Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông


FBTrần Trung Đạo
 
Người viết xin lỗi sẽ dùng chữ La Tinh ‘status quo’ nhiều lần trong bài viết chỉ vì mục đích chính là để bàn về khái niệm này trong chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Tập Cận Bình. ‘Status quo’ chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.
Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ tình trạng hòa bình trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lãnh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một ‘status quo’ và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc. Khi hai bên đồng ý duy trì ‘status quo’ có nghĩa là hai bên chấp nhận tình trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lý, xã hội hay chính trị.
‘status quo’ về lãnh thổ trong hai cuôc chiến tranh thế giới
Việc chấp nhận ‘status quo’ thường diễn ra trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Lý do, các bên tranh chấp đều muốn phần lợi về mình nhưng đều không đủ bằng chứng thuyết phục bên kia hay quốc tế và cuối cùng chấp nhận tình trạng thực tế và chỉ thảo luận vào các điểm mới thôi.
Trong thế kỷ hai mươi, trải dài suốt hai thế chiến, ‘status quo’ được sử dụng nhiều nhất trong tranh chấp lãnh thổ tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia bại trận trong đó có Đức mất phần lớn lãnh thổ chiếm được trong các cuộc chiến tranh trước đó, bao gồm chiến tranh Pháp Phổ. Sau khi lên nắm quyền, mục đích đầu tiên của Hitler là phục hồi lãnh thổ mà ông ta cho rằng vốn thuộc Đức.
Các nước mạnh, tự mình hay qua hình thức liên minh, đều nhắm tới việc hủy bỏ các ‘status quo’ và thiết lập các ‘status quo’ mới có lợi cho họ. Đức chiếm Tiệp Khắc. Ý chiếm Albany. Liên Xô tìm cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng phía Tây. Hiệp ước bí mật Bất Tương Xâm (German-USSR Non-Aggression Pact) giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô năm 1939 âm mưu chấm dứt ‘status quo’ lãnh thổ và xẻ châu Âu làm hai, mỗi bên chiếm một phần. Đức chiếm Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô chiếm một phần Ba Lan và các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania). Sau Thế chiến Thứ hai, Stalin lẽ ra phải bị xử như một tội phạm chiến tranh, tuy nhiên, kẻ thắng trận bao giờ cũng đóng vai quan tòa và tội ác của quan tòa thường bị bỏ qua hay che lấp.
Anh và Pháp muốn bảo vệ ‘status quo’ của Châu Âu nên đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Đức, Ý khi vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp, ngoài những lời tuyên bố và biểu dương lực lượng qua vài cuộc tập trận nhỏ, không có một hành động quân sự cụ thể nào chứng tỏ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng lãnh thổ Châu Âu như đã phân định trong hiệp ước Versaille.
Chính sách của các lãnh đạo CSTQ trước Tập Cận Bình
Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông không thể tranh cải của Trung Cộng và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết những lý luận đó chỉ để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế.
Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Cộng trước Tòa Án Quốc Tế. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng từ chối tranh tụng trước tòa.
Chính sách truyền thống của Trung Cộng là gặm nhắm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng.
Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông
- Tập trung quyền lực
Nhà bình luận Doug Bandow của Newsweek đưa ra câu hỏi liệu Tập Cận Bình sẽ trở thành một Mao thứ hai không phải là không có lý do. Khác với các lãnh tụ CSTQ sau Mao, Tập Cận Bình là nhà độc tài đầy tham vọng quyền lực. Nạn sùng bái cá nhân tại Trung Cộng tạm lắng trong ba chục năm qua đã bắt đầu tái phát. Bộ máy tuyên truyền CSTQ đang đánh bóng họ Tập như một lãnh tụ có quyền hạn tối thượng và tuyệt đối trong tập thể lãnh đạo Trung Cộng. Báo chi bắt đầu gọi y là ‘Lãnh tụ Trung tâm’ (The CORE), một danh hiệu chỉ dành để chỉ Đặng Tiểu Bình.
Trong một bài bình luận đầu tháng Hai năm 2016 trên New York Times, nhà bình luận Chris Buckley nhắc đến sự kiện ngày càng đông các lãnh đạo địa phương tuyên bố trung thành với họ Tập. Vai trò lãnh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Thường trực Bộ Chính trị bị đặt qua bên. Lãnh đạo mới được hiểu theo hình tháp và trên đỉnh là duy nhất Tập Cận Bình giống như trước đây chỉ có Mao.
Quách Kim Long (Guo Jinlong) tân bí thư thành ủy Bắc Kinh vừa tuyên bố một câu đầy đe dọa trên Bắc Kinh Nhật Báo “Trật tự thế giới mà chúng ta sống đang tiến hành một sự điều chỉnh và về đối nội, đây là giai đoạn quan trọng của những thay đổi sâu sắc. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần một lãnh đạo tối cao”. Cho đến nay, ít nhất 14 trong số các lãnh đạo cao cấp của đảng tuyên thệ trung thành trước họ Tập.
Việc các viên chức cao cấp Trung Cộng tuyên thệ trung thành, thoạt nhìn chỉ là chuyện nội bộ của Trung Cộng, tuy nhiên, điều này cũng nhắc lại sự kiện các viên chức cao cấp và tướng lãnh Đức phải tuyên thệ trung thành với Hitler khi ông ta vừa nhậm chức Quốc Trưởng Đức và sau đó phát động chiến tranh thế giới. Không phải nhân dân Trung Hoa mà nhân dân các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Philippines sẽ là những nạn nhân đầu tiên của ‘Lãnh tụ Trung tâm’ này.
Giống như ý định của Mao khi gởi một triệu quân sang Triều Tiên năm1950 hay của Đặng Tiểu Bình khi xua gần nửa triệu sang xâm lăng Việt Nam năm 1979, Tập Cận Bình cũng đang cố tình tạo một không khí chiến tranh chống kẻ thù của Trung Cộng để củng cố quyền lực nội địa.
- Quân sự hóa Biển Đông
Việc Trung Cộng quân sự hóa những vùng chiếm được trên Biển Đông đã quá rõ ràng. Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận ‘Điều đó quá rõ, trừ phi bạn nghĩ rằng trái đất nầy là một mặt bằng, bạn mới nói là là không’. Đô Đốc Harry Harris cũng tin rằng Trung Cộng đã đặt các giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Woody (Phú Lâm). Sau hỏa tiễn, Trung Cộng phối trí các phi cơ chiến đấu cũng trên đảo Phú Lâm. Khác với những lần trước, lần này có vẻ các chiến đấu cơ này sẽ là phần của căn cứ không quân thường trực.
Sự hiện diện quân sự của Trung Cộng hiện nay trên Biển Đông chưa phải là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh và quyền tự do hàng hải của Mỹ. Với sự chênh lệch còn quá xa về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Mỹ, nếu một xung đột quân sự xảy ra, những giàn hỏa tiễm và vài chiến đấu cơ đó sẽ nằm trong đáy biển trong vòng vài phút.
Tuy nhiên, với các quốc gia nhỏ trong vùng sự hiện diện của chúng là những đe dọa trực tiếp. Sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế thương mại vô cùng sâu sắc và phức tạp giữa các cường quốc trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khả năng rất thấp để Mỹ có thể can thiệp vào các xung đột giữa hai nước.
Biết điều đó nên lập trường giải quyết xung đột của Trung Cộng từ trước đến nay vẫn là giải quyết song phương thay vì đa phương để nếu có leo thang cũng chỉ leo thang giữa hai nước. Không có liên minh quân sự, Việt Nam hay Philippines đều không phải là đối thủ của Trung Cộng.
- Thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông
Theo Andrew Chubb trong một phân tích khá chi tiết trên The Diplomat, The South China Sea: Defining the 'Status Quo', trước 2013, khái niệm ‘status quo’ rất ít được sử dụng. Phía Trung Cộng chẳng những không dùng mà còn kết án.
Lý do? Trong tình trạng hiện nay của quần đảo Trường Sa, số lượng đơn vị đảo do Trung Cộng chiếm (5 đơn vị) vẫn còn ít hơn số đảo Việt Nam đang giữ (21 đơn vị). Đơn vị được xác định theo tiêu chuẩn đảo, vùng đá nổi hay vùng đá chìm. Nếu một ‘status quo’ chỉ dựa trong tình trạng hiện nay, chắc chắn không phải là một hiện trạng mà Trung Cộng muốn.
Trung Cộng có ý định phá vở ‘status quo’ đang có để thiết lập một ‘status quo’ mới phù hợp với quan điểm bành trướng đã phác họa trong’đường lưỡi bò 9 đoạn’ và sau đó vào tháng 6 năm 2014 lại tự ý bổ sung thêm một đoạn nữa. Trung Cộng tuyên bố khoảng 90% Biển Đông thuộc về Trung Cộng và đó cũng là ‘status quo’ mới mà Tập Cận Bình đang nhắm tới.
Để thiết lập được ‘status quo’ mới đó, Tập Cận Bình đưa ra chủ trương gồm hai mặt. Mặt đối ngoại, Tập Cận Bình kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện hòa bình; mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đã chiếm được.
Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận hòa bình mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn. Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hổ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp khó có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng.
Tập Cận Bình thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lãnh đạo Trung Cộng lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lãnh thổ’ Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác.
Kết luận
Đáp lai những phê bình của Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nói rằng việc Trung Quốc phối trí quân sự trên Biển Đông cũng không khác gì Mỹ phối trí quân sự trong khu vực Hawaii. Câu nói ngang ngược và ngu xuẩn vì không có nước nào tranh chấp chủ quyền với một tiểu bang của Mỹ, nhưng phản ảnh chủ trương của Tập Cận Bình không chỉ lấn chiếm mà còn dân sự hóa, quân sự hóa lâu dài, nói rõ hơn để thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông và đặt không chỉ riêng Mỹ mà cả thế giới trước một tình trạng đã rồi.
Rất tiếc, như lịch sử thế giới đã chứng minh, các thay đổi ‘status quo’ về lãnh thổ đều dẫn đến chiến tranh. Con đường thoát duy nhất mà một nước nhỏ, trong trường hợp này là Việt Nam, phải chọn là thực hiện cho bằng được các điểm mà Trung Cộng né tránh và khai thác tối đa các điểm yếu của Trung Cộng, trong đó có (1) dân chủ và hiện đại hóa đất nước, (2) tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc, (3) nhanh chóng chiến lược hóa vị trí Việt Nam, (4) liên kết với các nước bất đồng quyền lợi với Trung Cộng , và (5) chuẩn bị chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Trần Trung Đạo

Tây Tạng và cái ách thực dân Trung Quốc

tfi-
Phạm Hy Sơn
Nhân loại, nhất là những dân tộc ở châu Phi, châu Mỹ tưởng chủ nghĩa đế quốc , thực dân đã tàn lụi vào quá khứ .  Không ai ngờ nó vẫn hiển hiện tại những xứ nhỏ yếu  bên cạnh Trung Quốc .
Vào thế kỷ 17, 18 các nước châu Âu nhờ sớm kỹ nghệ hóa  đã đua nhau đi xâm lăng những nước  lạc hậu trên thế giới để kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa và khai thác nguyên  liệu đem về nước chế biến , nhưng sau khi Thế Chiến thứ II chấm dứt năm 1945 thì những nước bị đế quốc đô hộ đó dần dần tự giải thoát  khỏi ách thực dân .   Ngược lại các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu,  Duy Ngô Nhĩ  và nhất là Tây Tạng vẫn còn bị cái ách đô hộ của Trung Quốc  cho đến nay .
Tây Tạng bị quân đội cộng sản Trung Quốc xâm lăng năm 1950, bị sát nhập thành phủ, huyện của Trung Quốc năm 1951, và cũng như  3 dân tộc kia hiện đang  bị Trung Quốc  áp dụng  chính sách triệt để Hán hóa để xóa bỏ  hẳn trên bản đồ thế giới .
Trung Quốc từ lâu đời có truyền thống xâm lăng những nước nhỏ yếu bên cạnh để bành trướng lãnh thổ và đồng hóa dân bản xứ thành người Hán .   Ngày nay vì nạn nhân mãn trầm trọng với  1.300 triệu người, Trung Quốc càng cần đi xâm lăng các nước khác, nhất là những nước đất rộng ít dân như Tây Tạng, Mông Cổ . . . hầu di dân giải tỏa áp lực dân số .  Do đó  chỉ mới mấy chục năm nay mà người bản xứ của những nước này trở thành dân thiểu số trên chính quê hương của họ với 20% dân số, 80% còn lại là người Hán thực dân .
Tibet-Map
ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC TÂY TẠNG :
  Tây Tạng là 1 quốc gia hiện diện lâu đời ở miền Trung Á, nói rõ hơn ở sườn phía bắc dãy núi Hymalias với độ cao trung bình trên 4.500m (núi Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam ở Lào Cai cao hơn 3.000m) nên người ta kêu Tây Tạng là nóc nhà thế giới .  Diện tích Tây Tạng khoảng  2 triệu 500 ngàn km2 ( chiến hơn ¼ diện tích Trung Quốc hiện nay ) bao gồm các khu vực rộng lớn chính như  Amdo, Kham và U-Tsang .  Thủ đô là Lhassa .
Sau khi chiếm Tây Tạng năm 1950, Trung Quốc cắt vùng Amdo rộng lớn phía đông bắc thành những mảnh nhỏ để sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xyên ; phần phía đông vùng Kham cũng bị cắt nhỏ như thế để sát nhập  vào các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên , Thanh Hải .     Khu gọi là tự trị Tây Tạng chỉ còn U-Tsang và tây Kham với diện tích hơn 1 triệu km2 .
Cách nay khoảng 5.000 năm,  khi  dân Hoa Hạ (Hán) có mặt ở khu vực tây bắc  (sông) Hoàng Hà thì dân tộc Tây Tạng cũng đã định cư ở vùng Trung Á này rồi và từ từ phát triển về phía đông và đông nam tách ra thành các nước  Nam Chiếu , Miến Điện  và có lẽ cả Thái Lan .  Nước Nam Chiếu rất hùng mạnh vào thế kỷ thứ 8, đã từng đem quân đánh An Nam (VN bây giờ), Miến Điện và tranh hùng với nhà Đường  Trung Quốc vào giữa thế kỷ này .  Nam Chiếu sau đổi thành Đại Lý và bị người Tàu xâm chiếm rồi đồng hóa thành tỉnh Vân Nam hiện nay .
Dân tộc Tây Tạng có 1 nền văn hóa lâu đời và có nhiều nước  từng chịu ảnh hưởng  sâu đậm của nền văn hóa này như  Népal , Boutan ,Sikkim . . . ở phía nam , phía bắc tới tận Mông Cổ và Trung Quốc ( phái Mật Tông) . Tây Tạng có ngôn ngữ riêng (tiếng Tạng Miến), chữ viết riêng, tôn giáo riêng với đạo Bôn xuất hiện  nhiều thế kỷ trước khi đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang vào thế kỷ thứ 7 sau TL .   Hiện nay đạo Bôn vẫn còn được 1 số người theo và đạo Phật với phái Mật Tông lan sang Trung Quốc và cả Việt Nam , Mông Cổ .
Ngay từ đầu thế kỷ thứ  7 sau TL. Tây Tạng đã là 1 quốc gia hùng mạnh, đã từng phát triển tới Bangladest, Nam Chiếu ở phía đông, nam ; phía bắc và đông bắc tới Mông Cổ, Trung Quốc .
Liên tiếp 2 năm 635, 636 vua Songsten Gampo (604-650 sau TL ) đem quân đánh Trung Quốc buộc  vua nhà Đường lúc ấy phải gả công chúa Wencheng (Văn Thánh) cho vua Tây Tạng để giảng hòa .  Tuy vậy , sự tranh hùng giữa 2 nước xẩy ra liên miên suốt 3 thế kỷ .   Năm 763 vua Trisong Detsen (756-804) tiến quân tới Trường An , kinh đô nhà Đường, làm vua Đường Thái Tông phải chạy về Lạc Dương .  Vua Tây Tạng lập 1 ông vua bù nhìn ở Trường An để cai trị .  Đến năm 821, dưới triều vua Ralphachen (815-838) hai nước mới có hòa ước ký tại Lhassa, thủ đô Tây Tạng .    Bản hòa ước này được khắc bằng cả chữ Tây Tạng và chữ Hán vào 1 cột đá dựng bên ngoài chùa  Jokhang ở  Lhassa .  Cũng trong thời kỳ này, biên cương 2 nước Tạng, Hoa được vạch rõ, được đánh dấu bằng những trụ đá hay khắc vào núi đá như ở biên giới giữa 2 nước  vùng Vân Nam  .
Tây Tạng cường thịnh được khoảng 500 năm thì bị suy yếu do nạn chia rẽ, tranh chấp quyền hành .  Do đó , đầu thế kỷ thứ 13 nước này bị quân Mông Cổ chiếm để mở 1 con đường tiến quân chinh phục Trung Quốc , sau đó Trung Quốc bị đế quốc Nguyên Mông Cổ  cai trị gần 100 năm .  Khi nhà Nguyên Mông Cổ sụp đổ, Tây Tạng cùng với Trung Hoa và tất cả những nước khác lấy lại độc lập, nhưng đến thế kỷ thứ 16 Tây Tạng lại bị Mông Cổ đô hộ lần nữa .   Đầu thế kỷ thứ 18,  khi đế quốc Mãn Châu củng cố xong sự cai trị ở Trung Quốc thì tiến quân đánh chiếm Tây Tạng, cắt miền đất phía đông  Amdo sát nhập vào Trung Quốc  với cái tên Koko Nor (Hồ Nước Xanh).  Vùng này bị đổi thành tỉnh Thanh Hải năm 1929 dưới chính quyền Quốc Dân Đảng  do Tôn Dật Tiên sáng lập .
Khi đế quốc Mãn châu (nhà Đại Thanh) bị lật đổ ở Trung Hoa năm 1911, nhân cơ hội này Tây Tạng tuyên bố độc lập .   Nền độc lập này  kéo dài  được 39 năm thì bị Mao trạch Đông đem quân xâm chiếm .
Trung Quốc thường viện dẫn rằng trước đây Tây Tạng thuộc quyền đô hộ của nhà Nguyên (đế quốc Mông Cổ) và nhà Thanh (đế quốc Mãn Châu) nên nay họ có quyền tiếp tục cai trị . Lý luận như thế chẳng khác gì nói rằng cái nhà này ông tôi chiếm của hàng xóm, rồi đến bố tôi tiếp tục chiếm nên nay cái nhà này  thuộc về tôi .  Lập luận và lối chứng minh ấy thật lạ lùng  vì Tây Tạng cũng như Trung Quốc xưa kia cùng bị Mông Cổ và Mãn Châu xâm lăng, đều là nạn nhân của 2 đế quốc đó nên nếu lấy lịch sử để chứng minh chủ quyền như thế thì cái quyền ấy là quyền của người Mông Cổ và người Mãn Châu .
Họ có quyền đòi chủ quyền không những ở Tây Tạng mà ở cả Trung Quốc . Tương tự, những nước trong “ Bát Quốc Liên Quân “ Nga, Nhật, Đức . . .  có quyền đòi hỏi chủ quyền trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay,  ít nhất là Nhật có quyền đòi hỏi chủ quyền toàn bộ quần đảo Đài Loan vì quần đảo này đã từng bị sát nhập vào Nhật cho đến hết Thế Chiến thứ II  .
Đế quốc Mãn Thanh  của người Mãn Châu, không phải của người Trung quốc . Hiến Pháp Đại Cương  năm 1908 của đế quốc này gồm  15 điều , điều I ghi rất rõ ràng :
Điều I  : “ Hoàng Đế Đại Thanh thống trị đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau đến vạn đời .”
Điều II : “Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm . “ . . . .   .
Triều dình của đế quốc Đại Thanh khi ấy thì ông vua Quang Tự là người Mãn,  12 Thượng Thư thì 8 là người Mãn ( trong đó 5 người là hoàng tộc Mãn ), chỉ có 4 là người Tàu ( Nguyễn hiến Lê, Sử Trung Quốc , Chương 8) . 
TÂY TẠNG DƯỚI ÁCH THỰC DÂN  TRUNG QUỐC :
Sau khi chiếm xong Tây Tạng, Mao mở đầu kế hoạch nuốt trọn Tây Tạng bằng cách hủy diệt  nền tảng cấu trúc về tôn giáo và đạo đức của xã hội Tây Tạng .  Đó là chiến dịch  đấu tố Cải Cách Ruộng Đất .  Bên ngoài là tịch thu ruộng đất  của tu viện, chùa chiền và địa chủ, những người giàu có để chia cho dân nghèo xóa bất công xã hội, nhưng bên trong hàm ẩn mục đích tiêu diệt tiềm năng chống đối của người Tây Tạng vì  Đạo Phật và ảnh hưởng của giới tu sĩ bao trùm hầu hết mọi sinh hoạt của Tây Tạng từ đạo đức, chính trị, văn hóa , giáo dục đến phong tục, tập quán  nên diệt được Phật giáo là diệt được Tây Tạng ( khoảng từ 20 đến 25% người trưởng thành Tây Tạng tu trong hàng ngàn tu viện và chùa chiền trên khắp nước (*).  Vì vậy quân đội Trung Quốc tịch thu hết ruộng đất của những cơ sở tôn giáo và đuổi những người tu hành ra khỏi tu viện, chùa chiền bắt phải hoàn tục .  Ai không nghe thì bị đánh đập, bỏ tù, những người chống đối thì bị giết ngay tại chỗ hay bắt đi mất tích .  Hai chữ “ mất tích” ở Tây Tạng từ khi bị Trung Quốc xâm lăng có nghĩa là bị đem đi thủ tiêu , không bao giờ trở lại .
Quân đội Trung Quốc chỉ định những đối tượng của cuộc Cải Cách Ruộng Đất bắt dân chúng phải đấu tố, bắn giết .  Đó là những vị sư sãi, những thân hào nhân sĩ, những người giàu có tại địa phương .   Toàn bộ tài sản liên quan hay thuộc về  họ bị tịch thu;  bạn bè, thân nhân bị canh chừng và bị cô lập bằng cách gạt ra bên ngoài tất cả mọi sinh hoạt xã hội . Dân chúng , giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa xóm làng phải tố cáo lẫn nhau .
Vì bị cai trị khắc nghiệt như vậy nên chỉ 6 năm sau, năm 1956, người Tây Tạng bùng lên  phản kháng .  Lúc đầu là ở Amdo và đông Kham, những vùng bị cắt nhỏ sát nhập vào các tỉnh Cam Túc- Thanh Hải- Tứ Xuyên- Vân Nam , sau lan cả sang tây Kham và U-Tsang .  Cuộc nổi loạn bị trấn áp thật khủng khiếp, chỉ  trong 3 năm (1956 – 1959) hơn 20.000 người tham dự bị giết chết, dã nam nhất là hơn 200.000 người bị bắt đem đi thủ tiêu .  Đó là cha mẹ, vợ con,anh em,  xóm làng của những người chống đối .    Cuộc tàn sát này giống với cuộc tàn sát diệt chủng người Do Thái mà Hitler ra lệnh cho áp dụng ở châu Âu hồi Thế Chiến thứ 2 .
Từ đó tới nay một mặt Trung Quốc xiết chặt sự cai trị Tây Tạng và mặt khác ồ ạt di dân  cũng như đem hàng triệu tội phạm người Hán tới nhốt rồi cấp phát ruộng đất bắt định cư tại đó sau khi mãn tù (**) . 
Dân tộc Tây Tạng đã được hun đúc bằng  truyền thống văn hóa của ngàn xưa và từng có một lịch sử oai hùng không dễ gì chịu khuất phục trước bạo lực và chính sách Hán hóa của Trung Quốc nên dân chúng luôn luôn có những hành động phản kháng dưới mọi hình thức, từ nhỏ tới lớn .  Ngày  10 tháng 3 năm 2008 dân chúng thủ phủ Lhassa nổi lên biểu tình chống đối  bị công an và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đàn áp giết chết hơn 300 người  và mấy trăm người , trong đó có nhiều nhà sư,  bị bắt đem đi mất tích không bao giờ trở lại .  Từ cuộc nổi lên ở thủ phủ Lhassa này, sự cai trị tàn bạo của Trung quốc càng ngày càng tàn bạo thêm .  Bí Thư Tây Tạng ( người Hán ) Zang Qingli công khai tuyên bố : “ Những ai cần bắt sẽ bị bắt, cần bỏ tù sẽ bị  bỏ tù . Những ai cần giết sẽ bị giết .”
Báo Le Monde ra ngày 14-12-2012 viết : “ Sau vụ nổi dậy năm 2008, trấn áp là biện pháp duy nhất .” (Web site RFI ngày 14-12-2012) .     Còn báo Libération ngày  12-12-2012 đăng 1 bài phóng sự dài về Tây Tạng của  Phillippe Grangereau  có ghi lời  nữ văn sĩ Tây Tạng, bà Tsering Woeser,  mô tả :  hiện nay Tây Tạng không khác gì 1 nhà tù, nhất là tại thủ phủ Lhassa .   Công an, cảnh sát khám người trên khắp các nẻo đường, kẻ cả trẻ em . Vào chùa phải đưa thẻ căn cước vào máy và khi vào bên trong lại bị khám xét nữa.    Chỉ trên 1 đoạn đường 500m bà đi qua có 21 chốt gác của cảnh sát và gặp 3 đội tuần tra .
Ở Đồng Nhân không chỉ có công an, quân đội giữ an ninh, trật tự mà cả các cán bộ, công nhân viên cũng phải dành ½ thời gian canh chừng dân chúng.
Tất cả mọi người Tây Tạng ra đường dù ngày hay đêm đều phải mang theo 5 thứ giấy tờ tùy thân và luôn luôn bị khám xét trong khi người Hán ở Tây Tạng thì không bị sách nhiễu gì cả .
Cũng trong bài phóng sự này  Phillippe Grangereau  đưa ra nhận xét :”  Họ (Trung Quốc) muốn đồng hóa,  muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng .”
Nhận xét ấy rất chính xác vì chỉ riêng trong thời gian Mao trạch Đông phát động Cách Mạng Văn Hóa vào những năm 1960 có hơn 6.000 tu viện và chùa chiền bị tiêu hủy, những cơ sở chưa bị phá thì bị canh giữ, các ni sư phải học tập chủ nghĩa cộng sản ; những nhà tu nào chống đối thì bị bắt, bị giết hay đem đi biệt tăm; học sinh và trẻ em bị cấm đến chùa ; vinh viên, học sinh phải học những môn học viết toàn bằng chữ Hán; phong tục tập quán, lối sống của người Tây Tạng bị chê bai, lăng mạ .
Chính sách Hán hóa khốc liệt ấy không khác gì chính sách mà quân nhà Minh áp dụng khi xâm lăng Việt Nam đầu thế kỷ thứ 15 .    Sắc chỉ của Minh thành Tổ ngày 21-8-1406 ra lệnh bất cứ sách vở, văn, thơ,  vết tích văn hóa nào của Việt Nam cũng phải thu, phải đốt, phải đục cho hết .
Trong Việt Nam Sử Lược, sử gia Trần trọng Kim ghi : “Đến tháng 8 năm Giáp Ngọ (1414 ) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo những đàn bà, con gái về rất nhiều . Bọn Hoàng Phúc ở lại sửa sang các việc trong nước để khiến người An Nam đồng hóa với người Tàu .   Lập đền miếu bắt người mình phải cúng tế theo tục bên Tàu, rồi từ cách ăn mặc cho chí sự học hành, việc gì cũng bắt như người Tàu cả .  Còn cái gì là di tích của nước mình thì thu nhặt đem về Tàu hết sạch .”
Sử gia Trần trọng Kim ghi tiếp rằng Hoàng Phúc bắt các  châu, huyện phải lập văn miếu thờ  Khổng Tử và lập các bàn thờ trong nhà để thờ các thần sơn (núi), xuyên (sông), phong (gió), vân (mây) . . .  . Bắt đàn ông, con trai không được cắt tóc ngắn; đàn bà, con gái thì phải mặc áo ngắn quần dài theo  cách ăn mặc của người Tàu ( đàn bà Việt Nam thì mặc áo dài, váy đen – PH Sơn chú thích).
(Trần trọng Kim, Việt Nam Sử Lược Q.I trang 211&212, Bộ Giáo Dục xb. năm 1971).
Chúng ta đọc lại giai đoạn lịch sử đen tối của Việt Nam để cảm thông nỗi nguy nan của dân tộc Tây Tạng dưới ách cai trị của Trung Quốc hiện nay .
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, toàn dânTây Tạng đang kiên trì tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc bằng sự hy sinh vô bờ bến,  hy sinh bằng chính bản thân họ biến thành những ngọn đuốc sống  đang bừng cháy trên vùng trời Hymalias .
Nhân loại đã nhận thấy sự thống khổ của họ, Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu Châu, các quốc gia, các cơ quan bảo vệ nhân quyền . . .  liên tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối chế độ thực dân Trung Quốc tại Tây Tạng .
Trước công luận và sự lên án của thế giới, liệu Trung Quốc có thể duy trì mãi mãi chế độ thực dân ở Tây Tạng, Nội Mông Cổ, Tân Cương hay sẽ sớm nở tối tàn như  3 đế quốc  muộn  Đức, Nhật, Ý năm 1945  ? 
Phạm hy Sơn
( 18 – 03 – 2013 ) 
GHI CHÚ :
  -(*) Dù sống đời sống tị nạn tại Ấn Độ, hiện trong 200 ngàn người Tây Tạng ở Dharamsala có 20 ngàn tăng ni tu trong 200 tu viện hay trong các ngôi chùa – như vậy là 10% dân số đi tu .
– (**) Trong  cuộc đàm luận với 1 nhà báo Ấn Độ hồi tháng 4-2012, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiết lộ hiện nay ở thủ đô Lhassa người Hán chiếm 2/3 sân số và nắm hết các quyền lợi của người Tây Tạng . Xin xem đầy đủ trên Web site   thuvienhoasen.org  /phần Phật Giáo Thế Giới .
nguồn : khoahocnet.com

NHỮNG THÔNG ĐIỆP CÓ KHẢ NĂNG LÀM SÁNG TỎ NGHI ÁN NGÀN NĂM



Người Trung Hoa luôn tự hào và mạnh miệng tuyên bố rằng chính họ là người sáng tạo ra Hà Đồ, Kinh Dịch… Bất chấp không ít ý kiến, công trình nghiên cứu của nhiều học giả đặt nghi vấn về nguồn gốc thật của nó.
Một trong những nhà nghiên cứu luôn bày tỏ sự nghi ngờ đó chính là tác giả Viên Như. Ông đã từng có hàng loạt khám phá, phân tích và chứng minh lý thú xoay quanh các “nghi án ngàn năm” về chuyện các triều đình Trung Hoa song song với việc xâm lược Việt Nam bằng quân sự còn chú ý thực hiện hàng loạt kế hoạch tiêu diệt văn hóa Việt với nhiều thủ đoạn không thể tưởng.
Một trong các thủ đoạn thâm độc đó là xuyên tạc và bóp méo nhiều tác phẩm quan trọng của các danh nhân người Việt có tư tưởng và công trạng lớn lao trong việc dựng nước và giữ nước trước họa xâm lăng từ phương Bắc, được nhân tôn kính. Đồng thời bịa ra nhiều câu chuyện hư hư thật thật xung quanh cuộc đời của các danh nhân người Việt để bôi đen nhân cách của họ.
Tác giả Viên Như vừa cho công bố một loạt bài nghiên cứu chứng minh Hà Đồ, Kinh Dịch hoàn toàn là thành quả trí tuệ của người Việt cổ, tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. “Nói có sách, mách có chứng”, theo tác giả Viên Như toàn bộ các chứng cứ đều được ghi rõ trên mặt trống đồng cổ của người Việt.
Đây có lẽ là một nghi án văn hóa lớn nhất và dài nhất của nhân loại. Tác giả Viên Như tin tưởng rằng với những phát hiện mới và hệ thống chứng cứ của ông về những gì đã ghi lại trên mặt các trống đồng cổ của người Việt, cho phép ông khẳng định: Hà Đồ và Kinh Dịch 100% là của người Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả Viên Như cũng thừa nhận rằng: "Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc".
Xin tri ân tổ tiên nước Việt đã dày công tạo nên trống đồng, với một ngôn ngữ kỳ diệu, đồng thời là một văn bản viết tay với những bằng chứng không thể biện bác, như là một sự tiên trị, chuẩn bị cơ sở cho hàng ngàn năm sau để cháu con làm sáng tỏ.
Xin chúc mừng tác giả.
ĐÃ TÌM THẤY HÀ ĐỒ - KINH DỊCH TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Viên Như
Trước hết xin bàn qua chuyện RỒNG. Theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên thì Lạc Long Quân nói với Âu Cơ “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên… không ở với nhau được” Vậy giống Rồng là giống gì? Từ đâu mà có giống này? Tất nhiên là không phải con Rồng trong thần thoại rồi. Căn cứ vào câu chuyện thì ta biết rằng Lạc Long Quân là người Đồng bằng còn Âu cơ là người miền Núi. Chữ Rồng được hình thành theo cách sau : Lạc Long Quân là dân lúa nước, những mảnh đất nhỏ trồng lúa gọi là RUỘNG, miền trung gọi là rọn, còn tất cả những mảnh đất trồng lúa gộp lại thì gọi là ĐỒNG. Hằng năm những cơn mưa đến, nước từ trên trời trút xuống, trên nguồn đổ về dâng lên bao phủ cả bốn bề. Thậm chí người ta chẳng thấy mưa đâu, vì mưa nơi khác, nhưng bổng dưng họ chứng kiến những con nước cứ từ từ dâng lên, bò lên những cánh đồng, vượt qua những bờ đê, leo lên cả mái nhà, nó di chuyến khắp nơi, mà đã di chuyển được, bò đi được thì nhất định thuộc loài gì đó, con gì đó, nhưng không biết con gì, chỉ thấy nó trườn qua Ruộng qua Đồng nên người xưa mỗi lần thấy nước lên thì thông tin cho nhau là có con Ruộng Đồng tới, lâu ngày thành con Rồng theo quy luật giản lượt tự nhiên của ngôn ngữ khi đã nói nhiều, nói nhanh – lướt thành RUỘNG + ĐỒNG = RỒNG. Chính vì vậy trong tâm thức người Việt, con rồng hết sức to lớn, luôn luôn gắn liền với nước, nên khi nước trên trời trút xuống thì họ nghĩ là có con rồng ở trên ấy, ngày ấy không có gì mạnh mẽ hơn sức mạnh của nước hay của rồng . Ngày nay khi nước lên ta vẫn gọi là nước ròng. Từ một con nước không có hình hài cụ thể nhưng do nhu cầu hiện thực, đã là con vật thì phải có hình tướng, nên về sau con rồng đã được mang một thân hình cụ thể với những chi tiết khác nhau, tùy theo mức tưởng tượng của mỗi dân tộc qua các thời đại, chỉ cái bản chất duy nhất của nó là không thay đổi mà thôi. Đó là sức mạnh.
Cũng như chữ RỒNG, trước khi tạo ra trống đồng, chắc chưa có từ TRỐNG, từ này chỉ xuất hiện sau khi trống đồng đã được sử dụng theo dòng chảy sau đây:
Như ta biết người Lạc Việt xưa là cộng đồng cư dân lúa nước, các vuông đất trồng lúa được gọi là ĐỒNG, từ này được thành lập bởi đọc lướt từ ĐẤT + TRỒNG = ĐỒNG 同. Vì vậy khi làm ra khí cụ mà ta gọi là trống đồng người ta đặt tên là CÁI ĐỒNG, khi đánh CÁI ĐỒNG nó phát ra một âm thanh mạnh mẽ như con Rồng gọi là “ RỐNG” từ xa khi nghe thấy người ta bảo nhau rằng : ĐỒNG RỐNG, lướt thành ĐRỐNG rồi thành TRỐNG từ đó người ta gọi khí cụ ấy là TRỐNG ĐỒNG. Tất nhiên người Việt xưa đã có triết lý nòng nọc – âm dương rồi nên đã có CÁI ĐỒNG = dương, thì phải có cái âm nên họ làm tiếp cái khác để biểu trưng cho tượng này, cái đó gọi là CỒNG 共, Từ CỒNG, do đọc lướt từ CÁI + ĐỒNG = CỒNG. Về sau gọi một tập thể người gồm nam nữ là CỒNG ĐỒNG rồi thành CỘNG ĐỒNG 共 同 theo nguyên tắc âm dương như biểu í của con chữ.
Trống đồng là thành quả cao nhất của của cư dân Lạc Việt lúc bấy giờ, những gì được thể hiện trên trống đồng đã thể hiện điều đó, rỏ ràng tư tưởng, kỉ thuật và nghệ thuật đúc đồng lúc bấy giờ đã đạt đến trình độ uyên áo và tinh xảo. Tất nhiên để có được một thành quả như vậy đòi hỏi phải qua một quá trình lâu dài, không những chỉ là vấn đề kỉ thuật mà còn đòi hỏi người Việt phải làm việc tích cực cả cộng đồng để thống nhất tư tưởng, từ đó mới chọn ra được những ngôn ngữ nào thông qua hình ảnh, hoa văn để viết thành một cuốn sử bằng tranh trên trống đồng. Chắc chắn rằng tất cả những gì được đưa vào trống đồng đều có tiếng nói riêng của nó, chính vì vậy từ trước tới giờ đã có rất nhiều người nghiên cứu nhằm giải thích cái thông điệp mà tổ tiên người Việt gởi gắm trong đó. Giải thích thì nhiều nhưng dường như chưa có một lí giải nào có tính hệ thống đầy đủ hay nói khác hơn người ta chưa xâu chuổi được các thông tin thông qua hình ảnh trên trống đồng thành một câu chuyện hợp lí, thuyết phục, từ đó cung cấp cho hậu thế một cái nhìn tương đối về cuộc sống của ông cha ta lúc bấy giờ. Đây là một vấn đề lớn và chắc chắn các nhà nghiên cứu tâm huyết với cội nguồn dân tộc đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu của dân tộc. Điều ấy là chuyện bình thường, vì những gì ghi lại trên trống đồng cách chúng ta cả mấy ngàn năm, chừng ấy thời gian thì mọi thông tin đã sai lạc, biến thái, nhưng chúng ta chỉ có thế, chỉ biết lần theo dấu vết của các thông tin từ các truyền thuyết và lịch sử mà tìm về cội nguồn, mà lịch sử thì biến động không ngừng nên đôi khi những gì ghi lại nó lại là bảng chỉ đường sai lạc dẩn ta về những kết quả không như mong đợi.
Với hiểu biết nhỏ bé của mình tôi cũng xin đưa ra đây vài giải thích về trống đồng. Tất nhiên là phải chọn loại xưa nhất theo xếp loại của các nhà nghiên cứu trống đồng, cụ thể ở đây là trống đồng Đông Sơn.
alt
http://www.vietnamvanhien.net
Mặt trống đồng Đông Sơn : Ngoài các hoa văn hình học, mặt trống có bốn vòng chính như sau :
1- Vòng tròn hình ngôi sao hay mặt trời 14 tia, có cái 12, 10, 8, chuyện này ai cũng biết rồi, sống mà thiếu mặt trời thì làm sao sống được, cư dân lúa nước Lạc Việt cũng thế thôi. Vì có sự khác nhau đáng kể như vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đề nghị để chỉ thành phần bộ lạc tham gia đúc trống. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu sâu thêm. Riêng đối với các tam giác bên trong có biểu tượng mà theo tôi là cóc hướng về mặt trời, vì nhiều trống khác cụ thể bằng con cóc lên bề mặt. Tựu trung thì người Việt xưa thờ mặt trời. Vũ trụ quan và nhân sinh quan đều dựa trên khái niệm nòng nọc, âm dương hay cóc.
2- Vòng có người, tả cảnh sinh hoạt của cộng đồng khi xong mùa. Ta thấy cảnh giả gạo, nhảy múa, thổi khèn, đâm trống, đánh cồng, có lẽ để cúng tế , vì có người đứng trước âu cầu mùa đang dang tay nói gì đó. (hình người ngưỡng mặt lên trên có con gà). Việc cúng tế nơi nào cũng giống nhau, nên hai âu cầu mùa đều giống nhau, còn hình người ngồi trong nhà như đang ăn uống, tuy nhiên số lượng người trong nhà và chim trên mái nhà khác nhau, điều này có thể nói lên là có nhiều gia đình đang vui chơi buổi xong mùa và có nhà thì một người hát, hò hay kể chuyện (một con chim), nhà khác thì mọi người cùng hát, hò (hai con chim). Con chim trên mái nhà theo tôi là biểu tượng cho âm nhạc vì vậy trên âu cầu mùa – chổ đánh cồng- của trống Hoành Hạ, cũng có hai con chim.
altaltaltalt
Cầu nguyện Tổ tiên Tấu cồng Nhảy múa Hát đồng dao
3- Vòng có hình các con gà và hươu. Đây là thú văn chỉ cho thấy rằng người Việt đã bắt đầu có ngôn ngữ hình tượng.
Theo tôi câu “ Nôm na là cha mách qué” là để chỉ về hình ảnh này. Câu này có thể giải thích như sau : 喃Nôm = chữ Việt,那Na = ấy (Hán) Nôm là Nớ = ấy, Cha = người làm ra = tác giả, Mách = Con hươu, ngày nay vẫn gọi hươu nai là con mang. Qué = con gà. Viết thành câu = Nôm nớ là cha mách qué. = Nôm ấy là người làm ra hươu gà. Ta có thể viết ngược lại “Chữ hươu gà ấy là chữ Nôm.
A- Chữ Qué - Ngày trước khi muốn làm việc gì quan trọng, người ta thường làm gà để cúng tổ tiên sau đó đem cặp giò đến ông thầy xem tổ tiên nhắn gửi thế nào, gọi là bói giò gà. Sở dĩ có tục bói gà là vì ngày xưa người Việt thấy con gà khi bới đất tìm thức ăn, để lại trên đất những vạch ngang dọc nên người ta đặt tên nó là quái 卦 nhưng để tránh trùng với các quái người ta gọi trại ra thành qué về sau thành quẻ. Người xưa nghĩ rằng con gà có khả năng biết về dịch lý nên đã vẽ ra những quẻ, nhằm nói lên những điều gì đó, vì vậy sau khi chết, cặp giò của nó là là nơi chứa các thông tin của các quẻ, qua các đường gân máu hiện ra nơi giò tượng trưng cho các quẻ hay những lời nói của tổ tiên. Thầy đoán căn cứ vào đó mà nói. Vì vậy ở vòng tròn nói về sinh hoạt của con người ta thấy có người đang ngưỡng mặt lên trời nói gì đó với qué (tổ tiên). Về sau người phương Bắc chiếm lấy đọc là kê 鷄. Biểu ý của chữ này cho thấy kê là loài chim – Điểu 鳥 biết đặt vấn đề - Hề 奚 = sao mà, sao thế.
B - Chữ Mách – Ngày xưa có lẽ trong các loài hoang dã có sừng, hươu là động vật người ta thường thấy nhất, vì nó hiền, không làm hại đến con người và dĩ nhiên là đối tượng bị con người săn bắn nhiều nhất lúc bấy giờ. Trong quá trình săn bắn người ta quan sát thấy con hươu hay cọ sừng vào gốc cây làm thành những vạch ngang, từ đó họ tin rằng con hươu cũng có khả năng vẽ ra những quẻ như con gà. Vì vậy sau khi ăn thịt họ tin rằng xương hươu có chứa thông tin các quẻ nên lấy một cái que nóng chọc vào xương cho nức ra -卜 Nôm = Bói, Hán = Bốc- , những đường nức đó xem như là lời nói của các quái, thầy bói tùy theo đường nức đó mà đoán, (biểu í của chữ quái 卦 đã cho thấy điều này). Trong hướng suy nghĩ này, về sau, khi đã phát triển chữ viết khá hoàn hảo, người Việt viết các lời đoán lên xương hươu. Cũng chính hình ảnh con hươu cọ sừng vào gốc cây này mà người Việt vẽ thành một chữ tượng hình 角 đọc là GỐC, như trong “gốc cây” có nghĩa là phần dưới của cây. Như vậy chữ 角 tuy là tượng sừng, nhưng nó là đại diện cho xương hươu, chính vì vậy người Việt đã phát triển tiếp í tưởng này vẽ thành một chữ khác đó là chữ 觚CỌ, như trong “cọ xác 觚殼”(cọ lên cái cỏ ngoài) Hán đọc là CÔ, nghĩa hiện nay trong chữ Hán là cái thẻ tre để viết chữ, nhưng chiết tự ra ta thấy là dùng móng nhọn để cọ chữ lên xương hươu, cái mà ngày nay ta gọi là giáp cốt. Điều này đã được minh chứng qua giáp cốt văn mà các nhà khảo cổ, năm 1964, đã tìm thấy thành Ân Khư đời Thương (khoảng 1700 – 1064 TCN). Về sau người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là GIÁC với nghĩa là SỪNG, tuy nhiên âm GIỐC và GÓC đến nay vẫn còn, nhưng để chỉ góc cạnh. Tất nhiên họ thừa biết nghĩa của chữ ấy là gốc cây, nhưng họ chỉ lấy phần tượng hình con chữ là sừng, bỏ đi phần nguyên nhân ra đời của chữ tượng hình đó – từ nguyên- nhằm xóa bỏ nguồn gốc con chữ của người Việt, nhưng vẫn còn đó chữ cọ = 觚 . Vậy là người phương Bắc dấu đầu mà lại lòi đuôi. Như thế ta thấy rằng chữ gốc 角, qué 鷄 là chữ Nôm như câu “Nôm na là cha mách qué” đã cho biết. Điều nay chứng minh rằng chữ vuông là chữ Nôm và nó có từ khi bình minh của con chữ tượng hình chứ không phải từ thế kỉ thứ 10 như ta biết; như vậy chắc chắn rằng chữ vuông mà người phương Bắc đã và đang dùng căn bản là chữ Nôm.
altalt
4 – Vòng có những con chim. Đây là điểu văn. Con chim lớn là con chim thuộc họ hạc như cò, vạc, diệc. Trên trống đồng có thể là con chim diệc, về cơ bản người Việt xưa cũng thấy khi cò, diệc ăn trên đồng, để lại những dấu chân trên những thảm bùn, do di chuyển qua lại nên các dấu chân chồng lên nhau, tạo ra nhiều quẻ khác nhau, người ta nghĩ rằng cũng như gà, hươu, diệc cũng biết quẻ, không những dưới đất mà loài cò diệc, khi làm tổ trên cây thường tha những cái đoạn cây nhỏ, ta gọi là que, xếp ngang dọc để làm tổ nên người xưa cũng nghĩ loài này, nói chung, đều biết quẻ nên lấy tên con diệc để làm biểu tượng cho loại ngôn ngữ siêu hình của họ, vì con diệc ngoài bản thân nó, nó còn có đủ yếu tố của cả hai con hươu, gà– trên trời, trung gian, dưới đất. Có thể từ đó mà có BA GẠCH ☰. Về sau người phương Bắc lấy làm của họ đọc trại đi từ DIỆC thành DỊCH trong KINH DỊCH. Từ hình ảnh của con chim diệc người ta vẽ ra có chữ tượng hình 易 Diệc hay Dịch = thay đổi. Vì vậy cứ hình ảnh trên trống đồng, ta thấy những con chim diệc dang cánh bay, tất cả đều không thay đổi, nhưng bên dưới mỗi con thì có những con chim nhỏ cứ thay đổi dần theo hướng di chuyển của con chim lớn. Tất nhiên đó là nguồn gốc ban đầu chứ không phải là tất cả như Kinh dịch hiện nay, vì Kinh dịch hiện nay là thành quả của biết bao bộ óc minh triết qua mấy ngàn năm, nhưng nếu không có nguồn thì làm gì có sông.
alt alt
Tất cả những hình ảnh trên trống đồng đều ngược vòng kim đồng hồ, có nghĩa là quay về. Ở đây là quay về hướng thần mặt trời, nghĩa bóng là quay về với cội nguồn. Trong nghĩa đó, chữ nghĩa cũng để nói những chuyện trong quá khứ nên chữ vuông ngày xưa viết từ phải sang trái, trên xuống dưới là vậy.
Thân trống đồng : Chủ yếu hình thuyền, qua hình ảnh cho thấy người Việt cổ đã có kỉ thuật đóng thuyền khá cao. Hầu hết các thuyền trên trống đồng đều diễn tả sự chiến đấu gồm có các loại như sau :
alt
1 – Loại nhỏ . Có lẽ để đi câu hay tập kích.
alt
2- Loại vừa. Chắc để tiếp vận lương thực.
3 - Loại lớn.
alt alt
A - Đang chiến đấu. Bắt tù binh.
alt
B – Rút lui có tù binh
alt
Đặc biệt trên thạp Đào Thịnh có hình thủy chiến trực diện, quân Lạc Việt trên thuyền lớn đang hò reo chiến thắng. Chim ca reo mừng. Phe địch rút lui.
Các hình thú quanh thân các loại trống đồng, cá sấu, chồn, nai v.v. theo tôi chỉ để khắc họa các con vật quen thuộc với cư dân lúa nước thời ấy mà thôi.
Trống đồng Đông Sơn là báu vật quốc gia đúng như từ mà xưa kia ông cha ta đã nói – Bửu bối- Tư tưởng của những người làm ra nó rỏ ràng đã vươn tới tầm cao huyền diệu. Toàn bộ trống đồng được xây dựng với một bố cục hết sức chặc chẽ. Không những tổ tiên ta hết sức tài tình trong cách chọn lựa ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải í tưởng của mình, chim biểu tượng cho âm nhạc, gà biểu tượng cho ngôn ngữ tâm linh – hươu cho ngôn ngữ viết, diệc cho ngôn ngữ triết học siêu hình, mà còn tính toán xếp đặt làm sao có thể gợi í cho người đời sau có thể nhận biết được, ví dụ : Bằng cách lập lại nhiều lần, như chim trên nhà sàn, âu cầu mùa, đặc biệt là trong tình huống có tính xung đột như hình những con chim trên thuyền của người lạc Việt. Hai chiến thuyền sát nhau, vậy mà người xưa chỉ khắc họa cả bầy chim trên thuyền chiến thắng, với hình ảnh này dù trong im lặng nhưng ta có thể nghe thấy tiếng reo hò. Thêm vào đó nhận thức của họ về ngôn ngữ phương hướng trong không gian phải nói là vô cùng kinh ngạc - Cách mà người xưa sắp đặt hình ảnh ngược chiều kim đồng hồ để chỉ sự hướng tâm cho thấy là họ đã có sức cảm thụ ngôn ngữ hình ảnh 2 D một cách chính xác. Nhưng quan trọng trên hết đó là cùng một hình ảnh, nhưng qua cách sắp đặc trí tuệ, nó vừa kể cho ta câu chuyện cuộc sống hơn 4000 năm trước, lại vừa kể cho ta một câu chuyện khác về lý âm dương tối quan trọng của nước Việt và chắc là của cả loài người.
Cũng với hình ảnh ấy trước hết với cái nhìn tổng thể thì ta thấy người xưa đã xây dựng một trật tự của vũ trụ hết sức khái quát, với một vòng tròn đồng tâm lớn tượng trưng cho vô cực, vì vô cực nên nó bao trùm hết tất cả vạn hửu. Trong vòng tròn lớn này có vòng trong nhỏ ở trung tâm, cái này người ta có thể thấy được, cảm nhận được như mặt trời, đó là thái cực, từ thái cực này mà sinh ra âm dương, nhị nghi - các hình tượng cóc phân hai trong tam giác hướng về thái cực - Rồi từ trong vòng quay mênh mông của vũ trụ, trùng trùng điệp điệp – các hoa văn hình học khác nhau, từng vòng đồng dạng nối tiếp nhau vận hành quanh thái cực và nhị nghi từ đó sinh ra tứ tượng – Bốn ngôi nhà, biểu tượng cho Thiếu dương – thái dương – thiếu âm - thái âm - cái úp xuống, cái ngược lên, theo hình chày cối, trên ngôi nhà, chim cũng có chẳn lẽ, chỉ rỏ hai tượng âm dương, từ đây mà sinh ra bát quái- (hình con qué) - Hai nhóm đâm trống, mỗi nhóm bốn người. Như vậy là đủ cả vô cực– thái cực- nhị nghi- tứ tượng – bát quái. Tiếp tới nhiên giới cũng thế, từng đàn hươu qué theo nhau quấn quít, âm dương, dương âm, cứ thế mà quay mãi, nhưng có đổi thay bao nhiêu chăng nữa cũng không ngoài vòng vô cực, cái lớn lao huyền ảo đó được người xưa khắc họa bởi một vòng tròn bao trùm mọi thứ, với những hoa văn hình học khác nhau, nhưng đồng dạng nối nhau bao trùm thế giới.
Đó là cách nhìn trống đồng theo trật tự từ trong ra ngoài, giờ đây chúng ta xét trống đồng theo mặt phẳng với cái nhìn toàn bộ mặt trống đồng là thái cực, trong đó chia hai, nữa âm, nữa dương đối lập nhau, chúng ta mới thấy hết cái trí tuệ của tổ tiên nước Việt. Kẻ một vạch thẳng chia hai vòng tròn tại điểm đầu của đoàn người nhảy múa, ta thấy rỏ một nửa là dương, bảy người – số lẻ, nửa kia là âm, sáu người – số chẳn. Đây chính là hướng Nam, Bắc, Càn, Khôn. Căn cứ vào hướng bắc số 6, hướng nam số 7 ta tính theo hướng ngược chiều kim đồng hồ theo sự chỉ dẩn của trống đồng, ta có 8 ở phương đông, 9 ở phương tây , rồi Bắc 1, nam 2, đông 3, tây 4 từ đây ta biết đây là con số của Hà đồ. Mà như ngày nay ta biết trật tự đếm theo Hà đồ là ngược chiều kim đồng hồ. Trong dãy số này ta thấy không có số 5, từ đó ta biết biến số của nó là 5, vì nó ở giữa của số đếm từ 1-9 (cửu cung), Hai số âm dương -nhị nghi – tuy bắt đầu phân hóa nhưng vẫn còn đang quyến luyến trong tứ tượng 2 +4 = 6 (sáu con gà), nhưng rồi cũng phải tiếp tục con đường phân hóa làm ra tám quẻ, (tám con gà nữa). Đến đây xem như vương quốc vũ trụ của ông vua thái cực, cùng với quần thần 6+8 = 14 đã đầy đủ, như đã thể hiện tại trung tâm trống đồng (14 tia sáng). Như đã nói trước số 5 thuộc trung ương, dĩ nhiên đã là trung ương (cung) thì 4 phương chổ nào nó cũng can dự được : 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4= 5 từ đó ta có 20 con hươu chạy vòng ngoài. Tuy nhiên chạy lui, chạy tới tính ngược, tính xuôi thì cũng nằm trong 9 cung, một âm, một dương làm thành 18 thao túng cả càn khôn, vũ trụ, ấy là 18 con chim diệc. Mấy ngàn năm qua người ta gọi là Tiên thiên bát quái. Khi người Việt di cư lên đến sông Hoàng hà chắc có lẽ thấy nước chảy từ trên ấy xuống phía nam nên mới đổi khảm vào phương bắc, tạo nên một cuộc cách mạng tri thức rúng động mấy ngàn năm qua, gọi là hậu thiên bát quái. Đó là chuyện con người, còn vũ trụ vẫn thế, cũng với số 20 âm dương quấn quít ấy (tổng của chẳn và lẽ trong cửu cung), làm nên cái Lạc thư.
alt altalt
Đến đây có lẽ phiên tòa “Cóc kiện trê” đã kết thúc, phần thắng thuộc về Cóc, một phiên tòa kéo dài chưa từng có trong lịch sử loài người, ít nhất cũng trên 5000 ngàn năm, với biết bao luật sư và luận sư, cùng quá nhiều nhân chứng, vật chứng giả vô cùng tinh vi, bên nguyên tưởng chừng như vô vọng, nhưng cuối cùng luật sư Nhái đã hoàn toàn có lý, một kết thúc có hậu cho công lí loài người. Có điều phiên tòa đã kết thúc, bản án đã có, nhưng để giải quyết được hậu quả mà vụ án này gây ra là không dễ. Biết được nỗi lo của Cóc. Luật sư nhái liền nói- “Thôi anh ạ, đây là phiên tòa danh dự, mà mình đã thắng kiện là được rồi. Từ nay anh hãy lấy bản án này làm đạo bùa chữa bệnh cho những người bị bệnh khom lưng, cúi đầu truyền kiếp, như thế là có ích lắm rồi, chứ anh nên nhớ Trê là loài có ngạnh, dây vào nó mệt lắm”. Cóc nghe nói. Ngước mắt nhìn trời, im lặng.
Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của người phương Bắc.
Các hình ảnh minh họa lấy từ trang http://chimviet.free.fr
Nguồn Chữ Nôm Mới

Đức Phật dưới góc nhìn của các nhà khoa học


(PGVN)

Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn luyện trí tuệ và lòng từ bi".

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các lý thuyết của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo quan điểm của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…".
[Albert Einstein (1879-1955)-nhà bác học người Đức]
 
1. Nhân cách vĩ đại của đức Phật

Ðức Phật là hiện thân của mọi đức hạnh mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Ngài đã biến những lời nói của mình thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả theo cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.
[Giáo sư Max Miller (1823-1900)-Học giả người Ðức]
 
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. 
[Tiến Sĩ S.Radhakrishnan(1888-1975)-Triếtgia, Tổng thống Ấn Độ từ 1962-1967]

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất một đầu óc khoa học trầm tĩnh với lòng thiện cảm sâu xa của từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại.
[Moni Bagghee, trong cuốn "Ðức Phật của chúng ta"]

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài. Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. 
[Giám mục Henry Hart Milman (1791-1868), người Anh]

2. Trí tuệ siêu việt của đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sinh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sinh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện, Ngài đã có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.
 [Nữ Giáo Sư Rhys Davids (1857-1942)-Học gỉa người Anh]

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát mình, như chính Ngài đã tự giải thoát Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải vì giáo lý này đến từ nơi Ngài, mà vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. 
[Tiến Sĩ Hermann Oldenburg (1854-1920-Học giả người Ðức]

Dường như người thanh niên hiền lành, ngồi khoanh chân trên tòa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như vừa khuyên nhủ vừa như nói: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy rèn luyện trí tuệ và lòng từ bi".
[Anatole France (1844-1924)-Nhà văn Pháp được giải Nobel văn học năm 1921]
 
3. Cống hiến của đức Phật cho nhân loại

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý có giá trị trường tồn để thúc đẩy nền đạo đức, sự tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ, mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, kỳ tài chưa từng thấy có trên trái đất này. 
[Albert Schweizer (1875-1965)-Nhà triết học, thần học người Đức]

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả chúng sinh là giáo huấn của đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi, mà chỉ nói đến vô minh (sự không hiểu biết) và điên cuồng là những chứng bệnh có thể chữa khỏi được bởi sự giác ngộ và lòng từ bi. 
[Tiến Sĩ  S.Radhakrisnan (1888-1975-Triết gia và chính trị gia Ấn Độ]

Ðức Phật không phải là của riêng người phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo ra đời sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều tư tưởng hay của Ngài. 
[Một học giả Hồi giáo]

4. Giáo lý của đức Phật

Phật giáo chưa bao giờ ép ai phải theo dù dưới bất kỳ hình thức nào - hoặc ép buộc tư tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, nhằm đạt được thắng lợi để để coi đó là quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo đạo Phật không bao giờ ganh đua nhau để lôi kéo người đi theo Ðạo của mình. 
[Tiến sĩ G. P. Malasekara (1899-1973)-Học giả người Sri Lanka]

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo khuyến khích mỗi cá nhân tự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng chính mình, chứ không nhờ cậy vào sức mạnh hay tiền bạc nào khác. Ðức Phật chỉ rõ con đường giải thoát duy nhất để con người tự quyết định nếu họ muốn theo tôn giáo này.
[Giáo sư Lakshmi Nasaru, sinh ngày 23-5-1968, Học giả người Ấn Độ]

Là phật tử hay không phải là phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra là, không một tôn giáo nào có thể vượt qua được sự quán triệt  Bát chính đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện hướng cuộc đời tôi đi theo con đường đó.
[Giáo sư T.W. Rhys Davids (1843-1922)-Giáo sư người Anh dạy tiếng Pali-thánh ngữ của Phật giáo và tiếng Phạn (Sanskrit)]

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. 
[Một Văn hào phương Tây]

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, dựa trên cơ sở của ý thức đạo lý, xuất phát từ kinh nghiệm tổng hợp mọi lĩnh vực kể trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều kiện đó".
[Albert Einstein (1879-1955)-Nhà bác học người Đức)]

Vũ Tất Tiến (Sưu tầm và tóm lược theo Phật Pháp Ứng Dụng)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/2015

Tin khó tin: Tiết kiệm nhất thế giới vẫn không có tiền… chuộc xác vợ

LĐO Hoàng Văn Minh 
 
Vết nứt như thế này có thể là do... ý đồ nghệ thuật!

Thật khó tin khi toàn dân xứ Việt 9 ngày Tết vừa rồi "đốt" hết 130 ngàn tỉ đồng, lại vừa được đánh giá là có ý thức tiết kiệm cao nhất thế giới, nhưng vẫn có người xin bác sĩ cho vợ mình được... chết vì không có được 23 triệu đồng và phải huy động cả giáo sư của các nước đến viết sách giáo khoa. Nhưng phải thừa nhận là sự trơ trẽn và sáng tạo chữ nghĩa của người Việt mình thật tuyệt kiểu Đôrêmon, như tượng đài nứt là do ý đồ nghệ thuật hay học sinh phải đánh nhau mới năng động... 
Tượng đài nứt do… ý đồ nghệ thuật
Nhiều công trình nằm trong khu vực Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đầu tư hơn 400 tỉ đồng lại bị phát hiện thêm nhiều vết nứt hở rộng, nhiều chỗ thò được cả bàn tay vào, sau 1 năm khánh thành.
Theo miêu tả của Dân Việt thì bà Hoàng Thị Bích Hạnh – Giám đốc Ban quản lý Tượng đài “ngỡ ngàng với những vết nứt và khe hở rộng”. Nhưng bà nói kiểu Đôrêmon: “Các vết nứt và khe hở này cần phải hỏi lại đơn vị thi công xem đó có phải là ý đồ nghệ thuật của đơn vị hay do lỗi của thi công”.
"Nứt có ý đồ nghệ thuật", thêm một cụm từ mới cho Từ điển tiếng Việt
Giờ mới hiểu khả năng sáng tạo của con người vô biên là như thế nào.
“Đánh nhau mới năng động” chỉ là… phân tích bên lề 
Đúng như dự đoán, hôm qua bà Phạm Thị Ngọc Tâm- Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.Huế) đã gặp các phóng viên để nói lại cho rõ về phát ngôn chấn động “nữ sinh không đánh nhau sẽ không năng động” trong nước mắt: “Sau bài báo, đêm qua tôi đã thức trắng và khóc suốt một đêm và hiện tại rất buồn”.
 
Lê Nin khi bàn về văn nghệ và báo chí từng nói, báo chí hôm nay viết sai thì ngày mai phải viết lại cho đúng. Từ đây có thể suy ra con người, hôm nay lỡ nói chưa đúng thì ngày mai phải nói lại cho đúng.
Và bà Tâm đã nói lại như thế này sau khi thừa nhận mình đã không đúng: “Do lần đầu tiên tôi gặp báo chí nên tôi cứ nghĩ như này: Những gì mình trao đổi cũng có những câu đùa giỡn, có những câu phân tích ở bên lề và khi các anh viết thì sẽ có sự chắt lọc lại…”
Lỗi do ngây thơ đây mà!
Đầu tư 500 triệu, sau một năm lãi…15 tỉ!
Cộng đồng One Coin Việt Nam (mạng tiền ảo) đang dậy sóng với đợt bán hàng gói Vàng sẽ kết thúc ngày 20.2 tới với lời quảng cáo: “Đầu tư hơn 500 triệu đồng, sau một tháng lãi 1 tỉ, sau 1 năm lãi 15-16 tỉ đồng…”.
Làm giàu không khó là đây chứ đâu!
Một chuyên gia kinh tế từng nhận định: “Sức sống của One Coin có được từ sự tin tưởng và đồng thuận ảo, lòng tham, sự mù quáng, được tiếp sức bởi sự lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quản lý, được nhân bội bởi hệ số mức hoa hồng đầy mê hoặc”.
Một nhà đầu tư đang say sưa thuyết trình về “đồng tiền bá chủ thế giới One Coin”. Ảnh: HẢI NGUYỄN 
Nói trắng ra, đây là một hình thức lừa đảo mới – thêm một biến tướng của kinh doanh theo mạng ở Việt Nam vốn rất tiên tiến và nhân bản.
Vậy mà vẫn ối người tin ôm tiền thật đi đầu tư để chờ thu về tiền ảo rồi mất trắng cả chì lẫn chài!
Tiền thật còn chưa ăn thua nữa là tiền ảo! 
Xứ Việt tiêu hết 130 ngàn tỉ đồng trong 9 ngày Tết
Trang Forbes, tạp chí danh tiếng của Mỹ, vừa đăng bài viết của tác giả Brett Davis đưa ra thống kê chi tiêu của người Việt Nam cho dịp Tết cổ truyền năm Bính Thân. 
Tính trung bình mỗi người dân Việt chi khoảng 14,2 triệu đồng, bằng gần 4 tháng lương cơ bản bình quân và bằng 3 dịp lễ Giáng sinh, năm mới và sinh nhật của dân Tây cộng lại. 
Lấy tròn số xứ ta có 90 triệu dân, tính như Forbes thì cả xứ ta vừa tiêu xong khoảng 130 ngàn tỉ đồng, tương đương hơn 6 tỉ Obama mà phần lớn trong đó là “mất toi” chứ chẳng phải “chạy qua chạy lại” như các chuyên gia kinh tế nói!
Đó là chưa nói đến hậu quả của gần một nửa nền kinh tế bị tê liệt trong 9 ngày Tết, mấy chục ngàn người chết và những vấn nạn khác khiến con người ta sống còn thua kiếp chó!
Quá khủng khiếp! 
 
Ấy vậy nhưng Hãng nghiên cứu Nielsen vừa công bố báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng quý IV/2015. Theo đó, người tiêu dùng Việt có tinh thần tiết kiệm tiền vào bậc cao nhất thế giới với 79% người được hỏi dùng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các nước khác như Thái Lan (60%), Singapore (64%).
Tiết kiệm để cho con cháu trả nợ đấy các mẹ ạ!
Cấm học sinh nghỉ học đi… lễ hội 
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa phát chỉ thị yêu cầu các đơn vị quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Trong đó nhấn mạnh việc nghiêm cấm việc cho học sinh nghỉ học để đi lễ hội, trừ những trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của địa phương; có giải pháp kịp thời chấn chỉnh hiện tượng học sinh, sinh viên nghỉ học những ngày sau Tết Nguyên đán.
Virut trốn công sở đi lễ hội đầu năm đã lây lan sang cả với học sinh.
“Virut trốn việc” đi lễ hội đầu năm tưởng chỉ khu trú trong cơ thể “bọn” công chức, giờ còn lây lan sang cả những học sinh phổ thông thì nguy to rồi. 
Hay là do lỗi đánh máy hoặc mắt kém nên nhìn nhầm đối tượng nhỉ?
Huy động cả giáo sư các nước viết sách giáo khoa
Cái này thì chắc chắn không phải do lỗi đánh máy hoặc nhìn nhầm bởi ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT đã nói rất rõ ràng trong “góc nhìn thẳng” của VietNamNet về “một chương trình - nhiều sách giáo khoa”.
Ông bảo về nguyên tắc, sẽ động viên tất cả mọi lực lượng cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia việc biên soạn. Nhưng để kịp đúng tiến độ, đúng thời hạn, dứt khoát năm học 2018-2019 có một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh thì Bộ đứng ra huy động lực lượng, các cán bộ giảng dạy, các giáo sư của tất cả các nước, trước hết là trong ngành giáo dục để tập trung xây dựng bộ sách ấy.
Sẽ mời giáo sư các nước đến viết sách giáo khoa cho Việt Nam (!?) 
Rất dễ biến thành “trò cười” bởi mãi vẫn chưa hình dung ra các giáo sư của các nước tham gia biên soạn sách giáo khoa cho học sinh Việt thì biên kiểu gì? Rồi nhiều bộ sách, vậy ai là người quyết định chọn sách nào để học? Rồi còn bao nhiêu luật, bao nhiêu quy định cản chân việc ra đời nhiều bộ sách…
Cải tiến cải lùi, càng cải càng rối trong một mớ bùi nhùi…
Ấn tượng trong ngày: Xin cho vợ chết vì không... có tiền chuộc xác!
Anh Đặng Thái Tùng, 32 tuổi, ở Đồng Nai đã xin các bác sĩ khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho vợ mình được... chết vì không có 23 triệu đồng để đóng tạm ứng chi phí điều trị cho vợ, mặc dù vợ anh đang có cơ hội sống!
Vợ anh, chị Trần Thị Sương, cũng 32 tuổi, được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết Dengune, biểu hiện xuất huyết âm đạo, chảy máu răng. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân vào cơn sốc, chuyển sang giai đoạn nặng ở thể suy đa tạng dẫn tới xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo lượng nhiều kèm nhiễm trùng huyết...
 Vợ chồng anh Tùng, chị Sương tại bệnh viện.
“Tôi chẳng còn đồng nào nếu vợ mất, khoản nợ bệnh viện quá lớn làm sao tôi chuộc được xác”, anh Tùng vừa trình bày vừa khóc. “Chẳng ai cho gia đình tôi vay nữa, hết cách rồi anh ạ. Giờ tôi chỉ còn chờ quyết định của bác sĩ rồi đưa vợ về, mong sao cô ấy được trút hơi thở cuối cùng tại nhà để vong hồn không bị vất vưởng, bơ vơ”.
“Tôi biết việc xin bác sĩ để đưa vợ về lo hậu sự của mình là quá tàn nhẫn, nhưng cả gia đình đã hết cách rồi. Vợ tôi mới nằm viện có ít ngày mà chi phí đã tốn tới hơn 50 triệu đồng, toàn bộ khoản tiền ấy phải vay mượn mới có. Nếu tiếp tục điều trị, nợ viện phí bệnh viện sẽ tiếp tục tăng cao, khi cô ấy nhắm mắt xuôi tay làm sao tôi có tiền để chuộc xác”.
23 triệu đồng, quá lắm chỉ là một bữa nhậu sang của một đại gia nào đó, nhưng trong trường hợp này là đổi lấy một mạng người.  
Chỉ 23 triệu đồng thôi mà, ai đó hãy làm gì đi chứ... 

Tin khó tin: Lấy Kamasutra luận kim cương

LĐO Đào Tuấn 
Trò chơi đập chuột (biếm họa của TTC)
Hôm nay TKT đưa ra 4 góc nhìn: Một giáo sư nói thật về cuộc chiến 11 dòng trên SGK. Một bà mẹ bỉm sữa lấy Kamasutra luận kim cương. Và một học giả bàn về cơn ác mộng của... khoai tây. Xen giữa, là chuyện... thối mồm.
1. Dân đóng vai quan thề không tham nhũng
Lễ Minh Thề hôm qua đã diễn ra, thưa các bạn.
 Trò chơi đập chuột (biếm họa của TTC)
Và vấn đề, như mọi năm, vẫn nằm ở chỗ báo nào có nhiều chi tiết hay, giật tít giỏi.
Lao động có một chi tiết thật là hóm hỉnh: Tham dự lễ hội chủ yếu bà con trong vùng và... phóng viên báo chí.
Zing, tít kinh hay cổ điển đều đúng: Chỉ dân thề trung thực, quan không thề.
Nhưng hay nhất, theo cá nhân tôi, là tít của Dân Việt: Dân đóng vai quan uống rượu thề không tham nhũng.
Đóng vai là phải thôi. Dân thì tuổi gì mà đòi tham nhũng. Mà đòi uống rượu thề độc.
Huống chi, ngay cả những bộ ngành hôm trước vừa vỗ ngực, hôm sau đã có ngay “cái chân đồng chí trong đống rơm”.
Các bạn chờ nhé. TKT ngày mai sẽ có lễ phát ấn đó!
2- Bệnh thối mồm
Một từ mẫu vừa “được” rút cái dây kinh nghiệm. Lỗi là khi gặp bệnh nhân tên Phước, từ mẫu đã chửi tàn nhẫn: “Miệng ông thối quá. Đứng xa ra”.
 Lương y như từ mẫu (biếm của TTVH)
Các bạn đã đoán đúng. Có tới 2 người thối miệng. Bệnh nhân Phước là một cựu chiến binh đã lên lão chứ không phải thanh niên cứng, bởi sau đó ông chỉ kiện và vị từ mẫu nọ được rút dây kinh nghiệm thay vì đến gặp nha sĩ!
Nhưng vô phước cho cả ông Phước, và cho cả bần nông răng vàng chúng ta! Bởi với cái dây kinh nghiệm như này, lần sau các từ mẫu không chửi, nhưng sẽ nhổ bọt không che miệng.
Cái thói nịnh trên nạt dưới nịnh giàu khinh nghèo coi thường khó đã thành bản chất rồi thì sợi dây kinh nghiệm cũng chỉ như thuốc cảm cho bệnh nan y mà thôi.
3- Nhổ nước bọt và ném vỏ chuối ra đường
Trên facebook cá nhân, học giả Vương Trí Nhàn vừa dẫn link liệt kê 8 điểm khiến du Việt trở thành “cơn ác mộng” với khách du lịch.
Bác Nhàn, nổi tiếng với thói hư tật xấu người Việt, nhưng xét ra, như sửu nhi vẫn nói - không yêu cũng đừng nói lời cay đắng.
Ăn xin, một đặc sản của du lịch Việt (Ảnh: NLĐ).
TKT mạn phép “lạc quan hóa” lại như một lời quảng cáo:
Hệ thống giao thông: Trường quay của "Fast and furious", nguy hiểm nhất hành tinh, nơi thực sự dành cho những chuyến du lịch mạo hiểm.
Địa điểm du lịch: Nơi nào cũng tiềm ẩn. Tiềm ẩn những tiềm ẩn.
Hướng dẫn viên: Những người cầm tinh con lừa nổi tiếng nhất thế giới và có thể nói tiếng... Đan Mạch ngay sau lưng.
Dao là thứ bạn sẽ được thưởng thức miễn phí. VN có câu “9 tháng mài dao 3 tháng chém”. Riêng với khoai tây: Chém đủ 365 ngày.
Nhà WC công cộng: Một trải nghiệm thực tế đến chuyên gia sinh tồn của Discovery cũng ao ước được nếm trải
Thú vui tao nhã bạn không thể trải nghiệm ở bất cứ đâu: Nhổ nước bọt và ném vỏ chuối ra đường.
95% sản phẩm là tuyệt. 5% ăn vào chết liền. Thử thách của bạn là phải bằng mắt thường phát hiện 5% đó.
Bạn có “Đeo vàng trên cổ và cầm điện thoại ngoài đường?”.
Quảng cáo cứ phải như vậy, vừa lạc quan! vừa tích cực! Phải chăng ngày mai khoai tây sẽ đổ xô đến VN!
4- Scandal Hà Hồ - nhìn từ bỉm sữa
Ca sĩ Hà Hồ (Ảnh: ngôi sao) 
Tôi có một ông chồng quen nhau từ thuở hàn vi. Đến giờ tài sản bao gồm một căn nhà 2 phòng và 3 đứa con. Ngày ngày tôi đi làm, tối về nhà nấu cơm ngon gấp 800 lần quán cơm tấm sườn chéo đầu hẻm; gấp 2 triệu lần gánh bún riêu người ăn đông như kiến dù toàn là bột ngọt và màu điều. Ăn xong tôi mát xa cho chồng chuyên nghiệp đến nỗi bọn gơ Thái phải khóc thét lên vì hâm mộ (có lần ăn no xong mát xa đến nỗi ói ra tôi bèn xuống bếp nấu ngay cho một tô bò viên tú hụ và tráng miệng 2 chén chè chuối). Tôi biết từ sử Tàu cho đến đá banh, biết cả nối dây điện đứt, và thuộc lòng kamasutra. Mỗi lời nói tôi nói ra với chồng đều là đường phèn nấu chung với đường hoá học... 
Tôi bảo với lão rằng nếu anh lăng nhăng thì em có những yêu cầu sau: “Phải quen với con nào giỏi kamasutra hơn em; trẻ đẹp; mới lớn. Cấm các thể loại nạ dòng. Phải nấu ăn ngon hơn em; bán nước đường giỏi hơn em. Lý do đưa ra phải là em quá hoàn hảo. Cấm tiệt kiểu “ngày xưa ép gả” với cả “hôn nhân hết tình yêu” vì nghe nó hèn hèn sao ấy. Anh đi tay trắng không con, không tiền, vì em chỉ nhượng bộ một tình yêu thật sự. Ly dị rồi mới đến với con kia vì trên giấy tờ còn tên nhau một ngày là em xé nát mặt con quỷ sứ kia ra và băm anh làm trăm mảnh chôn xuống đất trồng rau sạch. Là một người làm PR, em cam đoan là anh và cô ấy sẽ nổi như cồn trên mạng xã hội, nếu em cùng nổi tiếng thì đó là định mệnh, em sẽ nhảy xổ vào xô bít với khả năng vừa hát vừa nuốt lưỡi lam hoặc ảo thuật biến đồng 500K thành 20K, biến lại không được, dư tiền nuôi con.
Đây là một tút ngàn like. Ai like tự hiểu. Còn cái lão trong cuộc ấy “Chả nói tiếng nào ngã lăn ra bất tỉnh vào lúc 10g đêm”.
Các mẹ bỉm sữa! Đọc đi, giật mình đi. Làm chi có cái chuyện nhường chồng. Hở giời
5- Con số hôm nay: 4 trang thành 11 dòng
Trong bản TKT số ra ngày 17.2, TKT đã đưa ra một con số: 11 dòng, 140 chữ. Đó là toàn bộ cuộc chiến tranh biên giới 1979 trên SGK lịch sử lớp 12.
 Ảnh GS Vũ Dương Ninh: Sự bưng bít thông tin một cách cố ý tạo nên hậu quả nguy hiểm khôn lường (Ảnh: VNE)
Hôm qua, Chủ biên bộ sách, GS Vũ Dương Ninh đã tiết lộ một sự thật, rằng ban đầu cuộc chiến được viết khá dài. Nhưng “chủ yếu vì lý do quan hệ tế nhị với nước bạn nên nội dung này bị sửa lại. Từ 4 trang xuống còn 11 dòng.
“Với tư cách một người giảng dạy Lịch sử, tôi rất lo nếu cứ cắt xén sự kiện thế này, thế hệ sau sẽ không tiếp nhận được thông tin đúng đắn để có định hướng rõ ràng. Sự bưng bít thông tin một cách cố ý tạo nên hậu quả nguy hiểm khôn lường” - ông nói.
Cho nên SGK mới mà vẫn kiểu “11 dòng” cho cả các sự kiện như Hoàng Sa 1974 hay Gạc Ma 1988 thì đừng bao giờ trách học sinh nhầm Quang Trung với Nguyễn Huệ là anh em, đừng trách VTV nhầm lẫn Ngô Quyền đánh thắng quân Nguyên.

Tin khó tin: Tham nhũng trốn kiểm toán, yên bình ra đầu ra

LĐO LAM CHI 
Số tiền ngân sách bị chi tiêu sai phạm do Kiểm toán nhà nước (KTNN) phát hiện chỉ trong 5 năm bằng 21 năm trước đó cộng lại, mà nếu viết bằng số thì trình độ cử nhân phi toán học không đọc được. Cùng lúc đó, phải thêm 20 năm nữa Việt Nam mới có cơ hội bằng với Hàn Quốc trước đó… 36 năm. Và tiếp tục vẫn là xứ Hàn: Đóng cửa bãi chôn lấp rác số 3 – Phước Hiệp (huyện Củ Chi, TPHCM) sẽ mất trắng 1.000 tỉ tiền dân. Và nữa, những ai không thích số cũng ráng đọc tin này: 2 Công ty có vốn 30 tỉ đồng đã “tự nguyện” lỗ 1.100 tỉ đồng mua cổ phiếu.
1 .Tham nhũng làm cho Việt Nam 20 năm nữa mới bằng Hàn Quốc trước đó 36 năm?
Tham nhũng, chống tham nhũng đang có quá nhiều chuyện. Đây là chuyện mới toanh hôm 24.2, Các Ủy ban của Quốc hội lên tiếng về tình hình kiểm toán nước ta, rằng kiểm toán ở các quốc gia khác phát hiện tham nhũng rất dữ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Trong 5 năm (2011-2015), KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính tổng số tiền 101.037 tỉ đồng. Có đại biểu Quốc hội đã thốt lên như thể vừa mới tìm ra chân lý ngay ngày hôm nay “tiền của Nhà Nước chính là tiền của nhân dân”; "làm sao để kiểm soát quản lý tài chính công chứ kết quả 5 năm mà bằng 55% của 21 năm thì lo quá". 
Phát hiện chi tiêu tiền dân sai lên đến hàng trăm nghìn tỉ đồng mà chủ yếu chỉ kiến nghị thu hồi, xử lý hành chính thì không nói ai cũng biết là do có abc này nọ, và nó làm sáng lên câu trả lời tại sao các nước kiểm toán phát hiện tham nhũng nhiều mà ở xứ ta thì ngược lại.
Và có phải chính đó là nguyên nhân khiến “20 năm nữa Việt Nam sẽ có cơ hội bằng với Hàn Quốc… trước đó 36 năm”. Các chuyên gia Ngân hàng Thế giới và chuyên gia của Việt Nam cảnh báo một cách thắng thắn và đau xót rằng “Chúng ta sẽ không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức. Việt Nam sẽ rơi vào nguy cơ tụt hậu xa hơn, và khó tránh khỏi tình trạng rơi vào bẫy thu nhập trung bình” nếu không duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%/năm. 
Còn nếu duy trì được thì sao? Câu trả lời nghe cứ tưởng có một sự nhầm lẫn nào đó: “20 năm nữa bằng Hàn Quốc năm 2000 là kịch bản "tốt đẹp nhất", kèm khuyến mại một khuyến cáo: “Còn để nó thành hiện thực thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải trải qua quá trình cải cách không hề đơn giản”.

Làm sao có thể duy trì được sự tăng trưởng khi mà tình trạng phung phí nguồn lực diễn ra tràn lan và không có biểu hiện dừng lại. Hôm qua một tờ báo đưa tin rằng chủ trương đóng cửa bãi chôn lấp số 3 tại Phước Hiệp Củ Chi – TPHCM của UBND TPHCM sẽ làm cho ngân sách phải mất khoảng 1.000 tỉ đồng cho chi phí đã xây dựng và bồi thường hợp đồng. Trong thư gửi UBND TPHCM, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM cho rằng “Việc chính quyền TP dừng hay tạm dừng dự án bãi chôn lấp số 3 không có lý do chính đáng mà chỉ vì chính sách thay đổi là điều không công bằng và không chấp nhận được”.
2. Yên bình gắn với… đầu ra
Lâu nay dân tình thuộc làu cái câu “sản xuất phải gắn với đầu ra”. Từ hôm nay có thêm câu mới: “yên bình phải gắn với đầu ra”. Mới hôm trước đây, mạng xã hội được một phen dậy sóng với câu nói của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải “Thà sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”. Còn hôm qua, chuyện xảy ra ngay tại Thủ đô cũng đã làm cộng đồng mạng có “một ngày ném đá” không mỏi tay: Chàng thanh niên trong trang phục sang trọng, dừng xe ôtô ngay giữa đường phố và ngay giữa ban ngày ban mặt, kéo quần, tè ngay vào dải phân cách. Vậy là có vè “thà nghèo mà sống yên bình/ hơn là giàu có mà tè ngay giữa đường”. 


Cũng hôm qua, báo đưa tin về một khu chung cư ở Hà Nội, người dân phải ăn uống, sinh hoạt trong mùi xú uế do hầm cầu nhà vệ sinh tập thể xập xệ mục nát, xì hơi nhiều nơi. Và cũng chỉ trong hôm qua, ở một chung cư khác của Hà Nội đã xảy ra vụ cháy do chập điện. 
Như vậy, hạ tầng nói chung, hạ tầng “đầu ra” của thành phố Thủ đô đang có nhiều “nan đề”. Phải tổ chức khảo sát, thiết kế để làm lại, làm mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng, đường phố, khu chung cư… đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của một thành phố trung tâm tập trung đông dân cư là một đòi hỏi cấp thiết. Để có yên bình, văn minh, văn hóa trước hết chính quyền phải lo cho dân một hạ tầng cở sở đủ năng lực đáp ứng nhu cầu.
3. Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai và thương vụ lỗ 1.100 tỉ đồng
Ngày 24.2, tờ Vn Economic đưa tin: Ngày 23.2, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (mã HNG) công bố thông tin đã phát hành thành công 59 triệu cổ phần cho hai đối tác chiến lược là Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh. Với giá phát hành 28.000 đồng/cổ phần, HAGL Agrico đã thu về số tiền lên tới 1.652 tỉ đồng. Chốt phiên giao dịch ngày 22.2, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico tăng trần, đạt mức giá 9.400 đồng/cổ phiếu. 
Như vậy, ngay sau khi mua vào, hai Cty mua cổ phiếu đã lỗ gần 1.100 tỉ đồng. Bản tin đã hé lộ thêm: Hai Cty có giao dịch “lạ” này cùng được thành lập vào tháng 3.2014 và có cùng địa chỉ tại L14-08B lầu 14, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Vốn điều lệ của hai Cty trên đều ở mức 30 tỉ đồng.

Những nhà kinh tế thuộc “trường phái bảo thủ” lo ngại rằng nếu tiền mua cổ phiếu lỗ cả nghìn tỉ này là từ vốn vay ngân hàng thì đây là một lối làm ăn tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm, chứ nếu nói rủi ro là chưa phản ánh đúng và hết. Trong khi đó, ít giờ sau khi Vn Economic đăng bài viết này, trên mạng đã xuất hiện một bài viết khác cho rằng: Ngay cả trong trường hợp Hoàng Anh Gia Lai dùng tiền kiểu "tay trái, tay phải" để mua cổ phiếu, các nhà đầu tư vẫn cho rằng đây là tín hiệu tốt đối với công ty.
Thật đúng là không biết đâu mà lần!
4. Ấn tượng nhất trong ngày: “Thành phố đáng sống” không có trách nhiệm trả lời Trang tin điện tử
Đã có những thông tin gửi đến các đường dây nóng lãnh đạo các địa phương. Và đã có những vị lãnh đạo không thèm trả lời. Hôm qua trên mạng xã hội công bố rằng đó là kết quả trắc nghiệm và nhận được những cách phản ứng khác nhau. Địa phương phản pháo ngay và luôn là “thành phố đáng sống” Đà Nẵng, rằng Đà Nẵng không có trách nhiệm trả lời Trang thông tin điện tử vì đó không phải là cơ quan báo chí.

Còn đây là chuyện đường dây trực tiếp. Tại miền núi Nghệ An đang xảy ra tình trạng đào bới gốc cây gỗ pơmu để bán cho thương lái đến thu mua. Nguy cơ tái diễn phiên bản của các trò thu mua đĩa, rễ cây hồ tiêu, đuôi trâu, móng bò… đang làm náo động cả vùng núi rừng xứ Nghệ. Nhưng phóng viên gọi hàng chục cuộc vào số máy điện thoại của Chủ tịch UBND xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong) Lữ Thanh Bình - để trao đổi về tình trạng trên nhưng ông này không nghe máy.
Trang tin điện tử và nhà báo tác nghiệp có thẻ hẳn hoi mà còn như thế. Người dân thường liệu có dám và có được phúc đáp không?

Tin khó tin: Đuổi việc à? Tiến sĩ đây (!)

LĐO Hoàng Văn Minh  
http://laodong.com.vn/tin-kho-tin/tin-kho-tin-duoi-viec-a-tien-si-day-521816.bld
 
HLV bóng bàn hành hung vận động viên.
Đang có một sự nghi vấn về việc toàn dân TP.HCM bị điếc do ô nhiễm tiếng ồn từ xe cộ vượt ngưỡng. Thật ra sống ở xứ này thì nên điếc, đui và cả tập cười suốt ngày nữa để được yên bình, để không phải thấy và nghe những chuyện trời ơi đất hỡi kiểu thầy giáo đánh học sinh như đánh chó dại; vụ án giám đốc sở mất chim và ưỡn ngực bảo "Tiến sĩ đây" khi bị đuổi việc...
1.Cái khuỷu tay không biết nói dối 
“Thầy Học yêu cầu học sinh Lân Anh mang gậy tre làm dụng cụ thể dục mà trước đó em nhặt được lên văn phòng. Sau đó, thầy cầm chiếc gậy vào bảo em quay mặt vào tường. Khi em vừa quay mặt thì bị thầy đánh vào gáy, cổ.
Bị thầy dùng gậy tre đánh mạnh vào cổ nên nam sinh bị choáng váng rồi ngồi sụp xuống đất. Thầy Học tiếp tục dùng gậy tre đánh liên tiếp vào lưng, cánh tay…”. 
Theo như những gì báo biên thì thầy Học đánh học sinh như đánh chó dại, vậy mà báo cáo của ông hiệu trưởng lại biên “thầy Học có dùng que đánh vào mông em Anh nhưng học sinh này đã đưa tay ra đỡ dẫn đến việc phải nhập viện bó bột ở tay”!
Học sinh Lân anh bị thầy giáo đánh dập tay. 
Gậy và que trong trường hợp này không chỉ là hai tên gọi. May mà cái khủyu tay bị dập không thể nói dối!
Một cái que đánh lên mông khác xuất hiện trong một đoạn clip quay huấn luyện viên đội tuyển trẻ bóng bàn quốc gia hành hung vận động viên tại trường Đại học Thể dục Thể Thao Từ Sơn, Bắc Ninh được bạn đọc cung cấp cho Báo Lao Động.
Mặc dù thầy vừa đánh vừa chửi rất chi là từ tốn nhưng vẫn ứa nước mắt khi nếu như đứa trẻ nằm sấp dưới sàn nhà ấy là con cái hay người thân của mình!
HLV bóng bàn hành hung vận động viên. 
Hôm qua thì “thầy Học” đã bị đình chỉ công việc và công an đã vào cuộc điều tra nhưng “thầy bóng bàn” thì chưa nghe lên tiếng.
Một nền giáo dục dùng gậy để giải quyết vấn đề và man rợ ở mọi khía cạnh như thế này thì sáng kiến của Bộ dục về việc thuê giáo sư các nước về viết sách giáo khoa cho xứ Việt thôi là chưa đủ!
2. Cười suốt ngày, cười quanh năm 
Nhắc chuyện Bộ dục thuê giáo sư nước ngoài viết sách giáo khoa mới nhớ chuyện thủ đô cử người sang Tàu học tỉa cây.
GS Nguyễn Lân Dũng: “Đi nước ngoài học trồng cây người ta cười cho" . 
“Qua việc này thấy lãnh đạo nước nhà ít biết tác dụng của Internet và công năng của Google. Cũng qua đây thấy đám trợ lý tham mưu của lãnh đạo là vứt đi cả đám. Nếu ai đó nói cho ông Chung biết ngày nay nước ngoài là google, những việc đại loại như việc trồng cây thành phố chỉ cần lên google search là xong, khỏi phải đi đâu.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập trả lời như vậy trên Facebook của mình sau khi Báo Lao Động đặt câu hỏi: Bạn nghĩ gì khi Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu cử cán bộ ra nước ngoài học trồng cây xanh?
Họ biết cả đấy nhà văn ạ, nhưng nói kinh điển như một lãnh đạo của Thừa Thiên –Huế dạo nọ mà sau này Ngọc Trinh bắt chước thì “Làm như mấy đứa lấy chi mà ăn?”.
Cũng chuyện đi Tàu học tỉa cây, GS Nguyễn Lân Dũng nói trên một tờ báo: “Đi nước ngoài học trồng cây người ta cười cho”.
Giáo sư lo xa quá, dùng que đánh mông thì may ra chứ cười thì chụy chả sợ! Với lại vịt mình, cười vậy có mà cười cả ngày, cười quanh năm!
Có khi nhờ cười nhiều mà chỉ số hạnh phúc kiểu nghèo nhưng yên bình tăng nhanh ấy chứ!
3. Đuổi việc à? Tiến sĩ đây!
Rất khó tin là trong 5 tháng, cả bộ máy to vật vã như Hà Nội lại chỉ tinh giản được có… 5 biên chế!
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng giải thích lý do tin giản biên chế, một biến thể của hai chữ "đuổi việc" chậm ở khía cạnh yêu nghề: Hà Nội có đặc thù riêng, công chức, viên chức đều muốn đi làm đến khi về hưu và chính sách tinh giản của Hà Nội chưa được lôi cuốn như các tỉnh khác!
 Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng ngay đến cán bộ phường cũng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên khó tinh giản biên chế!
"Chưa được lôi cuốn", có thể hiểu là đền bù ít tiền, chưa thỏa đáng!
Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng lại cho rằng sự chuẩn không cần chỉnh của Hà Nội: Ngay đến cán bộ phường cũng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên tinh giản biên chế là chuyện hái sao trên trời!
Hà Nội toàn công chức yêu nghề và quan trí cao, nên các mẹ đừng lấy làm lạ về hiện tượng “Phó phòng làm thay chuyên viên, Trưởng phòng làm thay nhiệm vụ của Phó phòng, Phó Giám đốc Sở làm thay nhiệm vụ của Trưởng phòng...” như bà Hằng thừa nhận!
4. Vụ án giám đốc sở mất chim
Hai đứa chuyên trộm vặt, một ngày đẹp trời vượt tường vào nhà ông Nguyễn Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam trộm hai con chim chào mào bán lấy tiền tiêu.
Ngôi biệt thự nơi ông Lê Phước Hoài Bảo sinh sống tại khu phố mới Tân Thạnh bị hai đối tượng Nguyễn Văn Tùng và Bùi Quang Minh Tấn đột nhập bắt trộm ba con chim chào mào. 
Ông Bảo báo công an và hai đứa bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chuyển hồ sơ vụ án “Trộm cắp tài sản” sang Tòa án Nhân dân TP Tam Kỳ để chờ xử. 
Công an, viện, tòa ở đâu cũng như Quảng Nam thì nước mình chẳng mấy chốc mà giàu nhưng yên bình, ra đường chỉ thấy toàn người tốt!
Còn hai đứa trộm, đúng là đầu quả đất nên không hiểu mấy nguyên lý trộm đơn giản là xưa nay chỉ có quan trộm của dân thì mới không bị bắt, bị xử, còn dân trộm nhà quan thì chỉ có no đòn mọt gông. 
Đã thế trộm gì không trộm cho xứng đáng đồng tiền bát gạo lại trộm chim, còn là chim của quan có sở thích nuôi chào mào và từng đoạt giải khuyến khích Tiếng hát chim chào mào năm 2015.
Hôm nào xử xong thử đến nhà quan trộm vài mớ tiền xem, bảo đảm quan chỉ biết ngậm bồ hòn... 
5. Gần như toàn dân TPHCM bị điếc? 
Các mẹ trong đó cứ bình tĩnh mà sống, bởi đó chỉ là nghi vấn của ông Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND TP.HCM tại cuộc họp với Sở Tài nguyên và Môi trường.  
 

Tức là có một sự nhầm lẫn không nhẹ nào đó bởi từ báo cáo qua quan trắc tiếng ồn trong giao thông cho thấy tiếng ồn từ các loại xe đã đạt trên 81,5 dexiben, trong khi ngưỡng điếc của con người là 71 dexiben! "Các anh đo theo giờ cao điểm xe chạy để dễ dàng “suy” mọi người đi đường đã và sẽ bị điếc thì nguy hiểm quá!".
Và ông giám đốc sở cho biết TP.HCM hiện có khoảng 12 trạm quan trắc tự động do các nước tài trợ, hoạt động đã hết đời và từ năm 2012 đến nay không được sửa chữa, thay thế nữa nên phải áp dụng cách quan trắc, đo thủ công và chỉ đo theo giờ chứ không đo theo ngày!  
Giả sử có chẳng may điếc thật thì các mẹ trong đó cũng cứ bình tĩnh mà sống bởi khoa học đã chứng minh điếc sẽ sống lâu. Có điều muốn sống lâu trong yên bình ở xứ mình thì cần phải đui nữa!
 Xem tại đây.