Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Tin thứ Sáu, 05-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyễn Bắc Truyển: VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI TÙ THƯỜNG PHẠM (Không có giáo dục hướng thiện, chỉ có cưỡng bức lao động) (Phương Bích). “Tù nhân bị tước đi một số quyền công dân, nhưng nhiều quyền con người khác không thể bị tước đoạt, nhất là phẩm giá của họ.”
- Tự thiêu ngay trụ sở tòa án (TN). “Trả lời câu hỏi tại sao người tự thiêu lại dễ dàng qua được lực lượng bảo vệ trụ sở, ông Nhật cho biết vào thời điểm đó, bảo vệ cơ quan đang ở phía sau trong khuôn viên tòa án nên không hay biết đến khi sự việc xảy ra. Điều đáng nói là đã có sự phân biệt đối xử, ngăn cản khi phóng viên các báo tác nghiệp tại hiện trường”. - Phú Yên: Cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa (DV).
- Tốt nhất cứ để chúng giết vợ mình? (the Box) => Vầng, Luật pháp xứ này nó thế đấy! (hay nhất là cái câu VKS: "lẽ ra có thể xử lý bằng cách khác", câu này có thể áp dụng cứu ông lão này này: http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-huyet-chien-ong-cu-dam-2-thanh-nien-qua-loi-nhan-chung-a88810.html. Để xem khi cái HĐXX đấy gặp xã hội đen xử lý thì sẽ xử lý theo cách nào!!!

- Phiếm: Leo dây và nhảy dù (NNVN).
KINH TẾ
- Lúa gạo và nỗi lo của nông dân (TT). – Giảm lúa, trồng gì?: Chuyển đổi hướng nào? (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- MỘT CHUYẾN ĐI VẶT- phần 2 (Văn Công Hùng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chợ quê, những ngày buồn: Nợ nần và lệ thuộc (NNVN).
QUỐC TẾ

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=OwGWkYSWjAo

Chính trị – Xã hội

Philippines mời ngoại trưởng Trung Quốc tới Manila (TTXVN)   —Philippines mời ông Vương Nghị sang thăm Manila (PLTP)   —Trung Quốc tham vấn COC vì không muốn quốc tế hóa biển Đông (TTVN)   —Trung Quốc: Miệng nam mô, bụng…?  -(VnM)
Trung Quốc tự huyễn hoặc về tàu ngầm 039?(VnM)   —-Nga, Trung có thể dính đòn hiểm bất thình lình(VnM)   —Biên giới mềm của Trung Quốc (TVN)   —-‘Ván bài’ Biển Đông chưa thể lật ngửa (TVN)
Đã leo thang tại Biển Đông, Trung Quốc lại có Đào “leo” vào Việt Nam (TTVN) -Ngoài sự kiện “Trung Quốc leo thang tại Biển Đông”, người Hoa còn có nhiều loại “hàng xấu” len lỏi vào Việt Nam, cần tảy chay gấp
Tranh chấp Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận ở Bắc Kinh (VOA)    —Căng thẳng vì Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (VOA)
VN – Lào sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác – (RFA)
Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất - (RFA)  —Tư pháp Việt Nam dàn dựng vụ án nhằm bỏ tù LS Lê Quốc Quân (RFI)
‘Tôn chỉ của Forbes Việt Nam là tự do’ (BBC)  —Đề án nâng chiều cao người Việt có hiệu quả?- (RFA)
Chi 64 tỉ đồng làm đường cho 10 hộ dân!  (NLĐ) -Dù công trình triển khai hết sức ì ạch nhưng đơn vị trúng thầu thi công vẫn được ứng tiền rất thoải mái
Bình Dương: Một “hiệp sĩ” tố cáo công an (PLTP) – Số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?).
Có lợi ích ngầm sau những thủ tục hành chính vô lý (PLTP)   —Đã thành lập Ban Nội chính ở 42 tỉnh, thành (PLTP)
Vận chuyển container bằng… phong bì (PLTP)   —Tiến độ cấp giấy đỏ quá chậm (PLTP)
Làng bán muối rong  (TN) -Ở vùng đất này, hàng chục năm nay, những chiếc xe đạp cà khổ và những phận người cứ bám riết lấy nhau bằng cái nghề nhọc nhằn: bán muối rong.
Đề nghị ủy viên Bộ Chính trị làm chủ tịch Mặt trận (TT)  –Ở cấp sở được tín nhiệm cao nhất, ra HĐND TP lại thấp nhất (TT)   —“Nóng” chuyện cầu kém chất lượng, dân thiếu nước sạch(TT)   —Chất vấn chuyện dân chưa an cư(TT)
Phải tranh đấu để chấm dứt tình trạng công an làm chết người (Menam -RFA)
Nghịch lý Việt nam (Kami -RFA)
Nền dân chủ Ả Rập chưa ra đời  -J. Pawlicki – Newsweek – Lê Diễn Đức dịch -(RFA)

Phản ứng của Nguyễn Hoàng Đức qua vụ bị chặn xuất cảnh sang Italia: KHUÔN MẶT CỦA NHÀ NƯỚC VÔ LUẬT PHÁP QUA CỬA KHẨU (Badamxoe)-
Vụ chị Thiêm ở Trịnh Nguyễn bị tạt acid có dấu hiệu được báo trước (Nguyễn tường Thụy)
Những Gói Kích Cầu Có Định Hướng (AlanPhan)
HÀ GIANG SƯỚNG NHẤT BÁC DÀI TO ! (Sonthithu)

Những sự thật cần phải biết (Phần 9) – Tinh thần dân tộc tiếp nối qua lá cờ -(DLB)

Những sự thật cần phải biết (Phần 9) – Tinh thần dân tộc tiếp nối qua lá cờ-(DLB)

22 năm, CA vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn tạt acid đối với người chống tiêu cực-(DLB)

After 22 years, police still resorts to despicable tactic by splashing acid against activist-(DLB)

Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid 22 năm trước-(DLB)

Lửa cho Dân Tộc Việt Nam-(DLB)   —-Hoàng gia cộng sản Việt Nam!?-(DLB)

Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!?-(DLB)

Tiếp tục hoãn phiên tòa nguyên thượng sĩ công an dâm ô trẻ em-(DLB)

Phương Uyên – Nguyên Kha sẽ không khuất phục vì một bản án gian trá và hèn nhát-(DLB)

Khu đô thị mới Thủ Thiêm Q. 2, Sài Gòn sai phạm nghiêm trọng, đến báo lề đảng cũng phải lên tiếng!-(DLB)

Đã không còn chịu nổi-(DLB)   —-Vua không ngai – Ngai không Vua-(DLB)

VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI TÙ THƯỜNG PHẠM  -Nguyễn Bắc Truyển  (Trinhanmedia) -“Những người đòi yêu sách là những kẻ lưu manh, lười lao động”  (Cao Xuân Oánh, tổng cục trưởng tổng cục Trại giam)

ÔNG LÊ THÀNH ÂN – TỔNG LÃNH SỰ MỸ TẠI SÀI GÒN SẼ BỊ THAY THẾ ? SẼ BỊ VỀ VƯỜN ? (TNM)

Nhu Cầu Có Một Đinh Bộ Lĩnh Thời Đại (TQ)


Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam kềm chế khả năng cải tổ (Adam Fforde) -Thongluan
Bị tạt axit vì chống cưỡng chế?   - - Sự phẫn nộ của người dân càng gia tăng khi họ cho rằng, kênh truyền hình VTV1 đã bóp méo sự thật, cắt xén có chủ ý những phát biểu của bà con…
Trận Điện Biên Phủ [2] » - -(ĐCV) - Nguyên tác của Henri Navarre Trọng Đạt dịch Tổ Chức Phòng Thủ Tổ chức phòng thủ Điện Biên Phủ được khởi đầu bằng thực hiện một trung tâm kháng cự với từ 5…
Diễn hành Văn  hóa Quốc tế lần thứ 28 tại New York
Diễn hành Văn hóa Quốc tế lần thứ 28 tại New York » -  …cuộc tổ chức diễn hành năm nay rất thành công, nói lên những nỗ lực vượt bực của Ban Tổ Chức, của Cộng Đồng New York, các cộng đồng và đồng hương khắp…===>>>
Tổng Thống Hoa Kỳ và người Mỹ gốc Việt » - -(ĐCV) - Nhân mùa lễ độc lập 2013 xin gửi đến quý một câu hỏi: Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt…
Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [6] (Nguoibuongio -ĐCV) – Tiếp theo các phần: I, II, III, IV, và V
Lửa cho dân tộc Việt Nam » - -(ĐCV) - Chỉ cần một cơn gió nhẹ có thể những ngọn lửa đơn lẻ này sẽ bùng lên thành bão lửa thiêu trụi chế độ độc tài hèn nhát…

Kinh tế

Giá gạo xuất khẩu quá thấp ai chịu trách nhiệm  (RFA) -Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chính sách mua rẻ bán rẻ hưởng lời trong khi nông dân phải bán lúa huề vốn.  -Mất mùa là tại Thiên tai-Được mùa là bới thiên tài đảng ta – Cho nên dzụ này là Ông Trới chịu trách nhiệm.Còn “trước mắt” là do Bà Thủ tướng Thái Lan chớ đâu phải tại ta.

Thế giới

Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Morsi (RFI)   —Ai Cập có tổng thống lâm thời, lãnh đạo nhóm Huynh đệ Hồi giáo bị bắt (VOA)  —Phản ứng của thế giới về vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập- (VOA)   —Quốc tế kêu gọi Ai Cập nhanh chóng tái lập tiến trình dân chủ (RFI)   —Ai Cập : Quân đội làm chủ cuộc chơi (RFI)
Nước Mỹ ăn mừng Ngày Độc lập- (VOA)   —Tổng thống Obama: Hoa Kỳ quan ngại về việc lật đổ ông Morsi- (VOA)   —Tuyên bố của Tổng thống Obama về Ai Cập- (VOA)
Pakistan lên án vụ tấn công bằng máy bay không người lái- (VOA)   —Thủ tướng Pakistan đến Bắc Kinh- (RFA)
Cảnh sát Philippines được nhắc đừng bán súng- (RFA)   —Nhật sẽ áp dụng luật an toàn hạt nhân tốt nhất- (RFA)
Diều hâu Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ về những bất ổn mới tại biên giới (RFI)
Tân Cương cố dập tắt bất ổn trước ‘giờ G’ (VNN)
Bắc Hàn thảo luận với Nga về hội nghị 6 nước- (RFA)  —Bắc Hàn đồng ý họp với Nam Hàn- (RFA)   —-Bắc Triều Tiên đồng ý đàm phán để mở lại khu công nghiệp Kaesong- (VOA)   —Hàn Quốc đề nghị đàm phán mở lại khu công nghiệp Kaesong (RFI)
Nữ cảnh sát hàng đầu Afghanistan bị bắn chết- (VOA)   –Tình trạng sức khỏe của ông Mandela không thay đổi- (VOA)
Những bà mẹ độc thân ở Trung Quốc- (VOA)  -Sau khi thu hết can đảm để quyết định giữ lại đứa con, cô bắt đầu phải đối mặt với thực tế rất khó khăn cho những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn

Văn  hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Thế này thì…tẩy chay cả bún?  (VNN)    —Vụ lừa đảo ‘bắt cóc tống tiền’ khó tin ở Hà Nội (VNN)   —Lại hoãn xử thượng sĩ dâm ô vì… chiếc điện thoại (ĐV)
Biết người nước ngoài thuê đất vẫn ký là vô trách nhiệm (ĐV) – Nó đã ăn tiền mới ký “bán nước” luôn chớ trách nhiệm cái quái gì- Bọn này mà trách nhiệm gì?- Có ngu đâu mà mấy vụ này không ăn?
“Ôm cục tức” vì… hộp đen  (NLĐ) -Hiện nhiều chủ xe, chủ doanh nghiệp vận tải đang “ngậm đắng” đóng tiền phạt vì gắn hộp đen không hợp quy, hợp chuẩn, đồng thời phải gấp rút bổ sung những tính năng còn thiếu để đối phó đoàn kiểm tra
Cõng phí qua đèo  (NLĐ) -Hầm đường bộ qua đèo Cả chỉ mới bắt đầu xây dựng nhưng nhà đầu tư không chỉ thu phí để hoàn vốn mà còn dự kiến tăng phí lên cao gấp 1,5 lần
Vén màn trái cây chín ép!  (NLĐ) -Trái cây non hay già đều tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín, tạo màu vàng bắt mắt
Khởi tố, bắt giam ông chủ ngược đãi công nhân(NLĐO)   —Cống thoát nước vỡ, cuốn bay xe tải, làm sập 2 nhà dân(NLĐO)   —Nam thanh niên bị bạn đổ axit khắp người(NLĐO)   —Bắt nóng 2 tên bẻ kính chiếu hậu ôtô(NLĐO)   —Bắt nhóm cướp của tiểu thương rạng sáng(NLĐO)
Phát hiện 11 người Trung Quốc có hành vi đánh bạc qua mạng (PLTP)   —Bắt trung úy quân đội bán ma túy (PLTP)   —Gã thợ hồ lừa đảo gần 2 tỷ đồng (PLTP)   —Bắn chết nhân viên mát xa vì từ chối phục vụ (TN)
Dấu hiệu bất thường tại một công ty (TN)   —Luật sư chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của thân chủ(TN)   —-Gian lận hóa đơn tràn lan(TN)   —Xô xát với công an, một người bị trúng đạn ở mắt (TT)

 

Việt Nam có trở thành bản sao của Zimbabwe?

Đến hẹn lại lên, thời gian này, vấn đề xăng dầu, điện, nước… lại trở thành chủ đề được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm. Một cụ già trời nóng chẳng dámbật điều hòa vì sợ tốn điện, một em bé thường ngày được bố mẹ đưa đón bằng xemáy, nay phải tự đi bộ đến trường. Và còn rất rất nhiều những vấn nạn khác nữađược đưa ra bàn tán từ công sở cho đến quán cóc ven đường…
I. Phí chồng phí
Vâng,vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là tình trạng lạm phát. Chính phủ có vẻ như nămnào cũng đưa ra những quyết sách để kìm hãm lạm phát tăng với tốc độ phi mã.Không phải là chuyên gia kinh tế, cũng chẳng cần phải là những nhà xã hội học,người dân lao động phổ thông cũng cảm nhận được cuộc sống của mình như thế nào,khi miếng cơm manh áo kiếm được dựa trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt, màgiá cả thì cứ liên tục nhảy múa một cách bất thường, mất kiểm soát.
Ngàynay, đứa trẻ từ khi mới còn ở trong bụng mẹ hay khi được sinh ra đã phải dùngđến nguồn sữa bổ trợ từ bên ngoài, tức là không phải sữa mẹ, sữa sản suất trêndây chuyền công nghiệp. Nhưng, giá sữa theo từng năm cứ tăng vù vù,nhiều năm liền, trong khi các cơ quan hữu quan liên ngành vẫn còn đang bận “họp”để tìm ra giải pháp, thì những người có thu nhập thấp vẫn phải bớt ăn, bớt mặc,bấm bụng mua sữa cho con.
Lớnlên, khi trẻ bắt đầu đi học, đến khi học đại học, ngoài việc tăng học phí theotừng năm, gia đình các em còn phải đóng cả những loại phí giời ơi đất hỡi khôngcó trong quy định của Bộ.
Ốmđau bệnh tật, người dân lại phải đối mặt với nỗi lo tăng viện phí, thuốc men,nhiều người bệnh vẫn còn cơ hội tồn tại trên thế gian, nhưng do nghèo quá màđành gạt nước mắt ra viện sớm, chấm dứt nợ đời…
Rồi phí cầu đường, phí lưuhành khi tham gia giao thông, lệ phí thi, lệ phí xét tuyển… vô vàn các loại phíđè đầu cưỡi cổ người dân, với lời giải thích “hợp lý”: Nộp phí là yêu nước!

II. Nguy cơ tiềm ẩn
Xăng dầu, điện, khí đốt lànhững đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến lạm phát, bởi nó sản xuất ra những mặthàng thiết yếu trong cuộc sống, từ hàng gia dụng cho đến đồ dùng cao cấp. Điệntăng 2 lần trong tháng 6, xăng dầu cũng lặp lại 2 lần trong tháng 6, gas cũngđã “nhảy xổ” lên tăng giá cho “bằng anh, bằng em”. Bộ Công Thương nói trênVietnamnet: “tăng giá xăng 2 lần trong tháng 6 là phù hợp với nhịp độ của thếgiới!”
Không tăng trưởng dần đều nhưngười anh em: xăng, điện, khí đốt, “chị” vàng thì lại tỏ ra quá ư đỏng đảnh,tăng giảm theo đồ thị hình sin. Trong vòng 1 tháng, từ ngưỡng trên 40 triệuđồng/lượng đã tụt dốc không phanh xuống còn 34 triệu đồng/lượng, báo chí giậttít: “vàng rơi tự do”, “vào viện tâm thần vì cơn điên của vàng”, “công chức bỏviệc đi mua vàng”… tiền vàng đang gây náo loạn trên thị trường, từ đó ảnh hưởnglớn đến tiền đồng và tình trạng lạm phát lại có thời cơ để bùng nổ.
Người thu nhập cao có thểrủng rỉnh với túi tiền mình kiếm và chi tiêu hàng tháng, nhưng tầng lớp thunhập thấp là cảm nhận được rõ nhất, họ bắt buộc phải cân đong đo đếm, phải làmđộng tác “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”, không thể ăn ngon mặc đẹp, mà chỉcó thể cố gắng làm cho cuộc sống gia đình mình ăn no mặc ấm.
Thời buổi này, đừng tỏ vẻkhinh thường người đàn ông nào mua bán thứ gì mà cò kè bớt một thêm hai, bởitính cách chỉ là một phần, cuộc sống tạo ra tính cách con người, điều ấy có lợinhiều cho cuộc sống chứ không phải là hình ảnh bên ngoài.
Có khi nào bạn đặt câu hỏi:Những đồng tiền Việt Nam sau thời kỳ đổi mới như 100 đồng, 200 đồng, sắp tới là500 đồng vì sao biến mất? Vì cuộc sống đã không “chấp nhận” sự có mặt củachúng. Còn những đồng tiền USD trị giá thấp như 1 – 2 USD vẫn còn nguyên giátrị, dưới chúng là những đồng cent từ 1cent – 100 cent (giá trị thấp hơn đồng1USD) vẫn được đông đảo người dân Mỹ và các quốc gia khác tiêu dùng. Bởi chínhsách tiền tệ và sự điều chỉnh giá cả thị trường, sự điều chỉnh xuất – nhập khẩu,cung – cầu, cơ cấu ngành nghề, bất hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát tăng nhanh. Khôngcó sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi lạm phát như Zimbabwe. Đã cóthời điểm, người dân Zimbabwe dù có mang số tiền của mình lên đến 14 tỷ đô laZimbabwe cũng không thể mua được một món hàng, bởi đô la Zimbabwe đã bị ngườitiêu dùng bài trừ, và chỉ có thể mua bán bằng ngoại tệ. Cứ cho là một sự tưởngtượng viển vông, nhưng đến khi lạm phát ở Việt Namchạm ngưỡng như Zimbabwe,tôi sẽ không còn sốc.
(FB Đoàn Minh Sơn)

Phú Yên: Cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa

Lúc 7h10 ngày 5.7 tại bậc sảnh trước TAND huyện Đông Hòa (Phú Yên), đã xảy ra một vụ tự thiêu. Nạn nhân là một cụ bà 83 tuổi.
Mặc dù được mọi người phát hiện, cứu chữa nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Danh tính của nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Bương (SN 1930, trú ở thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa).
Tại hiện trường, bà Bương bỏ lại 1 mũ bảo hiểm, 1 giỏ kẹp và giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đông Hòa đã có mặt, phong tỏa hiện trường và tiến hành khám nghiệm.
Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến TAND huyện Đông Hòa xem vụ việc
Theo người nhà nạn nhân, sáng sớm ngày 5.7, bà Bương mượn con gái một can nhựa 5 lít và nói đi mua mắm. Sau đó, bà nhờ một người cháu chở ra xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa. Tại đây, bà Bương đã mua xăng rồi vào trụ sở TAND huyện Đông Hòa đổ xăng lên người tự thiêu.
Lãnh đạo TAND huyện Đông Hòa khẳng định, vụ bà Bương tự thiêu không liên quan đến việc thụ lý, giải quyết của tòa.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật vụ việc này.
(Dân Việt)

Lương công chức hiện tại tương đương năm… 1985?!

“Lương cơ sở thời điểm bắt đầu cải cách, năm 1985, tương đương 60kg gạo/tháng thì mức lương cơ sở mới đưa ra gần đây cũng vẫn chỉ tương đương mức 65kg” - PGS.TS Ngô Quang Minh (Học viện chính trị quốc gia HCM) so sánh…
Dự án “Hỗ trợ xây dựng tầm nhìn của Chính phủ và lộ trình thực hiện đến năm 2020” do Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ “đặt hàng” Viện nghiên cứu kinh tế TƯ (CIEM), tư vấn quốc tế SKL International/PAI (Thụy Điển) thực hiện đã ra được bản dự thảo thứ 2.
Ngày 3/7, CIEM tổ chức hội thảo để đánh giá khái quát về bản dự thảo đề án với nội dung nghe phản biện cho báo cáo của tư vấn quốc tế.
PGS.TS Ngô Quang Minh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là một trong 2 chuyên gia được mời phản biện dự thảo đề án, nhận định dự án “hỗ trợ xây dưng tầm nhìn của Chính phủ” vẫn thiếu vắng những vấn đề cơ bản, căn cốt nhất của Việt Nam hiện tại.

Điểm phê đầu tiên ông Minh nhắc tới là gợi ý mô hình Hội đồng Bộ trưởng thay cho Chính phủ. Dẫn lại bài học kinh nghiệm về một thời kỳ dài tổ chức bộ máy theo mô hình này và đã phải từ bỏ, ông Minh cho rằng việc này chưa được phân tích, lý giải thỏa đáng.
Người phản biện cho rằng cần tập trung vào cơ chế xây dựng chính sách, đánh giá việc thực hiện cũng như chế tài xử lý khi chính sách bị vi phạm.
Tình trạng các cơ quan vẫn đang làm chính sách kiểu “trên trời” vừa qua được ông Minh điểm lại bằng các ví dụ sinh động như quy định lễ tang cán bộ công chức không dùng quá 7 vòng hoa, không lắp cửa kính trên nắp quan tài, đám cưới không quá 300 mâm… Những chính sách xây dựng kiểu này, TS Minh đánh giá là “chết ngay từ khi chuẩn bị ban hành”, nếu không người dân cũng thờ ơ, không quan tâm.
Điều mắc mớ nhất là vô số chính sách chết yểu nhưng không ai chịu trách nhiệm, không ai bị xử lý vì kiểu làm chính sách viển vông như vậy.
Mong muốn ông Minh đưa ra là một Chính phủ gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực, điều hành bài bản theo nghĩa kiến tạo để đất nước đi lên chứ không phải một Chính phủ xoay xở để đối phó với những tình huống, sự vụ liên tục hiện nay.
Trong vai trò người phản biện thứ 2, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thương mại Nguyễn Văn Nam đặt vấn đề, xây dựng tầm nhìn, tư duy đổi mới trong vấn đề cải cách hành chính, công vụ cần gắn với thực tế thể chế chính trị. “Chỉ nhăm nhăm cải cách thủ tục tức là chỉ hướng vào dọn phần ngọn mà không làm từ gốc, vừa kém hiệu quả vừa làm phát sinh thêm chi phí rất lớn cho xã hội” – ông Nam cảnh báo.
Ủng hộ xu hướng tăng thẩm quyền cũng như chi tiết hóa trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan điều hành – Thủ tướng Chính phủ nhưng ông Nam cũng can gián ý tưởng xây dựng Văn phòng Thủ tướng thành một cơ quan mạnh trong Chính phủ. Người phản biện đặt câu hỏi, khi đó, Văn phòng Chính phủ sẽ mâu thuẫn với Văn phòng Thủ tướng, càng không có lợi.
Lương cơ sở hiện tại tương đương năm… 1985
Đi vào một cấu phần cụ thể của đề án là xây dựng nguồn nhân lực, nguyên Việ trưởng Viện Kinh tế thương mại khẳng định, các cơ quan nhà nước đều nhận thức được những việc phải làm để có nguồn nhân lực tốt. Tuy nhiên, cái khó ở Việt Nam là nhận thức rõ ràng vậy nhưng vẫn không làm được. Ông Nam dẫn chứng bản thân, trong quá trình công tác hơn 40 năm có tới 20 năm đi học. Học hành, đào tạo rất nhiều nhưng những kiến thức học được lại rất ít gắn với thực tiễn công việc.
Theo ông Nam, đó là tình trạng chung của công chức Việt Nam khi được bồi dưỡng về chính trị, nhận thức rất đầy đủ nhưng kiến thức hành nghề lại thiếu. Cán bộ ở các cấp chính quyền, lý luận thì nhuần nhuyễn nhưng kỹ năng tiếp dân thế nào lại không được học, làm việc cấp trên giao như nào cũng lúng túng.
“Có những cán bộ được đề bạt lên cấp rất cao nhưng chốt lại không biết làm việc gì cụ thể” – ông Nam nói.
Đề cập đến việc xây dựng bản mô tả công việc đối các vị trí công chức, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thương mại kể chuyện nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trước đây đã sát sao, trực tiếp làm việc với từng vụ, từng phòng ban để lập bản mô tả công việc giao cho từng cán bộ trong bộ. Kết quả, Bộ Thương mại khi đó lập được một tập hồ sơ dày dặn về nội dung công việc nhưng thực tế cũng không giúp cải thiện nhiều tình hình công chức “cắp ô”.
Khó khăn được chỉ thẳng là do khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động. Ông Nam quả quyết, Việt Nam không thiếu nhân tài để đảm nhiệm các chức vụ, vấn đề là phải tạo được cơ chế sử dụng gắn với quy định pháp luật rõ ràng. Ông Nam đề xuất chế độ giao việc bằng văn bản với chế tài cụ thể về việc kiểm điểm công tác định kỳ và thay thế ngay khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Cách thức này là để chống tâm lý phổ biến của nhiều cán bộ là chỉ cần phấn đấu để được ngồi vào vị trí, khi đã đạt được thì có thể yên tâm “tại vị suốt đời”. Việc kỷ luật cán bộ nếu có vi phạm hết sức khó khăn. Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thương mại dẫn chứng, có Bộ trưởng sau khi rời nhiệm sở đã than, dù rất quyết liệt, cương quyết nhưng suốt nhiệm kỳ vẫn không kỷ luật được cán bộ nào vì quy trình cán bộ phức tạp, nhiều yếu tố chi phối.
Về vấn đề cải cách tiền lương của cán bộ công chức, ông Nam nhận xét, từ cơ quan điều hành đến cơ quan lập pháp mới chỉ tính toán xem xét trên mối quan hệ giữa lương và đời sống trong khi mối quan hệ cơ bản nhất cần điều chỉnh là giữa lương và năng suất lao động. Vì việc này chưa được chú trọng nên mới có tình trạng trong cơ quan nhà nước, có những người cặm cụi làm việc suốt đời vẫn… chỉ vậy trong khi nhiều người khác không làm việc gì cụ thể nhưng lại thăng tiến rất nhanh.
Bổ sung thêm những nhận định về bất cập của chính sách tiền lương, PGS.TS Ngô Quang Minh hướng sang đồng nghiệp Nguyễn Văn Nam, hóm hỉnh: “Chính chúng tôi nếu được hỏi có kiểm soát được thu nhập của mình không, mỗi tháng thu nhập bao nhiêu thì cũng khó trả lời được. Còn như quan chức, nhiều Thứ trưởng vừa qua nói thẳng lương của họ cũng không đủ sống, nói gì việc mua nhà, mua xe nhưng thực tế tất cả mọi người vẫn sống, thậm chí nhiều người giàu có”.
Trở lại thời điểm cải cách tiền lương năm 1985, ông Minh cho biết, lương cơ sở khi đó tương đương 60 kg gạo/tháng thì mức lương cơ sở mới công bố gần đây cũng vẫn chỉ tương đương mức 65 kg gạo/tháng (tính theo giá thị trường). Nhưng rõ ràng, đời sống của mọi người lao động, cán bộ công chức đều đã sung túc hơn nhiều.
“Cái Việt Nam cần bây giờ chính là cơ chế để kiểm soát được lương của cán bộ công chức thì đề án xây dựng Tầm nhìn của Chính phủ lại chưa đề cập” – ông Minh nêu yêu cầu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần một công cụ, giải pháp để thanh lọc, loại bỏ được 30% công chức “cắp ô” vô tích sự (tương đương 840 nghìn đến 1 triệu người như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ rõ).
Chốt lại bài phản biện, ông Minh tỏ ý thất vọng với đề án vì chưa thể hình dung đến năm 2020 (thời hạn đề án nêu ra), có thể xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức thạo việc, năng động, sống ổn với công việc, đồng lương của mình hay vẫn là một đội ngũ ngày ngày xoay xở, vật lộn với cuộc sống
P.Thảo
(Dân Trí)

Ai Cập: 'Dân chủ thua một bàn đắng ngắt'

(thua đâu mà thua, những thằng manh nha làm độc tài đều bị sụp đổ đấy chứ!)

Vào ngày 03/07/2013, Tướng Al-Sisi của quân đội Ai Cập đã tuyên bố cách chức và bắt giam Tổng thống Morsi sau một năm cầm quyền vì ông đã không đáp ứng được yêu cầu của tất cả những người dân Ai Cập.
Sau ba ngày biểu tình, những người phản đối chính phủ của ông Morsi đã thành công trong việc tống khứ ông Morsi - vị tổng thống đầu tiên được bầu cử dân chủ - ra khỏi chiếc ghế quyền lực, bằng một phương pháp khá là phi dân chủ: Dùng quân đội làm công cụ gây sức ép và thực hiện việc dỡ bỏ chính quyền.
Vai trò của quân đội trong cuộc sống chính trị ở Ai Cập là một hiện tượng hầu như rất ít khi xảy ra. Bình thường, các tướng lĩnh quân đội có thể đảo chính và lên nắm chính quyền như rất nhiều quốc gia Trung Đông trước Mùa xuân Ả Rập.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Ai Cập cho thấy thời kỳ quân chủ đã đi qua, tướng lĩnh Ai Cập tự hiểu rằng họ sẽ không bao giờ đủ tài năng để duy trì chính quyền.
Mặc dù vậy, quyền lực thì bao giờ cũng quý. Chính vì thế quân đội Ai Cập đang sử dụng triệt để sức mạnh của mình.
Quân đội ra tối hậu thư cho Tổng thống Morsi.
'Khủng hoảng niềm tin'
Cách đây một năm người dân đã xuống đường lật đổ tổng thống Mubarak.
Tổng thống Morsi đã không lường được sức mạnh của quân đội khi dám "cả gan" bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính quyền bằng các thành viên trong đảng của chính mình. Chiến dịch bổ nhiệm này có tên Brotherhoodization - Huynh đệ Hồi Giáo hóa chính quyền.
Kết quả: người dân Ai Cập chưa đủ ăn nhìn thấy đằng sau vị tổng thống mới bầu lấp ló hình ảnh một nhà độc tài mới.
Họ xuống đường biểu tình, yêu cầu ông từ chức. Quân đội nhìn thấy khả năng đổ máu liền can thiệp bằng cách yêu cầu tổng thống trong vòng 48 tiếng phải giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin với dân chúng.
Ông Morsi từ chối. Và thế là bị hất cẳng. Những người biểu tình reo mừng: "Dân chủ đã chiến thắng!"
Sự thực là: dân chủ đã thua một bàn thua đắng ngắt. Vị tổng thống đầu tiên được bầu cử nghiêm túc của Ai Cập chỉ có một năm thay vì bốn năm để lãnh đạo và sửa sai một cách dân chủ.
    "Có lẽ cái mà người dân Ai Cập mong muốn từ những ngày đầu của Mùa xuân Ả Rập không phải là dân chủ mà chỉ là thay đổi cái chính quyền thối nát mà họ căm ghét."
Có lẽ cái mà người dân Ai Cập mong muốn từ những ngày đầu của Mùa xuân Ả Rập không phải là dân chủ mà chỉ là thay đổi cái chính quyền thối nát mà họ căm ghét.
Thế cho nên khi tổng thống được bầu cử dân chủ không giải quyết nhanh chóng được các vấn đề của đất nước thì họ lập tức đòi ông ta từ chức thay vì các phương thức dân chủ có tính xây dựng khác. Dân chủ đã thua một bàn, và kẻ chiến thắng là những nhà quân sự.
Nhiều nhà phân tích cho rằng với một bối cảnh phức tạp của chuyển giao quyền lực như hiện trạng Ai Cập, quân đội đóng vai trò trọng tài là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhất là khi quân đội đó không hề có ý định cướp chính quyền, chỉ là lạm quyền chứ không tiếm quyền. Điều này cũng tạo ra một trường hợp đặc biệt, đó là người dân đã chiến thắng nhưng dân chủ thì có một bàn thua.
Chính vì vậy, trên nguyên tắc, quân đội Ai Cập hiện nay là một thể chế quân đội vì nhân dân với quyền lực vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.
Việc quân đội dùng vũ lực để phế truất và bắt giam tổng thống còn đang đương nhiệm sẽ tạo ra một tiền đề không mấy tốt đẹp cho chính trường Ai Cập: Đó là ý muốn của dân chúng có thể được thực thi không phải bằng phương pháp dân chủ mà bằng vũ lực.
'Bị phản bội'
Ông Morsi cũng được hàng ngàn ủng hộ viên xuống đường biểu tình muốn ông tại nhiệm.
Những người ủng hộ ông Morsi cho rằng ông bị lật đổ không phải vì các chính sách sai lầm (Ông Morsi đã xuống nước công khai xin lỗi) mà là do một cuộc chiến nhằm vào Hồi giáo. Họ cảm thấy bị phản bội và cho rằng dân chủ chẳng còn có ý nghĩa gì.
Ông Morsi được bầu bằng lá phiếu, nhưng không ra đi bằng lá phiếu mà bằng sự ép buộc.
Tương lai của Ai Cập sau biến cố này rất đáng quan ngại. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra, nhưng rõ nhất là ba viễn cảnh sau:
Thứ nhất, một tổng thống mới sẽ được bầu lên nhưng không làm vui lòng dân chúng sẽ lại dễ dàng bị quân đội lật đổ. Và để làm người dân Ai Cập có thể nhanh chóng thấy sự thay đổi của một đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng như của Ai Cập thì chắc chắn phải cần hơn 1 năm so với khoảng thời gian ông Morsi tại vị.
    "Ông Morsi được bầu bằng lá phiếu, nhưng không ra đi bằng lá phiếu mà bằng sự ép buộc"
Nửa dân số Ai Cập sống dưới mức nghèo đói, nửa dân số mù chữ, 40% thất nghiệp, nửa số lương thực phải nhập khẩu, mỗi năm Ai Cập cần 20 tỉ đô la để nền kinh tế không bị hoàn toàn sụp đổ. Thay đổi tất cả điều này trong vòng một năm là điều gần như không thể.
Thứ hai những người ủng hộ ông Morsi chắc chắn sẽ không ngồi yên. Chiếm một nửa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử lần trước, họ chắc chắn sẽ xốc lại tổ chức, không loại trừ manh động và bạo lực vì họ đã hoàn toàn mất niềm tin vào các giải pháp hòa bình dân chủ. Ai Cập sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của bạo lực và bất ổn.
Thứ ba, quân đội trở lại thời kỳ như năm 2012, tức là toàn quyền kiểm soát chính phủ và cuối cùng là thao túng chính phủ. Ai Cập sẽ không biến thành một nền quân sự độc tài nhưng bị thao túng bởi quân sự độc tài.
Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai
* Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan, hiện đang thực hiện một chuyến hành trình tới nhiều nước tại Trung Đông để nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Hồi Giáo.
(BBC)