Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Ngày 15/8/2014 - VN trước trò chơi bá quyền của TQ

  • Đại tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN (BBC) - Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, là vị tướng cao nhất của Hoa Kỳ thăm Việt Nam từ 1971.
  • Tướng Mỹ thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự song phương (RFI) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam 4 ngày, hôm nay, 14/08/2014, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã hội đàm với Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai quốc gia cựu thù.
  • Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam (RFA) - Cuối tháng tám này nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh. Ông là người chấp bút viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và một vài nhân vật cộng sản Việt nam.
  • Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí (RFA) - Hôm 7/8/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tại Thủ đô Washington có phổ biến bài viết về việc Hoa Kỳ cần lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN.
  • Thiệt là may phước cho ông Nguyên Ngọc (RFA) - “Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…”
  • Giáo hoàng Francis đến Hàn Quốc (BBC) - Đức Giáo hoàng Francis đáp xuống Hàn Quốc, bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng Ba năm 2013.
  • Giáo hoàng kêu gọi hòa giải và đối thoại liên Triều (RFI) - Giáo hoàng Phanxicô đã đến Seoul hôm nay, 14/08/2014, mở đầu chuyến viếng thăm Hàn Quốc nhằm củng cố đạo Công giáo tại châuÁ và cũng nhằm thúc đẩy hòa giải và đối thoại liên Triều. Thế nhưng, đúng ngày hôm nay, Bình Nhưỡng đã đáp lại thiện chí này bằng một loạt tên lửa bắn ra biển.
  • Khám phá Bình Nhưỡng trong ba phút (BBC) - Nghệ sỹ người Anh ghi lại cuộc sống ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên theo phong cách video sôi động thu hút hàng triệu lượt xem.
  • Công ty Mỹ gốc Việt được giải Thành Tựu Xuất Khẩu Toàn Cầu (RFA) - Global Market Export Achievement Award, Thành Tựu Xuất Khẩu Toàn Cầu, là giải thưởng của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nhằm khích lệ và ghi nhận sự thành công của một công ty nội địa có thành quả kinh doanh cũng như xuất khẩu vươn ra thị trường thế giới.
  • Trung Quốc phục dựng phim câm về một phụ nữ bán dâm Thượng Hải (RFI) - Theo AFP 14/08/2014,« Thánh Thiện» (hay« Thần Nữ») bộ phim câm nổi tiếng của điện ảnh Trung Quốc trong những năm 1930 vừa được khôi phục. Nhân vật chính của phim là một phụ nữ Thượng Hải phải chấp nhận bán dâm để nuôi con. Bắc Kinh dường như muốn tôn vinh một số đỉnh cao điện ảnh trong nước trước làn sóng Holywood.
  • Đối lập biểu tình đòi Thủ tướng Pakistan từ chức (RFI) - Hôm nay 14/08/2014, theo AFP, hàng nghìn người đổ về thủ đô Islamabad để yêu cầu Thủ tướng Nawaz Sharif phải từ chức. 20.000 cảnh sát và lực lượng bán quân sự đã được triển khai để đối phó với biểu tình.
  • Dân Okinawa biểu tình phản đối việc xây căn cứ quân sự Mỹ (RFI) - AFP, hôm nay 14/08/2014, loan tin hàng trăm người Nhật Bản biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự Mỹ Cam Schwab, thuộc đảo Okinawa, để phản đối việc xây dựng các đường băng mới. Công trình xây dựng này nằm trong kế hoạch di chuyển căn cứ không quân Futenma vốn bị dân cư Okinawa phản đối rất mạnh.
  • Ứng cử viên Tổng thống Brazil tử nạn máy bay (RFI) - Hôm qua,ông Eduardo Campos, ứng viên của đảng Xã Hội trong cuộc bầu cử Tổng thống, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới, đã tử nạn, trên đường đến dự một cuộc mít tinh vận động tranh cử. Chiếc máy bay chởông và nhiều cố vấn đã rơi xuống khu dân cư Santos, ở phía đông nam Brazil.
  • Mỹ không muốn sơ tán người thiểu số Yezidi, phía bắc Irak (RFI) - Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về hoàn cảnh của cộng đồng thiểu số Yezidi ở phía bắc Irak. Họ đã phải chạy lánh nạn trước sự tiến quân nhanh chóng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Hàng chục ngàn người Yezidi phải chạy vào núi Sinjar. Thế nhưng, theo các cố vấn Mỹ được gửi tới nơi này, thì tình hình không đến nỗi tồi tệ.
  • Phải làm gì nữa? (VOA) - Chế độ toàn trị độc đảng rất sợ các tổ chức độc lập và đối lập. Độc lập với đảng CS; đối lập với đảng CS
  • 'Tau chưởi' (VOA) - Ở Việt Nam, hầu hết những bài thơ hay văn chửi nổi tiếng nhất lại thuộc văn học dân gian, không có tác giả
  • Con trai bà Bùi Hằng sang Mỹ vận động cho Mẹ (RFA) - Đã hơn 6 tháng kể từ khi bà Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 người bạn bị công an đồng tháp chặn và bắt giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Trong suốt thời gian đó đến nay, gia đình bà đặc biệt là người con trai lớn của bà, anh Trần Bùi Trung đã khiếu nại, cũng như đã vận động trong và ngoài nước để lên tiếng về trường hợp của bà.
  • « Đoàn xe nhân đạo » cho Ukraina : Cuộc chiến tuyên truyền của Putin (RFI) - Sự kiện Nga đưa một đoàn xe« cứu trợ nhân đạo» sang Ukraina rất được báo chí Paris quan tâm. Le Figaro có bài viết mang tựa đề« Nga-Ukraina : Đoàn xe gây bất đồng»; tương tự là tựa một bài báo khác trên La Croix :« Đoàn xe của bất đồng giữa Matxcơva và Kiev». Le Monde nhận thấy hành động này« gây lo ngại cho Kiev và phương Tây», còn Les Echos nhận định« Ukraina : Cuộc chiến tranh cân não».
  • Kiev chấp nhận có điều kiện đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga (RFI) - Tối hôm qua, 13/08/2014, Ukraina đã đưa ra điều kiện chấp nhận để đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Nga đến Lougansk, một trong những thành trì của phe ly khai thân Nga. Chính quyền Kiev và phương Tây nghi ngờ Matxcơva lấy cớ viện trợ nhân đạo để can thiệp mạnh hơn vào Ukraina.
  • Nhà ly khai Cao Trí Thịnh bị ngược đãi trong tù (RFI) - Vợ nhà ly khai Cao Trí Thịnh, hôm qua, 13/08/2014, đã lên tiếng báo động là trong thời gian bị cầm tù, chồng bà đã bị suy dinh dưỡng, bị sách nhiễu tinh thần và bà kêu gọi chính quyền Bắc Kinh để choông sang Mỹ chữa trị bệnh tật.
  • Pháo kích xảy ra ở miền đông Ukraine (VOA) - Có báo cáo về các vụ nã trọng pháo trong thành phố Donetsk của Ukraina đang bị phe nổi dậy kiểm soát trong lúc một đoàn xe của Nga tiến tới biên giới Ukraina
  • Mỹ phản đối đe dọa trên biển (BaoMoi) - Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có bài phát biểu về chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Washington ở Hawaii để tổng kết chuyến công du châu Á kéo dài một tuần vừa qua.
  • Sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là phi pháp, vô giá trị (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 14-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ. Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm đã được nêu tại cuộc họp như sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, thông tin về Thái Lan có động thái mới trong việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam…
  • Ổn định ở Biển Đông có vai trò quan trọng đối với khu vực (BaoMoi) - QĐND - AP đưa tin, ngày 13-8, trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Đông-Tây ở Hô-nô-lu-lu sau khi kết thúc chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri (John Kerry) khẳng định với tư cách là một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ rất coi trọng những lợi ích quốc gia tại khu vực. Ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến những căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vừa diễn ra ở Mi-an-ma mà ông cũng tham dự.
  • Sách Trung Quốc giải thích về "đường 9 đoạn" là vô giá trị (BaoMoi) - QĐND - Chiều 14-8, tại buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xuất bản sách giải thích về "đường 9 đoạn", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động xuất bản sách giải thích về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế nêu trên”.
  • Cuốn sách của Trung Quốc về đường lưỡi bò là vô giá trị (BaoMoi) - (TNO) Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay thế được thực tế nêu trên. >> Trung Quốc ra sách về đường lưỡi bò
  • Đảng bộ Bộ GD&ĐT tổ chức học tập, quán triệt NQ Trung ương 9 Khóa XI (BaoMoi) - GD&TĐ - Sáng nay (14/8), tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cho cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.
  • Cuộc thi phóng sự Báo Lao Động năm 2014: Cú hích ấn tượng (BaoMoi) - Lao Động vừa kết thúc cuộc thi phóng sự với phân khúc đề tài phù hợp tinh thần hướng đến đại lễ kỷ niệm 85 năm ngày xuất bản số đầu tiên của bản báo: Viết về những nhân vật được vinh danh anh hùng lao động và những nhân vật điển hình lần đầu được nhà báo phát hiện, tất cả đang tỏa sáng khí chất “anh hùng”, từ đời thường lặng lẽ góc núi đến Biển Đông cửa ngõ tổ quốc. Cuộc thi là cú hích góp phần nâng cao chất lượng chuyên mục đã trở thành thương hiệu “phóng sự Lao Động”.
  • Mỹ quan tâm đến hành vi của các bên ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong bài phát biểu mới đây tại Trung tâm Đông-Tây, Hawaii, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định rằng, “một mối quan hệ mang tính xây dựng” giữa Washington và Bắc Kinh là cần thiết để duy trì ổn định ở khu vực, mặc dù Mỹ vẫn kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, đe dọa, hay ép buộc để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của bất cứ nước nào, không loại trừ Trung Quốc.
  • 50 giàn khoan Trung Quốc sẽ đưa cục diện an ninh châu Á về đâu? (BaoMoi) - Hãng tin BBC vừa trích đăng một số ý kiến đánh giá cục diện an ninh và chính trị khu vực châu Á của các chuyên gia uy tín trên thế giới trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm Australia và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông.
  • Sách về đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị (BaoMoi) - Tại các diễn đàn biển ASEAN và mở rộng cuối tháng 8, tình hình Biển Đông, vấn đề quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á sẽ được bàn luận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
  • Trung Quốc xuất bản sách về đường 9 đoạn trên Biển Đông là vô giá trị (BaoMoi) - (HNMO) - Liên quan đến việc mới đây, ngày 11/8, Trung Quốc cho xuất bản sách về đường 9 đoạn phi lý trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều 14/8 tại Hà Nội: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
  • Đang họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao (BaoMoi) - Chiều nay, lúc 15h, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ do ông Lê Hải Bình chủ trì. Các động thái của Trung Quốc trên biển Đông những ngày gân đây đang khiến dư luận bức xúc.
  • Long Nhật hóa thân thành lính hải quân (BaoMoi) - (iHay) 'Bà tám showbiz' vừa tung ra bộ DVD gồm 14 ca khúc với chủ đề ca ngợi tình quê hương đất nước, mẹ VN anh hùng và các chiến sĩ, quân đội nhân dân VN.

Vì sao Mỹ cần kế hoạch dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN?

000_Hkg10088722.jpg
Tướng Mỹ Martin E. Dempsey sang thăm Việt Nam và họp với tướng Đỗ Bá Tỵ tại Bộ Quốc phòng Hà Nội hôm 14/8/2014.
Hôm 7/8/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tại Thủ đô Washington có phổ biến bài viết về việc Hoa Kỳ cần lên kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN. Vũ Hoàng phỏng vấn đồng tác giả Murray Hiebert, nghiên cứu chính trị Đông Nam Á của CSIS. Trước tiên, ông Hibert cho biết những điểm chính trong bài viết của mình:

Kế hoạch này bắt nguồn từ nhiều thứ nhưng cụ thể là sau chuyến thăm của chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm ngoái khi 2 nước quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Điều này có nghĩa rằng 2 quốc gia nhất trí cải thiện quan hệ trên tất cả mọi cấp độ kể cả những quyết định thảo luận các vấn đề khó khăn. Tôi cho rằng, cuối cùng khi 2 quốc gia muốn hoàn toàn bình thường hóa các mối quan hệ thì việc dỡ bỏ một số lệnh cấm trong những lĩnh vực như an ninh hàng hải, radar hay những lĩnh vực tương tự, có thể sẽ có lợi cho Việt Nam và cũng giúp Hoa Kỳ trước những quan ngại về sự lấn lướt của Trung Quốc ngày càng tăng trên Biển Đông.

Vũ Hoàng: Với việc ông Ted Osius vừa được đề cử trở thành tân đại sứ Hoa Kỳ đến Việt Nam, ông nghĩ rằng ông Osius sẽ trở thành một nhân tố thúc đẩy cho tiến trình dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương từ Mỹ?

Ông Hiebert: Khi ông Ted Osius được đề cử 2 tháng trước đây, tôi nghĩ rằng vấn đề này đã được nêu lên có lẽ là từ thượng nghị sĩ John McCain. Họ đã thảo luận và dường như là thượng sĩ McCain đã ủng hộ ý kiến đó. Và rồi tuần trước, phía Hoa Kỳ đã cử phái đoàn quốc hội tới Việt Nam trong đó có thương nghị sĩ McCain. Như tôi được biết, đã có những trao đổi cho thấy phía đại biểu quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, đồng thời, phía chính quyền Hà Nội cũng tỏ ý muốn phía Mỹ bắt đầu giảm bớt những cấm vận về việc bán thiết bị quân sự cho họ.

Vũ Hoàng: Ông đánh giá thế nào về bối cảnh hiện nay giữa 2 quốc gia khi gần đây Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận hạt nhân dân sự gọi tắt là Hiệp định 123 và có thể trong tương lai là bán vũ khí sát thương?

Ông Hiebert: Theo tôi thì có 2 bước trong tiến trình cải thiện các mối quan hệ. Dĩ nhiên là còn rất nhiều những vấn đề khác nữa. Về phía Hoa Kỳ, vấn đề lớn đối với chính quyền hiện tại là tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Như quý vị thấy là thông thường khi vấn đề cải thiện quan hệ với Việt Nam bao gồm việc Việt Nam nằm trong Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay các hiệp định thương mại gồm cả thiết bị quân sự thì vấn đề nhân quyền lại được nêu lên. Vấn đề nhân quyền này bao gồm việc bắt giữ các bloggers của Việt Nam cũng như các vấn đề khác liên quan đến dân chủ, các nhà vận động nhân quyền tại Việt Nam.

Do đó, tôi hoàn toàn nghĩ rằng đối với những vấn đề như quân sự, cấm bán thiết bị quân sự… sẽ được giải quyết bằng những đòi hỏi từ cả 2 phía, cần vạch ra cách thức giải quyết sự khác biệt về vấn đề nhân quyền. Tiến trình này cũng đòi hỏi phía Việt Nam cần dễ dãi hơn đối với những người nêu lên chính kiến của họ về vấn đề chính trị một cách bất bạo động.

Vũ Hoàng: Như ông có nhắc tới lúc đầu là Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, ông có nghĩ rằng đây là nhân tố khiến Hoa Kỳ có thể đẩy nhanh việc dỡ bỏ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để đối lại những sự việc trên?

Ông Hiebert: Điều này đúng là mang lại động lực để giải quyết vấn đề. Cả hai quốc gia đều lo ngại đến sự lấn lướt gần đây của Trung Quốc. Do đó, tôi có thể khẳng định rằng mặc dù cả phía Mỹ lẫn Việt Nam đều nói họ cải thiện quan hệ chỉ trên phương diện song phương nhưng thực chất Trung Quốc cũng là một nhân tố trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Tôi cho rằng, nếu mục tiêu của chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ là cải thiện các mối quan hệ của mình, thì đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các bước tiến đó. Tôi nghĩ rằng về phía Việt Nam điều này có thể khá khó khăn vì giữa năm tới, Đảng Cộng Sản sẽ bắt đầu cho kỳ đại hội Đảng diễn ra vào đầu năm 2016 trong khi đó, phía Hoa Kỳ cũng có các cuộc bầu cử quốc hội và Tổng thống diễn ra vào năm 2016. Vì lẽ đó, cả 2 phía nên đẩy nhanh tiến trình này càng sớm càng tốt vì khi mùa chính trị diễn ra thì những vấn đề cải thiện quan hệ sẽ không còn được chú trọng.

Vũ Hoàng: Như chúng ta biết là Hoa Kỳ và Nhật Bản là các quốc gia đồng minh, nếu trong trường hợp trở ngại về bán vũ khí sang Việt Nam, ông nghĩ có khả năng nào Hoa Kỳ sẽ thông qua liên minh quân sự là Nhật Bản để họ trở thành bên thứ ba bán vũ khí cho Việt Nam?

Ông Hiebert: Đây là một câu hỏi khá khó. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã thấy Nhật Bản đang trợ giúp cho Việt Nam tàu chiến, một số tàu tuần duyên… Dĩ nhiên, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam. Tuy nhiên, việc bán vũ khí cho Việt Nam thì lại có thể gặp phải những khó khăn bởi một số điều khoản trong hiến pháp của Nhật Bản không cho phép thực hiện điều này.

Tôi không biết liệu cách thức gián tiếp này có thực thi được hay không. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ không thể bán vũ khí trực tiếp sang Nhật Bản, rồi Nhật Bản lại tiếp tục bán vũ khí đó sang Việt Nam… điều này chắc chắn sẽ vấp phải những lệnh cấm bán vũ khí tương tự. Vì vậy, để việc bán vũ khí có thể thực hiện được đòi hỏi phải dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Tôi tin là Quốc hội Hoa Kỳ sẽ chẳng lấy gì làm vui vẻ khi sự việc lại phải thông qua một nước thứ 3 như vậy cả.
Vũ Hoàng: Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình này.
Vũ Hoàng
(RFA)

VN trước trò chơi bá quyền của TQ

Nhỏ không có nhất thiết là yếu và lớn không đồng nghĩa với mạnh. VN có thể có sức mạnh và ảnh hưởng nếu biết cách sử dụng sức mạnh mềm – TS Nguyễn Hùng Sơn.
LTS: VietNamNet trân trọng giới thiệu phần cuối  của Bàn tròn trực tuyến TQ trỗi dậy và lựa chọn nào cho VN?
Làm sao buộc TQ tuân thủ cam kết?
Nhà báo Việt Lâm: Đại sứ Bindenagel đã nhấn mạnh rằng phải đảm bảo luật lệ số một ở Biển Đông là không thay đổi các đường biên bằng vũ lực. Nguyên tắc này đã được quy định trong luật pháp quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển, hay trong Tuyên bố chung DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy, dù TQ là một bên tham gia cam kết, họ vẫn sẵn sàng phớt lờ, thậm chí vi phạm chúng. Theo các khách mời, có cách nào để giải quyết thách thức có lẽ là lớn nhất hiện nay, đó là làm sao để buộc TQ tuân thủ luật chơi chung?
: Tôi nghĩ đây là một câu hỏi gai góc. Bởi vì đối với TQ, rất khó để buộc họ tuân thủ một điều gì đó trừ phi chính họ nhận thấy lợi ích của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất nếu họ tôn trọng các cam kết này.

biển Đông, TQ, VN
Ảnh: Lê Anh Dũng
 TS Nguyễn Hùng Sơn: Chẳng hạn như phải làm sao để thuyết phục TQ rằng tuân thủ UNCLOS có lợi cho chính họ. Chúng ta có thể nói với TQ rằng sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này dựa trên sự bùng nổ của thương mại toàn cầu và điều này sẽ không thể xảy ra nếu các đại dương rơi vào hỗn loạn, nếu luật biển không được các quốc gia tôn trọng và nếu như không có tự do lưu thông hàng hải. Do vậy, Trung Quốc phải nhận thức được rằng chính lợi ích quốc gia lâu dài của họ đòi hỏi họ phải bảo đảm tự do hàng hải và trật tự trên biển cũng như duy trì nguyên trạng trật tự dựa trên luật lệ hiện nay.
Tôi tin rằng TQ không tư duy chỉ với một bộ óc. Còn có những người dân TQ, những người thực sự hiểu Luật Biển, những người thực sự hiểu và nhận thấy lợi ích quốc gia của TQ trong việc hội nhập đầy đủ với cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, có những nhóm lợi ích khác ở TQ, chẳng hạn như nhóm diều hâu, họ theo đuổi những lợi ích ích kỷ của nhóm mình thay vì lợi ích quốc gia. Họ đang tạo ra trò chơi ngắn hạn của nhóm mình dựa trên tổn thất của đất nước về lợi ích và hình ảnh. Chúng ta cần chỉ cho người TQ thấy điều đó. Và một khi TQ nhận ra được điều đó, tôi tin là họ có thể hành xử khác đi.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng dẫn chứng mà TS Sơn vừa nêu ra rất hữu ích. Sau cùng thì ngoại giao vẫn còn cơ hội. Sứ mệnh của ngoại giao là nhận diện những lợi ích đó và sắp xếp sao cho có kết quả đúng.
Hãy xem sự thịnh vượng kinh tế của TQ kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Rõ ràng, chính việc gia nhập WTO đã góp phần quan trọng tạo nên kì tích này. Thế nhưng dù TQ đã tham gia WTO song tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường xuyên diễn ra. Đến một lúc nào đó, sở hữu trí tuệ ở TQ sẽ phát triển đến mức mà Chính phủ TQ buộc người dân phải tuân thủ cam kết. Đây chính là những động lực mà tôi nghĩ chúng ta cần phải tạo ra khi ứng phó với TQ.
Do đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Khi TPP được thông qua, nó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 800 triệu người tiêu dùng. Và chúng ta phải chỉ ra cho họ thấy lợi ích của họ, chỉ ra sự liên quan đến những vấn đề khác, chẳng hạn chỉ ra họ có các quan hệ kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và WTO và những lợi ích đó đang bị thách thức bởi những gì xảy ra ở Biển Đông, tuyến đường biển của 60-80% thương mại toàn cầu. Làm thế nào chúng ta có thể liên hệ những lợi ích của họ đến nhu cầu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hoà bình.
Vậy chúng ta có thể làm được điều đó thông qua con đường ngoại giao như thế nào? Làm sao định hình một cấu trúc khả thi cho phép xoay chuyển các lợi ích hướng đến một kết quả đúng đắn?
Đây cũng là chủ đề mà Diễn đàn Toàn cầu Boston đang tập trung bàn thảo hiện nay. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi sự minh bạch và phải dứt khoát bác bỏ những yếu tố mang hơi hướm ý thức hệ hay dân tộc chủ nghĩa.
Nếu chúng ta có thể gắn kết lợi ích với các nguyên tắc, chúng ta sẽ gây dựng được nền tảng cho một cấu trúc khả thi để đảm bảo an ninh trong khu vực.
Sau mỗi bài học, ASEAN trưởng thành hơn
Nhà báo Việt Lâm: Thế thì diễn đàn nào sẽ là nơi thích hợp để bàn thảo những vấn đề này đây? Theo các ông, ASEAN và các cơ chế của nó có còn thích hợp để thảo luận ứng xử với TQ khi mà những sự kiện vừa qua ở Biển Đông cho thấy ASEAN đã không thể hiện được sự đoàn kết và quyết tâm mạnh mẽ khi đối diện với TQ. Đây cũng là nội dung câu hỏi của bạn đọc Linh Xuân.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng cấu trúc của ASEAN chưa đủ trưởng thành. Nhưng mặt khác tôi cũng sẽ không bác bỏ cấu trúc đó. Tôi sẽ nói rằng bạn cần phải quay về với ASEAN và thúc đẩy các cuộc thảo luận cùng nhau. Còn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lại là một cơ cấu khác, vì đây là một nhóm lớn hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể giải quyết song phương. Có rất nhiều vấn đề bạn có thể giải quyết song phương trong khuôn khổ đa phương.
Về phần Mỹ, trong các cuộc thảo luận với TQ, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi có thể hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho những tranh chấp hiện nay. Chúng tôi cũng làm rõ quan điểm rằng một số hành động khiêu khích đã vượt quá giới hạn.
Tôi nghĩ là ASEAN có thể làm rõ điều đó, rằng đâu là giới hạn không được vượt qua. Hi vọng rằng sẽ không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra ở Biển Đông. Nhưng theo thời gian, chúng ta có thể xây dựng sự hiểu biết và cởi mở cho phép ASEAN có thể có những bước đi chưa từng có trước kia.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi nghĩ có những chỉ trích đối với ASEAN là bởi  người ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào tổ chức này. Thử tưởng tượng xem nếu không có ASEAN thì sao? Đâu sẽ là nơi để bạn thảo luận DOC? Đâu là nơi để thúc đẩy an ninh hàng hải ở Đông Nam Á. 
Trong bối cảnh mà ngoại giao có vai trò quan trọng để ngăn ngừa những tính toán sai lầm và tăng cường hợp tác, liệu những điều đó có thể xảy ra không khi thiếu vắng những cơ chế mà ASEAN đã tạo ra. Vì thế, tôi không phủ nhận sự thực rằng ASEAN đã không đủ khả năng ngăn chặn một số vụ việc xảy ra trên biển Đông, nhưng sau mỗi sự vụ, ASEAN đã học được bài học nào đó và trở nên tiến bộ hơn.
Lấy ví dụ ngay sự kiện giàn khoan vừa qua, ASEAN đã ra tuyên bố mạnh mẽ nhất trong 20 năm trở lại đây khi chỉ trích đích danh TQ đã gây ra vụ việc. Và không chỉ với tư cách một nhóm, từng thành viên ASEAN cũng đã thúc đẩy chính sách Biển Đông của họ theo hướng làm sao để trở thành người chơi tích cực hơn, đóng góp vào việc duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Đặc biệt ngay cả những nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng đóng góp vào tiến trình này. Ví dụ, Thái Lan và Myanmar, cũng đã đóng góp rất tích cực để thúc giục ASEAN đạt được một tuyên bố chung với TQ. Dĩ nhiên, không có gì xảy ra ngay sau một đêm, chúng ta cần kiên nhẫn với ASEAN. Cho họ thời gian và họ sẽ trưởng thành.
Đại sứ Bindenagel: Cùng với sự tham dự của Mỹ?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Đúng vậy. Đó cũng là một trong những mục đích của ASEAN.
Đại sứ Bindenagel: Tôi hiểu điều đó. Tôi tin rằng Mỹ có lợi ích khi hiện diện ở khu vực này, đồng thời chúng tôi cũng có lợi ích khi các điểm nóng ở đây được giải quyết một cách hòa bình. Và nếu bây giờ chưa giải quyết được thì chí ít cấu trúc mà chúng ta đang đề cập đến sẽ cho phép các chính phủ hoặc giới doanh nghiệp sử dụng các kênh ngoại giao để tìm kiếm các cách thức thay đổi thực trạng theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, tôi muốn bổ sung một cách thận trọng rằng ngoại giao nếu không có thực lực quân sự hỗ trợ thì cũng giống như một dàn giao hưởng không có nhạc cụ. Tôi không nói rằng cần phải sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng bạn cần phải có năng lực để buộc đối phương tôn trọng cam kết. Chuẩn bị cho xung đột chính là cách hữu hiệu để ngăn ngừa xung đột.
Phối hợp nhuần nhuyễn song phương và đa phương
Nhà báo Việt Lâm: Đây là một luận điểm khá thú vị. Vậy ông nghĩ sao về đề xuất của một số học giả Mỹ tại cuộc hội thảo của Diễn đàn Toàn cầu Boston tuần trước, rằng Mỹ cần phải hỗ trợ từng nước ứng phó với áp lực từ TQ?
Đại sứ Bindenagel: Không, tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các bên tham gia tranh chấp giải quyết song phương với TQ, bên cạnh việc tận dụng các kênh đa phương. Trong trường hợp của Việt Nam và TQ, hai bên cần có các cuộc đối thoại song phương ở các cấp độ khác nhau trong chính phủ nhằm đảm bảo rằng các bên không tính toán sai lầm.
Về lâu dài, các cuộc đối thoại song phương cần có sự tham gia của các nhóm khác nhau, có thể là các think-tank như Học viện Ngoại giao, giới doanh nhân, quân đội. Những nhóm này có thể ngồi lại với nhau để bàn thảo về các kịch bản có thể xảy ra, khả năng nào là khả thi, kết quả có thể là gì?
Tôi đã từng tham gia đàm phán giải quyết vấn đề kim cương máu [1] giữa cộng đồng doanh nghiệp và các nhóm đấu tranh xã hội. Các nhóm này gần như đã phá hủy ngành công nghiệp kim cương. Nhưng đến cuối cùng họ đã ngồi lại với nhau và cùng thảo luận xem kết quả tốt nhất có thể đạt được là gì. Hai bên cùng đồng ý thiết lập hệ thống chứng nhận nguồn gốc để kiểm soát kim cương, nhờ đó số lượng kim cương từ vùng chiến sự đã được giảm hẳn và gần như loại bỏ ra khỏi thị trường. Tất nhiên, tôi không tin rằng các quốc gia có thể đàm phán song phương thành công với TQ bởi sự chênh lệch về vị thế và thực lực. Do đó, như tôi đã nhấn mạnh, cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa song phương và đa phương. Nhưng không phải là tham gia liên minh chống TQ. Như tôi nói ngay từ đầu, Mỹ và VN sẽ không thành lập liên minh để chống TQ. Điều đó sẽ không hiệu quả.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi đồng ý với ý kiến của ông Đại sứ là không thể có một cấu trúc đơn lẻ nào giúp giải quyết mọi vấn đề. Tôi nghĩ rằng khả thi hơn cả là một kiến trúc an ninh khu vực, như chúng tôi thường gọi, trong đó bao gồm các cơ chế song phương và đa phương phục vụ cho các nhóm người chơi khác nhau. Các cơ chế này có thể có nhiều hình thức, chính thức hoặc không chính thức, miễn sao chúng giúp loại bỏ những mơ hồ, thiết lập một tầm nhìn và  nhận thức rõ ràng trong các tay chơi. Đấy là lý do vì sao ASEAN với tư cách một người chơi quan trọng trong khu vực đã ra sức thúc đẩy việc hình thành một khuôn khổ nhiều tầng nhiều lớp, với nhiều tiến trình đa phương mà ở đó các quyền thành viên khác nhau, mục đích khác nhau. Đôi khi, những cơ chế này bị chỉ trích là chồng lấn lên nhau, song theo quan điểm của ASEAN, chúng phù hợp với lợi ích đa dạng của các nước trong khu vực cũng như giúp bình ổn một khu vực đang có rất nhiều bất ổn.
Nhà báo Việt Lâm: Vâng, nhân đây độc giả có một câu hỏi dành cho TS Nguyễn Hùng Sơn. Chúng ta thấy rằng để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ, nhiều nước vừa và nhỏ trong khu vực đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, vận động khôn khéo để tạo cân bằng và giành lợi thế. Còn VN thì sao?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Trước hết, tôi phải nói rằng nhỏ không hẳn là yếu và lớn không nhất thiết là mạnh. Cho dù có diện tích lớn như Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa rằng Trung Quốc rất mạnh. Bản thân TQ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nội tại, và theo một cách nào đó thì TQ vẫn có nhiều điểm yếu. Và VN, cho dù là một nước nhỏ cũng không có nghĩa là chúng ta yếu. Chúng ta có thể có sức mạnh và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế nếu VN biết cách sử dụng sức mạnh mềm. Hãy nhìn vào Singapore, một nước nhỏ như vậy nhưng không ai dám nói rằng họ yếu ớt về mặt chính trị. Họ đã thể hiện được sức mạnh vượt ra ngoài tầm vóc của họ.
Vậy thì đâu là lựa chọn cho VN? Tôi nghĩ lựa chọn của VN là đi với cộng đồng quốc tế và được cộng đồng quốc tế bảo vệ. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải hội nhập và hợp tác đầy đủ với cộng đồng quốc tế. Chúng ta nên ủng hộ những luật chơi mà cộng đồng quốc tế đã tán thành, đó là luật pháp quốc tế. Chúng ta nên nỗ lực ủng hộ việc thực thi luật pháp quốc tế. Cụ thể là chúng ta nên làm rõ và diễn giải luật pháp quốc tế trong bối cảnh ở Biển Đông, cũng như thúc đẩy cho cách thức diễn giải đó được tất cả các quốc gia trong khu vực, trong đó có TQ, chấp thuận.
Chúng ta cần đóng góp làm cho ASEAN mạnh lên và có tiếng nói mạnh mẽ trên sân khấu quốc tế. Nếu ASEAN có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế trong khu vực, khi đó VN cũng sẽ có vị thế và ảnh hưởng tốt hơn. Tôi tin rằng đây là cách tiếp cận mà VN, với tư cách là một nước vừa/nhỏ, nên cân nhắc trong bối cảnh một thời đại mà người ta đang phải chứng kiến ngày càng nhiều các trò chơi bá quyền.
Đại sứ Bindenagel: Tôi thích cách mô tả này. Nhưng tôi muốn thêm vào một chút, là VN có thể mở rộng đến tầm toàn cầu. Các bạn có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, có WTO. Chỉ riêng trong những tổ chức này, vai trò mà VN có thể đóng góp sẽ thực sự có ý nghĩa quan trọng bởi những tổ chức này đã thiết lập được một khung luật chơi.
Tất nhiên đây là những vấn đề khó đối với VN. Bởi để có tiếng nói và vị thế toàn cầu, VN cần phải cải tổ nền kinh tế, lắng nghe người tiêu dùng toàn cầu để hiểu được nhu cầu của họ là gì. Đảm bảo rằng các nguy cơ trong chuỗi cung ứng mà các bạn tham gia được giải quyết. Bởi nếu không, khả năng xảy ra những vụ bê bối như vụ các nhà máy thực phẩm cung ứng hàng kém chất lượng cho KFC hay Mc Donald ở TQ sẽ hủy hoại tất cả.
Bất kể vị trí nào mà VN muốn giành được trong chuỗi cung ứng này thì tên tuổi và thương hiệu của VN cũng phải gắn với chất lượng cao, sự tin cậy và an toàn. Khi đó, VN sẽ thể hiện được mình ở tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ trong khu vực nữa.
Nhà báo Việt Lâm: Cuộc thảo luận hôm nay rất thú vị và có nhiều điểm cần phải được bàn sâu thêm. Rất tiếc là không còn thời gian nữa. Xin  cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia bàn tròn hôm nay. Xin cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi.
-----
[1] Conflict diamonds hay blood diamonds là thuật ngữ dùng để chỉ kim cương thô được khai thác ở các vùng chiến sự và số tiền thu được từ kim cương được dùng để trang bị cho các nhóm quân nổi dậy, khiến xung đột càng dữ dội hơn.
(VNN)
 

Ngày 15/8/2014 - Vì sao du học sinh không quay về phục vụ đất nước?

GS. Mạc Văn Trang - "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Đảng là gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, để lại nhiều di sản tinh thần quý giá cho Đảng, trong đó có một nguyên tắc thiêng liêng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. “Bất biến” là độc lập của Tổ quốc, tự do của Nhân dân; “ứng vạn biến” là làm mọi cái vì mục tiêu đó. Hồ Chí Minh với cuộc đời hơn 50 năm hoạt động cách mạng, trải qua muôn vàn thử thách gian lao, với bao tình huống éo le, hiểm nghèo của lịch sử, phải luôn luôn khôn khéo vượt qua; cũng có lúc phải nghiêng ngả bên này, luồn lách bên kia, giả vờ không biết cái này, không có ý kiến về cái nọ… Và chắc chắn ông cũng có không ít những lầm lẫn, sai sót. 
Nhưng có một điều tin chắc rằng: Hồ Chí Minh làm tất cả, chịu đựng tất cả chỉ vì một mục đích bất biến đó là: Độc lập cho đất nước; tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”... Tháng 1 năm 1946, trả lời các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(Báo Cứu Quốc ngày 21-01- 1946). Hồ Chí Minh còn nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà nội, T4, tr.56)… Độc lập cho Tổ quốc, Tự do cho Nhân dân là động cơ, là mục đích xuyên suốt cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh từ thời tuổi trẻ đến lúc từ giã cõi đời. Trong lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng ghi dòng chữ vàng “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”. Đó chính là cốt lõi, linh hồn tư tưởng, sự nghiệp cả cuộc đời Hồ Chí Minh. Cũng vì lẽ đó mà Hồ Chí Minh được các tầng lớp nhân dân trong nước tin theo, được các nước bạn bè không phải xã hội chủ nghĩa cũng yêu mến, ủng hộ.
Thế còn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Đảng là gì? Có phải cái “bất biến” của Đảng là ý thức hệ Mac – Lênin, là lý tưởng Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội? Còn cái “ứng vạn biến” của Đảng là dám làm tất cả mọi cái, mọi cách để thực hiện cho bằng được cái bất biến đó? Có phải thế không? Có như vậy thì từ tên Đảng mới đổi là Đảng cộng sản Việt Nam, tên nước mới là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (mà “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”, có nghĩa là toàn dân Việt Nam muôn đời sẽ phải phấn đấu cho 2 cái “ccộng sản” và “xã hội chủ nghĩa” bất biến đó!?); Điều lệ của Đảng thông qua Đại hội lần thứ XI mới ghi rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”…; trong đó mới đặt thứ tự ưu tiên: (Đảng là) “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”…; Cương lĩnh của Đảng được Đại hội XI “bổ sung, phát triển” mới có tên là “CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”. Trong đó ghi rõ: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc”...; “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”...; “Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”...
Như vậy là Đảng đặt ý thức hệ Mac- Lên nin lên trên Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt Chủ nghĩa xã hội lên trên độc lập, tự do; đặt giai cấp lên trên dân tộc; coi Tổ quốc phải là “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” thì mới có giá trị và bảo vệ là “bảo vệ (cái) xã hội chủ nghĩa của tổ quốc”?… Còn đối ngoại thì chỉ đoàn kết, tin tưởng “các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả”, và coi tất cả những cá nhân, tổ chức, quốc gia nào có ý định “xóa bỏ chủ nghĩa xã hội” là “các thế lực thù địch”… Như vậy cái “bất biến” đối với Đảng là “Không có gì quý hơn ý thức hệ Mac – Lênin và Chủ nghĩa xã hội”?
Vì thế mà dễ hiểu, Trung cộng nói rằng, họ theo ý thức hệ Các Mác- Mao Trạch Đông và xây dựng “chủ nghĩa xã hội theo màu sắc Trung quốc” thì tự nhiên Đảng coi là anh em, đồng chí thân thiết, tin cậy và dẫn đến những cam kết ở hội nghị Thành Đô 1990. Kết quả là Trung cộng trao cho Đảng cộng sản Việt Nam 16 chữ: "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" thì như vớ được vàng, nên gọi là “16 chữ vàng”! Trong đó “Lý tưởng tương thông” và “Vận mệnh tương quan” mới là “đại cục” trong quan hệ giữa hai Đảng cộng sản. Từ đó lần lượt mấy lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam âm thầm hy sinh cả Độc lập, Tự do để tận tâm, tận lực vun đắp cho cái “đại cục” ấy!
Có phải vì thế mà trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng đã cận kề, người đứng đầu Đảng vẫn chỉ lo đến xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên hết. Ngày 23/10/2013 trong cuộc thảo luận về Hiến Pháp ở Quốc Hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
(http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/576098/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu.html). Như vậy là Đảng quyết tâm, quyết liệt xây dựng Chủ nghĩa xã hội cho bằng được với bất kỳ giá nào? Là “Tất cả vì Chủ nghĩa xã hội”?, “Không có gì quý hơn chủ nghĩa Mac – Lênin và Chủ nghĩa xã hội”? Đó là lý do vì sao bất kỳ người Việt Nam nào yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội đều bị coi là “các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”...; bất kỳ ai yêu nước mà không yêu Đảng, không yêu Trung cộng làm “tổn thương đến đại cục” cũng là “thế lực thù địch”? Thảo nào mấy blogger Ba Sàm, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất bị bắt giam vì vạch rõ tim đen của Trung cộng và phê bình Đảng hèn với Trung cộng; thảo nào mà danh sách những tù nhân phản đối Trung cộng xâm lăng và phê phán sai lầm của Đảng cứ ngày càng dài thêm. Thảo nào trong tất cả các sách giáo khoa, yêu nước bao giờ cũng phải là “yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”; học sinh từ cấp III trở lên phải coi môn học “Chủ nghĩa Mac – Lên nin” là môn học quan trọng hàng đầu và phải phấn đấu trở thành “con người mới xã hội chủ nghĩa”…Thảo nào sinh viên Phương Uyên bị đuổi học, bị tù tội vì dám lấy máu hòa với mực viết khẩu hiệu “Tầu khựa cút khỏi biển Đông”! “Đảng cộng sản Việt Nam đi chết đi”!
Phải thừa nhận rằng, có một thế hệ đảng viên trước 1990, tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, không còn người bóc lột người; chủ nghia xã hội là con đường tối ưu mà nhân loại phải đi qua để có hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự do, hạnh phúc; chủ nghĩa xã hội là “Mùa xuân của nhân loại”…
Nhưng khi Liên xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu hoàn toàn sụp đổ thì cái “giả thuyết khoa học về mô hình chủ nghĩa xã hội” được thực nghiệm hơn 70 năm đã chứng minh là không khả thi. Hơn nữa nhiều sai lầm khủng khiếp bị che giấu trong quá trình thực nghiệm thiếu khách quan, trung thực đã được phơi bầy. Những nước “mất chủ nghĩa xã hội” chuyển sang kinh tế tư bản, xây dựng xã hội dân chủ đều mỗi ngày một phát triển bền vững hơn, chính quyền trong sạch hơn, xã hội nhân văn hơn, con người tử tế hơn… Tất cả những người có tư duy khoa học hay người dân thường có đầu óc thực tiễn đều thấy rõ điều đó.
Còn mấy nước “kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa”, thực chất là những mô hình quái dị, phản lại “hình ảnh xã hội chủ nghĩa” tốt đẹp trong ước mơ của nhiều đảng viên các thế hệ trước.
Các đảng viên đã hết u mê hãy thúc giục Đảng hồi tỉnh lại đi! Hãy đặt Tổ quốc trên hết; Không có gì quý hơn độc lập của Tổ quốc, Tự do, Hạnh phúc của nhân dân. Hãy trở về với tên Đảng Lao động Việt Nam (đảng của những người lao động trí óc và chân tay tiến bộ), trở về với tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Hiến pháp 1946; trở về với “dân là gốc” và dứt khoát thoát khỏi nanh vuốt của Trung cộng để phát triển đất nước theo con đường dân chủ mà các quốc gia văn minh tiến bộ đang đi. Đại hội XII của Đảng không làm được những điều đó thì Đảng vẫn là đứa con lạc loài giữa lòng dân tộc và rồi cái gì phải đến sẽ đến!
Ngày 14/8/2014 
GS. Mạc Văn Trang
(Blog Tễu) 

Lưu Đoàn Huynh - Người Trung Quốc hiện diện như là một lời đe dọa

Lưu Đoàn Huynh là một nhà ngoại giao, nhà phân tích tình báo và sau này là giám đốc của Viện Quan hệ Quốc tế

Mr. Lưu Đoàn Huynh

Chủ nghĩa Thực dân của người Mỹ khác xa Chủ nghĩa Thực dân của người Pháp. Hoa Kỳ cho phép có đảng chính trị và ngay từ những năm ba mươi đã trao trả độc lập lại cho nhiều thuộc địa. Nước Pháp thậm chí còn không cho phép Quốc Dân Đảng hoạt động ở nơi chúng tôi nữa, một đảng mà thật ra chỉ theo đuổi một đường lối dân tộc chủ nghĩa. Nếu như người Mỹ là thực dân theo kiểu Pháp thì họ đã tới chỗ chúng tôi ngay từ năm 1945 và đã giúp cho người Pháp rồi. Thế nhưng họ đã không can thiệp cho tới 1950. Điều đó chỉ thay đổi với cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Chỉ khi họ nhìn thấy rằng người Bắc Triều Tiên trong vòng có một tuần đã chiếm hầu như toàn bộ miền Nam, họ mới lo ngại rằng nó cũng sẽ diễn ra nhanh như thế ở khắp nơi trong châu Á, rằng họ sẽ mất ảnh hưởng ở khắp nơi. Rồi thì thuyết Domino cũng thành hình từ nỗi lo sợ này chứ không phải là từ suy nghĩ điềm tĩnh và khách quan. Tôi tin rằng người Mỹ sẽ không bao giờ tới Việt Nam nếu như không có cuộc Chiến tranh Triều Tiên và không có xung đột với Trung Quốc. Lúc đó, họ nghĩ rằng khối xã hội chủ nghĩa muốn bành trướng và người ta phải dùng mọi sức lực để chống lại việc đó. Thời đó, Hoa kỳ đã hiều hoàn toàn sai chúng tôi, vì chúng tôi không muốn bành trướng, Chúng tôi không muốn tấn công nước khác. Sau khi Việt Nam được giải phóng, sau khi Lào và Campuchia được giải phóng thì cuối cùng rồi người ta cũng nhìn thấy rằng không có thêm đất nước Đông Nam Á nào sụp đổ cả. Tức là thuyết Domino đã sai hoàn toàn.
Cho tới năm 1950, chúng tôi đánh người Pháp với những vũ khí đoạt được từ họ hay là tự sản xuất ra. Mãi từ năm 1950 chúng tôi mới nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc, cả về chính trị lẫn về quân sự, và từ đó mới có thể khởi động những chiến dịch lớn hơn chống người Pháp. Người Trung Quốc cũng có một phái đoàn cố vấn ở bên cạnh chúng tôi mà người lãnh đạo cuối cùng đã trở thành đại sứ của Trung Quốc ở Việt Nam. Tuy chúng tôi cũng có quan hệ ngoại giao với Liên bang Xô viết từ đầu những năm 50, có một đại sứ quán ở Moscow, nhưng phái Xô viết không có đại diện ở chúng tôi. Chúng tôi rất bất hạnh về những căng thẳng sau này giữa Trung Quốc và Liên bang Xô viết, nhưng không đứng về bên nào. Đó là một câu hỏi của lợi ích quốc gia: chúng tôi cố lợi dụng tình trạng đó cho chúng tôi, để chúng tôi có thể nhận được sự trợ giúp từ cả hai phía. Các bất đồng giữa hai nước đã dẫn tới việc không ai trong số họ có thể ép buộc chính sách của họ lên chúng tôi, và vì thế mà chúng tôi vẫn tự chủ phần lớn trong các quyết định của chúng tôi.

Quân đội Việt Minh ngày càng đạt tới nhiều thành công quân sự hơn, như lần giải phóng ngôi làng này năm 1951. 
Quân đội Việt Minh ngày càng đạt tới nhiều thành công quân sự hơn, như lần giải phóng ngôi làng này năm 1951.

Về nước Mỹ thì tất nhiên là chúng tôi luôn dự tính với việc họ sẽ tăng cường sự hiện diện của họ ở Việt Nam. Năm 1962, chúng tôi đã có thể nhận rõ các ý định của Hoa Kỳ. Trong năm đó, cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam – Bộ chỉ huy Hỗ trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam) dưới quyền chỉ huy của tướng Harkins được thành lập ở miền Nam Việt Nam, và đã có thể tiên đoán rõ rệt được rằng trong tương lai, bộ tham mưu này sẽ tiếp nhận và tự lãnh đạo các chiến dịch quân sự. Trước đó, người Mỹ đã thiết lập MAAG (Military Assistance and Advisory Group – Nhóm Cố vấn Hỗ trợ Quân sự Mỹ) ở miền Nam. MAAG chịu trách nhiệm huấn luyện quân lính Nam Việt Nam và điều phối các hoạt động trợ giúp của Mỹ ở Sài Gòn.  Cùng với MACV, chúng tôi nhìn thấy mối nguy hiểm của một chính sách mới ở Việt Nam. Đối với tôi, lần lật đổ Ngô Đình Diệm cũng đứng trong mối liên quan này.
Trong khi đó, Hoa Kỳ với chính sách của họ ở Nam Việt Nam có một vấn đề hết sức cơ bản: họ muốn ép buộc đất nước này có một chế độ tổng thống như Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng theo quan điểm của tôi thì đó là một điều hết sức phi lý khi dựa trên những người như Diệm hay Thiệu. Những người này hoàn toàn không có được sự tin tưởng của người dân. Vì vậy mà trong thực tế, Hoa Kỳ đã thực hiện một chính sách chống lại người dân, vì toàn bộ quốc gia đều ủng hộ người cộng sản. Nếu như có bầu cử đàng hoàng thì không có ai bầu cho những người đó cả. Ví dụ như tổng thống Ngô Đình Diệm. Người này cai trị giống như một ông quan từ thời xưa. Ông khinh thường người dân, lãnh đạo đất nước như một ông quan phong kiến, đối xử với những người cộng sự như với rác rưởi. Thế nên ông không thể tạo đoàn kết được.
Nhưng hãy trở lại với năm 1962. Từ khi thiết lập bộ chỉ huy MACV dưới quyền tướng Harkins, chúng tôi đã dự tính trước với việc bỏ bom miền Bắc. Chúng tôi nhìn điều đó như là một hệ quả tất nhiên không thể tránh khỏi. Nhưng chúng tôi cố gắng trì hoãn nó càng lâu càng tốt, vì chúng tôi cần thời gian. Rồi xảy ra cái được gọi là sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964. Người Mỹ chỉ tìm một cơ hội để có thể bỏ bom chúng tôi, điều mà họ cũng thực hiện ngay lập tức. Nhưng những cuộc bỏ bom lớn thật sự chỉ diễn ra mãi bốn tháng sau đó. Vì chúng tôi biết điều đó nên chúng tôi ít nhất là cũng đã di tản trẻ em ngay từ rất sớm.

Cuối 1963, ở Nam Việt Nam có 16.300 cố vấn quân sự Mỹ làm việc, có nhiệm vụ trưức hết là đào tạo quân đội Nam Việt Nam. 
Cuối 1963, ở Nam Việt Nam có 16.300 cố vấn quân sự Mỹ làm việc, có nhiệm vụ trưức hết là đào tạo quân đội Nam Việt Nam.
Thú vị đặc biệt là phản ứng của Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có một hiệp định mà theo đó lực lượng công binh vũ trang Trung Quốc có nhiệm vụ xây dựng và bảo trì đường xá và đường sắt ở bên chúng tôi. Đó là 40.000 tới 50.000 người, được liên tục thay đổi. Thật ra thì đó là cách thể hiện sự hiện diện cho người Mỹ thấy. Người Trung Quốc luôn nhìn Việt Nam là vùng ảnh hưởng và vùng lợi ích của họ. Có thể nói là họ đến với chúng tôi như một biện pháp phòng ngừa, muốn chuẩn bị trước cho một cuộc xâm lược của Hoa kỳ và đặt nền tảng phòng thủ. Người ta cũng có thể gọi đó là một lời đe dọa. Chính chúng tôi thì không quan tâm tới người Trung Quốc, chúng tôi muốn tự mình tiến hành cuộc chiến.
Mãi tới 1969, người Trung Quốc mới rút lui, vì tổng thống Nixon tiếp nhận quyền lực và bây giờ Bắc Kinh muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Trung Quốc cũng biết rằng cho tới chừng nào mà người ta nói chuyện với nhau thì Hoa Kỳ sẽ không nghĩ tới chuyện tiến quân ra Bắc Việt Nam.
Cuối cùng thì có ba điều có ảnh hưởng quyết định tới chiến thắng của chúng tôi: Thứ nhất, người Việt là những người yêu nước, hy sinh đóng một vai trò lớn ở chúng tôi. Đó cũng là một truyền thống của Việt Nam, là người ta luôn chiến đấu chống những kẻ thù ngoại bang cho tới cùng, phụ nữ cũng như trẻ em. Thứ nhì là chúng tôi có sự lãnh đạo rất, rất tốt. Các lãnh tụ của đất nước đã bắt đầu cuộc đấu tranh giành độc lập ngay từ năm 1930. Cho tới 1975, họ vẫn là những người đó, chỉ Hồ Chí Minh rất đáng tiếc là đã qua đời từ năm 1969. Tức là tất cả các cán bộ lãnh đạo cuộc đấu tranh có kinh nghiệm rất lớn. Trong toàn bộ những năm chiến tranh, lãnh đạo của chúng tôi đã phát triển một chiến lược mang lại cho người Mỹ hết thất bại này tới thất bại khác. Chúng tôi cũng giành được những mục tiêu của chúng tôi trong đàm phán rất tốt, ví dụ như 1973 ở Paris. Yếu tố quan trọng thứ ba cho chiến thắng của chúng tôi là thế giới đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong những năm sáu mươi. Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ và ở châu Âu đã giúp đỡ chúng tôi vượt bực. Tất nhiên là điều đó cũng xuất phát từ sự thông hiểu dân chủ của Phương Tây. Chúng tôi thường không hiểu được tại sao phong trào lại mạnh đến như thế. Và chúng tôi rất cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào trong đó.

Phan Ba trích dịch từ “Apokalypse Vietnam”
Đọc những bài phỏng vấn khác ở trang Chiến tranh Đông Dương: http://phanba.wordpress.com/chien-tranh-dong-duong/
(FB. Phan Ba)

WHO chính thức công bố phương pháp phòng tránh Ebola

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh khả năng bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này theo 3 phương pháp đã được WHO khuyến cáo.

Ebola là virus gây ra dịch sốt xuất huyết, được phát hiện lần đầu tại Sudan Cộng hòa Congo vào năm 1976. Đây được coi là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỷ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%.
WHO chính thức công bố phương pháp phòng tránh Ebola
Hiện nay, virus Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Hiện nay, virus Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nó đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Do vậy, việc Ebola lan ra khắp thế giới, cụ thể là châu Âu, châu Mỹchâu Á là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều thông tin cho biết, các nhà chức trách của các quốc gia đã ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo công dân không nên đến những nơi đang có dịch. Các sân bay quốc tế ở châu Âu đã tăng cường kiểm tra hành khách đến từ Tây Phi, thậm chí còn đóng cửa đường hàng không với các nước ở khu vực này.

Trong thời điểm virus Ebola với khả năng gây tử vong cho người mắc phải lên tới 90 % và hiện vẫn chưa tìm ra vaccine điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh khả năng bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này theo 3 phương pháp đã được WHO khuyến cáo sau đây:

Hiểu rõ nguồn gốc gây bệnh

Virus Ebola có nhiều điểm tương đồng với HIV như nó không thể truyền nhiễm qua tiếp xúc hay giao tiếp thông thường mà chủ yếu là qua đường máu hay các chất, dịch tiết ra từ cơ thể bệnh nhân như máu, nước bọt, phân… Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật đã được người bệnh sử dụng như ra giường, kim tiêm , khăn tắm, đặc biệt khi có vết thương hở ngoài da hay trên niêm mạc thì khả năng lây nhiễm cũng tăng cao theo.

Nếu chẳng may virus Ebola xâm nhập vào cơ thể bạn thì cũng rất khó nhận biệt vì nó sẽ không thể hiện bằng một triệu chứng cụ thể và đặc trưng nào. Phải mất một thời gian ủ bệnh đủ lâu thì bệnh mới phát tác nhưng đến lúc đó thì đã rất muộn cho việc điều trị cũng như bạn có thể đã vô tình lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng. Ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay cả các bệnh viện ở châu Phi, việc tái sử dụng các kim tiên đã dùng cũng như thiếu các biện pháp khử trùng dụng cụ y tế, sự nghèo nàn của trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đã thúc đẩy việc gia tăng các ca nhiễm mới virus Ebola

Bạn nên tránh di chuyển tới các khu vực hiện đang trong tình trạng báo động đỏ về số lượng người nhiễm virus Ebola. Hiện tại, các vùng cần tuyệt đối tránh là những quốc gia thuộc Tây Trung Phi.

Trong trường hợp bạn đã có mặt tại khu vực này thì nên tránh tới những nơi đông người và hạn chế tiếp xúc với bất cứ ai có biểu hiện cảm sốt. Nếu phải tiếp xúc với người đã được xác nhận là nhiễm virus Ebola thì tuyệt đối không đụng chạm cơ thể họ và những vật dụng họ đã sử dụng bằng tay không, đặc biệt là dịch tiết từ cơ thể họ. Nên đeo khẩu trang và găng tay y tế, thường xuyên sử dụng chất có khả năng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể

Nên hạn chế mua, giết và tiêu thụ thịt các loại động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc ở những khu vực trên vì virus Ebola có nguồn gốc từ động vật. Chính từ quá trình những người châu Phi bản địa ăn thịt chúng mà loại virus này có cơ hội xâm nhập cơ thể người.

Bảo vệ bản thân

Bạn cần nắm được rõ các triệu chứng phổ biến khi một người bị nhiễm virus Ebola để đối chiếu với triệu chứng của bản thân (nếu có). Mặc dù chúng thường không có khác biệt rõ rệt so với cảm sốt thông thường nhưng nắm chắc được những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần cảnh giác và có kế hoạch nhờ đến sự trợ giúp y tế kịp thời khi có đủ cơ sở để bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm virus Ebola. Thông thường, các triệu chứng này chỉ thể hiện ra bên ngoài sau một thời gian ủ bệnh từ 48 tiếng đồng hồ cho đến 3 tuần lễ sau khi bệnh nhân bị phơi nhiễm.

Bạn cần đeo khẩu trang y tế nếu phải tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Mặc dù khuyến cáo đưa ra là mọi người cần tránh tuyệt đối xuất hiện ở khu vực có dịch nhưng nếu bạn là nhân viên y tế hay tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân thì phải hết sức cẩn thận khi thực hiện công việc và luôn luôn đeo khẩu trang y tế, găng tay, kính bảo hộ…

Ngoài ra, không bao giờ được tái sử dụng kim tiêm đã dùng cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Những vật dụng như ra trải giường, khăn cá nhân của bệnh nhân phải được tiêu hủy sau khi sử dụng.

Bạn nhớ là luôn thường xuyên khử trùng các thiết bị y tế sau khi thăm khám bệnh nhân. Đặc biệt là những vật đã tiếp xúc với dịch cơ thể của họ cần được ưu tiên khử trùng hoặc tiêu hủy ngay lập tức. Các chất diệt khuẩn cần được sử dụng triệt để xung quanh phòng bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Bạn cần thườang xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Khi rửa, nhớ làm sạch kỹ càng đến phần khuỷu tay và các kẽ ngón tay trước khi tháo bỏ bộ đồ y tế và các thiết bị bảo hộ

Những việc cần làm khi bị nhiễm virus Ebola

Chưa có vaccine điều trị Ebola nên hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là cố gắng chữa trị từng triệu chứng bệnh một cách đơn lẻ. Trong đó, triệu chứng nguy hiểm nhất chính là tiêu chảy vì nó sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải cho cơ thể, tốt nhất là sử dụng đồ uống thể thao.

Bạn cần kiểm soát được huyết áp của cơ thể và cố gắng duy trì ở mức ổn định. Nếu chỉ số xuống càng thấp thì đồng nghĩa với mức độ bệnh của bạn càng nghiêm trọng .

Đảm bảo bạn được ở trong môi trường nhiều oxy vì khó thở và tức ngực cũng là 2 triệu chứng phổ biến do Ebola gây ra. Nếu cảm thấy không thể thở được, hãy báo với bác sĩ để được hỗ trợ máy thở ngay lập tức.

Luôn thẳng thắn nói ra những triệu chứng mới của cơ thể với nhân viên y tế để có được một phác đồ điều trị đúng đắn. Tất cả các bệnh viêm nhiễm đều cần sự điều trị nhanh chóng, cập nhật để chọn ra được loại kháng sinh thích hợp.

Cố gắng nghỉ ngơi vì đó là điều duy nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể tập trung sức mạnh chống lại kẻ “xâm nhập”. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm virus Ebola cao nhưng nếu bạn vốn có một sức khỏe tốt cùng với hệ miễn dịch đủ mạnh thì có thể đặt nhiều hy vọng vào sự hồi phục nhanh chóng.

Tại Việt Nam, ngày 12/8, Bộ Y tế đã họp báo cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến của dịch bệnh Ebola, với sự tham dự của ông Masaya Gato, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến sĩ Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng).
WHO chính thức công bố phương pháp phòng tránh Ebola
WHO đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp trên người bệnh cho các bệnh nhân mắc virus Ebola.

Cũng trong ngày 12-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh cho các bệnh nhân mắc virus Ebola nguy hiểm. Tuyên bố của WHO đưa ra sau cuộc họp các chuyên gia về đạo đức y tế tại Geneva (Thụy Sĩ) nêu rõ, trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, việc đề xuất các biện pháp điều trị chưa được kiểm tra, chưa được xác nhận về tính hiệu quả và tác động phụ của nó như một khả năng điều trị hoặc phòng ngừa bệnh là không vi phạm đạo đức.

ZMapp, loại huyết thanh gồm 3 kháng thể này được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gen. Loại thuốc này đã được sử dụng cho 2 nhân viên của tổ chức phi chính phủ "Samaritan’s Purse” (Mỹ) bị mắc virus Ebola tại Liberia. Cả hai người này đã phản ứng tốt với ZMapp.
  (Yanews) 

Vì sao du học sinh không quay về phục vụ đất nước?

anh1-416x234-305.jpg
Du học sinh Việt Nam tại Oklahoma tổ chức tiệc Tết Giáp Ngọ 2014.
Courtesy sinhvienusa.org
Gần đây, ngưòi dân trong nước, đặc biệt là cư dân cộng đồng mạng lại dậy sóng về chuyện 13 nhà vô địch của chương trình “Olympia” được Úc cấp học bổng từ cuộc thi. Sau khi tốt nghiệp tại nước ngoài thì chỉ có 1 người duy nhất quay về Việt Nam làm việc. Tất cả những người khác đã sử dụng chất xám của họ ở tại ngay nước họ được đào tạo. Vì sao lại có quá ít những người đi du học và thành đạt lựa chọn ở lại nước ngoài mà không quay về lại quê hương để đóng góp cho đất nước? Đó cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với sự tham gia của các bạn Khanh Nguyễn, Tuyết Minh và Thanh Tuấn, các bạn là những du học sinh, hiện đang học tại Hoa Kỳ.
Muốn được thể hiện
Chân Như: Các bạn thấy việc ở lại nước ngoài hay quay về nước cống hiến cho đất nước, quyết định nào là sáng suốt và vì sao?
Khanh Nguyễn: Theo em, đối với những người nghĩ nước Việt Nam, văn hóa tốt, con người thân thiện hoặc có ý định là muốn quay về để giúp nước thì người ta nghĩ quyết định đó là sáng suốt. Còn một số người nghĩ rằng họ sẽ lo cho gia đình họ có cuộc sống tốt bên này, có điều kiện để làm việc, để học tập và sinh sống thì người ta sẽ lựa chọn ở lại để có cuộc sống tốt hơn.
Thanh Tuấn: Em nghĩ đa phần đi du học tuổi trẻ cỡ từ 16 tới 20 hoặc 22. Khi qua rồi thì họ tiếp xúc với nền văn hóa mới, cuộc sống mới và có nhiều sự lựa chọn mới sau khi tốt nghiệp. Em nghĩ đối đế lắm một số người mới quay về còn lại thì họ đã tìm thấy được con đường của mình, hoặc thấy được sự khác biệt giữa cuộc sống Việt Nam, cuộc sống bên này (Hoa Kỳ).
Chẳng hạn như vấn đề xin việc làm hay vào công ty của Việt Nam thì phải là con ông cháu cha, phải đút lót. Bên này, vấn đề đó dựa vào thực lực của mình nhiều hơn. Và bên này, tốt nghiệp ra đi làm với đồng lương căn bản mới bắt đầu thì mọi người vẫn sống đủ chứ không phải quá chật vật như bên Việt Nam. Còn với một số bạn nhà có cơ sở ở Việt Nam muốn quay về làm cho nhà thì cũng tốt, nhưng đa số mọi người muốn ở lại chứ không muốn đi về tại vì cuộc sống bên này tốt và thoải mái hơn. Hơn nữa là tự do hơn và được thể hiện hơn.
Tuyết Minh: Ý kiến của em cũng giống như của anh, thường người ta sẽ không thích về Việt Nam một khi đã bước chân qua Mỹ. Còn trường hợp những bạn nhà có điều kiện bên Việt Nam, đúng là các bạn đi du học để sau nay giúp đỡ cho gia đình thì các bạn sẽ về. Ví dụ em chỉ là du học bình thường, nhà cũng không có công ty hay gì bên Việt Nam nên em cũng thoải mái trong việc có về hay không quay về. Nhưng lý do khiến đa số muốn ở lại Mỹ là về Việt Nam chính quyền không biết trọng dụng nhân tài. Giống như anh có tiền nhiều anh sẽ được chức cao hoặc công việc tốt; Còn nếu anh không có tiền cho dù có tài cũng không có được.
Chân Như: Chân Như nhận thấy rằng chính sách của Việt Nam cũng là một rào cản khiến các du học sinh quay lưng với đất nước vì có rất nhiều trường hợp tài năng của họ không thực sự được trọng dụng. Còn theo các bạn thì nguyên nhân chính dẫn đến việc các du học sinh quyết định không quay về nước làm việc là gì?
Khanh Nguyễn: Theo em có hai lý do chính. Thứ nhất điều kiện làm việc ở Việt Nam đối với du học sinh nước ngoài chưa có. Nền giáo dục của Mỹ và Việt Nam là hai nền giáo dục hơi khác nhau. Gần đây, giáo sư Ngô Bảo Châu có nói là giáo dục đại học không được tốt nên cần đổi mới vì không có tính thực tiễn và chỉ áp dụng lý thuyết là nhiều. Do vậy khi ra trường khó có cơ hội có việc làm. Khi du học sinh về làm việc sẽ có một sự mâu thuẫn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên du học và chắc chắn là hai bên sẽ không làm việc được với nhau. Lý do thứ hai nhà nước vẫn chưa tạo được điều kiện tốt cho những người đi du học làm việc chẳng hạn như về vấn đề lương bổng, về tư chế làm việc. Tóm lại, do không có một sự đảm bảo cho cuộc sống gia đình chính bản thân của những du học sinh, họ không mặn mà với chuyện quay về Việt Nam làm việc.
Tuyết Minh: Nói chung là do những ngành nghề ở Việt Nam. Nhiều khi một bạn rất đam mê một ngành nhưng ngành này lại không phát triển ở Việt Nam thì bạn đó buộc phải ở lại bên đây để theo đam mê của mình. Cái đó cũng là một lý do chính đáng để ở lại chứ không phải vì quay lưng với nước nhà.
Thanh Tuấn: Nếu mà trên đường suy nghĩ để vòng về, theo em, khó mà để làm ăn chính trực tại Việt Nam và có thể lo đầy đủ cuộc sống của mình. Thứ hai nếu đã vào với những công ty của nhà nước mà làm thì cũng hơi khó. Nói thẳng ra rằng vấn đề con ông cháu cha là thứ nhất; Thứ hai người ta thường nói là “ăn từ trên ăn xuống dưới”: đã vô nhà nước làm là phải theo guồng máy; Ai cũng phải làm theo, nên tất cả vào sẽ bị biến chất. Nên hướng của em là sẽ tự kinh doanh. Vấn đề tự kinh doanh ở Việt Nam cũng hơi khó vì làm ra thì đủ các giấy tờ; Phải chung chi cho người này, chính quyền kia mỗi tháng hay đầu tháng; Cuối năm lương bổng, lễ lộc. Còn nếu ở bên này có xíu vốn và đi làm vài năm và muốn tự mở kinh doanh thì cũng dễ hơn, vấn đề giấy tờ cũng rõ ràng; Chỉ cần đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn của chính phủ Mỹ yêu cầu. Theo em vấn đề sáng suốt là vẫn nên ở lại đây rồi lo cho gia đình sau. Đối với em, thành phần đi du học thì đa số gia đình đều khá giả nên gia đình cũng không yêu cầu hay đòi hỏi con em mình phải lo lại nhiều. Chủ yếu là làm để tương lai con em mình được sống thoải mái và có một cuộc sống tốt hơn sau này, nên em không nghĩ gia đình mong con mình trở về hay lo lắng. Mong thì mong trở về, nhưng không nghĩ phải lo lắng cho gia đình hay phải trả lại. Em không nghĩ đó là áp lực để mọi người trở về.
Có nên trách du học sinh?
Chân Như: Nhiều người cho rằng cũng không nên trách các du học sinh, bởi cá nhân ai khi có cơ hội tốt cho tương lai của mình thì cũng không muốn bỏ lỡ; Nhất là cơ hội đó lại là ở những nước tiên tiến, văn minh. Tuy nhiên nhiều người khác lại cho rằng điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài đã làm thay đổi con người. Các bạn nhận định như thế nào về những ý kiến này?
Khanh Nguyễn: Theo em, ý kiến như thế cũng có thể đúng cũng có thể sai tùy vào mỗi người thôi. Đối với em nó đúng một phần bởi vì văn hóa Việt Nam với văn hóa Mỹ nó khá là khác nhau. Mình tiếp thu những nền văn hóa khác nhau thì mình sẽ có những nhận định khác nhau về cuộc sống cũng như những dự định của mình trong tương lai. Với em, cũng có một phần tác động nhưng em chỉ cảm nhận những điều đúng sự thật thì em tiếp thu. Đa số du học sinh sẽ cho rằng điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài tác động đến cuộc sống của con người bởi vì đa số sẽ quyết định ở lại bởi vì họ thấy cuộc sống ở Mỹ tự do, văn minh. Mặt khác đa số bộ phận người Việt Nam sống bên này họ cũng có tư tưởng giống người Mỹ. Họ nhận định cuộc sống bên này ổn định, có tiềm năng hơn so với ở Việt Nam cho nên người ta coi đó là cơ hội mà không bỏ lỡ được.

Tuyết Minh: Em cũng nghĩ giống như anh Khanh. Nếu so sánh giữa môi trường Việt Nam với Mỹ thì Mỹ tốt hơn rất nhiều. Ba mẹ em cũng muốn em ở lại Mỹ vì sẽ có tương lai tốt hơn. Thứ nhất là văn minh, an toàn. Em cũng có người bạn du học ở Đức. Học xong chị quyết định quay về vì đồng lương ở Đức nếu đổi ra tiền Việt Nam nhiều thật, nhưng nếu với mức sống bên đó thì cũng thuộc dạng bình thường. Nếu lấy bằng rồi quay về Việt Nam, mức lương ví dụ 1 ngàn rưỡi một tháng thì với mức lương đó sẽ sống dư giả còn hơn bên Đức. Em thấy quyết định của chị cũng được nhưng Việt Nam dạo này không có an toàn nên nếu là em thì em sẽ không muốn về.
Thanh Tuấn: Quan điểm của em sống là không chờ đợi. Có cơ hội là em sẽ làm và phân định được cái nào đúng cái nào sai và cái nào nên làm cái nào không làm. Tuổi trẻ không có bao nhiêu hết. Lúc đã qua thời, qua tuổi thì khó có thể lấy lại nhiệt huyết, khó lấy lại những năng lượng để làm việc như lúc trẻ. Nếu ở Mỹ mà có cơ hội là em sẽ bắt tay làm liền. Nói chung là chụp giật, đánh đổi để làm được cái em muốn. Còn vấn đề điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài, tất nhiên, nó tốt hơn hẳn Việt Nam rất nhiều: từ khí hậu thời tiết, giao thông, an sinh xã hội... Chẳng hạn như bảo hiểm du học sinh mua, nếu bị bệnh hoạn hay có vấn đề gì thì vẫn chi trả đầy đủ. Nói chung, đồng tiền mình bỏ ra nó đáng chứ không như Việt Nam bỏ ra mua để cho có; Hay là mua để đối phó mà không xài được hay là mua rồi vô bệnh viện đối xử mình khác. Nên em nghĩ điều kiện làm thay đổi thì cũng đúng. Ở Việt Nam, du học sinh thường sống trong vòng tay cha mẹ không tự lập, không biết bươn chải. Khi qua đây, một thân một mình, đa số đều đi làm thêm nên biết quý đồng tiền mình làm ra và biết quý cuộc sống của mình hơn. Em thấy là như vậy nên em nghĩ cái thay đổi là cái thay đổi tốt, điều kiện và môi trường tốt đã dừng chân du học sinh. Ai cũng vậy thôi người ta thấy cái nào tốt người ta sẽ ở lại làm. Ai cũng có sự lựa chọn cho riêng mình hết. Và cái đúng cái sai cũng tùy vào suy nghĩ của mỗi người và qua sự lựa chọn đó của mình có đúng hay không.
Chân Như: Nếu bạn là thủ tướng Việt Nam, bạn làm gì để các bạn du học sinh luôn sẵn sàng đặt Việt Nam là lựa chọn hàng đầu khi quyết định cho tương lai của mình và người Việt không còn mang ý tưởng thoát khỏi Việt Nam?
Khanh Nguyễn: Nếu em làm thủ tướng có 3 điều em sẽ làm đầu tiên. Thứ nhất có chính sách nào đó để đãi ngộ những du học sinh, ví dụ lương bổng, những điều kiện làm việc cho du học sinh. Thứ hai là thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam, chẳng hạn như cuộc sống có văn minh, thay đổi tình trạng trộm cắp hay những văn hóa ứng xử của người Việt Nam vẫn đang bị lên án rất nhiều. Nên thay đổi để cho du học sinh thấy được rằng con người Việt Nam cũng như con người khác trên thế giới đều như nhau và cũng có lối sống văn minh. Thứ ba nữa là Việt Nam nên có chương trình giáo dục ở Việt Nam và nước ngoài để người du học sinh và sinh viên Việt Nam có thể làm việc chung trong môi trường để xây dựng đất nước Việt Nam tốt hơn.
Tuyết Minh: Em nghĩ về chính sách đãi ngộ với việc tiền lương thì dĩ nhiên là du học sinh sẽ phải được tốt hơn. Mặt khác, em nghĩ đó lại là một thiệt thòi cho mấy bạn sinh viên Việt Nam. Bây giờ nếu mà áp dụng chính sách đó cho du học sinh thì nếu có 10 hồ sơ nộp vô một công ty thì em nghĩ chắc chắn những bạn du học sinh sẽ được xếp lên trước. Em nghĩ điều đó là thiệt thòi cho các bạn sinh viên Việt Nam. Còn nếu là thủ tướng thì em nghĩ cần phải thay đổi chính sách này nọ rất nhiều. Tại vì một khi du học sinh qua Mỹ rồi thì họ sẽ so sánh tại sao Việt Nam lại cổ hủ, không công bằng. Em nghĩ việc đó (giải pháp) rất là khó nên em cũng không có ý kiến nhiều trong câu này.
Thanh Tuấn: Theo em nghĩ để giữ chân du học sinh quay về nước hay là không còn ý định thoát khỏi Việt Nam thì rất khó làm và khó thực hiện tại vì cơ cấu của Việt Nam đã vậy rồi. Để mà thay đổi được giống như Khanh nói thì chính sách đãi ngộ là thứ nhất. Tuy nhiên về rồi, Việt Nam đãi ngộ, nhưng đãi ngộ theo cách nào, trọng dụng nhân tài theo cách nào? Hay lại là vẫn vấn đề con ông cháu cha? Nếu để đãi ngộ thì phải kết thúc vấn đề con ông cháu cha trong nước trước. Thứ hai nên tạo nhiều điều kiện hơn để cho du học sinh đi học ví dụ như mở thêm quỹ, thêm tiền đầu tư cho nhiều du học sinh đi học. Nếu học bằng tiền của nhà nước và có ký hợp đồng với nhà nước và có một sự ràng buộc nào đó thì học xong là chắc chắn sẽ phải quay về. Thứ ba, vấn đề môi trường đời sống và mức lương nói chung, chứ không đãi ngộ không dành cho du học sinh hay những người học ở Việt Nam. Ai có tài thì làm được nhiều tiền cao, chứ không phải ưu đãi quá cho du học sinh là tại vì tự bỏ tiền ra đi học. Nhiều người đi du học mà về làm vẫn không bằng người học trong nước. Cái đó có chứ không phải không. Do đó không hẳn phải ưu tiên cho du học sinh. Phải trả tiền ưu đãi cho đúng người, đúng việc và đúng năng lực. Em nghĩ là vậy.
Chân Như: Xin cám ơn 3 bạn Khanh Nguyễn, Tuyết Minh và Thanh Tuấn đã dành thời gian để đến với chương trình hôm nay.
Chân Như
(RFA)

Alan Phan - “Hãy cố gắng xài tiền… người khác!”

 “Không ai có thể tự thành công mà luôn luôn cần đòn bẩy. Phải cố gắng xài tiền người khác, càng nhiều càng tốt....”

“... Việc xài tiền người khác mà có trách nhiệm trung thực và minh bạch sẽ là thử thách tốt. Một mình doanh nghiệp (DN) không thể làm tất cả mọi thứ, phải coi cả thế giới là một đối tác lớn và có thể “lợi dụng” lúc nào tốt lúc đó”. TS Alan Phan đã chia sẻ như vậy tại hội thảo Thách thức và cơ hội mới 2014-2015, với chủ để chiến lược chuyển đổi của DN do Tổ chức giáo dục PTI tổ chức hôm 10-8, tại TP HCM.
TS Alan Phan
TS Alan Phan
TS Alan Phan cho rằng muốn làm DN, đầu tiên phải có tiền và tiền người khác càng nhiều càng tốt. DN đi tìm vốn cũng giống như một cô gái nghèo đi kiếm chồng triệu phú. DN nên đi tới chỗ mà tất cả dòng tiền đầu tư đổ về, lúc này vai trò của giám đốc tài chính (CFO) rất quan trọng.

Ông nói rằng trong 20 năm tới, công nghệ cao sẽ thay đổi tất cả nền sản xuất toàn cầu. “Tôi vừa đi thăm một nhà máy sữa ở gần Chicago, Mỹ. Nhà máy có cả trang trại nuôi 1.500 con bò sữa nhưng chỉ có 3 người vận hành. Bò được nghe nhạc, có máy mát xa. Được cho ăn đúng giờ, tắm rửa, vệ sinh, vắt sữa… cũng vậy” - ông nói.

Theo TS Alan Phan, ngày xưa, dầu khí rất quan trọng, nhất là với Mỹ và phương Tây. Khi đó, bất cứ một biến chuyển gì ở Trung Đông đều có thể gây xáo trộn kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây ở Iraq có biến động khá lớn nhưng Mỹ vẫn đứng lơ, dầu không tăng giá. Bởi chỉ 2 năm nữa, Mỹ sẽ trở thành quốc gia sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới nhờ công nghệ khai thác dầu phát triển từ những đá phiếm…

Công nghệ sẽ giúp liên thông toàn cầu, gần như cả thế giới chỉ là một thị trường với tốc độ thay đổi khủng khiếp. Rất nhiều sản phẩm mới, đặc thù mà DN có thể học, nếu không có điều kiện ra nước ngoài tìm hiểu, DN chỉ cần ngồi nhà và tra cứu trên mạng.

“Quan trọng là sản phẩm phải có chất lượng tốt và biết chăm sóc khách hàng, có chương trình xây dựng thương hiệu với kế hoạch mục tiêu rõ ràng. Sau này, muốn phát triển phải nghĩ niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu công ty quá nhỏ thì sáp nhập với công ty khác để cùng nhau niêm yết, và phải luôn nghĩ đến xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) để gia tăng giá trị bằng cách thâu tóm những đối tác, đối thủ” - TS Alan Phan nhấn mạnh.

Vừa rồi, Vinamilk có mua lại công ty sữa của Mỹ. Ở Mỹ, công ty sữa thì cho người ta cũng không lấy bởi tăng trưởng ngành này chỉ khoảng 1% đã là cao. Nhưng ở các thị trường mới nổi, ngành sữa rất hấp dẫn với mức tăng trưởng từ 12-14%. Và cơ hội vàng là thị trường Trung Quốc, bởi sau scandal sữa bị nhiễm melamine khiến ngành sữa nước này suy giảm 50%, người dân không dám uống sữa trong nước. Do đó, sữa ngoại lên ngôi. Với Vinamilk, đây cũng là cơ hội vàng.

“Dù thương hiệu của Việt Nam không thể xuất khẩu trực tiếp sữa qua Trung Quốc nhưng với nhãn hiệu mới mua từ công ty của Mỹ, xuất khẩu từ Mỹ qua Trung Quốc lại là sự sáng tạo của DN. Bởi công ty Mỹ mà Vinamilk mua lại đã hoạt động trong suốt 95 năm và không có một scandal”-– TS Alan Phan dẫn chứng về sự sáng tạo của DN thời công nghệ.      Thái Phương
( Người Lao Động )

Người Buôn Gió - Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có đi ngược với truyền thống gia đình không.?

Ngày 5/5 cơ quan An Ninh Điều Tra ( a92) Bộ Công An tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm. Đưa tin về vụ việc này báo Tiền Phong có đoạn.
'' Bố đẻ ông Vinh nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Sinh ra và lớn lên trong gia đình cách mạng, nhưng ông Vinh lại đi ngược lại với truyền thống gia đình, đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.''
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cáo buộc vi phạm điều 258 của BLHS thông qua việc ông làm là cho đăng tải những bài viết lên trang mạng của mình. Trích
''Theo cơ quan chức năng, quá trình theo dõi an ninh mạng phát hiện hai người trên có hành vi đăng tải các bài viết có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội lên mạng internet, điển hình như: Không còn đảng nhưng còn mình…''   hết trích
Bài báo không nói rõ cái gọi là '' tổ chức xã hội '' là gì. Nhưng ví dụ điển hình mà bài báo đưa ra có thấy tổ chức xã hội đó là Đảng CSVN.  Thế nhưng bài báo đã khéo léo ẩn kỹ chi tiết này, toàn bộ nội dung chỉ nhấn mạnh việc ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm chống lại nhà nước Việt Nam.
Thiết nghĩ nếu ĐCSVN là một tổ chức chính danh, được pháp luật bảo vệ , là một tổ chức xã hội hợp pháp như trong điều 258 quy định. Thì đã đến lúc hãy nhận mình là đối tượng bị xâm hại trong điều 258 BLHS. Không nên đưa Nhà Nước ra thay thế làm tổ chức bị xâm hại như trong trường hợp này. Trước đây một bị cáo trẻ là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã phân tích thẳng đối tượng trong điều luật 258 này tại toà bằng một câu ngắn gọn và súc tích.
- Tôi chống đảng ( ĐCSVN ) chứ không chống nhà nước Việt Nam.
Với chứng cứ là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' mà báo Tiền Phong dẫn ra, cho thấy đối tượng chịu hậu quả của bài viết là  bị mất lòng tin trong nhân dân là ĐCSVN chứ không phải là nhà nước Việt Nam. Sự khuất tất, che đậy này của bài báo rõ ràng có động cơ không trung thực. Nếu xảy ra một phiên toà mà không có đại diện của tổ chức xã hội như ĐCSVN đứng ra nhận là người bị hại, nêu rõ hậu quả thiệt hại do bị cáo gây ra cho mình trước toà, thì phải kỷ luật toà soạn báo Tiền Phong và các cơ quan báo chí khác đã đưa dẫn chứng sai lệch.
Còn nếu có đại diện ĐCSVN đứng ra trước toà với tư cách người bị hại, bằng chứng là bài viết '' không còn đảng nhưng còn mình...'' thì người bị hại phải nếu rõ thiệt hại , hậu quả do việc làm của bị cáo mang lại cho mình. Các cơ quan giám định cần phải đưa kết quả một cách khoa học để tính chính xác thiệt hại của người bị hại do hành vi của bị cáo.
 Không những đưa thông tin không đầy đủ và có phần sai lệch như đối tượng bị xâm hại là nhà nước, nhưng bằng chứng lại là xâm hạị ĐCSVN. Bài  còn hàm hồ kết luận về tư cách đạo đức của bị can khi mà toà án chưa kết luận, thậm chí khi mà cơ quan an ninh điều tra cũng còn chưa có bản kết luận. Trong một vụ án buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề mới đây mà phòng cảnh sát điều tra CATP Hà Nội ( PC45) đang thụ lý. Ông Phan Đăng Long phó trưởng ban tuyên huấn thành uỷ đã nhắc nhở báo chí mọi việc trong vòng điều tra, không được đưa tên vợ của phó ban tổ chức quận uỷ Từ Liêm vào vì ảnh hưởng đến người không liên quan.
 Vậy cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất lâu rồi, báo Tiền Phong biết quan điểm suy nghĩ của cụ Khiếu thế nào mà lôi tên tuổi cụ ra để khẳng định Nguyễn Hữu Vinh đi ngược đường truyền thống gia đình.?
 Đến đây thì thấy rõ không những chỉ khuất tất về đối tượng bị xâm hại, dẫn chứng cớ lệch lạc so với nội dung. Mà báo Tiền Phong còn xâm phạm đời tư người khác. Đã thế còn xâm hại một cách chủ quan, kết luận hàm hồ, không có cơ sở. Như đã nói trên, cụ Nguyễn Hữu Khiếu đã mất, làm sao biết được ý cụ thế nào mà nói con trai cụ là anh Nguyễn Hữu Vinh đi ngược truyền thống gia đình. Căn cứ vào việc cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham gia ĐCS để đánh giá là tuỳ tiện về quan điểm của cụ. Ví dụ nhiều lão thành cách mạng cùng thời với cụ Nguyễn Hữu Khiếu nhưng còn sống hiện nay như cụ Lê Duy Mật, Lê Trong Vĩnh...đều theo ĐCS từ lâu, nhưng đến nay quan điểm của họ trùng hợp với quan điểm của ông Nguyễn Hữu Vinh.
Hơn nữa báo Tiền Phong, một cơ quan báo chí, truyền thông càng cần phải biết chính sách của ĐCSVN về tự do báo chí hồi cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham gia ĐCSVN khác hẳn với chính sách báo chí, tự do ngôn luận như bây giờ. Nếu có thể ban biên tập báo Tiền Phong và các tờ báo khác hãy tham khảo hiến pháp năm 1946 ( thời cụ Khiếu tham gia ) và hiến pháp năm 1992 ( lúc cụ Khiếu đã nghỉ hưu).
 Nếu không có thời gian tìm tư liệu  để xem sự khác biệt này, thì có thể xem ở đây.
'' Và điều đặc biệt ở Hiến pháp 1992, là ở các quy định về quyền công dân, thường có các đoạn kết ràng buộc “theo quy định của pháp luật”. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật pháp. Như thế là trái với bản chất của Hiến pháp. Bản chất của Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật đứng trên tất cả các đạo luật, mọi đạo luật ban hành ra đều phải tuân theo Hiến pháp. Nếu luật ban hành trái Hiến pháp thì luật đó không có giá trị, phải bị hủy bỏ. Đó là bản chất của Hiến pháp.

Hiến pháp 1946 không hề có quy định nào như thế. Khi cần một đạo luật để thi hành các quy định của Hiến pháp, thì Hiến pháp 1946 viết như sau, ví dụ ở Điều 61: - “Nhân viên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”. Viết như thế này, là luật phải tuân theo Hiến pháp. Nhưng viết như Hiến pháp 1992, ví dụ như Điều 69: - “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”, thì có nghĩa là Hiến pháp phải tuân theo luật. Thậm chí tuân theo nghị định, thông tư…''
 Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giữ bởi những cáo buộc đăng tải thông tin, hành vi của ông Nguyễn Hữu Vinh chưa nói đúng hay sai. Nhưng những hành vi ấy nằm trong khuôn khổ về quyền tự do, ngôn luận, báo chí, quyền thông tin... Và những quyền này của ngày hôm nay có nhiều điểm khác biệt so với những quyền thông tin ngày trước. Ngày mà bố ông Nguyễn Hữu Vinh, tức cụ Nguyễn Hữu Khiếu tham gia công tác đảng, công tác nhà nước.
Xét thế, đã thấy báo Tiền Phong và các tờ báo khác đã quy chụp tuỳ tiện quan điểm của cụ Nguyễn Hữu Khiếu để xúc phạm danh dự gia đình cụ, làm tổn hại đến tình cảm gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh. Rất mong vợ và con ông Nguyễn Hữu Vinh nhanh chóng có đơn tố cáo hành vi xâm hại lợi ích , danh dự gia đình mình của báo Tiền Phong và các tờ báo khác theo điều 258 của BLHS nước CHXHCN Việt Nam.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió) 

Tố cáo cấp trên, nguyên PGĐ CA Thanh hóa bị giáng chức và dọa giết

Suốt từ năm 2012 đến nay, thượng tá Đỗ Văn Cai, nguyên Phó trưởng Công an TP.Thanh Hóa, thường xuyên bị kẻ xấu nhắn tin khủng bố dọa giết cả gia đình, khiến ông phải nhờ Công an tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công an bảo vệ. Thậm chí, để phòng tránh mọi bất trắc, bảo toàn tính mạng cho gia đình, ông phải “di tản” vợ con ra tỉnh ngoài tạm lánh.

Theo thượng tá Cai, việc ông nhận được tin nhắn khủng bố bắt đầu xuất hiện từ năm 2012, sau khi ông làm đơn tố cáo một số cán bộ có dấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm ở các vụ án xảy ra trên địa bàn.
Công an TP.Thanh Hóa xác nhận việc thượng tá Cai cầu cứu bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình là có. Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa (PC44) đã vào cuộc và có biện pháp bảo vệ ông Cai và gia đình.

Chưa hết, Thượng tá Cai cho biết, trong khi ông đang chờ cấp trên giải quyết đơn tố cáo thì vào tháng 5.2014, Giám đốc Công an Thanh Hóa đã luân chuyển ông sang làm Phó phòng Cảnh sát môi trường, tức ông đã bị giáng chức từ Phó trưởng CA TP, Phó thủ trưởng CQĐT xuống Phó phòng một phòng nghiệp vụ công an tỉnh này.

VẬY NGƯỜI THƯỢNG TÁ CAI TỐ CÁO LÀ AI?

Được biết đó chính là Đại tá Lê Văn Nghiêm- Trưởng công an Tp. Thanh Hoá, thủ trưởng cơ quan điều tra, cấp trên của ông Cai; và Trần Văn Cảnh , đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Nguyễn Thế Sâm, đội phó đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Nguyễn Anh Dũng...thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Theo đó, các cán bộ trên đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, che dấu bỏ lọt tội phạm, không ra quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Những cáo buộc trên được Thượng tá Đỗ Văn Cai viện dẫn từ một số vụ án đã xảy ra trước đó, điển hình như vụ Hoàng Văn Hiện phạm tội mua dâm người chưa thành niên xảy ra năm 2006. Thượng tá Cai cáo buộc, các cán bộ lãnh đạo này của Công an thành phố Thanh Hóa đã cố tình bao che cho Hiện, biến đối tượng này từ phạm tội sang “người có công”, tạo điều kiện để đối tượng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và có cơ hội gây án (?)

Trong thời gian Cục C44, Bộ Công an tiến hành xác minh nội dung tố cáo, Thượng tá Đỗ Văn Cai liên tục nhận được 32 tin nhắn xúc phạm danh dự, khủng bố uy hiếp tinh thần, đe dọa tính mạng của đồng chí cùng gia đình.

Các cán bộ mà vị Phó trưởng CA tp. Thanh Hoá tố cáo đều là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của CA Thanh Hoá. Trong đó đáng chú ý nhất có cả cấp trên của ông, đại tá Lê Văn Nghiêm - trưởng CA tp. Thanh Hoá.

Đại tá Nghiêm đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc nêu trên, cho rằng đây là hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự lãnh đạo. Đồng thời ông cũng tố ngược thượng tá Đỗ Văn Cai vi phạm đến bí mật và ảnh hưởng đến hoạt động của ngành khi cung cấp các thông tin tố cáo nêu trên.

SỐ PHẬN ÔNG CAI SẼ RA SAO KHI DÁM ĐỨNG RA TỐ CÁO CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CỦA MÌNH CÙNG CÁC LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CA tp. THANH HOÁ?

UẨN KHÚC NÀO ĐẰNG SAU NHỮNG ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA ÔNG CAI. SỰ THẬT LIỆU CÓ ĐƯỢC ĐƯA RA ÁNH SÁNG HAY SẼ BỊ CẢ BỘ SẬU CHỦ CHỐT CHE ĐẬY. VÀ ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU BỘ CA MUỐN GIẤU ĐI NHỮNG GÌ CẦN GIẤU ĐỂ BẢO VỆ "uy tín ngành" ?!

Hãy cùng NKYN theo dõi tiếp diễn biến vụ việc này. Cùng đoán xem, vụ việc sẽ được công khai hay gặp phải sự can thiệp kiểm duyệt rồi rơi vào im lặng ?!

---------------------
Nguồn cấp dữ liệu :
- Báo Thanh Niên : Cán bộ làm đơn tố cáo bị dọa giết cả nhà (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140814/can-bo-lam-don-to-cao-bi-doa-giet-ca-nha.aspx)
- Báo Giáo Dục : Vụ Thượng tá công an bị dọa giết: Cấp trên bác bỏ cáo buộc (http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-Thuong-ta-cong-an-bi-doa-giet-Cap-tren-bac-bo-cao-buoc-post148634.gd)

(FB. Nhật ký yêu nước)