Sông Hàn - Cái khổ nạn của một quốc gia nhược tiểu
Quá lo ngại việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh dành ảnh hưởng, thậm chí
là phát động chiến tranh nhằm vào nhau, đe dọa trực tiếp tới Úc Châu,
Hungh White đã đề cập giải pháp “xử Hòa” theo đó Hoa Kỳ nên nhượng 3 nước Đông Dương cho Trung Quốc.
Nhượng ở đây là chấp nhận ba nước Đông Dương trở thành những vệ tinh của Trung Hoa, Hungh White hi vọng với giải pháp này China sẽ thỏa mãn và quyền lợi của Úc nhờ vậy được bảo đảm.
Liệt cường trao đổi trên đất Việt Nam
Nhượng ở đây là chấp nhận ba nước Đông Dương trở thành những vệ tinh của Trung Hoa, Hungh White hi vọng với giải pháp này China sẽ thỏa mãn và quyền lợi của Úc nhờ vậy được bảo đảm.
Trong suốt thời cận hiện đại, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc mua bán, đổi chác của liệt cường trên chính dải đất chữ S này. Thời Cận Đại, khi Trung Quốc (Thanh triều) và Pháp Quốc đụng nhau trên chiến trường Bắc Kỳ, người ta đã nghe tới giải pháp: Phân chia vùng đất này thành hai phần, theo đó Trung Quốc sẽ lấy Bắc Kỳ mỏ còn người Pháp thôn tính Bắc Kỳ gạo.
Rất may mắn cho Việt Nam cả khi đấy và tương lai trăm năm sau này đó là việc người Pháp đã không nỡ chối bỏ miếng bánh to. Quân Pháp tấn công quân Thanh trên toàn cõi Bắc Kỳ, hải chiến nổ ra khắp vùng biển Đông Nam Trung Hoa. Trên chiến trường Bắc Kỳ quân Thanh đại bại, hạm đội Phúc Kiến cũng bị người Pháp đánh cho tan nát, lãnh thổ Việt Nam được bảo tồn cho đến ngày nay.
Từ Giơ - ne – vơ (1954) cho chí Thượng Hải (1972) lần lượt VN DCCH rồi VNCH bị đem ra trao đổi hoặc phó mặc cho số phận đẩy đưa.
Biển Đông đã nổi sóng gió từ gần bốn chục năm nay và càng ngày càng xuất hiện nhiều những cuộc đua thể lực, những cựu thực lực ngày càng quan tâm và thậm chí sẵn sàng can dự vào khu vực. Còn về phía Việt Nam? Luôn đi sau về mặt nhận thức, Việt Nam đang phải chịu khuất lấp trước sức mạnh của con Rồng Trung Hoa.
Dư luận nhiều người bày tỏ quan ngại về việc Chính phủ cộng sản nhượng biển đảo, thậm chí cả đất liền cho Trung Quốc để đổi lấy quan hệ hữu hảo bốn tốt mười sáu chữ vàng. Thực hư chưa biết thế nào, nhưng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng nói một cách khách quan thì vẫn cứ là nỗi nhức nhối khó xử cho Việt Nam
China hình như không cảm thấy cần có trách nhiệm với “bạn vàng”, quá thấu hiểu, họ liên tục gia tăng sức ép, thiết lập nên cái sợi thòng lọng quanh Việt Nam. Càng cố giẫy để cầu sống thòng lọng đó càng thít chặt lại và có thể nó chỉ lại một lỗ nhỏ cuống phổi đủ cho Việt Nam sống trong ốm đau, bệnh tật và lệ thuộc.
Gần đây, China đã chơi một nhát dao với Việt Nam và Phi Luật Tân khi Cam Bu Chia nắm giữ chức Chủ tịch ASEAn. Người Tầu cũng đã tràn lấp Thượng Lào, một phần tới Trung Lào. Lệnh cấm đánh bắt cá được người Trung Quốc đơn phương ban bố, tàu Hải Giám, Ngư Chính của nước này vần vũ trên biển Đông, bắt giữ, đánh đập ngư dân Việt Nam.
Biên giới trên biển thì đang được người Trung Quốc thiết lập bởi các dàn khoan di động và cả hạm đội hộ tống.
Mối họa về phụ thuộc kinh tế treo lơ lửng trên đầu mỗi người Việt Nam mà người ta có thể kể ra mấy ví dụ về nông nghiệp và dệt may. Sản phẩm nông nghiệp liên tục trồi trụt theo giá thu mua của nhà buôn Trung Quốc, Dệt may thì không hiểu vì lý do gì toàn bộ nguyên phụ liệu gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hàng Made in China. Các nguyên phụ liệu xuất xứ Ấn Độ, Băng La Đét, Indonexia gần như không có cơ hội cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Không gian văn hóa – chính trị Đông Bắc Á ngày càng trở nên chật chội, bí bách, lạc hậu và kìm hãm sự phát triển của Việt Nam (thậm chí ngay cả đối với Trung Quốc). Muốn phát triển, muốn quốc gia phú cường mà bảo tồn hay cố sống trong không gian này là điều không thể.
Điều kỳ lạ là Việt Nam vừa phải gồng mình chống lại áp lực từ phương Bắc nhưng lại không tỏ ra bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mình muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng của thế lực ngàn năm này. Người dân gần như bơ ngơ, rợn ngợp và không có lối thoát khi đi giữa vòng xoáy Trung Hoa còn Nhà nước thì loay hoay vừa cố gắng chống đỡ vừa như muốn xin China để yên cho mình sống, cho doanh dự của chính mình.
“Sơn thủy tương liên
Văn hóa tương đồng
Lý tưởng tương thông
Vận mệnh tương quan”
Mấy câu đó vừa nói lên cái cốt cách của Văn hóa Đông Bắc Á, vừa có dụ ý cảnh báo Việt Nam về thứ vận mệnh – tồn vong đã gắn kết hai nhà nước Cộng Sản. Tứ tương (hay 16 vàng) này kỳ thực không khác gì thứ mà người ta gọi là “đồng bệnh tương lân”- Bệnh ngàn năm của Đông Á.
Mặc thế hai con bệnh này vẫn cứ phải đối kháng nhau bởi chính danh dự và vị thế chính danh của mỗi đảng cầm quyền. Trong bối cảnh eo hẹp kinh tế, Việt Nam phải gồng mình chống đỡ, một loạt doanh nghiệp được khuyến khích sang Lào đầu tư, một số cảng biển ở miền Trung được khai mở, Cảng Việt Lào (Vũng Áng – Hà Tĩnh) hình thành cận kề ngay ở khu gang thép Formosa (Kỳ Anh - Hà Tĩnh).
Việt Nam quyết giữ lại Trung và Hạ Lào nhằm bảo đảm chiều sâu phòng thủ của mình.
Hiện giờ đã hình thành các tuyến đường Quốc lộ 1A (đang nâng cấp mở rộng), đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ ven biển đang được nối liền (gấp rút thi công kể cả khi kinh tế be bét, xiết chặn đầu tư công), Đường vành đai biên giới cũng đang được hình thành. Miền Trung đã có bốn tuyến đường, hình thành bốn tuyến phòng thủ, tiếp cứu và hỗ trợ lẫn nhau khi có chiến sự. Mới đây một loạt các xã vùng núi của Nghệ An tập trận (Thường niên).
Một loạt các hợp đồng vũ khí được Việt Nam ký kết với Nga nhằm hiện đại hóa Hải Quân và gia tăng khả năng răn đe trên biển. Tuy nhiên sức mạnh tác chiến thực sự của hệ thống vũ khí này đặc biệt là của các hộ vệ hạm tên lửa Gepard (nhân tố trung tâm của hạm đội Việt Nam) vẫn là một dấu hỏi để ngỏ.
Nhưng chừng đấy chưa là gì với sức ép mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Sự vụ Hải Dương Thạch Du 981 cho thấy Việt Nam vô kế khả thi trước thế lực phương bắc này. Lực lượng cảnh sát biển, Kiểm ngư không thể làm gì hơn ngoài việc đấu công suất loa và chạy trở về kêu la về việc bị tàu Trung Quốc húc bẹp. Căng thẳng kéo dài đến giờ mà nói nhiều người đã chán khi nghe nói về đấu tranh trên biển chống giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép.
Vậy ứng xử của các cường quốc thì thế nào, họ chờ gì ở Việt Nam hay chờ gì ở những động thái tiếp theo của Trung Quốc? Những điều đó còn để ngỏ.
Anh có thể còn nghèo nhưng anh hành xử như những kẻ nhược tiểu thì không xứng đáng để có đồng minh tin cậy và vì thế không chắc đã có thể tự định đoạt được chủ quyền. Cái ước mơ đứng một mình (độc lập) trong cảnh nghèo mà hạnh phúc chẳng khác gì một thứ hàng xa xỉ và viển vông.
Sông Hàn
(FB. Sông Hàn)
Một học giả Trung Quốc tiết lộ thêm về Công hàm Phạm Văn Đồng
Có lẽ rất ít người Việt Nam biết đến chi tiết sau đây, liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng, mà học giả người Trung Quốc Li Jianwei (Lý Kiến Vĩ) công bố trong bài viết mới đây cho RSIS (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, trực thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore). Đó là, vào năm 1977, trong một cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc (khi đó là phó thủ tướng) Lý Tiên Niệm, ông Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.
Chi tiết đó giờ đây đã được Li Jianwei mang ra sử dụng trong bài viết của bà, khẳng định Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc (!). Đây là một lập luận rất nguy hiểm cho việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Li Jianwei
Tóm tắt
Vụ đôi co kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh giàn khoan dầu HYSY 981 gây thiệt hại cho mối quan hệ giữa hai nước. Cần có sự khôn khéo về ngoại giao, sao cho cả hai nước đều có thể điều chỉnh cách làm của họ để đưa tình hình về trạng thái kiểm soát được.
Bình luận
Bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam về giàn khoan dầu HYSY 981 kéo dài tới nay đã được hơn 40 ngày (bài viết này đăng ngày 24/6 tại mục Publications của RSIS – ND). Đã đến lúc cả hai bên – vốn kiểm soát thành công những xung đột, mâu thuẫn nhạy cảm trong quá khứ – phải nghiêm túc xem lại những thủ đoạn mà họ sử dụng sau sự cố 981.
Suy cho cùng, tranh chấp hiện nay là có hại cho quan hệ song phương, và đó là điều mà chính phủ cả hai nước đều không muốn. Những căng thẳng phát sinh từ tranh chấp cũng đang gây bất ổn cho khu vực Đông Nam Á.
Lập trường của Trung Quốc
Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một tuyên bố, cùng với 5 tài liệu đi kèm, để làm rõ lập trường của họ với cộng đồng quốc tế về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của giàn khoan dầu HYSY 981.
Vào tháng 5/2014, giàn khoan dầu HYSY 981 của một công ty Trung Quốc đã tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển tiếp giáp với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Giai đoạn 1 bắt đầu vào ngày 2/5 và giai đoạn 2 vào ngày 27/5. Hai địa điểm hoạt động nằm ở vị trí 17 hải lý tính từ đảo Trung Kiến (Zhongjian, tên quốc tế là Triton, tức đảo Tri Tôn – ND) thuộc quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) và tính từ đường cơ sở của lãnh hải của quần đảo Tây Sa, trong khi đó, cách bờ biển đất liền Việt Nam tới xấp xỉ 133-156 hải lý (tức là 239-280 km – ND).
Hoạt động của giàn khoan là sự tiếp tục quá trình thăm dò khai thác thường lệ của công ty Trung Quốc và diễn ra hoàn toàn trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Nói về chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, mở mang, khai thác và thực thi quyền tài phán trên nhóm đảo này. Cho đến thời Bắc Tống (năm 960-1126 Công nguyên), nhà nước Trung Quốc đã xác lập quyền tài phán đối với quần đảo Tây Sa từ trước, và đã đưa hải quân đến tuần tra ở vùng biển này. Năm 1909, đô đốc Li Zhun (Lý Chuẩn), Tư lệnh hải quân Quảng Đông thời nhà Thanh, còn dẫn đầu một đội thanh tra đến quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở đây bằng việc treo cờ và bắn súng chào trên đảo Vĩnh Hưng (Yongxing, tên quốc tế Woody Island, tức là đảo Phú Lâm – ND).
Năm 1911, chính quyền nước Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) ra quyết định đặt quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới quyền tài phán của huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong suốt thời gian Thế chiến II, Nhật Bản chiếm hữu quần đảo Tây Sa. Sau Thế chiến, theo một loạt văn kiện quốc tế, chính quyền Trung Quốc đã cử các quan chức cao cấp đến quần đảo Tây Sa này trên tàu quân sự, vào tháng 11/1946, để cử hành nghi thức tiếp nhận đảo, và một bia đá đã được dựng ở đây để kỷ niệm ngày Nhật trao trả đảo cho Trung Quốc.
Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, quyền tài phán của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Năm 1959, chính quyền Trung Quốc thành lập Cơ quan Quản lý các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa (tức là Hoàng Sa, bãi Macclesfield, và Trường Sa – ND).
Tóm tắt
Vụ đôi co kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh giàn khoan dầu HYSY 981 gây thiệt hại cho mối quan hệ giữa hai nước. Cần có sự khôn khéo về ngoại giao, sao cho cả hai nước đều có thể điều chỉnh cách làm của họ để đưa tình hình về trạng thái kiểm soát được.
Bình luận
Bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam về giàn khoan dầu HYSY 981 kéo dài tới nay đã được hơn 40 ngày (bài viết này đăng ngày 24/6 tại mục Publications của RSIS – ND). Đã đến lúc cả hai bên – vốn kiểm soát thành công những xung đột, mâu thuẫn nhạy cảm trong quá khứ – phải nghiêm túc xem lại những thủ đoạn mà họ sử dụng sau sự cố 981.
Suy cho cùng, tranh chấp hiện nay là có hại cho quan hệ song phương, và đó là điều mà chính phủ cả hai nước đều không muốn. Những căng thẳng phát sinh từ tranh chấp cũng đang gây bất ổn cho khu vực Đông Nam Á.
Lập trường của Trung Quốc
Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một tuyên bố, cùng với 5 tài liệu đi kèm, để làm rõ lập trường của họ với cộng đồng quốc tế về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của giàn khoan dầu HYSY 981.
Vào tháng 5/2014, giàn khoan dầu HYSY 981 của một công ty Trung Quốc đã tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển tiếp giáp với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Giai đoạn 1 bắt đầu vào ngày 2/5 và giai đoạn 2 vào ngày 27/5. Hai địa điểm hoạt động nằm ở vị trí 17 hải lý tính từ đảo Trung Kiến (Zhongjian, tên quốc tế là Triton, tức đảo Tri Tôn – ND) thuộc quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) và tính từ đường cơ sở của lãnh hải của quần đảo Tây Sa, trong khi đó, cách bờ biển đất liền Việt Nam tới xấp xỉ 133-156 hải lý (tức là 239-280 km – ND).
Hoạt động của giàn khoan là sự tiếp tục quá trình thăm dò khai thác thường lệ của công ty Trung Quốc và diễn ra hoàn toàn trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Nói về chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, mở mang, khai thác và thực thi quyền tài phán trên nhóm đảo này. Cho đến thời Bắc Tống (năm 960-1126 Công nguyên), nhà nước Trung Quốc đã xác lập quyền tài phán đối với quần đảo Tây Sa từ trước, và đã đưa hải quân đến tuần tra ở vùng biển này. Năm 1909, đô đốc Li Zhun (Lý Chuẩn), Tư lệnh hải quân Quảng Đông thời nhà Thanh, còn dẫn đầu một đội thanh tra đến quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở đây bằng việc treo cờ và bắn súng chào trên đảo Vĩnh Hưng (Yongxing, tên quốc tế Woody Island, tức là đảo Phú Lâm – ND).
Năm 1911, chính quyền nước Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) ra quyết định đặt quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới quyền tài phán của huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong suốt thời gian Thế chiến II, Nhật Bản chiếm hữu quần đảo Tây Sa. Sau Thế chiến, theo một loạt văn kiện quốc tế, chính quyền Trung Quốc đã cử các quan chức cao cấp đến quần đảo Tây Sa này trên tàu quân sự, vào tháng 11/1946, để cử hành nghi thức tiếp nhận đảo, và một bia đá đã được dựng ở đây để kỷ niệm ngày Nhật trao trả đảo cho Trung Quốc.
Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, quyền tài phán của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Năm 1959, chính quyền Trung Quốc thành lập Cơ quan Quản lý các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa (tức là Hoàng Sa, bãi Macclesfield, và Trường Sa – ND).
Công hàm Phạm Văn Đồng
Trong các quan điểm về sự cố giàn khoan mới đây, một lần nữa, công hàm năm 1958 của cựu thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lại được đưa ra. Trong công hàm, Thủ tướng Đồng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ra ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về lãnh hải của Trung Quốc” và “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”.
“Quyết định ấy” là nói đến tuyên bố của Trung Quốc, ra ngày 4/9/1958. Trong tuyên bố này, Trung Quốc thông báo “bề rộng của lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý” và “điều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm… quần đảo Tây Sa”.
Có thể hiểu được là, các đại diện của phía Việt Nam đã cố gắng làm giảm tầm quan trọng của công hàm Phạm Văn Đông và muốn đưa ra một lời giải thích khác về việc tại sao công hàm này không làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Tây Sa. Tuy nhiên, có một sự thực là trong một cuộc gặp vào năm 1977, chính ông Phạm Văn Đồng đã giải thích cho một người khi đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Tiên Niệm (Li Xiannian); và cái sự thực này quả thật đã làm suy yếu những lập luận hiện nay của Việt Nam nhằm đánh lạc hướng nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Ấy là bởi vì trong cuộc gặp, ông Đồng có nói: “Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại”, và “trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.
Rõ ràng là ông Đồng đã công nhận mục đích của tuyên bố của ông về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lại đòi Trung Quốc hiểu nó trong bối cảnh lịch sử. Lập luận này đi ngược với nguyên tắc quốc tế “estoppels”, theo đó: Trong một tranh chấp cụ thể, tại một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận/ nhất trí ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc nhất trí đó có hiệu lực pháp lý.
Kết quả là, bên nào đã nhất trí hoặc đã công nhận chủ quyền đang tranh cãi, thì sẽ không thể bác bỏ chủ quyền của bên kia đối với vùng lãnh thổ đang tranh cãi, và phải tôn trọng quyền của bên kia. Ngoài ra, việc Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ ngày thống nhất cho đến tận năm 1986 cũng là một thực tế làm suy yếu lập luận của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền này.
Một lưu ý tích cực
Trong một bài bình luận gần đây trên RSIS, nhan đề “Hoàng Sa 40 năm qua”, tác giả – học giả Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Lan Anh – có đề cập đến một trường hợp phân định thành công biên giới trên biển, đó là hiệp định giữa Trung Quốc và Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ, năm 2000. Bà Lan Anh cho rằng các nguyên tắc mà hai nước đã áp dụng trong vụ Vịnh Bắc Bộ cũng có thể được vận dụng cho vùng biển giữa bờ biển đất liền Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa, mà trong đó có đảo Tri Tôn.
Chắc chắn là trong vụ phân định Vịnh Bắc Bộ, các nhà đàm phán của cả hai nước đã tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), là tiến tới một thỏa thuận công bằng mà cả hai bên đều chấp nhận được, có tính đến những yếu tố khác nhau có liên quan. Biên giới trong Vịnh Bắc Bộ là biên giới hàng hải đầu tiên của Trung Quốc, và cũng là biên giới trên biển đầu tiên giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho những cuộc đàm phán trong tương lai của họ về các phần khác trên Biển Đông.
Trung Quốc thừa nhận rằng vùng biển nằm giữa quần đảo Tây Sa và và bờ biển đất liền Việt Nam hiện chưa được phân định, và cả hai nước đều có quyền đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, căn cứ vào UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc giữ quan điểm cho rằng vùng biển xung quanh đảo Tri Tôn không phải là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho dù áp dụng nguyên tắc nào vào việc phân định biên giới trên biển đi chăng nữa. Khoảng cách và vị trí địa lý chẳng có ý nghĩa gì cả.
Đề xuất hai nước ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp là một đề xuất tích cực và mang tính xây dựng. Trung Quốc sẽ đồng ý tham gia đàm phán trực tiếp với Việt Nam, về việc phân định ranh giới hàng hải trong khu vực nằm giữa bờ biển đất liền Việt Nam và quần đảo Tây Sa.
Nếu đạt được một giải pháp công bằng và hợp lý, thì điều đó sẽ góp phần củng cố và thắt chặt quan hệ giữa hai nước, đồng thời cũng góp phần quan trọng cho hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Trong các quan điểm về sự cố giàn khoan mới đây, một lần nữa, công hàm năm 1958 của cựu thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lại được đưa ra. Trong công hàm, Thủ tướng Đồng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ra ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về lãnh hải của Trung Quốc” và “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”.
“Quyết định ấy” là nói đến tuyên bố của Trung Quốc, ra ngày 4/9/1958. Trong tuyên bố này, Trung Quốc thông báo “bề rộng của lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý” và “điều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm… quần đảo Tây Sa”.
Có thể hiểu được là, các đại diện của phía Việt Nam đã cố gắng làm giảm tầm quan trọng của công hàm Phạm Văn Đông và muốn đưa ra một lời giải thích khác về việc tại sao công hàm này không làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Tây Sa. Tuy nhiên, có một sự thực là trong một cuộc gặp vào năm 1977, chính ông Phạm Văn Đồng đã giải thích cho một người khi đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Tiên Niệm (Li Xiannian); và cái sự thực này quả thật đã làm suy yếu những lập luận hiện nay của Việt Nam nhằm đánh lạc hướng nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Ấy là bởi vì trong cuộc gặp, ông Đồng có nói: “Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại”, và “trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.
Rõ ràng là ông Đồng đã công nhận mục đích của tuyên bố của ông về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lại đòi Trung Quốc hiểu nó trong bối cảnh lịch sử. Lập luận này đi ngược với nguyên tắc quốc tế “estoppels”, theo đó: Trong một tranh chấp cụ thể, tại một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận/ nhất trí ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc nhất trí đó có hiệu lực pháp lý.
Kết quả là, bên nào đã nhất trí hoặc đã công nhận chủ quyền đang tranh cãi, thì sẽ không thể bác bỏ chủ quyền của bên kia đối với vùng lãnh thổ đang tranh cãi, và phải tôn trọng quyền của bên kia. Ngoài ra, việc Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ ngày thống nhất cho đến tận năm 1986 cũng là một thực tế làm suy yếu lập luận của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền này.
Một lưu ý tích cực
Trong một bài bình luận gần đây trên RSIS, nhan đề “Hoàng Sa 40 năm qua”, tác giả – học giả Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Lan Anh – có đề cập đến một trường hợp phân định thành công biên giới trên biển, đó là hiệp định giữa Trung Quốc và Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ, năm 2000. Bà Lan Anh cho rằng các nguyên tắc mà hai nước đã áp dụng trong vụ Vịnh Bắc Bộ cũng có thể được vận dụng cho vùng biển giữa bờ biển đất liền Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa, mà trong đó có đảo Tri Tôn.
Chắc chắn là trong vụ phân định Vịnh Bắc Bộ, các nhà đàm phán của cả hai nước đã tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), là tiến tới một thỏa thuận công bằng mà cả hai bên đều chấp nhận được, có tính đến những yếu tố khác nhau có liên quan. Biên giới trong Vịnh Bắc Bộ là biên giới hàng hải đầu tiên của Trung Quốc, và cũng là biên giới trên biển đầu tiên giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho những cuộc đàm phán trong tương lai của họ về các phần khác trên Biển Đông.
Trung Quốc thừa nhận rằng vùng biển nằm giữa quần đảo Tây Sa và và bờ biển đất liền Việt Nam hiện chưa được phân định, và cả hai nước đều có quyền đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, căn cứ vào UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc giữ quan điểm cho rằng vùng biển xung quanh đảo Tri Tôn không phải là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho dù áp dụng nguyên tắc nào vào việc phân định biên giới trên biển đi chăng nữa. Khoảng cách và vị trí địa lý chẳng có ý nghĩa gì cả.
Đề xuất hai nước ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp là một đề xuất tích cực và mang tính xây dựng. Trung Quốc sẽ đồng ý tham gia đàm phán trực tiếp với Việt Nam, về việc phân định ranh giới hàng hải trong khu vực nằm giữa bờ biển đất liền Việt Nam và quần đảo Tây Sa.
Nếu đạt được một giải pháp công bằng và hợp lý, thì điều đó sẽ góp phần củng cố và thắt chặt quan hệ giữa hai nước, đồng thời cũng góp phần quan trọng cho hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Phạm Đoan Trang chuyển ngữ và giới thiệu
Theo blog Đoan Trang
Bà Li Jianwei là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Biển, Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc. Bài này được viết riêng cho RSIS.
Nguồn: http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS1182014.pdf
Nên đọc: Chuyện cái khăn lạnh
Lúc Vietnam Airlines (VNA) mở đường bay thẳng đi London, cũng trùng
hợp đợt đó mình sang Anh họp. Đi cùng là 2 anh bạn người Nhật. Mình ép 2
anh bạn đi VNA, nên phải ghé Tp HCM transit, chứ nếu không thì 2 bạn ấy
bay từ Tokyo bay thẳng London, nhưng mình ép quá nên đành chiều lòng.
Vì tiền vé mạnh ai nấy trả nên mình đi hạng ghế phổ thông, 2 anh bạn
Nhật đi hạng doanh nhân, giá mắc gấp 3 lần nên mình muốn tiết kiệm. Mình
có gì nói đó, thiệt thà chứ không có sĩ diện, nên 2 bạn Nhật hết sức
yêu mến. Nhiều người khuyên nói mày làm việc với Tây không hà, nên phải
diện cho nó xứng đáng. Chứ toàn cái Vina Giày, quần áo tự may hay của
Dệt May An Phước, hay nước hoa cũng mùi lúa mới của mỹ phẩm Sài Gòn, quê
mùa, toàn đồ Việt Nam không có xứng, phải dùng hàng hiệu. Bỏ thêm ít
tiền ngồi trên khoang doanh nhân luôn, chứ ngồi chi dưới khoang kia, nó
coi thường thì sao. Tony thì không quan tâm mấy, miễn là thấy đẹp, thấy
hợp gu là dùng, nhưng thật ra vẫn có sự ưu tiên hàng Việt, vì tinh thần
dân tộc. Một công dân tự trọng với sản phẩm quốc gia họ sản xuất thì dân
tộc đó mới tự cường. Mình nên chinh phục bạn bè quốc tế bằng vẻ đẹp của
trí tuệ, vẻ đẹp của sự chân thành, còn ngoại hình thì tử tế, sạch sẽ,
tươm tất là được. Trong điều kiện hiện nay của mình, sang trọng quá
thành ra không hay, mình thấy có lỗi với đồng bào của mình đang vất vả
kiếm cái đưa vào bao tử cho no bụng, cho hết 1 đời người, ngoài kia.
Tony cũng hay đi Hàn Quốc, Nhật và thực sự thích cách làm, cách phát triển của họ. Người Đức cũng vậy, họ rất ủng hộ sản phẩm của nước họ với 1 tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đôi lúc cực đoan, nhưng phù hợp cho 1 giai đoạn phát triển nào đó. Papa Kim, tức cha nuôi người Hàn Quốc của mình kể, lúc ông ấy đi học, tức thập niên 60-70, Hàn Quốc nghèo, nghèo hơn cả miền Nam Việt nam. Tổng thống Park Chung Hee lúc đó mới suy nghĩ cách nào để phát triển kinh tế, nên mới gửi quân đi đánh thuê, kiếm tiền về làm đường sá. Phải bán máu lúc cần thiết. Người Hàn Quốc trở thành số 1 thế giới về thời gian xây dựng đường cao tốc, nhanh nhưng có chất lượng vì họ nghiêm khắc với bản thân mình. Ở Sài Gòn, có xa lộ Đại Hàn là của họ làm, với chất lượng tương đương với 1 đường băng Tân Sơn Nhất, máy bay có thể sử dụng để đáp xuống. Có con đường là có tất cả.
Tinh thần dân tộc họ mạnh mẽ đến mức, cứ vào lớp học, cô giáo sẽ kiểm tra cặp học sinh, những dụng cụ học tập nếu không phải của Hàn Quốc sản xuất sẽ bị phê bình, gửi thư về phụ huynh góp ý. Một thế hệ lớn lên trong sự quyết tâm cao độ, rằng sẽ thoát nghèo, sẽ cho thế giới biết trí tuệ dân tộc, sẽ trở nên văn minh...nên cái gì họ cũng xài của nội địa. Lòng dân thì quyết tâm nên các doanh nghiệp cũng quyết tâm không kém. Họ lùng sục đi mua các thiết bị, các sản phẩm của Nhật hay Âu Mỹ về, lục tung hết, nghiên cứu ngày đêm không ăn không ngủ để sản xuất y chang cho bằng được, thậm chí tốt hơn, rẻ hơn. Các du học sinh khi học xong, đồng lòng kéo nhau về đất nước dù Hàn Quốc đến bây giờ vẫn trong tình trạng chiến tranh với chế độ đi lính bắt buộc. Tất cả đều bảo nhau, hãy làm thêm, làm thêm. Những người con dân tộc mình đang bán máu, bán sinh mạng để gửi từng đồng đô la về xây dựng đất nước, hà cớ gì mình không thêm vài giọt mồ hôi? Những công trường rầm rập, những cao ốc văn phòng đèn sáng đến nửa đêm, những học sinh ở trần, lăn lê bò trườn dưới tuyết với 1 lời thề sẽ đưa đất nước tiến lên. Thư viện sáng đèn 24/24. Không nghỉ ngơi, giải trí gì hết, vì không được phép khi đất nước còn nghèo. Trên tivi là sự chia sẻ cách làm giàu, dạy ngoại ngữ, dạy đạo đức, dạy kiến thức... Cả xã hội lao vào học tập và làm việc như điên. Chỉ trong mười mấy năm, một kỳ tích sông Hàn ra đời, một Hàn Quốc kiêu hãnh với ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, đóng tàu, phim ảnh, thời trang...không thua một quốc gia tiên tiến nào. Thế vận hội năm 1988, Seoul đã trình cho thế giới thấy, với sự quyết tâm, không có gì là không thể. Cứ như 1 ngôn ngữ bất thành văn, 1 quốc gia phát triển kinh tế sẽ ra thế giới đệ trình bằng 1 cái Olympic. 20 năm sau, đến lượt người Trung Quốc với Olympic Bắc Kinh.
Từ nước chót bảng, Hàn Quốc thành nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, dân Hàn Quốc được cả thế giới tôn trọng, hầu hết đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Rảnh, nhức đầu thì đi Mỹ. Muốn ăn Pizza thì lên máy bay đi Ý....
Giờ đây những hình ảnh Hàn Quốc, gọi là làn sóng Hanlyu ( 한류), lan tràn khắp châu Á. Các ụ pa với vẻ đẹp đài các, kiêu sa và hay khóc, đã quảng cáo hiệu quả ngành mỹ phẩm và thời trang của nước này. Nhớ lần Jang Dong Gun qua Việt Nam, 1 nhãn hàng băng vệ sinh phụ nữ tài trợ với yêu cầu phải mua mấy chục gói mới đổi 1 tấm vé, tạo thành sự hỗn loạn tranh giành, 1 ngày bán hết veo. Giá vé chợ đen lên gấp mấy lần. Tony thấy cả có những nhà trọ, toàn con trai, nhịn tiền ăn cơm để mua băng vệ sinh. Chen lấn coi xong, về kể 3 ngày 3 đêm chuyện 1 tài tử đẹp trai cũng chưa hết. Còn đống băng vệ sinh thì không biết làm gì. Nhân dịp qua chơi nên tụi nó mới hỏi anh Tony ơi, anh thông minh anh nghĩ giúp tụi em, giờ làm gì với đống giấy này, không lẽ vứt? Mình nói thôi tụi mày bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, lấy ra làm khăn lạnh lau cũng mát. Nhớ cho tao vài cái...
Gần đây, các ụ pa này sang nữa, vì hợp thị hiếu nên cứ sang hoài, kiếm khối tiền. Vừa xuống sân bay, dù 2h sáng cũng luôn có 1 nhóm nhốn nháo ngoài cửa đợi, băng rôn giơ cao, hình ảnh in ra cầm trên tay, khóc lên xỉu xuống. Ụ pa vừa họp báo đứng lên, lại có 1 nhóm học sinh khác lao đến, tranh giành đánh nhau để được hôn vào ghế...
Viết đến đây. Mồ hôi đầm đìa. Tí ơi, đưa dượng cái khăn lạnh.
Tony cũng hay đi Hàn Quốc, Nhật và thực sự thích cách làm, cách phát triển của họ. Người Đức cũng vậy, họ rất ủng hộ sản phẩm của nước họ với 1 tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đôi lúc cực đoan, nhưng phù hợp cho 1 giai đoạn phát triển nào đó. Papa Kim, tức cha nuôi người Hàn Quốc của mình kể, lúc ông ấy đi học, tức thập niên 60-70, Hàn Quốc nghèo, nghèo hơn cả miền Nam Việt nam. Tổng thống Park Chung Hee lúc đó mới suy nghĩ cách nào để phát triển kinh tế, nên mới gửi quân đi đánh thuê, kiếm tiền về làm đường sá. Phải bán máu lúc cần thiết. Người Hàn Quốc trở thành số 1 thế giới về thời gian xây dựng đường cao tốc, nhanh nhưng có chất lượng vì họ nghiêm khắc với bản thân mình. Ở Sài Gòn, có xa lộ Đại Hàn là của họ làm, với chất lượng tương đương với 1 đường băng Tân Sơn Nhất, máy bay có thể sử dụng để đáp xuống. Có con đường là có tất cả.
Tinh thần dân tộc họ mạnh mẽ đến mức, cứ vào lớp học, cô giáo sẽ kiểm tra cặp học sinh, những dụng cụ học tập nếu không phải của Hàn Quốc sản xuất sẽ bị phê bình, gửi thư về phụ huynh góp ý. Một thế hệ lớn lên trong sự quyết tâm cao độ, rằng sẽ thoát nghèo, sẽ cho thế giới biết trí tuệ dân tộc, sẽ trở nên văn minh...nên cái gì họ cũng xài của nội địa. Lòng dân thì quyết tâm nên các doanh nghiệp cũng quyết tâm không kém. Họ lùng sục đi mua các thiết bị, các sản phẩm của Nhật hay Âu Mỹ về, lục tung hết, nghiên cứu ngày đêm không ăn không ngủ để sản xuất y chang cho bằng được, thậm chí tốt hơn, rẻ hơn. Các du học sinh khi học xong, đồng lòng kéo nhau về đất nước dù Hàn Quốc đến bây giờ vẫn trong tình trạng chiến tranh với chế độ đi lính bắt buộc. Tất cả đều bảo nhau, hãy làm thêm, làm thêm. Những người con dân tộc mình đang bán máu, bán sinh mạng để gửi từng đồng đô la về xây dựng đất nước, hà cớ gì mình không thêm vài giọt mồ hôi? Những công trường rầm rập, những cao ốc văn phòng đèn sáng đến nửa đêm, những học sinh ở trần, lăn lê bò trườn dưới tuyết với 1 lời thề sẽ đưa đất nước tiến lên. Thư viện sáng đèn 24/24. Không nghỉ ngơi, giải trí gì hết, vì không được phép khi đất nước còn nghèo. Trên tivi là sự chia sẻ cách làm giàu, dạy ngoại ngữ, dạy đạo đức, dạy kiến thức... Cả xã hội lao vào học tập và làm việc như điên. Chỉ trong mười mấy năm, một kỳ tích sông Hàn ra đời, một Hàn Quốc kiêu hãnh với ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, đóng tàu, phim ảnh, thời trang...không thua một quốc gia tiên tiến nào. Thế vận hội năm 1988, Seoul đã trình cho thế giới thấy, với sự quyết tâm, không có gì là không thể. Cứ như 1 ngôn ngữ bất thành văn, 1 quốc gia phát triển kinh tế sẽ ra thế giới đệ trình bằng 1 cái Olympic. 20 năm sau, đến lượt người Trung Quốc với Olympic Bắc Kinh.
Từ nước chót bảng, Hàn Quốc thành nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, dân Hàn Quốc được cả thế giới tôn trọng, hầu hết đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Rảnh, nhức đầu thì đi Mỹ. Muốn ăn Pizza thì lên máy bay đi Ý....
Giờ đây những hình ảnh Hàn Quốc, gọi là làn sóng Hanlyu ( 한류), lan tràn khắp châu Á. Các ụ pa với vẻ đẹp đài các, kiêu sa và hay khóc, đã quảng cáo hiệu quả ngành mỹ phẩm và thời trang của nước này. Nhớ lần Jang Dong Gun qua Việt Nam, 1 nhãn hàng băng vệ sinh phụ nữ tài trợ với yêu cầu phải mua mấy chục gói mới đổi 1 tấm vé, tạo thành sự hỗn loạn tranh giành, 1 ngày bán hết veo. Giá vé chợ đen lên gấp mấy lần. Tony thấy cả có những nhà trọ, toàn con trai, nhịn tiền ăn cơm để mua băng vệ sinh. Chen lấn coi xong, về kể 3 ngày 3 đêm chuyện 1 tài tử đẹp trai cũng chưa hết. Còn đống băng vệ sinh thì không biết làm gì. Nhân dịp qua chơi nên tụi nó mới hỏi anh Tony ơi, anh thông minh anh nghĩ giúp tụi em, giờ làm gì với đống giấy này, không lẽ vứt? Mình nói thôi tụi mày bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, lấy ra làm khăn lạnh lau cũng mát. Nhớ cho tao vài cái...
Gần đây, các ụ pa này sang nữa, vì hợp thị hiếu nên cứ sang hoài, kiếm khối tiền. Vừa xuống sân bay, dù 2h sáng cũng luôn có 1 nhóm nhốn nháo ngoài cửa đợi, băng rôn giơ cao, hình ảnh in ra cầm trên tay, khóc lên xỉu xuống. Ụ pa vừa họp báo đứng lên, lại có 1 nhóm học sinh khác lao đến, tranh giành đánh nhau để được hôn vào ghế...
Viết đến đây. Mồ hôi đầm đìa. Tí ơi, đưa dượng cái khăn lạnh.
Tony Buổi Sáng
(FB Tony Buổi Sáng)
Nhật thay đổi lớn về quốc phòng
Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy thay đổi trong chính sách an ninh |
Theo hiến pháp của Nhật, Tokyo bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, trừ trường hợp phòng vệ.
Nhưng việc diễn giải lại luật
sẽ cho phép "phòng vệ tập thể" - dùng vũ lực để bảo vệ các
đồng minh bị tấn công.
Các nhà lập pháp của liên minh cầm quyền thông qua thay đổi trên vào sáng thứ Ba và nội các sau đó cũng có bước đi tương tự trong cùng ngày.
Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy mạnh mẽ cho thay đổi này, ông lập luận rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ - quốc gia mà Nhật Bản có quan hệ đồng minh về an ninh từ hàng chục năm qua - cũng sẽ hoan nghênh bước đi này, tuy nhiên, Trung Quốc, nước vốn đang có quan hệ căng thẳng với Tokyo, sẽ rất tức giận.
Quyết định này cũng gây nhiều tranh cãi ở ngay trong nước Nhật.
Hôm Chủ Nhật, một người đàn ông tự thiêu ở trung tâm Tokyo để phản đối.
'Không cứu vãn'Các nhà lập pháp của liên minh cầm quyền thông qua thay đổi trên vào sáng thứ Ba và nội các sau đó cũng có bước đi tương tự trong cùng ngày.
Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy mạnh mẽ cho thay đổi này, ông lập luận rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ - quốc gia mà Nhật Bản có quan hệ đồng minh về an ninh từ hàng chục năm qua - cũng sẽ hoan nghênh bước đi này, tuy nhiên, Trung Quốc, nước vốn đang có quan hệ căng thẳng với Tokyo, sẽ rất tức giận.
Quyết định này cũng gây nhiều tranh cãi ở ngay trong nước Nhật.
Hôm Chủ Nhật, một người đàn ông tự thiêu ở trung tâm Tokyo để phản đối.
Một người đàn ông đã tự thiêu tại trung tâm Tokyo hôm Chủ Nhật phản đối việc thay đổi chính sách quân sự
Ông Abe hồi tháng Năm đã hậu thuẫn cho thay đổi, sau khi ban cố vấn của ông ra bản phúc trình khuyến nghị thay đổi luật quốc phòng.
Nhật thông qua bản hiến pháp hòa bình sau khi đầu hàng hồi Thế chiến II. Kể từ đó, binh lính Nhật không tham gia vào các hoạt động chiến đấu, dẫu cho có một nhóm nhỏ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Nhật lâu nay giữ quan điểm rằng theo luật quốc tế, Nhật có quyền phòng vệ chung, nhưng cũng cho rằng không thể thực thi được quyền đó do những hạn chế trong hiến pháp.
Ban cố vấn của ông Abe khuyến nghị rằng nếu Nhật diễn giải lại hiến pháp để cho phép được phòng vệ chung, thì các điều kiện sẽ được áp dụng nhằm đảm bảo sức mạnh sẽ không bị lạm dụng.
Hôm thứ Hai, hàng ngàn người đã tham gia biểu tình phản đối tại Tokyo.
Những người chỉ trích ông Abe sợ rằng đây sẽ là bước đi đầu tiên tiến tới việc sửa đổi chính thức hoặc xóa bỏ Điều 9 Hiến pháp, là điều khoản tuyên bố từ bỏ chiến tranh.
"Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi bây giờ không chặn chính phủ ông Abe thì sẽ không thể cứu vãn được," Étuo Nakashima, 32 tuổi, nói với hãng tin Reuters.
Nhưng những người khác tin rằng bản hiến pháp là di tích hậu chiến mà Hoa Kỳ áp đặt lên Nhật Bản, hạn chế việc Tokyo được có các hoạt động bình thường của một quốc gia hiện đại.
Trung Quốc, nước hiện đang có tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Nhật, lên tiêng phản đối thay đổi, cáo buộc Nhật "tái quân sự hóa" trong thời ông Abe.
Nay, nội các đã chuẩn thuận bước đi; các sửa đổi pháp lý sẽ phải được quốc hội thông qua. Nhưng với việc diễn giải lại thay vì sửa đổi hiến pháp, ông Abe tránh được việc cần có trưng cầu dân ý.
Ông Abe hồi tháng Năm đã hậu thuẫn cho thay đổi, sau khi ban cố vấn của ông ra bản phúc trình khuyến nghị thay đổi luật quốc phòng.
Nhật thông qua bản hiến pháp hòa bình sau khi đầu hàng hồi Thế chiến II. Kể từ đó, binh lính Nhật không tham gia vào các hoạt động chiến đấu, dẫu cho có một nhóm nhỏ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Nhật lâu nay giữ quan điểm rằng theo luật quốc tế, Nhật có quyền phòng vệ chung, nhưng cũng cho rằng không thể thực thi được quyền đó do những hạn chế trong hiến pháp.
Ban cố vấn của ông Abe khuyến nghị rằng nếu Nhật diễn giải lại hiến pháp để cho phép được phòng vệ chung, thì các điều kiện sẽ được áp dụng nhằm đảm bảo sức mạnh sẽ không bị lạm dụng.
Hôm thứ Hai, hàng ngàn người đã tham gia biểu tình phản đối tại Tokyo.
Những người chỉ trích ông Abe sợ rằng đây sẽ là bước đi đầu tiên tiến tới việc sửa đổi chính thức hoặc xóa bỏ Điều 9 Hiến pháp, là điều khoản tuyên bố từ bỏ chiến tranh.
"Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi bây giờ không chặn chính phủ ông Abe thì sẽ không thể cứu vãn được," Étuo Nakashima, 32 tuổi, nói với hãng tin Reuters.
Nhưng những người khác tin rằng bản hiến pháp là di tích hậu chiến mà Hoa Kỳ áp đặt lên Nhật Bản, hạn chế việc Tokyo được có các hoạt động bình thường của một quốc gia hiện đại.
Trung Quốc, nước hiện đang có tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Nhật, lên tiêng phản đối thay đổi, cáo buộc Nhật "tái quân sự hóa" trong thời ông Abe.
Nay, nội các đã chuẩn thuận bước đi; các sửa đổi pháp lý sẽ phải được quốc hội thông qua. Nhưng với việc diễn giải lại thay vì sửa đổi hiến pháp, ông Abe tránh được việc cần có trưng cầu dân ý.
(BBC)
'Hữu nghị, nhưng phải giữ chủ quyền'
Việt Nam cần phải gìn giữ
hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng phải "giữ vững
chủ quyền", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa khẳng định khi
gặp cử tri tại Hà Nội vào sáng thứ Ba ngày 1/7.
Đây được xem là bình luận công khai đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi xảy ra biến cố giàn khoan Trung Quốc trên Biển Đông đầu tháng Năm.
Đây được xem là bình luận công khai đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi xảy ra biến cố giàn khoan Trung Quốc trên Biển Đông đầu tháng Năm.
Trước đó, các lãnh đạo cao cấp của
Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đã có những tuyên bố phê phán Trung Quốc.
Nhưng một luồng dư luận của người Việt, bày tỏ qua mạng internet, phê phán vị Tổng Bí thư vì dường như ông chưa có bình luận về mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Tại hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, ngày 1/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu dài về biến cố giàn khoan và câu hỏi phải làm gì với Trung Quốc.
‘Hệ trọng, nhạy cảm’
Nhưng một luồng dư luận của người Việt, bày tỏ qua mạng internet, phê phán vị Tổng Bí thư vì dường như ông chưa có bình luận về mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Tại hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, ngày 1/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu dài về biến cố giàn khoan và câu hỏi phải làm gì với Trung Quốc.
Theo báo Dân Việt, ông Trọng nhấn mạnh quan hệ với nước láng giềng phương Bắc là "vấn đề rất lớn, quan trọng, hệ trọng và nhạy cảm".
"Lần này, ta lại phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện nhưng phải giữ được chủ quyền quốc gia. Cái khó là ở chỗ đó," ông nói.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi người dân "bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết và đặc biệt là kiên trì để phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".
"Lần này, ta lại phải tìm cách chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện nhưng phải giữ được chủ quyền quốc gia. Cái khó là ở chỗ đó." - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam"Chỉ cần sai một ly là đi một dặm,” ông nhấn mạnh quan điểm của Đảng Cộng sản về tình hình Biển Đông.
Trong khi đó, trang tin VnExpress dẫn một phần bình luận khác của ông Trọng trong buổi nói chuyện, nhắc rằng cần phân biệt người dân và chính quyền Trung Quốc.
"Những người đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam khác với 1,3 tỷ người dân Trung Quốc. Xây dựng tình hữu nghị đồng thời phải giữ được chủ quyền."
"Đấu tranh với Trung Quốc là việc lâu dài, chúng ta làm sao phải khẳng định được chủ quyền để lấy lại Hoàng Sa."
Ông nói phải "chuẩn bị mọi khả năng", kể cả chiến tranh, mặc dù "mong nó không xảy ra".
Trang tin VnExpress cho biết Tổng Bí thư Việt Nam nói "tiếp tục đấu tranh bằng mọi biện pháp, song đấu tranh hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, kể cả đấu tranh pháp lý".
Tuyên bố này trùng khớp với các bình luận tương tự của các ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang về khả năng Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc trước tòa quốc tế.
Nó dường như cho thấy đã có sự đồng thuận trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam rằng Việt Nam có thể tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc thông qua con đường pháp lý, nếu cảm thấy đối thoại với Trung Quốc không đi đến đâu.
Trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn yêu cầu "phải giữ được ổn định, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và nhân dân", theo báo Tiền Phong.
Ông Trọng cho biết Trung ương Đảng "đã họp, nghe báo cáo, tiến hành thảo luận và cũng có chủ trương" về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
(BBC)