Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Một thứ giáo dục vong bản, nô lệ và... dối trá - Thoát Á luận - ‘Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 sẽ êm ả hơn’

Một thứ giáo dục vong bản, nô lệ và... dối trá

Đỉnh Sơn Trà (Danlambao) - Giá mà đã không có một chính phủ Phi Cộng Sản ở miền Nam, nghĩa là Cộng Sản đã nhuộm đỏ cả nước với cái Thiên Đường Tem Phiếu từ thời 1945 hoặc 1954, thì có lẽ Việt Nam hiện nay đã là “một bộ phận không thể tách rời của Tàu”. Mà giả sử có độc lập được thì cũng không thể bằng Bắc Triều Tiên hiện nay vì họ đã tự chế tạo được cả vũ khí hạt nhân để tự vệ. Trong khi “ta” đã “độc lập, thống nhất” gần bốn chục năm rồi mà cái ốc vít cũng không tự chế được. Mà đã không bằng thì dĩ nhiên là người dân Việt Nam ngày nay cũng chẳng thể nào hơn hoặc bằng, thậm chí có thể thua xa người dân Bắc Triều Tiên: đói lê đói lết, còn giới cầm quyền độc tài thì không có gì khác, vẫn là những cảnh sống đế vương như nhau. 
Tôi tin rằng cho dù một nhà Thiên Tài nào đó có ráng hết sức để tìm ra một cái khả năng nào đó để loại bỏ cái viễn cảnh như vậy cũng chẳng thể nào tìm thấy một tia đom đóm triển vọng nào.
Ngày nay, đối với những người vẫn còn dùng cái thuật ngữ “giải phóng miền Nam” thì tôi không biết phai sử dụng một loại từ ngữ nào để nói về những con người này cho đúng.
Trước biến cố tang thương 1975, miền Bắc sống trong một xã hội Dân Chủ, Tự Do và Ưu Việt, miền Nam sống đau khổ trong sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy. Nhưng khi miền Nam đã “được giải phóng” khỏi gông cùm Mỹ-Ngụy thì cả miền Nam chẳng có con ma nào dọn nhà chạy ra miền Bắc ở để hưởng cái thứ Tự Do Ưu Việt gì đó cả. Ngược lại, mỗi ngày không biết bao nhiêu đoàn tàu chở người từ Bắc vào Nam để sống, chở của cải của miền Nam chạy ngược ra Bắc. Còn người miền Nam thì phải liều mạng bỏ cả quê hương xứ sở mà ra đi, kẻ thì bị lùa lên những nơi rừng thiêng nước độc dưới cái chiêu bài Kinh Tế Mới.
Người miền Nam chỉ toàn là một bè lũ Phản Động và Phản Quốc, cho nên đến cả “cây trụ điện nếu mà đi được thì nó cũng vượt biên” để trốn tránh cái “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà “Bác và đảng” đã mang vào.
Nói chung, vì phải sống dưới một chế độ Phi Cộng Sản nên miền Nam chẳng có cái gì là tốt đẹp cả. Ngay đến cả cái Văn Hóa cũng là thứ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ-Ngụy.
Ngay từ lúc được tự do tung hoành ở miền Nam rồi, Cộng Sản đã tức khắc ra sức hủy diệt sạch sành sanh bất cứ một cái gì có liên quan đến nền giáo dục của miền Nam trước đó. Ngay cả một cuốn sách học phổ thông nào đó mà công an khu vực tìm thấy trong nhà, hoặc một người hàng xóm nào đó thấy được đi báo cáo với công an, thì gia đình đó phải lãnh cái tội danh Phản Động ngay tức khắc. Và điều đó đồng nghĩa với một đại họa. Tôi là người đã sống trong hoàn cảnh này.
Nghĩ lại thấy chẳng khác gì những thời kỳ bị đô hộ, bọn giặc Tàu đã đốt phá và hủy diệt bất cứ những gì có thể gợi nhắc đến nền văn hóa và gốc gác của dân tộc ta.
Đã sinh ra từ cảnh cá chậu chim lồng làm sao có được chút khái niệm thế nào là đất rộng trời cao? Những thế hệ sinh ra và lớn lên chỉ “dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa” thì làm sao biết được một cái gì khác ngoài cái nền giáo dục chỉ toàn là “Bác và đảng”? Làm sao hiểu được thế nào là Nhân Bản, thế nào là Dân Tộc, thế nào là Khai Phóng?
Trong khoảng thập niên 1980, tôi đã có nhiều lần được tiếp chuyện với một vài vị thầy dạy học ở ngoài Bắc vào, lúc đó chưa phải là thời điểm của các chức danh “Giáo sư” hoặc “Tiến sĩ” rầm rộ lố nhố tràn lan như bây giờ nên chẳng biết học hàm học vị của họ là gì, nhưng họ rất là tư cách và không ngần ngại thố lộ những biểu hiện phấn chấn khi được đứng dạy ở những lớp học của học trò miền Nam:
“Vào đây mới biết được cái nghĩa lý thầy trò là như thế nào. Ở ngoài đó (ngoài Bắc) bọn nó cứ gọi là đồng chí cả chứ chả có cái gì để gọi là thầy với trò …”
Những gia đình từ Bắc di cư vào Nam thời 1954 đã cho thấy trong đời sống hàng ngày họ rất là nghiêm khắc trong vấn đề “gia phong, lễ giáo”, còn người miền Nam so ra kể cũng quá sức xuề xòa. Xuề xòa thì xuề xòa, xả láng thì xả láng nhưng cũng có cái điểm dừng bắt buộc của nó, và điều rõ ràng là không ai chấp nhận sự Mất Gốc và thực tế là đã không hề có gì để gọi là mất gốc cả.
Trong cái nền giáo dục Đồi Trụy đó, ngay từ thời Tiểu học, học trò đã có những bài học không được khúm núm trước người ngoại quốc, đi tới những nơi công quyền không có chuyện “rụt rè, khúm núm, gãi đầu gãi tai, bẩm bẩm, thưa thưa, vâng vâng, dạ dạ v.v…”. Ngay cả quân đội Mỹ, chuyện sĩ quan Mỹ bị những sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tát tai khi có những thái độ trịch thượng không phải là chuyện hiếm hoi. Ngay cả những người lính Nghĩa Quân VNCH cũng đánh đập những người lính Mỹ vì những thái độ ngông nghênh hay ngạo mạn ngay trong làng trong xóm cũng là chuyện chẳng xa lạ gì. Bây giờ thử nhìn vào đám lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nhìn cái cách Chủ tịch cái nước CHXHCN VN cúi đầu trước đám lính giặc Tàu sao mà thấy hèn mạt quá! Nếu cho rằng đó là một đại diện cho người Việt Nam thì cái cả cái dân tộc này còn cái nhục nào hơn thế nữa?
Miền Bắc đáng ra là cái nôi Văn Hóa của cả nước, Hà Nội đáng ra vẫn là cái nơi mà học trò miền Nam trước đây được dạy là vùng đất của“Nghìn Năm Văn Vật”. Nay có còn như vậy không? Hỏi thì hỏi “nay” vậy, nhưng nhìn thì thấy nó đã không còn từ khi cái chủ nghĩa Phi Nhân và Vong Bản đã bị du nhập vào Việt Nam: “Giết! Giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ”.
Con người đã bị dạy cho là phải nói láo để được sống. Phải tố cha tố mẹ để được “Bác và đảng” khen. Phải đạp đổ cả một nền Luân Thường Đạo Lý ngàn đời cha ông để lại để trở thành một người Cộng Sản trung kiên. Phải xóa sạch tất cả những gì là Quốc Gia Dân Tộc để có thể được trở thành một bộ phận của phong trào Cộng Sán Thế Giới. Có thể chấp nhận đổi cả đât nước này làm một tỉnh thành của giặc để có thể giữ được cái đảng Cộng Sản thì cũng là điều chẳng có gì đáng để suy nghĩ …


Những điều vừa nói trên như vậy có gì không đúng?

Những ai chưa từng biết về nền giáo dục ở miền Nam trước kia thì cũng nên biết rằng sách vở văn học được dạy ở nhà trường miền Nam thời đó phần lớn cũng từ các văn nhân, thi sĩ Bắc Hà: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tô Hoài v.v… Đồi Hoa Sim của Hữu Loan cũng được phổ nhạc và hầu như không một người lính VNCH nào không biết. Nhạc sĩ Phạm Duy nếu không chạy vào Nam thì ai có thể nói ông đã có được một sự nghiệp như vậy?
Nhưng cái gì đã biến hầu hết những “kẻ sĩ Bắc Hà” thành những kẻ đầy ắp những tư tưởng nô lệ và vong bản như hiện nay nếu không từ cái nền giáo dục được đẻ ra từ cái Tà Thuyết phi nhân và dối trá do ông Hồ Chí Minh du nhập vào?


Hà Nội có còn là xứ sở của Ngàn Năm Văn Vật nữa không?

Tham ô, hối lộ, mua quan, bán chức, cường quyền, hách dịch … thì được gọi là “tiêu cực”. Sao lại đơn giản thế?
Tiêu cực nghĩa là gì?
Những hành động tước đoạt mạng sống của cả hàng triệu người, biến hàng vạn nông dân thành những kẻ vô gia cư ăn đường nằm xó, mọi tội ác như vậy lại được trút lên đầu hai chữ “tiêu cực” thì nghe có hợp lý hay không? 
Nhan nhãn Giáo Sư, Tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, viện này viện kia nhưng thử nhìn xem trong nhà trường XHCN có dạy cho học sinh cái nghĩa đích thực của “tiêu cực” là gì chưa?
Tại sao thế?
Dùng phong bì để bỏ tiền hối lộ đút lót - lịch sự hóa một tệ nạn ác ôn, vô liêm sỉ, phản quốc hại dân nhưng lại đẻ ra cái từ “văn hóa phong bì” để dùng cho hành động đó! Nghe mà thấy vừa tội nghiệp vừa oan ức cho cái từ “văn hóa” quá!
Tại sao thế? Văn hóa là gì?
Ở cái nước CHXHCN Việt Nam đi đâu cũng có thể thấy nhung nhúc “Văn Hóa”. Từ năm, mười ngôi nhà được treo cái bảng “Xóm Văn Hóa”, “Khu Phố Văn Hóa” cho đến Nhà Văn Hóa, Cung Văn Hóa, Sở Văn Hóa, Bộ Văn Hóa… rồi cả cái Viện Khoa Học Xã Hội, nhưng thử hỏi có ai tìm thấy cái Định Nghĩa của Văn Hóa là gì được dạy ở đâu chưa?
Tại sao thế?
Tại sao lại có kẻ phải rước cái gọi là Viện Khổng Tử vào Việt Nam, ngay tại Hà Nội? Tại sao một ngôi chùa đồ sộ nhất Việt Nam (chùa Bái Đính) lại nhìn vào cứ nghĩ là mình đang lạc vào đất Tàu? Tại sao Tết nhất hoặc những lễ hội lớn lại đầy nhóc những đèn lồng của Tàu?
Tại sao thế? Do đâu mà ra?
Người Việt Nam, ngay cả những người thân, đến nhà thăm nhau ngủ lại qua đêm cũng phải khai phải báo để xem có được phép tạm trú hay không, không thiểu người đã bị xua đuổi, thậm chí bị khủng bố bởi lực lượng an ninh của đảng CSVN, trong khi khắp cả nước Việt Nam không thể biết được bao nhiêu người của Tàu tự tung tự tác mà không một kẻ nào dám bén mảng vào để kiểm tra Hậu Khổ.
Người Việt Nam lên tiếng chống bọn xâm lược thì bị bắt bỏ tù, tưởng niệm những người đã bỏ mình vì sự tồn vong của đất nước thì bị ngăn cản, phá đám, cấm tụ tập đông người. Trong khi hàng vạn quân Tàu đã có những đặc khu của nó trên khắp Việt Nam, lập làng, đã có lúc kéo cả hàng trăm người tấn công dân làng người Việt ngay trên đất Việt … nhưng chưa hề nghe thấy một kẻ nào bị bắt vì gây rối trất tự an ninh, vì tụ tập đông người.
Tại sao thế? Thế nào là “tụ tập đông người”?
Bọn Tàu lại vừa mới qua bắt một em bé Việt Nam chỉ mới 9 tuổi và cắt cổ rồi chặt rời đầu ra ở Lạng Sơn, không tưởng nổi sự đau đớn của đứa bé, nhưng liệu có ai được biết bọn người đó sẽ bị hề hấn gì hay không?
Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay không thể thấy cái nào mà không mù mù mờ mờ cả. Trước không có, sau cũng sẽ chẳng thể nào có, mà nó chỉ bắt đầu từ khi cái chủ nghĩa Vong Bản và Phi Nhân bị du nhập vào Việt Nam mà ra. Không có thể biến thành có. Trắng có thể hóa thành đen. Trong đời sống hàng ngày thì vô vàn những bầy nhầy nửa thực nửa hư không biết đâu mà phân định. Đâu là những nhà Nhân Sĩ Trí Thức?
Nếu không được may mắn ê a hết bậc Tiểu học dưới cái nền giáo dục Đồi Trụy của miền Nam thì bản thân tôi cũng chẳng biết được gì để mà nhớ lại và đưa ra so sánh. Trong cái nền giáo dục Đồi Trụy đó cái gì ra cái nấy. Đã gần 40 năm “Giải phóng miền Nam” mà khi nêu ra “Giải phóng nghĩa là gì?” thì chỉ nhận được toàn những câu trả lời nửa gà nửa vịt. Trong khi ở chương trình lớp Năm của cái nền giáo dục Đồi Trụy đó đã dạy một định nghĩa đơn giản mà lại đầy đủ và rõ ràng:
“Giải phóng là cởi mở xiếng xích để sống một đời tự do.”
Còn với cái nền giáo dục Đỉnh Cao Trí Tuệ thì khi “giải phóng miền Nam” cả triệu người phải mất quê hương xứ sở. Nay, nghe đến “giải phóng mặt bằng” thì phải hiểu rằng đã có hàng trăm, hàng ngàn người ruộng vườn, nhà cửa không còn, và cũng không biết bao nhiêu con người khốn khổ đã vào tù vì cái “giải phóng” đó.
Có nhiều người, cũng là dân của miền Nam, trước kia học thì học nhưng phải đợi đến tháng Tư năm 1975 mới biết được cái giá trị và ý nghĩa của nó – con chim đã bị sập vào lưới, con cá đã bị lừa vào lờ mới thấm thía được thế nào là đất rộng trời cao. Còn cả nước đến nay cũng đã quá nhàm tai với thuật ngữ bị nhai đi nhai lại không biết mỏi răng “miền Nam được hoàn toàn giải phóng”, nhưng lại chẳng mấy ai hiểu được cái nghĩa của “giải phóng” là gì.
Việt Nam hiện nay nhân tài không phải như lá mùa thu, tuấn kiệt không phải như sao buổi sớm. Nhưng người miền Nam dù có tài giỏi gì thì cũng không thể ngóc lên khỏi cái gông Lý Lịch vẫn còn bị tròng trên cổ, người miền Bắc thì nhiều người tuy đã chán ngán Cộng Sản nhưng vẫn còn ưa núp dưới cái hào quang hão huyền đầy tội ác của ông thánh “Bác Hồ”. Có những người cũng thuộc hạng “tài cao học rộng” nhưng khi chính người thân của mình bị đảng trút oan nghiệt lên mà vẫn đứng nhìn, hoặc lên tiếng, hoặc ra tay chiếu lệ chứ không dám làm gì hơn, sợ mích lòng đảng.
Nói thì nói là “học rộng tài cao”, nhưng hỏi đảng là gì hoặc đảng ở đâu thì chắc chắn là 100% không thể chỉ ra được. Hay có thể nói là không dám chỉ ra. Không thể hoặc không dám chỉ ra được nhưng vẫn cứ tôn vẫn cứ thờ. Chẳng lẽ “học rộng tài cao” lại là như thế? Còn gì là chữ nghĩa của Việt Nam?
Hãy thử xem như vậy thì làm sao những cái chủ trương, đường lối, nghị định, hiến pháp, luật lệ… Mờ Mờ Ảo Ảo của đảng CSVN không thể“ngày một được nâng lên một tầm cao mới”ở Việt Nam được?
Sáng nay đọc tin tức về phiên tòa xử Trương Duy Nhất từ một số bài báo nước ngoài đều thấy họ đăng tin Luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu“thẩm phán” cho một định nghĩa rõ ràng về cái “lợi ích Nhà nước là gì” (“I wanted them [the prosecution] to clearly define what is the interestof the state.” – Tran Vu Hai ) – Trích từ tờ Bangkok Post.
Tôi như muốn hô lên thật to: “Hoan hô Luật sư Trần Vũ Hải!”
Tôi nghĩ chí ít cũng phải như thế. Dù chưa là bao nhưng ít ra cũng phải thế! Người dân phải biết bắt đầu buộc cái đảng CSVN phải giải thích hoặc trả lời rõ ràng cái ý của nó về chính những gì nó nói.
“Lợi dụng quyền tự do dân chủ” thì trước tiên phải biết cái “tự do dân chủ” đó là cái gì và như thế nào?
“Nếu tôi không trừ được tham nhũng thì tôi sẽ từ chức ngay” không thể bị hiểu là tham nhũng càng tran lan thì tôi vẫn cứ là Thủ tướng!
“Tình đồng chí, tình anh em” không thể bị hiểu là mặc cho ngư dân Việt Nam có thể bị cái đồng chí và cái anh em đó tha hồ bắn giết ngoài biển miễn sao “tình nghĩa hai đảng ta ngày càng gắn bó” là được.
“16 vàng + 4 tốt” không thể để bị hiểu là những vấn đề mất đất, mất biển, toàn cõi Việt Nam đâu đâu cũng có bọn giặc Tàu làm trời làm đất chỉ là chuyện bình thường được!
“Xóa sạch lịch sử, đục bỏ lịch sử, cấm nhắc đến lịch sử dân tộc” không thể bị hiểu là “vì đại cục” được.
Chí ít cũng phải là như thế!
“Lợi dụng quyền tự do dân chủ” không thể để bị hiểu người dân chỉ một việc cúi đầu tuân thủ những gì của cái đảng CSVN rêu rao hoặc bố thí cho, không được mở miệng ra thắc mắc hoặc làm bất kỳ điều gì ngoài sự cho phép của bọn nó.
Tự Do Dân Chủ nghĩa là gì? Đã là Cộng Sản thì cái nghĩa Tự Do Dân Chủ nằm ở đâu trong cái chủ thuyết đó?
Thời còn bị bọc kín bởi bốn bức tường XHCN, người miền Bắc mở miệng ra thì sẽ bị tù đày hoặc thủ tiểu vì “Xét Lại” hoặc “Chống đảng”.
Thời Cộng Sản vừa ùn ùn kéo vào miền Nam, còn đang bị thế giới cách ly, thì người miền Nam hễ mở miệng ra là bị quy cho là Phản Động, là bọn Ngụy Quân Ngụy Quyền. Núi rừng “cái tạo” sẽ là những nơi không hẹn mà đến.
Thời nay không cách nào còn có thể bưng bít được nữa thì Dối Trá đã trở thành một thứ “đạo đức” có chủ trương và công khai chai mặt của cái guồng máy cai trị bạo tàn.
Vì sự hài lòng của Thiên Triều Cộng Sản Bắc Kinh mà biết bao người Việt đã phải vào tù bởi đám tay sai CSVN.
Cái thứ Văn Hóa nào đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành như thế?
Cái loại Giáo Dục nào làm cho không biết bao nhiêu thế hệ người Việt phải quen sống với những cái lề thói Vong Bản, Nô Lệ và Dối Trá như thế?
Đâu là Kẻ Sĩ Bắc Hà?
Đâu là Nhân Sĩ Trí Thức?
Đâu là Tiến Sĩ, đâu là Giáo Sư?
Đỉnh Sơn Trà 
danlambaovn.blogspot.com
 

Dương Hoài Linh - Tại sao nói "Hiến pháp Hoa Kỳ 1787" là "đỉnh cao của trí tuệ loài người"?

Dương Hoài Linh
Tác giả gửi cho Dân Luận

Thiết nghĩ không cần phải nhắc lại định nghĩa về hiến pháp vì đó là kiến thức chính trị căn bản của mọi công dân trong thời đại ngày nay. Hiến pháp là viên gạch đầu tiên và quan trọng nhất để xây nên một nhà nước. Ngôi nhà đó có vững chắc hay không là phải xem xét đến viên gạch nền móng này. Hiến pháp là một công trình sáng tạo của các chính trị gia, nó quan trọng còn hơn hẳn bất cứ các phát minh khoa học kỹ thuật nào bởi vì nó có thể mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho hàng triệu con người.
Một bản hiến pháp vĩ đại khi nó được làm ra bởi những bộ óc vĩ đại và quan trọng là việc ứng dụng vào thực tế của nó đã làm nên những đất nước vĩ đại, dẫn đầu nền văn minh nhân loại. Do đó nói "hiến pháp Hoa Kỳ 1787" là "đỉnh cao trí tuệ loài người" là một cách nói không hề khoa trương mà là đặt nó vào đúng vị trí của nó. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".
Hiến pháp Mỹ được làm ra trong những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng như không có lối thoát và những mối bất đồng sâu sắc, bởi những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một tính từ nào thay thế ngoài cách gọi – “tinh thần Mỹ”.
Hầu hết các đại biểu đều là những cá nhân kiệt xuất – một thế hệ tài năng, quả cảm, thông minh và chính trực mà nhân dân Mỹ sau này gọi là Founding Fathers (những người cha lập quốc).
Mặc dù các tác giả của Thế kỷ ánh sáng đã đặt nền móng lý luận cho mô hình nhà nước Tam quyền phân lập nhưng Mỹ là nhà nước cộng hoà đầu tiên áp dụng mô hình này. Lúc đó hầu như toàn bộ Châu Âu đang ở chế độ quân chủ, nước Pháp đang trị vì bởi dòng họ Bourbon, với vua Louis XVI, ở nước Phổ là Hoàng đế, nước Nga là Sa Hoàng, chỉ có nước Anh có một thể chế nghị viện và Thủ tướng nhưng có thể bị giải tán và thay thế bất cứ khi nào thì sẽ nhận thấy sự sáng tạo vĩ đại trong mô hình nhà nước mà Madison và những chính trị gia cùng thời ở Mỹ đã lập nên.
Một điểm quan trọng nhất là hiến pháp đã đặt vị trí người dân lên trên hết cùng với việc hạn chế và kiểm soát quyền lực một cách khoa học. Đây là điểm đặc biệt mà chỉ có những bộ óc siêu việt mới nghĩ ra được. Họ hiểu rằng để xây dựng một mô hình nhà nước Mỹ vững mạnh thì cần phải tìm ra những nguyên lý đúng đắn trên cơ sở cả lý thuyết và thực tiễn.
Vấn đề mấu chốt là chính quyền phải đại diện cho dân chúng theo một cách thức phù hợp, ổn định nhưng không quá bảo thủ, năng động nhưng không quá vội vàng đủ đảm bảo sự bình đẳng giữa nhóm lợi ích khác nhau. Do vậy hiến pháp quy định chính phủ liên bang được chia ra ba nhánh: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, được phân lập và riêng biệt với nhau.
Chính quyền được tổ chức tốt và cân bằng, không nhánh nào có thể lạm dụng quyền của nhánh kia, và loại bỏ mọi mọi nguy cơ xuất hiện một kẻ độc tài. Quốc hội chia thành hai viện, Thượng viện và Hạ viện, để quá trình làm luật tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Nhiệm kỳ thông thường của Thượng nghị sĩ là 6 năm, nhưng không phải cứ 6 năm là bầu lại một lần và thay đổi một thể, mà cứ 2 năm lại bầu một lần và mỗi lần chỉ thay một phần ba số Thượng nghị sĩ. Nhờ thế, hoạt động của Thượng viện không bị trì trệ hay gián đoạn bởi các kỳ bầu cử, và sau mỗi lần bầu cử nó không bị rơi vào trạng thái có quá nhiều "lính mới".
Vị trí của nhân dân đã quy định rất rõ trong phần mở đầu của hiến pháp:
"Chúng tôi, Nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập Công lý, đảm bảo sự Thanh bình trong nước, chăm lo Quốc phòng, lo liệu Phúc lợi chung, giữ vững Phúc lành của Tự do cho chính mình và cho Hậu thế, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ."
Lời nói đầu cô đọng này truyền tải nhiều thông điệp. Trước hết, chủ thể của Hiến pháp này là "Nhân dân", đã tập hợp thành một khối thống nhất là "Chúng tôi", những người chủ của Liên bang mang tên "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", và họ đã "xây dựng Hiến pháp này". Mục đích hướng tới là thiết lập và bảo vệ những giá trị chung, bao gồm "Công lý" (Justice), "Thanh bình" (Tranquility), "Quốc phòng" (common defense), "Phúc lợi chung" (General Welfare) và "Phúc lành của Tự do" (the Blessings of Liberty), không chỉ riêng cho thế hệ người Mỹ đang sống, mà còn cho cả "hậu thế", tức là các thế hệ mai sau của họ.
Các nhà lập hiến Mỹ đã thay mặt Nhân dân Mỹ làm ra Hiến pháp Mỹ, và Nhân dân là chủ thể của Hiến pháp ấy. Điều đó không chỉ thể hiện qua tuyên bố trong Lời nói đầu, mà nhất quán trong toàn bộ nội dung của nó. Với mục tiêu bảo vệ quyền con người và quyền công dân, Hiến pháp Mỹ hoàn toàn không đưa ra đòi hỏi nào đối với người dân, mà chỉ tập trung vào việc tổ chức và khống chế bộ máy Nhà nước. Tức là Nhân dân Mỹ xây dựng Hiến pháp Mỹ, không phải để ràng buộc chính mình, mà nhằm ràng buộc Nhà nước, để Nhà nước làm tốt nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ Nhân dân.
Hiến pháp cũng tạo điều kiện cho các thế hệ sau này đóng góp ý kiến bằng các tu chính án(hiện đã có 27 tu chính án được thông qua).Như vậy bản hiến pháp này đã giải phóng sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân,biến họ thành chủ thể của đất nước, hạn chế và kiểm soát quyền lực nguồn gốc của chuyên chế, độc tài và tham nhũng;đề cao các giá trị về quyền con người. Đây là một mô hình nhà nước tiến bộ của nhân loại mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều học tập.
Và cũng chỉ có các nhà nước độc tài, toàn trị mới ra sức xuyên tạc bản hiến pháp này nhằm đánh lừa người dân, bảo vệ quyền lực của mình. Nhưng dù sao sự thật cũng không thể bị che lấp. Sự dối trá cũng có lúc sẽ hiện nguyên hình.
Tài liệu tham khảo:
1/Wikipedia tiếng Việt.
2/Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?(Nguyễn Cảnh Bình)
3/Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp.(Hoàng Xuân Phú).
4/CHA ĐẺ BẢN HIẾN PHÁP CỦA HOA KỲ.(Nguyễn Cảnh Bình).

Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, con trai TT lại phải “luân chuyển” (?), không biết nên mừng hay nên lo

Đ/c Nguyễn Thanh Nghị (ngồi giữa)
Đ/c Nguyễn Thanh Nghị (ngồi giữa)
Đồng chí này từ khi học ra trường liên tục phải dính chặt với chữ “chuyển”, là “thuyên chuyển”, và giờ thì hình như là “luân chuyển”.
Tối qua xem TV Thời sự VTV1 thì thấy ai hao hao như đồng chí có mặt trong cuộc Hội nghị tập huấn 44 cán bộ sẽ luân chuyển trong thời gian tới, của Ban Tổ chức trung ương.

Trong những bài báo đưa tin thì không nhắc tới tên từng người trong số 44, nhưng xem nội dung thì có thể đồng chí Nghị sẽ “xuống” làm Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy nào đó. Thế rồi vài năm, đồng chí lại lộn về làm Bộ trưởng Xây dựng, hoặc Bí thư tỉnh ủy, đương nhiên sẽ phải rời ghế dự khuyết mà lên làm Ủy viên chính thức TƯ đảng. 
Nói không biết nên mừng hay lo là ở chỗ, tuy mừng cho đồng chí thăng tiến rất nhanh, nhưng lo là “trẻ người non dạ” (ủy viên dự khuyết TƯ đảng trẻ nhất, khi 35 tuổi), không khéo sơ suất, lại cả ảnh hưởng sức khỏe nữa, v.v..
Mới đi học về nước (2006), 2 năm sau (2008) đồng chí đã phải đảm trách Hiệu phó trường Đại học. Rồi 3 năm sau (2011) là bị lôi phắt lên ghế thứ trưởng. Giờ cũng mới 3 năm là lại phải luân chuyển nữa. Nên không phải chỉ lo “non dạ”, mà còn lo non nớt kinh nghiệm công tác, chính trường.
-
Báo điện tử Chính phủ
07:21 CH, 06/03/2014

Hội nghị tập huấn cán bộ Trung ương luân chuyển

(Chinhphu.vn) – Ngày 6/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn cán bộ luân chuyển đợt 1 năm 2014. Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt 1 gồm 44 cán bộ, trong đó: 25 cán bộ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố. Trong số cán bộ luân chuyển đợt này, 2 cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ.
.
Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 cán bộ được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
.
Tại Hội nghị, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Việc lựa chọn cán bộ luân chuyển lần này được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, công phu, bài bản, kỹ lưỡng, khoa học hơn và rút kinh nghiệm từ các đợt luân chuyển trước. Thực hiện chủ trương, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã xem xét cử cán bộ trong nguồn quy hoạch đi luân chuyển và đề xuất về chức danh luân chuyển, địa bàn luân chuyển, dự kiến chức vụ sẽ bố trí sau luân chuyển…
.
Ban Tổ chức Trung ương đã tập hợp danh sách cán bộ và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan ở Trung ương và trao đổi với thường trực cấp ủy các địa phương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt 1 gồm 44 cán bộ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn, được tín nhiệm đề cử, được các cơ quan tham mưu, các địa phương đồng thuận cao.
.
Nhấn mạnh yêu cầu luân chuyển cán bộ nhằm tạo điều kiện để các cán bộ rèn luyện, thử thách, là cơ hội tốt để phấn đấu trưởng thành và được ghi nhận, ông Tô Huy Rứa đề nghị các cán bộ luân chuyển cần nỗ lực khắc phục khó khăn riêng, cố gắng rèn luyện, phấn đấu, nắm bắt tình hình địa phương, nhanh chóng hòa hợp, tạo sự đồng thuận cao với địa phương, đề xuất những giải pháp, cách làm hay phù hợp, triển khai làm thật tốt, góp sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
.PV

Ông Truyền có quyền lực gì khi đương nhiệm Tổng thanh tra CP?

(Soha.vn) - Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Những ngày qua, báo giới đưa tin rất nhiều xung quanh thông tin "bổ nhiệm cán bộ ồ ạt" của vị cựu Tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Văn Truyền. Thậm chí, tờ Người Cao Tuổi đã dùng từ "cố đấm ăn xôi" để nói về việc ông Truyền ngay trước khi nghỉ hưu đã ký một loạt quyết định bổ nhiệm. Tuy nhiên, trước những cáo buộc trên, ông Trần Văn Truyền khẳng định: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc". Vậy, khi còn đương chức Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Truyền có những quyền hạn và chức năng gì?

Được biết, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các chức năng nêu trên.
Theo Điều 14 của Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Chính phủ gồm có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra.
Khi còn giữ chức này, ông Trần Văn Truyền phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.
Theo đó, ông Trần Văn Truyền được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Chính phủ từ ngày 27/6/2006. Ông chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 3/8/2011.
Điều 16 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định, Tổng Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ đó là: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổ chức triển khai Định hướng chương trình thanh tra; Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh; Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tổng Thanh tra Chính phủ còn có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.
d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó ban hành trái với quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra; Trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra.
e) Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
(Soha)

“Đại án tham nhũng” ở Đắk Nông: Hồ sơ nặng 2 tạ

“Đại án tham nhũng” lớn nhất từ trước đến nay tại Đắk Nông sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 11/3. Phiên tòa dự kiến có 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Riêng hồ sơ vụ án nặng tới 2 tạ và bản cáo trạng lên tới 33 trang.
Tin tức An ninh hình sự cập nhật liên tục tại TIN TUC 24H. Tin điều tra những vụ trọng án, kỳ án, trùm tội phạm bị phap luat truy nã. Video nhat ky 141 đồng hành cùng phá án cực nhanh, cực HOT...
Sáng 6/3, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và TAND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo về vụ xét xử sơ thẩm hình sự đối với Vũ Việt Hùng (SN 1957, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông) và 12 đồng phạm về các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đây là vụ án tham nhũng lớn nhất xảy ra tại địa bàn tỉnh Đắk Nông từ trước đến nay và được Trung ương đưa vào diện “10 đại án tham nhũng”.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 – 2010, Hùng đã ký duyệt cho Cao Bạch Mai (SN 1949, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật – Đắk Nông) và Trần Thị Xuân (SN 1964, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân – Đắk Nông) vay hết hạn mức tín dụng hơn 350 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dù biết Mai và Xuân không có khả năng thanh toán. Đổi lại, Hùng được Mai và Xuân tặng một chiếc xe ô tô BMW – X6 với trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Để che dấu hành vi của mình, Hùng ký khống các giấy tờ về dư nợ tại VDB để giúp Cao Bạch Mai, Trần Thị Xuân, Nguyễn Thị Vân (SN 1958, nguyên Chủ nhiệm HTX Sông Cầu) và Đặng Thị Ngân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Ngân) chiếm đoạt 580 tỷ đồng của 2 chi nhánh ngân hàng.
Trong khi đó, Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân làm giả hàng trăm hợp đồng kinh tế, chiếm đoạt hơn 300 tỷ của VDB.
“Đại án tham nhũng” ở Đắk Nông: Hồ sơ nặng 2 tạ - 1
“Đại án tham nhũng” ở Đắk Nông: Hồ sơ nặng 2 tạ - 1 
Buổi họp báo thông tin về vụ đại án tham nhũng sắp được đưa ra xét xử tại Đắk Nông.
Riêng Nguyễn Thị Vân, nhờ sự giúp sức của Vũ Việt Hùng đã lập khống báo cáo tài chính vay hơn 50 tỷ đồng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Nam Á để trả nợ cho VDB Khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông.
Sau đó, Vân lại lập khống báo cáo tài chính để nhờ Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1960, nguyên Giám đốc Công ty TNHH DV-XNK Phát Long) đứng ra vay hơn 25 tỷ đồng của Sở Giao dịch TPHCM OCB để trả nợ cho Ngân hàng Nam Á và VDB.
Để các đối tượng nêut rên thực hiện được hành vi lừa đảo, còn có sự giúp sức của hàng loạt cán bộ của nhiều ngân hàng khác.
Thẩm phán Nguyễn Anh Loát (chủ tọa phiên toà) cho biết, phiên toà này sẽ được xét xử vào ngày 11/3 tại TAND tỉnh Đắk Nông (dự kiến diễn ra khoảng 4 ngày), có 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Riêng hồ sơ vụ án nặng tới 2 tạ và bản cáo trạng lên tới 33 trang. Khung hình phạt cao nhất là tử hình.
10 “đại án” tham nhũng được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014:

1. Vụ tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II) - thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Vụ án này đã đưa ra xét xử vào ngày 6/11 và tuyên án vào chiều 15/11.

2. Vụ tham nhũng tại công ty Vifon Việt Nam.

3. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) do Dương Chí Dũng cầm đầu.

4. Vụ án kinh tế xảy ra tại công ty dệt Kim Phương Đông và một chi nhánh Ngân hàng Agribank tại TP.HCM.

5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu.

6. Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Nông.

7. Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn và lừa đảo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

8. Vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên).

9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank.

10. Vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Hoàng Dung
(Khampha.vn) 

Chính thức dừng đầu tư cảng 20.000 tỷ phục vụ dự án bauxite

Dự án cảng biển Kê Gà (Bình Thuận) được lập nhằm phục vụ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên, có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng đã chính thức dừng xây dựng. Nguyên nhân trong quá trình triển khai xây dựng cảng, đã phát sinh nhiều vấn đề không khả thi.
Thông tin trên được UBND tỉnh Bình Thuận cho biết vào chiều 6.3. Theo UBND tỉnh này, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đối với dự án cảng Kê Gà.
Chính thức dừng đầu tư cảng 20.000 tỷ phục vụ dự án bauxite
Vì dự án cảng Kê Gà, một dự án ở mũi Kê Gà buộc phải bỏ hoang -Ảnh:TL
Như vậy, sau hơn năm năm triển khai và một năm tạm dựng đầu tư xây dựng, cảng Kê Gà đã chính thức dừng đầu tư xây dựng.
Việc dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 dự án du lịch và người dân vùng dự án đã từng bị thu hồi đất trước đây tiếp tục thực hiện các dự án của mình, để khai thác tốt tiềm năng du lịch nơi đây.
Dự án cảng Kê Gà được lập nhằm phục vụ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế cho cả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Dự án cảng biển Kê Gà có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai xây dựng cảng, đã phát sinh nhiều vấn đề không khả thi.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp cho các dự án bauxite, titan và hàng hóa tổng hợp khác cho giai đoạn sau năm 2020, phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện việc đánh giá bồi thường thiệt hại cho các dự án bị thu hồi đất phục vụ xây dựng cảng Kê Gà và chi trả việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo TTXVN
 

Văn đoàn độc lập, một bước tiến của xã hội dân sự

1836726_220989834769071_2013818677_305.jpg
Cuộc gặp của nhóm Văn đoàn Việt Nam tại Sài Gòn hồi tháng 1 năm 2014.
Courtesy FB Phạm Đình Trọng

Sự chuyển mình của xã hội VN

Xã hội dân sự Việt nam lại có một bước tiến mới khi ngày 3/3 vừa qua một nhóm các nhà văn, nhà thơ Việt nam tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Việc này sẽ có khó khăn gì hay không?

Ngày 3/3/2014 một nhóm các nhà văn, nhà thơ Việt nam ra tuyên bố tiến hành một cuộc vận động để thành lập Văn đoàn độc lập. Theo tuyên bố này thì Văn đoàn có những việc làm cụ thể như sau:

-Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
-Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
-Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Tuyên bố này cũng khẳng định:

“Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”

Như vậy tiếp nối những chuyển biến của xã hội dân sự trong năm 2013, đây lại là một bước tiến mới trong sự chuyển mình của xã hội Việt Nam. Nhất là khi tính chất nghề nghiệp của Văn đoàn đã vượt ra ngoài không gian “giới hạn” của internet khi những người đầu tiên tán thành cuộc vận động này là những nhà thơ, nhà văn đã và đang sáng tác, đã từng có các tác phẩm, thậm chí đoạt giải thưởng của tổ chức văn học nghệ thuật do đảng cộng sản chi phối. Và trong tương lai Văn đoàn sẽ đương đầu với cuộc sống thực ngoài không gian ảo, với những vấn đề như xuất bản, bảo vệ quyền tiếp cận văn học… như trong tuyên bố cuộc vận động đã nêu.

Anh Nguyễn Quang Thạch, người tiến hành thành công một phong trào dân sự tên gọi là Sách hóa nông thôn trong mấy năm qua cho biết:

“Trong này toàn là những cây viết có chính kiến cả, toàn là những người có tâm quyết với đất nước. Về mặt nào đó lập hội ngoài nhà nước là để định danh xã hội dân sự cho rõ ràng hơn. Những cây bút như thế mà ngồi lại với nhau thì biết đâu được là họ sẽ có những sản phẩm hay, sản phẩm tốt, tác phẩm để đời cho đất nước mình.”

image00121-250.jpg
Cuộc gặp của nhóm Văn đoàn Việt Nam tại Sài Gòn hồi tháng 1 năm 2014. Courtesy FB Phạm Đình Trọng.
Anh Nguyễn Quang Thạch cũng nói rằng theo anh thì việc thành lập những hội như vậy là chuyện bình thường.

Nhà thơ Bùi Chát, người có tiếng với những bài thơ không nằm trong hệ thống văn chương của nhà nước, và từng được một giải thưởng quốc tế, cũng là một thành viên trong nhóm vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Anh cũng cho rằng nhà nước Việt Nam nên quen dần với việc thành lập những hội dân sự như vậy. Anh nói với chúng tôi:

“Xã hội dân sự thì tốt. Thứ nhất nó tránh được cái bộ máy cồng kềnh tiêu tốn nhiều tiền thuế của dân quá. Và không hiệu quả, mà khi không hiệu quả thì sẽ sinh ra các thứ rất là tệ. Cho nên là nhà nước, chính quyền phải tập dần đi, coi sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Và bớt sự băn khoăn về vấn đề này vì trước sau gì cũng có sự thay đổi mà.”
Gặp khó khăn?

Theo thông tin chúng tôi thu thập được thì đã có một số các thành viên tham gia vào việc vận động thành lập Văn đoàn độc lập đã được mời làm việc với cơ quan an ninh. Như vậy là sự nghi ngại về các tổ chức dân sự vẫn thường trực trong tâm trí những người cầm quyền tại Việt nam hiện nay.

Nhà văn Phạm Đình Trọng cho chúng tôi biết:

“Tôi chắc chắn là nhà nước không muốn có những tổ chức như vậy, thành ra khi vấn đề đặt ra thì người ta cũng bối rối, những người không muốn có những tổ chức như vậy, nó thêm việc và nó thêm phiền phức ra.”

Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết thêm là việc thành lập Văn đoàn độc lập chỉ mới trong giai đoạn vận động. Theo ông thì sự thành lập hội đoàn như vậy, ngoài việc có trở ngại từ sự e ngại của nhà cầm quyền thì về mặt pháp lý cũng có khó khăn. Ông nói:

“Hiến pháp cho phép việc thành lập hội, nhưng mà Luật tổ chức hội vẫn chưa có, vẫn bị treo, là do nhà nước chưa muốn các hội có tổ chức hoạt động hay sao đó.”

Nhưng nhà văn Phạm Đình Trọng vẫn ghi tên vào nhóm vận động thành lập Văn đoàn độc lập, và ông cho biết rằng nhóm vận động đang tiến hành những bước đi về pháp lý, với sự trợ giúp của luật sư để tiến hành thành lập Văn đoàn độc lập.

Việc ngành lập pháp đi theo sau những nhu cầu phát triển của xã hội là một điều hiển nhiên và bình thường. Nhưng việc đề xuất cho ra đời luật về thành lập Hội đã được nêu lên rồi bỏ đó qua nhiều lần họp Quốc hội ở Việt Nam là chuyện không bình thường.

Hai ngày sau khi văn bản Tuyên bố tiến hành cuộc vận động thành lập Văn đoàn độc lập được đưa lên mạng, tất cả các cơ quan truyền thông của đảng cầm quyền đều im lặng, không có một dòng tin nào về việc này, dù rằng những thành viên tham gia vào việc vận động này đều là những gương mặt làm nên bộ mặt của văn học Việt nam hiện nay, trên một khía cạnh nào đó họ là đại diện cho tinh thần của đất nước Việt nam trong thời điểm hiện tại.
Kính Hòa, phóng viên RFA 
2014-03-06 

Phó Tổng thanh tra CP nói về tài sản

Ông Ngô Văn Khánh làm phó Tổng thanh tra từ cuối 2011

Phó Tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh vừa lên tiếng về khối tài sản lớn của ông mà báo Người Cao Tuổi công bố hồi tuần trước.

Trong bài ngày 28/2 ở mục Bạn đọc, tờ Người Cao Tuổi đề cập tới các tài sản của ông Ngô Văn Khánh, được nói là theo bản kê khai của chính ông khi ông Khánh làm thủ tục theo quy trình bổ nhiệm ông vào vị trí Phó Tổng thanh tra Chính phủ vào tháng 11/2011.
Theo đó, ông Ngô Văn Khánh kê khai rằng ông và gia đình sở hữu các bất động sản gồm hai ngôi nhà và một mảnh đất.

Hai nhà được nói là của ông đều ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đều đã xây 5 tầng: nhà thứ nhất diện tích 114m2 đất, và nhà thứ hai diện tích 248m2 đất.

Mảnh đất của ông Ngô Văn Khánh rộng tới 1.800m2, nằm trong khuôn khổ dự án Mê Linh gần đền Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo Người Cao Tuổi, giá đất tại đó trong thời điểm hiện nay là 10 triệu – 15 triệu đồng/m2; có nghĩa riêng mảnh đất này đã có giá trị ít nhất 18 tỷ đồng.

Ngoài ra, bài trên Người Cao Tuổi cũng cho hay ông có tài khoản trị giá trên 7 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng VIB và nhiều cổ phiếu tại bốn ngân hàng và hai công ty.

Bài của Người Cao Tuổi không ký tên và cũng không dẫn nguồn.

Ngày 6/3, ông Khánh đã lên tiếng phản hồi về các thông tin trên trong phỏng vấn với báo Pháp luật Việt Nam, được các báo khác đăng tải lại.
Không phải việc của cá nhân

Ông Ngô Văn Khánh nói ông đã xin ý kiến Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và ông Tranh đã cho ý kiến rằng: "Đây không không phải chuyện của riêng cá nhân tôi nữa".

"Vì vậy, cơ quan Thanh tra Chính phủ nói riêng và cơ quan chức năng của nhà nước liên quan nói chung sẽ có trả lời chính thức về việc này.”

Ông cũng khẳng định mọi việc ông vẫn "đang làm đúng theo quy định của pháp luật".
Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về tài sản cán bộ như biệt thự của ông Trần Văn Truyền (trong ảnh)

Ngoài ông Ngô Văn Khánh, báo Người Cao Tuổi còn nhắm vào phanh phui điều mà báo này gọi là "của nổi" của người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh - ông Trần Văn Truyền, người từng giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ 2007-2011.

Ông Truyền còn là cựu Ủy viên Trung ương Đảng CSVN.

Tuy trong các bài viết, Người Cao Tuổi không đề cập tới nguồn gốc tài sản của các vị quan chức và cựu quan chức ngành thanh tra, thông tin mà báo này đưa ra đã khiến dư luận đặt dấu hỏi về khối tài sản đồ sộ của họ.

Cũng có dấu hỏi về cách thức đề cập vấn đề của các bài báo, mà một số người cho rằng trái với quyền riêng tư của công dân.
Công khai trong giới hạn?

Báo Lao Động hôm thứ Sáu 7/3 đăng phỏng vấn với ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ.

Theo ông Tuyển, Chính phủ đã có quy định về chế độ công khai bản kê khai tài sản của cán bộ công chức trong Nghị định 68 ra năm 2011.

Theo đó, phạm vi và đối tượng công khai bản kê khai tài sản của cán bộ "chỉ là những người cùng làm trong một cơ quan" và người chịu trách nhiệm công khai bản kê khai ấy là thủ trưởng cơ quan đó.

Ông Phí Ngọc Tuyển nói: "Xét về mặt tổ chức thì chỉ có tổ chức mới được công khai, không phải cá nhân nào cũng được công khai bản kê khai ấy".
"Pháp luật luôn bảo vệ tài sản hợp pháp của bất cứ ai và việc công khai tài sản phải nằm trong những giới hạn nhất định." - Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Phí Ngọc Tuyển
"Như vậy, bất kể nghị định nào, cách công khai nào mà vượt quá phạm vi, địa điểm công khai, không đúng người có thẩm quyền công khai thì đều là sai."

Nói cách khác, lãnh đạo Cục chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ hàm ý rằng việc công khai bản kê khai tài sản của ông Ngô Văn Khánh không phải từ thủ trưởng cơ quan - ở đây là Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, là sai.

Ông khẳng định: "Pháp luật luôn bảo vệ tài sản hợp pháp của bất cứ ai và việc công khai tài sản phải nằm trong những giới hạn nhất định".

Cục phó Phí Ngọc Tuyển giải thích rằng chưa thể công khai tài sản cán bộ trên mạng internet, "với tất cả mọi người", là vì lý do an ninh.

"Nước ta, trong bối cảnh các loại tội phạm gia tăng, hoạt động hết sức tinh vi, nhưng cơ chế bảo vệ tài sản của cán bộ, công chức lại chưa tốt; bây giờ tôi công khai tài sản rộng rãi trên mạng, bọn tội phạm biết được sẽ nhòm ngó, lúc ấy ai bảo vệ tôi, vợ con, tài sản của tôi?"

"Quốc hội cũng đã họp và cân nhắc việc công khai tài sản cán bộ ở nơi cư trú, nhưng phải đi kèm với việc bảo vệ tốt hơn; do vậy, phải có lộ trình nên chưa thể nóng vội."

Ông cũng nói Thanh tra Chính phủ không tránh né việc này, và câu hỏi có thể được đặt ra cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ cuối tháng Ba.
(BBC)

Thoát Á luận

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này". 

LTS: Khơi dòng từ bài viết Xây danh dự cho dân tộc Việt của tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi, hàng loạt bài viết đã gửi về tranh luận quanh chủ trương Việt Nam nên thoát Á hay thoát thân...
Thoát Á luận là tựa đề bài báo của Fukuzawa Yukichi, với nội dung thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.
Bài luận nổi tiếng này đã khơi nguồn cho dòng triết học Khai sáng của Nhật Bản, nền tảng tư tưởng và tinh thần của cuộc Canh tân Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc và phát triển ngang hàng với phương Tây cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài luận này như một tư liệu để bạn đọc tham khảo.
---------------------------
Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.
Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?
Chân dung Fukuzawa Yukichi. Nguồn ảnh: wikipedia
Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.
Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: Corbis
Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung - Hàn - Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.
Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!
Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch
*****
Về tác giả: Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị - thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.
Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. (Nguồn: Wikipedia)

‘Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 sẽ êm ả hơn’

Tóm tắt nội dung Dự báo tình hình Việt Nam 2014 của nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhà báo Phạm Chí Dũng một ngòi bút độc lập thường xuyên có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong nước
Nhà báo Phạm Chí Dũng một ngòi bút độc lập thường xuyên có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong nước
Những động thái nội bộ
Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”.
Những nhân sự cao cấp trong Bộ Chính trị trong đại hội 12 sẽ phụ thuộc cơ bản vào ba tiêu chí: mức độ ảnh hưởng mà họ tạo ra trong nội bộ đảng, ảnh hưởng của họ đối với khối trí thức và dân chúng, và cuối cùng là dấn ấn của họ trong quan hệ đối ngoại. Trong đó, ảnh hưởng trong nội bộ đảng là yếu tố quyết định, kế đến là ảnh hưởng trong dân chúng.
Một đặc thù khác ngày càng lộ diện rõ hơn và đáng được quan tâm là sẽ gia tăng khuynh hướng tản quyền và tự trị tại một số chính quyền địa phương, đồng thời “tự chuyển hóa” hơn nữa bằng quá trình tiết giảm vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của đảng. Khuynh hướng này sẽ càng rõ nét theo quy luật ly tâm chính trị vào những năm tới, khi bối cảnh và tình thế chính trường trở nên phức tạp hơn hẳn hiện thời.
Năm 2014 cũng sẽ xác nhận những tác động theo chiều sâu của vấn đề Campuchia đối với chính trường và xã hội Việt Nam. Sau sự kiện năm 1979, có thể xem đây là lần thứ hai mối nguy cơ Campuchia phát lộ, do khả năng đất nước này có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị và xã hội bởi cuộc tranh giành được đẩy lên thế tương đối cân bằng và khó dung hòa giữa đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen với đảng đối lập của ông Sam Rainsy. Tình hình này có thể dẫn tới khả năng đảng cầm quyền không còn trụ vững và có thể bị thay đổi hoặc bị thay thế vai trò trong 3-4 năm tới, thậm chí sớm hơn, dẫn đến khả năng sức ép chính trị và cả quân sự sẽ gia tăng lên khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam, đồng thời gây nên hiệu ứng phân hóa hơn nữa đối với nền chính trị Việt Nam.
Những đối sách về nhân quyền
Liên quan đến việc tạo dựng hình ảnh đối với dân chúng, những câu chuyện bề nổi mà giới lãnh đạo nhắm tới vẫn chủ yếu là những nội dung then chốt thuộc điều 69 của Hiến pháp năm 1992 hay điều 25 của Hiến pháp năm 2013 về các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu tình và có thể cả quyền được trưng cầu dân ý.
Vì thế trong năm 2014, có khả năng Quốc hội sẽ được tác động ở mức độ nhất định để ban hành Luật tiếp cận thông tin, Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình. Cả ba đạo luật này đều mặc nhiên xuất phát từ nhu cầu và cũng là xu thế đương nhiên của xã hội công dân, đồng thời là một trong những điều kiện của khối phương Tây trong mối quan hệ thương mại đa phương với Việt Nam.
Một chi tiết đáng chú ý là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập “người dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm”.
Cũng nhằm thỏa mãn nhiều hơn yêu cầu của người dân và đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, giới chính khách trong nước nhiều khả năng sẽ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong năm 2014. Cơ quan này có thể tồn tại dưới hình thức Hội đồng nhân quyền quốc gia hoặc như một ủy ban nhân quyền quốc gia trực thuộc chính phủ, thay thế cho ban chỉ đạo nhân quyền quốc gia trước đây.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hứa hẹn cho việc cơ quan nhân quyền quốc gia này sẽ nhận thức và hành động cân bằng giữa nhiệm vụ “phòng, chống các thế lực lợi dụng nhân quyền” với việc quan tâm thực chất đến quyền con người của dân chúng.
Một thỏa hiệp khác của Nhà nước Việt Nam với phương Tây là sẽ dần thừa nhận vai trò và dần chấp nhận sự tồn tại và vận động của xã hội dân sự ở Việt Nam, và thái độ này sẽ thể hiện rõ nét hơn trong năm 2014. Tình hình này dẫn đến việc năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều tổ chức dân sự hơn năm 2013.
Nếu chỉ xét đến các tổ chức dân sự theo đường hướng xã hội - chính trị, số tổ chức hình thành trong năm 2014 có thể gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là một số trong đó hoạt động thiếu tính thực chất.
Trong bối cảnh xã hội dân sự bắt đầu được thừa nhận, hoạt động truyền thông xã hội (còn gọi là “lề trái”) sẽ được “hợp thức hóa” và sẽ gia tăng về số lượng, trong khi cơ chế cản trở bằng bức tường lửa trên mạng Internet sẽ giảm bớt.
Năm 2014 cũng có thể chứng kiến một số biểu hiện giao lưu, kết nối kín đáo giữa báo chí “lề phải” với truyền thông “lề trái” về quan điểm và mối tương tác trong một số vụ việc nhạy cảm của xã hội, kinh tế. Theo đó, hiện tượng nhà báo, phóng viên “lề phải” trực tiếp hoặc gián tiếp gia nhập hoạt động truyền thông “lề trái” sẽ gia tăng về số lượng cung cấp thêm cho “lề trái” một lực lượng nhỏ cây viết chuyên nghiệp. Hiện tượng này sẽ diễn ra bất chấp sự ngăn cản và cấm đoán của hệ thống tuyên giáo.
Trong xu thế hé dần cửa đối ngoại, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ một lần nữa được nêu lại, sau hai lần chỉ mang tính hình thức sau Hiệp định song phương Việt - Mỹ (2001) - thể hiện bằng nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, và sau thời điểm năm 2006 khi Việt Nam được chấp nhận tham gia vào WTO.
Năm 2014 có thể là giai đoạn khởi đầu cho việc Nhà nước Việt Nam xem xét lại chế độ xuất cảnh đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến theo đường lối ôn hòa, cũng như cơ chế nhập cảnh cho một số nhân vật người Việt hải ngoại không đến mức bị coi là “chống phá nhà nước”.
Cùng với khả năng tăng tiến lộ trình tham gia vào TPP, chính quyền có thể tiến hành trả tự do có điều kiện cho một ít nhân vật bất đồng chính kiến, trong đó có Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào.
Tình hình trên cũng có thể dẫn đến chủ trương chính quyền tạm thời không thi hành biện pháp bắt bớ giới bất đồng chính kiến, nhưng thay vào đó sẽ tiếp tục tăng cường hành động gây khó khăn cản trở, sách nhiễu đối với giới này.
Đặc biệt tại một số địa phương, những nhóm dân chủ hoạt động công khai ngoài đường phố sẽ có thể hứng chịu hình ảnh “đấm đá nhân quyền” hoặc những hành vi dưới tầm mức văn hóa của nhân viên công lực.
Xu thế chính trị đối ngoại lẫn đối nội cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện đảng chính trị độc lập và còn có thể xuất hiện đảng chính trị đối lập trong dân chúng, tuy chỉ với quy mô nhỏ.
Đồng thời, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ lan tỏa rộng hơn và công khai hơn, đặc biệt vào quý cuối của năm 2014 khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức hội đoàn độc lập với nhà nước, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ chính thức trở thành một trào lưu mang tính xu thế vào cuối năm 2014, làm đề dẫn cho một xu thế mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó.
Ứng với bối cảnh như thế, Dự luật nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam nhiều khả năng vẫn chưa được thông qua tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ, sau khi HR 1897 đã được thông qua tại Hạ nghị viện vào tháng 8/2013 với số phiếu thuận gần như tuyệt đối.
Động thái ngả về phương tây
Xu hướng và xu thế thoái - bỏ đảng đương nhiên sẽ tạo thêm một tác động không nhỏ đối với nhận thức, hành vi ứng xử cách biệt và phân hóa trong nội bộ đảng. Với những dấu hiệu manh nha từ năm 2013, xu hướng nhóm chính khách mang quan điểm gần gũi hơn với phương Tây sẽ nổi lên rõ hơn vào năm 2014, dần trở nên cân bằng và có thể còn có phần lấn ảnh hưởng của nhóm chính khách “thân Trung Quốc” ở Hà Nội và tại một số tỉnh thành.
Biểu hiện sớm nhất và rõ nhất của sự đối chọi giữa hai xu hướng này là mối giao kết về hợp tác hải quân Việt - Mỹ sẽ gia tăng, trong khi Trung Quốc sẽ lại xúc tiến gây hấn tại biển Đông vào một số thời điểm, trùng với thời gian mà mối quan hệ Việt Nam - phương Tây trở nên “nồng ấm” hơn.
Xu hướng ly khai dần khỏi tâm điểm Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến chính sách nhập khẩu nguyên, phụ liệu của Việt Nam từ Trung Quốc. Để có thể tham gia đầy đủ vào TPP và được miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu là hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước nội khối TPP, trong khi Trung quốc vẫn chưa phải là thành viên TPP. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể phải tìm nhiều cách để giảm bớt cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc và chuyển đổi vùng nhập khẩu sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức vì trước đó có đến 80-90% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào Trung Quốc, và bởi sức ép về chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam là liên tục và sẵn sàng căng thẳng.
Tuy nhiên, với “quyết tâm” tìm phao cứu sinh từ ngoại viện phương Tây, Việt Nam sẽ được chấp thuận tham gia vào TPP trong năm 2014, thậm chí khả năng này có thể xảy ra ngay trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, tính hiệu quả của TPP là không thể tức thời, khi thời hiệu áp dụng sớm nhất của hiệp định này là giữa năm 2015 hoặc đầu năm 2016.
Để được chính thức chấp thuận tham gia vào TPP, Nhà nước Việt Nam sẽ chấp nhận một số điều kiện của phương Tây về cho phép hình thành nghiệp đoàn lao động, lập hội và cải cách doanh nghiệp nhà nước (liên quan đến cơ chế giảm dần và tiến đến xóa độc quyền của một số doanh nghiệp như điện lực, xăng dầu…).
Cuối 2014: Khởi đầu khủng hoảng kinh tế
Một sự thật không thể chối bỏ là cho dù được chấp thuận bởi TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn quá khó trong năm 2014. Rất nhiều khả năng nền kinh tế này sẽ vận động ngang trong năm 2014 chứ không thể tăng tốc được, và cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ “thoát đáy”.
Gần như toàn bộ mấu chốt của nan giải kinh tế Việt Nam nằm ở nợ xấu, trong đó ít nhất 70% thuộc về nợ xấu bất động sản. Với những dấu hiệu rõ ràng của nửa cuối năm 2013, gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản coi như đã hoàn thành vai trò lịch sử đậm nghĩa thất bại của nó.
Những chính sách hỗ trợ khác như chính sách cho người nước ngoài mua nhà và cho phân lô bán nền cũng sẽ chỉ có tác dụng rất nhỏ. Hệ số tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp rất thấp. Hệ số tiêu thụ của căn hộ trung cấp nhỉnh hơn nhưng cũng không hề khả quan. Tồn kho bất động sản, đặc biệt là bất động sản cao cấp sẽ giữ gần như nguyên trạng, trong khi số căn hộ cao cấp và trung cấp cung ứng cho thị trường sẽ càng tăng, tạo nên hiện tượng bội cung ngày càng lớn. Trong khi đó, các thị trường đầu cơ như vàng, chứng khoán đều rất thiếu triển vọng.
Nhìn chung, Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan sẽ không thể xử lý được nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng. Vào giữa năm 2014, công cuộc xử lý này nhiều khả năng sẽ bế tắc hoàn toàn.
Với những dấu hiệu khá rõ ràng về nợ xấu, thực trạng khan hiếm tiền mặt, tình trạng bi đát của hệ thống ngân hàng thương mại vào cuối năm 2013, nhiều khả năng hệ thống ngân hàng bắt đầu bước chân và giai đoạn đổ vỡ vào nửa cuối năm 2014. Khi đó nền kinh tế cũng bắt đầu thời kỳ đầu tiên lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khi trước đó đã có 7 năm suy thoái.
Trong bối cảnh đó, lưu thông tiền tệ càng suy thoái, một số kênh kinh doanh trở nên bất động. Tâm lý người dân găm giữ tiền và vàng mà không đưa vào lưu thông trở nên rất phổ biến.
Vào năm 2014, Nhà nước sẽ phải tìm mọi cách huy động vàng trong dân để cứu nguy nền kinh tế, nhưng sứ mệnh này sẽ thất bại do niềm tin tiêu dùng và cả niềm tin chính thể của người dân xuống đến mức thấp chưa từng có. Ngân hàng nhà nước có khả năng sẽ phải bán ngoại tệ dự trữ để thu tiền mặt phục vụ cho ngân sách chi tiêu, nhưng hệ quả không tránh khỏi của sứ mệnh này lại càng làm tăng lạm phát. Theo đó, chỉ số lạm phát năm 2014 có thể “ngoài dự kiến”.
Để giải quyết vấn nạn thiếu tiền mặt, nhiều ngân hàng thương mại sẽ đẩy cao lãi suất tiền gửi như tình trạng tương tự vào nửa cuối năm 2011. Chính sách cho vay giá rẻ cũng vì thế sẽ hầu như phá sản. Một phần lớn doanh nghiệp thiếu vốn sẽ càng khó khăn và tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ càng tăng. Trong đó, “cái chết” của doanh nghiệp bất động sản là một hệ quả đặc trưng nhất.
Không thể giải quyết cơ bản hàng tồn kho và cũng không thể thanh toán được nợ vay, năm 2014 sẽ chứng kiến khoảng 30% doanh nghiệp bất động sản phải phá sản. Những năm sau đó sẽ có khoảng 30-40% doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phá sản, khiến cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhà đất ở Việt Nam tê liệt và chính thức rơi vào “thập kỷ mất mát”.
Bất ổn và phản kháng: Giai đoạn đầu của khủng hoảng xã hội
Kinh tế tiếp tục suy thoái và bắt đầu bước chân vào khủng hoảng là mảnh đất phì nhiêu cho các mầm mống bất ổn xã hội. Nếu trong năm 2013, bất ổn đã sinh ra từ nhiều phản ứng và phản kháng của dân chúng đối với chính quyền, thì đến năm 2014, số lượng và quy mô phản kháng chắc chắn sẽ tăng cao hơn.
Bản hiến pháp năm 2013 được thông qua với nhiều nội dung không được cải cách cũng là nguồn gốc dẫn đến tâm thế trục lợi không thay đổi và bất chấp dân sinh của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu. đặc biệt là những nhóm lợi ích về chính sách và đất đai.
Hơn ai hết, các nhóm lợi ích là người điều khiển thị trường và hiểu rằng nền kinh tế đang đi đến hồi kết bi kịch. Do vậy, những năm tới sẽ là giai đoạn trục lợi và vơ vét cuối cùng trước khi nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn. Đó là lý do khiến mức độ và tính chất vơ vét sẽ tăng tốc, tàn nhẫn và hung bạo hơn, dẫn đến thái độ và hành vi khản kháng của dân chúng càng phẫn uất và quyết liệt không kém.
Phản kháng dân chúng sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường, điều kiện lao động, giá cả. Số cuộc và số người dân tuần hành, biểu tình sẽ gia tăng so với năm 2013.
Hiện tượng chống nhân viên công lực và hiện tượng “tự xử” của người dân cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và ngay tại Hà Nội. Hầu hết hiện tượng như vậy đều diễn biến theo chiều hướng tự phát và thiếu kiểm soát. Trong một số trường hợp gặp phải tác động tiêu cực từ phía cơ quan công quyền, phản ứng tự phát của người dân có thể biến thành bạo động cục bộ và quy mô nhỏ.
Vào cuối năm 2014, trong khung cảnh có thể khởi đầu khủng hoảng kinh tế, quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ lương hưu cũng có thể bắt đầu lâm vào tình trạng nguy hiểm. Cùng với làn sóng thoái - bỏ đảng phát sinh vào thời điểm này, có thể phát sinh những phản ứng mạnh mẽ đầu tiên của tầng lớp hưu trí, làm tiền đề cho xu thế bỏ đảng trong giới hưu trí và cả một bộ phận thuộc giới đảng viên đương chức trong những năm sau.
Trước sự bất ổn của tình hình xã hội và chính trị, xu hướng di cư và chuyển tài sản ra nước ngoài sẽ gia tăng, không chỉ tập trung vào tầng lớp nhóm lợi ích và một bộ phận quan chức đặc quyền đặc lợi mà với cả tầng lớp trung lưu.
Trước áp lực và các mâu thuẫn xã hội tăng vọt, bị ràng buộc bởi quyền lợi và mối quan hệ với các nhóm lợi ích, chương trình chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ sẽ chỉ còn tính tượng trưng và càng làm cho niềm tin chế độ của người dân bị “suy thoái” hơn bao giờ hết.
Kết
Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến chủ lưu ở Việt Nam:
(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.
(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.
(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị mới.
(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014 - 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 – 2017 và có thể tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị.
(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở mức độ khiêm tốn.
Phạm Chí Dũng
(VOA)

Liệu Thái Lan sẽ đi về đâu?

Căng thẳng diễn ra nhiều tháng ở trong lòng Bangkok

Lúc này, giao thông trên đường Sukhumvit của Bangkok đã trở nên bận rộn như trước.

Sân khấu, các diễn giả, và những quầy thức ăn của sáu tuần Bangkok bị phong tỏa giờ đây đã biến mất. Những người bảo vệ gắt gỏng luôn tay đẩy người bộ hành ra xa khỏi những cây cầu vượt bị cho là vị trí lý tưởng để thực hiện những vụ tấn công, giờ đây cũng biến mất theo.

Thay vào đó, một khu trại biểu tình mới đã xuất hiện ngay bên trong không gian xanh duy nhất của thành phố, Công viên Lumpini, trong nỗ lực nhằm hợp nhất tất cả những cuộc biểu tình về một nơi của phong trào PDRC (Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân).

Lãnh đạo của phong trào này, ông Suthep Thaugsuban, nói đây chỉ là một sự điều chỉnh chứ không phải hành động rút lui.

Những người biểu tình ăn vận đẹp thuộc giới trung lưu, với tiếng còi đặc trưng của họ, giờ đây đã ít xuất hiện hơn.

Khu trại mới trông giống như một nơi kiên cố, các bảo vệ ở đây cẩn thận kiểm tra túi xách và danh tính tất cả những người đi vào bên trong.

Những người này cũng nhiều lần bị cáo buộc vì hành vi bạo lực nhằm vào các đối tượng bị tình nghi là ủng hộ chính phủ. Một người đàn ông đã thoát chết trong gang tấc sau khi bị hành hạ suốt sáu ngày trời và sau đó bị ném xuống sông.

Bên ngoài công viên, quân đội hiện diện một cách bất ngờ.

Những người lính mặc quân phục ngồi sau các bao cát được dựng làm rào chắn. Lực lượng này được triển khai để bảo vệ người biểu tình sau hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các khu trại của họ, Tổng Tư lệnh quân đội Thái Lan, tướng Prayuth Chanocha, cho biết.

Tuy nhiên, những cuộc đảo chính trong quá khứ tại Thái Lan cũng khiến sự xuất hiện của những chốt canh như thế này trở thành điều gây lo ngại, đặc biệt là sau khi Tướng Prayuth đã không loại khả năng sẽ tiến hành đảo chính khi được hỏi trong thời gian gần đây.

Sự trấn an duy nhất mà ông này mang lại, là việc phủ các tấm bạt màu hồng lên những chốt canh của quân đọi để chúng nhìn bớt đáng sợ hơn.
Thủ lĩnh của phong trào biểu tình, Suthep Thaugsuban, vẫn chưa thể lật đổ Thủ tướng Yingluck
Yếu tố Thaksin

Vậy Thái Lan sẽ đi về đâu, sau làn sóng biểu tình vốn thỉnh thoảng lại chuyển thành những vụ xung đột bạo lực suốt bốn tháng qua? Rất khó để nói.

Suthep Thaugsuban và lực lượng ủng hộ, bao gồm các tướng lĩnh quân đội, doanh nghiệp và các cố vấn cao cấp của hoàng gia đã không thể lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, hay kích động đủ bạo lực để buộc quân đội phải can thiệp.

Bà Yingluck và người anh trai đang sống lưu vong, Thaksin, cũng đã không thành công trong việc tiến hành cuộc bầu cử mà họ đã phát động hồi tháng trước, cũng như việc đẩy lùi PDRC khỏi Bangkok.

Đã có vài cuộc đối thoại giữa hai bên, vốn thỉnh thoảng lại có sự tham gia của Thaksin - người đang sống ở Dubai nhưng cũng thường xuyên đi lại giữa các nước châu Á, và đại diện từ phía ủng hộ PDRC; gần đây thêm bốn nhân vật từ các phe phái khác nhau ở Bangkok.

Ít ai biết được kết quả của những cuộc đối thoại này, thế nhưng rất khó để hai bên có thể đi đến một sự thỏa hiệp.

Ông Thaksin muốn kết quả của cuộc bầu cử, vốn chắc chắn sẽ mang lại chiến thắng cho đảng ông, được tôn trọng; nhưng đồng thời cũng muốn được ân xá đối với tội lạm quyền mà ông bị tuyên vào năm 2008 và muốn khối tài sản trị giá hơn một tỷ đôla được ngưng đóng băng.

PDRC thì muốn thay đổi hệ thống chính trị Thái Lan làm sao để gia đình Shinawatra vĩnh viễn bị loại ra khỏi chính trường.

Có một yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng này, đó là người kế vị ngôi vua.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej - người trong suốt 68 năm trị vì được xem như là quyền lực tối thượng của nền chính trị Thái Lan, đã rất già và yếu.

Sức khỏe của vợ Ngài, Hoàng hậu Sirikit - một nhân vật quyền lực khác, dù ít được nhắc tới, cũng bị cho là rất kém.

Thái tử Vajiralongkorn là người được lựa chọn chính thức để kế vị ngai vàng, tuy nhiên cũng có bàn tán về các kịch bản khác, tuy chúng không thể diễn ra công khai tại Thái Lan vì có thể bị khép tội phạm thượng.

Rất khó để hiểu xung đột hiện nay mà không xét đến yếu tố này, cũng như sự lo lắng của phe bảo hoàng trước tầm ảnh hưởng của Thaksin và tham vọng của ông ta.
Bà Yingluck vẫn chưa thể lập một chính phủ mới
 
Tội tham nhũng

Trong khi không có tiến bộ gì, cả hai bên đều đang ra sức đe dọa và làm suy yếu lẫn nhau. Các vụ kiện được đưa ra thường xuyên đến nỗi khó lòng mà theo hết được, tuy nhiên, một vài trong số này có thể mang tính quyết định.

Cáo buộc nhằm vào Thủ tướng Yingluck của Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) đang dần tiến tới hồi kết.

Dù Yingluck cho tới nay vẫn né tránh ra điều trần, ủy ban này nhiều khả năng sẽ yêu cầu Thượng viện buộc tội bà.

Nếu Thượng viện, mà một nửa số thành viên sẽ được bầu vào ngày 30/3, quyết định chống lại thủ tướng, bà Yingluck sẽ bị cấm cửa khỏi chính trường.

Đảng Pheu Thai của bà có thể chọn một thủ tướng khác, tuy nhiên NACC cũng đang xem xét việc luận tội tham nhũng đối với hơn 200 nghị sỹ của đảng này.

Bà Yingluck cũng không thể hoàn tất cuộc bầu cử hồi tháng trước vì Ủy ban Bầu cử đang trì hoãn việc tổ chức bầu cử bổ sung ở nhiều nơi mà việc bỏ phiếu bị PDRC cản trở.

Điều này khiến bà không thể thiết lập một chính phủ mới, và chỉ có những quyền lực hạn chế trong vai trò một thủ tướng tạm quyền.

Bà không thể tiếp tục làm việc tại văn phòng chính phủ, nơi đang bị người biểu tình phong tỏa, và phải nhiều lần rút địa điểm bí mật. Gần đây, bà Yingluck thường xuyên dành thời gian ở những khu vực nằm bên ngoài thủ đô Bangkok.

Quân bài chủ chốt của phe Yingluck lúc này là đe dọa nổi dậy với quy mô lớn trong trường hợp bà bị truất quyền.

Cho đến tháng trước, phe Áo đỏ - lực lượng ủng hộ chính phủ, vẫn chủ trương tránh gây hấn với PDRC để tránh sự can thiệp của quân đội vốn không mấy thiện cảm với họ.

Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ hồi tháng trước và phán quyết của tòa án trong đó cấm chính phủ được phép sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình, cánh vũ trang của phe Áo đỏ đã tăng cường tấn công nhằm vào PDRC.

Sáu người, trong đó có bốn trẻ em, đã thiệt mạng.
Thủ tướng Yingluck đã phải di chuyển đến các địa điểm bí mật sau khi văn phòng thủ tướng bị người biểu tình phong tỏa
Chia rẽ

Phe Áo đỏ cũng đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn tại các khu vực họ có ảnh hưởng ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan nhằm phô trương lực lượng và cảnh báo quân đội cũng như tòa án không nên có những hành động chống lại thủ tướng.

Một số nhóm Áo đỏ cũng đã bắt đầu đề cập công khai đến việc lập ra một quốc gia ly khai ở phía Bắc Thái Lan. Điều này gây phản ứng tức thì từ Tướng Prayuth, người đe dọa sẽ buộc tội bất cứ ai tính đến chuyện ly khai.

Viễn cảnh Thái Lan bị cắt ra làm hai trên thực tế chỉ biểu hiện cho sự bất mãn của phe Áo đỏ trước những diễn biến tại Bangkok hơn là một nguy cơ có thật.

Tuy nhiên khả năng xảy ra những vụ xung đột vũ trang đang ngày càng hiện rõ hơn.

Một cựu sỹ quan quân đội giờ đây là cố vấn cho các hoạt động vũ trang của Áo đỏ nói với BBC họ đang tuyển mộ 200.000 vệ binh, tất cả đều được trang bị vũ trang, và sẽ sẵn sàng tiến về Bangkok nếu bà Yingluck bị quân đội, tòa án, hay những cơ quan độc lập như NACC truất quyền.

Không rõ những yếu tố trên đây có làm cho Tướng Prayuth phải dừng bước hay không. Quân đội, với một lực lượng đông đảo đang đóng ở trung tâm Bangkok, có thể tiến hành đảo chính một cách khá dễ dàng.

Tuy nhiên, một cuộc đảo chính có thể để lại những hậu quả khôn lường. Không phải ai trong quân đội cũng trung thành như tầng lớp sỹ quan cao cấp.

Những công ty thuộc vào hàng lớn nhất của Thái Lan đã đổ nhiều tiền cho PDRC với hy vọng phong trào này có thể lật đổ vây cánh của Shinawatra. Và cũng giống như tất cả những đảng phái đã ủng hộ phong trào biểu tình, họ sợ bị phe thân Thaksin trả thù nếu PDRC thất bại.

Nhiều người ủng hộ phong trào PDRC lo sợ trật tự trên chính trường cũng như xã hội Thái Lan sẽ bị đảo lộn nếu như phe Áo đỏ chiến thắng.

Với nhiều quyền lợi để mất như vậy, một thỏa thuận giữa hai bên là điều xa vời, tuy nhiên nếu điều này không xảy ra, xung đột hiện nay sẽ tiếp diễn và chắc chắc sẽ leo thang, gây những thiệt hại khôn lường cho đất nước này.
Jonathan Head  BBC News, 
Bangkok
 
(BBC)