Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Ngày 26/2/2014 - Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn - Blogger Trương Duy Nhất 'muốn các nhân sỹ, trí thức dự phiên xử'

  • Hỗ trợ cho các nhà tranh đấu trong nước như thế nào? (RFA) - Đa số những người tranh đấu ở trong nước thường hoạt động đơn lẻ và có tâm lý ngại liên kết với các tổ chức. Do vậy họ luôn vấp phải các hành động cản trở hoặc đàn áp của chính quyền trong cuộc sống.
  • Tương quan văn hóa và dân chủ nhìn từ Ukraina (RFA) - Tại sao những quan hệ gần gũi về ngôn ngữ và sắc tộc giữa người Ukraine với người Nga không làm họ hài lòng với ông Putin? Tại sao mối tương quan ngôn ngữ và văn hóa Việt Trung không ngăn nổi những cuộc biểu tình chống Trung quốc?
  • Phát triển trước, dân chủ sau (VOA) - Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách
  • Báo động về nguy cơ nội chiến Thái Lan (RFI) - Thái Lan có nguy cơ rơi vào nội chiến sau một loạt các vụ bạo động chính trị khiến 24 người chết, trong đó có cả trẻ em. Đó là lời báo động của các lãnh đạo quân đội và an ninh Thái Lan hôm nay, 25/02/2014.
  • Tìm hiểu nguyên nhân sập cầu Lai Châu (BBC) - Công tác cứu chữa cho hàng chục nạn nhân vụ đứt cầu treo ở Tam Đường, Lai Châu, đang tiếp tục trong khi giới chức nói nguyên nhân là "quá tải trọng gây đứt cáp".
  • Phương Tây quan ngại về vụ hành hung ông Nguyễn Bắc Truyển (RFI) - Hôm qua, 24/02/2014, khi đang trên đường đến đại sứ quánÚc ở Hà Nội, hai vợ chồng cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển đã bị hành hung bởi những người mà theoông là công an mật vụ Việt Nam.Ông Nguyễn Bắc Truyển đã được mời đến sứ quánÚc để trình bày về tình hình nhân quyền Việt Nam và đặc biệt là về vụ công an Việt Nam hiện vẫn còn giam giữ 3 trong số những người đến thăm gia đình vợông Nguyễn Bắc Truyển vào đầu tháng 2.
  • Lầu Năm Góc muốn thu nhỏ quân đội (BBC) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khuyến cáo giảm quân số xuống mức thấp nhất kể từ Thế chiến II để đối phó thách thức tài chính.
  • Hàn Quốc cố thúc đẩy việc thống nhất Triều Tiên (RFI) - Để thúc đẩy việc thống nhất bán đảo Triều Tiên nhân lúc quan hệ hai miền đang phần nào hòa hoãn, Hàn quốc loan báo thành lập một ủy ban trực thuộc Tổng thống và đặc trách việc đề ra các chiến lược thống nhất đất nước.
  • Bắc Hàn 'xâm phạm biên giới' Nam Hàn (BBC) - Quan chức Hàn Quốc nói một tàu tuần tra của Bắc Hàn đã xâm phạm vùng biển giữa hai bên nhiều lần, trong khi tập trận Mỹ-Hàn đang diễn ra.
  • Sau Sotchi, Nga quay lại ván cờ Ukraina (RFI) - Hồ sơ Ukraina chiếm trọng tâm các trang báo Pháp số ra ngày hôm nay, 25/02/2014. Tương lai nào cho đất nước sau khi đã lật đổông Victor Ianukovitch ? Liệu Liên Hiệp ChâuÂu có đáp ứng được mong mỏi của những người biểu tình Ukraina hay không ? Chính phủ mới có khả năng đưa đất nước thoát khỏi bờ vực phá sản và bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ hay không ?
  • Ianoukovitch đã vạch kế hoạch quy mô đàn áp biểu tình (RFI) - Theo một tài liệu được phổ biến trên mạng hôm nay 25/02/2014, cựu Tổng thống Ukraina Viktot Ianoukovitch trước khi bị hạ bệ đã có sẵn kế hoạch đànáp quy mô người biểu tình, huy động 22.000 cảnh sát cùng với xe bọc thép.
  • Nga bỏ tù lãnh đạo phe đối lập (RFA) - Nga bỏ tù lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny hôm thứ Ba vì “không tuân lệnh cảnh sát” sau khi hơn 400 người tham gia biểu tình ở trung tâm thủ đô Matx-cơ-va bị bắt giữ.
  • Những thành tích đầu năm (RFA) - Ngoài thành tích giết ngựa thanh trừng nội bộ với nhau, về mặt đối đãi với nhân dân, đặc biệt là với các nhân sĩ, trí thức, nhà nước Cộng sản Việt Nam rất khéo léo tổ chức những cuộc múa lửa lắc vòng không đụng hàng với bất kỳ trò chơi nào trên thế giới.
  • Nga phản đối bầu cử Tổng thống Ukraina (RFI) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay 25/02/2014 tuyên bố chống lại việc tổ chức bầu cử Tổng thống trước thời hạn tại Ukraina vào ngày 25/05 tới, cho rằng việc này đi ngược lại với thỏa thuận giữa chính quyền Ianoukovitch và đối lập tại Kiev tuần trước. Nga là nước duy nhất cho đến nay vẫn còn đòiáp dụng thỏa thuận này.
  • Ukraina hoãn việc thành lập chính phủ mới (RFI) - Tổng thống lâm thời của Ukraina, Olexandre Tourtchinov vừa thông báo với Quốc hội là việc thành lập chính phủ mới, dự trù hôm nay, 25/02/2014, được dời lại cho đến thứ Năm tuần này. Trong khi đó, các nhà ngoại giao phương Tây đang có mặt tại Kiev để tìm cách cứu vãn nền kinh tế Ukraina.
  • Việt kiều kêu gọi thủ tướng hành động cho đất nước (RFA) - ... khi người dân thức tỉnh thì nhà cầm quyền không thể nào mãi mãi dối trá được. Bởi vì sức mạnh của quần chúng ghê gớm lắm mà người cầm quyền không ý thức được thì sẽ đi đến cái chết như Ceausescu ở Rumani thôi.
  • Biển Đông : Mỹ hậu thuẫn thêm cho Philippines (RFI) - Phải chăng là chính sách xoay trục của Mỹ qua ChâuÁ đang tăng tốc độ, với Philippines được chọn làm trọng tâm trên địa bàn Đông NamÁ ? Câu trả lời sẽ là« Đúng vậy !» nếu căn cứ vào các động thái của Hoa Kỳ trong một vài tháng qua, trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Philippines trong cuộc đấu tranh chống lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
  • Mỹ phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Đại diện ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Philippines – Đại sứ Philip Goldberg hôm qua (24/2) đã lên tiếng cảnh báo các nước không được tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông hay các khu vực tranh chấp khác trong khu vực. Ông này cũng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp nên tuân thủ theo luật quốc tế.
  • Hợp tác hạt nhân Việt-Mỹ là 'tín hiệu tốt' (BBC) - Cựu Thứ trưởng Khoa học Công nghệ Nghiêm Vũ Khải hoan nghênh việc Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác về hạt nhân dân sự, dù cho rằng năng lượng tái tạo ưu việt hơn về nhiều mặt.
  • Lợi nhuận của Weibo tăng mạnh (BBC) - Lợi nhuận của tập đoàn Sina, chủ sở hữu trang mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc - Weibo, tăng mạnh trong quý bốn năm 2013 nhờ doanh thu từ quảng cáo.
  • Nga : Hơn 400 người biểu tình phải ra tòa (RFI) - Hôm nay 25/02/2014, trên 400 người phải ra tòa tại Matxcơva sau khi bị câu lưu hôm qua do tham gia một cuộc xuống đường gần điện Kremli phản đối bảnán dành cho tám người biểu tình chống Putin.
  • EU cam kết hỗ trợ Ukraina phục hồi kinh tế (RFA) - EU chính thức cam kết sẽ hỗ trợ cho quốc gia Đông Âu này vượt qua những khó khăn về kinh tế, đồng thời kêu gọi Liên Bang Nga không nên can dự vào nội tình của nước láng giềng.
  • Ai Cập cótân thủ tướng (VOA) - Chủ tịch Quốc hội sắp ra đi của Ai Cập Ibrahim Mahlab được chọn làm Thủ tướng mới sau khi Thủ tướng chính phủ lâm thời đột ngột từ chức
  • Philippines phản đối Trung Quốc xua đuổi tàu cá (BaoMoi) - Tại Philippines ngày 25-2, báo Phil Star đưa tin Bộ Ngoại giao cho biết sáng cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã triệu tập đại diện lâm thời đại sứ quán Trung Quốc (TQ) tại Manila Tôn Hướng Dương đến để phản đối tàu cảnh sát biển TQ dùng vòi rồng xua đuổi hai tàu cá Philippines ở bãi cạn Scarborough hôm 27-1.
  • Philippines phản đối vụ 'bắn vòi rồng vào tàu cá' (BaoMoi) - Ngày 25.2, Bộ Ngoại giao Philippines triệu tập đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để trao công hàm phản đối vụ lực lượng tuần duyên Trung Quốc bị tố bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough đang tranh chấp trên biển Đông.
  • Philippines yêu cầu Trung Quốc giải thích về hành động trên biển Đông (BaoMoi) - Theo AFP, ngày 25-2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã yêu cầu Trung Quốc giải thích thông tin nói rằng lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ngày 27-1 vừa qua đã sử dụng vòi rồng để xua đuổi ngư dân Philippines tại khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham, trên Biển Đông.
  • Căng thẳng ngoại giao Philippines - Trung Quốc (BaoMoi) - Tin từ hãng AP cho hay, ngày 25/2, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu Đại biện lâm thời của Trung Quốc ở Manila Sun Xiangyang tới để bày tỏ sự phản đối về vụ cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.
  • Philippines đòi Trung Quốc giải thích (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 25-2 đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích việc tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào ngư dân nước này ở bãi cạn Scarborough trên biển Đông.
  • Philippines ra công hàm phản đối Trung Quốc vụ vòi rồng (BaoMoi) - Phóng viên TTXVN tại Manila và hãng AP đưa tin, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 25/2 đã triệu Đại biện lâm thời của Trung Quốc tới để phản đối vụ Lực lượng Cảnh sát biển nước này sử dụng vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines tại Bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham) trên Biển Đông hôm 27/1.
  • Philippines gửi “thông điệp ngoại giao” tới Trung Quốc (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 25/2 đã yêu cầu Trung Quốc giải thích thông tin nói rằng lực lượng Cảnh sát biển nước này đã sử dụng vòi rồng để xua đuổi ngư dân Philippines tại Bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham), trên Biển Đông.
  • Philippines yêu cầu Trung Quốc giải thích vụ "vòi rồng" (BaoMoi) - Theo AFP, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 25/2 đã yêu cầu Trung Quốc giải thích thông tin nói rằng lực lượng Cảnh sát biển nước này đã sử dụng vòi rồng để xua đuổi ngư dân Philippines tại Bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham), trên Biển Đông.
  • Mĩ không có giải đáp cho sách lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc (BaoMoi) - John Mearsheimer gần đây cho rằng Trung Quốc (TQ) đang theo đuổi ở châu Á điềù mà Hoa Kì đã thực hiện ở châu Mĩ Latinh: bá chủ khu vực. Khi theo đuổi mục tiêu đó, TQ tiếp tục cố gặm nhấm từng chút một lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông, kiểu làm này, được gọi cắt từng miếng salami-slicing [hay như ta diễn đạt là ‘tằm ăn dâu’].
  • Nhật Bản sẽ đưa vấn đề ADIZ vào cuộc họp của LHQ (BaoMoi) - Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản có kế hoạch tiếp tục đưa vấn đề các Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ra Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) như họ đã làm hồi tháng 11/2013 sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ, bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Mỹ thu hẹp quân đội ảnh hưởng đến Biển Đông, Hoa Đông? (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) - Quân đội Mỹ đóng vai trò quan trọng trong các vùng tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, điều ấy được thể hiện rõ ở sức mạnh vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch thu hẹp quy mô quân đội. Kế hoạch đó liệu có làm giảm thế lực của Mỹ ở các vùng tranh chấp đó hay không?

Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn

Lê Diễn Ðức -Nguoiviet

Vào thời buổi này chết ở tuổi sáu mươi được xem là chết trẻ. Người ta đã mang xác ông về chôn tại quê nhà Thái Bình sau khi cử hành tang lễ ở cấp cao do Bộ Công An chủ trì.
Một ngày sau khi Ban Nội Chính Trung ương đảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) đề nghị Bộ Chính Trị (BCT) xem xét đình chỉ công tác của Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, để tiến hành điều tra vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Vinalines, chạy trốn, thì ông đột ngột qua đời, ngày 18 tháng 2 năm 2014.
Dẫu biết ông Phạm Quý Ngọ có bệnh ung thư gan, nhưng 5 năm trước ông được ghép ba phần tư lá gan của đứa con nuôi, con của một đồng đội, đã khỏe mạnh bình thường, ít nhất đến cuối tháng 12, 2013, khi ông tổ chức đám cưới cực kỳ hoành tráng, xa hoa cho đứa con trai tại một khách sạn nước ngoài cao cấp ở Hà Nội. Cái chết của ông đã gây xôn xao dư luận, có nhiều suy diễn không phải không có logic và đặt ra nhiều dấu hỏi.
Thứ nhất, tờ Petrotimes (mà tổng biên tập không ai xa lại là Ðại Tá Nguyễn Như Phong, người đã có loạt bài ca ngợi Dương Chí Trọng, em trai của Dương Chí Dũng) đưa tin sớm nhất. Bài được Online vào lúc 19 giờ 58 phút, nói Phạm Quý Ngọ chết vào lúc 9 giờ 20 phút cùng ngày 18 tháng 2, 2014. Có nghĩa rằng, bản tin về cái chết xuất hiện sớm hơn cái chết. Thật là kỳ lạ! Tờ VnExpress thoạt đầu cũng đưa tin chết vào lúc 21 giờ 20 phút.
Các tờ khác Một Thế Giới, Tiền Phong, Người Lao Ðộng… đều dưa tin Phạm Quý Ngọ chết vào buổi chiều tối, lúc 19 giờ 30. Nhưng tất cả đều đã hiệu đính và thống nhất giờ chết vào lúc 21 giờ 5 phút sau khi có thông báo chính thức của Bộ Y Tế và Bộ Công An.
Một yếu nhân ra đi, lại là tâm điểm chú ý của dư luận xã hội về một vụ án tham nhũng lớn, nên rõ ràng ngoài việc các tờ báo sấn sít hóng tin, ai cũng muốn tỏ ra mình sành sỏi, gấp gáp đưa lên mặt báo sớm nhất, còn chứng tỏ sự lúng túng vội vã trong rối loạn từ cái chết bất ngờ.
Phạm Quý Ngọ, cựu ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương ÐCSVN, thứ trưởng Bộ Công An, tổng cục tưởng tổng Cục Cảnh Sát, trưởng Cơ Quan Ðiều Tra Của Bộ Công An, một thân hữu tin cẩn của ông Nguyễn Tấn Dũng, là mắt xích quan trọng của cả nhóm lợi ích, xuyên suốt từ hạ tầng cơ sở lên thượng tầng kiến trúc.
Trên mạng xã hội từ hôm 18 tháng 2 xuất hiện rất nhiều các bài viết, đa số nhắm vào nguyên do của cái chết. Có sự uẩn khúc không thể lý giải, nên nhiều người cho rằng, phải có tác động của bên ngoài tạo ra cái chết, nhằm bịt kín, chôn chết bí mật. Lại có thuyết âm mưu, cho rằng, người chết là “Ngọ giả”, còn “Ngọ thật” đã được đào tẩu đi nước ngoài bằng giấy tờ với tên họ khác.
Có người lại khẳng định rằng, ông Ngọ đã chết lâm sàng hai ngày trước, báo chí chỉ hóng hớt thêm muối thêm tiêu khi đưa tin và cuộc chơi giờ đây mới thực sự bắt đầu. Tuy nhiên, tin về việc những người thăm viếng ông Ngọ vào giờ chót, thấy ông vần còn tỉnh táo vào chiều ngày 17 tháng 2, đã bác bỏ nguồn này.
Các giả thiết và suy diễn, nói cho cùng đều có những lý lẽ riêng và được bảo vệ bởi chính sự bưng bít, thiếu minh bạch thông tin trong chế độ cộng sản.
Tuy nhiên tôi tin rằng, ông Ngọ đã chết. Còn bệnh ung thư gan, mà theo các nguồn tin, sức khỏe của ông suy giảm trầm trọng bắt đầu từ tháng 2 năm 2014. Lá gan có phản ứng thải ghép, có vẻ như quả báo nhãn tiền, âm hồn người cho gan có lẽ muốn đòi mạng sống do sự tráo trở của ông Ngọ (lẽ ra chỉ lấy một nửa thay vì ba phần tư lá gan). Nhưng cái chết của ông đã thực sự gây hoang mang dư luận, vì với căn bệnh ung thư này, ông có thể ra đi không đến mức đột ngột đến thế.
Bàn tay vô hình nào sau cái chết của Ngọ? Ðó là bí mật có lẽ sẽ được mang theo xuống mồ. Như những bí ẩn về những cái chết bất đắc kỳ tử của Nguyễn Ðình Tứ, của các tướng lĩnh quân đội Nguyễn Bình, Lê Trọng Tấn, Ðinh Ðức Thiện, Hoàng Văn Thái, v.v…
Trong hệ thống tổ chức của chế độ cộng sản Việt Nam, một hệ thống công an trị, con mắt của công an bao quát hết mọi ngóc ngách hoạt động của xã hội. Công an không chỉ là bộ máy giữ an toàn, trật tự trị an, mà còn kiểm soát hoạt động của mọi cơ quan nhà nước ngay trong hệ thống ấy. Chế độ cộng sản đặt nền tảng cho sự tồn tại là luôn có kẻ thù và nghi ngờ lẫn nhau, không ai tin ai. Từng mảng hoạt động, hành chính, đối ngoại, kinh doanh đều được cài cắm công an có chức năng cụ thể theo dõi. Bàn tay lông lá của công an, do đó, thọc sâu vào toàn bộ các dự án kinh tế, các khoản thu chi tài chính và có thể nói là đầu mối kết dính với thượng tầng.
Chính vì thế, chúng ta không ngạc nhiên về sự có mặt của Phạm Quý Ngọ hay đại diện của Bộ Công An trong những buổi lễ triển khai các dự án của Vinashine, Vinalines.
Trong cái đống nợ nần và thất thoát hàng tỷ đô la của tổng Công Ty Vinalines, ụ nổi chỉ là một sự việc rõ ràng được khoanh vùng để truy tố Dương Chí Dũng.
Nếu sờ tới những con tàu cũ mua về tân trang lại không sử dụng được, những dự án xây dựng cầu cảng hoang phí và không hiệu quả, cuộc chơi sẽ còn giật gân hơn. Mật báo cho Dương Chí Dũng chạy trốn là nhằm ngăn ngừa một sự đổ vỡ lớn. Một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan, giám đốc công ty Vạn Thịnh Phát, mà Dương Chí Dũng đưa cho Phạm Quý Ngọ trong phi vụ thay đổi công năng cảng Sài Gòn, biến nơi này thành khu vực thương mại, dịch vụ, giải trí, là một minh chứng. Ðây là một món đấu thầu béo bở mà quyết định dành cho ai thuộc thẩm quyền cao nhất. Năm trăm ngàn đô la khác chỉ là sự trả ơn cho việc mật báo mà thôi.
Trong Hội Nghị Trung Ương 6 vào tháng 10 năm 2012, Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm cuối cùng bằng “chúng ta tha chúng mình” (We forgive us – The Economist). Ông ta tiếp tục tại vị và cái tên X được đưa ra đàm tiếu trước công luận. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phải nghẹn ngào chấp nhận. Ðến Hội Nghị Trung Ương 7, Nguyễn Tấn Dũng tận dụng được sức mạnh của cả Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, những kẻ quyết bảo vệ ông ta vì quyền lợi ghế-tiền, đã gạt bỏ được Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính, phó Ban Phòng Chống Tham Nhũng, trong cơ cấu vào Bộ Chính Trị.
Ban chuyên án do Ban Nội Chính đề xuất bao gồm người của Ban Nội Chính, Tòa Án, Viện Kiểm Sát, Bộ Công An và các cơ quan chức năng khác để điều tra vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, cùng với cái chết của Phạm Quý Ngọ, đã mất đi cơ hội đào sâu, nhắm vào Trần Ðại Quang, bộ trưởng Bộ Công An và cao hơn là Nguyễn Tấn Dũng, người chỉ đạo cao nhất và trực tiếp các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, trong đó có Vinalines. Vụ án sẽ được chấm dứt đúng bài bản vì nghi phạm duy nhất là Phạm Quý Ngọ đã chết, theo tinh thần điều 107 của Bộ Luật Hình Sự.
Chương cuối của một vở bi hài kịch được khép lại. Nhiều kẻ hít sâu, thở phào, thấm chí có kẻ cười ruồi. Cái chết của Phạm Quý Ngọ như phép mầu giải bài toán khó. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh bỗng nhiên hụt hẫng, mất đà. Nhân danh cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng cú đòn cũng chỉ đánh được tới rốn.
Tuy nhiên, nói cho hết lẽ, thực chất của cuộc chiến chống tham nhũng này là gì, nếu không phải là sự tranh giành quyền lực nội bộ trong ÐCSVN? Hệ thống chính trị này không có khả năng ngăn chặn tham nhũng, thậm chí còn là mảnh đất mầu mỡ làm sinh sôi nảy nở tham nhũng, biến tham nhũng thành một quan niệm giá trị, một tập quán được mọi người tiếp nhận hoặc mặc định trong xã hội, trở thành văn hóa sống hàng ngày. Chống tham nhũng chỉ là cái cớ để loại trừ nhau, bởi vì Bộ Chính Trị ÐCSVN đứng trên luật pháp. Những người thuộc diện Bộ Chính Trị Quản Lý, như Phạm Quý Ngọ, đều phải xử lý theo quyết định tùy nghi của nó.
Thảm bại cuối cùng vẫn thuộc về nhân dân, những người phải gánh lấy món nợ khổng lồ ngày một tăng từ bộ máy tham nhũng thối nát, từ các chi phí bôi trơn và rút ruột các công trình.

Blogger Trương Duy Nhất 'muốn các nhân sỹ, trí thức dự phiên xử'

Blogger Trương Duy Nhất bị bắt giữ hồi giữa năm ngoái vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam’. (TDN Facebook)

Ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất, đã cho VOA Việt Ngữ biết như vậy trước phiên xử người lập trang blog ‘Một góc nhìn khác’ vào ngày 4/3 tới ở Đà Nẵng.

Ông Nhất bị bắt giữ hồi giữa năm ngoái vì ‘vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam’.

Người sẽ bào chữa cho blogger có tiếng nói trái chiều với nhà nước cho hay hiện ông Nhất ‘vẫn rất bình tĩnh, sức khỏe tốt, tinh thần tốt và ông cũng rất mong được ra phiên tòa để trình bày quan điểm của mình’.

Khi được hỏi ông Nhất có mong muốn gì trước phiên tòa, ông Hải nói:

“Ông chỉ mong được các nhà báo, trong và ngoài nước cũng như các nhân sỹ trí thức đến dự phiên tòa để xem tòa án Việt Nam xét xử như thế nào cũng như ông ấy và luật sư của ông ấy sẽ bào chữa và tự bào chữa ra làm sao, để xem ông ấy thực sự có tội hay không hay chỉ là những quan điểm của ông, thể hiện quyền tự do ngôn luận”.  

Theo luật sư có văn phòng tại Hà Nội, người thân của ông Nhất hiện ‘tin tưởng và ủng hộ tinh thần’ của ông Nhất với quan điểm ‘việc ông làm, ông phải chịu trách nhiệm, đó là quyền của ông’.

Ông Hải cho biết đã gửi các kiến nghị lên tòa, và ‘tòa có thể tham khảo, xem xét trước’. Luật sư của ông Nhất từ chối tiết lộ nội dung vì ‘không muốn ảnh hưởng tới phiên xử và để cho tòa độc lập xét xử’.

Báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam từng nói rằng ông Nhất đã ‘tự bẻ cong ngòi bút của mình, lợi dụng quyền tự do báo chí để viết và đăng tải những bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước’.

Về cáo buộc này, luật sư Hải nói:

“Nếu mà nói chỉ trích nhà nước, thì theo tôi, đó là một quan điểm sai. Ông ấy cho rằng ông ấy dùng quyền của một công dân bình thường, quyền tự do ngôn luận, có quyền phê phán nhà nước, kể cả lãnh đạo. Hiến pháp Việt Nam đã quy định rồi, rằng nhân nhân có quyền giám sát đảng, nhà nước. Thì một trong việc giám sát chính là đánh giá, xem xét, phê phán nhà nước để mang tính chất xây dựng”.


Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ có khung hình phạt từ 2 tới 7 năm tù.

Hà Nội từng dẫn số người dùng Internet lên tới hàng chục triệu người làm bằng chứng cho quyền tự do sử dụng mạng của người dân.

Nhưng Việt Nam nhiều năm qua đã bị tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt vào danh sách các nước là ‘kẻ thù của mạng Internet’.
(VOA)

Đừng đánh mất quyền độc lập của dân tộc! - Lãnh đạo từ sau lưng quần chúng

Đừng đánh mất quyền độc lập của dân tộc!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. ảnh vietbao.vn
Chiều ngày 19-2-2014, trong hội nghị giữa chính phủ với UBTƯ/MTTQVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Song ông biện luận cho sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”. Lời phát biểu của ông chắc chắn không đáp ứng được lòng mong ước của cử tri cả nước, và bất nhất với lời phát biểu trước đây của ông trước công chúng.

Những hoạt động tưởng niệm là một hoạt động mang tính nhân văn, đạo đức, lịch sử và văn hóa của một quốc gia có chủ quyền độc lập thì tại sao lại không có tính lợi ích cho đất nước?!! Ngoại trừ là sức ép áp đặt từ "thiên triều" Trung Quốc lên trên Bộ chính trị trung ương Đảng CSVN và được cho là không có lợi cho giới cầm quyền hiện nay.

Tấm gương Nhật Bản và Mỹ thì khác. Tuy hai nước này là đồng minh cùng ký kết hợp tác an ninh quân sự, nhưng hằng năm Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm và đưa vào lịch sử về trận quyết tử Trân Châu Cảng - ngày tang thương Mỹ ném bom nguyên tử tại Na-Ga-Sa-Ki và Hi-Ro-Si-Ma. Lịch sử bắt buộc Mỹ, Nhật và cả thế giới phải thừa nhận sự thật không thể chối cãi. Và người Mỹ còn dựng lại bộ phim điện ảnh trận đánh Trân Châu Cảng với một cách nhìn khách quan dù đó là thất bại bi thảm đối với họ.

Nhìn lại lịch sử nước ta, “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu“ - một khoảng thời gian thật dài mà cả dân tộc phải thống khổ dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm gìn giữ giang sơn xây dựng nhà nước có Quốc hiệu Văn Lang, Vạn Xuân nhưng vẫn không có được độc lập chủ quyền thật sự. Lịch sử gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Ngàn năm về trước, nước Tàu vẫn xem Việt Nam là là một đơn vị hành chính và cử các quan Thái thú qua cai trị, khai thác bóc lột của cải đem về nước. Mãi cho đến năm 938, khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xây dựng triều vương, thì thời kỳ Bắc thuộc mới kết thúc và mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập chủ quyền của nước ta.

Từ đó về sau, song song bên cạnh các triều đại Tống, Mông Nguyên, Minh, Mãn Thanh của Trung Quốc là triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê. Trước sức mạnh quân sự và âm mưu xâm chiếm của Tàu, các vua nước ta vẫn giữ sự hiếu hòa, đối ngoại mềm dẽo nhưng không đánh mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Toàn dân vẫn đồng lòng hợp sức phù Vua đánh bại các cuộc xâm lược của kẻ thù. Chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc vẫn được bảo tồn trước sức mạnh của Trung Quốc trãi qua các triều đại phong kiến. Đó cũng là di sản quí báu mà các bậc tiền nhân cha ông ta hy sinh máu xương để lại cho hậu thế. Lịch sử bắt buộc phải ghi nhận. Trong tinh thần đó, cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979 cũng không thể ngoại lệ vì đó cũng là ba cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Nhưng bài học lịch sử đó hiện không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam.

Con tôi là học sinh lớp 7 nhưng rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Có một lần bé hỏi tôi: ”Ba ơi! Tại sao ba gọi nhà Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Mãn Thanh là giặc Tàu? Thế Tàu, Trung Quốc với các nhà Đường, Hán... liên quan gì với nhau? “. Đó cũng là một trong những lý do tại sao các em học sinh xé đề cương ăn mừng ngay tại trường khi nghe tin môn lịch sử không đưa vào đề thi tốt nghiệp PTTH ngày 29-3-2013 tại Trường THPT Nguyễn Hiền – Sài Gòn (http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/hoc-sinh-xe-giay-mung-khong-thi-tot-nghiep-mon-su-2652946.html). Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích đối với học sinh, nếu viết đúng chính sử. Nhưng nay, môn lịch sử trở thành bộ công cụ tuyên truyền có định hướng của Đảng như cố tình xóa nhòa đi những danh nhân, chứng tích hào hùng của bề dày lịch sử chống giặc Tàu!??

Chủ quyền độc lập của một quốc gia là không những chủ quyền biên cương, lãnh hải về địa lý mà còn chủ quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, dựa trên các hiệp ước quốc tế, hiến chương liên hiệp quốc. Mỗi quốc gia có quyền hành xử quyền hạn của riêng mình, trong đó có quyền bảo vệ sự thật lịch sử của mình.

Nếu Bộ chính trị trung ương Đảng CS vì sợ ảnh hưởng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao hoặc bị lệ thuộc mà cấm đoán, hoặc không dám hoạt động tưởng niệm ngày 17-2-1979, không dám đưa sự kiện đó vào bộ môn lịch sử nhà trường thì xem như tự đánh mất dần một phần chủ quyền độc lập trước bá quyền Trung Quốc. Lợi ích đất nước, không thể dựa trên sự nhượng bộ yếu hèn khiếp nhược như thế, vì sự nhượng bộ lần này sẽ kéo theo nhiều lần nhượng bộ khác để rồi mất dần dần. Và cuối cùng, Đảng CS sẽ trở thành tội đồ bán nước.

Viết từ Gia-Lai ngày 23-2-2014
Hồng Trung
(Thành viên ĐVDVN)
www.vidan.info

Nghĩ từ những căn biệt thự của quan chức

(Dân trí) - Tuần qua, dư luận ồn ào khi một tờ báo đưa hình ảnh về biệt thự của một cựu Ủy viên Trung ương Đảng và là quan chức của Chính phủ. Không cần phải bình luận gì nhiều, khi nhìn vào dinh thự đó, người xem sẽ nghĩ rằng, quan chức lấy tiền đâu ra và xây nhà to vậy?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 (Minh họa: Ngọc Diệp)
Tất nhiên, trong tâm trí của mỗi người, sẽ liên hệ ngay đến hai chữ “tham nhũng”. Quan chức mà đi xe hơi đắt tiền, xây biệt thự hoành tráng, thì khó lòng để thuyết phục với xã hội rằng, đồng tiền của tôi hoàn toàn trong sạch. Mặc dù, cũng có trường hợp, do tích lũy nhiều năm hoặc gia đình có hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Vị cựu quan chức báo chí vừa nêu đã giải thích cụ thể từ việc mua miếng đất đến tài sản trong biệt thự, không kinh khủng như báo chí nêu. Đó là tài sản tích lũy nhiều năm, bạn bè người thân gom góp cho. Nếu đúng như thế thì ông ta đã chịu tiếng, mang lời bởi dư luận.
Nhưng còn nhiều dinh thự, biệt thự to lớn khác thì sao?
Trên thực tế, còn rất nhiều quan chức có nhà cửa to lớn vô cùng, sống trong xa hoa xa xỉ, chỉ có đều chưa có “dịp” lên báo mà thôi.  Nếu như ghi hình lại hết nhà cửa của quan chức Việt Nam sở hữu (đứng tên hoặc nhờ người đứng tên) hiện nay, tổng giá trị tài sản là con số khủng khiếp. Đó là chưa kể tiền chìm đâu đó trong ngân hàng, cổ phiếu và két sắt.
Dù cố gắng bào chữa bằng nhiều cách, cũng khó có thể nói rằng, tất cả tài sản đó đều minh bạch. Một vị quan thực sự thanh liêm, với đồng lương ít ỏi của nhà nước, không thể có tài sản như một đại gia được. Có ý kiến cho rằng, quan chức phải giàu có và có quyền giàu có, không thể cứ quan chức là phải nghèo mới là quan tốt. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng làm cách nào để trở nên giàu có mới là quan trọng.
Một người làm quan tất nhiên không thể nghèo, nhưng quan chức giàu có đến mức sở hữu tài sản tiền triệu đến chục triệu đô la Mỹ thì dân có quyền hoài nghi về sự thanh liêm của họ.
Liên hệ với câu chuyện mới nhất là tư dinh của Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yanukovych. Sự xa hoa hết mức của vị tổng thống này làm cho dân chúng nổi giận, bởi vì không ai có thể tin được số tài sản đó được làm ra bằng chính tài năng của vị tổng thống này.
Xa hơn, cựu tổng thống Lybia - ông MuammarGadaffi - có một đống tài sản khổng lồ. Và có lẽ, cơn giận dữ của dân chúng trút xuống gia đình ông vì nhiều nguyên nhân, nhưng  trong đó có nguyên nhân từ việc bòn rút của cải đất nước để làm nên kho tài sản đó.
Bất cứ đất nước nào, người làm quan lấy tiền của dân chúng, của quốc gia về làm tài sản riêng càng nhiều, thì đất nước đó chỉ có tàn mạt. Mặc dù quan tham chưa đến mức dữ dằn như Gadaffi hay Viktor Yanukovych, nhưng có hàng ngàn ông quan tham nhũng cộng lại thì hậu quả mà đất nước gánh chịu cũng chẳng kém gì nhau.
Lê Chân Nhân

Lãnh đạo từ sau lưng quần chúng

Một hình ảnh khác về nước Mỹ trong vụ Ukraine

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Nguoiviet

Tổng Thống Barack Obama vừa bay qua Âu Châu. Trên chuyến bay xuyên đại dương, từ Air Force One, tổng thống Mỹ đã điện thoại cho Tổng Thống Vladimir Putin của liên bang Nga.
Trước hết, ông chúc mừng Thế Vận Hội Mùa Ðông đã hoàn thành mỹ mãn tại Sochi và nước Nga đạt kỷ lục về huy chương cho một thế vận hội tốn kém nhất lịch sử thế vận, hơn 51 tỷ đô la so với 47 tỷ của Trung Quốc cho thế vận hội mùa Hè tại Bắc Kinh năm 2008. Sau đó, lãnh đạo hai nước trao đổi về tình hình Ukraine, mục tiêu của chuyến bay bất ngờ của tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Obama tới Thủ Ðô Bruxelles của liên hiệp Âu Châu và là trụ sở của minh ước NATO để thảo luận với lãnh đạo Âu Châu và giới quân sự về nhu cầu ổn định Ukraine theo nguyên tắc tự do, dân chủ, độc lập và thống nhất. Ông cũng kêu gọi các định chế quốc tế và liên bang Nga cùng hợp tác để giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế của Ukraine.
Giới bình luận quốc tế đánh giá chuyến Âu du chớp nhoáng này là một hành động quả quyết hiếm hoi của tổng thống Hoa Kỳ….
Tất nhiên, cho tới khi báo lên khuôn thì cả đoạn trên chỉ là tin vịt.
***
Hôm Chủ Nhật 23, quả thật là cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice có cảnh báo Nga là không nên đưa quân vào Ukraine để cứu vãn một chính quyền dễ bảo của họ. Ðiều ấy, khiến ta nhớ tới một tiền lệ… thế vận. Khi Thế Vận Hội Bắc Kinh khai mạc vào Ngày Tám Tháng Tám năm 2008 thì Putin đưa quân vào chiếm đóng hai khu vực tự trị của Cộng Hòa Georgia. Và nay vẫn chưa rút. Bây giờ, bán đảo Crimea của Ukraine lại có sẵn hạm đội Nga bên bờ Hắc hải, tại quân cảng Sevastopol!
Nhưng lời cảnh báo của nàng Rice trên truyền hình Mỹ lại bị nhiễu âm đến độ khó nghe, vì cùng dịp đó, nàng khẳng định là không ân hận khi phát biểu về vụ thảm sát Benghazi tại Libya vào ngày 11 Tháng Chín năm 2012. Thực tế thì đấy là chuỗi phát biểu sai lạc trong một ngày Chủ Nhật 16 Tháng Chín trên năm đài truyền hình. Vừa sai vừa lạc.
Vì khi ấy Susan Rice là đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, không có thẩm quyền về an ninh. Mà lại chỉ nói như vẹt về những lý do không đúng của vụ thảm sát, để tránh hậu quả bất lợi cho cuộc tranh cử tổng thống vào Tháng Mười Một. “Nhà ngoại giao là người nói dối cho chế độ”, ta có thể đồng ý như vậy. Nhưng vì lộ liễu quá nên Susan Rice không thể lên làm ngoại trưởng mà đành về làm cố vấn an ninh quốc gia, là chức vụ không cần được Quốc Hội phê chuẩn. Từ một tay cố vấn loại tay mơ như vậy, lời cảnh báo của Hoa Kỳ không đủ trọng lượng cho một lãnh tụ lạnh lùng gian ác như Putin.
Vì vậy, đáng lẽ Obama nên tấu lên một khúc hùng ca về cái thế của Hoa Kỳ trên đại lục địa Âu Á và khẳng định hậu thuẫn của mình với lãnh đạo Âu Châu.
***
Hãy nói về quan hệ Mỹ-Âu đã.
Ngày 29 Tháng Giêng, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ là Victoria Nuland có lời phát biểu rất tục (”F. the E.U.” – xin miễn dịch!) qua điện thoại với đại sứ Mỹ tại Ukraine về sự nhu nhược của Liên Âu trước cục diện Ukraine – sau khi nhục mạ một lãnh tụ đối lập của Ukraine là Vitali Klitschko. Cuộc đàm thoại bị tình báo Nga nghe lén, thu được và phóng lên YouTube để gây khó chịu cho các đồng minh Âu Châu của Hoa Kỳ!
Ít ra, vụ đó cũng chứng minh rằng Hoa Kỳ không là xứ duy nhất nghe lén chuyện thiên hạ….
Nói khí oan, khi cục diện Ukraine đi vào khúc quanh đầy nguy hiểm vào tuần qua thì Phó Tổng Thống Joe Biden có điện thoại cho tổng thống Ukraine là Viktor Yanukovich trước khi ông này bị truất phế, lẩn trốn và đang bị truy nã. Cùng ngày 20 đó, Tổng Thống Obama cũng điện thoại cho thủ tướng Ðức Angela Merkel về chuyện Ukraine.
Ðấy là phong cách “lãnh đạo từ sau lưng” của Chính Quyền Obama.
Ở tại chỗ, ba ngoại trưởng Ðức, Pháp và Ba Lan đã bay thẳng vào thủ đô nghi ngút của Ukraine để gặp các lãnh tụ đối lập và Tổng Thống Yanukovich. Họ làm con thoi dàn xếp giải pháp nhượng bộ với Yanukovich, cho tới khi ông ta lùi dần khỏi ghế, bị đảng của chính mình đả kích là hèn nhát bất lực và cùng phe đối lập bỏ phiếu truất phế theo tỷ lệ 328-0. Còn Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ thì bận cảnh báo thế giới về nguy cơ nhiệt hóa địa cầu.
Trong vụ Ukraine, các đồng minh Âu Châu của Hoa Kỳ có quyền trông đợi một thái độ tích cực hơn về cả ngoại giao, chính trị, kinh tế và quân sự, từ Chính Quyền Barack Obama.
Nhưng họ nên thông cảm, nếu nhìn vào bên trong.
***
Chì vì hôm Thứ Năm 19, khi khói lửa đã mịt mù tại Kiev và nhiều khu vực khác của Ukraine thì tổng thống Hoa Kỳ bận tham dự thượng đỉnh với hai nước láng giềng tại Toluca của xứ Mexico.
Cùng Thủ Tướng Stephen Harper của Canada và Tổng Thống Enrique Pena Nieto của Mexico, ông Obama đã có dịp phân trần.
Với xứ Canada, Thủ Tướng Harper nên thông cảm là Obama chưa thể có quyết định gì về dự án thiết lập ống dẫn dầu khí Keystone XL rất có lợi cho hai nước về năng lượng và nhân dụng. Lý do là sự chống đối của phe bảo vệ môi sinh, một thành phần rộng chi cho Obama. Với xứ Mexico, Tổng Thống Pena Nieto nên thông cảm là Obama chưa thể đẩy mạnh dự án cải tổ chế độ di trú và quyết định về số phận của 11 triệu người Mễ nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Lý do là sự chống đối của bọn Cộng Hòa phản động!
Thế còn TPP, hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương, với triển vọng đẩy mạnh ngoại thương giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico cùng 11 quốc gia khác của vành cung Thái Bình Dương mà ông Obama đã đưa tiêu chí là phải hoàn tất trong năm 2013?
Cũng xin thông cảm cho. Vì tổng thống Mỹ gặp hai con kỳ đà nặng ký của Ðảng Dân Chủ, là Nghị Sĩ Harry Reid, trưởng Khối Ða Số tại Thượng Viện, và Dân Biểu Nancy Pelosi, trưởng Khối Thiểu Số tại Hạ viện. Họ lãnh đạo phe bảo hộ mậu dịch để lấy lòng các nghiệp đoàn và không cho hành pháp rộng quyền thương thuyết về ngoại thương theo thủ tục gọn nhẹ là “fast track”.
Ta hãy lùi lại một chút mà nhìn vào sân sau, hay ao nhà, của nước Mỹ, để khỏi nhắc tới Ukraine.
Hai chục năm trước, Tổng Thống Bill Clinton vận động được sự hợp tác của Ðảng Cộng Hòa để vượt qua rào cản Dân Chủ mà thông qua Hiệp Ðịnh Tự Do Ngoại Thương Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico. Kết quả là hàng năm ba nước buôn bán với nhau một lượng hàng trị giá cả ngàn tỷ và tạo ra cả triệu việc làm, với mỗi ngày một tỷ bảy chảy qua biên giới Hoa Kỳ – Gia Nã Ðại và một tỷ tư qua biên giới Mỹ-Mễ. Ðấy là hai nước đồng minh và bạn hàng cần thiết nhất của Hoa Kỳ.
Vậy mà thượng đỉnh tay ba vừa qua tại Toluca, nơi có hai nhà máy lớn nhất của Chrysler, đã “tan theo ngày nắng vội”! Nếu mình than thì đã có người nhắc, rằng Chrysler là hãng xe của… Ý, được tập đoàn Fiat mua lại năm 2011 và từ ngày 29 Tháng Giêng vừa qua đã hoàn toàn do Fiat làm chủ, với hội sở đặt tại Âu Châu.
Lãnh đạo từ sau lưng là như vậy?
Chuyện Chỉ Có Tại Nước Mỹ
Charles Lee Warren vừa thoát một án tù có thể lên tới ba năm. Anh ta bị truy tố vì gửi hình dương vật của mình có xâm chữ khá thô tục cho một phụ nữ có con, mà không được sự đồng ý trước của bà ta. Nhưng hôm Thứ Hai 23, Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang Georgia đã bác lời cáo buộc của biện lý Quận Cherokee. Lý do là luật lệ tiểu bang không bao hàm hình ảnh gửi qua máy điện thoại lên không gian điện tử! Khi kỹ thuật chạy nhanh hơn luật lệ thì kẻ gian vẫn tràn trề hy vọng!…

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI