Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Tin Chủ nhật, 19-5-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
1<- Trường Sa hai tiếng thiêng liêng – Kỳ 2: Chuyện về những người giữ đảo (ĐĐK).
Gửi lo lắng đến Quốc hội vì biển Đông ngày càng phức tạp (DT).
- Một chuyện tệ hại: trong bản Tin thứ Sáu, 17-5-2013, chúng  tôi có điểm bài  ĐI THEO TÀU LÀ MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG  trên blog Ngô Minh. Thế nhưng hôm nay bài này không còn nữa (may là nó đã được đăng lại nhiều nơi khác). Tác giả Ngô Minh đã cho đăng KÍNH CÁO VIỆC BỊ GỠ BÀI với nội dung như sau:
“QUÀ TẶNG XỨ MƯA post bài ĐI THEO TÀU LÀ  MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG được đông đảo bạn đọc tán đồng nhiệt liệt. Số truy cập 18 tiếng sau khi đăng bài, đến 13 giờ ngày 17/5/2013 là 1.600 lượt. Nhưng bài viết đã bị Admin Vnweblogs và an ninh mạng gỡ khởi giao diện. Họ đã thông báo với Ngô Minh một cách tử tế. Ngô Minh  xin cám ơn. Mời đọc giả muốn đọc bài viết ĐI THEO TÀU LÀ MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG, truy cập trên quechoa.vn. KÍNH CÁO“. Qua vụ việc này, chúng ta càng thấy rõ lũ Việt gian bán nước giờ đây đã nhung nhúc khắp hang cùng ngõ hẻm mất rồi!


Đoàn các đại biểu TP.HCM “tiếp lửa” cho Trường Sa (TTXVN).  - Trường Sa hai chữ thiêng liêng: Bài 1 – Chuyến hải trình Đoàn kết;   - Chiến sĩ Trường Sa tặng đất liền lá cờ chủ quyền Tổ quốc (CATP).  - Vườn dừa 250 cây trên đảo Nam Yết (TT).  - Bức tranh cổ động biển đảo từ 4.000 mảnh giấy cuộn (Ione).  - Hội Nhà báo Thái Lan quan tâm đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (TT).  - Những cánh diều vì Hoàng Sa, Trường Sa (NLĐ).
Quốc phòng : Nga ưu ái Việt Nam và nghi ngại Trung Quốc (RFI). - Việt Nam, Nga và Belarus tăng cường hợp tác sản xuất vũ khí (RFI).
Tàu hải quân Thái Lan thăm Việt Nam (VNE).
Philippines tố truyền thông Đài Loan “thừa nước đục thả câu” (NLĐ). - Philippines bác bỏ cáo buộc “cố ý giết người” của Đài Loan (RFI).
Nhật Bản “tóm sống” tàu ngầm “lạ”, bám theo tàu sân bay Nimitz (ANTĐ).
- Vũ Mạnh Hùng: Tóm lược buổi làm việc với an ninh điều tra TP Hà Nội “Về những nội dung viết trong Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an” (Nguyễn Tường Thụy). - HỒI KÝ TRONG HANG SÓI- Kỳ 19 (Bùi Hằng).
BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN cho Phương Uyên (Boxitvn).
Nhật Ký Quan Tòa (Đinh Tấn Lực). “Một phóng viên nào đó của báo Pháp Luật nói không sai: “Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này“. Bản thân tôi tự thấy ở chính mình sự bất xứng đó. Bản án của Nguyên Kha và Phương Uyên, dù nặng, vẫn chưa nặng bằng bản án của người đọc án là chính tôi… Rất mong ở tòa phúc thẩm, người ta sẽ thức thời mà xóa án cho Nguyên Kha và Phương Uyên, tức là gián tiếp làm nhẹ bớt tội kêu án của tôi“.
Ngẩng cao đầu, tiếp bước nhau đi vào nhà tù nhỏ (Người Việt). “Còn gì chua chát hơn, trong khi nhà cầm quyền thẳng tay tống giam những sinh viên yêu nước đã lấy máu để viết lên những dòng chữ đanh thép phản đối TQ xâm lược VN. Thì ngoài biển Đông, TQ ồ ạt xua hàng chục tàu cá ngang nhiên đánh bắt ngay trong khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, tiếp tục quá trình lấn chiếm và tìm cách hợp pháp hóa chủ quyền trên thực tế từ Hoàng Sa đến Trường Sa… Lịch sử VN có bao giờ trải qua những ngày u ám đến thế?” - Một thế hệ không cúi đầu (Người Việt).
1Mỹ lên án CSVN bỏ tù Phương Uyên và Nguyên Kha (Người Việt). =>
- GS Tương Lai: “PHẠM TỘI GÌ ĐÂY? TA THỬ HỎI: TỘI TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN À?
Nhân dân lên giá ?! (Đông A). “Dường như gần đây nhân dân Việt Nam được lên giá. Kha khá nhiều người phát biểu lấy nhân dân làm chủ thể. Có những người về hưu giờ đây kể những câu chuyện rằng thì là hồi tại chức mình chưa bao giờ làm dân đổ máu. Không lẽ làm dân không đổ máu là chính tích của một sự nghiệp chính trị, trong khi phục vụ nhân dân mới thực sự là một chính tích, và không đổ máu là lẽ đương nhiên?
Việt Nam: Hai thanh niên đấu tranh bị kết án tù (Le Figaro/ Defend the Defenders). - Phương Uyên – Nguyên Kha: Những thiên thần trong ngục tối (DLB). – Trần Quốc Hưng: Dáng đứng Uyên, Kha (Quê Choa). - Nhà nước CHXHCN không đủ thẩm quyền để xét những người tù chính trị (DĐCN). - Đã từng có rất nhiều Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (Đào Hiếu). “Phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa qua đã làm chúng tôi nhớ đến thời tuổi trẻ của mình. Họ chính là hiện thân của chúng tôi hơn 40 năm về trước: yêu nước, nhiêt tình và đầy sức sống“.
Sự phá sản “Công tác dân vận” của đảng qua phiên xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5! (Gocomay). - Thêm vài dòng sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên (Trương Duy Nhất).
Bất đồng là biểu hiện của lòng yêu nước (Bùi Văn Phú). “Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.  Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội ‘chống lại tổ quốc Việt Nam’ hay ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân‘.”
Một vài góp ý cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay (ĐCV).
- GS Hoàng Xuân Phú: Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân? (HXP).
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: 7 nội dung lớn được đặc biệt quan tâm (PL&XH).  - Đã tập hợp được rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết và chất lượng (PL&XH).  - Phải có Hiến pháp dân chủ’ (TVN).
- Đào Tiến Thi: MỘT BÀI BÁO CÓ HẠI CHO ĐẢNG.
Liệu Marx vẫn còn thích hợp? (Guardian).
3<-  Hồ Chí Minh với việc khẳng định những giá trị cốt lõi trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (QĐND). Đại tá – Tiến sĩ NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG.
Sinh Nhật 19/5 (DĐCN). “Nhờ quán triệt sâu sắc hành động của ông, nên hàng trăm trí thức và thanh niên yêu nước chân thành phải vào nhà đá, còn bọn mãi quốc cầu vinh thì đàng hoàng ngồi ghế luật pháp để xử người“.
Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh (Lê Mai).
BS:Tiếp tục phần bình luận từ 3 ngày qua và được “gợi hứng” qua bài viết trên của Lê Mai, xin nói về hai chữ “Đoàn kết” trong “Tư tưởng HCM”.
Như sáng hôm kia chúng tôi đã nói tới nhận xét của Nhà báo Trần Đình Bá về “Tư tưởng HCM” như bầu trời đầy sao lấp lánh, là nó chỉ có giá trị soi đường (bằng thứ ánh sáng mờ ảo) khi Dân tộc VN còn đang chìm trong đêm dài mông muội; thì ở đây hai chữ “đoàn kết” mà HCM luôn đề cao trong nội bộ đảng lẫn quan hệ quốc tế (cộng sản) cũng chỉ đem tới cái “lợi” trước mắt cho đảng CSVN nhằm đạt mục tiêu riêng của mình là giành cho được miền Nam, giữ “ổn định chính trị” ở miền Bắc.
Như con dao hai lưỡi, việc giương cao ngọn cờ “đoàn kết”, cùng với hàng đống thứ đạo đức Nho giáo cổ hủ đã đẩy ĐCSVN vào vòng u tối đầy những đấu đá nội bộ, sai lầm bị che đậy, ngày càng nhiều thêm và nguy hiểm hơn. Rồi cho tới hôm nay, khi nó đã mục ruỗng tới mức chính những người lãnh đạo cao nhất cũng phải thú nhận và nức nở nghẹn ngào trước toàn dân, thì họ vẫn không thoát khỏi mối mâu thuẫn trước việc tiếp tục hô hào “đoàn kết”, nhưng lại buộc phải sử dụng công cụ pháp lý cần thiết của một nhà nước pháp quyền để hy vọng chữa trị những khối ung nhọt trong đảng. 
Nghĩ tới những câu chuyện tày đình đã diễn ra trong nội bộ ĐCSVN ngay từ khi HCM còn sống sờ sờ ra đó, mà trong bài viết của Lê Mai chỉ dám loáng thoáng đề cập, thì thử hỏi những gì lớp hậu thế của ông làm hôm nay, có đáng là bao? Cho nên, người ta cứ tiếp tục hô hào “Học tập và làm theo …” và cổ súy cho “Tư tưởng HCM” là vậy. Họ có thứ “bùa hộ mệnh” quá hữu hiệu!
Chỉ tiếc rằng, không ít đảng viên kỳ cựu đã sớm nhận ra sự cần thiết phải cải cách chính trị, xã hội một cách mạnh mẽ, nhưng họ lại vẫn không thoát khỏi cái “Vòng nô lệ” tư tưởng, khi vẫn mê muội với thứ đạo đức cổ quái và tai hại từ hai chữ “đoàn kết” giả hiệu kia.
Còn Nhân dân VN, cho đến hôm nay thì đã nhận rõ: món đạo đức “Đóng cửa bảo nhau”, hóa ra lại là “Đóng cửa … tẩn nhau”! Lối “đoàn kết” đó rõ là không thể giành cho một chính đảng, mà nó chỉ hợp với một … băng đảng.
(… Còn tiếp)
4
Nhìn lại… Tháng Tư (ĐCV). =>
- Hồi ký: Cánh Hải Âu (ĐCV).
Hãy tỉnh táo khi nhận định về nhóm này nhóm nọ! (DĐCN).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Không chỉ đòi trách nhiệm ở Thủ tướng (BBC). “Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bàn về vấn đề cần làm gì để kiểm soát hiệu quả quyền lực của Thủ tướng và Chính phủ, tránh không để các sáng kiến trở thành những lời nói suông, những hành động thiếu thực chất”.  - Để chính khách thành nghề vất vả (Phạm Duy Nghĩa). “Năng lực của chính khách phải được đo lường bởi sự khôn ngoan của những chính sách do họ khởi xướng hoặc lựa chọn. Người không thạo nghề thì cần phải được thay“. Chính khách ở xứ người là cái nghề phải qua đào tạo có bài bản, khác với chính khách xứ mình, do cơ cấu đi lên.
CHỊ DOAN HIỂU ĐÚNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH - Phút nói thật (Trần Kỳ Trung). “… sai lầm lớn nhất của một số vị lãnh đạo nước mình hiện nay là không biết vị trí mình đang đứng ở đâu trong lòng người dân. Có vị chỉ là một nhà lý luận đơn thuần, thủ đoạn không biết, ấu trĩ về nhìn nhận thời cuộc, tài không có, được bố trí vào vị trí lãnh đạo, không biết mình đang đứng ở đâu mà  dám tuyên bố thế này, thế kia rồi đến khi thực hiện không ra đầu, ra đũa, lúng ta, lúng túng, rối như canh hẹ, chỉ tổ làm cho lòng người chán ngán, sân khấu chính trị ở Việt Nam, cũng vì thế mà rã như chợ chiều hết phiên“.
Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”! (Đồng Phụng Việt/ BS).
‘BÊ TÔNG HOÁ’ TƯ DUY ! (Bùi Văn Bồng). “Thảo nào, bản kiểm điểm đảng viên hàng năm của hơn 3 triệu đảng viên đều có câu giống nhau: ‘Tuyệt đối trung thành với quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng…’. Cái chữ ‘tuyệt đối’ sao mà có sức nặng đến vậy? Nguy! Trì trệ, bảo thủ, giáo điều, công thức, cứng nhắc như vậy thì nguy! Hô hào đổi mới tư duy, đổi mới phương  pháp, phong cách, tác phong công tác mà thực tế tại cơ sở còn tự trói chân mình như vậy, sẽ còn bế tắc nhiều lắm“.
Dự án trường bắn TB1: bao giờ dân biết kết quả thanh tra? (RFA). “Đi đòi từ 2007 đến giờ mà cứ đùn đẩy hết từ trung ương về tỉnh, tỉnh về huyện rồi lại lên trung ương, cứ đùn đẩy thế này thì không biết bao giờ mới giải quyết cái này?” Có lẽ bắc thang lên hỏi ông Trời nhanh hơn!
- Câu của PTT Nguyễn Xuân Phúc trồng: Nó chết thật rồi!!! (Chu Mộng Long). “Theo cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, nó chết vì sâu. Không biết cái cây gỗ quý hiếm này Phó Thủ tướng lấy ở đâu ra và mua giá bao nhiêu, người thì nói 100 triệu, người thì bảo phải vài ba trăm triệu…, không rõ thực hư thế nào, nhưng bây giờ thì bọn sâu đã đục khoét từ tàn phế đến chết rồi“.
Tên phố ở thủ đô Washington DC (Hiệu Minh). “Có lẽ người Mỹ thực dụng. Họ hạn chế dùng tên các vĩ nhân hay người nổi tiếng cho các tên phố hay đại lộ. Bởi một lẽ đơn giản, họ tránh những mầu sắc chính trị trên đường phố và muốn tên phố đã đặt là không làm lại biển một lần nào nữa“.
- Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc VN: Đắng lòng vì một cách xài vốn ODA (TT).
Bị dọa chặt chân vì cung cấp thông tin cho báo chí (LĐ).
5<-  Khi những người nông dân cầm micro nói về luật (LĐ). Đào Tuấn: “Luật Đất đai sửa đổi đã nhận được hàng triệu ý kiến. Nhưng điều còn thiếu, có lẽ vẫn là những ý kiến trực tiếp của người dân mất đất”.
- Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: Khoán phạt: Lợi chưa thấy, hại đã rõ (VnM). “Tôi đã được chứng kiến một vụ tại một chốt CSGT khi có xe vi phạm người trực tiếp ngoài đường hỏi bộ phận bàn vi phạm hôm nay được bao nhiêu rồi có phải phạt nữa không thì nhận được trả lời mới được 29 thiếu 1 cứ phạt đi”.  - Chưa có bằng chứng chạy chức trong công an (VnM).  - Thanh niên Công an là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước (CAND).
- Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam: Không có Ủy ban xin lỗi khách du lịch! (Công Thương).  - Ma trận giá phòng và tật xấu ép giá giờ chót (VEF). - GIẢI PHÁP NÀO CỨU NGÀNH DU LỊCH? (Trần Đăng Khoa). Độc giả V.C.M. gửi tin cho BTV: “Có phải ông này là thần đồng thơ năm nảo năm nào?… Trong tâm trạng một gã xích lô nghèo hèn, tôi uất nghẹn khi, thay vì ông nói tôi tham lam khi tôi tính tiền du khách cao gấp mấy lần qui định, ông lại xỉ vả tôi là thằng phi nhân tính, có hành vi ‘man rợ’ đã bôi nhọ, làm vấy bẩn cái Hà Nội đẹp đẽ đã từng! Ông ‘nhiệt tình’ nhắc lại nhiều lần cái tên của một vị quan chức ăn trắng mặt trơn và ‘giới thiệu’đến với toàn dân đang ‘náo động’ một điển hình của văn minh… loài người! Dân đạp xích lô ở Sài Gòn khi đọc đến đoạn ‘kỳ quan Phủ Việt’ mới té ngửa: ông này đang…xà quần. Có ý đồ gì không ? Chửi thì hung, mà bốc cũng khiếp ! Xin ông, tôi tham lam có mấy trăm ngàn mà ông miệt thị là man rợ. Vậy có quá nhiều thằng ăn cắp tiền tỉ của quốc gia đang tung tẩy ngoài kia, có cái tính từ nào ‘man rợ’ hơn cho tụi nó không, hở ?
Chuyện thật như đùa ở TP HCM: Người dân từ chối làm sổ đỏ! (PT).
1
- KỲ ÁN VƯỜN MÍT: Chưa thể kết tội Lê Bá Mai (NLĐ). Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đi khảo sát thực địa nơi được cho là hiện trường vụ án “vườn mít” ngày 13-5 => 
Bắt “quan thanh tra Sở” nhận hối lộ (TN).
HAGL bác bỏ cáo buộc phá rừng, lấn đất (BBC). - Sự hiện diện của Hoàng Anh Gia Lai tại Cam Bốt (RFI). “Với số đất 100.000 mẫu hiện nắm trong tay trên lãnh thổ Cam Bốt và Lào, HAGL tập trung trồng cây cao su, cọ dầu, mía đường, trong đó họ cố gắng hoàn thành định mức trồng tại Cam Bốt các cây công nghiệp nói trên với số diện tích khoảng 60.000 mẫu”.
Đất Nước Cần Ta Ba Lô (Alan Phan). “Hãy ra biển lớn…nhìn, nghe và suy nghĩ. Một lúc nào đó, mình sẽ biết làm gì với con người mới của mình…”
Cốc cốc : Tự kiểm duyệt các nội dung “nhạy cảm” (RFI). “Một đại diện của trang Web Cốc Cốc đã xác nhận rằng họ đã quyết định ‘không đáp ứng mọi tìm kiếm liên quan đến chính trị’.”
Quyền lực thứ tư: Thế giới bất thình lình bắn trả (Phan Ba).
Người Tây Tạng lưu vong biểu tình ở thủ đô Ấn Độ (VOA).
Châu Âu nêu đích danh 2 tập đoàn truyền thông Trung Quốc phá giá (RFI).
Bình Nhưỡng bắn ba tên lửa tầm ngắn (RFI).  - Bắc Triều Tiên bắn phi đạn tầm ngắn vào Biển Nhật Bản (VOA).  - Cố vấn Thủ tướng Nhật : Mục tiêu chuyến đi Bình Nhưỡng còn bí ẩn (RFI). “Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Shinzo Abe, trên đường trở về qua Bắc Kinh có gặp các phóng viên nhưng ông không hé lộ thông tin gì và nói rằng sẽ không chấp nhận trả lời phỏng vấn về chuyến đi này”. - Bán đảo Triều Tiên nóng vì loạt tên lửa mới (VnM).  - Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa, thế giới bị đánh lừa (TP).  - Tên lửa Triều Tiên chưa rơi xuống lãnh hải Nhật Bản?(VTC).
Tổng thống Thein Sein thăm Mỹ (BBC).

Bộ Công an khảo sát Trường Sa (SM). Bài gốc trên trang Sống mới không còn, bài ở đây là trên trang Baomoi.com. Không biết có phải Bộ Công an đang triển khai phương án đối phó với … biểu tình chống TQ ở Trường Sa, nên cần bí mật?
Thủ đoạn mới của tàu tuần tra Trung Quốc (TP).
Trung Quốc gây hấn toàn diện với các nước (VnMedia). - Một con mồi của Trung Quốc ở phía Tây (ĐV).
Đài Loan sẽ phái 3 tàu lớn có vũ trang “tuần tra” trái phép Trường Sa (GDVN).
Đài Loan – Philippines tiếp tục đấu khẩu (PLTP).
Tàu chiến Trung Quốc quấy rối tàu chở thị trưởng Philippines (PLTP). Mượn tiếng giúp để cướp (TN). - “Bắc Kinh tung ra 1 chiêu thức hiểm với Philippines” (TTXVN).
Nga, Ấn Độ đầu tư mạnh vào dầu khí trên Biển Đông (DT).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: PHUƠNG UYÊN: EM QUẢ THẬT LÀ CÔ GÁI THẦN TƯỢNG VÀ ANH DŨNG – “HOT AND HEROIC GIRL” – CỦA TOÀN DÂN VIỆT NAM
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: “Sao cho được lòng dân?” (PLTP).
Quan ‘anh chị’ (TP).
Nếu cáo buộc vô căn cứ, Global Witness vi phạm luật pháp VN và quốc tế (GDVN).
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội – Trung tướng Lê Minh Cược: Xóa đói, giảm nghèo là cuộc chiến gian nan, quyết liệt (HNM).
Quan tham và ‘Cục tình nhân chống tham nhũng’ (TP). - Thêm 3 công nhân Foxconn tại Trung Quốc tự sát (TT).
Nhật Bản họa vô đơn chí (PN Today). - Hàn Quốc phát hiện Triều Tiên phóng tên lửa (TN). - Khoe sức mạnh, Triều Tiên dồn dập phóng tên lửa (VnMedia). - Truy tìm “gốc gác” tên lửa Triều Tiên vừa bắn (KT). - Nhật không coi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là khẩn cấp (VOV). - Triều Tiên phóng tên lửa, thế giới ít quan tâm (KT).
KINH TẾ  
- Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế: Làm đến đâu, hay chưa làm, hay làm chậm? (ĐBND).
- Tiến sĩ Trần Văn – Phó chủ nhiệm ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội: Phải xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (QĐND).
Triệt để tiết kiệm (ĐBND).
Gói cho vay hỗ trợ nhà ở không dừng ở 30.000 tỷ đồng (ĐTCK).  - Không cứu nhà đất, chỉ cứu “nhà nghèo” (NLĐ).  - Bất động sản đóng băng ngóng tiền giải cứu (NLĐ).
Điện lực Hà Nội hứa suông (NLĐ).
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam “mặc cả” về Quỹ Bình ổn giá?! (PLVN).  - Điều chỉnh giá xăng dầu: Ai phất cờ? (ĐĐK).  - Rộng quyền tăng giá cho doanh nghiệp xăng dầu(TQ).  - ‘Giá xăng dầu có thể điều chỉnh 3 lần mỗi tháng’ (VNE).  - Đề xuất 3 phương án trong điều chỉnh giá xăng dầu (HQ).  - 3 phương án giá xăng dầu: Thêm lợi khủng cho các DN? (ĐV).  - Đưa dần mặt hàng xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường (ND).  - Luẩn quẩn bởi nửa vời (NLĐ).
2<- Trung Quốc gom dừa, doanh nghiệp trong nước thất thế (TBKTSG).
Thị trường cà phê: Bài ca lạc bè (TBKTSG).  - Doanh thu của Starbucks ở Việt Nam “vượt kỳ vọng” (VnEco).  - Cà phê… hồi tưởng (DNSG).
Hướng đi nào cho các cửa hiệu bán lẻ truyền thống? (DĐDN).  - Bầu Đức:Trồng cao su trên đất rừng thì bắt buộc phải….khai hoang! (ĐV).
Học cách đối mặt với cáo buộc (ĐTCK).
IMF: ngân hàng trung ương có thể nới lỏng tiền tệ hơn nữa (TBKTSG).

Nợ công Việt Nam nhìn từ các nước (PLTP).
Khi ngân hàng phải đi đòi nợ (ANTĐ).
Lợi nhuận lao dốc, ngân hàng giảm lương và nhân sự (VTC).
Bài toán “gạo” và “đất” (PLTP).
GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp rưỡi sau 5 năm (ANTĐ).
Giá vàng tuần tới: Áp lực giảm đeo bám (VnEco).
Bình Dương giải cứu BĐS: Nhà ở xã hội có đến tay công nhân? (DV).
Hỗ trợ thuế thế nào cho DN nào là hợp lý? (VTV).
- Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam (2): Cái bẫy của thương mại tự do (ANTĐ). - Tạo ‘thế giới phẳng’ để hàng Tàu đè hàng Việt (VNN/PT).
Nông dân khổ sở với giống cây Trung Quốc (VEF).
Tổng nợ của Trung Quốc lên đến 200% GDP (ANTĐ).
Các quốc gia đối mặt với nguy cơ vỡ nợ (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Danh hiệu cho di sản – cuộc đua chưa có hồi kết (ĐBND).  - Khủng hoảng trong bảo tồn di sản?! (SK&ĐS).  - Trong chưa ấm, ngoài khó êm (ĐBND).
Lễ hội còn lộn xộn do ý thức người dân kém (TQ).
“Người gàn dở” chơi đạo sắc phong (GD&TĐ).
Có nên tiếp tục cải tiến đàn bầu hay không? (VOV).
Lộng lẫy nhạc kịch “Vua sư tử” của học trò lớp 11 (TT).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 59) (Nhật Tuấn).
- GS. Vũ Khiêu: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một nhà nghiên cứu văn học tài hoa, uyên bác (PBVH). - Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh . – Đọc thêm: Trường hợp ra đời của tạp chí Nam Phong.
- GS Huệ Chi: Đi tìm con người Hoàng Trung Thông (Bixitvn).
- Phạm Ngọc Khảnh: TÚ XƯƠNG CÁI HẠN, CÁI NGHÈO ĐEO ĐẲNG MÃI (Trần Mỹ Giống).
Putra Jatrai: TS.Quảng Đại Cẩn thảo luận cùng sinh viên Chăm xung quanh vấn đề ngôn ngữ Chăm (Gulpataom).
Võ Phiến – Giã Từ (DĐTK).
3
BẬT MÍ NHỮNG CHUYỆN XUNG QUANH NHÀ VĂN VÀ FACEBOOK  (VC+). - NHÀ VĂN VŨ NGỌC TIẾN BÁO ĐỘNG: “NHỐ NHĂNG SÁCH TUYỂN CHỌN”Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (áo trắng, tóc trắng) ra trận =>
Hà Mỹ Liên : Kiếp tằm lặng lẽ nhả tơ (RFI). “Mấy chục năm nay trên đất Pháp, Hà Mỹ Liên vẫn cứ đóng cải lương một cách « không kèn không trống », với một tấm lòng yêu cải lương ngày một mãnh liệt, cứ như một con tằm cứ miệt mài lặng lẽ nhả tơ”. - Tiền đạo Nguyễn Văn Quận và chuyện xem một đêm hát cải lương (RFA). - Triều Nghi – Tạ ơn đời (DĐTK).
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM TRONG TIỂU THUYẾT “HOANG TÂNhà văn Vũ Ngọc Tiến (áo trắng, tóc trắng) ra trậnM” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ (VC +).
Được tiếng khen ho hen cả đời (Nguyễn Thông).
- Phan Ngọc: Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp (phần 2/3) (PBVH).
- Hoàng Kim Oanh: Quan niệm nghệ thuật và “Triết lý sáng tác” của Edgar Allan Poe (PBVH).
Hoàng Nhất Phương – Iron Man 3 – Người Thép (Dân Luận).
Mượn danh nghệ thuật… (GD&TĐ).
Sao Việt õng ẹo đi dự LHP Cannes làm gì? (ĐV).
Mời diễn viên khiêu dâm nước ngoài quảng bá hình ảnh? (TT).
Sống như Nick Vujicic (NLĐ).
Chuyện lạ VFF: Kiểm 19 phiếu cũng nhầm (VTC).
“Beckham là một cầu thủ tốt, nhưng không phải vĩ đại” (TT).
Lạ kỳ bia mộ ở Ucraina (Shattenbereich/ Kichbu).

“Dẫu khác chúa, không khác lòng yêu nước” (TN).
Trưng bày phiên bản ấn vàng triều Nguyễn (PLTP).
Cháu ngoại vua Thành Thái tặng nhiều cổ vật cho Huế (TP).
Người kể sử lặng lẽ (TN).
Chợ quê làng đồ (TP).
Nghề chơi cũng lắm công phu – Kỳ 23: Võ sư sưu tầm đồ lam Huế (TN).
Những điều chưa biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh (SGTT/VNN).
Để hương khói thơm hồn Người thanh thản! (DT).
Người không coi sân khấu là trò tiêu khiển (TN).
Số phận ly kỳ của phim The Great Gatsby (PLTP).
Beckham chia tay trong nước mắt (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Vui, buồn, băn khoăn với học sử – làm sử (Tin tức).  - Băn khoăn về những khoảng trống (TTCT).
4<- Cận cảnh trường nghề (GD&TĐ).
Rối với quy định thi liên thông (TN).
Du học tiết kiệm (NLĐ).
Máy bay không người lái Việt Nam thực thi nhiệm vụ (VOV).  - Chụp ảnh Tây Nguyên bằng máy bay không người lái (TTXVN).  -  Giẫm chân lên nhau (QĐND).
Ghi lại cảnh thiên thạch 40 kg đâm vào Mặt Trăng (TTXVN). - Ảnh mặt trời (BBC).

Để SGK Sử không còn là ‘nỗi khiếp đảm’ với học sinh (GDVN).
Người ‘chê cơm’ LHQ để tìm giấc mơ Việt (VNN).
Chuẩn bị tốt phương án dự phòng cho các kỳ thi năm 2013 (SGGP).
Biết cách học thì bớt cực nhọc (TN).
Đỗ Nhật Nam và Tốt tô chan của Việt Nam (VNN).
Đừng dạy trẻ… nói dối (GD&TĐ).
“Bí mật” xin đừng “Bật mí” (GD&TĐ).
Làm thêm ở xứ người (PLTP).
20 năm dạy học tình thương (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Virus cúm H7N9 có nguy cơ lây từ người sang người (VOV).
1.000 mét vuông nhà xưởng tại KCN Sóng Thần bị thiêu rụi (VOV).  - Cháy lớn tại KCN, hàng ngàn công nhân bị vây kín (TTXVN).
- Từ đầu năm đến nay 3.364 người chết do tai nạn giao thông (VOV). Nếu số liệu này là đúng thì cũng đã giảm. Những năm trước bình quân 1.000 người chết/ 1 tháng.
Những vụ án cuồng yêu (Phạm Duy Nghĩa).
- Video: Việt Nam – Đất Nước – Con Người: Phú Lễ, làng quê bên sông Bồ (VTV).
Cử chỉ thiếu văn hóa của du khách Trung Quốc (RFI).
Đưa “người con bị giam cầm” đi giám định tâm thần (TN).
5Thú xơi đặc sản côn trùng (NLĐ).  - Món ăn côn trùng sống hút khách Sài Gòn (VNE).
Đổ xô đi săn ‘hàng độc’ ở chợ đồ cũ (PT). =>
Cái kết buồn của kiếp “ăn” bùn mưu sinh (LĐ).
Chuyện giữ rừng của ‘đại ca’ Hủng Trăn (TP).
Hai du khách Nga choảng nhau, kẻ chết người bỏ trốn (NLĐ).
Tàu lửa Mỹ đâm nhau, 60 người bị thương (NLĐ).
Foxconn : thêm 3 người nhảy lầu tự sát (RFI). “Hành động tuyệt vọng của họ có thể bắt nguồn từ chính sách của Foxconn, dọa sa thải nhân công nếu bắt gặp họ nói chuyện trong giờ làm việc”.
Mất cắp 1 triệu đô đồ trang sức ở Cannes (BBC). - Mất đồ nữ trang cả triệu đô ở Cannes (BBC).
Pháp ký thành luật hôn nhân đồng giới (BBC). - Pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (VOA). - Pháp : luật hôn nhân đồng tính chức thức có hiệu lực (RFI).
Xe lửa ở Mỹ đụng nhau, 60 người bị thương (VOA).
Động đất ở miền bắc Nhật Bản (VOA).

Lương y thời… thổ tả! (DT).
Đường đi của vaccine “siêu rẻ” (SGGP).
Việt kiều ấm ức vì bị đeo bám, chặt chém (VEF).
Hà Nội: 3 công nhân tử vong tại công trường chung cư Đại Thanh (PT).
Cậu bé ăn chay từ lúc lọt lòng (TP).
Uống sữa đắt tiền sẽ thông minh? (TT).
QUỐC TẾ  
Mỹ chỉ trích việc Nga bán phi đạn cho Syria (VOA). - Moscow sắt đá (NLĐ).
Nga công khai tên trưởng nhóm CIA để trả đũa Mỹ (RFI). - Nga công khai tên trưởng đại diện CIA tại Matxcơva (TT).
Iraq: Bạo lực nhằm vào cảnh sát, 5 người chết (VOV). - Đánh bom ở Iraq, hàng chục người chết (BBC). - Cảnh sát Iraq và gia đình bị những kẻ có súng giết hại (VOA).
Cảnh sát trưởng tỉnh Farah của Afghanistan bị ám sát (VOA).
Phe đối lập Ai Cập đòi Tổng thống Morsi từ chức (VOA).
Giải pháp nào cho phiến quân Hồi giáo Nam Thái Lan? (RFA). “Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, theo người dân ở đây cho biết là do có sự phân biệt đối xử đối với sắc dân gốc Mã lai trong vấn đề nhân quyền, giáo dục và thực thi luật pháp”.
Triều đại Marcos trở lại chính trường ? (RFI).
Một người Ấn Độ và một người Brazil bị tù vì đưa lậu người vào Mỹ (VOA).
Thái Lan: Nổ bom tại cực Nam làm 6 người bị thương (VOV).
TT Obama tìm cách tạo thêm công ăn việc làm cho giới trung lưu (VOA). - Hậu Boston: Chuyện vẫn chưa yên (Sống Magazine).

Phe nổi dậy Syria quay sang bắn giết lẫn nhau (VnMedia). - Mỹ chỉ trích việc Nga chuyển tên lửa cho Syria (TN). - Đánh bom xe tại thủ đô Damascus, 8 người thiệt mạng (VOV). - Video: “Bắt quả tang” biệt kích Israel xâm phạm lãnh thổ Syria (GDVN). - Syria vẫn là điểm nóng nhất (ANTĐ). - Phiến quân Syria bắt cóc bố của thứ trưởng ngoại giao (TTXVN). - Mỹ hoảng sợ trước tên lửa diệt hạm của Syria (VnMedia).
Một thành viên đảng chính trị của Pakistan bị ám sát (VOV).
Pháp mua 2 UAV Predator của Mỹ để đẩy nhanh cuộc chiến tại Mali (GDVN).
Nhật Bản lên kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa mới (GDVN).
Thủ tướng Nhật Bản Abe có kế hoạch thăm Myanmar (TTXVN).
Kẻ thù đáng sợ nhất của quân đội Mỹ là gì? (VTC).
Mỹ đề xuất viện trợ 75,4 tỷ USD cho Myanmar (SM).
Obama bị học sinh chê không biết vẽ (KP).
Ngồi nhà cướp hàng chục triệu đô từ ngân hàng (VnMedia).
Giải pháp nào cho phiến quân Hồi giáo Nam Thái Lan? (RFA)  —-Châu Âu nêu tên 2 tập đoàn truyền thông Trung Quốc phá giá (RFI)
Hoa Kỳ thay tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc(RFA)  —-Mỹ chỉ trích việc Nga bán phi đạn cho Syria (VOA)   —-TT Obama tìm cách tạo thêm công ăn việc làm cho giới trung lưu (VOA)    —Tổng thống Mỹ cắt bớt ngân sách dành cho chiến tranh Afghanistan(VOA)
Triều đại Marcos trở lại chính trường ? (RFI)
Một người Ấn Độ và một người Brazil bị tù vì đưa lậu người vào Mỹ(VOA)
Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý có điều kiện tổ chức hội nghị về Syria (RFA)
Pakistan sử dụng hệ thống định vị của Trung Quốc(RFA)
Sri Lanka: Đảng đối lập tổ chức tưởng nhớ tử sĩ Tamil(RFA)
Thủ tướng Trung Quốc thăm Ấn Độ giải quyết mâu thuẫn(RFA)   —Người Tây Tạng lưu vong biểu tình ở thủ đô Ấn Độ(VOA)
Cử chỉ thiếu văn hóa của du khách Trung Quốc (RFI)
Nigeria ra lệnh giới nghiêm trong chiến dịch quân sự (VOA)
Các nhà lập pháp Afghanistan ngăn chặn luật về quyền của phụ nữ(VOA)
Xe lửa ở Mỹ đụng nhau, 60 người bị thương(VOA)   —Động đất ở miền bắc Nhật Bản(VOA)

*RFA: + Sáng 18-05-2013
*RFI18-05-2013
*VTV: + Chào buổi sáng – 18/05/2013; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 18/05/2013; + Tài chính tiêu dùng – 18/05/2013; + Câu chuyện văn hóa – 18/05/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 18/05/2013; + 360 độ Thể thao – 18/05/2013; + Thể thao 24/7 – 17/05/2013; + Trang địa phương – 18/05/2013; + Sự kiện và bình luận – 18/05/2013; + Nông thôn mới – 18/05/2013; + Chiếc nón kì diệu – 18/05/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 18/05/2013; + Thời tiết du lịch – 18/05/2013; + Thời sự 12h – 18/05/2013.

788-Sự phá sản “Công tác dân vận” của đảng qua phiên xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5!

uk6
Không chỉ riêng tôi, nhiều người am tường thời cuộc đều có chung nhận định: Sở dĩ đảng CSVN trở thành bên thắng cuộc là họ đã rất thành công trong “Công tác dân vận“ thời còn chiến tranh.
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dâỵ tương lai“
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dâỵ tương lai“
Công tác dân vận của người CS giỏi tới mức. Đã lôi cuốn hàng triệu nam thanh nữ tú miền Bắc hồi thập niên 60s; 70s vượt Trường Sơn bom đạn với lời thề “sinh Bắc tử Nam“. Trong niềm lạc quan tin tưởng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dâỵ tương lai…“.
Nhờ công tác dân vận điệu nghệ mà rất nhiều người dân ở các đô thị miền Nam sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để nuôi dấu tiếp tay cho “các chiến sỹ biệt động“ cùng với hàng tấn vũ khí, thuốc nổ ở trong nhà mình để tạo nên cái gọi là “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy ở các đô thị Miền Nam mùa xuân 1968“ (Lời kể của Đại tá Nguyễn Quốc Hùng – tức Tư Chu chỉ huy Biệt động Thành Sài Gòn-Gia Định)
Nhờ dân vận ngọt bùi mà những người dân ở tuyến lửa (Quảng Bình) đã dỡ cả nhà của mình để lấy cột nhà bắc cầu cho xe ô tô của bộ đội cụ Hồ. Đảm bảo giao thông thông suốt tiếp tế cho chiến trường B. Nếu ai đã được xem bộ phim truyện “Rừng O Thắm“ thì sẽ thấy cái câu “xe chưa qua, nhà không tiếc“ là việc làm cụ thể, hoàn toàn tự nguyện của dân chúng chứ không chỉ dừng ở những dòng khẩu hiệu mang tính tuyên truyền.
Kẻ viết bài này còn nhớ hồi cuối thập niên 1960 đầu 1970, một đơn vị hậu cần của quân đội tới đóng quân ở làng. Hằng đêm, trước khi được các xe tải 3 cầu (Zin Khơ và xe Giải Phóng) tới “ăn hàng“ cơ man nào là vũ khí (đạn, chất nổ Ma de in USSR và Ma de in China…) trong các hòm gỗ thông lớn nhỏ từ 1 tới 2 người khiêng được các xe tải cỡ nhỏ âm thầm chuyển tới cất giấu ở khu Đình Đụn trong làng. Có đợt hàng về nhiều tới mức không còn chỗ chứa, các nhà dân xung quanh đình (như nhà tôi) còn tự nguyện dẹp hết các dàn khoai tây giống ở các gậm gường và cả gian buồng cho bộ đội làm kho tạm. Thời đó ngày nào máy bay Mỹ chả tới quần thảo trên đầu. Nói dại, nếu chúng phát hiện ra kho quân dụng của bộ đội chúng tương cho vài loạt Rốckét vào nhà thì chả có hầm chữ A hay hố cá nhân nào mà trụ được với hàng trăm tấn thuốc nổ và đạn dược chật ních nhà như vậy. Sự nguy hiểm thì người dân ai cũng mường tượng được. Nhưng lòng người thời chiến tranh ác liệt, không ai bảo ai đều tin theo những gì người của đảng vận động. Để vượt qua cả sợ hãi, góp phần nhỏ của mình cho cái khúc khải hoàn ca vào ngày 30 tháng tư 1975!
Nay, trên đỉnh vinh quang, khi trở thành tầng lớp ăn trên ngồi trốc, giới cầm quyền CS đã bội tín với những người đã giúp họ trở thành tầng lớp cai trị độc quyền. Điều này là lý do khiến lòng tin của đại đa số nhân dân với đảng suy giảm. Dẫn đến nguy cơ sụp đổ chế độ là hoàn toàn có thực.
Do vậy, cái thông điệp mà ông Tổng Trọng phát ra hôm bế mạc HN7 (11/5) rằng:
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc HN7 (Ảnh: TTXVN/Vietnam+
TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc HN7 (Ảnh: TTXVN/Vietnam+
“lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.
“Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“… phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh…”
Và:
“Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân” (nghe ở đây!)
Chính là điềm báo cho một thể chế mà lời nói không đi đôi với việc làm đã và đang tới hồi bĩ cực khó bề cứu vãn.
Chả cần nói xa xôi làm gì. Chỉ cần lấy ngay kết qủa của phiên xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm 16/5/2013 vừa rồi thì thấy ngay câu trả lời về “Công tác dân vận” mà ông Tổng Trọng phát động hôm bế mạc Hội nghị T. Ư 7 (11/5) nó linh ứng tới mức nào?
NguyenPhuongUyen-taukhua-cs-cutdi-danlambaoThử hỏi, một sinh viên học giỏi lại ngoan hiền. Một cựu ủy viên BCH của cái gọi là cánh tay phải” hay “đội hậu bị” của đảng mà đi quảng bá tờ rơi (truyền đơn): ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ ‘Chết đi ĐCS VN bán nước’ thì đủ biết công tác dân vận của ĐCS đã sa sút tới mức nào.
Sau kết qủa ngoạn mục của “Công tác dân vận” của lực lượng “còn đảng còn mình” với việc bắt cóc Phương Uyên giữa kỳ thi ép đưa vào giam giữ trong khách sạn và dụ dỗ buộc Phương Uyên phải viết giấy hợp tác thì mới cho về thi. Làm cô sinh viên ham học rất hoảng hốt, sợ bỏ thi và phải làm theo yêu cầu của cơ quan an ninh. Như thế tưởng là đã dập tắt được ý chí của cô gái trẻ. Không ngờ trước toà cô đã ngẩng cao đầu tuyên bố một cách đĩnh đạc: “Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”
Lời cảnh báo về việc mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước của em Uyên liệu có gì mâu thuẫn với nội dung về công tác dân vận mà ông Tổng Trọng đang “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân” trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện nay?
Đội tàu Trung Quốc bắt đầu đánh bắt hải sản trái phép vào hôm 13/5...
Đội tàu TQ bắt đầu đánh bắt hải sản trái phép vào hôm 13/5…
Tiếp theo vụ Trung Quốc tung 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã tới mục tiêu, ở toạ độ 6°01’ vĩ Bắc và 108°48’ kinh Đông (là vùng biển phía tây nam QĐ Trường Sa của VN. So với Côn Đảo ở 8°36’ vĩ Bắc; 106°36’ kinh Đông) thì đó hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của VN. (Như báo tuổi trẻ đưa tin ở đây). Kế đến là việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. (Xem ở đây).
Vậy mà chỉ sau đúng 4 giờ rưỡi sau cái trò cấm đoán (“đơn phương… vô giá trị” - Lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị) có hiệu lực kia thì một bản án vô cùng nặng nề cho người viết lên dòng chữ bằng máu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ (“nói những điều không hay về Trung Quốc”) đã được tuyên với 22 năm tù giam và quản chế cho 2 em Khang và Uyên. Như thế có khác gì tình huống nằm ngửa nhổ ngược hay không, thưa ông Tổng Trọng. Nếu ông vẫn muốn “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận” nhằm Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân”?
Ta hãy nghe một số ý kiến của những người không phải ở phe thua cuộc xem sao!
-          “Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em nhẹ đi… Tôi không có biết là 2 em sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa hôm nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới”. Đó là lời luật sư Nguyễn Thanh Lương – Phó Đoàn Luật sư Bến Tre mà cũng làn người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nguyễn Phương Uyên trước tòa.
-          Nhà báo T.D. (đề nghị dấu tên) cho biết: “Thì cũng như bao phiên tòa khác các nạn nhân của điều luật X nếu ai mà ăn năn nhận tội” thì án nhẹ. Ai mà “cương” thì lãnh án nặng. Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày không? án nhẹ hơn so với 2 người khác. Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu”.
-          Lời vị Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai nhận xét: “Tôi không theo dõi phiên tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An”.
-          Một phóng viên (dấu tên) của báo Pháp Luật TP qủa quyết: “Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và nhân cách để xét xử mấy sinh viên này”.
-          Nguyễn Phương Uyên – dù em là “kẻ phạm tội” theo pháp luật Việt Nam hiện hành, dù em có quan điểm chính trị khác tôi, nhưng trong trái tim mình, tôi thực sự tôn trọng và tin các em là những người yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam của mình thiết tha. –  Đó là lời Luật sư Trần Hồng Phong (xem ở đây)
Không biết có phải vì nể phục nhân cách của 2 em sinh viên yêu nước mà những tấm hình được các tay nhà báo quốc doanh đưa lên mặt báo toàn những hình ảnh đẹp. Khiến nhà báo tự do nổi tiếng Trương Duy Nhất phải trầm trồ:
Ảnh: Báo DanViet.VN
Ảnh: Báo DanViet.VN
Những bức ảnh được đăng trên báo chí đều thể hiện sự bình tĩnh, đĩnh đạc của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước tòa. Đặc biệt là bức ảnh Nguyễn Phương Uyên trong chiếc áo trắng học trò. Sự mảnh mai của một nữ sinh và cái nhìn đầy tự tin trước vành móng ngựa. Một bức hình tuyệt đẹp! Tin rằng rồi sẽ có nhiều bài thơ hay viết về em, về hình ảnh cô nữ sinh áo trắng mảnh mai với ánh mắt tự tin, bình tĩnh, đĩnh đạc này.
Còn Nhà văn thân dân Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa nổi tiếng thì xuýt xoa:
Tôi thích nụ cười ngạo nghễ của Võ Thị Thắng, tôi cũng thích sự bình thản trong suốt của Phương Uyên, cả hai đều ở tuổi hai mươi.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (đúng như dự đoán của Trương Duy Nhất) vừa có bài Bỏ tù một đóa hoa với những vần thơ trác tuyệt thế này:
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa
Trên Trang Viet-Studies của GS Trần Hữu Dũng thì ông đưa ra nhận định thế này:
Tôi có linh cảm rằng, trong tuơng lai không xa, khi Việt Nam thật sự được tự do và dân chủ thì tên hai em này (và những người như hai em) sẽ là những dấu son trong những trang sử của dân tộc, còn những người hiện “ủng hộ Điều 4″, dù họ có là những giáo sư tiến sĩ học hàm học vị cao đến bực nào, danh tiếng trong ngành của họ có lẫy lừng đến đâu, sẽ nhiều lắm là được ghi tên trong một cước chú ngắn (a footnote to history!), mà khi đọc lại thì chính những người ấy (mà tôi nghĩ rằng vẫn còn chút lương tâm) sẽ thấy tự xấu hổ suốt cả đời, một tì vết không bao giờ phai trong sự nghiệp khoa học của họ. 
Ngay sau khi phiên tòa vừa kết thúc, đã có biết bao bài viết ca ngợi phong thái đĩnh đạc của Uyên và Kha với những tựa đề:
Còn nhớ cách đây chưa xa, lúc Uyên và Kha chưa lâm nạn, nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 ông Trương Tấn Sang đương kim Chủ tịch nước đã từng khích lệ các em sinh viên thế này:
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.” (Xem ở đây).
Nay với lời cuối trước phiên tòa của nhà nước do ông là nguyên thủ, em sinh viên Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi đời đã dõng dạc tuyên bố:
Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”
Đinh Nguyên Kha phát biểu trước tòa...
Đinh Nguyên Kha phát biểu trước tòa…
Còn Đinh Nguyên Kha (26 tuổi đời) cũng tự tin ở việc làm của mình:
“Trước sau tôi vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản, mà chống đảng thì không phải là tội”.
Không biết khi nghe được những  nhời như thế, ông Sang và đảng của ông sẽ nghĩ gì? Nhưng lòng người dân thì đã rõ. Như ý kiến thỉnh cầu của Tiến sỹ Đặng Huy Văn, người bạn đồng lứa cùng trường Đại học Tổng hợp với ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn. Ông Văn đã ghi những dòng đầy cảm động thế này:
Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương lai! (Xem thêm ở đây)
Còn Bà Nhung, người mẹ tuyệt vời của Phương Uyên thì bày tỏ với Đài VOA rằng:
Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình. Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước” Gia đình rất lấy làm vinh dự, vinh hạnh về những việc con mình đã làm.
Thiết nghĩ đó là minh chứng hung hồn nhất cho sự phá sản “Công tác dân vận” mà đảng của ông Tổng Trọng đang muốn lội ngược dòng thông qua phiên tòa xử hai em sinh viên Tuổi Trẻ Yêu Nước Uyên và Kha hôm 16/5 vừa qua!

PHUƠNG UYÊN: EM QUẢ THẬT LÀ CÔ GÁI THẦN TƯỢNG VÀ ANH DŨNG – “HOT AND HEROIC GIRL” – CỦA TOÀN DÂN VIỆT NAM

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Trong những ngày qua mọi người dân Việt Nam trong ngoài nước đều quan tâm theo giỏi các bài viết về hai em Phương Uyên và Nguyên Kha và tường thuật về phiên tòa ngày 16/05/2013 của bọn cộng sản Việt Nam tại Long An xử hai em với “tội” yêu nước chống xâm lược Tàu. Hình ảnh của em Phương Uyên với chiếc áo sơ mi trắng sinh viên đơn sơ đứng ngạo nghể đối mặt và hạch tội lại bọn cộng sản gọi là quan tòa mặt người dạ quỷ luôn hiện rỏ trước mắt và ghi chặc trong tâm trí chúng tôi.
Khuôn mặt trẻ đôi mươi của em sao mà nhu mì, sao mà hiền thục, sao mà đẹp, sao mà đáng yêu như vậy! So với những ca sĩ diễn viên điện ảnh trong nước hay các nước Á châu láng giềng, em vượt xa họ một trời một vực. Em quả thật là “HOT GIRL” theo cách khen của người nước ngoài với những thần tượng của họ, và được các báo đảng trong nước dùng cho các tựa của các bài viết về em. Cám ơn các báo chí của đảng đã và đang quảng bá em cho người dân cả nước biết. Qua đó người dân và nhất là các bạn thanh niên nam nữ trong lứa tuổi của em biết được việc làm yêu nước rất trân quí của em chống Tàu khựa xâm lược Biển Đông và chống lại bọn đảng cộng sàn Việt Nam tham nhũng bán nước hại dân, đi tiếp con đường yêu nước chống Tàu xâm lược và bọn bán nước hại dân của em.
Em đã đẹp với nét đẹp thiên thần, đã  “HOT” như vậy; nhưng so với hành động yêu nước  anh hùng quả cảm của em thì trái tim yêu nước, xả thân vì đất nước của em còn “HOT” hơn khuôn mặt với nét đẹp thiên thần của em. Em đã dùng chính máu của em viết lên những bản luận tội bọn Tàu khựa đang xâm lược Biển Đông, đang giết hại ngư dân mình trong đó có bà con xóm giềng của em tại quê hương tỉnh Bình Thuận: “TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG” . Em cũng dùng chính máu của em viết bản kết tội bọn quan chức cộng sản Việt Nam buôn dân bán nước: “ĐI CHẾT ĐI, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC”.
Em Phương Uyên đẹp toàn diện từ thể xác đến tấm lòng. Trước bọn bạo quyền cộng-sản-Việt-Nam-biến-thể với  không từ hành động vô nhân nào đối xử với em trong thời gian em bị bắt giữ tra khảo hành hạ thân thể ép cung,  em đã không cuối đầu khom lưng run sợ mà em còn hiên ngang tuyên bố lên án bọn gọi là quan toà, bọn đảng cộng sản Việt Nam đang cai tri dân Việt  ngay tại hang ổ của chúng, với lời lẽ đanh thép:
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi không dám bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.
Em Phương Uyên quả thật là một vị anh thư của đất nước Việt Nam có truyền thống quật cường chống xâm lược Tàu, noi gương Bà Trưng  Bà Triệu và nhiều vị anh hùng quốc gia không chiụ khuất phục trước bạo quyền, trước giặc Tàu xâm lược.
Em Phương Uyên quả thật là “CÔ GÁI THẦN TƯỢNG VÀ ANH DŨNG”, là  “HOT AND HEROIC GIRL”  của chúng tôi, của toàn dân Việt Nam.
Ngày 19 tháng 5 năm 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Tham khảo:
Cuối đáy ti tiện
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/cuoi-ay-e-tien.html#more
Tôi thấy em
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/toi-thay-em-ca-khuc-moi-nhat-cua-truc.html#more
Tiếng nói Uyên – Kha trước toà, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho ĐCSVN
http://www.boxitvn.net/bai/46984

Hãy tỉnh táo khi nhận định về nhóm này nhóm nọ!

Trần Nam Chấn 
                                

Tôi đã muốn viêt bài này ngay sau khi cái gọi là hội nghị trung ương (HNTW) 7 của CSVN vừa kết thúc, nhưng vì có lý do nên đành viết trễ, và bài viết không còn thực sự mang tính thời sự nữa. Mặc dù vậy, vẫn còn có những điều mà tôi thấy cần trao đổi giữa chúng ta.


Ai cũng biết các HNTW 6 và 7 của CSVN thực chất là cuộc đấu giữa phe Sang-Trọng và phe Dũng, phe Dũng đã thắng và đang giành lại thế thượng phong. Ai cũng biết rằng Nguyễn Phú Trọng là kẻ u tối, giáo điều, cổ hủ, đang muốn giữ đảng bằng mọi giá, còn Nguyễn Tấn Dũng thì chỉ cần ‘ăn’ và chưa bỏ hẳn đảng chỉ vì trong thời điểm này thì bỏ chưa thật có lợi.

Các báo ‘lề dân’ đã gọi hai phe cánh trong cuộc đấu này là “nhóm bảo thủ” – phe Trọng – và “nhóm lợi ích” – phe Dũng. Gọi thế tuy có phần đúng, nhưng chúng ta phải thận trọng khi rút ra những kết luận từ cách gọi đó.

Tâm lý con người khi tìm hiểu sự vật gì đó thường có xu hướng muốn đặt tên cho sự vật dựa vào một đặc trưng chưa chắc đã là cơ bản nhất, nhưng là đặc trưng để dễ phân biệt nó với các sự vật khác cùng loại. Điều đó cũng tốt, nếu luôn nhớ rằng tên gọi chỉ phản ảnh một phần tính chất của sự vật. Theo lối nghĩ như vậy, việc đặt tên cho hai phe trong đảng CSVN như trên là hợp lý, bởi phe Dũng rõ ràng ‘máu ăn’ hơn, ăn bằng mọi giá và có điều kiện để ăn hơn so với phe Trọng; còn phe Trọng thì bảo thủ hơn hẳn so với phe Dũng.

Một điều khác cũng dễ nhận thấy là trong mấy tháng vừa qua, dư luận chú ý nhiều đến những phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, và vì đã quá chán CNXH, quá ngán khi phải nghe nói đến ‘những ưu thế của CNXH’ mà người ta càng khinh kẻ nói ra những thứ đó. Ý nghĩ là nếu phe Trọng thắng thì có nghĩa là CSVN cai trị còn lâu làm cho mọi người mong sao cho nhóm Trọng thất thế càng nhanh càng tốt, đảng CSVN tan rã hẳn càng sớm càng tốt.

Những suy nghĩ đó hoàn toàn đúng. Chính tôi, tôi cũng mong cho phe Trọng thua. Nhưng vẫn cần nhớ vài điều.

Một là Nguyễn Phú Trọng và phe cánh ‘ăn’ ít hơn không hẳn vì trong sạch hơn. Hãy biết và nhớ rằng chính ông ta và cựu TBT Nông Đức Mạnh đã chia nhau ngân quỹ của đảng để đem về nhà. (Xem hồ sơ tố cáo của Lê Anh Hùng.) Họ ăn ít hơn chỉ vì không trực tiếp quản ngân sách quốc gia với các dự án khổng lồ. Họ ít bẩn hơn chỉ vì không có điều kiện để bẩn quá nhiều.

Hai là Nguyễn Tấn Dũng không thể nào được xem như nhân vật cấp tiến và không thân Tàu Cộng. Hãy nhớ: chính ông ta ban bố những văn bản cấm đoán ‘tụ tập đông người’, ‘khiếu kiện tập thể’, trực tiếp ra những lệnh đàn áp biểu tình, mặc dù miệng nói đến dự thảo luật biểu tình. Chính ông ta, mặc dù có phát ngôn vài điều tỏ ra không ưa Tàu Cộng, nhưng đã từng ký những văn bản hợp tác với các tỉnh trưởng của Trung Quốc, đưa TQ vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, chạy sang cầu cứu Tập Cận Bình khi có nguy cơ bị kỷ luật trong HNTW-6. Ông ta không phải là kẻ cấp tiến, mà chỉ là kẻ tham quyền và tham tiền đến tột cùng. Nếu gọi tất cả những kẻ không bảo thủ là cấp tiến thì chẳng lẽ bất kỳ một tên lưu manh nào cũng là cấp tiến chăng?

Một vài người còn cho rằng trong hai cái xấu, tức là hai phe, thì phe Dũng ‘ít xấu hơn’ nên tạm chấp nhận. Thực tế thì không phải như vậy. Về mức độ xấu xa, Nguyễn Tấn Dũng là số một. Đó là kẻ hết sức trâng tráo, lươn lẹo và tàn ác. Nếu như việc phe Dũng thắng có cái hay thì đó chỉ là vì bè lũ của ông ta gây nhiều tội ác hơn nên chế độ sẽ sụp đổ nhanh hơn, tạo thời cơ để có sự thay đổi chế độ triệt để. Việc hy vọng Nguyễn Tấn Dũng đưa VN ra khỏi quỹ đạo của Tàu Cộng lại càng phi lý.

Cũng là chuyện tâm lý: người ta khi nghĩ nhiều về một đặc trưng của sự vật thì dễ quên đi những đặc trưng khác của nó. Hiện tượng tâm lý đó trong trường hợp chúng ta đang nói có thể dẫn đến những việc làm sai lầm. Hãy nhớ đến cuộc biểu tình ‘ủng hộ thủ tướng’ cuối năm 2011 sau khi ông ta nói vài câu về việc dự thảo luật biểu tình, và chiến dịch đàn áp được đám thủ hạ của ông ta tiến hành để dập tắt cuộc biểu tình đó. Đó chẳng phải là sai lầm nguy hại khi nhận định không chuẩn về một kẻ cầm quyền đó sao?
Nguon:http://danlambaovn.blogspot.com/

MỘT BÀI BÁO CÓ HẠI CHO ĐẢNG

Đào Tiến Thi
Báo Hà Nội Mới online ngày thứ năm, 16-5-2013, có bài Không thể “khoác áo” dân chủ để kích động, gây rối của một tác giả lấy tên là Trí Dũng, đã tấn công trực tiếp vào nhóm Kiến ghị 72 và nhóm Công dân tự do. Trong bài này xin chỉ bàn về nhóm Kiến nghị 72.

1. Một cách viết non yếu

Không kể cách hành văn lòng thòng, tối nghĩa, ghép nhặt các khẩu hiệu thì bài báo đã phạm 3 lỗi đáng kể dưới đây:
1.1. Ngay trong phần đầu của bài, tác giả đã đưa ra một lô tội của các nhân sỹ, trí thức mà rồi bỏ lửng, không phân tích, không chứng minh. Đó là một lối làm văn cẩu thả, một lối phát ngôn vô trách nhiệm. Chúng tôi sẽ trở lại ở phần 3 của bài.
1.2. Lẽ ra chữ “dân chủ” của tên bài nói trên phải để trong “nháy nháy” (để chỉ dân chủ giả hiệu, dân chủ khoác áo) thì tác giả lại đặt chữ “khoác áo” trong dấu nháy cho nên người đọc thấy hai chữ “khoác áo” trở nên buồn cười:
– Hoặc là nó trở nên vô nghĩa (vì dùng sai dụng ý đích thực của người viết);
– Hoặc cứ theo đúng chức năng của dấu nháy trong trường hợp này thì phải hiểu từ ngữ theo một nghĩa khác (thông thường là nghĩa ngược lại). Ví dụ, chữ “phấn đấu” sau đây: “Đời sống nhân dân khá hơn xưa, cán bộ ta ăn ở cũng khá hơn xưa, đi công tác có xe đạp, có ô tô nữa. Nhưng có một số người không nhớ lúc hàn vi, lại để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở. Đã có xe rồi lại “phấn đấu” để có xe đẹp hơn, chiếm mất phần của người khác. Đã có nhà ở rồi, lại “phấn đấu” theo kiểu như thế để có nhà đẹp hơn” (Hồ Chí Minh[1]). Rõ ràng khi đặt trong dấu nháy, chữ “phấn đấu” đâu còn nghĩa là “phấn đấu” nữa, mà đã mang nghĩa “tham lam”, “vơ vét”.
1.3. Cũng trong phần đầu của bài, tác giả xác định đối tượng mình đả kích là “các thế lực thù địch”, tức là một thế lực vô hình, không tên tuổi, không hình dong, nhưng cuối bài lại chỉ đích danh là nhóm Kiến nghị 72 (72 nhân sỹ, trí thức khởi xướng và ký đợt 1 vào Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp) và nhóm thảo ra Tuyên bố công dân tự do. Tác giả viết: “Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng “Tuyên bố của công dân tự do” hay “nhóm kiến nghị 72” và những kẻ đang rêu rao dân chủ, nhân quyền thực chất là họ đang đánh tráo khái niệm dân chủ và ngụy tạo dân chủ”.
Xác định đối tượng một cách tiền hậu bất nhất như thế có phải vì non kém trong nghiệp viết lách? Có thể. Nhưng cũng có thể do một đầu óc đã mụ mẫm vì định kiến, cứ ai khác mình tức là “thế lực thù địch” cả. Ban đầu, tác giả hãy còn tỉnh, nghĩ thế nhưng biết tránh, không gọi tên cụ thể; về sau quên, nói toẹt ra. Khi đã nói toẹt ra thì sự lố bịch cũng hết đường che giấu. Bởi vì “thế lực thù địch” lúc này là những con người cụ thể, rất cụ thể bằng xương bằng thịt, đang sống hiền lành trong chế độ này, chưa bao giờ làm “địch” cả. Trong số 72 nhân sỹ, trí thức nói trên, nhiều người từng là quan chức nhà nước như TS. Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp; GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Ông Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội; GS. Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế,… Có người từng nổi tiếng trên lĩnh vực hoạt động của mình như GS. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học; GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Có nhiều người là những nhà khoa học, nhà văn có uy tín trong giới và trong độc giả như GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Hoàng Tụy, GS. Trần Đình Sử, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Việt Phương, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên (hiện đang là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội),… Trong số 72 nhân sỹ, trí thức còn có nhiều vị từng hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước trước 1975, từng bị tù đày trong chế độ cũ như các ông Cao Lập, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Hồ ngọc Nhuận, Huỳnh Kim Báu,… Loại đứng “cuối bảng” như tôi – Đào Tiến Thi, như Nguyễn Xuân Diện,… thì cũng là những công chức lương thiện, vốn chỉ biết “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, chưa hề biết mặt mũi “thế lực thù địch” nó thế nào, dù cũng đã nhiều lần yêu cầu các anh an ninh chỉ ra cho vài tên “thù địch” để tránh nhưng chính họ cũng chịu.
Trong số 72 nhân sỹ, trí thức nói trên, cũng chưa có ai “tự cho mình là “nhà dân chủ, đấu tranh đòi nhân quyền” như ông Trí Dũng gán ghép. Lại càng chả có ai dại gì “đánh bóng tên tuổi” (nhiều người trước đó đã có tên tuổi rồi) bằng cách nói trái “lề Đảng” để bị treo lơ lửng cái án tù hoặc chí ít cũng bị quấy nhiễu, gây khó dễ đủ điều trong cuộc sống (cái này thì ai cũng từng bị). Trong cảnh bát nháo này, thiếu gì những cách đánh bóng tên tuổi an toàn nếu muốn, tội gì “đánh bóng” bằng cách nguy hiểm này.
2. Một người nhận thức mù mờ về dân chủ lại đi lên lớp về dân chủ
Tác giả đặt vấn đề: “Nói tới dân chủ, trước hết cần đề cập đến những khái niệm cơ bản nhất. Dân chủ là gì? Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng người Hy Lạp cổ là chủ nhân sáng tạo nền dân chủ và các thiết chế dân chủ”.
Như vậy, khái niệm dân chủ được ông Trí Dũng xác định là “nền dân chủ và các thiết chế dân chủ”, tức thể chế dân chủ, chính thể dân chủ. Thế nhưng sau đó ông lại viết: “Tựu trung, xét về bản chất, dân chủ là quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng từng cá nhân con người như một thành viên bình đẳng trong xã hội, được lắng nghe và được thể hiện quan điểm, là quyền được tham gia các hoạt động của đời sống chính trị, xã hội của đất nước, tham gia quản lý xã hội và xây dựng các quyết sách thông qua các cơ chế khác nhau trên cơ sở đồng thuận xã hội”.
Trước hết, tác giả lẫn lộn “chính thể dân chủ” với “tính dân chủ”, “sự dân chủ”. Chính thể dân chủ là cả một thiết chế nhà nước do nhân dân làm chủ (sẽ trình bày bên dưới), còn tính dân chủ, sự dân chủ chỉ ở trong phạm vi một vấn đề, một sự việc. Ví dụ nói: vấn đề này đã được bàn bạc một cách dân chủ.
Thứ hai, tác giả lẫn lộn giữa “chính thể dân chủ” và “quyền công dân”, “quyền con người”. Quyền công dân là những quyền được ghi trong hiến pháp của một nước; và như vậy, quyền công dân không nói lên được chính thể ấy có phải là chính thể dân chủ hay không. Chưa kể, quyền công dân nếu chỉ có trên giấy thì càng không thể coi dân nước đó đã có quyền công dân. Trong một chính thể dân chủ, cũng chưa chắc quyền con người được bảo đảm. Ví dụ trong một số chính thể dân chủ thời cổ đại, người nô lệ gần như chẳng có quyền gì, nhưng nó vẫn là chính thể dân chủ.  
Bây giờ xin nói qua về chính thể dân chủ. Montesquieu định nghĩa về ba loại chính thể như sau: “Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao. Chính thể quân chủ thì chỉ có một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp và được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ có một người cai trị, mà không luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi”[2].
Trong chính thể dân chủ, dân chúng nắm quyền lực tối cao. Thế nào là nắm quyền lực tối cao? Nói đơn giản như sau: Người dân bầu ra (bầu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nghị viện) chính phủ của mình để chính phủ quản lý xã hội và bảo vệ quyền lợi chung của quốc gia. Nói cách khác, quyền lực của nhân dân được thực thi thông qua hình thức uỷ quyền, hay nói một cách dễ hiểu hơn là thuê mướn. Tôi – nhân dân góp tiền (thông qua việc đóng thuế) thuê anh – chính phủ, anh phải có trách nhiệm làm những việc tôi giao; nếu anh làm không ra gì tôi không thuê nữa, tức là tôi phế truất anh, và tôi thuê (bầu) anh khác.
Vì thế, Montesquieu viết: “Trong chính thể dân chủ, theo một cách nhìn nào đó, có thể coi dân chúng như vua (…) Dân là “vua”, bởi họ được thể hiện ý chí của mình bằng các cuộc đầu phiếu (…) Dân chúng có quyền lực tối cao phải tự mình làm lấy những điều có thể làm tốt được, còn những điều mà dân không thể làm tốt được thì phải giao cho các vị bộ trưởng thừa hành. Các vị bộ trưởng nếu không do dân cử thì không phải là của dân. Châm ngôn cơ bản của chính thể dân chủ là: dân bầu ra bộ trưởng, tức là bầu ra người quan chấp chính để cai trị mình”[3].
Không phải đến xã hội tư bản mới có chính thể dân chủ. Một số chính thể dân chủ đã từng tồn tại ở Atthen (Hy Lạp cổ đại) và Roma (La Mã cổ đại). Cho nên Montesquieu đã mô tả các thể chế dân chủ này trong Bàn về tinh thần pháp luật (1748), trước cả khi nền dân chủ Pháp được thiết lập. Tất nhiên, các nền dân chủ tư sản thời cận đại, và đặc biệt là thời nay, thì nó hoàn thiện hơn rất nhiều, nhưng vẫn không ra ngoài nguyên tắc trên.
Không biết tôi diễn giải như thế đã giúp ông Trí Dũng hiểu thế nào là thể chế dân chủ hay chưa? Vì xem ra ông giải thích dân chủ không những tù mù, rối rắm, thể hiện một nhận thức lơ mơ mà điều đặc biệt sai lầm hơn là ông hiểu dân chủ như một thứ bổng lộc của kẻ cầm quyền ban phát cho dân chúng, theo một cơ chế “xin – cho”, chứ không phải đó là phương thức của dân chúng uỷ quyền (thuê mướn). Ông viết: “Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách bảo đảm thực thi các giá trị dân chủ…”. Dân chủ sao lại có thể thực thi bằng “quyết sách” của nhà cầm quyền được? Dân chủ chỉ có thể thực thi bằng những điều quy định trong hiến pháp và được cụ thể hoá bằng các luật phù hợp với hiến pháp. Nhà cầm quyền nếu tự ý ra quyết sách thì bao giờ cũng để bảo vệ lợi ích của nhà cầm quyền. Nhưng trong thể chế dân chủ, nhà cầm quyền dù làm gì cũng phải thực thi theo hiến pháp và luật, tức là làm theo ý chí của nhân dân, chứ không phải ý chí của nhà cầm quyền. Nếu nhà cầm quyền không làm theo ý chí của nhân dân thì nhân dân lôi cổ họ xuống, thậm chí tống cổ họ vào tù (các quan toà chỉ thực thi theo luật, bất kể kẻ phạm tội mang chức gì). Những người từng sống nhiều năm ở các chế độ dân chủ đều phát biểu rằng nhà cầm quyền ở những nước này rất sợ nhân dân. Bởi vì nhân dân sẵn sàng phế truất họ thông qua lá phiếu bầu và thông qua công luận. Ngược lại, họ cũng sẽ được nhân dân kính yêu nếu làm tốt phận sự.
Khi hiểu dân chủ như tôi đã trình bày thì dù là dân chủ tư sản hay “dân chủ Hồ Chí Minh” (theo cách gọi của ông Trí Dũng) thì nguyên tắc đều như nhau. Nếu có những biến thể khác nhau thì chúng cũng không hề xung đột nhau đến mức thành ra đối lập giữa “dân chủ Hồ Chí Minh” (dân chủ XHCN) với dân chủ tư sản. Cho nên, nếu chính thể hiện thời của ta là chính thể dân chủ thì ta luôn luôn có nhu cầu tham khảo các chính thể dân chủ khác để bổ sung cho chính thể dân chủ của mình ngày càng dân chủ hơn, chứ không bao giờ đi phỉ báng các chính thể dân chủ khác như ông Trí Dũng cũng như nhiều đồng nghiệp của ông đã và đang làm. Sinh thời, Cụ Hồ cũng không bao giờ làm những việc như thế.
3. Một thái độ vu cáo, phỉ báng các nhân sỹ, trí thức
Ngay phần đầu, ông Trí Dũng viết (được đưa lên thành sapô, in đậm): “Thời gian gần đây, lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến của toàn dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều nhóm người tự xưng danh những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền đã đưa ra những luận điệu phản động, xuyên tạc sự thật, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; thiết lập chế độ tam quyền phân lập, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, xóa bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai…”
Đó là một lô “tội lỗi” của nhóm Kiến nghị 72 nhưng không hề được tác giả phân tích, không hề được tác giả chứng minh qua nội dung bản Kiến nghị hay cách đưa Kiến nghị xem nó “phản động” ở chỗ nào. Ông không biết cách viết một bài văn nghị luận (đã học từ cấp 2) hay do không thể tìm được cứ liệu nào để sáng tỏ các luận điểm này? Nếu bài trước do “sơ xuất” thì đề nghị ông viết tiếp một hay nhiều bài để chứng minh được các vấn đề sau đây:
 Nhóm Kiến nghị 72 đã “lợi dụng dân chủ” như thế nào?
 Nhóm Kiến nghị 72 đã “đưa ra những luận điệu phản động, xuyên tạc sự thật” như thế nào?
–  Đa nguyên chính trị, đa đảng, tam quyền phân lập xấu xa, có hại ở chỗ nào?
–  Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang (ông Trí Dũng dẫn ý không đúng; đúng ra là trung lập hoá lực lượng vũ trang, tức lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào) thì có hại ở chỗ nào?
 Xóa bỏ chế độ “sở hữu toàn dân” về đất đai thì có hại như thế nào? Ông giải thích thế nào nạn tham nhũng đất đai (còn gọi là cướp đất) vô phương cứu chữa hiện nay? Có phải đó chính là do chế độ “sở hữu toàn dân” gây ra?
Sau khi quy chụp vô căn cứ nhóm kiến nghị 72 như trên, ông Trí Dũng còn kết tội hậu quả do “những nhà dân chủ” (những nhân sỹ, trí thức khởi xướng Kiến nghị 72) gây ra, coi họ là những người gây “bất ổn xã hội” và theo ông, từ bất ổn xã hội sẽ “gây ra những hệ lụy đau đớn thế nào với một quốc gia, một dân tộc”. Cái kiểu hù doạ lố bịch đó không những không doạ được ai mà còn gây mối bất hoà giữa Đảng và trí thức, giữa công luận “lề Đảng” (hệ thống báo chí chính thống) và công luận “lề dân” (mạng truyền thông xã hội).
Chưa bàn nội dung đúng sai ở đây mà trước hết bản Kiến nghị 72 là một bản kiến nghị đầy thiện chí, nó chỉ có mong muốn Đảng và Nhà nước nhận thức đúng những căn bệnh hiện nay, dũng cảm đổi mới đất nước và đổi mới chính mình, đưa dân tộc Việt Nam và cả Đảng Cộng sản Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng, đổ vỡ để tiến kịp thời đại. Bản Kiến nghị được 15 vị trí thức (nhiều vị đồng thời là cựu quan chức) có uy tín đem đến địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội và trao tận tay cho ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban biên tập Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, theo đúng tinh thần của nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Cho đến nay, bản Kiến nghị đã được 14.558 người ký tên ủng hộ, có lẽ đó là một con số ký kiến nghị lớn nhất trong các kiến nghị ở Việt Nam từ trước đến nay. Ngoài 72 nhân sỹ trí thức ký đợt 1, còn hàng trăm trí thức có tên tuổi khác, trong đó có nhiều trí thức Việt kiều. Nếu phỉ báng 14.558 người nói trên thì thực là coi trời bằng vung. Nói cụ thể là nó tạo ra sự đối lập giữa Đảng với trí thức, giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa Đảng, Nhà nước với kiều bào. Và như vậy nó chống lại khối đại đoàn kết dân tộc, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sỹ trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ”[4].
Ngược với những “tiên đoán” của ông Trí Dũng, cho rằng các ý kiến về dân chủ trong Kiến nghị 72 sẽ gây “bất ổn xã hội”, những người có hiểu biết, kể cả những người có lương tri trong bộ máy Đảng và Nhà nước đều thấy rằng nguy cơ bất ổn, nguy cơ sụp đổ chế độ, nguy cơ mất nước không phải do dân chủ, mà là do sự đóng kín dân chủ, do sự cự tuyệt dân chủ của “một bộ phận không nhỏ” (theo cách nói của ông Tổng bí thư Đảng) thoái hoá, biến chất. Họ lo sợ bị mất những quyền lợi bất chính của riêng mình mà cố kìm hãm dân chủ. Nếu nhân dân có bị “kích động”, có “gây rối” thì chính là do chính sách bóp nghẹt dân chủ, dân sinh, chính sách đàn áp những người muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc trước các hành động xâm lược của Trung Cộng mà thôi.
Để kết thúc bài này, cũng xin thưa với ông Trí Dũng và những người đồng quan điểm với ông, rằng nhóm Kiến nghị 72 chẳng thể nào làm được cái việc “kích động”, “gây rối”. Bởi trong tay họ không một tấc sắt, không một lực lượng, không có cả một tổ chức. Đến phương tiện ngôn luận, họ cũng chỉ có các blog cá nhân và mạng facebook (cũng luôn luôn bị bao vây, ngăn chặn). Thật là châu chấu đá xe so với cả một nhà nước có một rừng quân đội và cảnh sát, có một rừng diễn đàn với 700 tờ báo và đài phát thanh, truyền hình.
Cũng cần phải nói thêm: báo Hà Nội Mới đã làm một việc không đẹp thuộc văn hoá – đạo đức của nghề báo: đăng bài phê phán mà lại không đăng bài bị phê phán. Tức là không đăng bản Kiến nghị 72Tuyên bố công dân tự do. Tất nhiên có tiền lệ các báo trong hệ thống báo chí nhà nước thường như vậy, nhưng đó là một tiền lệ xấu. Ở một số trường hợp khác họ có thể có lý do, rằng tôi không chỉ đích danh ai mà chỉ nói “thế lực thù địch” chung chung. Nhưng ở một bài báo đã chỉ đích danh đối tượng mà họ kết tội như bài báo của ông Trí Dũng thì lẽ ra báo Hà Nội Mới phải đăng kèm toàn văn Kiến  nghị 72Tuyên bố công dân tự do mới phải.

[1] Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, 1980, tr.491, bài Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt, 1958.
[2] Bàn về tinh thần pháp luật, NXB Lý luận chính trị, 2006, trang 46.
[3] Sđd, trang 47, 48.
[4] Sđd, trang 278, bài Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công, 1962

Một vài góp ý cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay

doan ketỞ đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Đó là quy luật vận hành của đất trời vạn vật. Quy luật ấy đã thể hiện sinh động nơi nào có cộng sản, vì cộng sản luôn đồng nghĩa với bất công chèn ép cùng với dối trá bạo lực và trăm ngàn biến ảo độc dữ quỷ ma. Thế giới đã bàng hoàng khi phát hiện ông tổ của cộng sản là Karl Marx chính là một kẻ thờ quỷ vương Satan, vì thế cộng sản ở các nơi sau này đều thể hiện đầy đủ các đặc tính của ma vương, quỷ dữ.
Do đó, cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay không đơn thuần là những va chạm giữa TỰ DO và ĐỘC TÀI của một chế độ hoặc chính thể nào đó, song là cuộc đối đầu giữa THIỆN và ÁC của lương tâm nhân loại. Từ những năm 30 của thế kỷ trước, từng bước, từng bước Việt Nam đã chìm dần vào bóng đêm cộng sản, và cũng từ đó, bầu khí đấu tranh của toàn dân đã khởi đầu, lúc thì công khai, khi âm thầm và chưa bao giờ chấm dứt, có khác chăng chỉ là mức độ và tầm ảnh hưởng. Gần đây, chúng ta đã kỷ niệm 38 năm ngày Quốc Hận 30/4. Suốt 38 năm qua, ở hải ngoại cũng như ở trong nước, luôn luôn có những người đấu tranh chống lại độc tài cộng sản.
Những năm đầu sau 1975, cuộc đấu tranh của Người Việt hải ngoại rất mạnh mẽ, sôi nổi, nhưng càng về sau, cuộc đấu tranh này dường như ngày càng giảm hùng khí ban đầu. Sự suy giảm này có nhiều lý do, nhưng một trong các nguyên nhân rất dễ nhận ra, đó là tình trạng chia rẽ giữa những người đấu tranh ngày càng gia tăng.
Nhưng tại quốc nội, cuộc đấu tranh có chiều hướng ngược lại. Sau ngày Miền Nam mất vào tay cộng sản, và sau khi những tổ chức Phục Quốc bị tan rã, cuộc đấu tranh của người dân ban đầu rất yếu, nhưng càng về sau càng mạnh lên, nhất là từ khi xuất hiện Khối 8406 vào năm 2006 cùng với nhiều tập hợp khác.
Hiện nay, cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước ngày càng đông người và càng được nhiều giới tham gia, nhất là giới trẻ, giới dân oan bị chế độ cướp nhà cướp đất, đặc biệt có cả những người gốc cộng sản và những người từng cộng tác tích cực với chế độ nhưng nay đã phản tỉnh. Cuộc đấu tranh trực diện đó đang làm cho cộng sản hết sức bối rối và lo lắng lúng túng. Chưa bao giờ sự phân hóa và bất hòa chia rẽ trong nội bộ cộng sản lại hiện rõ không thể che dấu như lúc này, đặc biệt qua Hội Nghị Trung Ương 7 của đảng CSVN đang tiến hành tại Ba Đình mấy hôm nay, các nhóm lợi ích đang khống chế và thao túng làm cho cơ thể cộng sản vốn đã rệu rã lại càng thêm khốn cùng rệu rã.
Nó báo hiệu ngày tàn của chế độ đã đến.
Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà sự phối hợp nhịp nhàng giữa trong nước và hải ngoại hết sức cần thiết để dứt điểm chế độ độc tài hiện nay, sớm nhất có thể. Để có sự phối hợp nhịp nhàng ấy, thiết tưởng chúng ta cần thống nhất với nhau một số điểm cần thiết.
Phải củng cố thực lực của ta và làm suy yếu sức lực của địch:
Tập thể muốn có sức mạnh, không gì hữu hiệu bằng tạo đoàn kết. Muốn làm suy yếu một tập thể không gì bằng làm tập thể ấy chia rẽ. Hai điều ấy quá hiển nhiên ai cũng biết. Tại hải ngoại, vô số người có quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản. Nhưng phương thế đầu tiên và quan trọng nhất đó là đoàn kết thì bị xem nhẹ, chẳng mấy ai quan tâm thực hiện. Ngược lại, người ta đánh phá lẫn nhau khiến lực lượng đấu tranh chống cộng ngày càng suy yếu.
Nếu chúng ta chưa tạo đoàn kết trong cộng đồng Người Việt mình và chưa gây được chia rẽ trong hàng ngũ cộng sản được, thì ít ra chúng ta đừng tạo chia rẽ trong cộng đồng của mình và đừng tạo đoàn kết trong hàng ngũ địch.
Ai cũng biết bẻ nguyên cả một bó đũa thì phải dùng một sức mạnh rất lớn mà một người bình thường khó làm nổi. Nhưng lần lượt bẻ từng chiếc một thì người yếu nhất cũng có thể bẻ hết cả bó. Chúng ta cần tận dụng kinh nghiệm này.
Vậy đừng dại gì mà đòi bẻ nguyên cả bó đũa, trái lại, phải biết tách rời nó ra thành từng chiếc. Cũng vậy, một việc lớn lao khó thực hiện, nếu biết phân ra thành nhiều việc nhỏ để giải quyết lần lượt từng việc một thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Áp dụng vào cuộc đấu tranh hiện nay:
Chế độ cộng sản cũng như đảng cộng sản hiện nay gồm nhiều thành phần khác nhau, đại khái có những thành phần chính:
– Có những thành phần thật sự yêu nước, vì sai lầm và vì bị tuyên truyền lường gạt mà họ cộng tác với chế độ; nay họ nhận chân được bộ mặt thật “hèn với giặc ác với dân” của chế độ, họ đã lên tiếng phản đối chế độ, và sẵn sàng đứng về phe đấu tranh dân chủ;
– Có những thành phần đang hưởng ân huệ của chế độ, nhưng họ nhận ra chế độ này là một chế độ “buôn dân bán nước”; tuy họ đang cộng tác với chế độ để tiếp tục hưởng những đặc ân mà họ chưa muốn từ bỏ, nhưng khi phe dân chủ nổi dậy và có khả năng thắng thế, họ sẵn sàng chống lại chế độ và đứng về phe dân chủ;
– Có những thành phần sẵn sàng trung thành với chế độ, bất chấp họ biết rõ chế độ này hoàn toàn bất lợi cho dân tộc, nhưng họ đã gây quá nhiều tội ác, nên họ biết nếu chế độ bị lật đổ, người dân sẽ khó lòng tha thứ cho họ; vì thế họ phải bảo vệ chế độ cũng là bảo vệ mạng sống của họ và gia đình họ, cùng với những gì họ cướp được của người dân… Thành phần này tương đối ít, nhưng lại là thành phần đang nắm rất nhiều quyền lực và tiền bạc trong tay.
Muốn lật đổ hay tiêu diệt chế độ mà chúng ta cứ đòi ôm tất cả để lật đổ tất cả, phải chăng chúng ta đang làm cho tất cả những thành phần khác nhau của chế độ, của đảng cộng sản đoàn kết lại thành một khối chống lại chúng ta để bảo vệ quyền lợi của họ? Chúng ta thử nhìn lại mình xem lực lượng của chúng ta đủ sức lật đổ cả cái khối ấy không? Tại sao chúng ta không biết chia họ ra thành nhiều thành phần, và cùng hợp sức với những thành phần muốn thay đổi chế độ để lật đổ nhóm thiểu số đang cầm quyền? Nhóm thiểu số cầm quyền này một khi bị lật đổ thì cả chế độ cộng sản cũng sẽ sụp đổ theo.
Trong hai cách ấy, cách nào dễ hơn thực hiện hơn? Cách nào khôn ngoan và hữu hiệu hơn?
Những thành phần gốc cộng sản, những người trong quá khứ đã từng tích cực xây dựng chế độ, nay họ đang có những hành vi cụ thể chống lại chế độ, tố cáo tội ác của chế độ, tại sao chúng ta lại tỏ ra nghi ngờ họ, cho rằng họ chống giả bộ, quy kết họ là chống cộng “cuội” hay dân chủ “cuội” một cách chẳng có cơ sở gì cả? Chống lại những người này tức là đẩy họ trở lại phía địch thủ của mình, làm cho phía địch mạnh lên thay vì yếu đi? Chế độ VNCH ngày xưa đã sử dụng “chính sách chiêu hồi” để kéo địch về phía ta, khiến cho lực lượng ta đông và mạnh lên, còn lực lượng của địch ít và yếu đi. Tại sao mình lại không áp dụng “chính sách chiêu hồi” ấy trong cuộc đấu tranh hiện nay?
Việc lật đổ một chế độ độc tài là một việc vô cùng khó khăn và lâu dài. Điều này lịch sử của các chế độ độc tài trong thế kỷ 20 đã chứng minh quá rõ ràng. Tại sao chúng ta cứ ôm lấy “nguyên con” và đòi thực hiện “nguyên con” việc vô cùng lớn lao và khó khăn ấy mà không biết chia nhỏ ra thành nhiều giai đoạn để thực hiện từng phần nhỏ? Để phá đổ một căn nhà 5 tầng, người ta phải chia ra làm 5 giai đoạn: khởi đầu là phá tầng 5, trong lúc phá tầng 5 thì chưa cần đả động gì đến các tầng 1,2,3,4, trái lại phải bảo vệ các tầng này để còn có lối lên mà phá tầng 5. Đến khi phá tầng 4 thì cũng tương tự như vậy, không đả động gì đến tầng 1,2,3 mà tập trung mọi năng lực vào việc phá tầng 4. Nếu chủ trương phá cả 5 tầng một lúc thì làm sao mà phá nổi?
Hiện nay, có nhiều người thật sự muốn lật đổ chế độ cộng sản, nhưng họ chủ trương chia việc đó thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mục tiêu riêng. Khi tiến hành giai đoạn nào thì họ chỉ tập trung vào mục tiêu của giai đoạn ấy, chưa đả động gì đến những mục tiêu sau, nhất là tuyệt đối không nói đến mục tiêu cuối cùng. Nếu ngay giai đoạn đầu mà đã tuyên bố rằng mình chủ trương lật đổ chế độ cộng sản, thì cộng sản ngu gì mà không chặn đứng mình từ giai đoạn đầu tiên ấy? (1) Giai đoạn đầu đã bị chặn đứng thì làm sao thực hiện được những giai đoạn sau?
Nhưng khổ nỗi những người chủ trương chia nhỏ việc lớn lao này và cố ý dấu đi mục đích chống cộng của mình thì bị những người chống cộng khác không hiểu nên phản đối, kết án, mạt sát, bêu riếu, cho họ là dân chủ “cuội”, thậm chí còn cho họ là thân cộng nữa. Thế là ngay cả những người cùng chiến tuyến với họ cũng gây khó khăn cho họ.
Để làm cho lực lượng của mình mạnh lên, chúng ta cần làm cho phe mình ngày càng đông lên, cần thêm bạn bớt thù. Nếu chúng ta cứ loại trừ ra khỏi lực lượng mình những người có những suy nghĩ hay cách đấu tranh khác biệt với mình, thì làm sao mình còn đủ người và đủ mạnh để chiến thắng?
Trong cuộc chiến chống lại một chế độ gian trá, đầy mưu mô thâm hiểm, nếu mình chỉ biết chửi, chỉ tố cáo tội ác tày trời của chúng, thì chỉ làm chúng mất mặt thôi. Chiếc xe đang chạy mà mình chỉ đập bể kiếng, làm méo mó thùng xe, làm trầy sơn… thì xe vẫn chạy được ngon lành. Muốn thắng được chế độ ấy thì phải dùng mưu kế. Đã là mưu kế thì phải biến hóa khôn lường. Có khi phải “dương đông” để “kích tây”. “Kích tây” mới là mục đích, nhưng để “kích tây” mà mình cũng “dương tây” thì địch sẽ đề phòng, làm sao mình thành công? Nhưng nếu mình “dương đông” thì có biết bao người cùng chiến tuyến phê bình, chỉ trích, chửi bới là dại dột, ngu xuẩn, làm lợi cho giặc, v.v… vì họ tưởng mình “kích đông” thật, mà nếu “kích đông” thật sự thì đúng là ngu.
Nếu tâm lý quần chúng cứ sẵn sàng chửi rủa như thế thì chẳng ai áp dụng một mưu kế nào được. Thế có phải là mình tự hại mình không?
Chống cộng sản hiện nay không đơn giản là cuộc chiến giữa ĐỘC TÀI và DÂN CHỦ, nhưng là cuộc chiến giữa CHÍNH và TÀ, giữa THIỆN LƯƠNG và TÀ ÁC mà bài học đoàn kết là bài học đầu tiên ai cũng cần phải học.
Đoàn kết là bài dễ học nhưng khó thuộc nhất. Không thể nói đoàn kết khi mở miệng ra hoặc đặt bút xuống là nói hoặc viết toàn những lời đánh phá và công kích kết án người khác. Khoan kêu gọi ai khác, hãy kêu gọi chính mình trước hết về đoàn kết. Với tâm cảnh ấy, ngày giải thể của cộng sản tà ác chắc chắn đang đến gần, rất gần.
© Người Việt thầm lặng
_______________________________
Phụ chú:
(1) Viết tới đây, tôi nhớ một người tù lao động kể cho tôi chuyện anh ta quyết tâm trốn trại. Để thực hiện việc này, anh ta luôn luôn tỏ cho mọi người thấy anh ta rất an tâm “học tập”, bằng cách lao động thật chăm chỉ, sẵn sàng chiếm cảm tình các cán bộ quản giáo, sẵn sàng làm những gì họ nhờ, như dạy họ học, sửa dụng cụ cho họ, thỉnh thoảng tặng họ một món quà, v.v… Nhờ vậy anh ta được quản giáo tín nhiệm, cho anh ta được thoải mái đi lại trong trại, và ít quan tâm “quản lý” anh ta. Điều này làm nhiều người đồng tù với anh ta ngứa mắt, khó chịu. Để thử mức độ an tâm “cải tạo” của anh ta, quản giáo đã vài lần thử tạo điều kiện cho anh ta trốn trại thế mà anh ta không trốn, nên họ lại càng tin tưởng và để anh ta được tự do đi lại trong trại. Nhờ vậy anh ta giúp được nhiều người đồng tù với anh. Cứ thế cho tới một ngày thuận tiện, anh ta cùng cả 5, 6 người bạn cùng trốn trại một lượt và thành công. Nếu ngay từ đầu anh ta tuyên bố với mọi người mình sẽ trốn trại thì liệu quản giáo có dám để anh ta được tự do đi lại trong trại để nhờ đó anh ta khám phá ra đường lối nào và giờ giấc nào là thuận tiện và hữu hiệu nhất để trốn trại không?
 

THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Trần Dần trong công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ (2)
  2. Trần Dần trong công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ (1)
  3. Úc Châu: Cuộc biểu tình chống Trung Cộng ngày 9/07
  4. Chủ quyền, danh dự của dân tộc và cuộc tranh đấu bảo vệ nó
  5. Chống người thi hành công vụ- Hiện tượng phản kháng xã hội
  6. Cộng đồng Cuba với phương pháp chống cộng mới

Liệu Marx vẫn còn thích hợp?

The Guardian
16-05-2013
Tác giả: Jonathan Sperber
Người dịch: Huỳnh Phan
Karl Marx vẫn còn thích hợp hay không? Ông sống ở thế kỉ 19, một thời đại rất khác với thời đại chúng ta, dù cũng có một trong số rất nhiều các đặc điểm của xã hội ngày nay đã bắt đầu hình thành trong thời đó. Khảo sát về tính thích hợp của tư tưởng Marx vào những năm đầu thế kỉ 21 này có thể bắt đầu với việc tách biệt các yếu tố lỗi thời với các yếu tố có khả năng phát triển trong hiện tại trong tư tưởng của ông.
Trong số các yếu tố lỗi thời là những quan niệm như lí thuyết lao động về giá trị, hay xu hướng về tỉ suất lợi nhuận giảm, cả hai đều xuất phát từ các lí thuyết kinh tế của Adam Smith và David Ricardo, và liên quan đến một phiên bản bây giờ rất lỗi thời về chủ nghĩa tư bản, đặc trưng bởi mức tăng năng suất thấp và khu vực nông nghiệp lớn, dưới áp lực của tăng trưởng dân số. Ý tưởng của Marx về lịch sử nhân loại như sự tiến triển tất yếu của các phương thức sản xuất, từ phương thức “châu Á” trong quá khứ xa xôi đến một tương lai cộng sản, có vẻ như là dấu vết của các lí thuyết thực chứng về các giai đoạn lịch sử, phù hợp với thời đại của Herbert Spencer và Auguste Comte hơn là những kinh nghiệm lịch sử của thế kỉ 20.
Và những ý tưởng có khả năng phát triển thì sao? Có 3 ý tưởng hiện đến.
Một là ý tưởng cho rằng các quan niệm tư tưởng và các phong trào chính trị thể hiện chúng là gắn bó chặt chẽ với cấu trúc xã hội và lợi ích kinh tế tập thể. Marx gọi cái sau là “cơ sở” và cái trước là “cấu trúc thượng tầng”, ta không cần phải đồng ý với phép ẩn dụ này hoặc với sự ưu tiên mà nó muốn nói để thấy rằng đó là một quan niệm có kết quả. Ông lần đầu tiên phát triển dòng phân tích này để lí giải các hình thức khác nhau của chủ nghĩa bảo hoàng ở Pháp vào những năm 1840, nhưng chính trị đương đại, với cuộc đối chọi về mục tiêu chính trị khác nhau cao đô tất cả đều quá rõ ràng gắn bó với lợi ích kinh tế hoặc với các nhóm xã hội, cũng có có thể được hiểu theo cách này. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Mỹ, với các lời lẽ hùng hồn về các tỉ lệ “1%” và “47%” (tỉ lệ dân số mà Mitt Romney cho rằng không đóng thuế) là một ví dụ tốt, cũng như các cuộc tranh luận về chính sách thắt lưng buộc bụng ở Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, diễn đạt về mặt nợ chính phủ, mặc dù thực sự về nhóm xã hội nào sẽ chịu chi phí cho việc tái cấu trúc kinh tế.
Thứ hai, các trao đổi thị trường bề ngoài là tự do và tự nguyện lại chứa trong mình các yếu tố của sự thống trị và bóc lột. Vào lúc bắt đầu của thời đại công nghiệp hoá ở Anh, những yếu tố này thấy rất rõ: những thợ dệt và người vận hành đói rách các xưởng làm quần quật 14 giờ mỗi ngày trong các nhà máy dệt nóng hầm hập, bụi bặm. Hiện nay, các yếu tố như vậy là tinh vi hơn ở nhiều quốc gia giàu có – mặc dù chúng vẫn còn thấy khá rõ, như ở Bangladesh chẳng hạn – xét kết quả ba thập kỉ của chính sách công đề cao trao đổi thị trường, và xem thường những hậu quả tiêu cực của chúng, có thể chúng ta sẽ muốn đi theo cái nhìn sâu sắc của Marx với sự nghiêm túc nhiều hơn. Ông thấy ra biện pháp khắc phục cho tình huống trong cách mạng bạo lực, theo sau bằng hàng thập kỉ nội chiến và chiến tranh quốc tế, dẫn đến một xã hội không tưởng trong đó sự phân biệt giữa các cá nhân và xã hội, giữa xã hội và nhà nước, bị tan biến đi. Những nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu này trong thế kỉ 20, trong những hoàn cảnh phải thừa nhận là hoàn toàn khác với Marx dự kiến, ở Liên Xô, Trung Quốc hay Campuchia, đã diễn ra rất tệ hại, có lúc còn mang tính diệt chủng. Biện pháp khắc phục khiêm tốn hơn bao gồm các công đoàn vững mạnh, các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng và các quy định có hiệu quả về lĩnh vực tài chính – mặc dù, trong thế giới ngày nay, đôi khi có vẻ như các giải pháp này cũng không tưởng như các giải pháp của Marx.
Cuối cùng, sự hiểu biết rằng một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là một hệ tự động tự điều chỉnh, mà là định kì đi vào những thời kì tự tạo ra suy sụp. Marx gọi là những thời kì này là “khủng hoảng”, hiện nay, chúng ta dùng một từ nhẹ nhàng hơn là “suy thoái”. Thời kì suy thoái gần đây nhất, bắt đầu từ năm 2007-08, đáng được gọi bằng tên cũ, xét theo mức độ nghiêm trọng, dai dẵng và tác động toàn cầu của nó.
Trong cuốn Tư bản luận, Marx đưa ra một số lí giải cho việc lập lại của các cuộc khủng hoảng. Lí giải thú vị nhất xuất phát từ thời ông làm phóng viên doanh nghiệp và tài chính cho tờ New York Tribune vào những năm 1850, tờ báo lớn nhất thế giới lúc đó. Trong thảo luận về cuộc khủng hoảng năm 1857, thường được coi là cuộc suy thoái kinh tế  toàn cầu đầu tiên, Marx chú tâm vào các chính sách của Crédit Mobilier, ngân hàng đầu tư đầu tiên của thế giới. Ông lưu ý và kinh hãi rằng những quy chế của ngân hàng cho phép nó vay tới mức gấp 10 lần vốn của nó. Sau đó nó sử dụng các món tiền này để mua cổ phiếu hoặc cấp vốn cổ phần hóa cho tập đoàn đường sắt và công nghiệp Pháp, làm tăng cao sản lượng. Nhưng khi không tìm được người mua cho việc sản xuất mở rộng, ngân hàng phát hiện ra rằng các cổ phiếu nó mua đã giảm giá trị xuống, khiến nó bị khó khăn trong hoàn trả vốn vay. Thay Crédit Mobilier bằng Lehman Brothers hoặc Ngân hàng Anglo Irish, và tập đoàn đường sắt và công nghiệp Pháp bằng Nevada hoặc công ti bất động sản Irish, là chúng ta có một hình ảnh hợp lí về nguyên nhân chính của sự bất ổn tài chính gần đây.
Điều này không có ý nói rằng chỉ có Marx là nhà tư tưởng duy nhất chất vấn về tính tự động tự điều chỉnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, hoặc thậm chí là người thấy nó trước nhất. Ông là một thành phần của một truyền thống kinh tế bất đồng bắt đầu với Sismondi rồi tiếp tục vòng vèo, qua John Maynard Keynes và Hyman Minsky, tới Joseph Stiglitz và Paul Krugman. Đối với các gợi ý chính sách cụ thể, những khuôn mặt gần đây có thể hữu ích hơn. Nhưng những nhận thức sâu sắc thế kỉ 19 của Marx vẫn cho ta nhiều cách thú vị để suy tư về các nhận thức thế kỉ 21.
Karl Marx của Jonathan Sperber do Norton xuất bản.
Nguồn: The Guardian
Mời xem lại: Không thiêu đi để làm gì (Đinh Văn Khôi).

'BÊ TÔNG HOÁ' TƯ DUY !

* BÙI VĂN BỒNG
           BVB - Theo hay không theo một tư tưởng, một chủ thuyết – hay chủ nghĩa, một tôn giáo nào đó là quyền tự do của mỗi người. Ai cấm cản, ngăn trở, áp đặt, dè bỉu, miệt thị đều coi như vi phạm nhân quyền. Ngoại trừ những tín đồ đã tin và đi theo một tôn giáo nào đó, tôn thờ Chúa, Phật, Thánh, Thần, các đáng thực đời, tự nhiên, hay siêu nhiên, còn lại là sự hướng tư duy, hành động của mình đi theo những luồng tư tưởng, những chủ thuyết hay chủ nghĩa. Trong xã hội lại rất cần phê phán, phản biện những cá nhân, nhất là các nhà cầm quyền mà có những nhãn quan, chủ thuyết xa rời thực tế, bất lợi cho sự phát triển và hoàn thiện các chính thể.

Tư tưởng, chủ thuyết, chủ nghĩa đều do con người đúc kết, suy nghiệm và cả kêu gọi, tập hợp, phổ truyền, giáo huấn. Có những ‘ý thức hệ’, những chủ thuyết, chủ nghĩa phù hợp và cấp tiến lúc này, nhưng theo thời gian (chính nó) lại trở nên lạc hậu. Có những chủ thuyết đường hướng phù hợp với dân tộc này, nhưng lại không phù hợp với dân tộc khác; có lợi cho giai tầng này, nhưng lại tổn hại cho giai tầng khác; người này cho là đúng, nhưng người kia cho là sai. Thế tại sao con người lại không dám cải biến, xác định gia strị thực tiễn cho rõ. Lý thuyết (triết học) của đảng cộng sản có câu: “Thực tiễn là sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ học thuyết của Maxk”. Tại sao cứ kho cứng ôm ghì, nắm chặt những thứ cũ kỹ mà người ta đã ném vào sọt rác từ lâu rồi. Tại sao trong đảng ta hiện nay vẫn còn khá phổ biến thực trạng lý thuyêt suông, xa rời thực tiễn?
Riêng về Chủ nhĩa Mác –Lê –nin, về những lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản; những  luận điểm, lý thuyết và phương pháp ‘chuyên chính vô sản’ có phù hợp với giai đoạn, hoàn cảnh, thực trạng xã hội thời kỳ nào đó, với thực tiễn cụ thể ở một (hoặc vài) dân tộc, thể chế nào đó. Nay, đã có một xã hội dân chủ, giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo, mang danh "do dân, của dân, vì dân', chuyên chính vô sản kiểu cũ - chính quyền trên nòng súng, nặng về 'hình sự hóa' các vụ việc, xét hỏi, bắt bớ, giam cầm, xử tù...có còn phù hợp không? Điều động lực lượng lớn công an, bộ đội đi cưỡng chế thu hồi đát, là phương pháp cách mạng và kế sách dân vận kiểu gì? Nguyên lý cơ bản chỉ ra rằng: Chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân; thế mà nay đem áp dụng chuyên chính với nhân dân, vậy đi theo quan điểm tư tưởng nào? Sẽ rơi vào chủ quan, phiến diện, giáo điều nếu như nói (chủ nghĩa đó) là trường tồn, là giá trị vĩnh hằng, là ‘kim chỉ nam’ cho mọi thời đại, hết đời này sang đời khác phải ghi nhận, ngợi ca và đi theo. Quy luật phát triển và vận hành xã hội không bao giờ có chuyện đó.
Thực tiễn là cái nền cơ sở quan trọng tạo ra cảm quan, nhận thức, khẳng định ý thức con người. Mọi sự suy cảm, biện minh, lý giải và tuân  thù mà không dựa vào cơ sở thực tiễn (đương đại, thực tại) đều coi là giáo điều, rập khuôn, công thức, máy móc. Có những thực tế đã diên ra sờ sờ ngay trước mắt và chug quanh, nhưng nhiều người vẫn bảo thủ đến mức ‘đường ta ta ứ đi’ thì quả là sai lầm lớn từ nhận thức, tư duy đến hành động. Đó là sự tai hại ngay chính tự trong đầu mình lan tỏa ra, thường là chuôc lấy thất bại.  Đến khi tỉnh ngộ hoặc chuốc hậu họa lớn mới nhận ra thì đã quá muộn.
Trong cán bộ, đảng viên của ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến quan điểm, tư tưởng, cách nhìn, cho đến cách sống, lối sông theo kiểu đó.
Sự phổ truyền, thấm sâu, lan tỏa và định hình (đến mức mặc định) phương pháp luận kiểu đó, người ta gọi chung là ‘bê tông hóa tư duy’.
Hôm mới đây, tôi được mời dự một hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của đảng bộ một khu phố. Ông Bí thứ Đảng ủy Khu phố đọc bản sơ kết, nêu thành tích, đánh giá những mặt mạnh, yếu trong lãnh đạo nửa nhiệm kỳ qua. Nguyên văn bản sơ kết có đoạn: “Trên địa bàn khu phố và phường mấy năm qua găp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội, do giá cả thị trường tăng vọt, đồng tiền mất giá…Ngoài những nguyên nhân chủ quan, khách quan, sự lãnh đạo của đảng bộ cơ sở còn những yếu kém, còn do nguyên nhân sau xa hơn là tình hình chug của cả nước; như nghị quyết Trung ương đã đánh giá: Kinh tế – xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫn ở mức cao, khiếu kiện đông người, đình công xảy ra ở nhiều nơi; số vụ tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trong quản lý, điều hành của Nhà nước còn những yếu kém”…
Ông Bí thư Đảng ủy vừa đọc lên câu đó, lập tức có mấy ý liến đua nhau, tranh nhau cắt ngang: “Chỗ này không được, không được viết thế”.
Bí thư Đảng ủy :
- Vâng, thì các đồng chí để tôi đọc xong rồi góp ý.
Một ông đỏ mặt tía tai nói to:
-         Không được, chỗ đó quá bị dội, bị sai quan điểm, phải sửa ngay.
Bí thư Đảng ủy:
-         Đây là tiôi trích dẫn theo Nghị quyết Đại hội XI, nghị quyêt shội nghị Trung ương 3, 4, 5 đều đánh giá như vậy, sao lại sai quan điểm? Mà đó là thực tế chứ!
Một bà, giọng the thé:
- Phạm thượng, trên các ổng nói được, ta ở cơ sở, đưa vào báo cáo sơ kết như thế là phạm thượng…
Bí thư Đảng ủy:
- Thưa các đồng chí, chúng ta là những đảng viên, tuy hưu trí nhưng cũng nhiẹt tình tham gia phong trào với địa phương, cơ sở. Như chúng ta mà không dám nhìn thẳng vào thực tế , không dám nói thẳng nói thật, thì còn mong gì chuyển biến với lại đổi mới?
Một vị khác, giọng dứt khoát:
- Nghị quyết nào, ông đưa ra!
Bí thư Đảng ủy:
- Thế đồng chí cũng chưa đọc nghị quyết à? Có tổ chức học tập quán triệt mấy đợt rồi kia mà!
Ông kia:
- Tôi muốn anh chứng minh rõ.
Bí thư Đảng ủy, lật tìm tại liệu có đem theo, đọc:
- Đây, nghị quyết và ngay cả phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng nếu rõ: “Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và thiếu kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập”…
Bà kia, đứng phắt dậy, tóc bạc phơ, vừa nói vừa thở, tỏ ra bức xúc:
- Thế là phạm thượng, bản sơ kết này phải viết lại, bỏ những đoạn ‘dưới dám nói dám phê cấp  trên’ đi. Dù sao chúng ta cũng là cơ sở, không được ‘phạm thượng’!…
Ra về, tôi cứ day dứt hoài: Thảo nào, bản kiểm điểm đảng viên hàng năm của hơn 3 triệu đảng viên đều có câu giống nhau: “Tuyệt đối trung thành với quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng…Bản thân góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh!...”.  Kể cả những đảng viên suy thoái, biến chất nặng, thuộc diện 'nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có' mà trong kiểm điểm đảng viên hàng năm vẫn sáng chói những câu chữ: "Tuyệt đối trung thành", vẫn "vai trò gương mẫu"...Cái chữ ‘tuyệt đối’ sao mà có sức nặng đến vậy? Nguy! Trì trệ, bảo thủ, giáo điều, công thức, cứng nhắc như vậy thì nguy! Hô hào đổi mới tư duy, đổi mới phương  pháp, phong cách, tác phong công tác mà thực tế tại cơ sở còn tự trói chân mình như vậy, sẽ còn bế tắc nhiều lắm. Ôi, ‘bê tông hóa tư duy’ còn kìm hãm, kéo lui xã hội đến bao giờ?
Thế mới có những câu thơ
        Đảng viên gương mẫu đầu tàu
Có ông thủ cựu trong đầu mọc rêu
        Lương hưu vẫn nhận đều đều
Mấy câu đường lối lều bều giữ nguyên
        Nói vanh vách chẳng hề quên
Dân ta nghe vậy phát điên cả đầu.
BVB

Để chính khách thành nghề vất vả

Dân xem, dân hỏi, dân bàn luận. Thời buổi minh bạch, không thể mãi bưng bít thông tin như thuở xưa, ứng xử nơi công cộng của cán bộ lãnh đạo ở nước ta đều được người dân soi thật kỹ. Giữ những chiếc ghế quá nóng, các bộ trưởng ngành Y tế và Giáo dục hiển nhiên được công chúng đặc biệt chú ý. “Bệnh viện như trại tỵ nạn”, phát biểu gần đây của Bộ trưởng Bộ Y tế thêm một lần nữa lại được dư luận quan tâm.
Bà Bộ trưởng đã nhiều dịp phân trần nỗi vất vả của ngành y tế trước các diễn đàn Quốc hội. Bức xúc trước sự nhếch nhác của hệ thống bệnh viện nước ta, bà đã than cùng nỗi bất hạnh của hàng vạn bệnh nhân. Cũng như toàn dân, bà đã nhận biết được vấn đề chính sách: nước ta cần một hệ thống y tế tử tế hơn với số phận của mỗi con người.
Song bộ trưởng là chính khách, tức là một người làm nghề đưa ra và lựa chọn các giải pháp chính sách. Người ta mong đợi và đánh giá chính khách bởi đường lối chính sách cụ thể mà họ đưa ra. Nhận diện vấn đề thì không quá khó, người dân và công chức hiểu biết tầm trung cũng đủ sức làm. Song đủ trí tuệ, bản lĩnh để lựa chọn các giải pháp chính sách và khéo léo thuyết phục toàn xã hội ủng hộ cho lựa chọn của mình, điều ấy cần tới kỹ năng của người làm chính khách.
Nước ta đang ở cao trào thảo luận xây dựng một bản Hiến pháp mới cho những thập niên tương lai. Đó cũng là một dịp để bàn thêm về trách nhiệm của nền công vụ trước nhân dân và nhu cầu phân tách rạch ròi giữa đội ngũ công chức thừa hành với các chính khách có chức năng dẫn dắt, lãnh đạo.
Một quốc gia trở nên đói nghèo thường bởi thể chế quản trị quốc gia lạc hậu, trong đó có nền công vụ kém hiệu quả, trơ ỳ trước đòi hỏi của nhân dân. Nếu ước đoán có tới 30% công chức nước ta không làm được việc và người dân còn phải thường xuyên đàm tiếu về những lựa chọn chính sách không kém phần bi hài, thì rõ ràng nhu cầu thiết kế lại nền công vụ để chịu trách nhiệm trước người dân là một sức ép thực sự bức bách.
Trong một nước theo thể chế cộng hòa, quyền lực là của chung nhân dân, muốn vậy hãy tạo ra các sức ép buộc chính khách thường xuyên phải chịu đựng nỗi vất vả bởi nghề của mình. Năng lực của chính khách phải được đo lường bởi sự khôn ngoan của những chính sách do họ khởi xướng hoặc lựa chọn. Người không thạo nghề thì cần phải được thay. Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm trong các kỳ họp Quốc hội, đối thoại chính sách, mở rộng thêm các phiên điều trần, cũng như buộc chính khách chấp nhận rộng rãi hơn sức ép phản biện của dư luận, báo chí… là những bước cải cách nho nhỏ, đang từng ly một nhích dần tới trách nhiệm giải trình của người làm nghề chính trị ở nước ta.
Ước gì làm chính khách sẽ là một nghề ngày càng vất vả, vất vả vì dân.

Bộ Công an khảo sát Trường Sa

Ngày 18/5, đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Công an đã tới Trường Sa để khảo sát trong bối cảnh Trung Quốc đang xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Bộ Công an và Đảng ủy công an trung ương tiến hành việc cử một đoàn cán bộ cao cấp tới quần đảo Trường Sa. Đoàn đại biểu gồm 145 thành viên, do Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an dẫn đầu cùng các cán bộ cao cấp khác như Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, phó chính ủy Quân chủng Hải quân, và đoàn đại biểu của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Tại đây, Bộ Công an sẽ tiến hành khảo sát thực tế, đề xuất những biện pháp để bảo đảm trật tự, an ninh trên vùng biển Việt Nam,
Theo Sunstar của Philippines Hải quân của Trung Quốc đã neo đậu tại các rạn san hô, rình rập, đe dọa, quấy rối thuyền của Philippines tại khu vực Second Thomas Shoal (hay còn gọi là Bãi Cỏ Mây).

nst_1353661597_IMG_3860Nó chết thật rồi!!!


Cây Sưa chính thức ghi tên Phó Thủ tướng ngày 25.02.2012 =>

Chu Mộng Long – Nó đấy chính là cái cây Sưa được Phó Thủ tướng chính thức đứng tên trồng lưu niệm vào dịp về thăm Trường Đại học Quy Nhơn ngày 25 tháng 02 năm 2012.
Nó đứng hiên ngang giữa đường đi vào cửa Nhà Trung tâm 15 tầng như một niềm tự hào vĩ đại của chúng ta.
Không ai biết nó thuộc giống cây gì, nên người ta thường gọi tên cây theo bảng ghi danh người ngồi dựa gốc.
Nó đã sống được đúng một năm để giơ tay đón Phúc, gật đầu gọi Xuân…
Vậy mà sau một năm thì nó đã chết.
Theo cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, nó chết vì sâu. Không biết cái cây gỗ quý hiếm này Phó Thủ tướng lấy ở đâu ra và mua giá bao nhiêu, người thì nói 100 triệu, người thì bảo phải vài ba trăm triệu…, không rõ thực hư thế nào, nhưng bây giờ thì bọn sâu đã đục khoét từ tàn phế đến chết rồi.
Vậy là chúng ta còn quá nhiều sâu. Sâu lớn chết, sâu nhỏ ra đời, dù bao nhiêu nỗ lực phát động phong trào diệt sâu. Cái cây gỗ quý hiếm thuộc diện bảo tồn, hơn nữa là sản phẩm văn hóa của truyền thống cách mạng – truyền thống trồng cây lưu niệm để bất tử hóa lãnh đạo – bọn sâu nó vẫn không tha.
Không diệt sâu tận gốc thì cơ chừng này cái cây Lộc Vừng được trồng sẵn phía bên kia đường chờ gần cả năm nay để chính thức gắn tên Chủ tịch Quốc hội vào gốc không khéo cũng sẽ bị bọn sâu nó đục khoét đến chết mất!
Ô hô, thương thay!
Nó chết thật rồi!!!
Mà nó chết cũng phải. Vì có người nói, theo phong thủy, nó không chết thì cũng nhiều người chết???
Bản tin này thay lời cáo phó!
Cayphothutuong2
Nó chết thật rồi! Cái biển ghi danh cũng biến mất!
CayChutichQH1
Còn cái cây Lộc vừng này ở tư thế hãy đợi đấy?