Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

TIN NGÀY 04-04-2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=udtI4wiVtf4

  • Vũ khí VN khiến kẻ thù giật mình hơn cả Gepard, SU-30 (Phunutoday) – Việc Việt Nam có tàu hộ vệ tên lửa Gepard; SU-30…giới quân sự đối phương chưa chắc là quan tâm lắm. Nhưng có những tin chỉ vài chục dòng, rất ít báo trong nước đăng tải thì lại khiến giới quân sự và sỹ quan tác chiến…
  • Lê Anh Hùng – Thư Tố Cáo & Nhật Ký Bổ Sung III (VAOL) – Kính thưa quý vị, Kể từ ngày 21/4/2008, đây là LẦN THỨ SÁU MƯƠI MỐT (61) tôi gửi thư tố cáo này đến các cơ quan hữu quan ở Việt Nam qua đường Internet. Ngày 16/11/2011, tôi cũng đã trực tiếp đến gửi thư tố…
  • Đã làm rõ hành vi của những người phá nhà ông Vươn (Cu lang cat) – Ngày 3/4, UBND Hải Phòng cho biết, công an đã làm rõ được toàn bộ vụ án và hành vi của những người tham gia phá nhà ông Đoàn Văn Vươn. Việc định giá tài sản đang được gấp rút tiến hành để làm căn cứ kết luận, truy tố.
  • Thật may cho anh chàng AQ (Phan Tất Thành) – Sự hèn nhát và chỉ cần thắng lợi tinh thần là đủ, khi còn thò lò mũi xanh tôi đã biết ở Trung Quốc có một hình tượng trong văn học, một điển hình mà người ta từng cho rằng đó là đặc trưng của người Trung Quốc.
  • Tổ Hùng Vương ơi! người có bao nhiêu con cháu? (Trần Anh Tuấn) – Dù “Đất nước” gồm cả những thang đo định lượng như Lãnh thổ, Lãnh Hải, núi non,…  Còn “Dân tộc” thường đặt vấn đề về Truyền thống, Bản sắc,..v…v….  Tuy nhiên, nói “Yêu nước” mà không đồng nhất với “Yêu dân tộc” thì anh thành người mất gốc! Hộ chiếu của anh chỉ là Hộ chiếu rởm!
  • Công chức Việt : Nhậu cũng là một cách ăn trưa (La Hoàn) Có muôn vàn lý do để công chức rủ nhau đi nhậu, nào tiếp đối tác, sinh nhật, khao tăng lương, mừng thăng chức, chia tay sếp chuẩn bị đi công tác xa… hay đơn giản chỉ là “hứng lên thì đi”. Một tuần dăm bảy chầu, nhậu được một số công chức dùng thay cơm trưa!
  • Từ Paris thương về Hoàng Sa (Đàn Chim Việt) – Trong chuyến ghé tới Paris mới đây, tôi đã biết thêm một số thông tin về Hoàng Sa qua trò chuyện với người đã từng quản lý trực tiếp Trạm…
  • Đôi điều thưa thốt về phong bì và y đức (Dr. Nikonian) – Thưa bà, cho phép tôi được nói thẳng: đây là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, gian lận và là một phát biểu quàng xiên. Vì những bệnh nhân khốn khổ của tôi, của bà không có nhiệm vụ xây dựng và duy trì y đức.
  • CHÙM THƠ TRẦN MẠNH HẢO (Nguyễn Tường Thụy) – “tôi đến thắp nhang/ thương bốn nấm mồ hoang/ của hai mươi ba người lính hai bên chiến tuyến/ không được đưa vào nghĩa trang/  những kẻ thù xưa/ giờ ôm nhau ngủ/ thân xác xưa sao Việt cộng, Cộng hòa/ để xương lính trộn vào cốt lính”.
  • Phát hiện đại lý bán gạo giả ở Hà Nội (VEF) – “Loại gạo này trông bề ngoài cũng giống như gạo thật, dài, to, màu trắng đục, nhưng khi vo gạo và nấu, không có mùi thơm mà chỉ có mùi ni long, không thể ăn được“.
  • Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn) – “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành động hải tặc’, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt – phải đứng mũi ‘xua đuổi’, ‘ngăn cản’ những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là ‘tàu lạ’.
  • Ngải Vị Vị đặt webcam trong phòng ngủ công khai sinh hoạt cá nhân (RFI) – Hôm nay 03/04/2012, nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng Ngải Vị Vị tuyên bố đặt các webcam trong nhà để truyền các hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của bản thân lên mạng internet. Bằng hành động này, một lần nữa Ngải Vị Vị lại thách thức chính quyền Bắc Kinh.
  • Trung Quốc : Ô nhiễm chì trở thành hiểm họa y tế công cộng (RFI) – Thời sự Châu Á trên các tờ báo Pháp hôm nay chủ yếu liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung tại Miến Điện hôm chủ nhật 01/04/2012. Tuy nhiên, báo giới cũng chú ý đến Trung Quốc, đặc biệt là La Croix với tình trạng ô nhiễm chì ngày càng nghiêm trọng
  • Việt Nam gặp nguy cơ tụt hậu nếu không cải cách mạnh mẽ (RFA) – Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Cơ hội để Việt Nam đuổi kịp các nước này sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
  • Du khách tăng 25% (RFA) – Lượng du khách đến Việt Nam tăng gần 25% trong vòng quý một năm nay. Theo tổng cục du lịch Việt Nam, số du khách đến VN đạt khoảng 1,87 triệu người.
  • Vấn nạn bom mìn cũ (RFA) – “Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỉ đô la và thời gian kéo dài hơn 100 năm” Đó là lời phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc giao lưu nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
  • Đã cứu được 11 ngư dân gặp nạn (RFA) – Hôm nay tàu của Cục cảnh sát Biển Việt Nam đã tiếp cận được tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gặp nạn ở khu vực đảo Hoàng Sa.
  • Phương Tây muốn 1 tuần lễ nữa có ngưng bắn tại Syria (RFA) – Hoa Kỳ, Anh và Pháp đang cùng nhau soạn thảo một bản nghị quyết mới, trong đó ủng hộ sáng kiến hòa bình của ông Kofi Annan và đặt ngày mùng 10 tháng này là thời điểm chính phủ Syria phải bắt đầu thực thi cam kết ngưng bắn.
  • Iran nghi ngờ vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ (RFA) – Một chính trị gia hàng đầu của Iran lên tiếng bày tỏ sự hoài nghi về chuyện Thổ Nhĩ Kỳ tình nguyện tổ chức vòng đàm phán sắp tới giữa Iran với 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.
  • Quốc tế không nhiều biện pháp với Bắc Hàn (RFA) – Mặc dù Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đưa ra những lời cảnh báo thật cứng rắn đối với Bắc Hàn, nhưng các nhà phân tích cho rằng Washington và các nước đồng minh không có nhiều biện pháp để ngăn cản Bình Nhưỡng đừng phóng vệ tinh vào tuần tới.
  • Bangkok không đàm phán với phiến quân (RFA) – Sau những vụ đánh bom giết người xảy ra ở miền Nam hồi cuối tuần trước, chính phủ Thái Lan cho biết không đàm phán hòa bình với thành phần Hồi Giáo nổi dậy.
  • EU thảo luận bãi bỏ cấm vận Miến Điện (RFA) – Sau cuộc bầu cử quốc hội bổ túc thành công công tốt đẹp ở Miến Điện, các nước thành viên EU đã bắt đầu thảo luận về đề nghị bãi bỏ lệnh cấm vận đang áp dụng với Miến Điện.
  • Nhật gia hạn cấm vận Bắc Hàn (RFA) – Quyết định này vừa được chính phủ Nhật loan báo hồi sáng nay, giữa lúc quan hệ đôi bên đang ở trong giai đoạn được xem là căng thẳng nhất vì Bình Nhưỡng sẽ phóng vệ tinh vào giữa tháng này, và Tokyo nói sẽ bắn hạ hỏa tiễn của Bắc Hàn nếu an ninh của Nhật bị đe dọa.
  • Philippines không muốn Trung Quốc tham gia bàn thảo Bản Quy tắc Ứng xử (RFA) – Cũng tại phiên khai mạc thượng đỉnh ASEAN hôm nay, Tổng thống Philippines Benigno Aquyno nêu vấn đề các quốc gia trong khối nên có một quan điểm chung về Bản Quy tắc Ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, trước khi thảo luận với Trung Quốc.
  • Lộ diện những kẻ tham gia hỗn chiến trên bờ đê (VnExpress) – Theo chị Hằng, trên đường đi đòi nợ, chị bị một nhóm thanh niên chặn lại nên đã điện cho anh trai đến hiện trường. Sau cuộc ẩu đả và đập phá ôtô, đến nay nhà chức trách ra lệnh bắt khẩn cấp 4 người để điều tra.

Phú Yên: Đổi tội danh 18 đối tượng phản động

Núa Đá Bia là nơi Hội đồng Bia Sơn hoạt động trong bảy năm qua
-Lật đổ chính quyền dễ vậy sao? dường như tội danh này dễ bị quy kết nhất.
-Nguồn: --Đổi tội danh 18 đối tượng phản động-Về lý do thay đổi tội danh, theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, trong quá trình điều tra, Phan Văn Thu (tức Trần Công, thủ lĩnh của tổ chức phản động nói trên) cùng các đối tượng chủ chốt khác bị bắt giữ đã khai nhận hành vi phạm tội âm mưu chống phá, lật đổ chính quyền

(NLĐ) - Tối 3-4, đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên, cho biết VKSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn quyết định đổi tội danh từ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 thành tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự đối với 18 bị can thuộc tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. 18 đối tượng này đã bị bắt giữ cùng với việc triệt xóa tổ chức phản động vào đầu tháng 2-2012 (Báo Người Lao Động đã phản ánh).

Về lý do thay đổi tội danh, theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, trong quá trình điều tra, Phan Văn Thu (tức Trần Công, thủ lĩnh của tổ chức phản động nói trên) cùng các đối tượng chủ chốt khác bị bắt giữ đã khai nhận hành vi phạm tội âm mưu chống phá, lật đổ chính quyền. Ngoài ra, các chứng cứ, tài liệu thu thập được cũng khẳng định đây là một tổ chức phản động, âm mưu lật đổ chính quyền.
Phú Yên: Thêm một đối tượng chống phá Nhà nước bị bắt (GDVN).Nơi hoạt động chính của tổ chức phản động này là dưới vỏ bọc của Công ty TNHH Quỳnh Long; doanh nghiệp đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia.
Chiều 8-3, CA Phú Yên cho biết: Sáng cùng ngày Cơ quan An ninh điều tra CA Phú Yên khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Phan Thanh Tường (SN 1987, ngụ thôn Mỹ Thạnh Trung 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” .

Được biết, đến nay Tường là đối tượng thứ 16 trong tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” bị CA Phú Yên bắt giữ. 15 đối tượng trước đó trong tổ chức phản động này cũng bị bắt với tội danh nêu trên.

Tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan Văn Thu (tức Trần Công, SN 1948, ngụ xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) cầm đầu, thành lập năm 1975 và bí mật phát triển trong nhiều năm qua ở các tỉnh, thành trong cả nước với trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có cả Việt kiều.

Nơi hoạt động chính của tổ chức phản động này là dưới vỏ bọc của Công ty TNHH Quỳnh Long; doanh nghiệp đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia đặt tại huyện Đông Hòa. 


Về "tổ chức phản động" ở Phú Yên: Ảo vọng ngông cuồng bị đập nát (CAND 26-2-12) Phan Văn Thu nhầm tưởng đã tạo được "lá chắn" hoàn hảo. Thực tế mọi hoạt động của hắn không thoát khỏi tai mắt người dân vốn là một trong những hoạt động luôn được chú trọng đẩy mạnh thường xuyên trong công tác bảo vệ ANTT trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển...
Vực dậy thây ma chính trị


Cần phải nhắc lại rằng, khi ở Trại A30 Phan Văn Thu đã viết thư hối lỗi ngày 20/6/1979, thú nhận ảo vọng của mình rằng: "Tất cả những tư tưởng và hành động bất hợp pháp của tôi là do tư tưởng phản động, nhằm thực hiện mưu đồ  làm vua, làm chúa, chống lại chính quyền cách mạng và nhân dân", động cơ thúc đẩy tôi chống lại cách mạng vì tham vọng quyền cao, chức cả, muốn thống lãnh đạo đời nhân gian, muốn trở thành thiên tử".
Được cán bộ Trại A30 cảm hóa, giáo dục, Phan Văn Thu viết: "Tôi nhận thấy việc làm sai trái của mình và sự khoan dung nhân đạo của Nhà nước. Tôi rất an tâm cải tạo, cố gắng học tập, không phát ngôn sai phạm, không có ý nghĩ lệch lạc về đường lối cách mạng. Tôi sẽ từ bỏ tất cả những gì xấu xa ngày trước tôi đã làm".
Bút tích của kẻ một thời lầm lỗi vẫn còn đó, thế nhưng sau một thời gian lang bạt ở Đồng Nai, Đồng Tháp, Phan Văn Thu không từ bỏ manh tâm phản động. Với nghề buôn bán chậu kiểng ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có thu nhập tạm ổn, lẽ ra hắn phải hướng thiện. Tiếc rằng tố chất phản động luôn hình thành trong tâm trí Thu những mưu đồ chống phá, lật đổ chính quyền, nên hắn thường xuyên liên lạc, kích động đồng bọn vực dậy thây ma "Ân đàn đại đạo" chết yểu từ lâu. Trong số đó có Võ Thành Lê (57 tuổi) trú ở thôn Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Võ Ngọc Cư (61 tuổi) trú ở thôn Mỹ Thạnh Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa; Nguyễn Kỳ Lạc (61 tuổi) trú ở khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Để né tránh tầm kiểm soát của cơ quan chức năng, đầu năm 2004, Phan Văn Thu chỉ đạo "đàn em" thành lập Công ty TNHH Hoàng Long, có trụ sở ở phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông do Vương Tấn Sơn (59 tuổi) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên làm giám đốc. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Đắk Nông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (CNĐKKD) từ ngày 8/4/2004, nhưng nhiều năm không hoạt động nên ngày 25/2/2008 đã bị thu hồi giấy phép.
Không bỏ cuộc, Phan Văn Thu tiếp tục chỉ đạo "đàn em" thành lập Công ty TNHH Quỳnh Long, trụ sở giao dịch vẫn là địa chỉ của doanh nghiệp cũ và đã được Sở KH-ĐT Đắk Nông cấp giấy CNĐKKD ngày 23/3/2009. Vợ của Thu là Võ Thị Thanh Thúy ngồi ghế chủ tịch HĐQT, còn giám đốc điều hành vẫn là Vương Tấn Sơn, nhưng thực tế Phan Văn Thu mới là người lãnh đạo và quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Rút kinh nghiệm lần trước, sau khi doanh nghiệp hình thành, Thu hối thúc đồng bọn thành lập chi nhánh tại Đèo Cả và tập trung xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia để lập "cứ điểm" cho "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" theo chiêu thức "Tiền sinh thái, hậu tổ đình". Theo đó, Chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long được Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cấp giấy CNĐKKD ngày 15/4/2009. Ghế giám đốc Chi nhánh giao cho Đoàn Văn Cư (SN 1961) trú ở thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Với một loạt ngành nghề kinh doanh từ trồng rừng, chăn nuôi dê cừu, kinh doanh du lịch sinh thái đến san lấp mặt bằng, xây dựng nhà các loại và mua bán máy tính, thiết bị ngoại vi phần mềm…
Phan Văn Thu nhầm tưởng đã tạo được "lá chắn" hoàn hảo. Thực tế mọi hoạt động của hắn không thoát khỏi tai mắt người dân vốn là một trong những hoạt động luôn được chú trọng đẩy mạnh thường xuyên trong công tác bảo vệ ANTT trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự khen thưởng, động viên CBCS tham gia phá án. Ảnh: H.Toàn.

Do coi thường mạng lưới tai mắt người dân, trong vòng 6 năm (2005-2010) Phan Văn Thu chỉ đạo xây dựng 65 hạng mục công trình trong Khu du lịch sinh thái Đá Bia với gần 18.000m2. Phát hiện doanh nghiệp sử dụng đất rừng trái phép, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nên các cơ quan chức trách lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 105/2008/NĐ-CP ngày 11/11/2009 và Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ. Ngày 3/12/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành hai quyết định 1985 và 1986/QĐ-UBND xử phạt Công ty TNHH Quỳnh Long 300 triệu đồng về 2 hành vi nêu trên, nhưng mãi đến ngày 30/12/2011 doanh nghiệp này mới thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt.
Đó là chuyện vi phạm hành chính, còn bên trong Khu du lịch sinh thái Đá Bia tiềm ẩn âm mưu chính trị đen tối, lừa dân, phản quốc của Phan Văn Thu và đồng bọn. Dù cư trú ở Bình Định, nhưng Thu luôn có mặt ở Đèo Cả để chỉ đạo chống phá, lật đổ chính quyền. Như Chuyên đề ANTG đã đề cập trong số báo trước, ngoài việc xây dựng hệ thống "tổ chức nhân sự" do Tổng trưởng Đoàn Đình Nam (61 tuổi) trú ở phường 3, TP Tuy Hòa, Phú Yên điều hành 12 ban bệ, đó là: đối nội, đối ngoại, khoa giáo, giám tra, hành luật, nghi lễ, hành pháp, tài chính, an ninh, đời sống, hồng vệ pháp, tổ chức… Thu còn thiết lập hàng chục pháp hội ở một số tỉnh, thành phố với các tên gọi rất huyền hoặc, mơ hồ: Thiên Phước, Thiên Ân, Thiên An, Thiên Vinh, Thiên Bảo, Thiên Kim… để thực hiện kế sách đấu tranh bất bạo động theo phương thức "bất chiến tự nhiên thành".
Với các "chiến hữu", Phan Văn Thu luôn tỏ ra là người am tường sâu rộng về đạo và đời, trong khi ngoài 2 người đàn bà nêu trên, hắn còn dụ dỗ, gạt tình và chung sống như vợ chồng với 3 người khác. Đó là Phạm Thị Huệ (58 tuổi) trú ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; Đỗ Thị Hồng (55 tuổi) trú ở xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa; Lê Thị Cúc (31 tuổi) trú ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong số này, Huệ là người đã từng tham gia tổ chức phản động "Ân đàn bửu tự" - tàn dư của "Ân đàn đại đạo" và đã bị Công an tỉnh Phú Khánh đưa đi tập trung cải tạo ở Trại A30.
Trần Quân - con trai của Huệ thuộc thế hệ 8X cũng bị Thu lôi kéo tham gia tổ chức phản động. Thậm chí, lắm lúc Phan Văn Thu còn diễn "võ mồm" bằng những giọng điệu huênh hoang, khoác lác rằng "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" đã "đủ sức mạnh" lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam trong năm 2013, để thành lập đất nước Đại Nam Kinh Châu", "Khi giành được chính quyền, "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" sẽ thực hiện chính sách "Tam ban": Tài nguyên ban, đại địa ban và kinh điển ban. "Thủ lĩnh" Phan Văn Thu mơ hồ, ấu trĩ và hoang tưởng chính trị đến mức tự xưng mình là "Kim ngưu phá điền" và đưa ra "chiến lược quân sự" đậm màu sắc… kiếm hiệp, khi nói rằng "Chúng ta phải lên núi Chúa cưỡi Long Mã xuống vịnh biển Vũng Rô lấy thanh kiếm của thần Kim Quy để lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam"... Những lời lẽ rêu rao hết sức vớ vẩn, nhưng do vấp phải thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, mị dân, nên một số người đã ngộ nhận, lầm lạc với cái gọi là "Hội đồng công luật công án Bia Sơn".
Trớ trêu hơn nữa là thời gian qua, Công ty TNHH Quỳnh Long dưới sự điều hành của Phan Văn Thu vẫn còn "treo nợ" tiền lương nhiều người. Để trấn an họ, Thu hứa đến năm 2013, sau khi lật đổ Cộng sản Việt Nam, hắn sẽ chi trả tiền lương gấp 10 lần so với khoản nợ còn treo trong sổ sách. Có lúc Thu còn khoác lác rằng có khả năng tiên đoán mọi chuyện, nhưng lại không biết trước cái ngày hắn cùng đồng bọn phải sa lưới pháp luật!

Khám xét, thu giữ tài liệu phản động.

Kết cục bộ mặt thật của "thủ lĩnh" Phan Văn Thu cũng bị lộ diện. Sau khi cẩn trọng thu thập chứng cứ tài liệu liên quan, sáng ngày 5/2/2012 các mũi trinh sát của Công an tỉnh Phú Yên đã đột kích "cứ điểm" của tổ chức phản động "Hội đồng công luật công án Bia Sơn". Qua đó đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Văn Thu cùng 13 đối tượng chủ chốt về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 BLHS. Ngoài hàng trăm tập tài liệu, đĩa CD phản động, công an còn thu giữ trong 4 hầm bí mật hơn 86.000 USD, 300 đôla Canada, 500 đôla Australia, 229.824.000 VND, 30 thẻ, nhẫn kim loại màu vàng, 9,7kg thuốc nổ TNT, 25 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 1 máy ảnh, 1 camera, 5 laptop và 1 xe ôtô 7 chỗ hiệu Jolie 77H-6605…
Chợt nhớ từ thời xưa, bậc tiền bối Mạnh Tử đã dạy: "Mối nguy hại lớn của con người là thích làm thầy người khác". Phan Văn Thu chỉ là kẻ "bất tài vô dụng" nhưng lại thích làm thầy người khác, nên phải gánh lấy mối nguy hại đó là một hệ quả tất yếu của cuộc sống. Bước đầu Phan Văn Thu và đồng bọn đã khai nhận những âm mưu thủ đoạn lừa dân, phản quốc, những đối tượng còn lại đang được Công an tỉnh Phú Yên tiếp tục đấu tranh làm rõ vai trò hành vi để xử lý theo quy định pháp luật. Mưu đồ đen tối của Phan Văn Thu và đồng bọn đã bị đập vỡ từ trứng nước bởi tinh thần cảnh giác của người dân từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Từ kết quả đấu tranh triệt xóa tổ chức phản động nêu trên, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi thư biểu dương cán bộ chiến sĩ Công an Phú Yên, Cục A71 Tổng cục An ninh I, đồng thời thưởng nóng cho Cục A71 và các Phòng PA61, PA92, PA71, Phòng Cảnh sát cơ động (PC65) Công an tỉnh Phú Yên, mỗi đơn vị 10 triệu đồng. Đồng chí Phạm Đình Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên gửi thư khen Công an Phú Yên, Công an huyện Đông Hòa và các Phòng PA61, PA71, PA92, PC44, PC45, PC65, PC67, PC81, mỗi đơn vị 5 triệu đồng. Đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo Công an tỉnh Phú Yên tập trung đấu tranh khai thác, củng cố chứng cứ tài liệu, mở rộng điều tra, truy bắt và làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Đến sáng 15/2/2011, đã có 15 đối tượng bị khởi tố bắt tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật hình sự, gồm có:
1- Phan Văn Thu (Trần Công, Tôn Luân - SN 1949) trú ở tổ 10, khu phố Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định.
2- Lê Duy Lộc (SN 1956) trú ở khu phố Khánh Sơn 1, thị trấn Ninh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
3- Lê Phúc (SN 1951) trú ở phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
4- Lê Đức Động (SN 1983) trú ở thôn Kế Xuân, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
5- Nguyễn Kỳ Lạc (SN 1951) trú ở khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.
6- Đoàn Đình Nam (SN 1951) trú ở phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
7- Tạ Khu (SN 1947) trú ở thôn Thân Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
8- Lê Trọng Cư (SN 1966) trú ở thôn Quy Hậu, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, Phú Yên.
9- Võ Ngọc Cư (SN 1951) trú ở thôn Mỹ Thạnh Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
10- Võ Thành Lê (SN 1955) trú ở thôn Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Phú Yên.
11- Vương Tấn Sơn (SN 1953) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên - Giám đốc Công ty THNH Quỳnh Long có trụ sở giao dịch ở tỉnh Đăk Nông.
12-  Trần Phi Dũng (SN 1966) trú ở thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
13-  Đoàn Văn Cư (SN 1966) trú ở thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên - Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long bên chân núi Đá Bia ở Đèo Cả.
14- Trần Quân (SN 1984) trú ở thôn Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
15- Đỗ Thị Hồng (SN 1957) trú ở thôn Thân Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.


  Phan Thế Hữu Toà


-Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền(NLĐO) – Tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” cất giấu nhiều kíp nổ, thuốc nổ, tài liệu tuyên truyền với âm mưu lật đổ chính quyền, thành lập nhà nước “Đại nam kinh châu”.
Chiều 14-2, Công an tỉnh Phú Yên tổ chức công bố kết quả chuyên án C611 và khen thưởng các đơn vị đã tham gia triệt phá tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền tại tỉnh này.


Theo đó, Bộ Công an đã có thư khen và thưởng cho 5 tập thể của Bộ Công an và Công an Phú Yên 50 triệu đồng.

UBND tỉnh Phú Yên khen thưởng 17 tập thể với số tiền 57 triệu đồng vì đã có thành tích triệt phá nhóm phản động này khi còn trong trứng nước.
Ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tinh Phú Yên trao bằng khen cho các tập thể tham gia chuyên án C611
Đại tá Nguyễn Văn Khóa, Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết từ ngày 4 đến 13-2, hơn 200 chiến sĩ công an đã được huy động tấn công vào Khu du lịch sinh thái Đá Bia (thuộc đèo Cả, thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên), căn cứ của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, bắt giữ 15 đối tượng cầm đầu.

Qua khám xét, lực lượng công an đã phát hiện 5 căn phòng bí mật được tổ chức phản động xây dựng kiên cố để các đối tượng cầm đầu ẩn náu và lẩn trốn khi bị “động”.

Lực lượng chức năng cũng đã thu giữ trên 81.000 USD, hơn 229 triệu đồng, bộ đàm, 1 ống nhòm, ĐTDĐ, máy vi tính… cùng hàng trăm tập tài liệu, đĩa VCD thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức này.

Đặc biệt, lực lượng chức năng còn thu giữ 19 kíp nổ cùng 9,7 kg thuốc nổ dùng làm bom tự tạo.

“Qua đấu tranh khai thác, bước đầu các đối tượng khai nhận hành vi phạm tội của mình là âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân để thực hiện mưu đồ thành lập nhà nước “Đại nam kinh châu” do Phan Văn Thu lãnh đạo”- Đại tá Nguyễn Văn Khóa nói.

Bắt giam đối tượng Lê Duy Lộc, một đối tượng cầm đầu trong nhóm phản động
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” có tiền thân là tổ chức “Ân đàn đại đạo” thành lập năm 1975 do Phan Văn Thu (SN 1948, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cầm đầu.

Sau khi tổ chức này bị đập tan, Phan Văn Thu bị đưa đi cải tạo. Từ năm 2004 đến năm 2011, với cái tên Trần Công, Thu về khu du lịch sinh thái Đá Bia làm trung tâm chỉ huy hoạt động của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.

Qua đó bí mật phát triển tổ chức ở nhiều tỉnh thành như: Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Huế, Phú Yên... với trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có một số Việt kiều ở nước ngoài.

Tổ chức được chia làm 3 cấp, đứng đầu là Trần Công (tức Phan Văn Thu). Dưới Trần Công là 12 ban như: Ban đối ngoại, Ban hành luật, Ban giám tra, Ban nghi lễ, Ban giáo khoa, Ban tài chính, Ban an ninh...

Dưới ban, ở mỗi tỉnh thành, tổ chức này hình thành các chân rết với hình thức “pháp hội”, gồm 14 pháp hội như: Pháp hội thiên hướng, Pháp hội thiên ân, Pháp hội thiên thuận, Pháp hội thiên diệu...

Tổ chức đưa ra thuyết “công bản” và rêu rao rằng: Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, cần thay bằng chủ nghĩa công bản.

Đại tá Nguyễn Văn Khóa cho biết thêm: “Tổ chức này còn rêu rao rằng, năm 2012, 2013, chế độ cộng sản Việt Nam sẽ bị sụp đổ và đây sẽ là thời cơ để tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn" thay thế cầm quyền ở Việt Nam”.
Tin-ảnh: H. Ánh
TRIỆT PHÁ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG Ở PHÚ YÊN: Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền (NLĐ).  - Khen thưởng các tập thể phá 1 tổ chức phản động (TTXVN).


- - Vietnam arrests nine members of ‘reactionary’ group (Straits Times/AFP).-- Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng cáo của cha Đinh Hữu Thoại về việc cha Thoại bị dừng xuất cảnh từ ngày 27.12.2010 đến 17.10.2015 (Chuacuuthe).
Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam  –  (BBC). -
Chống "diễn biến hoà bình"Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân (QĐND 5-2-12) - "Xét cho cùng, đấu tranh chống “tự diễn biến” chính là đấu tranh trong nội bộ, đấu tranh với chính mình".  Ai cũng muốn "tự diễn biến" cả? Nguy thật!

-Phú Yên: Nườm nượp đi… đánh lô đề (DT).
-- Tổ chức quốc tế lo cho blogger Điếu Cày   –   (BBC).Viet Nam: Enforced disappearance while in detention of Mr. Nguyen Van Hai (alias Dieu Cay)(WOAT)- Tổ chức quốc tế lo cho blogger Điếu Cày   –   (BBC). - - Blogger Điếu Cày còn sống hay đã chết?  –   (RFA).
UNPO: Việt Nam vẫn phân biệt chủng tộc  –   (RFA).- US House moves to press Vietnam on rights (AFP).----
Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam bị đàn áp/ bị phân biệt đối xử…?  –   (RFA). Viễn cảnh Ấn Độ: Democratic to a fault? (Prospect 25-1-12)-

-Nguồn: Nói chuyện rủi ro chính trị NV- Lê Phan
Từ bốn năm nay, cứ hàng năm công ty tư vấn Maplecroft có trụ sở ở Anh Quốc cho xuất bản một cuốn sách có cái tên là Political Risk Atlas, một cuốn phân tích nguy cơ bất ổn chính trị tính theo địa lý, để cố vấn cho các nhà đầu tư. Năm 2011 đã là năm của những cuộc biểu tình phản đối bất ngờ, vậy năm 2012 sẽ ra sao?


Theo các nhà phân tích, nguy cơ cho các nhà đầu tư bao gồm: Tiếp tục bất ổn tại các quốc gia đã và đang trải qua Mùa Xuân Ả-Rập, có tiềm năng bạo động xã hội hay bất ổn chế độ ở Belarus, Guinea Bissau, Iran, Sudan, Turkmenistan và Việt Nam, cũng như sự gia tăng hình thức chủ nghĩa quốc gia cực đoan về tài nguyên tại những quốc gia sản xuất ra nguyên liệu mà lại thiếu hoặc không đủ mức độ cai trị dân chủ, như Angola, Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Guinea, Miến Ðiện và Zimbabwe.

Nhưng ngược lại, các kết quả thăm dò của Maplecroft cũng cho thấy có mức độ giảm thiểu và gia tăng cơ hội ở nhiều trong số các nền kinh tế đang lên kể cả các quốc gia thuộc khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc và 11 quốc gia phát triển nhanh kế tiếp, đặc biệt là Mexico, Indonesia và Philippines, cũng như tại các thị trường ở Thái Lan, Liberia và Bolivia.

Nhà bình luận của tờ Financial Times đã tỏ ra ngạc nhiên khi Maplecroft không coi tình hình ở Trung Quốc và Nga có thể dẫn đến bất ổn. Mặc dầu đưa ra nhiều vấn đề cần được lưu tâm đặc biệt bạo động chính trị ở Ấn Ðộ, bản phúc trình thực sự chỉ cho điểm thấp cho sự việc có thể xảy ra “cưỡng bức thay đổi chế độ”, một việc cũng dễ hiểu thôi. Trung Quốc, Ấn Ðộ và Nga sẽ không bị lật đổ bởi làn sóng dân chúng nổi loạn như Ai Cập hay bạo động như ở Libya. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có hiểm nguy trong việc đầu tư vào các quốc gia này.

Forced Regime Change Risk Index (Chỉ số nguy cơ cưỡng bách thay đổi chế độ) là một yếu tố mới trong phúc trình năm nay. Chỉ số này cứu xét khả năng một chế độ dễ bị tấn công bởi các thế lực xã hội, kinh tế và chính trị vốn đã mang lại sự thay đổi nhà cầm quyền ở những quốc gia thuộc khối Ả Rập hồi năm ngoái. Trong số những yếu tố được chỉ số này chú ý tới là mức độ thất nghiệp của thanh niên, an toàn lương thực, vi phạm nhân quyền bởi lực lượng an ninh, tham nhũng, thiếu những quyền tự do chính trị và liên hệ giữa dân sự và chính quyền quân phiệt.

Một trong những khuyến cáo bản phúc trình đưa ra là về tình hình ở Saudi Arabia mà theo Maplecroft sẽ có gia tăng bất ổn. Bản phúc trình cũng khuyến cáo về tiếp tục bất ổn trong các quốc gia đang trải qua Mùa Xuân Ả Rập. Bản phúc trình cũng khuyến cáo về sự gia tăng mức bạo động chính trị có thể ảnh hưởng đến các công ty dầu khí ở khu vực Trung Ðông và Phi Châu đặc biệt ở Algerie, Ai Cập, Libya và Morocco.

Riêng về Việt Nam, bản phúc trình nói có tiềm năng nguy cơ cưỡng bách thay đổi chế độ, vì đang có những tập hợp của các điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế vốn không khác gì ở các quốc gia đang trải qua Mùa Xuân Ả Rập, và do đó làm cho rất dễ bị dẫn đến tình trạng chế độ bị buộc phải thay đổi.

Về dài hạn, điều kiện ở Việt Nam được nhận diện là có một tiềm năng cao cho bạo động và bất ổn vì mức độ tiếp cận Internet cao của xứ này, vốn đi cùng với một chế độ độc đảng của đảng Cộng sản rất độc tài. Maplecroft khẳng định là bản chất độc tài đàn áp của bối cảnh chính trị và sự thiếu bảo vệ cho người lao động có thể dẫn đến bất ổn. Sự bành trướng của tiếp cận Internet sẽ khuyến khích chống đối, trong khi tiếp tục đàn áp đối với các cuộc đình công, biểu tình và một nền kinh tế đang đi bị trì trệ có thể dẫn đến thêm nhiều bất mãn nữa.

Tuy nhiên, Maplecroft tin là tính theo đoản kỳ và trung hạn, việc đảng cộng sản tiếp tục nắm giữ được quyền lực có vẻ được bảo đảm, vì cho đến nay đảng vẫn còn kiểm soát chặt chẽ được báo chí và đã thành công trong việc đẩy sự bất mãn của quần chúng trong Mùa Hè năm rồi qua các cuộc biểu tình đầy tinh thần quốc gia chống lại Trung Quốc.

Bản phúc trình này tuy vậy đã được soạn thảo trước khi xảy ra vụ Tiên Lãng. Nếu hôm nay xét lại hẳn các nhà phân tích của Maplecroft sẽ đặt thêm nghi ngờ về khả năng ứng biến của chế độ cũng như khả năng “chuyển hướng bất mãn” của chế độ.

Kể từ khi bản phúc trình này được soạn thảo, có vẻ dựa trên những dữ kiện cho đến khoảng quý ba của năm 2011, tình hình đã có nhiều thay đổi. Riêng ở Ðông Nam Á, có vẻ bản phúc trình chưa tính đến biến chuyển đột ngột ở Miến Ðiện nơi mà một chính quyền quân sự có vẻ đã chọn thay đổi vì đó là cách duy nhất để không dẫn đến một cuộc cách mạng làm mất hết quyền lực.

Chính trong cái bầu không khí đó, chính trong cái mà người Ðức gọi là Zeitgeist, tinh thần của một thời đại, những chế độ khôn ngoan nay chọn con đường dung hòa thay vì đàn áp. Những người như các ông tướng ở Miến Ðiện nhìn vào những quốc gia thuộc khối Ả Rập thì thấy là đàn áp không, không đủ để dẹp tan các cuộc bạo loạn. Ðàn áp cộng với mua chuộc như tại một số các quốc gia xuất cảng dầu hỏa ở vùng Vịnh thì có thể giúp câu giờ thêm một thời gian. Miến Ðiện không đủ giàu có để tung tiền ra mua chuộc dân chúng thì chỉ còn có nước phải nới lỏng kiểm soát.

Có thể đó cũng là chuyện đằng sau tấn bi hài kịch của ông phó đô trưởng kiêm giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân. Cho đến nay chúng ta chưa rõ thực sự chuyện gì xảy ra, nhưng khi ông bị cách chức, hay đúng hơn bị cho nghỉ “dưỡng bệnh”, thì câu hỏi đặt ra là ai đã làm việc này vì người đỡ đầu của ông, ông Bạch Hy Lai, hẳn sẽ không làm điều đó vào giai đoạn tối quan trọng chỉ còn vài tháng đến đại hội đảng.

Vả lại ông Bạch Hy Lai đã nổi lên như cồn chính là nhờ tài diệt băng đảng tội phạm của ông Vương Lập Quân. Nay đột nhiên ông Vương bị mất quyền thì có phải ông Bạch cũng đang lâm nguy chăng?

Ðiều đáng nói hơn là ông Bạch Hy Lai vốn đại diện cho phe thủ cựu trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ muốn duy trì chế độ in như hiện tại. Họ không chấp nhận một thay đổi nào cả, vì họ sợ thay đổi sẽ dẫn đến tiêu diệt. Ngược lại, ông Uông Dương ở Quảng Ðông lại chủ trương là chỉ có cách duy nhất để bảo vệ vị trí của đảng, đó là phải thay đổi, phải chấp nhận dân chủ. Ông Uông đã giải quyết vụ Ô Khảm bằng cách bắt chính quyền địa phương phải nhượng bộ, và để cho người dân được hưởng đôi chút dân chủ.

Ở Việt Nam, chính quyền Hà Nội cũng đang đối diện với một lựa chọn tương tự. Lựa chọn đúng thì chế độ có thể còn tồn tại, lựa chọn sai thì sẽ dẫn đến “cưỡng bách thay đổi chế độ”.
Political Risk (Dynamic) Index 2012
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Chỉnh đốn Đảng (Xây dựng Đảng). Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn luôn đổi mới (ĐCS 9-2-12) -- Bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Các chuyên gia "Ba Đình học" nên đọc kỹ, sẽ thấy nhiều điều đáng để ý.  Những người khác thì chỉ nên đọc khi mất ngủ!  (Có câu này: "Sau Đại hội lần thứ XI của Đảng, phải sắp xếp lại tổ chức nhân sự, có sự điều chuyển cán bộ; phấn khởi cũng có, tâm tư cũng có; có người phù hợp, có người chưa phù hợp lắm" He He! Ai là người "chưa phù hợp lắm", thưa Tổng Bí Thư?)  
Chính phủ tăng tuyên truyền về Tiên Lãng (BBC 11-2-12)




-Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam-Theo đánh giá của phóng viên Reuters, căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất cho chính trị ở Việt Nam.
Ông John Ruwitch nhận định rằng Ấn Độ dường như nay cũng bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp này, khiến nguy cơ còn bị đẩy lên cao hơn nữa.
Một nguy cơ khác đe dọa ổn định là tình trạng lạm phát cao - 18,58% trong năm 2011, khiến chính phủ sẽ phải cân nhắc xem bao giờ thì mới có thể nới lỏng kiểm soát tiền tệ để khỏi ảnh hưởng tăng trưởng.

Nguy cơ từ Biển Đông

Reuters cho rằng về vấn đề Biển Đông, nguy cơ leo thang dù không cố ý, thậm chí đến độ thù địch, nảy sinh từ khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu với các cáo buộc mới hồi tháng Năm năm ngoái. Tuy nhiên, dường như độ nóng nay có giảm bớt.
Cuối tháng 12, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2013, đã kêu gọi cải thiện quan hệ với Việt Nam, rằng hai bên cần xử lý thích đáng các khác biệt và xây dựng niềm tin.
Giữa tháng Mười 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết bất đồng trên biển, tuy sau đó, Việt Nam cũng lại thỏa thuận với Philippines về hợp tác phi quân sự cũng tại Biển Đông.
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều không muốn xảy ra xung đột vũ trang trên biển, quan trọng về cả hai mặt ngư nghiệp và tài nguyên dầu khí. Bởi vậy mà giọng điệu hai bên đều đã giảm gay gắt, nhưng dù thế nào thì chủ đề này cũng phức tạp hóa quan hệ song phương.
Reuters đề cập tới sự tham gia của Ấn Độ, cho rằng điều này làm tăng nguy cơ xung đột.
Bài của ông Ruwitch nhắc lại vụ tàu Ấn Độ INS Airavat khi đang chạy trong hải phận Việt Nam bị tàu Trung Quốc cảnh báo vi phạm lãnh hải Trung Quốc. Tiếp theo vụ này, là dự án thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc doanh Ấn Độ ONGC ở Việt Nam, khiến Bắc Kinh tức giận.
Reuters nhận định rằng thách thức của chính phủ Việt Nam là làm sao giữ được quân bằng cho quan hệ vô cùng quan trọng nhưng cũng rất dễ bị thương tổn với trung Quốc trong bối cảnh dư luận người dân ngày càng nghi kỵ về nước láng giềng phương Bắc.
Phóng viên hãng này cũng cho rằng cần theo dõi hành động của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của các nước trong khu vực.

Lạm phát và chính sách kinh tế

Chuyển sang nguy cơ chính trị đến từ lĩnh vực kinh tế, Reuters nhận định là quá trình hoạch định chính sách thiếu minh bạch của Việt Nam là mối quan ngại lớn của các kinh tế gia và nhà đầu tư.
Sau khi để cho giá cả leo thang chóng mặt mà không có hành động cụ thể nào trong nhiều tháng, chính phủ Việt Nam bắt đầu đưa ra một số biện pháp từ tháng Hai năm ngoái, bắt đầu bằng việc phá giá tiền đồng.
Trạm xăng ở Hà Nội
Giá cả tăng khiến người dân lo lắng
Một loạt các giải pháp kiềm chế lạm phát được tung ra sau đó, đáng nói đến có việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra quyết định hành chính ngăn chặn việc sử dụng đồng đôla và bắt buộc các đơn vị cho vay phải tuân th̉u quy định ngân hàng.
Chính phủ cũng siết chặt chính sách tiền tệ.
Các biện pháp đưa ra đã có phần nào tác dụng, cho dù giới kinh tế gia nói lạm phát sẽ vẫn còn là vấn đề trong nhiều tháng nữa.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được nhu cầu cải cách lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu công. Tuy nhiên giới chỉ trích cho rằng việc biến nhận thức thành hành động có thể gặp nhiều khó khăn vì sức ỳ của nhiều thành phần.
Thêm vào đó, việc quản lý đất đai cũng đang gặp chỉ trích, nhất là trong các chính sách mạnh tay của nhà chức trách, và đang gây ra sự bất bình âm ỉ ở nông thôn.
Giá đất tăng khiến nhiều vụ thu hồi đất đai bị chống đối.
Phóng viên Reuters khuyến cáo theo dõi các số liệu tăng trưởng.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ hồi tháng 11 năm ngoái dự đoán GDP năm 2012 sẽ tăng khoảng từ 6%-6,5% trong khi lạm phát xuống dưới 10%.
Tỷ lệ lạm phát cũng là một chỉ số cần được theo dõi kỹ.
Bên cạnh đó, ông Ruwitch nói cần tiếp tục xem ngân hàng nhà nước sẽ có các biện pháp cải tổ hệ thống ngân hàng trong nước, dự tính bắt đầu quý 2 năm 2012, sẽ ra sao.
Một lĩnh vực rất quan trọng là tranh chấp đất đai và phản ứng của người dân. Phóng viên Reuters cho rằng đây có thể là chủ đề rất đau đầu cho giới chức.
-Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên

‘Cải cách để tồn tại’

-- ‘Cải cách để tồn tại’
Thủ tướng Dũng trả lời The Wall Street Journal khi đang ở Campuchia dự hội nghị Asean.
Hai báo có uy tín là The Economist của Anh và The Wall Street Journal của Mỹ mới đây có bài bình luận về những trở ngại trong kinh tế Việt Nam và nỗ lực cải cách của chính phủ. BBC Tiếng Việt trích những nét chính của hai bài viết này cùng quí vị.

Trả lời câu hỏi của The Wall Street Journal bên lề hội nghị Asean tại Campuchia vào tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ông có kế hoạch buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn với khu vực tư nhân để khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả hơn.
“Tạo ra môi trường bình đẳng hơn giữa khu vực tư nhân và nhà nước là một trong những yếu tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.
Thủ tướng Dũng trả lời, ở dạng viết chứ không phải phỏng vấn trực tiếp, rằng mục tiêu của ông là “chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong vài ngành nhất định”.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Việt Nam không nói rõ những công ty hay tập đoàn sẽ được giữ lại này là những tổ chức kinh tế nào và thuộc ngành nào.
Ông Dũng được dẫn lời nói chính phủ của ông nay sẽ tập trung vào việc hoạch định phạm vi và qui mô của khu vực kinh tế nhà nước.
“Chúng tôi sẽ định nghĩa vai trò và chức năng của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và chính phủ sẽ “đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu các doanh nghiệp quốc doanh”.
Bài của Bấm The Wall Street Journalnhận định “nền kinh tế một thời hưng thịnh của Việt Nam đã bị chệch hướng trong những vài năm gần đây do nợ nần chồng chất trong khối doanh nghiệp nhà nước”.
“Nhiều công ty trong số các tập đoàn nhà nước lớn đã bị thua lỗ và có những tập đoàn bị mắc nợ vượt xa khả năng chi trả”.
"Chính sách của chính phủ khuyến khích một số tập đoàn nhà nước làm ăn lớn đã phải trả giá"
"Trong một số trường hợp họ đã đầu tư vào các doanh nghiệp không hiểu biết thấu đáo về ngành muốn kinh doanh", báo này nhận xét.
Yếu kém và lãng phí

Doanh nghiệp nhà nước bị nợ chồng chất trong lúc dân chịu gánh nặng lạm phát.
Báo này dẫn chiếu tới vụ Vinashin như trường hợp điển hình và đề cập tới việc ông Dũng “thoát hiểm” được vụ đấu đá chính trị hậu trường trong kỳ Đại Hội Đảng năm ngoái khi có lời kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông, một động thái chưa có tiền lệ.
Tạp chí Anh The Economist cũng đề cập tới Vinashin và vụ xử mới đây và nói điều họ gọi là “những chính trị gia khuyến khích và cấp vốn để công ty mở rộng một cách thái quá, trong đó có thủ tướng, nhiều khả năng sẽ chẳng bị qui trách nhiệm”.
Tạp chí này trích đánh giá của hãng tư vấn Bấm McKinseynói rằng nếu năng suất lao động của Việt Nam không tăng được hơn 50% thì mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giảm dưới 5% (tức là dưới chỉ tiêu của chính phủ đề ra là 7%-8%).
McKinsey biện luận rằng sự chênh lệch "nghe thì nhỏ nhưng không nhỏ chút nào" bởi nền kinh tế Việt Nam sẽ bị mất đi tới một phần ba về kích cỡ vào năm 2020 nếu kinh tế không tăng trưởng được ở mức 7% mỗi năm.
“Mọi người, thậm chí giới lãnh đạo cộng sản, đều thấy các vấn đề chính của thực trạng kinh tế bị chững lại.
Khối doanh nghiệp nhà nước vận hành kém, nạn tham nhũng và thực trạng lãng phí là các lực cản cho nền kinh tế.
Điểm ngán ngẩm là ở chỗ nhận ra được điều này và làm điều gì đó để khắc phục dường như là hai việc khác nhau trong đầu óc của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam”, tạp chí Bấm The Economistbình luận.
Tạp chí nhận định những lời kêu gọi “chỉnh đốn Đảng để tránh sụp đổ” (như những lời thúc giục của Tổng Bí thư Bấm Nguyễn Phú Trọnggần đây) không có gì mới mẻ.
“Họ nói những điều này đã 20 năm rồi”, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được trích dẫn.
Những gì thiếu vắng, nay cũng như xưa, là kế hoạch chi tiết làm sao để thực hiện cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tinh giản đầu tư công và tăng mức độ minh bạch.
Bài của tạp chí nhận định rằng "kể như nếu có một sự thay đổi tư duy từ giới chóp bu thì họ (giới lãnh đạo Việt Nam) vẫn khó thực hiện được các thay đổi có tính toàn diện trong hệ thống".
“Quyền lực tại Việt Nam được băm nhỏ hơn so với láng giềng Trung Quốc và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là các trở ngại lớn hơn cho việc thay đổi”, The Economist bình luận.
-Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước Vneconomy- Hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được mở ra rộng rãi và hứa hẹn được cập nhật một cách nhanh chóng.
Từ tuần tới (ngày 1/4/2012), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Có hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu cần thiết cho công chúng sẽ được mở ra, trong đó có nhiều dữ liệu mà bấy lâu nay chưa được thống kê, cập nhật một cách có hệ thống và đầy đủ.



Đi cùng với độ mở trên, Ngân hàng Nhà nước cũng xác định rõ thời điểm công bố các thông tin và dữ liệu, khá sát theo thời gian thực của sự kiện, hoặc theo đặc thù của yêu cầu thống kê, tổng hợp và mang tính định kỳ…
Điểm đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước xác định là các văn bản pháp luật về tiền tệ, ngân hàng do cơ quan này ban hành sẽ được công bố khá sớm, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Đặc biệt, các chủ trương, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các quyết định điều hành của Thống đốc sẽ được công bố gần như tức thì, trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Dạng thông tin nóng như mua, bán, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng hay các xử phạt hành chính cũng sẽ được công bố trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành văn bản.
Bên cạnh các thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục công bố và cập nhật các dữ liệu cơ bản như trong thời gian qua, về các lãi suất điều hành, các loại tỷ giá, kết quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ… theo định kỳ thống kê.
Với các tổ chức tín dụng, dự liệu công bố cũng sẽ cập nhật về tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của vốn điều lệ, vốn tự có, tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng trưởng và số tuyệt đối huy động cùng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Loạt dữ liệu này sẽ có tính hệ thống, đầy đủ và hỗ trợ tốt cho công chúng khi tìm hiểu và nắm bắt tương đối kịp thời tình hình hoạt động của các thành viên trong hệ thống.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cập nhật các chỉ số cơ bản khác như ROA, ROE theo định kỳ 2 lần mỗi năm để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng.
Theo danh mục của Thông tư 35, một loại dữ liệu khá mới sẽ được công bố một cách chính thức là số lượng giao dịch và giá trị giao dịch được thực hiện bằng các kênh thanh toán khác nhau; tổng số lượng và tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân theo định kỳ hàng quý.
Với vai trò là nhà quản lý và điều hành hệ thống, hàng quý Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố báo cáo phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, điều hành của mình và diễn biến tiền tệ, ngân hàng.
Như vậy, khá nhiều dữ liệu cần thiết cho thị trường sẽ được mở ra, tạo một kênh tham khảo cần thiết cho công chúng, nhất là khi chúng chính nguồn, có tính hệ thống và đầy đủ.
:Nguồn-Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước Vneconomy

Việt Nam: Từ anh hùng đến số không: Hero to zero (Economist 31-3-12) – “The Communist Party sticks to its principles and the economy stalls”. WHOA!!!! Phải đọc bài này! ◄◄
Phải có dũng khí nhìn thẳng sai lầm (CAND 29-3-12) — P/v Phan Diễn –Góp ý của các cựu lãnh đạo phải được phản hồi công khai
Tương Lai: “Vòng tròn nhỏ” trong “vòng tròn lớn” (viet-studies 30-3-12) — Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012. Bài đặc biệt quan trọng. PHẢI ĐỌC!◄◄◄
Cựu chủ tịch Vinashin lãnh 20 năm tù (VNN 30-3-12) Former Vinashin chairman jailed (FT 30-3-12)
Từ những kho hàng Trung Quốc tại TP.HCM: Lo doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế (SGTT 30-3-12)


Cambodia bất ngờ đưa chủ đề Biển Ðông vào nghị trình thượng đỉnh

Philippines muốn ASEAN có lập trường chung về Biển Ðông

PHNOM PENH (NV) -Khối ASEAN nên có một lập trường chung về dự thảo quy ước hành xử ở Biển Ðông trước khi thương thảo với Trung Quốc, theo lời tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, cho hay hôm Thứ Ba, theo một bản tin của hãng thông tấn AFP.
Thủ Tướng Hun Sen (giữa) của Cambodia chuẩn bị khai mạc cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại thủ đô Phnom Penh. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Ðồng thời, Cambodia, nước chủ tịch luân phiên của khối ASEAN, bất ngờ đưa chủ đề Biển Ðông vào chương trình nghị sự trong ngày cuối của cuộc họp thượng định 10 quốc gia thành viên ASEAN tại thủ đô Phnom Penh, mặc dù có sự phản đối của Trung Quốc trước đó.
Ông Aquino nói với các nhà lãnh đạo khác trong khối ASEAN rằng các vấn đề căn bản của đề nghị này phải được coi là việc nội bộ của các thành viên ASEAN, theo Bộ Ngoại Giao Philippines.
“Ðiều quan trọng là chúng ta phải duy trì vai trò chính yếu của ASEAN,” ông Aquino tuyên bố tại cuộc họp thường niên của khối ASEAN. “Sau khi dự thảo về Quy Ước Hành Xử (COC) được ASEAN thông qua, các quốc gia thành viên ASEAN mới gặp Trung Quốc.”
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, cho hay trong cuộc họp trước đó đã có sự “bất đồng ý kiến lớn lao” khi Tổng Thư Ký ASEAN Surin Pitsuwan loan báo rằng Trung Quốc có thể được mời tham dự việc soạn thảo quy ước này.
“Chúng tôi cho biết là sẵn sàng mời Trung Quốc tham dự, nhưng điều này chỉ nên xảy ra sau khi ASEAN chấp thuận bản quy ước. Tôi nghĩ chúng ta phải làm chủ vận mạng của mình trong vấn đề COC,” theo lời ông del Rosario cho báo chí hay, và nói thêm rằng Việt Nam cũng bày tỏ thái độ tương tự.
Ông del Rosario cho hay rất khó để ASEAN, vốn hành xử theo phương cách đồng thuận, có được cả 10 thành viên đồng ý mời Trung Quốc tham dự việc soạn thảo quy ước.
Khi được hỏi là liệu có những quốc gia nào muốn mời Trung Quốc, ông del Rosario nói: “Tôi nghĩ Cambodia là một trong các quốc gia này.”
Cambodia hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của tổ chức ASEAN.
Trong khi đó, theo một bản tin của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), giới chức Cambodia bất ngờ đưa vấn đề Biển Ðông vào chương trình nghị sự trong ngày Thứ Tư, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Trước đó, Cambodia tuyên bố không đưa chủ đề này vào chương trình, sau khi Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào của Trung Quốc thăm Phnom Penh.
Tuy nhiên, Việt Nam và Philippines đòi nêu vấn đề này trong cuộc họp các ngoại trưởng hôm Thứ Hai.
Nhiều quốc gia thành viên ASEAN hiện có tranh chấp chủ quyền biển đảo trong Biển Ðông với Trung Quốc và Ðài Loan.
Bà Soeu Rat Chavy, đại diện Bộ Ngoại Giao Cambodia, xác nhận với giới truyền thông hôm Thứ Ba là chủ đề Biển Ðông sẽ có trong chương trình nghị sự.
“Chúng tôi không bị một áp lực nào cả,” bà Chavy nói. “Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đồng ý làm mọi cách để thực thi COC trên Biển Ðông để duy trì hòa bình, ổn định và phồn thịnh trong khu vực.”
Cũng theo AFP, vấn đề Biển Ðông sẽ là một đề tài thảo luận chính trong cuộc họp Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN, cuộc họp về an ninh thường niên được tổ chức vào Tháng Bảy với sự tham dự của bộ trưởng 27 quốc gia, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nhật và Úc.(V.Giang, Ð.D.)



Biển Đông - ASEAN: Will ASEAN Tackle South China Sea? (Diplomat 31-3-12)-
Không có biển Đông trong chương trình hội nghị ASEAN   –   (RFA). – Biển Đông lỡ hẹn tại thượng đỉnh ASEAN 20   –   (RFA). - Trung Quốc và CPC thúc đẩy lập quan hệ chiến lược (TTXVN). – Ông Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia   –   (BBC).  – Campuchia và Trung Quốc ký kết 10 hiệp định hợp tác   –   (VOA). - Lãnh đạo Trung Quốc – Campuchia nhóm họp (Reuters/VOV). - Báo cáo của Nhật Bản: Trung Quốc có thái độ cứng rắn trên biển Đông(GDVN). - Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc? (ĐV).


– VN có thể đề cập Biển Đông tại Asean   –   (BBC).  –Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN    –   (VOA).  – Nhiều tổ chức xã hội dân sự tẩy chay đối thoại với các lãnh đạo ASEAN   –   (RFI).  – Ông Lê Lương Minh sẽ là Tổng thư ký Asean   –   (BBC). – Manila muốn tổ chức ‘du lịch Trường Sa’   –   (BBC).


Ông Vươn bị từ chối bảo lãnh tại ngoại, vẫn bị kết tội giết người

Ảnh minh họa-Hai người bị khởi tố trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
- Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng: Thông cáo báo chí về việc thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ(03/04/2012 - 18:50)

Thông cáo báo chí của UBND thành phố Hải Phòng về việc thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ  về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng,  thành phố Hải Phòng

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 12/02/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 12/02/2012, ban hành Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 12/02/2012 thành lập Tổ Công tác thành phố do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố làm Tổ trưởng để tổ chức thực hiện từng nội dung công việc theo kế hoạch đã đề ra.
Qua một thời gian tổ chức triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố thông báo kết quả thực hiện như sau:
             1. Thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã ban hành các quyết định: Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 thu hồi Quyết định số 460/QĐ-UB ngày 23/4/2008 về việc “thu hồi diện tích đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn sử dụng” (đối với diện tích 21,0 ha ông Đoàn Văn Vươn được giao tại Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04/10/1993); Quyết định số 219/QĐ-UB ngày 16/02/2012 thu hồi Quyết định số 461/QĐ-UB ngày 07/4/2009 về việc “thu hồi diện tích đất giao nuôi trồng thủy sản đã hết thời hạn” (đối với diện tích 19,3 ha ông Đoàn Văn Vươn được giao tại Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 09/4/1997); Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 thu hồi và hủy bỏ giá trị pháp lý Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 “về việc cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn - xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”.
            2. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật: Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã ban hành Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 thành lập đoàn thanh tra, rà soát việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và đã có báo cáo về kết quả thanh tra vi phạm của ông Đoàn Văn Vươn như sau:
a. Lấn chiếm đất:
Do hành vi lấn chiếm 19,3 ha đất ngoài chỉ giới được giao, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã xử phạt vi phạm hành chính 01 triệu đồng, sau đó hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho ông Vươn bằng quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9/4/1997.
b. Phá rừng phòng hộ:
Do hành vi phá rừng phòng hộ để đắp đầm nuôi trồng thủy sản, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã đình chỉ việc đắp đầm và xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng, yêu cầu bồi thường 5 triệu đồng để trồng lại rừng tại Quyết định số 162/QĐ-UB ngày 07/3/2002, ông Vươn đã nộp 15 triệu đồng tiền phạt và tiền bồi thường.
c. Cho thuê lại đất trái quy định:
+ Từ tháng 12/1999 đến tháng 10/2007: ông Đoàn Văn Vươn đã ký hợp đồng cho tổ đầm của ông Phạm Văn Lứa thuê lại 58.655 m2; thu 119.985.100 đồng (tương ứng với số tiền thuê đất 04 năm).
+ Từ năm 2006 đến 2007: ông Vươn tiếp tục cho ông Phạm Văn Lứa thuê 5,4 ha để nuôi trồng thủy sản, không có hợp đồng, số tiền thuê 20 triệu đồng.
+ Từ năm 2008 đến nay: ông Vươn ký hợp đồng cho ông Phạm Văn Bìa thuê 5,4 ha, giá thuê 30 triệu đồng/năm, thời hạn thuê 07 năm, đến hết năm 2014, tổng số tiền thuê là 240 triệu đồng.
Như vậy: với hành vi vi phạm cho thuê lại đất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, thu lợi cá nhân trong thời gian từ 1999 đến 18/02/2012 là 259.985.100 đồng.
d. Gia đình ông Vươn có hộ khẩu đăng ký tại xã Bắc Hưng nhưng đã cư trú trên đất được giao để nuôi trồng thủy sản, không thuộc quy hoạch đất dân cư nông thôn xã Vinh Quang từ năm 1993, nhưng suốt từ đó đến nay UBND xã Vinh Quang đã nhắc nhở, yêu cầu nhưng gia đình ông Vươn vẫn không thực hiện quy định về đăng ký tạm trú tại địa phương.
e. Không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 1993 đến 1999, ông Đoàn Văn Vươn được Ủy ban nhân dân huyện cho miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (07 năm).
Từ năm 2000 đến năm 2007, số thuế sử dụng đất nông nghiệp ông Vươn phải nộp trên diện tích đất 40,3 ha là 52.616.700 đồng, ông Vươn đã nộp 42.581.700 đồng, còn nợ đọng 10.035.000 đồng, cơ quan Thuế đã nhiều lần ra thông báo đôn đốc nộp nhưng ông Vươn không thực hiện.
Như vậy, quá trình sử dụng đất, ông Vươn đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật một cách có hệ thống, có 02 hành vi đã được xử lý theo quy định (lấn chiếm đất và phá rừng phòng hộ); có 03 hành vi đến nay chưa được xử lý dứt điểm (cho thuê lại 5,4 ha đất, nợ đọng tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp, cả gia đình cư trú trên đất nuôi trồng thủy sản suốt từ năm 1993 đến nay, không đăng ký tạm trú với địa phương xã Vinh Quang).
3. Thực hiện thủ tục cho hộ ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã lập phương án tiếp tục cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đã có văn bản gửi xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tổ chức thực hiện.
4. Về khởi tố, điều tra việc phá dỡ nhà coi đầm của ông Đoàn Văn Vươn: Công an thành phố thành phố Hải Phòng đã khởi tố vụ án hình sự, làm rõ được toàn bộ vụ án và hành vi của các đối tượng tham gia, hiện đang tiếp tục điều tra củng cố chứng cứ, chờ kết quả giám định tài sản theo quy định của Luật Tố tụng hình sự để xử lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Hội đồng định giá tài sản để xác định giá trị nhà trông đầm của ông Đoàn Văn Vươn làm căn cứ cho việc kết luận, truy tố, xét xử vụ án. Hiện nay, Hội đồng định giá tài sản thành phố đang tích cực làm việc để sớm có kết quả cung cấp cho các cơ quan báo vệ pháp luật.
5. Về vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ”: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can là: Đoàn Văn Vươn; Đoàn Văn Quý; Đoàn Văn Sịnh; Đoàn Văn Vệ; Đoàn Văn Thoại; Phạm Thái về tội giết người. Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý); Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) về tội chống người thi hành công vụ. Áp dụng biện pháp tạm giam đối với 4 bị can (Vươn, Quý, Sịnh, Vệ); áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can (Báu, Thương); ra quyết định truy nã và tập trung các biện pháp truy bắt đối với 2 bị can (Thái, Thoại). Hiện các cơ quan chức năng đang hoàn chỉnh hồ sơ vụ án để truy tố các đối tượng trước pháp luật.
6. Về xử lý kỷ luật: Đã có 25 tổ chức và 50 cá nhân tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật, trong đó: Huyện Tiên Lãng đã có 16 tổ chức và 17 cá nhân tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật; cấp thành phố đã có 9 tổ chức và 33 cá nhân tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật.
7. Công tác ổn định tình hình chính trị, diễn biến tư tưởng nhân dân: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng thường xuyên tổng hợp tình hình, thông tin kịp thời trên hệ thống thông tin đại chúng quá trình tổ chức thực hiện và kết quả từng bước thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ để cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân thành phố theo dõi.
Đến nay tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Lãng tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện tốt hơn so với cùng kỳ, nội bộ đoàn kết, tư tưởng cán bộ đảng viên và nhân dân ổn định, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Ủy ban nhân dân thành phố đã bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ về làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đã điều động, luân chuyển đồng chí Chỉ huy trưởng và Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện để tăng cường công tác lãnh đạo tại huyện Tiên Lãng.
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Thông báo số 33/TB-UBND ngày 24/02/2012 chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện dừng thực hiện các quyết định thu hồi đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản; các hộ dân đang sử dụng đất tiếp tục tổ chức nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch đã duyệt trong khi chờ quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát 47 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có các quy định quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn thành phố, phân loại 16 văn bản đã hết hiệu lực thi hành, kiến nghị bãi bỏ, đang tiếp tục xem xét 31 văn bản còn lại để đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng rà soát xong toàn bộ quỹ đất bãi bồi ven sông, ven biển xã Vinh Quang; đã tiến hành đo đạc, lập trích đo bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho diện tích đất này phục vụ cho việc xử lý giao đất, cho thuê đất theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ Công tác thành phố đã trực tiếp làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, kiểm tra tình hình sử dụng đất bãi bồi ven biển tại xã Vinh Quang, tổ chức làm việc với tất cả các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất bãi bồi ven biển để nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trao đổi để nhân dân yên tâm sản xuất, chờ việc giải quyết theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Nội vụ đã hoàn thành việc kiểm tra, rà soát, xác định địa giới hành chính 04 xã huyện Tiên Lãng có đất bãi bồi ven sông, ven biển của huyện Tiên Lãng phục vụ cho việc xử lý, giải quyết vụ việc và công tác chấn chỉnh quản lý nhà nước về đất đai khu vực này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành việc kiểm tra, rà soát tổng mức đầu tư từ ngân sách đối với dự án Vinh Quang II.
Ủy ban nhân dân thành phố đã có Thông báo chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, quận, sở, ngành liên quan của thành phố tập trung nắm tình hình, giải quyết các vu việc khiếu nại, tố cáo về đất đai không để xẩy ra các vụ việc nóng, khiếu kiện đông người, vượt cấp.
8. Về một số nhiệm vụ tiếp tục thực hiện để hoàn thành các nội dung kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:
Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng hoàn chỉnh phương án tiếp tục cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn chính thức để thực hiện.
Kiến nghị các cơ quan nội chính hoàn thành việc kết luận điều tra để đưa ra truy tố, xét xử vụ phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
Kiến nghị cơ quan điều tra hoàn thành việc kết luận điều tra để đưa ra xét xử vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, trong đó chú trọng việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất, chấn chỉnh việc sử dụng đất khu vực bãi bồi ven sông, ven biển, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về đất đai để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố trong thời gian tới./. Thông cáo báo chí về việc thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ(03/04/2012 - 18:50)

Ông Vươn được xin bảo lãnh tại ngoại (ĐV).  –Ông Vươn bị bác đơn xin bảo lãnh   –   (BBC).  – Phỏng vấn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng: Công an bác đơn bảo lãnh ông Vươn   –   (BBC).


 Sắp báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý vụ Tiên Lãng (ĐV).Computer ỏ Tiên Lãng bị crash? Thủ tướng chưa nhận được báo cáo kết quả xử lý vụ Tiên Lãng (VnEx 1-4-12)-Vụ Tiên Lãng: sớm xét xử vụ phá nhà ông Vươn TTO - Tối 3-4, UBND thành phố Hải Phòng đã có thông cáo báo chí việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng ngày 5-1. Cụ thể: Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án hình sự. Theo thông báo của UBND TP Hải Phòng về tiến độ ...
Ông Vươn bị từ chối bảo lãnh tại ngoạiBBC Tiếng Việt

Hải Phòng vẫn chưa xử lý xong vụ Tiên LãngVNExpress
Hải Phòng báo cáo Thủ tướng tám nội dungTiền Phong Online
Thanh Niên -Người Lao Động
Quy định hạn điền dẫn đến tuỳ tiện trong quản lý (SGTT).  – Hạn điền: Khi chính sách đã hoàn thành vai trò lịch sử (SGTT).
-Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng -

 Hậu vụ án CHHV & hai bao cao su: Như Quỳnh kiện báo CATP chưa xong

- -Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra. Ảnh: Hồng Anh Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tại buổi họp báo. Ảnh: Hồng Anh
-Hậu vụ án CHHV & hai bao cao su: Như Quỳnh kiện báo CATP chưa xong

 Lá đơn mới nhất của cô Như Quỳnh và biên bản một trong những lần hòa giải không thành. 
.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
__________________

Tp.HCM, ngày 29 tháng 03 năm 2012

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐ TỤNG

Vụ bà Hồ Lê Như Quỳnh kiện báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh)
Kính gởi: Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh)
Tôi tên: HỒ LÊ NHƯ QUỲNH; CMND số: 023 076 311
        Địa chỉ: 108 đường số 23 Bình phú phường 11 quận 6.
Kính thưa ông Chánh án, ngày 22/11/2010 tôi đã gởi đơn khởi kiện báo Báo Công An Tp.HCM đến Qúi Tòa ( phiếu gởi ngày 22/11/2010) và báo phát đến ngày 23/11/2010.
Từ ngày 27/01/2011 đến ngày 27/04/2011, sau gần mười lần tòa gọi làm việc, ngày 27/04/2011 tại biên bản làm việc lúc 14giờ cán bộ tòa án nhân dân quận 1 yêu cầu tôi phải hai lần gởi khiếu nại đến báo CA TPHCM. Xét theo quy định tại BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thực hiện về tranh chấp dân sự hiện hành, tôi không phải khiếu nại khi kiện. Nhưng thể hiện sự tôn trọng Tòa àn tôi làm theo yêu cầu của Tòa án :bổ sung thủ tục về việc khiếu nại báo.
Tuy nhiên đến quá thời hạn trả lời khiếu nại báo CA TPHCM vẫn không có phản hồi.
Ngày 29/06/2011, tôi được hoàn tất việc nộp tạm ứng án phí (biên lai số: AD/2010/05855).
Ngày 20/07/2011 tôi được TAND Q1 mời vào lúc 08giờ ngày 27/07/2011 đến Tòa để giải quyết vụ án. Tại buổi làm việc này tôi vẫn khẳng định tiếp tục khởi kiện và không thay đổi nội dung đơn kiện.
Ngày 01/08/2011, tôi tới tòa làm bản khai.
Ngày 01/08/2011, TAND Q1 tống đạt giấy triệu tập: lúc 08giờ ngày 02/08/2011 có mặt tại Tòa để hòa giải. Tại buổi hòa giải đại diện của báo CA TPHCM chưa thực hiện đủ thủ tục ủy quyền.
Đến ngày 19/08/2011, tôi nhận được giấy mời vào lúc 08giờ ngày 26/08/2011 đến phòng 202-TAND Q1 để giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ báo chí. Tại buổi làm việc này tôi nộp yêu cầu Tòa triệu tập ông CÙ HUY HÀ VŨ và tiến hành thủ tục thu thập chứng cứ từ cơ quan AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN theo quy định của BLTTDS.
Ngày 26/08/2011, tôi nhận giấy triệu tập có mặt tại TAND Q1 lúc 14giờ ngày 07/09/2011 để hòa giải. Tại buổi hòa giải này đại diện báo CA TPHCM vẫn chưa thực hiện đủ thủ tục ủy quyền và hứa lần hòa giải sau. Trong buổi làm việc này Thẩm phán chủ trì yêu cầu tôi gởi đơn đến cơ quan AN NINH để yêu cầu cung cấp chứng cứ, nếu cơ quan này có trả lời thì nộp đến Tòa, nếu không thì làm đơn yêu cầu Tòa thực hiện thủ tục theo luật định. Đồng thời Tòa cũng yêu cầu tôi liên lạc và hỏi ông CÙ HUY HÀ VŨ có đồng ý tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không.
Ngày 07/09/2011 tôi nhận được giấy triệu tập có mặt tại TAND Q1 lúc 14giờ ngày 26/09/2011. Tôi đến đúng giờ nhưng không thấy đại diện báo CA TPHCM. Trong buổi làm việc này tôi đã nộp Tòa các tài liệu:
1.     Đơn yêu cầu cơ quan AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN cung cấp chứng cứ liên quan đến việc khám xét và bắt giữ tôi trong suốt thời gian từ lúc 00giờ 05 rạng sáng đến lúc 18giờ ngày 05/11/2011.
2.     Phiếu gởi có hồi báo (ngày 10/09/2011) về việc gởi đơn đến CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN
3.     Phiếu gởi có hồi báo (ngày 22/11/2011) về việc gởi đơn đến cơ quan CÔNG AN yêu cầu cung cấp chứng cứ.
4.     Thông báo số 01/TB ngày 03/12/2010 của CA P11 Q6 TpHCM về việc đã chuyển giao các biên bản, băng ghi âm, ghi hình về việc khám xét bắt giữ tôi và ông HÀ VŨ lúc 00giờ 05 đến 18giờ ngày 05/11/2010.
5.     Thông báo xác nhận tham gia tố tụng của ông CÙ HUY HÀ VŨ với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
6.     Đơn yêu cầu Tòa tiến hành thu thập chứng cứ, triệu tập người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Xét tôi đã hoàn thành tất cả thủ tục tố tụng, tuy nhiên từ ngày 26/09/2011 đến nay Tòa vẫn chưa tiến hành việc triệu tập người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, không thực hiện tiếp quá trình tố tụng mà không nêu lý do hay quyết định gia hạn là trái với quy định tại điều 179 BLTTDS.
Nay tôi kính xin Tòa thực hiện đúng quy định của pháp luật, tiếp tục tiến hành xét xử vụ án này.
Trân trọng kính đơn
Ngày 29 tháng 03 năm 2012
Tài liệu đính kèm: Bản sao
1.       Đơn khởi kiện ngày 22/11/2010
2.       Thông báo 01/TB ngày 03/12/2010 của CA P11 Q6 TpHCM.
3.       BB hòa giải ngày 08/08/2011và ngày 07/09/2011.
4.       Yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, triệu tập người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông CHHV.
5.       Xác nhận đồng ý tham gia tố tụng của ông CHHV do bà Nguyễn thị Dương Hà thông báo.
6.       Bản viết tay yêu cầu tham gia tố tụng do ông CHHV viết ngày 25/09/2011.
7.       Bản khai của bà Hồ Lê Như Quỳnh nộp TAND Q1 ngày 26/09/2011
————————————–
Anh Ba kính mến,
 
Tôi là HỒ LÊ NHƯ QUỲNH, người bị bắt giữ khởi đầu với hai bao cao su đã sử dụng, hôm nay theo giấy mời ký ngày 19/08/2011, tôi đến  Tòa án nhân dân Quận 1, 8g00 tôi đến phòng 202 và được thư ký tòa tống đạt giấy triệu tập có mặt lúc 14g00 ngày 07/09/2011 để hòa giải.
 
Nhân đó, tôi yêu cầu cung cấp biên bản hòa giải ngày 08/08/2011, đồng thời tôi cũng nộp Tòa Bản tường trình, yêu cầu triệu tập nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông CÙ HUY HÀ VŨ.
 
Đây là thông tin mới nhất về vụ hai bao cao su đã sử dụng, xin nhờ anh nếu có thể giúp tôi gửi đến những người biết tôi do hai cái bao cao su đã qua sử dụng, để họ hiểu thêm về vụ việc này.
 
Chân thành cảm ơn anh.
 
HỒ LÊ NHƯ QUỲNH.
 



-Vụ kiện của bà Hồ Lê Như Quỳnh đã đến đâu? Gần đây tôi chợt nhớ tới vụ kiện của bà Hồ Lê Như Quỳnh đối với báo Công an TPHCM và tôi không rõ tình hình vụ kiện đã đi đến đâu. Tôi tra Google thì tìm thấy bản khai gửi tòa án của bà Hồ Lê Như Quỳnh vào ngày 1-8-2010 và theo thông tin ở đấy ngày 8-8-2010 tòa án tiến hành hòa giải lần đầu. Tôi không tìm thấy thông tin nào mới hơn và không biết kết quả hòa giải hay diễn biến của vụ kiện tiếp theo như thế nào. Không biết có ai đọc blog của tôi có thông tin nào về vụ việc này không?
Tôi nghĩ giới dissident ở Việt Nam không được dân chúng ủng hộ một phần vì chính vì lý do họ không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực trong những vụ việc liên quan đến họ cho công chúng biết. Ai có thể ủng hộ những người che giấu những thông tin về những vụ việc mà chính họ trước đấy rất tích cực tuồn cho công chúng biết. Tôi nhớ tới vụ ông Nguyễn Quang A với Bộ Tư pháp về Nghị định 96. Sau đấy cũng không thấy ông Nguyễn Quang A thông tin gì tiếp. Công chúng thường chóng quên, nhưng tôi lại không quên và luôn cảm thấy có điều gì đấy rất không minh bạch.


- Vụ Cù Huy Hà Vũ: Hà Nội vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị (RFI)-  Các Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm điều Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. RFI đặt câu hỏi với ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký hiệp Hội Quốc Tế Nhân quyền. Trước hết, ông nhận định về việc bắt giam và cáo buộc luật gia Hà Vũ những tội danh thay đổi từ « quan hệ với gái mãi dâm trở thành chống nhà nước và bôi nhọ lãnh đạo ».-Đơn tố cáo của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bvnpost
Dưới đây là đơn gửi Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh. Đơn còn gửi tới:
- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ủy ban Tư pháp Quốc hội

clip_image002


clip_image004
clip_image006
clip_image007

Tặng hoa cho gia đình Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Sáng hôm 20-11-2010, ngày Nhà giáo Việt Nam, có ai đó mang hai lẵng hoa phong lan cao hơn 2m đến để trước cửa nhà Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Chị Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, xin chuyển lời cảm ơn chân thành của chị và gia đình tới người đã gửi hoa và tất cả những ai quan tâm đến chị và gia đình.
Bauxite Việt Nam

clip_image004
- Phản ứng của dòng họ Cù về quyết định tạm giam RFA
- Bà Cù Huy Hà Vũ phủ nhận tin 'tuyệt thực' Nguoi-Viet Online
Nữ Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà phủ nhận tin tức loan truyền xôn xao rằng bà “tuyệt thực.” (phản đối Người Việt cái: Bà Nguyễn Thị Dương Hà chứ không phải bà CHHV, Việt Nam cũng phải tôn trọng nữ quyền chứ !!!! )

“Cảm ơn các anh đã quan tâm, nhưng không có việc tôi tuyệt thực đâu.” Bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ nói vội trong cuộc trao đổi vắn tắt với nhật báo Người Việt sáng ngày Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010 (giờ Hà Nội) về lời đồn bà tuyệt thực, hiện được loan truyền đầy trên mạng.
Vào mạng tìm kiếm Google, khi đánh nhóm từ “Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà tuyệt thực,” người ta thấy hiện lên tới 1,010,000 đề mục cùng một đề tài. Ðiều này chứng tỏ dư luận quan tâm rất lớn đối với vụ bắt giam và truy tố luật gia Cù Huy Hà Vũ, một người từng nộp đơn kiện ông thủ tướng của chế độ tới 2 lần.
Bà Nguyễn Thị Dương Hà, trong tư cách của một luật sư chuyên nghiệp, bà đã nộp đơn xin được biện hộ cho chồng nhưng không thấy được trả lời theo luật định.
Có diễn đàn mạng còn đặt tít giật gân cho bản tin của mình là “Cù vợ kêu gọi tuyệt thực tập thể cứu Cù chồng.”
Tin tức về bà Dương Hà tuyệt thực “đòi trả tự do cho chồng” rất có thể bắt nguồn từ bài viết thấy trên blog của Người Buôn Gió có tựa đề “Chị Dương Hà,” ngày viết là 17 tháng 11, 2010.
Ngay câu đầu của bài viết đã nói ngay: “Hôm qua được tin chị Hà vợ anh Vũ tuyệt thực...”
---------
Người Buôn Gió nhận đưa tin sai: treo blog 15 ngày vì sai sót khi đưa tin
- USCIRF: Việt Nam nên trả tự do cho Luật gia Cù Huy Hà Vũ tức khắc (VOA)-
Ông Leonard Leo, Chủ tịch USCIRF, nói “Vụ bắt giữ Luật gia Cù Huy Hà Vũ là một hành động xúc phạm nặng nề đối với các nỗ lực của chính phủ Tổng Thống Obama nhằm cải thiện các quan hệ với Việt Nam”.


Ông Leo nói thêm rằng Ngoại trưởng Clinton đã hành động đúng đắn khi lên án những vụ bạo động chống các cộng đồng tôn giáo và những nhà bênh vực nhân quyền, tuy nhiên “đã đến lúc chính phủ của Tổng Thống Obama dùng hành động để hậu thuẫn cho lời nói, bằng cách đặt Việt Nam trở lại vào danh sách CPC, trong tư cách là một nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo.”

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đại diện cho các giáo dân làng Cồn Dầu gần thành phố Đà Nẵng, nơi một số cư dân bị nhà nước quấy nhiễu, bắt bớ, tra tấn và bắt giữ vì đã từ chối, không bán đất, không chịu rời các khu đất trong làng, kể cả một khu nghĩa trang trong giáo xứ Cồn Dầu từ 135 năm nay, để xây dựng một khu nghỉ mát sinh thái.
-Từ bác bỏ phiếu tín nhiệm đến vụ bắt Cù Huy Hà Vũ? (RFA)- Giới blog Việt tiếp tục mổ xẻ các vấn đề thời sự tại Việt Nam, từ diễn đàn Quốc hội cho đến vụ bố ráp các nhà tranh đấu.
Ý kiến hai luật sư về vụ giam TS Cù Huy Hà Vũ BBC

Dự án bauxite với Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận Việt Nam
Hai luật sư Phạm Vĩnh Thái và Bùi Quang Nghiêm nói về vụ giam Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Trả lời BBC hôm nay 16/11, Luật sư Phạm Vĩnh Thái từ TP HCM khẳng định rằng công an Việt Nam "theo luật thì phải làm như thế" dù ông tin rằng chỉ bản án có hiệu lực của tòa mới chính thức kết luận ông Cù Huy Hà Vũ có tội hay không.
Còn Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM thì nói
"Báo chí có nêu ý kiến của một quan chức của Tổng cục Cảnh sát rằng việc bắt giữ là đúng pháp luật. Nhưng tôi thấy việc bắt giữ vì ông Cù Huy Hà Vũ ở trong khách sạn lúc nửa đêm với một phụ nữ không phải vợ ông ấy, rồi khám máy vi tính đem theo, rồi khám nhà ông ấy rồi lại khởi tố vì tội tuyên truyền chống nhà nước thì thực sự tôi thấy rất lo lắng."
Tôi chỉ sợ rằng từ việc hành nghề mà tôi phản đối Viện kiểm sát, tôi phân tích khác tòa án, tôi có cách nhìn nhận liên quan đến một vụ án, một bị can nào đó khác với cơ quan công an mà lại cho rằng tôi chống đối thì không có được, thì tôi lo sợ vậy thôi…
LS Bùi Quang Nghiêm
Ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố và tạm giam BBC--Khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Cù Huy Hà Vũ Đài Tiếng Nói Việt Nam Chiều 15/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội khởi tố bị can và bắt tạm giam (4 tháng) ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957 (trú tại 24 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) để tiếp tục điều tra về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà ...Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chính thức bị khởi tốVOA Tiếng Việt- Ông Cù Huy Hà Vũ bị tạm giam bốn thángVietNamNet 16-11-10 - Khởi tố bị can, tạm giam ông Cù Huy Hà VũThanh Niên--- Vietnam police probe government critic (AFP 16-11-10) Environmentalist lawyer charged with political crimes in Vietnam DPA Hanoi - A Vietnamese activist lawyer from a prominent Communist Party family has been charged with 'spreading propaganda' against the state, police said Tuesday.

-Khởi tố, tạm giam ông Cù Huy Hà Vũ (Bee)-16/11/2010 09:09:57
Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Cù Huy Hà Vũ về hành vi tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
TIN LIÊN QUAN

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp ông Vũ. Sau đó, VKSND Tối cao đã chuyển vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Ông Cù Huy Hà Vũ. Ảnh: VNN

Như đã thông tin, đêm 4/11, ông Vũ bị kiểm tra hành chính trong phòng 101, khách sạn Mạch Lâm (TP.HCM) với một phụ nữ. Kiểm tra máy tính cá nhân của ông Vũ cũng như khám xét nhà riêng ông Vũ tại Hà Nội, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước...

Liên quan đến vụ án này, ngày 10/11, bà Hồ Lê Như Quỳnh (36 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM) - người bị tạm giữ cùng ông Cù Huy Hà Vũ tại khách sạn Mạch Lâm, đã có đơn mời Luật sư Trần Đình Triển.

Bà Quỳnh muốn luật sư Triển tư vấn làm việc với các cơ quan chức năng, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện 1 tờ báo tại TP.HCM đăng sai sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bà Quỳnh trong vụ có liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ.
Bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ ngày 8/11 xác nhận, bà đã đề nghị được tham gia bào chữa cho chồng mình. Trước đó, bà Hà đã gửi hồ sơ tới Cơ quan An ninh điều tra đề nghị đơn vị này cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Vũ ngay từ giai đoạn điều tra.
Luật sư Trần Đình Triển cũng đã đồng ý tham gia và đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết gửi Cơ quan An ninh điều tra để đề nghị được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Vũ.

N.Đ (Tổng hợp)
- Dư luận xung quanh vụ Cù Huy Hà Vũ phạm tội tuyên truyền chống nhà nước (CAND 15-11-10)- Đơn của ông Cù Huy Thước, chú ruột Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bvnpost

clip_image002
Vậy là đã rõ, có lẽ mọi người muốn đọc lại bài cảnh cáo:Lời nhắc nhở gửi tới Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ!
--Gần đây nhất ông Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ kiện tòa án quận Cẩm Lệ vì không chịu cho ông bào chữa cho giáo dân Cồn Dầu,..và cả vụ vụ án bênh vực thiếu tướng thanh tra công an Nguyễn Văn Thanh
 --
Cù Huy Hà Vũ là người như thế nào? (CAND 13-11-1Việc một Cù Huy Hà Vũ ảo tưởng và ngông cuồng sa lưới pháp luật âu cũng là hệ quả tất yếu. Ở đâu cũng thế thôi, cố tình đi trái làn mãi, ắt sẽ gặp phải tai nạn giao thông. Chỉ có điều, đến giờ phút này, trên nhiều diễn đàn mạng thông tin điện tử, nơi vẫn được coi như một công cụ chính để Vũ thể hiện những ngông cuồng ấy, nhiều học giả, trí thức đã từng rất thiện chí mà chỉ ra những việc làm sai trái của Vũ từ lâu rồi.0)  -- .  Có nói đến trang bauxit Vietnam, Phạm Toàn, và vài người nữa... . Bà Hồ Lê Như Quỳnh khởi kiện báo chí trong vụ án Cù Huy Hà Vũ (RFA 13-11-10) -- Nhiều chi tiết về các "bao cao su đã qua sử dụng"-Vụ Cù Huy Hà Vũ dưới mắt một luật sư (RFA)- Chỉ một ngày sau khi bị bắt vì hành vi "quan hệ bất chính", Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lại bị khởi tố và tạm giam về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXNCNVN".
-LS Triển: 'Tôi đã dự đoán vụ bắt giữ anh Vũ' (BBC)- Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”:Bài học cho những kẻ ngông cuồng và ảo tưởng (QĐND).  nhà báo Xuân Bằng:-ViệT NAM: Báo chí chính thức ở Việt Nam lại đăng bài đả kích ông Cù Huy Hà Vũ  (RFI)- Mặc dù tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn còn trong giai đoạn bị điều tra với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước", tức là vẫn chưa bị tòa kết án, nhưng báo chí chính thức của Việt Nam ngày 13/11/2010 lại đăng bài đả kích người đã dám kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ bauxite.

Xin phép được đưa phản hồi :-bagan3 2010/11/13 at 12:05 chiều lên:
1/Từ Bi là thương chúng sinh muôn loài. Không phạm cả đến việc sát sinh.
Thời Phật tại thế, có người đã hỏi Ngài:
-Nếu một con rắn vào nhà. Phải làm sao?
“Xua đuổi nó ra khỏi nhà!”

-Nhưng nó không đi mà còn đứng im tại chỗ khè mổ?
“Vậy phải giết . Nếu không nó sẽ mổ chết mọi người trong nhà!”.
2/Sông có khúc, Người có lúc.
(Suy rộng – Quốc gia cũng có lúc Thịnh lúc Suy)
-Biết thế nào là ĐÚNG LÚC?
3/Theo thuyết nhà Phật “mọi vật đều Tương Tác với nhau”.
Trong Tam TÀI (Thiên Nhân Địa) Nhân sánh ngang với Thiên Địa. Cả ba tác động vào nhau trong mỗi chuyển dịch.
Vậy NHÂN không chờ thời cơ đúng lúc mới hành động.
Bởi (như ví von bình dân) nếu đứng tại chỗ hay ù lì. Cả một guồng máy (nhỏ nhất là xã hội) sẽ nghiền nát (cá) nhân đó.
*
Chữ Nhẫn thường được thánh nhân khuyên bảo khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
-Nhưng Nhẫn thế nào mới đúng?
Vì thế cổ nhân đã nói kép đôi : Nhẫn Nhục.
Nghĩa là nhẫn không đúng thì sẽ đem đến nỗi nhục. Từ nhục có một biến âm là “nhọc” – nhọc nhằn.
Nhục thuộc về tinh thần.
Nhọc nhằn thuộc thể chất, tâm lý. Nói chung cả hai vế : Bất hạnh (thiếu hay không có Hạnh Phúc).
Trong thực tiễn lịch sử, dưới sự cai trị độc tài của đảng CSVN – đại đa số Dân Việt (và cả Đất Nước) đã triền miên trong cảnh lầm than bất hạnh, thụt lùi không phát triển .
Ngồi một chỗ mà ù lì để chờ thời (chờ đảng sửa chữa, thay đổi…chờ đầy ĐỦ người…) ư?????
“Thời thế tạo anh hùng” nhưng “Anh hùng cũng tạo nên thời thế”.Lịch sử Nhân Loại và Lịch sử VN đã từng chứng minh điều này.
“Có Trời mà cũng có Ta” trong Lý Lẽ Biến Dịch Càn Khôn là như thế.
*
Mọi lý lẽ khác các ý tưởng trên
Coi chừng ngụy biện, rơi vào bẫy ru ngủ “CHÍ TIẾN THỦ của các tầng lớp Thanh Niên Yêu Nước”.
-Dân chủ ngồi chờ (Phan Bá Việt)
“… Ổn định dân sự và thể chế rất cần cho phát triển, trong khi ổn định của tập đoàn cầm quyền hoàn toàn không có ảnh hưởng, hoặc chỉ có ảnh hưởng xấu…”
Một số người tin rằng Việt Nam chưa hội đủ điều kiện để có dân chủ. Vì vậy nếu có dân chủ ngay bây giờ thì sẽ đưa đến mất ổn định. Phải chờ đến lúc có thể có dân chủ thì mới nên có dân chủ. Do đó những người này không muốn thay đổi thể chế mà chỉ muốn Đảng Cộng Sản Việt Nam tự thay đổi để xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo. Niềm tin của những người này có xác đáng không? Bài viết này mong muốn giải đáp vấn nạn trên và sau đó thử đề nghị một số biện pháp để dân chủ hoá Việt Nam.
Dân chủ là một phương pháp để giải quyết mâu thuẫn và đi đến thoả hiệp. Dân chủ không phải là một thời điểm để ngồi chờ. Và cũng không thể có dân chủ ở mức tuyệt đối. Dân chủ là một quá trình tranh đấu hàng ngày để có thể đạt được mức độ gần tuyệt đối nhất. Mức độ tuyệt đối của dân chủ luôn luôn thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống. Vì vậy bất kì lúc nào cũng phải tranh đấu để có dân chủ ở mức gần với tuyệt đối nhất. Bằng lòng với dân chủ đang có, có nghĩa là đang trở thành xa dần với mức độ tuyệt đối tức là xa dần dân chủ. Hãy xem các nước đang có dân chủ. Không phải tự nhiên mà các nước này có được dân chủ. Họ đã phải tranh đấu và tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và máu mới có được dân chủ. Rồi lại phải tranh đấu hàng ngày để duy trì, củng cố, phát triền và kiện toàn dân chủ. Xét như vậy thì không thể có dân chủ ngồi chờ hoặc được cho.


Có một ngộ nhận về ổn định
cũng cần làm sáng tỏ
        Ổn định có hai nghĩa:
        ổn định dân sự hay xã hội
        và ổn định chính trị
Nhưng tranh đấu để đòi có dân chủ có đưa đến mất ổn định không? Để có câu trả lời chúng ta hãy xem dân chủ có đưa đến mất ổn định không? Một số người lấy thí dụ về những biến động ở Thái Lan trong thời gian gần đây để minh chứng cho việc mất ổn định của dân chủ. Khi xem xét kĩ nguyên uỷ của những biến động này thì những biến động ấy xảy ra là do các tướng lĩnh và một số phe phái không tuân thủ quy luật dân chủ chứ không phải là do dân chủ. Lúc nào cũng chấp hành quy luật dân chủ thì không xảy ra mất ổn định. Hãy nhìn xem các nước dân chủ tiên tiến có mất ổn định vì dân chủ không? Các nước này cứ 4 hoặc 5 năm là thay đổi người cầm quyền nhưng cũng đâu có xảy ra mất ổn định.
Có một ngộ nhận về ổn định cũng cần làm sáng tỏ. Ổn định có hai nghĩa: ổn định dân sự hay xã hội và ổn định chính trị.
Ổn định dân sự hay xã hội, nghĩa là ổn định trong cuộc sống của mỗi công dân, là đảm bảo không bị bắt bớ, tịch thu tài sản, cấm kinh doanh, không là nạn nhân của những thay đổi luật pháp đột ngột và thường xuyên, hay những quyết định tùy tiện của chính quyền. Ổn định này rất cần thiết cho phát triển kinh tế, vì có như thế người dân mới có thể yên trí để tiên liệu và hoạch định sinh hoạt của mình. Ổn định này đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp trị.
Về ổn định chính trị cũng đừng nên lẫn lộn giữa ổn định thể chế và ổn định của tập đoàn cầm quyền.
Ổn định thể chế là một bắt buộc để đất nước ổn định và đi lên. Ổn định thể chế yêu cầu phải có một thể chế cho phép người dân được quyền tự do ứng cử để cầm quyền và thay đổi người cầm quyền có nghĩa là phải có một thể chế dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp trị.
Thực tế cho thấy tại các nước theo thể chế độc tài, người dân không được thay đổi những người cầm quyền mà họ chán ghét vì bất tài, tham ô, quan liêu nên thường xảy ra chồng đối đưa đến đàn áp và bắt bớ khiến xã hội mất ổn định. Trái lại trong các thể chế dân chủ vì người dân có quyền thay đổi những người cầm quyền định kì cho nên không có tình trạng bắt bớ và đàn áp vì chống đối những người cầm quyền để gây ra mất ổn định xã hội.
Ổn định của tập đoàn cầm quyền, hay nói khác đi là sự kéo dài của một chính quyền với những người cầm quyền của cùng một đảng hay phe nhóm. Sự kéo dài này, nếu không do bầu cử tự do mà là do một chế độ độc tài bạo ngược, còn rất mâu thuẫn với ổn định dân sự và do đó hoàn toàn mâu thuẫn với phát triển, bởi vì người dân luôn luôn phải sống trong sợ sệt, không dám và không thể lập những kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Kinh nghiệm cho thấy ổn định dân sự và thể chế rất cần cho phát triển, trong khi ổn định của tập đoàn cầm quyền hoàn toàn không có ảnh hưởng, hoặc chỉ có ảnh hưởng xấu. Tại Nhật, từ sau Thế Chiến II tới nay, ít có chính phủ nào kéo dài được hai năm. Tại Ý, tuổi thọ trung bình của các chính phủ còn ngắn hơn nhiều. Mặc dầu vậy kinh tế của cả hai nước này đều phát triển nhanh chóng, họ đều là thành viên của nhóm bảy nước phát triển nhất. Trong khi các nước có những chính quyền kéo dài như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và nhiều nước thuộc châu Phi và châu Mỹ La Tinh lại rất trì trệ và lạc hậu.
Khi các tập đoàn độc tài - như ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam - nói cần phải có ổn định để phát triển, nhiều người đồng ý với họ vì hiểu đó là ổn định dân sự trong khi họ thực hiện ổn định là ổn định của tập đoàn cầm quyền. Đó là một sự gian trá cần được tố giác. (Xem “Thành Công Thế Kỷ 21: Phần V)
Tóm lại dân chủ không gây ra mất ổn định mà mầm mống chính của việc mất ổn định là vì không có dân chủ. Bởi vậy cứ ngồi chờ để có dân chủ sẽ càng đưa đến mất ổn định hơn. Như vậy thì không có lí do nào để trì hoãn việc dân chủ hoá đất nước. Nhất là tình hình thế giới hiện nay buộc đất nước chúng ta phải dân chủ hoá ngay để có thể phát triển ổn vững và giảu mạnh đặng bắt kịp các nước trong vùng cũng như để bảo vệ được đất nước chống hoạ xâm lăng của Trung Quốc. Chỉ có dân chủ mới tạo được đoàn kết dân tộc và huy động được toàn sức dân để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bởi vậy không thể ngối chờ để có dân chủ. Nhưng, trước tình hình hiện nay của đất nước, phải làm gì để có dân chủ cho Việt nam?
Con đường lí tưởng và tốt nhất cho đất nước là đi đến dân chủ một cách hoà bình. Nói cách khác là diễn biến hoà bình để có dân chủ. Nhưng tại sao diễn biến hoà bình lại là con đường lí tưởng và tốt nhất? Bởi vì đặc tính quan trọng nhất của dân chủ là đối thoại, kiên trì đối thoại để thuyết phục đi đến những thoả hiệp. Cần nhấn mạnh là để đạt được các thoả hiệp chứ không phải để giành được toàn bộ thắng lợi về phần mình. Trong dân chủ và nhất là dân chủ đa nguyên thì không nên có ý nghĩ là sẽ đạt được thắng lợi toàn bộ cho mình. Ý nghĩ này sẽ dễ đưa đến độc tài. Bởi vậy để tranh đấu cho dân chủ không thể sử dụng bạo lực mà phải dùng lời nói. Phải cố gắng đối thoại, kiên trì đối thoại để thuyết phục và vận động sự đồng thuận. Mọi hình thức sử dụng bạo lực, dù là bạo lực bằng lời nói, cũng không phù hợp với dân chủ.
Ở đây cũng cần cho thấy sự gian trá của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi nói về diễn biến hoà bình. Diễn biến hoà bình để có dân chủ là một diễn biến xây dựng dân chủ trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có chỗ đứng và vẫn được cầm quyền nếu được dân tín nhiệm trong một cuộc bầu cử thực sự tự do có các đảng khác cùng tranh cử. Còn diễn biến hoà bình mà Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay cố ý nói là diễn biến để lật đổ và phủ định Đảng Cộng Sản Việt Nam với mục đích hù doạ các đảng viên như được viết trong Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa X tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Bởi vậy chống đối diễn biến hoà bình để có dân chủ ở Việt nam mãnh liệt nhất hiện nay là Đảng Cộng Sản Việt nam.
Mặc dâu vậy chúng ta, những người mong muốn dân chủ cho đất nước, nhất quyết không lùi bước trước những chống đối diễn biến hoà bình này. Chúng ta hãy cùng nhau vận động bằng những phương thức thích hợp với khả năng để việc diễn biến hoà bình đến dân chủ nhanh chóng diễn ra. Trong cuộc vận động này chúng ta phải quyết tâm đòi hỏi cho bằng được những điểm sau đây:
- Sửa đổi Hiến pháp: Việc sửa đổi đầu tiên mà mọi người đều để tâm là hủy bỏ điều 4 của bản Hiến Pháp vì nó khẳng định tính độc quyền lãnh đạo của một đảng chính trị, vì nó lấy một chủ nghĩa (Mác-Lê) và một tư tưởng (tư tưởng Hồ Chí Minh) làm chủ đạo. Một cách gián tiếp, nó đi ngược lại một số quyền công dân được quy định ở các điều 52, 53, 63 của bản Hiến Pháp. Nhưng ngoài điều 4 ra, còn có rất nhiều điều trong bản Hiến pháp hiện nay phải cần sửa đổi, tu chỉnh hay hủy bỏ.
Hãy lấy một vài thí dụ : Đầu tiên, cụm từ “Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” cần được loại bỏ khỏi bản Hiếp pháp vì một hiếp pháp tự do và dân chủ không tôn vinh một chủ nghĩa hay tư tưởng nào ; điều khoản về Mặt Trận Tổ Quốc (Điều 9) cần được hủy bỏ để không tạo điều kiện cho những lạm dụng chính trị dưới danh nghĩa “hiệp thương”; Điều 45 cần được tu chỉnh vì mục đích của lực lượng vũ trang không phải là bảo vệ một chế độ (xã hội chủ nghĩa) mà chỉ là bảo vệ an ninh trật tự, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Cuối cùng, ngay cả “Lời Nói Đầu” của bản Hiếp Pháp cần phải thay đổi một cách toàn diện.
- Xây dựng bộ luật cho các đảng phái chính trị: nhìn nhận vai trò của các chính đảng, cho phép tự do lập đảng chính trị và quy định nguyên tắc sinh hoạt cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho các đảng chính trị. Song song đó cũng cần quy định một số nguyên tắc về tài chính và kinh tài của các chính đảng. Đây là một văn kiện luật pháp tối quan trọng. Nó sẽ tạo điều kiện cho một tiến trình dân chủ trong ổn định. Nó sẽ phát huy tính chất đa nguyên chính trị và bảo đảm sự bền vững của tiến trình dân chủ hoá đất nước trong tương lai.
- Xây dựng bộ luật cho xã hội dân sự: quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức dân sự. Bộ luật này sẽ quyết định bộ mặt của xã hội Việt Nam trong tương lai. Thật vậy, một nên dân chủ tiên tiến rất cần một xã hội dân sự đa dạng. Tính chất đa nguyên trên phương diện văn hoá và xã hội hoàn toàn lệ thuộc vào những sinh hoạt của các tổ chức dân sự có tầm vóc. Sinh hoạt của những tổ chức này có lành mạnh hay không lại lệ thuộc rất nhiều vào một đạo luật giản dị nhưng rành mạch để điều tiết xã hội dân sự và những đối tác xã hội.
- Xây dựng bộ luật hoà giải dân tộc: bởi vì muốn có dân chủ thực sự thì phải có bộ luật này, không thể nói hoà giải dân tộc một cách chung chung và chỉ là những kêu gọi trong các dịp lể để rồi không ai thực hiện; nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện cụ thể bằng việc ban hành một bộ luật về hoà giải dân tộc. Lịch sử cận đại của một số quốc gia (Chi-Lê, Nam Phi) đã chứng minh một điều: Để hàn gắn những đổ vỡ, để xoá đi một quá khứ huynh đệ tương tàn, nhà nước cần đứng ra chủ đạo công cuộc hoà giải dân tộc. Và nhà nước chỉ có thể thi hành chính sách hoà giải một cách nghiêm minh và liên tục khi có được một đạo luật làm kim chỉ nam cho những cố gắng bền bỉ và lâu dài.
Nếu mỗi người trong khả năng cố gắng làm cho đất nước chuyển hoá trong hoà bình một cách nhanh chóng thành dân chủ thì đó là ơn ích và may mắn cho đất nước và các thế hệ mai sau.
Phan Bá Việt
(Hà Lan)
© Thông Luận 2010
Vietnam: A Persecuted Church Left to Fend for Itself
Vietnam’s government is trying to quietly crush a thriving Catholic Church. Will the U.S. do anything more than be ‘concerned’?

-Vụ Cù Huy Hà Vũ: --- Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ (RFI) -- Hỏi chuyện luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ (VNN 12-11-10)--Arrested Vietnamese activist's wife to sue government for slander DPA
Một cách tiếp cận khi theo dõi những vụ án nghi phạm tội danh về An ninh Quốc gia --blog Jony Bắp
Do đó, trong các vụ luật sư bào chữa cho thân chủ mà Viện kiểm sát buộc tội danh về An ninh Quốc gia ở Việt Nam thường không mấy hiệu quả, thì ngoài lý do vai trò vị trí của Luật sư trong Tố tụng ở Việt Nam còn chưa cao do hạn chế của nền tư pháp chưa tiến bộ, về mặt bằng chung trình độ của Luật sư trong nước, nói đa số là như thế, thì còn một lý do nữa là sự củng cố vững chắc về chứng cứ ( đã đưa ra trước công luận hay chưa đưa ra ) của hệ thống đồ sộ và hiệu quả của cơ quan phòng chống tội phạm đã tiến hành liên tục từ rất lâu, đồng bộ nhịp nhàng các biện pháp công tác đặc biệt thu thập chứng cứ, kích động đối tượng bọc lộ hành vi phạm pháp được luật pháp cho phép đối với Cảnh sát, An ninh ( ở các nước Tam quyền phân lập thì phần lớn Tổng thống công khai biện pháp ra Nghị viện ).
Thông thường, ở những Quốc gia nói chung là yên ổn, hay tạm gọi là yên ổn, trong đó có Việt Nam, án hình sự không phải khi nào cũng có để mà xử, vậy nên các bộ phận An ninh, Cảnh sát chuyên trách về chống tội phạm biên chế nhân viên không nhiều so với toàn bộ lực lượng An ninh, Cảnh sát.
Vậy thì số bộ phận, nhân viên phần đông còn lại họ làm gì, nếu không tính số nhân viên hậu cần vật chất, y tế, phục vụ dịch vụ v.v.. thì lượng còn lại này sẽ làm nốt công việc ngoài công việc của số chuyên tránh chống tội phạm. Đó là những khâu như tuyên truyền (trực tiếp, lồng ghép vào loại hình giải trí hay thông qua dịch vụ thông tin), rồi khâu tư vấn, Hành chính (đăng ký và theo dõi về mặt sổ sách), điệp báo (hay còn gọi là cài cắm, trinh sát các kiểu...), khâu vũ trang bạo lực (hạn chế dùng, chỉ dùng khi cần thiết ).
Khâu điều tra thì của lực lượng chuyện trách chống tội phạm.
Trong các khâu nói trên, ly kỳ nghệ thuật nhất là khâu điệp báo (cài cắm, trinh sát..), nó được tiến hành thường xuyên liên tục, tất cả mọi nơi được pháp luật cho phép (hay Tổng thống ký sắc lệnh), kể cả đối với những người không hề có dấu hiệu phạm tội cho đến có dấu hiệu phạm tội, những việc không hề có dấu hiệu tội phạm hay có dấu hiệu tội phạm. Nghĩa là, chỉ cần đánh giá được ở môi trường nào, với những điều kiện gì làm cho con người ta có thể (có thể thôi) vì đó mà dẫn đến phạm pháp hay bị lợi dụng phạm pháp thì đều bị "cài cắm, trinh sát" cả.
"Cài cắm" thường được làm bởi ba dạng, thứ nhất là những người được cho là tốt, hoặc không tốt không xấu, có quan hệ ít nhiều với "mục tiêu", tiếp cận "mục tiêu", có thể hàng năm trời. Dạng hai là những người là "phe của đối tượng", thân cận và đáng tin của đối tượng. Và dạng ba là trực tiếp các nhân viên An ninh, Cảnh sát ngụy trang.
"Trinh sát" bao hàm nghĩa cài cắm, nhưng không đồng nghĩa chỉ đơn thuần là theo dõi, hay công nghệ thông tin, do thám, mà có khi lại chính là một khâu quan trọng vừa hư vừa thực, là một công đoạn quan trọng "đóng kịch" trong toàn bộ công đoạn của người hay nhóm, tổ chức đang bị An ninh, Cảnh sát theo dõi; "công đoạn đóng kịch" có thể chỉ để moi tin, hay ngăn ngừa tội phạm xảy ra, hay thậm chí chính nó xúi dục tội phạm bộc lộ hành vi phạm pháp ra mặc dù ý định có thể chưa muốn, nhằm thuận đường cho thu thập chứng cứ buộc tội.
Hầu hết các nước trên thế giới, không như Cảnh sát mỗi khi bắt thường "trưng" chứng cứ hết ra viện Công tố (hay Viện kiểm sát) nhằm lấy thành tích buộc tội nghi phạm, đối với lực lượng bảo vệ An ninh quốc gia của mỗi nước thì ngược lại, chứng cứ luôn dè sẻn, chỉ "trưng" ra đủ để khởi tố, đề nghị truy tố, xét xử về một tội danh nào đó gọi là có.
Nếu nghị phạm tội danh An ninh quốc gia là công dân nước khác, thì việc có "trưng" tiếp chứng cứ ra nữa hay không còn tuỳ thuộc qua kênh ngoại giao giữa hai nước (nước bắt và nước có công dân bị bắt, như vụ Võ Đại Tôn về Việt Nam, cuối thế kỷ trước).
Nếu nghi phạm là công dân của quốc gia bắt, thì cũng không cần phải "trưng" hết chứng cứ ra, vì liên quan nhiều chuyện, chẳng hạn thái độ của các nước là đối tác kinh tế, đối tác về chính trị, hoặc một mặt để còn "dục cầm cố túng" (muốn bắt phải thả) ai đó, hay cũng có thể để thành khẩn hối cải, bằng không sẽ cứng rắn.
Điều đó lý giải tại sao các vụ về An ninh quốc gia ở Việt Nam năm ngoái, khi bị bắt chỉ với nghi can tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", nhưng sau lại bị khởi tố về tội "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Không phải bởi "bị tra tấn nên khai" (quan niệm này ngây thơ chính trị), mà do lý do nêu trên.
Vậy nên, khi ai đó bị bắt vì nghi phạm thuộc lĩnh vực quy định trong luật hiện hành là An ninh Quốc gia, nên thẩm quyền khởi tố, điều tra là của cơ quan An ninh điều tra. Và như đã nêu ở trên, thì không chỉ là việc của riêng Cơ quan điều tra, mà thực chất là việc của nhiều cơ quan, bộ phận khác nữa trước đó rât lâu đã tiến hành đồng bộ rồi; khâu bắt nghi phạm, khởi tố, điều tra chỉ là một công đoạn rất hẹp so với toàn bộ quy mô khối lượng công việc của Cảnh sát, An ninh.
Do đó, trong các vụ luật sư bào chữa cho thân chủ mà Viện kiểm sát buộc tội danh về An ninh Quốc gia ở Việt Nam thường không mấy hiệu quả, thì ngoài lý do vai trò vị trí của Luật sư trong Tố tụng ở Việt Nam còn chưa cao do hạn chế của nền tư pháp chưa tiến bộ, về mặt bằng chung trình độ của Luật sư trong nước, nói đa số là như thế, thì còn một lý do nữa là sự củng cố vững chắc về chứng cứ (đã đưa ra trước công luận hay chưa đưa ra) của hệ thống đồ sộ và hiệu quả của cơ quan phòng chống tội phạm đã tiến hành liên tục từ rất lâu, đồng bộ nhịp nhàng các biện pháp công tác đặc biệt thu thập chứng cứ, kích động đối tượng bọc lộ hành vi phạm pháp được luật pháp cho phép đối với Cảnh sát, An ninh (ở các nước Tam quyền phân lập thì phần lớn Tổng thống công khai biện pháp ra Nghị viện).
Trong quá trình điều tra, nếu tuỳ theo đó thái độ hợp tác hay thiếu hợp tác của nghi phạm, hay ý đồ "dùng người" của cơ quan Cảnh sát, An ninh, hay ý đồ Chính trị, ngoại giao của Chính quyền, mà sẽ "trưng" ra chứng cứ nhiều hay ít.
Bởi vấn đề An ninh nó là như vậy, nên nếu là thiết chế Tam quyền phân lập, thì khâu "điệp báo" người ta không giao cho Cảnh sát nhiều, mà lập một cơ quan Tình báo riêng biệt không có quyền như Cảnh sát (bắt và vũ trang công khai) để hạn chế "lạm quyền". Còn các nước theo hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trước đây thì cả An ninh lẫn Cảnh sát đều được sử dụng các "biện pháp công tác cá biệt" trong việc nắm tình hình, thu thập thông tin, chứng cứ, kích động bộc lộ ý đồ, bắt người v.v....
Về vấn đề khiếu nại Hành chính, khiếu kiện Dân sự, Hình sự liên quan đến nghi phạm, cần phải hiểu là vai trò của Luật gia, Luật sư, bào chữa viên nhân dân v.v... thì trình độ nghiên cứu khoa học pháp lý hoàn toàn không đồng nghĩa với trình độ Điều tra tội phạm hiểu theo toàn bộ quy trình như đã trình bày, nên việc trợ giúp pháp lý cho thân chủ trong vị án hay các vụ việc nảy sinh thường ở thế yếu hơn.
Nếu Việt Nam mà có nghề Thám tử được Luật cho phép và hoạt động rộng rãi, thì cho dù thế mạnh luôn về phía cơ quan Công quyền, song giới Luật sư cũng gỡ gạc được phần nào.
Những bài của tác giả đã có đăng trên Dân Luận: - Vụ đất đai Nghi Sơn sẽ tác động tâm lý Công An khi làm nhiệm vụ sau này ?
- Nên chăng cần sớm ban hành Luật và Nghị định về biểu tình ?
- Cần lắm sự bình đẳng cho nghi phạm tội danh An ninh Quốc gia về quyền được bảo vệ bởi Luật sư khi bị tạm giữ.
- Cần xem xét sửa đổi khoản 5, điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
-------------
<<::: đọc bài dưới của Kami thấy đắng chát, cũng chẳng thấy gì sai nhưng ngẫm bài Nguồn nhân lực: “CON” thịnh, “NGƯỜI” suyy thì mới thấy, cái thức thời và tỉnh táo chỉ là những cái khôn vặt của "CON" . Ừ, ai bảo ông Cù Huy Hà Vũ hoang tưởng cũng đúng,

Suy nghĩ của Vũ có thể chưa phù hợp lắm trong tình hình thực tiễn. Việc đó Vũ cũng biết. Ví dụ, Vũ tự ứng cử chức bộ trưởng Bộ Văn hóa nhưng mục đích không phải để làm bộ trưởng. Vũ làm vậy chỉ để mọi người hiểu rằng nếu những ai có thực tài trong xã hội nên tự ra ứng cử. (LS Trần Đình Triển)
Hãy nhìn LS Lê Thị Công Nhân, hay như cô Nghiên chỉ ngồi tọa kháng thôi, họ có hoang tưởng không, .. Những người đấu với cối xay gió như vậy, họ không vì họ .. Dạy nhau những cái khôn vặt chẳng nên chút nào>>
Kami - Phải biết thức thời và tỉnh táo- blog Kami 12.11.2010
Hôm nay đọc bài “Luật sư của Cù Huy Hà Vũ: Tôi sẽ thua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét