Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tin ngày 09/9/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Giật mình với 91.000 tỉ đồng nợ đọng


Kiểm toán Nhà nước vừa công bố con số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương cả nước lên đến 91.000 tỉ đồng. Tình trạng này đã khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ phá sản, hàng ngàn công nhân mất việc, bị chậm lương…
Chính vì vậy, chỉ trong chín tháng, từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 6 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba chỉ thị yêu cầu các địa phương phải xử lý dứt điểm nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) với hơn 91.000 tỉ đồng.

Nợ đồng lần


Làm rõ trách nhiệm cá nhân Theo chỉ thị 14 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh.

Bộ Tài chính nhận định bản chất của nợ đọng XDCB là “nợ đồng lần”. Nghĩa là nhà nước nợ doanh nghiệp A, doanh nghiệp A lại nợ doanh nghiệp B, rồi các doanh nghiệp lại nợ tiền lương người lao động, tiền vay vốn ngân hàng…
Là một trong những người đầu tiên báo động về con số nợ đọng XDCB của VN đã lên tới gần 100.000 tỉ đồng, TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng chính nợ đọng XDCB sinh ra nợ xấu và gây khó khăn dây chuyền cho cả Nhà nước và doanh nghiệp. Ông Thiên cũng nói có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chờ chết vì chưa thu được khoản nợ này.
Theo báo cáo của Công đoàn Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết tháng 6-2013 tổng số nợ tiền lương của người lao động hơn 160 tỉ đồng, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… 255 tỉ đồng. Có gần 3.200 người thiếu việc làm trong 98 doanh nghiệp ngành giao thông. Nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm, nợ lương là do các công trình đã thi công xong mà chưa được thanh toán và nhiều công trình bị đình hoãn, giãn tiến độ. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay có hơn 200 công trình chậm thanh toán với số vốn trên 2.000 tỉ đồng.
Đại diện của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) cho biết vài trăm tỉ đồng tiền vốn của doanh nghiệp vẫn nằm ở các công trình chưa được thanh toán, các công trình bị đình hoãn. Có công trình đi vào sử dụng ba năm nay rồi nhưng công ty vẫn chưa được Nhà nước thanh toán xong.
Ông Phạm Đình Hạnh – giám đốc Công ty TNHH Hòa Hiệp (TP Vinh, Nghệ An) – than rằng hiện nay Nhà nước đang nợ công ty ông khoảng 40 tỉ đồng. Có một số dự án đã được công ty bàn giao như cầu Tây Nghệ An cả năm nay nhưng vẫn chưa được thanh toán đủ vốn. “Vốn phần lớn là doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng nên việc Nhà nước chậm thanh toán gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp” – ông Hạnh nói.
Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa được công bố, dẫn nguồn từ Bộ Tài chính cho thấy số nợ đọng đầu tư XDCB trên 63 địa phương đến hết năm 2011 là 91.273 tỉ đồng. Đặc biệt có 15/63 địa phương nợ vốn đầu tư XDCB ở mức trên 100% kế hoạch vốn đầu tư XDCB, như Hà Tĩnh 9.696 tỉ đồng, Đồng Tháp 3.335 tỉ đồng, Nghệ An 6.316 tỉ đồng, Bắc Ninh 2.856 tỉ đồng…

Ngân sách sẽ không trả nợ thay


Từ năm 2012 đến nay không phát sinh nhiều Hơn 91.000 tỉ đồng nợ đọng XDCB tính đến hết năm 2011 được 63 địa phương tập trung xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng. Còn từ năm 2012 đến nay, số nợ đọng hầu như không phát sinh vì theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương chỉ khởi công các dự án trọng điểm, thật sự cần thiết và chỉ sử dụng vốn có trong kế hoạch được giao.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, việc chậm quyết toán đã dẫn đến tình trạng nợ đọng XDCB kéo dài, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3 Hà Nội… song cho đến nay vẫn chưa được quyết toán xong. Để xử lý nợ đọng, Bộ Giao thông vận tải vừa ra chỉ thị yêu cầu chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án ngành giao thông có từ ba dự án trở lên lập báo cáo quyết toán chậm hơn sáu tháng sẽ không được giao dự án mới. Còn người đứng đầu ban quản lý dự án hoặc chủ đầu tư sẽ bị xử lý trách nhiệm cá nhân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Hà, vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Bộ Kế hoạch – đầu tư, cho biết hiện bộ này đang yêu cầu các tỉnh báo cáo về tình hình nợ đọng XDCB. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng nợ đọng đã giảm, tính đến nay số nợ không đến mức trên 91.000 tỉ đồng. Con số cụ thể là bao nhiêu sau khi địa phương báo cáo mới có thể tổng hợp nhưng theo ông Hà, tiêu chí tính toán nợ đọng XDCB phải là những công trình có trong kế hoạch, đã hoàn thành nhưng chưa được thanh toán. Còn phần chưa được bố trí vốn, doanh nghiệp tự làm thêm rồi chờ ngân sách thanh toán thì không thể coi là nợ của ngân sách được. Với quan điểm như thế, ông Bùi Hà cho rằng ước tính nợ đọng XDCB chỉ ở mức khoảng 30.000-40.000 tỉ đồng.
Để xử lý số vốn mà Nhà nước nợ doanh nghiệp trong XDCB, Bộ Tài chính khẳng định các địa phương phải tự lo trả cho doanh nghiệp chứ ngân sách nhà nước sẽ không trả nợ thay. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng thì mỗi năm, số nợ đọng sẽ được các địa phương thanh toán tối thiểu 30% tổng số nợ để đến năm 2015 thì nợ được xử lý dứt điểm.

Xử lý chưa nghiêm…

Một trong những giải pháp để Nhà nước trả nợ đọng XDCB cho doanh nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sĩ Danh, bộ này đã yêu cầu địa phương chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã đảm bảo đủ vốn xử lý nợ đọng. Đối với các địa phương để xảy ra nợ đọng lớn thì không được khởi công mới các dự án, đồng thời phải đình hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ. Bên cạnh đó, để không phát sinh nợ đọng mới, các địa phương phải chấp hành theo đúng chỉ đạo về quản lý đầu tư và xây dựng. Đó là các dự án phải được thực hiện theo đúng mức vốn được giao. Dứt khoát không được làm vượt. Bên cạnh đó, chỉ được tổ chức chọn nhà thầu cho các gói thầu đã được bố trí vốn, không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện khi chưa được bố trí vốn.
Một trong những giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp, theo ông Trần Đình Thiên, là chính quyền địa phương cần trả cho doanh nghiệp các khoản nợ doanh nghiệp đã bỏ tiền ra xây dựng nhưng chưa được ngân sách thanh toán. Giải tỏa được khoản này sẽ giúp rất nhiều doanh nghiệp thoát khỏi nợ nần, từ đó vươn lên. Ngân hàng cũng giải tỏa bớt được nợ xấu…
Vị lãnh đạo Vụ Đầu tư cho biết theo kế hoạch, cuối năm nay sẽ công khai danh sách số liệu xử lý nợ đọng XDCB của các địa phương. Nơi nào xử lý chậm trễ, không đảm bảo quy định mức tối thiểu 30% tổng số nợ thì sẽ tự thấy xấu hổ. Vì hiện nay, có một số địa phương chưa triển khai xử lý nợ đọng một cách nghiêm túc.
THEO TUỔI TRẺ

Tin ngày 09/9/2013

  • Công nghệ cao tiêu thụ 10% tổng lượng điện toàn cầu (RFI) - Thông thường, khi nói đến việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, ít người nghĩ đến các ngành công nghệ cao như tin học, thông tin và truyền thông. Thế nhưng, giới chuyên gia cho biết, chính lĩnh vực này lại ngốn rất nhiều điện.
  • Thế Vận Hội Tokyo : Tân Hoa Xã loan tin vịt (RFI) - Hôm nay 08/09/2013, một lần nữa cư dân mạng Trung Quốc lại cười nhạo truyền thông chính thức nước này, sau khi Tân Hoa Xã loan tin Ủy ban Thế vận Quốc tế phó thác việc đăng cai Thế Vận Hội 2020 cho Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì Tokyo, như thực tế đã xẩy ra.
  • Iphone "low cost", chiến lược mới của Apple (RFI) - Tập đoàn tin học Apple chuẩn bị trình làng hai kiểu điện thoại Iphone mới, giá mềm, để dễ chinh phục đại chúng. Nhãn hiệu quả táo muốn thống lĩnh trở lại thị trường điện thoại thông minh của thế giới.
  • Obama-Putin : một cuộc chiến tranh lạnh mới (RFI) - Với tấm ảnh Obama và Putin hờ hững bắt tay nhau tại thượng đỉnh G20 ở Los Cabos (Mêhicô) vào tháng Sáu năm 2012, Le Courrier International tiên đoán là cuộc gặp gỡ hai lãnh đạo Mỹ - Nga cũng sẽ không mấy hữu hảo trong hội nghị G20 lần này tại Saint-Petersburg. Theo nhận định chung của nhiều tờ báo từ Á sang Âu, được Courrier International số ra tuần này trích đăng lại, tổng thống Mỹ Barack Obama và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, không còn tôn trọng lẫn nhau, không còn thích nhau nữa và cũng không thèm nói chuyện với nhau.
  • Can thiệp quân sự : Damas ráo riết chuẩn bị (RFI) - Phóng viên Reuters hiện diện tại Damas ghi nhận là lực lượng của chính quyền đã rời khỏi một số trung tâm chỉ huy và cơ sở quân sự ở trung tâm Damas đề phòng tấn công của phương Tây. Dân chúng bắt đầu dự trữ nước uống, lương thực. Giới y tế cũng dự trữ thuốc men, phương tiện để sẵn sàng cấp cứu.
  • Bầu đô trưởng Matxcơva (RFI) - Nhà đối lập Alexei Navalny thách thức điện Kremly dù không có cơ may đắc cử đô trưởng Matxcơva. Đối thủ của ông là Sergueï Sobianine, ứng cử viên được chính quyền Nga ủng hộ. Kết quả chính thức được công bố trong ngày hôm nay 08/09/2013.
  • Ngoại giao Trung Quốc thực dụng trên hồ sơ Syria (RFI) - Cho đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn chặn mọi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và khả năng can thiệp quân sự vào Syria. Lôgíc ngoại giao của Bắc Kinh thường bị cho là theo đuôi Mátxcơva.
  • Bầu cử Cam Bốt : Đảng của Hun Sen được công nhận thắng cử (RFI) - Đúng như dự kiến, Ủy ban bầu cử Cam Bốt vào hôm nay, 08/09/2013 đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28/07 : Đảng Nhân dân Cam Bốt của Thủ tướng Hun Sen được công nhận thắng cử với 68 ghế, trong lúc Đảng Cứu nguy Dân tộc thuộc phe đối lập của ông Sam Rainsy giành được 55 ghế.
  • Phim tài liệu Ý được vinh danh tại Liên hoan quốc tế Venezia (RFI) - Liên hoan phim quốc tế Mostra tại Venezia lần thứ 70 vừa khép lại. << Sacro Gra >> của đạo diễn Ý Gianfranco Rosi đoạt Sư Tử Vàng. Giải Thưởng Lớn của ban giám khảo về tay nhà làm phim Đài Loan, Sài Minh Lượng (Tsai Ming-liang) nhờ bộ phim << Jiaoyou/Giao Du >>.
  • CNN công bố video nạn nhân vũ khí hóa học (RFI) - Đài truyền hình Mỹ CNN, ngày 07/09/2013 liên tục chiếu những đoạn băng video với những hình ảnh các nạn nhân của vũ khí hóa học Syria. Những hình ảnh đó được cho là đã được ghi băng trong các vụ tấn công hóa học ngày 21/08/2013.
  • Tokyo được chọn tổ chức Thế vận hội 2020 (RFI) - Lo ngại về Fukushima không làm tiêu tan hy vọng của Tokyo được tổ chức Thế vận hội 2020. Sau 56 năm, Tokyo lại được vinh dự đón lá cờ Olympic. Thủ tướng Abe kỳ vọng đây là sự << tái sinh >> sau động đất và sóng thần năm 2011. Báo chí Trung Quốc bị đả kích đưa tin thất thiệt khi loan báo Istanbul được chọn đón mừng Olympic 2020.
  • Dân Moscow bầu thị trưởng (BBC) - Người dân Moscow đi bầu thị trưởng trong cuộc đua mà người bị kết án tù được tại ngoại cạnh tranh với đương kim thị trưởng.
  • Đối lập thắng lớn ở Úc (BBC) - Phe đối lập tại Úc thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội hôm 7/9, chấm dứt sáu năm cầm quyền của đảng Lao động.
  • Ấn tượng trong tuần (BBC) - Ảnh nổi bật trong tuần 1-8 tháng Chín, từ điệu bộ của ông Putin tới súng khạc lửa của quân nổi dậy Syria.
  • Cảnh sát Anh xin lỗi Hoàng tử Andrew (BBC) - Cảnh sát Anh xin lỗi Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York sau khi ông bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân ở Buckingham Palace Gardens.
  • 'Cân nhắc lãnh đạo hai ban của Đảng' (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về nội dung của Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản và một số điều chỉnh về nhân sự cao cấp của Đảng.
  • 'Hổ và ruồi' (BBC) - Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là gì?
  • Nhật điều máy bay chặn oanh tạc cơ Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 8/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã thực hiện bay hành trình từ Biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương mà không xâm phạm không phận của Nhật Bản sau khi bay qua vùng biển giữa quần đảo Okinawa.
  • Trung Quốc ráo riết kiểm soát Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang ráo riết chiếm giữ và kiểm soát vùng lãnh hải Philippines hòng thống trị toàn bộ Biển Đông, với các chiến lược hải quân dài hạn và trung hạn.
  • Vì sao Trường Sa của Việt Nam bị "dòm ngó"? (BaoMoi) - Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải Quốc tế và cũng là tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tấp nập vào hạng thứ 2 trên thế giới sau Địa Trung Hải.
  • Philippines thành kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 29/8, Washington và Manila đã chính thức bước vào vòng đàm phán quốc phòng thứ hai tại Lầu Năm Góc nhằm thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên Biển Đông. Điều này có thể biến Philippines thành một kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên khu vực.
  • Hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Chính phủ trong tuần (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Dự các sự kiện ngoại giao – kinh tế quan trọng tại Hội chợ, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10; cùng giáo viên, học sinh đón chào năm học mới 2013-2014; chỉ đạo giảm tải bệnh viện TP. Hồ Chí Minh; chia sẻ với nhân dân vùng bị thiên tai… là những hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Chính phủ tuần qua.
  • Cấm nhập khẩu bộ tem bưu chính Trung Quốc in hình Hoàng Sa (BaoMoi) - ICTnews - Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ TT&TT đã đề nghị Tổng cục Hải quan kiểm soát và không cho phép các cá nhân, tổ chức nhập khẩu bộ tem Trung Quốc in hình quần đảo Hoàng Sa cùng các ấn phẩm kèm theo dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Mỹ không nên đóng vai trò tiêu cực trong tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bắc Kinh đề nghị Washington duy trì một thái độ khách quan và công bằng trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh, chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương không nên làm tổn hại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
  • Trung Quốc vẫn phớt lờ lời kêu gọi đàm phán của Nhật Bản (BaoMoi) - Chỉ một ngày sau lời kêu gọi Bắc Kinh tái khởi động lại mối quan hệ căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh hải của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc hôm 6/9 tiếp tục đột nhập vào vùng biển thuộc quyền quản lý của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Cựu thủ tướng Anh cố vấn cho VNÔng Tony Blair và Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10/2012

Ông Blair và ông Dũng đã gặp nhau hai lần trong 12 tháng qua

Cựu thủ tướng Anh Tony Blair hiện đang đóng vai trò cố vấn cho Chính phủ Việt Nam về kinh tế sau hai lần tới Hà Nội gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một năm qua.

Báo Telegraph của Anh nói lần gần nhất ông Blair và ông Dũng gặp nhau là hồi tháng Ba.

Khi đó báo Tuổi Trẻ cũng nói ông Blair còn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, người "đánh giá cao việc thúc đẩy triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Văn phòng Tony Blair đối với các cơ quan của Việt Nam, trong đó có việc xây dựng các định hướng hợp tác trong lĩnh vực tư vấn, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, đối tác công tư; hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khu vực tư nhân…"

Tờ Telegraph nói cuộc gặp của ông Blair và ông Dũng hồi tháng Ba đã diễn ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo Việt Nam đã có đợt "trấn áp hàng loạt" đối với báo chí công dân và theo sau các vụ scandal kinh tế liên quan tới những tài phiệt có quan hệ gần gũi với Đảng Cộng sản cầm quyền.

Báo có uy tín của Anh cũng dẫn lời Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cảnh báo rằng chính quyền Hà Nội chà đạp "gần như mọi dạng bất đồng chính trị [bằng cách] sử dụng tới mọi biện pháp trấn áp".

Họ còn dẫn lời nhà vận động nhân quyền Võ Văn Ái nói ông Blair đang được Hà Nội dùng như "công cụ quảng cáo" để chống lưng cho chính quyền Việt Nam.

Về công việc cụ thể của ông Blair đối với Việt Nam, tờ Telegraph nói:

"Trong thương vụ mới với Việt Nam, đội tư vấn của ông Blair được cho là đang làm việc với bộ ngoại giao để hỗ trợ liên hệ kinh tế và thương mại với Anh và Liên hiệp châu Âu."

Ngoài Việt Nam, ông Blair cũng đóng vai trò cố vấn cho Colombia, Kazakhstan, Kuwait và Peru.

Trong khi đó Telegraph nói ông Blair cũng có thể sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn cho cả Thái Lan và Hồng Kông trong thời gian tới đây.
(BBC)

'Hổ và ruồi'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tập Cận Bình nhiều lần nói về nguy cơ tham nhũng kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc

Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc dường như đang tăng nhiệt mỗi ngày. Người dân Trung Quốc đọc những những dòng tít liên tục trên truyền thông nhà nước thông báo điều tra các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như quan chức chính phủ.

Đây là một số câu hỏi và trả lời giúp độc giả hiểu được những gì đang diễn ra đằng sau chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đảng đang điều tra thêm một quan chức cấp cao nữa là ông Tưởng Khiết Mẫn. Điều này có dụng ý gì?

Sự sụp đổ của ông Tưởng là vấn đề lớn do vị trí ông ấy nắm giữ và mối liên hệ của ông ấy trong Đảng.

Tưởng Khiết Mẫn leo được vào hàng ngũ lãnh đạo các tập đoàn dầu mỏ nhà nước lắm tiền. Nhiều người tin rằng ông sa lưới chiến dịch chống tham nhũng do vai trò lãnh đạo trước đây của ông ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.

“Các tập đoàn nhà nước kiểu này kiếm được rất nhiều tiền, đó là lý do tại sao chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào những người này,” ông Lý Tân Đức, một quan chức điều tra tham nhũng ở cơ sở, nói.

“Không chỉ có Tưởng Khiết Mẫn bị điều tra. Một số lãnh đạo dầu khí khác cũng đã bị bắt giữ,” ông nói.

Dĩ nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng ông Tưởng không chỉ là một lãnh đạo doanh nghiệp. Ông ấy cũng là quan chức cấp cao nhất bị sờ gáy trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
"Tôi có thể thấy rằng Tập muốn xử lý Chu Vĩnh Khang để chứng tỏ với thiên hạ rằng: Tôi sẵn sàng nhổ cả những người ở những vị trí cao nhất."
Andrew Wedeman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia
Sau nhiều lần cảnh báo rằng tình trạng tham nhũng tràn lan đe dọa làm cho Đảng Cộng sản sụp đổ, ông Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng mà ông hứa sẽ bắt giữ các quan chức ở mọi cấp bậc trong Đảng, trong đó cả ‘hổ và ruồi’.

Nhưng cho đến nay, chỉ có mỗi một con ‘hổ’ là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai phải ra trước vành móng ngựa.

Nhưng thậm chí trong vụ này cũng không có gì là công của ông Tập bởi vì Bạc Hy Lai bị đánh đổ trước khi ông Tập lên nắm quyền.

Chính vì vậy Chủ tịch Trung Quốc bị sức ép phải tóm được một con hổ và ông Tưởng Khiết Mẫn là đối tượng thích hợp.

“Tập Cận Bình sẽ được khen rất nhiều về điều này,” ông Lý Thành, một nhà nghiên cứu tại Viện Brookings, nói về cuộc điều tra ông Tưởng.

“Bây giờ thì không thể nói là họ chỉ bắt ruồi. Họ còn bắt cả hổ nữa.”

Tuy nhiên, liệu ‘một con hổ’ ở vị trí cao như Tưởng Khiết Mẫn có khả năng được an toàn không? Liệu phe cánh của ông ta trong Đảng có giải cứu cho ông ta không?

Có lẽ không. Ông Tưởng leo lên được các vị trí trong Đảng phần lớn là nhờ ông Chu Vĩnh Khang, ông trùm an ninh của Trung Quốc hiện đã nghỉ hưu.

Lâu nay vẫn có tin đồn rằng ông Chu vẫn tiếp tục là đối thủ của Tập Cận Bình và ông ta có lẽ là con hổ lớn nhất sẽ sa lưới chiến dịch diệt tham nhũng của ông Tập.

Tưởng Khiết Mẫn
Tưởng Khiết Mẫn là con hổ đầu tiên bị sa lưới trong chiến dịch của ông Tập?

Dẫn nguồn tin ẩn danh, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong cho biết ông Chu đã bị điều tra mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận thông tin này.

Vậy thật ra ông Tưởng bị đổ là vì cái gì? Do khoảng thời gian ông ta làm lãnh đạo ngành dầu khí hay là do các mối liên hệ của ông ta ở trong Đảng?

Hiện điều này vẫn chưa rõ. Tưởng Khiết Mẫn dường như nằm trong cả hai trường hợp trên.

“Các cuộc điều tra về Bạc Hy Lai và Tưởng Khiết Mẫn thật ra rất giống nhau,” ông Hồ Tinh Đẩu, giáo sư ở Viện Công nghệ Bắc Kinh, phân tích.

“Các vấn đề chính trị của Bạc Hy Lai với người cựu giám đốc công an của ông là Vương Lập Quân đã dẫn đến việc ông bị điều tra về các tội danh kinh tế. Trong vụ việc của Tưởng Khiết Mẫn, ban đầu ông ta bị điều tra về các sai phạm kinh tế, bây giờ ông ta gặp rắc rối vì các liên hệ chính trị.”
"Chống tham nhũng là khởi đầu của giấc mơ Trung Hoa."
Một bình luận trên mạng xã hội Weibo
Động cơ thật sự đằng sau cuộc điều tra về ông Tưởng Khiết Mẫn có thể sẽ được biết nếu như ông Chu Vĩnh Khang, người đỡ đầu cho ông ta, cũng bị đưa ra tòa về tội tham nhũng.

Nhưng Chu Vĩnh Khang hiện đã nghỉ hưu. Tại sao Tập Cận Bình lại mất công điều tra một người đã không còn nắm quyền nữa?

Là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang chấm dứt sự nghiệp trị khi nằm chót vót trên đỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cũng giống như các lãnh đạo khác đã lui về nghỉ, ông Chu nhiều khả năng vẫn còn nắm rất nhiều ảnh hưởng trong hậu trường. Có lẽ có người tin rằng Tập Cận Bình muốn kiềm chế điều này, theo ông Andrew Wedeman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia, người nghiên cứu về tham nhũng ở Trung Quốc.

Ông nói: “Tôi cho rằng có lý do Tập Cận Bình muốn nhổ hết những người xung quanh Chu Vĩnh Khang nhưng vẫn không đụng đến ông ta.

“Điều này sẽ cô lập Chu khiến ông ta phải lui vào bóng tối và không can dự gì vào cuộc đấu đá xung quanh vấn đề sắp xếp nhân sự.”

Chu Vĩnh Khang
Nếu Chu Vĩnh Khang bị điều tra thì đây là việc chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc

“Mặt khác, tôi có thể thấy rằng Tập muốn xử lý Chu Vĩnh Khang để chứng tỏ với thiên hạ rằng: Tôi sẵn sàng nhổ cả những người ở những vị trí cao nhất,” ông nói thêm.

Có ai ở Trung Quốc thật sự tin vào chiến dịch chống tham nhũng này không?

Dường như là có. Sự hoài nghi đang dâng cao ở một quốc gia mà ai cũng nghĩ rằng quan chức là tham nhũng. Chiến dịch được gọi là ‘thanh trừng dầu mỏ’ của Tập Cận Bình đã khiến ông được nhiều người ủng hộ trên các diễn đàn trên mạng của Trung Quốc.

“Chống tham nhũng là khởi đầu của giấc mơ Trung Hoa,” một người viết trên mạng xã hội Weibo.

“Số tiền tham nhũng này lẽ ra phải được sử dụng để nâng cao năng lực quốc phòng và cải thiện cuộc sống cho người dân. Ngài Tổng bí thư Tập! Cả nước ủng hộ và hoan nghênh ông!”

Các chuyên gia cũng tỏ thái độ lạc quan. Giáo sư Hồ Tinh Đẩu cho rằng chiến dịch này khác hơn rất nhiều so với các chiến dịch dẹp trừ tham nhũng tương tự trước đó.
"Đảng Cộng sản tập trung quyền lực vào tay các lãnh đạo cho nên họ ở một vị trí vừa có thể tham nhũng vừa có thể che giấu hành vi tham nhũng của mình."
Andrew Wedeman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia
“Đây là nỗ lực chống tham nhũng chưa từng thấy và cấp bậc các quan chức bị điều tra ngày một cao hơn,” ông cho biết.

Nhiều người tin rằng chiến dịch ‘Ruồi và muỗi’ của ông Tập dường như đã diễn ra lâu nay và nó đã tóm được rất nhiều cán bộ khác nhau trong Đảng. Cho nên khó mà cho rằng đây chỉ là một thủ đoạn chính trị suông.

Tuy nhiên nhiều quan chức hàng đầu đã leo được lên cao trong một hệ thống hủ bại mà giờ đây họ đang muốn dọn sạch. Liệu chính phủ Trung Quốc có thật lòng muốn triệt hết mọi tham nhũng?

Vâng, ở một mức độ nào đó. Sự tức giận của công chúng đối với tình trạng tham nhũng trắng trợn như đã thấy ở các quan chức đeo đồng hồ Rolex dường như đã chạm đến điểm sôi khiến cho Đảng phải làm thật mạnh tay.

Ờ xã hội nào cũng tham nhũng, Tiến sỹ Wedeman nói, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn giảm tình trạng tham nhũng của nước này đến một mức độ mà họ có thể kiểm soát được.

“Đảng Cộng sản tập trung quyền lực vào tay các lãnh đạo cho nên họ ở một vị trí vừa có thể tham nhũng vừa có thể che giấu hành vi tham nhũng của mình,” Wedeman giải thích.

Celia Hatton
BBC News, Bắc Kinh
 

Cuộc tỉ thí khoa học giá 5 triệu USD về đường sắt Việt Nam

Tiến sĩ Trần Đình Bá thách đấu với Tiến sĩ – Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông về “đường sắt đồ cổ”. Chưa biết tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông có nhận lời thách đấu hay không, nhưng câu chuyên này hé lộ những tranh luận khoa học nảy lửa và thú vị.
Điều cao đẹp hơn, đó là cũng chỉ vì mục đích tìm ra một tuyến đường sắt hiệu quả nhất cho đất nước.
Dù ngôn ngữ có phần thẳng và kiêu, bởi vì có khi ông Trần Đình Bá đánh giá không cao cả 300 tiến sĩ của Bộ GTVT, nhưng cũng cần tôn trọng ý kiến phản biện của Tiến sĩ Trần Đình Bá. Hãy bỏ qua những lời lẽ cá nhân, sở thích từng người, đốp chát ngôn ngữ, để cùng hướng đến chân lý khoa học. Lịch sử khoa học nhân loại từng chứng minh, không phải số đông là chiếm được phần thắng. Đôi lúc, một cơn “lên đồng” khoa học của một cá nhân lại đổi thay thế giới.
Có người lên tiếng, ông Trần Đình bá lấy đâu ra 5 triệu USD để cược và ông Nguyễn Ngọc Đông lấy đâu ra 5 triệu USD để nhận lời thách đấu. Thực ra, với các nhà khoa học, chuyện thắng thua không phải là đồng tiền mà là danh dự khoa học. Chúng ta hãy chờ đợi!
Chờ đợi điều gì? Trước hết, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông sẽ có ý kiến về thư thách đấu của tiến sĩ Trần Đình Bá, nhận lời hay không, nhận như thế nào và giải quyết cuộc tỉ thí khoa học như thế nào?
 Lời thách thức như truyện kiếm hiệp của Kim Dung giữa hai hảo hán đệ nhất võ lâm: “Ông hãy ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120km/h để có tốc độ trung bình 80-90 km/h để hành trình Bắc – Nam đạt 21-23 giờ. Nếu thành công tôi coi ông là “người anh hùng” và sẽ thưởng ông 5 triệu USD”.

Tất nhiên, khi đưa ra lý thuyết vận tốc 90 km trên đường sắt đồ cổ, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đông đã có căn cứ khoa học dựa trên thực nghiệm từ thực tiễn. Nhận lời thách đấu này không phải vì hư danh làm người anh hùng, cũng không phải vì đô la Mỹ, mà vì danh dự của một nhà khoa học kiêm nhà quản lý cấp thứ trưởng. Người dân chờ đợi câu trả lời bằng hành động của ông Đông. Thuyết phục và tôn trọng đối thủ.

Cũng từ câu chuyện thách đấu này, đất nước lóe sáng niềm tin về một túi khôn của nhân dân. Một ông tiến sĩ thách đấu về làm đường sắt không phải là chuyện hơn thua mà là vì nước vì dân. Có thể ông sẽ thất bại, nhưng chân lý khoa học thuộc về người thắng thì ông vẫn hạnh phúc vì thành quả đó phục vụ cho đất nước. Còn hơn là không ai dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám thất bại.

Chấp nhận lời  thách đấu về con đường sắt vật chất như một sự lên tiếng về dân chủ trong cộng đồng, để đến lúc sẽ có lời góp ý thẳng thắn và thách thức đúng sai về những con đường khác trên khắp đất nước này. Hãy tôn trọng sự khác biệt, không có sự khác biệt thì không có thay đổi và sáng  tạo. 
  Lê Thanh Phong
(Quê Choa)

Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền

Theo Chính phủ, hầu hết án tham nhũng bị "dây dưa" kéo dài, không được xử lý dứt điểm đều là vụ án lớn, nhưng trên thực tế đối tượng phạm tội thường là người có chức, có quyền, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện...
36 lãnh đạo bị xử lý vì tham nhũng

Bản báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 gửi tới UB Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra, phục vụ kỳ họp Quốc hội cuối năm, sẽ bắt đầu cuối tháng 10 tới, do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã ký nêu rõ:

Trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năn đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng và đạt hiệu quả nhất định.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Cụ thể, có 4 người bị xử lý hình sự (ở Bắc Giang và Bắc Ninh), 4 trường hợp khác đang được xem xét, còn lại chỉ xử lý hành chính.
Dù vậy, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh vẫn thừa nhận, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn tình trạng chưa rõ ràng trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và hành vi trực tiếp tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, trong quá trình xác minh đã phát hiện ra ba trường hợp kê khai tài sản không trung thực và các đối tượng này đều bị xử lý cảnh cáo. Gần 60 trường hợp (trong đó đa phần ở TP.HCM) bị xử lý kỷ luật vì chậm kê khai, chậm nộp báo cáo. Đáng chú ý, rất ít nơi xác minh tính trung thực của các bản kê khai.
Từ đầu năm tới nay, đã có 364 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng.
Bản báo cáo đánh giá, trong suốt quá trình thanh tra, kiểm toán các cơ quan tuy đều phát hiện ra sai phạm nhưng vẫn ít chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự mà đa phần chỉ xử lý hành chính. Việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng từ cơ quan thanh tra, kiểm toán sang cơ quan điều tra còn bị kéo dài, nhất là những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành.
Số tiền tài sản kiến nghị thu hồi rất lớn nhưng chưa thu hồi được bao nhiêu. Đặc biệt, Chính phủ lưu ý việc rất ít người dân tham gia tố cáo tham nhũng. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc giải quyết đơn thư còn để kéo dài, và  nhất là người dân có tâm lý sợ bị trả thù nên rất ngại tố cáo tham nhũng.
Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền
Theo Chính phủ, hầu hết án tham nhũng bị "dây dưa" kéo dài, không được xử lý dứt điểm đều là vụ án lớn, hành vi tội phạm phức tạp, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định để xác định hậu quả thiệt hại. Xong trên thực tế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, đối tượng phạm tội thường là người có chức vụ, quyền hạn, thủ đoạn phạm tội lại tinh vi, có nhiều thủ đoạn đối phó, che giấu hành vi nên việc phát hiện, truy tố gặp khó khăn. Quá trình điều tra các vụ án tham nhũng đều phải gia hạn thời gian, nhiều vụ án phải gia hạn tới ba lần.
Công tác giám định về kinh tế, đất đai hiện nay lại rất phức tạp, dẫn đến kéo dài thời gian.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra còn nhiều bất cập, sai sót. Việc tự phát hiện tham nhũng rất yếu, đa phần do báo chí và dư luận xã hội. Trong khi đó, việc xử lý hành vi tham nhũng còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, thậm chí có biểu hiện nương nhẹ.
“Để xảy ra tình trạng trên một phần do người đứng đầu chưa quyết liệt, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn bị buông lỏng… Kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, còn có biểu hiện nói không đi đôi với làm, hoặc thậm chí làm chiếu lệ”, bản báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng cho rằng những hạn chế, tồn tại nói trên cần phải được nghiêm khắc rút kinh nghiệm, bảo đảm việc xét xử không chỉ để trừng trị, răn đe mà còn để đáp ứng yêu cầu chính trị, nhất là trong tình hình tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay.
Bên cạnh những giải pháp được đề ra, Chính phủ nhấn mạnh "yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, vô cảm, chấn chỉnh kỷ cương hành chính, thu hồi triệt để tài sản thất thoát. Đặc biệt là phải giám sát chặt chẽ quy trình xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm".
Ở chỗ đấu thầu, đề bạt mới nhiều tiền tham nhũng
Chúng ta hay nói tới tham nhũng nhưng trong xã hội phải nhũng mới tham được. Từ chỗ nhũng nhiễu đó thì anh phải tìm cách hối lộ tôi để giảm bớt cái nhũng đó.
Có nghĩa là cố tình duy trì cái nhũng để tham. Đó cũng là tình trạng mà chúng ta phải chống quyết liệt. Vì hiện nay tình trạng nhũng nhiễu cũng rất phổ biến. Ví dụ tôi muốn nhanh thì đưa ít tiền để được ưu tiên hơn những người khác. Tôi điểm thấp, đưa ít tiền để được điểm cao...
Nhưng đó chỉ là nhũng nhiễu còn tham nhũng lớn nó nằm ở chỗ khác. Phong bì hàng trăm triệu, vài trăm triệu lại là ở những cửa quan. Ở những chỗ đấu thầu, đề bạt chỗ đó mới nhiều tiền, còn ở bệnh viện thì tiền không nhiều nhưng lại phổ biến. 
Tất cả đều bắt nguồn từ sự nhũng nhiễu trong xã hội. Không ai muốn đưa phong bì đút lót cả. Tôi nghĩ rằng tình trạng này sẽ ngày càng ít đi một khi nó được minh bạch
Nhà báo Hữu Thọ
Xuân Tùng 
(Đất Việt)

Trách nhiệm và thận trọng khi phát ngôn, tránh để kẻ xấu lợi dụng

 Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lỡ chân gượng được, lỡ miệng thì không”. Trong sinh hoạt đời thường, đôi khi do nóng giận, người ta có thể buông ra những lời lẽ thiếu cân nhắc, khiến cho người khác hiểu lầm, biến thiện chí trở thành ác ý. Để khắc phục sự hiểu lầm, có khi chỉ cần một lời xin lỗi chân tình. Thế nhưng, trong đời sống chính trị thì những sơ suất trong phát ngôn của cán bộ, đảng viên không dễ gì có thể khắc phục, mà còn để lại những hậu quả lớn, lâu dài vì có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Điều này lại càng trở nên phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực trong thời đại internet, trong “thế giới phẳng” hiện nay.

Những ai có dịp “lang thang” trên các mạng xã hội, đều có thể nhận thấy, có không ít bài viết, bài trả lời phỏng vấn được các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài, các trang mạng "tung hê", bình luận, phân tích có nội dung cường điệu sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong các thời kỳ cách mạng đã qua; xuyên tạc, vu cáo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và bôi nhọ nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao đều dựa trên những phát ngôn nào đó, trong những bối cảnh nhất định nào đó của cán bộ, đảng viên. Nhiều khi họ coi đó là cái cớ, là dẫn đề cho những bài viết, bài nói nhằm dụng ý xấu.

Để ngăn chặn tình trạng phát ngôn thiếu trách nhiệm, thiếu cân nhắc, dễ bị lợi dụng vào muc đích tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, trong Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 về "Những điều đảng viên không được làm” của Ban Chấp hành Trung ương, đã có 3 điều quy định liên quan đến phát ngôn của cán bộ, đảng viên, đó là: “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng (Điều 1); Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước (Điều 2); Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật (Điều 3)… Cụ thể hóa về những điều đảng viên không được làm, Đảng đã ra Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 về “Xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng”. Trong văn bản này đã có những quy định cụ thể. Điều 9, Chương II “Về vi phạm kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn”, quy định như sau: “a) Tuyên truyền, sao chép, tán phát, cung cấp thông tin,… kích động, chống Đảng, Nhà nước dưới mọi hình thức; b) Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các phương tiện truyền thông khác”. Điều 2 đã ghi rõ những trường hợp phải xử lý kỷ luật nặng hơn, đó là: “d) Tàng trữ, tuyên truyền,… tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đ) Trả lời phỏng vấn, cho đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung sai sự thật, mang tính kích động; e) Lợi dụng việc phát ngôn, chất vấn, trả lời chất vấn, nhân danh việc phản ánh, góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng, dự thảo Hiến pháp, pháp luật, thư ngỏ, hồi ký để đưa ra các quan điểm, thông tin gây tổn hại uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Trong những năm qua, do tình hình kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, hàng tồn kho quá lớn, nợ xấu, thất nghiệp… cùng với những phức tạp trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Ðông, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp đã tạo ra những bức xúc về tâm tư, tình cảm trong nhân dân, nhất là đối với nhiều cán bộ, đảng viên đã từng trải qua những thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Công bằng mà nói, những bức xúc đó là có thể thông cảm được. Phải thừa nhận, không ít ý kiến đóng góp có trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là chân thành, thẳng thắn, xuất phát từ mong muốn xã hội ta lành mạnh hơn, Đảng, Nhà nước ta trong sạch hơn, đủ sức lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng… Tuy nhiên, cũng có những phát ngôn, trong đó có những bài viết, "tâm thư", "góp ý" của cán bộ, đảng viên tự do tán phát trên mạng internet đã bị kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn, lợi dụng ý kiến của một số cán bộ, đảng viên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, người ta tuyên truyền cho quan điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được ghi trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992. Lợi dụng việc viết hồi ký, người ta xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, tuyên truyền cho nhận thức sai trái rằng,lịch sử cách mạng Việt Nam chỉ toàn là những trang đen tối; các cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là do Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh bạo lực gây ra, đó là cuộc chiến “nồi da nấu thịt” (!). Lợi dụng ý kiến của một vài đồng chí cán bộ lão thành về mở rộng dân chủ, chống bệnh giáo điều về lý luận, bệnh quan liêu trong hệ thống chính trị, họ đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, xóa bỏ vai trò kinh tế nhà nước, xóa bỏ con đường XHCN. Lợi dụng chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”, họ tuyên truyền cho quan điểm rằng, chỉ có xóa bỏ chế độ “độc tài đảng trị” thì mới xóa bỏ được tham nhũng. Lợi dụng những bức xúc của nhân dân ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, họ phớt lờ những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và cố ý vu cáo Đảng, Nhà nước ta là "nhu nhược", “bán đất, bán nước” (!).

Bằng nhiều con đường và phương thức khác nhau, những phát ngôn thiếu trách nhiệm, thiếu thận trọng của một số cán bộ, đảng viên đã ngay lập tức được các hãng thông tấn, báo chí ngoài nước “bắt sóng”, post bài, sao chép, nhân bản, phỏng vấn, kèm theo những câu hỏi gợi mở, “định hướng” cho người tham gia trả lời hướng đến những mục tiêu chính trị của họ. Đó là làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từng bước chuyển xã hội Việt Nam sang mô hình ngoại nhập, mô hình xa lạ với truyền thống dân tộc, xóa bỏ mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta.

Trong khoa học thông tin về chính trị-xã hội, đôi khi do thiếu kinh nghiệm, do sơ suất, thiếu thông tin hay do ngộ nhận, không ít trường hợp, những thiện chí, những mục tiêu tốt đẹp của người viết, người nói đã bị kẻ xấu lợi dụng, làm tổn hại đến sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thủ đoạn mà người ta thường dùng là đánh tráo mục tiêu với phương tiện, đồng thời tâng bốc các tác giả. Chẳng hạn người ta tảng lờ, bỏ qua động cơ tốt đẹp, những thiện chí của người viết, người nói, chỉ trích dẫn thông tin một chiều, nhấn mạnh, bình luận, khai thác những ngôn từ sơ hở, thiếu chặt chẽ, thiếu cân nhắc, những phân tích, lập luận sai trái của người viết, người trả lời phỏng vấn. Hoặc những ý kiến giản đơn của người viết, người nói được người ta bình luận là “những quan điểm lý luận sâu sắc”, “ý kiến tâm huyết, cởi mở” và cả “sự dũng cảm về chính trị” (!).

Đối với cán bộ, đảng viên thì không có biện hộ nào cho mình, trái lại phải đối diện với lương tâm và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước lịch sử về những phát ngôn tùy tiện, cẩu thả của mình.

Luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước đất nước và nhân dân, chủ động kiềm chế, biết vượt qua chính mình, chia sẻ với Đảng, nhận lấy một phần trách nhiệm nào đó về những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là đối với những đảng viên lâu năm, từng giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý; bình tâm xem xét, đánh giá một cách khách quan, công bằng các quá trình và sự kiện lịch sử cơ bản; tuân thủ những nguyên tắc, quy định của tổ chức đảng, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn ở mọi lúc, mọi nơi là điều đặc biệt cần thiết đối với mọi cán bộ, đảng viên trong bối cảnh chính trị hiện nay.
 BẮC HÀ - NGỌC VÂN
(Báo QĐND)

8 luận điểm vạch trần sự dối trá, chây ì của Trung Quốc về Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố Philippines đã nói dối về các tranh chấp giữa 2 bên trên Biển Đông. Ngày 15/7, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra 8 luận điểm sắc bén để phản bác cáo buộc nói trên.
Tại một cuộc họp báo, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã trình bày 8 điểm để đối đáp lại tuyên bố đầy thách thức của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vào ngày 12/7.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez.

Phía Philippines đã tỏ ra mất kiên nhẫn trước tuyên bố của bà Hoa: “Tuyên bố ‘Philippines yêu cầu bồi thường là bởi họ đã kiệt sức và không còn con đường chính trị và ngoại giao nào để có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp’ là không đúng sự thật”. Bà Hoa đề cập đến một bài phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại Brussels, Bỉ ngày 09/7, về các tranh chấp trên biển giữa Philippines và Trung Quốc.

Đến lượt mình, ông Hernandez đã trả lời rằng: “Những tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ” và chối bỏ tất cả luận điểm mà phía Trung Quốc đưa ra bằng một câu tiếng Philippines: “Đầu tiên phải xác định rằng Biển Đông là của tất cả chúng ta trước khi bắt đầu nói chuyện”.

8 luận điểm

"Trong hồ sơ," Hernandez cho biết, "chúng tôi muốn trình bày các sự kiện như sau”:

1. “Như chúng tôi đã nói nhiều lần trước đây, hai nước đã trao đổi quan điểm về những tranh chấp trong nỗ lực để đạt được giải pháp đàm phán kể từ khi Philippines và Trung Quốc thực hiện tham vấn song phương đầu tiên về Biển Đông. Tham vấn được tổ chức hồi tháng 8/1995. Tuy nhiên, mặc dù hơn 17 năm tham vấn, không hề có sự tiến bộ nào được thực hiện”.

2. “Kể từ khi Trung Quốc xâm nhập Bajo de Masinloc (bãi cạn Scarborough) vào tháng 4/2012, chúng tôi đã có gần 50 tham vấn với Bắc Kinh”.

3. “Tại các cuộc đàm phán hàng hải do Trung Quốc chỉ định trong các cuộc họp ASEAN tại Brunei, chúng tôi đã làm rõ rằng, trên thực tế, Philippines đã mời Trung Quốc tổ chức các cuộc hội đàm chính thức. Nó đã từng được tổ chức vào đầu năm ngoái, trong đó có một phiên kéo dài hai ngày tại Manila. Kế hoạch tiếp theo để đáp ứng xa hơn nữa đã bị vụ xâm chiếm bãi cạn Scaborough làm lu mờ”.

4. “Chúng tôi đã công khai cả 3 cách tiếp cận sự việc của chúng tôi, bao gồm mặt trận ngoại giao, chính trị và pháp lý, bao gồm cả đề nghị hội đồng trọng tài”.

5. “Trước khi nộp đơn lên hội đồng trọng tài, chúng tôi đã liên tục mời Trung Quốc tham gia vào vấn đề này dựa trên cơ chế giải quyết tranh chấp để giải quyết vấn đề trên cơ sở lâu dài. Tuy nhiên, trong các cuộc họp ASEAN tại Brunei, Trung Quốc đã ‘ca bài ca’ rằng chúng tôi không thông báo bất cứ điều gì với họ. Chúng tôi đã gửi cho họ một văn bản chính thức vào ngày 26/4/2012. Trong phản ứng chính thức của mình cho Công hàm của chúng tôi, Trung Quốc nói rằng đề nghị của chúng tôi là một vấn đề ‘không tưởng’ và kêu gọi Philippines kiềm chế hành vi ‘xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc’”.

Philippines đã mất bãi cạn Scaborough về tay Trung Quốc

6. “Trước đó, vào những dịp khác nhau, chúng tôi đã mời Trung Quốc tham gia Trọng tài về luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc (ITLOS). Trong thực tế, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tới Trung Quốc vào tháng 7/2011, ông đã đề nghị các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh cùng nhau đưa vấn đề này ra để ITLOS xét xử. Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Del Rosario đã có buổi gặp gỡ với Ngoại trưởng Trung Quốc lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình”.

7. “ Ngoại trưởng Albert del Rosario đã đến thăm Bắc Kinh 3 lần và Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã tới Manila tham vấn một lần. Cho đến nay, chúng tôi đang chờ đợi điều kiện thuận lợi để đưa ra lời mời mới của chúng tôi".

8. “Trong tất cả các cuộc đối thoại, Trung Quốc đã liên tục duy trì đường lối cứng rắn về cái gọi là ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ trên Biển Đông, bao gồm cả vùng biển phía Tây Philippines, dựa trên những sự kiện lịch sử. Do đó, khó có thể tiếp tục thảo luận song phương về tranh chấp ở vùng biển phía Tây Philippines với Trung Quốc với các lý luận cứng nhắc này. Vì thế, nó dẫn đến việc cuối cùng chúng tôi phải nhờ đên luật trọng tài theo Phụ lục VII của

8. "Trong tất cả các cuộc đối thoại, Trung Quốc đã liên tục duy trì vị trí đường lối cứng rắn của 'chủ quyền không thể tranh cãi" trên Biển Đông, bao gồm cả phương Tây Philippine Sea, dựa trên những sự kiện lịch sử. Thông điệp rõ ràng của Trung Quốc: Tanggapin ninyo na amin ang bương Biển Đông Bago Tayo mag-usap. Nó có, do đó, trở nên không thể tiếp tục các cuộc thảo luận song phương về tranh chấp ở Biển Tây Philippines với Trung Quốc trên cơ sở vị trí cứng nhắc này. Điều này dẫn chúng ta đến cuối cùng nhờ đến trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển".

Tìm kiếm “hòa bình” nhưng…

Ông Hernandez thêm vào rằng Philippines “vẫn kiên định trong việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình” trước khi đưa ra ITLOS. Hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp “hiện đã sẵn sàng vào việc”, ông lưu ý.

Thủ tục này đã diễn ra vào ngày 17/7, Hội đồng Trọng tài về luật biển của LHQ đã cho phép các bên có thêm thời gian tới ngày 5/8 để đưa ra ý kiến về bộ quy tắc ứng xử trên biển và đệ trình các văn bản biện hộ của riêng mình.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ các thủ tục bắt đầu tố tụng của Philippines. Trong khi đó, phía Philippines luôn khẳng định họ tuân thủ các thỏa thuận đã đạt được giữa các nhà lãnh đạo của hai bên trong năm 2011, không để các tranh chấp “ảnh hưởng đến hình ảnh rộng hơn của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước”

Philippines và Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong một vụ tranh chấp hàng thập kỷ kéo dài trên vùng biển phía tây của nước này. Để giải quyết vấn đề này, Ngoại trưởng Del Rosario đã mời Ngoại trưởng Vương Nghị đến thăm chính thức Philippines. Lời mời được đưa ra sau cuộc hội đàm căng thẳng giữa hai nước trong Diễn đàn khu vực ASEAN tại Brunei hồi đầu tháng 7.

Tranh chấp lãnh thổ cũng chia rẽ quan hệ Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN như Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Phan Sương
  (Infonet)

Hồi ký của Khánh Ly: Chuyện kể sau 40 năm (2)


Chương 5

Từ thuở hồng hoang, thú vật đã biết tìm cho mình những hang ổ để sống. Là người, ai lại không muốn có một mái ấm gia đình, anh chị em quây quần yêu thương nhau, lẽ dĩ nhiên vẫn hơn những kẻ lạc loài không mái ấm tựa nương. Dẫu cho rằng tôi không thể yêu thương Bố Dượng như Bố ruột, nhưng nếu ông coi tôi như những đứa con của ông, điều đó sẽ an ủi tôi biết bao nhiêu. Với các em tôi, tôi yêu chúng, hay nói đúng ra, chúng tôi thương nhau như chị em cùng cha mẹ. Chúng còn nhỏ, chưa biết gì và ngay cả khi hiểu biết, chúng tôi cũng không hề phân chia… Bố chị… Bố em... Cũng chẳng bao giờ tôi quên ơn Dượng. Ông và Mẹ tôi cho tôi đi học đàng hoàng nhưng… lỗi tại tôi mọi đàng… Phần còn lại, tại ai, tôi không biết và chữ nghĩa đối với tôi như chuyện thần thoại, một điều không có thật.
Một năm nội trú trường Thánh Mẫu, tôi chỉ nhớ tên một người bạn, đó là chị Lài – đã lấy chồng và đi Pháp từ lâu – một chị nữa hiện là nữ tu, tôi vô tình gặp lại trong chuyến đi Vatican 1998. Phụng Hoà học chung với tôi ở Hưng Đạo. Em trai là Phùng Thuận vừa mất tại Cali. Ở nội trú, lễ Misa được lập lại như những năm tôi học ở St. Marie. Cũng 5 giờ sáng, chỉ khác là quần áo tuỳ tiện và không có mũ. Đặc biệt là không có cái món… cứt trâu rau dền nghiền nát trộn bơ. Mỗi tuần được ăn phở một lần. Bây giờ nghĩ lại, tôi nhớ cái câu… Phở không người lái. Tức là cách đây mấy chục năm, tôi đã được ăn phở không người lái… bằng đĩa. Hơi sâu chứ không phải tô, với nước và chừng… chục sợi bánh. Tôi đi trước Việt Cộng với Xã Hội Chủ Nghĩa nhiều năm…. Tôi không buồn vì trường mới di cư, tiền học phí thấp nên ăn uống có phần giản tiện. Một con tôm kho có thể ăn hết bữa cơm vì nó mặn như một… kho muối.
Tôi được vào nội trú là vì cái người con trai đã gọi tôi là… Bé Mai…. Mẹ bảo… để nó ở ngoài, nó phễnh bụng ra lúc nào không biết…. Tôi chẳng hiểu vì sao và thế nào là phễnh bụng. Phải chi Mẹ chỉ bảo cho tôi tường tận, như tôi và các con tôi bây giờ, thì đã không thành chuyện và cuộc đời tôi nó sẽ khác, phải khác đi nhiều. Đã không học được, không muốn học, nên ở nội trú mà tôi… quậy… tới bến. Bài không học, không làm, còn trùm mền soi đèn pin đọc thơ Nguyễn Bính, đọc tiểu thuyết. Gần hơn nữa là đã dám trèo tường đi chơi với Đạt. Ngay khi đưa tôi vào xin ở nội trú, Mẹ tôi đã tường trình đầy đủ những nét xấu và lì lợm của tôi, thế cho nên các sơ chú ý đến tôi nhiều lắm và hành động leo tường trốn đi chơi là giọt nước đã làm tràn ly nước. Lỗi của tôi. Một lầm lỗi không thể khoan nhượng và lần này không phải là giầy mà là củi tạ. Tôi không có lý do nào để bào chữa cho mình và chấp nhận trận đòn đau đớn hơn cả những lần trước. Mẹ đánh tôi là phải là đúng.
Đạt chỉ là một trong những người bạn của anh tôi. Ở tuổi đó, tôi chưa biết thế nào là yêu, thế nào là tình yêu. Chỉ thấy đi chơi là vui là đi, nào đã có vấn đề trai gái. Tôi có chung với anh tôi rất nhiều bạn, toàn là bạn trai. Đạt đẹp trai, học rất giỏi tôi thích, nhưng đó không phải là tình yêu bởi tôi mới 14 tuổi, ham vui, ham đấu láo và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những bài hát, bài thơ tôi thuộc nằm lòng thay vì những bài học trong trường, mà dù cố gắng, tôi cũng chẳng thể nào nhét chúng vào đầu. Những bạn bè nào học chung với tôi, nếu còn sống đều biết rõ tôi là đứa học trò tồi nhưng là người có những bài thơ tuyệt vời của Nguyễn Bính và biết hát.
Tôi vẫn được đi học, vẫn đi chợ mỗi ngày, vẫn giặt quần áo và làm việc nhà kể cả công việc… đấm chân cho Mẹ là điều không thể thiếu được. Kể ra, nếu mọi chuyện cứ như thế tiếp nối nhau ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, đời tôi không biết sẽ như thế nào. Chắc lại lấy chồng, đẻ con và đau khổ như chị Yến thôi nhưng số tôi hình như được sinh ra dưới một ngôi sao xấu nhất trong các ngôi sao xấu, để luôn luôn nhận lãnh những oan khiên, tủi buồn lúc nào cũng chờ chực sẵn. Những chuyện chẳng đáng gì, dính vào tôi bỗng thành lớn chuyện – hình như đến bây giờ… cũng thế – không phải tôi hỗn láo, lì lợm không biết nhận lỗi, không biết phải trái nhưng tôi luôn luôn cúi đầu nhận lãnh một hình phạt bởi tôi nói ra không ai tin. Riết rồi tôi trở nên nhẫn nhục, im lặng nhận chịu những trận đòn, những lời đay nghiến, đôi khi độc ác của Mẹ dù tôi cố gắng tin rằng thâm tâm Mẹ không hề muốn nói ra và Mẹ cũng thương tôi vì chính Mẹ đã sinh ra tôi – niềm tin này đôi khi bị lung lay bởi nếu tôi cũng là con do Mẹ sinh ra, sao Mẹ lại không hề thương cho những trận đòn tôi phải chịu và sao Mẹ lại nỡ nói với tôi những lời cay nghiệt ấy – Vậy thì thân phận của tôi ra sao, như thế nào. Sau này, có lúc tôi hỏi… Mẹ nói thật đi, con có phải là con của Mẹ hay Bố Viễn… mang con về cho Mẹ nuôi… Mẹ tôi không trả lời.
Bà Nội tôi ở một mình trong một căn nhà khá rộng trong ngõ 20 đường Phan Thanh Giản. Bà ở trên gác, dưới nhà cho mướn. Ngoài đường, bên trái là tiệm ảnh Mạnh Đan, bên phải là Bệnh Viện Bình Dân và Cư Xá Đô Thành – sau này, ông Đổng Lân và cô Thanh Nga về ở đây – Bà tôi vẫn ở một mình từ hồi Di Cư, bà tiếp tục chơi hụi, bà nấu xà phòng xả, nấu cao ban long. Tôi chả biết bà chơi hụi hay buôn bán với những ai nhưng vẫn áo the đen, răng đen, bà cuốn tóc đi từ sáng đến chiều. Câu Bà thường nói… Giời ơi, nắng đến… há mồm ra… và,… Này, rồi còn đời các anh, các chị nữa. Không khéo ăn khéo ở thì rồi… biết đời nhau ngay… Mẹ tôi rất ít đến thăm Bà vì ngày xưa Bà đã cố ngăn cản, chống đối việc Bố Mẹ tôi lấy nhau. Rồi giờ Mẹ tôi đi thêm bước nữa, cái hố sâu ngăn cách giữa hai người còn bằng ngàn lần con sông Bến Hải. Tuy vậy ngày giỗ Bố, Mẹ tôi đưa tất cả chúng tôi đến Bà, chẳng có phân biệt, ranh giới nào giữa chị em chúng tôi. Chính bà Nội mua cho tôi cái xe đạp, rồi vì bị ăn cắp mà tôi nhớ đời trận đòn… mưa giầy của Bố tôi.
Một buổi chiều đi học xong, cái răng cấm của tôi đã hư và sưng tấy lên, đau quá, tôi đi thẳng đến Bệnh Viện Bình Dân xin nhổ – Bố tôi có quen cô Yến, y tá trưởng ở đây – nhổ xong tôi choáng váng mặt mày, đi bộ qua nhà Bà nằm nghỉ thì Mẹ tôi đến mắng chửi tôi và làm dữ với Bà tôi – chẳng hiểu vì sao – Tôi cố gắng giải thích lý do, Bà cũng nói vào cho tôi, vậy mà cơn giận của Mẹ mỗi lúc một dâng cao. Sau cùng, có lẽ vì nhịn quá lâu nỗi đau mất con, mất cháu, Bà tôi mát mẻ… Thôi chị ạ, tôi chỉ có một đứa con, giờ nó mất rồi, còn lại mấy đứa cháu, nếu chị không nuôi thì tôi nuôi… Thế là xong. Mẹ tôi đồng ý ngay không một giây suy nghĩ, Bà về nhẹ nhõm. Bà Nội tôi, ngó vậy nhưng cũng không phải là người ai bắt nạt cũng được dù Bà chỉ biết ký cái tên của Bà. Bà giỏi lắm và biết lo xa. Cái giường Bà nằm là cỗ hậu sự. Bà đã mua ngay khi mua nhà, tối Bà ngủ trên đó, tôi nằm dưới đất cạnh cầu thang cách chỗ Bà nằm một cái bàn nhỏ. Gian gác bên cạnh Bà cũng cho người thuê. Đêm nào Bà cũng đọc kinh Phật và tôi ngủ ngon trong giọng đọc đều đều của Bà mà không hề thắc mắc là Bà không biết đọc, tại sao Bà thuộc nhiều kinh thế.
Nhà tôi ở giữa ngõ tức là ngõ có đường vào và trổ ra một lối khác. Cách nhà vài căn là nhà anh Liêm với 3 người em trai và ông bố già, trước có trồng một cây đu đủ… đực – tức không bao giờ có trái – Tôi còn nhớ anh Liêm, Tín, Dương và Trực – đã chết trận – còn anh Liêm thì hình như vào Không Quân. Cả ông cụ và 4 anh em rất thương tôi, từ 4 anh em này, tôi quen biết Lê Nguyên Hải và Dũng lai Pháp, quen thêm Hạnh, người đẹp mà không hiểu sao các anh gọi là Hạnh Lỉn – tức là nhỏ – nhà Hạnh ở con đường nhỏ song song với đường Cao Thắng (sau này Hạnh là vợ của nhạc sĩ nổi tiếng Trường Hải). Nhà của Đạt cũng nằm trên con đường Phan Thanh Giản. Đạt đang chờ giấy tờ đi Mỹ, tôi vẫn đi học, để làm gì chẳng biết. Đạt bảo… khi nào học xong, anh sẽ về cưới em… Tôi chỉ cười và lại đưa hết thư tình cho bác Ngọc Hoài Phương cất giữ… Người ta nói vậy thì cứ biết vậy. Sau đó Đạt đi Mỹ và hình như chẳng có lá thư nào của Đạt gửi cho tôi, về địa chỉ nhà Đạt.
Tôi hay bu theo đám bạn con trai. Đi nhảy đầm… ké, vì đôi khi những nhà giàu có, dân trường Tây tổ chức bal famille tại nhà hoặc ở cercle, làm sao chúng tôi được mời. Ấy thế mà cũng mò vào được cả đám. Băng chuyên nhảy biểu diễn của chúng tôi có thêm Khánh, vua BeBop ở Tây về, có biết thêm Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thế Khanh tiệm vàng Nguyễn Thế Tài và mấy người con bên tiệm vàng Nguyễn Thế Năng. Nhảy đầm thời đó là nhảy biểu diễn, lấy hay lấy đẹp chứ không có chuyện lợi dụng nhau nên những cuộc nhảy với dân nhà giàu, chọn lọc thật vui. Tôi biết nhảy tự… mình ên, không ai dạy cả và bị đòn bằng củi tạ cũng nhiều vì cái vụ bỏ nhà đi nhảy. Cái tật ham vui phải trả những giá thật đắt. Thường là thế. Nhảy tại gia chưa đủ, tới vũ trường luôn và chính cái lúc tôi biết thế nào là vũ trường, Lê Nguyên Hải… tỏ tình với tôi dưới cây đu đủ đực nhà anh Liêm. Đạt đi rồi, mọi người coi tôi như một thằng con trai, thế nên khi Hải ôm tôi – nhẹ thôi – tôi quả có thấy trái tim tôi đập nhanh hơn và có cái gì là lạ chạy trên da thịt tôi. Thật ra, tôi có chú ý đến Hải hơn các bạn khác nhưng vẫn không hiểu vì sao, chỉ biết không gặp, thấy nhớ nhớ, mong mong. Gặp rồi thì vui nhưng vẫn không biết “nó là cái gì và vì sao”. Chúng tôi một bầy con nít chơi với nhau, đã có đứa nào biết yêu hay có bồ đâu. Tôi thích Hải. Anh học giỏi, hát hay và nhảy đầm cũng không thua ai. Năm đó là năm thứ nhất Hải vào trường Dược.
Khiêu vũ trường Đồng Khánh là nơi đầu tiên tôi tới để nhảy và ở đó, tôi nghe nữ ca sĩ Mai Ly hát. Tôi không còn nhớ mặt chị, chỉ mang máng là dưới ánh đèn mờ ảo, chị Mai Ly xinh đẹp và hát hay. Thế rồi trong một lúc hứng thú, lại được các bạn khuyến khích, tôi trèo đại lên sân khấu và xin với ban nhạc cho tôi hát bài “Con thuyền không bến” của nhạc sĩ Đặng Thế–Phong. Giám đốc, ban nhạc coi tôi như một người khách nổi hứng bất tử nên chẳng ai thắc mắc. Nhiều lần sau đó, chúng tôi kéo nhau đến nữa và lần nào tôi cũng leo lên hát. Nào là “Lá thư” nào là “Chiều vàng” nào là “Gửi gió cho mây ngàn bay” cũng chẳng ai thắc mắc gì cho đến một đêm cảnh sát ruồng xét và phát giác ra tôi mới… gần gần 16 tuổi. Tôi được vào ngủ trong đời lần đầu tiên trong đời ở Tổng Nha Cảnh Sát. Ngày hôm sau, Bố tôi vào ký giấy tờ lãnh tôi ra. Tới cổng, ông quay sang tặng tôi một cái tát trời giáng, thấy mấy trăm ông trời rồi lên xe bỏ đi. Tôi đi bộ về nhà, mặt tỉnh queo. Sau đó, ông và Mẹ tôi nói thẳng… Muốn đi hát thì đừng bao giờ về nhà vì nhà này không có… mả làm ca sĩ.
Tôi vẫn vô tư, hồn nhiên vì đã có Bà Nội nhưng chính Bà cũng không muốn thấy tôi đàn đúm với một đám con trai. Bà cũng la mắng tôi đều đều như khi bà… tụng kinh vậy và Bà lại càng không hiểu… ca sĩ là cái gì. Mà của đáng tội, tôi chưa chính thức bồ bịch với ai trong đám bạn trai trời đánh của tôi ngoài Hải là người tôi mới hơi… mong chờ. Đám bạn trai của anh Sơn tôi thì người nào cũng thương tôi và xem tôi như một đứa em trai. Ấy vậy mà rồi Hải và tôi, cả hai đứa chưa kịp nói một tiếng yêu, Hải đã bỏ trường Dược gia nhập binh chủng Không Quân. Cũng như Đạt, Hải hẹn tôi ngày tôi ra trường và chúng tôi hồn nhiên nhìn một Lê Nguyên Hải hào hoa, học giỏi, hát hay, nhảy đẹp đi vào cuộc sống quân ngũ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau, tụ họp nói dóc và đi nhẩy đầm. Cũng là dịp biểu diễn cho Hải nghe. Thời đó tôi cũng đã biết hát nhạc ngoại quốc như Crazy Love – You are my special Angel – Put your hand on my shoulder – Only you và Unchain Melody, tiếng Tây thì Mavie – Non Je ne regrette rien – Sur le chemin de ta maison – Hải gọi tôi là Connie Francis. Thời gian này, tôi quen biết nhạc sĩ Tùng Giang ở khiêu vũ trường Đồng Khánh….
… Đầu Đông, Đà Lạt thật tuyệt vời. Bà chủ Night Club là một bà già gốc Hoa. Có lúc bà cay nghiệt nhưng cũng có lúc dễ thương, thông cảm với cuộc sống của các chị vũ nữ làm việc với bà vì nhiều người vào nghề vì hoàn cảnh gia đình. Có chị ngày đi học, tối làm vũ nữ, có nhiều chị chồng đi lính xa, phải nuôi cha mẹ già và một bầy con. Tối đến, dưới ánh đèn mờ ảo của vũ trường, chị nào trông cũng lộng lẫy vì thực sự ngoài đời, các chị là người đẹp chẳng may trời bắt nghèo. Nhưng cái nghề này, theo tôi là một nghề lương thiện. Làm vũ nữ không có nghĩa là… đi đêm với mọi người. Không ai bắt các chị làm đều đó dẫu đó là bà chủ, cho dẫu người khách đó là triệu phú. Ngoại trừ trường hợp các chị để lòng yêu thì đó là quyền riêng của các chị. Giới giang hồ thường có mặt theo yêu cầu của bà chủ, để bảo vệ cho chúng tôi và nhà hàng trong những trường hợp khách say sưa, quậy phá đánh lộn. Chúng tôi trở thành một nhóm, coi nhau như anh chị em trong nhà. Tuy họ giang hồ, tuy các chị là vũ nữ nhưng tất cả, theo cái nhìn và sự hiểu biết của tôi, họ là những con người trọng tình, trọng nghĩa gần gần giống tinh thần Lương Sơn Bạc nhưng họ không phải là những tay giết người, không chơi gác kẻ yếu thế, bênh vực người, che chở người yếu đuối. Họ cũng là người có học, trường Tây có, trường Ta có. Tôi giành được sự chăm sóc của các anh chị trong suốt những năm tháng ở Đà Lạt. Một bài học. Một kinh nghiệm rất đáng trân trọng cho cuộc sống. Kinh nghiệm đó sẽ được sử dụng như thế nào, theo chiều hướng nào. Đúng là một bài học tốt cho tôi.
Chương 6
Tất cả những sự việc đã xảy ra, đã qua. Tất cả những khuôn mặt đã xa khuất mịt mù. Tất cả những gì gọi là hạnh phúc hay nỗi đau của một thời nào đó, chúng ta không còn nhìn thấy, tìm lại được. Tôi gọi đó là kỷ niệm. Tôi không có quá khứ, dĩ vãng như mọi người thường đề cập tới. Tôi chỉ có kỷ niệm và đó là tất cả gia tài tôi cưu mang cho đến một ngày nào đó.
Cái gì không còn nhìn thấy, không còn sờ tới được, dẫu chỉ một vài giây đồng hồ trước. Duy chỉ có kỷ niệm là bất biến. Nếu trong cuộc sống có một điều gì đó không thể thay đổi được thì đó là kỷ niệm. Những sự việc, những con người, đẹp có, xấu có đã bỏ chúng ta mà đi. Tuổi trẻ đã bỏ chúng ta. Mầu trong của mắt. Mầu xanh của tóc. Mầu hồng của môi. Đã bỏ chúng ta. Lạnh lùng, tàn nhẫn và hồn nhiên.
Ở tuổi ba mươi, bốn mươi hay đã bước qua ranh giới nửa đời người như tôi hiện nay. Kỷ niệm không hề phôi pha theo ngày tháng. Mỗi ngày qua, chân bước tới gần cái cõi đi về. Tôi càng thấy gắn bó với kỷ niệm, như chỉ có kỷ niệm bây giờ mới trọn vẹn là của riêng tôi, như chỉ có những người đã xa đời, mới thuộc về tôi mãi mãi. Vì một lẽ nào đó, tôi thường “sống” với người đã khuất nhiều hơn, trân quý hơn, yêu thương và cảm thấy yên tâm hơn, được an ủi chia sẻ nhiều hơn. Ai đã từng trải qua nhiều ngang trái nghịch cảnh, cay đắng oan khiên, sẽ hiểu vì sao tôi có nhiều cái... khác người.
Mỗi người một cách sống là điều tự nhiên từ ngàn xưa. Ôi, khi ta đói, kỷ niệm có cho ta no. Khi ta lạnh, kỷ niệm có làm cho ta ấm. Khi ta nghèo, kỷ niệm có làm cho ta khá hơn. Có nhiều người nghĩ như vậy và họ nghĩ đúng. Kỷ niệm không là miếng cơm manh áo hay tiền bạc trong đời sống. Kỷ niệm đẹp đẽ hơn, cao hơn, thiêng liêng hơn. Kỷ niệm làm đời sống chúng ta thăng hoa trong sáng và thánh thiện. Tôi thật tình tiếc cho những ai coi thường kỷ niệm hoặc có mà không biết giữ. Những người đó, tâm hồn mới nghèo nàn làm sao. Chúng ta có thể dời núi, lấp biển nhưng bản tính con người là điều không bao giờ thay đổi. Thật đáng tiếc.
Có nhiều đêm chợt thức giấc nhìn ra vườn, vầng trăng tròn tỏa ánh sáng soi rõ từng ngọn cây, khóm cỏ giống hệt như một đêm trăng quê nhà cũng trong một khu vườn nhỏ, có những kẻ quên đời sống quanh mình, cùng nhau uống rượu, ngâm thơ đàn hát dưới “nắng khuya”. Những đêm nằm nghe mưa buồn rào rạt, chợt nhớ những chiều mưa xưa cùng theo nhau ra quán ngồi, im lặng bên nhau nghe những giọt cà phê tí tách rơi, im lặng bên nhau nhìn người người, ngựa xe ngược xuôi. Những giây phút im lặng đã nói với nhau biết bao điều không thành tiếng. Buổi sáng cây cỏ còn lấp lánh sương mai, im lặng đi bên nhau dưới hàng thông từ bao năm reo mãi những điệu nhạc vi vu buồn bã bên mặt nước câm nín chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm.
Buổi trưa trời cao xanh thẳm, nắng đuổi nhau theo gió trên thảm cỏ quen, có cây đàn nằm thênh thang lắng nghe bước chân nhẹ nhàng lúc xa, lúc gần của hai kẻ quên đời. Chiều có mưa bụi dăng dăng qua thành phố, quán cà phê vắng, hương ca phê thơm lừng, vẫn chỉ hai người khách quen ngồi đó, im lặng bên nhau. Có gì quan trọng đâu. Không, không có gì cả, có nhau là điều đáng nói và họ đã có nhau trong suốt cuộc đời.
Đà Lạt đẹp. Đà Lạt hiền. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt bao dung. Đà Lạt thủy chung. Định mệnh khởi đi từ một nơi như thế. Tại sao không là Sàigòn. Tại sao không là Huế. Không, Sàigòn và Huế không phải là Đà Lạt. Không bao giờ nên mọi sự phải khởi đi từ đó. Một sự tình cờ, mà ngẫm lại thì không đúng, không phải. Rõ ràng là sự sắp đặt của cái mà chúng ta gọi là Định Mệnh. Một người lưu lạc từ sông Hồng, một người rời xa sông Hương để gặp nhau vào một đêm có mưa và gió đầy trời, ở cái thành phố nhỏ bé, nhìn ai cũng là bạn. Cái thành phố đó nếu bạn đến một lần là sẽ nhớ mãi. Đến rồi không muốn rời đi. Đi rồi lại muốn trở lại. Nhưng đó là Đà Lạt của 40 năm về trước, một Đà Lạt hiền lành như ngô khoai, trong sạch đẹp đẽ thơm như hoa hồng nhung, ngọt ngào như chuối La Ba và thủy chung như những hàng thông thẳng đứng suốt đời chỉ reo mãi một khúc nhạc hiền hòa.
Là một người sống đời ca hát, có dăm ba mối tình lớn, tình con, chân đã đi mòn mỏi trên quê hương, rồi năm châu bốn biển, đã gặp gỡ cả triệu người. Mưa bão cũng đi. Nắng gió cũng đi. Đi đến không còn biết mình đi đâu. Không cần biết vì bốn biển là nhà, nhìn đâu cũng thấy quê hương, nhìn ai cũng là anh, chị em, chắc chắn những người cùng một kiếp sống như tôi, phải có nhiều điều để nhớ mà tôi gọi là kỷ niệm. Qua một cánh rừng, ngang qua một cây cầu. Dừng lại ở một góc phố. Ngồi xuống uống một ly cà phê nơi quán nhỏ ven đường, thậm chí nhìn từng ngọn cây, bụi cỏ bên lề, lòng tôi cũng xao xuyến xót xa. Có lúc bàng hoàng ngẩn ngơ, tưởng chừng như trong một cơn mơ, tưởng chừng một khuông mặt, một dáng người thương yêu, thấp thoáng đầu phố, tưởng chừng như chỉ cần đưa tay ra những ngón tay tháp bút gầy guộc quen thuộc kia chạm vào tay mình. Nhưng rồi tôi hốt hoảng đến bật khóc vì trong tay tôi, chỉ có bàn tay lạnh giá của chính mình và góc phố kia chỉ là một khúc quanh hiu quạnh.
Nhiều khi ngồi một mình, lòng trống rỗng, đầu trống rỗng. Tôi không thể nghĩ đến bất cứ một điều gì . Dường như trái dất đã sạch trơn, chẳng còn gì hoặc là tôi ngồi đó nhưng hồn tôi không còn ở trong tôi . Một cái xác, một người chết và đối với người chết, không có vấn đề gì được đặt ra vì sẽ không có câu trả lời . Người chết không biết nói . Nhưng lại có những lúc tôi vùi mặt vào gối khóc nức lên từng hồi . Lòng nặng trĩu những kỷ niệm đớn đau không hề phai nhòa theo thời gian. Nghĩ đến người này, người kia, nghĩ đến đời mình, tim muốn vỡ ra trăm ngàn mảnh. Cũng nhiều đêm tôi nằm chong mắt nhìn bóng đêm vây phủ, nước mắt lặng lẽ rơi . Cứ thế cho đến lúc thiếp đi . Tôi đã hiểu thế nào là khóc lẻ loi một mình .
Tôi cũng có những niềm vui chứ không phải lúc nào cũng ôm mối sầu thiên thu ấy . Gia đình tôi tương đối là bình yên về mọi mặt. Không có những nặng nhẹ giận hờn. Cả hai vợ chồng đều đứng trên đỉnh dốc của đời, một cuộc đời quá nặng nhọc mệt mỏi mà cả hai đều nhận thức được, đều nhìn thấy những chịu đựng câm nín của nhau, cùng cố tránh cho nhau những muộn phiền nếu cảm thấy mình có thể gánh vác được . Vợ chồng về già nếu có thể sống với nhau đến già, có thể trở thành hai người bạn. Đây là một điều tốt vì có nhiều điều, vì là vợ chồng, sẽ không thể chịu đựng nổi, nhưng nếu là bạn, sự việc sẽ đơn giản hơn khi có thể nói với nhau tất cả những điều tưởng không thể nói được, có đôi lúc tôi tâm sự với bạn một vài điều riêng . Song đó là chuyện của mười năm về trước, giờ đây chúng tôi sống đúng là đôi bạn già, nương tựa nhau lúc chiều tới . Còn cái gì mà phải giấu giếm nhau ở tuổi này . Duy có một điều, kỷ niệm riêng tư của mỗi người dường như vẫn là những điều riêng tư được cả hai tự động tôn trọng. Không thể chia sẻ, không thể an ủi . Rất tôn trọng .
Dĩ nhiên không phải cuộc sống chung 26 năm không có những cay đắng . Phải nói là nhiều đấy, nhưng tôi, phải, chính tôi là người quyết định, không thay đổi làm gì nữa và làm cho cuộc sống chung trở nên có ý nghĩa, trở nên đáng sống. Làm cho người này trở nên sự cần thiết của người kia . Làm cho nơi chốn này là nơi chốn để lúc nào cũng mong trở về mà không có sự sợ hãi hay vì không còn sự chọn lựa nào khác . Những kỷ niệm giữa cuộc sống chung quả có lúc làm tôi buồn tủi . Tôi không hề quên. Không thể quên, thế nhưng tôi xem đó như những thử thách, những chuyện nhỏ đời thường. Bởi cuộc đời, đâu phải lúc nào cũng cho ta sự ngọt ngào, mà nếu tôi là người đòi hỏi như thế, tôi đã tự làm khổ tôi trong 26 năm dài . Thỉnh thoảng hai vợ chồng ngồi ôn lại những vui buồn xa xưa mà tưởng như chuyện của ai đó . Dưới mái nhà này là sự bình yên bởi tôi muốn như thế .
Nếu có điều gì làm tôi đau lòng, ấy là tại tôi . Tôi muốn sống bình yên nhưng tâm tôi chưa yên. Tôi nhạy cảm quá . Tôi dễ vỡ quá, cho dù dưới mắt nhìn và sự nhận xét của nhiều người thì tôi là một người bản lãnh, can đảm. Điều này thật ra cũng không có gì gọi là sai hay xa sự thật bởi vì nếu tôi không can đảm, liệu giờ này tôi còn sống nổi với bao nhiêu tang thương chưa giây phút nào nguôi ngoai trong từng hơi thở . Cái gọi là bản lãnh, can đảm đôi khi chỉ là sự dối lừa, là cái vỏ mầu mè bên ngoài mà nó cũng có thể được xem như thái độ bất cần của một người chẳng mấy tha thiết đến cái gọi là ngày mai, của một người không mấy bình thường nếu không muốn nói là Điên. Thấy đời chán quá, chán đời quá, mà vẫn cứ ôm lấy cuộc đời . Là vì sao . Vì còn nhớ đến nhiều người . Vì còn nhiều người, nhiều điều để nhớ . Vì rằng đôi lúc tưởng đã quên nhưng cũng lại chỉ tự lừa dối mình mà thôi . Tôi không hề quên những điều cần phải nhớ và rồi chẳng có gì an ủi cho bằng đến một lúc nào đó như lúc này, tất cả oan khiên sẽ mở ra . Phải được mở ra, nào phải chỉ mười năm, đã 40 năm rồi đó . Nếu không phải là bây giờ, sẽ chẳng còn bao giờ nữa .

Chương 7
Năm 1956, gia đình tôi đã ở Đà Lạt 1 năm....6 năm sau, tôi lại lên Đà Lạt tìm nơi trú thân nhưng lần này, chỉ có mình tôi.... Không có tin hay thư của Đạt. Hải đi Mỹ theo đuổi nghiệp Không Quân. Bạn bè tình không nhạt nhưng cũng chẳng còn gần gũi vui chơi như ngày nào. Anh tôi vào Thủ Đức. Bác Phương, Nam, Dũng lo đâm đầu học để may ra không phải đi lính. Cây đu đủ đực nhà anh Liêm dường như buồn hẳn đi. Nó đứng trơ trọi một mình, ngày cũng như đêm chờ đợi tiếng cười của chúng tôi. Chuyện đó không bao giờ có lại nữa. Tôi cũng trơ trọi như nó. Con ngõ đường như sâu hơn, hun hút trong ánh sáng vàng vọt yếu ớt hắt ra từ những căn nhà nhỏ thường đóng cửa sớm sau bữa cơm chiều.
Tôi mới 17 tuổi đã thành đàn bà, đã mang trong người một mầm sống không mong đợi. Lỗi của tôi...Tôi biết anh ta ở Vũ Trường Đồng Khánh. Anh ta là một người đẹp trai dù ăn nói không có duyên. Anh ta tên là Minh, dân Trường Tây gốc Đà Lạt. Gia đình Minh đàng hoàng, công giáo, điều này nhắc nhở tôi nhiều đến những ngày hạnh phúc khi học nội trú lúc còn ở Hà Nội. Mới xa Hà Nội mấy năm, tôi đã nhớ. Có lẽ tôi nhớ đến Bố tôi nhiều hơn là bởi tôi không hề tin rằng Bố tôi đã chết.... Tôi thích Minh nhưng không hề cảm thấy rung động, hồi hộp chờ mong. Không có cảm giác...đông cứng hoặc cháy bỏng, ngộp thở lảo đảo, bềnh bồng, tan chảy như bọt nước. Lê Nguyên Hải cho tôi những cảm giác đó dù chỉ ngồi cạnh nhau, cầm tay nhau. Hải có phải là tình yêu của tôi không. Tôi có yêu Hải không. Tôi không biết. Cũng như không biết như thế có phải là tình yêu không.
Sự lầm lỡ của tôi là nỗi đau đớn của Bà Nội - con gái không chồng lại...ôm balo ngược. Bà tôi xấu hổ. Mẹ tôi không cần biết. Riêng tôi, chẳng cảm thấy gì. Minh cũng không phải là người tệ, chơi chạy nhưng anh là lính Không Quân chuyên về Radar học tại Mỹ... Lương một anh lính hạ sĩ dù là không quân, nuôi anh còn chẳng đủ no, nói gì đến vợ con. Minh bảo sẽ đưa tôi về Đà Lạt trình diện bố mẹ nhưng rồi anh...ở tù vì tội đào ngũ. Tôi chẳng bao giờ quên những lần đi thăm Minh ở Khám Chí Hòa. Khi cái bầu 6 tháng, tôi vẫn đi hát ở Anh Vũ và chính ở đó, tôi gặp Trung Úy Không Quân Kim Cương. Sau buổi hát, anh chở anh Sơn và tôi chạy vòng vòng Sài Gòn...hát tiếp những bài tôi vừa hát, đặc biệt anh hát cho tôi nghe bài Anh đến thăm em một chiều mưa...Anh bảo...Mai chọn bài có gout lắm, cứ như thế, và anh cũng muốn em giữ mãi nụ cười. Anh thích thấy em cười vì nụ cười đó sẽ mở cho em tất cả những cánh cửa...Cuộc gặp gỡ giữa anh em chúng tôi và Trung Úy Lưu Kim Cương đơn giản như vậy. Tôi biết ơn anh vỉ anh là người duy nhất có cái nhìn thiện cảm với tôi. Anh là người đầu tiên và duy nhất khuyến khích tôi đi theo nghiệp dĩ này. Khi nào có gì cần, cho anh hay...Ngày tôi sinh Ly Cơ, anh nhờ người gửi cho tôi 1500 đồng với lời nhắn...mua đồ cho con...Anh không bao giờ biết tôi đã dùng số tiến đó để tiếp tế cho Minh ở Chí Hòa. Chẳng ai. Anh vào nhà thương Đức Chính thăm tôi trong bộ đồ bay. Bác Phương Kều tức nhà báo Ngọc Hoài Phương tên cha mẹ đặt là Nguyễn Ngọc Kiểm cũng vào. Chị Yến cầm cho tôi 500 nói của mẹ gửi nhưng mẹ và Bà Nội không vào. Có điều không ai biết, tôi tự động chạy xe Velosolex...đi đẻ.
Ôm con về ở với Bà Nội không phải là điều đơn giản như cái lúc Bà giận Mẹ và tỏ lòng thương cháu. Tôi không buồn được vì tôi đã gây lỗi lầm không thể tha thứ dù sau khi mãn tù, Minh đến nhận vợ con và hứa sẽ cưới hỏi đàng hoàng. Song đối với những người hàng xóm, nhất là các bạn bè cũ của Bà, tôi vẫn là đứa con gái hư hỏng. Làm sao tôi có thể cắt nghĩa rằng vì lỡ dại nên phải lấy luôn cái người đó. Làm sao tôi có thể nói rằng sẽ không còn ai dám lấy tôi vì tôi không còn cái .....thổ tả gọi là trinh tiết. Cái thời của chúng tôi nó khó khăn như thế đó... Thậm chí có ca sĩ không dám cho mọi người biết mình có người yêu vì sợ khán giả không còn thích mình nữa. Bà Nội tìm cho tôi vú Chính để nuôi Ly Cơ. Con bé có lần ốm, sưng phổi gần chết, nếu không nhờ Bà, chắc LyCơ đã bỏ tôi mà đi rồi. Bởi lúc đó tôi chưa có một ý niệm, trách nhiêm làm mẹ. Yêu con thì có nhưng còn phải kiếm tiền nuôi con nữa chứ. Tôi không muốn trở lại cuộc sống khi mọi người quên mình, trong một cái phòng tối tăm, không giường chiếu trên một cái nhà sàn ở Cầu Kinh. Cơm bữa đói bữa no, tiền hát khi có khi không và đó là lý do tôi nhận lời hát cho Night Club ở Đà Lạt sau khi gửi Ly Cơ lại cho Bà.
Minh và tôi sống cuộc sống vợ chồng như mọi người. Chúng tôi ở chung với Bố Mẹ Minh. Năm sau, tôi có thêm một đứa con trai. Có người trong nhà bảo...thằng nhỏ trông giống ông...Lưu Kim Cương...Sao lại có ông Lưu Kim Cương trong này khi nhắm con mắt lại, người cũng biết Bảo Linh là con ai chứ. Tôi lại thắc mắc. Tại sao thế nhỉ. Sao không yêu mà lại...có con. Tôi sinh cu Linh ở Sài Gòn khi về nhà Bà Nội và lại một lần nữa, tôi tự động gọi taxi đến nhà thương ông Nguyễn Duy Tài. Cô y tá bảo chờ cô cho người đi mời bác sĩ về vì ông đang coi ciné ở rạp Eden. Tôi nhảy dựng lên...trời đất ơi, người ta đẻ đến nơi rồi mà còn đi tìm bác sĩ...mặc y tá nói, tôi hùng dũng leo lên bàn đẻ và rồi khi Bố Tài về tới, tôi đã hoàn thành thêm một tác phẩm...không chờ đợi. Nhưng dù sao chúng nó cũng là máu thịt của tôi. Không yêu chồng. Ai cấm tôi yêu con. Chẳng bao giờ tôi quên hai lần vược cạn, tôi chỉ có một mình và nằm suốt đêm. Khóc cho sự lỡ lầm ngu dại
không thể tha thứ được của mình. Tôi nghĩ đến bố tôi. Ôi, tôi có lỗi với ông biết bao nhiêu. Tôi chỉ có lỗi với Bố tôi mà thôi.
Ly Cơ, Bảo Linh, vú Chính và tôi ra bến xe đò Minh Trung trở lại Đà Lạt bởi lúc đó tiền lương của tôi là 75.000. Đủ sức để khỏi phải mẹ con mỗi mgười một nơi. Lương của Minh bao nhiêu, tôi không biêt. Anh làm cho Usaid dưới quyền ông Lâm Quang tại Tuy Hòa và rất ít khi về nhà. Có vú Chín, tôi giao con và sống trở lại như thời con gái. Ở lại phòng trà ngủ với mấy chi vũ nữ hoặc leo lên đồi cù nằm nhìn Trời Đất. Tôi vẫn chưa ý thức được một cách nghiêm chỉnh, bổn phận của một người mẹ. Tôi vẫn chưa đủ tình yêu đúng nghĩa dành cho các con. Tôi còn quá trẻ. Tôi đã biết gì về cuộc sống quanh tôi. Tôi yêu tôi và chưa kịp sống cho tôi. Không có gì cho tôi. Không phải là lỗi của Minh trong cơn say rượu. Chỉ khổ một cái là người tôi yêu không phải là Minh. Chưa rõ ràng là ai, tôi chưa biết yêu...Mãi nhiều năm sau, tôi mới biết thế nào là tình yêu.
Điều không thể thay đổi, chối cãi là tôi yêu hát. Từ ngày đó, tôi đã tự nhủ dầu có phải đánh đổi hết để chỉ được hát, tôi cũng không ngần ngại và Đà Lạt quả là nơi tuyệt vời để hát những nhạc phẩm của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh. Đông hay vắng không hề ảnh hưởng đến tôi. Thế giới của tôi chỉ có riêng tôi. Tôi hạnh phúc, tôi đau đớn sống với tôn giáo của mình. Những ngày nắng nhẹ nhàng. Những đêm mưa dịu dàng. Những bình minh rực rỡ. Những hoàng hôn cô lẻ. Đâu có ai để ý. Chỉ riêng mình tôi lặng lẽ trên con dốc dài, bên dòng suối nhỏ, giữa bao la hoang dại, cố gắng hít cho đầy buồng phổi của mình hương thơm của đất trời hoa cỏ. Tôi yêu tôi - tôi yêu tình yêu của tôi, một tình yêu chưa giành cho riêng ai. Tôi thực sự dồn hết tình yêu vào những ca khúc mỗi đêm tôi hát với nỗi buồn. Nói là buồn bởi tôi chưa bao giờ được vui. Tôi hình như cũng là một đứa con không được mong đợi. Một sự thất bại của mẹ tôi. Thường thì một người đàn bà đẹp khó có thể chịu đựng một đứa con xấu. Tôi giống Bố. Lại thêm một lý do để mẹ luôn luôn bỏ quên tôi, tuy nhiên điều mẹ không hài lòng lại chính là điều làm cho tôi hãnh diện. Nó là nguồn ai ủi giúp tôi chống đỡ với bao điều tủi cực trong đời sống.
Có biết bao người không đẹp và nghèo nhưng cả hai đều không phải là một cái tội. Nghĩ thế nên tôi không hề thất vọng khi Đạt quên tôi, song tôi tiếc Hải vì đã nghĩ đến Hải rất nhiều mà nếu Hải không đi xa, chắc tôi đã biết thế nào là tình yêu. Có thể tôi sẽ có hạnh phúc, cũng có thể không nhưng ít ra, tôi không đến nỗi phải ân hận. Một lần Bảo Linh hỏi tôi...Mẹ có yêu ba không...Tôi trả lời không cần suy nghĩ. Không. Thật tàn nhẫn nhưng rất thật thà vì Minh không bao giờ có trong ý nghĩ của tôi.
Tôi bắt đầu biết hút thuốc là từ năm 16 tuổi khi ở chung với chị của Minh là chị Lệ Quyên, người đóng vai chính trong phim "Nước mắt đêm xuân" của anh Nguyễn Long. Chị hút và thường bảo tôi...châm tau điếu thuốc mi...[gia đình Minh gốc Huế] riết rồi tôi hút thuốc lá hồi nào không hay. 1964 Hải từ Mỹ về và qua Thái Lan học thêm về loại máy bay A-6. Chị Quyên rủ tôi lên Pleiku chơi và tình cờ, tôi gặp lại Hải. Chúng tôi nhìn và chào nhau như 2 người bạn. Hải ngồi với bè bạn. Vũ Trường Phượng Hoàng hình như là nơi giải trí duy nhất cho các chàng Không Quân hào hoa bay bướm nơi thị trấn đìu hiu đó. Chúng tôi nhảy với nhau một bài. Hải bảo anh đi với người yêu. Trước khi bài hát chấm dứt, Hải nói...Sáng mai anh bay dùm cho một người, chờ anh về anh đưa em đi coi Biển Hồ...Tôi cho anh biết nơi tôi ở và chúng tôi chia tay. Tôi về trước. Giọng Hải đầy rượu, tiếng cười của anh vang lên trong cái khuya vắng của Vũ Trường.
Tôi không nhớ là mấy giờ vì đang say ngủ. Tiếng đập cửa rầm rầm làm tôi hốt hoảng. Hải la lớn...Mai, Mai anh đây, Hải đây...Tôi vội vàng chạy ra mở cửa phòng, Hải loạng choạng bước vào, anh ôm hai vai tôi và nói...Mai chờ anh, xong phi vụ anh sẽ đưa em đi Biển Hồ...Tôi chưa kịp hỏi, Hải đã đổ ập người xuống giường, ngủ. Tôi chui vào mền nằm ghé bên anh, tôi cố đẩy anh đắp mền cho anh nhưng đành chịu. Hải nằm úp mặt trên tấm khăn phủ giường. Tôi trở lại giấc ngủ dở dang, 6 giờ sáng thứ dậy, Hải không còn nằm đó nữa. Khoảng 2 tiếng sau, tôi chợt nghe một tiếng nổ lớn không biết xuất phát từ đâu và sau đó, tôi được tin anh đã chết.
Trên chiếc phi cơ đưa xác Hải về Sài Gòn, chỉ có một mình tôi ngồi bên quan tài của anh. Tôi đau đớn nhưng không khóc được. Không một giọt nước mắt nào rơi ra khỏi đôi mắt của tôi. Điều làm tôi xót xa hơn nữa là bạn bè và gia đình Hải quy tất cả trách nhiệm vào tôi. Tôi không nói được gì. Tôi không muốn nói. Tính tôi vốn vậy. Lặng lẽ tôi quay lưng đi trước những cái nhìn căm giận và ai oán của mọi người...Nhiều năm về sau, rất nhiều năm về sau, tôi nhận được một bức hình do chính thân phụ Lê Nguyên Hải gửi cho tôi với hàng chứ cũ viết sau tấm ảnh...Gừi cô Khánh Ly thay mặt cố nhân Lê Nguyên Hải. Lúc đó, tôi khóc. Ôi, sao hạnh phúc bao giờ cũng đến với tôi quá trễ...







 Bản tin tiếng Anh

  • Securities watchdog to boost regulations (Washington Post) - China's top securities regulator is determined to improve market mechanisms and fill the gaps in the regulation system dealing with irregular transactions.
  • Car sales may hit 21.5m units in 2013 (Washington Post) - China's passenger vehicle sales maintained a stable growth trend in August, and the total sales of cars rose 13.3 percent year-on-year to about 1.3 million.
  • Cabinet sets up joint economic panel (Washington Post) - China's cabinet approved the establishment of a joint conference mechanism to coordinate the nation's drive for economic reform.
  • Deal ensures supplies of natural gas (Washington Post) - The Chinese and Turkmen presidents announced on Wednesday the completion of the first phase of the Galkynysh gas field, which will supply gas to China.
  • Finding space to expand in a new world order (Washington Post) - Belgium-based Oleon NV in Europe, has the largest market share in Europe but it was only last year that it launched its first brand in China, with a team of just three people.
  • Nokia sale creates waves (Washington Post) - Microsoft Corp's acquisition of Nokia Corp's mobile business is not likely to introduce a real comeback for the Finnish company in the world's smartphone industry, especially in the Chinese market.
  • Brush with greatness (Washington Post) - In the autumn of 2011, famed calligrapher Li Duo held a poetry and calligraphy exhibition at the military museum in Beijing and created quite a sensation in China's art circles.
  • Rubber Duck, rival debut in capital (Washington Post) - As Dutch artist Florentijn Hofman's signature Rubber Duck makes its debut in Beijing on Friday, visitors must take care that they're looking at the real thing.
  • Lunar luxuries (Washington Post) - Every year, when the moon shines brightest, a seasonal pastry makes its rounds as a delectable tidbit and a gift for family, friends and clients.
  • Capturing a continent (Washington Post) - Chinese amateur photographers are training their lenses on the wonder and beauty of Africa, shattering stereotypes of war and poverty to show the rich diversity of the continent.
  • Doubts raised over blinded boy case (Washington Post) - Police have identified a family member as the key suspect in a shocking case in which the eyes of a 6-year-old boy were gouged out.
  • Behind these walls (Washington Post) - Dubbed the "Ancient Roman Castles of the Orient", more than 600 enclosed houses in southern Jiangxi province still stand today, testament to the history of the Hakka people.
  • Tai Chi by touch (Washington Post) - Lack of sight didn't stop two tai chi enthusiasts from learning their art - or sharing it with others.
  • Xi proposes a 'new Silk Road' with Central Asia (Washington Post) - President Xi proposed that China and Central Asian countries build an "economic belt along the Silk Road", a trans-Eurasian project spanning from the Pacific Ocean to the Baltic Sea.
  • US poses a dual threat to global stability (Washington Post) - A senior Chinese official has warned that US is posing a dual threat to global economy with its plans to relax monetary policy measures and threats to attack Syria.
  • China, Russia a step closer on gas supply (Washington Post) - China and Russia's energy giants signed a framework agreement on Thursday on the Russian gas supply to China, making a leap forward in the decadelong gas negotiations.
  • Shanghai's visa-free policy lifts tourism (Washington Post) - Shanghai authorities said the city's policy allowing citizens from 45 nations to stay up to 72 hours in the city without a visa has noticeably boosted tourism.
  • Inland region 'key' to growth (Washington Post) - The east-to-west shift is the trend for economic development, said Li Keqiang, as China's opening up follows the path that extends from the coast to the inland regions.