Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Việt-Hoa Chiến Sự... Ở Bên Lào (nguon: http://www.dainamax.org/2011/04/viet-hoa-chien-su-o-ben-lao.html

  Việt-Hoa Chiến Sự... Ở Bên Lào

Thursday, April 21, 2011
Nguyễn Xuân Nghĩa - Ngày 20110421 

Lào Xây Đập, Ta Dập Mật, Tầu Vỗ Tay....  



Thượng đỉnh đầu tiên của Ủy ban Mekong MRC ngày 05
tháng Tư 2010 tại Hua Hin của Thái Lan. Ảnh Getty Image
Bốn Thủ tướng Miên Thái Lào Việt nối vòng tay lớn.... 



Việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong đã thành vấn đề nóng cho Việt Nam. Nó phản ảnh sự kiện Việt Nam trôi dần vào trật tự Trung Quốc.

Ngày 19 vừa qua, tại hội nghị của Ủy ban Mekong (Mekong River Commission) ở Vientiane, Lào ỡm ờ thông báo việc tạm hoãn tiến hành đập nước Xayaburi có công xuất 1,26 gigawatt (GW) trên thác Kaeing Luang. Người ta cho rằng Lào có quan tâm đến khuyến cáo của các cơ quan bảo vệ môi sinh trên thế giới và sự can ngăn của Hà Nội.

Thực tế thì công trình đó đang được xúc tiến dù Vientiane nói nước đôi. Thực tế thì Ủy ban Mekong là cơ chế vô quyền, chỉ giải quyết được chuyện đối thoại và hợp tác sau khi từng nước đã lấy quyết định riêng mà thôi. Hai tấm ảnh dưới đây của DigitalGlobe ngày 17 tháng Hai vừa rồi cho thấy tiến độ của Lào trên công trường Xayaburi. Xin nói thêm rằng những hình ảnh như vậy đã thành công khai cho những ai muốn tìm hiểu, chứ chẳng phải là của CIA hay CIB gì!


    Dự án Xayaburi, không ảnh của DigitalGlobe ngày 20110217


 
     Công trường xây cất tại Xayaburi, không ảnh của DigitalGlobe cùng ngày
***

Bây giờ, xin nói về bối cảnh của vấn đề.

Chúng ta đều biết sông Mekong xuất phát từ Cao nguyên Thanh Tạng bên Trung Hoa, dài 4.900 cây số với lưu vực trải rộng trên một diện tích là 795 ngàn cây số vuông qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, rồi Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cao Miên và đổ ra biển Thái bình tại Việt Nam dưới tên gọi là Cửu Long. Vùng châu thổ Cửu Long bao trùm lên 55.000 cây số vuông qua 250 cây số ngàn và là nơi sinh sống của 20 triệu người Việt.

Việc khai thác sông Mekong được quốc tế thảo luận từ lâu và Việt Nam Cộng Hoà là thành viên của Ủy ban Mekong từ khi thành lập năm 1957. Nhưng khi ấy, "cách mạng vô sản" là ưu tiên của Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và "chiến tranh giải phóng" khiến Ủy ban bị tê liệt trong nhiều năm liền, từ 1975 đến 1978, rồi chỉ thực sự phục hoạt từ năm 1995, khi kinh tế trở thành ưu tiên cho khu vực.

Nhưng kinh tế chỉ là một mặt của hồ sơ địa dư chiến lược giữa sáu quốc gia cùng khai thác con sông. Ủy ban Mekong chỉ quy tụ bốn nước hạ nguồn là Lào, Thái Lan, Cao Miên và Việt Nam.

Còn Trung Quốc và Miến Điện là quan sát viên - là "đối tác" mà thực tế là đối thủ, vì kiểm soát thượng nguồn. Việc kiểm soát ấy ảnh hưởng đến cuộc sống của 60 triệu dân ở hạ nguồn, chủ yếu tại Lào, Miên, Việt.

Từ thượng nguồn, Trung Quốc đã xây bốn đập nước, đang hoàn tất hai đập - trong đó Tiểu Loan sẽ là đập lớn thứ nhì của xứ này sau đập Tam Hiệp. Ngoài ra, họ chuẩn bị sáu đập và lập kế hoạch cho ít ra là hai đập nữa. Tổng cộng có thể là 15 công trình xây cất và từ 15 năm nay đã làm đảo lộn hệ sinh thái của thiên nhiên lẫn môi trường sinh sống của con người tại hạ nguồn. Bị lũ lụt vào mùa khô và hạn hán vào mùa mưa là những tai ách trái mùa được nhiều người nói tới, chưa kể đến thủy sản hay chăn nuôi trồng trọt, và việc nước sông bị ngập mặn từ cửa biển vào.

Tại hải ngoại, có bác sĩ Ngô Thế Vinh ở miền Nam California là người dày công nghiên cứu và báo động rộng rãi về nguy cơ này.

Bây giờ, đến lượt nước Lào nhập cuộc.

Đập Xayaburi là dự án thủy điện đầu tiên trong 11 dự án sẽ được xây dựng tại Lào (chín đập) và Cao Miên (hai đập). Nếu các dự án này thành hình, châu thổ Cửu Long không thể còn như xưa. Việt Nam sẽ lãnh họa. Đầu đuôi ra sao thì cũng nên tìm hiểu, từ nhiều giác độ để khỏi chỉ nhìn từ cái góc con con của mình....


***


Trước tiên là giác độ của dân Lào.

Lào là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á bị khóa trong đất liền và không có đường thông thương ra biển. Với diện tích lãnh thổ là 237 ngàn cây số vuông, bằng 72% diện tích Việt Nam, Lào không là một nước nhỏ. Nhưng nghèo, vì nằm kẹt trong núi, bên những thác ghềnh của Mekong và các phụ lưu nên khó phát triển kinh tế.

Đi lên thì phải qua ngả Trung Quốc vào Vân Nam nên cũng là đường cho... Vân Nam đi xuống và xuống tới Cao Miên hay Thái Lan để ra tới biển. Cũng do vị trí địa dư ấy, Lào bị Thực dân Pháp chiếu cố từ thế kỷ 19, cùng với Cao Miên và Việt Nam. Mục tiêu ban đầu là để tới Vân Nam. Và sau này cũng là để khóa cửa Vân Nam cùng các tỉnh nội địa của Trung Quốc khỏi bung ra ngoài.

Không đi lên hay đi xuống mà đi ngang thì Lào có thể ra biển nhờ Việt Nam ở phía Đông qua biên giới dài hơn hai ngàn cây số; hoặc nhờ Thái Lan ở phía Tây qua biên giới hơn 1.800 cây số. Còn lại, có hai xứ ít nhiều đồng văn là Miến Điện qua phía Tây Bắc hiểm trở với biên giới có hơn 200 cây số; và Cao Miên ở phía Nam với biên giới hơn 500 cây số, và vị trí chiến lược của sông Mekong. Nhìn từ giác độ của Lào, bang giao và sông Mekong là chuyện sinh tử.

Với Việt Nam, Lào là xứ nhược tiểu, thường xuyên bị khống chế và thực tế lãnh phận chư hầu, với giải pháp thoát hiểm không dễ dàng là Thái Lan. Việt Nam thì coi Lào là sân sau, vùng ảnh hưởng truyền thống và nếu không có cái đuôi của Hy Mã Lạp Sơn, rặng Trường Sơn, thì có khi Lào đã gặp số phận của Cao Miên: biến Thủy Chân Lạp thành Nam kỳ Lục tỉnh của Việt Nam.

Trong thời chiến tranh và cách mạng, Lào bị - hay được - trung lập hóa, là hành lang cho Trung Quốc và Bắc Việt sử dụng tấn công miền Nam.

Sau khi cộng sản chiến thắng, chế độ quân chủ Lào bị khai tử, xứ này là vùng phiên trấn quân sự cho Việt Nam Cộng sản, với hệ thống chính trị do Hà Nội gây dựng từ đầu, y như tại Cao Miên. Hiệp định Hợp tác Lào-Việt năm 1977 quy định như vậy. Trong các Đại hội đảng sau này, Tổng bí thư mới của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn thăm viếng trước tiên là Lào và Cao Miên... cho đến gần đây thì dường như hết đất rong chơi!

Ngẫm lại thì nhờ bản chất hiền hòa hơn, qua giai đoạn "cách mạng" dân Lào không bị tai họa bi thảm như Việt Nam, và nhất là Cao Miên với thảm kịch Khờme Đỏ.

Nhìn lại, ta cũng nên hiểu tâm tư dân Lào, nhất là hai thành phần thiểu số, tại Trung Lào phía Bắc (30% dân số) và các sắc tộc Thượng Lào trên vùng núi (10%) như ngươi Hmong, người Dao sát với Việt Nam, hay người Shan sát với Miến Điện. Các sắc tộc này có tinh thần độc lập và thiện chiến hơn đa số 60% còn lại là dân cư tại khu vực Hạ Lào... Chính sách đối xử với dân thiểu số của Việt Nam có ảnh hưởng đến thành phần người dân Thượng Lào - mà đa số người Việt không biết, hoặc chẳng cần biết.

Khi nói đến núi non là ta cũng nói chuyện thác ghềnh, và các đập thủy điện.


***

Cho nên hãy nhìn vào giác độ kinh tế.

Người Lào phải sống với địa dư và thiên nhiên của họ và chuyện trời hành có thể là lại trời cho nếu con người biết khai thác. Trời cho là việc dùng thác ghềnh làm năng lượng. Trong kỷ nguyên "kỹ nghệ hoá", người Lào ước mơ biến xứ sở thành "Bình điện của Đông Nam Á" và tìm đến hai nguồn tiếp vận về công nghệ và kỹ thuật gần gũi nhất là Thái Lan và Việt Nam.

Sau đó là tìm lên "hậu phương lớn" của Việt Nam Cộng sản là Trung Quốc.

Năm 1996, khi Hun Xen tiến hành đảo chánh tại Cao Miên, đẩy Đài Loan ra ngoài để bắt tay với Trung Quốc, thì đấy là một bước ngoặt quan trọng. Lào cũng suy nghĩ theo tiến trình đó. Từ đấy, Việt Nam bị bao vây tứ bề mà.... chưa biết.

Lào phải khai thác cái vốn trời cho là thủy điện, với hy vọng đạt công xuất 18 GW qua tổng cộng 20 dự án, với 12,5 GW từ sông Mekong và chi nhánh qua chín dự án. Từ khả năng hiện tại là 2,54 GW, họ muốn đạt chỉ tiêu 8 GW trong mươi năm tới qua 14 dự án đang trù tính. Đập thủy điện Xayaburi là bước đầu của chín dự án trên sông Mekong, đã được trình bày cho Uỷ ban Mekong MRC từ Tháng Chín năm ngoái mà dân ta không thèm để ý!

Mà vì sao họ nghĩ như vậy?

Kinh tế Lào lệ thuộc vào xuất cảng chừng 30% Tổng sản lượng GDP, trong số này có 30% là xuất cảng điện (9% GDP). Và đã xuất cảng qua hai nước lân bang là Thái Lan và... Việt Nam.

Từ năm 2007, Chính phủ Lào đã thỏa thuận với công ty xây cất đứng hạng nhì của Thái Lan là Ch. Charnang Public Company để thực hiện dự án Xayaburi. Tháng Sáu năm ngoái, doanh nghiệp điện lực Thái EGAT đã ký sẵn với... Charnang để sẽ mua 95% lượng điện của đập Xayaburi của Lào, qua một đường dây cao thế dài 200 cây số. Như vậy, đập Xanaburi là một công trình hỗn hợp Lào-Thái, mở đầu cho chín dự án thủy điện trên sông Mekong của Lào và hai dự án sắp tới của Cao Miên.

Lãnh đạo đất nước ra sao mà Hà Nội lại cho các tỉnh mua điện của Lào? Và thay vì đưa xứ này về phe mình - mở đường cho Lào phát triển kinh tế qua biển Đông - thì lại để Lào tìm sự hợp tác kỹ thuật và kinh doanh với Thái Lan nhằm giải quyết nhu cầu kinh tế sinh tử của họ!

Về môi sinh hay kinh tế, chúng ta đều biết sự tai hại của các đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong. Các tổ chức môi sinh quốc tế đều đã báo động chuyện đó từ bên Tầu mà vô hiệu, và nay báo động thêm về nguy cơ sẽ thấy tại Lào - và Cao Miên sau này. Hệ thống thủy điện ấy sẽ hủy diệt chu trình sinh sống của thủy sản, tôm cá, cho hệ thống tiêu tưới và canh tác ở hạ nguồn, sẽ khiến sông Hậu giang hay Tiền giang, Cửu Long hay Ba Thác gì đó thành những con sông què, và nhiễm phèn. Hạn hán hay lũ lụt gì thì cũng thành cơm bữa.

Nhưng nhìn từ xứ Lào thì thủy điện là quyền lợi kinh tế sinh tử. Lào có thể quan tâm đôi chút đến chuyện tôm cá tại Biển Hồ Tonlé Sap của Cao Miên hay sinh hoạt canh nông tại Châu thổ Cửu Long, nhưng với ưu tiên rất thấp nếu so sánh với triển vọng năng lượng của họ.

Mà càng bị sức ép từ phía Việt Nam, họ càng tìm hậu thuẫn của... Thái Lan. Và rơi vào vòng tay chờ đợi của Trung Quốc!

Từ năm năm nay rồi, Trung Quốc đã vượt Thái Lan rồi Việt Nam để là nguồn đầu tư lớn nhất tại Lào - vào hai khu vực chính là khoáng sản và thủy điện. Trong khi ấy, Hà Nội biểu diễn võ công phá sản của Vinashin và các tập đoàn kinh tế quốc doanh!

Tinh vi hơn thế, Bắc Kinh còn cổ võ việc hợp tác kinh tế Lào-Thái để vừa kéo Thái Lan vào trong, vừa đẩy Việt Nam ra ngoài. Họ cũng lặng lẽ xây dựng thế hệ lãnh đạo mới tại Lào để ảnh hưởng tới quyết sách ngoại giao và chính trị Lào trong tương lai.

Y như đã thực hiện trước đó tại xứ Chùa Tháp: năm xưa, Cao Miên đã nêu vấn đề về các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn. Nhưng khi Bắc Kinh đấm mõm cho hai triệu đô la để xây trụ sở Quốc hội mới thì Nam Vang bỗng hết tiếng vang.

Vạn Tượng rồi đây cũng sẽ im như tượng...


***


Sau khi hiểu ra nhiều giác độ khác nhau của bài toán Xayaburi - màn đầu của nhiều tai họa khác - chúng ta có thể và nên hỏi rằng Việt Nam có thể làm gì?

Thứ nhất, đây là một vấn đề quốc tế, tức là có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn là một hồ sơ Lào-Việt. Thứ hai, đây là một vấn đề chiến lược, là liên hệ tới cả kinh tế lẫn ngoại giao. Thứ ba, đây là loại nan đề tương hằng, biện chứng, với nguyên nhân tương tác với hậu quả và giải pháp cho vấn đề này có thể là nguyên do của vấn đề khác....

Khi gặp một hồ sơ quốc tế, Việt Nam cần quốc tế quan tâm, theo dõi và hậu thuẫn quan điểm của mình.

Quốc tế là Liên hiệp quốc, là Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN mà Thái, Miên, Lào cũng thành viên như Việt Nam. Quốc tế là các cơ quan chuyên môn như Ủy ban Kinh tế Xã hội ESCAP của Liên hiệp quốc tại Á châu Thái bình dương, là Chương trình Phát triển UNDP của Liên hiệp quốc, hay Ủy ban Mekong MRC và các tổ chức bảo vệ môi sinh của thế giới... Đây là những diễn đàn có thể gióng lên tiếng chuông báo động và tranh thủ sự quan tâm của thế giới.

Quốc tế ở đây còn có Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả Ấn Độ hay Úc. Khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đích thân tham dự hội nghị cấp Bộ trưởng của Ủy ban Mekong năm xưa và ngày nay, khi Nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á Thái bình dương Ngoại giao Thượng viện, đang nêu vấn đề thì đấy là cơ hội vận động.

Việc vận động ấy ngay trong Quốc hội Hoa Kỳ phải là ưu tiên, hơn là trò bắt bớ những người kêu đòi dân chủ! Ngoài ra, còn nhiều phươn thức khác nữa, nhưng bài viết đã quá dài.

Sau cùng, khi Xayaburi là vấn đề chiến lược liên hệ đến cả kinh tế lẫn ngoại giao, cách ứng xử cũng phải có tầm chiến lược: trở thành ưu tiên không chỉ vì chuyện hủy hoại môi sinh mà còn là một phần quan trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề này bao gồm cả tranh chấp chủ quyền ngoài Đông hải và trên đất liền của vùng biên giới Việt-Hoa mà Hà Nội nên chấm dứt sự ngu dại khi cứ gọi là Việt-Trung!

Còn công nhận tính chất trung tâm của xứ láng giềng này thì còn chấp nhận quyền khuynh đảo của Trung Quốc trên toàn khu vực.

Trong quan hệ tương hằng chằng chịt của hồ sơ tiêu biểu là Xayaburi - mở đầu cho nhiều tai họa khác - việc Hà Nội tiêu cực ngăn cản Lào chỉ là giải pháp tiêu cực, vì dẫn tới hậu quả là đẩy Lào về phía Trung Quốc (chưa nói đến Thái Lan, con buôn và môi giới truyền thống). Việt Nam phải tìm ra giải pháp có lợi cho kinh tế Lào để vì quyền lợi của họ mà Vientiane khỏi tăng cường quan hệ lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Đòi hỏi chuyện ấy là điều quá khó cho lãnh đạo Hà Nội, vốn dĩ lại sợ dân chủ và lo cho Vinashin hay AgriBank!

Nhớ lại, trong một tiền kiếp, gần hai chục năm trước, người viết được sơ tuyển làm tư vấn kinh tế cho xứ Lào. Nhưng hồ sơ do Liên hiệp quốc quản trị lại được Vientiane đưa qua hỏi ý... Hà Nội, với kết quả là lời chỉ đạo: "coi chừng ý đồ của bọn xấu!" Bị bác mà khỏi cần nêu lý do!

Hơn năm năm trước, người viết cũng bạo phổi dự đoán trên cột báo này rằng cuộc chiến Việt-Hoa sẽ xảy ra không phải là ngoài Đông hải mà trong rừng núi xứ Lào, trước sự thờ ơ của thế giới. Sau đó Hà Nội sẽ thúc thủ và Việt Nam trôi vào trật tự Trung Quốc.

Dự đoán ấy sai bét, vì cuộc chiến thể hiện dưới dạng khác... Nó đã bắt đầu với đập nước Xayaburi...

4 comments:

Saigon Live said...
Hiện tại đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai đã bị nhiễm mặn rất thường xuyên. Năm rồi vào mùa hè 2010, nước biển đã lấn vào sông Cửu Long khoảng 40 tới 50 cây số trong đất liền. Việc nước sông bị nhiểm mặn là đại thảm hoạ cho đất nước. Ngay cả tiểu bang Louisiana, có một lần nước biển tràn vào tới thành phố New Orleans làm mọi người vô cùng lo lắng. Nước bị nhiểm mặn không thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, và chính quyền thành phố New Orleans không biết phải làm sao để đối phó với tình trạng nầy! Nhưng may quá cách hai hôm sau đó, lưu lượng nước ngọt của sông Mississippi đủ sức để đẩy nước biển đi ra khỏi cửa sông. Và đã lâu lắm rồi tình trạng nầy không có xãy ra nữa. Người dân miền Nam VN đã rất khổ sở về việc nước biển tràn sâu vào đất liền. Con sông Cửu Long cung cấp nguồn nước ngọt tưới mát cho các cánh đồng ruộng lúa Tiền Giang, Hậu Giang và là nguồn nước miển phí trong sạch nuôi sống hàng triệu con người. Tàu cộng đã xây hàng loạt đập thủy điện ở thượng nguồn bên xứ Tàu. Cuộc sống của người dân ở các quốc gia hạ nguồn vô cùng điêu đứng, trong đó có cả Việt Nam. Bây giờ tới việc xứ Lào xây đập Xayaburi, đây là cú đánh dứt điểm đồng bằng trồng lúa của miền Nam VN. Khi con đập nầy hoàn tất đó là ngày cáo chung các cánh đồng trồng lúa ở hạ nguồn con sông Cửu Long. Người dân miền Nam sẽ khốn đốn trong việc mang tiền đi mua nước uống cho cở thể, cái gọi là nước sạch, nhưng đa số toàn là nước bẩn!
BS Hồ Hải said...
Cháo bác Nghĩa, bác viết: "Năm 1996, khi Hun Xen tiến hành đảo chánh tại Cao Miên, đẩy Đài Loan ra ngoài để bắt tay với Trung Quốc, thì đấy là một bước ngoặt quan trọng. Lào cũng suy nghĩ theo tiến trình đó. Từ đấy, Việt Nam bị bao vây tứ bề mà.... chưa biết." Nhờ tác giả giải thích đoạn này dùm. Theo hiểu biết của tôi thì khác.
thanhvdgt1 said...
Những con người yêu nước, những bàn tay khối óc của lương tri! Những thứ đó quá xa vời với đỉnh cao trí tuệ Việt Nam. Thật nhục nhã cho con dân Đại Việt, hàng ngày hàng giờ phải đứng nhìn mất đất cha ông, mất đi miếng cơm manh áo. Thế mà vẫn ra rả cái câu cũ rích CNXH, như Trương duy Nhất có viết: Xây xong cái nhà xí cũng ơn đảng ơn chính phủ!
thanhvdgt1 said...
Xin phép cho tôi copy về để lâu lâu đọc lại. Cám ơn!

Post a Comment


 

Năm con rồng khuấy động biển cả

nguon: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/1377-nam-con-rong-khuay-dong-bien-ca-thach-thuc-va-co-hoi-trong-viec-nang-cao-kha-nang-thuc-thi-tham-quyen-hang-hai-cua-trung-quoc

Năm con rồng khuấy động biển cả

Email In PDF.
Bài viết của Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ phân tích, đánh giá chi tiết  chức năng, nhiệm vụ của 5 đơn vị mà tác giả gọi là “Năm con rồng” hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc .



Trong thời đại mà sự phô trương lực lượng giữa các cường quốc diễn ra rất tinh vi, bảo vệ bờ biển có vai trò mới và quan trọng trên vũ đài thế giới. Khi Washington muốn thể hiện sự hối lỗi và muốn tiếp viện Gru-di-a đang bị bao vây mà không làm gia tăng căng thẳng vốn đã nóng bỏng ở quanh Hắc Hải, USCGC Dallas, một tàu tuần duyên lớn của Mỹ đã được phái đi.1 Xu hướng này đã trở nên rõ ràng từ lâu ở châu Á. Lần sử dụng các lực lượng chết người rộng rãi nhất của Tokyo sau chiến tranh thế giới II là hành động của lực lượng tuần duyên Nhật Bản chống lại một tàu thăm dò Bắc Hàn.2 Gần đây hơn, một tàu tuần duyên Nhật Bản đã đánh chìm một tàu cá Đài Loan trong một vụ va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài đang tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông, châm ngòi cho những tranh chấp ngoại giao tương đối nghiêm trọng.3 Những lực lượng tuần duyên hùng mạnh nhất châu Á này đang đặt ra một tiền lệ xấu. Ví dụ, Ấn Độ đã thông báo một vụ mua máy bay chiến đấu dài hạn táo bạo phục vụ cho việc tuần tra biển vào mùa thu 2008.4 Đội tuần duyên đã được cải thiện của Hàn Quốc, trong khi đó, đã mời các phóng viên nước ngoài tiến hành một chuyến du lịch gần các đảo do Hàn Quốc quản lý nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền, làm cho chuyến tham quan mang ý nghĩa hiếu chiến.5

Với những thông tin trên, cùng với sự đồng thuận rộng rãi rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những hiện tượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến an ninh quốc tế trong thế kỷ 21, điều lạ lùng là cơ cấu tổ chức, khả năng, văn hóa dịch vụ hay triển vọng của lực lượng tuần duyên Trung Quốc này hầu như không được biết đến. Trong khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã thu hút đáng kể sự chú ý gần đây của giới học giả trong lĩnh vực này, những sự phát triển tương tự của Trung Quốc đã không được chú ý, mặc dù những tài liệu nguồn về vấn đề này ở Trung Quốc là rất dồi dào.6 Đáng chú ý là một chuyên gia hàng đầu về “phòng vệ biên giới” của Trung Quốc gần đây đã nhận định rằng công trình của ông “chỉ xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc bảo vệ biên giới đất liền của nước này…Những nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc phòng vệ biển.”7 Tất nhiên, các học giả cũng đã tương đối chú ý đến sự phát triển của hải quân Trung Quốc, và điều này là hoàn toàn hợp lý.8 Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự phát triển của hải quân Trung Quốc có xu hướng tập trung vào những tình huống tranh chấp xa bờ và căng thẳng, bao gồm những cuộc khai phá dưới biển và những cuộc tập trận đổ bộ, cũng như những tiềm năng trong tương lai với việc bảo vệ đường biển mở rộng, triển khai sức mạnh và răn đe hạt nhân. Một vụ việc được biết đến rộng rãi năm 2009 liên quan đến tàu do thám Mỹ và các tàu hải giám của Trung Quốc (cùng với các tàu đánh cá Trung Quốc) cũng đã làm rõ hơn sự hiểu biết về khả năng giám sát hàng hải phi quân sự của Trung Quốc.
Nhìn chung, các vấn đề bảo vệ bờ biển và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cái được gọi là an ninh phi truyền thống đã không được xem xét đầy đủ trong bối cảnh hàng hải Trung Quốc. Nếu nhận thức của Trung Quốc về vấn đề quản lý và giám sát bờ biển, an ninh cảng, cướp biển, buôn lậu ma túy, bảo vệ môi trường, tìm kiếm và giải cứu tiếp tục ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc, hợp tác giữa các cường quốc biển Đông Á có thể cũng sẽ tiếp tục kém phát triển.9 Việc triển khai quân chưa từng có tiền lệ tháng 12 năm 2008 của hải quân Trung Quốc cùng với các lực lượng hải quân khác ở Vịnh Aden trong hoạt động chống cướp biển, không còn nghi ngờ gì nữa, là một bước tiến rõ rệt theo đúng hướng. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều có thể và nên được thực hiện để tìm ra điểm chung với Trung Quốc trong việc đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống.

Ngày nay, Trung Quốc còn khá yếu trong lĩnh vực trung tâm cực kỳ quan trọng - sức mạnh hàng hải, là sự kết hợp giữa năng lực thương mại và sức mạnh quân sự cứng và liên quan đến quản lý hàng hải, tức là thực thi luật pháp của một quốc gia và đảm bảo “trật tự tốt đẹp” ngoài khơi của quốc gia đó.10 Mặc dù đã có những tiến bộ lớn lao trong thập kỷ vừa qua, các cơ quan cưỡng chế hàng hải Trung Quốc vẫn chia rẽ và tương đối yếu. Nhiều chuyên gia Trung Quốc đã miêu tả tình trạng này một cách khá châm biếm là có quá nhiều “những con rồng khuấy động biển cả.”11 Ở Đông Bắc Á, khả năng tuần tra hàng hải yếu của Trung Quốc là ngoại lệ, đặc biệt nếu đem so sánh với khả năng tuần duyên của Nhật Bản (hay ở ngoài khu vực là Mỹ). Thật vậy, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản gần đây đã được miêu tả là gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là hải quân thứ hai của Tokyo.12


Sự yếu kém tương đối của Trung Quốc trong lĩnh vực này là một điều bí ẩn và đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu của bài này. Tình trạng yếu kém tương đối này được nêu ở phần một của nghiên cứu. Phần hai lần lượt miêu tả và phân tích tình trạng hiện tại của năm bộ máy thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hàng hải ở Trung Quốc ngày nay. Phần ba đưa ra câu hỏi là các cơ quan này, và bất kỳ một lực lượng tuần duyên thống nhất nào của Trung Quốc trong tương lai, có mối quan hệ như thế nào đối với hải quân Trung Quốc. Trước khi đưa ra tác động và triển vọng, phần bốn sẽ đi sâu phân tích một loạt những lý giải vĩ mô cho sự yếu kém của các cơ quan tuần tra bờ biển Trung Quốc hiện nay. Phần năm phân tích các khả năng cho việc hợp tác an ninh hàng hải trong tương lai, bằng cách xem xét kỹ sự tham gia hàng hải dân sự Mỹ-Trung giữa các thực thể tuần duyên trong thập kỷ vừa qua. Phần cuối cùng làm rõ ba gợi ý chiến lược khả thi cho việc tăng cường khả năng tuần duyên của Trung Quốc. Toàn bộ nghiên cứu này dựa trên hàng trăm nguồn tài liệu tiếng Trung, các cuộc phỏng vấn tại Trung Quốc, và đặc biệt là một điều tra rất chi tiết và cực kỳ trung thực vào năm 2007 của giáo sư He Zhonglong và ba thành viên khác tại Học viện cảnh sát tuần tra biển Trung Quốc tại Ninh Ba.13

Sự phát triển đang diễn ra của các thực thể tuần duyên Trung Quốc thành những cơ quan quản lý hàng hải đồng bộ và hiệu quả đặt ra cả thách thức và cơ hội cho an ninh và ổn định ở Đông Á. Việc mở rộng khả năng sẽ tự nhiên dẫn đến sự thực thi chặt chẽ hơn các tuyên bố biển của Trung Quốc trước các nước láng giềng.14 Tuy nhiên, một kết quả triển vọng tốt đẹp hơn là việc tăng cường khả năng quản lý hàng hải của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh sẽ sẵn sàng ủng hộ các quy tắc an ninh và an toàn hàng hải như một “nhân tố hàng hải” đủ năng lực và thiết yếu.
Sự yếu kém tương đối trong môi trường láng giềng mạnh
Những yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc là nguồn tư liệu phong phú cho các nhà phân tích về biển Trung Quốc. Xem xét quy mô phát triển hàng hải của Trung Quốc, những nhà phân tích này cho rằng tiềm lực của lực lượng tuần duyên nước này là nhỏ bé và rời rạc. He Zhonglong và những cộng sự của ông viết: “Các lực lượng cảnh sát biển của chúng ta…không tương xứng với vị thế và hình ảnh của một siêu cường”.15 Ông và các tác giả nói thêm: “Hiện nay, trong hải đội của lực lượng tuần duyên, đa số là các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ hơn 500 tấn, và con số trực thăng hải vận càng cho thấy lực lượng này không đạt đến những yêu cầu của một lực lượng chấp pháp trên biển toàn diện”.16 Các giáo sư của Học viện Cảnh sát Biển Ninh Ba cũng khẳng định rằng tình hình hiện nay là không thể chấp nhận được: “Trung Quốc là quốc gia có dân số đông, và các nguồn tài nguyên trên đất liền của nước này là không đủ. Các đại dương có thể thay thế và bổ sung không gian cho đất liền, và đối với các nguồn tài nguyên thì biển cũng có trữ lượng tiềm năng khổng lồ cùng với ý nghĩa chiến lược.”17
Ngược lại, những cường quốc ở Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Mỹ và Nhật, duy trì các lực lượng tuần duyên rất mạnh. Các nhà phân tích hàng hải Trung Quốc ghi nhận đầy đủ và thấu hiểu thực tế so sánh bất lợi này. Quả thật, mức độ hiểu cặn kẽ của phía Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên Mỹ và Nhật là rất ấn tượng, điều này ngay lập tức gợi cho người ta đồng thời sự đố kỵ lẫn ngưỡng mộ.19 Ví dụ như, để minh họa cho sự yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, He Zhonglong đã chỉ ra rằng Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) được trang bị 250 máy bay các loại, trong khi phía Nhật có 75 máy bay. Các đơn vị tuần duyên Trung Quốc, với tiềm lực không quân trực thuộc kém phát triển hơn, chắc chắn không thể triển khai nhiều hơn 36 máy bay các loại.20 Máy bay rất quan trọng một mặt trong việc tuần tra tầm xa và mặt khác trong các nhiệm vụ cứu hộ phức tạp. Hơn nữa, những yêu cầu mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi lực lượng tuần duyên của một quốc gia phải duy trì các đơn vị không quân mạnh là rất lớn. Do đó, các con số kể trên phản ánh được khoảng cách rất lớn giữa lực lượng tuần duyên Trung Quốc và lực lượng tuần duyên của các quốc gia Thái Bình Dương khác, điều này được ghi nhận rõ ràng bởi các nghiên cứu của Học viện Ninh Ba.21 Bảng 1 minh họa rằng dù các đơn vị tuần duyên của CHND Trung Quốc (PRC) có tương đối nhiều tàu tuần tra loại nhỏ và rất nhỏ (dưới 1,500 tấn), Bắc Kinh vẫn có ít hơn cả Washington và Tokyo về số tàu loại vừa (1,500 – 3,000 tấn) và loại lớn (trên 3,500 tấn).22 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba chỉ thêm rằng Hàn Quốc (ROK) đã tiến hành thành công vào năm 1996 chiến dịch thống nhất các đơn vị chấp pháp trên biển riêng lẻ thành một Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc thống nhất, hùng mạnh theo mô hình của Mỹ và Nhật.23
Bảng 1: So sánh Lực lượng tuần duyên ở Châu Á Thái Bình Dương
Quốc gia
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Mỹ
Chiều dài bờ biển
18,000
11,542
30,000
160,550
Tàu tuần tra loại lớn (trên 3,500 tấn)
8
5
11
12
Tàu tuần tra loại vừa (trên 1500 tấn)
19
9
37
32
Tàu tuần tra loại nhỏ (trên 500 tấn)
149
66
82
44
Thuyền nhỏ (trên 100 tấn)
304
111
107
258
Nguồn: He Zhonglong và các cộng sự, Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng tuần duyên Trung Quốc, tr. 142–43.
Động lực để Bắc Kinh nâng cấp năng lực tuần duyên của mình rõ ràng liên quan đến mục tiêu chiến lược tổng thể của nước này là tăng cường tiềm lực hàng hải nói chung và do đó, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhanh của hải quân Trung Quốc. Quả thực, tác động của sáng kiến này đối với an ninh Đông Á là rất quan trọng và sẽ được phân tích ở phần kết luận của bài nghiên cứu này. Sắc thái trong các bài phân tích của Học viện Ninh Ba rõ ràng gợi cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố an ninh quốc gia trong tư tưởng của người Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên. Ví dụ, những tác giả của phân tích kể trên nhìn nhận rằng “ngày nay, tư duy có từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia… Vẫn có những thái độ thù địch”24. Xét đến vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, phân tích kể trên chỉ ra rằng: “Một mặt, Trung Quốc và 10 quốc gia thuộc khối ASEAN đã ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở Phnôm Pênh, [nhưng] ở mức độ nào đó, những gì đã diễn ra đó là chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng”25. Động cơ kể trên hoàn toàn không có gì bất ngờ và phù hợp trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang tồn tại mạnh mẽ trong giới trí thức Trung Quốc và trong các phân tích về chính sách nói chung.
Tuy nhiên, một luồng tư tưởng lớn khác liên quan đến việc xây dựng tiềm lực tuần duyên của Trung Quốc đang tồn tại rõ rệt mà nhận thức rõ về quá trình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều giữa các quốc gia. Theo luồng tư tưởng này, cũng có thể tìm thấy rõ ràng và chi tiết trong phân tích của Học viện Ninh Ba, chúng ta có thể nhận thấy một khái niệm tinh tế và đáng khích lệ rằng lực lượng tuần duyên, dựa trên tính chất linh hoạt của nó, có thể hoạt động như một bước đệm giữa các lực lượng hải quân khác, hỗ trợ trong việc làm dịu đi tranh chấp giữa các quốc gia có thể xảy ra tại Đông Á. Theo dòng tư tưởng đó, khái niệm này càng được củng cố thêm, He Zhonglong và các cộng sự kết luận: “Mọi người sống với nhau trên cùng một hành tinh, và cùng đương đầu với những đe dọa chung, và có cùng những lợi ích chung”26. Một phân tích khác cũng chỉ ra tương tự rằng những mối quan hệ quốc tế mà các lực lượng tuần duyên khác đã gầy dựng được “rất nhiều lần thành công trong việc đẩy lùi các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia”.27 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba cuối cùng cũng chỉ ra nguyên nhân nằm ở yếu tố tổ chức khi giải thích các yếu kém của lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc. Như các tác giả của bản nghiên cứu viết:
“Mô hình tổ chức quản lý trên biển của Trung Quốc là chưa lý tưởng. Trong khoảng thời gian rất lâu, đã tồn tại một tình trạng “nhóm rồng lũng đoạn vùng biển”: trong tất cả các tình huống, luôn có rất nhiều bên tham gia, mỗi bên có quyền lực riêng của mình, với thẩm quyền chồng chéo, cũng như những lỗ hổng rõ ràng. Về mặt bên trong, điều này gây ra những vấn đề trong việc thi hành pháp luật sao cho phù hợp, trong khi xét về bên ngoài, không thấy có sự thống nhất trong các nỗ lực. Kết quả là cho ra đời một lực lượng thụ động, yếu kém và không hiệu quả.28
Trong khi bản thân lý giải này đã là khá thuyết phục, bài phân tích sẽ xem xét thêm một số nguyên nhân tiềm năng của sự yếu kém này, bên cạnh việc nghiên cứu những triển vọng cho việc cải tổ, tiềm năng cho việc phát triển xa hơn nữa hợp tác quốc tế về an ninh biển, và các gợi ý mang tính chiến lược liên quan đến an ninh Đông Á.
Phần tiếp theo Lực lượng Cảnh sát Biển của Cục Quản lý Biên phòng (BCD)
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)
Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)
Bản  gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ
CHÚ THÍCH
* Quan điểm trình bày trong bài này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Hải quân hay các cơ quan khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
** Các bức ảnh lấy từ Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc đã được cho phép sử dụng. Các bức ảnh khác lấy từ các ấn phẩm chính thức của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
1.  Tara Bahrampour and Philip Pan, “U.S. Military Ship Delivers Aid to Georgia,” Washington Post, ngày 28 tháng 8 năm 2008, trang A14.
2.  “Japan Says ‘Spy Ship’ Fired Rockets,” BBC, ngày 25 tháng 12 năm 2001, news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/1727867.stm.
3.  “Japan Admits Coast Guard ‘Partially at Fault’ in Fishing Boat Sinking,” Weekly Japan Update ngày 20 tháng 6 năm 2008, có tại địa chỉ www.japanupdate.com/?id=8741.
4.  Vivex Raghuvanshi, “Indian Coast Guard to Buy Six New Aircraft,” Defense News, ngày 9 tháng 9 năm 2008, trang 30.
5.  Choe Sang-hun, “Desolate Dots in the Sea Stir Deep Emotions as South Korea Resists a Japanese Claim,” New York Times, ngày 31 tháng 8 năm 2008.
6.  Richard J. Samuelson, “New Fighting Power: Japan’s Growing Maritime Capabilities and East Asian Security,” Journal of Strategic Studies 32, số 3 (Mùa đông 2007/08), trang 84-112.
7.  M. Taylor Fravel, “Securing Borders: China’s Doctrine and Force Structure for Frontier Defense,” Journal of Strategic Studies 30, số 4–5 (tháng 8-10), trang 709.
8.  Một số sách quan trọng nhất viết về việc triển khai hải quân Trung Quốc bao gồm Bruce Swanson, Eighth Voyage of the Dragon: A History of China’s Quest for Seapower (Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 1982); John Wilson Lewis và Xue Litai, China’s Strategic Seapower: The Politics of Force Modernization in the Nuclear Age (Stanford, Calif.: Stanford Univ. Press, 1994); Bernard D. Cole, The Great Wall at Sea: China’s Navy Enters the 21st Century (Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 2001); and Andrew S. Erickson, Lyle J. Goldstein, William S. Murray, và Andrew R. Wilson, China’s Future Nuclear Submarine Force (Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 2007). Một số báo cáo của chính phủ cũng  hữu ích, đặc biệt là Ronald O’Rourke, China’sNaval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities: Background and Issues for Congress, Báo cáo cho Quốc hội, Mã đăng ký RL33153 (Washington, D.C.: Cơ quan Nghiên cứu thuộc Quốc hội, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (bản báo cáo này liên tục được cập nhật trong những năm gần đây); và Bộ Hải quân Mỹ, Hải quân của Trung Quốc năm 2007 (Suitland, Md.: Office of Naval Intelligence, 2007).
9. Một bài viết đáng biểu dương nhằm hiểu rõ về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống là Susan L Craig, Chinese Perceptions of Traditional and Nontraditional Security Threats (Carlisle, Pa.: U.S. Army War College, 2007). Tuy nhiên, bài viết này không bàn tới cảnh sát biển, hoặc các vấn đề an ninh biển nói chung.
10.  Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả chức năng của các cảnh sát biển trong cuốn sách của Geoffrey Till, Seapower: A Guide for the Twenty-first Century (London: Frank Cass, 2004), trang 333.
11. Cần chú ý rằng vấn đề các cơ quan cạnh tranh nhau trong lĩnh vực quản lý biển không chỉ xảy ra với Trung Quốc. Thậm chí ở Mỹ, Biên phòng và Hải quan (Customs and Border Protection), Cơ quan Đánh cá Biển Quốc gia (National Marine Fisheries Service) và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cũng bố trí các tàu để nghiên cứu và quản lý biển. Tuy nhiên, khác biệt cơ bản là các cơ quan thẩm quyền biển của Mỹ hoạt động như là “trung tâm trọng lực” của quốc gia cho việc đảm bảo chính sách về biển và việc thực thi các chính sách này. Để biết thêm chi tiết về cuộc tranh luận về  những sự khác nhau liên quan đến cách thức tổ chức, xem Bernard Moreland [Capt, USCG], “U.S.-China Civil Maritime Engagement” (bản thảo, Hội nghị thường niên lần thứ 3 của Viện nghiên cứu biển Trung Quốc, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ ( U.S. Naval War College), báo cáo, R.I., ngày 6 tháng 12 năm 2007) trang 1–2.
12.  Samuelson, “New Fighting Power,” trang 99–102. Bản phân tích này nêu lên các khả năng ấn tượng của cảnh sát biển của Nhật Bản nhưng cũng có một số hạn chế nổi bật (ví dụ, trong cuộc chiến chống tàu ngầm và triển khai sức mạnh trên bờ)
13.  何忠, 任兴平, 冯水利, 罗宪芬, 刘景鸿 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng Thủy Lợi - Feng Shuili, La Tiên Phân - Luo Xianfen, và Lưu Cảnh Hồng - Liu Jinghong- nd], 中国海岸警卫队组建研究 [Nghiên cứu về việc Phát triển Lực lượng tuần duyên Biển Trung Quốc] (Bắc Kinh: Báo Hải Dương, 2007). Tầm quan trọng của quyển sách này được củng cố bằng việc xuất hiện một số lượng lớn các bài báo của cùng tác giả hoặc gần như của cùng các tác giả trong một loạt các tạp chí dân sự và quân sự biển chuyên nghiệp về vấn đề phát triển lực lượng tuần duyên biển Trung Quốc. Ví dụ, các bài báo sau được xuất bản trong tập san của Cục quản lý Hải Dương học Quốc gia: 忠龙, 任兴平, 冯水利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng Thủy Lợi - Feng Shuili-nd ], “我国海上综合执法 的特点及对策” [Việc đảm bảo thực thi luật biển toàn diện của đất nước chúng ta: Đặc điểm và Giải pháp], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý Đại dương] 25, số 1 (2008), trang 100–102; và 何忠龙, 任兴平, 冯永利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, , và Phùng Vĩnh Lợi - Feng Yongli-nd], “我国海岸警卫队组建模式探讨”[Điều tra việc phát triển Cảnh sát Biển Quốc gia của chúng ta], 海洋开发与管理 [[Phát triển và Quản lý Đại dương] (tháng 6, 2006), trang 112–13. Bài này đặc biệt có ý nghĩa vì ở một chừng mực nhất định, nó nêu lên ý nghĩa rằng các nhà tư tưởng trong các cơ quan Chính phủ Trung Quốc đang vượt ra ngoài khuôn khổ tổ chức của mình và lên tiếng với một cộng đồng rộng lớn hơn bao gồm các nhà làm chính sách về biển. Các bài viết khác cũng của nhóm nghiên cứu này bao gồm 何忠龙, 任兴平, 冯永利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, , and Phùng Vĩnh Lợi - Feng Yongli-nd], “组建中国海岸警卫队初探” [Nghiên cứu sơ bộ về việc xây dựng/thành lập cảnh sát biển của Trung Quốc], 事学术 [Nghệ thuật Quân sự] (tháng 11, 2006), trang 52–53; và 何忠龙, 赵久利, 任兴平 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng Thủy Lợi - Feng Shuili-nd], “中国海岸警卫队兵力部署综合评定指标体系研究” [Nghiên cứu về Hệ thống Hướng dẫn Toàn diện để đánh giá việc bố trí cảnh sát Biển của Trung Quốc], 装备指挥技术学院学报 [tập san của Học viện Điều khiển thiết bị và Công nghệ] (tháng 12, 2006), trang. 1–5.
14.  Một biểu hiện khác của thách thức về vấn đề bộ máy tổ chức của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề biên giới biển của Trung Quốc là tuyên bố tháng 3 năm 2009 về việc thành lập Vụ Biên giới và Đại dương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Động thái này có vẻ phản ánh một quan điểm rộng hơn rằng Trung Quốc thiếu một cơ quan có thẩm quyền, dẫn đầu về cả năng lực kỹ thuật và thẩm quyền để thể hiện quan điểm rõ ràng của Bắc Kinh trong vấn đề biên giới biển. Xem “New Chinese Government Agency to Manage Land, Maritime Disputes,” Kyodo World Service, ngày 5 tháng 5 năm 2009.
15.  Hà Trung Long  cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc phát triển cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 69.
16.  Như trên, trang 145.
17.  Như trên, trang 3.
18.  Xem, ví dụ 白俊丰 [ Bạch Tuấn Phong - Bai Junfeng-nd], “中国海洋警察建设构想” [Quan niệm liên quan đến việc xây dựng cảnh sát biển của Trung Quốc], 海洋管理 [Quản lý biển] (tháng 3, năm 2006), trang 35.
19.  李培志 [Lí Bồi Trí - Li Peizhi-nd], 美国海岸警卫队 [Lực lương phòng vệ biển của Mỹ] (Bắc Kinh: Viện Khoa học Xã hội, 2005)  là một nghiên cứu đáng tin cậy của Trung Quốc về cảnh sát biển của Mỹ. Về cảnh sát biển của Nhật Bản, xem, ví dụ, 方新洲 [Phương Tân Châu - Fang Xinzhou-nd], 本海上保安厅概览” [Tổng quan về Cơ quan An ninh Biển của Nhật Bản], 海事达观 [Viễn cảnh về các vấn đề biển] (tháng 5, năm 2005), trang 33–37; 候建军 [Hầu Kiến Quân - Hou Jianjun], “日本第二支海上力量: 海上保安厅” [Lực lượng Biển thứ 2 của Nhật Bản: Cơ quan An ninh Biển], 舰船知识 [Tàu Hải quân và Tàu buôn] (tháng 10, 2006), trang 24–28; và 间舞 [Gian Vũ - Jian Wu-], “专盯钓鱼岛的日本海上保安厅第11管区” [Đơn vị thứ 11 của Cơ quan An ninh Biển Nhật Bản: Tập trung vào quần đảo Sensuka/Điếu Ngư Đài], 环球军事 [Các vấn đề Quân sự Toàn cầu] (tháng 7, năm 2008), trang 14–17.
20.  Thảo luận với các cán bộ liên kết của MSA và SOA, Thanh Đảo, tháng 4, 2008.
21.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 36.
22.  Như trên, trang 142. Tập tài liệu về các thống kê này cho thấy tiềm lực của Trung Quốc nhỏ hơn so với khi tính số lượng của tàu và tải trọng đối với mỗi km2 biển trong vùng đặc quyền kinh tế.
23.  Như trên, trang 26.
24.  Như trên, trang 14.
25.  Như trên, trang 13.
26.  Như trên, trang 14.
27.  Bai Junfeng, “Quan niệm liên quan đến việc xây dựng Cảnh sát Biển của Trung Quốc,” trang 38.
28.  Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự,  Phát triển/Xây dựng Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 4.


Tin cũ hơn:

Fukushima và khủng hoảng phái sinh (*)


483. Fukushima và khủng hoảng phái sinh

Đăng bởi anhbasam on 22/04/2011
Project Syndicate

Fukushima và khủng hoảng phái sinh (*)

Mark Roe
Ngày 18-4-2011
CAMBRIDGE – Các nhà bình luận đã so sánh động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản với vai trò của các công cụ chứng khoán phái sinh trong vụ “nóng chảy” tài chính năm 2008. Sự tương đồng đã quá rõ: mỗi hoạt động đều sinh ra lợi nhuận khổng lồ và chứa đựng rủi ro nhỏ xíu nhưng rất dễ bùng nổ. Nhưng sự tương đồng giữa hai loại khủng hoảng này chấm dứt ngay từ khi bắt đầu quá trình ngăn chặn chúng tái diễn.
Đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima, trận lụt nghìn năm có một, cộng với các sai sót về thiết kế mà thường ngày tưởng như vô hại, cuối cùng đã kết hợp để làm hỏng bộ phận làm lạnh nước tuần hoàn của các lò phản ứng, và gây rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng. Trên thị trường tài chính, sự sụp đổ bất thình lình các chứng khoán bất động sản, những khuyết tật của công cụ phái sinh và nghiệp vụ mua lại (repo), tất cả đã kết hợp để tàn phá khả năng thanh toán của các định chế tài chính lớn.
Những rủi co chủ yếu đều xuất phát từ bên ngoài hệ thống – sóng thần ở Fukushima, đầu tư quá mức vào thế chấp bất động sản cho các định chế tài chính – khiếm khuyết trong thiết kế và sự kém may mắn khiến hệ thống không thể chịu đựng được tổn thất. Ở Mỹ, AIG, Bear Stearns, và Lehman Brothers – tất cả đều có nhiều công cụ phái sinh và/hoặc đầu tư nhiều vào nghiệp vụ repo – đều đã thất bại, phải đóng băng thị trường tín dụng trong một vài tuần rất căng thẳng.
Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ về rủi ro Fukushima và các sai sót trong thiết kế. Nhưng chúng ta chưa hiểu hết rủi ro của công cụ phái sinh có thể đe dọa nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Trong trường hợp Fukushima, toàn bộ nhân viên đã dũng cảm, quyết tâm ngăn chặn rò rỉ phóng xạ. Nhưng với các công cụ phái sinh kia, thì mọi nỗ lực tương tự đều đã bị hướng dẫn sai lệch và sẽ không cứu chúng ta thoát khỏi cơn bão về tài chính lần tới. Chúng ta đang tái thiết lập các công cụ phái sinh cùng những cấu trúc tài chính liên quan trên nền tảng những lỗi ngày trước, bây giờ những lỗi đó vẫn hiện hành.
Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính sử dụng công cụ phái sinh để chuyển nhượng rủi ro: một người nào đó giả định rằng dao động của đồng euro chẳng hạn, có rủi ro, nhưng không nghĩ là yen sẽ gặp rủi; trong khi một người khác thì suy tính hoàn toàn ngược lại. Vậy là người thứ nhất cam kết sẽ giao euro vào ngày 1/6 tới, còn người thứ hai hứa sẽ giao yen. Nếu đồng này mất giá so với đồng kia, thì người thua phải trả phần chênh lệch.
Thị trường repo là thị trường các giao dịch tài chính. Công ty tài chính bán tài sản, chẳng hạn trái phiếu kho bạc hay chứng khoán bất động sản, đổi lấy tiền mặt, và cam kết sẽ mua lại những tài sản đó (tức là sẽ tái mua chúng, hoặc nói ngắn gọn là sẽ “repo”), thường là vào ngày hôm sau. Nhưng, do tiền mặt đến từ các hoạt động repo ngắn hạn là phần chính yếu trong bảng quyết toán của các công ty tài chính, nên những rung động trên thị trường tài chính có thể ảnh hưởng rất mạnh tới họ, làm cạn kiệt vốn ở một số công ty, như chuyện xảy ra hồi năm 2008. Sau đó một số công ty như Bear Stearns đã sụp đổ.
Bản thân mỗi công cụ phái sinh và giao dịch repo riêng lẻ hầu như không nguy hiểm. Mỗi thứ đều có tác dụng chuyển nhượng một cách hợp pháp rủi ro tới những người có khả năng chịu đựng rủi ro hơn, hoặc đều hỗ trợ thêm cho cổ phiếu tài chính. Nhưng khi bị lạm dụng bởi các công ty lớn, quan trọng đối với hệ thống, thì chúng có thể làm tan tành cả hệ thống tài chính vì những khiếm khuyết tiềm ẩn trong hệ thống đó. Thậm chí ngay cả bây giờ, khoảng 70% nợ của các công ty tài chính lớn của Mỹ vẫn là nợ rất ngắn hạn, chẳng hạn như repo thời hạn một ngày.
Ở Mỹ, khiếm khuyết chính nằm ở luật phá sản, đạo luật dành miễn trừ cho các công cụ phái sinh và repo để chúng không phải chịu những hạn chế thường có đối với việc phá sản. Chẳng hạn, nhà đầu tư – người nắm giữ công cụ phái sinh và hợp đồng repo ký kết với một định chế tài chính đang suy yếu – có quyền lấy tài sản của công ty trước các chủ nợ thường xuyên khác, mà thường là lấy hết phần của các chủ nợ này; và có quyền ra quyết định về số phận của công ty khi mà chỉ cần thêm chút ít thời gian nữa là công ty có thể đã trụ lại được. Những vụ việc như thế từng xảy ra với AIG, Bear Stearns, và nhiều đơn vị khác trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Tệ hơn nữa, do các nhà đầu tư vào công cụ phái sinh và repo được xếp lên đầu tiên trong chuỗi thứ tự thanh toán, nên họ ít có động cơ để giữ gìn kỷ luật thị trường (thông qua việc kiểm soát chặt chẽ khả năng thanh toán của đối tác và hạn chế việc phụ thuộc quá vào một đối tác cụ thể nào đó). Bất kể thế nào, họ cũng thường được hoàn lại tiền.
Thật vậy, phải có ai đó được trả đầu tiên. Những nhà đầu tư tài chính khác chịu rủi ro cao hơn, bởi vì đạo luật miễn trừ phá sản đối với các nhà đầu tư vào công cụ phái sinh và repo đã xếp nhóm này lên hàng đầu tiên được trả tiền. Thường thì chúng ta sẽ kỳ vọng người khác quan tâm đến kỷ luật thị trường hơn. Thế nhưng nhà đầu tư tiếp theo trong chuỗi thứ tự thanh toán lại rất thường xuyên chính là chính phủ Mỹ – nhà bảo lãnh cho các định chế tài chính “quá lớn nên không thể để sụp đổ”, và chính phủ Mỹ ở vị thế quá yếu để có thể điều hòa các thị trường mỗi ngày. Họ không lanh lợi trên phương diện tài chính; họ thường bị khống chế bởi chính những kẻ bị họ điều tiết; và vào thời điểm nền kinh tế đang diễn ra tốt đẹp thì không quan chức nào lại muốn phá hỏng bữa tiệc.
Quốc hội Mỹ đã có cơ hội sửa đổi những khiếm khuyết này trong cuộc đại tu thị trường tài chính mà họ tiến hành mùa hè năm ngoái, với trái phiếu Dodd-Frank. Nhưng họ không làm vậy.
Nếu các nhà đầu tư vào công cụ phái sinh, repo và nghiệp vụ hoán đổi nợ-tín dụng không có được sự ủng hộ, có thể họ đã hành xử khác. Họ sẽ đòi hỏi thường xuyên hơn rằng các đối tác của họ phải có mức vốn hóa cao hơn. Họ chấp nhận rủi ro của mức vốn hóa cực thấp khi tiền được huy động chủ yếu là tiền của chính phủ Mỹ; họ sẽ miễn cưỡng phải làm thế nếu đó chủ yếu là tiền của họ, do họ đặt cược vào.
Công chúng nhận thức về hiểm họa Fukushima và các công cụ phái sinh theo những cách khác nhau. Nhiều người sợ rủi ro hạt nhân vốn rất nghiêm trọng, có thể làm chậm lại tốc độ phát triển của ngành trong bối cảnh nỗi lo ngại về an toàn đang dâng lên. Nhưng thị trường công cụ phái sinh và repo thể hiện những rủi ro rất ít được nhận biết, rất khó có thể được đăng tải trên phương tiện truyền thông, và cũng khó cho các chính trị gia thảo luận và giải quyết. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, các thị trường này thu hút sự quan tâm và sự lên án của dư luận, nhưng khi nền kinh tế ổn định, mọi thường dân lại không còn quan tâm đến chúng nữa, để cho ngành tài chính tự kiểm soát số phận bằng các đạo luật.
Đối với rủi ro Fukushima, các nhà phân tích cũng đã và đang thảo luận xem nhà máy hạt nhân nên được thiết kế và xây dựng kiểu gì để ngăn chặn động đất và sóng thần, thông qua hệ thống làm lạnh bị động. Các ý kiến giờ đây cho rằng có thể thiết kế và xây dựng những nhà máy điện hạt nhân có khả năng vận hành thiết bị làm nguội nhiên liệu ngay cả khi điện mất hết.
Nhưng người ta đã ít chú tâm đến việc ngăn chặn các tổn thất mà công cụ phái sinh và luật về phá sản repo có thể gây ra trong một vụ khủng hoảng nào đó nữa của hệ thống tài chính. Nhiều quy tắc mới đang được triển khai, theo đó người tiêu dùng cuối cùng (chẳng hạn các công ty dầu mỏ sử dụng công cụ phái sinh để tự bảo hiểm trước biến động giá dầu bất thường) và những đối tượng khác phải có ký quỹ tốt. Nhưng những quy tắc này không giải quyết được vấn đề mấu chốt: thiếu động cơ để các định chế tài chính lớn tuân thủ kỷ luật thị trường. Việc này giống như là khi chúng ta phản ứng với thảm họa Fukushima bằng cách xử lý tốt hơn các vụ thoát khí đốt trong các dự án đá dầu vậy.
Lẽ ra chúng ta nên xem xét kỹ cách làm thế nào để khiến cho các nhà đầu tư vào công cụ phái sinh và repo phải chấp nhận hoàn toàn rủi ro đối với quyết định của họ khi giao dịch với những định chế tài chính lớn trong hệ thống. Nhưng thay vì thế, chúng ta sống sót qua cơn sóng thần tài chính năm 2008, chỉ để xây dựng lại, cũng ở nơi ấy, trên những đường đứt gãy tài chính chủ chốt ấy, một hệ thống mới sử dụng cũng vẫn bản thiết kế đầy lỗi ấy.
Mark Roe, giáo sư Trường Luật Harvard, là tác giả của bài báo mới đây trên tạp chí Stanford Law Review: “Nghiệp vụ ưu tiên thanh toán trên thị trường công cụ phái sinh làm tăng tốc khủng hoảng tài chính” (“The Derivatives Market’s Payment Priorities as Final Crisis Accelerator”).
(*) Nguyên văn: Fukushima and Derivatives Meltdowns. Từ “meltdown” vừa nghĩa là “nóng chảy (lõi của lò hạt nhân)”, chỉ khủng hoảng hạt nhân vừa qua ở Fukushima, vừa được dùng để chỉ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ.
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Tràn lan phụ gia biến thịt lợn thành thịt bò ở Trung Quốc

Tràn lan phụ gia biến thịt lợn thành thịt bò ở Trung Quốc
(ANTĐ) - Sau An Huy, các tỉnh như Giang Tô, Phúc Kiến, Sơn Đông cũng lần lượt xuất hiện chất phụ gia biến thịt lợn thành thịt bò. Điều đáng nói là chất phụ gia này được bán công khai ở mọi nơi và không bị kiểm soát, khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang.
Một loại “cao thịt bò” được bán ở chợ dân sinh, TP Quý Dương, Quý Châu

Nổi da gà vì phụ gia thực phẩm
Tại chợ bán buôn Hoa Đông, Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, “cao thịt bò” được bày bán tại rất nhiều quầy hàng với giá từ 35-60NDT hộp 1kg. Nhãn hiệu khá đa dạng, thành phần in trên nhãn mác chủ yếu là thịt bò, axit amin, I+G, bột ngọt, thủy phân protein, phạm vi sử dụng gồm: làm gia vị mỳ tôm, chế phẩm thịt, thực phẩm ăn nhẹ... Một chủ hiệu cho biết, từ sau khi nghe tin chất phụ gia này có thể “hô biến” thịt lợn thành thịt bò, nhiều tư thương đã bắt đầu tích trữ hàng.
Phóng viên tờ báo mạng Trung Quốc nhật báo được người bán hàng giới thiệu, thông thường “cao thịt bò” được đóng hộp 1kg, mỗi hộp có thể biến 50kg thịt lợn thành thịt bò. Mỗi kg thịt lợn trên thị trường có giá 22 NDT, thịt bò khoảng 40NDT/kg, do vậy nếu dùng “cao thịt bò”, cứ chế biến 50kg thịt lợn thì lãi được thêm gần 1.000NDT. Ông chủ này cho hay, việc ướp “cao thịt bò” không chỉ có lãi như vậy, mà còn khiến miếng thịt dù đã ôi trở nên tươi ngon hơn với mùi thịt bò rất tự nhiên, do vậy khách hàng của ông ngoài những người chuyên bán mỳ bò hoặc chế phẩm thịt bò, còn có rất nhiều người bán thực phẩm chín, đồ ăn sáng...
Thử nghiệm ngay sau đó được tiến hành theo hướng dẫn, sau khi hòa 10gam “cao thịt bò” vào nước, phóng viên nhúng 500gam thịt lợn vào đó. Chừng hơn một giờ sau, miếng thịt bắt đầu chuyển màu, sau đỏ sậm như thịt bò. Khi thái miếng thịt này ra xào lên, mùi vị càng đậm hơn so với khi để sống, thơm không kém thịt bò.
Ngay sau khi thông tin thịt lợn biến thành thịt bò lan rộng, nhiều người “trong nghề” còn khẳng định “cao thịt bò” không có hại cho sức khỏe. Quan điểm này lập tức bị phản bác. Theo tiến sỹ Mạnh Bằng, Cục Giám sát chất lượng tỉnh An Huy, một số chất phụ gia hiện vẫn được phép sử dụng, song phải trong giới hạn quy định, ví dụ như chất I+G chỉ được phép từ 2%-5%. Tuy nhiên, trên các hộp “cao thịt bò” không hề ghi rõ giới hạn cho phép là bao nhiêu. “Chất phụ gia nếu dùng quá nhiều sẽ làm giảm hemoglobin, một protein nằm trong hồng cầu, về lâu dài có thể sinh ra triệu chứng ngộ độc mãn tính, dẫn tới ung thư”, tiến sỹ Mạnh Bằng cho biết.
Xử lý khó khăn
Không phải tới bây giờ ở Trung Quốc mới xảy ra tình trạng làm giả thịt lợn thành thịt bò để kiếm lợi. Giữa năm 2010, dư luận nước này cũng từng xôn xao về vụ Trác Kỳ Đông, một tư thương ở Phật Sơn, Hải Nam dùng hàn the công nghiệp “hô biến” thịt. Trác Kỳ Đông là chủ một xưởng gia công thịt với 7 nhân công. Hàng ngày, Trác đi mua thịt lợn cũ, ôi về xẻ miếng, giao cho nhân công ngâm vào thứ nước màu đỏ để có màu như thịt bò, ngày hôm sau đem giao buôn tại các chợ.
Tháng 7-2010, cơ quan chức năng kiểm tra xưởng của Trác Kỳ Đông, phát hiện một lượng lớn thịt đã bốc mùi cùng nửa bao tải hàn the công nghiệp giấu trong tủ lạnh. Tháng 3 vừa qua, công an mới bắt được Kỳ Đông tại nơi lẩn trốn, hắn thừa nhận pha hàn the vào dung dịch gồm tiết lợn, bột đậu nành, đường, muối không chỉ khiến thịt lợn biến thành thịt bò mà còn làm cho mỗi 20kg thịt nặng thêm 0,5kg. Cho đến khi bị phát giác, xưởng của Kỳ Đông đã chế biến được 16 tấn “thịt bò” bán ra thị trường và đưa tới các nhà hàng, bếp ăn tập thể.
Vì hàn the công nghiệp nằm trong danh mục chất cấm sử dụng đối với chế biến thực phẩm, nên việc xử lý vụ Trác Kỳ Đông không mấy khó khăn, song với “cao thịt bò” lại là việc khác. Cho tới nay, chất phụ gia này vẫn chưa bị cấm ở Trung Quốc, nên ngoài việc phạt hành chính hành vi làm hàng giả, chế tài xử lý hình sự gần như không có, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng chỉ còn cách phải tự bảo vệ mình.
Bảo Trâm
(Tổng hợp)
“Cao thịt bò” (Beef extract) nấu từ thịt bò đã lọc sạch mỡ, có dạng sền sệt, màu vàng sậm hoặc màu hạt dẻ. Khi ngửi có mùi thịt bò tự nhiên, khi hòa tan trong nước làm dung dịch có màu vàng nhạt. Trước khi bùng lên vụ “thịt lợn biến thành thịt bò”, khá nhiều hàng ăn ở Trung Quốc đã sử dụng như một dạng gia vị nấu ăn. Để phân biệt thịt bò thật và giả, người tiêu dùng có thể căn cứ vào màu sắc, mùi vị, độ nhớt dính, độ đàn hồi của miếng thịt. Mỡ của thịt bò có màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng và ít hơn rõ rệt so với thịt lợn. Bề ngoài mặt miếng thịt lợn thường ẩm hơn thịt bò. Thớ thịt bò thường dài hơn thịt lợn, kết cấu thịt dày hơn, trong khi thớ thịt lợn ngắn và kết cấu cơ lỏng lẻo hơn.