Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Sắp ghế cho dàn nhạc của Đảng - Cướp vì đói, phải lo Tết

Giáo sư Carl Thayer - Sắp ghế cho dàn nhạc của Đảng


Ông Nguyễn Thiện Nhân được đánh giá là 'người đối thoại tuyệt vời' với đối tác nước ngoài

Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 2 đến 11/05/2013 đã tập trung vào sáu chủ đề lớn, và thảo luận “một số vấn đề quan trọng khác”.

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ba vấn đề và “đồng tình cao” về các vấn đề khác.

Tuy vậy, Trung ương Đảng không đi theo dàn bài soạn sẵn và đã bác bỏ giới thiệu của Bộ Chính trị trong việc bầu chọn tân thành viên cho Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 7 là dấu hiệu rằng công tác chuẩn bị cho Đại hội 12 của Đảng vào năm 2016 đã bắt đầu.

Sáu chủ đề chính bao gồm, thứ nhất, tiếp tục nỗ lực cải tổ hệ thống chính trị từ trung ương xuống cơ sở như đã ghi trong Nghị quyết 4. Những kết luận chính là cải tổ hệ thống chính trị phải đi từ từ, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và phù hợp với phát triển kinh tế của Việt Nam. Nỗ lực cải tổ chính trị sẽ tập trung cho việc giảm chồng chéo trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong ba lĩnh vực – lý luận, dự báo kinh tế và tư vấn chính sách.

Thứ nhì, các lãnh đạo Đảng cũng muốn tăng cường công tác tuyên truyền và dân vận. Đây là chỉ dấu các lãnh đạo ý thức được các căn bệnh lan rộng trong xã hội Việt Nam.

Thứ ba, Hội nghị cũng xem xét quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm cả phần lấy ý kiến công chúng. Quan chức Đảng nói rằng quá trình này, qua hơn 28 nghìn hội nghị hội thảo đã thu nhận được trên 26 triệu ý kiến, là bằng chứng rằng Việt Nam là quốc gia xã hội chủ nghĩa pháp quyền, ‘của dân, do dân và vì dân’.

"Tổng Bí Thư Đảng đã bác bỏ các kiến nghị do nhóm 72 cựu quan chức cao cấp, trí thức, cựu chiến binh và công dân nổi bật gửi đến"
Thế nhưng, trái ngược với điều này, Tổng Bí Thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ các kiến nghị do nhóm 72 cựu quan chức cao cấp, trí thức, cựu chiến binh và công dân nổi bật ký và gửi đến.

Đảng lẽ ra có thể nhân Bản kiến nghị 72, rồi sau đó công bố các lý do vì sao bác bỏ các đề nghị trong đó. Rõ ràng là ở đây sân chơi không bình đẳng, và một số ‘công dân’ lại có quyền ‘bình đẳng’ hơn những người khác.

Cho tới nay không hề có nghị quyết nào được công bố liên quan đến chủ đề này vì trách nhiệm chính của sửa đổi hiến pháp thuộc về Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội.

Được biết, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét các đề nghị sửa đổi hiến pháp tại kỳ họp tháng 5 và tháng 9 này.

Một chủ đề nữa mà Đảng Cộng sản cam kết làm là thực hiện nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”.

Nghị quyết này có mục tiêu khắc phục tình trạng suy thoái về ý thức hệ, đạo đức và lối sống của một số đảng viên mà đã gây ra hậu quả là việc thực hiện yếu kém các nguyên tắc “Dân chủ tập trung, Lãnh đạo tập thể và Trách nhiệm cá nhân”.

Trung ương Đảng cũng dùng phê bình và tự phê bình ở mọi cập như cách thức tăng cường kỷ luật của Đảng và “giải quyết các vụ việc phức tạp” gây bức xúc trong dư luận, gồm cả tham nhũng, mạng lưới quan hệ quyền lực ngay cả trong các quan chức cao cấp và lãnh đạo.

Nhưng chính việc bầu chọn nhân sự mới vào Bộ Chính trị – được trình bày trong phần tiếp theo - cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đã bị khựng lại.

Tân lãnh đạo tiến lên

Trong kỳ Đại hội Đảng 11 họp vào tháng 1/2011, Bộ Chính trị nhiệm kỳ trước đã đề nghị để Bộ Chính trị nhiệm kỳ này có 17 thành viên. Nhưng khi Trung ương bỏ phiếu thì chỉ có 14 người nhận được số phiếu đủ để vào Bộ Chính trị, tức là 50% cộng một phiếu. Vào lúc đó nhiều nhà quan sát đã cho rằng con số 14 là không ổn định vì nó tạo ra tình trạng đều số phiếu gây bế tắc.

Tin tức nói Hội nghị Trung ương 7 có nhiệm vụ giải quyết ba vị trí trống đó. Nhưng thật bất ngờ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ qua các ứng viên được ưu ái và chỉ đưa hai người mới vào Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người cũng là thành viên của Ban Bí thư.


Cả hai người đều gốc miền Nam. Ông Nhân sinh ra ở Trà Vinh và từng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh 2001-06. Bà Ngân quê ở Bến Tre và từng nắm Sở Tài chính tỉnh trước khi thăng tiếng lên làm Bí thư Hải Dương ngoài Bắc.
"Bà Ngân là phụ nữ Việt Nam thứ ba trong lịch sử Đảng Cộng sản được vào Bộ Chính trị kể từ khi cơ quan quyền lực này được lập ra năm 1951."
Sự loại bỏ các ứng viên được Tổng Bí Thư Đảng ủng hộ, và đưa ông Nhân và bà Ngân lên phản ánh sợ chia rẽ tiếp tục trong giới cầm quyền Việt Nam. Một Bộ Chính trị 16 thành viên cũng sẽ tiếp tục phải đóng vai trò tế nhị là duy trì cân bằng quyền lực và dàn xếp giữa các phe phái.

Cũng cần nhắc lại rằng tại Hội nghị Trung ương 6 tháng 10 năm ngoái, Bộ Chính trị, theo các tin lọt ra, đã bỏ phiếu 9-5 về quyết định kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ yêu cầu của Bộ Chính trị, một dấu hiệu rõ ràng là đa số người trong Trung ương Đảng ủng hộ ông Dũng.

Cũng cần nhắc lại rằng Thủ tướng Dũng đã bổ nhiệm ông Nhân làm Phó Thủ tướng ngay trong nhiệm kỳ đầu của ông.

Ngay trước Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị đã thông qua một nghị quyết quan trọng thúc đẩy hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam. Hiện văn bản này vẫn còn được giữ trong bí mật nhưng có vẻ như sự thăng tiến của ông Nhân vào Bộ Chính trị được xắp đặt để thúc đẩy mục tiêu này.

Từng học tại Đức và Hoa Kỳ, ông Nguyễn Thiện Nhân được nước ngoài đánh giá là người đối thoại tuyệt vời khi nói chuyện với các nhà đầu tư hoặc lãnh đạo các nước. Ông cũng được giao nhiệm vụ nắm việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và vừa đi Bắc Kinh nhằm cùng chủ trì cuộc họp lần thứ sáu Ủy ban Hỗn hợp Trung – Việt là cơ chế giám sát mọi hoạt động song phương, đặc biệt là về kinh tế.

Cũng có thể đánh giá sự thăng tiến của bà Nguyễn Thị Kim Ngân theo cách tương tự. Sự nghiệp của bà cho thấy có kinh nghiệm nổi bật trong việc giải quyết các chủ đề kinh tế, gồm cả giai đoạn làm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Thứ trưởng Bộ Thương mại. Bà cũng từng làm Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội. Bà Ngân có sự ủng hộ từ trong Đảng thể hiện qua lần bổ nhiệm bà vào Ban Bí thư năm 2011.

Bà Ngân là phụ nữ Việt Nam thứ ba trong lịch sử Đảng Cộng sản được vào Bộ Chính trị kể từ khi cơ quan quyền lực này được lập ra năm 1951. Bà cùng bà Tòng Thị Phóng là hai nữ ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ này. Trước họ có bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ vào Bộ Chính trị năm 1996 ở kỳ Đại hội 8.


"Sự hụt hẫng của hai ông Thanh và Huệ là một cú khựng lại nghiêm trọng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà các nguồn tin nói là đã ủng hộ họ hết mức."
Ban Chấp hành Trung ương cũng mở rộng Ban Bí thư để nhận vào ông Trần Quốc Vượng, người gốc Thái Bình, hiện phụ trách Văn phòng Trung ương Đảng và từng nắm chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trung ương Đảng đã bác bỏ ứng cử viên Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính, và Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương mới được lập trở lại. Vì không giành được một ghế trong Bộ Chính trị, uy tín của ông Thanh bị giảm sút trong cương vị chỉ đạo công cuộc chống tham nhũng. Dù ông tiếp tục báo cáo trực tiếp lên Tổng Bí thư Đảng nhưng sẽ không có cách nào trực tiếp tác động đến các quyết định chính trị quan trọng nhất.

Sự hụt hẫng của hai ông Thanh và Huệ là một cú khựng lại nghiêm trọng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà các nguồn tin nói là đã ủng hộ họ hết mức.

Các tin đồn ở Hà Nội cũng gợi ý rằng còn có một số nhân vật hàng đầu có hy vọng như Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Bộ trưởng Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh.

Trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị, 10 người sẽ nghỉ hưu vào kỳ Đại hội Đảng tới nếu quy tắc giữ tuổi về hưu là 65 được áp dụng triệt để. Một biệt lệ có thể được áp dụng với chức Tổng Bí thư. Thường thì hệ thống ở Việt Nam hay giữ các nhân vật nắm ghế Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng Ban Bí thư lại ở nhiệm kỳ Đại hội mới.

Nhưng hiện cũng chưa rõ sẽ có thêm bổ nhiệm vào Bộ Chính trị trong giai đoạn tới không.

Một ứng viên khác được nói đến là ông Hoàng Trung Hải, hiện là một trong số bốn Phó Thủ tướng. Tên ông này có thể sẽ được nêu ra ở một kỳ họp Trung ương sau này.

Nếu không có thêm người vào Bộ Chính trị từ nay tới Đại hội Đảng lần tiếp theo, một trong số hai người mới vào Bộ Chính trị lần này có thể còn thăng tiến lên chức vụ cao hơn vào năm 2016.

Và một lần nữa, hệ thống lãnh đạo già cỗi của Việt Nam sẽ không tạo ra không gian gì cho sự chọn lựa.

Giống như việc sắp xếp ghế cho một dàn nhạc, năm 2016 có vẻ sẽ là dịp cho sáu ứng cử viên để rồi từ đó chọn ra năm vị trí lãnh đạo uy quyền nhất.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Việt Nam, đã giảng dạy nhiều năm tại Đại học New South Wales, Úc, trước khi nghỉ hưu.
Giáo sư Carl Thayer
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng: Dân chủ và Pháp quyền

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng: Dân chủ và Pháp quyền

Vào đúng ngày Tết dương lịch (1.1.2014) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết quan trọng gửi đến toàn dân. Đây có thể coi là Thông điệp đầu năm của Thủ tướng. Đã có những nét mới trong Thông điệp này, mà nổi bật nhất là quan điểm về Dân chủ và Pháp quyền.
Thông điệp viết: “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại”. Điều này không mới, nhưng nhấn mạnh đúng tầm mức quan trọng của nó trong thời điểm này là điều mới mẻ.
Bởi, không một xã hội có tổ chức nào lại thiếu pháp luật, lại không dùng tới pháp quyền, trừ xã hội công xã thời Nghiêu Thuấn mang nhiều yếu tố huyền thoại. Nhưng, nếu xã hội chỉ dùng Pháp quyền cai trị không thôi, thì với thế giới bây giờ, xã hội ấy sẽ không thể phát triển, thậm chí, sẽ bị rơi vào tình trạng “ốc đảo” của sự cô lập.
Vì vậy, Pháp quyền luôn phải song hành cùng Dân chủ. Đúng là như một cặp “song sinh”. Tự thân nó, Dân chủ chỉ là ý thức của công dân về dân chủ. Nhưng nếu cơ chế dân chủ được phát huy thực chất trong xã hội pháp quyền, cơ chế ấy sẽ bảo đảm cho người dân những quyền cơ bản làm người, cũng như những quyền cơ bản tham gia xây dựng một thể chế phù hợp với sự phát triển, trong khi vẫn bảo đảm được nhân quyền.
Xã hội Pháp quyền không phải là xã hội mà cứ ra đường là gặp công an (nhưng lúc cần có sự can thiệp giữ gìn trật tự thì công an lại chẳng thấy đâu), đó phải là một xã hội mà pháp luật rõ ràng, chặt chẽ, và mọi công dân đều phải tuyệt đối bình đẳng trước pháp luật.
Khi điều này chưa thực hiện được, thì cũng chưa có xã hội pháp quyền. Còn dân chủ, không phải ai muốn làm gì thì làm, mà chỉ được làm những gì pháp luật không cấm. Nghĩa là không được làm những gì pháp luật cấm.
Phải minh bạch điều này, thì sẽ không còn ai phải “lăn tăn” gì về dân chủ nữa. Nhưng phải có dân chủ, bắt đầu từ ý thức dân chủ rồi tới những quyết định, những hành xử mang tính dân chủ, cao nhất là một thể chế dân chủ “do dân và vì dân” thực sự chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu.
Khi có một đại biểu quốc hội đương nhiệm đề nghị “Khoan hãy ban bố Luật biểu tình, vì lý do cần ổn định chính trị hay vì ý thức người dân chưa cao” thì đó là sự ngụy biện mang tinh thần nô lệ hơn là có ý thức dân chủ.
Luật biểu tình, cũng như nhiều luật khác, là nhằm đảm bảo quyền dân chủ của công dân trong khuôn khổ pháp luật. Ở những quốc gia phát triển và dân chủ, chính nhờ luật biểu tình mà người dân có thể tự do bày tỏ chính kiến của mình trong trật tự, kẻ nói có người nghe, chứ không phải mạnh ai nấy nói, và chẳng ai nghe ai cả.
Nghĩa là Luật biểu tình, bảo đảm cho chính sự thực thi nghiêm minh của pháp luật, chứ không hề ngăn cản nó. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.” (Thông điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Cái mới ở Thông điệp đầu năm 2014 này là ở tính minh bạch của nó về những vấn đề trọng yếu của quốc gia, dù không còn là mới, nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để và thỏa đáng. Người dân đang trông chờ rất nhiều những hành động cụ thể của nhà nước và chính phủ để hiện thực hoá Thông điệp đầu năm này.

Thanh Thảo
(Một thế giới)

Bùi Tín - Năm 2014: Mời lên ngựa

Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền.
Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền.
Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng.

“Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng.

Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các tứ trụ của triều đình Cộng sản.

Một nền ngoại giao trẻ, khỏe của dân chủ và nhân quyền ra đời, năng động sáng tạo, đàng hoàng ra vào các sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, đi Bangkok, Manila trực tiếp vận động cho Dân chủ và Nhân quyền. Đã xuất hiện một số nhà ngoại giao trẻ, tự tin, bạo dạn, nói lưu loát đủ các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật…dịch ngon lành các văn kiện cần tán phát cho thế giới, khác hẳn với một số nhà ngọai giao nhà nước đi buôn sừng tê giác, chuyển tiền phi pháp, bôi nhọ quốc thể.

Một nét mới lý thú là cuối năm 2013, trong cơn bĩ cực, chính quyền chuyên chà đạp nhân quyền đã buộc lòng phải cam kết tôn trọng nhân quyền, thề thốt hoàn lương về mặt này, tự mình giăng bẫy cho chính mình, từ đó họ không còn dễ dàng bỏ tù người yêu nước, đánh đập tra tấn người bị họ bắt, xử án công khai mà không cho người dân vào dự, đối xử tàn ác, trả thù những người tù trong các trại giam. Họ buộc lòng phải để cho các phái đoàn và phái viên quốc tế tham dự các phiên tòa, thăm các trại giam, gặp gỡ các chiến sỹ dân chủ. Trước mắt LHQ và thế giới, trước mắt các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền VN, chính quyền như anh học trò hạnh kiểm xấu xin hứa hẹn tu tỉnh để được tiếp tục có mặt trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhất là được sớm vào khối TPP (Trans-Pacific Partnership) béo bở, điều hiện nay chưa có gì là chắc chắn, vì chính quyền và quốc hội các nước, đặc biệt là Hoa kỳ, đòi hỏi những việc làm cụ thể rõ ràng chứ không phải lời hứa suông. Họ nói thẳng rằng nếu không từ bỏ chủ trương “quốc doanh là chủ đạo“, không cho lập công đoàn tự do, không trả lại quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất trong chế độ đa sở hữu, không trả tự do cho các tù nhân lương tâm, không thả hết thì cũng phải thả một số đáng kể…thì có thể đến Tết Congo Việt Nam mới được vào TPP.

Năm 2013, hàng vạn bản Tuyên Ngôn Nhân quyền được in và tán phát công khai rộng khắp là món quà quý cho toàn xã hội, được bàn luận khắp nơi mà chính quyền đành phải cay đắng đứng nhìn.

Trong năm 2013 bản kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến pháp đạt kỷ lục 14.785 người ký. Đây là một cuộc tập họp lực lượng quy mô đáng kể, một cuộc tập dượt đấu tranh công luận từ thấp lên cao, một cuộc ra quân biểu dương lực lượng đầy khí thế tự tin. “Hội những người không tán thành Hiến pháp 2013” hình thành. Chắc chắn một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp 2013 sẽ cho thấy rõ đa số nhân dân VN mong muốn một chế độ chính trị và một hiến pháp thật sự dân chủ ra sao. Không thể nói bừa là Hiến pháp 2013 được nhân dân tán đồng.

Năm 2013 Đảng Cộng sản rơi tự do. Đây không phải là nói quá. Sự suy thoái của đảng là rõ ràng, chính lãnh đạo của đảng cũng đã phải thú nhận. Nạn tham nhũng lan tràn rộng hơn, nặng hơn. Chống tham nhũng không mảy may quyết liệt, mà hầu như tê liệt. Hai án tử hình được tuyên bố với nụ cười bí hiểm của kẻ tội phạm được coi như trò đùa của ngành tư pháp do đảng cầm cân nảy mực. Theo Luật phòng chống tham nhũng, kẻ tham nhũng 1 tỷ đồng (bằng 50 ngàn đô la Mỹ), tương đương tiền lương tối thiểu 1 trăm năm của 1 người lao động, là có thể bị tử hình. Thử hỏi trong Ban Chấp hành Trung ương đảng 200 vị có ai tránh khỏi tội đó khi đảng nắm ngân sách thu chi của quốc gia, không có ai làm trọng tài kiểm soát, Bộ trưởng tài chính, Tổng kiểm toán nhà nước, Ủy ban kiểm tra, Ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội đều là của đảng hết, tha hồ chia chác cho nhau từng mảng tiền cực lớn của nhân dân cho ngân sách riêng của đảng, không cần báo cáo cho ai hết. Ăn cắp hay là ăn cướp cỡ quốc gia? Ngang nhiên ngoài vòng pháp luật. Vậy mà cứ thề thốt khi vào đảng “hy sinh tất cả vì nhân dân”, “chống mọi hình thức bóc lột”, “hy sinh thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau nhân dân“, toàn là đạo đức giả, tự phản bội lý tưởng, lời thề danh dự ban đầu không biết ngượng.

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, thông tin công khai nhanh nhạy, sự minh bạch lên ngôi, dối trá bị đẩy lùi, niềm tin ở đảng tan ra như khói, thay vào đó là sự khinh thị của nhân dân đối với những kẻ trọc phú mới, sa đọa bởi lòng tham không giới hạn, thành triệu phú, tỷ phú phất lên không do tài năng mà do phe nhóm chia chác quyền hành và bổng lộc, nói hay nhưng toàn làm ngược lại, chuyên phá nát từng núi của do mồ hôi nước mắt của nhân dân tạo nên. Do đó có hàng triệu đảng viên không còn muốn sinh hoạt trong chi bộ đảng, nhạt đảng, thoát đảng, yên lặng ngừng sinh hoạt, ra tuyên bố từ biệt đảng vì đảng không còn xứng đáng với mình.

Một số đảng viên còn kêu gọi thành lập tổ chức chính đảng khác vì cái danh nghĩa đảng CS đã bị ô uế là tội ác trên toàn thế giới, hàng trăm đảng CS nối đuôi vào nghĩa địa. Ở VN đảng CS cũng tha hóa biến chất đến độ cùng cực, chưa thấy có một khả năng nào cứu vãn được nó, vì đây là sự tự tha hóa bắt nguồn từ nội tâm rữa nát hư hỏng, càng ở cấp trên càng tệ. Cứ xem kỹ cái trò tự phê và phê nhơ nhớp và cái tuồng kê khai tài sản vờ vĩnh là đủ biết. Đảng CS Việt Nam đã thực sự chết trong lòng người dân.

Cho nên sứ mạng của các hiệp sĩ dân chủ và nhân quyền càng thêm nặng nề cấp bách và vẻ vang. Tình hình còn lắm khó khăn nhưng chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.

Chúng ta đang nắm quyền chủ động trong đấu tranh. Chúng ta có chính nghĩa và lòng dân. Chúng ta có sự đồng tình ủng hộ của LHQ, của cả thế giới dân chủ, văn minh. Tất cả đảng viên CS lương thiện sớm muộn đứng về phía chúng ta, người trước kẻ sau sẽ theo con đường sáng của dân chủ và nhân quyền, không thể khác.

Những kinh nghiệm và sáng kiến vừa qua là những hành trang quý để phát huy trong năm 2014 mang nhiều triển vọng. Mọi chế độ độc đoán, vô đạo đức, phản nhân dân đều thuộc về dĩ vãng, thuộc các thế kỷ đã qua.

Trên con ngựa dũng mãnh của thời đại, yên cương đã sẵn sàng, xin mời các dũng sĩ dân chủ và nhân quyền lên yên cùng phi tới trước trong cuộc đấu tranh không bạo lực, bằng trái tim yêu thương nhân dân thật lòng, bằng trí tuệ dân tộc tỏa sáng, để năm 2014 chắc chắn là năm gặt hái nhiều thành tích , tự do và nhân quyền sớm trở về trọn vẹn với toàn thể nhân dân.

1/1/2014
Bùi Tín
  (VOA)

-TP.HCM: Cướp vì đói, phải lo Tết

Những băng nhóm táo tợn cướp giật ngay tại những khu dân cư và giữa ban ngày
Những băng nhóm táo tợn cướp giật ngay tại những khu dân cư và giữa ban ngày
http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tphcm-cuop-vi-doi-phai-lo-tet-2363551/
(Tin tức thời sự) – Nạn cướp giật tại Tp.Hồ Chí Minh dịp cuối năm tăng báo động. Và nhiều băng cướp khai nhận phạm tội chỉ vì đói quá, muốn lấy mấy chục để ăn bữa cơm hoặc cướp để có tiền mua quần áo mặc Tết.
Thất nghiệp, trai bao đi cướp
Trong cuộc họp về phòng chống tội phạm diễn ra mới đây, Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc công an TP.HCM cho rằng, tình hình tội phạm ở TPHCM, nóng nhất vẫn là nạn cướp và cướp giật.
Thiếu tướng Minh băn khoăn việc thay đổi biện pháp, không đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện tập trung; vào cơ sở giáo dưỡng, giáo dục đối với những người vi phạm chưa cấu thành tội hình sự…có thể buộc người dân “phải sống chung với… “lũ”, bởi đây là mầm mống của tội phạm.
Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều công ty, doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ người mất việc làm tăng cao… cũng góp phần gia tăng tội phạm. Điều này được chính Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý tại một cuộc họp về tình hình tội phạm diễn ra cuối tháng 12/2013 tại TP.HCM.
Đối chiếu với những vụ án đã xảy ra, có thể thấy, tình hình đang rất đáng ngại; phần đa các vụ cướp đều có tính băng nhóm, có kẻ cướp thừa nhận gây án vì…đói
Tống Duy Tân, kẻ đối diện với hàng loạt tội danh khai, ban đầu chỉ có ý định dùng dao uy hiếp người, kiếm vài chục ngàn cho qua cơn đói.
Các thành viên trong băng nhóm Nguyễn Văn Cuộc
Như trường hợp băng nhóm của Nguyễn Văn Cuộc. 5 thành viên trong nhóm làm công nhân may, thợ sửa xe không đủ sống, thậm chí ra công viên Phú Lâm, Q.6 bán dâm cho người đồng tính
“Em thất nghiệp, cứ đói lên đói xuống, quay về quê gia đình cũng nghèo khó, tham gia đi cướp chỉ để kiếm sống qua ngày và mua sắm quần áo cho cái Tết này” – Nguyễn Chí Danh (SN 1996, quê Sóc Trăng) – thành viên nhỏ nhất băng cướp khai báo một cách đơn giản.
Tống Duy Tân, kẻ đối diện với hàng loạt tội danh khai, ban đầu chỉ có ý định dùng dao uy hiếp người, kiếm vài chục ngàn cho qua cơn đói.
Tống Duy Tân, kẻ đối diện với hàng loạt tội danh khai, ban đầu chỉ có ý định dùng dao uy hiếp người, kiếm vài chục ngàn cho qua cơn đói.
Hay như vụ án gần đây ở Thủ Đức do đối tượng Tống Duy Tân (SN 1986, trú tỉnh Hậu Giang) thực hiện. Tân khai đơn giản, rời quê lên Sài Gòn làm thợ hồ nhưng gần đây thất nghiệp nên đi ăn cướp.
Chiều 23/12, Tân lang thang ở số 12, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức. Lúc này do người đói lả nên nhặt con dao, định uy hiếp người nào đó kiếm vài chục ngàn ăn cơm cho qua cơn đói. Uy hiếp 1 người đàn ông không thành, Tân đâm 1 bảo vệ dân phố bị thương rồi bị truy đuổi. Hắn lao vào nhà người dân khống chế bé gái hơn 2 tuổi làm con tin đến gần 2h đồng hồ.
Đáng bạo động về tính chất và số lượng các vụ cướp
Vào dịp cuối năm, sát Tết, các vụ cướp cũng gia tăng về cả số lượng và tính chất nghiêm trọng của mỗi vụ việc.
Mới đây, vào thời điểm cuối năm 2013, công an Q.7, TP.HCM đã bắt giữ 1 băng cướp nguy hiểm do Nguyễn Văn Cuộc (tự Minh, SN 1990, quê An Giang).
Đến nay chúng khai nhận đã thực hiện 26 vụ dùng dao Thái Lan kề cổ các cặp tình nhân, người đi đường nơi vắng vẻ để cướp xe, tài sản; trong đó có 2 vụ chúng gây thương tích cho các nạn nhân. Các đối tượng này vừa làm trai bao cho người đồng tính, vừa tìm kiếm con mồi để cướp.
Tương tự những ngày cuối năm 2013, công an Q.12 đã bắt 3/4 đối tượng thuộc băng nhóm do Lê Tính Nhiệm (SN 1994, quê Kiên Giang) cầm đầu. Chúng khai nhận thực hiện 3 vụ, dùng vũ lực đe dọa các cặp tình nhân đang ngồi tâm sự ở nơi vắng để cướp tài sản.
Hay vụ cướp xảy ra đêm 29/12 tại khu đất trống ở tổ 4, P.An Khánh, Q.2. 4 tên đã dùng dao uy hiếp anh B.V.P (SN 1996) và chị C.B.C (SN 1997, cùng ngụ Q.10), đâm thương tích anh P, cướp đi 1 xe gắn máy, 1 ĐTDĐ…
Những băng nhóm táo tợn cướp giật ngay tại những khu dân cư và giữa ban ngày
Những băng nhóm táo tợn cướp giật ngay tại những khu dân cư và giữa ban ngày
Đêm 26/12 nhóm 4 đối tượng đeo khẩu trang, mang găng tay dùng xuồng cập sát, nhảy lên tàu của gia đình ông Trần Văn Cắt (quê Long An) đang đậu ở bờ sông Soài Rạp, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, dùng dao, cây gậy khống chế 3 người, cướp đi lượng lớn tài sản gồm 2 triệu đồng, 2 ĐTDĐ, 6 bình ắc quy loại lớn, 300 lít dầu D.O…
Những vụ cướp cuối năm nay có phần tàn độc hơn khi quy tụ thành bằng nhóm từ 3 – 4 đối tượng trở lên, chuyên dùng vũ khí để đe dọa, cướp tài sản, manh động tấn công nếu nạn nhân phản kháng. Đồng thời, không chỉ hoạt động ở ngoại thành, các băng cướp còn táo tợn tấn công khu vực nội thành, đông dân cư.
M.T (Tổng hợp VNN, ĐVO)

Đàm Mai Đạo - Thư ngỏ gửi ông Lê Thăng Long

Thưa ông!

Sự việc của ông trong mấy hôm nay gây làn sóng tranh cãi lớn, rất tiếc trong đó chiếm số đông là đả kích và phê phán ông rất nhiều. Tôi cảm thông với ông và muốn có đôi lời cùng ông qua sự việc ông làm đơn xin gia nhập ĐCSVN. Tôi xin phép không bàn đến việc ông kêu gọi mọi người ủng hộ ông trở thành Lý Quang Diệu của Việt Nam, vì đó là một đề tài khác.

Tôi viết thư này trên tư cách của một người từng là đảng viên, với góc nhìn khách quan và nội dung thư cũng tách rời khỏi Phong Trào Con Đường Việt Nam mà trước đây ông là một trong những người khởi xướng thành lập với một số thành công ban đầu.


Các bài liên quan:

Tuy thế, sự việc ông rời bỏ Con Đường Việt Nam cũng đã giúp ích để giải tỏa một phần nào đó cho những ai có quan điểm còn nghi ngại về Con Đường Việt Nam trước đây. Nếu quả thật, sự ra đi của ông được coi là như thế, tôi nghĩ đó cũng là một sự hy sinh tốt đẹp cho CĐVN càng củng cố thêm niềm tin của quần chúng đối với hoạt động mà họ đang làm.

Thưa ông Long,

Với tư cách đã hơn 30 năm trong lớp áo đảng viên, như tôi đã viết trong một phản hồi mà Dân Luận tâm đắc để đưa lên thành bài chính [1]:

Đàm Mai Đạo viết:

Con người đã suy thoái trong lớp áo đảng viên. Từ con người -> công dân -> đảng viên và từ đảng viên -> thần dân -> nô lệ.

Chúng tôi - những đảng viên cấp thấp lại là số đông nhất. Quá trình biến chúng tôi thành nô lệ diễn ra hoàn toàn logic như nó đã và đang diễn ra. Đảng là thủ phạm chính.

Đảng đừng trông mong gì ở các nô lệ mà chính đảng đã "sản xuất" ra. Chúng tôi đã trở thành "phế nhân" như thế.

Có lẽ ông tạm đồng ý với cách diễn đạt tuy thô thiển, nhưng thật tâm của một người đã từng là đảng viên?

Tôi mạo muội để phán đoán, khá nhiều người mà tôi từng gọi là "đồng chí", họ khó phản bác diễn đạt này, của tôi - một "người ở trong chăn" của ĐCSVN.

Hình ảnh "nô lệ" phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của một thân phận, từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần. Cả hai mặt đời sống này, "nô lệ" đều phụ thuộc vào chủ nhân. "Nô lệ" thì không biết đúng sai, không có chính kiến, nhất nhất đều tuân theo mọi mệnh lệnh của chủ nhân. Thậm chí, nếu lương tri bất chợt tỉnh giấc nhất thời, cũng chỉ biết khẩn cầu hay hơn một chút là phàn nàn chủ nhân. Tuy nhiên, chủ nhân có nghe và đáp ứng hay trừng phạt dưới mọi hình thức đều chỉ biết chấp nhận.

Nhiều người ví xã hội hôm nay như xã hội phong kiến biến dạng với "vua tập thể". Riêng tôi, nó không phải thế, nói công bằng hơn, nó gần giống với xã hội "chiếm hữu nô lệ", với mỗi tỉnh thành là một "lãnh chúa" cát cứ gần như hoàn toàn độc lập và mỗi lãnh chúa sẵn sàng "hợp tác" với nhau khi cần, để cùng đàn áp "nông nô". Ngoài ra, các lãnh chúa cũng sẵn sàng liên kết nhau để đấu đá và tranh giành "lãnh địa", nếu có cơ hội. "Lãnh địa" ở đây, không chỉ nghĩa đen mà còn là nghĩa bóng, ví như trên "mặt trận kinh tế". Ông Nguyễn Ngọc Bảo, chủ tịch HĐQT ngân hàng Argribank vừa được bổ nhiệm là Phó trưởng ban kinh tế trung ương [2] đó là chỉ dấu các "lãnh chúa" đang củng cố phe phái để tiếp tục quá trình tranh giành, phân chia "lãnh địa" với các "lãnh chúa" khác. Cũng có thể ví, mỗi bộ trưởng cũng là một "lãnh chúa" theo nghĩa bóng như thế. Ý nghĩa xã hội "chiếm hữu nô lệ" ngày nay, nó đa dạng hóa hơn, mang màu sắc trừu tượng và đan xen chằng chịt, phức tạp hơn so với định nghĩa về mặt "lãnh thổ", ở góc độ địa lý (như ngày xưa).

Ngay cả ông Phan Văn Khải từng thốt lên: "Trên bảo dưới không nghe". Một xã hội phong kiến có các thang bậc chuẩn mực tối thiểu, không đến nỗi như thế, dù ngay cả khi ông vua chỉ còn là bù nhìn thì ngạn ngữ "vuốt mặt nể mũi" cũng còn đó, cho tới khi ông vua bù nhìn đó bị hạ bệ.

Hãy nhìn, ngay cả ảnh ông Nguyễn Tấn Dũng treo trước nhà bà Bùi Thị Minh Hằng, còn bị vấy bẩn mắm tôm, ai dám nói ông Dũng là một trong các ông vua? Hãy nhìn sự lộng quyền của ông bí thư tỉnh Hải Dương (Bùi Văn Quyến), Ninh Bình (Đinh Văn Hùng), Hà Giang (Nguyễn Trường Tô), Đà Nẵng (Nguyễn Bá Thanh) v.v... để ngẫm suy về sự cát cứ của từng "lãnh chúa" trong từng địa hạt họ chiếm đóng, trong đó một phần lợi ích họ chiếm của "nô lệ" dùng để cống nạp, thông qua cái gọi là "nộp ngân sách trung ương", khi "lãnh chúa" này có phần yếu hơn "lãnh chúa" khác.

Cái gọi là "ngân sách quốc gia" chẳng qua là sự "hùn vốn" của các "lãnh chúa" nhằm duy trì một trật tự tạm thời và hòa hoãn tạm bợ của một xã hội "chiếm hữu nô lệ" trên phạm vi toàn quốc. Nó còn tồi tệ hơn cả khái niệm "chư hầu", bởi nó hỗn loạn hơn rất nhiều như ngày nay bất kỳ ai cũng thấy và người ta buộc phải kêu lên: "Ai là lãnh đạo Việt Nam ?" [3]

Nói dông dài như thế, để thưa với ông Long câu chuyện: tri thức và quan điểm; tư tưởng và tầm nhìn của "đôi bên" mà ông định làm "chiếc cầu nối" làm sao có thể xảy ra?!

Những "lãnh chúa" không thể nào "ngồi cùng mâm" (chữ của ông) với "khoa học gia", "bác sĩ", "kỹ sư", "luật sư", "nhà văn" v.v... Hình ảnh này không khác gì người của thế kỷ 21 đang buộc phải nói chuyện với người thời trung cổ (!). Xin đừng nhìn những bề ngoài hiện đại của các "lãnh chúa" hôm nay để đánh giá, thay vào đó hãy nghe những phát ngôn, nhìn những việc làm cụ thể của họ mới tỏ tường. Ví dụ, không thể nào tin nổi một ông gọi là "phó thủ tướng" có tên Hoàng Trung Hải, học hàm, học vị đầy mình, lại có thể phát ngôn về thủy điện xả lũ là "đúng quy trình" (!).

Ý kiến của ông Lê Thăng Long có thể xem là chân thành, nhưng không khả thi khi gắn với trình độ, tri thức và tư tưởng của "đôi bên" ngày hôm nay. Ông Long thiếu hẳn sự trải nghiệm và đúc kết riêng cho bản thân xuất phát từ thực tế Việt Nam hôm nay. Điều đáng tiếc, ông đang ở tại quốc nội.

Niềm tin nhận được từ đông đảo các tầng lớp nhân dân luôn cần có điều kiện và cả quá trình dài lâu cùng với sự hy sinh to lớn phải được công nhận rộng rãi, ví dụ như bà Aung San Suu Kyi (Myanmar) hay cố Tổng thống Nelson Mandela (Nam Phi).

Chúng ta cũng thấy nhiều người Việt Nam cho tới nay như: Hòa thượng Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Nguyễn Văn Lý v.v... những người gần cả cuộc đời vẫn giữ trọn quan điểm và tấm lòng cho dân tộc trong đấu tranh ôn hòa, nhưng các vị này cũng chưa bao giờ dám bày tỏ trở thành "chiếc cầu nối" cho đôi bên "ngồi cùng bàn tiệc".

Một người Mỹ gốc Việt, ông Hoàng Duy Hùng [2], với tư tưởng "hòa giải hòa hợp", vừa thất bại trong cuộc bầu cử cách đây không lâu, như câu trả lời từ cộng đồng ngườ Mỹ gốc Việt cho vấn đề "hòa giải hòa hợp".

THDCĐN của ông Nguyễn Gia Kiểng cũng xem vấn đề này như là một trong các trọng tâm đường lối hoạt động, nhưng cho đến nay chưa có chỉ dấu nào cho thấy tạm coi là thành công và nhận được sự ủng hộ đủ lớn.

Vấn đề "hòa hợp hòa giải" cần nghiên cứu vô cùng cẩn trọng từ những lực lượng, những cá nhân đủ uy tín, trên hết những tổ chức, cá nhân này phải nhận được lòng tin mãnh liệt từ quần chúng trong và ngoài nước. Điều mà Việt Nam hiện nay thiếu, đó là một "liên minh" đủ mạnh từ nhiều tổ chức và những cá nhân nổi tiếng. Đó mới làm tiền đề để nói câu chuyện "hòa hợp hòa giải", song song phải nhận được động tác ép dần ĐCSVN "lui vào chân tường" từ nền kinh tế ảm đạm mang lại, việc này nhất định khởi phát từ ảnh hưởng của Hoa Kỳ và phương Tây. Có thể gọi là thế "nội công ngoại kích" nhịp nhàng và ăn ý mới buộc ĐCSVN ngồi vào "bàn hòa giải" ở thế nguy hiểm cận kề. Không thể nói chuyện theo cách ông Lê Thăng Long, chỉ xuất phát từ ý nguyện mang tính "đạo lý" dân tộc.

Tôi tin, ngay cả những tù nhân lương tâm nổi tiếng, ví dụ: blogger Điếu Cày, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, TS. Cù Huy Hà Vũ v.v... hay thậm chí luật gia Lê Hiếu Đằng, TS. Phạm Chí Dũng (một người tương đối trẻ, vừa bỏ đảng công khai và có tầm ảnh hưởng tốt đến dư luận) v.v... nếu hành động đơn lẻ như ông Lê Thăng Long đang làm, mỗi người trong họ cũng sẽ gánh chịu sự đả kích mãnh liệt không kém. Lý do?

Thưa, sự phân ly và chia rẽ dân tộc này vô cùng nghiêm trọng hơn ông Long và một số người hay tổ chức khác nghĩ tới. Không chỉ sự tan nát về lòng người xuất phát từ 1975 mà còn trước đó rất lâu, ít nhất có thể tính từ sau ngày ĐCSVN cướp được chính quyền và phản bội dân tộc. Nó không hẳn chỉ đến từ cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau 1975 mà nó còn xuất phát từ những người miền Bắc di cư từ 1954 (hiện vẫn sống trong nước). Nó không chỉ xuất phát từ hận thù của những người vượt biển mà quan trọng hơn nhiều lần, nó còn phát sinh nội tại ngay trong xã hội Việt Nam hiện nay và suốt từ 39 năm qua. Ngày đầu năm dương lịch 2014, người dân oan vẫn biểu tình với khẩu hiệu "Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Việt Dzũng" - một con người đấu tranh không mệt mỏi và không khoan nhượng cũng như có sức ảnh hưởng khá lớn từ ngoài nước kéo vào trong nước.

Lẽ ra, ĐCSVN, nếu họ thật tâm muốn một cuộc "hòa giải hòa hợp", đó chính là thời điểm Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, cách đây 20 năm. Họ đã bỏ qua cơ hội tuyệt vời này, cốt chỉ để bảo vệ sự thống trị của ĐCSVN. Không những thế, những mũi tên lao ra và cứ mãi lao ra trong 20 năm qua chĩa về phía người dân như ngạn ngữ "phóng lao thì phải theo lao". Người cộng sản không còn đường lùi hay dừng lại được nữa. Đó là hoàn cảnh rất khó khăn và vô cùng bế tắc khi nói về "hòa giải hòa hợp". Do đó, đừng trách người Việt hải ngoại còn mang lòng hận thù, nếu như 20 năm qua người cộng sản biết "quay về nẻo chánh" và đừng tạo ra thêm quá nhiều oan trái, cùng hàng ngàn cái chết thảm thương trong mọi lý do, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Ngay cả Huy Đức, dù nhà báo này có tâm với "Bên Thắng Cuộc" cũng không đủ tầm vóc cá nhân để nói về câu chuyện "hòa giải hòa hợp", ngay với quần chúng trong nước, chưa cần nói ngoài nước.

Trình bày những điều trên để thưa với ông Long: ở ông thiếu hẳn nhiều yếu tố để coi như ông có thể là một "trọng tài" cần có:

- Một sự hẫng hụt kiến thức đủ đầy đặn về nhiều môn khoa học: lịch sử, tư tưởng, tâm lý, xã hội, chính trị.

- Một tiếng nói không có tầm ảnh hưởng nào cả, ít nhất ngay trong phạm vi những người bất đồng chính kiến.

- Một hành động đơn lẻ từ một người (như nhiều người nói) chưa lượng sức mình, bất chấp cứ tạm coi như ông Long là một người có tâm.

- Một ý chí chủ quan. Đó là tính "khái quát hóa vội vã" (một trong 50 phép ngụy biện) một vấn đề quá sức của ông. Dù tôi tin, ông vô tình không nghĩ tới.

Có thể nói, "Hòa giải hòa hợp dân tộc", không phải là giải quyết sự bất hòa anh em trong một gia đình, hay bà con trong một dòng tộc. Cái nhìn quá giản đơn của ông Lê Thăng Long chính là chỗ đó. Điều này cũng có thể, do ông đã lấy tình cảm cá nhân (vì ông xuất thân trong gia đình cộng sản và tạm chấp nhận ba ruột của ông là một người lương hảo) để áp lên tình cảm cả dân tộc (dành cho ĐCSVN). Đó lại cho thấy ông Long tiếp tục phạm vào 2 phép ngụy biện: "Kéo dài tính tương đồng" và "đơn giản hóa vấn đề".

Kết

Tuyên bố chính trị khác hẳn tuyên bố dân sự. Hành động chính trị khác hẳn với hoạt động dân sự. Đó có thể là điều kém cẩn trọng mà ông Long chủ quan không xem xét tới.

Do đó, những tuyên bố của ông có lẽ nên được dư luận cảm thông và châm chước khi đặt trong những vấn đề được trình bày, dù chưa đầy đủ như trên.

Riêng ông Lê Thăng Long, tôi thành thật gợi ý rằng: nếu ông quyết tâm trở thành một "trọng tài" thì ông hãy biến việc xin vô ĐCSVN của mình trở thành chiêu thức "tương kế tựu kế", "dĩ độc trị độc", lúc đó hành vi này, may ra mới hóa giải những điều tiếng trong mấy ngày qua, dù chưa chắc đắc dụng với ĐCSVN.

Tất cả các bước đi của "hòa giải hòa hợp" dân tộc phải tuân theo dòng chảy của xu hướng thời đại: chế độ độc đảng toàn trị phải chấm dứt. Đó là chân lý.

© Đàm Mai Đạo
Sài Gòn 02/01/2014.
Theo soc.culture.vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét