Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Ngày 21/4/2014 - Indonesia, biển Đông và các đường 11/10/9 vạch - Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương của Đại văn xào Vũ Khiêu

  • OCA im lặng trước tin Indonesia đăng cai ASIAD 2019 (RFA) - Các viên chức lãnh đạo Liên Đoàn Olympic Châu Á – OCA vẫn chưa bình phẩm gì trước tin Indonesia mong muốn được đăng cai Á Vận Hội ASIAD 2019, thay thế cho Việt Nam vừa tuyen bổ bỏ cuộc hồi tuần trước.

  • Tốc độ Internet tại Việt Nam nhanh thứ ba Đông Nam Á
    (RFI)
    - Trong một biểu đồ công bố trên trang facebook ASEAN DNA được báo chí Philippines hôm nay 20/04/2014 trích đăng, tốc độ bình quân của internet tại Việt Nam được xếp thứ ba trong vùng Đông NamÁ, chỉ thua Singapore và Thái Lan. Việt Nam đồng thời nằm trong danh sách ba quốc gia có tốc độ Internet cao hơn mức bình quân toàn khối ASEAN.
  • Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại (RFA) - Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?
  • Sam Rainsy: Sẽ cấp quốc tịch cho người Việt nếu đảng đối lập nắm quyền? (RFA) - Campuchia bắt đầu chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng các cấp. Đảng đối lập Campuchia lâu nay mang tiếng có đường lối vận động tranh cử bài Việt, nay thủ lĩnh đảng này tuyên bố sẽ cấp quốc tịch cho cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Campuchia nếu đảng đối lập lên cầm quyền.
  • Bốn nhà báo Pháp hồi hương sau gần một năm bị bắt làm con tin ở Syria (RFI) - Sau hơn mười tháng bị cầm giữ trong những điều kiện rất khắc nghiệt tại Syria, bốn ký giả Pháp bị một nhóm nổi dậy tại Syria bắt làm con tin đã được trả tự do và về đến Pháp vào sáng nay, 20/04/2014. Điều kiện trả tự do không được công bố, nhưng Tổng thống Pháp khẳng định là Paris không bao giờ trả tiền chuộc.
  • MH370 : Tàu lặn Bluefin được đưa xuống độ sâu gần 4.700 mét (RFI) - Công cuộc tìm kiếm xác chiếc phi cơ Malaysia bị tình nghi nằm dưới đáy Ấn Độ Dương, ngoài khơi nướcÚc hôm nay, 20/04/2014 bước qua ngày thứ 44. Mọi hy vọng hiện tập trung vào một khu vực rộng khoảng 10 cây số vuông, và các manh mối mà chiếc tàu lặn tự động Bluefin-21 có thể tìm được. Với công việc rà soát đáy biển khu vực này sắp hoàn tất, giới tìm kiếm đã quyết định mở rộng tầm hoạt động của phương tiện đang sử dụng.
  • Người Cơ đốc giáo mừng lễ Phục Sinh (VOA) - Các tín đồ Cơ đốc giáo khắp thế giới hôm nay mừng lễ Phục Sinh. Đức Giáo hoàng Phanxicô cử hành Thánh lễ Phục sinh trong lúc hàng vạn tín đồ tụ tập ở Quảng trường Thánh Phê rô
  • Hàn Quốc : Vớt xác nạn nhân đắm phà Sewol (RFI) - Cho tới sáng nay, 20/04/2014, nhân viên cứu hộ Hàn Quốc đã được 19 xác nạn nhân vụ đắm phà Sewol xảy ra cách nay bốn ngày. Do thời tiết xấu, ba ngày sau tai nạn, hơn 500 thợ lặn mới vào được bên trong phà và bắt đầu tìm kiếm nạn nhân. Theo các số liệu mới nhất, 58 người chết và 244 người mất tích trong vụ chìm phà Sewol hôm 16/04/2014.
  • Căng thẳng Nhật Bản – TQ lại gia tăng (RFA) - Tại Đông Á, căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa Nhật Bản với Trung Quốc cũng đang trên đà gia tăng, sau khi Bộ Quốc Phòng Nhật Bản quyết định đưa thêm máy bay và xây một trạm radar quân sự ở các khu vực nằm gần chuổi đảo mà 2 nước đang tranh chấp chủ quyền.
  • Nhật dồn phi cơ trinh sát xuống phía nam đề phòng Trung Quốc (RFI) - Quân đội Nhật Bản vừa quyết định tăng cường năng lực giám sát trên không và trên biển tại khu vực phía nam quần đảo Okinawa. Theo hãng tin Nhật Jiji và Kyodo vào hôm nay, 20/04/2014, một phi đội gồm 4 máy bay trinh sát cảnh báo sớm vừa được triển khai tại căn cứ không quân Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa. Việc dồn lực lượng trinh sát xuống miền nam nằm trong chiến lược tăng cường phòng thủ trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.
  • Nhật Bản khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên"? (BaoMoi) - Tokyo có thế sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ , "đứng ngồi không yên" sau khi khởi lắp một trạm radar mới ngay gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku (Điếu Ngư). Quần đảo này là trung tâm bất đồng giữa hai quốc gia châu Á láng giềng trong những năm gần đây.
  • Miến Điện : Xung đột vũ trang ở bang Kachin làm 22 người thiệt mạng (RFI) - Quân đội Miến Điện, ngày hôm nay, 20/04/2014, thông báo, các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại bang Kachin, ở phía bắc, từ đầu tháng Tư đến nay, đã làmít nhất 22 người thiệt mạng. Hậu quả là viễn cảnh một cuộc ngừng bắn ngày càng xa vời.
  • Ukraina : Nổ súng tại Slaviansk, 4 người thiệt mạng (RFI) - Bốn người chết bị bắn chết gần một chốt kiểm soát gần Slaviansk miền đông Ukraina vào sáng sớm hôm nay (20/04/2014). Trong số các nạn nhân, ba người thuộc thành phần thân Nga. Ba ngày sau thỏa thuận Genève, tình hình tại Ukraina vẫn bế tắc. Phe ly khai thân Nga chiếm đóng toàn bộ các các trụ sở của thành phố Slaviansk và cương quyết từ chối buông súng.
  • Khủng hoảng Ukraina: Mỹ đưa quân tới Ba Lan và Estonia (RFI) - Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina chưa tới hồi kết, Washington xác định tin chuẩn bị tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung và ĐôngÂu. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố trong một vài ngày tới. Theo một số nguồn tin, Mỹ chuẩn bị đưa từ 150 đến 175 binh sĩ đến khu vực, tham dự các cuộc thao diễn quân sự với các đồng minh Ba Lan và Estonia.
  • Ukraine: căng thẳng vẫn diễn ra ở miền Đông (RFA) - Trong ngày Phục Sinh (20/4), căng thẳng vẫn diễn ra ở Ukraine, đặc biệt là tại miền Đông của nước này, nơi đang có tranh chấp giữa lực lượng thân Nga và những nhóm người Ukraine cực đoan.
  • Biến đổi khí hậu và những tác động bất lợi cho Trái Đất (RFA) - Giới khoa học nghiên cứu tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới lại vừa nhấn mạnh thêm cảnh báo về những tác động bất lợi cho Trái Đất và có kêu gọi hành động thực tế nhằm có thể chặn đứng tình hình đáng ngại ấy. Có gì đáng chú ý trong những cảnh báo mới được nêu ra và những hành động cụ thể nào được nói đến?
  • Thỏa thuận quốc tế về Ukraine cókhả thi? (VOA) - Vụ nổ súng gây chết người ở miền đông Ukraine làm tan vỡ thỏa thuận hưu chiến nhân Lễ Phuc Sinh và dường như làm tiêu tan hy vong mong manh sẽ kết thúc nhanh chóng tình hình bất ổn
  • Trung Quốc nổi giận vì Nhật đặt radar sát Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 19-4, Nhật Bản đã bắt đầu kế hoạch mở rộng quân sự xuống các hòn đảo cực tây nam nước này, bằng việc chính thức khởi công xây dựng một trạm radar giám sát trên đảo Yonaguni, nằm ngoài khơi Đài Loan và chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc khoảng 150km.
  • Biển Đông: DOC là gì? (BaoMoi) - Chúng ta được nghe nhiều về cụm từ DOC trong vấn đề Biển Đông nhưng nó là cái gì, nó quy định điều gì, nó có tác động thế nào đến tranh chấp tại Biển Đông thì không phải tài liệu nào cũng ghi rõ.
  • Thái Lan thúc đẩy hình thành COC (BaoMoi) - Báo Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin ngày 20-4, hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ bảy về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông và hội nghị tham vấn quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 sẽ khai mạc tại Pattaya (Thái Lan).

Indonesia, biển Đông và các đường 11/10/9 vạch

Arif Havas Oegroseno

Phan Văn Song chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Nguồn: The Jarkarta Post (09/04/2014)

Có vẻ có một nỗi ám ảnh trong các nhà bình luận chính trị ở châu Á và bên ngoài khi cho rằng Indonesia phải thừa nhận rằng mình là một bên tranh chấp ở biển Đông và do đó, phải từ bỏ vai trò như là một "trung gian hòa giải". Đây quả là chuyện buồn cười dưới góc độ luật pháp quốc tế.
Đây là cách của tôi nắm bắt về vấn đề này.

Thứ nhất, bản chất thật sự của tranh chấp biển Đông, nói dưới dạng đơn giản, là về nước nào làm chủ hàng trăm hòn đảo, đá, rạn san hô, mặt bằng triều thấp và bãi cát ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Các bên tranh chấp là Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đài Loan cũng được nhiều người coi là một bên tranh chấp.
Kể từ khi giành được độc lập, Indonesia chưa bao giờ nghĩ tới việc yêu sách chủ quyền đối với bất kì một trong hàng trăm thể địa lí (feature) ở biển Đông. Ngay cả khi Thủ tướng lúc đó là Djuanda Kartawidjaja tuyên bố vùng nước quần đảo của Indonesia năm 1957, Indonesia cũng không bao gồm quần đảo Trường Sa vào. Indonesia không có bất kì tham vọng lãnh thổ nào trong khu vực này.
Nếu các bên tranh chấp thực sự muốn giải quyết việc nước nào sở hữu thứ gì và ở đâu, họ phải áp dụng các nguyên tắc chung của công pháp và án lệ quốc tế tính từ ngày có phán quyết vụ Las Palmas / Miangas vào năm 1928. Họ không thể sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 vì Công ước này không được vạch ra để giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Thứ hai, nếu (chứ không phải khi) quyền sở hữu của hàng trăm thể địa lí ở biển Đông được xác định thì việc thực hành kế tiếp sẽ là việc phân định các vùng biển từ những thể địa lí này. Nguyên tắc luật pháp quốc tế quy định rằng "đất thống trị biển", do đó, chiều rộng của bất kì khu vực biển nào ở biển Đông phải được dựa trên việc quy từ đất ra.
Luật lệ áp dụng cho việc này nằm trong UNCLOS 1982, cụ thể là Điều 15 (phân định lãnh hải), 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế [EEZ]), 83 (phân định thềm lục địa) và 121 (quy chế về đảo ).
Quy chế về đảo là một khía cạnh rất quan trọng của luật biển trong việc xác định quyền được hưởng vùng biển của một đảo cụ thể. Phái đoàn Trung Quốc tại phiên thứ 19 các thành viên nhà nước của UNCLOS nói rằng theo điều 121 của UNCLOS, đảo đá (rock) nào không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế sẽ không có EEZ hay thềm lục địa.
Vì hầu hết các thể địa lí có tranh chấp đều rơi vào điều này, những gì có thể xảy ra sẽ là các "bong bóng" bao quanh vùng lãnh hải 12 hải lí. Những bong bóng này có khả năng nằm cách xa khó mà chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở biển Đông.
Thứ ba, tất cả các bên tranh chấp đều đã làm cho các tuyên bố chủ quyền của họ hết sức rõ ràng, tuy nhiên không có nước nào trong số đó đã vạch ra tỉ mĩ cơ sở cho yêu sách của mình. Có lẽ lập luận của họ thiếu căn cứ pháp lí nên tiết lộ ra sẽ là thảm hoạ.
Thứ tư, một trong các bên tranh chấp đã đưa ra một mảnh bản đồ với một hình vẽ không nhất quán được biết với tên là đường 9 vạch. Không nhất quán bởi vì đường đó không phải luôn luôn có 9 vạch. Đôi khi lại có 11 hoặc 10 vạch.
Đường nhiều vạch đó không liên tục. Các vạch có vẻ không phải là đường phóng chiếu cho một vùng biển suy từ bất kì thể địa lí nào ở biển Đông. Mảnh bản đồ mà trên đó đường 11/10/9 vạch được vẽ không có tọa độ, không mốc quy chiếu cũng như không có hệ thống trắc địa.
Không ai có thể giải thích dứt khoát liệu bản đồ đó nhằm thể hiện yêu sách chỉ đối với các thể địa lí hay đối với các thể địa lí lẫn các vùng biển hay thậm chí đối với các thể địa lí, vùng biển lẫn biên giới trên biển.
Trong vụ tranh chấp Burkina Faso - Mali toà quy định rằng "Bản đồ [...] mà chỉ dựa trên sự tồn tại của một mình nó [...] không thể tạo nên quyền sở hữu lãnh thổ". Trong việc phân xử vụ Eritrea kiện Yemen, Tòa Công lí Quốc tế phán quyết rằng họ "không sẵn lòng với việc quy ý nghĩa cho các đường chấm chấm. Các kết luận trên cơ sở này do Eritrea thúc giục liên quan đến [...] bản đồ của họ không được chấp nhận".
Trong việc giải thích yêu sách của mình, Trung Quốc đã sử dụng các thuật ngữ không có trong UNCLOS 1982, cụ thể là "vùng biển liên quan" (relevant waters) và "vùng biển liền kề" (adjacent waters). Các nhà bình luận Trung Quốc cũng nói rằng bản đồ này thể hiện quyền lịch sử hoặc vùng nước lịch sử.
Tuy nhiên, trong UNCLOS 1982 chỉ có khái niệm vịnh lịch sử (historic bay) và sở hữu / danh nghĩa lịch sử (historic title) liên quan đến lãnh hải.
Thứ năm, vùng biển Indonesia trong khu vực đó được đường bao ngoài của vành đai lãnh hải 12 hải lí chia thành hai phần. Đường bao ngoài này phát sinh từ đường cơ sở quần đảo đã được nộp cho Liên Hiệp Quốc và được coi là phù hợp với nguyên tắc quần đảo của UNCLOS 1982.
Vùng biển bên trong đường bao ngoài này là lãnh hải của Indonesia và vùng nước quần đảo được gọi là biển Natuna. Vùng biển bên ngoài đường bao ngoài này cho tới ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia là một bộ phận của biển Đông. Indonesia và Malaysia đã nộp hiệp ước về phân định thềm lục địa của hai nước ở biển Đông cho Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc vào tháng 10 năm 1969.
Không một quốc gia đơn lẻ nào đã thách thức tính hợp lệ của hiệp ước lâu 45 năm này [dù] hiệp ước này lấy đi một phần đáng kể của biển Đông.
Thứ sáu, việc Indonesia tuyên bố chính mình là một bên trong tranh chấp biển Đông vì có cái bản đồ 11/10/9 vạch sẽ là vô lí.
Như một vấn đề pháp lí, thực tế và logic cho thấy rằng việc Indonesia sẽ bắt đầu phải che phủ công trình rất chính xác và đúng đắn về mặt pháp lí của mình với một bản đồ không hoàn chỉnh, không chính xác, không nhất quán và có vấn đề về mặt pháp lí là điều không thể hiểu được.
Indonesia đã bày tỏ lập trường về bản đồ nhiều vạch đó trong công hàm gửi Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc vào ngày 08 tháng 7 năm 2010, nêu rằng bản đồ đó thiếu cơ sở pháp lí quốc tế và tương đương với việc làm đảo lộn UNCLOS 1982.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa đã tái khẳng định việc Indonesia bác bỏ tính hợp pháp của bản đồ đó vào ngày 19/3.
Là một nước tuân thủ luật pháp quốc tế, Indonesia luôn luôn bác bỏ bất kì đường nào trên vùng biển mà thiếu cơ sở theo UNCLOS 1982, như Hiệp ước Paris năm 1898 và bản đồ nhiều vạch này.
Trong lĩnh vực luật biển quốc tế, chúng không không có chút giá trị pháp lí nào cả. Không có sự mơ hồ, chiến lược hay gì gì khác.
Thứ bảy, lập luận của một số nhà bình luận như Tiến sĩ Murphy của Mĩ và Tiến sĩ Batongbacal của Philippines cho rằng Indonesia đã đánh mất vai trò của mình như là trung gian hòa giải trong tranh chấp biển Đông là một sai lầm không chữa được. Indonesia không phải là một "trung gian hòa giải" vì tranh chấp chưa bước vào giai đoạn"hòa giải".
Không có bất kì nghi ngờ hợp lí nào là tranh chấp hiện còn đang ở giai đoạn thảo luận, chưa phải hoà giải, theo Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông mới vừa họp cuối tháng 3 tại Singapore.
Việc Indonesia không ngừng tạo thuận lợi trong tiếp cận vòng hai có tên là Hội thảo về Quản lí xung đột tiềm năng ở biển Đông, không nhằm định vị Indonesia như một trung gian hoà giải. Đó là một biện pháp xây dựng lòng tin để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Sự tồn tại đơn thuần của một bản đồ không đầy đủ, không chính xác, không nhất quán và có vấn đề về mặt pháp lí sẽ không buộc Indonesia phải từ bỏ nỗ lực tạo thuận lợi trong xây dựng lòng tin cũng như không đột nhiên làm cho Indonesia đánh mất niềm tin vào công trình chính xác cao, đúng đắn về pháp lí và đã nộp cho LHQ về phân giới biển ở biển Đông của mình.
Tác giả là đại sứ Indonesia tại Bỉ và là chủ tịch Kì họp thứ 20 của các nước thành viên của UNCLOS 1982 cho giai đoạn 2010-2011. Quan điểm trình bày là của riêng tác giả.

Thuốc Đắng - Chúc văn Giỗ tổ Hùng Vương của Đại văn xào Vũ Khiêu

Thuốc Đắng

Tác giả gửi cho Dân Luận
 
Những ngày gần đây trên mạng “lề trái” đăng mấy bài phê ông Vũ Khiêu, người được Đoảng sáng suốt ban tặng danh hiệu Giáo sư, Anh hùng lao động. Trong khi mấy báo “lề phải” thì vưỡn đăng những tin tức đại loại như Sài Gòn khánh thành khu tưởng niệm vua Hùng, trong đó có khắc bài văn của Vũ Khiêu. Lùi lại một chút, số báo tết Giáp Ngọ của chuyên đề Văn nghệ Công an còn đăng một bài ca ngợi ông Vũ Khiêu do chính bà con dâu của ông Vũ Khiêu (GS.TS. Nguyễn Thị Quý) viết, lại còn đăng ảnh đại gia đình ông Khiêu 4 thế hệ tươi như hoa chụp cùng ông Đại tướng Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, như một cách ngầm khoe rằng nhà ta quen nhiều cốp lắm, ai mà dây vào là dại nhé. Người xưa có câu “mẹ hát con khen hay”, qua bài viết ca tụng bố chồng hết lời của bà
Quý thì thiên hạ chỉ còn biết chặc lưỡi “bố chồng… giáng bút, con dâu khen hay”. Ông Khiêu giỏi giang gì thì sớt gúc-gồ thấy toàn bài ca ngợi, nhưng khổ nỗi ở Việt Nam ta khi Đoảng đã khen thì ai dám chê. Mà Đoảng phong ông là giáo sư, Anh hùng lao động rồi cơ mà. Nên nhớ như cô Nhã Thuyên, Đoảng có ý kiến thì đến cái bằng Thạc sỹ học bằng thực học cũng bị thu lại.
Sẽ có bạn thắc mắc, nhỡ đâu Đoảng khen ông Khiêu là đúng thì sao? Vì dân gian có câu “người khôn nói trăm câu cũng phải câu dại, người dại nói trăm câu cũng được câu khôn”. Có lẽ ông Khiêu rơi vào cái xác xuất đúng 1% này. Do vậy, Thuốc Đắng tôi xem lại khoảng mươi tác phẩm ông Khiêu viết từ trước tới nay (khổ, nghỉ hưu rồi, rỗi rãi chả có việc gì mà), về cơ bản mà nói thì “hổng ngửi được”. Để mấy bữa rảnh tôi sẽ có bài viết phân tích sâu. Về cái phần câu đối, văn chúc nọ kia của Vũ tiên sinh thì càng nôn ruột, bài nào cũng “vinh quang thay”, “vẻ vang thay”, “tự hào thay”. Nào là nhân nghĩa sáng soi, nào là toàn dân đoàn kết, sơn hà thịnh trị… toàn những khẩu hiệu sáo không ngửi được, khiến một bạn đọc phải kêu lên rằng: “Xin thôi đi cho, ông Khiêu. Ông suốt ngày được ve vuốt, có biết đâu nỗi khổ của người dân oan khuất nơi vườn hoa, góc phố đòi công lý bao năm nay mà chẳng thấy đâu. Thì đoàn kết ở đâu, thương yêu nỗi gì. Bút tích trên văn bia để lưu dấu cho hậu thế, nào phải chuyện vung bút nói xằng, đừng để lại ở đó những gì mà người dân không muốn đọc, không muốn nghe, vì nó không đúng. Ông quá già và lẫn rồi”.
Cái sự già và lẫn của Vũ tiên sinh còn ở chỗ ông “đọc nhầm” câu đại tự trên hoành phi đình Bình Đà, hoành phi ghi rành rành “Thánh Tổ Siêu Việt”, ông lại đọc thành “Vi Bách Việt Tổ”. Sự “nhầm” của ông còn ở chỗ cái ấn giả ở đền Trần (Hưng Hà - Thái Bình), trên đó có bốn chữ Thượng Nguyên Chu Thị (Họ Chu ở huyện Thượng Nguyên - bên Tầu) mà ông đọc thành Thiên Nhân Hộ Quốc, để đến nỗi Chủ tịch nước phải về khai ấn. Thêm một sự nhầm nữa là ông viết ca ngợi Bình Đà thời Lạc Long Quân: “Đất rồng chầu phượng múa - Phật chở che: Trăm trứng - Trăm con”. Ối giời ơi là giời, đạo Phật mới có chưa đến 2.600 năm, trong khi thời đại Hùng Vương theo truyền thuyết là 4.000 năm, thế mà Phật lại chở che được. Tài quá!
Nhân “dư âm ngày Giỗ Tổ” (là vì các cơ quan ban ngành của Việt Nam nghỉ lễ dài lắm, trước lễ, trong lễ và sau lễ cơ), tìm đọc lại bài chúc văn dâng lên vua Hùng của Vũ Tiên sinh, lại phát hiện một điều là tiên sinh xào xáo kinh người, một bài đem nhân bản ra để đọc, chỉ thay tí ngày tháng, nhuận bút lĩnh đều, lại thuộc hàng “khủng” nữa, vì có dán mác GS, AHLĐ mà. Thật xướng là một đại văn xào. Kính mời quý độc giả xem 2 bài này thì biết.
Năm 2010 Năm 2000
I
Chúng con nay
Sáu mươi ba tỉnh thành: nhớ lại tổ tiên
Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ!
Công ơn Quốc tổ, vẻ vang Hồng Lạc bốn ngàn năm
Hùng khí Thủ đô, rực rỡ Thăng Long mười thế kỷ.
Một vùng rộn rã trống chiêng
Muôn dặm tưng bừng cờ xí!
Trống đồng dội tới, núi sông dậy sấm rền vang
Trống đồng vang lên,Trời đất ngút ngàn linh khí!
Bừng lên nhật nguyệt, mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên…
Rực rỡ sơn hà, Cờ đỏ sao vàng, thênh thang thánh địa.
Thuyền xuôi sóng vỗ, sông ba dòng tưới mát muôn phương
Rồng cuộn, Hổ ngồi, núi trăm ngọn chầu về một phía
Núi mây sừng sững công cha
Sông nước dạt dào nghĩa mẹ! II
Nhớ thuở xưa:
Mẹ từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân
Cha vốn biển cả quật cường mưu trí.
Sánh đôi tài sắc Kim cổ kỳ phùng
Hợp một âm dương uyên ương tuyệt mỹ!
Đẹp gia đình trăm trứng trăm con
Vui sơn thủy một lòng một ý.
Cuộc mưu sinh thử thách muôn vàn
Đường lập nghiệp gian nan xiết chảy
Nào rừng rậm, đầm lầy, vực sâu, núi hiểm… chẳng quản xông pha
Nào kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão giông… lấy gì bảo vệ?
Chia con hai ngả lên đường
Chọn trưởng một ngôi kế vị.
Giang sơn một cõi, sao cho vạn đại trường tồn?
Rừng bể đôi nơi, cùng dựng bốn phương hùng vĩ!
Hiên ngang thay Phù Đổng diệt thù!
Dũng cảm thay Sơn Tinh trị thủy!
Đẹp thay Chữ Đồng Tử! Tình yêu như ngọc sáng gương trong
Giỏi thay Mai An Tiêm! Lao động như dời non lấp bể
Dựng non sông, qua mười tám vương triều
Vững nền móng, để muôn đời thịnh trị
III
Kiên cường bất khuất:
An Dương Vương kế nghiệp, hợp hai bộ tộc vốn thân thương
Âu Lạc quốc hình thành, dựng một cơ đồ thêm tráng lệ
Nước manh giầu, binh hùng mạnh, đánh tan mọi cuộc xâm lăng
Tình với bạn, nghĩa với đời, giữ trọn một niềm chung thủy.
Giận quân giặc bao phen thua trận, dở mưu hèn giả dạng cầu hòa
Bởi vua ta cả dạ tin người, để con gái sa vào qủy kế
Cơ đồ xưa: bỗng chốc tiêu vong
Sự nghiệp mới: cũng thành hủy phế
Cảnh lầm than đè nặng khắp dân gian
Cuộc chiến đấu trải dài bao thế hệ
Gái anh hùng, nào Trưng Nữ, Triệu Trinh
Trai dũng lược, nào Phùng Hưng, Lý Bí!
Ào ào khí thế, cờ Vạn Xuân trao Triệu Việt Vương
Bền bỉ tinh thần, gương Khúc Hạo soi Dương Đình Nghệ
Quét sạch ngoại xâm, sơn hà giành lại, lẫy lừng đại nghiệp Ngô Vương
Dẹp yên nội loạn, đất nước thanh bình, oanh liệt hùng tài Đinh Đế
Dương Thái hậu một lòng vì nước, thay Tiên vương trao áo Hoàng bào
Lê Đại Hành mười đạo ra quân, dìm hoàng tặc dưới dòng Bạch Thủy
Lòng hung dạ tối, Lê Ngoạ Triều hết kiếp hôn quân
Nước cậy dân tin, Lý Thái Tổ lên ngôi hoàng đế
IV
Kể từ đây:
Đạo trị binh đủ phép kinh luân
Tài thao lược hơn đời nhân trí
Ra tay dựng lại, vững vàng thêm cơ nghiệp Vua Hùng
Định hướng đi lên, rực rỡ mãi Vương triều họ Lý
Cùng nhân dân phấn đấu tận tình
Với bạn bè chân thành hữu nghị
Cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng
Ta muốn yên mà người chẳng nể
Giã tâm cướp nước cũng lại như xưa
Quyết trí diệt thù ta đành phải thế
Cứu nước giữ nhà, toàn dân càng rạo rực đồng tâm
Vác giáo mang gươm, cả nước bừng bừng nộ khí!
Sóng Bạch Đằng còn cuồn cuộn thế Ngô Vương
Gió Như Nguyệt đã vang vang lời Thái úy
Hội Diên Hồng rung chuyển trăng sao
Hịch Hưng Đạo sục sôi tướng sĩ!
Nằm gai nếm mật, mười năm ròng, bạt vía lũ Vương Thông.
Lở đất long trời, một trận đánh, tan hồn quân Sĩ Nghị
Thế kỷ hai mươi:
Hồ Chí Minh mở lối, ánh chiếu dương rực sáng cả mây trời
Đảng Cộng sản soi đường, đưa cách mạng ào lên như bão bể
Năm năm tư Pháp thua đại bại
Súng Điện Biên vang dội toàn cầu
Năm bảy nhăm Mỹ cút Ngụy nhào
Cờ đại thắng lẫy lừng thế kỷ
Cả Nam Bắc đập tan đế quốc, chấm dứt bạo quyền
Toàn Đông Tây hết nạn thực dân, không còn nô lệ
V
Thế mới biết:
Nước giàu không chỉ quân lương
Dân mạnh còn nhờ đạo lý!
Quốc Tổ răn: Coi sơn hà xã tắc là thiêng
Bác Hồ dạy: Lấy độc lập tự do làm quý!
Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm nhành, gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ
Dựng cơ đồ, chị ngã em nâng
Cơn hoạn nạn, bầu thương lấy bí
Đủ bốn phương: Nam, Bắc, Tây, Đông
Cả trăm họ: Gái, Trai, Già, Trẻ
Bền lòng yêu nước: Vì nghĩa quên thân
Vững đạo làm người: Đồng tâm nhất trí
Thế gian chìm nổi, coi yêu thương là lẽ sống ở đời
Nhân loại khổ đau, lấy đoàn kết làm phương châm xử thế
Gìn giữ tinh hoa Đại Việt, tiếp thu thêm văn hoá Đông Tây
Nêu cao văn hiến Thăng Long, hoàn thiện mãi quốc hồn nhân trí
VI
Nay gặp buổi:
Đảng ta đổi mới tư duy
Dân ta mở mang kinh tế
Con đường giàu mạnh đã thênh thang
Cuộc sống văn minh càng đẹp đẽ!
Thời cơ thuận lợi đã có nhiều
Thách thức gian nan còn chẳng dễ
Trước chông gai cờ Đảng mở đường
Trong bão gió nhân dân vững trí
Với tinh thần sắc sảo thông minh
Lại truyền thống sáng ngời nhân nghĩa
Noi theo Quốc Tổ, tiếp tiền nhân phẩm chất anh hùng
Học tập Bác Hồ, truyền hậu thế tinh hoa đạo lý
Thủ đô ngàn năm tuổi, cùng toàn dân đẩy mạnh phồn vinh
Cả nước một lòng, với nhân loại hoà bình hữu nghị
Rực muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!
I
Mừng hôm nay:
Trống đồng dội tới,
Núi sông dậy sấm rền vang
Trống đồng vang lên,
Trời đất ngút ngàn linh khí!
Toàn dân giỗ tổ Hùng Vương
Cả nước vui ngày quốc lễ
Rộn rã trống chiêng
Tưng bừng cờ xí!
Bừng lên nhật nguyệt:
Mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên…
Rực rỡ sơn hà:
Cớ đỏ sao vàng, thênh thang thánh địa.
Thuyền xuôi sóng vỗ,
Sông ba dòng tưới mát muôn phương
Hổ lượn rồng bay,
Núi trăm ngọn chầu về một phía
Từ đỉnh cao muôn trượng cơ đồ
Cùng nhìn lại bốn mươi thế kỷ.
Núi mây: sừng sững công cha
Sông nước: dạt dào nghĩa mẹ. II
Nhớ thuở xưa:
Mẹ Âu Cơ
Từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân
Cha Long Quân
Vốn biển cả quật cường mưu trí.
Sánh đôi tài sắc: Kim cổ kỳ phùng
Hợp một âm dương: Uyên ương tuyệt mỹ!
Đẹp gia đình: trăm trứng trăm con
Vui sơn thủy: một lòng một ý.
Cuộc mưu sinh thử thách muôn vàn
Đường lập nghiệp gian nan xiết kể.
Nào rừng rậm, đầm lầy, vực sâu, núi hiểm:
Há quản xông pha
Nào kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão giông:
Lấy gì bảo vệ?
Chia con: hai ngả lên đường
Chọn trưởng: một ngôi kế vị.
Giang sơn một khoảnh, sao cho vạn đại trường tồn?
Rừng bể đôi nơi, cùng dựng bốn phương hùng vĩ!
Hiên ngang thay! Phù Đổng diệt thù!
Dũng cảm thay! Sơn Tinh diệt thủy!
Đẹp thay Chữ Đồng Tử! Tình yêu như ngọc sáng gương trong
Giỏi thay Mai An Tiêm! Lao động như dời non lấp bể
Vẻ vang mười tám vương triều
Rực rỡ một thời thịnh trị
Qua gian nan bao độ nổi chìm
Trải thử thách những hồi hưng phế!
Chi công lao khai phá một thời kỳ
Mà uy lực trải dài bao thế hệ!
Hãy xem như:
Gái anh hùng, Triệu nữ, Trưng vương
Trai dũng lược, Đinh tiên, Lý đế!
Sóng Bạch Đằng cuồn cuộn thế Ngô Vương
Gió Như Nguyệt vang vang lời Thái úy
Hội Diên Hồng rung chuyển cả trăng sao
Hịch Hưng Đạo xốn xang toàn tướng sĩ
Nằm gai nếm mật, mười năm ròng, bạt vía lũ Vương Thông.
Lở đất long trời, một trận đánh, tan hồn quân Sĩ Nghị
Thế kỷ hai mươi:
Cờ giải phóng xua tan bóng tối, danh Bác Hồ vang dậy đông tây
Khắp toàn cầu hết nạn thực dân, mộng đế quốc tan thành mây khói.
Thế mới biết:
Nước giàu, không chỉ quân lương
Dân mạnh, còn nhờ đạo lý:
Coi sơn hà xã tắc là thiêng
Lấy độc lập tự do là quý
III
Chúng con nay:
Sáu mươi mốt tỉnh thành: nhớ lại tổ tiên
Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ
Bốn phương: nam, bắc, tây, đông
Trăm họ: gái, trai, già trẻ
Hân hoan muôn dặm trùng phùng
Kính cẩn một chầu đại lễ
Xin Tổ vương vạn thế linh thiêng
Giúp con cháu ngàn điều chỉ vẽ.
Nay gặp buổi:
Đảng ta đổi mới tư duy
Dân ta mở mang kinh tế
Dù dân gian chưa hết đói nghèo
Dù xã hội vẫn còn nạn tệ
Đường lên giàu mạnh đã thênh thang
Nẻo đến văn minh thêm mới mẻ
Xin cúi nguyện:
Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm cành, gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ
Dựng cơ đồ, chị ngã em nâng
Cơn hoạn nạn, bầu thương lấy bí
Trước tương lai mở rộng tâm hồn,
Vì sự nghiệp nâng cao trí tuệ
Bác Hồ dạy: hoàn thành nhiệm vụ
Vượt mọi khó khăn, thắng mọi quân thù!
Bác Hồ răn: uy vũ coi thường
Chớ ngại nghèo nàn, không ham phú quý!
Dấn thân cho nước, há ngại tử sinh
Hết dạ vì dân, kể gì khó dễ!
Giữ muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!
Thuốc Đắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét