- Ký ức Hoàng Sa – Bài 1: Đường đến Hoàng Sa — Ký ức Hoàng Sa – Bài 2: Chuyện những người giữ biển — Ký ức Hoàng Sa -Bài 3: Tinh thần kiểm ngư viên (Tin Tức).
- Nhiều ngư dân Quảng Ngãi băn khoăn việc đóng mới tàu vỏ thép (TTXVN). – Ngư dân ngóng từng ngày (CAND). – Không cho vay ưu đãi tràn lan đóng tàu đánh bắt xa bờ (CATP).
- Đại gia xin vay ngàn tỷ mua tàu cá nát: Xin ưu đãi quá đà? (Infonet). – Nếu không được vay vốn ưu đãi: Đại gia Đức Khải “vỡ mộng” ra khơi? (GDVN).
- Giáo sư Trung Quốc đề xuất Bắc Kinh sửa luật, hợp pháp hóa ‘đường lưỡi bò’ (TN). – Trung Quốc âm mưu thiết lập ‘siêu hạm đội’ dầu khí ở biển Đông (XH). – Trung Quốc phát triển ồ ạt 10 tàu sân bay (DT). – Nguyễn Chí Vịnh: ‘Không phải cứ nước lớn là có quyền nói to’ (VNN). – Bộ QP Ấn Độ: Cần thận trọng tỉnh táo trước sức mạnh quân sự Trung Quốc (GDVN).
- Cách buộc Trung Quốc thay đổi là ngăn họ xây hải đăng ở Hoàng Sa (GDVN). Học giả Mỹ Michael Auslin: “Những gì Bắc Kinh đang cố gắng làm là nói rằng: Không, không có tranh chấp. Không có tranh chấp ở quần đảo Senkaku. Không có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Không có tranh chấp ở phần lớn Biển Đông hay bầu trời Hoa Đông vì Trung Quốc đang quản lý hiệu quả những khu vực này“.
- Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng vì vấn đề Biển Đông (VOA). – Mỹ sẽ giám sát ‘các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn’ ở Biển Đông (VOA). – Mỹ-Úc thúc đẩy sáng kiến “đóng băng” mọi hoạt động khiêu khích tại Biển Đông (RFI). – Mỹ-Úc nhất trí mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ (RFI). – Mỹ-Australia lôi kéo Nhật-Ấn Độ bao vây Trung Quốc (ĐSPL). – Nhật muốn đưa quân tới các đảo biên giới đề phòng Trung Quốc (DT). – Mỹ khiến TQ hành xử hiếu chiến hơn ở Biển Đông? (VNN). Nếu Mỹ bỏ mặc các nước, để TQ làm mưa, làm gió ở biển Đông, chắc là TQ sẽ bớt hung hăng?
- Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng (VOA). “Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng (1) để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. (2) để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao. (3), trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. (4) tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu… (5) để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình …”. – Về cái gọi là chính khách Mỹ bắt tay với giới bảo thủ Hà Nội (Quê Choa).
- Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam (TP).
- Độc lập, tự do – chiêm nghiệm từ lời răn của Thánh (GDVN). “Trong cuộc chiến đầy máu và nước mắt dành tự do, độc lập cho dân tộc, vẫn có những kẻ bán nước cầu vinh như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… nhưng đó chỉ là vài vết mờ nhỏ bé trong trang sử dựng nước và giữ nước hiển hách mà người Việt luôn tự hào. Không ai muốn chiến tranh, nhưng khi những vị tướng già như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Vĩnh, những nhà ngoại giao kỳ cựu như Nguyễn Thị Bình, Vũ Khoan đã phải lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với độc lập, tự do của tổ quốc thì đó không còn là những lời góp ý thông thường“.
- Freedom House sẽ lên tiếng về vụ án Bùi Thị Minh Hằng và các bạn (FB CĐVN/ DL). =>
- Ngày đầu tiên ở tù (Phần 2) (Phạm Thanh Nghiên). “Bị
đồng loại đối xử không giống những con người. Điều đó làm tôi cay đắng
nhưng thứ làm tôi đau khổ chính ở sự bất lực của mình. Tôi đã không phản
kháng. Giọng nói sáng nay văng vẳng bên tai. Tôi nhận ra một điều, sự
quy hàng còn khó khăn hơn nhiều so với nỗ lực phải chiến thắng“.
- Tín hữu Cao Đài bị sách nhiễu, ném “bom bẩn” khi cúng lễ (RFA). “Đây
là lần đầu tiên mà tín đồ Cao Đài khi đang cúng bị ném mắm tôm và phân
người như vừa nêu. Tuy nhiên lâu nay, hình thức này thường được sử dụng
để sách nhiễu những thành phần bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh
tại Việt Nam như nhà bà Bùi thị Minh Hằng ở Vũng Tàu, nhà của bà Trần
Khải Thanh Thủy ở Hà Nội từng thường xuyên phải hứng chịu loại bom bẩn
đó…”. Chắc là tự do tôn giáo theo kiểu VN, mọi người được “ưu đãi” màn mắm tôm trộn với “tư tưởng HCM” khi đang hành lễ?! – Chuyện về người Phật Giáo Hòa Hảo (DCCT).
- Xét xử các bị cáo tuyên truyền chống phá Nhà nước (TN). – Dân oan Đắc Nông bị đưa ra xét xử vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”?
(FB Tin Không Lề). Mời xem lại bài viết về anh trưởng thôn Điểu X’rí,
được cho là người bị đưa ra xét xử trong phiên tòa nói trên: Bao giờ cao nguyên xanh trở lại? (DLB).
- HÐTP Garden Grove ủng hộ chế tài CSVN vi phạm nhân quyền (NV). “Dự
luật này đã được giới thiệu ra Hạ Viện Hoa Kỳ, và nếu được lưỡng viện
Quốc Hội thông qua, sẽ trừng phạt những cá nhân vi phạm nhân quyền đối
với người dân tại Việt Nam, bằng cách cấm họ và gia đình nhập cảnh Hoa
Kỳ và chịu sự chế tài khi sử dụng các định chế tài chánh của Mỹ“.
- Ðảng viên CS Nguyễn Ðăng Trừng bị khai trừ, một bài học cho những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời (Blog VOA). “… từ
sự kiện đảng viên CS Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng, những
đảng viên CS phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt cần rút ra bài học kinh
nghiệm gì?… cần thiết phải có sự liên kết ‘phản tỉnh tập thể’ cùng lúc
của tất cả các đảng viên đã và đang ‘phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt’.
Vì chỉ có như thế mới tạo được sức mạnh và sức nặng tổng hợp đủ vô hiệu
hóa lực lượng bảo vệ nền chuyên chính vô sản…”.
Dường như trong
chiến tranh, các đảng viên không sợ bom đạn, không sợ kẻ thù, nhưng
trong thời bình, các bác lại sợ những người “đồng chí”của mình trả thù
vì từ bỏ đảng, vì đã dám “phản đảng”? Nếu đúng như vậy thì, kẻ thù không
tàn bạo bằng những người mà các bác gọi bằng “đồng chí” và cái đảng này
hành xử với các đảng viên của mình có khác gì những băng đảng mafia?
- Mạng xã hội toàn cầu và sức mạnh liên kết to lớn (Blog VOA). – Đòi thay đổi mật khẩu: Đợt hack mới hay chính sách riêng của Facebook cho khách hàng Việt Nam?
(DCCT). Các Facebookers bị khóa tài khoản và bắt đổi mật khẩu vừa rồi
không phải do Facebook, mà do Facebook bị hacker Nga tấn công, đã “đánh
cắp thông tin gồm 1,2 tỉ tài khoản và mật khẩu, cùng 500 triệu địa chỉ
email người dùng Internet”. Mời xem lại: Nguyên nhân thật sự đằng sau chuyện Facebook bắt đổi Password (XH).- GÓP Ý VỚI TRANG WEB VIỆT NAM THỜI BÁO (Ngày Đêm). – Trao đổi với tác giả Nguyễn An Dân (VNTB).
- Tiểu thương Cẩm giàng biểu tình phản đối chính quyền cướp chợ ! (Lê Hiền Đức). – Nguyên Thọ – Nông dân Dương Nội biểu tình trước Bộ công an sáng 12/8/2014 (Dân Luận). – Chí Phèo thời đại (Phi Vũ).
- Tiền Polymer… ăn hối lộ và chùi mép (DLB). “… vì
‘có tật nên hay giật mình’ nhà nước CSVN làm như mình “ngây thơ vô tội”
hăng tiết vịt ra công hàm phản đối để bảo vệ lãnh đạo, nhưng họ không
biết làm như thế không hơn hành vi “lạy ông tôi ở bụi này” để ai chưa
biết càng tò mò để biết thêm?“
- Từ một mắt xích thấy rõ toàn hệ thống (RFA). “Tham
nhũng đe dọa sự tồn tại của Đảng Cộng sản và làm người dân xa lánh
Đảng. Đây là điều mà cả Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đều nhiều lần cảnh báo. Nhưng làm thế nào để chống
tham nhũng có hiệu quả lại là một nan đề, khi chế độ toàn trị chưa sẵn
sàng cải cách trao quyền dân chủ cho người dân“. – Làm luật để nuôi tham nhũng (NV).
- Cấm phong bì khó lắm ông Sự ơi! (DT). “Cái
đáng sợ, cái nguy hiểm của đất nước này là những chuyện bất thường đã
trở thành bình thường. Người vi phạm giao thông đưa tiền cho cảnh sát
giao thông và cho đó là bình thường. Doanh nghiệp đưa tiền cho cán bộ
thuế, hải quan là chuyện bình thường như “trách nhiệm công dân”. Người
dân đến cửa công phải phong bì cho cán bộ công chức là việc đương nhiên
như cơm ăn nước uống, như sống là phải thở“.
- Báo Đại đoàn kết: Hàng chục tỷ đồng dự án Đại Kim hiện giờ ra sao? (Hữu Nguyên). “Bức
xúc vì không biết một khoản tiền rất lớn của tập thể đóng góp tham gia
dự án đã được sử dụng như thế nào nên một số cán bộ, phóng viên Báo Đại
Đoàn Kết đã làm đơn đề nghị gửi lên lãnh đạo Ủlãnh đạo Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam. Thế nhưng, cho tới nay khi ông Đinh Đức Lập đã mất chức
tổng biên tập, còn ông Đinh Quang Sơn thì đã bỏ trốn từ lâu tình hình
tài chính của dự án Đại Kim vẫn còn là dấu hỏi lớn không lời đáp“. – Mời xem lại: Khu đô thị Đại Kim: 10 năm vẫn là bãi đất hoang (VTC).- Được cử đi học, cán bộ Sở Ngoại vụ ở lại Mỹ, không chịu về nước (LĐ). – Cán bộ Việt Nam trốn ở lại Mỹ? (BBC). – Vì sao cán bộ Sở Ngoại vụ Cần Thơ trốn ở lại Mỹ? (PNTP). – Cán bộ Sở Ngoại vụ ở lại Mỹ học tiến sĩ vì “nhà nghèo” (TT/ PLTP). – Phó phòng Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Gia đình choáng váng vì con nông nổi (DV). – Lại một cán bộ VN “xoay trục” sang Mỹ (VNTB). “Thời gian gần đây, có lẽ bị ảnh hưởng bởi xu thế âm thầm ‘chuyển trục’ từ Trung Quốc sang Mỹ, có vẻ số cán bộ ‘nguồn’ của Việt Nam ‘đi tắt đón đầu’ tăng vọt. Mới đây Bộ Công thương đã phải tiết lộ vụ việc hai cán bộ của bộ này ‘đào ngũ’ sang Mỹ“. – Trước phó phòng Sở Ngoại vụ, còn ai “tự ý ở lại nước ngoài”? (ĐSPL).
- Vụ Cảnh sát dùng súng khống chế kiểm lâm: Khởi tố tổ trưởng tổ tuần tra (DT). – Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ đối mặt với mức án 15 – 20 năm tù? (GDVN).
- Vụ Thượng tá công an bị dọa giết: Cấp trên bác bỏ cáo buộc (GDVN).
- Xem xét khởi tố Phó ban Tổ chức Quận ủy về tội Giết người (TP).
- Tướng Thước: “Tôi ủng hộ đề xuất để Bộ Tư pháp quản lý các trại giam” (GDVN).
- Tự tử tại đồn công an sau khi bị bắt vì trộm gà (DT). Nạn vào đồn công an “tự tử” ngày càng gia tăng, vẫn không có khả năng chấm dứt.
- Vụ ông Chấn: Lời khai rợn gáy của hung thủ qua điều tra mới (DV).
- “BO”… CHIM (Văn Công Hùng). – Vụ án 7 bị can bị oan: Hung thủ khai 13, giám định ra 18 tuổi (PLTP/ DT).
- Thực hư chuyện CSGT bị “tố” “vung gậy” khiến một người tử vong (ĐSPL). – Video: Cãi không lại người dân! CA dùng vũ lực như bọn côn đồ! (muchienluc.com).
- Kỷ luật quan chức lộ đề thi công chức (BBC).
- CHẠM ĐÁY (TNM). “Tất cả mọi giá trị trong XHVN thời CS hiện nay đã rơi tự do và tất cả đã băng hoại đến độ vô phương cứu chữa“.
- Việt Nam sẽ cho người dân vào sòng bạc? (BBC). – Đầu tư casino: Cửa đã mở (NLĐ).
- 7.000 lít dầu chứa chất siêu độc: “Cha chung không ai khóc”? (TP).
- Hà Nội lên phương án nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề (VNN). – Xã hội hóa chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi: Nhiều lỗ hổng quản lý (HNM).
- Nam mô biệt trú Điếu Cày (Da Màu). “xá
tội vong nhân/ tay tuyên huấn thất thời đi nói pháp/ đứa trúng quả/ dấm
dúi xây chùa/ mở trại nuôi trẻ con rơi rớt/ niết bàn chắc còn có cửa
sau“.
- Tiếp tục biểu tình chống VN ở Campuchia (BBC). – Phản đối phần tử cực đoan đốt quốc kỳ Việt Nam ở Campuchia (VTC).- Trường học ‘xóa dấu ấn Chu Vĩnh Khang’ (BBC). – Trung Quốc: Bắt thân tín của ông Giang Trạch Dân (VTV).
- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay Kỳ 40: Hoàng Sa và những nhân chứng lên tiếng từ nước Pháp (MTG). – Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay Kỳ 41: Hoàng Sa trên diễn đàn quốc tế San Francisco (MTG).
- Bắc Kinh truy tố một cựu lãnh đạo ngân hàng lớn vì tham nhũng (RFI). – Cựu chủ tịch ngân hàng nhà nước Trung Quốc bị truy tố tội tham nhũng (TN).
- Hà Huy Sơn: Nhà nước nên có chủ trương cho ngư dân thuê tàu đánh cá (BVN).
- Những hạt cát thời gian – Chiến thuật “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc trên Biển Đông (Jane’s Intelligence Review/ Tranh chấp BĐ). – Bản tiếng Anh (bản gốc phải trả tiền, không được đọc miễn phí): Sands of time – China’s “salami-slicing” in South China Sea
- TÌM HIỂU Ý NGHĨA TẤM BẢN ĐỒ CHÍN GẠCH (CHỮ U) CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỊCH SỬ (Trương Nhân Tuấn). – Đường lưỡi bò, đường 9 đoạn… là sao? (Nguyễn Vĩnh).
- Lê Chân Nhân: Sản phẩm của cái lưỡi dối trá (DT). – Hai bên đều nói dối! (FB Trương Nhân Tuấn/ DN). “Vấn
đề tranh chấp HS đã hơn 100 năm. Học giả VN (XHCN) đã có tài liệu
(nghiên cứu) nào ra hồn về lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền
của VN ở đây ? Họ đã tạo dựng được chiến lược (pháp lý) nào để lấy lại
Hoàng Sa ? Câu trả lời là không có gì hết !“.
- Thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc (Blog RFA). “Và
một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm
thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có
những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị
phương hại ra sao… Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải
sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi
lúc một dữ dội. Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm
của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để
cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!” – Phát hiện đặc biệt của ông bạn già về tình hữu nghị (Đào Hiếu).
- Bộ Ngoại giao Mỹ: “Sẽ theo dõi sát sao vụ án Bùi Thị Minh Hằng” (FB CĐVN/ Dân Luận). “Hai quan chức cho biết họ đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi sát sao vụ án Bùi Thị Minh Hằng… Bo
Trung bày tỏ ý muốn Bộ Ngoại giao Mỹ tìm biện pháp đối thoại với chính
quyền Việt Nam để chấm dứt trấn áp không chỉ riêng trường hợp của bà Bùi
Thị Minh Hằng mà tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam nói chung“.
- LS Lê Công Định: Nhớ anh Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày (BS). “… trước
ngày xét xử, một quan chức cao cấp của Tòa án TPHCM đã gọi điện thoại
cho luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, yêu cầu
Đoàn Luật sư cấm tôi biện hộ cho anh Hải. LS Trừng hỏi lại quan chức ấy
rằng họ dựa trên cơ sở pháp lý nào để cấm luật sư Định biện hộ thì chỉ
giúp ông. Quan chức đó đành ngậm ngùi trước sự bảo vệ tôi mạnh mẽ của LS
Trừng“.
- Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc (Blog RFA).
- Athena – Những bài học dân chủ hóa từ Indonesia (Dân Luận).
- Dân oan khắp nơi kéo về Ngô Thì Nhậm, lại biểu tình ! (Lê Hiền Đức).
- Nhân quốc hội bàn chuyện nâng tuổi hưu, chạnh lòng thương thủ tướng (NBG). “Thứ
nhất tại sao ĐCSVN chỉ định (bắt buộc ? cưỡng ép?) một người thương
binh phải lao động gần 60 năm? Thứ hai, tại sao ĐCSVN sử dụng lao động
vào chiến tranh khi mới 12 tuổi? Thứ ba, nếu ĐCSVN không những chẳng
giải phóng được cho cán bộ của mình, thì làm thế nào mà giải phóng được
bóc lột, bất công cho người lao động, quần chúng nhân dân đang được đảng
kêu gọi đặt niềm tin để lãnh đạo đất nước?“
- Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có bị đánh tráo? (RFA). “Tôi
làm tổ phó ở đó, đi thu tiền của các hộ dân để làm ‘quyền sử dụng đất’
nhưng chính quyền họ không cấp. Khi có dự án thì ra lệnh cưỡng chế thu
hồi đất. Còn trước đó thì dân chúng ở bình thường mà không cấp giấy
quyền sử dụng cho dân“.
- Người Việt và người Đức (pro&contra). “Cùng
một hành vi, người Việt coi là anh hùng cao cả, đáng tuyên dương; người
Đức kết án. Người Việt biết ơn vì chết ít thay vì chết cả nút. Người
Đức phẫn nộ, vì cái chết nào không đáng cũng là quá nhiều. Nếu không
phải là con người lấy chính mình làm khuôn mẫu tạo ra Thượng đế mà ngược
lại, thì Thượng đế của người Việt thật dễ tính, Thượng đế của người Đức
khó khăn trăm bề“.
- Đạo đức, luật pháp chìm dưới bùn đen (DLB).
- Đồng trụ chiết – Giao Chỉ diệt? (DLB).
- BÀN VẾ GIỚI HẠN CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG (Hà Hùng). “Vì
thực chất một dân tộc có đời sống tinh thần ốm yếu, thì luôn cần các
biểu tượng để nâng đở, soi đường. Và đó như là một thứ thuốc bổ của tinh
thần. Nhưng khi chúng ta đói nghèo quá không có cơm ăn áo mặc, mà uống
thuốc bổ quanh năm thì phỏng có ích gì“.
- Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không? (Tuấn Khanh). “Cũng
giống như trước đó, một bạn nữ người Hà Nội cũng làm trong nghề báo,
khi đọc được những dòng mỉa mai phụ nữ Bắc, đã viết trên facebook ‘chắc
phải bỏ nghề thôi, báo chí bây giờ thật thối nát kinh tởm’. Nhưng cần
nhìn kỹ hơn, báo chí thối nát cũng chỉ là một phần. Thối nát đến từ âm
mưu thoả hiệp cho xuất hiện những ý tưởng ngu xuẩn đó, cũng như thối nát
nằm sẳn trong đầu của giới lãnh đạo truyền thông, mà chắc chắn là những
người tự gọi là đàn ông“. Nói về bài: Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ đăng trên báo Tri Thức Trẻ, hiện đã bị gỡ bỏ.
- Ngưng biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia (VOA). – VN phản đối việc đốt cờ đỏ sao vàng (BBC).
KINH TẾ- TS Lê Đăng Doanh: Tính vống GDP để nhóm lợi ích lũng đoạn (KD). – GDP có “cụt chân”? (VNTB).
- 70% nợ cho vay “biến mất”: Các ngân hàng sẽ “thăng hoa”? (VNTB). – Tại sao 3X “xì ra hết” những thông tin bất lợi (cho CSVN) về nền kinh tế Việt Nam? (DLB).
- 6 tháng, nợ xấu của Vietcombank tăng trên 70% (VnEconomy).- Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương (PLTP/ CafeF). – Chính quyền Bạc Liêu sắp vỡ nợ? (VNTB).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 13-8-2014 (VietFin).
- Ngành gỗ Việt Nam: Cơ hội tới… 20 tỷ USD? (DĐDN).
- Vì sao Tổng Cty Bảo hiểm Sài Gòn-Hà Nội liên tục “lao dốc”? (GDVN).
- Đặng Lê Nguyên Vũ giữa “vòng vây” Starbucks và các đối thủ cứng (Soha).
- Công ty Thái và thị trường bán lẻ Việt (BBC).
- Đời diêm dân – Bài 1: Hạt muối không nuôi nổi người làm muối (ĐĐK).
- 58% lượng táo nhập khẩu ở Việt Nam là từ Trung Quốc (VTV).
- Du lịch Pháp : Trung Quốc dẫn đầu khách châu Á (RFI).
- EU hy vọng sớm chung quyết đàm phán tự do mậu dịch với Việt Nam (VOA).
- Ngân hàng phát triển mới của nhóm BRICS (RFA). Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: “Cách hành xử của Trung Quốc với các láng giềng Đông Á càng phản ảnh bản chất không đáng tin của lãnh đạo xứ này. Hai nước Nga Tầu chỉ muốn thách đố trật tự tài chính và chính trị của khối Âu-Mỹ-Nhật hơn là giúp các nước lâm vào khủng hoảng“.
- Đỗ Kim Thêm – Tư Bản Trong Thế Kỷ XXI (Dân Luận).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 14-8-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 14-8-2014 (VietFin). – Kết thúc phiên sáng VN-Index tăng gần 3 điểm (Gafin). – Tóm tắt phiên giao dịch sáng 14/8: KDC tiếp tục tăng trần (TBNH).
- Nợ xấu vẫn phát sinh từ khoản vay mới (ĐTCK).
- Tiền đồng Việt Nam tiếp tục lên giá (TBKTSG). – Tiền đồng: Phá giá hay là không? (DNSG). – Giá vàng, USD cùng “bất động” (VnEconomy).
- Cho người nước ngoài mua nhà: QH thận trọng, DN muốn thoáng hơn (TBKTSG). – Vay vốn ưu đãi mua nhà 4,9%/năm, lại chiêu PR? (ĐTCK).
- Không thể tin có chuyện Xe rẻ nhất thế giới sắp được lắp ráp tại Việt Nam? (VnEconomy).
- Kinh Doanh Bằng OPM (Alan Phan).
- Miền Trung có vị trí thế nào trên bản đồ công nghệ Việt? (VnEconomy).
- Vì sao Hà Nội quyết loại bỏ 2.000 taxi ngoại tỉnh? (Infonet).
- Hồ tiêu chinh phục ngưỡng “tỷ đô” (Báo CT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- BS NGUYỄN ANH HUY – VỀ NHỮNG CHIẾC ẤN CỦA CHÚA NGUYỄN (Khoahocnet).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ = KỲ 123 (Nhật Tuấn).
- [BDTT8] Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn – Phạm Lữ Ân, một quyển sách nhẹ nhàng như chính trái tim của ta vậy (THĐP).
- Người quen (Da Màu).
- California chính thức dựng bảng tưởng niệm Việt Dzũng (NV). =>
- ‘Chỉ trích NS Phó Đức Phương là thiếu hiểu biết’ (Eva/ Xã Luận). – Lùm xùm tiền tác quyền live show Khánh Ly: Trịnh Vĩnh Trinh: ‘Chúng tôi muốn nói một lần rồi thôi!’ (MTG). – Lùm xùm show Khánh Ly và chuyện ‘loay hoay’ phải trái (TVN). – Những ‘hỗn mang’ trong tác quyền âm nhạc (VNN).
- Ngô Khôn Trí – Vài dòng tản mạn về thói hư tật xấu của người Việt (Khoahocnet). “‘Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên’. Câu nói này rất đúng khi nói rằng ở nước nào cũng có người tốt và kẻ xấu. Thế nhưng, vấn đề ở đây là tỷ lệ thành phần tốt và xấu trong xã hội đó nhiều hay ít so với dân số và nhất là khi so sánh với nước khác. Ở Nhật cũng có người ăn cắp vặt vậy ? Nhưng tỷ lệ số người ăn cắp vặt đó so với 126 triệu dân Nhật là bao nhiêu phần trăm ?“.
- TỌA ĐÀM “Thoát Trung về văn hóa” trên diễn đàn Văn Việt (Văn Việt).
- Trung Thu sớm ở miền Trung (RFA). “Lượng tiêu thụ ở miền Trung rất thấp nhưng lại vượt trội về vấn đề cho, tặng, biếu. Nghĩa là đa phần các phần bánh Trung Thu đều được bán cho các nhân viên ở các cơ quan nhà nước mang biếu sếp“.
- Nước Mỹ khóc thương thần tượng điện ảnh Robin Williams (RFI). – Nguyên mẫu phim “Good Morning Vietnam” nói gì về sự ra đi của Robin Williams? (DT). – Trầm cảm, nghiện ngập : Bệnh của những người làm nghệ thuật ? (RFI).
- Phim “Người Mỹ trầm lặng” và những chuyện bên lề (VDK).
- Phan Nguyên – Suy nghĩ của một du học sinh Việt Nam (DĐTK).
- Nữ diễn viên Lauren Bacall qua đời, thọ 89 tuổi (VOA).
- Quán ăn hè phố: Gánh miến cua Hà Nội (BBC).
- Nguyễn Ðạt/Người Việt – Xót xa ngôi chùa cổ đổ nát giữa Sài Gòn (DĐTK).
- Về Bạc Liêu thăm tượng Phật Bà “khổng lồ” (DT).
- Nghệ sĩ biến vật dụng hàng ngày thành những bức tranh độc đáo (MTG).
- Vào nghĩa địa mộ đá bí ẩn của “ma trành” giữa rừng già (VTC/ ĐSPL).
- Chú lươn trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới qua đời (VDK).
- Quỳnh Giao: Suối Nguồn Tân Nhạc (NV).
- Tử tế từ mỗi người (Diễn Ngôn).
- Tâm sự của một người lớn tuổi nơi xứ người (Gocomay).
- Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học (II) (DCVOnline).
- Inrasara: Độc đáo Ẩm thực Chăm – độc đáo cách đột phá (Inrasara).
- “Cơm hàng cháo chợ với Tây” (DT).
- Thị trấn lưu giữ những huyền thoại (Lê Thiếu Nhơn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GS Nguyễn Văn Tuấn: Đại học VN không giống ai (BS). “Nhiều người thích nói chuyện lớn ‘đẳng cấp quốc tế’, nhưng những chuyện nhỏ như thế này cho thấy với tư duy ‘và tầm nhìn này, các đại học VN sẽ khó hội nhập quốc tế, và đừng mơ mộng đến ‘đẳng cấp quốc tế’.”
- Đàm Quang Minh & Trần Vinh Dự: Đại học chất lượng thấp và ‘lò mổ tú tài': Đốt đuốc đi tìm cơ sở đào tạo tốt (Blog VOA). – Đổi mãi, liệu có mới? (TN).
- Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho dự án ĐH Quốc gia Hà Nội (DT). – Thủ tướng: Không nhất thiết mỗi trường ĐH phải có một sân bóng đá (ĐSPL).
- Hệ thống quản trị và quản lý thích hợp – Lâm Quang Thiệp (HTN). – Tự chủ đại học: Thực trạng và giải pháp cho đại học Việt Nam – Nguyễn Minh Thuyết
- Trường phi lợi nhuận ở VN: có khả thi? (TT).
- Nói một đàng, làm một nẻo (hay trọng bệnh của giáo dục đại học An-nam) (Baron Trịnh).
<- Đậu đại học, bị bố bỏ rơi, không có tiền đến lớp (GDVN).
- Bắt học sinh may đồng phục: Trên không bảo nhưng dưới lại làm? (GDVN). Phải làm mới có dịp móc túi phụ huynh và học sinh.
- Những ‘siêu phẩm’ văn điểm 0 gây sốt cộng đồng mạng (GĐVN).
- Hàng trăm bằng tốt nghiệp đại học bị sai lỗi chính tả tiếng Anh (DT).
- Chông gai con đường đến lớp của trẻ mầm non thành phố (GDVN).
- Trẻ mẫu giáo dõng dạc: “Cô ơi, vợ chồng mới cưới buổi tối làm gì ạ?” (DV). “Phụ huynh chúng tôi đã đặt niềm tin vào các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm duyệt, nhưng các vị đang làm gì vậy? Con trai tôi mới 7 tuổi thôi. Đừng con bắt tôi dậy thì sớm!“
- Vụ Đại học Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng: “Vụ kiện này sẽ kéo dài” (VNN).
- Nhà toán học nữ châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Fields (RFI). – Maryam Mirzakhani: Phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Toán học (VOA).
- Tại sao phải học thêm một ngoại ngữ (THĐP).
- XIN CÁC NHÀ KHOA HỌC HÃY GIẢI THÍCH VÀ AN ỦI TÔI ĐI (Nguyễn Quang Vinh).
- Giải cứu đại học tư thục (TT).
- Trưởng phòng GD&ĐT có quyền bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng, hiệu phó các cơ sở giáo dục? (GDTĐ).
- Hơn 260 bằng đại học bị sai chính tả ngớ ngẩn (MTG). – Bằng tốt nghiệp sai sót, hàng trăm tân cử nhân méo mặt (TP). -
Bằng tốt nghiệp lỗi chính tả: ‘Chỉ là sai sót nhỏ’ (NĐT). Nhưng hậu quả lớn: Nhiều SV gặp khó trong việc xin việc do bằng ĐH sai chính tả (SM).
- SỮA VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA THIÊN ĐƯỜNG HẠ GIỚI (Hồ Hải).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đừng để cái ác lan rộng như mốt thời thượng (TN). “Ông chồng chết vì một hộp cơm. Có một đứa bé hai tuổi mất cha cũng chỉ vì một hộp cơm. Các lý do giết người, vung dao, vung kiếm ngày càng dễ dàng hơn, đơn giản hơn và dễ thực hiện đến bất ngờ. Có những lý do khi nghe thấy, người ta tự hỏi sao một chuyện thường thường như vậy lại có thể hóa thành một tội ác, cùng lắm thì thành vài câu chửi nhau, cãi lộn là hết mức. Thế mà nó hóa thành một vụ giết người“. – Bé trai chết thương tâm sau khi bị nghi ngờ trộm tiền (DT). – Giành mai táng, nhân viên trại hòm đâm người (PLTP).
- Cuộc sống của cháu bé bị cha đốt 3 năm trước (ĐSPL).
- Cuộc sống tạm bợ của mẹ và con trong túp lều rách (DT).
- Cảm động cậu bé không tay học giỏi biết tự đạp xe đến trường (ĐSPL).
- Lương y thượng sơn trị bệnh miễn phí (TP).
- Lang băm tự xưng trị bách bệnh bằng cách… hút máu (ĐSPL).
- PGS.TS Lê Văn Truyền: Thuốc Việt phù hợp với người Việt (GDVN).
- Đau bụng đi ngoài, vào viện mà… phải chết (GDVN).
- Số phận bi đát của đại gia bán linh vật trả nợ (VEF).
- Cha con ‘người rừng’ bây giờ ra sao? – Kỳ 1: Đi rẫy giỏi nhưng rất sợ… trâu — Cha con ‘người rừng’ bây giờ ra sao? – Kỳ 2: Theo chân ‘người rừng’ đi rẫy — Cha con ‘người rừng’ bây giờ ra sao?: Tháo vát việc nhà, muốn lấy vợ (TN).
- Vượt sông như làm xiếc (TN). =>
- Lũ quét ở Lai Châu, 6 người thiệt mạng (VOA).
- Phú Yên: Cưa bom, hai người đàn ông tan xác (ĐSPL).
- Chuyến trở lại xúc động của người duy nhất sống sót trong vụ máy bay rơi (DT).
- Bộ Công an truy tìm kẻ tung tin dịch Ebola xuất hiện ở Việt Nam (TP). – Danh tính người tung tin có bệnh nhân nhiễm Ebola tại bệnh viện Bạch Mai trên facebook (TTVH). – Triệu tập hai người tung tin đồn Việt Nam có bệnh nhân nhiễm Ebola (TN). – Người tung tin Việt Nam có người nhiễm virus Ebola khai gì? (DV). Không nhất thiết phải hình sự hóa vấn đề khi thông tin này chưa gây bất kỳ thiệt hại gì, bởi ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã khẳng định chưa có trường hợp nào nhiễm vius ebola ở VN. Cần đặt câu hỏi: Vì sao ở VN tin đồn có đất sống, người dân tin vào tin đồn hơn là thông tin chính thức từ các cơ quan nhà nước?
- Nhật Bản: Công bố thuốc chống cúm có thể đối phó virus Ebola (ĐSPL). – WHO cho phép thử nghiệm thuốc điều trị Ebola (RFI). – Khỉ đột cũng là nạn nhân của Ebola (VOA).
- Khi “thượng đế” là “con ông giời” (GTVT).
- Hàng trăm cảnh sát vây bắt trùm buôn gỗ Bắc Ninh (VnMedia).
- Ông trùm băng nhóm xã hội đen từng là doanh nhân thành đạt (DT). – Hơn 100 chiến sĩ tham gia bắt 2 Giám đốc cầm đầu băng nhóm xã hội đen (DT). – Trùm xã hội đen Minh Sâm bị 100 cảnh sát vây bắt là ai? (NĐT).
- “Thả nổi” thị trường phụ gia thực phẩm, tinh chất đồ uống: Bài 1: Công khai mua bán hóa chất tẩm ướp thực phẩm (DT). – Bài 2: “Phù phép” cho thực phẩm bằng hóa chất
- Kenya ngăn chặn đầu vào của Ebola (VOA). – Dịch Ebola Có Thể Được Chặn Đứng (ĐKN). – Đại Dịch Ebola: Còn Cách Trung Quốc Bao Xa Nữa ? (video) (ĐKN). – Linh Mục Tây Ban Nha Qua Đời vì Nhiễm Ebola (video) (ĐKN).
QUỐC TẾ- Xe viện trợ của Nga chờ qua biên giới (BBC). – Hơn 200 xe cứu trợ Nga vẫn tiến về biên giới, bất chấp cảnh báo của Kiev (RFI). – Ukraine đòi ‘cấm cửa’ đoàn xe viện trợ Nga, Moscow phớt lờ (TN). – Bộ trưởng Ukraine đả kích đoàn xe cứu trợ của Nga (VOA). – Xe tải Nga dừng ở căn cứ không quân, Ukraine đòi dỡ hàng tại biên giới (GDVN). – ‘Bộ trưởng Quốc phòng Donetsk’ dính đạn pháo Ukraine (TP).
- Nhật giận dữ vì Nga tập trận ở đảo (BBC). – Nhật “kiên quyết phản đối” Nga tập trận tại quần đảo Kuril (RFI).
- Irak : Quốc tế nỗ lực trợ giúp người tản cư do xung đột (RFI). – Mỹ phái thêm 130 cố vấn quân sự tới Iraq (VOA). – Hà Tường Cát – ISIL: Hiểm họa mới ở Trung Đông và toàn thế giới (DĐTK). – Sự tàn bạo của ISIS khiến Bin Laden cũng phải khiếp đảm (TTXVN). – Jihad Khaled Sharrouf ra mặt thách thức Úc Đại Lợi (Dân Luận).
- Giải quyết xong Trung Đông – Ucraine, Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á? (GDVN).
- Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi các mối quan hệ với Solomon (VOA).
- Mỹ cam kết thêm 180 triệu USD để ngăn nạn đói ở Nam Sudan (VOA).
- Hai phóng viên Pháp bị quy tội « tuyên truyền chống Indonesia » (RFI).
- Thăm Hàn Quốc, Giáo hoàng được phép bay ngang qua Trung Quốc (RFI).
- Máy bay chở ứng viên tổng thống Brazil đâm xuống khu dân cư (ANTĐ).
- Đệ Nhất Thế Chiến: Cuộc chiến chấm dứt tăng trưởng kinh tế thế giới (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Nạn hiếp dâm ở Ấn Độ ‘vì thiếu toilet’ (BBC).
- Đoàn xe cứu trợ tới Ukraine đột ngột chuyển hướng (TT). – Tổng thống Nga Putin thăm Crimea thảo luận về vấn đề an ninh (TTXVN). – Nga phản đối cáo buộc của Australia vụ bắn rơi máy bay MH17 (TTXVN).
- Israel, Palestine tiếp tục đàm phán, ngừng bắn sắp hết hạn (VOA). – Giới chức Palestine: Thỏa thuận ngưng bắn kéo dài thêm 5 ngày (VOA). – Kéo dài lệnh ngừng bắn ở Gaza (BBC).
* RFA: + Sáng 13-08-2014; + Tối 13-08-2014* RFI: 13-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 13-08-2014; + Hành trình phương Tây
2859. Đại học VN không giống ai
GS Nguyễn Văn Tuấn
13-08-2014
Tôi có một ước vọng nho nhỏ: đó là sưu tầm và hệ thống hoá những qui định lạ lùng, nhưng câu chuyện “không giống ai” trong vài đại học ở VN. Có thể chỉ là những chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa thì không nhỏ chút nào, vì nó liên quan đến cái mộng đại học đẳng cấp quốc tế của VN.
Qui định về thời gian đào tạo tiến sĩ. Trước đây tôi đã bày tỏ ngạc nhiên về qui trình và thời gian đào tạo tiến sĩ ở một vài đại học trong nước. Ở một trường đại học có tiếng tại Sài Gòn, người ta qui định rằng thời gian đào tạo tiến sĩ là 4 năm nếu nghiên cứu sinh (NCS) có bằng tốt nghiệp đại học. Điều còn ngạc nhiên hơn là nếu NCS đã có bằng thạc sĩ [tức master] thì thời gian học chỉ … 2 năm.
Tôi không rõ có đại học nghiêm túc nào trên thế giới mà đào tạo tiến sĩ chỉ 2 năm. Ở UNSW (tôi chỉ nói khoa y), thời gian đào tạo trung bình là 4 năm, nhưng thường lấn sang năm thứ 5. Có người tốn cả 6 năm mới xong chương trình học. Đối với nhiều trường, thời gian không phải là qui định chính, mà công trình nghiên cứu được công bố quốc tế mới là qui định chính. Ở các nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ là tập hợp 3-4 công trình đã công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, NCS có thể tốn cả 7 hay 8 năm để “trả nợ” mới được bảo vệ luận án.
Qui định về công bố và luận án tiến sĩ. Cũng đại học nọ ở Sài Gòn có qui định rất lạ lùng. Đó là qui định rằng NCS không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án. Đây là một qui định “ngược đời”. Ngược đời ngay cả đối với các đại học VN. Như đề cập trên, các đại học phương Tây người ta qui định NCS phải công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; nếu không công bố kịp trên tập san thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Đâu có ai lại qui định ngược đời như đại học đó.
Qui định về dự hội nghị nước ngoài. Đại học T kia cũng ở Sài Gòn có qui định cho nhân viên (bất kể giảng viên hay nhân viên hành chính) rằng mỗi năm chỉ được đi nước ngoài 2 lần, bất kể được mời hay tự nguyện. Tôi ngạc nhiên vì nếu ban tổ chức mời nói chuyện và trả tiền vé máy bay và tiền ăn ở, nhưng với qui định này đương sự đành phải từ chối.
Tôi chưa bao giờ thấy một qui định nào lạ lùng và phản học thuật đến như thế. Nếu nhà khoa học hay giảng viên có tiếng thì việc được mời giảng ở nước ngoài xảy ra thường xuyên. Người ta khuyến khích đương sự đi dự vì đó là một VINH Dự cho trường (và cho cá nhân đương sự), đâu có ai điên rồ đến nỗi cấm đoán không cho đi?! Có lẽ ở VN người ra qui định không biết luật chơi khoa học nên đề ra những qui định rất phản học thuật như thế.
Ấn phí. Công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí. Số tiền này có thể từ 400 đến 1000 USD, tuỳ số trang và tuỳ vào tập san. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của công bố quốc tế, nên họ khuyến khích giảng viên và nhà khoa học công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế danh giá. Họ sẵn sàng trả tiền ấn phí. Nhưng cũng có những đại học lớn và tầm quốc gia thì chẳng những không khuyến khích công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì đại học cũng không trả tiền ấn phí.
Những đại học này lí giải rằng việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chứ chẳng liên quan gì đến trường, nên họ không có lí do gì phải trả tiền ấn phí hay khuyến khích giảng viên phải công bố quốc tế. Đó là một tầm nhìn sai lầm và thiển cận, có phần đố kị. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san tốt (có impact factor cao) người ta tổ chức ăn mừng và cho cá nhân tác giả tiền thưởng hàng ngàn USD. Ở Tàu, các đại học có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền, và số tiền thưởng tuỳ theo impact factor của tạp chí. Vậy mà có đại học ở VN thiển cận đến nổi xem công bố quốc tế là chuyện cá nhân của giảng viên!
Hệ số lương giảng viên không bằng bí thư chi đoàn. Hôm qua, một bạn đọc cho xem hệ số lương của một trường đại học bách khoa (và cũng có thể là qui định chung cho cả nước?) tôi hơi sốc. Theo qui định này, hiệu trưởng có hệ số lương 15, cao nhất trong trường. Phó hiệu trưởng có hệ số lương 10, cao hơn trưởng khoa (7-8). Nhưng cái sốc là trường cũng phải trả lương cho cán bộ đảng và đoàn! Hệ số lương của bí thư đảng uỷ là 12, tức cao hơn cả phó hiệu trưởng! Bí thư đoàn thanh niên có hệ số lương 6, cao hơn phó khoa (với hệ số 5).
Qui định này nói lên rằng một cá nhân chẳng cần học hành gì cho tốn công sức, chỉ cần phấn đấu làm bí thư đảng uỷ là cũng có lương cao. Trẻ hơn thì chỉ cần nắm được cái chức bí thư đoàn thì cũng hơn phó khoa. Qui định này, một cách hùng hồn, xem thường giới học thuật và giảng viên của trường. Giảng viên, trưởng/phó khoa là cái rường cột của trường đại học mà được đối xử như thế thì thử hỏi ai muốn phấn đấu học hành lên PhD làm gì.
***
Như tôi nói lúc ban đầu, những qui định và câu chuyện này nhìn bề mặt thì nó nhỏ hay rất nhỏ, nhưng nó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền. Nó chứng minh rằng cái tư duy độc quyền đó vẫn còn ngự trị trong đầu một số người có quyền trong các đại học. Có hiệu trưởng còn phàn nàn rằng tại sao ban tổ chức hội nghị không gửi thư mời cho hiệu trưởng để họ phân công cán bộ đi dự, mà lại gửi cho cá nhân giáo sư. Đúng là tư duy độc quyền và độc tài còn sót lại thời bao cấp, và chẳng biết gì về luật chơi khoa học quốc tế.
Thử hỏi trên thế giới có ai lại cấm không có giáo sư đi nước ngoài hơn 2 lần? Ở trường tôi, những giáo sư nổi tiếng được các hội nghị mời, các trường khác mời, và họ đi nước ngoài như “đi chợ”. Họ là bộ mặt của trường, sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự của trường, là một quảng bá tuyệt vời cho trường. Người ta có thể không nhớ ông giáo sư Smith, nhưng người ta nhớ tên trường. Ấy thế mà có những đại học VN không nhận ra điều này và ra những qui định chẳng giống ai.
Những câu chuyện và qui định trên đây chắc chắn chưa đầy đủ, nhưng nó nói lên những bất cập một cách nghiêm trọng trong tư duy của một số người giới lãnh đạo đại học. Việt Nam muốn các đại học hội nhập quốc tế, tức là theo “luật chơi”, hay ít ra là phải am hiểu những qui ước và qui định của các đại học nước ngoài. Việt Nam cũng có ý nguyện muốn có một vài đại học thuộc vào nhóm “đẳng cấp quốc tế”, hiểu theo nghĩa có tên trong các danh sách đại học hàng đầu thế giới. Nghiên cứu khoa học là tiêu chuẩn số 1 để đại học VN có thể có tên trong các đại học hàng đầu thế giới. Nhưng hiện nay, đã ở thế kỉ 21 này, mà vẫn còn có những đại học có những qui định rất ư là phản học thuật, những tầm nhìn rất ư là cục bộ và chẳng có gì là đại cục quốc gia hay tầm nhìn thế giới. Nhiều người thích nói chuyện lớn “đẳng cấp quốc tế”, nhưng những chuyện nhỏ như thế này cho thấy với tư duy và tầm nhìn này, các đại học VN sẽ khó hội nhập quốc tế, và đừng mơ mộng đến “đẳng cấp quốc tế”.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
14-08-2014
Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.
Vì sao nói Việt Nam sẽ không bao giờ thành đặc khu kinh tế hoặc khu tự trị của Trung Quốc? Có hai lý do để tin rằng Việt Nam không bao giờ thành một khu tự trị của Trung Quốc: Kinh nghiệm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã ăn sâu trong huyết quản dân tộc Việt Nam; Lực lượng trí thức không nằm trong bộ máy của đảng cầm quyền chiếm con số rất đông và đương nhiên, những trí thức “không đỏ” này không bao giờ chấp nhận Việt Nam bị giặc Tàu đô hộ một lần nữa!
Ở khía cạnh thứ nhất, kinh nghiệm một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, có thể nói rằng điều này không nằm trong ý thức mà đã nằm trong vô thức của người Việt, dường như một đứa trẻ đủ trưởng thành cũng có thể thấy ngay rằng giữa người Việt và người Tàu khó có thể sống chung trong một quốc gia hay thể chế chính trị/nhà nước. Vấn đề này không cấn lý giải nhiều, nó thuộc về ký ức tập thể của một dân tộc.
Ở khía cạnh trí thức không thuộc hàng “đỏ”, có thể nói rằng đa phần họ muốn Việt Nam thân Mỹ, lý do để họ mong mỏi điều này là vì Mỹ là một nước dân chủ, tiến bộ và thực dụng một cách rõ ràng. Với người Mỹ, họ không bao giờ bỏ ra đồng nào nếu không thu lợi về cho họ ít nhất là một đồng rưỡi. Trong khi đó, với người Tàu, đặc biệt là Tàu Cộng, họ không bao giờ bỏ ra bất cứ đồng nào nếu một đồng của họ không làm cho người khác mất đi hai đồng. Chính vì bản tính giảo hoạt này của họ, người Việt, đặc biệt là trí thức Việt luôn e ngại và tránh xa Tàu Cộng. Và nghiêm túc mà nói, nếu chọn giữa hai thứ: Trở thành một khu tự trị của Trung Quốc hay là trở thành một tiểu bang của Mỹ? Chắc chắn ít nhất cũng trên 80% dân số Việt Nam chọn trở thành tiểu bang của Mỹ!
Và đây là vấn đề mà chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng như chế độ Cộng sản Việt Nam rất sợ hãi. Cộng sản Trung Quốc sợ vì nếu Việt Nam thân Mỹ, xa hơn một chút nữa là thành tiền trạm và một tiểu bang của Mỹ chẳng hạn, thì mức độ khó chịu cũng như sức mạnh khối Cộng sản ở Đông Nam Á chỉ còn co cụm trên lãnh thổ Trung Quốc, lúc đó Campodia và Lào cũng suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc và có những lựa chọn mới. Điều này là không thể tránh khỏi. Và với Cộng sản Việt Nam, một khi Việt Nam thân Mỹ, nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam sẽ thoái vị và đến một lúc nào đó, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chết khô trên dải đất hình chữ S này.
Nhưng nếu không chấp nhận thân Mỹ, Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Mà với người Cộng sản, dù rất huyễn hoặc và tự vỗ về nhau nhưng họ vẫn mê tín vào chủ nghĩa Cộng sản và quốc tế Cộng sản bởi đây là chỗ dựa duy nhất và cuồi cùng để họ tồn tại. Chính vì thế mà họ đã lựa chọn việc đến với hội nghị Thành Đô 1990 để biến trung ương Cộng sản Việt Nam thành những thái thú Tàu gốc Việt, và đây cũng là mấu chốt vấn đề thuộc địa mới của Trung Quốc.
Xâu chuỗi lại những mốc lịch sử, có thể nói rằng suốt quá trình dài ngót nghét ngàn năm đô hộ xứ Việt, các thái thú gốc Tàu chưa bao giờ yên thân để về nước nếu không nói là khi có biến, các thái thú người Tàu có thể không toàn thây để về quê. Chính vì thế, việc một lần nữa biến Việt Nam thành một vùng tự trị dưới sự giám sát, điều hành của thái thú người Tàu là một việc hết sức sai lầm và ấu trĩ. Chính vì thế, hội nghị thành đô có thể nói chính là thành tựu/tì vết đô hộ tích tụ trên ngàn năm nay mà người Tàu đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu để một khi có cơ hội sẽ ra tay với Việt Nam, và hội nghị Thành Đô 1990 là cơ hội ngàn năm có một, người Tàu ngay tức khắc đưa ra những yêu sách để biến bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thành một đám thái thú người Việt dù muốn hay không muốn cũng phải răm rắp tuân lệnh của họ.
Kế hoạch thu thập đám thái thú người Việt cùng hàng loạt chiến lược, phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Và một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị phương hại ra sao. Chính sự háo thắng này vô hình trung đẩy đám lâu la đàn em rơi vào tình thế nổi loạn, và một khi có những pha diễn không ăn nhập gì với nhau đã làm lộ bộ mặt thật của đám lâu la cũng như dã tâm của chúng. Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi lúc một dữ dội.
Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!
Viết từ Sài Gòn, ngày 13/08/2014
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
13-08-2014
Tôi có một ước vọng nho nhỏ: đó là sưu tầm và hệ thống hoá những qui định lạ lùng, nhưng câu chuyện “không giống ai” trong vài đại học ở VN. Có thể chỉ là những chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa thì không nhỏ chút nào, vì nó liên quan đến cái mộng đại học đẳng cấp quốc tế của VN.
Qui định về thời gian đào tạo tiến sĩ. Trước đây tôi đã bày tỏ ngạc nhiên về qui trình và thời gian đào tạo tiến sĩ ở một vài đại học trong nước. Ở một trường đại học có tiếng tại Sài Gòn, người ta qui định rằng thời gian đào tạo tiến sĩ là 4 năm nếu nghiên cứu sinh (NCS) có bằng tốt nghiệp đại học. Điều còn ngạc nhiên hơn là nếu NCS đã có bằng thạc sĩ [tức master] thì thời gian học chỉ … 2 năm.
Tôi không rõ có đại học nghiêm túc nào trên thế giới mà đào tạo tiến sĩ chỉ 2 năm. Ở UNSW (tôi chỉ nói khoa y), thời gian đào tạo trung bình là 4 năm, nhưng thường lấn sang năm thứ 5. Có người tốn cả 6 năm mới xong chương trình học. Đối với nhiều trường, thời gian không phải là qui định chính, mà công trình nghiên cứu được công bố quốc tế mới là qui định chính. Ở các nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ là tập hợp 3-4 công trình đã công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, NCS có thể tốn cả 7 hay 8 năm để “trả nợ” mới được bảo vệ luận án.
Qui định về công bố và luận án tiến sĩ. Cũng đại học nọ ở Sài Gòn có qui định rất lạ lùng. Đó là qui định rằng NCS không được công bố bài báo khoa học trước khi bảo vệ luận án. Đây là một qui định “ngược đời”. Ngược đời ngay cả đối với các đại học VN. Như đề cập trên, các đại học phương Tây người ta qui định NCS phải công bố bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; nếu không công bố kịp trên tập san thì cũng công bố trong các hội nghị chuyên ngành có uy tín. Đâu có ai lại qui định ngược đời như đại học đó.
Qui định về dự hội nghị nước ngoài. Đại học T kia cũng ở Sài Gòn có qui định cho nhân viên (bất kể giảng viên hay nhân viên hành chính) rằng mỗi năm chỉ được đi nước ngoài 2 lần, bất kể được mời hay tự nguyện. Tôi ngạc nhiên vì nếu ban tổ chức mời nói chuyện và trả tiền vé máy bay và tiền ăn ở, nhưng với qui định này đương sự đành phải từ chối.
Tôi chưa bao giờ thấy một qui định nào lạ lùng và phản học thuật đến như thế. Nếu nhà khoa học hay giảng viên có tiếng thì việc được mời giảng ở nước ngoài xảy ra thường xuyên. Người ta khuyến khích đương sự đi dự vì đó là một VINH Dự cho trường (và cho cá nhân đương sự), đâu có ai điên rồ đến nỗi cấm đoán không cho đi?! Có lẽ ở VN người ra qui định không biết luật chơi khoa học nên đề ra những qui định rất phản học thuật như thế.
Ấn phí. Công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế có khi phải trả tiền ấn phí. Số tiền này có thể từ 400 đến 1000 USD, tuỳ số trang và tuỳ vào tập san. Nhiều trường đại học ở VN ý thức được tầm quan trọng của công bố quốc tế, nên họ khuyến khích giảng viên và nhà khoa học công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế danh giá. Họ sẵn sàng trả tiền ấn phí. Nhưng cũng có những đại học lớn và tầm quốc gia thì chẳng những không khuyến khích công bố quốc tế, mà nếu giảng viên có công bố thì đại học cũng không trả tiền ấn phí.
Những đại học này lí giải rằng việc công bố là đem lại lợi ích cho cá nhân của giảng viên, chứ chẳng liên quan gì đến trường, nên họ không có lí do gì phải trả tiền ấn phí hay khuyến khích giảng viên phải công bố quốc tế. Đó là một tầm nhìn sai lầm và thiển cận, có phần đố kị. Ở nước ngoài, khi giảng viên có bài trên các tập san tốt (có impact factor cao) người ta tổ chức ăn mừng và cho cá nhân tác giả tiền thưởng hàng ngàn USD. Ở Tàu, các đại học có ngân sách khuyến khích công bố quốc tế bằng cách thưởng tiền, và số tiền thưởng tuỳ theo impact factor của tạp chí. Vậy mà có đại học ở VN thiển cận đến nổi xem công bố quốc tế là chuyện cá nhân của giảng viên!
Hệ số lương giảng viên không bằng bí thư chi đoàn. Hôm qua, một bạn đọc cho xem hệ số lương của một trường đại học bách khoa (và cũng có thể là qui định chung cho cả nước?) tôi hơi sốc. Theo qui định này, hiệu trưởng có hệ số lương 15, cao nhất trong trường. Phó hiệu trưởng có hệ số lương 10, cao hơn trưởng khoa (7-8). Nhưng cái sốc là trường cũng phải trả lương cho cán bộ đảng và đoàn! Hệ số lương của bí thư đảng uỷ là 12, tức cao hơn cả phó hiệu trưởng! Bí thư đoàn thanh niên có hệ số lương 6, cao hơn phó khoa (với hệ số 5).
Qui định này nói lên rằng một cá nhân chẳng cần học hành gì cho tốn công sức, chỉ cần phấn đấu làm bí thư đảng uỷ là cũng có lương cao. Trẻ hơn thì chỉ cần nắm được cái chức bí thư đoàn thì cũng hơn phó khoa. Qui định này, một cách hùng hồn, xem thường giới học thuật và giảng viên của trường. Giảng viên, trưởng/phó khoa là cái rường cột của trường đại học mà được đối xử như thế thì thử hỏi ai muốn phấn đấu học hành lên PhD làm gì.
***
Như tôi nói lúc ban đầu, những qui định và câu chuyện này nhìn bề mặt thì nó nhỏ hay rất nhỏ, nhưng nó là sản phẩm của những tư duy lỗi thời, bao cấp, độc quyền. Nó chứng minh rằng cái tư duy độc quyền đó vẫn còn ngự trị trong đầu một số người có quyền trong các đại học. Có hiệu trưởng còn phàn nàn rằng tại sao ban tổ chức hội nghị không gửi thư mời cho hiệu trưởng để họ phân công cán bộ đi dự, mà lại gửi cho cá nhân giáo sư. Đúng là tư duy độc quyền và độc tài còn sót lại thời bao cấp, và chẳng biết gì về luật chơi khoa học quốc tế.
Thử hỏi trên thế giới có ai lại cấm không có giáo sư đi nước ngoài hơn 2 lần? Ở trường tôi, những giáo sư nổi tiếng được các hội nghị mời, các trường khác mời, và họ đi nước ngoài như “đi chợ”. Họ là bộ mặt của trường, sự có mặt của họ trong các hội nghị, trên bục giảng là vinh dự của trường, là một quảng bá tuyệt vời cho trường. Người ta có thể không nhớ ông giáo sư Smith, nhưng người ta nhớ tên trường. Ấy thế mà có những đại học VN không nhận ra điều này và ra những qui định chẳng giống ai.
Những câu chuyện và qui định trên đây chắc chắn chưa đầy đủ, nhưng nó nói lên những bất cập một cách nghiêm trọng trong tư duy của một số người giới lãnh đạo đại học. Việt Nam muốn các đại học hội nhập quốc tế, tức là theo “luật chơi”, hay ít ra là phải am hiểu những qui ước và qui định của các đại học nước ngoài. Việt Nam cũng có ý nguyện muốn có một vài đại học thuộc vào nhóm “đẳng cấp quốc tế”, hiểu theo nghĩa có tên trong các danh sách đại học hàng đầu thế giới. Nghiên cứu khoa học là tiêu chuẩn số 1 để đại học VN có thể có tên trong các đại học hàng đầu thế giới. Nhưng hiện nay, đã ở thế kỉ 21 này, mà vẫn còn có những đại học có những qui định rất ư là phản học thuật, những tầm nhìn rất ư là cục bộ và chẳng có gì là đại cục quốc gia hay tầm nhìn thế giới. Nhiều người thích nói chuyện lớn “đẳng cấp quốc tế”, nhưng những chuyện nhỏ như thế này cho thấy với tư duy và tầm nhìn này, các đại học VN sẽ khó hội nhập quốc tế, và đừng mơ mộng đến “đẳng cấp quốc tế”.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2860. Nhớ anh Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày
LS Lê Công Định
14-08-2014
Tôi đã theo vụ án “trốn thuế” của anh Hải Điếu Cày từ những ngày anh chưa bị bắt (tháng 5/2008), cho đến khi anh ra tòa (tháng 11/2008). Trong vụ án này tôi gặp nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía. Đầu tiên, với tư cách luật sư, tôi bị gây khó khăn vô lý để không tham gia vào giai đoạn điều tra ban đầu mà luật pháp cho phép trong các vụ án phi chính trị.
Sau đó, trước ngày xét xử, một quan chức cao cấp của Tòa án TPHCM đã gọi điện thoại cho luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, yêu cầu Đoàn Luật sư cấm tôi biện hộ cho anh Hải. LS Trừng hỏi lại quan chức ấy rằng họ dựa trên cơ sở pháp lý nào để cấm luật sư Định biện hộ thì chỉ giúp ông. Quan chức đó đành ngậm ngùi trước sự bảo vệ tôi mạnh mẽ của LS Trừng. Nhân đây, tôi đang tự hỏi, nếu ai thay thế LS Trừng ở vị trí Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trong tương lai, liệu người ấy có đủ dũng khí và lý lẽ nặng ngàn cân của một vị thủ lĩnh như vậy để chống lại sự can thiệp vô luật pháp kiểu đó?
Tại phiên tòa, khi tôi đòi điều tra và khởi tố Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an quận 3 lúc bấy giờ vì đã chỉ đạo sai luật vụ án này, vị đại diện Viện kiểm sát đã giận dữ hỏi tại sao tôi “dám” đòi hỏi với ngụ ý cố tình “lăng mạ” một vị lãnh đạo công an quận như thế, rồi quay sang vị thẩm phán chủ tọa yêu cầu tòa án làm việc với Đoàn Luật sư để kỷ luật và tước quyền hành nghề của tôi. Tôi từ tốn giải thích rằng đòi hỏi của tôi hoàn toàn hợp pháp và phải chăng vị đại diện Viện kiểm sát muốn đe dọa để ngăn cản luật sư giữa phiên tòa (!). Sau khi nghe tôi nói, vị thẩm phán chủ tọa nhìn vị đại diện Viện kiểm sát xua tay ra dấu dừng lại. LS Nguyễn Đăng Trừng về sau kể lại rằng vài ngày tiếp theo phiên tòa quả thật đã có chỉ đạo từ “đấng bề trên” về việc thi hành kỷ luật và tước quyền hành nghề của tôi, nhưng LS Trừng một lần nữa hỏi họ cơ sở pháp lý nào để làm việc ấy!
Phiên tòa hôm đó tuy mang tiếng là công khai, nhưng người đến dự phải trình giấy mời và bước qua máy soi kim loại như thường thấy ở các sân bay quốc tế, không ai được cầm theo điện thoại và máy ghi âm. Bước vào phòng xử, tôi ngạc nhiên vì thấy phòng đầy kín người ngồi, trong khi ngoài đường xe cộ qua lại bị hạn chế, điều không bao giờ có trong các vụ án phi chính trị đúng nghĩa. Người dự khán, mà tôi cố tin và giả định là những người dân thật sự muốn đến xem xét xử công khai, lại được tòa án phát bánh mì và nước uống vào buổi trưa, và nhận phong bì vào lúc kết thúc phiên tòa. Tôi lại cố tin và giả định rằng trong phong bì đó chỉ là một mẩu giấy ghi lời cám ơn công dân đã bỏ thời gian vàng bạc đến tham dự thôi, chứ không phải tiền bạc gì, như nhiều người hay nghĩ “xấu” mà thành “xuyên tạc”!
Từ vụ án của anh Hải Điếu Cày tôi bỗng ước ao mọi công dân có thịnh tình dự khán các phiên tòa ở nước ta, bất kể chính trị hay phi chính trị, sẽ được ra vào tự do và, quan trọng hơn, đều được phát cơm, nước và phong bì cám ơn!
Về sau, lúc ngồi trong tù, nhớ anh Hải Điếu Cày, tôi đã viết bài thơ sau đây tặng anh:
Tính cách quân nhân tâm ý thẳng,
Nạn nhân công lý tột đê hèn.
Trò hề trốn thuế vu oan vụng,
Kế xảo bám quyền nuốt nhục quen.
Nhà báo tự do thầm thắp lửa,
Tiếng dân đè nén giục thay nền.
Đa chiều ngôn luận xô màn sắt,
Ảo tưởng thiên đường bớt máu hoen!
Nguồn: FB LS Lê Công Định
——–
11-08-2014
14-08-2014
Tôi đã theo vụ án “trốn thuế” của anh Hải Điếu Cày từ những ngày anh chưa bị bắt (tháng 5/2008), cho đến khi anh ra tòa (tháng 11/2008). Trong vụ án này tôi gặp nhiều trở ngại và áp lực từ nhiều phía. Đầu tiên, với tư cách luật sư, tôi bị gây khó khăn vô lý để không tham gia vào giai đoạn điều tra ban đầu mà luật pháp cho phép trong các vụ án phi chính trị.
Sau đó, trước ngày xét xử, một quan chức cao cấp của Tòa án TPHCM đã gọi điện thoại cho luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, yêu cầu Đoàn Luật sư cấm tôi biện hộ cho anh Hải. LS Trừng hỏi lại quan chức ấy rằng họ dựa trên cơ sở pháp lý nào để cấm luật sư Định biện hộ thì chỉ giúp ông. Quan chức đó đành ngậm ngùi trước sự bảo vệ tôi mạnh mẽ của LS Trừng. Nhân đây, tôi đang tự hỏi, nếu ai thay thế LS Trừng ở vị trí Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trong tương lai, liệu người ấy có đủ dũng khí và lý lẽ nặng ngàn cân của một vị thủ lĩnh như vậy để chống lại sự can thiệp vô luật pháp kiểu đó?
Tại phiên tòa, khi tôi đòi điều tra và khởi tố Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an quận 3 lúc bấy giờ vì đã chỉ đạo sai luật vụ án này, vị đại diện Viện kiểm sát đã giận dữ hỏi tại sao tôi “dám” đòi hỏi với ngụ ý cố tình “lăng mạ” một vị lãnh đạo công an quận như thế, rồi quay sang vị thẩm phán chủ tọa yêu cầu tòa án làm việc với Đoàn Luật sư để kỷ luật và tước quyền hành nghề của tôi. Tôi từ tốn giải thích rằng đòi hỏi của tôi hoàn toàn hợp pháp và phải chăng vị đại diện Viện kiểm sát muốn đe dọa để ngăn cản luật sư giữa phiên tòa (!). Sau khi nghe tôi nói, vị thẩm phán chủ tọa nhìn vị đại diện Viện kiểm sát xua tay ra dấu dừng lại. LS Nguyễn Đăng Trừng về sau kể lại rằng vài ngày tiếp theo phiên tòa quả thật đã có chỉ đạo từ “đấng bề trên” về việc thi hành kỷ luật và tước quyền hành nghề của tôi, nhưng LS Trừng một lần nữa hỏi họ cơ sở pháp lý nào để làm việc ấy!
Phiên tòa hôm đó tuy mang tiếng là công khai, nhưng người đến dự phải trình giấy mời và bước qua máy soi kim loại như thường thấy ở các sân bay quốc tế, không ai được cầm theo điện thoại và máy ghi âm. Bước vào phòng xử, tôi ngạc nhiên vì thấy phòng đầy kín người ngồi, trong khi ngoài đường xe cộ qua lại bị hạn chế, điều không bao giờ có trong các vụ án phi chính trị đúng nghĩa. Người dự khán, mà tôi cố tin và giả định là những người dân thật sự muốn đến xem xét xử công khai, lại được tòa án phát bánh mì và nước uống vào buổi trưa, và nhận phong bì vào lúc kết thúc phiên tòa. Tôi lại cố tin và giả định rằng trong phong bì đó chỉ là một mẩu giấy ghi lời cám ơn công dân đã bỏ thời gian vàng bạc đến tham dự thôi, chứ không phải tiền bạc gì, như nhiều người hay nghĩ “xấu” mà thành “xuyên tạc”!
Từ vụ án của anh Hải Điếu Cày tôi bỗng ước ao mọi công dân có thịnh tình dự khán các phiên tòa ở nước ta, bất kể chính trị hay phi chính trị, sẽ được ra vào tự do và, quan trọng hơn, đều được phát cơm, nước và phong bì cám ơn!
Về sau, lúc ngồi trong tù, nhớ anh Hải Điếu Cày, tôi đã viết bài thơ sau đây tặng anh:
Tính cách quân nhân tâm ý thẳng,
Nạn nhân công lý tột đê hèn.
Trò hề trốn thuế vu oan vụng,
Kế xảo bám quyền nuốt nhục quen.
Nhà báo tự do thầm thắp lửa,
Tiếng dân đè nén giục thay nền.
Đa chiều ngôn luận xô màn sắt,
Ảo tưởng thiên đường bớt máu hoen!
Nguồn: FB LS Lê Công Định
——–
Kỷ niệm với anh Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày
LS Lê Công Định11-08-2014
Bốn năm về trước,
sau khi chuyển từ trại Xuân Lộc về trại Chí Hòa vào chiều ngày
10/8/2010, ngay sáng hôm sau tôi được phân công lao động tại thư viện
của toàn trại đặt ở Khu G. Sách của thư viện nghèo nàn, đa phần là giáo
trình về chủ nghĩa Marx-Lenin và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, in từ
20 năm trước đó. Về sau, nhờ gia đình của một vài tù nhân biếu tặng thêm
sách mới, đặc biệt là tiểu thuyết, nên mọi người còn có cái để đọc cho qua ngày đoạn tháng.
Trước khi tôi về lao động tại trại Chí Hòa, thư viện còn mở cửa cho tù nhân mượn và đọc sách. Vì không muốn người tù khác tiếp xúc và trò chuyện với tôi, nên việc mượn sách bị giới hạn dần, đến nổi ai đến thư viện mà không có cán bộ đi kèm theo sẽ bị kỷ luật nặng. Sự hiện diện của tôi do đó chỉ giúp bộ mặt thư viện khang trang và sạch sẽ hơn, do tôi quý sách và biết sắp xếp ngăn nắp, dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
Đỉnh điểm của sự cô lập hóa tôi là ngay trước của thư viện người ta gắn luôn tấm bảng cấm tù nhân ra vào tự do, thậm chí cách đó độ 10m một tấm bảng khác cấm tù nhân đi ngang sát cửa thư viện. Tôi thường nói đùa với các cán bộ quản giáo canh giữ tôi, rằng thư viện của Chí Hòa là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới từ cổ chí kim, vì được lập ra không nhằm mục đích cho mượn sách, còn người đọc bị hạn chế lui tới như thể đó là chuồng nuôi thú dữ (!).
Việc tôi về Chí Hòa chỉ sau một tháng chuyển lên Xuân Lộc cùng các anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long có nguyên nhân sâu xa. Thoạt đầu người ta nói với tôi rằng Công an TPHCM xin tôi về lại Sài Gòn, thay vì ở Đồng Nai, là do họ thương xót tình cảnh mẹ tôi già cả, mang bệnh tật, phải đi đường xa thăm con trai hàng tháng. Tôi nghe thấy cũng cảm kích lắm, nhưng rồi tự hỏi sao hai bà mẹ của anh Thức và anh Long cao niên hơn và đau ốm nặng hơn mẹ tôi, mà hai anh vẫn bị giam ở Xuân Lộc xa xôi thế (?).
Về trại giam Chí Hòa khoảng vài tuần lễ tôi có ngay câu trả lời. Thật ra, không phải họ thương mẹ tôi già yếu đi xa thăm con, mà thương các điều tra viên phải đi đường dài thẩm vấn tôi hơn, nên tôi mới bị di lý về Sài Gòn nhanh chóng như thế. Lúc ấy, vụ án Câu lạc bộ Nhà báo tự do của anh Hải Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đang được Công an TPHCM điều tra, chờ xét xử, mà cả Nguyễn Tiến Trung và tôi đều bị tình nghi liên quan. Suốt gần một năm ở Chí Hòa tôi bị thẩm vấn liên tục về mọi khía cạnh của vụ án này như một bị can trong vụ mới, mà lắm lúc căng thẳng cao độ, tôi tưởng mình sẽ bị tuyên thêm một bản án nữa. Có lần mẹ tôi đến thăm theo định kỳ, tôi buộc lòng thổ lộ khả năng ở lâu hơn 5 năm tù như đã tuyên, để chuẩn bị tinh thần cho bà. Về phần mình, tôi bình thản chấp nhận mọi điều sẽ xảy ra.
Kỷ niệm giữa tôi và anh Hải Điếu Cày có nhiều, nhưng cảm động nhất có lẽ là lúc anh và tôi cùng bị giam ở Chí Hòa đầu năm 2013. Tin tức anh Điếu Cày về Chí Hòa được anh em bạn tù thông báo đầy đủ cho tôi. Khi tòa phúc thẩm xử vụ án của anh xong, tôi tìm cách chuyển lời thăm anh và chúc vững lòng tin. Đến lúc gần bị chuyển đi xa khỏi Sài Gòn, anh gửi lại lời thăm tôi và dặn dò giữ gìn sức khỏe cho ngày sau. Tin tức qua lại ngắn gọn, nhờ nhiều bạn tù truyền miệng nối tiếp nhau mới đến nơi, nên khi nhận được, lòng tôi thấy se thắt, mắt rưng rưng, song cảm giác vô cùng ấm áp giữa không gian ngột ngạt của nhà tù. Sau đó một thời gian không lâu, tôi được trả tự do. Giây phút bước chân khỏi cổng, rời trại giam để trở về nhà, tôi nghĩ ngay đến anh Hải Điếu Cày và thầm cầu chúc anh sẽ trở về một ngày không xa.
Nguồn: FB LS Lê Công ĐịnhTrước khi tôi về lao động tại trại Chí Hòa, thư viện còn mở cửa cho tù nhân mượn và đọc sách. Vì không muốn người tù khác tiếp xúc và trò chuyện với tôi, nên việc mượn sách bị giới hạn dần, đến nổi ai đến thư viện mà không có cán bộ đi kèm theo sẽ bị kỷ luật nặng. Sự hiện diện của tôi do đó chỉ giúp bộ mặt thư viện khang trang và sạch sẽ hơn, do tôi quý sách và biết sắp xếp ngăn nắp, dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
Đỉnh điểm của sự cô lập hóa tôi là ngay trước của thư viện người ta gắn luôn tấm bảng cấm tù nhân ra vào tự do, thậm chí cách đó độ 10m một tấm bảng khác cấm tù nhân đi ngang sát cửa thư viện. Tôi thường nói đùa với các cán bộ quản giáo canh giữ tôi, rằng thư viện của Chí Hòa là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới từ cổ chí kim, vì được lập ra không nhằm mục đích cho mượn sách, còn người đọc bị hạn chế lui tới như thể đó là chuồng nuôi thú dữ (!).
Việc tôi về Chí Hòa chỉ sau một tháng chuyển lên Xuân Lộc cùng các anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long có nguyên nhân sâu xa. Thoạt đầu người ta nói với tôi rằng Công an TPHCM xin tôi về lại Sài Gòn, thay vì ở Đồng Nai, là do họ thương xót tình cảnh mẹ tôi già cả, mang bệnh tật, phải đi đường xa thăm con trai hàng tháng. Tôi nghe thấy cũng cảm kích lắm, nhưng rồi tự hỏi sao hai bà mẹ của anh Thức và anh Long cao niên hơn và đau ốm nặng hơn mẹ tôi, mà hai anh vẫn bị giam ở Xuân Lộc xa xôi thế (?).
Về trại giam Chí Hòa khoảng vài tuần lễ tôi có ngay câu trả lời. Thật ra, không phải họ thương mẹ tôi già yếu đi xa thăm con, mà thương các điều tra viên phải đi đường dài thẩm vấn tôi hơn, nên tôi mới bị di lý về Sài Gòn nhanh chóng như thế. Lúc ấy, vụ án Câu lạc bộ Nhà báo tự do của anh Hải Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đang được Công an TPHCM điều tra, chờ xét xử, mà cả Nguyễn Tiến Trung và tôi đều bị tình nghi liên quan. Suốt gần một năm ở Chí Hòa tôi bị thẩm vấn liên tục về mọi khía cạnh của vụ án này như một bị can trong vụ mới, mà lắm lúc căng thẳng cao độ, tôi tưởng mình sẽ bị tuyên thêm một bản án nữa. Có lần mẹ tôi đến thăm theo định kỳ, tôi buộc lòng thổ lộ khả năng ở lâu hơn 5 năm tù như đã tuyên, để chuẩn bị tinh thần cho bà. Về phần mình, tôi bình thản chấp nhận mọi điều sẽ xảy ra.
Kỷ niệm giữa tôi và anh Hải Điếu Cày có nhiều, nhưng cảm động nhất có lẽ là lúc anh và tôi cùng bị giam ở Chí Hòa đầu năm 2013. Tin tức anh Điếu Cày về Chí Hòa được anh em bạn tù thông báo đầy đủ cho tôi. Khi tòa phúc thẩm xử vụ án của anh xong, tôi tìm cách chuyển lời thăm anh và chúc vững lòng tin. Đến lúc gần bị chuyển đi xa khỏi Sài Gòn, anh gửi lại lời thăm tôi và dặn dò giữ gìn sức khỏe cho ngày sau. Tin tức qua lại ngắn gọn, nhờ nhiều bạn tù truyền miệng nối tiếp nhau mới đến nơi, nên khi nhận được, lòng tôi thấy se thắt, mắt rưng rưng, song cảm giác vô cùng ấm áp giữa không gian ngột ngạt của nhà tù. Sau đó một thời gian không lâu, tôi được trả tự do. Giây phút bước chân khỏi cổng, rời trại giam để trở về nhà, tôi nghĩ ngay đến anh Hải Điếu Cày và thầm cầu chúc anh sẽ trở về một ngày không xa.
2861. Thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc
Blog RFA14-08-2014
Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.
Vì sao nói Việt Nam sẽ không bao giờ thành đặc khu kinh tế hoặc khu tự trị của Trung Quốc? Có hai lý do để tin rằng Việt Nam không bao giờ thành một khu tự trị của Trung Quốc: Kinh nghiệm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã ăn sâu trong huyết quản dân tộc Việt Nam; Lực lượng trí thức không nằm trong bộ máy của đảng cầm quyền chiếm con số rất đông và đương nhiên, những trí thức “không đỏ” này không bao giờ chấp nhận Việt Nam bị giặc Tàu đô hộ một lần nữa!
Ở khía cạnh thứ nhất, kinh nghiệm một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, có thể nói rằng điều này không nằm trong ý thức mà đã nằm trong vô thức của người Việt, dường như một đứa trẻ đủ trưởng thành cũng có thể thấy ngay rằng giữa người Việt và người Tàu khó có thể sống chung trong một quốc gia hay thể chế chính trị/nhà nước. Vấn đề này không cấn lý giải nhiều, nó thuộc về ký ức tập thể của một dân tộc.
Ở khía cạnh trí thức không thuộc hàng “đỏ”, có thể nói rằng đa phần họ muốn Việt Nam thân Mỹ, lý do để họ mong mỏi điều này là vì Mỹ là một nước dân chủ, tiến bộ và thực dụng một cách rõ ràng. Với người Mỹ, họ không bao giờ bỏ ra đồng nào nếu không thu lợi về cho họ ít nhất là một đồng rưỡi. Trong khi đó, với người Tàu, đặc biệt là Tàu Cộng, họ không bao giờ bỏ ra bất cứ đồng nào nếu một đồng của họ không làm cho người khác mất đi hai đồng. Chính vì bản tính giảo hoạt này của họ, người Việt, đặc biệt là trí thức Việt luôn e ngại và tránh xa Tàu Cộng. Và nghiêm túc mà nói, nếu chọn giữa hai thứ: Trở thành một khu tự trị của Trung Quốc hay là trở thành một tiểu bang của Mỹ? Chắc chắn ít nhất cũng trên 80% dân số Việt Nam chọn trở thành tiểu bang của Mỹ!
Và đây là vấn đề mà chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng như chế độ Cộng sản Việt Nam rất sợ hãi. Cộng sản Trung Quốc sợ vì nếu Việt Nam thân Mỹ, xa hơn một chút nữa là thành tiền trạm và một tiểu bang của Mỹ chẳng hạn, thì mức độ khó chịu cũng như sức mạnh khối Cộng sản ở Đông Nam Á chỉ còn co cụm trên lãnh thổ Trung Quốc, lúc đó Campodia và Lào cũng suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc và có những lựa chọn mới. Điều này là không thể tránh khỏi. Và với Cộng sản Việt Nam, một khi Việt Nam thân Mỹ, nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam sẽ thoái vị và đến một lúc nào đó, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chết khô trên dải đất hình chữ S này.
Nhưng nếu không chấp nhận thân Mỹ, Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Mà với người Cộng sản, dù rất huyễn hoặc và tự vỗ về nhau nhưng họ vẫn mê tín vào chủ nghĩa Cộng sản và quốc tế Cộng sản bởi đây là chỗ dựa duy nhất và cuồi cùng để họ tồn tại. Chính vì thế mà họ đã lựa chọn việc đến với hội nghị Thành Đô 1990 để biến trung ương Cộng sản Việt Nam thành những thái thú Tàu gốc Việt, và đây cũng là mấu chốt vấn đề thuộc địa mới của Trung Quốc.
Xâu chuỗi lại những mốc lịch sử, có thể nói rằng suốt quá trình dài ngót nghét ngàn năm đô hộ xứ Việt, các thái thú gốc Tàu chưa bao giờ yên thân để về nước nếu không nói là khi có biến, các thái thú người Tàu có thể không toàn thây để về quê. Chính vì thế, việc một lần nữa biến Việt Nam thành một vùng tự trị dưới sự giám sát, điều hành của thái thú người Tàu là một việc hết sức sai lầm và ấu trĩ. Chính vì thế, hội nghị thành đô có thể nói chính là thành tựu/tì vết đô hộ tích tụ trên ngàn năm nay mà người Tàu đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu để một khi có cơ hội sẽ ra tay với Việt Nam, và hội nghị Thành Đô 1990 là cơ hội ngàn năm có một, người Tàu ngay tức khắc đưa ra những yêu sách để biến bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thành một đám thái thú người Việt dù muốn hay không muốn cũng phải răm rắp tuân lệnh của họ.
Kế hoạch thu thập đám thái thú người Việt cùng hàng loạt chiến lược, phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Và một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị phương hại ra sao. Chính sự háo thắng này vô hình trung đẩy đám lâu la đàn em rơi vào tình thế nổi loạn, và một khi có những pha diễn không ăn nhập gì với nhau đã làm lộ bộ mặt thật của đám lâu la cũng như dã tâm của chúng. Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi lúc một dữ dội.
Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!
Viết từ Sài Gòn, ngày 13/08/2014
SỮA VÀ NHỮNG BẤT CẬP CỦA THIÊN ĐƯỜNG HẠ GIỚI
Hầu như ai, từ thầy thuốc đến người mẹ đều biết sữa là quan trọng, nhưng
cũng chưa có ai hiểu sữa là gì? Bài này tôi viết nhằm để cho cộng đồng
hiểu sữa là gì? Có bao nhiêu loại sữa? Sữa có giới hạn của nó ở đâu?
nhằm cho cộng đồng không bị mê hoặc bỡi những quảng cáo quá sự thật, mà
truyền thông của xã hội gần đây đi sai vai trò của nó vì lợi nhuận.
Gần đây trên thị trường sữa Việt Nam có vấn đề bất cập về giá sữa, khi cuộc sống công nghiệp bắt đầu du nhập vào, và do bùng nổ dân số gây ra nhu cầu sữa một cách quá đáng, vì thiếu hiểu biết. Nên bộ tài chính buộc phải áp trần giá sữa nhằm cho người dân đỡ bị gian thương móc túi.
Nhưng sau áp trần ngía sữa, thì thị trường sữa đồng loạt đổi tên là thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, để lách luật gây giá ảo móc túi người dân.
Gần đây trên thị trường sữa Việt Nam có vấn đề bất cập về giá sữa, khi cuộc sống công nghiệp bắt đầu du nhập vào, và do bùng nổ dân số gây ra nhu cầu sữa một cách quá đáng, vì thiếu hiểu biết. Nên bộ tài chính buộc phải áp trần giá sữa nhằm cho người dân đỡ bị gian thương móc túi.
Sau khi bộ tài chính áp trần giá sữa, thì tất cả các công ty sữa
trong và ngoài nước sửa lại nhãn bao bì là Sản phẩm dinh dưỡng công
thức, nhằm tạo bão giá lách luật.
Nhưng sau áp trần ngía sữa, thì thị trường sữa đồng loạt đổi tên là thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, để lách luật gây giá ảo móc túi người dân.
Định nghĩa
Trước tiên muốn dùng sữa đúng thì phải hiểu sữa là gì? Cũng giống như tất cả các khái niệm khác, định nghĩa rất quan trọng.
Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được sản xuất bởi các tuyến vú của
động vật có vú. Nó là nguồn gốc chính của dinh dưỡng và cả kháng thể
chống lại bệnh tật cho động vật có vú ở giai đoạn mới sinh ra, trước khi
chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm mà thiên nhiên và xã hội tạo
ra.
Tiêu chuẩn đạm là tiêu chuẩn bắt buộc và phải có của sữa là phải có 34%
đạm trong sữa. Tất cả các loại gọi là sữa, mà thành phần đạm dưới 34%
tổng trọng thì không phải là sữa, mà chỉ là thực phẩm bổ sung. Các tiêu
chuẩn này sữa mẹ của loài động vật có vú chỉ đáp ứng được trong 6 tháng
đầu hậu sản. Sau 6 tháng hậu sản sữa mẹ của động vật có vú không còn đáp
ứng được, vì lượng kháng thể chống lại bệnh tật, cũng như hàm lượng
khác - trong đó có đạm - giảm dần.
Tiêu chuẩn đạm trong sữa theo Tổ chức y tế thế giới phải đạt 34%.
Đặc điểm
Từ đó ta thấy sữa đúng định nghĩa có 3 đặc điểm quan trọng sau đây:
1. Là chất dinh dưỡng thiết yếu, có đầy đủ thành phần cho động vật có vú sơ sinh sống.
2. Là chất chống lại bệnh tật cho nđộng vật có vú trong thời kỳ sơ sinh.
3. Là chất nđể cơ thể của động vật có vù trong thời kỳ sơ sinh dùng để xây dựng và phát triển hoàn thiện.
Phân loại
Từ định nghĩa gốc này cho chúng ta thấy các vấn đề sau:
Phân loại sữa thì có 2 loại:
1. Sữa mẹ cho mỗi loài động vật riêng lẻ như, sữa người, sữa vượn, sữa khỉ, sữa cá voi, sữa bò, etc.
2. Sữa động vật nhân tạo như sữa bò, sữa dê, sữa thực vật, etc dùng để cho người dùng, hoặc cho động vật cần săn sóc.
Tạo hóa rất khoa học, và tinh vi là, sữa mẹ chỉ có giá trị trong 6 tháng
đầu tiên sau sinh là đầy đủ mọi tính chất, đặc điểm của sữa, và động
vật có vú sau sinh cũng đã hoàn thiện cả bộ nhai để bắt đầu cho cuộc tự
dưỡng và dị dưỡng của mình.
Sữa có vai trò chống loảng xương không?
Câu trả lời là CÓ và KHÔNG!
Tại sao có? Vì trong sữa có hàm lượng calcium cao. Calcium là thành phần
chính để tạo xương ở tuổi trưởng thành và phát triển cơ thể. Và sữa chỉ
có giá trị cho xương khi Calcium trong sữa được chuyên chở đến xương
nhờ vào hormone sinh dục, và ở tuổi còn vận động nhiều.
Tại sao không? Vì để Calcium đi đến đúng nơi cần Calcium tạo xương thì
cần phải có 2 điều kiện: hormone sinh dục như là chiếc xe chở đến đúng
nơi cần Calcium, và vận động là yếu tố xúc tác cho quá trình xây dựng
xương chắt và chịu lực.
Như tôi đã viết gần đây, 35 tuổi là tuổi của sự bắt đầu tiến trình lão
hóa diễn ra của con người. Có nghĩa là, quá trình chết diễn ra mạnh hơn
quá trình sống. Và loảng xương cũng bắt đầu diễn ra, nhưng quá trình
loảng xương diễn ra mạnh mẽ nhất bắt đầu từ lúc phụ nữ bặt kinh, và đàn
ông không còn ham muốn tình dục.
Gần đây có loại sữa được báo chí, đài truyền hình, truyền thanh bảo rằng
sữa chống loảng xương cho người cao tuổi là sai. Vì người cao tuổi cơ
quan sinh dục đã giảm, hoặc ngừng hoạt động sinh đẻ ở nữ, và đòi hỏi
tình dục ở nam, nên không còn đủ hormone sinh dục để đưa Calcium và nơi
cần để tạo xương. Người già chỉ còn cách là vận động như, đi bơi, tập
nhẹ kiên trì để chống quá trình loảng xương do lão hóa gây ra.
Sữa trên thị trường có phải là sữa không?
Rõ ràng theo tiêu chuẩn và định nghĩa sữa thì không có bất kỳ loại sữa
nào được quảng cáo, và bán trên thị trường toàn cầu được gọi là sữa, mà
phải gọi là thực phẩm bổ sung - Supplementary Food. Nhưng khi về đến
Việt Nam cái từ Supplementary Food được các nhà kinh doanh dịch ra
thành, Thực Phẩm Chức Năng, để biến nó từ thực phẩm bổ sung cũng giống
như tôm, cá, rau, củ, quả mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày thành "thuốc",
nên chúng có giá đắt hơn thuốc!
Sữa hiện nay trên thị trường Việt Nam chỉ có nồng độ đạm chưa bằng 50% nồng độ mđạm mà Tổ chức Y tế Thế giới quy định!
Ăn uống là thuốc để xây dựng và phát triển cơ thể sống. Nhưng ăn uống
sai là thuốc độc để cơ thể mau bệnh tật, và dẫn đến tử vong.
Kết
Bộ y tế cần những con người có kiến thức y học chuẩn mực, và hàn lâm.
Các bộ ngành khác của chính phủ Việt Nam cần có những con người có kiến
thức hàn lâm, có tâm, và có tầm với Tổ quốc và Dân tộc, cùng hoạt động
nhịp nhàng, đồng bộ với nhau, thì mới mong đem lại những hiểu biết đơn
giản cho người dân, nhằm dân không bị thiệt, mà nền kinh tế không bị
chya3y ngân sách ra nước ngoài thì văn hóa chuộng hàng ngoại của dân
Việt bấy lâu nay.
TÌM HIỂU Ý NGHĨA TẤM BẢN ĐỒ CHÍN GẠCH (CHỮ U) CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
(Trương Nhân Tuấn, 1 tháng 6 năm 2009, talawas)
Trong quá khứ đã có nhiều lần Trung Quốc lấy được đất của nước ta, do vua quan VN tấn cống theo lối mua chuộc để được yên thân hay do lòng tham của Đại Hán. Nếu chỉ nhắc lại những lần lấn chiếm đất đai của Việt Nam do lòng tham, những vùng đất có giá trị về kinh tế và chiến lược, lý do để TQ biện hộ cho việc chiếm đất hình như trước sau như một : lấy tên một vùng đất nào đó của TQ đặt cho các vùng đất của VN, sau đó đem quân sang chiếm. Các vụ lấn đất, giành đảo, chiếm biển của VN xảy ra trong thế kỷ 20 cũng bắt đầu tương tự như vậy.
Về ý nghĩa của vùng biển chữ U, được vẽ bởi 9 gạch của TQ, chiếm phần lớn vùng biển của VN, bao gồm đến 80% Biển Đông là có ý nghĩa như thế nào ? Dựa trên lý do nào mà phía TQ khẳng định vùng biển này là của họ? Thiển nghĩ nhìn lại lịch sử, xét lại các trường hợp bị mất đất, cũng có thể cũng tìm ra một vài câu trả lời thỏa đáng.
1. Trường hợp năm 1724 : TQ chiếm tổng Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) vì nơi đây có nhiều mỏ : Mỏ bạc và đồng ở làng Na Ngọ (các mỏ Phượng Hoàng, Thiên Nguyên, Tụ Bảo, Mậu Hưng), mỏ đồng Bán Gia, mỏ kẽm Kha Thôn, mỏ bạc Nam Ðương cùng 4 mỏ bạc Long Sinh, Thủy Ðộng, Minh Chiều và Ðà Gia v.v…
Đất thuộc tổng Tụ Long của VN cách biệt với đất thuộc phủ Khai Hóa của TQ bằng con sông nhỏ tên Đổ Chú.
Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn, năm 1724 (năm Bảo Thái thứ 5), Tổng đốc Vân Nam là Cao Kỳ Trác ra lệnh cho Dương Gia Công 楊加功 chiếm mỏ đồng Bán Gia và mỏ kẽm Kha Thôn thuộc tổng Tụ Long. Lý do đưa ra : vùng đất này thuộc Vân Nam, đã bị các thổ quan của nước ta chiếm đoạt.
Phía Việt Nam phản biện, cho rằng Cao Kỳ Trác « lầm lẫn làng Ma-Tu 痲須 với trại Mã Đô 馬都; làng Tà Lộ 斜路 với trại Bố Ðô 布都; làng Phù Không 扶空 với trại A Không 阿空; làng Phù Ni 扶尼 với trại Bạch Nê 白泥; làng Nhĩ Hô 爾呼 với trại Ngưu Hô-Hắc 牛呼黑 và quan trọng là lẫn lộn suối Tam-Khê 三溪 (hay là ba con suối ?) với sông Ðổ Chú ».
Rõ ràng, vì tham lam, phía TQ đưa quân sang chiếm đất, sau đó đặt cho các vùng quặng mỏ trù phú này của VN vài cái tên làng Trung Hoa, sau đó nói đất đó của họ. Đây là một hình thức ăn cướp được khéo léo ngụy trang.
Nhưng ở thời điểm này (1724) lực lượng quân sự Việt Nam được củng cố mạnh mẽ. Kiến văn tiểu lục ghi lại sự việc, nội dung tóm tắt như sau : « Chúa Trịnh Cương sai Trấn Thủ Trịnh Kinh ra mật lệnh cho các thổ ti đem quân cản và giữ chân chúng lại. Trịnh Kinh chận đầu, đóng quân tại làng Phù Lung. Thấy bên ta binh mã hùng mạnh và dân chúng theo qui phục, Tổng Trấn phủ Khai Hóa họ Phùng phải lui quân ».
« Về mặt ngoại giao, phía Việt Nam liên tục cho sứ giả lên đường sang Bắc Kinh khiếu nại. Cao Kỳ Trác thấy không dễ, bèn trả đất nhưng tìm cách giữ lại vùng mỏ đồng. »
« Phía bên Việt Nam tiếp tục phản đối. Tháng 4 năm 1725 vua nhà Thanh ra chiếu trả lại toàn vùng đất Tụ Long cho Việt Nam. »
« Sau khi có quyết định được trả lại đất, Chúa Trịnh ra lệnh cho các quan Hồ Phi Tích và Võ Công Tể đến với tri phủ Khai Hóa là Phiên Doãn Mẫn để thành lập ủy ban phân giới. Nhưng Doãn Mẫn vẫn ngoan cố muốn chiếm đoạt mỏ đồng nên gian dối chỉ định một con sông khác, dưới chân núi Duyên Xưởng và cho đó là sông Ðổ Chú, nhằm mục đích giữ lại làng, xã thuộc vùng Bảo Sơn. Việc này Võ Công Tể biết được, chỉ định vị trí thực sự của con sông Ðổ Chú. Từ đó vấn đề tranh chấp biên giới tạm kết thúc. »
Hình: bản đồ vị trí bia đá trên hai bờ sông Đổ Chú. Nguồn CAOM.
2. TQ lập mưu giành được đất Tụ Long qua việc phân định biên giới Pháp-Thanh 1885-1887:
Do âm mưu phá hoại của phía TQ, việc phân định biên giới vùng Vân Nam không được phân định trên thực địa mà chỉ phân định trên bản đồ.
Vùng Vân Nam được phân làm 5 tiểu đoạn, trên 5 tấm bản đồ. Ðoạn thứ 1 bắt đầu từ hợp lưu của sông Lũng Pô (Long-Bác 龍賻) với sông Hồng cho đến Mường Khương. Ðoạn thứ 2 từ Mường Khương đến Cao Mã Bạch. Ðoạn thứ 3 từ Cao Mã Bạch cho đến sông Nho Quế. Ðoạn thứ 4 từ sông Nho Quế đến giao giới tỉnh Quảng Tây. Ðoạn thứ năm từ hợp lưu sông Lũng Pô với sông Hồng cho đến biên giới Lào. Nhưng các tấm bản đồ phân định này do người Hoa vẽ ra, hoàn toàn sai, không có điểm nào phù hợp với thực địa.
Các đoạn 1, 3 và 4 được phân định không gặp khó khăn nhưng đoạn 2, từ Mường Khương đến Cao Mã Bạch, tức vùng thuộc các tổng Tụ Long và Phương Ðộ, và vùng 5 từ Lũng Pô đến biên giới Lào, hai ủy ban phân định Pháp Thanh không giải quyết được. Việc này phải đưa về Bắc Kinh để Tổng lý Nha môn (tương đương Bộ Ngoại giao) cùng Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại đây quyết định.
Nguyên nhân bất đồng không giải quyết được ở đoạn 2, phía TQ cho rằng đường trung tuyến của sông Lô là đường biên giới và gọi đó là Ðổ Chú Hà. Trong khi phía ủy ban Pháp có đầy đủ sử liệu chứng minh, phản biện rằng sông đó không phải là sông Đổ Chú, mà là sông Lô của Việt Nam, TQ gọi Hắc Hà. Sông Lô ở về phía nam, trong khi sông Đổ Chú ở khá xa về phía bắc, gần Mã Bái Quan.
Phía bên người Hoa, nhất quyết muốn chiếm vùng đất trù phú này, bèn cho rằng sông Lô mới là Ðổ Chú Hà, còn con sông Đổ Chú thật, họ bịa ra một cái tên là Tiểu Đổ Chú Hà.
Trên bản đồ (rất sai) của đoạn 2 đính kèm, ta thấy đường biên giới đề nghị của hai bên biểu hiện bằng hai con sông, gạch mực đỏ. Đường phía bắc, chủ trương của ủy ban Pháp, sông mang tên Tiểu Ðổ Chú Hà (tức sông Đổ Chú thực). Đường phía nam, chủ trương phía người Hoa, sông mang tên Đổ Chú (tức sông Lô). Phần đất giữa hai đường đỏ là đất Tụ Long.
Nguồn bản đồ: CAOM
Đất Tụ Long của Việt Nam được giải quyết qua biên bản « bế mạc công trình phân định biên giới » ngày 26-6-1887, được người VN gọi lầm gọi là « Công ước Pháp – Thanh phân định biên giới » ngày 26 tháng 6 năm 1887. Thực ra công ước gồm một tập hồ sơ khá dày, gồm các biên bản phân định các vùng biên giới (1885-1887) và bản đồ đính kèm, sau đó là các biên bản phân giới cắm mốc (1888-1897) cùng bộ bản đồ đính kèm. Nguyên văn đoạn liên hệ :
« De Kéou-téou-tchaï (Cao-dao-traï 拘頭寨 Cẩu Đầu Trại) sur la rive gauche du Siao-tou-tchéou-hô (Tieu-do-chu-ha 小賭呪河 Tiểu Đổ Chú Hà), point M de la carte de la 2e section, elle se dirige pendant 50 lis (20 km) directement de l’ouest vers l’est, en laissant à la Chine les endroits de Tsiu-Kiang-cho ou Tsiu-y-chô (Tu-nghia-xa 聚義社 Tụ-Nghĩa Xã), Tsiu-mei-chô (Tu-mi-xa 聚美社 Tụ-Mỹ Xã), Kiang-feï-chô ou y-fei-chô (nghia-phi-xa 義肥社 Nghĩa-Phì Xã), qui sont au nord de cette ligne, et à l’Annam celui de Yéou-p’oug-chô (Hu-bang-xa 有朋社 Hữu-Bằng Xã), qui est au sud, jusqu’aux points marqués P et Q sur la carte annexe où elle coupe les deux branches du second affluent de droite du Heï-Ho (Hac-Ha 黑河 Hắc-Hà) ou Tou-tchéou-ho (Do-chu-ha 賭呪河 Đổ Chú Hà).
A partir du point Q, elle s’infléchit vers le sud-est d’environ quinze lis (6 kilomètres) jusqu’au point A, laissant à la Chine le territoire de Nan-tan (Nam don 南丹 Nam Đơn) au nord de ce point R ; puis, à partir de ce point, remonte vers le nord-est jusqu’au point S, en suivant la direction tracée sur la carte par la ligne RS, le cours du Nan-teng-hô (Nam dang ha 南燈河Nam-Đăng Hà) et les territoires de Mam-meï (Man mi 縵美 Mán Mỹ) de Meng-toung-tchoung-ts’oun (Mãnh Cang Trung Thôn 猛 崗 中村) restant à l’Annam. »
Tạm dịch : « Từ Cẩu Ðầu Trại ở phía tả ngạn sông Tiểu Ðổ Chú Hà, đường biên giới đi trực tiếp từ Tây sang Ðông khoảng 50 lí (20 km), để cho phía Trung Hoa các vùng Tụ Nghĩa Xã, Tụ Mỹ Xã, Nghĩa Phi Xã, các vùng này ở về phía Bắc của đường biên giới và để cho An Nam Hữu Bằng Xã, ở về phía Nam của đường biên giới, cho đến các điểm ghi là P và Q trên bản-đồ đính kèm, (P và Q) là nơi đường biên giới cắt hai nhánh của phụ lưu hữu ngạn thứ hai của Hắc Hà hay sông Ðổ Chú. Bắt đầu từ điểm Q, đường biên giới đi nghiêng về hướng Ðông Nam khoảng 15 lí (6 km), cho đến điểm R, để lại phía Trung Hoa vùng đất Nam Ðơn (chú thích tg : là vùng mỏ chì pha bạc) ở về phía Bắc điểm này, sau đó, từ điểm R nói trên, đường biên giới theo hướng đông bắc cho đến điểm S, theo như hướng đã vẽ trên bản đồ đường nối RS, theo sông Nam Ðăng Hà, vùng Mán Mỹ, Mãnh Khang Trung Thôn và Mãnh khang Hạ Thôn thì thuộc về An Nam. (Mãnh Khang là tên Hán gọi Mường Khương, chú thích tg).
Bản đồ đính kèm công ước 1887 : Đường đỏ nối các điểm MPQRST là đường biên giới. Nguồn: CAOM.
Kết quả làm cho Việt Nam mất vùng đất trù phú, giàu quặng mỏ (mỏ đồng, mỏ bạc, mỏ kẽm…) diện tích vào khoảng 700km2.
Như thế, TQ đã chiếm đất Tụ Long của VN bằng cách đổi tên các con sông. Năm 1724 thì lấy tên sông Đổ Chú đặt cho một con sông ở nơi khác, hay chỉ định sông Đổ Chú ở một nơi khác, xa hơn về hướng nam, mục đích để chiếm đất, nhưng vụ này không thành.
Năm 1887, TQ thành công chiếm được đất này cũng bằng một âm mưu ngày trước : đặt tên Đổ Chú cho một con sông khác (ở đây là sông Lô), sau đó dùng thủ thuật ngoại giao với Pháp để chiếm.
(Thực ra, ông Constans, Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh, người có trách nhiệm về công ước phân định biên giới 1887, ông này cùng lúc thương lượng hai công ước : công ước về biên giới và công ước bổ túc cho công ước thương mãi « Convention additionnelle de Commerce ». Cả hai công ước cùng ký ngày 26 tháng 6 năm 1887. Để có ưu điểm về kinh tế, ông Constans đã nhưọng đất của VN cho TQ. Nhưng nếu không có âm mưu và lòng tham của TQ thì việc này đã không xảy ra).
Bản đồ: nguồn Les Mines de Tu-Long của Deloustal, xem phần tham khảo. Vùng gạch đỏ minh họa đất Tụ Long bị mất cho TQ (khoảng 700km²). Trên các bản đồ hiện nay, vùng Tụ Long là phần đất bị lõm vào, ở phía bắc tỉnh Hà Giang.
3. Vụ đất Vụ Kiến Duyên – Bát Tràng (Hải Ninh)
Trong biên bản phân định biên giới « Từ Trúc Sơn đến Chí Mã » ký ngày 29-3-1887 có ghi như sau :
Depuis Pei-che et Kia-long, la frontière suit le milieu de la rivière Kia-long, qui est un affluent occidental de la rivière de Pei-che (rivière de Pacsi 北市 江). Le cours de cette rivière a une longueur de trente li environs [ Note : chaque li équivaut à 561 mètres ], et au-delà de ces trentes li, la ligne frontière se dirige directement jusqu’à trois li comptés juste au nord de l’ancien marché du village de T’ong-tchong 峝 中 村, c’est-à-dire jusqu’au point A 甲de la carte n° 1. Les localités de Ling-Houai (嶺 懷 Lãnh-hoài), de P’i-lao (Phi-lao 披 勞), de Pan-hing (Bản-hưng 板 興), la montagne située au sud-est de Pan-hing, touchant à la frontière et appelée Fen-mao-ling (Phân-mao-lãnh 分茅 嶺) et autres lieux ; sont attribués à la Chine. Na-yang (Ná-duong 那 陽), Tong-tchong (Ðộng-trung 峝中) et autres lieux sont attribués à l’Annam.
Tạm dịch : Từ Bắc Thị – Gia Long đường biên giới theo trung tuyến sông Gia Long, là một phụ lưu tây ngạn của sông Bắc Thị 北市江, có độ dài khoảng chừng 30 lí (mỗi lí là 561 thước), và khi vượt ra ngoài 30 lí, đường biên-giới rời sông, theo đường thẳng trực tiếp để đến điểm cách Ðộng Trung 峝中村 3 lí về hướng Bắc, tức điểm được đánh dấu A (甲) trên bản đồ số 1. Ðường biên giới chia cho phía Trung Hoa các vùng Lãnh Hoài 嶺懷, Phi Lao 披勞, Bản Hưng 板興 v.v… và một ngọn núi mang tên Phân Mao Lĩnh 分茅嶺, núi này ở phía Ðông Nam của Bản Hưng 板興 và dựa lên đường biên giới. Các vùng Ná Dương 那陽, Ðộng Trung 峝中 và những nơi khác thì thuộc về An Nam.
Theo tinh thần biên bản phân định thì đường biên giới đi qua chân ngọn Phân Mao Lãnh và núi này thuộc Trung Quốc. Điều này phù hợp với biên giới lịch sử giữa hai nước.
Tuy nhiên, đến khi bắt tay vào việc phân giới thì mới thấy công việc hoàn toàn không như vậy. Bản báo cáo ngày 12 tháng 9 năm 1890 của ông Chiniac de Labastide, chủ tịch ủy ban phân giới (1890-1891) viết như sau :
Phân Mao Lãnh quan trọng cho việc xác định đường biên giới… hiện nay chúng ta có thế xác quyết rằng, không những núi này không có ở đây, mà nó còn không hiện hữu trong toàn vùng biên giới mà Ủy ban Phân giới đã thám hiểm. Không có một trái núi nào có tên tương tự.
Ông viết tiếp :
Theo vài nhà nghiên cứu, núi Phân Mao Lãnh có thể ở cách Khâm Châu khoảng 360 lí, tức 140 Km… khi tôi báo tin cho ông Chủ tịch Ủy ban Phân giới Trung Hoa, mặc dầu có nhiều nỗ lực tìm kiếm, tôi vẫn không tìm ra trái núi mà dưới chân nó có trụ đồng để đánh dấu biên giới của tướng Mã Viện là Phân-Mao Lãnh. Núi này hoàn toàn không ai biết. Ông này trước tiên im lặng, và vài ngày sau, ông chỉ tôi ở trên bản đồ, không phải ở phía Ðông Nam mà ở phía Ðông Bắc của Bản Hưng, phía nam Phi Lao, một trái núi nhỏ và cho đó là Phân Mao Lãnh. Khi tôi la lớn về sự phi lý này thì ông ta mới trả lời cho tôi, bằng một dáng điệu trịnh trọng, trái núi này không phải là Ðại Phân Mao Lãnh, nổi tiếng do trụ đồng của tướng Mã Viện, mà chỉ là một Tiểu Phân Mao Lãnh…,
Việc này cho thấy phía người Hoa đã đặt tên « Phân Mao » cho một ngọn núi vô danh ở thật xa về phía nam. Cũng trong báo cáo này, tác giả cũng cho biết phía bên TQ ngụy tạo đền thờ « Phục Ba tướng quân » ở gần đó cho núi Phân Mao có tính thuyết phục. Những dòng báo cáo của ông Chiniac De Labastide cho ta thấy âm mưu dàn dựng dành đất của Việt Nam của phía người Hoa. Sau khi âm mưu bị khám phá, họ trơ trẻn nói lại núi đó là Tiểu Phân Mao.
Hậu quả việc này ra sao? Ông Chiniac de Labastide viết trong bản báo cáo nói trên :
« người Hoa đã dành được của An Nam một vùng đất nghèo, nhưng rộng lớn mà họ chờ đợi để lấy ra từ đó những ưu điểm quan trọng. Giữa hai điểm này, trên một chiều dài khoảng 40 cây số, người ta đã bỏ biên giới lịch sử của An Nam và Trung Hoa để lấy một đường biên giới khác, ở xa về phía nam, một đường biên giới hoàn toàn qui ước. Việc này đã nhường cho Trung Hoa 7 xã rưỡi thuộc tổng Bát Tràng của An Nam và hai xã khác cũng của An Nam thuộc tổng Kiến Duyên.
Diện tích vùng đất này rất đáng kể. Chiều dài 40km, chiều sâu có nơi lên tới 140km (vị trí Phân Mao Lãnh). Nhiều nghi vấn đặt ra, từ khi nào đường biên giới thay đổi lớn lao như thế ? Phải chăng do hậu quả của vụ Mạc Đăng Dung ? Nhưng đây là một nghi vấn lịch sử khác.
4. Mất đất tại Nam Quan
a/ Buổi họp đầu tiên của hai ủy ban phân định biên giới Pháp-Thanh được nhóm tại Nam Quan ngày 12 tháng 12 năm 1885. Phía ủy ban Pháp lấy Đồng Đăng làm bản doanh và phía TQ lấy Nam Quan làm bản doanh.
Việc phân định xảy ra trên thực địa, có nghĩa là hai bên cùng cử người đi khảo sát trên thực tế và vẽ bản đồ.
Theo thực tiễn và lịch sử giữa hai nước Việt-Trung, đường biên giới luôn được xác định bằng các cửa ải, thí dụ : ải Du, ải Bố Sa, ải Sơn Tử, ải Bình Nhi, ải Ná Chi, ải Khấu Sơn v.v… Tại cửa ải Nam Quan (Trấn Nam Quan Ngoại, tức ải Bắc theo Việt Nam) đường biên giới lý ra phải đi ngang qua cửa, đất phía nam thuộc về Việt Nam, đất phía bắc thuộc về Trung Quốc. Nhưng phía người Hoa không muốn như vậy, họ không chấp nhận đường biên giới đi ngang qua cửa ải.
Theo bút ký của Bác-Sĩ Néïs «Sur Les Frontières Du Tonkin», việc phân định không dễ dàng vì người Hoa muốn giành toàn vùng chung quanh Nam Quan. Ông kể lại, khi phái đoàn Pháp vừa ra khỏi Ðồng Ðăng để đi lên cửa ải thì đã thấy cờ nheo cắm đầy trên những ngọn đồi chung quanh và lính Tàu phất cờ nheo đứng dọc hai bên đường. Phe Trung Quốc muốn chứng tỏ cho phái đoàn Pháp biết là họ đang ở trên đất của người Hoa.
Tuy nhiên việc này không thuyết phục được người Pháp, vì ủy ban Pháp đòi hỏi đường biên giới phải đi qua cổng Nam Quan, tức là bức tường đá nối cổng Nam Quan lên đỉnh núi. Nhưng phía TQ nhất định không đồng ý và đòi biên giới phải ở phía Nam cổng Nam Quan, tức đòi một thêm vùng đất trước cổng.
Việc phân định biên giới bị bế tắc ngay từ buổi họp đầu tiên. Công việc đình trệ 3 tháng. Sau đó, do áp lực của Pháp, phía bên người Hoa mới ngồi lại vào bàn họp. Kết quả đầu tiên, 6 tháng sau khi ủy ban Pháp được thành lập và 3 tháng làm việc, khi tại Ðồng Ðăng, khi tại Nam Quan, đường biên giới tại Nam Quan được xác định.
Theo biên bản số 4, phân định từ Nam Quan đến Bình Nhi, ký ngày 7 tháng 4 năm 1886, Pháp nhượng bộ đòi hỏi phi lý của TQ, đường biên giới phải lui về phía nam 100 mét, tức cách cổng Nam Quan 100 mét.
b/ Mất đất ở Hữu Nghị Quan : Hiệp định phân định biên giới tháng 12 năm 1999 đã nhưọng rất nhiều phần đất của VN cho TQ. Thí dụ khu vực nối đường ray, theo tài liệu Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay của NXB Sự Thật, năm 1979, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã lấn đất vùng Nam Quan. Nguyên văn như sau :
Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua.
TQ lý luận như thế này : nếu là đất của VN tại sao có đường ray với kích cỡ của TQ ?
Các trường hợp khác, cũng trong tài liệu dẫn trên, nguyên văn như sau :
Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.
Khu vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực nầy được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam: đường biên giới lịch sử tại đây đi qua một dãi núi cao, chỉ rõ làng Trình Tường và vùng chung quanh là lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người dân Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải, và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Ðồng Tâm thuộc huyện Ðông Hưng, khu tự trị Choang – Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc ngiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam, dài 6 km, sâu hơn 1.300 m thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực nầy, đơn phương sửa lại đường biên gới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa mầu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Loa, huyện Cao Lộc (mốc 25,26,27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khau (mốc 17-19), ở Cao Bằng, Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nam Chay (mốc 2-3) ờ Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 Km, sâu hơn 1 Km; diện tích hơn 300 héc-ta.
Phía TQ lý luận : đất của VN sao có dân TQ sinh sống ?
Cũng có nơi trên vùng biên giới, luận điệu của TQ là : nơi nào cho « chuối xanh » thì nơi đó là đất của TQ, vì chỉ có dân TQ mới trồng chuối ! Lại có nơi tử sĩ TQ chết lại chôn bên đất của VN. Đất này trở thành đất Tàu ! Nếu không phải đất của TQ tại sao có nghĩa trang của người Hoa ?
Cứ như thế mà đất của VN trở thành đất của TQ.
6. Vụ tổng Đèo Lương, thác Bản Giốc và núi Khấu Mai
6.1. Tổng Đèo Lương xưa thuộc tỉnh Cao Bằng, ở phía đông bắc tỉnh tỉnh này, phía nam là Thủy Khẩu, phía bắc có sông Qui Xuân chảy vào, diện tích khoảng 300km², mất vào tay TQ nhân dịp phân giới 1893-1894. Trên bản đồ hiện nay là phần lõm vào ở đông bắc Cao Bằng. Trường hợp mất được ghi vắn tắt qua nhật ký của Ủy ban Phân giới vùng Quảng Tây, trong chiến dịch phân giới 1893-1894. Theo đó, phía TQ đã lấy tên của một số làng xã của phía TQ để đặt tên cho các làng xã thuộc tổng Đèo Lương. Song song đó, phía TQ vận động với Đặc sứ Pháp tại Bắc Kinh để lấy vùng đất này, mặt khác, họ tìm cách kéo dài thì giờ, vì đây là điểm yếu của Pháp : càng kéo dài thì việc cắm mốc giới càng thêm tốn kém mà ngân sách của mẫu quốc dành cho Bắc Kỳ ngày thêm hạn chế. Cuối cùng, Pháp nhượng bộ trên vấn đề Ðèo-Lương nhưng với điều kiện phải được Pháp phải được trái núi quan trọng về chiến lược : Khấu Mai (TQ gọi là Khấu Mai Lĩnh, VN gọi là Cao May).
Như thế Việt Nam mất đất Đèo Lương vì lý do âm mưu đổi tên các làng mạc của TQ và sự nhượng bộ của Pháp. Việc hoán đổi tên các địa danh để chiếm lấy đất ở đây đã được sử dụng trước đó nhiều lần.
6.2. Thác Bản Giốc: Theo các chi tiết đã ghi trong các biên bản, nhật ký phân giới, sông Qui Xuân (Qui Thuận, Quây Sơn) chảy vào phía bắc của tổng Đèo Lương. Vào lúc phân giới thác Bản Giốc nằm sâu trong lãnh thổ của Việt Nam. Nếu không mất Đèo Lương thì sẽ không bao giờ có tranh chấp chủ quyền tại Bản Giốc vào những năm sau này, vì nó sẽ nằm sâu vào lãnh thổ VN.
Xem thêm ở đây :
http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/10/au-la-su-that-cua-thac-ban-gioc.html
6.3. Núi Khấu Mai : Núi này hoàn toàn thuộc Việt Nam theo biên giới lịch sử. Trong dịp phân giới và cắm mốc lại, núi này được trao đổi với tổng Đèo Lương : VN giữ núi Khấu Mai, TQ được tổng Đèo Lương. Nhưng phía TQ vẫn ngang ngược nhứt định dành nó về phía họ. Núi này khoảng giữa Bình Nhi và Thủy Khẩu, được cắm mốc mang số 15 trên biên bản phân giới ngày 19 tháng 6 năm 1894 ký kết giữa ông Galliéni và ông Thái Hy Bân. Núi này có vị trí chiến lược quan trọng, địa hình thuận tiện cho quân đội đóng quân, có đường mòn từ phía Việt Nam dẫn lên đỉnh. Trên núi có 3 nguồn nước, đất tốt nên dân chúng khai thác trồng trọt, cây cối xinh tươi. Chiếm giữ được nó thì có thể kiểm soát được cả vùng Long Châu cho tới Bằng Tường.
Do phía TQ trì trệ, không cắm mốc, rốt cục phía Pháp lại nhưọng bộ. Cột mốc tại Khấu Mai cắm trên sườn núi phía đông, cách đỉnh 200m, chừa một góc nhỏ cho TQ. Ngoài ra, cột mốc 14 cắm dưới chân phía Ðông, cột 16 dưới chân phía Tây-Bắc để xác định rõ ràng chủ quyền hai bên về ngọn núi.
Nhưng TQ lại không tôn trọng, xâm chiếm đất vùng này sau khi cắm mốc. Năm 1936, cột mốc số 14 bis được cắm thêm. Theo biên bản vị trí cột 14 bis xác định như sau : 580 mètres Sud-ouest de la borne 14 ; Est, Sud-Est de la borne 15. Cột 14 bis cách cột 14 là 580m về phía Tây-Nam ; cột ở phía Ðông Ðông-Nam cột số 15.
Nhưng chủ quyền núi Khấu Mai rất có thể bị phía Trung Quốc đặt vấn đề vào đầu năm 2001. Theo tài liệu của Nguyễn Chí Trung, thư ký riêng của ông Lê Khả Phiêu, viết ngày 21 tháng 7 năm 2002, được Câu Lạc Bộ Dân chủ đăng trên mạng Ý Kiến ngày 25 tháng 11 năm 2003 dưới nhan đề «Tài liệu mật của Đảng CSVN », nội dung cho biết Giang Trạch Dân, lúc đó là lãnh đạo tối cao Trung Quốc, muốn dành núi Khấu Mai cho Trung Quốc. Lập luận phía TQ đặt lại vấn đề : Cột mốc không cắm trên đỉnh núi vì trước kia do công nhân đưa cột mốc không tới đỉnh núi đành bỏ lai sườn núi, bây giờ đưa cột mốc lên đỉnh. Toàn bộ 314 cột mốc cắm trên biên giới Việt-Trung, chỉ có cột mốt cắm tại Khấu Mai là cắm ở sườn núi thay vì đỉnh núi.
Hình trên: vị trí núi Khấu Mai theo bản đồ của Sở Địa Dư Đông dương (SGI). Nguồn: CAOM.
Theo bản đồ của Hiệp ước phân định biên giới ký ngày 25 tháng 12 năm 1999 (hình dưới), khu vực núi Khấu Mai được phân định lại. Cột mốc được đưa lên đỉnh trong khi đường biên giới cũng bị thay đổi (so với bản đồ SGI).
7. Hoàng Sa và Trường Sa
Công hàm ngoại giao của Đặc Sứ Thanh triều tại Paris, gởi chính phủ Pháp ngày 29 tháng 9 năm 1932, tài liệu đính kèm cuốn La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys của bà Monique Chemillier-Gendreau, nguyên văn đoạn liên hệ công ước 1887, Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa:
« Légation de la République Chinoise.
29 Septembre 1932.
La Légation de la République Chinoise en France, d’ordre de son Gouvernement, a l’honneur de transmettre la réponse de ce dernier à la Note que le Ministère des Affaires Etrangères a bien voulu lui adresser le 4 Janvier 1932 au sujet de l’Archipel des Iles Paracels.
Les Iles Si-Chao-Tchuin-Tao désignées aussi sous le nom de Tsi-Tcheou-Yang appelées en langue étrangère Iles Paracels, et au Nord-Est desquelles sont les Iles Ton-Chao, se trouvent dans la mer territoriale de la Province du Kouang-Tong (South China Sea); elles forment un des groupes de l’ensemble des Iles de la Mer de Chine du Sud qui font partie intégrante de la mer territoriale de la Province du Kouang-Tong.
D’Après les Rapports établis en l’An XVII de la République Chinoise (1926) au sujet des Si-Chao-Tchuin-Tao (Paracels), rédigés par Mr. Shen-Pung-Fei, Président de la Commission d’enquête sur ces Iles, et les dossiers concernant également ces Iles établis par le Bureau de l’Industrie de la Province Kouang-Tong, ces Iles s’étendent du 110° 13 au 112° 47 de longitude Est; grandes et petites, elle sont au nombre de plus d’une vingtaine, la plupart d’entre elles sont des banc de sable incultes, les autres, une dizaine, sont formés de rochers, huit forment réellement des Iles. Des deux groupes Est et Ouest, celui de Est est appelé “Amphitrite”, celui de l’Ouest “Chroissant”.Ces groupes se trouvent à 145 miles marins de l’Ile de Hai-Nan et forment la partie du territoire chinois située le plus au sud.
La clause 3 de la Convention relative à la Délimitation de la Frontière entre la Chine et le Tonkin, signée à Pékin le 26 Juin 1887 stipule qu’au Kouang-Tong, il est entendu que les points contestés qui sont situés à l’Est et au Nord-Est de Monkai, au-delà de la frontière telle qu’elle a été fixée par la Commission de Délimitation, sont attribués à la Chine. Les Iles qui sont à l’Est de la ligne Nord-Sud passant par la pointe orientale de l’ile de T’cha-Kou et formant la frontière sont également attribuées à la Chine. Les Iles Kou-Teou et les autres petites Iles qui sont à l’Ouest de cette ligne appartiennent à l’Annam.
Le point de départ des frontière entre l’Indochine et la province chinoise du Kouang-Tong est Tchou-Chan situé à 21° 30 de latitude Nord et 108° 2 de longitude Est. D’après les sus-dites stipulation, le litoral de l’Indochine se trouvant à l’Ouest de Tchou-Chan; de ce point, en descendant la côte vers le Sud, de toutes façons les Iles Paracels se trouvent très loin à l’Est de cette ligne, et sont séparées du litoral Indochinois par l’Ile de Hai-Nam. On voit aisément, d’après leur position géographique à quel pays elles doivent être ratachées…»
Các ý chính tạm dịch như sau : Quần đảo Si-Chao-Tchuin-Tao (Tây Sa Quần Đảo), còn được gọi dưới tên Tsi-Tcheou-Yang (Thất Châu Dương), nước ngoài gọi là Paracels, phía đông bắc có quần đảo Ton-Chao (Đông Đảo, tức Pratas), tọa lạc trong lãnh hải tỉnh Quảng Ðông; là một bộ phận của lãnh hải tỉnh Quảng-Ðông… các đảo nầy rải rác trải từ 110° 13 đến 112° 47 kinh tuyến Ðông; gồm khoảng 20 đảo lớn nhỏ, phần lớn là những dải cát hoang, một số khác, khoảng 10 đảo do đá tạo nên, 8 đảo thực sự là đảo, chia làm hai nhóm Ðông và Tây. Nhóm Ðông gọi là nhóm “Amphitrite”, nhóm Tây gọi là nhóm “Croissant”. Hai nhóm nầy cách đảo Hải Nam 145 dặm biển và tạo thành vùng lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.
Ðiều 3 của Công ước Phân định Biên giới giữa Trung Hoa và Tonkin, ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 qui định rằng ở Quảng Ðông, hai bên thỏa thuận rằng các vùng tranh chấp ở phía đông và đông bắc Móng Cái thì thuộc về Trung Quốc. Những đảo ở về phía Ðông của đường bắc nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biênngiới thì chúng cũng thuộc về Trung Quốc. Những đảo Keou-Teou (Trà Cổ) và những đảo nhỏ khác ở về phía Tây của đường nầy thì thuộc về Việt Nam.
Ðiểm bắt đầu của biên giới giữa Indochine và tỉnh Quảng Ðông là Trúc Sơn có tọa-độ 21° 30 vĩ tuyến Bắc và 108° 2 kinh tuyến Ðông. Theo những gì ghi nhận trên đây, bờ biển Indochine ở về phía Tây của Trúc Sơn. Từ điểm nầy, đi xuống về phía Nam, bằng cách nào thì quần đảo Paracels cũng ở về phía Ðông của đường nầy và giữa quần đảo nầy với bờ biển Indichine thì có đảo Hải Nam ngăn chặn. Người ta thấy dễ dàng, theo vị trí địa lý của Paracels, là nó thuộc về nước nào.
Các điểm ghi nhận như sau :
Hoàng Sa có tên Tàu là Thất Châu Dương.
Hoàng Sa là lãnh thổ vùng cực nam của TQ.
Đường kinh tuyến từ đông điểm Trà Cổ của công ước phân định biên giới 26-6-1887 cho phép TQ có chủ quyền tất cả các đảo ở phía đông đường kinh tuyến này.
Ta thấy điều ngang ngược thứ nhất ở đây của TQ là diễn giải Công ước 1887 theo lối có lợi cho mình. Thực ra công ước 1886 có tên là « Convention Relative à la Délimitation de la Frontière entre la Chine et le Tonkin ». Phía TQ đã thay đổi Tonkin (Bắc Kỳ) thành ra Indochine, cho là công ước này phân định biên giới giữa TQ và Indochine, nhằm dành quần đảo HS về TQ. Đường kinh tuyến đi qua đông điểm đảo Trà Cổ 105° 43′ kinh độ Đông Paris chỉ có hiệu lực trong vịnh Bắc Việt, vì công ước chỉ phân định các tỉnh Nam Hoa với Bắc Việt, nó chỉ có giá trị ở đây và không có giá trị khi ra ngoài vịnh Bắc Việt.
Điều thứ hai, tên Thất Châu Dương là có thật, nhưng theo thư tịch của TQ thì nó là tên của các đảo gần Văn Xương, đảo Hải Nam. TQ lấy tên này đặt cho HS của VN, lập lại thủ thuật mà họ đã dành đất của VN như ở Tụ Long, Kiến Duyên, Bát Tràng, Đèo Lương v.v… Tức là lấy tên một địa danh của TQ đặt cho các vùng lãnh thổ của VN rồi hô hoán lên nói là đất của TQ.
Thứ ba, chính TQ thời đó cũng đã khẳng định HS là vùng đất cực nam của TQ. Ta thấy sự ngang ngược của TQ hiện nay đã lan xuống các đảo Trường Sa.
Nhưng chưa hết. Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 30 tháng 1 năm 1980 viết rằng : “Trung Quốc là nước đầu tiên đã khám phá, khai khẩn, thâu huê lợi và quản lý các quần đảo gọi là Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa). Từ ngàn năm nay, những nhà nước Trung Quốc đã liên tục đặt quyền pháp trên những nơi đây. Dân tộc Trung Hoa là người chủ hai quần đảo nầy không thể phản biện”.
Điểm ghi nhận đầu tiên là các bộ « chính sử » của Trung Quốc thì không bộ nào viết Tây Sa và Nam Sa (hay dưới các tên khác) thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu chứng minh của hồ sơ Bộ Ngoại giao Trung Quốc là hai tác phẩm Nan Zhou Yi Wu Zhi (Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn) và Funanzhuan (Phù Nam Truyện của Khang Thái từ thời Tam Quốc (220-265) đồng thời một danh sách 6 tác phẩm từ đời Tống đến đời Thanh (thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 19) : Mong Liang Lu (Mộng Lương Lục), Qao Yi Zhi Luc (Ðảo Di Chí Lược), Dong Xi Yang Kao (Ðông Tây Dương Khảo), Shun Feng Xiang Song (Thuận Phong Tương Tống), Zhi Nan Zheng Fa (Chỉ Nam Chinh Pháp), Hai Guo Wen Jian Lu (Hải Quốc Văn Kiến Lục). Hồ sơ này xác nhận rằng những tác phẩm trên đây « kể lại những cuộc hành trình của người Hoa đi đến Tây Sa và Nam Sa và những hoạt động sản xuất mà họ đã thực hiện từ hơn ngàn năm » và « đã đặt tên lần lượt cho hai quần đảo nầy với những tên sau đây : Jiurulozhou (Cửu Nhũ Loa Châu), Shitang (Thạnh Ðường), Qianlishitang (Thiên Lý Thạnh Ðường, Wanlishitang (Vạn Lý Thạnh Ðường), Changsha (Trường Sa), Qianlichangsha (Thiên Lý Trường-Sa), Wanlichangsha (Vạn Lý Trường Sa) » v.v…
Các bộ sách đã dẫn đã được nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho là không phải là chính sử trong sử liệu Trung Quốc, talawas, 11-12-2007. Ông Phạm Hoàng Quân cũng dẫn chứng bằng các sử liệu của chính TQ là lãnh thổ của TQ chưa bao giờ vượt khỏi đảo Hải Nam
Ngoài ra, học giả Lãng Hồ Nguyễn Khắc Kham, trong Tập san Sử Địa số 29 (tháng 1 đến tháng 3 năm 1975), một tài liệu gối đầu của mọi người VN muốn nghiên cứu HS và TS, cũng đã đã bẻ gẩy mọi lý lẽ của các học giả TQ đưa ra để chứng minh HS là của TQ.
Mặt khác, bộ Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; và Thanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa Dư chí, tất cả đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay.
Như thế, các tên Cửu Nhũ Loa Châu, Thạnh Ðường, Thiên Lý Thạnh Ðường, Vạn Lý Thạnh Ðường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Trường Sav.v… là từ đâu mà « gắn » vào HS và TS của VN ?
Theo TS Nguyễn Quang Ngọc thì các địa danh Vạn Lý Trường Sa, Thạch Đường, Thiên Lý Thạch Đường, Cữu Nhũ Loa Châu… chỉ là những địa danh phiếm, chỉ các vùng biển, đảo nguy hiểm, không thuộc TQ.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân trong tài liệu dẫn trên: «xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực, thấy chép: “… nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện” (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy rằng, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc mà lạinằm ở hướng Đông của Hải Nam.»
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trích dẫn một đọan văn và cho là của Vũ Kinh Tổng Yếu, viết dưới triều Renzong (1023-1063) Bắc Tống : Triều đình Bắc Tống « ra lệnh cho quân đội hoàng gia tuần tiễu xây dựng ở Guangnan (Quảng Nam, hiện thời là Quảng Ðông) một nơi đóng quân nhằm vào việc tuần-tiễu trên biển » và « xây-dựng những chiến-thuyền bằng loại có sống giữa (đao ngư – navire à quille)»… « Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây-Nam, mất 7 ngày để từ Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) đến Jiuruluozhou (Cửu Nhũ Loa Châu)».
Cho rằng Jiuruluozhou (Cửu Nhũ Loa Châu) là « quần đảo Tây-Sa », hồ sơ trên kết luận rằng « triều đình Bắc Tống đã hành sử dụng chủ quyền của mình ở quần đảo Tây Sa », và « hải quân Trung Quốc đã tuần tiễu cho đến Tây Sa ».
Nhưng sự thật thì hoàn toàn không đúng như thế. Wu Jing Zong Yao (Vũ Kinh Tổng Yếu) đã viết như sau :
« … ra lệnh cho quân đội hoàng gia thực hiện việc tuần tiễu, xây dựng một trại quân cho việc tuần tiễu trên biển tại hai bến tàu ở phía Ðông và phía Tây khoảng cách là 280 trượng, cách Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) 200 lí và xây dựng những chiến thuyền bằng loại có sống giữa (đao ngư).
Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây Nam, mất 7 ngày để đi từ Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) đến Jiuruluoshou (Cửu Nhũ Loa Châu), thêm 3 ngày nữa thì đến Pulaoshan (Bất Lao Sơn thuộc Huanzhou Hoàn-Châu), sau khi đi thêm 300 lí về hướng Nam thì tới Lingshandong (Lăng Sơn Ðông). Ở phía Tây-Nam của nơi này thì có các nước Dashifu, Sizi (Tích-Lan), Tianzhu (Thiên-Trúc). Không thể ước-lượng được khoảng cách ».
Đồn Môn Sơn là cửa sông Châu Giang, Quảng Đông. Bất Lao Sơn là cù lao Chàm, Huanzhou là nước Chiêm Thành, Dashifu, hay Dashi, theo một sách cổ của Trung-Hoa, đó chỉ một vương-quốc thời Trung-Cổ ở trong vịnh Persique ; Sizi là Srilanka (Tích-Lan) ; Tianzhu là Ấn Ðộ (theo các sách của Tangshu, Songshi, Gugintushuzisheng).
Như thế, phần trích dẫn ghi trên của Vũ Kinh Tổng Yếu, đoạn ghi lại việc hoàng đế Bắc Tống ra lệnh « xây dựng một trại quân dùng vào việc tuần tiễu trên biển » ở bến Quảng Châu, một đoạn khác mô tả vị trí địa lý của trại quân ghi trên, và một đoạn khác nữa mô tả hải trình đi từ bến Quảng Châu cho đến Ấn Ðộ Dương. Không thấy chỗ nào ghi rằng hải quân Trung Hoa đi tuần tiễu cho đến quần đảo « Xisha » (Tây Sa).
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cắt ra một đoạn để dán vào đó một đoạn khác, nhằm ngụy tạo bằng chứng để giành lấy Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhưng ý nghĩa chính là TQ đặt cho HS và TS một cái tên ở một địa danh nào đó, sau đó đánh chiếm HS và TS của VN với danh nghĩa lấy lại lãnh thổ. Tuy nhiên, vì bịa ra, do đó tài liệu của TQ có nhiều mâu thuẫn không chấp nhận được.
8. Ý nghĩa của bản đồ 9 gạch
Tấm bản đồ này xuất hiện không biết chính xác từ khi nào (có nhiều nguồn nói khác nhau : xuất hiện năm 1914, 1920, 1930 ; thậm chí có nguồn nói xuất hiện từ thế kỷ 19 !) nhưng chắc chắn cũng là một thủ thuật cổ điển của TQ như dàn dựng các tên giả, hay hoán đổi tên các làng v.v… để chiếm đất của VN. TQ dựng ra tên Tiểu Đổ Chú Hà để lấy đất Tụ Long, dựng ngọn Tiểu Phân Mao Lãnh cướp đất Kiến Duyên và Bát Tràng, hoán đổi tên làng xã để chiếm đất Đèo Lương, vẽ bản đồ để chiếm thác Bản Giốc, xây đường rày xe lửa để chiếm đất Nam Quan… Chắc chắn tấm bản đồ chín gạch này dựng lên cũng để chiếm biển và đảo của VN, nó thay đổi nội dung tùy theo khả năng và tham vọng bành trướng của TQ.
Nghiên cứu bản đồ 2 ( trích từ cuốn La Chine, Une Puissance Encerclé), xem mục tham khảo) tức bản đồ xác định lãnh thổ và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trước năm 1840. Ta thấy có 21 vùng đất trước 1840 thuộc Trung Hoa hay thần phục Trung Hoa (ghi theo A, B, C…), đó là :
A: đảo Sakhaline, nhường cho Nga và Nhật. B : Vùng đất Đông Bắc, phía Đông Hắc Long Giang (Amour), nhượng cho Nga theo hiệp ước Bắc-Kinh năm 1860. C : Vùng đất Đông Bắc, phía Tây Hắc Long Giang, nhượng cho Nga năm 1858 theo hiệp ước Aigun. D : Mông Cổ, tuyên bố độc lập năm 1924. E : Cộng Hòa Touva, tuyên bố độc lập năm 1921, sau đó sát nhập vào Liên Xô năm 1944. F : Vùng đất Tây Bắc, nhượng cho Nga qua hiệp ước Tacheng 1864. G : Pamir, bị Nga và Anh bí mật lấy chia với nhau năm 1896. H : Népal, độc lập năm 1898, sau đó trở thành thuộc địa Anh. J : Sikkim, Anh chiếm năm 1889. K : Bhoutan, độc lập năm 1865, sau đó trở thành thuộc địa Anh. L : Vùng biên giới Tây Bắc, bị Anh chiếm. M : Assam, Miến Điện nhượng cho Anh năm 1826. N : Miến Điện, thuộc địa Anh năm 1886. O : Đảo Andaman, thuộc địa Anh P : Thái-Lan, độc lập nhưng dưới sự kiểm soát của Anh và Pháp năm 1904. Q : Đông Dương, thuộc địa Pháp năm 1885. R : Mã Lai (phần lục địa), thuộc địa Anh năm 1985. S : Quần đảo Sulu, thuộc địa Anh năm 1895. T : Đài Loan, nhượng cho Nhật qua hiệp ước Simonoseki năm 1895. U : Quần đảo Điếu Ngư, Nhật chiếm năm 1910. V : Triều Tiên, độc lập năm 1895, trở thành thuộc-địa Nhật năm 1910.
Hai bản đồ này biểu lộ tham vọng của TQ bắt đâu từ thập niên 50. Bản đồ 2 được chính thức đưa vào học trình của chương trình trung học của bộ giáo dục Trung Quốc từ năm 1950 trong khi bản đồ chữ U thì không.
Về ý nghĩa của bản đồ chữ U, chắc chắn vào thời đó chỉ nhằm xác định các đảo trong khu vực chữ U thì thuộc về TQ. Bởi vì quan niệm về chủ quyền vùng biển chỉ mới có sau thế chiến thứ hai, qua các công ước về Biển 1958 và 1982. Trước đó thế giới chỉ có quan niệm về “lãnh hải” 3 hải lý, là tầm đạn đại bác.
Khái niệm về biển lịch sử cũng khá mới, nhưng sau đó không được thế giới chấp nhận, do đó ý nghĩa biển lịch sử chữ U của TQ không thuyết phục cộng đồng thế giới.
Tham vọng về chủ quyền trên biển của TQ bắt đầu khi nào cũng không chính xác, nhưng chắc chắn chỉ mới biểu lộ sau này. Nhiều tài liệu trên thế giới đều xác nhận rằng dân tộc Hán là một dân tộc “quay lưng ra biển, hướng vô lục địa”. Để ý bản đồ 2, vào các thập niên 40-50, TQ xem Đài Loan là vùng đã bị mất. Đảo này, chỉ sát nhập vào TQ chậm trễ dưới thời nhà Thanh, do đề đốc Thi Lang. Cho rằng TQ có chủ quyền tại HS&TS, sau đó có chủ quyền vùng biển trên bản đồ 9 gạch, thì không có gì phi lý hơn.
Ở miền Nam VN ít ai nghe nói bản đồ 9 gạch. Năm 1974, sau khi chiếm HS, cũng không nghe nói đến bản đồ chữ U. Tuy nhiên, theo tài liệu của GS Tạ Quốc Tuấn, «Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan» viết: năm 1974, « lần đầu tiên Trung-Cộng đã công-khai bộc-lộ rõ nguyên-nhân thầm-kín thúc-đẩy việc tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa: đó là nguồn tài-nguyên thiên-nhiên ở vùng này. Thực vậy, bản tuyên-bố ngày 11.1.1974 có câu: Các tài-nguyên thiên-nhiên trong các vùng biển quanh các quần-đảo này cũng thuộc về Trung-quốc. ».Cũng từ tài liệu này, ngày 4.2.1974, Bộ Ngoại-giao Trung-Cộng lại ra một bản tuyên-bố « Chính-phủ Trung-hoa đã nhiều lần tuyên-bố là các quần-đảo Nam-sa, Tây-sa, Trung-sa và Đông-sa tất cả đều là phần lãnh-thổ của Trung-quốc và nước Cộng-hòa Nhân-dân Trung-hoa có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị đối với các quần-đảo này và các hải-khu chung quanh các quần-đảo đó. ». Tài liệu đề cập đến từ ngữ « hải khu », tức khu vực biển, nhưng không hề đề cập bản đồ chữ U.
Tập san Sử Địa 29, Đặc khảo về HS và TS, xuất bản tháng 1 năm 1975, không có dòng nào nói đến bản đồ chữ U. Tập tài liệu La Souveraineté sur les Archipels Paracels và Spratleys của bà Monique Chemillier-Gendreau in năm 1996 cũng không có dòng nào nói đến tấm bản đồ này, ngoài hai bản đồ đính kèm như là bằng chứng của TQ đòi hỏi vùng biển.
Theo tài liệu của ông Cao Xuân Thự, Chuyên viên Vụ Biển, Ban Biên giới của Chính phủ, công bố nhân dịp hội thảo Biển Đông hồi tháng 3 năm 2009, có ghi chép : Ngày 30 tháng 7 năm 1977 : « Tám ngày sau khi ông Đặng Tiểu Bình chính thức khôi phục lại địa vị, trong một tuyên bố chính sách đối ngoại của TQ, ngoại trưởng Hoàng Hoa nói : lãnh thổ của TQ chạy xa mãi về phía nam, tận bãi Tăng Mẫu gần Bornéo của Mã Lai…, các người có thể thăm dò chúng nếu các người muốn, nhưng khi thời cơ đến, chúng tôi sẽ thu hồi chúng hoàn toàn, không cần phải thuơng lượng gì hết vì các quần đảo đó có nguồn gốc thuộc về Trung Quốc… ». Đoạn này cũng không nói đến biển chữ U mà nói các quần đảo đó có nguồn gốc thuộc về Trung Quốc…
Trên báo chí, sách vở và tài liệu nước ngoài, bắt đầu đề cập đến tranh chấp biển Biển Đông từ thập niên 80. Nguyên nhân vào năm 1980, công ty Pertamina của Nam Dương khám phá mỏ dầu ở vùng đảo Natuna, bản đồ chữ U tái xuất hiện bao gồm thêm đảo Natuna. Việc này phía Nam Dương phản đối mạnh, báo chí có nhắc nhở. Ý nghĩa của bản đồ chữ U cũng chỉ giới hạn về chủ quyền các đảo thuộc TQ.
Về văn kiện chính thức, tác giả viết bài chưa đọc hay thấy tài liệu nào từ phía TQ chính thức dẫn tấm bản đồ chữ U, ngoại trừ công hàm ngày 7 và 8 tháng năm 2009 vừa qua để phản đối hai hồ sơ của VN mà Mã Lai (nộp chung).
Như thế, tạm kết luận rằng, bản đồ chữ U từ 1982 trở về trước có ý nghĩa : TQ có chủ quyền các đảo trong khu vực đó (đồng thời giả thuyết về vùng nước lịch sử của TQ).
Từ 1982 trở đi thì bản đồ chữ U có ý nghĩa : khẳng định khu vực biển của TQ. Điều này có thể hiểu vì năm 1982 Luật Quốc tế về Biển ra đời, theo đó, các đảo cũng có hiệu lực như trên đất liền về lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa. TQ đã thông qua công ước này năm 1996. Do đó quan niệm chủ quyền về biển chữ U của TQ, sau 1982, do hiệu lực của HS và TS (vì TQ có chủ quyền ở HS và TS theo công hàm của ông Phạm Văn Đồng). Diện tích khu vực biển này co giãn tùy theo nhu cầu và đối tượng.
Giả thuyết về biển lịch sử của TQ khó đứng vững vì công ước về Biển 1982 không có khoản nào định nghĩa về biển lịch sử.
Nhưng TQ là bậc thầy về chiến lược; họ luôn úp úp, mở mở về ý nghĩa của bản đồ này, làm nhiều người không biết TQ muốn gì .
Sau khi TQ sát nhập đảo Natuna vào bản đồ chữ U, Nam Dương phản đối mạnh mẽ, đồng thời vũ trang mạnh. Đây là nước dông dân nhất khu vực Đông Nam Á và có quân lực mạnh nhất. Từ năm 2000 trở lại đây thì bản đồ chữ U loại trừ đảo Natuna, có nghĩa là TQ đã nhượng bộ. Thí dụ khác, bản đồ chữ U từ năm 1950 thì có thêm quần đảo Sulu, nhưng những năm sau này thì bản đồ này không bao gồm quần đảo này nữa.
Hình trên: Bản đồ tên gọi “Trung Quốc chính khu”, theo đó quần đảo Natuna của Indonésie bị TQ “chiếu tướng” bằng hai cái nháy “’”, để mở cho mọi người hiểu sao thì hiểu.
Như thế, biển chữ U của TQ có thể rất lớn nếu các nước chung quanh lo sợ. Nhưng sẽ rất nhỏ, hay không có gì, nếu các nước chung quanh không nhượng bộ.
TQ đã ký và thông qua Luật Quốc tế về Biển 1982, bản đồ chữ U hôm nay chỉ là minh họa, thay đổi tùy theo tương quan lực lượng, nhưng chắc chắn ý nghĩa của bản đồ chữ U sẽ được TQ giải thích theo luật Biển 1982 cho dư luận quốc tế lúc cần thiết.
7. Kết luận
Ta thấy từ Tiểu Đổ Chú Hà, Tiểu Phân Mao Lãnh, đền thờ Phục Ba, đất Đèo Lương, núi Khấu Mai, đất Nam Quan, điểm nối ray, thác Bản Giốc (sau này có thêm vụ chuối xanh, vì chỉ có người Hoa trồng chuối trên biên giới), người Hoa thì đất của người Hoa, nghĩa trang người Hoa thì đất của người Hoa v.v… cho đến Thất Châu Dương, Cửu Nhũ Loa Châu, Thạnh Ðường, Thiên Lý Thạnh Ðường, Vạn Lý Thạnh Ðường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, bản đồ chín gạch… đều do phía TQ đặt ra để chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của VN. Tất cả rõ ràng chỉ là những bịa đặt lếu láo, rất sơ đẳng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, chỉ gạt được những người không biết. Đều trớ trêu là cái luận điệu sơ đẳng bịa đặt lặp đi lặp lại này đã giành được đất của dân tộc Việt Nam không biết bao nhiêu lần. Và có thể nó vẫn tiếp tục lường gạt được người Việt Nam.
Phải chăng dân tộc ta có vấn đề ?
Đến hôm nay vẫn còn học giả VN, có người vẫn ảnh hưởng hỏa mù của TQ qua các ý nghĩa của biển chữ U. Có người vẫn không dám đối diện với ý nghĩa của công hàm ông Phạm Văn Đồng, kể cả không muốn biết TQ đã có các âm mưu gì và sẽ có các âm mưu gì ?…
Khi hiểu cặn kẽ, ta có thể có các biện pháp thích ứng : Muốn đối phó với « biển lịch sử » của TQ, VN phải khẳng định chủ quyền HS và TS, khẳng định các đảo này có hiệu lực về hải phận ZEE và thềm lục địa theo định nghĩa của Luật Biển 1982. Bản đồ lịch sử chín gạch chữ U của TQ sẽ bị hiệu lực HS và TS hóa giải không còn cái gạch nào. Xem trường hợp đảo Natuna của Nam Dương thì rõ rệt. Nhưng muốn vậy, trước tiên VN phải mạnh và phải vô hiệu hóa công hàm của ông Phạm Văn Đồng. Trường hợp TQ trả đất Tụ Long cho VN năm 1724 cũng vậy, là do VN mạnh chứ không hề do hoàng đế anh minh nào cả. Nếu VN thời đó « yếu » (như hôm nay), chắc chắn Tụ Long đã mất trước khi Pháp vào VN.
Phương pháp để hóa giải bản đồ chín gạch, nếu TQ dưạ theo Luật Biển 1982 (giả thuyết này hầu như là 99%), phía VN cũng phải khẳng định chủ quyền các đảo HS&TS đồng thời đòi hỏi hải phận và thềm lục địa của các đảo theo Luật Biển 1982. Và muốn làm như thế cũng phải vô hiệu hóa trước tiên công hàm ông Phạm Văn Đồng.
Chính sách giữ nước của Đảng CSVN hiện nay có khuynh hướng hủy bỏ hiệu lực của các đảo HS và TS, tức tự hủy hoại thân thể, tự đốt nhà của mình. VN quá « yếu », không thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN, mặt khác, công hàm ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố HS&TS là của TQ, đòi lại sao được ? Do đó nhà nước CSVN nhất định để mất HS&TS chứ không tìm cách hóa giải công hàm này thông qua một quá trình dân chủ hóa và hòa giải dân tộc.
Dân tộc VN đổ máu làm gì để giữ những cục đá không giá trị đó nữa ?
Hồ sơ công bố của VN về thềm lục địa vừa qua đã cho thấy rõ rệt chính sách của nhà nước. Có thể có những « options » khác, có lợi cho VN, nhưng chưa chắc đảng CSVN sẽ chọn. Rất có thể quần đảo HS và TS sẽ không có hiệu lực, giá trị gì hết ! Đây là một quyết định nhất thời cứu nguy cho Đảng CSVN nhưng rất nguy hiểm, vì nó có ảnh hưởng không thể đảo ngược, làm mất vĩnh viễn quyền lợi của dân tộc VN tại HS và TS.
Vào các năm 1860 thời Tự Đức, lúc Pháp đã đặt chân ở Nam Kỳ và lăm le ra Bắc Kỳ, tình cảnh người dân Bắc Kỳ hết sức dửng dưng. Lúc quân Pháp chiếm thành Hà Nội thì dân chúng đổ ra coi, như là trò vui. Triều đình đối xử với dân như tôi mọi, như kẻ thù địch thì người dân xem việc Pháp chiếm đất là việc của nhà vua. Việt Nam thời nay không khác Việt Nam thời Tự Đức. Đất nước gặp lúc mạt vận thì dân tình nó như thế.
Nhưng nhìn lại như thế cho thấy giải pháp duy nhất để giữ nước hiện nay là « dân chủ hóa » đất nước. Đảng CSVN không thể vì quyền lợi của một nhóm người mà hy sinh quyền lợi lớn lao của cả dân tộc.
Tham khảo :
Tài liệu internet :
Tạ Quốc Tuấn, Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan
Phạm Hoàng Quân, Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc, talawas, 11-12-2007
Nguyễn Quang Ngọc, Địa danh Trung Quốc các quần đảo giữa Biển Đông, Lịch sử một thế kỷ chuyển đổi, www.hoangsa.org
Cao Xuân Thự, Điểm lại những sự kiện chính trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và mấy nhận xét về cách gây xung đột về biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, www.hoangsa.org
Tài liệu đóng tập :
Tập san Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Văn Nghệ Khai Trí, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1975
Chemillier-Gendreau, Monique. La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys. Harmattan, 1996
Fourniau, Charles. Vietnam Domination coloniale et résistance nationale 1858-1914. Les Ind
Trong quá khứ đã có nhiều lần Trung Quốc lấy được đất của nước ta, do vua quan VN tấn cống theo lối mua chuộc để được yên thân hay do lòng tham của Đại Hán. Nếu chỉ nhắc lại những lần lấn chiếm đất đai của Việt Nam do lòng tham, những vùng đất có giá trị về kinh tế và chiến lược, lý do để TQ biện hộ cho việc chiếm đất hình như trước sau như một : lấy tên một vùng đất nào đó của TQ đặt cho các vùng đất của VN, sau đó đem quân sang chiếm. Các vụ lấn đất, giành đảo, chiếm biển của VN xảy ra trong thế kỷ 20 cũng bắt đầu tương tự như vậy.
Về ý nghĩa của vùng biển chữ U, được vẽ bởi 9 gạch của TQ, chiếm phần lớn vùng biển của VN, bao gồm đến 80% Biển Đông là có ý nghĩa như thế nào ? Dựa trên lý do nào mà phía TQ khẳng định vùng biển này là của họ? Thiển nghĩ nhìn lại lịch sử, xét lại các trường hợp bị mất đất, cũng có thể cũng tìm ra một vài câu trả lời thỏa đáng.
1. Trường hợp năm 1724 : TQ chiếm tổng Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) vì nơi đây có nhiều mỏ : Mỏ bạc và đồng ở làng Na Ngọ (các mỏ Phượng Hoàng, Thiên Nguyên, Tụ Bảo, Mậu Hưng), mỏ đồng Bán Gia, mỏ kẽm Kha Thôn, mỏ bạc Nam Ðương cùng 4 mỏ bạc Long Sinh, Thủy Ðộng, Minh Chiều và Ðà Gia v.v…
Đất thuộc tổng Tụ Long của VN cách biệt với đất thuộc phủ Khai Hóa của TQ bằng con sông nhỏ tên Đổ Chú.
Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn, năm 1724 (năm Bảo Thái thứ 5), Tổng đốc Vân Nam là Cao Kỳ Trác ra lệnh cho Dương Gia Công 楊加功 chiếm mỏ đồng Bán Gia và mỏ kẽm Kha Thôn thuộc tổng Tụ Long. Lý do đưa ra : vùng đất này thuộc Vân Nam, đã bị các thổ quan của nước ta chiếm đoạt.
Phía Việt Nam phản biện, cho rằng Cao Kỳ Trác « lầm lẫn làng Ma-Tu 痲須 với trại Mã Đô 馬都; làng Tà Lộ 斜路 với trại Bố Ðô 布都; làng Phù Không 扶空 với trại A Không 阿空; làng Phù Ni 扶尼 với trại Bạch Nê 白泥; làng Nhĩ Hô 爾呼 với trại Ngưu Hô-Hắc 牛呼黑 và quan trọng là lẫn lộn suối Tam-Khê 三溪 (hay là ba con suối ?) với sông Ðổ Chú ».
Rõ ràng, vì tham lam, phía TQ đưa quân sang chiếm đất, sau đó đặt cho các vùng quặng mỏ trù phú này của VN vài cái tên làng Trung Hoa, sau đó nói đất đó của họ. Đây là một hình thức ăn cướp được khéo léo ngụy trang.
Nhưng ở thời điểm này (1724) lực lượng quân sự Việt Nam được củng cố mạnh mẽ. Kiến văn tiểu lục ghi lại sự việc, nội dung tóm tắt như sau : « Chúa Trịnh Cương sai Trấn Thủ Trịnh Kinh ra mật lệnh cho các thổ ti đem quân cản và giữ chân chúng lại. Trịnh Kinh chận đầu, đóng quân tại làng Phù Lung. Thấy bên ta binh mã hùng mạnh và dân chúng theo qui phục, Tổng Trấn phủ Khai Hóa họ Phùng phải lui quân ».
« Về mặt ngoại giao, phía Việt Nam liên tục cho sứ giả lên đường sang Bắc Kinh khiếu nại. Cao Kỳ Trác thấy không dễ, bèn trả đất nhưng tìm cách giữ lại vùng mỏ đồng. »
« Phía bên Việt Nam tiếp tục phản đối. Tháng 4 năm 1725 vua nhà Thanh ra chiếu trả lại toàn vùng đất Tụ Long cho Việt Nam. »
« Sau khi có quyết định được trả lại đất, Chúa Trịnh ra lệnh cho các quan Hồ Phi Tích và Võ Công Tể đến với tri phủ Khai Hóa là Phiên Doãn Mẫn để thành lập ủy ban phân giới. Nhưng Doãn Mẫn vẫn ngoan cố muốn chiếm đoạt mỏ đồng nên gian dối chỉ định một con sông khác, dưới chân núi Duyên Xưởng và cho đó là sông Ðổ Chú, nhằm mục đích giữ lại làng, xã thuộc vùng Bảo Sơn. Việc này Võ Công Tể biết được, chỉ định vị trí thực sự của con sông Ðổ Chú. Từ đó vấn đề tranh chấp biên giới tạm kết thúc. »
Hình: bản đồ vị trí bia đá trên hai bờ sông Đổ Chú. Nguồn CAOM.
2. TQ lập mưu giành được đất Tụ Long qua việc phân định biên giới Pháp-Thanh 1885-1887:
Do âm mưu phá hoại của phía TQ, việc phân định biên giới vùng Vân Nam không được phân định trên thực địa mà chỉ phân định trên bản đồ.
Vùng Vân Nam được phân làm 5 tiểu đoạn, trên 5 tấm bản đồ. Ðoạn thứ 1 bắt đầu từ hợp lưu của sông Lũng Pô (Long-Bác 龍賻) với sông Hồng cho đến Mường Khương. Ðoạn thứ 2 từ Mường Khương đến Cao Mã Bạch. Ðoạn thứ 3 từ Cao Mã Bạch cho đến sông Nho Quế. Ðoạn thứ 4 từ sông Nho Quế đến giao giới tỉnh Quảng Tây. Ðoạn thứ năm từ hợp lưu sông Lũng Pô với sông Hồng cho đến biên giới Lào. Nhưng các tấm bản đồ phân định này do người Hoa vẽ ra, hoàn toàn sai, không có điểm nào phù hợp với thực địa.
Các đoạn 1, 3 và 4 được phân định không gặp khó khăn nhưng đoạn 2, từ Mường Khương đến Cao Mã Bạch, tức vùng thuộc các tổng Tụ Long và Phương Ðộ, và vùng 5 từ Lũng Pô đến biên giới Lào, hai ủy ban phân định Pháp Thanh không giải quyết được. Việc này phải đưa về Bắc Kinh để Tổng lý Nha môn (tương đương Bộ Ngoại giao) cùng Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại đây quyết định.
Nguyên nhân bất đồng không giải quyết được ở đoạn 2, phía TQ cho rằng đường trung tuyến của sông Lô là đường biên giới và gọi đó là Ðổ Chú Hà. Trong khi phía ủy ban Pháp có đầy đủ sử liệu chứng minh, phản biện rằng sông đó không phải là sông Đổ Chú, mà là sông Lô của Việt Nam, TQ gọi Hắc Hà. Sông Lô ở về phía nam, trong khi sông Đổ Chú ở khá xa về phía bắc, gần Mã Bái Quan.
Phía bên người Hoa, nhất quyết muốn chiếm vùng đất trù phú này, bèn cho rằng sông Lô mới là Ðổ Chú Hà, còn con sông Đổ Chú thật, họ bịa ra một cái tên là Tiểu Đổ Chú Hà.
Trên bản đồ (rất sai) của đoạn 2 đính kèm, ta thấy đường biên giới đề nghị của hai bên biểu hiện bằng hai con sông, gạch mực đỏ. Đường phía bắc, chủ trương của ủy ban Pháp, sông mang tên Tiểu Ðổ Chú Hà (tức sông Đổ Chú thực). Đường phía nam, chủ trương phía người Hoa, sông mang tên Đổ Chú (tức sông Lô). Phần đất giữa hai đường đỏ là đất Tụ Long.
Nguồn bản đồ: CAOM
Đất Tụ Long của Việt Nam được giải quyết qua biên bản « bế mạc công trình phân định biên giới » ngày 26-6-1887, được người VN gọi lầm gọi là « Công ước Pháp – Thanh phân định biên giới » ngày 26 tháng 6 năm 1887. Thực ra công ước gồm một tập hồ sơ khá dày, gồm các biên bản phân định các vùng biên giới (1885-1887) và bản đồ đính kèm, sau đó là các biên bản phân giới cắm mốc (1888-1897) cùng bộ bản đồ đính kèm. Nguyên văn đoạn liên hệ :
« De Kéou-téou-tchaï (Cao-dao-traï 拘頭寨 Cẩu Đầu Trại) sur la rive gauche du Siao-tou-tchéou-hô (Tieu-do-chu-ha 小賭呪河 Tiểu Đổ Chú Hà), point M de la carte de la 2e section, elle se dirige pendant 50 lis (20 km) directement de l’ouest vers l’est, en laissant à la Chine les endroits de Tsiu-Kiang-cho ou Tsiu-y-chô (Tu-nghia-xa 聚義社 Tụ-Nghĩa Xã), Tsiu-mei-chô (Tu-mi-xa 聚美社 Tụ-Mỹ Xã), Kiang-feï-chô ou y-fei-chô (nghia-phi-xa 義肥社 Nghĩa-Phì Xã), qui sont au nord de cette ligne, et à l’Annam celui de Yéou-p’oug-chô (Hu-bang-xa 有朋社 Hữu-Bằng Xã), qui est au sud, jusqu’aux points marqués P et Q sur la carte annexe où elle coupe les deux branches du second affluent de droite du Heï-Ho (Hac-Ha 黑河 Hắc-Hà) ou Tou-tchéou-ho (Do-chu-ha 賭呪河 Đổ Chú Hà).
A partir du point Q, elle s’infléchit vers le sud-est d’environ quinze lis (6 kilomètres) jusqu’au point A, laissant à la Chine le territoire de Nan-tan (Nam don 南丹 Nam Đơn) au nord de ce point R ; puis, à partir de ce point, remonte vers le nord-est jusqu’au point S, en suivant la direction tracée sur la carte par la ligne RS, le cours du Nan-teng-hô (Nam dang ha 南燈河Nam-Đăng Hà) et les territoires de Mam-meï (Man mi 縵美 Mán Mỹ) de Meng-toung-tchoung-ts’oun (Mãnh Cang Trung Thôn 猛 崗 中村) restant à l’Annam. »
Tạm dịch : « Từ Cẩu Ðầu Trại ở phía tả ngạn sông Tiểu Ðổ Chú Hà, đường biên giới đi trực tiếp từ Tây sang Ðông khoảng 50 lí (20 km), để cho phía Trung Hoa các vùng Tụ Nghĩa Xã, Tụ Mỹ Xã, Nghĩa Phi Xã, các vùng này ở về phía Bắc của đường biên giới và để cho An Nam Hữu Bằng Xã, ở về phía Nam của đường biên giới, cho đến các điểm ghi là P và Q trên bản-đồ đính kèm, (P và Q) là nơi đường biên giới cắt hai nhánh của phụ lưu hữu ngạn thứ hai của Hắc Hà hay sông Ðổ Chú. Bắt đầu từ điểm Q, đường biên giới đi nghiêng về hướng Ðông Nam khoảng 15 lí (6 km), cho đến điểm R, để lại phía Trung Hoa vùng đất Nam Ðơn (chú thích tg : là vùng mỏ chì pha bạc) ở về phía Bắc điểm này, sau đó, từ điểm R nói trên, đường biên giới theo hướng đông bắc cho đến điểm S, theo như hướng đã vẽ trên bản đồ đường nối RS, theo sông Nam Ðăng Hà, vùng Mán Mỹ, Mãnh Khang Trung Thôn và Mãnh khang Hạ Thôn thì thuộc về An Nam. (Mãnh Khang là tên Hán gọi Mường Khương, chú thích tg).
Bản đồ đính kèm công ước 1887 : Đường đỏ nối các điểm MPQRST là đường biên giới. Nguồn: CAOM.
Kết quả làm cho Việt Nam mất vùng đất trù phú, giàu quặng mỏ (mỏ đồng, mỏ bạc, mỏ kẽm…) diện tích vào khoảng 700km2.
Như thế, TQ đã chiếm đất Tụ Long của VN bằng cách đổi tên các con sông. Năm 1724 thì lấy tên sông Đổ Chú đặt cho một con sông ở nơi khác, hay chỉ định sông Đổ Chú ở một nơi khác, xa hơn về hướng nam, mục đích để chiếm đất, nhưng vụ này không thành.
Năm 1887, TQ thành công chiếm được đất này cũng bằng một âm mưu ngày trước : đặt tên Đổ Chú cho một con sông khác (ở đây là sông Lô), sau đó dùng thủ thuật ngoại giao với Pháp để chiếm.
(Thực ra, ông Constans, Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh, người có trách nhiệm về công ước phân định biên giới 1887, ông này cùng lúc thương lượng hai công ước : công ước về biên giới và công ước bổ túc cho công ước thương mãi « Convention additionnelle de Commerce ». Cả hai công ước cùng ký ngày 26 tháng 6 năm 1887. Để có ưu điểm về kinh tế, ông Constans đã nhưọng đất của VN cho TQ. Nhưng nếu không có âm mưu và lòng tham của TQ thì việc này đã không xảy ra).
Bản đồ: nguồn Les Mines de Tu-Long của Deloustal, xem phần tham khảo. Vùng gạch đỏ minh họa đất Tụ Long bị mất cho TQ (khoảng 700km²). Trên các bản đồ hiện nay, vùng Tụ Long là phần đất bị lõm vào, ở phía bắc tỉnh Hà Giang.
3. Vụ đất Vụ Kiến Duyên – Bát Tràng (Hải Ninh)
Trong biên bản phân định biên giới « Từ Trúc Sơn đến Chí Mã » ký ngày 29-3-1887 có ghi như sau :
Depuis Pei-che et Kia-long, la frontière suit le milieu de la rivière Kia-long, qui est un affluent occidental de la rivière de Pei-che (rivière de Pacsi 北市 江). Le cours de cette rivière a une longueur de trente li environs [ Note : chaque li équivaut à 561 mètres ], et au-delà de ces trentes li, la ligne frontière se dirige directement jusqu’à trois li comptés juste au nord de l’ancien marché du village de T’ong-tchong 峝 中 村, c’est-à-dire jusqu’au point A 甲de la carte n° 1. Les localités de Ling-Houai (嶺 懷 Lãnh-hoài), de P’i-lao (Phi-lao 披 勞), de Pan-hing (Bản-hưng 板 興), la montagne située au sud-est de Pan-hing, touchant à la frontière et appelée Fen-mao-ling (Phân-mao-lãnh 分茅 嶺) et autres lieux ; sont attribués à la Chine. Na-yang (Ná-duong 那 陽), Tong-tchong (Ðộng-trung 峝中) et autres lieux sont attribués à l’Annam.
Tạm dịch : Từ Bắc Thị – Gia Long đường biên giới theo trung tuyến sông Gia Long, là một phụ lưu tây ngạn của sông Bắc Thị 北市江, có độ dài khoảng chừng 30 lí (mỗi lí là 561 thước), và khi vượt ra ngoài 30 lí, đường biên-giới rời sông, theo đường thẳng trực tiếp để đến điểm cách Ðộng Trung 峝中村 3 lí về hướng Bắc, tức điểm được đánh dấu A (甲) trên bản đồ số 1. Ðường biên giới chia cho phía Trung Hoa các vùng Lãnh Hoài 嶺懷, Phi Lao 披勞, Bản Hưng 板興 v.v… và một ngọn núi mang tên Phân Mao Lĩnh 分茅嶺, núi này ở phía Ðông Nam của Bản Hưng 板興 và dựa lên đường biên giới. Các vùng Ná Dương 那陽, Ðộng Trung 峝中 và những nơi khác thì thuộc về An Nam.
Theo tinh thần biên bản phân định thì đường biên giới đi qua chân ngọn Phân Mao Lãnh và núi này thuộc Trung Quốc. Điều này phù hợp với biên giới lịch sử giữa hai nước.
Tuy nhiên, đến khi bắt tay vào việc phân giới thì mới thấy công việc hoàn toàn không như vậy. Bản báo cáo ngày 12 tháng 9 năm 1890 của ông Chiniac de Labastide, chủ tịch ủy ban phân giới (1890-1891) viết như sau :
Phân Mao Lãnh quan trọng cho việc xác định đường biên giới… hiện nay chúng ta có thế xác quyết rằng, không những núi này không có ở đây, mà nó còn không hiện hữu trong toàn vùng biên giới mà Ủy ban Phân giới đã thám hiểm. Không có một trái núi nào có tên tương tự.
Ông viết tiếp :
Theo vài nhà nghiên cứu, núi Phân Mao Lãnh có thể ở cách Khâm Châu khoảng 360 lí, tức 140 Km… khi tôi báo tin cho ông Chủ tịch Ủy ban Phân giới Trung Hoa, mặc dầu có nhiều nỗ lực tìm kiếm, tôi vẫn không tìm ra trái núi mà dưới chân nó có trụ đồng để đánh dấu biên giới của tướng Mã Viện là Phân-Mao Lãnh. Núi này hoàn toàn không ai biết. Ông này trước tiên im lặng, và vài ngày sau, ông chỉ tôi ở trên bản đồ, không phải ở phía Ðông Nam mà ở phía Ðông Bắc của Bản Hưng, phía nam Phi Lao, một trái núi nhỏ và cho đó là Phân Mao Lãnh. Khi tôi la lớn về sự phi lý này thì ông ta mới trả lời cho tôi, bằng một dáng điệu trịnh trọng, trái núi này không phải là Ðại Phân Mao Lãnh, nổi tiếng do trụ đồng của tướng Mã Viện, mà chỉ là một Tiểu Phân Mao Lãnh…,
Việc này cho thấy phía người Hoa đã đặt tên « Phân Mao » cho một ngọn núi vô danh ở thật xa về phía nam. Cũng trong báo cáo này, tác giả cũng cho biết phía bên TQ ngụy tạo đền thờ « Phục Ba tướng quân » ở gần đó cho núi Phân Mao có tính thuyết phục. Những dòng báo cáo của ông Chiniac De Labastide cho ta thấy âm mưu dàn dựng dành đất của Việt Nam của phía người Hoa. Sau khi âm mưu bị khám phá, họ trơ trẻn nói lại núi đó là Tiểu Phân Mao.
Hậu quả việc này ra sao? Ông Chiniac de Labastide viết trong bản báo cáo nói trên :
« người Hoa đã dành được của An Nam một vùng đất nghèo, nhưng rộng lớn mà họ chờ đợi để lấy ra từ đó những ưu điểm quan trọng. Giữa hai điểm này, trên một chiều dài khoảng 40 cây số, người ta đã bỏ biên giới lịch sử của An Nam và Trung Hoa để lấy một đường biên giới khác, ở xa về phía nam, một đường biên giới hoàn toàn qui ước. Việc này đã nhường cho Trung Hoa 7 xã rưỡi thuộc tổng Bát Tràng của An Nam và hai xã khác cũng của An Nam thuộc tổng Kiến Duyên.
Diện tích vùng đất này rất đáng kể. Chiều dài 40km, chiều sâu có nơi lên tới 140km (vị trí Phân Mao Lãnh). Nhiều nghi vấn đặt ra, từ khi nào đường biên giới thay đổi lớn lao như thế ? Phải chăng do hậu quả của vụ Mạc Đăng Dung ? Nhưng đây là một nghi vấn lịch sử khác.
4. Mất đất tại Nam Quan
a/ Buổi họp đầu tiên của hai ủy ban phân định biên giới Pháp-Thanh được nhóm tại Nam Quan ngày 12 tháng 12 năm 1885. Phía ủy ban Pháp lấy Đồng Đăng làm bản doanh và phía TQ lấy Nam Quan làm bản doanh.
Việc phân định xảy ra trên thực địa, có nghĩa là hai bên cùng cử người đi khảo sát trên thực tế và vẽ bản đồ.
Theo thực tiễn và lịch sử giữa hai nước Việt-Trung, đường biên giới luôn được xác định bằng các cửa ải, thí dụ : ải Du, ải Bố Sa, ải Sơn Tử, ải Bình Nhi, ải Ná Chi, ải Khấu Sơn v.v… Tại cửa ải Nam Quan (Trấn Nam Quan Ngoại, tức ải Bắc theo Việt Nam) đường biên giới lý ra phải đi ngang qua cửa, đất phía nam thuộc về Việt Nam, đất phía bắc thuộc về Trung Quốc. Nhưng phía người Hoa không muốn như vậy, họ không chấp nhận đường biên giới đi ngang qua cửa ải.
Theo bút ký của Bác-Sĩ Néïs «Sur Les Frontières Du Tonkin», việc phân định không dễ dàng vì người Hoa muốn giành toàn vùng chung quanh Nam Quan. Ông kể lại, khi phái đoàn Pháp vừa ra khỏi Ðồng Ðăng để đi lên cửa ải thì đã thấy cờ nheo cắm đầy trên những ngọn đồi chung quanh và lính Tàu phất cờ nheo đứng dọc hai bên đường. Phe Trung Quốc muốn chứng tỏ cho phái đoàn Pháp biết là họ đang ở trên đất của người Hoa.
Tuy nhiên việc này không thuyết phục được người Pháp, vì ủy ban Pháp đòi hỏi đường biên giới phải đi qua cổng Nam Quan, tức là bức tường đá nối cổng Nam Quan lên đỉnh núi. Nhưng phía TQ nhất định không đồng ý và đòi biên giới phải ở phía Nam cổng Nam Quan, tức đòi một thêm vùng đất trước cổng.
Việc phân định biên giới bị bế tắc ngay từ buổi họp đầu tiên. Công việc đình trệ 3 tháng. Sau đó, do áp lực của Pháp, phía bên người Hoa mới ngồi lại vào bàn họp. Kết quả đầu tiên, 6 tháng sau khi ủy ban Pháp được thành lập và 3 tháng làm việc, khi tại Ðồng Ðăng, khi tại Nam Quan, đường biên giới tại Nam Quan được xác định.
Theo biên bản số 4, phân định từ Nam Quan đến Bình Nhi, ký ngày 7 tháng 4 năm 1886, Pháp nhượng bộ đòi hỏi phi lý của TQ, đường biên giới phải lui về phía nam 100 mét, tức cách cổng Nam Quan 100 mét.
b/ Mất đất ở Hữu Nghị Quan : Hiệp định phân định biên giới tháng 12 năm 1999 đã nhưọng rất nhiều phần đất của VN cho TQ. Thí dụ khu vực nối đường ray, theo tài liệu Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay của NXB Sự Thật, năm 1979, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã lấn đất vùng Nam Quan. Nguyên văn như sau :
Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua.
TQ lý luận như thế này : nếu là đất của VN tại sao có đường ray với kích cỡ của TQ ?
Các trường hợp khác, cũng trong tài liệu dẫn trên, nguyên văn như sau :
Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.
Khu vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực nầy được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam: đường biên giới lịch sử tại đây đi qua một dãi núi cao, chỉ rõ làng Trình Tường và vùng chung quanh là lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người dân Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải, và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Ðồng Tâm thuộc huyện Ðông Hưng, khu tự trị Choang – Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc ngiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam, dài 6 km, sâu hơn 1.300 m thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực nầy, đơn phương sửa lại đường biên gới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa mầu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Loa, huyện Cao Lộc (mốc 25,26,27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khau (mốc 17-19), ở Cao Bằng, Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nam Chay (mốc 2-3) ờ Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 Km, sâu hơn 1 Km; diện tích hơn 300 héc-ta.
Phía TQ lý luận : đất của VN sao có dân TQ sinh sống ?
Cũng có nơi trên vùng biên giới, luận điệu của TQ là : nơi nào cho « chuối xanh » thì nơi đó là đất của TQ, vì chỉ có dân TQ mới trồng chuối ! Lại có nơi tử sĩ TQ chết lại chôn bên đất của VN. Đất này trở thành đất Tàu ! Nếu không phải đất của TQ tại sao có nghĩa trang của người Hoa ?
Cứ như thế mà đất của VN trở thành đất của TQ.
6. Vụ tổng Đèo Lương, thác Bản Giốc và núi Khấu Mai
6.1. Tổng Đèo Lương xưa thuộc tỉnh Cao Bằng, ở phía đông bắc tỉnh tỉnh này, phía nam là Thủy Khẩu, phía bắc có sông Qui Xuân chảy vào, diện tích khoảng 300km², mất vào tay TQ nhân dịp phân giới 1893-1894. Trên bản đồ hiện nay là phần lõm vào ở đông bắc Cao Bằng. Trường hợp mất được ghi vắn tắt qua nhật ký của Ủy ban Phân giới vùng Quảng Tây, trong chiến dịch phân giới 1893-1894. Theo đó, phía TQ đã lấy tên của một số làng xã của phía TQ để đặt tên cho các làng xã thuộc tổng Đèo Lương. Song song đó, phía TQ vận động với Đặc sứ Pháp tại Bắc Kinh để lấy vùng đất này, mặt khác, họ tìm cách kéo dài thì giờ, vì đây là điểm yếu của Pháp : càng kéo dài thì việc cắm mốc giới càng thêm tốn kém mà ngân sách của mẫu quốc dành cho Bắc Kỳ ngày thêm hạn chế. Cuối cùng, Pháp nhượng bộ trên vấn đề Ðèo-Lương nhưng với điều kiện phải được Pháp phải được trái núi quan trọng về chiến lược : Khấu Mai (TQ gọi là Khấu Mai Lĩnh, VN gọi là Cao May).
Như thế Việt Nam mất đất Đèo Lương vì lý do âm mưu đổi tên các làng mạc của TQ và sự nhượng bộ của Pháp. Việc hoán đổi tên các địa danh để chiếm lấy đất ở đây đã được sử dụng trước đó nhiều lần.
6.2. Thác Bản Giốc: Theo các chi tiết đã ghi trong các biên bản, nhật ký phân giới, sông Qui Xuân (Qui Thuận, Quây Sơn) chảy vào phía bắc của tổng Đèo Lương. Vào lúc phân giới thác Bản Giốc nằm sâu trong lãnh thổ của Việt Nam. Nếu không mất Đèo Lương thì sẽ không bao giờ có tranh chấp chủ quyền tại Bản Giốc vào những năm sau này, vì nó sẽ nằm sâu vào lãnh thổ VN.
Xem thêm ở đây :
http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/10/au-la-su-that-cua-thac-ban-gioc.html
6.3. Núi Khấu Mai : Núi này hoàn toàn thuộc Việt Nam theo biên giới lịch sử. Trong dịp phân giới và cắm mốc lại, núi này được trao đổi với tổng Đèo Lương : VN giữ núi Khấu Mai, TQ được tổng Đèo Lương. Nhưng phía TQ vẫn ngang ngược nhứt định dành nó về phía họ. Núi này khoảng giữa Bình Nhi và Thủy Khẩu, được cắm mốc mang số 15 trên biên bản phân giới ngày 19 tháng 6 năm 1894 ký kết giữa ông Galliéni và ông Thái Hy Bân. Núi này có vị trí chiến lược quan trọng, địa hình thuận tiện cho quân đội đóng quân, có đường mòn từ phía Việt Nam dẫn lên đỉnh. Trên núi có 3 nguồn nước, đất tốt nên dân chúng khai thác trồng trọt, cây cối xinh tươi. Chiếm giữ được nó thì có thể kiểm soát được cả vùng Long Châu cho tới Bằng Tường.
Do phía TQ trì trệ, không cắm mốc, rốt cục phía Pháp lại nhưọng bộ. Cột mốc tại Khấu Mai cắm trên sườn núi phía đông, cách đỉnh 200m, chừa một góc nhỏ cho TQ. Ngoài ra, cột mốc 14 cắm dưới chân phía Ðông, cột 16 dưới chân phía Tây-Bắc để xác định rõ ràng chủ quyền hai bên về ngọn núi.
Nhưng TQ lại không tôn trọng, xâm chiếm đất vùng này sau khi cắm mốc. Năm 1936, cột mốc số 14 bis được cắm thêm. Theo biên bản vị trí cột 14 bis xác định như sau : 580 mètres Sud-ouest de la borne 14 ; Est, Sud-Est de la borne 15. Cột 14 bis cách cột 14 là 580m về phía Tây-Nam ; cột ở phía Ðông Ðông-Nam cột số 15.
Nhưng chủ quyền núi Khấu Mai rất có thể bị phía Trung Quốc đặt vấn đề vào đầu năm 2001. Theo tài liệu của Nguyễn Chí Trung, thư ký riêng của ông Lê Khả Phiêu, viết ngày 21 tháng 7 năm 2002, được Câu Lạc Bộ Dân chủ đăng trên mạng Ý Kiến ngày 25 tháng 11 năm 2003 dưới nhan đề «Tài liệu mật của Đảng CSVN », nội dung cho biết Giang Trạch Dân, lúc đó là lãnh đạo tối cao Trung Quốc, muốn dành núi Khấu Mai cho Trung Quốc. Lập luận phía TQ đặt lại vấn đề : Cột mốc không cắm trên đỉnh núi vì trước kia do công nhân đưa cột mốc không tới đỉnh núi đành bỏ lai sườn núi, bây giờ đưa cột mốc lên đỉnh. Toàn bộ 314 cột mốc cắm trên biên giới Việt-Trung, chỉ có cột mốt cắm tại Khấu Mai là cắm ở sườn núi thay vì đỉnh núi.
Hình trên: vị trí núi Khấu Mai theo bản đồ của Sở Địa Dư Đông dương (SGI). Nguồn: CAOM.
Theo bản đồ của Hiệp ước phân định biên giới ký ngày 25 tháng 12 năm 1999 (hình dưới), khu vực núi Khấu Mai được phân định lại. Cột mốc được đưa lên đỉnh trong khi đường biên giới cũng bị thay đổi (so với bản đồ SGI).
7. Hoàng Sa và Trường Sa
Công hàm ngoại giao của Đặc Sứ Thanh triều tại Paris, gởi chính phủ Pháp ngày 29 tháng 9 năm 1932, tài liệu đính kèm cuốn La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys của bà Monique Chemillier-Gendreau, nguyên văn đoạn liên hệ công ước 1887, Vịnh Bắc Việt và Hoàng Sa:
« Légation de la République Chinoise.
29 Septembre 1932.
La Légation de la République Chinoise en France, d’ordre de son Gouvernement, a l’honneur de transmettre la réponse de ce dernier à la Note que le Ministère des Affaires Etrangères a bien voulu lui adresser le 4 Janvier 1932 au sujet de l’Archipel des Iles Paracels.
Les Iles Si-Chao-Tchuin-Tao désignées aussi sous le nom de Tsi-Tcheou-Yang appelées en langue étrangère Iles Paracels, et au Nord-Est desquelles sont les Iles Ton-Chao, se trouvent dans la mer territoriale de la Province du Kouang-Tong (South China Sea); elles forment un des groupes de l’ensemble des Iles de la Mer de Chine du Sud qui font partie intégrante de la mer territoriale de la Province du Kouang-Tong.
D’Après les Rapports établis en l’An XVII de la République Chinoise (1926) au sujet des Si-Chao-Tchuin-Tao (Paracels), rédigés par Mr. Shen-Pung-Fei, Président de la Commission d’enquête sur ces Iles, et les dossiers concernant également ces Iles établis par le Bureau de l’Industrie de la Province Kouang-Tong, ces Iles s’étendent du 110° 13 au 112° 47 de longitude Est; grandes et petites, elle sont au nombre de plus d’une vingtaine, la plupart d’entre elles sont des banc de sable incultes, les autres, une dizaine, sont formés de rochers, huit forment réellement des Iles. Des deux groupes Est et Ouest, celui de Est est appelé “Amphitrite”, celui de l’Ouest “Chroissant”.Ces groupes se trouvent à 145 miles marins de l’Ile de Hai-Nan et forment la partie du territoire chinois située le plus au sud.
La clause 3 de la Convention relative à la Délimitation de la Frontière entre la Chine et le Tonkin, signée à Pékin le 26 Juin 1887 stipule qu’au Kouang-Tong, il est entendu que les points contestés qui sont situés à l’Est et au Nord-Est de Monkai, au-delà de la frontière telle qu’elle a été fixée par la Commission de Délimitation, sont attribués à la Chine. Les Iles qui sont à l’Est de la ligne Nord-Sud passant par la pointe orientale de l’ile de T’cha-Kou et formant la frontière sont également attribuées à la Chine. Les Iles Kou-Teou et les autres petites Iles qui sont à l’Ouest de cette ligne appartiennent à l’Annam.
Le point de départ des frontière entre l’Indochine et la province chinoise du Kouang-Tong est Tchou-Chan situé à 21° 30 de latitude Nord et 108° 2 de longitude Est. D’après les sus-dites stipulation, le litoral de l’Indochine se trouvant à l’Ouest de Tchou-Chan; de ce point, en descendant la côte vers le Sud, de toutes façons les Iles Paracels se trouvent très loin à l’Est de cette ligne, et sont séparées du litoral Indochinois par l’Ile de Hai-Nam. On voit aisément, d’après leur position géographique à quel pays elles doivent être ratachées…»
Các ý chính tạm dịch như sau : Quần đảo Si-Chao-Tchuin-Tao (Tây Sa Quần Đảo), còn được gọi dưới tên Tsi-Tcheou-Yang (Thất Châu Dương), nước ngoài gọi là Paracels, phía đông bắc có quần đảo Ton-Chao (Đông Đảo, tức Pratas), tọa lạc trong lãnh hải tỉnh Quảng Ðông; là một bộ phận của lãnh hải tỉnh Quảng-Ðông… các đảo nầy rải rác trải từ 110° 13 đến 112° 47 kinh tuyến Ðông; gồm khoảng 20 đảo lớn nhỏ, phần lớn là những dải cát hoang, một số khác, khoảng 10 đảo do đá tạo nên, 8 đảo thực sự là đảo, chia làm hai nhóm Ðông và Tây. Nhóm Ðông gọi là nhóm “Amphitrite”, nhóm Tây gọi là nhóm “Croissant”. Hai nhóm nầy cách đảo Hải Nam 145 dặm biển và tạo thành vùng lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.
Ðiều 3 của Công ước Phân định Biên giới giữa Trung Hoa và Tonkin, ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 qui định rằng ở Quảng Ðông, hai bên thỏa thuận rằng các vùng tranh chấp ở phía đông và đông bắc Móng Cái thì thuộc về Trung Quốc. Những đảo ở về phía Ðông của đường bắc nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biênngiới thì chúng cũng thuộc về Trung Quốc. Những đảo Keou-Teou (Trà Cổ) và những đảo nhỏ khác ở về phía Tây của đường nầy thì thuộc về Việt Nam.
Ðiểm bắt đầu của biên giới giữa Indochine và tỉnh Quảng Ðông là Trúc Sơn có tọa-độ 21° 30 vĩ tuyến Bắc và 108° 2 kinh tuyến Ðông. Theo những gì ghi nhận trên đây, bờ biển Indochine ở về phía Tây của Trúc Sơn. Từ điểm nầy, đi xuống về phía Nam, bằng cách nào thì quần đảo Paracels cũng ở về phía Ðông của đường nầy và giữa quần đảo nầy với bờ biển Indichine thì có đảo Hải Nam ngăn chặn. Người ta thấy dễ dàng, theo vị trí địa lý của Paracels, là nó thuộc về nước nào.
Các điểm ghi nhận như sau :
Hoàng Sa có tên Tàu là Thất Châu Dương.
Hoàng Sa là lãnh thổ vùng cực nam của TQ.
Đường kinh tuyến từ đông điểm Trà Cổ của công ước phân định biên giới 26-6-1887 cho phép TQ có chủ quyền tất cả các đảo ở phía đông đường kinh tuyến này.
Ta thấy điều ngang ngược thứ nhất ở đây của TQ là diễn giải Công ước 1887 theo lối có lợi cho mình. Thực ra công ước 1886 có tên là « Convention Relative à la Délimitation de la Frontière entre la Chine et le Tonkin ». Phía TQ đã thay đổi Tonkin (Bắc Kỳ) thành ra Indochine, cho là công ước này phân định biên giới giữa TQ và Indochine, nhằm dành quần đảo HS về TQ. Đường kinh tuyến đi qua đông điểm đảo Trà Cổ 105° 43′ kinh độ Đông Paris chỉ có hiệu lực trong vịnh Bắc Việt, vì công ước chỉ phân định các tỉnh Nam Hoa với Bắc Việt, nó chỉ có giá trị ở đây và không có giá trị khi ra ngoài vịnh Bắc Việt.
Điều thứ hai, tên Thất Châu Dương là có thật, nhưng theo thư tịch của TQ thì nó là tên của các đảo gần Văn Xương, đảo Hải Nam. TQ lấy tên này đặt cho HS của VN, lập lại thủ thuật mà họ đã dành đất của VN như ở Tụ Long, Kiến Duyên, Bát Tràng, Đèo Lương v.v… Tức là lấy tên một địa danh của TQ đặt cho các vùng lãnh thổ của VN rồi hô hoán lên nói là đất của TQ.
Thứ ba, chính TQ thời đó cũng đã khẳng định HS là vùng đất cực nam của TQ. Ta thấy sự ngang ngược của TQ hiện nay đã lan xuống các đảo Trường Sa.
Nhưng chưa hết. Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 30 tháng 1 năm 1980 viết rằng : “Trung Quốc là nước đầu tiên đã khám phá, khai khẩn, thâu huê lợi và quản lý các quần đảo gọi là Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa). Từ ngàn năm nay, những nhà nước Trung Quốc đã liên tục đặt quyền pháp trên những nơi đây. Dân tộc Trung Hoa là người chủ hai quần đảo nầy không thể phản biện”.
Điểm ghi nhận đầu tiên là các bộ « chính sử » của Trung Quốc thì không bộ nào viết Tây Sa và Nam Sa (hay dưới các tên khác) thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu chứng minh của hồ sơ Bộ Ngoại giao Trung Quốc là hai tác phẩm Nan Zhou Yi Wu Zhi (Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn) và Funanzhuan (Phù Nam Truyện của Khang Thái từ thời Tam Quốc (220-265) đồng thời một danh sách 6 tác phẩm từ đời Tống đến đời Thanh (thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 19) : Mong Liang Lu (Mộng Lương Lục), Qao Yi Zhi Luc (Ðảo Di Chí Lược), Dong Xi Yang Kao (Ðông Tây Dương Khảo), Shun Feng Xiang Song (Thuận Phong Tương Tống), Zhi Nan Zheng Fa (Chỉ Nam Chinh Pháp), Hai Guo Wen Jian Lu (Hải Quốc Văn Kiến Lục). Hồ sơ này xác nhận rằng những tác phẩm trên đây « kể lại những cuộc hành trình của người Hoa đi đến Tây Sa và Nam Sa và những hoạt động sản xuất mà họ đã thực hiện từ hơn ngàn năm » và « đã đặt tên lần lượt cho hai quần đảo nầy với những tên sau đây : Jiurulozhou (Cửu Nhũ Loa Châu), Shitang (Thạnh Ðường), Qianlishitang (Thiên Lý Thạnh Ðường, Wanlishitang (Vạn Lý Thạnh Ðường), Changsha (Trường Sa), Qianlichangsha (Thiên Lý Trường-Sa), Wanlichangsha (Vạn Lý Trường Sa) » v.v…
Các bộ sách đã dẫn đã được nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho là không phải là chính sử trong sử liệu Trung Quốc, talawas, 11-12-2007. Ông Phạm Hoàng Quân cũng dẫn chứng bằng các sử liệu của chính TQ là lãnh thổ của TQ chưa bao giờ vượt khỏi đảo Hải Nam
Ngoài ra, học giả Lãng Hồ Nguyễn Khắc Kham, trong Tập san Sử Địa số 29 (tháng 1 đến tháng 3 năm 1975), một tài liệu gối đầu của mọi người VN muốn nghiên cứu HS và TS, cũng đã đã bẻ gẩy mọi lý lẽ của các học giả TQ đưa ra để chứng minh HS là của TQ.
Mặt khác, bộ Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; và Thanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa Dư chí, tất cả đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay.
Như thế, các tên Cửu Nhũ Loa Châu, Thạnh Ðường, Thiên Lý Thạnh Ðường, Vạn Lý Thạnh Ðường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Trường Sav.v… là từ đâu mà « gắn » vào HS và TS của VN ?
Theo TS Nguyễn Quang Ngọc thì các địa danh Vạn Lý Trường Sa, Thạch Đường, Thiên Lý Thạch Đường, Cữu Nhũ Loa Châu… chỉ là những địa danh phiếm, chỉ các vùng biển, đảo nguy hiểm, không thuộc TQ.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân trong tài liệu dẫn trên: «xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực, thấy chép: “… nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện” (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy rằng, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc mà lạinằm ở hướng Đông của Hải Nam.»
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trích dẫn một đọan văn và cho là của Vũ Kinh Tổng Yếu, viết dưới triều Renzong (1023-1063) Bắc Tống : Triều đình Bắc Tống « ra lệnh cho quân đội hoàng gia tuần tiễu xây dựng ở Guangnan (Quảng Nam, hiện thời là Quảng Ðông) một nơi đóng quân nhằm vào việc tuần-tiễu trên biển » và « xây-dựng những chiến-thuyền bằng loại có sống giữa (đao ngư – navire à quille)»… « Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây-Nam, mất 7 ngày để từ Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) đến Jiuruluozhou (Cửu Nhũ Loa Châu)».
Cho rằng Jiuruluozhou (Cửu Nhũ Loa Châu) là « quần đảo Tây-Sa », hồ sơ trên kết luận rằng « triều đình Bắc Tống đã hành sử dụng chủ quyền của mình ở quần đảo Tây Sa », và « hải quân Trung Quốc đã tuần tiễu cho đến Tây Sa ».
Nhưng sự thật thì hoàn toàn không đúng như thế. Wu Jing Zong Yao (Vũ Kinh Tổng Yếu) đã viết như sau :
« … ra lệnh cho quân đội hoàng gia thực hiện việc tuần tiễu, xây dựng một trại quân cho việc tuần tiễu trên biển tại hai bến tàu ở phía Ðông và phía Tây khoảng cách là 280 trượng, cách Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) 200 lí và xây dựng những chiến thuyền bằng loại có sống giữa (đao ngư).
Nếu người ta theo gió Ðông để cho thuyền đi về hướng Tây Nam, mất 7 ngày để đi từ Tunmenshan (Ðồn Môn Sơn) đến Jiuruluoshou (Cửu Nhũ Loa Châu), thêm 3 ngày nữa thì đến Pulaoshan (Bất Lao Sơn thuộc Huanzhou Hoàn-Châu), sau khi đi thêm 300 lí về hướng Nam thì tới Lingshandong (Lăng Sơn Ðông). Ở phía Tây-Nam của nơi này thì có các nước Dashifu, Sizi (Tích-Lan), Tianzhu (Thiên-Trúc). Không thể ước-lượng được khoảng cách ».
Đồn Môn Sơn là cửa sông Châu Giang, Quảng Đông. Bất Lao Sơn là cù lao Chàm, Huanzhou là nước Chiêm Thành, Dashifu, hay Dashi, theo một sách cổ của Trung-Hoa, đó chỉ một vương-quốc thời Trung-Cổ ở trong vịnh Persique ; Sizi là Srilanka (Tích-Lan) ; Tianzhu là Ấn Ðộ (theo các sách của Tangshu, Songshi, Gugintushuzisheng).
Như thế, phần trích dẫn ghi trên của Vũ Kinh Tổng Yếu, đoạn ghi lại việc hoàng đế Bắc Tống ra lệnh « xây dựng một trại quân dùng vào việc tuần tiễu trên biển » ở bến Quảng Châu, một đoạn khác mô tả vị trí địa lý của trại quân ghi trên, và một đoạn khác nữa mô tả hải trình đi từ bến Quảng Châu cho đến Ấn Ðộ Dương. Không thấy chỗ nào ghi rằng hải quân Trung Hoa đi tuần tiễu cho đến quần đảo « Xisha » (Tây Sa).
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cắt ra một đoạn để dán vào đó một đoạn khác, nhằm ngụy tạo bằng chứng để giành lấy Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhưng ý nghĩa chính là TQ đặt cho HS và TS một cái tên ở một địa danh nào đó, sau đó đánh chiếm HS và TS của VN với danh nghĩa lấy lại lãnh thổ. Tuy nhiên, vì bịa ra, do đó tài liệu của TQ có nhiều mâu thuẫn không chấp nhận được.
8. Ý nghĩa của bản đồ 9 gạch
Tấm bản đồ này xuất hiện không biết chính xác từ khi nào (có nhiều nguồn nói khác nhau : xuất hiện năm 1914, 1920, 1930 ; thậm chí có nguồn nói xuất hiện từ thế kỷ 19 !) nhưng chắc chắn cũng là một thủ thuật cổ điển của TQ như dàn dựng các tên giả, hay hoán đổi tên các làng v.v… để chiếm đất của VN. TQ dựng ra tên Tiểu Đổ Chú Hà để lấy đất Tụ Long, dựng ngọn Tiểu Phân Mao Lãnh cướp đất Kiến Duyên và Bát Tràng, hoán đổi tên làng xã để chiếm đất Đèo Lương, vẽ bản đồ để chiếm thác Bản Giốc, xây đường rày xe lửa để chiếm đất Nam Quan… Chắc chắn tấm bản đồ chín gạch này dựng lên cũng để chiếm biển và đảo của VN, nó thay đổi nội dung tùy theo khả năng và tham vọng bành trướng của TQ.
Nghiên cứu bản đồ 2 ( trích từ cuốn La Chine, Une Puissance Encerclé), xem mục tham khảo) tức bản đồ xác định lãnh thổ và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trước năm 1840. Ta thấy có 21 vùng đất trước 1840 thuộc Trung Hoa hay thần phục Trung Hoa (ghi theo A, B, C…), đó là :
A: đảo Sakhaline, nhường cho Nga và Nhật. B : Vùng đất Đông Bắc, phía Đông Hắc Long Giang (Amour), nhượng cho Nga theo hiệp ước Bắc-Kinh năm 1860. C : Vùng đất Đông Bắc, phía Tây Hắc Long Giang, nhượng cho Nga năm 1858 theo hiệp ước Aigun. D : Mông Cổ, tuyên bố độc lập năm 1924. E : Cộng Hòa Touva, tuyên bố độc lập năm 1921, sau đó sát nhập vào Liên Xô năm 1944. F : Vùng đất Tây Bắc, nhượng cho Nga qua hiệp ước Tacheng 1864. G : Pamir, bị Nga và Anh bí mật lấy chia với nhau năm 1896. H : Népal, độc lập năm 1898, sau đó trở thành thuộc địa Anh. J : Sikkim, Anh chiếm năm 1889. K : Bhoutan, độc lập năm 1865, sau đó trở thành thuộc địa Anh. L : Vùng biên giới Tây Bắc, bị Anh chiếm. M : Assam, Miến Điện nhượng cho Anh năm 1826. N : Miến Điện, thuộc địa Anh năm 1886. O : Đảo Andaman, thuộc địa Anh P : Thái-Lan, độc lập nhưng dưới sự kiểm soát của Anh và Pháp năm 1904. Q : Đông Dương, thuộc địa Pháp năm 1885. R : Mã Lai (phần lục địa), thuộc địa Anh năm 1985. S : Quần đảo Sulu, thuộc địa Anh năm 1895. T : Đài Loan, nhượng cho Nhật qua hiệp ước Simonoseki năm 1895. U : Quần đảo Điếu Ngư, Nhật chiếm năm 1910. V : Triều Tiên, độc lập năm 1895, trở thành thuộc-địa Nhật năm 1910.
Hai bản đồ này biểu lộ tham vọng của TQ bắt đâu từ thập niên 50. Bản đồ 2 được chính thức đưa vào học trình của chương trình trung học của bộ giáo dục Trung Quốc từ năm 1950 trong khi bản đồ chữ U thì không.
Về ý nghĩa của bản đồ chữ U, chắc chắn vào thời đó chỉ nhằm xác định các đảo trong khu vực chữ U thì thuộc về TQ. Bởi vì quan niệm về chủ quyền vùng biển chỉ mới có sau thế chiến thứ hai, qua các công ước về Biển 1958 và 1982. Trước đó thế giới chỉ có quan niệm về “lãnh hải” 3 hải lý, là tầm đạn đại bác.
Khái niệm về biển lịch sử cũng khá mới, nhưng sau đó không được thế giới chấp nhận, do đó ý nghĩa biển lịch sử chữ U của TQ không thuyết phục cộng đồng thế giới.
Tham vọng về chủ quyền trên biển của TQ bắt đầu khi nào cũng không chính xác, nhưng chắc chắn chỉ mới biểu lộ sau này. Nhiều tài liệu trên thế giới đều xác nhận rằng dân tộc Hán là một dân tộc “quay lưng ra biển, hướng vô lục địa”. Để ý bản đồ 2, vào các thập niên 40-50, TQ xem Đài Loan là vùng đã bị mất. Đảo này, chỉ sát nhập vào TQ chậm trễ dưới thời nhà Thanh, do đề đốc Thi Lang. Cho rằng TQ có chủ quyền tại HS&TS, sau đó có chủ quyền vùng biển trên bản đồ 9 gạch, thì không có gì phi lý hơn.
Ở miền Nam VN ít ai nghe nói bản đồ 9 gạch. Năm 1974, sau khi chiếm HS, cũng không nghe nói đến bản đồ chữ U. Tuy nhiên, theo tài liệu của GS Tạ Quốc Tuấn, «Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan» viết: năm 1974, « lần đầu tiên Trung-Cộng đã công-khai bộc-lộ rõ nguyên-nhân thầm-kín thúc-đẩy việc tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa: đó là nguồn tài-nguyên thiên-nhiên ở vùng này. Thực vậy, bản tuyên-bố ngày 11.1.1974 có câu: Các tài-nguyên thiên-nhiên trong các vùng biển quanh các quần-đảo này cũng thuộc về Trung-quốc. ».Cũng từ tài liệu này, ngày 4.2.1974, Bộ Ngoại-giao Trung-Cộng lại ra một bản tuyên-bố « Chính-phủ Trung-hoa đã nhiều lần tuyên-bố là các quần-đảo Nam-sa, Tây-sa, Trung-sa và Đông-sa tất cả đều là phần lãnh-thổ của Trung-quốc và nước Cộng-hòa Nhân-dân Trung-hoa có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị đối với các quần-đảo này và các hải-khu chung quanh các quần-đảo đó. ». Tài liệu đề cập đến từ ngữ « hải khu », tức khu vực biển, nhưng không hề đề cập bản đồ chữ U.
Tập san Sử Địa 29, Đặc khảo về HS và TS, xuất bản tháng 1 năm 1975, không có dòng nào nói đến bản đồ chữ U. Tập tài liệu La Souveraineté sur les Archipels Paracels và Spratleys của bà Monique Chemillier-Gendreau in năm 1996 cũng không có dòng nào nói đến tấm bản đồ này, ngoài hai bản đồ đính kèm như là bằng chứng của TQ đòi hỏi vùng biển.
Theo tài liệu của ông Cao Xuân Thự, Chuyên viên Vụ Biển, Ban Biên giới của Chính phủ, công bố nhân dịp hội thảo Biển Đông hồi tháng 3 năm 2009, có ghi chép : Ngày 30 tháng 7 năm 1977 : « Tám ngày sau khi ông Đặng Tiểu Bình chính thức khôi phục lại địa vị, trong một tuyên bố chính sách đối ngoại của TQ, ngoại trưởng Hoàng Hoa nói : lãnh thổ của TQ chạy xa mãi về phía nam, tận bãi Tăng Mẫu gần Bornéo của Mã Lai…, các người có thể thăm dò chúng nếu các người muốn, nhưng khi thời cơ đến, chúng tôi sẽ thu hồi chúng hoàn toàn, không cần phải thuơng lượng gì hết vì các quần đảo đó có nguồn gốc thuộc về Trung Quốc… ». Đoạn này cũng không nói đến biển chữ U mà nói các quần đảo đó có nguồn gốc thuộc về Trung Quốc…
Trên báo chí, sách vở và tài liệu nước ngoài, bắt đầu đề cập đến tranh chấp biển Biển Đông từ thập niên 80. Nguyên nhân vào năm 1980, công ty Pertamina của Nam Dương khám phá mỏ dầu ở vùng đảo Natuna, bản đồ chữ U tái xuất hiện bao gồm thêm đảo Natuna. Việc này phía Nam Dương phản đối mạnh, báo chí có nhắc nhở. Ý nghĩa của bản đồ chữ U cũng chỉ giới hạn về chủ quyền các đảo thuộc TQ.
Về văn kiện chính thức, tác giả viết bài chưa đọc hay thấy tài liệu nào từ phía TQ chính thức dẫn tấm bản đồ chữ U, ngoại trừ công hàm ngày 7 và 8 tháng năm 2009 vừa qua để phản đối hai hồ sơ của VN mà Mã Lai (nộp chung).
Như thế, tạm kết luận rằng, bản đồ chữ U từ 1982 trở về trước có ý nghĩa : TQ có chủ quyền các đảo trong khu vực đó (đồng thời giả thuyết về vùng nước lịch sử của TQ).
Từ 1982 trở đi thì bản đồ chữ U có ý nghĩa : khẳng định khu vực biển của TQ. Điều này có thể hiểu vì năm 1982 Luật Quốc tế về Biển ra đời, theo đó, các đảo cũng có hiệu lực như trên đất liền về lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa. TQ đã thông qua công ước này năm 1996. Do đó quan niệm chủ quyền về biển chữ U của TQ, sau 1982, do hiệu lực của HS và TS (vì TQ có chủ quyền ở HS và TS theo công hàm của ông Phạm Văn Đồng). Diện tích khu vực biển này co giãn tùy theo nhu cầu và đối tượng.
Giả thuyết về biển lịch sử của TQ khó đứng vững vì công ước về Biển 1982 không có khoản nào định nghĩa về biển lịch sử.
Nhưng TQ là bậc thầy về chiến lược; họ luôn úp úp, mở mở về ý nghĩa của bản đồ này, làm nhiều người không biết TQ muốn gì .
Sau khi TQ sát nhập đảo Natuna vào bản đồ chữ U, Nam Dương phản đối mạnh mẽ, đồng thời vũ trang mạnh. Đây là nước dông dân nhất khu vực Đông Nam Á và có quân lực mạnh nhất. Từ năm 2000 trở lại đây thì bản đồ chữ U loại trừ đảo Natuna, có nghĩa là TQ đã nhượng bộ. Thí dụ khác, bản đồ chữ U từ năm 1950 thì có thêm quần đảo Sulu, nhưng những năm sau này thì bản đồ này không bao gồm quần đảo này nữa.
Hình trên: Bản đồ tên gọi “Trung Quốc chính khu”, theo đó quần đảo Natuna của Indonésie bị TQ “chiếu tướng” bằng hai cái nháy “’”, để mở cho mọi người hiểu sao thì hiểu.
Như thế, biển chữ U của TQ có thể rất lớn nếu các nước chung quanh lo sợ. Nhưng sẽ rất nhỏ, hay không có gì, nếu các nước chung quanh không nhượng bộ.
TQ đã ký và thông qua Luật Quốc tế về Biển 1982, bản đồ chữ U hôm nay chỉ là minh họa, thay đổi tùy theo tương quan lực lượng, nhưng chắc chắn ý nghĩa của bản đồ chữ U sẽ được TQ giải thích theo luật Biển 1982 cho dư luận quốc tế lúc cần thiết.
7. Kết luận
Ta thấy từ Tiểu Đổ Chú Hà, Tiểu Phân Mao Lãnh, đền thờ Phục Ba, đất Đèo Lương, núi Khấu Mai, đất Nam Quan, điểm nối ray, thác Bản Giốc (sau này có thêm vụ chuối xanh, vì chỉ có người Hoa trồng chuối trên biên giới), người Hoa thì đất của người Hoa, nghĩa trang người Hoa thì đất của người Hoa v.v… cho đến Thất Châu Dương, Cửu Nhũ Loa Châu, Thạnh Ðường, Thiên Lý Thạnh Ðường, Vạn Lý Thạnh Ðường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, bản đồ chín gạch… đều do phía TQ đặt ra để chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển của VN. Tất cả rõ ràng chỉ là những bịa đặt lếu láo, rất sơ đẳng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, chỉ gạt được những người không biết. Đều trớ trêu là cái luận điệu sơ đẳng bịa đặt lặp đi lặp lại này đã giành được đất của dân tộc Việt Nam không biết bao nhiêu lần. Và có thể nó vẫn tiếp tục lường gạt được người Việt Nam.
Phải chăng dân tộc ta có vấn đề ?
Đến hôm nay vẫn còn học giả VN, có người vẫn ảnh hưởng hỏa mù của TQ qua các ý nghĩa của biển chữ U. Có người vẫn không dám đối diện với ý nghĩa của công hàm ông Phạm Văn Đồng, kể cả không muốn biết TQ đã có các âm mưu gì và sẽ có các âm mưu gì ?…
Khi hiểu cặn kẽ, ta có thể có các biện pháp thích ứng : Muốn đối phó với « biển lịch sử » của TQ, VN phải khẳng định chủ quyền HS và TS, khẳng định các đảo này có hiệu lực về hải phận ZEE và thềm lục địa theo định nghĩa của Luật Biển 1982. Bản đồ lịch sử chín gạch chữ U của TQ sẽ bị hiệu lực HS và TS hóa giải không còn cái gạch nào. Xem trường hợp đảo Natuna của Nam Dương thì rõ rệt. Nhưng muốn vậy, trước tiên VN phải mạnh và phải vô hiệu hóa công hàm của ông Phạm Văn Đồng. Trường hợp TQ trả đất Tụ Long cho VN năm 1724 cũng vậy, là do VN mạnh chứ không hề do hoàng đế anh minh nào cả. Nếu VN thời đó « yếu » (như hôm nay), chắc chắn Tụ Long đã mất trước khi Pháp vào VN.
Phương pháp để hóa giải bản đồ chín gạch, nếu TQ dưạ theo Luật Biển 1982 (giả thuyết này hầu như là 99%), phía VN cũng phải khẳng định chủ quyền các đảo HS&TS đồng thời đòi hỏi hải phận và thềm lục địa của các đảo theo Luật Biển 1982. Và muốn làm như thế cũng phải vô hiệu hóa trước tiên công hàm ông Phạm Văn Đồng.
Chính sách giữ nước của Đảng CSVN hiện nay có khuynh hướng hủy bỏ hiệu lực của các đảo HS và TS, tức tự hủy hoại thân thể, tự đốt nhà của mình. VN quá « yếu », không thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN, mặt khác, công hàm ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố HS&TS là của TQ, đòi lại sao được ? Do đó nhà nước CSVN nhất định để mất HS&TS chứ không tìm cách hóa giải công hàm này thông qua một quá trình dân chủ hóa và hòa giải dân tộc.
Dân tộc VN đổ máu làm gì để giữ những cục đá không giá trị đó nữa ?
Hồ sơ công bố của VN về thềm lục địa vừa qua đã cho thấy rõ rệt chính sách của nhà nước. Có thể có những « options » khác, có lợi cho VN, nhưng chưa chắc đảng CSVN sẽ chọn. Rất có thể quần đảo HS và TS sẽ không có hiệu lực, giá trị gì hết ! Đây là một quyết định nhất thời cứu nguy cho Đảng CSVN nhưng rất nguy hiểm, vì nó có ảnh hưởng không thể đảo ngược, làm mất vĩnh viễn quyền lợi của dân tộc VN tại HS và TS.
Vào các năm 1860 thời Tự Đức, lúc Pháp đã đặt chân ở Nam Kỳ và lăm le ra Bắc Kỳ, tình cảnh người dân Bắc Kỳ hết sức dửng dưng. Lúc quân Pháp chiếm thành Hà Nội thì dân chúng đổ ra coi, như là trò vui. Triều đình đối xử với dân như tôi mọi, như kẻ thù địch thì người dân xem việc Pháp chiếm đất là việc của nhà vua. Việt Nam thời nay không khác Việt Nam thời Tự Đức. Đất nước gặp lúc mạt vận thì dân tình nó như thế.
Nhưng nhìn lại như thế cho thấy giải pháp duy nhất để giữ nước hiện nay là « dân chủ hóa » đất nước. Đảng CSVN không thể vì quyền lợi của một nhóm người mà hy sinh quyền lợi lớn lao của cả dân tộc.
Tham khảo :
Tài liệu internet :
Tạ Quốc Tuấn, Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Vài nhận xét về lập luận của hai chính phủ Bắc Kinh và Đài Loan
Phạm Hoàng Quân, Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc, talawas, 11-12-2007
Nguyễn Quang Ngọc, Địa danh Trung Quốc các quần đảo giữa Biển Đông, Lịch sử một thế kỷ chuyển đổi, www.hoangsa.org
Cao Xuân Thự, Điểm lại những sự kiện chính trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và mấy nhận xét về cách gây xung đột về biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, www.hoangsa.org
Tài liệu đóng tập :
Tập san Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Văn Nghệ Khai Trí, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1975
Chemillier-Gendreau, Monique. La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys. Harmattan, 1996
Fourniau, Charles. Vietnam Domination coloniale et résistance nationale 1858-1914. Les Ind
Nói một đàng, làm một nẻo (hay trọng bệnh của giáo dục đại học An-nam)
Trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông PGS.TS
Nguyễn Văn Nhã - nguyên Trưởng Ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu
trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi với title cực kỳ ấn tượng: “Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”.
Trong bài phỏng vấn, ông Nhã có nêu mấy vấn đề như sau:
(1). Chất lượng đào tạo yếu kém: “Vấn
đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở
các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội”.
(2). Dẫn đến tốt nghiệp ĐH thất nghiệp quay sang học nghề: “Vẫn
xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại
quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm
gánh nặng”.
(3). Lý do là thiếu đội ngũ giảng viên: “Đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại”.
(4). Ủng hộ tuyển sinh đầu vào ĐH liên tục: “Chúng ta có thể tổ chức thi đại học quanh năm, tại sao cứ dồn vào một năm?”.
(5). Công nhận nhiều trường ĐH không đào tạo đạt yêu cầu dẫn đến sinh viên thất nghiệp: “Nhiều
trường không đảm bảo điều kiện đào tạo nhưng vẫn tồn tại, tuyển sinh,
rồi phát bằng thì thất nghiệp là điều không tránh khỏi”.
(6). Và rút ra kết luận: “Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vì “không có triết lý giáo dục” rõ ràng, mà đây là điều tối kỵ trong khoa học”.
(7). Không đồng tình với việc tiếp cận nhiều chương trình đào tạo trên thế giới: “Chương
trình đào tạo của mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo khác nhau, một
thiết kế logic chặt chẽ khác nhau. Chúng ta không thể ghép cơ học để ra
một chương trình hợp lưu mà chương đầu là voi, chương 2 là đại bàng,
chương 3 là bò tót! Như thế là lại làm hỏng sự nghiệp đào tạo một cách
hồn nhiên”.
(8). Phê phán yếu kém ngoại ngữ: “Hầu hết cử nhân đều "mù tịt" ngoại ngữ” và nếu so sánh thì “thậm chí chúng ta còn thua cả Lào” vì ở ĐH Quốc gia Lào: “từ
lãnh đạo nhà trường cho tới các nhân viên mọi phòng ban đều nói tiếng
Anh, tiếng Việt rất tốt. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là một nhân
viên bảo vệ và một cán bộ phụ trách ký túc xá cũng nói tiếng Việt và
tiếng Anh rất tốt”.
Giờ hãy xem trường ĐH Nguyễn Trãi mà ông Nhã làm hiệu trưởng thực sự như thế nào? Và có triết lý giáo dục là gì?
(1). Trụ sở chính ở một tòa nhà nho nhỏ thuộc Viện Cơ học (không rõ có bao nhiêu phòng?):
(2). Hiện nay có thêm khu nhà kho của Công ty TNHH Công Nghệ (ATI-VN)
Việt-Mỹ trước đây (người viết không rõ là mua hay thuê?) trên đường Phạm
Văn Đồng (Hà Nội). Và đây là địa điểm giao dịch về tuyển sinh của nhà
trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3). Phải thuê thêm phòng học là khu vực phòng xem thi đấu tại khu T2,
khán đài B của sân vận động Mỹ Đình (Ngoài ra không tìm thấy thông tin
trên mạng internet về khu vực giảng đường chính hay địa điểm của dự án
xây dựng nhà trường tập trung).
(4). Trang web chính thức của trường ĐH Nguyễn Trãi trên mạng là: ntu.vn không thể truy cập được vì báo virus.
(5). Không thể tìm thấy thông tin về giảng viên, chương trình đào tạo và
các công trình khoa học đã công bố của trường ĐH Nguyễn Trãi trên mạng
internet (trừ thông tin từ trang web của trường không thể truy cập vì
virus nói trên).
(6). Điểm tuyển sinh năm nay (2014)của ĐH Nguyễn Trãi được đăng tải trên trang: truongkienthuc.vn. Cụ thể như sau (điểm chuẩn, chưa tính điểm ưu tiên):
- Khối V (thi Toán, Lý, Vẽ) lấy 13 điểm (môn Toán nhân hệ số 1,5; môn vẽ
nhân hệ số 2) cho 4 ngành học: Kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội
thất và Kỹ thuật công trình xây dựng. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 2,9 điểm/môn. Như vậy, nếu xét trung bình một thí sinh ở KV2, thuộc nhóm ưu tiên 2 thì chỉ cần trung bình 3 môn được 7,5 điểm là đủ điểm vào trường này.
- Khối H (thi Văn, bố cục màu, vẽ chì đen trắng) lấy 14 điểm (các môn vẽ
nhân hệ số 2) cho 3 ngành học: Kiến trúc, thiết kế đồ họa và thiết kế
nội thất. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 2,8 điểm/môn.
- Khối A1 (thi Toán, Lý, Ngoại ngữ) lấy 15 điểm (nhân đôi hệ số môn
ngoại ngữ) cho 6 ngành học: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh,
Chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, Kế toán, Kỹ thuật môi trường
và Kỹ thuật công trình xây dựng. Tính trung bình điểm trúng tuyển là 3,75 điểm/môn.
- Khối D (thi Toán, Văn, Ngoại ngữ) lấy 15 điểm (nhân đôi hệ số môn
ngoại ngữ) cho 5 ngành học: Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh,
Chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, Kế toán và Quan hệ công chúng.
Tính trung bình điểm trúng tuyển là 3,75 điểm/môn.
Năm 2014, trường ĐH Nguyễn Trãi xét tuyển là 500 chỉ tiêu ĐH. Ngoài ra còn có thêm 200 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Mức học phí nhập học: 1.320.000đ/ tháng.
(7). Slogan của trường ĐH Nguyễn Trãi là “Trung thực và nhân văn”.
Không biết đây có phải là triết lý của ông Nhã và lãnh đạo trường hay
không? Và nếu đúng thì sự “trung thực” là ở chỗ nào?
Đây là địa chỉ Facebook của ĐH Nguyễn Trãi, có duy nhất 1 trang thông
tin về nhà trường với vài dòng nội dung (còn lại là những hình ảnh về
hoạt động chủ yếu là của sinh viên) trong thời đại internet và giáo dục
toàn cầu: https://www.facebook.com/dhnguyentrai/info
(8). Không hiểu với cơ sở hạ tầng như thế, chất lượng khoa học như thế,
đội ngũ giảng viên như thế, đầu vào sinh viên như thế,… thì trường ĐH
Nguyễn Trãi này đào tạo ra sản phẩm như thế nào đây?
*
***
Thế mới thấy, các nhà giáo, nhà khoa học “nhớn” của chúng ta nói một đàng, làm một nẻo. Lên báo chí chém "dzậy" nhưng không phải là như "dzậy".
Thế này mà nền giáo dục ĐH An-nam không thành nồi lẩu thập cẩm hay là trường phổ thông cấp 4 mới là lạ.
Điều này các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục, những chuyên gia giáo dục và những người “làm” giáo dục có biết không?
Cá nhân tôi cho rằng, họ biết, thậm chí biết rất rõ!
© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Những hạt cát thời gian – Chiến thuật “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc trên Biển Đông
Nguồn bài gốc: James Hardy (2014). “Sands of time – China’s “salami slicing” in South China Sea”. Jane’s Intelligence Review.
Biên dịch: FB Tin Việt
Hiệu đính: David HA và Huệ Nam
———————-
Bất chấp những chỉ trích đến từ
Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang có những hoạt động nhằm mục
đích mở rộng đất ở các thực thể mà họ kiểm soát trong quần đảo Trường
Sa, xây dựng một đường băng và cảng biển. James Hardy đánh giá những hậu
quả lâu dài gây ra bởi kế hoạch xây dựng này của Bắc Kinh.
Tại một hội thảo về sức mạnh hải quân tại
London vào ngày 01-ngày 02 tháng 7, Chuẩn Đô đốc Qiu Yanping, chỉ huy
hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc (PLAN) tuyên bố rằng Trung Quốc
đang theo đuổi tham vọng “viết nên một chương mới” trong an ninh hàng
hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lời tuyên bố của ông chắc chắn sẽ
làm dấy lên mối lo ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc.
Dư luận quốc tế đang ngày càng trở nên
cứng rắn một cách đặc biệt với chiến lược “cắt lát xúc xích” của Trung
Quốc ở Biển Đông. Chiến lược này, như nhà phân tích quân sự Robert
Haddick định nghĩa, là “quá trình tích tụ chậm rãi những hành động nhỏ
không đủ trở thành biến cố khai mào chiến tranh (casus belli), nhưng
theo thời gian, sẽ dần tạo nên một thay đổi chiến lược quan trọng”. Quá
trình này đã một lần nữa được biểu lộ một cách gây tranh cãi hồi tháng 5
khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan CNOOC HD-981, tiến hành khoan thăm
dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đã kết thúc
vào ngày 15 tháng 7, khi Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan sau một cuộc
đối đầu kéo dài hai tháng giữa hai nước cùng hàng loạt cuộc biểu tình
chống Trung Quốc tại Việt Nam.
Mặc dù sự kiện giàn khoan đã trở thành
tiêu đề trên các tờ báo và buộc Hà Nội và Bắc Kinh đánh giá lại mối quan
hệ song phương, trên thực tế cho tới lúc này trong năm 2014, đã có một
“lát xúc xích” khác của Trung Quốc ở Biển Đông mà tiềm tàng những hậu
quả lâu dài hơn. Nếu như giàn khoan dầu chỉ phác thảo những tham vọng
khai thác các mỏ dầu khí dưới Biển Đông, thì hành động xúc tiến mở rộng
đất trên quần đảo Trường Sa cho thấy quyết tâm của Trung Quốc để kiểm
soát những gì xảy ra trên mặt biển.
Quy mô nạo vét lớn
Thật không may cho Bắc Kinh cùng những
yêu sách “chủ quyền lịch sử” của họ đối với Trường Sa, những đảo mà có
thể hỗ trợ cuộc sống con người thì lại đang được giữ bởi Malaysia,
Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Chỉ còn chừa lại cho Trung Quốc một
vài bãi cạn và đá/rạn san hô, mà trên đó họ đã xây dựng các nền bê tông
với vẻ bề ngoài là để “giám sát mực nước biển”.
Cách đây ít lâu, Bãi Cỏ Mây, – một bãi
nửa nổi nửa chìm trong quần đảo Trường Sa – đã được dự đoán sẽ là trọng
tâm của các hoạt động của Trung Quốc trong năm nay. Hải quân Philippines
hiện đang giữ bãi cạn này với những ngày đồn trú bấp bênh trên BRP
Sierra Madre, một chiếc tàu đổ bộ dột nát từ thời thế chiến thứ hai đã
được Philippines cố tình ủi lên bãi.
Vào tháng ba vừa rồi, tàu Hải giám Trung
Quốc (CMS) đã chặn các tàu của Philippines tiếp tế cho các đơn vị đồn
trú trên Sierra Madre. Sự việc tạo ra liên tưởng rằng sự cố bãi cạn
Scarborough năm 2012 sẽ được lặp lại. Trong sự cố Scaborough, lực lượng
hải giám TQ đã tiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough bằng cách chặn
không cho ngư dân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines vào.
Nhưng hiện tại thì Bắc Kinh dường như đã
dịu lại ở đây, và Philippines đã có thể tái tiếp tế vào tháng Tư. Nhưng
cũng trong khoảng thời gian này, đã có một sự kiện kịch tính hơn làm đổi
hướng sự chú ý của quốc tế: Trung Quốc đã tạo ra ít nhất một – và có
thể là ba – vùng đất mới từ các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà họ
đang kiểm soát.
Bắc Kinh đang đạt được điều này bằng cách
sử dụng tàu cuốc để cắt những mảng san hô. Các nhà phân tích của IHS
Maritime tin rằng đây là tàu cuốc lớn nhất ở châu Á. Mặc dù sự cải tạo
như vậy rõ ràng đã vi phạm bộ qui tắc ứng xử năm 2002 mà tất cả các bên
trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã ký kết, Trung Quốc đã bác bỏ
những lời chỉ trích, nói rằng các rạn san hô là lãnh thổ thuộc chủ quyền
“không thể tranh cãi” của họ, và vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể tu
chỉnh theo cách họ thấy phù hợp.
Chiếc tàu
cuốc được nhắc đến ở trên, Tian Jing Hao, có tổng trọng lượng 6,017 tấn,
dài 127 mét, có chức năng cắt, hút, nạo vét ở biển. Tàu được cấp giấy
phép đóng tại nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm
Quyến. Tian Jing Hao hoạt động bằng cách triển khai một máy cắt xuống
đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn từ trên bờ hoặc
thông qua sà lan phễu để xả đất ra ngoài biển. Chiếc máy cắt có thể
xuống tới độ sâu 30 m, có tốc độ hút 4.500 mét khối một giờ, lý tưởng
cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.
Điều hành
bởi công ty Nạo vét CCCC Thiên Tân từ khi ra mắt vào đầu năm 2010, Tian
Jing Hao đã hoạt động từ giữa tháng 12 năm 2013 ở Đá Châu Viên
(Cuarteron Reef, còn gọi là rạn Calderon, hoặc Huayang Jiao); xung quanh
những rạn san hô Gaven (Nanxun Jiao và Xinan Jiao, còn được gọi là Đá
Ga Ven và Đá Lc, Burgos); và ở bãi Union (đặc biệt là ở Gạc Ma (Johnson
South Reef) và Cô Lin (Johnson North Reef)).
Chiếc tàu
này cũng đã tới rạn Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nơi đã được phát
triển hoàn chỉnh thành đơn vị đồn trú của hải quân Trung Quốc, với các
bến tàu, nhà kính, pháo binh ven biển, sân bay trực thăng, thiết bị
thông tin liên lạc, mặc dù hình ảnh vệ tinh cho thấy không có bằng chứng
về việc nạo vét ở đó.
Gần đây
nhất, theo số liệu theo dõi tàu trực tuyến cung cấp bởi hệ thống AISLive
của IHS Maritime, tàu cuốc này cũng đã có mặt ở Đá Gaven. Điều này đã
chứng thực báo cáo của các quan chức Philippines, những người đã nói với
IHS Jane rằng đã có ba tàu hút bùn – bao gồm Tian Jing Hao và một chiếc
tên gọi Nina Hai Tuo – xuất hiện tại Đá Gaven cùng với một chiếc tàu
kéo lớn.
Hoạt động
tại các rạn san hô Gaven diễn ra sau hoạt động phối hợp nhằm tạo ra một
hòn đảo tại Gạc Ma, mà đã bị chính phủ Philippines đưa ra công luận và
được xác nhận bằng kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh của trung tâm tình
báo quân sự IHS Jane’s.
Trung Quốc
chiếm Gạc Ma từ Việt Nam vào năm 1988 trong một cuộc giao tranh dẫn tới
sự thiệt mạng của lên đến 70 quân nhân Việt Nam. Kể từ khi những hình
ảnh về việc cải tạo thực thể địa lý này được công bố vào tháng 5 năm
2014, các bản thiết kế để lộ kế hoạch xây dựng một đường băng, nhà chứa
máy bay cho máy bay phản lực, một cảng biển, tua bin gió, và nhà kính đã
được lưu hành rộng rãi trên mạng. Những kế hoạch này được công bố lần
đầu vào năm 2012 và sau đó được xuất bản bởi Viện Thiết kế và nghiên cứu
số 9 của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc, mặc dù sau đó đã bị rút
khỏi trang web.
Sự băn khoăn lo lắng của láng giềng
Tại Manila,
Người phát ngôn của Phó Tổng thống Abigail Valte nói với các phóng viên
vào tháng Sáu rằng Trung Quốc đã “rất hung hăng theo đuổi việc mở rộng
của họ trong Biển Tây Philippines (Biển Đông), và rõ ràng, các bước này
được thiết kế nhằm thúc đẩy lý thuyết về đường chín đoạn [ranh giới] của
họ “.
Đáp lại,
Trung Quốc phản ứng bằng cách cáo buộc Manila là đạo đức giả. Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) chỉ ra “một
mặt” thì Manila đã cho xây dựng nhiều cơ sở ở quần đảo Trường Sa, “và
mặt khác thì lại đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về những gì Trung
Quốc đã thực hiện hợp pháp trong quyền chủ quyền của mình”.
Hoa đã đúng
về điểm đầu tiên. Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải
tạo đất trên các đảo ở Biển Đông mà họ nắm giữ. Việt Nam lấy Song Tử Tây
(Southwest Cay) từ Philippines vào năm 1975, và trong 10 năm qua họ đã
làm thay đổi đáng kể hòn đảo này, thêm một cảng và các công trình xây
dựng.
Đài Loan, kiểm soát đảo Ba Bình
(Taiping), đã xây dựng một đường băng và nâng cấp các cơ sở hải quân
trên đảo này. Philippines cũng đã công bố kế hoạch nâng cấp sân bay và
bến tàu trên đảo Thị Tứ (Pagasa), mặc dù các nguồn lực vẫn là một vấn đề
lớn đối với Manila.
Sự khác biệt chính giữa các hoạt động này
và hoạt động của Trung Quốc là các nước khác sửa đổi các vùng đất hiện
có, trong khi Bắc Kinh đang xây dựng đảo từ cát. Việc xây dựng này cũng
làm biến đổi mạnh mẽ các rạn san hô, mà theo những nhà sinh học biển, có
một vai trò sống còn trong việc cấp dưỡng cho nguồn cá.
Quyết tâm
của Trung Quốc nhằm kiểm soát và khai thác các khu vực như quần đảo
Trường Sa – cũng như yêu sách “đường chín đoạn” ôm trọn Biển Đông – cho
thấy quan điểm về không gian biển của Trung Quốc có một sự khác biệt cơ
bản so với quan điểm của các quốc gia hàng hải có truyền thống lâu đời
như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, vốn đã được sử dụng để xậy dựng các lý
thuyết và khái niệm của luật hàng hải mà đã trở thành nền tảng cho hệ
thống luật quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần Hai.
Một lý do
khả hữu cho sự khác biệt tư tưởng này được đưa ra bởi Tiến sĩ Alessio
Patalano từ trường King College London. Tại hội nghị về sức mạnh hải
quân ở London, ông đã đề xuất rằng Trung Quốc là một “quốc gia lục địa”
và do vậy xem “biển là một khu vực cần phải được đặt dưới sự kiểm soát
của nhà nước “, trong khi các nước có lịch sử giao thương đường biển lâu
đời như Nhật Bản, Anh, và Mỹ thấy rằng “không gian biển là của chung để
qua lại và các quốc gia chỉ có thể kiểm soát nó một cách hạn chế”.
Viễn cảnh
Hiệu quả chiến lược của việc nạo vét và
cải tạo đất của Trung Quốc là đã tạo ra sự thay đổi đáng kể nhất trong
tranh chấp Biển Đông kể từ trận chiến ở Gạc Ma. Nếu hoàn thành như dự
tính theo các mẫu thiết kế trên máy tính, Trung Quốc sẽ có đường băng
đầu tiên tại quần đảo Trường Sa, cũng như có cơ sở để từ đó áp đặt định
nghĩa mới cho các đá, bãi cạn xung quanh phù hợp với yêu sách chủ quyền
của họ.
Những diễn biến đó đến cuối cùng có thể
buộc Mỹ phải hành động. Cho đến nay, Washington vẫn duy trì vị trí trung
lập trong tranh chấp trên Biển Đông dù lời lẽ của họ đã cứng rắn hơn
trong năm 2014. Sự hiện diện quân sự lớn của Trung Quốc ở phía nam Biển
Đông có khả năng đe dọa đến Philippines – một đồng minh hiệp ước của Mỹ –
và đe dọa tự do hàng hải của một trong những đường vận chuyển biển nhộn
nhịp nhất thế giới. Mặc dù vậy, có vẻ như sẽ không xảy ra một cuộc xung
đột, trừ phi Bắc Kinh sử dụng các cơ sở mới xây dựng của mình để xua
đuổi các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền, mà chắc chắn sẽ tạo ra một
phản ứng lớn của quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét