- 'VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?' (BBC) - Nếu Trung Quốc 'đối xử ác' hoặc 'bất công' với nhóm người Tân Cương mới bị trả lại, Việt Nam có thể bị coi là 'đồng lõa' vi phạm nhân quyền, theo luật gia từ VN.
- Việt Nam : Phổ biến thông tin nhân quyền, nhiều người bị câu lưu (RFI) - Sáng nay, 19/4/2014, tại Nha Trang, cả chục người bị công an câu lưu khi tham dự buổi cà phê Nhân Quyền lần 3 do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Nha Trang với chủ đề“Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an”. Theo tin giờ chót, phần đông những người bị bắt đã được trả tự do.
- VN công bố danh tính nạn nhân chìm phà (BBC) - Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc công bố danh tính đầy đủ của phụ nữ Việt Nam bị thiệt mạng trong vụ chìm phà Sewol hôm 16/4.
- 'VN quá vội vàng khi trao trả nghi phạm' (BBC) - Việt Nam vội trao trả nghi phạm vụ nổ súng ở Quảng Ninh cho TQ mà không tính đến các nguyên tắc 'chủ quyền quốc gia' và 'nhân đạo', theo nhà quan sát từ trong nước.
- Liệu nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ được xuất cảnh đi Mỹ hay không ? (RFI) - Trong khuôn khổ các hoạt động nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm, một số nhà báo và blogger từ Việt Nam được mời sang tham dự buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 29/04/2014 và một cuộc hội thảo vào ngày 01/05 tại Washington DC, nhằm vận động cho tự do báo chí trong nước.
- Mỹ muốn tịch thu 1 ngôi nhà chọc trời của Iran ở New York (RFI) - Hôm thứ Năm 17/04/2014, một thẩm phán liên bang Mỹ đã phê chuẩn dựán tịch thu ngôi nhà do một hiệp hội Iran sở hữu. Nếu thành hiện thực, đây là vụ tịch thu tài sản lớn nhất tại Mỹ liên quan đến"khủng bố". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran chính thức phản đối tối qua, 18/04.
- Mỹ gia tăng áp lực với Nga về Ukraine (BBC) - Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế khắt khe hơn nhằm vào Nga nếu Moscow không tôn trọng thỏa thuận quốc tế nhằm tháo gỡ căng thẳng tại Ukraine.
- Mỹ tăng áp lực với Nga. Kiev tìm cách đối thoại (RFI) - Hai ngày sau khi đạt được thỏa thuận tại Genève, Washington gây sứcép với Nga để buộc phe thân Nga tại Ukraina tuân thủ ngưng chiếm đóng công sở. Mặc dù chính quyền Kiev đưa ra một số đề nghị mới nhưng phe thân Nga vẫn bất chấp. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Ukraina đang ở trong« giai đoạn quyết định» cho tương lai mọi bên.
- Nam Hàn bắt thuyền trưởng tàu bị đắm (BBC) - Thuyền trưởng chiếc phà bị chìm ngày 16/4 khiến hàng trăm người mất tích đã bị bắt giữ cùng với hai thành viên khác của thủy thủ đoàn.
- Đập thủy điện Xayaburi của Lào nằm trên vùng địa chấn (RFI) - Theo cảnh báo của giới chuyên gia địa chất Thái Lan, dựán đập thủy điện Xayaburi đang được xây dựng tại Lào có thể gây ra nhiều thảm họa cho toàn bộ hệ sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Địa điểm hồ chứa nước nằm những đường nứt địa chất đang hoạt động với nguy cơ xảy ra động đất ở tỷ lệ 1/10.
- Cà phê nhân quyền Nha Trang: 3 blogger bị bắt (RFA) - Ba blogger Mẹ Nấm, Paulo Thành Nguyễn tức Nguyễn Hồ Nhật Thành và blogger Trịnh Kim Tiến đã bị công an thành phố Nha Trang bắt giữ vào sáng hôm nay khi đang chuẩn bị thảo luận về chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an”
- Ba bloggers ở Nha Trang được trả tự do (RFA) - Blogger Paolo Thành Nguyễn: " ... Sau đó họ kêu dân phòng hăm đánh, nhưng mình vẫn đứng đó. Sau đó nữa họ cho côn đồ xăm trổ đầy mình đến nói ‘nợ tiền xe chưa trả’ rồi xông vào đánh. Họ nói gây rối trật tự công cộng nên họ kéo về đồn..."
- Ba nhà hoạt động Việt Nam đến Hoa Kỳ (RFA) - Nữ nghệ sĩ Kim Chi, cùng các ông Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà đã đặt chân đến Hoa Kỳ vào lúc 7:30 tối ngày 18 tháng 4 năm 2014, giờ Washington D.C., theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ, để chuẩn bị cho những cuộc vận động cho quyền tự do báo chí trong nước.
- Ý kiến người bị cấm đi Mỹ vận động cho nền truyền thông độc lập tại Việt Nam (RFA)
- Ts. Phạm Chí Dũng là một trong những người được mời đến Hoa Kỳ tham
dự sinh hoạt ‘Hướng đến một nền báo chí độc lập’ diễn ra vào cuối tháng
tư và đầu tháng năm này. Nhưng cho đến lúc này hộ chiếu của ông vẫn bị
cơ quan chức năng giữ, ông chưa thể lên đường. Gia Minh phỏng vấn Ts.
Phạm Chí Dũng về việc này, vào chiều ngày 19 tháng 4, sau khi 3 nhà hoạt
động khác đã đến được Washington.
- Huế Festival 8 (RFA) - Cứ hai năm một lần Huế lại tổ chức Festval nhằm thúc đẩy du lịch và chấn hưng văn hóa. Mặc Lâm có cuộc trao đồi với TS Trần Đức Anh Sơn, người từng có thời gian tham gia tổ chức Festival Huế trước khi nhận chức phó Viện trưởng Viện Kinh tế xã hội Đà Nẵng
- Máy bay không người lái hạ sát 13 nghi can chủ chiến ở Yemen (VOA) - Giới hữu trách miền trung Yemen cho hay một máy bay không người lái đã hạ sát ít nhất 13 nghi can chủ chiến al-Qaida. Cuộc oanh kính xảy ra ở khu vực Sawma thuộc tỉnh al-Bayda
- Báo TQ: “Việt Nam muốn dùng biện pháp dân sự để giảm xung đột quân sự” (BaoMoi) - (GDVN) - Dư luận TQ tỏ ra lo ngại Việt Nam sẽ tăng cường kiểm soát trên biển, cản trở hoạt động nghề cá phi pháp của họ, nhưng khẳng định sẽ giảm mạnh rủi ro quân sự.
- "Nga có lợi ích ở Biển Đông lớn hơn cả Trung Quốc hay Mỹ" (BaoMoi) - Trong bài bình luận về chuyến thăm Việt Nam ngày 15-16/4 của Ngoại trưởng Nga Seigei Lavrov, tờ The Economist (Mỹ) cho rằng, Nga rất coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam bởi lợi ích của nước này ở Biển Đông rất lớn
- Đổi thái độ về biển Đông, Indonesia hành động ngay (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Tướng Moeldoko, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia (TNI), hôm 16/4 khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
- Hồng Kông khai mạc bảo tàng đầu tiên về thảm sát Thiên An Môn (RFI) - AFP hôm qua, 18/04/2014, loan tin viện bảo tàng đầu tiên về cuộc thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sẽ mở cửa tuần tới. Đây sẽ là bảo tàng đầu tiên trên thế giới dành cho biến cố lịch sử diễn ra cách nay 25 năm. Giám đốc bảo tàng cho biếtông sẵn sàng đối mặt với các thách thức về pháp lý, đe dọa cuộc triển lãm.
- TQ đang 'xác minh' vụ nổ súng ở cửa khẩu (BBC) - Trung Quốc cho biết đang "khẩn trương xác minh" tin về vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trong lúc phía Việt Nam khẳng định đây không phải là một vụ tấn công khủng bố.
- Tiền xây đập Tam Hiệp đi về đâu ? (RFI) - Chính quyền hứa hẹn lượng điện do đập Tam Hiệp sản xuất có thể« chiếu sáng phân nửa đất nước Trung Quốc». Và một khi đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện khổng lồ này sẽ giúp người dân được xài điện với giá rẻ hơn.Tuy nhiên khi thủy điện Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2013, số lượng điện mà công trình này đóng góp vào mạng lưới quốc gia chỉ chiếm có 1,6% mà thôi. Còn về lời hứa giảm giá điện thì vẫn là lời hứa hão, trong khi lợi nhuận của tập đoàn phụ trách xây dựng đập tăng lên vùn vụt.
- Nga bắt đầu bán dầu, khai thác từ Bắc Cực (RFI) - Hôm qua, 18/04/2014, theo Reuters, Tổng thống Nga chào mừng việc khởi sự khai thác dầu tại Bắc Cực, do tập đoàn Gazprom tiến hành. Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tuyên chiến với các mưu toan khai thác dầu mỏ tại lục địa trắng và kêu gọi Liên Hiệp ChâuÂu hành động kiên quyết để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
- Nga: Quần đảo Kurile là (RFI) - Sau Crimée, bàn tay của Nga kéo dài đến tận Thái Bình dương. Hôm qua 18/04/2014, Matxcơva thông báo biến quần đảo Kurile mà Nhật gọi là"lãnh địa phương bắc" thành"tiền đồn" của Nga với hàng trăm căn cứ quân sự sẽ được hoàn tất từ nay đến 2016. Sự kiện này được loan báo trong bối cảnh Tổng thống Obama sắp đến Tokyo để khẳng định liên minh Mỹ-Nhật.
- Cannes 2014: Tài năng trẻ sánh vai đạo diễn kỳ cựu (RFI) - Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes năm nay sẽ quy tụ nhiều ngôi sao màn bạc như Hilary Swank, Nicole Kidman hay Marion Cotillard và những đạo diễn không xa lạ gì với liên hoan phim lớn nhất thế giới này: Ken Loach, hai anh em Daedenne hay Jean-Luc Godard. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều tài năng trẻ trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng.
- Ông Bouteflika đắc cử Tổng thống Algeri lần thứ tư (RFI) - Hôm qua, 18/04/2014, Bộ Nội vụ Algeri ra thông báo Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, 77 tuổi và ở trong tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, đã đắc cử nhiệm kỳ thứ tư với 81,53% số phiếu, sau một cuộc bầu cử bị gần một nửa cử tri tẩy chay và bị đối lập phản đối.
- Bốn phóng viên Pháp bị bắt cóc ở Syria được tự do (RFI) - Bốn phóng viên Pháp bị bắt làm con tin ở Syira vào tháng 06/2013 vừa được trả tự do hôm nay, 19/04/2014, theo thông báo của Tổng thống François Hollande. Trong tuyên bố gởi cho hãng tin AFP, Tổng thống Hollande cho biết là sức khoẻ của bốn nhà báo này vẫn tốt mặc dù điều kiện giam cầm rất khắc nghiệt.
- Obama ra luật cấm vào Mỹ các đại sứ tại LHQ (RFI) - Hôm qua, 18/04/2014, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obma ban hành luật không cấp visa cho các đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, bị coi như là các đe dọa đối với an ninh nước Mỹ hoặc tham gia vào« các hoạt động khủng bố». Đối tượng trước hết của luật này là tân đại diện của Iran tại Liên Hiệp Quốc.
- Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định chiến lược xoay trục sang châu Á (RFI) - Chuyến công du châuÁ vào tuần tới sẽ là dịp để Tổng thống Barack Obama củng cố liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh, vào lúc mà căng thẳng địa chính trị gia tăng trong khu vực này.
- Mỹ-Nhật sẽ giúp ASEAN tăng cường khả năng giám sát trên biển (RFI) - Theo báo chí Nhật, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cùng giúp các nước Đông NamÁ tăng cường khả năng giám sát vùng biển, vào lúc mà căng thẳng trong khu vực gia tăng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
- Hàn Quốc bắt thuyền trưởng Sewol. Đội cấp cứu vào khoan phà bị đắm (RFI) - Vụ phà Sewol bị chìm hôm thứ tư 16/04/2014 tiếp tục gây thương đau cho người dân Hàn Quốc. Đa số nạn nhân là học sinh trung học đi thăm đảo Jeju. Thông tin cuối cùng cho biết 174 người được cứu, 29 người tử vong và 273 người mất tích. Sáng nay, sau ba ngày vật lộn với sóng to gió lơn, một toán người nhái trong số 500 cứu hộ viên đã tiến được vào bên trong khoan tàu và thấy nhiều thi hài. Thuyền trưởng Lee Joon Seok, 69 tuổi, bị bắt.
- Đám phán về hạt nhân của Iran vào tháng tới (RFA) - Iran và các nước lớn sẽ tái tục vòng đàm phán kỹ thuật về chương trình nguyên tử của Tehran vào tháng tới tại New York. Thứ trưởng ngoại giao Abbas Araqchi của Iran cho biết như vừa nêu,
- Tổng thống Nga hoan nghênh lãnh đạo mới của NATO (RFA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng hoan nghênh việc chọn cựu thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg làm tân lãnh đạo của Khối NATO và nói thêm cả hai người từng có quan hệ rất tốt.
- Indonesia mong được chọn tổ chức ASIAD - Thái Lan, Singapore từ chối (RFA)
- Một viên chức của Ủy ban Olympic Indonesia (KOI) cho biết nước này
từng tổ chức sự kiện Asiad cách đây mấy thập niên rồi, và nay họ rất tự
hào nếu được chọn.
Hội đồng Olympic Á Châu, OCA, xác nhận với hãng thông tấn AFP rằng hiện thời Indonesia là ứng viên hàng đầu; tuy nhiên ...
- Tiếp tục tìm nạn nhân tuyết lở ở Everest (RFA) - Một người trong Hiệp hội Cứu Nạn Hy mã Lạp Sơn cho hãng thông tấn AFP biết rằng nhóm tìm kiếm trên bộ đã bắt đầu công tác hồi sáng sớm hôm nay. Trong khi đó máy bay trực thăng của quân đội cũng sẵng sàng để hỗ trợ.
- Lấy mẫu DNA tìm căn cước nạn nhân chìm phà (RFA) - Hôm nay, thân nhân của một số trong hơn 200 học sinh mất tích đã cung cấp mẫu DNA cho cơ quan chức năng để giúp nhận dạng những thi thể được tìm thấy.
- Tổng thống Mỹ sẽ bảo đảm chiến lược tái cân bằng (RFA) - Các trợ lý của tổng thống Barack Obama hôm qua lên tiếng cho hay người đứng đầu Nhà Trắng muốn sử dụng chuyến Á du lần này để tái khẳng định hổ trợ của Mỹ đối với những đồng minh Châu Á, nhấn mạnh vai trò là một cường quốc Thái Bình Dương của Washington ...
- Nhật-Mỹ giúp ASEAN giám sát biển (RFA) - Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ cam kết phối hợp giúp cho những quốc gia Đông Nam Á tăng cường khả năng giám sát biển của họ khi mà tình hình tranh chấp lãnh hải trong khu vực vẫn căng thẳng.
- Tiến trình xử lý dioxin (RFA) - Đến cuối năm 2016 hy vọng tất cả những khu vực bị nhiễm hóa chất dioxin sẽ được làm sạch sau khi tiến hành đào xúc giai đoạn hai. Được biết có 45 nghìn mét khối đất và bùn ô nhiễm dioxin đã được đào và đặt trong một kết cấu bể chứa tại sân bay Đà Nẵng
- Khởi động dự án xử lý dioxin bằng nhiệt năng (RFA) - ... có sự tham dự của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ đang thăm Việt Nam do thượng nghị sĩ Patrick Leahy dẫn đầu, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear…
- Mỹ tiếp tục giúp Việt Nam xử lýđất nhiễm độc dioxin (VOA) - Giới chức chính phủ Mỹ và Việt Nam tham gia buổi lễ đánh dấu giai đoạn kế tiếp của công cuộc dọn sạch Chất Da Cam
- Số nữ sinh trốn thoát vụ bắt cóc ở Nigeria lên đến 44 em (VOA) - Các giới chức hôm thứ Bảy cho hay 85 nữ sinh vẫn mất tích, sau khi những phần tử vũ trang tấn công thị trấn Chibok ở miền đông bắc hôm thứ Hai, và bắt cóc học sinh
- Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói đến lúc phải xem lại nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích (VOA) - Giới hữu trách nói rằng tàu ngầm Bluefin-21 đã cung cấp một số thông tin hữu ích, mặc dù chưa xác định được vị trí của chiếc máy bay bị nạn
- Tổng thống Obama kýluật cấm 1 nhàngoại giao Iran làm đại sứ tại LHQ (VOA) - Luật mà Tổng thống Obama vừa ký hôm thứ Sáu không cho phép bất cứ người nào đe dọa đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ làm đại diện ngoại giao tại Liên hiệp quốc
- Tổng thống Obama suy niệm về Lễ Phục sinh (VOA) - Tổng thống Obama, 1 người Kitô giáo, nói rằng tuần thánh này nhắc nhở chúng ta về 'bổn phận đối với Chúa trong tư cách là con cái của Thiên Chúa, và bổn phận của chúng ta đối với nhau'
- 58 người thiệt mạng trong vụ tấn công trại tị nạn của LHQ ở Nam Sudan (VOA) - Nhiều nạn nhân của vụ tấn công hôm thứ Năm là người sắc tộc Nuer, những tị nạn trong trại ở Bor sau khi giao tranh nổ ra tại nước này hồi cuối năm ngoái
- Tiếp tục tìm kiếm những người Sherpa mất tích vìmưa lũ trên Núi Everest (VOA) - Những người Sherpa được máy bay trực thăng hỗ trợ tiếp tục tìm kiếm 4 người mất tích sau một vụ mưa lũ lớn đã làm ít nhất 12 hướng dẫn viên người Nepal thiệt mạng
- Tổng thống Putin: Bình thường hóa quan hệ tùy thuộc vào phương Tây (VOA) - Tổng thống Nga nói không có gì cản trở việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Tây phương, sau khi các mối quan hệ đã hạ xuống 1 mức thấp vì cuộc đối đầu ở Ukraine
- Tàu container cỡ lớn đầu tiên vào cảng SPCT theo luồng Soài Rạp (BaoMoi) - (TBKTSG Online) – Vào lúc 12g30 trưa nay (19-4), chiếc tàu container đầu tiên vào TPHCM bằng luồng Soài Rạp đã cập cảng SPCT an toàn. Theo kế hoạch ban đầu, con tàu đầu tiên này sẽ là tàu Northern Genius trọng tải 50.000 DWT, nhưng hãng MSC (Pháp) đã gửi đến tàu Xutra Bhum nhỏ hơn. Mặc dù vậy, với TPHCM nói chung và dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước nói riêng, đây vẫn là một “cột mốc” rất quan trọng - khi hải trình ngắn nhất, dễ đi nhất từ biển Đông vào đã thông suốt.
- Nhật Bản quân sự hóa một hòn đảo gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - BizLIVE - Theo hãng tin Reuters hôm 18/04/2014, Nhật Bản triển khai khoảng một trăm quân nhân và radar tại đảo Yonaguni ở cực tây nam nước Nhật, cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư chỉ có 150 km.
- Báo Mỹ: TQ có thể chiếm được Senkaku trong 5 giờ (BaoMoi) - Với 4 tàu đổ bộ lớp Zubr, lính Trung Quốc có thể chớp nhoáng chiếm Senkaku.
- Mỹ - Nhật sẽ giúp ASEAN nâng cao năng lực giám sát Biển Đông (BaoMoi) - Một tờ báo của Nhật cho biết nước này và Mỹ sẽ cam kết hỗ trợ các quốc gia ASEAN tăng cường năng lực giám sát hàng hải trong lúc các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn căng thẳng.
- Indonesia tuyên bố theo dõi chặt chẽ diễn biến trên Biển Đông (BaoMoi) - (Seatimes) Quân đội Indonesia đang xem xét khả năng triển khai binh lính tới các khu vực xung quanh chuỗi đảo tranh chấp trên Biển Đông. Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Indonesia cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên Biển Đông vì nếu xung đột xảy ra, nó có thể sẽ lan sang lãnh thổ Indonesia.
- Biển Đông: Trung Quốc lại dọa nạt bằng hỏa lực mồm, tàu đệm khí (BaoMoi) - (GDVN) - Hỏa lực mồm của Trung Quốc tiếp tục đe dọa các nước Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Đài Loan... bằng việc chuẩn bị biên chế tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng Zubr.
- Trung, Nhật cố hâm nóng quan hệ vì lợi ích kinh tế (BaoMoi) - Bất chấp tình trạng tranh chấp đảo trên biển Hoa Đông, giới lãnh đạo Nhật Bản vẫn xác định Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn và họ đang cố gắng xích lại gần Bắc Kinh hơn.
- Nhật không yên tâm với Trung Quốc dù được Mỹ giúp (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Nhật Bản đang chuẩn bị đưa 100 quân và thiết bị radar đến tiền đồn ở cực Tây, nằm gần Senkaku, trong bước đi có thể chọc giận Trung Quốc.
- Nhật lập căn cứ radar gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Nhật vừa quyết định gửi binh sĩ cùng radar tới đóng quân tại hòn đảo cực tây gần Senkaku/Điếu Ngư, trong động thái có thể làm Trung Quốc nổi giận.
- Cần phải nhắc Trung Quốc phát triển hòa bình! (BaoMoi) - (Petrotimes) – Phát biểu trong một hội nghị chuyên đề do tạp chí Economist (Anh) tổ chức ngày 17/4 tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ trích Trung Quốc đang cố gắng dùng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Âm mưu diệt chủng của CSVN qua chính sách đất đai
Trong lịch sử thế giới cận đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay,
chỉ có hai chế độ đã đặt mục tiêu chính thức là củng cố
quyền lực bằng mọi giá, kể cả việc áp dụng chính sách “diệt
chủng” trên chính nhân dân của mình, đó là chế độ Đức Quốc
Xã và chế độ Cộng Sản.
Có một sự khác nhau giữa việc diệt chủng của chế độ Đức
Quốc Xã và chế độ Cộng Sản. Đức Quốc Xã thì sử dụng bạo
lực trực tiếp trên dân chúng qua sự bắn giết, tiêu diệt dân
chúng bằng súng đạn và võ lực. Cộng Sản thì áp dụng hai
phương pháp: vừa tiêu diệt bằng võ lực vừa tiêu diệt ngấm ngầm
qua các chính sách riêng biệt như chính sách về đất đai, văn
hóa, thực phẩm, và chính sách về quyền lực vô biên để tạo ra
tham nhũng. Cuộc cách mạng vô sản năm 1905-1907, nước Nga đã dẫn
đầu thế giới Cộng sản làm những cuộc tàn sát long trời lở
đất với kết quả là hơn 10 triệu dân bị giết tàn bạo, hoặc bị
bắn hàng loạt, hoặc bị thủ tiêu, hoặc chết trong các trại
tập trung cải tạo. Sau đó, Cộng Sản Trung Hoa cũng vung tay tiêu
diệt sinh mạng nhân dân Trung Hoa không thương tiếc qua các biến
cố Cách Mạng Văn Hóa 1 và 2, Hồng Vệ Binh do Giang Thanh chủ
xướng, rồi hàng loạt các cuộc thay đổi khác, khiến cho khoảng
30 triệu dân biến mất trên mặt đất. Máu chẩy đỏ sông, xương vãi
khắp chốn.
Với Việt Nam, điển hình sớm nhất là đợt Cải Cách Ruộng Đất
để tịch thu đất đai, tài sản của nhân dân vào tay Đảng, với
kết quả là khoảng nửa triệu người bị giết. Sau khi cuộc tấn
công miền Nam Tự Do kết thúc với hơn 2 triệu sinh mạng hy sinh,
Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng ngay những chính sách có tính
cách “diệt chủng”, mà trong đó, nổi bật nhất, là chính sách
Hợp Tác Xã và chính sách Đất Đai. Khi chính sách hợp tác xã
đem lại kết quả tệ hại, khiến cho toàn quốc gần suy sụp, thì
Đảng vội sửa sai để cứu nguy chế độ. Rồi dần dần, Đảng
chuyển qua một chính sách khác, chính sách đất đai với nhiều
quy định thay đổi liên tiếp từ gần hai thập niên. Đến nay, chính
sách này được chính thức hóa trong các văn bản là “các biện
pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai”. Gần đây,
Thông Tư số 16/2010 ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường khẳng định: “Đối tượng bị cưỡng chế hành
chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: cá nhân trong nước, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cơ quan,
tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài; hộ gia đình; cơ sở tôn
giáo bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
(sau đây gọi chung là đối tượng bị xử phạt) đã quá thời hạn
tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các
quyết định mà không tự nguyện chấp hành; cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến việc cưỡng chế hành chính trong lĩnh
vực đất đai.” Tóm lại, sau nhiều năm cưỡng chế liên tục, thì
Đảng Cộng Sản đã chính thức hóa việc “cưỡng chế đất đai” này
trên phương diện quốc gia. Để che dấu âm mưu “bần cùng hóa”
người dân qua việc ăn cướp đất đai này, Đảng cũng đặt ra những
thủ tục bề ngoài để cho dân được khiếu kiện:
1. Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:-
Đơn có chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại,
người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị ký tên trực tiếp; -
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên,
địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu
cầu của người khiếu nại. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa
chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân
bị tố cáo. - Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại,
tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến
nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị. - Đơn chưa được cơ quan
tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được
xử lý theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại, người
tố cáo người phản ánh, kiến nghị cung cấp được tài liệu,
chứng cứ mới.
Thực tế, tất cả các đơn khiếu nại sẽ đều bị bác vì một câu đơn giản như sau:
2. Đơn không đủ điều kiện xử lý: Đơn không đủ điều kiện xử lý
là đơn không đáp ứng các yêu cầu nêu trên; đơn được gửi cho
nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan
hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Có nghĩa là nếu người đứng đơn mà gửi cho nhiều cơ quan, nhiều
người thì sẽ bị bác! Thực tế, vì người bị ăn cướp chẳng
biêt gửi đơn đến đâu để xin giải quyết, thí dụ như bị huyện ăn
cướp, mà gửi lên huyện thì cũng bằng thừa! Nếu gửi trực tiếp
đến Tỉnh, thì Tỉnh lại chỉ đạo xuống huyện! Nếu gửi đơn đến
Trung Ương, thì lập tức bị liệt vào loại thư “gửi cho nhiều
nơi, nhiều người” và dĩ nhiên bị bác!
Chỉ với một câu ngắn như thế là đủ rõ dã tâm của Đảng là
muốn ăn cướp một cách công khai, minh bạch dựa trên bộ luật đã
được soạn thảo một cách tinh vi nhằm bảo vệ cho việc cướp đất
của dân.
Nhưng, nếu chỉ cướp đất của dân, sao lại liên quan đến việc
“diệt chủng”? Theo lời nông dân Đàm Văn Đồng, qua đài RFI, thì
với miếng ruộng của gia đình ông đang có, mỗi năm lợi tức thu
về được trên 316 triệu (US $15,800.00), đủ cho gia đình ông sống
thoải mái. Nhưng khi Nhà Nước cưỡng chế, thì ông được trả lại
có 75,000 đồng (US$3.75) một mét vuông! Rồi đuổi gia đình ông
đến môt nơi mà không một người nào trong gia đình ông có khả
năng sống sót. Vì suốt bao đời sống bên ruộng, nên cả nhà ông
không có khả năng thích hợp với các việc làm mang tính kỹ
thuật hoặc thương mại. Nên không ai có thể kiếm được việc làm,
nhất là trong tình hình tại thành phố, các sinh viên, học sinh
tốt nghiệp muốn có việc làm, phải hối lộ tối thiểu 40 triệu
(US$ 2,000.00) cho một việc làm Y Tá… Bác Sĩ tốt nghiệp muốn
có việc làm phải nộp tối thiểu từ 80 đến 100 triệu (US$
4,000.00 – 5,000.00)! Rồi còn tiền đâu để mua một ngôi nhà mới
với những tiện nghi tối thiểu cho một gia đình, khi nhà hạng
thường ở đô thị cũng là 100,000 đô la Nông dân Đồng còn cho
biết, nếu nhận nhà mới để có “sổ đỏ” thì lập tức trở thành
người mang nợ mấy trăm triệu đồng! Ông ngơ ngác: “Tự dưng, mình
đang là chủ nhà, lại biến thành con nợ! Tiền đâu ra mà trả?”!
Như thế, sau khi được bồi thường để di chuyển, một hộ gia đình
dân quê sẽ biến thành “vô gia cư”, con trai thì phải đi ăn cướp,
ăn trộm, con gái phải đi làm đĩ, bố mẹ, những người chủ ruộng
biến thành ăn mày “lạy ông đi qua, lạy bà đi lại”…Bệnh tật mà
kéo đến thì chỉ có chết rũ xương.
Mới đây, Youtube có chiếu cảnh một người đàn bà có thai bị bỏ
rơi trong bệnh viện Việt-Tiệp, vì không ai chăm sóc, không có
tiền trả viện phí, đã hoại lở hết cả mông, giòi bọ bò ra
lúc nhúc, mà cả bệnh viện lờ đi, không ai thèm ngó, khiến cho
một số những người bán rong động lòng phải quyên góp đóng
tiền cho bệnh viện mới được thuốc men! Chế độ Xã Hội Chủ
Nghĩa lúc này hiện nguyên hình: Mạnh ai nấy sống! Sống chết
mặc bay, tiền thầy bỏ túi!
Khi nghe nói đến việc cưỡng chế đất đai, thế giới thường nhìn
vào vấn đề “Nhà Nước và Đảng Cộng Sản dùng vũ lực cướp đất
nông dân”, chỉ nhìn thấy vấn đề “Cướp và Bóc”, nhưng chưa mấy
ai nhìn sâu vào chính sách “diệt chủng” nằm trong thực tế bị
bỏ quên. Khắp nước, từ miền cực Bắc đến tận cực Nam, đâu đâu
cũng áp dụng luật cưỡng chế đất đai, khiến cho hàng triệu
người lâm vào đường cùng, rồi chết dần mòn trên khắp nẻo
đường quê hương. Từ 15 tỉnh đầu nguồn và khu vực Thác Bản Giốc
hiến dâng cho Trung Cộng, trong đó có hàng trăm ngàn người dân
Việt bị cưỡng bức rời quê, nhường lại cho bọn Trung Cộng, đến
Tây Nguyên nơi dân Việt phải lủ khủ khăn gói quả mướp ra đi, rồi
đến Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương, nơi Tầu Khựa xây dựng hẳn
một làng Tầu, cấm dân Việt héo lánh, và bao nhiêu địa điểm ăn
chơi bến cảng, bãi biển nhượng địa của Tầu….Và còn Cồn Dầu,
Văn Giang, Tiên Lãng, Hưng Yên, Hải Phòng, Từ Liêm, Phủ Thượng..
nhiều không kể xiết, chưa kể những nơi như Thái Bình nơi mà
Đảng cho côn đồ hành hung, giết người bằng xe ủi đất, và bao
nơi khác, khi nông dân bỗng chốc bị gọi lên đồn công an, chỉ một
ngày sau đã chết với lý do “tự tử bằng dây cột giầy”!
Những người dân Việt đáng thương, lỡ sinh ra trên mảnh đất bị
cưỡng chế, là những kẻ vô tội mà vô phúc vì tên họ bị nằm
ngay điểm nhắm của Đảng. Dưới “chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Ưu
Việt”, nơi mà Đảng đặt tên là “Lương Tri của Nhân Loại”, “Cái
Nôi của Văn Minh Nhân Loại”, con người chỉ là con vật để cho
Đảng tùy nghi xử trí. Đảng không cần biết đến nỗi đau của
những con người bị bật rễ ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn. Đảng
không để ý đến tương lai của những gia đình bị cướp ngày làm
loạn. Đảng chẳng quan tâm đến Văn Hóa của Dân Tộc, đến tình
cảm của trai gái nông thôn bị Đảng chia lìa, cắt đứt tàn bạo,
đến sự va chạm của Văn hóa một khi đến một nơi ở mới. Đảng
cũng không thèm lo đến việc học, việc làm của những thế hệ
kế tiếp một khi lìa xa tổ ấm của mình, từ bao đời cha ông gầy
dựng! Đảng còn tàn nhẫn hơn nữa, vô lương hơn nữa, khi đánh
đập dã man những ai không chịu rời xa quê mẹ, còn bỏ tù, tống
giam họ với tội danh “chống lại Nhà nước, chống lại người thi
hành công vụ”! Đảng chỉ cần biết môt điều quan trọng là chiếm
được mảnh đất này rồi, ta sẽ biến thành khách sạn vài sao,
biến thành sân gôn, biến thành siêu thị… nơi ta thu hồ thu liễm,
sống một đời sang trọng như Vua chúa thực dân, đế quốc! Đảng
đã lờ đi hoàn toàn những bánh vẽ mà ngày xưa, thời 1930, kêu
gọi Công-Nông đoàn kết, đánh đổ phú, hào, tiến lên Xã Hội Chủ
Nghĩa! Nhãn hiệu cái búa, cái liềm giờ đã biến mất, chỉ
còn có ngôi sao, ngôi sao Trung Cộng rực rỡ trên lá cờ nhuộm đỏ
máu dân Việt Nam oan khuất.
Trong cuốn phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, ngay đoạn mở
đầu đã dẫn chứng lời của Các Mác: “Chỉ có những con vật mới
không nhìn thấy nỗi đau của đồng loại mà quay lưng, liếm láp
bộ lông của mình”. Thế kỷ hiện tại, cho thấy các Đảng Viên
Cộng Sản Việt Nam còn tệ hơn con vật vì con vật chỉ lo liếm
láp bộ lông của mình, còn Đảng thì ngoài việc liếm láp, còn
thực hiện chính sách “diệt chủng” một cách âm thầm để cho bộ
lông của mình càng ngày càng rực rỡ.
Chu Tất TiếnTheo VRN
Tự do học thuật ở VN như Kampuchea?
Nguyễn văn Tuấn FB
Báo Nhân Dân mới đi một bài (1) phê bình Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan và Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Bài báo này có lí giải khá hơn bài trước. Nhưng tôi thấy lấn cấn đôi ba điều trong bài này vì tác giả hình như có sự ngộ nhận về phương pháp nghiên cứu.Tác giả bài báo đi thẳng vào vấn đề và cho rằng Đỗ Thị Thoan đã sai lầm vì chọn nhóm Mở Miệng làm đối tượng nghiên cứu. Tác giả cho biết bởi vì “Sản phẩm của ‘Mở miệng’ gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất ‘bôi đen’ xã hội.” Từ đó, tác giả cho rằng tác phẩm của họ không có giá trị nghệ thuật, và không đáng để nghiên cứu. Có lẽ đây chính là lí do chính tại sao Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội tước văn bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên mà Trường đã trao cho chị ấy 4 năm trước với số điểm tuyệt đối (10/10).
Những phê phán này có “hơi hám” thời Nhân văn Giai phẩm.
Chẳng hạn như Đỗ Nhuận có lần viết: “Trần Dần đọc nhiều sách Tây trụy lạc, và đã nhiễm phải những tư tưởng phản động của sách báo tư sản phản động Pháp từ hồi đó. Năm 1946 sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Dần cùng bạn bè lập ra nhóm ‘thi sĩ tượng trưng’ và tờ báo Dạ đài. Nhóm này chuyên hút thuốc phiện, chơi gái và làm thơ trụy lạc, bế tắc điên cuồng, giữa không khí cách mạng sôi nổi, lại có một tờ báo lạc điệu như vậy, có người đã phải gọi tờ báo này là tờ Dạ đái, ra được một số rồi chết.” Thật khó ngờ những câu chữ của hơn nửa thế kỉ trước lặp lại ở đây!
Tôi nghĩ đối tượng nghiên cứu không phải là tiêu chí để đánh giá tác giả đúng hay sai trong nghiên cứu. Khi làm nghiên cứu, nhà khoa học phải bắt đầu bằng một giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu; tất cả phần phương pháp và đối tượng nghiên cứu chỉ nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết. Nhà khoa học có nhiều phương pháp và nhiều đối tượng, chứ không phải chỉ một đối tượng duy nhất hay một phương pháp duy nhất. Tôi có thể tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến xương bằng cách chọn các thầy trong Phật giáo ở Việt Nam, nhưng tôi cũng có thể chọn những người trong cộng đồng Amish bên Mĩ. Tương tự, để chứng minh tính cách tân trong thơ ca, tôi có thể chọn thơ Hồ Xuân Hương dù thơ của bà có không ít người xem là tục tĩu. Người ta có thể chọn Võ Phiến và Dương Nghiễm Mậu làm đối tượng nghiên cứu cho dù các nhà văn này bị mang tiếng là “chống Cộng”. Người ta có thể chọn Vũ Trọng Phụng làm đề tài phân tích cho dù tác phẩm của ông từng bị cấm công bố trước 1975 ở miền Bắc. Hay như luận án tiến sĩ của một Việt kiều (Kimberly Hoang) viết về mại dâm ở Việt Nam, một đề tài khá taboo, và chị ấy phải xâm nhập các nhà thổ, mà luận án được giải thưởng. Do đó, tôi nghĩ đối tượng nghiên cứu, tự nó, không phải là tiêu chí để đánh giá luận án của tác giả sai lầm hay đúng. Nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ đối tượng nghiên cứu nào hay phương pháp nào, miễn là đối tượng đó và phương pháp đó giúp cho nhà nghiên cứu có dữ liệu để “yểm trợ” cho kết luận.
Bài báo trên Nhân Dân còn có một nhận xét mà tôi nghĩ là sai. Tác giả viết:
“Ở quốc gia nào cũng vậy, khi phát hiện một Hội đồng chấm luận văn có sai lầm nghiêm trọng thì đều phải thẩm tra lại. Ở CHLB Ðức, trường hợp tước học vị của ông Karl-Theodor zu Guttenberg, là một thí dụ. Năm 2007, luận văn phó tiến sĩ luật của ông được đánh giá rất cao, nhưng sau bốn năm lại phát hiện có sai lầm, Viện kiểm sát phải vào cuộc. Rồi năm 2013, bà Annette Schavan bị tước học vị phó tiến sĩ vì trong luận văn triết học bảo vệ năm 1980, bà đã vi phạm các quy định.”
Tác giả không nói “vi phạm qui định” gì. Xin thưa, hai luận án đó bị rút lại là vì phạm tội đạo văn, chứ chẳng có sai nào cả. Tôi có bình luận trên Tia Sáng từ năm 2011 về vụ zu Guttenberg (2). Ở bất cứ đại học nào (tôi chỉ nói đại học ở các nước tiên tiến), luận án mà đạo văn thì văn bằng sẽ bị rút lại.
Luận án của Nhã Thuyên không có đạo văn. Thật ra, Nhã Thuyên không phạm bất cứ điều gì trong Qui chế cấp bằng của Bộ GDĐT (3). Ấy thế mà Trường ĐHSPHN tước văn bằng thạc sĩ của chị ấy, và đó là một điều bất bình thường. Tôi nghĩ việc thu hồi bằng của Nhã Thuyên chỉ vì chị ấy chọn nhóm Mở Miệng làm chủ đề nghiên cứu là một vi phạm nguyên lí tự do học thuật.
Tinh thần tự do học thuật áp dụng cho giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, tự do học thuật có nghĩa là giảng viên có quyền nghiên cứu bất cứ chủ đề nào mà họ quan tâm, có quyền trình bày những kết quả đó cho sinh viên và đồng nghiệp mà không chịu sự đàn áp hay kiểm duyệt của bất kỳ thế lực nào. Như một tác giả từng viết trên Vietnamnet rằng “Tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng hiến pháp, mà còn là đòn bẩy quan trọng của cải cách giáo dục.” (4)
Xem ra tình hình tự do học thuật ở nước ta chẳng khá hơn gì so với Kampuchea (KPC). Nhà văn Kho Tararith, một fellow của chương trình Harvard Scholars at Risk, cho biết ở KPC nhà văn vẫn bị kiểm duyệt gắt gao. Ông cho biết Hoàng gia Đại học Luật và Kinh tế, các học giả không được viết luận án về những đề tài như tranh chấp đất đai, hay Hội Chữ Thập Đỏ do phu nhân của thủ tướng điều hành. Tuy nhiên, ở Harvard, ông có thể viết bất cứ chủ đề nào. Đó chính là tinh thần của tự do học thuật. Chẳng lẽ tự do học thuật ở Việt Nam mà như Kampuchea sao?
Nguồn thông tin:
(1) Họ đâu cần quan tâm tới khoa học... (http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22905702-ho-dau-can-quan-tam-toi-khoa-hoc.html)
(2) Ứng xử với đạo văn trong học thuật: vấn đề văn hóa khoa học (http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=3867&CategoryID=36)
(3) Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo QĐ số: 33/2007/QĐ-BGDĐT, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng Sáu năm.2007 đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện ; c) Do người không có thẩm quyền cấp ; d) Bị tẩy xóa, sửa chữa ; đ) Để cho người khác sử dụng.
(4) Đòn bẩy tự do học thuật (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/145901/don-bay-tu-do-hoc-thuat.html)
Dân chủ, bắt đầu từ mỗi cá nhân
Song Chi - Nguoiviet
Trong những tính xấu khác nhau của người Việt mà dạo gần đây cũng thường bị dư luận mổ xẻ, có một tính xấu hay nhược điểm có thể gây cản trở nhiều cho công cuộc đấu tranh đòi lại tự do, dân chủ cho đất nước và dân tộc. Ðó là sự thiếu khoan dung, độ lượng, thói đố kỵ, hoặc là một dạng thiếu dân chủ trong tư duy, quan điểm của chính chúng ta.Nói chế độ này, nhà nước này thiếu khoan dung, độ lượng thì đã rõ. Nếu biết nhìn xa, nghĩ rộng, có lẽ đảng và nhà nước cộng sản đã không hành xử như vậy từ sau khi thống nhất được đất nước cho đến tận bây giờ.
Vợ
chồng Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ khi đến thăm văn phòng hãng luật WilmerHale
ngày 16 tháng 4, 2014, sau khi đến Hoa Kỳ. (Hình: BPSOS)
|
Khi là “phe thắng cuộc,” họ đã thi hành hàng loạt chính sách sai lầm, trái nhân tâm như bỏ tù hàng trăm ngàn, hàng triệu dân quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới danh nghĩa đi “học tập cải tạo,” trong đó có nhiều người bị tù hàng chục năm, có những người phải vĩnh viễn gửi xác lại trại cải tạo.
Cướp nhà, đày ải hàng triệu gia đình người dân tại các thành phố lớn miền Nam phải đi kinh tế mới, tiến hành cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp...khiến kinh tế miền Nam sụp đổ nhanh chóng, cả nước trở thành đói nghèo như nhau. Rồi những chính sách tiêu diệt văn hóa, phân biệt về lý lịch, nạn đấu tố, phê bình...khiến hàng triệu người, chủ yếu từ miền Nam phải liều mình bỏ nước ra đi để tìm tự do.
Suốt gần bốn thập niên, sự thiếu khoan dung độ lượng đó vẫn tiếp tục thể hiện trong mọi chính sách đường lối của nhà cầm quyền, từ những dịp lễ lạc ăn mừng các ngày lễ cách mạng, ăn mừng chiến thắng được tổ chức tưng bừng hàng năm. Từ những bài học trong sách giáo khoa cho tới ngôn ngữ trên báo chí, truyền thông và trên cửa miệng quan chức cán bộ các cấp khi viết, nói về cuộc chiến và “phe thua cuộc.”
Một nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa bị bỏ hoang phế bao nhiêu năm, gần đây mới cho phép thân nhân người đã chết được vào chăm sóc sửa sang đôi chút các mộ phần, cho đến những gia đình có con em tử trận vì cầm súng cho chế độ miền Nam, những thương phế binh lặng lẽ sống trong nghèo khó, hờn tủi.
Và mãi đến gần đây dưới sức ép của người dân, nhà cầm quyền mới bắt đầu cho phép nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa nhưng vẫn chưa thật sự công nhận những người lính Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống trong trận hải chiến này là liệt sĩ v.v...
Sự hẹp hòi đó còn thể hiện rất rõ trong những chính sách đối với tù nhân chính trị. Từ tù chính trị có liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa trước đây cho đến các thế hệ tù chính trị, người bất đồng chính kiến, dân oan, nạn nhân của các vụ đàn áp tôn giáo...được gọi chung là tù nhân lương tâm sau này, luôn luôn bị đối xử tàn tệ hơn tù hình sự gấp nhiều lần và hiếm khi nào được đặc xá, thả trước thời hạn.
Chỉ lâu lâu, trước sức ép của dư luận trong và ngoài nước, hoặc vì lý do muốn đổi chác về kinh tế hay quyền lợi gì đó với Hoa Kỳ và phương Tây, nhà cầm quyền mới thả nhỏ giọt vài người. Như gần đây nhất với các tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, Ðinh Ðăng Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ, Vi Ðức Hồi, Nguyễn Tiến Trung.
Sự chậm chạp trong việc cải thiện nhân quyền, thay đổi quan điểm trong nhiều vấn đề là một bằng chứng nữa về sự thiếu khoan dung của nhà cầm quyền. Chưa kể việc làm lơ không sửa sai, thậm chí một lời xin lỗi cũng không có cho dù đã hàng chục năm, đối với những nạn nhân trong các vụ án cải cách ruộng đất, nhân văn Giai phẩm, thảm sát Tết Mậu Thân 1968 v.v...
Nhà cầm quyền thiển cận như vậy nhưng còn người dân thì sao?
Ðiều đáng buồn là sau bao nhiêu năm sống trong một chế độ tồi tệ, kém văn minh, chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều mà không tự ý thức được. Sự hoài nghi, thiếu lòng tin vào những điều tử tế, cái thiện, cái đẹp. Sự đố kỵ, thấy ai hơn mình là không chịu được. Sự thiếu khoan dung trong quan điểm, cách nhìn. Tóm lại là chưa được dân chủ.
Trong ngày thường, tại cơ quan, đi đến nơi này chỗ kia chúng ta đều có thể chứng kiến vô số những ví dụ về điều đó.
Ngay trong những người đang đấu tranh chống lại cái chế độ không có tự do dân chủ, chà đạp nhân quyền này, cũng vẫn có những biểu hiện của sự thiếu dân chủ trong suy nghĩ và hành động.
Từ trong các cộng đồng chống cộng của người Việt ở nước ngoài lâu nay với rất nhiều phe nhóm, đảng phái, nghi kỵ nhau, sẵn sàng chửi bới, chụp mũ nhau là “thân cộng” nhưng rất khó ngồi lại với nhau, tạo thành một thế lực vững mạnh, yểm trợ đồng bào trong nước.
Ðối với những người đã từng thuộc về “phe thắng cuộc,” từng là cán bộ đảng viên hay sinh ra và lớn lên ở miền Bắc XHCN nhưng nhận thức được vấn đề và lên tiếng chống lại chế độ, như nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương...cũng bị người thuộc “phe thua cuộc” nghi kỵ suốt. Còn đối với những người từ trong nước đi ra theo diện tỵ nạn chính trị thời gian gần đây, cũng không phải dễ mà tiếp tục sống và tranh đấu trong lòng cộng đồng.
Gần đây khi Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ quyết định sang Mỹ ngay sau khi được nhà cầm quyền phóng thích khỏi nhà tù, nhiều người cũng đã chỉ trích, lên án, hoặc nhẹ hơn, tỏ ra thất vọng trước quyết định của ông Vũ. Và cho rằng rồi ông Vũ cũng sẽ chìm lỉm, tắt lặng khi sống ở nước ngoài, con đường đấu tranh chính trị coi như chấm dứt.
Những sự phê phán, chỉ trích, thậm chí quy kết ông Vũ đấu tranh cuối cùng chỉ để tìm đường sống ở nước ngoài cho sung sướng hơn, chứng tỏ một số người trong chúng ta không dân chủ trước quyết định của người khác.
Không ai có quyền bắt người khác phải là anh hùng, phải hy sinh cả đời. Cuộc đấu tranh giành lại tự do dân chủ, quyền làm người cho dân tộc Việt Nam là một con đường rất dài, trên hành trình đó có người có thể chỉ đi được một quãng đường, có người dừng lại, có người thay thế, bước tiếp, cũng là điều bình thường.
Hay chuyện những người cứ cho là thuộc phe tiến bộ ở cả trong và ngoài nước, nhưng đôi khi vẫn hành xử chẳng khác nào bọn công an, an ninh, bồi bút, dư luận viên và nhà cầm quyền nói chung.
Nhà cầm quyền dùng đủ mọi chiêu trò để phân tán lực lượng, gây chia rẽ, hạ thấp những người lên tiếng bằng cách chụp mũ họ là dân chủ cuội, nhận tiền của bên ngoài để chống phá hoặc ỡm ờ tung tin một số là người của an ninh cài vào; bôi nhọ, vu khống đời tư họ một cách hèn hạ bỉ ổi...Thì có những lúc chúng ta cũng lại chụp cho nhau những cái mũ là tay sai của an ninh, hay đảng viên của đảng này đảng kia, hoặc chỉ trích, bới móc đời tư của nhau.
Tự do dân chủ trước hết phải bắt đầu từ trong những suy nghĩ, nếp sống, quan điểm hàng ngày, trước mọi vấn đề của xã hội, từ những vấn đề tưởng như chả liên quan gì đến đấu tranh đòi tự do dân chủ, như quyền được ăn mặc, suy nghĩ, sống, yêu và chết khác người, miễn không phạm pháp và không hại tới ai.
Phải thấy rằng những suy nghĩ, hành xử dân chủ, rộng lượng, nhân bản đó không thể ngày một ngày hai mà có, đối với cả một cộng đồng, một dân tộc.
Trong các xã hội tự do, dân chủ và phát triển, người ta sống và thở với cái môi trường đó suốt cả cuộc đời nên trở thành tự giác. Người ta tôn trọng sự khác biệt, sự tự do của người khác, với một tinh thần hết sức dân chủ, hành xử văn mình, suy nghĩ nhân bản.
Còn người Việt Nam chúng ta, thiệt thòi vì chưa kịp là một nước dân chủ, văn minh ngày nào thì đã phải chịu cái nạn của một chế độ tệ hại do Ðảng Cộng Sản cầm quyền suốt bao nhiêu năm, nên không thể không ảnh hưởng. Ðó là chưa nói đến việc chỉ có người Việt sống với nhau trong một đất nước chưa chắc đã tốt như một quốc gia có người nhập cư đến từ nhiều nước, khác nhau về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán...Như vậy con người dễ chấp nhận những sự khác biệt hơn, dễ rộng lòng hơn.
Dù sao, nếu không bắt đầu từ việc xây dựng một ý thức, quan điểm, tư tưởng, cách nhìn cách nghĩ cách sống dân chủ trong mỗi cá nhân, thì khoan hãy tính đến việc xây dựng một quốc gia dân chủ sau này, khi cộng sản sụp đổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét