<= Photo: Infonet. – VN đã làm gì để hỗ trợ ngư dân bị đánh cướp? (RFA). Độc giả Phú Hòa bình luận: “Thì đó, đã phát đủ các loại cờ đỏ sao vàng để chứng tỏ chủ quyền đấy. Xem ra thì cái phép đó không giải quyết được vấn đề gì vì ngư dân vẫn cứ bị đánh và tài sản của họ vẫn bị ‘ông bạn vàng’ cướp dài dài. Việt Nam sẽ làm gì để hỗ trợ ngư dân? Thì lại phát thêm cờ“. Ngoài việc “phát thêm cờ”, còn phải cho anh Nghị tuyên bố “VN có chủ quyền không thể tranh cãi” nữa. – Làm sao để ngư dân Việt không bị đánh [cướp]? (BBC). “… ông Phương cho rằng “đây là câu chuyện rất nhạy cảm phức tạp. Tôi nghĩ là nên đưa vấn đề này ra quốc tế,”" ”… ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam nói hiệp hội này đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn can thiệp với phía Trung Quốc để “bảo vệ quyền lợi của ngư dân”.” – Hà Văn Thịnh: Chặt cờ và treo cờ… (Boxitvn).
- Đúng như dự đoán, vẫn mới chỉ có Hội nghề cá VN (chứ không phải Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN) Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam, Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam. Những tin này được NLĐ, TT đồng loạt đưa từ trưa qua với cái tựa nhẹ nhàng vậy, đã được nhiều báo đăng lại, thêm chút “mắm muối”. Như TTVN: Đòi TQ chấm dứt hành động ngang ngược và bồi bồi thường ngư dân VN. – Video: Tàu cá Quảng Ngãi bị [Trung Quốc chặn cướp]
- Hải Tặc ở Hoàng Sa? (DĐCN). – Ai bảo vệ ngư dân? (Nguyễn Văn Tuấn). “Điều đáng nói là những hành động cướp biển / khủng bố này xảy ra chỉ vài tuần sau chuyến viếng thăm Tàu của ngài Chủ tịch Nước và đoàn quân sự Việt Nam. Chắc có lẽ chúng ta không bao giờ biết được những gì được bàn luận và thoả thuận trong chuyến viếng thăm, cũng như chẳng bao giờ biết được những gì được thoả thuận trong cuộc gặp gỡ Thành Đô trước đây. Những gì viết trong thông cáo báo chí chỉ là “phải đạo” thôi. Nhưng những gì xảy ra trong thực tế cho thấy hình như những hội nghị đó chẳng đem lại lợi ích và an toàn gì cho ngư dân Việt Nam“. Chú Tễu giật tít: VẪN CHƯA THẤY ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LÊN TIẾNG VỤ NGƯ DÂN BỊ TẤN CÔNG. Đòi hỏi này coi bộ quá sức của đảng và nhà nước, không thể đáp ứng được đâu. – Lập “đường dây nóng” để mà làm gì? (Phi Vũ). Để nó cho nghe tiếng ngư dân VN bị nó cướp bóc khóc than trong vô vọng? Hay nó cho nghe tiếng đại pháo: - 10 tàu chiến Trung Quốc nã pháo trên Biển Đông (KT).
- Phỏng vấn ông Lương Lê Phương, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: ‘Hiệp định với TQ không phải bùa hộ mệnh’ (BBC). “Thứ nhất phải hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt trên biển. Phải thành lập lực lượng kiểm ngư mạnh, đủ tầm để bảo vệ ngư dân khi đánh bắt xa bờ”.
- HOÀNG SA – KÝ ỨC CỦA MỘT TRƯỞNG ĐẢO (Bùi Văn Bồng). - Trên chuyến tàu đặc biệt ra Trường Sa: “Người của Hải quân” (ANTG).
- TT Obama mời Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Mỹ (RFA). – Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam thăm Mỹ (VOA). – Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ (RFI). – Obama mời Chủ tịch Việt Nam thực hiện một chuyến viếng thăm hiếm hoi (Channel News Asia/ DTD). – Chủ tịch Sang chuẩn bị thăm Hoa Kỳ (BBC). – CÓ VẬN HỘI HAY KHÔNG? (Hồ Hải). – HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 100) : Phân hóa nội bộ chúng nó (!) (Nhật Tuấn).
- Carlyle A. Thayer: Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang (BBC). “Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyên thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược”. – “Tám” về chuyện Chủ tịch Sang sắp đi Hoa Kỳ (Chuacuuthe).
- Có gì lạ khi sự kiện diễn ra đã gần 1 tháng rồi, nay Đại sứ TQ mới tổ chức Họp báo kết quả chuyến thăm TQ của Chủ tịch nước (TTXVN). Nó có liên quan gì không tới trò gây hấn, cướp bóc ngư dân VN trên biển vừa qua, đến chuyến thăm Mỹ sắp tới của CTN VN? ”… Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu cho biết, vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ hai nước. Lập trường hai bên là khác nhau và có bất đồng. Nhưng trong chuyến thăm lần này, hai bên đã thống nhất được những biện pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh, tránh để cho vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ của hai nước“. Vậy chuyện chặt cờ, đánh đập, cướp bóc, tấn công ngư dân trên biển vừa qua là ta đã thống nhất “biện pháp xử lý” như thế với “bạn” rồi à? Nếu đúng như vậy thì cũng nên báo cho ngư dân biết để họ chuyển nghề khác?
- Vùng lên dòng máu Lạc Hồng ơi (DLB). “Sang đến Trung Hoa thỏa thuận chi/ Mà thằng Trung Quốc dám gan lì/ Biển đông nó cướp ngư dân Việt/ Đánh đập dân ta chặt quốc kỳ“. - Trong khi ngư dân đang chống chọi với giặc hàng ngày ở biển Đông, thì Bộ Tư lệnh Đặc công đang bận Trình diễn kỹ, chiến thuật chống khủng bố (QĐND).
- Đối thoại với quân đội nhân dân Việt Nam (Chuacuuthe). – Phạm Trần: Bảo vệ Tổ Quốc cho dân hay cho đảng? (DLB). “… ‘Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới’, cốt sao bảo vệ được quyền thống trị độc tài cho đảng mà quên rằng kẻ thù sau lưng Việt Nam đang đến từ phương Bắc và từ Biển Đông ?” – Uất (DLB). “Một tổ quốc Việt Nam đang quặt quẹo và chờ chết. Một đất nước với hơn ¾ dân số đang lao vào kiếm tiền, cam phận với cái sự ‘độc lập trừ tự do’.”
- Đức Thành: Lát cắt nào để giải quyết nan đề cho Việt Nam (Boxitvn).
- THẾ NƯỚC VIỆT NĂM 1881 – 1883 (Kha Trà Phương).
- Tòa trọng tài xử vụ kiện đường lưỡi bò nhóm họp (PNT). - Philippines tố Trung Quốc biến biển Đông thành ao nhà (TN).
- Nhật phát hiện âm mưu động trời sau tập trận Trung-Nga (ĐV). - Vì sao Nhật Bản “quốc hữu hóa” Senkaku? (KT).
- Trương Đình Trung – Về bài nói chuyện mới phát hiện của cố tổng bí thư Lê Duẩn (Dân Luận). “Cũng chính do sự thiếu viễn kiến mà ông LD đã huy động nhân sự đánh bại phe “chủ hoà” trong Bộ Chính Trị để tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng Miền Nam”; một cuộc chiến tranh đẫm máu với chừng 4 triệu người Việt chết, càng làm suy yếu VN hơn, và tuy cuối cùng thống nhất được Đất Nước, nhưng lại cũng tạo cơ hội cho Trung Hoa bắt tay với Mỹ-Tây Phương để canh tân đất nước của họ“.
<- Trò chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear (Asia Foundation/ DTD). – ‘Chính phủ Mỹ chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng nhân quyền Việt Nam’ (VOA). Cho nên: Nhân quyền sẽ được đề cập trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam (VOA). “Thông cáo của Tòa Bạch Ốc cũng nêu rõ Tổng thống Obama cũng trông đợi thảo luận về vấn đề nhân quyền Việt Nam trong cuộc gặp với ông Sang ngoài các vấn đề khác như biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc hoàn tất thỏa thuận tự về do mậu dịch Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP”.
- Ủy hội Luật gia Quốc tế kêu gọi phóng thích luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sau khi phiên tòa bị hoãn vô thời hạn: Vietnam: ICJ calls for release of human rights lawyer Le Quoc Quan after trial postponed indefinitely (ICJ). – Về việc hoãn phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân: Ngành tòa án nước ta hay thật (Nguyễn Tường Thụy).
- Nghệ sĩ Kim Chi: CHUYỆN CỦA ANH BÙI VIÊN (Bùi Văn Bồng). “Anh rất phục việc cô làm. Nhưng anh thật sự lo cho em. Chúng nó dễ sợ lắm. Anh nghĩ anh em mình còn sống có một đoạn nữa thôi. Để cho họ hành hạ thì khổ lắm…”
- Carl Thayer: Việt Nam: Những vấn đề nóng trong nước và sự đấu đá chính trị nội bộ (Scribd/ DTD)
- RSF kêu gọi chống kiểm duyệt Internet tại Việt Nam (VOA). “RSF cho rằng chính phủ Hà Nội đang gia tăng chiến dịch đàn áp để trấn dẹp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn vì lo sợ những điều tương tự như ‘phong trào Mùa Xuân Ả Rập’ sẽ xảy ra tại Việt Nam”.
- Thư hồi âm từ ngoài nước và trong nước gửi đến ông Đặng văn Việt (Boxitvn).
- UBTVQH cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Sáu, QH Khóa XIII: Cần yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường để QH có căn cứ xem xét, quyết định mô hình chính quyền địa phương trong Hiến pháp (ĐBND).
- Công bố kết quả tín nhiệm các lãnh đạo chủ chốt TP.HCM (TN). – Giám đốc Sở KH&ĐT TP HCM có mức tín nhiệm thấp nhất (PT). – An Giang: GĐ Công an có phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất (TT). – Đà Nẵng: nếu không được tín nhiệm thì phải từ chức (TT). – BÌNH THƯỜNG THÔI !? (TNM).
- Việt Nam: Công an, Y tế, Nhà đất tham nhũng nhất (RFI). “Có đến 72% người được hỏi xác định là ngành cảnh sát tham nhũng nhất, 58% cho rằng đó là ngành y tế và 55% thấy rằng đó là giới công chức”. – Người Việt Nam ít có khả năng từ chối khi bị đòi hối lộ (LĐ). - Ai cho dân niềm tin để chống tham nhũng ? (Tầm Nhìn).
- Thanh Hóa: Chánh án TAND huyện vào tù vì nhận hối lộ (PNTP). – ĐỒNG THÁP: Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên BTV Huyện ủy Lấp Vò cùng bị kỷ luật (PNTP). – RÕ KHỔ CÁI THÂN ÔNG (Nguyễn Duy Xuân). – Tập đoàn, tổng công ty đổ vỡ sao Bộ lại vô can? (Infonet).
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG: “Chuyện lãng phí nói mãi không ngăn chặn được” (PNTP). - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Đút lót, tiêu cực có bắt có xử được mấy đâu… (TN). Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi nhiều năm làm lĩnh vực này trong ngành tài chính, trong Chính phủ, tôi thấy đau lắm. Cuối cùng Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch theo tham mưu của các cơ quan cứ điều chỉnh giá lên cứ vòn vọt, mà không điều chỉnh không được vì mọi thứ đều làm đúng luật hết. Thế là luật dở hay luật đúng mà bắt không được? Các đồng chí phải thấy được thực tế ấy để thay đổi“. – Nguồn tiền nào “sắm” iPad cho đại biểu HĐND? (KT).
- Thái Bình: Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với nông dân (TTXVN). “Dự kiến khu vực xây dựng Quảng trường và Tượng đài ‘Bác Hồ với nông dân’ tại Thái Bình rộng 12-15ha trong khu quy hoạch công viên cây xanh tại phường Hoàng Diệu có diện tích gần 80ha”. Nông dân đói thì ra đó ngồi ngắm tượng, không cần phải ăn!
- Sẽ có “Bà mẹ VN anh hùng” thi đại học (KP). – Các GS nói gì về quy định cộng điểm cho Bà mẹ VN Anh hùng? (Infonet). - Việc cộng điểm cho bà mẹ anh hùng để làm gì ? (Tầm Nhìn). – Luật phải sát cuộc sống (TT). – KỈ LỤC GUINESS (?) (Nguyễn Duy Xuân). – Quái gở (Trần Nhương). “Nếu không khùng thì cũng thuộc diện thiểu năng trí tuệ mới ra cái thông tư quái gở như vậy? Giả dụ có bà mẹ bằng tuổi tôi, năm nay sáu mươi sáu tuổi, có nhu cầu đi học đại học dù được tuyển thẳng, sau 4 năm học ra trường, thử hỏi có cơ quan hay công ty nào lại nhận bà lão bảy mươi vào làm việc? Hay các mẹ đó phải xin việc dưới âm phủ? Hình như cái Bộ Giáo dục không còn việc gì làm nên mới ra cái văn bản như vậy. Một văn bản pháp quy không nhằm phục vụ ai, thì đúng là loại văn bản quái gở...” – THỨ TRƯỞNG QUÁNG GÀ (Sơn Thi Thư). Photo: FB Phong Ronin =>
- NÊN CÓ QUY ĐỊNH GẮN HỘP ĐEN VÀO TỪNG HỘ GIA ĐÌNH (Huỳnh Ngọc Chênh). “Cứ hàng tuần cho công an đến từng hộ gia đình thu hộp đen về mở ra coi, thấy gia đình nào xảy ra các hành vi vi phạm thì đến xử phạt và thu tiền về nộp vào kho bạc. Hộp đen nên mua phát không cho dân, vì khoản tiền thu lại qua xử phạt sẽ vô cùng lớn, lớn đến mức có thể lập ra vài cái Vinashin nữa“. Trang bị cho mỗi gia đình cái camera 360 độ, để giám sát mọi góc cạnh đời sống của dân, lúc đó sẽ tha hồ mà thu tiền phạt!
- Võ Trung Hiếu: Xứ sở hạnh phúc (Quê Choa). “Nước tôi/ Phụ nữ chỉ được mang bầu dưới tuổi ba ba/ Các bà mẹ liệt sỹ được cộng điểm ưu tiên nếu có nhu cầu đi thi đại học/ Vợ lục ví chồng phạt một triệu đồng/ Và đứng thứ nhì thế giới về hạnh phúc...” - ÂY TI EM LIỆT TRUYỆN (Văn Công Hùng). “Té ra tối qua sau khi đọc thông tin vợ mà chiếm dụng của chồng trên 1 triệu là bị xử lý, các bà sợ quá, trả hết thẻ ATM cho chồng, và thế là các ông chồng, sáng nay, mở mắt ra mới bắt đầu đi thực hành cái quyền- lẽ- ra- của- mình- từ-rất-lâu-rồi...”
- TP.HCM không đề xuất cấm mang thai sau 33 tuổi (TT). – Vụ ‘Quá 33 tuổi không được sinh con’: Hoàn toàn không có đề xuất nào như thế! (TN).
- Mù chữ làm chính sách (Xuân VN). “Cảnh sát biển và hải quân núp cả trong đất liền rồi, bộ ngoại giao thông báo bị mất điện dài ngày…chả nhẽ cứ để dân chúng dùng mạng xã hội la làng chửi rủa các cơ quan có trách nhiệm với việc này việc kia sao. Và thế là gần một ngàn dư luận viên từ báo chí, an ninh mạng, tuyên giáo các cơ quan được lệnh thi nhau tung ra các chiêu định hướng dư luận, làm cho cả làng cả nước nháo nhác lên. Các qui định được ban hành dưới dạng ‘đề xuất’, ‘kiến nghị’ tung ra đầy ắp mặt báo“.
- Tòa bắt dân đục tường để vào nhà (DT). “Một trường hợp hiếm gặp xảy ra khi sau tuyên bố của Tòa án thì các hộ dân mất lối đi và không biết bằng cách nào để đi vào ngôi nhà của chính mình…”
- ĐƠN KHIẾU TỐ CỦA CÔNG DÂN NGUYỄN TẤN ÍCH (Hai Lúa). – Công an giao thông quận 9 lạm quyền, thu giữ tài sản công dân trái phép (Chuacuuthe). – Công an huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cấm cản dân đi tìm công lý
- Chủ tịch Đà Nẵng: “Thu ngân sách từ đất rồi cũng vơi đi” (Infonet).
- Dân cần, công bộc ở đâu? (NLĐ). – Bớt gánh nặng cho dân (NLĐ). – Nguyễn Văn Tuấn: Cơn bão dư luận! (Boxitvn).
- Một phóng viên bị xua đuổi, mạt sát (NLĐ). – Báo mạng Việt Nam bị tin tặc tấn công (BBC).
- Hai công nhân bị “chôn sống” ở Hải Phòng: Che sai phạm? (KT).
- Lê Tự: Chảy máu chất…gái (Quê Choa). “Có bao nhiêu giá Việt nam xuất ngoại làm phò thì ai mà thống kê được chứ. Chỉ biết rằng sang Trung quốc, sang Lào, Thái Lan, Cam pu chia…ở đâu cũng thấy ca ve Việt nam. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng từng đã đưa, gái Việt nam đi làm ca ve ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở khu vực Đông nam á này. Sao lại nhục nhã thế hả các cụ ơi. Sao không thấy cụ nào có ý kiến gì thế nhỉ?”
- Đạo đức xã hội hôm nay (RFA). “Xã hội Việt Nam hiện nay, về mặt đạo đức, xuống cấp chưa từng thấy. Tình trạng này đầy tràn những mặt báo ‘lề phải’: Ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó tràn lan, không còn là hiện tượng riêng lẻ, mà cả hệ thống như vậy rồi“. – Những ông Lý, ông Huyện đã ở đâu? (Đào Tuấn).
- Video: Đối thoại chính sách: Hợp tác xã và kinh tế tập thể (VTV).
- Dầu tràn biển Quy Nhơn từ chiếc tàu gỗ chở dầu chìm? (TT).
- LÊ XUÂN NHUẬN * “LIỆT SĨ” HUỲNH THỊ HIỀN (Sơn Trung).
<= Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc vũ trang tận răng biểu dương lực lượng tại Urumqi, Tân Cương ngày 29/06/2013. – Những dân tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc: BÀI 1 : NHỮNG NGƯỜI THIỂU SỐ BỊ GIÁM SÁT (Thụy My).
- Người dân Trung Quốc không tin vào thanh tra từ Pekin (NTDTV/ Kichbu).
- Thương mại đứng đầu nghị trình ngày đầu cuộc đối thoại Mỹ-Trung (VOA). – Đối thoại chiến lược Mỹ-Trung bước sang ngày thứ hai (VOA). – Mỹ-Trung đối thoại Chiến lược-Kinh tế (BBC). “Quan điểm của phía Trung Quốc, như nhiều lần nước này đã trình bày, là phản đối sự can thiệp của ‘nước thứ ba’ tại khu vực và các tranh chấp biển cần được giải quyết song phương giữa các quốc gia trực tiếp liên quan”. – Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi tin tặc (RFI). – Mỹ kêu gọi Trung Quốc “ngừng ăn cắp” (NLĐ). – Bị “ném đá” vì ví Trung – Mỹ như vợ chồng (NLĐ).
- Liên Triều : Đàm phán về Kaesong thất bại (RFI). – Bình Nhưỡng muốn trở lại các đàm phán quốc tế (RFI).
- Tòa án Nga kết tội một luật sư đã chết về tội trốn thuế (VOA). – Tư pháp Nga buộc tội luật gia quá cố Magnitski (RFI).
- Khẩn trương xác minh vụ hai tàu cá bị đập phá (PLTP). - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng nói về nguyên nhân vụ ngư dân bị bắn (GDVN).
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Trừ những kẻ bán nước, còn ai cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” (Soha). - “Thủ đoạn trốn nghĩa vụ quân sự” không thể lừa được quân đội (Soha).
- Biển Đông: Việt Nam có vũ khí khắc chế ‘siêu diệt hạm’ YJ-62 Trung Quốc (Soha). - Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa (ĐV).
- Philippines tố Trung Quốc biến biển Đông thành ao nhà (TN). - Philippines: Đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài không mâu thuẫn COC (GDVN).
- Mỹ sẽ không thiết lập cơ sở đồn trú tại Philippines (PT). – Trung Quốc muốn được Mỹ “bênh vực” (SGTT).
- J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân – Phần I (RFA’s blog). “Nhà
nước đang ra sức hô hào ‘xây dựng nhà nước pháp quyền’ để tránh đi cái
nhãn hiệu thực tế không hề tốt đẹp mà họ không muốn mang chút nào, đó
là nhà nước độc tài cộng sản. Vì thế, nên cũng có luật, có các cơ quan
và luật sư, tòa án… đủ cả. Nhưng dù có đủ cả, thì cũng đều do đảng cộng
sản lãnh đạo tuyệt đối“.
- VỤ NỔ SÚNG TRUY ĐUỔI NGƯỜI KHÔNG ĐỘI NÓN BẢO HIỂM: Công an sẽ trưng cầu giám định pháp y (PLTP).
- Kiềng thiếu chân (TN).
- Nỗi buồn của Chủ tịch Quốc hội qua những phát ngôn (PN Today). - Có công trình giao thông nào không đội giá? (DV). – Tiêu cực làm giá công trình cao ngất (PLTP).
- Lãng phí chỉ “vỡ lở” khi bị tố (VNN).
- Người tài hay cãi (TVN).
– Bà mẹ Anh hùng: Các con đùa phải không? (TVN). Không đùa đâu mẹ ạ! Sắp tới sẽ cộng điểm cho cả các … “bố Việt Nam anh hùng” nữa.
- Vụ ‘hỗn chiến’ trên sông: Nhập nhằng trách nhiệm (VNN). - Khóc cười với tiền đền bù: Trắng tay vì bị lừa (DV).
- Vụ lật tàu tại Hải Dương: Phê bình Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải (DV).
- Khởi tố 4 bị can nguyên là cán bộ quỹ tín dụng (TN). - Nguyên Chánh án TAND H.Mường Lát vào tù (TN). - Kỷ luật Bí thư và Chủ tịch UBND H.Lấp Vò (TN). - Luật sư và giám đốc câu kết lừa đảo (DV).
- Tập Cận Bình và giấc mơ trẻ hóa dân tộc Trung Hoa (Infonet). – Trung Quốc cải tổ nhân sự lớn quân đội (PNT).
KINH TẾ- Lo “sức khỏe” của nền kinh tế (HQ).
- Nhà băng rút vội đơn mua ngoại tệ (VnEco). – 14 ngân hàng đồng thuận bình ổn tỷ giá (TN). – “NHNN đã bơm USD vào thị trường ở mức trần tỷ giá” (Gafin). – “Đô” hạ nhiệt (PNTP).
- Sắp có “làn sóng” giảm lãi suất huy động mới? (KT). – Vay 28 triệu đồng, hai năm sau phải trả… 65 triệu đồng (TN).
- Năm nay lạm phát “đẹp như mơ”? (ĐT).
- Vàng, những câu hỏi không thể trả lời (Nguyễn Vạn Phú). – Đã hạn chế tình trạng “gom” vàng đấu thầu (VnEco). – Nhu cầu vàng chưa giảm (ND). – Giá vàng sụt giảm có ý nghĩa gì? (Gafin). – Vàng đấu thầu tiếp tục bán chạy (TBKTSG). – Vàng đấu thầu đắt khách dù thị trường trầm lắng (ĐT). – NHNN chào bán tiếp 26.000 lượng vàng phiên 12/7 (Gafin). – TCTD chỉ được giữ hộ vàng khi NHNN cấp phép (Vietstock). – Cấm sử dụng trái phép vàng giữ hộ dân (VNE). – Lại ‘mở đường’ cho dịch vụ giữ hộ vàng? (Zing).
- Chỉ 3 DNNN được đề nghị vay gói 30.000 tỷ đồng (TTXVN).
- Nhiều trung tâm thương mại đóng cửa vì ế ẩm (VNE).
- Được, mất khi tham gia TPP (NLĐ). – Lo doanh nghiệp da giày không có lợi nhiều từ TPP (TBKTSG).
- Tháo gỡ khó khăn cho nông dân (NLĐ).
- Lại “chuyển ngược” khoai tây Trung Quốc lên Đà Lạt (ND). – Xâm nhập “trạm trung chuyển” nông sản Trung Quốc (PNTP). Kho hàng chất hành khô “made in China” của một cơ sở trên đường Lê Anh Tông, TP. Bắc Ninh =>
- Giật mình với thói xài hàng hiệu của người Việt (NĐT).
- Tập đoàn dược
- Doanh số bán bảng gia tăng, máy tính để bàn giảm (VOA).
- Pháp: Tu sửa các lò phản ứng tốn 70 tỷ euro (RFI).
- Thoái vốn khỏi ngân hàng: Đường xa vạn dặm! (Công thương).
- 26.000 lượng vàng đấu thầu được mua hết (SGGP).- Tăng phiên thứ 4 liên tiếp, giá vàng chạm mức cao nhất 3 tuần (CF). - Ngân hàng giữ hộ vàng phải được cấp phép (PLTP).
- Lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro (PLTP).
- TS.Phạm Sỹ Liêm:Giải quyết một tí, rồi cúng tiền cho chuyện khác (ĐV). - Chính phủ yêu cầu ngân hàng sớm giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng (VnM).
- Xăng dầu lại sắp tăng giá? (Infonet).
- Đổi mới tư duy đầu tư phát triển (TN). - Hải Phòng phấn đấu đến 2015 thành TP công nghiệp (PLTP). - Hải Phòng cần khẳng định vai trò đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (SGGP).
- Người tiêu dùng trong nước giảm ăn thịt nhập khẩu (DV). - Quyền lợi người tiêu dùng còn bị bỏ quên (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Cú giãy cuối cùng của nền phê bình chỉnh huấn (pro&contra).
- Đoàn Ánh Dương về Nhã Thuyên (Nhị Linh).
- Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật (Mạn Đàm) (Du Tư Lê).
- Hai con chim, hai thời đại (Trần Đình Sử).
- 5.000 Từ Việt – Cham thông dụng: Gợi ý phiên âm (Inrasara).
<- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hạnh phúc bây giờ và ở đây (NĐT).
- Phan Việt: Những bước chân trên hành trình nội tâm (ND). – Nhà văn Phan Việt: Bất hạnh là một tài sản (GD&TĐ).
- Thu hồi đĩa Bụi đời Chợ Lớn (BBC). “Nghe nói phim bị cấm nên cũng tò mò muốn xem như thế nào, chưa kịp tải trên mạng nên tiện có đĩa mua xem cho biết”. – Công ty Thiên Ngân xin chịu trách nhiệm về sự cố ‘Bụi đời Chợ Lớn’ (TN). – Vụ phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị phát tán: Thanh tra bộ, sở chờ nhau! (NLĐ).
- Đan Trường và bầu Hoàng Tuấn “tố” fan nữ “tống tiền” (TT).
- Arsenal ở chỗ “độc” và được bảo vệ tận răng (TN).
- Bóng đá : Giá Messi gấp đôi Ronaldo (RFI).
- Thu hồi băng đĩa lậu Bụi đời Chợ Lớn (SGGP).
- Vụ đội U-13 PVF bị loại khỏi giải: PVF sẽ kiện ban tổ chức giải! (PLTP). - PVF sẽ khiếu kiện Ban tổ chức giải bóng đá U13 (GDVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Vì sao trường chất lượng cao bị phản đối? (NLĐ).
- Nhiều trường đại học dự kiến mức điểm chuẩn (DT).
- Tạm dừng mở mới khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo GV trình độ CĐ, ĐH (GD&TĐ).
- Thí sinh thi nhờ ở các trường tổ chức thi: Bộc lộ nhiều bất hợp lý (CAND). – Cho thi nhờ ĐH, “thiệt đơn thiệt kép” (GD&TĐ).
- GS Văn Như Cương: Chống tiêu cực trong thi cử phải từ gốc (VOV). – Thí sinh đỗ ĐH sẽ phải đối chiếu chữ viết bài thi và hồ sơ (Tiin).
- Giả mạo danh nghĩa Bộ GD&ĐT tư vấn tuyển sinh du học (GD&TĐ).
- Trường nỗ lực giúp sinh viên kiếm việc (GD&TĐ).
- Vì sao khó nói đúng giọng khi học ngoại ngữ? (GD&TĐ).
- GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn được tài trợ 1 triệu USD (TP). - Hai nhà khoa học Việt Nam được vinh danh bởi quỹ Simons (ĐCV). =>
- Mĩ: siêu cường trong lĩnh vực giáo dục (russ.ru/ TCPT).
- Giáo sư Nhật tìm ra chất dùng làm thuốc chống AIDS (TTXVN).
- Bắc Cực sắp bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Thế giới sẽ kết thúc vào năm 2 00 000 2013? (Inosmi/ Kichbu). “Tất cả các loài thực vật và động vật sẽ biến mất khỏi Trái đất, và kế thừa chúng sẽ là các vi sinh vật nhỏ bé, và sau đó cuộc sống sẽ biến mất hoàn toàn, một nghiên cứu mới khẳng định“.
- ĐH Kiểm sát vượt khúc mắc pháp lý (PLTP).
- Đừng gây áp lực cho con (Tin tức).
- Khi “thánh đường” y khoa bị vấy bẩn (SGTT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Giấu dịch vì sợ thành tích thấp! (NLĐ).
- Sản xuất dầu ăn bằng đậu phộng trộn… lốp xe! (NLĐ).
- Vụ nữ sinh viên tử nạn do nước cuốn: Hiện trường thay đổi (NLĐ).
- Vụ CN vệ sinh bị tông chết: Nhân chứng bức xúc! (NLĐ).
- Nằm ì trong cảng, tàu kiểm ngư cản trở tàu dân (PLTP).
<- Ì ạch cứu hộ tàu lửa (NLĐ). – Vụ lật tàu ở Hải Dương: Máy cẩu chuyên dụng cỡ “khủng” cũng gặp khó (DT).
- Video: Vụ sữa Danlait: “Khổ chủ” đòi bồi thường 1 tỷ (VTV).
- Video: Trao đổi với GS.TS Nguyễn Đình Cử về dân số (VTV).
- Đời kỹ nữ – Kỳ 4: Mộng tri âm (TN). – Hơn 100 ổ mại dâm ở Hà Nội bị triệt phá (VNE).
- Giếng gom nước thải dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè đầy ‘khuyết tật’ (TN). – “Hố tử thần” xuất hiện trên đường Trường Sa (NLĐ).
- “Tôn Ngộ Không” muốn sang VN làm Đại sứ bảo vệ động vật hoang dã (TN).
- Nỗi thống khổ của du khách Trung Quốc tại Paris (RFI). “Bọn tội phạm hay chú ý vào khách du lịch Trung Quốc là vì đây cũng là những khách hàng ‘sộp’ nhất tại các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysée, nơi hiện diện của nhiều thương hiệu sang trọng nổi tiếng như Gucci, Vuitton…”
- Video: Tiết lộ động trời ở nhà hàng Pháp (VTV).
- Kế hoạch 5 năm để cải thiện an toàn tại các xưởng may Bangladesh (VOA).
- Canada : Dân Lac-Megantic phẫn nộ với lãnh đạo công ty xe lửa bị tai nạn (RFI).
- Tòa Ấn Độ hoãn phán quyết đối với thiếu niên vụ hãm hiếp năm ngoái (VOA).
- Tàu giã cào tận diệt hải sản ven bờ (PLTP). - Máu và nước mắt nghề… ngao (DV).
- Thủy thủ buôn lậu súng hơi (TN).
- Mưa bão dữ dội ở Trung Quốc (TN).
QUỐC TẾ- Ai Cập ra lệnh bắt các lãnh đạo phong trào Huynh đệ Hồi giáo (VOA). – Ai Cập: Tân Thủ tướng nỗ lực lập chính phủ chuyển tiếp (RFI). – Ai Cập trước nguy cơ bạo lực Hồi giáo (RFI). “Theo chuyên gia Ayari, Huynh Đệ Hồi Giáo có tính chính đáng dân chủ (bởi vì đã được dân bầu lên qua bầu cử tự do), nhưng lại không có tính chính đáng của cuộc cách mạng, cũng như tính chính đáng của một bộ máy kỷ trị. Chính vì đã hành xử quyền lực một cách áp đặt, mà phe Hồi giáo Ai Cập đã bị dân chúng phản đối, tẩy chay”. – Bất bình đẳng xã hội – mầm mống bất ổn ở Ai Cập (TTXVN). – Người Ai Cập trút giận lên Mỹ (NLĐ). – Một tư lệnh quân đội Ai Cập bị ám sát hụt tại Sinai (TTXVN). – Nga mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ với Ai Cập (TTXVN).
- Israel-Ai Cập triển khai chiến dịch quân sự lớn ở Sinai (TTXVN).
- Nghi can vụ đánh bom Boston tuyên bố vô tội (VOA). =>
- Hy Lạp : Đài truyền hình nhà nước hoạt động trở lại (RFI).
- Tiết lộ thông tin: E.Snowden « không sợ », không hối tiếc (RFI). – Cuba tránh khiêu khích Mỹ trong vụ Snowden (RFI). – Pháp: Google, Yahoo và Apple bị kiện nhân vụ Snowden (RFI).
- Thủ tướng Luxembourg từ chức do bê bối nghe trộm (RFI).
- Quân đội Trung Quốc chuẩn bị cải tổ nhân sự (TN).
- Tổng thư ký LHQ bênh vực người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện (VOA).
- Venezuela kêu gọi người dân “bỏ” Facebook (NLĐ).
- Quân chính phủ Syria tấn công phá hủy 2 xe tải vũ khí của phiến quân (GDVN). - Al-Qaeda “tiêu diệt” chỉ huy quân nổi dậy Syria (KT). - Anh viện trợ vũ khí cho phiến quân Syria chống Assad phải hỏi Quốc hội (GDVN). - Nga bác bỏ cáo buộc ngăn cản điều tra vũ khí tại Syria (VOV). - Nga tố cáo phương Tây gây khó vụ điều tra ở Syria (TTXVN).
- Quân đội Israel huấn luyện kỹ năng chiến đấu chống Hezbollah (GDVN). - 14.000 binh sỹ Israel bị bỏ tù mỗi năm (Tin tức). - Quân đội Israel xây dựng tường an ninh trên biển (TTXVN).
- Các vụ bắt giữ tại Ai Cập gây khó cho giải quyết khủng hoảng (VOV). - Mỹ chuẩn bị gửi chiến đấu cơ F16 tới Ai Cập (Gafin).
- Mexico cho Mỹ đặt thiết bị theo dõi (PLTP).
- Thủ tướng Luxembourg từ chức (VOV).
* RFA: + Sáng 11-07-2013; + Tối 11-07-2013* RFI: 11-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 11/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 11/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 11/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 11/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 11/07/2013; + 360 độ Thể thao – 11/07/2013; + Thể thao 24/7 – 11/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 11/07/2013; + Thời tiết du lịch – 11/07/2013; + Thời sự 12h – 11/07/2013; + Thời sự 19h – 11/07/2013.
1891. TRUNG QUỐC TRƯỚC SỨC ÉP KINH TẾ-XÃ HỘI
Thứ Ba, ngày 9/7/2013
TTXVN (Hồng Công 8/7)
Sau khi Cục Thống kế Quốc gia Trung Quốc đưa ra những số liệu kinh tế tháng 4/2013 khá thất vọng, Bộ Tài chính mróc này đã cho công bố tình hình thu, chi ngân sách của cả nước trong tháng 4/2013 không mấy lý tưởng. Theo Bộ Tài chính, trong tháng 4/2013, thu nhập ngân sách nhà nước của cả Trung Quốc là 1.243,1 tỉ nhân dân tệ (NDT), tăng 65,7 tỉ NDT, tương đương 6,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu ngân sách của trung ương là 535,7 tỉ NDT, giảm 2,2%; thu ngân sách địa phương là 607,4 tỉ NDT, tăng 14,7%? Thu ngân sách từ thuế trong tổng ngân sách là 1.016, 9 tỉ NDT, tăng 7,9%.
Hãng tin Bình luận Trung Quốc của Hồng Công dẫn nguồn tin của Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết thu ngân sách tháng 4/2013 giảm so với tháng 3/2013 chủ yếu là phần thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng rất ít, phần thu từ thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu giảm xuống… Trong khi đó, thu ngân sách địa phương tăng lên chủ yếu là do giá trị giao dịch bất động sản tăng mạnh kéo theo sự gia tăng tương ứng từ việc thu các loại thuế liên quan ở địa phương.
Trong một bài viết đăng trên báo Chứng khoán Thượng Hải mới đây, nhà bình luận tài chính Chu Tử Huân cho rằng việc thu ngân sách của Trung Quốc giảm xuống liên quan chặt chẽ với việc nước này thiếu điểm sáng về kinh tế vĩ mô. Mặc dù tốc độ sản xuất công nghiệp tháng 4 phục hồi nhẹ so với tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn dự báo của thị trường, tốc độ tăng trưởng về đầu tư vốn đóng vai trò tương đối lớn trong việc dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cũng không được như mong đợi. Số liệu kinh tế tháng 4/2013 do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 13/5 tương đối phù hợp với số liệu Quản lý Sức mua PMI, dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi yếu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống đương nhiên sẽ kéo theo sự sụt giảm về thu ngân sách.
Điều đáng chú ý là thu ngân sách giảm, nhưng chi ngân sách vẫn tăng tương đối nhanh. Trong tháng 4, chi ngân sách của cả nước Trung Quốc đạt 930,8 tỉ NDT, tăng 142,2 tỉ NDT so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 18%. Trong đó, chi ngân sách nhà nước là 158,8 tỉ NDT, tăng 10,5%; chi ngân sách địa phương là 772 tỉ NDT, tăng 19,7%. Chi trong lĩnh vực dân sinh là trọng điểm.
Nhìn lại quá khứ sẽ thấy, nhiều năm gần đây thu ngân sách của Trung Quốc luôn duy trì đà tăng ở mức cao, từ 20%-30%, ví dụ như năm 2011 là 24,8%. Năm 2012, tuy giảm xuống, còn 12,8%, nhưng vẫn giữ được ở mức 2 con số. Trong dự toán năm nay, mục tiêu thu ngân sách cả nước của Trung Quốc là 12.663 tỉ NDT, tăng 8% so với năm 2012. Như vậy, đà tăng đã giảm xuống mức 1 con số. Nhưng thu ngân sách tháng 4/2013 rõ ràng là thấp hơn mức 8%. Thậm chí, thu ngân sách nhà nước còn tăng trưởng âm.
Có thể dự đoán, việc thu ngân sách của Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp sẽ trở thành trạng thái thường xuyên và từ nay về sau sẽ nằm ở mức ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng GDP. Đồng thời, do vấn đề dân sinh, chi ngân sách duy trì mức tăng trưởng tương đối cao. Thu, chi ngân sách hình thành xu hướng một giảm một tăng, gây áp lực lớn hơn cho vấn đề cân bằng tài chính. Vì vậy, sau kỳ họp Lưỡng hội (Hội nghị Chính trị Hiệp thương và Quốc hội) vào tháng 3/2013, tân Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei) đã không giấu vẻ lo ngại nói rằng “Hiện nay, tăng trưởng về chi ngân sách rất nhanh, trong khi tăng trưởng về thu ngân sách từ nay về sau, tôi dự đoán sẽ ở mức 1 con số, khó có thể xuất hiện khả năng tăng mạnh. Áp lực đối với trong nước ở phương diện này quả thực là áp lực thực chất”. Theo Chu Tử Huân, điều mà Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ lo ngại chính là quy mô thâm hụt ngân sách gia tăng nhanh chóng. Thâm hụt ngân sách theo dự đoán của Trung Quốc năm 2013 đạt mức kỉ lục là 1.200 tỉ NDT, tăng 50% so với mức thâm hụt thực tế của năm 2012. Xu thế thâm hụt ngân sách gia tăng rõ ràng là hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu “cân bằng ổn định tài chính”.
Đà tăng về thu ngân sách chậm lại trở thành nỗi đau “chặt chân chặt tay” đối với chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương, đặc biệt là đối với một số địa phương khó khăn tài chính nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến chính quyền địa phương khó khăn về tài chính trước tiên có liên quan tới chu kỳ kinh tế vĩ mô vì một khi “mùa Đông” đến, “vạn vật” đều xác xơ; kế đó là liên quan tới việc điều tiết thị trường bất động sản vốn được cho là đã phá vỡ mô hình “kinh tế ruộng đất” (bán đất lấy tiền) quen thuộc, làm mất đi một nguồn tài chính lớn của chính quyền địa phương.
Đối với chính quyền địa phương, áp lực tài chính rất có thể sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn và hiện thực hơn. Ví dụ, sau khi thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng, tình hình thu ngân sách của chính quyền địa phương có thể sẽ xuất hiện biến số. Cùng với việc thúc đẩy thực hiện việc thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng trên quy mô toàn quốc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp phản ánh gánh nặng về thuế đối với họ giảm xuống rất rõ. Nếu việc thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng được thực hiện trên quy mô toàn quốc, thu nhập ròng về thuế của Trung Quốc sẽ giảm hơn 100 tỉ NDT. Thu ngân sách của chính quyền địa phương đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Bởi thuế doanh nghiệp do địa phương thu nay không còn trong khi thuế giá trị gia tăng phải chia sẻ với trung ương, phần của địa phương chỉ chiếm 25%.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm cũng phủ bóng đen lên vấn đề việc làm. Số liệu việc làm quý 1/2013 cho thấy số lượng việc làm tăng mới ở các thành phố và thị trấn trên toàn quốc là 3,42 triệu, cao hơn cùng kỳ năm 2011 và năm 2012, còn tỉ lệ đăng ký thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn toàn quốc duy trì ổn định ở mức 4,1%, ngang bằng với mức cuối năm 2012. Chỉ nhìn vào số liệu sẽ không thấy vấn đề lớn, nhưng những dấu hiệu thị trường mới nhất cho thấy việc cắt giảm nhân công bắt đầu lan sang lĩnh vực tương đối ổn định là “công nhân cổ cồn trắng” (chỉ kỹ sư, là công nhân có kiến thức và trình độ Đại học) trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tình hình thất nghiệp đã bộc lộ xu hướng xấu.
Tuy nhiên, điều cần phải cảnh giác hơn cả là Trung Quốc còn phải đối mặt với khủng hoảng việc làm. Khủng hoảng việc làm của Trung Quôc có hai nét khác biệt lớn so với khủng hoảng thất nghiệp ở nước ngoài. Thứ nhất, vấn đề khó khăn nhất trong tạo việc làm là tạo việc làm mới. Thứ hai, vấn đề khó khăn nhất trong tạo việc làm mới là tạo việc làm cho sinh viên đại học. Theo báo cáo, số sinh viên đại học tốt nghiệp năm 2012 tới nay vẫn chưa được thị trường lao động thu nhận hết, trong khi đó vào năm 2013 này sẽ có thêm 7 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp. Thực trạng này sẽ gây áp lực rất lớn đối với thị trường lao động. Kinh tế vĩ mô suy giảm và một bộ phận ngành nghề ảm đạm, đã khiến việc tìm kiếm việc làm càng trở nên khó khăn so với các năm trước. Việc tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Thượng Hải giảm đã chứng minh cho tình hình việc làm khó khăn hiện nay.
Tóm lại, kinh tế Trung Quốc hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó đáng chú ý là việc làm thế nào để lắng dịu “nỗi lo lắng về tài chính”. Trong ngắn hạn, theo Chu Tử Huân, không có thuốc đặc hiệu cho vấn đề này buộc cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều phải đối mặt. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, biện pháp giải quyết căn bản nhất có thể là mô hình “kinh tế hậu ruộng đất” như các chuyên gia đã nêu ra (không tiến hành bán đất đai hoặc giảm thiếu việc bán đất đai, chuyển sang lấy việc xây dựng các khu dân cư làm hạt nhân, kiếm tiền từ việc kinh doanh tài sản trong 70 năm theo quy định của pháp luật chứ không phải là lấy tiền một lần từ bán và cho thuê đất đai với thời hạn sử dụng 70 năm). Đây có thể có là lối thoát giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững.
*
* *
TTXVN (Niu Yoóc, 1/1)Theo mạng tin tình báo “Stratfor”, Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy tiến trình đô thị hóa bên cạnh việc cố gắng giảm thiểu những rủi ro, cản trở mà quá trình này mang lại. Để làm giảm sự mất cân bằng kinh tế, xã hội sâu sắc giữa nông thôn và thành thị, các tỉnh duyên hải và nội địa, Bắc Kinh muốn định hướng nền kinh tế thoát khỏi việc phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nhà nước hiện nay sang một nền kinh tế tăng trưởng dựa trên tiêu thụ nội địa. Thúc đẩy đô thị hóa, nhất là ở các tỉnh nội địa, là phần cốt lõi của tiến trình cải cách này. Để thực hiện điều này, Trung Quốc sẽ phải cải cách các thể chế đã tồn tại từ lâu như hệ thống đăng ký hộ khẩu, các vấn đề mang tính cơ cấu về tài khóa cho chính quyền địa phương và trong quá trình thực hiện, Bắc Kinh sẽ phải tìm cách cân bằng giữa hai mục tiêu: cải cách và kiểm soát.
Truyền thông Trung Quốc ngày 13/6 cho biết ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc, cơ quan hoạch định chính sách kinh tế, xã hội cao nhất của nước này, sẽ công bố kế hoạch đô thị hóa quốc gia vào tháng 7. Tuy nhiên, trước đó, ngày 13/5, ủy ban này thông báo rằng một cuộc họp quan trọng về đô thị hóa dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 5 hoặc 6 đã bị hoãn lại do không, nhận được sự đồng thuận trong Đảng về hình thức và mức độ cải cách để đạt được mục tiêu đô thị hóa 60% vào năm 2020.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, để đạt được mục tiêu trên sẽ cần nguồn vốn khoảng 8,1 nghìn tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân cư đô thị trong thập kỷ tới. Với nguồn vốn và yêu cầu cải cách mạnh mẽ này, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc tiến độ thực hiện vì quá nhiều cải cách được thực hiện trong thời gian ngắn sẽ tạo gánh nặng lên hệ thống tài chính đang ngày càng eo hẹp, tạo ra sự dịch chuyển lớn trên thị trường lao động, có thể dẫn tới thất nghiệp cao và bất ổn xã hội. Chi tiết về việc kế hoạch đầy tham vọng này có thể giải quyết các vấn đề trên đây hay không hiện còn chưa rõ nhưng các vấn đề cốt lõi đã được thảo luận từ lâu. Các vấn đề này sẽ bao trùm các cuộc tranh luận công khai cũng như trong nội bộ Đảng vào quý III sắp tới và sẽ được quyết định tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 3 vào tháng 10.
Yêu cầu cải cách hộ khẩu
Một lĩnh vực chính cần phải cải cách là hệ thống hộ khẩu, cơ bản phân chia công dân Trung Quốc làm hai nhóm chính thời gian qua: hộ khẩu địa phương và phi địa phương; hộ khẩu nông thôn và thành thị. Những người có hộ khẩu thành thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, được bảo đảm tiếp cận hàng loạt dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục và quỹ hưu trí của nhà nước. Trong khi đó, những người có hộ khẩu nông thôn lại chỉ nhận được rất ít các phúc lợi này. Những thập kỷ gần đây, xu hướng đó đã củng cố việc hình thành một tầng lớp rất thấp trong xã hội, đặc biệt ở các thành phố duyên hải Trung Quốc, nơi khoảng 250 triệu lao động nhập cư khổng có hộ khẩu địa phương hoặc vẫn giữ hộ khẩu nông thôn, đã không nhận được các dịch vụ xã hội căn bản nhất.
Từ năm 1978, hộ khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế dựa trên xuất khẩu giá trị thấp của Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, hiện nay, với việc chính quyền đang nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hội nhập kinh tế khu vực rộng lớn hơn, hộ khẩu đang nhanh chóng trở thành một trách nhiệm kinh tế, chính trị và xã hội của chính phủ.
Xây dựng một tầng lớp tiêu dùng nội địa lớn hơn sẽ đòi hỏi việc tăng tiền lương rộng rãi, một tiến trình mà chính phủ đã thúc đẩy nhanh trong 5 năm qua.
Tăng tiêu dùng cũng đòi hỏi các dịch vụ xã hội tốt hơn trên khắp cả nước và mở rộng tiếp cận các dịch vụ xã hội này. Mỗi cải cách này cũng sẽ giúp lực lượng lao động linh hoạt hơn và đáp ứng các nhu cầu thị trường. Thêm vào đó, việc củng cố tầng lớp tiêu dùng sẽ đòi hỏi phải thực thi mạnh mẽ quyền lợi của người lao động địa phương, đặc biệt với những lao động nhập cư không có địa vị pháp lý. Việc tăng tiếp cận với hộ khẩu thành thị hoặc ít nhất với các dịch vụ xã hội, cải thiện chất lượng các dịch vụ giáo dục và xã hội ở khu vực nội địa là điểm mấu chốt cho những yêu cầu trên, tạo nền tảng cho tiến trình đô thị hóa khư vực nội địa.
Phụ thuộc Trung ương về tài chính
Cải cách mối quan hệ tài chính giữa Bắc Kinh và chính quyền các địa phương cũng là điểm cốt yếu để quản lý các làn sóng di dân ra thành thị mạnh mẽ trong thập kỷ tới và để chi trả cho việc mở rộng hạ tầng cần thiết để tiếp nhận họ. Ví dụ, hệ thống hộ khẩu chỉ được cởi mở hơn một khi chính quyền trung ương và địa phương đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ xã hội được mở rộng cho những người nhập cư thành thị mới. Mối quan tâm này đặc biệt cao với nhiều thành phố nội địa quy mô nhỏ và trung bình, nơi thiếu các thị trường bất động sản phát triển mạnh như ở vùng duyên hải vì chi phí chuyển nhượng đất từ các công trình xây dựng là nguồn thu cơ bản của chính quyền địa phương.
Từ khi hệ thống thuế của Trung Quốc được cải cách vào giữa những năm 1990, phần lớn nguồn thu thuế (khoảng hơn 70%) được đổ về chính quyền trung ương và phần nhiều trong số này lại được đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Đổi lại, Bắc Kinh trao cho chính quyền địa phương quyền kiểm soát đất đai để bán lại cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản. Điều này dẫn tới sự thông đồng giữa các doanh nghiệp bất động sản, những người chỉ muốn kiếm lời lớn từ thị trường đang bùng nổ và các chính quyền địa phương muốn thu được nhiều ngân sách. Do vậy, Trung Quốc vấp phải thực tế là nhiều chính quyền địa phương quá phụ thuộc vào việc bán đất đai để làm nguồn thu.
Hiện nay, trong quá trình thúc đẩy đô thị hóa, Trung Quốc đang cố gắng đảo ngược sự phụ thuộc này trong khi vẫn muốn cung cấp nhà ở với giá cả phù hợp cho dân cư mới trước bối cảnh giá nhà bị đẩy lên quá cao. Để tạo điều kiện cho phát triển đô thị, các chính quyền địa phương trong nội địa sẽ cần những nguồn thu khác, ổn định hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thảo luận về việc chuyến quyền thu một số loại thuế cho chính quyền địa phương đồng thời hợp thức hóa và mở rộng quyền phát hành trái phiếu địa phương.
Các biện pháp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của chính quyền địa phương vào nguồn thu từ việc bán đất cũng được thực hiện để duy trì sự ổn định xã hội của khu vực nông thôn. Trong suốt những năm 2000, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu đất của chính quyền địa phương đã dẫn tới sự gia tăng đột biến các hoạt động tước đoạt đất nông nghiệp cho phát triển, thường là trái pháp luật hoặc không bồi thường thỏa đáng cho nông dân. Đất thường là nguồn thu nhập và bảo hiểm duy nhất của người dân nông thôn. Với đỉnh cao là sự kiện Ô Khảm tháng 1/2012, các cuộc biểu tình phản đối hoạt động tước đoạt đất đai đã ngày càng trở nên có tổ chức và tiềm ẩn bất ổn chính trị.
Những rủi ro cải cách
Năm 2011, Bắc Kinh đã triển khai thử nghiệm cải cách chính sách tài chính ở Thượng Hải và Trùng Khánh và ngày 20/6 vừa qua, Trung Quốc thông báo rằng việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương sẽ được phép thực hiện ở thêm một số nơi khác như Sơn Đông và Giang Tô. Nhưng việc mở rộng thử nghiệm từ một số lượng nhỏ các thành phố lớn ra toàn bộ đất nước sẽ rất khó khăn vào thời điểm hiện nay khi mà các điều kiện kinh tế đang xấu đi và những yếu kém trong việc thực hiện các cải cách tài khóa cũng gây phản tác dụng theo nhiều cách. Thị trường bất động sản có thể sẽ lao dốc trước khi các chính quyền địa phương có thời gian áp dụng những mô hình tài chính mới này, tạo ra các cuộc khủng hoảng nợ địa phương và thất nghiệp lan rộng.
Cho tới gần đây, chính quyền trung ương vẫn luôn duy trì việc kiểm soát cuối cùng với các thị trường bất động sản nhờ khả năng kiểm soát dòng tín dụng cho chính quyền địa phương thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước. Nếu các chính quyền địa phương có thể huy động vốn độc lập với chính quyền trung ương như thông qua trái phiếu, ảnh hưởng của chính quyền trung ương sẽ bị yếu đi. Trong trường hợp để xảy ra tình trạng bùng nổ trái phiếu địa phương rồi vỡ nợ, Bắc Kinh sẽ bị đặt vào tình huống khó khăn hoặc phải cứu trợ chính quyền địa phương hoặc đối mặt với tình trạng phá sản rộng khắp, thất nghiệp tăng cao.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang tìm cách giải quyết một số vấn đề khác mà chính quyền địa phương đang vấp phải như tư nhân hóa các ngành công nghiệp cốt lõi, bùng nổ các thị trường tín dụng đen thời gian gần đây do quản lý yếu kém. Những vấn đề này không thể được giải quyết một cách tách bạch vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là lý do tại sao chính quyền trung ương Trung Quốc đang đặc biệt thận trọng trong giải pháp cải cách của mình. Nhưng việc quá thận trọng có thể ngăn cản Trung Quốc hành động quyết đoán vào thời
điểm khó khăn kinh tế, và bản thân việc làm này có thể trở thành kẻ thù lâu dài của đất nước. Kế hoạch đô thị hóa của ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc vào tháng 7 tới sẽ hoạch định những cải cách thận trọng để dần hướng tới một tiến trình phát triển đô thị tự do hóa, hợp lý hóa mà không gây quá nhiều xáo trộn trong xã hội.
*
* *
Tờ “Al-Akhbar Al-Asyia” (Tin tức châu Á) vừa có bài viết về một số khía cạnh của nền kinh tế, quốc phòng và quan hệ với Mỹ của Trung Quốc, nội dung như sau:Cuộc khủng hoảng toàn cầu với cuộc cải cách ở Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện do hai nhân vật tối cao là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) lãnh đạo, đã quyết định tiến hành làn sóng cải cách thứ ba thân thị trường nhằm mở cửa tối đa nền kinh tế. Trước chuyến công du tới châu Âu mới đây, ông Lý Khắc Cường đã gửi một bức thông điệp rõ ràng trên một tờ báo nước ngoài là “cùng nhau nỗ lực để làm sâu sắc thêm cuộc cải cách tự do ủy ban quốc gia về cải cách và phát triển đất nước cũng đã đưa ra những đề nghị, như đẩy nhanh tiến độ các dự án có nguồn vốn đầu tư lớn, tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, nhất là vốn đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực công như tài chính, năng lượng và hệ thống viễn thông. Chính sách này sẽ được trình bày tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu tới. Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến việc người Trung Quốc muốn thúc đẩy cuộc cải cách này là tình hình kinh tế và địa chính trị ngày càng căng thẳng do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc bị suy giảm do tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng, giảm lương và thất nghiệp hàng loạt, dẫn đến việc giảm mạnh sức mua của người dân ở Mỹ và châu Âu, giảm mạnh nhu cầu đối với hàng tiêu dùng giá rẻ. Chiến lược của Trung Quốc về một sự tăng trưởng “hướng tới xuất khẩu” đang đứng trước nguy cơ thất bại, nền kinh tế nước này hiện còn duy trì được nhờ khoản 650 tỷ USD cứu trợ nền kinh tế hồi năm 2008. Sự bùng nổ các khoản cho vay ngân hàng tiếp theo đó đã làm tăng chi phí tới hàng nghìn tỷ USD, khiến chính quyền các địa phương vướng vào những khoản nợ lên tới hơn 2000 tỷ USD, giảm tỷ lệ lợi nhuận và thổi phồng bong bóng đầu cơ bất động sản có nguy cơ nhấn chìm hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Bất chấp các khoản tín dụng với giá thấp, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tiếp tục chững lại: người ta đang hy vọng năm nay tăng, trưởng đạt 7% hoặc dưới 8%. Đây được Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là mức tối thiểu để ngăn chặn nạn thất nghiệp gia tăng.
Ban lãnh đạo do Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đứng đầu cũng phải đối mặt với những sức ép từ Mỹ, hiện đang gia tăng các hoạt động nhằm kiềm chế Trung Quốc vê mặt quân sự với chủ triĩơna ‘Trở lại châu Á” của Chính quyền Obama. Mục đích của Mỹ là bao vây Trung Quốc bằng những liên minh quân sự và các căn cứ quân sự trước khi sự tăng trưởng kinh tế và công nghệ của Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ảnh hưởng của Mỹ. Một trong những yêu cầu chính của Mỹ là phá bỏ 120 “độc quvền nhà nước” của Trung Quốc. Các công ty nhà nước thuộc một số lĩnh vực như năng lượng, hệ thống viễn thông và đường sắt nắm giữ những tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD, và một khi việc tư nhân hóa các công ty này được thực hiện sẽ làm giảm đáng kể lợi lộc của những nhân vật quan liêu ở cấp cao nhất của Trung Quốc cũng như các đối tác làm ăn của họ.
Từng theo học Lệ Dĩ Ninh (Li Yining), một nhà kinh tế có tư tưởng tự do nổi tiếng, Lý Khắc Cường đã góp phần vào việc thiết lập học thuyết chính thức của những năm 1990, biện minh cho làn sóng tư nhân hóa vừa qua vốn đã làm mất đi hàng chục triệu công ăn việc làm. Tầng lớp tinh hoa kinh doanh của Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang nỗ lực đoạn tuyệt với những gì còn thuộc về các cơ cấu của nhà nước, đã từng cho phép họ tích lũy của cải. Chính sách thị trường tự do đã cho phép họ không những tăng cường việc bóc lột người lao động và có được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất, mà còn mang đến một cơ sở pháp lý vững chãi hơn cho nguồn của cải cá nhân mà họ tích lũy được ở Trung Quốc. Bằng cách thông qua một chính sách như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự đặt mình vào quỹ đạo buộc họ phải xung đột với người dân lao động. Những sức ép để đạt năng suất cao hơn, giảm lương và nạn thất nghiệp gia tăng đã dẫn đến những cuộc đối đầu giữa người dân và ban lãnh đạo. Điều mà người ta gọi là những “vụ rắc rối của quần chúng” đã gia tăng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Theo các thống kê được công bố gần đây, số vụ việc này đã tăng từ 90.000 vào năm 2006 lên 180.000 vào năm 2010, nghĩa là gấp đôi sau 4 năm.
Trên báo chí phương Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng họ đã dự đoán trước những nguy cơ này. Dene Yuwen, một cựu giám đốc trường đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây đã viết trên tờ Financial Times rằng nếu chính phủ phạm một sai lầm lớn về chính trị thì không ai có thể bảo đảm rằng một cuộc cách mạng sẽ không nổ ra. Hon nữa, cho dù một cuộc nổi dậy ở cấp trung ương có thể tránh được, thì các vụ lộn xộn xã hội vẫn có thể nổ ra ở cấp địa phương. Nếu đảng cầm quyền không giải quyết được các vụ bùng nổ lẻ tẻ thì có thể nó sẽ biến thành một cuộc cách mạng mới ở Trung Quốc. Những lời nói bóng gió đến các cuộc nổi dậy có thể xảy ra của nhân dân chứng tỏ sự phá sản lịch sử chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ trong một đất nước”. Theo giới quan sát, chế độ quan liêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái thiết lập chủ nghĩa tư bản, trong bối cảnh các cuộc xung đột xã hội và các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm 1970, bởi vì không thể tìm ra được đủ các nguồn tài nguyên chỉ trong một nước để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa. 30 năm sau, một xã hội mới được lập ra ở Trung Quốc bằng cách dựa vào một sự tiếp cận với nền kinh tế thế giới bằng những mối quan hệ với tư bản phương Tây cũng đã bị phá hoại bởi những mâu thuẫn riêng của nó. Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy rõ rằng ở bên ngoài những nguy cơ ngày càng lớn về một cuộc chiến tranh chống Mỹ và các đồng minh của Mỹ và ở trong nước mối đe dọa ngày càng tăng về sự bất bình của người dân và cuộc cách mạng. Người dân Trung Quốc cũng không thể tin vào các phe phái bảo thủ khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc nữa, những người này chỉ trích các cuộc “cải cách” tự do hoặc đưa ra những lời cảnh cáo về việc “chủ nghĩa tư bản mới” thống trị Trung Quốc. Các phe phái bảo thủ khác nhau này hy vọng biến các doanh nghiệp công lớn nhất thành những “quán quân kinh tế” như Samsung và Hyundai của Hàn Quốc, trong đó gia đình của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là những cổ đông chính.
Trung Quốc, nhà cung cấp vũ khí lớn
Trung Quốc trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ năm trên thế giới. Việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí trong những năm qua nằm trong một chiến lược biến Trung Quốc thành một công xưởng của thế giới. Vì vậy, việc nước này trở thành một chủ thể lớn trong lĩnh vực này cũng như là một chủ thể lớn trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác là lôgích. Sự khác nhau là ở chỗ trái với tình hình diễn ra trong các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc là một ngành công nghiệp thuần túy mang tính quốc gia và càng không phải là ngành công nghiệp phục vụ các doanh nghiệp nước ngoài. Thiết bị được xuất khẩu rất đa dạng, từ các loại vũ khí có kích cỡ nhỏ đến các máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa. Ngoài ra, Trung Quốc là người bán hàng ít so đo đồng tiền hơn nhiều so với các nước khác. Trung Quốc bán vũ khí với giá rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với vũ khí cùng loại mà các nước phương Tây và Nga bán.
Thông báo về việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới được đưa ra vào một thời điểm đặc biệt: Hội nghị cuối cùng của Liên hợp quốc về hiệp ước buôn bán vũ khí, bắt đầu hôm 18/3 vừa qua tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và Trung Quốc đã công khai nói rằng họ không muốn hiệp ước này có những ràng buộc đối với họ. Ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc hầu như đã được quốc hữu hóa hoàn toàn, cho dù một sự mở cửa dè dặt đối với lĩnh vực tư nhân đang hé mở. Ngành công nghiệp này được tổ chức sản xuất kết hợp cả dân sự và quân sự, vào năm 2010 sử dụng 3 triệu nhân công với tổng doanh thu 180 tỷ USD, nhưng sản xuất quân sự chỉ chiếm khoảng 20%. Sự vận hành của Trung Quốc như một công xưởng xuất khẩu thiết bị quân sự tuân theo những lôgích rất đặc biệt. Trước hết, danh sách các khách hàng của Trung Quốc khác với danh sách các khách hàng của các nước xuất khẩu lớn khác. Chỉ riêng Pakixtan đã chiếm 55% tổng lượng vũ khí xuất khẩu này của Trung Quốc. Các khách hàng quan trọng khác là Mianma, Iran, Angiêri, Bănglađét và Vênêxuêla. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp cho nhiều nước ở châu Phi, tuy số lượng không nhiều, nhưng thường bị bên ngoài phóng đại thêm. Một đặc tính khác về vũ khí của Trung Quốc là thường làm giả mạo hoặc “phát triển” từ các thiết bị của Nga hay phương Tây hoặc sử dụng các bộ phận được sản xuất không có giấy phép, hoặc vượt qua các thỏa thuận có giấy phép và vi phạm những điều khoản không tái xuất khẩu. Người ta cũng phát hiện ra rằng Trung Quốc không sản xuất được các lò phản ứng có khả năng vận hành tốt và có tính cạnh tranh, và trang bị cho các máy bay chiến đấu mà Trung Quốc xuất khẩu hoặc thử xuất khẩu chủ yếu với những động cơ mua của Nga. Trung Quốc hiện đã có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, và đang nuôi tham vọng quân sự: “Tất cả những gì Mỹ có thì Trung Quốc đều muốn có”.
Theo giới quan sát, Trung Quốc bắt đầu theo đuổi mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn từ khi xảy ra cuộc Chiến tranh vùng vịnh, với việc họ nhận ra rằng các vũ khí mà mình sở hữu cũng như đã được quân đội Irắc sử dụng đều hoàn toàn lỗi thời và tổ hợp quân sự công nghiệp của họ rất lạc hậu và kém hiệu quả. Cũng cần phải nói thêm rằng cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người đã đặt sự phát triển kinh tế của Trung Quốc lên trên hết và đưa quốc phòng vào ưu tiên sau cùng, làm cho ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc nhiều năm không có cơ hội để phát triển. Vì vậy, từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu một lôgích chuộc lại những sai lầm ấy một cách đầy tham vọng. Từ đó, việc bán vũ khí được coi là vô cùng quan trọng. Song người ta cũng nhận thấy việc xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc thưòng kèm theo một yêu cầu là các khách hàng của họ thường là những nước tham gia bao vây Ấn Độ, tham gia chia rẽ trong khối ASEAN hoặc ủng hộ các chế độ bị phương Tây lên án, nhưng có nguồn nguyên liệu dồi dào. Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ hai thế giới, và họ cho rằng nền quốc phòng của mình phải ngang tầm với nền kinh tế, cho phép bảo đảm cho Trung Quốc có một ưu thế khu vực và thế giới. Trong đó, lực lượng Hải quân và Không quân phải đủ sức chống lại một cách hiệu quả các hạm đội của Mỹ./.
1892. “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”: BỨC TƯỜNG THÀNH BẢO VỆ HỆ TƯ TƯỞNG
Thứ Ba, ngày 9/7/2013
TTXVN (Niu Yoóc 6/7)
Tài liệu mới đây của viện “Jamestown Foundation” (Mỹ) cho biết khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên trên cương vị hiện nay của họ vào các ngày 7-8/6 tại California, chăc chăn Washington đã nhắc nhở những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh để củng cố bức tường thành hệ tư tưởng của Trung Quốc nhằm chống lại các ảnh hưởng quốc tế.
Theo tinh thần chung, hai ý tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping): “Giấc mộng Trung Hoa” và “Quan hệ nước lớn kiểu mới” phản ánh nỗ lực của người Trung Quốc nhằm tạo ra một không gian quốc tế cho chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhưng phát triển không gian quốc tế cho chế độ Trung Quốc không phải là mục tiêu của Bắc Kinh (Bejing). Những tài liệu chính thức và các bài viết gần đây của Trung Quốc cho thấy việc Bắc Kinh sử dụng “Giấc mộng Trung Hoa” để xây dựng một “Trung Quốc Hòa bình” dường như khẳng định Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ kéo dài thời gian và không gian nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh ở trong nước. Bản chất chủ yếu của “Quan hệ nước lớn kiểu mới” do ông Tập Cận Bình đưa ra là do những thay đổi phức tạp và sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế… Nó đòi hỏi Bắc Kinh phải trung thành với con đường đã đề ra của họ, cam kết với hòa bình, họp tác và mở ra một con đường mới cho nền văn minh của một nước lớn. Đối với bên ngoài, chính phủ các nước khác phải đối phó với những thay đổi đó bằng các biện pháp riêng trên cơ sở lịch sử, văn hóa và phát triển của mỗi nước. Các nước khác phải tôn trọng các lựa chọn đó và tuân thủ các nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi, có đi có lại và hợp tác cùng thắng”. Các nhà phân tích Trung Quốc và phương Tây đã gây chú ý cho dư luận thế giới trước quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình về các vấn đề quốc tế cũng như những nội dung được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp cấp cao Obama-Tập Cận Bình – nơi khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” của ông Tập Cận Bình có thể được khuếch trương rộng rãi. Vấn đề là, khái niệm đó – ngược lại với phân tích được công bố gần đây nhất của Mỹ – thực tế không nhắc đến vấn đề một cường quốc đã hình thành và một cường quốc đang lên giải quyết các mâu thuẫn hoặc xung đột của họ ra sao. “Quan hệ nước lớn kiểu mới” không phải kiểu quan hệ G-2 mang đặc điểm Trung Quốc. Như Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), hiện là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, tuyên bố mùa Hè năm 2012: “Bình đẳng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngang hàng với Mỹ ở vị trí như nhau, cùng nhau quản lý thế giới hoặc phân chia thế giới”. Ông Thôi Thiên Khải còn đi xa hơn nữa trong việc khẳng định một cách rõ ràng rằng chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ sẽ không dựa trên bất cứ điều gì khác ngoài chiến lược và các nguyên tắc chính sách đối ngoại vốn đã tồn tại. Hơn nữa, hầu hết các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đề cập đến khái niệm đó đều nhấn mạnh thế giới ngày càng trở nên đa cực, không những về phân chia quyền lực giữa các quốc gia mà còn về số lượng các mô hình phát triển hợp pháp. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh đưa ra “Quan hệ nước lớn kiểu mới” với ý tưởng về một “Quan hệ quôc tế kiểu mới” mà ông Tập Cận Bình chính thức loan báo trong chuyến thăm Mátxcơva tháng 3/2013.
Ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình dường như cũng có những động cơ tương tự “Quan hệ nước lớn kiểu mới”. Mặc dù giấc mơ đó của ông Tập Cận Bình vẫn chỉ là một chiến dịch tuyên truyền từ trên xuống dưới ở trong nước, nhưng ý đồ đằng sau “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình nhằm hội nhập và buộc người dân Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào con đường phát triển như đã lựa chọn của Bắc Kinh. Nói cách khác, “Giấc mộng Trung Hoa” là nhằm thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân để Bắc Kinh có thể tạo ra sức mạnh mới cho tiến trình phát triển đất nước. “Giấc mộng Trung Hoa” là một giấc mơ hợp tác nhằm xây dựng lại sự tự tin của người Trung Quốc để thực hiện con đường phát triển độc đáo và giành lấy vị thế lịch sử của Trung Quốc. Như học giả Trương Quốc Khánh (Zhang Guoqing) của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, “Giấc mộng Trung Hoa’” của Chủ tịch Tập Cận Bình ra đời vì bốn lý do cơ bản:
- Một, sự phát triển của Trung Quốc đòi hởi phải có một động lực;
- Hai, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức bên ngoài ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ của đất nước;
- Ba, “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ nâng cao tiếng nói quốc tế của Bắc Kinh;
- Bốn, Trung Quốc cần xây dựng tinh thần dân tộc.
Những yếu tố đó, đặc biệt là yếu tố thứ ba, chỉ rõ “Giấc mộng Trung Hoa” có động lực phòng vệ, trong đó chú trọng bảo vệ vị thế của Trung Quốc trên sân khấu chính trị thế giới và bảo vệ chế độ của Trung Quốc không bị sai lệch bởi những ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Xây dựng một bức tường thành ý thức hệ chống lại các mối đe dọa bên ngoài đối với chế độ Trung Quốc cũng có một yếu tố trong nước. Nỗ lực xây dựng tính hợp pháp quốc tế cho chế độ Trung Quốc dường như được tiến hành song song với việc thức tỉnh lòng tin của công chúng. Một ý tưởng Maoít được công bố lần đầu tiên năm 1929 có nhan đề: “Đường lối quần chúng” mô tả Đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực hợp tác với nhân dân nhằm mục đích thâm nhập cuộc sống và hướng dẫn suy nghĩ của người dân tránh xa những tư tưởng sai lệch. Đây là một kiểu xây dựng tính hợp pháp chủ động và về khái niệm là bản chất tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quản lý dân chủ. Mặc dù có rất nhiều tên gọi, chẳng hạn “Đường lối Quần chúng là Đường lối sinh tử của Đảng tương đối phổ biến, nhưng dường như người dân Trung Quốc đang tìm kiếm đường lối đó ở bên ngoài để tìm hiểu chúng. Đánh giá các xu hướng tìm kiếm trên Internet cho thấy, số người truy cập tìm kiếm đường lối này tháng 5/2013 đạt mức cao nhất – gấp 3 hoặc 4 lần mức bình thường – kể từ tháng 6/2006. Một trong những lĩnh vực của “Đường lối Quần chúng” có thể dễ dàng nhận thấy đang chỉ đạo các hoạt động của Chính phủ qua Bộ Công an. Ngay trước khi bắt đầu chuyến công du các nước châu Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước một hội nghị, dưới sự chủ trì của Chủ tịch ủy ban Các vấn đề Chính-Pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ, với nhan đề: “Hội thảo tăng cường xây dựng một Trung Quốc hòa bình”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết để các đòi hỏi của ngưòi dân về pháp luật và trật tự cũng như phát triển chỉ đạo các hoạt động của cảnh sát. Gần đây, tròng một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng, Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thành Côn (Guo Shepgkun) gọi “Đường lối Quần chúng” là nguyên tắc chỉ đạo Bộ Công an hoạt động và xây dựng những gì và trên cơ sở các chiến dịch trước đây để thúc đẩy lực lượng cảnh sát tiếp xúc trực tiếp với người dân Trung Quốc. Do “Quan hệ nước lớn kiểu mới” và “Giấc mộng Trung Hoa” thể hiện suy nghĩ của Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề làm thế nào để can dự với Mỹ, các nhà đối thoại của Mỹ cũng nhận thấy Bắc Kinh đang tìm cách định hình môi trường quốc tế. Nhưng rõ ràng khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” – giống như vấn đề cùng tồn tại hòa bình trước đây dựa trên cơ sở “5 Nguyên tắc Cùng tồn tại Hòa bình” – không hề nhắc đến việc thay thế trật tự quốc tế mà chủ yếu nhằm hợp pháp hóa những gì Trung Quốc đã và đang đề nghị thay đổi các mối quan hệ dân chủ tư bản của phương Tây.
Câu hỏi ở đây không phải là liệu Bắc Kinh có khả năng xét lại hoặc một bên có trách nhiệm, mà liệu Bắc Kinh có thể thuyết phục các bên đối thoại rằng hai khái niệm của ông Tập Cận Bình là các quan điểm đúng đắn của Trung Quốc được không. Tương tự, vấn đề không phải là Trung Quốc đã xây dựng được sức mạnh thế nào, mà liệu ý tưởng mới của ông Tập Cận Bình về các vấn đề đối ngoại có thể tạo ra một cái ô để các quốc gia khác có thể sử dụng nhằm bảo vệ họ tránh được sức ép của phương Tây về quản lý hay không. Bắc Kinh càng thành công trong việc giành được sự chấp nhận của các nước khác về những ý tưởng đó, Chính phủ Trung Quốc càng có nhiều thời gian củng cố quyền lực ở trong nước./.
1893. Cảnh giác và tỉnh táo trước thủ đoạn dựng chuyện!
Nhân dân
độc giả NCH bình: 2- Bác Nhật Anh đọc ở đâu mà có đến cả trăm website và blog nói về CHHV…hic hic em thấy cỡ cả hàng chục là cùng”.
Thứ năm, 11/07/2013 – 11:23 PM (GMT+7)
ND – “Nếu không có chuyện thì chúng ta dựng chuyện” (If it not happen then make it happen), đó là câu nói mà mỗi khi cần tác động tiêu cực, thậm chí làm thay đổi chế độ xã hội ở một quốc gia, mà một số thế lực nước ngoài, đặc biệt là cơ quan tình báo, thường hiện thực hóa thông qua rất nhiều thủ đoạn.
Về bản chất, dựng chuyện là cách biến vụ việc nhỏ thành sự kiện lớn, phức tạp, hoặc công bố tư liệu, bằng chứng giả gây hoang mang trong dư luận, gây bất ổn chính trị, từ đó tạo cớ để can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác.
So với thủ đoạn của chiến tranh tâm lý trước đây, ngày nay thủ đoạn dựng chuyện vẫn không có gì khác, nhưng lại phát triển lên một bước mới tinh vi, nhờ sự hỗ trợ của phương tiện thông tin đại chúng và internet có tốc độ lan truyền cao hơn nhiều. Như Bộ Quốc phòng một nước lớn đã xác định chiến tranh tâm lý là “dùng tuyên truyền, các hoạt động tâm lý có kế hoạch với mục đích chính là gây ảnh hưởng đến ý kiến, cảm xúc, thái độ, hành vi của các nhóm thù địch nước ngoài, coi đó là một cách để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu quốc gia”. Mấy chục năm qua, nhân loại được chứng kiến nhiều sự kiện liên quan tới thủ đoạn dựng chuyện, như: dựng chuyện ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8-1965 để Chính phủ Mỹ có cớ leo thang chiến tranh, ném bom miền Bắc Việt Nam; hoặc ở Iraq, năm 2003, bằng thủ đoạn dựng chuyện vũ khí hóa học, để Mỹ và đồng minh phối hợp tấn công quốc gia này. Năm 2011 tại Ai Cập, dựng chuyện đã được nâng lên tới mức “nghệ thuật”. Khi khủng hoảng nổ ra, các tổ chức truyền thông xã hội đã cung cấp thông tin cập nhật đến từng phút. Ðài Al-Jazeera làm một chương trình truyền hình trực tiếp bằng tiếng Anh, kèm theo có các mốc thời gian, hình ảnh gây lo ngại ở Ai Cập. Kênh CitizenTube của YouTube đăng tải rất nhiều hình ảnh người Ai Cập nổi dậy kèm theo các câu chữ bình luận như đổ thêm dầu vào lửa. Facebook cũng có trang dành riêng cho cuộc nổi dậy ở Ai Cập. Và hàng nghìn “tín đồ” Facebook đã lên mạng kêu gọi biểu tình chống chính phủ để phản đối tham nhũng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, bất công xã hội và nạn thất nghiệp. Twitter cũng không bỏ lỡ cơ hội này, cập nhật thông tin sát sao thời gian thực để truyền tin cho những người “đứng sau internet bị chặn”. Những câu chuyện như vậy được thổi phồng để kích động dân chúng và gây mất ổn định xã hội.
Hiện nay, dường như thủ đoạn dựng
chuyện đang được áp dụng vào trường hợp Syria. Người ta lan truyền tin
tức rằng, để giải quyết hàng chục vụ việc, quân đội chính phủ Syria đã
sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời tuyên bố phe đối lập không sử dụng vũ
khí này. Tuy nhiên, có lẽ vì chiêu thức đó đã quá nhàm, dư luận đã bị
lừa dối nhiều lần nên thông tin do các đài phương Tây đưa ra đã không
mấy thuyết phục, thậm chí còn bị nhiều quốc gia phản bác. Gần đây, màn
dựng chuyện lan sang Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra rất nhiều phiền phức cho quốc
gia này. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hết sức tức giận với
sự lan truyền thông tin sai trái và gọi Twitter là “mối đe dọa tồi tệ
nhất đối với xã hội” vì có hàng triệu tin nhắn trên mạng này kêu gọi
biểu tình chống chính phủ. Ông công khai nói trước truyền thông rằng,
các thế lực nước ngoài, các nhà đầu cơ tài chính và khủng bố âm mưu lật
đổ chính phủ của ông bằng cách tạo ra sự hỗn loạn trên đường phố. Ông
hét to trong bài phát biểu trước những người ủng hộ AKP – đảng cầm quyền
ở Thổ Nhĩ Kỳ: “CNN International, các người sẵn sàng cho việc này
chưa?”. Ông chỉ thẳng ra BBC, CNN và Reuters: “Các người bịa đặt tin tức
hết ngày này đến ngày khác. Các người miêu tả Thổ Nhĩ Kỳ khác với thế
giới. Các người chỉ còn lại với sự dối trá của các người. Ðất nước này
không phải như các người đã xuyên tạc”!
Nếu các cơ quan tình báo của Anh tỏ ra giỏi giang trong việc “phát hiện vũ khí hóa học ở Iraq” thì một số công dân nước này cũng rất giỏi thủ đoạn “tam sao thất bản” dẫn đến các cuộc bạo loạn ở quốc đảo này vào năm 2011. Ban đầu chỉ là thông tin về một vụ nổ súng trong cuộc biểu tình hòa bình, sau đó là tin một cô gái bị cảnh sát đánh. Thế rồi, không rõ thực hư thế nào, tin đồn lan rộng qua mạng xã hội và điện thoại di động. Ðến khi thấy thông tin trên mạng Twitter về tình trạng cướp bóc ở London thì hàng loạt cửa hàng ở các thành phố khác cũng đã đóng cửa. Tốc độ truyền tin nhanh đến mức bà Aleks Krotoski – một nhà tâm lý học xã hội, đã phải than rằng, tin đồn thất thiệt quá phổ biến, di chuyển quá nhanh khiến đội ngũ biên tập viên không hoạt động hiệu quả. “Người gác cổng” các trang web không có đủ thời gian để kiểm duyệt và biên tập chính xác. Một số chính phủ phương Tây vốn đánh giá cao tác dụng của truyền thông xã hội và internet như là phương tiện để “cải cách chính trị”, “mở rộng dân chủ”, nhưng khi sự việc xảy ra trên chính đất nước họ, thì họ lại bó tay và đổ lỗi cho mạng xã hội là “công cụ của bạo loạn”. Tuy nhiên thủ đoạn dựng chuyện như “con dao hai lưỡi”, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược với chính người tạo ra nó. Bản thân vụ Edward Snowden đã là một sự kiện không cần thêm chất kích thích để tạo ra hoặc thổi phồng. Các trang mạng chỉ việc thực hiện lệnh copy và paste để sau ba mươi giây truyền thông tin rò rỉ từ tài liệu mật đi khắp thế giới. Không gì ngăn được “cơn sóng thần” này, từ Trung Quốc, đến EU, Liên hợp quốc đều bị theo dõi và phẫn nộ. Như vậy là internet đang làm tốt nhiệm vụ của nó và dường như đã kết liễu chương trình do thám điện thoại, internet (PRISM) của Chính phủ Mỹ. Ðiều thú vị là những cái loa ca ngợi nền tự do, dân chủ ở Mỹ của các phần tử chống cộng, thù địch hầu như đều im bặt sau khi vụ Snowden xảy ra. Họ chẳng còn gì để tâng bốc, khi mà chính họ cũng có thể đang là đối tượng bị theo dõi.
Với Việt Nam, bằng thủ đoạn dựng chuyện, các thế lực thù địch với Việt Nam và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cũng ra sức biến không thành có, thổi phồng vụ việc, dựng lên những câu chuyện bịa đặt nhằm gây hoang mang trong dư luận. Hình ảnh đất nước Việt Nam được miêu tả qua những trang web hay blog của các đối tượng chống hoặc bất mãn với chế độ chẳng khác gì đang trong cơn nước sôi lửa bỏng, xã hội rối ren, người dân chả thiết làm ăn chỉ lo chống chế độ, đời sống nhân dân cơ cực trăm bề…! Như trang sbtn.net từng giật tít “Hà Nội, Sài Gòn sôi sục lời kêu gọi biểu tình” nhưng nội dung chỉ đưa tin “42 người ký tên vào một lá thơ đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối”, đúng là đầu voi đuôi chuột! Không ai dám chắc con số 42 chữ ký đó là thật hay giả. Nếu con số đó là thật thì cũng không có gì đáng gọi là “sôi sục”. Còn trang thegioinguoiviet.net thì toàn copy các bài viết về các vụ án hình sự trên báo chí trong nước rồi kết luận “xã hội Việt Nam sắp loạn”! Kiểu dựng chuyện như thế chỉ càng khiến cho cộng đồng quốc tế chê cười sự thiếu hiểu biết mà thôi.
Một tổ chức và cá nhân lên mạng dựng chuyện, ngoài việc bịa ra các sự kiện, họ còn triệt để khai thác các vấn đề mà họ thấy có lợi, có thể dựa vào đó để vu cáo Nhà nước Việt Nam. Như vụ Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực trong tù” đã được một số trang mạng chộp lấy rồi thổi phồng quá cỡ, đến mức tất cả đều bẽ bàng khi sự thật được phanh phui. Giờ đây, càng thấy khôi hài khi đọc lại những dòng của blogger Nguyễn Ngọc Già trên RFA: “Cuộc tuyệt thực của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho đến nay là 21 ngày, tức trọn 3 tuần lễ. Quan điểm cá nhân của tôi qua việc tuyệt thực này: tôi cảm thấy rất xúc động khi ngày hôm qua tôi biết tin ông bị phỏng thân thể do bưng một thau nước nóng. Ðiều thứ hai gây cho tôi một sự ngạc nhiên và xúc động hơn là ngày hôm nay tôi biết trên mạng có 46 người đồng hành tuyệt thực cùng ông cho công cuộc đấu tranh trong dân chủ – nhân quyền Việt Nam”. Không biết 42 người đó là ai, họ làm thế để chứng tỏ điều gì, và ai là người có thể chứng minh vụ “tuyệt thực trên mạng” kỳ quặc này? Rõ ràng, các đối tượng thù địch đã bí đề tài, họ bám lấy bất cứ thứ gì có thể bám được, rồi thêm thắt, thổi phồng. Mục đích của họ là làm biến dạng các thông tin chưa được kiểm chứng để dựng chuyện. Ðến hôm nay, hàng trăm website, blog đã tự động dỡ bài về chuyện Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ba tuần “gày trơ xương” tuy đầu mục trên google thì vẫn còn lưu!
Thật trớ trêu, trong khi tờ DeMorgen của Bỉ ca ngợi Việt Nam là “điểm du lịch an toàn nhất thế giới”; dựa trên các chỉ số an toàn và an ninh, tờ Diplomat của Anh xếp Việt Nam là một trong 10 điểm đến an toàn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; hay gần đây theo bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) 2013 do Viện kinh tế và hòa bình công bố, Việt Nam đứng thứ 41 trong 162 nước được khảo sát và đứng thứ tư trong các nước thành viên ASEAN,… thì trên YouTube và một số trang web lại nhan nhản chuyện bịa đặt nói xấu Ðảng, Nhà nước Việt Nam, nói xấu lãnh đạo, bôi đen xã hội. Ðánh giá của dư luận quốc tế, của người nước ngoài đang sinh sống hoặc đã đến Việt Nam được tận mắt chứng kiến sự phát triển, trực tiếp tiếp xúc với sự ổn định chính trị và các thành tựu kinh tế – văn hóa chính là thước đo khách quan, chính xác nhất, chỉ có các đầu óc không cần tới lẽ phải mới có tâm địa bác bỏ. Giờ đây, sau khi nhiều “sự kiện, tài liệu” được dàn dựng y như thật trên internet bị phanh phui, những người nhẹ dạ, cả tin đã nhận ra sự tốt – xấu, đúng – sai,… Họ không tin vào một số website, blog cá nhân lấy dựng chuyện làm cách sinh tồn, mà còn tự giác tham gia bóc trần thủ đoạn dựng chuyện. Họ đặt niềm tin vào báo chí chính thống, bởi chỉ ở đó mới giúp họ biết sự thật. Tuy nhiên, trong bối cảnh thủ đoạn dựng chuyện vẫn được một số thế lực, cá nhân sử dụng làm công cụ chống phá, chúng ta cần tỉnh táo, có bản lĩnh để bảo vệ lẽ phải, không để kẻ xấu tác động gây tổn hại đến sự phát triển, tới hòa bình, ổn định của đất nước.
NHẬT ANH
Nguồn: báo Nhân dân
Nếu các cơ quan tình báo của Anh tỏ ra giỏi giang trong việc “phát hiện vũ khí hóa học ở Iraq” thì một số công dân nước này cũng rất giỏi thủ đoạn “tam sao thất bản” dẫn đến các cuộc bạo loạn ở quốc đảo này vào năm 2011. Ban đầu chỉ là thông tin về một vụ nổ súng trong cuộc biểu tình hòa bình, sau đó là tin một cô gái bị cảnh sát đánh. Thế rồi, không rõ thực hư thế nào, tin đồn lan rộng qua mạng xã hội và điện thoại di động. Ðến khi thấy thông tin trên mạng Twitter về tình trạng cướp bóc ở London thì hàng loạt cửa hàng ở các thành phố khác cũng đã đóng cửa. Tốc độ truyền tin nhanh đến mức bà Aleks Krotoski – một nhà tâm lý học xã hội, đã phải than rằng, tin đồn thất thiệt quá phổ biến, di chuyển quá nhanh khiến đội ngũ biên tập viên không hoạt động hiệu quả. “Người gác cổng” các trang web không có đủ thời gian để kiểm duyệt và biên tập chính xác. Một số chính phủ phương Tây vốn đánh giá cao tác dụng của truyền thông xã hội và internet như là phương tiện để “cải cách chính trị”, “mở rộng dân chủ”, nhưng khi sự việc xảy ra trên chính đất nước họ, thì họ lại bó tay và đổ lỗi cho mạng xã hội là “công cụ của bạo loạn”. Tuy nhiên thủ đoạn dựng chuyện như “con dao hai lưỡi”, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược với chính người tạo ra nó. Bản thân vụ Edward Snowden đã là một sự kiện không cần thêm chất kích thích để tạo ra hoặc thổi phồng. Các trang mạng chỉ việc thực hiện lệnh copy và paste để sau ba mươi giây truyền thông tin rò rỉ từ tài liệu mật đi khắp thế giới. Không gì ngăn được “cơn sóng thần” này, từ Trung Quốc, đến EU, Liên hợp quốc đều bị theo dõi và phẫn nộ. Như vậy là internet đang làm tốt nhiệm vụ của nó và dường như đã kết liễu chương trình do thám điện thoại, internet (PRISM) của Chính phủ Mỹ. Ðiều thú vị là những cái loa ca ngợi nền tự do, dân chủ ở Mỹ của các phần tử chống cộng, thù địch hầu như đều im bặt sau khi vụ Snowden xảy ra. Họ chẳng còn gì để tâng bốc, khi mà chính họ cũng có thể đang là đối tượng bị theo dõi.
Với Việt Nam, bằng thủ đoạn dựng chuyện, các thế lực thù địch với Việt Nam và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cũng ra sức biến không thành có, thổi phồng vụ việc, dựng lên những câu chuyện bịa đặt nhằm gây hoang mang trong dư luận. Hình ảnh đất nước Việt Nam được miêu tả qua những trang web hay blog của các đối tượng chống hoặc bất mãn với chế độ chẳng khác gì đang trong cơn nước sôi lửa bỏng, xã hội rối ren, người dân chả thiết làm ăn chỉ lo chống chế độ, đời sống nhân dân cơ cực trăm bề…! Như trang sbtn.net từng giật tít “Hà Nội, Sài Gòn sôi sục lời kêu gọi biểu tình” nhưng nội dung chỉ đưa tin “42 người ký tên vào một lá thơ đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối”, đúng là đầu voi đuôi chuột! Không ai dám chắc con số 42 chữ ký đó là thật hay giả. Nếu con số đó là thật thì cũng không có gì đáng gọi là “sôi sục”. Còn trang thegioinguoiviet.net thì toàn copy các bài viết về các vụ án hình sự trên báo chí trong nước rồi kết luận “xã hội Việt Nam sắp loạn”! Kiểu dựng chuyện như thế chỉ càng khiến cho cộng đồng quốc tế chê cười sự thiếu hiểu biết mà thôi.
Một tổ chức và cá nhân lên mạng dựng chuyện, ngoài việc bịa ra các sự kiện, họ còn triệt để khai thác các vấn đề mà họ thấy có lợi, có thể dựa vào đó để vu cáo Nhà nước Việt Nam. Như vụ Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực trong tù” đã được một số trang mạng chộp lấy rồi thổi phồng quá cỡ, đến mức tất cả đều bẽ bàng khi sự thật được phanh phui. Giờ đây, càng thấy khôi hài khi đọc lại những dòng của blogger Nguyễn Ngọc Già trên RFA: “Cuộc tuyệt thực của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho đến nay là 21 ngày, tức trọn 3 tuần lễ. Quan điểm cá nhân của tôi qua việc tuyệt thực này: tôi cảm thấy rất xúc động khi ngày hôm qua tôi biết tin ông bị phỏng thân thể do bưng một thau nước nóng. Ðiều thứ hai gây cho tôi một sự ngạc nhiên và xúc động hơn là ngày hôm nay tôi biết trên mạng có 46 người đồng hành tuyệt thực cùng ông cho công cuộc đấu tranh trong dân chủ – nhân quyền Việt Nam”. Không biết 42 người đó là ai, họ làm thế để chứng tỏ điều gì, và ai là người có thể chứng minh vụ “tuyệt thực trên mạng” kỳ quặc này? Rõ ràng, các đối tượng thù địch đã bí đề tài, họ bám lấy bất cứ thứ gì có thể bám được, rồi thêm thắt, thổi phồng. Mục đích của họ là làm biến dạng các thông tin chưa được kiểm chứng để dựng chuyện. Ðến hôm nay, hàng trăm website, blog đã tự động dỡ bài về chuyện Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ba tuần “gày trơ xương” tuy đầu mục trên google thì vẫn còn lưu!
Thật trớ trêu, trong khi tờ DeMorgen của Bỉ ca ngợi Việt Nam là “điểm du lịch an toàn nhất thế giới”; dựa trên các chỉ số an toàn và an ninh, tờ Diplomat của Anh xếp Việt Nam là một trong 10 điểm đến an toàn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; hay gần đây theo bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) 2013 do Viện kinh tế và hòa bình công bố, Việt Nam đứng thứ 41 trong 162 nước được khảo sát và đứng thứ tư trong các nước thành viên ASEAN,… thì trên YouTube và một số trang web lại nhan nhản chuyện bịa đặt nói xấu Ðảng, Nhà nước Việt Nam, nói xấu lãnh đạo, bôi đen xã hội. Ðánh giá của dư luận quốc tế, của người nước ngoài đang sinh sống hoặc đã đến Việt Nam được tận mắt chứng kiến sự phát triển, trực tiếp tiếp xúc với sự ổn định chính trị và các thành tựu kinh tế – văn hóa chính là thước đo khách quan, chính xác nhất, chỉ có các đầu óc không cần tới lẽ phải mới có tâm địa bác bỏ. Giờ đây, sau khi nhiều “sự kiện, tài liệu” được dàn dựng y như thật trên internet bị phanh phui, những người nhẹ dạ, cả tin đã nhận ra sự tốt – xấu, đúng – sai,… Họ không tin vào một số website, blog cá nhân lấy dựng chuyện làm cách sinh tồn, mà còn tự giác tham gia bóc trần thủ đoạn dựng chuyện. Họ đặt niềm tin vào báo chí chính thống, bởi chỉ ở đó mới giúp họ biết sự thật. Tuy nhiên, trong bối cảnh thủ đoạn dựng chuyện vẫn được một số thế lực, cá nhân sử dụng làm công cụ chống phá, chúng ta cần tỉnh táo, có bản lĩnh để bảo vệ lẽ phải, không để kẻ xấu tác động gây tổn hại đến sự phát triển, tới hòa bình, ổn định của đất nước.
NHẬT ANH
Nguồn: báo Nhân dân
Phiếm : Tầm nhìn chiến lược
http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/181347/Tam-nhin-chien-luoc.html
Trước một điểm thi đại học y, hai phụ huynh nói chuyện với nhau trong lúc chờ con:
– Chào ông anh. Tụi mình vất vả quá hén, chỉ mong chiều nay trời đừng mưa…
– Ừ, vất vả thật nhưng cứ nghĩ tới ngày con thành bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá là tôi sướng tê người!
– Mộng nhà có con bác sĩ thì tui cũng như anh, có điều
cớ sao anh lại muốn nó phải thành bác sĩ tiêu hoá mà không là chuyên
khoa khác?
– Thế anh không thấy dân mình lâu nay phải ăn toàn đồ
độc hại à? Ăn uống kiểu đó vài năm nữa bảo đảm trước phòng mạch con tui
là hàng hàng lớp lớp người xếp hàng chờ nó khám bộ lòng!
– Ông anh tính sai rồi. Khách của con anh chỉ có dân
nghèo, vì họ đâu có được chọn lựa ăn thứ gì, còn con tui sẽ học một khoa
mà thân chủ của nó toàn người quan trọng: đó là khoa mắt!
– Ủa, tại sao khách khám mắt toàn người vai vế?
– Anh không nhận ra là mấy năm nay mắt của những người
có vị thế ngày càng kém, vì vậy nhiều cái to chà bá mà họ không thấy
được à?
– Như là những cái gì?
– Nhiều lắm: nạn mãi lộ, tệ mại dâm, tình trạng chạy
chức chạy quyền, rồi bạo hành gia đình, hay xây nhà không phép… toàn là
những chuyện bự chần dần nhưng hỏi người có trách nhiệm thì chẳng ai
thấy cả, không phải tại mắt họ ngày càng kém là gì?
– Hay quá! Thế thì con tui cũng phải học khoa mắt, để sau này cùng hốt bạc với con anh!
Người già chuyện
Hồ Hải
Hôm
nay là ngày giỗ của ông Văn Cao mình chợt nhớ đoạn này trong Hồi Ký Văn
Cao do nhà văn Nguyễn Thụy Kha?(không biết có nhớ nhầm không) chép đoạn
ông Văn Cảo kể về vụ đánh Nhân Văn Giai Phẩm như sau, nhưng cái này
mình lại đọc được trong cuốn "Đêm giữa ban ngày" của anh Vũ Thư Hiên:
"Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy – Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn – Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh.
Nhầm hết. Longue Marche (tiếng Pháp, có nghĩa là cuộc quân hành dài, ý nói Trường Chinh) mới là kẻ sáng tác ra vụ Nhân văn – Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy(ý nói Trường Chinh) vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp!
Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế – bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: “Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!” Lúy nghe, mặt câng câng.
Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu – tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?."
Các cụ thời Pháp vẫn luôn giữ được cái phong thái trung thực và lịch sự của tụi Tây nó truyền cho. Và sau nhiều năm mình tìm hiểu thì mình phải nói là, cụ Đặng Xuân Khu chính là bộ não của Việt Minh từ ngày thành lập đảng đến ngày cụ mất, và cho đến bây giờ tư tưởng của cụ Long March(Longue March: tiếng Pháp) vẫn còn in đậm trong tư duy của cộng sản ở Việt Nam. — feeling sad.
"Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy – Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn – Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh.
Nhầm hết. Longue Marche (tiếng Pháp, có nghĩa là cuộc quân hành dài, ý nói Trường Chinh) mới là kẻ sáng tác ra vụ Nhân văn – Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy(ý nói Trường Chinh) vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp!
Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế – bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: “Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!” Lúy nghe, mặt câng câng.
Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu – tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?."
Các cụ thời Pháp vẫn luôn giữ được cái phong thái trung thực và lịch sự của tụi Tây nó truyền cho. Và sau nhiều năm mình tìm hiểu thì mình phải nói là, cụ Đặng Xuân Khu chính là bộ não của Việt Minh từ ngày thành lập đảng đến ngày cụ mất, và cho đến bây giờ tư tưởng của cụ Long March(Longue March: tiếng Pháp) vẫn còn in đậm trong tư duy của cộng sản ở Việt Nam. — feeling sad.
Chặt cờ và treo cờ…
Hà Văn Thịnh
Một người bạn được mời dự Hội thảo về Biển Đông ở Quảng Ngãi cách đây ít lâu có kể với tôi rằng, điều đau đớn và nhục nhã nhất là khi biết chuyện ngư dân ta, mỗi lần đi đánh bắt xa bờ, muốn sống, an toàn, PHẢI treo cờ Tàu (!)? Tôi hỏi lại tại sao chẳng thấy báo chí nói gì thì “bị” ngộ tiếp là Hội thảo đó có cho báo chí tham dự đâu mà tin với tức!Câu chuyện khó tin ấy cứ ám ảnh, làm tôi băn khoăn mãi cho đến ngày đọc thấy trên BBC, 9.7.2013: Tàu cá Việt Nam “bị tấn công, chặt cờ”. Thì ra, cái sự thật kinh hoàng đó bị bưng bít, để hóa thành “đối tác chiến lược toàn diện” với kẻ láng giềng tham lam, độc ác, tráo trở rất có thể là chuyện thường ngày…
Bài báo của BBC cho độc giả biết thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa… Ông Vương cho biết khi tàu của ông đang neo đậu thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những người này đã “leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt được”.
Khi được hỏi những người này nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ “nói tiếng Trung Quốc”.
Ông Vương cũng cho biết thêm những người này mặc đồ “sỹ quan hải quân”, và một số khác thì mặc “đồ lính rằn ri”.
“Họ chỉ hướng Việt Nam nhưng không nói là Việt Nam”, ông Vương nói.
“Tôi không chịu thì họ mới chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước“.
“Tôi chạy tới lấy cờ lên thì họ đánh tôi ngất xỉu”.
Chắc chắn, không một lương tri nào của Trái tim Việt, Hồn Việt có thể chịu nổi sự thật kinh hoàng về nỗi đau đớn nhãn tiền: Muốn đánh cá trên biển trời của ta thì phải hạ cờ ta, treo cờ Tàu; không hạ thì bị chặt, vứt xuống nước; muốn không bị sỉ nhục để lấy cờ lên thì thân tàn, ma dại!
Có còn gì để nói nữa không về cái đểu cáng, thâm độc của 4 tốt, 16 chữ vàng; về sự im lặng lì lợm của các quan chức có tránh nhiệm trước vận nước, lòng dân?
Làm sao có thể biện minh nổi khi sự thật đắng cay rành rành như thế mà vẫn khua mép, cong môi bảo vệ cho cái gọi là “tình hữu nghị”; vẫn đàn áp bất cứ ai dám đau nỗi đau quốc thể bị sỉ nhục, hiểm hỏa mất biển, mất nước cận kề?
Nếu nối các sự kiện từ việc TQ chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974, chiếm một phần Trường Sa, đảo Ba Bình, 1956; Gạc Ma, 14.3.1988; thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, 24.7.2012; chuyện hạ cờ ta, treo cờ tàu trên Biển Đông…, thì ngay một đứa trẻ cũng biết rõ rằng âm mưu xâm lược, cướp bóc nước ta của nhà cầm quyền TQ (và Đài Loan) là bản chất, không bao giờ thay đổi. Làm sao có thể thay đổi được bản chất của kẻ thù truyền kiếp hàng ngàn năm?
Sự thâm độc, tinh vi của “Tàu khựa chết đi” (cách diễn đạt của Phương Uyên, Nguyên Kha) thì không bút nào có thể tả nổi. Joseph Needham (1900-1995) – người bỏ cả đời để nghiên cứu TQ có nói rằng dù có sống thêm vài trăm năm nữa cũng không thể hiểu hết cái thâm hiểm đến mức huyền bí của “tư duy Tàu”. Cái “tư duy Tàu” ấy đang “chơi” nước cờ tàn độc nhất: Làm cho tư duy Việt coi việc hạ cờ ta, treo cờ Tàu là chuyện… bình thường! Một khi quốc thể, lòng tự tôn dân tộc bị vô cảm hóa, hèn hạ hóa, câm lặng hóa trước lợi ích của cá nhân hay một nhóm người mà vẫn chưa coi đó là hiểm họa sao?
Xin bày tỏ sự tri ân và khâm phục trước lòng dũng cảm của ông Võ Minh Vương và các thuyền viên của tàu QNg 96787 TS. Chính chiếc tàu cá bé nhỏ ấy cho chúng ta thấy rõ vẫn còn đó những con người yêu Tổ Quốc hơn cả tính mạng và của cải của mình. Họ sẵn sàng đương đầu với nguy hiểm, mất mát để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu không còn những người như thế, thử hình dung Biển Đông đang tràn ngập cờ Tàu?
Huế, 11.7.2013
H.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN