Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình"


Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình"
Có những người cố tình không muốn hiểu Việt Nam
QĐND - Chủ Nhật, 12/06/2011, 21:12 (GMT+7)
QĐND - Học giả, Tiến sĩ người Mỹ Thô-mát Gian-đơn (Thomas Jandl), người có nhiều nghiên cứu sâu về tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam trong nhiều năm và đã từng nghiên cứu về những hình thái phát triển của Việt Nam và Ma-lai-xi-a, cho rằng vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam đã bị phóng đại quá mức vì có những người cố tình không muốn hiểu bản chất sự việc.
- Ông đã đến Việt Nam bao nhiêu lần rồi?
- Kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1997 để nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ, đây là lần thứ 12 tôi đến Việt Nam. Tới Việt Nam lần này tôi dẫn theo sinh viên để tìm hiểu về phát triển kinh tế ở Việt Nam. Những lần trước tôi đến một mình để thu thập tư liệu làm nghiên cứu, lấy thông tin cho các bài thuyết trình, đôi khi làm công tác của một phóng viên vì tôi từng là nhà báo. Tôi đã viết nhiều báo cáo về Việt Nam trong suốt thời gian 3 năm tôi học tiến sĩ.
- Với “nền tảng” như vậy, chắc ông nắm khá rõ về tình hình kinh tế-chính trị Việt Nam. Vậy ông nghĩ thế nào về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam nói chung?
- Về nhân quyền nói chung, tôi nghĩ có một số khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam trên một số vấn đề. Một trong những vấn đề lớn là một số nhóm người “kỳ lạ” ở Việt Nam rất giỏi trong việc kích động một số người ở Mỹ. Cũng như vậy, vấn đề quyền tự do tôn giáo, cá nhân tôi thấy cũng có sự phóng đại quá mức. Trên thực tế những gì tôi nhìn thấy, tôi nghiên cứu, tôi được biết thì không có vấn đề gì với quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của các cá nhân. Có gì đó mà “họ” ám chỉ thì chỉ là có sự khác biệt trong việc đăng ký hoạt động tôn giáo của một số tổ chức mà chúng tôi gọi là xã hội dân sự, còn Việt Nam gọi là các tổ chức xã hội dân sự.
Ví dụ, khi một nhà thờ muốn đăng ký ở Việt Nam thì xét theo điều kiện luật pháp ở Mỹ, chúng tôi coi đó là quyền của nhà thờ. Nhưng cũng như thế ở châu Âu, thì họ lại sẽ xem xét các nhóm tôn giáo để cho đăng ký. Mỹ thì vẫn chỉ trích châu Âu về điều này. Thực tế thì chỉ là do khác biệt về quy định mà thôi. Cứ cố tình hiểu sai đi thì rất khó.
 - Như ông nói thì vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã bị phóng đại quá mức ?
- Như tôi nói lúc trước, có những nhóm rất giỏi trong việc biến bất kỳ tranh chấp nào đó thành tranh chấp tôn giáo và có những người ở nước ngoài, bao gồm cả ở Mỹ, sẽ ngay lập tức hưởng ứng vấn đề này. Tôi nghĩ, Việt Nam không nên quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề tôn giáo là muôn thuở, vì thực tình ở Mỹ hiện nay cũng hình thành hai nhóm, một nhóm luôn chỉ trích Việt Nam với lý do gây sức ép với các nhà thờ. Trong khi đó, nhóm còn lại hoàn toàn hiểu được đó không phải vấn đề tự do tôn giáo, mà là vấn đề một nhóm nào đó đủ điều kiện để được đăng ký hoạt động như một tổ chức tôn giáo hay không.
Hay như vụ việc diễn ra ở Mường Nhé gần đây, như tôi đã nói, các nhóm này đã vận động và tuyên truyền kích động để biến nó thành vấn đề tôn giáo và quyền của dân tộc thiểu số. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. 
- Rõ ràng là vẫn còn rất nhiều hiểu lầm đối với vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Theo ông, Việt Nam nên làm gì để minh bạch những hiểu lầm này?
- Tôi nghĩ cách tốt nhất là đối thoại, đối thoại giúp hiểu nhau hơn. Ví dụ, bây giờ hầu hết người Mỹ đều hiểu về Việt Nam. Vì sao? Họ đã đến Việt Nam, trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp tiếp xúc với người dân, chứ không như ngày xưa, chỉ nghe báo cáo và đọc ở đâu đó.
 - Việt Nam và Mỹ vẫn đối thoại thường niên về nhân quyền để hiểu nhau rõ hơn, nhưng báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn chỉ trích Việt Nam. Ông nghĩ sao?
- Vấn đề là ở chỗ không phải không hiểu nhau mà có một số người cố tình không muốn hiểu. Tôn giáo là vấn đề rất lớn ở Mỹ, lớn hơn nhiều so với ở châu Âu, và được mọi người quan tâm. Do đó, một số nghị sĩ muốn đưa vấn đề này vào chương trình hoạt động của mình, kể cả việc trình các nghị quyết lên Quốc hội, có thể vì một mục đích nào đó, lợi ích nào đó của họ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, không có một nghị quyết nào liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được thông qua ở Quốc hội Mỹ. Do đó, có thể thấy vấn đề tự do tôn giáo không còn sức mạnh để chặn bất kỳ tiến bộ thực sự nào trong quan hệ Việt – Mỹ.
- Ông hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về phát triển của Việt Nam. Vậy ông thấy Việt Nam phát triển kinh tế gắn với nhân quyền thế nào?
- Ở một nước còn nghèo và có người rất nghèo thì việc đảm bảo đủ thức ăn, đồ uống rõ ràng là một việc quan trọng liên quan tới quyền của con người. Tôi nghĩ, Việt Nam đã rất thành công và đạt nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề này như chương trình xóa đói, giảm nghèo và hoàn thành sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhìn vào tổng thể, có thể nói Việt Nam đã đảm bảo tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân. Mà điều đó cũng được cộng đồng quốc tế công nhận rồi. Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương về tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
- Đối với sự phát triển của Việt Nam, ông ấn tượng nhất ở điều gì?
- Tự bản thân sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong vòng hơn 20 năm qua đã là ấn tượng. Nhưng đối với tôi, điều đặc biệt và đáng kinh ngạc là Việt Nam tiếp cận với công nghệ thế giới rất nhanh. Ví dụ như internet chẳng hạn. Tốc độ truy cập internet ở Việt Nam đặc biệt nhanh. Năm 1997, khi tôi đến Đại học Cần Thơ, internet ở đây đã rất tốt rồi. Còn nữa, sự phổ cập là rộng rãi. Khoảng 3, 4 năm trước, khi đến Việt Nam thu thập tài liệu viết bài, muốn sử dụng internet, tôi phải tìm một khách sạn. Nhưng giờ đây, tôi có thể ngồi ở bất kỳ quán cà phê nào, dù rẻ tiền cũng có thể truy cập được. Và có nhiều mạng không dây miễn phí ở khắp nơi, tốt hơn nhiều so với ở Mỹ.
Ngọc Hưng – Thu Trang (thực hiện)

Bất ổn xã hội tại Trung Quốc gia tăng 
SGTT.VN - Những vụ đánh bom liên tiếp trong 3 tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động nhập cư và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu… tất cả đang phản ánh rõ sự giận dữ và bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 90 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào 1.7 tới đây.
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=144669
Những sự kiện vừa qua đang minh họa quy mô và sự phức tạp của các vấn đề mà các quan chức chính quyền đang phải đối mặt. Ảnh: internet
Các vấn đề đất đai, quyền lao động, tham nhũng, lạm phát, giá bất động sản tăng cao, thực phẩm, sức khỏe và các vụ bê bối môi trường là nguyên nhân gây ra bất ổn và bạo loạn trong xã hội Trung Quốc. Đặc biệt những chuyện này lại xảy ra ngay tại thời điểm nhạy cảm chính trị: Trung Quốc đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 90 năm thành lập đảng Cộng sản vào ngày 1.7 và sự kiện thay đổi vị trí lãnh đạo cấp cao 10 năm một lần vào năm 2012, khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng một số trụ cột của đảng nghỉ hưu.
Các sự cố do bất ổn xã hội thông thường tập trung ở vùng nông thôn, nay bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Mới đây nhất là các vụ đánh bom hôm thứ sáu 10.6 càng làm cho tình hình tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin một người đàn ông họ Lin đã “trả thù đời" bằng 20 quả bom tự chế, mỗi quả có kích thước bằng một lon soda và ném bốn quả vào tòa nhà chính phủ ở huyện Hà Tây, thành phố cảng Thiên Tây, cách Bắc Kinh 100km về phía Đông. Chính quyền địa phương không cung cấp thông tin chi tiết về vụ nổ bom lần này.
Một vụ nổ khác xảy ra vào ngày thứ năm 9.6 ở thị trấn Hoàng Thạch, phía nam tỉnh Hồ Nam nhằm vào trạm cảnh sát cũng bị cho là có động cơ từ tâm lý bất mãn của người dân với nạn tham nhũng của cảnh sát, báo China Daily đưa tin. Tuy vậy, các quan chức chính quyền đã phủ nhận thông tin trên và thông báo đây chỉ là một tai nạn chất nổ bị tịch thu được lưu giữ tại đồn cảnh sát.
Mới trước đó hai tuần, Trung Quốc rúng động bởi vụ ba vụ đánh bom liên tiếp trong cùng ngày 26.5 vào trụ sở chính quyền thành phố Phúc Châu, phía nam tỉnh Giang Tây, do ông Qian Mingqi, 52 tuổi, thực hiện và đã chết trong vụ nổ bom đó. Trong một bài viết trên mạng, ông Qian bày tỏ sự thất vọng, bất lực về quyết định trong năm 2002 của chính phủ về việc giải toả nhà của ông và đã đưa ra lời đe dọa “Tôi sẽ làm…một việc tôi không hề muốn làm…”.
Bên cạnh đó, những vụ bê bối môi trường và căng thẳng sắc tộc gia tăng gần đây là một trong những nỗi bức xúc lớn của xã hội. Tân Hoa Xã ngày chủ nhật 12.6 cho biết có hơn 600 người, trong đó 103 trẻ em, ở khu vực phía đông tỉnh Chiết Giang, đã bị phát hiện nhiễm độc chì. Những báo cáo về nhiễm độc chì xuất hiện thường xuyên kể từ khi chính phủ nỗ lực mở rộng phát triển công nghiệp trong những năm gần đây.
Căng thẳng sắc tộc phức tạp ở quốc gia này cũng là một ngòi nổ của bạo loạn. Tháng trước, ngày 28.5, hàng trăm sinh viên Mông Cổ đã biểu tình phản đối tại khu vực phía bắc Nội Mông sau khi một tài xế xe tải Trung Quốc cố tình cán chết một người chăn cừu thuộc sắc tộc Nội Mông thiểu số khi ông này cùng một số người khác đã cố gắng ngăn chặn đoàn xe chở than chạy qua đồng cỏ.
Nguyên nhân chung của bạo loạn ở bất cứ xã hội nào đều bắt nguồn từ sự bất công và thiếu dân chủ. Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận sự cần thiết phải cải cách dân chủ và thay vào đó, luôn kêu gọi những thay đổi trong nội bộ Đảng và nâng cao quản lý xã hội. Nhưng thực tế những sự kiện vừa qua đang minh họa quy mô và sự phức tạp của các vấn đề mà các quan chức chính quyền đang phải đối mặt để dập tắt sự giận dữ ngày một tăng cao của người dân. Và rõ ràng, chỉ “thay đổi trong nội bộ Đảng” cùng với “nâng cao quản lý xã hội” chắc chắn không phải là giải pháp triệt để cho Trung Quốc trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
TUYẾT HẠNH (Theo Wall Street Journal)

Nhiều nước đang xa lánh Trung Quốc

Cỡ chữ
Ý kiến bình luận (0)
(Tamnhin.net) – Báo chí Trung Quốc có phản ứng khác nhau về những diễn biến gần đây ở Biển Đông: từ dọa dẫm đến thừa nhận việc nhiều nước đang xa lánh Trung Quốc.
http://www.tamnhin.net/Uploaded/minhbichluyen/Images/n%c4%83m%202011/0611/1206/GlobalTimes-Cover.jpg

Trong bài “Lập trường của Việt Nam trở nên cứng rắn khác thường”, tờ “Souhu” của Trung Quốc ngày 8/6/2011 viết: “Nếu thái độ của Trung Quốc tiếp tục cứng rắn thì chiến tranh ở Nam Hải (Biển Đông) sẽ nổ ra”.

Tờ “Souhu” trích đăng trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh ngày 5/6 về lập trường của Việt Nam khi ông vừa tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 về nước. Tướng Vịnh nói: Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ dùng tất cả sức mạnh của mình để bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa. Tờ “Souhu” viết phát biểu của ông Vịnh cho thấy “lập trường của Việt Nam đã trở nên cứng rắn khác thường”.

Tờ “Minh báo” – một tờ báo lớn của Hong Kong ngày 4/5/2010 có bài “Thái độ của Trung Quốc ngày càng cứng rắn đối với Việt Nam”. Bài báo cho biết kể từ năm 1985 khi Trung Quốc chủ trương đưa tàu cá xuống Nam Sa (Trường Sa) tác nghiệp, số lượng tàu cá của Trung Quốc đã từ 13 chiếc lên hơn 900 chiếc, sản lượng đánh bắt từ 4 tấn lên 50.000 tấn, đồng thời đưa hai tàu tuần tiễu lớn nhất số hiệu 311 và 202 đi bảo vệ. Những năm gần đây, Trung Quốc áp dụng sách lược “nói ít làm nhiều” tăng cường tàu chiến của Hải quân kết hợp với tàu tuần tra  biển đi bảo vệ và ngày càng có lập trường cứng rắn đối với Việt Nam. Năm 2010 kỉ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Chính phủ hai nước lấy năm 2010 là “Năm hữu nghị Trung-Việt”, nhưng do tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) căng thẳng, nên hoạt động kỉ niệm tiến hành rất tẻ nhạt trong khi “Năm hữu nghị Trung-Nga”, “Hữu nghị Trung-Triều” năm 2009 được tổ chức rất long trọng và rầm rộ. Dư luận các nước hiện nay rất quan tâm tới vấn đề liệu tranh chấp hai nước có leo thang nghiêm trọng hơn nữa hay không?


Trong khi đó, “China Online” ngày 7/9/2010 đăng bài của học giả Phùng Thiện Chí (Trung Quốc) cho rằng tuy những luận điệu tuyên truyền của phương Tây không ngăn nổi sự phát triển của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc phải tỉnh táo, bình tĩnh xem xét lại mình, bởi lẽ “không có lửa làm gì có khói”. Nhìn lại quan hệ đối ngoại những năm qua cho thấy nhiều nước lạnh nhạt và xa lánh Trung Quốc. Vốn đã đấu tranh có hiệu lực nhất đưa Trung Quốc trở lại Liên Hợp Quốc, giờ đây chỉ có vài nước Châu Phi  mặn mà với Trung Quốc. Trong số các nước Châu Á láng giềng, có mấy nước gắn bó với Trung Quốc? Ngay Triều Tiên là nước anh em “chung một chiến hào” nay cũng “đồng sàng dị mộng”. Việt Nam trước đây “như môi với răng” nay không mặn mà gì. Myanmar từng gắn bó khăng khít, vừa qua đã dấy lên làn sóng chống Trung Quốc và dùng vũ lực xua đuổi người Hoa. Palestine, người “anh em son sắt” trước đây, nay cũng quay về với Mỹ. Trong khi bạn bè xa lánh Trung Quốc, thì Ấn Độ lại được các nước mến mộ. Dường như tất cả nước lớn và hầu hết các nước phát triển đều tỏ thái độ thân thiện, hữu nghị với Ấn Độ. Bài báo viết: “Trung Quốc vẫn tuyên truyền có ‘bạn bè khắp năm châu’, nhưng giờ đây nhìn lại liệu chúng ta có mấy nước là bạn bè?”

Kiều Tỉnh

Chiến lược, sách lược mi ca Trung Quc ti Bin Đông
TS Nguyễn Ngọc Trường
(Toquoc)-Trung Quốc bước vào giai đoạn mới áp đặt “đường lưỡi bò”, Biển Đông quan trọng trên hết, với ba mũi giáp công, phục vụ khai thác dầu khí biển khơi tại Biển Đông.
Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông, áp đặt “đường lưỡi bò”. Giai đoạn mới bắt đầu bằng những cuộc cọ sát cục bộ trên biển, đi kèm với những tuyên bố thiện chí, ngoại giao nụ cười, ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc ở nơi này nơi kia nên dư luận khó bề nhận dạng.
Mục đích là biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” (hay “đường chữ U”) trên Biển Đông, độc chiếm khai thác dầu khí tại vùng biển này.
Khai thác dầu khí Biển Đông - chương trình trọng điểm quốc gia
Biển Đông là khu vực trọng điểm trong chiến lược dầu khí hải dương của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nóng.
Năm 2010 tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 239 triệu tấn, tăng 17,5%. Lượng nhập khẩu dầu khí chiếm tỷ lệ trong tổng nhu cầu dầu thô tăng từ 52% (2009) lên 55% (2010), 2 năm liền vượt qua giới hạn đỏ 50%. Theo một số dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ dầu khí nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên 65%. Nếu không đáp ứng đủ, vấn đề an ninh năng lượng sẽ cản trở kinh tế phát triển.
Biển Đông có tài nguyên dầu khí phong phú. Trữ lượng do phía Trung Quốc ước tính khoảng hơn 50 tỷ tấn dầu thô,  hơn 20.000 tỉ mét khối khí thiên nhiên, gấp 25 lần trữ lượng dầu và tám lần trữ lượng khí đốt hiện có của Trung Quốc. Theo các báo Trung Quốc, tính đến giữa năm 2010, có khoảng 180 mỏ dầu và khí thiên nhiên, 200 cấu tạo dầu khí được tìm thấy ở vùng biển Biển Đông, trong đó phần lớn đều ở độ sâu từ 500 - 2000m.
Trung Quốc vừa chứng tỏ họ có kỹ thuật để khai thác tài nguyên ở khu vực biển sâu. Biển Đông lại là khu vực biển tiếp giáp, nơi Trung Quốc có hạm đội mạnh nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/32306___news__gian_khoan.jpg
Giàn khoan dầu Hải dương 981 của Trung Quốc: Khi cần có thể phục vụ mục tiêu quân sự
Ngày 23/5/2011, Trung Quốc đã hạ thủy giàn khoan Dầu khí Hải dương 981, là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được gọi là “tàu sân bay dầu khí”. Nó đang hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới.  Nó cho phép Trung Quốc tiến từ độ sâu khai thác 300m gần bờ ra độ sâu 3000m ngoài biển khơi. Giàn khoan này sẽ được kéo tới Biển Đông chậm nhất là mùa thu năm nay. Ngoài ra, theo một nguồn tin Trung  Quốc, giàn khoan 981 có thể được huy động vào mục đích quân sự trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác hàng loạt khu vực trên Biển Đông.
Bước đầu của giai đoạn mới là dùng cọ sát (hay xung đột) “phi truyền thống” để thực hiện chiến tranh cân não nhằm khuất phục Phillipines và Việt Nam, bước tiếp theo là Malaysia và những bên có tranh chấp khác, áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế chính trị trước quân sự sau”.
Sách lược Bắc Kinh "ba mũi giáp công"
Thứ nhất là trung lập hóa Mỹ để Washington không can dự vào vấn đề Biển Đông. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội vào tháng 7/2010 đánh dấu sự chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Biển Đông từ “trung lập” sang “can dự”. Những tuyên bố gần đây của phía Mỹ dường như cho thấy Washington có thể đang làm điều ngược lại, tức là  trở lại lập trường “trung lập”.
Theo Liên hợp buổi sáng (Singapore), trong cuộc đối thoại Chiến lược-kinh tế Trung-Mỹ (9-10/5), Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh Mỹ tiếp tục phát huy vai trò ở khu vực và quyết định thành lập cơ chế tham vấn Trung-Mỹ về các sự vụ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó đoàn Trung Quốc thậm chí còn gợi ý “Mỹ-Trung cùng nhau thống trị châu Á-Thái Bình Dương”. Tổng tham mưu trưởng Trần Bính Đức thăm Mỹ ngay sau cuộc đối  thoại trên đề xuất cùng Mỹ xây dựng mô hình quan hệ quân sự mới. Về phía Mỹ, chỉ cần bảo đảm vấn đề tự do hàng hải và vai trò của Mỹ ở khu vực không bị thách thức thì Mỹ sẽ không đối chọi với Trung Quốc. “Tự do hàng hải”, về nguyên tắc mà phía Mỹ theo đuổi, là máy bay và tàu thuyền của Mỹ được đi lại và thu thập thông tin tại Biển Đông, kể cả khu vực đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc nhượng bộ Mỹ một số vấn đề kinh tế.
Trong giai đoạn này, Biển Đông quan trọng trên hết, thậm chí trên cả vấn đề Đài Loan.
Thứ hai, khai thác những dĩ biệt về lợi ích giữa các nước Đông Nam Á, ra sức dùng ngoại giao quân sự và ngoại giao tiền bạc để tập hợp lực lượng nhằm cản trở ASEAN đưa ra lập trường chung trong vấn đề Biển Đông, khống chế vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với các nước liên quan. Tỷ lệ công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biể Đông trong số các nước thành viên ASEAN hiện nay ít ra đã đạt 50/50%.
Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN. Các nền kinh tế của phần lớn các nước ASEAN đã không thể tách rời kinh tế Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 26,5%. Dự kiến cả năm sẽ vượt 300 tỷ USD.
Thứ ba, tăng cường biểu dương thực lực quân sự tại Biển Đông. Hạm đội Nam Hải có hơn 260 tàu, trong đó có ít nhất 26 tàu hải giám với trọng lượng nước rẽ từ 1.000 tấn trở lên. Với việc gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước tranh chấp, bảo đảm giải quyết tranh chấp một cách có lợi dưới mọi chiêu thức xung đột “phi truyền thống”. Trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn. Các lữ đoàn thủy quân lục chiến của Trung Quốc, từ 10.000-12.000 người, được biên chế  vào hạm đội Nam Hải.
Mùa hè này, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động. Ngoài ra, Jinggangshan, một tàu đổ bộ lớn đang được gấp rút hoàn thành, với trọng tải 20.000 tấn, tầm hoạt động 11.000 km, chở 800 quân, mang theo 4 tàu nệm hơi, 20 xe bọc thép, 2 trực thăng Z-8. Tàu dự định được biên chế vào đội tàu sân bay đầu tiên, hoạt động chủ yếu ở Biển Đông.
Với lực lượng như vậy, Trung Quốc chỉ chờ những phản ứng thiếu bình tĩnh của các nước liên quan gây xung đột vũ trang, một cái cớ "súng cướp cò", hoặc tự tạo nên một "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", để thực hiện hành động quân sự, như với Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. Ấn Độ đã chịu những tổn thất lớn về đất đai và quân lực trong cuộc chiến chớp nhoáng này.
Chính sách thô bạo của Trung Quốc về Biển Đông liệu có hiệu quả?
Đó là câu hỏi Thời báo châu Á mới đây nêu ra. Việc công khai phô bày chính sách pháo hạm tại Biển Đông còn nhằm chứng tỏ sự kém hiệu quả của Mỹ trong khu vực. Chính sách này của Bắc Kinh có thể gây hiệu quả ngược lại. Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc bao lâu?
Tổ chức ASEAN có thể nhượng bộ Trung Quốc đến mức nào qua việc hy sinh sự đoàn kết của toàn khối và các cam kết xây dựng Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng an ninh, vì những lợi ích cục bộ trước mắt?
Trung Quốc sẽ bị thiệt hại đáng kể nếu gây ra cuộc xung đột quân sự làm tổn hại các quan hệ chính trị, ngoại giao ở Đông Nam Á. Hình ảnh Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm sẽ bị sứt mẻ. Dư luận thế giới sẽ khẳng định “mối đe dọa Trung Quốc”; lập luận “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc sẽ bị suy yếu.
 http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/32306___news__HCM1.jpg
Hồ Chí Minh: "Mối tình thắm thiết Việt Hoa/ Vừa là đồng chí vừa là anh em". (Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, 1960)
Về phía Việt Nam, xung đột vũ trang chưa phải là một lựa chọn nếu Trung Quốc không gây chiến trước. Bình tĩnh cũng là một thứ vũ khí. Đối phó với loại xung đột "phi truyền thống" lại càng cần phải có mưu lược.
Chúng ta phải nói cho thiên hạ rõ: Việt Nam không tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam chỉ thực thi quyền lợi của mình trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là đòi hỏi chính đáng và là ngọn cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng quốc tế. Nhưng chính nghĩa không tự nó tỏa sáng mà phải thông qua cuộc đấu tranh kiên trì sáng tạo trên mặt trận chính trị, ngoại giao. Mặt khác, tình hình Biển Đông hiện tại vẫn có cửa cho đàm phán thương lượng dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ Việt-Trung mà lãnh đạo hai nước đã thiết lập hơn một thập kỷ qua.
Về phía mình, người Việt Nam ta cần chuyển biến chủ nghĩa yêu nước từ lãng mạn sang hiện thực. Phải đổi mới tư duy không ngừng trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực. Trong đó có một vấn đề mấu chốt, mà Thủ tướng Malaysia Najib Nazad đã nêu với cử tọa tham dự Đối thoại Shangrila vừa qua: Người Đông Nam Á cần hành xử như thế nào với một nước Trung Quốc thực lực tăng cường, có thể trở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới trong ít chục năm tới?
Chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng ngoại giao cốt lõi của cha ông ta trong quan hệ với Trung Quốc, gói trong hai chữ “hòa hiếu”. Lại phải vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với các nước láng giềng và các nước lớn, trước hết và trên hết là với Trung Quốc./.

Những dữ kiện liên quan đến cuộc tranh chấp Biển Đông

Vit Long, RFA
2011-06-14
Nhiều diễn biến vừa xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền vùng biển Nam Trung Hoa (tên gọi trên bản đồ thế giới, hay biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam). Sau đây là một số dữ liệu thực tế về vấn đề này.
http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.esn.bet/ivrganzrfr/va_qrcgu/snpg-qngn-fpuvan-frn-06142011163715.ugzy/znpuvar-tha-genvavat
AFP/VNA photo
Hải quân Việt Nam huấn luyện tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6, 2011.
ĐỊA LÝ:
Biển Nam Trung Hoa, hay biển Đông, có diện tích 648 ngàn dặm vuông, hay 1,7 triệu cây số vuông. Trong đó có tới trên 200 đảo nhỏ, Đá, bãi không thể cư trú. Biển Đông giáp giới Trung Quốc và Đài Loan ở hướng bắc, Việt Nam ở hướng tây, Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore ở hướng nam và tây nam, và Philippines ở phía đông. 
Bản đồ của Hòa Lan năm 1754 vẽ bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Wikipedia photo.
Bn đ ca Hòa Lan năm 1754 v b bin Trung Quc và Vit Nam. Wikipedia photo.

(Chú thích: Theo tài liu “Đa lý bin Đông vi Hoàng Sa và Trường Sa” ca tác gi Vũ Hu San, t ng Đo, Đá được dùng đ ch nhng nơi cao hơn mt nước ln, được tính ch quyn hi phn. Tài liu trong Ocean Year Book tháng 10/1993 lit kê thành 4 loi, gm  Island, Cay, Dune, Rock, viết tt là I, C, D, R) 

TM QUAN TRNG CHIN LƯỢC
Là thy l ngn nht gia Thái Bình Dương và n Đ Dương, bin Đông cha đng nhng hành lang đường bin đông đúc nht thế gii. Hơn mt na s lượng tàu ch du ca toàn thế gii lưu thông qua nơi y. Hu hết hàng hóa chuyên ch là vt liu, nguyên liu thô, như du thô ch t vùng Vnh (Ba Tư) sang các quc gia Đông Á. Vùng bin này còn cha đng hi phn Đánh cá quý báu, và là khu vc nhng m du khí ln lao mà đến nay phn ln chưa được khai thác.

CUC TRANH CÃI:
Sáu bên liên quan đến nhng cuc tranh cãi phc tp v lãnh hi, da trên lch s Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Trung Quc, và Vit Nam. Trung Quc xác lp ch quyn trên vùng rng ln nht, bao gm c hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa cùng hu hết din tích bin Nam Trung Hoa (bin Đông).
Quân đi Trung Quc chiếm đóng toàn b qun đo Hoàng Sa, cùng khong 9 đo và Đá trong qun đo Trường Sa, trong đó có Đá Gác Ma (Johnson South Reef),  Đá Hughes và Đá Subi.
Vit Nam trn gi my chc đo san hô và Đá ca qun đo Trường Sa, và có căn c quân s trên mt s đo khác lơn hơn.
Đài Loan chi
ếm gi đo Ba Bình (Itu Aba) và Đá Ban Than trong qun đo Trường Sa. Cu Tng thng Trn Thy-Bin ca Đài Loan cùng mt hi đi thăm đo này năm 2008. Đài Loan làm mt sân bay nh trên đo.
Malaysia cũng có đường băng cho máy bay và có cơ s ngh mát đ bơi ln trên đo Layang Layang, hay Swallow Reef, Vit Nam gi là Đá Hoa Lau. Hi quân Malaysia duy trì mt căn c trên đo này. Nhng v trí khác do Malaysia chiếm gi gm có bãi Kiu Nga (Ardasier Reef), Đá Kỳ Vân (Marivales Reef), Đá “Erica” và bãi Thám Him (Investigator Shoal)
Philippines chiếm gi nhiu đo Trường Sa, Đáng k nht là đ Th T (Thitu Island), được đt tên li là Pagasa, nghĩa là Hy Vng.
Brunei không chiếm được đo nào Trường Sa.  
Thủy thủ Việt Nam lên đảo Trường Sa Đông hôm 6 tháng 6, 2011- AFP/ VNA photo
Thy th Vit Nam lên đo Trường Sa Đông hôm 6 tháng 6, 2011- AFP/ VNA photo


HÀNH ĐNG QUÂN S:
Hai cuc xung đt vũ trang ln nht xy ra ln đu vào năm 1974, khi Trung Quc tn công chiếm đóng qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam, vùng bin phía tây ca bin Đông, và ln th nhì vào năm 1988, khi Trung Quc và Vit Nam giao tranh trong mt trn hi chiến ngn ngi qun đo Trường Sa, 70 thy th Vit Nam thit mng.
Gn đây Vit Nam đt mua ca Nga 6 tàu ngm chy bng diesel loi Kilo, mt phn trong thương v chính yếu v vũ khí, mà gii phân tích  coi như mt n lc đ to thế cân bng vi hot đng phát trin  hi quân đ vươn xa ra bin ca  Trung Quc.
Vit Nam và Trung Quc dành nhau nhng khong bin được phân lô trên bin Đông có tim măng du khí chưa khai thác, qua nhng li tranh cãi v ch quyn ti nhng nơi đó.  Gii kinh doanh và gii ngoi giao cho biết Trung Quc đã gây áp lc các công ty ngoi quc làm ăn vi Vit Nam, đòi nhng công ty này không được khai thác trong nhng lô bin đó.
Năm 2007, công ty BP Inc ca Anh quc đã ngưng kế hoch khai thác ngoài khơi Vit Nam vì cuc tranh ci ch quyn gia Hà Ni vi Bc Kinh.
Tàu cá ca Vit Nam thường b chn, ngư dân Vit b tàu tun ca Trung Quc bt gi ti các vùng bin có tranh chp, khiến Hà Ni rt bt mãn. Trong  nhiu trường hp, tin tc cho hay ngư dân Vit ch được tr t do sau khi chính ph Vit Nam phi tr tin cho Trung Quc.
Năm 2002 các quc gia hi viên Hip hi các quc gia Đông Nam Á ASEAN đã cùng Trung Quc ký kết mt văn kin không có tính ràng buc v pháp lý. Đó là Bn Tuyên B v ng x ca các “bên” trong vn đ bin nam Trung Hoa, hay bin Đông. Bn tuyên b kêu gi các nước tuyên b ch quyn bin Đông hãy th hin t km chế, tránh nhng hành đng có th gây thêm s căng thng, như xây dng cơ s quân s hay t chc tp trn.
Hu hết các nước có xác lp ch quyn trong khu vc này đu t chc nhng tour du lch ti ti nhng đo h chiếm gi hay quanh đó, nhm mc đích cng c li xác lp ch quyn.
LUT QUC T:
Công ước Lut bin ca Liên Hip Quc năm 1982 (viết tt là 1982 UNCLOS, hay UNCLOS, United Nations Convention on the Law of the Sea) cho phép nhng nước có b bin được xác lp ch quyn trên hai khu vc: 1. Vùng lãnh hi: là lãnh hi giáp gii b bin tính t b bin ra xa 12 hi lý, bao gm vùng b bin ca các hi đo ngoài khơi, và 2. Vùng đc quyn kinh tế, viết tt là EEZ (Exclusive Economic Zones), tính t b bin ra xa 200 hi lý.
Thoe Công ước UNCLOS, nhng vùng xác lp ch quyn chng ln lên nhau cn được gii quyết qua nhng th thc trng tài đc bit (ad hoc arbitration) hoc gii quyết qua các tòa án quc tế.

V TH CA HOA KỲ:
Hoa Kỳ không phê chun UNCLOS, phn đi mt điu khon v vic khai thác khoáng sn dưới thm lc đa. Tuy nhiên khi lên án Trung Quc liên quan đến vn đ gi là đi li bt hp pháp trong lãnh hi được coi là có ch quyn, M vin dn điu khon cho phép các nước được hot đng thu thp tin tc tình báo trong các vùng đc quyn kinh tế. Máy bay và tàu thy tun thám ca Hoa Kỳ vn thi hành nhng cuc thăm dò trên bin t lâu nay. Mi quan tâm chính yếu ca v an ninh ca M trong khu vc bin Đông này là các hành lang giao thông trng yếu đi vi vic vn chuyn thương mi cũng như đi vi tàu chiến phi được m t do.

TRUNG QUC: 
Trung Quc có ký kết và phê chun UNCLOS.  Bc Kinh tuyên b tt c  hi đo, qun đo trong bin Đông đu là ca Trung Quc t thi c xưa.

MALAYSIA:
Malaysia tuyên b
s xác lp ch quyn ca h trong khu vc bin Đông đu phù hp vi nhng nguyên tc ca lut pháp quc tế theo như mt bn đ ca Malaysia miêu t. Bn đ này được Kuala Lumpur công b năm 1979, xác đnh ranh gii thm lc đa ca Malaysia. 

PHILIPPINES:
Năm 1978, cu Tng thng Philippines Ferdinamd Marcos ký mt sc lut xác đnh toàn th lãnh hi (khu vc Trường Sa) thuc v Philippines, và v li bn đ Philippines. Manila cũng là nước ký kết và phê chun công ước UNCLOS, và thông qua đo lut xác nhn tuyên b ch quyn trên qun đo Trường Sa.

ĐÀI LOAN:
Hiến pháp Đài Loan xác đnh ch quyn trên các qun đo Trường Sa., Hoàng Sa và Đông Sa (nhóm đo Pratas, 340 km đông nam Hng-Kông).
Vị trí đảo Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận hôm 13 tháng 6, 2011. RFA file
V trí đo Hòn Ông, nơi hi quân Vit Nam tp trn hôm 13 tháng 6, 2011. RFA file
VIT NAM:  
Hà Ni phê chun Công Ước UNCLOS. Năm 2009, Vit Nam và Malaysia cùng phi hp đ trình Liên Hip Quc mt văn kin pháp lý trình bày s xác lp ch quyn, nhn mnh đim  Trung Quc mun thương lượng vi tng nước xác lp ch quyn bin Đông trên căn bn song phương, trong khi các quc gia liên quan thúc đy mt gii pháp đa phương cho cuc tranh chp ch quyn bin Đông.

BRUNEI:
Brunei xác lp ch quyn mt phn bin Đông, coi đó là Vùng đc quyn kinh tế ca vương quc, trong đó có bao gm Đá Louisa (Louisa Reef)

Bin Đông: Không th trông ch lòng tt ca k khác

Tác gi: Giáp Văn Dương
Bài đã được xut bn.: 15/06/2011 05:00 GMT+7
Lịch sử đã cho thấy, trông chờ vào lòng tốt của kẻ mạnh là một sai lầm. Với chủ quyền quốc gia thì đó là sai lầm lớn nhất và không được phép mắc phải. Vì thế, không còn cách nào khác là phải tự mình cứu mình trước. - TS Giáp Văn Dương đặt vấn đề.
ASEAN xé lẻ
Trong lúc căng thẳng ở Biển Đông ngày càng gia tăng thì nội bộ ASEAN - diễn đàn chính được kỳ vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình - lại đối mặt với nhiều vấn đề nóng có khả năng gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong khu vực.
Ngày 9/6/2011 vừa qua, sự kiện tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi 2 tàu ngư chính xông vào cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam cùng với sự kiện ngày 26/5/2011 khi 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam 120 hải lý để uy hiếp và cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã làm nổi lên những đợt sóng mới, tiếp nối những căng thẳng đã có về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong khoảng thời gian đó, Thái Lan và Campuchia lại đang bận bịu với việc đưa nhau ra Tòa quốc tế vì tranh chấp đền Preah Vihear ở gần biên giới của hai nước, sau một thời gian đối đầu bạo lực.
Chỉ trước đó không lâu, Lào với dự định xây đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong dưới sự đầu tư của Thái Lan, có nguy cơ tổn hại lớn đến nguồn nước và môi trường sinh thái của Campuchia và Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, đã gây lo ngại sâu sắc của nhiều giới nhiều ngành, không chỉ ở những nước trực tiếp bị ảnh hưởng, mà còn cả trong một số tổ chức môi trường quốc tế.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/nhat-ky-tau-viking-2-1_1308040318.jpgTàu Viking 02 ca Vit Nam b tàu Trung Quc ct cáp trong vùng 200 hi lý tính t đường cơ s ca Vit Nam. nh PVN
Với thực tế đó, ASEAN đang bị xé lẻ trước nhiều vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển, ổn định và an ninh của khu vực, đặc biệt với vấn đề tranh chấp Biển Đông, được dự báo sẽ ngày càng phức tạp và có nguy cơ trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới.
Tranh chấp Biển Đông diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì thế, ASEAN nghiễm nhiên được coi là diễn đàn khu vực để thương lượng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, Myanmar - một thành viên của ASEAN -lại bày tỏ quan điểm đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp. Một số nước khác chỉ kêu gọi chung chung, không bày tỏ chính kiến rõ ràng vì không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông.
Sự đoàn kết nội bộ của ASEAN đang bị thử thách nghiêm trọng. Trên thực tế, thỏa thuận về quy tắc ứng xử của ASEAN và Trung Quốc (DOC 2002) hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy, ít có giá trị ràng buộc.
Trong khi đó, Trung Quốc với tiềm lực vượt trội về kinh tế và quân sự lại gia tăng áp lực tranh chấp toàn diện và đưa các tàu "ngư chính, hải giám" đi quấy phá vùng biển các nước ASEAN; liên tục dùng ngoại giao chi phiếu và viện trợ quân sự đối với các nước không có tranh chấp trực tiếp để kiểm soát và gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN.
Tự mình cứu mình
Vậy phải làm gì trong bối cảnh này? Trông chờ vào lòng tốt của Trung Quốc - nguyên nhân chính của căng thẳng bằng việc đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của mình - hay tự mình cứu mình trước khi quá muộn?
Lịch sử đã cho thấy, trông chờ vào lòng tốt của kẻ mạnh là một sai lầm. Với chủ quyền quốc gia thì đó là sai lầm lớn nhất và không được phép mắc phải. Vì thế, không còn cách nào khác là phải tự mình cứu mình trước.
Vậy cứu mình bằng cách nào? Không còn cách nào khác là làm cho mình mạnh lên và lôi kéo bạn bè, đồng minh, những người có cùng lợi ích và mối quan tâm đứng về phía mình.
Nhưng làm mình mạnh lên bằng cách nào? Không còn cách nào khác là đoàn kết lòng dân, làm cho dân tin. Muốn thế, lãnh đạo phải gương mẫu, bản lĩnh, có tâm có tài, và quan trọng, phải vì dân trước hết, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Vì nhân dân, thời nào cũng thế, đều nhìn vào lãnh đạo để hành xử.
Nhân dân phải được tôn trọng và bảo vệ, phải được lắng nghe, phải được thông tin về mọi diễn biến lớn của đất nước. Được như thế, dân sẽ không ngại hy sinh để bảo vệ đất nước.
Trong cuộc chiến pháp lý, những nghiên cứu về Biển Đông, được công bố trên các tạp chí và sách báo quốc tế, sẽ có sức nặng quyết định. Vì thế, chính phủ cần công khai khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các viện nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, tăng cường đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu về Biển Đông trong nhiều lĩnh vực khác nhau để từ đó xây dựng cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Còn lôi kéo bạn bè, đồng minh? Với ASEAN, do có khác biệt nhiều về Tôn giáo, Văn hóa và Thể chế chính trị, nên những mối quan tâm chung không hẳn đã đồng qui. Việt Nam không thể chấm dứt tranh chấp đền Preah Vihear nếu Thái Land và Campuchia không muốn, cũng không thể quyết định thay cho Lào trong việc dừng xây dựng thủy điện Xayaburi. Vì thế, sợi dây khả dĩ nhất để liên kết các nước ASEAN là triển vọng xây dựng một khu vực an ninh, thịnh vượng và chia sẻ những lợi ích chung thông qua hợp tác, tuy còn ở dạng tiềm năng nhưng có thể trở thành hiện thực nếu biết khai thác.
Với Biển Đông, lợi ích chung đó chính là sự bình yên, tự do hàng hải và sự đảm bảo các lợi ích hợp pháp của quốc gia theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Trong số năm nước có tranh chấp với Trung Quốc thì có đến bốn nước ASEAN, đó là: Việt Nam,Phillipines, Malaysia và Indonesia và cũng không loại trừ Brunei, khi nói đến đường lưỡi bò.
Với ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thể hiện qua "đường lưỡi bò" trong bản đồ họ trình lên Liên hiệp quốc ngày 7/5/2009, thì lợi ích hợp pháp của cả năm nước ASEAN đều bị Trung Quốc đe dọa. Đó chính là một trong những đầu mối quan trọng để liên kết các nước ASEAN trong công cuộc đoàn kết chống lại ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Ngoài ASEAN, một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... cũng có quyền lợi trực tiếp thông qua tự do hàng hải ở Biển Đông, nên việc xiển dương và chia sẻ những lợi ích về tự do hàng hải này cũng sẽ là một động lực để họ đứng về ASEAN trước tham vọng của Trung Quốc.
Việc xiển dương những lợi ích chung này, không nên chỉ nằm trong chương trình hoạt động của chính phủ, mà cần thiết phải được triển khai rộng mở đến các tầng lớp nhân dân, thông qua các chương trình ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa, trao đổi khoa học, giáo dục, thể thao... Vì suy cho cùng, chính sách và hoạt động của các chính phủ, đều do lòng dân qui định, và chịu điều chỉnh liên tục khi nhận thức của nhân dân thay đổi.
Việt Nam, với tư cách là một trong những nước chịu tác động nhiều nhất của tranh chấp Biển Đông cũng như việc khai thác dòng sông Mekong, cần phải là người chủ động hơn nữa trong việc đoàn kết các nước ASEAN, trước hết vì lợi ích trực tiếp của chính mình, sau nữa vì hòa bình và ổn định chung cho toàn khu vực.
Ngoài ra Việt Nam cần chính xác và minh bạch các thông tin công bố, chẳng hạn trong sự kiện 26/5/2011: Ban đầu thông tin nói rằng đây không phải là lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí. Nhưng sau đó, lại có thông tin rằng đây là lần đầu. Điều đó khiến cho giới quan sát bị lẫn lộn, và một số người đã suy diễn rằng tại sao lần này Việt Nam lại quyết định đưa chuyện này ra công khai, còn những lần trước thì không. Vì vậy, một chính sách thông tin minh bạch và nhất quán là điều tối cần thiết đối trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Không có sự thông cảm và hiểu biết chung nào tự nhiên đến. Cũng không có thành quả nào tự trên trời rơi xuống. Tất cả đều là kết quả của một quá trình nỗ lực bền bỉ lâu dài. Nên việc Việt Nam cần chủ động có một chiến lược ngoại giao nhân dân, song song cùng việc tăng cường ngoại giao chính phủ,  trước một thực tế ASEAN đang bị chia rẽ, là điều vô cùng cần thiết.
Nói cách khác, chính phủ và mỗi người dân Việt Nam cần phải là người chủ động trong việc đoàn kết ASEAN để bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như hòa bình và an ninh chung trong khu vực.
---
Tác giả cảm ơn Lê Vĩnh Trương, Phạm Thu Xuân, Dự Văn Toán và Nguyễn Đức Hùng đã đọc và góp ý cho bản thảo.