Ai cũng nóng lòng đẩy Trung Quốc ra tòa, chỉ có lãnh đạo đảng là không!
Danquyen
Nguyễn Trung Chính
Khi được hỏi, các chuyên gia Việt Nam đều nhất trí là phải kiện Trung Quốc. Trên site của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đăng bài “Lúc này không kiện Trung Quốc là có tội với dân tộc”, rồi lại “Ngăn chặn kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế là có tội với dân tộc” và cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đã chuẩn bị sẳn sàng để kiện Trung Quốc.
Khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, những người yêu nước kêu gọi biểu tình ngày 11 tháng 5, lời kêu gọi biểu tình ngày này được chính quyền hưởng ứng với việc huy động đảng viên tung cờ làm cho người ta nhớ đến sự kiện biểu tình cướp chính quyền mùa thu tháng tám năm 1945. Nhân dân được dịp biểu tình khắp nơi chống xâm lược Trung Quốc, vài nơi có bạo động được dùng làm cớ để đảng dẹp biểu tình yêu nước sau đó.
Trong khi Trung Quốc đã quyết tâm xâm phạm chủ quyền Việt Nam, các sự kiện trên phơi bày rõ tâm địa của của một số lãnh đạo chủ chốt đảng cầm quyền hiện nay trước hiểm họa mất biển, đảo, phụ thuộc Trung Quốc. Tâm địa của họ là vẫn bám lấy cái phao Trung Quốc để cứu đảng bằng mọi giá.
Sau việc đem cương lĩnh đảng trùm lên Hiến pháp, bây giờ rõ ràng họ đem đảng trùm lên đất nước. Xem vận mạng đảng quan trọng hơn vận mạng đất nước là một ý chí xuyên suốt từ thời Phạm Văn Đồng cho đến ngày nay, ý chí này cho phép ngờ vực, còn hơn cả ngờ vực, rằng hai cuộc chiến tranh 54-75 do đảng lãnh đạo trước hết là giành chính quyền cho đảng bằng bạo lực, thực hiện chủ nghĩa Mác-Lê là chính, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chỉ làm một chiêu bài ngụy trang rất khéo.
Đảng đã lợi dụng thành công lòng yêu nước của nhân dân để tạo cơ đồ riêng cho mình, chỉ cần nhìn vào cuộc sống bần hàn, xác sơ ở miến Bắc từ năm 54 đến 75 và sự mất tự do, mất đất, bị buộc yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa từ 75 đến nay cũng thấy rằng thực tế dân đã mất trắng hết và đảng đã được hết. Thế mới hiểu tại sao họ sẳn sàng nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc để giữ cho bằng được đảng Mác-Lê của họ.
Trong 4 vị lãnh đạo chủ chốt, Tổng bí thư là một nhân vật thân Trung Quốc thì đã rõ. Tập cận Bình khinh bỉ ra mặt Tổng bí thư trong việc từ chối đường dây nóng, phá bỏ cam kết “cấp cao” giữa lãnh đạo hai nước cũng đã rõ. Tổng bí thư lãnh đạo một đảng lại luôn khinh bỉ đảng viên và nhân dân bằng cách che giấu mọi việc, cấm đảng viên đi biểu tình nếu không được phép, đánh lạc hướng sự căm phẫn của đảng viên trước Trung Quốc xâm lược bằng những tiểu xảo như trong lúc này buộc đảng viên phải viết cam kết học tập Hồ Chí Minh, … điều này cũng đã rõ rồi, không che mắt ai được.
Bị áp lực dư luận buộc phải có thái độ rõ ràng, Chủ tịch nước gọi TTXVN đến phỏng vấn mình. Qua trả lời phỏng vấn, Chủ tịch nước chỉ tuyên bố giống hệt những gì mà trước đây người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lương Thanh nghị lập đi lập lại đến nhàm tai mà chẳng ngăn được Trung Quốc lấn tới.
Chủ tịch nhân sự phỏng vấn này kêu gọi nhân dân “Cần phải cảnh giác với những lời nói và việc làm mang tính kích động, nhân danh lòng yêu nước” và lúc này là lúc “càng phải đoàn kết”. Cũng như trước kia mập mờ khi tố cáo bọn “cõng rắn cắn gà nhà“, Chủ tịch không có can đảm cho toàn dân biết ai có những lời nói kích động và ai không chịu đoàn kết.
Cần nói lại cho rõ: đoàn kết chỉ có giữa những người quyết tâm bảo vệ biển đảo. Không thể đoàn kết giữa một bên xem sự sống còn của đảng là chính và bên kia xem lợi ích dân tộc là chính.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố hợp lòng dân, ít nhất cũng đã tuyên bố được như thế. Tuy nhiên có một hiện tượng là những bài viết hưởng ứng tuyên bố của Thủ tướng, đồng thời đòi Thủ tướng thực hiện, được đăng trên Site Thủ tướng thì đều bị “chỉnh sửa nội dung cho phù hợp” để đẩy đòi hỏi thực hiện sang phía Bộ Chính Trị.
Cụ thể biện pháp kiện Trung Quốc là biện pháp đấu tranh rất hòa bình được Thủ tướng tuyên bố đã sẵn sàng đến nay vẫn bị cù cưa, như gà nuốt phải dây cao su, vẫn nằm trong ngăn kéo. Thủ tướng đã dám tuyên bố nhưng lại đẩy quyết định kiện sang Bộ Chính Trị dù biết rằng Bộ Chính Trị sẽ không bao giờ chấp nhận kiện Trung Quốc vì sợ phá vỡ 4 tốt 16 chữ vàng với đồng chí Trung Quốc. Và đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân buộc Việt Nam phải cúi đầu trước Trung Quốc. Trước luật Quốc tế thì Chính phủ kiện hay Bộ chính trị kiện thưa ông Thủ tướng?
Rất nhiều ý kiến cho rằng trước muốn “thoát Hán” thì điều kiện cần là phải “thoát đảng” quả thật không sai dù làm đau lòng đảng viên.
Khi khẳng định phần biển 12 hải lý Trung quốc đã tuyên bố rất rõ: “Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính từ các đường căn bản này là hải phận của Trung Quốc.” và “Các đảo lớn nhỏ, đá ngầm, ghềnh rải rác trong vùng biển Nam Hải được gọi chung là các đảo biển Nam Hải, là Quần đảo ở cực nam Trung Quốc, bởi vị trí khác nhau được gọi riêng là Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa.” Vì thế khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi thư ghi nhận và tán thành tuyên bố đó thì không thể nào Thủ tướng Phạm Văn Đồng không biết các “đảo ngoại biên ngoài khơi” có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhất là khi đó Chủ tịch anh minh sáng suốt đạo đức Hồ Chí Minh đang lãnh đạo đất nước.
Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ Phạm Văn Đồng chỉ là “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.” (Điều thứ 43) và chỉ được quyền “Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.” (Điều thứ 52). Lá thư của Phạm Văn Đồng dính đến vấn đề lãnh thổ không được Nghị viện (Quốc hội) lúc đó biểu quyết nên không thể xem làm hợp hiến được. Vậy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lạm quyền quá rõ ràng: Xem tình đồng chí trên quyền lợi dân tộc khi gửi lá thư này cho Trung Quốc. Chỉ cần đem ra Tòa án mà hủy bỏ nó đi.
Lại nữa, Hiến Pháp 2013 quy định ở điều 14 về Quốc hội: “Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực củađiều ước quốc tế liên quan đếnchiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vàđiều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;” thì Quốc hội hiện nay có quyền phủ nhận lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Nếu Quốc hội phủ nhận lá thư Phạm Văn Đồng có nghĩa là chúng ta khẳng định rõ ràng với nhau quyết tâm không vì tình đồng chí mà dâng bất cứ cái gì của tổ tiên cho Trung Quốc, khẳng định với nhau là thời đại nào, đất nước nào cũng có bọn “cõng rắn cắn gà nhà” mà chúng ta không chấp nhận những kẻ đó nhân danh chúng ta. Đó là tiền để để đoàn kết chứ không thể nói đoàn kết chung chung như Chủ tịch Trương Tấn Sang luôn nói.
Vấn đề trở lại là chúng ta có quyết tâm bảo vệ biển đảo hay không? hay lại cứ “kiên trì giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng đất nước” như đường lối của đảng qua phát ngôn của Chủ tịch nước bằng bất cứ giá nào kể cả để biển đảo cho Trung Quốc gậm nhấm dần dần.
Chủ tịch nước đừng có cho bài học đạo đức rẻ tiền. Ai cũng muốn hoà bình nhưng hòa bình để mất nước thì quyết không.
“Quyết chiến” của Hội nghị Diên Hồng, lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”, lời nói của chị nông dân Út Tịch “còn cái lai quần cũng đánh” không phải là những “lời nói mang tính kích động, nhân danh lòng yêu nước” mà đó là những bài học về quyết tâm giữ nước của dân tộc.
Chúng ta đấu tranh khôn khéo trước bá quyền Trung Quốc không có nghĩa là cho chúng nó thấy chúng ta sợ chiến tranh. Vì chúng nó đã thấy lãnh đạo Việt Nam sợ chiến tranh, chỉ muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế, nên chúng nó chỉ cần mở bạt che súng trên tàu hải quân là đủ, chúng sử dụng những biện pháp không có tiếng nổ cũng đã đủ để bảo vệ giàn khoan HD-981 xâm lược từ xa, chúng nó khinh bỉ ra mặt bằng cách không cho xử dụng đường dây nóng, không tiếp lãnh đạo cao cấp của chúng ta để nói chuyện, chúng còn cho Dương Khiết Trì qua Việt Nam như đi vào chỗ không người.
Nếu đảng đã đánh mất khả năng bảo vệ đất nước thì “thoát Hán” chỉ sẽ được thực hiện nếu “thoát đảng” được, chúng ta không sợ đàn áp để nói thẳng với lãnh đạo rằng : chỉ vì tham cái ghế đẻ ra tiền mà các vị đang đi ngược với dân, với tiền nhân.
Dân chúng tôi đã sáng mắt rồi, nhưng chúng tôi không có quyền chọn lãnh đạo. Bao giờ đến lượt đảng viên sáng mắt để đấu tranh đòi thay đổi lãnh đạo?
Tuyệt đối đúng như lời cảnh cáo của La Viện – một viên tướng về hưu theo trường phái diều hâu của Trung Quốc, chỉ vài ngày qua “người đồng chí tốt” đã tiếp tục tung thêm vài giàn khoan nữa vào khu vực Biển Đông ngay trước mũi Bộ Chính trị Hà Nội.
Nhưng không chỉ hiện diện trên vùng lãnh hải của Việt Nam, một giàn khoan sống đi bằng hai chân với phong thái Thiên triều còn sống sượng ngự ngay tại tâm não Ba Đình. Giàn khoan sống đó mang tên Dương Khiết Trì.
Giàn khoan tại Hà Nội
Chuyến viếng thăm có vẻ bất thường của họ Dương có thể làm nhiều người nhớ lại những đông tác ngoại giao con thoi giữa Việt Nam và Trung Quốc trước cuộc chiến biên giới năm 1979. Cũng là những động tác “vừa tranh thủ, vừa đấu tranh” mà hai “nhà nước anh em” có cùng ý thức hệ luôn linh hoạt một cách thuộc lòng lẫn nhau.
Vẫn là những cam kết trừu tượng và bất tận trên sân khấu ngoại giao nhưng luôn làm cho lớp khán giả bất đắc dĩ bên dưới trở nên chán ngán tận cổ. Vẫn là những cái bắt tay và nụ cười giả lả nhưng chỉ gắn với cảm giác rất gần về một cái tát nổ đom đóm. Rồi cuối cùng là một cuộc xâm lược không tuyên bố từ những kẻ thủ sẵn dao găm trong người…
Vậy có thể nói gì về việc Trung Quốc tống đạt 3 giàn khoan vào khu vực Biển Đông hầu như đồng thời với cuộc hạ cánh Hà Nội của Dương Khiết Trì? Từ chối sạch mọi đề xuất “được đàm phán” của người đứng đầu đảng Việt Nam, song Tập Cận Bình vẫn không quên cho người đi sứ để làm một thứ bổn phận như nhiều triều đại Trung Hoa đã thủ đoạn trong suốt hàng ngàn năm tìm cách thu phục và nô dịch nước Nam.
Câu trả lời đơn giản nhất đang đến: vẫn là chiến thuật vừa xoa vừa đấm của Bắc Kinh, luôn muốn tạo một áp lực chính trị tăng dần và đủ mạnh để bắt giới chính khách Hà Nội phải quỳ gối, nếu trước đó giới này từng bị coi là quen cúi đầu quá thấp.
Động tác hình thể lệ thuộc nặng nề vào tâm não. Nếu như trong quá khứ đã chưa một lần Bộ Chính trị đảng và Chính phủ Việt Nam đủ can đảm đưa vụ việc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm ra tòa án quốc tế, chẳng có gì bảo đảm là trong tình thế “một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc” ở Việt Nam như hiện thời, họ lại dám mang cả sinh mệnh cá nhân và gia đình để đánh đổi lấy vận mệnh non sông xã tắc.
Nhưng nghịch lý nhân văn vô cùng tận trong lịch sử Việt vẫn luôn là một khi lòng can đảm chống ngoại xâm bị thoái hóa đến cùng cực, dũng khí bóp nghẹt tiếng nói chống giặc lại lên ngôi. Màn trấn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra tại Hà Nội trong tuần qua là một bằng chứng điển hình, tiêu biểu không kém những lời “huấn thị” mà Dương Khiết Trì dành tặng cho những người mà thâm tâm ông ta rất có thể tự hào là “học trò ngoan”.
Sau những lời khen tặng lẫn nhau và hiện tượng lắng đọng đến mức thiểu não tiếng nói “thoát Trung” trên mặt báo chí nhà nước, hoàn toàn có thể hiểu là cuộc gặp gỡ giữa “hai đảng anh em” đã “thành công tốt đẹp”. Sẽ không, hoặc ít ra ngay vào lúc này không thể có một động thái nào từ Hà Nội để đưa vụ việc các giàn khoan lấn chiếm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngược lại, dường như một thỏa thuận ngầm giấu nào đó đã thừa cơ tung hoành: phương Bắc hoàn toàn có quyền thao túng Biển Đông bằng cơ chế vận hành vô tội vạ các giàn khoan. Nói cách khác, sự việc rất có thể đang tiến gần đến thời kỳ mà Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
“Phải chăng Trung ương để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông?” cũng là câu hỏi gần sát giới hạn chịu đựng của nhiều vị công thần và cách mạng lão thành trong những tuần qua. Liên tục là những tâm huyết thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và cả “một số đồng chí nguyên ủy viên Bộ chính trị và ủy viên trung ương đảng”, cảnh báo về nguy cơ dân tộc Việt Nam bị nô thuộc một lần nữa. Hàng loạt thư kiến nghị của giới nhân sĩ và trí thức Việt cũng dồn dập không kém…
Nhưng xem ra, điều cay đắng nhất đối với những người vẫn còn tin vào việc một tình cảm níu kéo ý thức hệ có thể cứu vãn đất nước trong giờ phút hiểm nghèo này đã vụt hiện: tất cả đã trôi vào thinh không mà không có bất cứ lời hồi đáp nào từ phía Bộ Chính trị.
Cũng không có bất kỳ một dấu hiệu đáng khích lệ nào về việc Nhà nước Việt Nam bắt đầu dấn thân vào con đường đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ngay cả sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở về từ căn cứ “đồng minh quân sự” Philippines.
Thậm chí ngay cả một nghị quyết chuyên biệt về Biển Đông cũng bị Quốc hội tuyệt đối né tránh vào kỳ họp đang diễn ra. Lý giải cho thái độ “tận Trung” này là vô cùng dễ: vào cuối năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thừng tuyên bố : “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”.
Nhưng chính thái độ bị xem là “chủ bại” của giới lãnh đạo chóp bu lại cho thấy một chiều hướng tiếp nối: chủ trương của Hà Nội là tiếp tục “đu dây” giữa Bắc Kinh và Washington.
Đi dây đến chừng nào có thể. Dù vừa bị một cú giật mình chưa thể tỉnh lại, dường như Nhà nước Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngộ trước họa xâm lăng cận kề từ Trung Quốc. Với một số lãnh đạo trong phái bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ hy vọng bao giờ cũng nguyên là hy vọng. Mảnh ván cuối cùng dưới đáy con thuyền sắp bục vỡ vẫn có giá trị như một phao cứu sinh.
Còn thất vọng của lớp cựu thần quốc gia đang nhanh chóng biến thành “thất phu hữu trách”. Với tất cả những gì đang diễn trò như hiện nay, thật không có lấy một chút hy vọng rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt nồng độ can thiệp vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngược lại, nồng độ này sẽ càng đậm đặc vào bất kỳ lúc nào Bắc Kinh phát hiện tín hiệu “hướng Tây” trong một bộ phận được coi là “cải cách” trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Chỉ có thể hướng lên phương Bắc và chỉ có phương Bắc mà thôi.
Vòng nô thuộc cũng bởi thế đang từ từ siết chặt.
Thường Sơn
Khi được hỏi, các chuyên gia Việt Nam đều nhất trí là phải kiện Trung Quốc. Trên site của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đăng bài “Lúc này không kiện Trung Quốc là có tội với dân tộc”, rồi lại “Ngăn chặn kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế là có tội với dân tộc” và cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đã chuẩn bị sẳn sàng để kiện Trung Quốc.
Khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, những người yêu nước kêu gọi biểu tình ngày 11 tháng 5, lời kêu gọi biểu tình ngày này được chính quyền hưởng ứng với việc huy động đảng viên tung cờ làm cho người ta nhớ đến sự kiện biểu tình cướp chính quyền mùa thu tháng tám năm 1945. Nhân dân được dịp biểu tình khắp nơi chống xâm lược Trung Quốc, vài nơi có bạo động được dùng làm cớ để đảng dẹp biểu tình yêu nước sau đó.
Trong khi Trung Quốc đã quyết tâm xâm phạm chủ quyền Việt Nam, các sự kiện trên phơi bày rõ tâm địa của của một số lãnh đạo chủ chốt đảng cầm quyền hiện nay trước hiểm họa mất biển, đảo, phụ thuộc Trung Quốc. Tâm địa của họ là vẫn bám lấy cái phao Trung Quốc để cứu đảng bằng mọi giá.
Sau việc đem cương lĩnh đảng trùm lên Hiến pháp, bây giờ rõ ràng họ đem đảng trùm lên đất nước. Xem vận mạng đảng quan trọng hơn vận mạng đất nước là một ý chí xuyên suốt từ thời Phạm Văn Đồng cho đến ngày nay, ý chí này cho phép ngờ vực, còn hơn cả ngờ vực, rằng hai cuộc chiến tranh 54-75 do đảng lãnh đạo trước hết là giành chính quyền cho đảng bằng bạo lực, thực hiện chủ nghĩa Mác-Lê là chính, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chỉ làm một chiêu bài ngụy trang rất khéo.
Đảng đã lợi dụng thành công lòng yêu nước của nhân dân để tạo cơ đồ riêng cho mình, chỉ cần nhìn vào cuộc sống bần hàn, xác sơ ở miến Bắc từ năm 54 đến 75 và sự mất tự do, mất đất, bị buộc yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa từ 75 đến nay cũng thấy rằng thực tế dân đã mất trắng hết và đảng đã được hết. Thế mới hiểu tại sao họ sẳn sàng nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc để giữ cho bằng được đảng Mác-Lê của họ.
Trong 4 vị lãnh đạo chủ chốt, Tổng bí thư là một nhân vật thân Trung Quốc thì đã rõ. Tập cận Bình khinh bỉ ra mặt Tổng bí thư trong việc từ chối đường dây nóng, phá bỏ cam kết “cấp cao” giữa lãnh đạo hai nước cũng đã rõ. Tổng bí thư lãnh đạo một đảng lại luôn khinh bỉ đảng viên và nhân dân bằng cách che giấu mọi việc, cấm đảng viên đi biểu tình nếu không được phép, đánh lạc hướng sự căm phẫn của đảng viên trước Trung Quốc xâm lược bằng những tiểu xảo như trong lúc này buộc đảng viên phải viết cam kết học tập Hồ Chí Minh, … điều này cũng đã rõ rồi, không che mắt ai được.
Bị áp lực dư luận buộc phải có thái độ rõ ràng, Chủ tịch nước gọi TTXVN đến phỏng vấn mình. Qua trả lời phỏng vấn, Chủ tịch nước chỉ tuyên bố giống hệt những gì mà trước đây người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lương Thanh nghị lập đi lập lại đến nhàm tai mà chẳng ngăn được Trung Quốc lấn tới.
Chủ tịch nhân sự phỏng vấn này kêu gọi nhân dân “Cần phải cảnh giác với những lời nói và việc làm mang tính kích động, nhân danh lòng yêu nước” và lúc này là lúc “càng phải đoàn kết”. Cũng như trước kia mập mờ khi tố cáo bọn “cõng rắn cắn gà nhà“, Chủ tịch không có can đảm cho toàn dân biết ai có những lời nói kích động và ai không chịu đoàn kết.
Cần nói lại cho rõ: đoàn kết chỉ có giữa những người quyết tâm bảo vệ biển đảo. Không thể đoàn kết giữa một bên xem sự sống còn của đảng là chính và bên kia xem lợi ích dân tộc là chính.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố hợp lòng dân, ít nhất cũng đã tuyên bố được như thế. Tuy nhiên có một hiện tượng là những bài viết hưởng ứng tuyên bố của Thủ tướng, đồng thời đòi Thủ tướng thực hiện, được đăng trên Site Thủ tướng thì đều bị “chỉnh sửa nội dung cho phù hợp” để đẩy đòi hỏi thực hiện sang phía Bộ Chính Trị.
Cụ thể biện pháp kiện Trung Quốc là biện pháp đấu tranh rất hòa bình được Thủ tướng tuyên bố đã sẵn sàng đến nay vẫn bị cù cưa, như gà nuốt phải dây cao su, vẫn nằm trong ngăn kéo. Thủ tướng đã dám tuyên bố nhưng lại đẩy quyết định kiện sang Bộ Chính Trị dù biết rằng Bộ Chính Trị sẽ không bao giờ chấp nhận kiện Trung Quốc vì sợ phá vỡ 4 tốt 16 chữ vàng với đồng chí Trung Quốc. Và đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân buộc Việt Nam phải cúi đầu trước Trung Quốc. Trước luật Quốc tế thì Chính phủ kiện hay Bộ chính trị kiện thưa ông Thủ tướng?
Rất nhiều ý kiến cho rằng trước muốn “thoát Hán” thì điều kiện cần là phải “thoát đảng” quả thật không sai dù làm đau lòng đảng viên.
Khi khẳng định phần biển 12 hải lý Trung quốc đã tuyên bố rất rõ: “Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính từ các đường căn bản này là hải phận của Trung Quốc.” và “Các đảo lớn nhỏ, đá ngầm, ghềnh rải rác trong vùng biển Nam Hải được gọi chung là các đảo biển Nam Hải, là Quần đảo ở cực nam Trung Quốc, bởi vị trí khác nhau được gọi riêng là Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa.” Vì thế khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi thư ghi nhận và tán thành tuyên bố đó thì không thể nào Thủ tướng Phạm Văn Đồng không biết các “đảo ngoại biên ngoài khơi” có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhất là khi đó Chủ tịch anh minh sáng suốt đạo đức Hồ Chí Minh đang lãnh đạo đất nước.
Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ Phạm Văn Đồng chỉ là “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.” (Điều thứ 43) và chỉ được quyền “Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.” (Điều thứ 52). Lá thư của Phạm Văn Đồng dính đến vấn đề lãnh thổ không được Nghị viện (Quốc hội) lúc đó biểu quyết nên không thể xem làm hợp hiến được. Vậy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lạm quyền quá rõ ràng: Xem tình đồng chí trên quyền lợi dân tộc khi gửi lá thư này cho Trung Quốc. Chỉ cần đem ra Tòa án mà hủy bỏ nó đi.
Lại nữa, Hiến Pháp 2013 quy định ở điều 14 về Quốc hội: “Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực củađiều ước quốc tế liên quan đếnchiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vàđiều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;” thì Quốc hội hiện nay có quyền phủ nhận lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Nếu Quốc hội phủ nhận lá thư Phạm Văn Đồng có nghĩa là chúng ta khẳng định rõ ràng với nhau quyết tâm không vì tình đồng chí mà dâng bất cứ cái gì của tổ tiên cho Trung Quốc, khẳng định với nhau là thời đại nào, đất nước nào cũng có bọn “cõng rắn cắn gà nhà” mà chúng ta không chấp nhận những kẻ đó nhân danh chúng ta. Đó là tiền để để đoàn kết chứ không thể nói đoàn kết chung chung như Chủ tịch Trương Tấn Sang luôn nói.
Vấn đề trở lại là chúng ta có quyết tâm bảo vệ biển đảo hay không? hay lại cứ “kiên trì giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng đất nước” như đường lối của đảng qua phát ngôn của Chủ tịch nước bằng bất cứ giá nào kể cả để biển đảo cho Trung Quốc gậm nhấm dần dần.
Chủ tịch nước đừng có cho bài học đạo đức rẻ tiền. Ai cũng muốn hoà bình nhưng hòa bình để mất nước thì quyết không.
“Quyết chiến” của Hội nghị Diên Hồng, lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”, lời nói của chị nông dân Út Tịch “còn cái lai quần cũng đánh” không phải là những “lời nói mang tính kích động, nhân danh lòng yêu nước” mà đó là những bài học về quyết tâm giữ nước của dân tộc.
Chúng ta đấu tranh khôn khéo trước bá quyền Trung Quốc không có nghĩa là cho chúng nó thấy chúng ta sợ chiến tranh. Vì chúng nó đã thấy lãnh đạo Việt Nam sợ chiến tranh, chỉ muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế, nên chúng nó chỉ cần mở bạt che súng trên tàu hải quân là đủ, chúng sử dụng những biện pháp không có tiếng nổ cũng đã đủ để bảo vệ giàn khoan HD-981 xâm lược từ xa, chúng nó khinh bỉ ra mặt bằng cách không cho xử dụng đường dây nóng, không tiếp lãnh đạo cao cấp của chúng ta để nói chuyện, chúng còn cho Dương Khiết Trì qua Việt Nam như đi vào chỗ không người.
Nếu đảng đã đánh mất khả năng bảo vệ đất nước thì “thoát Hán” chỉ sẽ được thực hiện nếu “thoát đảng” được, chúng ta không sợ đàn áp để nói thẳng với lãnh đạo rằng : chỉ vì tham cái ghế đẻ ra tiền mà các vị đang đi ngược với dân, với tiền nhân.
Dân chúng tôi đã sáng mắt rồi, nhưng chúng tôi không có quyền chọn lãnh đạo. Bao giờ đến lượt đảng viên sáng mắt để đấu tranh đòi thay đổi lãnh đạo?
Thường Sơn: Vòng nô thuộc từ từ siết chặt
Thụy My RFI blog
Dương Khiết Trì và TBT Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội ngày 18/06/2014.
(Defend the Defenders 21/06/2014)Tuyệt đối đúng như lời cảnh cáo của La Viện – một viên tướng về hưu theo trường phái diều hâu của Trung Quốc, chỉ vài ngày qua “người đồng chí tốt” đã tiếp tục tung thêm vài giàn khoan nữa vào khu vực Biển Đông ngay trước mũi Bộ Chính trị Hà Nội.
Nhưng không chỉ hiện diện trên vùng lãnh hải của Việt Nam, một giàn khoan sống đi bằng hai chân với phong thái Thiên triều còn sống sượng ngự ngay tại tâm não Ba Đình. Giàn khoan sống đó mang tên Dương Khiết Trì.
Giàn khoan tại Hà Nội
Chuyến viếng thăm có vẻ bất thường của họ Dương có thể làm nhiều người nhớ lại những đông tác ngoại giao con thoi giữa Việt Nam và Trung Quốc trước cuộc chiến biên giới năm 1979. Cũng là những động tác “vừa tranh thủ, vừa đấu tranh” mà hai “nhà nước anh em” có cùng ý thức hệ luôn linh hoạt một cách thuộc lòng lẫn nhau.
Vẫn là những cam kết trừu tượng và bất tận trên sân khấu ngoại giao nhưng luôn làm cho lớp khán giả bất đắc dĩ bên dưới trở nên chán ngán tận cổ. Vẫn là những cái bắt tay và nụ cười giả lả nhưng chỉ gắn với cảm giác rất gần về một cái tát nổ đom đóm. Rồi cuối cùng là một cuộc xâm lược không tuyên bố từ những kẻ thủ sẵn dao găm trong người…
Vậy có thể nói gì về việc Trung Quốc tống đạt 3 giàn khoan vào khu vực Biển Đông hầu như đồng thời với cuộc hạ cánh Hà Nội của Dương Khiết Trì? Từ chối sạch mọi đề xuất “được đàm phán” của người đứng đầu đảng Việt Nam, song Tập Cận Bình vẫn không quên cho người đi sứ để làm một thứ bổn phận như nhiều triều đại Trung Hoa đã thủ đoạn trong suốt hàng ngàn năm tìm cách thu phục và nô dịch nước Nam.
Câu trả lời đơn giản nhất đang đến: vẫn là chiến thuật vừa xoa vừa đấm của Bắc Kinh, luôn muốn tạo một áp lực chính trị tăng dần và đủ mạnh để bắt giới chính khách Hà Nội phải quỳ gối, nếu trước đó giới này từng bị coi là quen cúi đầu quá thấp.
Động tác hình thể lệ thuộc nặng nề vào tâm não. Nếu như trong quá khứ đã chưa một lần Bộ Chính trị đảng và Chính phủ Việt Nam đủ can đảm đưa vụ việc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm ra tòa án quốc tế, chẳng có gì bảo đảm là trong tình thế “một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc” ở Việt Nam như hiện thời, họ lại dám mang cả sinh mệnh cá nhân và gia đình để đánh đổi lấy vận mệnh non sông xã tắc.
Nhưng nghịch lý nhân văn vô cùng tận trong lịch sử Việt vẫn luôn là một khi lòng can đảm chống ngoại xâm bị thoái hóa đến cùng cực, dũng khí bóp nghẹt tiếng nói chống giặc lại lên ngôi. Màn trấn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra tại Hà Nội trong tuần qua là một bằng chứng điển hình, tiêu biểu không kém những lời “huấn thị” mà Dương Khiết Trì dành tặng cho những người mà thâm tâm ông ta rất có thể tự hào là “học trò ngoan”.
Dương Khiết Trì và TT Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội 18/06/2014.
Mũi khoan vào giữa timSau những lời khen tặng lẫn nhau và hiện tượng lắng đọng đến mức thiểu não tiếng nói “thoát Trung” trên mặt báo chí nhà nước, hoàn toàn có thể hiểu là cuộc gặp gỡ giữa “hai đảng anh em” đã “thành công tốt đẹp”. Sẽ không, hoặc ít ra ngay vào lúc này không thể có một động thái nào từ Hà Nội để đưa vụ việc các giàn khoan lấn chiếm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngược lại, dường như một thỏa thuận ngầm giấu nào đó đã thừa cơ tung hoành: phương Bắc hoàn toàn có quyền thao túng Biển Đông bằng cơ chế vận hành vô tội vạ các giàn khoan. Nói cách khác, sự việc rất có thể đang tiến gần đến thời kỳ mà Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
“Phải chăng Trung ương để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông?” cũng là câu hỏi gần sát giới hạn chịu đựng của nhiều vị công thần và cách mạng lão thành trong những tuần qua. Liên tục là những tâm huyết thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và cả “một số đồng chí nguyên ủy viên Bộ chính trị và ủy viên trung ương đảng”, cảnh báo về nguy cơ dân tộc Việt Nam bị nô thuộc một lần nữa. Hàng loạt thư kiến nghị của giới nhân sĩ và trí thức Việt cũng dồn dập không kém…
Nhưng xem ra, điều cay đắng nhất đối với những người vẫn còn tin vào việc một tình cảm níu kéo ý thức hệ có thể cứu vãn đất nước trong giờ phút hiểm nghèo này đã vụt hiện: tất cả đã trôi vào thinh không mà không có bất cứ lời hồi đáp nào từ phía Bộ Chính trị.
Cũng không có bất kỳ một dấu hiệu đáng khích lệ nào về việc Nhà nước Việt Nam bắt đầu dấn thân vào con đường đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ngay cả sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở về từ căn cứ “đồng minh quân sự” Philippines.
Thậm chí ngay cả một nghị quyết chuyên biệt về Biển Đông cũng bị Quốc hội tuyệt đối né tránh vào kỳ họp đang diễn ra. Lý giải cho thái độ “tận Trung” này là vô cùng dễ: vào cuối năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thừng tuyên bố : “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”.
Người Việt tại Hồng Kông biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, 25/05/214.
Siết vòngNhưng chính thái độ bị xem là “chủ bại” của giới lãnh đạo chóp bu lại cho thấy một chiều hướng tiếp nối: chủ trương của Hà Nội là tiếp tục “đu dây” giữa Bắc Kinh và Washington.
Đi dây đến chừng nào có thể. Dù vừa bị một cú giật mình chưa thể tỉnh lại, dường như Nhà nước Việt Nam vẫn chưa tỉnh ngộ trước họa xâm lăng cận kề từ Trung Quốc. Với một số lãnh đạo trong phái bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ hy vọng bao giờ cũng nguyên là hy vọng. Mảnh ván cuối cùng dưới đáy con thuyền sắp bục vỡ vẫn có giá trị như một phao cứu sinh.
Còn thất vọng của lớp cựu thần quốc gia đang nhanh chóng biến thành “thất phu hữu trách”. Với tất cả những gì đang diễn trò như hiện nay, thật không có lấy một chút hy vọng rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt nồng độ can thiệp vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngược lại, nồng độ này sẽ càng đậm đặc vào bất kỳ lúc nào Bắc Kinh phát hiện tín hiệu “hướng Tây” trong một bộ phận được coi là “cải cách” trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Chỉ có thể hướng lên phương Bắc và chỉ có phương Bắc mà thôi.
Vòng nô thuộc cũng bởi thế đang từ từ siết chặt.
Thường Sơn
Việt Nam định làm dê trắng hay dê đen?
Quechoa /Badamxoe
Đào Tiến Thi
Theo blog quechoa
Có hai con dê rủ nhau đi tìm cỏ non để ăn, nước mát để uống. Dê Trắng đi trước, đến nửa đường gặp một con sói xông ra quát hỏi:
– Dê Trắng, mày đi đâu?
Dê Trắng run rẩy:
– Dạ, tôi đi ăn cỏ.
– Hãy nói cho tao biết: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
– Dạ, thưa ngài, trên đầu tôi có sừng, dưới chân tôi có móng, còn tim tôi thì đang run lên vì sợ hãi.
Sói liền vồ lấy Dê Trắng ăn thịt.
Một lát sau Dê Đen đi đến. Sói lại xông ra quát:
– Dê Đen, mày đi đâu?
Dê Đen bình tĩnh đáp:
– Tao đi tìm những kẻ hay gây sự đây.
Sói tức giận và khinh bỉ:
- Mày nói tao xem: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
Dê Đen dõng dạc:
– Hãy nghe đây: Trên đầu tao có đôi sừng nhọn, dưới chân tao có đôi móng rắn chắc. Và tim tao đang bảo rằng: Hãy cắm đôi sừng nhọn cứng vào bụng mày.
Sói nghe vậy vội chuồn đi thẳng.
Tôi không nhớ truyện ngụ ngôn trên là của nước nào. Nhưng ngụ ngôn nói chung đều là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Câu chuyện trên chẳng qua là hình tượng hoá cái quy luật “Mềm nắn rắn buông” mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống.
Thuở nhỏ, tôi đã từng chứng kiến những con gà mái đang nuôi con nhỏ chiến đấu với quạ hoặc diều hâu để bảo vệ đàn con. Nhìn chung, những mụ gà mái già khi đã xù lông thì quạ, diều khó mà bắt được gà con nữa. Ngay cả những con chó hung hăng bắt nạt gà con (hay chỉ vô tình lại gần) cũng bị những mụ gà mái này xù lông cảnh cáo. Và khi cần, một mụ gà mái có thể tấn công một con chó lực lưỡng bằng một cú nhảy vừa mổ vừa đạp vào giữa mặt kẻ thù, khiến con chó chỉ còn nước bỏ chạy.
Có cái gì đó như là huyền bí ở đây? Bởi cứ nhìn tương quan thì một con gà mái không thể đánh nhau với một con chó, nói chi đánh thắng. Thế nhưng con gà mái, để bảo vệ đàn con, nó dám “quyết tử” và sức mạnh của nó được nhân lên gấp bội, trong khi con chó thì không dám chấp nhận một vết xước, cho nên bỏ chạy với nó vẫn là hơn.
Giữa các quốc gia thì cũng vậy. Một khi nước nhỏ “xù lông” thì nước lớn đâu dám coi thường, thì cũng phải tính có nên “dây” hay không. Chỉ lấy hai ví dụ gần đây và gần Việt Nam. Thái Lan lớn gấp cả mười lần nước Campuchia, ấy thế mà Campuchia đâu có chịu lép khi tranh chấp một ngôi đền? Và thắng lợi đã thuộc về Campuchia khi họ đưa ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ): Toà ra phán quyết Phnom Penh có chủ quyền đối với khu vực đền cổ Preah Vihear mà hai nước tranh chấp lâu nay.
Hàn Quốc là nhỏ bé so với Nhật Bản và trong quá khứ đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng, thế nhưng chỉ một việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni (nơi tưởng niệm các sỹ quan và binh lính Nhật tử trận trong thế chiến hai) đã bị người Hàn phản ứng dữ dội. Và mới đây người Hàn lại dám xây đài tưởng niệm “kẻ khủng bố” – Ahn Jung Geun – một người Triều Tiên đã ám sát thống đốc người Nhật tại Triều Tiên Hirobumi Ito (1909).
Hỡi ôi, những câu chuyện kiểu như truyện ngụ ngôn kể trên, những truyện “Kiến giết voi”, “Cá sấu và thỏ”, “Hổ và các con vật bé nhỏ” cũng như những trang sử chống đế quốc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh vẫn đầy rẫy trong các sách dạy trẻ con, ấy thế mà mấy năm nay đi đâu cũng chỉ nghe người ta tuyên truyền tư tưởng đầu hàng, không dám “xù lông” trước Trung Cộng, kể cả như bây giờ, chúng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, đâm phá tàu của ta. Họ luôn đem tương quan cơ bắp ra để nguỵ biện. Ôi, giá như trước kia họ cũng làm như thế để nhân dân khỏi phải “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, rồi lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trong suốt ba mươi năm trời?
ĐTT
Tác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung
Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.
Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng nhận ra rằng ASEAN sẽ không đảm bảo chắc chắn cho bất cứ giải pháp chính trị hay an ninh nào để đối phó với sự xác quyết của Trung Quốc, vốn cũng được Trung Quốc áp dụng cho cả Philippines và Nhật Bản.
Kể từ khi Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002, vấn đề các yêu sách chủ quyền chồng lấn ở các đảo và rặng san hô không người ở đã bị Bắc Kinh nằng nặc đưa ra nhân danh các tuyên bố lịch sử và đường chín đoạn mà nước này nói rằng xuất phát từ thời chính quyền Quốc Dân Đảng trước đây (gồm 11 đoạn), trước khi họ bị đuổi khỏi Trung Quốc đại lục do thất bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản năm 1949.
ASEAN cũng không có lợi ích gì để lên án Bắc Kinh trong vụ các tàu Trung Quốc đâm phá các tàu Việt Nam, dù điều này đã làm gia tăng mức độ căng thẳng trên Biển Đông. Mức đồng thuận chung tối thiểu mà ASEAN có thể đạt được là thừa nhận vụ việc mà không đề cập đến các bên liên quan. Tuy nhiên, song song với đó, các quan chức ASEAN đã chấp nhận đề xuất của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono về việc làm cầu nối cho vấn đề này và liên hệ với phía Trung Quốc để giải quyết căng thẳng thông qua biện pháp giải quyết xung đột chung.
Đây chính là “phương thức ASEAN” như nhiều người vẫn gọi, được áp dụng trong giải quyết các vấn đề chính trị và an ninh nhạy cảm, và đồng thời cũng bị các nhà phân tích và chính trị gia phương Tây đánh giá là đường lối sai lầm. Nhưng các nhà phân tích phương Tây cũng cần phải hiểu rằng đường lối ngoại giao truyền thống của phương Tây, được thể hiện qua biện pháp lên án và trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Crimea, đã không phát huy tác dụng tức thời. Cách giải quyết này không những không thể ngăn chặn Crimea bị thôn tính mà còn làm phức tạp thêm các vấn đề liên quan đến Ukraine.
Một phương cách khác mà ASEAN sử dụng cho giải quyết các tranh chấp chính trị và an ninh giữa các nước châu Á là thông qua các cuộc gặp không chính thức cho phép các bên có thể bàn bạc và phân tích những lợi ích chung để từng bước đi đến một giải pháp được các bên chấp thuận. Phương pháp này được gọi là gotong royongtrong tiếng Indonesia (hiểu nôm na có nghĩa là hợp tác không nghi ngại).
Được áp dụng trong Cuộc họp Không chính thức Jakarta (JIM) vào những năm đầu 1990, phương pháp này nhằm mục đích giúp các nước châu Á giải quyết các vấn đề liên quan đến Campuchia sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Phương pháp này cũng có thể được áp dụng vào những căng thẳng đang diễn ra hiện nay trên Biển Đông, mà tôi muốn gọi là “Cuộc họp Không chính thức giữa các nước Đông Nam Á về Biển ASEAN”.
Biển ASEAN là một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị từ Viện Khoa học Indonesia Riefqi Muna đặt ra để phản ánh cộng đồng chính trị và an ninh thuộc Cộng đồng ASEAN năm 2015 và nhằm ngay lập tức tách Đông Nam Á ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang cạnh tranh với Mỹ để xây dựng một khái niệm về quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc.
Kế hoạch khung cho cuộc họp không chính thức của Đông Nam Á nên do Indonesia đề xuất, sau đó mời các bên có lợi ích liên quan, như bốn thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam tham dự cùng với Trung Quốc và Đài Loan. Do đây không phải là cuộc họp chính thức của ASEAN nên tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh và các thành viên ASEAN khác nên tham dự với tư cách quan sát viên.
Cho dù Trung Quốc có không đồng ý và từ chối tham gia vào “cuộc tán gẫu” không chính thức này, thì chúng ta vẫn có thể hy vọng Đài Loan sẽ nhận lời. Đài Loan có vai trò chủ chốt ở đây bởi họ có thể trình bày ý nghĩa của đường mười một đoạn ban đầu do Quốc Dân Đảng vẽ ra vào năm 1947.
Với tính chất là một cuộc họp không chính thức, sự tham gia của Đài Loan sẽ không gây tổn hại gì đến “Chính sách một nước Trung Quốc thống nhất” mà các quốc gia trên thế giới đều tán thành.
Bên cạnh đó, tiến trình chính trị đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Đài Bắc kể từ cuộc gặp giữa đại diện hai bên là ông Trương Úc Kỳ và Vương Chí Quân vào tháng Hai vừa qua tại Nam Kinh chắc chắn sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện địa chính trị. Hai lãnh đạo chung tư tưởng “Một Trung Quốc” này của Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu đã đạt được một kết luận trong cuộc họp.
Không có chương trình nghị sự cụ thể nào cho cuộc họp không chính thức này. Các bên có thể đề cập thẳng thắn đến tranh chấp biển ASEAN hoặc lý giải quan điểm của họ dựa theo lợi ích quốc gia mình. Trong trường hợp lãnh đạo của cả Trung Quốc và Đài Loan đều từ chối tham dự, thì cuộc họp có thể giúp các bên còn lại trao đổi thông tin hoặc ý tưởng về cách thức đối phó với những kế hoạch của Trung Quốc nhằm chia rẽ khối đoàn kết Đông Nam Á.
Chúng ta cần phải khu vực hóa những căng thẳng đang ngày một leo thang ở Biển Đông, dù Trung Quốc từ trước tới nay luôn cố gắng kiềm chế nỗ lực đó bằng cách kiên quyết khẳng định tranh chấp lãnh thổ này chỉ là vấn đề song phương. Quan điểm quyết liệt của Trung Quốc đã khiến những nỗ lực xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc đối với tất cả các nước yêu sách của ASEAN bị suy yếu. Khu vực hóa vấn đề Biển Đông là nhằm mục đích đi đến đàm phán cho những giải pháp chung.
Cuộc họp không chính thức này còn chứng minh một điều: sự đoàn kết của khu vực sẽ phát triển vững mạnh khi các nước Đông Nam Á có thể đạt đến những giải pháp “hợp tác không nghi ngại” cho những mối đe dọa chung bằng cách củng cố vai trò trung tâm của ASEAN vì nền thịnh vượng chung.
Qua nhiều thập kỷ hoạt động trên nền tảng hiểu biết chung về nguyên tắc không can thiệp vào lợi ích quốc gia và tinh thần đồng thuận chung, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới nếu duy trì và phát triển được thế cân bằng giữa các quốc gia, và Đông Nam Á cũng có thể mong đợi một trạng thái cân bằng tương tự từ những nước lớn trong và ngoài khu vực.
Nguồn: Jakarta Post
(*Tác giả Chu Công Phùng nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Myanmar. Ông từng có thời gian dài sống và làm việc tại Trung Quốc và Đài Loan, từng tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc.)
1/ Xin ông lý giải vì sao TQ rầm rộ tiến hành chiến dịch xâm lấn, đặt gian khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 5/2014? Mục đích chính của chiến dịch này là gì?
Trả lời: Hơn một tháng qua không ít nhà phân tích trong nước và ngoài nước đã phân tích từ nhiều góc độ về nguyên nhân và mục đích Trung Quốc tiến hành chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Kết hợp các yếu tố quốc tế, khu vực và nội bộ Trung Quốc, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền Trung Quốc hạ quyết tâm và hung hăng thực hiện chiến dịch xâm lược vào thời điểm hiện tại, đó là:
Thứ nhất: Công khai thách thức vai trò của Mỹ ở Châu Á. Các bạn đều đã biết, trong cuộc khủng hoảng ở Ucraina, quan hệ giữa Mỹ và EU với Nga trở lên căng thẳng, quan hệ Mỹ – Trung cũng xuất hiện nhiều trục trặc do Trung Quốc thực dụng nghiêng về ủng hộ Nga để được Nga giành cho các hợp đồng khí đốt béo bở (trị giá tới 400 tỉ USD).
Trước thực tế này, cuối tháng 4/2014 Tổng thống Mỹ Obama đã thực hiện chuyến thăm Châu Á gồm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipinnes và Malaysia với 2 mục đích rõ ràng: (1) phớt lờ Trung Quốc, cùng các nước đối tác thúc đẩy hoàn tất Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP); (2) cam kết bảo vệ các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Philippines trước các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Bị mất mặt trước việc Mỹ phớt lờ vai trò của Trung Quốc ở Châu Á và công khai ủng hộ quân sự đối với các đồng minh Nhật Bản và Philippines, chỉ chưa đầy một tuần sau chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama, Trung Quốc đã phản ứng tiêu cực bằng cách thách thức vai trò của Mỹ ở Biển Đông, ngang nhiên và hung hăng đưa dàn khoan khủng Hải Dương – 918 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vừa nhằm gián tiếp thách thức Mỹ, Nhật vừa dằn mặt các nước Châu Á đồng minh của Mỹ và những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đủ tỉnh táo để không đưa dàn khoan trên vào vùng biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản và vùng biển Philippines vì như vậy Trung Quốc sẽ trực tiếp khiêu khích Mỹ – đối thủ hơn hẳn Trung Quốc về mọi mặt.
Đáp lại thách thức này của Trung Quốc, không chỉ các Nghị sĩ Quốc hội Mỹ đều gay gắt phê phán Trung Quốc mà ngày 28/5/2014, khi phát biểu về chính sách đối ngoại trước các học viên tại Học viện quân sự ở West Point, New York, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả “sự gây hấn” của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.
Thứ hai, Chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam 10 ngày trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tổ chức tại Myanmar. Chúng ta còn nhớ cách đây 2 năm, khi Campuchia là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN 22. Trung Quốc đã dùng khoản viện trợ kinh tế khổng lồ (430 triệu USD) mua chuộc Campuchia khiến lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị cấp cao ASEAN không ra được Thông cáo chung về vấn đề Biển Đông. (Sau đó Campuchia bị hứng chịu rất nhiều búa rìu dư luận quốc tế và khu vực vì vụ việc “ngậm miệng ăn tiền” này). Năm nay, Trung Quốc hy vọng Myanmar – nước không có biên giới biển với Trung Quốc và đang tiếp nhận nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc sẽ “nể mặt” Trung Quốc, cộng với sự ủng hộ ngầm của Campuchia (Trung Quốc cử Phó Chủ tịch quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng thăm Campuchia từ 8-13/5/2014) sẽ khiến Hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar tiếp tục bị chia rẽ, không ra được Tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông cho dù Việt Nam có tố cáo Trung Quốc tại Diễn đàn này.
Nhưng lần này thủ đoạn “liên hoành” của Trung Quốc để phá thế “hợp tung” của ASEAN đã phá sản, với sự chủ trì đầy bản lĩnh của nước chủ nhà Myanmar, các nước ASEAN đã có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 24 về tình hình Biển Đông và Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đều đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tiến tới hình thành và ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng nội dung 2 Tuyên bố kể trên đều chĩa thẳng vào Bắc Kinh.
Thứ ba, Chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài biên giới. Cuộc đấu tranh quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc đang diễn ra rất phức tạp. Để khẳng định vị trí độc tôn của mình và giành quyền kiểm soát quân đội, Tập Cận Bình đã thẳng tay thanh toán các đối thủ lớn từ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang… Tuy nhiên, nội bộ Ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn lục đục cộng với cuộc khủng hoảng về sắc tộc tôn giáo tại Tân Cương, Tây Tạng… khiến nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc rối bời, xã hội Trung Quốc bất ổn trước các vụ khủng bố đẫm máu.
Để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội, với thủ đoạn truyền thống “gắp lửa bỏ tay người”, ban lãnh đạo Tập Cận Bình đã chuyển hướng dư luận trong nước ra bên ngoài bằng thủ đoạn đưa dàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, huy động bộ máy tuyên truyền đồ sộ “tố cáo ngược” Việt Nam khiêu khích Trung Quốc nhằm kích động tư tưởng Đại Hán trong dân chúng, qua đó xoa dịu các mâu thuẫn nội bộ.
Chúng ta còn nhớ, trong cuộc Cách mạng văn hóa nồi da nấu thịt, giết chết hàng chục triệu người ở Trung Quốc trong thập kỷ 60 thế kỷ XX, Mao Trạch Đông cũng sử dụng thủ đoạn truyền thống này để “đổ lửa” ra ngoài biên giới quốc gia như: hò hét “giải phóng Đài Loan”, pháo kích các đảo Kim Môn, Mã Tổ của Đài Loan, gây chiến tranh biên giới với Ấn Độ (1962) và gây chiến tranh biên giới với Liên Xô (1968)….
Thế nhưng, thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc “đổ lửa” sang hàng xóm vẫn không làm nguội bớt “lò lửa” bên trong Trung Quốc. Vào đúng thời điềm dàn khoan Hải Dương – 918 nghênh ngang hạ đặt phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì ngày 22/5/2014 lại xảy ra vụ nổ bom khủng bố đẫm máu tại Tân Cương càng khiến cuộc khủng hoảng sắc tộc và tôn giáo ở Trung Quốc thêm trầm trọng.
Mục đích của nhà cầm quyền Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã rõ như ban ngày. Đó là từng bước thực hiện cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trong vùng biên giới “lưỡi bò” liếm trọn gần hết Biển Đông. Nếu như Trung Quốc thực hiện được tham vọng đó, họ sẽ kiểm soát hoàn toàn tuyến giao thông trên Biển Đông và các dịch vụ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Xa hơn nữa sẽ vươn tới Ấn Độ Dương, thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” chi phối và khống chế thế giới.
2/ Xin ông cho biết thêm về tham vọng biển đảo của Trung Quốc đối với các nước láng giềng?
Trả lời: Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng, là một nước lớn với diện tích hơn 9 triệu km2, nhưng lòng tham của Trung Quốc về lãnh thổ đúng là “vô đáy”. Lần này tôi chưa nói tới tham vọng của Trung Quốc về biên giới trên đất liền với các nước láng giềng mà chỉ giới thiệu tham vọng của họ về biên giới trên biển. Trung Quốc có rất nhiều tài liệu viết về việc này, tôi xin trích dẫn một tài liệu chính thống của Trung Quốc.
Trong cuốn sách “Trầm tư trước Thái Bình Dương” của 2 học giả quân sự Trung Quốc là Tào Bảo Kiện và Quách Phú Văn do Nhà xuất bản Đại học quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 1989, đã ghi rõ Trung Quốc bị tất cả các nước láng giềng có chung biên giới biển “cướp đoạt” hàng triệu km2 biển đảo của Trung Quốc. Cụ thể là:
+ Ở Bắc Hoàng Hải: Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cùng chung thềm lục địa. Khi chia ranh giới vùng biển Bắc Hoàng Hải, mặc dù hai nước đã thỏa thuận nguyên tắc chia theo đường trung tuyến, nhưng Triều Tiên lại đòi chia tới nửa đường phân tuyến để chiếm phần biển hơn Trung Quốc chí ít 3.000 km2 biển.
+ Ở Nam Hoàng Hải và Bắc Đông Hải: Trung Quốc và Hàn Quốc cùng có chung thềm lục địa. Theo nguyên tắc kéo dài vị trí tự nhiên của sông Hoàng hà đổ ra biển, đáng lẽ Trung Quốc được chia phần lãnh hải nhiều hơn, nhưng Hàn Quốc kiên quyết đòi chia theo đường trung tuyến nên đã “chiếm của Trung Quốc” 180.000 km2 biển.
+ Ở Đông Hải: Trung Quốc và Nhật Bản không cùng thềm lục địa, nhưng Nhật Bản không chịu, nói bừa là cùng thềm lục địa để chiếm của Trung Quốc dãy đảo Điếu Ngư (Sen ka ku) và 210.000 km2 lãnh hải. Tháng 1/1974, Nhật Bản ký với Hàn Quốc “Hiệp định khai thác chung thềm lục địa” lại chiếm thêm một phần lớn thềm lục địa của Trung Quốc.
+ Ở Nam Hải (Biển Đông):
- Philippines: bá chiếm hầu hết vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), ngoài ra còn lấy danh nghĩa vùng đặc quyền kinh tế chiếm luôn cả vùng biển từ đảo Hoàng Nham tới phần biển phía Đông Đài Loan đáng lẽ thuộc về Trung Quốc. Tổng cộng Philippines đã phi pháp đưa vào bản đồ của họ 420.000 km2 biển của Trung Quốc.
- Malaysia: Năm 1979 tuyên bố phạm vi thềm lục địa, đưa đảo Anba và một phần Nam hải (Biển Đông) vào bản đồ của họ, phi pháp chiếm của Trung Quốc 240.000 km2 biển.
- Brunei: kéo dài thềm lục địa của họ tới đáy sâu Nam hải (Biển Đông), lấn vào đường biên giới truyền thống (đường “lưỡi bò”) của Trung Quốc khoảng 3.000 km2.
- Indonesia: vạch khu vực lãnh hải của họ vào sâu đường biên giới truyền thống (đường “lưỡi bò”) của Trung Quốc khoảng 40.000 – 50.000 km2.
- Mỹ: chiếm đảo Hoàng Nham của Trung Quốc ở phía Bắc Philippines, lập trường bắn cho hải quân Mỹ ở đó.
- Việt Nam: không những phi pháp chiếm đóng hơn 20 đảo của Trung Quốc ở Nam Sa (Trường Sa) và hơn 400.000 km2 vùng biển phụ cận mà còn đưa ra yêu cầu hoang đường đòi chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc.
Hỡi ôi! Đọc những dòng tài liệu trên của Nhà xuất bản Đại học Quốc phòng Trung Quốc có lẽ đứa trẻ chăn trâu ở bất kỳ nước Châu Á nào (trừ Trung Quốc) cũng phải phì cười về giọng lưỡi “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” của các học giả quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, với chính sách tuyên truyền nhồi sọ, kích động tư tưởng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc, không ít người dân Trung Quốc đã cả tin vào những luận điệu mị dân đó, họ tin rằng chính phủ Trung Quốc quá hiền lành, hữu nghị đến nỗi bị tất cả các nước láng giềng kể cả nước Brunei nhỏ xíu cũng “cướp đoạt” biển của Trung Quốc. Và lẽ tất nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc đã và đang kích động họ “bằng mọi giá phải giành lại quốc thổ của tổ quốc Trung Hoa”. Chắc chắn những thủy thủ, những sĩ quan và binh lính trên giàn khoan HD 981 và trên các tàu chiến Trung Quốc đang hung hăng khiêu khích các tàu chấp pháp Việt Nam trong vùng biển Việt Nam hẳn đã được lãnh đạo họ nhồi sọ những luận điệu nham hiểm kể trên.
Tôi không biết các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Mỹ có biết những tư liệu tuyên truyền kể trên của Trung Quốc không? Nếu biết được họ sẽ suy nghĩ gì về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc? Tôi mong Vietnamnet sẽ cung cấp thông tin trên cho các bạn bè quốc tế biết. Đó là cuốn sách “Diện đối Thái Bình Dương trầm tư” nguyên bản tiếng Trung – NXB Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 1989, trang 111-112, đang lưu giữ tại Thư viện Học viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.
Với tham vọng vô đáy về biển đảo của nhà cầm quyền Trung Quốc và với những luận điệu tuyên truyền nhồi sọ như vậy, chúng ta có thể dự báo trước, sớm muộn Trung Quốc sẽ đưa dàn khoan và tàu chiến lần lượt xâm phạm vùng biển của tất cả các nước láng giềng Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà Trung Quốc coi là có “tranh chấp” biển đảo với họ.
3/ Ông có thể cho biết trong chiến dịch xâm lấn vùng biển của Việt Nam lần này, Trung Quốc sử dụng chiến thuật gì khác so với các lần xâm lấn trước đây?
Trả lời: Khác chứ, khác xa các lần trước kể cả về quy mô và thủ đoạn chính trị.
Trước đây, mỗi lần xâm phạm gặm nhấm biển đảo của Việt Nam, cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam, thậm chí bắn chìm tàu và giết chết 9 ngư dân Thanh Hóa đang đánh cá tại vùng biển Việt Nam và bị Việt Nam phản đối, nhà cầm quyền Trung Quốc luôn giở thủ đoạn “vì đại cục”, vì “thỏa thuận cấp cao”, vì “16 chữ”, vì “4 tốt”, “không cho nước thứ ba biết”, “không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” để xoa dịu Việt Nam ngồi vào đàm phán song phương với họ. Lần này, phía Trung Quốc không lặp lại thủ đoạn đó mà ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Họ đã tự làm rơi chiếc mặt nạ lừa bịp, tự cắt bỏ “giây thần kinh xấu hổ” để công khai đối đầu với Việt Nam và dư luận quốc tế.
Về quy mô, lần này Trung Quốc nghênh ngang đưa dàn khoan khủng Hải Dương – 981và hàng trăm tàu lớn kể cả tàu chiến vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, hung hăng bắn vòi rồng và đâm vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, thậm chí họ còn táng tận lương tâm đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, sẵn sàng tạo cớ gây xung đột với Việt Nam.
Về tuyên truyền, họ dùng thủ đoạn cùn như Chí Phèo vừa ăn cướp vừa la làng, lớn tiếng vu cáo tàu thuyền Việt Nam quấy rối và đâm vào tàu của họ nên mới bị chìm. Những ngày vừa qua các phóng viên nước ngoài như Nhật Bản, CNN… đã tới hiện trường và trực tiếp chứng kiến, đưa tin về thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của Trung Quốc.
4/ Theo suy nghĩ của ông, sau chiến dịch xâm lấn này, Trung Quốc được gì, mất gì?
Trả lời: Đã có nhiều bài báo trong và ngoài nước viết về việc này. Theo cá nhân tôi, sau hơn một tháng hung hăng xâm lấn và gây hấn đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc đã bị mất quá nhiều so với những cái họ đạt được.
Cái mà họ đạt được là:
Thứ nhất: Trên thực địa, đã trơ tráo đưa được giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, công khai thách thức dư luận quốc tế. Nói cách khác Trung Quốc đã thực hiện cuộc xâm lược Việt Nam từ phía biển.
Thứ hai: Về dư luận, đã xì van được một phần mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài biên giới quốc gia, kích động tư tưởng sô vanh nước lớn trong trong nước họ.
Nhưng Trung Quốc đã mất rất nhiều, nhiều lắm:
Thứ nhất: Chiến lược “trỗi dậy hòa bình” mà Trung Quốc dày công chuẩn bị từ Đại hội 16 và ra rả tuyên truyền suốt chục năm qua nay đã bị phá sản hoàn toàn. Trung Quốc đã hiện nguyên hình là một đế quốc hung hăng đầy tham vọng về biên giới lãnh thổ, về chi phối thế giới bằng bất cứ giá nào. Trên thế giới không còn ai tin vào những lời nói và việc làm của Trung Quốc.
Thứ hai: Với sự ngang ngược đưa dàn khoan vào sâu vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bị hầu hết các nước lớn và cộng đồng thế giới phản đối, phê phán gay gắt, không hề có một quốc gia nào dù là bạn hữu thường nhận viện trợ ưu ái của Trung Quốc lên tiếng bênh vực và ủng hộ Trung Quốc trong sự kiện này. Một thực tế cay đắng đã bày ra trước mặt Trung Quốc, đó là: trên con đường phát triển từ nước lớn thành cường quốc thế giới, Trung Quốc ngày càng bị cô lập, không có đồng minh, cũng không có bạn bè. Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của ông Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao đăng trên báo Straitstimes của Singapore tháng 5/2014: “Nếu Trung Quốc để mất niềm tin và tình bạn của ASEAN, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia cô độc nhất trong lịch sử trên đường trở thành cường quốc, vì sẽ không có người bạn thực thụ nào trong số tất cả các nước láng giềng”.
Thứ ba: Hàng chục năm nay Trung Quốc tốn rất nhiều tiền của thực hiện chính sách “bẻ từng chiếc đũa” mua chuộc một số nước Đông Nam Á ủng hộ Trung Quốc chỉ đàm phán song phương với từng nước ASEN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, không đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhưng với các hành động hung hăng của Trung Quốc xâm phạm biển đảo của Philippines và đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào sâu trong vùng biển Việt Nam đã khiến các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn, tạo được tiếng nói chung yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố chung giữa ASEAN với Trung Quốc về Biển Đông (DOC) và gây sức ép yêu cầu Trung Quốc phải sớm đàm phán với ASEAN để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Qua sự kiện này, tất cả các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đều mong muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và đều muốn Mỹ can dự nhiều hơn nữa để kiềm chế và ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thứ tư: Trung Quốc đã mất đi tất cả những gì họ toan tính gây dựng ở Việt Nam kể từ khi hai nước Việt – Trung bình thường hóa quan hệ (1991) đến nay. Suốt 23 năm qua, các lớp lãnh đạo Trung Quốc dày công thực hiện “diễn biến hòa bình kiểu Trung Quốc” tại Việt Nam, họ vuốt ve hòng ru ngủ Việt Nam bằng tất cả các mỹ từ có được, nào là “16 chữ” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nào là “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nào là “4 tương” (sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan). Họ luôn dùng nhóm từ “vì đại cục”, “không ảnh hưởng đại cục” để xoa dịu Việt Nam mỗi khi họ xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Hơn một tháng qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự đánh rơi chiếc mặt nạ mà họ đã đeo suốt 23 năm. Họ đã hiện nguyên hình từ người “đồng chí anh em” thành kẻ xâm lược hung hăng hiếu chiến. Lòng tham vô đáy của đã làm lu mờ lý trí của những kẻ đáng ra xứng đáng là những chính trị gia tầm cỡ thế giới.
Liệu đến bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc mới lấy lại được một phần lòng tin của hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam? Chắc chắn là không. Tôi rất tâm đắc với bình luận của tác giả Kim Tuấn đăng trên báo điện tử “Dân trí”: “Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng lớn hơn tìm cách hắt đi và như một câu nói khác, khi bát nước đã đổ đi thì không thể lấy lại được nữa”.
5/ Cũng xin hỏi ông, trong cuộc đấu tranh chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lần này, Việt Nam đã mất gì và được gì?
Trả lời: Câu hỏi rất hay và tôi cũng xin trả lời không chỉ bằng suy nghĩ của tôi mà bằng cả những điều tôi học được qua những buổi trao đổi sôi nổi với bạn bè những ngày vừa qua.
Vậy chúng ta mất gì? Theo tôi, chúng ta có một cái “mất” lớn, “mất” nhưng lại “mừng”. Đó là:
Chúng ta đã “mất” đi một “đối tác chiến lược”, mất đi một “đồng chí anh em” viển vông là Trung Quốc. Trên thế giới này thử hỏi có “đối tác chiến lược” nào, người “đồng chí anh em” nào lại nỡ lòng đi xâm lấn lãnh thổ của “đối tác chiến lược” và “đồng chí anh em” của mình rồi lại lật mặt “ngậm máu phun người” tố cáo ngược “đồng chí anh em” bằng những lời lẽ hằn học và đê tiện.
Chúng ta đã “mất” đi một “tình hữu nghị viển vông” tồn tại suốt hơn 20 năm qua với Trung Quốc. Cái gọi là “tình hữu nghị” gồm một mớ ngôn từ sáo rỗng do phía Trung Quốc nêu ra từ “16 chữ” đến “4 tốt”, “4 tương”, “đại cục”… thực chất chỉ là những lời ru ngủ của Trung Quốc mà thôi. Nói cách khác chúng ta đã mất đi “ảo tưởng”, mất đi một “niềm tin” về một nước láng giềng XHCN lớn mạnh có thể sát cánh cùng chúng ta thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin.
Tôi rất tâm đắc với lời bình của một học giả Việt Nam đăng trên mạng internet“chúng ta phải cám ơn nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sử dụng cơ bắp của họ húc vỡ cái “cục to” (đại cục) được ngụy trang bằng “16 chữ” đen sì”.
Ngược lại, qua sự kiện 1/5/2014, chúng ta đã được rất nhiều. Đó là:
Thứ nhất: Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, dân tộc Việt Nam muôn người như một lại đoàn kết tạo thành một khối thống nhất sẵn sàng nhấn chìm kè thù xâm lược. Hơn 90 triệu trái tim dân chúng Việt Nam và kiều bào ngoài nước đang hướng về Biển Đông. Hình ảnh hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước sát cánh biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi Trung Quốc rút dàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam đang chứng minh điều đó.
Thứ hai: Trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, tuy Trung Quốc “to mồm”, “cãi chầy cãi cối” nhưng họ không giành được sự ủng hộ nào từ dư luận quốc tế, kể cả Đài Loan có chung lập trường với Trung Quốc về Biển Đông. Phát biểu càn quấy của viên tướng Trung Quốc Vương Quán Trung – Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Diễn đàn Shangri la – Singapore ngày 1/6/2014 càng khiến dư luận quốc tế và khu vực phản cảm với Trung Quốc. Ngược lại, chúng ta đã giành được sự ủng hộ tuyệt đối của dư luận từ các nước lớn Mỹ, Nhật, Tây Âu, Ấn Độ, Úc… và hầu hết các nước ASEAN. Chưa bao giờ trên trang web của Nhà Trắng lại xuất hiện một kiến nghị rất hay, đề nghị chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã đặt dàn khoan Hải Dương – 981 ở thềm lục địa Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2014 đã thu hút hơn 130.000 chữ ký. Theo quy định của Mỹ, một kiến nghị đạt được 100.000 chữ ký thì trong vòng 30 ngày sẽ được chính quyền Tổng thống Obama xem xét.
Tôi đã so sánh và thấy rõ, dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam lần này mạnh hơn, quyết liệt hơn nhiều so với sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và xâm chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988.
Thứ ba: Cái được rất lớn mà nhân dân, sinh viên, trí thức, báo chí Việt Nam lâu nay bị ràng buộc bởi “tình hữu nghị viển vông” mà không được công khai phê phán và biểu tình phản đối các hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Kể từ sau sự kiện 1/5/2014, chúng ta đã hất bỏ chiếc “vòng kim cô” vô lý đó, báo chí Việt Nam không còn dùng từ “tàu lạ”, “nước lạ” mà công khai chỉ đích danh tàu Trung Quốc, nước Trung Quốc. Trên các báo chữ, báo mạng, tạp chí liên tiếp xuất hiện các bài biết phê phán Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, kiến nghị Chính phủ kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Trong hội trường Quốc hội và khắp mọi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng căm phẫn lên án kẻ láng giềng “rộng vai hẹp bụng”. Hàng vạn học sinh trung học và phụ huynh học sinh rất phấn chấn khi thấy “dàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc” xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn và môn Sử năm nay. Cá nhân tôi rất ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại Quốc hội ngày 28/5/2014 về việc cần sớm có Luật biểu tình: “có những cuộc biểu tình không phù hợp, nhưng cũng có nhiều cuộc biểu tình phù hợp. Việc sớm đưa vào chương trình xây dựng Luật Biểu tình để có hành lang pháp lý, biểu thị ý kiến của người dân là điều hoàn toàn phù hợp”.
Thứ tư: “Trong họa có phúc”, sự kiện 1/5/2014 do Trung Quốc ngang ngược gây ra đặt Việt Nam trước nguy cơ chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc lật mặt tráo trở của Trung Quốc khiến chúng ta có được cơ hội hiếm có để điều chỉnh chính sách ứng phó, giảm lệ thuộc vàoTrung Quốc trước mắt và tương lai lâu dài.
Những ngày qua, phát biểu của lãnh đạo các cấp, các ngành tại các diễn đàn trong và ngoài nước cho thấy, cùng với việc sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và chuẩn bị các phương án bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đã tính đến các giải pháp kinh tế giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Hẳn các bạn còn nhớ, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1992, không ít người cho rằng Việt Nam cũng suy sụp theo vì Việt Nam bị mất đi một thị trường lớn Liên Xô Đông Âu to lớn. Nhưng ngược lại, người Việt Nam đã tìm ra lối đi riêng cho mình để tiếp tục phát triển lớn mạnh.
6/ Ông suy nghĩ thế nào trước việc Trung Quốc rút hàng loạt người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam? Nếu Trung Quốc giảm hoặc ngừng các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế của Việt Nam?
Trả lời: Ôn lại lịch sử một chút, năm 1978 Trung Quốc cũng dựng ra màn kịch “đón nạn kiều” về nước rồi mở chiến dịch vu cáo Việt Nam “bài Hoa” trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979. Lần này,Trung Quốc đã diễn lại kịch bản cũ, đưa tàu sang đón một số công nhân đang làm việc tại Hà Tĩnh và một vài khu công nghiệp khác ở Việt Nam rồi lớn tiếng vu cáo Việt Nam trên quốc tế là “Việt Nam bài Hoa, khiêu khích Trung Quốc”, “môi trường đầu tư ở Việt Nam rất xấu”…
Tôi cho rằng, lần này Trung Quốc chỉ “rút” một số công nhân cơ bắp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam làm việc trong các dự án đầu tư của Đài Loan, Hồng Kông… để lấy cớ vu cáo bôi nhọ Việt Nam mà thôi. Riêng những “công dân Trung Quốc” đang “bám rễ” làm việc ở các vùng kinh tế chiến lược của Việt Nam như Tây Nguyên, vùng giáp ranh với Lào, Campuchia… thì dù chúng ta có thực sự xua đuổi, họ cũng không muốn về đâu. Đây là một hiểm họa lâu dài đối với an ninh quốc gia của Việt Nam.
Về câu hỏi thứ hai, tôi thiết nghĩ mấy ngày qua các đại biểu quốc hội ta đã bàn thảo nhiều về các phương án ứng phó trong tình huống Trung Quốc trở mặt đóng cửa khẩu biên giới, giảm và ngừng các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư tại Việt Nam. Tôi chỉ lưu ý các bạn rằng:
+ Trong buôn bán với Trung Quốc, 2/3 số lượng hàng hóa buôn bán là tiểu ngạch (mậu dịch biên giới), chỉ có 1/3 là chính ngạch. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm 30 % tổng xuất khẩu với thế giới, trong đó chủ yếu là hàng nông sản, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 10% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu may mặc… thì đều có thể nhập từ các thị trường khác. Đồng thời, trong quan hệ thương mại, Trung Quốc luôn xuất siêu sang Việt Nam, vì vậy nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu biên giới, bên thiệt hại hơn không phải là bên nhập siêu.
+ Về đầu tư trực tiếp, Trung Quốc chỉ là đối tác đầu tư rất nhỏ tại Việt Nam. Đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ chiếm 3% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như thiếu 3% FDI đó, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển bình thường.
Theo số liệu của Bộ Công thương tháng 4/2014, trong 10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam (đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án cao tốc Hà Nội – Lào cai, Dự an Boxit Tây Nguyên, Nhà máy gang thép Lào Cai, Dự án nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, Nhà máy thủy điện Sông Bung 4, Khu căn hộ cao cấp Golden Westlake Hà Nội, Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu) và một số dự án về năng lượng, hạ tầng thì tiến độ nhiều dự án chậm trễ, đội vốn, gây tranh cãi. Nếu như Trung Quốc ngừng các dự án thầu này, lẽ đương nhiên hai bên đều thiệt hại, nhưng họ sẽ chịu thiệt hại trước tiên.
Tôi cũng xin cung cấp thêm một thông tin cho các bạn biết, Trung Quốc là nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Myanmar với 14,2 tỉ USD, chiếm 30,6% tổng số vốn FDI nước ngoài tại Myanmar, nhưng cuối năm 2011 để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia, chính phủ Myanmar đã tuyên bố hủy bỏ dự án đập thủy điện khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy thuộc Bang Kachingiáp biên giới Trung Quốc trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc là chủ đầu tư và đã làm xong 1/3 công trình. Phía Trung Quốc tuy phản ứng gay gắt trước quyết định này của chính phủ Myanmar, nhưng vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.
7/ Ông nghĩ thế nào về phản ứng của các nước lớn và dư luận quốc tế trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
Trả lời: Như tôi đã nói ở trên, trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc lần này, chúng ta đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hầu hết các nước lớn, ASEAN và dư luận quốc tế không chỉ tại các diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á ở Philippines, diễn đàn an ninh Shangri la ở Singapore… và ngay tại thủ đô nhiều nước trên thế giới. Ngược lại, không một quốc gia nào lên tiếng ủng hộ và bênh vực Trung Quốc.
Đặc biệt, điều xảy ra ngoài dự đoán của tôi là, lãnh đạo các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Indonesia kể từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng tới các Nghị sĩ, học giả… đều lớn tiếng phê phán Trung Quốc và đồng tình với thiện chí của Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi băn khoan một điều là các nước XHCN bạn bè truyền thống của Việt Nam kể cả bạn thân sát nách và bạn thân cách nửa vòng Trái đất, các đảng cộng sản trên thế giới trước đây luôn sát cánh với Việt Nam lần này đều im hơi lặng tiếng? Phải chăng rượu Mao Đài đã khiến họ say rồi?
8/ Là người từng công tác nhiều năm tại Trung Quốc và Đài Loan, ông nghĩ thế nào về giới lãnh đạo Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông?
Trả lời: Câu hỏi rất lớn, tôi xin khái quát trả lời như sau:
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, có 2 đảng lớn thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc là Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. Mẫu số chung của các lãnh tụ 2 đảng này từ Tưởng Giới Thạch đến Mao Trạch Đông và các thế hệ tiếp theo là đều nuôi “giấc mộng Trung Hoa”, mong muốn đưa Trung Quốc sớm trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, hất ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Hoa Đông, Biển Đông đến tận Guam, chia sẻ quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Để thực hiện giấc mộng đó, bước đầu tiên không hẹn mà gặp họ đều muốn độc chiếm Biển Đông.
Xin các bạn nhớ cho, năm 1947 chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch là kẻ khởi xướng đầu tiên vẽ bản đồ Trung Hoa có đường biên giới “lưỡi bò” gồm 11 đoạn đứt khúc bao bọc gần hết Biển Đông và không đưa bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Kế thừa “di sản” đó, từ đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, CHND Trung Hoa của Mao Trạch Đông đã cải biên đường biên giới “lưỡi bò” từ 11 đoạn thành 10 đoạn, sau chuyển thành 9 đoạn như hiện nay và cũng không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Đại đa số nhân dân Trung Quốc là nông dân lao động yêu chuộng hòa bình, trước năm 1949 họ từng bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến Quốc – Cộng tương tàn hàng chục năm và tiếp đó là các cuộc đấu đá chính trị bè phái trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc điển hình là 10 năm Cách mạng văn hóa 1966 -1976, sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1976 và sự kiện Thiên An Môn tháng 5/1989.
Như tôi đã nói ở phần trên, mỗi khi Trung Quốc gặp khó khăn trong nội bộ, họ đều sử dụng chiến thuật “đổ lửa” ra ngoài biên giới quốc gia, kích động tư tưởng Đại Hán, hướng mâu thuẫn nội bộ sang các nước láng giềng như Ấn Độ, Liên Xô, Nhật Bản, Việt Nam… Không ít người dân Trung Quốc thật thà, thiếu thông tin đã bị mắc lừa trước thủ đoạn mị dân của lãnh đạo họ, trở thành vật hy sinh trong các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, nhiều người dân TQ thông minh, trực tính nhất là tầng lớp trí thức không dễ bị lừa. Không ít người đã thẳng thắn phát biểu chính kiến không đồng tình với tuyên truyền phi lý của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tôi xin trích dẫn 3 ví dụ tiêu biểu:
- Ngày 10/5/2014, Học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển đăng bài viết trên blog cá nhân cho biết, phóng viên của Hoàn cầu Thời báo – phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay. Ông Lý Lệnh Hoa đã trả lời thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên: “Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển”. Ông Lý còn khẳng định rằng đây là quan điểm xuyên suốt của ông, được trình bày ở nhiều bài viết là diễn đàn khác nhau, hy vọng phóng viên có thể xem và tiếp tục trao đổi sâu hơn về quan điểm này.
- Sau khi nghe phát biểu hôm 27/5/2014 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương biện bạch về việc một tàu cá Việt Nam bị chìm sau khi “quấy rối và đâm vào một tàu cá Trung Quốc”, ông Duan Wanjin - một luật sư Trung Quốc phát biểu trên mạng intenet đã chỉ trích Chính phủ Trung Quốc “hành động không phù hợp với danh xưng “cường quốc”. “Mọi tranh chấp nên được đưa ra bàn bạc, không thể đi nói xấu nước khác như vậy”, Ông Duan nhận xét: “quốc gia nào chủ trương thu hẹp quan hệ ngoại giao như Trung Quốc hiện nay sẽ khó mà trỗi dậy”.”Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện giờ đầy những chú hề, những kẻ muốn lấy lòng các vị lãnh đạo. Chẳng còn chút tinh thần Nho giáo nào sót lại, thay vào đó là thói côn đồ. Đường lối phát triển của quốc gia ngày nay thật đáng buồn”.
- Phó giáo sư Vi Dân – chuyên gia Đông Nam Á thuộc Đại học Bắc Kinh, cũng phát biểu trên mạng internet đầu tháng 5/2014: “Chính quyền Trung Quốc sẽ dần bị mất uy tín nếu tiếp tục có thái độ hiếu chiến trên Biển Đông. Nếu không giải quyết sớm, thì bất kể lời giải thích nào mà chính phủ Trung Quốc đưa ra cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Rõ ràng là chúng ta ức hiếp phía Việt Nam”.
9/ Theo ông, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không? Có nên chấp nhận đề nghị của Trung Quốc “gác tranh chấp, cùng khai thác” không?
Trả lời: Các bạn đã biết, suốt tháng qua nhiều phát biểu của lãnh đạo cấp cao, các Bộ,
Ngành nhất là các đại biểu Quốc hội đều phê phán gay gắt hành động xâm lược của Trung Quốc đối với nước ta, đồng thời đề xuất phương án kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Tôi cho rằng, kẻ cướp đã hung hăng vào đến sân nhà ta, ta còn cân nhắc “nên hay không nên” gì nữa, đã đến lúc chúng ta PHẢI kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, dùng pháp lý quốc tế khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra, trong các Bộ Luật về biển được quốc tế sử dụng, Bộ Luật cổ La Mã quy định, trong tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các bên liên quan, nếu trong vòng 50 năm một trong hai bên tranh chấp không lên tiếng khởi kiện bên kia, thì lẽ đương nhiên chủ quyền sẽ thuộc về bên kia. Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm rồi. Chúng ta càng để lâu không kiện Trung Quốc sẽ càng bất lợi.
Tin tức cho hay, ngày 4/6/2014, Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan thông báo sẽ lấy ngày 15/12 là ngày Trung Quốc nộp bản phản biện đáp lại văn bản dài gần 4.000 trang của Philippines kiện Trung Quốc hồi tháng 3/2013. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang ngược khẳng định: “Lập trường của Trung Quốc không có gì thay đổi, Bắc Kinh không chấp nhận và không tham gia trong tố tụng trọng tài có liên quan tới Philippines”. Việc Trung Quốc không dám tranh luận trước tòa chỉ càng làm cho Trung Quốc bị cô lập trên quốc tế, đồng thời khiến vụ kiện của Philippines nhanh chóng được Tòa án quốc tế hoàn tất và sẽ sớm đưa ra phán quyết cuối cùng. Nếu phán quyết này có lợi cho phía Philippines, đây sẽ là một đòn ngoại giao giáng mạnh vào Trung Quốc, và sẽ là một chiến thắng vang dội cho Philippines về pháp lý.
Về đề nghị của Trung Quốc “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông, thay cho trả lời, tôi xin cung cấp thông tin cho các bạn rõ:
Từ năm 1992, Trung Quốc công bố “phương châm 16 chữ” của họ về khai thác chung với các nước láng giềng là “chủ quyền thuộc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát, lợi ích phân hưởng” (chủ quyền thuộc tôi, gác lại tranh cãi, cùng nhau khai thác, chia xẻ lợi ích). Sau đó họ viết ngắn lại là “các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” nhưng dưới tiền đề “chủ quyền thuộc ngã”.
Nực cười thay, đã là “chủ quyền thuộc ngã” thì còn khai thác chung làm gì nữa? Trung Quốc đã đem công thức này mời chào Việt Nam và các nước Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhưng cho tới nay chưa có quốc gia nào dám nhận lời “cùng khai thác” tài nguyên biển với Trung Quốc ở vùng tranh chấp mà phải chấp nhập tiền đề “chủ quyền thuộc ngã”? Thực chất là Trung Quốc muốn “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và lãnh hải của các nước Đông Nam Á mà theo cách nghĩ của Trung Quốc đó là vùng tranh chấp vì nằm trong “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ ra.
Ngoài ra, thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy, các dự án “khai thác chung” tài nguyên biển giữa một số quốc gia đã bộc lộ những hệ quả đáng tiếc, thua thiệt cả về chủ quyền cả về kinh tế cho như những quốc gia nhỏ bé, ít vốn hơn bởi lẽ “thỏa thuận tạm thời” sẽ thành “thỏa thuận vĩnh viễn” và “lợi thế” bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh hơn.
10/Ông đánh giá thế nào về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau sự kiện tháng 1/5/2014?
Trả lời: Tôi cho rằng sau sự kiện 1/5/2014 lần này, dù muốn hay không quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc tất yếu đã chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn 23 năm trước kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc đã đơn phương vứt bỏ “16 chữ”, “4 tốt”, “4 tương”, đã lộ nguyên hình là nước lớn láng giềng “rộng vai” nhưng “hẹp bụng”, hung hăng xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng “đồng chí anh em”.
Chúng ta đã “ngậm quả bồ hòn hữu nghị” với Trung Quốc quá lâu. Đã đến lúc chúng ta phải “nhè” ra và “nhổ” đi quả bồ hòn đắng chát đó. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 22/5/2014 tại Philippines đã làm nức lòng đồng bào cả nước: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Tôi tán đồng ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Quốc hội ngày 2/6/2014 : “Phát biểu của Thủ tướng là lời nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về “16 chữ vàng”, về “4 tốt” với người láng giềng “hẹp bụng”.
Đã đến lúc để Việt Nam dứt khoát đoạn tuyệt với “tình hữu nghị viển vông” để xác định khuôn khổ quan hệ mới với Trung Quốc trên cơ sở chung sống hòa bình, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế.
11/ Xin hỏi ông câu cuối cùng, nếu Trung Quốc vẫn hung hăng tiếp tục lấn tới xâm phạm vùng biển Việt Nam, cố tình gây hấn dẫn đến xung đột vũ lực với Việt Nam. Tình hình khi đó sẽ ra sao?
Trả lời: Xin các bạn cùng tôi giở lại các trang lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trong lịch sử gần 3000 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại Trung Quốc đã đem quân xâm lược Việt Nam 20 lần (nhà Ân 1 lần, nhà Tần 1 lần, nhà Hán 4 lần, nhà Lương 3 lần, nhà Tống 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 1 lần, nhà Thanh 1 lần, CHND Trung Hoa 4 lần), tức với tần suất trung bình 150 năm một lần xâm lược. Chắc chắn trên thế giới chưa từng có một quốc gia nào đem quân đi xâm lược nước láng giềng của mình nhiều lần đến như vậy.
Trong tổng số 20 cuộc xâm lược đó, chỉ riêng từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, trong thời gian 65 năm qua CHND Trung Hoa đã xâm lược VN đến 4 lần (năm 1956 chiếm phía nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 chiếm nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, năm 1988 chiếm đảo Gạc Ma quần đảo Trường Sa, chưa kể đến việc Trung Quốc thông qua Khmer Đỏ gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam – 1978, và sự kiện 1/5/2014).Như vậy, dưới chính thể Cộng hòa nhân dân, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tần suất xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam là trung bình 15 năm một lần xâm lược, dày gấp 10 lần so với tần xuất xâm lược Việt Nam từ các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Lãnh đạọ các cấp Việt Nam đã nói rõ, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút dàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, giải quyết mọi vấn đề tồn tại giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình. Nhưng mọi sự kiên nhẫn đều có giới hạn, nếu phía Trung Quốc vẫn hung hăng, bất chấp pháp lý quốc tế tiếp tục xâm phạm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đẩy Việt Nam vào thế cùng, thì lẽ tất yếu dân tộc Việt Nam sẽ “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” đoàn kết đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kêu gọi hơn nửa thế kỷ trước.
Ông cha ta xưa, bằng sức mạnh dân tộc, đã từng một mình, đơn độc chống lại bọn phong kiến phương Bắc xâm lược đông mạnh, hết triều đại này đến triều đại khác để lại những chiến công hiển hách và các giá trị to lớn khác, thì ngày nay, sức mạnh dân tộc đó, kết với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam không ngán ngại bất cứ kẻ thù nào.
—-
*Tác giả Chu Công Phùng nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Myanmar. Ông từng có thời gian dài sống và làm việc tại Trung Quốc và Đài Loan, từng tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc.
Một phần của bài phỏng vấn đã được xuất bản bởi Vietnamnet.
Báo New York Times viết :”Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Cộng”. BBC nhấn mạnh “Bế tắc trong đối thoại Trung Cộng-Việt Nam” và đề tựa của Reuters viết “Trung Cộng quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam”
Truyền thông Trung Cộng có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.
Báo chí Trung Cộng: khai thông, thỏa thuận
Tân Hoa Xã, ấn bản Anh ngữ, chạy đề tựa: “Trung Cộng, Việt Nam thỏa thuận giải quyết thích hợp những vấn đề song phương nhạy cảm”. Rồi thì “Bắc Kinh, Hà Nội cam kết có hành động giải quyết va chạm”, tờ Trung Cộng nhật báo nhấn mạnh. Một đoạn video của CCTV (Truyền hình trung ương Trung Cộng) về chuyến đi của Dương chú trọng lời tuyên bố của ông nói rằng dù mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam có xấu hơn hiện nay rất nhiều, hai bên cũng đều phải nghĩ đến môt đường lối nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào bài vở của truyền thông Trung Cộng, có vẻ như những cuộc hội họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến chính yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng vì giàn khoan.
Điều đó không nói lên rằng Trung Cộng sẵn lòng hòa giải. Ngược lại, mỗi bài báo đều chứa đựng điều xác quyết thông thường của Trung Cộng rằng giàn khoan là việc riêng của Trung Cộng, và Việt Nam nên ngưng lại sự sách nhiễu bất hợp pháp đối với sự vận hành giàn khoan.
Tất
nhiên, nếu Việt Nam thực sự thỏa thuận “giải quyết thích hợp các vấn đề
song phương” theo như định nghĩa của Trung Cộng, thì cuộc khủng hoảng
giàn khoan hẳn cũng chấm dứt thực sự. Thay vào đó, Hà Nội có ý kiến rất
khác biệt về những gì tạo nên “cách giải quyết thích hợp”.
Theo cách diễn dịch của Việt Nam, Trung Cộng chính là phía xử sự “không thích hợp” khi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Truyền thông Trung Cộng cũng mô tả chuyến đi của họ Dương không những là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là một thắng lợi tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh, rằng chuyến đi của họ Dương sang Hà Nội tự nó chứng tỏ rằng Trung Cộng chủ động tìm cách giải quyết vấn đề. Chuyến đi của họ Dương, theo Tân Hoa Xã, là một biểu hiện cho “sự chân thành của Trung Cộng trong việc muốn giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và (biểu hiện cho) tính đại lượng của siêu cường (Trung Hoa)”. Truyền hình trung ương Trung Cộng CCTV nói họ Dương đã đi để giúp “sớm đưa mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam vào đường lối thích hợp”
Giọng điệu của những bài báo này tô vẽ họ Dương như một người thầy kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ. Thái độ này hiển hiện rõ ràng nhất trong cơ quan truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc mang tên Hoàn Cầu (viết bằng Hoa ngữ, đối tác của Global Times). Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà của Trung Cộng, nhằm tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để “tự kiềm chế trước khi quá muộn”. Trách nhiệm của họ Dương tại Hà Nội là để “minh định giới hạn cuối cùng cũng như những điều thuận và bất thuận” của tình hình.
Sự diễn tả của truyền thông Trung Cộng, dù ra vẻ tích cực, thực ra đã được xếp đặt để chuẩn bị đầy đủ cho Bắc Kinh trong trường hợp những mối căng thẳng tiếp tục nung nấu. Mỗi bài đều nhấn mạnh vào sự sách nhiễu của Việt Nam đối với giàn khoan của Trung Cộng, và sự kiên nhẫn cùng tính cách cao thượng, khoan dung của Trung Cộng trong cách xử sự trước những sự khiêu khích ấy, bằng cách phái họ Dương sang Việt Nam để đàm phán.
Những bài báo đó cũng nhấn mạnh sự đồng thuận đạt được trong các hội nghị; những từ ngữ này sẽ được dùng chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp diễn theo lối hiện nay. Bài vở phóng sự của truyền thông Trung Cộng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nay tất cả tùy thuộc vào Việt Nam để đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung Cộng bằng cách chấm dứt sự quấy rối và phản kháng đối với giàn khoan của Trung Cộng.
Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau cuộc họp với họ Dương.
Theo blog quechoa
Có hai con dê rủ nhau đi tìm cỏ non để ăn, nước mát để uống. Dê Trắng đi trước, đến nửa đường gặp một con sói xông ra quát hỏi:
– Dê Trắng, mày đi đâu?
Dê Trắng run rẩy:
– Dạ, tôi đi ăn cỏ.
– Hãy nói cho tao biết: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
– Dạ, thưa ngài, trên đầu tôi có sừng, dưới chân tôi có móng, còn tim tôi thì đang run lên vì sợ hãi.
Sói liền vồ lấy Dê Trắng ăn thịt.
Một lát sau Dê Đen đi đến. Sói lại xông ra quát:
– Dê Đen, mày đi đâu?
Dê Đen bình tĩnh đáp:
– Tao đi tìm những kẻ hay gây sự đây.
Sói tức giận và khinh bỉ:
- Mày nói tao xem: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
Dê Đen dõng dạc:
– Hãy nghe đây: Trên đầu tao có đôi sừng nhọn, dưới chân tao có đôi móng rắn chắc. Và tim tao đang bảo rằng: Hãy cắm đôi sừng nhọn cứng vào bụng mày.
Sói nghe vậy vội chuồn đi thẳng.
Tôi không nhớ truyện ngụ ngôn trên là của nước nào. Nhưng ngụ ngôn nói chung đều là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Câu chuyện trên chẳng qua là hình tượng hoá cái quy luật “Mềm nắn rắn buông” mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống.
Thuở nhỏ, tôi đã từng chứng kiến những con gà mái đang nuôi con nhỏ chiến đấu với quạ hoặc diều hâu để bảo vệ đàn con. Nhìn chung, những mụ gà mái già khi đã xù lông thì quạ, diều khó mà bắt được gà con nữa. Ngay cả những con chó hung hăng bắt nạt gà con (hay chỉ vô tình lại gần) cũng bị những mụ gà mái này xù lông cảnh cáo. Và khi cần, một mụ gà mái có thể tấn công một con chó lực lưỡng bằng một cú nhảy vừa mổ vừa đạp vào giữa mặt kẻ thù, khiến con chó chỉ còn nước bỏ chạy.
Có cái gì đó như là huyền bí ở đây? Bởi cứ nhìn tương quan thì một con gà mái không thể đánh nhau với một con chó, nói chi đánh thắng. Thế nhưng con gà mái, để bảo vệ đàn con, nó dám “quyết tử” và sức mạnh của nó được nhân lên gấp bội, trong khi con chó thì không dám chấp nhận một vết xước, cho nên bỏ chạy với nó vẫn là hơn.
Giữa các quốc gia thì cũng vậy. Một khi nước nhỏ “xù lông” thì nước lớn đâu dám coi thường, thì cũng phải tính có nên “dây” hay không. Chỉ lấy hai ví dụ gần đây và gần Việt Nam. Thái Lan lớn gấp cả mười lần nước Campuchia, ấy thế mà Campuchia đâu có chịu lép khi tranh chấp một ngôi đền? Và thắng lợi đã thuộc về Campuchia khi họ đưa ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ): Toà ra phán quyết Phnom Penh có chủ quyền đối với khu vực đền cổ Preah Vihear mà hai nước tranh chấp lâu nay.
Hàn Quốc là nhỏ bé so với Nhật Bản và trong quá khứ đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng, thế nhưng chỉ một việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni (nơi tưởng niệm các sỹ quan và binh lính Nhật tử trận trong thế chiến hai) đã bị người Hàn phản ứng dữ dội. Và mới đây người Hàn lại dám xây đài tưởng niệm “kẻ khủng bố” – Ahn Jung Geun – một người Triều Tiên đã ám sát thống đốc người Nhật tại Triều Tiên Hirobumi Ito (1909).
Hỡi ôi, những câu chuyện kiểu như truyện ngụ ngôn kể trên, những truyện “Kiến giết voi”, “Cá sấu và thỏ”, “Hổ và các con vật bé nhỏ” cũng như những trang sử chống đế quốc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh vẫn đầy rẫy trong các sách dạy trẻ con, ấy thế mà mấy năm nay đi đâu cũng chỉ nghe người ta tuyên truyền tư tưởng đầu hàng, không dám “xù lông” trước Trung Cộng, kể cả như bây giờ, chúng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, đâm phá tàu của ta. Họ luôn đem tương quan cơ bắp ra để nguỵ biện. Ôi, giá như trước kia họ cũng làm như thế để nhân dân khỏi phải “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, rồi lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trong suốt ba mươi năm trời?
ĐTT
Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN
Nghiên cứu quốc tế
Nguồn: Jakarta PostTác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung
Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.
Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng nhận ra rằng ASEAN sẽ không đảm bảo chắc chắn cho bất cứ giải pháp chính trị hay an ninh nào để đối phó với sự xác quyết của Trung Quốc, vốn cũng được Trung Quốc áp dụng cho cả Philippines và Nhật Bản.
Kể từ khi Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002, vấn đề các yêu sách chủ quyền chồng lấn ở các đảo và rặng san hô không người ở đã bị Bắc Kinh nằng nặc đưa ra nhân danh các tuyên bố lịch sử và đường chín đoạn mà nước này nói rằng xuất phát từ thời chính quyền Quốc Dân Đảng trước đây (gồm 11 đoạn), trước khi họ bị đuổi khỏi Trung Quốc đại lục do thất bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản năm 1949.
ASEAN cũng không có lợi ích gì để lên án Bắc Kinh trong vụ các tàu Trung Quốc đâm phá các tàu Việt Nam, dù điều này đã làm gia tăng mức độ căng thẳng trên Biển Đông. Mức đồng thuận chung tối thiểu mà ASEAN có thể đạt được là thừa nhận vụ việc mà không đề cập đến các bên liên quan. Tuy nhiên, song song với đó, các quan chức ASEAN đã chấp nhận đề xuất của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono về việc làm cầu nối cho vấn đề này và liên hệ với phía Trung Quốc để giải quyết căng thẳng thông qua biện pháp giải quyết xung đột chung.
Đây chính là “phương thức ASEAN” như nhiều người vẫn gọi, được áp dụng trong giải quyết các vấn đề chính trị và an ninh nhạy cảm, và đồng thời cũng bị các nhà phân tích và chính trị gia phương Tây đánh giá là đường lối sai lầm. Nhưng các nhà phân tích phương Tây cũng cần phải hiểu rằng đường lối ngoại giao truyền thống của phương Tây, được thể hiện qua biện pháp lên án và trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Crimea, đã không phát huy tác dụng tức thời. Cách giải quyết này không những không thể ngăn chặn Crimea bị thôn tính mà còn làm phức tạp thêm các vấn đề liên quan đến Ukraine.
Một phương cách khác mà ASEAN sử dụng cho giải quyết các tranh chấp chính trị và an ninh giữa các nước châu Á là thông qua các cuộc gặp không chính thức cho phép các bên có thể bàn bạc và phân tích những lợi ích chung để từng bước đi đến một giải pháp được các bên chấp thuận. Phương pháp này được gọi là gotong royongtrong tiếng Indonesia (hiểu nôm na có nghĩa là hợp tác không nghi ngại).
Được áp dụng trong Cuộc họp Không chính thức Jakarta (JIM) vào những năm đầu 1990, phương pháp này nhằm mục đích giúp các nước châu Á giải quyết các vấn đề liên quan đến Campuchia sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Phương pháp này cũng có thể được áp dụng vào những căng thẳng đang diễn ra hiện nay trên Biển Đông, mà tôi muốn gọi là “Cuộc họp Không chính thức giữa các nước Đông Nam Á về Biển ASEAN”.
Biển ASEAN là một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị từ Viện Khoa học Indonesia Riefqi Muna đặt ra để phản ánh cộng đồng chính trị và an ninh thuộc Cộng đồng ASEAN năm 2015 và nhằm ngay lập tức tách Đông Nam Á ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang cạnh tranh với Mỹ để xây dựng một khái niệm về quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc.
Kế hoạch khung cho cuộc họp không chính thức của Đông Nam Á nên do Indonesia đề xuất, sau đó mời các bên có lợi ích liên quan, như bốn thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam tham dự cùng với Trung Quốc và Đài Loan. Do đây không phải là cuộc họp chính thức của ASEAN nên tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh và các thành viên ASEAN khác nên tham dự với tư cách quan sát viên.
Cho dù Trung Quốc có không đồng ý và từ chối tham gia vào “cuộc tán gẫu” không chính thức này, thì chúng ta vẫn có thể hy vọng Đài Loan sẽ nhận lời. Đài Loan có vai trò chủ chốt ở đây bởi họ có thể trình bày ý nghĩa của đường mười một đoạn ban đầu do Quốc Dân Đảng vẽ ra vào năm 1947.
Với tính chất là một cuộc họp không chính thức, sự tham gia của Đài Loan sẽ không gây tổn hại gì đến “Chính sách một nước Trung Quốc thống nhất” mà các quốc gia trên thế giới đều tán thành.
Bên cạnh đó, tiến trình chính trị đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Đài Bắc kể từ cuộc gặp giữa đại diện hai bên là ông Trương Úc Kỳ và Vương Chí Quân vào tháng Hai vừa qua tại Nam Kinh chắc chắn sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện địa chính trị. Hai lãnh đạo chung tư tưởng “Một Trung Quốc” này của Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu đã đạt được một kết luận trong cuộc họp.
Không có chương trình nghị sự cụ thể nào cho cuộc họp không chính thức này. Các bên có thể đề cập thẳng thắn đến tranh chấp biển ASEAN hoặc lý giải quan điểm của họ dựa theo lợi ích quốc gia mình. Trong trường hợp lãnh đạo của cả Trung Quốc và Đài Loan đều từ chối tham dự, thì cuộc họp có thể giúp các bên còn lại trao đổi thông tin hoặc ý tưởng về cách thức đối phó với những kế hoạch của Trung Quốc nhằm chia rẽ khối đoàn kết Đông Nam Á.
Chúng ta cần phải khu vực hóa những căng thẳng đang ngày một leo thang ở Biển Đông, dù Trung Quốc từ trước tới nay luôn cố gắng kiềm chế nỗ lực đó bằng cách kiên quyết khẳng định tranh chấp lãnh thổ này chỉ là vấn đề song phương. Quan điểm quyết liệt của Trung Quốc đã khiến những nỗ lực xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc đối với tất cả các nước yêu sách của ASEAN bị suy yếu. Khu vực hóa vấn đề Biển Đông là nhằm mục đích đi đến đàm phán cho những giải pháp chung.
Cuộc họp không chính thức này còn chứng minh một điều: sự đoàn kết của khu vực sẽ phát triển vững mạnh khi các nước Đông Nam Á có thể đạt đến những giải pháp “hợp tác không nghi ngại” cho những mối đe dọa chung bằng cách củng cố vai trò trung tâm của ASEAN vì nền thịnh vượng chung.
Qua nhiều thập kỷ hoạt động trên nền tảng hiểu biết chung về nguyên tắc không can thiệp vào lợi ích quốc gia và tinh thần đồng thuận chung, Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới nếu duy trì và phát triển được thế cân bằng giữa các quốc gia, và Đông Nam Á cũng có thể mong đợi một trạng thái cân bằng tương tự từ những nước lớn trong và ngoài khu vực.
Nguồn: Jakarta Post
Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung
Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Chu Công Phùng*(*Tác giả Chu Công Phùng nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Myanmar. Ông từng có thời gian dài sống và làm việc tại Trung Quốc và Đài Loan, từng tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc.)
1/ Xin ông lý giải vì sao TQ rầm rộ tiến hành chiến dịch xâm lấn, đặt gian khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 5/2014? Mục đích chính của chiến dịch này là gì?
Trả lời: Hơn một tháng qua không ít nhà phân tích trong nước và ngoài nước đã phân tích từ nhiều góc độ về nguyên nhân và mục đích Trung Quốc tiến hành chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Kết hợp các yếu tố quốc tế, khu vực và nội bộ Trung Quốc, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền Trung Quốc hạ quyết tâm và hung hăng thực hiện chiến dịch xâm lược vào thời điểm hiện tại, đó là:
Thứ nhất: Công khai thách thức vai trò của Mỹ ở Châu Á. Các bạn đều đã biết, trong cuộc khủng hoảng ở Ucraina, quan hệ giữa Mỹ và EU với Nga trở lên căng thẳng, quan hệ Mỹ – Trung cũng xuất hiện nhiều trục trặc do Trung Quốc thực dụng nghiêng về ủng hộ Nga để được Nga giành cho các hợp đồng khí đốt béo bở (trị giá tới 400 tỉ USD).
Trước thực tế này, cuối tháng 4/2014 Tổng thống Mỹ Obama đã thực hiện chuyến thăm Châu Á gồm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipinnes và Malaysia với 2 mục đích rõ ràng: (1) phớt lờ Trung Quốc, cùng các nước đối tác thúc đẩy hoàn tất Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP); (2) cam kết bảo vệ các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Philippines trước các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Bị mất mặt trước việc Mỹ phớt lờ vai trò của Trung Quốc ở Châu Á và công khai ủng hộ quân sự đối với các đồng minh Nhật Bản và Philippines, chỉ chưa đầy một tuần sau chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama, Trung Quốc đã phản ứng tiêu cực bằng cách thách thức vai trò của Mỹ ở Biển Đông, ngang nhiên và hung hăng đưa dàn khoan khủng Hải Dương – 918 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vừa nhằm gián tiếp thách thức Mỹ, Nhật vừa dằn mặt các nước Châu Á đồng minh của Mỹ và những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đủ tỉnh táo để không đưa dàn khoan trên vào vùng biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản và vùng biển Philippines vì như vậy Trung Quốc sẽ trực tiếp khiêu khích Mỹ – đối thủ hơn hẳn Trung Quốc về mọi mặt.
Đáp lại thách thức này của Trung Quốc, không chỉ các Nghị sĩ Quốc hội Mỹ đều gay gắt phê phán Trung Quốc mà ngày 28/5/2014, khi phát biểu về chính sách đối ngoại trước các học viên tại Học viện quân sự ở West Point, New York, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả “sự gây hấn” của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh.
Thứ hai, Chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam 10 ngày trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tổ chức tại Myanmar. Chúng ta còn nhớ cách đây 2 năm, khi Campuchia là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN 22. Trung Quốc đã dùng khoản viện trợ kinh tế khổng lồ (430 triệu USD) mua chuộc Campuchia khiến lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị cấp cao ASEAN không ra được Thông cáo chung về vấn đề Biển Đông. (Sau đó Campuchia bị hứng chịu rất nhiều búa rìu dư luận quốc tế và khu vực vì vụ việc “ngậm miệng ăn tiền” này). Năm nay, Trung Quốc hy vọng Myanmar – nước không có biên giới biển với Trung Quốc và đang tiếp nhận nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc sẽ “nể mặt” Trung Quốc, cộng với sự ủng hộ ngầm của Campuchia (Trung Quốc cử Phó Chủ tịch quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng thăm Campuchia từ 8-13/5/2014) sẽ khiến Hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar tiếp tục bị chia rẽ, không ra được Tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông cho dù Việt Nam có tố cáo Trung Quốc tại Diễn đàn này.
Nhưng lần này thủ đoạn “liên hoành” của Trung Quốc để phá thế “hợp tung” của ASEAN đã phá sản, với sự chủ trì đầy bản lĩnh của nước chủ nhà Myanmar, các nước ASEAN đã có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 24 về tình hình Biển Đông và Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đều đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tiến tới hình thành và ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng nội dung 2 Tuyên bố kể trên đều chĩa thẳng vào Bắc Kinh.
Thứ ba, Chuyển mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài biên giới. Cuộc đấu tranh quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc đang diễn ra rất phức tạp. Để khẳng định vị trí độc tôn của mình và giành quyền kiểm soát quân đội, Tập Cận Bình đã thẳng tay thanh toán các đối thủ lớn từ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang… Tuy nhiên, nội bộ Ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn lục đục cộng với cuộc khủng hoảng về sắc tộc tôn giáo tại Tân Cương, Tây Tạng… khiến nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc rối bời, xã hội Trung Quốc bất ổn trước các vụ khủng bố đẫm máu.
Để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội, với thủ đoạn truyền thống “gắp lửa bỏ tay người”, ban lãnh đạo Tập Cận Bình đã chuyển hướng dư luận trong nước ra bên ngoài bằng thủ đoạn đưa dàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, huy động bộ máy tuyên truyền đồ sộ “tố cáo ngược” Việt Nam khiêu khích Trung Quốc nhằm kích động tư tưởng Đại Hán trong dân chúng, qua đó xoa dịu các mâu thuẫn nội bộ.
Chúng ta còn nhớ, trong cuộc Cách mạng văn hóa nồi da nấu thịt, giết chết hàng chục triệu người ở Trung Quốc trong thập kỷ 60 thế kỷ XX, Mao Trạch Đông cũng sử dụng thủ đoạn truyền thống này để “đổ lửa” ra ngoài biên giới quốc gia như: hò hét “giải phóng Đài Loan”, pháo kích các đảo Kim Môn, Mã Tổ của Đài Loan, gây chiến tranh biên giới với Ấn Độ (1962) và gây chiến tranh biên giới với Liên Xô (1968)….
Thế nhưng, thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc “đổ lửa” sang hàng xóm vẫn không làm nguội bớt “lò lửa” bên trong Trung Quốc. Vào đúng thời điềm dàn khoan Hải Dương – 918 nghênh ngang hạ đặt phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì ngày 22/5/2014 lại xảy ra vụ nổ bom khủng bố đẫm máu tại Tân Cương càng khiến cuộc khủng hoảng sắc tộc và tôn giáo ở Trung Quốc thêm trầm trọng.
Mục đích của nhà cầm quyền Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã rõ như ban ngày. Đó là từng bước thực hiện cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trong vùng biên giới “lưỡi bò” liếm trọn gần hết Biển Đông. Nếu như Trung Quốc thực hiện được tham vọng đó, họ sẽ kiểm soát hoàn toàn tuyến giao thông trên Biển Đông và các dịch vụ khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Xa hơn nữa sẽ vươn tới Ấn Độ Dương, thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” chi phối và khống chế thế giới.
2/ Xin ông cho biết thêm về tham vọng biển đảo của Trung Quốc đối với các nước láng giềng?
Trả lời: Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng, là một nước lớn với diện tích hơn 9 triệu km2, nhưng lòng tham của Trung Quốc về lãnh thổ đúng là “vô đáy”. Lần này tôi chưa nói tới tham vọng của Trung Quốc về biên giới trên đất liền với các nước láng giềng mà chỉ giới thiệu tham vọng của họ về biên giới trên biển. Trung Quốc có rất nhiều tài liệu viết về việc này, tôi xin trích dẫn một tài liệu chính thống của Trung Quốc.
Trong cuốn sách “Trầm tư trước Thái Bình Dương” của 2 học giả quân sự Trung Quốc là Tào Bảo Kiện và Quách Phú Văn do Nhà xuất bản Đại học quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 1989, đã ghi rõ Trung Quốc bị tất cả các nước láng giềng có chung biên giới biển “cướp đoạt” hàng triệu km2 biển đảo của Trung Quốc. Cụ thể là:
+ Ở Bắc Hoàng Hải: Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cùng chung thềm lục địa. Khi chia ranh giới vùng biển Bắc Hoàng Hải, mặc dù hai nước đã thỏa thuận nguyên tắc chia theo đường trung tuyến, nhưng Triều Tiên lại đòi chia tới nửa đường phân tuyến để chiếm phần biển hơn Trung Quốc chí ít 3.000 km2 biển.
+ Ở Nam Hoàng Hải và Bắc Đông Hải: Trung Quốc và Hàn Quốc cùng có chung thềm lục địa. Theo nguyên tắc kéo dài vị trí tự nhiên của sông Hoàng hà đổ ra biển, đáng lẽ Trung Quốc được chia phần lãnh hải nhiều hơn, nhưng Hàn Quốc kiên quyết đòi chia theo đường trung tuyến nên đã “chiếm của Trung Quốc” 180.000 km2 biển.
+ Ở Đông Hải: Trung Quốc và Nhật Bản không cùng thềm lục địa, nhưng Nhật Bản không chịu, nói bừa là cùng thềm lục địa để chiếm của Trung Quốc dãy đảo Điếu Ngư (Sen ka ku) và 210.000 km2 lãnh hải. Tháng 1/1974, Nhật Bản ký với Hàn Quốc “Hiệp định khai thác chung thềm lục địa” lại chiếm thêm một phần lớn thềm lục địa của Trung Quốc.
+ Ở Nam Hải (Biển Đông):
- Philippines: bá chiếm hầu hết vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), ngoài ra còn lấy danh nghĩa vùng đặc quyền kinh tế chiếm luôn cả vùng biển từ đảo Hoàng Nham tới phần biển phía Đông Đài Loan đáng lẽ thuộc về Trung Quốc. Tổng cộng Philippines đã phi pháp đưa vào bản đồ của họ 420.000 km2 biển của Trung Quốc.
- Malaysia: Năm 1979 tuyên bố phạm vi thềm lục địa, đưa đảo Anba và một phần Nam hải (Biển Đông) vào bản đồ của họ, phi pháp chiếm của Trung Quốc 240.000 km2 biển.
- Brunei: kéo dài thềm lục địa của họ tới đáy sâu Nam hải (Biển Đông), lấn vào đường biên giới truyền thống (đường “lưỡi bò”) của Trung Quốc khoảng 3.000 km2.
- Indonesia: vạch khu vực lãnh hải của họ vào sâu đường biên giới truyền thống (đường “lưỡi bò”) của Trung Quốc khoảng 40.000 – 50.000 km2.
- Mỹ: chiếm đảo Hoàng Nham của Trung Quốc ở phía Bắc Philippines, lập trường bắn cho hải quân Mỹ ở đó.
- Việt Nam: không những phi pháp chiếm đóng hơn 20 đảo của Trung Quốc ở Nam Sa (Trường Sa) và hơn 400.000 km2 vùng biển phụ cận mà còn đưa ra yêu cầu hoang đường đòi chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc.
Hỡi ôi! Đọc những dòng tài liệu trên của Nhà xuất bản Đại học Quốc phòng Trung Quốc có lẽ đứa trẻ chăn trâu ở bất kỳ nước Châu Á nào (trừ Trung Quốc) cũng phải phì cười về giọng lưỡi “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” của các học giả quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, với chính sách tuyên truyền nhồi sọ, kích động tư tưởng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc, không ít người dân Trung Quốc đã cả tin vào những luận điệu mị dân đó, họ tin rằng chính phủ Trung Quốc quá hiền lành, hữu nghị đến nỗi bị tất cả các nước láng giềng kể cả nước Brunei nhỏ xíu cũng “cướp đoạt” biển của Trung Quốc. Và lẽ tất nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc đã và đang kích động họ “bằng mọi giá phải giành lại quốc thổ của tổ quốc Trung Hoa”. Chắc chắn những thủy thủ, những sĩ quan và binh lính trên giàn khoan HD 981 và trên các tàu chiến Trung Quốc đang hung hăng khiêu khích các tàu chấp pháp Việt Nam trong vùng biển Việt Nam hẳn đã được lãnh đạo họ nhồi sọ những luận điệu nham hiểm kể trên.
Tôi không biết các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Mỹ có biết những tư liệu tuyên truyền kể trên của Trung Quốc không? Nếu biết được họ sẽ suy nghĩ gì về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc? Tôi mong Vietnamnet sẽ cung cấp thông tin trên cho các bạn bè quốc tế biết. Đó là cuốn sách “Diện đối Thái Bình Dương trầm tư” nguyên bản tiếng Trung – NXB Đại học Quốc phòng Trung Quốc xuất bản năm 1989, trang 111-112, đang lưu giữ tại Thư viện Học viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.
Với tham vọng vô đáy về biển đảo của nhà cầm quyền Trung Quốc và với những luận điệu tuyên truyền nhồi sọ như vậy, chúng ta có thể dự báo trước, sớm muộn Trung Quốc sẽ đưa dàn khoan và tàu chiến lần lượt xâm phạm vùng biển của tất cả các nước láng giềng Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà Trung Quốc coi là có “tranh chấp” biển đảo với họ.
3/ Ông có thể cho biết trong chiến dịch xâm lấn vùng biển của Việt Nam lần này, Trung Quốc sử dụng chiến thuật gì khác so với các lần xâm lấn trước đây?
Trả lời: Khác chứ, khác xa các lần trước kể cả về quy mô và thủ đoạn chính trị.
Trước đây, mỗi lần xâm phạm gặm nhấm biển đảo của Việt Nam, cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam, thậm chí bắn chìm tàu và giết chết 9 ngư dân Thanh Hóa đang đánh cá tại vùng biển Việt Nam và bị Việt Nam phản đối, nhà cầm quyền Trung Quốc luôn giở thủ đoạn “vì đại cục”, vì “thỏa thuận cấp cao”, vì “16 chữ”, vì “4 tốt”, “không cho nước thứ ba biết”, “không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” để xoa dịu Việt Nam ngồi vào đàm phán song phương với họ. Lần này, phía Trung Quốc không lặp lại thủ đoạn đó mà ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Họ đã tự làm rơi chiếc mặt nạ lừa bịp, tự cắt bỏ “giây thần kinh xấu hổ” để công khai đối đầu với Việt Nam và dư luận quốc tế.
Về quy mô, lần này Trung Quốc nghênh ngang đưa dàn khoan khủng Hải Dương – 981và hàng trăm tàu lớn kể cả tàu chiến vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, hung hăng bắn vòi rồng và đâm vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, thậm chí họ còn táng tận lương tâm đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, sẵn sàng tạo cớ gây xung đột với Việt Nam.
Về tuyên truyền, họ dùng thủ đoạn cùn như Chí Phèo vừa ăn cướp vừa la làng, lớn tiếng vu cáo tàu thuyền Việt Nam quấy rối và đâm vào tàu của họ nên mới bị chìm. Những ngày vừa qua các phóng viên nước ngoài như Nhật Bản, CNN… đã tới hiện trường và trực tiếp chứng kiến, đưa tin về thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của Trung Quốc.
4/ Theo suy nghĩ của ông, sau chiến dịch xâm lấn này, Trung Quốc được gì, mất gì?
Trả lời: Đã có nhiều bài báo trong và ngoài nước viết về việc này. Theo cá nhân tôi, sau hơn một tháng hung hăng xâm lấn và gây hấn đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc đã bị mất quá nhiều so với những cái họ đạt được.
Cái mà họ đạt được là:
Thứ nhất: Trên thực địa, đã trơ tráo đưa được giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, công khai thách thức dư luận quốc tế. Nói cách khác Trung Quốc đã thực hiện cuộc xâm lược Việt Nam từ phía biển.
Thứ hai: Về dư luận, đã xì van được một phần mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài biên giới quốc gia, kích động tư tưởng sô vanh nước lớn trong trong nước họ.
Nhưng Trung Quốc đã mất rất nhiều, nhiều lắm:
Thứ nhất: Chiến lược “trỗi dậy hòa bình” mà Trung Quốc dày công chuẩn bị từ Đại hội 16 và ra rả tuyên truyền suốt chục năm qua nay đã bị phá sản hoàn toàn. Trung Quốc đã hiện nguyên hình là một đế quốc hung hăng đầy tham vọng về biên giới lãnh thổ, về chi phối thế giới bằng bất cứ giá nào. Trên thế giới không còn ai tin vào những lời nói và việc làm của Trung Quốc.
Thứ hai: Với sự ngang ngược đưa dàn khoan vào sâu vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bị hầu hết các nước lớn và cộng đồng thế giới phản đối, phê phán gay gắt, không hề có một quốc gia nào dù là bạn hữu thường nhận viện trợ ưu ái của Trung Quốc lên tiếng bênh vực và ủng hộ Trung Quốc trong sự kiện này. Một thực tế cay đắng đã bày ra trước mặt Trung Quốc, đó là: trên con đường phát triển từ nước lớn thành cường quốc thế giới, Trung Quốc ngày càng bị cô lập, không có đồng minh, cũng không có bạn bè. Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của ông Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao đăng trên báo Straitstimes của Singapore tháng 5/2014: “Nếu Trung Quốc để mất niềm tin và tình bạn của ASEAN, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia cô độc nhất trong lịch sử trên đường trở thành cường quốc, vì sẽ không có người bạn thực thụ nào trong số tất cả các nước láng giềng”.
Thứ ba: Hàng chục năm nay Trung Quốc tốn rất nhiều tiền của thực hiện chính sách “bẻ từng chiếc đũa” mua chuộc một số nước Đông Nam Á ủng hộ Trung Quốc chỉ đàm phán song phương với từng nước ASEN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, không đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhưng với các hành động hung hăng của Trung Quốc xâm phạm biển đảo của Philippines và đưa dàn khoan Hải Dương – 981 vào sâu trong vùng biển Việt Nam đã khiến các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn, tạo được tiếng nói chung yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố chung giữa ASEAN với Trung Quốc về Biển Đông (DOC) và gây sức ép yêu cầu Trung Quốc phải sớm đàm phán với ASEAN để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Qua sự kiện này, tất cả các nước ASEAN có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đều mong muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và đều muốn Mỹ can dự nhiều hơn nữa để kiềm chế và ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thứ tư: Trung Quốc đã mất đi tất cả những gì họ toan tính gây dựng ở Việt Nam kể từ khi hai nước Việt – Trung bình thường hóa quan hệ (1991) đến nay. Suốt 23 năm qua, các lớp lãnh đạo Trung Quốc dày công thực hiện “diễn biến hòa bình kiểu Trung Quốc” tại Việt Nam, họ vuốt ve hòng ru ngủ Việt Nam bằng tất cả các mỹ từ có được, nào là “16 chữ” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nào là “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nào là “4 tương” (sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan). Họ luôn dùng nhóm từ “vì đại cục”, “không ảnh hưởng đại cục” để xoa dịu Việt Nam mỗi khi họ xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Hơn một tháng qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự đánh rơi chiếc mặt nạ mà họ đã đeo suốt 23 năm. Họ đã hiện nguyên hình từ người “đồng chí anh em” thành kẻ xâm lược hung hăng hiếu chiến. Lòng tham vô đáy của đã làm lu mờ lý trí của những kẻ đáng ra xứng đáng là những chính trị gia tầm cỡ thế giới.
Liệu đến bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc mới lấy lại được một phần lòng tin của hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam? Chắc chắn là không. Tôi rất tâm đắc với bình luận của tác giả Kim Tuấn đăng trên báo điện tử “Dân trí”: “Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng lớn hơn tìm cách hắt đi và như một câu nói khác, khi bát nước đã đổ đi thì không thể lấy lại được nữa”.
5/ Cũng xin hỏi ông, trong cuộc đấu tranh chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lần này, Việt Nam đã mất gì và được gì?
Trả lời: Câu hỏi rất hay và tôi cũng xin trả lời không chỉ bằng suy nghĩ của tôi mà bằng cả những điều tôi học được qua những buổi trao đổi sôi nổi với bạn bè những ngày vừa qua.
Vậy chúng ta mất gì? Theo tôi, chúng ta có một cái “mất” lớn, “mất” nhưng lại “mừng”. Đó là:
Chúng ta đã “mất” đi một “đối tác chiến lược”, mất đi một “đồng chí anh em” viển vông là Trung Quốc. Trên thế giới này thử hỏi có “đối tác chiến lược” nào, người “đồng chí anh em” nào lại nỡ lòng đi xâm lấn lãnh thổ của “đối tác chiến lược” và “đồng chí anh em” của mình rồi lại lật mặt “ngậm máu phun người” tố cáo ngược “đồng chí anh em” bằng những lời lẽ hằn học và đê tiện.
Chúng ta đã “mất” đi một “tình hữu nghị viển vông” tồn tại suốt hơn 20 năm qua với Trung Quốc. Cái gọi là “tình hữu nghị” gồm một mớ ngôn từ sáo rỗng do phía Trung Quốc nêu ra từ “16 chữ” đến “4 tốt”, “4 tương”, “đại cục”… thực chất chỉ là những lời ru ngủ của Trung Quốc mà thôi. Nói cách khác chúng ta đã mất đi “ảo tưởng”, mất đi một “niềm tin” về một nước láng giềng XHCN lớn mạnh có thể sát cánh cùng chúng ta thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin.
Tôi rất tâm đắc với lời bình của một học giả Việt Nam đăng trên mạng internet“chúng ta phải cám ơn nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sử dụng cơ bắp của họ húc vỡ cái “cục to” (đại cục) được ngụy trang bằng “16 chữ” đen sì”.
Ngược lại, qua sự kiện 1/5/2014, chúng ta đã được rất nhiều. Đó là:
Thứ nhất: Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, dân tộc Việt Nam muôn người như một lại đoàn kết tạo thành một khối thống nhất sẵn sàng nhấn chìm kè thù xâm lược. Hơn 90 triệu trái tim dân chúng Việt Nam và kiều bào ngoài nước đang hướng về Biển Đông. Hình ảnh hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước sát cánh biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi Trung Quốc rút dàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam đang chứng minh điều đó.
Thứ hai: Trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, tuy Trung Quốc “to mồm”, “cãi chầy cãi cối” nhưng họ không giành được sự ủng hộ nào từ dư luận quốc tế, kể cả Đài Loan có chung lập trường với Trung Quốc về Biển Đông. Phát biểu càn quấy của viên tướng Trung Quốc Vương Quán Trung – Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Diễn đàn Shangri la – Singapore ngày 1/6/2014 càng khiến dư luận quốc tế và khu vực phản cảm với Trung Quốc. Ngược lại, chúng ta đã giành được sự ủng hộ tuyệt đối của dư luận từ các nước lớn Mỹ, Nhật, Tây Âu, Ấn Độ, Úc… và hầu hết các nước ASEAN. Chưa bao giờ trên trang web của Nhà Trắng lại xuất hiện một kiến nghị rất hay, đề nghị chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã đặt dàn khoan Hải Dương – 981 ở thềm lục địa Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2014 đã thu hút hơn 130.000 chữ ký. Theo quy định của Mỹ, một kiến nghị đạt được 100.000 chữ ký thì trong vòng 30 ngày sẽ được chính quyền Tổng thống Obama xem xét.
Tôi đã so sánh và thấy rõ, dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam lần này mạnh hơn, quyết liệt hơn nhiều so với sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và xâm chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988.
Thứ ba: Cái được rất lớn mà nhân dân, sinh viên, trí thức, báo chí Việt Nam lâu nay bị ràng buộc bởi “tình hữu nghị viển vông” mà không được công khai phê phán và biểu tình phản đối các hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Kể từ sau sự kiện 1/5/2014, chúng ta đã hất bỏ chiếc “vòng kim cô” vô lý đó, báo chí Việt Nam không còn dùng từ “tàu lạ”, “nước lạ” mà công khai chỉ đích danh tàu Trung Quốc, nước Trung Quốc. Trên các báo chữ, báo mạng, tạp chí liên tiếp xuất hiện các bài biết phê phán Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, kiến nghị Chính phủ kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Trong hội trường Quốc hội và khắp mọi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng căm phẫn lên án kẻ láng giềng “rộng vai hẹp bụng”. Hàng vạn học sinh trung học và phụ huynh học sinh rất phấn chấn khi thấy “dàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc” xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn và môn Sử năm nay. Cá nhân tôi rất ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại Quốc hội ngày 28/5/2014 về việc cần sớm có Luật biểu tình: “có những cuộc biểu tình không phù hợp, nhưng cũng có nhiều cuộc biểu tình phù hợp. Việc sớm đưa vào chương trình xây dựng Luật Biểu tình để có hành lang pháp lý, biểu thị ý kiến của người dân là điều hoàn toàn phù hợp”.
Thứ tư: “Trong họa có phúc”, sự kiện 1/5/2014 do Trung Quốc ngang ngược gây ra đặt Việt Nam trước nguy cơ chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc lật mặt tráo trở của Trung Quốc khiến chúng ta có được cơ hội hiếm có để điều chỉnh chính sách ứng phó, giảm lệ thuộc vàoTrung Quốc trước mắt và tương lai lâu dài.
Những ngày qua, phát biểu của lãnh đạo các cấp, các ngành tại các diễn đàn trong và ngoài nước cho thấy, cùng với việc sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và chuẩn bị các phương án bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đã tính đến các giải pháp kinh tế giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Hẳn các bạn còn nhớ, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1992, không ít người cho rằng Việt Nam cũng suy sụp theo vì Việt Nam bị mất đi một thị trường lớn Liên Xô Đông Âu to lớn. Nhưng ngược lại, người Việt Nam đã tìm ra lối đi riêng cho mình để tiếp tục phát triển lớn mạnh.
6/ Ông suy nghĩ thế nào trước việc Trung Quốc rút hàng loạt người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam? Nếu Trung Quốc giảm hoặc ngừng các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế của Việt Nam?
Trả lời: Ôn lại lịch sử một chút, năm 1978 Trung Quốc cũng dựng ra màn kịch “đón nạn kiều” về nước rồi mở chiến dịch vu cáo Việt Nam “bài Hoa” trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979. Lần này,Trung Quốc đã diễn lại kịch bản cũ, đưa tàu sang đón một số công nhân đang làm việc tại Hà Tĩnh và một vài khu công nghiệp khác ở Việt Nam rồi lớn tiếng vu cáo Việt Nam trên quốc tế là “Việt Nam bài Hoa, khiêu khích Trung Quốc”, “môi trường đầu tư ở Việt Nam rất xấu”…
Tôi cho rằng, lần này Trung Quốc chỉ “rút” một số công nhân cơ bắp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam làm việc trong các dự án đầu tư của Đài Loan, Hồng Kông… để lấy cớ vu cáo bôi nhọ Việt Nam mà thôi. Riêng những “công dân Trung Quốc” đang “bám rễ” làm việc ở các vùng kinh tế chiến lược của Việt Nam như Tây Nguyên, vùng giáp ranh với Lào, Campuchia… thì dù chúng ta có thực sự xua đuổi, họ cũng không muốn về đâu. Đây là một hiểm họa lâu dài đối với an ninh quốc gia của Việt Nam.
Về câu hỏi thứ hai, tôi thiết nghĩ mấy ngày qua các đại biểu quốc hội ta đã bàn thảo nhiều về các phương án ứng phó trong tình huống Trung Quốc trở mặt đóng cửa khẩu biên giới, giảm và ngừng các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư tại Việt Nam. Tôi chỉ lưu ý các bạn rằng:
+ Trong buôn bán với Trung Quốc, 2/3 số lượng hàng hóa buôn bán là tiểu ngạch (mậu dịch biên giới), chỉ có 1/3 là chính ngạch. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm 30 % tổng xuất khẩu với thế giới, trong đó chủ yếu là hàng nông sản, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 10% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam với thế giới. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu may mặc… thì đều có thể nhập từ các thị trường khác. Đồng thời, trong quan hệ thương mại, Trung Quốc luôn xuất siêu sang Việt Nam, vì vậy nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu biên giới, bên thiệt hại hơn không phải là bên nhập siêu.
+ Về đầu tư trực tiếp, Trung Quốc chỉ là đối tác đầu tư rất nhỏ tại Việt Nam. Đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ chiếm 3% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như thiếu 3% FDI đó, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển bình thường.
Theo số liệu của Bộ Công thương tháng 4/2014, trong 10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam (đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án cao tốc Hà Nội – Lào cai, Dự an Boxit Tây Nguyên, Nhà máy gang thép Lào Cai, Dự án nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, Nhà máy thủy điện Sông Bung 4, Khu căn hộ cao cấp Golden Westlake Hà Nội, Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu) và một số dự án về năng lượng, hạ tầng thì tiến độ nhiều dự án chậm trễ, đội vốn, gây tranh cãi. Nếu như Trung Quốc ngừng các dự án thầu này, lẽ đương nhiên hai bên đều thiệt hại, nhưng họ sẽ chịu thiệt hại trước tiên.
Tôi cũng xin cung cấp thêm một thông tin cho các bạn biết, Trung Quốc là nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Myanmar với 14,2 tỉ USD, chiếm 30,6% tổng số vốn FDI nước ngoài tại Myanmar, nhưng cuối năm 2011 để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia, chính phủ Myanmar đã tuyên bố hủy bỏ dự án đập thủy điện khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy thuộc Bang Kachingiáp biên giới Trung Quốc trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc là chủ đầu tư và đã làm xong 1/3 công trình. Phía Trung Quốc tuy phản ứng gay gắt trước quyết định này của chính phủ Myanmar, nhưng vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.
7/ Ông nghĩ thế nào về phản ứng của các nước lớn và dư luận quốc tế trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
Trả lời: Như tôi đã nói ở trên, trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc lần này, chúng ta đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ từ hầu hết các nước lớn, ASEAN và dư luận quốc tế không chỉ tại các diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á ở Philippines, diễn đàn an ninh Shangri la ở Singapore… và ngay tại thủ đô nhiều nước trên thế giới. Ngược lại, không một quốc gia nào lên tiếng ủng hộ và bênh vực Trung Quốc.
Đặc biệt, điều xảy ra ngoài dự đoán của tôi là, lãnh đạo các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Indonesia kể từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng tới các Nghị sĩ, học giả… đều lớn tiếng phê phán Trung Quốc và đồng tình với thiện chí của Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi băn khoan một điều là các nước XHCN bạn bè truyền thống của Việt Nam kể cả bạn thân sát nách và bạn thân cách nửa vòng Trái đất, các đảng cộng sản trên thế giới trước đây luôn sát cánh với Việt Nam lần này đều im hơi lặng tiếng? Phải chăng rượu Mao Đài đã khiến họ say rồi?
8/ Là người từng công tác nhiều năm tại Trung Quốc và Đài Loan, ông nghĩ thế nào về giới lãnh đạo Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông?
Trả lời: Câu hỏi rất lớn, tôi xin khái quát trả lời như sau:
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, có 2 đảng lớn thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc là Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. Mẫu số chung của các lãnh tụ 2 đảng này từ Tưởng Giới Thạch đến Mao Trạch Đông và các thế hệ tiếp theo là đều nuôi “giấc mộng Trung Hoa”, mong muốn đưa Trung Quốc sớm trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, hất ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Hoa Đông, Biển Đông đến tận Guam, chia sẻ quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Để thực hiện giấc mộng đó, bước đầu tiên không hẹn mà gặp họ đều muốn độc chiếm Biển Đông.
Xin các bạn nhớ cho, năm 1947 chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch là kẻ khởi xướng đầu tiên vẽ bản đồ Trung Hoa có đường biên giới “lưỡi bò” gồm 11 đoạn đứt khúc bao bọc gần hết Biển Đông và không đưa bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Kế thừa “di sản” đó, từ đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, CHND Trung Hoa của Mao Trạch Đông đã cải biên đường biên giới “lưỡi bò” từ 11 đoạn thành 10 đoạn, sau chuyển thành 9 đoạn như hiện nay và cũng không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Đại đa số nhân dân Trung Quốc là nông dân lao động yêu chuộng hòa bình, trước năm 1949 họ từng bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến Quốc – Cộng tương tàn hàng chục năm và tiếp đó là các cuộc đấu đá chính trị bè phái trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc điển hình là 10 năm Cách mạng văn hóa 1966 -1976, sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1976 và sự kiện Thiên An Môn tháng 5/1989.
Như tôi đã nói ở phần trên, mỗi khi Trung Quốc gặp khó khăn trong nội bộ, họ đều sử dụng chiến thuật “đổ lửa” ra ngoài biên giới quốc gia, kích động tư tưởng Đại Hán, hướng mâu thuẫn nội bộ sang các nước láng giềng như Ấn Độ, Liên Xô, Nhật Bản, Việt Nam… Không ít người dân Trung Quốc thật thà, thiếu thông tin đã bị mắc lừa trước thủ đoạn mị dân của lãnh đạo họ, trở thành vật hy sinh trong các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, nhiều người dân TQ thông minh, trực tính nhất là tầng lớp trí thức không dễ bị lừa. Không ít người đã thẳng thắn phát biểu chính kiến không đồng tình với tuyên truyền phi lý của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tôi xin trích dẫn 3 ví dụ tiêu biểu:
- Ngày 10/5/2014, Học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển đăng bài viết trên blog cá nhân cho biết, phóng viên của Hoàn cầu Thời báo – phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay. Ông Lý Lệnh Hoa đã trả lời thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên: “Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển”. Ông Lý còn khẳng định rằng đây là quan điểm xuyên suốt của ông, được trình bày ở nhiều bài viết là diễn đàn khác nhau, hy vọng phóng viên có thể xem và tiếp tục trao đổi sâu hơn về quan điểm này.
- Sau khi nghe phát biểu hôm 27/5/2014 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương biện bạch về việc một tàu cá Việt Nam bị chìm sau khi “quấy rối và đâm vào một tàu cá Trung Quốc”, ông Duan Wanjin - một luật sư Trung Quốc phát biểu trên mạng intenet đã chỉ trích Chính phủ Trung Quốc “hành động không phù hợp với danh xưng “cường quốc”. “Mọi tranh chấp nên được đưa ra bàn bạc, không thể đi nói xấu nước khác như vậy”, Ông Duan nhận xét: “quốc gia nào chủ trương thu hẹp quan hệ ngoại giao như Trung Quốc hiện nay sẽ khó mà trỗi dậy”.”Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện giờ đầy những chú hề, những kẻ muốn lấy lòng các vị lãnh đạo. Chẳng còn chút tinh thần Nho giáo nào sót lại, thay vào đó là thói côn đồ. Đường lối phát triển của quốc gia ngày nay thật đáng buồn”.
- Phó giáo sư Vi Dân – chuyên gia Đông Nam Á thuộc Đại học Bắc Kinh, cũng phát biểu trên mạng internet đầu tháng 5/2014: “Chính quyền Trung Quốc sẽ dần bị mất uy tín nếu tiếp tục có thái độ hiếu chiến trên Biển Đông. Nếu không giải quyết sớm, thì bất kể lời giải thích nào mà chính phủ Trung Quốc đưa ra cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Rõ ràng là chúng ta ức hiếp phía Việt Nam”.
9/ Theo ông, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không? Có nên chấp nhận đề nghị của Trung Quốc “gác tranh chấp, cùng khai thác” không?
Trả lời: Các bạn đã biết, suốt tháng qua nhiều phát biểu của lãnh đạo cấp cao, các Bộ,
Ngành nhất là các đại biểu Quốc hội đều phê phán gay gắt hành động xâm lược của Trung Quốc đối với nước ta, đồng thời đề xuất phương án kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã làm. Tôi cho rằng, kẻ cướp đã hung hăng vào đến sân nhà ta, ta còn cân nhắc “nên hay không nên” gì nữa, đã đến lúc chúng ta PHẢI kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, dùng pháp lý quốc tế khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra, trong các Bộ Luật về biển được quốc tế sử dụng, Bộ Luật cổ La Mã quy định, trong tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các bên liên quan, nếu trong vòng 50 năm một trong hai bên tranh chấp không lên tiếng khởi kiện bên kia, thì lẽ đương nhiên chủ quyền sẽ thuộc về bên kia. Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm rồi. Chúng ta càng để lâu không kiện Trung Quốc sẽ càng bất lợi.
Tin tức cho hay, ngày 4/6/2014, Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan thông báo sẽ lấy ngày 15/12 là ngày Trung Quốc nộp bản phản biện đáp lại văn bản dài gần 4.000 trang của Philippines kiện Trung Quốc hồi tháng 3/2013. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang ngược khẳng định: “Lập trường của Trung Quốc không có gì thay đổi, Bắc Kinh không chấp nhận và không tham gia trong tố tụng trọng tài có liên quan tới Philippines”. Việc Trung Quốc không dám tranh luận trước tòa chỉ càng làm cho Trung Quốc bị cô lập trên quốc tế, đồng thời khiến vụ kiện của Philippines nhanh chóng được Tòa án quốc tế hoàn tất và sẽ sớm đưa ra phán quyết cuối cùng. Nếu phán quyết này có lợi cho phía Philippines, đây sẽ là một đòn ngoại giao giáng mạnh vào Trung Quốc, và sẽ là một chiến thắng vang dội cho Philippines về pháp lý.
Về đề nghị của Trung Quốc “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông, thay cho trả lời, tôi xin cung cấp thông tin cho các bạn rõ:
Từ năm 1992, Trung Quốc công bố “phương châm 16 chữ” của họ về khai thác chung với các nước láng giềng là “chủ quyền thuộc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát, lợi ích phân hưởng” (chủ quyền thuộc tôi, gác lại tranh cãi, cùng nhau khai thác, chia xẻ lợi ích). Sau đó họ viết ngắn lại là “các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” nhưng dưới tiền đề “chủ quyền thuộc ngã”.
Nực cười thay, đã là “chủ quyền thuộc ngã” thì còn khai thác chung làm gì nữa? Trung Quốc đã đem công thức này mời chào Việt Nam và các nước Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhưng cho tới nay chưa có quốc gia nào dám nhận lời “cùng khai thác” tài nguyên biển với Trung Quốc ở vùng tranh chấp mà phải chấp nhập tiền đề “chủ quyền thuộc ngã”? Thực chất là Trung Quốc muốn “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và lãnh hải của các nước Đông Nam Á mà theo cách nghĩ của Trung Quốc đó là vùng tranh chấp vì nằm trong “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ ra.
Ngoài ra, thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy, các dự án “khai thác chung” tài nguyên biển giữa một số quốc gia đã bộc lộ những hệ quả đáng tiếc, thua thiệt cả về chủ quyền cả về kinh tế cho như những quốc gia nhỏ bé, ít vốn hơn bởi lẽ “thỏa thuận tạm thời” sẽ thành “thỏa thuận vĩnh viễn” và “lợi thế” bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh hơn.
10/Ông đánh giá thế nào về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau sự kiện tháng 1/5/2014?
Trả lời: Tôi cho rằng sau sự kiện 1/5/2014 lần này, dù muốn hay không quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc tất yếu đã chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn 23 năm trước kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc đã đơn phương vứt bỏ “16 chữ”, “4 tốt”, “4 tương”, đã lộ nguyên hình là nước lớn láng giềng “rộng vai” nhưng “hẹp bụng”, hung hăng xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng “đồng chí anh em”.
Chúng ta đã “ngậm quả bồ hòn hữu nghị” với Trung Quốc quá lâu. Đã đến lúc chúng ta phải “nhè” ra và “nhổ” đi quả bồ hòn đắng chát đó. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 22/5/2014 tại Philippines đã làm nức lòng đồng bào cả nước: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Tôi tán đồng ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Quốc hội ngày 2/6/2014 : “Phát biểu của Thủ tướng là lời nhắc nhở ai đó còn mơ hồ về tình hữu nghị, về “16 chữ vàng”, về “4 tốt” với người láng giềng “hẹp bụng”.
Đã đến lúc để Việt Nam dứt khoát đoạn tuyệt với “tình hữu nghị viển vông” để xác định khuôn khổ quan hệ mới với Trung Quốc trên cơ sở chung sống hòa bình, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế.
11/ Xin hỏi ông câu cuối cùng, nếu Trung Quốc vẫn hung hăng tiếp tục lấn tới xâm phạm vùng biển Việt Nam, cố tình gây hấn dẫn đến xung đột vũ lực với Việt Nam. Tình hình khi đó sẽ ra sao?
Trả lời: Xin các bạn cùng tôi giở lại các trang lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trong lịch sử gần 3000 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại Trung Quốc đã đem quân xâm lược Việt Nam 20 lần (nhà Ân 1 lần, nhà Tần 1 lần, nhà Hán 4 lần, nhà Lương 3 lần, nhà Tống 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 1 lần, nhà Thanh 1 lần, CHND Trung Hoa 4 lần), tức với tần suất trung bình 150 năm một lần xâm lược. Chắc chắn trên thế giới chưa từng có một quốc gia nào đem quân đi xâm lược nước láng giềng của mình nhiều lần đến như vậy.
Trong tổng số 20 cuộc xâm lược đó, chỉ riêng từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, trong thời gian 65 năm qua CHND Trung Hoa đã xâm lược VN đến 4 lần (năm 1956 chiếm phía nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 chiếm nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, năm 1988 chiếm đảo Gạc Ma quần đảo Trường Sa, chưa kể đến việc Trung Quốc thông qua Khmer Đỏ gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam – 1978, và sự kiện 1/5/2014).Như vậy, dưới chính thể Cộng hòa nhân dân, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tần suất xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam là trung bình 15 năm một lần xâm lược, dày gấp 10 lần so với tần xuất xâm lược Việt Nam từ các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Lãnh đạọ các cấp Việt Nam đã nói rõ, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút dàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, giải quyết mọi vấn đề tồn tại giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình. Nhưng mọi sự kiên nhẫn đều có giới hạn, nếu phía Trung Quốc vẫn hung hăng, bất chấp pháp lý quốc tế tiếp tục xâm phạm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đẩy Việt Nam vào thế cùng, thì lẽ tất yếu dân tộc Việt Nam sẽ “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” đoàn kết đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kêu gọi hơn nửa thế kỷ trước.
Ông cha ta xưa, bằng sức mạnh dân tộc, đã từng một mình, đơn độc chống lại bọn phong kiến phương Bắc xâm lược đông mạnh, hết triều đại này đến triều đại khác để lại những chiến công hiển hách và các giá trị to lớn khác, thì ngày nay, sức mạnh dân tộc đó, kết với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam không ngán ngại bất cứ kẻ thù nào.
—-
*Tác giả Chu Công Phùng nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Myanmar. Ông từng có thời gian dài sống và làm việc tại Trung Quốc và Đài Loan, từng tham gia phái đoàn Việt Nam đàm phán với Trung Quốc.
Một phần của bài phỏng vấn đã được xuất bản bởi Vietnamnet.
Tên Dương Khiết Trì vô giáo dục và lếu láo khi gọi Việt Nam “đứa con hoang đàng hãy trở về”
Vietquoc
Không thấy triển vọng
Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Cộng trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội trong tuần này.Báo New York Times viết :”Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Cộng”. BBC nhấn mạnh “Bế tắc trong đối thoại Trung Cộng-Việt Nam” và đề tựa của Reuters viết “Trung Cộng quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam”
Truyền thông Trung Cộng có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.
Báo chí Trung Cộng: khai thông, thỏa thuận
Tân Hoa Xã, ấn bản Anh ngữ, chạy đề tựa: “Trung Cộng, Việt Nam thỏa thuận giải quyết thích hợp những vấn đề song phương nhạy cảm”. Rồi thì “Bắc Kinh, Hà Nội cam kết có hành động giải quyết va chạm”, tờ Trung Cộng nhật báo nhấn mạnh. Một đoạn video của CCTV (Truyền hình trung ương Trung Cộng) về chuyến đi của Dương chú trọng lời tuyên bố của ông nói rằng dù mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam có xấu hơn hiện nay rất nhiều, hai bên cũng đều phải nghĩ đến môt đường lối nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào bài vở của truyền thông Trung Cộng, có vẻ như những cuộc hội họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến chính yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng vì giàn khoan.
Điều đó không nói lên rằng Trung Cộng sẵn lòng hòa giải. Ngược lại, mỗi bài báo đều chứa đựng điều xác quyết thông thường của Trung Cộng rằng giàn khoan là việc riêng của Trung Cộng, và Việt Nam nên ngưng lại sự sách nhiễu bất hợp pháp đối với sự vận hành giàn khoan.
Không nói đến Việt Nam đối kháng
Thay
vào đó (sự hòa giải của Trung Cộng), báo chí Trung Cộng ngụ ý rằng Hà
Nội đã thay đổi lập trường. Không một bài nào loan báo, như truyền thông
Việt Nam và phương Tây loan tin, về việc Việt Nam tiếp tục kiên quyết
đòi Trung Cộng dỡ bỏ giàn khoan. Những bài vở của Tân Hoa Xã nhấn mạnh
rằng Việt Nam và Trung Cộng đã thỏa thuận “giải quyết những vấn đề song
phương một cách thích hợp”, không quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển Hoa
Nam (LND:Việt Nam gọi là biển Đông), và giữ cho tình trạng căng thẳng trên biển không gây trở ngại cho những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn.
Theo cách diễn dịch của Việt Nam, Trung Cộng chính là phía xử sự “không thích hợp” khi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Đồng thanh giành lẽ phài
Bằng cách bỏ qua không đề cập tới cách diễn dịch nước đôi trong những bài phóng sự của họ, ngành truyền thông Trung Cộng tự đặt mình vào vị trí hô hoán sự phạm luật, sự “chơi xấu”, khi Việt Nam tiếp tục phản đối cái giàn khoan.Truyền thông Trung Cộng cũng mô tả chuyến đi của họ Dương không những là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là một thắng lợi tinh thần. Tân Hoa Xã nhấn mạnh, rằng chuyến đi của họ Dương sang Hà Nội tự nó chứng tỏ rằng Trung Cộng chủ động tìm cách giải quyết vấn đề. Chuyến đi của họ Dương, theo Tân Hoa Xã, là một biểu hiện cho “sự chân thành của Trung Cộng trong việc muốn giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và (biểu hiện cho) tính đại lượng của siêu cường (Trung Hoa)”. Truyền hình trung ương Trung Cộng CCTV nói họ Dương đã đi để giúp “sớm đưa mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam vào đường lối thích hợp”
Giọng điệu của những bài báo này tô vẽ họ Dương như một người thầy kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ. Thái độ này hiển hiện rõ ràng nhất trong cơ quan truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc mang tên Hoàn Cầu (viết bằng Hoa ngữ, đối tác của Global Times). Hoàn Cầu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà của Trung Cộng, nhằm tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để “tự kiềm chế trước khi quá muộn”. Trách nhiệm của họ Dương tại Hà Nội là để “minh định giới hạn cuối cùng cũng như những điều thuận và bất thuận” của tình hình.
Trịch thượng một cách mất dậy hết mức
Hoàn Cầu viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Cộng “thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà.” Dựa trên sự diễn dịch đó, có vẻ như họ Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài.Sự diễn tả của truyền thông Trung Cộng, dù ra vẻ tích cực, thực ra đã được xếp đặt để chuẩn bị đầy đủ cho Bắc Kinh trong trường hợp những mối căng thẳng tiếp tục nung nấu. Mỗi bài đều nhấn mạnh vào sự sách nhiễu của Việt Nam đối với giàn khoan của Trung Cộng, và sự kiên nhẫn cùng tính cách cao thượng, khoan dung của Trung Cộng trong cách xử sự trước những sự khiêu khích ấy, bằng cách phái họ Dương sang Việt Nam để đàm phán.
Những bài báo đó cũng nhấn mạnh sự đồng thuận đạt được trong các hội nghị; những từ ngữ này sẽ được dùng chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp diễn theo lối hiện nay. Bài vở phóng sự của truyền thông Trung Cộng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nay tất cả tùy thuộc vào Việt Nam để đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung Cộng bằng cách chấm dứt sự quấy rối và phản kháng đối với giàn khoan của Trung Cộng.
Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau cuộc họp với họ Dương.