Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Trung Quốc chỉ nghiên cứu đáy Biển Đông?

Trung Quốc chỉ nghiên cứu đáy Biển Đông?
Cập nhật lúc :3:42 PM, 17/06/2011
Trung Quốc khởi động dự án nghiên cứu độ sâu biển Đông nhằm củng cố vị thế ở vùng biển này.
Lịch sử cho thấy chủ nghĩa đế quốc và hải dương học thường đi đôi với nhau điển hình là hải quân Anh và các cuộc thám hiểm thế giới trong thế kỷ 18 và 19.

Các cuộc thám hiểm của người Anh không chỉ đem lại các kiến thức khoa học mà còn giúp cho các tàu chiến và tàu buôn của nước này dễ dàng thống trị những vùng đất mới.

Nhìn từ quan điểm đó, các nước láng giềng phía Nam của Trung Quốc có thể lo lắng về cuộc họp tập hợp các nhà hải dương học cả nước được Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải trong 2 ngày 26 và 27/1/2011.

Cuộc họp này được tổ chức nhằm thảo luận về một dự án có độ sâu biển "Nam Trung Hoa" để khám phá biển Đông, vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2 và độ sâu tối đa 5,5 km vốn là vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp phản đối từ các nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam...
Các cuộc thám hiểm khoa học thường đem lại những lợi ích kinh tế to lớn.
Các nhà khoa học khẳng định dự án không có mục đích nào khác ngoài nâng cao hiểu biết của con người và cho biết dự án này tập trung vào các vấn đề khoa học cơ bản hơn là tìm kiếm các nguồn tài nguyên như dầu mỏ hay khoáng sản.

Tuy nhiên, khó có thể tin rằng những người đi nghiên cứu được thúc đẩy bởi một sự khao khát kiến thức thuần túy lại nhận được sự bảo trợ của Hải quân Trung Quốc.

Có thể giải thích đơn giản rằng, kiến thức cũng là sức mạnh. Nếu những nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá độ sâu nhất của biển Đông, những công ty Trung Quốc sẽ là lựa chọn tốt để các công ty khác trên thế giới hợp tác khai thác các giá trị thương mại cũng như Hải quân Trung Quốc sẽ có sức chiến đấu tốt hơn ở vùng biển này.

Dự án nghiên cứu đáy biển Đông đầy tham vọng

Dự án "Độ sâu của biển Đông" được giáo sư Vương Phẩm Tiên đảm trách. Giáo sư Vương là một chuyên gia đầu ngành hải dương học, làm việc tại ĐH Đồng Tế, Thượng Hải.

Dự kiến, giáo sư Vương Phẩm Tiên sẽ dùng Giao Long, mẫu tàu ngầm thám hiểm lặn sâu nhất của Trung Quốc chụp ảnh, thậm chí cắm cờ đánh dấu.
Giao Long được thiết kế để hoạt động ở độ sâu 7km dưới mực nước biển. Trong cuộc thử nghiệm tháng 7/2010, Giao Long hoạt động tốt ở độ sâu 3,8 km.
Dự án này học theo công trình nghiên cứu hệ thống các sống núi dưới Ấn Độ Dương, hình thành khi các mảng kiến tạo của vỏ trái đất tách giãn, tiến hành năm 2007, bằng tàu thám hiểm mang tên Dayang Yihao. Kết quả, các nhà nghiên cứu trên tàu Dayang Yihao đã định vị được những khu vực giàu đồng, chì, kẽm cũng như các miệng thủy nhiệt.

Tới khi Ủy ban đáy biển quốc tế chịu trách nhiệm giám sát những vấn đề này, ban hành quy định sửa đổi về việc khai thác các loại trầm tích tháng 5/2010, Trung Quốc đã nhanh chóng đệ đơn xin làm việc này tại đây với tư cách là phía có nhiều kinh nghiệm và dữ liệu khoa học. Điều đáng nói, đáy Biển Đông cũng có những vùng mà quá trình vận động địa chất tương tự khu vực trên.

Phần hai của dự án, một nghiên cứu trầm tích và khí hậu cổ đại sẽ nối tiếp các đánh giá kiểm tra ban đầu trong khu vực của Tiến sĩ Vương Phẩm thực hiện năm 1999, một phần của nỗ lực có tên Chương trình Khoan Đại dương.

Bất chấp mọi phủ nhận, chương trình trên vẫn đem lại nhiều lợi ích lớn cho ngành công nghiệp dầu khí. Ba hệ thống thoát nước lớn, Mekong, sông Hồng và mạng lưới tiểu vùng Châu Giang, mang khoảng 14.000 nghìn tỷ tấn trầm tích đổ vào Biển Đông trong 30 triệu năm qua tạo nên dầu mỏ và khí đốt.

Ngoài ra, lượng trầm tích này cũng giữ một lượng thông tin lớn về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trong quá khứ.

Ông Kiến Trí Mẫn và các cộng sự ở ĐH Đồng Tế hy vọng sử dụng thông tin này để làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của khí hậu hiện đại, đặc biệt là của gió mùa châu Á đã cung cấp đủ lượng mưa cho nông nghiệp cũng như đảm bảo lương thực cho dân số châu lục.

Họ cũng điều tra trực tiếp khí hậu hiện đại với Sống núi phía đông của Biển Đông là một phần của khu vực gọi là Vùng bể ấm Tây Thái Bình Dương, với nhiệt độ trung bình là 29 độ C.

Phần thứ ba của dự án tập trung nghiên cứu hệ sinh thái của Biển Đông - đặc biệt là ở các vùng nước sâu, do nhà nghiên cứu Tiêu Niệm Chí thuộc ĐH Hạ Môn, Phúc Kiến và Thiên Kỳ Văn thuộc ĐH Hải dương Trung Quốc, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phụ trách. Nhóm này sẽ nghiên cứu việc cô lập carbon của vi sinh vật, khảo sát đời sống xung quanh các miệng phun ở đáy đại dương.

Kết luận

Ngân sách cho dự án Vùng Sâu Biển Đông là 22 triệu USD được Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia - tổ chức chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh - chi trả trong 8 năm.

Đây không phải là công trình hải dương học duy nhất của Trung Quốc. Nước này đang lên kế hoạch xây dựng Trung tâm công nghệ biển sâu ở Thanh Đảo có chi phí 50,6 triệu USD và một mạng lưới các đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada hay Sáng kiến Các đài quan sát Hải dương của Mỹ có chi phí tới 205 triệu USD.

Không nghi ngờ gì, tiền sẽ được chi tiêu hợp lý, vì lợi ích nghiên cứu thuần túy. Tuy nhiên, như ông Trương Công Thành, thuộc Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, nói trong cuộc họp: "Trữ lượng khí tự nhiên tại Biển Đông ước tính lên tới 200.000 tỷ mét khối. Nghiên cứu thuần túy là rất tốt, xong sẽ không phương hại gì nếu cùng một lúc để ý tới một số vấn đề khác".

>> Thái độ của Trung Quốc quyết định tình hình biển Đông
>> Trung Quốc chạy thử giàn khoan Marine Oil 981
>> Trung Quốc tăng cường gấp đôi lực lượng hải giám

Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa

Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa

Cuốn sách xưa nhất và ghi chép khá đầy đủ và cụ thể về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải là Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn viết vào năm 1776.
Việt Nam có bờ biển dài, với vùng biển rộng. Biển và đảo suốt tiến trình lịch sử luôn luôn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Từ thời kỳ tiền sử cho đến ngày nay, con người ở các vùng nội địa Việt Nam liên tục tiến ra chiếm lĩnh, khai phá, sinh cơ lập nghiệp trên các đảo, quần đảo. Bắt đầu từ  các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
1. TỔ CHỨC CÁC ĐỘI HOÀNG SA VÀ BẮC HẢI, HÌNH THỨC ĐỘC ĐÁO DUY NHẤT CỦA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN TRÊN CÁC VÙNG QUẦN ĐẢO NGOÀI BIỂN ĐÔNG TRONG CÁC THẾ KỶ XVII-XVIII
Cuốn sách xưa nhất và ghi chép khá đầy đủ và cụ thể về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải là Phủ biên tạp lụccủa nhà bác học Lê Quý Đôn viết vào năm 1776. Sách chép: "Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải....
Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều.
Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về... Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản...
Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hoá nói rằng: năm Kiền Long thứ 18 (1753) có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh đội Cát Liềm (Cát Vàng?) huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu (Nguyễn Phúc Khoát?) sai cai bạ Thuận Hoá là Thức Lượng hầu làm thư trả lời" [1].
Như vậy, thông qua một hệ thống các tư liệu gốc, khách quan, xác thực và có giá trị sử liệu cao, Lê Quý Đôn đã giớí thiệu tương đối đầy đủ vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của hai đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) là bộ chính sử do Quốc sử viện thời Lê Trịnh biên soạn, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trên căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Ý nghĩa củaĐại Việt sử ký tục biên chính là nó đã biến ghi chép khoa học, khách quan của Lê Quý Đôn thành một nội dung của bộ Quốc sử, chuyển tinh thần cơ bản của bản chép tay của Lê Quý Đôn thành bản khắc in chính thức trên danh nghĩa quốc gia. Đại Nam thực lục Tiền biên là phần đầu bộ chính sử của triều Nguyễn được khởi soạn năm 1821, hoàn thành và khắc in năm 1844, có đoạn mô tả Vạn Lý Trường Sa và các đội Hoàng Sa, Bắc Hải không khácPhủ Biên tạp lục và Đại Việt sử ký tục biên.
Toản tập An Nam lộ của Đỗ Bá Công Đạo soạn năm 1686, phần bản đồ phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển có vẽ Bãi Cát Vàng và ghi chú rõ mỗi năm đến tháng cuối đông Chúa Nguyễn đưa 18 chiếc thuyền đến đó nhặt vàng bạc. Khoảng một thập kỷ sau, vị Hoà thượng Trung Quốc Thích Đại Sán sau khi sang Đàng Trong, trên đường trở về nước đã mô tả khá chi tiết về bãi cát Vạn Lý Trường Sa và cho biết: "các Quốc vương [Chúa Nguyễn] thời trước hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo các bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào"[2].
Thật ra từ thế kỷ XVI trở về trước, các nhà hằng hải phương Tây đã có nhiều ghi chép và bản đồ xác định vùng quần đảo giữa Biển Đông là Baixos de Chapar (Bãi đá ngầm Chămpa) hay Pulo Capaa (Đảo của Chămpa)[3] và đoạn bờ biển tương đương với khu vực từ cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) đến cửa biển Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được gọi là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa)[4]. Như thế từ rất lâu đời các nhà hằng hải phương Tây đã coi các quần đảo giữa Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong.
Bước sang thế kỷ XVII, số lượng tầu thuyền của người phương Tây đi đến vùng biển này thường xuyên hơn và nhận thức của họ về các quần đảo giữa Biển Đông cũng phong phú và chính xác hơn. Nhiều tư liệu chép đến các vụ đắm tầu ở Paracel được người Đàng Trong ra tận nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam. Chính quyền Đàng Trong đã dành cho mình quyền giải quyết hậu quả và xử lý các hàng hoá tiền bạc trên các tầu bị đắm ở Hoàng Sa. Chính vì thế mà vào năm 1701, các giáo sĩ người Pháp trên tầu Amphitrite khẳng định: "Paracel là một quần đảo thuộc về vương quốc An Nam"[5].
Như thế các tư liệu đương đại của cả Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây thế kỷ XVII đều chép rất cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa.
Tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ trong thế kỷ XVII, đội Hoàng Sa được đề cập đến sớm nhất vào thời điểm nào và trong nguồn sử liệu nào?
Sử sách nhà Nguyễn đều chép thống nhất đội Hoàng Sa được tổ chức ngay từ thuở quốc sơ,tức là từ thời các Chúa Nguyễn đầu tiên. Tuy nhiên sách cũng không xác định rõ là Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Phúc Nguyên hoặc Nguyễn Phúc Lan...? Tại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) còn giữ được tờ đơn đề ngày 15/Giêng/1775, do Hà Liễu là Cai hợp phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh đứng tên xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa. Đơn cho biết: "Nguyên xã chúng tôi xưa có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương. Vào năm Tân Mùi (1631), Đốc chiến là Võ Hệ đã đệ đơn xin tâu được lập hai đội nữa là đội Đại Mạo Hải Ba và đội Quế Hương Hàm với số đinh 30 người...".
Tư liệu cho phép suy đoán lúc đầu chúa Nguyễn chỉ cho tổ chức một đội Hoàng Sa 70 suất, sau lập thêm đội Quế Hương và đến năm 1631 lại có thêm hai đội Đại Mạo Hải Ba và Quế Hương Hàm 30 suất nữa.Năm 1636, ng­uời Hà Lan đã đu­ợc phép mở một th­uơng điếm ở Hội An, d­ưới quyền điều hành của Abraham Duijcker. Ngày 6-3, tại Hội An chúa Thư­ợng Nguyễn Phúc Lan đã tiếp Duijcker và nhân đó, Duijcker khiếu nại việc "chiếc tàu mang tên Grootenbroeck bị đắm ở ngoài khơi bãi cát Paracels, đoàn thuỷ thủ đã đ­ược các ng­ười Việt xứ Đàng Trong cứu giúp, nh­ưng đồng thời cũng lấy đi tổng số tiền là 25.580 réaux". Ông có nhiệm vụ xin đ­ược bồi hoàn số tiền đó.
Chúa Nguyễn Phúc Lan cho rằng "những việc đó đã đ­ược xảy ra từ thời chúa tr­ước (tức chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên), không nên đề cập đến nữa, ng­ược lại, ng­ười Hà Lan từ nay sẽ đ­ược hoàn toàn tự do mang hàng hoá đến buôn bán, đ­ược miễn thuế, vả lại, sau này nếu có tàu Hà Lan bị đắm ở ngoài khơi thì sẽ không có chuyện tịch thu hàng hoá đ­ược cứu hộ nữa". Phải chăng những người Việt cứu giúp tầu Grootenbroeck bị đắm ở Hoàng Sa nói trên chính là người của đội Hoàng Sa, và như vậy càng có cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa chí ít đã xuất hiện từ đầu những năm 30 của thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635).
Bước sang thế kỷ XVIII, hoạt động chủ quyền của chúa Nguyễn ở các vùng quần đảo giữa biển Đông càng trở nên nhộn nhịp thu hút sự chú ý nhiều người trong nước và nước ngoài. Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh các tài liệu chính thức của nhà nước, của các địa phương còn có những ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ, các nhà quân sự, các phái bộ ngoại giao nước ngoài và các học giả trong ngoài và nước.
Cũng đúng vào năm 1776 khi Lê Quý Đôn viết sách Phủ biên tạp lục khảo tả rất cụ thể về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa, cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa, thì ở quê hương của đội Hoàng Sa, dân phường Cù Lao Ré làm đơn nói rõ đội Hoàng Sa đã có lịch sử lâu đời và bên cạnh chức năng thu lượm hoá vật, hải vật còn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an toàn vùng biển đảo: "Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương... Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có tờ truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng nạp..."[6].
Không chỉ thống nhất với các nguồn tư liệu chính thức của Nhà nước mà nguồn tư liệu này còn gắn liền với các di tích và truyền thuyết ở địa phương như miếu Hoàng Sa, những bến bãi đội Hoàng Sa xuất phát, thậm chí cả những ngôi mộ giả, những nghĩa địa giả với những nghi lễ hết sức đặc biệt của làng quê đưa tiễn những người con quả cảm của mình đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa, nguyện dấn thân vào cõi chết vì một vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc: "Hoàng Sa đi có về không; Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi".
Nguồn: Báo Giác Ngộ
2. TRIỂN KHAI HÀNG LOẠT CÁC HÌNH THỨC THỰC THI CHỦ QUYỀN Ở CẢ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG GẦN TRỌN THẾ KỶ XIX
Dưới thời Nguyễn, những ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa phong phú, đa dạng với nhiều thông tin cụ thể trên cả hai khu vực tài liệu chính thức của vương triều và tài liệu của các học giả.Bộ sách đồ sộ và có nhiều thông tin hơn cả về Hoàng Sa, Trường Sa là bộ Đại Nam thực lục Chính biên. Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long đã nhiều lần quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát Hoàng Sa được sách ghi lại như: "sai mộ dân ngoại tịch lập làm đôi Hoàng Sa" năm 1803; "sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển" năm 1815 và năm 1816; nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817...
Nhưng hoạt động thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã phát triển lên trình độ cao hơn dưới thời trị vì của vua Minh Mệnh. Năm 1833, ông lập kế hoạch phái người ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia và trồng cây. Các năm 1834, 1835, ông cho người ra dựng miếu, đền thờ thần, lập bia đá và xây bình phong ở khu vực toà miếu cổ. Năm 1836, ông quyết định hàng năm phái người ra Hoàng Sa xem xét, đo vẽ tỉ mỉ và lập thành bản đồ các đảo, hòn, bãi cát. Khi ra đo đạc ngoài Hoàng Sa đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đã mang theo 10 bài gỗ, trên mặt khắc dòng chữ "Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ".
Liên tục từ năm 1834 đến năm 1839 vua Minh Mệnh thưởng công cho những người đi vẽ bản đồ ở ngoài đảo Hoàng Sa về. Đối với những người không may gặp gió bão ngoài biển mà bảo toàn tính mạng trở về cũng có thưởng; còn những người không hoàn thành nhiệm vụ tuần phòng ngoài biển thì bị phạt nặng...Bên cạnh Đại Nam thực lục Chính biên, dưới thời Minh Mệnh, Quốc sử quán còn được giao nhiệm vụ biên soan bộ Minh Mệnh chính yếu, trong đó quyển 25 có chép nhiều vụ tầu đắm ở ngoài Biển Đông, trôi dạt vào bờ đã được cứu giúp chu đáo. Chẳng hạn vào năm 1836 thuyền buôn nước Anh gặp gió bão ở Hoàng Sa, tạm ghé vào hải phận tỉnh Bình Định, đã được nhà vua "sai quan tỉnh tuyên cáo chỉ dụ của triều đình cho họ nghe, đồng thời mở cuộc phát chẩn...".
Điều này không chỉ nói lên lòng nhân đạo cao cả của người Việt, mà quan trọng hơn chính là nghĩa vụ, trách nhiệm cứu hộ trên biển của Nhà nước và cư dân Việt Nam với tư cách là chủ nhân của vùng biển đảo  này.Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ sách do triều thần nhà Nguyễn vâng mệnh vua ghi chép những việc làm của triều đình thuộc lục bộ về điển chương, pháp luật.... được hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1843 đến năm 1851.
Trong sách có đoạn chép về việc lập miếu, dựng bia, trồng cây ở Hoàng Sa và khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực, về cơ bản không khác so với Đại Nam thực lục Chính biên. Quốc triều chính biên toát yếu là bộ sử trích các phần quan yếu của Đại Nam thực lục Chính biên, trong đó quyển III có các đoạn chép về việc xây miếu và dựng bia, đo vẽ bản đồ và việc cứu hộ tầu Anh bị mắc cạn ghé vào bãi biển Bình Định. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú là bộ bách khoa thư lớn nhất của thế kỷ XIX, được hoàn thành vào năm 1821 có phần Dư địa chí chép về bãi Hoàng Sa và đội Hoàng Sa cũng giống như Phủ biên tạp lục.
Việt sử cương giám khảo lược là bộ sách địa lý lịch sử của Nguyễn Thông chép về Vạn Lý Trường Sa ngoài những đặc điểm địa lý, tự nhiên và dấu tích của người Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, ông còn nói khá cụ thể về đội Hoàng Sa như việc tuyển đinh tráng các xã An Vĩnh, An Hải, thời gian tồn tại của đội Hoàng Sa... Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán thời Tự Đức biên soạn từ năm 1865 đến năm 1882. Hoàng Sa, Trường Sa được giới thiệu trong quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) phỏng theo Phủ biên tạp lục và những tư liệu tập hợp được trong Đại Nam thực lục.
Riêng đoạn cuối sách cung cấp thêm: "Năm Minh Mệnh thứ 16, sai thuyền công chở gạch đá đến đây xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được lá đồng và gang sắt có đến hơn 2000 cân".Nhiều công trình chuyên khảo hay những ghi chép khách quan của các quan chức, học giả đương thời khác cũng cung cấp thêm những thông tin có giá trị. Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng cũng chép "đảo Hoàng Sa (ở giữa bể, thuộc huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), dài rộng vài nghìn dặm). "Bài thơ Vọng kiến Vạn Lý Trường Sa của Lý Văn Phức có một đoạn chú dài viết khá cụ thể về khu vực biển đảo mà chính tác giả suýt mắc nạn.
Theo nguồn tài liệu này thì ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đã từng thuê các thuỷ thủ dày dạn kinh nghiệm và các phương tiện kỹ thuật hiện đại của phương Tây trực tiếp dẫn dắt một số con thuyền vượt Biển Đông. Điều này cũng góp phần giải thích bản đồ khu vực biển đảo của Việt Nam tuy vẫn giữ phong cách vẽ truyền thống, nhưng đã sớm cập nhật những thông tin mới và độ chính xác cao của bản đồ hằng hải các nước phương Tây đương đại. Cũng thuộc nguồn tài liệu thư tịch và có giá trị cao để khẳng định quá trình các Nhà nước Việt Nam dưới thời Nguyễn thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa là các Châu bản triều Nguyễn.
Qua nghiên cứu khảo sát 144 tập của hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trị, chúng tôi tìm ra được một số tư liệu là bằng chứng rõ ràng về quá trình thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam ở hai quần đảo này như bản dụ của vua Minh Mệnh (13/7/1835 và 13/7/1837) về các đoàn đi công vụ ở Hoàng Sa; các bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng về việc thuyền của Pháp mắc cạn ở Hoàng Sa (21/6/1830); các bản tấu của Bộ Công về việc phạt những người đi Hoàng Sa không lập xong bản đồ (13/7/1837), về việc phái đoàn công vụ lên đường ra Hoàng Sa nhưng do gặp gió lớn mà không xuất phát được... Đặc biệt có tờ tấu của Bộ Công (21/6 /1838) cho biết đoàn khảo sát Hoàng sa trở về báo cáo đã đến được 25 đảo (trong 3 sở), còn 1 sở hơi xa lại gặp gió lớn nên chưa tới được...
Dưới thời Nguyễn bên cạnh việc triển khai đo vẽ thực tế ở Hoàng Sa, Trường Sa là việc nhà nước cho hoàn thành nhiều bộ bản đồ quan trọng, trong đó tiêu biểu nhất là Đại Nam nhất thống toàn đồ hoàn thành trong khoảng từ năm 1838 đến năm 1840 dưới thời vua Minh Mệnh. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ được vẽ chung thành một cụm hình lưỡi dao kéo dài gồm khoảng ba chục đảo lớn, trong đó Hoàng Sa ở phía cực bắc được nối liền với Vạn Lý Trường Sa (tức Trường Sa) ở phía nam trong một chuỗi các đảo chưa có dấu hiệu phân tách.
Thật ra vào năm 1830 cũng đã xuất hiện tấm Bản đồ vẽ theo phong cách này, nhưng đang còn ở dạng bản thảo và sau này thời Thiệu Trị có Đại Nam toàn đồ, dưới thời Tự Đức có Đại Nam nhất thống toàn đồ (Nam Bắc kỳ hội đồ) là sự tiếp nối của phong cách vẽ bản đồ hiện đại.Xuất hiện trước và sau Đại Nam nhất thống toàn đồ có khá nhiều bản đồ khác vẽ Hoàng Sa, Trường Sa vẫn theo phương pháp tryền thống như Nam Việt bản đồ, Thiên tải nhàn đàm, An Nam dư địa chí, Khải đồng thuyết ước, Nam Việt địa dư trích lục, Nam Việt địa đồ cựu lục...
Các bản đồ này tuy không cung cấp thông tin mới, nhưng lại xác nhận một thực tế là suốt trong thế kỷ XIX, Hoàng Sa, Trường Sa đã được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh hay dùng làm sách phổ biến kiến thức để mọi người dân Việt Nam ghi nhớ phần lãnh thổ không thể tách rời của nước Việt Nam thống nhất. Ngay từ khi mới bắt đầu thiết lập Vương triều, Nguyễn Ánh tiếp tục công cuộc thám sát và phòng thủ biển nhằm củng cố chính quyền.
Một người Pháp trở thành một đại thần trong triều là Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) trong khi làm quan ở Huế xác nhận: "Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay mang danh hiệu Hoàng đế bao gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc của Cao Miên, một vài đảo có người ở không xa bờ biển và quần đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ, bãi đá ngầm và mỏm đá không người ở. Chỉ đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay mới chiếm hữu được quần đảo này". Các tác giả phương Tây lúc đó, trong các tác phẩm của mình, cũng đều công nhận chủ quyền pháp lý của các vua nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa.
Giám mục Jean Louis Taberd người Pháp, người nhiều năm truyền giáo ở Đàng Trong cho rằng: "Quần đảo Pracel... Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta". Ông còn cho xuất bản cuốn Từ điển La Tinh An Nam và kèm theo tấm bản đồ An Nam đại quốc hoạ đồ, trong đó ở khoảng vĩ tuyến 170 bắc và kinh tuyến 1100 đông, bản đồ có vẽ một cụm các đảo nhỏ với dòng chữ ghi chú: Paracel Seu Cát Vàng.Tiến sĩ Gutzlaff, hội viên của Hội địa lý Hoàng gia Luân Đôn, biên soạn cuốn sách Geography of the Cochinchinese Empire cho biết: "Chính phủ An Nam nhận thấy lợi ích có thể đem lại được nếu như dựng lên một ngạch quan thuế và đã duy trì những thuyền đánh thuế và một đội quân nhỏ đồn trú ở tại chỗ để thu thuế đối với tất cả những ai đến đó, và để bảo vệ những dân chài của nước họ".
Năm 1850, M. A Dubois de Jancigny, cựu đại uý, phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương đã viết sách nói rõ: "Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay, (tức là từ 1816 đến 1850), quần đảo Paracels (mà những người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua Gia Long đã chủ tâm đính thêm đoá hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó".
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XIX, khi Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, triều đình Tự Đức không còn đủ sức chống lại đã lần lượt để mất chủ quyền về tay Thực dân Pháp, trong đó có cả chủ quyền các vùng biển đảo. Tuy nhiên vùng đất máu thịt của tổ tông vẫn là niềm thôi thúc các thế hệ con dân đất Việt đấu tranh đến cùng để giành lại chủ quyền bằng mọi giá.
Tư liệu về nguồn gốc, chức năng và hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải (trong đó đặc biệt là đội Hoàng Sa) càng ngày càng được tập hợp phong phú hơn, đa dạng hơn. Chúng ta không chỉ biết về các đội Hoàng Sa Bắc Hải trong chủ trương thành lập và chỉ đạo hoạt động của các chúa Nguyễn, của vương triều Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn, mà còn biết khá cụ thể các chủ trương ấy đã được chính quyền và nhân dân các địa phương tự giác chấp hành và thực hiện một cách đầy đủ và hết sức nghiêm chỉnh.
Đây không chỉ dừng lại ở những văn bản chính thức của Nhà nước và những hoạt động phong phú đa dạng ở các địa phương, mà còn được tập hợp trong những ghi chép của các học giả, các nhà chức trách Việt Nam, các thương nhân và giáo sĩ phương Tây, thậm chí đến cả nhà sư Trung Quốc đương đại, những người đã thông qua quan sát trực tiếp hay khảo cứu công phu từ những văn bản gốc về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải mà ghi chép lại một cách khách quan, trung thực.
Tất nhiên các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác các vùng quần đảo xa giữa Biển Đông, cũng có lúc thiên về công việc khai thác, cũng có lúc thiên về công việc bảo vệ, nhưng dù là thiên về chức năng nào thì cũng không thể thay thế được các đội Thuỷ quân.
Vì thế trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, có những lúc hoạt động của đội Hoàng Sa rất nổi bật, nhưng cũng có những lúc bị lu mờ, thậm chí có khi bị ghép chung vào công việc của đôi Thuỷ quân. Chúng ta từng biết có triều đình đã từng quyết định bãi bỏ đội Hoàng Sa và chuyển công việc của đội Hoàng Sa cho đội Thuỷ quân, nhưng ngay sau đó họ lại phải tính chuyện tái lập trở lại... Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dù hoạt động độc lập hay phụ thuộc vào đội Thuỷ quân, thậm chí có là hoạt động dưới danh nghĩa của đội Thuỷ quân đi nữa, thì cứ vẫn là một tổ chức độc đáo của các Nhà nước Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII, XIX trong chủ trương khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được.
Đến giữa thế kỷ XIX trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, mặc dù dân các đảo Lý Sơn, Phú Quý, các xã An Vĩnh, An Hải, Bình An... vẫn tiếp tục đi ra Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm hoá vật, hải sản dâng nộp cho triều đình Huế - nghĩa là vẫn thực hiện một chức năng của đội Hoàng Sa, Bắc Hải xưa, nhưng chức năng bảo vệ biển đảo đã chuyển hẳn cho các đội Thủy quân. Đến khi triều đình Huế thất thủ, không còn khả năng tổ chức lại quân đội, củng cố các đội Thuỷ quân để bảo vệ trực tiếp kinh thành Huế, thì đương nhiên họ cũng không còn khả năng khôi phục hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải nữa. Sự chấm dứt hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải tuyệt nhiên không phải là do Nhà nước phong kiến Việt Nam từ bỏ chủ quyền của mình trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông.
Tư liệu cho biết các Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới các hình thức và biện pháp khác nhau như vãng thám kiểm tra kiểm soát, khai thác các hoá vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ có các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, các đội Thuỷ quân, biền binh, vệ giám thành mà cả binh đinh, dân phu.
Mỗi chuyến đi ra Hoàng Sa Trường Sa đều phải có quyết định của Nhà nước dưới hình thức "tờ sai để thi hành công vụ" và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc họ phải chạy thuyền thẳng về Kinh đô để báo cáo tình hình, khai nộp hoá vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá và tuỳ mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh. Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được Nhà nước cấp bằng xác nhận.
Công việc ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng gian nan nguy hiểm, nhiều trường hợp có đi mà không có về. Thậm chí có khi  người ta phải làm lễ truy điệu sống, làm đám tang trước để an ủi người đi. Ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với quê hương đất nước, nhiều người thản nhiên đi vào cái chết, tự giác coi đó là lẽ sống của chính mình. Trang lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng máu, được đánh đổi bằng cả cuộc đời của lớp lớp những con người như thế.
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, mà bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ, không chỉ cho hôm nay, mà còn cho muôn đời sau.
-----------
[1] Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ Biên tạp  lục), T.1, Bản dịch Nxb KHXH, Hà Nội, 1977, tr 116.
[2] Thích Đại Sán: Hải ngoại kỷ sự, Viện Đại học Huế tr.125.
[3] Bản đồ Thế giới của Mercator xuất bản tại Amsterdam (Hà Lan) 1606, in lại trong cuốn Asia in Maps from Ancient time to the Mid-19th Century, Lepzig, 1989. 
[4] Bản đồ Bartholomeu Lasso vẽ năm 1590 và 1592-1594, in trong cuốn sách Les Portugains sur les côtes du Vietnam et du Cămpa của P.Y.Manguin, Paris, 1972; Bản đồ Van Langren 1598, in trong cuốnIconographie Historique de l'Indochine của P.Boudet và  A.Masson, Paris, 1931.
[5] Jean.Yves Clayes: Journal de Voyage aux Paracels (Indochine No 45, 1941, tr.7).
[6] Đơn của phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh ngày 15 tháng Giêng năm 1776 (lưu tại nhà thờ họ Võ thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
  • Theo Tạp chí Xưa và nay

Nội xâm Posted on 02/06/2011 by xuanbinhfreelance|

LINK: Xuân Bình

Nội xâm

Pốt lại bài viết từ ngày 20-12-2007
Phim yêu quý, bài học thứ hai bố muốn dạy con có nội dung: Nội xâm.
Từ lần này bố muốn mẹ con và em Bút cùng học được chứ?
Những ngày qua, Mẹ thì biểu lộ tình cảm kín đáo hơn. Bút nhỏ quá chưa đi biểu tình được. Nhưng hơn lúc nào hết bố muốn trái tim mỗi thành viên trong gia đình mình cùng đập chung một nhịp yêu Tổ Quốc, cùng hồng hào gương mặt và vạm vỡ thân thể Việt Nam.
Đã bốn ngày sau cuộc biểu tình lần thứ hai. Cơ may hiếm hoi khi Tổ Quốc hiện lên trong mắt bố với biết bao hình thái sống động, yêu thương. Lá cờ Tổ Quốc, những gương mặt sinh viên đầy nhiệt huyết và cả hình ảnh của bố và Phim lại rực đỏ trên các mạng điện tử, blog…Nhiều cô chú tán tỉnh, bốc thơm Phim ra phết. Ghen tỵ.
Nhưng hào khí đó vẫn chưa đủ mạnh mẽ để xóa tan nỗi buồn trong bố. Biết bao thành viên cuộc biểu tình ngày 16-12 nhắc bố hãy viết bài thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, nhận định mới. Vậy mà sao bố chần chừ mãi không viết được?
Ngay khi hô vang Trường Sa- Hoàng Sa- Việt Nam, có gì giục bố lướt nhanh qua những cánh tay giơ cao, những ánh mắt hừng hực. Bên cạnh dòng người biểu tình rực đỏ đi trên đường Tôn Đức Thắng lại là dòng người đen đen, xam xám đi ngược chiều. Phía trước, vì khẩu trang bịt kín nên không ai rõ mặt họ. Phía sau chỉ thấy những cái mũ bảo hiểm trơ lì, nhẵn bóng, lạnh lùng. Không ai ngoảnh lại. Một vài người ghếch chân lên vỉa hè giống như thói quen khi đi chợ cóc và tò mò: biểu tình gì đấy? Tâm trạng chung là thờ ơ, xa lạ.
Bố tự hỏi những người đi đường kia đang suy nghĩ gì?
Tại sao chỉ cách đây mấy chục năm, cha ông họ những chàng trai Hà Nội ra đường mua thuốc lá, khi nghe tiếng súng nổ đã không ngần ngại bỏ nhà lên chiến khu? Vì sao khi bom rơi, đạn nổ tơi bời, bao chiến sỹ đã ngã xuống mà anh em họ vẫn cùng thanh niên cả nước hát vang bài ca: đường ra trận mùa này đẹp lắm? Vì sao ngày trước bị đàn áp dã man, bạn bè họ vẫn hừng hực lời ca: dậy mà đi đồng bào ơi, dậy mà đi hỡi đồng bào ơi?
Vậy mà hôm nay đây, khi Tổ Quốc một lần nữa tổn thương, vì sao người cựu binh đang bán nươc chè trên hè phố Giảng Võ vẫn ngơ ngác nhìn theo đoàn biểu tình và buông lửng một câu: “bọn trẻ rách việc”?
Khi đoàn biểu tình dừng lại ở phố Trần Huy Liệu, Phim hỏi: Bố đang tìm ai? Thực lòng bố muốn nhìn thấy bạn bố – nhà văn, nhà báo Trần Chiến. Bác ấy là con trai ông Trần Huy Liệu, người từng tham gia và viết lại lịch sử cuộc biểu tình hào hùng 19 tháng 8 năm 1945.
Bố cũng đang tìm bác Phạm Xuân Nguyên. Giá như lúc này bác ấy sang sảng đọc bài thơ của một chiến sỹ Trung đoàn Thủ Đô:
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương vấn vương cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
Sau biểu tình, một người quen của bố, phó tổng biên tập một tòa báo, em trai nhà thơ Lưu Quang Vũ gọi điện tới, giọng nghe lạnh người: dạo này thêm nghề biểu tình à?
Lại cũng có rất nhiều bạn văn chương, báo chí nhắn tin: chủ nhật tới anh đừng đi biểu tình nữa. Không có lợi cho anh đâu…..
Điều này khiến bố càng thêm hoài nghi: trí thức VN đâu rồi? Thành chim quyên làm cảnh nhà quyền quý hay hóa ó đen bay lẫn hết vào núi đá rồi?
Ngoài việc lướt web sao không xuống đường sát cánh các sinh viên trẻ khích lệ họ biết quan tâm hơn tới những công to việc lớn của đất nước, có nhiều dũng khí khi biểu lộ chính kiến, đồng thời khuyên bảo họ đừng manh động, xô xát với cảnh sát, đối đầu với chính quyền.
Trong cuộc chiến chống ngoại xâm chúng ta cần có thêm nhiều lực lượng và đồng đội phía chiến hào của mình. Theo con chắc chúng ta còn cần có thêm nhiều siêu nhân áo đỏ, áo xanh, áo trắng, áo nâu …nữa đúng không?
Từ những lược ghi trên bố tạm thời chẩn đoán xã hội chúng ta đang mắc một căn bệnh trầm kha: nội xâm.
Virus nào đây? Liệt kháng? Vô cảm? Lãnh cảm? Bảo trọng? ly tán? Sợ hãi?
Điện não đồ thấy não trạng….đờ đớ đơ nằm chờ en tơ?
Điện tâm đồ kỹ hơn hình như trái tim Việt bây giờ có nhiều nhịp đập khác nhau quá? Dòng máu Việt loạn sắc tố rồi? Động mạch chủ thiếu máu trầm trọng, huyết áp tụt, hồng cầu uể oải đẩy ôxy? Máu đen, máu xanh, máu xam xám đầy ứ tĩnh mạch?
Sáng nay ngồi uống cà phê ở Nhà hát lớn, có người vẫn hỏi bố: biểu tình thì làm được gì? Tình hình sẽ tiến triển thế nào? Có người lại bàn rằng nội xâm đang khu trú ở đâu?
Việt Tân thì cho nội xâm là chính quyền. Bố lại nghĩ khác một chút. Cần phải cay đắng nhận thức rằng “Nội xâm” đang nằm sẵn trong mỗi người dân chúng ta. Cũng như các triều đại phong kiến, đảng chỉ nhất thời. Để trở thành một dân tộc lớn, cường tráng, bản thân mỗi chúng ta phải tự diệt hết virus Nội xâm. Với từng đảng viên cộng sản, công việc này chắc chắn còn nặng nề ghê gớm.
Cả gia đình bố là cộng sản. Cách đây hơn 20 năm trước khi tự từ bỏ hàng ngũ ấy bố đã hiểu: khó khăn lớn nhất với những người cộng sản là nhiều năm qua họ kiên trì xây dựng hệ thống cai trị, kiểm soát nhân dân chặt chẽ ở khắp nơi nhưng tiếc rằng lại không có nhiều cơ chế và công cụ để kiểm soát bản thân.
Cơ chế cai trị nhân dân như hiện nay chỉ liên tục làm tăng quỹ vốn sợ hãi của xã hội. Ngay trong gia đình mình, ông nội con một lão thành cách mạng, một sỹ quan cao cấp trong quân đội, cho đến nay vẫn chưa dám nhận bố đẻ của mình. Chữ “lý lịch” vẫn như lưỡi mác kề cổ ông con. Bố đau đớn vì chúng ta trở thành vô loài.
Không có cơ chế kiểm soát nội bộ, những người cộng sản mất đi những cơ hội để tìm kiếm những thủ lĩnh giỏi. Thời lập nghiệp, không ít người “hắc thế tâm” nhưng không thể phủ nhận rằng họ rất tài. Nhiều năm gần đây, giới lãnh đạo toàn những người tài thì nông, đức không mạnh. Có phải vận nước suy? Tuy nhiên bố nghĩ rằng lịch sử vẫn còn ưu ái giành cho những người cộng sản nhiều cơ hội để chứng tỏ rằng họ có thể xứng đáng với sự lựa chọn của nó.
Hai lần vừa rồi thời cuộc mượn những người biểu tình để nói toạc ra, đọc váng lên điều ấy. Nhưng thêm một lần nữa có nhiều người lại không hiểu và không thèm nắm bắt cơ hội này. Sinh viên và nhân dân đã chìa tay mà đảng không mặn mà.
Bởi thế chủ nhật này chúng ta sẽ không đi biểu tình nữa. Bố đang nghĩ đến những việc thiết thực hơn.
Bài học sau có tên: Ngoại xâm.

Bảo vệ chủ quyền Biển Đông: Xác định mục tiêu chiến lược hợp lý

Copy from: http://quy-blog.blogspot.com/2011/06/bao-ve-chu-quyen-bien-ong-xac-inh-muc.html

Bảo vệ chủ quyền Biển Đông: Xác định mục tiêu chiến lược hợp lý

Nguồn: SGTT.VN
 
SGTT.VN - Nếu thoả hiệp, e ngại trước sức ép của Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, Việt Nam sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. 

Theo phân tích của chủ nhiệm bộ môn luật Quốc tế, giám đốc trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, khoa luật – đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là xác định mục tiêu chiến lược để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở Biển Đông.
Thực chất của việc bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong ảnh: câu cá thu để mưu sinh. Ảnh: Đoàn Đạt
Xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hoà bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.

Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.

Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.
Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.
Thứ hai, kìm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này 

Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Thứ ba, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kìm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở (áp dụng điều 47 Công ước Luật biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác trong khu vực.

Cuối cùng, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật Biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên Biển Đông; đồng thời góp phần kìm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PGS.TS Nguyễn Bá Diến

------------------
*****


Đọc để biết Cù Huy Hà Vũ là ai Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo

Đọc để biết Cù Huy Hà Vũ là ai





Chủ tịch Lê Đức Anh tặng quà cho TS Cù Huy Hà Vũ
NTT: Những ngày tình hình biển Đông căng thẳng bởi Trung Quốc, tôi đọc lại lá thư của Ts. Cù Huy Hà Vũ gửi Đại tướng Lê Đức Anh – cựu Chủ tịch nước – cuối năm 2007. Một lá thư đầy trí tuệ và đầy tâm huyết với đất nước mình. Có ai dùng lá thư này để chống lại CHHV được không? Tôi nghĩ: Không, vạn lần không. À, có chứ, bọn TQ dã tâm bành trướng sẽ chống lại lá thư này – chống lại CHHV - vì họ bị vạch mặt chỉ tên. Và ai nữa? Những ai ủng hộ TQ xâm chiếm Việt Nam sẽ hận thù lá thư của CHHV.


Tôi là một người Việt Nam, tôi đọc, và cảm động đến rơi lệ, vì tôi đã không nghĩ được sâu sắc như anh đã nghĩ trong lá thư cách đây 3 năm trước. Xin đăng lại để thay lời cám ơn anh, và cầu mong anh sớm được trở về tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cùng nhân dân mình:






------------------
*****

Trung Cộng sẽ đặt giàn khoan “khủng bố” 981 tại vị trí nào trên Biển Đông?

Trung Cộng sẽ đặt giàn khoan “khủng bố” 981 tại vị trí nào trên Biển Đông? (phần 1)

Nguyễn Hữu Quý


Vào trung tuần tháng 6/2011, các báo trong và ngoài nước đều đưa tin: Trung Cộng sắp đặt giàn khoan dầu “khủng” mang tên “Dầu khí Hải dương 981” trên Biển Đông.

Cho dù đặt bất kỳ ở vị trí nào trên Biển Đông, nếu bên ngoài đường 200 hải lý thuộc chủ quyền của Trung Cộng, thì đây là hành động không thể chấp nhận được.

Như vậy, trong vòng một thế kỷ; từ chỗ không có một tấc biển trên Biển Đông, thì nay Trung Cộng đã có toàn bộ Quần Đảo Hoàng Sa, 7 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, đưa ra đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông và lần này Trung Cộng đang thực hiện tham vọng đường lưỡi bò.

Đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông, đồng nghĩa với việc Trung Cộng thách thức toàn thế giới.

Điều dễ hiểu là, vị trí đặt giàn khoan dầu 981 trên Biển Đông là sự thể hiện cấp độ thách thức, nắn gân của Trung Cộng dành cho Mỹ và toàn thế giới.

Vậy, Trung Cộng sẽ đặt giàn khoan khủng bố 981 này tại vị trí nào trên Biển Đông?

Sau đây là 02 thông tin xung quanh vấn đề này và những dự đoán bổ sung: 

1. Trong bài viết Trung Quốc Sắp Bố Trí Giàn Khoan Dầu Khổng Lồ Trong Biển Đông Việt Nam, dẫn nguồn từ VOA đăng trên Blog Nguyễn Trọng Tạo ngày 14/6, bài báo viết:

Báo chí Trung Quốc đưa tin một dàn khoan dầu nước sâu sẽ được thử nghiệm để chuẩn bị bố trí trong vùng biển Đông Việt Nam là nơi mà tầu hải giám Trung quốc đã 2 lần cắt đứt thiết bị cable thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Như vậy, nếu theo nhận định này, thì giàn khoan dầu 981 sẽ đặt sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đến 80 hải lý.

2. Trong bài viết Mục đích thực sự hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông”, trên Blog Lãng ngày 10/6, Lãng viết:

Nếu anh Lãng đoán không nhầm, giàn khoan của TQ sẽ được đặt phụ cận vùng Trường Sa, trong vùng chồng lấn mà Việt Nam và Phillipin cùng khẳng định chủ quyền.

Dự đoán bổ sung:

a. Trong điều kiện về thế, lực và về cơ sở pháp lý mù mờ, không rõ ràng, cho nên Trung Cộng không dám trơ trẽn đến mức đặt  981 ở trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam và của Philippin; vì sẽ gặp sự chống đối của không chỉ hai nước Việt Nam và của Philippin, mà còn cả cộng đồng quốc tế.

b. Khả năng lớn nhất là: Trung Cộng sẽ đặt 981 ở hải phận quốc tế giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (VT1). Để có sự hiểm trợ từ các căn cứ từ đảo Hải Nam và Hoàng Sa.

c. Khả năng lớn thứ hai: Trung Cộng sẽ đặt 981 ở hải phận quốc tế bên ngoài Malaysia (VT2). Đây là phương án táo bạo của Trung Cộng dựa trên sự tự tin của chính họ và những vấn đề thỏa thuận ít nhiều có liên quan với Mỹ.

Việt Nam sẽ phải làm gì?

Trong quá khứ, dù mới chỉ cách đây nửa thế kỷ, người Việt Nam ta đã từng:

- Thề quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh;

- Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hôm nay, lịch sử dân tộc đang đặt người Việt Nam đương đại với quyết tâm và ý chí sắt đá này.

(còn nữa)

Phần kết: 
http://quy-blog.blogspot.com/2011/06/trung-cong-se-at-gian-khoan-khung-bo_17.htm

Trung Cộng sẽ đặt giàn khoan “khủng bố” 981 tại vị trí nào trên Biển Đông? (phần kết)

Nguyễn Hữu Quý

1. Khả năng về một cuộc chiến tranh Trung – Việt.

Liên quan đến giàn 981 của Trung Cộng, trong bản điểm tin thứ Sáu, 17-6-2011; Nhật báo Ba Sàm viết:

Xin trích ra đây một đoạn trong trao đổi khá dài với nhiều chi tiết quan trọng từ một nguồn tin có vẻ trong giới ngoại giao: “… Nếu để con “Dầu khí hải dương 981″ hay CNOOC 981 có chỗ ở Biển Đông thì coi như CON CÁO ĐÃ ĐẶT ĐƯỢC 1 CHÂN VÀO NHÀ THỎ. Vấn đề đặt ra bây giờ là ĐÁNH hay không ĐÁNH, mà nếu ĐÁNH thì đánh bằng cách nào. Xác định chắc chắn tàu giàn khoan này khi tiến vào Biển Đông sẽ có một lực lượng lớn bảo vệ bao gồm cả Không quân và Hải quân.  Hiện đã có nhiều ý kiến mổ xẻ về vấn đề này rồi, kể cả là tấn công vào Hải Nam phủ đầu như kiểu Lý Thường Kiệt ngày xưa hoặc sử dụng cách đánh ôm bom ba càng cảm tử như những năm 1946 với việc dùng máy bay (chỉ có thể là máy bay vì dùng tàu không thể qua được lực lượng hộ tống của chú tàu giàn khoan kia), cũng có ý kiến là dùng lực lượng đặc công nước áp dụng chiến thuật của Yết Kiêu ngày xưa hoặc Cửa Việt trong kháng chiến chống Mỹ…”  (trong trao đổi này còn đề cập tới biên giới phía Bắc đang rất ái ngại. Nhưng xin để điểm dần. Chỉ lưu ý các vị nhà ta rút kinh nghiệm 1979, tập trung quân trong Tây Nam hết, nó qua là xính vính, toàn địa phương quân chơi nhau).

Có lẽ về lâu về dài, để bảo vệ Biển Đông, Trường Sa bằng quân sự, chúng ta chỉ có cách du kích, với đặc công nước mà thôi. Còn hiện tại vẫn có thể dùng không quân, vì cái xà lan biển kêu bằng “Hàng không mẫu hạm” còn khuya mới xài được. Bay từ Hải Nam ra chắc phải … tiếp dầu?

Một độc giả khác thạo tin vừa liên lạc đề nghị bà con kiểm chứng tin có mấy Nhà giàn của ta ngoài  Biển Đông bị đổ, không biết có đúng và có bàn tay tụi “lạ” không? Coi chừng nó chơi đặc công trước cả mình đó. [hết trích].

Như đã nói ở phần trước, vị trí đặt giàn khoan dầu CNOOC 981 trên Biển Đông là sự thể hiện cấp độ thách thức, nắn gân của Trung Cộng, không chỉ dành cho Việt Nam, Philippin mà là dành cho cả Mỹ và toàn thế giới.

Riêng với Việt Nam, đây là sự kiện nghiêm trọng liên quan đến sự sống còn của dân tộc. vì vậy, tiếng gọi Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” buộc phải vang lên.

Không nghi ngờ gì nữa, đây không chỉ là một giàn khoan dầu khí, mà còn là một pháo đài quân sự, bao gồm sân bay, hoặc chí ít là nơi bố trí tên lửa chiến lược K-300P Bastion… đưa toàn bộ các mục tiêu quân sự, kinh tế trọng điểm… trên lãnh thổ Việt Nam vào tầm ngắm (cho nên có khả năng đặt tại vị trí - VT1); không tiêu diệt nó cũng có nghĩa là chờ ngày nó tiêu diệt mình.

Thực ra, giàn 981 (hay CNOOC 981) là một tọa độ chết nằm trên Biển Đông, cho dù nó đặt ở bất kỳ ở vị trí nào. Với diện tích bằng một sân vận động, thì chỉ cần một vài quả tên lửa có sức công phá lớn được phóng từ máy bay của không quân Việt Nam cũng đã làm cho nó vô tác dụng (nếu thuần túy chỉ là giàn khoan dầu); khi cuộc chiến leo thang, tự nó dần trở thành đống sắt vụn trên Biển Đông bằng những cuộc không khích của không quân Việt Nam.

Tình hình nghiêm trọng đến mức, cũng không cần đợi Trung Cộng tuyên bố chiến tranh; vì việc đặt giàn CNOOC 981, đã thực sự là lời tuyên bố chiến tranh từ phía Trung Cộng.

Mặt khác, nếu giả thiết, Trung Cộng đặt giàn CNOOC 981 tại vị trí tàu Bình Minh 02 bị gây hấn, thì Việt Nam buộc phải là nước tuyên bố chiến tranh để dành lại chủ quyền chính đáng như lịch sử vốn đã như vậy, và đã được Quốc tế công nhận.


Vị trí tàu Bình Minh 02 bị Trung Cộng gây hấn ngày 26/5/2011; cách đường chủ quyền 200 hải lý là 80 hải lý vào sâu trong lãnh thổ nước ta.

2. Những việc cần làm ngay.

1. Cần phải dịch một số bài viết về sự cố 26/5 và 09/6/2011 liên quan đến Trung Cộng gây hấn ra một số thứ tiếng, gồm: Trung Quốc, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả rập… để đánh thức dư luận toàn thế giới (kèm theo là hình ảnh minh họa, kiểu như ảnh trên). Chuẩn bị để thế giới bao vây Trung Cộng trên mặt trận pháp lý, vì những hành động phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế của họ.

Trung Cộng có vẻ như đã có chuẩn bị trước, cho nên những ngày đầu tháng 6/2011; một loạt lãnh đạo Trung Cộng đã, đang và chuẩn bị đi khắp thế giới để làm bước chuẩn bị cho việc leo thang tại Biển Đông, mà cụ thể là việc đặt giàn 981.

2. Trong lúc Trung Cộng lắp đặt giàn 981 (chí ít cũng từ 3 tháng đến nửa năm) cũng là lúc phía Việt Nam thực hiện ngoại giao con thoi, kể cả bí mật hoặc công khai, để bằng mọi cách được Mỹ, Nhật ủng hộ khi cuộc chiến xẩy ra. Đặc biệt là được cung cấp vũ khí và tiếng nói trên trường quốc tế. Đồng thời triển khai chuẩn bị dư luận ủng hộ của quốc tế.

Lực lượng không quân và phòng thủ bờ biển là nhân tố quyết định sự thành công lần này. Cho dù máy bay thế hệ cũ đi chăng nữa cũng đủ để giàn 981 trở thành đống sắt vụn với ý chí của không quân Việt Nam; phương án chiến đấu theo kiểu cảm tử xóa trắng giàn CNOOC 981 (sau khi lắp đặt xong) và cơ sở quân sự của Trung Cộng ở Hoàng Sa cần được tính đến.

Đòn phủ đầu của Việt Nam dành cho Trung Cộng chính là xóa trắng giàn CNOOC 981 và cơ sở quân sự của Trung Cộng ở Hoàng Sa ngay từ giờ phút đầu tiên của cuộc chiến; chưa cần nói đến thiệt hại về tàu chiến và không quân của hai bên, chỉ cần như vậy, thì cục diện sẽ thay đổi hẳn, thế thượng phong thuộc về Việt Nam. Thắng trận đầu vốn là cẩm nang quân sự của Quân đội Việt Nam.

3. Tuyên bố chiến tranh dựa trên nguyên tắc BẢO VỆ TOÀN VẸN CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ và cơ sở pháp lý của Việt Nam là việc cần làm và phải làm, dự luận thế giới chắc chắn sẽ ủng hộ; bởi vì CHỦ QUYỀN QUỐC GIA LÀ BẤT KHẢ XÂM PHẠM đối với mọi quốc gia.

Việc để cho Trung Cộng lắp đặt giàn CNOOC 981 và có sản phẩm từ giàn CNOOC 981, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ mất Biển Đông theo diện tích trong đường lưỡi bò. Để Trung Cộng thành công trong vụ việc này, thì thế hệ hôm nay là nguyên nhân dẫn đến mất nước sau này.

4. Cần gấp rút xây dựng các sân bay dã chiến để phân tán và đảm bảo an toàn, đề phòng Trung Cộng cũng có phương án quyết tử tiêu diệt các sân bay và lực lượng phòng không bờ biển của Việt Nam ngay từ giây phút đầu.  

Cái thiếu của Việt Nam lúc này, có chăng là cơ số máy bay, đạn dược; nếu đảm bảo đủ yếu tố này, thì với vị trí chiến lược, chiến trường ở xa Trung Cộng… (khi chúng chưa kịp bố trí máy bay, tên lửa chiến lược K-300P Bastion…) đảm bảo cho Việt Nam một chiến thắng dòn giã, vang dội.

Đoạn trích dẫn nêu ở đầu bài viết, thực sự đã đặt Việt Nam trong tình trạng chiến tranh.

Nếu như ngay từ năm 1986, tức là lúc bắt đầu đổi mới, những người lãnh đạo Việt Nam có đủ tâm, đủ tầm, biết đặt lợi ích dân tộc làm tối thượng… đưa đất nước đi đúng với quy luật phát triển, thì Trung Cộng không có cơ hội có mặt ở Trường Sa (đánh chiếm Gạc Ma năm 1988); để rồi hôm nay thế hệ người Việt phải đối mặt với cuộc chiến lần này.

Như truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước; mặc dù không muốn chiến tranh xẩy ra; nhưng lịch sử buộc nhân dân ta phải cầm súng bước vào một cuộc chiến sinh tử và ta tin vào niềm tin chiến thắng.

Không còn lựa chọn nào khác, tận dụng ngay sự sai lầm của Trung Cộng khi chính Trung Cộng đưa tranh chấp Biển Đông lên đỉnh điểm bằng những đòi hỏi mập mờ, vô lý… buộc Việt Nam phải vào một cuộc chiến mà chính nghĩa thuộc nhân dân Việt Nam, ta lại tin vào chiến thắng vẻ vang.

3. Những thách thức cần phải vượt qua.

Nguy cơ để nước ta mất Biển Đông theo đường lưỡi bò sẽ là từ những yếu tố sau đây:

1. Đến giữa tháng 6/2011, bằng những bài báo của chính các báo chính thống tại nước ra, của những cựu tướng lĩnh…, để người Việt Nam không còn nghi ngờ gì nữa, rằng chính bọn chóp bu hiếu chiến, có mưu đồ thôn tính Biển Đông… trong giới cầm quyền Bắc Kinh là kẻ thù đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Trung Cộng đang dần chuyển thành nhà nước Hitler kiểu mới, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới như báo chí nước ngoài đã nhận định.

Bởi vậy, xác định rõ bạn thù để không phải chính mình phải trả giá.

2. Vẫn giữ quan điểm rằng, việc tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ giữa “đảng ta và đảng bạn”… như ý kiến của ông tướng Đồng Sỹ Nguyên; theo hướng đi này, Việt Nam phải nhượng bộ Trung Cộng.

3. Lấy cớ rằng, quan hệ thương mại giữa hai nước đang “phát triển tốt đẹp”; hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia đang do Trung Cộng đầu tư và xây dựng vân vân & vân vân…, cho nên buộc phải cân nhắc nhằm tránh để cuộc chiến xẩy ra; như vậy, một lần nữa, theo hướng đi này Việt Nam phải nhượng bộ Trung Cộng.

Ngược lại với quan điểm trên đây, cuộc chiến xẩy ra cũng là cơ hội cắt đứt các quan hệ kinh tế (có thể là tạm thời) hiện đang chỉ có một kẻ thắng, đó chính là Trung Cộng.

Trong mọi trường hợp, sự nhường nhịn đối với Trung Cộng khi họ đã áp đặt giàn CNOOC 981 lên Biển Đông trong hải phận Việt Nam hay trong khu vực tranh chấp là đồng ý để Trung Cộng thôn tính Biển Đông.

Như lịch sử dân tộc và những việc làm của cha ông ta đã cho thấy, chỉ khi nào Việt Nam đánh bại ý chí xâm lược của phương Bắc thì mới thực sự được phương Bắc coi trọng; biên cương lãnh thổ mới không bị gặm nhấm dần và mới đảm bảo hòa bình cho đất nước.

Vì vậy, lịch sử dân tộc đang đi đến một khúc quanh mang tính bước ngoặt; buộc thế hệ hôm nay phải đối mặt, không thể thoái thác.

Hơn hết, bài học lần này là dành cho Trung Cộng mà không phải là “Dạy cho Việt Nam một bài học nữa” như báo mạng Trung Cộng đã rêu rao.

- Thề quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

- Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

17.6.2011

------------------
*****

7 nhận xét:

Nặc danh nói...
Ban Căng rùi
CD 2nd nói...
"Thề quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.
- Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."

Ai cho ?
Bác mần đơn xin cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa ?
thiên nói...
làm sao chính quyền ta dám đánh nó,lại lên đài phản dối như những lần trước thôi
khanh hoang nói...
Nên chủ động hỏi thẳng TQ (anh em ) xem mày đặt ở đâu? đây là chuyện bình thường. có 3 khả năng :
1/ Nó ko trả lời ...
2/ Nó trả lời đúng vị trí
3/ Nó trả lời dấu vị trí
Tất cả đều có lợi cho ta trên nhiều mặt trận...
Nặc danh nói...
Chắc phải chiến một trận rồi
Nặc danh nói...
Bác Quý ơi, Đánh nhau thì dân đen khổ trước, lãnh đạo có chết đâu. Bác khởi sự chiến tranh làm gì.
Nặc danh nói...
Em hiensgnvn day. Blog em bị sập rồi.

Bài tham khảo:

Mục đích thực sự hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông

Nếu anh Lãng đoán không nhầm, giàn khoan của TQ sẽ được đặt phụ cận vùng Trường Sa, trong vùng chồng lấn mà Việt Nam và Phillipin cùng khẳng định chủ quyền.

Trung Quốc Sắp Bố Trí Giàn Khoan Dầu Khổng Lồ Trong Biển Đông Việt Nam

Báo chí Trung Quốc đưa tin một dàn khoan dầu nước sâu sẽ được thử nghiệm để chuẩn bị bố trí trong vùng biển Đông Việt Nam là nơi mà tầu hải giám Trung quốc đã 2 lần cắt đứt thiết bị cable thăm dò dầu khí của Việt Nam.

17.6.2011
------------------------------------
Xem thêm:

Trung Quốc "chuẩn bị triển khai giàn khoan dầu khổng lồ đến Biển Đông"

Nguồn: dantri.com.vn

(Dân trí) - Giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc tuần này bắt đầu được kiểm tra lần đầu tiên để chuẩn bị triển khai đến Biển Đông vào tháng 7 tới - báo chí Trung Quốc đưa tin, trong khi dư luận nước ngoài đồng loạt bày tỏ lo ngại về động thái này.
 >> Cần có lực lượng trí thức tinh nhuệ

 
Giàn khoan “Dầu khí Hải dương 981” của Trung Quốc.
 
Theo tờ The Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ngày 13/6, Trung Quốc đã chi hơn 900 triệu USD và mất hơn 3 năm để xây dựng giàn khoan có tên “Dầu khí Hải dương 981”. 
  “Trung Quốc có động thái trên giữa lúc căng thẳng gia tăng do những hành động khiêu khích của nước này ở Biển Đông”, báo viết. “Ngay sau khi Trung Quốc thông báo hoàn tất việc xây dựng giàn khoan này, giới chức Philippines đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, yêu cầu Bắc Kinh nói rõ nơi nước này sẽ triển khai giàn khoan”.

Vài ngày trước đó, tờ Mainichi (Nhật Bản) gọi “Dầu khí Hải dương 981” là “tàu sân bay dầu khí” và cho biết nó đã được Trung Quốc cho triển khai từ cuối tháng 5/2011 tới biển Hoa Đông, dưới sự hộ tống của các tàu bảo vệ và tàu lai dắt, “để hoạt động thử nghiệm trước khi chuyển đến Biển Đông”.

Theo tờ báo, “Dầu khí Hải dương 981” được coi là một trong những giàn khoan lớn và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm, thuộc thế hệ thứ 6 trên thế giới và là siêu giàn khoan đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất. Tổng chi phí hoạt động cho giàn khoan này có thể lên tới 1 triệu USD/ngày. 

“Hiện giàn khoan này đang được hoạt động thử nghiệm tại biển Hoa Đông trên vịnh Châu Sơn (tỉnh Chiết Giang). Sau khi thử nghiệm, giàn khoan này sẽ được kéo tới Biển Đông và có thể hoạt động ngay từ cuối tháng 7/2011 hoặc chậm nhất là vào mùa thu năm 2011”, tờ báo viết. 

“Trên khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng các nỗ lực quân sự nhằm chiếm đóng khu vực này khiến các nước láng giềng lo ngại”, báo Nhật Bản nhận định. “Hiện nay, với việc Giàn khoan 981 đi vào hoạt động, Trung Quốc đã thể hiện tham vọng biến Biển Đông thành khu vực khai thác dầu khí lớn của nước này trong thời gian tới. Kế hoạch này sẽ trở thành “mồi lửa" mới gây căng thẳng trong khu vực và khiến tình hình tiếp tục leo thang”. 

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc đưa tin “Dầu khí Hải dương 981” dài 114m, cao 140m và nặng 31.000 tấn. Theo Công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc, giàn khoan này “có khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000 m”.

Các quan chức ngành năng lượng Trung Quốc nói giàn khoan này “đặc biệt quan trọng” và “sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng khoan dầu sâu dưới đáy biển”. Các kỹ sư Trung Quốc nói “Dầu khí Hải dương 981” “được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở những vùng nước sâu” thuộc Biển Đông.
Nguyễn Viết
Theo Chosun Ilbo, Mainichi
------------------
*****

1 nhận xét:

Nặc danh nói...
Cho du Trung Cong co dat gian khoan "khung" hay khong khung cung dung co lo . Chi can ong Bi Thu TP Danang cua dang cs VN Nguyen Ba Thanh cho vai tram chiec tau danh ca bang go cua ngu dan VN ra ruot la no se cuon co no chay dai ,nhu ong ta da tung lam va tra loi phong van.
Nuoc CHXHCN VN da co Nguyen Ba Thanh roi thi khong co gi phai ai ngai cac dong chi ,anh em Trung Quoc ca.