Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Việt Nam đang thay đổi… như chính cán cân quyền lực ở châu Á

Trường Sơn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
GS Carl Thayer, Tạp chí Diplomat
Lời bạt của người dịch: Rõ ràng, sau một loạt động thái của Trung Quốc để chuẩn bị cho tình huống chiến tranh ở khu vực Biển Đông cũng như để thao túng chính trường Việt Nam, khi một trong hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất có khả năng can thiệp vào tình hình này, là Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, thì việc ai xuất hiện ở Việt Nam trước thì người còn lại không còn lý do và cũng không còn động lực để xuất hiện. Nói cách khác, vào thời điểm học giả Carl Thayer công bố bài viết này, mặc dù Việt Nam có cơ hội chuẩn bị đón tiếp cả hai nhà lãnh đạo lớn của thế giới, nhưng thực ra họ chỉ được chọn một trong hai. Bởi có những vấn đề không thể “đi trên dây thép” mà phải xác định rõ lập trường. Và giới cầm quyền Việt Nam đã chọn ông Tập Cận Bình.
Ảnh: Xinhua
***
Mọi dấu hiệu đều cho thấy tình hình mâu thuẫn căng thẳng trong vấn đề lãnh đạo và chính sách đối ngoại của nội bộ chính quyền Việt Nam.
Ngày 15 tháng 9, chính trị Việt Nam bất ngờ chuyển biến với sự xuất hiện của trang web dành riêng cho việc chuẩn bị Đại hội Đảng [Cộng sản] toàn quốc lần thứ 12 và bản dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế–Xã hội giai đoạn 2016–2020.
Công chúng Việt Nam có thể gửi ý kiến đóng góp xây dựng những văn bản dự thảo chính sách cho đến cuối tháng 10 vừa qua.
Những văn bản chính sách chủ chốt cũng thường được công bố trước khi đại hội diễn ra. Ví dụ, bản dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế a–Xã hội 5 năm đã được công bố chín tháng trước Đại hội đảng lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011. Nhưng giờ thì Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn 4 tháng để hoàn tất quá trình chuẩn bị đại hội lần thứ 12 dự kiến được tổ chức vào ​​tháng Một năm 2016.
Trước khi trang web chính thức xuất hiện cũng như các văn bản chính sách quan trọng được công bố, Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như không công khai bất cứ thông tin nào về Đại hội Đảng lần thứ 12. Dù vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc lựa chọn thế hệ lãnh đạo kế tiếp trong phiên họp Trung ương Đảng lần thứ 11 vào tháng 5 vốn trước đó không có thông báo chính thức nào.
Giới quan sát viên tại Hà Nội cho biết rằng Ủy ban Trung ương sẽ triệu tập cuộc họp vào tháng 10 để giải quyết các bế tắc trong việc lựa chọn lãnh đạo, với một phiên họp dự kiến tiếp tục diễn ra trong tháng 11 nếu họ không thống nhất được ý kiến.
Tin từ giới truyền thông cho thấy có hai ứng cử viên chính với nhiều khả năng được chọn làm Tổng Bí thư Đảng – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng sự lâu dài của ông là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cả hai đều là người miền Nam. Trong khi những vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng có khuynh hướng dành cho người miền Bắc.
Nếu Ủy ban Trung ương đảng không thể đạt được sự đồng thuận thì tình hình có khả năng diễn biến theo hai hướng. Kịch bản thứ nhất là cả hai ứng cử viên sẽ nhượng bộ và nghỉ hưu, còn Đảng sẽ lựa chọn người lãnh đạo kế tiếp từ các thành viên có đủ điều kiện của Bộ Chính trị trong cuộc bầu cử tại Đại hội.
Kịch bản thứ hai là chính người lãnh đạo Đảng hiện tại, ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ được tái bổ nhiệm dựa trên khả năng là ông sẽ dọn đường cho người lãnh đạo khác trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm. Kịch bản này có thể sẽ được lặp lại, tương tự như quyết định tái bổ nhiệm ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư trong đại hội Đảng lần thứ 8 vào năm 1996, dựa trên những toan tính rằng ông sẽ từ chức vào khoảng giữa nhiệm kỳ. Sau đó, ông Lê Khả Phiêu đã lên thay ông Đỗ Mười vào cuối năm 1997.
Khi Việt Nam bước vào thời khắc chuyển biến chính trị trước đại hội Đảng, giới quan sát sẽ luôn nhạy cảm trước mọi chuyển biến hiện tại để hòng nhận ra được chiều thổi của các cơn gió lớn. Năm nay cũng không ngoại lệ.
Ví dụ, khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức tiệc chiêu đãi chào mừng ngày Quốc khánh của họ (được tổ chức sớm vào ngày 29 tháng 9), phía Việt Nam đã cử đại diện là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh đến dự. Nhưng ông Vinh không phải là một thành viên của Bộ Chính trị và được dự kiến ​​sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 12. Đang có nghi vấn tại Hà Nội rằng tại sao một quan chức «cấp thấp» như vậy lại có thể làm đại diện chính thức cho Chính phủ Việt Nam.
Ngày 30 tháng 9, một ngày sau buổi chiêu đãi, giới truyền thông Việt Nam đưa tin rằng ông Hà Huy Hoàng, một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao và là một cựu phóng viên của trang Vietnam and the World Weekly (Việt Nam và Thế giới Trong tuần), đã bị đưa ra xét xử và kết án tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Ông Hoàng đã bị kết án 6 năm tù giam.
Giới truyền thông rất hiếm khi công bố tin về trường hợp công dân Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc. Điều này tiếp tục dẫn đến những lời đồn đoán trong dư luận về thời điểm tiến hành phiên toà, cũng như người có thẩm quyền “bật đèn xanh” cho báo chí và truyền thông đưa những thông tin như vậy. Sự nghi ngờ chỉ tăng thêm khi tờ Tuổi Trẻ, VnExpress, cũng như các tờ báo khác dừng đăng tin này trên trang web chính thức của họ ngay trong buổi chiều của hôm công bố sự việc. Dư luận vẫn còn hoài nghi về việc ai đã ra lệnh để các tờ báo lớn hủy bỏ bản tin này và lý do tại sao phải làm vậy.
Việc những hoạt động nội gián được tính toán để diễn ra ngay giữa tình cảnh dầu sôi lửa bỏng trong tầng lớp lãnh đạo chính trị tại Việt Nam chính là một cách để các thế lực bên ngoài tiếp cận đại hội Đảng lần thứ 12. Vấn đề chính rõ ràng chưa được giải quyết ở đây là giới cầm quyền Việt Nam sẽ xoay sở như thế nào để duy trì được mối quan hệ với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ví dụ, những chi tiết lấp lửng trong bản dự thảo Báo cáo Chính trị không gợi ý được chút gì về định hướng chính sách ngoại giao đầy bất trắc của Việt Nam trong tương lai.
Rõ ràng là một số thành phần thuộc tầng lớp lãnh đạo chính trị tại Việt Nam đã chấp nhận để giới truyền thông đưa tin về cuộc xét xử liên quan đến các hoạt động tình báo Trung Quốc, với ít nhất một công dân Việt Nam dính líu đến chuyện này. Diễn biến này nối tiếp nguồn tin cho biết Trung Quốc đã được phép mở một Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
Phiên tòa xét xử gián điệp được công khai, hay quyết định dừng đăng tin này trên các trang mạng, đều là các chỉ báo quan trọng cho thấy nỗ lực duy trì quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ của giới cầm quyền Việt Nam vốn đã trở thành chủ đề nóng trong thời điểm này. Phía phản đối chiều hướng thân Hoa Kỳ luôn tìm cách nhấn mạnh «mối đe dọa biến hòa bình» chính là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Họ viền nổi áp lực đến từ phía Mỹ trong vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo thành một phần của mối đe dọa này.
Những nguồn tin hành lang về hoạt động nội gián liên tiếp của Trung Quốc khiến các nước đồng minh trong khu vực lo ngại rằng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như có thể tác động đến kết quả của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc sắp tới. Giới quan sát viên ở Hà Nội chia sẻ với tờ The Diplomat rằng chính quyền Trung Quốc đã thẳng thừng bày tỏ thái độ phản đối trước việc ông Phạm Bình Minh được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người trước giờ được xem là thân Mỹ.
Những nguồn tin hành lang từ Việt Nam cũng cho biết rằng Trung Quốc đã đánh tiếng về việc chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn chuyến thăm dự kiến ​đến Việt Nam trong tháng này nếu Hà Nội không lập tức dừng chỉ trích việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Luồng thông tin này cũng khẳng định chuyến thăm sẽ diễn ra trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang bởi việc này đang có quá nhiều mối đe dọa đối với Trung Quốc.
Những người muốn củng cố quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ nhấn mạnh lợi thế kinh tế mà các nước thành viên sẽ đạt được trong Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Nhóm này hiện vẫn đang tìm cách chống lại luận điệu khuếch trương «mối đe dọa từ diễn biến hòa bình» bằng cách nhấn mạnh rằng chính hoạt động gián điệp của Trung Quốc mới đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Việt Nam.
Nói cách khác, khái niệm được gọi là “mối đe dọa diễn biến hòa bình đến từ Hoa Kỳ” đang bị lợi dụng để làm đối trọng trước những luận điểm chỉ ra mối đe dọa lật đổ từ Trung Quốc.
Tựu trung, sự kiện chính quyền Việt Nam quyết định công bố quá trình xét xử gián điệp Trung Quốc, cũng như việc không ít giọng bất đồng chính kiến đã xuất hiện công khai ​​trong những tháng gần đây, đều là các chỉ báo ngầm cho khả năng diễn ra thay đổi trong quan hệ ngoại giao Việt Nam–Hoa Kỳ.
Gần đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng quá trình bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, và tình hình an ninh biển trong khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng. Dữ liệu về cuộc phỏng vấn ông Sang đã được trao cho hãng tin Associated Press (AP) ở New York trong khi ông đang tham dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Lời nhận xét này của ông Sang đã hướng đến cả khán giả quốc tế lẫn người trong nước. Cách ông phát biểu tại New York có thể được xem như bước chuẩn bị để Việt Nam củng cố mối quan hệ với Hoa Kỳ. Đồng thời, đối với dư luận trong nước, lời bình như vậy cũng có thể được xem là nỗ lực đánh bóng thông tin về tình hình an ninh quốc gia.
Cần nhắc lại rằng ông Sang đã đến thăm Washington vào giữa năm 2013 và được gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Sau các cuộc đàm phán, hai nhà lãnh đạo cùng tuyên bố đã đạt được thỏa thuận về quan hệ đối tác toàn diện.
Phía ủng hộ nỗ lực tăng cường quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ trong giới lãnh đạo Việt Nam đang cần một số dấu hiệu cho thấy hành động của Việt Nam sẽ được hồi đáp để họ giành ưu thế trước khuynh hướng phê bình trong nước. Đó là lý do tại sao ông Sang kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt cấm vận các loại vũ khí gây sát thương đối với Việt Nam trong cuộc phỏng vấn ở New York. Ông Sang cũng nhấn mạnh lại lời tuyên bố ở Washington cách đây hai năm rằng Việt Nam sẽ đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề nhân quyền.
Việc Trung Quốc hoàn tất chu trình bồi đắp hệ thống đảo nhân tạo ở Biển Đông, những hòn đảo với đầy đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho sự hiện diện của hải quân và không quân Trung Quốc trong khu vực, là động lực chính đằng sau những nỗ lực chính của Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao sâu sắc hơn với Hoa Kỳ.
Việt Nam đã dự kiến tổ chức đón tiếp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama trong tháng 10 và tháng 11. Trong tình hình mâu thuẫn nội bộ của giới lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, mỗi chuyến thăm này có thể được xem như một phép thử riêng biệt đối với định hướng chính trị tương lai của Việt Nam.
_______
GS Carl Thayer, một chuyên gia về tình hình khu vực Đông Nam Á, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Quốc phòng Úc, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á–Thái Bình Dương, Trường Cao đẳng về Chỉ huy và Tham mưu của Úc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Trường Cao đẳng Quốc phòng của Úc.

Khủng bố và chống khủng bố

image
Một binh sĩ Pháp tuần tra ở phía trước bảo tàng Louvre ở Paris hôm 17/11.
Cuộc khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo (Islamic State, IS) tại Paris vào tối 13/11 đã qua. Tất cả những tên khủng bố đã bị giết chết hoặc tự làm nổ bom chết. Một số tên chủ mưu cũng đã bị giết chết. Nhưng cuộc khủng bố ấy vẫn chưa kết thúc. Chính phủ Pháp, một mặt, tiếp tục truy lùng những tên chủ mưu còn lại; mặt khác, gia tăng các đợt oanh kích nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Syria. Nhưng, quan trọng hơn hết, cuộc khủng bố vẫn chưa kết thúc trong tâm trí mọi người: Cứ bước đến bất cứ chỗ nào đông người cũng đều có cảm giác bất an.

Sống, thì mọi người vẫn cứ sống, vẫn vào quán cà phê và tiệm ăn, vẫn vào các rạp hát và các sân vận động, nhưng, tự trong lòng, thỉnh thoảng lại nhói lên một cảm giác lo lắng: Không biết có tên khủng bố nào đột nhiên xuất hiện cầm súng bắn xả vào mình hay không.

Cảm giác bất an ấy chứng tỏ bọn khủng bố đã thành công.

gifnews cat fox animation domination animation domination high-def
Có thể nói, khủng bố là hành động dùng vũ lực để gieo rắc hoang mang và sợ hãi trong quần chúng. Với mục tiêu như thế, khi khủng bố giết được càng nhiều người bao nhiêu thì càng được xem là “thắng lợi” bấy nhiêu. Bởi vậy, đối tượng chính của khủng bố không phải là các trại lính, các đồn cảnh sát hay các cơ quan công quyền mà là những nơi tụ tập của những người dân bình thường như sân vận động, rạp hát, nhà thờ, chùa chiền, chợ búa, các tụ điểm giải trí và các tiệm ăn hay tiệm cà phê. Đó là những sự phân biệt lớn nhất giữa khủng bố và chiến tranh: Trong khi chiến tranh là những sự đụng độ giữa hai lực lượng quân sự, khủng bố chỉ nhắm đến thường dân, những người hoàn toàn vô tội, không có vũ khí trong tay; trong khi chiến tranh nhắm đến việc chiếm cứ đất đai, khủng bố chỉ nhắm đến việc làm cho người ta hoảng sợ.

Khủng bố có nhiều hình thức, trong đó, hai hình thức chính là: khủng bố nhà nước và khủng bố tổ chức.

Tất cả các chế độ độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố. 


reblog nyc rip new york city respect
Mọi chế độ, để đứng vững, bao giờ cũng cần sự ủng hộ của dân chúng. Không có sự ủng hộ ấy, các chế độ độc tài đều được xây dựng trên hai nền móng chính: tuyên truyền và khủng bố. Cứ nhìn vào Bắc Triều Tiên, Iran hay cả Nga hiện nay thì thấy. Chính quyền tìm mọi cách để sát hại tất cả những người phản kháng hoặc có mầm mống phản kháng. Ở Việt Nam, tính chất khủng bố nhẹ hơn, nhưng không phải không có, qua các việc trấn áp những người bất đồng chính kiến: bắt họ, bỏ tù họ hoặc giả dạng côn đồ để đánh đập họ. Tất cả đều nhắm tới một mục tiêu: khủng bố tinh thần dân chúng, làm cho mọi người sợ hãi.

Khủng bố tổ chức là khủng bố do một tổ chức nào đó đứng ra thực hiện. Trong khoảng hơn một thập niên vừa qua, hai tổ chức khủng bố có quy mô lớn nhất và được xem là nguy hiểm nhất trên phạm vi toàn thế giới là al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo. Cả hai đều gây nên những cuộc khủng bố khủng khiếp như cướp máy bay rồi tông thẳng vào Trung tâm thương mại ở New York giết hại cả 3000 người vào năm 2001 hay đặt bom ở các phương tiện giao thông công cộng, từ ga xe lửa đến trạm xe buýt ở London vào năm 2005 làm chết 52 người và hơn 700 người khác bị thương; gần đây nhất là vụ đặt bom trên chuyến bay từ Ai Cập đến Nga làm cho 224 người chết và cuộc tấn công vào Paris làm cho ít nhất 129 người chết và hơn 350 người khác bị thương.

loop machine terrorist producing
Đặc điểm quan trọng nhất của cả al-Qaeda lẫn Nhà nước Hồi giáo đều là Hồi giáo. Chính vì vậy, người ta thường khái quát hoá thành nhận định: “Không phải người Hồi giáo nào cũng là khủng bố, nhưng tất cả những tên khủng bố đều là người Hồi giáo”. Nhận định ấy, thật ra, không sai hẳn. Quả thật, từ năm 2001 đến nay, phần lớn các cuộc khủng bố lớn xảy ra trên thế giới đều ít nhiều dính líu đến Hồi giáo. Phần lớn. Nhưng không phải tất cả. Cuộc khủng bố ở nhà hát Moskva năm 2002 làm trên 120 người chết do những người Chechnya thực hiện vì lý do chính trị chứ không phải vì lý do tôn giáo. Việc đồng nhất khủng bố với Hồi giáo, do đó, không chính xác. Đã không chính xác, nó lại còn nguy hiểm: Nó có thể đẩy tất cả những người Hồi giáo khác vào thế đối nghịch.

Bất cứ cộng đồng nào cũng có người tốt kẻ xấu. Cộng đồng Hồi giáo cũng vậy. Đại đa số người Hồi giáo là những người ôn hoà, an vui với đạo của họ. Chỉ có một thiểu số là quá khích, lúc nào cũng lăm lăm đòi tiêu diệt những người ngoại đạo, muốn đặt tôn giáo của mình lên trên hiến pháp và luật pháp quốc gia, hơn nữa, muốn Hồi giáo hoá toàn thế giới. Chiến lược để tiêu diệt những bọn Hồi giáo cực đoan bao gồm hai khía cạnh: một mặt, tiêu diệt chúng; mặt khác, không xúc phạm đến những người Hồi giáo ôn hoà để họ khỏi ngả theo những bọn Hồi giáo cực đoan.

explosion dropping load bomber b52
Khi Nga và Pháp, theo chân Mỹ trước đó, đem máy bay đến oanh kích các nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq, họ chỉ nhắm đến mục tiêu thứ nhất. Có lẽ họ sẽ không bao giờ toại nguyện. Ngay cả khi diệt hết các phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo, nguy cơ khủng bố vẫn còn lơ lửng trên đầu mọi người. Thì, trước đây, khi quyết định tấn công Afghanistan và Iraq, Mỹ cũng muốn tiêu diệt nhóm Hồi giáo cực đoan al-Qaeda; tuy nhiên, thứ nhất, họ vẫn không tiêu diệt hết được; thứ hai, sau khi al-Qaeda suy yếu thì nhóm Nhà nước Hồi giáo vùng lên còn đông đúc và nguy hiểm hơn cả nhóm Al-Qaeda trước đó nữa.

image
Bởi vậy, người ta cần phải chú trọng đến khía cạnh thứ hai: cắt đứt nguồn cung cấp nhân sự cho các lực lượng Hồi giáo quá khích bằng cách ngăn chận hoặc giảm thiểu quá trình cực đoan hoá của các tín đồ Hồi giáo. Theo tin tức tình báo, ở Úc có cả mấy trăm thanh niên, ở châu Âu, nhiều hơn, có cả ngàn thanh niên tự nguyện từ bỏ cuộc sống yên ấm của mình để lén lút đến Syria hay Iraq tham gia vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo hoặc để được huấn luyện cách thức ám sát hoặc nổ bom tự sát. Trong số này, có những người sinh trưởng ở Tây phương, được giáo dục ở Tây phương. Tại sao họ lại làm vậy?

image
Lý do đầu tiên là do họ cuồng tín. Cuồng tín gắn liền với giáo dục. Chỉ có giáo dục mới giải toả được sự cuồng tín. Bởi vậy, một trong những sách lược chống khủng bố là phải bắt đầu với giáo dục. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, đến từ những bất mãn đối với xã hội Tây phương. Hầu hết những thanh niên tham gia các phong trào quá khích đều là những người thất bại hoặc bị kỳ thị trong xã hội. Họ muốn trả thù. Tham gia vào các nhóm khủng bố dưới danh nghĩa tôn giáo là một cách trả thù… cao cả. Bởi vậy, để ngăn chận tâm lý trả thù này, các chính phủ cần có các chính sách xã hội khuyến khích những tín đồ Hồi giáo hội nhập vào xã hội chính mạch.

Các chính sách giáo dục và hội nhập ấy được xem như những chiến lược “mềm” nhằm cảm hoá trái tim và khối óc của những người Hồi giáo, qua đó, ngăn chận khủng bố ngay từ mầm mống của nó.

explosion movies misc waiting children of men
Không có chiến lược “mềm” này, các việc ném bom ào ạt trên chiến trường chỉ là những biện pháp tạm thời. Khi tên khủng bố này bị giết chết, các tên khủng bố khác sẽ lại xuất hiện. Và, đâu đó, giữa những tụ điểm đông người, bom vẫn nổ và mọi người vẫn tiếp tục sống trong phập phồng sợ hãi.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

animation black lady dress muslim

Việt Nam không khéo sẽ tụt lại phía sau

image
Bộ trưởng 12 nước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ở Lahaina, Maui, Hawaii, ngày 31/7/2015.
Sáng ngày 22/11, thay mặt các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Najib Razak của Malaysia - nước chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần 27, đã tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (gọi tắt là AC) vào ngày 31/12 năm 2015. Sự kiện này, sau việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, mang đến sự phấn khởi, nhưng cũng gợi lên nhiều nỗi lo cho Việt Nam.

Cơ hội đa dạng hóa thị trường

tpp income inequality coorations cooratism trans pacific partnership
AC ra đời có nghĩa là 10 nước ASEAN sẽ giảm mạnh, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho dòng vốn và hàng hóa dịch chuyển mạnh mẽ nội khối, kích thích thương mại và đầu tư phát triển. Các chuyên gia nhận định AC sẽ trở thành một trong những trung tâm sáng giá và năng động nhất tại khu vực châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Hãy thử hình dung, rào cản thuế quan giảm, thị trường hàng hóa được kích thích, mỗi quốc gia sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc xuất và nhập khẩu, từ đó kích thích giao thương giữa các quốc gia. Thủ tướng Najib Razak phát biểu: “GDP của ASEAN dự kiến sẽ đạt 4,7 nghìn tỉ USD vào năm 2020. Theo một dự báo, ASEAN có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Có rất nhiều lợi ích kinh tế mà chúng ta sẽ gặt hái được, qua đó mang lại cuộc sống sung túc hơn cho tất cả người dân ASEAN”.

forum american action tpp trade
Ngoài việc mở rộng thị trường nội khối, AC còn mang lại khả năng kết nối thương mại ngoại khối mạnh hơn. Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm 22-11, Trung Cộngvà nhiều nước đối tác trong khối ASEAN+ cũng khẳng định sẽ đồng hành cùng quá trình xây dựng, hoàn thiện AC trong thời gian tới. AC chính là động lực để các cơ chế thương mại ASEAN+ được thúc đẩy, giúp quá trình hội nhập khu vực châu Á và toàn cầu của các nước ASEAN trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

AC còn có ý nghĩa với Việt Nam hơn bao giờ hết khi thời gian qua, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào người láng giềng “khó chơi” Trung Cộng.

Trung Cộng hiện vẫn là thị trường xuất khẩu lẫn nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Việc AC ra đời, mà cốt yếu là cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) sẽ là động lực và môi trường để Việt Nam thực tế hóa chủ trương chuyển hướng đầu tư và thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa những phụ thuộc một chiều “lợi bất cập hại” đối với Việt Nam trong quá trình tổ chức giao thương.

Và nỗi lo tụt hậu

russia backwards anormaldayinrussia
Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng phát biểu rằng “Chắc chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu của doanh nghiệp, của người dân đối với chúng ta trong lĩnh vực cải cách hành chính. Không phải chúng ta không quan tâm mà có quan tâm, có tiến bộ nhưng chúng ta chỉ so với chúng ta không là không được. Chúng ta giờ đang đứng chót ở ASEAN-6, có cái còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar thì làm sao đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được”.

Nỗi lo tụt hậu kinh tế đã xuất hiện nhiều năm qua, trên các văn bản chính thức, phát ngôn của quan chức, báo chí, truyền thông, chuyên gia... Kèm theo đó là sự lo lắng trước tốc độ phát triển như vũ bão của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và việc phá sản hàng loạt công ty theo hiệu ứng domino, sự yếu kém trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước... Nhiều chuyên gia còn lo ngại thế hệ doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chẳng có cơ hội “ngoi lên” ở Việt Nam, bởi lẽ sức cạnh tranh quá yếu. Doanh nghiệp nào phát triển một chút thì bị doanh nghiệp nước ngoài mua lại, còn không thì đua nhau phá sản vì không thể tồn tại được trên thị trường đầy cạnh tranh. Những nỗi lo này, khi AC mà đặc biệt là AEC hình thành, sẽ càng tăng lên bội phần vì sự xuất hiện ngày càng mãnh liệt của các đối thủ đến từ nội khối và các quốc gia thuộc khối đối tác đối thoại với ASEAN.

Cần lưu ý rằng, khi AEC thành lập, bên cạnh Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng cơ hội lựa chọn đầu tư. Tức là các doanh nghiệp có thể chọn Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines... để đến đầu tư hậu AEC thay vì vẫn chọn Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam không nhanh chóng cải cách và hoàn thiện một số vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng giáo dục và nguồn lao động, các khâu chuỗi cung ứng hàng hóa theo chuẩn khu vực thì các khoản lợi từ AC sẽ trôi theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”, chỗ nào tốt, lợi ích ắt theo.

Việc làm: lo nhiều hơn phấn khởi

power tpp economy coorations story of stuff
Một trong những nội dung của AEC chính là dịch chuyển việc làm. AEC cho phép nguồn lao động dịch chuyển tự do hơn, thoải mái hơn, cởi mở hơn trong khu vực nội khối. Hiện AC đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam , Lào, Campuchia... Các cơ chế AEC cho phép người lao động có tay nghề có nhiều chọn lựa hơn, tức là các lao động tay nghề thấp sẽ có ít cơ hội hơn. Với khả năng chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ về ngoại ngữ nằm ở mức áp chót trong khu vực, lao động thất nghiệp hay làm việc trái tay sẽ là những nỗi lo dài hạn cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh ngành giáo dục những năm qua chưa có những dấu hiệu được cải thiện đáng kể.

Cao Huy Huân

Không để ý thức hệ giáo điều cản trở

image
Việt Nam nói là theo nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
Một cây bút hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết trên Tạp chí Cộng sản kêu gọi Đảng 'không biệt phái, giáo điều' và đừng để ý thức hệ cản trở nguồn lực dân tộc 'sáng tạo, phát triển'.

image
Bài viết của Giáo sư Hoàng Chí Bảo từ Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam có tựa đề theo thông lệ là 'Xây dựng Đảng về đạo đức' nhưng nêu ra một số nội dung khác thường lệ.

Trong cuộc tranh luận về đường lối vốn thường diễn ra trước kỳ đại hội Đảng, ông Hoàng Chí Bảo nêu ra quan điểm đã được giới xã hội dân sự và nhiều trí thức Việt Nam đề cập, là đổi mới không thể chỉ có kinh tế.

Ông viết:
"Đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung."

image
"Phải vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, đơn trị, chỉ phát triển quan hệ hợp tác trong một hệ thống (xã hội chủ nghĩa), theo mô hình Xô-viết, tự tách mình khỏi phần còn lại rộng lớn của thế giới, không có quan hệ với phương Tây tư bản chủ nghĩa."

tpp income inequality coorations cooratism trans pacific partnership
Có vẻ như đây là sự xác tín lại các đường lối hội nhập ngày càng tăng tốc sau khi Việt Nam ký Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây, khi ý thức hệ không còn đóng vai trò như trước.

Không biệt phái và giáo điều

GS Hoàng Chí Bảo cho rằng:

"Trước biến động dữ dội của thế giới toàn cầu hóa, với cách mạng khoa học - công nghệ và sự bùng nổ thông tin và công nghệ thông tin, kiểu phát triển “khép kín”, “ốc đảo” đó đã tỏ ra lỗi thời, hoàn toàn mất tính triển vọng."

image
Tác giả nhắc lại 'đạo đức Hồ Chí Minh'
"Do đó, đổi mới tất yếu phải gắn liền với hội nhập, hợp tác song phương và đa phương để phát triển."

Trong bài viết hôm 20/11/2015, tác giả còn cho là không thể để ý thức hệ cản trở hợp tác:
"...Việt Nam, là bạn của tất cả các nước, không biệt phái và giáo điều, không để sự khác biệt ý thức hệ cản trở quá trình hợp tác, hiểu rõ hợp tác đi liền với cạnh tranh và đấu tranh..."

Tuy nói Việt Nam vẫn "giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa để kiên định lý tưởng" tác giả nhấn mạnh đến "phong cách lãnh đạo trí thức của Đảng trên tinh thần Đổi mới - Dân chủ - Khoa học - Nhân văn để Sáng tạo và Phát triển", theo lời trong bài.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến lợi ích dân tộc và cho rằng:
"Cần phải phát huy ý thức dân tộc, sức mạnh của cộng đồng dân tộc thống nhất, động lực của lòng yêu nước để bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân."

"Đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nuôi dưỡng và phát triển các giá trị, các nguồn lực nội sinh của phát triển bền vững."

image
Tuy nhiên, về giải pháp, tác giả vẫn nêu lại một số tiêu chí về 'đạo đức cách mạng' đã được cố chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra.

Ông cũng phê phán chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm chứ chưa đề cập tới nhu cầu xây dựng hệ thống pháp luật công bằng cho tất cả mọi công dân, kể cả các đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản.

Nếu như Việt Nam đang đưa ra những kêu gọi chưa cụ thể về đạo đức cá nhân và tinh thần chí công vô tư bị xói mòn trong kinh tế thị trường thì lãnh đạo Tập Cận Bình ở Trung Cộng đã tấn công thẳng vào các thành trì của bè phái trong chiến dịch Đả hổ diệt ruồi.

image
Dù vậy, như một số nhà quan sát phương Tây gồm GS Sebastian Veg từ Paris nhận định, nếu truy quét các phái 'tham nhũng' quá mạnh trong Đảng, ông Tập sẽ 'tạo ra khủng hoảng chính trị ở cấp cao nhất'.

GS Hoàng Chí Bảo ở Việt Nam cũng nêu ra nguy cơ cho 'sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ' một khi các căn bệnh "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, xa dân, thói vô trách nhiệm..." không chữa được.

"Tham nhũng vừa là nguy cơ, vừa là quốc nạn bởi nó đã trở nên phổ biến, ở mọi nơi, với những mức độ, hậu quả khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng. Thực trạng này đang đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ như Đảng đã cảnh báo", ông Hoàng Chí Bảo cảnh báo.

image
Dù tình hình nghiêm trọng như vậy, ông chỉ dừng lại ở mức đề xuất "xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống" và tăng cường giáo dục và thực hành đạo đức sâu rộng, thường xuyên trong toàn Đảng"...

russia communism the simpsons lenin vladimir lenin

Tại sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?

image
Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ.

Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành ‘Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược’ (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu.

Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành.

Thế nhưng tại sao các nước muốn cất giấu dầu dưới lòng đất?

Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi 1973.
Khi đó, các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Ả-rập đã cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur.


Thế giới lệ thuộc vào dầu của vùng Trung Đông đến nỗi giá dầu tăng chóng mặt và chẳng lâu sau nước Mỹ phải ra định mức đối với người tiêu dùng ở các trạm đổ xăng.

image
Có nơi không còn một giọt dầu. Người ta lo sợ nguy cơ bị trộm xăng và một số ít người đã vác cả súng ra canh giữ xe hơi.

Một vài năm sau, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động.

Kịch bản được tính tới là một khi xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để đối phó việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới.

Một trang web chính phủ Mỹ viết: “Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao.”

image
Tuy nhiên, đó là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất tốn kém. Ngân sách trong năm nay để duy trì SPR là 200 triệu đô la.

Vòm muối

image
Bob Corbin ở Bộ Năng lượng Mỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho số tiền này được chi tiêu hợp lý.
“Tất cả những địa điểm tích trữ của chúng tôi đều nằm ở những nơi mà chúng tôi gọi là vòm muối,” ông giải thích. “Dầu thô không thẩm thấu qua được muối cho nên chúng là nơi tích trữ tuyệt vời."

Corbin, người đã có 22 năm phục vụ trong lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tự hào với bốn nơi cất giấu này. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì – chỉ là một số miệng giếng và đường ống.

Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.

Corbin cho biết quản lý những cơ sở như vậy đi kèm với thách thức riêng.

Chẳng hạn như những đường hầm bằng muối không phải ổn định hoàn toàn. Đôi khi một phần tường hay trần của những đường hầm này sẽ bị đổ xuống gây hư hại hệ thống và phải cần được thay thế cẩn thận.

image
Mỹ từng phải áp định mức xăng dầu cho người dân trong cuộc khủng hoảng 1973
Các công nhân cũng không thể nào đi vào trong những đường hầm này, do đó cũng giống như việc khai thác dầu từ giếng tự nhiên, công việc lấy dầu từ đường hầm phải được điều khiển từ xa.

Tuy nhiên, người ta dùng một số thiết bị đặc biệt để giúp thấy được những gì bên trong.
“Theo chu kỳ khi những đường hầm này trống trơn thì chúng tôi có thể chụp ảnh dò sóng âm,” Corbin cho biết. "Cách làm này cho phép ta nhìn được theo góc nhìn ba chiều."

Một số đường hầm có hình dạng rất thú vị, ông cho biết thêm. Ví dụ như có một khoang chứa trông giống như một chảo rán cực lớn.

Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn.

Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.

Dự trữ dầu trên toàn thế giới

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.

Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới.

image
Thoả thuận quốc tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải trữ đủ lượng dầu ít nhất tương đương 90 ngày nhập khẩu
Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của IEA, nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày.”

Không phải nước nào cũng có vòm muối để cất giữ dầu dưới lòng đất.

Cũng như không phải nước nào cũng có cơ sở tích trữ chuyên dùng lớn dùng để tích trữ dầu.

Như nước Anh chẳng hạn, là nước không có vòm muối, cũng chẳng có cơ sở tích trữ.
“Nghĩa vụ của Anh là giữ cho lượng dầu ở những nơi sản xuất hiện tại ở trên mức thông thường,” Young cho biết. Lượng dầu này được các công ty bí mật để qua một bên để chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tức khi cần thiết.

Hai nước không phải là thành viên của IEA, Ấn Độ và Trung Cộng, trong những năm gần đây cũng đã đổ tiền của vào kho dự trữ SPR của họ.

Đặc biệt, Trung Cộng có những kế hoạch đầy tham vọng.

Họ hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ.

Trung Cộng không có các đường hầm muối và do đó phải dùng đến các phương tiện tích trữ tốn kém hơn nhiều, đó là dùng những bồn chứa trên mặt đất.

Những bồn chứa này có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bản đồ Google Earth và trên những hình ảnh vệ tinh – ta chỉ cần tìm những dãy đốm trắng lớn.

image
Địa điểm tích trữ ở Trấn Hải (Zhenhai) là một trong số này và hiện đang trữ hết công suất, 33 triệu thùng.

Dùng SPR để thao túng giá dầu?

Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở SPR tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu.

“Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến.”

Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.

image
Một điểm dự trữ dầu của Nhật, nhìn từ Google Map
Dĩ nhiên, việc làm giảm tác động của giá dầu tăng cao là mục đích ban đầu của việc cho ra đời các cơ sở SPR.
Carmine Difiglio thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giải thích: “Bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tác động của giá dầu nội địa tăng vọt là mục đích của SPR vào năm 1975 và nó vẫn là mục đích của SPR ngày nay.”

Nhưng có một lằn ranh quan trọng cần phải phân biệt giữa việc này và việc sử dụng SPR cho mục đích thao túng giá dầu trên thị trường thế giới.

Về điểm này, Martin Young nhấn mạnh: “Kho dự trữ dầu không phải dùng để kiểm soát giá cả như thế. Chúng dùng để điều chỉnh sự thiếu hụt dầu trên thị trường do sự gián đoạn nguồn cung.”

Nên sử dụng SPR như thế nào?

Tuy nhiện, hiện vẫn đang tiếp tục có tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào.

Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ Mỹ kim, hay không.

Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác.

Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.

cinemagraph sunset oil rig
Những nước không có nơi cất trữ dầu được yêu cầu phải để sẵn dầu dư ở các cơ sở sản xuất.
Chính phủ các nước và IEA chuẩn bị cho việc này bằng cách tính toán họ sẽ lấy ra bao nhiêu dầu từ SPR trong trường hợp khủng hoảng.

Thậm chí có những công ty chuyên hỗ trợ cho việc này, chẳng hạn như EnSys.

EnSys đã phát triển một mô hình tinh vi trên máy tính để giả định những biến động giá dầu trong tương lai.

Công nghệ này giúp EnSys tư vấn cho những nước hiện đang nắm giữ SPR về việc khi nào và tại sao họ nên xem xét mở kho dự trữ dầu cho các nhà máy lọc dầu địa phương.

Như Martin Tallett, giám đốc điều hành của EnSys, giải thích: đó là cuộc chơi của các con số. Sản lượng dầu nhập khẩu sẽ bị thiếu hụt bao nhiêu thùng trong lúc khủng hoảng và cần phải mở kho lượng dầu bao nhiêu để bù đắp cho tác động của việc này?

Trong lúc chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.

Rõ ràng là Hoa Kỳ và nhiều nước khác tin rằng SPR là một cách đầu tư hiệu quả.

Tuy nhiên, dù cho công tác chuẩn bị cho được làm cặn kẽ tới đâu thì vẫn có khả năng xảy ra chuyện trong tương lai, dầu không được chuyển kịp thời từ các kho dự trữ chiến lược tới những nơi cần thiết.

Vậy liệu tình trạng như hồi 1973 có lặp lại không?

image
Bob Corbin là một trong những người tin rằng không. "Tôi không muốn đồn đoán về việc chuyện gì có thể hay không thể xảy ra," ông nói. "Chúng ta đã sẵn sàng đưa dầu đi vào bất kỳ khi nào chúng ta cần."

Chris Baraniuk