Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Thứ Hai, 16-09-2013 - Ông Mai Thái Lĩnh trả lời TS Trần Công Trục: THÁC BẢN GIỐC – NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 78 – 15/09/2013 (Thành). =>
ASEAN và Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ DOC (VOV).  - ASEAN – Trung Quốc tham vấn chính thức về COC (Tin tức).  - Tiến tới được COC vẫn còn nhiều trắc trở (SM).
- Ông Mai Thái Lĩnh trả lời TS Trần Công Trục: THÁC BẢN GIỐC – NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ (BS). Bài viết này cũng đã được ông MTL gửi tới báo Giáo dục VN. – Thái Bình: Mấy nhận xét qua bài trả lời của tiến sỹ Trần Công Trực về “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đăng trên Báo Giáo dục VN ngày 11/09/2013  (Boxitvn).
Bản đồ mốc giới trên biên giới Việt – Trung (Boxitvn).

- Trần Duy Huỳnh: Xuyên Mộc: ba tháng cách ly – nhớ sinh nhật Lê Công Định (BS). - Đỗ Mạnh Tri – Nguyễn Chí Thiện của Trần Phong Vũ (DĐTK).
Việt Nam : Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tố cáo an ninh sách nhiễu (RFI). - KHÔNG ĐỒNG CHÍNH KIẾN … (FB Xuân Mai Huynh Thi).
Trung Quốc trục xuất 6 học viên Pháp Luân Công VN còn lại (RFA).
Giáo hạt Cửa Lò: Thao thức hiệp thông đồng hành với Mỹ Yên (NVCL). “Cho đến hôm nay, tại khu vực Mỹ Yên, vẫn là trình trạng của thời chiến tranh với công an, bộ đội canh gác. Họ căng trại, làm lán canh gác người dân Mỹ Yên. Những người dân Mỹ Yên hiền lành, chất phác vẫn căng mắt, căng tai với hai bàn tay không tấc sắt như sẵn sàng đón đợi sự đàn áp khốc liệt có thể đổ xuống bất cứ lúc nào trên đầu họ“.
- Trương Văn Dũng: Câu chuyện Trại Gáo và vài điều suy ngẫm (Nguyễn Tường Thụy). – J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Mỹ Yên: chính sách cũ với những tội ác mới (Nữ Vương Công Lý).
- Video: Vi phạm pháp luật trong vụ việc ở Giáo sứ ở Mỹ Yên (VTV). - Về vụ việc phức tạp ở giáo họ Trại Gáo: Khẩn trương ổn định tình hình, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất (TTXVN/CAĐN).
Cần nhận thức đúng về tự do và quyền con người (QĐND). “những quan niệm ấu trĩ, sai lầm về “tự do” và “quyền con người” đã khiến cho người ta có hành vi vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý. Chẳng hạn dựa vào nhận thức sai lầm về tự do ngôn luận, một số blogger trong “Câu lạc bộ nhà báo tự do” viết bài xuyên tạc chính sách pháp luật của Nhà nước. Hoặc dựa trên “công thức” xơ cứng, sai lầm về pháp luật: “Điều gì luật pháp không cấm thì đều có quyền làm”, người ta kêu gọi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992″.
- Ngô Nhân Dụng: Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia (Mai Xuân Dũng). “Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn.” Coi chừng có ngày dân VN ào ào vượt biên qua đó sống, đỡ vượt biển nguy hiểm! Xem luôn:  - Cam Bốt : 20.000 người biểu tình phản đối kết quả bầu cử (RFI).
3- Tiêu Dao Bảo Cự: Góp phần giải mã hiện tượng Lê Hiếu Đằng (Boxitvn). “Vấn đề trung tâm của đất nước ta là dân chủ hóa, thoát khỏi độc tài toàn trị. Chế độ này do đảng cộng sản cai trị nhưng thực ra hiện nay chất cộng sản còn rất ít, chỉ là một bộ máy thống trị hà khắc của những kẻ nắm quyền lực muốn “muôn năm trường trị” để trục lợi cho cá nhân và phe nhóm. “
Cái giá của độc đảng (BBC).  ”Đảng người ta được dân bầu lên nắm quyền, còn Đảng ta vừa cầm quyền vừa nơm nớp lo sợ bị người dân lật đổ. Xem cái cách Đảng bao quanh mình bằng công an, quân đội, bằng bộ máy tuyên truyền trong khi đảng người ta không phải làm như vậy thì thử hỏi ai chính đáng hơn ai?” BÒ, SÓI, SƯ TỬ VÀ NGƯỜI (Hồ Hải). “Bò người luôn làm thân trâu ngựa, để đóng thuế nuôi loài sói người, và loài sư tử người ăn trên ngồi trốc ở từng vị trí khác nhau trong hệ thống cai quản xã hội.” - Công tác dân vận ở Quân khu 5: Giữ vững niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, Quân đội (QĐND).
Dân chủ, tôn giáo và chủ thuyết Marx (TCPT). “Tại những nước toàn trị, Xã Hội Công Dân, được hiểu như một tiền đề của cách mạng, đương nhiên là bị đàn áp khắt khe. Những sinh hoạt như hiệp hội, nghiệp đoàn, hợp tác xã tư nhân, chương trình phát triển cộng đồng, chưa thể hình thành được vì sự cấm đoán của chính quyền. Kẽ hở duy nhất, hữu hiệu nhất, trong khi chờ đợi, chính là : TÔN GIÁO. “
- Chu Chi Nam: QUỐC TẾ CỘNG SẢN (BS).
- Hạ Đình Nguyên: Quỹ đất, Quỷ đất và bảy phát súng colt của Đặng Ngọc Viết (Boxitvn). “Đáng tiếc và đáng thương cho một dòng máu đã chảy! Bao giờ thì hết bọn quỷ đất? Câu trả lời này dành cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng chắc chắn dân Việt không có tập quán “khóc tập thể” khi gặp Ngài Lãnh tụ!”
ĐẶNG NGỌC VIẾT, CÁI CHẾT & SỰ SANG TRỌNG CẦU KỲ (Thùy Linh). - Video: Bộ Công an thông tin về vụ nổ súng tại Thái Bình (VTV).
- Minh Diện: “AI CHO TÔI LƯƠNG THIỆN” ?! (Bùi Văn Bồng). “Súng lại nổ, máu lại đổ trên quê tôi./ Không phải tiếng súng chống ngoại xâm./ Không phải tiếng súng của  bọn khủng bố…/ Cũng không phải của bọn tội phạm hình sự hoặc một kẻ điên khùng nào, mà  là tiếng súng của  người lương thiện bị cùng đường“. – Huỳnh Văn Úc: Đặng Ngọc Viết (Nguyễn Tường Thụy). “Sao anh không đeo khăn tang ngồi biểu tình/ Ở công viên cây xanh Hà Nội ?/ Sao anh không bày đám âm binh/ Như trên cánh đồng Dương Nội ?
ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIẢI TÁN CÁC CÔNG TY QUĨ ĐẤT VÀ BAN DỰ ÁN,GIẢI TOẢ ĐẤT ĐAI Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG (FB Thu Lan Nguyen).
- Nguyễn Trọng Bình: Chính sách đất đai bất cập hay là vấn đề “lợi ích nhóm” và sự vô cảm của những kẻ thực thi (viet-studies).
- Mai Thục: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH (Bùi Văn Bồng).
VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA (Văn Công Hùng).
Làm báo kiểu mới (Nguyễn Vạn Phú). “… đó là sự loại bỏ cơ quan báo chí, chỉ còn lại người viết và nơi chuyển tải nội dung đến tận tay người đọc.”
Gánh nặng ngân sách ở Việt Nam (BBC).  – Audio phỏng vấn PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển: ‘Đã nghèo lại trả nhiều lương, lắm bổng’
Bộ Y tế ‘kiện’ Bộ Giáo dục (VNN).
4Sớm giải quyết trường hợp người có công mất hồ sơ (TTXVN).
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Dân mỏi mòn chờ công lý (LĐ). =>
- Nguyen Thuy:  Để tránh “tai hoạ từ tài nguyên” (Boxitvn).
- Dự án cầu Vân Đồn: Bỗng dưng được “tặng” 66 tỉ đồng (NLĐ).
TP.HCM: ‘Ngốn’ hạ tầng, ‘đói’ an sinh (TQ).
- BÌNH CHÁNH, TP.HCM: Kỷ luật bảy lãnh đạo xã để xảy ra xây dựng không phép (PLTP).
THƯA BỘ VĂN HÓA (THỂ THAO & DU LỊCH) (Cu Vinh).
Khởi tố 1 thạc sĩ đánh CSGT (TT).
Chủ tịch nước tới thủ đô Budapest của Hungary (VOV). - Thấu hiểu ý dân là thế (ĐCV). “Cho đến nay, sau chuyến đi Bắc Kinh rồi chuyến đi Washington, ông Tư Sang vẫn là một chính khách không rõ nét, thiếu phương hướng và quả đoán. Có nhà bình luận cho rằng ông và vài ủy viên bộ chính trị nữa đã có định hướng mới, « xoay trục sang phương Tây », và rồi đây sẽ có một chuỗi sự kiện đáng hoan ngênh theo định hướng mới, chứng minh cho sự xoay trục thức thời ấy. Được như vậy có gì đáng mừng hơn; nhưng e đó vẫn chỉ là mong muốn chủ quan của một số người lạc quan quá sớm, lấy mong muốn làm hiện thực.” 
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 65 ) (Nhật Tuấn).
Nhật ngưng lò phản ứng hạt nhân cuối cùng (RFI). Chắc để tập trung cho VN?  - Báo Nhật cực lực đả kích cách Tokyo xử lý vụ Fukushima (RFI). Chờ đó các chuyên gia VN đào tạo ở Hung về sẽ qua giúp!
- Loạt bài ‘Thùng thuốc súng Trung Quốc’: Trung Quốc đi về đâu? (hết) (Phan Ba). “Tất cả những gì chúng tôi muốn là sự công bằng“. - Bắc Kinh cần chấm dứt độc quyền của Doanh nghiệp Nhà nước (RFI).
5<- Thông điệp của Đức Dalai Lama (KT).
Quốc ca Hàn Quốc lần đầu cất lên tại Bắc Triều Tiên (RFI). – CHDCND Triều Tiên đã xây dựng nhà chiếu phim 3D đầu tiên (Kichbu).  - Cờ Nam Triều Tiên bay tại Bình Nhưỡng (VOA). - Nam Triều Tiên sẽ xây nhà chọc trời ‘vô hình’ đầu tiên trên thế giới.
Chương 5: Chạy trốn (Thụy My RFI). “Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục.” Các chương trước: Tháng Chạp năm 1997 : Cái chết ở tuổi mười mộtChương 1: Viết, như một chứng nhânChương 2: Tôi từng là học sinh ngoanChương 3: Ở vương quốc họ KimChương 4: “Chúng ta sẽ chết hết”.
Đối lập Campuchia tiếp tục gây áp lực (BBC).  - Campuchia: Phe đối lập tuần hành trái phép (NLĐ).  - Cảnh sát Campuchia bắn hơi cay giải tán biểu tình (TTXVN).  - Siết chặt an ninh sau cuộc biểu tình của phe đối lập.  - Cảnh sát, người biểu tình đụng độ tại Phnom Penh (VOA). - Thế giới 24h: Campuchia siết chặt an ninh (VNN).
Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 13) (Boxitvn).
Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD (NCQT).
Điểu tàn cung tận (ĐCV).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông Bắc Kinh – Tokyo – Manila gia tăng khẩu chiến (PT).
- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP: Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ (PLTP).
KINH TẾ
6Doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn? (HQ).
Ngân hàng trong thời buổi “lửa thử vàng” (NLĐ). =>
Nông nghiệp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (RFA). - Xuất khẩu gạo: Lợi ích khó tăng cao (HQ). - Lập Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo (TQ).
Để có những cánh đồng cho thu nhập cao (ND).
“Tăng lương tối thiểu phải đi đôi với tạo việc làm” (LĐ).
DN ngoại lấn sân chợ bán lẻ (NLĐ).
Tranh chấp thương mại ngày càng tăng (TBKTSG).
Việt Nam “nắn” lại chiến lược đóng tàu (ĐT).
Nói và làm: ‘Bảo kê’ để sữa tăng giá? (VNN).
Khối ngoại mua ròng hơn 92 tỷ đồng trong tuần (Cafef).
Động viên người lao động: Lý thuyết tới thực hành (Vietfin). - Các nhà kinh tế có đóng góp gì để thảo luận về sự công bằng.

- Lập Ủy ban quản lý DNNN: Cắt lợi ích bộ, ngành khỏi doanh nghiệp (TP).
- Công ty TNHH Kyung Sung Vina, TPHCM: Doanh nghiệp vắng chủ, công nhân lãnh đủ (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Khóc cười, uất hận cùng Lưu Quang Vũ (NLĐ).  - “Ai là thủ phạm” – Quẩn quanh giữa những dấu hỏi (TTXVN).  - ”Cái” và ”Cách” (HNM).
Những thứ của nhóm “Mở miệng” không phải là thơ (SK&ĐS).
Nhà văn Đoàn Thạch Biền: “Văn chương là ly café pạc xỉu” (ANTĐ).
7<- QUYỀN SƯ – XÔN XAO VĂN, VÕ ĐÀN (Nguyễn Trọng Tạo).
Khi nghệ sỹ đương đại hướng đến đình làng (TP).
Lê Hữu – Những thần tượng giả (DĐTK).
Không thể tìm được “ngày xưa” của điện ảnh Việt (TQ).
Kathy Uyên: “Mong khán giả ủng hộ để phim Việt lớn mạnh hơn” (SK&ĐS).
Nhạc sến – bình thường & bất thường… (FB Đỗ Trung Quân).- Nghệ sĩ ưu tú Quốc Hưng: Đừng cho con học hát trước 16 tuổi (VNN).
Giáo sư Trần Quang Hải – Vua Muỗng Việt Nam (RFA).  - Về hai ca sỹ Quang Lê và Lam Anh (Hiệu Minh). 
Hoàng Nhất Phương – Trong Vườn Trí Tưởng (Dân luận). - Cà phê sáng: Câu chuyện quả trứng (ĐB).
Sơ lược cấu trúc và nội dung cơ bản các thiên của “Kinh Thư” (Người hiếu cổ). - Lý thuyết siêu thực (TMCN).
Cúp bóng đá thế giới : 10 chiếc vé đầu tiên đi Brazil 2014 (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tuyển sinh nguyện vọng bổ sung: ĐH ngoài công lập “ngồi trên đống lửa” (HQ).
8Đầu ra hệ cử tuyển teo tóp (NLĐ).
Hàng ngàn học sinh… nằm học (NLĐ). Bàn ghế quá thấp gây khó khăn cho việc dạy và học tại Trường Tiểu học Kim Đồng, tỉnh Bạc Liêu =>
Thu mà không lạm (GD&TĐ).  - Học phí trường đại học xuất sắc lên tới 5.000 USD/năm (HQ).
Những tình huống không có trong giáo án (GD&TĐ).
Chuyện ông bí thư xã hiến đất xây trường (GD&TĐ).
Cẩn trọng khi có thông tin lạ đăng trên sổ liên lạc điện tử của nhà trường (ND).
Thời sinh viên khó quên ở Việt Nam của PGS Nhật (VNN).

- Nghệ sĩ ưu tú Quốc Hưng: Đừng cho con học hát trước 16 tuổi (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nhiêu khê khám chữa bệnh BHYT (NLĐ). - Báo động dịch sốt xuất huyết.  - Cứu thành công sản phụ bị tắc mạch ối, băng huyết hi hữu (PNTP).  - Phẫu thuật kết xương bị gãy cho GS Hoàng Như Mai (NLĐ).
Hé lộ nguyên nhân vụ cháy TTTM Hải Dương (VNN).  - Vụ cháy tại TP Hải Dương: Công an tỉnh vào cuộc (VOV).  - Sẽ đánh sập toàn bộ Trung tâm Thương mại Hải Dương (VNE).  - Sẽ sớm ổn định cho các tiểu thương trong vụ cháy (TTXVN).  - CHÁY TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI HẢI DƯƠNG: Tiểu thương lo sạt nghiệp (NLĐ).  – Video: Khắc phục vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương (VTV).
- Quảng Ninh: Đổ cẩu dàn khách sạn 22 tầng, công nhân rơi xuống đất tử vong (DV).  - ẢNH NÓNG: Hiện trường kinh hoàng của vụ đổ cẩu gây chết người.
2
< - CHẤM SON TRÊN ĐỈNH HOÀNG LIÊN (Mai Thanh Hải). - MỘT NGÔI TRƯỜNG MỚI Ở BẢN HÁNG GÀNG .
Người đàn bà mất 9 người thân (Cu Làng Cát).
Hàng loạt cô gái mất tích (NLĐ).  - Quảng Nam: Bắt thêm 4 đối tượng mua bán người (PNTP). - Bé trai 5 tuổi bị gấu ăn mất hai cánh tay (VNE).
Hôn nhân đồng tính: vì sao chưa công nhận? (TT).
Kỳ lạ chữa bệnh đau đầu bằng yoga ‘trồng cây chuối’ (VNN).
Đắc Lắc : Voi rừng kéo về phá hoại hơn 80ha cây trồng (QĐND).
Cụ ông sống thọ nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 112 (TTXVN).  - Người già nhất thế giới qua đời (VOA).
Ý chuẩn bị trục vớt tàu Costa Concordia (VOA).
Nỗ lực cứu hộ tiếp tục tại bang Colorado (VOA).
Sập mỏ ở Afghanistan, 27 người thiệt mạng (VOA).  - Nổ mỏ than ở Afghanistan, 28 người thiệt mạng (VOV).
Dân Trung Quốc háu ăn rùa hiếm, Đài Loan phải lập khu bảo tồn (RFI).
Lũ tại miền Tây Hoa Kỳ : Hơn 500 người mất tích (RFI).

QUỐC TẾ 
- Lối thoát nào cho cuộc nội chiến Syrie ? (Trương Nhân Tuấn). - Quốc tế hoan nghênh thỏa thuận về Syria (RFI).  - Tổng thống Pháp trình bày chính sách Syria.  -  Syria : Nga-Mỹ hiệp đầu hòa 1-1.    - Syria ‘mừng’ vì thỏa thuận Mỹ-Nga (BBC).  - TT Mỹ hoan nghênh vai trò của Nga trong vụ khủng hoảng Syria (VOA).  - Ngoại trưởng Mỹ đến Israel bàn về vấn đề Syria.
Thỏa thuận Mỹ – Nga là ‘thắng lợi cho Syria’ (Tin tức).  -Ngoại trưởng Mỹ Kerry tới Israel thảo luận về Syria (TTXVN).  - Iran và Liên hợp quốc đã ký thỏa thuận hỗ trợ Syria.  - Cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Syria: “10 năm nữa mới tin được ông Assad” (LĐ).  – DAMASCUS NHẪN NẠI CHỜ BOM: Những chuyến xe bão táp (NLĐ).  - Lai lịch ‘pháo đài bay’ Mỹ có thể sẽ oanh tạc Syria (VNN).  - Tổng thống Nga Putin vật tay với nghị sĩ Mỹ (LĐ).
Đánh bom trên khắp Iraq làm hàng chục người chết (TTXVN).  - Làn sóng bạo động giết chết ít nhất 20 người ở Iraq (VOA).
9Afghanistan: Thêm một nữ cảnh sát viên cao cấp bị mưu sát (VOA).
Ai Cập sẽ sớm mở lại cửa khẩu Rafah nối với Dải Gaza (VOV). =>
Giao tranh tiếp diễn ở nam Philippines (BBC).  - Binh sĩ Philippines tiếp tục giao tranh với phiến quân (VOA).
Ấn Độ thử tên lửa có tầm bắn ‘bao hết Trung Quốc’ (TN). - Ấn Độ thử tên lửa có tầm bay đến Bắc Kinh (RFI).
Nhật đóng cửa lò hạt nhân cuối cùng (BBC).
Con bộ trưởng đi… cướp! (NLĐ).

* RFA: Audio:  + Sáng 15-9-2013; + Tối 15-9-2013Video: +  .
* RFI: 15-9-2013 
* VTV:  +Chào buổi sáng – 15/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 15/09/2013;  + Khoảnh khắc cuối tuần – 15/09/2013;  + Toàn cảnh thế giới – 15/09/2013;  + Thời sự 12h – 15/09/2013.

2034. THÁC BẢN GIỐC – NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

(PHẢN BIỆN BÀI TRẢ LỜI CỦA ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC[1])
Mai Thái Lĩnh *
Trước hết, tôi ghi nhận thiện ý của ông Trần Công Trục khi ông viết: “tôi mong muốn thông qua quá trình trao đổi, đối thoại để thu hẹp khoảng cách trong nhận thức xã hội về vấn đề chủ quyền lãnh thổ sao cho có lợi nhất cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng và tiềm ẩn những nhân tố khó lường.”
Tuy nhiên, để có thể “thu hẹp khoảng cách” trong nhận thức của xã hội về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, chúng ta không thể dựa trên ý chí của từng cá nhân, từng nhóm người hay thậm chí dựa trên ý chí của một đảng chính trị – cho dù đảng đó đang nắm giữ bộ máy Nhà nước. Khoảng cách đó chỉ có thể được thu hẹp và tạo nên sự đồng thuận một khi dựa trên quyền lợi chung của toàn dân tộc, và nhất là phải tôn trọng sự thật. Ngày nay, với phương tiện truyền thông có tính toàn cầu, không thể bưng bít sự thật hay tìm cách khuôn sự thật theo ý muốn của một cá nhân hay một nhóm người nào cả.

Về những bằng chứng lịch sử liên quan đến Thác Bản Giốc, tôi có một cách nhìn hoàn toàn khác với ông Trần Công Trục, bởi vì đối với đường biên giới Việt-Trung – vốn là một đường biên giới có lịch sử lâu đời và có liên quan đến sự tồn vong của dân tộc ta, đất nước ta, không thể không đề cập đến phương diện lịch sử. Hơn thế nữa, những bằng chứng lịch sử đó có từ rất lâu – trước khi Đảng Cộng sản nắm chính quyền trên toàn miền Bắc, thậm chí trước khi Đảng Cộng sản ra đời, vì thế không thể nói rằng đó là kết quả của “hệ thống tài liệu tuyên truyền chính thức” trong giai đoạn cuối thập niên 1970 – khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Chính vì lẽ đó, tôi đã giới thiệu lại các bài viết của ông Diệp Đình Huyên (tức Hàn Vĩnh Diệp) để chứng minh rằng “Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam” từ rất lâu và suốt trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước vẫn còn hữu hảo, phía Trung Quốc không hề thắc mắc gì về “sự thật” này. Hơn thế nữa, nếu Việt Nam thật sự là một quốc gia dân chủ bảo đảm đầy đủ quyền tự do ngôn luận cho mọi công dân thì sẽ có rất nhiều người noi gương ông Diệp Đình Huyên sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng cho “sự thật” đó.
Trong phạm vi của bài phản biện này, tôi tạm thời gác lại khía cạnh lịch sử của chủ đề “Thác Bản Giốc”, để tập trung bàn về những căn cứ pháp lý.
1) Tại sao các tài liệu liên quan đến Thác Bản Giốc và Cồn Pò Thoong không được mang đi đàm phán?
Ông Trần Công Trục viết: “Về nguyên tắc chung tôi đã nói rõ trong bài phỏng vấn ngày 3/9 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng như nhiều lần đã phân tích, các tài liệu ông Lĩnh nêu ra trên đây mặc dù là tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước Việt Nam ban hành công khai và rộng rãi thời kỳ những năm 1979 nhưng không được xem là “căn cứ pháp lý” được thỏa thuận để làm cơ sở giải quyết tranh chấp biên giới phía Bắc, vì rõ ràng các tài liệu này không phải là bộ phận cấu thành của  Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895 mà 2 nước Việt Nam, Trung Quốc đã thỏa thuận lấy làm căn cứ pháp lý  để hai bên tiến hành hoạch định biên giới.”
Như vậy, theo ông Trục, các tài liệu này không được sử dụng vì “không phải là bộ phận cấu thành của  Công ước Pháp – Thanh 1887, 1895 mà 2 nước Việt Nam, Trung Quốc đã thỏa thuận lấy làm căn cứ pháp lý  để bai bên tiến hành hoạch định biên giới.”
Thế nhưng, việc lấy hai công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 để làm cơ sở đàm phán trong vấn đề biên giới không phải là điều mới mẻ. Theo cuốn VĐBG (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc)[2] thì vào năm 1977, để phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán biên giới, phía Việt Nam đã đưa ra một “dự thảo hiệp định”[3], trong đó điều 1 có nội dung như sau:
[Điều 1] Hai bên chính thức xác nhận đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định và cắm mốc theo các văn kiện về biên giới ký kết giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ nhà Thanh Trung Quốc là đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Các văn kiện biên giới đó gồm có: (1) Công ước về hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ký ngày 26 tháng 6 năm 1887, với các biên bản và bản đồ hoạch định kèm theo. (2) Công ước bổ sung Công ước về hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26 tháng 6 năm 1887, ký ngày 20 tháng 6 năm 1895, với các biên bản và bản đồ hoạch định kèm theo. (3) Các biên bản và bản đồ cắm mốc thực hiện hai Công ước nói trên ký kết từ ngày 15 tháng 4 năm 1890 đến ngày 13 tháng 6 năm 1897, ngày hoàn thành việc cắm mốc đoạn đường biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Trong các điều khoản sau đây, các văn kiện về biên giới nói trên được gọi tắt là “ Công ước 1887 và Công ước 1895”.
Nội dung này không có gì khác với “nguyên tắc chung” mà ông Trần Công Trục nêu ra.
Vấn đề đặt ra là : tại sao dựa vào điều khoản căn bản đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam vào cuối thập niên 1970  vẫn có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định rằng phía Trung Quốc đã “vi phạm  ngày càng nghiêm trọng sự thoả thuận đó và không tôn trọng nguyên tắc giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại, và đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt Trung từ 1949 đến nay.”?[4] Bất cứ ai đọc được điều này cũng có thể đặt câu hỏi: Bộ Ngoại giao Việt Nam vào thời kỳ đó đã căn cứ vào hệ thống bản đồ nào và những chứng cứ pháp lý nào để khẳng định Trung Quốc vi phạm đường biên giới?
Mặt khác, ông Trần Công Trục lại viết: “Tôi không phủ nhận những giá trị của các tài liệu chính thức của ta mà ông Mai Thái Lĩnh đề cập, nhưng nó chỉ có giá trị trong thời điểm đó và bối cảnh đó, những tài liệu như vậy không thể mang đi đàm phán.”
Điều này quả thật rất khó hiểu. Hãy lấy một ví dụ: các tài liệu chứng minh “vào năm 1976 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm cồn Pò Thoong – một địa điểm hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam” thì cho dù vào năm 1979 hay vào năm 1999 cũng đều có giá trị như nhau chứ sao lại “chỉ có giá trị vào năm 1979” và đến thập niên 1990 lại “không thể mang đi đàm phán”?
Để hiểu rõ vấn đề này, có lẽ chúng ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa của các tài liệu mà tôi nêu ra trong bài “Sự thật về Thác Bản Giốc”:
- Tài liệu 1 về việc Trung Quốc đã “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc: đây chính là bằng chứng về việc Trung Quốc đã sửa chữa bản đồ, làm sai lạc vị trí của cột mốc 53; nói cách khác qua tài liệu này chúng ta được biết cột mốc 53 nằm ở vị trí khác chứ không phải nằm ở vị trí của cột mốc 835 (mới) hiện nay (xem bản đồ – hình 1 và hình 2):
1
Hình 1 : Sơ đồ Thác Bản Giốc được phân chia lại
2
Hình 2: Bản đồ khu vực Thác Bản Giốc hiện nay. Cột mốc 835 chính là vị trí mới của cột mốc 53
- Tài liệu (2) về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960: chứng minh vào thập niên 1960, cồn Pò Thoong hoàn toàn thuộc về Việt Nam;
- Tài liệu (3) về việc Trung Quốc đưa quân lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 : chứng minh Trung Quốc đã lấn chiếm cồn Pò Thoong bất hợp pháp, vì vậy việc chia cồn này theo công thức “1 phần 4 thuộc về Việt Nam, 3 phần 4 thuộc về Trung Quốc” là hoàn toàn bất hợp lý;
- Tài liệu (4) gồm hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980: cho phép xác định vị trí của các cột mốc cũng như đường biên giới một cách chính xác (xem bản đồ tại hình 3).
3
Hình 3 : Vị trí nguyên thủy của cột mốc 53 (Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV)
Có thể nói: từ bỏ các tài liệu đó đồng nghĩa với việc từ bỏ các vũ khí pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ “chủ quyền của nước ta đối với cồn Pò Thoong và toàn bộ Thác Bản Giốc”.
Theo ông Trần Công Trục: “Những người làm công tác đàm phán chúng tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu ông Mai Thái Lĩnh vừa nêu nên chúng tôi rất hiểu và chia sẻ những băn khoăn của dư luận cũng như của ông Mai Thái Lĩnh.” Nếu đã nghiên cứu kỹ thì các vị làm công tác đàm phán không lẽ không biết vị trí nguyên thủy của cột mốc 53? Không lẽ các vị không biết Trung Quốc đã sửa bản đồ để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc? Không lẽ các vị không biết Trung Quốc đã chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và đã “cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới” và như vậy là đã làm biến dạng cồn Pò Thoong?
2) Tại sao lại công nhận vị trí mới của cột mốc 53?
Nhưng tại sao trong khi từ bỏ các chứng cứ pháp lý có sẵn trong tay, các nhà ngoại giao nước ta lại “sốt sắng” công nhận vị trí mới của cột mốc số 53 được đoàn khảo sát “phát hiện” ra tại một địa điểm ngay trước mặt cồn Pò Thoong?
Vào năm 2002, ông Lê Công Phụng trả lời phóng viên Thu Uyên của VASC Orient[5] như sau:
VASC Orient: Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?
Ông LCP: Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm thước. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
Điều kỳ lạ là không biết dựa vào bằng chứng nào, ông Lê Công Phụng lại công nhận cột mốc đã được cắm ở đó từ đời nhà Thanh:
VASC Orient: Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?
Ông LCP: Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như một dòng sông, một dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
4
Hình 4: Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Vũ Dũng trả lời phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt – Tổng Biên Tập báo Dân Quyền (2009)
Vào năm 2009, ông Vũ Dũng – lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đã dành cho báo Dân Quyền ở Hoa Kỳ một cuộc trả lời phỏng vấn, qua đó ông cho biết:
Trước khi ký hiệp ước 1999, chúng tôi đã cử rất nhiều đoàn đi khắp thế giới để tìm các hồ sơ liên quan đến Thác Bản Dốc, vào tất cả các kho lưu trữ và tìm được một bản đồ tốt nhất về vị trí Thác Bản Dốc. Căn cứ theo bản đồ, đường biên giới đi theo trung tuyến của sông Quây Sơn (đúng như công ước Pháp – Thanh mô tả), khi đó, vẽ đường biên giới đi ở nhánh phía bắc của cồn Pò Tho, có diện tích khoảng 2,7 ha. Ngay bản đồ tốt nhất mà ta tìm được, thác này vẫn là thác chung. Tôi xin khẳng định ta không có bất kỳ tài liệu gì cho thấy thác Bản Dốc là của Việt Nam. Nói về luật pháp quốc tế, sông này là sông chung, thác này không thể là thác riêng được, không thể có nước nào chấp nhận.”[6]
 5
Tại sao phải cử nhiều đoàn đi khắp thế giới để tìm kiếm trong khi ngay tại Việt Nam đã có những bản đồ 1/50000 rất chính xác? Nhưng “tấm bản đồ tốt nhất” mà ông Vũ Dũng nói là bản đồ nào? Phải chăng đó chính là tấm bản đồ đã được công bố trong một bài báo đăng trên tờ Diễn đàn vào năm 2003?[7] Theo trình bày của ông Nguyễn Ngọc Giao, đây là bản đồ được tìm thấy tại Vụ lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp:
5
Hình 5:Bản đồ tìm thấy tại Vụ lưu trữ Bộ ngoại giao Pháp
Nhìn bản đồ này, chúng ta thấy có nhiều nhược điểm: thể hiện không chính xác khu vực xung quanh thác, không có vòng cao độ, không có tọa độ địa lý, không xác định được mặt cắt của thác ba tầng, v.v… Nhưng đường biên giới vẽ trên bản đồ này vẫn cho thấy toàn bộ khu vực thác (hình trái xoan hơi giống quả trứng, trên có chữ chute) thuộc về lãnh thổ nước ta. Không có điều gì chứng tỏ “thác này vẫn là thác chung“. Nếu đặt bản đồ này bên cạnh bản đồ Trùng Khánh 6354-IV, nhờ có các vòng cao độ chúng ta có thể thấy rõ mặt cắt của thác nước nằm xiên góc theo hướng từ bắc – tây-bắc đến đông – đông-nam, và đường biên giới chạy giữa dòng sông về phía hạ lưu thác không hề động chạm gì đến mặt cắt của thác nước. Điều đó chứng tỏ toàn bộ thác nước thuộc về Việt Nam (xem hình 6). Nói cách khác, nếu các nhà đàm phán của Việt Nam có trong tay tấm bản đồ Trùng Khánh 6354-IV, thì họ càng có thêm chứng cứ để chứng minh toàn bộ Thác Bản Giốc là thuộc về lãnh thổ Việt Nam, và có thể xác định dễ dàng vị trí cũ của cột mốc 53.
6
Hình 6 : So sánh bản đồ tại Bộ Ngoại giao Pháp và bản đồ Trùng Khánh6354-IV
Bây giờ ta thử đặt bản đồ Trùng Khánh 6354-IV bên cạnh tấm bản đồ do Trung Quốc cung cấp[8] (xem hình 7).  Chúng ta sẽ thấy rõ: vạch răng cưa trên bản đồ thể hiện mặt cắt của thác nước gần như thẳng đứng theo hướng bắc-nam – khác hẳn thực tế. Hơn nữa, cột mốc 53 đáng lẽ nằm gần đầu mút phía bắc của vạch răng cưa đã bị dời đi một khoảng khá xa đến một vị trí đối diện với cồn Pò Thoong. Chính vì lẽ đó, đường biên giới đáng lẽ phân chia dòng Quây Sơn ở phía hạ lưu của thác nay lại cắt ngang cồn Pò Thoong và chia đôi phần thác chính cho phía Trung Quốc. Nói cách khác, nếu có tấm bản đồ Trùng Khánh trong tay thì ông Lê Công Phụng không thể xác định cột mốc 53 cắm ở vị trí đó “từ đời nhà Thanh” và ông Vũ Dũng không thể chia Thác Bản Giốc cho phía Trung Quốc.
7
Hình 7: So sánh bản đồ do Trung Quốc cung cấp với bản đồ Trùng Khánh 6354-IV
Ví dụ minh họa trên đây cho thấy: hoặc các nhà ngoại giao Việt Nam không hề biết đến các tờ bản đồ của QĐND, hoặc họ biết rõ (như lời ông Trần Công Trục đã nói) nhưng lại không được phép dùng, buộc phải sử dụng các tài liệu do Trung Quốc cung cấp. Nhưng nếu không biết thì tại sao ông Trần Công Trục lại khẳng định là đã nghiên cứu kỹ ? Mà nếu đã biết rõ thì tại sao quý vị lại dễ dàng công nhận vị trí mới của cột mốc 53, dẫn đến việc chia cồn Pò Thoong và Thác Bản Giốc? Chính những lời nói mâu thuẫn của các nhà ngoại giao Việt Nam tham gia đàm phán về Thác Bản Giốc đã bộc lộ sự lúng túng, bởi vì họ không dựa trên những tài liệu chính xác có tính khách quan, khoa học.
3) Tại sao không được phép sử dụng những tài liệu pháp lý mà Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có sẵn trong tay?
Tại sao phía Việt Nam không được quyền sử dụng những tài liệu mà tôi đã nêu trên đây? Tại sao ông Trần Công Trục một mặt “ không phủ nhận những giá trị của các tài liệu chính thức của ta” nhưng lại cho rằng chúng “chỉ có giá trị trong thời điểm đó và bối cảnh đó” và đi đến kết luận “ những tài liệu như vậy không thể mang đi đàm phán”? “Thời điểm đó” và “bối cảnh đó” có gì khác với “thời điểm” cũng như “bối cảnh” sau này – tức là từ thập niên 1990 cho đến khi hoàn thành việc cắm mốc vào đầu năm 2009?
Theo tôi, để có thể hiểu được điểm tế nhị này, phải đọc kỹ cuốn VĐBG ­– tức là “bị vong lục” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố năm 1979. Như trên đã trích dẫn, vào năm 1977, phía Việt Nam đã đưa ra một dự thảo hiệp định, trong đó điều 1 ghi rõ căn cứ đàm phán là các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895. Thế nhưng ngoài điều 1 còn có điều 2 như sau:
[Điều 2] “Hai bên cam kết tôn trọng đường biên giới quốc gia giữa hai nước nói ở Điều 1. Những vùng đất nào do bên này quản lý vượt quá đường biên giới nói ở Điều 1 thì nay trả lại cho bên kia. “ (VĐBG, tr. 23)
Phía Trung Quốc đã bác bỏ bản Dự thảo Hiệp định này. Bộ Ngoại giao Việt Nam viết tiếp như sau: “Phía Trung Quốc đã từ chối xem xét bản dự thảo Hiệp định đó. Họ đưa ra một đề nghị khác, thực chất là đề nghị cũ của họ được sửa đổi. Ý đồ của họ là nhằm duy trì hiện trạng biên giới (không phải nguyên trạng đường biên giới lịch sử) nhằm giữ những chỗ họ lấn chiếm và sửa lại nhiều chỗ có lợi cho họ.” (VĐBG, tr. 26)
Như vậy, đàm phán vào cuối thập niên 1970 bị bế tắc là do chỗ Trung Quốc muốn duy trì “hiện trạng biên giới” chứ “không phải nguyên trạng đường biên giới lịch sử”. Nói cách khác, họ không chịu rút lui khỏi các khu vực mà họ đã dùng vũ lực lấn chiếm. Mục đích của họ là “giữ những chỗ họ lấn chiếm và sửa lại nhiều chỗ có lợi cho họ.”
Về sau, Trung Quốc còn tiếp tục đánh chiếm thêm một số địa điểm khác nữa, ví như cao điểm Núi Đất (1509) ở phía bắc tỉnh Hà Giang, mà phía Trung Quốc đã chiếm vào năm 1984 và đặt tên là Lão Sơn. Nhà văn Phạm Viết Đào đã công bố điều này trên blog của ông và đã phỏng vấn một số sĩ quan từng tham gia các trận đánh này. Rất tiếc là ngày nay nhà văn đã bị bắt giam nên không thể tham gia “đối thoại” với ông Trần Công Trục.
Dựa trên thực tế này, chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao vào lúc đó Trung Quốc khăng khăng không chịu đàm phán với phía Việt Nam mà mãi đến thập niên 1990 mới thay đổi thái độ, đồng ý đàm phán và tiến hành cắm mốc biên giới? Phải chăng phía Việt Nam đã chấp nhận đàm phán mà không đòi hỏi phía Trung Quốc rút quân ra khỏi các vùng mà họ đã chiếm đóng, nghĩa là chấp nhận đàm phán dựa trên “hiện trạng” thay vì dựa trên “nguyên trạng đường biên giới lịch sử”?
Vào tháng 8 năm 2012, ông Nguyễn Trung – cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, đã công bố bài viết “Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990”[9], trong đó có đoạn:
“Nhìn lại hơn 20 năm qua, điểm lại toàn bộ những việc trong quan hệ hai nước đã làm được, từ đàm phán biên giới trên bộ và dưới biển, phát triển quan hệ kinh tế, việc Trung Quốc trúng thầu hàng trăm công trình kinh tế quốc gia quan trọng của Việt Nam, thuê đất, thuê rừng, bô-xít Tây Nguyên, ti-tan ven biển miền Trung, những hoạt động tăng cường quan hệ thực ra là nhằm tăng cường chi phối nhân sự nước ta, những hoạt động tăng cường giao lưu.., tất cả đều chịu sự chi phối sâu sắc của quyền lực mềm Trung Quốc.”
Việc các nhà ngoại giao Việt Nam không được phép sử dụng các tài liệu pháp lý về Thác Bản Giốc có liên quan gì đến “sự chi phối sâu sắc của quyền lực mềm Trung Quốc” mà ông Nguyễn Trung vừa nêu hay không? Phải chăng Hội nghị cấp cao tại Thành Đô (tháng 9 năm 1990) – một hội nghị cực kỳ bí mật trong đó các nhà lãnh đạo hai bên đàm phán chuyện gì và cam kết điều gì cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ, chính là khởi điểm của sự thay đổi lập trường của phía Trung Quốc trong vấn đề biên giới trên bộ? Và phải chăng sự thay đổi lập trường đó đồng nghĩa với việc phía Việt Nam chịu từ bỏ điều 2 trong Dự thảo Hiệp định năm 1977, nghĩa là không đòi hỏi Trung Quốc phải trả lại cho phía Việt Nam những vùng đất “vượt quá đường biên giới nói ở Điều 1“?
Nếu những điều suy đoán trên đây là đúng sự thật thì trách nhiệm chính không thuộc về các nhà ngoại giao Việt Nam – dù là tầm cỡ như các ông Lê Công Phụng, Vũ Dũng hay Trần Công Trục. Nó thuộc về trách nhiệm của một cơ quan quyền lực cao hơn –một cơ quan quyền lực không chịu sự chi phối của bất cứ cơ quan quyền lực Nhà nước nào trên đất nước Việt Nam, một cơ quan quyền lực có thể quyết định bất cứ điều gì và không bị ai kiểm soát.
Ông Trần Công Trục viết: “Và về quy trình đàm phán, chúng tôi đã có bài phân tích cụ thể trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, trong đó nói rõ đường biên giới chủ trương do nhóm chuyên gia thực hiện công phu và nghiêm túc đã phải được các tỉnh có đường biên giới đi qua xác nhận, các bộ ngành có liên quan xác nhận, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, được Quốc hội chấp thuận thông qua, chúng tôi mới đem đi đàm phán.”
Tôi hoài nghi ý kiến này, nhất là về vai trò của Quốc hội. Không biết khi nói “Quốc hội chấp thuận thông qua”, ông Trục muốn nói đến “Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, “Đảng đoàn tại Quốc hội” hay “toàn thể Quốc hội”? Nếu quả thật Hiệp định biên giới năm 1999 đã được toàn thể Quốc hội chính thức thông qua thì xin ông vui lòng cho biết phiên họp đó diễn ra lúc nào, nội dung thảo luận ra sao và khi biểu quyết, đã có bao nhiêu đại biểu tán thành, bao nhiêu phản đối, bao nhiêu bỏ phiếu trắng (kèm theo danh tính của các đại biểu đã biểu quyết từng loại phiếu).
Biên bản của phiên họp đó chắc chắn sẽ là một tài liệu vô cùng quý giá để các thế hệ sau này tham khảo khi cần xác định công, tội của từng vị đại biểu trước lịch sử và trước nhân dân Việt Nam. Nhưng riêng tôi, tôi không tin rằng đã có một phiên họp như thế.
Đà Lạt, 15/9/2013
MAI THÁI LĨNH


[1] “Ts Trần Công Trục trả lời ông Mai Thái Lĩnh về thác Bản Giốc“, Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 10/09/2013:
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ts-Tran-Cong-Truc-tra-loi-ong-Mai-Thai-Linh-ve-thac-Ban-Gioc/316179.gd
[2] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979
[3] Tên đầy đủ là “Dự thảo Hiệp định về đường biên giới quốc gia trên bộ giữa Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, VĐBG, sđd, tr. 21-26.
[4] VĐBG, sđd, tr. 8.
[5] Có thể xem nguyên văn bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng công bố trên VASC – Orient 2-2-2002 được lưu giữ tại địa chỉ:
http://home.scarlet.be/lngu1008/tl_pvlecongphung.html
[6] Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt – Tổng biên tập báo Dân Quyền phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại Giao Vũ Dũng, Dân Quyền 13-3-2009:
http://danquyen.com/thamluan/thamluan13032009a.html
Tôi ghi nguyên văn, kể cả những lỗi chính tả (vd: Bản Dốc, Pò Tho, v.v…)
[7] Nguyễn Ngọc Giao, “Từ Nam Quan đến Bản Giốc”, Diễn Đàn  số 129 tháng 5/2003.
[8]  Bản đồ này cũng do báo Diễn đàn công bố trong bài báo nói trên.
[9] “Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990”, Bauxite Vietnam 13/8/2013:
http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/phai-chan-ung-nguy-co-tai-dien-kich-ban.html
—————–
* Ông Mai Thái Lĩnh cũng đã gửi bài viết trên tới báo Giáo dục VN.
Đà Lạt ngày 16-9-2013
Kính gửi Ông Phan Doãn Phúc
Trưởng ban Quốc tế – Báo Ðiện tử Giáo dục Việt Nam.
Trước  hết, tôi rất hoan nghênh việc ông Trần Công Trục đã trả lời bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?”. Có lẽ đây là lần đầu tiên mà một người có trách nhiệm về vấn đề biên giới Việt-Trung đã trả lời tôi một cách nghiêm túc.
Về sự kiện này, trang mạng Ba Sàm đã có nhận xét : “Mặc dù báo Giáo dục VN không đăng tải cả 2 bài viết của ông Mai Thái Lĩnh, nhưng xem ra đây cũng đã là một bước tiến mạnh bạo hiếm hoi của báo nhà nước trước những phản biện trên mạng xã hội, rất cần được khích lệ.” Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến nhận xét này. Và cũng chính vì thế, tôi đã công bố lại 4 bài viết có liên quan đến đề tài Thác Bản Giốc của một đảng viên cộng sản là ông Diệp Đình Huyên (bút danh Hàn Vĩnh Diệp), để mọi người có thể thấy được nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin và trao đổi ý kiến xung quanh vấn đề chủ quyền quốc gia cao đến mức nào.
Trên tinh thần đối thoại để tìm ra chân lý, tôi gửi kèm theo đây bài phản biện của tôi đối với bài trả lời của ông Trần Công Trục đã đăng trên quý báo vào ngày 10-9-2013.
Nhân đây, tôi cũng xin thông báo về ý kiến phản hồi của một số độc giả có nội dung như sau:
“Nếu theo dõi hai trang mạng Bauxite Vietnam và Ba Sàm, người đọc có thể đọc được đầy đủ ý kiến của hai bên (Trần Công Trục và Mai Thái Lĩnh). Nhưng nếu chỉ đọc trên trang Giáo dục Việt Nam, độc giả chỉ biết được ý kiến một chiều của ông Trần Công Trục. Thậm chí khi đọc những ý kiến phê bình các bài viết của ông Mai Thái Lĩnh, người đọc cũng không biết tìm ở đâu (Vd: Bài“Sự thật về Thác Bản Giốc”, bài “Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?”). Báo Giáo dục Việt Nam đã không đăng lại hai bài này, mà trong bài của ông Trần Công Trục mỗi khi nhắc đến các bài này cũng không có đường link (liên kết).”
Tôi đã kiểm tra lại và thấy ý kiến này phản ảnh đúng thực tế. Vì vậy, tôi đề nghị quý báo nghiên cứu để tìm ra một giải pháp khắc phục, vì nếu không sửa đổi điều này thì quý báo sẽ vô tình tạo thói quen cho độc giả tìm đọc báo chí “ngoài luồng” là nơi mà họ có thể tìm được đầy đủ thông tin cả hai chiều, trong khi đọc các báo “có giấy phép” họ chỉ tìm thấy thông tin một chiều đã thông qua “bộ lọc” của Ban Tuyên giáo. Nếu tình hình cứ tiếp tục như thế, tôi e rằng lòng tin của độc giả vào hệ thống thông tin “được cấp phép” của nước ta vốn đã ít ỏi sẽ càng ngày càng cạn kiệt. Và như thế thì làm sao thu hẹp được khoảng cách về nhận thức xã hội như chúng ta mong muốn được?
Kính mong quý báo xem xét lại đề nghị trên đây. Xin gửi lời chào trân trọng đến toàn thể Ban biên tập của quý báo.
Kính thư,
MAI THÁI LĨNH

Mấy nhận xét qua bài trả lời của tiến sỹ Trần Công Trực về “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đăng trên Báo Giáo dục VN ngày 11/09/2013.

Thái Bình

Nhận xét thứ nhất: Rất hoan nghênh Tiến sỹ Trần Công Trực đã phúc đáp kịp thời ông Mai Thái Lĩnh một cách rất cởi mở và thẳng thắn, tuy nhiên có một số nội dung cần chú ý sau.
Ông Trần Công Trực “chỉ mong muốn tìm kiếm sự đồng thuận thông qua việc NHẬN THỨC đúng đắn những gì đã diễn ra ngày hôm qua để rút ra bài học cho ngày hôm nay và ngày mai trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền hợp pháp của dân tộc.” Nội dung điều này tự nó đã phản ánh tâm trạng thiếu tự tin về kết quả đàm phán, vì thế mới mong sự đồng thuận, rồi rút ra bài học có lợi hay có hại cho toàn vẹn lãnh thổ dân tộc thì mọi người đều rõ. Nếu kết quả đàm phán biên giới đất liền phía Bắc có lợi hoặc ít nhất cũng như biên giới Pháp-Thanh ký năm 1887 và 1895 thì có gì phải mong sự đồng thuận.
Ông Trần Công Trực nói nguyên tắc đàm phán “theo nguyên tắc thỏa thuận, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế”. Đã là thỏa thuận thì phải có nhượng bộ mà phần thiệt bao giờ cũng thuộc về kẻ yếu, kẻ mạnh lại là anh hàng xóm gian manh sảo quyệt; Về Thác Bản Giốc tôi chưa có căn cứ để khẳng định 100% của ta, nhưng những năm 70 của Thế kỷ trước tôi có cơ hội làm việc tại Cao Bằng thì người dân Đàm Thủy Trùng Khánh Cao Bằng khẳng định Thác Bản Giốc thuộc chủ quyền của ta. Còn Ải Nam quan(cửa khẩu Hữu Nghị) hiện nằm sâu trong đất Trung Quốc ước chừng gần 300m, vậy xin hỏi ông Trần Công Trục liệu đây có phải đường biên giới Pháp-Thanh không?
Nhận xét thứ hai:  Ông cho rằng các tài liệu sau năm 1979 của ta đưa ra có tính chất tuyên truyền khi hai bên lâm chiến là không khách quan. Ông viết “Mọi người đều biết rằng, hệ thống tài liệu tuyên truyền chính thức của cả 2 phía Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn này, trong đó có những nội dung đề cập đến đường biên giới trên bộ giữa 2 nước đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi xu thế chính trị của cả xã hội thời kỳ đó. Hai nước giao tranh, việc phát hành tài liệu liên quan đến  đường biên giới, chủ quyền trong các tài liệu tuyên truyền ít nhiều đã mất đi tính khách quan, lại được tuyên truyền thường xuyên và rộng rãi nên những thông tin trong đó ăn sâu vào tiềm thức người dân. Điển hình là việc ta luôn luôn nghĩ toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam trong khi người Trung Quốc họ nghĩ toàn bộ thác Bản Giốc mà họ gọi là thác Đức Thiên là của họ.”
Ông Trần Công Trục sai lầm cơ bản khi ông viết như trên. Vậy hỏi ông các công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta hiện nay cũng như tương lai thì sao? Nói như ông, người dân sẽ nghĩ: tất cả những điều Đảng, Nhà nước đang ra sức tuyên truyền như chân lý vĩnh cửu, bắt mọi người phải chấp nhận, ai cãi lại thì bị gán ngay là “phản động”, nhẹ nhất cũng là “suy thoái”, nhưng chẳng qua chỉ mang tính thực dụng nhất thời, rồi cũng sẽ có ngày bị nói ngược lại? Ông Trần Công Trục còn sai lầm rất lớn là đồng hóa luận điệu tuyên truyền của kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược; chỉ có kẻ đi xâm lược vì không có chính nghĩa mới phải bịa đặt ra lý do để có cớ phát động chiến tranh xâm lược, ngược lại Việt Nam bị xâm lược thì có gì phải bịa đặt ra để tuyên truyền. Mặt khác, ông Mai Thái Lĩnh dẫn chứng là “bị vong lục”, nó như tuyên bố của một quốc gia, sao ông lại nhầm lẫn vậy, ông đánh giá thấp bị vong lục của Nhà nước ta là vì sao? Ông Trần Công Trực cho rằng Trung Quốc “nghĩ toàn bộ thác Bản Giốc mà họ gọi là thác Đức Thiên là của họ”, hỏi ông với lòng tham và mưu mô của Trung Quốc thì có phải nhờ ông tài giỏi quá trong đàm phán nên họ chia cho Việt Nam một nửa thác chính và toàn bộ thác phụ một cách dễ dàng thế?
Câu cuối cùng hỏi ông: Khi Hiệp định biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực thì dân Trung Quốc đào cột mốc cũ có từ thời hiệp định Pháp-Thanh bỏ đi, xin ông giải thích cho dân Việt hiểu được vì sao lại có hành động đó từ phía Trung Quốc, còn ta thì không?
Tóm lại, câu hỏi cốt lõi mà tất cả người dân VN đặt ra vẫn chưa được ông trả lời minh bạch và thuyết phục: Với Hiệp định trên, Việt Nam có mất đất không?
Xin cảm ơn ông và mong được hồi âm.
Hà Nội ngày 13/09/2013
T.B.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

2035. QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Chu Chi Nam
«Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo».  (Friedrich Nietzsche)
Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản». Một sử gia cũng viết : «Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản».
Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.

Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:
Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ «  tư bản «  sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.
Có nhiều Quốc tế cộng sản:
I)  Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản
Tiền thân của Đệ nhất : Ba người được coi là người khởi xướng Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản là : 1) François Babeuf (1761 – 1797), người Pháp, theo Cách mạng Pháp lúc ban đầu, nhưng sau đó định làm một cuộc đảo chính chính phủ cách mạng thời bấy giờ (1795), nhưng không thành, ông bị bắt và bị xử tử. Ông thành lập Hiệp hội những Người Công bằng (Association des Egaux). Tư tưởng của ông đã được những người cộng sản, đặc biệt là Marx và Engels, theo sau này.
2) Karl Heinrich Marx (1818 – 1883): người Đức, gốc Do thái, tác giả Tuyên Ngôn thư Cộng sản, một trong những người chính thành lập ra Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản (1864 – 1876); 3) Friedrich Engels (1820 -1895), bạn của Marx, người đã cùng Marx đấu tranh, thành lập ra Đệ Nhất.
Lúc đ ầu Marx và Engels gia nhập Nhóm những người chính nghĩa, sau đó đổi thành Nhóm những người Cộng sản (1847 -1852). Tại Đại hội I I của nhóm Marx được đề cử soạn thảo cương lĩnh, đến tháng 2/1848 Marx hoàn tất và Tôn nguyên thư Đảng Cộng Sản ra đời. Marx và Engels vẫn tiếp tục hoạt động trong Nhóm những người Cộng sản cho đến ngày 28/09/1864 Hiệp hội quốc tế những người thợ thuyền, hay Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản,  được thành lập ở Luân đôn (Anh quốc). Nhưng những hội viên phần lớn là những người theo tư tưởng của chủ nghĩa vô trị của Proudhon ( 1809 -1865), của Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), và những người theo trường phái triết lý thực nghiệm ( Positivisme) của Anh, mà sau này họ trở thành Đảng viên của Đảng lao động Anh.
Auguste Blanqui ( 1805 – 1881),  là nhà đấu tranh cách mạng Pháp, chống lại chế độ quân chủ, bạn của Charles Fourrier (1772 – 1837), của Saint Simon (1760 – 1825), nhà xã hội, kinh tế, kỹ nghệ gia Pháp, mà tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn ở xã hội Pháp vào thế kỷ thứ 19. Cả hai ông, đều bị Marx chỉ trích nặng nề trong quyển Tuyên ngôn thư, bị coi là những nhà xã hội không tưởng.
Trong Đại hội họp ở Lausanne (Thụy sĩ) vào năm 1867, Đệ Nhất Quốc tế có những người cũng theo chủ nghĩa vô trị, nhưng khuynh hướng Nga, của nhà triết học Nga, Michail Bakounine (1814 – 1876), tham dự; điều nàylàm Marx và Engels bất mãn. Nhưng đến đại hội họp ở La Haye (Hòa lan), năm 1872, sự kình chống giữa những người theo tư tưởng của Marx, chủ trương « Độc tài vô sản «  và những người theo chủ nghĩa vô trị khuynh hướng Proudhon và Bakounine, đi đến chỗ quyết liệt. Marx tự lấy quyền trục xuất những người của Bakounine ra khỏi đại hội, làm ông này sau đó thành lập Quốc tế những người theo chủ nghĩa vô trị. Tổ chức này họp đại hội cuối cùng vào năm 1881.
II)  Sự khác biệt về Tiền Quốc tế Cộng sản và Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản.
Như chúng ta thấy, ngay trong Đại hội tiền Quốc tế Cộng sản và trong Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản đã có 2 khuynh hướng chống nhau như mặt trời mặt trăng, như nước với lửa : khuynh hướng chủ trương vô trị, chủ trương vô chính phủ ; khuynh hướng chủ trương độc tài, với chính phủ, nhất là đảng độc tài mạnh. Một thí dụ điển hình là Marx và Proudhon, hai người này gần như cùng thời, trao đổi tư tưởng với nhau rất nhiều. Marx đã từng khen những bài viết của Proudhon về kinh tế : « Ông đã đánh vào thành trì kinh tế của tư bản ». Hai người có bút chiến với nhau. Proudhon viết quyển Philosophie de la misère ( Triết lý của sự nghèo khổ), Marx trả lời lại bằng cách viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, quyển Misère de la Philosophie (Sự nghèo nàn của triết học).
Tuy nhiên Proudhon phản đối kịch liệt Marx qua quan niệm « Độc tài vô sản «, vào ngay thời đó, ông đã tiên đoán: « Nếu tư tưởng của Marx được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi của xã hội. » Ngày nay qua 100 năm thực hiện lý tưởng của Marx, với những nước cộng sản đã biến mất, như Liên sô và Đông Âu, và với những nước cộng sản còn lại, chúng ta thấy quả lời tiên đoán của Proudhon là đúng. Nhà nước cộng sản không biến mất như lời Marx tiên đoán, mà càng ngày càng lớn mạnh, cộng thêm với đảng Cộng sản, đặt trên tất cả mọi tổ chức, tiêu sài phung phí từ tiền thuế của dân. Quả thật là 2 con sán lãi khổng lồ.
III)  Sự ra đời Đệ Nhị Quốc tế Cộng Sản 
Marx lấy quyền độc đoán giải tán Đệ Nhất quốc tế Cộng sản. Nhưng từ ngày tổ chức này bị giải tán năm 1876 cho tới khi Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản được thành lập, năm 1889, ở Paris, có rất nhiều biến cố chính trị, xã hội, ý thức hệ ở Âu châu. Ở đây, tôi không thể đi quá vào chi tiết từng nước một, tôi chỉ lấy tiêu biểu là nước Đức, mà đảng Dân chủ xã hội, vừa mới kỷ niệm ngày 23/05/2013, tại Leipzig, 150 năm ngày thành lập đảng, tức là vào năm 1863.
Vào ngày nói trên, năm 1863, Ferdinand Lassalle (1825 – 1864), nhà đấu tranh cho thợ thuyền Đức, đã lập ra Tổng Hội những người Thợ thuyền Đức ( Association générale des travailleurs ); tổ chức này là tiền thân của đảng Dân chủ xã hội Đức. Có thể nói ông là bạn thân của Marx và Prouhon. Nhưng ông đã đứng giữa 2 quan điểm và lập trường quá khích của 2 người này. Theo Lassalle và những người theo đảng Dân chủ xã hội Đức sau này thì mục tiêu của đảng nhắm tới « Thay đổi xã hội bằng chính sách giải phóng con người, nhằm tạo ra sự tham gia của quảng đại quần chúng vào đời sống chính trị. Mục tiêu này trước hết bao gồm giáo dục, cưỡng bách giáo dục đối với mọi người, khuyến khích các nghiệp đoàn mở các lớp học cho thợ thuyền, nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thăng tiến. Giải phóng con người bằng cách thực hiện các quyền đã ghi thành luật pháp, nhất là bằng cách mỗi người tự nâng cao sự hiểu biết và quyền năng của mình…. Trong thời kỳ đảng Dân chủ xã hội mới được thành lập, với Cương lĩnh Eisenach năm 1869, có ghi rõ : bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp xã hội của những người tham gia bầu cử…… Thêm vào đó là luật cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án…..
«  Nhưng phong trào cộng sản thế giới đã quyết định cho mình một con đường đấu tranh khác, hiển nhiên với những hậu quả vô cùng khủng khiếp của nó. Phong trào này thiết lập lên một giai cấp thống trị mới, và đã thay thế sự thống trị cũ bằng sự thống trị mới….. Còn quyền tự do, công bằng, ấm no…. , người dân chỉ được nghe và ngóng chờ, chứ không thấy được thực hiện.
«  (Trích Bài Diễn văn của Tổng Thống Đức Joahim Gauck, đọc tại Leipzig ngày 23/05/2013, nhân kỷ niệm ngày thành lập 150 năm đảng Dân chủ Xã hội Đức). 
Thực vậy, đảng Dân chủ xã hội Đức được thành lập vào thời kỳ mà nước Đức, đúng ra là nước Phổ ( Prusse),  phát triển rất mạnh, dưới sự cai trị của vua Guillaume I, và thủ tướng Otto Bismark (1815 – 1898). Ông này nắm quyền 29 năm từ năm 1862, một năm trước khi Lassalle thành lập đảng Dân chủ Xã hội, cho tới năm 1890. Nước Đức trở thành đệ nhất cường quốc Âu châu thời bấy giờ và đã đánh thắng Pháp năm 1870. Sau khi Lassalle chết, hai người điều khiển đảng Dân chủ Xã hội Đức là Karl Kautski (1854 – 1938) và Eduard Bernstein (1850 – 1932).
Bernstein được coi như lý thuyết gia của đảng và tư tưởng của ông hoàn toàn chống lại tư tưởng của Marx. Ông quan sát sự phát triển mạnh mẽ của Đức thời bấy giờ, từ giữa thế kỷ 19 tới cuối thế kỷ này, ông nhận thấy xã hội Đức không phân chia làm 2 giai cấp, mà ít nhất là 3 giai cấp. Đồng ý là có giai cấp chủ và thợ, nhưng ở giữa có giai cấp trung lưu, xuất thân từ con cháu của giai cấp thợ, tiến thân được là nhờ chịu khó và học hỏi. Giai cấp này đã đóng vai trò chính và tích cực cho sự phát triển. Từ đó ông phản bác lý thuyết của Marx là không có tính chất khoa học, vì không đúng với sự tiến triển của xã hội.
Thêm vào đó, Bernstein cho rằng không cần phải làm cách mạng, nhất là cách mạng bạo động, như Marx chủ trương. Người ta có thể thay đổi xã hội, thay đổi đời sống công nhân qua một chế độ đại nghị, tôn trọng luật lệ, tôn trọng bầu cử tự do và tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong đó có quyền thành lập hội đoàn. Ông còn cho Marx là hồ đồ qua việc chỉ trích những người lãnh đạo đảng Dân chủ xã hội Đức là tay sai của tư bản (valets des capitalistes), trong quyển sách mà Marx viết chung cùng Engels chỉ trích Chương trình Gotha et d’Erfurt (1875, 1891) vào 2 kỳ đại hội của đảng này, cũng như hồ đồ qua việc cho rằng Nhà nước tức chính quyền cũng chỉ là công cụ, tay sai của tư bản. Vì ông quan sát nhà nước Đức từ giữa thế kỷ 19 cho tới cuối thế kỷ, qua chính quyền của Otto Bismark, thì ông thấy không phải lúc nào chính quyền cũng đứng về phía tư bản, mà chính quyền là trọng tài giữa tư bản và thợ thuyền, nhiều khi đứng về phía thợ thuyền nông dân nhiều hơn, như việc chính quyền đã ban hành luật xã hội đầu tiên của Âu châu (1883, 1889), theo đó người dân, nhất là thợ thuyền có quyền được bảo đảm về bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp và tuổi già.
Trong tinh thần đó, vào tháng 7/1889, các đảng Dân chủ xã hội, Xã hội của Âu châu, họp Đại hội thành lập ra Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, theo đó : 1) Vẫn giữ tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx ; 2) Nhưng chống lại tư tưởng độc tài vô sản ; 3) Chủ trương đi đến một nền cộng hòa đại nghị, người dân được tự do bầu cử người đại diện của mình, cho một quốc hội dân cử để đi đến một chính quyền dân cử thật sự.
Chúng ta nên nhớ là lúc này Marx đã chết, 1883, chỉ còn Engels. Cuối đời Marx và ngay cả Engels, hai người đều nhận thấy rằng có nhiều điều sai lầm trong lý thuyết của mình, vì có nhiều đồ đệ bỏ, chẳng hạn như Paul Lafargue, con rể Marx, người trước đó đã giúp Marx và Engels rất nhiều, như tóm tắt và dịch quyển Chống lại Durhing ( Anti – Durhing) của Engels ra tiếng Pháp, đã bỏ Marx, theo chủ nghĩa vô trị, khiến Marx phải nói câu: « Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng theo chủ nghĩa vô trị. » Ngay cả con gái của Marx, vợ của Lafargue, Laura Fargue, người đã dịch quyển Tuyên Ngôn thư ra tiếng Pháp, cũng bỏ Marx, trở về đạo của tổ tiên, tức Do Thái giáo.
Theo Claude Mazauric, người viết lời Mở đầu ( Lire le Manifeste) quyển Tuyên Ngôn thư, thì: « Người ta nhận thấy rằng, sau này, những đồ đệ của tác giả quyển Tuyên Ngôn, và ngay chính cả Engels, vào cuối đời, năm 1895, khi nhìn thấy tình trạng trưởng thành của Phong trào thợ thuyền và xã hội, họ đã đi đến giả thuyết cho rằng một nhà nước cộng hòa dân chủ và một cuộc bầu cử qua phổ thông đầu phiếu đã trở thành con đường duy nhất để những người thợ thuyền, nam hay nữ, có thể thoát khỏi sự thống trị của xã hội tư bản. «  ( Marx và Engels – Manifeste du Parti communiste – Traduction de Laura Lafargue, précédé de Lire le Manifeste par Claude Mazauric – trang 9 – Edition www.Librio.net – 1998). 
Trở về Đệ Nhị quốc tế Cộng sản, chúng ta thấy ngay từ lúc đầu đã có sự chia rẻ giữa «  khuynh hướng Trung« của Kautski và «  khuynh hướng cực đoan » của Lénine, vẫn giữ quan niệm « Độc tài vô sản «, «  cách mạng bạo động «. 
Vào tháng 2/ 1919, trước khi có việc tách ra của Lénine để lập Đệ Tam Quốc tế, Đệ Nhị có họp Đại hội ở Berne, rồi ở Genève ( tháng7/1920), tiếp theo đó là Đại hội ở Hamboug ( 1923) bởi những người xã hội khuynh hướng trung tả, mà về sau người ta thường gọi những người này là Đệ Nhị Một Nửa ( 2-1/2).
Đệ Nhị thực sự không hoạt động từ năm 1939, nhường chỗ cho Quốc tế Xã hội, thay vì là Quốc tế Cộng sản, và họp Đại hội từ ngày 30/06 tới ngày 03/07/1951, ở Franfort,  Đức. 
Quốc tế Xã hội được thành lập từ đó và hoạt động mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay bao gồm 180 thành viên trên toàn thế giới, trong đó có nước Đức và đảng Dân chủ Xã hội, vừa mới kỷ niệm 150 năm thành lập, giữ một vai trò rất quan trọng. 
Chúng ta biết, từ ngày đầu thành lập năm 1889, cho tới sau Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Quốc tế cộng sản có rất nhiều chia rẻ nội bộ, vì ý thức hệ, vì thái độ cần phải lấy trước khi thế chiến xẩy ra. Thế rồi thời gian trôi qua, Thế chiến xẩy ra, rồi kết thúc, lợi dụng tình thế trước khi thế chiến chấm dứt, Lénine, lúc đó đang sống lưu vong ở Thụy sĩ, tuyên bố: «  Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay dù phải nhượng đất để có hòa bình và có quyền. »
Vì lẽ đó mà chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I và Bộ Tham mưu đã tìm cách đưa Lénine về để cướp chính quyền. Hành động này của Bộ Tham mưu Đức rất là tính tóan và khôn ngoan, bắn một mũi tên  nhằm 3 con chim : 1) Lúc đó Bộ Tham mưu Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận lớn, Đông bắc với Nga của Nga Hoàng Nicolas I I, Tây nam với Pháp, giờ muốn dồn lực vào mặt trận chính tây nam ; 2) Ở trong phần lớn các nước Âu châu, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, không theo khuynh hướng của Lénine, rất mạnh, nhất là ờ Đức, chính quyền sợ có vụ dân nổi lên làm cách mạng, nên đã đánh lạc hướng bằng cách giúp Lénine về nước, làm giảm uy thế của cánh trung của Kautski trong Đệ Nhị Quốc tế ; 3) Đấy là chưa nói, khi Lénine về nước cướp được chính quyền, thì cử Trotski đi họp hội nghi Brest – Litovsk vào tháng 3/1918 với Đức và cắt đất cho Đức. 
Tuy nhiên khi lòng dân thay đổi, chán chế độ quân chủ, tình thế không cho phép, thì dù « Bắn mũi tên khôn ngoan «  thế nào chăng nữa cũng không cứu vãn được tình thế. Đức thua trận, chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I bị sụp đổ. Chẳng khác nào như sự sụp đổ của Liên sô và các nước cộng sản Đông Âu gần đây. Khi lòng dân đã đổi chiều, khi mà tình trạng xã hội đã không còn cách cứu chữa, đến nỗi trước khi chết, Brejnev phải than lên : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là giả, công chức đến sở làm việc là để chỉ có mặt, sau đó thì đi coi hát hay đi làm việc riêng ! «.
Nhiều người đỗ lỗi cho Gorbatchev. Nhưng không phải vậy. Gorbatchev chỉ muốn sửa đổi, cải cách chế độ. Nhưng « chế độ cộng sản gần như không thể cải cách, mà phải thay đổi «, như Boris Eltsine nói, thêm vào đó lòng dân đã quá chán ngán và tình trạng đã trở nên quá trầm trọng.
Trở về với Quốc tế Cộng sản, sau khi được Bô Tham Mưu Đức, đưa từ Thụy sĩ về trong một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có cả mấy người tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi, được sự giúp đỡ tiền bạc của Đức, với số tiền này, Lénine đã đưa cho Trotsky tổ chức những khóa học cho đội cảm tử cách mạng ( Commendots révolutionnaires ), đợi thời cơ đảo chính cướp chính quyền. Và chuyện đến đã đến : Tháng mười năm 1917, Trotsky đã làm cuộc đảo chính chính quyền Kérensky thuộc đảng Xã hội Thợ thuyền Nga, nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản.
Sau khi cướp được chính quyền vào đầu năm 1918, Lenine đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lập pháp. Tuy nhiên kết quả bầu cử cho thấy phe của Lénine đã bị lâm vào thiểu số. Lénine lấy quyền lúc đó là đang nắm cơ quan hành pháp, giải tán quốc hội này. Hành động này của Lénine và những người của Đệ Tam mà Lénine lập ra sau này, chẳng coi bầu cử và ý dân là gì cả. Chính vì vậy mà bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng đấu tranh trong Đệ Nhị, đã viết thư cho ông vào cuối đời bà, 1919, như sau : « Đảng và nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng để phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội : Đó là tôn trọng tự do và dân chủ «. 
Đây là điểm khác biệt chính và lớn nhất giữa Đệ Nhị và Đệ tam Quốc tế Cộng sản. 
IV) Đệ Tam Quốc tế Cộng sản 
Sau khi cướp được chính quyền, sau gần 2 năm nội chiến, tháng 3/1919, Lénine (1870 – 1924) lập ra Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.
Như trên đã nói, Lénine vẫn tin ở tư tưởng bạo động lịch sử, cách mạng tất yếu; nhưng những biến cố xẩy ra ở Hung gia lợi năm 1918 và ở Đức năm 1919, làm Lénine thất vọng, quay sang hy vọng ở phía đông, ở Á châu, vì vậy Lénine đã ký Hiệp ước thân thiện với Tôn dật Tiên năm 1923, giúp họ Tôn mở trường Hoàng Phố ở Quảng Đông, mở trường Tôn dật Tiên, lúc đầu ở Moscou, sau đó là trường Đông Phương. Trong Đại hội lần thứ 4, năm 1923, đại hội cuối cùng của Đệ Tam với sự có mặt của Lénine, ông tuyên bố: « Chủ nghĩa cộng sản sẽ đi qua cửa ngõ Tân đề li (Ấn độ), Bắc kinh ( Tàu), rồi sau mới tới Bá linh (Đức) và Paris ( Pháp)… ».
Về trường Đông phương, những người cộng sản sau này thổi phồng lên là đại học, trên thực tế thì trình độ rất thấp; vì để được vào học, chỉ cần chứng chỉ làm việc thợ thuyền trong 2 năm ở một hãng xưởng. Chương trình học có lý thuyết đơn giản về cộng sản, còn phần lớn là dạy phá hoại, hoạt động bí mật, chẳng hạn để được nhận vào, học viên phải tự mình làm ra 2 phiếu lý lịch giả và phải học thuộc lòng.
Sau khi họp Đại hội lần thứ 4 của Đệ Tam, thì Lénine chết. Người chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là Zinoviev (1919 – 1926), sau đó được thay thế bởi Boukharine (1926 –  1929), rồi Molotov (1929 – 1934), Manouilski, cuối cùng là Otto Kuusisen.
Đệ Tam bị Staline giải tán vào ngày 15/5/1943). 
Vì vẫn tin ở bạo động lịch sử, những người chóp bu của Đệ Tam, thực ra là của đảng Cộng sản Liên sô, tiêu biểu là Trotsky (1879 – 1940), nắm Nhà nước và quân đội, và Staline (1879 – 1953), nắm Đảng, đã xẩy ra cuộc đấu đá, tranh quyền giữa 2 người rất là khốc liệt. Hai người đã công khai dùng hết tất cả phương tiện của mình, một bên là nhà nước, một bên là đảng tố cáo nhau là phản cách mạng, là phản dân tộc, phản con đường đã vạch ra bởi Lénine. Tuy nhiên, vì theo như Lénine khi lập ra đảng cộng sản Liên sô, thì đặt đảng này trên tất cả mọi tổ chức, nay Staline nắm đảng, nên phần thắng đã về Staline.
Mặc dầu Totsky được những người như Zinoviev, Kamanev ủng hộ lúc đầu, nhưng sau cũng thua.
Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981. Kamanev, người rất quan trọng trong thời Lénine, sau đó bị Staline kết án tử hình, trong một phiên tòa nổi tiếng được gọi là Phiên tòa Moscou vào năm 1935. Nó chẳng khác gì những phiên tòa của Đức Quốc xã Hitler, vì lúc này Hitler đã lên nắm quyền ở Đức. 
Trotsky bị bị tước hết quyền hành năm 1925, bị loại khỏi đảng năm 1927, bị đi đày, rồi bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1929. Sau đó ông lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi bị Staline cho người theo dõi và ám sát chết ở Mễ tây cơ năm 1940. Ông có viết nhiều sách, nhưng theo tôi nghĩ, 2 quyền quan trọng sau này trước khi chết và có liên quan đến Đệ Tứ, đó là : Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) và quyển Cách mạng bị phản bội ( La Révolution trahie).
Trở về với Đệ Tam Quốc tế Cộng sản và tình hình Liên bang sô viết sau khi Lénine chết và sau khi Trotsky bị trục xuất, thì Staline nắm tất cả mọi quyền hành, từ Đệ Tam cho tới tình hình chính trị của Liên sô.
Staline đã làm những cuộc thanh trừng vô cùng đẫm máu và khốc liệt. Suốt từ khi nắm trọn quyền cho tới khi chết, thanh trừng trong Đảng, 90% người của Trung Ương và Bộ Chính trị và 90% sỹ quan cao cấp trong quân đội. Những cuộc thanh trừng và đàn áp giết dân này, có sử gia cho rằng có 20 triệu người chết vì ông ta và chế độ Cộng sản Đệ Tam, có người nói con số lên đến 35 triệu. 
VI)   Cuộc đấu đá giữa Staline và Trotsky 
Hai người tố cáo lẫn nhau là phản bội. Nhưng câu hỏi đến với chúng ta, đó là: Ai phản bội ai ? Phản bội Marx, Engels, phản bội Lénine ?
Như trên chúng ta vừa nhận định, về cuối đời Marx (1883) và nhất là Engels (1895) đã hoài nghi về quan niệm  « Độc tài vô sản « và «  cách mạng bạo động ».Trong khi đó con gái, con rể và các đồ đệ của Marx lại chấp nhận tư tưởng cho rằng con đường giải phóng thợ thuyền khỏi sự bóc lột của tư bản là một thể chế cộng hòa, đại nghị, trong đó quyền tự do bầu cử, tự do hiệp hội phải được tôn trọng. Đó là con đường duy nhất và hay nhất. 
Ở điểm này chúng ta thấy không phải chỉ Staline, Trotsky mà ngay cả Lénine đã phản bội Marx.
Thêm vào đó Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra và thực hiện ở những nước kỹ nghệ. Trong khi đó Lénine, Staline và Trotski làm cách mạng cộng sản ở nước Nga, vào lúc đó phần lớn là nông nghiệp, lạc hậu, phần nhỏ mới kỹ nghệ. 
Marx không bao giờ chủ trương độc đảng. Ngay trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản, Marx để nguyên một chương cuối với đề tựa: « Lập trường của những người cộng sản đối với những đảng đối lập khác «  ( Position des communistes envers les différents partis d’opposition.) ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 59 – Nhà xuất bản Union générale d’Eđitions – Paris 1962), Trong khi đó thì Lénine trong đó có cả Staline và Trotsky chủ trương độc đảng. 
Phản bội đối với Lénine ? 
Nhiều người cho rằng Staline trung thành với Lénine hơn Trotsky. Họ đã lầm. Bề ngoài, trên lý thuyết, thì Staline tỏ vẻ trung thành với Lénine, vì ông đã viết quyển sách «  Những nguyên tắc của chủ nghĩa Lénine « ( Les principes du léninisme ); nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay qua sử liệu, thì Lénine bị bệnh giang mai ( syphilis) vào giai đọan cuối, nhiễm vào tủy và óc, nên bị liệt nửa người. Người lo chăm sóc cho Lénine không ai khác hơn là Staline. Vào cuối đời, Lénine đã ý thức được tính cách không tưởng của chủ nghĩa Marx qua kinh tế tập trung, nên ông đã làm chính sách Kinh tế mới ( NEP), và sự lầm lẫn của mình qua việc chủ trương độc đảng, đặt đảng lên trên mọi tổ chức của quốc gia, và nhất là việc trao cho Staline nắm đảng. Ông muốn loại Staline khỏi chức vụ này, đã viết thư cho Trung Ương đảng, nhưng Staline đã cài người quanh Lénine, bức thư trao cho một người y tá, nhưng bị Staline giữ lại. Từ đó, ông đã hại Lénine bằng cách cho liều độc dược cao, vì lúc này chưa có thuốc trụ sinh để chữa bệnh giang mai, chỉ có thể làm giảm đau qua việc uống độc dược. Staline cho Lénine uống liều độc dược cao, đi đến chỗ chết, chính vợ Lénine đã tố cáo Staline.
V I I )  Sự ra đời của Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, sự tương đồng và khác biệt giữa Đệ Tam và Đệ Tứ 
Sau khi bị tước mọi quyền hành năm 1925, bị trục xuất khỏi Đảng năm 1927, khỏi Liên sô năm 1929,  sống lẩn trốn và hoạt động bí mật ở châu Âu, chống Staline, lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi trốn sang Mễ tây cơ, Trotsky vẫn bị Staline cho người theo dõi, và ám sát chết năm 1940 ở nước này.
Đệ Tứ Cộng sản qui tụ tất cả những người cộng sản, bất mãn với Staline và Đệ Tam, hoạt công khai hay bí mật trong những đảng, những phong trào thợ thuyền cực tả ở những nước Tây Âu, tất nhiên không thể nào ở những nước cộng sản theo Staline, chẳng hạn như ở Việt Nam, những người theo Đệ Tứ như Tạ thu Thâu, Phan văn Hùm v.v… đều bị trù dập, thủ tiêu bởi đảng Cộng sản ( theo Đệ Tam). 
Có người nói không có gì khác biệt giữa Staline và Trotsky, giữa Đệ Tam do Lénine lập ra, Staline kế tiếp, và Đệ Tứ do Trotsky lập ra ? 
Lời nói trên cũng không sai, vì cả 2 tổ chức đều lấy lý thuyết của Marx làm nền tảng, vẫn giữ quan niệm bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và quan niệm độc tài vô sản. Tuy nhiên cũng có điểm khác biệt, nhất là từ khi Staline đưa ra quan niệm «  Cộng sản trong một nước « ( Communisme dans un seul Etat ), cho rằng phải xây dựng củng cố chế độ cộng sản trong nước Liên sô trước tiên, rồi sau đó mới nghĩ đến việc bành trướng ra thế giới. Trotsky đã chỉ trích mạnh mẽ quan niệm này, cho rằng làm như vậy chỉ làm thui chột nhuệ khí cách mạng cộng sản ở trên thế giới và hơn thế nữa chỉ gói ghém tinh thần đế quốc, làm cho tinh thần cách mạng cộng sản thế giới bị phản bội. Trotsky nói đến Cách mạng bị phản bội ( Révolution trahie) là như vậy.
Người khác cho rằng : Nếu Đệ Tam quốc tế không do Staline lãnh đạo, mà do Trotsky lãnh đạo, thì lịch sử nhân loại không có những trang sử đau thương và đẫm máu, với cả trăm triệu người chết, vào thế kỷ 20. Dầu sao đây cũng chỉ là một giả thuyết và lại dùng chữ nếu. Người Pháp có câu châm ngôn: «  Với chữ nếu, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong một cái chai ». Nói rằng Đệ Tứ ít bạo động hơn Đệ Tam, ít giết người, và hơn thế nữa những người Đệ Tứ còn bị giết bởi người Đệ Tam. Nhưng hoàn cảnh lịch sử có khác. Đệ Tứ không có nắm quyền, nếu có quyền thì cũng tàn sát như Đệ Tam, vì vào thời đầu Cách mạng Liên sô 1917, lúc đó Trotsky là người thứ nhì sau Lénine, đã có những cuộc tàn sát đẫm máu ở Nga. Chính Trotsky cho rằng  phải phát động nội chiến để tiêu diệt, nhận chìm ( noyer) những khó khăn nội bộ. Ông còn chủ trương Cách mạng liên tục. Ông viết quyển Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) là thế. Những tổ chức của Đệ Tứ, ở những nước tây Âu, nhiều khi bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, không được hoạt động là vì tính bạo động của nó. 
Hơn bao giờ hết, khi nói đến Quốc tế Cộng sản, chúng ta đừng vơ đũa cả nắm, mà cần phân biệt giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai Quốc tế Cộng sản đã có dịp nắm quyền là Đệ Nhị, như đảng lao Động bên Anh, đảng Xã hội bên pháp, đảng Dân chủ Xã hội bên Đức mà họ vừa mới kỷ niệm 150 năm ngày thành lập, và nhiều đảng xã hội bên bắc Âu và Đệ Tam với những nước như Liên Sô, Đông Âu, trước đây và ngày hôm nay còn lại với Trung cộng và Việt cộng. Chỉ có những chính quyền của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản mới độc tài, giết người, bắt đầu từ Lénine qua Staline, Mao, Hồ và Pol Pot. 
Nhưng câu hỏi đến với chúng ta là tại sao như vậy. 
Như trên tôi đã  trích câu nói của một nhà tư tưởng: « Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý, sự thật và còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo. » 
Và không đâu xa, một người Việt Nam, ông Lê xuân Tá, đã từng là Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đã viết: « Sự ngu dốt và thấp hèn, tự nó không đáng trách và không làm nên tội ác. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực và cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Và con quỷ này, hơn bao giờ hết, nó ý thức rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó, chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh. Nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạng Hồng vệ Binh bên Tàu là thế. Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Tuy nhiên, vì nó là ngu dốt và thấp hèn,  nên những thứ này, lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. » 
Câu này không những đúng cho những người Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mà đúng cho cả Marx, Engels, Lénine, Staline, Mao, Hồ và Pol Pot. 
Chúng ta đừng nghĩ những người có học cao mà không ngu dốt, càng có học cao, mà càng mù quáng, tin thái quá vào một chủ thuyết, thì không còn thấy đâu là sự thật, chân lý và khoa học (1). 
Bắt đầu bằng Marx, vì ông quá tin tưởng vào những điều ông viết; nhưng ngày hôm nay người ta thấy nó phản sự thật, phản khoa học.
Tiếp theo là đồ đệ của ông, ngoài việc mù quáng tin vào lý thuyết của Marx, lại được trao quyền lực và đã có sẵn vi trùng ghen tỵ là tư tưởng đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, đã biến lý thuyết ông trở thành giáo điều, những ai chống lại đều phải loại bỏ, trở thành một sự lừa đảo, và hơn thế nữa trở thành quỉ, như ông Lê xuân Tá nói. 
Lénine thì được bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Âu thì được Đệ Tam Quốc Tế lúc đầu, sau đó là Liên sô trao quyền. Mao, Hồ, Kim nhật Thành, Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền, trao quyền lực, và cấy vào vi trùng ghen tỵ là lý thuyết đấu tranh giai cấp. 
Vì lẽ đó mà nhân loại có những trang sử đẫm máu nhất vào thế kỷ 20, với 100 triệu người là nạn nhân của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, được chia ra như sau :
- Liên sô, 20 triệu người chết.
- Tàu, 65 triệu người chết.
- Việt Nam, 1 triệu người chết.
- Bắc Hàn,   2 triệu.
- Căm bốt,   2 triệu.
- Đông Âu,  1 triệu.
-  Châu Mỹ La tinh, 150 000 người chết.
-  Phi châu, 1,7 triệu người chết.
-  A phú hãn, 1,5 triệu người.
-  Những phong trào cộng sản và những đảng cộng sản khác không nắm chính quyền, nhưng theo Đệ Tam, hàng chục ngàn người chết.
( Theo Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek, Jean Louis Margolin – Le Livre Noir du Communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Laffont – Pháp – 1997).
Bởi vậy Quốc hội Âu châu đã biểu quyết đạo luật 1481 kết án cộng sản, tức Đệ Tam, là diệt chủng, và  ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Liên sô trước đây, đã nói: « Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng cộng sản ( tức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản – Lời của người viết bài này); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ».
Dân tộc Nga và Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản.
Dân tộc Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba hãy can đảm vùng lên viết lại trang sử mới cho chính mình.
Paris ngày 11/09/2013
Chu chi Nam

Mỹ Yên: chính sách cũ với những tội ác mới

Mỹ Yên: chính sách cũ với những tội ác mới
Giáo phận Vinh vui mừng đón một tân Giám mục phụ tá với niềm hân hoan thêm một chủ chăn. Niềm vui chưa trọn thì sau đó là những thông tin nhói lòng về tội ác đẫm máu của nhà cầm quyền CS tại Nghệ An đối với tín hữu Công giáo tại Mỹ Yên đã vang dậy khắp mọi nơi.
Number of View: 2198
Câu chuyện Mỹ Yên đã được các hãng thông tin Quốc tế và trong nước đề cập, song có lẽ nhiều nhất, nhanh chóng nhất, chân thực nhất lại là hệ thống Internet, một công cụ đã biết mỗi người dân thành một nhà báo tự do. Những thông tin được cập nhật qua mạng này đã phản ánh sự thật những gì nhà cầm quyền Nghệ An đang biểu diễn trước con dân mình thể hiện sự bạo tàn và bất lương, hèn hạ cũng như một tình trạng mục ruỗng đến tận căn nguyên của một nhà nước Cộng sản. Những thông tin đó càng chứng minh rõ hơn sự hài hước thay cái gọi là “nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Thực tế đã chứng minh sự thảm hại của cụm từ “nhà nước pháp quyền”, “sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.  
MyYen (1)
Bất minh từ bản chất, độc tài từ tư tưởng
Ở bất cứ đất nước nào, sự quang minh, chính đại là điều bắt buộc phải có của một thể chế cầm quyền, nếu muốn tồn tại sự tín nhiệm, khuất phục hoặc sự tôn trọng của người dân. Ở đó, không chỉ là sự minh bạch trong việc cầm quyền, mà cả trong mọi cách thực thi quyền bính.
Ở đó, người dân được tự chọn cho mình bản Hiến pháp thể hiện ý chí, nguyện vọng thật sự của nhân dân. Bản Hiến pháp là cơ sở để xây dựng một xã hội theo ý nguyện của người dân. Hoàn toàn không có bất cứ một nhóm, một đảng phái nào tự cho mình được quyền ngồi lên đầu, lên cổ công dân cả nước để tự xưng là đạo đức, là văn minh và áp đặt cho họ một cái ách buộc phải mang, như Điều 4 cái gọi là Hiến pháp Việt Nam hiện nay.
Ở đó, những cuộc bầu cử, những cuộc vận động tranh cử… luôn luôn có người dân và lực lượng truyền thông độc lập giám sát nghiêm túc trong mọi khâu. Để từ đó, bầu ra một bộ máy cầm quyền thật sự phù hợp ý chí của người dân. Và cũng ở đó, với bộ máy được bầu cử minh bạch đều thực thi nhiệm vụ của mình được công dân giao phó một cách minh bạch.
Ở đó, hoàn toàn khác Việt Nam chúng ta.
Ở đây, chúng ta có một đảng theo Chủ nghĩa Mác – Lênin (một thứ chủ nghĩa đã có vị  trí trong sọt rác lịch sử) làm kim chỉ nam cho hành động, ngang nhiên tự coi mình là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, là lương tâm thời đại. Mục đích là để nhảy lên cổ toàn thế 90 triệu người dân để làm “đầy tớ”. Và nói theo cách nói dân gian thì “không cho tao làm đầy tớ, tao đánh bỏ mẹ chúng mày”
Ở đây, chúng ta có một “Quốc hội của toàn dân” về ngôn ngữ, nhưng ở đó hơn 85% là đảng viên CS. Số lượng người không phải đảng viên CS luôn được khống chế ở một tỷ lệ rất thấp. Để đề nghị “Quốc hội” một việc gì đó đưa ra bàn bạc, ít nhất phải có tỷ lệ đại biểu lớn hơn tỷ lệ ngoài đảng Cộng sản kia. Vì thế, chỉ cần đảng yêu cầu, thì Quốc hội luôn là công cụ để thực hiện. Tất cả những ý kiến còn lại ngoài ý đảng, dù hợp lòng dân thì vẫn vứt vào sọt rác thậm chí là người nêu ý kiến được mời vào tù.  
Cũng vì thế, cái gọi là Quốc hội luôn luôn là của Đảng, nhưng lại mang danh của Nhân dân – Một sự lập lờ, lấp liếm đánh lận con đen bất chính. 
Chính từ sự thiếu minh bạch đó, cái gọi là Quốc hội của dân sẽ đẻ ra bộ máy điều hành đất nước này một cách bất minh. Hẳn nhiên, bộ máy này điều hành đất nước theo đúng bản chất ban đầu: Không minh bạch, thiếu rành mạch và không công khai. Tất cả đều được coi là “hợp pháp” miễn phù hợp mục đích là bảo vệ Đảng CS giữ vị trí cai trị đất nước, dân tộc. Thực chất là bảo vệ nhóm lợi ích mang tên Đảng Cộng sản. 
Ở đây, để bảo vệ nhóm lợi ích và thể chế độc tài, không cách nào khác là phải duy trì hệ thống công an trị.
  Bắt nguồn từ việc bảo vệ thể chế độc tài, mọi tư tưởng khác biệt với tư tưởng vô thần của cái gọi là CN Mác – Lenin đều nằm trong chiến lược tiêu diệt về lâu dài, hạn chế trước mắt. Tôn giáo nói chung, đặc biêt là công giáo nói riêng đều nằm trong đối tượng phải xóa bỏ, tiêu diệt của Chủ nghĩa Mác – Lenin duy vật.
  Cũng bắt nguồn từ thể chế độc tài, việc thực thi luật pháp nghiêm minh là điều không thể tồn tại. Bởi ở đó, không có tam quyền phân lập. Tất cả chỉ phụ thuộc ý muốn của đảng CS cầm quyền.
   Mỹ Yên, phơi bày bản chất
  Bắt nguồn từ hệ thống công an trị, nhân viên công lực ngày càng lộng hành, bất chấp luật pháp. Còn luật pháp chỉ nhằm trói chặt người dân.
  Vì thế, câu chuyện Mỹ Yên đã thể hiện đầy đủ mọi nét, mọi yếu tố để nói lên tính chất của một chế độ độc tài vô thần, một nhà nước đã được nhân dân ưu ái phong tặng danh hiệu “Hèn với giặc, ác với dân”. Điển hình là một nhà nước bất chấp lương tâm làm người, bất chấp luật pháp do chính mình đặt ra.  
Thử xem lại vài chi tiết: 
camketNếu có một nhà nước pháp quyền, nhân viên công lực thực thi nhiệm vụ, hẳn nhiên sẽ biết rằng không thể đóng vai côn đồ, không thể làm trái quy định của pháp luật là đầy đủ sắc phục khi làm việc với nhân dân. Vì thế sẽ không bao giờ dám chặn xe, gây sự với giáo dân khi họ thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.  
Ở đây, chỉ vì thói cậy quyền, cậy súng, hoặc cậy mình là Công an nên có thể làm những việc khuất tất mà không bị trừng trị. Các nhân viên công an đã không cần sắc phục, không ngại số ít ngang nhiên chặn xe, hạch sách gây sự với giáo dân. Hẳn nhiên khi bị người không mang sắc phục, không xuất trình giấy tờ, đêm hôm chặn xe thì người dân phải có phản ứng tự vệ. Và cuối cùng, khi sự việc xảy ra xô xát, mời lòi mặt ra mấy bộ đồ công an.
Thực tế, trong đất nước này, chuyện công an đi  chấn lột, đi cướp của giờ đã không còn là chuyện lạ. Nếu có một nhà nước pháp quyền, sau khi bị người dân tấn công vì vi phạm luật pháp, chặn xe người dân đêm hôm. Thì đương nhiên cơ quan pháp luật phải trừng trị thẳng tay những cán bộ hư hỏng vi phạm pháp luật đó dù họ là ai. Đồng thời tổ chức xin lỗi người dân đã bị xâm hại.  
Thế nhưng, nếu vậy thì đâu còn là nhà nước độc tài và chế độ công an trị. Từ thái độ nhờ cậy, xin xỏ để thoát ra khỏi cảnh trớ trêu, họ đã quay ngược lại biến thủ phạm thành nạn nhân. 
Nếu có một nhà nước pháp quyền, sẽ không có cảnh công dân bị bắt âm thầm, khủng bố ngoài đường, ngoài chợ như xã hội đen. 
Nếu có một nhà nước pháp quyền, hẳn nhiên câu nói “miệng quan, trôn trẻ” sẽ không đúng trong trường hợp này. 
Nếu có một nhà nước pháp quyền, lời hứa của quan chức, hẳn nhiên là lời hứa của cơ quan công quyền, những kẻ cầm quyền, cầm con dấu đã hứa, sẽ phải thực hiện trước “ông chủ”. Thế nhưng, họ đã giăng bẫy để phản bội lại nhân dân, bội ước với chính lời hứa của mình, biến con dấu in hình Quốc huy thành một trò chơi bẩn thỉu và hèn hạ.
  Và tội ác đã được thực hiện bằng công an, bằng súng, đạn, chó nghiệp vụ, bằng quả nổ, bằng hơi cay. 
Bẩn thỉu hơn, những thông tin trên mạng đã vạch rõ rằng: Tội ác còn được thực hiện bằng những âm mưu khiêu khích, đưa côn đồ đến gây loạn để kiếm cớ tấn công, đổ tội nhằm đàn áp người dân lành vô tội. 
MyYen (4)Và máu người dân lành vô tội đã đổ, những người dân một nắng, hai sương cần cù chịu khó, làm ra từng hạt gạo, từng đồng xu nhỏ đến nộp nuôi chính hệ thống đang lừa đảo, trấn áp mình. 
Thế rồi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Cơn lên đồng kích động dọa nạt giáo dân, đe dọa một cộng đồng tôn giáo bằng súng, đạn, nhà tù và sự dối trá đê hèn đã lên cơn hòng che đậy sự thật đáng xấu hổ của chính mình. 
Điều không ai còn lạ, là những vở diễn cũ lại được đưa ra áp dụng. Tiếc cho họ rằng, vở diễn kia đã quá cũ rích và người dân không còn lạ những ngón đòn bẩn thỉu đó. 
Điều không ai còn lạ, là sự đổi trắng, thay đen, chuyển bạn thành thù nhanh chóng như trở bàn tay của những người Cộng sản. Tiếc thay cho họ, thời này không còn là những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà người dân công giáo dù đã có cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại xảy ra, thì một bộ phận còn lại ở miền Bắc vẫn phải chấp nhận làm công dân hạng hai, không dám mở mồm, không dám lên tiếng. 
Điều không ai còn lạ, là dù muôn ngàn lời lẽ đẹp đẽ, mỹ miều đã thốt ra mọi nơi, mọi lúc rằng đoàn kết, rằng tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tôn trọng quyền làm người thì chính sách lũng đoạn, kỳ thị và tiêu diệt tôn giáo vẫn tồn tại bất di bất dịch.  
Vẫn là chính sách cũ, thủ đoạn cũ nhưng được thực hiện bằng những tội ác mới.
  Hà Nội, 14/9/2013  
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Chính sách đất đai bất cập
hay là vấn đề “lợi ích nhóm”
 và sự vô cảm của những kẻ thực thi

Nguyễn Trọng Bình
 
 
Những bất cập liên quan quan đến chính sách đất đai hiện nay trên bình diện vi mô lẫn vĩ mô đã được bàn nhiều. Đã có những kiến nghị điều chỉnh, sửa chữa những bất cập ấy cho phù hợp với tình hình thực tế từ các chuyên gia trong lĩnh vực này lẫn những người trong cuộc (những người trong bộ máy công quyền trực tiếp thực thi). Nói cách khác, hiện nay hầu như mọi người đều thừa nhận một cách nôm na rằng “luật đất đai không theo kịp tình hình thực tế”. Điều ấy cũng có nghĩa là, dù muốn dù không những người thực thi chính sách đất đai hiện nay buộc lòng phải căn cứ vào những văn bản luật hiện hành để giải quyết những vấn đề có liên quan. Đây là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những người đang thực thi hiện nay có thật sự tuân thủ luật hay không? Ngoài ra, trong hoàn cảnh mà ai cũng biết “luật đang không theo kịp thực tế” thì trước những vấn đề nảy sinh, “những người có trách nhiệm” đã làm gì để đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân một cách thấu tình đạt lý nhất? Và từ góc nhìn tất cả phải đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, phải “vì dân mà phục vụ” thì những người đang trực tiếp thực thi chính sách đất đai hiện nay có thật sự là những “công bộc” của dân hay chưa? Những tiếng súng của Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết... liên tiếp nổ ra gần đây cùng hàng ngàn đơn khiếu kiện vượt cấp của nhân dân trên cả nước hiện nay cho chúng ta thấy điều gì?
1. Từ chuyện “lợi ích nhóm”....
          Bàn về những vấn đề bất cập của chính sách đất đai hiện nay không ít đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên báo giới thời gian qua rằng, chính sách đất đai hiện tại vô tình tạo ra kẽ hỡ cho tham nhũng; là “môi trường thuận lợi” để các “nhóm lợi ích” “đi đêm” với nhau để chèn ép người dân thấp cổ bé miệng. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là ở các dự án thu hồi đất mà chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư không sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại... với danh nghĩa phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Nhà đầu tư trong trường hợp này với đầu óc của một “con buôn” họ sẽ tìm mọi cách để có được dự án từ đó kinh doanh kiếm lời. Và một trong cách làm để kiếm lời nhiều nhất là làm sao giảm thiểu tối đa chi phí giá thành đầu tư của dự án. Trong đó đặc biệt nhất là vấn đề làm sao bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi càng thấp càng tốt. Lúc này, mọi “công cụ” để thực hiện họ đều dựa vào chính quyền địa phương – nơi tiến hành dự án thu hồi đất của dân. Không cần nói ra thì mọi người cũng biết, có “một bộ phận không nhỏ” lãnh đạo địa phương tha hóa, biến chất đã không ngần ngại tiếp tay với họ nhằm ép người dân bằng chính sách hỗ trợ bồi thường mà họ biết rất rõ là đã “lạc hậu so với tình hình thực tế”. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên những bất đồng về giá cả đền bù hỗ trợ giữa người dân và chính quyền địa phương dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Trong nhiều trường hợp người dân chỉ biết cắn răng kêu trời vì bị “cướp đất một cách có tổ chức”.
          Một biểu hiện khác liên quan đến vấn đề “lợi ích nhóm” hiện nay đó là sự thiên vị trong vấn đề hỗ trợ bồi thường dành cho các “anh Hai, anh Ba” – vốn là “lãnh đạo cấp cao” ở địa phương. Tuy đất của “anh Hai, anh Ba” cùng loại với đất của bao người dân khác nhưng lại được ưu ái đền bù với “giá khủng” ngược lại người dân bị đền bù với “giá bèo”; anh Hai, anh Ba được bố trí chỗ tái định cư ở vị trí đắc địa, còn người dân thì phải bốc thăm theo kiểu “hên, xui”...
Cũng có trường hợp ưu ái cho “anh Hai, anh Ba” bằng cách quy hoạch sao cho đất nhà của “anh Hai, anh Ba” từ trong hẻm trở thành mặt tiền; hoặc không thì điều chỉnh dự án, hay “nắn đường” thẳng thành đường vòng sao cho đâm vô nhà của người dân nào đó mà “né” nhà của “anh Hai, anh Ba” đi...
Rõ ràng trong những trường hợp như thế này, vì lợi ích riêng tư, nên giờ đây mọi ý kiến, đơn thư, kiến nghị của người dân liên quan đến chính sách đất đai phần nhiều đều không được những người “có trách nhiệm” lắng nghe hay xem xét giải quyết tường tận, thấu đáu. Đa phần người dân đi khiếu kiện trong trường hợp dự án bị các “nhóm lợi ích” chi phối thường họ sẽ hận được câu trả lời là sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương hoặc không là những quyết định với nội dung “bác đơn” của đương sự với lý do “không có cơ sở để giải quyết”. Bất bình vì quyền lợi chính đáng của mình bị xâm phạm nhưng không ai cứu xét, không ít người dân đã phẫn nộ và trong nhất thời họ đã có những hành động phản kháng tiêu cực âu cũng là một lẽ tất yếu.
2. Đến sự vô cảm...
Có thể nói, hạt sạn lớn nhất trong vấn đề khiếu kiện liên quan đến chính sách đất đai hiện nay gây nên những bất bình và phẫn uất trong nhân dân chủ yếu xoay quanh cơ chế thu hồi và bồi thường hỗ trợ cho người dân do chính quyền địa phương thực hiện mỗi khi có dự án thu hồi đất. Tuy thế, hiện nay khi người dân khiếu kiện về giá cả bồi thường quá thấp và không thỏa đáng thì những người thực thi luôn miệng khẳng định họ đã làm đúng luật và đúng quy trình. Thực tế có đúng như vậy không? Nếu đúng như thế thì tại sao trong thực tế người dân càng ngày càng bức xúc, bất bình nhiều hơn dẫn đến khiếu kiện vượt cấp hay thậm chí là “tự giải quyết” như trường hợp Đoàn Văn Vươn trước đây hay Đặng Ngọc Viết vừa rồi?
Nếu căn cứ vào tinh thần chung của luật đất đai hiện hành thì rõ ràng phần nhiều chính quyền địa phương đang thực thi chính sách về đất đai đã làm không đúng. Bởi lẽ, trước hết tinh thần chung của luật đất đai liên quan đến chính sách hỗ trợ bồi thường thì dù có áp dụng theo cơ chế nào đi chăng nữa cũng phải đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ bồi thường cho người dân từ bằng hoặc hơn giá trị đất và tài sản trên đất để họ đủ điều kiện để tìm chỗ hoặc nơi sinh sống mới ổn định về sau. Từ đây chúng ta thử đặt vấn đề; người dân đang sống yên ổn, công việc làm ăn đang thuận lợi, mồ mả ông bà tổ tiên đang yên vị; “đùng một cái” chính quyền quy hoạch công trình, dự án nào đó (nhất là những công trình kêu gọi đầu tư với mục đích kinh doanh thương mại) chính quyền bắt người dân dọn đi chỗ khác để sống nhưng giá bồi thường mà họ đưa ra như ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội gần đây “1 mét vuông đất không mua được 1 tô phở” thì thử hỏi có vô lý và bất công không; đền bù hỗ trợ cho người dân như thế thì bằng hoặc hơn ở chỗ nào? Như thế thì có khác gì người dân đang sinh sống yên ổn thì chính quyền đến kêu ra... gầm cầu mà ở đi; mồ mả tổ tiên ông bà thì (xin lỗi) hốt lên mang theo? Như thế kêu họ làm sao không phẫn uất, không bất bình? Rõ ràng, vấn đề này xét trên cả hai phương diện luật pháp và đạo đức xã hội đều không thể chấp nhận được; ở chỗ này chỉ có thể nói đây là sự vô cảm thậm chí là tội ác của những người thực thi chính sách đất đai trước tình cảnh khốn khó của người dân khi phải tìm chỗ ở mới để an cư lạc nghiệp. Nếu là con người; là lãnh đạo có lương tri không ai làm thế với đồng loại mình, đồng bào mình, nhân dân mình nhất là chính họ chứ không ai khác đã từng cầm lá phiếu bầu chọn cho mình trước đó. Thử hỏi, anh làm chính sách kiểu gì mà khi có vấn đề nảy sinh thì lại đẩy tất cả những rủi ro về phía người dân để họ phải một mình gánh chịu? Luật do anh định ra, nhưng bản thân anh cũng nhìn thấy luật đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế thì anh phải là người chịu trách nhiệm chính và trước tiên chứ không phải người dân. Trong trường hợp này, anh không thể máy móc và cứng nhắc bám vào những điều khoản đã lạc hậu (đang chờ cập nhật, sửa đổi, bổ sung) để nói rằng mình đã làm “đúng luật”, “đúng quy trình” mặc người dân có sống chết ra sao cũng không thèm quan tâm, không thèm đối hoài...
Đó là chưa nói, ở đây với tư cách là những người đứng đầu địa phương sau khi đã nhìn thấy những bất cập chính chính sách đất đai so với tình hình thực tế (luật chưa theo kịp thực tế) và trong khi chờ đợi một chính sách tốt hơn trong tương lai thì với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình, anh hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý tham mưu và đề xuất phương án giải quyết tối ưu nhất nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân; một cách “thấu tình đạt lý” nhất. Có như thế thì lòng dân mới an và uy tín của người lãnh đạo, của chính quyền theo đó cũng được tăng thêm.
Đó là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho thấy phần nhiều khi triển khai thực hiện chính sách về đất đai, những người có trách nhiệm ít khi nào tuân thủ đúng luật. Sở dĩ có chuyện này là vì thứ nhất, (như đã nói ở phần đầu) vấn đề “lợi ích nhóm”; thứ nữa, trong nhiều trường hợp lợi dụng sự nhẹ dạ của đại bộ phận dân chúng (nhất là nông dân và tầng lớp lao động phổ thông suốt ngày lo bươn chải kiếm sống) không hiểu và nắm rõ luật pháp (những quy định về trình tự thủ tục thu hồi, giao tiền, giao đất, quy định về thời hạn khiếu nại nếu không đồng tình....) nên chủ quan đến khi mọi chuyện đã rồi thì chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà thôi.
Cho nên, vấn đề đặt ra ở đây là, tuy chính sách về đất đai nhìn chung đã lạc hậu so với thực tế nhưng có một vấn đề quan trọng không kém đó là những người đứng đầu địa phương đang trực tiếp thực thi chính sách đất đai hiện nay có thực lòng “vì dân mà phục vụ” hay không? Bởi hơn ai hết họ hiểu rất rõ các vấn đề có liên quan nhưng chuyện họ làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân lại là chuyện khác. Thật đáng tiếc là, nhìn lại các vụ án nổi cộm liên quan đến chính sách đất đai thời gian qua phải thừa nhận hiện nay không có lãnh đạo địa phương nào với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình đứng ra bảo vệ những lợi ích chính đáng của người dân đang bị “đánh cắp” vì lý do “luật không theo kịp thực tế” cả. Phải chăng để làm được việc này thì bản thân những “công bộc” của dân phải được trang bị một tinh thần trách nhiệm cao nhất và đặc biệt là trang bị tính lương thiện, lòng nhân ái của con người? Nhưng một khi người lãnh đạo đã vô cảm, đã bị chi phối bởi nhóm lợi ích riêng tư; đã ra quyết định bồi thường cho dân“1 mét vuông đất không mua được 1 tô phở” thì nói làm gì nữa đến trách nhiệm, đến tính lương thiện, lòng nhân ái của con người; nói chi đến tính nhân văn của pháp luật?
Giá như, liên quan đến vấn đề này, ở mỗi địa phương đều có một Kim Ngọc thứ hai (trước những đòi hỏi của thực tế và nhất là trước tình cảnh khốn khó của người dân đã dũng cảm “xé rào” thực hiện “khoán chui” mà lịch sử và nhân dân cuối cùng đã ghi nhận, biết ơn) thì đâu đến nỗi người dân bất bình xông vào “cửa quan” nổ súng giết người rồi sau đó tự kết liễu bản thân?
***
Tóm lại, những bức xúc trong nhân dân liên quan đến chính sách đất đai; việc họ gửi đơn khiếu kiện vượt cấp hay thậm chí có những hành vi phản kháng tiêu cực như trường hợp anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình vừa rồi cần phải nghiêm túc nhìn nhận, lý giải một cách thấu đáo để trước mắt tìm giải pháp khắc phục; không để xảy ra những chuyện như thế nữa. Đặc biệt cần phải thấy rằng vấn đề “lợi ích nhóm” cùng thái độ vô cảm của những người trực tiếp thực thi chính sách đất đai hiện nay ở tất cả các địa phương trên cả nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến những phản kháng có khi rất tiêu cực trên của người dân. Cho dù trong tương lai nếu có xây đựng được một cơ chế chính sách liên quan đến đất đai tốt hơn hiện nay đi nữa nhưng nếu những kẻ thực thi chính sách ấy cứ ngày một tha hóa, biến chất... thì chắc chắn những tiếng súng Đặng Ngọc Viết sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Cho nên, lời khuyên ở đây là “những người có trách nhiệm cao nhất” của đất nước không nên có ý nghĩ rằng tiếng súng Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết vừa qua chỉ là những trường hợp hiếm hoi, cá biệt. Mà hãy xem đó là những tiếng súng biểu hiện cho tâm lý phản kháng có tính điển hình, tất yếu của người dân hiện nay vì như người xưa nói“con giun xéo lắm cũng oằn” hay “tức nước vỡ bờ”... Ở góc độ nào đó nó rất phù hợp với cách phản ứng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà nhà văn Nguyễn Công Hoan đã viết về nhân vật anh Pha trong tiểu thuyết Bước đường cùng hay nhà văn Nam Cao viết về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên...
Ngoài ra, “những người có trách nhiệm” hãy thử đặt câu hỏi tại sao người dân phải bỏ công ăn việc làm, bán nhà, bán cửa để đeo đuổi một vụ kiện nào đó có khi lên đến hàng chục năm trời? Với công sức và tiền bạc bỏ ra trong suốt thời gian ấy họ hoàn toàn có thể đầu tư để làm một việc nào đó để có thể sống thoải mái nhưng họ vẫn quyết tâm đeo đuổi tới cùng là vì sao? Rất đơn giản vì họ tin vào sự công tâm, sự công bằng và nhân văn của pháp luật; họ tin một ngày nào đó công lý sẽ được thực thi bởi một người người lãnh đạo có lương tri nào đó (dù họ hiểu rằng lãnh đạo như vậy hiện nay không nhiều lắm) sẽ nhìn thấy và giải quyết cho họ.
Niềm tin ấy của họ là hoàn toàn chính đáng và cần được trân trọng, nuôi dưỡng. Những ai đang cố tình chà đạp lên niềm tin ấy là không xứng đáng làm người!
Cần Thơ, 14/9/2013

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 15-9-13

Góp phần giải mã hiện tượng Lê Hiếu Đằng

Tiêu Dao Bảo Cự

Thời gian gần đây có một số “hiện tượng” mang sắc thái chính trị đáng cho mọi người quan tâm: Huy Đức xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” bạch hóa một giai đoạn lịch sử Việt Nam, Nguyễn Đắc Kiên gay gắt phê phán trực tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng Sản, Nguyễn Phương Uyên tuyên bố quan điểm chính trị chống đảng trước tòa án, hoạt động của Mạng lưới blogger với Tuyên ngôn 258 tố cáo với thế giới điều luật phản dân chủ của luật hình sự… và gần đây nhất là hiện tượng Lê Hiếu Đằng. Những hiện tượng này không phải “đột xuất” mà có nhưng chính là sự tiếp nối của quá trình đấu tranh dân chủ hóa đất nước của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, qua mấy thập niên và cũng ghi dấu mở đầu cho một giai đoạn mới, trong đó điều nổi bật là một số người đã vượt qua nỗi sợ hãi do chế độ độc tài toàn trị áp đặt nặng nề lên toàn xã hội, nói lên chính kiến của mình ngược với quan điểm chính thống của chế độ.
Cũng đã gần một tháng trôi qua từ khi Lê Hiếu Đằng công bố bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (17/8/2013), dư luận phản hồi từ nhiều phía đã phân tích, ủng hộ, phê phán bài viết cũng như tác giả, lại một lần nữa làm lộ rõ các loại “lập trường chính trị” trước hiện tình đất nước. Tuy nhiên trừ một số ít bài (như bài viết của Lữ Phương) nêu vấn đề một cách khách quan, sát thực tiễn, phần lớn các bài viết từ hai cực chính trị, tạm gọi là “chống cộng triệt để” và “cộng sản bảo thủ” đều không căn cứ vào bản chất của sự việc mà chỉ áp đặt cách suy luận và diễn dịch theo quan điểm chính trị của mình. Từ đó gán cho Lê Hiếu Đằng những gì ông không hề có như cò mồi lừa bịp của đảng, cơ hội chủ nghĩa… hay ngược lại như phản bội chống đảng, bị thế lực thù địch giật dây…
Thật đơn giản và rõ ràng khi người ta biết và chịu nhìn vào chính bản thân bài viết, ngay từ tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”. Trong những ngày nằm bệnh Lê Hiếu Đằng có thời gian suy nghĩ để “tính sổ” đời mình, một việc quá tự nhiên và thông thường. Hồi tưởng về thời tuổi trẻ và quá trình cuộc sống, đấu tranh qua hai chế độ với những kỷ niệm và nhận thức qua mỗi thời kỳ, ray rứt về hiện tình đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và một vài gợi ý để tìm lối thoát cho đất nước. Với ý tưởng chân thành, hành văn mộc mạc, đề cập nhiều vấn đề, đây là bài viết của một người đang nằm bệnh có tính cách tự sự chứ không phải chính luận hay cương lĩnh. Sao có thể đòi hỏi những gì không thể có qua một bài viết trong hoàn cảnh này.
Bài viết chứng tỏ tác giả là một con người có trải nghiệm thực tiễn, suy nghĩ tự do và tinh thần phản kháng. Mấy năm gần đây, Lê Hiếu Đằng nổi lên như một “nhân vật phản biện” với các bài viết, các cuộc trả lời phỏng vấn và cả việc tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đối với những người có hiểu biết về ông, thực ra Lê Hiếu Đằng đã nổi tiếng phản biện từ nhiều năm trước trong các hoạt động ở guồng máy chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (mà ông đã có nhắc tới vài việc trong bài viết “Suy nghĩ…”) và điều này cũng là sự tiếp diễn của tinh thần đấu tranh và ý thức dấn thân thời trai trẻ. Đó không gì khác hơn là lòng yêu nước, tinh thần phản kháng trước bất công áp bức của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
Bài viết của Lê Hiếu Đằng có nhiều chi tiết dễ gây tranh luận nhưng điểm nút tạo ra cơn sốt chính là lời kêu gọi tập thể từ bỏ đảng Cộng sản và thành lập một đảng mới. Về đảng mới này ông chỉ viết “chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội”. Rõ ràng đây chỉ là một gợi ý đầu tiên. Có thể sự gợi ý này bắt nguồn từ mấy nguyên nhân mà ông và bạn bè hay một số trí thức đã từng suy nghĩ : Đã từng có hai đảng Dân chủ và Xã hội hoạt động song song với đảng Cộng sản (cho dù chỉ là đảng cây cảnh); gốc gác của dân chủ xã hội cũng có chung cội nguồn với chủ nghĩa xã hội của cộng sản nên những đảng viên Cộng sản dễ chấp nhận; sự ưu việt hiện nay của các chế độ dân chủ xã hội, đặc biệt ở các quốc gia Bắc Âu đã được thừa nhận và có sức thuyết phục đối với toàn thế giới. Chỉ là một gợi ý, làm sao có thể đòi hỏi ông phải nêu cương lĩnh của đảng hay định hướng gì khác trong một bài viết tự sự khi đang nằm bệnh. Ông cũng không khẳng định đây là đảng mới duy nhất mà chỉ là thí dụ cho sự đối lập chính trị để kềm chế sự độc tài toàn trị của đảng Cộng sản.
Dĩ nhiên Lê Hiếu Đằng không còn ủng hộ đảng Cộng sản khi ông kêu gọi từ bỏ đảng nhưng ông cũng không kêu gọi lật đổ đảng Cộng sản. Đây  không phải là thái độ lập lờ mà là căn cứ vào thực tiễn, không duy ý chí. Đảng CS còn tồn tại được bao lâu là điều không ai có thể nói trước chính xác nhưng thực tế là họ đang cầm quyền với một thế lực hùng mạnh, một bộ máy có mạng lưới rộng khắp, số đảng viên và những người ủng hộ chiếm thành phần không nhỏ trong dân số. Dĩ nhiên dù hùng mạnh tới đâu cũng có ngày sụp đổ như lịch sử của các đế quốc và các chế độ độc tài của loài người đã cho thấy. Giả thiết ngay cả khi đảng bị lật đổ, nghĩa là không còn nắm chính quyền, thì số đảng viên và những người ủng hộ họ vẫn còn đó như một thực thể chính trị. Trong công cuộc dân chủ hóa đất nước, thoát khỏi nạn độc tài toàn trị, như một ước mơ của đại bộ phận dân tộc, có nhiều cách nghĩ và phương thức để giải quyến nan đề này. Lê Hiếu Đằng chọn phương thức hình thành sức mạnh đối lập để chuyển hóa một cách hòa bình chứ không bạo loạn lật đổ. Không ai có thể đoan quyết phương thức nào là duy nhất đúng và lựa chọn là quyền của mỗi người. Nếu cùng một mục đích, các phương thức khác nhau có thể hỗ trợ cho nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Lê Hiếu Đằng chỉ gợi ý chứ không phải tuyện bố tự mình đứng ra thành lập đảng mới. Ông chưa chuẩn bị sẵn sàng cho điều này. Việc thành lập đảng mới chỉ có thể được thực hiện khi có rất nhiều người tán thành, liên lạc với nhau và cùng chung tay hành động. Thời gian sẽ trả lời cho điều này. Nếu việc này được thực hiện, hay sẽ gợi mở cho việc hình thành các tổ chức và hoạt động khác của xã hội dân sự, đây sẽ là một đóng góp đáng kể vào việc tạo nên sức mạnh đối lập với chế độ toàn trị.
Trong việc dân chủ hóa chế độ và dân chủ hóa đất nước, những người cộng sản cấp tiến có thể đóng một vai trò đáng kể. Tuy nhiên lại có người nói cộng sản không thể thay đổi, chỉ có thể xóa bỏ. Đây cũng là vấn đề cần thảo luận.
Trước đây khi những người cộng sản nói về cộng sản, người ta thường trích dẫn các “ông Tây cộng sản râu dài râu ngắn”. Bây giờ những người chống cộng lại trích dẫn các ông Tây khác, cộng sản cũng như không cộng sản. Các kiểu trích dẫn này thực chất cũng không khác mấy với các kiểu “Tử viết” (Khổng tử nói rằng) thời phong kiến, phần nào mang tính chất nô lệ về tư tưởng. Dĩ nhiên những tư tưởng lớn đáng cho mọi người suy gẫm nhưng không phải tất cả đều là chân lý phổ quát. Một tư tưởng cần hiểu trong bối cảnh của nó và khi áp dụng cần so sánh, đối chiếu với thực tiễn. Từ đó trở lại với câu hỏi cộng sản có thể thay đổi không?
Cộng sản từ Karl Marx đến Lenine, Staline, Khrutchov rồi Gorbachov, Eltsine có gì khác biệt và thay đổi? Cộng sản từ ước mơ thế giới đại đồng đến “chủ nghĩa xét lại hiện đại” rồi đế quốc cộng sản Nga, đế quốc cộng sản Tàu, chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc có gì thay đổi? Cộng sản Việt Nam từ kinh tế tập thể sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thay đổi không? Người vạch trần rõ ràng nhất “bản chất phản động” của chủ nghĩa cộng sản trong tác phẩm “Giai cấp mới” có phải là Milovan Djilas,  một lãnh tụ cộng sản cấp cao, Phó tổng thống nước Nam Tư? Người góp phần quyết định làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới có phải là hai tay cộng sản gộc Gorbachov và Eltsine? Những công thần cộng sản kiên định như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ cuối đời đã khước từ chủ nghĩa cộng sản, những đảng viên cộng sản nhiệt thành cũ và mới đã quyết định từ bỏ đảng như Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức có phải đã thay đổi? Đó là nói cộng sản một cách chung chung chứ đúng ra phải phân tích một cách rạch ròi về lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa cộng sản, chế độ cộng sản, đảng cộng sản, đảng viên cộng sản ở từng quốc gia, từng thời kỳ mới có thể kết luận cộng sản có thay đổi hay không.
Sự vật trên đời này chẳng có gì không thay đổi sao lại khẳng quyết cộng sản không thể thay đổi trong khi thực tế đã không là như thế. Xóa bỏ được cộng sản là điều tốt nhưng khi không hoặc chưa xóa bỏ được thì làm cho nó thay đổi hướng về điều thiện phải chăng là việc cũng nên làm? Đó không phải là thỏa hiệp với cái ác mà chính là hóa giải cái ác một cách hòa bình.
Vấn đề trung tâm của đất nước ta là dân chủ hóa, thoát khỏi độc tài toàn trị. Chế độ này do đảng cộng sản cai trị nhưng thực ra hiện nay chất cộng sản còn rất ít, chỉ là một bộ máy thống trị hà khắc của những kẻ nắm quyền lực muốn “muôn năm trường trị” để trục lợi cho cá nhân và phe nhóm. Những người nắm quyền lực thống trị kiểu này không phải chỉ có cộng sản. Các “lãnh tụ độc tài” ở các nước Bắc Phi và Trung Đông đã và đang bị lật đổ gần đây đều từng là anh hùng dân tộc được nhân dân ủng hộ và tôn vinh nhưng về sau trở thành tội đồ dân tộc. Có người đã nói đại ý khi quyền lực tuyệt đối, tha hóa cũng tuyệt đối. Và lòng tham của con người là vô đáy, bất kể cộng sản hay tư bản. Chuyện “lương khủng” (lương một năm của giám đốc bằng 83 năm của nhân viên bình thường) của mấy công ty nhà nước ở TP/HCM vừa được phát hiện gợi nhớ đến chuyện các ông trùm ngân hàng gây ra khủng hoảng kinh tế ở Mỹ mấy năm trước khi ngân hàng phá sản còn tự thưởng cho mình hàng triệu đô la. Một số công ty tư bản nước ngoài hối lộ cho quan chức Việt Nam để trúng thầu, các công ty khác trốn thuế, gây ô nhiễm mội trường để tăng lợi nhuận và một viên chức Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn cũng nhận hối lộ hàng triệu đô la để cấp visa lậu vào nước Mỹ. Chế độ nào cũng có kẻ xấu.
Việc cần làm là xây dựng một chế độ chính trị pháp trị thực sự có cơ chế hãm để ngăn chặn lạm dụng và lòng tham cá nhân. Trên thế giới có nhiều mô hình nhưng không có mô hình nào là tuyệt đối hoàn hảo và còn cần phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng dân tộc, không thể bắt chước một cách máy móc. Với Việt Nam để tiến đến đó sẽ phải qua những bước nào? Chuyển hóa, diễn biến hòa bình hay bạo loạn lật đổ? Cách mạng nhung, cách mạng hoa lài hay diễn biến từ thượng tầng? Có nhiều phương thức nhưng chắc chắn điều tốt nhất là không hay ít tốn xương máu, không gây nội chiến, không kéo dài thù hận. Lê Hiếu Đằng chọn điều này nên ông đã đưa ra gợi ý thành lập đảng mới để đối lập với đảng cộng sản. Dĩ nhiên việc này không phải là lối thoát duy nhất cho tình hình và chưa biết lúc nào có thể được thực hiện nhưng đó là một gợi ý tốt và khả thi, ít ra đối với những đảng viên cộng sản cấp tiến, khi họ có đủ nhiệt tình, dũng cảm và số đông cần thiết. Gợi ý này cũng có thể “kích hoạt” hình thành các tổ chức xã hội dân sự để từng bước xây dựng xã hội công dân có khả năng  kháng cự lại những lạm dụng của nhà cầm quyền.
Trong ba bài viết của Nguyễn Minh Cần nhân chuyện Lê Hiếu Đằng (Chuyện dài ra Đảng và đa đảng), tác giả có trích câu nói của Viện sĩ Andrei Sakharov khi trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài trong thời kỳ đen tối của phong trào dissident dưới chế độ toàn trị Liên Xô: “Giới trí thức biết làm gì? Họ chỉ biết làm một việc là xây dựng lý tưởng, cứ để cho mỗi người làm được điều gì anh ta có thể làm được”. Suy nghĩ một lúc, ông nói thêm: “Nên biết rằng những con chuột chũi đào hang ngầm dưới đất có thể làm sụp đổ những thành trì lịch sử”. Điều này có lẽ thật đúng cho Lê Hiếu Đằng và những trí thức có tâm huyết với đất nước như ông. Không thể đòi hỏi nhiều hơn vì chuyện đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, không của riêng ai.
Biến cố mới nhất (ngày 9/11/2013) là vụ Ông Đặng Ngọc Viết xông vào trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình dùng súng bắn vào 5 cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất, làm hai người chết, sau đó tự sát. Nguyên nhân là do việc thu hồi đất, giải tỏa, đền bù không được đáp ứng thỏa đáng. Đây là sự phản kháng quyết liệt trong bước đường cùng, gióng lên một hồi chuông báo tử cho chính nạn nhân và cả chính sách thất nhân tâm của nhà cầm quyền. (Trong cùng thời gian này, hàng ngàn thanh niên nam nữ háo hức mong đợi gặp “Trai đẹp Ả Rập bị trục xuất” và đã đội mưa hàng giờ liền dưới sân khấu ngoài trời để chờ xem chàng trai đẹp người mẫu này xuất hiện chừng 10 phút ướm thử chiếc áo???!!!)
Có lẽ đã đến lúc những người cộng sản phải nghĩ đến khẩu hiệu “thay đổi hay là chết”. Tuy nhiên người dân không chỉ trông chờ vào sự thay đổi tự thân của nhà cầm quyền mà người dân cũng phải “thay đổi hay là chết”. Nếu đại bộ phận nhân dân cứ thờ ơ, vô cảm hay cúi đầu chấp nhận những bất công áp bức đè lên số phận mình thì không ai có thể cứu được.
Đà lạt 15/9/2013
T.D.B.C.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

BÒ, SÓI, SƯ TỬ VÀ NGƯỜI

Bài đọc liên quan:
Tối nay trên Discovery Chenel nói về đàn bò rừng mỗi con nặng nửa tấn, có những con bò mẹ có bê con. Đàn bò hàng ngàn con, nhưng lại bị chỉ 10 con chó sói đuổi chạy không ngừng nghỉ.
Đến khi 1 con bê con kiệt sức bị 10 con sói tấn công, thì chỉ 1 con bò mẹ nặng nửa tấn ở lại để chiến đấu với bầy sói bảo vệ con mình. Trong khi, cả đàn bò hàng ngàn con, to lớn khỏe mạnh vẫn bỏ chạy bỏ lại mẹ con bê chiến đấu một mình với bầy sói.
Có 2 tình huống diễn ra, một là, bò mẹ bảo vệ được con bằng tư duy tự vệ, và thoát khỏi đàn sói để nhập đàn. Và cuộc rượt đuổi tiếp tục diễn ra đến khi một bên bỏ cuộc. Tình huống thứ hai là, bò mẹ không thể bảo vệ bê con, và bê con trở thành miếng mồi cho đàn sói đói. Và đàn sói chỉ cần có thế là đủ, không còn rượt đuổi đàn bò rừng.
Chuyển sang một bối cảnh khác, đàn bò rừng bị đàn sư tử chỉ 3 con tấn công. Khác với sự việc đối đầu với sói. Lúc này, những con bò rừng khỏe nhất cùng chụm lưng với nhau quay về 3 con sư tử để bảo vệ bê con, và bò yếu. Vì khác với sói, chỉ cần no bụng. Sư tử không chỉ no bụng, mà còn muốn bắt thêm nhiều con bê và bò khác sau khi đã no. Sư tử săn mồi là một thú tính và một sự chứng tỏ sức mạnh của mình, chứ không chỉ vì bản năng đói khát.
Bò là loài động vật tự dưỡng chỉ ăn thực vật, không có nanh vuốt để tiêu diệt động vật khác. Hơn nữa, nhu cầu của nó là thực vật chứ không phải động vật. Nên nó chỉ có tư duy tự vệ và sinh tồn, không có tư duy hủy diệt các động vật khác.

Khác với loài bò, sói và sư tử là loài động vật dị dưỡng. Chúng không thể có cái bao tử 2 ngăn để vi sinh trong bao tử như bò biến cellulose thành glucose và ATP - Adenosin triphotpahte - để có thể tổng hợp protein từ cellulose và acid amine của vi sinh như bò. Nên loài động vật dị dưỡng phải trang bị nanh vuốt để ác hơn, hủy diệt các loài động vật khác cho quá trình đấu tranh sinh tồn của mình.
Nhưng bò hiểu tự vệ với sói chỉ là bỏ chạy, vì sói chỉ cần no, không cần chứng tỏ sức mạnh với muôn loài. Còn đối với sư tử, bò biết sau khi no, sư tử còn muốn tiêu diệt thêm những con bò khác nữa.
Song dù gì, thì tư duy của bò vẫn là tư duy tự vệ để sinh tồn. Cả đàn bò sẵn sàng vì sự sống còn của bản thân từng cá thể một hơn là cùng chung sức để đánh đuổi sói. Nhưng cả đàn bò sẵn sàng chung sức để tự vệ với sư tử khi mbi5 tấn công. Đó được gọi là tư duy tâm lý hành vi theo thói quen, hay nói đúng nghĩa là quán tính tư duy. Tại sao cả đàn bò không thể thoát ra khỏi quán tính tư duy để chung sức chống lại chỉ 10 con sói, mà sức vóc và trong lượng chỉ bằng một con bò?
Nhìn đàn bò rừng, sói và sư tử mà nghĩ đến con người không thấy có sự khác nhau. Con người tự cho mình là loài thông minh nhất. Nhưng trong sâu thẳm của quán tính tư duy của con người không khác đàn bò rừng đang được chiếu trên Discovery Chenel. 
Trong con người của một xã hội cũng có loài bò người, loài sói người, và loài sư tử người. Bò người luôn làm thân trâu ngựa, để đóng thuế nuôi loài sói người, và loài sư tử người ăn trên ngồi trốc ở từng vị trí khác nhau trong hệ thống cai quản xã hội.

Nghịch lý của loài bò người là trong tư duy của chúng tự an ủi mình là loài lương thiện nhất trong đám loài người. Chúng có thể tự tìm lấy miếng ăn, tự sinh tồn bằng sức lực và trí tuệ mình. Và chúng tự mãn, tự sướng với khả năng của mình rằng, mình là loài lương thiện, tài ba nhất trong đám loài người. Nên chúng không có nhu cầu đòi hỏi bảo vệ cộng động, mà chỉ khư khư lo cái an toàn của bản thân mình, khi đồng loại bị loài sư tử và sói người tấn công.
Làm sao để loài bò người hiểu được, tư duy được để biết chung sức, mà không chỉ nghĩ riêng sự sinh tồn của cá nhân mình, mà chống lại sói, cũng như chống lại sư tử người là một quá trình gian nan và không phải lúc nào cũng làm được.
Quán tính tư duy, một quá trình kéo lùi nhân loại, giúp sức muôn loài đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi sống cũng như sự sống tiếp nối theo lịch sử. Nhưng để thoát ra khỏi quán tính tư duy của bò, thành sói hay thành sư tử là điều quá khó cho những loại động vật bậc thấp được cho là người.

Bi kịch của loài động vật thông minh người là ở chỗ, nó không thoát ra khỏi tư duy bầy đàn của loài bò, sói và sư tử. Ấy thế cho nên đã là bò người, sói người hay sư tử người thì mãi mãi là tư duy của bò, sói và sư tử theo từng cấp độ khác nhau. Không thoát ra được.
 

Để tránh “tai hoạ từ tài nguyên”

Nguyen Thuy

Những thảm họa liên quan đến sự phát triển tài nguyên mà TS TVT tìm cách báo động qua bài Lời nguyền tài nguyên đăng trên BVN, thực ra là vấn đề chung của các nước chậm tiến đang còn trên đường phát triển, gây thảm đến nỗi dư luận toàn cầu phải dùng cụm từ  “Resource curse” trong tiếng Anh để chỉ (có thể dịch là “Tài nguyên khốn nạn” hay  “Tai họa từ tài nguyên”). Bài của TS TVT nêu lên hai vấn đề: một về quản lý sự phát triển tài nguyên thiên nhiên nói chung và hai về quản lý sự phát triển điện lực nói riêng. Để góp ý tôi cũng xin bàn về hai đề tài này.
Quản lý sự phát triển tài nguyên thiên nhiên
Theo Larry Diamond & Jack Mosbacher là hai tác giả của bài “Petroleum to the People” tạm dịch là (trả) “Nguồn lợi dầu hỏa về cho nhân dân”, đang trên báo Foreign Affairs số tháng 9/10 2013 thì sự phát triển tài nguyên thiên nhiên thường đi đôi với tham nhũng vì những kho dự trữ lớn lao chưa được khai thác thường là nằm ở các nước chậm tiến kém phát triển về mọi mặt và đặc biệt là về Pháp lý với luật pháp lỏng lẻo dễ bị lợi dụng khai thác. Do đó nguồn tài nguyên thiên nhiên vĩ đại có thể trở thành cái họa làm các nước đang mở mang như Phi châu trong tương lai sẽ bị dẫn đến cảnh bị chậm tiến triền miên (trích: so-called resource curse, a global phenomenon in which vast natural resource wealth leads to rapacious corruption, decimated governance and chronic underdevelopment) .
Từ lâu những ai nghiên cứu về phát triển kinh tế đểu nghĩ là sự sở hữu các nguồn lớn tài nguyên đa dạng là một lợi thế giúp cho sự phát triển nhanh chóng của một quốc gia. Nói như vậy có nghĩa là những tài nguyên đáng giá được xem như một loại gia tài được thượng đế ban cho, vì thế mà Học giả Norton Ginsburg vào năm 1957 đã viết như sau (trích: the possession of a sizable and diversified natural resource endowment is a major advantage to any country embarking upon a period of rapid economic growth). Chỉ từ năm 1980 thì các chuyên gia mới nhận ra được là hiện tượng ngược cũng có thể sẩy ra khi  thực tế cho thấy là KT các nước giầu tài nguyên phát triển kém hơn KT các nước láng giềng nghèo tài nguyên.
Trong những nước có dân chủ thực sự thì người dân đóng thuế để đổi lấy việc được trả lại bằng các dịch vụ như y tế xã hội v.v… cũng như về an ninh tức để được bảo vệ. Như vậy lợi tức của chánh phủ là đến từ thuế nên thuế được xem như một loại giao kèo gắn bó trách nhiệm của hệ thống công quyền với các bộ phận trong xã hội (taxation becomes the binding force of accountability between public officials and their constituents). Các bộ phận nhân dân là một loại chủ đầu tư kiểm soát trực tiếp, do đó tiền đóng thuế sẽ được dùng đúng mức và hữu hiệu. Ý thức về sự tương quan giữa thuế, nhân dân và nhà nước chưa được hiểu như nêu trên tại các nước nghèo như ở phi châu hiện nay,  vì 3/5 ngân sách quốc gia còn phải nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và của các chính phủ tây phương, do kinh tế  yếu kém, kỹ nghệ lạc hậu. Mặc dầu các tổ chức quốc tế cũng có kiểm soát cách sử dụng nguồn vốn cho vay nhưng không thể hữu hiệu bằng trường hợp các nước có chính thể tam quyền phân lập.
Có sự lo ngại là nếu các công ty ngoại làm khai thác tại các nước giầu tài nguyên thiên nhiên những không có dân chủ, trả thẳng lợi nhuận cho chánh phủ sở tại thì dân sẽ khó mà biết được số tiền đó là bao nhiêu. Hậu quả của viễn ảnh này là đầu độc sự phát triển, vì tuôn nguồn tiền lớn vào KT mà không có kiểm soát, do đó gây ra lạm phát , phung phí  và tham nhũng nặng cũng như giết chết sự cạnh tranh của KT cổ truyền: trong  lãnh vực  xuất cảng nông nghiệp cũng như trong các  ngành sản xuất khác của công nghệ. Theo ước tính thì trong tương lai sẽ có khoảng 12 nước ở phía đông và tây Phi châu sẽ trở thành những nước sản xuất dầu hỏa lớn với hàng tỉ thùng dầu (billions of barrels of exportable oil) được xuất cảng , có thể đem lại lợi tức hàng tỷ tỷ Mỹ Kim (trillions of dollars in oil revenue) .
Vì nghĩ rằng các chánh phủ sẽ phải “coi chừng” nếu người dân biết phần lợi tức mà các công ty trả, nên có nhiều nỗ lực toàn cầu (Global efforts)  như phong trào “Publish What You Pay” (Công bố những gì đã trả), cố gắng tìm cách thuyết phục các công ty công bố những khoảng tiền họ đã trả cho các chánh phủ (để được quyền khai thác), hoặc nhóm “Extractive Industries Transparency Initiative” với nghiên cứu tìm cách hoạch định các tiêu chuẩn về sự minh bạch và sự chịu trách nhiệm về các giải trình. Các nỗ lực nêu trên là cần thiết nhưng không đủ để ứng phó với các chính thể độc tài vì thế mà các tác giả đã đề nghị thêm giải pháp gọi là “Oil to cash approach”, do một nhóm Học giả ở trung tâm phát triển toàn cầu (Center for Global Development) thiết kế.
Mục đích của giải pháp kể trên là để cho dân có thể làm chủ các nguồn lợi tức. Nguyên tắc là: khởi đầu phân nửa lợi tức mà các công ty khai thác dầu trả được phân phối thẳng cho dân theo một công thức KT nào đó để trung bình các gia đình nghèo có thể nhận một số tiền cho đúng mức, làm sao khi họ tiêu xài sẽ không gây lạm phát hay các biến dạng khác cho nền KT. Và chánh phủ chỉ được vào cuộc sau đó để để đóng thuế lợi tức những tiền được chuyển cho dân. Như vậy cũng như chánh phủ sẽ phải đi xin tiền dân để cung cấp các dịch vụ. Phải khai báo đàng hoàng là lấy tiền của dân để làm gì và Quốc hội phải cho phép thì mới hợp pháp. Họ nghĩ là với tiến bộ ngày nay của kỹ thuật về điện toán trong ngành ngân hàng, việc này có thể được thực hiện một cách tự động qua các chương trình được cài trong hệ thống máy điện tử.
Các dự án của tư bản đỏ VN không phải là để phát triển đất nước mà là để kiếm chác ăn chia lợi nhuận, cứ ai đấm mõn là cấp giấy phép. Không những cho công ty Trụng Cộng vào xây dựng mà còn cho cả công nhân của TC vào làm. Vậy dân mình ăn cái gì trong đó. Bây giờ đến Nam Hàn cũng bắt chước đòi đem công nhân  sang làm (trích: Trong chuyến đi tới Việt Nam kéo dài năm ngày, bà Park đã ở TP. HCM một ngày để thăm và làm việc với giới chức lãnh đạo thành phố bao gồm cả các cuộc gặp với Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch UBND Lê Hoàng Quân… Bốn lĩnh vực được Tổng thống Nam Hàn đặc biệt nhấn mạnh  trong cuộc gặp với giới lãnh đạo thành phố là: nới lỏng luật lệ tuyển dụng người nước ngoài để tạo điều kiện cho những người theo học từ các trường dậy nghề cấp trung học ở Nam Hàn có thể làm việc tại đây. Ông Lê Thanh Hải được dẫn lời nói rằng ông sẽ cố gắng giải quyết các chủ đề này và nhấn mạnh rằng làm được như vậy sẽ đóng góp vào việc xây dựng niềm tin giữa hai nước).
Bên các nước tư bản tiến bộ chuyên viên kỹ thuật đào tạo ở cấp trung học rất là cần thiết vì có thể nói là cột trụ xương sống của các xí nghiệp trung và nhỏ là loại rất năng động. Kinh tế của một quốc gia có phát triển mạnh hay không là nhờ ở tiềm lực của loại xí nghiệp nêu trên, có thể nói là động cơ của kinh tế thị trường vì là guồng máy tạo ra phần lớn công ăn việc làm. Không hiểu sao mà các “đỉnh cao trí tuệ” lại không nhìn ra sự kiện sơ đẳng này mà phải chờ bà tổng thống đến từ Nam Hàn sang “dậy cho” mới biết. Đào tạo loại chuyên viên này không có khó, lại thêm không mất nhiều thời gian. Loại trường huấn nghệ này, do chính phủ tiểu bang trợ cấp, có đầy rẫy bên Canada vì là nhu cầu lớn của kỹ nghệ. Miền Nam trước 75 cũng có trường trung học kỹ thuật Cao Thắng đào tạo loại này.
Có một thời các trường đào tạo kỹ sư ở Quebec phải đóng cửa phân khoa dậy về kỹ thuật điện (Électrotechnique) vì không có học sinh. Lớp trẻ đổ xô đi học về điện tử (Électronique) vì là phong trào, làm các công ty điện lực không có KS trẻ thay thế khi đám già đi về hưu, nên đã buộc phải bỏ cả triệu dollars để cho các đại học thuê thầy mở lại các phân khoa. Để đáp ứng nhu cầu của công nghệ, chương trình học được hoạch định chung giữa các GS với các KS kỳ cựu có kinh nghiệm của các hãng. Còn hứa hẹn thêm là một chỗ làm khi ra trường sẽ được dành cho người được tuyển vào học. Nhờ vậy mà đã tuyển được một số SV ưu tú vì có nhiều đơn xin học. Thay vì nhập cảng công nhân người Hàn, Tp nên đáp ứng nhu cầu bằng một chương trình đào tạo quy mô về nhân lực các loại mà công nghệ NH cần, như vậy có nghĩa là họ cũng phải bỏ vốn vào việc này. Có thể dùng các Kỹ sư bên nhà để làm việc giảng dậy đào tạo, như vậy là một công hai chuyện tạo công ăn việc làm cho cả KS.
Quản lý sự phát triển điện lực
Đọc bài của TS TVT cũng thấy coi bộ “ảnh hưởng môi trường” không phải là phần quan trọng trong các dự án về điện tại VN trong khi ở tiểu bang Quebec (Qc) bên Canada là nơi có nhiều công trình vĩ đại hạng nhất nhì thế giới về thủy điện, thì phần này là hóc búa nhất. Bên này khi làm thủy điện thì cũng chỉ lấy mấy con sông ở phía Bắc cực thưa dân thường chỉ có mấy ngàn người dân tộc thiểu số sống. Cách làm là dồn nước một hai con sông đổ vào một chỗ trũng rộng lớn làm bể chứa. Người ta chọn làm sao để nước chẩy từ phía cao xuống thấp đi ra biển.Và chọn đường làm sao để có thể lợi dụng địa thế xây nhiều chặn đập điện dọc đường tức nước ở đập trên chẩy xuống đập dưới rồi chảy xuống đập dưới nữa v.v.. Ví dụ như ở Qc nước ở đập Mc 5 sau khi làm chạy “turbine” để sản xuất điện thì chảy suống các đập phía dưới …đập Mc 2, Mc 1. Và đập điện cũng chỉ chắn phần nào lối đi của con sông để vẫn còn chỗ cho cá như loại cá hồi có thể di chuyển bơi theo dòng ra biển.
Chưa nói gì đến chuyện xây đập thuỷ điện trong đó phải để cả chục năm để chứng minh “Impact Environnemental” như cho thấy công ty điện lực có giải pháp để các loại cá sống trong dòng sông ít bị ảnh hưởng v.v..,  xây một cái trạm biến điện cao thế không thôi cũng phải dự trù cả mười năm trước để thực hiện mặc dầu khía cạnh kỹ thuật không phải là vấn đề. Chỉ là nếu phải dẫn qua vùng danh lam thắng cảnh là bị dân kiện ra tòa, nói các đường giây cao thế với các cột điện làm biến dạng phong cảnh, đất đai của họ bị mất giá trị v.v.. làm phải đổi lộ trình dẫn điện đi vòng tốn tiền hơn. Khi bị như vậy là phải làm lại từ đầu tức phải tính toán lại xong đi xin phép lại v.v.
Chuyển lối đi của sông tức phá sông làm đập thủy điện sinh ra chất “thủy ngân” trong nước làm cá bị ô nhiễm sẽ gây bệnh tật  khi câu lên ăn, vì thế bị người dân tộc thiểu số chống nói phá lối sống cổ truyền như săn bắn với câu cá của họ. “Pour avoir la paix sociale” tức để cho “xã hội được hài hòa” công ty điện của chánh phủ đã phải hứa dành ưu tiên một số công việc trong xây dựng cũng như khai thác thủy điện cho dân tộc thiểu số ngoài ra còn phải bồi thường một khoảng tiền rất lớn. Dân tộc thiểu số lấy tiền này để phát triển KT như xây dựng trung tâm thương mại lớn trong vùng của họ cũng như lập hãng máy bay riêng mang tên “Air Inuit” dịch ra tiếng Việt là (hãng) “Hàng không (của dân) Inuit”, độc quyền chở khách đường bay vùng phía Bắc.
Nếu biết khai thác thủy điện thì rất là lợi vì nhiên liệu là nước trữ không mất tiền mua. Một nhà máy điện chạy bằng than một khi đã đốt nhiên liệu than để sản xuất điện thì phải dùng cho hết khối đã sản xuất vì không thể tích trữ điện được. Nếu không dùng hết thì chỉ có nước vứt đi, mà vứt cũng là cả một vấn đề, nói nôm na là cũng phải có chỗ để vứt, vì thế thường là các nhà máy điện loại này có điện dư không dùng là họ bỏ lên mạng lưới rao bán. Khi mà số cung hơn số cầu thì nhiều khi phải bán rẻ dưới giá thành. Nhà máy thủy điện ngược lại có cái lợi điểm là nó như một cái robinet nước. Cần thì mở nước sản xuất điện, không cần thì đóng lại, nhờ vậy mà công ty điện ở Qc rất lời vì khi thấy điện được rao bán với giá rẻ trên mạng thì đóng máy nước mình lại để mua điện rẻ dùng. Khi thấy số cầu lớn, có hãng bên Mỹ sẵn sàng mua với giá rất cao nhiều khi gấp mấy chục lần giá bình thường, thì mở máy nước ra để sản xuất điện bán. Trường hợp VN còn có thể dùng để chống lụt, ví dụ như những đập thủy điện ở những vùng có bão lũ thì có thể  mở máy nước sản xuất điện tối đa cho mức nước trong hồ chứa hạ xuống tối thiểu trước thời bão lũ. Như vậy có chỗ chứa nước tránh được lụt, lại thêm để dành được nhiều nước, đừng quên: là vàng trong kho chứa.
Nói như nêu trên không có nghĩa là nhắm mắt mà xây. Thứ nhất là vì luật bảo vệ môi trường rất gắt gao, đâu cho phá sông ngòi dễ dàng để xây. Thứ hai đi vay vốn để xây xong mới đi rao bán thì có thể sẽ bị ép giá mà không bán thì không có tiền trả nợ.  Do đó trước kia bên Québec họ đi tìm khách hàng trước, ký kết đàng hoàng xong mới xây. Ví dụ như bên Mỹ cần một số lượng điện nào đó thì họ có thể điều đình để hãng Mỹ ký mua điện dài hạn hai ba chục năm, tối thiểu bằng thời gian họ trả nợ ngân hàng với một giá để có thể vừa trả nợ vừa có lời. Cả hai bên đều có lợi vì thường điện sản xuất bởi nhà máy thủy điện không những rẻ hơn điện sản xuất bởi nhà máy chạy bằng than hay dầu vì nhiên liệu là nước không mất tiền mua, lại thêm không làm ô nhiễm môi trường như khí than đốt thải ra không khí. Giá cũng ổn định hơn vì không bị ảnh hưởng lên xuống của thị trường nhiên liêu. Do đó lúc trước Mỹ rất thích mua điện của Québec. Bây giờ thì khác, do công ty điện lực Mỹ cho xây nhà máy chạy bằng khí “shale” rất rẻ được gây dựng gần những nơi tiêu dùng nên còn không bị tốn phí tổn để chuyển như trong trường hợp điện sản xuất tại Qc từ xa đến. Như vậy là bài toán về điện lực của Qc đã bị thay đổi, phải tính khác.
Cuộc mua bán điện nêu trên giữa các công ty Mỹ và Qc hiện còn chưa được hoàn hảo là do chưa phải “On line”, còn phải qua “Opérateur” tức còn phải qua người điều hành điều khiển. Nếu có thể tự động hóa hết để có thể làm dịch vụ trực tiếp thì sẽ nhanh và hữu hiệu hơn. Đây cũng là mục tiêu chung của các công ty điện trên thế giới. Mộng này có khả năng được thực hiện nhờ sự tiến bộ của hai ngành IT(Information technology) và điện tử, mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành điện gọi là thời đại của các mạng lưới điện thông minh mà tiếng Anh gọi là “Smart Grid”. Người ta cũng cho đây là một cuộc cách mạng về kỹ thuật (révolution technologique). Các công ty điện bỏ hàng tỷ dollars vào các dự án loại này. Người ta hy vọng là nếu điện được sản xuất và tiêu dùng một cách hữu hiệu thì sẽ tránh được phần nào việc phải phá thiên nhiên để xây đập điện. Bên mình có năng lượng mặt trời dồi dào. Các gia đình VN có thể tự sản xuất điện ra để dùng bằng cách đặt các bảng hứng ánh sáng mặt trời (Panneau solaire) trên mái nhà v.v… Nếu dùng không hết thì còn có thể bán điện lại cho EVN. Do đó chánh phủ nên khuyến khích các chương trình này trước khi phá sông xây đập một cách vô trật tự v.v..
TN
Chú thích :
- Larry Diamond là thành viên thâm niên của Viện Hoover và của Viện Freeman Spogli thuộc đại học Stanford, là nơi nghiên cứu về các vấn đề Quốc tế, đặc biệt tại đây ông cũng là người điều khiển trung tâm nghiên cứu về dân chủ,về phát triển và về tinh thần luật.
- Jack Mosbacher là một cộng sự viên làm nghiên cứu ở Viện Freeman Spogli thuộc đại học Stanford.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Hay là PetroTimes thách cược nửa tỷ đô?

(PetroTimes) - Tiến sỹ Trần Đình Bá đã hết lần này đến lần khác làm cho dư luận phát sốt bằng việc đặt những số tiền “khủng” ra để cá cược. Dư luận thì sốt xình xịch, lấy làm thổn thức vì những điều tiến sỹ nói đều có vẻ rất… thương dân. Quan chức thì “toát mồ hôi hột” trước áp lực của truyền thông vì không nhận cược thì hèn mà nhận thì hóa ra mình cũng mê cờ bạc.
Trước hết phải thừa nhận rằng, tiến sỹ Trần Đình Bá có năng khiếu về… truyền thông. Những vụ kiện của ông cứ làm dư luận nóng ran hết cả. Cách đây 4 năm, ông là cha đẻ của vụ cá cược “đường bay vàng”.
Thực ra ý tưởng “đường bay vàng” là của cựu phi công quân đội Mai Trọng Tuấn. Theo ông Tuấn, nếu các chuyến bay thẳng dọc theo kinh tuyến 106 độ đông thì đường bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn được khoảng 142 km, tương đương giảm được 12 phút bay. Theo tính toán thì mỗi chuyến bay kiểu này sẽ tiết kiệm được 1500 lít xăng.
Gần như ngay lập tức, ông Trần Đình Bá - khi đó là giám đốc một doanh nghiệp đã đưa ra lời thách đấu với Cục Hàng không Việt Nam số tiền 5 triệu đô la.
Nhiều đường bay trên thế giới không thể áp dụng theo đường thẳng do còn phải tính toán đến nhiều yếu tố để đảm bảo an toàn bay. (Trong ảnh: Đường bay từ Paris đến Singapore).
Theo đó, nếu Cục hàng không chứng minh được rằng đường bay vàng không hiệu quả như số liệu (sai số cho phép 5%) thì ông Bá sẽ trả toàn bộ số tiền thách đấu là 5 triệu đô la Mỹ. Ngược lại, nếu ông chứng minh được rằng đường bay vàng Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả cao hơn 20% so với số liệu của Cục hàng không thì cục này thua ông 5 triệu đô la Mỹ.
Nghe ra thì đúng là việc thách cược của tiến sỹ Trần Đình Bá có lý. Vì đường thẳng bao giờ chả ngắn hơi đường… không thẳng. Tuy nhiên, nếu theo ý tưởng của ông Bá thì máy bay phải bay qua cả lãnh thổ Lào, Campuchia và lúc này đường bay nội địa nghiễm nhiên thành đường bay quốc tế. Nhiều chi phí cũng như nhiều yêu cầu kỹ thuật phát sinh, thậm chí có các yếu tố uy hiếp an toàn bay.
Vậy nên, ý tưởng này đã không được Cục hàng không dân dụng Việt Nam chấp nhận và Cục Hàng không cũng khước từ lời thách cược của tiến sỹ Trần Đình Bá.
4 năm sau, khi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói về nâng cấp đường sắt để đạt tốc độ hành trình Bắc Nam 23 km/h: Đường đơn hiện đại khổ 1m cũng có thể chạy tàu tối đa lên 120 km/giờ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Với tốc độ trung bình 80-90 km/giờ hành trình Bắc - Nam xuống còn 21-23 giờ.
Tiến sỹ Trần Đình Bá đã lập tức phản ứng và cho rằng hệ thống đường sắt “cổ lỗ sĩ” hiện tại không thể nào đạt được tốc độ đó và cho rằng ý kiến của Thứ trưởng Vũ Ngọc Đông là lừa dối. Ông cho rằng muốn đạt được tốc độ đó thì phải nâng cấp đường sắt khổ 1m hiện có lên khổ hiện đại 1,435m.
Ông thách Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông lái tàu. Số tiền đặt cược lần này cũng là 5 triệu đô la và sau vài ngày, khi dư luận ngày càng nóng ran thì số tiền được nâng gấp 10 lần, thành 50 triệu đô la (hơn 1000 tỉ đồng). Một con số chưa nghe đã choáng váng.
Phân tích tính khả thi trong lời thách cược của tiến sỹ Trần Đình Bá, phóng viên PetroTimes đã tham khảo ý kiến của một cán bộ nghiên cứu về quy hoạch chiến lược giao thông vận tải. Nhà nghiên cứu này không muốn tiết lộ danh tính lên báo vì sợ bị tiến sỹ Bá “thách cược” triệu đô thì không lấy đâu ra tiền mà trả.
Ông cho rằng: Không phải cứ muốn nâng đường sắt khổ 1m lên khổ hiện đại 1,435m là nâng được. Vì chỉ tính riêng việc cạp thêm nền đường để nới khổ ray thêm 43,5cm đã là điều không thể. Đa số đường ray hiện tại đều có nền cao, nới thêm 43,5cm đồng nghĩa phải nâng đồng bộ nền đường xung quanh lên.
Đấy là chưa kể các cây cầu đường sắt phải xây lại, các hầm chui thì phải đào hầm khác thay thế. Nếu làm không cẩn trọng thì toàn tuyến giao thông đường sắt sẽ tê liệt vì hiện tại chúng ta chỉ có một hệ thống đường sắt.
Phân tích một vài dữ liệu để thấy rằng: Không phải cứ nói thay đổi là thay đổi được và không chỉ có tiến sỹ Trần Đình Bá mới biết thương dân.
Tài sản của một nhà khoa học như tiến sỹ Trần Đình Bá có đủ cả trăm, cả ngàn tỷ để thách cược hay không, hay chỉ tạo “quả bom truyền thông” PR tên tuổi. Điều này, có lẽ chỉ tiến sỹ mới biết.
Duy chỉ có một thứ chúng tôi dám khẳng định: Không ai dám đặt bút ký vào bản cược, kể cả Thứ trưởng Bộ GTVT và tiến sỹ Trần Đình Bá. Cơ quan công an chắc đã sẵn sàng đợi các vị ký xong là "xích" luôn vì hành vi “đánh bạc”. Vậy nên chuyện cá cược tiền khủng xem ra chỉ là trò “rang thuốc nổ” cho vui.
Không chừng, những người làm báo PetroTimes cũng mạnh dạn bỏ nghề báo, đi “nổ” một chuyến, biết đâu lại nổi tiếng. Mà đã “nổ” thì phải “nổ” cho to: Thách hẳn nửa tỷ đô nếu cả Bộ GTVT và Tiến sỹ Trần Đình Bá dám đặt tiền cá cược.
Công an chỉ bắt kẻ cờ bạc, chứ đâu có bắt mấy thằng bốc phét!
Hoàng Thắng

Việt Nam tắc đường hay 'tắc' tư duy?

(Đời sống) - Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ một số phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...

Hà Nội xin Thủ tướng cơ chế "siết" xe cá nhân
Theo đánh giá, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bộ mặt giao thông Hà Nội đã có nhiều thay đổi tích cực.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thành phố cũng thừa nhận, công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa triệt để và bền vững.
UBND Thành phố Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ một số phương tiện giao thông cá nhân
Một hạn chế nữa được lãnh đạo Thành phố đưa ra là sự gia tăng phương tiện cá nhân tham gia giao thông quá nhanh và đa dạng về chủng loại, trong đó, việc xây dựng chung cư cao tầng mật độ trong đô thị còn lớn, mất cân đối giữa quy mô phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc di dời các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện… ra các khu quy hoạch của Thành phố còn chậm.
Chính vì vậy, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng này, trong đó đáng chú ý là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ một số phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP.HCM...
Tắc đường hay tắc tư duy?
Có một thực tế rõ ràng là tình trạng ùn tắc ở các thành phố lớn hiện nay dù đã giảm nhưng vẫn còn rất đáng lo ngại. Chúng ta đã có hàng loạt các biện pháp với mục tiêu xử lý, giảm ùn tắc tuy nhiên kết quả vẫn chưa đáng kể. Theo UBND Thành phố ở Hà Nội hiện vẫn còn  57 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn thường xuyên diễn ra.
Hơn nữa, các biện pháp được UBND Thành phố trình bày đều đã được sử dụng trong suốt thời gian qua nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể
Như với phương án khuyến khích sử dụng xe bus để chống ùn tắc cũng được đánh giá là không khả thi, duy ý chí bởi rất khó có thể thuyết phục, vận động người dân không sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân của mình để sử dụng xe bus. Hơn nữa, hiện tượng chen lấn, xô đẩy, trộm cướp, hay bỏ bến xung quanh phương tiện này là rất đáng báo động.
Đấy là còn chưa kể các nghiên cứu về giao thông được đưa ra gần đây đều chứng minh rằng ô tô mới chính là phương tiện gây nên ùn tắc. Theo TS Khuất Việt Hùng Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, xe hơi là loại phương tiện có mức độ chiếm dụng lòng đường và bãi đỗ xe lớn hơn nhiều so với các phương tiện vận tải hành khách khác.
Ông Hùng cho rằng, để chống ùn tắc giao thông chúng ta nên bắt đầu từ xe ô tô. Hiện 10% dòng giao thông đô thị là ôtô nhưng ôtô chiếm tới 55% diện tích mặt đường. Nếu một nửa chủ sử dụng ôtô chuyển sang đi xe máy trong những ngày cấm thì các tuyến đường thông thoáng hơn nhiều!
Trên thực tế chỉ cần xảy ra một vụ tai nạn nhỏ ở Hà Nội, hai xe ô tô dừng lại giữa đường xử lý tai nạn, việc ùn tắc cũng sẽ nhanh chóng diễn ra, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, khi có nhiều phương tiện giao thông di chuyển.
Mời các chuyên gia hàng đầu giúp đỡ, giải quyết
Chính vì vậy đã có không ít ý kiến cho rằng thay vì lặp đi lặp lại kế hoạch, phương án xử lý tai nạn giao thông chúng ta nên có những phương án đột phá chắc chắn đem lại hiệu quả cao như tìm chuyên gia quốc tế hàng đầu giúp giải quyết vấn đề.
Việc này hoàn toàn khả thi bởi mới đây, Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính. Theo đó, sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), bàn kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Viện Nghiên cứu cao cấp về toán trong việc thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020.
Nếu các chuyên gia nước ngoài còn e ngại vì tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng của nước ta và lo ngại cho sự an toàn của họ khi đến Việt Nam như trường hợp Giáo sư người Mỹ Seymour Papert từng được coi là 'viên đá quý' của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bị xe máy tông vào chiều 5/12/2006 khi băng qua ngã tư Đại Cồ Việt, lúc đang trao đổi với bạn đồng hành về việc mô phỏng bằng toán học để mô tả tình trạng giao thông lộn xộn của Hà Nội thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm đến các giáo sư Việt Nam.
Với tinh thần cống hiến vì quê hương, dân tộc, chắc chắn những nhà khoa học lớn của Việt Nam sẽ không từ chối mà cố gắng đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất giúp giải quyết vấn nạn ùn tắc của giao thông đô thị Việt Nam hiện nay. Trong trường hợp này chúng ta cũng hoàn toàn có thể mời GS Ngô Bảo Châu tham gia hợp tác giúp đỡ cả hai ngành giao thông và tư pháp.
Mai Anh (Tổng hợp từ VN Media, ĐVO, Phunutoday)