Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Khởi tố Thứ trưởng Công an: Hành trình không dễ dàng - Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa - Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại

Dương Chí Dũng có ‘khai man’ ông Ngọ?

Trong lúc có ý kiến cho rằng ông Dương Chí Dũng ‘có động cơ’ để ‘vu khống’ Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn thì cũng có ý kiến cho rằng cần xem xét hết sức nghiêm túc lời khai của ông Dũng.

Dương Chí Dũng có cố tình lôi ông Ngọ theo vì ân oán cá nhân?

Hôm 7/1, trong phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng và các đồng phạm về tội “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài’, ông Dương Chí Dũng đã khai rằng người báo tin để ông bỏ trốn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim thứ trưởng Công an.

Ông Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, đã bị tuyên án tử hình trong một phiên tòa trước đó về hai tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’.

Đáng chú ý ông Phạm Quý Ngọ lại từng trưởng Ban chuyên án điều tra vụ việc ở Vinalines nên có ý kiến cho rằng Dương Chí Dũng ‘khai man’ ông Ngọ nhằm lật lại cuộc điều tra để gỡ tội cho bản thân.

‘Có bằng chứng thì khai’

BBC Việt ngữ đã đem vấn đề này trao đổi với ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa trước.

Ông Triển đưa ra hai lập luận để cho rằng nhận định trên là ‘không chuẩn xác’.




Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống."

Luật sư Trần Đình Triển
Thứ nhất, trong quy trình tố tụng có hai nguyên tắc là ‘bị cáo không được quyền vu khống người khác’ nhưng đồng thời ‘cũng không được che giấu’.

“Những vấn đề có căn cứ thì khai, nhưng không được lợi dụng yếu tố nào đó để có lợi cho bản thân mình,” ông giải thích.

Thứ hai, tình tiết có liên quan ông Ngọ cũng đã được ‘ông Dũng khai trong giai đoạn điều tra’ chứ không phải chờ đến sau khi biết có án tử hình mới khai, ông Triển cho biết.

“Tôi tin chắc những tình tiết này cũng đã được xem xét trong quá trình điều tra,” ông nói.

"Lời khai về ông Ngọ có nhiều tình tiết"
Luật sư Triển cũng xác nhận với BBC rằng chính ông đã khuyên thân chủ của ông không nên khai chi tiết về ông Ngọ trong phiên tòa xử ông mà đợi đến phiên tòa xử em trai của ông thì mới khai.

“Khi xét xử vụ án Dương Chí Dũng về tội ‘Cố ý làm trái’ và ‘Tham ô tài sản’, tình tiết báo tin không gắn với vụ việc nên nếu khai ra thì người ta sẽ hiểu nhầm mình đưa sự việc không liên quan,” ông giải thích và nói thêm rằng trong phiên tòa xử tội ‘Tổ chức trốn ra nước ngoài’ thì đưa ra lời khai về ông Ngọ sẽ phù hợp hơn.

Ông Triển cũng nói rằng với tư cách luật sư, ông đã khuyên thân chủ của ông rằng: “Cái gì có bằng chứng thì khai. Không có thì không khai và nên khai ở thời điểm nào.”

“Nếu anh không có bằng chứng mà khai ra làm mất uy tín người khác thì có thể bị xử lý tội vu khống,” ông nói.

Nhiều tình tiết

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị cho là 'đang đổ bệnh'

Luật sư Triển cũng nói rằng có nhiều chi tiết cơ quan điều tra có thể xác minh về lời khai của ông Dũng.

“Chẳng hạn tình tiết ông Dũng khai gặp ông Ngọ ở Quảng Ninh (để đưa 10.000 đô la) thì cũng cần xác minh vợ chồng ông Ngọ tại thời điểm đó có mặt ở Quảng Ninh hay không,” ông dẫn chứng.

“Hay việc liên quan nhà ông Ngọ (ông Dũng khai đến căn hộ của ông Ngọ ở tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt để đưa 500.000 đô la) thì thường những khu chung cư có vị trí như vậy đều có camera (quay lại),” ông nói thêm.

“Vấn đề điện thoại liên lạc với nhau nữa, và còn chi tiết (ông Dũng khai) có người con trai ông Ngọ là Hùng tại thời điểm đó có đi dự sinh nhật của một gia đình – điều này có không?”

Về việc liệu ông Dũng khai thêm có phải là có động cơ muốn giảm nhẹ tội hay không, Luật sư Triển lập luận rằng nếu sự việc có thật mà ông Dũng không khai thì sẽ mắc tội ‘Che giấu tội phạm’, còn nếu không có thật mà ông Dũng khai thì sẽ phạm thêm tội ‘Vu khống’.




Không thể nào nói với vai trò Viện kiểm sát hay Hội đồng Xét xử dám đưa ra kết luận như vậy đối với một vụ án mà mang tính chất rất là bức xúc và chấn động dư luận."

Luật sư Trần Đình Triển
Còn về việc lời khai ông Dũng tại cơ quan điều tra bất nhất, lúc thì nói ông Ngọ mật báo, lúc nói không, ông Triển cho rằng ‘trong hồ sơ các vụ án lời khai không đồng nhất cũng thường xảy ra’.

“Trách nhiệm của cơ quan tố tụng phải chứng minh lời khai nào là đúng,” ông nói, “Ông Dũng phải khẳng định trong những lời khai mâu thuẫn đó thì lời khai nào là chính xác thì cơ quan bảo vệ pháp luật có căn cứ để xem xét có phù hợp không thì mới đưa ra kết luận được.”

Nhận định về việc Hội đồng xét xử trong phiên tòa Dương Tự Trọng ra quyết định khởi tố vụ án ‘Làm lộ bí mật nhà nước’, ông Triển cho rằng ‘đây là cả quá trình xem xét vụ án trước đó và cũng có những dấu hiệu và căn cứ rồi mới đi đến quyết định như vậy’.

“Không thể nào nói với vai trò Viện kiểm sát hay Hội đồng xét xử dám đưa ra kết luận như vậy đối với một vụ án mà mang tính chất rất là bức xúc và chấn động dư luận.”

‘Trâu lấm vẩy bùn’

Trong khi đó, ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viết của Tổng biên tập Nguyễn Như Phong, người vốn là đại tá công an, với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và rằng lời khai của Dương Chí Dũng không đáng tin.

Điều đáng nói là vụ án chỉ vừa mới được khởi tố và sự vụ vẫn còn đang được điều tra.

Luật sư Trần Đình Triển tin rằng thân chủ ông có cơ sở khi đưa ra lời khai nhằm vào ông Ngọ
Tác giả Phong đã đưa ra một số lập luận để cho rằng lời khai của Dương Chí Dũng nhằm vào Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là đáng ngờ.

Theo Đại tá Phong thì vụ việc ông Dũng khai ông Ngọ sau khi bị bắt đã được báo lên các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đã được ‘xem xét hết sức cẩn trọng’ nhưng sau đó ông Ngọ vẫn được nâng hàm từ trung tướng lên thượng tướng.

“Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng,” tác giả viết.

Tác giả cũng đặt nghi vấn về lời khai bất nhất của ông Dũng, lúc thì khai đưa ông Ngọ 500.000 đô la, lúc thì ‘viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông’.

Ngoài ra, ông cũng nghi ngờ rằng việc ông Dũng đem tiền đến nhà ông Ngọ mà ‘qua mắt được lực lượng theo dõi thì rất lạ’.




Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng."

Nguyễn Như Phong, tổng biên tập PetroTimes
“Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!,” ông lập luận.

Đại tá Phong cũng cho biết thêm là ‘trước phiên tòa 7 ngày’, ông đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa.

Theo lời ông Phong thuật lại thì ông Ngọ đã bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".

“Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ,” bài báo tường thuật.

Tác giả yêu cầu ‘phải làm cho ra ngô ra khoai’ nhưng cũng lưu ý rằng ‘từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" cho người khác là không hiếm’.
Theo BBC

Khởi tố Thứ trưởng Công an: Hành trình không dễ dàng

Lời tố cáo Thượng tướng Phạm Quý Ngọ tham ô 500 ngàn đô la trước tòa của Dương Chí Dũng mở đầu cho một quyết định khởi tố vụ án nhanh và khá bất ngờ cho người theo dõi.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, ảnh chụp trước đây.
Bùa hộ mạng đã mất

Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án ngay khi tòa tuyên án cho các bị cáo, tức ngay một ngày sau đó.

Nghe tường trình
Khởi tố này căn cứ theo lời khai trước tòa của Dương Chí Dũng là đương sự đã hối lộ cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ 500 ngàn đô la và được ông này thông báo cho biết là phải trốn đi. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ lúc ấy được phân công làm trưởng ban chuyên án Vinalines mà nhân vật chính của vụ án này là Dương Chí Dũng.

Vụ án Dương Tự Trọng đã xử xong, những lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng tuy vẫn còn dư âm nhưng xem ra ngày một ít đi vì người ta chờ đợi diễn tiến mới sau quyết định khởi tố của Tòa án Nhân dân Hà Nội.

Nói chuyện với báo chí sau phiên tòa, Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết lời khai và các chứng cứ như sổ tay và các cuộc gọi của Dương Chí Dũng là căn cứ để khởi tố hồ sơ vụ án.




Nhật ký diễn biến của một người cũng là chứng cứ, nó cũng được xem là nguồn chứng cứ để người ta làm đầu mối điều tra theo dõi cũng như nhật ký, các mối quan hệ giờ giấc đi lại hay giao tiếp.

-LS Trần Quốc Thuận
Câu hỏi đặt ra khi chấp nhận sổ tay ghi chép của người bị án từ hình trở thành chứng cứ để tiến hành điều tra thì có đúng với quy định của tư pháp hay không, nếu đây có thể là chứng cứ giả được tạo ra khi Dương Chí Dũng trên đường bỏ trốn thì sao? Câu hỏi này được Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời:

“Nhật ký diễn biến của một người cũng là chứng cứ, nó cũng được xem là nguồn chứng cứ để người ta làm đầu mối điều tra theo dõi cũng như nhật ký, các mối quan hệ giờ giấc đi lại hay giao tiếp. Tất cả những cái đó hình thành chứng cứ người ta dựa vào đó. Mình tưởng là chứng cứ chết nhưng khi dựng lại thì nó sống khi có căn cứ pháp lý, tức là căn cứ khoa học nhìn nhận việc đó. Việc chứng minh cũng là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Chứng cứ đó rất quan trọng nhưng nó phải được chứng minh.”

Người ta còn nhớ trong phiên tòa của chính mình trước đó Dương Chí Dũng rất tự tin và thậm chí còn làm thơ trước tòa nữa vì ông ta tin rằng lá bài mang tên Phạm Quý Ngọ sẽ được thế lực nào đó âm thầm giảm án cho ông, và vì vậy ông kiên trì không khai ra như một bùa hộ mạng. Thế nhưng bản án tử hình đã làm cho ông tuyệt vọng và tên của Phạm Quý Ngọ được công khai là phản ứng quyết liệt đối với thế lực làm ngơ trước số phận của ông.

Sau khi lời tố cáo của Dương Chí Dũng nổ ra Bộ công an mới công khai rằng sau khi bị bắt tại Campuchia mang về Việt Nam Dương Chí Dũng đã khai toàn bộ sự việc này với cơ quan điều tra của Bộ công an.

Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nói với báo chí rằng trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo về chuyện của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công an.

Ông Dương Chí Dũng vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013

Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Cũng theo Trung tướng Hoàng Kông Tư thì kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.

Lời giải thích của Trung tướng Hoàng Kông Tư không làm cho người dân thỏa mãn vì trong phiên tòa xử tử hình ông Dũng Viện Kiểm sát không hề nhắc tới chi tiết cực kỳ quan trọng này.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét:

“Cơ quan điều tra họ đã vào cuộc từ lâu rồi mặc dù bây giờ không khai ra như thế nhưng tôi biết những cơ quan an ninh họ đã vào cuộc từ lâu rồi và phiên tòa này chỉ là hình thức thôi. Họ đã bắt đầu khi có lời khai của Dương Chí Dũng, họ đã khoanh vùng điều tra rồi chứ không phải tới bây giờ họ mới giật mình khi nghe Dương Chí Dũng khai tại tòa. Không phải, cơ quan điều tra không thể ngây thơ như thế được. Có lời khai của Dương Chí Dũng có việc Dương Chí Dũng bị lộ khi chạy trốn thì ngay lúc đó họ đã khoanh vùng điều tra rồi.”

Nhiệm vụ bất khả thi

Dư luận đặt câu hỏi rằng nếu đã điều tra thì tại sao lại giấu chi tiết của một nhân vật quan trọng như vậy? Đúng hay sai thì người bị tố cáo phải trình diện trước tòa án để trả lời. Hành động bịt miệng lời khai của bị can có vi phạm hoạt động tư pháp hay không? Phải chăng công an điều tra công an là một nhiệm vụ bất khả thi nhất là cấp dưới điều tra cấp trên trong cùng hệ thống.

Trong phiên tòa Dương Chí Dũng lần trước cơ quan báo chí tuy được tham dự nhưng bị buộc không được mang theo các phương tiện tác nghiệp như máy thu âm, máy ảnh hay computer. Họ chỉ được mang theo giấy bút và bị cấm chụp ảnh bằng điện thoại.




Khi họ để báo chí vào đông như thế thì đã có chủ trương của người ta rồi. Tất cả các vụ án người ta đều xử theo chủ trương theo lợi ích chính trị của người cầm quyền.

-Nhà báo Lê Phú Khải
Phiên tòa lần này hoàn toàn khác, không những được chụp ảnh họ còn được phép thu toàn bộ lời khai chấn động của ông Dương Chí Dũng để cả nước biết rằng không những Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã ăn hối lộ 500 ngàn đô la mà ngay cả Bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng dính vào câu chuyện tham ô này. Dương Chí Dũng tố cáo Bộ trưởng Trần Đại Quang khi khai ông này là người đã “nêu ý kiến với anh Ngọ” để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp”.
Nhà báo Lê Phú Khải làm việc cho Đài Truyên hình Trung ương nhiều chục năm cho biết nhận xét của ông về những thay đổi này:

“Khi họ để báo chí vào đông như thế thì đã có chủ trương của người ta rồi. Tất cả các vụ án người ta đều xử theo chủ trương theo lợi ích chính trị của người cầm quyền chứ không xử theo pháp luật. Nếu theo luật thì nhiều người bị bắt lắm, mấy ông giàu có thế lực thì tiền đâu mà ra? Họ xử theo bước đi theo nước cờ chính trị của người ta thế thôi. Lúc người ta xử thế này nhưng cũng có lúc người ta xử thế khác chứ làm gì có pháp luật trong một chế độ toàn trị?

Theo tôi thì tùy theo không khí, “nghĩa vụ chính trị” của người cầm quyền mà họ sẽ có cách điều hành tòa án điều hành báo chí và thông tin có lợi cho họ. Đây là vụ án tham nhũng có thể nó cần mang tính điển hình hoặc là những thế lực đứng đằng sau họ có những cái quyết định của họ để xét xử từng vụ án một.”

Trong cả hai phiên tòa báo chí không bỏ qua chi tiết về sự tham gia âm thầm của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Trong phiên xử Dương Chí Dũng ông ngồi một mình nơi phòng riêng theo dõi qua truyền hình trực tiếp và có lẽ cùng với tờ khai của Dương Chí Dũng tố cáo ông Phạm Quý Ngọ gửi cho ông trước đó trên tay.

Lần trước ông trở ra xe với bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng.

Lần này ông theo dõi phiên tòa của Dương Tự Trọng cũng trong phòng riêng và lời tố cáo của Dương Chí Dũng được ông nghe tường tận từng lời từng chữ thay vì đọc trên giấy.

Ông Nguyễn Bá Thanh ra về sau khi nghe lệnh khởi tố vụ án mà điểm nhắm tới lần này là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đương kim Thứ trưởng công an. Hai hình ảnh này làm giới quan sát nghĩ rằng vai trò định hướng của ông Nguyễn Bá Thanh là rất lớn vì vụ án này được ông xem là một trong 6 đại án cần phải giải quyết.

Giới quan sát cũng cho rằng sau một thời gian im lặng chuẩn bị nếu Ban Nội chính Trung ương thành công lần này trong việc mang Phạm Quý Ngọ ra tòa thì sức mạnh của các phe phái đã đổi chiều tuy chưa biết là tốt hơn hay xấu hơn nhưng ít ra một vài con sâu cực lớn sẽ được bắt ra.

Mặc Lâm.
Theo RFA

Nụ cười Dương Tự Trọng

Nụ cười và sự điềm tĩnh của ông Trọng trong phiên xử hôm qua, liệu có ai nỡ trách đó là một nụ cười khinh bạc, ngoan cố như những “bản án dư luận” đã trở thành thông lệ vẫn dành cho những bị cáo “đến chết vẫn cười”?

Giơ tay chào anh em, dặn vợ con không được khóc, Dương Tự Trọng bình thản đón nhận bản án 18 năm tù ngay cả trong lời nói cuối cùng cũng như biểu thị thái độ bằng một nụ cười.

Có không ít cảm thông từ nhiều phía khi hành động phạm tội của  Dương Tự Trọng là sự giằng xé giữa cái lý mà một viên sĩ quan công an cao cấp phải giữ, và một bên là cái tình huynh đệ máu mủ ruột rà. Còn nhìn nụ cười của Dương Tự Trọng ( > Xem video) , chứng kiến sự bình thản của bị cáo đón nhận bản án, tôi lại nhớ tới Khổng Tử.

Sách Tứ thư chép:


Diệp Công nói với Khổng Tử: “Xóm tôi có người ngay thẳng. Người cha ăn trộm dê, người con ra làm chứng”.

Khổng Tử đáp: “Người con ngay thẳng ở xóm tôi khác thế. Cha che giấu cho con, con che giấu cho cha. Sự ngay thẳng ở ngay đó thôi”.

“Sự ngay thẳng” của Nho gia đến thời Lê chẳng có ai tranh luận.

Hoặc gần hơn, ngay hồi thế kỷ 19 thôi, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) trong điều 31, quyển 1 phần Danh lệ quy định “Thân thuộc tương vi dung ẩn”, (có nghĩa là họ hàng thân thuộc che giấu tội cho nhau), viết rằng: “Trường hợp người thân thuộc bậc đại công trở lên, mà tang phục rất trọng, ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháu, rể, vợ chồng của cháu, anh em của cháu, vợ của anh em mang ơn lớn, nếu phạm tội đều cho phép giấu tội cho nhau”.

Dù tiếng là “hủ nho”, các cụ hoàn toàn đúng khi đề cao giá trị gia đình và việc pháp lý hóa các phạm trù đạo đức cho thấy sự bảo vệ tốt nhất, chính là bảo vệ ngay từ đầu những quan hệ gia đình, rường cột nền tảng của xã hội.

Ngay trong xã hội pháp quyền đương đại, vị tình hay vị pháp đôi khi là một cuộc tranh đấu, nó có ngay trong sự phân vân ở mỗi con người.

Bị cáo Dương Tự Trọng, một quan chức cao cấp trong ngành công an đã tổ chức cho một nghi can trốn đi nước ngoài. Anh ta lôi kéo đồng nghiệp, bạn bè vào vòng lao lý, sử dụng các thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện của pháp luật. Thậm chí, anh dung dưỡng cho tội phạm bị truy nã. Dương Tự Trọng phạm tội và đương nhiên, bị cáo phải trả giá.

Nhưng đôi khi, người ta biết và chấp nhận trả giá cho việc mà họ làm.

Sẽ rất dễ để nói rằng, lẽ ra Dương Tự Trọng, với tư cách là một người em, nên khuyên anh mình ra đầu thú để “cùng lắm là tử hình”.

Sẽ rất dễ dàng nhìn thấy việc một sĩ quan công an cao cấp từng đảm nhiệm vị trí trưởng phòng cảnh sát hình sự phải làm: chìa ra một chiếc còng số 8.

Nhưng còn tình huynh đệ máu mủ ruột rà, còn gia đình và lương tâm?

Chúng ta đòi hỏi sự nghiêm trị của pháp luật, đòi hỏi “pháp bất vị thân”. Nhưng ít nhất vụ án Dương Tự Trọng không thể xếp chung trong với những vụ như “Em giết anh vì một cây xoan”; “Anh giết em khi tranh một bao gạo”; “Con giết bố vì không được cho tiền”; Và mới nhất, cũng hôm qua, cũng trong một phiên tòa ở Quảng Nam là chuyện “con đánh cha ruột đến chết bằng một khúc tre” mà nguyên nhân chỉ vì mâu thuẫn, cãi cọ.

Ừ thì bản chất của pháp luật là vô tình, nhưng cũng không thể vô tình để đánh đồng một tội phạm ngay tình bên cạnh toàn những ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục…mà ngay trong luật Hồng Đức xưa đã coi là những đại ác.
>> Xem thêm: Video lời nói cuối cùng của Dương Tự Trọng tại tòa: 'Tôi thương anh tôi lắm'
Đào Tuấn
(VnExpress)

Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước

Các tường thuật có chi tiết mâu thuẫn nhau về Hải chiến Hoàng Sa, nhưng có một thực tế không thể chối cãi, đó là Trung Quốc đã ngang nhiên xâm lăng quần đảo của Việt Nam. Và người Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, nhiều người đã bỏ mình vì nước. (đã rõ NGƯỜI VIỆT NAM)


Bài 5: Bỏ mình vì nước

Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và con tàu HQ-10 Nhật Tảo nằm lại giữa biển khơi trong Hải chiến Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Gần 40 năm sau trận hải chiến, trong căn nhà tạm cư ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh, góa phụ Huỳnh Thị Sinh kể với phóng viên Thanh Niên Online: “Ngày 18.1.1974, nhiều người nghe tin có đánh nhau ở ngoải nên kéo ra cầu tàu quân cảng chờ. Cô không ra được. Nghe người ta bảo chưa biết tàu mình ra làm sao”. Đến ngày 19.1, hung tin báo về, chồng bà, Thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà, tử trận ở tuổi 30, mất xác cùng con tàu HQ-10 Nhật Tảo mà ông chỉ huy.

“Người ta làm lễ truy điệu long trọng cho ông xã cô. Có cả tư lệnh Hải quân tới viếng”. Người chồng quá cố của bà được vinh danh, được truy phong trung tá hải quân dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

Chồng bà Sinh nằm trong số ít nhất 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, trước sự xâm lăng của quân Trung Quốc.

Nằm lại nơi biển xa

Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) là tàu nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Khởi đầu cuộc chiến, các tàu 389 và 396 của Trung Quốc dồn hỏa lực vào HQ-16, nên HQ-10 được dịp “rảnh tay” phát hỏa vào tàu địch, khiến chiếc 389 của đối phương gần như tê liệt. Tuy nhiên, chỉ trong vòng khoảng 10 phút kể từ khi khai chiến, đài chỉ huy HQ-10 bị trúng đạn pháo, toàn bộ hệ thống truyền tin và hầm máy tê liệt. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận, Hạm phó – Thiếu tá Nguyễn Thành Trí cũng bị trọng thương. HQ-10 trôi không kiểm soát và va vào tàu 389 của Trung Quốc, theo cuốn Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa. Sau đó, hai chiến hạm Trung Quốc mới nhập vùng còn bắn dữ dội vào HQ-10 lúc này đã bất khả phản kháng, khiến tàu chìm vào buổi chiều ngày 19.1.

Khi HQ-10 trúng đạn, nhiều thành viên tàu tử trận cùng với Hạm trưởng. Số thủy thủ còn lại là 23 người đã tìm cách thả bè đưa Hạm phó Nguyễn Thành Trí đào thoát. Trong lúc lênh đênh trên biển, Hạm phó Trí cùng một thủy thủ khác đã không qua khỏi do vết thương quá nặng, đành nằm lại giữa biển khơi. Sau vài ngày trôi dạt không thức ăn, nước uống, những người sống sót trên bè được tàu chở dầu Skopionella trên đường từ Hồng Kông đi Singapore vớt được.

Khi tàu HQ-16 bị bắn trúng hầm máy, Trung sĩ Điện khí Xuân bị đạn chém đứt lìa tay. Trong hành trình rút về Đà Nẵng, Trung sĩ Xuân đã qua đời do vết thương quá nặng và không được chăm sóc đúng mức.

Hạm trưởng HQ-16 Lê Văn Thự nhớ lại: “Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung Cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn”.

Theo Hạm trưởng Vũ Hữu San, HQ-4 là tàu hiện đại nhất của Việt Nam Cộng Hòa nên phía Trung Quốc tưởng nhầm là soái hạm. Địch dồn hỏa lực rất lớn vào HQ-4 nên tàu trúng nhiều đạn nhưng sau đó khắc phục các tổn thất khá nhanh. Về nhân mạng, theo thống kê sau cuộc chiến, HQ-4 có Hạ sĩ vận chuyển Nguyễn Thành Danh và Nguyễn Văn Vượng (thành viên nhóm Biệt hải quá giang theo tàu) tử thương.

Bên cạnh đó, HQ-5 tổn thất một thành viên và bốn quân nhân thuộc nhóm Hải kích đi theo tàu. Theo các thống kê thu thập được cho đến hôm nay, phía Việt Nam Cộng Hòa tổn thất 74 nhân mạng trong Hải chiến Hoàng Sa; ngoài ra còn 16 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh khi Trung Quốc tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20.1.

Ngày 30.1.1974, phía Trung Quốc bắt đầu trao trả tù binh qua ngả Hồng Kông.

Căm giận và tưởng nhớ

Cuộc xâm lăng của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974 đã thổi bùng ngọn lửa tranh đấu của nhân dân Việt Nam. Tài liệu do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố cho biết tại hầu hết các tỉnh thành ở miền Nam, dân chúng và các đại diện dân cử, đoàn thể tôn giáo, nghiệp đoàn, hội sinh viên… đã tổ chức mít tinh, hội thảo, tuần hành, ra quyết nghị “để lên án đế quốc Trung Cộng và ủng hộ Chánh phủ VNCH”. Đồng bào còn gửi thỉnh nguyện thư lên Liên Hiệp Quốc và Tòa án Quốc tế La Haye đề nghị có biện pháp thích đáng với Trung Quốc.

Sinh viên Đại học Văn khoa và Minh Đức “đã tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong biến cố Hoàng Sa”, theo tài liệu Hoàng Sa – lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều quân nhân tử trận đã được truy phong, truy tặng các danh hiệu. Nhiều quân nhân sống sót sau cuộc chiến được tôn vinh

Về mặt ngoại giao và chính trị, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ. Chúng tôi xin giới thiệu ở đây hai bản tuyên cáo chính thức của Việt Nam Cộng Hòa sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Những văn bản này là bằng chứng khẳng định ý chí duy trì chủ quyền, không bao giờ từ bỏ chủ quyền dù bị nước ngoài cưỡng chiếm bất hợp pháp của chính quyền tại Sài Gòn lúc bấy giờ.

Chúng ta coi những tờ chiếu, tờ lệnh mà các triều vua, chúa thời Nguyễn ban cho các đội thủy quân, đội dân binh đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa là bằng chứng chứng minh chủ quyền, cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền cấp nhà nước của các nhà nước tại Việt Nam là liên tục và không bao giờ từ bỏ. Thì ở đây, sự kiện các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nổ súng vào tàu quân xâm lược Trung Quốc, cũng như những tuyên bố chính thức từ Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xung quanh Hải chiến Hoàng Sa 1974 là những bằng chứng đanh thép tố cáo hành động xâm lăng phi pháp của Trung Quốc, khẳng định ý chí chủ quyền không bao giờ nhượng bộ của người Việt Nam.

oOo

Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974

Ngay khi trận Hải chiến Hoàng Sa đang diễn ra vào ngày 19.1.1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án Trung Quốc xâm lược và khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của VNCH tại quần đảo này. Dưới đây là toàn văn tuyên cáo.


“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật - TNO), Quang Hòa và Duy Mộng.

Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.

Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”.

oOo

Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa

Sau khi Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm Hoàng Sa, một làn sóng phản đối mạnh liệt đã nổ ra trên khắp miền Nam Việt Nam. Chính quyền tại Sài Gòn cũng đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược. Dưới đây là tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Tuần hành phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.

Châu Minh Linh
Theo báo Thanh Niên

Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Trận hải chiến để giữ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công xâm lược của Trung Quốc đã xảy ra 40 năm qua. Có 74 sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận hải chiến đó.

Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. VAOL file
Thân nhân và đồng sự của những liệt sĩ hiện còn trong nước đó nói gì về biến cố đó sau 40 năm trời đằng đẵng với bao thay đổi của thế sự.

Nghe tường trình
Hồi tưởng

Một người được nhắc đến nhiều trong số những liệt sĩ hy sinh tại trận hải chiến sinh tử suốt ba ngày từ 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 là thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm HQ10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà kể lại việc được tin chồng tử trận trong cuộc hải chiến năm đó:

Lúc đó báo chí đăng nhiều lắm, tôi thấy chiến hạm HQ10- Nhật Tảo bị Trung Quốc bắn chìm, trong khi đó tôi cũng nghe các anh ở Bộ Tư lệnh Hải quân nói tôi trong ngày đó cứ chờ đến 6 giờ chiều chiến hạm 16 về để biết tin tức thế nào. Đó là lời của ông đề đốc Hải quân nói. Chờ đến khi chiều HQ16 về thì biết chiếc HQ10 đã bị bắn chìm rồi, và ông Thà bị bắn chết khi ở trên đài chỉ huy. Tôi chỉ nghe nói lại như vậy thôi. Khi được báo tin như vậy, tôi có ra Bộ Tư lệnh Hải quân cùng với vợ của ông Nguyễn Thành Trí, và qua ngày sau Bộ Tư Lệnh Hải quân có đến nhà tôi làm lễ truy điệu. Đề đốc Tư lệnh có tới nữa.




Các anh ở Bộ Tư lệnh HQ nói tôi trong ngày đó cứ chờ đến 6 giờ chiều chiến hạm 16 về để biết tin tức thế nào. Đó là lời của ông đề đốc HQ nói. Chờ đến khi chiều HQ16 về thì biết chiếc HQ10 đã bị bắn chìm rồi, và ông Thà bị bắn chết khi ở trên đài chỉ huy

Bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà
Một thủy thủ phụ trách kỹ thuật trên chiến hạm HQ10, ông Trần Văn Hà hiện ngụ tại ấp 2, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, may mắn không bỏ mình trong cuộc hải chiến và trở về cùng 21 đồng đội khác cho biết một số suy nghĩ sau 40 năm được chứng kiến những người chỉ huy sẵn sàng tử thủ chết với tàu và để cho những thuộc cấp như ông được rời tàu trở về bờ:

Bà Quả phụ Ngụy Văn Thà hôm Thứ Tư 27-7-2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974 tại Sài Gòn ở câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình
Ngày nhận được lệnh là tối 18, anh em đi ra Hoàng Sa rất phấn khởi, rất hăng say vì đi đánh Trung Quốc mà, hồi đó gọi là Trung Cộng. Tinh thần rất cao, tôi nghĩ thế. Lúc nào cũng thấy đó là việc làm mà mình không thấy uổng tiếc. Hôm nay hình dung lại bốn ngày trôi lênh đênh trên biển, tôi thấy mình rất sung sướng, hãnh diện; mặc dù thế nào đi nữa, mình cũng thấy có một phần nào đó.
Sau khi trở về từ cuộc hải chiến Hoàng Sa, người thủy thủ Trần Văn Hà được trao Hải Dũng bội tinh và phong lên cấp hạ sĩ.

Một hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành hàng hải kiêm hạ sĩ quan trưởng khối hành quân trên chiến hạm Trần Khánh Giư, ông Lữ Công Bảy, hiện sống tại Thủ Đức bày tỏ cảm xúc vào thời điểm kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa:




Nhớ lại tôi thấy đau lòng lắm, số anh em của chúng tôi đã hy sinh tại Hoàng Sa mà đến giờ này vẫn chưa được gì, mặc dù anh em của chúng tôi bảo vệ cho đất nước Việt nam, chứ không bảo vệ cho bất cứ chế độ nào hết

ông Lữ Công Bảy
Nhớ lại tôi thấy đau lòng lắm, số anh em của chúng tôi đã hy sinh tại Hoàng Sa mà đến giờ này vẫn chưa được gì, mặc dù anh em của chúng tôi bảo vệ cho đất nước Việt nam, chứ không bảo vệ cho bất cứ chế độ nào hết. Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam nhưng chẳng may lực lượng của ta quá yếu không thể bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nghĩ những người nằm xuống xứng đáng được vinh danh với Tổ quốc Việt Nam.

Sự lãng quên- ghi nhớ

Theo bà quả phụ thiếu tá Ngụy Văn Thà thì sau khi chồng tử trận bà nhận được các chế độ cô nhi tử sĩ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian ngắn đến khi miền nam thất thủ thì mọi nguồn trợ cấp đó đều không còn. Bà phải lo kế sinh nhai nuôi cho ba đứa con gái mất cha mà cháu lớn nhất khi ông Ngụy Văn Thà tử trận mới chín tuổi. Suốt gần bốn thập niên qua, gia đình bà dường như sống trong quên lãng.

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10
Những binh lính dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Ngụy Văn Thà cũng trôi nổi như cuộc đời của người thủy thủ Trần Văn Hà qua lời kể của ông sau đây:

Có đi cải tạo rồi cuộc sống cũng vất vả dữ lắm. Quê tôi ở quận Châu Thành, tỉnh Long An. Vợ chồng ‘đùm túm’ về Bạc Liêu để kiếm đường đi nhưng cuối cùng đi không được và tá túc đến nay luôn.

Hồi tháng 7 năm 2011, một số nhân sĩ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm các cuộc chiến tranh biên giới phía nam, phía bắc và hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa đã mời bà quả phụ Ngụy Văn Thà đến tham dự. Đó là lần được nhắc đến công trạng của người chồng tử trận lần đầu tiên gần mấy chục năm qua. Bà kể lại:




Tình cờ Báo Đại Đoàn Kết có phát hiện ra, họ hỏi và tôi cũng kể lại rành rẽ vụ việc. Ngày 22 tháng 12 vừa qua, báo đó có tôn vinh những người thuộc các thế hệ người Việt bảo vệ Biển đảo, lúc đó tôi cũng gặp được vợ hạm trưởng và hạm phó

ông Trần văn Hà
Lúc đó năm 2011 mới được nhắc nhở đến, và từ đó đến nay luôn được nhắc nhở đến Hoàng Sa- Trường Sa. Người ta nói ông Thà là một anh hùng đánh nhau với một cường quốc.

Tờ Đại đoàn kết trong nước, cơ quan ngôn luận của trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam gần đây cũng có vinh danh những người bảo vệ biển đảo của Việt Nam, và người thủy thủ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên chiến hạm HQ10, ông Trần văn Hà cũng được mời đến tham dự. Ông cho biết:

Tình cờ Báo Đại Đoàn Kết có phát hiện ra, họ hỏi và tôi cũng kể lại rành rẽ vụ việc. Ngày 22 tháng 12 vừa qua, báo đó có tôn vinh những người thuộc các thế hệ người Việt bảo vệ Biển đảo, lúc đó tôi cũng gặp được vợ hạm trưởng và hạm phó. Họ cũng được bên chính phủ Việt nam này tôn vinh trong ngày 22 tháng 12 vừa rồi. 

...Mong muốn lớn nhất của tôi là bây giờ cho đến ngàn năm sau lúc nào Hoàng Sa và Trường Sa cũng là của Việt Nam. Thế hệ của chúng tôi không giữ được thì thế hệ sau này cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ đã bị vào tay Trung Quốc.Ông Lữ Công Bảy

Mong ước

Những người từng liên hệ đến cuộc hải chiến cách đây 40 năm cũng bày tỏ những mong muốn như nhiều người Việt hiện nay là thấy phần đất của tổ quốc được thu hồi trở về dù thế hệ này không thực hiện được thì các thế hệ mai sau phải làm được điều đó.

Bà quả phụ Ngụy Văn Thà bày tỏ:

Bây giờ đảo Hoàng Sa do Trung Quốc nắm giữ rồi, ước muốn của mình là giới trẻ cũng nhớ đến ông cha trước kia đã hy sinh bảo vệ đất nước, tổ quốc thì mong tuổi trẻ bây giờ cũng giống vậy thôi.
Ông Lữ Công Bảy cũng có cùng tâm trạng:

Mong muốn lớn nhất của tôi là bây giờ cho đến ngàn năm sau lúc nào Hoàng Sa và Trường Sa cũng là của Việt Nam. Thế hệ của chúng tôi không giữ được thì thế hệ sau này cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ đã bị vào tay Trung Quốc.

Trong cuộc làm việc với Hội lịch sử hồi cuối năm 2013, thủ tướng Việt Nam có nói đến việc tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc; tuy nhiên sau đó thông tin liên quan trên các báo trong nước đều bị gỡ bỏ.

Nhiều người trong và ngoài nước vẫn thắc mắc về thái độ của chính phủ Hà Nội hiện nay khi tỏ ra dè dặt đối với những cuộc chiến bảo vệ đất nước trước đây như cuộc hải chiến Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 và chiến tranh biên giới phía bắc tháng 2 năm 1979.

Trung Quốc là lực lượng tấn công xâm lăng trong hai cuộc chiến đó và nhiều binh sĩ Việt Nam phải bỏ mình để bảo vệ tổ quốc. Theo lẽ thường bản thân họ phải được ghi công là liệt sĩ và thân nhân họ cần được đền đáp xứng đáng về những hy sinh phải chịu khi mất người thân. Tuy nhiên người chết vẫn chưa được chính quyền hiện nay vinh danh và người sống vẫn phải âm thầm tưởng nhớ dù biết rằng sự hi sinh của người thân họ là vì sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

Gia Minh,
biên tập viên RFA

=========
Nghe bài này

Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng thành phố Tam Sa trên một hòn đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Ảnh chụp hôm 27/7/2012. AFP photo
Từ ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974, Trung Quốc ngang nhiên tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam kiểm soát. 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc hải chiến đẫm máu khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận, quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc dù Việt nam không ngừng lên tiếng đòi chủ quyền. Không những thế những ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển truyền thống cũng không ngừng bị đe dọa, tấn công. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về những thách thức mà Việt Nam đang phải đương đầu trong vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa và điều hòa căng thẳng tại đây.
Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn

Nghe tường trình
Theo các nhà nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam, các nhà nước Việt Nam trong lịch sử từ thế kỷ thứ 17 đã thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên kể từ năm 1909, Trung Quốc đã nhiều lần đánh chiếm quần đảo này từ phía Việt Nam, lần cuối cùng là vào tháng giêng năm 1974 khi quần đảo đang nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Kể từ đó, cuộc chiến không tiếng súng, tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đã bắt đầu. Theo các chuyên gia quốc tế, tình hình ở đây còn khó khăn hơn cả tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Tiến sĩ Jonathan London thuộc trường đại học Hong Kong, người đã có nhiều nghiên cứu về Việt Nam, nhận xét:




Đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về lịch sử chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án công lý quốc tế (ICJ).

- Ông Đinh Kim Phúc
Tình trạng của Việt Nam khó xử hơn, ít khả năng hơn để xử lý một cách có thể làm được mọi người dân Việt Nam hài lòng vì Trung Quốc đã kiểm soát các hòn đảo rồi.

Cũng chính bởi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn vùng quần đảo này, từ năm 1999, nước này bắt đầu áp đặt lệnh đánh bắt cá đơn phương trên một vùng rộng thuộc biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, bất chấp những phản đối từ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá này được Trung Quốc đưa ra là nhằm để bảo vệ nguồn cá. Nhưng đồng nghĩa với nó là những vụ tấn công của các tàu kiểm ngư Trung Quốc đối với các tàu cá Việt Nam. Ngoài thời gian hiệu lực của lệnh cấm đánh bắt cá, các tàu cá của Việt nam cũng liên tục bị lực lượng kiểm ngư và hải giám của Trung Quốc tấn công, đập phá và tịch thu đồ đạc, mà gần đây nhất là vụ tàu QNg 95739-TS ở Quảng Ngãi hôm 3 tháng 1 vừa qua. Chưa hết, vào hồi đầu năm ngoái, Trung Quốc còn tuyên bố cho du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hành động khiêu khích của nước này nhắm vào Việt Nam. Từ đầu tháng này Trung Quốc cũng có lệnh mới bắt buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc  khi hoạt động trong vùng biển do nước này kiểm soát.

Cần tiếp tục đấu tranh pháp lý

Theo Tiến sĩ Jonathan London, bất chấp những khó khăn như vậy, chính phủ Việt Nam vẫn cần phải kiên quyết theo đuổi lập trường của mình trong việc đòi chủ quyền tại đây và tìm cách điều hòa căng thẳng. Ông nói tiếp:

Việt Nam vẫn phải tiếp tục, vì nếu tất cả các nước đều đầu hàng tình trạng như vậy thì nó có nghĩa là chúng ta có chấp nhận luật rừng giữa biên hải. Tôi không nghĩ có ai ở Việt Nam hay nước nào khác chấp nhận luật rừng trên biên hải. Chính vì thế dù tình trạng có hứa hẹn hay không, nhưng vì có những quyền chính đáng thì việt Nam vẫn phải nỗ lực để có được trật tự quốc tế, thực sự đưa vào các biện pháp về pháp luật quốc tế.

Tàu tuần tra Trung Quốc neo đậu tại bến tàu ở thành phố Tam Sa, theo cách gọi của TQ, hôm 27/7/2012. AFP photo
Theo nhà nghiên cứu biển Đông, Đinh Kim Phúc, Việt Nam có thể xem xét việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế để duy trì tính liên tục trong việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Ông giải thích

Đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý về lịch sử chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án công lý quốc tế (ICJ). Nhưng nhiều lần Trung Quốc lên tiếng cho rằng vấn đề Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Họ phản đối bất cứ phân xử nào của các tổ chức quốc tế. Cho dù Trung Quốc không đồng ý, nhưng Việt Nam vẫn phải kiện Trung Quốc để duy tì tính liên tục trong việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, hồ sơ pháp lý của Việt Nam sẽ đánh động dư luận quốc tế về tính phi nghĩa của Trung Quốc trong chính sách bành trướng của họ.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông, của Việt Nam, vụ kiện này có những khó khăn nhất định, khác xa với vụ kiện của Philippine với Trung Quốc được bắt đầu vào tháng 1 năm ngoái. Ông giải thích:

Hoàng Sa khó kiện vì nếu kiện đã kiện rồi. Thứ nhất Hoàng Sa là một tranh chấp về lãnh thổ. Tranh chấp lãnh thổ thì có một số tòa để giải quyết. Thứ nhất là có thể đưa ra tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án trọng tài thường trực quốc tế. Những tòa này đều có tiêu chuẩn đầu tiên là các quốc gia đang tranh chấp phải cùng đồng thuận để đưa vấn đề ra tòa thì tòa mới có thẩm quyền. Trung quốc luôn từ chối và họ đâu có sợ biện pháp ra tòa. Cho nên biện pháp ra tòa là biện pháp cho đến giờ là chưa thể. Trong trường hợp của Philippines vừa liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, vừa liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều khoản các công ước về luật biển, nên Philippines đã dùng cách đó. Trong công ước về luật biển quy định là nếu các bên giải quyết rồi mà không được, thì sẽ được tự động đưa ra các tòa mà theo phụ lục bảy là tòa được thành lập theo phụ lục 7, tức là thủ tục tự động dẫn tới đó mà không cần phải có sự đồng ý của bên kia.

Điều hòa căng thẳng tại Hoàng Sa

Trong khi vấn đề tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa còn nhiều khó khăn như vậy, người ta cũng có thể đặt câu hỏi về khả năng điều hòa căng thẳng để ít nhất duy trì ổn định tại khu vực này, giảm thiểu những rủi ro cho các ngư dân Việt Nam.

Thời gian qua, Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập những đường dây nóng với mục đích giải quyết nhanh chóng và ngay tức khắc các sự việc nảy sinh trên biển. Nhưng trên thực tế, những vụ tấn công, trấn áp tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục. Theo Tiến sĩ Jonathan London, đây là một trong các biện pháp mà Trung Quốc thực hiện để tránh đạt được một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), nhằm giúp điều hòa căng thẳng giữa các bên.

Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai sẽ tiếp tục chỉ muốn đàm phán song phương thôi, vì thế mà họ đề nghị các biện pháp như đường dây nóng hay thảo luận song phương. Mục tiêu cơ bản là tránh một COC ở biển Đông.




Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai sẽ tiếp tục chỉ muốn đàm phán song phương thôi, vì thế mà họ đề nghị các biện pháp như đường dây nóng hay thảo luận song phương. Mục tiêu cơ bản là tránh một COC ở biển Đông.

- TS. Jonathan London
COC hiện tại là một bế tắc giữa ASEAN và Trung Quốc trong suốt 10 năm qua. Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng, Hoàng Sa là một trong những trở ngại có liên quan

Chắc chắn nó là một thách thức lớn, COC có liên quan đến Hoàng  Sa, nên một trong những lý do mà COC dậm chân cũng là vì nó có liên quan đến Hoàng Sa. Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn bộ biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng Hoàng Sa là một lãnh thổ của Trung quốc và không có gì phải đàm phán cả, chỉ có thể đưa ra COC cho vùng Trường Sa thôi. Cho nên nếu nói đó là một trở ngại thì đúng, nó là một thách thức rất lớn.

Đã có những học giả quốc tế thậm chí còn cho rằng Việt Nam nên bỏ vấn đề Hoàng Sa ra ngoài COC để đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên theo Thạc sĩ Hoàng Việt thì điều này là không thể vì nó liên quan đến vấn đề lịch sử, truyền thống của Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn chính là nếu Việt Nam chấp nhận điều này, nó sẽ là tiền lệ cho những vùng tranh chấp khác.

Người ta cũng có thể đặt câu hỏi về lập trường gác tranh chấp cùng khai thác mà Trung Quốc đã đề ra, có thể được thực hiện ở Hoàng Sa hay không? Theo Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thì điều này cũng không thể bởi chủ trương của Trung Quốc là chỉ gác tranh chấp tại các vùng thuộc chủ quyền của nước khác và nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc, mà không áp dụng với những vùng do Trung Quốc kiểm soát, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Cho đến lúc này tranh chấp về chủ quyền tại Hoàng Sa và điều hòa căng thẳng tại đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn bởi quan điểm giữa Trung Quốc và Việt nam cùng các nước ASEAN là quá khác xa nhau. Hy vọng về việc lấy lại Hoàng Sa của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, cũng không phải là lớn. Nhưng nói như thạc sĩ Hoàng Việt thì người ta vẫn phải tiếp tục hy vọng.

Việt Hà,
Theo RFA

Lượm lặt - Nông thôn tan nát hôm nay - Quy Trình Tư Pháp Vốn Lời

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Triển lãm chủ quyền Hoàng Sa ở các trường đại học (TT). - Triển lãm Hoàng Sa – Chủ quyền Việt Nam (PLTP).



Tàu ngầm Hà Nội hùng dũng tiến ra Biển Đông  -(ĐV)   —  Việt Nam chọn vũ khí nào để giữ chắc Trường Sa?  -(ĐV) (còn vũ khí nào để lấy lại HOÀNG SA?)
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao
Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974   -(RFA)  -Hải chiến Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?===>>>
Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?  -(RFA)
Tàu cá Việt Nam ‘bị tàu TQ tấn công’  -(BBC)   —   ‘Tôi bị tàu Trung Quốc tấn công’  -(BBC /nghe) -   Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/1, ông Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 95738 từ đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tấn công khi đang cách đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa khoảng 18 hải lý.
Ông Thạnh cho biết tàu tấn công tàu của ông là “tàu Trung Quốc màu trắng, có bốn chữ Trung Quốc và có số 02 ở phía sau”.
TQ ngang ngược kiểm soát tàu cá nước ngoài trên Biển Đông  -(ĐV)   >>>  Bộ mặt kẻ quấy rối trên biển Hoa Đông

Khởi tố vụ án lộ bí mật nhà nước  -(BBC)    —-   Xã hội VN qua lời khai ‘chạy án’  -(BBC)  -  Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói lời khai của ông Dương Chí Dũng cho thấy ‘sự thối nát’ ở Việt Nam.   >>>  Bình về lời khai của Dương Chí Dũng   >>>   Tiết lộ quan hệ với Bộ trưởng Công an   >>>  ‘Ông Dương Chí Dũng vì sao bình thản?’
Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án “làm lộ bí mật Nhà nước”  -(RFI)   –“Nhóm lợi ích” sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ?   -(RFI)
‘Chi tiết mới phải được xem xét đến cùng’   -(BBC /nghe)  – Trả lời BBC hôm 8/1, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói ông cũng đang quan tâm theo dõi phiên tòa xử Dương Tự Trọng với những tình tiết mới từ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng.
‘Rất khó điều tra cáo buộc Tướng Ngọ’  -(BBC /nghe)  – Trả lời BBC hôm 8/1, Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội, nhận định ‘sẽ rất khó khăn’ để điều tra về lời tố cáo của ông Phạm Chí Dũng về việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, đã mật báo tin cho ông về việc ông bị khởi tố để bỏ trốn.“
Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng  -(RFA)   —-Nguyên phó giám đốc công an TP Hải Phòng bị 18 năm tù  -(RFA)   — Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’  -(VOA)
“Người mật báo cho Dũng trốn, nếu là cán bộ cấp cao càng phải xử nặng”  -(GDVN)   >>>  Tòa tuyên Dương Tự Trọng 18 năm tù   >>>  “Tòa án có quyền khởi tố người mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn”   >>>  Đề nghị dừng phiên tòa xử Dương Tự Trọng để làm rõ tình tiết mới
Thủ trưởng Cơ quan ANĐT nói về lời khai của Dương Chí Dũng  -(LĐ)
Sài Gòn rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê  -(RFA)
TS Nguyễn Đình Cung:EVN ‘không làm gì’ lỗi tại Bộ chủ quản  -(ĐV)   —  Tổng giám đốc EVN: Không nước nào cho ngành điện phá sản  -(ĐV)   >>>  ‘Chữa bệnh’ cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam   >>>  Nhà vệ sinh dát vàng: Sở Xây dựng Hà Nội có ‘ngại’?    >>>  Lý do Chủ tịch PetroVietnam ‘thoải mái’ việc cách chức nếu lỗ
BV ĐH Y Hà Nội bị tố chuyên môn kém khiến bà bầu bỏ thai  -(KT)
Vụ những người tố “anh hùng khai man thành tích” bị dọa giết: Công an hứa điều tra… mãi chưa ra thủ phạm   -(LĐ)
Không thể “trói” báo chí bằng việc xử phạt   -(NLĐ)  -Xung quanh quy định cho phép nhiều cơ quan cùng được xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) đã có bài phân tích về vấn đề này
Dân bao vây, đòi đóng cửa nhà máy thủy điện   – (NLĐO) – Sáng 8-1, hàng chục người dân ở các thôn Tầm Ngân, Lâm Phú của xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã đến Nhà máy Thủy điện Hạ Sông Pha 1, yêu cầu chủ đầu tư đền bù theo lời hứa trước đây.
Chống đối cưỡng chế, được… đền bù  -(NLĐ)
IAEA tăng cường hợp tác với Việt Nam  -(RFA)    —  Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam tăng cường bảo vệ trẻ em  -(RFA)

Người Buôn Gió – Báo Công An Nhân Dân vào cuộc (hay Tổng cục an ninh khai cuộc)  -(DL)
Vì sao No China Shop lại bán bao mừng tuổi có thông điệp Nhân Quyền – Dân Chủ?  -(DL)
Trần Dân – Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ?  -(DL)   —   Ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị công an đánh gãy xương ức  -(DL)
Thứ trưởng Bộ Công An với cáo buộc nhận hối lộ: Tay bẩn lấy nước mà rửa. Nước bẩn lấy gì để rửa?  -(DL)
Nguyễn Duy Xuân – Quyền lực và sự tha hóa  -(DL)   —  Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng  -(DL)
Khởi tố vụ án liên quan đến lời khai “đưa đồng chí Ngọ 510.000 đôla và 20 tỉ đồng“  -(DL)
Bộ Công an lên tiếng trước lời khai chấn động của Dương Chí Dũng  -(DL)
Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang  -(DL)
Vương Trí Nhàn – Nông thôn tan nát hôm nay  -(DL)   —  Đinh Tấn Lực – Quy Trình Tư Pháp Vốn Lời   -(DL)
Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh “treo đầu dê bán thịt chó” !  -(DLB)
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị công an Hà Nội đánh gãy xương ức  -(DLB)    —   Ba ếch Miên du ký  -(DLB)
Từ những việc bươi ra từ đống rác thối… Đảng CSVN có biết mình sai?  -(DLB)
Xã Hội Dân Sự – liều thuốc giải độc cho dân tộc Việt Nam  -(DLB)   —   Hoàng Sa trường hận  -(DLB)
Lệnh trên cấm báo giấy đăng tin Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị tố tại tòa?  - (XHDS) -  Đôi lời: Nghe tin trong báo giới cho hay: từ chiều qua đã có lệnh “trên” cấm các báo đăng rõ danh tính Tướng Phạm Quý Ngọ lên báo giấy. Nguồn tin cũng cho hay, chỉ có 2 tờ Hà Nội mớiPháp luật TPHCM là không thi hành lệnh này. Tại sao vậy?   -Với Hà Nội mới dưới sự lãnh đạo của Bí thư Phạm Quang Nghị thì có thể giải thích được lý do. Còn với PLTPHCM thì có lẽ là ở … bản lĩnh của người làm báo?
Vì sao Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa ? (Phúc Duy – Hoàng Uy)  -Thongluan
Lệnh của Trung Quốc không cho các tàu đánh cá nước ngoài đi vào hầu hết các khu vực trên Biển Đông    -Bill Gertz The Washington Free Beacon  – (Boxitvn)

http://i38.photobucket.com/albums/e113/diendantudodanchu/VNCH/669ca63d.jpg
Nỗi lòng xin gởi Hoàng Sa  -(QLB)===>>>
- Tháng Giêng, thắp những nén hương để sưởi ấm linh hồn cho những chiến sĩ Hải Quân VNCH vị quốc vong thân.
Chiều ra biển Thái Bình, con chợt khóc
Ngàn năm xưa, hận tiếc triệu năm sau
Nay mòn mỏi hư hao lòng biển mẹ
Thương cháu con trong hờn tủi nghẹn ngào.

Một ghi chép về người Việt ở Biển Hồ Tonle Sap  – Đặng Ngữ  – (DCVOnline)
Cuộc đối thoại Gorbachev-Thatcher   – Christine Murray – Ý Yên lược dịch – (DCVOnline)
Đa Kao, Đất Hộ, Kê Gà, Chân Mây…   – Nguyễn Dư  – (DCVOnline)
Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần  -(XHDS)
Xã Hội Dân Sự – Liều thuốc giải cho dân tộc Việt nam   -Nguyễn Trung Tôn-(XHDS)
Dấu hỏi về Thống đốc Nguyễn Văn Bình  – Thường Sơn-CTV Phía Trước  -(Bài cũ)
Một chặng đường giữ nước cần sự đồng hành   -   Hoàng Sa FC   -(Phiatruoc)
Cách mạng không có nghĩa là dân chủ   – Phạm Nguyên Trường dịch  -André Glucksmann, Liberation  -(Phiatruoc)
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/01/6ca26-duongtutrong3.jpg
Một con người, hai hình ảnh  -(QLB) -Hình trên-Ảnh trái: Ngày 5/1/2012, ông Dương Tự Trọng – đại tá, phó giám đốc CA TP. Hải Phòng chỉ đạo lực lượng cưỡng chế tham gia tấn công vào khu đầm của gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng. Trong ảnh, đại tá Dương Tự Trọng bắc loa kêu gọi gia đình anh Vươn đầu hàng.     —-  Ảnh phải: Ngày 7/1/2014, ông Dương Tự Trọng – lúc này đã là nguyên đại tá, nguyên phó giám đốc CA TP. Hải Phòng phải đứng trước vàng móng ngựa. Bị cáo Dương Tự Trọng bị cáo buộc là người cầm đầu vụ án ‘tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’, bị kết án 18 năm tù giam. Hai hình ảnh về một con người cách nhau vừa đúng 2 năm, 5/1/2012 và 7/1/2014.
Lời khai và trận chiến cuối cùng mang tên Dương Chí Dũng  -(Han Times)
Công lý không cần quị lụy  -(Phạm hồng Sơn FB)
Gốc rễ tự do  – (GNLT) – Truyên ngắn  (nguyên tác: Free Radicals)  – Tác gia : Alice Munro  -Giai Nobel 2013  -Người dịch: Phùng Hoài Ngoc
Từ ngục tù trở về với cuộc sống  -(Phan Ba)  – Christoph Hein/Udo Schmidt  -Phan Ba trích dịch từ “Miến Điện/Myanmar – Con đường gian truân đi tới tự do”

Khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước, điều tra “người mật báo”   – (NLĐO)- Chiều nay 8-1, HĐXX TAND TP Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lộ bí mật nhà nước” do xuất hiện tình tiết tại tòa về danh tính người mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố, bắt tạm giam.    —   Xóa vùng cấm  -(NLĐ)
Hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ, 4 người bị thương  -(VNN)  -  Xuất phát từ việc một công nhân bị bảo vệ dùng dùi cui điện đánh ngất xỉu, khoảng 3.000-4.000 công nhân khác đã tấn công các bảo vệ, đốt nhà container của đội ngũ bảo vệ và của trạm công an khu vực nhà máy Samsung.  Vụ việc bắt đầu nổ ra khoảng 7h sáng nay, 9/1, tại khu vực nhà máy của tập đoàn Samsung đóng tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.    —  Xô xát nghiêm trọng tại nhà máy Samsung ở Thái Nguyên  -(NLĐ)
Đuối vì độc quyền  -(TN)   —  Dân kéo đến nhà máy thủy điện đòi bồi thường  -(TN)

Biên phòng kể chuyện đẩy đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm  -(ĐV)   — Trung Quốc: Lợi ích cốt lõi hay luật pháp quốc tế?  -(ĐV)    —  Trung Quốc càn quét Biển Đông, bắt tàu cá các nước phải “xin phép”?!  -(GDVN)
Thêm 2 loại máy bay mới, Trung Quốc đang dồn sức giải quyết Biển Đông?  -(GDVN)   — Việt Nam tập trận hải quân ‘khủng’ với 17 nước-(ĐV)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp sang thăm Campuchia  -(ĐV)   —-Phó Thủ tướng nói “không làm gì“, EVN vẫn quyết thưởng Tết-(ĐV)
Phớt kết luận thanh tra,Nhà mạng vẫn ‘luộc’ tiền khách hàng-(ĐV)
Bộ trưởng Xây dựng muộn họp vì bị chặn xe giữa đường  -(ĐV)  -Đoàn xe của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đi trên tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thì phải dừng lại vì bị người dân mang gỗ chắn ngang hai bên đường.   —  Hàng trăm công nhân Samsung Thái Nguyên đốt xe dọa bảo vệ-(ĐV)   —   Video: Vụ ẩu đả ở nhà máy Samsung Thái Nguyên  -(GDVN)   —  Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên lên tiếng vụ xô xát ở Nhà máy Samsung   – (GDVN)    —  Những điều chưa biết về nhà máy Samsung Thái Nguyên  -(GDVN)
Hình ảnh ngổn ngang ở nhà máy Samsung Thái Nguyên sau vụ ẩu đả    – (Dân trí) > >>  Hàng ngàn công nhân tấn công, đốt nhà bảo vệ, 4 người bị thương
Lý giải việc quỹ bảo trì thừa…vẫn thiếu-(ĐV)   —Sẽ thanh tra trách nhiệm Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, tham nhũng…  -(ĐV)
Đất nước cần những cam kết chính trị từ các chính khách   -(Dân trí)  – Chỉ khi nào các vị lãnh đạo dám đưa ra một cam kết chính trị, lấy sinh mệnh của cái ghế mình để đặt cược thì mới có những chuyển biến tích cực.
Lời khai về người nhờ chuyển 20 tỷ đồng cho Tướng Ngọ-(ĐV)   —  “Làm rõ ai đã góp phần cho sai phạm của Dương Chí Dũng phình to”  -(GDVN)  —  “Thông tin Dương Chí Dũng đưa ra chắc phải có căn cứ!”  -(DT)  >>> Bộ Công an khẩn trương điều tra lời khai của Dương Chí Dũng
Ngẫm về “cú hích tội đồ” qua vụ án Dương Tự Trọng   -(Dân trí)   —-  Đi tìm nguồn gốc “lời nguyền sát chủ” mang tên Dũng “Bắc Kạn”  -(ĐS&PL)   >>>  Tập đoàn “bí ẩn” Vạn Thịnh Phát dính líu đến Dương Chí Dũng?
Mẹ đẻ Dương Chí Dũng không biết con bị kết án tử  -(NĐT)   >>>  Công ty của gia đình vợ Thanh Bùi dính vụ Dương Chí Dũng   >>>  Lẽ ra ông Dương Tự Trọng đã có thể thoát   — Khai người mật báo, tai họa hay hy vọng cho Dương Chí Dũng?  -(NĐT)
Vụ lộ mật qua lời khai Dương Chí Dũng: Xác minh không khó, thẩm quyền thuộc Viện KSND Tối cao  -(LĐ)
Xử “đại án” Huyền Như: Ai dám gửi tiền ngân hàng khi mất thì tự chịu?!  -(LĐ)
Nam sinh tử vong: Công an xã nhận đá đít, tát tai-(ĐV)   —  Thu vượt ngân sách, Hà Nội chi 1.000 tỷ cấp sổ đỏ  -(ĐV)   —-  TPHCM: Hạn mức đất ở cao nhất 400 m2/hộ  -(DT)   —   Lại nói về CẦN và ĐỦ trong dự án nhà vệ sinh  -(DT)
Hôm nay, khai mạc Hội nghị BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam lần thứ III, khoá VI  -(DV)
Gần 5 triệu kiều bào và chính sách kiều hối vào Việt Nam  -(DV)
CĐ Viên chức VN:  Đóng góp quan trọng về việc giữ lại điều 10 trong Hiến pháp  -(LĐ)
Vụ quá khích tại nhà máy Samsung là “giọt nước tràn ly“?  -(PLVN)    —   Tiết lộ “động trời” của nhà thầu giao thông  -(PLVN)
DN “ngâm” công bố thưởng tết, gần 1.000 công nhân ngừng việc   -(PLVN)  -Sáng 8/1, tại Cty TNHH Alta Mode Việt Nam (DN 100% vốn Philippines, chuyên may áo khoác xuất khẩu), địa chỉ số 6C, đường Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9, TP.HCM, gần 1.000 công nhân (CN) tiếp tục ngừng…
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng :  Có tiêu cực trong phòng chống buôn lậu -(PLVN)

Đài Loan phản đối Trung Quốc áp lệnh kiểm soát trên Biển Đông  -(SM)   >>>  Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam   >>>  Tàu ngầm Hà Nội lần đầu ra Biển Đông thử nghiệm   >>>   Trung Quốc áp lệnh kiểm soát, bắt bớ tàu cá đến tận Trường Sa
Vận động được 73 triệu đồng ủng hộ gia đình tử sĩ Hoàng Sa  -(MTG)   -Thông qua các diễn đàn, nhiều người, trong đó có bà Vũ Kim Hạnh (nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ), bà Thế Thanh (nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ)… đứng ra vận động quyên góp vật chất để ủng hộ cho gia đình của các tử sĩ Hoàng Sa.
Tính đến 1 giờ chiều hôm nay (9.1), đã có 17 người tham gia ủng hộ với số tiền chuyển qua tài khoản ngân hàng là 73.700.000 đồng.
Được biết, số tiền này sẽ được chuyển đến gia đình của những tử sĩ hoặc những người lính trực tiếp tham gia trận hải chiến giữ đảo năm 1974 còn gặp khó khăn trong cuộc sống.
  
Bà Sinh trong đám tang chồng                                                        Bà Sinh và ông Thà trong ngày cưới

Người vọng phu Hoàng Sa  -(MTG)  -“Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ, nếu không có ba đứa con thơ chắc có lẽ tui đã chết theo anh ấy…”, bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cố thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ10 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, người đã tử trận trong trận hải chiến năm 1974, bắt đầu câu chuyện với chúng bằng một sự kiện được xem là bước ngoặt của đời mình. Mối tình thơ mộng của người lính biển
Bà Sinh cùng ông Ngụy Văn Thà lúc mới quen nhau  ===>>

Hải chiến Hoàng Sa: Ký ức những ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh  -(MTG)

Chuyện chàng trai nghèo rước dâu Hà Nội bằng xe đạp<<<===Nghệ An :  Chuyện chàng trai nghèo rước dâu Hà Nội bằng xe đạp  -(MTG)
   Doanh nghiệp “né” thưởng Tết bằng chiêu bài sa thải  -(MTG)
   Anh sẽ có tân Đại sứ tại Việt Nam  -(BBC)   – Ông Giles Lever, nhà ngoại giao từng làm việc tại Việt Nam, sẽ quay lại Hà Nội trong tư cách đại sứ Anh.
Trung Quốc bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông  -(RFI)   -Đài Bắc phản đối, Manila và Hà Nội thận trọng   —   Biển Đông :Trung Quốc leo thang nhắm vào Việt Nam và Philippines  -(RFI)   – Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.
Khởi tố Thứ trưởng Công an: Hành trình không dễ dàng  -(RFA)
Bạo động ở Campuchia ảnh hưởng gì đến người Việt?  -(RFA)
Trẻ sơ sinh một ngày tuổi bị bắt cóc ngay bệnh viện  -(TT)


KINH TẾ
2013: Hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước phá sản  -(RFA)   —  VN cho nhà đầu tư nước ngoài tăng sở hữu cổ phần ngân hàng  -(VOA)
Gà lậu, gà thải Trung Quốc ‘bức tử’ gà Yên Thế  -(ĐV)
Vỡ nợ dây chuyền ở “thánh địa” vàng – Kỳ 1: Khi Chủ tịch thị trấn thành con nợ!  -(LĐ)   —Hàng Việt thắng thế  -(NLĐ)
Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo Việt Nam ổn định tài chính công  -(RFA)
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn khi làm ăn với các công ty Nhật  -(RFA)    —-  Đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ tăng gấp đôi trong năm 2013  -(VOA)   —   Ngành công nghiệp da giày ở Campuchia đã hoạt động trở lại  -(RFA)
Bộ Tài chính sửa sai, đại gia ôtô bị truy thu 195 tỷ  -(VEF)   —  Chòm râu chúa chổm xấu xí của ông Đặng Thành Tâm  – (VEF)
Ông Nguyễn Văn Đực: Bộ Xây dựng lại lạc quan về BĐS?  – (ĐVO) – Không có cơ sở khẳng định thị trường đã ấm lên, chỉ có những dự án được mua đi bán lại, phần đông tảng băng ở dưới vẫn còn nguyên.   >>>  “Bất động sản 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ”

VĂN HÓA-THỂ THAO

Việt Nam có nhiều siêu mẫu, nữ hoàng… nhất thế giới!  -(DT)   ===>>>


GIÁO DỤC-KHOA HỌC

Những hình động khoa học ấn tượng nhất 2013  -(KT)===>>>
Y tế 2013 : Phòng bệnh và điều trị sớm trở thành xu thế   -(RFI)
Tôi chỉ tố cáo về tính không trung thực!   -(Dân trí)   —  Vì sao du học sinh Singapore dễ dàng xin được việc làm lương cao?  -(DT)
Khi “kế hoạch nhỏ” thành gánh nặng “khổng lồ”  -(DV)
Cái nhìn… “người nhà quê”  -(DV)  >>>  Lợi ích khi theo Tết tây có đủ để “mua” bản sắc?

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Vờ đi xuất khẩu lao động, trốn vào TP trộm 24 xe máy   -(NLĐO)   >>>  Một vụ án trộm dê, 13 lần xét xử   —  Đục đầu đạn, 2 thanh niên chết tại chỗ  -(NLĐ)
Clip: Thực hư về loại dép Trung Quốc chứa chất lạ  -(ĐS&PL)
Bị đồn dâm ô với trẻ con, một người đàn ông nhảy lầu tự tử  -(NLĐO)
Một lãnh đạo cấp phòng bị tố quan hệ bất chính  -(NLĐ)


QUỐC TẾ
Cao ủy Nhân quyền LHQ báo động về đàn áp ở Cam Bốt  -(RFI)  —  LHQ kêu gọi Campuchia điều tra vụ nổ súng vào người biểu tình  -(RFA)
Ông Robert Gates: TT Obama ‘mất tin tưởng’ vào chính sách Afghanistan  -(VOA)    —   Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc chê Obama   -(BBC)   —Mỹ tăng cường lực lượng tại biên giới Triều Tiên  -(RFI)   —   Hoa Kỳ gửi thêm binh sĩ, xe tăng sang Nam Hàn  -(RFA)
Ngũ Giác Đài triển khai binh sĩ mới tới Nam Triều Tiên  -(VOA)  —  Mỹ theo dõi sát tình hình Iraq  -(VOA)   —  Mỹ xem Trung Quốc là những mối đe dọa hàng đầu, Triều Tiên thứ 2  -(GDVN)
Bắc Triều Tiên sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội  -(VOA)
15.000 quân nhân, cảnh sát sẽ được triển khai tại Bangkok  -(RFI)    —-  Thái Lan huy động 15.000 cảnh sát, binh sĩ chống biểu tình  -(RFA)
Nhật bắt tay Ấn, Pháp về quân sự đối phó Trung Quốc?  -(ĐV)
Nhiều doanh nghiệp TQ không muốn làm ăn với các công ty Nhật  -(VOA)   —  Doanh nhân Nhật ngày càng chuộng phương án « Trung Quốc + 1 »  -(RFI)  —  Trung Quốc tuyên bố đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển  -(RFA)
Báo Guardian của Anh bị chặn tại Trung Quốc  -(RFA)   —   Video  :   Cựu hoa hậu Venezuela bị giết trong vụ cướp  -(VOA)
Nhân vật số hai Triều Tiên liên tục vắng mặt  -  (NLĐO) – Sự vắng mặt của ông Choe Ryong-hae, người được cho là quyền lực thứ hai tại Triều Tiên hiện nay, tại hội nghị quân sự hôm 4-1 dẫn đến nhiều đồn đoán về tình hình chính trị nước này.

Lộ thông tin máy bay thế hệ thứ 6 của Mỹ  -(ĐV)   —-Báo Anh vẽ kịch bản khủng khiếp của chiến tranh Mỹ-Trung   -(ĐV)
JoongAng Ilbo: Cô Kim Jong-un sống thực vật sau phẫu thuật não  -(GDVN)   —  Sinh nhật Kim Jong-un: Mỗi trẻ em dưới 10 tuổi được tặng 1kg kẹo  -(LĐ)    —   Bình Nhưỡng từ chối tổ chức lại đoàn tụ gia đình hai miền  -(RFI)
Nổ lớn tại nhà máy hóa chất của Tập đoàn Mitsubishi tại Nhật Bản  -(GDVN)   —–Tổng thống Venezuela nhận trách nhiệm vụ hoa hậu bị sát hại  -(DT)
Thủ tướng Nhật không loại trừ khả năng trở lại viếng đền Yasukuni  -(RFI)   –   Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt Pháp -Nhật  -(RFI)   —-  Nhật Bản muốn đăng ký 280 hòn đảo là tài sản quốc gia  -(RFI)
Ân xá Quốc tế lên án Malaysia vi phạm các quyền tự do  -(RFI)   —  Lực lượng thân Al Qaeda tại Syria bị đánh bật khỏi Alep  -(RFI)

Nông thôn tan nát hôm nay

Vương trí Nhàn

cũng là một dạng “mất đất”
Chỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi hoạt động trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, ngươi ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh. 
Đổ lên Hà Nội, ngoài gạo nước chỉ thấy mấy xe cà tàng chở những bu gà và đôi khi là mấy con lợn đã mổ, những xe thồ chở rau, thêm nữa là hàng đoàn xe đạp đang chở cây cảnh.
 Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ bà rằn, không kể vải vóc, đồ điện, thuốc tây… gần đây đến cả đồ chơi trẻ con cũng đều là hàng từ Hà Nội.
 Ngày xưa có ai đi mua diều để thả bao giờ? Bố khéo tay thì làm cho con cái diều. Thô sơ, mộc mạc, nhưng mà đúng “cây nhà lá vườn”. Ngày nay diều từ Hà Nội đưa về là diều nhựa, xanh xanh đỏ đỏ, có người bảo là nhập lậu từ Trung Quốc.
Kiểu quan hệ hai chiều như thế, kể ra, cũng là một bước phát triển. Nông thôn ta đang được hưởng nhiều thành tựu của công nghiệp.
Chỉ phiền một nỗi, có phải như thế, tức là nông thôn ta không còn tự lập tự chủ mà ngày càng phụ thuộc vào thành thị? Lao động đã thừa, giờ đây càng thừa thêm?
 Những ngày nông nhàn, giờ đây, những người khéo tay không biết làm gì. Thị trường của họ bị thu hẹp.
 Báo chí đang nói nhiều về tình trạng nông dân mất đất theo nghĩa đen. 
Ở đây tôi muốn dùng theo nghĩa rộng hơn. Mất môi trường tự nhiên và xã hội để sinh sống – cũng tức là người nông dân đang mất đất ngay trên quê hương mình.
Tôi không ngớ ngẩn đến mức đề nghị bịt đường, không cho hàng hoá thành thị về nông thôn.  Tôi chỉ ước ao thực hiện cái điều nhiều người đã biết, tức là làm sao nông thôn được tổ chức lại, từng vùng có mặt hàng riêng, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng vẫn bán trên đô thị (nếu không tốt hơn, đẹp hơn, thì cũng rẻ hơn, vừa túi tiền hơn).
 Nó là chuyện giải quyết lao động thừa.
 Nó lại cũng là một cách để giữ gìn một số làng nghề truyền thống, và nhìn rộng ra, là giữ gìn cái bản sắc riêng của dân mình.
Có điều, việc này không phải từng cá nhân có thể lo nổi.
 
thất nghiệp sinh làm bậy
Nghe tới mấy chữ sau luỹ tre, không ai không hiểu đây là để chỉ nông thôn Việt Nam. Nhưng có lẽ phải nói thêm đó là cái nông thôn xưa từng làng từng xóm khép kín trong một cộng đồng chật hẹp. 
Nông thôn bây giờ khác hẳn. Chẳng những một số nơi luỹ tre không còn, mà cái chính là làng xóm đã mất đi hẳn tính cô lập, để hoà đồng với nhau, và xa hơn, hoà nhập với đô thị. Ở ngoại vi Hà Nội (thường cách độ 100 cây số trở lại) nay có nhiều làng có ô tô hàng ngày chở người lên thủ đô buôn bán, chiều lại đón về.
Cái hay học được nhiều. Nhưng cái dở cũng theo đó mà thâm nhập.
Nay là lúc nạn hút xách, đĩ điếm, rồi cả nạn đề đóm, nạn côn đồ đầu gấu… không phải là đặc sản riêng của thành thị mà cũng có thể sâu cây bén rễ ở nông thôn, như một bệnh dịch, không dễ gì ngăn chặn.
Thông thường, người ta đổ lỗi cho sự giao lưu tiếp xúc đang được mở rộng. Nhiều cụ già chép miệng “Giá cứ như ngày xưa làng nào thuần tuý làng ấy, thì đâu đến nỗi”.
Nhưng ngày xưa không thể trở lại!
Câu chuyện từng làng khép kín đã thuộc về dĩ vãng.
Ở đây, tôi muốn đề nghị một cách nghĩ khác. Chẳng hạn chúng ta hãy thử tìm ra mối quan hệ giữa tệ nạn xã hội và phong trào làm ăn sản xuất của một địa phương. Hình như tình hình là như thế này:
- Nơi làm ăn khó khăn, nghề ngỗng chẳng có, lên Hà Nội chẳng qua gồng thuê, gánh mướn, thì các tệ nạn phát triển mạnh.
- Còn những nơi con người có nghề nghiệp chắc chắn, làm ra mặt hàng cung cấp cho thành phố, thì tuy cũng có chơi bời, nhưng người ta thường vượt lên, để tồn tại.
Tục ngữ xưa có câu: Giàu tham việc thất nghiệp tham ăn.
Nay có lẽ nên đổi đi đôi chút: Giàu tham việc, thất nghiệp tham làm bậy.
Nói cách khác, cuộc vận động chống các tệ nạn xã hội ở nông thôn tuy có phụ thuộc vào nền nếp truyền thống cũ, nhưng có lẽ cái mà nó phụ thuộc nhiều hơn cả là trình độ tổ chức sản xuất của từng làng xóm. Cây khoẻ thì tự nó đã có thể chống được sâu bệnh.
 
bao giờ  cho đến ngày xưa
Một người bạn tôi ở Hải Hậu, Nam Định lên Hà Nội chơi, kể rằng ở quê anh vẫn còn tục lệ chỉ đàn ông mới được khiêng đòn đám ma. Vì vậy đang xảy ra tình trạng là ở một số làng, người chết không tìm được người khiêng. Nông thôn, trong cảnh thời tiết chất chưởng, làm ra hạt thóc chật vật khó khăn, cái nông thôn ấy, một số nơi, đang rỗng. Người nháo đi các nơi. Đi không chắc đã kiếm được cái ăn. Nhưng ở quê, biết làm gì hơn?
Những người ấy đi đâu?
Tôi nhớ những trai tráng ngồi quẩn bên nhau ở một số góc phố Hà Nội, chờ người đến thuê. 
Tôi nhớ những người bán hàng rong, kẻ này đẩy một ôm chiếu trên chiếc xe đạp “không phanh không gác-đờ-bu”, kẻ kia mặt mũi đỏ gay, lút đi giữa đống đồ nhựa. 
Và những em bé đánh giày len lỏi ở các quán ăn, quán giải khát, đội quân ấy đang ngày một đông thêm.
 Các nhà nghiên cứu về xã hội khái quát, đây là cả một xu thế xuất hiện ở các nuớc đang phát triển và đã đề nghị có chính sách không để  tình thế tạm thời này kéo dài.
 Nhưng ba chục năm nay, cái  xu hướng này ngày càng tiếp diễn. Tức là xã hội tự cơ cấu lại một cách tự phát. Nhìn vào trình độ sống của người nông thôn ra đi ấy thấy có sự phân hóa. Một bộ phận biết thích ứng, nhưng một bộ phận khác thì lưu manh hóa. Họ chả bao giờ trở thành người đô thị hiện đại. Trong cuộc kiếm sống gian nan, họ dám làm bất cứ việc gì có người trả tiền. Họ đang làm hỏng hình ảnh tốt đẹp về người nông dân vốn có trong mỗi chúng ta.
Tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý vui vui.
Do những thói quen cố hữu, tận trong đáy lòng, không người nông dân nào muốn bỏ quê nhà ra đi. Chẳng qua nói như các cụ xưa, túng thì phải tính. Ra đô thị rồi, họ vẫn vấn vương với quê cũ.
Lại nhớ lâu nay vẫn nghe nói ở nhiều nước, dân thành phố mắc phải một chứng bệnh oái oăm là bệnh thương nhớ đồng quê. Tức là họ ngán các nhà chọc trời. Họ thèm về sống với hương đồng cỏ nội .
Phải chăng thứ bệnh sang trọng ấy không lan sang dân ta? Đâu có!  Chính nhiều người thành thị hiện nay cũng đã bắt đầu cảm thấy cuộc sống nơi đây là quá nặng nề (môi trường ô nhiễm không cách gì sửa chữa). Một số thường ước ao có ngày được tận hưởng cái không khí yên ả sau luỹ tre xanh. 
Chỉ có điều, thực tế trước mắt , vẫn chỉ cho người ta thấy chớ có mà tơ tưởng hão.
 Tôi vừa dùng lại cái chữ tơ tưởng trong câu ca dao cũ:
Duyên kia ai đợi mà chờ Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình
 Sẽ có một ngày nông thôn là của tất cả chúng ta?
 Không, nông thôn hôm nay tan nát rồi. Nông thôn thanh bình ngày xưa, mãi mãi chỉ còn trong ký ức.

Đinh Tấn Lực – Quy Trình Tư Pháp Vốn Lời

Tác giả gửi tới Dân Luận

Tể tướng ngỏ lời
Tập đoàn nghe lời
Tổng giám xuýt xoa nhận lời
Đồng bọn hồ hởi chia lời
Tiếc thay, có đứa lỡ lời
Ngờ đâu dân báo rậm lời
Lời tựa, lời văn… quá lời
Đối thủ nội bộ khai thác nặng lời
Tổng giám bị tó, nghẹn lời
Công an điều tra thay lời
Ra tòa, bị cáo kiệm lời
Kiểm sát lật đật mớm lời
Bị cáo làm thơ trả lời
Tỏ lòng son sắt một lời
Chánh án ngắt lời
Bị cáo nhịn lời
Án tử chánh thẩm tuyên lời
Đành phải lên tiếng mở lời
Cả giuộc so bóng ngán lời
Bá Ngọ cái đám hứa đếch giữ lời
Đau thời núi đất ba lời
Tờ khai còn lời nối lời
Phen này trạng chết chúa cũng hết lời
Cho tàn đời kẻ nuốt lời
Cả đời chỉ khoắng vốn …lời
08-01-2014 – Nhân nghe chuyện HĐXX tuyên bố nhất định không Khống Chế Lời Khai của bị can
Blogger Đinh Tấn Lực sao chép đồng dao đồng thớt thời lên ngôi của đồng chí A còng