Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

Khả năng xuất hiện bước ngoặt chính trị ở Việt Nam

Tình hình chính trị Việt Nam đang diễn biến nhanh, có khả năng tạo ra những mấu chốt xoay chuyển trong năm nay. Từ đầu tháng 3 đến giờ hội nghị trung ương 7 của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa thể nhóm họp vì bộ chính trị đảng này đang phải đấu nhau quyết liệt. Các xu thế thay đổi chính trị khác nhau đang ngày càng rõ hơn và ẩn đằng sau các cuộc đấu tranh giành quyền lực. Vừa xuất hiện một yếu tố rất nặng cân làm thay đổi đáng kể cán cân giữa các xu thế. Đó là Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ dấu hiệu rõ rệt đứng về phía phương Tây. Cú xoay thế này của lực lượng cơ hội đã làm cho xu hướng lệ thuộc vào Trung Quốc của lực lượng thủ cựu bị yếu thế nặng nề và có khả năng phá vỡ sự liên kết giữa Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang nhằm loại trừ Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước Quốc hội vào tháng 5 tới.
Đã có dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cửa ải này. Tình trạng kinh tế tồi tệ làm cho Việt Nam lệ thuộc nghiêm trọng vào thị trường của những nước này và EU. Một mặt Việt Nam vẫn cần tiền đổ vào để giải cứu ngân hàng và bất động sản không sụp đổ kéo theo sự tan rã của cả nền kinh tế và chính trị. Mặt khác vẫn cần duy trì được thị trường xuất khẩu mà hiện nay là nguồn thu chủ lực giúp đất nước còn lây lất được phần nào trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi Trung Quốc hoàn toàn dư năng lực để đổ tiền vào cứu trợ ngân hàng và bất động sản cho Việt Nam thì nước này lại là một gánh nặng nhập siêu khổng lồ đối với Việt Nam trong giao thương giữa hai nước. Mức thâm hụt thương mại này đã lên đến 12 tỷ USD năm ngoái, vượt quá mức thặng dư thương mại mà Việt Nam có được từ Mỹ, Nhật, Hàn và EU. Do vậy việc nhận cứu trợ từ Trung Quốc là điều không thể xảy ra vì nó sẽ càng làm cho sự sụp đổ kinh tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Đó là chưa kể đến những tác động chính trị như những hậu quả tất yếu của việc nhận cứu trợ từ Trung Quốc là: (1) Các nước phương Tây sẽ gia tăng các hàng rào thương mại để ngăn cản hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường của họ. Hậu quả của tác động này sẽ rất nhanh chóng và khốc liệt đối với nền kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam. (2) Phong trào phản đối Trung Quốc từ trong nước sẽ có dịp bùng phát mạnh mẽ với sự hậu thuẫn ngầm của những nhân vật chóp bu trong đảng Cộng sản Việt Nam không muốn theo Trung Quốc. Rất nhiều khả năng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một trong những nhân vật này. Ngay cả khi chính quyền Cộng sản Việt Nam không nhận cứu trợ từ Trung Quốc thì làn sóng phản đối Trung Quốc vẫn sẽ gia tăng mạnh mẽ từ các lực lượng quần chúng. Đến thời điểm thích hợp thì lực lượng ủng hộ thân Mỹ trong đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thừa gió bẻ măng và đẩy lên thành một phong trào mạnh mẽ.
Chuyến thăm Nga của Tập Cận Bình mới đây kèm với các hợp đồng mua vũ khí Nga hơn 2 tỷ USD và những thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai nước này là một cái tát vào chính quyền Cộng sản Việt Nam. Nó làm niềm tin của bộ chính trị đảng này cho rằng họ mua vũ khí của Nga để có được sự bảo kê quân sự từ nước này lung lay trầm trọng. Nga lộ mặt là một kẻ lái súng trục lợi giữa những cuộc tranh chấp xung đột. Điều này sẽ dẫn tới áp lực buộc phải chấp nhận những điều kiện của Mỹ để nước này dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc Việt Nam chấp nhận ngồi vào bàn để đối thoại nhân quyền với Mỹ vào giữa tháng 4 tới theo những nghị trình mà Việt Nam đã không đồng ý vào cuối năm 2012 chứng minh rằng áp lực nói trên đang rất lớn và có tác dụng.
Cùng lúc với chuyến thăm này của Tập Cận Bình, ở Việt Nam xảy ra hai sự kiện đáng chú ý: (1) Tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin tàu đánh cá của Việt Nam. Báo chí nhà nước được bật đèn xanh khai thác sự kiện này. (2) Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc bất ngờ công bố và khởi công dự án xây dựng nhà máy “lớn nhất thế giới” tại Thái Nguyên với sự tham dự của Nguyễn Tấn Dũng. Đây chính là cái phao để ông này có thể vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào tháng 5 tới, nhưng cũng sẽ là một sợi dây cương để điều khiển ông ta xoay thế về phía Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á của họ. Với bản tính dễ dàng xoay trở của Nguyễn Tấn Dũng, dấu hiệu này hứa hẹn một bước ngoặc thay đổi chính trị ngọan mục của Việt Nam.
Với thực trạng kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam hiện nay, bước ngoặc này rất có nhiều khả năng xảy ra trong năm nay 2013 vì nền kinh tế Việt Nam không còn đủ sức lây lất dài hơn nữa và các phong trào dân chủ Việt Nam đang dần nhanh chóng tụ về mục tiêu chung là quyền con người. Sự hội tụ này đang tạo ra một sức mạnh ngày càng tăng, áp lực không nhỏ lên chính quyền Cộng sản Việt Nam buộc phải có những nhân nhượng nhằm cải cách chính trị theo hướng tiến bộ hơn. Sự chia rẽ trong hàng ngũ cấp cao của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các xu thế thay đổi ngày càng sâu sắc và là một hệ quả tất yếu của tất cả những tác động bên ngoài lẫn bên trong đã kể trên.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử, phải lựa chọn giữa xu thế tiến bộ của thế giới văn minh hoặc phải đứng hẳn về phía thụt lùi lệ thuộc vào Trung Quốc. Không còn có thể đi dây ngoại giao được nữa.
Ngày 27 tháng 3 năm 2013
ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Phó Tổng Thư Ký

NS Tô Hải - Thư mở gửi những ông Lộc khác

Mình đã viết xong mấy trang nhật ký về chuyện ông Lộc nguyên bộ trưởng Bộ Tư Pháp, nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên trưởng đoàn thay mặt 72 vị nhân sỹ trí thức (bị ép nhận phút cuối cùng, ngay lúc đến trụ sở quốc hội để trao bản hiến pháp khác-theo chính ông Lộc nói trên Tivi)…
Về các thứ lý luận lạ lùng về chuyện ký hay rút laị chữ ký của ông ta … Về các thứ bênh che, ”rửa mặt” đỡ cho ông ta khi ông ta “trở cờ” với những lý lẽ rất chi là “thực tiễn và nhân bản”, như “không nên đòi hỏi quá ở một ông già 79 tuổi!?”, rằng thì là “ông ta làm được đến thế cũng là tốt quá rồi!”, rằng thì là… “ đấu tranh cũng phải có sách lược “khi tiến khi lui”, cũng có khi phải “chấp nhận ngừng bắn”!...
Đặc biệt còn có người, sau khi “bốc thơm” hành động tham gia chiếu cố của ông Lộc ký vào bản “kiến nghị sửa đổi hiến pháp mới 72” lại còn chửi một số lớp trẻ (?) lâu nay trốn chui, trốn nhủi ở đâu bỗng hôm nay nhảy ra nặng lời lên án một ông già đã gần đất xa trời“!????(*)
Mình cũng định lên tiếng đề nghị với “những người mình còn tín nhiệm và hy vọng” hãy “DỨT KHOÁT MỘT LẦN CUỐI CÙNG: chia tay với những ai càng ngày càng lộ rõ:
LÀM GÌ THÌ LÀM, NÓI GÌ THÌ NÓI, ĐẢNG CỦA HỌ VẪN LÀ LỰC LƯỢNG ƯU TÚ LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC NÀY!
Cũng không cần làm nhẹ tội cho những kẻ “nay thế này mai thế khác” để đỡ bị mất mặt trước dư luận vì mình đã “đánh đu với tinh”! Trái lại phải thẳng thừng lên án hành động “phản bội -trở cờ” rõ ràng thậm chí “chối tội”, vu cáo như … “không làm nhưng bắt buộc phải ký!??”
Với những lý do:
Không thể nào tự rửa nhục bằng cách làm nhẹ hành động bị cắm sừng bởi chính vợ mình! Rằng thì là: “Chẳng qua “thị” hơi thiếu lập trường kiên định yêu chồng (!?) hay “thị” chỉ vì có tính hay “đứng núi này trông núi nọ!?” hoặc “tuổi đang còn trẻ thiếu suy nghĩ..” mà thôi!
Trái lại, hàng triệu con mắt, trái tim, khối óc sẽ nghĩ thế nào đây, nếu lần sau cũng lại có một bản tuyên bố, kiến nghị cần chữ ký của đông đảo mọi người? Ai bảo đảm sẽ chẳng có một vài ông Lộc này, Lộc khác được “vinh dự” mời đứng hàng đầu (cho có thế, có lực?)!? Ai không biết chứ mình thì “em chã!” bị dính theo hoặc “theo đóm ăn tàn” mấy ông “đảng viên thà chết không rời…lộc đảng” này thì “Xin lỗi! em đã ngán tận cổ rồi!” Bảo mình “vô tình chia rẽ phong trào” thì …xin lỗi! mấy ổng đã “chia rẽ” bọn mình từ quá lâu rồi! Ít nhất những người như mình thì từ “quần chúng phức tạp”, “lực lượng thoái hóa”, “phần tử bất mãn”, ”kém hiểu biết”, ”cơ hội”, thậm chí “phản động “là sự phân loại dân đen chia (rẽ) để trị đã có sẵn của các ông ấy từ khuya rồi! Chẳng có chi mà phải...lo sợ, buồn phiền!
Tưởng rằng ông Lộc (người mang các-táp đen) cùng các vị lão thành cả nước biết mặt biết tên... bị bọn con nít lưu manh ngăn cản, chúng nó "mày tao chi tớ" khi các ông đến đạt vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn... sẽ nuốt hận chờ thời...Nào ngờ...Nào ngờ...Nguồn Ảnh: Blog TS Nguyễn Xuân Diện
1 -Một phần nói với ông Lộc và những nguờì như ông Lộc (nhưng chưa đến nỗi tệ như ông Lộc khi trả lời RFA) rằng: trừ các ông đã tự thấy mình đã “trót dại dột” làm cái việc phản đảng của các ông nên cần có hành động “phản tỉnh” chứ chẳng một ai có thể dí súng bắt các ông lên Tivi “nói những gì họ muốn các ông nói” một khi các ông thẳng thừng từ chối cái việc làm tự hạ nhục mình và các bạn bè như vậy! Có ngu mấy thì cũng chẳng ai đi hạ lệnh bọn công an đến còng tay các ông để đưa ra tòa vì tội “có ý kiến không thống nhất với các ông lãnh đạo đương thời"!!!
2 -Một phần để chứng minh rằng: Nếu mình bị...buồn về mấy ông “trước sau không như một” thì lần này qua chuyện ông Lộc càng chứng tỏ: Mình đã đúng! khi báo động cho lớp trẻ về sự quỷ quyệt của những “tay chơi chính trị”! Thời gian cả trước mắt lẫn lâu dài sẽ trả lời Sai? Đúng? Và chuyện “ông Lộc của triều đình họ Nguyễn” đã trả lời giúp mình một phần! Do đó mình không post bài lên blogspot nữa mà lưu lại trong my documents để biết đâu 5, 10 năm sau có ngày nó lại được ra mắt công khai trên giấy trắng mực đen chưa biết chừng!
Và xin thay thế bằng bài này:
THƯ NGỎ GỬI CÁC ÔNG…. LỘC KHÁC!
Tôi, Tô Hải 87 tuổi
Nguyên là chiến sỹ Vệ Quốc Đoàn từ năm 1945,
Nguyên học sinh quân chính Nguyễn Huệ Khóa I
Nguyên học viên Lục Quân Trần Quốc Tuấn khóa V,
Nguyên đảng viên đảng Lao Động Việt Nam từ 1949,
Nguyên là Cán bộ Văn Nghệ Quân Đội, Nhạc sỹ sáng tác vào loại nhiều huân, huy chương từ ông Hồ, ông Giáp đến trước khi về hưu (1986) là ông Lương cấp cho tới mức thống kê ra mà phát ngượng vì nó tố cáo cả người cấp lẫn người nhận đều thành tích “nói dối ăn tiền” như nhau.
Nguyên giải thưởng Nhà Nước (đợt I)
Nghĩa là: tôi cũng đủ tư cách để sống thoải mái đàng hoàng cho đến hết đời...
Nhưng chẳng may, tôi có cái đầu và con tim quá “phức tạp” nên sớm “suy thoái” đến mức: từ năm 2007 đến nay cứ nghĩ sao viết vậy rồi tung lên Internet! Đặc biệt cái gì tôi đã “phạm tội” với đông bào tôi đều tung hê lên mạng hết. Từ những chuyện “Chính phủ Trần Trọng Kim và cựu hoàng bảo Đại bàn giao và trao ấn kiếm cho chính phủ cụ Hồ đã bị xuyên tạc thành cướp chính quyền trong tay Nhật Pháp”….đến các vụ bắt bớ, bỏ tù, thủ tiêu... khai tử tác phẩm và tác giả “không vô sản”, đến chủ trương “đỏ hóa” Á Châu, “đánh cho Liên Xô đánh cho Trung Quốc”, nướng chả hàng triệu con em đất Việt vì cái chủ nghĩa khùng điên, ác độc của mấy anh Đức, anh Nga râu sồm-đầu hói …tôi cũng đã liều mạng vạch trần nhiều sự thật tôi có tham gia mà lớp trẻ hôm nay không hề hay biết!
Và tôi đã được hàng triệu người đọc, được bạn bè, đồng ngũ, đồng đội, đồng hương nhiệt liệt ủng hộ! Điều làm cho tôi phấn khởi mà tiếp tục còn cái gì nhớ được thì cố gắng viết ra bằng hết!
Và để làm được điều này, SỰ GIÚP ĐỠ ĐỘNG VIÊN CỦA CÁC BẠN MỘT THỜI “ĐÔNG CHÍ CŨ” LÀ VÔ GIÁ!
Tôi bảo đảm là những nguyên cán bộ cao cấp, những nguyên ủy viên TƯ, nguyên tướng tá, có đồng quan điểm với tôi, đặc biệt là không ai không nhận thấy: SỰ THOÁI HÓA ĐẾN THÊ THẢM CỦA LỚP ĐẢNG VIÊN ĐANG NẮM QUYỀN LỰC HIỆN NAY. Và gần như ai gặp tôi cũng đều phải thốt ra một câu: “Thật xấu hổ! Khi đứng chung hàng ngũ với bọn này chứ chưa nói phải cúi đầu chấp hành mọi ý kiến, nghị quyết của bọn chúng nữa!”
Và gần như ai cũng thấy: CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC CÁI CƠ CHẾ ĐẢNG TRỊ ĐẠI SUY THOÁI NÀY.
Vậy mà:
Vì sao mà mọi chuyện vẫn dẫm chân tại chỗ thậm chí ngày càng tồi tệ hơn?
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chính là:
1-Sự im lặng của một số con người mà quyền lợi “vinh quang ảo” (?) gắn quá chặt với cái quá khứ mà phủ nhận nó thì phải phủ nhận chính mình! Cứ như các ông bố già có những đứa con đi ăn cướp, giết người nhưng nỡ nào đưa chúng ra ánh sáng, bỏ tù chúng “Xấu chàng, hổ ai” cho nên: Im lặng là tốt nhất! Nhưng trong thâm tâm, một số người vẫn mong có ngày ai đó đưa nó vô tù kẻo có ngày chúng mất mạng vì phe đảng hay do nhân dân nổi dậy thì vẫn là mong ước của những ông bố bà mẹ này!
2-Một số vì quá bức xúc trước tình hình xã hội quá đảo điên, người vô tài bất tướng trở nên siêu giầu; kẻ quanh năm làm ăn vất vả thì miếng cơm không đủ no; kẻ thù xâm chiếm biển đảo thì quyết giữ vững tình hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng, cấm dân chúng phản đối biểu tình; tham nhũng tràn lan từ anh cán bộ thôn xã đến trung ương…thì chỉ…phê bình, khiển trách là chính...v. v... và v. v... Một vài vị đã phải ra mặt lên tiếng, trả lời đài này báo nọ cho nó có vẻ “phản biện, đối kháng” với nhà cầm quyền đương thời …Nhân dân, nhất là lớp trẻ, và trong đó có cả mình thì hy vọng: Mấy ông này mà xuống đường đòi chủ quyền đất nước, hay ‘ủng hộ người mất đất mất nhà như Đoàn văn Vươn thì chắc chắn sẽ có thể kéo theo hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người chứ chẳng chơi! Ai dám bắn bỏ, ai dám bắt mấy vị tóc bạc trắng, ngực đỏ huân chương này cơ chứ! Hy vọng nối tiếp hy vọng!
Nhưng cuối cùng thì…
Chỉ sau mấy cuộc thăm viếng tận nhà “của anh hai, anh ba, anh tư” hoặc một cuộc tặng thưởng nhân ngày nhận “Thẻ 50, 60, 70 năm tuổi đảng” có quay phim đưa lên Tivi….(Thậm chí có vị còn được tặng cả nhà, villa )….Thế là….Hết!
Tất cả những lời lẽ “sĩ khí cách mạng anh hào” ngày nào đã biến mất tăm!
Tệ hơn nữa là có vị còn lên mạng, trả lời báo chí để “nói lại cho rõ” cái mục đích cuối cùng của mình “Góp ý như thế để "Đảng Ta” ngày càng vững mạnh! càng được toàn dân tín nhiệm muôn đời!” Thậm chí còn: ”Không bao giờ có ý kiến bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng!”, “Không bao giờ có ý tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng!”
-Một số vị tuy không được.. “ăn cà rốt” hay bị phang mấy cái gậy nhưng bị công an và chính quyền “mời làm việc” hoặc con cái bị quấy rầy dữ dội (kiểu ông Lộc) hoặc gia đình “góp ý” vội rút lui có trật tự… không trống không kèn!
-Với tất cả ba loại cán bộ cao cấp trí thức lão thành kể trên thì tôi, nhân danh những người đồng trang lứa xin kiến nghị:
1- Xin phát huy tinh thần cách mạng thuở xưa: Đã ra trận thì không được sợ chết!
2- Đã thấy con đường mình đi là đúng thì kiên quyết đi đến cùng
3- Quyết không bị ám ảnh bởi cái vinh quang giả tạo lỗi thời và cũng không trông chờ ở một sự ân xủng nào của “tương lai”.
4-Sẵn sàng và vui vẻ tiếp nhận những cú đánh ác độc cuối cùng như như họ đã “phang” Trần Độ, Trung Tướng, Phó Chủ tịch QH, TWUV, “một cú chết tươi”……là KHAI TRỪ VỀ VỚI QUÂN CHÚNG!
Hầu hết các vị đều chẳng còn sống lâu dài gì, chẳng còn mong hưởng thụ gì cuối cái cuộc đời bị phản bội này thì ngại gì cái vụ “cắt lương hưu” cơ chứ??? Ngồi vá xe như tiến sỹ Nguyễn Mạnh Tường năm nào, chẳng lẽ “bao chiến sỹ anh hùng lạnh lùng vung gươm ra sa trường” cánh ta lại chịu thua?
Bằng không thì MONG QUÍ VỊ CỨ IM LẶNG LÀ VÀNG cho!
Đừng làm những việc, ăn nói “lẩm cẩm lúng túng” kiểu ông Lộc nữa! Ảnh hưởng rất tai hại đến tinh thần của cả triệu con mắt, trái tim của lớp trẻ đang ngày đêm mơ ước có ai sẽ giơ cao ngọn đuốc dẫn đường nhưng, giữa đêm chẳng giông chẳng bão gì bỗng …tắt ngấm!
Mong các vị Lộc A, Lộc B, Lộc C….hãy cứ im lặng là vàng đi còn hơn là lại để xẩy ra một đống Lộc giống như…Nguyễn đình Lộc!
Thật lòng mong muốn vô cùng!
Tôi, Thành phần thoái hóa nặng
Trích vài điều làm tôi cực…BUỒN!
(*) Trả lời BBC Tiếng Việt, GS Nguyễn Huệ Chi cho biết, có nhiều người đã viết những lá thư bày tỏ nỗi buồn, nỗi đau và xin rút tên khỏi danh sách vì thế: “Anh (ông Lộc) vẫn cố giữ được chữ ký thế là tốt rồi”.
Còn trả lời RFA Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Lộc nói rằng: “Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ”.
Còn chuyện bênh ông Lôc thì vô lý đến thế này đây:
Tệ hơn, những người chỉ trích, lên án trên mạng Internet nhằm vào những đối tượng như đối với trường hợp bác Lộc, phần lớn lại là những người ẩn danh. Sẽ là một điều đáng xấu hổ khi đứng trong bóng đêm mà “vung tay” như vậy. Và nếu họ còn trẻ thì lại là một điều đáng xấu hổ hơn, khi bản thân mình thì phải chui nhủi giấu mặt nhưng lại lớn tiếng chê bai một cụ già đã ở cái tuổi an phận thủ thường để chờ về với ông bà, rằng (thì là) không dũng cảm!

Chính trị – Xã hội

Bộ trưởng Thăng truy vấn TGĐ Vinalines bỏ họp (TP)    —-Mang ‘sổ đỏ’ Di sản Thế giới đi ‘cầm cố’ (TP)
Mạng Internet toàn cầu “chậm như rùa” vì đợt tấn công lịch sử  -Infonet - Báo cáo của hàng loạt tổ chức an ninh mạng toàn cầu cho biết, trong những ngày qua người dùng Internet trên khắp thế giới đang phải gánh chịu tình trạng tốc độ tồi tệ…
Đường sắt tốc độ cao: Có tiền để làm không? (ĐV)
Tướng Ngọ: ‘Không phạt xe không chính chủ, đội mũ rởm’ (ĐV)  —-Phạt xe không chính chủ: “Được giao quyền nhưng không nên lạm quyền”   (Dân trí)   —“Muốn vén áo khám cho người bệnh cũng phải xin phép”  (Dantri)
Vụ sách in cờ Trung Quốc: Có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý (DT)   —–Vụ “nho Việt dán cờ Trung Quốc”: Cơ quan pháp luật nên vào cuộc?  (Dân trí)
Gia đình Phạm Duy cấm sử dụng ca khúc của ông tại Mỹ  (Dân trí)- Tại Mỹ, gia đình nhạc sỹ Phạm Duy vừa ra thông báo nghiêm cấm sử dụng các tác phẩm, hình ảnh của cố nhạc sỹ trên mọi phương tiện. Các thành viên trong gia đình đang thống nhất lại công việc khai thác và quản lý gia tài âm nhạc của ông.
Giật mình vợ chồng 9X đi khám vô sinh(Dân trí)   —–Nạn nạo phá thai giảm, vô sinh tăng(Dân trí)
Thanh tra Chính phủ “vén màn bí mật” ở Đại học TDTT Bắc Ninh  -(Dân trí)  >>  Đề nghị khởi tố vụ xã hội đen “khủng bố” Ban Giám hiệu Đại học TDTT Bắc Ninh >>>>  Hai phó Hiệu trưởng bị kỷ luật ở Đại học TDTT Bắc Ninh về làm văn phòng  >> >>  Lật tẩy nhiều mánh khóe rút tiền tại Đại học TDTT Bắc Ninh
Người về hưu có thể nhận thêm 5,5 triệu đồng mỗi tháng  (DV)   —Doanh nhân Việt xây 8 khách sạn, văn phòng ở Myanmar (TP)
Tuyển 12 công chức, 6 giáo viên ra Trường Sa (TP)   —Cầu vượt thép đầu tiên ở TP HCM bị lún  (VnEx)
Chủ tịch Quốc hội tiếp thu góp ý dự thảo Hiến pháp (TTXVN)- Có tiếp thu ” 72 “đến tận QH rồi không?
ĐVTN cần bày tỏ chính kiến mạnh mẽ, trí tuệ  - TP – Chiều 27/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc với Ban Bí thư T.Ư Đoàn về kết quả tổ chức góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thiệt hông? hay chơi kiểu “Phan trung lý” là không có vùng cấm?- Cách mạng từng nói “lời nói mà không thực hành còn thua bãi cứt trâu trồng hành còn có lợi” (Không phải tui nói à nghen)
Giám sát bị tố gian lận: ‘Tôi là nạn nhân của đấu đá’  (VnEx)     —–Gần ba năm sống chung với bụi(VnEx)   —Mưa đá ở Lào Cai lớn nhất từ trước đến nay(VnEx)

Huy động khẩn điều người đi xem đá bóng của UBND tỉnh Kon Tum. Ảnh: L.Đ.Dũng

Chuyện “có thật” XHCN.    Chuyện hy hữu: Tỉnh điện khẩn huy động người… đi xem bóng đá (LĐ) -Tỉnh vừa có công văn đóng dấu “khẩn” về việc huy động cán bộ và nhân dân… đến xem và cổ vũ các trận bóng đá lứa tuổi 19 quốc gia- Cúp Tôn Hoa Sen năm 2013.
Huy động công an, quân đội đi… cổ vũ bóng đá (NLĐ)
Tinh thần thể dục (Nguyễn công Hoan -Truyên.com) -Do Bạn Đọc chỉ -bài từ năm 1939 có “ăn nhậu” tới tin “Khẩn” mời Bà con đọc cho dzui ,trang này không cho sao chép .
Nho VN dán cờ TQ: BigC đuổi việc nhân viên là trốn tránh trách nhiệm  (GDVN)  —TQ: Dùng Phi Cơ Robot Kiểm Soát Biển Đông (VB)
Vụ bắn tàu cá Việt Nam: Nếu cần phải kiện TQ ra toà án quốc tế(GDVN)   —-Chà đạp công pháp quốc tế rồi lại ngụy biện (PLTP)
Nắng nóng, oi bức kéo dài đến tháng 5 (TBKTSG)
“Ăn thịt” chính mình!  (TBKTSG) – Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.
Mở màn cuộc chiến chống tham nhũng (VnEc) – Mới “mở màng” còn giới thiệu chương trình…chắc còn lâu mới trình diễn ?- Í quên ,”cái ban chống tham nhũng ” đã có bao lâu rồi nhỉ ? thế mà bây giờ mới mở màng!!!?
TS Lê Hồng Sơn: Văn bản sai nhiều nhưng chưa xử ai  (ĐVO) – “Trong thực tế, rất nhiều trường hợp tham mưu và ban hành thể chế sai gây hậu quả các mức khác nhau trong xã hội. Nhưng thực tế chưa xử ai cả” – TS Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư Pháp
Kỹ nghệ ‘hút máu người’ của casino và cái giá phải trả  (Nguoiduatin)
Nghịch cảnh giàu nghèo đám cưới ‘siêu khủng’ và… ‘siêu rẻ’(Nguoiduatin)
43 Người VN Đi Ghe Vượt Biên, Trôi Tới Đài Loan, Được Cứu  (Vietbao) -TAIPEI, TAIWAN — Hải quân Duyên  hải Đài Loan đã thấy một chiếc taù  đang trôi lênh đênh với 43 người Việt đang ẩn núp trên đó ở ngoaì khơi quận Hsinchu.
Hội thảo sửa đổi Hiến pháp tại Câu lạc bộ Kháng chiến  (RFA) -Một buổi hội thảo bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 92 do Câu lạc bộ Kháng chiến tổ chức đã nổ ra những tranh luận sôi nổi về các câu hỏi mà nhân sĩ trí thức trong buổi hội thảo đưa ra.
Đảng phải chấp nhận sự cạnh tranh chứ còn như hiện nay thì người ta thấy rằng không thể kiểm soát được quyền lực và không thể có được sự chấp nhận rộng rãi.  -Lê Công Giàu
Pháp-Việt ‘sẽ lập đối tác chiến lược’ (BBC)   —Lina Nguyễn Mai Trâm – Niềm tự hào của người Việt tại Đức (Vietinfo)
Chuyên gia VN lý giải Nga-Trung gần gũi chưa từng thấy (VTC)
15 câu hỏi “xoáy” gửi Tiến sỹ Alan Phan (VnM)
Ảnh ‘độc’ chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa (TP)—Tặng thưởng ngư dân và thuyền trưởng dũng cảm bảo vệ cờ Tổ quốc (TN)

Hải quân Trung Quốc gây động biển ở Biển Đông   (Dân trí) – Theo giới chuyên gia, sự xuất hiện của hạm đội đặc nhiệm hải quân Trung Quốc tại bãi cạn cách bờ biển nước này tới 1.800km và cách Malaysia chỉ 80km là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang củng cố tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của mình.

Cùng khai thác tài nguyên có thể hóa giải tranh chấp Biển Đông?  (VOA) -Ngoại trưởng Australia hối thúc các quốc gia Châu Á hiện có tranh chấp ở Biển Đông cùng tìm kiếm cách thức nhằm đạt được các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên.
Kết thúc đợt tuần tra biên giới Việt-Trung đầu tiên năm 2013 (VOA)
Hà Nội thu phí bảo trì đường bộ với xe máy (TP)
Tiền 10.000 đồng giá 4 triệu đồng   (TP) – Những tờ tiền 10.000 đồng polymer có seri giống nhau được săn mua với giá gần 4 triệu đồng một tờ tại TP.HCM
Đừng dung dưỡng thói xấu
Đừng dung dưỡng thói xấu  (NLĐO) – Cho phép y, bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân dù trong trường hợp nào cũng là tạo thói quen xấu, phản cảm và mặc định y bác sĩ là người gia ơn cho bệnh nhân.====>>>
KHAI PHÓNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (*)  Chết dở vì “công nghiệp hóa” (NLĐ)
Thường vụ QH nhắc nhở Chánh án TAND Tối cao, Bộ trưởng GD-ĐT (NLĐ)
“Nhắc nhở” Chánh án TAND tối cao về án treo tham nhũng  (Dantri)
Việt Nam cấm Cố vấn của Quốc vương Sihamoni nhập cảnh (RFA) -Cố vấn Quốc vương Norodom Sihamoni vừa bị Công an cửa khẩu Việt Nam cấm nhập cảnh. Sau khi có nhiều phản ứng của dư luận, Đại sứ quán Việt Nam giải thích thế nào?
Tập Cận Bình Móc Ngoặc Putin Chống Mỹ - Vi Anh -(Vietbao)
Bắc Hàn và Iran: Cơn nhức đầu của Hoa Kỳ (Trần Bình Nam) -Thongluan
Hệ thống pháp luật đỏ và xã hội Việt Nam (Hoàng Tâm Nguyên) – Thongluan – “…Nhà nước dân chủ đa nguyên sẽ là trọng tài, phối hợp và thể hiện những nguyện vọng của xã hội dân sự. Nhà nước dân chủ đa nguyên Việt Nam được dựng lên từ những trái tim ái quốc, để phục vụ chứ không phải để khống chế các công dân của mình…”
Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam- Kỳ 3 (Huỳnh Tâm) -
Phạm Quý Ngọ đẻ ra ‘Cò chính chủ’ -QLB -
Các Bộ ngành Chính Phủ đều thấy rõ tội ác của Thống đốc Mật vụ Nguyễn Văn Bình…  -QLB  - Với tựa đề rất kêu “Ngân hàng Nhà nước phản pháo Bộ Kế hoạch đầu tư …” các báo Lề Đảng đang phản ánh một thực trạng: Sự phản ứng của các Bộ ngành khác đối với NHNN. Có thể nói không bộ nào dù trực thuộc Chính Phủ mà không biết sự ‘láo khoét’ của Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình khi đã giết chết hàng loạt doanh nghiệp bằng ‘cắt cổ’ tín dụng, nhưng vẫn ‘xoen xoét’ miệng trước Quốc Hội: “Ngân hàng đốt duốc đi tìm doanh nghiệp để năn nỉ cho vay…”!
Đôi lời gởi ông Bá Thanh  - QLB  - Đà Nẵng sắp có Bí Thư mới thay ông Nguyễn Bá Thanh đồng nghĩa với việc ông không còn đường ‘lui’. Cơ hội của Trưởng ban Nội chính Trung Ương có phải là bước ngoặt cuộc đời để ông Bá Thanh làm được gì đó để lại muôn đời cho dân cho nước hay lại là nơi chôn vùi cả sự nghiệp, danh tiếng của chính ông?
Nhục nhã thay cho Dân tộc Trung Hoa với những anh ‘Tàu ô’ lãnh đạo đất nước!  - QLB
Cà Phê Tối: VTV dùng linh mục giả để tuyên truyền cho Hiến pháp  -VRNs (28.03.2013) – Sài Gòn – Bản tin thời sự trên VTV1 vào buổi tối ngày 26.03.2013, với tựa đề “Các chức sắc tôn giáo góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp” đã gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng.
Ông Nguyễn Quốc Hiếu, người mà VTV1 cho là “Linh mục” thuộc Giáo phận Bắc Ninh, đã trả lời trên VTV1 vào phút thứ 13 như sau: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để cái từ không ai được vi phạm, thì tôi nghĩ rằng là thì nó thuộc về cá nhân nhiều quá, vì vậy, cho nên chúng ta có thể thay đổi cái cụm từ không ai, bằng cái từ nghiêm cấm mọi hành vi.”
Cà Phê tối đã liên lạc với một Linh Mục thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xác minh về “Linh mục” Nguyễn Quốc Hiếu.
Linh mục thuộc Giáo phận Bắc Ninh, khẳng định: “Đấy chỉ là một giáo dân của Giáo xứ Xuân Hòa được mời đi tham dự buổi đó thôi. Chứ còn ở trên truyền hình họ đưa là Lm Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban đoàn kết Tôn Giáo ở tỉnh Bắc Ninh, là không đúng sự thật. Ở Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục hay cha nào tên là Hiếu, và không có Cha hay linh mục nào làm trong Ủy ban đoàn kết Tôn Giáo hết”……
Thư Tố Cáo: Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục bao che, tiếp tay cho những kẻ chiếm đoạt khu đất Thổ mộ và Miếu thờ của gia tộc họ Lư (Chuacuuthe)
Cà Phê Tối: Ngày 20.3 TQ bắn ngư dân, ngày 24.03 thủ tướng đầu tư 200 triệu đô để ru ngủ thanh niên (Chuacuuthe)
Đương đầu với TQ-khó và dễ. (Song Chi -RFA)
Khi Kẻ Cướp Xử Những Người Chống Cướp (Tưởng năng Tiến -RFA)

Kinh tế

Vinalines ‘có nguy cơ phá sản’ (BBC)

Vàng tăng mạnh, vì sao dân không ham ‘lướt sóng’?  (VTC News) – Sáng 28/3, giá vàng trong nước tăng mạnh nhưng rất ít các giao dịch mua bán được thực hiện.
Tăng 1.430 đồng/lít, giá xăng lên cao nhất trong lịch sử (VnEc) –  Từ 20h tối 28/3, giá xăng tăng tối đa 1.430 đồng/lít, dầu diesel tăng 362 đồng/lít, dầu hỏa tăng 480 đồng/lít, và dầu madut tăng tối đa 807 đồng/kg.
Như vậy, giá bán lẻ xăng RON 92 sẽ tăng từ 23.150 đồng lên mức 24.580 đồng/lít; giá dầu diesel tăng từ 21.550 đồng lên 21.912 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng từ 21.600 đồng lên 22.080 đồng/lít; và giá dầu madut tăng từ 17.650 đồng lên 18.457 đồng/kg.
Như vậy, mức 24.580 đồng/lít xăng là cao nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục 23.800 đồng/lít thiết lập ngày 20/4/2012.
Mấy thứ thiết yếu của đời sống Xã hội mà tăng cao thì đời sống “quần chúng nhân dân” thế nào???Tăng mẹ nó 50 ngàn/lít cho nó “mau banh” tăng từ từ nó “miễn nhiễm” lắm.
Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất? (VnEc)  —-Các ngân hàng trung ương “gom” 54 tấn vàng, SJC tăng giá  (TT)  —Giá vàng biến động từng phút (NLĐ) -Tại phiên đấu thầu bán vàng miếng đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa ra một giá sàn là 43,81 triệu đồng/lượng và đã có hai doanh nghiệp trúng thầu 1.000 lượng vàng
Hơn 3.300 tỉ đồng Vietinbank huy động bỏ vào đâu? (TT)  —Buốt ruột ngàn tỉ (NLĐ) - Do “chủ trương lớn” bị “con Gà đen” nó mổ banh chành.
25 năm FDI: Nhiều mục tiêu chệch hướng  (NLĐ) -FDI đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước song còn nhiều hạn chế như nguy cơ biến nước ta thành “bãi rác công nghệ”, đình công, ô nhiễm môi trường và chuyển giá để trốn thuế
Tự do mậu dịch : Tokyo, Bắc Kinh, Seoul kết thúc đàm phán vòng 1 (RFI)

Thế giới

An ninh Nga bắt giữ công dân Trung Quốc buôn “thiết bị gián điệp”(GDVN)  —200 Cao Thủ Ninja 17 Nước Về Tokyo Đại Hội (Vietbao)
Hoa Kỳ kêu gọi Miến Điện giải quyết xung đột tôn giáo (RFA)  —Vì một nền dân chủ xóa nợ! (BBC) – Vai trò của Tổng thống Thein Sein trong việc đem lại đoàn kết muộn giữa các đảng phái ở Miến Điện  —-Hồi giáo Miến Điện lên án chính quyền thụ động trước bạo lực  (RFI)
Thái Lan: 3 người chết vì bom ở Narathiwat (RFA)  —Một người Thái Lan bị kết án tù vì bán phim tài liệu Úc về hoàng gia(RFI)—Thái Lan chính thức đàm phán với phiến quân miền Nam  (RFI)
Nhân viên BBC đình công phản đối cắt giảm (BBC)   —-Bức tường Berlin tiếp tục bị phá bỏ (TP)
Triển lãm mất đất ở Campuchia (BBC/ảnh) – Hình ảnh ghi lại số phận của cộng đồng dân nghèo ở Campuchia bị mất đất sinh sống.  —Công nhân dệt may Cam Bốt : Lương được tăng nhưng sống vẫn chật vật (RFI)
Ngân hàng Chypre hoạt động trở lại sau 12 ngày đóng cửa(RFI)  —Thẩm phán khởi tố cựu Tổng thống Sarkozy bị dọa giết(RFI)
Nelson Mandela lại nhập viện vì tái nhiễm trùng hô hấp(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Hơn 1.000 người tình nguyện lên sao Hỏa sinh sống  -ANTG   –Hé lộ về tuổi thơ vũ trụ (RFI)  —-Bạn đọc với Thanh Tâm Tuyền (NV)
Nghị định thua ‘lệ’ huyện, giáo viên bị cắt chế độ (VNN)  —Phụ huynh ‘bật lại’ gỡ rối của Thứ trưởng (VNN)
Cứ 10 năm người Việt mới cao thêm 1cm (VNN)
Bí ẩn văn bia cổ  (TN) -Kể từ ngày văn bia cổ được cho là của người Chăm được phát hiện cách đây 75 năm, mọi thông tin trên bia đá này vẫn là ẩn số dù đã có nhiều chuyên gia tham gia giải mã.

‘Tinh trùng và trứng, em về hỏi mẹ’ (TP) - Cô học sinh lớp 5 đã rất mạnh dạn hỏi cô giáo “Làm sao tinh trùng gặp được trứng?”. Học sinh đã dám hỏi, lẽ ra giáo viên phải tận dụng thời cơ đó để giải thích cho học sinh thì cô bảo rằng em về hỏi mẹ.

CA tiếp tục “mời làm việc” con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc - (NLĐO)   –   —–   Rủ bạn gái mới quen đi hát karaoke rồi chuốc thuốc mê - Petrotimes    —-Băng nhóm xã hội đen chuyên tống tiền doanh nghiệp   -Petrotimes
“Đại gia“ tỉnh lẻ đổ xô “chơi“ xe sang - Pháp luật VN   —Bắt người Trung Quốc bán vàng giả ở Quảng Ngãi (NV)
Đại gia Lê Ân: Thêm vợ mới, đòi được nhà vợ cũ (VEF)  —Nghi án bác sĩ giết 300 bệnh nhân để giải phóng giường bệnh (TN) -Brazil
Người dân TPHCM bắt 547 đối tượng phạm pháp (NLĐ)  —Truy đuổi 2 tên cướp điện thoại trên phố (NLĐ)  —Bị đánh vỡ đầu vì cướp chim (NLĐ)
Sữa mặc sức tăng giá vì… không phải là sữa! (GDVN)    ——Dinh thự triệu đô trên khu đất 50.000m2 của doanh nhân xứ Thanh(GDVN)
Chủ nhân ngôi nhà dát vàng và chiếc váy mặc như không(GDVN)  —Trung Quốc: Tấn công điên loạn bằng dao, 13 người thương vong (PLTP)
Nam sinh Hà Thành bị sùi mào gà do ‘quan hệ’ tập thể  (NĐT)   —–Đang truy tìm hung thủ giết ông lão ngay tại cột ATM(NĐT)
Đừng nên hôn nữ sinh Hà Nội (NĐT) –  Theo một kết quả điều tra của ngành y tế Hà Nội, cứ 10 học sinh thì có hơn bốn em mắc bệnh răng miệng. Tỷ lệ bệnh này tăng dần theo lứa tuổi.
Tá hỏa vì làm bạn gái rách màng trinh, chảy máu 25 tiếng (NĐT)  —Ăn thịt rùa, 4 trẻ chết, 25 người nguy kịch (VTC)
Con rể chủ tịch UBND tỉnh quan hệ thân thiết với bị can (TT)   –‘Con rể chủ tịch Vĩnh Yên thân nghi phạm’  (BBC) —–Xe máy đang dựng bỗng dưng bốc cháy (TT)  –   Liên tiếp xe máy bốc cháy tại nhà  (NLĐO)
Bất lực nhìn nạn nhân kẹt dưới gầm xe container (TP)  —-Nhân chứng kể lại vụ ‘hành quyết’ năm phu trầm (TP)
Đám tang lãnh đạo huyện ‘diễu’ xế khủng   (TP) -Nhìn nhận về đám ma “khủng” của lãnh đạo một huyện ở Kon Tum, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp cho rằng: “Đám ma lãnh đạo mà huy động xe công là vi phạm kinh phí tài sản công – đó là tiền thuế của dân”.
Giả danh cảnh sát hình sự tống tiền gái mại dâm (TN)  —Kẻ trộm bỏ lại hơn 20 lượng vàng và 350 triệu đồng (NLĐ)
Nghi án người dân đòi nợ bao vây trường mầm non  (Dân trí) – Sáng nay (28/3), tại trường mầm non Hoa Hồng (phường Văn Đẩu, quận Kiến An, Hải Phòng), hàng trăm người đã đến trường gây hỗn loạn. Theo cơ quan công an, căn nguyên của vụ việc xuất phát từ nghi án hiệu trưởng ôm tiền tỷ bỏ trốn.>>  Nghi án hiệu trưởng trường mầm non “ôm” hàng chục tỉ đồng bỏ trốn

Tập Cận Bình Móc Ngoặc Putin Chống Mỹ

Tác giả : Vi Anh
Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Tập cận Bình của Trung Quốc, mới lên là dành chuyến công du đầu tiên sang nước Nga “trao đổi” với Tổng Thống Putin của Nga hậu CS. TT Putin là cựu đồng chí CS, cán bộ trung cao của KGB Liên xô, đang làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba của nước Nga hậu CS. Nga thời CS là nước “chủ đạo” chế độ Liên bang xô viết gồm nhiều nước, quê hương của CS đệ tam quốc tế. Nhiều dấu chỉ cho thấy Ô Tập cận Bình sang Nga hậu CS “móc ngoặc” với Putin để chống Mỹ trong khi Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương. “Móc ngoặc” là danh từ CS có nghĩa móc nối, liên kết nhau làm điều bí mật.

Ông Bình đã đến Moscow vào sáng 22/03/2013, được đón tiếp trọng thể và nồng nhiệt. Ô. Bình theo truyền thống Trung Hoa, tin đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đã “phóng tài hoá thu nhân tâm” của Ô. Putin. TC mua của Nga 50 triệu tấn dầu khí mỗi năm, so với 15 triệu tấn/năm hiện nay, tăng hơn ba lần. TC cung ứng cho công ty dầu Rosneft của Nga 2 tỷ đô la tín dụng. Nga sẽ cung ứng cho TC 38 tỷ mét khối gas/năm kể từ năm 2018, và sẽ tiếp tục tăng lên 60 tỷ mét khối/năm. Giao thương giữa Nga và TC đã tăng gấp 14 lần trong hai thập niên và đạt con số kỷ lục 88,2 tỷ đô la năm ngoái. Và hai lãnh tụ hứa sẽ tạo điều kiện tăng hơn nữa,lên 100 tỷ đô la/năm trong thời gian gần.

Không có gì khó hiểu tình cũ, nghĩa xưa đồng chí CS dễ “móc ngoặc” nhau, như “vợ chồng cũ, không rủ cũng đến”. Năm nay Tập cận Bình mới lên làm chúa TC dành chuyến công du đầu cho Nga, thì năm ngoái khi Putin lên làm chúa Nga hậu CS sau cuộc bầu cử dân chủ trá hình không khác gì kiểu “đảng cử dân bầu” thời CS, Ông Putin cũng dành cho TC chuyến công du đầu tiên như Ô. Bình đang làm đối với Nga cho Nga bây giờ.

Không những trên phương diện tới lui với nhau, TC đang CS và Nga hậu CS còn khắn khít với nhau trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong việc chống Mỹ qua những hồ sơ nóng trên thế giới như thời Chiến tranh Lạnh giữa Liên xô, TC chống Mỹ. Nga và TC luôn tâm đầu ý hợp trong nỗ lực chống Mỹ, tiêu biểu như trong việc trừng phạt Iran và Syria, và nhiều khi về CS Bắc Hàn. Sau cuộc hội kiến với tổng thống Nga, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố với báo chí, khẳng định Nga và Trung Quốc đồng quan điểm trên các hồ sơ quốc tế lớn.

TC và Nga không ngần ngại, mà công khai chứng tỏ sự móc nối này như Ô. Bình công khai và chánh thức tuyên bố: «Sự kiện tôi chọn nước Nga thân hữu trong chuyến công du cấp Nhà nước đầu tiên chứng tỏ tính chất đặc biệt của mối quan hệ chiến lược». Và Ô Putin cũng đường đường chính chính nói cho cả thế giới biết, tương quan hai bên đạt đến giai đoạn «tốt đẹp nhất». Ô Tập Cận Bình nhấn mạnh: «Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp đến thế» và nhận định ông Putin là «người bạn cũ, người bạn tốt.»

Tới đây đã khá đủ để thấy TC và Nga đã móc ngoặc khá chắc và sâu để chống Mỹ. TC đóng vai trò chủ động vì TC rất lo trước việc Mỹ chuyễn trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, điều mà TC tin là Mỹ bao vây TC. TC càng nhậy cảm hơn khi thấy Mỹ  bày binh bố trận sát nách TC, qua hành động củng cố thế lực quân sự cho Nhựt và Nam Hàn.

TC liên kết với Nga để chống Mỹ cũng cho thấy chánh trị gia Tây Phương, trong đó nhứt là Mỹ lầm to Cộng Sản. Sau ba thập niên, người ta thấy rõ Mỹ giúp cho Trung Cộng  và Nga hậu CS phát triển kinh tế với mong mỏi sẽ phát triễn dân chủ - là một sai lầm. TC, Nga, VC  tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn quyết khoá chặt chánh trị. CS không những khoá chặt chánh trị mà còn liên minh với nhau chống Mỹ, tái lập lại Chiến Tranh Lạnh, như trường hợp Ô. Bình và Putin đang làm.

TC hung hăng đóng cửa một cái rầm, xí xô xí xào chửi  khi Ủy Ban Nobel gõ cửa trao giải Hoà Bình cho Ô Lưu hiểu Ba, một nhà dân chủ bị TC đang bỏ tù. Điều đó rõ ràng cho thấy sách lược Tây Phương viện trợ kinh tế cho TC để TC dân chủ hoá đã thành thất vọng và viễn vong, không một chút thực tế nào.

Trái lại TC “trước sau như một bồi dưỡng” triều đại độc tài đảng trị CS, tới đời  thứ năm. Đại hội đảng CS thú 18 của  TC cử các «hoàng tử đỏ», tức là con cháu những lãnh đạo cốt cán, để chuẩn bị thay thế cho thế hệ thứ tư để tiếp tục triều đại CS, cầm cán đảng quyền, quân quyền và quyền hành chánh – tức tòan quyền thống trị đất nước và nhân dân.

CS bắt đầu với thế hệ thứ nhất khai nguyên triều đại CS ở Trung Hoa mà CS gọi là Trung Quốc với Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là cặp Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo.Thế hệ thứ năm là ông Tập Cận Bình, Phó chủ tịch nước lên thay Ô Hồ cẩm Đào, và ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ Tướng sẽ lên thay ông Thủ Tương Ôn Gia Bảo.

Qua thế hệ thứ 5 của triều đại CS ở TQ rồi, mà chính trị gia Tây Phương chứng nào vẫn tật nấy. Ô Tập cận Bình chưa lên ngôi mà các chánh trị gia Tây Phương theo thói quen chẻ sợi tóc ra làm đôi làm ba, đón gió, bình luận loạn lên. Nào Ô Tập cận Bình là một ẩn số, không biết dân chủ hoá chế độ TC hay không. Có một số đoán già đoán non, nói Ô Tập cận Bình ăn học, công tác sau thời Mao, hy vọng sẽ cởi mở tự do, dân chủ.

Nhưng câu trả lời cho những học giả học thiệt Tây Phương chuyên về môn gọi là Trung Cộng sự vụ đó – là TC cho thấy Ông Bình lên ngôi là bay sang Nga móc ngoặc chống Mỹ là siêu cường lãnh đạo thế giới tự do.

Người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba  sống trong chế độ CS, nếu ai không bị CS  bắt  nhốt trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng nhốt trong trại tù lớn là xã hội nằm trong gọng kềm CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. Chỉ có vứt bỏ CS đi thì mới có thay đổi, có tự do, dân chủ, nhân quyền. Tự do, dân chủ, nhân quyền không chờ mà có, không xin mà được. Phải đấu tranh, chiến đấu, bằng máu, nước mắt, mồ hôi mới có, như các cuộc cách mạng của người dân các nước CS Đông Âu, Liên xô đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh./.( Vi Anh)

Tại sao nền dân chủ cần báo chí điều tra?

Vào những năm 1970, các phóng viên đóng vai trò quan trọng trong việc phanh phui các sự kiện đã trở thành vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất nước Mỹ trong thời kỳ sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Các phóng viên Washington đã truy theo những dấu vết để lại trong một vụ trộm vặt tại tòa nhà làm việc Watergate và lần theo dấu vết này đến tận Nhà Trắng. Bài phóng sự đã dẫn đến các cuộc điều tra của quốc hội và buộc tổng thống Nixon phải từ chức.
Hoạt động của báo chí trong suốt vụ Watergate đã được xem như là một tấm gương phản ánh điều tốt đẹp nhất mà báo chí có thể đem lại cho nền dân chủ: buộc quyền lực phải có trách nhiệm. Nó trở thành một xu thế trong các tòa soạn báo ở Mỹ. Nghề báo đã có uy tín cao trong những năm sau đó và số người được tuyển vào trường báo chí đã tăng đáng kể.
Gần ba thập kỷ sau, tình hình đã thay đổi. Báo chí điều tra dường như không còn là ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời báo chí Mỹ. Nếu như trong những năm sau vụ Watergate, giọng điệu của báo chí Mỹ là tự khen ngợi thì hiện nay, sự bi quan về tình hình báo chí Mỹ đang lan rộng. Các nhà quan sát đã lập luận rằng việc tăng tập trung quyền sở hữu các phương tiện thông tin đại chúng và xu hướng giật gân hóa tin tức đã làm hao mòn sức mạnh mà phóng sự điều tra cần có. Những sức ép về kinh doanh cũng ngăn cản phóng sự điều tra. Yêu cầu về thời gian, nguồn nhân lực và tài chính thường mâu thuẫn với những mong đợi về lợi nhuận và việc kiểm soát chi phí sản xuất. Đồng thời, việc các bài báo có thể dẫn tới các vụ kiện cáo tốn kém làm cho các công ty ngại ủng hộ các bài điều tra.
Bất chấp các nhân tố này, đã có không ít các bài điều tra được viết trong thập kỷ qua. Các tờ báo đô thị chính ở Mỹ đã đăng các phóng sự điều tra vạch trần nạn tham nhũng, bất công và quản lý môi trường kém. Báo chí địa phơng và hệ thống truyền hình thường xuyên đăng các bài báo điều tra, nhìn chung tập trung vào các hình thức gian lận của người tiêu dùng trong các lĩnh vực như y tế, dịch vụ xã hội và thế chấp nhà cửa.
Báo chí điều tra là gì?
Phóng sự điều tra có điểm khác biệt là nó công khai hóa thông tin về những việc làm sai trái gây ảnh hưởng tới lợi ích chung. Các bài tố cáo là kết quả làm việc của các phóng viên chứ không phải xuất phát từ những thông tin được tiết lộ cho tòa soạn.
Nếu như trước đây, báo chí điều tra thường gắn với các phóng viên đơn độc, làm việc dựa vào sức mình là chính, ít được hỗ trợ từ các tổ chức báo chí của họ thì các ví dụ gần đây cho thấy làm việc tập thể có tầm quan trọng cơ bản. Các kỹ năng chuyên môn đa dạng là cần thiết cho việc biên soạn ra các bài báo có tính tổng hợp và có đầy đủ bằng chứng. Các phóng viên, biên tập viên, chuyên gia luật pháp, các nhà phân tích thống kê, các thủ thư và các nhà nghiên cứu báo chí cần phối hợp với nhau trong các vụ điều tra. Kiến thức về luật tiếp cận thông tin công cộng là rất cần thiết để biết được những thông tin nào có thể lấy được theo luật “tự do thông tin” và những rắc rối pháp lý nào có thể nảy sinh khi đăng tải những thông tin có hại. Công nghệ mới vô cùng có ích trong việc tìm kiếm các sự kiện và làm cho các phóng viên quen với những khía cạnh phức tạp của bất kỳ bài báo nào. Do chính phủ đã lưu trữ hồ sơ vào trong máy vi tính và có số lượng lớn các thông tin trên mạng nên phần mềm viết phóng sự bằng máy vi tính có vai trò trợ giúp rất lớn.
Dân chủ và điều tra
Báo chí điều tra là quan trọng vì nó có nhiều đóng góp đối với sự điều hành dân chủ. Vai trò của nó có thể được hiểu tương ứng với mô hình báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư. Theo mô hình này, báo chí cần làm cho chính phủ phải có trách nhiệm bằng cách xuất bản các thông tin về những vấn đề thuộc lợi ích công cộng cho dù những thông tin đó vạch trần những sự lạm dụng hay tội ác do những người cầm quyền phạm phải. Dưới góc độ này, phóng sự điều tra là một trong những đóng góp quan trọng nhất của báo chí đối với nền dân chủ. Nó gắn chặt với nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau trong chế độ dân chủ. Nó đặt ra một cơ chế quý giá để giám sát hiệu quả hoạt động của các thể chế dân chủ theo nghĩa rộng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, các tổ chức công dân và các công ty công cộng.
Vai trò trung tâm của báo chí trong nền dân chủ hiện tại khiến giới chính trị chóp bu phải quan tâm đến tin tức, đặc biệt là những tin “xấu”, thường gây ra những chấn động trong công chúng. Việc công bố những tin tức về việc làm sai trái trong chính trị và kinh tế có thể dẫn đến các cuộc điều tra của quốc hội và của cơ quan tư pháp.
Trong trường hợp các thể chế của chính phủ không tiến hành được các cuộc điều tra tiếp theo hoặc các cuộc điều tra có vấn đề và gây nghi ngờ thì báo chí có thể đóng góp phần trách nhiệm của mình bằng cách giám sát hoạt động của các thể chế này. Nó có thể kiểm tra mức độ các thể chế này thực hiện nhiệm vụ của mình theo qui định của hiến pháp là quản lý điều hành một cách có trách nhiệm khi phải đối mặt với các phóng sự vạch trần những trục trặc, sự gian dối hay những việc làm sai trái trong chính phủ và trong xã hội. Ít nhất, phóng sự điều tra vẫn giữ được quyền điều hành chương trình nghị sự quan trọng để nhắc nhở các công dân, và chính giới về sự tồn tại của những vấn đề nào đó. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng sự quan tâm liên tục của báo chí sẽ khiến quốc hội và cơ quan tư pháp phải tiến hành điều tra và truy tố những người làm sai trái.
Báo chí điều tra cũng đóng góp vào nền dân chủ bằng cách xây dựng lực lượng công dân có thông tin. Thông tin là một nguồn trọng yếu mang lại quyền lực cho công chúng cảnh giác, những người sau này sẽ buộc chính phủ phải có trách nhiệm thông qua sự bỏ phiếu và tham gia của họ. Với sự nổi lên của các chính sách coi báo chí là trung tâm trong nền dân chủ hiện tại, truyền thông đại chúng đã làm lu mờ các thể chế xã hội khác, không còn là nguồn thông tin chính về các vấn đề và tiến trình có ảnh hưởng đến cuộc sống của công dân.
Sự tiếp cận việc công
Việc tiếp cận các hồ sơ công và những đạo luật quy định rằng các việc công phải được tiến hành công khai là hết sức cần thiết đối với công việc của một phóng viên điều tra. Khi luật về tội phỉ báng và kiểm duyệt còn hiện diện thì các tổ chức tin tức không có khả năng động chạm đến các chủ đề gây tranh cãi vì có thể bị kiện cáo tốn kém. Do vậy, các nền dân chủ phải đáp ứng một số đòi hỏi nhất định để báo chí có hiệu quả và cung cấp các thông tin bao quát và đa dạng.
Đạo đức báo chí điều tra
Mỗi nhóm phóng viên điều tra theo đuổi một sự việc trong những hoàn cảnh khác nhau, vì vậy việc xây dựng một quy tắc đạo đức đa năng là một vấn đề khó khăn, cho dù một số chuẩn mực nhất định đã đợc thừa nhận rộng rãi. Hệ lụy pháp lý của các hoạt động của phóng viên là rõ ràng hơn nhiều so với các vấn đề đạo đức. Thay vào đó, đạo đức giải quyết vấn đề phân biệt cái đúng, cái sai bằng các nguyên tắc triết học được sử dụng để biện giải một hành động cụ thể. Bất kỳ quyết định nào cũng có thể được coi là có đạo đức tuỳ thuộc vào khung đạo đức nào được sử dụng để biện giải quyết định đó và những giá trị nào được ưu tiên. Điều mà các phóng viên và biên tập viên cần xác định là ai sẽ là người được hưởng lợi của việc đưa tin.
Nếu báo chí cam kết tôn trọng trách nhiệm dân chủ thì câu hỏi cần đặt ra là báo chí điều tra có đem lại lợi ích gì cho công chúng không. Báo chí điều tra phục vụ lợi ích của ai thông qua việc đăng một bài báo nào đó? Phải chăng báo chí đã thực hiện trách nhiệm xã hội của mình trong việc phát hiện ra việc làm sai trái? Lợi ích của ai bị ảnh hưởng? Các quyền của ai bị xâm phạm? Liệu vấn đề bị đe dọa có phải là vấn đề lợi ích chính đáng của công chúng không? Hoặc sự riêng tư cá nhân có bị xâm phạm không khi không có vấn đề công cộng quan trọng nào bị đe doạ?
Hầu hết các cuộc thảo luận về đạo đức trong báo chí điều tra đã tập trung vào vấn đề phương pháp như: Có phải mọi phương pháp đều chính đáng để phanh phui việc sai trái không? Sự lừa bịp có chính đáng không khi mà các nhà báo nhằm mục đích nói ra sự thật? Phải chăng mọi phương pháp đều chính đáng, bất kể điều kiện làm việc và khó khăn như thế nào trong việc thu thập tin? Các phóng viên truyền hình có thể sử dụng các camera bí mật để làm phóng sự không? Các phóng viên có thể giả làm người khác để tiếp cận thông tin không? Ở đây, một nhân tố quan trọng cần phải xem xét là công chúng có vẻ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ phương pháp nào để vạch trần những việc làm sai trái như các phóng viên. Các cuộc điều tra cho thấy công chúng nghi ngại việc xâm phạm vào đời sống riêng tư cho dù bài phóng sự thiết thực đối với công chúng đến mức độ nào. Nhìn chung, công chúng dường như ít có xu hướng chấp nhận việc các phóng viên sử dụng bất kỳ phương pháp nào để có thông tin. Một thái độ như vậy sẽ bộc lộ tương đối rõ vào những khi, mà ở nhiều nước, uy tín của báo chí xuống thấp. Báo chí cần phải tỏ ra đáng tin cậy trong mắt công chúng. Đó là vốn liếng chính của báo chí nhưng các hành động của báo chí lại thường hay hủy hoại chính uy tín của mình. Do vậy, việc các công dân thường tin rằng các phóng viên sẽ làm mọi bài phóng sự bằng bất kỳ giá nào cần được xem xét nghiêm túc. Các bài báo dựa vào các phương pháp đáng ngờ để lấy tin có thể ngày càng làm giảm bớt tính chính đáng và vị thế trong công chúng của việc đưa tin và của các nhà báo.
Các vấn đề đạo đức không giới hạn trong vấn đề phương pháp. Tham nhũng cũng là một vấn đề đạo đức quan trọng trong báo chí điều tra. Tham nhũng gồm một loạt các hành vi từ việc các phóng viên nhận hối lộ hoặc hủy bài báo hoặc mua chuộc nguồn tin để moi tin. Tác hại đối với người dân thường có thể nảy sinh từ những điều được đăng tải cũng cần được xem xét. Các vấn đề riêng tư cá nhân thường được đưa lên hàng đầu vì báo chí điều tra thường hoạt động trong một ranh giới mong manh giữa quyền riêng tư cá nhân và quyền được thông tin của công chúng.
Không có những câu trả lời dễ dàng định trước cho những vấn đề đạo đức. Các bộ quy tắc đạo đức, mặc dù có những giá trị nhất định, song không đưa ra những giải pháp rõ ràng có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí rằng các phóng viên cần phải quan tâm đến các vấn đề như công bằng, cân bằng và chính xác. Phóng viên cần luôn luôn tự xem xét vấn đề đạo đức trong suốt các giai đoạn điều tra khác nhau và phải sẵn sàng bảo vệ quyết định của mình trước các biên tập viên, bạn đồng nghiệp và cả công chúng. Họ cần phải quan tâm xem lợi ích của ai bị ảnh hưởng và phải hoạt động theo các chuẩn mực nghề nghiệp.
Phóng sự điều tra ở châu Mỹ – Latinh
Phóng sự điều tra ở châu Mỹ – Latinh hiện đại cung cấp một loạt các ví dụ lý giải tại sao nền dân chủ cần báo chí điều tra và báo chí điều tra đóng góp như thế nào vào sự quản lý, điều hành dân chủ.
Ở tất cả các nước, không trừ một ngoại lệ nào, báo chí điều tra đã có được sức mạnh do nền dân chủ đã được củng cố trên toàn khu vực trong hai thập kỷ qua. Trước đây bị hạ xuống thành những ấn phẩm ngoài lề và mang tính chất bè phái, nhưng gần đây, báo chí điều tra đã được chấp nhận đứng trong hàng ngũ báo chí chính thống. Sự khẳng định vai trò của phóng sự điều tra là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do sự củng cố các chính phủ dân chủ, những chuyển đổi cơ bản trong kinh tế báo chí, sự hiện diện của các ấn phẩm cam kết vạch trần các vụ lạm dụng cụ thể và sự đối đầu giữa một số tổ chức báo chí và một số chính quyền.
Cũng như ở các khu vực khác trên thế giới, giá trị chính yếu của báo chí điều tra đối với các nền dân chủ châu Mỹ – Latinh là nó góp phần vào việc tăng cường trách nhiệm chính trị. Điều này đặc biệt quan trọng vì sự yếu kém trong cơ chế chịu trách nhiệm được coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà các nên dân chủ trong khu vực đang phải đối mặt. Sự thờ ơ, sự thiếu hiệu quả và thiếu khả năng phản ứng của các thể chế đối với các nhu cầu chính đáng của công chúng đã thường được nêu ra như những yếu kém chủ yếu. Sự tồn tại của các tổ chức báo chí cam kết tiến hành phóng sự điều tra đã trở nên cực kỳ quan trọng. Ngay cả khi các thể chế khác không theo dõi và xử lý những vạch trần của báo chí hoặc không tiến hành điều tra, báo chí vẫn làm cho các lời cáo buộc về hành vi vô đạo đức và bất hợp pháp tồn tại và có thể buộc các cơ quan lập pháp và tư pháp phải hành động.
Báo chí điều tra có một sức mạnh vô song để khép các quan chức dính líu vào một số tội nào đó nhưng nó cũng có thể khiến công chúng có quan niệm sai lầm về sự tồn tại của việc làm sai trái. Đây là thanh gươm hai lưỡi. Đưa tin về việc làm sai trái khiến công chúng quan tâm tới những tội phạm nhưng nó cũng có thể dẫn tới những phán quyết vội vàng về trách nhiệm của các cá nhân mà chưa có sự can thiệp của các thể chế được lập ra theo hiến pháp để điều tra và xét xử. Ở đây, một lần nữa cho thấy trách nhiệm đạo đức là vô cùng quan trọng. Những lời buộc tội thiếu căn cứ của báo chí có thể gây tác hại đối với thanh danh của các cá nhân và các thể chế.
Nạn tham nhũng trong chính phủ đã trở thành trọng tâm điều tra của báo chí trong các nền dân chủ ở châu Mỹ – Latinh. Những chủ đề khác (ví dụ: sự dễ mua chuộc của công ty, sử dụng lao động chui…) ít thu hút sự quan tâm của báo chí hơn nhiều. Nhiều cuộc thăm dò chỉ ra rằng tham nhũng luôn là một trong ba mối quan tâm lớn nhất của nhân dân trong toàn khu vực. Điều đó có lẽ cho thấy tác động của báo chí điều tra trong việc đưa những sai trái của chính phủ lên thành một vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Như vậy, trường hợp châu Mỹ – Latinh cho thấy sự tồn tại của báo chí điều tra là quan trọng. Phạm vi và mức độ cân bằng của chương trình điều tra cũng có ý nghĩa của mình. Báo chí hướng sự quan tâm của công dân và của các nhà làm luật tới những vấn đề cụ thể. Trong các nền dân chủ hiện thời, nhiều vũ đài của chính phủ và xã hội cần được quan tâm, chú ý. Báo chí điều tra có hiệu quả nhất khi nó đề cập đến một loạt vấn đề rộng lớn khác nhau.
Salvio Waisbord [*]
---------------------
[*] Salvio Waisbord là Phó giáo sư tại Khoa Báo chí và Truyền thông Đại chúng, đại học Rutgers, bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn “Báo chí điều tra ở Nam Phi: Tin tức, Trách nhiệm và Dân chủ”.
Nguồn: Đây là một trong series bài dịch đăng tải trên website của the Institute for Civic Education in Vietnam (ICEVN), (www.icevn.org).
Biên dịch: Đỗ Kim Thư, Trần Lương Ngọc, Nguyễn Hồng Liên, Nông Duy Trường
Hiệu đính: Nguyễn Trang Nhung, Vũ Công Giao

Hai chuyến đi, hai tầm nhìn chiến lược

Trước cuối tháng 3 vừa qua, dư luận báo chí quốc tế nói nhiều đến chuyến viếng thăm của hai vị nguyên thủ quốc gia giàu mạnh nhất thế giới tại hai khu vực chiến lược khác nhau. Tổng thống Barack Obama đã về lại Hoa Kỳ sau bốn ngày viếng thăm Trung Đông, từ ngày 19 đến 23-3-2013, tại ba nơi : Do Thái, West Bank (Cisjordanie) và Jordan (Jordanie). Cùng thời gian đó, chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã viếng thăm Nga trong hai ngày (từ 22 đến 24-3-2013) và đang trên đường đến Châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, tổ chức tại tại Durban (Nam Phi) trong hai ngày từ 26 đến 27/3/2013. BRICS là chữ viết tắc của năm quốc cường quốc đang lên gồm Brazil, Russia, India, China và South Africa.

Chuyến đi của tổng thống Obama

    
Tổng kết chuyến viếng thăm Trung Đông của tổng thống Obama, báo chí phương Tây đánh giá là khiêm nhường sau bốn ngày theo dõi. Giới bình luận thời sự quốc tế cho rằng những bài diễn văn của tổng thống Obama đọc tại nhiều nơi ở Do Thái không có gì mới: đề nghị thành lập quốc gia Palestine vẫn chỉ là đề nghị, hô hào hòa giải người Do Thái và người Palestine chưa có gì cụ thể, số tiền viện trợ 200 triệu USD để giúp người Syria tị nạn quá ít, v.v. Thêm vào đó, những hình ảnh về sự chống đối của người Palestine và thái độ nghi kỵ của thủ tướng Netanyahu đối với tổng thống Obama khi ông đọc diễn văn tại những nơi nhạy cảm của Do Thái như Quốc hội (Knesset) và Đại học tiếng Do thái tại Jerusalem đã được báo chí phương Tây phổ biến rộng rãi.
    
Nhắc lại, ngay sau khi vừa đảm nhiệm chức vụ tổng thống Hoa Kỳ năm 2009, trong bài diễn văn đọc tại Cairo tháng 12-2012, tổng thống Obama đã vẽ ra một quốc gia mới cho người Palestine với hy vọng được thế giới Hồi giáo tích cực hưởng ứng chính sách chống khủng bố của mình. Bốn năm sau, mọi việc vẫn đâu hoàn đấy: người Palestine vẫn chưa có một quốc gia, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bị thế giới Hồi giáo thù ghét. Không những thế, chính sách hòa hoãn của Hoa Kỳ đối với các quốc gia Hồi giáo tại Trung Cận Đông (Bắc Phi và Trung Đông) khiến Israel, một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và thế giới phương Tây trong khu vực, đã gần như bị cô lập. Thêm vào đó, Hoa Kỳ đã hầu như vắng mặt trong những cuộc nổi dậy của người Ả rập Bắc Phi trong những năm 2011 và 2012, và cho đến gần đây tại Syria và vùng Vịnh. Chưa bao giờ sự hiện diện của thế giới phương Tây yếu kémtrong khu vực như hiện nay, khiphong trào Hồi giáo quá khích phát triển mạnh tại Trung và Cận Đông. Tháng 9/2012, tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghazi bị tấn công và đại sứ Hoa Kỳ tại Lybia đã bị quân Hồi giáo quá khích giết chết trước sự bất lực của chính quyền Obama.
    
Lý do thất bại của Hoa Kỳ là sự lừng khừng trong chính sách ứng phó tại Trung-Cận Đông. Tổng thống Obama tin rằng với sự thành tâm của mình, ông sẽ được các phe phái Hồi giáo tại đây hưởng ứng, và kết quả nhận được đã như vừa kể trên. Lần này, sau khi giải quyết tạm ổn những vấn đề liên quan đến công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế trong nước, và với một ngân sách có giới hạn, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào hai khu vực chính: Trung-Cận Đông và Châu Á-Thái Bình Dương, nơi tập trung những quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ trong những năm tới.
    
Lần này trong nhiệm kỳ hai, chọn viếng thăm vùng Trung-Cận Đông bốn ngày, trong đó có những cuộc viếng thăm du lịch như Viện bảo tàng sát hại người Do Thái (holaucaust) Yad Vasem, Thánh đường Nativity tại Bethléem, di tích lịch sử Petra tại Jordan, tổng thống Obama muốn hóa giải hình ảnh tiêu cực của Hoa Kỳ trong chính sách ứng xử ở khu vực.
    
Trái với những bình luận tiêu cực của báo chí Châu Âu, chuyến viếng thăm Trung Đông của tổng thống Obama đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Thứ nhất là đã tái lập lại quan hệ mật thiết giữa Hoa Kỳ và Do Thái, đặc biệt là trong chính sách chống chế tạo bom nguyên tử của Iran và tái lập lại những cuộc thảo luận sống chung hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine. Thứ hai là đã chiếm lại niềm tin của người Palestine bằng cách tháo gỡ số tiền 500 triệu USD cho người Palestine bị Hoa Kỳ chặn lại khi Gaza bị lực lượng Hamas chiếm giữ từ năm 2007 và đề nghị người Palestine xóa bỏ những điều khoản tiêu diệt người Do Thái. Thứ ba là đã hòa giải được Do Thái với Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chấp nhận xin lỗi chính thức thủ tướng Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ sát hại chín người Thổ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải của Do Thái năm 2010 ngoài khơi Gaza.

Một cách cụ thể, tổng thống Obama muốn tái lậpvai trò chủ động của Hoa Kỳ trước sự phát triển của các phong trào Hồi giáo quá khích tại Trung-Cận Đông. Đặc biệt là hợp tác tích cực với đồng minh Do Thái trong việc ngăn chặn nguồn vũ khí hóa học của Syria lọt vào tay phe Hezbullah tại Lebannon và khả năng chế tạo bom nguyên tử của Iran.

Về bom nguyên tử, hiện nay có 8 quốc gia sở hữu bom nguyên tử (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ấn Độ, Pakistan, Do Thái) nhưng chưa một quốc gia nào đe dọa tiêu diệt thế giới hay quốc gia khác bằng bom nguyên tử cả, nhiều quốc gia còn đề nghị tiêu hủy số bom nguyên tử đang có trong tay. Thật ra quốc gia nào cũng có quyền sản xuất bom nguyên tử để bảo vệ hay răn đe những đe dọa đối với sự an ninh của mình. Iran và Bắc Triều Tiên cũng có quyền chế tạo bom nguyên tử, nhưng qua những phát biểu của cấp lãnh đạo của hai quốc gia này, người ta lo sợ số bom sản xuất được có thể sẽ được dùng vào những mục tiêu khủng bố. Đó là lý do khiến tại sao các cường quốc phương Tây muốn ngăn chặn Iran và Bắc Triều Tiên sản xuất bom nguyên tử. Kẻ thù của Iran hiện nay là Do Thái (và Hoa Kỳ) và Hezbullah là một tổ chức khủng bố Hồi giáo Shia tại Lebannon được Iran tài trợ. Nếu Hoa Kỳ được sự hợp tác tích cực của Do Thái, chắc chắn Iran sẽ dè dặt hơn trong cố gắng sản xuất bom nguyên tử. Một khế ước tuy bất thành văn nhưng rất được tôn trọng giữa các quốc gia sở hữu bom nguyên tử là quốc gia nào sử dụng bom nguyên tử đầu tiên sẽ bị trả đũa bằng bom nguyên tử, nhờ đó mà tai họa nguyên tử đã không xảy ra từ năm 1945 đến nay, mặc dù khả năng sát hại của bom nguyên tử hiện nay tăng mạnh gấp trăm lần so với trước.

Phải chờ xem những biến động tại vùng Trung-Cận Đông trong những ngày sắp tới để có thể lượng định tổng kết thành quả chuyến đi này của tổng thống Barack Obama.

Chuyến đi của chủ tịch Tập Cận Bình

Khác với Obama, chuyến đi của tân chủ tịch Tập Cận Bình tại Nga và Châu Phi đã được báo chí phương Tây bình luận rất nhiều. Những gì xảy ra tại Trung Quốc từ hơn ba thập niên qua đều được dư luận phương Tây chú ý.
Sự vươn lên của Trung Quốc trong những năm gần đây đã là một phép lạ đối với người phương Tây. Từ một quốc gia vừa độc tài vừa nghèo khó cách đây ba thập niên, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới và đang tranh giành với Hoa Kỳ ngôi vị đứng đầu về kinh tế và quân sự. Dư luận phương Tây chú ý đến sự thành công của Trung Quốc vì muốn biết độ bền lâu của phép lạ này. Yếu tố chủ yếu dẫn đến tự thành công của các xã hội phát triển phương Tây là nếp sống tự do, tự do trong tư tưởng và tự do trong cách sống. Nhờ có tự do suy nghĩ, người phương Tây đã sáng chế ra được những sản phẩm mang lại ấm no và hạnh phúc cho mọi người. Nhờ có tự do, dân chủ đã được phát minh và áp dụng trong đời sống để mang lại bình đẳng và an ninh cho mọi người. Các quốc gia phát triển phương Tây và Nhật Bản đã mất một thời gian dài mới đạt được những thành quả về phát triển và giàu có như hiện nay, nghĩa là đã tốn rất nhiều thời gian và tiền tài để nghiên cứu và thử nghiệm những phương thức phát triển và nếp sống thích hợp nhất với trình độ văn hóa của mình.
    
Người ta tự hỏi không biết bằng cách nào mà một quốc gia đông dân, với hơn 1,4 tỷ người, đã có thể trong vòng 30 năm bắt kịp đà phát triển chung của các quốc gia phát triển phương Tây ? Câu hỏi này cho đến nay vẫn đang chờ câu trả lời. Và gần đây câu trả lời nằm trong lời phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm Nga và Châu Phi này.
    
Ngày 23/3/2013, trong một bài nói chuyện trước đồng hương người Hoa và sinh viên Viện quan hệ quốc tế tại Moskova, ông Tập Cận Bình nói: "Sự phục hưng một nước đại Trung Hoa mới là giấc mơ của tất cả người Hoa thời cận đại. Đó là giấc mơ Trung Hoa mà chúng tôi muốn gọi. Đó là giấc mơ của quyền lực, của sự hồi sinh quốc gia và của dân tộc. Dân tộc Trung Hoa đã trong suốt thế kỷ qua chịu đựng quá nhiều thử thách, sự tấn công của ngoại bang và những xáo trộn nội bộ, do đó biết rõ thế nào là cái giá của hòa bình".
    
Giấc mơ Trung Hoa mà Tập Cận Bình đề cập ở đây là phục hồi lại đế quốc Đại Hán. Từ hơn hai ngàn năm trước, nhà Hán (từ -206 đến +220) đã mở rộng bờ cõi từ trung thổ sông Hoàng Hà đến tận Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) ở phía tây, Vịnh Bắc Bộ ở phía Nam và bán đảo Triều Tiên phía đông. Từ sau khi nhà Minh bị sụp đổ vào thế kỷ 17 (1368-1644) và sau đó là nhà Thanh (1644-1912), người Hoa gốc Hán sống tản mác khắp nơi, thành lập nhiều quốc gia nhỏ chung quanh lục địa mẹ: Đài Loan, Hongkong, Singapore và có mặt hầu hết tại các quốc gia phát triển khác. Công đồng người Hán hải ngoại này là một gia tài hiếm có mà Đặng Tiểu Bình đã trọng dụng và thành công lớn. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ngày nay phần lớn nhờ vào sự giúp đỡ tiền bạc và kỹ thuật của cộng đồng người Hoa hải ngoại, đặc biệt là Đài Loan. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì không có gì đáng nói, cùng lắm thì Trung Quốc sẽ phát triển như Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan, trở thành hội viên của những quốc gia giàu có nhất thế giới và góp sức vào sự thăng hoa chung của nhân loại.

Nhưng tham vọng của Bắc Kinh không dừng ở đó, họ muốn lãnh đạo và khuất phục cả thế giới. Đó mới chính là Giấc mơ Trung Hoa, quốc gia trung tâm của thế giới như đúng tên gọi Trung Quốc, mà Tập Cận Bình muốn nhắc tới. Để thực hiện giấc mơ này, ban lãnh đạo Bắc Kinh, qua Tập Cận Bình, cần rất nhiều nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên mới mà Trung Quốc không có. Trong giấc mơ này, nhân danh niềm tự hào dân tộc mà Đảng cộng sản Trung Quốc là người dẫn đường, sự hy sinh sẽ không có giới hạn, tất cả mọi người Trung Quốc đều phải tuyệt đối tuân theo. Sự áp đặt này mới chính là thắc mắc mà giới quan sát phương Tây muốn tìm hiểu, các quốc gia phương Tây phát triển nhờ tự do ý kiến và sáng kiến, Trung Quốc phát triển nhờ hy sinh và tự hào dân tộc? Trong lúc chưa tìm được câu trả lời chính xác, hãy để thời gian làm công việc của nó.

Trở lại chuyến đi, tại Moskva, Tập Cận Bình đã ký với tổng thống Putin hơn 30 hợp đồng kinh tế và quân sự quan trọng, riêng về dầu lửa và khí đốt tổng trị giá các hợp đồng ký với Staoil đã hơn 30 tỷ USD. Về kinh tế, Trung Quốc là quốc gia đối tác lớn nhất của Nga (87,5 tỷ USD năm 2012, bằng 1/5 so với Liên Hiệp Châu Âu). Nhưng mục đích của chuyến viếng thăm Nga không dừng ở đó, Tập Cận Bình muốn tăng cường những quan hệ hợp tác kỹ thuật sản xuất vũ khí hiện đại. Trong kế hoạch bốn hiện đại hóa phát động từ thời Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980, hiện đại hóa quân sự là ưu tư hàng đầu của các cấp lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Ngân sách dành cho ưu tiên này không có giới hạn, từ trung ương đến địa phương. Cho tới nay không ai biết con số đích thực dành cho ngân sách quốc phòng Trung Quốc, vì những con số ngân sách quốc phòng được công bố không đúng với sự thật. Trong cuộc chạy đua quân sự này, quân đội Trung Quốc đã gần như phải đổi mới toàn diện, từ lương bổng, cách ăn mặc, đi đứng, ăn uống, huấn luyện, trang bị và tác chiến.

Để không bị lạc hậu trong những cuộc chiến tranh hiện đại, quân đội Trung Quốc đã được trang bị những khí tài và phương tiện chiến đấu mới, tốn kém hơn trước rất nhiều. Trong quá khứ và cho đến hiện nay, gần như tất cả các loại vũ khí sản xuất tại Trung Quốc đều dựa vào kỹ thuật của Nga, từ hạng nhẹ đến hạng nặng. Trước sự phát triển vượt bực của Hoa Kỳ về quốc phòng, các cấp lãnh đạo quân sự Trung Quốc cũng muốn trang bị cho quân đội Trung Quốc y như quân đội Hoa Kỳ: cách ăn mặc, tác phong, kỹ thuật tác chiến và trang bị cá nhân. Để bắt kịp sự tiến bộ này, một mặt Trung Quốc mua các bằng sáng chế các loại vũ khí chiến lược tiên tiến nhất của Nga để sau đó cải tiến lại một vài chi tiết để thành sản phẩm hoàn toàn Trung Quốc, như các loại máy báy tác chiến và các loại tàu chiến viễn dương; mặt khác cử gián điệp đi khắp nơi thu thập tin tức và sao chép những bằng sáng chế tại các quốc gia phát triển phương Tây.

Ngoài ra, Nga còn là đồng minh chiến lược của Trung Quốc trên các chính trường quốc tế. Là những cựu đồng minh thời chiến tranh lạnh, Trung Quốc và Nga thường có cùng tiếng nói để làm đối trọng trước những đề nghị của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hay trong các hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề quốc tế như kinh tế, tài chánh, hay lên án các chế độ độc tài. Chuyến đi của Tập Cận Bình trong dịp này nhằm để củng cố thêm quan hệ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Sau Nga là Châu Phi. Trên lục địa này, khẩu hiệu của Tập Cận Bình là hợptác đôi bên cùng có lợi (win-win). Tập Cận Bình biết dùng những ngôn từ làm hài lòng người châu Phi như "thời thuộc địa đã qua, chiến tranh lạnh đã chấm dứt, không còn quốc gia nào độc quyền lãnh đạo thế giới, Trung Quốc không can thiệp vào chuyện nội bộ của các quốc gia"… Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và lục địa Châu Phi cũng đã tăng lên gấp 15 lần trong mười năm qua, từ 10 tỷ USD năm 2000 lên 150 tỷ USD năm 2011. Trên lục địa này, Trung Quốc cung cấp hàng hóa tiêu dùng với giá rẻ, bù lại các quốc gia Châu Phi nhường cho Trung Quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Để tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Châu Phi, Bắc Kinh đã tỏ ra rộng rãi khi viện trợ cho những quốc gia Châu Phi những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở quan trọng như đường sá, xa lộ, đường sắt, bến cảng và phi trường. Bên cạnh đó, những chuyên viên Trung Quốc sang hướng dẫn nông dân Châu Phi cách trồng lúa nước và chăn nuôi. Mục tiêu của Trung Quốc là hiện diện lâu dài tại Châu Phi để bảo đảm nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên mà nền công nghiệp Trung Quốc rất cần.

Một thắc mắc mà rất nhiều người thường đặt ra là sự lớn mạnh của Trung Quốc có phải là một đe dọa cho thế giới không? Câu trả lời là không. Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã làm thế giới ngạc nhiên, nhưng muốn giữ gìn sức mạnh đó Trung Quốc phải tiếp tục truy tìm những nguồn cung cấp nguyên liệu mới để tồn tại. Hoa Kỳ với hơn 300 triệu dân và Châu Âu với hơn 500 triệu dân đã sử dụng hơn một nửa thực lực quân sự để bảo vệ các đường vận tải và nguồn cung cấp nguyên liệu tại khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân  cũng phải làm y như vậy nếu muốn duy trì sức mạnh kinh tế lâu dài.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ngày 27/3/2012 tại Nam Phi nằm trong yêu cầu truy tìm các nguồn tài nguyên mới để duy trì tốc độ phát triển. Sự khác biệt là cách truy tìm tài nguyên: thương lượng hay cưỡng bách. Người ta thường đồn Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu chiếm giữ và khai thác các nguồn tài nguyên tại các quốc gia Châu Phi là sai, có thể công ty của các quốc gia phát triển phương Tây nắm vững kỹ thuật nên được giao phần khai thác và một phần nào đó đào tạo nhân sự địa phương để quản lý, quyền phân phối vẫn thuộc quyền các quốc gia sở hữu.
    
Trong số năm quốc gia BRICS, chỉ ba quốc gia Brazil, Russia và Nam Phi giàu mạnh nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, do đó ít lệ thuộc vào sự cung cấp của các quốc gia khác. Chỉ còn lại Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng rất thiếu tài nguyên. Ảnh hưởng bởi tinh thần sinh hoạt dân chủ của Anh, Ấn Độ sử dụng những phương cách hòa bình để thụ đắc tài nguyên thiên nhiên, nghĩa là bỏ tiền ra mua. Trường hợp Trung Quốc thì khác, chính quyền Bắc Kinh chỉ mua nguyên nhiên vật liệu khi không thể sử dụng bạo lực để chiếm cứ. Và khi phải bỏ tiền ra mua thì người Trung Quốc phải nắm giữ tất cả: các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên và vận chuyển về nước phải do người Trung Quốc thực hiện. Lợi tức do khai thác, sau khi trừ mọi chi phí được trả trực tiếp cho chính quyền các quốc gia sở tại, dân chúng bản địa hoàn toàn bị đặt ra ngoài mọi thương thuyết.
Lời kết

Qua chuyến đi của hai nguyên thủ cường quốc kinh tế, người ta thấy hai chiến lược khác nhau: trung hạn đối với Hoa Kỳ và dài hạn đối với Trung Quốc.
    
Mục tiêu trung hạn mà tổng thống Obama muốn đạt tới trong chuyến đi vừa qua là tăng cường hợp tác với Do Thái để kềm chế khả năng sản xuất bom nguyên tử của Iran và sự phát triển của những lực lượng Hồi giáo cực đoan. Bù lại, nếu có xảy ra xung đột thì Hoa Kỳ sẽ trực tiếp hỗ trợ Israel và Israel phải tỏ ra hòa hoãn với những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ (Turkey, Saudi Arabia và Egypt). Mục tiêu dài hạn mà tổng thống Obama muốn nhắm tới là tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để làm đối trọng trước ý đồ bành trướng bằng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tầm nhìn của Tập Cận Bình trong chuyến đi này nằm trong chiến lược dài hạn. Bị ám ảnh bởi giấc mơ Trung Hoa, tất cả các cấp chính quyền Trung Quốc đều muốn phục hồi hào quang của một thời Đại Hán, nghĩa là tất cả các quốc gia chư hầu chung quanh đều phải triều cống, nếu không bằng hiện vật (tài nguyên thiên nhiên) thì cũng phải bằng tài sản (lãnh thổ và lãnh hải). Để thực hiện giấc mơ này, Bắc Kinh đã bỏ ra rất nhiều tiền của để canh tân các lực lượng quân sự trong mục tiêu sử dụng bạo lực nếu cần để làm chủ những vùng có trữ lượng dầu khí hay hầm mỏ cao, như tại Điếu Ngư/Sensaku trên Biển Vàng, Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, khu vực Nam Á (Miến Điện, Tam Giác Vàng) và Tây Tạng. Song song với ý đồ đó, cộng đồng người Hoa hải ngoại được sử dụng để tuyên truyền cho giấc mơ này bằng những sinh hoạt kinh tế và văn hóa.

Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Kết thúc đợt tuần tra biên giới Việt-Trung đầu tiên năm 2013

Cảnh sát biên phòng Trung Quốc ngăn các phóng viên chụp hình tại cửa khẩu Thiên Bảo ở tỉnh Vân Nam, đối diện với cửa khẩu Thanh Thủy của Việt Nam.

Chính quyền Hà Nội và Bắc Kinh mới đây đã kết thúc đợt tuần tra song phương trên biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cuộc tuần tra chung này được thực hiện giữa Bộ đội Biên phòng Cao Bằng (Việt Nam) và lực lượng biên phòng của thành phố Sùng Tả, Quảng Tây (Trung Quốc).

Lần tuần tra biên giới này là cơ hội để hai bên thu thập kinh nghiệm quản lý biên giới một cách hữu hiệu  và thúc đẩy an ninh, ổn định trên vùng biên giới đất liền giữa hai nước.

Thông qua đợt tuần tra chung, hai nước cũng tuyên truyền, giáo dục nhân dân vùng biên tôn trọng và chấp hành các văn kiện pháp lý về biên giới.

Báo chí trong nước đưa tin, quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quản lý biên giới đã ‘góp phần quan trọng vào việc xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày càng ổn định và phát triển’.

Được biết, cuộc tuần tra song phương biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc khởi động hôm 21/3.

Trước Bộ đội Biên phòng Cao Bằng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai mới đây cũng đã tuần tra chung biên giới đất liền với lực lượng của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Truyền thông trong nước nói rằng cuộc tuần tra này ‘diễn ra trên tinh thần hợp tác hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau’.

Nguồn: People’s Daily, VOV, Cao Bang Newspaper
VOA