Các bài trong Blog được collect từ nhiều nguồn & các bài viết trong blog này không thể hiện quan điểm của chủ BLog!
Tổng số lượt xem trang
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011
- Cần nâng mức lương tối thiểu cho công nhân (VOV).
- Cần nâng mức lương tối thiểu cho công nhân (VOV). “Tổng
Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Cần có đánh giá
xem sau 3 năm, thì chuyển biến thế nào. Tất nhiên đây là vấn đề trìu
tượng, khó đo, đong đếm được. Nhưng đúng là nhận thức có vấn đề. Công
nhân là ai, công nhân là gì, công nhân làm chủ hay làm thuê. Hay có chỗ
công nhân làm chủ, có chỗ làm thuê. Nhưng nhìn rộng ra là cả nước Việt
Nam này công nhân phải làm chủ… ” Nghe riết chóng mặt muốn lú. Đành đưa cái nầy cho TBT: Công đòan Toyota VN đồng ý đình chỉ công tác kỹ sư Tạch
(NLĐ) để ổng trả lời coi cái tổ chức “nhất nguyên” của đảng làm cái gì
đây cho người công nhân ứu tú mà đáng ra phải được đưa lên hàng ngũ lãnh
đạo phong trào thì lại bị tụi tư bổn cùng tổ chức của công nhân cư xử
như vậy.
Ðược đằng đầu lân đằng chân
Ðược đằng đầu lân đằng chân
Ngô Nhân Dụng (Người Việt) -
Vào giữa thế kỷ 19, quân Pháp bắt đầu việc đánh chiếm Việt Nam bằng
cách tạo áp lực buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ từng bước một:
Mở cửa Ðà Nẵng xong, đem quân chiếm ba tỉnh miền Ðông Nam Phần; rồi
chiếm nốt ba tỉnh miền Tây; mươi năm sau tấn công tới Bắc Hà; cuối cùng
nuốt gọn cả nước bằng cách quyết định người nào sẽ lên làm vua phần nước
Việt Nam còn lại! Chiến lược đó, tục ngữ Việt Nam gọi là “Ðược đằng
chân lân đằng đầu!”
Nắm được cái đầu là ông vua rồi,
họ tiếp tục lấn từng bước một, đặt các đại diện của Pháp ở miền Bắc,
miền Trung, từ từ xuống tới các tỉnh. Dần dần những người “đại diện
ngoại giao” của Pháp lấn lướt các quan lại triều đình để cuối cùng cả
guồng máy cai trị lọt vào tay người Pháp.
Quan sát hành vi của Trung Quốc
lấn chiếm biên giới và hải phận Việt Nam, ta thấy Trung Quốc theo một
chiến lược cao hơn người Pháp. Có thể gọi tên ngược lại, là “Ðược đằng
đầu lấn đằng chân!” Nắm cái đầu tức là nắm những người cầm quyền ở nước
Việt Nam. Nắm được cái đầu rồi thì sau đó mới lấn dưới chân, và lấn từng
bước một, nhẹ nhàng sao cho nó không giẫy giụa! Mỗi lần lấn một bước
dưới chân, đôi chân muốn cựa quậy nhưng cái đầu không cho cựa, đau đớn
cũng không cho kêu, thì cuối cùng cả thân thể cũng đành chịu! Những cái
chân không chạy được nữa, cái miệng của người dân không được nói nữa mà
chính quyền muốn nói thì há miệng mắc quai; nắm được cái đầu trong tay,
những vụ cướp đất, cướp biển chỉ là những chi tiết chiến thuật.
Nhiều nhà trí thức trong nước
cũng nhìn thấy như vậy: Chiến thuật của Trung Quốc khi chiếm các vùng
đất và vùng biển nước ta là lấn từng bước một, đặt mọi người trước những
“sự đã rồi,” lâu ngày thành quen đi, cái gì cũng “thành bùn” được hết!
Trên đất liền, là những vụ “cắm
cọc biên giới.” Nhà báo Huy Ðức mới lục đống báo cũ, nhắc lại rằng trong
các báo Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, ngày 19 tháng 3, 1979, Bị Vong
Lục của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã nói: “Phía Trung Quốc đã ủi nát mốc
biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100 mét để xóa vết tích đường biên
giới lịch sử rồi đặt cột Km Zero sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m.”
Cũng Bị Vong Lục năm 1979 viết: “Năm 1955, khi giúp Việt Nam khôi phục
đoạn đường sắt từ biên giới tới Yên Viên, phía Trung Quốc đã đặt điểm
nối ray (đường sắt) vào vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam 300m so với
đường biên giới lịch sử.” Bị Vong Lục 1979 cũng tố cáo, “toàn bộ thác
Bản Giốc và cồn Pò Thoong là của Việt Nam, Trung Quốc chỉ mới đưa 2,000
người sang cưỡng chiếm từ ngày 29 tháng 2, 1976.”
Trên mặt biển, Trung Quốc đã
toan đánh quần đảo Hoàng Sa năm 1958; nhưng khi Hải Quân Việt Nam Cộng
Hòa đem tầu chiến ra chống cự thì họ rút lui. Cũng năm đó, chính phủ Bắc
Kinh đưa ra một tuyên bố về vấn đề hải phận, thì lại được ông thủ tướng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc là Phạm Văn Ðồng gửi thư ủng hộ.
Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, bao chiến sĩ hải quân nước ta
đã hy sinh trong lúc bảo vệ đất đai của tổ tiên. Chính quyền miền Bắc
cũng không hề nói một lời nào để phản đối hành động xâm lăng đó! Lý do
chỉ vì với lá thư của Phạm Văn Ðồng năm 1958 thì há miệng mắc quai. Năm
1988, Trung Quốc lại tấn công chiếm các đảo ở Trường Sa, nhưng người kế
vị Lê Duẩn đành nuốt hận vì không được Nga Xô cứu giúp; mặc dù chính ông
ta đã công nhận Nga là“tổ quốc thứ hai” của mình khi quay mặt chống
Trung Quốc.
Gần đây, chiến thuật lấn từng
bước lại diễn ra một cách hung tợn hơn. Ðánh đuổi các ngư dân Việt Nam
không cho đánh cá; dân Việt không sợ thì tấn công, cướp tầu, cướp máy,
đánh đập, bắt cóc, giam cầm, đòi tiền chuộc. Nhiều người Việt đã nhìn
thấy chiến thuật lấn chân mới trong vụ Bình Minh 2 và Viking 2, là biến
các vùng biển hoàn toàn thuộc Việt Nam thành một vùng xung đột. Sau khi
đã biến một vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, gây nên tình
trạng căng thẳng ngày càng cao hơn khiến thế giới lo ngại, thì lúc đó
Trung Quốc sẽ yêu cầu thảo luận, và cuối cùng thì đề nghị “cắt đôi” phần
biển của Việt Nam, chia mỗi bên một nửa!
Và tình trạng căng thẳng đang
tăng lên thật. Trong tuần này, báo chí khắp thế giới loan tin Hải Quân
Việt Nam tập trận bằng súng đạn thật, hỏa tiễn thật, và thông báo cho
tầu thuyền các nước khác hãy tránh xa. Ðây là lần đầu tiên một cuộc tập
trận trên biển được công bố, như để quảng cáo cho mọi người đều biết! Hà
Nội lại nhắc nhở lại trên báo chí luật tổng động viên, làm cho không
khí ngột ngạt hơn! Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc đã thản nhiên gửi tầu
Hải Tuần 31, một trong những chiến hạm tuần tiễu lớn nhất tiến vào vùng
biển Ðông, nói đó là một hoạt động bình thường! Thế là cả thế giới theo
dõi! Không phải chỉ có những nhật báo quốc tế như Le Monde, New York
Times, Independent, Japan Times, hay các báo ở vùng Ðông Nam Á cho tới
Ðại Hàn đăng tin này, mà cả những tờ báo ở Pakistan, ở Dubai cũng loan
tin, rồi thuật tiếp những phản ứng của chính phủ Mỹ! Và Mark Toner, phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức than phiền rằng những biến
cố gần đây gây thêm lo ngại đối với an ninh đường biển, và đã làm cho
tình hình thêm căng thẳng!
Ðiều đáng ngạc nhiên là tại sao Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại chọn cách bày tỏ thái độ như vậy?
Lâu nay, những người cầm quyền
trong nước vẫn nói họ sẽ chỉ dùng các biện pháp ngoại giao cho các xung
đột ở biển Ðông. Nhưng, sau khi các tầu Bình Minh và Viking liên tiếp bị
tấn công một cách ngang ngược, đảng cộng sản lại không hề đưa ra một
sáng kiến ngoại giao nào cả! Họ không hề xác định lại một cách chính
thức với Bắc Kinh bằng cách phủ nhận lá thư của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng
năm 1958 một cách minh bạch và công khai! Họ cũng không mời đại diện các
nước Ðông Nam Á và Á Châu tới họp để tìm một chính sách chung đối với
sự bành trướng của Trung Quốc!
Tình hình hiện nay đã chín mùi
để tổ chức một hội nghị vùng bàn về vấn đề này. Tại hội nghị về an ninh
vùng gần đây, một nhân viên an ninh Ấn Ðộ đã nhận xét: “Chúng tôi rất
vui mừng trước các lời lẽ hòa hoãn của ông Lương Quang Liệt (Trung Quốc)
nhưng cảm tưởng chung hiện nay là các cường quốc Á Châu là họ tiến đền
gần nhau hơn chỉ vì thấy phải tìm cách đối phó với chính quyền Bắc Kinh.
Một viên chức ngoại giao Nhật Bản cũng đồng ý. Nhật, Nam Hàn và Úc Châu
đã đến gần nhau hơn, và đều liên kết với Mỹ. Một cố vấn của tổng thống
Nam Hàn, ông Lee Chung-Min, đã nhận xét: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi
tiến đến gần nhau hơn. Nước đó lớn quá khó ngăn họ được, nhưng hầu như
chúng tôi đã thấy đến lúc phải hành động để ngăn bớt (sự bành trướng
của) Trung Quốc.”
Việt Nam là nạn nhân trực tiếp
do sự bành trướng của Trung Quốc gây ra. Ðáng lẽ Việt Nam phải đứng ra
vận động việc liên minh giữa các quốc gia trong các miền Ðông và Nam Á
Châu, về kinh tế, tài chánh và an ninh, để có tiếng nói và hành động
chung trước sự bành trướng của Trung Quốc. Và đó là một hoạt cuộc tấn
công ngoại giao, không thể coi là khiêu khích về quân sự hay xâm phạm
chủ quyền của nước nào cả.
Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam đã
không chọn những hành động ngoại giao kể trên, sau khi Trung Quốc leo
thang với những vụ cắt dây cáp tầu dò đấy biển. Ngược lại, họ đã “biểu
diễn” những màn quân sự, như công bố việc diễn tập hải quân bằng đạn
thật, và khoe khoang thêm về luật tổng động viên.
Ai cũng biết rằng hai hành động
trên không hề có ảnh hưởng nào trên tương quan lực lượng và không hề
thay đổi ngôi vị tương đối giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Không
một chiếc tầu nào của Trung Quốc bị sứt mẻ. Trong khi đó họ cũng không
hề thấy phải nhận lỗi về những vụ leo thang trong ba tuần qua. Hầu như
Bắc Kinh hoàn toàn làm ngơ trước những hành động mà người ngoài có thể
coi là gây cho tình hình thêm căng thẳng.
Những người lãnh đạo ở Bắc Kinh
có thể đã đọc được những ý nghĩ trong đầu giới lãnh đạo đảng Cộng Sản
Việt Nam. Họ đã nắm chắc cái đầu đó rồi. Họ đã biết, hoặc đã được báo
trước về những hành động sắp diễn ra trong tuần này. Họ hiểu rằng chính
quyền cộng sản cần một số màn biểu diễn; bề ngoài như thể đang làm dữ,
nhưng trên thực tế không gây ra một hiệu quả nào hết. Những hành động đó
hoàn toàn không thay đổi cục diện ở biển Ðông, nhưng có thể cho người
dân Việt nhìn thấy là bọn cầm quyền có làm, đang làm một cái gì đó! Mục
đích duy nhất là làm nguội bớt không khí đấu tranh của người dân Việt
Nam
Ðây là một sách lược đảng Cộng
Sản đã theo từ hơn nửa thế kỷ nay. Họ không muốn dân chúng lên tiếng,
không được tham dự, không được quyết định. Mọi vấn đề ngoại giao là độc
quyền của đảng. Dân Việt Nam chỉ việc ký ngân phiếu trắng, “ký khống”
cho các lãnh tụ đảng quyết định mọi chuyện! Từ mấy tuần qua, sách lược
này vẫn được sử dụng. Như một ông hiệu trưởng ngăn không cho sinh viên
biểu tình, với lý luận rằng việc ngoại giao khó khăn lắm, phải để yên
cho nhà nước từ từ giải quyết! Một ông giáo sư bài nêu lên toàn những
“quyết tâm” của người Việt Nam, mà không đưa ra một hành động cụ thể nào
cả; nhưng ông ta không quên nêu lên một quyết tâm, là “hoàn toàn đoàn
kết với đảng và nhà nước!”
Nhưng nếu đảng và Nhà nước lại
không đoàn kết với dân mà chỉ đoàn kết với người khác, với những đồng
chí, anh em của họ thì sao? Như nhà báo Huy Ðức kể, trước cuộc ký kết về
biên giới năm 1993, Hà Nội cử những phái đoàn tới quan sát vùng biên
giới. Họ đi coi các nơi, rồi họp bàn với các đồng chí Trung Quốc. Nhưng
đối với dân thì các phái đoàn này làm việc hoàn toàn trong vòng bí mật.
Huy Ðức thuật: “Theo các chiến sĩ biên phòng, thay vì huy động sự góp
sức của nhân dân, không hiểu vì lý do gì công việc này đã được tiến hành
bí mật.” Một vị đồn trưởng Biên phòng ở Hà Giang nói: “Chúng tôi thuộc
địa hình đến từng mili mét nhưng các đoàn khảo sát đã bí mật luôn cả với
chúng tôi!” Ðây là một kinh nghiệm cay đắng khi cái đầu của một nước tự
tách rời khỏi thân thể!
Khi một chính quyền hành động
minh bạch, công khai trước mọi người dân, khi người dân được tự do hội
họp, tự do phát biểu, tự do bỏ phiếu chọn những người nắm quyền, thì
không ngoại bang nào có thể nắm cái đầu dân nước đó được! Ngược lại, thì
bất cứ cường quốc nào cũng chỉ cần nắm lấy cái đầu một nước, rồi từ từ
sẽ lấn chân giành đất, giành biển, quốc gia sẽ rơi vào vòng nô lệ khi
nào không biết!
Ngô Nhân Dụng
Hai tên láng giềng Posted on 18.6.11 by truongthondlb1
Hai tên láng giềng
Đại Nghĩa-Sưu tầm (danlambao)
- Lịch sử nước Việt Nam đã trải qua trên 4.000 năm lập quốc có biết bao
nhiêu thăng trầm, biết bao nhiêu lần oanh liệt chống ngoại xâm. Nhưng
trong quá trình lịch sử đấu tranh để sinh tồn, tổ tiên ta đã bao lần đổ
máu vì giặc xâm lăng từ phương Bắc, từ một nước láng giềng đầy tham
vọng. Tổ tiên ta đã nhiều khổ nhục bởi mưu toan muốn thôn tính nước ta
để trở thành một châu huyện của họ và đồng hóa dân tộc ta thành dân tộc
Đại Hán.
Với truyền thống đấu tranh chống xâm
lược đã tạo cho nhân dân ta có được một lịch sử oai hùng, tổ tiên ta đã
dạy nhiều bài học đích đáng dành cho kẻ xâm lăng cậy mình nước lớn đông
dân. Trong lịch sử tướng tài của Đại Hán đem“ Cân đai đọ với hồng quần”
làm cho thái thú Tô Định phải một phen cuốn gói, thế tử Thoát Hoan phải
chui vô ống đồng chạy về nước, hoặc tướng Liễu Thăng bỏ mạng tại ải Chi
Lăng. Ôi biết bao bài học ô nhục còn đó không biết trong lịch sử của
Trung quốc bây giờ trẻ con có được học không?
A- Một tên thì khốn nạn:
Cái âm mưu và hành động khốn nạn
của người láng giềng“ núi liền núi, sông liền sông”, “ môi hở thì răng
phụp” đã được bộ Ngoại giao nhà nước CSVN công bố ngày 4 tháng 10 năm
2009 mang tựa đề “ Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung quốc trong 30 năm qua”(1949-1979), xin lược trích:
“ Trên thế giới chưa có những
người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách
liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện
như những người lãnh đạo Trung quốc…(trang- 2)
“ Những người lãnh đạo đã
dùng“ con bài”Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ
chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ…(trang-7)
“ Chính sách của những người
lãnh đạo Trung quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung
của họ đối với các nước Đông Nam châu Á cũng như đối với các nước láng
giềng khác…Chính sách của những hoàng đế“ thiên triều” trong mấy nghìn
năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam thành một chư hầu của Trung
quốc…(trang-10)”.( Đối Thoại online ngày 24-72009)
Cái dã tâm xâm lược của giặc Tàu
từ đời này sang đời khác luôn tìm kế để thôn tính nước ta đã từ lâu,
trong “Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979” đã vạch rõ âm mưu của tên
láng giềng khốn nạn này:
“ Mao có suy nghĩ mới. Ông ta
nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội(Trung quốc) đến
giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu
tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ
đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á…
“ Tôi đưa ra những ví dụ để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào”. (Đàn ChimViệt online ngày 14-6-2011)
Trong cuộc xua quân sang xâm
lăng biên giới năm 1979, giặc Tàu đã chứng tỏ sự dã man và thổ phỉ của
một quân đội Đại Hán qua sự kể lại của nhà báo quân đội nhân dân Huy
Đức:
“ Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng,
Lạng Sơn…bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân TQ phá sạch sẽ từng ngôi
nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như ở Ba
Xát, Lào Cai, hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã
man ngay trong ngày đầu tiên quân TQ tiến sang.
“ Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng
Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân
Trung quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ
nữ đang mang thai.
“ Tất cả bị giết bằng dao như
Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt
ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối ”. (Thời Luận ngày 12-2-2009)
Với hành vi hống hách, gây hấn
của một kẻ Đại Hán, giặc Tàu cho tàu hải giám cắt cáp thăm dò của tàu
Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang khảo sát địa chấn trong
thềm lục địa Việt Nam.
“ Cuộc họp báo sáng 27-5 của
PVN tại Hà nội thì tất cả đã rõ ràng: không còn nghi ngờ gì nữa về những
hành động của những con tàu Trung quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền
nước CHXHCNVN.
“ Không còn là những hành
động bắt bớ ngư dân đòi tiền chuộc hay lén lút xâm nhập ngư trường Việt
Nam đánh bắt thuỷ hải sản. Lần nầy những con tàu của Trung quốc đã bị
gọi đích danh chức năng và số hiệu. Và hành động xâm nhập, cản trở, phá
hoại kia cũng được gọi chính xác là“ táo tợn”, “ ngang ngược”. (TuoiTre online ngày 29-5-2011)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tạiTrung quốc trả lời phỏng vấn đài RFA, ông nói:
“Tôi đã nói lâu rồi, vấn đề
này là bản chất bá quyền, bành trướng của Trung quốc. Họ“ rình” cơ hội
lại lấn chúng tôi, có khi bắt ngư dân, có khi đánh đắm tàu cá…Bản chất
của họ là nước lớn cậy mạnh, bắt nạt nước nhỏ. Trong khi đó lại vẫn
giương cái“ 16 chữ vàng” và“ bốn tốt” để lừa phỉnh những người ngây thơ
nhẹ dạ”. (RFA online ngày 29-5-2011)
Báo điện tử Việt Nam Net đưa tin Trung quốc sắp đưa giàn khoan“ khủng” ra hoạt động tại Biển Đông:
“Tân Hoa xã hôm qua (24-5)
đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng
nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc
gia Trung quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước
này…
“ Theo giới phân tích, việc
Trung quốc tăng cường hoạt động khai thác dầu khí trên biển Đông được
xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng
nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây”. (Vietnamnet online ngày 25-5-2011)
Ý kiến của một nhà trí thức về hành động phá hoại của Trung quốc, giáo sư Tương Lai nhận định:
“ Theo tôi, vụ xâm lược ngang
ngược của Trung quốc vừa rồi, TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên cựu đại sứ VN
ở Hà Lan có nói rằng đây là một hành động xã hội đen, một hành động
cướp biển, và lần này nó ngang ngược không phải chỉ là“ tàu lạ”tấn công
tàu đánh cá của ngư dân nữa đâu, mà lần này nó đánh thẳng vào Petro
Vietnam của Đinh La Thăng chớ còn gì nữa”.(RFA online ngày 30-5-2011)
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói lên cái suy nghĩ của mình nhân một bài mới đăng trên báo của đảng CSVN:
“ Anh láng giềng phương Bắc
to xác nhưng tham lam và xấu thói bao năm cứ đeo cái mặt nạ“ láng giềng
hữu nghị” để xục xạo khắp nước ta, bủa vây tứ phía, xiết gọng kìm toàn
diện…, nay đã đến lúc hắn chuyễn thế trận, vứt phăng cái mặt nạ thân yêu
gỉa tạo ấy cho đỡ vướng, để tiện việc hành xử một cách côn đồ cấp tập”. (Bauxite Việt Nam online ngày 14-6-2011)
Dưới đây là bài“ Trung quốc hăm
dọa Việt Nam” mà tác gỉa Vũ Cao Đàm dịch từ một trang trong Trang mạng“
Binh khí Đại toàn” của Trung quốc nói lên việc Tổ quốc lâm nguy-Thậm chí
nguy:
“ Quần đảo Nam Sa là một vị
trí chiến lược không thể thiếu của Trung quốc trên trận tuyến kéo dài từ
Trung quốc đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu
nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được
Nam Sa sẽ uy hiếp đuợc Malacca, yễm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là
một trong những vùng hiểm yếu, Trung quốc quyết không ngần ngại chiến
đấu để thu hồi Nam Sa…
“ Việt Nam là bọn tham lam,
kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại
đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc
thổ. Như vậy cuộc chiến Nam Sa không thể tránh khỏi, đánh muộn không
bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công” (Việt Báo online ngày 2-6-2011)
B- Một tên thì khiếp nhược:
Ngày xưa khi giặc Tàu mang quân
sang xâm lấn nước ta thì vua, quan, dân chúng một lòng chống giặc. Trước
thế mạnh của quân Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông cho triệu tập Hội
Nghị Diên Hồng để có được sự đoàn kết và quyết chí chống giặc của toàn
dân, còn“ bọn vua chúa” ngày nay có muốn chống giặc đâu mà có được Hội
nghị Diên Hồng. Toàn dân lo chống giặc, còn toàn đảng CSVN thì lo chống
dân, thế thì làm sao cứu nước đây? Thù trong, giặc ngoài, vậy toàn dân
hãy dẹp cái đảng CSVN trước khi chống giặc Tàu xâm lược.
Sau khi 3 tàu hải giám của Trung quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền củaViệt Nam, thì luật sư Lê Trần Luật phát biểu như sau:
“ Nhà nước Việt Nam lệ thuộc
quá nhiều vào Trung quốc, chính quyền Việt Nam tỏ ra sợ hãi, trước áp
lực của nước lớn như Trung quốc, cơ bản là lệ thuộc vào mặt chính trị,
bởi vì khối XHCN còn lại thì đa số phụ thuộc vào Trung quốc và chế độ
CSVN muốn tồn tại, thì không cách nào không lệ thuộc vào Trung quốc”.(RFA online ngày 29-5-2011)
Giáo sư Tương Lai trả lời Mặc Lâm, biên tập viên đài RFA:
“ Bộ Ngoại giao VN yêu cầu
phía Trung quốc phải đền bù chuyện cắt cáp ngầm, tôi cho rằng không phải
dùng chữ“ yêu cầu”phải“đòi”, chứ không phải “ yêu cầu”. Ngôn từ ngoại
giao gì mà dại dột thế! Sao lại“ yêu cầu”? Nó là thằng ăn cướp. Bây giờ
nó vào ăn cướp nước mình mà bảo là“ yêu cầu anh đừng ăn cướp nước tôi”,
không có chuyện đó! Ngôn từ phải biểu tỏ một thái độ thích đáng”. (RFA online ngày 30-5-2011)
Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM ra thông báo dọa đuổi học sinh viên tham gia biểu tình chống
Trung quốc. Thông cáo có đoạn viết:
“Đoàn thanh niên phổ biến đến tất cả cơ sở đoàn yêu cầu HSSV không tham gia vào việc biểu tình ngày 5-6-2011…
“ Sau khi đã có thông báo
này, các đơn vị triển khai nhắc nhở sinh viên, đơn vị nào để sinh viên
tham gia phải chịu trách nhiệm trước BGH, HSSV nào cố tình tham gia, nếu
có tên trong danh sách mà công an gởi về trường, nhà trường sẽ kỷ luật ở
mức cao nhất-đuổi học”. (Dânlàmbáo online ngày 3-6-2011)
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu suy nghĩ nhân một bài mới đăng trên báo đảng CSVN:
“ Sự khiếp nhược trường kỳ gây đau thương vĩnh viễn cho dân tộc.
“…ai biểu tình giữ nước thì
đuổi học, cho công an bắt bớ, nhốt vào nhà tù…Quân đội không bảo vệ được
ngư dân nghèo đánh cá trên lãnh hải của mình, lại bảo quân đội không
can thiệp vào chuyện dân sự, quân đội ở đâu khi tàu nước ngoài ngang
nhiên xâm nhập hải phận nước mình để đánh phá, cướp bóc? Tất cả sự khiếp
nhược ấy được núp dưới chiêu bài“ chiến thuật mềm”, kiên trì đàm phán
song phương, ngoại giao hòa bình, giữ tình hữu nghị làm vốn quý(!)…
“ Còn hèn và nhục nào hơn khi
báo chí“ lề phải” không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn
bôi nhọ rằng đây là sự“tụ tập” chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung quốc
(như vô tình hoặc vì sợ sệt), và khi được giải thích thì đã tự giải tán?
Người đưa tin như thế thật không xứng đáng là một công dân nước Việt
chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo? Còn hèn và nhục nào hơn
mang danh hiệu trưởng một trường mà cấm và đuổi học sinh viên đi biểu
thị lòng yêu nước?…
“ Thực tiễn đã quá đủ để nhà
giáo Hà Văn Thịnh kết luận: Hãy vứt vào sọt rác cái tình“ hữu nghị” vẫn
rêu rao với 16 chữ vàng. Tôi xin thêm: Và vứt luôn vào sọt rác cả cái“
chiến lược mềm” đầu hàng, khiếp nhược lâu nay vẫn viện ra để trấn áp mọi
tiếng nói yêu nước tỉnh táo trong và ngoài đảng”. (Bauxite Việt Nam online ngày 14-6-2011)
Trong khi Trung quốc xâm phạm
vùng trời, vùng biển các của nước khác thì họ đã hùng hổ đưa tàu, máy
bay đánh đuổi, trong khi đó thì cái đảng cộng sản tự xưng ra ngỏ gặp anh
hùng thì lại co đầu rút cổ:
“ - Việt Nam: chỉ đánh võ mòm!..
Malaysia: phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt đuổi…
Indonesia: bắt giữ tàu Trung quốc và phản đối lên LHQ…
Nhật: bắt giữ thuyền trưởng tàu Trung quốc…
Philippines: cho chiến đấu cơ rượt đuổi và phản đối lên LHQ”…
(RFA online ngày 2-6-2011)
Tống Văn Công, một đảng viên kỳ cựu đã chua xót mà thấy rằng:
“Họ khôn ngoan và ma mãnh đưa
ra“ 16 chữ vàng”, và “4 tốt”nhằm mục đích buộc tay, khoá miệng chúng
ta. Trong khi đó họ vẫn viết báo, viết sách ca ngợi tướng lãnh, quân
nhân của họ đã“ dạy Việt Nam một bài học”.Còn chúng thì 30 năm qua không
dám kỷ niệm cuộc hiến bảo vệ Tổ quốc của mình. Tệ hại hơn là sự vô tâm
đến nỗi đã có tờ báo viết bài ca ngợi Hứa Thế Hữu, tư lệnh cuộc chiến
xâm lược biên giới, trên báo điện tử của Ban Chấp hành Trung ương đảng…
“ Trong quan hệ giữa hai nước, phần thua thiệt luôn luôn ở phía Việt Nam, nguyên nhân là do:
“1- Bị ru ngũ bởi quá tin
ở“đồng chí tốt”, cho nên rút ruột rút gan cho người ta mà không hề cảnh
giác đề phòng, quên mất rằng đó chính là kẻ đang chiếm giữ một phần máu
thịt của Tổ quốc mình!
“2-
Do“ đảng bao biện làm thay nhà nước” và do thiếu kiến thức, không đủ
trình độ để xử lý những vấn đề mà phía Bắc kinh đã tính toán kỹ và mưu
toan gài bẩy, giành phần lợi cho họ.
“3- Do cán bộ tham nhũng bị họ mua chuộc trong quá trình đàm phán, giao dịch.
“ Ba nguyên nhân đó đưa tới những hậu quả vô cùng tai hại là: Rước hổ vào nhà…” (BauxiteVietnam online ngày 7-6-2011)
Nhân dân cả nước đang sôi sục vì
những hành động nước lớn của giặc Tàu, thì một phó thủ tướng Việt Nam
làm một việc điên rồ chưa từng thấy trong cái đám ngu dốt của đảng CSVN:
“ Ngày 2 tháng 6, trên
trang web của chính phủ đã đưa tin phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ thị
cho UBND thành phố Hà Nội phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục về đất đai
để sớm triển khai xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại xã Mễ Trì, huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội…
“Ông Lê Hiếu Đằng: “Đứng
trước sự kiện này thì bất cứ người Việt Nam nào cũng nghĩ chính phủ Việt
Nam quá nhu nhược trước sự xấc láo, sự ngang ngược của Trung quốc…bây
giờ sôi sục như vậy mà anh lại tiến hành xây dựng Cung Hữu nghị
Việt-Trung! Tôi thấy đây rõ ràng là việc làm thách thức dư luận Việt Nam
và làm cho người dân Việt Nam càng nghi ngờ quyết tâm của chính phủ
Việt Nam trong vấn đề chống lại những hành động xâm lấn vùng lãnh hải
của Việt Nam”. (RFA online ngày 6-6-2011)
Vào ngày 5 tháng 6, tại Sài Gòn
và Hà Nội hàng ngàn thanh niên, sinh viên và những nhà trí thức Việt Nam
đã rầm rộ xuống đường biểu tình trước đại sứ quán và tòa tổng lãnh sự
của Trung quốc thì truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng. Riêng
TTXVN vào cuối ngày cho đăng một bản tin nhỏ trên tờ Thanh Niên online
nội dung như sau:
“ Ngày 5-6, một số phương
tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra“ các cuộc biểu
tình phản đối Trung quốc” trước cửa đại sứ quán Trung quốc ở Hà nội vả
tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP.HCM. Đó là thông tin sai sự thật.
“ Trên thực tế, sang 5-6, có
một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sứ quán Trung quốc ở
Hà nội và tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP HCM để thể hiện tinh thần
yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc…
“ Những người này tụ tập một
cách trật tư, bày tỏ một cách ôn hoà, và sau khi được các đoàn thể, các
cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về”. (Đàn Chim Việt online ngày 5-6-2011)
Dưới đây là lời kể của một thanh niên tham gia“ tụ tập đông người” bị công an “ giải thích” tại đồn như sau:
“ Tôi tên Phan Nguyên, là
người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày
12-6-2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng tôi
cùng đoàn biểu tình tuần hành qua nhà thờ đức Bà, bên phía công viên đối
diện hình như xảy ra vụ“ bắt bớ”…
“ Tôi bị đưa vào UBND Quận 1
trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc nhà và bị ăn hai cú
lên gối (chỉ bị đau tay thôi, rất may, hi), lại một lần thất kinh”. (Đàn Chim Việt online ngày 13-6-2011)
Qua sự việc nêu trên, ông Lê
Hiếu Đằng đã gởi một bức thư ngỏ cho ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên BCT,
Trưởng Ban Tuyên giáoTrung ương của đảng CSVN mạnh mẽ phản đối, ông
viết:
“ Cái tai hại nhất là
việc thông tin sai sự thật trắng trợn của TTXVN, biến các cuộc biểu tình
tuần hành thật sự trở thành chỉ là những cuộc tụ tập đông người, đã làm
cho dân trong nước, nhất là ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn-TP HCM
cũng như dư luận nước ngoài càng tin rằng những thông tin chính thức từ
TTXVN, cơ quan thông chính thức của nhà nước, đều là nói láo, đổi trắng
thay đen”. (Bauxite Việt Nam online ngày 13-6-2011)
Để kết thức bài này, chúng tôi
xin mượn lời của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc trong bài“ Phản ứng của
Việt Nam so với các nước về hành động bắt nạt của Trung quốc” tác gỉa
Ngọc Trân, thông tín viên đài RFA:
“ Khi đã có một Đặng Tiểu
Bình tuyên bố biển Đông là“ chủ quyền thuộc ngã” và khi Trung quốc
tuyên bố biển Đông là khu vực“ lợi ích cốt lỏi” của họ, thì khó dùng
tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chặn tham vọng của phương Bắc.
Lịch sử của Việt Nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và
hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn
là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nước”. (RFA online ngày 2-6-2011)
Đại Nghĩa
Bao giờ thì Biển Đông lặng sóng bành trướng ? Posted on 17.6.11 by truongthondlb
Bao giờ thì Biển Đông lặng sóng bành trướng ?
Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) - Kể
từ 9/2009 , khi Trung Quốc gửi lên LHQ tấm bản đồ "đường lưỡi bò"
trên Biển Đông , đến nay họ đang đi vào giai đoạn hiện thưc ý đồ bành
trướng này.
Nhìn vào bản đồ Biển Đông , ta thấy :
Đường lưỡi bò lấy tâm điểm , hay chính xác hơn điểm hạt nhân là Hoàng sa và Trường sa .
Nếu Hoàng sa và một số đảo
Trường sa không thuộc Trung quốc quản lý như hiện nay, thì yêu sách
đường lưỡi bò là hoàn toàn vô lý , không có một chút cơ sở pháp lý nào.
Ta hãy trở lại với việc Trung
quốc tranh dành Hoàng sa , Trường sa với Việt nam ra sao, để hiểu rõ hơn
kế sách mà Trung quốc đang tiến hành .
KẾ HIỂM "VÔ TRUNG SINH HỮU" : TRONG CÁI KHÔNG SINH CÁI CÓ.
Nếu chỉ kể từ thế kỷ thứ 19 đến
nay, thì ngay từ năm 1816 Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn đã tuyên bố chủ
quyền với Hoàng Sa sau khi triều đại này thành lập năm 1802. Năm 1930
Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa của An Nam, và chủ quyền đối
với Trường Sa cho Pháp. Năm 1933 Pháp chính thức chiếm cứ một số đảo
thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó bao gồm đảo Trường Sa, Ba Bình, Thị
Tứ và Loại Ta.
Năm 1939, Phát xít Nhật chiếm
toàn bộ Hoàng sa và Trường sa từ tay Pháp và Việt nam , biến 2 quần đảo
ấy thành căn cứ quân sự trên Biển Đông , đối chọi với Hoa kỳ .
Năm 1945, Chiến tranh thế giới
thứ II kết thúc, Nhật đã rút khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
đặt các đảo vào tình trạng ‘không có người ở’ .
Năm 1946, lợi dụng Pháp đang gặp
khó khăn trong việc chiếm lại Việt nam , Trung quốc cho quân lập sự
hiện diện trên đảo Phú Lâm ( ở phía Đông của quần đảo Hoàng Sa) và Ba
Bình (Trường Sa).
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa
Như vậy mặc dù từ không có gì ,
Trung quốc đã cố tình bỏ qua chủ quyền của Việt nam, thiết đặt sự hiện
diện của mình tại Hoáng sa và Trường sa . Sự hiện diện này là trái với
luật pháp quốc tế , xâm phạm chủ quyền của Việt nam . Sau khi đã có mặt
trên một số đảo của Hoàng sa và Trường sa , Trung quốc bắt đầu xây dựng
cơ sở pháp lý bằng tuyên bố chủ quyền của họ đối với Hoàng sa , Trường
sa .
Kế biến không thành có của họ là như vậy .
Do sự nhận thức yếu kém của
Việt nam về biển đảo. Do sự mù quáng , cả tin vào chủ nghĩa quốc tế vô
sản , Việt nam đã đấu tranh không đủ mạnh cả về việc đưa ra công luận
thế giới, cả đến việc cương quyết không chịu lùi một tất đất , tất biển
của tổ tiên để lại .
Ngày hôm nay, toàn bộ Hoàng sa đã nằm trong quyền kiểm soát của Trung quốc sau việc dùng vũ lực 1974.
Một số đảo thuộc Trường sa cũng bị Trung quốc chiếm bằng hải chiến 1988.
Trên cơ sở này , Trung quốc dấn
tiếp bành trướng ra Biển Đông băng đường chín khúc " lưỡi bò trung hoa
". Đặt Biển Đông vào quyền lợi cốt lõi của Trung quốc , ngụ ý sẽ dùng
tất cả biện pháp kể cả vũ lực để bảo vệ "" cốt lõi" ấy. Trung quốc đang
gây căng thẳng trên Biển Đông .
Đây cũng là một hình thức hợp pháp hóa cho cái gọi là "có" sau khi được hóa phép từ "không có".
Đường lưỡi bò là hậu quả nghiêm trọng của chính sách cầu hòa, quị lụy của chính phủ cộng sản Việt nam .
Việc để cho đất đai tổ
tiên rơi vào tay Trung quốc mà không có đối sách rõ ràng, đã khuyến
khích Trung quốc ngang ngược thực hiện kế hoạch bành trướng của họ ra
Biển Đông .
Nguy hiểm hơn nữa , Trung quốc vẫn chưa chịu dừng ở vị trí này .
Họ còn muốn nhiều hơn nữa . Muốn chiếm hết cả Biển Đông . Cả vùng biển 200 hải lý tính từ đất liền của Việt nam.
Việc cắt cáp thăm dò dầu khí
ngày 26/5/11 của tầu Bình minh 02, cắt cáp của tầu Viking II ngay 9/6/11
tại vùng biển 200 hải lý của VIỆT NAM, việc chính phủ Trung quốc
tuyên bố đây là lãnh hải thuộc Trung quốc , đang được các nhà bình luận
chính trị Việt nam và thế giới đánh giá là Trung quốc tiếp tục dùng
mưu biến không thành có , biến vùng biển của Việt nam thành vùng biển
của Trung quốc , biến vùng biển không tranh chấp thành vùng có tranh
chấp. Đây là sự kiện chưa hề có trên thế giới . Hành động ngang ngược này của Trung quốc chứng tỏ dã tâm lớn của Trung quốc .
Đây là mưu cũ mà có nội dung
mới . Chung qui vẫn chỉ là : cướp của Việt nam , to mồm la làng , dùng
sức mạnh lấn lướt ép Việt nam chịu lép . Lâu ngày Việt nam phải thua ,
phải chịu chấp nhận hiện trạng .
Theo đánh giá của Trung Quốc,
trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng
dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng
này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì
được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn
lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ
biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng
dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương
Thái Lan và Malaysia.
Biển Đông ngoài trữ lượng dầu
hỏa , khí đốt, còn mang lại nguồn hải sản lớn lao . Thí dụ Trung Quốc
là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm). Một
điều rất quan trọng là vị trí chiến lược của nó trong tranh dành quyền
lực của Trung quốc với Hoa kỳ tại Châu á Thái bình dương.
Vì vậy việc hy vọng dùng lẽ
phải, dùng luật quốc tế để thảo luận với Trung quốc cơ hồ đòi lại chủ
quyền ở Hoàng sa , Trường sa là điều gần như không tưởng .
Vụ cắt cáp ngày 26/5 và 9/6
trong lãnh hải Việt nam là một bước tiến nguy hiểm của Trung quốc trong
kế hoạch bành trướng của họ ra Biển Đông . Trong kế hoạch này , họ sẽ
đưa tầu sân bay vào hoạt động trên Biển Đông , đưa đe dọa không lực tới
gần vùng biển đang tranh chấp .Cũng trong giai đoạn này , Trung quốc sẽ
đưa vào Biển Đông dàn khoan khổng lồ có khả năng khoan sâu 12 000 m, để
khai thác dầu khí .
Nếu tính từ 1958, khi quốc hội
Trung quốc tuyên bố chủ quyền của Trung quốc đối với Hoàng sa, Trường
sa, đến 1974, khi Trung quốc dùng hải chiến chiếm Hoàng sa, là 16 năm.
Nếu tính từ 9/2009, khi Trung quốc lấp lửng nói về đường lưỡi bò, đến
ngày 29/5/11 khi người phát ngôn chính phủ Trung quốc tuyên bố việc tầu
hải giám của họ vào sâu 80 hải lý hải phận Việt nam , cắt cáp thăm dò
dầu khí, là việc làm bình thường trong lãnh hải Trung quốc, thì thời
gian là chưa đến 2 năm .
Trung quốc đang rất cần dầu hỏa .
Trung quốc đang bất chấp tất cả . Trung quốc đang " Biến không thành có
" : đang biến không tranh chấp thành có tranh chấp. Đang biến vùng biển
Việt nam thành vùng biển Trung quốc. Đang biến không có chủ quyền thành
có chủ quyền.
Kế sách này do Quỷ cốc tử truyền dậy, có tên gọi là "Vô trung sinh hữu ": trong không biến thành có .
Trung quốc đã áp dụng một
cách thành công kế sách này trong đàm phán biên giới trên bộ với Việt
nam . Họ đã có kinh nghiệm trong đấu tranh dành phần lợi cho mình . Quả
vậy , ta thấy Ải Mục nam quan , nơi Nguyễn Trãi gạt giọt lệ thương cha
Nguyễn Phi Khanh , quay đầu , lấy kế sách đuổi giặc Minh làm "hiếu" , đã
nằm trong đất Trung quốc . Thác Bản giốc, một phong cảnh tuyệt đẹp của
rừng núi Việt nam, đã mất một nửa với lũ người tham lam này . Cao điểm
1509 Hà giang, năm 1984 còn chứng kiến sự hi sinh anh hùng của hơn 3770
chàng trai Việt, đã trở thành nơi chụp ảnh khoe khoang của bọn lính
Trung quốc …
Ngày nay, họ định dựng chuyện hải phận 200 hải lý của Việt nam là của Trung quốc.
Họ định nói nhiều lần thì
thế giới phải quen, Hoa kỳ phải quen. Sau đó, khi thơi cơ thuận lợi, sẽ
tạo cớ để dùng vũ lực để đè bẹp Việt nam . Nếu Việt nam hèn kém , rệu
rạo, không đủ sức chống lại thì vùng biển này sẽ là của Trung quốc . Nếu
Việt nam có sức chống lại , nhưng đảng cộng sản Việt nam sợ nhân dân
hơn sợ Trung quốc , họ sẽ hối lộ Bộ chính trị ĐCS VN, sẽ đề nghị “chia
đôi” , hay “gác chủ quyền , cùng nhau khai thác” .
Đây chính là kế sách “trong không sinh có”, mà Trung quốc đang áp dụng .
Nhưng người việt nam không phải
ai ai cũng là những "con cừu" . Thế giới không phải ai ai cũng khờ khạo
để Trung quốc qua mặt . Bộ mặt của một anh “hàng xóm to xác nhưng xấu
tính “, tham lam, nhỏ mọn, hay dùng mẹo bẩn, tiểu nhân... đã bị cả thế
giới vạch trần .
Những sự kiện ngày 26/5/11 và
9/6 /11 đã bộc lộ hết bản chất xấu chơi , bành trướng quyết liệt , bất
chấp thủ đoạn của ĐCS Trung quốc .
Đây là cột mốc để ĐCS VN ,
chính phủ Việt nam từ bỏ hợp tác chiến lược với Trung quốc , từ bỏ đường
lối 16 chữ sảo trá , 4 tốt đểu giả , lật lọng , bước một bước mạnh sang
cộng đồng các nước dân chủ trên thế giới .
Đây cũng là cột mốc đánh giá
sự thất bại của một chính sách cầu hòa , một chính sách ngu muội đặt lợi
ích đảng cộng sản việt nam lên trên lợi ích dân tộc Việt nam. Đây là
sự xụp đổ của ảo vọng dựa vào các đồng chí Trung quốc , dựa vào tinh
thần quốc tế vô sản của đảng cộng sản trung quốc, hòng nắm độc quyền
lãnh đạo dân tộc, đất nước Việt nam của đảng cộng sản việt nam .
CÔNG HÀM CỦA THỦ TƯỚNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẠM VĂN ĐỒNG GỬI THỦ TƯỚNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC CHU ÂN LAI ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Đây là lá bài tẩy duy nhất mà
Trung quốc có thể dùng để đấu tranh chủ quyền ở Hoàng sa , Trường sa của
họ . Cho đến nay , họ chưa công bố được một tài liệu có tính lịch sử
nào, có thể chứng minh họ có quyền bàn luận về chủ quyền ở Hoàng sa ,
Trường sa .
Để bài viết có tính chặt chẽ , tôi xin trích dưới đây 2 văn kiện quan trọng :
1. Tuyên bố cua Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa .
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội
uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua
quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa
nhân dân Trung Hoa
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng
hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ
lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục
cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung
quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành
Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa,
quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung
Quốc.
2. Trả lời của Thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đồng .
Toàn văn :
“Thưa Ðồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Ðồng chí Tổng lý rõ :
Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày ngày 4 tháng 9
năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về
hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan
Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung
Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể
Chúng tôi xin kính gởi Ðồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà-Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
Phạm Văn Ðồng (ấn ký)
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
Kính gửi :
Ðồng chí Chu Ân Lai
Tổng lý Quân vụ viện”
Trang mạng BVN ngày 16/06/2011,
có đăng bài "Có phải bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là lá bài
tẩy trong tình hữu nghị Việt-Trung?" tác giả Đinh Kim Phúc đã phân
tích chi tiết nội hàm của bức công hàm của Thủ tướng Việt nam gửi Thủ
tướng Trung quốc Chu Ân Lai .
Ở đây tôi xin đưa ra những lĩnh hội và ý kiến bản thân về bức Công hàm quan trọng này.
1. Công hàm đề ngày 14/9/1958.
Trong công hàm của Thủ tướng Việt nam chỉ rõ là "Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của
Trung Quốc."
Bản Tuyên bố của Trung quốc có 2 điểm chính mà ta phải để ý :
(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý.
(2) Ðiều lệ này áp dụng cho toàn
lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc
trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất
liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành
Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam
Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Việc Thủ tướng cộng sản Việt nam
tán thành Tuyên bố của chính phủ Trung quốc chỉ là một cử chỉ có tính
chính trị mà không có tính pháp luật .
Hòang sa , Trường sa lúc này đang thuộc chủ quyền của Việt nam cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu .
Vì thế mà Thủ tướng Việt nam
không dám đả động một từ nào về Hoàng sa , Trường sa , ông ta chỉ viết
:"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ
chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải
phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa trên mặt biển."
Trung quốc không thể coi đây là sự chấp nhận chủ quyền của Trung quốc tại Hoàng sa , Trường sa được .
Công hàm này chỉ có giá trị khi
Việt nam chưa thống nhất . Từ 1975 trở lại đây , chính phủ của nước Việt
nam thống nhất chưa hề tuyên bố nhất trí với tuyên bố của Phạm Văn Đồng
.
Việt nam dân chủ cộng hòa không
thể công nhận cho Trung quốc một điều mà bản thân mình không sở hữu :
chủ quyền Hoàng sa , Trường sa đang thuộc về quốc gia khác: Việt nam
cộng hòa .
Hơn nữa chủ quyền về Biển và đảo quyết không chỉ do một công hàm của Thủ tướng cộng sản quyết định .
Nó phải được một quốc hội Việt
nam đại diện cho toàn dân tộc Việt nam quyết định . Ngay cả quốc hội
hiện nay do 90% đảng viên đảng cộng sản Việt nam chiếm giữ, cũng không
đại diện cho toàn bộ dân tộc Việt nam .
Người
Trung quốc đã thừa biết như thế nào là những hiệp định, hiệp ước bất
bình đẳng khi Trung quốc yếu, buộc phải ký với những nước mạnh hơn .
Họ không thể sử dụng công hàm
ngày 14/9/1958 làm bằng chứng cho rằng chính phủ nước Việt nam đã công
nhận chủ quyền của họ ở Hoàng sa , Trường sa .
Những người dân chủ Việt nam
tuyên bố rằng : Toàn bộ quần đảo Hoàng sa là của Việt nam . Trung quốc
phải trả lại Hoàng sa cho Việt nam. Trung quốc phải trả lại cho Việt nam
những hòn đảo thuộc Trường sa mà họ đã dùng vũ lực đánh chiếm .Không
những thế , trên bộ , Nhà nước cộng sản Việt nam đã ký hiệp ước bất bình
đẳng với Trung quốc , để cho Trung quốc lấn chiếm Ải Mục Nam quan ,
thác Bản dốc , cao điểm 1509 Hà giang ...Những điểm bất bình đẳng này
phải được xét lại trong tương lai dân chủ của Việt nam .
Kết thúc mục này, tôi đính kèm bản đồ "lưỡi bò trung quốc" .
Bạn đọc có thể thấy , nếu Việt
nam đòi thành công Hoàng sa ,. Trường sa, thì đó cũng là lúc mộng bành
trướng Biển Đông của người trung quốc tan vỡ . Họ sẽ phải quay trở lại,
hài lòng với đường cong có thể sẽ nhiều hơn chín đoạn, chạy song song
với bờ biển của họ .
Lúc đó cái lưỡi bò ấy sẽ không còn khuấy động được sóng nước Biển Đông nữa . Lúc đó Biển Đông sẽ lặng sóng bành trướng.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO DÂN TỘC CHỐNG LẠI BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC .
Trước hết sự yếu kém của ĐCS VN
nằm ở chính học thuyết Quốc tế vô sản, một bộ phận của CN Mác -Lênin.
Đảng cộng sản Việt nam không lĩnh hội được bản chất của CN quốc tế vô
sản là dương ngọn cờ giai cấp, thông qua viện trợ gọi là vô tư “quốc tế
vô sản”, mà các nước cộng sản lớn như Trung quốc , Liên xô khống chế ,
để lệ thuộc các nước đàn em vào phe cánh của mình .
Vì nhận viện trợ của Trung quốc
mà Phạm Văn Đồng phải hạ bút ký Hiệp định Genève, 1954 chia cắt lãnh thổ
Việt nam . Điều này chỉ có lợi cho Trung quốc : có một nước Việt nam
yếu ớt bị chia cắt bên cạnh biên giới mình an toàn hơn một nước Việt
nam thống nhất , hùng cường .
Vì viện trợ quốc tế vô sản mà
Thủ tướng Phạm Văn Đồng không dám mếch lòng Trung quốc trong công hàm
ngày 14/5/1958. Đây là cớ để Trung quốc thực hiện các mưu kế " vô trung
sinh hữu" đối với Hoàng sa , Trường sa .
Vì viện trợ quốc tế vô sản mà
năm 1974 , khi Trung quốc đánh chiếm Hoàng sa từ tay Việt nam cộng hòa ,
chính phủ cộng sản Miền Bắc Việt nam không một lời phản đối .
Vì viên trợ quốc tế vô sản mà
1975 , quân đội Việt nam nhận được lệnh giải phóng các đảo do VNCH cai
quản mà không dám động đến các đảo do Trung quốc đã cướp từ tay chính
quyền Sài gòn 1974.
Vì viện trợ của Trung quốc bị bọn Việt nam phản bội mà Trung quốc gây chiến tranh biên giới 1979.
Vì tinh thần giai cấp anh em mà
1988 , khi Trung quốc hải chiến chiếm một số đảo tại Trường sa , Việt
nam bỏ qua như không phải đảo biển của tổ tiên để lại .
Từ năm 1990 lại đây , ĐCS VN,
chính phủ Việt nam đã hoàn toàn bất lực trước các thủ đoạn nham hiểm của
Trung quốc . Sau khi bị mê hoặc bởi 16 chữ và 4 điều tốt , Đảng cộng
sản Viẹt nam đã tạo điều kiện cho Trung quốc giăng thiên la địa võng
trên tổ quốc yêu quí của chúng ta :
1. Trung quốc cho vay tiền, để
làm những công trình có hại cho quốc phòng như Thủy điện Sơn la .Trường
hợp xẩy ra chiến tranh với Trung quốc như 1979, thì việc dọa phá sập đập
thủy điện này là một đòn cân não khủng khiếp. Bởi vì 9,3 tỷ m3 nước sẽ
làm ngập lụt đồng bằng Bắc bộ từ 4m đến 60 m. ...
2. Đưa ô nhiễm môi trường vào
Việt nam , thí dụ khai thác bôxit Tây nguyên. Những bể bùn đỏ bôxit khi
bị vỡ sẽ gây ô nhiễm trầm trọng cho đồng bằng phía dưới Tây nguyên .
3. Đưa người trung quốc vào các địa bàn có tính chất an ninh chiến lược của Việt nam như Tây nguyên , rừng biên giới …
4. Trung quốc tạo các bẫy nợ nần về kinh tế , bẫy kinh tế Việt nam sa vào, như Dự án đường sắt cao tốc …
5. Trung quốc như tằm ăn rỗi ,
quyết tâm chinh phục Cămpuchia , Lào nhằm bao bọc Việt nam, cô lập Việt
nam về mặt chiến lược . Gần đây nhất là chiến tranh Tây -Nam 1978 của
Việt nam . Sự hi sinh của các chí nguyện quân Việt nam tại Lào ,
Cămpuchia đang trở thành vô nghĩa do sự bất tài chính trị của ĐCS VN .
Trung quốc đang dùng chiêu :
trên cao thì Mác -Lênin giai cấp , dưới thấp thì bành trướng Đại Hán .
Đảng cộng sản Việt nam đã khoanh tay chịu bất lực trước chiêu thức này,
như con ếch nhỏ trước con rắn hổ mang hung tợn.
Các vụ ngày 26/5/11 và 9/6/11
vừa qua đã gây xúc động mạnh mẽ trong tình cảm yêu nước của dân tộc Việt
nam . Các cuộc xuống đường tự phát ngày 5/6/11 và 12.6/11 đã bị chính
phủ Việt nam đàn áp gián tiếp và trực tiếp. Thí dụ như việc bắt các
blogers Người buôn gió , mẹ Nấm , Bùi Chát ...trước ngày 5/6/11, hay
dùng lực lượng công an mật trấn áp những người tụ tập bột phát trong
ngày 12/6/11.
Đây là một bước đi nguy hiểm của chính phủ cộng sản việc nam .
Việc sử dụng lực lượng mật vụ
vào đàn áp những người yêu nước phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền
Việt nam là nuôi dường tinh thần sợ Trung quốc , cầu hòa với Trung quốc .
Các lực lượng an ninh này nếu
nắm chính quyền, sẽ: ngoài thì thần phục Trung quốc , trong thì tàn sát
người Việt nam yêu nước . Đây sẽ là giai đoạn đẫm máu của dân tộc Việt
nam .
Đây chính là sự quay trở lại của chế độ diệt chủng Polpot áp dụng tại Việt nam.
Thử hỏi nếu Nhà Trần bức hại
những người thích trên cánh tay hai chữ "SÁT THÁT" , thì liệu họ có lập
nên trang sử 3 lần chiến thắng Nguyên - Mông không ?
Sợ nhân dân yêu nước , đặt quyền
lợi của một nhóm chóp bu cộng sản lên trên quyền lợi dân tộc ,với đạo
đức suy đồi , tham nhũng tràn lan khắp các cấp, Đảng cộng sản Việt nam
đã không còn khả năng đoàn kết toàn dân tộc Việt nam chống bành trướng
Trung quốc .
SỨC MẠNH CỦA TRUNG QUỐC NẰM Ở ĐÂU ?
Hơn 30 năm liên tục tăng trưởng ,
kinh tế Trung quốc đã đạt tầm cỡ của một nền kinh tế cỡ thứ 2,3 trên
thế giới . Thật ra thì không phải đến bây giờ, mà trong quá khứ , kinh
tế Trung quốc luôn là một nền kinh tế lớn trên thế giới.
Ta hãy xem sức mạnh của kinh tế trung quốc hiện đại này nằm ở đâu ?
Câu hỏi này , ai quan tâm đến
kinh tế đều trả lời được : Nằm ở khâu xuất khẩu hàng hóa . Bối cảnh toàn
cầu hóa phát triển mạnh đã vô hình chung giúp Trung quốc phát triển
thành công mô hình xuất khẩu này .
Xuất khẩu trung quốc dưa trên :
a. Lao động công nhân rẻ mạt .
b. Nhà nước Trung quốc can thiệp vào trị giá đồng Nhân dân tệ, giữ cho nó có giá trị hối đoái thấp, làm đòn bẩy cho xuất khẩu .
Sự can thiệp này là trái với qui
luật vận động tự nhiên của nền kinh tế,của đồng tiền. Khi kinh tế phát
triển, xã hội sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn thì kèm theo hiện tượng này
là giá trị đồng tiền cũng tăng . Đây là tự nhiên , là bình thường.
Chính phủ Trung quốc đã cố tình
giữ giá trị đồng tiền của mình ở mức thấp giả tạo, hòng kích hoạt sự
tăng cường của xuất khẩu . Đây là sự cướp thành quả lao động của hàng
trăm triệu lao động trung quốc . Chính phủ trung quốc biến sức lao động
của người dân trung quốc thành hàng hóa giá rẻ , xuất khẩu , đưa đô la
về làm dự trữ chiến lược , phục vụ bành trướng .
Câu hỏi đặt ra là : Việc hàng
trăm triệu lao động trung quốc lao động kiệt sức mà không được hưởng
thành quả của mình, có dẫn đến bất bình trong xã hội trung quốc, làm đảo
lộn các kế hoạch bành trướng của Trung quốc hay không ?
Nói cách khác thì giới hạn sự
nhẫn nhục chịu thiệt thòi của lao động trung quốc nằm ở mức độ nào ? Khi
nào thì sự bất bình của lao động trung quốc sẽ trở thành một cuộc cách
mạng ?
Trả lời câu hỏi này, ta phải trở
lại lịch sử Trung quốc . Các chế độ phong kiến Trung quốc đều dùng hình
phạt thảm khốc để duy trì chữ "sợ" mà thống trị dân chúng .Như chu di
cửu tộc ...Chính phủ cộng sản Trung quốc cũng không ngoại lệ . Vụ đói
nhân tạo do các chính sách sai lầm của Mao về kinh tế đã làm gần 40
triệu người trung quốc chết đói từ 1953-1957. Sau đó là tem phiếu với
khẩu phần dành cho súc vật. Rồi sáo trôn xã hội trong Cách mạng văn hóa
vô sản. Rồi xe tăng tiến vào Thiên an môn 6/1989.
Tất cả các sự kiện này đã đè đầu
người lao động trung quốc xuống hàng nô lê hiện đại bởi chữ "sợ". Họ
thần phục các ý chỉ của Đảng cộng sản Trung quốc .
Cũng còn một lý do quan trọng
nữa là các lãnh đạo cao cấp nhất của Trung quốc còn trong sạch . Tham
nhũng chưa đến gần được họ .
Việc đảng trị tất nhiên sẽ đưa đến tham nhũng đại trà . Khi tham nhũng là đa số thì cũng là lúc:
Thượng bất chính thì hạ tắc loạn , như Việt nam hiện nay.
Ngày ấy không xa đâu . Là con người , mức chịu đựng cám dũ của đồng tiền ,của phái nữ ...là có giới hạn .
Hàng trăm vị vua của Trung quốc , có bao nhiêu minh quân ?
Ngày ấy sẽ đến và Trung quốc sẽ rơi vào rối loạn .
Lúc này là lúc Việt nam phải thu lại Hoàng sa , Trường sa về Tổ quốc .
TÌNH HÌNH HIỆN TẠI VÀ ĐỐI PHÓ VỚI BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC .
Các vụ vào sâu lãnh hải Việt
nam, cắt cáp của các tầu thăm dò dầu khí ngày 26/5 /11 ngày 9/6/11 là
những màn kịch mà Trung quốc cố tình diễn :
1. Để thử phản ứng của chính phủ Việt nam , nhân dân Việt nam .
2. Để thử phản ứng của công luận Asean, thế giới , của Hoa kỳ .
3. Để chuẩn bị dư luận cho hơn 1300 triệu người dân Trung quốc hình ảnh Việt nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung quốc .
Sau khi có được kết quả phép thử , họ sẽ điều chỉnh kế hoạch lấn chiếm Biển Đông thích hợp hơn với tình huống hiện tại .
Việt nam phải làm gì trong tình huống này ?
Trước hết , ta bình tâm xét các sự kiện lịch sử liên quan đến dân tộc Việt nam thời cận đại .
+ Cuộc chiến tranh với Pháp , một nước mạnh hơn Việt nam .
+ Cuộc chiến tranh với Hoa kỳ , một nước mạnh gấp bội Việt nam
+ Cuộc chiến tranh tây- nam, Việt nam đưa quân sang Cămpuchia .
+ Cuộc chiến tranh biên giới với Trung quốc, một nước mạnh hơn Việt nam .
Truyền thông Trung quốc đang dựa
vào dư âm những sự kiện trên để mô tả với thế giới , với nhân dân trung
quốc hình ảnh hiếu chiến , tiểu bá của Việt nam . Họ mô tả Trung quốc
như một nạn nhân của Việt nam hiếu chiến .Chính phủ Trung quốc mới đây
tuyên bố không dùng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông là nhằm mục đích
này .Họ không thể không dùng bạo lực, khi bạo lực là con át chủ bài của
Trung quốc . Có thể họ sẽ lừa chiêu , cài bẫy để Việt nam trúng kế.
Việt nam không nên rơi vào bẫy này .
Làm cho nhân dân trung quốc hiểu
được thực chất sự bá quyền của Trung quốc trong tranh chấp Biển Đông là
nhiệm vụ quan trọng của ngoại giao Việt nam .
Để làm việc này , Bộ ngoại giao
VN cần ban hành ngay sách trắng về Hoàng sa , Trường sa . Các trang mạng
về Hoàng sa , Trường sa cần có thêm tiếng trung quốc .
Trong tương lai gần , Trung quốc sẽ thường xuyên khiêu khích Việt nam như các vụ ngày 26/5/11 và 9/6/11 vừa qua .
Khi xẩy ra các vụ như vậy , cần
cho phép nhân dân việt nam biểu tình tự phát . Các cuộc biểu tình này sẽ
tăng cường quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam . Việc đàn áp
các cuộc biểu tình như vậy chỉ vạch cho Trung quốc biết chính phủ Việt
nam sợ nhân dân Việt nam , không có hậu thuẫn ở nhân dân . Trung quốc sẽ
lấn tới mạnh hơn .
Khi xẩy ra các vụ xâm phạm hiển
nhiên chủ quyền lãnh thổ , lãnh hải Việt nam, chính phủ Việt nam phải
bảo vệ được chủ quyền ấy bằng mọi phương tiện và lòng quyết tâm .
Chống bành trướng Trung quốc
là thách thức tồn tại hay không tồn tại của dân tộc Việt nam . Việc
chống bành trướng phải do một chính phủ được nhân dân việt nam tin tưởng
, giao cho trọng trách nặng nề này .
Chúng ta đã chờ đợi sự cải cách của Đảng cộng sản Việt nam hơn 20 năm nay kể từ khi Liên-xô xụp đổ .
Chúng ta đã góp ý cho Đại hội 11
của Đảng cộng sản Việt nam về đa nguyên, dân chủ với tâm huyết nồng nàn
của những người yêu nước .
Nhưng họ đã bỏ ngoài tai, khăng khăng độc quyền lãnh đạo .
Một chính đảng chỉ là một câu lạc bộ của một nhóm người .
Tổ quốc là không gian sinh tồn , văn hóa , tập tục của nhiều dân tộc sinh sống trên mảnh đất ấy .
Quyền lợi của đảng phái phải đặt dưới sự sinh tồn của tổ quốc .
Đây là giờ phút quyết định của Đảng cộng sản Việt nam .
Đây là giờ phút quyết định của dân tộc Việt nam .
Nguyễn Nghĩa 650
Câu chuyện biển Đông & quan hệ Việt-Trung: tại sao?
Source: Blog trương duy nhất: http://truongduynhat.org/
Câu chuyện biển Đông & quan hệ Việt-Trung: tại sao?
Written by truongduynhat on Time posted: 1:42 am18 June 2011-Total:1,260 views
Tôi luôn thắc mắc mãi một điều tại sao người Việt và người Hoa không thích nhau? Tại sao làn sóng bài Hoa ngày càng mạnh? Tại sao ngày càng nhiều người Việt ghét Tàu? Tại sao sau cuộc chiến, người Việt dễ “cho qua”, dễ bắt tay choàng ôm những cựu binh Pháp- Mỹ, nhưng với người Tàu lại khó “ôm” đến vậy?
Tại sao ta vẫn luôn nhắc mãi tội ác “thực dân Pháp” với “đế quốc Mỹ”
nhưng quan hệ Việt – Pháp, Việt – Mỹ vẫn nồng ấm. Tại sao đến mấy chiếc
tàu Trung Quốc đâm bắn ngư dân Việt cũng phải gọi tránh là “tàu lạ”, đến mấy chữ “quân Trung Quốc” trong tấm bảng di tích “sư đoàn 337 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược”
cũng bị đục bỏ, đến mức những người lính hi sinh trong chiến tranh biên
giới 1979 cũng không được gọi là liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm
lược, đến mức người dân xuống đường biểu tình, mặc mấy chiếc áo in biểu
ngữ “Hoàng Sa- Trường Sa” cũng khiến chính phủ sợ ảnh hưởng làm phật lòng “người bạn 16 chữ vàng” mà tình “đồng chí” Việt – Trung vẫn không thắm nồng?
Câu chuyện biển Đông dường như chưa bao giờ
nguội. Cố lắng được dăm bảy năm lại kéo tàu gây hấn. Chiến tranh thì
không thể, bởi thế giới giờ đâu phải thích là đánh, mạnh là thắng. Đối
thoại và ngoại giao ư? “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” chẳng lẽ vẫn chưa đủ cho người Việt nhận ra “đứa” nào dễ bắt tay cho qua còn “thằng” nào thì chớ dại dây vào?
Thế cục biển Đông không thể thắng bằng đối thoại ngoại giao kiểu “16 chữ vàng”.
Cũng không thể hô xung phong tòng quân mà thắng được. Lòng dân thì
không thiếu, ngọn lửa hừng hực ấy luôn âm ỉ trong mọi con dân Việt, cho
dù ở đâu, dù dưới sắc cờ nào, không cần phải thổi cũng sẵn sàng bùng
cháy, miễn là đừng bưng thau nước lạnh hắt tạt vào.
Câu chuyện biển Đông cũng như anh nhà quê
bị hàng xóm ăn hiếp. Yếu thế mà vung dao thì chỉ thiệt thân. Đối thoại
kiểu van xin thì cho dù có 16 hay vạn tỉ chữ vàng cũng chỉ… mất thêm
vàng mà thôi! Càng bị hiếp càng hãi, đến mức con cái trong nhà nổi giận
văng vài câu tỏ sự bất bình cũng bị bịt miệng trói tay, bị bố cho ăn tát
vì sợ cái thằng hàng xóm nó nghe thấy.
Muốn trị thằng hàng xóm phải tìm kiếm cho
mình một người bạn lớn, lớn mạnh hơn cái thằng hàng xóm ấy. Khi đó người
bạn ấy cho dù chẳng cần làm gì, chỉ khoanh tay đứng cạnh thì thằng hàng
xóm đã vãi ra quần không dám ho he hăm dọa ta nữa.
Cho dù chủ trương ngoại giao “muốn làm bạn với tất cả các nước”,
nhưng lâu nay Việt Nam vẫn thiếu một người bạn lớn. Một người bạn lớn
đủ làm thằng hàng xóm khiếp sợ. Người bạn lớn không chỉ là chìa khóa cho
thế cuộc biển Đông, mà còn là điểm tựa cho nhiều thế cuộc khác.
Sẽ hình dung ra sao nếu suốt cuộc đời không
tìm nổi cho mình một người bạn lớn. Ngay cả đến khi có được chai rượu
ngon cũng không gặp bạn, phải ngồi nhậu với thằng hàng xóm chuyên gây sự
thì quả là… bi kịch!
Câu chuyện biển Đông và quan hệ Việt –
Trung chỉ được giải quyết ổn thỏa trên một khái niệm láng giềng khác,
một người bạn khác, một cách thắng khác.
bài viết liên quan:
- Giữa biển Tây ngóng về biển Đông
- Lại nói về ý thức lãnh tụ
- Đừng để “nỗi sợ” Trung Quốc dẫn dắt
- Diệt kình ngư ngòai Đông Hải
- Thăm Niagara Falls nhớ thác Bản Giốc
Tags: biển Đông, Hoa Kỳ, Hoàng Sa, tranh chấp, Trung Quốc, Trường Sa, Việt Nam
Posted in bài mới nhất, chính trị- xã hội, góc nhìn của Nhất | Comments Off
Posted in bài mới nhất, chính trị- xã hội, góc nhìn của Nhất | Comments Off
Previous Topic: Thăm làng thổ dân da đỏ Elder’s
Khi Nước Toàn Có Lậu - khi nước Tàu có loạn
Source: http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnZpZXRiYW8uY29tL0RfMS0yXzItNjdfNC0xNzYyMzJfMTUtMi8=&b=13
Khi Nước Toàn Có Lậu
Khi Nước Toàn Có Lậu
(06/17/2011) (Xem: 2469)
Tác giả :
Nguyễn Xuân Nghĩa
Khi Nước Toàn Có Lậu
Nguyễn Xuân Nghĩa
Là khi nước Tầu có loạn....
Sau những biến động ngoài Đông hải và trước những cuộc thử lửa sắp tới, chúng ta đừng nên giận dữ lãnh đạo Bắc Kinh. Mà nên thương họ! Họ đáng thương lắm, xin độc giả dằn hỏa xuống để đọc tiếp....
Chẳng là suốt một tuần qua, Quảng Đông lại dậy mùi Tứ Xuyên. Khét lẹt.
Ngày mùng sáu Tháng Sáu, thị trấn Triều Châu của Quảng Đông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối về chuyện lương lậu và xô xát với lực lượng thành quản. "Dân công" là di dân từ nơi khác đến kiếm việc và kiếm ăn. "Thành quản" là bọn đầu gấu mặc đồng phục để bảo vệ trật tự của thành phố, nhưng hèn hơn cảnh sát, ác hơn công an và... mất dậy có đăng ký.
Đầu đuôi là có chú dân công 19 tuổi tự trói mình vào hàng rào để phản đối việc cha mẹ bị hãng xưởng quịt lương nên bị thành quản lên gối thấy tam tinh. Đám dân công bèn nổi đoá và tờ Global Times báo cáo là có 200 người nhập cuộc đánh lộn với thành quản. Tờ Dương Thành Vãn báo kể lại là có 40 xe hơi bị phá tan tành!
Bốn ngày sau, mùng 10, cũng tại Quảng Đông nhưng cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị thành quản đánh gần trụy thai. Chị ta cũng là gốc dân công. Vụ đàn áp đê tiện gây ra ba ngày hỗn loạn ở Tăng Thành.
Đầu đuôi chỉ vì lũ thành quản mẫn cán dẹp các gánh hàng rong đang kiếm chút bạc cắc ngoài lề một cửa hàng bách hóa. Dùng chữ mẫn cán là đúng vì chúng phang lên đầu lũ dân công những đòn nặng như cán búa. Ngẫu nhiên sao, đám dân công này đều là dân Tứ Xuyên.
Muốn hiểu tại sao lại là Tứ Xuyên, xin quý vị tìm đọc lại bài "Vịt Tứ Xuyên" có yết trên dainamax.org.
Bị khuyển ưng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đám dân công Tứ Xuyên bèn gọi nhau ơi ới. Và biểu tình, rồi dàn trận với lũ thành quản. Cảnh sát bèn nhảy vào can cả đôi bên, cũng lại với cái cán, làm khách qua đường bèn nổi điên nhảy vào. Ta có bốn lực lượng lâm chiến là dân công, thành quản, cảnh sát, và khách vô can gốc Quảng Đông.
Ba ngày khói lửa tại Tăng Thành với cả ngàn dân công Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về, có nhiều người đến từ Triều Châu. Như vậy chúng ta có chuyện đồng hương đùm bọc lẫn nhau và tất nhiên là họ phải có hệ thống liên lạc giữa đám "tong xiang" này.
Tứ Xuyên là một vựa người, thưa rằng dân số là hơn 82 triệu - bằng cả nước Đức. Nhưng rất đông những người đói khát nơi đó phải tha phương cầu thực và nương tựa vào nhau chứ chẳng có cái tổ tam tam hay chi bộ chi đoàn nào cả. Họ lập ra "xã hội dân sự" con con, mini civil society qua một mạng lưới liên kết để giải quyết chuyện tương tế.
Trong lực lượng dân công lầm than toàn quốc - chừng 150 triệu người - dân Tứ Xuyên là một mũi nhọn. Nơi đất khách quê người, họ bị bọn chủ nhân trấn lột, bị địa phương trấn áp, nên đã đan lưới rất rộng và rất bền để đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, dù cách nhau 400 cây số và bốn ngày, trận chiến tại Triều Châu và Tăng Thành đã hòa làm một.
Để trở thành vấn đề địa phương, khiến trung ương phải giật mình.
Trung ương giật mình vì bọn dân công gốc Tây Xuyên đang tự tổ chức với cùng phương pháp của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông! Ngày xưa, thực dân Pháp gọi trò liên lạc theo kiểu rỉ tai đó tại Đông Dương là "radio bambou" hay tại Bắc Phi là "radio Arabe".
Ngày nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đã văn minh hơn, nên một số dân chúng đã có cell phone và internet. Họ cũng có mạng lưới xã hội kiểu social network chớ bộ!
Mà nói đến Tứ Xuyên - hoàn toàn không phải là tin vịt hay món vịt quay ròn tan - thì một dọc từ trên xuống gồm có đảng, nhà nước, mật vụ, công an võ trang, cảnh sát hay thành quản đều nhớ đến vụ nổi loạn của di dân Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 2008, trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Rồi vụ nổi loạn của dân Tứ Xuyên sau trận động đất Vấn Xuyên ở nơi đây khiến năm triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất, ít ra là bảy vạn người chết, trong đó có chừng một vạn trẻ em. Lũ trẻ bị chôn vùi khi bảy ngàn lớp học của loại trường ốc xây theo lối kiến trúc tào hủ thoải mái sụp lên đầu.
Đảng và nhà nước khai báo là chỉ có năm ngàn nạn nhân trẻ nít thôi, nhưng dân Tứ Xuyên cũng biết đếm. Và còn biết chơi chữ: họ gọi loại dự án xây trường đó là "đậu phụ tra học hiệu" - trường học làm bằng bã đậu!
Khi nổi loạn và bị đàn áp tra tấn, họ gọi nhau lập chiến tuyến và xung đột kéo dài từ Tháng Tám năm 2008 qua đến Tháng Chín! Chuyện lớn như vật thì thủ phủ Thành Đô rúng động, làm sao trung ương ở Bắc Kinh không biết?
Bây giờ, lũ thành quản đầu gấu lại chọc giận dân Tứ Xuyên khi mà nhiều thành phần dân chúng ở nơi khác cũng thấy ứa gan và gọi nhau đi làm loạn.
Lại còn học nhau đi làm loạn.
Khi bọn hải giám - một lũ thành quản có phao - chơi bạo ngoài khơi Vũng Tầu với tầu Viking II của Việt Nam vào ngày chín Tháng Sáu, thì trụ sở Công an của hai tỉnh bên trong bị đặt bom và trụ sở đảng tại Thiên Tân bị tấn công! Làm sao mà Bắc Kinh chẳng hốt hoảng, vì cái kiểu chơi bạo này không lạ mà quen: y hệt như vụ Phủ Châu của tỉnh Giang Tây vào ngày 26 Tháng Năm, ngày hải giám lập thành tích với tầu Bình Minh 02 của Việt Nam! Tội nghiệp.
Ngày 26 đó, ba địa điểm khác nhau bị đặt bom. Hung thủ chẳng là một tay khủng bố tự sát mà chỉ là một người dân phẫn nộ đến cùng quẫn nên cho nổ bom và tự giải thoát khỏi thiên đường cộng sản.
Hình như tấm gương đem thân làm đuốc soi đường kiểu đó đã khiến nhiều người noi theo. Hôm mùng chín Tháng Sáu mới có ba vụ... tập huấn chết người.
Đầu tiên là trụ sở Công An trên một cao ốc bốn tầng của địa khu Hoàng Thạch trong tỉnh Hồ Bắc bị đặt bom vào lúc nửa đêm. "Địa khu" là đơn vị hành chánh khá lớn, dưới cấp tỉnh mà trên cấp huyện và Hoàng Thạch có hơn hai triệu rưởi cư dân chứ không nhỏ. Cao ốc bốn tầng bị sạt mất sườn và đổ ụp như một bánh đậu phụ! Công an bèn báo cáo lên là gian thương trữ chất nổ và bị tai nạn, chứ không đến nỗi nào.
Gian thương mà lại trữ chất nổ trong trụ sở công an?
Hai giờ sau, cách đó hơn 900 cây số, hình như gian thương cũng lại... lỡ tay, và cũng tại một trụ sở Công An trong thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam! Từ Hoàng Thạch mà... đi xe lửa cao tốc đến Trịnh Châu thì cũng mất năm tiếng nếu như có xe cao tốc. Gian thương Hoàng Thạch không thể là tác giả hay chủ mưu của vụ Trịnh Châu.
Có ai đó đã bắt chước ai và đặt bom làm loạn!
Hiển nhiên vậy vì chất nổ là loại có pha chế, đòi hỏi một trình độ nghiệp vụ mà gian thương buôn lậu không thể có. Ai đó đã lặng lẽ làm bom, dù là theo kiểu thủ công nghệ thì cũng là có công nghệ!
Mờ sáng hôm sau, đến lượt thành phố Thiên Tân được chiếu cố. Trụ sở đảng tại quận Hà Tây bỗng có pháo ran vì một người dân bất mãn ném liên tiếp năm quả bom tự chế vào trong. Theo đúng phép nêu cao chính nghĩa trước khi hài tội của văn hóa Trung Hoa, tay bất mãn này xưng danh Lưu Trường Hải và đưa thư ngỏ đả kích đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ném bom!
Đến chỗ này thì địa phương không thể lấp liếm báo cáo lên trên: "dạ thưa thủ trưởng, chỉ là bọn gian thương bất cẩn mà thôi"!
Tại Trung Quốc, người dân có chán vạn điều gây ra bất mãn. Đó là hoàn cảnh gọi là "nước toàn có lậu" vì bước ra khỏi nhà là có chuyện bất bình với đời sống và hệ thống cai trị. Mà ở trong nhà cũng chẳng yên, trong hãng cũng chẳng lành. Vì vậy, nơi nơi đều có những vụ phẫn nộ, đập phá - hoặc tự sát. Chuyện ấy đã thường.
Chuyện bất thường là ngày càng có những vụ phản ứng tập thể, tức là biểu tình, khiếu kiện và dàn trận với thành quản hay công an.Từ khoảng 60 ngàn vụ biểu tình vào năm 2006, nay đã lên gấp đôi! Và đám phản động này có trình độ nghiệp vụ cao hơn là chỉ đốt xe hay chế bom xăng.
Mà thành phần tham dự cũng ngày một "phức tạp", tức là đủ mọi loại người.
Từ đầu Tháng Sáu, Tứ Xuyên - lại Tứ Xuyên - có các vị sư Tây Tạng xuống đường và bị đánh, sau khi một vị đã tự thiêu gần hai tháng trước đó. Trước khi mất, cơ thể còn được công an chiếu cố cho thêm bấy nhầy. Qua mùng tám thì có dân Mông Cổ tại Nội Mông nổi cơn mông muội với Thiên triều vì một tai nạn xảy ra mùng 10 tháng trước. Nội Mông bỗng khói lửa mịt mù.
Mà chẳng cứ dị tộc mông muỗi như Mông Cổ hay Tây Tạng, nhiều người thuộc tộc Hán đầy cao quý cũng nổi điên và theo nhau chế bom, bảo nhau liệng đá. Chưa nói đến đám sinh viên trí thức bị nhiễm độc vì hương hoa nhài mà cứ đòi dân chủ và nêu câu hỏi về Ngải Vị Vị, Lưu Hiểu Ba. Hai nghệ sĩ đó bị giam tại đâu, tội gì?
Kể ra không hết được những nỗi băn khoăn của lãnh đạo vì đảng gặp trăm mối ngổn ngang.
Khi nước toàn có lậu như vậy thì nước Tầu có loạn. Trung ương biết rõ hơn chúng ta và rút ra kết luận đó từ đã lâu. Kết luận rồi cũng chửa biết tính sao.
Vì, thưa đồng chí Ôn Tổng lý, tại Lợi Xuyên của Hà Bắc, bọn biểu tình lên tới gần hai vạn đứa. Cả thị xã hơn bảy vạn dân mà có tới hai vạn phản động! Chưa đáng sợ bằng nạn lạm phát, thua đồng chí! Dù là con số chính thức của ta thì vẫn vượt mức báo động! Có đồng chí báo cáo lên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng nhờ nạn hạn hán 50 năm mới có một lần nên mình bớt lo nạn lạm phát, nhưng thưa đồng chí, hạn hán làm đập Tam Hiệp đang rung rinh lại có thể bục! Mất bốn chục tỷ đô la và vài triệu dân chứ không ít...
Đúng lúc ấy, bong bóng bay qua: coi chừng bể bóng đầu tư!
Mà nào chỉ có vậy!
Tờ Forbes của bọn doanh gia phản động đã theo lời Mỹ đế mà tri hô rằng nhiều đảng viên cao cấp của ta bỏ đảng chạy lấy người và của. Đa số là các đồng chí phụ trách an ninh, và nạn tẩu tán tài sản lên đến hơn 123 tỷ đô la. Chuyện nhỏ, thưa đồng chí, các công ty đầu tư địa phương có khi còn bào thêm ngàn tỷ của ngân hàng vì những dự án tầu hủ....
Chung quanh các đồng chí lãnh đạo, mọi người cứ ào ào báo cáo như ong!
Cho nên, như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng, lãnh đạo thở hắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!..."
Hỏi có đáng thương không nào?
Người Việt ta đều thấm vào xương tủy cái câu "khi nước Tầu có loạn". Vì đấy là lúc dân ta vùng dậy bước ra khỏi trật tự Trung Quốc. Nhưng, nói chuyện đây đấy làm chi? Đấy là thời phong kiến, chứ đây là thời dân ta xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa....
Bỗng muốn khóc òa!
Nguyễn Xuân Nghĩa
Là khi nước Tầu có loạn....
Sau những biến động ngoài Đông hải và trước những cuộc thử lửa sắp tới, chúng ta đừng nên giận dữ lãnh đạo Bắc Kinh. Mà nên thương họ! Họ đáng thương lắm, xin độc giả dằn hỏa xuống để đọc tiếp....
Chẳng là suốt một tuần qua, Quảng Đông lại dậy mùi Tứ Xuyên. Khét lẹt.
Ngày mùng sáu Tháng Sáu, thị trấn Triều Châu của Quảng Đông có loạn vì một số dân công biểu tình phản đối về chuyện lương lậu và xô xát với lực lượng thành quản. "Dân công" là di dân từ nơi khác đến kiếm việc và kiếm ăn. "Thành quản" là bọn đầu gấu mặc đồng phục để bảo vệ trật tự của thành phố, nhưng hèn hơn cảnh sát, ác hơn công an và... mất dậy có đăng ký.
Đầu đuôi là có chú dân công 19 tuổi tự trói mình vào hàng rào để phản đối việc cha mẹ bị hãng xưởng quịt lương nên bị thành quản lên gối thấy tam tinh. Đám dân công bèn nổi đoá và tờ Global Times báo cáo là có 200 người nhập cuộc đánh lộn với thành quản. Tờ Dương Thành Vãn báo kể lại là có 40 xe hơi bị phá tan tành!
Bốn ngày sau, mùng 10, cũng tại Quảng Đông nhưng cách đó 400 cây số, ở thị trấn Tăng Thành trong khu vực phụ cận của thành phố Quảng Châu, một phụ nữ bán hàng rong bị thành quản đánh gần trụy thai. Chị ta cũng là gốc dân công. Vụ đàn áp đê tiện gây ra ba ngày hỗn loạn ở Tăng Thành.
Đầu đuôi chỉ vì lũ thành quản mẫn cán dẹp các gánh hàng rong đang kiếm chút bạc cắc ngoài lề một cửa hàng bách hóa. Dùng chữ mẫn cán là đúng vì chúng phang lên đầu lũ dân công những đòn nặng như cán búa. Ngẫu nhiên sao, đám dân công này đều là dân Tứ Xuyên.
Muốn hiểu tại sao lại là Tứ Xuyên, xin quý vị tìm đọc lại bài "Vịt Tứ Xuyên" có yết trên dainamax.org.
Bị khuyển ưng thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đám dân công Tứ Xuyên bèn gọi nhau ơi ới. Và biểu tình, rồi dàn trận với lũ thành quản. Cảnh sát bèn nhảy vào can cả đôi bên, cũng lại với cái cán, làm khách qua đường bèn nổi điên nhảy vào. Ta có bốn lực lượng lâm chiến là dân công, thành quản, cảnh sát, và khách vô can gốc Quảng Đông.
Ba ngày khói lửa tại Tăng Thành với cả ngàn dân công Tứ Xuyên từ các nơi khác tụ về, có nhiều người đến từ Triều Châu. Như vậy chúng ta có chuyện đồng hương đùm bọc lẫn nhau và tất nhiên là họ phải có hệ thống liên lạc giữa đám "tong xiang" này.
Tứ Xuyên là một vựa người, thưa rằng dân số là hơn 82 triệu - bằng cả nước Đức. Nhưng rất đông những người đói khát nơi đó phải tha phương cầu thực và nương tựa vào nhau chứ chẳng có cái tổ tam tam hay chi bộ chi đoàn nào cả. Họ lập ra "xã hội dân sự" con con, mini civil society qua một mạng lưới liên kết để giải quyết chuyện tương tế.
Trong lực lượng dân công lầm than toàn quốc - chừng 150 triệu người - dân Tứ Xuyên là một mũi nhọn. Nơi đất khách quê người, họ bị bọn chủ nhân trấn lột, bị địa phương trấn áp, nên đã đan lưới rất rộng và rất bền để đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, dù cách nhau 400 cây số và bốn ngày, trận chiến tại Triều Châu và Tăng Thành đã hòa làm một.
Để trở thành vấn đề địa phương, khiến trung ương phải giật mình.
Trung ương giật mình vì bọn dân công gốc Tây Xuyên đang tự tổ chức với cùng phương pháp của dân Tây Tạng, hay dân Hồi giáo Tân Cương, và dân Nội Mông! Ngày xưa, thực dân Pháp gọi trò liên lạc theo kiểu rỉ tai đó tại Đông Dương là "radio bambou" hay tại Bắc Phi là "radio Arabe".
Ngày nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đã văn minh hơn, nên một số dân chúng đã có cell phone và internet. Họ cũng có mạng lưới xã hội kiểu social network chớ bộ!
Mà nói đến Tứ Xuyên - hoàn toàn không phải là tin vịt hay món vịt quay ròn tan - thì một dọc từ trên xuống gồm có đảng, nhà nước, mật vụ, công an võ trang, cảnh sát hay thành quản đều nhớ đến vụ nổi loạn của di dân Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 2008, trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Rồi vụ nổi loạn của dân Tứ Xuyên sau trận động đất Vấn Xuyên ở nơi đây khiến năm triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất, ít ra là bảy vạn người chết, trong đó có chừng một vạn trẻ em. Lũ trẻ bị chôn vùi khi bảy ngàn lớp học của loại trường ốc xây theo lối kiến trúc tào hủ thoải mái sụp lên đầu.
Đảng và nhà nước khai báo là chỉ có năm ngàn nạn nhân trẻ nít thôi, nhưng dân Tứ Xuyên cũng biết đếm. Và còn biết chơi chữ: họ gọi loại dự án xây trường đó là "đậu phụ tra học hiệu" - trường học làm bằng bã đậu!
Khi nổi loạn và bị đàn áp tra tấn, họ gọi nhau lập chiến tuyến và xung đột kéo dài từ Tháng Tám năm 2008 qua đến Tháng Chín! Chuyện lớn như vật thì thủ phủ Thành Đô rúng động, làm sao trung ương ở Bắc Kinh không biết?
Bây giờ, lũ thành quản đầu gấu lại chọc giận dân Tứ Xuyên khi mà nhiều thành phần dân chúng ở nơi khác cũng thấy ứa gan và gọi nhau đi làm loạn.
Lại còn học nhau đi làm loạn.
Khi bọn hải giám - một lũ thành quản có phao - chơi bạo ngoài khơi Vũng Tầu với tầu Viking II của Việt Nam vào ngày chín Tháng Sáu, thì trụ sở Công an của hai tỉnh bên trong bị đặt bom và trụ sở đảng tại Thiên Tân bị tấn công! Làm sao mà Bắc Kinh chẳng hốt hoảng, vì cái kiểu chơi bạo này không lạ mà quen: y hệt như vụ Phủ Châu của tỉnh Giang Tây vào ngày 26 Tháng Năm, ngày hải giám lập thành tích với tầu Bình Minh 02 của Việt Nam! Tội nghiệp.
Ngày 26 đó, ba địa điểm khác nhau bị đặt bom. Hung thủ chẳng là một tay khủng bố tự sát mà chỉ là một người dân phẫn nộ đến cùng quẫn nên cho nổ bom và tự giải thoát khỏi thiên đường cộng sản.
Hình như tấm gương đem thân làm đuốc soi đường kiểu đó đã khiến nhiều người noi theo. Hôm mùng chín Tháng Sáu mới có ba vụ... tập huấn chết người.
Đầu tiên là trụ sở Công An trên một cao ốc bốn tầng của địa khu Hoàng Thạch trong tỉnh Hồ Bắc bị đặt bom vào lúc nửa đêm. "Địa khu" là đơn vị hành chánh khá lớn, dưới cấp tỉnh mà trên cấp huyện và Hoàng Thạch có hơn hai triệu rưởi cư dân chứ không nhỏ. Cao ốc bốn tầng bị sạt mất sườn và đổ ụp như một bánh đậu phụ! Công an bèn báo cáo lên là gian thương trữ chất nổ và bị tai nạn, chứ không đến nỗi nào.
Gian thương mà lại trữ chất nổ trong trụ sở công an?
Hai giờ sau, cách đó hơn 900 cây số, hình như gian thương cũng lại... lỡ tay, và cũng tại một trụ sở Công An trong thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam! Từ Hoàng Thạch mà... đi xe lửa cao tốc đến Trịnh Châu thì cũng mất năm tiếng nếu như có xe cao tốc. Gian thương Hoàng Thạch không thể là tác giả hay chủ mưu của vụ Trịnh Châu.
Có ai đó đã bắt chước ai và đặt bom làm loạn!
Hiển nhiên vậy vì chất nổ là loại có pha chế, đòi hỏi một trình độ nghiệp vụ mà gian thương buôn lậu không thể có. Ai đó đã lặng lẽ làm bom, dù là theo kiểu thủ công nghệ thì cũng là có công nghệ!
Mờ sáng hôm sau, đến lượt thành phố Thiên Tân được chiếu cố. Trụ sở đảng tại quận Hà Tây bỗng có pháo ran vì một người dân bất mãn ném liên tiếp năm quả bom tự chế vào trong. Theo đúng phép nêu cao chính nghĩa trước khi hài tội của văn hóa Trung Hoa, tay bất mãn này xưng danh Lưu Trường Hải và đưa thư ngỏ đả kích đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ném bom!
Đến chỗ này thì địa phương không thể lấp liếm báo cáo lên trên: "dạ thưa thủ trưởng, chỉ là bọn gian thương bất cẩn mà thôi"!
Tại Trung Quốc, người dân có chán vạn điều gây ra bất mãn. Đó là hoàn cảnh gọi là "nước toàn có lậu" vì bước ra khỏi nhà là có chuyện bất bình với đời sống và hệ thống cai trị. Mà ở trong nhà cũng chẳng yên, trong hãng cũng chẳng lành. Vì vậy, nơi nơi đều có những vụ phẫn nộ, đập phá - hoặc tự sát. Chuyện ấy đã thường.
Chuyện bất thường là ngày càng có những vụ phản ứng tập thể, tức là biểu tình, khiếu kiện và dàn trận với thành quản hay công an.Từ khoảng 60 ngàn vụ biểu tình vào năm 2006, nay đã lên gấp đôi! Và đám phản động này có trình độ nghiệp vụ cao hơn là chỉ đốt xe hay chế bom xăng.
Mà thành phần tham dự cũng ngày một "phức tạp", tức là đủ mọi loại người.
Từ đầu Tháng Sáu, Tứ Xuyên - lại Tứ Xuyên - có các vị sư Tây Tạng xuống đường và bị đánh, sau khi một vị đã tự thiêu gần hai tháng trước đó. Trước khi mất, cơ thể còn được công an chiếu cố cho thêm bấy nhầy. Qua mùng tám thì có dân Mông Cổ tại Nội Mông nổi cơn mông muội với Thiên triều vì một tai nạn xảy ra mùng 10 tháng trước. Nội Mông bỗng khói lửa mịt mù.
Mà chẳng cứ dị tộc mông muỗi như Mông Cổ hay Tây Tạng, nhiều người thuộc tộc Hán đầy cao quý cũng nổi điên và theo nhau chế bom, bảo nhau liệng đá. Chưa nói đến đám sinh viên trí thức bị nhiễm độc vì hương hoa nhài mà cứ đòi dân chủ và nêu câu hỏi về Ngải Vị Vị, Lưu Hiểu Ba. Hai nghệ sĩ đó bị giam tại đâu, tội gì?
Kể ra không hết được những nỗi băn khoăn của lãnh đạo vì đảng gặp trăm mối ngổn ngang.
Khi nước toàn có lậu như vậy thì nước Tầu có loạn. Trung ương biết rõ hơn chúng ta và rút ra kết luận đó từ đã lâu. Kết luận rồi cũng chửa biết tính sao.
Vì, thưa đồng chí Ôn Tổng lý, tại Lợi Xuyên của Hà Bắc, bọn biểu tình lên tới gần hai vạn đứa. Cả thị xã hơn bảy vạn dân mà có tới hai vạn phản động! Chưa đáng sợ bằng nạn lạm phát, thua đồng chí! Dù là con số chính thức của ta thì vẫn vượt mức báo động! Có đồng chí báo cáo lên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng nhờ nạn hạn hán 50 năm mới có một lần nên mình bớt lo nạn lạm phát, nhưng thưa đồng chí, hạn hán làm đập Tam Hiệp đang rung rinh lại có thể bục! Mất bốn chục tỷ đô la và vài triệu dân chứ không ít...
Đúng lúc ấy, bong bóng bay qua: coi chừng bể bóng đầu tư!
Mà nào chỉ có vậy!
Tờ Forbes của bọn doanh gia phản động đã theo lời Mỹ đế mà tri hô rằng nhiều đảng viên cao cấp của ta bỏ đảng chạy lấy người và của. Đa số là các đồng chí phụ trách an ninh, và nạn tẩu tán tài sản lên đến hơn 123 tỷ đô la. Chuyện nhỏ, thưa đồng chí, các công ty đầu tư địa phương có khi còn bào thêm ngàn tỷ của ngân hàng vì những dự án tầu hủ....
Chung quanh các đồng chí lãnh đạo, mọi người cứ ào ào báo cáo như ong!
Cho nên, như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng, lãnh đạo thở hắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!..."
Hỏi có đáng thương không nào?
Người Việt ta đều thấm vào xương tủy cái câu "khi nước Tầu có loạn". Vì đấy là lúc dân ta vùng dậy bước ra khỏi trật tự Trung Quốc. Nhưng, nói chuyện đây đấy làm chi? Đấy là thời phong kiến, chứ đây là thời dân ta xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa....
Bỗng muốn khóc òa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)