Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Quốc hội sẽ không ra Nghị quyết riêng về Biển Đông - Đi nghe tuyên huấn nói chuyện về biển Đông sáng nay

  • Con Thủ tướng rời Tổ công tác Phú Quốc (BBC) - Ông Nguyễn Thanh Nghị rút khỏi vị trí thành viên Tổ công tác về phát triển Phú Quốc trong khi con út Thủ tướng VN, Nguyễn Minh Triết, làm phó Bí thư Đoàn Bình Định.
  • Việt Nam ký kết xác nhận tư cách Tòa Trọng tài Thường trực (RFI) - Hôm nay 23/06/2014 Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký kết Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Hà Nội và định chế quốc tế này. Đây có thể là một động thái hướng về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thông qua thủ tục trọng tài. 
  • Người nông dân trồng vải tìm đường thoát thân (RFA) - Kể từ ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hàng ngàn câu chuyện không tốt lành ập xuống nhân dân Việt Nam, trong đó, đáng kể nhất vẫn là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời lại chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi cái gián khoan này.
  • Đồng ruộng bốc lửa (VOA) - Tình hình nông thôn Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng. Nông dân đang kêu cứu
  • Cúp thế giới 2014 : Croatia chỉ có một lựa chọn phải thắng (RFI) - Tối nay vào lúc 20 giờ (GMT), cùng bảng A sẽ bước vào loạt trận cuối cùng quyết định ở vòng bảng. Nếu như tại Brasilia, chủ nhà Brazil sẽ phải khẳng định ngôi đầu bảng trước đội Cameroun đã bị loại và đang rệu rã cả về tinh thần thì tại Recife, Croatia và Mêhicô sẽ có cuộc quyết chiến để tranh nhau giành vị trí thứ nhì.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Đội Mỹ để vuột mất chiến thắng vào phút chót (RFI) - Chỉ trong 30 giấy cuối cùng của trận đấu kéo dài 95 phút, các cầu thủ Mỹ đã để tuột mất tấm vé vào vòng 1/8 để Bồ Đào Nha tiếp tục cuộc đua với chút hy vọng mong manh. 2-2 là kết quả của trận cầu căng thẳng đầy kịch tính giữa đội tuyển Mỹ và Bồ Đào Nha đêm qua tại Manaus trong khuôn khổ bảng G.
  • World Cup Brazil 2014 ngày thứ 12 (RFA) - Tôi chưa rõ Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới sẽ kết thúc như thế nào, hai đội tuyển nào sẽ so giầy ở trận chung kết, nhưng trong lòng chỉ mong làm sao chúng ta được xem một trận chung kết thật hào hứng, như trận giữa Mỹ và Bồ Đào Nha.
  • UPR: Việt Nam từ chối 45 khuyến nghị (RFA) - Phiên họp thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam diễn ra tại hội đồng nhân quyền LHQ vào chiều ngày 20/6 với kết quả mà theo một số nhà dân chủ thực tế không như kỳ vọng.
  • Tìm cơ hội trong khó khăn (BaoMoi) - Một số người lo ngại tình hình biển Đông khiến ngành hàng nông sản Việt Nam sẽ thêm khó khăn. Nhưng không ít người lại có cái nhìn khá lạc quan khi cho rằng, nếu bình tĩnh suy xét, đây cũng là cơ hội…
  • Thư gửi ngài Thủ tướng (RFA) - Tôi viết thư này gửi đến ngài trên tinh thần của một người yêu nước gửi đến một người đang giữ trọng trách bảo vệ những gì thuộc về giá trị bảo vệ và phát triển con người, phát triển dân tộc và phát triển quốc gia.
  • Xin lỗi vì 'kỳ thị phụ nữ' (BBC) - Một thành viên hội đồng thành phố Tokyo đã phải cúi đầu xin lỗi nữ đồng nghiệp trước báo giới do bình luận kỳ thị giới tính.
  • EU đòi Nga kiềm chế dân quân (BBC) - EU dọa áp đặt các lệnh cấm vận mới với Nga nếu Moscow không ngăn chặn vũ khí và lực lượng vũ trang tiến vào phía đông Ukraine.
  • Ngoại trưởng Ukraina tới Luxembourg để trình bày kế hoạch hòa bình (RFI) - Hôm nay, 23/06/2014, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Klimkin tới Luxembourg để trình bày với các đồng nhiệm ChâuÂu kế hoạch hòa bình của Tổng thống Petro Porochenko, nhằm chấm dứt bạo lực và khủng hoảng ở miền đông Ukraina. Kế hoạch này gồm một số điểm chính như đối thoại với phe ly khai thân Nga, lập một vùng đệm, tiến hành ngừng bắn.
  • Phe ly khai Ukraine đồngýtạm thời ngừng bắn (VOA) - Một nhà lãnh đạo ly khai thân Nga đang chiến đấu với quân đội Ukraine ở miền đông Ukraine cho biết quân nổi dậy sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn cho đến ngày 27 tháng 6
  • Chính quyền quân sự Thái kêu gọi tố giác biểu tình lấy thưởng (RFI) - Kể từ khi tập đoàn quân sự lên nắm quyền từ một tháng nay, các hoạt động phản đối liên tục diễn ra bất chấp lệnh cấm, với nhiều hình thức đa dạng. Hôm nay 23/06/2014, theo AFP, chính quyền quân sự kêu gọi người dân tố giác các hoạt động biểu tình chống đối, và đổi lại người tố giác sẽ nhận được một khoản tiền thưởng. 
  • Dân chủ Hồng Kông, cái gai trong chân Bắc Kinh (RFI) - Sự kiện các nhà dân chủ Hồng Kông tổ chức trưng cầuý về thể thức bầu cử lãnh đạo rất được báo Pháp ngày đầu tuần này theo dõi bên cạnh những hồ sơ Irak, kinh tế Pháp hay Cúp bóng đá thế giới.
  • Việt Nam và Philippines hợp tác gì để đối phó Trung Quốc (RFA) - Những diễn tiến liên tiếp trên biển Đông trong thời gian gần đây đang khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Philippines để đối phó với những hành động được coi là lấn lướt của Trung Quốc trước hai nước láng giềng nhỏ.
  • Quan hệ Nga-Trung và hồ sơ Biển Đông (RFI) - Vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng do việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình, Mỹ, Nhật và một số nước đều lên tiếng bày tỏ lập trường. Tuy nhiên cho tới nay, Nga vẫn kín tiếng.
  • Vì sao Nga không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông? (BaoMoi) - BizLIVE - Vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng do việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình, Mỹ, Nhật và một số nước đều lên tiếng bày tỏ lập trường. Tuy nhiên cho tới nay, Nga vẫn kín tiếng.
  • TRUNG QUỐC: Thêm một (RFI) - Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc hôm nay 23/06/2014 cho biết một quan chức bắt người khác cõng đi qua một vùng bị lụt lội để khỏi dơ giày, đã bị cách chức vì sự phẫn nộ của dư luận.
  • Hoa Kỳ muốn thủ tướng Iraq từ chức? (RFA) - Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói hôm chủ Nhật rằng Mỹ không chọn người lãnh đạo ở Iraq, nhưng ông tuyên bố chính quyền hiện hành của Thủ tướng Maliki không làm hài lòng những người Kurd, Sunni cũng như một số người Shia.
  • : Ngoại trưởng Mỹ tới Irak, phiến quân Sunni mở rộng vùng kiểm soát (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày hôm nay, 23/06/2014, tới Bagdad trong lúc phe phiến quân Hồi giáo Sunni củng cố sự hiện diện tại nhiều vùng phía tây Irak, khu vực tiếp giáp với Jordani và Syria. Mục đích chuyến công du Irak củaông Kerry là thuyết phục Thủ tướng Hồi giáo Shia Nouri Al Maliki nhanh chóng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.
  • Báo Trung Quốc chế nhạo Hồng Kông trưng cầu dân ý về dân chủ (RFI) - Nhật báo Global Times tức Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay 23/06/2014 cho rằng cuộc trưng cầu dâný không chính thức do các nhà đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông tổ chức là« buồn cười» và có thể đã gian lận, hoàn toàn không có cơ sở vì không được sự đồngý của chính quyền Trung Quốc.
  • Trung Quốc bắt 380 người trong tháng truy quét (RFI) - Hôm nay, 23/06/2014, theo AFP, truyền thông Nhà nước Trung Quốc thông báo chính quyền đã bắt giữ hơn 380 nghi phạm trong tháng đầu tiên của năm chống« khủng bố». Với chiến dịch lớn này, chính quyền Bắc Kinh hy vọng ngăn chặn làn sóng bạo lực chủ yếu xuất phát từ khu vực Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ.
  • Liệu truyện tranh VN có lên ngôi? (BBC) - Các cây viết truyện tranh Việt Nam hy vọng có thể cạnh tranh được với truyện tranh ngoại nhập nhưng liệu họ có thành công?
  • Hang động Chauvet của Pháp được xếp hạng ‘‘di sản thế giới’’ (RFI) - Hôm qua, 22/06/2014, động Chauvet nằm ở miền nam nước Pháp, với các bức tranh trên đá cổ nhất được biết đến nay, đã được UNESCO đưa vào danh sách« di sản thế giới». Đây là di sản thế giới thứ 39 của nước Pháp. Kể từ đầu năm 2015, công chúng có dịp chiêm ngưỡng các bức tranh trên vách đá động Chauvet, qua phiên bản như thực ở một bảo tàng trong vùng.
  • Biểu tình chống gian lận phiếu bầu cử Tổng thống Afghanistan (RFI) - Bầu cử Tổng thống Afghanistan được giới quan sát nhận định đang lún sâu vào ngõ cụt, với các biểu tình liên tục trong hai ngày qua tại Kabul, để phản đối các vụ gian lận phiếu bầu. Hôm qua, 22/06/2014, phe ủng hộ ứng cử viên Abdullah Abdullah công bố một số bằng chứng cáo buộc Ủy ban kiểm phiếu thông đồng với đối thủ củaông, ứng cử viên Ashraf Ghani.
  • Đóng phiên tòa xét xử vụ bắn chìm tàu chiến Cheonan (RFA) - Tòa Án Hình Sự Quốc Tế The Hague quyết định không tiếp tục cuộc điều tra xem có chứng cớ để truy tố các viên chức Bắc Hàn về tội cố ý giết người ở Nam Hàn khi mở những cuộc pháo kích và đánh chìm một tầu chiến của miền Nam hồi 2010 hay không.
  • Hoa Kỳ thúc đẩy TQ điều chỉnh tỷ giá đồng NDT (RFA) - Washington thúc đẩy Bắc Kinh quy định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ cho đúng với giá thị trường, để Hoa Kỳ và những nước bạn hàng khác của Trung Quốc không tiếp tục bị thiệt thòi khi mua bán hàng hóa với Hoa Lục.
  • EU lên án cuộc đảo chánh quân sự ở Thái Lan (RFA) - Hôm nay các bộ trưởng ngoai giao của Liên minh châu Âu lên án cuộc đảo chánh quân sự ở Thái Lan vừa rồi và kêu gọi áp dụng những biện pháp trừng phạt, thúc đẩy đất nước này trở lại sinh hoạt dân chủ.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Quân đội Iraq quan sát vòng đai bảo vệ tại làng Basheer, 15 km về phía nam của thành phố Kirkuk, Iraq . ngày 21/06/ 2014. Ngày 22, Iraq mất thêm ba thị trấn: Al-Qaim, Rawa, và Ana
  • Syria bàn giao lô vũ khí hóa học cuối cùng (VOA) - Người đứng đầu của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, Ahmet Uzumcu, hôm thứ Hai cho biết tàu chở đợt vũ khí hóa học cuối cùng vừa rời cảng Latakia của Syria
  • Tên vàbút hiệu (VOA) - Bình thường, mỗi người đều có một cái tên, hầu hết đều do cha mẹ đặt. Các văn nghệ sĩ may mắn hơn
  • Hỏi đáp y học: Bệnh tê lưỡi (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Mai Lê, ở tiểu bang Florida thắc mắc về bệnh tê lưỡi gây khó chịu và dẫn đến mất ngủ
  • Thái Lan thay đổi kế hoạch an ninh (VOA) - Chính quyền quân nhân Thái Lan bắt đầu áp dụng những biện pháp an ninh mới trong một nỗ lực nhằm dẹp tan cuộc nổi dậy ở miền nam
  • Yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế giải quyết căng thẳng ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo Bộ Ngoại giao, TTXVN và tin từ các nước, sáng 23-6, Bộ Ngoại giao Lào đã gửi công hàm trả lời Công hàm của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào về tình hình trên Biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Công hàm nêu rõ: CHDCND Lào cho rằng, Biển Đông là khu vực quan trọng và nhạy cảm, do đó việc duy trì và thúc đẩy hơn nữa hòa bình, ổn định, hợp tác là hết sức quan trọng. CHDCND Lào đang theo dõi chặt chẽ, lo ngại về diễn biến tình hình ở Biển Đông và đề nghị các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, và phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). CHDCND Lào cho rằng, việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đang có đà mạnh mẽ, trong khi các cuộc tham vấn chính thức về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang diễn ra, cần được duy trì và tăng cường hơn nữa, qua đó đóng góp cho việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
  • Đặc biệt trên báo in ngày 24.6.2014 (BaoMoi) - Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén; Trộm chó tấn công cả công an; Bản đồ dọc Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền VN; Công khai thi hộ; Tràng An trở thành di sản thế giới “kép”; Những thông tin nóng hổi về World cup; Chiến lược phong tỏa Trung Quốc của chuyên gia Mỹ… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 24.6.2014.
  • Doanh nhân trẻ Đà Nẵng “Hướng về biển đảo quê hương” (BaoMoi) - QĐND Online - Đêm 23-6, tại Công viên Biển Đông, Hội doanh nhân trẻ (DNT) thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chương trình "Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hướng về biển đảo quê hương". Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2014" do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng tổ chức.
  • Vạn tấm lòng hướng về biển đảo (BaoMoi) - Gần 100 cán bộ Công đoàn (CĐ) chủ chốt đã dự hội nghị tuyên truyền biên giới biển đảo Việt Nam do LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa tổ chức sáng 23-6. Tại hội nghị, trung tá Phạm Mạnh Hùng, Trưởng Ban Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, giới thiệu khái quát về Luật Biển quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam. Trung tá Phạm Mạnh Hùng cũng phân tích tình hình liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, đặc biệt là chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tình hình biển Đông.
  • Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm (BaoMoi) - QĐND - Ông Rê-na-tô Đề Ca-trô (Renato De Catro), một học giả thuộc Đại học De la Salle của Phi-líp-pin (Philippines), tại buổi trao đổi với báo giới trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế: “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6-2014, đã phân tích khía cạnh sức mạnh của công luận quốc tế trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
  • Trung Quốc tập trận, hàng không các nước bị vạ (BaoMoi) - (NLĐO) – Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên biển Hoa Đông khiến nhiều hãng hàng không thương mại có chuyến bay qua khu vực này bị gián đoạn.
  • Quốc hội sẽ không ra nghị quyết về Biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chiều 23-6 cho biết đề nghị của một số đại biểu Quốc hội về việc Quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông tại kỳ họp này sẽ không được thực hiện.
  • Quốc hội chưa ra nghị quyết về Biển Đông (BaoMoi) - Cơ quan quyền lực tối cao sẽ không ra nghị quyết riêng về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn thực hiện theo 3 mức (tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp) vì Nghị quyết sửa đổi chưa được thông qua tại kỳ họp này.
  • Quốc hội sẽ không ra Nghị quyết riêng về Biển Đông (BaoMoi) - Chiều nay (23.6), trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết: “Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 7 (ngày 24.6), Chủ tịch Quốc hội sẽ nói rõ lập trường của Quốc hội trước vấn đề Biển Đông để cử tri và đồng bào cả nước nắm được”.

Đi nghe tuyên huấn nói chuyện về biển Đông sáng nay

Dân Luận: Cũng theo dòng câu chuyện, một người bạn của Dân Luận cho biết:
"Thằng bạn là đảng viên đi nghe cán bộ TW nói chuyện về, chỉ nhớ mấy gạch đầu dòng:
- Đảng viên tuyệt đối ko bày tỏ quan điểm phản đối TQ trên mạng xã hội.
- Kiên trì, khôn khéo dùng phương pháp ngoại giao, pháp lí đấu tranh đòi lại HS, TS, yêu cầu TQ rút giàn khoan.
- Nếu xảy ra chiến tranh thiệt hại sẽ vô cùng lớn mà ta vẫn thua.
- Giữ quan hệ với TQ là giữ được chế độ.
- Xác định Mỹ vẫn là kẻ thù lâu dài."
Hôm nay cả buổi sáng đi nghe tình hình thời sự, chính trị trong quý vừa qua. Thú thực là hồi còn trong quân ngũ thì mình chúa ghét cái kiểu phải đi học tập nghe giảng về chính trị và tin tức thời sự. Toàn cái kiểu thông tin nhàu nhĩ cũ nát, thô thiển, mê muội, tự sướng, lên gân, được khoác dưới cái áo "phổ biến nội bộ" (kiểu chỉ các đồng chí mới biết, phải quan trọng mới được biết)... thế mà từ hồi ra quân lại thích đi (hoàn toàn không phải vì lần nào đi cũng có lĩnh phong bì lúc cuối giờ nhé :D), là vì đi để nhớ lại cái không khí chính trị thời quân ngũ, đi để thư dãn (ví dụ như cậu trợ ý tuyên huấn hay lên đọc tình hinh thời sự, chính trị có cái giọn ngắn lưỡi lại ngọng níu ngọng nô, kiểu như: "Các đồng chí phải biết rằng nà nà các thế nực thù địch vẫn điên cuồng chốn phá cách mạn lước ta...". Gần đây tình hình biển đông căng thẳng thì mình càng muốn đi nghe để xem quan điểm chinh thức của Đảng ta, quân đội ta là gì (bao giờ cũng vậy nội dung các buổi nói chuyện này để phải được cục quân huấn thông qua và được đóng dấu là "quan điểm chính thức của Đảng, của quân đội"....

Và quả tình hôm nay có nói về biển Đông. Tựu chung lại là như sau:

- Kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, thậm chí chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất.

- Cố gắng bằng mọi giá giữ gìn tình hữu nghị với TQ (mâu thuẫn với cái trên? - "báo cáo các đồng chí nà nà thế mới nà trớ trêu")

- Cảnh giác với các thế nực thù địch lợi dụng tình hình để kích động, chống phá Đảng ta, nhà lước ta.

- Giải thích dài loằng ngoằng các nguyên nhân vì sao TQ lại ép ta, vì sao Nga, bồ ruột lại vẫn chưa ủng hộ ta.

- Chúng ta đang rất cô đơn, các nước lớn có phát biểu nhưng chưa ai có động thái giúp đỡ cụ thể một cách đáng kể.

Hài hước nhất là trong buổi nói chuyện có 2 chi tiết. Một là khi giải thích giùm cho TQ về việc tại sao họ lại hung hăng tại biển đông là có nguyên nhân do sự rối ren nội bộ của TQ - vấn đề tham nhũng và vấn đề ly khai khủng bố. Thậm chí còn hùng hồn nhận định khủng bố tại Tân Cương là do Mỹ tài trợ, huấn luỵện, dật dây (tại Mỹ kích động khủng bố TQ, để TQ chuyển căng thẳng ra biển đông?). Chi tiết hài hước thứ hai là khi mô ta tinh thần kiên cường của cảnh sát biển VN thì nói là: "Mỗi khi tầu ta ra tiếp cận dàn khoan để tuyên truyền thì phía BẠN lại cho 3 tầu ra ngăn cản, BẠN tìm mọi cách để tầu ta đâm vào tầu BẠN để lấy cớ, nhưng tầu ta khôn khéo luôn tìm cách tránh không đâm vào tâu BẠN".... Ở phía dưới (những người không ngủ gật) xôn xao cười ồ - "vẫn còn BẠN cơ đấy!" :D
  Won Chun Hoe 
  (Dân luận)

Tại sao đến nay Việt Nam vẫn chưa dùng Hải quân ở Hoàng Sa?

 
Quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc" - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Ảnh: Trọng Thiết.
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung lực lượng, tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích "bóp chết từ trong trứng nước" Hải quân và Không quân Việt Nam.
Đến thời điểm này đã là hơn 1,5 tháng kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Tuy vậy hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức kiềm chế trong các hoạt động chống lại sự vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Vậy lý do của sự kiềm chế này là gì, liệu có phải chúng ta đang “sợ” Trung Quốc?
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân để hiểu rõ về vấn đề này.
Theo vị Chuẩn đô đốc thì quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc. Trong khi đó tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến nay luôn có ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn” và mong muốn độc chiếm Biển Đông. 
Với âm mưu trên chắc hẳn Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tại đây. Tuy vậy trong thời đại này họ không thể vô cớ tấn công chúng ta, hay một nước nào khác. 
Xét tới tình hình hiện nay, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác đều đánh giá lực lượng hải quân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng. Chỉ đến khi hoàn thiện thì đây sẽ là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.
Hiện tại quân chủng Hải quân và Phòng không - Không quân của chúng ta đã được trang bị một số phương tiện, khí tài tương đối hiện đại, bao gồm trên không, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng hệ thống các cảng quân sự, cơ sở hậu cần…
Tuy nhiên xét trên tổng thể lực lượng này chưa hoàn thiện và dựa vào mua sắm là chính. Chính vì thế Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để “bóp chết từ trứng nước” quân chủng Hải quân và Không quân của chúng ta.
Các hành động của họ ở Biển Đông, trực tiếp hiện nay là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chính là muốn có một cái cớ để thực hiện âm mưu thâm độc đó.
Vị trí đặt của giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Nơi này chỉ cách đảo Hải Nam 200 hải lý, trong khi đó lực lượng hải quân của ta tại vùng biển này hầu như chưa có gì, chỉ có cảnh sát biển và ngư dân.
Trong trường hợp xảy ra đụng độ, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng không quân, hải quân, tên lửa bờ đang được biên chế tại Hải Nam để đánh trả chúng ta. Nhưng nếu đi xa hơn rõ ràng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
"Trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tránh mắc bẫy Trung Quốc"
Vị Chuẩn đô đốc cũng cho rằng việc tiêu diệt giàn khoan Hải Dương 981 không phải là một nhiệm vụ khó đối với hải quân và không quân. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc đang trông đợi cho chúng ta phạm phải sai lầm này, từ đó họ sẽ lu loa lên với thế giới về một Việt Nam muốn "hạ nhục Trung Quốc", một Việt Nam hung hăng, thích gây chiến để rồi “dạy cho Việt Nam một bài học đau đớn”.
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung không quân, hải quân và cả quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích xóa sổ lực lượng đánh biển của Việt Nam. Và khi lực lượng này bị suy yếu thì việc Trung Quốc chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa là tất yếu. Mộng độc chiếm Biển Đông sẽ được thực hiện sớm hơn, hệ lụy sẽ khó lường.
Do đó trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh, thậm chí là nhịn nhục để tránh gây ra xung đột, mắc vào chiếc bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra. 
Tuy vậy nếu họ tiếp tục hung hăng quá mức chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này một cách toàn diện, nhanh chóng, và vững chắc. Trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh toàn dân và tranh thủ sự phối hợp của bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hợp lý nhất.
  Nguyễn Cường
  (Infonet) 

Cảnh giác với liều thuốc dân chủ "hội, đoàn độc lập"

QĐND - Mặc dù Việt Nam đã có hàng nghìn tổ chức, đoàn thể đại diện cho tiếng nói của nhân dân, hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Song núp dưới cái bóng tổ chức xã hội dân sự, thời gian qua, có rất nhiều lời kêu gọi lập ra hàng loạt “hội, đoàn độc lập” dễ khiến người ta có thể ảo tưởng về một liều thuốc dân chủ lợi bất cập hại!
Độc lập hay đối lập?
Cả nước vừa kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chứng kiến sự trưởng thành, phát triển của nền báo chí nước nhà với hơn 21.000 hội viên Hội Nhà báo. Thế nhưng thật nực cười khi nhiều “nhà dân chủ” lại tung hô, kêu gọi thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập” cho những blogger đội lốt dân chủ chống phá Nhà nước mà chẳng bao giờ có một tác phẩm báo chí đúng nghĩa. Những người này còn tự xưng “nhà báo độc lập”, ra tận nước ngoài tham gia cái gọi là “điều trần đòi quyền tự do báo chí cho Việt Nam” và ngang ngược đòi chuyển ngày truyền thống của báo chí Việt Nam từ 21-6 sang ngày 3-5.
Sau báo là văn, gần đây, người ta lại ồn ào vận động thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập” với một so sánh khó chấp nhận, ví “Văn đoàn độc lập Việt Nam” với nhóm “Tự lực văn đoàn” năm xưa. Họ rêu rao "Văn đoàn độc lập Việt Nam" là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong nước. Nhưng sau đó, có nhiều bài viết về "Văn đoàn độc lập" đã hé lộ ý đồ thành lập một tổ chức đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam, gắn với mưu đồ "Cách mạng hoa nhài", kêu gọi các nhà văn xuống đường như trong cuộc “Cách mạng Mùa xuân A-rập”. Nực cười  hơn, trong danh sách nhà văn vào hội còn ghi bừa cả tên một nhà văn… đã chết.
Đông đảo phóng viên tác nghiệp tại buổi khai mạc Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: Minh Trường.
Đầu tháng 6 vừa qua, các “nhà dân chủ” lại tiếp tục kêu gào phục sinh bóng ma “Công đoàn độc lập”-một tổ chức phản động do Nguyễn Văn Đài phát động từ năm 2006, những kẻ cầm đầu từng bị xử lý vì vi phạm pháp luật hình sự. Song "đục nước béo cò", lợi dụng hiện tượng lôi kéo công nhân biểu tình trái pháp luật và có nhiều hành vi quá khích sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, họ lại ráo riết bắt tay với 17 tổ chức "xã hội dân sự" đứng ra vận động tái lập “Công đoàn độc lập Việt Nam” đại diện cho “hàng triệu công nhân đang bị… bóc lột”(?!). Họ xuyên tạc, phủ nhận vai trò to lớn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và lừa phỉnh chỉ có họ mới thật sự bảo vệ quyền lợi thiết thực của công nhân. Họ còn kêu gọi nước ngoài can thiệp, gây sức ép, muốn tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam phải chấp nhận mô hình "Công đoàn độc lập".
Gần đây, ở nước ta, nhiều tổ chức được mang cái mũ "độc lập" mọc ra. Nhiều hội, đoàn với điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động khác nhau nhưng có điểm chung  đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xuyên tạc, bóp méo hệ thống chính trị, thành lập các đoàn, hội đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị. Chúng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau: Thanh niên, phụ nữ, luật sư, nhà văn, nhà báo, công nhân, nông dân với các tên gọi rất mỹ miều: Tập hợp thanh niên dân chủ, Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Công đoàn độc lập, Hội mỹ thuật độc lập, Hội điện ảnh độc lập… Các thế lực xấu đều kích động, xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do lập hội, kêu gọi các nước lấy đó làm điều kiện gây áp lực khi Việt Nam gia nhập TPP.
Vải thưa không che được mắt... nhân dân
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự lập hội. Sẽ chẳng ai bị hạn chế nếu các hội ấy thực sự vì con người, vì lợi ích thật sự của nhân dân. Không ai cấm thành lập các tổ chức độc lập, nhưng từ độc lập trở thành đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị thì tự nó đã đối lập với lợi ích của nhân dân, trái với khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Trước hết, có thể thấy ngay rằng, tất cả những tổ chức trên đều không có gì mới mẻ, tiến bộ hay tới mức cấp thiết phải thành lập vì đòi hỏi của xã hội. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay đều đã có đầy đủ các tổ chức đại diện cho mọi thành phần, mọi giai tầng trong xã hội. Không những thế, các tổ chức chính trị xã hội và các hội, đoàn thể đều được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện hoạt động mọi mặt, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù ở một số tổ chức vẫn còn những mặt hạn chế nhưng so sánh với các hội, đoàn độc lập đang được rêu rao, vận động thành lập thì sẽ thấy ngay sự lố bịch khi những tổ chức đó chẳng có gì mới, chẳng những không tiến bộ mà còn lợi bất cập hại như so sánh cỏ với lúa vậy.
Xin được lấy ví dụ về lời kêu gọi thành lập "Công đoàn độc lập Việt Nam". Họ lập lờ đánh lận con đen, cho rằng chỉ có họ là tổ chức “do công nhân lập nên” mà quên rằng, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tiền thân là Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ chính là tổ chức do giai cấp công nhân lao động Việt Nam lập nên từ năm 1929. Đến nay, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam luôn là tổ chức chính trị rộng lớn đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Vai trò của tổ chức này còn được ghi nhận, phát triển trong Hiến pháp năm 2013. Chỉ riêng 5 năm gần đây, ngành công đoàn đã tổ chức, tham gia hàng nghìn cuộc làm việc, giám sát bảo vệ quyền lợi người lao động chứ không hề “đứng ngoài, không chăm lo” như họ xuyên tạc. Sau các vụ biểu tình, gây rối đáng tiếc xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, đến nay, ngành công đoàn đã phối hợp tích cực với chính quyền, góp phần ổn định tình hình nhanh chóng, tuyên truyền, giúp đỡ công nhân không nghe theo kẻ xấu, tích cực lao động sản xuất.
Vải thưa không che được mắt… công nhân, trong khi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có gần 8 triệu công nhân, viên chức, người lao động tham gia thì dù kêu gào tổ chức này do “chính công nhân thành lập”, nhưng đến nay cũng chưa có công nhân nào trong số hơn 5 triệu công nhân chịu gia nhập tổ chức này.
Thật ra, các tổ chức “độc lập” trên chỉ đại diện cho một nhóm người tiêu cực, bất mãn cá nhân, muốn tập hợp lực lượng để thực hiện các mưu đồ đen tối. Cho dù họ cố tình khuếch trương bằng những cái mác nhân sĩ, trí thức “có tên tuổi” song vẫn không đánh lừa được nhân dân. Ngay cả khi họ được hậu thuẫn từ nước ngoài, có mặt ở các diễn đàn quốc tế như phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc tại Thụy Sĩ đang diễn ra thì những luận điệu lừa bịp của họ vẫn không đánh lừa được các quốc gia trên thế giới và trở nên lạc lõng.
Cần hiểu đúng về tự do lập hội theo Hiến pháp
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hội nếu lập ở phạm vi một tỉnh, thành phố phải được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phê chuẩn và nếu hội hoạt động trên nhiều các tỉnh, thành phố khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn.
Tuy nhiên, những hội đoàn độc lập hiện nay hầu như không đăng ký, xin phép thành lập, thể hiện sự coi thường pháp luật. Họ còn ngụy biện viện dẫn Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một tổ chức “không xin phép” mà quên rằng vai trò và hoạt động của Đảng đã được ghi rất rõ trong nhiều bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay.
Để đánh lừa dư luận, các nhà dân chủ luôn đưa ra lập luận rằng, một nhóm trí thức nào đó tự nhiên thành lập hội là không thể vi phạm pháp luật. Họ cố tình quên rằng, Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam  đã quy định rất rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân nhưng để việc thực hiện quyền này do pháp luật (bao gồm Hiến pháp và các luật, văn bản dưới luật) quy định. Hiện chưa có luật về lập hội nhưng quy định về lập hội được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Tổ chức chính phủ, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện nay, hầu hết các hội đoàn độc lập nêu trên đều hoạt động chưa đúng Hiến pháp và pháp luật. Tại cuộc hội thảo “Rà soát pháp luật, bảo đảm các quy định của Hiến pháp về quyền con người” do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20-6 vừa qua, đã có nhiều ý kiến thảo luận về việc này. Theo ông Phạm Văn Ba, Phó chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền thì hiện Quốc hội đã đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2015 và một số luật khác như Luật Trưng cầu dân ý, luật về lập hội, tôn giáo… sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Song hiện nay, có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn việc này nên dù Hiến pháp đã có hiệu lực thì việc lập hội vẫn phải “do pháp luật quy định” theo đúng Hiến pháp. Theo ông Phạm Văn Ba, đã có nhiều cơ sở cho thấy những hội, đoàn độc lập trên là các tổ chức bất hợp pháp.
PGS, TS Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và Pháp luật), một chuyên gia nghiên cứu về nhân quyền đã phân tích, ngay trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966, ở khoản 1, Điều 22 đã nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”. Tuy nhiên, khoản 2, Điều 22 chỉ ra: “Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác…”. Như vậy, quyền lập hội được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Không thể tùy tiện lập hội nếu việc lập hội đó phương hại đến lợi ích quốc gia, công cộng và những quyền tự do của người khác.
Trước đó, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội từng khẳng định: “Các luật về biểu tình, lập hội lâu nay bị đưa ra đưa vào với nhiều ý kiến khác nhau cũng là do Quốc hội thấy việc chuẩn bị chưa thật chất lượng, chưa đạt yêu cầu. Theo yêu cầu của Hiến pháp lần này, các luật ấy sẽ có”.
Thực tiễn cho thấy, Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận, tôn trọng và ngày càng hoàn thiện, bảo đảm tốt hơn việc thực thi quyền lập hội của công dân. Những luận điệu kêu gọi thành lập các hội, đoàn độc lập trái pháp luật và dựa vào đó để lu loa Việt Nam vi phạm nhân quyền, đưa hạn chế về lập hội thành một điều kiện khi Việt Nam gia nhập TPP đều là ngụy biện, sai trái; không đúng với thực tế đang diễn ra.
NGUYỄN VĂN MINH

Hoàng Đức Doanh - Tam hiệp: Thua cả ba

LTG: Sau chiến tranh biên giới (1979) là thời kỳ tan rã của phe cộng sản. Hốt hoảng trước tình hình, Việt nam đã vội vã quan hệ bình thường với Trung quốc và ký hiệp ước Thành Đô (9/1990). Hiện nay hiệp ước vẫn nằm trong bí mật, riêng 3 vấn đề được 2 bên thi hành nên đã công khai:

1)- Trong năm 1999 phải cắm xong mốc toàn bộ tuyến biên giới Việt - Trung Kết quả VN mất thác Bản giốc, Mục nam quan ... cùng với 800 k/m vuông.

2)- Trong năm 2000 phải phân chia xong vịnh Bắc bộ . Trước đây Pháp và Nhà Thanh phân chia theo tỷ lệ VN = 63%. TQ = 37% (Theo luật biển nước nào có nhiều Sông đổ ra Vịnh thì nước đó được nhiều diện tích Vịnh) . Nay chia lại theo tỷ lệ VN = 51%. TQ = 49% (Đảo Bạch Long Vỹ suýt nhảy sang Tầu)

3)- Giải quyết vấn đề biển Đông, 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa . Khác với hai việc trên, lần này không ấn định thời gian (đúng với chủ trương lấn dần).

Tam hiệp - Thua cả ba
(Ngoại trừ khi có Nhà nước không C/S)

Từ thập niên chín mươi
Việt nam ký Hiệp ước
Cùng với phía Trung quốc
Có tên gọi Thành Đô

Một hiệp ước quy mô
Cam kết rất nhiều thứ
Xếp theo chiều thứ tự
Rõ ba việc sau cùng .

Thứ nhất là tập trung
Giải quyết mốc biên giới
Ấn định thời gian cuối
Năm chín chín phải xong .

Hai bên cùng trông mong
Chia lại vịnh Bắc bộ
Kể từ Pháp đô hộ
Nay chia lại cho đều .

Hai bên xây chỉ tiêu
Xác định lại Biển, Đảo
Trung quốc dùng tiểu xảo
Theo chiến thuật lấn dần.

Hai bên vẫn kết thân
Trong tinh thần cộng sản
Không bên nào ngăn cản
Du lịch và giao thương ...

Đột nhiên sự khác thường
Phía Trung quốc biên soạn
Tấm bản đồ chín đoạn
Lưỡi bò liếm biển Đông !

Việt nam cũng dày công
Đưa người ra giữ đảo
Nhờ bạn bè tham khảo
Lưu chứng tích Trường sa.

Hơn chục năm trôi qua
Ngư dân thêm nỗi khổ
Trung quốc luôn tuyên bố
Người Việt phạm ngư trường.

Lại thêm sự bất thường
Giàn khoan chín tám một
Trung quốc đưa đột ngột
Cắm vào biển Việt nam .

Ngăn cản nhưng vẫn làm
Giàn thứ hai đã đến
Theo kế hoạch diễn tiến
Như vào chỗ không người !

Trung quốc còn ghẹo cười
Cho ngoại giao dạy khéo
Chửi Việt nam lươn lẹo
Như đứa con hoang đàng.

Ba việc lưu bảo tàng
Cho mọi người đều biết
Đại cục đến tình tiết
Trách nhiệm thuộc về ai ?

Người dân đã công khai
Nguyên nhân do lãnh đạo
Độc quyền và ngụy, xạo
Chui vào bẫy người Tầu !

Cái bẫy giăng đã lâu
Từ những năm đánh Mỹ
Nên nhìn nhận cho kỹ
Khi Việt cộng ra đời !

Bây giờ thì muộn rồi
Lịch sử không quay lại
Còn nguyên điều sai trái
Thua nốt hiệp thứ ba ... !

Ngày 23/6/2014

© Hoàng Đức Doanh - VAOL


Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Trung Quốc cảnh báo Việt Nam: ‘Đừng dựa vào nước lớn ở Biển Đông’

Một lãnh đạo quân đội Trung Quốc nói các nước nhỏ không nên phối hợp với các cường quốc để làm bất ổn an ninh khu vực.

Đây là cảnh báo mới nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam
Thượng tướng hải quân Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc, đã đưa ra phát biểu này trước các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới hàng năm tại Bắc Kinh hôm Chủ nhật ngày 22/6, kênh truyền hình Nhật NHK đưa tin.

Ông Tôn nói các nước nhỏ không nên dựa vào các nước lớn để gây chuyện. Ông cũng nói thêm rằng các nước nhỏ không nên qua mặt các nước lớn hay phá hoại an ninh khu vực vì lợi ích của bản thân.

Phát biểu này được xem là là lời cảnh báo đối với Việt Nam và Philippines đừng hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải qyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Tôn cũng cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Theo nhận định của NHK thì phát biểu này của ông Tôn là nhằm vào nỗ lực của ông Abe muốn thay đổi cách lý giải Hiến pháp Nhật như trước giờ để cho phép Nhật thực hiện quyền phòng vệ tập thể.

Bảo vệ giàn khoan

Trong khi đó, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan ngôn luận chính thức của Chính phủ Việt Nam, hôm 21/6 cho biết tại hiện trường đặt giàn khoan có ba tàu Trung Quốc là tàu tuần duyên 2168, hai tàu kéo số hiệu 263 và Hải Sơn đã ‘tăng tốc và tìm cách đâm vào tàu chấp pháp Việt Nam’ trong khi ‘tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam’.

Tuy nhiên, Thông tấn xã cũng cho biết là tàu của Việt Nam đã đến gần giàn khoan ‘ở khoảng cách 12 hải lý’.

Ngoài ra, máy bay do thám số hiệu CMS-B3843 của Trung Quốc cũng bay cách tàu kiểm ngư của Việt Nam từ 200 đến 500 mét trên không, cũng theo hãng tin nhà nước của Việt Nam.

Cũng tới hôm 21/6, tổng cộng 'Trung Quốc có 118 tàu, trong đó có sáu tàu quân sự tham gia bảo vệ giàn khoan, Thông tấn xã dần nguồn từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết.

Theo đó, các tàu Trung Quốc ở khoảng cách từ 6 đến 9 hải lý cách giàn khoan và 'liên tục ngăn cản hoạt động thực thi pháp luật' của tàu Việt Nam.
Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét