Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

Tiếng nói Uyên, Kha trước Tòa- Lời cảnh tỉnh cho đảng CSVN

Chắc tôi không cần nói nhiều về sự phi pháp, phi nghĩa, phản dân phản nước, và cũng thật ngu xuẩn của những kẻ kết án nặng nề hai em Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
Uyên, Kha trước Tòa
Phi pháp phi nghĩa vì không thể hạch tội hai em “chống ĐCS”, đơn giản vì không có tội danh này trong luật của chính nhà nước VN, vì không thể đồng nhất ĐCS với Nhà nước hay Dân tộc.
Phản dân phản nước lại còn ngu xuẩn: vì cáo trạng đã hạch tội Phương Uyên “nói những điều không hay về TQ” tức là công khai thú nhận cái bóng khổng lồ của thiên triều Trung Cộng đã đè bẹp luật pháp VN, công khai thú nhận bản án này là của một lũ bề tôi nhằm chuộc lỗi với thiên tử.
Ngu hơn nữa, vì không có sự nhạy bén chính trị để hiểu rằng bản án dành cho Kha, Uyên hôm nay chính là gáo nước lạnh cuối cùng cho tàn lửa hy vọng trong lòng những người VN yêu nước vẫn đang chờ đợi ĐCS có ý thức thực thi một lộ trình dân chủ hợp lý, chính là lời tuyên bố bất khoan dung với thế hệ trẻ của đất nước.
Điều tôi muốn bày tỏ, với tất cả lòng yêu thương cảm kích, với niềm hứng khởi và lòng tin vững chắc: phiên toà xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của VN.Lần đầu tiên, những người rất trẻ, một nữ sinh tuổi 21, một thanh niên lao động tuổi 25, thể hiện ý thức chính trị rõ ràng, nhận thức sắc bén, lòng tin vững vàng trong hành động của mình. Những kẻ toan tính hạ thấp, bôi bẩn việc làm yêu nước của Phương Uyên bằng cách gán cho cô động cơ muốn có cái máy ảnh và vài đồng tiền còm… đã thất bại thảm hại. Kể cả một số vị có lòng muốn giảm án cho cô với lý do cô nhẹ dạ, bồng bột, chắc hôm nay thấy chính mình mới bồng bột vì đã đánh giá thấp thế hệ con em.
Lần đầu tiên, những lời “nhận tội, xin khoan hồng” quen thuộc đưọc ngụy tạo nhờ thủ đoạn khủng bố cộng với lừa phỉnh đã bị hai người rất trẻ lật ngược trước pháp đình bằng lời khẳng định đanh thép “tôi không có tội”, hay “chỉ có một tội là yêu nước”.
Theo nhiều lời tường thuật đáng tin, phát biểu trước toà của Đinh Nguyên Kha thể hiện nhận thức rất chuẩn về luật pháp, hơn nữa, về một vấn đề chính trị căn bản đang nóng hổi trên diễn đàn lề phải cũng như lề trái xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp – tính chính danh của ĐCS, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Dân tộc: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Lần đầu tiên, chân lý này được dõng dạc tuyên bố công khai từ miệng một người trẻ không vướng ân oán gì với ĐCS, trong khi không ít vị lão thành còn có gì đó lấn cấn.
Truyền đơn của Uyên viết bằng máu
Nguyễn Phương Uyên thì khẳng khái: “Ông Hồ Chí Minh nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Trong câu nói của Uyên, có một chi tiết tưởng nhỏ mà không nhỏ: Lần đầu tiên, tôi nghe một nữ sinh thể hiện ý thức công dân trưởng thành khi gọi nhà lãnh đạo là “ông Hồ Chí Minh” như thông lệ quốc tế văn minh chứ không phải “Bác Hồ” theo lối “gia đình chủ nghĩa” quen thuộc kiểu làng xã, tuy cô vẫn thể hiện sự tôn trọng đúng mức.
Chính nhận thức chính trị vững vàng và sâu sắc đã tạo nên phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, hiên ngang, gương mặt sáng bừng của Kha, Uyên trước một “bày viết thuê và lũ giết thuê” (mượn chữ của Tố Hữu nói về Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường).
Không thể không nhớ đến câu nói của Lý Tự Trọng trước toà án thực dân Pháp: “Tôi chưa đủ tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Không thể không nhớ đến nụ cười Võ Thị Thắng trước toà án Sài Gòn.
Chỉ với hai câu nói trước toà, Kha và Uyên đã đi vào lịch sử.
Nếu nhà cầm quyền đã lúng túng và lo sợ vì một tiếng bom Đoàn Văn Vươn, một hành động “tự phát” chỉ vì “con giun xéo lắm cũng quằn”, thì tiếng nói ôn hoà dõng dạc của hai người gái, trai rất trẻ Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chính là lời cảnh cáo cuối cùng cho chế độ độc tài toàn trị. Bởi vì nói theo chữ của các nhà Marxist, tiếng nói ấy đánh dấu bước chuyển từ “đấu tranh tự phát” sang “tự giác” của những người dân bình thường không cần phải là “nhân sĩ, trí thức” hay “nhà dân chủ” gì hết! Và nội dung đấu tranh đã thể hiện nhận thức chính trị rất sáng rõ, rất rành mạch: Độc lập Dân tộc (cụ thể là chống “Tàu khựa” như chữ của Phương Uyên) từ nay không còn thể gắn với CNXH, tức là với ĐCS (như Đảng vẫn ra sức nhồi sọ), mà ngược lại, phải gắn với nền Dân chủ không có sự toàn trị của ĐCS.
Có chăng điều gì phải trao đổi với hai em, thì chỉ là một đề xuất về phương pháp đấu tranh: Truyền đơn của Kha, Uyên chưa vạch ra được con đường “diễn biến hoà bình” mà nhiều nguời yêu nước, trong đó có bản thân người viết bài này, hy vọng. Nhưng nếu ĐCS vẫn quyết tâm chỉ một con đường cố sống cố chết đàn áp mọi tiếng nói bất đồng, vẫn không chịu hoặc không còn khả năng đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm, thì điều gì tất yếu sẽ xảy ra, chắc không cần phải đoán.
Nhà thơ Hoàng Hưng
(buudoan.com)

Một ông Hồ nhỏ

Hai câu chuyện nhỏ kể sau, dù tôi được đọc đã khá lâu nhưng lần nào xem lại cũng thấy lòng (thoáng) có chút gì ái ngại:
Khoảng cuối 1970, nhà văn Nguyễn Khải có dịp cùng với Tô Hoài qua New Delhi, dự hội nghị nhà văn Á Phi, trước và sau đó đều có ghé qua Moskva. Trong câu chuyện kể lại với chúng tôi ở Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khải dành cho Tô Hoài một vai khá đẹp:
- Đến New Delhi, ông ấy cũng chỉ có bộ vét-tông tài chính cũ kỹ. Ấy thế nhưng tây nó lại thích, có mấy tay nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, sách toàn được nhà Gallimard ở Pháp cho in mà trông cũng xuềnh xoàng như lão bán vải.
- Đi họp thời nay thể nào cũng phải có chuyện đấu đá một chút. Được cái Tô Hoài nói khôn lắm. Trước lúc thông qua cái văn kiện, ông ấy chỉ vừa cười vừa bảo với mấy tay Nga: “Làm thế nào để tôi có thể đi nữa thì làm”. Thế là tự họ thu xếp với nhau, khiến cho sứ quán mình cũng nghe được.
(Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người: Tô Hoài và Những Nghiêm Chỉnh Của Kiếp Phù Du. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Khoảng năm 1982, Xuân Diệu vừa đi Pháp về, đang nói chuyện trên phòng họp, thì ở nhà ngang, Nguyễn Tuân rỉ tai tôi :
- Đang nói rằng chuyến đi thành công lắm, có nói thế bận sau người ta mới cho đi nữa! (sđd, tr. 321 -322).
“Người ta” quả là có khó khăn trong việc đi/lại của dân chúng, kể cả những cán bộ văn nghệ cao cấp như Tô Hoài, hay “danh nhân văn hoá” – cỡ như Xuân Diệu. Thảo nào, trong dân gian thường (nghe) có tiếng than van và giễu cợt:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An – Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào…
Mãi cho đến “thời kỳ hội nhập” thì chuyện vào/ ra (ở nước ta) mới trở nên thông thoáng hơn thấy rõ, nếu so với Bắc Hàn! Bởi vậy, hễ ai có dịp “đi ra” là y như rằng khi “đi vào” thế nào cũng có chuyện làm quà – dù thường chỉ là chuyện nhạt.
Riêng câu chuyện sau đây, của ông Nghiêm Tiến Quang – giám đốc công ty in báo Hà Nội – lại hơi bị mặn (chắc) tại thêm thắt và mắm muối quá tay:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi”. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không?”. Ông gật đầu: “Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc”.
Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:
Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).
Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.
Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND
cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: antg.cand.com

“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:
17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.
Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…

Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.
 
Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!
Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.

Coi:
Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).
Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:
Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…
Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần. Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:
“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”
Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên.” Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và “đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.
Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?
Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.”
Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn (rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không
Tưởng Năng Tiến
(RFA Blog)
 

Ngư dân Lý Sơn: 'Nó bắt, nó đánh cũng không sợ'!

Mặc dù thường hay đi rượt đuổi, đánh đập, tịch thu tàu, phá hại ngư lưới cụ thế nhưng ngư dân ở Lý Sơn vẫn không hề nản lòng. Họ vẫn kiên quyết tâm bám biển mưa sinh đồng thời bảo vệ ngư trường truyền thống, thông qua đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
LTS: Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng phi pháp từ năm 1974. Từ đó đến nay, TQ luôn tìm cách ngăn cản, gây rối, bắt bớ tàu thuyền ngư dân của ta đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Tàu cá của các ngư dân vẫn vươn ra khơi đánh bắt cá.

Vẫn quyết tâm bảo vệ ngư trường

"Nó bắt, nó đánh thì đánh nhưng mình không sợ vì vùng biển Hoàng Sa là ngư trường quen thuộc của ngư dân Lý Sơn từ xưa đến nay. Vì vậy ngư dân Lý Sơn ra đó đánh bắt thủy hải sản...", đó là tâm sự của hầu hết ngư dân mà chúng tôi tiếp xúc ở đảo Lý Sơn.
Ngư dân Lê Trúc 48 tuổi ở thôn Tây An Vĩnh với nước da đen ngâm, đầu tóc bạc vàng vì hàng ngày phải tiếp xúc với nắng và vị nặm của nước biển. Nhìn vẻ bên ngoài trông anh già hơn với tuổi đời vốn có của mình, ngư dân Lê Trúc nói: "Những năm gần đây đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc thường hay dùng tàu để rượt đuổi, thấy tàu thì chúng tôi né rồi tìm địa điểm để tiếp tục khai thác. Có lần họ bắt lại lấy súng uy hiếp yêu cầu tất cả anh em thuyền viên quỳ xuống, lấy hết hải sản mình khai thác được, phá hại ngư lưới cụ buộc mình phải về không. Vào bờ mình sắm sửa lại và tiếp tục đi đánh bắt." 
Còn ngư dân Lê Khởi thì khẳng định: Mặc dù bị rượt đuổi, phá hại ngư lưới cụ, đánh đập, thu tàu cá nhưng tất cả ngư dân trên đảo Lý Sơn không phải riêng tôi điều kiên quyết bám biển bảo vệ ngư trường Hoàng Sa. Bị phá hại thì sắm sửa lại rồi tiếp tục vươn khơi."

Ngư dân Lê Trúc

Ngư dân Dương Được thì bộc bạch: "Nói gì thì nói cũng phải ra Hoàng Sa để đánh bắt thôi. Lúc bị Trung Quốc bắt vô cớ cũng thấy sợ nhưng xong rồi mình cũng tiếp tục ra Hoàng Sa khai thác thủy hải sản nó giống như thói quen vậy".
"Bị bắt bị đánh nhiều lần nhưng giờ tôi vẫn đi ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt để mưu sinh đồng thời khẳng định chủ quyền của đất nước. Tôi không hề sợ hãi nhưng chỉ bực tức vì đây là ngư trường quen thuộc mà cha ông ta đã khai thác từ bao đời nay" ngư dân Lê Tân thể hiện sự bực tức khi chia sẻ. 
Ngư dân Dương Lúa thì quả quyết: "Sợ thì đâu dám ra Hoàng Sa để đánh bắt nữa. Có lần bị nó bắt lại đưa súng vào đầu cũng ghê lắm nhưng nghĩ lại đó là vùng biển mình đã khai thác hải sản hơn 30 năm nay thì chuyện gì phải sợ."
Ngư dân Lê Khuân Phó chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh thì thể hiện tinh thần vươn khơi bám biển bằng cách hàng ngày với công việc trực canh hệ thống máy Icom để giữ liên lạc giữa các tàu đang đánh cá ngoài khơi và giữa ngoài khơi với quê nhà, đồng thời góp công sức xây dựng Nghiệp đoàn nghề cá của xã ngày một vững mạnh để làm chỗ dựa tinh thần cho ngư dân yên tâm vương khơi bám biển lâu dài.

Anh Khuân cho biết: Tôi nghĩ đi biển từ đầu năm 2012, đến tháng 7/ 2012 thì tham gia vào Nghiệp đoàn nghề cá của xã. Nói nghĩ đi biển nhưng giờ công việc hàng ngày vẫn gắn bó mật thiết với ngư dân. Làm công việc này tuy không nặng nhọc như đi biển nhưng cũng bận bụi lắm vì hàng ngày làm việc ở xã, tối trực canh hệ thống máy Icom đôi khi cũng phải làm thứ bảy và chủ nhật. 
Anh Khuân cho biết thêm, Mình làm công việc này đã hơn 9 tháng nhưng chưa có lương, không phải vì thế mà tôi bỏ bê công việc vì mình vào đây làm theo tinh thần tự nguyện với mong muốn đóng góp một phần công sức phục vụ cho ngư dân vương khơi bám biển để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngư dân Dương Lúa
Mong được sự hổ trợ vốn
Những ngư dân ở Lý Sơn thường bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, phá hại ngư lưới cụ, đánh đập và bị tịch thu tàu. Vì thế họ đang gặp khó khăn, người ít nhất cũng vài ba trăm triệu, người  tệ hại không có tàu phải đi bạn. Vì vây họ mong muốn được sự giúp đỡ từ Nhà Nước.
Ngư dân Lê Trúc tâm sự: "Mong muốn Nhà nước có những chính sách để hổ trợ ngư dân bám biển lâu dài. Đồng thời có những tiếng nói thích hợp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân."
Ngư dân Lê Khởi hiện đang thiếu nợ nói: Nếu như được Nhà nước hổ trợ kinh phí tạo điều kiện để tôi tiếp cận nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi để trả lại nợ cho các đầu nậu thì ngư dân chúng tôi sẻ yên tâm bám biển hơn.
Ngư dân Dương Lúa (48 tuổi) đã bị Trung Quốc tịch thu tàu thì mong muốn: Nếu được Nhà nước quan tâm cho tôi vay một ít vốn ưu đãi tôi sẻ mượn thêm đóng lại tàu để tiếp tục đi đánh bắt. Giờ mình còn trẻ còn đi đánh bắt tốt mà đi bạn cho người ta thì cũng không được mấy đồng.
Ngư dân Trần Hiền (34 tuổi)ở xã An Vĩnh bộc bạch: "Bữa trước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói sẽ tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn với lãi xuất thấp nếu được vậy mình sẻ có tiền đóng mới lại tàu, sữa chữa lại máy móc để chạy tốt hơn chứ vay vốn từ tư nhân lãi xuất cao chụi không nổi."
  Tấn Tài 
  (GDVN)

Hiến định việc Thủ tướng báo cáo trước dân

Quy định Thủ tướng và các bộ trưởng thực hiện báo cáo công tác trước nhân dân theo đề xuất của Chính phủ đã được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết như vậy tại buổi họp báo về lấy kết quả ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo kế hoạch của Chính phủ vào sáng 17/5.
Theo ông Liên, báo cáo 104 trang về nội dung này của Chính phủ được chắt lọc từ khoảng 5.000 trang báo cáo tổng kết lấy ý kiến nhân dân của 63 tỉnh thành và 30 bộ, ngành thể hiện 7 nhóm vấn đề của dự thảo được quan tâm đề xuất hoàn thiện.
Hien dinh viec Thu tuong bao cao truoc dan
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong một lần phát biểu trước Quốc hội.
Với chương VII - Chính phủ, báo cáo kiến nghị xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, bộ trưởng, cụ thể mối quan hệ phân công phối hợp, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước giữa Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các thiết chế hiến định độc lập.
Làm rõ hơn về nội dung này, Thứ trưởng Liên cho biết Chính phủ kiến nghị, khi đã công nhận Chính phủ là cơ quan hành pháp, thì không nên coi đây là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Điều này rất quan trọng, ông Liên nhấn mạnh.
Hiến pháp quy định thế nào để Chính phủ có quyết các chính sách thuộc tầm điều hành nhằm ứng phó nhanh nhạy với đòi hỏi của thực tiễn, chương về Chính phủ không nên quy định quá chi tiết, ông Liên cho hay.
Về tăng cường trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, theo ông Liên kiến nghị được đưa ra tại báo cáo của Chính phủ là xác định rõ vị trí của Thủ tướng và nhất là thành viên Chính phủ. Thủ tướng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Còn bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước dân những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Về các vấn đề khác, Chính phủ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân Tối cao, Hội đồng Hiến pháp có liên quan đến Chính phủ nhằm cụ thể hóa nhất quán nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập páp, hành pháp, tư pháp và nguyên tắc phân cấp, kiểm tra giữa Trung ương và địa phương.
Báo cáo của Chính phủ cũng thể hiện quan điểm tán thành với việc ghi nhận tại điều 4 về vị trí và vai trò lãnh đạo của Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời cần ghi nhận và đảm bảo thực thi quyền lập hiến của nhân dân.
Chính phủ cũng kiến nghị ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật.
Đa số ý kiến góp ý tập trung vào kiến nghị hoàn thiện quy định về các trường hợp thu hồi đất và bồi thường trong trường hợp thu hồi đất theo hướng trong mọi trường hợp nhà nước thu hồi đất đều phải đền bù theo giá thị trường, không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do "các dự án phát triển kinh tế, xã hội", ông Trần Tiến Dũng, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết.
Trả lời câu hỏi của báo chí về mức độ tiếp thu các kiến nghị tại báo cáo của Chính phủ, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết do mới nhận được dự thảo sửa đổi mới nhất nên ông cũng chưa rõ cụ thể mức độ tiếp thu. Song, “có nhiều vấn đề được tiếp thu và chất lượng dự thảo tốt hơn trước”.
Ông Liên cũng nhấn mạnh quan điểm xây dựng luật là quá trình thuyết phục lẫn nhau, nên có ý kiến khác nhau và có kiến nghị chưa được tiếp thu là việc bình thường.
Với câu hỏi về công khai báo cáo của Chính phủ để toàn dân biết, theo ông Liên, hiện không có quy định về việc này nên chưa thể làm, nhưng sẽ đề xuất và công khai nếu được chấp thuận.
Liên quan đến kinh phí dành cho việc lấy ý kiến, Thứ trưởng Liên cho hay hiện chưa tổng kết xem kinh phí thế nào, nhưng nếu có tốn kém cũng chấp nhận vì đây là sản phẩm quan trọng cần có ý kiến của nhân dân.
(VnEconomy)

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ: “Hồ Tập Chương thay cho cụ Hồ là chuyện tầm bậy”

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ
Nhà thơ Khổng Minh Dụ xuất thân là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Anh vừa chiến đấu vừa viết văn. Sau đó anh sang ngành công an và ở miết đó khi được thăng lên cấp tướng, Cục trưởng Cục bảo vệ Văn hóa Bộ Công an rồi về hưu. Hồi đó thắng hàm cấp tướng ở cơ quan bảo vệ văn hóa là hiếm lắm.
Hôm nay giữa tháng năm nắng cháy nhiệt độ Hà Nội lên gần 40o C, tôi và nhà thơ Trần Hậu rủ nhau ra quán bia Cung Việt Xô giải nhiệt.
Bất ngờ gặp anh Dụ đang một mình “cô đơn” một cốc bia. Anh mời nhiệt thành vào bàn và đãi bia tôi và Trân Hậu một cách thậm tình.
Nhà thơ Trần Hậu chưa biết anh Dụ, tôi giới thiệu luôn. Trần Hậu đọc bài thơ anh Dụ in trên Văn nghệ công an một cách cuốn hút. Anh Dụ thích lắm. Ai cũng vui.
Tôi nhớ lần Đại Hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ  V, thứ VI gì đó ở Hội trường Ba Đình, nhà thơ Khổng Minh Dụ lên phát biểu ý kiến. Ý kiến của anh được mọi người chú ý và tôi vẫn còn ghi nhớ. Anh nói rằng: “Không chỉ các nhà văn đau xót vì sự hy sinh của nhân dân trong cuộc kháng chiến của dân tộc mà tất thảy người Việt Nam nào cũng đâu xót vì chiến tranh. Chúng tôi những người lính, người công an cũng đau xót không kém. Chúng tôi chưa cấm ai viết về sự hy sinh mất mát đó. Nhiều cơ quan, nhà xuất bản tự cấm lẩn nhau rồi đổ vấy cho cơ quan bảo vệ văn hóa. Việc đó không bằng…”
Giờ giải lao tôi đến bắt  tay anh, chúc mừng lời phát biểu tâm huyết.
Tôi nghe danh anh Khổng Minh Dụ trước khi gặp anh ở Đại Hội nhà văn.
Một lần nhà thơ Trần Ninh Hồ bảo tôi nhân tập thơ Tâm sự người lính bị Ban Tư tưởng Văn hóa cấm các đài báo tuyên truyền trước đây. Anh Hồ nói: “ Tao bảo Khổng Minh Dụ không nên bắt Đỗ Hoàng. Tôi với ông đều bộ đội ở Đại bản doanh, còn thằng Hoàng nó là lính chiến trên chiến hào, nó có quyền viết về nỗi đau của thằng lính. Tôi đọc Tâm sự người lính rồi. Nó viết dữ dội đấy, nhưng chiến tranh dữ dội hơn nhiều”
Sau đó thì anh em quen thân. Thỉnh thoảng anh Dụ mới tôi và bạn bè đi uống bia.  Tôi biết anh Dụ ngoài công việc còn lo gia đình rất tận tâm, tận tình, tận nghĩa. Vợ anh trọng bệnh phải nằm nhà 14, 15 năm trời. Gương chăm chút vợ con của anh sánh với gương nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh chăm vợ bị liệt 18 năm đằng đẳng.
Nhà thơ Khổng Minh Dụ xuất thân là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Anh vừa chiến đấu vừa viết văn. Sau đó anh sang ngành công an và ở miết đó khi được thăng lên cấp tướng, Cục trưởng Cục bảo vệ Văn hóa Bộ Công an rồi về hưu. Hồi đó thắng hàm cấp tướng ở cơ quan bảo vệ văn hóa là hiếm lắm.
Tôi nhắc lại chuyện cũ.
- Mình đã có ý kiến bắt cậu bao giờ, họ phóng đại lên đấy – Anh Dụ cười một cách bề trên.
- May có những người như tướng quân nên đất nước không có vụ Nhân vắn – Giải phẩm thứ hai
– Tôi nói chân thành không khách sáo.
- Cuộc đời nó cũng phải thay đổi, tiến lên và có cách nhìn, cách nghĩ nhân văn hơn chứ - Anh Dụ cười tươi tỉnh.
Quay lại chuyện văn thơ. Tôi nhắc chùm thơ của anh in trên Tập chí Nhà năm trước do tôi chọn, và tập thơ tình của anh tặng tôi được nhiều anh em thích.
Trần Hậu cũng góp vui:
- Tướng quân làm thơ tình hay là quá trân trọng. Chúng tôi mừng tướng quân một ly bia đầy.
Anh Dụ khoái lắm!
*
*  *
Tôi hỏi anh:
- Bấy giờ trên mạng họ đưa sự việc Hồ Tập Chương thay Cụ Hồ do tình báo Hoa Nam cài vào, anh thấy thế nào?
- Đó là việc tầm bậy, tầm bạ, cậu mà nghe à? – Anh Dụ tỏ vẻ giận dữ. -Không nên nghe những việc như thế.
Tôi đồng cảm với anh.
- Còn việc Nguyễn Khoa Điềm bị ông cậu ruột của vợ (Thái Thị Lợi) tố cáo trước Đại hội Đảng lần thứ X là không Đảng viên mà mạo nhận đảng viên để luồn sâu, leo cao, nhiều người có tờ đơn phô tô ấy, anh biết chứ? – Tôi hỏi tiếp.
- Tớ cũng có tờ đơn ấy. Nhưng thôi họ đã được tổ chức xử lý công bằng, họ về rồi, quên đi. – Anh Dụ có vẻ ngậm ngùi – Uống bia đi và anh em chúng ta cố viết cho hay. Vì chúng ta là nhà văn!
Oke! Zô ! Zô!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
(Văn chưong+)
 

Nguyễn Công Khế đã dùng tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?

Tôi viết bài báo đầu tiên về Huỳnh Tấn Mẫm năm 1976, kể lại cuộc dấn thân của anh trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn trước giải phóng. Sau đó không lâu, tôi cùng công tác với anh ở cơ quan Trung ương đoàn. Đó là một người nhanh nhẹn, có gương mặt thanh tú, đôi mắt hiền, tính nết hòa đồng, nhưng ẩn chứa một sức mạnh nội tâm, một thái độ khinh bạc.
Anh Huỳnh Tấn Mẫm trong phong trào Sinh viên Sài Gòn
Một chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.
.
Khi được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.
.
Anh Huỳnh Tấn Mẫm
Những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên trời! Người ta nói Trung ương đoàn chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.
.
Như con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy, mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.
.
Có giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế, lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam và hình như chưa viết được gì nhiều.
.
Nguyển Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.
.
Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm – Nguyễn Công Khế tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.
.
Nguyễn Công Khế  - Kẻ đã dùng mọi
thủ đoạn ti tiện để đạt được mục đích
Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề triệt uy tín Mẫm.
.
Ngày đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung ương đoàn phía Nam.
Nhưng sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.
.
Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27 – Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!
.
Mấy ngay sau, tôi hiểu động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.
.
Anh Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng nào? Nhưng cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!
Ông Trần Văn Mẫn (tên khác Trần Huy Mậu) tức nhà báo Trần Quang, Nguyên Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong TP HCM, vừa qua đời ngày 21/4/2013, trước lúc lâm chung vẫn còn hối hận vì đã ngây thơ, mắc lừa thủ đoạn bẩn thỉu của Nguyễn Công Khế nhằm triệt hạ Huỳnh Tấn Mẫm
Nguyễn Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó, đằng này đề đồng chí Trần Quang cầm quyết định trong tay rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy! Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn bị trước, và đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ. Cái quyết định bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt vào sọt rác, khi Trần Quang chưa được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà người ta có thủ đoạn (!?).
Thừa hưởng thói quen ăn chơi xa đọa, đàn điếm, Nguyễn Công Khế đã trở thành
"con sâu" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong làng báo Việt

Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Đây là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao cho Nguyễn Công Khế.
.
Bằng các mối quan hệ "hữu cơ" và các thủ đoạn nham hiểm Nguyễn Công Khế đã làm cho tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm.
.
Ngày 3/1/2006, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất – phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận thành tựu trong 20 năm Báo Thanh niên đồng hành cùng bạn đọc.
Tại lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương, từ trái sang: Ủy viên BCT -Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư Nguyễn Khoa Điềm, Tổng biên tập Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Tổng biên tập Lương Ngọc Bộ, Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Phong, Phó tổng biên tập Đặng Thanh Tịnh
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng gửi thư chung vui cùng những người làm báo Thanh niên. Bức thư có đoạn viết: “Thanh niên là tờ báo trẻ của làng báo Cách mạng Việt Nam nhưng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức đội ngũ, tổ chức nghiệp vụ nên đã sớm khẳng định được vị trí của mình, sớm trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước“.
.
Có mặt đầu tiên khi buổi lễ còn chưa bắt đầu là những nhà lãnh đạo qua các thời kỳ của Đoàn thanh niên: các ông Vũ Oanh, ông Đặng Quốc Bảo, Vũ Mão, Hà Quang Dự… Mọi người đã “thảo luận” rất sôi nổi về bài thơ mà ông Vũ Mão vừa “xuất khẩu thành chương” tặng Thanh Niên tròn 20 tuổi. Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh niên – anh Huỳnh Tấn Mẫm, đặc biệt tâm đắc với mấy câu thơ:
Nêu cao gương tốt hiển vinh
Thương người như thể chính mình gian nan
Bước chân vượt mấy suối ngàn
Trái tim nồng cháy chứa chan phúc đời“.
Ông Nguyễn Khoa Điềm gắn Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn Công Khế. Khi ấy, tôi nhìn anh Mẫm và nghĩ: Công Khế được khen thưởng, anh Mẫm phải có phần thưởng xứng đáng mới phải, công đầu phải thuộc về anh.
.
Mấy chục năm qua rồi. Chủ nhật vừa qua tôi lại thấy Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện trong vai trò một trong những trí thức, nhân sĩ yêu nước cầm chịch cuộc mít tinh trước Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh phàn đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Mái tóc anh đã điềm bạc, không còn nhanh nhẹn như xưa, nhưng ánh mắt vẫn có sức thu hút mọi người, và trong anh vẫn như còn lưu giữ sức mạnh tiềm ẩn.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Hiệu Minh - Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2019?

Lịch năm 2019
Thêm chú thích
Năm 2019 là năm không nhuận và bắt đầu vào thứ 3. Nhật thực sẽ thấy ở vùng Nam Á.
Giải vô địch thế giới về cricket sẽ tổ chức tại Anh và xứ Wales trong khi giải bóng chày sẽ được Nhật, Hong Kong và Singapore làm chủ nhà
Theo dự đoáncủa các nhà thiên văn, sẽ có một cú va đập của thiên thạch vào trái đất. Máy tính sẽ đạt tốc độ 1 Exaflop (10**18 – 10 mũ 18 phép tính giây)
Đập thủy điện Xayaburi Dam  sông Mekong của Lào sẽ hoàn thành.
Quân đội Anh sẽ rút khỏi Đức. Họ đã đóng tại đây từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Việt Nam sẽ có trung tâm vũ trụ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng gấp 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD và cán cân thương mại được cân bằng.
Tháng 9-2019, “ông nội tôi sẽ toi vào tuổi 70, bởi lão ăn quá nhiều và rất hay mắng trẻ con”, một cậu bé trên mạng cho biết.
Năm 2019, em Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tù sau khi thi hành án 6 năm. Phương Uyên ở tuổi 27 sẽ còn trẻ để làm lại cuộc đời.
Các UV BCT khi đó hầu hết đã lên cụ, thời gian chẳng còn nhiều trên thế gian này. Nếu ai đó có hối hận vì đã giam cháu Uyên thì cũng đã quá muộn để thay đổi.
 Các UV BCT     Tuổi năm 2013     2019
Nguyễn Phú Trọng     69     75
Nguyễn Sinh Hùng     67     73
Ngô Văn Dụ     66     72
Tô Huy Rứa     66     72
Nguyễn Tấn Dũng     64     70
Trương Tấn Sang     64     70
Lê Hồng Anh     64     70
Phùng Quang Thanh     64     70
Phạm Quang Nghị     64     70
Lê Thanh Hải     63     69
Đinh Thế Huynh     60     66
Nguyễn Thiện Nhân     60     66
Tòng Thị Phóng     59     65
Nguyễn Thị Kim Ngân     59     65
Nguyễn Xuân Phúc     59     65
Trần Đại Quang     57     63
 Hai tù nhân trẻ        
Nguyễn Phương Uyên     21     27
Đinh Nguyên Kha     25     31

Phương Uyên 21 tuổi và bản án 6 năm tù
Phương Uyên 21 tuổi và bản án 6 năm tù
Năm đó, Luck là chàng trai 18 tuổi, Bin 16, sẽ được phép lái xe. Tổng Cua đã về hưu, chưa biết đi về đâu.
Còn bạn, năm 2019 thì bạn sẽ làm gì, ở đâu sau 6 năm nữa?
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh) 

AFR Dân Nguyễn - Thank you, Jonathan London!

“Đừng giữ một giấc mơ đã chết” là bài viết thật ngắn của ts Jonathan London trên Quechoa, như một lời tâm sự nhẹ nhàng, bổ ích cho tất cả người Việt. Tôi tin vào thiện ý của Jonathan, dù chưa biết xuất phát từ nguyên do gì, một người nước ngoài như JL lại quan tâm tới VN như thế. Jonathan cho rằng những người vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa, như một biểu hiện của việc giữ một giấc mơ đã chết. Jonathan cũng khuyên người Việt không nên “…Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng…” (Ý nói không nên nhai đi nhai lại cái gọi là “Chiến dịch HCM lịch sử”, “…30 tháng 4, giải phóng hoàn toàn MN, thống nhất đất nước…” ? và “…Khua những biểu tượng quá vãng…” (Ý nói việc những người Việt hải ngoại vẫy cờ VNCH mỗi dịp 30 tháng 4?).
jonathan-london
TS. Jonathan London
 Tôi cũng đồng ý quan điểm này của Jonathan, vì cứ Kỷ niệm ngày chiến thắng vang dội, hay kỷ niệm ngày Quốc hận vào mỗi dịp 30 tháng 4, là những hành động đào hố ngăn cách cho Hòa giải hòa hợp dân tộc.Nhưng cần nói thêm rằng, việc “Nhai đi nhai lại quá khứ” “Chiến thắng vang dội, giải phóng hoàn toàn MN, thống nhất đất nước…” giống như là sự khiêu khích, là hành động phá hoại tiến trình Hòa giải dân tộc của “Bên thắng cuộc”, khiến cho bên thua cứ phải bị động mà “Khua những biểu tượng quá vãng…” bằng cách phất lá cờ vàng ba sọc…
 Một ý rất hay, một cách nói rất hình tượng mà cô đọng “Hiện nay VN cần Gorbachev hơn Diệm và sau đó hãy lấy Obama thay vì là Putin…”Có một điều này cần phải nhắc lại và nhấn mạnh thêm, chúng ta nên cảm thông với những ai, với những hành động vẫy cờ VNCH, cho dù đó là hành động “tương đương” “Ôm một giấc mơ đã chết”, hơn là sự đồng tình với hành động “Nhai đi nhai lại quá khứ”. Cái hành động “Nhai đi nhai lại quá khứ” thực chất là hành vi “ăn mày quá khứ”; Nó cũng phần nào cho thấy những kẻ “Nhai đi nhai lại qua khứ” đang sợ hiện tại và ngán ngẩm tương lai!
 Những hành động “Khua những biểu tượng quá vãng”, thực chất là sự biểu hiện nuối tiếc, khơi dậy Một Giấc Mơ đã chết, đã không trở thành hiện thực- Một giấc mơ trong đó VNCH, nếu không bị Lịch sử quay lưng, thì có lẽ đã có cơ hội trở thành một Hàn Quốc của hôm nay rồi…
 Về lá cờ hiện nay của VN, JL cho rằng nó đẹp và đơn giản. Tôi không phản đối, nhưng muốn nói thêm rằng, nếu nó không phải là màu máu, luôn luôn làm người ta nhức mắt mỗi khi nhìn nó trong nắng hè oi bức…thì sẽ đẹp và hoàn Thiện hơn. Lá cờ này biểu trưng được trọn vẹn ý nghĩa khi bên cạnh nó người ta cử hành bài Tiến quân ca, với những ca từ rất hợp, phụ họa cho hình ảnh máu, súng đạn chết chóc…
 Lá cờ VNCH cũng không phức tạp lắm, lại nhiều ý nghĩa. Nền cờ màu vàng, thể hiện màu da dân tộc, ba vạch đỏ tượng trưng dòng máu ba miền Bắc Trung Nam…
 Cảm ơn JL vì đã đồng cảm cùng VN, trăn trở, xẻ chia với chúng tôi những ngày này, những ngày mà Đất nước chúng tôi đang trải qua những năm tháng thật buồn…(Xin phép được lấy ý một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm). Cũng thấy xấu hổ vì nhiều người trong chúng tôi còn vô cảm với hiện tình dân tộc, trong khi một người nước ngoài như JL lại có cái nhìn thấu đáo về VN đến vậy.
 Rất mừng cho JL, vì cộng sản Trung Quốc, sau khi thu về vùng lãnh thổ Hongkong, đã “tinh quái” áp dụng chính sách “Một đất nước hai chế độ”, nên đã giữ được sự thịnh vượng của lãnh thổ Hongkong. Giả sử cộng sản Trung Quốc áp dụng chính sách “Cải tạo tư sản”, giết chết nền kinh tế Hongkong, chắc chắn JL và biết bao người Hongkong đã lại trở thành “nạn kiều” ở những nước khác; và biết đâu đấy, người Vn lại có lúc phải cảm thông với JL, với những người Hongkong, nuối tiếc một thời thịnh vượng trên mảnh đất mình yêu quý, từng gắn bó, mà giờ phải rời xa, mà giờ phải vẫy lá cờ Hongkong cách tuyệt vọng, chẳng khác nào cố “Ôm một một giấc mơ đã chết”…
 Rất cảm ơn JL vì vì tấm lòng thành khi nghĩ về Đất nước VN của chúng tôi!.
 Nhưng nếu bài viết của Jonathan London có tựa đề là “Đừng nhai đi nhai lại quá khứ”, chắc hẳn sẽ gây được sự chú ý hơn…
 AFR Dân Nguyễn
May/16th/2013
(Quê choa)

Chính phủ đề xuất hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Không thu hồi đất vì các dự án kinh tế

Hôm nay 17/5, Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chính phủ về tổng kết, thi hành Hiến pháp là Bộ Tư pháp đã thông tin về công tác lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

Theo người phát ngôn của Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Thế Liên, báo cáo 104 trang của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được chắt lọc từ khoảng 5.000 trang báo cáo tổng kết lấy ý kiến nhân dân của 63 tỉnh thành và 30 bộ, ngành thể hiện 7 nhóm vấn đề của dự thảo được quan tâm đề xuất hoàn thiện.
Hiến định rõ vị trí của Chính phủ

Chính phủ kiến nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp xác định rõ vị trí, địa vị pháp lý của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước.

Đồng thời, Dự thảo Hiến pháp phải quy định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho các thành viên Chính phủ nhanh nhạy ứng phó với các diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, khi quy định Chính phủ là cơ quan hành pháp thì cũng cần phải quy định rõ cơ chế để cơ quan này có thẩm quyền đề xuất chính sách, nhanh chóng đưa chính sách vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

Một kiến nghị nữa của Chính phủ liên quan đến hoạt động của bộ máy hành pháp là quy định Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác hoạt động trước nhân dân. Người phát ngôn của Ban chỉ đạo cho rằng đây là quy định cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm thực thi đối với cơ quan hành pháp mà trực tiếp là những người đứng đầu.

Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho địa phương

Về các quy định liên quan đến chính quyền địa phương, Chính phủ đề nghị đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân cấp, bảo đảm tổ chức của từng cấp chính quyền phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội và có tính đến đặc thù đô thị, nông thôn.

Đồng thời, Dự thảo Hiến pháp phải xác định rõ hơn vị trí, tính chất pháp lý của HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương và trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Cùng với đó cần đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính ở địa phương, cũng như cần Hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính- lãnh thổ…

Không thu hồi đất vì các dự án kinh tế

7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm đề xuất hoàn thiện về: Chương VII- Chính phủ; Chương IX- chính quyền địa phương; sửa đổi, bổ sung một số quy định về Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Hiến pháp có liên quan đến Chính phủ; về lời nói đầu; về Chương I – chế độ chính trị; về các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về Chương III – kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

Về các nội dung góp ý khác, Bộ Tư pháp cho biết Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhân được nhiều ý kiến góp ý nhất với hơn 5,6 triệu lượt. Sau khi tổng hợp, Chính phủ kiến nghị ghi nhận nguyên tắc các quyền này “được đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật”.

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất không quy định thành nguyên tắc chung quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, vì không phải mọi quyền đều đồng thời là nghĩa vụ, việc quy định phải được đặt trong từng quyền, từng nghĩa vụ cụ thể.

Về Chương III-kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, đa số ý kiến tập trung vào kiến nghị hoàn thiện quy định về các trường hợp thu hồi đất và bồi thường trong trường hợp thu hồi đất theo hướng trong mọi trường hợp Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất hợp pháp, đúng mục đích bị thu hồi đất đều phải được đền bù theo giá thị trường. Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội”.

Đóng góp cho chương I về chế độ chính trị, Chính phủ tán thành với việc ghi nhận tại điều 4 về vị trí, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng. Đồng thời kiến nghị tập trung vào quy định về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và việc cụ thể hóa nguyên tắc này trong dự thảo.

Chính phủ cũng đề nghị không quy định yếu tố nền tảng của quyền lực nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức mà kế thừa các quy định của Hiến pháp 1946. Cần ghi nhận và đảm bảo thực thi quyền lập hiến của nhân dân, hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.

Đã có Dự thảo Hiến pháp mới

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho biết thêm, hiện Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp nhận, tổng hợp các báo cáo lấy ý kiến góp ý để soạn thảo nên dự thảo Hiến pháp sửa đổi mới, trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tháng 5/2013.

Trong thời gian qua, Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hơn 28.000 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận, tổng hợp 18 triệu lượt ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân trong 5.000 trang tài liệu để gửi Ban chỉ đạo của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo tiếp tục tổng hợp thành một Báo cáo chung của Chính phủ dày 104 trang gửi Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiện Ban chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành địa phương tiếp tục tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo cho tới hết tháng 9/2013.
Thành Chung
(Chính phủ)

Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Lộ sáng "nhóm lợi ích"

Dư luận đang muốn làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng "vỡ trận" tại bến xe Mỹ Đình? Theo điều tra của PV Dân trí và phản ánh của nhiều doanh nghiệp vận tải, nguyên nhân sâu xa chính là từ quyền lợi cục bộ của một số “nhóm lợi ích”.
Vì quyền lợi riêng, “nhóm lợi ích” này đã cố tình không thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo, định hướng của thành phố và cố ý làm trái các quy định trong tổ chức vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội.
Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Lộ sáng nhóm lợi ích
Sở GTVT chính là đơn vị cấp phép tràn lan khiến bến xe Mỹ Đình "bội thực" trên 400 chuyến xuất bến/ngày, dẫn đến tình trạng "vỡ trận" bắt buộc phải giảm tải như hiện nay.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự cho hay: Trước tiên, phải khẳng định “quyền” chấp thuận mở tuyến, cấp “nốt” (giờ chạy xe), bổ sung xe vào bến, tước quyền khai thác… đều thuộc Sở GTVT Hà Nội. Luồng tuyến, “nốt” vận tải đã trở thành một thứ tài nguyên đặc biệt nhưng lại được quản lý theo cơ chế xin – cho nên tạo ra đặc quyền, đặc lợi thuộc sự quyết định của một số người.

Phía các bến xe hầu như chỉ biết tiếp nhận “lệnh” của Sở, không được quyền “hỏi lại” luồng, tuyến, “nốt” xe ấy có hợp lý, có gây ra quá tải hay không? Đây chính là một thứ “đặc quyền” mà lẽ ra không thể tồn tại nếu các tuyến vận tải được quản lý công khai minh bạch, số lượng xe được thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp để có sự giám sát lẫn nhau. Đã từ hàng chục năm nay, số lượng xe thực tế tại mỗi bến, số “nốt” vận tải ở Hà Nội vẫn chỉ là một điều bí ẩn!

Từ năm 2010, quy trình chấp thuận mở tuyến, bổ sung, thay thế phương tiện vào bến thuộc sự quyết định của 2 đầu là Sở GTVT Hà Nội và địa phương. Trong khi đó, chưa hề có bất cứ quy chế giám sát thực chất số lượng phương tiện đang hoạt động trên một tuyến là bao nhiêu, số xe đang thực sự hoạt động có đúng như trong báo cáo? Chính vì thế, muốn “bổ sung” xe mới, muốn kiếm “nốt” đẹp bắt buộc doanh nghiệp, chủ xe phải tìm đến Sở để “xin xỏ, chạy vạy”.

Một chủ xe chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình tiết lộ, để được đưa xe vào bến xe Giáp Bát và bến xe Mỹ Đình chủ phương tiện đã phải chi phí từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/nốt! Người ta có thể chuyển nhượng, mua đi bán lại “nốt” cho nhau. Tính xa xôi, anh này bỏ tiền ra “mua” 2 “ nốt” đẹp (tại một bến xe hiện đang vắng vẻ ở Hà Nội), khi nào đông khách lập tức đưa xe vào hoạt động hoặc sẽ bán lại kiếm lời!

“Từ năm 2007, Sở GTVT Hà Nội thông báo bến xe Mỹ Đình không tiếp nhận thêm xe chạy từ Thái Bình, Nam Định… vì bến quá tải. Nhưng thay vào đó, Sở lại “thả cửa” cho vào bến Mỹ Đình chạy xuyên tâm, trái với chủ trương, quy hoạch của TP. Hà Nội. Chính các xe này đã gây nhiễu loạn luồng tuyến, tạo ra hàng loạt tiêu cực, mất an toàn giao thông (ATGT), đẩy các tuyến xe này vào cảnh cứ 2 phút lại có một xe trên đường. Nghịch lý là thế mà người quản lý tuyến vẫn chấp thuận. Ngoài lợi ích cục bộ của một nhóm người thì không vì lý do gì khác…” – giám đốc một doanh nghiệp vận tải lớn bức xúc bày tỏ.
Do bến xe Mỹ Đình quá tải nên đã xuất hiện nhiều bến xe dù ở quanh khu vực này
Do bến xe Mỹ Đình quá tải nên đã xuất hiện nhiều bến xe "dù" ở quanh khu vực này

Giới vận tải săn "nốt" đẹp
Được biết, mới đây trước thông tin Sở GTVT Hà Nội dự kiến di dời một số tuyến vận tải về BX Yên Nghĩa, hiện giới vận tải đã “rục rịch” săn “nốt” đẹp tại bến xe này. Nhằm quyết bám trụ khu vực Mỹ Đình, một số chủ xe đã tính đến việc “chạy” mở tuyến Thái Bình, Nam Định –đến Nhổn (Hoài Đức), Trôi (Đan Phượng). “Tôi dám chắc các xe Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình… đang lo ngay ngáy, nhất là những xe vào bến Mỹ Đình sau năm 2009. Nếu không “lo liệu” biết đâu sẽ bị chuyển đi. Nghe nói di dời lần này là đợt 1, còn đợt 2 nữa…” – một chủ xe cho hay.

Nhiều năm nay, xe khách chạy xuyên tâm, “trái bến” gây nhiễu loạn, ùn tắc, mất ATGT đã ngang nhiên vi phạm nhưng thật trớ trêu, nó vẫn “ngang nhiên tồn tại”! Mặc dù chạy vào nội thành qua các tuyến phố đông đúc không được dừng đỗ đón, trả khách nhưng các xe này vẫn điềm nhiên phạm luật, bất cứ chỗ nào có khách là dừng. Cảnh tượng đua nhau tranh giành bắt khách liên tục diễn ra. Phải chăng lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm dày đặc gồm thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự 113, công an phường… không hay biết những vi phạm trên?
Do bến xe Mỹ Đình quá tải nên đã xuất hiện nhiều bến xe dù ở quanh khu vực này
Xe dù tuyến Hà Nội - Vinh - Hà Tĩnh thường được sơn màu vàng cam, màu đỏ và không có tên đơn vị vận tải

Vậy các “nhóm lợi ích” ẩn náu ở đâu? Qua điều tra của PV Dân trí đã thu thập nhiều chứng cứ khẳng định rõ:

Nhóm lợi ích thứ nhất thuộc cá nhân có chức năng thanh tra đã hưởng lợi từ việc làm ngơ hoặc tổ chức cho xe khách liên tỉnh xuyên tâm hoặc vào trong Thành phố Hà Nội, các văn phòng bán vé trong nội đô đón, trả khách.
Nhóm lợi ích thứ hai thuộc cá nhân có chức năng cấp phép vào các bến xe để hưởng lợi từ việc cho xe vào bến hoặc vào nốt (giờ) có nhiều khách, đi theo lộ trình qua khu tập trung dân cư, trường học hoặc bệnh viện, v.v…
Ai đứng ra xóa bỏ "nhóm lợi ích"?
Xin trở lại những vấn đề chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Trước những bức xúc của vấn đề quá tải và tình trạng xe dù bến cóc tràn lan, xe khách liên tỉnh chạy xuyên tâm thành phố gây mất ANTT, ATGT, ùn tắc giao thông và mỹ quan đô thị, ngay từ năm 2005 – 2006, TP Hà Nội đã có những chủ trương, chỉ đạo khắc phục tình trạng trên.
Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Lộ sáng nhóm lợi ích
Từ năm 2006, Sở GTVT Hà Nội đã khẳng định công suất tối đa của bến xe Mỹ Đình là 800 lượt xe trên/ngày. Vậy mà "nhóm lợi ích" đã thả cửa bổ sung thêm gần 500 lượt xe xuất bến/ngày tại bến Mỹ Đình khiến bến xe này "bội thực" và "vỡ trận"
Ngày 27/12/2006, ngành GTVT TP đã có văn bản về việc “Quy hoạch vận tải hành khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn TP Hà Nội” chỉ rõ nguyên tắc sau:
Các tuyến phía Nam tổ chức tại các Bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên; Các tuyến phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam: tổ chức tại Bến xe Mỹ Đình; Các tuyến phía Bắc, Đông, Đông Bắc: tổ chức tại Bến xe Gia Lâm, Lương Yên. Và quy định cụ thể số lượng xe tối đa, lộ trình ra, vào cho từng bến.
Nhằm kiên quyết thực hiện chủ trương của Thành phố, ngày 6/5/2008 Ban chỉ đạo 197 Thành phố đã có văn bản số 05/TB – BCĐ197TP thông báo về công tác đảm bảo TTATGT, yêu cầu “sắp xếp, điều chỉnh các tuyến xe khách đỗ tại các bến theo hướng: Xe đi các tỉnh phía Tây, Tây Bắc đón, trả khách tại bến xe Mỹ Đình; xe đi các tỉnh phía Nam đón, trả khách tại bến xe phía Nam (Bến xe Giáp Bát) và bến xe Nước Ngầm; xe đi các tỉnh phía Bắc đón, trả khách tại bến xe Gia Lâm”…
Ngày 14/10/2009 Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản số 1382/TB thông báo về việc “Tạm dừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội đến Bến xe Mỹ Đình và ngược lại” vì lý do “Bến xe khách Mỹ Đình đã vào tình trạng quá tải”…
Tuy nhiên, mặc dù đã có những văn bản, chủ trương nêu trên, thực trạng bố trí tuyến vận tải khách đã không thực hiện theo quy hoạch nên đã gây ra hàng loạt tiêu cực và hệ lụy là hầu hết các bến đều có xe chạy tới các tỉnh trong cả nước và ngược lại; bến xe Mỹ Đình vẫn bổ sung thêm xe (mặc dù đã có văn bản ngừng bổ sung) dẫn đến mức bùng nổ; bến xe Yên Nghĩa được Thành phố đầu tư bài bản thì quá ít xe; một số bến xe còn lại chưa được khai thác hợp lý…
Việc tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường của Thủ đô đã gây mất ANTT, ATGT và rối loạn, ùn tắc giao thông; mất lòng tin của người dân đối với cơ quan công quyền, kỷ cương phép nước bị coi thường; lái xe coi thường pháp luật, tấn công hoặc chống lại người thi hành công vụ; đối với các doanh nghiệp vận tải tạo ra sự chạy đua chi phí giữa các doanh nghiệp vận tải khách vào những bến xe có nhiều khách hoặc những bến xe có đường đi qua nội đô để tiện cho việc đón trả khách trên các tuyến phố v.v...
Đối với một số cơ quan quản lý có liên quan đã tạo ra các cuộc “chạy” vị trí làm việc của công chức, viên chức trong những cơ quan quản lý cấp phép kinh doanh vận tải khách hoặc trong các cơ quan có chức năng kiểm tra kiểm soát ANTT, ATGT, luồng tuyến v.v...
Dư luận đề nghị Công an TP. Hà Nội mạnh tay trấn át nạn xe dù, đảm bảo
Dư luận đề nghị Công an TP. Hà Nội mạnh tay trấn át nạn xe dù, đảm bảo
cho người dân được đi lại an toàn.
Trước tình hình trên, dư luận cho rằng cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan Trung ương nhằm tổ chức lại giao thông đối với phương tiện vận tải khách ở Hà Nội với những giải pháp cơ bản:

Một là xóa bỏ tình trạng xe khách liên tỉnh vào đón khách tại các văn phòng bán vé của các doanh nghiệp vận tải khách trong nội đô.

Hai là nghiêm cấm xe khách liên tỉnh giả danh xe du lịch, xe đưa rước, v.v... để đưa, đón khách ra, vào nội đô.

Ba là sắp xếp tuyến vận tải khách liên tỉnh theo đúng “Quy hoạch vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn TP Hà Nội” theo nguyên tắc: Bến xe phía Đông – Bến xe Gia Lâm bố trí các tuyến xe vận tải khách liên tỉnh thuộc các hướng Đông Bắc, Đông và Đông Nam. Bến xe phía Tây – Bến xe Yên Nghĩa bố trí tuyến xe vận tải khách liên tỉnh thuộc các hướng: Tây, Tây Bắc và Tây Nam. Bến xe phía Nam – Bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm: bố trí tuyến xe vận tải hành khách liên tỉnh thuộc phía Nam. Bến xe phía Bắc – Bến xe Mỹ Đình bố trí các tuyến xe vận tải khách liên tỉnh thuộc các hướng: Bắc, Bắc Tây Bắc và Đông Bắc.

Việc tổ chức lại giao thông theo đúng trật tự trên sẽ hóa giải được những bất cập bấy nay. Đó là không cần chi phí đã giảm đáng kể ùn tắc và tai nạn giao thông của Thành phố do giảm hàng ngàn lượt xe chạy xuyên tâm/ngày (đa số xe tuyến ngắn Hà Nội đi Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh v.v... quay vòng 2 đến 3 lượt ngày – đặc biệt những ngày lễ tết). Trước mắt và lâu dài đều hạn chế được tới mức tối thiểu việc ùn tắc nút giao thông nút cầu vượt Mai Dịch (vì không còn tình trạng các xe phía Nam quay đầu ra, vào bến xe Mỹ Đình). Mặt khác sẽ lành mạnh mối quan hệ giữa cơ quan quản lý tuyến, cơ quan kiểm soát, thanh tra v.v... đối với các đơn vị vận tải khách có cùng bến xuất phát đến Hà Nội và hạn chế tối đa tai nạn, ùn tắc giao thông trên tuyến chở khách về Hà Nội…
 
Việc lập lại trật tự kỷ cương nhằm bảo đảm hoạt động lành mạnh cho các bến xe, doanh nghiệp vận tải hành khách và bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở Thủ đô đã đến cấp độ “báo động đỏ”.

Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội cần mạnh tay trong chỉ đạo tổ chức thực hiện để giữ nghiêm kỷ cương phép nước và kiên quyết triệt tiêu “lợi ích nhóm” đang “cố thủ” hoành hành. Hơn thế nữa, vấn đề an toàn giao thông của Thủ đô Hà Nội đã quá nhức nhối, đang thực sự là mối quan tâm lớn của dư luận cả nước. Nhằm lành mạnh hóa tình hình trật tự an toàn giao thông ở Thủ đô, đã đến lúc rất cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương, Bộ GTVT, Bộ Công an, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và UBND TP. Hà Nội.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc bến xe Mỹ Đình thừa nhận có việc bổ sung xe vào bến Mỹ Đình hoạt động vì là quan hệ của chỗ nọ, chỗ kia, là điều khó tránh khỏi. Vậy, cái “quan hệ” kia là gì, tại sao lại không tránh khỏi?

Dư luận đặt câu hỏi: Liệu Hà Nội có đủ dũng cảm để chặt đứt “nhóm lợi ích” để lập lại trật tự vận tải, sắp xếp theo đúng quy hoạch đã có từ lâu?!.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
 
Vũ Văn Tiến
 (Dân trí)

Mẹ Nấm - Viết cho Nấm & Gấu

Nấm & Gấu thương yêu,
Mỗi ngày qua đi sẽ là một câu chuyện mà mẹ cần kể lại cho các con biết, và hôm qua là một ngày đáng để phải suy nghĩ khi mẹ lại bắt đầu kể cho hai đứa nghe chuyện của nước Việt mình.
Nước Việt một ngày như mọi ngày, ở giai đoạn mà ngoài biển Đông tràn ngập tàu cá Trung Quốc, và trên đất liền, trong một phiên tòa được gọi là công khai, người ta chặn các ngả đường, ngăn những bước chân của nhiều người đến để xem hai anh chị trong độ tuổi thanh niên, sinh viên bị xét xử.
Một chị bé xinh xắn đã lấy hòa máu trên tay mình viết nên dòng chữ "Tàu Khựa cút khỏi biển Đông", chị bé ấy đã khẳng khái nói lên suy nghĩ và hành động của mình với lương tâm và trách nhiệm của những người trẻ. "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm". Chị bé ấy tên là Nguyễn Phương Uyên.
Một anh trẻ tuổi khác, đã khẳng khái nói rằng: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Anh ấy tên là Đinh Nguyên Kha.
Các anh chị ấy còn rất trẻ các con à.
Như trong một câu chuyện mà mẹ đã kể cho hai đứa nghe, thời của mẹ, thời của những đứa trẻ lớn lên trong hai thế giới Đỏ và Vàng - những đứa trẻ tội nghiệp vì bị thiếu hụt dữ kiện và sự thật - những đứa trẻ tội nghiệp vì phải mang vác nuối tiếc, hoài bão và hận thù của những người lớn.
Và hôm qua, trong một ngày đau buồn của lịch sử Việt Nam, những người lớn ở thế giới Đỏ kết tội hai anh chị trẻ tuổi vì khơi gợi lại giấc mơ màu Vàng.
Và mẹ với vị trí là một người hơi lớn, đứng nhìn tất cả những điều đó với sự ngổn ngang trong lòng.
Các con thương yêu,
Có thể hôm nay, ngày mai và nhiều ngày nữa, mọi người sẽ nhắc nhở và ca ngợi hai anh chị trẻ tuổi trên như những người anh hùng, anh thư của Tổ quốc.
Mọi người hồ hởi vì hai anh chị ấy đã nói, đã làm, đã vượt qua sợ hãi giùm mình, và rồi cũng chỉ có vậy.
Tất cả những lời ngợi ca ấy đều bất lực trước bản án vô lương dành cho hai anh chị, và rồi vòng tròn cứ thế mà xoay vần.
Những người lớn có trách nhiệm quên rằng việc chỉ ra những cái bẫy, việc tính toán, cân nhắc làm sao để mỗi ngày những người trẻ can đảm như chị Uyên, anh Kha tránh được tù tội.
Có người lạc quan rằng: "Nước Việt sẽ hưng nếu có những người như anh Kha, chị Uyên".
Mẹ thì khác, thật chua chát khi phải nhìn nhận sự thật rằng: "Nước Việt ta khó mà thay đổi nếu tất cả những người trẻ đều phải vào tù".
Ai cũng biết rằng cuộc chiến để giành lấy tự do ở thế giới Đỏ - không hề đơn giản một chút nào.

Và cuộc chiến ở thế giới Đỏ này vẫn sẽ còn tiếp tục vì sự dấn thân của những người trẻ như chị Uyên, anh Kha, mẹ tin là như vậy. (Ảnh: Nguyễn Lân Thắng)
Ở cái thế giới mà người ta đang cố gắng bôi đen sự thật, xóa nhòa hai chữ Tự Do thì việc giữ gìn, nâng niu và bồi dưỡng kiến thức cho các anh, các chị trẻ là một việc cần phải làm và phải chú trọng hơn việc đẩy các anh chị ấy ra đối diện với tòa án, với những bản án bất công.
Mọi người đang bận quay cuồng với lý luận, phân tích để bảo vệ/công kích, tung hô/bôi nhọ hành động của các anh chị trẻ mà quên rằng, họ có quyền được biết sự thật, có quyền được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình.
Và cuộc chiến ở thế giới Đỏ này vẫn sẽ còn tiếp tục vì sự dấn thân của những người trẻ như chị Uyên, anh Kha, mẹ tin là như vậy.
Không ai có thể sống mãi với cái màu đỏ ngột ngạt, đầy phỉnh phờ và dối lừa kia.
Nấm và Gấu thương yêu,
Mẹ đã hứa với lòng mình là sẽ không để tụi con và những bạn nhỏ khác phải mang vác quá khứ của người lớn nên việc duy nhất mà mẹ có thể làm là nỗ lực giành lấy cho con sự thật, giành lấy cho con quyền được nhìn nhận và phán xét sự việc do chính nhận thức của mình, để từ đó có thể lựa chọn phản ứng và hành động bằng chính bản năng và suy nghĩ của mình chứ không do bất kỳ một ai phán xét.
Nấm và Gấu thương yêu,
Đã đến lúc phải nhìn nhận rằng, những người lớn như mẹ, phải nỗ lực giành quyền được nói, được bày tỏ cho các con,
Và cũng đã đến lúc để nói một cách sòng phẳng rằng, những người như chị Uyên, như anh Kha hoàn toàn không có tội khi viết những dòng này.
Mẹ Nấm
(Blog Mẹ Nấm)

Mỹ chỉ trích phiên tòa hai sinh viên


Phiên tòa tại Long An diễn ra trong một ngày

Sứ quán Mỹ tại Việt Nam bày tỏ “quan ngại” sau khi một tòa án kết án sinh viên Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù.

Phiên xử một ngày diễn ra ở Long An hôm 16/5.

Một thông cáo của sứ quá Mỹ một ngày sau đó nói sự việc “phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại”.

“Nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà,” phía Mỹ nói.

Thông cáo viết: “Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.”

Phía Mỹ nói họ “kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.

Việt Nam chưa đưa ra bình luận trước tuyên bố của Mỹ.

Hai sinh viên bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hai người cùng bị tòa ra mức án ba năm quản chế sau khi ra tù.

Ngay sau khi Phương Uyên bị bắt hồi tháng 10/2012, các bạn học của sinh viên này cũng đã gửi thư 'cầu cứu khẩn cấp' tới ông Trương Tấn Sang nhưng dường như vị chủ tịch nước không có hồi âm gì.

Tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), chỉ trích phiên tòa.

“Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của HRW.

Mẹ của Nguyễn Phương Uyên nói bà khuyên con "hãy làm những gì con cho là đúng, bố mẹ luôn đồng hành với con tới cuối con đường".

Trả lời BBC Tiếng Việt ngay sau khi kết thúc phiên tòa ở Long An, bà Nguyễn Thị Nhung nói bà và gia đình cảm thấy sốc trước bản án dành cho hai bị cáo Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Bà nói: "Khi tranh tụng trước tòa cũng như dựa trên những chứng cứ tòa đưa ra thì hoàn toàn không đủ yếu tố cấu thành tội phạm."

"Phương Uyên nói trước tòa rằng 'Tất cả những gì tôi làm đều nhằm thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ là tôi bị bỏ tù vì lòng yêu nước'," bà Nhung nói.
(BBC)
 

Hứa hão và bánh vẽ

Theo sự quan sát của tôi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo cao cấp duy nhất ở Việt Nam hay hứa hão và đưa bánh vẽ cho dân chúng. Trong lễ nhậm chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay". Cho đến nay sự nghiệp chống tham nhũng của ông Dũng vẫn là một số không tròn trịa, nhưng cái ghế Thủ tướng vẫn không rời đít của ông. Ông Dũng từng đưa ra đề xuất xây dựng luật biểu tình ra nghị trình làm việc của Quốc hội, nhưng cho đến nay luật biểu tình vẫn bặt âm vô tín.
Gần đây một số dư luận trên mạng có vẻ đề cao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyện sửa đổi Hiến pháp như ủng hộ quyền phúc quyết của nhân dân. Những dư luận đấy là chưa đọc kỹ quan điểm của ông Dũng. Đúng là ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ quyền phúc quyết của nhân dân, nhưng không phải cho lần sửa đổi Hiến pháp lần này, mà là cho lần sửa đổi Hiến pháp lần sau (bao giờ sửa đổi Hiến pháp lần sau thì chưa ai biết). Vietnamnet đưa tin rất rõ: "thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau)", nhưng không hiểu sao một số dư luận trên mạng lờ tịt, và đưa tin khiến người đọc có thể nhầm lẫn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ quyền phúc quyết Hiến pháp ngay trong thực thi lần sửa đổi Hiến pháp 1992 này. Nói tóm lại đối với ông Nguyễn Tấn Dũng tôi nghĩ công luận nên nhớ nguyên tắc này: đừng tin những gì Tấn Dũng nói, hãy xem những gì Tấn Dũng làm.
Những thứ ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm là: sinh ba con, con cái được vào những vị trí ngon, chịu trách nhiệm chính để các tập đoàn kinh tế nhà nước xâu xé nền kinh tế, chịu trách nhiệm chính về thất bại của Vinashin, Vinaline, chịu trách nhiệm chính về quản lý và điều hành để nền kinh tế của đất nước lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng. Dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều người bị xét xử theo điều 88 của bộ luật hình sự, tường lửa được thiết lập chặt chẽ, và chính ông Dũng từng ra chỉ thị cấm người dân đọc và bàn luận một số trang web.
Đông A
(Blog )
 

Trình ra Quốc hội 2 phương án tên nước

Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ có 2 phương án tên nước là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được trình ra để QH thảo luận tại kỳ họp thứ 5, QH khoá XIII, khai mạc ngày 20-5 tới.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết có 2 phương án tên nước trình ra QH
Chiều 17-5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố nội dung chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong lịch trình của kỳ họp, Quốc hội có thảo luận về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi (Dự thảo).
Theo ông Phúc, trong thời gian khi lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo, đã có ý kiến nhân dân đề xuất đổi tên nước nhưng đại đa số nhân dân vẫn đồng tình tên nước như hiện nay hiện nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tuy nhiên, tại kỳ họp lần này, Ban soạn thảo sẽ trình ra Quốc hội thảo luận và cho ý kiến 2 phương án về tên nước là: “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Ông Phúc cho biết, Hiến pháp 1946 đã xác định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tồn tại 30 năm cho đến năm 1976. Sau đó tên nước được đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tồn tại cho đến nay đã được 37 năm.
“Đa số ý kiến nhân dân đồng tình với tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phù hợp với định hướng, con đường mà chúng ta đã lựa chọn là đi lên Chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa tên này không có ảnh hưởng gì cả và Việt Nam đã có quan hệ với khoảng 200 nước với quốc hiệu này. Tôi thấy không có vấn đề gì lớn” - ông Phúc nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20-5. QH sẽ làm việc khoảng 1 tháng , dự kiến bế mạc vào ngày 22-6. 
(Người Lao động) 

Về một cái chết đã được báo trước


Nicolae Ceauşescu bỏ chạy khỏi Bucharest bằng trực thăng ngày 22 tháng 12 năm 1989
* MINH DIỆN

Một phiên tòa kéo dài chưa dầy hai giờ đồng hồ, kết thúc bằng một bản án tử hình. Tồng bí thư Đảng cộng sản, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhà nước Xã hội chủ nghĩa Rumani, Nicola Ceausescu và Elena Petrisc, bị đưa tới bức tường phía sau nhà xí của một trại lính. Ba khẩu súng AKM chờ sẵn, xả hết 90 viên đạn, kết thúc cuộc đời vợ chồng nhà độc tài ấy.

Có người bảo đó là một cuộc hành quyết bất ngờ, và phi đạo lý. Thực ra cái chết đó xứng đáng với tội trạng của N.Ceausecu, và đã được báo trước từ lâu rồi!

Nicola Ceausescu sinh ngày 26-1-1918 tại làng Scornicesti, Hạt Olt, là con trai một gia đình nông dân. Vốn là một thanh niên thông minh, nhưng Ceausescu được học hành ít, vì sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Ngay từ năm 1932, mới 14 tuồi, Nicola đã vào đảng cộng sản, và năm 1933, bị bắt lần đầu. Từ đó Ceausescu liên tục vào tù ra tội. Trong các song sắt nhà tù ông đã gặp và được lãnh tụ cộng sản nổi tiếng Rumani, Gheorghe Gheorghiu Dej, giáo dục rèn luyện , đỡ đầu, để 32 năm sau, Ceausescu trở thành Tổng thư ký Đảng cộng sản Rumani, khi Gheorghiu Dej qua đời.


Nicola Ceausescu

Với “khuôn cương nghị, vầng trán cao vời vợi thông minh, căp mắt mênh mông như biển cả, đôi môi luôn nở nụ cười tươi nhân hậu bao dung...” - như hai nhà thơ, nhà văn hóa vô sản Adrian Pasunescu và Corneliu Vadim Tudo ca ngợi, Ceausescu được tôn vinh là lãnh tụ vĩ đại, thiên tài, bên cạnh vợ ông, Elena Petriscu, một phụ nữ tài sắc thuộc hàng bậc nhất Rumani.

Hai mươi nhăm năm , “vị lãnh tụ vĩ đại thiên tài” ấy là nhân vật độc tài , khát máu, và hãnh tiến mà trong lịch sử Rumani, từ thời Vương quốc Dacia , 513 trước công nguyên, chưa có người cầm quyền nào sánh bằng .

Ba ngày sau cái chết cùa người thầy Gheerghe Gheoeghiu Dej, tháng 3 năm 1965, Ceausescu lên làm Tổng bí thư, đã đổi tên Đảng nhân dân Rumani thành Đảng cộng sản Rumani, và tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani chứ khôngphải là Cộng hòa nhân dân Rumani. Ông ta sửa lại hiến pháp công hữu hóa toàn bộ đất đai và tư liệu sản xuất, tập trung quyền lực vào phe cánh mình, mà ông là người đứng đầu , trực tiếp nắm lực lượng vũ trang, và các ngành công nghiệp then chốt, như ngành sản xuất và bán vũ khi đứng thứ hai thế giới.

Nicola Ceaususcu thách thức Liên bang Xô Viết, bằng việc rút khỏi Khối hiệp ước quân sự Warsaw mà Rumani là thành viên chính thức, và phản đối Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc. Ceausescu tuyên bố Rumani theo đường lối độc lập tự chủ về chính trị, kinh tế, quốc phòng.

Thực ra, cái gọi là đường lối độc lập mà Ceausescu tuyên bố ấy mang màu sắc Trung Quốc, đúng hơn là bị Trung Quốc lôi kéo , đạo diễn để chống Liên Xô, bài xích Khrouchtchev theo chủ nghĩa xét lại. Trung quốc muốn Rumani kiên trì chủ nghĩa Sitalin, thực chất là Maois, cũng như muốn Việt Nam chống Mỹ, chống Nga thay cho Trung Quốc vậy!

Năm 1971, Ceausescu thực hiện chuyến thăm ba nước Trung Quốc, Triều Tiên , Việt Nam. Bấy giờ Việt Nam đang chiến tranh, Ceausescu chỉ giành vài lời động viên chiếu lệ, tập trung hết tình cảm cho Trunng Quốc Triều Tiên.

Trong chuyến thăm ấy, cuộc “Đại cách mạng văn hóa của Trung Quốc” và “Triết lý Juche” của Triều Tiên đã gây ấn tượng đặc biệt đối với Ceausescu, làm thay đổi tư duy của ông ta. Ceausescu nhận ra rằng, chỉ có một cuộc “Đại cách mạng văn hóa” mới xóa hết quá khứ, tiêu diệt mầm mống chống đối chế độ, và “ Triết lý Juche” sẽ giúp củng cố và duy trì quyền lực vững bền.

Học tập đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, Ceausescu tiến hành phá hủy toàn bộ đất nước để tái tạo lại. Một nửa số làng mạc, đền đài cổ kính bị san bằng, dồn dân vào những khối căn hộ cao tầng . Hơn một phần năm Buchreest, gồm những khu phố cổ, những nhà thờ hàng trăm năm đã bị phá hủy, đề xây dựng Thủ đô quốc gia. Các thành phố trong cả nước và hàng ngàn di tích lịch sử bị đập phá không thương xót. Thay vào đó là những công mới, theo kiến trúc hiện đại, ganh đua , thách thức thế giới, như Cung nghị viện Casa Poporului, lớn thứ hai thế giới , chỉ sau tòa Nhà Trắng ở Wasington của Hoa Kỳ.

Văn học, nghệ thuật bắt buộc phải sáng tác theo hiện thực xã hội chủ nghĩa, ca ngợi đảng, lãnh tụ , chống khuynh hướng tự do tư tưởng , tự do báo chí. Qúa trình thực hiện cuộc cải cách đó, là cơ hội để Ceausecu thanh trừng nội bộ. Những cú ra đòn bài trừ tư tưởng thân phương tây và xét lại, làm trong sạch đảng theo kiểu Stalin liên tục được tung ra dồn nhiều cán bộ đàng viên vào tù tôi, có người mất tích .

Song song với cuộc cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc, Ceausescu cho dịch in và phát hành triết lý Juche vào từng trường học, và cho tuyên truyền trên toàn bộ hệ thống thông tin đại chúng. Giáo dục thanh thiều niên sùng bái cá nhân, trở thành những chiến binh cách mạng, xả thân vì lãnh tụ. Triết lý Juche do Kim Nhật Thành khởi xướng từ năm 1955, nội hàm của nó là:"Con người là chủ thể của mọi thứ, quyết định mọi thứ!”. Triết lý ấy cũng mang đậm màu sắc Trung Quốc, nhằm chống chủ nghĩa xét lại Khrouchetchev, duy trì chủ nghĩa Stalin, bảo bệ quyền lực Kim Nhật Thành và Đảng lao động Triều Tiên.

Từ triết lý Juche, Ceausecu đã sáng tạo ra “Luận cương tháng 7”, trong đó có mười bảy nội dung. Ông ta đã phản lại người thầy của mình là Gheorghe Gheorghiu Dej , xóa bỏ những thành quả cải cách đổi mới mà trước đó ông đã làm được, xóa bỏ cả truyền thống Rumani, quay lại con đường mòn của Stalin và Mao Trạch Đông.


Kim Nhật Thành cùng Nicolae Ceauşescu tại Bắc Triều Tiên năm 1971

Khuôn mặt Ceausescu đầy sắt máu. Người dân Rumani nghẹt thở trong bầu không khí pha trộn giữa tư tưởng Juche và Maois . Tệ sùng bái cá nhân lên đỉnh cao , Ceausescu tự coi mình là Mirceca Vĩ đại! Đó chính lá lúc cái chết đã được báo trước giành cho Ceausescu và chế độ cộng sản Rumani. Pacepa, một tướng hai sao Rumani đào tẩu sang Hoa Kỳ năm 1978 , khằng định như vậy trong cuốn sách tựa đề : “Red Horizons: Choroniclecs of a Communist Spy Chief”

Với Luận cương thángBảy, Ceausescu , bày tỏ sự khinh bỉ của mình với toàn bộ các mô hình kinh tế thị trường phương Tây, xóa bỏ tất cả các hòa ước và các mối quan hệ làm ăn trước đó với các nước tư bản. Ông ta cũng lên án mạnh mẽ Perestroika và glasnost , ca ngợi sự kiện đàn áp sinh viên của Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn là hiện thân của tinh thần Bollservich, ý chí Stalin !

Ceausescu mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, tiêu biểu là tách Rumani ra khỏi cộng đồng Châu Âu , tự cô lập mình, đẩy nền kinh tế đang thịnh vượng xuống vực thẳm. Ông ta ra lệnh tập trung sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trả những khoản nợ Rumani đã vay thời mở cửa. Một đất nước 19 triệu dân, số nợ đã lên tới 14 tỷ 500 triệu đôla, bình quân mỗi người 763 đô la, dẫu vét cạn kho cũng không đủ trả.

Trước kia mức sống của Rumani nhất nhì khu vực, giờ tụt xuống hạng bét. Nạn nhân thê thảm nhất là trẻ em. Nhằm phát triển dân số, trước kia Ceausescu khuyến khích sinh đẻ, bình quân mỗi gia đình Rumani có 5 con . Bây giờ kinh tế tụt dốc, đất nước rơi vào cảnh nghèo đói, các gia đình không nuôi nổi con, trẻ em tràn ra đường phố, đường làng, vô thừa nhận , làm đủ mọi nghề kiếm miếng ăn. Bệnh dịch AIDS lan tràn đến nỗi không một bệnh viện nào nhận khám và điều trị.

Ấy thế mà vợ chồng Ceausecu vẫn được ru trong trong tháp ngà quyền lực tối cao. Vẫn được ca ngợi là lãnh tụ vĩ đại, thiên tài ! Ông ta xuất hiện trên TV ,với hình ảnh tươi cười trong các cửa hàng ngồn ngộn hàng hóa, để chứng minh Rumani không thiếu thực phẩm, cuộc sống người dân vẫn cao. Bộ nông nghiệp Rumnai còn nuôi riêng những đàn bò béo núc ních, để đưa tới một trang trại nào đó quay phim với Ceausescu, quảng cáo cho sản xuất phát triển.

Không một lá thư tố cáo tham những, một lời kêu khổ nào lọt đến tai mắt vợ chồng Ceausescu. Mạng lưới đặc vụ, công an chìm nổi bủa vây mọi nơi. Hệ thống truyền thông nhà nước vẫn tô son đánh phấn cho chế độ thối nát . Những trí thức tiến bộ bị đàn áp thẳng tay. Tiếng nói dân chủ , và phản biện, dù mang tính chất xây dựng cũng bị bóp chết ngay trong trứng nước.

Tháng 10-1989, Ceausescu tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cũng đi dự. Trong đoàn Việt Nam có tiến sỹ Lê Đăng Doanh. Ông đã kể , Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ được xếp một phòng lớn hơn phòng các thành viên trong đoàn một chút, còn chỗ ở của Ceausescu gồm nhiều phòng rộng lớn, có 12 tay súng bảo vệ. Khi Tổng bí thư Nguyện Văn Linh tới thăm, phải chờ rất lâu ngoài sảnh Ceausescu mới ra tiếp. Nhưng Ceausescu tỏ ra rất hăng hái ủng hộ sáng kiến triệu tập “Hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế để siết lại đội ngũ” của Nguyễn Văn Linh trong khi Gorbachev và hầu hết các lãnh tụ Đông Âu không mặn mà. Ceausescu còn đề nghị để Rumani đăng cai. Rõ ràng là Ceausescu đã linh tính mối nguy cơ đang đến với mình.

Tuy nhiên, từ Berlin trở về, Ceausescu tổ chức Đại hội đảng cộng sản Rumani lần thứ 14 thành công tốt đẹp, và ở tuổi 71, ông ta lại được bầu làm Tổng bí thư một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong bài phát biểu bế mạc Đại hội, Ceausescu tuyên bố, Runmani là thành trì xã hội chủ nghĩa, bất chấp khối cộng sản Đông âu tan rã. Ceauescu tin tưởng phần lớn giới lãnh đạo Rumani , vì quyền lợi kinh tế, vẫn gắn bó với mình, đặc biệt là lực lượng quân đội và công an vốn được ưu tiên , sẽ tuyệt đối trung thành với ông ta và chế độ.

Nhưng giờ lịch sử đã điểm. Đảng công sản Rumani đã hết vai trò làm mưa làm gió! Cái chức Tổng bí thư , kiêm Chủ tịch hội đồng nhà nước của Ceausescu và, ngay cả mạng sống cùa vợ chồng ông đã kết thúc chưa đầy một tháng sau cái giờ phút ông ta tái đăng quang ấy!

Nó khởi đầu bằng cuộc tuần hành ở thành phố Timisoara, nhằm đuổi linh mục László Tokes , người Hunggary , người bị chính phủ buộc tội gây chia rẽ sự đoàn kết sắc tộc. Cuộc tuần hành rất quy mô do chính phủ tổ chức. Nhưng thật trớ trêu, gậy ông lại đập lưng ông. Khi những người tham gia biểu tình hiểu ra sự thật, là chính quyền vu khống linh mục Lászlo Tokes , cuộc biểu tình đã thoát khỏi nguyên nhân ban đầu, biến thành cuộc tuần hành chống chính phủ. Gió đổi chiều nhanh chóng biến thành bão tố!

Lực lượng cảnh sát và Securitate đã nổ súng vào đám biểu tình, làm chết hàng trăm người. Sự phẫn nộ của nhân dân bùng lên dữ dội không gì cản nổi.

Đang ở thăm Iran, Ceausescu vội vã bay về, hy vọng vãn hồi được trật tự, nhưng bất lực. Lòng dân căm thù chế độ độc tài bị kìm nén từ lâu, giờ như nước vỡ bờ, cuồn cuộn dân trào, cuốn phăng hết mọi vật cản.

Ceausescu lên TV, đổ tội cho thế lực bên ngoài can thiệp vào Rumani và kêu gọi quân đội bảo vệ chế độ, bảo vệ mình, nhưng vô hiệu. Đội quân được trang bị tận răng, từng thề thốt tuyệt đối trung thành với Tổng tư lệnh tối cao Ceausescu , đã đứng về phía nhân dân. Họ cùng lực lượng biểu tình tràn ra Quảng trường cách mạng và bao vậy tòa nhà nghị viện , nơi vợ chồng Ceausescu đang trú . Ngày 18-12 vợ chồng Ceausescu quyết định dùng 2 máy bay, chuyển sang Iran 24 tấn vàng . Ceausescu hy vọng với khối lượng vàng ấy, và hàng tỷ đô la tham những trong hơn hai mươi năm cầm quyền, ông ta sẽ tiếp tục sống đế vương, và nuôi nấng lực lượng trung thành với mình, chờ cơ hội nắm lại quyền lực. Nhưng kế hoạch của Ceausescu không thành, chính viên sỹ quan tình báo thân cận nhất chặn lại. Ceausescu và Elena lên máy bay trực thăng, chạy về quê cũ ởTârgoviste, tìm đường trốn ra nước ngoài, nhưng không thoát. Người dân quê đã bắt sống vợ chồng Ceausecu, nộp cho cảnh sát theo lệnh truy nã loan báo trên TV.

Ngày 25-12-1989, Phiên tòa quân sự xét xử Ceausescu diễn ra chóng vánh, chưa đầy hai giờ đồng hồ.

Viên đại úy Ion Bocru trực tiếp chứng kiến, kể lại rằng : “Ceausescu bị buộc tội làm giàu trái phép, tham nhũng, phản bội tổ quốc và gây ra cái chết của 60 ngàn người nồi dậy chống lại ông ta. Điều mỉa mai, là chính những luật sư bào vệ quyến lợi cho Ceausescu, lại tố cáo ông ấy”.

Viên đại úy nói: “ Ngay sau khi bị tuyên án tử hình, vợ chồng Ceausescu bị kéo ra chân bức tường giáp khu nhà xí trại lính. Khi biết đã đến đường cùng, ông ta hát quốc tế ca, hô đả đảo quân phản bội, rồi và hét lên ầm ĩ. Nhưng ba khẩu AKM , từ tay ba sỹ quan binh chùng dù Rumani, lực lượng trung thành nhất của Ceausescu , đã đồng loạt nã đạn vào vợ chồng ông ấy. Mỗi khẩu súng 30 viên đạn , tất cả 90 viên trút hết không chừa lại viên nào.

Hôm sau , cái đài truyền hình từng ca ngợi Ceausescu lên tận mây xanh, và để ông trực tiếp xuất hiện kêu gọi quân đội bảo vệ chế độ, lại đưa hình ảnh ông ta bị quân đội xử bắn với lời bình luận : “ Kẻ phản Chúa đã bị giết vào ngày Chúa giáng sinh!”

Hitler, Mussolini, Saddam Hussein, Gaddafi và Ceausescu , một thời vinh quang tột đỉnh, giàu sang tột đỉnh, dưới chân dẫm đạp không hết lên kẻ tôn thờ và hứa trung thành. Nhưng rốt cuộc đểu chết thảm bởi chính những kẻ thề thốt ấy. Và, chính những kẻ từng uốn cong ngòi bút ca ngợi họ, lại viết những dòng vạch sự bẩn thỉu của họ đầu tiên!

Cái chết đã báo trước cho cho Ceausescu, nhưng ông ta không chịu thức tỉnh. Cái chết đang báo trước cho những kẻ khác, nhưng hình như cũng như Ceausescu, họ vẫn không chịu thức tỉnh.
M.D
Bùi Văn Bồng Blog
 

Giáo sư Carl Thayer - Sắp ghế cho dàn nhạc chính trị VN


Ông Nguyễn Thiện Nhân được đánh giá là 'người đối thoại tuyệt vời' với đối tác nước ngoài

Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 2 đến 11/05/2013 đã tập trung vào sáu chủ đề lớn, và thảo luận “một số vấn đề quan trọng khác”.

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ba vấn đề và “đồng tình cao” về các vấn đề khác.

Tuy vậy, Trung ương Đảng không đi theo dàn bài soạn sẵn và đã bác bỏ giới thiệu của Bộ Chính trị trong việc bầu chọn tân thành viên cho Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 7 là dấu hiệu rằng công tác chuẩn bị cho Đại hội 12 của Đảng vào năm 2016 đã bắt đầu.

Sáu chủ đề chính bao gồm, thứ nhất, tiếp tục nỗ lực cải tổ hệ thống chính trị từ trung ương xuống cơ sở như đã ghi trong Nghị quyết 4. Những kết luận chính là cải tổ hệ thống chính trị phải đi từ từ, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và phù hợp với phát triển kinh tế của Việt Nam. Nỗ lực cải tổ chính trị sẽ tập trung cho việc giảm chồng chéo trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong ba lĩnh vực – lý luận, dự báo kinh tế và tư vấn chính sách.

Thứ nhì, các lãnh đạo Đảng cũng muốn tăng cường công tác tuyên truyền và dân vận. Đây là chỉ dấu các lãnh đạo ý thức được các căn bệnh lan rộng trong xã hội Việt Nam.

Thứ ba, Hội nghị cũng xem xét quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm cả phần lấy ý kiến công chúng. Quan chức Đảng nói rằng quá trình này, qua hơn 28 nghìn hội nghị hội thảo đã thu nhận được trên 26 triệu ý kiến, là bằng chứng rằng Việt Nam là quốc gia xã hội chủ nghĩa pháp quyền, ‘của dân, do dân và vì dân’.

"Tổng Bí Thư Đảng đã bác bỏ các kiến nghị do nhóm 72 cựu quan chức cao cấp, trí thức, cựu chiến binh và công dân nổi bật gửi đến"
Thế nhưng, trái ngược với điều này, Tổng Bí Thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ các kiến nghị do nhóm 72 cựu quan chức cao cấp, trí thức, cựu chiến binh và công dân nổi bật ký và gửi đến.

Đảng lẽ ra có thể nhân Bản kiến nghị 72, rồi sau đó công bố các lý do vì sao bác bỏ các đề nghị trong đó. Rõ ràng là ở đây sân chơi không bình đẳng, và một số ‘công dân’ lại có quyền ‘bình đẳng’ hơn những người khác.

Cho tới nay không hề có nghị quyết nào được công bố liên quan đến chủ đề này vì trách nhiệm chính của sửa đổi hiến pháp thuộc về Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội.

Được biết, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét các đề nghị sửa đổi hiến pháp tại kỳ họp tháng 5 và tháng 9 này.

Một chủ đề nữa mà Đảng Cộng sản cam kết làm là thực hiện nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”.

Nghị quyết này có mục tiêu khắc phục tình trạng suy thoái về ý thức hệ, đạo đức và lối sống của một số đảng viên mà đã gây ra hậu quả là việc thực hiện yếu kém các nguyên tắc “Dân chủ tập trung, Lãnh đạo tập thể và Trách nhiệm cá nhân”.

Trung ương Đảng cũng dùng phê bình và tự phê bình ở mọi cập như cách thức tăng cường kỷ luật của Đảng và “giải quyết các vụ việc phức tạp” gây bức xúc trong dư luận, gồm cả tham nhũng, mạng lưới quan hệ quyền lực ngay cả trong các quan chức cao cấp và lãnh đạo.

Nhưng chính việc bầu chọn nhân sự mới vào Bộ Chính trị – được trình bày trong phần tiếp theo - cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đã bị khựng lại.

Tân lãnh đạo tiến lên

Trong kỳ Đại hội Đảng 11 họp vào tháng 1/2011, Bộ Chính trị nhiệm kỳ trước đã đề nghị để Bộ Chính trị nhiệm kỳ này có 17 thành viên. Nhưng khi Trung ương bỏ phiếu thì chỉ có 14 người nhận được số phiếu đủ để vào Bộ Chính trị, tức là 50% cộng một phiếu. Vào lúc đó nhiều nhà quan sát đã cho rằng con số 14 là không ổn định vì nó tạo ra tình trạng đều số phiếu gây bế tắc.

Tin tức nói Hội nghị Trung ương 7 có nhiệm vụ giải quyết ba vị trí trống đó. Nhưng thật bất ngờ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ qua các ứng viên được ưu ái và chỉ đưa hai người mới vào Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người cũng là thành viên của Ban Bí thư.


Cả hai người đều gốc miền Nam. Ông Nhân sinh ra ở Trà Vinh và từng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh 2001-06. Bà Ngân quê ở Bến Tre và từng nắm Sở Tài chính tỉnh trước khi thăng tiếng lên làm Bí thư Hải Dương ngoài Bắc.
"Bà Ngân là phụ nữ Việt Nam thứ ba trong lịch sử Đảng Cộng sản được vào Bộ Chính trị kể từ khi cơ quan quyền lực này được lập ra năm 1951."
Sự loại bỏ các ứng viên được Tổng Bí Thư Đảng ủng hộ, và đưa ông Nhân và bà Ngân lên phản ánh sợ chia rẽ tiếp tục trong giới cầm quyền Việt Nam. Một Bộ Chính trị 16 thành viên cũng sẽ tiếp tục phải đóng vai trò tế nhị là duy trì cân bằng quyền lực và dàn xếp giữa các phe phái.

Cũng cần nhắc lại rằng tại Hội nghị Trung ương 6 tháng 10 năm ngoái, Bộ Chính trị, theo các tin lọt ra, đã bỏ phiếu 9-5 về quyết định kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ yêu cầu của Bộ Chính trị, một dấu hiệu rõ ràng là đa số người trong Trung ương Đảng ủng hộ ông Dũng.

Cũng cần nhắc lại rằng Thủ tướng Dũng đã bổ nhiệm ông Nhân làm Phó Thủ tướng ngay trong nhiệm kỳ đầu của ông.

Ngay trước Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị đã thông qua một nghị quyết quan trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam. Hiện văn bản này vẫn còn được giữ trong bí mật nhưng có vẻ như sự thăng tiến của ông Nhân vào Bộ Chính trị được xắp đặt để thúc đẩy mục tiêu này.

Từng học tại Đức và Hoa Kỳ, ông Nguyễn Thiện Nhân được nước ngoài đánh giá là người đối thoại tuyệt vời khi nói chuyện với các nhà đầu tư hoặc lãnh đạo các nước. Ông cũng được giao nhiệm vụ nắm việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và vừa đi Bắc Kinh nhằm cùng chủ trì cuộc họp lần thứ sáu Ủy ban Hỗn hợp Trung – Việt là cơ chế giám sát mọi hoạt động song phương, đặc biệt là về kinh tế.

Cũng có thể đánh giá sự thăng tiến của bà Nguyễn Thị Kim Ngân theo cách tương tự. Sự nghiệp của bà cho thấy có kinh nghiệm nổi bật trong việc giải quyết các chủ đề kinh tế, gồm cả giai đoạn làm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Thứ trưởng Bộ Thương mại. Bà cũng từng làm Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội. Bà Ngân có sự ủng hộ từ trong Đảng thể hiện qua lần bổ nhiệm bà vào Ban Bí thư năm 2011.

Bà Ngân là phụ nữ Việt Nam thứ ba trong lịch sử Đảng Cộng sản được vào Bộ Chính trị kể từ khi cơ quan quyền lực này được lập ra năm 1951. Bà cùng bà Tòng Thị Phóng là hai nữ ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ này. Trước họ có bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ vào Bộ Chính trị năm 1996 ở kỳ Đại hội 8.


"Sự hụt hẫng của hai ông Thanh và Huệ là một cú khựng lại nghiêm trọng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà các nguồn tin nói là đã ủng hộ họ hết mức."
Ban Chấp hành Trung ương cũng mở rộng Ban Bí thư để nhận vào ông Trần Quốc Vượng, người gốc Thái Bình, hiện phụ trách Văn phòng Trung ương Đảng và từng nắm chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trung ương Đảng đã bác bỏ ứng cử viên Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính, và Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương mới được lập trở lại. Vì không giành được một ghế trong Bộ Chính trị, uy tín của ông Thanh bị giảm sút trong cương vị chỉ đạo công cuộc chống tham nhũng. Dù ông tiếp tục báo cáo trực tiếp lên Tổng Bí thư Đảng nhưng sẽ không có cách nào trực tiếp tác động đến các quyết định chính trị quan trọng nhất.

Sự hụt hẫng của hai ông Thanh và Huệ là một cú khựng lại nghiêm trọng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà các nguồn tin nói là đã ủng hộ họ hết mức.

Các tin đồn ở Hà Nội cũng gợi ý rằng còn có một số nhân vật hàng đầu có hy vọng như Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh.

Trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị, 10 người sẽ nghỉ hưu vào kỳ Đại hội Đảng tới nếu quy tắc giữ tuổi về hưu là 65 được áp dụng triệt để. Một biệt lệ có thể được áp dụng với chức Tổng Bí thư. Thường thì hệ thống ở Việt Nam hay giữ các nhân vật nắm ghế Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng Ban Bí thư lại ở nhiệm kỳ Đại hội mới.

Nhưng hiện cũng chưa rõ sẽ có thêm bổ nhiệm vào Bộ Chính trị trong giai đoạn tới không.

Một ứng viên khác được nói đến là ông Hoàng Trung Hải, hiện là một trong số bốn Phó Thủ tướng. Tên ông này có thể sẽ được nêu ra ở một kỳ họp Trung ương sau này.

Nếu không có thêm người vào Bộ Chính trị từ nay tới Đại hội Đảng lần tiếp theo, một trong số hai người mới vào Bộ Chính trị lần này có thể còn thăng tiến lên chức vụ cao hơn vào năm 2016.

Và một lần nữa, hệ thống lãnh đạo già cỗi của Việt Nam sẽ không tạo ra không gian gì cho sự chọn lựa.

Giống như việc sắp xếp ghế cho một dàn nhạc, năm 2016 có vẻ sẽ là dịp cho sáu ứng cử viên để rồi từ đó chọn ra năm vị trí lãnh đạo uy quyền nhất.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Việt Nam, đã giảng dạy nhiều năm tại Đại học New South Wales, Úc, trước khi nghỉ hưu.
Giáo sư Carl Thayer
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc

'Không dám dừng' dự án bauxit

Dự án bauxite Nhân Cơ
Tập đoàn Than - Khoáng sản Vinacomin nói họ không dám dừng dự án

Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nói họ không dám dừng dự án khai thác, xuất khẩu Bauxite gây tranh cãi ở Nhân Cơ vì lý do kinh tế, theo truyền thông trong nước.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, một quan chức lãnh đạo Ban Khoa học Công nghệ và Chiến lược phát triển của Vinacomin khẳng định Vinacomin không thể dừng dự án vì đã đầu tư, triển khai và không muốn dừng vì sợ bị lỗ.

"Là một nhà đầu tư, khi đã bỏ tiền đầu tư là như ngồi trên một đống lửa vì công trình đang ngổn ngang, hợp đồng ICP đã ký, thiết bị nằm sát để thực hiện theo tiến độ. Nếu giờ dừng sẽ phải hủy hợp đồng thì giải quyết những hậu quả ấy ai tính," Tiến sỹ Nguyễn Hữu Chỉnh, Trưởng Ban này được VOV trích lời nói.

Ông Chỉnh khẳng định dự án khả thi về kinh tế và xã hội, nhưng có vẻ đã đã không hoàn toàn chắc chắn về việc vì sao dự án vốn gây tranh cãi này có nên dừng lại hay không.

Ông nói:"Chúng tôi đã tính toán và khẳng định dự án có hiệu quả và tiếp tục phát triển. Còn nói dừng hay không thì phải có những hội thảo chuyên sâu. Với dư luận của xã hội và các ý kiến của các nhà khoa học sẽ được Tập đoàn tiếp thu nếu thấy hợp lý và mong muốn hợp tác triển khai những ý kiến đó.

Cũng hôm thứ Năm, ông Chính nói với tờ VnExpress.net cho biết ngoài lý do kinh tế, Vinacomin không dừng dự án còn do lý do tâm lý. Ông nói:

"Thực ra đối với kiến nghị dừng dự án, Tập đoàn đã xem xét tính toán cả phương án dừng triển khai và tiếp tục. Thực tình, chúng tôi không dám dừng dự án vì những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh vác rất nhiều. Vinacomin đã tính toán, xem xét và khẳng định, tiếp tục làm sẽ tốt hơn so với việc dừng dự án Nhân Cơ.

"Ý kiến các nhà khoa học, chúng tôi trân trọng và tiếp thu và mong muốn hợp tác. Thú thực, cũng có ý kiến cũng tác động đến tâm lý chung. Chúng tôi sẵn sàng ngồi lại bàn bạc thảo luận với các nhà khoa học song phải có người đứng ra tổ chức, ví dụ như Bộ Công Thương chẳng hạn."

Hôm thứ Năm, tờ Dân Việt trích dẫn thông tin do Vinacomin đưa ra cho biết vốn đầu tư thực hiện của Tập đoàn này cho hai dự án bauxite - nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và dự án alumin Nhân Cơ - Đăk Nông đã lên tới khoảng 18.448 tỷ đồng.

Vinacomin cho hay về hiệu quả kinh tế dự án, thời gian hoàn vốn của dự án bauxite - nhôm Lâm Đồng là 12 năm và dự án Nhân Cơ là 13 năm và dự kiến hai dự án sẽ nộp ngân sách bình quân khoảng 460 tỷ đồng/năm và 398 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn Than và Khoáng sản của Việt Nam cũng cho hay họ có đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm alumina với các công ty của Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra, vẫn theo Vinacomin, một số công ty của Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Malaysia cũng quan tâm mua alumin của Việt Nam.

"Thực tình, chúng tôi không dám dừng dự án vì những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh vác rất nhiều. Vinacomin đã tính toán, xem xét và khẳng định, tiếp tục làm sẽ tốt hơn so với việc dừng dự án Nhân Cơ"
Ông Nguyễn Hữu Chỉnh
Tuy nhiên, tại một cuộc hội thảo do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức ngày 9/5 ở Hà Nội, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án này và đưa ra các con số tính toán theo đó nói dự án sẽ lỗ nặng.

Theo báo Đất Việt, Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin, Tập đoàn cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm, chưa kể công suất khoảng 600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên 200 km là phi kinh tế học.

Giáo sư Thái được truyền thông trong nước dẫn ý nói "chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%. Hay việc Vinacomin muốn giảm thuế, phí môi trường là đặt Nhà nước vào thế “hy sinh” cho tập đoàn."

Được biết tập đoàn Vinacomin cũng cho truyền thông hay họ đã được Chính phủ đồng ý cho áp dụng thuế xuất xuất khẩu bằng 0% đối với các sản phẩm khai thác xuất khẩu, một hình thức hộ trợ và bao cấp, trong khi loại thuế này có chức năng kiểm soát việc khai thác khoáng sản quốc gia và là một nguồn quan trọng cho ngân sách quốc nội.

Không tưởng?

Bình luận về lý do không muốn dừng dự án của Vinacomin, trên blog của mình, nhà báo Nguyễn Vạn Phú, phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng động cơ của Tập đoàn này xuất phát từ tâm lý “nước đổ ra rồi” mà người trong cuộc khó nhận ra.

Ông nói: "Tốt nhất là thuyết phục cho Nhà nước thấy nếu tiếp tục thì càng mất thêm tiền, mới hy vọng sẽ có một quyết định can đảm dừng dự án Nhân Cơ."

Ông Phú đưa ra hai lý do chính, thứ nhất cần dừng là vì tổng mức đầu tư tăng 37,80% thì mọi thông số cũ xem như bỏ, làm lại từ đầu: "Nếu cứ cho là khi tổng mức đầu tư chưa tăng thì dự án có lãi chút ít, nay tăng đến gần 40% thì chắc chắn sẽ lỗ."

Thứ hai, tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) của dự án Nhân Cơ được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng báo cáo với Quốc hội là 10,6% nay chỉ còn 7,62%, thì theo ông Phú lãi không còn nữa, đó là chưa kể tới các vấn đề nhà nước đã trợ giá, hỗ trợ cho dự án từ miễn thuế xuất khẩu, cho tới sử dụng nguồn vốn vay với lãi xuất ưu đãi rõ ràng.

"Tôi thấy sốc và lo lắng về giá bán alumin. Giá bán alumin thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ mà Bộ Công thương nói là nằm trong kế hoạch và mong có lãi là điều không tưởng"
Tiến sỹ Nguyễn Văn Ban

Ông Phú cho rằng chỉ có một nơi có thể ra lệnh dừng dự án để giảm bớt thiệt hại, ông viết: "Đó là bên phía Đảng và dựa vào kết luận của Bộ Chính trị ngày 24-4-2009 trong Thông báo số 245- TB/TW ghi rõ: Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện”. Đó là lối thoát trong danh dự duy nhất.

Trong cuộc hội thảo của Vusta hôm thứ Năm tuần trước, TS Nguyễn Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, được truyền thông trong nước dẫn lời, cảnh báo giá sản phẩm của ngành bauxite – nhôm ít thay đổi trong vòng 30 năm qua; chỉ tăng 1,2-1,3 lần trong khi các khoáng sản khác tăng 3-5 lần.

Một đại biểu khác, Tiến sỹ Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (đã sáp nhập vào Vinacomin), nói :

“Tôi thấy sốc và lo lắng về giá bán alumin. Giá bán alumin thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ mà Bộ Công thương nói là nằm trong kế hoạch và mong có lãi là điều không tưởng”.

Theo ý kiến của ông Ban, giá bán alumin có lãi mà Vinacomin áp dụng theo mức giá 362 USD/tấn ở thời hoàng kim (2005-2008) là phi lý vì khủng hoảng kinh tế, giá khoáng sản đi xuống đã hơn 4 năm qua và vẫn ở mức trầm trọng, chưa biết đến khi nào chấm dứt, cho nên tính hiệu quả kinh tế rất mơ hồ.

“Với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường hợp có tiền ở đâu đó để làm dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD,” ông Ban được trích lời nói.

Trách nhiệm

Được biết, dự án Bauxite ở Tây Nguyên do Vinacomin đứng ra thực hiện gặp nhiều tranh cãi từ khi được Chính phủ đề xuất tiến hành. Nhiều trí thức và chuyên gia đã liên tiếng cảnh báo về các rủi ro về mặt môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và an ninh từ dự án. Tuy nhiên, cho tới nay, dự án vẫn được Chính phủ cho phép tiến hành.

Hôm 16/5, tờ Trí Thức Trẻ, dẫn lời Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương nói các lý lẽ của Vinacomin là một chiều:
Ông nói với tờ báo: "Vinacomin bây giờ mới tổ chức họp báo với những lí lẽ không đi vào những điều mà các nhà khoa học chỉ ra mà lại đưa ra những lập luận một chiều. Tôi nghĩ cần tổ chức một cuộc đối thoại song phương và hai bên cùng nói về những lập luận mà các nhà khoa học trình bày, như thế mới sáng rõ mọi vấn đề ra được.

"Vinacomin cần có tinh thần cầu thị, cầu thị ở đây là cần có người đứng ra gánh vác tránh nhiệm, trách nhiệm xem xét và ra quyết định xem có dừng lại hay tiếp tục."
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
"Còn nếu Vinacomin lập luận đâm lao phải theo lao, đứng về kinh tế học là không thể chấp nhận được. Bởi vì anh đã thua lỗ mà càng tiếp tục dấn vào thì anh càng thua lỗ chứ có ích lợi gì đâu."

Tiến sỹ Doanh đặt vấn đề phải có người chịu trách nhiệm cá nhân, thậm chí là trong dự án bauxite, nếu dự án này đổ vỡ dù đã được cảnh báo trước:

"Vinacomin cần có tinh thần cầu thị, cầu thị ở đây là cần có người đứng ra gánh vác tránh nhiệm, trách nhiệm xem xét và ra quyết định xem có dừng lại hay tiếp tục.

"Và nếu tiếp tục mà thua lỗ thì người đó phải có trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước nhân dân về hiệu quả của đồng vốn đã bỏ ra, bao gồm cả trách nhiệm về mặt tài chính, về mặt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự.

Cùng hôm thứ Năm, trao đổi với BBC Việt ngữ, một chuyên gia theo dõi cuộc Hội thảo phản biện về dự án Bauxite hôm 9/5 tại Vusta cho hay có thể lãnh đạo Tập đoàn Vinacomin đang chịu những áp lực lớn để tiếp tục vận hành dự án.

Chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính này cho rằng nội bộ của Vinancomin cũng biết về những yếu tố bất ổn và thiếu an ninh hoặc kém khả thi của dự án, nhưng do một số tác động, có thể từ cấp độ chính trị, những người chỉ đạo dự án từ tập đoàn không thể dừng các hạng mục và tiến độ dự án:

"Chúng tôi không dám bình luận về chuyện nhóm lợi ích, hay thậm chí chuyện có sự liên kết với nước ngoài đã tác động tới dự án hay không,

"Nhưng nhiều người cho rằng có thể chính bản thân các lãnh đạo tập đoàn và những người đang điều hành trực tiếp dự án đang chịu các áp lực rất lớn với chính cá nhân họ để không dừng dự án mà ngược lại còn làm theo kiểu cố đấm ăn xôi," ý kiến này cho hay.
(BBC)
 

Công hàm Phạm Văn Đồng, những vấn đề liên quan và luật quốc tế

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/14/26/493/368/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/vietnam_phamvandong.jpg

Một cuộc đàm thoại giữa
Phạm Phan Long, Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phùng Liên Đoàn
Đây là cuộc đàm thoại giữa Phạm Phan Long (PPL), Dương Danh Huy (DDH), Phạm Quang Tuấn (PQT) và Phùng Liên Đoàn (PLĐ), diễn ra từ ngày 9/5/2013 đến 14/5/2013.
PPL: Ý  kiến của anh từ góc độ pháp lý về vấn đề CHPVĐ năm 1958 như thế nào?
DDH: CHPVĐ và các hành vi khác của VNDCCH để lại 3 vấn đề mà người Việt ngày nay phải giải quyết, đó là:
  • 1       Phản biện lập luận cho rằng VNDCCH đã công nhận chủ quyền TQ đối với HSTS.
  • 2       Phản biện lập luận cho rằng CHPVĐ hay các hành vi khác của VNDCCH đã gây ra một nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho VNDCCH.
  • 3       Chứng minh rằng trong giai đoạn 54-75/76 có một quốc gia Việt nào đó duy trì chủ quyền trên hai quần đảo HSTS.
Vấn đề ở đây không chỉ là CHPVĐ mà còn là việc VNDCCH không hề khẳng định chủ quyền đối với HSTS trong hơn 20 năm, trong khi các nước khác đòi CQ.
Những lập luận đã được đưa ra nhằm “hóa giải CHPVĐ”, thí dụ như "CHPVĐ không nói gì về HSTS" chỉ có thể giải quyết được vấn đề (1) và (2), nhưng không giải quyết được vấn đề (3). Nếu ra tòa mà chỉ giải quyết được (1) và (2) nhưng không giải quyết được (3) thì khả năng thua sẽ là không nhỏ.
Để giải quyết (3), tôi cho rằng tối hậu phải dựa trên lập luận
       (a) từ 58 đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia (từ "quốc gia" ở đây có nghĩa State/État trong luật quốc tế, như được định nghĩa trong Công ước Montevideo 1933),
       (b) Năm 1976 hai quốc gia đó đã thống nhất một cách hợp pháp thành một quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay có những người chưa chấp nhận lập luận trên. Một số thì không chấp nhận rằng trong giai đoạn từ 58 (hay sớm hơn) đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia. Một số thì không chấp nhận rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp.
Tôi và một số thành viên QNCBĐ có 1 bài ngắn về vấn đề này:
PPL: Có nhận xét là Công Hàm PVĐ chỉ công nhận lãnh hải của TQ, không công nhận chủ quyền TQ  về HSTS, không nói gì về HSTS, như thế có đúng không ?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, lập luận “PVĐ chỉ công nhận lãnh hải TQ, không công nhận gì về đảo” cũng là chưa đủ về khía cạnh khác. Giả sử VN dùng lập luận đó như một phần của quan điểm chính thức của mình, TQ sẽ nói
"OK, vậy thì các anh phải tôn trọng quy định của TQ trong lãnh hải 12 hl chung quanh Spratlys: tàu thuyền máy bay quân sự của các anh muốn vào lãnh hải 12 HL chung quanh Spratlys phải xin phép chúng tôi, ngư dân các anh không được đánh cá trong lãnh hải đó."
Như vậy thì cũng khá kẹt cho mình trên thực tế (mặc dù nó không phải là công nhận HSTS là của TQ). Tức là VN sẽ phải dùng những lập luận như "CHPVĐ đã không gây ra nghĩa vụ ràng buộc" và "VNDCCH là một quốc gia khác với CHXHCNVN ngày nay".
PPL: Thế còn lập luận theo luật  VNDCCH thì Thủ tướng PVĐ không có thẩm quyền để phê chuẩn hiệp định về chủ quyền lãnh thổ, chỉ có QH VNDCCH thì mới có thẩm quyền?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, lập luận đó sẽ không đứng vững được trước luật quốc tế. Nếu Tòa án Công lý Quốc tế xử vấn đề HSTS thì Tòa sẽ áp dụng luật quốc tế, chứ không áp dụng luật nội địa của VNDCCH. Và luật quốc tế thì quy định rằng thủ tướng là một trong những người có thẩm quyền để đại diện quốc gia trong việc thỏa thuận với quốc gia khác về lãnh thổ. Trên thực tế, trong phiên tòa xử tranh chấp Eastern Greenland, Na Uy đã dùng lập luận tương tự như anh nói, và cãi rằng theo luật Na Uy thì bộ trưởng ngoại giao không có thẩm quyền để thỏa thuận với Đan Mạch về chủ quyền lãnh thổ, nhưng Tòa đã bỏ qua lập luận đó, và cho rằng theo luật quốc tế thì bộ trưởng ngoại giao có thẩm quyền.
PPL: Thế còn lập luận CHPVĐ chỉ là một tuyên bố đơn phương cho nên không có tính ràng buộc?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, theo luật quốc tế thì có tuyên bố đơn phương có tính ràng buộc, có tuyên bố đơn phương không có. (Nhưng trong trường hợp cụ thể này thì tôi nghĩ  CHPVĐ không có tính ràng buộc).
PPL: Thế còn lập luận CHPVĐ đã  không gây ra estoppel ?
DDH: Lập luận đó giải quyết được vấn đề thứ (2), và đó là một điều cần thiết, nhưng nó là chưa đủ, vì nó chưa giải quyết được vấn đề thứ (3).
PPL: Thế còn lập luận HSTS nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH ?
DDH: lập luận đó là hướng đúng, nhưng chúng ta phải giải thích tại sao “nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH” có nghĩa VNCH có thẩm quyền về chủ quyền lãnh thổ đối với HSTS  trong quan hệ với các quốc gia khác, còn VNDCCH thì không có thẩm quyền.
Nếu lúc đó chỉ hiện hữu duy nhất một quốc gia, và nếu CP VNCH không phải là đại diện hợp pháp của QG đó, thì chúng ta có thể dùng lập luận gì để cho rằng chính quyền VNCH có thẩm quyền về chủ quyền lãnh thổ đối với HSTS  trong quan hệ với các quốc gia khác, còn chính quyền VNDCCH thì không có thẩm quyền?
Vì vậy, tôi cho rầng lập luận, “HSTS nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH” tối hậu phải dựa trên việc VNCH và VNDCCH là hai quốc gia.
PPL: Băn khoăn của tôi dựa vào lẽ thường không dựa vào luật mà vào tư thế VN và TQ dưới mắt người quan sát.
Dùng quan điểm ba nước VN và TQ có nhiều lý lẽ dễ nghe cho mình nhưng e không thuyết phục đựơc người ngoài vì:
       TQ chiếm HS trong tay VNCH bằng võ lực vi phạm luật quốc tế.
       VNDCCH chiếm miền Nam VN.bằng võ lực cũng vi phạm luật quốc tế.
       TQ và VNDCCH là đồng minh đều vi phạm luật quốc tế.
       Bây giờ TQ và VN tranh chấp nhau chủ quyền HS TS.
Như thế không bên nào có lợi thế hơn.
CHXHCNVN cỏ thể bất lợi hơn TQ vì chiến tranh tạo ra CHXHCNVN tàn khốc hơn.
Việc LHQ công, nhận CHXHCNVN là chấp nhận thực trạng sau khi việc chiếm đoạt đã xong rồi, không phải LHQ công nhận việc chiếm đoạt này là hợp pháp.
Làm sao lý giải tính hợp pháp giừa hai chiếm đoạt phi pháp.
DDH: Anh đã nhận ra chính xác một trong những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thứ (3) trong 3 vấn đề tôi nêu ra trong một trả lời trước:
1       Phản biện lập luận cho rằng VNDCCH đã công nhận chủ quyền TQ đối với HSTS.
2       Phản biện lập luận cho rằng CHPVĐ hay các hành vi khác của VNDCCH đã gây ra một nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho VNDCCH.
3       Chứng minh rằng trong giai đoạn 54-75/76 có một quốc gia Việt nào đó duy trì chủ quyền trên hai quần đảo HSTS.
Tôi nghĩ là khả năng giải quyết vấn đề (1) & (2) là tương đối cao, và vấn đề (3) là khó nhất và bao hàm nhiều rủi ro cho VN nhất.
Để giải quyết được vấn đề (3), tôi nghĩ phải chứng minh được 2 điều:
       3.1 Từ 58 (hay sớm hơn) đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia.
       3.2 Sự thống nhất của VN là hợp pháp.
Sự khó khăn anh nêu ra là cho 3.2.
Như anh nêu ra, có người có thể cho rằng trên phương diện thực chất việc thống nhất là, dùng chữ của anh, “VNDCCH chiếm miền Nam VN bằng võ lực”. Trong bài này
Phạm Thanh Vân và tôi có viết
Vấn đề ở đây là nếu cho rằng CHXHCNVN là quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 thụ đắc lãnh thổ của quốc gia phía Nam bằng bạo lực thì, với Nghị quyết 2734 (XXV) của LHQ cấm thụ đắc lãnh thổ của quốc gia khác bằng bạo lực, CHXHCNVN sẽ không có chủ quyền hợp pháp với bất cứ vùng lãnh thổ nào phía Nam vĩ tuyến 17, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhưng trên phương diện hình thức pháp lý thì tôi cho rằng cho rằng việc thống nhất không phải là  “VNDCCH chiếm miền Nam VN bằng võ lực” ngày 30/4/75, mà là quá trình sau
       Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời lật đổ CP VNCH ngày 30/4/75
       CPCMLT đổi tên của quốc gia phía nam vĩ tuyến 17 từ VNCH thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
       Ngày 2/7/1976 CHMNVN thống nhất với VNDCCH một cách hợp pháp
Chúng tôi có viết về quá trình này trong bài trên BBC:
Sau 30/4/1975, khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN thay thế chính phủ VNCH, tư cách pháp lý của hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17 tiếp tục được khẳng định bởi một số thực tế ngoại giao, thí dụ như,
Tháng 10/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Úc viết có ít nhất 75 nước công nhận cả hai chính phủ VNDCCH và CHMNVN như hai chính phủ của hai quốc gia độc lập. Trong số 75 nước đó bao gồm cả Trung Quốc, và những nước không thuộc khối XHCN như Thụy Điển, Ấn Độ, Úc, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Canada v.v...Hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN đã tham gia hai tổ chức WHO và WMO với tư cách là những thành viên độc lập. Cả hai đều có tư cách quan sát viên thường trực riêng biệt ở LHQ.
Các văn kiện chính thức của VNDCCH và CHMNVN cũng ghi nhận đó là hai Nhà nước và hai Chính phủ khác biệt.
Như vậy, rõ ràng VNDCCH và VNCH/CHMNVN là hai quốc gia khác biệt.
Vì thế, VNCH/CHMNVN có thẩm quyền trong việc duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH là bên thứ ba trong tranh chấp và các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN.
...
Trên thực tế, vì mỗi chính phủ CHMNVN và chính phủ VNDCCH đều được cộng đồng thế giới công nhận là đại diện hợp pháp của một quốc gia, quyết định của hai chính phủ đó để thống nhất hai quốc gia CHMNVN (vốn được đổi tên từ VNCH) và VNDCCH, qua quá trình pháp lý từ 25/4/1976 đến 2/7/1976, bắt đầu bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội thống nhất, dẫn đến (a) một quốc gia thống nhất và (b) một chính phủ đại diện cho quốc gia đó.
Trên thực tế, sự tồn tại của quốc gia thống nhất đó, và thẩm quyền của chính phủ đó trên toàn bộ lãnh thổ, đã không bị LHQ hay quốc gia nào lên tiếng phản đối. Một năm sau, năm 1977, quốc gia thống nhất, CHXHCNVN, được chấp nhận tham gia LHQ, với chính phủ CHXHCNVN được công nhận là đại diện cho quốc gia đó.
Vì thế, trên phương diện luật quốc tế, CHXHCNVN, là quốc gia thừa kế không bị phản đối của hai quốc gia trước, mặc nhiên thừa kế tất cả các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền VNCH/CHMNVN.
Trên thực tế, CHXHCNVN đã kế thừa vai trò của VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế như WHO, WMO, ILO, ITU, UPU, UNESCO hoặc IAEA, IMF. Và CHXHCNVN cũng mặc nhiên thừa kế các yêu sách chủ quyền và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tương tự, CHXHCNVN mặc nhiên thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Như vậy, chúng tôi cho rằng (3.2.1) Trên phương diện hình thức pháp lý thì sự thống nhất của VN là ngày 2/7/1976 và là hợp pháp.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trên phương diện thực tế quân sự (chủ lực của "Quân Giải Phóng Miền Nam" là quân đội của VNDCCH) và quyền lực chính trị (Hà Nội có nhiều ảnh hưởng đối với CPCMLT) thì có người có thể cho rằng (3.2.2) sự thống nhất đó là VNDCCH xâm lăng VNCH, và CPCMLT chỉ là một bù nhìn, một hình thức không có giá trị.
Một trong những câu hỏi cho Việt Nam, cho trí thức Việt Nam, là nếu Tòa xét điểm 3.2 thì Tòa sẽ chọn 3.2.1 hay 3.2.2?
Tôi tin rằng Tòa sẽ chọn 3.2.1 và do đó sẽ công nhận rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp, hay, ít nhất, Tòa sẽ công nhận rằng nước VN thống nhất được kế thừa danh nghĩa CQ đối với HSTS.
PPL: Nhưng tôi vẫn còn ít nhiều ngờ vực khả năng thuyết phục toà án.
Vì dựa vào việc được các tổ chức, LHQ và nước khác công nhận ba chính phủ VN và từ đó lý giải ra quyền thừa kế HS TS cho CHXHCNVN.
Khi công nhận các chính phủ không có nghĩa LHQ cũng công nhận chủ quyền tất cả lãnh thổ họ tuyên bố là của họ.
Công nhận CPCMLT suy ra CPCMLT  có chủ quyền TS HS có thể không vững; không khác gì công nhận TQ là cho rằng công nhận đảo Điếu Ngư là của họ.
Sự kiện ba thành phần VN thực ra là chung một dân tộc và lãnh thổ vốn thống nhất trứơc đó để phân biệt với việc TQ là ngoại xâm có tăng giá trị pháp lý lịch sử gì cho VN không?
DDH: Anh lập luận rất chuẩn xác.
Nhưng tôi nghĩ vấn đề không phải là (a) công nhận HSTS là của CHMNVN mà là (b) công nhận rằng quốc gia CHMNVN chính là quốc gia VNCH với một tên mới, và, đo đó, có tất cả những danh nghĩa chủ quyền mà VNCH có.
Nói cách khác,
       (a) Sau 30/4/75, tài sản, lãnh thổ, territorial claims và titles của VNCH là của CHMNVN. Cụ thể, sau 30/4/75 danh nghĩa chủ quyền của VNCH đối với HSTS là của CHMNVN, vì đó là cùng một quốc gia với một sự đổi chính phủ và đổi tên.
       (b) Còn claims và titles có có mạnh hơn của TQ hay Philippines hay không thì là chuyện khác, nếu ra tòa thì tòa sẽ trả lời câu hỏi đó.
Sự công nhận của thế giới về CHMNVN sau 30/4/75 chỉ nói về (a), không nói về (b).
PQT: Theo tôi, vấn đề không phải là VNCH-CPCMLT có chủ quyền trên HSTS hay không, mà là VNCH-CPCMLT có CLAIM chủ quyền trên HSTS không. Vì CNDCCH không bao giờ claim, và không phản đối khi Tàu claimed HSTS, nên theo luật quốc tế thì VNDCCH đã chấp nhận (acquiesce) chủ quyền trên HSTS, và bây giờ không thể đòi được nữa. Còn nếu VNCH-CPCMLT đã claimed HSTS và VN bây giờ thừa kế cái claim đó, thì mới có vị thế để đòi.
Cơ bản là tôi đồng ý với anh, dù tôi có thể diễn đạt hơi khác.
Vấn đề CQ có 3 giai đoạn sau (sách của GS Chemilllier Gendreau về HSTS viết rất rõ):
       Acquisition of the inchoate title - thụ đắc danh nghĩa chủ quyền phôi thai.
       Consolidation of the title - củng cố danh nghĩa chủ quyền.
       Maintenance of the title - duy trì danh nghĩa chủ quyền.
Báo chí VN thường nhấn mạnh về điểm 1 và 2, nhưng ít phân tích về điểm 3 trong giai đoạn 54-75.
Đúng như anh nói, vấn đề trong context 54-75 mà chúng ta đang nói tới là maintenance of the title/duy trì danh nghĩa chủ quyền, mà anh diễn đạt bằng cụm từ "CLAIM chủ quyền trên HSTS".
Rõ ràng VNDCCH đã không maintain the title, không chỉ trong CHPVĐ mà còn trong hơn 20 năm.
CPCMLT thì cũng không rõ ràng  là đã duy trì chủ quyền đầy đủ. Tới 1969 CPCMLT mới ra đời: không rõ là khi MTGP chưa tuyên bố mình là 1 CP thì MTGP có được Tòa công nhận rằng MTGP có thể đại diện cho một quốc gia trong việc khẳng định CQ hay không? Tới 1974, khi TQ chiếm HS, thì CPCMLT mới ra tuyên bố, mà đó chỉ là một tuyên bố  chung chung với 3 điểm
           Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là  thiêng liêng.
           Giữa các nước láng giềng thường có tranh chấp.
           Cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.
Không rõ ba điểm đó có đủ để được cho là duy trì chủ quyền không? Sách trắng của CHXHNCVN không trích câu nào trong tuyên bố đó nói HSTS là của VN/CHMNVN.
Vì vậy cần phải lập luận trên cơ sở
       (a) Từ 58/sớm hơn đến 76 có 2 QG và CP VNCH là đại diện hợp pháp cho QG đó cho đến khoảng 74-75.
       (b) Sự thống nhất của VN là hợp pháp theo luật quốc tế, không phải là VNDCCH thôn tính VNCH.
Nhìn từ góc độ pháp lý thì tôi thấy 2 lập luận trên là logical và cũng có cơ sở (tuy nhiên cũng có rủi ro).
Cũng xin mói thêm là việc cho rằng VNCH/CHMNVN là 1 quốc gia duy trì danh nghĩa CQ đầy đủ và cho rằng CHXHCNVN đã thừa kế hợp pháp danh nghĩa CQ đó riêng nó chưa nói gì về HSTS có phải là của VN hay không. Để chứng minh rằng HSTS là của VN, cần có thêm chứng minh rằng danh nghiã chủ quyền mà VNCH/CHMNVN duy trì là mạnh hơn danh nghiã chủ quyền của các nước đối phương.
Nhưng trong context chúng ta đang nói tới, vấn đề là VNCH/CHMNVN có phải là 1 quốc gia trong thời kỳ 58-76 hay không,  VNCH/CHMNVN có claim CQ (ie maintain danh nghĩa CQ) hay không (như anh Tuấn nói), và CHXHCNVN có đã thừa kế danh nghĩa CQ đó một cách hợp pháp hay không.
Để xét "Danh nghiã chủ quyền mà VNCH/CHMNVN duy trì có mạnh hơn danh nghiã chủ quyền ca các nước đối phương hay không?" cần xét về 2 điểm
       Acquisition of the inchoate title - thụ đắc danh nghĩa chủ quyền phôi thai.
       Consolidation of the title - củng cố danh nghĩa chủ quyền.
Và các dẫn chứng là các tuyên bố và hành động trong thời quân chủ và thời Pháp thuộc (ie ngoài phạm trù của những gì chúng ta đang nói tới).
PPL: Mạn phép tạm đúc kết và đưa ra hai câu hỏi:
1. Điều then chốt là tòa án QT sẽ thẩm định chứng cứ các bên tranh chấp để quyết định chủ quyền bên nào mạnh hơn.
Do đó việc phải làm là công bố các chứng cứ lịch sử này trên các diễn đàn quốc tế.
2. Tòa án QT không tự họ ra lệnh cho các bên ra tòa nên phải thúc đẩy VN kiện TQ.
Đã có thỉnh nguyện thư gởi đến Mỹ, Úc và Phi yêu cầu khởi kiện TQ.
Chưa có thỉnh nguyên thư yêu cần CP VN khởi kiện TQ.
Việc VN dè dặt như thế chỉ có thể suy ra là VN đã bị TQ khống chế ngấm ngầm từ nội bộ hai Đảng CS.
Nếu thế bao giờ tranh chấp mới giải quyết trong khi càng lâu TQ càng củng cố quân sự và cơ sở vừng chắc nới rộng vùng chiếm đoạt của họ. 
Trong khi dân VN và kế mưu sinh vẫn bị TQ hãm hại liên tục.
Các trí thức trong nước đã gởi CP nhiều thư nổi tiếng nhưng chưa yêu cầu kiện TQ.
Các trí thức bên ngoài chưa làm các trí thức trong nước sao cũng chưa yêu cầu CP làm việc này?
DDH: Vì cả 2 VN và TQ đều chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), nếu VN đơn phương kiện TQ ở ICJ, tòa sẽ không thụ lý.
Trên lý thuyết, VN có thể đơn phương kiện TQ trước 1 tòa trọng tài của UNCLOS (như Phi đang làm), nhưng vì TQ đã tuyên bố (theo điều 298 của UNCLOS) không chấp nhận compulsory dispute settlement procedure của UNCLOS, cho nên tòa trọng tài không có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới biển. Điều đó giới hạn rất nhiều những gì VN có thể kiện TQ nhằm đem lại lợi ích cho mình.
Nhiều người nói VN nên kiện TQ như Phi kiện TQ, nhưng sự thật không đơn giản như thế. Vì phần lớn QĐTS nằm trong phạm vi 200 HL từ Palawan, Phi có nhiều điều có thể kiện TQ nhằm đem lại lợi ích cho họ hơn là VN có thể làm.
PLĐ: VNCH có tiếng nói tại hội nghị San Francisco, trong khi TQ không được chấp nhận những đòi hỏi. Việc này có quan hệ gì với HS TS không?
DDH: (Chính xác là dự hội nghị SF là Quốc Gia Việt Nam (State of Viet Nam) chứ không phải VNCH - tới 1956 thì tên VNCH mới ra đời - anyway, that's a small point).
HĐ SF chỉ nói Nhật phải bỏ danh nghĩa CQ và claims với HSTS nhưng không nói cụ thể HSTS là thuộc về nước nào. Cả 2 bên China (CS và QDĐ) đều không được mời tham gia HĐ SF, không có bên nào ký kết SF.
Vì vậy, HĐ SF không có giá trị pháp lý để nói HSTS là của nước nào. Nhưng chúng ta có thể đưa ra điểm "không nước nào phản đối tuyên bố của VN, đa số phản đối đề nghị của LX về công nhận HSTS là của TQ" để phản biện việc TQ mạo nhận rằng HĐ Đài Bắc 1952 (giữa Nhật và TQ) công nhận HSTS là của TQ, và cũng là một cách để tranh thủ dư luận.
PPL: Tôi thấy giữa VN và TQ, cả bốn CP VN có chung một yếu tố quan trọng là thuộc cùng một dân tộc Việt mà trước đó dân tộc này vốn thống nhất trên cùng lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ đó đã có TS và HS.
VN đã bị chia rẽ ra vì chính trị và tranh chấp nhau có thể coi là chiếm đoạt của nhau, nhưng khi thống nhất rồi, chủ quyền của dân tộc trên lãnh thổ và tài sản đã có từ trước không thể mất đi như thế dưới luật QT. Sự tiếp quản tài sản của CP trước của CP sau ở nước ngoài không bị nước ngoài từ chối. HÌnh nhu anh Giang có dề cập và tôi thấy các tòa đại sứ và tài sản của VNCH ơ" các nước khác đều được trao lại cho VNDCCH/CHXHCNVN không có tranh chấp. Luật QT có điều khoản nào về sự tiếp quản này hay không tôi không rõ, nhưng CQ CHXHCNVN đã không bi QT phản đối gì nữa dù đã tiếp quản cả miền Nam.
Việc CHMNVN và VMDCCH chiếm đoạt lãnh thổ của VNCH nếu không hợp pháp thì vẫn có chỗ phản biện là việc pháp lý của (dân tộc) chúng tôi với nhau.
So với việc TQ chiếm đoạt lãnh thổ của dân tộc khác thì hoàn toàn không hợp pháp.
Đây có phải là một khía cạnh pháp lý giúp gì cho VN không?
DDH: Trong luật quốc tế thì chủ quyền lãnh thổ là thuộc về quốc gia, không có khái niệm “cùng một dân tộc” hay “khác dân tộc”. Điều đó có nghĩa:
1       Nếu là cùng trong 1 QG thì các thế lực chính trị bên trong QG đó tha hồ lật đổ nhau, chủ quyền lãnh thổ vẫn thuộc về QG đó. Eg, phe cách mạng lật Gaddafi  thì vùng lãnh thổ nào của Lybia vẫn là của Lybia. Điều này có nghĩa nếu CPCMLT lật CP Dương Văn Minh thì nếu HSTS là của MN trước 30/4/75 thì HSTS cũng là của MN sau 30/4/75.
2       Nếu là 2 QG "thụ đắc" lãnh thổ cuả nhau thì việc dân tộc trong 2 QG đó cùng là 1 dân tộc là irrelevant. Sự "thụ đắc" lãnh thổ đó có là hợp pháp hay không là điều được quy định theo luật quốc tế. Mà luật quốc tế thì không racist, không có chuyện "Việc QG A chiếm lãnh thổ của QG B là hợp pháp, vì dân chúng trong 2 QG đó là cùng 1 dân tộc."
Thành ra chúng ta phải chứng mình rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp theo luật quốc tế. Không thể nói rằng VNDCCH và VNCH là 2 QG có cùng 1 dân tộc cho nên nếu VNDCCH chiếm VNCH bằng bạo lực thì cũng là hợp pháp.
Điều này cũng là quan trọng, vì nếu chúng ta (hay kể cả phía TQ) chứng minh rằng VNDCCH là 2 QG thì chúng ta cũng phải chứng minh được rằng sự thống nhất là hợp pháp. Nếu chứng minh "2 QG" mà không chứng minh được "thống nhất hợp pháp" thì cũng như là bác sĩ mổ người ta ra nhưng không may lại được.
PPL: Tôi rất muốn nghe thêm nên tiếp tục hỏi và bàn:
"Trong luật quốc tế thì dân tộc không phải là một chủ thể, quốc gia là chủ thể, và chủ quyền lãnh thổ là thuộc về quốc gia."
Nhân dân mà tôi gọi là dân tộc là chủ thể tối hậu của quốc gia, là chủ thể của chính quyền nên nhân dân có chủ quyền của lãnh thổ của quốc gia họ không?
DDH: Trong luật quốc tế thì CQ lãnh thổ là thuộc về QG. Chúng ta hiểu là với 1 QG văn minh thì lãnh thổ đó ultimately thuộc về nhân dân, nhưng mà trong luật quốc tế thì nhân dân không phải là 1 chủ thể deal trực tiếp với các QG khác về chủ quyền lãnh thổ. Trong luật quốc tế thì trên bình diện quốc tế nhân dân không đại diện quốc gia trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ với các QG khác.
Đúng là theo Hiến Chương LHQ thì các dân tộc có quyền tự quyết, nhưng quyền tự quyết đó được thể hiện qua việc các dân tộc có quyền lập ra những quốc gia độc lập cho mình, bình đẳng với các QG khác, và trong mỗi QG thì người dân có quyền lựa chọn chính phủ để đại diện cho mình (cũng như để thực thi những chức năng khác của chính phủ).
Nhưng khi tòa quốc tế xét về CQ lãnh thổ, tòa sẽ không xét quan điểm của nhân dân mà chỉ xét quan điểm của CP. Điều này không mâu thuẫn với điều trên.
Trong trường hợp CP được cho là đại diện hợp pháp của QG không đòi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ X, thì dù nhân dân có đòi thì điều đó cũng không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp đó, nhân dân phải chọn ra 1 CP khác đòi chủ quyền đối với X - nếu không làm điều đó thì coi như là QG đó không đòi CQ.
PPL: Anh nói
"1. Nếu là cùng trong 1 QG thì các thế lực chính trị bên trong QG đó tha hồ lật đổ nhau, chủ quyền lãnh thổ vẫn thuộc về QG đó. Eg, rebels lật Gaddafi  thì vùng lãnh thổ nào của Lybia vẫn là của Lybia. Điều này có nghĩa nếu CPCMLT lật CP Dương Văn Minh thì nếu HSTS là của MN trước 30/4/75 thì HSTS cũng là của MN sau 30/4/75.:"
Hy vọng thế nhưng có thể không dễ giải thích như vậy, hình như cờ treo trên dinh độc lập ngày 30 tháng 4 là cờ VNDCCH không phải cờ CPCMLT của MTGPMN.
Trong bài của chị Vân và tôi (chưa công bố), chúng tôi có viết về vấn đề này.
Xe tăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4 thực chất là xe tăng của VNDCCH, lính xe tăng là của VNDCCH, nhưng cờ treo trên ăng ten là cờ của CHMNVN. Lá cờ được treo trên Dinh ĐL là lá cờ CHMNVN này.
Viên chỉ huy trưởng cầm súng áp giải Dương Văn Minh đến đài phát thanh, là sĩ quan VNDCCH. Hai sĩ quan soạn tuyên bố đầu hàng cho DVM đọc là sĩ quan VNDCCH, nhưng bản tuyên bố đó nói là đầu hàng Quân Giải Phóng Miền Nam (thay vì Quân Đội Nhân Dân - ie quân đội VNDCCH) và trao quyền cho CPCMLT chứ không phải là cho VNDCCH.
Câu hỏi cho chúng ta là hình thức đó có đủ để Tòa cho rằng sự kết thúc của cuộc chiến là một vấn đề giữa CPCMLT và CP VNCH không?
PPL: Anh nói
"2. Nếu là 2 QG "thụ đắc" lãnh thổ cuả nhau thì việc dân tộc trong 2 QG đó cùng là 1 dân tộc là irrelevant. Sự "thụ đắc" lãnh thổ đó có là hợp pháp hay không là điều được quy định theo luật quốc tế. Mà luật quốc tế thì không racist, không có chuyện "Việc QG A chiếm lãnh thổ của QG B là hợp pháp, vì dân chúng trong 2 QG đó là cùng 1 dân tộc."
Trong tình huống giả sử bỗng nhiên TQ và VN tranh nhau một đảo hoang thì đúng race không phải là điều đáng xét và nếu favor một bên nào là racist.
Nhưng đây không phải là kỳ thị chủng tộc mà là yếu tố chủ quyền đã là của một chủng tộc đã lãnh thổ này trước rồi không có vấn đề tranh chấp giữa hai chủng tộc này trước đó.
Viêc TQ chiếm đoạt bằng võ lực là phi pháp, TQ một quốc gia bên ngoài và khác chủng tộc khác chiếm đoạt lãnh thổ của QG gia khác chắc chắn là phi pháp có tính cách ngoại xâm.
Nên race là important relevant fact không thể không cân nhắc và thẩm định.
Dân tộc VN bây giờ thống nhất lãnh thổ vốn đã từng có chủ quyền HS (một phần TS) dù là từ mấy CP hay quốc gia vẫn là của một nhân dân sẽ không phi pháp hay ít ra không phi pháp bằng bằng TQ
DDH: Trong LQT thì chủ quyền lãnh thổ không thuộc về chủng tộc. Trong LQT thì CQ đối với STS chỉ có thể thuộc về quốc gia phong kiến VN, quốc gia VN dưới sự bảo hộ của Pháp, quốc gia VN trước khi VN trở thành 2 QG, 1 trong 2 QG trong giai đoạn chia đôi, và QG Việt thống nhất sau giai đoạn chia đôi. Nếu không phải như vậy thì  HSTS là đất vô chủ hoặc là CQ là thuộc về 1 QG nào khác. LQT không tính đến khái niệm HSTS thuộc về chủng tộc nào.
Dĩ nhiên là việc TQ chiếm HS là phi pháp, nhưng đó không phải là vì dân tộc TQ là 1 dân tộc khác với VN, mà là vì TQ là 1 QG khác với VNCH.
Nhưng nếu VNCH và VNDCCH là 2 QG, và nếu Tòa cho rằng VNDCCH chiếm HSTS từ VNCH cho mình bằng bạo lực, thì việc chiếm đó cũng là phi pháp. Việc nhân dân VNDCCH và nhân dân VNCH cùng là 1 dân tộc không làm cho việc chiếm đó trở thành hợp pháp. Yếu tố "cùng dân tộc" không thể nào làm cho cái phi pháp trở thành hợp pháp.
Điều có thể làm cho biến cố 1975 trở thành hợp pháp là vai trò của CPCMLT: nếu Tòa cho rằng biến cố đó là CPCMLT lật đổ chính quyền Dương Văn Minh, như hai thế lực chính trị trong cùng 1 QG lật đổ nhau (dù là với sự giúp đỡ của quân đội VNDCCH), thì Tòa sẽ cho rằng biến cố đó là hợp pháp. Ở đây tôi xũng xin nói là trên the giới không có nước nào trên thế giới phản đối rằng biến cố 1975 là VNDCCH chiếm 1 QG khác; LHQ, nhiều nước và một số phân tích luật học cho rằng CHMVNV chính là quốc gia VNCH với một tên khác và CP khác; không nước nào phản đối rằng sự thống nhất giữa VNDCCH và CHMNVN năm 1976 là bất hợp pháp, và nước VN thống nhất đã thừa kế các tài sản của VNCH, cũng như các yêu sách của VNCH về thềm lục địa, hay trong tranh chấp lãnh thổ với CPC. Như vậy, chúng ta có cơ sở để cho rằng nước VN thống nhất được thừa kế danh nghĩa CQ đối với HSTS từ VNCH (qua CHMNVD), mà không cần phải viện dẫn đến lập luận chủng tộc,vốn là một lập luận khó đứng vững trước Tòa. 
Như tôi đã trình bày, tôi nghĩ race không phải là relevant factor. Nếu yếu tố "cùng dân tộc" có thể làm cho việc xâm chiếm trở thành hợp pháp thì cũng nguy hiểm. Eg, Ngày nào đó TQ có thể nói Singapore phần lớn là cùng dân tộc Chinese cho nên chúng tôi chiếm là hợp pháp.
Tôi xin nói thêm chút nữa về vai trò của nhân dân khi Tòa cân nhắc lý lẽ chủ quyền của các bên trong tranh chấp.
Khi phân xử về chủ quyền, Tòa chỉ xét xem lập trường và hành động của đại diện của QG là gì, Tòa không xét đến quan điểm của nhân dân. Các hành động của nhân dân, nếu không nằm dưới chính sách của nhà nước về vùng lãnh thổ đó, không do đại diện của quốc gia, sẽ không có giá trị pháp lý.
Trong một số trường hợp, các hoạt động của nhân dân có thể tạo ra quyền lịch sử, nhưng quyền lịch sử là khác với chủ quyền.
PPL: Luật quốc tế hay luật nói chung không thể đủ kín để đối phó với mọi trường hợp; khi áp dụng phải xem đến các yếu tố và diễn biến đưa đến tranh chấp.
DDH: Đúng vậy. Và chúng ta cần phải xây dựng 1 lập luận có nhiều khả năng được tòa hay các nhà luật học chấp nhận nhất.
PPL: Việc VN versus TQ phức tạp, càng bàn càng thấy khó nên càng phải tiếp tục phân tích mổ xẻ sâu hơn vào sự việc mà tìm ra lối thoát.
DDH: Đúng vậy. Tôi đã thảo luận với nhiều người, và kết luận của tôi là người nào cho rằng VN dễ thắng trước Tòa là người đó chưa hiểu bài toán. Và tôi nghĩ rằng một số lập luận trong các sách trắng của VN, trong sách của ông Lưu Văn Lợi, và trong các bài viết của một số người sẽ không đứng vững được trước tòa, và những lập luận có thể đứng vững cũng có thể là chưa đủ, hay chưa được phát triển đầy đủ. Tôi tin rằng khả năng thắng của chúng ta là cao hơn thua, nhưng không phải là không có rủi ro. Chúng ta không nên bi quan, không nên chủ quan, mà phải nghiên cứu rạch ròi nhất có thể về các chiến lược pháp lý và các rủi ro khác nhau.
Dương Danh Huy  gửi cho viet-studies ngày 17-5-13

Âm nhạc và phản kháng

Tiến sỹ Barley Norton và nghệ sỹ Nguyễn Thanh Thủy tại buổi thuyết trình
Ông Norton và bà Thủy nói về âm nhạc và phản kháng

'Liệu Việt Nam đã khi nào có hòa bình?' nghệ sỹ nhạc dân tộc Nguyễn Thanh Thủy hỏi lại tôi bằng tiếng Anh.

Chúng tôi đang trò chuyện cùng một sinh viên Hàn Quốc sau buổi thuyết trình 'Tiếng hát át tiếng bom: Âm nhạc, Phản kháng và Cuộc chiến Việt Nam' mà diễn giả chính là Tiến sỹ Barley Norton, người đã dày công tìm hiểu vai trò của âm nhạc trong Cuộc chiến Việt Nam và cũng vừa chơi đàn nguyệt vừa hát trong buổi thuyết trình 90 phút hôm 15/5.

Câu hỏi của tôi sau sự kiện diễn ra ở Đại học Goldsmiths mà nghệ sỹ Thanh Thủy cũng tham gia biểu diễn đàn thập lục là 'liệu âm nhạc có vai trò lớn hơn trong các cuộc phản kháng trong thời chiến so với thời bình không'.

Bản thân Tiến sỹ Norton hẹn sẽ trả lời với BBC trong một cuộc phỏng vấn chính thức trong những ngày tới đây.

Nhưng nhạc sỹ Ngọc Đại, người cũng được Tiến sỹ Norton trích dẫn trong buổi thuyết trình, nói với BBC rằng ở Việt Nam "chưa có" những nghệ sỹ có tên tuổi viết ca khúc cho phong trào phản kháng trong thời bình.

Trong khi đó Cuộc chiến Việt Nam đã tạo cảm hứng cho những tên tuổi lớn như Trịnh Công Sơn và Phạm Duy ở miền Nam cũng như Đỗ Nhuận và Phạm Tuyên ở miền Bắc.

'Thằng Mõ 1'

Khán giả tại Goldsmiths đã được xem một đoạn phim trong đó ông Ngọc Đại, người đang gặp rắc rối với chính quyền khi phát hành CD mới nhất 'Thằng Mõ 1', nói về bài 'Chiều' được viết trong thập niên 80.

Bìa album Thằng Mõ 1
Nhạc sỹ Ngọc Đại đang gặp rắc rối vì 'Thằng Mõ 1'

Nhạc sỹ Ngọc Đại từng đi bộ đội và Barley Norton của Đại học Goldsmiths nói ca khúc có thể được sáng tác vào lúc nhạc sỹ đang suy sụp tinh thần.

Trong trích đoạn từ phim dài một tiếng về ban nhạc 'Đại Lâm Linh', ông Ngọc Đại nói khi được hỏi về lý do tại sao ông không để sự đau đớn phải chứng kiến đồng đội hy sinh và thậm chí phải tự tay chôn họ có sự hiện diện trực tiếp trong ca từ:

"Tao muốn nói cái nỗi đau, mất mát của con người ở năm 72 ở Quảng Trị là quá lớn, không ai có thể trả được. Người Mỹ cũng không thể trả được và cộng sản cũng không trả được. Tao viết bài ra [để người ta] hát cũng không trả được.

"Nó như là món nợ với người bạn của tao chết. Tao cũng không sao mà trả được
"Có lúc nhiều đêm tao nằm mơ thấy họ."

'Xứ sở câm'

Nói chuyện với BBC hôm 16/5, nhạc sỹ Ngọc Đại nói ông sẽ phải làm việc với thanh tra văn hóa về việc tự phát hành CD 'Thằng Mõ 1' với chín ca khúc bị cho là "phản động và đồi trụy" vào ngày 17/5.

Ca khúc 'Thông điệp hoa hồng' trong CD có đoạn:

"Mùa xuân, mùa xuân thật là ngu ngốc
"Cớ sao lởn vởn xứ này
"Kìa mùa xuân
"Mùa xuân thật là ngu ngốc
"Xứ sở câm
"Xứ sở chán ngắt buồn nôn
"Phí hoại gót chân, gót chân mộng du
"Tiếng thở dài nghìn năm Hà Nội
"Tấm bảng hiệu
"Giẫm đạp lên đôi mắt người lính già."

Một đoạn trong bài 'Ngũ sắc'

Giao hợp đi đồng bào ơi
Tinh trùng phóng đạn đi
Đồng bào ơi
Săn lùng tổ quốc tôi
Cột mốc ơi
Te he trên giường tổ quốc ơi
Đồng bào ơi
Tổ quốc ơi

Ngọc Đại nói ông sẵn sàng trả giá để thử nghiệm âm nhạc và thể hiện suy nghĩ của mình.

Nhạc sỹ cũng nói một trong những cái giá ông đã trả là "60 năm sống ở Việt Nam".

Ông nói: "Thực chất đây là một thể nghiệm trong trải nghiệm.
"Cái trải nghiệm đó là cả một cái cuộc sống 60 năm của tôi."
"Thông điệp thì mọi người cũng biết rồi.
"Tôi nói ra thì tôi cũng đã nói rồi."

"...Tôi muốn được thả sức sáng tạo nghệ thuật trong một không gian ở Việt Nam mà tôi thấy mọi người phải bộc lộ."
Ông cũng nói người ta cần "tinh tế hơn trong nghệ thuật âm thanh" và nói thêm:

"Tôi cho là phải bỏ qua những vấn đề đó [bình luận về ca từ] để đi vào cảm giác âm thanh."

"Tôi cho là mọi người phải có lương tâm, phải thức tỉnh, không vì bản thân mình hay một thói quen nghe mà phản ứng lỗ mỗ như thế."

'Không tiện nói ra'

Trở lại với buổi thuyết trình về âm nhạc và phản kháng, Tiến sỹ Norton kể lại nhạc sỹ Phạm Tuyên của Việt Nam đã xúc động khi xem những hình ảnh ca sỹ Pete Seeger hát 'Give Peace a Chance' (Hãy cho Hòa bình một Cơ hội) trước đông đảo người biểu tình phản chiến ở Washington hồi năm 1969 và đã viết ca khúc 'Gẩy Đàn Lên Hỡi Người Bạn Mỹ'.

Pete Seeger
Pete Seeger từng ngợi ca Việt Nam nêu gương cho cả thế giới về chủ nghĩa anh hùng

Khi Pete Seeger tới thăm Hà Nội hồi năm 1972, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã ra sân bay Gia Lâm đón và ông Seeger, và cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ, đã ngẫu hứng hát tặng nhạc sỹ Phạm Tuyên ngay tại sân bay.

Ông Norton cũng tìm lại được bản ghi âm chưa từng được công bố những lời ông Seeger phát biểu ở Hà Nội.

"Tôi quá xúc động và khó nói nên lời. Chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam đang dạy cho cả thế giới một bài học.

"Và chuyện các bạn đã chào đón tôi rất nồng nhiệt ở đây trong khi đất nước mà tôi là công dân đóng thuế đã trút chết chóc lên đầu các bạn, cho tôi hy vọng rằng một ngày kia cả thế giới này rồi sẽ sống trong hòa bình."

Bản thân Pete Seeger sau này dần dần đã rời xa chủ nghĩa cộng sản vì sự lãnh đạo độc đoán và thiếu tự do ngôn luận.

Ông cũng thừa nhận ông nhận ra quá muộn sự hà khắc của những người cộng sản với tự do biểu đạt.

Hơn 40 năm sau khi Pete Seeger tới Hà Nội và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và sự hiếu khách của Việt Nam, những nhạc sỹ như Ngọc Đại lại có những trải nghiệm hoàn toàn khác.

Họ không có được sự bình yên trong những sáng tác mà họ nói thể hiện cảm xúc nghệ thuật và cũng lột trần cuộc sống đảo điên hiện nay.

Hà Nội đã mở vòng tay đối với những người sáng tác ca khúc phản đối những hành động sai trái của chính phủ nước họ như Pete Seeger nhưng lại khắt khe với những nhạc sỹ Việt muốn phản kháng trước thực tại cuộc sống.

Trong cuộc nói chuyện với BBC hôm 16/5, nhạc sỹ Ngọc Đại nói trong nghệ thuật không có đúng sai.

Ông nói: "Tôi chỉ trả lại cho cuộc sống những gì tôi đã sống và tôi nghĩ"

"Nó có sự thật trong đời sống mà mọi người chưa tiện nói ra, mọi người đang lựa chọn, thì tôi nói ra."
Nguyễn Hùng (bbcvietnamese.com)

Luật sư Trần Hồng Phong: “Kẻ phạm tội” & tình yêu Tổ quốc Việt Nam

160513_phap-luat_xu-an01_dan-viet
Vụ án Nguyễn Phương Uyên là vụ án hình sự, nhưng có tính chất chính trị. Mặc dù thỉnh thoảng, khi phản bác các yêu cầu đòi thả tù nhân chính trị từ các tổ chức hay chính phủ nước ngoài, người phát ngôn Nhà nước Việt Nam vẫn luôn khẳng định : “tại Việt Nam không có tù nhân chính trị, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật, được xét xử theo pháp luật Việt Nam”, nhưng các giáo trình chính trị chính thống của Việt Nam đều khẳng định Hệ thống chính trị tại Việt Nam gồm Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các thành viên của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Như vậy, hành vi “tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN” chính là chống phá một tổ chức trong Hệ thống chính trị Việt Nam. Vụ án này có tính chất chính trị là vậy.
Đặc tính của vụ án chính trị nói chung, của bị cáo phạm tội chính trị nói riêng ( theo quan điểm về vụ án chính trị như trình bày ở trên) là sự khác biệt về quan điểm/tư tưởng chính trị so với thể chế/chế độ Nhà nước hiện hành. Khách thể “bị xâm phạm” trong vụ án chính trị thường là Nhà nước/tổ chức của Nhà nước. Trong khi khách thể của các loại tội phạm hình sự thông thường khác (như tội giết người, hiếp dâm …) là sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân.
Nếu như trong một vụ án giết người, chỉ cần tại tòa các bị cáo khai mình đã thực hiện hành vi giết người – thì đồng nghĩa với việc được xem là đã “nhận tội”. Và đây là tình tiết giảm nhẹ (trung thực). Nhưng trong vụ án chính trị, mặc dù bị cáo có thể thừa nhận là mình đã thực hiện những hành vi “chống phá Nhà nước” như rải truyền đơn, viết khẩu hiệu chống Đảng …vv, hầu như họ sẽ không thừa nhận đó là hành vi phạm tội – theo quan điểm của họ. Và do không nhận tội, họ sẽ bị xem là “ngoan cố”, tình tiết tăng nặng.
Tại Việt Nam, khi nhận thức/quan điểm chính trị của các bị cáo không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, thì chắc chắn họ sẽ bị tuyên là “người phạm tội”.
Thực ra thì đất nước nào, chế độ nào cũng có pháp luật của riêng mình và đều có những qui định truy tố hình sự đối với người có hành vi chống phá chính quyền, nhà nước. Tuy nhiên, theo tôi được biết, chẳng hạn như ở Mỹ, hành vi chống phá chính quyền phải thể hiện ra bên ngoài và không phải là vấn đề quan điểm/nhận thức. Công dân Mỹ có quyền nói “tôi phản đối Chính phủ”, “Chính phủ đã hoàn toàn sai”, “Đả đảo chính phủ” một cách công khai và … không sao cả. Vì nước Mỹ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị/tư tưởng. Nhưng ở Việt Nam, thì tư tưởng như vậy, nói năng như vậy sẽ bị xem là tội phạm.
Trong vụ án này, luật sư bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên đã nêu quan điểm cho rằng hành vi chống Đảng cộng sản VN của các bị cáo không phải là “chống Nhà nước CHXHCNVN”. Đảng không phải là Nhà nước. Quan điểm này không thể nói là “tào lao”, hay “phản động”. Qua bản án vừa tuyên, có thể thấy có sự khác biệt đến 180 độ về quan điểm giữa một bên là luật sư, các bị cáo và một bên là cơ quan công tố, Tòa án.
Ở một phương diện khác, khi mà Hội đồng xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa là đảng viên, có quyền phán quyết các bị cáo có tội hay không, lại xét xử chính những người chống Đảng, thì chỉ xét về nguyên tắc theo Điều lệ Đảng thôi (chứ chưa nói gì đến luật) làm gì có cơ hội để Phương Uyên, Nguyên Kha được “vô tội”. Một thẩm phán đảng viên làm sao có quyền tuyên một người chống Đảng là vô tội. Nếu họ tuyên như vậy, tức là họ đã phản bội đảng của mình.
Tôi thực sự xúc động khi thấy hình ảnh của Phương Uyên tại phiên tòa. Tư thế và trang phục của em thật sự đẹp, trang trọng – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của tính từ này. Tôi nhớ có đọc đâu đó thông tin khi mẹ khi vào thăm gần đây, Phương Uyên đã nhắn gửi cho mình áo đẹp để ra Tòa cho đàng hoàng.
(Tôi cũng cảm thấy tự hào vì mình là một trong những người tiên phong đưa ra kiến nghị việc bị cáo ra tòa được mặc áo thường. Trước đây, các bị cáo ra tòa đều bị buộc mặc áo phạm nhân rằn ri (xem tại đây).
Nguyễn Phương Uyên – dù em là “kẻ phạm tội” theo pháp luật Việt Nam hiện hành, dù em có quan điểm chính trị khác tôi, nhưng trong trái tim mình, tôi thực sự tôn trọng và tin các em là những người yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam của mình thiết tha.
Gần đây, tôi có nghe một bài hát của đạo Thiên Chúa (tôi không theo đạo), bài “Con đường yêu thương”. Lời bài hát thế này: “Giữa cuộc đời muôn vạn nẻo đường. Xin chọn con đường yêu thương. Chấp nhận nhau, dù khác biệt nhau, để không còn xa lìa”. (Nghe tại đây).
Đạo Thiên Chúa thừa nhận sự “khác biệt” nhau giữa những con người. Xã hội Việt Nam nên chăng cũng cần hướng tới việc chấp nhận sự khác biệt về quan điểm chính trị, và mọi người được cùng chung sống trong ngôi nhà Tổ Quốc – như hàng trăm quốc gia hùng cường khác ?
(Quê Choa)
 

Nguyễn Quang Lập tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….*

NQL: Có người bạn email cho mình bài viết này đăng ở trang Trương Tấn sang ( Tại đây),, oách thế hi hi. Ông bạn hỏi người ta chửi ông, ông có đăng không? Mình nói chửi có văn hóa thì đăng. Đọc thì thấy đây là bài chửi khá thâm hiểm, nhưng có văn hóa. Đăng ngay, he he.
Bà con tìm đọc blog Việt Nam mới ( tại đây) sẽ biết Phạm chiến là ai.
Bài viết của Phạm Chiến:
Vốn là một người tò mò nên sau khi đọc những bài viết trong blog Quê Choa thì tôi nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập. Cách đây không lâu trên Báo PNO có một bài viết về con người này với tiêu đề: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Chắc hẳn nếu không biết kỹ càng về con người này chắc những người đọc khi tiếp cận bài viết này sẽ có những suy đoán kiểu như chắc nhà văn này cũng lận đận trong văn đàn lắm dù rằng ông có tài thực sự… Tất cả hiện lên hình ảnh một con người tài năng nhưng đa đoan. Cũng nằm trong số những người có những suy đoán như vậy nên tôi đã quyết tâm tìm hiểu thật sự chân dung con người này để xem ông có thật như những đồn đoán của cư dân mạng không nhưng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ông là đại diện cho một lớp người có tài năng nhưng không có phẩm hạnh.
Trong bài viết: Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai” nhà báo Ngô Bá Nha đã cho chúng ta chân dung Nhà văn Nguyễn Quang Lập có phần phiến diện và một chiều. Nhà báo cũng chưa thực sự khai thác hết những dữ liệu về bản thân con người này. Vào đấu bài viết, nhà báo đã viết: “Hiếm có nhà văn nào có cái duyên lâu dài như Nguyễn Quang Lập: cách đây 20 năm, tập truyện ngắn Tiếng gọi phía mặt trời lặn của anh đã khiến người đọc chùng lòng. Mới đây, tập Ký ức vụn của anh đem lại những nụ cười hài hước mà ưu tư, suy ngẫm.”
Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thể hệ ông. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đâu thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao. Họ yêu một nhà văn – chiến sỹ, một con người biết “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, dám bỏ qua những hoài bão về một sự nghiệp văn chương lừng lẫy. Và suy cho cùng, cuộc đời cũng công bằng với ông khi những năm tháng trong quân ngũ ấy đã rèn dũa một Nguyễn Quang Lập có thể viết khỏe, viết hay. Nên chăng những cái mà nhà báo Ngô Bá Nha gọi là “cái duyên” ấy cũng là lẽ tất yếu, phù hợp với một giai đoạn cống hiên nhưng đầy ý nghĩa ấy. Đến đây tôi có thể hiểu hơn về câu nói với đại ý là “nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác…”. Những thứ quả ngọt mà Nguyễn Quang Lập được hưởng ấy là xứng đáng và nền văn học một giai đoạn ghi nhận sự đóng gớp của anh. Viên đạn “hi sinh, cống hiến” ấy đã hình thành nên một Nguyễn Quang Lập được tạc tượng trong lòng độc giả yêu văn chương…
Tiếp cận với những gì ông đã và đang làm trong giai đoạn gần đây thì tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ những chủ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại ê chề, não nề bấy nhiêu. Ông đã lạc hướng trong chính con đường mình đang đi. Những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới nhưng có lẽ không nên đi con đường ấy. Sự tiên phong của Nguyễn Quang Lập là đáng ghi nhận và đáng biểu dương. Cái sai của chính ông có chăng là sự lựa chọn con đường. Cách thức thì tôi cho là không sai.
Hơn ai hết, cũng giống như những nhà văn có tài, ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.
Trở lại bài viết Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Văn tài, phải đổi một đời trần ai”, khi được hỏi về những điều xung quanh cái tên Blog Quê Choa, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là một người thành thật. Khi được hỏi: “Thắc mắc đầu tiên là cách xưng “bọ” trên blog và e-mail bilipmayo@… của anh nghe khá lạ tai…?” thì ông chia sẻ: “Quảng Bình nhiều nơi gọi bố bằng bọ – thực ra là biến âm của từ bố. Nhưng trong cách giao đãi suồng sã, người ta vẫn dùng nó như đại từ nhân xưng, khi thì ngôi thứ nhất khi thì ngôi thứ hai. Tôi thích xưng bọ cho vui thôi, cũng là cho đúng “chất bọ”. Còn bilipmayo là ghép tên gọi ở nhà của ba đứa con tôi – cu Bi, cu Líp, và bé May Ơ.” Ông thành thật đến độ bộc bạch luôn cho công chúng biết về bản chất thực sự của chính mình, Ông nói: “Tôi sống bộc tuệch, ruột để ngoài da, tính lại nóng nên không ít người ghét. Tôi khá cực đoan cả trong lối sống và trong văn chương, vì thế, thành công cũng khá mà đổ bể cũng nhiều. Ngoài ra, kiêu ngạo là bệnh của nhà văn, tôi cũng có, thậm chí rất nặng.” Thiết nghĩ đó là những “tính xấu” và những thứ thuộc về bản năng của chính ông và ông cũng không nên đưa những thứ thuộc về cái riêng, cái duy nhất để biện bạch cho những hành động, những việc làm có phần hơi lạc lối của mình.
Và tôi thực sự bất ngờ khi nhà báo Ngô Bá Nha hỏi: “Từ thế hệ viết văn của anh trở về trước, anh đánh giá cao đức độ và tài năng của nhà văn nào nhất?” thì nhận được câu trả lời theo tôi cũng rất thật: “Nam Cao và Hàn Mặc Tử. Tài và đức của họ đã làm tôi ngưỡng mộ”. Nhưng có nên đặt câu hỏi về cách ngưỡng mộ thần tượng của chính Ông. Theo lẽ thường thần tường là những hình mẫu mà người thần tượng sẽ lấy đó làm khuôn mẫu để phấn đấu và hoàn thiện mình. Trong đó, chủ yếu là họ ảnh hưởng nhau ở cốt cách, đạo đức trong ứng xử nghề nghiệp và ứng xử hàng ngày. Nguyễn Quang Lập yêu, quý văn chương và cốt cách của hai nhà văn Nam Cao và Hàn Mặc Tử – hai đại diện gần như tiêu biểu cho hai thế hệ nhà văn. Hàn Mặc Tử đại diện cho thế hệ những nhà văn theo đuổi trào lưu lãng mạn, còn Nam Cao là hình tường tiêu biểu cho nhà văn chiến sỹ. Hay chăng, Nguyễn Quang Lập đang làm một bài so sánh giữa chính mình và hai con người tiêu biểu ấy. Liệu Nguyễn Quang Lập có thực sự gánh trên vai mình hai cái tên tuổi mà tôi nó quá lớn không so với cả nhân cách và đạo đức của ông. Về phương diện văn học mà nói, thơ, văn của Hàn Mặc Tử hay Nam Cao được cả một thế hệ lớp người lúc ấy tìm đọc và ngưỡng mộ. Nó đã phản ánh đúng bản chất và những gì tồn tại trong xã hội nhưng dưới con mắt của lòng nhân đạo và hướng thiện. Những tác phẩm của Hàn Mặc Tử thời ấy bi lụy nhưng không bi quan. Còn đến với văn của Nam Cao thì còn toát lên được cốt cách cao đẹp của một người trí thức thà sống trong nghèo nhưng trong sạch qua những hình tượng như Hộ, Thứ….- những giáo chức nơi làng quê nghèo.
Về phương diện đời thì sự so sánh đó lại càng khập khiễng. Chúng ta từng được biết một Hàn Mặc Tử có một câu chuyện tình đẹp và ông đã hi sinh để tình yêu của mình mãi đẹp trong khi chính ông đang bị dày vò bởi căn bệnh Phong quái ác. So với Nam Cao trong những năm tháng cả dân tộc chiến đấu chống thực dân Pháp thì lại càng chứng tỏ sự thấp hèn của Nguyễn Quang Lập. Thể hệ Nhà văn – Chiến sỹ đã được những người như Nam Cao xác lập và chứng minh giá trị của nó một cách sinh động. Dẫu rằng, Nguyễn Quang Lập có những năm tháng trong quân ngũ – những năm tháng tươi đẹp ấy đã bị ông vùi dập, phủ nhận trắng trơn với những Ký ức vụn (2009)….Từ những trang văn như Ký ức vụn đã biến ông thành một hoang thai của thời đại, ông tự biến mình ra khỏi lề phải của xã hội để rồi “đơn độc” nơi lề trái của mình….
Ông chính là nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình.
Thân gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập!
Phạm Chiến
-------------------
Phản hồi của bọ Lập
Bài viết khá công phu, có tâm huyết. Rất cảm ơn bác Phạm Chiến. Đọc bài này tôi nghĩ, ngoài lý do nào khác mà tôi không biết, còn vì yêu mến tôi mà bác viết như vậy. Mọi nhận xét của bác là tùy bác, chỉ lưu ý với bác điều suy đoán này thì sai bét: “ông hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưng ông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được”. Hi hi sai bét.
Có thể do cá tính, đời tôi không viết thuê làm thuê cho ai bao giờ, xét theo nghĩa hẹp của từ này. Tôi làm blog này chẳng vì có ai xui, chẳng vì ai cho tiền ( Có người bảo tôi làm báo cho ông Trương Tấn Sang nữa chứ, hi hi rõ là vớ vẩn và ngớ ngẩn.) Nếu có người xui, có người đưa tiền cho bảo làm thì rất có thể tôi đã không làm blog này rồi. Tính tôi nó khỉ thế. Nghĩa là tôi viết blog vì tôi muốn vậy, không thể khác. Càng dấn bước trên con đường này tôi thấy mình càng đúng bởi vì mình gần dân hơn, vì dân hơn. Làm thằng nhà văn mà không dám gần dân, không dám vì dân thì thà ném bút đi cho xong, viết làm chi thêm nhục.
Cuối cùng xin báo bác tin vui: Trên con đường mà tôi đang đi càng ngày càng nhiều bạn văn đồng hành với tôi, đông vui lắm. Tôi không hề lẻ loi.
Lần nữa cảm ơn bác Phạm Chiến
Nguyễn Quang Lập

*Tên bài viết là: Nguyễn Quang Lập: Văn tài phải đổi một đời trần ai? nhưng QC giật cái tít thế cho ra vẻ giật gân
(Quê choa) 

Ân xá Quốc tế nhận định về nhân quyền Việt Nam

Nhân dịp ông Rupert Abbott, chuyên viên điều tra khu vực Lào, Campuchia và Việt Nam thuộc chương trình Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Amnesty International đến Hoa Thịnh Đốn, Đài Á châu Tự do hân hạnh  có cuộc nói chuyện ngắn với ông về việc Amnesty International có một lá thư ngỏ đến Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang.

cn-305.jpg
Phóng viên Chân Như (phải) và Ông Rupert Abbott, chuyên viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm 10-05-2013.
Đàn áp nhân quyền

Chân Như: Vâng xin gời lời chào đến ông. Thưa ông đây có phải là lần đầu tiên mà Tổ chức Ân xá Quốc tế có một lá thư gởi đến cho quan chức Việt Nam như là Bộ trưởng bộ Công an lần này, thưa ông?

Rupert Abbott: Rất cảm ơn quý vị đã đón tiếp tôi hôm nay. Chúng tôi đã liên hệ với chính phủ Việt Nam trước kia và gần đây thì tôi và các đồng nghiệp đã đến Việt Nam để có đối thoại với chính quyền. Đây là lá thư đầu tiên chúng tôi gửi cho chính quyền Việt Nam liên quan đến sự kiện hồi cuối tuần trước, khi những người trẻ tuổi tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền ở Việt Nam. Những cuộc dã ngoại bị phá vỡ, họ bị đánh đập, bị bắt giữ. Vì thế chúng tôi gửi thư tới chính phủ Việt Nam để bày tỏ sự quan ngại, kêu gọi họ thực hiện một cuộc điều tra về những bạo lực này và yêu cầu họ tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Chân Như: Dạ vâng thưa ông, Tổ chức Ân xá Quốc tế mong đợi điều gì sau khi lá thư này được gởi ra?

Rupert Abbott: Chúng tôi hy vọng như đã đề cập trong thư là họ (chính phủ) sẽ thực hiện điều tra về những gì xảy ra hồi cuối tuần trước khi những người (tham gia dã ngoại nhân quyền) bị bắt bớ, sách nhiễu, chỉ bởi vì họ bàn thảo về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sẽ có một cuộc điều tra, chúng tôi cũng hy vọng là chính phủ sẽ công khai cho thấy họ bảo vệ nhân quyền và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến ở  Việt Nam. Vì trong vài năm qua chúng tôi đã thấy những đàn áp lên quyền tự do bày tỏ ý kiến. Tuần trước là một ví dụ khi những người trẻ tuổi tổ chức dã ngoại trong hòa bình nhưng họ đã phải đối mặt với bạo lực và bị bắt bớ chỉ vì làm như vậy.

Chân Như: Xin ông có thể đánh giá chung về tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện nay?

Rupert Abbott: Chú ý của chúng tôi là vào quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền của mọi người được tự do nói điều mình suy nghĩ. Đánh giá tình hình của chúng tôi là các quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí đã xuống dốc. Đã có những đàn áp đối với quyền tự do bày tỏ ý kiến. Chúng tôi đã thấy các bloggers, các nhà hoạt động bao gồm các nhà hoạt động về quyền của người lao động, về đất đai và những người theo đạo bị bắt bỏ tù vì họ đã cất tiếng nói một cách ôn hòa. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt những vụ đàn áp này và trả tự do cho những người đang bị cầm tù mà chúng tôi gọi là những tù nhân lương tâm. Và Việt Nam sẽ thực sự sang trang khi họ chấm dứt các vi phạm quyền con người và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Kêu gọi tôn trọng quyền con người

Chân Như: Vâng một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã đồng ý tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng xuống dốc. Theo ông thì Việt Nam cần làm gì hơn nữa để đạt được những chuẩn mực về nhân quyền quốc tế?

Rupert Abbott: Bước đầu tiên là họ công khai tuyên bố những cam kết của họ với nhân quyền, hãy để xem họ có làm điều đó sắp tới không. Nhưng còn nhiều điều khác họ có thể làm để tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến. Họ có thể bắt đầu bằng cách không để cho an ninh sử dụng vũ lực đối với những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa như sự việc xảy ra hồi cuối tuần trước. Họ có thể thực hiện những thay đổi trong luật hình sự trong đó có các điều hình sự hóa quyền tự do bày tỏ ý kiến. Họ có thể cải tổ hệ thống tư pháp để nó có thể hoạt động độc lập và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân thay vì biến nó thành tội hình sự. Có rất nhiều điều họ có thể làm. Trên thực tế tổ chức ân xá quốc tế sẵn sàng cung cấp các trợ giúp về mặt kỹ thuật và nhiều chính phủ khác đã được giúp đỡ như vậy trong quá khứ. Có rất nhiều việc có thể làm để cải thiện tình hình và hãy bắt đầu bằng việc công khai cam kết thực hiện những điều này.

Chân Như: Một câu hỏi cuối cùng, thưa ông, tổ chức Amnesty International sẽ làm gì hơn nữa để giúp cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được tốt đẹp hơn?

Rupert Abbott: Có một số điều mà chúng tôi có thể làm. Một trong những điều đó là nâng cao hiểu biết của mọi người về những gì đang xảy ra qua truyền thông ví dụ như cuộc phỏng vấn này. Ngoài ra cũng thông qua các thành viên của chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 3 triệu người ủng hộ trên toàn thế giới. Qua họ chúng tôi có thể thông báo những gì đang xảy ra. Chúng tôi cũng có thể liên hệ với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi cũng có thể liên hệ với chính phủ của mình để họ gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để thay đổi. Với công việc của mình trong việc nâng cao nhận thức chúng tôi cho thấy sự đoàn kết với những người đang kêu gọi tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam một cách ôn hòa. Chúng tôi mong muốn cho họ những khuyến khích. Có nhiều điều có thể làm nhưng điều chính là cho thế giới thấy cái gì đang xảy ra ở Việt Nam. Với những đổi mới trên nhiều lĩnh vực ở Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đáng chú ý trong khu vực, vì vậy đây là lúc họ phải thay đổi và tôn trọng quyền con người.

Chân Như: Dạ vâng, xin cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian đặc biệt cho Đài Á châu Tự do của chúng tôi
Chân Như, phóng viên RFA
2013-05-17

Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite

Công bố đã thực chi 18.000 tỷ đồng vào hai dự án bauxite Tây nguyên, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) nói là họ phải tiếp tục thực hiện, không thể và không dám ngừng lại như những ý kiến phản biện. TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV đã xác định như vậy trong cuộc họp báo ngày 16/5 tại Hà Nội.
VnEconomy trích lời TS Nguyễn Tiến Chỉnh nói nguyên văn: “Nói thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà Tập đoàn đã bỏ vào hai dự án này là khá lớn.”

bx-1-305.jpg
Công trường khai thác bauxite ở Đăk Nông, ảnh chụp trước đây.
File photo
Hiệu quả kinh tế thấp
Báo giới tỏ ra không hài lòng những câu trả lời của người đại diện TKV về 3 vấn đề cốt lõi là hiệu quả kinh tế, công nghệ thực hiện và tác động môi trường. Đối với câu hỏi của VnEconomy về tính hiệu quả và tổng mức đầu tư của hai dự án, TS Chỉnh không trả lời cụ thể bằng con số mà chỉ cho biết cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư khoảng 1/3 so với phê duyệt ban đầu, phần lớn do biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay và một số nguyên nhân khác. TKV nhìn nhận hiệu quả kinh tế của hai dự án này thấp hơn mong đợi, nhưng vẫn hiệu quả và có lãi.
Trước đó 2 ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV, đã không có câu trả lời thỏa đáng với báo Saigon Tiếp Thị về sự kiện một số cán bộ có trách nhiệm của TKV như TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng và ông Nguyễn Văn Ban, cựu Trưởng ban Nhôm và Titan đã nhiều lần phản biện là 2 dự án bauxite ở Tây nguyên không có hiệu quả.
Chúng tôi xin trích lời TS Nguyễn Thành Sơn trả lời Mặc Lâm được đài ACTD phổ biến ngày 16/5/2013.  Chuyên gia này cho biết đã báo cáo Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang về vấn đề bauxite Tây nguyên và đã nêu những bất cập của 2 dự án thử nghiệm: Lựa chọn qui mô thử nghiệm sai lầm; Không đồng bộ giữa các khâu; Không kiểm soát được vốn đầu tư tăng lên rất lớn; Thời gian xây dựng kéo dài; Tổ chức triển khai quản lý dự án không đúng luật; Chất lượng dự án thấp, công nghệ lạc hậu; Dự án không có hiệu quả kinh tế; Vấn đề bùn đỏ không được giải quyết triệt để; Vấn đề xã hội ngày càng bức xúc; và Chủ đầu tư (TKV) ngày càng đuối sức. TS Nguyễn Thành Sơn tiếp lời:
“Chúng tôi nhìn thấy cách tính của TKV là không chuẩn xác bởi vì người ta loại hết thuế xuất khẩu ra. Thuế xuất khẩu ô xýt nhôm được Quốc hội qui định theo luật là từ 15% tới 40%. Nhưng trong cách tính của TKV người ta tính thuế xuất khẩu bằng 0%, tức là ngân sách Nhà nước chẳng thu được cái gì do sản xuất alumin này cả và trên cơ sở ấy người ta khẳng định là dự án có hiệu quả.”
Trước đó hôm 14/5 cử tri Quận Hoàn Kiếm Hà Nội nêu câu hỏi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là cần kết luận các dự án bauxite có lãi hay không, để dành vốn đầu tư vào các dự án khác tốt hơn cho lợi ích quốc gia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự thận trọng khi nói rằng: “Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội  đã nhiều lần giám sát dự án này. Hiện mới có hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ thí điểm nhưng có chậm tiến độ. Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở.”
Sự kiện hiếm thấy
Trong một sự kiện hiếm thấy, trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam đã phổ biến hầu như tất cả câu hỏi của các nhà báo và câu trả lời của TKV tại cuộc họp báo ngày 16/5. Thí dụ Báo Người Lao Động hỏi thuế xuất khẩu quặng nhôm từ 15% tới 40% vậy TKV chịu thuế suất nào? Người phát ngôn của TKV nhìn nhận được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0%. Với một câu hỏi khác của báo SGGP, người đại diện TKV lại xác định rằng tất cả thuế, phí đều được tính đầy đủ trong tính toán liên quan đến hiệu quả của dự án và dự án sẽ bị lỗ trong thời gian 3-5 năm đầu.
Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi chênh lệch mức đầu tư so với dự toán ban đầu khoảng 7.000 tỷ đồng, giảm thu một năm theo công bố của TKV giảm khoảng hơn 700 tỷ/năm. Như vậy có phải Nhà nước bị thiệt hại không, TKV chịu trách nhiệm thế nào? Câu trả lời của TKV được cho là không có tính thuyết phục,  người phát ngôn của TKV nói rằng với giá cả lúc trước, thuế phí lúc trước thì cho ra 1 thông số, ở thời điểm mới thì 1 thông số mới. Ở đây không thể nói thất thu hay giảm thu mà phương án kinh tế ở thời điểm nào thì theo thời điểm đó.
Một điều khá ngạc nhiên khi trả lời Báo Đại biểu Nhân dân, TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV dám khẳng định khai thác bauxite thì chỉ có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Theo lời ông, công nghệ ở đây rất đơn giản, phần đất đã lấy alumin trả lại cho phát triển cây trồng, khi lấy phần quặng này đi sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn.
Vấn đề khai thác bauxite có thể gây hại cho môi trường, chúng tôi xin trích ý kiến GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng:
“Khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể.”
Trong tư liệu của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh từng có nhận định rằng, bauxite Tây nguyên ngay từ đầu đã có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
Trở lại cuộc họp báo ngày 16/5 của TKV với câu hỏi là trên thị trường thế giới hiện nay giá 1 tấn alumin là 316 USD, trong khi giá thành của TKV là 400USD, đại diện TKV không phủ nhận cũng không xác nhận, chỉ nói không công khai giá thành sản xuất alumin Tân Rai.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nói trong cuộc phỏng vấn của RFA vào thời điểm dự án Cảng Kê Gà ở Bình Thuận, một phần quan trọng của dự án bauxite Tây Nguyên được lệnh ngừng đầu tư vào cuối tháng 2 vừa qua:
“Đối với nền kinh tế, đối với cuộc sống của người dân thì cũng đã có nhiều mất mát, đảo lộn cuộc sống ở Tây nguyên rồi. Như  vừa rồi trên báo chí cho thấy có những người nông dân vốn dĩ họ đang trồng cà phê và bây giờ họ thấy xuất khẩu 6 tấn bauxite mới bằng một tấn cà phê thì họ xót ruột vô cùng đối với chung và cuộc sống riêng của họ nữa. Mất mát đã có là lớn nhưng nếu còn làm tiếp thì mất mát còn lớn hơn, phải xem xét truy cứu trách nhiệm của tất cả những người cứ cố tình làm tiếp và gây ra những mất mát như vậy.”
Theo công bố của TKV tại cuộc họp báo 16/5,  TKV đã đổ vào nhà máy Tân Rai Lâm Đồng 11.612 tỷ đồng, cho đến tháng 4/2013 đã xuất xưởng 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn hydrat là sản phẩm chưa nung để thành alumin. Đã có 6 khách hàng trong nước ký mua 5.200 tấn alumin và 8.670 tấn hydrat. Ngoài ra 2 khách hàng nước ngoài dự kiến mua trong tháng 5 này khoảng 45.000 tấn alumin. TKV không công bố giá bán và thực lỗ là bao nhiêu. Riêng dự án Nhân Cơ Đắk Nông thì đã chi khoảng 6.836 tỷ đồng, nhà máy sẽ hoàn thành vào năm 2014.
Trước cuộc họp báo hai ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV được báo Saigon Tiếp Thị Online trích lời nói rằng: “Báo chí đã đưa tin thiên lệch về luồng ý kiến cho rằng hai dự án bauxite thua lỗ, ảnh hưởng uy tín của TKV.” Ông Biên còn nhấn mạnh là những ý kiến phản bác tính hiệu quả của dự án bauxite là “không có cơ sở khoa học.”
Hình như TKV đã quên đi sự kiện, phản biện của các nhà khoa học và sự ủng hộ của công luận đã khiến Nhà nước phải thu hẹp các dự án bauxite, từ mức tổng đầu tư 15 tỷ USD xuống còn hai dự án thí điểm hiện nay.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-05-17 

Vé số: mồ hôi và bí mật

Việt Nam có 64 tỉnh thành, trong đó, số lượng công ty xổ số kiến thiết không liên kết giữa các tỉnh chiếm số lượng 100%, nghĩa là có tổng cộng 64 công ty xổ số kiến thiết qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó, có chừng 30 công ty liên kết các miền, cụ thể là Bắc, Trung, Nam, mỗi miền, các tỉnh tự liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn xổ số kiến thiết. Và, mỗi công ty có số lượng nhân viên biên chế chưa tới 50 người, với mức lương khá hời, số còn lại, cũng là nhân viên nhưng không có bất kì một chế độ nào, đó là những người bán vé số. Số lượng này đông gấp nhiều chục lần nhân viên biên chế, nhưng thu nhập và đời sống của họ vô cùng khó khăn. Thậm chí, có nhiều người chết trên đường đi bán vé số vì bụng đói và bệnh tật!

Trẻ em bán vé số xuất hiện rất nhiều thời gian gần đây
Trẻ em bán vé số xuất hiện rất nhiều thời gian gần đây
RFA
Ngành sổ số Việt Nam giúp hay bóc lột dân nghèo?
Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động, bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
    Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận...Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng
Với mức thu nhập bình quân mỗi ngày từ vài chục ngàn đồng cho đến một trăm ngàn đồng. Mức một trăm ngàn đồng là mức may mắn của người bán vé, hiếm khi họ kiếm được số tiền lãi này, vì để có nó, người bán phải bán được 100 tấm vé giá 10 ngàn đồng cho một ngày. Nhưng đây là con số rất khó đạt được, chỉ có những người bán vé cho ngày mai ngay trong buổi chiều hôm nay mới có cơ may kiếm được số lượng này.
Nghĩa là buổi sáng, họ thức dậy lúc 5h, ăn uống qua loa và lên đường, lang thang hết quán cà phê này sáng quán ăn nọ để chào mời vé số, 4 giờ chiều trả vé, lấy tiếp vé ngày mai đi bán cho đến 9 giờ tối. Đương nhiên, để kiếm được chén cơm, manh áo, họ phải chấp nhận sự khó chịu, thậm chí những lời thóa mạ của khách vì bị quấy rầy, mời mọc trong lúc đang ăn. Nhưng nếu nhìn kĩ, người bán vé số cũng không có cơ hội mời chào khác ngoài việc đi từ bàn ăn này đến bàn ăn khác hoặc từ bàn cà phê này đến bàn cà phê khác để mời.
Ngành kinh doanh vé số được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận, chi phí in ấn một tờ vé số không bao giờ vượt tới mức giá 500 đồng, chi phí trả cho người phát hành vé số, từ đại lý cấp 1 cho đến người bán là 1.300 đồng, trong đó, đại lý được hưởng 3% trên giá vé số, người bán được hưởng 10%. Như vậy, tổng số tiền lãi công ty nhận trên một tờ vé số sẽ là 8.200 đồng. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 20 đến 30 đại lý, mỗi đại lý có từ 30 dến 40 người đi bán, mỗi ngày, một đại lý tiêu thụ trung bình 2000 tờ vé, như vậy, doanh thu trung bình mỗi ngày là 600 triệu đồng, khấu trừ 13%, con số còn lại vẫn ở mức 492 triệu đồng.
Riêng về khoản tiền thuế đóng cho ngân sách nhà nước, con số này không ổn định và cũng không minh bạch do sự co giãn giữa mối quan hệ ăn chia, thân bằng quyến thuộc trong bộ máy cầm quyền và chỉ số thuế qui định đã được phù phép cho nhỏ lại… Cũng chính vì lẽ này, phần đông nhân viên và ban bệ trong ngành xổ số kiến thiết đều là đảng viên Cộng sản và có người thân làm quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Hơn nữa, các giải độc đắc của xổ số kiến thiết Việt Nam có hai điểm khác thường: Giải không được lũy tuyến và số lượng lần trúng độc đắc rất hy hữu. Ở điểm đặc biệt thứ hai, chính vì quá hiếm trường hợp trúng giải mà người trúng giải độc đắc dễ trở nên nổi tiếng trong cả nước mặc dù mức tiền không cao. Đây là hệ quả của vấn đề thứ nhất, mỗi ngày đều có quay số mở thưởng luân phiên trong nhóm liên kết, như vậy, mỗi công ty, một tháng quay số từ 10 đến 12 lần.
Nhưng vài tháng, thậm chí cả năm trời mới có một người trúng độc đắc, giải độc đắc vẫn căn cứ trên mức đã ghi trong tờ vé số chứ không tính lũy tuyến của những lần xổ trước mà không có người nhận. Những giải độc đắc không có người trúng của mỗi ngày sẽ được sung vào công quĩ. Nhưng công quĩ đó đi về đâu và được bao nhiêu, đây là con số bí mật, không ai được biết, ngay cả nhân viên cấp thấp trong ngành xổ số kiến thiết cũng hoàn toàn mù tịt về chuyện này.
Nếu có thấy được, người ta cũng chỉ nhận biết mơ hồ rằng làm ngành xổ số rất nhanh giàu, một ông phó giám đốc hoặc giám đốc xổ số kiến thiết, chỉ cần làm chức này vài năm, đã sắm biệt thự, xe hơi hạng sang, gái đẹp và xài rượu ngoại như nước lã…Trong lúc bản lương của họ chỉ ở mức từ 7 triệu đồng đến 12 triệu đồng, không thể cao hơn thế!
Trở lại với người bán vé số, dường như mọi nỗi khổ đều đổ lên đôi vai của họ, chịu cực khổ, mưa nắng, rao bán từng tờ vé số. Nhưng, đổi vào đó là mức hoa hồng quá thấp, không đủ sống. Nghiệt nỗi, nếu họ không bán vé số, họ cũng không biết làm việc gì để sống vì nguy cơ thất nghiệp và nghèo đói của họ rất cao, không có chính sách khả dĩ nào của nhà nước dành để cứu họ cả!
Suy cho cùng, người bán vé số nói riêng, người lao động nghèo nói chung, vẫn đang bị bóc lột trên mọi nghĩa. Họ không có lựa chọn nào khác là chấp nhận bị bóc lột để tồn tại. Mặc dù họ cũng đủ thông minh để nhận biết điều này. Mỗi khi người bán vé số gặp giám đốc công ty hoặc quan chức, họ luôn sợ sệt, lo lắng bị những bề trên quở trách vì làm họ không vừa lòng. Trên thực tế, họ mới chính là những người hằng ngày phải đi lang thang, góp tiền nuôi bộ máy quản lý kia.
Từ hình ảnh của người bán vé số, thử đặt câu hỏi về tính công bằng, tính minh bạch và dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đáp án rơi vào con số zero rõ to! Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
Uyên Nguyên, thông tín viên RFA, Việt Nam
2013-05-17
 

Ông Bùi Kiến Thành: NHNN muốn gì ở gói 30.000 tỷ?

"Thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ đã không rõ ràng về mục tiêu, chính sách. Nó chỉ là giải pháp tình thế cho một đối tượng nào đấy. Nó không có ý nghĩa gì như một chính sách quan trọng trong một tình thế, hoàn cảnh nghiêm trọng của vấn đề BĐS" - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.
Sáng ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông cáo cho biết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã đặt ra nhiều câu hỏi cũng như chỉ rõ những bất cập cần được NHNN giải đáp ở gói hỗ trợ 30.000 tỷ.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
1- NHNN đưa ra gói 30.000 tỷ trong đó dành tối đa 30% trong vòng 10 năm để cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở thương mại nhưng được chuyển đổi công năng sang NOXH, với thời hạn giải ngân tối đa là 36 tháng kể từ ngày thông tư hiệu lực (1/6/2013).

Tại sao không làm những chính sách riêng cho DN cần tiền để đầu tư xây dựng những dự án NOXH? Mà giờ lại ghép vào với những người dân cần vay tiền để mua nhà? Nhu cầu người dân cần mua căn hộ để ở, với nhu cầu DN cần tiền để xây dựng lên căn hộ có cùng chung với nhau không mà ghép vào cùng giải quyết?

Cái anh làm nhà tại sao lại được vay ưu đãi lãi suất thấp? Anh là kinh doanh thì phải theo lãi suất kinh doanh, phải làm ăn thế nào, tính lãi suất kinh doanh thế nào để làm ra sản phẩm để bán. Còn nếu thực sự làm căn hộ với giá 15 triệu đồng/1m2 là quá sức, nếu không được sự hỗ trợ bằng lãi suất thì không thể làm được, sẽ là một chuyện khác. Nhưng hiện nay rất nhiều DN đã cho chúng ta biết, họ hoàn toàn có thể vay với lãi suất bình thường nhưng làm ra những căn hộ 15 triệu/1m2, thậm chí có DN còn làm dưới 10 triệu/1m2.

Vậy tại sao Nhà nước lại tính toán cho DN vay với lãi suất 6% để sản xuất ra những sản phầm hoàn toàn có thể làm được với lãi suất bình thường? Lãi suất này sẽ cho DN nào vay?

Nếu bỏ qua vấn đề này, thì 30% của 30.000 tỷ đồng, tương đương với 9.000 tỷ sẽ giải quyết được cái gì? Trong khi các DN muốn xây dựng NOXH thì cần đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, vậy cái 9.000 tỷ sẽ giúp được cho ai? Giúp được cái gì? Nó không tương xứng với nhu cầu của DN cần được cung cấp vốn để xây dựng lên những NOXH hay chuyển từ nhà ở thương mại sang NOXH. Đây cũng chẳng khác gì là việc nhu cầu là con voi, còn Nhà nước thì chỉ đẻ ra con chuột nhắt để giải quyết.

Suy nghĩ sâu xa một chút, nếu đã không đáp ứng được nhu cầu thì thật ra Nhà nước muốn làm cái gì? Cần phải đặt ra câu hỏi đối với NHNN.

2- Về vấn đề thời gian cho vay: Thông tư nói rằng với đối tượng thuê, mua NOXH là tối thiểu là 10 năm, đối với doanh nghiệp tối đa là 5 năm.

Như vậy, ít nhất là người thu nhập thấp phải vay trong vòng 10 năm, hoặc trên 10 năm là 20 năm, 30 năm. Thế nhưng khi người ta ký hợp đồng vay tiền mua nhà rồi, nhưng chỉ 2 - 3 năm sau người ta làm ăn được, hoặc người ta trúng số 5 - 7 tỷ đồng và người ta muốn dừng hợp đồng thì sao? Họ có quyền được chấm dứt hợp đồng thì tại sao lại bắt họ phải ôm cái hợp đồng đấy cho đủ 10 năm? Họ đâu có nhu cầu đi vay nữa? Trong trường hợp đấy, NH sẽ xử lý ra sao?

Ở một số nước trên thế giới, bình thường người dân mua nhà ít nhất 20 - 30 năm. Nhưng trong hợp đồng cho vay có điều khoản: người đứng ra vay tiền có thể chấm dứt hợp đồng sau thời hạn 1 - 2 năm, và trả 1 khoản tiền phạt chấm dứt hợp đồng là 1 -2 tháng tiền lãi gì đó. Như vậy người ta quy định rất rõ ràng, còn Thông tư của chúng ta nói tối thiểu là phải 10 năm thì nghĩa là làm sao? Điều này không hợp lý.

Thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm. Vậy khi anh cho tôi vay tiền mua nhà, anh hỗ trợ tôi tối đa là 10 năm thế sau đó anh không hỗ trợ nữa thì tôi làm thế nào? Bây giờ là 6%, nhưng sau 10 năm tăng lên 9%, 10%... tức là lãi suất sau này có thể gấp đôi so với lãi suất ban đầu và người dân không có khả năng để trả lãi suất đó thì sẽ như thế nào?

Không có khả năng trả tiền gốc, tiền lãi sẽ dẫn đến quá hạn và trở thành nợ xấu. Nếu là nợ xấu thì NH có thể chấm dứt hợp đồng và siết nhà, sau đó phát mãi, bán nhà. Như vậy, người dân trả được 10 năm rồi nhưng vẫn đứng trước nguy cơ mất nhà vì lãi suất cao, vì họ không có khả năng chi trả. Và đặt người đi vay trong tình trạng mạo hiểm trước lãi suất tăng lên mà không có quy định trước. Như thế là không được.

Ở các nước khác, không khi nào họ làm cái gì mà lại thả nổi lãi suất như vậy. Lãi suất phải được ấn định, 20 năm, 30 năm tùy theo hợp đồng vay vốn.
Nếu như sang năm 2014, NHNN thông báo lãi suất chỉ còn 4% thôi, thì liệu các NH cho vay có chấp nhận hay không? Tại vì theo hợp đồng là lãi suất 6% mà? Giờ bắt NH hạ xuống thì họ có chịu không?
Nếu như sang năm 2014, NHNN thông báo lãi suất chỉ còn 4% thôi, thì liệu các NH cho vay có chấp nhận hay không? Tại vì theo hợp đồng là lãi suất 6% mà? Giờ bắt NH hạ xuống thì họ có chịu không?
3- Lãi suất vay năm 2013 sẽ áp dụng là  6%/năm. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, NHNN sẽ xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho các năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng cho vay trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm.

Ý NHNN là muốn nói gì đây? Nói sẽ cho người thu nhập thấp vay với lãi suất 6%, nhưng mặt khác lại nói định kỳ hàng năm sẽ công bố lại lãi suất thì có ăn khớp với nhau? Vậy là cứ tháng 12 hàng năm, NHNN lại công bố lãi suất cho vay, sẽ tạo ra sẽ bất ổn hơn nữa.

Nếu làm rõ ý ra, NHNN quy định mức lãi suất các năm tiếp theo bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các NH cho vay trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm. Nghĩa là mức 6% là mức lãi suất tối đa. Còn nếu như những năm tiếp theo, NH cho vay lãi suất thương mại ví dụ như 9%, thì 50% của lãi suất này là 4,5%. Theo đó, lãi suất dành cho người thu nhập thấp sẽ là 4,5% chứ không còn là 6% nữa.

Khi ký hợp đồng, ngày hôm nay là 6%, thì lãi suất này phải có giá trị suốt thời gian hợp đồng. Nếu như sang năm 2014, NHNN lại thông báo lãi suất chỉ còn 4% thôi, thì liệu các NH cho vay có chấp nhận hay không? Tại vì theo hợp đồng là lãi suất 6% mà? Giờ bắt NH hạ xuống thì họ có chịu không?

Hay ý của NHNN là lãi suất này chỉ áp dụng cho những hợp đồng mới mà thôi? Chứ không áp dụng với những hợp đồng đã ký? Cái quy định này là không rõ ràng.

4- Các ngân hàng sẽ quy định vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay của khách hàng mua, thuê nhà ở, không vượt quá 20% dự án, phương án vay.

Tại sao NH lại quy định vốn tối thiểu tham gia dự án? Bây giờ tôi mua 1 căn nhà có giá 1 tỷ đồng, thì NH có thể quy định tôi phải đóng 20%, 30% hay 50%... nghĩa là NH quy định vốn tối thiểu tham gia dự án. Nhưng ở đây lại quy định vốn tổi thiểu không được vượt quá 20% là ý gì?

Bây giờ tôi mua căn nhà 1 tỷ, tôi có nhiều tiền, tôi muốn tham gia 50% chứ không phải là 20% anh có chịu không? Tôi có 50% rồi, giờ tôi chỉ có nhu cầu vay 50% thôi thì sao? Hay là phải bắt buộc theo quy định chỉ được tham gia 20%? Theo tôi cái này cũng là không rõ ràng. Đáng lý ra NHNN phải quy định người mua muốn tham gia bao nhiêu thì tham gia, còn NH thì chỉ quy định vốn tối thiểu thôi, nhưng không được vượt quá 20%.

5- Về quy định tái cấp vốn, NHNN sẽ thực hiện giải ngân cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng đối với các ngân hàng trên cơ sở dư nợ cho vay, nhưng tối đa không quá 36 tháng. Tổng số tiền tái cấp vốn cụ thể sẽ do Thống đốc quyết định. Lãi suất tái cấp vốn thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là 1,5%/năm tại cùng thời điểm.

Ý của NHNN là chẳng hạn năm 2014 mà NHNN công bố lãi suất cho vay là 50% lãi suất bình quân của các ngân hàng cho vay trên thị trường, ví dụ như là 4% đi, thì lãi suất tái cấp vốn sẽ là 4% - 1,5% = 2,5%.

Như vậy là NHNN sẽ cho NH thương mại vay với lãi suất 2,5% để NH thương mại cho người thu nhập thấp vay với lãi suất 4%. Vậy nếu NHNN có khả năng tái cấp vốn với lãi suất 2,5% mà không có vấn đề gì ảnh hưởng đến hoạt động của NHNN thì tại sao NHNN không làm ngay bây giờ đi? Để cho nhân dân có được lãi suất vay thấp nhất để mua nhà? Còn NHNN không có mất mát gì cả, lại còn được lãi nữa.

Trong khi đó, với lãi suất thấp như vậy, sẽ tạo thuận lợi lớn cho nhân dân mua nhà và tạo ra cái cầu để lĩnh vực BĐS phát triển ổn định, bền vững. Có thể lãi suất 6% sẽ có hàng trăm nghìn người mua nhà, nhưng lãi suất hạ xuống 2,5% thì hàng triệu người mua được. Từ đó làm tăng cái cầu của BĐS lên rất nhiều, kéo theo lĩnh vực hoạt động BĐS phát triển tốt, tạo ra bao nhiêu lao động để xây nhà đáp ứng nhu cầu, kéo theo hàng ngàn hoạt động của các lĩnh vực liên quan đến xi măng, cốt sắt, nội thất...  Sẽ không còn vấn đề khủng hoảng BĐS nữa. Và giải pháp này sẽ không phải là giải pháp tình thế mà trở thành giải pháp lâu dài để hóa giải mọi khó khăn. Tại sao chúng ta lại không làm?

Tổng kết:

Với thông tư này đã không rõ ràng về mục tiêu, chính sách. Nó chỉ là giải pháp tình thế cho một đối tượng nào đấy. Nó không có ý nghĩa gì, như một chính sách quan trọng trong một tình thế, hoàn cảnh nghiêm trọng của vấn đề BĐS.

Cái mà chúng ta cần nói ở đây là nhà cho nhân dân, người có thu nhập thấp, nghĩa là không có đủ tiền mua. Đất nước Việt Nam có 90 triệu dân, thì số người cần mua NOXH sẽ không thể nào giải quyết được với số tiền 30.000 tỷ đồng, chứ chưa nói là 30% trong số đó sẽ dành cho DN, chỉ còn lại 70% dành cho người dân mua nhà.

Như vậy, số tiền này rất bé so với nhu cầu của hàng triệu người cần mua NOXH. 90 triệu dân Việt Nam thì có ít nhất vài chục triệu người có nhu cầu mua nhà ở. Vậy 30.000 tỷ đồng giải quyết được cái gì? Nếu tính ra 1 triệu hay vài triệu căn nhà như thế, số tiền cần đến phải là hàng trăm nghìn tỷ đồng, hàng triệu tỷ đồng chứ không phải là 20 - 30.000 tỷ đồng.

Nhu cầu của người dân là con voi, còn cái Nhà nước đưa ra thì bé hơn con chuột, vậy thì có hợp lý hay không?

Vấn đề mà Nhà nước cần giải quyết, nhân dân chờ đợi là hàng triệu tỷ đồng trong suốt thời gian 20 - 30 năm tới đây để cho người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn mua NOXH. Thế mà giờ Nhà nước đưa ra gói 30.000 tỷ đồng thì nhân dân sẽ nghĩ sao trước tầm nhìn của những người đưa ra chính sách này?

Đó là sự không phù hợp và tôi không hiểu những người đưa ra chính sách này họ nghĩ gì? Hay họ nghĩ đất nước này chỉ có chừng vài trăm người cần vay tiền để mua NOXH?
Bùi Kiến Thành
(Đất Việt)

Trần Mạnh Hảo - Bỏ tù một đóa hoa

Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Lời dẫn: Ngày 16-5-2013, tòa án tỉnh Long An đã tuyện phạt Nguyễn Phương Uyên, cô sinh viên 20 tuổi 06 năm tù và 03 năm quản thúc vì tội yêu nước rải truyền đơn chống bọn xâm lược Trung Quốc

Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh

Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa

Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên

Tự do tuyên án bạo quyền
Cám ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời
Bỏ tù hoa, bỏ tù người
Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương

À ơi nước Việt đau thương
Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù….


Sài Gòn ngày 17-6-2013

 Trần Mạnh Hảo
Làm thơ, viết văn, viết báo, viết phê bình văn học
(Dân Luận) 

Các mô hình đại học tư ở Malaysia

Trong khi các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam đang đứng trước những khó khăn đôi khi tưởng chừng không vượt qua nổi, thì tại Malaysia, với lịch sử phát triển của đại học tư khá giống Việt Nam, nhưng các trường đại học tư ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và thậm chí còn trở thành một niềm tự hào của giáo dục đại học Malaysia.
Vị thế của các đại học tư của Malaysia không chỉ được khẳng định trong nước mà còn vượt qua khỏi biên giới quốc gia để tồn tại và cạnh tranh với những trường đại học Âu – Mỹ trong việc thu hút sinh viên quốc tế từ khu vực Đông Nam Á nữa.
Bài viết của Mohamed Ali Abdul Rahman, của một viên chức của Bộ Đại học Malaysia giới thiệu mô hình đại học tư ở Malaysia (đã đăng trên tờ báo mạng University World News năm 2010) gợi ý những chính sách đối với đại học tư của Mlaysia mà Việt Nam có thể tham khảo để giúp các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ và phát triển đúng hướng.
Phương Anh dịch và giới thiệu
Một giảng đường đại học ở Malaysia
Ở châu Á, tấm bằng đại học không còn là một lựa chọn, mà là một điều kiện bắt buộc để được tuyển dụng, được toàn xã hội coi trọng, vì vậy số học sinh tốt nghiệp phổ thông có nguyện vọng vào đại học đã tăng lên đều đặn trong những năm qua.
Tuy nhiên, số trường đại học công lập tại Malaysia chỉ có thể cung cấp chỗ học cho một số lượng người học có hạn, vì thế đã cản trở khả năng tiếp cận giáo dục đại học của các học sinh nghèo.
Vì vậy, Chính phủ Malaysia cho rằng cần phải tạo ra các cơ hội học tập cho các học sinh những người không dành được chỗ học trong các trường đại học công lập bằng cách cho phép thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục đại học của tư nhân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia cũng nhận thức rằng sự ra đời và phát triển của đại học tư không thể giống với các trường đại học công. Nhưng các trường này cũng phải có khả năng cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng tương đương với các trường đại học công, để đảm bảo cho người học dù học ở trường công hay trường tư đều nhận được dịch vụ giáo dục đại học có chất lượng như nhau.
Do đó, trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đại học là xây dựng các chính sách, những ưu đãi và các chương trình ​​nhằm hỗ trợ các trường đại học tư để cải thiện và tăng cường các dịch vụ giáo dục của mình sao cho thu hút người học và đáng giá đồng tiền mà họ phải chi trả.
Khu vực đại học tư nhân lại trở thành thiết yếu khi nhu cầu học tập từ các sinh viên quốc tế tăng lên trong những năm qua. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Malaysia, riêng trong năm 2010 đã có đến 75.000 sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học tư tại đất nước này. Và hiện nay, Malaysia chiếm vị trí thứ 11 trên thế giới như một điểm đến của các sinh viên quốc tế, chiếm khoảng 2% tổng số sinh viên quốc tế trên thế giới.
Giáo dục đại học tư nhân được xem là “cỗ máy tăng trưởng” của Malaysia trong thời gian tới.

Thời kỳ do Bộ Giáo dục quản lý
Trước năm 2004, các trường đại học tư chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục (Bộ GD). Trong thời gian đó, vai trò của các doanh nghiệp trong giáo dục đại học chỉ giới hạn việc cung cấp học bổng và các khoản vay giáo dục, cung cấp chỗ thực tập, tư vấn cho các trường đại học về chương trình học và sử dụng các sinh viên tốt nghiệp.
Trong thời kỳ đó, các công ty khi muốn thành lập, đăng ký và điều hành một trường đại học tư đều phải được sự chấp thuận của Bộ GD. Sau đó, khi vai trò của các cơ sở giáo dục đại học tư nhân trở nên cần thiết hơn trong việc cung cấp các chương trình giáo dục ở trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cả người học địa phương lẫn quốc tế, Bộ GD đã thông qua một chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các trường đại học tư thục. Số trường đại học tư phát triển nhanh chóng, bao gồm một loạt các mô hình kinh doanh và cách thức tuyển sinh khác nhau, cung cấp các chương trình đào tạo với các mức độ chất lượng khác nhau.
Khu vực tư nhân đã trở thành thiết yếu khi nhu cầu học tập từ các sinh viên quốc tế tăng lên trong những năm qua. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Malaysia, riêng trong năm 2010 đã có đến 75.000 sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học tư tại đất nước này.
Giáo dục đại học tư nhân được xem là “cỗ máy tăng trưởng” của Malaysia trong thời gian tới. Hiện nay, Malaysia chiếm vị trí thứ 11 trên thế giới trong số các điểm đến của các sinh viên quốc tế, chiếm khoảng 2% tổng số du học sinh toàn cầu.
Với tư cách là các doanh nghiệp, các tổ chức đại học tư nhân rất có thể sẽ không sẵn sàng phát triển các chiến lược hoặc các hoạt động nhằm phối hợp với đại học công trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của đất nước.
Hiểu rõ điều này, Bộ GD đã áp dụng Đạo luật về Cơ sở giáo dục đại học tư nhân năm 1996 (còn gọi là Đạo luật 555) và các quy định nhằm đảm bảo sự thành công cho việc can thiệp của nhà nước đối với các trường đại học tư.
Thời kỳ do Bộ Đại học quản lý
Từ tháng 5/2004, việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân đã trở thành trách nhiệm của Bộ Đại học (MoHE). Sự tách rời giữa Bộ ĐH và Bộ GD đã cho phép việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân được tập trung hơn. Đạo luật 555 cũng đã được điều chỉnh và triển khai thực hiện trong năm 2009 để đáp ứng những thách thức mới. Những nỗ lực này dẫn đến sự phát triển của khối đại học tư, bao gồm cả các trường đại học, trường cao đẳng, và cả các chi nhánh của các trường đại học nước ngoài nữa.
Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2009, ở Malaysia đã có 20 trường đại học đa ngành, 20 trường đại học đơn ngành, 5 chi nhánh của các trường nước ngoài và 470 trường cao đẳng đăng ký hoạt động với Cục Quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân. Những cơ sở giáo dục tư nhân này cung cấp được chỗ học cho 450.531 sinh viên, trong đó có 50.679 sinh viên quốc tế.
Chính sách của Chính phủ Malaysia về hoạt động của các trường đại học tư trên đất nước này đã cho phép một số doanh nghiệp lớn, các loại tổ chức phi chính phủ và thậm chí cả các tổ chức chính trị thành lập cơ sở giáo dục đại học của mình.
Ví dụ, Đại học Kỹ thuật Petronas, Đại học quốc gia Tenaga và Đại học Đa truyền thông (Multimedia University) đã được thành lập bởi các công ty có quan hệ với chính phủ. Trường Cao đẳng Sunway thuộc Tập đoàn Sungei Way và Trường ĐH KBU của Tập đoàn Toàn quốc Đệ nhất là những ví dụ của các trường đại học do các tập đoàn lớn thành lập. Các cơ sở giáo dục đại học tư được thành lập bởi các đảng phái chính trị bao gồm Trường Cao đẳng nghề Seremban của Tổ chức MIC, Trường ĐH Tunku Abdul Rahman của UMNO, và ĐH UNITAR của UMNO.
Chính phủ Malaysia cho rằng việc cải thiện chất lượng các chương trình đào tạo đại học trong cả hai khu vực công lập lẫn ngoài công lập phải là một quá trình liên tục nhằm cạnh tranh với thế giới trong việc cung cấp các chương trình giáo dục có chất lượng, nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ Malaysia là đạt được các tiêu chuẩn của một nền giáo dục đẳng cấp thế giới và biến Malaysia thành một trong những tâm điểm giáo dục toàn cầu vào năm 2015.
Để thực hiện mục tiêu đó, năm 2007, Kế hoạch chiến lược quốc gia về giáo dục đại học với 7 sáng kiến quốc gia tức các kế hoạch chiến lược bao gồm việc mở rộng tiếp cận giáo dục và sự công bằng trong cơ hội học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường nghiên cứu và đổi mới công nghệ, củng cố các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh học tập suốt đời, và tăng cường năng lực của hệ thống giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục, bảo đảm sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải có những kiến ​​thức cập nhật nhất của thế giới và thái độ đúng đắn về nghề nghiệp – những thứ mà đất nước Malaysia cần để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, cũng như đổi thay trong nền kinh tế.

Hỗ trợ tài chính
Các chính sách của chính phủ, thông qua Quỹ quốc gia về giáo dục đại học, cung cấp các khoản vay giáo dục cho các công dân có nhu cầu và đủ điều kiện để ghi danh vào học tại các trường đại học tư. Sáng kiến ​​này đã là một trong những yếu tố chính góp phần tăng cường sự tham gia của sinh viên Malaysia vào các trường đại học tư. Các chương trình học có liên kết với các công ty thường được sinh viên ưa thích vì những chương trình này thường được các công ty tài trợ một phần.
Danh xưng “đại học”
Đa số sinh viên sẽ muốn ghi danh vào các cơ sở giáo dục “có đẳng cấp”, vì hồ sơ của họ khi tốt nghiệp sẽ “đẹp” hơn và khả năng tìm việc làm sẽ dễ dàng hơn. Hiểu được điều này, chính phủ đã khuyến khích các trường tư có thể nâng cấp lên một mức độ cao hơn: từ cao đẳng lên thành cơ sở đại học, rồi từ cơ sở đại học thành trường đại học, nếu, và chỉ nếu, các trường này có thể đáp ứng được các yêu cầu chất lượng đào tạo nhất định.
Trình độ của giảng viên
Để sinh viên có thể đạt được trình độ cử nhân và sau đại học, các trường đại học tư được khuyến khích tuyển dụng giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, và các giảng viên giàu kinh nghiệm người nước ngoài hoặc những người có kinh nghiệm làm việc từ các ngành công nghiệp. Điều này sẽ nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu và phát triển. Điều này đến lượt nó sẽ giúp các trường thu hút sinh viên sau đại học.
Đào tạo
Các trường đại học tư có các chương trình thực tập và vườn ươm doanh nghiệp thường sẽ hấp dẫn hơn đối với sinh viên, vì điều này sẽ làm tăng giá trị gia tăng của nhà trường và cung cấp các cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên khi tốt nghiệp. Bộ Đại học khuyến khích các trường tích hợp hai chương trình này để vừa thực tập nghề nghiệp vừa học kinh doanh.
Hoạt động ở nước ngoài
Ngoài việc khuyến khích các trường đại học nước ngoài mở trường ở Malaysia, chính phủ cũng khuyến khích các trường đại học tư của Malaysia nâng cao năng lực và khả năng của mình nhằm cung cấp giáo dục đại học ở nước ngoài.
Hiện nay, có khoảng 25 trường đại học tư của Malaysia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở nước ngoài. Trong số đó có Viện Công nghệ Thông tin đang hoạt động ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ khu vực châu Á Thái Bình Dương, và Đại học Limkokwing hoạt động ở Anh, Lesotho, Botswana, Campuchia và Indonesia.
Mohamed Ali Abdul Rahman*
***
Bộ Đại học hy vọng rằng những nỗ lực nói trên được các trường đại học tư chia sẻ để thực hiện tầm nhìn biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục đạt tiêu chuẩn thế giới, tạo ra các sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu.1
* Tiến sĩ Mohamed Ali Abdul Rahman là Trợ lý chính Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh và Tiêu chuẩn giáo dục thuộc Bộ Đại học Malaysia.
( Tia Sáng)
 

NS. Tô Hải - Vũ khí tư tưởng của đoàn đảng… loảng xoảng đụng độ nhau?

“…Dù ai có lên mây hay xuống hố, dân mình cũng chẳng mong đượ hưởng một quyền lợi gì đâu!Nhưng dù sao cũng cứ vui đi Vì… HNTƯ7  đã hạ bức màn tưởng bí mật nhưng nhìn rõ hơn màn tuyn! Rồi đây thể nào cũng khối thằng…chết!...”
 
Kể từ hôm bế mạc cái màn HNTƯ7, ngoài những hiện tượng kỳ lạ mà mình đã phát hiện ở bài viết trước như: Chẳng thấy có mấy tờ báo lề đoảng có thêm tin tức gì, bình luận gì để khuếch trương thắng lợi của hội nghị như thường thấy thì:

1- Nếu mấy tờ báo lề đảng “cực phải” như Nhân Dân, QĐND lại nặng về đấu tranh chống diễn biến hòa bình, “vạch trần bộ mặt thật” (?) của những “thế lực thù địch”, “cơ hội”, đang “lợi dụng Internet để tuyên truyền sai trái, chống phá Đảng-Nhà Nước”... tùm lum tòe loe….hoặc lạ lùng hơn là: tập trung, nhấn mạnh vào các phi vụ ngoại giao, giáo dục chính trị, bỏ luôn cả tôn chỉ mục đích chính của mình như tờ báo Quân Đội lại lờ chuyện anh Ba xuống tầu ngầm... mà không ngớt đưa tin bình luận về “ý nghĩa sâu xa” của các ông đại tướng và thượng tướng chưa đánh một trận nào đã ra sức uốn ba tấc lưỡi để trình bầy rõ cái “mục tiêu trước sau như một của quân đội VN” là lực lượng võ trang Việt Nam quyết sẽ dùng… thuơng lượng là chính (!?) ở Brunei và hợp tác quân sự lâu dài với một nước “có vinh dự là một nước nhỏ mà không phải đụng độ với bất cứ một nước lớn nào” là điều mong muốn của quân đội 2 nước (?!)!

2- Còn các báo “tự tách lề” để đưa những tin tiêu cực của chính phủ thì bỗng…tăng lên đột ngột!

Bỏ qua những tờ lá cải thúi chuyên đưa tin cướp, hiếp, giết như:
tờ Người Đưa Tin, cơ quan của Hội Luật gia Việt Nam đàng hoàng nhé, chạy các tít sau:
Chồng muốn tôi đề nghị tư thế ‘yêu’/ Sợ mất trinh nên muốn ‘yêu cửa sau’/ Thường xuyên ngoại tình, tôi biến mình thành ‘gái’/ Ngày càng đẹp hơn và chậm mãn kinh nhờ mùi đàn ông (truy cập lúc 15g ngày 30-4-2013).
Loại báo này ngày càng nhiều, tít ngày càng dơ bạo, hình ảnh ngày càng thiếu vải…
Trang Phunutoday, một chuyên trang của Người Đưa Tin càng bẩn bạo liệt hơn với nhiều tít bài không tiện, không dám trích dẫn ra ở đây...

Thì….một số tờ đã như cố tình phát huy những gì anh Trọng đã vạch ra về những sự tiêu cực to lớn của chính phủ. Tất cả đều túm lấy những gì từ mồm các nhân vật có chức có quyền đương thời tung ra, để mà tung “tia-ra” khá lớn!

Do có nhiều thời giờ hơn các bạn trẻ đang hàng ngày phải lo miếng cơm manh áo, lo việc học hành (nên thời giờ vào mạng đọc tin bị hạn chế), từ nay mình sẽ “đọc báo mọi lề giùm bạn” kèm theo vài ba câu nhận xét cho dzui zẻ thêm nhé!

Hãy bắt đầu bằng mấy tờ báo mà tớ chẳng hiểu là nên gọi là “lề” gì vì rõ ràng nó đang tách ra khỏi… lề đảng…

Đây nè:

Tình hình đất nước dưới con mắt của các ủy viên Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội họp ngày 15 tháng 4-2013, ba ngày sau khi HNTƯ7 hạ màn:

‘Tiền tiêu như thế thì chết à’
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng:
‘Tiền tiêu như thế thì chết à’
...Kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không giấu quan ngại: ‘Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm’!...- by Bích Ngọc, Đất Việt Online 06:15, 15/05/2013
Và đây là lời kêu than của ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương:
“Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào” - Tuổi Trẻ Online 15/05/2013 08:01 (GMT + 7)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng:
"Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%"- Tuổi Trẻ Online 15/05/2013
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan:
Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thì khẳng định "tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi!"- Tuổi Trẻ Online 15/05/2013

Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo:
“Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” – (Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn)- Tuổi Trẻ Online 15/05/2013

Ông Nguyễn Văn Giàu thì kể thêm:
“Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”- Tuổi Trẻ Online 15/05/2013

Trong khi các luận điệu ”không thù địch” cứ công khai "nói xấu chính phủ" y như các báo lề dân ngày nào tạo điều kiện cho báo chí …”lề gì không biết” đăng tải tùm lum …thì…

…… Người đứng đầu chính phủ ngày 13/5 sau khi vừa tới Nga, chưa kịp hội đàm hội điếc gì với các đồng cấp đã lập tức đến Kalinagrad để trực tiếp thị sát tầu ngầm Kilo ”Hà Nội” (mới mua được 6 chiếc) để động viên lính tráng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ …Hòa Bình! đang được báo lề …trái của phải tung hê lên các trang mầu cực kỳ hoành tráng …

Vậy mà báo ”lề gì đó”! lại cùng lúc đưa lời tuyên bố của bà ủy viên Bộ Chính Trị mới vừa “kim” lại vừa “ngân” yêu cầu “cái gì cắt được thì phải kiên quyết cắt”… sau khi bà phó Doan la lớn “Tình hình nguy ngập lắm rồi các đ/c ạ!.”...Chẳng hiểu ủng hộ hay “cắt” cái chuyện mua tầu ngầm Kilo này "để chả chống ai cả!"

Riêng tớ thì nghĩ rằng: việc này nếu để chống Tầu thực sự thì chẳng khác chi “mua roi mây về chống cướp có vũ khí“!

Hãy xem một loạt ảnh sau đây để thấy vì sao tớ lại nghĩ như vậy:

Nhớ laị hồi tháng 2/2012 anh Ba leo cả lên máy bay của 3 trung đoàn không quân 923, 910, 940 đi cùng có cả ông “nguyên” tổng bí thư hết hơi Lê Khả Phiêu, mà động viên: "Hãy sẵn sàng….bảo vệ hòa bình”… thì càng ngày nét mặt ông đầy tin tưởng “tươi màu chiến thắng"!

Và 18-2-2013 thăm “lá chắn thép” của Hải Quân
tổ hợp tên lửa Bastion tại Bình Thuận, Phan Thiết

13/05/2013,
thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Hà Nội đón anh Ba lên thăm
Nhưng đâu phải ngẫu nhiên mà trên một số tờ báo lề phải hơi lệch một chút trong thời gian này lại tung lên những tin hơi tréo ngoe như thế này:
Tiền Phong 15 tháng 5/2013:

Tại sao tàu ngầm Ohio khiến TQ 'lạnh sống lưng'?

Tàu ngầm Ohio
TPO - Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa.

Năm 2012, khi cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cập cảng Philippines. Động thái có tính bênh vực này khiến báo chí Trung Quốc la lối om sòm và rõ ràng 'thần kinh' của đại lục cũng căng lên như dây đàn. Tại sao vậy?
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio của hải quân Mỹ (class Ohio SSBN / SSGN) – Là loạt 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997.

Từ năm 2002, tầu ngầm hạt nhân Ohio là lớp tầu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident".
Loạt tầu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Ohio bao gồm 8 chiếc được trang bị tên lửa Trident I C-4 và đóng quân tại căn cứ hải quân (HMB), Kitsap, bang Washington, trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Loạt tầu ngầm thứ hai, 10 chiếc tàu còn lại, được trang bị tên lửa Trident II D-5 đóng quân tại căn cứ hải quân tại Kings Bay, bang Georgia. Năm 2003, để thực hiện hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Hải quân Mỹ đã tiến hành chương trình chuyển đổi bốn tàu ngầm đầu tiên của dự án Ohio sang thành phương tiện mang tên lửa hành trình Tomahawk, chương trình kết thúc vào năm 2008. Mỗi tàu Ohio chuyển đổi mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500 km...

Còn tờ Thanh niên thì ngay ngày 16/5 đã chẳng kém cạnh phóng lên bài y như của ai đó bên Tầu đáp trả!
Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc: Mạnh cỡ nào?
16/05/2013 08:30

(TNO) Trang tin topwar.ru, chuyên tổng hợp tin tức quân sự của Nga, vừa có bài về hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc. Bài viết đề cập khá chi tiết các loại tàu ngầm mà hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Trong đó, cả cả tàu ngầm Kilo mà VN vừa trang bị.!!!...

Tàu ngầm của Trung Quốc - Ảnh: topwar.ru - lemur59.ru
Ngoài ra, trong vòng 10 năm trở lại đây, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên. Nếu như vào năm 2000, 1/6 số tàu ngầm của hải quân nước này có thời gian vận hành trên 10 năm thì vào đầu năm 2010, số tàu ngầm mới chiếm tới 80%. Cần chú ý rằng, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc giảm từ 10 - 20 chiếc, nhưng bù lại số tàu mới lại tăng.

Hàng mới

Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc nhận vài kiểu loại mới mà trước đây chưa hề có.
Dự án 094 (NATO gọi là Jin): Đây là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Hiện Trung Quốc đóng xong 4 chiếc loại này và đang đóng thêm một chiếc nữa (dự kiến trong một vài năm là xong).
Vũ khí chủ công của loại tàu ngầm này là tên lửa JuLang-2 (JL-2) hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có tầm bắn 8.000 - 9.000 km. Hiện không có thông tin về độ chính xác của loại tên lửa JL-2. Đáng lưu ý là vào năm 2010, các nhà phân tích của Lầu Năm Góc khẳng định, loại tên lửa này không thể thử nghiệm và tương lai của tổ hợp “tàu ngầm - tên lửa” này là đầy trắc trở.

Theo hàng loạt nguồn thông tin, các nhà thiết kế tàu Trung Quốc có kế hoạch cải tiến loại 094 từ khả năng bắn 2 tên lửa lên thành 20 tên lửa. Tàu ngầm này có chiều dài 133 mét, trọng tải rẽ nước gần 9.000 tấn...

Còn một loat báo “cực trái” như Nhân Dân điện tử ngày 16 tháng 5 lại vô cớ đưa một cái tin khá cũ về ông tướng ta gặp ông tướng Tầu tại Hội Nghị ADMN7 ở Brunei với những tuyên bố “hữu nghị đời đời bền vững, cùng chung lý tưởng, cùng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, nên dù còn có chố “bất đồng”, nhưng quyết sẽ cùng nhau đẩy mạnh sự hợp tác giữa 2 quân đội lên một bước mới”!

Cứ như là: Cái chuyện anh Dũng nói gì hôm 13/5 trên tầu ngầm "Kilo Hà Nội" coi như ….chuyện… không có!

Xem hàng loạt “tin quân sự” trên chỉ sau 1 ngày HNTƯ7 hạ màn và 3 ngày sau khi anh Ba đi Nga thì xem ra cái phán đoán “Báo lề đoảng đang loảng xoảng đụng độ nhau” của mình cũng có …tí ti…chuẩn xác!
Nếu đúng thế thì lại xin hô to: Bravo! bờ-ra vào! Bỏ-ta-vô! Bố ta-vào!!!
* * *
Tin không thể không viết thêm:

Cả ngày khi ngồi, khi nằm gõ keyboard, 18 giờ chiều mới vào mạng để post bài lên Blog thì đập ngay vào mắt và tim mình cái tin: Bọn Tầu đã ra lệnh cho thuộc hạ của chúng ở Việt Nam xử 2 cháu Kha và Uyên vô cùng thương mến và khâm phục của mình: đứa 6, đứa 4 năm tù! Giận sôi lên với cái "luật pháp" của bọn giết người!!!
Chỉ xin nói với hai cháu và các bạn lứa tuổi 2 cháu rằng:
HÃY NHỚ LẤY NGÀY NÀY: 12 GIỜ NGÀY 16/5/2013 LÀ NGÀY MÀ BỌN ĐẠI HÁN BÀNH TRƯỚNG CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ BIỂN CỦA TA LÀ CỦA CHÚNG NÓ, CẤM NGƯ DÂN TA ĐƯỢC LUI TỚI KIẾM SỐNG HÀNG NGÀY!
VÀ SAU ĐÓ, 16giờ30, BỌN TAY SAI CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM, NHƯ ĐỂ HƯỞNG ỨNG, ĐÃ BỎ TÙ 2 CHÁU TRẺ NHẤT TRONG HÀNG NGŨ NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC VÀ HÁT TRÊN SỰ ĐAU KHỔ CỦA DÂN TA DƯỚI KIẾP CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN NGOẠI LAI TÀN ĐỘC DÃ MAN
…..HÃY NHỚ LẤY! NHỚ LẤY TỘI ÁC TẦY TRỜI NAY ĐỂ KHI CÓ HÀNG VẠN CHÁU KHA, CHÁU UYÊN KHÁC NHẬN THỨC RA NỖI ĐAU MẤT NƯỚC NÀY CÙNG ĐỨNG LÊN TIẾP BƯỚC KHA UYÊN …SẼ GÁC MỌI NỖI SỢ ĐỂ VÙNG LÊN HỎI TỘI CHÚNG NÓ! …
Phụ lục:
Ngày 12/5/2013
HNTƯ7 đã hạ màn! Từng tưởng bở… Khi không thấy ai… chết cả!

Phải công nhận là từ khi đất nước có nhiều chuyện rối rắm, có thể “đe dọa đến sự tồn vong của chế độ” thì, mỗi khi ba cái anh “tự bầu nhau là đỉnh cao trí tuệ” của cả nước kéo quân về Ba Đình hội họp là y như rằng nhốn nháo đủ thứ phán xét, bình luận, đủ kiểu dự toán, đoán mò của dân hay quan tâm đến tình hình tiến lên hay xuống hố của đất nước!

Nhớ khi xưa,
khi còn là một thằng làm văn nghệ, mình rất ít quan tâm đến cái chuyện ba anh lãnh đạo bàn bạc ra nghị quyết nghị quác gì? số bao nhiêu? Nếu có “bị” đi học thì mình đều tìm cách trốn chui, trốn nhủi hoặc có đến học thì đầu đều suy nghĩ về mấy cái hợp đồng làm nhạc cho kịch, cho phim chưa hoàn thành rồi tìm cách…rút êm!

Cho đến cái ngày đất nước dược “thu về một mối”, mình được điều vào Xè-gòn, làm việc trực tiếp dưới sự lãnh dạo của mấy ông ”kễnh” miền Nam cho đén khi về hưu (1975-1986) như Tư Ánh, Sáu Dân, và sau cùng là Nguyễn văn Linh, được nhiều lần nói chuyện cả bên bàn rượu với mấy vị họ Trần như Trần Bạch Đằng, Trần văn Trà, Trần văn Giầu …thì mình mới phát hiện ra một điều cực kỳ “mới lạ” (đối với mình): Đó là: Có một sự khác biệt đến vô cùng giữa mấy ông cộng sản miền Nam và miền Bắc! Thảo nào, những vị như Dương Bạch Mai, Ung văn Khiêm, Trần văn Giầu,….cũng cộng sản gốc cả, nhưng đều không có đất sống ở miền Bắc!

Chắc cái thằng Tây khi đặt ra hai thể chế “thuộc địa” ở miền Nam và “bảo hộ” (protectorat) ở miền Bắc không thể ngờ được: sẽ có ngày gây ra hai phe “cách mạng” trong một đảng có cách suy nghĩ, lý luận, phân tích và hành động, thái độ và phong cách rất khác nhau thậm chí đối lập nhau!....

Và khi đảng 2 cộng sản 2 miền cũng hấp tấp cộng lại để cho ra mắt 2 cái bảng hiệu hữu danh vô thực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam thì…hầu hết các vị trí quan trọng đều vào tay mấy anh miền Bắc, miền Trung. Thảng hoặc có vài anh miền Nam thì đa số lại là học sinh miền Nam trên đất Bắc! ….

Và cũng từ đó, mỗi lần họ hội họp định kỳ hay đột xuất số này số khác thì thể ào cũng có “cơ cấu mới”, “nhân sự” mới! Không dẹp anh này thì cũng bom-bác-đê anh kia!

Cứ xem những vụ “thương lượng nội bộ” kéo dài hoặc chớp nhoáng, mà các thông tấn xã vỉa hè đã loan báo cực kỳ chính xác trước cả tháng thì thấy! Điển hình là các vụ Đỗ Mười vs Lê Khả Phiêu, vụ “cảm ơn” Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Điềm,…vụ xóa sổ đảng viên, trong bí mật hoặc có thông báo nội bộ Trần xuân Bách, Trần Độ, Hồ đức Việt …v.v..v.v...

Mà mỗi lần thay đổi đó không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến ngay cuộc sống, đến bản nhạc, bài báo mình viết. Và mình tự thấy:

Không thể nào có cái đầu, có trái tim mà cứ thờ ơ vô cảm trước những “biến cố” lớn do mấy tay chính trị mà “cái đầu và trái tim chẳng lớn tí nào” gây ra nữa!

Đặc biệt qua mấy lần hy vọng rồi thất vọng vì những khẩu hiệu “Đổi Mới”, “Cởi Trói” rồi sau lại “Như Cũ”, ”Tồi hơn Cũ” dưới các triều đại Linh-Phiêu-Mạnh và nay là Trọng!
Chính mình là người đã tiên đoán chắc như cua gạch là Nghị Quyết Trung Ương 4 chỉ là cái trò hề! Sẽ chẳng chết một thằng nào con nào bằng cách phân tích sự nửa vời của anh Trọng trong 10 chữ TỰ trong bài diễn văn bế mạc “Hội nghị (gọi là) cán bộ toàn quốc” để triển khai Nghị quyết 4 với đơn thuốc “phê và tự phê”! Ngay lúc đó, mình đã ngửi thấy:

-Chuyện anh Nguyễn Bá Thanh vừa được “phóng” ra T.Ư làm trưởng ban Diệt Tham Nhũng đã bị Thanh Tra chính phủ (đ/c X) vạch tội thời kỳ làm bí thư Đà Nẵng đã để xảy ra những vụ lèm nhèm về tiền nong hàng trăm tỉ đồng trong việc bán, tịch thu đất ….là nhằm mục đích gì?

-Mình cũng đã đề cập đến chuyện anh Trọng đang đi công cán tận nơi “có thế nào người ta mới mời” đã phải bầy ra chuyện “trả lời báo chí trong nước từ xa” là nhằm can ngăn mọi sự đổ vỡ đang xẩy ra ở nhà!

-Mình cũng vạch ra chuyện đưa Ban nội chính của anh Thanh trực thuộc Bộ Chính Trị chứ không để anh Thanh được độc lập, tự do “Bắt hết, hốt liền” là rõ ràng đã đặt anh Thanh vào vòng hạn chế để anh Thanh bớt hoang tưởng! “Cẩn thận, anh không có quyền tiền trảm hậu tấu đâu! Đừng bốc phét sớm quá mà có ngày mang vạ vào thân”!
Và, gần đây nhất, ngay sau khi nghe cả bài diễn văn khai mạc Hội Nghị 7 của anh Tổng Bí, mình đã viết:

Sáu vấn đề anh ấy nêu ra chẳng qua là “chẳng nhẽ không nêu” chứ mục đích chính là “tiến hành cuộc đấu tranh ai thắng ai trong nội bộ các anh ấy phen này chứ chả phải vì nước vì dân gì cả đâu!”

Và mình ….cũng bị thu hút vào những chuyện chân dài, cởi truồng, âm nhạc văng tục, tượng Phật Chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa, "Đàn xã tắc", có hay không có ”Lý Nhã Kỳ làm phi công không bằng lái"... mà có nhà bình luận thời cuộc cho là có chủ trương của ai đó cứ làm toáng lên để mọi người đỡ tập trung vào cái gì đang diễn ra sau tấm màn bí mật trùm lên Hội Nghị TƯ 7?

Nhưng không ngờ, chính thời gian có một tuần từ 5 đến 11 /5 mà báo chí, đài điếc nhà nước lờ tịt HNTƯ7 thì báo chí lề trái trong cũng như ngoài nước đều đưa tin cứ như có phóng viên tàng hình ngồi ngay tại hội nghị post lên mạng vậy!

Điều không lấy gì lạ cho lắm là TIN VỈA HÈ ĐỀU CHÍNH XÁC ĐẾN 150%! Mình chỉ dám viết ra là chính xác 99.9% trong entry trước, nhưng, cho đến hôm nay, qua các lời phát ngôn, có ghi âm đàng hoàng của một số cuộc phỏng vấn các vị có uy tín, trách nhiệm cả nước biết mặt, biết tên thì ….
Sự thật trên báo chí mới chỉ xác nhận có 100%, còn 50% nữa như: họp thế nào? ai trúng bao nhiêu phiếu? tại sao lại phải kéo dài đến cả nửa đêm thứ bảy tại sao lại 2 chứ không phải 3 như dự kiến? Tại sao trang mạng chính phủ thì đưa tin còn trang của đảng thì cứ màn màn! Tại sao sau bản thông cáo đọc trên TV1, và một vài đoạn trích đăng trên một vài tờ báo,…tất cả mọi cơ quan truyền thông của nhà nước đều chuyển đề tài! Không một ông giáo sư tiến sỹ nào thay nhau lên mâm ngợi ca sự thành công to lớn của HNTƯ7 …mà lại chuyển làn sang anh Ba đi khai mạc lễ hội Văn Hóa đồng bằng sông Hồng ở Hải Phòng rồi cuộc đi thăm nước Nga gặp người đã chửi cha ông Lê, ông Xít!…. trong khi có cả hàng ngàn “tin vỉa hè có uy tín” được truyền thông của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang bình luận, phổ biến rầm trời thì bên lề phải ….và cả ngay trang đầu, in mầu hoành tráng lại lờ tịt và thay vào là các chuyện “Tai nạn chết người“ hoặc “Bô xít càng khai thác càng lỗ” được đưa lên trang đầu chữ lớn? Mục đích và ný do lào đây? Có chết mẹ thằng…ăn mày nào đây không cơ chứ!?

Sau khi có vài lời bái phục các vị “ký giả, phóng viên tàng hình”, mình cũng xin nói vài điều về cái HNTUW7 này như sau:

-Đừng có thành kiến rằng lần này người ta lại đua nhau tụng kinh, gõ mõ, phụt nước hoa khắp đất trời như trước nữa đâu!

Có khối cái mới chứ chẳng chơi đâu! Đây nè:

-Toàn bộ diễn văn bế mạc của tổng Trọng dài 4812 chữ không một chữ xã hội chủ nghĩa, không một chữ Mác-Lê nào được nhắc tới!
-Chưa bao giờ chữ dân, dân, dân, …lại được nhắc tới với tần số đáng kinh ngạc như lần này! (1)
Mình đọc rồi có cảm tưởng như một lời trăng trối:"Hãy nhớ lấy lời tôi, sau khi tôi… “không còn” …, Dân hãy dựa vào những gì tôi nói mà đòi người khác bằng được! Tôi đã hết cách rồi!" 
Chỉ có trong 3 câu cuối của mục 2 anh Trọng đã ….hơn 2 chục lần nhắc đến vì dân, cho dân, cứ như là… chưa bao giờ được nói đến chuyện vì dân cả ấy!
Đọc thử mà coi! Khá là...lạ:
Hội nghị nhất trí cho rằng, tiếp sau Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với Đảng. Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện được yêu cầu trên, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về dân vận, về đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng Đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Cũng cần nói đến thái độ của anh Trọng lần này khi …
Thưa Trung Ương!(không có “thân, kính” gì xất!)
Thưa các đ/c tham dự hội nghị!....
Không kể nội dung của 2 cái đối tượng “thưa” này sai ngữ pháp vì trung ương chưa phải là danh từ! còn các đồng chí tham gia hội nghị thì hết sức vu vơ, phi nhân cách (impersonnel) thì từ đầu đến cuối thái độ và nét mặt ông tổng cứ như kẻ chết rồi! Không một thay đổi, xúc động…

Khi nói đến hai vị mới được bầu thêm, ông cũng chẳng buồn nói họ là ai, mà để TV1 chạy hàng chữ nhỏ ở dưới thay miệng ông nói ra sự thất bại cụ thể và cay đắng: 2 cái tên ông không hề nghĩ tới!!!
Và quan trọng hơn là khi kết thúc ông không buông một câu muôn năm phải có là “Hội nghị đã kết thúc thành công“!

Tóm lại, nếu đúng như TTXVN nói, vịêc lên ngôi đến bản thân cũng không ngờ của hai tên tuổi mới toanh đã làm anh tổng bị knock out nên lần ra mắt sau cùng (?) rõ ràng là đã hết xí quách …Nhất là giữa lúc này, bên Tàu, ủy viên Bộ Chính Trị mới đang trình diện để tiếp chỉ thì sức mấy mà anh dám nói đến chuyện biển đảo nước mình!

Tội nghiệp cho anh Tổng thiệt!

Trước khi dừng gõ, cho phép mình nhắc lại câu này:

DÙ AI CÓ LÊN MÂY HAY XUỐNG HỐ, DÂN MÌNH CŨNG CHẲNG MONG ĐƯỢC HƯỞNG MỘT QUYỀN LỢI GÌ ĐÂU!

Nhưng dù sao cũng cứ vui đi!
Vì… HNTƯ7  đã hạ bức màn tưởng bí mật nhưng nhìn rõ hơn màn tuyn! Rồi đây thể nào cũng khối thằng…chết!
Hua-ra! Hù..ùa-vô! Hua-ra! Hù..ùa-vô!
HẾT! HẾT! HẾT! CHẾT CHẾT CHẾT!
 
NS. T ô Hải
------------------------------------------------------------------

(1): Và đây, nếu không phải chửi thẳng những kẻ đang cầm quyền mà anh Tổng bất lực thì nhằm vào ai nhỉ?

“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của các cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác và chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”
(Blog NS. Tô Hải)

Không tìm thấy từ 'Việt Tân" trên “Cốc Cốc” ở Việt Nam

Mạng tìm kiếm “Cốc Cốc” mới xuất hiện ở Việt nam tránh các tìm kiếm “nhạy cảm” bằng cách “bán cái” cho mạng Google.
Mạng “Cốc Cốc” có vốn đầu tư phần lớn của một số công ty Nga đang nhắm giành khách hàng quảng cáo trên internet hiện đang do công ty Mỹ Google chiếm phần lớn. Tuy nhiên, mạng này vì muốn tránh kẹt với nhà cầm quyền CSVN nên đã đẩy những tìm kiếm thuộc loại nhạy cảm của khách hàng sang mạng Google.
Đây là dấu hiệu cho thấy những gì có thể đem đến rắc rối cho công cuộc kinh doanh trên thế giới ảo, nếu hoạt động ngay tại Việt Nam, cần phải tránh né.
Hôm Thứ Năm 16 tháng 5, 2013, người ta vào “coccoc.com” để tìm thông tin thử từ “Việt Tân” thì thấy hiện ra trong chớp mắt hàng chữ “Câu tra vấn của bạn không hợp lệ với công cụ tìm kiếm của chúng tôi”.
Ngay đó liền hiện ra mạng tìm kiếm Google với khoảng 1,130,000 kết quả chỉ “trong vòng 0.12 giây” từ trang mạng chính thức của Đảng Việt Tân – Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, đến các thông tin liên quan đến hoạt động của Đảng Việt Tân cả của báo chí trong nước và ngoài nước.
Tương tự, với trang mạng “chuacuuthe.com” tức trang mạng của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, mạng Cốc Cốc cũng đẩy sang cho Google “giúp” với “Khoảng 228,000 kết quả” trong “0.14 giây”.
Tuy nhiên, khi đánh nhóm từ “Hội Anh Em Dân Chủ”, một tổ chức do LS Nguyễn Văn Đài và một số người đấu tranh vận động dân chủ hóa Việt Nam, thì mạng Cốc Cốc vẫn cho “Có 781,981 kết quả”.
Tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ hầu như sinh hoạt trên mạng xã hội Facebook mới thấy xuất hiện từ đầu Tháng 5 này. LS Đài và một vài người của nhóm đã bị nhà cầm quyền thẩm vấn, theo dõi chặt chẽ những ngày gần đây.
Người ta tin rằng guồng máy Công An Mạng và Công an đường phố đang căng ra để tìm hiểu nhóm vừa kể trước khi làm gì.
Giao diện “Cốc Cốc” trên màn hình một máy điện toán tại một địa điểm ở Hà Nội. Công ty này có vốn đầu tư ở Nga nhắm giành lấy thị trường của công ty Mỹ Google với vốn đầu tư dự trù $100 triệu USD trong khoảng 5 năm. (Hình: AP Photo/Na Son Nguyen).
Theo nhận xét của hãng tin AP, hành động “bán cái” của Cốc Cốc nhắm gửi thông điệp cho chế độ Hà Nội là đừng lo, họ không phải là tổ chức khuyến khích giới chống đối nhà nước.
Công ty Google có trụ sở ở Singapore và ở đó thuê mướn một số người Việt Nam không ngoài ý muốn lôi kéo quảng cáo từ các công ty tại Việt Nam.
Khác với Google, Cốc Cốc có văn phòng và cơ sở ngay tại Hà Nội với khoảng 300 nhân viên chiếm 4 tầng của một cao ốc văn phòng. Vốn đầu tư ban đầu là 10 triệu USD.
Theo một bản tin trên VNEconmy ngày 5/5/2013 thì “Cốc Cốc mới vào Việt Nam đầu năm 2013, và nhận được sự hỗ trợ từ các công ty công nghệ lớn của Nga như: Yandex - công cụ tìm kiếm số một tại Nga, DST - quỹ đầu tư đã đầu tư 200 triệu USD vào Facebook, Mail.ru Group - công ty Internet lớn thứ 7 thế giới về lượng truy cập… Trang tìm kiếm này được xem là có thế mạnh về khả năng tìm kiếm địa điểm dựa vào kho dữ liệu các vị trí kinh doanh, ăn uống, giải trí…, với khoảng hơn nửa triệu địa điểm tại 171 thành phố, thị xã, thị trấn thuộc 60/63 tỉnh thành. Vốn đầu tư cho Cốc Cốc dự kiến là 100 triệu USD, được triển khai trong 4 năm từ 2013 -2017.”
Theo các cuộc nghiên cứu, có tới 97% những người sử dụng mang tìm kiếm trên Internet tại Việt Nam sử dụng công cụ tìm kiếm của Google. Cốc Cốc muốn dành thị trường này.
Việt nam có hơn 32 triệu người sử dụng internet. Một bản tin trên VNEconomy đưa biểu đồ cho thấy vào quý Thứ Tư 2013, có khoảng 1.3 triệu điện thoại thông minh đã bán được tại Việt  Nam.
Dữ liệu thống kê của hiệp hội Marketing số châu Á ước lượng cứ 2 người Việt Nam thì có 1 người vào internet qua điện thoại di động và khuynh hướng vào internet bằng điện thoại thông minh mỗi ngày mỗi nhiều.
Cuộc khảo cứu của công ty tư vấn McKinsey cho biết, “có mối liên hệ rõ ràng giữa internet và phát triển kinh tế của Việt nam, đó là internet đóng góp 0,9% cho tăng trưởng Gdp của Việt Nam. Tỷ lệ này sẽ còn tăng, bởi ngày càng nhiều người Việt lên mạng tìm thông tin, cũng như ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước coi internet là công cụ hữu ích để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ”, theo báo Doanh Nhân.
(Người Việt)
 

Tư bản thân hữu ở Việt Nam


Nhiều cuộc chiến ngầm đã được tiến hành nhằm vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.

Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.

Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ "các nhóm lợi ích đầy quyền lực", các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng.

Giống với Trung Quốc?

"Tất cả những đấu đá chính trị này luôn được cải trang dưới dạng xung đột tư tưởng về tương lai đất nước"
Tác giả bài viết cho rằng đây là những hiện tượng nghe thì khá giống Trung Quốc bởi lẽ Việt Nam cũng là một thể chế độc đảng, nơi mà "nền kinh tế cũng như dư luận đang phải kêu ca vì một hệ thống chính trị cứng nhắc và nhiều lỗ hổng", dù ông cho rằng người Việt Nam không muốn bị so sánh với Trung Quốc vì thái độ phản kháng lâu năm dành cho người láng giềng phương Bắc.

Dưới góc nhìn của Pilling, Việt Nam và Trung Quốc có quá nhiều điểm tương đồng.

"Dù có sự khác biệt về quy mô và độ phát triển, nhưng những sự so sánh quá sức hấp dẫn để có thể bỏ qua," ông viết.

Giống với vụ Bạc Hy Lai ở Trung Quốc, tác giả cho rằng bản thân Việt Nam cũng đang trải qua một thời kỳ đấu tranh nội bộ khốc liệt, lộ liễu đến nỗi người dân có thể có được cơ hội hiếm hoi để thấy được những gì đang xảy ra bên trong bộ máy điều hành.

Tiêu biểu trong số này là, theo Pilling, là những động thái chống lại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà ông cho là "nhân vật quyền lực nhất của nước này."
"Cũng giống như Trung Quốc, những cuộc chiến ở Việt Nam chủ yếu đều là nhằm vào những người đại diện," trích bài viết.

Bài viết dẫn ra rằng nạn nhân của những trận chiến như vậy tiêu biểu gồm có giám đốc Vinashin (chịu 20 năm tù) - tập đoàn đóng tàu gánh khối nợ 4,4 tỷ đôla mà ông Dũng đứng sau lưng hay như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), người đồng sáng lập Ngân hàng thương mại Á Châu, vốn có nhiều mối quan hệ rộng rãi.

"Tất cả những đấu đá chính trị này luôn được cải trang dưới dạng xung đột tư tưởng về tương lai đất nước, tuy nhiên, nó giống với một cuộc tranh chấp quyền lợi một cách đáng nghi ngờ," Pilling viết.


Tác giả bài viết nói ở Việt Nam, người dân tin đồng đôla và vàng hơn cả giấy bạc của nước mình

Kết quả của việc này: Thủ tướng Dũng đã phải nhiều phen "lao đao", và mặc dù "sống sót", nhưng phải "tỏ ra nhún nhường", ví dụ như hồi tháng Mười, khi ông này phải xin lỗi trước Quốc hội về sai phạm trong việc sử dụng ngân quỹ quốc gia.

Một điểm tương đồng nữa với Trung Quốc, theo bài viết đó là việc chính phủ có những động thái tỏ vẻ mình đã rút kinh nghiệm, tiêu biểu trong số đó là lời hứa cải tổ khu vực quốc doanh (không phải lần đầu tiên), trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp, sửa đổi luật đất đai cho đến quyền bình đẳng cho người đồng tính.

"Dân chủ và quyền lãnh đạo đảng, không nằm trong số đó," trích bài viết.

Thiệt hại kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những hậu quả từ sự đấu đá nội bộ, theo tác giả.

"Ở một đất nước mà hiếm việc gì có thể được tiến hành nếu không có sự chấp thuận của những người môi giới quyền lực, cả hệ thống bị tắt nghẽn," Pilling viết.
Những số liệu mà ông dẫn ra bao gồm chỉ số tăng trưởng chỉ ở mức dưới 5% trong thời điểm hiện tại, so với mức trung bình 8% trong 5 năm trước 2007, lạm phát và thâm hụt tài khoảng vãng lai cũng đã giảm, nhưng chủ yếu do sự suy yếu đối với nhu cầu nội địa thay vì khả năng quản lý vĩ mô tốt của chính phủ.

Theo quan sát của tác giả, những lần mất giá của tiền đồng ở Việt Nam khiến người dân trong nước "tin vào đôla và vàng hơn cả chính giấy bạc của nước mình."

Bên cạnh đó, khu vực ngân hàng cũng đang ngập nợ xấu bởi tăng trưởng tín dụng nóng và sự sụp đổ của thị trường bất động sản.
"Khó mà nói được lý do nào sẽ khiến những người đã tư lợi quá nhiều từ hệ thống muốn từ bỏ nó"
Tất cả những vấn đề này đang khiến Việt Nam, một nước đang trong thời kỳ "có lợi thế tốt nhất về nhân khẩu, với những người dân đầy nhiệt huyết và máu kinh doanh", không "phát triển đủ nhanh."

Tác giả nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hoa Kỳ đang đàm phán với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, vốn quy định các quy tắc chung đối với các thành viên, từ việc gọi thầu công khai cho đến các doanh nghiệp Nhà nước có thể trên lý thuyết bắt Việt Nam phải cải tổ.

Thế nhưng, theo ông, chỉ chính Đảng Cộng sản mới khả năng cải tổ nền kinh tế bị thống trị bởi doanh nghiệp nhà nước.

"Khó mà nói được lý do nào sẽ khiến những người đã tư lợi quá nhiều từ hệ thống muốn từ bỏ nó," Pilling viết.

"Tuy nhiên, nếu họ không làm điều đó, tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ trở nên đáng thất vọng."
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét