Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tin thứ Sáu, 23-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2 - Rành rành dấu tích chủ quyền (NLĐ).  - Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo (TTXVN). - Trưng bày những bằng chứng lịch sử tại TP. HCM (TQ). =>
Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm ‘Trường Sa’ (VNE).  - Những tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt mua có tên gì ? (TN).
Bulgaria giúp Việt Nam bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí? (KT).
Biển Đông: Trung Quốc muốn tự ý áp đặt khu vực đánh cá cho nước khác (Soha).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 4 nước ĐNA để tăng cường quan hệ quân sự (RFI). - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 4 nước ASEAN (NLĐ).

Nhật, Philippines ‘đoàn kết’ đối phó Trung Quốc (Tin tức).
Mỹ rải căn cứ “vây” Trung Quốc như thế nào? (DT).  - Trung Quốc “nổi cáu” vì Mỹ tăng giám sát trên Biển Đông (Infonet).  - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 4 nước ASEAN (NLĐ).
Cả thế giới đang dõi theo (Jonathan London).
Phỏng vấn Carlyle A.Thayer: Đánh giá chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ – 3 (DTD).
Nguyễn Phương Uyên nói về bản án đặc biệt của cô (VOA). –  Những nghịch lý của nhà cầm quyền (RFA).
Paulo Thành Nguyễn: Blogger Nguyễn Văn Dũng bị công an bắt cóc ở Hà Nội đã một ngày chưa có tin tức (DL).
Cú lừa ngoạn mục- trường hợp LS Lê Công Định (ĐCV).
Cư dân mạng Việt Nam ra Tuyên bố lên án Nghị định 72 đàn áp tự do ngôn luận (RFI). - Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Trí thức Việt ra Tuyên bố phản đối Nghị định 72 về quản lý internet (VOA). ”Nếu tất cả người dân Việt Nam đều bảo rằng họ không thay đổi thì chúng ta dừng, cam chịu, thì nước Việt Nam này một ngàn năm nữa cũng sẽ vẫn là một nước nô lệ. Cho nên, bất luận có kết quả ngay lập tức, kết quả ít hay nhiều, thì việc vận động người dân hiểu quyền của mình và mở miệng mình ra là việc liên tục phải làm. Chỉ có như thế Việt Nam mới có tương lai để phát triển mà thôi”.  - Tự do ngôn luận và khuôn khổ luật pháp (Tin tức). Xem 1976. TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA (Boxitvn). Hiện đã có danh sách ký tên Đợt 2,  đến 414 chữ ký. Ngoài ra, hồi 7h25′ sáng nay, chúng tôi cũng nhận được một email của một độc giả, cho biết mình là Nguyễn Kiến Phước, nguyên ủy viên Ban biên tập báo Nhân dân, hiện nghỉ hưu tại TPHCM, đồng ý ký tên ủng hộ bản Tuyên bố. Độc giả này cũng từng ký tên đòi trả tự do cho Uyên, Kha. Tìm trên mạng thì thấy một cuốn sách “Trang báo và Cuộc đời“, tác giả là Nguyễn Kiến Phước.
BẾ TẮC HOÀN BẾ TẮC ! (TNMD). “… P.TT Nguyễn xuân Phúc đến Hoa Kỳ, theo thông tin hàng lang có thể ông ta chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của TT.Nguyễn tấn Dũng để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp Quốc và nhân dịp này P.TT Nguyễn xuân Phúc không loại trừ tác động để VN được gia nhập Hiệp ước xuyên Thái bình Dương TPP,điều rất cần thiết trong lúc này để vực dậy nền kinh tế đang rơi chưa xuống tận đáy của VN !”
- Huỳnh Thục Vy: Hãy đặt gánh nặng tư tưởng xuống (BBC). “tại sao chúng ta không đặt cái di sản xã hội chủ nghĩa nặng nề ấy xuống để bắt đầu bàn về những chủ đề quan trọng hơn cho đất nước, những giá trị mang tính phổ quát, vượt ra khỏi biên giới hạn hẹp của mọi chủ nghĩa?”.
- Phỏng vấn ông Lê Phú Khải: Hậu quả của “Tư duy ngược” (RFA).  
3<- Luật sư Trần Vũ Hải: Pháp luật Việt Nam không cấm lập đảng (VOA). “Theo nghiên cứu của luật sư Hải, pháp luật Việt Nam quy định đảng phái không phải xin phép thành lập và điều lệ đảng không cần sự công nhận của nhà nước”.  - Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Có được thành lập đảng hay không? (RFA). – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Thành lập đảng ở Việt Nam : Luật không cấm thì được làm ? (RFI).  
- 1984. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan (ND). Đề nghị Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo Nhân dân không nên dở chiêu cũ mèm đội tên Việt kiều kiểu này nữa, lại còn dùng tên quái dị quá, độc giả người ta không tin đâu. Nên vận động một số trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng viết bài phản bác thì mới gây được ảnh hưởng.  - KHI VIỆT CỘNG BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG THƯỜNG DÙNG THỦ ĐOẠN LÙI MỘT TIẾN HAI (TNMD).  Hai bài này xếp chung một chỗ, vì tuy xuất phát từ hai đầu “chiến tuyến” nhưng cùng chung một mục đích, người chống cộng ở Little Saigon đang “hòa điệu” với những người “kiên định lập trường cộng sản” ở Hà Nội núp bóng “Việt kiều”.  Và thêm một bài nữa: - Tư nghèo xin tham gia đảng Dân chủ Xã hội (DLB).
- Và đây, phấn khởi có “Nhân dân” nhảy ra cùng tham chiến, QĐND đã có bài thứ 3, được phá lệ – lên trang vào rạng sáng:  Màn tung hứng vụng về (Theo VTV, hình như tựa của bài này trên báo giấy là “Giàn đồng ca lạc lõng). Bài này có mở rộng diện tấn công, thêm 2 đài BBC và RFI. Thú vị là độ nóng nảy đã lên đến mức phải xài cả những ngôn từ rất “dân giã”, như “nhảy cẫng”, “ lẩu thập cẩm”, “to mồm”, “chọc ngoáy”.
- Chưa hết! Theo VTV điểm báo, tờ Đại đoàn kết của Mặt trận tổ quốc sáng nay còn có bài “Khi người bệnh sám hối” (hiện chưa có trên mạng), phản bác đích danh ông Lê Hiếu Đằng, mà theo đánh giá của VTV là “dẫn chứng, lập luận chặt chẽ”. Như vậy là Ban Tuyên giáo đã nghe theo lời khuyên (?), chính thức chỉ đạo các báo vào cuộc? Đây là câu chuyện thú vị trong thông tin tuyên truyền, bởi việc có hay không nên phản ứng vụ này là điều không dễ quyết định cho hệ thống tuyên giáo của đảng. Nó như “con dao hai lưỡi”, không khéo “gậy ông đập lưng ông”. Khi đã chính thức “phản công”, thì sẽ có rất nhiều độc giả chưa biết đến các bài viết về “bỏ đảng”", “đa đảng” trên mạng, nay sẽ tìm đọc. Mà những đối tượng của 3 tờ báo này lại đa cố còn ít tiếp cận báo mạng. Sẽ có những dấu hỏi mới mà họ chưa từng đặt ra, có những so sánh giữa lối “phản bác” của báo đảng với cách lập luận của nhiều bài viết hơn trên mạng tự do,  …  
Như vậy là cho đến hôm nay, chủ đề “bỏ đang”, “đa đảng” này cũng đã thu hút được kha khá dư luận, chỉ từ một phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng, trong đó bắt đầu có sự vào cuộc của báo chí nhà nước. Vậy đây sẽ là sự kiện đáng được ghi vào lịch sử. 
Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính cách của người lãnh đạo đất nước (ĐCV).
THÔNG TIN DÂN OAN HÀ NỘI NGÀY 21-8-2013 (Bùi Hằng).  - HÃY XUỐNG ĐƯỜNG ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH VI BẠO LỰC CỦA CÔN AN – MẬT VỤ.
- NHỮNG KẺ “XÂY TỔ” XỨ NGƯỜI (Bùi Văn Bồng).
- Phỏng vấn ông Đào Hồng Tuyển: Lãnh đạo VN ‘phải thay đổi mạnh mẽ hơn’ (BBC). “Các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo cũng phải dũng cảm, dám cắt bỏ tất cả những cái ung nhọt, tư duy cũ kỹ, lối mòn về suy nghĩ để tìm một con đường cho dân tộc, thông minh hơn, sáng tạo hơn, và quốc tế hơn”.
Đề án chính quyền đô thị “đụng” hơn 100 văn bản luật (TN).  - Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Công tác cán bộ phải thực sự đổi mới (PNTP).
Casino và người chơi (TBKTSG).
2Phải nêu cao tinh thần cảnh giác khi tắm tiên? (Đào Tuấn). - ‘Không cho ghi hình CSGT là trái luật’ (BBC).  - Bức xúc là phải (TT).  - Công văn “cấm” quay phim CSGT lộ nhiều sai trái (KT).  - Bộ Tư pháp “tuýt còi” văn bản không cho chụp ảnh (VnM). - Võ Văn Tạo: Ngu lâu, dốt bền (BS).  Đại tá Cục trưởng CSGT Trần Sơn Hà = >
Bữa trước, trong bình luận về Nghị định 72, chúng tôi có nhắc tới “kỷ lục thế giới” 4.178 văn bản trái luật từ đầu năm tới nay, giờ không biết văn bản trên là thứ bao nhiêu nữa. Mới thấy sự “ngu lâu dốt bền” này đâu phải chỉ ở mấy vị ở cục CSGT. Ấy thế mà vẫn Chưa hết nợ văn bản (ĐĐK).
Tôi là một bà già nhiều chuyện? (Phương Bích).
KÍNH GỬI CÁC CHỮ KÝ (Cu Vinh).
NGO xây thêm nhà tạm lánh cho nạn nhân buôn người (RFA).
- Đác Nông: Cấm công chức uống rượu, bia trong giờ hành chính (ND).
Hàng chục xe buýt dàn trận: “Cuộc chiến” bắt đầu từ Sở GTVT? (DT).
Công an trần tình chuyện nổ súng bắt trộm, người dân trúng đạn (TN).
Việt kiều bị bắt trong vụ thị thực lậu (BBC).
Sẽ cạn tiền để chi lương hưu! (NLĐ).
Ông Trần Thọ được tín nhiệm vào chức danh bí thư Thành ủy Đà Nẵng (TT).
Mất điện, phố ngập…dân biết kêu ai (VNN).
Chị “Nguyệt Hoài Đức” kêu cứu cho đồng nghiệp Phan Thị Oanh (TT).
Tiểu thương chợ Long Khánh làm việc với Sở Tài nguyên & Môi trường, tỉnh Đồng Nai (HS Long Khánh).
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 60) (Nhật Tuấn).
Hai mối tình đẹp của luật sư Phan Anh (FB Phan Chi).
Phát hiện năm hài cốt liệt sĩ tại cao điểm 73, Cam Lộ, Quảng Trị (ND).
 Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (NCQT).
4<- Mỗi ngày, Fukushima đổ ra biển 300 tấn nước nhiễm xạ (RFI).
Bạc Hy Lai phản cung mạnh mẽ trong phiên tòa thế kỷ (RFI). - Bạc Hy Lai phủ nhận ngôi biệt thự sang trọng ở Pháp.  - Ông Bạc Hy Lai ra tòa ở Trung Quốc (VOA).  - Ông Bạc Hy Lai phủ nhận cáo trạng (BBC).  - Tế Nam náo động ngày đầu xử Bạc Hy Lai (Tin tức).  - ‘Ám hiệu bí ẩn’ của Bạc Hy Lai (VNE). - Bàn tay kỳ lạ của ông Bạc (NLĐ).  -Các phiên tòa chính trị ở Trung Quốc (BBC). - NHÂN CHUYỆN BẠC HY LAI (FB Mạnh Kim).
Trung Quốc : Hai nhà điều tra ngoại quốc làm thuê cho tập đoàn Anh GSK bị bắt (RFI).
Khu công nghiệp Kaesong sắp được mở lại (VOA).
Đặc sứ LHQ bị uy hiếp khi đến Miến Điện (VOA). - Chính quyền Miến Điện bị chỉ trích trong vụ xe Liên Hiệp Quốc bị tấn công (RFI).
Phe đối lập Campuchia dự tính biểu tình vào thứ hai tuần tới (VOA).  - Liên minh châu Âu hỗ trợ tài chính Tòa án xét xử Khmer Đỏ (TT).
Dính vào vụ Snowden, chính phủ Anh bị chỉ trích đe dọa tự do báo chí (RFI).  - Wikileaks : người tù Manning muốn trở thành phụ nữ.

- XỬ LẠI VỤ THAM NHŨNG Ở HUYỆN HÓC MÔN: Quà biếu “khủng” của quan huyện (PLTP). - Khởi tố nguyên phó Phòng Nội vụ TP Cà Mau (PLTP).
- Ô nhiễm môi trường ở Kinh Môn, Hải Dương: Chính quyền có bao che? (Công thương). - Hút cát trái phép phá bãi phù sa (TN).
- Xử lý nhà xây trên đất nông nghiệp ở ấp Doi: Tạo mọi điều kiện cho người dân hợp thức hoá (SGTT). – Xét xử vụ lập trái phép 7 khu dân cư ở An Giang: “Họ thấy bị cáo đã sợ chết khiếp” (TP).
KINH TẾ 
Tiền giả và tham nhũng phá kinh tế VN (BBC). “Tôi có thể nói không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai chẳng hạn. Chuyện đó tôi khẳng định là không thể không có việc học đó và không thể không có ở Việt Nam” - TS Nguyễn Quang A.
‘Cà phê sẽ là tương lai của kinh tế VN?’ (BBC).
Nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng tăng mạnh (TBKTSG).  - Nợ do thẻ tín dụng (NLĐ).
NHNN: Không điều chỉnh tỷ giá lúc này (CP).  - Tỷ giá USD tăng do tâm lý (TT).  - “Tỷ giá tăng do tác động tâm lý của thông tin” (VnEco). – Video: Chính sách điều hành tỷ giá (VTV).
Thiếu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phá sản (ĐBND).
Nhiều công ty vàng gặp khó (TBKTSG).
Bảo vệ vốn góp của người mua nhà bằng cách nào? (ĐBND).  - Vay mua nhà ở xã hội, nản lòng vì “từ chối xác nhận” (ND).
Giá xăng giảm “nhỏ giọt” 300 đồng/lít (NLĐ).  - Đồng loạt giảm giá xăng dầu trong nước (VnEco).
5Ban quản lý dự án quá nhiều (TBKTSG).
Sân bay Nội Bài áp giá trần cho mỳ, phở, nước tinh khiết (VNE). - Hơn 100 người vật vờ chờ chuyến bay (Tân Châu). =>
Đi làm tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng (TT).
Đừng khóc cho Cường “đôla” (LĐ).
Năm nước bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp tôm lên tiếng (TBKTSG).

- Huỷ hợp đồng gần 1 triệu tấn gạo: Không thể xem là “chuyện thường ngày” (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Cột cờ Lũng Cú, nhà Vương bị bôi bẩn (ND).
6<- Phục chế nhạc cụ nhã nhạc cung đình Huế (ND).
- Điện ảnh Việt: Cơ ngơi không đồng nghĩa cơ đồ (ĐBND).
Hồ Văn Pâng – “nghệ nhân” của núi rừng (Tin tức).
Quang Liêm chia tay World Cup cờ vua với 25.000 USD tiền thưởng (TT).
Lửa Phật sẽ chiếu giữa lòng Hollywood (TT).  - Những ca khúc nhạc phim “đắt giá” (DT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đổi mới giáo dục căn bản là đổi mới sự học (Trần Đình Sử).
Gánh nặng học phí (NLĐ).
Chủ nhân HCV Olympic Toán quốc tế: “Môn Toán rất lãng mạn” (DT).
Cả nước còn thiếu hơn 27.500 giáo viên (QĐND).  - Bình Dương thiếu phòng học, giáo viên (ND).
Chấm dứt sử dụng tài liệu dạy viết chữ ở trường mầm non (TN).
7Thi lại Đại học, tại sao không? (Kênh 14).
Giám định vụ ký khống học bạ ở Đắk Lắk (Tin tức). Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Buôn Đôn  => 
Sinh viên sống chung với gián, chuột (TP).
- “GIÁO SƯ ĐÔ BIN” (Fuxuca).
Vietnam’s not got talent? (Nguyễn Văn Tuấn).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
“Người rừng” trở về nhờ… giấc mơ thần kỳ (2) (LĐ).
1<- Còn đây là “giấc mơ” gì? CƠM ĂN VỚI LÁ… ”vì tương lai con em chúng ta” (Mai Thanh Hải).
Vụ chìm canô: công an nhận hồ sơ từ tổ điều tra đặc biệt (TT).
Vợ bác sĩ đòi lật lại vụ việc bị chồng đánh sẩy thai (VNN).
Được là chính mình (TT).
Giựt cô hồn kiểu “anh chị”, hàng trăm thanh niên bị tạm giữ (TT).  - Tranh giành đồ cúng, một người bị đâm chết (TT).
Nữ lễ tân nhà hàng bị tạt axit dã man (NLĐ).
Hà Giang: Sụt lún nghiêm trọng tại vùng cao Xín Mần (TTXVN).
Lâm tặc phá rừng khủng khiếp: Đốn nát hàng loạt cây chò cả trăm tuổi (TN).
Phát hiện một chủng vi rút cúm gia cầm rất nguy hiểm ở Trung Quốc (TN).
Trung Quốc : Xây chùa trên nóc nhà cao tầng (RFI).

Ngập đến bao giờ? (Tầm nhìn).
QUỐC TẾ
LHQ yêu cầu được tiếp cận địa điểm bị tấn công vũ khí hóa học ở Syria (VOA).  - Pháp: Thế giới phải hành động nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học. - Liên Hiệp Quốc muốn làm rõ việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria (RFI).  - Vũ khí hóa học ở Syria: Liệu kịch bản Iraq có lặp lại? (VOV).  - Mỹ “án binh bất động” dù thừa sức “hạ” Assad (VnM).  - Nga cấp S-300 cho Syria hay chỉ ‘đòn gió’? (Tin tức).
Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ tại Ai Cập (RFI).  - Quân đội Ai Cập : Độc tài hay trọng tài cho tiến trình dân chủ ?  – Ai Cập : Mubarak ra tù, bị quản chế trong một bệnh viện quân đội.  - Ai Cập đang đi về đâu (ND).  - Ông Mubarak có thể được thả, đặt trong quy chế quản thúc tại gia (VOA).  - Việt Nam quan ngại trước tình hình bạo lực tại Ai Cập (TTXVN).
8Nga: Chuyến thăm của Tổng thống Obama chỉ hoãn, không hủy (TT).
Công bố những cuốn băng cuối cùng của TT Nixon (VOA). =>
NSA ‘vô tình’ thu thập hàng ngàn email xuất phát từ Hoa Kỳ (VOA).  - Bradley Manning bị kết án 35 năm tù (VOA).
TQ bị cáo buộc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ (BBC).
Máy bay Nga xâm phạm không phận, Nhật xuất kích chiến đấu cơ (TT).  - Nga bác cáo buộc xâm phạm không phận Nhật Bản (TTXVN).
Nhật báo động nước nhiễm phóng xạ (BBC).
Thái Lan xử 2 người Iran đánh bom Bangkok (NLĐ).  - Hai công dân Iran bị kết án vì âm mưu đánh bom ở Thái Lan (VOA).

* RFA: + Sáng 22-8-2013; + Tối 22-8-2013

* RFI: 

* VTV: + Chào buổi sáng – 22/08/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 22/08/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 22/08/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 22/08/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 21/08/2013;  + Chính sách điều hành tỷ giá;  + Tài chính tiêu dùng – 22/08/2013;  + Gần một triệu tấn gạo xuất khẩu bị hủy hợp đồng – 22/08/2013;  + 360 độ thể thao – 22/08/2013;  + Việt Nam – Đất Nước – Con Người: Nghề Đá cảnh;  + Phá rừng đặc dụng ở Sơn La;  + Thời sự 12h – 22/08/2013;  + Thời sự 19h – 22/08/2013.

1984. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan

Báo Nhân dân
Thứ năm, 22/08/2013 – 10:19 PM (GMT+7)
Trong mấy năm qua, cứ gần tới một ngày lễ trọng đại của đất nước, là một số tổ chức, cá nhân lại tiến hành các hoạt động để qua đó bôi nhọ chế độ, xuyên tạc lịch sử. Gần đây, từ các sự kiện có liên quan đang diễn ra, tác giả Amari TX – một người Mỹ gốc Việt đã có bài viết đưa ra một số nhận xét và đánh giá. Báo Nhân Dân trích giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Ðọc bài của một “nhà bất đồng chính kiến” công bố gần đây, tôi không ngạc nhiên và cũng không bất ngờ về nhân vật mà các phần tử cơ hội, bất mãn đang ra sức tung hứng như “ngọn cờ” để chống phá Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCS Việt Nam) và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông có một bảng “thành tích” đủ để thấy chân dung: ông là một trong những người đầu tiên ký vào “Kiến nghị 72″; là một trong những người đi đầu trong “phong trào biểu tình”; ông từng khẳng định: “Việc đổi tên nước là thời cơ rất lớn để thay đổi một số điều trong Hiến pháp, làm đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Nếu vẫn như cũ thì rất tiếc, thời cơ qua đi”, v.v…!? Hiện thời, dường như các “nhà dân chủ” đang có tham vọng làm một cuộc “cách mạng dân chủ mới” ở Việt Nam qua “hiệu triệu” của một ông già “chém gió”. Tôi trân trọng quá khứ tham gia cách mạng và công tác của ông, nhưng tiếc thay, ông đã tự vứt bỏ sự trân trọng ấy, ông đã không đồng hành với Ðảng đến cùng. Trước sự cám dỗ hão huyền trên các phương tiện truyền thông không thiện chí với Việt Nam, ông đã nhập cuộc một cách xăng xái?
Ðọc bài viết của ông với lời “bạt gió” của ông chủ một trang mạng, tôi thấy một màu xám xịt xuyên suốt. Bài viết của ông là sự thóa mạ chủ nghĩa Mác, mạt sát ÐCS Việt Nam và chế độ chính trị – xã hội hiện nay ở Việt Nam, đòi thay đổi chính trị bằng cách thành lập một đảng phái khác. Lời lẽ mà ông đưa ra vẫn là bóp méo, xuyên tạc sự thật. Ông đả kích, nói xấu, kích động, song vẫn chỉ xoay quanh luận điệu “độc đảng, độc tài, không có tự do, dân chủ” như các “chiến sĩ dân chủ”, các “nhà bất đồng chính kiến” khác vẫn ra rả bấy nay. Có khác chăng, chỉ là ông nói năng “văng mạng”, “liều mạng” hơn mà thôi. Ông và mấy “nhà dân chủ” khác đang biến mình thành vai diễn trong vở kịch có kịch bản cũ mèm, với các diễn viên phần được người “cùng hội cùng thuyền” lăng-xê, phần tự huyễn hoặc cho mình là “nhà bất đồng chính kiến”, “chiến sĩ đấu tranh vì dân chủ”… Ông đưa ra luận điệu: “không thể không đa nguyên, đa đảng được. Như vậy, Ðiều 4 Hiến pháp hiện nay là đi ngược lại với sự vận động của thực tiễn, cản trở sự phát triển của đất nước. Nếu Ðảng Cộng sản chấp nhận đa đảng thì sẽ tạo ra cho mình có sức kháng thể, tạo cơ may thoát được tình trạng quan liêu, tham nhũng làm ruỗng nát như hiện nay…”!? Ðây là lối nói hồ đồ, không căn cứ. Vậy đâu là chân lý? Tìm hiểu kỹ chúng ta thấy: Trong những năm gần đây, có ý kiến cho rằng, để có dân chủ, phải đa nguyên về chính trị, thực hiện phát triển kinh tế thị trường mà vẫn duy trì chế độ nhất nguyên về chính trị, một đảng duy nhất cầm quyền sẽ là một mâu thuẫn lớn gây bi kịch cho dân tộc? Từ đó, những người theo quan điểm này đề nghị phải xác lập chế độ đa đảng, phải xóa bỏ Ðiều 4 của Hiến pháp… Xin nói để ông và các “chiến hữu” của ông biết: một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn, ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản; xét về bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ… Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân…
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là: tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ÐCS Việt Nam như sau: Ðây là nhân tố hoàn toàn khách quan, độc lập với ý chí của mọi chủ thể hoạt động chính trị. Vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do ai áp đặt lên xã hội. Ðường lối kháng chiến đúng đắn của ÐCS Việt Nam là ngọn cờ dẫn dắt, động viên, tổ chức nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong các năm kháng chiến lâu dài, gian khổ, từ chiến cuộc Ðông Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Ðiện Biên Phủ lịch sử, đến thắng lợi của Genève năm 1954… tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đánh dấu sự hoàn thành một cách vẻ vang cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trên cả nước dưới sự lãnh đạo của ÐCS Việt Nam…
Sự lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước đã trở thành nguyên tắc nhất quán. Nguyên tắc “bất biến” là vừa phải giữ vững quyền lãnh đạo chính trị của Ðảng với Nhà nước, vừa phải bảo đảm sự lãnh đạo của Nhà nước, làm cho Nhà nước trở thành một nhà nước dân chủ mới. Nhà nước dân chủ mới có nghĩa là nhà nước phải trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc; nhà nước ấy phải trở thành ngôi nhà chung đáng tin cậy của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Ðây là sáng tạo độc đáo của Việt Nam, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh, nó không giống với bất kỳ nhà nước nào, dù là nhà nước được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa trước đây hay nhà nước ở các nước khác đã xuất hiện và đang tồn tại trong lịch sử.
Còn ý kiến của ông cho rằng, Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày nay trở thành “kiêu binh”, đó là sự thóa mạ. Chúng ta thấy và không thể phủ nhận một thực tế là: Trong khi một loạt nước xã hội chủ nghĩa có lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hơn lần lượt sụp đổ, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đứng vững và nhờ đổi mới đúng đắn, nhân dân còn đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được rất nhiều nước ca ngợi. Ðiều đó chứng tỏ ÐCS Việt Nam không chỉ tài tình trong lãnh đạo toàn dân chống chiến tranh xâm lược, mà còn thật sự xứng đáng là người lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời bình, ngay cả khi bối cảnh quốc tế có những biến động khôn lường. Cội nguồn sâu xa nhất của mọi thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong những năm qua là nhờ nhân dân tin ở Ðảng, quyết tâm thực hiện, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng. Bằng lao động sáng tạo của mình, nhân dân biến chủ trương, đường lối của Ðảng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống. Ðảng không tự “tô màu” để tạo ra vị trí của Ðảng, mà đó là sự ghi nhận một thực tiễn chính trị – xã hội đã được xác lập trong thực tế. Nếu các “nhà bất đồng chính kiến” mà các thế lực chống đối, các phần tử cơ hội, bất mãn ra sức tung hứng, và lợi dụng như một ngọn cờ đang có tham vọng làm một cuộc “cách mạng dân chủ mới” ở Việt Nam thì họ hãy nhìn sang Ai Cập. Khi “luồng gió cách mạng màu” quét qua, thì sự vui mừng chợt vụt tắt với nền “dân chủ nhập khẩu” một cách vội vàng, để rồi hệ lụy của nó là một xã hội đầy bất ổn, xung đột giữa các phe phái, chết chóc xảy ra hằng ngày trên đất nước vốn là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại!
AMARI TX – HOA KỲ NGÀY 18-8-2013
Nguồn: Báo Nhân dân

1985. Ngu lâu, dốt bền

VÕ VĂN TẠO
 Công văn 1042/C67-P3
Không biết cái thành ngữ tếu táo dân dã “ngu lâu, dốt bền” có từ bao giờ và ai là người phát minh. Nhưng có vẻ như khó có thể tìm được cụmtính từ nào sát hợp hơn, và nó hơi bị… chuẩn khi đề cập đến sự kiện đang gây bão dữ dội trên công luận: công văn (c/v) số 1042/C67-P3 của Cục CSGT đường sắt, đường bộ (C67) – Bộ Công an và lý lẽ bảo vệ nó của 2 ngài đại tá, đều cương vị Phó Cục trưởng C67, khi bị báo chí rầm rộ chất vấn, phản biện.

2Đọc c/v 1042 và ý kiến 2 quan chức trên, người ta có cảm giác tác giả những phim kinh dị hàng “bom tấn” của hollywood cũng chào thua. Tại c/v này, C67 yêu cầu Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP trực thuộc TW chỉ đạo lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý…” (!?!).
Người ký c/v này là đại tá Phó Cục trưởng Trần Sơn Hà. Trả lời báo chí chất vấn, Phó Cục trưởng Hà vẫn quanh co bao biện, khư khư bênh vực cái “quái thai” này. Ngoài ông Hà, phải kể đến đại tá Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc Tuấn.
Ngu lâu
Đọc c/v 1042, từ bạn đọc bình dân, đến người rành chữ nghĩa – chuyên “soi” các văn bản quy phạm pháp luật – các luật gia, luật sư, đại biểu Quốc hội… đều không khỏi “kinh hãi”. Trong đàm luận bạn bè thân tình, một công chức bạn tôi, vốn con nhà luật, nói: chẳng biết mấy cha này ăn phải cái gì? Hay não trạng có “vấn đề”? Ai đời lại biên soạn, ký tá, ban hành văn bản “bốc mùi” lạm quyền, ngồi xổm lên Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật CAND, Luật Công chức, viên chức nhà nước, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng… và vô số văn bản quy phạm pháp luật khác mang chủ trương tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan công quyền.
Không khó để nhận ra, c/v 1042 của C67 thể hiện quá lộ liễu ý tứ dung dưỡng, bảo kê cho tập quán lạm quyền, thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hóa và tệ mãi lộ trắng trợn như cướp cạn lâu nay của “bộ phận không nhỏ” CSGT.
Chỉ trong vòng ba ngày, trên hầu hết các tờ báo và trang mạng, hàng nghìn bài phản ánh, phỏng vấn, phân tích, bình luận và ý kiến bạn đọc, comment… chỉ rõ những nội dung ngớ ngẩn, vô lối, trái luật, trái chủ trương tăng cường phòng chống tham nhũng trong bối cảnh thực tiễn tiêu cực nhức nhối lâu nay của lực lượng CSGT.
Không ai có thể phủ nhận vai trò, hiệu quả của báo chí và người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật của cán bộ chức quyền hoặc công chức làm việc ở các lĩnh vực, vị trí dễ tham nhũng. Tuy nhiên, trước thực tế tiêu cực đang rất phổ biến trong lực lượng CSGT, những vụ việc được phát hiện và xử lý có lẽ còn ít hơn phần nổi của tảng băng chìm. Lẽ ra, trêncương vị lãnh đạo cấp Cục của Bộ Công an, các Phó Cục trưởng Hà và Tuấn phải tham mưu cho Bộ trưởng Công an và Thủ tướng Chính phủra văn bản khuyến khích hơn nữa báo chí và người dân giám sát, phản ánh, phê phán các hành vi tiêu cực của CSGT, góp phần thanh lọc lực lượng nhiều tai tiếng này. Như tẩy các vết lem luốc trên mặt, đó là phương thức hiệu quả nhằm xây dựng hình ảnh đẹp của cán bộ, chiến sĩ CADN trong con mắt nhân dân.
Dốt bền
Ở ta, hiện tượng thi thoảng các cơ quan công quyền lại ra một văn bản ngớ ngẩn không phải hiếm. Vấn đề là có ngu, mới ra văn bản như vậy (dân ta đã chẳng cảnh báo: “bút sa, gà chết” đó sao!). Nhưng một khi công luận đã phản biện một cách thuyết phục, cách khôn ngoan nhất là nhanh chóng tiếp thu, nhận lỗi, khẩn trương thu hồi hoặc chỉnh sửa lại văn bản (như vụ Bộ Xây dựng mới đây ra văn bản yêu cầu các Sở XD không cấp phép XD cho các công trình mô phỏng kiểu cổ điển Pháp – châu Âu) để tránh búa rìu dư luận dài dài. Đã sai bét nhè, lại còn sĩ diện hão, bảo thủ, cù nhầy, biện bạch vòng vo Tam Quốc, càng nói càng lòi cái dốt, càng bất lợi, kết cục vẫn phải thu hồi, chỉnh sửa, chẳng phải “dốt bền” ư?
Trước khi các phóng viên báo chí rầm rộ tiếp cận phỏng vấn, đã có nhiều bài báo và ý kiến phê phán, chỉ ra một cách cụ thể và đầy thuyết phục những nội dung sai trái của c/v 1042. Thế nhưng, khi trả lời phỏng vấn, hai Cục phó C67 trên vẫn lập lờ, cù nhầy bao biện, chèo chống vụng về cho cái “quái thai” nọ.
Sáng 20-8, đại tá Hà trả lời phóng viên info.net: “Tôi không ký bất cứ văn bản nào thể hiện cấm báo chí không được chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ” (xin lỗi! Muốn cấm, phải đề nghị Quốc hội sửa luật. C67 làm sao có quyền cấm?). Báo Tri Thức dẫn lời ông Hà biện bạch: “Công văn này cũng không hạn chế quyền giám sát cùa người dân và báo chí. Mục đích của công văn này là để công an và báo chí phối hợp với nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên” (!?); “anh đến làm việc với tôi, quay phim chụp ảnh thì anh phải đến xin phép tôi”. Liền đó, phóng viên truy tiếp: “Quy định phải xin phép CSGT mới được quay phim, chụp ảnh có phù hợp với pháp luật không?. Ông Hà vẫn lấp liếm: “Ở đây không phải là xin phép mà các anh đến làm việc với tôi về việc đảm bảo giao thông, xử lý vi phạm thì các anh phải đến đặt vấn đề là chúng tôi làm việc với các anh để giám sát, thu thập” (!?). Ối giời! Cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa thấy ai làm cái việc điên khùng như C67 áp đặt: muốn thu thập bằng chứng tố cáo kẻ tiêu cực mờ ám, lại đi đặt vấn đề, xin phép kẻ tiêu cực. Rõ là logic đứng đường!
Những tưởng C67 chỉ có duy nhất ông Cục phó… “bã đậu” đến vậy. Nào ngờ, còn có ông Cục phó Nguyễn Ngọc Tuấn, không kém phần… “củ chuối”! Ngày 21-8, ông Tuấn trả lời phóng viên Báo Người Lao Động: “Văn bản đó không có gì sai cả. Dư luận đã hiểu sai nội dung chỉ đạo trong văn bản” (chữ nghĩa rành rành, ai mới là người hiểu sai?) và ngoan cố khẳng định “sẽ không thu hồi văn bản 1042/C67-P3”.
3
Cả hai Cục phó đều nói c/v này không phải văn bản pháp quy, chỉ có tính chất nội bộ. Pháp quy hay không phải pháp quy, đâu có thật sự quan trọng? Theo Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của UBND xã cũng thuộc dạng pháp quy, nhưng nó chỉ có hiệu lực tác động trong xã. Công văn 1042 có hiệu lực tác động toàn bộ lực lượng CSGT cả nước và hàng triệu người tham gia giao thông hàng ngày. Vâng, nó sẽ chỉ có tính chất nội bộ, nếu như nội dung thể hiện đại loại: cán bộ, chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ phải lễ tiết nghiêm túc, tác phong khiêm tốn và lịch sự, không nể nang bất cứ ai nhờ vả, dứt khoát từ chối mọi kiểu hối lộ…
Có lẽ, với tư duy của những ông kẹ cầm dùi cui đứng đường, mọi lý lẽ và căn cứ pháp luật như công luận dày công phân tích sẽ đều như nước đổ đầu… vịt.
Có điều, xin rỉ tai 2 ông Phó Cục trưởng (cái vụ này coi bộ không dễ bỏ ngoài tai à nhe!), trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính – Bộ Công an của các quý ngài đã có ý kiến về vụ này như sau: “…hoàn toàn được tự do ghi âm, ghi hình. Nếu đàng hoàng thì sợ gì ghi âm, chụp ảnh?
Được biết, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp vừa có c/v về vụ này. Theo c/v và ý kiến làm rõ thêm của Tiến sĩ Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản:
 “quy định tại c/v 1042 có thể hiểu bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ thì buộc phải có sự đồng ý của họ. Việc CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định “đúng là nhà báo hay giả danh nhà báo” là không phù hợp với quy định hiện hành về quyền của nhà báo (hoặc người dân) khi quay phim chụp ảnh. Vì pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim chụp ảnh, thì mới buộc công dân phải tuân thủ.
Theo Cục Kiểm tra văn bản, qua rà soát thì chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ. Vì thế cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân CSGT không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép và cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.
Về việc c/v số 1042 quy định nội dung “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản biết”, theo Cục Kiểm tra văn bản là thể hiện rõ việc trao quyền cho CSGT truy hỏi, truy xét về giấy tờ, danh tính của người quay phim, chụp ảnh để xác định đó là nhà báo hay không phải nhà báo. Việc này không phù hợp với nhiệm vụ của CSGT khi làm nhiệm vụ.
Việc quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một vài cá nhân cụ thể (không thuộc phạm trù bí mật đời tư theo điều 31 BLDS) mà là ghi hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng là bình thường, không cần phải được CSGT hay bất cứ cá nhân nào cho phép. Hơn nữa, khi nhà báo tác nghiệp theo đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản, truy xét.
Nếu công dân không phải là nhà báo mà quay phim, chụp hình cũng không phải là hành vi sai trái. Vì thế, việc cho phép quay phim chụp hình lực lượng CSGT, xác định nhà báo hay giả danh nhà báo tại công văn số 1042 là không thuộc thẩm quyền quy định của lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt.
Cục Kiểm tra văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức họp với đại diện Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và một số cơ quan liên quan để trao đổi thêm về nội dung sai trái của công văn 1042. Đồng thời Bộ Công an cũng có trách nhiệm xử lý những nội dung sai trái theo thẩm quyền”.
Hai 5 đã rõ 10, tự giác khẩn cấp thu hồi c/v 1042, hay cứ khư khư chờ đến lúc bị cơ quan thẩm quyền buộc thu hồi, điều đó còn phụ thuộc vào mức độ “dốt bền” của lãnh đạo C67!
V.V.T.
* Hình 1: đại tá Trần Sơn Hà; Hình 2: đạt tá Nguyễn Ngọc Tuấn; Hình 3: Công văn của Cục CSGT
1

1986. Màn tung hứng vụng về

Quân đội nhân dân
Thứ Sáu, 23/08/2013, 0:45 (GMT+7)
Một bài viết để “thanh toán, tính sổ”
.
QĐND – Gần đây, giới “dân chủ” xuýt xoa rộn ràng lên về một bài viết của ông Lê Hiếu Đằng có nhan đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” (“bịnh” là theo cách nói của người miền Nam, còn theo cách nói phổ thông là “bệnh”).
Vậy trong bài viết này có cái gì mà các nhà “dân chủ” lại nhảy cẫng lên vui sướng như thế?

Đây là một bài viết dài, giống như một nồi lẩu thập cẩm, vừa là những ghi chép, cảm nhận cá nhân, có hồi ức, xen lẫn những chuyện vụn vặt, cãi cọ trong sinh hoạt, công tác, rồi lại có cả trích thơ, trích văn nữa!
Nhưng ý tưởng chính bài viết của ông Lê Hiếu Đằng là “thanh toán, tính sổ cuộc đời” của ông, kêu gọi các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ Đảng để ra thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ xã hội, để làm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là điều khiến các nhà “dân chủ” mừng rơn, bởi có một lời “hiệu triệu” như thế thì dễ bề lôi kéo, kích động, gây ra những xáo trộn xung đột trong xã hội, rồi từ đó tiến tới giành quyền lực điều hành xã hội.
Đây là điều đã xảy ra nhan nhản ở một số quốc gia trong thời gian qua, dẫn tới cảnh nồi da xáo thịt, “thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông” như đã thấy nhãn tiền ở các nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ, gần hơn là ở Libya, Syrie, Ai Cập…
Nhưng với các nhà “dân chủ” thì chuyện đó có hề gì! Máu chảy là máu người khác, xác người trong các cuộc đâm chém, nội chiến là xác người khác! Miễn sao đạt được mục tiêu vị kỷ của mình là được!
Sự hàm hồ, mâu thuẫn trong lý lẽ
Thật ra thì xem lại bài viết của ông Lê Hiếu Đằng mới thấy, những điều ông viết chẳng hề có gì mới, nếu như không nói là “xưa như Trái đất”. Vẫn là chuyện một đảng hay nhiều đảng thì có dân chủ; vấn đề độc lập dân tộc và cách ứng xử với các nước lớn; rồi thế nào là tự do…Những khái niệm, những vấn đề đó, các chuyên gia, các nhà phân tích, bình luận đã nói nát nước, đã bàn đến tận chân tơ kẽ tóc, thiết tưởng cũng không cần phải nói thêm làm gì.
Nhưng trong bài viết của mình, ông Lê Hiếu Đằng đã có những cách đánh giá phải nói là hết sức phiến diện, ấu trĩ (kiểu lý lẽ như trẻ con đánh trận giả), những nhận định hàm hồ mà đến ngay cả những người đọc trung thực và bình thường, đầu óc không bị bệnh tật gì, cũng có thể nhận ra.
Chẳng hạn như ông-chắc chắn là nói theo những giọng điệu của mấy ông “dân chủ” trên mạng-đánh giá chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là “không có những nghi thức cao nhất của một nguyên thủ quốc gia”!? Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các trang mạng phản động đã đồng giọng xướng ngôn rằng: “Mỹ đón Chủ tịch nước Việt Nam mà không có duyệt đội danh dự, không có bắn 21 phát đại bác chứng tỏ Mỹ chẳng coi trọng gì lãnh đạo Việt Nam cả”(!).
Thật ra, giọng điệu này phản ánh từ trong sâu sa thái độ hằn học, tức tối, thậm chí tuyệt vọng của các nhà “dân chủ” trước việc lãnh đạo Mỹ và lãnh đạo Việt Nam đã có cuộc hội đàm thẳng thắn, bình đẳng ở ngay Nhà Trắng, để rồi hai nước nhất trí xây dựng khuôn khổ hợp tác toàn diện. Không biết trút giận dỗi vào đâu (không lẽ vào chính quyền Hoa Kỳ?), thế nên họ mới đồng thanh nói về chuyện “21 phát đại bác” để cố hạ thấp giá trị chuyến thăm, trong khi đến đứa trẻ con cũng biết rằng mỗi nước có những quy tắc lễ tân ngoại giao riêng, mỗi chuyến thăm có những cấp độ riêng tương ứng với lễ nghi đón tiếp mà hai bên thống nhất với nhau từ trước. Đem lễ nghi đón những ông hoàng bà chúa, nhà vua hay thái tử, những người theo thông lệ cần có các hình thức đón tiếp long trọng, so sánh với một chuyến thăm chính thức của một nhà lãnh đạo chính trị, rồi hàm hồ nói rằng “lãnh đạo Việt Nam không được tôn trọng” thì đúng là làm trò cười cho thiên hạ.
Ông Lê Hiếu Đằng có những nhận định hết sức phiến diện, theo kiểu quy chụp, kiểu như “dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển”, đổ cho là “tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam”(!). Rồi ông dẫn ra cả một thế hệ các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa xuất hiện trong thời kỳ thuộc Pháp, nhưng đi đến kết luận đầy trịch thượng rằng “những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên dưới chế độ XHCN ở miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn”.
Đi xa hơn, ông còn đưa ra một nhận định đầy tính triết lý rằng: “CNXH ở miền Bắc, một xã hội không có bóng người”. Trong những năm tháng ấy, ông đang hoạt động trong phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh ở miền Nam, chắc hẳn không có điều kiện sinh sống làm việc ở miền Bắc, không am hiểu về thực tế đời sống ở miền Bắc lúc đó. Vậy ông lấy cơ sở nào để đưa ra một nhận định hàm hồ và mâu thuẫn như vậy? Không lẽ một “xã hội không có bóng người” ấy lại sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ mà ông đã đọc tác phẩm của họ như ông tự nhận trong bài viết, nhiều người trong số họ là bạn bè của ông và chắc hẳn ông cũng hết lời ca tụng họ?
Câu hỏi về đạo đức người làm báo
Có thể dẫn ra vô số những điểm lệch lạc, thậm chí ấu trĩ trong bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, như chuyện ông lập luận về thái độ “hiền lành” của lãnh đạo Việt Nam, trong khi chính ông cũng dẫn ra nào Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, gò Đống Đa và thừa biết tiền nhân của chúng ta đã ứng xử khôn khéo, thông minh thế nào trước khi có những trận đánh trời long đất lở, lập chiến công hiển hách ghi dấu son trong lịch sử dân tộc như vậy. Nào cứ phải to mồm thì thành người anh dũng, là trang kiệt hiệt! Hẳn ông Lê Hiếu Đằng hiểu rõ điều này, chỉ có điều do phải phục vụ mục đích của bài viết nên ông cũng nói theo mấy nhà “dân chủ”, “đánh giặc” trên bàn phím vậy thôi.
Nhưng ở đây có một vấn đề.
Đó là một bài viết đầy rẫy những lỗi tư duy, những nhận định hàm hồ như vậy, lại được một số hãng thông tấn, trang mạng phương Tây hồ hởi đăng tràn lan với những lời tung hô mà những người có tri thức, hiểu biết phải cảm thấy sượng sùng.
Trang tiếng Việt của BBC ngày 16-8 đã đăng lại bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, có kèm theo lời dẫn, rằng “một số nhà hoạt động ở trong nước đang đưa ra lời kêu gọi thành lập một đảng mới để thúc đẩy dân chủ, xã hội công dân mạnh lên”(!).
Thật ra, điều này không lạ lùng gì. Chỉ cần click vào một trang của BBC ở thời điểm hiện tại, ví dụ như vào ngày 22-8, là có thể thấy đồng loạt những bài viết, tin tức theo khuynh hướng bài xích chính quyền, phản ánh những tin tiêu cực, những hoạt động chống đối Nhà nước. Ngoài bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, trong ngày này, BBC đưa tin về một số nhân vật phản đối Nghị định 72, bài đánh giá về kinh tế thì “khuyên” đẩy nhanh tư hữu hóa, bài viết về chính sách “mở cửa” của Việt Nam thì cũng lèo vào đến một nửa là thông tin về bài viết của ông Lê Hiếu Đằng! Đến ngay viết về cây cầu Long Biên ở Hà Nội thì cũng đang đứng trước một “tương lai bất định”!
Cứ như thể nếu không viết về những điều tiêu cực, những ý kiến chọc ngoáy xã hội Việt Nam thì BBC không tìm thấy người đọc vậy!
Đây là cảm hứng không phải độc quyền của BBC! Vừa xuất hiện bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, ngày 12-8, RFI, một đài phát thanh nổi tiếng với cách nhìn ác ý, thiên lệch với Việt Nam, đã nhanh nhảu phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng; rồi ngày 18-8, đài Châu Á tự do cũng nối gót phỏng vấn! Tất cả đều hy vọng tạo ra một dàn đồng ca, gây ảo giác rằng, thế giới chú ý lắm đến một nhân vật mới đấu tranh cho “dân chủ” ở Việt Nam.
Hỡi ôi! Ông Lê Hiếu Đằng nằm bệnh nên viết ra bài viết đó, nhưng các trang mạng, các đài phát thanh luôn có cái nhìn ác ý, xúc xiểm về Việt Nam hẳn là không bị bệnh! Cái “bệnh” của họ là chỉ muốn cho xã hội Việt Nam bất ổn, người Việt Nam cắn xé lẫn nhau, để những kẻ “ăn mày dân chủ” thừa nước đục thả câu, tranh đoạt, giành quyền lợi ích kỷ cho bản thân họ.
Chẳng thể yêu cầu những trang mạng, những đài phát thanh hay hãng thông tấn đó phải đăng các tin bài có tính tích cực về xã hội Việt Nam (có lẽ nếu đăng thì họ bị dị ứng chăng?), thế nhưng ít ra, một cách nhìn tương đối khách quan, không thiên kiến và ác ý cũng là yêu cầu tối thiểu được đặt ra khi họ ngồi trước màn hình máy tính. Không lẽ họ đã quên đi cái điều sơ đẳng đó trong đạo đức của người làm báo?
PHẠM TRUNG

BẾ TẮC HOÀN BẾ TẮC !

Nguyên Anh
23-08-2013
Hoa Kỳ cần phải dùng sức ép kinh tế phủ quyết cho Việt Nam gia nhập TPP vì nếu họ đạt được điều đó sẽ càng làm sống lâu hơn cái chế độ CS toàn trị và 90 triệu người dân sẽ là những kẻ nô lệ bị trị !

*****
Sau chuyến đi vội vã của ông Trương tấn Sang,chủ tịch nước CS Việt Nam tại Mỹ,một chuyến đi cập rập và không đạt được muc tiêu chiến lược nào ngoài những ngôn từ sáo rỗng với những nghi thức dành cho hạng thứ dân,ngày hôm nay Phó thủ tướng Hoàng xuân Phúc cũng có chuyến công du Hoa Kỳ "nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ".theo thông tin báo lề đảng.
Trở lại chuyến đi của Trương tấn Sang,theo tin từ Hoa Kỳ,Nhân quyền tại VN đã được đặt lên bàn hội nghị và là rào cản cho hai quốc gia xích lại gần nhau.
Sau chuyến công du,từ trong nước nổi lên vấn đề chiến sỹ dân chủ Phương Uyên được nhận án treo và trả tự do ngay tại phiên tòa,một điều chưa hề có tiền lệ trong chế độ CS !
Và đảng dân chủ Xã hội của một người cộng sản tên Lê hiếu Đằng đang manh nha thành lập trước sự làm ngơ của nhà cầm quyền làm người dân ai cũng đánh dấu hỏi,điều đó cho thấy đảng này chỉ là một đảng phái giả hiệu nhằm đánh lừa các chính khách Hoa Kỳ.
Điều đáng lưu ý việc đó chỉ xãy ra sau khi mặt hàng tôm đông lạnh bị áp thuế tại Hoa Kỳ và thông tin gần đây cho biết thép VN sẽ được đưa ra xem xét việc áp thuế !
Những diễn tiến tại VN làm ai quan tâm đến tình hình thời sự cũng đặt câu hỏi:
- điều gì đang xảy ra và sắp tới đây sẽ là những gì ?
Có vẻ như áp lực kinh tế đang tác động vào chính trường Việt Nam.
Tuy nhiên ngoài những động thái thăm dò của các quan chức VN,trong nước tình hình vẫn không được cải thiện !
Những vụ hành hung,bắt giữ công dân tùy tiện với lý do bảo vệ an ninh quốc gia hoặc dùng những kẻ vô lại với mỹ từ nhân dân tự phát hành hung các nhà bất đồng chính kiến vẫn liên tục xảy ra,và gần đây nhất TBT Nguyễn phú Trọng một người giáo điều cổ hủ kiên định chủ nghĩa Mác Xít đã làm việc với ngành công an trong đó đặt trọng tâm trung thành tuyệt đối với đảng đã cho người dân thấy :
     - Ông ta đã vi hiến trầm trọng khi dùng ngành công an,một lực lượng giữ gìn trật tự trị an đi bảo vệ đảng,cái thành trì già nua cổ lổ,điều mà các quốc gia văn minh xem là vi phạm luật pháp trầm trọng.
     - Ông ta cưc kỳ phản động đi ngược lại vấn đề Dân chủ và Nhân quyền,điều mà các quốc gia văn minh mặc nhiên công nhận và càng minh chứng cho thấy Trương tấn Sang chỉ là một hình nộm bù nhìn trong chế độ độc tài đảng trị,và dù ông ta có muốn thay đổi theo chiều hướng tiến bộ cũng vấp phải rào cản của những cái đầu duy ý chí trong Bộ chính Trị và các phe nhóm tay chân.
Trở lại vấn đề P.TT Nguyễn xuân Phúc đến Hoa Kỳ, theo thông tin hàng lang có thể ông ta chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của TT.Nguyễn tấn Dũng để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp Quốc và nhân dịp này P.TT Nguyễn xuân Phúc không loại trừ tác động để VN được gia nhập Hiệp ước xuyên Thái bình Dương TPP,điều rất cần thiết trong lúc này để vực dậy nền kinh tế đang rơi chưa xuống tận đáy của VN !
Tiếc thay,chuyến đi của ông cũng sẽ là một chuyến đi thất bại vì những lý do:
     - Tình hình dân chủ và Nhân quyền trong nước vẫn không được xem trọng,ngoài đàn áp những người tranh đấu ôn hòa bất bạo động,quyền tự do ngôn luận của người dân không hề có khi toàn bộ hệ thống báo chí đều của nhà nước.
     - Ngoài Phương Uyên được trả tự do vẫn còn nhiều nhà bất đồng chính kiến bị tù đày, giam lỏng, điều đó cho thấy CSVN vẫn chỉ là một nhóm cường quyền đi ngược lại lợi ích Dân tộc để phục vụ cho thiểu số công thần.
      - " tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ".
Với những hành động trên nhà cầm quyền Việt Nam đâu còn có ai tin tưởng mà tăng cường hợp tác,còn về các lĩnh vực hợp tác thì nên nhìn nhận một thực tế đau lòng :
- sau 68 năm cầm quyền chế độ CS đã dẫn đưa nước VN đến hàng cuối bảng nghèo của thế giới,ngoài kinh tế với những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và nông lâm thủy hải sản chế biến nước VN không có cái gì để mặc cả với một quốc gia hùng mạnh cả !
Là người dân Việt Nam,ai cũng mong muốn đất nước mình phát triển, giàu mạnh,nhưng thật đau lòng khi chế độ CS độc tài toàn trị còn cầm quyền,bóp nghẹt các quyền tự do căn bản của con người !
Ngay lúc này đây, ngoài việc biểu tình phản đối các quan chức CS của đồng bào hải ngoại, chính phủ Hoa Kỳ cần phải dùng sức ép kinh tế phủ quyết cho Việt Nam gia nhập TPP vì nếu họ đạt được điều đó sẽ càng làm sống lâu hơn cái chế độ CS toàn trị và 90 triệu người dân sẽ là những kẻ nô lệ bị trị !
Ngoài sức ép về kinh tế, Hoa Kỳ cần có thêm sức ép về chính trị và quân sự mới mong nhà cầm quyền Hà Nội xuống thang và tự giải thể bằng cách chấp nhận giải pháp một quốc gia dân chủ đa đảng phái với tổng tuyển cử toàn quốc có giám sát của Liên hợp Quốc thì VN mới có hy vọng thoát khỏi một ý thức hệ lỗi thời để trở thành một quốc gia Dân chủ đích thực !
Nguyên Anh  
Trí Nhân Media
 
NHÂN CHUYỆN BẠC HY LAI

Tại Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm chính về chống tham nhũng là Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (“Trung Quốc cộng sản đảng trung ương kỷ luật kiểm tra ủy viên hội”) với nhân sự khiêm tốn khoảng 800 người tại trụ sở trung ương. Trợ giúp Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương là những cục-ban ở cấp tỉnh, cấp quận; trong các tập đoàn nhà nước và ở tất cả cơ chế thuộc tổ chức Đảng. Về lý thuyết, việc giám sát cán bộ được thực hiện với qui trình chặt chẽ, bằng việc cài cắm “quần chúng” ở mọi ngóc nghách để giúp phát hiện và tố cáo kịp thời, hầu triệt tiêu mọi biểu hiện, hành vi tham ô hối lộ.

Tổng biên tập một tờ báo ở Thượng Hải cho biết, trong vụ tai tiếng tham ô bất động sản liên quan bí thư Trần Lương Vũ, ông đã được rỉ tai rằng trong tòa soạn mình có một “quần chúng” làm việc cho cục kiểm tra kỷ luật thành ủy nhưng ông không thể biết đó là ai. “Có thể là tay lao công hay thậm chí là tay phó tổng biên tập” – ông kể… Về qui trình, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương cùng các “phản tham cục” (cục phòng chống tham nhũng) trực thuộc địa phương được phép xử lý mạnh tay, bằng luật “song quy” (“shuanggui”), tức đối tượng tình nghi có thể bất ngờ bị bắt bí mật song song tiến trình điều tra (chứ không phải điều tra xong mới bắt). Trong thời gian bị tạm giam, đương sự tuyệt đối bị cấm liên lạc với bên ngoài, kể cả gia đình...

Việc sử dụng “quần chúng” chỉ điểm cùng hình thức “thư tố cáo” hoặc “đơn kêu cứu” nặc danh tỏ ra khá hiệu quả nhưng đồng thời cũng có mặt trái. Trong nhiều trường hợp, các phe nhóm đấu đá quyền lực đã sử dụng lá bài “quần chúng tố cáo” để triệt hạ nhau. Ngoài ra, người ta còn “xử” chiêu “rò rỉ nội bộ” hoặc tạo tập trung chú ý bằng việc (ẩn danh) tuồn hồ sơ cho báo chí (ở Hong Kong, các website tiếng Hoa ở nước ngoài…) để đánh động dư luận ngược trở về Trung Nam Hải. Cao tay ấn hơn, các đối thủ còn áp dụng hình thức tung ra tiểu thuyết hình sự với nội dung dễ khiến liên tưởng đến viên chức cụ thể nào đó. Quyển Thiên nộ - phản tham cục tại hành động (Trời đất nổi giận – khi Cục chống tham nhũng ra tay; ra mắt năm 1997) là một ví dụ.

Trong Thiên nộ, người ta chứng kiến cảnh cậu ấm cưng của bí thư Bắc Kinh “phong lưu công tử” như thế nào, đục khoét ngân sách để sống xa hoa ra sao và còn “chia ngọt sẻ bùi” đám bồ nhí với chính bố mình. Trước khi Thiên nộ bị thu hồi, người ta đã kịp biết tay bí thư trong quyển “tiểu thuyết hình sự” thật ra chẳng ai khác hơn là hình ảnh tái hiện của Trần Hy Đồng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm bí thư Bắc Kinh, người mà một năm sau đã bị xử 16 năm tù, trong khi cậu “công tử” Trần Tiểu Đồng bị “hạn” 12 “niên”. Nếu không có bàn tay đen nào đó trong bóng tối dựng “tuồng tích” kịch bản rồi làm đạo diễn, Thiên nộ - đụng trực tiếp đến một ủy viên Bộ chính trị - ngay từ đầu đã khó có thể lọt khỏi cửa kiểm duyệt của nhà xuất bản!

Với cơ chế và cấu trúc hệ thống chính trị Trung Quốc, thật khó có thể tin làm quan to ở nước này mà không tham nhũng. Nếu nói không quá thì thậm chí có thể nói thẳng ra rằng người ta “nuôi” tham nhũng để mà ăn chia với nhau và cũng để mà chơi nhau bằng chiêu qui kết tham nhũng, một khi nảy sinh cạnh tranh quyền lực. Với trường hợp Bạc Hy Lai, ông này chỉ có tội tham nhũng thôi sao? Chắc chắn là không! Tội lớn của Bạc là manh động nhom nhem giành ghế. Xưng vương một cõi Trùng Khánh đã đủ khiến người ta khó chịu, lại còn công khai đối đầu triều đình Bắc Kinh! Nói cho đúng ra, cái tâm lý quân vương phong kiến vẫn còn in sâu trong cơ chế chính trị Trung Quốc. Đừng bao giờ dại dột tỏ ra “khi quân”. “Phạm thượng” chỉ có tội chết! Người ta sẵn sàng lờ đi cái tội “ăn uống hồ đồ” của anh (vì thật ra “thằng nào” mà chẳng thế!) nhưng người ta sẽ không bao giờ tha thứ cho cái tội anh có ý định và thậm chí rù rì bí mật âm mưu “gây biến” trong triều đình! Còn nữa, muốn làm chính trị ở Trung Quốc, phải hiểu thấu đáo câu này: Con ếch chết vì cái mồm! Anh nào oang oang nói thánh nói tướng một tấc tới trời, thích ra cái điều ta đây, đều thường bị yểu mệnh chính trị!

……..
Muốn biết sâu về những bí mật cung đình Trung Quốc, không thể không đọc quyển “The Party: The Secret World of China's Communist Rulers” (NXB Penguin 2011) của nhà báo Richard McGregor.

KHI VIỆT CỘNG BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG THƯỜNG DÙNG THỦ ĐOẠN LÙI MỘT TIẾN HAI

Lý Đại Nguyên
20-08-2013
TNM: Trí Nhân Media không đồng ý kết luận "Cho nên, chống đối việc người cộng sản lập đảng Dân Chủ Xã Hội là sai nguyên tắc “Dùng Cộng Diệt Cộng” " của tác giả. Tác giả đã từng nhấn mạnh thủ đoạn "Lùi một tiến hai" của Việt Cộng, thì đây việc cho phép các ông Lê Hiếu Đằng - Hồ Ngọc Nhuận - những CS kỳ cựu, một lòng trung thành với tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh - lập đảng DCXH chính là thủ đoạn "lùi một tiến hai" của chúng. 

Các ông rêu rao đảng DCXH là "đảng đối lập", trong khi: 

"Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".(BBC, 16-08-2013)

Đối lập kiểu gì vậy ? Xin thưa: Đối lập cuội. Qua các chứng cớ lịch sử và qua những kinh nghiệm đau thương, chúng ta không thể bị lọt bẫy lần nữa. 
*******
Những người từng có kinh nghiệm về Cộngsản, đều nhận ra rằng, mỗi khi cộng sản bị dồn vào thế kẹt, họ thường dùng phương pháp “Lùi một bước, để Tiến hai bước”. Ấy thế mà thiên hạ vẫn không sao tránh khỏi rơi vào bẫy của Cộngsản. Trong đó kể cả bậc đại cao thủ về mưu lược chính trị là Hoakỳ. Không biết Hoakỳ có biết hay không về những thủ đoạn gian xảo này của bọn Cộngsản ? 
Nhưng dù có biết, thì vì mục tiêu chiến lược dài hạn, họ vẫn cứ “thả dây dài, câu cá lớn”. Cho nên Liênxô mới bị gục ngã bởi chiến lược “chạy đua võ trang” và “dùng cộng diệt cộng” của Mỹ. Trungcộng mới được tồn tại bởi kế hoạch cố tình vỗ béo của Mỹ để dùng trong chiến lược lâu dài hiện nay. Chính vì chiến lược dài lâu đó, nên trong nhất thời, dư luận thường cho Mỹ là một tay mơ đối với Cộngsản. Chẳng hạn như với bọn ranh con Việtcộng, năm 2005-2006, khi cần xin được vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới – WTO, thì Mỹ muốn gì chúng cũng chiều hết. Tự Do Tôn Giáo ư?  Thả Lm Nguyễn Văn Lý, người đòi: “Tự Do Tôn Giáo hay là chết!” ra khỏi nhà tù để thành lập Đảng Thăng Tiến. Mời Ts Thích Nhất Hạnh về nước thuyết pháp và cho lập Làng Tu Học. Dễ dãi cho phép ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ để công bố “Giải Pháp Ba Bên” và phục hồi Đảng Dân Chủ…
Năm 2006, chính quyền Mỹ, George W. Bush, rút tên Việtnam ra khỏi danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo – CPC”, tạo điều kiện cho Việtnam gia nhập WTO năm 2007. 
Khi đã yên vị trong tổ chức quốc tế này. Việtcộng liền xuống tay, bắt lại Lm Nguyễn Văn Lý, bỏ tù các thành viên lãnh đạo của Đảng Thăng Tiến. Đánh phá, giải tán tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng của Ts Nhất Hạnh. Bao vây, triệt hạ lãnh tụ đảng Dân Chủ, Gs Hoàng Minh Chính. Thẳng tay đàn áp Giới Trí Thức Trẻ lên tiếng đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việtnam. 
Còn bọn Việt gian cộng sản do Nông Đức Mạnh cầm đầu, tiếp tục ngoan ngoãn làm tay sai cho Bắckinh, tiến hành cuộc Hán Hóa Việt Nam. Rước người Tàu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Cho người Tàu thuê rừng đầu nguồn. Để cho công ty Tàu trúng thầu xây cất các nhà máy, và lập làng, lập phố Tàu ở khắp nơi. Mở cửa biên giới cho hàng hóa của Tàu tràn ngập thị trường. Đầu độc người dân Việtnam. Làm teo tóp các ngành sàn xuất nội địa…Trong khi đó Hoakỳ thản nhiên tiến hành chương trình đầu tư nhập nội Việtnam, nhằm “vỗ béo” cho Việtcộng qua tay chính quyền Hànội.
Chính quyền Nguyễn Tấn Dũng dựa vào tiền vay và việc làm ăn với quốc tế để làm chủ nguồn tài chánh nhà nước, và nắm trọn quyền làm kinh tế Việtnam. Dù làm ăn bậy bạ, lập nhiều tổng công ty quốc doanh hữu danh vô thực, đẻ ra nhiều công ty ma, rút vốn nhà nước, làm giầu các “Nhóm Lợi Ích” tư bản đỏ. Buộc Bộ Chính Trị phải trao rộng quyền đối ngoại, kinh tế, an ninh, và chống tham nhũng cho chính phủ. Từ đó, thế Chính Quyền vượt qua mặt Đảng Quyền. Đưa tới việc tranh chấp quyền lực giữa Chính Quyền Tham Nhũng, Nguyễn Tấn Dũng và Đảng Quyền Thân Tàu, Nguyễn Phú Trọng. Thế rồi như mọi người trong và ngoài nước đểu đã rõ, cuộc đấu đá giữa phe Đảng Quyền Nguyễn Phú Trọng với phe Chính Quyền Nguyễn Tấn Dũng đã kéo dài từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013, qua 4 cuộc Hội Nghị Trung Ương Đảng. Cuối cùng phe Chính Quyền Tham Nhũng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đứng vững, vì Dũng đã được Bắckinh thu dụng.
Cũng vì chủ trương hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, nên Đảng ra lệnh cho Quốc Hội sửa đổi Hiến Pháp 1992, nhằm tăng quyền Chủ Tịch Nước lên, giảm quyền Thủ Tướng xuống. Chính vì vậy mới tạo ra vụ lấy ý kiến toàn dân. 
Đây là cơ hội cho Phong Trào Góp Ý nở rộ. Ngày 25/02/2013, 72 nhà Trí Thức từng góp công sức cho chế độ, đã đưa kiến nghị đòi bỏ quốc hiệu Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trở lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đòi bỏ lời nói đầu Hiến Pháp, nhằm tuyên dương chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đòi Quyền Con Người. Đòi đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Đòi tổ chức nhà nước phải Tam Quyền Phân Lập. Đòi bỏ quy định lực lượng võ trang phải trung thành với Đảng… 
Nguyễn Phú Trọng lập tức lên tiếng cho đó là “biểu hiệu suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”. Ký giả trẻ  Nguyễn Đắc Kiên viết bài trên báo Gia Đình và Xã Hội của Đảng, phản bác nảy lửa, đòi triệt để thay đổi chế độ, gây xúc động lớn cho cư dân trên mạng và giới trẻ. Ngày 28/02/2013 họ lấy bài viết đó làm Lời Tuyên Bố của Công Dân Tự Do. 
Cả 2 bản Kiến Nghị của 72 nhà trí thức và tuyên bố Công Dân Tự  Do đã được hàng vạn người minh danh ký tên tham gia. Phong trào ngày càng lên cao khi Hội Đồng Giám Mục của Thiên Chúa Giáo Việtnam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhập cuộc. 
Thế là cuộc Góp Ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 bị gác lại.
Sau cuộc gặp Trương Tấn Sang với Tập Cận Bình ở Bắckinh, từ ngày19 đến 21/06/13. Việtnam hoàn toàn bị thất thế, mất hết chủ quyền, buộc phải nằm gọn trong vòng đai chiến lược của Trungcộng. Việtcộng phải cho Trương Tấn Sang gấp rút qua Mỹ, gặp tổng thống Barack Obama, nhằm quân bằng thế đứng. Nhưng vì Việtnam còn vi phạm nhân quyền trầm trọng, nên Mỹ không thể nâng cao quan hệ Việt Mỹ lên hàng Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện, mà chỉ mới đến mức Đối Tác Toàn Diện. 
Về nước Trương Tấn Sang cố gắng chứng tỏ là Việtnam có nới lỏng Nhân Quyền, nên đã buộc Toà Án Phúc Thẩm Long An, nơi quê quán của ông, giảm án cho hai sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết và hiên ngang, đã nhìn nhận chỉ chống Đảng chứ không chống đất nước, dân tộc, được giảm từ 10 xuống 4 năm cho Đinh Nguyên Kha. Giảm án cho Nguyễn Phương Uyên từ 6 năm xuống 3 tù treo, được tha ngay tại tòa. Việc này làm sửng sốt mọi người.

Hoakỳ và các nước thành viên trong chương trình Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ kết thúc đàm phán với nhau, về vấn đề khu vực Mậu Dịch Tự Do vào cuối năm nay. Nhưng Việtnam chưa có tự do lập hội, chưa có công đoàn lao động tự do, chưa có cơ chế kinh tế thị trường. Nhất là vấn đề tôn trong Nhân Quyền mà Việtnam cần phải thực hiện ngay mới được Quốc Hội Mỹ thông qua. 
Do vậy, Viêtnam muốn trở thành hội viên của TPP, để cứu nguy cho nền kinh tế sắp sụp đổ, thì Việtnam phải kịp thời thay đổi Hiến Pháp, Dân Chủ Hóa chế độ, để thành hội viên của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. 
Có lẽ chính vì vậy, mà Luât gia Lê Hiếu Đằng đã đưa ra lời kêu gọi đảng viên cộng sản, trả thẻ đảng, để gia nhập đảng Dân Chủ Xã Hội. Đây có thể là thủ đoạn “Lùi Một Bước,Tiến Hai Bước” của Việtcộng. 
Nhưng cộng sản đâu còn lý tưởng để giữ nhau nữa, chia hai là chia luôn. Nhất là ngày nay, đa số thanh niên trí thức đều đã trở thành Công Dân Mạng, họ có nhiều thông tin để lựa chọn. Cho nên, chống đối việc người cộng sản lập đảng Dân Chủ Xã Hội là sai nguyên tắc “Dùng Cộng Diệt Cộng”. 
Đứng vào hàng ngũ của bất cứ phe nào, cũng từ thua tới thua. Mà phải nhân cơ dịp này, để Khởi Thế Cứu Nguy Đất Nước, vận động sức mạnh toàn dân, phối hợp với sự hỗ trợ của thế giới, xây đựng cho bằng được chế độ Dân Chủ Trọng Pháp, mới là đúng với Lòng Dân và Thế Nước của Việtnam ta. 
LÝ ĐẠI NGUYÊN  
Little Saigon ngày 20/08/2013
Trí Nhân Media

1976. TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA

Bổ sung, 23/8/2013: đã cập nhật danh sách ký tên Đợt 2, chữ ký thứ 414.
Bauxite Việt Nam
Chúng tôi:
-        Những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là những người sử dụng Internet như một phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế để có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với tư cách con người văn minh của xã hội hiện đại;
-        Những người Việt định cư ở nước ngoài tha thiết với vận mệnh đất nước Việt Nam, với quyền tự do dân chủ của đồng bào trong nước;
Nhận thấy Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:

Một số nội dung sai trái của Nghị định 72:
I. Tại các Khoản 3, 4, 5 điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, quy định:
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
“II. Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Những nội dung trên trái ngay với Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam, trong đó:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.”
Điều 2 qui định Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Nghị định 72 còn là bước thụt lùi so với Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet như ở những qui định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác”.
Như vậy, các Khoản 3, 4, 5 Điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, Điều 22 “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” tiềm ẩn nguy cơ bị vận dụng tùy tiện để ngăn cấm công dân Việt Nam thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1- Điều 69 Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
2- Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966 mà Việt Nam tham gia 1982:
Điều 19:
(2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
(3) Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
3- Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 1948:
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.
Nghị định 72 chứa đựng những quy định đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trong các thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước, chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền.
Việc ban hành Nghị định 72 với những quy định vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ bị thực hiện tùy tiện vi phạm các quyền tự do ngôn luận của công dân, trong hoàn cảnh Việt Nam vừa tuyên bố là đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vụ xét xử phúc thẩm hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên được ghi nhận là một tiến bộ về tự do ngôn luận, trong lúc Việt Nam đang mong muốn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là việc làm đi ngược xu thế hội nhập của Việt Nam với thế giới, chỉ có tác dụng phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, hết sức bất lợi cho việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Vì thế, chúng tôi tuyên bố:
1/ Phản đối Nghị định 72;
2/ Yêu cầu Chính phủ hoãn thi hành Nghị định này để chỉnh sửa những nội dung vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như nêu trên;
3/ Yêu cầu Quốc hội khẩn cấp thẩm tra các nội dung vi phạm Hiến pháp Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong Nghị định 72 để can thiệp với Chính phủ trong quyền hạn của mình.
Khoản 9 Điều 84 của Hiến pháp 1992:
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”;
Quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ cho đất nước, cũng là điều kiện tối cần thiết để đất nước mở mang giao lưu và phát triển. Cấm cản nó, tất cả mọi phương diện của đời sống đất nước sẽ rơi vào vòng ngưng trệ, bước tiến vốn còn rất chầy chật của một nước Việt Nam mong sớm đứng vào vào hàng ngũ các nước phát triển chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Chúng tôi yêu cầu mọi chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam trong tương lai phải tuyệt đối tôn trọng những quyền thiêng liêng, cơ bản trên đây.
Danh sách ký tên:
Đợt 1:
  1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Vũ Thị Phương Anh, TS, nghiên cứu giáo dục, giảng viên, TP HCM
  3. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ đàn Violoncelle, TP HCM
  4. Bùi Xuân Bách, giáo viên về hưu, Hoa Kỳ
  5. Hà Dương Dực, chuyên viên kế toán tài chính, Hoa Kỳ
  6. Vũ Trọng Khải, PGS TS, TP HCM
  7. Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
  8. Hoàng Quân, sinh viên, Hoa Kỳ
  9. Đào Quốc Việt, Hà Nội
  10. Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân Luật, Hà Nội
  11. Augustine Hà Tôn Vinh, giáo sư Đại học San Francisco, Hoa Kỳ
  12. Dương Văn Vinh, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, TP HCM
  13. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
  14. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  15. Hoàng Minh Xuân, nhà báo, TP HCM
  16. Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
  17. Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
  18. Lê Viết Yên, giáo viên, TP HCM
  19. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  20. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
  21. Hoàng Ngọc Biên, nhà văn, Hoa Kỳ
  22. Võ Văn Cần, hưu trí, Canada
  23. Xà Quế Châu, đầu bếp, TP HCM
  24. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
  25. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  26. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  27. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
  28. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
  29. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  30. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
  31. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
  32. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  33. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  34. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
  35. Khương Quang Đính, chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
  36. Lê Hiền Đức, 82 tuổi, công dân chống tham nhũng ở Việt Nam, Hà Nội
  37. Huy Đức, nhà báo tự do, TP HCM
  38. Lê Mạnh Đức, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
  39. Nguyễn Ngọc Giao, chủ biên tạp chí Diễn Đàn, nguyên Tổng Biên tập các báo Liên Hiệp và Đoàn Kết, Pháp
  40. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
  41. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris-Sud, Pháp
  42. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
  43. Nguyễn Gia Hảo, nguyên Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
  44. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
  45. Lê Minh Hằng, TS, Hà Nội
  46. Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), hưu trí, Vũng Tàu
  47. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ y khoa, Pháp
  48. Lê Anh Hùng, blogger, Hà Nội
  49. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS Kinh tế, nguyên GS Đại học Laval, Canada
  50. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  51. Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên Đại học, TP HCM
  52. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  53. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège, Bỉ
  54. Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TP HCM
  55. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
  56. Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
  57. Phan Trọng Khang, thương binh 2/4, Hà Nội
  58. Nguyễn Văn Khoa, Pháp
  59. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức
  60. Quản Mỹ Lan, Pháp
  61. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
  62. Phuong Thao Le, hưu trí, Hoa Kỳ
  63. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
  64. Trịnh Lữ, dịch giả, Hà Nội
  65. Trần Lương, nghệ sĩ Thị giác, Hà Nội
  66. André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
  67. Trần Tố Nga, giáo viên, hưu trí, TP HCM
  68. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  69. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
  70. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chánh trị chủ bút nhật báo Tin Sáng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
  71. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM
  72. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia nông nghiệp – phát triển nông thôn, TP HCM
  73. Tô Oanh, giáo viên THPT, Bắc Giang
  74. Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
  75. Lữ Phương, viết văn, TP HCM
  76. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
  77. Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng biên tập tạp chí Lang Biang, Lâm Đồng
  78. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  79. Vũ Vân Sơn, CHLB Đức
  80. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
  81. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
  82. Nguyễn Chí Thanh, thạc sĩ, TP HCM
  83. Cao Ngọc Thanh, Thuỵ Sĩ
  84. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  85. Nguyễn Văn Thạnh, Đà Nẵng
  86. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  87. Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội
  88. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
  89. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  90. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên Phó Trưởng ban Việt ngữ đài RFI, Pháp.
  91. Nguyễn Trung Thuần, nhà nghiên cứu, dịch giả, Hà Nội
  92. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, TP HCM
  93. Tưởng Năng Tiến, Hoa Kỳ
  94. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
  95. Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp
  96. Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
  97. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
  98. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  99. Nguyễn Quang Trọng, Pháp
  100. Hà Vũ Trọng, dịch giả, TP HCM
  101. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
  102. Hoàng Ngọc Tuấn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Văn học Nghệ thuật, Úc
  103. Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
  104. Phan Thị Trọng Tuyến, Pháp
  105. Dương Tường, nhà thơ, Hà Nội
  106. Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  107. Nguyễn Đức Tường, tiến sĩ Vật lý, Canada
  108. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội

Đợt 2:
  1. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Tài nguyên – Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  2. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  3. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
  4. J.B. Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội
  5. Nguyễn Ái Chi, cựu chiến binh, TP HCM
  6. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí,  Đà Lạt
  7. Chu Trọng Thu, cựu chiến binh, TP HCM
  8. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
  9. Cao Vi Hiển, cán bộ nghỉ hưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Kon Tum
  10. Vũ Hồng Minh, doanh nhân, Hà Nội
  11. Nguyễn Đình Khoa, kỹ sư, Triumph Group, Hoa Kỳ
  12. Chu Sơn, hưu trí, TP HCM
  13. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, TP HCM
  14. Nguyễn Thượng Long, viết báo tự do, Hà Nội
  15. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
  16. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Biển, TP HCM
  17. Nguyễn Hùng, cử nhân Công nghệ Thông tin, Biên Hòa
  18. Huỳnh Công Thuận, blogger, TP HCM
  19. Nguyễn Quý Kiên, kỹ thuật viên Tin học, Hà Nội
  20. Nguyễn Quang Đạo, cựu chiến binh, Hà Nội
  21. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
  22. Huỳnh Công Minh, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  23. Đoàn Ứng Viên, Nha Trang
  24. Vũ Sinh Hiên, làm công việc nghiên cứu, TP HCM
  25. Lê Diễn Đức, nhà báo, Hoa Kỳ
  26. Phạm Văn Hội, TS, giảng viên, Hà Nội
  27. Le Van Phuc, hưu trí, Hà Nội
  28. Nguyễn Lương Thúy Kim, nghề nghiệp tự do, TP HCM
  29. Lê Văn, TS Vật lý, nghỉ hưu, TP HCM
  30. Angelina Huynh Trang, thạc sĩ, Hoa Kỳ
  31. Phạm Văn Nguyên, phụ bếp, Khánh Hòa
  32. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, đã nghỉ hưu, TP HCM
  33. Đặng Minh Điệp, thạc sĩ, giảng viên đại học, TP HCM
  34. Nguyễn Trung Thành, kỹ sư Giao thông Vận tải, Phú Thọ
  35. Trần Đoàn, cựu chiến binh, TP HCM
  36. Nguyễn Việt Hà, kỹ sư, TP HCM
  37. Nguyễn Hải Triều, blogger, TP HCM
  38. Nguyễn Quốc Minh, nhà thơ, Hà Nội
  39. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
  40. Vong Thanh, công nhân, Đồng Nai
  41. Vũ Duy Chu, nhà thơ, cán bộ hưu trí, TP HCM
  42. Hà Văn Chiến, cựu chiến binh, Thái Bình
  43. Bùi Chát, nhà xuất bản Giấy Vụn, TP HCM
  44. Lê Văn Sinh, cựu giảng viên, Hà Nội
  45. Võ Tá Luân, TP HCM
  46. Phạm Văn Hiền, nguyên giảng viên Lý luận chính trị, trường chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng
  47. Đào Văn Đông, sinh viên, Thái Nguyên
  48. Trần Kim Thập, giáo chức, Australia
  49. Nguyễn Văn Viên, Công nghệ Thông tin, Hà Nội
  50. Quyen Ha Duong, hưu trí, Hoa Kỳ
  51. Nguyên Chinh, Hà Nội
  52. Nguyễn Thị Hải Yến, TS, Đại học Erlangen, CHLB Đức
  53. Hồ Việt Như, Chief of Technical Department, TP HCM
  54. Nguyễn Chí Tuyến, bản quyền/dịch sách, nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội
  55. Trịnh Hồng Kỳ, An Giang
  56. Nguyễn Văn Dũng, thầy giáo, Huế
  57. Vũ Trung Đồng, kỹ sư, TP HCM
  58. Hùng C Nguyễn, khoa học gia, TP HCM
  59. Trần Xuân Huyền, lao động tự do, Nghệ An
  60. Vinh Anh, cựu chiến binh, Hà Nội
  61. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình điện ảnh, Hà Nội
  62. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
  63. Truong The Minh, công nhân, Hoa Kỳ
  64. Nguyễn Lê Thanh, công nhân, Australia
  65. Trương Chí Tâm, cử nhân, TP HCM
  66. Lê Hồng Phong, nhân viên văn phòng, Hà Nội
  67. Nguyễn Hùng Sơn, họa sĩ, Hà Nội
  68. Mai Sơn, dịch giả, TP HCM
  69. Đặng Hữu Tiên, sinh viên, Nghệ An
  70. Đặng Bích Phượng, hiện đã nghỉ hưu, Hà Nội
  71. Phạm Văn Điệp, chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Nga, CHLB Nga
  72. Nguyễn Hồng Khoái, Hà Nội
  73. Nguyễn Trúc Đang, kỹ sư xây dựng, Vĩnh Long
  74. Nguyễn Đăng Ký, cử nhân Cao đẳng kỹ thuật Điện, Hà Nội
  75. Đào Nguyên Ngọc, cựu quân nhân D10 E 466 F314 quân khu 2, tham chiến 01-05-1984 đến 12-1985, CHLB Đức
  76. Luu Trong Duc, kỹ sư, Hà Nội
  77. Hà Công Hồng, nha sĩ, Australia
  78. Trịnh Trọng Thủy, đảng viên đã bỏ sinh hoạt, Hà Nội
  79. Vũ Tuấn, TS Điện tử, thiết kế phần mềm cơ điện tử, CHLB Đức
  80. Phạm Văn Thành, Pháp
  81. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
  82. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác kỹ thuật Vận tải Biển, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ Thuật và Kinh tế Biển, TP HCM
  83. Đặng Lợi Minh, giáo viên hưu trí, Hải Phòng
  84. Trần Văn Khoản, nghề nghiệp tự do, Vũng Tàu
  85. Hoàng Huy, kinh doanh, Hà Nội
  86. Phùng Chí Kiên, họa sĩ thiết kế, Hà Nội
  87. Phạm Văn Hải, nghề nghiệp tự do, Nha Trang
  88. Nguyễn Minh Khang, chuyên viên vi tính, TP HCM
  89. Nguyễn Văn Pháp, kỹ sư Công nghệ Sinh học, Thanh Hóa
  90. Nguyễn Cường, kinh doanh, CH Czech
  91. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, CH Czech
  92. Trần Đỗ Vũ, sinh viên, TP HCM
  93. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  94. Trần Hải Hạc, nguyên PGS trường Đại học Paris 13, Pháp
  95. Nguyễn Ngọc Thạch, hưu trí, TP HCM
  96. Kim Ngoc Huynh, Hoa Kỳ
  97. Nguyễn Hồng Phi, họa sĩ, Thái Lan
  98. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
  99. Tran Thien Huong, kỹ thuật viên điện tử, CHLB Đức
  100. Trần Đình Bé, kỹ sư, Quảng Ngãi
  101. Đỗ Toàn Quyền, kỹ sư, giám đốc dự án, TP HCM
  102. Nguyễn Hùng Duy, kiến trúc sư, TP HCM
  103. Nguyễn Đăng Ninh, kiến trúc sư, TP HCM
  104. Võ Trường Thiện, nghề nghiệp tự do, Khánh Hòa
  105. Lê Thăng Long, nhà nghiên cứu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, TP HCM
  106. Nguyễn Văn Thanh, cử nhân Kinh tế, TP HCM
  107. Trương Minh Tịnh, thương gia, Australia
  108. Nguyễn Hoàng Vũ, nghiên cứu, Hà Nội
  109. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
  110. Hà Văn Thùy, nhà văn, TP HCM
  111. Phạm Hữu Uyển, Công nghệ Thông tin, CH Czech
  112. Nghiêm Ngọc Trai, kỹ sư xây dựng về hưu, TP HCM
  113. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam, Nhật Bản
  114. Trần Văn Tiến, doanh nhân, CH Czech
  115. Hồ Vũ Tài Dương, nghề nghiệp tự do, TP HCM
  116. Nguyễn Vĩnh Quý, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
  117. Bùi Thanh Thám, kế toán, TP HCM
  118. Nguyễn Phúc Thọ, chuyên viên Công nghệ Thông tin, Pháp
  119. Khương Việt Hà, thạc sĩ, nghiên cứu viên, Hà Nội
  120. Trần Quốc Lộc, nghỉ hưu, TP HCM
  121. Bùi Kế Nhãn, hội viên Hội Cựu chiến binh và Hội Cựu Thanh niên Xung phong, Vũng Tàu
  122. Trần Quốc Việt, Nhật Bản
  123. Lê Văn Sơn, TP HCM
  124. Dương Tấn Phước, nhân viên văn phòng, TP HCM
  125. Uyên Vũ, nhà báo tự do, TP HCM
  126. Nguyễn Quốc Vũ, Công nghệ Thông tin, CH Czech
  127. Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Lâm Đồng
  128. Trần Lê Trọng Hùng, sinh viên trường kỹ thuật Toyohashi, Nhật Bản
  129. Dinh Manh Hung, kỹ sư, Hà Nội
  130. Nguyễn Đình Đăng, TSKH, Viện Nghiên cứu Vật lý Hoá học RIKEN, Nhật Bản
  131. Lê Văn Điền, TS ngành toán tối ưu, Ba Lan
  132. Trịnh Xuân Thủy, kinh doanh, TP HCM
  133. Nguyễn Kim Thái, công dân Việt Nam, Vũng Tàu
  134. Le An Vi, cử nhân Luật, Hà Nội
  135. Hoàng Dương Tuấn, Giáo sư, Đại học Công nghệ Sydney, Australia
  136. Nguyễn Mạnh Thành, cử nhân kinh tế, giám đốc công ty Sáng Tạo, TP HCM
  137. Phạm Đức Quý, chuyên viên nghỉ hưu, Hà Nội
  138. Phạm Văn Lễ, kỹ sư Cầu đường, Quảng Ngãi
  139. Chu Văn Keng, CHLB Đức
  140. Lê Dũng, blogger, Hà Nội
  141. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM
  142. Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM
  143. Nguyễn Việt Hùng, nhân viên, Đồng Nai
  144. Trần Quang Thành, nhà báo, cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Slovakia
  145. Trần Nhật Phương, TP HCM
  146. Phạm Vương Ánh, kỹ sư Kinh tế, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nghệ An
  147. Châu Xuân, kỹ sư, TP HCM
  148. Hoàng Đức Doanh, nghỉ hưu, Hà Nam
  149. Đào Thanh Thủy, nghỉ hưu, Hà Nội
  150. Nguyễn Đăng Nghiệp, nhà giáo, TP HCM
  151. Nguyễn Trọng Hoàng, TS Vật lý, CHLB Đức
  152. Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa, TP HCM
  153. Hồ Quang Huy, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu chiến binh, Nha Trang
  154. Nguyen Trong Truong, Hàn Quốc
  155. Phan Bình Dương, kỹ sư Tin học, TP HCM
  156. Lương Ngọc Châu, kỹ sư điện toán, CHLB Đức
  157. Tom Truong, kỹ sư, Hoa Kỳ
  158. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận Thành uỷ TP Hồ Chí Minh
  159. Hoàng Sơn, nông dân, Thái Bình
  160. Nguyễn Duy Hải, giáo viên, Long An
  161. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư trưởng Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Hà Nội
  162. Thái Quang Sa, cán bộ quân đội về hưu, Hà Nội
  163. Nguyễn Phương Linh, kế toán, Hà Nội
  164. Hoàng Bích Diễm, Australia
  165. Lê Công Minh, kỹ sư về hưu, nông dân, Đồng Nai
  166. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
  167. Lê Tuyên Hồng Hiệp, nghề nghiệp tự do, Nam Định
  168. Phạm Trường Giang, du học sinh Hàn Quốc
  169. Nguyễn Văn Cung, nhạc sĩ, Thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội
  170. Đoàn Nguyên Hồng, kỹ sư cấp thoát nước hưu trí, Australia
  171. Bùi Thị Minh Hằng, dân oan, Vũng Tàu
  172. Nguyễn Bắc Truyển, TP HCM
  173. Nguyễn Trần Đăng Phú, sinh viên, TP HCM
  174. Minh Châu Hồ, TP HCM
  175. Trần Quang Ninh, giảng viên đại học, TP HCM
  176. Tạ Dzu, nhà báo tự do, Hoa Kỳ
  177. Dinh Tri, về hưu, Hoa Kỳ
  178. Dang Thi Di, công nhân, Hoa Kỳ
  179. Dinh Hong Phuc, sinh viên, Hoa Kỳ
  180. Dinh Tai Duc, sinh viên, Hoa Kỳ
  181. Dinh Quang Minh, sinh viên, Hoa Kỳ
  182. Dinh Doan Trang, sinh viên, Hoa Kỳ
  183. Dinh Mai Anh, sinh viên, Hoa Kỳ
  184. Le Va Tien, sinh viên, Hoa Kỳ
  185. Phan Thi Uyen, công nhân, Hoa Kỳ
  186. Thái Văn Tự, kỹ sư Công nghệ Thông tin, Nghệ An
  187. Lê Quỳnh Mai, kỹ sư, Hà Nội
  188. Trương Đại Nghĩa, cựu Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hoà, Hoa Kỳ
  189. Biện Xuân Bộ, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan, kỹ sư nông nghiệp (hiện đang thất nghiệp), Bắc Ninh
  190. Nguyen Quang Tuyen, nghệ sĩ thị giác, Hoa Kỳ
  191. Nguyễn Thị Phượng, CHLB Đức
  192. Lê Hải, trưởng đại diện tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam tại Miền Trung & Tây Nguyên, Đà Nẵng
  193. Nguyễn Trung Tôn, mục sư, Thanh Hóa
  194. Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội
  195. Vũ Manh Hùng, cựu giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh Thương mại, trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội
  196. Đỗ Anh Tuấn, kinh doanh, Vĩnh Phúc
  197. Phạm Thanh Lâm, kỹ sư, Đan Mạch
  198. Đinh Trung Nghệ, kỹ sư, Ba Lan
  199. Chiêu Anh Hải, cựu Thanh niên Xung phong (chiến truờng K), TP HCM
  200. Nguyễn Thị Thu Trang, bán hàng online, TP HCM
  201. Nguyen Cong Duc, kỹ sư dien tu, Hoa Kỳ
  202. Le Thi Uyen Phuong, chuyên viên nghiên cứu y học, Hoa Kỳ
  203. Bui Quang Trung, kỹ sư xây dựng, Pháp
  204. Minh Trình Nguyễn, cựu chiến binh, nguyên nghiên cứu viên Viện Mac-Lenin, CHLB Đức
  205. Nguyễn Thị Bích Hằng, CHLB Đức
  206. Nguyễn Trọng Thành, doanh nhân, Lithuania
  207. Trần Văn Vinh, hướng dẫn du lịch, Hà Nội
  208. Duc Mai, công chức, Hoa Kỳ
  209. Hai Ha, y tá, Hoa Kỳ
  210. Dương Thanh Sơn, công chức, Australia
  211. Phạm Ngọc Cường, CHLB Đức
  212. Nguyễn Ngọc Sẵng, TS Giáo dục, Hoa Kỳ
  213. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học, Huế
  214. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư điện tử, CHLB Đức
  215. Ngô Anh Văn, TS Vật lý tại University of Southern California, Hoa Kỳ
  216. An Le, doanh nhân, Hoa Kỳ
  217. Nguyễn Hướng Đạo, sinh viên, Hà Nội
  218. Phêrô Nguyễn Văn Khải, linh mục dòng Chúa Cứu thế, Italia
  219. Tiêu Quốc Phong, thường dân, Hoa Kỳ
  220. Trần Quốc Thuận, công nhân hưu trí, Hoa Kỳ
  221. Ngô Cao Chi, kỹ sư điện (BSEE) về hưu, Hoa Kỳ
  222. Huyền Lâm, nhà thơ, Hoa Kỳ
  223. Tony Huynh, kỹ sư Điện tử, Hoa Kỳ
  224. Nguyên Xi, Pháp
  225. Vi Nhân Nghĩa, kỹ sư, Quảng Ninh
  226. Nguyễn Hòa, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  227. Võ Văn Việt, Hà Nội
  228. Bùi Minh Vũ, nhân viên xuất nhập khẩu, Quảng Ngãi
  229. Ngo Bong, hưu trí, Australia
  230. Phay Van, blogger, Biên Hòa
  231. Lê Đoàn Thể, Hà Nội
  232. Phạm Đình Dương, Australia
  233. Nguyễn N. Sơn, kỹ thuật viên điện lạnh, Hoa Kỳ
  234. Bùi Ngọc Mai, nội trợ, TP HCM
  235. Nguyễn Văn Tường, kỹ sư, Hà Nội
  236. Nguyễn Văn Định, kinh doanh tự do, Đăk Nông
  237. Lương Đình Dzụ, TS, chuyên gia, Hoa Kỳ
  238. Nguyễn Văn Dũng, CHLB Đức
  239. Nguyễn Minh Quang, thợ hàn, Canada
  240. Phaolô Trần Minh Hải, linh mục Công giáo, Hàn Quốc
  241. Dương Tùng, nông dân, Bình Dương
  242. Dan Dao, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  243. Minh Khoa Thi Vo, công nhân, Hoa Kỳ
  244. Vo Nhan Tri, TS, kinh tế gia, Pháp
  245. Phan Rick, kỹ sư, Canada
  246. Trần Nam, nông dân, An Giang
  247. Nguyễn Công Thanh, thợ cơ khí, TP HCM
  248. Đoàn Văn Tuấn, Hoa Kỳ
  249. Nguyễn Thanh Trang, nguyên Chủ tịch Ban Vận động thành lập Đài Á châu Tự do và Trưởng ban Phối hợp Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Hoa Kỳ
  250. Nguyễn Quang Trữ, kỹ sư, hưu trí, Hải Dương
  251. Lê Văn Hiệu, kỹ sư, TP HCM
  252. Trần Xuân Quý, kế toán, TP HCM
  253. Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, TP HCM
  254. Nguyễn Thuyết, công chức hồi hưu, Hoa Kỳ
  255. Bùi Trọng Thân, kỹ sư Hóa học, Hoa Kỳ
  256. Trần Yên Hòa, nhà văn, Hoa Kỳ
  257. Vũ Minh Đăng, sinh viên y khoa, Hoa Kỳ
  258. Đoàn Đức Giáp, dentist, Hoa Kỳ
  259. Pham Văn Bình, pharmacist, Hoa Kỳ
  260. Duc Nguyen, Hoa Kỳ
  261. Trần Tư Bình, giáo viên, Australia
  262. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  263. Thận Nhiên, free-lance writer, Hoa Kỳ
  264. Bùi Chí Vinh, nhà thơ, nhà văn, cựu biên tập viên trang Văn nghệ báo Tuổi Trẻ thời kỳ đầu tiên 1975 -1977
  265. Trần Phong, Aircraft-Technik, Australia
  266. Trần Tuấn Lộc, cử nhân Luật & cử nhân Kinh tế, TP HCM
  267. Lã Việt Dũng, kỹ sư tin học, Hà Nội
  268. Lê Tuấn Huy, TS, TP HCM
  269. Nguyễn Văn Trì, Đồng Nai
  270. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
  271. Đông Xuyến, bác sĩ tâm lý, Hoa Kỳ
  272. Nguyễn Minh Tâm, nội trợ, CHLB Đức
  273. Hoàng Long, phóng viên, Bỉ
  274. Queta Bui, Hoa Kỳ
  275. Pham Hong Hai, TP HCM
  276. Nguyễn Nguyên Khải, công dân, Hải Phòng
  277. Nguyễn Văn Hùng, linh mục, Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Công nhân, Cô dâu Việt Nam tại Đài Loan, Đài Loan
  278. Nguyễn Duy Tùng, Thanh Hóa
  279. Hoàng Thị Hà, giáo viên, hưu trí, Hà Nội
  280. Đỗ Thái Sơn, kỹ sư, Hoa Kỳ
  281. Phạm Diễm Hương, Hoa Kỳ
  282. Nguyen Van Thanh, Hà Nội
  283. Vũ Thị Bích, hưu trí, Pháp
  284. Vũ Đình Kh, nhà văn, Canada
  285. Nguyễn Quốc Ân, nguyên cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội
  286. Trần Phúc Châu, buôn bán, CHLB Đức
  287. Trần Văn Bang, kỹ sư, TP HCM
  288. Nguyễn Văn Thành, Nghệ An
  289. Phạm Hải Hồ, TS, CHLB Đức
  290. Ngo Kim Dung, bác sĩ, Pháp
  291. Lương Đình Cưởng, Tổng biên tập báo điện tử NguoiViet.de, CHLB Đức
  292. Tran Van Loc, kỹ sư Hóa học, Australia
  293. Nguyễn Minh Cần, nhà báo tự do, Nga
  294. Phạm Thị Lâm, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  295. Nguyễn Thành Trung, kỹ sư Công nghệ Thông tin, Đồng Nai
  296. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
  297. Võ Văn Ái, nhà văn, nhà nghiên cứu, Pháp
  298. Nguyễn Quốc Thản, kỹ sư, Nhật Bản
  299. Trần Thị Thanh Tâm, nội trợ, Ba Lan
  300. Sy Nguyen, Hoa Kỳ
  301. Nguyễn Cảnh Hoàn, nguyên Chủ tịch Hội người Việt vùng Mansfeld-Südharz, CHLB Đức
  302. Nguyễn Lưu, Hà Lan
  303. Nguyễn Khuê Tú, sinh viên, Canada
  304. Nguyễn Đặng Mỹ, Canada
  305. Nguyễn Văn Nghi, TS, Hà Nội
  306. Nguyễn Văn Nghiêm, nguyên giảng viên Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội


Để ký tên vào Tuyên bố này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉphandoinghidinh72@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), địa chỉ và số điện thoại (máy bàn, di động).
Nếu cần, chúng tôi sẽ công khai tất cả thông tin về người đã ký vào Tuyên bố (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc, số điện thoại) trừ những bạn nào có yêu cầu không công bố.
Việc ký tên vào Tuyên bố này sẽ kết thúc vào lúc 19g ngày 28/8/2013 và toàn bộ danh sách sẽ được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam vào sáng 29/8/2013.
Bauxite Việt Nam