Chen Xuanliang.

Riêng tại Mỹ số người từng phản đối chế độ Hà Nội rất đông, từ thuyền nhân vượt biển đến các bác H.O. và nhiều thành phần khác từng ở tù như Đoàn Văn Toại, Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Viết Hoạt, Mai Văn An, Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sĩ.

Mới nhất là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một người con, cháu của những công thần chế độ đã lên tiếng chống lại sự độc tài của cộng sản nên bị kết án tù. Ông Vũ được cho “đi Mỹ chữa bệnh” vào tuần trước. Nhưng sau khi chữa bệnh, nếu ông muốn trở về thì ước nguyện đó có thực hiện được hay không? Thời gian sẽ là câu trả lời.

Trong quá khứ có trường hợp Hồng y Nguyễn Văn Thuận, một chức sắc của giáo hội công giáo được Hà Nội cho qua Úc trị bịnh nhưng sau đó không được phép trở về.

Sự kiện ông Vũ được đưa thẳng từ nhà tù ra phi trường đi Mỹ cũng giống trường hợp của Luật sư Đoàn Thanh Liêm, bị án tù nhiều năm vì lên tiếng kêu gọi dân chủ hoá đất nước trong thập niên 1990.

'Tiến bộ và giới hạn'

Nhìn vào hai tù nhân phải rời nhà tù đi lưu vong cách nhau 20 năm cho thấy trong khoảng thời gian đó tuy Việt Nam đã có tiến bộ trong tự do kinh tế nhưng tự do chính trị của dân Việt vẫn còn bị giới hạn.




Các phát biểu của quan chức Hà Nội, đặc biệt là của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, cho thấy điều đó. Ông bêu xấu người biểu tình đòi nhân quyền là vì muốn có thêm thu nhập"
Ở Việt Nam ngày nay vẫn còn nhiều người bị giam tù chỉ vì nói lên quan điểm của họ: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Minh Nhật, Trương Duy Nhất v.v…

Nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng Việt Nam thấp về tự do ngôn luận và chính trị. Theo một số tổ chức theo dõi nhân quyền độc lập quốc tế, Việt Nam hiện có ít nhất vài trăm tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, cầm tù hoặc quản chế.

Vì thế, trong 20 năm qua những phong trào tranh đấu cho tự do, nhân quyền đã nở ra trong và ngoài nước với những hoạt động trên đường phố, qua diễn đàn, có lúc tại nghị trường và trước cơ sở ngoại giao của Hà Nội ở những nơi có đông người Việt sinh sống.

Nhiệt tình tham gia là những cựu tù cải tạo, dù trước khi được rời nước họ đã phải ký giấy cam kết không tham gia vào những việc “chống phá đất nước”. Thực tế những ai còn ôm ấp mơ ước tự do dân chủ cho quê hương thì vẫn tiếp tục góp phần bằng cách này hay cách khác.

Với chính sách ngăn cản người dân trong nước tìm kiếm thông tin, không cho phát tán những gì nhà nước gọi là “nhạy cảm”, nên hoạt động đấu tranh ở hải ngoại được ít người trong nước biết đến. Nhưng những đóng góp ở nước ngoài cho dân chủ, nhân quyền có ảnh hưởng đến dư luận quốc tế khiến Hà Nội rất khó chịu.

Chính phủ Việt Nam luôn phủ nhận họ giam giữ tù nhân chính trị. Hà Nội đưa quan điểm những người tranh đấu cho tự do, dân chủ đang bị cầm tù là vì phạm luật, dựa theo các điều 79, 88 và 258 luật hình sự là những điều luật mơ hồ để kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ chính quyền, lợi dụng dân chủ làm hại quyền lợi nhà nước, trong khi những tù nhân chỉ phát biểu quan điểm bất đồng hay chỉ trích Đảng Cộng sản.




Nếu Việt Nam còn những điều luật phản văn minh, ngược xu thế tiến bộ của nhân loại thì những ai thật sự vì một nước Việt Nam tự do dân chủ sẽ còn phải đấu tranh với nhiều gian nan trước mặt"
Với chính sách dùng tù nhân lương tâm để trao đổi với các nước phương Tây, gần đây có cụm từ “tài nguyên nhân quyền” để mỉa mai việc Hà Nội dùng tù nhân để đổi lấy quyền lợi.

Những Dương Thu Hương, Đoàn Thanh Liêm, Đoàn Viết Hoạt, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Đan Quế, Phạm Hồng Sơn, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ đã được Hà Nội biến thành “tài nguyên quốc gia”, không phải để dùng cho việc phát triển đất nước mà là để trao đổi với phương Tây.

Vì thế nếu không có những cải cách luật pháp, hủy bỏ vĩnh viễn các điều 79, 88 và 258 bộ luật Hình sự và đặc biệt từ gốc rễ là điều 4 của Hiến pháp, thì số tù nhân lương tâm ra vào nhà tù ở Việt Nam sẽ không giảm mà còn tăng như những năm gần đây.

Nếu Việt Nam còn những điều luật phản văn minh, ngược xu thế tiến bộ của nhân loại thì những ai thật sự vì một nước Việt Nam tự do dân chủ sẽ còn phải đấu tranh với nhiều gian nan trước mặt.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do đang sinh sống tại California, Hoa Kỳ.
Bùi Văn Phú
Theo BBC

RFA Breaking News: 3 nhà hoạt động từ Việt Nam đến Mỹ vận động tự do báo chí

Theo tin từ các tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam, ba nhà hoạt động gồm nữ nghệ sĩ Kim Chi, cùng các ông Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà đang trên đường từ Việt Nam đến Hoa Kỳ nhằm vận động cho quyền tự do báo chí trong nước.

Tin tức do Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do có được cho biết, 3 nhà hoạt động này sẽ đặt chân đến phi trường quốc tế Dulles của thủ đô Washington DC vào lúc 5:50 chiều nay thứ Sáu 18/04/2014.

kimchi-305.jpg
Nữ Nghệ sĩ Kim Chi
RFA file photo
Được biết, chuyến đi được thực hiện theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ và một số tổ chức cổ súy cho quyền tự do thông tin, nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới.

Nhóm các nhà hoạt động Việt Nam bao gồm các nhà báo độc lập và blogger đến Hoa Kỳ lần này sẽ tham gia vào một chuỗi sinh hoạt để thảo luận về những thử thách đồng thời đưa ra những đề nghị cho việc khởi động một nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

Theo chương trình, phái đoàn sẽ có các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao, Liên Hiệp Quốc, các văn phòng dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, một số tổ chức nhân quyền và một số công ty internet. Các nhà hoạt động cũng sẽ tham dự khóa huấn luyện về truyền thông và an ninh điện tử.

Các nguồn tin thân cận với hoạt động này cũng cho biết thêm là ngoài 3 nhà hoạt động đến được Hoa Kỳ là nghệ sĩ Kim Chi, Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà, một số nhà hoạt động khác đã bị ngăn chận không cho xuất cảnh sang Mỹ đợt này gồm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội, và  cô Anna Huyền Trang, phóng viên truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế.
(RFA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét