Vật thể lạ và tư duy “dị biệt”
Kỳ Duyên
Tác giả: Kỳ Duyên (Bản gốc)
Chả cứ dân làng cổ Vân Lôi- xã Bình Yên vừa bị cưỡng chế mới bất yên, mà người dân đô thị Hà Nội bị buộc “cưỡng chế” thực hiện “phạt cho tồn tại” cũng thấy… bất yên chả kém.I- Những ngày này, cả thế giới chấn động bởi vụ việc bi thảm- chiếc máy bay Boeing MH 370 của Malaysia Airlines chở gần 300 hành khách đến từ 14 quốc gia, rời Kuala Lumpur (Malaysia) sau nửa đêm 7/3, đã mất tích một cách bí hiểm chỉ sau 02 giờ bay, cùng toàn bộ kíp phi hành gia, tiếp viên trên đó.
Vụ việc bất ngờ như truyện trinh thám hiện đại, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, đã khiến hàng chục quốc gia, trong đó có Việt Nam, tích cực phối hợp với nước chủ nhà Malaysia, huy động các phương tiện kỹ thuật của quốc gia mình tìm kiếm, với hy vọng tìm ra dấu vết- vật thể lạ- theo cách gọi của giới truyền thông VN- chứng minh cho những phán đoán thương tâm trước hiện tượng bí ẩn.
Hàng trăm hành khách cùng chiếc máy bay định mệnh vẫn chưa được tìm thấy |
Có lẽ vì thế mà có một vụ việc chấn động nhưng bị chìm đi, bởi nó khá nghiêm trọng, cả về mặt luật pháp lẫn tính người, tình người. Đó là việc UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo chính quyền xã Bình Yên- Thạch Thất (Hà Nội) huy động gần 800 con người đập nát hàng loạt nhà của 52 hộ dân làng Vân Lôi, thuộc xã Bình Yên, tan nát cả một làng cổ bắc bộ (Dân trí, ngày 07/3). Bình Yên bỗng thành bất yên.
Điều đáng nói, sự việc xảy ra vào ngày 24 tháng chạp âm lịch, trước Tết Giáp Ngọ, đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng rơi vào cảnh không chốn “nương thân” ngay trong những ngày Tết đến.
Theo người dân ở đây, làng cổ Vân Lôi vốn có từ lâu đời. Có những gia đình ở làng đến đời thứ 08. Điều không may cho làng cổ này, là nằm trong dự án tân tiến- xây dựng khu tái định cư nam đường tỉnh lộ 420 (khu công nghệ cao Hòa Lạc) nên thuộc diện bị thu hồi đất, để bàn giao mặt bằng thi công.
Đất đai vốn là vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Cứ nói đến chuyện thu hồi đất, là lòng người ở những khu vực, địa phương bị thu hồi, giải tỏa thấp thỏm, và ngay cả dư luận xã hội cũng khó mà …bình yên, chứ đừng nói tới dân làng xã có cái tên đẹp đến ước mong.
Bởi những “gương tày liếp” cưỡng chế thu hồi đất còn nóng hổi. Chỉ vì lòng người dân không thuận, chỉ vì ý chí của chính quyền muốn nhanh được việc, chỉ vì phương cách giải quyết- đã cưỡng chế là phải… thô bạo, nhẫn tâm, mà đất vàng ở nhiều nơi vô tình biến thành đất bạc, đất đen, với những thù oán đau xót giữa đồng loại, cộng đồng. 70% số vụ khiếu kiện thuộc… “sở hữu” đất đai đã là con số sinh động nhưng đáng buồn, và đáng suy ngẫm.
Câu chuyện cưỡng chế và giải tỏa làng cổ Vân Lôi cũng không nằm ngoài cái quy luật kéo co thường thấy lâu nay. Bắt đầu từ lòng dân không thuận với giá đền bù rẻ mạt 700.00 đ/m2. Nhưng câu hỏi đặt ra, là vì sao quản lý chính quyền xã lại lỏng lẻo và thụ động đến thế.
Người dân thì của đau con xót, bởi đó là mồ hôi nước mắt bao đời cha ông họ để lại. Nếu là đất giải tỏa cho các dự án quốc phòng an ninh là một nhẽ. Nhưng đây là đất cho dự án tái định cư, cần có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất. Mà nói như bạn đọc hphongnha@gmail.com trong thư gửi về cho Dân trí (ngày 08/3):
“Tái định cư, nói thực, người có đất tại khu vực này khi bị giải tỏa chưa chắc có tiền mua lại được nền cất nhà ngay tại đất mình đã quy hoạch. Không có chính sách, khuôn khổ, bài bản gì hết, đền bù thì rẻ mạt, còn bán lại thì giá ngất ngưởng. Mà tôi cũng lo ngại khi quy hoạch xong nền, lại chia cho các quan hết còn đâu mà đến tay người dân. Mấy ông này bán lại với giá cao thì chỉ người giàu mới có tiền mua, “tiền lại vô túi quan”. Cái nền này là của anh Xã, nền này của anh Huyện và nền này của anh Tỉnh nè”.
Không biết giá đất đền bù như vậy là thỏa đáng hay chưa? Chỉ biết người dân lập tức có cách đối phó- tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất nhà mình vì sợ bị đền bù thiệt thòi. Đó là cái sai và cũng là đường cùng của họ.
Nhưng cái sai của người dân lại gặp cái sai của quản lý chính quyền xã. Vì sao chính quyền xã biết rõ mười mươi dân sai, vẫn mặc kệ, không ngăn chặn hoặc xử lý. Để đến nỗi “đùng” một phát- cho quân cưỡng chế, đập phá toàn bộ làng.
Vụ cưỡng chế chấn động vào ngày 24 Tết Giáp Ngọ phá nát nhà, tài sản của 52 hộ dân tại làng cổ Vân Lôi. Ảnh: Dân trí
|
Thế nên cuối cùng, người dân thì mất Tết, chính quyền xã thì mất… mặt. Bởi khi báo chí vào cuộc, mới càng rõ cái nhu nhược của xã. Ông Lê Văn Mão – Chủ tịch UBND xã thú nhận, sở dĩ ra lệnh tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 Tết là do cấp trên “thúc ép”. Buông lỏng chức trách, nhu nhược với dân và nhu nhược trước cái sai của cấp trên. Chả lẽ đây là tư duy quản lý của mấy vị?
Vụ việc xã Bình Yên chưa thể yên, cho dù một lô một lốc các vị: Chủ tịch xã, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch xã, Phó Chủ tịch HĐND cùng các thành viên chuyên môn bị kiểm điểm…
Một vấn đề nữa: Liệu có sự nhập nhèm thu hồi diện tích đất của người dân không, mới là câu hỏi cần có sự điều tra, xem xét và trả lời sòng phẳng? Mới đây, lá đơn kêu cứu của dân làng Vân Lôi cho thấy, theo Quyết định số 1329 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây cũ- ông Nguyễn Huy Tưởng ký ngày 27/7/2007 có ghi rõ: Khu tái định cư phía nam đường 84 (nay là tỉnh lộ 420) thuộc địa phận xã Bình Yên, huyện Thạch Thất có phía đông bắc, tây nam và đông nam giáp khu dân cư thôn Vân Lôi, chứ không trùng vào khu dân cư Vân Lôi (Dân trí, ngày 11/03).
Nếu với QĐ đó, không thể bắt người dân Vân Lôi rời làng đi ra nơi khác để ở. Vậy QĐ nào đúng, QĐ nào sai?
Vụ cưỡng chế chưa hạ hồi phân giải, nhưng thực tế, ở Vân Lôi, có tới 80% đất nông nghiệp của làng đã bị thu hồi từ năm 2007 để đưa vào dự án tái định cư nam đường 84 (tỉnh lộ 420). Ngược lại, nhiều hec ta đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật” người dân làng Vân Lôi canh tác từ ngàn đời nay sau khi bị chính quyền huyện Thạch Thất thu hồi từ nhiều năm nay, giờ để… cỏ hoang làng cổ, mọc lút đầu.
“Vật thể lạ” từ vụ mất tích bí ẩn chiếc máy bay Boeing MH 370 vẫn chưa tìm thấy để có thể minh chứng cho những phán đoán. Vũ trụ là vô hạn, còn con người lại hữu hạn. Nhưng “vật thể lạ” của làng Vân Lôi- thói quen quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền huyện Thạch Thất, nằm “chềnh ềnh” trong vụ cưỡng chế đất đai, vi phạm quy định của pháp luật, gây ra nỗi đau của hàng trăm người dân, thì ai cũng có thể nhìn thấy.
Liệu đây có phải là tư duy “dị biệt” mà phổ biến trong đời sống cộng đồng các làng quê VN, trước cơn sóng đô thị hóa, trước các dự án thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở nhiều địa phương?
**********
II- Nhưng chắc chắn, tư duy “dị biệt” này còn hiện hữu rất cụ thể, trong cái Thông tư số 02 mới đây của Bộ Xây dựng về quản lý đô thị, mà tinh thần mới của nó là “phạt cho tồn tại”, đã gây nên những bàn luận bất bình trong xã hội.
Thật ra, phạt cho tồn tại là một khái niệm cũ mèm. Nó vốn… tồn tại nhiều năm nay trong việc cấp phép xây dựng, trong quản lý đô thị, như một cái lệ chuyên đi đêm. Còn giờ đây, nó nghiễm nhiên xênh xang mũ áo nhảy lên ghế, có quyền sinh quyền sát, với vị thế và tư cách là một cái luật hợp pháp. Chính vì thế, báo chí đã có hàng loạt bài thông tin, phân tích bản chất cách tư duy lạ đời này, trước yêu cầu quản lý đô thị một cách kỷ cương. Nó cho thấy sự bất lực, sự thực dụng ăn xổi ở thì và yếu kém về nhận thức của cấp quản lý nhà nước.
Cơ sở của thông tư này, theo ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra (Bộ Xây dựng), là xuất phát từ những sai phạm trong vấn đề xây dựng, quy hoạch đô thị: Con số sai phạm này lên đến hàng ngàn công trình chứ không ít. Khảo sát hầu hết 100 giấy phép xây dựng phát ra của các thành phố lớn như Hà Nội thì có đến khoảng 70% trường hợp xây dựng sai phép!
…Lâu nay phải “cắt ngọn” công trình sai phạm nhưng thực chất có xử lý được đâu. Quy định phạt cho tồn tại không phải để khuyến khích hành vi vi phạm trật tự xây dựng, mà nhằm khắc phục những tồn tại lâu nay không xử lý được (TP, ngày 11/3).
Rất khó hiểu về trình độ và nhận thức của quản lý nhà nước, ở đây là Bộ Xây dựng. Nếu đã nói là quy định của pháp luật, thì chỉ có nguyên tắc bất di bất dịch, đã vi phạm là phải xử lý bằng các chế tài quy phạm pháp luật, không thể có cung cách quản lý “du di” lấy cái sai đi sau để… xử lý cái sai đi trước. Hơn nữa, còn hợp pháp hóa bằng văn bản dưới luật.
Khó hiểu nữa, trong xây dựng ở đô thị, một đống gạch, vôi vữa người dân xây dựng đổ ra hè đường, lập tức thanh tra xây dựng, quản lý đô thị có mặt để phạt tiền. Vậy mà hàng ngàn công trình sai phạm hoành tráng cứ ngang nhiên “xây cho cao, cao mãi” và tồn tại. Chả lẽ, ngày ngày các vị ngành chức năng ăn lương để ngắm… sai phạm?
Thông tư “phạt cho tồn tại”, đã gây nên những bàn luận bất bình trong xã hội. Ảnh minh họa: Zing
|
Nhưng thực tế, “nói zậy đâu phải zậy”. Một chuyên gia quản lý đô thị đã nói thẳng: Tình trạng ghi giá tiền trong hợp đồng thấp hơn giá giao dịch thực tế để trốn thuế vẫn diễn ra. Nếu tiền phạt như vậy, nhà nước đã hợp lý hóa sai phạm với cái giá quá rẻ mạt. Nhất là làm một bộ phận người dân và doanh nghiệp nảy sinh tâm lý cứ có tiền là xong, ảnh hưởng xấu đến sự nghiêm minh của pháp luật (TP, ngày 07/3).
Pháp luật để xây dựng kỷ cương, hay pháp luật để phá vỡ kỷ cương, chỉ vì sự bất lực, óc thực dụng, và tầm nhìn ngắn ngủn của những người quản lý? Câu trả lời thuộc “sở hữu” Bộ Xây dựng.
Không phải vô lý mà tiếng nói phản biện, phản ứng mạnh nhất với chủ trương này, lại là từ các vị cựu quan chức, từng quản lý lĩnh vực xây dựng, hoặc môi trường đô thị. Hẳn các vị cũng quá hiểu “lòng” thế hệ hậu thế.
Ông Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Nếu cứ vi phạm lại được nộp phạt để tồn tại thì luật chẳng có giá trị gì, chẳng để làm gì và cũng chẳng răn đe được ai.
Ông Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Các công trình sai phạm dứt khoát phải bị phá dỡ, ít nhất là phá phần xây sai phép, có thế mới đủ sức răn đe, mới thể hiện sức mạnh và hiệu lực quản lý của chính quyền. Không có chuyện anh sai phạm rồi lại được người khác đi hợp thức cho cái sai phạm anh gây ra, hay nhà nước phải chịu hậu quả sai phạm của anh.
Còn ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN đặt câu hỏi: Để xảy ra tình trạng trên là do công tác quản lý không nghiêm, xử lý chưa mạnh tay, giờ mà lại đi hợp thức cho các sai phạm thì bộ mặt đô thị sẽ như thế nào?
Chắc chắn, nó sẽ “Dị dạng như… Hà Nội”, tên một bài báo trên Đất Việt , ngày 11/3 mới đây. Ở đó, nó sẽ có những nhà siêu mỏng, siêu méo, trong khi nhà vệ sinh lại “dát vàng” tiền tỷ. Ở đó, chi phí xây dựng hạ tầng của Hà Nội đắt gấp 3- 4 lần ở Mỹ, trong khi sân vận động, trường học chỉ để bò dạo chơi, còn nhà bảo tàng để bày cây cảnh. Nay mai, chủ trương “phạt cho tồn tại” được áp dụng, hẳn Hà Nội sẽ là một thủ đô không chỉ lớn nhất thế giới, mà còn là một thủ đô đa sắc nhất về kiến trúc, chiều cao, thủ đô trăm công trình đua nở.
“Vật thể lạ” thì chưa tìm thấy, nhưng cái tư duy quản lý “dị biệt” mà Thông tư số 02 của Bộ Xây dựng mới ban hành, thì xã hội chờ đến ngày 02/4 này sẽ dần dà tận mắt.
Vì thế, chả cứ dân làng cổ Vân Lôi- xã Bình Yên vừa bị cưỡng chế mới bất yên, mà người dân đô thị Hà Nội bị buộc “cưỡng chế” thực hiện “phạt cho tồn tại” cũng thấy… bất yên chả kém.
————
Bài trên TVN: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/165593/may-bay-mat-tich-va-chuyen–vat-the-la-.html
Phạm Viết Đào không có tội
Quechoa
Nguyễn Mộng Hoài
Gần đây, nhiều bloger đã bị ghép vào
một số điều mơ hồ của luật và bị bắt, bị đem ra xử. Tòa xử các bloger
nói là công khai, nhưng thực ra là làm vội và không công khai. Dường
như, những vị quan tòa xử các vụ này đều “miễn cưỡng” làm nhiệm vụ. Tuy
nhiên, việc xử theo kiểu nào thì cũng chứng tỏ “chúng ta” đang ở thế yếu
và theo một nền “nhân trị” chứ không hoàn toàn là “pháp trị”, và nếu có
“pháp trị” thì cũng là do “chỉ đạo” mà soạn ra các điều luật có lợi cho
nhà cầm quyền. Chỉ người dân bị trị là thiệt thòi.
Trong thời đại “bùng nổ thông tin” và
phương tiện thông tin ngày càng hiện đại này, người ta khó và không thể
“bịt mồm” bất kỳ một phương tiện nào. Người ta nghe thông tin một chiều
quá nhiều rồi, nhận thức quá méo mó rồi, nên đòi hỏi phải nhiều chiều.
Vì vậy, tôi có cảm giác là các báo, đài “quốc doanh” của ta bây giờ ít
hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem lắm rồi thì phải. Ớn cái “một
chiều” ấy, người ta tìm đến cái đa chiều, mà đáp ứng cái đa chiều ấy
chính là hệ thông báo mạng và những người làm báo mạng, trong đó có đội
ngũ những blogger. Theo dõi thường xuyên trên mạng, chúng tôi thấy “nhà
báo mạng” thật đa dạng, thật nhiều trình độ, từ một vị tướng đã 99 tuổi,
đã từng có 25 năm làm đại sứ ở nước “bốn tốt” hiểu khá rõ ông bạn vàng.
Nhưng bài viết của Cụ thật đáng để ghi nhớ. Tiến sĩ, thạc sĩ, tướng về
hưu, nhà văn, nhà báo, thậm chí cháu học sinh đều có thể viết bài, đưa
clip, ảnh lên mạng. Phạm Viết Đào là một ví dụ.
Khi Phạm Viết Đào lập trang mạng của
mình và tôi vào đọc tác phẩm của nhà văn cảm thấy nhiều cái rất đúng và
rất tâm đắc. Phạm Viết Đào hầu như chỉ nói về những vấn đề mà mọi người
quan tâm, nói về những bức xúc của dân và những vấn đề cần làm cho đúng
trong điều hành đất nước. Một thời gian dài, mặc dù cái tuổi đã “sau
hưu”, Phạm Viết Đào vẫn xông xáo lên các tỉnh biên giới phía Bắc, nơi đã
từng có chục năm tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất của Tổ
quốc, đã từng có những chiến thắng đè bẹp quân xâm lược, nhưng cũng đã
từng có một vài cuộc thảm sát ghê rợn của kẻ thù.
Theo con số trên mạng, có đến 60.000
người lính là người dân Việt Nam bị chết trong các trận chiến đấu kéo
dài gần 10 năm ấy. Những người hi sinh cả tính mạng, tài sản của mình
cho sự nghiệp bảo vệ biên giới tổ quốc rất cần được tôn vinh, tôn vinh
không thể kém những người đã hi sinh trong 31 năm kháng chiến đánh thắng
hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Nhưng từ sau tháng Hai năm 1979 đầy đau
thương và mất mát ấy, cuối cùng cứ bị đẩy vào quên lãng. Các cơ quan
truyền thông quốc doanh dưới sự chỉ đạo “dân chủ tập trung” nào đó cứ im
thin thít, chắc là sợ động chạm đên ông bạn vàng hay là sợ bạn mất
lòng, bạn cắt phần kinh phí tài trợ chăng !
Giá như vào các thập kỷ 50, 60 thế kỷ
trước, khi mà phương tiện thông tin nước ta chỉ có báo đảng, đài đảng và
TTX đảng thì nói một chiều cũng chẳng ai biết là một chiều. Bây giờ,
trong thế kỷ 21, thời đại phát triển như vũ bão công nghệ thông tin, nếu
muốn, nếu có người chỉ đạo chặt chẽ và thậm chí dùng điều này điều nọ
để bỏ tù những ai dám viết khác đi thì cũng không thể làm được nữa. Ai
có thể lấy bàn tay che mặt trời, và ai có thể chặn được sóng điện tử
đang bao phủ toàn thế giới, thậm chí cả vũ trụ rộng lớn?
Nếu nói là lợi dụng thì nên lợi dụng sự phát triển của công nghệ
thông tin, của mạng In-tơ-nét toàn cầu để thông tin đa chiều, thông tin
nhanh nhất và kịp thời nhất, dành quyền phán quyết, tiếp thu cho người
nghe. Tuyên truyền báo chí một chiều là coi thường dân trí, coi thường
người dân. Một khi các nhà mạng thi nhau mở rộng và nâng cấp mạng của
mình, ngoài việc thu lợi nhuận còn có tác dụng phổ biến thông tin. Ngăn
chặn thông tin và thông tin một chiều là một việc làm uổng công, không
kém phần tốn tiền mà không mang lại tích sự gì. Thông thường, quyển sách
nào cấm, tờ báo nào cấm, thì lại hút nhiều người đọc.
Phạm Viết Đào cũng như nhiều bloger khác đã ngày đêm mệt mài thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, trăn trở viết bài về những sự thật mà không thể giấu, phơi bày công khai lên mạng cho rất nhiều người thấy. Người dân hưởng thụ thông tin không phải mỗi lúc bị “mê hoặc” bởi những thông tin trái chiều đâu. Họ cũng sáng suốt lắm đấy. Phạm Viết Đào là một nhà văn, đã từng làm Phó Thanh tra của Bộ Văn hóa, thông tin, nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, há chẳng lẽ không biết gì mà cứ nhắm mắt làm liều ư ?
Phạm Viết Đào cũng như nhiều bloger khác đã ngày đêm mệt mài thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, trăn trở viết bài về những sự thật mà không thể giấu, phơi bày công khai lên mạng cho rất nhiều người thấy. Người dân hưởng thụ thông tin không phải mỗi lúc bị “mê hoặc” bởi những thông tin trái chiều đâu. Họ cũng sáng suốt lắm đấy. Phạm Viết Đào là một nhà văn, đã từng làm Phó Thanh tra của Bộ Văn hóa, thông tin, nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, há chẳng lẽ không biết gì mà cứ nhắm mắt làm liều ư ?
Không, Phạm Viêt Đào đã làm đúng lương
tâm của người cấm bút, đã dũng cảm bằng phương tiện thông tin hiện đại,
nói lên nhiều sự thật mà không thể chối cãi, không thể che giấu. Loạt
tư liệu, loạt bài nói lại về cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm,
cũng như một số bloger ngày nay nói lại các trận chiến đấu ở Gacma,
chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa chính là để thực hiện chủ trương, quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta bảo vệ từng mét đất, biên giới, từng hải lý biển
thuộc chủ quyền. Làm việc đó là góp phần bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng
chứ có phải làm phản động, phản bội đâu.
Nếu so với những kẻ tham nhũng lớn nhỏ hàng ngày hàng giờ đục khoét,
vơ vét ngân sách, làm nghèo đất nước, làm khổ người dân vô tội, chính
những kẻ đó mới là những đối tượng bị trị tội thật nghiêm. Còn những
người như Phạm Viêt Đào, như Trương Duy Nhất, như Cù Huy Hà Vũ, như cháu
sinh viên Phương Uyên…là những người có công chứ không phải là người có
tội, khép tội cho họ vừa không đúng với lương tâm vừa không phải là đạo
đức Hồ Chí Minh.
Ngày 19-3 này sẽ có phiên tòa xử nhà văn Phạm Viết Đào. Tôi biết, khi đã quyết, người ta lợi dụng sức mạnh trong tay (dù ngày nay sức mạnh ấy cũng không còn mạnh nữa) xử án và định tội cho một con người chân chính như Phạm Viết Đào. Tất nhiên Phạm Viết Đào mặc dù có cái đúng của mình, nhưng cũng không thể cưỡng lại được, khi mà cường quyền vẫn đánh bạt lương tâm và lẽ phải. Tuy nhiên, là một người dân, chót theo dõi thông tin trên mạng và trên các ấn phẩm quốc doanh, tôi tha thiết đề nghị Tòa xử Phạm Viết Đào phải hết sức công tâm, phải công khai, phải nghe lời nói phải. Phạm Viết Đào phải được tha bổng và không chỉ là tha bổng mà phải được minh oan, Phạm Viết Đào không có tội. Phạm Việt Đào phải được tự do !
Qua đây, thấy cần thiết hơn bao giờ hết, cấn có một xã hội dân sự, cần triệt để tôn trọng những điều nói về nhân quyền, dân quyền, về tự do ngôn luận trong Hiến Pháp của nước ta. Đặc biệt là đã đến lúc cần có “tự do ngôn luân”, “tự do báo chí”…
Ngày 19-3 này sẽ có phiên tòa xử nhà văn Phạm Viết Đào. Tôi biết, khi đã quyết, người ta lợi dụng sức mạnh trong tay (dù ngày nay sức mạnh ấy cũng không còn mạnh nữa) xử án và định tội cho một con người chân chính như Phạm Viết Đào. Tất nhiên Phạm Viết Đào mặc dù có cái đúng của mình, nhưng cũng không thể cưỡng lại được, khi mà cường quyền vẫn đánh bạt lương tâm và lẽ phải. Tuy nhiên, là một người dân, chót theo dõi thông tin trên mạng và trên các ấn phẩm quốc doanh, tôi tha thiết đề nghị Tòa xử Phạm Viết Đào phải hết sức công tâm, phải công khai, phải nghe lời nói phải. Phạm Viết Đào phải được tha bổng và không chỉ là tha bổng mà phải được minh oan, Phạm Viết Đào không có tội. Phạm Việt Đào phải được tự do !
Qua đây, thấy cần thiết hơn bao giờ hết, cấn có một xã hội dân sự, cần triệt để tôn trọng những điều nói về nhân quyền, dân quyền, về tự do ngôn luận trong Hiến Pháp của nước ta. Đặc biệt là đã đến lúc cần có “tự do ngôn luân”, “tự do báo chí”…
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?
Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012 |
Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết
Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị
bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3,
một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên hai
năm tù, cũng với tội danh tương tự.
Vụ xử blogger Phạm Viết Đào là vụ cuối cùng đối với các nhà bất đồng
chính kiến bị bắt trong năm 2013. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình
luận Phạm Chí Dũng nhận định :
Khác với Trương Duy Nhất và cũng khác nhiều với các blogger, Phạm Viết
Đào là một trường hợp đặc biệt về vị thế. Được biết như một nhà văn, ông
cũng đồng thời là một quan chức của Bộ Văn hóa Thông tin – cơ quan ông
làm việc cho tới lúc về hưu và trước khi ông bị bắt bởi điều 258.
Nếu nhìn từ góc độ của cơ quan an ninh điều tra và tòa án, trường hợp
Phạm Viết Đào có thể khá nhẹ nhàng so với Trương Duy Nhất. Bởi số lượng
bài viết mà cơ quan an ninh điều tra trưng ra đối với Phạm Viết Đào chỉ
có 2 bài, trong khi với Trương Duy Nhất là 12 bài.
Tuy cũng đề cập và chỉ trích một số trường hợp cá nhân lãnh đạo đảng và
nhà nước, nhưng có vẻ như Phạm Viết Đào không thể hiện chính kiến theo
cách “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất. Nghe nói khá nhiều thông
tin nhạy cảm mà blog của Phạm Viết Đào đăng tải là do ông lấy lại từ
những nguồn tin không rõ ràng, chứ không phải ông nhận tin thực từ những
nhân vật Y hay Z nào.
Nhưng đó cũng chính là vấn đề khó khăn nhất đối với Phạm Viết Đào, vì
trong quá trình điều tra xét hỏi, cơ quan an ninh điều tra hẳn phải xoáy
sâu vào câu chuyện “nguồn tin từ đâu?”, và “ai cung cấp cho anh tin tức
này?”. Những chủ đề và chủ điểm nóng bỏng về vấn đề nhân sự của Hội
nghị trung ương 7 vào tháng 5/2013 hẳn được khơi lại một cách đầy chủ ý.
Tuy vậy, dường như cơ quan an ninh điều tra đã không mấy thành công
trong việc truy hỏi về nguồn tin đối với Phạm Viết Đào. Nếu không chứng
minh được ông nhận tin nóng từ một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó, đặc
biệt là tổ chức và cá nhân đó lại nằm trong nội bộ, nhiều khả năng Phạm
Viết Đào sẽ không bị quy tội “làm lộ bí mật nhà nước” hoặc nguy hiểm hơn
nữa là tội danh “gián điệp”.
Hơn nữa, theo những thông tin ngoài lề, Phạm Viết Đào có thái độ “hợp
tác” nhã nhặn hơn với cơ quan an ninh điều tra, chứ không như thái độ
được coi là kiên cường của Trương Duy Nhất. Với thái độ “hợp tác” như
vậy, khả năng Phạm Viết Đào sẽ rất hạn chế hoặc không viết nữa sau khi
được tự do là có thể xảy ra. Do đó, xét từ góc nhìn của cơ quan an ninh
điều tra, ngành tòa án và của cả giới lãnh đạo chính trị đang muốn răn
đe giới blogger bất đồng chính kiến, đó là yếu tố rất quan trọng để Phạm
Viết Đào có thể được xem xét làm nhẹ khung hình phạt.
Trong trường hợp “giảm nhẹ” hoặc “khoan hồng” xảy ra, người ta mới xem
xét đến một vài yếu tố khác về nhân thân và gia đình, trong đó cần kể
đến hoàn cảnh “cha mẹ già yếu” của gia đình ông Phạm Viết Đào.
Điều cuối cùng là tuy mang mục đích răn đe, và có thể tăng nặng hình
phạt để những blogger quen viết chỉ trích cá nhân lãnh đạo phải run sợ,
nhưng bối cảnh hiện thời không cho phép Nhà nước Việt Nam nặng tay đối
với các vụ việc liên quan đến điều 258.
Một ví dụ gần gũi nhất là mức án đối với blogger Trương Duy Nhất đã
“chỉ” có 2 năm tù giam, trong khi trước đó một số dư luận lo ngại
blogger này có thể chịu án đến trên 3 năm hoặc thậm chí tột khung là 7
năm.Và nếu những blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và
bị đưa ra xét xử trong năm 2012 thì không biết chuyện gì xảy ra. Chúng
ta cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong
Tần đã bị xử về điều 88 với mức án khủng khiếp: 12 năm và 10 năm tù
giam.
Từ đó, có thể hy vọng mức án xử sơ thẩm ngày 19/3/2014 đối với blogger Phạm Viết Đào sẽ thuộc một trong hai khả năng:
Khả năng 1: Mức án bằng với thời gian tạm giam và được trả tự do tại tòa.
Khả năng 2: Vì tính răn đe nên vẫn có án khoảng 1 năm tù giam (bằng 1/2
án TDN), nghĩa là Phạm Viết Đào sẽ “nằm” thêm khoảng 3 tháng. Khả năng 2
có xác suất cao hơn so với khả năng 1.
Theo quan điểm cá nhân, tất nhiên tôi cho rằng ông Phạm Viết Đào không
đáng phải nhận bất cứ mức án tù giam nào, và tôi mong muốn ông được trả
tự do ngay tại tòa.
Như vậy với vụ xử Phạm Viết Đào, và một vài phiên xử liên quan đến tôn
giáo sẽ được tổ chức sắp tới, về cơ bản ngành công an và tòa án Việt Nam
đã “tất toán” các nhân vật bị cho “nhập kho” vào năm 2013, cũng có thể
là kết thúc giai đoạn bắt bớ liên quan đến điều luật này.
Cũng cần nhớ lại rằng từ sau vụ bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm
Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay chính quyền đã
không tiến hành bắt thêm một blogger nào nhân danh điều 258, còn hai
điều 88 và 79 càng không được đề cập đến. Cần lưu ý là cả ba điều khoản
này đều bị cộng đồng và các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là “mơ hồ”
và “bị lạm dụng”.
Tuy vậy, ở Việt Nam lại đang diễn ra xu hướng chuyển đổi tội danh từ các
điều khoản “chính sự” 79, 88 và 258 trước đây sang những cáo buộc mang
tính “dân sự”. Chẳng hạn như điều 245 về “cản trở giao thông” được Công
an tỉnh Đồng Tháp “linh hoạt vận dụng” để khởi tố một dân oan đất đai và
cũng là blogger tên là Bùi Hằng vào tháng 3/2014.
Có thể cho rằng từ nay đến năm 2015, cùng với lộ trình thực hiện các
khuyến nghị về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chờ
đợi được tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Nhà nước Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới, trở nên “thỏa
hiệp” và “ôn hòa” hơn đôi chút. Bầu không khí dân chủ và nhân quyền ở
Việt Nam cũng vì thế sẽ “dễ thở” hơn.
Thụy My
(RFI)
Vụ máy bay Malaysia: Vở kịch sắp hạ màn?
Một máy bay chở 239 hành khách mất tích mà có nhiều thông tin phục vụ
cho tìm kiếm, cứu nạn bị dấu diếm thì chứng tỏ...tính an ninh là rất
lớn.
Tai nạn do thiên nhiên gây ra như động đất sóng thần, bão tố hoặc do con
người gây ra như rơi máy bay, chìm tàu, hải tặc…luôn luôn thường trực
xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt những quốc gia có biển. Bởi
vậy, tìm kiếm cứu nạn trước những hậu quả thảm khốc xảy ra đó vừa thể
hiện năng lực của quốc gia, đồng thời thể hiện tính nhân ái, tinh thần
trách nhiệm với đồng loại.
Vụ máy bay của Malaysia mất tích được coi như gần vùng biển Việt Nam đã
được các quốc gia khu vực đã thể hiện hết vai trò, khả năng, tinh thần
quốc tế vì con người trong đó có Việt Nam đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, qua tìm kiếm cứu nạn để muốn phô trương sức mạnh với các nước
trong khu vực thì hơi bị thái quá và không hợp với logic của nhân
nghĩa.
Bạn sẽ làm gì khi có một vụ máy bay rơi trên biển? Bạn sẽ đưa ngay 2 khu
trục hạm tên lửa và tàu đổ bộ cỡ lớn trên đó có lính thủy đánh bộ? Phải
chăng chiếc máy bay bị quân trên đảo Trường Sa bắt cóc?...Hay là bạn sử
dụng những phương tiện chuyên về tìm kiếm và cứu nạn?
Tìm kiếm cứu nạn là trách nhiệm, là tình người với nhau trước hoạn nạn
thì xin đừng có lợi dụng nó, lợi dụng trên sự chết chóc của đồng loại.
Chẳng làm được gì đâu, Việt Nam đã rất cảnh giác khi Tổng tham mưu
trưởng QĐNDVN nhắc nhở: “…tạo điều kiện cho quốc tế vào vùng biển ta
nhưng không quên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền”.
Đã bước sang ngày thứ 6 tìm kiếm nhưng vô vọng, không một dấu tích trên
khu vực được cho là mất tích. Vậy thì theo logic, đương nhiên điều đó
lại mang tính khẳng định là chiếc máy bay MH370 của Malaysia là “không
mất tích”.
Đại sứ Malaysia Iskandar Sarudin nói rằng quân đội Malaysia từng phát
hiện một máy bay lang thang cách xa đường bay sau thời điểm mất tích.
Nút thắt đã mở...
Hôm qua, Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal số ra ngày
(13/03/2014) cho biết, giới điều tra Mỹ nêu ra khả năng chiếc Boeing 777
của Malaysia Airlines tiếp tục bay thêm 4 tiếng đồng hồ sau khi biến
mất khỏi màn hình. Sở dĩ các nhà điều tra đưa ra giả thuyết này vì động
cơ Rolls Royce của máy bay Boeing 777 được gắn thiết bị tự động phát
thông tin trực tiếp, độc lập với hệ thống liên lạc phát - đáp trong
khoang máy bay.
Do vậy, nếu hệ thống liên lạc trong khoang máy bay bị cố tình cắt, thì
hệ thống truyền tin từ động cơ máy bay vẫn hoạt động và giúp giải đáp
được những bí ẩn về chiếc máy bay này. Malaysia lập tức bác bỏ tin này.
Tin của các nhà điều tra Mỹ theo tôi là rất chính xác, ít nhất là về cơ chế, nguyên tắc hoạt động.
Một chiếc tàu hành trình trên biển thôi nhưng luôn luôn tồn tại 2 quyển
nhật ký gồm Nhật ký hàng hải (do Thuyền phó Hàng hải trực tiếp ghi thời
gian, vị trí dự tính, hướng đi, vận tốc, sóng, gió cấp mấy, dòng chảy,
thủy triều lên xuống…cứ 30-45 phút một lần) và Nhật ký máy tàu (do Máy
trưởng ghi tốc độ vòng quay, thời gian, các sự cố…). Vậy thì một chiếc
máy bay hiện đại như Boeing 777 tồn tại “Nhật ký máy” bằng cách như trên
là đơn giản. Malaysia bác bỏ tin này là thiếu sức thuyết phục.
Nếu đây là sự thật (và chắc chắn là sự thật) thì bức màn bí ẩn đã hé mở.
Máy bay MH370 sau khi biến mất khỏi màn hình thì bay tiếp 4 tiếng nữa.
Vậy nó bay đi đâu, hướng nào, mục đích là gì và bây giờ ra sao…là những
câu hỏi không khó.
Rõ ràng là khi không còn thông tin, liên lạc gì với mặt đất nhưng máy
bay vẫn tiếp tục hành trình thì được coi như máy bay bị bắt cóc phải
hành trình theo điều khiển của bọn bắt cóc hoặc máy bay được coi như
hoạt động gián điệp.
Nếu như máy bay được coi là hoạt động gián điệp thì bắt đầu tại điểm
được cho là mất tích cách vùng biển Việt Nam 130 km thì MH370 sẽ bay
theo hướng nào? Bay vào không phận Việt Nam thì sẽ bị bắn hạ ngay.
Đây là điều vô lý vì đường nào nó cũng được quyền bay vào không phận
Việt Nam để đến Bắc Kinh, do đó, máy bay MH370 chuyển hướng bay trở lại
(như thông tin từ Malaysia và radar quân sự Malaysia ghi nhận được dấu
hiệu tại eo biển Malacca) là hợp lý, chắc chắn xảy ra.
Vậy máy bay MH370 không phải hoạt động giàn điệp và vấn đề đặt ra là tại sao MH370 bay trở lại Malaysia, chúng nhằm mục đích gì?
Máy bay MH370 bị bắt cóc tống tiền?
Thông thường trước một vụ mất tích, tai nạn máy bay bao giờ những thông
tin phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn là phải chính xác, kịp thời cho cơ quan
tìm kiếm cứu nạn, nhưng trong vụ này người ta thấy thông tin bị “gây
nhiễu” lung tung, thậm chí bị dấu diếm.
Gây “nhiễu” thông tin, dấu diếm thông tin phục vụ cho tìm kiếm…đã khiến
cho dư luận hồ nghi tính chính trị, tính an ninh quá lớn trong vụ này.
Vì thế có hai giả thiết hoặc chính xác hơn là hai giả tưởng “tày trời”
như trong phim, có thể xảy ra:
Một là máy bay MH370 bị lực lượng phòng không, không quân Malaysia bắn hạ, rơi tại eo biển Malacca.
Máy bay MH370 được “tổ lái tiếp tay” bay trở lại đe dọa Malaysia vấn đề
gì đó để tống tiền (Malaysia đang điều tra nợ nần của tổ lái), sau vài
tiếng đồng hồ không thể thỏa thuận, Malaysia quyết định bắn hạ và chúng
đã rơi tại eo biển Malacca. Và, để “thu dọn chiến trường”, xóa dấu tích
và đánh lạc hướng tìm kiếm, Malaysia đã “tạo điều kiện” cung cấp thông
tin cho Việt Nam, Trung Quốc…tha hồ lùng sục trên biển Việt Nam, trong
khi đó, họ thì chuyển sang tìm kiếm tại eo biển Malacca.
Việc Hoa Kỳ xác định là vệ tinh do thám của Mỹ không phát hiện bất cứ
một vụ nổ nào trên không vào thời điểm ngày 08/03/2014…nếu như tuyên bố
đó là sự thật và độ chính xác của vệ tinh Mỹ là rất cao 100% thì giả
thiết này đương nhiên bị loại bỏ.
Tuy nhiên, tại sao các nhà điều tra Mỹ chờ đến 5 ngày sau mới đưa “nhật
ký động cơ tự động” ra công luận và tuyên bố của họ từ vệ tinh do thám
có thật hay không…lại thuộc về mối quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia
Malaysia và Mỹ. Vì thế giả thiết này chưa thể bác bỏ được.
Hai là Malaysia và nhóm bắt cóc máy bay MH370 đã thỏa thuận được vấn đề
và sau đó nó được hạ cánh an toàn một nơi bí mật nào đó mà theo tôi
không ngoài Malaysia.
Đây là giả thiết giả tưởng mà có cơ sở dễ xảy ra nhất hiện nay.
Từ vụ việc này, lần đầu tiên Việt Nam đã tham gia hoạt động tìm kiếm cứu
nạn quốc tế, dù rằng trên vùng biển của mình, thế giới và hơn ai hết
Malaysia đã thấy được cái tâm, cái nhân nghĩa của Việt Nam thấy bạn gặp
nạn là bất kể ở đâu, khi nào đề sẵn sàng.
Chúng ta mong muốn và yêu cầu đừng ai lợi dụng hoạt động nhân đạo để
trục lợi. Trục lợi trên nỗi đau khổ của người khác, của đồng loại, là
hành động bất nhân.
Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)