Chân dung ông thủ tướng
Ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành nhân vật
được bàn tới nhiều nhất trong tuần này, khi các đại biểu Quốc
hội khóa XIII trong phiên họp đầu tiên đã bầu chọn ông tiếp
tục giữ chức thủ tướng.
Hãng thông tấn Pháp Agence-France
Presse nhân dịp này có bài nói về sự nghiệp lãnh đạo của
người mà hãng này gọi là 'vị thủ tướng đầy tham vọng' của
Việt Nam.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Bài báo của hãng thông tấn Pháp nhận
định: "Được xem như một nhà lãnh đạo sắc sảo, người đã hiện
đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đang nổi
lên như chính trị gia quyền lực nhất nước".
Ông Dũng, 61 tuổi, cựu thống đốc ngân hàng
nhà nước, đã phát triển mối quan hệ thân cận với tầng lớp
doanh gia hàng đầu đất nước và đưa Việt Nam tiến theo con đường
mở cửa về kinh tế nhưng không nơi lỏng vòng kiềm soát nhân
quyền và các quyền tự do dân chủ.
Benoit de Treglode, chuyên gia Việt Nam tại
Viện nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại trụ sở ở Bangkok, nhận
xét: "Ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia hiện đại đầu tiên
của Việt Nam, theo nghĩa châu Á của từ này."
Ông de Treglode coi ông Dũng như nhân vật theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore.
Đã định trước
Việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng
vào vị trí thủ tướng thực tế đã được quyết định từ Đại hội
Đảng XI hồi tháng 1/2011.
Ông de Treglode nói ông Dũng đã rất thành
công trong việc thu tập giới kinh doanh trong nước xung quanh ông,
và khá hơn những người tiền nhiệm trong đối thoại với bên
ngoài.
Trong nhiệm kỳ đầu của ông, bắt đầu từ
năm 2006, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ, một phần
vì căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông, hồ sơ
nhân quyền của Việt Nam cũng đầy các vết đen và giới đấu tranh
dân chủ cho rằng chính quyền sẽ tiếp tục thắt chặt trấn áp
các hoạt động dân chủ vì lo ngại bất ổn như đã từng xảy ra
tại các nước Trung Đông và Bắc Á, bắt nguồn từ bức xúc về
kinh tế.
Một nguồn tin trong Đảng Cộng sản Việt Nam
mô tả ông Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật gây chú ý", đồng thời
là vị lãnh đạo tham vọng nhất mà ông từng biết.
Sinh ngày 17/11/1949 tại tỉnh Cà Mau, ông
Dũng có 20 năm phục vụ trong quân đội, chủ yếu là trong thời
kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Sau khi giải ngũ năm 1981, ông học luật và
chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó kinh
qua nhiều chức vụ về Đảng ở miền Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng lên khá nhanh dưới
thời ông Võ Văn Kiệt, người được cho là kiến trúc sư của công
cuộc đổi mới ở trong nước, bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980.
Khi làm thủ tướng, ông Kiệt đã điều
chuyển ông Dũng về Hà Nội, nơi ông trở thành thứ trưởng Bộ
Nội vụ (Công an) năm 1995.
Một năm sau đó, ông Dũng trở thành ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Philippe Papin, sử gia chuyên về Việt Nam
tại l'Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, nhận xét: "Ông Dũng
mang lại niềm hy vọng lớn vì ông là người miền Nam, ông còn
khá trẻ và quan hệ gần cận với ông Võ Văn Kiệt".
"Ngày nay rõ ràng ông không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa."
Dự án bauxite
Năm ngoái ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu
nhiều chỉ trích ở trong Đảng vì liên quan tới các dự án khai
thác bauxite có đầu tư của Trung Quốc và nợ nần của Tập đoàn
Tàu thủy Vinashin. Ông cũng bị cáo buộc đã chống tham nhũng
không thành công.
Trước Đại hội Đảng, ông Dũng đã phải đối
diện với thách thức mạnh mẽ từ đối thủ lâu năm của ông là
ông Trương Tấn Sang, thế nhưng giới phân tích cho rằng ông đã
vượt qua nhờ tài vận dụng hệ thống nội bộ Đảng.
Ông Dũng tái đắc cử vào Bộ Chính trị nhờ ủng hộ của ngành an ninh và quốc phòng.
Một quan chức ngoại giao châu Á, đề nghị giấu tên, nói với AFP rằng vị trí của ông Dũng nay càng được củng cố.
"Nếu như hồi tháng 12 mà người ta hỏi tôi thì câu trả lời của tôi không được chắn chắn như bây giờ."
Hôm thứ Bảy tuần trước, đồng minh của ông
Dũng là ông Nguyễn Sinh Hùng đã được bầu làm chủ tịch Quốc
hội. Điều này giúp tăng thêm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi đó, đối thủ của ông - ông Trương
Tấn Sang, được bầu chọn là chủ tịch nước, vị trí được đánh
giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực quyền.
Một nhân vật lãnh đạo hàng đầu khác, ông
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như
thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng.
Chuyên gia về Việt Nam Benoit de Treglode
nhận xét: "Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính
trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng".
"Nay ông Dũng không cần ai nữa."
(BBC)
Thông điệp lãnh đạo ba nước khác nhau
Thông điệp năm mới của lãnh đạo Việt
Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên khác cả về nội dung và hình
thức, phản ánh các thách thức đối với họ và hệ thống chính
trị từng nước.
Ông Kim Jong-un nói về nhu cầu thanh trừng, loại trừ ‘bè lũ
phản Đảng’ Chang Song-thaek nhưng cũng muốn cải thiện quan hệ
với miền Nam và nói đến kinh tế nhiều hơn quân sự.
Ông Tập Cận Bình không hề dùng chữ vào về Đảng Cộng sản
hay chủ nghĩa xã hội mà tập trung vào chủ đề yêu thích ‘ Giấc
mơ Trung Hoa’, nhu cầu cải cách, Quân Giải phóng và vị thế
Trung Quốc trên thế giới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn dùng các cụm từ cũ như ‘toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân’ nhưng cũng đề cao dân chủ, cải cách doanh
nghiệp nhà nước pháp quyền.
BBC Tiếng Việt tổng hợp những nét chính trong thông điệp của ba nhà lãnh đạo và các thách thức từ thực tế:
Nguyễn Tấn Dũng
“…Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu cao hơn,
toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự
tùy thuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt…
Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất
lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu…
Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại…
Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa
là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể
chế.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế
chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
…Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và
chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà
nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch…”
Khuyến khích thay đổi
Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng đang thu hút nhiều bình luận.
Ông
Bấm Tống Văn Công
từ TPHCM so sánh bài này với phát biểu ‘giáo điều’ của Tổng
bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng hồi cuối tháng 12/2013 và cho
rằng “nhiều nội dung do ông [Nguyễn Tấ́n Dũng] đặt ra rất đáng quan
tâm.
“Có thể hiểu đây là sự kế tục mạnh mẽ tư tưởng Tuyên ngôn độc lập
1945 mở đầu bằng Điều 1 của Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách
mạng Pháp. Điều đó cũng buộc phải nhớ và tôn trọng Điều 16 của Tuyên
ngôn này vốn là nền tảng Hiến pháp 1946 về nguyên tắc tam quyền phân
lập…”
“Chính phủ không thể là kẻ đối lập với các quyền tự do cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền tự do đó cho công dân.”
Còn giáo sư Tương Lai thì nhận xét:
“Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân.
Xây dựng xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ
thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận
được.”
Nhưng cũng có blogger như ông Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi về chuyện nhân quyền Việt Nam:
“Có quá nhiều chuyện để cơ quan nhân quyền quốc gia bày tỏ một chút
lòng thành với người dân, liên quan đến đất đai, môi trường, án oan sai,
nạn cường hào ở các địa phương…, chưa kể đến chủ đề tự do báo chí, tự
do biểu đạt và tự do tôn giáo vẫn đang bị đưa ra đánh đố như một loại
‘tài nguyên nhân quyền’”.
Tập Cận Bình
“Trong năm 2013, chúng ta đã có một kế hoạch chung để thúc
đẩy cải cách toàn diện và đã đưa ra kịch bản cho phát triển
trong tương lai.
Vào năm 2014, chúng ta được kỳ vọng sẽ đi những bước dài rộng trên lộ trình cải tổ.
Chúng ta đã đẩy được nhiều cải cách với mục tiêu cơ bản là
làm quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng hơn. Chúng ta cũng có mục
tiêu nâng cao mức độ bất thiên vị và công lý trong xã hội để
người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn…
Vũ trụ ngoài kia vô cùng rộng lớn và có vô vàn vì sao rạng rỡ.
Hơn 7 tỷ người đang sống trên Địa Cầu. Chúng ta cùng đi trong
một con thuyền nên cần phải dựa vào nhau để cùng phát triển.
Người Trung Quốc chúng ta cần thực hiện Giấc mơ Trung Hoa,
làm khởi sắc dân tộc Trung Hoa, và cũng chúc người dân ở mọi
nước biến giấc mơ của họ thành hiện thực.”
Giằng co quyền lợi
Ông Tập không đứng trên lễ đài mà ngồi bên bàn làm việc đọc thông điệp năm mới nhằm tạo cảm giác gần dân.
Thế nhưng năm 2014 là năm ông Tập sẽ phải đối diện với những thách thức tăng lên.
Theo Russell Leigh Moses trên trang Blog của Wall Street Journal,
năm nay, ông Tập Cận Bình có cơ hội dùng các bài học của 2013
nhằm ‘hạn chế những hoạt động xã hội’ mang tính chính trị,
để chúng không lan rộng.
Cuộc trấn áp mạng xã hội cũng cho thấy ông Tập không muốn
để những người tin vào các giá trị dân chủ Phương Tây có tiếng
nói lớn hơn.
Dù muốn tỏ ra là một nhân vật khác các lãnh đạo tiền
nhiệm nhưng thông điệp ‘chấm dứt nền chính trị kiểu cũ’ của
ông không có nghĩa là ‘chấm dứt quyền lực của Đảng’, theo
Russell Leigh Moses.
Chưa kể, ông Tập ban đầu tỏ ra muốn cải tổ cả các ‘nhóm
lợi ích khổng lồ’ kể cả phe quân đội nhưng càng gần đây lại
càng đổi chiều theo hướng dựa vào Quân Giải phóng.
Cải cách kinh tế cũng sẽ gặp nhiều thách thức.
Trang The Economist cho rằng năm 2014, Trung Quốc không còn nằm
trong nhóm tăng trưởng hàng đầu mà đã chấp nhận mức tăng
trưởng chậm lại, một phần để hạ nhiệt kinh tế, một phần để
điều chỉnh cung cầu.
Nhu cầu cân bằng thu nhập nông thông và thành thị được xác
định là rất quan trọng để tăng sức mua nội địa nhưng vì chênh
lệch đã quá cao nên chưa dễ điều chỉnh.
Các nhóm lợi ích ở cấp tỉnh mà hiện tổng số nợ lên tới 2,9 nghìn tỷ USD cũng không dễ chấp nhận cải cách.
Kim Jong-un
“Năm ngoái, chúng ta đã kiên quyết loại trừ bè phái cặn bã nhòm ngó vào quyền lực của Đảng.
Quyết định kịp thời, chính xác của Đảng ta nhằm thanh trừng những
phần tử chống Đảng, phản cách mạng đã giúp củng cố sự đoàn kết trong
Đảng.
Toàn Đảng và hàng ngũ cách mạng đã được củng cố mạnh mẽ
hơn và sự thống nhất một lòng được hun đúc mạnh hơn 100 lần.
Mọi đồng bào Triều Tiên, ở miền Bắc, miền Nam và ở nước
ngoài cần tham gia cuộc chiến nhằm thực hiện Tuyên bố chung 5
điểm và Tuyên bố 4 tháng 10.”
Thay đổi ngôn từ
Theo báo Chosuncủa Nam Hàn, có nhiều sự thay đổi trong ngôn từ của ông Kim Jong-un.
Bài diễn văn đầu năm của ông Kim đặt kinh tế lên trên quân sự dù vẫn có lời đe dọa Hoa Kỳ và Nam Hàn.
‘Nhân dân’ được nói đến nhiều hơn cả (59 lần), theo sau bằng
‘kinh tế’ – 24 lần, nhiều hơn cả ‘chủ nghĩa xã hội (18 lần),
và nhiề̉u hơn hẳn cụm từ ‘songun’ tức chủ thuyết quân sự là
thống soái (chỉ có sáu lần).
Đoạn nhắc về ‘đồng bào miền Bắc, miền Nam’ là dấu hiệu cho
thấy ông muốn mở cửa hơn với Seoul, theo đánh giá của Jang
Jin-sung trên trang NK News.
Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng bỏ chữ ‘vĩ đại’ khỏi đoạn
nhắc về dân tộc Triều Tiên mà chỉ nói ‘quốc gia hùng mạnh và
thịnh vượng’.
Đây có thể là chỉ dấu ông muốn đặt Bắc Hàn trong cộng đồng
các quốc gia, thay cho cách nói từ trước nhấn mạnh đến sự vĩ
đại và riêng biệt của nước này.
Nhưng ông Kim Jong-un cũng sẽ gặp nhiều thách thức dù muốn thay đổi.
Hệ thống kinh tế, công nghệ của Bắc Triều Tiên đã quá tụt
hậu và cải cách kinh tế chỉ có thể bắt đầu khi có lối thoát
chính trị.
Báo Chosun bình luận rằng các vấn đề kỹ thuật lộ ra cả khi bài diễn văn được truyền trực tiếp.
Làn sóng truyền hình bị đứt nhiều đoạn và hình ảnh ông Kim
Jong-un ngồi một mình trước micro, cúi đầu đọc trang giấy
thiếu diễn cảm phần nào phản ánh thực tế buồn thảm ở Bình
Nhưỡng.
VỨT “LUẬN CỨ GIÁO ĐIỀU”, QUYẾT TÂM “ĐỔI MỚI THỂ CHẾ”!
XHDS
Tống Văn Công
Ngày 30-12-2013, TBT Nguyễn Phú Trọng
làm việc với Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương và ông đã có những
kết luận đáng lo ngại.
Đã 3 năm các nhà lý luận thực hiện ý
kiến mới mẻ của ông sau khi nhận chức Tổng bí thư khóa 11 :” Phân tích
bối cảnh tình hình, xu thế phát triển trên toàn thế giới….Nếu không có
những đột phá về lý luận sẽ không thể tạo ra được tiền đề khoa học cho
sự phát triển thực tiển, cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đảng
và Nhà nước ta.” Năm nay, nhiều người hy vọng TBT sẽ chỉ ra thành tựu 3
năm qua về lý luận có “tính đột phá”, nhưng lại nghe kết luận mới của
ông hoàn toàn ngược lại: “ Cung cấp các luận cứ nhằm tăng cường công
tác đấu tranh tư tưởng, lý luận, đồng thời điều phối, tổ chức lực lượng
thực hiện các luận cứ này nhằm phản bác mạnh mẽ các luận điệu, quan điểm
sai trái; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa
Sau 3 năm, ông TBT đã từ lý luận theo
hướng đột phá chuyển ngược vào luận cứ! Muốn đột phá về lý luận thì
các nhà lý luận phải được hoàn toàn tự do tư tưởng khi tiến hành quan
sát thực tiễn. Như vậy mới có thể phát hiện cái mới vừa xuất hiện và
nhận ra mớ lý luận giáo điều đã bị thực tiễn vứt bỏ . Thực tiễn là
thước đo chân lý mà! Còn nay, các nhà lý luận đã bị buộc phải mang cặp
kính “ luận cứ” để đi soi vào thực tiễn, từ đó chụp mũ những con người
đang hoạt động rất đúng với quy luật tất yếu, nhưng không đúng với cái
khuôn “luận cứ” cho trước, phải đè họ ra, phê phán là sai trái,
phản động! Tình trạng này, lịch sử đã có nhiều bài học rồi. Đó là Kim
Ngọc cho nông dân thực hiện khoán đã bị coi là đi vào con đường bẩn
thỉu phục hồi chủ nghĩa tư bản! Đó là Võ văn Kiệt “ xé rào “ đã bị coi
là “đi theo con đường của chủ nghĩa tự do tư sản”.
Cuối năm 2012, ông TBT còn có chỉ thị
cho Hội đồng lý luận TƯ phải “phát huy cao độ tâm huyết, trí tuệ của đội
ngũ trí thức, tổ chức, huy động, chắt lọc kết quả nghiên cứu…”. Năm
nay, ông không nhắc đến đội ngũ trí thức nữa. Phải chăng là vì muốn
tránh cái kết quả không mong muốn về cuộc vận động “góp ý Hiến pháp
không có vùng cấm” giữa chừng đã phải bẻ quặt lại vì “kiến nghị 72”
của nhân sĩ trí thức!
Chẳng lẽ ba năm qua thực tiễn đất nước
không có gì mới đáng cho các nhà lý luận Việt Nam tìm thấy điều gì cần
phải “đột phá” ? Chẳng lẽ kết quả đột phá về lý luận chỉ là chuyện
phát hiện “phải viết hoa hai chữ Nhân dân trong Hiến pháp mới” của ông
Phan Trung Lý ? Thật ra có không ít vấn đề hiển hiện trong thực tiễn
mà không được các nhà lý luận quan tâm. Xin nêu vài điều:
- Từ 10 năm qua, nhân dân cả nước không
ngừng đi khiếu kiện vượt cấp về đất đai. Nhiều người cho rằng cái lý
luận “ đất đai là sở hữu toàn dân” chính là nguyên nhân gây ra tình
trạng ấy. Có người phân tích rằng, việc chống lại quyền tư hữu ruộng đất
của nông dân là một “tử huyệt”. Tại sao Hội đồng lý luận TƯ không tìm
câu trả lời đủ sức thuyết phục về vấn đề này ?
- Nạn tham nhũng 20 năm qua càng ngày
càng lộng hành, bất chấp các Nghị quyết của Đảng và Luật phòng chống
tham nhũng. TBT Nguyễn Phú Trọng băn khoăn hỏi:”Vì sao công tác xây dựng
Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất
đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt
yêu cầu?….Vướng mắc chính là ở chỗ nào? “ Nhiều người không đồng ý với
ông khi cho rằng nghị quyết ,chỉ thị rất đúng, rất hay và được vận động
sâu rộng mà vẫn bị thất bại . Có nhiều bài viết chỉ ra rằng, thất bại
là vì kiêng kỵ, không chịu thực hiện nhà
nước pháp quyền với tam quyền phân lập. Tại sao Hội đồng lý luận TƯ
không tìm câu trả lời có ý nghĩa “tồn vong đối với chế độ” ? ( theo từ
ngữ của 2 TBT Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng).
- Hội nghị TƯ 7, lần đầu tiên có chuyện
hai người được TBT đứng ra giới thiệu để bầu vào Bộ chính trị , nhưng
đều bị rớt. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử 83 năm của Đảng
Cộng sản Việt Nam . Điều đó đã khiến cho nhiều đảng viên lão thành quen
với quá khứ trên bảo sao dưới răm rắp nghe theo, đã hết sức lo lắng.
Ông Hữu Thọ, nguyên trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã có bài
rất hay trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 20-5-2013 với đầu đề
cũng rất hay là “ Lá phiếu và xu hướng dân chủ hóa”. Ông Hữu Thọ đã
giải tỏa được nỗi băn khoăn của nhiều đảng viên lão thành khi cho
rằng”Đây là tín hiệu đáng mừng về xu hướng dân chủ hóa”.
“Dân chủ hóa” là cụm từ xuất hiện ngày
càng nhiều sau Đại hội 6. Ông Trần Xuân Bách là người nhiều lần đề cập
đến nội dung dân chủ hóa trong Đảng và dân chủ hóa trong xã hội. Tuy
nhiên việc này không dễ thực hiện bởi nguyên tắc tập trung dân chủ,
thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cấp
trên, bí thư đã nói ra thì chỉ có đúng. Chủ tịch Đảng, Tổng bí thư nói
ra thì phải tuyệt đối đúng. Những đảng viên lão thành đã quen với cách
bầu cử đã thành nếp, cấp ủy khóa tới cần có mấy ủy viên thì chỉ giới
thiệu đúng mấy người. Người nào được cấp ủy, bí thư của khóa trước giới
thiệu thì chắc chắn 100% được đắc cử, bởi họ đã được bảo đảm là thành
phần ưu tú, là người có quan điểm, lập trường giai cấp vô sản vững vàng
nhất. Những nhà lý luận của nền “dân chủ cao hơn gấp triệu lần hơn dân
chủ tư sản” ( bà Phó chủ tịch Nguyễn thị Doan đã tự tiện hạ xuống “vạn
lần hơn” ) cho rằng đề cử nhiều người hơn số cần phải bầu cử chỉ là thứ
“dân chủ hình thức” của giai cấp tư sản, nhằm mục đích mị dân(!)
Ông Hữu Thọ cho rằng xu hướng dân chủ
hóa là tín hiệu đáng mừng nên hiểu như thế nào ? “Dân chủ hóa” theo
định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt là “Làm cho có được dân chủ.“ Vậy
có phải ở lĩnh vực nào đó (ở đây là vấn đề bầu cử trong Đảng) lâu nay
không có dân chủ , nay phải thực hiện khác hẳn để có được dân chủ?
Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa, xu là chạy mau, thúc dục ,
xua vào. Xu hướng là khuynh hướng về nơi ấy, chí hướng. Đại từ điển
Tiếng Việt giải nghĩa “xu hướng là hướng đi tới, thể hiện khá rõ thực
chất của nó: xu hướng chính trị, xu hướng tiến bộ.” Có thể hiểu rằng,
từ “xu hướng” cho biết cái sự việc đang được chỉ ra đã rời khỏi vị trí
cũ để đi tới một lĩnh vực mới. Vậy “ dân chủ hóa” có thể hiểu là sự
rời khỏi nội dung “ tập trung dân chủ”, để thực hiện nội dung dân chủ
phổ quát của nhân loại đã được ghi nhận trong các Công ước quốc tế, như
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó quy định các
quyền tự do quyết định thể chế chính trị, tự do ngôn luận , tự do báo
chí, tự do hội họp và lập hội…
Nhận định quan trọng của ông Hữu Thọ,
người từng đứng đầu hệ thống lý luận của chế độ, chưa được các nhà lý
luận hôm nay nhận định là có tính đột phá hay trái với luận cứ!
Viết đến đây thì trên ti vi phát
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tựa đề “Hoàn thiện thể
chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
năm 2014, tạo nền tảng phát triển bền vững” (*). Lắng nghe nhiều nội
dung do ông đặt ra rất đáng quan tâm:
“Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp
quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Ông gọi là “nhà nước pháp quyền” theo
khái niệm phổ quát của xu thế dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa. Có
thể hiểu đây là sự kế tục mạnh mẽ tư tưởng Tuyên ngôn độc lập 1945 mở
đầu bằng Điều 1 của Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng
Pháp. Điều đó cũng buộc phải nhớ và tôn trọng Điều 16 của Tuyên ngôn
này vốn là nền tảng Hiến pháp 1946:”Ở một xã hội mà quyền con người
không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng,
thì Hiến pháp được ban hành hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Ông cho rằng “Dân chủ và Nhà nước pháp
quyền là cặp song sinh” và nhấn mạnh:”Nhà nước pháp quyền phải thượng
tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn
chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng….Người dân có
quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nghe đoạn này gợi nhớ, câu
nói của triết gia người Mỹ đại ý : Công dân, cử tri sẽ là người sau chót
trông coi đối với sự tự do của chính họ. Chính phủ không thể là kẻ đối
lập với các quyền tự do cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền tự do
đó cho công dân. Ông Thủ tướng là người đầu tiên lên tiếng ở diễn đàn
Quốc hội phải có Luật biểu tình và cũng là người đầu tiên lên tiếng ở
Quốc hội cho rằng, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng dù đặt ở đâu cũng
không quan trọng mà, quan trọng là các cơ quan chức năng về tư pháp có
hoạt động tốt hay không.
Ông định nghĩa “nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy
luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và
chính sách phân phối để đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội”. Định nghĩa
này hoàn toàn khác với Nghị quyết TƯ 6 khóa 10 ( tôi đã có dịp góp ý là
một định nghĩa sai trái, phản khoa học), và mạch lạc, rõ ràng hơn định
nghĩa của Nghị quyết Đại hội 11. Ông nhận định:”Nhìn lại 30 năm qua,
những bước phát triển vượt bậc của đất nước đều gắn liền với những đổi
mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ, thực
hiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế mà bước đột phá lớn và
toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng”. Ông cho rằng đất nước đang cần có
thêm động lực để phát triển mà “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới
thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”. “Đổi mới thể
chế” ! Tức là thể chế cũ hiện tồn không có những yếu tố cần thiết để
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra động lực mới cho phát triển
đất nước.
Cuối cùng ông nhấn mạnh phải “Đẩy mạnh
toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 11 của
Đảng…” Câu này nhắc tình trạng “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi
mới kinh tế theo lộ trình thích hợp…” đã bị bỏ quên!
Thưa Tổng bí thư, thiết nghĩ ông nên
giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương: Hãy kiên quyết vứt bỏ những “luận
cứ giáo điều” để mang theo bảo bối “Đổi mới thể chế” đi vào thực tiễn,
góp phần tạo ra nguồn lực mới phát triển đất nước!
Ngày 2-1- 2014
T.V.C.
—-
*
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng (VNExpress).
Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước lại trở thành dân oan
Ngày càng có nhiều dân oan lên tiếng họ là nạn nhân của các ngân hàng
ở VN. Hôm nay, Hòa Ái có bài tìm hiểu nguyên nhân vì sao qua trường hợp
điển hình của 8 gia đình và doanh nghiệp ở TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
bị đẩy tới tình trạng “vườn không nhà trống” khi họ là khách hàng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam-Chi
nhánh Tân Lập trong phần sau.
Ngân hàng làm mất sổ đỏ thế chấp của khách hàng?Vụ việc xảy ra ở Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP.
Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk khi 8 khách hàng gồm gia đình và doanh nghiệp thế
chấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng Đất (gọi tắt là sổ đỏ) để vay tín
dụng trong thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010. Thế nhưng khi đến thời
điểm đáo hạn hợp đồng, 8 khách hàng đến trả tiền vay thì Ngân hàng từ
chối không thu vì các sổ đỏ thế chấp của họ đã bị thất lạc do nhân viên
của ngân hàng mang ra ngoài cầm cố để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 8
khách hàng không nhận được bất kỳ chứng từ hay biên nhận nào của ngân
hàng khi từ chối không thu tiền trả cho các hợp đồng vay tín dụng. Sự
việc tiếp diễn với các thông báo nộp tiền gốc và lãi lũy kế của ngân
hàng đối với 8 khách khách hàng này.
Vụ việc không chỉ dừng lại ở mức đôi co giữa khách hàng và ngân hàng.
Trong thời gian tranh chấp kéo dài cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước
VN-Chi nhánh Đăk Lăk gửi cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đăk
Lăk về việc “Giám định hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chi nhánh Tân Lập”
quyết định khách hàng không phải trả tiền lãi do ngân hàng Chi nhánh Tân
Lập vi phạm hợp đồng. Và cũng trong thời gian này, 8 khách hàng tiến
hành chuyển nhượng nhà và đất cho người khác nhưng cuối cùng nhiều người
trong số họ bán hết tài sản của gia đình, thậm chí phải đi vay ngoài
với lãi suất cao để bồi thường tiền phạt cọc do quá hạn thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng vì không có sổ đỏ.
|
Khách hàng đến Ngân
hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
trả tiền thì ngân hàng không trả sổ đỏ báo là đang bị thất lạc...(Video
clip)
|
Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Vận tải Hoàng Anh, 1 trong 8 khách
hàng làm đơn khởi kiện Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập. Phiên
tòa ngày 25/9/2013 kết thúc với quyết định tuyên bác đơn khởi kiện của
doanh nghiệp Hoàng Anh và phải đóng 36 triệu đồng tiền án phí trong khi
thực tế doanh nghiệp này bị thiệt hại số tiền gần 2 tỷ đồng do ngân hàng
vi phạm hợp đồng. Lý giải cho kết quả phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh
Lương, thuộc Đoàn luật sư Bến Tre cho biết:
“Trong vấn đề này thì ngân hàng có lỗi. Hai là không trả sổ được
cho họ thì người dân lấy cớ đó mà không nộp tiền đáo hạn. Đúng ra thì
phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên của ngân hàng hoặc của
chính quyền địa phương. Vì không thấy sự can thiệp nào nên người dân
phản ứng theo bản năng là không nộp tiền. Nếu việc không nộp tiền khi
đáo hạn thì dẫn đến người dân cũng có lỗi. Dù ngân hàng có lỗi thì đó là
lỗi về hành chánh, về mặt quản lý văn bản giấy tờ. Còn người dân thì sẽ
có lỗi về vi phạm hợp đồng, trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp này
theo quan điểm của tôi là phải đề cao trách nhiệm can thiệp của cơ quan
lãnh đạo, hoặc ngân hàng cấp trên hoặc của chính quyền ủy ban nhân dân
tỉnh cùng cấp phải can thiệp vào việc này”.“Con kiến mà kiện củ khoai”Trao đổi với đài RFA, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật
gia TP.HCM, chia sẻ theo quy định của pháp luật thì khách hàng nên nộp
tiền, thậm chí nộp cả số tiền gốc và lãi cho ngân hàng thì khi đó mới
thắng được khi đi khởi kiện.
|
Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đắk Lắk - Đắk Nông. noichinh.vn
|
Trong video người dân gửi về đài cho thấy sau khi thua kiện, 3 khách
hàng đến Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập vào ngày 27/9/13 để
trả tiền và đòi lại sổ đỏ nhưng nhân viên của ngân hàng đều lánh mặt.
Khách hàng bực tức lớn tiếng ngay tại ngân hàng
“Đây tiền đầy đủ đây. Bảo thu vào nhưng lại bảo không có sổ”.“Biểu nhân viên tiền lãi là tính hết mà sổ lại không chịu đưa ra.
Không đưa ra thì phải có cách giải quyết nhanh lẹ cho người ta chứ đã
chờ đợi 4 năm trời rồi”.“Người ta đã mất tiền, mất nhà rồi mà lại bảo cứ nộp tiền vào”.Và ông Nam, Giám đốc mới của Ngân hàng lúng túng khi phải đối diện với sự tức giận của 3 vị khách hàng:
“Người đó là gì của ông, có phải là cán bộ của ông không? -Thì việc đó là…’ấy’ nhưng em là người mới vừa tiếp nhận…Em đã xem và xin xử lý đây”. Theo quy định của luật pháp thì khách hàng cứ nộp tiền rồi cầm biên
nhận để làm bằng chứng khởi kiện ngân hàng nhưng với những số tiền quá
lớn thì không khách hàng nào có thể làm theo quy định này. Họ không có
lòng tin vào những thiệt hại của mình sẽ được bù đắp vì “con kiến mà
kiện củ khoai” thì chỉ thiệt thân. Luật sư Nguyễn Thanh Lương nêu lên ý
kiến của ông:
“
Theo lý thuyết thì tròn nhưng thực tế thiệt hại của người dân thì
không thể nào bù đắp được, không thể nào đánh đổi được, để thống kê
được hết. Nói cho cùng thì người dân cuối cùng cũng là người bị thiệt
hại. Đó là điều bất công. Đó cũng là điều mà pháp luật cần phải điều
chỉnh để đảm bảo kịp thời cho người dân được công bằng. Đối với ngân
hàng phải chịu trách nhiệm về việc mất sổ khiến người dân không khai
thác được. Ngân hàng có thể liên thông với chính quyền địa phương để cấp
sổ lại, gọi là cấp phó bản. Vấn đề là trách nhiệm của ban quản lý Nhà
nước, phải tạo điều kiện cho ngân hàng hợp tác với nhau để cấp sổ khác
cho người dân. Điều này thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương”.Trong nhiều năm trở lại đây, ngày càng có nhiều giao dịch giữa ngân
hàng và khách hàng do các hợp đồng giao dịch ngày càng thuận tiện và dễ
dàng hơn. Chẳng hạn như một người cần tiền chữa bệnh thì có thể đến ngân
hàng thế chấp sổ đỏ để vay tín dụng với mức lãi suất tương đối. Tuy
nhiên khi tới đáo hạn mà không trả được thì bị tính toán lũy tiến cả số
tiền vay gốc và lãi. Theo số liệu trên giấy tờ thì ngân hàng tính nợ,
tính lãi khách hàng rất dễ dàng còn người dân là khách hàng chứng minh
những thiệt hại thì lại rất khó khăn một khi ngân hàng vi phạm hợp đồng
như trường hợp của 8 gia đình và doanh nghiệp ở Đăk lăk.
Theo đề nghị của Luật sư Nguyễn Thanh Lương thì việc cấp lại phó bản
sổ đỏ qua sự kếp hợp giữa ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương không phải là việc quá khó khăn. Bao giờ đề nghị này sẽ được Nhà
nước xem xét thì không mấy ai đoán được nhưng 8 gia đình và doanh nghiệp
ở Đăk Lăk đang sống trong tình trạng có nhà mà như không sẽ trở thành
“dân oan” trong một ngày gần nhất là điều trước mắt.
Hoà Ái, phóng viên RFA
2014-01-02
Băn khoăn về “đại án”… tham nhũng Vifon!
|
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm xét xử vụ “đại án” tham nhũng Vifon. Ảnh: Phùng Bắc |
Điều băn khoăn là suốt phiên tòa này, đại diện
Bộ Công Thương cũng như đại diện Bộ Tài chính lại đều từ chối là
“nguyên đơn dân sự” (là bị hại trong vụ án); vậy 2 bộ này có thiệt hại
trong vụ án? Nhà nước có thiệt hại tài sản hay không và bị cáo Huyền có
“tham ô tài sản”?
Luật sư Phan Trung Hoài cho biết: “Vụ án được đặt trong sự quan tâm
và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, nhiều cuộc họp liên
ngành đã được diễn ra những thiếu vắng một chủ thể rất quan trọng hợp
thành bản chất dân chủ của hoạt động tố tụng là các luật sư tham gia bào
chữa trong vụ án. Thậm chí, vụ án được mô tả với cụm từ “đại án”, khiến
bất cứ ai cũng phải ngại ngần khi đề cập đến bản chất đích thực của vụ
án”.
Lật lại hồ sơ vụ án, cho thấy năm 2005, Cty Vifon đã được Cty kiểm
toán VACO và năm 2006 được Cty kiểm toán A&C tiến hành kiểm tra
quyết toán thuế, có Ban kiểm soát Cty Vifon và báo cáo công khai trong
đại hội để chia cổ tức, số tiền 26.612.573.106 đồng hoàn toàn không có
thể hiện số dư nợ vô chủ hay khó đòi đến thời điểm 31.12.2006.
Chỉ đến ngày 20.8.2008, bà Nguyễn Thanh Huyền nhận giấy mời của Cơ
quan điều tra làm việc về con số 400.000USD - là tiền Cty TNHH xay lúa
mì chuyển cho Cty Vifon và 2.266.710.667 đồng - là tiền thưởng do chuyển
nhượng vốn liên doanh được Bộ Công nghiệp phê duyệt, cho rằng nguồn
tiền này là tiền nhà nước, Cty Vifon đưa ra số tiền bị thất thoát
7.966.875.010 đồng và bà Nguyễn Thanh Huyền bị khởi tố ngày 30.10.2008
với tội danh là “tham ô tài sản”.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều tra, có thể khẳng định đơn tố cáo
của ông Nguyễn Văn Bên là sai sự thật, khi quy kết cho bà Nguyễn Thanh
Huyền “chiếm đoạt khoảng 26 tỉ đồng của Cty Vifon”, trong khi hiện nay
thực tế số tiền thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp không chỉ được bảo lưu,
mà ban lãnh đạo Cty còn nộp số tiền 43.562.758.830 đồng là chi phí tham
gia liên doanh do chuyển nhượng vốn liên doanh vào tài khoản tạm giữ
của Cơ quan điều tra vào ngày 4.12.2009 mà không theo bất cứ trình tự
hành chính hoặc tố tụng hình sự nào.
Chưa hết, theo trình bày của ông Nguyễn Bi (nguyên Tổng Giám đốc Cty
Vifon) ngày 16.9.2009, ông Bi đã biết Cty Vifon vẫn còn giữ nguồn tiền
này, đề nghị phải trả cho Nhà nước hoặc có văn bản gửi Bộ Công nghiệp,
Bộ Tài chính để xử lý, chứng tỏ không có việc bà Nguyễn Thanh Huyền
chiếm đoạt 26 tỉ đồng của Cty Vifon như đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn
Bên.
Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng: “Có thể khẳng định, xuất phát từ
đơn tố cáo sai sự thật, bà Huyền không chiếm đoạt 26 tỉ đồng trong tổng
số tiền 43 tỉ đồng chuyển nhượng vốn trong liên doanh, một vụ án hình sự
được khởi tố và tiến hành điều tra với nhiều diễn biến bất thường, có
dấu hiệu không khách quan, dựa vào những căn cứ và bằng chứng không xác
đáng, quy buộc tội thiếu căn cứ, dẫn đến quá trình điều tra kéo dài,
nhiều yêu cầu điều tra bổ sung của Viện KSND Tối cao không được làm rõ;
số tiền 43 tỉ đồng được nộp và thu giữ vi phạm quy định tại các điều 74,
76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”.
Điều mấu chốt trong vụ án này, đồng thời có liên hệ đến việc xác định
phần tài sản nhà nước trong Cty Vifon có bị chiếm đoạt hay không, chính
là việc xác định tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án này như thế nào!
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND TPHCM xác định có 3 nguyên
đơn dân sự (bị hại), bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Công ty
Vifon. Tuy nhiên, ngay từ phần thủ tục phiên tòa diễn ra vào sáng
21.11.2013, khi được hỏi về tư cách tham gia phiên tòa, vị đại diện Bộ
Công Thương đã kiên quyết từ chối tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ
án, mà chỉ tham gia “nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình điều hành,
quản lý doanh nghiệp”.
Thậm chí, trong phần thẩm vấn, đại diện Bộ Công Thương cũng từ chối
trả lời những vấn đề liên quan đến vụ án và không có mặt tại phiên tòa
trong những ngày còn lại. Đặc biệt, đại diện Bộ Tài chính được tòa triệu
tập nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng, sau khi luật sư có ý
kiến, Hội đồng xét xử đã nghị bàn và ra quyết định tiếp tục triệu tập
nhưng cho đến khi tòa sơ thẩm tuyên án, Bộ Tài chính vẫn không có mặt
(!?).
Luật sư Phan Trung Hoài nhấn mạnh: “Theo quan điểm của chúng tôi,
việc Bộ Công Thương và Bộ Tài chính kiên quyết từ chối tư cách nguyên
đơn dân sự ngay từ khi Cơ quan điều tra và Viện KSND Tối cao yêu cầu
trong giai đoạn điều tra bổ sung cho đến suốt quá trình diễn ra phiên
tòa là hoàn toàn có căn cứ về mặt pháp lý”.
Với những lý do mà luật sư Phan Trung Hoài nhận định về việc 2 bộ từ
chối nguyên đơn dân sự: Qua thẩm tra công khai tại phiên tòa, các cơ
quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được một yêu cầu đặc biệt quan trọng
nêu trong văn bản số 09/VKSTC-V1B ngày 28.4.2010 là: “Số tiền
11.272.799.400 đồng Nguyễn Thanh Huyền chiếm đoạt cần kết luận những
khoản tiền nào lấy trong giai đoạn Cty còn 100% vốn nhà nước, những
khoản tiền nào lấy trong giai đoạn Cty còn 51% vốn nhà nước, những khoản
tiền nào lấy trong giai đoạn đã cổ phần hóa xong, không còn vốn nhà
nước, chỉ còn vốn các cổ đông ?”.
Chính Cơ quan điều tra cũng nhận định tính chất phức tạp của vụ án
thể hiện “lợi dụng việc Cty huy động vốn tiết kiệm cá nhân và quá trình
cổ phần hóa đã lập nhiều chứng từ giả thu, giả chi và dùng nghiệp vụ tài
chính kế toán điều chỉnh, cân đối tài khoản để lấy tiền Cty rồi chuyển
thành tiền cá nhân, trộn lẫn tiền thật cá nhân và tiền phạm pháp gửi
tiết kiệm, sau đó một thời gian lâu mới rút ra sử dụng cá nhân nên khó
bị phát hiện (?).
Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng không bóc tách được bản
chất, nguồn gốc các khoản tiền bị quy buộc chiếm đoạt, nên kết luận bà
Nguyễn Thanh Huyền “tham ô tài sản” là chưa bảo đảm căn cứ.
“Có một nghịch lý là trong khi bà Nguyễn Thanh Huyền bị quy buộc tham
ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của Cty Vifon thì thực tế Cty
Vifon đang phải thi hành bản án phúc thẩm số 154 ngày 3.9.2013 của Tòa
phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM, trả cho bà Nguyễn Thanh Huyền tổng
cộng 5.978.120 đồng là giá trị của các kỳ phiếu, tiền cổ tức từ năm 2006
đến 2011 và tiền lãi; phải thi hành bản án phúc thẩm số 155 ngày
3.9.2013 của Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM trả cho ông Lê Văn
Hải - là chồng bà Nguyễn Thanh Huyền tổng cộng 6.485.130.716 đồng - là
tiền huy động vốn và lãi, tiền cổ tức và lãi.
Sự kiện mới phát sinh này cho thấy, gia đình bà Nguyễn Thanh Huyền
không chỉ gắn bó với Cty Vifon từ những ngày đầu tiên thành lập, mà còn
là cổ đông của Cty, về nhận thức chủ quan không có ý thức chiếm đoạt tài
sản của Nhà nước cũng như của các cổ đông khác trong Cty” - luật sư
Phan Trung Hoài nhấn mạnh.
Hiện bà Nguyễn Thanh Huyền đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự của TAND TPHCM lên TAND Tối cao tại TPHCM… kêu oan!
(Lao động)