Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - VIKILEAK

 CÁC BỐ GIÀ NÚP BÓNG CON TRAI TRẦN BÊ ĐỂ THÂU TÓM

Qlb - Con trai ông Trầm Bê lại lén lút mua vào cổ phiếu của Samcombank. NH Phương Nam thì trên bờ vực thẩmvỡ nợ, 20.000 tỷ mất trắng không có khả năng đòi nợ. Kiểm tra 41 công ty hiện Ngân hàng Phương Nam đang cho vay sẽ thấy giá trị tài sản thế chấp là tài sản bất động sản bị đóng băng, tài sản ma và thấp hơn giá trị thế chấp ... Song với sự trợ giúp rút tiền từ các công ty chứng khoán, công ty đầu tư do chính Trầm Bê lập lên và tiền vay liên ngân hàng, Trầm Bê và các bố già đứng đằng sau vẫn đang tiếp tục sử dụng con trai để thôn tính tiếp Samcombank cho đủ 65% để có thể tự do quyết định việc sáp nhập và rút tiền từ Samcombank cho Phương Nam, Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, Bản Việt Bank ....

 STB: Con ông Trầm Bê vi phạm CBTT

Ông Trầm Khải Hoà là Thành viên HĐQT của STB.
Ông Trầm Khải Hòa – Thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (mã CK: STB) đã mua 540.000 cổ phiếu STB từ ngày 15/06/2012 đến ngày 22/06/2012 nhưng không công bố thông tin.
Ông Trầm Khải Hoà được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT của Sacombank từ ĐHCĐ hồi tháng 5 vừa qua. Ông sinh năm 1988 và từng là trợ lý Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam.
Theo TTVN/HSX

 

 BAO GIỜ ĐẾN LƯỢT NGUYỄN TẤN DŨNG BỊ KHÁM XÉT NHÀ?

Qlb - Báo trong nước đăng  tải ''Khám xét nhà ở cựu Tổng Thống Pháp'. Nhìn thấy nước người mà chạnh lòng nghĩ đến cảnh nước nhà, sao thấy cám cảnh! Ở đất nước dân chủ Tổng Thống bị cáo buộc và bị khám xét điều tra.... Ở Việt Nam, ông Thủ Tướng với những hành động có đầy đủ cơ sở để kết luận là vi hiến và phạm pháp, đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến chỗ suy giảm, hơn 200.000 doanh nghiệp phá sản, hơn 2.000.000 người mất việc làm bởi thực hiện các chính sách vĩ mô về ngân hàng, tín dụng dựa trên lợi ích của các nhóm lợi ích... Vậy mà nhân dân không hề thấy Thủ Tướng đứng ra nhận trách nhiệm , từ chức điều trần, mà vẫn còn theo đuổi cuồng vọng quyền lực. Có thể, liệt kê ngay lập tức những hành vi của Thủ Tướng cần phải điều trần trước Quốc Hội, trước đồng bào cử tri, trước BCT và trước 180 Uỷ viên Trung Ương Đảng:

1. Việc Thủ Tướng ký ban hành Quyết định số 43/TTg-KTTH ngày 22/8/2011 buộc toàn hệ thống các ngân hàng thương mại phải xoá nợ trên 20.000 tỷ tương đương 1 tỷ USD cho Vinashin là vi hiến, hậu quả gây ra nợ xấu ngân hàng gia tăng gần 10% (Nếu so với công bố của thống đốc nợ xâu toàn ngành 10% khoảng 258.000 tỷ đồng và chiếm đến 25% nếu theo công bố của NHNN trên bao chí nợ xấu toàn ngành NH chiếm 4.75%) và làm suy yếu hệ thống ngân hàng Việt Nam vốn đã yếu kém bị rơi vào khủng hoảng thật sự.  Thủ Tướng trả lời thế nào về việc đã tự cho phép mình hành động vi hiến mà không trình xin ý kiến Quốc Hội? 

2. Việc Thủ Tướng chỉ đạo Thống đốc Bình rót 10.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Phương Nam để thôn tính Samcombank là tiếp tay cho tội phạm làm cho thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam hỗn loạn, thiệt hại to lớn này cả nền kinh tế Việt Nam mà trực tiếp là các doanh nghiệp, là người dân phải gánh chịu. Thủ Tướng lý giải thếnào trước quyết định bất bình thường này sau khi Bản Việt ký hợp đồng tư vấn vơi Ngân Hàng Phương Nam?

3. Việc NHNN mỗi năm rót tiền cho Techcombank và Eximbank từ 10 năm qua Thủ Tướng có biết không? Thủ Tướng trả lời thế nào về việc hai NH Thương mại cổ phần mà mỗi năm NHNN phải chi viện vốn với lãi suất ưu đãi và cũng là những ngân hàng đang được NHNN tiếp tục cho vay và chi viện tiền ngay trong Quý 1/2012 vừa qua?

4. Việc NH Agribank bị mất 100.000 tỷ xoá nợ nông dân bằng các hồ sơ giả mà 80% số tiền này rơi vào tay các bố già có quan hệ lợi ích với Bản Việt. Đã có khust tất gìa mà Báo không được báo cáo Quốc Hội và không được điều tra làm rõ?

5. Việc Thủ Tướng ký quyết định buộc 06 ngân hàng thương mại nhỏ phải sáp nhập không dựa trên kết luận của Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia mà dựa trên việc đánh giá chủ quan của Chính Thủ Tướng và Thống đốc mà hiện đang có nghi vấn đây chính là đặt hàng của nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh và đặc biệt là nghi vấn phục vụ mưu dồ cá nhân thâu tóm quyền lực để nhắm đến ghế Tổng Thống?

6. Những thua lỗ, thiệt hại lớn của Vinashin, Vinaline đã lên đến hàng chục tỷ USD và còn nhiều Tập đoàn nhà nước không những chứng minh vai trò điều hành yếu kém của Chính Phủ mà còn thể hiện cả một guồng máy tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm. Theo Bộ Luật hình sự sẽ phải xét xử tội gì? 

7. Công bố Tập đoàn nhà nước  nợ các ngân hàng trong nước trong tình trạng không có khả năng trả nợ 415.347 tỷ đồng, trong đó có 12 Tập đoàn con cưng của Chính Phủ nợ 218.738 tỷ, điển hình: Petrovietnam nợ: 72.300 tỷ, EVN: 62.800 tỷ, Vinacomin: 20.500 tỷ, Vinashin: 19.500 tỷ (sau khi bằng CV số 43/TTg-KTTH Thủ Tướng đã cho hô biến hơn 80.000 tỷ bằng cách buộc các ngân hàng trong nước xoá nợ và bằng cách buộc PetroVietnam, Vinaline nhận dự án cao hơn giá trị thật) - Thủ Tướng trả lời thế nào về trách nhiệm của Chính Phủ và của cá nhân mình trong điều hành đã đẩy Các DNNN đến tình trạng hiện nay?

8. Việc để cho con gái cùng các băng nhóm tội phạm dùng lực lượng công an, cảnh sát đàn áp nhân dân để cướp đất của người dân Văn Giang cần phải được điều tra làm rõ.

9. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc  NH Phát triển Việt Nam (VDB) - Một ngân hàng chính sách trực thuộc sự quản lý của Chính Phủ đã cho Tập đoàn Masan - Một Tập đoàn của Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh - (Những tội phạm trong vụ án rửa tiền bị phát hiện vào tháng 1/2006 và đã bị bịt kín)- được vay thời hạn 08 năm trên 2376.9 tỷ tương đương 120 triệu USD để thực hiện dự án mỏ núi pháo trong khi cả nước đang phải thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, thậm chí ngay các công trình giao thông nông thôn cấp bách cũng phải giãn tiến độ?

10. Thủ Tướng trả lời thế nào về việc Ch đạo v tranh chp bn quyn truyn hình bóng đá gia Công ty C phn bóng đá chuyên nghip Vit Nam (VPF) và Công ty C phn Vin thông và Truyn thông An Viên (AVG) mt cách đầy bt ng - Buộc phải giao cho VPF -  sau tuyên b ca b già Kiên “đã giải quyết xong trong bữa ăn ti vi Th Tướng”?

Khám xét nhà ở của cựu tổng thống Pháp Sarkozy


Ngày 3/7, cảnh sát Pháp đã tiến hành khám xét văn phòng và nhà ở của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, nhằm điều tra những cáo buộc cho rằng vị cựu tổng thống mới thất cử này có liên quan tới vụ gây quỹ vận động chính trị trái phép.

Các nhân viên điều tra đang xác minh những cáo buộc cho rằng nhân viên của bà Liliane Bettencourt, người thừa kế Hãng mỹ phẩm nổi tiếng L'Oreal và cũng là người phụ nữ giàu nhất nước Pháp, đã đưa những phong bì đầy tiền cho các trợ lý của ông Sarkozy nhằm gây quỹ tài chính cho chiến dịch tranh cử năm 2007.

Bên cạnh đó, các nhân chứng cáo buộc ông Sarkozy đã tiến hành ít nhất hai cuộc gặp tại nhà của bà Bettencourt trước thềm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2007.

Luật sư Thierry Herzog của ông Sarkozy cho biết gia đình cựu tổng thống hiện đang nghỉ dưỡng ở Canada.

Hiện ông Sarkozy đang phải đối mặt trước vụ thẩm vấn về một loạt cuộc điều tra tham nhũng và vi phạm gây quỹ chính trị./
Vietnam Plus


CON RỂ THỦ TƯỚNG BỎ CỦA CHẠY LẤY NGƯỜI???

Qlb - Nguyễn Bảo Hoàng mặc dù là Tổng giám đốc của một Quỹ đầu tư mạo hiểm, song kể từ khi vương vấn vào cô con gái rượu của Thủ Tướng thì anh ta rất kín đáo, hầu như không xuất hiện trên báo chí... Gần đây song hành với tin đồn anh ta đã ly hôn với cô con gái rượu thì bỗng thấy sự xuất hiện của anh chàng trên chính CafeF - Một trang thông tin kinh tế, chứng khoán do chính anh ta đang làm chủ! Có điều gì đó bất bình thường! Việc đồn đại anh chàng là''GAY' và việc ly hôn đã có từ vài năm nay, nhưng chỉ đến gần đây dân Hà nội mới truyền nhau rằng 'họ đã ly hôn' ...
 
Có lẽ tin đồn của Người Hà Nội có cơ sở,  không phải bỗng dưng mà anh chàng lại phải PR cho chính mình ngay trên trang mạng của mình - Một việc khác hẳn những năm qua!!!! Có lẽ rời khỏi cái mác 'con rể Thủ Tướng' thì anh chàng sẽ phải tự đánh bóng lại tên tuổi của mình và phải tự đứng trên đôi chân của chính mình... Nếu tin đồn là thật thì anh ta quả thức thời, đã kịp rời khỏi con thuyền sắp chìm để thoát thân... Song, một điều chắc chắn rằng: Anh chàng này đang mang theo rất nhiều bí mật của cô con gái rượu và nhóm Mafia lũng đoạn tiếp tay cho cha con cô .... Xin có lời cảnh tỉnh với anh chàng Nguyễn Bảo Hoàng: Nếu ly hôn cô con gái rượu thì hãy mau chóng mà trở về với gia đình tại MỸ Quốc lánh nạn, kẻo bao công sức theo học Harvard sẽ trôi theo sông biển nếu bỗng dưng uống phải cafe của Nguyễn Văn Hưởng!
  IDG Ventures Việt Nam: Huy động quỹ mới 150 triệu USD, thoái vốn khỏi VNG, MJ Group
Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần.
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Gián đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.

Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam.
Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.
Trái ngọt từ VinaGame
Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công.
Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Muachung.vn, CafeF.vn…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.
hoang%201 Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí.
Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật.
Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com).
Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.
hoang%201%20%282%29 Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame.
“Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng.
Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm.
Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước.
Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ.
Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.
Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”.
Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng.
“Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết.
Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á.
Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.
Vị đắng từ Cyvee và Mobivox
Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox.
Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công.
Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV.
Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng.
Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006.
Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox.
Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại.
Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới.
Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research).
Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan.
“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói.
Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV.
Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm.
“Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm.
Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng.
Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.
hoang%201%20%281%29 Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng
hoang%201%20%284%29 Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Theo CafeF

THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH - CON CỜ THÍ?

Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…

Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn Bình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt. 
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
Còn tiếp…
Thường Sơn
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

TỔNG THỐNG NGUYỄN TẤN DŨNG (Phần 3)

Dù còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?

 
Vết xước
Câu chuyện “Vua Lê Chúa Trịnh” một lần nữa tái hiện trong lịch sử Việt Nam. Những mẩu chuyện về người đang nhắm đến chiếc ghế tổng thống đầy ân oán cũng bởi thế chưa thể chấm dứt.
Một vết xước trực tiếp đã cày xới trên cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lần đầu tiên kể từ khi tại vị từ tháng 6/2006, người được giới bình luận chính trị coi là đã tạo ra ảnh hưởng lớn nhất trong chính giới và các thị trường đầu cơ ở Việt Nam, đã buộc phải thoái lui một nước cờ quan trọng.
Gần như trùng với thời điểm Tô Linh Hương – con gái ruột của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – được chính Ủy viên Bộ Chính trị này “quyết định” cho thôi chức vụ chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex ở Hà Nội, người con gái ruột của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng cũng tự nguyện rời khỏi chức vụ tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt tại Sài Gòn. Tuy vậy, hơn một tuần sau sự kiện này, bản bố cáo của Bản Việt mới được công khai.
Không có mối quan hệ quá thân mật với Thủ tướng, ông Tô Huy Rứa đã tỏ ra khôn ngoan khi biết giữ gìn những lề lối của đảng, nhất là khi lề lối ấy ứng với một trong 19 điều đảng viên không được làm. Thế nhưng vô hình trung, chính cử chỉ thận trọng của người phụ trách nhân sự đảng đã khiến cho một đảng viên như ông Nguyễn Tấn Dũng không thể xem thường.
Hơn nữa, so với Tô Linh Hương còn ở tuổi thiếu nữ và chưa hề có kinh nghiệm điều hành dù một doanh nghiệp nhỏ, Nguyễn Thanh Phượng lại được xem là nữ doanh nhân rất nổi bật ở Việt Nam với nhiều vụ việc can thiệp chính thức cũng như bất thành văn vào một số ngân hàng thương mại cổ phần như Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín và một trong những mỏ niken lớn nhất thế giới là Núi Pháo.
Với bề dày thâu tóm và những thành công quá dễ dàng như thế, Nguyễn Tấn Dũng có nhiều lý do để tự hào về sự “trong sáng” của con gái mình, nếu nhìn lại quá khứ buôn lậu và giết người của con trai người tiền nhiệm của ông Dũng – Thủ tướng Phan Văn Khải.
Thái độ tự hào trên cũng nên xuất phát từ tầm vóc của nữ doanh nhân chỉ mới ba mươi tuổi. Khác hẳn với lộ trình tiến thân của Nguyễn Thanh Nghị luôn phải trông chờ vào cái bóng khổng lồ của người cha, Nguyễn Thanh Phượng lại đã tạo ra được một thế đứng tương đối độc lập, mà trong một số trường hợp có thể được xem như một “quốc vụ khanh” của Chính phủ.
Với những ảnh hưởng về tầm hoạt động và xu thế chuyên sâu hóa như thế, không ngạc nhiên khi bên cạnh người con gái của Thủ tướng luôn có mặt những nhân vật bộ trưởng và mang hàm bộ trưởng, mà điển hình là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hoặc những nhân vật chưa từng là bộ trưởng nhưng vẫn có thể sắp xếp cả chức vụ bộ trưởng như Nguyễn Đức Kiên.
Cũng cần nói thêm, từ năm 2011 đến nay, người được gọi là Bầu Kiên đã chính thức lộ ra từ vùng tối khi đặt cả hai chân vào chính giới Việt Nam.
Nhiễm trùng
Chỉ có điều, bước tiến quá mạnh mẽ của những người được coi là lớp chính khách tương lai cho Việt Nam đã tạo ra sự va chạm mạnh mẽ không kém với nhiều nhân vật thế lực khác, kể cả những xung đột ở thế kiêu binh với một số cơ quan có quyền lực đặc biệt.
Lòng tham vô độ luôn là nguồn cơn đẩy con người vào trạng thái thoái hóa nhân tính ở cấp độ cao. Nếu nhóm Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Bình… đã dám hy sinh cả nền kinh tế cùng các doanh nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho chiến lược thâu tóm chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng và doanh thương Việt Nam, cũng như để thỏa mãn cho họ với một loại quyền lực không ngai, thì thật khó có thể tìm ra một dấu vết xót thương nào từ lớp người này đối với đồng nghiệp và hơn thế là đồng loại của họ.
Vết xước trên cánh tay phải của Nguyễn Tấn Dũng cũng vì thế mà có khả năng nhiễm trùng sâu, thậm chí có triển vọng hoại tử cục bộ. Dù là một nhân vật đã tôi luyện được ngoại hình ăn ảnh nhất so với tất cả những người còn lại của Bộ Chính trị, nhưng thâm niên công tác cùng chủ nghĩa kinh nghiệm đã không thể xóa mờ cố tật năng lực kém cỏi của Nguyễn Tấn Dũng trong điều hành các vấn đề kinh tế – xã hội.
Cũng tương tự như bài học của nhiều doanh gia mất thương hiệu khi mở rộng quy mô quá lớn mà không tương xứng với khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro, Nguyễn Tấn Dũng đã không thể bao quát được toàn bộ các hoạt động của thế lực đen mà ông ta đã dung túng trong nhiều năm qua. Kết quả là những nhân sự ưng ý nhất của Dũng lại có thể biến thành gót chân asin của chính ông.
Nguyễn Văn Bình gần như là một minh họa cho hình ảnh gót chân asin như thế. Vào những ngày gần đây, tuy vẫn gắn bó như hình với bóng với Thủ tướng, nhưng người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã bộc lộ một vài biểu hiện kín đáo, mà theo giới ngân hàng thì hành động đó chẳng khác mấy với tư duy “chạy tội”.
Trong 6 năm qua và đặc biệt là từ tháng 8/2011 đến nay, có quá nhiều đầu dây mối nhợ móc xích với nhau theo công thức Thủ tướng – Văn phòng Chính phủ – Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại, mà trong đó những vụ án kèm theo khoản lỗ khổng lồ như Vinashin, Vinalines đều là những dẫn chứng điển hình.
Về một nốt ruồi nửa đỏ nửa đen tiệm cận khóe mắt phải, đã có người điềm chỉ Bình như một nhân cách có dấu “Phản”. Trong thực tế, khôn ngoan, có học vị tiến sĩ và được trang bị chuyên môn lồng ghép từ hai thế giới cộng sản lẫn tư bản, nhưng thâm sâu nhất vẫn là buộc Thủ tướng phải phụ thuộc vào chuyên môn phức hợp của mình, Nguyễn Văn Bình đã trở thành cái đai quần không thể không có của Nguyễn Tấn Dũng, để từ đó người ta có thể xác quyết rằng sinh mệnh chính trị của hai nhân vật này gần như tồn tại song trùng với nhau.
Lằn ranh nguy biến
Làn sương mù buổi sáng vẫn chưa đến nỗi quá mờ mịt đối với Nguyễn Tấn Dũng cùng nhóm thế lực ngầm của ông.
Nhìn nhận một cách khách quan, cho tới giờ thế thượng phong vẫn cơ bản nằm trong tay nhóm tài phiệt ngân hàng. Một thông tin sâu xa của blog Quan Làm Báo (lại là blog ấn tượng này mà sắp tới chúng ta cần có một bài bình luận riêng) cho biết sau giai đoạn đầu tiên của chiến dịch thâu tóm ngân hàng, nhóm tài phiệt kia đã chiếm đến 35% thị phần tín dụng cả nước. Thông tin này cũng khá gần gũi với ước đoán của giới chuyên môn ngân hàng.
Trong thực tế, tỷ lệ 35% đó quan yếu đến mức trong những tình thế bị đe dọa cận kề, những phương án phản công của nhóm tài phiệt ngân hàng như ngưng hoạt động giao dịch của hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, thậm chí tạo ra cú sốc giả từ một chiến dịch đổi tiền thật… đều có triển vọng mang lại kết quả không tồi.
Đó cũng chính là những con bài tiềm tàng nhằm đối phó với sự can thiệp nguy biến của đợt chỉnh đốn đảng ngay trước mắt – được khởi xướng bởi những chính khách hoàn toàn không nắm được chuyên môn sâu về tài chính và ngân hàng như Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Cuộc đấu tranh giữa các nhóm quyền lực đã tiến đến lằn ranh không khoan nhượng, ngay cả sự thỏa hiệp dự kiến cũng khó được thiết lập bởi lòng tham quá độ từ ít nhất một phía.
Ngay tại lằn ranh này, không có chỗ đứng cho các lý thuyết gia.
Thử thách đang lớn dần và không phải ai cũng vượt qua được. Một cuộc thăm dò tín nhiệm trong nội bộ đảng gần đây đã mang lại kết quả không thể tồi tệ hơn đối với Nguyễn Tấn Dũng: ông chỉ nhận được chưa đầy 8% số phiếu tín nhiệm – một tỷ lệ kinh hoàng nếu so với mức độ từ 80-90% đại biểu quốc hội luôn phải chấp nhận vị trí thủ tướng của ông như một phương án duy nhất vào các kỳ bầu bán.
Nhưng ở một thái cực khác, chỉ cần vượt qua được đợt chỉnh đốn đảng vào tháng 7/2012, Nguyễn Tấn Dũng và các đồng sự của ông sẽ có cơ hội để củng cố thế lực ngay trước thời điểm giữa nhiệm kỳ 2013, bất chấp sự thay đổi nhân sự được dự kiến, trong đó có cả vài phương án được tập thể Bộ Chính trị chọn để thay ông.
Dù không giỏi giang trong điều hành đất nước, nhưng nước cờ tạm thoái lui trên “mặt trận” Bản Việt cho thấy con sói đang tìm cách giấu mình để vừa trị thương, vừa chuẩn bị cho một cú tung mình vồ mồi dữ dội hơn.
Đến giữa năm 2013, nếu mọi chuyện diễn tiến tốt lành thì nhóm tài phiệt ngân hàng cùng với người con gái khả ái của Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật vẫn không thể buông rời vai trò then chốt, sẽ có thể hoàn thành sứ mạng lịch sử với đợt thâu tóm giai đoạn 2 và hoàn chỉnh chiến dịch thâu tóm ngân hàng, từ đó có thể đẩy thị phần tín dụng của họ lên ít nhất 60% hoặc 70% – tỷ lệ chi phối gần như tuyệt đối các huyết mạch kinh tế và thậm chí còn có thể là tiền đề cho một cuộc đảo chính không tiếng súng ngay trong Bộ Chính trị.
Quyết tâm còn lại
Trước mắt, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường như mặt hồ phẳng lặng. Người dân vẫn đang dần được thuyết phục là nền kinh tế đã lập đáy, đang chuẩn bị thoát đáy và sẽ vượt dốc.
Vào thời điểm sát cuối quý 2/2012, lần thứ năm liên tiếp kể từ tháng 3/2012, Ngân hàng nhà nước lại hạ lãi suất điều hành – động thái khiến cho chính HSBC, một ngân hàng quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam, phải tỏ ra ngạc nhiên. Đồng thời, lãi suất cho vay tín dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng được Bộ Tài chính giảm mạnh từ 14,4% về 11,4%. Những tín hiệu bơm tín dụng, và hơn thế nữa là có thể bơm rất mạnh, đang xuất hiện. Cũng bởi thế, con số hơn 70.000 tỷ đồng mà Ngân hàng nhà nước cùng các ngân hàng thương mại có thể đẩy vào nền kinh tế cho mỗi tháng trong nửa cuối năm 2012 là một khả năng không xa vời.
Thời gian không chờ đợi nữa. Ngay vào những tháng tới, khối ngân hàng cần phải giải phóng lượng vốn tồn kho giá rẻ của họ. Cần phải làm tất cả những gì cần thiết để các doanh nghiệp và đặc biệt là khách hàng cá nhân cảm thấy nền kinh tế đang được bồi bổ sức sống một cách thực chất, từ đó sức cầu mới được cải thiện và hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp tồn kho mới có triển vọng lọt vào mắt xanh những khách hàng ngây ngô.
Những điều kiện của kinh tế thế giới cũng đang trở nên ưu ái cho tính toán của nhóm tài phiệt ngân hàng Việt Nam. Từ đầu tháng 6/2012, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Hoa Kỳ như Dow Jones, S&P và Nasdaq đã có dấu hiệu lập vùng đáy tạm để chuẩn bị cho một đợt phục hồi mới. Cùng lúc, thị trường nhà ở Mỹ trở nên khả quan nhất so với toàn bộ gần hai năm trước đó. Dù gói kích thích QE3 vẫn chưa được Cục Dự trữ liên bang Mỹ tung ra, nhưng cơ chế bơm tín dụng cho thị trường tại quốc gia này đã khởi phát.
Cùng lúc, những tín hiệu tái khởi động kênh cung cấp tín dụng cũng dần hiện ra ở Trung Quốc.
Bối cảnh đối ngoại đó quả là thuận lợi không nhỏ cho nền kinh tế cùng các thị trường đầu cơ Việt Nam “thoát đáy”.
Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?
Ở vào tư thế khó xử không kém Nguyễn Tấn Dũng, những người đứng đầu đảng và nhà nước chỉ còn cách dựa vào những cơ quan đặc biệt, nếu họ biết cách làm điều đó.
Nếu Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc thông qua Luật Biển với tỷ lệ nhất trí tuyệt đối tại Quốc hội là “một thành công lớn”, thì có lẽ chuyện ông giành lại Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng từ tay Thủ tướng còn là thành công lớn hơn nhiều.
Sau một thời gian khá dài bị sáp nhập vào Văn phòng Chính phủ, cơ quan nội chính của đảng lại có cơ hội để khẳng định vị trí độc lập tương đối của mình. Hơn lúc nào hết, đảng cần đến Ban Nội chính, không phải chỉ với tư cách tham mưu như trước đây, mà cùng với Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng, đây là những vũ khí sắc bén còn lại cho cơ hội có thể là cuối cùng của Tổng bí thư và hai phần ba Bộ Chính trị của ông.
Trong số các cơ quan đặc biệt phải được đảng trọng dụng, một thế lực tiềm tàng nhưng dường như bị quên lãng trong dĩ vãng từ sau vụ T4 năm 2003, có thể sẽ được tái tạo vùng phủ sóng. Đó là Tổng cục 2 của Bộ Quốc phòng.
Trong ý thức về vận mệnh quốc gia, bao giờ quân đội cũng là nơi khô ráo nhất dưới nóc nhà bị dột nát. Sự chuyển biến khác thường đã đến trong thời gian gần đây, khi không ít tướng lĩnh quân đội bày tỏ thái độ hoàn toàn bất mãn trước những gì mà chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hành xử với xã hội và dân tộc. Trong con mắt và trái tim của họ, Tổ quốc không đáng bị hành hạ đến mức như thế.
Mọi chuyện đang bị đẩy đến trạng thái “quyết liệt” – từ ngữ mà Nguyễn Tấn Dũng hay dùng để mô tả những cố gắng mang sắc màu mị dân của ông. Nhưng làm sao tình thế sẽ trở thành sự đồng điệu giữa các phe phái tranh chấp như một cơ chế “win – win”, cả hai cùng thắng?
Cũng bởi vậy, con đường tiến đến chức vị tổng thống của Nguyễn Tấn Dũng đang và sẽ được hứa hẹn hội ngộ với những vật cản thật sự đáng gờm. Bị coi là vị thủ tướng tai tiếng và tham nhũng nhất trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, bản thân ông cũng đang tiến đến lằn ranh quyết định giữa tồn tại và bị triệt tiêu.
Dù còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng?
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012


Lượm tin ngày 11/7/2012

  • Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai (Đỗ Quý Toàn) - Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại.
  • Giới Công Nhân Việt Nam cần phải được bảo vệ (Huỳnh Công Đoàn) – Chúng ta đều hiểu rằng, để bảo vệ một cá nhân trước thế lực bạo quyền thì con người phải đoàn kết. Vì rằng đoàn kết tạo nên sức mạnh, đó là sức mạnh lớn lao của một tập thể.
  • ‘Baidu Trà đá quán’ chứa mã ‘gián điệp’ (TTXVA) – Không chỉ gây thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp, các website dịch vụ của Baidu Trà đá quán có chứa mã độc do thám người dùng. Mạng xã hội Baidu Trà đá quán (thuộc sở hữu của Baidu…
  • Biển Đông: cuộc đụng đầu khó tránh (Tiến Hồng) – “…Tất cả những động thái trên cho thấy trong tương lai một tình trạng như đã xảy ra đối với Phi tại bãi đá cạn Scarborough cũng sẽ xảy ra tại quần đảo Trường Sa…”
  • Toàn văn luật Biển Việt Nam 2012  (Đàn Chim Việt)  – Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21-6-2012 của kỳ họp thứ ba đã bỏ phiếu thông qua Luật…
  • Quyền lực: Ăn gian và ăn cướp (Nguyễn Hưng Quốc) – Bởi vậy, nhân danh sứ mệnh lịch sử để tuyệt đối hóa quyền lực bao giờ cũng là một sự ăn gian đồng thời là ăn cướp: ăn cướp phần quyền của người khác; và ăn gian với khái niệm sứ mệnh cũng như khái niệm lịch sử.
  • Tàu bệnh viện USNS Mercy của Mỹ cập cảng Cửa Lò (Infonet) – Chiều 10/7, tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command ) của Hải quân Mỹ, đã cập cảng Cửa Lò (Nghệ An), để cung cấp, hỗ trợ dân sự và nhân đạo tại tỉnh Nghệ An theo Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2012.
  • STB: Con ông Trầm Bê vi phạm CBTT (Vina Corp) – “Ông Trầm Khải Hoà được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT của Sacombank từ ĐHCĐ hồi tháng 5 vừa qua. Ông sinh năm 1988 và từng là trợ lý Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam”.
  • Chuyện lạ ở Việt Nam: Tổ chức sinh nhật cũng cần phải được phép? (Nguyễn Tường Thụy) – Bất ngờ đến giờ chót, khi mọi thứ đã chuẩn bị xong và chỉ còn đợi bạn bè đến thì nhận được điện thoại từ phía bên chủ quán café, nói rằng không thể cho chúng tôi thuê địa điểm được nữa vì lý do cúp điện. Trong khi trước đó, chủ quán có điện hỏi chúng tôi nói phía công an, an ninh có đến quán hỏi về bữa tiệc sinh nhật của tôi
  • Nông dân quẩn chân vì… “biện chứng” (Người Lót Gạch) – “… cũng như dân biểu tình chống xâm lược thì bị ngăn chận, đàn áp. Tiếng nói của nhân dân trên mạng ông ra lệnh quậy phá tưng bừng suốt cả tháng nay. Ngày trước, ông kê đá trong miệng nhân dân, ngày sau ông bảo nhân dân phải lên tiếng tham gia chống tham nhũng ! Dân dễ bảo thế !”
  • Cái lưng của nông dân (Dan viet) – “Tất nhiên có nhiều người làm quan thì càng phải có nhiều người làm dân mới nuôi nổi họ. Tấm lưng của nông dân hàng trăm năm nay đã phải è ra cõng gánh nặng người làm quan. Quan nhiều như ong, không có việc làm thì quan phải vo ve, vẽ rết thêm chân, bày ra mọi việc để có cớ mà ăn lương cho đỡ…ngượng”.
  • Sự im lặng và sự thỏa hiệp (Đào Tuấn) - “25 năm trước là TBT Nguyễn Văn Linh với tinh thần phê phán “sự im lặng đáng sợ”. 25 năm sau là TBT Nguyễn Phú Trọng với quyết tâm “Thuốc liều cao cho bệnh nặng”. Nhưng suốt 25 năm đó là sự thỏa hiệp của những bản án treo. Và vẫn chỉ là một cuộc chiến”.
  • Thư của một người già gửi nhiều người già hộ những người trẻ (Trần Nhương) – “Đến tuổi nghỉ là nghỉ, không có bất cứ lý do gì để tạo tiền lệ.  Xin đừng để chúng tôi nhìn các vị như những “ngọn cờ lá chuối”, những chiếc lá khô héo đến tận gốc nhưng không chịu rụng.  Sự vĩ đại của lá là biết rụng để nhường chỗ cho những chồi non.  Nếu không thật lòng, xin hãy im lặng. Đừng tiếp tục lừa dối chúng tôi bởi nói thẳng ra, chúng tôi lạ gì các vị“.
  • GÓP Ý VỚI CÔNG AN QUẬN HOÀN KIẾM (Mai Xuân Dũng) – “Lãnh đạo Công an Hoàn kiếm phải phê bình, góp ý, thậm chí cảnh cáo cán bộ thực hiện công việc nêu trên về việc thiếu tinh thần trách nhiệm và yếu trình độ nghiệp vụ dẫn đến tình trạng bị nhân dân cười chê, coi thường, làm mất uy tín cũng như góp phần “tích cực” làm xấu thêm hình ảnh ngành công an nói chung và công an quận Hoàn kiếm nói riêng”.
  • Trung quốc cóc coi  COC ra gì  (Bùi Văn Bồng) – Nhiều người hy vọng vào cái chữ ký của Trung Quốc tại Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có thể đem lại những ổn định khả dĩ cho tình hình an ninh khu vực này, nhưng không, Trung Quốc thẳng thừng nói rằng:”Ký thì ký, nhưng sẽ không được sử dụng để giải quyết các tranh chấp…”
  • Những ngư phủ anh hùng (Nguyễn Thông) – “Khi các ngư dân ra Hoàng Sa đánh cá/ trong bão bùng và giặc lạ tấn công/ các anh đã trở thành người chiến sĩ/  bảo vệ chủ quyền biển đảo non sông/… Chúng đã cướp của ta quần đảo ấy/ biển của ta mà chúng cấm dân ta các ngư phủ vẫn kiên cường bám biển/ không một ngày vắng mặt ở Hoàng Sa“.
  • BIỂU TÌNH THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TA   —  (Kha Trà Phương) – Nếu biểu tình thể hiện sức mạnh của dân, sức mạnh ấy đã làm sụp đổ những chính quyền không vì dân, làm khiếp đảm những thế lực diều hâu đang nắm quyền ở một số quốc gia mưu đồ bá quyền, lấn đất, lấn biển, lấn không gian… thì chúng ta để dân thực hiện quyền của họ trên cơ sở Hiến pháp đã quy định có nên chăng?
  • Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ cổ vũ cho dân chủ và quyền tự do ngôn luận (RFI) – Ghé thăm Việt Nam hôm nay, 10/07/2012, với trọng tâm kinh tế thương mại được tuyên bố công khai, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam trên vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, bà cũng không ngần ngại cổ vũ cho dân chủ, bày tỏ mối quan ngại về tình hình tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Các tuyên bố về nhân quyền của bà Clinton được cho là nhằm đáp ứng những lời kêu gọi của giới bảo vệ nhân quyền trong những ngày gần đây.
  • ASEAN lấy Luật Biển Liên Hiệp Quốc làm cơ sở Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (RFI) – Nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 kết thúc hôm qua 09/07/2012 tại Phom Penh, 10 quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý với nhau về các quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Nội dung văn kiện này không được công bố, nhưng căn cứ vào một bản dự thảo mà hãng tin Pháp AFP có trong tay vào hôm nay 10/07, các nước Đông Nam Á đã thể hiện ý muốn lấy Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 UNCLOS làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp.
  • Trẻ em châu Á cận thị nhiều do ít ra ngoài trời (RFI) – Một công trình nghiên cứu được công bố ngày 04/05 vừa qua cho biết sự bùng nổ các trường hợp cận thị ở các thành phố lớn ở châu Á là do thế hệ trẻ hiện nay chỉ lo học bài, đọc sách, xem tivi và chơi games trong nhà hơn là hoạt động ở ngoài, hưởng ánh sáng mặt trời.
  • Chính quyền địa phương Nga bị nghi ngờ đã gây ra lũ lụt (RFI) – Liên quan đến trận lũ lụt kinh hoàng, đột ngột xảy ra đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy vừa qua tại vùng Krasnodar, miền Tây Nam nước Nga, bên bờ Hắc Hải, nhật báo Le Monde có bài viết : « Tranh cãi sau trận đại hồng thủy tại Nga », đã khiến hơn 170 người thiệt mạng.
  • Tổng thống Pháp lần đầu tiên thăm Vương Quốc Anh (RFI) – Tổng thống Pháp François Hollande, hôm nay đã tới Luân Đôn bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên Anh Quốc. Chuyến đi này là dịp để lãnh đạo hai nước xem xét lại những bất đồng về cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, chính sách tài chính thuế khóa. Tổng thống Pháp cũng có cuộc hội kiến với Nữ hoàng Anh.
  • Dân Luân Đôn phản đối kế hoạch đặt tên lửa trên nóc nhà để bảo vệ Olympic (RFI) – Dư luận London bắt đầu nóng lên vì chuyện 6 căn cứ tên lửa được chuẩn bị lắp đặt trên nóc các tòa nhà cao tầng ở phía đông. Dân chúng từ một trong số các khu chung cư đó, đâm đơn kiện lên tận tòa án tối cao. Kế hoạch trang bị tên lửa tác chiến ngay trên nóc nhà khiến cho một số cư dân bắt đầu hoang mang lo sợ.
  • Bắc Kinh khẳng định hậu thuẫn cho vùng euro (RFI) – Vào hôm nay, 10/07/2012, cuộc Đối thoại chiến lược Trung Quốc – Liên Hiệp Châu Âu lần thứ 3 đã mở ra tại Bắc Kinh, dưới sự chủ toạ của lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, bà Catherine Ashton và ông Đới Bình Quốc, nhân vật phụ trách đối ngoại của Bắc Kinh.
  • Ngoại trưởng Mỹ đi Việt Nam : Biển Đông và thương mại là trọng tâm (RFI) – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Hà Nội vào hôm nay 10/07/2012 trong một chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày mai. Theo phía Hoa Kỳ, những hồ sơ lớn được thảo luận trong chuyến ghé thăm lần này chủ yếu liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ – Việt.
  • Một giám mục Trung Quốc mới tấn phong, đột nhiên mất tích (RFI) – AFP dẫn nguồn tin báo chí tại Hồng Kông hôm nay, 10/07/2012, cho biết, một Giám mục tại Trung Quốc vừa được tấn phong đã mất tích một cách bí ẩn, ngay sau khi ông tuyên bố rút khỏi Hiệp hội Công giáo. Thông tin này được loan đi vào lúc quan hệ Vatican và Bắc Kinh đang căng thẳng, khi chính quyền tự ý phong Giám mục mà không có sự đồng ý của Vatican.
  • Một cựu tướng lãnh Miến Điện được bổ nhiệm chức vụ phó tổng thống (RFI) – Một quan chức quân đội cao cấp của Miến Điện hôm nay 10/07/2012 cho AFP biết một viên tướng giải ngũ sắp được bổ nhiệm vào chức vụ phó tổng thống của nước này. Tướng Myint Swe là một nhân vật bảo thủ trong tập đoàn quân sự, từng có trách nhiệm trong vụ đàn áp biểu tình năm 2007.
  • Hải quân Trung Quốc tập trận trên vùng biển phía đông (RFI) – Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của báo chí chính thức Trung Quốc cho biết hôm nay 10/07/2012, hải quân nước này bắt đầu tiến hành cuộc tập trận lớn trên vùng biển phía đông Trung Quốc. Cuộc tập trận thường niên này diễn ra trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vẫn tiếp tục căng thẳng.
  • Về vụ DNS Changer (BBC) – FBI đóng máy chủ để truy vụ tráo tên miền DNS Changer khiến hàng vạn người có thể bị cắt internet.
  • Hoa Kỳ chú trọng mối quan hệ song phương về giáo dục (RFA) – Cũng sau cuộc hội kiến với bộ trưởng ngoại giao Việt nam Phạm Bình Minh trong ngày hôm nay, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết mỗi năm gần 15 ngàn sinh viên Việt Nam sang du học tại Mỹ là một lực lượng đóng góp cho tiến trình phát triển của Việt Nam.
  • Nga muốn tổ chức hội nghị quốc tế về Syria (RFA) – Liên bang Nga sẵn sàng tổ chức hội nghị quốc tế bàn thảo về tình hình chính trị Syria, đồng thời muốn mở rộng hội nghị để mời nhiều nước tham gia, trong đó có Iran và Ả Rập Xê Út.
  • IMF báo động về chũ nghĩa bảo hộ mậu dịch (RFA) – Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF nói rằng có những dấu hiệu cho thấy nhiều quốc gia đang áp dụng chế độ bảo hộ mậu dịch, và điều này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển về kinh tế toàn cầu.
  • Trung Quốc kêu gọi Úc hợp tác (RFA) – Một viên chức cao cấp của Trung Quốc kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Australia về quốc phòng và kinh tế.
  • Miến Điện Vẫn Bàn Tay Sắt, Bà Suu Kyi Nhận Ghế Dân Biểu (VietBao)NAYPYIDAW, Miến Điện – Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào dân chủ, bắt đầu làm việc lập pháp tại QH, đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc tranh đấu đem lại thể chế dân chủ cho quê hương – bà tỏ vẻ điềm tĩnh khi vào trụ sở QH hại thủ đô để nhận ghế dân biểu.
  • TT Putin: Tây Phương Dội Bom Để Tác Động Thế Giới Arập (VietBao)MOSCOW – TT Putin lên án Tây Phương về nỗ lực gây ảnh hưởng với thế giới Arap trá hình dưới các hoạt động nhân đạo – nhà lãnh đạo Nga mô tả sự can dự của Tây Phương trong các công việc của nguời Arap như là “ngoại giao bom đạn”.
  • Nga Không Báo Động Kịp: 171 Dân Chết Vì Lụt Lớn (VietBao)MOSCOW – Nhà chức trách không báo động kịp thời cho cư dân vùng ven Hắc Hải trận lụt đã gây thiệt mạng 171 người và hàng ngàn người chạy lụt, theo thú nhận hôm Thứ Hai của bộ trưởng khẩn cấp, làm tăng căm phẫn với dân chúng đã sẵn mất tin tưởng vào chính quyền.
  • Nga: Mở Đường Cho NATO Chuyển quân Rút Khỏi Afghan (VietBao)MOSCOW – Tiếp tế đường bộ của NATO vượt qua biên giới tây bắc Pakistan là vấn đề gây nhức đầu liên quân – nhưng, vấn đề thật sẽ nổi lên khi quân đa quốc bắt đầu triệt thoái khỏi Afghanistan.

 

Bài văn ” gây kinh hoàng” trên Internet

Vô Danh
-
“Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác.”
Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyện Thánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):
“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo… Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.
Nhận xét của giáo viên: “Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.
Theo: TT&VH

Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai

Đỗ Quý Toàn
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại. Khóa tu tại Làng Mai, ở vùng Tây Nam nước Pháp gần thành phố Bordeaux, diễn ra trong 21 ngày, kể từ ngày 1 tháng Sáu năm 2012, quy tụ hơn 900 thiền sinh đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh, với tám nhóm thông dịch đồng thời sang tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Thái, tiếng Nhật; tiếng Trung Hoa dịch cho nhiều người đến từ Singapore, Hồng Kong, Mã Lai, Đài Loan, vân vân; nhóm đông nhất là những người nghe tiếng Việt và tiếng Pháp.
Trong bài thuyết trình vào ngày Chủ nhật 3 tháng Sáu 2012 tại Xóm Hạ, Làng Mai, ông Trịnh Xuân Thuận đã nêu lên một số lý thuyết trong môn vật lý học hiện tại để so sánh với những quan điểm trong truyền thống Phật giáo. Là một nhà chuyên khảo về vũ trụ học, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết Vật lý học đã nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Những điểm “hội tụ” (convergence) mà ông nhìn ra là tính tương quan và tùy thuộc vào nhau của mọi hiện tượng vật lý (interdependence); tính trống rỗng (vacuity, emptiness) của vạn pháp; và tính vô thường (impermanence). Nhiều khám phá trong khoa học trong một thế kỷ gần đây đã đưa tới những cách nhìn giống như quan điểm của đạo Phật từ nhiều ngàn năm qua. Thí dụ, tính bất khả phân (non-seperability) của mọi vật; mối liên quan không thể tránh giữa chủ thể quan sát và đối tượng được khảo sát (tương tức, tương nhập); vân vân.
Trong khi các bộ môn khoa học sử dụng lý trí với các phương pháp phân tích toán học và thí nghiệm để gia tăng hiểu biết có tính chất khách quan và định lượng của con người về vũ trụ chung quanh mình, thì Phật giáo là một truyền thống tu tập với cách nhìn toàn diện theo đuổi mục tiêu trị liệu, đưa tới giác ngộ toàn diện (enlightenment) chứ không nhằm hiểu biết thuần túy. Phật giáo không nhìn thế giới theo lối lưỡng nguyên (tâm và vật) nhưng cũng không cố chấp vào cách nhìn phi lưỡng nguyên. Từ nhận định về tính tương lập (interdependence) của mọi vật và mọi người, Phật giáo đã dẫn tới đức từ bi như là một cách biểu hiện khác của trí tuệ. Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài hay không? Thiền sư Nhất Hạnh đã trình bày cách nhìn của Phật giáo trước các vấn đề trên, dựa trên sự phân biệt “sự thật tương đối” (tục đế) và “sự thật tuyệt đối” (chân đế) trong truyền thống Phật giáo. Các độc giả quan tâm có thể tìm trong website của Làng Mai (langmai.org hoặc plumvillage.org).
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rất rộng khắp thế giới về đề tài vũ trụ học. Ông cũng viết chung với Matthieu Ricard, một tăng sĩ người Pháp tu theo truyền thống Tây Tạng, cuốn L'Infini dans la paume de la main (Vũ trụ trong lòng bàn tay), về tương quan giữa khoa học và đạo Phật. Matthieu Ricard vốn là một nhà nghiên cứu về thần kinh học tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học nước Pháp (CNRS, Centre National de Recherches Scientifiques) trước khi đi tu.
Hội tụ giữa Khoa học và Đạo Phật
Tựa đề cuốn sách trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, là do câu thơ thứ ba trong đoạn đầu bài thơ Auguries of Innocence của William Blake:
To see a world in a grain of sand,
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.
Khi cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh, ấn hành năm 2001, nhà xuất bản đã đề nghị đổi tựa: Lượng tử và Hoa Sen, The Quantum and the Lotus cho dễ phổ biến hơn.
Bài thuyết trình của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đối chiếu giữa quan điểm Phật giáo về vũ trụ và nhân sinh với các hiểu biết khoa học để nêu ra những tương đồng giữa hai bên; ông đặt tựa là, Science and Buddhism: A Meeting of the Mind (Khoa học và Phật Giáo: Cuộc gặp gỡ tại Tâm).
Tương Tức
Một điểm được nêu lên đầu tiên là tính chất tương tức, tương lập (interdependence) của “vạn pháp,” tức là sự liên quan chằng chịt giữa mọi hiện tượng vật lý và tâm lý, theo lối nhìn của Phật giáo. Trong khoa học, Trịnh Xuân Thuận nhắc đến một hiện tượng được nêu lên trong một bài do Boris Podolsky viết được in năm 1935 ký tên Einstein-Podolsky-Rosen (EPR), để thách thức Vật lý học Lượng tử (Quantum Physics). Vấn đề được nêu lên liên hệ tới hiện tượng vật lý trong phạm vi cực nhỏ bên trong các nguyên tử, gọi là những “hạt dính líu” (entangled particles).
Nhiều nguyên tử bị kích thích phát ra hai hạt photon đi về hai phía khác nhau. Những photon này có đặc tính nếu một cái bị kích thích để xoay thì cái thứ hai cũng xoay theo một chiều thẳng góc với cái thứ nhất, dù ở cách xa hàng ngàn dặm cũng vậy. Một cách giải thích hiện tượng này theo Cơ học Lượng tử, coi như hai hạt pho ton đã “thông tin” được với nhau, sẽ trái nghịch với Thuyết Tương đối của Einstein vì không có thông tin nào có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Do đó Einstein kết luận Cơ học Lượng tử không giải thích được đầy đủ các hiện tượng vật lý và đề nghị một lối giải thích khác. Các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm sau này cho thấy lối giải thích của EPR cũng không đứng vững; thí dụ, cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 về những cặp photon cho thấy Einstein không đúng. Hiệu ứng “Hạt Dính líu” đã được dùng trong kỹ thuật thông tin và trong máy vi tính dựa trên hiện tượng này, khi kích thích một photon có thể gây phản ứng của một photon khác dù cách nhau vạn dặm, giúp cho máy vi tính lượng tử chạy nhanh hơn các máy vi tính bình thường.
Khám phá “mọi hiện tượng dính líu với nhau” như trên tương đồng với quan niệm Phật Giáo trong các kinh điển Đại Thừa, như kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả tính tương tức, tương nhập của vạn pháp. Một đoạn trong Đệ Nhất Nghĩa Không Kinh (The Discourse on the Emptiness in its Ultimate Meaning) được thuyết giảng trong khóa tu tại Làng Mai lần này, viết: “thử hữu cố bỉ hữu; thử khởi cố bỉ khởi, …” (có cái này nên mới có cái kia, cái này dấy lên nên cái kia dấy lên).
Theo Phật giáo thì mỗi vật đều do các “nhân duyên” khác nó tạo thành, tất cả mọi vật, mọi hiện tượng là nhân duyên lẫn của nhau (mutual causation). Hệ luận của quan niệm này là tính tương lập của “vạn pháp,” không có cái gì tự làm nguyên nhân duy nhất của chính nó. Một hệ luận khác là thực tại (reality) trong vũ trụ có tính toàn thể không thể phân chia được. Vật lý học hiện đại cũng tiến tới một quan điểm tương tự. Như ông Trịnh Xuân Thuận nói một cách văn vẻ: Vũ trụ Vật lý học hiện đại (Astrophysics) cho thấy là tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi của các vì sao; chúng ta có cùng một lịch sử trong vũ trụ giống như các loài hoa cỏ, các sinh vật khác. Trong thời gian và không gian, tất cả chúng ta tương lập với nhau. Thông điệp chính yếu của khoa học, đặc biệt của cơ học lượng tử, là có một thực tại sâu xa hơn những gì mà giác quan của chúng ta nhận thấy, một thực tại ẩn tàng.
Khoa học đã gặp Phật giáo trong lối nhìn này; nhưng sử dụng các khảo hướng khác nhau. Khoa học dùng “ngôn ngữ” toán học và dùng thí nghiệm thực tế để kiểm chứng. Phật giáo dùng trực giác và kinh nghiệm tâm linh. Nếu không có khoa học thì Phật giáo vẫn tồn tại; mà nếu không có Phật giáo thì khoa học vẫn được phát triển. Người ta không cần phải ràng buộc cả hai lại bằng bất cứ giá nào. Điều chúng ta muốn hiểu là thấy được tính tương đồng nhất quán của hai bên. Cả hai đều nói về một đối tượng là thực tại, và mỗi bên đều có tính chất nhất quán (coherent) trong phạm vi của mình; thế nào cũng có thể so sánh để thấy những điểm hội tụ giữa khoa học và Phật giáo.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng phân biệt: Mục đích của Phật giáo có tính chất trị liệu (therapeutic): Làm sao để sống tốt đẹp hơn, mục tiêu sau cùng là giác ngộ. Trong khi đó khoa học nhằm tìm hiểu thế giới, khám phá các định luật chi phối cả vũ trụ, những luật coi là bất biến trong vũ trụ, khiến người ta thấy vũ trụ có một thứ trật tự, một hòa điệu và vẻ đẹp trong vũ trụ; chứ không phải chỉ là một mớ hỗn độn (chaos). Trịnh Xuân Thuận là tác giả các cuốn sách mang tên Giai điệu huyền bí (La Mélodie Secrète), Hỗn mang và Hòa điệu (Le Chaos et l'Harmonie).
Einstein, cũng như nhiều nhà khoa học khác, trong đó có những người khám phá cơ học lượng tử, đều nói rằng Phật giáo là một tôn giáo có khả năng phù hợp với khoa học nhất. Thí dụ, trong khoa học người ta biết là ánh sáng vừa là hạt, vừa là sóng. Làm sao một thứ có thể là hai dạng hoàn toàn khác nhau như vậy? Trong truyền thống tư tưởng Tây phương, lối nhìn này không thể nào hiểu được. Nhưng Phật giáo có thể chấp nhận lối nhìn đó; bởi vì theo Phật Giáo thì mọi vật đều không có tự tánh, cho nên có thể là cái này mà cũng là cái khác hẳn.
Tính Không
Vật lý học hiện đại cũng chia sẻ với Phật giáo trong cách nhìn thấy tính chất trỗng rỗng của vạn vật, gọi là Tính Không. Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Thuyết Cơ học Lượng tử cho biết: Những hạt này, căn bản của mọi vật chất, có hai đặc tính; một là hạt và hai là sóng. Trước khi đem các dụng cụ để quan sát, mỗi hạt chỉ có thể được mô tả bằng một xác suất. Điều duy nhất mà chúng ta có thể biết và nói về một hạt là nó có một xác suất sẽ hiện ra ở một chỗ này hay chỗ khác. Khi chúng ta dùng khí cụ để đo lường, sẽ thấy mỗi hạt có một vị trí và một tốc độ, nhưng bị giới hạn bởi Nguyên lý Bất định của Heisenberg: Không thể thấy cả hai đặc tính đó cùng một lúc một cách chắc chắn. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ bên trong các nguyên tử, hành động của người quan sát sẽ ảnh hưởng ngay đến vật được quan sát.
Khoa học hiện đại còn chưa biết thật sự vật chất trong vũ trụ này nó thế nào, chúng ta chỉ biết được khoảng 4% về vũ trụ, còn 96% không biết. Những gì chúng ta nhìn thấy trên các giải ngân hà sáng trong bầu trời chỉ là nửa phần trăm của vũ trụ. Tất cả còn là một “giai điệu huyền bí. Các nhà vật lý học đã nói đến giả thuyết có một “năng lượng tối” gây ra sự thành hình của vũ trụ, trong đó một phần là một chất có trọng lực rất mạnh nhưng không phát ra một “ánh sáng” nào có thể trông thấy được, mà người ta gọi là “vật chất tối”. Chúng ta chưa biết gì về vật chất đen cũng như năng lượng đen (hay tối) cả; chỉ biết là nếu không có nó thì khó giải thích sự phát sinh và tồn tại của vũ trụ.
Các nhà khoa học chưa biết đâu là biên giới nơi vũ trụ lớn gặp vũ trụ vi tiểu trong đó các hạt và sóng lượng tử do nguyên lý bất định ngự trị, mà ra đến vũ trụ vĩ đại thì nguyên lý đó không còn hiệu lực. Mỗi ngày các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đẩy biên giới của thế giới lượng tử ra xa hơn, mở ra những chân trời mới.
Tất cả vật chất như trong chính cơ thể chúng ta đều bắt đầu được tạo nên từ khi các vì sao phát sinh trong vũ trụ. Từ gần 4 tỷ năm trước, những hạt bụi tinh cầu đó đã biến chuyển tạo ra những nguyên tố đầu tiên của sự sống, rồi tiến hóa dần đến loài người. Tổ tiên của tất cả chúng ta và các sinh vật khác là các vì sao; lịch sử vũ trụ cũng chính là tiểu sử của chúng ta. Tất cả bắt đầu trước đây 14 tỷ năm, đưa tới sự xuất hiện của loài người. Tìm hiểu vũ trụ chính là đi tìm lại gia phả của chúng ta; quán sát các thiên hà cũng là nhìn vào chính bản thân mình.
Chúng ta có thể quan sát được hàng trăm tỷ thiên hà như giải Ngân Hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỷ các vì sao giống như mặt trời. Nếu mỗi vì sao đó có chừng mươi hành tinh giống như trái đất; thì chúng ta thấy ngay là không thể nghĩ rằng trái đất nơi ta sống là hành tinh duy nhất có sự sống. Chắc phải có cuộc sống với trí thông minh ở ngoài trái đất, họ cũng đang quán sát vũ trụ như chúng ta. Einstein, một thần tượng của tôi - Trịnh Xuân Thuận - phải lấy làm ngạc nhiên tại sao con người lại có khả năng tìm hiểu cả vũ trụ; ông coi đó là “một điều khó hiểu nhất!”
Vô Thường
Một quan niệm căn bản trong truyền thống Phật giáo là tính Vô Thường (impermanence) của vạn pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Trước đây, khoa học Tây phương đã bị ràng buộc trong nhiều thế kỷ với khái niệm từ thời cổ Hy Lạp về tính bất biến của các hiện tượng thiên văn; vì Aristote nói rằng cái gì thuộc về loài người thì thay đổi, phù du; còn thế giới các thần linh, như các vì sao trên bầu trời thì vĩnh cửu và không bao giờ thay đổi, bởi vì các vị thần linh đều hoàn hảo tuyệt đối. Vì vậy, vào ngày 4 tháng Bảy năm 1054, ban đêm trên bầu trời xuất hiện một thiên thể hoàn toàn mới sáng rực, nó sáng như Kim Tinh, Vénus, ngay cả ban ngày mắt thường cũng nhìn thấy, và kéo dài hàng mấy tuần lễ liền; nhưng các nhà thiên văn tài giỏi ở Âu Châu thời đó không hề ghi nhận họ thấy “ngôi sao” mới này trong niên biểu thiên văn học đương thời. Bởi vì theo quan niệm của họ thì bầu trời của các vị thần linh là bất biến. Thiên thể trên, có nguồn gốc là phần còn lại của một vụ nổ sao mà ngày nay chúng ta gọi là "Tinh vân Cua". Trong thời gian đó thì ở Trung Hoa người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của “ngôi sao” này, và họ đặt tên là “Sao Khách”. Di tích khảo cổ cho thấy người Maya ở Mỹ châu cũng ghi nhận hiện tượng thiên văn này. Các nhà khoa học Âu Châu thời Trung cổ tin tưởng ở lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin vào chính mắt của họ. Mãi đến thời Copernic, năm 1543, mới thuyết phục được các nhà khoa học là vũ trụ có tính vô thường.
Vũ trụ luôn biến chuyển, không bao giờ ngưng. Các vì sao cũng sinh ra, tàn lụi, rồi chết đi như tất cả chúng ta, nhưng cuộc đời của một vì sao dài tính bằng hàng tỷ năm chứ không ngắn như đời chúng ta. Phật giáo theo quan điểm vô thường. Như chúng ta nghĩ đang “ngồi yên” trong thiền đường này thì thực ra chúng ta đang vận chuyển theo trái đất chung quanh mặt trời với vận tốc 30 km một giây đồng hồ; mà mặt trời cũng đang vận chuyển 220 km một giây quanh trung tâm của Ngân Hà; và chính thiên hà này cũng đang tự quay với tốc độ 90 km mỗi giây ở nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều vận chuyển, tất cả đều thay đổi, đó cũng là quan niệm vô thường trong Phật giáo.
Tôn giáo của tương lai
Ông Trịnh Xuân Thuận nhận xét, khoa học chỉ là một cửa sổ để chúng ta nhìn thế giới. Muốn hiểu biết thực tại chúng ta phải nhìn qua nhiều cửa khác. Phật giáo phân biệt hai loại sự thật, tục đế là những sự thật tương đối, chân đế là sự thật tuyệt đối. Khoa học vẫn cố tìm đến sự thật tuyệt đối nhưng chưa tới được. Mỗi lần nhà khoa học giải đáp được một câu hỏi thì hàng ngàn câu hỏi khác hiện lên. Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật. Nếu không, vẫn là một “giai điệu huyền bí.” Ông nghĩ rằng khoa học không thôi không thể mô tả đầy đủ sự thật; khoa học không quá tự cao như vậy. Kinh nghiệm tâm linh là con đường khác bổ túc cho khoa học. Dù theo hai hệ thống lý luận khác nhau, Phật Giáo và Khoa học Vũ trụ đã gặp gỡ trên nhiều điểm. Những nguyên lý Phật Giáo như tính tương lập (interdépendance) của mọi sự vật, tất cả đều liên hệ với nhau và có duyên nhân quả với nhau (mutual causality), về tính không (vacuity) và tính vô thường (impermanence) của vạn pháp, đều tương đồng với kết luận của các nhà nghiên cứu khoa học vũ trụ.
Tính tương lập của mọi vật trong vũ trụ giúp chúng ta suy nghĩ để thấy hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc vào mọi người khác và cả vạn vật chung quanh. Từ đó, chúng ta phát khởi lòng từ bi và ý thức phải bảo vệ các sinh vật cũng như những vật vô sinh trong môi trường sống. Mỗi người không thể hạnh phúc nếu người chung quanh không hạnh phúc. Đó là điều mà các tôn giáo đều dạy chúng ta.
Cuối bài thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đọc cho thính chúng nghe một câu của Albert Einstein nói về tôn giáo thường được trích dẫn, “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Phải là một tôn giáo dựa trên thực chứng (based on experience) và từ bỏ tính cách giáo điều (refuses dogmatic). Nếu có một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).
Giới thiệu
Trước buổi thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được một vị tăng sĩ tại Làng Mai giới thiệu với đại chúng. Ông sinh năm 1948 tại Hà Nội, đậu Tú tài năm 1966, rồi học một năm tại l’Ecole Polytechnique de Lausanne, Thụy Sĩ. Sau đó ông đã theo học các đại học có tiếng tại Hoa Kỳ, California Institute of Technology (Caltech), và Đại học Princeton, nơi đã trao bằng Ph.D. cho ông vào năm 1974, về môn Vật lý học Vũ trụ (astrophysics), dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Lyman Spitzer, người sáng chế viễn vọng kính Hubble. Từ năm 1996 ông là giáo sư Vật lý Vũ trụ tại Đại học University of Virginia tại Charlottesville. Ông cũng là giáo sư Đại học Paris 7, làm việc tại Thiên văn đài Meudon, tại IAP (Institut d’astrophysique de Paris) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của nước Pháp. Ông đã viết trên 230 bài tường trình khảo cứu trên đề tài chuyên khảo là sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà (galaxies); về sự tạo lập vũ trụ theo lý thuyết “Vụ Nổ Lớn” (Big Bang). Một đóng góp của ông được giới khoa học thảo luận với lòng thán phục là việc ông khám phá thiên hà “trẻ nhất” trong vũ trụ, mang ký hiệu I Zwicky 18. Ông là một trong số người sáng lập Hội Quốc tế Khoa học và Tôn giáo (International Society for Science and Religion).
Là một người viết rất nhiều sách phổ thông về Vật lý học Vũ trụ; tại Đại học Virginia ông Trịnh Xuân Thuận cũng dạy một lớp mang tên là “Vật lý học Vũ trụ cho các Thi sĩ”. Ông đã xuất bản các tác phẩm phổ biến khoa học cho đại chúng, viết bằng tiếng Pháp với một lối văn nhuần nhã, điêu luyện, đầy thi vị, chính xác và trong sáng dễ hiểu. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được các tổ chức văn hóa quốc tế vinh danh. Năm 2007 ông xuất bản cuốn Les voies de la lumière, được trao Giải Moron của cựu Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2009, tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ (Indian Science Congress) kỳ thứ 99 tại Bhubaneswar, ông được UNESCO trao tặng Giải Kalinga Năm 2012, ông được Học viện Pháp quốc (Institut de France) trao Giải Hoàn Cầu (Prix Mondial) Cino Del Duca. Đây là một giải hưởng văn chương rất uy tín, khi chúng ta biết trong số những người được trao giải gần đây có các nhà văn Mario Vargas Llosa (2008), Milan Kundera (2009) và Patrick Modiano (2010).
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xuất bản các sách bằng tiếng Pháp sau đây: La Mélodie secrète (Fayard, 1988); Un astrophysicien (Beauchesne-Fayard, 1992), tự thuật; Le Destin de l'Univers – Le Big Bang et après (Découvertes Gallimard, 1992); Le Chaos et l'Harmonie (Fayard, 1998); L'Infini dans la paume de la main (Nil/Fayard 2000, cùng với Matthieu Ricard); Origines, (Fayard, 2003); Les voies de la lumière (Fayard, 2007).
Đ.Q. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Trung Quốc bắt giữ tàu cá Việt Nam (TN)  -Quảng Ngãi: Trung Quốc bắt giữ 6 tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh (Phunutp)

Ngoại trưởng Clinton: Mỹ trông đợi COC có bước tiến   SGTT.VN – “Chúng tôi trông chờ ASEAN thực hiện bước tiến nhanh chóng với Trung Quốc trong việc tạo nên một bộ quy tắc ứng xử COC có hiệu quả ở biển Đông”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh trong buổi họp báo chiều 10.7…
Đồng minh tự nhiên của Việt Nam  (SGTT) -Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung cổ. May mà nhiều nước trên thế giới vẫn cần tới một hải lộ an toàn và bình yên. Họ chính là những đồng minh tự nhiên và lâu dài của Việt Nam.
Mở hàng ngày 9/7/2012 (Bùi thị Minh Hằng) >>>>BẢN CHẤT CÔN ĐỒ… >>>>GIAI ĐOẠN KHỐC LIỆT ĐANG BẮT ĐẦU >>>>Vén bức màn SỰ THẬT- Mời đồng bào hãy xem  >>>BẮT CÓC NGƯỜI TRONG THỜI XHCN  —Kinh nghiệm đọc báo (Nguoibuongio)    —-Điếu Cày ‘làm thơ trong tù’ (BBC)

Quy tắc ứng xử trên Biển Đông chỉ còn chờ TQ (Đất Việt) >>>Báo Trung Quốc xuyên tạc ý kiến chuyên gia quốc tế về biển Đông

Trận địa mìn trong lòng Thái Bình Dương (PLTP)  —-Báo Ấn Độ báo động chiến tranh với Trung Quốc (NLĐ)   —Người Việt ở nước ngoài nói về ‘hiện tượng Nguyễn Bá Thanh’ (ĐV)  —-Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – Kỳ 2: Bến cũ, người xưa và… (PLTP)
Vụ sản phụ tử vong ở Quảng Ngãi có dấu hiệu vi phạm hình sự (NLĐ)  —Vụ cắt nhầm 2 quả thận: Chị Tú đang được ghép thận (NLĐ)   —Bị đuổi việc vì phát hiện thức ăn có dòi (NLĐ)

Việt Nam kỳ vọng Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 (NLĐ) -Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay ông mong muốn Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam và Mỹ là hai trong số các thành viên đàm phán sắp đi đến ký kết.

Thương lái Trung Quốc lại ra tàu mua cá trái phép  (SGTT)-Chiều ngày 10.7, Ban quản lý cảng cá Vĩnh Lương, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang, Khánh Hòa cho biết đang có 6 người Trung Quốc mua cá hố tại cảng cá. Đây là những người mới, bắt đầu mua cá được khoảng một tuần nay.  >>>>Gà loại thải giá rẻ Trung Quốc ùn vào Việt Nam —Hàng loạt DN gỗ dăm phá sản vì thương lái Trung Quốc (NLĐ)
Trăm kiểu hành dân – Bài 1: Vẽ rắn thêm chân! (PLTP)  —Đề xuất di dời ga Hòa Hưng và ga Gò Vấp (TN)  —-Phạt tiền 25 người vượt biên sang Úc (TN)
 
TQ: bất ngờ cưỡng chế lúc nửa đêm, dân ôm bình ga tử thủ (DDDN)  —-Hải quân Trung Quốc tập trận trên vùng biển phía đông (RFI)   —Một giám mục Trung Quốc mới tấn phong, đột nhiên mất tích (RFI)   —-Bắc Kinh khẳng định hậu thuẫn cho vùng euro (RFI)
Singapore siết chặt chính sách với lao động nhập cư  (Tamnhin.net)  —Hàn Quốc nhiều khả năng có nữ tổng thống đầu tiên (Tamnhin)  —Quan chức vùng lũ lụt tại Nga “mất ghế” (TN)   —-Wikipedia phản đối kiểm duyệt ở Nga (BBC)

Một cựu tướng lãnh Miến Điện được bổ nhiệm chức vụ phó tổng thống (RFI)



Michiyo Phạm Ngà: Trai Việt ít hiểu biết, non kém sex (ĐV) -Là diễn viên múa thành danh tại Nhật, gần đây, Michiyo Phạm Ngà trở về Việt Nam ngày một nhiều hơn. Tiếp xúc nhiều với đàn ông Việt, Michiyo ví đàn ông Việt so với trai Tây như ếch ngồi đáy giếng và đặc biệt vô duyên. Hơn nữa, khả năng sex của trai Việt kém và non nớt, ích kỉ, chỉ hưởng phần mình.
Con bé này ăn nói  kiểu ăn uống không chừa cặn ,mà liếm sạch,đã để trong mục này nên cũng chả bàn cãi nữa- nhưng cái khoảng SEX thì nó đã lên giường với bao nhiêu phái Nam Việt? mà biết “non sex”??,nó mà gặp cỡ Sầm -Tô là bỏ ăn đấy- Thành danh con mẹ gì ,ăn nói kiểu này ???Cỡ tôi  quá chu kỳ Giáp Chi thì đem cổi trước mặt cũng thua,chớ hồi 40 năm về trước là bỏ ăn đấy- Còn ếch….khỏi bàn…thế nào cũng có Người trả lời.
Phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra xã bị đòi nợ (DDDN)
Xử vụ đánh cờ bạc tỉ: Nguyễn Thanh Lèo khóc ngay tại tòa (NLĐO) – Khi nói đến việc lừa người thân lấy đất giao cho Trần Văn Tân để trả nợ thua cờ, Nguyễn Thanh Lèo đã khóc ngay tại tòa  —-Phiên tòa sơ thẩm vụ ván cờ bạc tỉ: Trần Văn Tân thừa nhận thắng cờ gần 40 tỷ (PLTP)
Xe tải cán nát 2 xe máy, 3 người thương vong (NLĐO)    —–Xe chở đá hoa cương đè xe máy, thiếu nữ đa chấn thương(NLĐO)   —-Vượt ẩu, xe ben cán 1 người chết, 2 bị thương(NLĐO)   —Xác một phụ nữ nổi trên kênh Tàu Hũ(NLĐO)
Trung Quốc: Thai phụ 7 tháng lại bị ép phá thai  (NLĐO) – Một phụ nữ Trung Quốc nữa lại bị bắt phá thai khi đang mang thai 7 tháng mặc dù người chồng đã cố đóng khoản tiền phạt “cắt cổ”.
Con nghiện “hít” 21 chiếc xe máy (NLĐO)   —Bóp cổ nạn nhân đến chết rồi hiếp dâm(NLĐO)    —Bị đâm chết vì “xử” bạn tù không thành(NLĐO)   —Chết vì bị ném đá sau lưng(NLĐO)  —Mua xe trả góp với lãi suất khủng(NLĐO)   —Bị hiếp dâm, thiếu nữ nhảy hồ tự tử(NLĐO)
Bắt hai vợ chồng thuê người sát hại đối thủ(PL)   —-Y án với bảo vệ lao ôtô vào nữ công nhân đình công(PL)  —Vì cái thẻ nhớ, chồng bắn nổ mắt vợ(PL)   —–Phát hiện dùng hóa chất độc hại để sản xuất bia ở Trung Quốc (TN)  —-Xét xử 28 bị cáo đập phá trụ sở công an huyện Bù Đốp (TN)
Uống thuốc diệt chuột, 5 mẹ con nhập viện (TN)