CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-
Nỗ lực bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ quyền Quốc gia (Nguyễn Phú Trọng).
“Trước
những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách có chủ đích của
phía Trung Quốc ngày càng gia tăng, chúng ta cần có những biện pháp cụ
thể, cương quyết và đồng bộ. Đấu tranh chính trị – ngoại giao, đấu tranh
tại toà án quốc tế. Như thế, ngư dân mình mới yên tâm làm ăn trong
chính vùng biển – trời của Tổ quốc.” -
Ra Hoàng Sa cứu 11 ngư dân (VNN). -
Niềm vui đoàn tụ của 11 ngư dân được cảnh sát biển cứu (VNE). -
Cùng ngư dân bám biển Hoàng Sa(KTNT). -
234 chủ tàu cá được hỗ trợ máy thu trực canh (VOV).
KINH TẾ
-
Sản xuất, xuất khẩu tiếp tục gặp khó (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-
Viết
tiếp bài “Phiên bản gốc của tượng đài Thánh Gióng đã không còn!”: “Tôi
đã đề nghị chủ đầu tư đừng phá, nhưng chỉ hai tiếng sau phiên bản gốc đã
trở nên tan vụn” (VH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-
Giáo dục Hà Nội: Cần trên 70 nghìn tỷ và 12 triệu m2 đất (ND).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á
Tác giả: Jacob Zenn
Người dịch: Đỗ Quyên
Ngày 4-4-2012
Washington – Ngân sách sắp cắt giảm,
những quan niệm vẫn còn rơi rớt về chủ nghĩa đế quốc của Mỹ, và cách
hành xử không hay của quân đội Mỹ ở châu Á, tất cả đã làm cho chữ “base”
(căn cứ) trở thành một từ có bốn chữ cái (*) ở hầu hết các nước Đông
Nam Á. Nhưng khi Washington đặt lại khu vực vào tầm ưu tiên chiến lược,
thì có nhiều điều ước linh hoạt mới cho phép quân đội Mỹ lấy lại chỗ
đứng ở đây, mà chẳng hề kích động tinh thần dân tộc chút nào.
Nhiều nước Đông Nam Á hoan nghênh sự
hiện diện của quân đội Mỹ, nhất là trước những hành động khiêu khích và
yêu sách hung hăng của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông
(nguyên văn: Biển Hoa Nam). Tuy nhiên, bất kỳ tín hiệu nào cho phép Mỹ
thiết lập căn cứ vĩnh viễn ở đây, giống như ở Okinawa (Nhật Bản) hay Căn
cứ không quân Clark trước kia ở Philippines, đều bị các nhà lập pháp
gạt bỏ ngay lập tức.
Mỹ có kế
hoạch củng cố quân đội ở Đông Nam Á, khi mà chiến tranh ở Iraq và
Afghanistan đã lắng dần; và muốn làm đối trọng với Trung Quốc đang trỗi
dậy. Kế hoạch này của họ đòi hỏi phải có sự ưu tiên về chính sách. Mỹ sẽ
tăng cường sự hiện diện của mình bằng cách dồn lực vào tập trận chung,
luân phiên triển khai lính đến khu vực, đóng quân, và giảm bớt các thỏa
ước để tránh việc phải lập ra nhiều căn cứ tốn kém.
Các điều ước ký với Úc và Singapore là
mẫu hình cho vị thế mới của Mỹ ở khu vực. Mỹ đã có kế hoạch ở bốn địa
điểm khác nhau ở Úc, trong mối quan hệ quân sự song phương năng động
nhất của Washington tại khu vực.
Ở Brisbane, một căn cứ mới cho hạm đội
Úc sẽ đủ sức đón những chuyến đổ bộ của lính Mỹ từ chiến hạm và tàu
ngầm. Ở Perth, căn cứ hải quân HMAS Stirling được mở rộng sẽ có khả năng
tiếp nhận các tàu sân bay Mỹ, cũng như chiến hạm và tàu ngầm. Ở Darwin,
dự kiến có tới 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tham gia làm nghĩa
vụ luân phiên. Ở đảo Cocos (Keeling), nằm giữa tuyến đường nối Úc và Sri
Lanka, theo dự kiến, một sân bay sẽ được nâng cấp để chứa máy bay trinh
sát P-8 và máy bay không người lái Global Hawk.
Mỹ cũng dự định đặt bốn tàu mới tại
Singapore, là các tàu chiến vùng duyên hải của hải quân Mỹ, và tăng số
lượng những chuyến đổ bộ, tăng số máy bay trinh sát. Thêm vào đó, họ sẽ
nâng cấp quan hệ quân sự với Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và
Brunei; việc này sẽ bổ trợ thêm cho các kế hoạch mà Mỹ đã có với Úc,
Singapore và Phililippines.
Tuy trọng tâm của Mỹ trong khu vực từ
lâu vẫn là Đông Bắc Á, nhưng hướng nhìn của Mỹ giờ đây đang phần nào
chuyển dần sang Đông Nam Á. Trong một cuộc họp về các vấn đề quân sự
châu Á-Thái Bình Dương, tổ chức tại Washington vào ngày 27 tháng11, Đô
đốc Robert Willard, hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, nói: “Tôi nhìn vào
nơi các lực lượng đóng quân và nơi họ cần phải có mặt hàng ngày, thì
chúng tôi có xu hướng thiên về Đông Bắc Á. Và khi chúng tôi nhìn vào
Đông Nam Á, Nam Á, chúng tôi thấy một áp lực đè lên Hạm đội Thái Bình
Dương, đó là áp lực phải triển khai và duy trì quân đội ở đó hàng ngày”.
Ông nói thêm: “Các sáng kiến như Úc
hay Singapore đã đưa ra sẽ cho phép chúng tôi luân phiên triển khai quân
từ những địa điểm gần hơn và liền kề Đông Nam Á hơn. Các sáng kiến này
cho Hạm đội Thái Bình Dương cơ hội để có thể hiện diện ở đó một cách
thuận lợi hơn, và không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc phải đóng quân
với chi phí rất lớn trong khu vực… trong khi việc lập căn cứ ở Đông Nam
Á thì lại không được ưa thích”.
Tái tập trung vào Đông Nam Á là một phần
nhỏ trong “thay đổi chiến lược” của Tổng thống Barack Obama đối với
châu Á-Thái Bình Dương năm 2011. Sự thay đổi chính sách này bao gồm một
loạt hoạt động: Ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, thành
lập một phái đoàn tham dự Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở
Jakarta, xác nhận một đại diện đặc biệt kiêm người điều phối chính sách ở
Myanmar, và thắt chặt quan hệ song phương của Hoa Kỳ với các nước trong
khu vực.
Cũng với tinh thần tham gia đó, Mỹ lần
đầu tiên dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với tư cách thành viên chính
thức, vào tháng 11 năm ngoái ở Bali, Indonesia. Các sáng kiến đã góp
phần phản bác lại quan điểm chính thức trước đó ở Đông Nam Á là Mỹ đã
xao nhãng Đông Nam Á vì còn mải theo đuổi “cuộc chiến chống khủng bố”
trên toàn cầu và tại Đông Bắc Á – khu vực mang tính chiến lược song lại
hay thay đổi hơn.
Điểm nhấn Philippines
Nấc thang chính trong chiến lược của Mỹ ở
Đông Nam Á là Phillippines, thuộc địa cũ của Mỹ, nơi Hoa Kỳ đặt hai căn
cứ quân sự chiến lược là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân
Subic, bắt đầu từ sau Thế chiến II cho đến năm 1991, khi Quốc hội
Philippines bỏ phiếu bác bỏ một thỏa thuận mới giữa hai nước về các căn
cứ này. Năm 1999, Hiệp định về thăm viếng quân sự Philippines-Hoa Kỳ đi
vào hiệu lực, điều chỉnh hành vi của quân đội Mỹ trên đất Philippines,
đặc biệt trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự.
Hiệp định này đóng vai trò như một hình
thức thay thế cho hai căn cứ quân sự lúc trước, bởi lẽ theo đó, quân đội
Mỹ có thể được triển khai ở Philippines để tiến hành hoạt động gọi là
“huấn luyện”. Kể từ năm 1998, quân Mỹ đã tham gia tập trận định kỳ và
thường xuyên ở Philippines, với quân số lên tới 5.000 người. Tháng
11-2002, Philippines đồng ý để Mỹ tích trữ và cài đặt trước trang thiết
bị trong nước mình.
Trong “cuộc chiến chống khủng bố”, hiệp
ước ký với Philippines cũng cho phép Mỹ triển khai máy bay không người
lái đến giúp Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) xác định nơi ẩn náu
của Abu Sayyaf, trên hòn đảo xa ở phía nam, Mindanao. Việc này được tiết
lộ vào tháng 2-2012 khi một thiết bị cảm biến, do dân địa phương cài
vào chỗ Abu Sayyaf và Jemaah Islameeyah (JI) trốn, đã chỉ cho máy bay
của Mỹ biết vị trí của đám khủng bố.
Sau đó, Không quân Philippines tổ chức
ném bom, giết chết lãnh đạo của JI là Zulkifli bin Hir và Muawayah, lãnh
đạo Abu Sayyaf là Gumbahali Jumdail, cùng 12 chiến binh Abu Sayyaf
khác. Thiết bị nổi bật nhất trong số máy bay không người lái của Mỹ ở
Philippines có tên là là “Đặc nhiệm chung Philippines” (JSOTF-P), trụ sở
ở Zamboanga nhưng hoạt động trên toàn lãnh thổ đảo Mindanao.
Sau chiến dịch được máy bay không người
lái hỗ trợ này, một số nhà lập pháp Philippines đã phàn nàn về việc Mỹ
sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Philippines. Sự không chắc
chắn về khả năng Mỹ có đóng quân ở Philippines lâu dài hay không cho
thấy những rắc rối mà Mỹ phải đương đầu trên toàn khu vực. Tại
Philippines, thường xuyên có tố cáo về chuyện lính Mỹ lạm dụng tình dục,
trong đó có một vụ hiếp dâm rất tai tiếng vào năm 2006, liên quan đến
một hạ sĩ Mỹ và một phụ nữ Philippines, vụ này đã bị đưa ra tòa xét xử.
Mặc dù những hành động tội phạm cuối
cùng luôn được chứng minh là ngoại lệ, được miễn dịch trước luật pháp,
nhưng người dân địa phương vẫn lấy chúng ra làm ví dụ để cho thấy tại
sao sự có mặt của quân đội Mỹ ở gần nơi họ ở không hề được hoan nghênh.
Tại Palawan – hòn đảo còn hoang sơ của Philippines – người ta cũng sợ
rằng quân Mỹ đóng ở đây để bảo vệ an ninh thì ít mà để bảo vệ lợi ích
thương mại của Mỹ thì nhiều: Mỹ sẽ bắt đầu thăm dò khai thác dầu khí và
các tài nguyên khác ở đây.
Hồi tháng 1 vừa qua, quan chức quốc
phòng Philippines đã đi thăm Washington để tiến hành đàm phán chiến
lược, và đạt được thỏa thuận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như
an ninh hàng hải, quốc phòng, thương mại, và cứu hộ khi có thảm họa.
Trong khi đôi bên còn bàn thảo về việc quân Mỹ “luân phiên” và “thường
xuyên” có mặt ở Philippines, thì vấn đề thiết lập một căn cứ vĩnh viễn,
dưới bất kỳ hình thức nào, không được đặt ra trong chương trình nghị sự.
Các ưu tiên chiến lược mới, gồm cả việc
cân bằng lực lượng trước sự nổi lên của Trung Quốc và an ninh trên những
vùng biển quan trọng sống còn như Biển Đông, đã thúc đẩy Mỹ tập trung
trở lại vào Đông Nam Á. Trong khi nhiều nước Đông Nam Á phàn nàn là bị
Mỹ “xao nhãng” trong những năm 2000, giờ đây các cuộc thảo luận đang
nhanh chóng chuyển theo hướng xem xét liệu sự trở lại của Mỹ, nhằm có
một chỗ đứng nhẹ nhàng hơn mà linh hoạt hơn, cuối cùng sẽ đưa đến bình
yên hay xung đột trong khu vực.
Jacob Zenn là cố vấn pháp lý trong lĩnh vực luật cho xã hội dân
sự và là nhà phân tích về các vấn đề quốc tế, đặc biệt ở Đông Nam Á,
Trung Á và Nigeria. Ông vốn là một học giả phản biện Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ ở Indonesia năm 2011.
——–
(*) Nói đến những “từ có bốn chữ cái” là nói đến những từ dùng để chửi thề.
Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?
Trefor Moss
Người dịch: Nguyễn Tâm
03-04-2012
Khó
có thể tưởng tượng một sự thay đổi chiến thuật nào kịch tính hơn. Chưa
đầy 5 năm trước, quân đội Myanmar, còn được gọi là Tatmadaw, đã “đón
chào” những lời kêu gọi thay đổi của dân chúng bằng dùi cui và súng đạn,
khét tiếng với sự đè bẹp “cuộc Cách mạng Áo Cà Sa” một cách tàn bạo.
Nhưng cuối tuần vừa qua, những người trong bộ quân phục ka-ki đã làm
người ta chú ý bởi sự vắng mặt của họ trong suốt cuộc bầu cử, được xem
là tương đối tự do, dường như đã giúp bà Aung San Suu Kyi và các ứng cử
viên khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành được ghế trong
quốc hội.
Tuy nhiên, sẽ ngây thơ khi cho rằng định
chế từng nắm quyền lực tuyệt đối trong suốt nửa thế kỷ qua, giờ đây lại
ngoan ngoãn chấp nhận vai trò đứng bên lề so với phe dân chủ Myanmar.
Giới quân sự Myanmar vẫn là diễn viên chính trong các vấn đề quốc gia,
quá trình cải cách chỉ có thể thành công nếu giới quân sự Myanmar được
tạo cảm giác rằng, họ cũng có khả năng trở thành một trong những kẻ
chiến thắng trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Điều này có hai ý
nghĩa: giới quân sự Myanmar phải được đền bù cho sự mất mát quyền lực
chính trị; và chính quyền dân sự phải biết kiềm chế, tránh vượt qua bất
kỳ lằn ranh đỏ nào được vạch ra bởi giới lãnh đạo quân sự.
Nếu nền
kinh tế Myanmar sẵn sàng cất cánh với nhịp độ như một số nhà kinh tế
hiện đang dự đoán, thì việc “trả nợ” cho giới quân sự không có gì khó
khăn. Ngân sách quốc gia Myanmar công bố trong tháng 3 bao gồm khoản
tăng lương trên quy mô lớn dành cho quân đội: đó là động cơ tốt cho giới
quân sự chóp bu gắn bó với chính quyền của tổng thống Thein Sein, đặc
biệt nếu xét theo điều kiện và mức lương tồi tệ mà quân đội Myanmar hiện
đang phải chịu đựng. Không kém phần quan trọng so với ngân sách quốc
phòng chính thức chính là những hoạt động kinh doanh mạo hiểm “ngoài sổ
sách” mà quân đội Myanmar tham gia. Các hoạt động kinh doanh này thậm
chí sẽ trở nên sinh lợi nhiều hơn khi nền kinh tế quốc gia bắt đầu mở
cửa. Và nếu những tiền lệ tại Indonesia là điều có thể noi theo, việc
nhắm mắt làm ngơ trước những kế hoạch kiếm tiền đầy mờ ám này sẽ là điều
dù không muốn, nhưng phải chấp nhận đối với chính phủ theo khuynh hướng
cải cách trong ngắn hạn đến trung hạn.
Trong khi lôgic của một cuộc đảo chính
quân sự thường rất dễ hiểu, thì lôgic nguyên nhân vì sao một chính quyền
quân sự lại chọn đường lối từ bỏ quyền lực, là một điều phức tạp hơn
rất nhiều. Các học giả phải mất hàng năm nữa để dựng nên một bức tranh
hoàn chỉnh, lý giải tại sao công cuộc cải cách được cởi trói và giải
phóng bất ngờ đến như vậy ở Myanmar, sau rất nhiều thập niên bị giới
quân đội ngăn chặn.
Tuy nhiên, trong lúc giới quân sự
Myanmar rõ ràng đã nhìn nhận nhu cầu cần phải từ bỏ độc quyền chính trị,
nhưng người ta không hề nghi ngờ rằng phe quân sự vẫn muốn giữ lại một
số ảnh hưởng chính trị. Như tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân
đội, từng tuyên bố trong thời gian trước khi cuộc bầu cử bổ sung diễn
ra, rằng “thực hiện nhiệm vụ đối với nền chính trị quốc gia” vẫn là một
trong những ưu tiên của quân đội Myanmar. Do đó, nỗ lực tách quân đội
Myanmar ra khỏi chính trị có vẻ là điều nhạy cảm hàng đầu cần tránh
trong số những lằn ranh đỏ, ít nhất trong vài năm.
Vấn đề nào khác có thể khiêu khích giới
quân sự, khiến họ phải tạm ngưng tiến trình dân chủ hóa của Myanmar? Quy
mô nhỏ của cuộc bầu cử bổ sung gần đây – chỉ vỏn vẹn có 45 ghế quốc hội
được đưa ra cho các đảng tranh cử, trong tổng số 664 ghế ở Thượng viện
và Hạ viện – rõ ràng không đủ để gây ra một sự phản ứng của quân đội.
Một tỷ lệ thấp đến mức khó chấp nhận.
Tuy vậy, cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015
có thể là câu chuyện hoàn toàn khác. Một chiến thắng vang dội của NLD –
kết cục rất có khả năng xảy ra, như đã thấy qua kết quả cuộc bầu cử bổ
sung – có thể kích hoạt sự tái lập màn đảo chính như năm 1990, trừ phi
giới quân sự được bảo đảm chắc chắn về sự định hình trong tương lai của
Myanmar và chỗ đứng của quân đội trong tiến trình đó. Những gì giới quân
đội Myanmar chắc chắn không thể chấp nhận là sự thua trận trong tay kẻ
thù mà họ đã và đang chiến đấu ròng rã suốt 50 năm – cụ thể là các lực
lượng, trong thế giới quan của họ, muốn làm tan rã đất nước Myanmar.
Bằng tất cả năng lực cải cách của mình, đương kim tổng thống Thein Sein,
trước đây từng là một vị tướng, có lẽ cũng chia sẻ cách nhìn này.
Do vậy, có thể không cần đặt câu hỏi về
việc Aung San Suu Kyi và đảng NLD của bà được phép nắm quyền mà lại
thiếu sự tác động, làm cho giới quân sự tin tưởng vào chương trình nghị
sự của NLD. Điều này bao trùm lên các vấn đề: đàm phán với các nhóm sắc
tộc thiểu số, vai trò chính trị trong tương lai của quân đội, bảo đảm
các nhân vật của chế độ cũ và gia đình họ sẽ không bị truy tố, và có thể
còn nhiều lời hứa khác không dễ chịu chút nào. Khi bà Aung San Suu Kyi
chuẩn bị tranh cử vào quốc hội, dư luận có rất nhiều nghi ngờ rằng, liệu
mức độ tin cậy nào đó có tồn tại giữa bà và phe quân đội hay không. Bà
còn ba năm để xây dựng nhiều nhịp cầu, hay mạo hiểm lâm vào một cuộc
chiến thảm khốc với một lực lượng quân sự đang có cảm giác bất an và mất
đi sự kiểm soát sau kỳ bỏ phiếu hồi cuối tuần qua.
THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG: LUẬT PHÁP QUỐC TẾ THEO CÁCH NHÌN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 2/4/2012
(phần đầu)
TTXVN (Bắc kinh 28/3)
Tạp chí “Tri thức thế giới” số 4 có
bài viết của tác giả Trương Hải Văn, Tiến sĩ luật học, Nghiên cứu viên,
Phó ban nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia
Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc tuyệt đối không được tự rơi vào chiếc
bẫy, theo đó cứ mỗi khi bàn đến luật quốc tế là cho rằng Trung Quốc đuối
lý nên phải né tránh. Theo tác giả bài viết thì từ lâu nay, Trung Quốc
vẫn áp dụng chính sách kiềm chế, không làm cho vấn đề Nam Hải (Biển
Đông) nóng lên, không muốn nói đến, thậm chí là né tránh nhưng thực tế
Trung Quốc tuyệt đối không phải là vì không có căn cứ pháp luật. Nội
dung như sau:
Ngày 27-1-2012 Ngoại trưởng Philippin
Rosario đã đưa ra tuyên bố xác nhận tin từ một số báo chí trước đó về
việc Philippin cho phép Mỹ mở rộng đóng quân tại nước này. Trong tuyên
bố cua Rosario còn nói đến việc Philippin sẽ cùng với Mỹ tổ chức diễn
tập quân sự hỗn hợp nhiều hơn. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Philippin
Voltaire T.Gazmin cùng ngày cũng cho biết Chính phủ Philippin đang xem
xét chấp nhận đề nghị của Mỹ để cho quân đội Mỹ bố trí tàu chiến và tàu
trinh sát mới hơn. Ông Voltaire T.Gazmin nói “nếu thiếu sức mạnh răn đe
này thì lãnh thổ của chúng tôi sẽ bị xâm lược. Hôm nay đã có người láng
giềng tốt đó (nước Mỹ), chúng tôi sẽ không thể tiếp tục bị lừa gạt nữa”.
Trước biểu hiện trên của Philippin, các
chuyên gia bình luận rằng điều này có thể sẽ có hiệu ứng kiểu mẫu nào đó
trong số các nước hữu quan ở Nam Hải, khiến cho tình hình khu vực này
phức tạp hơn.
Trước đó ngày 14/1 tại Bắc Kinh, Trung
Quốc và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ tư
về việc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, các
bên đã nhất trí cho rằng cần nắm vững thời cơ có lợi nhân kỷ niệm 10
năm ký kết, thúc đẩy thực hiện toàn diện “Tuyên bố” nói trên. “Tuyên bố
về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” đã tồn tại được 10 năm nhằm mục
đích “tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác, cùng bảo vệ hòa
bình ổn định Nam Hải” nhưng vẫn cần phải được “thúc đẩy” và tiếp tục
“đẩy mạnh” hơn nữa. Để đẩy mạnh hợp tác thực chất, tại hội nghị các nhà
lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN lần thứ 14 tháng 10 năm ngoái, một trong
những đề xướng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về việc làm sâu sắc thêm hợp tác
thực chất giữa Trung Quốc và ASEAN là mở rộng hợp tác thực chất trên
biển, Trung Quốc sẽ thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN,
đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi
trường biển, liên hệ thông suốt với nhau, an ninh hàng hải và cứu hộ
trên biển, tấn công tội phạm xuyên quốc gia. Trung Quốc đã đầu tư 3 tỉ
nhân dân tệ cho quỹ này.
I- Tình hình Nam Hải hiện nay rốt cuộc là thế nào?
1/ Nhìn nhận vấn đề Nam Hải từ những gốc độ khác nhau
Tác giả bài viết cho rằng nếu nhìn từ
góc độ chính trị quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia thì tình hình Nam
Hải vẫn ổn định. Nói như vậy cũng có nghĩa là quan hệ giữa các nước khu
vực Nam Hải cùng nước ngoài khu vực như Mỹ… với Trung Quốc, vẫn đang duy
trì quan hệ chính trị, ngoại giao bình thường, khả năng xảy ra xung đột
quân sự ở Nam Hải không lớn. Nhưng nếu nhìn từ góc độ khác thì vấn đề
sẽ rất nhiều.
Ví dụ, xét từ góc độ kiểm soát và sử
dụng quyền phát ngôn thì hai năm trở lại đây, vấn đề Nam Hải bị nhào nặn
trở thành một trong những vấn đề nóng ở khu vực. Trước năm 2010 chỉ cần
Trung Quốc phản đối mạnh thì dù các nước xung quanh Nam Hải hay ngoài
Nam Hải cũng đều không thể công khai bàn vấn đề tranh chấp Nam Hải tại
các cơ chế hay hội nghị mang tính khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Một số nước ASEAN như Việt Nam… cùng với Mỹ, Nhật Bản… (là các nước
ngoài khu vực), có thể tìm ra những tình huống và cơ hội để ngang nhiên
bày đặt vấn đề Nam Hải, thậm chí chỉ trích Trung Quốc, Trung Quốc về cơ
bản đều bị động và đáp lại một cách giản đơn, chưa bao giờ chủ động gây
chuyện. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc cũng là không kìm nén được mới phản bác lại cái gọi là ngôn luận về
“bảo vệ tự do hàng hải ở Nam Hải” của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton. Nói
tóm lại, quyền phát ngôn của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải hiện nay là
bị động, đương nhiên đó chủ yếu bắt nguồn từ chính sách tự kiềm chế và
chừng mực của chúng ta.
Xét từ góc độ khai thác và sử dụng nguồn
tài nguyên thiên nhiên thì vài năm gần đây, theo con số thống kê chưa
hoàn toàn đầy đủ, mỗi năm các nước ven Nam Hải đã khai thác một khối
lượng đến trên 5 triệu tấn dầu khí ở vùng biển tranh chấp thuộc Nam Hải,
trong khi Trung Quốc đến nay còn chưa có lấy một giếng dầu ở vùng biển
tranh chấp này. vấn đề vẫn không chỉ có thế mà một thời kỳ rất lâu trước
đó, các nước như Philippin và Việt Nam khi muốn lôi kéo công ty dầu khí
của nước phương Tây vào khai thác, thăm dò thường còn kiêng dè đến phản
ứng của Trung Quốc, nếu Trung Quốc phản ứng mạnh sẽ có phân thu hẹp
khai thác hoặc dịu giọng, còn nay thì mạnh bạo rõ rệt, ngang ngược bày
đặt. Ví dụ, hồi tháng 5 tháng 6 năm 2011 cái gọi là vấn đề Nam Hải nóng
lên, chính là do Việt Nam bày trò “giặc kêu bắt giặc” mà thành chuyện.
Hiện nay Philippin và Việt Nam liên tục lợi dụng việc Trung Quốc băn
khoăn không muốn dư luận quốc tế làm ầm ĩ vấn đề Nam Hải, mỗi khi muốn
hợp tác với công ty dâu khí phương Tây thăm dò, khai thác ở vùng biển
tranh chấp thuộc Nam Hải, các nước này lại tạo dư luận trước, để khi
Trung Quốc đưa tàu hải giám đến làm nhiệm vụ ngăn chặn, sẽ tuyên bố
Trung Quốc đã gây rắc rỗi cho việc thăm dò khai thác trên biển của họ.
Nói như vậy cũng có nghĩa là trước đây Việt Nam và Philippin chỉ vụng
trộm khai thác, thăm dò nguồn dầu khí ở vùng biển tranh chấp thuộc Nam
Hải, hiện nay không chỉ trắng trợn khai thác mà còn phản công trả đũa,
đổ vấy trách nhiệm cho Trung Quốc gây căng thẳng cho tình hình Nam Hải.
Đối với hành động nghiêm trọng tương tự như vậy của một số nước xung
quanh, Trung Quốc hiện nay chủ yếu vẫn áp dụng phương thức kháng nghị
ngoại giao, đồng thời cũng thực thi một số hành động chấp pháp bảo vệ
chủ quyền. Tuy nhiên nếu nhìn từ hiệu quả thực tế thì những biện pháp
này không đủ để ngăn chặn hoặc làm thay đổi tình hình mà các nước xung
quanh cướp đoạt nguồn tài nguyên dầu khí ở vùng biển tranh chấp đang
ngày càng mạnh lên.
Xét từ phương diện đánh bắt ngư nghiệp,
hiện nay thuyên đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc thường xuyên bị bắt
giữ ở Nam Hải và Đông Hải (Biển Hoa Đông). Khi bị nước xung quanh bắt
giữ, ngư dân Trung Quốc sẽ bị phạt và tịch thu tàu, bị phạt tiền nặng và
phải ngồi tù, đứng trước rủi ro khuynh gia bại sản.
Năm 2011 Nhật Bản và Hàn Quốc mở rộng
bắt bớ, thậm chí sẵn sàng áp dụng phương thức bạo lực đối xử với ngư dân
Trung Quốc, cuối cùng dẫn đến hậu quả là hai bên đều có người thương
vong nghiêm trọng, Trong khi đó, Trung Quốc trước sau vẫn kiềm chế, chưa
bao giờ xử phạt nghiêm khắc đối với những ngư dân và tàu cá của một số
nước cạnh Nam Hải đánh bắt trái phép.
Xét từ góc độ so sánh lực lượng và xây
dựng quan hệ chiến lược, từ năm 2010 đến nay, so sánh lực lượng ở khu
vực Nam Hải đã có thay đổi to lớn, quan hệ chiến lược giữa các nước
ngoài Nam Hải có bước phát triển mới. Nhìn trên tổng thể, về cơ bản đã
hình thành mối quan hệ so sánh lực lượng trong đó một bên do Trung Quốc
đứng đầu, bên kia là Mỹ và một số nước quanh Nam Hải như Việt Nam. Mối
quan hệ đó được biểu hiện cụ thể qua hai phương diện sau:
Một là, quan hệ giữa thế lực ngoài khu
vực và các nước thuộc vùng biển xung quanh Nam Hải ngày càng chặt chẽ
hơn. Từ năm 2010 đến nay Mỹ không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài việc không ngừng che giấu củng cố
quan hệ đồng minh quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippin, đồng thời
nhiều lần diễn tập quân sự chung, cuối năm 2011 Mỹ lại tuyên bố ký thỏa
thuận với Ôxtrâylia thành lập căn cứ hải quân tại nước này và đưa lính
tác chiến đến đóng ở đó. Một số nước cạnh Nam Hải cũng vậy, quan hệ quân
sự Việt-Mỹ hiện nay là thời kỳ tốt nhất kế từ chiến tranh Việt Nam đến
nay; Việt Nam cũng đã xây dựng và tăng cường quan hệ hợp tác quân sự với
Ấn Độ và Nhật Bản, các nước này đều cam kết rõ cần phải giúp Việt Nam
nâng cao khả năng quân sự trên biển. Philippin, Inđônêxia cũng lần lượt
nâng cấp quan hệ với Nhật Ban, và đã nâng quan hệ lên đến tầm cao đối
tác chiến lược, tuyên bố phải bảo vệ “lợi ích chung” ở Nam Hải. Điều đặc
biệt phải chú ý quan tâm là các mối quan hệ đối tác chiến lược này
không còn là lời nói ngoại giao, mà đã được đưa vào trong hiệp định ký
kết chính thức.
Hai là, xét từ tình hình phát triền quan
hệ giữa các nước tranh chấp Nam Hải, Việt Nam không ngừng điều chỉnh
chiến lược Biển Đông, bao gồm phương châm và sách lược mà Việt Nam đối
phó trong tranh chấp Nam Hải, bắt đầu gác lại tranh chấp với các nước
khác ở Nam Hải như Philippin, tích cực lôi kéo Philippin và Maỉaixia
nhằm mục đích cùng đối phó với Trung Quốc.
2/ Vì sao vấn đề Nam Hải gần đây nóng lên? Xu thế phát triển như thế nào?
Một vấn đề đáng phải suy xét sâu xa là
từ thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay tranh chấp Nam Hải đã diễn ra
hàng chục năm nhưng về cơ bản các nước khác và Trung Quốc đều giữ lập
trường giống nhau hoặc tương tự nhau, nghĩa là có tranh chấp nhưng không
thổi phồng. Nhưng từ năm 2010 đến nay, vấn đề Nam Hải bị khuấy nóng
lên, dường như hai năm qua Nam Hải đang không ngừng xuất hiện tranh chấp
mới. Sự thực là, cái gọi là vấn đề Nam Hải hiện nay là bị người ta
khuấy lên. Nhưng ai khuấy? Vì sao lại phải khuấy lên như vậy?
Tác giả bài viết này cho rằng việc khuấy
cho vấn đề Nam Hải nóng lên là một thủ đoạn mà Mỹ và một số nước tranh
chấp Nam Hải đã phối hợp với nhau để giúp Mỹ nhanh chóng can thiệp vào
vấn đề Nam Hải, tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Nam Hải, và cũng để giúp
các nước như Việt Nam tranh đoạt và củng cố lợi ích thực tế ở Nam Hải.
Hơn nữa, nhìn từ tình hình hiện nay thì cách làm của các nước nói trên
tỏ ra đã rất thành công. Từ năm 2010 đến nay Mỹ và Việt Nam cũng như
nước khác đã lợi dụng mặt bằng đối thoại trên nhiều cấp độ của ASEAN,
triển khai thế tiến công dư luận đối với Trung Quốc, đã hình thành môi
trường dư luận cùng “lên án” Trung Quốc. Xét từ môi trường dư luận hiện
nay thì dường như vấn đề Nam Hải là vấn đề mà một bên là Trung Quốc, bên
kia gồm có một số nước Đông Nam Á và một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản,
là cuộc xung đột giữa lợi ích của Trung Quốc và “lợi ích chung” của cả
một số nước nói trên ở Nam Hải. Tình hình như trên tỏ ra không phù hợp
với sự thực khách quan. Xu thế về so sánh lực lượng như vậy ở khu vực
Nam Hải tử trước đến nay chưa hề có.
Vi thế, mục đích làm cho vấn đề Nam Hải
nóng lên chính là để bóp méo hình ảnh của Trung Quốc, cô lập Trung Quốc
để tạo môi trường dư luận, phục vụ cho Mỹ và Việt Nam cùng các nước
tranh chấp Nam Hải khác xây dựng đại liên minh chiến lược chống Trung
Quốc, bao vây Trung Quốc ở hướng Nam Hải. Hơn nữa, cho đến cuối năm 2011
liên minh này đã dần có hình hài, tiêu chí trực tiếp nhất là các loại
quan hệ đối tác chiến lược đã được kết thành giữa các nước tranh chấp
Nam Hải như Việt Nam và Philippin với thế lực ngoài khu vực như Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ như đã nói trên, đặc biệt là quan hệ hợp tác quân sự không
ngừng được tăng cường.
Tuy nhiên các nước này cũng có tính hai
mặt rât rõ. Một mặt, về phương diện an ninh, các nước này đều hy vọng
dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, nhưng mặt khác về phương diện kinh
tế, ở mức độ khác nhau các nước này phải dựa vào Trung Quốc để có được
lợi ích kinh tế thực sự. Có hai ví dụ rõ nhất gần đây, một là tháng 10
năm 2011 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc, trong khi
ký kết thỏa thuận nguyên tắc chỉ đạo giải quyết tranh chấp Nam Hải, Chủ
tịch nước Việt Nam cũng đồng thời đi thăm Ấn Độ, ký kết thỏa thuận hợp
tác giữa hai nước ở Nam Hải. Hai là vào tháng 7 năm 2011 Ngoại trưởng
Philippin đi thăm Trung Quốc, sau khi tìm kiếm được lợi ích kinh tế từ
Trung Quốc trở về lại lập tức tuyên bố đưa công ty dầu mỏ phương Tây vào
khai thác ở khu vực tranh chấp thuộc Nam Hải. Việt Nam và Philippin là
các nước cạnh Nam Hải hết sức khéo lợi dụng cơ hội nhà lãnh đạo hai nước
đi thăm lẫn nhau, vừa ca ngợi tình cảm hữu nghị với Trung Quốc, lại vừa
nhân cơ hội đêt thực hiện hành động thăm dò, điều tra khai thác trên
biển, tranh đoạt lợi ích thực tế. Nói tóm lại, trong vấn đề đối phó
tranh chấp Nam Hải, một số nước xung quanh có quy hoạch chiến lược và kế
hoạch hành động, cũng có sách lược đấu tranh, rất giỏi lợi dụng thiện
chí và chính sách kiềm chế của Trung Quốc để mưu tìm lợi ích tối đa ở
ngoài khơi Nam Hải.
Đương nhiên không thể phủ nhận được rằng
xét từ phương diện lợi ích chiến lược thì các nước cạnh Nam Hải và thế
lực ngoài khu vực như Mỹ đều hy vọng dựa vào vấn đề tranh chấp Nam Hải,
triệt để làm to chuyện với Trung Quốc.
Ngoài ra, tác giả bài viết cũng cho rằng
tính đên cuối năm 2011, tình hình Nam Hải căng thẳng đã diễn biến đến
bước ngoặt. Có hai lý do chủ yếu một là mục đích thổi phồng vấn đề Nam
Hải của Mỹ và các nước như Việt Nam cơ bản đã đạt được, tức đã tạo ra
được môi trường dư luận hết sức bất lợi cho Trung Quốc, cô lập Trung
Quốc, xây dựng được đại liên minh chiến lược cùng chống Trung Quốc và
bao vây Trung Quốc ở hướng Nam Hải. Hai là từ tháng 1 năm 2012,
Campuchia trở thành nước chủ tịch luân phiên mới của ASEAN, ở mức độ nào
đó thực tế này sẽ làm yếu đi mức độ lợi dụng các diễn đàn ASEAN để công
kích Trung Quốc của Mỹ và Việt Nam.
Tuy nhiên, như mọi người đều biết, việc
tranh chấp chủ quyền các đảo, bãi ngoài khơi và hoạch định ranh giới
biển là vấn đề khó khăn mang tính toàn cầu. Ví dụ, nước Mỹ cần phải lần
lượt đàm phán về khoảng 37 đường biên giới biển với ít nhất 13 nước láng
giềng trên biển (là các nước Anh, Hà Lan, Canada, Cuba, Mêhicô, Panama,
Vênêxuêla, Nhật Bản, Inđônêxia, Philíppin, Niu Dilân, quần đảo Tây
Samoa và Tônga) ở 5 khu vực (châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và châu Đại
Dương), ngoài phân định đường biên giới trên biển ở vịnh Maine với
Canada, phần lớn các đường biên giới còn lại chưa được giải quyết. Nhật
Bản cũng tồn tại vấn đề phân định biên giới biển với tất cả các nước
láng giềng, và còn có tranh chấp chủ quyền về các đảo với Nga, Bắc Triều
Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc, tất cả đều chưa được giải quyết hoàn
toàn.
Xét từ thực tiễn quốc tế thì công việc
hoạch định biên giới biển hoặc giải quyết một tranh chấp nào đó về biển,
thông thường đòi hỏi thời gian hàng chục năm, là “cuộc chiến lâu dài
đặc biệt”. Hơn nữa, với những kiến thức thông thường và là một nguyên
tắc quan trọng như mọi người đều biết thì việc giải quyết tranh chấp
giữa các quốc gia là trách nhiệm chung của các bên tranh chấp, đòi hỏi
các bên cùng nỗ lực và có thiện chí, tuyệt đối không phải bất cứ nước
đương sự nào đơn phương có thiện chí và kiềm chế mà có thể giải quyết
dứt điểm được vấn đề. Vì thế, cũng như rất nhiều vùng biển quốc tế khác,
trong thời gian tương đối dài tới đây vấn đề tranh chấp Nam Hải sẽ vẫn
là một đề tài quan trọng để các nước hữu quan công kích Trung Quốc, tại
vùng biển tranh chấp cục bộ ở Nam Hải khả năng mâu thuẫn bị kích hoạt
gay gắt cũng vẫn tiếp tục.
II- Tính chất hợp pháp trong chủ trương của Trung Quốc về quyền lợi ở Nam Hải
Hiện nay xuất hiện một luận điệu cho
rằng Trung Quốc không chiếm ưu thế pháp lý trong vấn đề Nam Hải. Thậm
chí có người còn cho rằng “đường đứt đoạn Nam Hải” của Trung Quốc không
có cơ sở luật pháp. Tuy nhiên, sự thực là như thế nào?
Những năm gần đây Mỹ, Nhật Bản cùng với
các nước Nam Hải như Philippin, Việt Nam và Malaixia trong những khung
cảnh khác nhau đã nhiều lần tuyên bố “phải căn cứ theo luật quốc tế,
trong đó có ‘Công ước của Liên hợp quốc về luật biển’ để giải quyết vấn
đề tranh chấp Nam Hải”. “Trung Quốc phải tuân thu quy tắc luật quốc tế”,
“đường đứt đoạn theo chủ trương của Trung Quốc không phù hợp với ‘Công
ước của Liên hợp quốc về luật biển’, thậm chí có một số người gọi là học
giả còn đề xuất “phải lấy ‘Công ước của Liên hợp quốc về luật biển’ làm
căn cứ để giải quyết vấn đề Nam Hải”. Những cách nói như trên thoạt
nghe có vẻ khác nhau nhưng trên thực tế dụng ý và mục đích là như nhau,
đó là chỉ trích chủ trương của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải là không phù
hợp với luật quốc tế, yêu cầu Trung Quốc từ bỏ chủ trương về quyền lợi ở
Nam Hải. Nhưng có một sự hiểu biết thông thường cơ bản là luật quốc tế
phải yêu cầu các nước tuân thủ chứ không thể chỉ yêu cầu Trung Quốc tuân
thủ, Bởi dung lượng bài viết có hạn, tác giả bài viết không thể xuất
phát từ góc độ chuyên ngành pháp luật quốc tế để trả lời những vấn đề
nói trên, mà chi dẫn một số ví dụ từ hai phương diện để làm rõ vấn đề,
xem Mỹ, Nhật Bản, cùng với Philippin đã “tôn trọng” và “tuân thủ” luật
pháp quốc tế như thế nào.
1/ Mỹ và Nhật Bản là những vĩ dụ điển hình về không tôn trọng và không tuân thủ “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”
Hiện nay cả thế giới đã có hơn 160 nước
phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”, trong đó ngoài bao
gồm tuyệt đại đa số các nước ven biển, còn có rất nhiều nước trong nội
địa. Tuy nhiên Mỹ là nước đến đâu cũng chỉ trích nước khác không tuân
thủ “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” nhưng đến nay vẫn từ chối
phê chuẩn Công ước này. Nguyên nhân căn bản là, nếu phê chuẩn thì hải
quân Mỹ sẽ bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng ở mức độ rất lớn chứ không thể
được tự do hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Vì thế, có một vấn đề
khiến người ta rất nghi hoặc là với tư cách là nước không tôn trọng và
không phê chuẩn “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”, chỉ chọn
những điều khoản có lợi chứ không tuân thủ những điều khoản không có lợi
cho mình trong công ước này để thi hành, vậy nước Mỹ có tư cách gì để
chỉ trích Trung Quốc là nước đã ký kết tham gia công ước?
Xem xét tiếp Nhật Bản, nước này đã ngang
nhiên vi phạm điều 121 trong “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”
quy định rõ về mặt pháp luật các đảo và bãi đảo. Nhật Bản từ lâu đã đầu
tư rất nhiều tiền và nhân lực để xây dựng, củng cổ nhân tạo đối với bãi
san hô Okinotori mà trên thực tế chỉ là bãi đá (tức không thể có được
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế), diện tích chỉ bằng khoảng
“chiếc giường đôi”, hòng biến bãi đá này thành “đảo” theo ý nghĩa pháp
luật (tức có thể dựa theo luật pháp để chủ trương vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa). Năm- 2009 Nhật Bản đã nộp lên ủy ban ranh giới thềm
lục địa Liên hợp quốc hồ sơ hoạch định thềm lục địa ngoài 200 hải lý
(hoạch định ranh giới kéo dài tối đa của thềm lục địa tự nhiên của nước
mình), không những đã chính thức hoạch định vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa 200 hải lý cho bãi Okinotori, mà còn hoạch định thềm lục
địa ngoài 200 hải lý, diện tích lần lượt là hơn 400 nghìn km và hơn 700
nghìn km2, còn lớn hơn nhiều so với cả lãnh thổ của bản thân nước Nhật vốn chỉ khoảng hơn 300 nghìn km2.
Đối với việc làm vi phạm rõ rệt “Công ước của Liên hợp quốc về luật
biển” nói trên của Nhật Bản, Mỹ không chỉ im hơi lặng tiếng, không một
lời đả động đến mà còn bằng mọi cách ngăn cản và phản đổi việc Trung
Quốc đề cập vấn đề này tại hội nghị các nước tham gia công ước.
Ngày 16/1/2012, Nhật Bản tuyên bố sẽ đặt
tên cho các đảo không người ở trong đó có 4 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu
Ngư, Trung Quốc đã có bất đồng nghiêm trọng đối với Nhật Bản về vấn đề
này, cho biết rỗ mọi việc làm đơn phương đối với đảo Điếu Ngư và các đảo
phụ thuộc xung quanh đảo Điếu Ngư đều là hành động trái phép và không
có hiệu lực pháp lý. Rất dễ để có thể nhận ra ý đồ của Nhật Bản rằng
thông qua phương thức đặt tên trước để biểu thị nước này có chủ quyền
đối với các bãi, đảo tranh chấp nói trên, tiếp theo sẽ phỏng theo cách
làm đối với bãi Okinotori, coi các bãi đảo không người ở như vậy là
những điểm cơ bản về lãnh hải, đạt mục đích quản lý vùng biển Hoa Đông
và vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa ở phạm vi lớn hơn nữa mà
họ chủ trương. Trong bối cảnh tự mình rõ ràng không tuân thủ như vậy,
Nhật Bản cũng có tư cách gì để “chỉ đạo” nước khác phải tuân thủ luật
quốc tế?
2/ Philippin đã vi phạm những luật quốc tế nào?
Hiện nay chủ trương lãnh thổ của
Philippin ở các đảo, bãi thuộc Nam Hải gồm hai bộ phận lớn: Thứ nhất,
đặt tên cho một số đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Trường Sa) thành cái gọi
là “quần đảo Kalayaan” để chủ trương thuộc về lãnh thổ của Philippin,
Hai là, chủ trương đảo Hoàng Nham của Trung Quốc cũng thuộc về quyền sở
hữu của Philippin. Trên thực tế, xét từ góc độ luật pháp quốc tế để nhận
định chủ trương của Philippin về những phần lãnh thổ nói trên có hợp
pháp hay không thì đó là vấn đề rất đơn giản, tức Philippin hoạch định
những đảo, bãi này vào phạm vi lãnh thổ của họ vào lúc nào. về vấn đề
này, tác giả bài viết và một số đồng nghiệp đã tiến hành phân tích,
nghiên cứu tất cả những pháp luật và điều ước về việc hoạch định phạm vi
lãnh thố của Philippin trong lịch sử của nước này. Ví dụ, trong lịch
sử, Philippin đã lần lượt từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ, còn
những hiệp ước hoạch định phạm vi lãnh thổ của Philippin khi đó có “Hiệp
ước Pari” năm 1898, “Hiệp ước Oasinhtơn” năm 1900; sau khi Philippin
độc lập, năm 1951 lại ký hiệp định song phương với Mỹ là “Hiệp ước phòng
thủ chung Mỹ-Philíppin”. Những hiệp ước nói trên đã quy định Mỹ có
nghĩa vụ bảo vệ cho lãnh thổ Philippin không bị xãm lược. Vì thế trên
thực tế cũng đã phân định phạm vi lãnh thổ của Philipin một cách tương
ứng. Tuy nhiên, trong tất cả những hiệp ước nói trên đều không hoạch
định cái gọi là “quần đảo Kalayaan” và đảo Hoàng Nham vào trong phạm vi
lãnh thổ của Philippin. Trên thực tế, đến năm 2009, Philippin mới cho ra
đời dự luật số 2699 (gọi là “Dự luật về vấn đề liên quan đến điểm cơ
bản về lãnh hải”), lần đầu tiên mới đưa “quần đảo Kalayaan” và đảo Hoàng
Nham vào làm lãnh thổ của Philippin. Như vậy rõ ràng việc làm nói trên
của Philippin là phi pháp. Cho dù không xuất phát từ góc độ chuyên ngành
về luật quốc tế để phân tích, mà chỉ cần nói theo sự hiểu biết thông
thường, nếu một nước thông qua quá trình lập pháp của nước mình là có
thể lấy lãnh thổ của nước khác nhập vào cương vực của nước mình, lấy đó
làm của mình thì bản đồ thế giới sẽ phải yêu cầu vẽ lại rất nhiều rồi.
Hơn nữa, luật quốc tế còn có một quy tắc gọi là xác định ngày tháng then
chốt, cũng là nói trước hết phải tìm ra được thời điểm xảy ra tranh
chấp, phán quyết rõ sự thực lịch sử trước thời điểm đó là gì, đối tưọng
tranh chấp ở vào trạng thái như thế nào, tức là trước khi xảy ra tranh
chấp, lãnh thổ đó thuộc về nước nào. Sau khi xảy ra tranh chấp thực tế
như thế nào, nước có quyền lợi từ trước đó có phải đã từ bỏ quyền lợi
của mình hay không, nước đương sự tranh chấp khác đã áp dụng hành động
gì, có hiệu lực pháp lý quốc tế hay không. Sự thực pháp luật không thể
bóp méo là: Sau năm 2009, Philippin mới chính thức hoạch định cái gọi là
“quần đảo Kalayaah” và đảo Hoàng Nham vào lãnh thổ của nước họ về mặt
luật pháp. Dù không nói đến lịch sử lâu dài, chỉ cần nói đến tình hình
từ khi thành, lập nước Trung Quốc mới, ngay từ năm 1958 Trung Quốc đã
quy định cả bốn quần đảo ở Nam Hải với các đảo khác vào trong phạm vi
lãnh thổ của Trung Quốc rồi. Sau đó, trong “Luật lãnh hải và vùng giáp
ranh Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và trong những lần tuyên bố ngoại
giao, Trung Quốc luôn nhấn mạnh chủ quyền của mình đối với các đảo Nam
Hải, trong đó có quần đảo Nam Sa và đảo Hoàng Nham, hơn nữa đến nay vẫn
chưa bao giờ tứ bỏ. Trên thực tế, năm 2009 Philippin thông qua dự luật
nói trên là hành động “có tật giật mình” của kẻ gian, vì Philippin thấy
mình căn bản không có cơ sở pháp luật để chủ trương “quần đảo Kalayaan”
và đảo Hoàng Nham thuộc chủ quyền của mình nên mới phải cho ra đời dự
luật mới này để lấp đi chỗ khuyết thiếu nghiêm trọng này. Nhưng nếu
chiểu theo luật pháp quốc tế thì cách làm luật nói trên của Philippin rõ
ràng không có được tính hợp pháp, dự luật nói trên cũng tuyệt đối không
thể có hiệu lực. Còn nước bảo hộ của Philippin là nước Mỹ lại không có
bất cứ ý kiến bình luận gì đối với việc làm như vậy của Philippin…
3/ “Công ước của Liên hợp quốc về
luật biển” không thể được dùng để chứng minh thuộc chủ quyền lãnh thổ
hoặc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
Nhận
định vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ phải căn cứ theo các quy tắc và nguyên tắc trong luật
quốc tế ở rất nhiều phương diện chứ tuyệt đối không phải quy định trong
một công ước nào đó. Đây là một kiến thức thông thường hết sức rõ ràng
trong lý luận và thực tiễn về luật pháp quốc tế. Căn cứ luật pháp quốc
tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ít nhất bao gồm những quy tắc và
nguyên tắc theo luật quốc tế như quy tắc có được lãnh thổ, quy tắc xác
định thời gian, quy tắc xác định ngày tháng then chốt, quy tắc không
truy ngược quá khứ, nguyên tắc cấm phản ngôn và quy tắc quyền lợi mang
tính lịch sử.
Một điều hết sức cần thiết phải chỉ rõ
là những quy tắc nói trên đều không phải là quy định trong “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển”. Xét từ quy định trong bản thân “Công ước
của Liên hợp quốc về luật biển” thì trong Lời nói đầu của Công ước đã
chỉ rõ là “trong điều kiện tính đến chủ quyền của tất cả các nước, xây
dựng một trật tự pháp luật về biển…”. Như vậy có nghĩa là trật tự biển
được xây dựng theo yêu cầu của công ước nói trên là xuất phát từ một
tiền đề, đó là không thay đổi chủ quyền quốc gia đã có.
Một trong những căn cứ của luật quốc tế
trong việc phán đoán quy thuộc chủ quyền lãnh thổ là quy tắc có được
lãnh thổ, quy tắc này không quy định trong “Công ước của Liên hợp quốc
về luật biển”. Xét từ ý nghĩa lịch sử thì quy tắc có được lãnh thổ đã
bao hàm rất nhiều quy tắc liên quan, bao gồm phát hiện, chiếm trước,
chiếm lĩnh hữu hiệu và quản lý hữu hiệu v.v., đòi hỏi phải xuất phát từ
nhiều góc độ và phương diện để phán đoán một quốc gia có chủ quyền đối
với một phần lãnh thổ nào đó có hợp pháp hay không, mọi việc làm của
quốc gia đó có hiệu lực theo luật quốc tế hay không. Từ các thời Tống,
Nguyên, Thanh đến nay Trung Quốc đã trải qua nhiều thực tiễn qua các
thời kỳ xã hội, qua nhiều triều đại, nhất là các đời chính phủ ở thời kỳ
cận đại và hiện đại, đặc biệt bao gồm những thực tiễn về việc phát
hiện, chiếm trước, quản lý hữu hiệu, đã có được chủ quyền lãnh thổ đối
vói các đảo ở Nam Hải một cách hữu hiệu.
Còn một điều vẫn phải nói rõ ràng tiêu
chuẩn và yêu cầu về luật quốc tế qua các thời kỳ lịch sử đối với một
quốc gia có một lãnh thổ hợp pháp hay không là không giống nhau. Ví dụ,
luật quốc tế thời cổ đại là ai có sức mạnh cưỡng chiếm, người ấy sẽ có
được lãnh thổ, luật quốc tế thời cận đại cũng cho phép dùng vũ lực cưỡng
đoạt chủ quyền lãnh thổ. Chẳng hạn như sau khi chiếm lĩnh nhiều đảo ở
Nam Thái Bình Dương, nước Pháp đã có được chủ quyền ở những đảo đó.
Nhưng luật quốc tế ở thời kỳ hiện đại là cấm dùng vũ lực để có được lãnh
thổ, ví dụ rõ nhất là Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ
Hai đã chiếm các bãi, đảo ở Nam Sa và Đài Loan của Trung Quốc, những
việc làm đó đều thuộc về hành vi trái phép. Vì thế, sau khi thất bại,
Nhật Bản đã phải trả lại các vùng lãnh thổ chiếm đóng nói trên. Chính
phủ Quốc dân ở Trung Quốc lúc đó đã đưa hạm đội với tàu đi tiên phong là
tàu “Thái Bình” đến Nam Hải tiếp nhận những bãi, đảo đã bị Nhật Bản
chiếm đóng. Đảo Thái Bình chính là được đặt tên theo con tàu đó. Trong
nhiều đảo ở Nam Hải hiện nay, có rất nhiều bãi và đảo đều được đặt theo
tên các tàu thuyền, thuyền trưởng hoặc nhân vật lịch sử đã đến các đảo ở
Nam Hải để tuyên thị và bảo vệ chủ quyền. Ví dụ như bãi cát Đôn Khiêm
chính là tên của Thuyền trưởng Lý Đôn Khiêm chỉ huy tàu chiến có tên
hiệu là “Trung Nghiệp” mà Chính phủ Trung Quốc năm 1946 đã điều ra tiếp
nhận quần đảo Nam Sa.
Việc nhận định chủ trương quyền lợi của
các nước ở Nam Hải hoàn toàn không phải chỉ có “Công ước của Liên hợp
quốc về luật biển”, mà còn phải dựa vào một quy tắc quan trọng khác
trong luật quốc tế là quy tắc xác định thời gian, nghĩa là một hành vi
nào đó trong lịch sử chỉ cần phù hợp với luật quốc tế ở thời kỳ lúc đó,
thì hành vi đó sẽ là hành vi hợp pháp hữu hiệu. Cùng với quá trình phát
triển của những quy tắc liên quan trong luật pháp quốc tế, những hành vi
liên quan đến những quy tắc này cũng phải đổi mới và phát triển theo.
Hàng trăm năm trước đây người Trung Quốc đã thông qua các phương thức
phát hiện và chiếm hữu để có được quyền lợi sơ bộ đối với các đảo Nam
Hải mà lúc đó chưa thuộc về bất cứ nước nào. Sau đó chính phủ qua các
nhiệm kỳ đã thông qua các phương thức đặt tên cho các đảo và công bố bản
đồ tương ứng, hoạch định các đảo đó vào khu vực hành chính địa phương,
đưa tàu ra tuyên bố chủ quyền và tuần tra, tổ chức và quản lý các hoạt
động của xã hội đến Nam Hải đánh bắt cá, đối phó với các hoạt động xâm
phạm chủ quyền của nước ngoài, xây dựng luật hiện đại, từng bước có được
chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo ở Nam Sa. Thực tiễn qua các thời đại
ở Trung Quốc không chỉ hoàn toàn phù hợp với quy tắc có được lãnh thố
lúc đó, mà cũng phù hợp với quy tắc có được lãnh thổ theo luật quốc tế
cận đại và hiện đại. Vì thế, theo quy tắc về xác định thời gian thì việc
Trung Quốc có được chủ quyền lãnh thổ. đối với các đảo ở Nam Hải là hợp
pháp, hữu hiệu. Trong tất cả các nước tranh chấp ở Nam Hải, chỉ có
Trung Quốc là có căn cứ lịch sử dài đến mấy trăm năm. Mọi nhận định của
quốc tế liên quan đền tranh chấp lãnh thổ đều cho thấy ý nghĩa phán định
của những căn cứ lịch sử đổi với chủ quyền lãnh thổ quốc gia là có vai
trò to lớn. Vì thế, không thể nói một cách đơn giản rằng đã có “Công ước
của Liên hợp quốc về luật biển” mới thì căn cứ lịch sử sẽ không còn
hiệu lực. Ví dụ như vụ phân xử của Tòa án quốc tế về đảo Pedra Branca
theo cách gọi của Xinhgapo hoặc đảo Pulau Batu Puteh theo cách gọi của
Malaixia: Như mọi người đều biết, Xinhgapo là được độc lập từ Malaixia
nên Tòa án quốc tế khi xử vụ tranh chấp này đã đưa ra tất cả mọi căn cứ
mà hai bên có được, bao gồm cả những chứng cứ lịch sử phong phú để phân
tích, thẩm định, cuối cùng xác định đảo trên thuộc về Xinhgapo. Tòa án
quốc tế từ xưa đến nay không thể không xem xét đến căn cứ lịch sử đế
quyết định chủ quyền thuộc về ai trong một vùng lãnh thổ tranh chấp. Đến
học giả phương Tây cũng đều thừa nhận, đối với vụ tranh chấp chủ quyền
các đảo ở Nam Sa, những tư liệu Trung Quốc có được là phong phú nhất,
chứng cứ chắc chắn nhất, các nước khác như Philippin, Malaixia và Brunây
căn bản lại không có. Đó chính là thực tế để cho thấy vì sao Mỹ phụ
họa, giúp các nước như Philippin nhấn mạnh một cách phiến diện và lặp đi
lặp lại rằng giải quyết vấn đề Nam Hải cần phải lấy “Công ước của Liên
hợp quốc về luật biển” làm căn cứ, ra sức làm mờ nhạt đi, thậm chí xóa
bỏ những nhân tố căn bản có vị trí quan trọng trong giải quyết vấn đề
tranh chấp Nam Hải.
Chủ trương chủ quyền của các nước ở Nam
Hải còn đề cập đến một nguyên tắc luật pháp quan trọng, đó là nguyên tắc
luật pháp không truy ngược quá khứ. Ý nghĩa chính của nguyên tắc này là
không thể dùng luật pháp của thế hệ sau để phán xét hành vi trước đây
hợp pháp hay không hợp pháp. Chì riêng ví dụ về đường đứt đoạn ở Nam
Hải, trước năm 1949 Chính phủ Quốc dân của Trung Quốc đã chính thức đặt
tên và công bố bản đồ kèm theo đường đứt đoạn cho các bãi đảo ở Nam Hải,
còn thông qua nhiều thực tiễn trên các phương diện về khai thác sử dụng
tài nguyên như đưa tàu chiến đến Nam Hải tuyên bố chủ quyền, tổ chức và
quản lý nghề cá, nhấn mạnh và củng cố chủ trương về quyền lợi ở Nam
Hải. Sau năm 1949, Chính phủ Trung Quốc cũng kế thừa chủ trương của
Chính phủ Quốc dân, vấn tiếp tục đánh dấu đường đứt đoạn ở Nam Hải trên
bản đồ chính thức của nhà nước, đồng thời cũng thông qua thực tiễn trong
nhiều phương diện về lập pháp để nhấn mạnh và củng cố chủ trương về
quyền lợi ở Nam Hải. Ai cũng biết là “Công ước của Liên hợp quốc về luật
biển” từ năm 1994 mới bắt đầu có hiệu lực. Xem xét từ phương diện tài
nguyên hiện hữu, nếu tính từ năm 1914 khi đường đứt đoạn ở Nam Hải bắt
đầu xuất hiện thì đường đứt đoạn này đến nay đã được gần 100 năm, sớm
hơn “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” 80 năm, hoặc nếu chỉ tính
từ khi Chính phủ Trung Quốc chính thức công bố năm 1947 thì đến nay cũng
đã được 65 năm, sớm hơn thời gian có hiệu lực của “Công ước của Liên
hợp quốc về luật biển” 47 năm! Hơn nữa, đường đứt đoạn ở Nam Hải còn đề
cập đến vấn đề về luật quốc tế khác phức tạp như quyền lợi mang tính
lịch sử, vượt xa cả những nội dung được quy định trong “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển”, Vì thế tính hợp pháp của đường đứt đoạn ở
Nam Hải tuyệt đối không đơn giản sử dụng “Công ước của Liên hợp quốc về
luật biển” để phán đoán và phủ nhận. Nói “Đường đứt đoạn ở Nam Hải của
Trung Quốc không phù hợp với ‘Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”’
thì bản thân cách nói đó rõ ràng đã thiếu căn cứ theo luật pháp quốc tế,
là hết sức sai lầm.
4/ “quyền lợi chủ quyền” tuyệt đối không đồng nghĩa với “chủ quyền”
Về bản thân “Công ước của Liên hợp quốc
về luật biển”, có nhà lý luận cho rằng “Công ước của Liên hợp quốc về
luật biển” bất lợi đối với Trung Quốc. Tác giả bài viết cho rằng có lợi
hay không có lợi là tương đối chứ không tuyệt đối. Nhìn nhận từ điều
kiện địa lý tự nhiên của vùng biển xung quanh Trung Quốc, nếu so sánh
với những nước ven biển nhìn ra đại dương mênh mông trên thế giới thì
Trung Quốc là nước bất lợi về mặt địa lý, vùng biển xung quanh Trung
Quốc bị bao vây bởi lãnh thổ của rất nhiều nước lân bang, không thể được
hưởng quyền lợi 200 hải lý như “Công ước của Liên hợp quốc về luật
biển” dành cho các nước ven biển. Xét từ góc độ này thì việc thực hiện
công ước nói trên là bất lợi đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời, đối
với những nước láng giềng ven biển có bờ biển liền với Trung Quốc và
hướng sang Trung Quốc cũng cùng đối mặt với những bất lợi như vậy. Nhìn
từ góc độ luật pháp thì đối với tất cả mọi nước ký kết, quyền lợi và
nghĩa vụ được quy định trong “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”
đều bình đẳng, các nước xung quanh có thể tuyên bố vùng biến quản lý 200
hải lý, Trung Quốc đại lục và các đảo của Trung Quốc cũng có thể tuyên
bố có quyền lợi bình đẳng như vậy, nếu có vùng biển chồng lấn sẽ phát
sinh vấn đề phân định ranh giới biển. Ngoài ra trong giải quyết vấn đề
phân định ranh giới biển, các bên cũng ở cùng địa vị như nhau chứ không
có vấn đề về việc chỉ bất lợi đối với Trung Quốc.
Đương nhiên, không thể phủ nhận được
rằng về khách quan quả có một tình huống đã dẫn đến cách nói sai lầm như
trên, nghĩa là Malaixia, Brunây vốn là những nước không có tranh chấp
lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng bởi “Công ước của Liên hợp quốc về luật
biển” đã có quy chế về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý
đã khiến các nước này chủ trương vùng biển quản lý rộng 200 hải lý, từ
do cũng hoạch định một số đảo trong quần đảo Nam Sa vào phạm vi 200 hải
lý do họ quản lý. Vì thế có người cho rằng “Công ước của Liên hợp quốc
về luật biển” bất lợi đối với Trung Quốc. Quan điểm như vậy kỳ thực là
hết sức sai lầm, là cách giải thích và lạm dùng quy chế về vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định trong “Công ước của Liên hợp
quốc về luật biển”.
Các phần 5 và 6 trong “Công ước của Liên
hợp quốc về luật biển” đã quy định thành quy chế về khu đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, theo đó nước ven biển chỉ có được hai quyền lợi chủ
quyền và ba quyền quản lý ở khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, chủ
yếu bao gồm: Quyền lợi chủ quyền có mục đích thăm dò và khai thác, nuôi
trồng bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thủy vực hải
dương, lòng biển và đáy biển (bất kể là tài nguyên sinh vật hay không
phải sinh vật); Quyền lợi chủ quyền đối với các hoạt động khai thác và
thăm dò mang tính kinh tế về nước biển, hải lưu và sức gió; Quyền quản
lý trong việc kiến tạo và sử dụng đảo nhân tạo, trong kiến tạo và sử
dụng các công trình thiết bị và quản lý trong các phương diện nghiên cứu
khoa học biển và bảo vệ môi trường biển.
Một sự thực pháp luật không được phép
nhầm lẫn là không chỉ là hai phần trong “Công ước của Liên hợp quốc về
luật biển” nói trên mà bất cứ phần nào và điều khoản nào trong công ước
cũng đều không quy định nước ven biển nào được dựa vào công ước để quy
hoạch lãnh thổ của nước khác vào lãnh thổ của mình. Vì thế, tất cả các
nước ký kết đều có thể dựa vào công ước để thực hiện hai quyền lợi chủ
quyền và ba quyền quản lý ở khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhưng
tuyệt đối không có quyền dựa vào đó để tranh đoạt chủ quyền của nước
khác đã được hoạch định trong đó.
“Quyền lợi chủ quyền” tuyệt đối không
đồng nghĩa với “chủ quyền”. Mỗi từ ngữ trong luật pháp đều có nội hàm và
ý nghĩa pháp luật của bản thân từ đó, tuyệt đối không thể làm lẫn lộn
hoặc thay thế một cách giản đơn. Đó đều là kiến thức pháp luật quốc tế
thông thường. Vì thế Malaixia đã lấy cớ là quyền lợi được “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển” cho phép, chủ trương quy hoạch một số đảo
thuộc quần đảo Nam Sa trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
của họ thành lãnh thổ của họ. Đòi hỏi về loại chủ quyền lãnh thổ như vậy
là cực kỳ hoang đường, cũng là phi pháp. Thử xem xét, nếu cách xác định
như vậy là ổn thì thế giới sẽ ra sao? Và cùng cách suy diễn theo lý lẽ
như vậy thì Trung Quốc cũng chẳng có thể hoạch định những vùng lãnh thổ
của nước khác trong phạm vi 200 hải lý thuộc lãnh thổ Trung Quốc (ít
nhất bao gồm các bãi, đảo phía Nam quần đảo Ryukyu và các bãi đảo phía
Bắc Philippin) vào cả trong phạm vi yêu cầu chủ quyền lãnh thổ của Trung
Quốc (như đảo Đài Loan hoặc đảo Thái Bình) được hay sao?
Còn như vấn đề chồng lấn về phạm vi các
khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đang tồn tại giữa Trung Quốc và
các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền ở Nam Hải thì đòi hỏi thông qua
đàm phán phân định ranh giới vùng biển để giải quyết. Trên thực tế, đây
cũng là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa quyền lợi về khu đặc quyền
kinh tế và quyền lợi về thềm lục địa với quyền lợi mang tính chất lịch
sử. Đường đứt đoạn ở Nam Hải hoàn toàn không phải dựa vào “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển” để vạch ra, mà trong quá trình lịch sử gần
100 năm từ khi bắt đầu xuất hiện cho đên hiện nay, đường đứt đoạn đó đã
từng bước phát triển từ Bắc xuống Nam đến khoảng 4 độ vĩ Bắc. Chủ quyền
mang tính lịch sử là một vấn đề phức tạp về luật quốc tế, “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển” không phủ nhận quyền lợi mang tính lịch sử,
cũng chưa bao giờ quy định quyền lợi mang tinh lịch sử phải được thay
thế bằng khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Sự thực lịch sử là trong
thời gian hàng chục năm sau khi chính thức cong bố đường đứt đoạn ở Nam
Hải, các nước xung quanh và cộng đồng quốc tế không có phản đối gì.
Nói tóm lại, một vấn đề cốt lõi và then
chốt cần phải làm lắng dịu trong vấn đề Nam Hải hiện đang sôi động là:
Chủ trương có quyền lợi ở Nam Hái của tất cả các quốc gia liên quan
tranh chấp Nam Hải có phải đều là hợp pháp? Sự thực không được xem
thường là: Một số nước như Việt Nam và Philippin đang đối kháng với chủ
trương hợp pháp của Trung Quốc bằng chủ trương trái phép; Trong khi đó
Mỹ, nước tự xưng sẵn sàng làm người điều đình tranh chấp Nam Hải, và
Nhạt Bản là hai nước bề ngoài ra vẻ công bằng nhưng thực chất đang cố
tình làm thiên lệch, chỉ trích chủ trương của Trung Quốc về Nam Hải, còn
đối với các nước tranh chấp khác ở Nam Hải như Việt Nam, Philippin và
Malaixia thì họ hầu như bỏ qua tính chất phi pháp trong các hành động
của các nước này về chủ trương quyền lợi ở Nam Hải. Tác giả bài viết này
cho rằng trong khi phán xử về tính hợp pháp trong chủ trương quyền lợi ở
Nam Hải của Trung Quốc, cũng đồng thời phải nhận định chủ trương quyền
lợi của nước tranh chấp khác có hợp pháp hay không, nếu không mà chỉ
phiến diện yêu cầu, thậm chí chỉ trích kiểu này kiểu khác đối với Trung
Quốc thì đó không phải la công bằng, Trung Quốc cũng không thể chấp
nhận.
Vì thế người Trung Quốc tuyệt đối không
được rơi vào chiếc bẫy này tức Trung Quốc không nên chủ động bàn đến
“Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”, không bàn đến căn cứ luật
pháp quốc tê, nghĩ rằng như vậy là Trung Quốc, đã đuối lý phải né tránh.
Từ lâu nay.Trung Quốc một mặt áp dụng chính sách kiềm chế, không làm
nóng vấn đề ở Nam Hải, không muốn nói nhiều, thậm chí là tránh không
nói, nhưng mặt khác cho đến nay khi các nước xung quanh như Philippin
chưa chính thức bắt đầu đàm phán ngoại giao giải quyết vấn đề tranh
chấp, thì dù là các nước đó hay Trung Quốc cũng đều không có nghĩa vụ
đơn phương trình bày toàn diện với cộng đồng quốc tế chủ trương và căn
cứ của mình về quyền lợi ở Nam Hải. Kỳ thực, cho đến nay bản thân
Philippin cũng chưa làm rõ được phạm vi quyền lợi ở Nam Hải mà họ chủ
trương cuối cùng là ở đâu. Từ cuối năm ngoái đến nay Philippin đã nhiều
lần công khai đề xuất phải cùng với các nước ASEAN “phân định vùng tranh
chấp Nam Hải và vùng tranh chấp Philippin”.
Tác giả bài viết cho rằng trong giai
đoạn hiện nay Trung Quốc cơ bản chưa cần thiết, cũng chưa có nghĩa vụ
phải đơn phương trình bày hết tất cả lá bài cuối cùng của mình, chưa cần
thiết công khai toàn diện, phơi bày ra tất cả mọi căn cứ pháp lý của
mình, đó cần phải là những nội dung trên bàn đàm phán. Một số nước không
ngừng nhào nặn hoặc chỉ trích vấn đề mang tính hợp pháp trong chủ
trương về quyền lợi ở Nam Hải của Trung Quốc, kỳ thực là những biểu hiện
giật mình vì chột dạ, dụng ý của họ là nhằm đẩy lệch góc nhìn, chuyển
dịch tiêu điểm mâu thuẫn, nhưng làm như vậy vừa không thể làm thay đổi
được tính chất phi pháp trong chủ trương Nam Hải của họ, cũng vừa không
thể phủ nhận được tính hợp pháp trong chủ trương của Trung Quốc. Trong
khi đó lập trường không nói và ít nói mà Trung Quốc áp dụng cũng tuyệt
đối không có nghĩa là không có cơ sở pháp luật và căn cứ lịch sử. Tục
ngữ Trung Quôc có câu ‘có lý không phải cứ to tiếng’’. Tuy nhiên, để làm
cho những người quan tâm một cách khách quan và thực lòng vấn đề Nam
Hải có thể hiểu được tình hình chân
thực và chuẩn xác, thay đổi và đề phòng
tin đồn thất thiệt cứ thổi lên mãi ngoài người phát ngôn báo chí, Trung
Quốc còn phải tích cực chủ động lợi dụng nhiều kênh, áp dụng nhiều
phương thức tuyên truyền nhiều hơn nữa trước và sau khi một số vấn đề có
thể được nhào nặn trở thành điểm nóng được làm cho vấn đề được nhìn
nhận chân thực hơn. Hiệu quả tuyên truyền tích cực và hướng dẫn dư luận
sẽ tốt hơn nhiều so với bị động đối phó trước những chỉ trích theo dụng ý
riêng.
Nói tóm lại, “Công ước của Liên hợp quốc
về luật biển” không phải là “linh đơn thần dược” để giải quyết mọi vấn
đề tranh chấp biển, mà chỉ là một phần cấu thành của luật pháp quốc tế,
không thể thay thế các quy tắc khác trong luật quốc tế, lại càng không
thể giản đơn đánh đồng “luật quốc tế” với “Công ước của Liên hợp quốc về
luật biển” theo cách đánh tráo khái niệm. Trong phần mở đầu của “Công
ước của Liên hợp quốc về luật biển” cũng có quy định rõ ràng đối với vấn
đề này, cụ thể là “các nước ký kết bản Công ước này xác nhận Công ước
chưa có quy định cụ thể, cần phải tiếp tục lấy các quy tắc và nguyên tắc
trong luật quốc tế nói chung để làm căn cứ chuẩn mực”. “Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển” không phải là căn cứ duy nhất của luật quốc
tế để nhận định hoặc giải quyết vấn đề yêu sách chủ quyền lãnh thổ Nam
Sa, cũng như nhận định hoặc phủ nhận tính hợp pháp trong đường đứt đoạn ở
Nam Hải của Trung Quốc. Những cách nói “cần lấy ‘Công ước của Liên hợp
quốc về luật biển’ làm căn cứ giải quyết vấn đề Nam Hải”, “một số
đảo-bãi thuộc quần đảo Nam Sa đều đã được hoạch định vào khu đặc quyền
của các nước như Malaixia (hoặc: Đều ở trong phạm vi thềm lục địa của
Malaixia), vì thế những đảo- bãi này đã được quy về quyền sở hữu nhà
nước của Malaixia”, “Đường đứt đoạn của Trung Quốc ở Nam Hải không phù
hợp với ‘Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”… là hết sức phiến
diện, thậm chí là sai lầm. Nếu không có dụng ý riêng thì ít nhất cũng là
sự khiếm khuyết trong kiến thức thông thường về luật quốc tế./.
Vụ học viên trốn khỏi TT cai nghiện: Có phân biệt đối xử?
-Vụ học viên trốn khỏi TT cai nghiện: Có phân biệt đối xử?-(Dân
Việt) - Theo ông Vũ Xuân Thái - Giám đốc Trung tâm Giáo dục lao động và
phục hồi sức khỏe Hải Phòng, đến chiều 3.4, đã có 15/96 học viên quay
lại Trung tâm, trong đó có 13 học viên tự quay lại.
Hiện,
Trung tâm tiếp tục về các địa phương và gia đình để vận động học viên
bỏ trốn quay lại Trung tâm. Cơ quan Công an vẫn đang tiếp tục điều tra
làm rõ các đối tượng gây rối để xử lý. Về giải pháp nhằm ngăn chặn tình
trạng này, ông Thái cho biết, Trung tâm sẽ họp rút kinh nghiệm theo chỉ
đạo của UBND TP.Hải Phòng. Tuy nhiên, ông Thái chưa tiết lộ cụ thể giải
pháp cụ thể.
Chiều
3.4, trao đổi với báo chí, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải
Phòng cho biết, do các học viên không phải là tội phạm nên trong trường
hợp một số đối tượng không tự nguyện trở lại thì chỉ có thể áp dụng biện
pháp áp giải về Trung tâm.
Ông Nam cũng xác nhận có việc học viên từ Trung tâm gửi thư cho UBND thành phố phản ánh có sự phân biệt đối xử, chế độ ăn kém ở Trung tâm này… UBND thành phố cũng đã có văn bản yêu cầu Sở LĐTBXH kiểm tra, báo cáo thành phố, khi có kết luận sẽ thông tin.
Mạnh Thắng
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới
-Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới
Lãi
suất cao bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm; doanh nghiệp (DN) phụ
thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Đó là lý do, khi tiền tệ bị siết
lại, DN phá sản hàng loạt.
Cao và kéo dài
Trong
vài năm trở lại đây, lãi suất (LS) cho vay thương mại của hệ thống ngân
hàng (NH) luôn ở mức cao. Đặc biệt, kể từ năm 2011 và quý 1/2012, LS
cho vay thông thường lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so
với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Nhiều doanh nghiệp tỏ ra rụt rè và không dám vay vốn với mức lãi suất
cao nhất nhì thế giới của Việt Nam hiện nay - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Theo
thống kế mới nhất của NHNN, LS cho vay đối với VNĐ trong tháng 3.2011
vẫn tiếp tục đứng ở mức cao. Cụ thể, cho vay sản xuất - kinh doanh dao
động bình quân từ 16,5% đến 20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ
20% đến 25%/năm. Đối với lĩnh vực được khuyến khích và ưu đãi là nông
nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, lãi vay cũng phố biến từ 14,5% đến
16%/năm. Như vậy có thể thấy, tại các NH thương mại cổ phần, mức LS hầu
như không hề giảm.
|
|
|
Với mức lãi suất lên tới trên 20%/năm như hiện nay, Việt Nam đang được xếp vào các nước có lãi suất cho vay cao nhất thế giới
| |
|
TS Lê Xuân Nghĩa
|
|
|
Trao đổi với PV Thanh Niên,
TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền
tệ quốc gia cho biết, với mức LS lên tới trên 20%/năm như hiện nay,
Việt Nam đang được xếp vào các nước có LS cho vay cao nhất thế giới.
Chuyên
gia tài chính NH, cố vấn cao cấp của HĐQT NH BIDV, TS Cấn Văn Lực cũng
nhìn nhận hiếm có quốc gia nào LS cao và duy trì kéo dài như tại Việt
Nam. “Hiện tại, LS cho vay tại Trung Quốc tầm 5%/năm, Indonesia cũng mức
này, còn Singapore thấp hơn. Trung bình của khu vực từ 6 - 8%/năm. Đây
là mức LS cơ bản do NH T.Ư các nước công bố. Nếu so sánh với trần LS huy
động của NHNN Việt Nam là 13%/năm và đầu ra tức lãi cho vay 16%/năm,
thì khoảng cách giữa Việt Nam và các nước cũng đã “một trời một vực”.
Khó giảm
Ngày
13.3, NHNN đã giảm LS cơ bản 1%/năm, ngay lập tức các NH thương mại cổ
phần giảm LS huy động tiền đồng xuống 13%/năm. Thế nhưng LS cho vay đối
với các DN chỉ giảm từ 2 - 4%/năm, vẫn còn ở mức từ 17 - 19%/năm.
TS
Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị DN, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho
rằng: “Nếu như LS huy động các kỳ hạn đúng 13%/năm như quy định, LS huy
động không kỳ hạn ở mức thấp dưới 5%/năm thì LS đầu vào của các NH
khoảng 11%. Như vậy, LS cho vay ở mức 14 - 15%/năm là NH đủ "sở hụi".
Thế nhưng LS cho vay hiện vẫn ở mức 17 - 19%/năm. Nên câu hỏi đặt ra là,
liệu NH có thật sự huy động với LS 13%/năm hay không? Thực tế cho thấy,
ngay sau khi NHNN giảm LS 1%, các NH ồ ạt tung ra các chương trình
khuyến mãi. Khách hàng gửi tiền tham gia chương trình bốc thăm trúng
thưởng ngay (tần suất trúng thưởng 100%), cào trúng thưởng và chương
trình quay số trúng thưởng cuối chương trình với giải đặc biệt từ 1 tỉ
đồng trở lên... Cộng thêm chi phí này, LS huy động thực đã cao hơn 13%.
"NH huy động được 10 đồng phải trích dự trữ bắt buộc, để lại một phần
tiền dự trù thanh khoản, NH phải mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền
này... Số còn lại mới cho vay. Số tiền cho vay này phải gánh cho toàn bộ
chi phí trên, kể cả một phần lợi nhuận. Chi phí huy động tăng cao thì
tất nhiên chi phí đầu ra buộc phải tăng cao" - TS Dương phân tích.
PGS-TS
Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận xét:
“Khi người ta mua giá thấp thì sẽ bán giá thấp, bản thân các NH cũng
muốn triển khai cho vay nếu không thì chết. Tuy nhiên một số NH lách
vượt trần LS là do vấn đề thanh khoản và thị trường chưa mang tính
nghiêm minh. Đó là lý do LS khó giảm”.
Một
nguyên nhân khác khiến LS cho vay vẫn chưa thể giảm được, theo TS Lê
Thẩm Dương do tâm lý "phòng thủ" thanh khoản. Những NH huy động được
tiền thay vì cho DN vay thì lại mang tiền này mua trái phiếu hoặc cho
vay trên thị trường liên NH. Theo số liệu từ NHNN, doanh số giao dịch
trên thị trường liên NH tháng 3 tăng cao hơn so với 2 tháng trước, lên
hơn 660.000 tỉ đồng, trong đó giao dịch qua đêm và 1 tuần lên hơn
508.000 tỉ đồng. Ông Lê Thẩm Dương cho rằng cho vay trên thị trường liên
NH có tài sản thế chấp và nhanh thu hồi vốn vì kỳ hạn ngắn. Điều này
giúp các NH cho vay khi cần có thể đáp ứng được thanh khoản. Chính vì
vậy mà vốn từ NH không chảy vào sản xuất. Hơn nữa các NH hiện nay là NH
cổ phần nên chịu sức ép lợi nhuận từ các cổ đông, trong khi đó tỷ lệ nợ
xấu trong NH ngày càng tăng nên đòi hỏi việc trích lập dự phòng ngày
càng cao. Do đó, biên giữa chi phí huy động và cho vay cao để mang lại
lợi nhuận cao giải quyết các vấn đề trên.
Anh Vũ - Thanh Xuân
-
“Nên thận trọng”--Giới phân tích quốc tế lên tiếng khuyến cáo Việt Nam về việc hạ lãi suất huy động..
Phan Bảo Lâm-11:42 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/3/2012
CPI giảm là do sức mua kém. CPI giảm mà sức mua không đổi thì mới gọi là lạm phát giảm. Cần đặt vấn đề cho rõ ràng.
- Công ty chứng khoán ồ ạt đóng cửa phòng giao dịch (Infonet).- Giảm lãi suất: Bật xi nhan trước khi rẽ (VnEconomy). – Kỳ vọng giảm lãi suất và phép thử thanh khoản ngân hàng (VnEconomy). – Đến lượt ngân hàng ngoại giảm lãi suất cho vay (VnEconomy).- Vàng miếng liên tục tăng giá (VnEconomy).
-
Fitch Ratings: Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam “chưa rõ ràng” (VnEconomy). Kế
hoạch tái cơ cấu ngân hàng mà Chính phủ đang theo đuổi là tích cực cho
hệ thống tài chính của Việt Nam, hãng định mức tính nhiệm Fitch Ratings
vừa đưa ra nhận định.
Tuy
nhiên, hãng này cũng cho rằng, những đề xuất còn chưa thực sự rõ ràng,
cũng như mức độ thiếu chắc chắn trong cam kết và khả năng theo đuổi đến
cùng các đề xuất, sẽ đặt ra những rủi ro không nhỏ trong ngắn hạn và
trung hạn.
Theo
kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch mua
lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, áp dụng các biện pháp nhằm tăng
vốn, đồng thời xem xét sáp nhập các ngân hàng yếu.
Fitch
nhận định, “năng lực vốn yếu, thanh khoản chặt và chất lượng tài sản đi
xuống là vài trong số những điểm đáng lo ngại nhất về hệ thống ngân
hàng của Việt Nam. Bởi thế, những nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết
những vấn đề này được hưởng ứng tích cực”.
Hãng
này cho rằng, hệ thống tài chính nói chung của Việt Nam sẽ được hưởng
lợi từ việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vì tái cơ cấu có thể sẽ làm
giảm nguy cơ mất thanh khoản của những ngân hàng nhỏ.
“Những
ngân hàng nhỏ của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động cho vay
ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nên có thể gây ra sự đứt gãy có
ảnh hưởng rộng đối với hệ thống trong trường hợp những ngân hàng nhỏ này
mất thanh khoản. Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện vẫn
dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và niềm tin vào đồng nội tệ”, thông
cáo đề ngày 7/3 của Fitch được hãng tin Reuters đăng tải có đoạn viết.
Theo
nhận định của Fitch, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có
thể sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Tổ chức này cho rằng, nợ
xấu trong các ngân hàng Việt Nam có thể cao hơn hơn gấp 4 lần nếu tính
theo chuẩn kế toán quốc tế so với tính theo chuẩn của Việt Nam như hiện
nay.
Sự
thiếu vắng một kế hoạch tái cơ cấu chi tiết là điểm khiến các nhà phân
tích của Fitch lo ngại. “Hiện chưa có chi tiết cụ thể nào về thời điểm
Chính phủ có thể khởi động các vụ sáp nhập, quy mô của kế hoạch mua nợ
xấu hay mức giá mà Chính phủ sẽ trả để mua số nợ xấu đó. Không có những
chi tiết này thì không thể cân đong đo đếm được xem các biện pháp tái cơ
cấu ngân hàng sẽ đem lại lợi ích ra sao cho hệ thống”, báo cáo viết.
Ngoài
ra, Fitch cũng quan ngại về việc, cam kết của Chính phủ trong việc theo
đuổi kế hoạch tái cơ cấu và khả năng của Chính phủ hấp thụ số nợ xấu
tại các ngân hàng cũng là những điểm chưa rõ ràng.
Fitch
cho biết, định hạng tín nhiệm dài hạn B+ mà tổ chức này dành cho Việt
Nam phản ánh những rủi ro từ mức lạm phát cao so với tăng trưởng GDP
cũng như nghĩa vụ nợ ở mức cao của các doanh nghiệp quốc doanh và ngân
hàng của Việt Nam. Mặc dù vậy, Fitch đánh giá những biện pháp cải cách
hệ thống tài chính là một bước đi tích cực của Chính phủ và cho rằng,
những bước đi này sẽ có tác động tới cân đối tài chính của Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước được áp dụng cơ chế bắt buộc sáp nhập, mở “room” cho cả ngân hàng ngoại để xỷ lý các ngân hàng yếu kém..
- Giám sát về khai thác khoáng sản (TT).-Chạy đua tìm than-(TBKTSG)
- Thời điểm nhập than số lượng lớn cho hoạt động của các nhà máy nhiệt
điện, chỉ còn ba năm nữa (năm 2015). Chuyện quốc gia đang xuất khẩu năng
lượng như Việt Nam lên các phương án chạy đua với thời gian để mua mỏ,
mua cổ phần hay liên doanh với nước ngoài được xới lên từ vài năm trước
..
Đây
là một trong những nội dung tại Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chấn
chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh
tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).
Một ngư dân Trung Quốc bị bắn chết vì cố tình xâm phạm hải phận?
- -bình tĩnh không phải VN mà là ở Palau, VN chỉ dám đưa tin
Một
ngư dân Trung Quốc thiệt mạng sau khi cảnh sát Cộng hòa Palau nã súng
vào tàu cá của người này. Phía Palua cho rằng, tàu cá xâm phạm hải phận
của họ.
Cảnh
sát biển Palau chỉ nã súng vào động cơ của tàu cá Trung Quốc khi nhận
thấy nó có ý định chống đối, muốn lao thẳng vào xuồng tuần tra của họ,
Phát ngôn viên của Tổng thống là ông Fermín Meriang tiết lộ với trang
tin Pacific Daily News.
"Không
ai nhắm trực tiếp vào chủ tàu cá. Có lẽ một trong những viên đạn nảy từ
động cơ của con tàu ra và văng trúng đùi người ngư dân này", ông
Meriang cho hay. Người ngư dân xấu số, theo ông Meriang, sau đó bị chảy
máu đến chết trước khi được đưa đến bệnh viện.
|
Một cuộc vây bắt tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ nước khác trên biển Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: AFP. |
Ngoài
ra, ông Meriang cũng cho hay, theo cáo trạng của tòa án, 5 ngư dân
Trung Quốc bị buộc tội đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng hải phận đảo
quốc Palau; đồng thời, phạm vào một số tội danh khác.
Sau
đó, cảnh sát Palau còn phát hiện thêm một chiếc tàu cá Trung Quốc khác
lớn hơn được cho là “tàu mẹ” của tàu cá nói trên. Tổng số ngư dân Trung
Quốc bị bắt giữ vì tội đánh bắt thủy sản trái phép trong vụ này lên đến
25 người.
Phi
cơ Cessna mang một phi công Mỹ và hai sĩ quan cảnh sát Palau được phái
đi để truy đuổi theo “tàu mẹ” Trung Quốc trong vụ đụng độ trên mất tích.
Trước
khi mất liên lạc, người phi công của chiếc phi cơ này chỉ kịp thông báo
rằng họ đang cạn nhiên liệu và bị mất phương hướng vào hôm 1/4. Hiện
phía Mỹ cũng giúp tìm kiếm ba người.
Theo
Trung tá Richard Russell, một sĩ quan quân đội đóng tại căn cứ Guam, máy
bay có thể bay lạc gần hòn đảo cực Nam của Cộng hòa Peleliu. Tuy nhiên,
do thiết bị xác định phương hướng của máy bay hỏng nên phi công không
thể báo cáo chính xác.
"Hiện
giờ, chúng tôi đang hy vọng có thể tìm thấy một số mảnh vụn hoặc đầu
mối về nơi chiếc máy bay có thể rơi xuống. Chúng tôi đang xới tung cả
các khu vực có khả năng nhất", ông Russell cho hay.
Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân
của mình, Tổng thống Palau Johnson Toribiong thừa nhận vụ mất tích.
Đồng thời, ông Toribiong cũng tiết lộ danh tính ba người bị mất tích,
trong đó, phi công người Mỹ tên là Frank Ohlinger còn hai sĩ quan người
Palau tên là Earl Decherong và Willy Mays Towai.
"Tôi mong tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho người phi công và hai sĩ quan cảnh sát trẻ tuổi", ông viết.
Tham
gia công cuộc tìm kiếm còn có du thuyền lớn thuộc sở hữu của người đồng
sáng lập Tập đoàn Microsoft Paul Allen, người vừa đến thăm căn cứ Guam
khoảng một tuần trước đây.
Đảo quốc Palau nằm giữa Thái Bình Dương, cách Philippines khoảng 800 km về phía Đông.
SGTT.VN
- Đập Sông Tranh 2 bị rò rỉ (chính xác hơn là bị nứt) do đâu? Nếu là do
các khe nhiệt thì nó đã phải xảy ra ít ngày sau khi tích nước, bởi áp
lực nước từ hồ vào thành đập không nhỏ mà chiều dày đập lại không quá
dăm chục mét. Một nguyên nhân khác chúng tôi muốn lưu ý trong vụ việc
này: động đất. Nếu động đất xảy ra ở khu vực này mạnh như cuối tháng
11.2011 thì đập Sông Tranh 2 sẽ khó đứng vững.
Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ
-Công trình Trạm y tế phường Quang Trung xây xong chỉ để… cho thuê.
Cuộc hành trình tìm công lí vắt qua hai thế kỉ được khá nhiều cơ quan
giải quyết, thậm chí Chính phủ trực tiếp tổ chức đối thoại và chỉ đạo
giải quyết, mà vẫn chưa đòi lại được 819 m2 đất hợp pháp tại 202 Quang
Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội bị chiếm đoạt; gia đình phải lập hẳn
website (trang tin điện tử) để chuyển tải thông tin vụ việc, nhưng rồi
việc giải quyết vẫn chưa đến đâu.
Đó là những gì gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp phải gánh chịu suốt 50
năm ròng. Trong khi diện tích đất nói trên đang có khiếu nại, được Quốc
hội phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009, UBND quận Hà Đông lại gấp rút
cho xây dựng trường Mầm non và Trạm y tế của phường Quang Trung, mà
không cần giấy phép, bất chấp chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Để rồi, công
trình xây xong chỉ để cho thuê…
Về nguồn gốc thửa đất, tài liệu có trong hồ sơ thể hiện, ngày
11-4-1942, ông Nguyễn Xuân Phụng, người làng La Khê, phủ Hoài Đức lập
văn tự bán cho ông Nguyễn Hưng Anh 819 m2 đất tại thị xã Hà Đông (nay là
số 202 Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Văn tự ghi rõ rằng:
"Nguyên tôi có số đất ở địa phận Thị xã tỉnh Hà Đông, số thửa đất 19, số
tờ bản đồ 19, diện tích 819 m2… Nay tôi đem số đất trên bán đứt cho tên
Nguyễn Hưng Anh…". Văn tự được chứng thực bởi Trưởng phố Đông Cầu, kí
tên đóng dấu. Năm 1957, bộ phận địa chính thuộc Ty Tài chính tỉnh Hà
Đông cấp trích lục sổ địa chính và điền bộ diện tích đất này cho gia
đình ông Nguyễn Hưng Anh, do ông Nguyễn Hưng Anh đứng tên chủ sở hữu.
Như vậy, thửa đất nói trên của gia đình ông Nguyễn Hưng Anh không hề bị
điều chỉnh bởi Luật Cải cách ruộng đất.Trước năm 1954, vùng này bị quân
Pháp lập vành đai trắng để bảo vệ thị xã Hà Đông. Sau tháng 10 năm 1954,
gia đình hồi cư và tiếp tục phục hóa thửa đất này để trồng hoa màu sinh
sống. Sự thật này được hàng chục người trong khu phố chứng thực, trong
đó có bà Ngọ khi còn công tác tại VKSND thị xã Hà Đông cũng kí giấy xác
nhận. Năm 1961, bà Tạ Thị Liên (vợ ông Nguyễn Hưng Anh) bị ngã xuống hố
vôi, phải đi điều trị dài ngày. Các con lớn của bà đã lên đường chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp và liệt sĩ
Nguyễn Hưng Thái, các con ở nhà đều còn nhỏ không trông nom được. Lợi
dụng hoàn cảnh này, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề lập tức lấn chiếm để
làm bãi xếp gỗ. Khi ở bệnh viện về, bà Liên thấy vậy đòi lại đất, nhưng
HTX cố tình không trả. Tuy nhiên, ông Đinh Văn Ly, Phó Chủ nhiệm HTX mộc
Quyết Tiến thời kì ấy đã phải kí giấy xác nhận có mượn đất của gia đình
bà Liên. Điều này chứng minh thửa đất 819 m2 của gia đình ông Anh - bà
Liên không thuộc diện đất vắng chủ, không bị điều chỉnh bởi Thông tư
73-TTg ngày 7-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù ông Nguyễn Hưng Anh
đã đi vào Nam sinh sống.
Trong khi đó, HTX mộc Quyết Tiến được một số người có chức sắc bênh che,
nên chây ỳ không chịu trả đất, buộc gia đình bà Liên phải quyết liệt
đấu tranh, đòi đất ròng rã hơn chục năm trời. Mãi đến ngày 26-3-1974,
HTX mộc Quyết Tiến kí giấy mời bà Liên đến nhận 420 đồng, gọi là tiền
mua đất của bà Liên từ năm 1960 chưa thanh toán. Lẽ đương nhiên, bà Liên
không bán đất nên kiên quyết không đến nhận tiền, mà khởi kiện ra tòa
để đòi lại đất. Ngày 31-10-1975, TAND thị xã Hà Đông xét xử, ra bản án
số 05 cho HTX mộc Quyết Tiến được quyền mua thửa đất này. Bà Liên chống
án, ngày 10-8-1976 TAND tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) xử phúc thẩm, cho rằng án
sơ thẩm xử trái Thông tư 73-TTg nên hủy án sơ thẩm, giao cho UBND thị xã
Hà Đông giải quyết theo thẩm quyền. Chính cách xử lí lắt léo đó đã đẩy
gia đình vào hành trình theo đuổi vụ kiện đến nay là 50 năm.
Năm 1991, HTX mộc Quyết Tiến giải thể, gia đình ông Anh - bà Liên tạm
thời lấy lại được đất, xây nhà ở và trồng cây, đào ao cá để sinh sống.
Đột nhiên, ngày 8-11-1995, UBND tỉnh Hà Tây (cũ), do ông Đỗ Thanh Quang,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hàng trăm người, cùng nhiều xe cơ giới
đến đưa bà Tạ Thị Liên đi, đuổi mọi người ra đường để cưỡng chế, thu hồi
toàn bộ 819 m2 đất hợp pháp của gia đình ông Anh - bà Liên, để giao cho
Tổng Cty Sông Đà sử dụng.
Ngày 8-10-2000, Thủ tướng Chính phủ triệu tập Hội nghị để giải quyết vụ
việc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng ở Trung ương và
tỉnh Hà Tây. Tại Hội nghị này, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Công Tạn đã kết luận: "… Chính quyền không trả mảnh đất 819 m2 cũng
được, nhưng phải trả chỗ khác đúng mức ấy…". Phải sau 2 năm, UBND tỉnh
Hà Tây mới cấp cho gia đình 250 m2 ở khu tái định cư, với hình thức thực
hiện chính sách đối với gia đình liệt sĩ không có chỗ ở. Gia đình liên
tục khiếu nại vì cho rằng vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng, được
Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện xem xét. Thế nhưng, ngày 23-8-2010 Ban
Dân nguyện có Báo cáo số 218, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)
thống nhất không trả lại 819 m2 đất cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng
Tiệp.
Điều đáng nói là, bản Báo cáo số 218 do ông Trần Thế Vượng và ông Bùi
Nguyên Súy (Trưởng, Phó Ban Dân nguyện) lập ra có nhiều điểm cắt xén,
thậm chí xuyên tạc sự thật, khiến UBTVQH hiểu sai bản chất sự việc. Đơn
cử như Báo cáo số 218 cho rằng thửa đất 819 m2 của ông Nguyễn Hưng Anh
là đất ruộng ở làng La Khê, thị xã Hà Đông, trong khi thực tế thời kì ấy
làng La Khê thuộc phủ Hoài Đức, không thuộc thị xã Hà Đông. Đây là chi
tiết rất dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 nằm trong khối tài sản bị
Nhà nước trưng mua của cụ Nguyễn Hưng Chức (bố đẻ ông Nguyễn Hưng Anh),
do cụ Chức bị quy thành phần địa chủ. Tại Báo cáo ngày 17-2-2000 của
Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: "Trong cải cách ruộng đất, ông Nguyễn
Hưng Chức bố đẻ của ông Nguyễn Hưng Anh là địa chủ nên Nhà nước đã trưng
mua tài sản của ông Chức ở quê tổng giá trị 3.599 kg thóc, trong đó có 2
mẫu 6 sào ruộng ở La Phù. Thửa đất số 19 của ông Nguyễn Hưng Anh không
nằm trong số này…". Báo cáo của Ban Dân nguyện còn cho rằng, gia đình bà
Liên không khai báo, không sử dụng đất và không nộp thuế cho Nhà nước.
Tình tiết này lại dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 thuộc diện vắng
chủ, trong khi sự thật không phải như vậy.
Một tình tiết rất quan trọng mà bản Báo cáo không đề cập đến, đó là việc
HTX mộc Quyết Tiến mời bà Liên đến nhận 420 đồng là khoản tiền mua đất
năm 1960 chưa thanh toán xong, nhưng bà Liên không chấp nhận bán. Với
những sự kiện cụ thể này, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng HTX mộc Quyết
Tiến chưa bao giờ được cấp có thẩm quyền giao cho sử dụng 819 m2 đất nói
trên. Tại Thông báo số 13 của tỉnh Hà Sơn Bình và Báo cáo của Văn phòng
Chính phủ đã ghi nhận: "Từ 1961, do bà Liên bị tai nạn đi viện lâu
ngày, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề với đất của bà Liên đã để nhờ gỗ, sau
đó không trả và đã xin mua đất này nhưng bà Liên không bán. Vì vậy mảnh
đất của bà Liên không liên quan gì đến việc thực hiện chính sách Hợp
tác hóa"…
Tiếc rằng Ban Dân nguyện của Quốc hội đã không đưa những tình tiết này
vào bản Báo cáo, dẫn đến việc UBTVQH ra kết luận giải quyết không đúng
với gia đình ông Nguyễn Hưng Anh. Trong khi vụ việc chưa được giải quyết
dứt điểm, Quốc hội đã phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009 UBND quận
Hà Đông gấp rút cho xây dựng công trình Trường Mầm non và Trạm y tế
phường Quang Trung. Điều đáng nói là, việc xây dựng hai công trình trên
không có giấy phép xây dựng. Trong Văn bản số 1661/UBND - TNMT ngày
7-12-2009 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình kí, gửi UBND quận
Hà Đông có đoạn: "UBND TP có ý kiến chỉ đạo như sau: 1. Yêu cầu quận Hà
Đông tạm dừng việc thi công công trình Trường Mầm non và Trạm y tế của
UBND phường Quang Trung cho đến khi công trình được cấp giấy phép theo
quy định hiện hành…". Thế nhưng ý kiến chỉ đạo này của UBND TP Hà Nội
cũng bị UBND quận Hà Đông bỏ qua. Kết quả, công trình hiện đã xây xong,
nhưng chỉ để cho thuê, trong khi việc khiếu kiện của gia đình có 2 liệt
sĩ kéo dài 50 năm chưa được giải quyết dứt điểm. Và, nỗi oan ức vắt qua
hai thế kỉ của gia đình liệt sĩ vẫn còn tiếp diễn, không biết đến bao
giờ mới chấm dứt?!
Hoàng Kim
-Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ
- Quận Hà Đông (TP Hà Nội): Có nên xây dựng trên mảnh đất gia đình liệt sĩ đang khiếu nại ?
Phó trưởng CA phường bị tố đánh vỡ đầu dân vì không đội mũ bảo hiểm
Mafiovi: .Hãy tin ta đi: chỉ nhìn cái cổ áo đó, đã thấy ta đúng: Âu-Lạc đã không tiến hóa suốt ngàn năm và không thể tiến hóa.
- Phó trưởng CA phường bị tố đánh vỡ đầu dân vì không đội mũ bảo hiểm
(GDVN)
- Sự việc xảy ra vào khoảng 9h 10 sáng nay, ngày 4/3 tại ngõ 521 đường
Lĩnh Nam (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo
những người dân chứng kiến sự việc và bị hại là anh Dương Văn Bắc (SN
1965, trú tại tổ 20 phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì vào
thời điểm trên, khi anh Bắc đang điều khiển xe máy mang BKS 29N9-3920 về
nhà, tới đoạn ngõ 527 thì một người mặc sắc phục cảnh sát ra chặn đầu
xe. Người mặc sắc phục này đã dùng gậy gỗ vụt vào trán khiến anh Bắc bị
choáng, dẫn tới đâm vào góc tường nhà đầu ngõ 527.
|
Anh Bắc đang làm việc với cán bộ CA ngay tại hiện trường xảy ra sự việc. |
Hậu
quả khiến anh Bắc bị chảy máu rất nhiều ở trán, chiếc xe bị vỡ gương
chiếu hậu. Ngay sau đó, anh Bắc bị choáng và ngã ra đường. Người dân
chạy lại đỡ anh dậy và đề nghị người mặc sắc phục cảnh sát đưa anh Bắc
đi cấp cứu.
|
Anh Bắc với vết thương trên trán do bị ông Lâm đánh. (Ảnh NP) |
Theo
ông Nguyễn Văn Đắc – một người chứng kiến sự việc cho hay, sau khi bị
ngã, máu chảy nhiều, anh Bắc đã đứng dậy và nói với viên cảnh sát: “sao
anh lại đánh tôi, anh dừng xe thì tôi phải đi từ từ rồi dừng lại, sao
anh lại vụt vào đầu tôi? Rồi sau đó anh Bắc dùng tay dính đầy máu của
mình đẩy anh công an ra”- Ông Đắc kể lại.
|
Chiếc xe máy của anh Bắc vẫn dựng nguyên tại hiện trường. (Ảnh NP) |
"Không
những không đưa anh Bắc đi cấp cứu, người này còn nói rất thiếu trách
nhiệm: nó không chết đâu mà đi cấp cứu, “nó đâm vào nó chịu” – anh
Nguyễn Văn Tuấn(ở ngõ 527, đường Lĩnh Nam) nói. Nhiều nhân chứng tái
khẳng định chi tiết này.
Sự việc xảy ra khiến rất đông người dân bức xúc kéo tới đây phản đối, yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ công an liên quan.
Theo
thông tin chúng tôi có được, viên cảnh sát mặc cảnh phục mang quân hàm
trung tá mang tên Trần Bảo Lâm, đang là Phó công an phường Trần Phú
(quận Hoàng Mai).
Cảnh sát bị dân đánh phải đi viện kiểm tra! (?)
Để
có thông tin khách quan, PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tìm đến
trụ sở CA phường Trần Phú xác minh sự việc. Tại đây, ông Nguyễn Công
Thơm – Trung tá, Trưởng CA phường Trần Phú xác nhận ông Lâm là Phó công
an phường Trần Phú.
Tại
đây, trao đổi với phóng viên, ông Lâm cho rằng mình không vụt vào đầu
anh Bắc mà do anh ta tự đâm vào tưởng sau đó đập đầu vào cửa sổ nhà dân.
|
Ông Lâm tại hiện trường. |
Việc
anh Bắc bị dừng xe là do anh Bắc điều khiển xe máy nhưng không đội mũ
bảo hiểm. Cũng theo ông Lâm, sau khi anh Bắc bị ngã, anh đã đứng dậy
cùng những người dân lao vào đánh ông vào cổ, gáy…(?) Vì vậy ông bị
thương ở vùng cổ và bị chảy máu. Tuy nhiên, khi chúng tôi quan sát và
chụp lại hình ảnh thì không hề thấy cổ ông Lâm có vết thương hở nào có
thể dẫn đến cháy máu. Mà theo ông Đắc, vết máu dính trên cơ thể ông Lâm
là do khi anh Bắc đẩy ông ra đã khiến máu dính trên cổ ông…
Ông Lâm vừa nói vừa tỏ ra mệt mỏi. Sau khi trả lời phóng viên được chừng 3-5 phút, ông đứng dậy đi “kiểm tra sức khỏe”.
|
Ông Lâm tại trụ sở CA phường Trần Phú. (Ảnh NP) |
Đến
hơn 12h trưa cùng ngày, tức là cách thời điểm xảy ra sự việc đã được 3
tiếng đồng hồ, vị trung tá CA này đi BV Thanh Nhàn kiểm tra.
Gần 13h cùng ngày, việc lấy lời khai, lập biên bản đối với anh Bắc đã
được CA phường Lĩnh Nam tiến hành xong tại hiện trường và đưa anh đi
khám thương. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ sự việc.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
- - Đại gia bất động sản bị tố đánh con gái trật xương cổ (Dân Việt).
Nghi án công an xã đánh cặp vợ chồng trọng thương
Dùng bình xịt hơi cay tấn công công an
Bị giữ xe gian, nhóm côn đồ lên kế hoạch trả thù công an
Gây án xong, chờ công an “giải cứu”!
Cho thôi việc trưởng công an xã say rượu bắn người
Bắt Phó chủ tịch và hai Phó công an xã lén bán tang vật
Nam thanh niên chết tại trụ sở Công an là tên ăn trộm vàng?
"Nôn nóng bắt cướp", công an bắt oan, đánh người thương tích
Fitch Ratings: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số chính thức
-Fitch Ratings: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số chính thức
(DVT.vn) - Theo Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,8% được công bố trước
đó.
Theo báo cáo của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu thực
sự của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao hơn tới 4 lần
so với con số chính thức 3,3% được công bố trước đó. Tổ
chức này cũng cảnh báo chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể xấu
hơn và khả năng hấp thụ các khoản nợ xấu của Chính phủ là không rõ ràng.
Các chuyên gia nước ngoài nhận định, hiện tại nợ xấu của các ngân hàng
là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng nhưng sẽ được cải thiện
nếu các ngân hàng chấp thuận tiếp nhận nguồn vốn từ nước ngoài.
Chính phủ đã hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng
trong nước để đảm bảo sự bền vững khi giới hạn tốc độ tăng trưởng dưới
20% trong năm 2011, giảm từ mức 23% của năm trước đó và tiếp tục hạ
nhiệt xuống 15% trong năm 2012.
Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là với một số lĩnh vực không
khuyến khích đầu tư đã bước đầu có nhiều kết quả tích cực như giúp kiềm
chế tốc độ tăng lạm phát, khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và ổn
định giá trị đồng nội tệ trong những tháng vừa qua.
Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn 6 ngân hàng có tình hình tín dụng yếu kém,
chiếm khoảng 6% thị phần toàn hệ thống ngân hàng và đang được Ngân hàng
Nhà nước ráo riết chỉ đạo phương án tái cấu trúc hoặc sáp nhập để đảm
bảo khả năng tài chính.
Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng theo số liệu công bố chính thức năm 2011
Đỗ Hà
Theo Bloomberg
-
Mô hình kinh tế Việt Nam rất không bền vững (VOV).-Tìm nguyên nhân bất ổn kinh tế vĩ mô-(TBKTSG
Online) - Hàng loạt các yếu kém nội tại gây bất ổn kinh tế vĩ mô kéo
dài tiếp tục được các nhà kinh tế thảo luận tại tọa đàm: Hướng tới một
khuôn khổ chính sách kinh tế cho Việt Nam trong trung và dài hạn tổ chức
sáng 21-3.- Việt Nam thuê tư vấn cải thiện xếp hạng tín nhiệm (VnEconomy).- Cần “mổ xẻ” DNNN để an lòng dân (Bee).- Thà đau một lần để có tương lai bền vững (TBKTSG)
.- Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại (VEF)- Không nên vội vàng giảm lãi suất (TBKTSG).- Vay vốn ngân hàng: Cơ hội ở… kỳ hạn (VnEconomy).- Vàng tăng trở lại sau hai ngày giảm mạnh (TP). - Nhà đầu tư ‘chết’ trên sàn vàng chui (VNE).--Có nên cho phép mở casino? (TBKTSG
Online) - Casino (sòng bạc), rộng hơn là các hình thức cá cược như xổ
số, cá độ bóng đá, cá cược đua ngựa, đua chó, vui chơi có thưởng... là
loại hình kinh doanh giải trí khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Gần đây, vấn Thu hồi rạp Bắc Đô (Hà Nội): Ém nhẹm thông tin, đối tác ăn trái đắng
(Dân
trí) – Do đối tác ém nhẹm thông tin rạp Bắc Đô (số 39 Hàng Giấy, quận
Hoàn Kiếm) sẽ bị Thành phố thu hồi nên một doanh nghiệp đã “sập bẫy” bỏ
ra nhiều tỷ đồng hợp tác đầu tư kinh doanh nay trở thành tay trắng.
- Sửa thuế thu nhập: ‘Lo luật không theo kịp giá’ (VNE).- Ngân hàng quốc doanh được yêu cầu giảm lãi suất (VnEconomy). - Yêu cầu 5 ngân hàng lớn tiết giảm 5-10% chi phí (TTXVN). - - Tổ hợp bô xít nhôm chậm tiến độ hồ chứa bùn đỏ (Bee).----Không có xe chở tiền, 40 chi nhánh ngân hàng không thể hoạt động (SGTT).- Bùng nổ mua, bán dự án địa ốc thời khủng hoảng (VnEconomy).
-
Tiêu dùng ôtô: Trong thảm, ngoài nản (VnEconomy).- ‘Không nơi nào ôtô mất nhiều phí như Việt Nam!’ (VNN). - Phí lưu hành phương tiện: Đổi tên, không đổi mức thu (TQ). - ‘Bị thu phí, dân sẽ buộc phải chọn phương tiện’ (VNN). - “Loạn” phí giao thông, vì sao? (kỳ 3) (TT). - Sau thu phí, sẽ cấm hẳn xe máy? (VTC).- Thu phí phương tiện cá nhân: Sẽ lấy ý kiến người dân (TP). - “Áp thu phí ngay lập tức là ép chúng tôi chết” (DT). - Phí phương tiện “bóp” chết doanh nghiệp vận tải? (VTC). - Nên thu quỹ bảo trì đường bộ khi nào? (TBKTSG). - Bộ Giao thông giải trình về phí hạn chế xe cá nhân (VNE). - Doanh nghiệp vận tải “kêu” không đủ tiền nộp… “thuế đường” (VnMedia).
- Một mình ngân hàng không thể chống rửa tiền (VNN).- GS.TSKH Nguyễn Mại: Không nên tận thu (TT). - Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu? (TT).- Quốc hội Hy Lạp đồng ý thỏa thuận cứu nguy – (VOA).- Giá xăng dầu tăng khiến Tổng thống Mỹ phải du hành miền Tây – (VOA).- Mức nhà bán tại Mỹ gia tăng – (VOA).- Bồ Đào Nha rúng động vì biểu tình chống “thắt lưng buộc bụng” (DVT/AFFP).
- Việt Nam nợ nước ngoài 50 tỷ USD, không có nợ xấu (VOV).
-Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu -(Tamnhin.net)
- Trước một số ý kiến cho rằng, tỷ lệ nợ quốc gia của Việt Nam so với
GDP hiện nay đang ở mức cao, Bộ Tài chính khẳng định chỉ số nợ của Việt
Nam hiện ở mức trung bình và nằm trong phạm vi an toàn. Trong cơ cấu nợ
của Việt Nam, chủ yếu là nợ vay dài hạn và lãi suất ưu đãi.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ
nước ngoài của quốc gia ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng, bằng
41,5% GDP năm 2011. Đây là mức nằm trong phạm vi giới hạn an toàn. Bởi,
theo Nghị quyết của Quốc hội, kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65%
GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP.
Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế
như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các tổ chức
này nhận định, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và
không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs).
Nếu xét về khía cạnh bền vững nợ cho
thấy, nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ yếu trong cơ cấu nợ của
Việt Nam. Trong tổng số nợ của nước ta, số vốn vay ODA chiếm 75% và phần
lớn số vốn này có lãi suất thấp.
Một thí dụ điển hình là khoản vay của
WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là
0,75%/năm. Khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có thời hạn
30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm. Các khoản vay của Nhật Bản có
thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.
Hiện nay, các khoản nợ đến hạn cả
trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu.
Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn vay trong và ngoài nước đã có sự thay đổi
theo hướng tỷ trọng nợ nước ngoài giảm và tỷ trọng nợ trong nước tăng
lên. Đây cũng là xu hướng chuyển đổi cơ cấu vay nợ nước ngoài sang vay
nợ trong nước của các nước đang phát triển, nhằm giảm dần sự phụ thuộc
vào nợ nước ngoài của quốc gia.
So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm BB, chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình.
Triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát nợ công
Nhằm thực hiện các mục tiêu về giới
hạn an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công được Quốc hội thông qua như
đã nói ở trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính
đang thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nợ công. Cụ thể là tổ chức
thực hiện thanh toán trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để
phát sinh nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế.
Việc huy động các nguồn vốn vay của
Chính phủ sẽ được thực hiện trên cơ sở tiến độ giải ngân, tránh đọng
vốn, tăng chi phí trả lãi, đồng thời không gây nên tình trạng gia tăng
áp lực cho thị trường.
Tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ
việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
đảm bảo hiệu quả cao. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay ưu đãi nước ngoài
của Chính phủ, bảo lãnh Chính phủ theo hướng không mở rộng diện, gắn
với hiệu quả sử dụng vốn, trả được nợ vay và giảm bao cấp từ ngân sách
nhà nước.
Rà soát lại, theo dõi, giám sát chặt
chẽ việc xây dựng và điều chỉnh các chương trình tín dụng, tín dụng
chính sách để giảm mức độ phụ thuộc quá lớn đối với nguồn vốn huy động
từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Chú trọng công tác quản
lý rủi ro đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi
suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động để hạn chế tới
mức thấp nhất chi phí vay và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nâng
cao uy tín quốc gia và xây dựng đề án nâng cao hệ số xếp hạng tín nhiệm
quốc gia để góp phần giảm chi phí vay của chính phủ và doanh nghiệp.
Tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm
toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay
đặc biệt là các doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, trả được nợ.
PV (tổng hợp)- -Theo:Nợ công Việt Nam: Không có nợ xấu
-Tuần sau xét xử vụ Vinashin- Đại gia Việt vung tiền mua khách sạn, resort ngoại(VEF.VN)
- Hàng loạt dự án khách sạn sang, các khu du lịch. Resort nổi tiếng của
các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại Việt Nam đang được các nhà đầu
tư trong nước mua lại.
Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam
Hình: AP- Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam
Ngoại
trưởng Clinton và các giới chức cao cấp khác đã khẳng định tiến bộ về
nhân quyền là điều cần thiết để xây dựng quan hệ mật thiết giữa 2 nước
Kể
từ khi bình thường hóa bang giao năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở
rộng đáng kể tầm cỡ của mối quan hệ trong nhiều lãnh vực gồm thương mại,
an ninh, môi trường, y tế và hợp tác cấp vùng. Tuy nhiên tiến bộ trong
vấn đề nhân quyền tiếp tục trì chậm ở quốc gia đông nam Á này.
Những luật lệ lời lẽ mơ hồ được thông qua gọi là để bảo vệ an ninh quốc
gia vẫn được dùng để hăm dọa, và trong nhiều trường hợp, để tống giam
những nhà hoạt động chính trị và tôn giáo bằng phương cách ôn hòa.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và các giới chức cao cấp khác của Hoa Kỳ đã
khẳng định rõ là tiến bộ về nhân quyền là điều cần thiết để xây dựng
những quan hệ mật thiết hơn giữa hai quốc gia.
Trong một trong những vụ vi phạm nhân quyền mới nhất, Mục sư của một hội
thánh Tin lành bị đặt ra ngoài vòng pháp luật đã bị kết án 11 năm tù vì
bị cho là gieo rắc chia rẽ giữa chính phủ cộng sản Việt Nam và nhân
dân.
Mục sư Nguyễn Công Chính 43 tuổi, đã bị khép tội phá hoại chính sách
đoàn kết của chính phủ tại phiên xử ông trong tỉnh Gia Lai ở cao nguyên
Trung phần.
Chính phủ Việt Nam vẫn siết chặt kiểm soát ở nhiều lãnh vực của xã hội
dân sự và không chấp nhận những nỗ lực thiết lập một môi trường chính
trị dung chấp hơn.
Tòa khép mục sư Chính vào tội danh chủ mưu và phát tán các tài liệu bị
coi là lăng mạ nhà cầm quyền. Các công tố viên cũng nói ông cộng tác với
“các nhóm phản động” và xúi giục dân thiểu số phạm những hành vi sai
trái.
Hoa Kỳ hết sức lo ngại về vụ bắt giữ, kết tội và khép án tù Mục sư
Chính. Vụ án này phản ánh tình trạng nhân quyền suy thoái trầm trọng hơn
tại Việt Nam.
Hoa Kỳ đòi Việt Nam công bố mọi sự thật trong vụ án này vì lợi ích của tính minh bạch và trách nhiệm của tư pháp.
Nếu bang giao giữa hai quốc gia được xây dựng trên tiến bộ đáng kể mà
đôi bên đã đạt được trong các quan hệ song phương, cải thiện và có mức
độ tôn trọng nhân quyền lớn hơn ở Việt nam là điều cần thiết.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam cho phép các công dân của họ hành xử những quyền làm người được quốc tế công nhận.
-
Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam – (VOA). -- ‘Thủ lĩnh’ Công án Bia Sơn đối diện án tử hình – (BBC).- Vietnam Reaffirms Policy On Human Rights (Bernama).
-
– Gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị cưỡng chế – (RFA). “Ông
Trần Minh Thái, trưởng đoàn thanh tra nói với tôi là: ‘tôi đồng ý với
anh là chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia
công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Nhưng chúng tôi không
trực tiếp áp dụng công ước quốc tế đó vào sinh hoạt của người dân’.” – Phản ứng tập thể của người dân – (RFA).
Đầu tư vàng thua lỗ, khách 'vây' ngân hàngCho
rằng thua lỗ hàng chục tỷ đồng khi chơi 'vàng ngoài sàn' do lỗi của
ngân hàng Eximbank, nhưng bị tòa án TP HCM xử thua kiện, hôm 3/4, hơn
chục người đã căng băng rôn trước trụ sở nhà băng này phản đối.
>Bùng nổ đầu tư vàng 'chui'
Chính thức ban hành Nghị định về quản lý kinh doanh vàng: Cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
-“Giữ hộ” vàng và trả lợi tức là một hình thức lách quy định của Ngân hàng Nhà nước -Chính thức ban hành Nghị định về quản lý kinh doanh vàng: Cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
Sau
khoảng vài chục lần dự thảo, cuối cùng nghị định về quản lý hoạt động
kinh doanh vàng cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày
3/4/2012.
Như
nội dung dự thảo công bố trước đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ
chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật, được
ghi rõ trong Nghị định số 24/2012/NĐ-CP vừa ban hành.
Nghị
định này cũng giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ
thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định.
Điểm
thu hút sự chú ý dư luận thời gian qua cũng như ảnh hưởng đến nhiều
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng là các quy định về vàng miếng.
Nghị định trên chính thức quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng
miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản
xuất vàng miếng.
Hoạt
động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện
tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp
giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Doanh
nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua,
bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 5 điều kiện: là doanh nghiệp thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở
lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng
từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500
triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của
cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ
3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Với
các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh
doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: có vốn điều lệ từ
3.000 tỷ đồng trở lên; có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; có mạng
lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trở lên.
Với
các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Ngân hàng Nhà nước
sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi
đáp ứng đủ 2 điều kiện: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm, cơ sở vật chất và các
trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức,
mỹ nghệ.
Theo
Nghị định, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng
trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thực hiện việc xuất
khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng
miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo
quy định và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có
giấy phép khai thác vàng theo quy định.
Ngân
hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản
xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh
nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với
nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép tạm nhập vàng nguyên
liệu để tái xuất sản phẩm.
Việc
xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy
hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được
thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
Cũng
theo quy định tại nghị định này, Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng
miếng vào dự trữ ngoại hối nhà nước. Cơ quan này thực hiện can thiệp,
bình ổn thị trường vàng qua biện pháp xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu;
tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng qua các hạn mức phù hợp từng
thời kỳ; thực hiện mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ
chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị
định cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm các quy định của pháp
luật trong hoạt động kinh doanh vàng với các điểm đáng chú ý.
Đó
là hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp; hoạt động kinh doanh
mua, bán vàng miếng, xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy
phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Các
cá nhân mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh vượt mức quy định không
có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cũng là hành vi vi phạm. Đặc
biệt, sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán theo Nghị định là vi phạm
pháp luật…
Nghị
định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012. Dự kiến Ngân hàng
Nhà nước cũng sẽ có thông tin, hướng dẫn và triển khai cụ thể nội dung
nghị định này.
Hun Sen nổi giận trước tin Asean chia rẽ
- Hun Sen nổi giận trước tin Asean chia rẽ
Hun Sen bác bỏ Campuchia chịu áp lực của Trung Quốc về Biển Đông
Thủ
tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo
bế mạc hội nghị thượng đỉnh Asean tại thủ đô Phnom Penh của nước này.
Ông
bác bỏ thông tin cho rằng Asean đã bị chia rẽ về cách tiến hành các
cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại Biển Đông (COC).
Ông cũng phủ nhận Campuchia, với tư cách chủ nhà, đã cố tìm cách đưa
vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình chính thức.
“Có
lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Asean này đã
có sự khác biệt về quan điểm giữa Asean và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ
sai lầm,” ông nói và cho biết tất cả các bên đều cam kết giải quyết các
tranh chấp một cách hòa bình.
“Điều
làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép.
Campuchia là chủ tịch Asean và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình,”
ông nói thông qua phiên dịch viên.
‘Bất đồng sâu sắc’
Trước
đó, trong thông cáo chung của hội nghị, lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á
đã cam kết đẩy mạnh các nỗ lực giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông với Trung Quốc.
Thông cáo này được đưa ra khi Hội nghị thượng đỉnh Asean bế mạc hôm thứ Tư ngày 4/4.
Lãnh
đạo 10 nước Asean ‘tái khẳng định tầm quan trọng’của Tuyên bố về cách
ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC và cam kết thúc đẩy hòa bình và
hiểu biết lẫn nhau tại vùng biển tranh chấp.
Philippines đã thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Asean ở Phnom Penh
“Chúng
tôi nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực
thi một cách đầy đủ và có hiệu quả DOC dựa trên những quy tắc hướng dẫn
thực hiện,” thông cáo chung viết.
Tuy
nhiên, theo các nhà phân tích thì những ngôn từ như thế cũng từng được
sử dụng trong thông cáo bế mạc Thượng đỉnh Asean hồi năm ngoái và các
năm trước đó. Điều này thể hiện sự bế tắc trong vấn đề tranh chấp với
Trung Quốc.
“Đây
là một thông cáo yếu nhưng có thể hiểu được khi chúng ta biết rằng
Asean không thể tìm được tiếng nói chung về Biển Đông,” Pavin
Chachavalpongpun, một nhà ngoại giao Thái Lan đã nghỉ hưu và hiện đang
là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói với hãng
tin AFP.
Chủ
tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm Campuchia ngay trước thềm
Thượng đỉnh Asean – một động thái mà nhiều nhà quan sát cho rằng là gây
áp lực đối với Phnom Penh để nước này sử dụng vai trò chủ tịch Asean của
mình để làm chậm lại các cuộc đàm phán về Biển Đông.
Ngoại
trưởng Philippines Ablert del Rosario cho biết đã có ‘bất đồng sâu sắc’
tại phiên họp hôm thứ Ba ngày 3/4 về việc liệu có nên mời Trung Quốc
tham gia vào soạn thảo COC hay không.
Campuchia
rất muốn đưa Trung Quốc vào quá trình soạn thảo bộ quy tắc này nhưng
các nước Philippines, Thái Lan và Việt Nam muốn Asean cùng thống nhất về
một bộ quy tắc ứng xử trước khi đưa ra cho Trung Quốc để đàm phán.
“Chúng
tôi phải đưa ra kết luận trong nội bộ Asean trước rồi sau đó chúng tôi
mới có thể đàm phán với Trung Quốc,” Ngoại trưởng Thái Lan Surapong
Tovichakchaikul nói với các phóng viên hôm 4/4.
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông tại
Thượng đỉnh Asean hôm thứ Tư ngày 4/4, theo tường thuật của Thông tấn xã
Việt Nam.
Thủ
tướng Dũng đề nghị Asean tiếp tục duy trì ‘tiếng nói chung’ và sớm
thống nhất về nội dung cơ bản của COC để từ đó đối thoại với Trung Quốc.
Ông
cũng yêu cầu các bên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện
pháp hòa bình, tuân thủ luâṭ pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước quốc
tế về Luật Biển 1982.
--Việt Nam, Singapore khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông Thủ
tướng Việt Nam và Singapore nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp nào liên
quan đến Biển Đông đều cần phải được giải quyết một cách ôn hòa.
Thủ tướng Việt Nam và Singapore vừa xác lập sự cần thiết trong việc hai
nước củng cố lập trường chung về Biển Đông hầu thúc đẩy hòa bình, ổn
định, và an ninh về hàng hải trong khu vực.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 4/4 trích thuật tin tức từ Việt
Nam cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người tương nhiệm phía
Singapore, ông Lý Hiển Long, đã đưa ra khẳng định này trong cuộc gặp tại
Phnom Penh, Kampuchea, bên lề thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20.
Đôi bên nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên liên quan đến
Biển Đông đều cần phải được giải quyết một cách ôn hòa dựa trên luật
quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển và bản Tuyên bố Ứng
xử của các bên về vấn đề Biển Đông, trong tiến trình tiến tới việc xây
dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Dịp này, lãnh đạo Việt Nam và Singapore cũng cho biết sẽ ký kết một số thỏa thuận thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Thương mại và các hoạt động đầu tư giữa hai nước tăng mạnh trong năm
2011, với mức trao đổi mậu dịch tăng 22% so với năm trước đó, đạt 15 tỷ
đô la.
Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào thị trường Việt Nam.
(Nguồn: Bernama, Asia One, The Business Times)
-
Cambodia bất ngờ đưa chủ đề Biển Ðông vào nghị trình thượng đỉnh