Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tin thứ Ba, 16-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Phát hiện mới của người đi tìm chứng tích Hoàng Sa (báo Đồng Nai).
H2- Ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc thì … sống? (RFA). “Chắc chắn, không một lương tri nào của Trái tim Việt, Hồn Việt có thể chịu nổi sự thật kinh hoàng về nỗi đau đớn nhãn tiền: Muốn đánh cá trên biển trời của ta thì phải hạ cờ ta, treo cờ Tàu; không hạ thì bị chặt, vứt xuống nước; muốn không bị sỉ nhục để lấy cờ lên thì thân tàn, ma dại!
- Video tuyên truyền của lực lượng Hải Giám Trung Quốc: Hải Giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam (Dick Winters). – Có lẽ tôi muốn là người Trung Quốc (BoxitVN). “Nếu tất cả các Đảng viên cộng sản Việt Nam, đặc biệt là ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không tỉnh ngộ để từ bỏ các quyền lợi ích kỷ của mình, có các bước đi và hành động thích hợp, thì một ngày rất không xa, nếu người Trung Quốc muốn, có lẽ họ sẽ không phải tốn nhiều xương máu để đất nước Việt Nam trở thành một tỉnh của họ do không còn ai muốn chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc nữa“.
- CÁI LƯỠI KHÔNG XƯƠNG (Phương Bích). “… có câu phát thanh viên nữ nói Hoàng Sa đã bị xâm lược cách đây gần 40 năm. Mình cố lắng nghe mà không thấy nói kẻ nào xâm lược. Dạo nào cộng đồng mạng từng bức xúc ầm ầm về chuyện, sách giáo khoa không dám nói Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm nào.  Những cái này không gọi là hèn thì là gì? Phải nói là hèn đau hèn đớn“. Phải yêu nước kiểu này mới đúng “định hướng”: Tình yêu biển, đảo của người trẻ (ND).
- DƯ LUẬN VIÊN VO VĂN VE: HOAN HÔ KIỂU YÊU NƯỚC CỦA THIẾU TÁ NGUYỄN VĂN MINH ! (TSYG). Mời xem lại bài của thiếu tá Nguyễn Văn Minh:  Không thể đánh tráo khái niệm “lòng yêu nước”  (QĐND). – CHỈ CÓ THỂ LÀ … VẸM (FB Lưu Gia Lạc). “Người dân biểu lộ thái độ quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến nguy cơ mất nước, họ đòi quyền được làm người đích thực thì nó vu cho tội trốn thuế, là tội phản động , hoặc là những thế lực thù địch, âm mưu lật đổ chính quyền … cơ man nào là tội, mà toàn những tội chết người “.
- Philippines lo TQ bao vây bãi cạn ở Biển Đông (VNN). – Philippines lên kế hoạch nếu Trung Quốc đánh úp Bãi Cỏ Mây (ĐV). – Philippines đề cao cảnh giác với Trung Quốc ở Biển Đông (VOA). – Philippines tiếp tục công kích Trung Quốc (SM).   – Hoàn Cầu: Philippines đang ảo tưởng về Mỹ trên Biển Đông (ĐV). – Thời báo Hoàn Cầu: “Philippines nên bỏ Mỹ để thân với Trung Quốc” (Infonet).
- Trung Quốc hậm hực Nga-Việt bắt tay trên Biển Đông (ĐV). – Báo TQ chỉ trích hợp tác dầu khí Nga-Việt ở Biển Đông (PN Today). – Việt Nam Nỗ Lực Tăng Cường Mối Quan Hệ Chiến Lược Với Ấn Độ (ANN/ DTD).
- Học giả Singapore đề xuất cách tiếp cận mới ở Biển Đông (DT). – Miến Điện đối mặt với vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch ASEAN 2014 (VOA).
- Nhật dự tính quốc hữu hóa 400 đảo (NLĐ). – Nhật Bản có thể quốc hữu hóa các đảo chưa có chủ (RFI).
- Hải quân Mỹ vội vã chuẩn bị đối phó với TQ (VNN).  – Đài Loan tập trận ảo đề phòng Trung Quốc tấn công (RFI).
H1Thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam: Theo Tàu cứu Đảng; theo Mỹ để cứu nước: Vietnam’s Dilemma: Follow China, Save the Party; Follow USA, Save the Country (American Interest).
- Thiết lập nền tảng cho mối quan hệ Việt-Mỹ (VOA). Về chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một nguồn tin thân cận với phía Mỹ cho biết: “The US has made very clear that without big and lasting changes in Hanoi’s human rights posture, there will not be any new content in the defense relationship“. Hoa Kỳ cho biết rõ rằng, nếu không có những thay đổi lớn và bền vững từ phía Hà Nội đối với vấn đề nhân quyền, thì sẽ không có chuyện gì mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Ngoài ra còn có một số ý khác khá quan trọng, liên quan tới chuyến đi này, BTV không tiện nêu ra. Mời xem lại: Có cơ hội là được, nhưng các ông có làm gì không?  Nếu không làm gì thì coi chừng nước mất, mà đảng cũng chẳng còn.
- TS Lê Đăng Doanh: Cần đổi mới lần hai mạnh mẽ (RFA). “Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm”.
- Tay Sai Đẻ Quan Thầy (Đinh Tấn Lực).- Chung một màu áo, chung màu cờ, thờ cùng một ông tổ thì làm sao có khả năng: Phải thoát Tàu (Trần Hoàng). – Kính gửi Bác Vĩnh (FB Phan Tất Thành). “… những cuộc chiến với TQ, một phần của lịch sử đất nước này lại bị ém nhẹm một cách khó hiểu. Chính sự dấu diếm đó làm cho dân ta cảm nhận sự hèn nhát trong nhận thức của những con người giữ trọng trách của đất nước, kể cả sự hèn hạ của phía TQ. Những kẻ tự hào là quân tử tàu không dám ngỏ một lời nhận lỗi với chúng ta, trái lại còn bảo đó là tình hữu nghị. Và buồn thay phía ta công nhận cái hữu nghị ấy“.
- Lý tưởng XHCN? (DLB). “Bao nhiêu người dân miền bắc đã phơi xương trắng Trường Sơn cho giấc mộng vĩ cuồng của bác?  Bao nhiêu viên đạn, lưỡi lê, mã tấu đã dành cho những con người cùng chung dòng máu đỏ da vàng nhưng chỉ khác nhau ý thức hệ?
- THƠ TẶNG NGUYỄN HOÀNG VI (Nguyễn Tường Thụy). “Một thân liễu yếu mai gầy/ Mà khuynh đảo cả một bầy lâu la/ Mưu hèn, kế bẩn trưng ra/ Vẫn thua khí phách đàn bà Nước Nam“.
- Học viên Pháp Luân Công bị đánh đập, sỉ nhục (RFA). “Khi tôi đang ngồi luyện công được một lúc, bảo vệ đến đuổi đi. Nhưng tôi thấy việc luyện công không có gì sai nên tôi cứ ngồi tĩnh tâm luyện tiếp. Bảo vệ nói một hồi rồi cũng rút lui, và rồi côn đồ đến đánh tôi ngay tại điểm tôi đang ngồi ở công viên Tao Đàn. Côn đồ kéo lôi tôi qua lại, và thậm chí dùng thùng rác cao một mét đổ rác lên đầu tôi và chụp thùng đó lên người tôi luôn”.
- Dân biểu Châu Âu lên tiếng về nhân quyền Việt Nam (VOA). – Dân biểu EU lên tiếng về nhân quyền VN (BBC). “Các dân biểu Châu Âu cũng cho rằng Việt Nam là nước đang ‘chứng kiến một sự đổ vỡ về pháp trị’.”
H1- ĐIỂM TIN DÂN OAN NGÀY 12-7-2013 (Bùi Hằng). “Thay vì cử người giải quyết thì họ lại dùng lực lượng công an, mật vụ cả quân phục lẫn thường phục cùng các lực lượng ô hợp để đàn áp người dân. Khi tôi đến nơi lúc hơn 9 giờ thì 1 chị Dân Oan Hải Phòng bị đánh bất tỉnh. Chị là Đỗ Thị Tơ ở tại thôn Mĩ Liệt, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Là thành phần gia đình chính sách- liệt sĩ từng có công với nhà nước“. – TIN TỨC DÂN OAN NGÀY 13-14-15 THÁNG 7-2013 (Bùi Hằng). – Bà con nông dân Văn Giang dựng lều để canh giữ ruộng (FB Nghiem Vietanh). – Những túp lều dưới gốc thiên đường (Phương Bích). =>
- Phỏng vấn ông Đặng Văn Việt: Đề nghị mới nhất cho sửa đổi hiến pháp (RFA). “Điều nghiêm trọng ở chỗ: tự nhiên hiến pháp của một nước là luật chung cho cả một thời đại của cả một nước ở một giai đoạn dài lại có một đảng chen vào và khống chế mọi hoạt động của quốc hội. Đó là điểm không tiến bộ của hiến pháp sau so với hiến pháp đầu là ở chỗ ấy”.
- ĐẠI CA – TƯỚNG “TÀI” (Bùi Văn Bồng). “Phạm pháp luật mà oai ra phết/ Lòng ta vui như Tết hân hoan/ Họ Đoàn cứ việc kêu oan/ Ta lên Thiếu tướng quân hàm sáng choang…/ Ôi, lẫn lộn vinh quang – ô nhục/ Chuyện ngược đời vón cục đóng hòn/ Chuyện này viết sách mới ngon/ Đời sau có lẽ cháu con khen…tài!” – Phản dân, hại nước là người có công? (Bà Đầm Xòe).  – PHẢI GỌI CHÍNH XÁC LÀ “TƯỚNG CƯỚP ” (TNM).  Coi chừng Đại ca Ca sẽ viết sách: Ung Thư Yếu Lược (DĐCN). - Oan cho ông Tướng CaCa (DLB). – Lá mặt, lá trái của chính trị gia Việt Nam! (QLB).
- Xử vụ nổ mìn mưu sát Giám đốc Công an Khánh Hòa (VOV). “Tòa cũng thông báo, bị hại Trần Ngọc Khánh có đơn xin vắng mặt do bị bệnh, có xác nhận của cơ quan y tế. Người có quyền lợi liên quan là bà Lê Thị Kim Huệ (vợ bị cáo) cũng vắng mặt. Bị cáo Trương đòi bị hại Trần Ngọc Khánh phải có mặt, nếu ông Khánh vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Nhưng đòi hỏi của bị cáo không được HĐXX chấp nhận“. – Án nặng cho người ‘mưu sát’ công an (BBC).
- Video clip: Bị đòn vì cự cãi CSGT (TN). Trách chi người dân gọi là “côn an” = công an + côn đồ! Mời xem lại: Bị đòn vì cự cãi CSGT (TN). “CSGT vừa đi, tôi đã bị một người đàn ông lạ xông vào giật ĐTDĐ của tôi, tháo pin vứt đi, rồi vừa đánh vừa nói: ‘Sao mày không chịu chung, mày chống đối à?’. Sau đó, người này yêu cầu tôi gọi ĐT xin lỗi 2 CSGT hồi nãy, nếu không sẽ bị đâm chết. Người này gọi cho ai đó nói: ‘Tao xử nó rồi. Bây giờ nó muốn xin lỗi…’. Nhưng khi tôi cầm máy định xin lỗi thì đầu dây bên kia cúp máy’...”
- Những mờ ám quanh  Chuyện chưa biết về vụ nguyên thiếu tá [CSGT] cố hãm hiếp doanh nhân (DV). Vụ việc quá nghiêm trọng, đáng ngờ từ cả Công an cấp tỉnh cho tới tòa án, viện kiểm sát. Không phải chỉ đáng ngờ về hiện tượng bao che cho nhau giữa các cơ quan thi hành pháp luật, mà cần phải đặt dấu hỏi về hành vi hối lộ để chạy tội.
- Nguyễn Anh Dũng – Tham nhũng đang dần thành “Quốc Sách” (Dân Luận). – TỰ XỬ (Trần Kỳ Trung). “Rõ ràng chính ‘tự xử’ trong những kỳ họp trung ương vừa rồi, người dân có quyền nghi ngờ đến tính chất nghiêm minh, trung thực của đảng, nhà nước. Nhiều vụ án tham nhũng lớn mang ra xét xử, tưởng là ‘công khai’, nhưng …mọi người đều biết gần như đã có ‘tự xử’ từ trước rồi“.  – Phượng Yêu (Tập 15) (DLB).
- TS Nguyễn Sỹ Phương: Nguyên lý nào cho phạt vi phạm hành chính trong gia đình? (TS).
H4<= Các Mẹ VNAH này sẽ được thưởng 2 điểm nếu đi thi đại họcHÔM NAY TAO ĐI HỌC! (Huỳnh Ngọc Chênh). – Chỉ giỏi cãi (Nguyễn Thông). “Nói tóm lại, các ông chỉ giỏi cãi. Dù chống chế tinh vi lằng nhằng thế nào chăng nữa thì cũng vẫn phát lộ ra cho bàn dân thiên hạ thấy thứ sản phẩm giáo điều vô cùng xa rời thực tế, không có tính khả thi của các ông. Giá như làm sai, các ông biết phục thiện, nhận sai sót, hứa sửa chữa thì dân dễ thông cảm tha thứ, đằng này lại cố chứng tỏ không ai mặt dày hơn, thật chả hay ho gì. Các ông ngồi được ở ghế hiện tại là do bộ máy, cơ chế thôi, chứ nếu để dân xử, các ông và những vị như các ông đã knock-out lâu rồi“. – Hãy khóc thật to hỡi các Mẹ Việt Nam Anh Hùng (Tân Châu). (hỡi ôi, nhà các mẹ còn chưa có để ở, sức đâu mà đi thi đại học hả Trời!!!)
- Mạng VN sẽ ‘tê liệt’ vì chiến tranh mạng? (BBC). – VN sẽ ra sao nếu có chiến tranh mạng? (BBC). “Qua các bản báo cáo của nhiều công ty và các tổ chức bảo mật mạng trên thế giới trong thời gian vừa qua cho thấy rất nhiều máy chủ của các hệ thống ở Việt Nam đã bị nhiễm malware (mã độc) và bị trở thành hệ thống trung gian để tấn công sang các nước khác [và cả Việt Nam]”. – Chiến tranh tin học, mục tiêu mới của giới quân đội (RFI). – Mai Xuân Hiệp: CUỘC SỐNG SỐ (Bùi Văn Bồng).
- Kinh tế tự do trong nền dân chủ lập hiến (DLB). - NỀN KINH TẾ BỜ RÀO (Sơn Thi Thư).  – Bùi Tín: Tầng lớp trung lưu kêu cứu! (VOA’s blog). – Doanh nhân Sài Gòn có nguy cơ thành giai cấp bóc lột mới (RFA). “Số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấp… nếu như không gánh mười sáu cổ phần này, công ty ông sẽ đỡ được khoản tiền tương đương với nửa tháng lương cho sáu ngàn công nhân mỗi tháng. Nhưng không có cách nào dứt khỏi những cổ phần này”.
- Guơng nguời tốt việc tốt giờ ở đâu? (FB Người Buôn Gió). “Hôm nay ở Paris mùa hè, chợt nhớ mình cũng từng ở đây mùa đông đầy tuyết. Mà cục gạch còn suởi ấm được cả mùa đông giá rét thì có cái gì mà người Việt Nam không làm được nhỉ. Thế nên tôi lại lạc quan, người Việt ta giỏi và khéo chịu đựng lắm, cục gạch còn chống chọi được cả mùa đông thì 2 triệu lo ăn cho gia đình cả tháng, 10 triệu mua đuợc nhà chả có gì là không đúng cả. Phải thế không các ông bố bà mẹ trẻ?
- “Treo” đập nước trên đầu dân (LĐ).  – Thủy điện cần nhưng… dân chưa vội (VH).
- Chính quyền lại làm mất 148 phôi “sổ đỏ” (HQ).  – Hà Nội xác minh vụ hàng trăm ngàn căn nhà, đất không sổ đỏ (VnM).
Thu phí đường bộ xe máy: Chờ hướng dẫn (KP).
H5- NGUYỄN THIÊN THỤ * CON CÁO NHÂN NGHĨA (Sơn Trung).  – Minh Diện: NGUYỄN THỤ “NGHỊCH LỰU ĐẠN” ? (Bùi Văn Bồng).  =>
- Trần Thành Nam: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! (Quê Choa). “Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét ‘Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!’ vẫn cứ vang lên trong tôi. Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?
- HỒI KÝ   HỒ NGỌC NHUẬN: ĐỜI – Chuyện về những người tù của tôi (Diễn Đàn). Mời xem lại các chương từ 1-12.
- Giao Lưu – Tản mạn về thắng và bại trong chiến tranh Việt Nam (Dân Luận). “Người dân VN vốn có ác cảm với thực dân Pháp và có tinh thần chống ngoại xâm cao nên cơ hội thu phục nhân tâm của chính quyền VNDCCH sẽ dễ hơn nhiều so với VNCH. Quân đội Mỹ chủ động tham chiến ở miền Nam sẽ giống với đội quân xâm lược hơn là quân TQ, LX, Bắc Triều Tiên có mặt ở miền Bắc“.
- ĐẤU TRANH KHÔNG CHỈ CÓ MỘT CÁCH (TNM). “Cho đến hôm nay chúng ta đã biết rằng, Cờ Vàng không phải là lá cờ của Việt Nam cộng hòa (VNCH) mà Cờ Vàng là lịch sử dân tộc… Như vậy chúng ta không thể gán ghép việc lá cờ vàng với việc kêu gọi phục hồi VNCH. Có thể nói, quyền lựa chọn lá cờ hay thể chế sau này là hoàn toàn do người dân Việt Nam lựa chọn. Chúng ta tôn trọng quyết định của người dân“.
- Chế Linh: ‘Việt Nam rồi sẽ thoáng hơn’ (BBC). “Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn“.
- Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN (BBC). “Giới chức Úc nói tính cả số người vừa bị giữ mới nhất, trong năm nay đã có 759 người Việt đến Úc bằng tàu”. – “Thuyền nhân” Việt Nam mới chịu mọi rủi ro để đến Úc (Lose Weight blog/ DTD).
- Những dân tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc (2) (Le Monde/ Thụy My). Mời xem lại Phần 1.  - Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 4) (Boxitvn).
H6<- Tòa TQ đền bù cho nạn nhân trại cải tạo (BBC). “Bà Đường Tuệ được bồi thường 2.941 nhân dân tệ (479 đôla Mỹ) liên quan tới việc ‘bị xâm phạm quyền tự do cá nhân’ và ‘gây tổn thất tinh thần’.” – Tư pháp Trung Quốc đền bù cho nhà đấu tranh Đường Tuệ (RFI).
- Ngục tù của trí tuệ (Phạm Vũ Lửa Hạ). – Mời xem lại: Bỏ xứ Trung Quốc mà đi
- TQ nói GSK vi phạm pháp luật (BBC). – Trung Quốc cáo buộc GSK phá luật (NLĐ). – Trung Quốc bắt 4 giám đốc công ty dược phẩm của Anh (VOA).  – Trung Quốc bắt 4 lãnh đạo tập đoàn dược phẩm Anh vì nghi ngờ tham nhũng (RFI).
- Nga xét xử nhà đối lập Navalny: Án kinh tế để « trả thù chính trị » (RFI).
- Tổng thống Miến Điện thăm Anh (BBC). – Thủ tướng Anh thúc giục lãnh đạo Miến Điện bảo vệ nhân quyền (RFI).
- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vô hiệu hóa điện thoại thông minh của nhân viên (RFI). – Đàm phán để mở lại khu công nghiệp Kaesong lại thất bại (VOA). – Chưa đạt giải pháp cho vấn đề Kaesong (TQ).
- LHQ muốn ông Rainsy trở lại (BBC).

- Sở hữu toàn dân! (Tầm nhìn).
KINH TẾ
- Băn khoăn vòng xoáy nợ công (TBNH).  – Vay nhiều + quay chậm = nợ xấu (TBNH).
- Cắt cơn sốt tỷ giá (Công Thương).  – Tiền đồng tăng giá trở lại (TBKTSG).
- Lãi suất ngân hàng giảm đến đâu? (NCĐT).
- Đã có 4 dự án được vay từ gói 30.000 tỉ đồng (TBKTSG).
- “Thời bi đát” của công ty chứng khoán (Công Thương).
H7- Xăng dầu: Tăng giá hay giảm thuế? (NLĐ). – Video: Phỏng vấn đại diện Tổng công ty dầu Việt Nam (VTV). – Khó tránh tăng giá điện! (NLĐ). Photo: OneTV =>
- “Kịch bản” giá nào cho 6 tháng cuối năm? (VietQ).
- “Hội chứng“ công ty ô tô xin gia hạn thuế (PLVN).  – Trả lại tên cho… VAN (DĐDN).
- Hàng tiêu dùng nhanh ở chợ và “cuộc chiến quầy kệ” (PNTP).
- ĐBSCL: Tiêu thụ lúa hè thu sôi động trở lại (TBKTSG).  – Giá gạo tăng nhờ chương trình tạm trữ (VnEco).  – Nghịch lý gạo Thái Lan (Tin tức).
- Kinh tế Trung Quốc giảm nhiệt (BBC). – Tăng trưởng GDP của Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong năm 2013 (VOA). – Trung Quốc: Tăng trưởng chậm lại trong quý hai (RFI). – Tăng trưởng kinh tế TQ tiếp tục chậm (BBC). “Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho cả năm 2013, thấp nhất trong hai thập niên nay”.

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn NHẬT TIẾN: NHẤT LINH – năm tháng cuối đời (Nhật Tuấn).
- Trần Huy Thuận: Tôi “NGANG QUA CUỘC CHƠI” như thế nào? / Trần Huy Thuận (Trần Mỹ Giống).
- Chiêm Bao, Gió Và, Cõi Khác (Du Tử Lê).
- PHONG VỊ VÀ PHƯƠNG NGỮ MIỀN NAM TRONG “GIỠN BÓNG CHIÊM BAO” CỦA TRẦN PHÙ THẾ(Văn chương +).
- Nguyễn Hưng Quốc: Bạn học cũ (VOA’s blog).
- NGƯỜI NHIỄM PHÓNG XẠ THUỶ ĐIỆN / Nguyễn Khắc Phục (Trần Mỹ Giống).
- NHÀ THƠ – LIỆT SỸ NGÔ KHA: VÀ NAY GIÓ CŨNG TANG BỒNG (ANTG/VC+).
- NHỊ LINH: VĂN HỌC VÀ CÁI ÁC. – NHỮNG LẦN GẶP BẾ KIẾN QUỐC (VNCA/VC+).
- Vẫn chưa thống nhất quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long (VH).
- Đừng để việc trả lại danh hiệu di tích trở thành “hội chứng”! (CAND).
- Xiếc Làng tôi có nguy cơ bị xếp kho: Làng tôi chỉ hợp với khán giả quốc tế? (VH).
- Thu hồi nhà văn hóa khu dân cư Nam Thăng Long II: Khó hiểu với cách hành xử của phường, quận (VH).
H3<- Thổi sáo bằng mũi có khó không? (BBC).
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể hát xoan Phú Thọ: Quan trọng nhất là tạo nên tình yêu tự nguyện (VH).
- Phép thử không mạo hiểm (NLĐ).
- Mảng tối fan – thần tượng (PNTP).  – “Chuyện tình fan- thần tượng”: Đổi trắng thay đen! (NLĐ).
- Đẳng cấp diva (NLĐ).
- ‘Nảy lửa’ chọi trâu Đồ Sơn 2013 (Tin tức).
- Phê bình Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh vi phạm bản quyền (TT).
- NHIẾP ẢNH, MÔN NGHỆ THUẬT “CHỘT” MẮT PHẢI (Xuân Bình).
- Tranh thời cách mạng ở Mexico (BBC).
- Diễn viên phim truyền hình Glee qua đời ở tuổi 31 (VOA).
- Câu lạc bộ Arsenal đến Hà Nội (BBC). – ‘Cổ vũ cho cả Việt Nam và Arsenal’ (BBC). – Arsenal gây sốt trong làng bóng đá Việt Nam (RFI).  – Cuộc ‘rượt đuổi’ các ngôi sao Arsenal trên phố Hà Nội (TN).  – HLV Wenger gây bất ngờ khi trổ tài chơi đàn T’rưng (VNN).
- Hệ lụy một ông chủ, hai đội bóng tại V-League: Kẻ cười, người mếu (VH).
- Lịch sử Áo Vàng cuộc Đua xe đạp vòng quanh nước Pháp (RFI).
- Kayaking – Nào chúng ta cùng chèo (Sống Magazine).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Thế giới phẳng” trong dạy học (GD&TĐ).
- Cao đẳng xoay xở sống (VNN).  – Ngày thi đầu: 17 thí sinh, 3 cán bộ bị xử lý kỷ luật (VnM).  – Cao đẳng: Thí sinh ít, đề dễ (NLĐ).  – Các thầy ơi, hãy một lần đặt vào vị trí các em! (Mực tím).
1- TP.HCM tăng học phí 3-5 lần: Không ảnh hưởng nhiều đến người dân? (HQ).
Lớp học mang tên “Nghị lực sống” (VOV). - Lớp học của thầy Vân (ND).  =>
- Luận án của Phó Giáo sư Trường Đại học KTQD bị tố “đạo” của người khác? (GĐVN).
- Sở GD&ĐT Hải Phòng kết luận vụ việc tại trường THPT Kiến An (VNN).  – Sở GD&ĐT Hải Phòng kết luận vụ việc tại Trường THPT Kiến An: Làm rõ sai phạm và trách nhiệm cá nhân (NB&CL).
- Trường Đại học UTM – Viện Nghiên cứu và Đào tạo quốc tế Hải Phòng: Nhập nhèm tuyển sinh thạc sĩ (Thanh tra).
- Cuộc sống thuở hàn vi của 14 đời tổng thống Mỹ (VLB).
- Cần thay đổi nếp sống như thế nào sau cơn đột quỵ hoặc đau tim (VOA).
- Video: Giải đáp thắc mắc thường gặp về tăng huyết áp (VTV).
- Lên kế hoạch lập khu bảo tồn sinh vật biển ở Nam Cực (TTXVN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Kon Tum: Gần 100 người bỗng dưng mắc “bệnh lạ” (CATP).   – VN chưa có ca mắc bệnh viêm đường hô hấp Mers-Cov (TTXVN).
- Mở rộng Quốc lộ 1: Nỗi lo chậm, ẩu (NLĐ).  – Đường sá đua nhau sụt lún (NLĐ).  – Đường Quốc lộ lún sâu, trách nhiệm vẫn ở … tập thể (TTXVN).
- Khi trẻ sinh ra không rõ trai hay gái: Can thiệp sớm hay chờ lớn lên? (GĐ).
- Bà Tưng, Bà Lắc và câu hỏi cần phải chặn facebook hay cấm thuốc diệt cỏ? (LĐ).
2<- Bình Dương: Phát hiện số lượng lớn heo sữa thối trên đường tiêu thụ (NB&CL).
- CÓ MỘT BÀI BÁO ĐAU XÓT ĐẾN THẾ NÀY (VNN/ Văn Công Hùng).
- ‘Sống trong sợ hãi’ giữa thủ đô: Di dời dân khẩn cấp (VTC).
- VN ‘tiêu thụ hàng triệu con chó mỗi năm’ (BBC).
- Thú hoang thành… thú cưng! (Thanh tra).   -  TP.HCM: Phát hiện hổ con ngâm trong hũ rượu (KP).
- Thái Lan: Quan hệ với gái vị thành niên, một nhà sư hoàn tục sẽ bị bắt (RFI).
- Ít nhất 18 người chết trong một vụ giẫm đạp ở Indonesia (VOA).

QUỐC TẾ
- Đánh bom, giao tranh tại Syria làm hơn 40 người thiệt mạng (VOV).  – Thổ Nhĩ Kỳ cho Israel mượn đường tấn công Syria? (TN).  – Chiến binh nước ngoài ồ ạt tràn vào Syria (VnM).  – Trẻ em Syria giữa làn đạn lạc (TQ).
- Mỹ thúc đẩy cho một chính phủ ‘đa thành phần’ ở Ai Cập (VOA). – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Ai Cập. Phe ủng hộ Morsi vẫn biểu tình (RFI). – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ họp với chính phủ lâm thời Ai Cập (VOA). – Thứ trưởng Burns: ‘Nhân dân Ai Cập quyết định tương lai của họ’ (VOA).
- Bolivia vẫn từ chối chấp nhận Đại sứ Mỹ (VOV).
- Gần 30 người chết trong một loạt các vụ tấn công ở Iraq (VOA).
- Biểu tình khắp nước Mỹ sau phán quyết tha bổng George Zimmerman (VOA). – Hoa Kỳ: Biểu tình sau phán quyết của Zimmerman (VOA). – Hàng nghìn người biểu tình phản đối phán quyết vô tội cho kẻ sát hại thiếu niên da đen (RFI). – Tổng Thống Obama kêu gọi bình tĩnh sau phán quyết về vụ Zimmerman (VOA).
- Nga có thể kiếm lợi gì từ vụ Edward Snowden ? (RFI).
- Philippines bắt giữ thủ lĩnh cấp cao lực lượng nổi dậy (TTXVN).
3- Bangladesh kết án thủ lãnh đảng Jamaat-e-Islami về tội ác chiến tranh (VOA).
- Nigeria bênh vực việc đón tiếp Tổng Thống Sudan bị truy nã (VOA). =>
- Hàng chục thành viên Greenpeace đột nhập một nhà máy hạt nhân (RFI). – Pháp bắt giữ các nhà hoạt động sau vụ đột nhập nhà máy hạt nhân (VOA).

* RFA: + Sáng 15-07-2013; + Tối 15-07-2013
* RFI: 15-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 15/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 15/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 15/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 15/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 15/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 15/07/2013; + 360 độ Thể thao – 15/07/2013; + Thể thao 24/7 – 15/07/2013; + Trái tim cho em – 15/07/2013; + Cải cách hành chính – 15/07/2013; + Về quê – 15/07/2013; + 7 ngày công nghệ – 15/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 15/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 15/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 15/07/2013; + Thời tiết du lịch – 15/07/2013; + Thời sự 12h – 15/07/2013; + Thời sự 19h – 15/07/2013.

Nhân chuyện Bà mẹ anh hùng ‘đi học’

- BBC

Họa sỹ Lương Xuân Hiệp vẽ bà mẹ anh hùng mất nhiều con trong cuộc chiến Việt Nam
Bộ Giáo Dục vừa qua đã ra một thông tư rất ưu việt XHCN là quan tâm đến các đối tượng tưởng như không còn đi học được nữa đó là:
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ba đối tượng đó được bổ sung vào diện ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, nghĩa là được cộng thêm điểm khi đi thi vào đại học hoặc cao đẳng.
Dư luận đã cười ồ lên và cho rằng đó là một thông tư khùng điên nhất trong những thông tư, nghị định, đề xuất rất khùng điên ra đời trong thời gian hai năm trở lại đây của bộ máy quan chức đỉnh cao.
Tôi lại thấy cái thông tư ấy nói lên tính ưu việt của chế độ XHCN của chúng ta, là không bỏ sót bất cứ đối tượng nào trong vấn đề khuyến khích họ thi cử để kiếm bằng cấp.
Không kể đến những bà mẹ anh hùng trong tương lai (có khi rất gần không biết chừng, vì có thể xảy ra chiến tranh với thằng giặc Tàu Cộng vào bất cứ lúc nào) thì cả ba đối tượng kể trên nếu ngày nay còn sống thì ít nhất cũng phải trên 80. Biết đâu trong số những cụ ông, cụ bà ấy lại không có người hứng bất tử tuyên bố với con cái cháu chít rằng: hôm nay tao đi học! Lúc đó thì thông tư nào ra cho kịp để đưa cụ ấy vào diện ưu tiên. Do vậy cái cục chi đó của bộ Học ra trước cái thông tư ấy là biết tính xa, cái đầu của cục đó phải hơn mọi cái đầu khác cả mấy cục. Đó là kết quả tốt đẹp của nền giáo dục ưu việt của chế độ ta mà trong đó tôi rất tự hào vì có phần tham gia đóng góp của mình.
Tôi nói như vậy vì tôi nhớ có lần đọc báo thấy có cụ già gì đó ở nước ngoài đã 90 tuổi rồi mà vẫn còn đi thi đại học. Và thời tôi học đại học tôi đã từng học cùng trường với ít nhất là hai cụ già. Một cụ là thi sĩ Trần Đới tuổi chừng 55 nhưng nhìn già gần bằng 80. Một cụ là trung tướng Nguyễn Đức Thắng, một trong 4 tướng nổi tiếng một thời dưới trướng ông Thiệu, tuổi cũng trên 55 thì phải.
Bình đẳng học hành
Dưới chế độ cộng hòa, mọi công dân đều bình đẳng trước việc học hành. Ai cũng có quyền đi học, ai cũng có quyền tham gia thi cử để lấy bằng cấp, không phân biệt đối xử người đó là ai và cũng không ưu tiên, đặc biệt là ưu tiên cộng điểm cho bất kỳ đối tượng nào. Tôi có những người bạn đang bị tù chính trị nhưng đến ngày thi tú tài vẫn được xe cảnh sát chở đến trường thi.
Hồi trước có tổ chức học bổ túc văn hóa, học từ xa, học tại gia…nhưng khi đi thi thì tất cả như nhau, đều thi theo chương trình duy nhất là chương trình chính quy do nha khảo thí tổ chức. Đó là nói về các kỳ thi quốc gia ở cấp phổ thông như bằng tú tài 1, tú tài 2.

Tác giả so sánh chuyện đi học trước và sau 1975
Còn trên đại học thì có một số trường chuyên ngành phải thi tuyển vào như Kiến Trúc, Bách Khoa, Sư Phạm, Y Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc… còn các trường thuộc hệ tổng hợp như Văn Khoa, Khoa Học, Luật Khoa…không phải thi vào, mà chỉ ghi danh sau khi đã đỗ Tú Tài 2.
Hồi đó người đỗ Tú 2 rất hiếm vì kỳ thi Tú 1 chỉ đổ chừng 10% là cao lắm rồi. 10% đó lên thi Tú 2 đỗ chừng 20% nữa mà thôi. Do vậy ai đã qua Tú 2 thì xem như là sinh viên rồi.
Tại sao tỉ lệ đậu thấp như vậy? Trước hết do thi cử tổ chức rất nghiêm túc, sau đó là chương trình học cũng rất khó và rất nhiều. Tú 1, tú 2 đều phải thi hết 10 môn, nghĩa là học môn gì thi môn đó. Bây giờ xem lại những cuốn sách giáo khoa thời đó thấy muốn ớn. Môn vật lý đến 2 tập dày đến mấy trăm trang. Môn toán đến 3 tập dày cũng tương đương. Rồi sinh ngữ chính, sinh ngữ phụ, văn, triết, sử địa, công dân…
Ở các trường đại học, từ thi tuyển đến thi chứng chỉ hàng năm hoặc thi tốt nghiệp đều do nhà trường tự tổ chức nhưng cũng rất nghiêm túc. Nói là nhà trường chứ thật ra giao cho một vị giáo sư trưởng khoa nào đó toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, suốt 4 năm học đại học ở Sài Gòn, tôi chưa hề thấy cũng như chưa hề nghe đăng báo hay dư luận gì không tốt về các kỳ thi đó. Các giáo sư đại học đầy nhân cách không hề làm những chuyện sai trái. Ngay thời tôi học phổ thông, chưa bao giờ nghe nói đến chuyện xin điểm. Nó là cái gì đó rất xa lạ, rất ghê tởm, mà thời đó không bất kỳ ai có thể nghĩ đến.
Các trường ghi danh, năm đầu tiên rất đông sinh viên, lên cả ngàn người, nhưng để qua được chứng chỉ năm thứ nhất đó, nhất là trường Khoa Học chỉ còn chừng 10%.
Hồi tôi mới chân ướt chân ráo vào trường Đại học Khoa học đã thấy một lão sinh viên râu tóc bạc phơ, áo quần luộm thuộm, rách bươm vào ngồi cùng giảng đường. Cho đến năm 74, tôi đã tốt nghiệp xong cử nhân và lên học cao học thì vẫn còn thấy lão sinh viên ấy ra vào đại giảng đường dành cho sinh viên năm nhất. Đó là thi sĩ Trần Đới nổi tiếng điên khùng chỉ thua đại thi hào Bùi Giáng chút đỉnh mà thôi. Ông đã qua tuổi đi lính nên tha hồ học. Ông ghi danh vào chứng chỉ dự bị gì đó vào cái thời tôi chưa bước chân vào đại học, rồi thi rớt ông lại ghi danh học tiếp…và ông cứ mãi mãi là sinh viên năm thứ nhất. Nghe nói ông cũng là sinh viên thâm niên ở một vài trường khác như Vạn Hạnh, Văn Khoa… Dường như cuộc sống của ông chỉ gắn liền với các giảng đường đại học để nuôi cảm hứng làm thơ. Không biết ông có khùng thật hay không, nhưng thấy rất hiền lành và không chọc phá người khác như thi sĩ Bùi Giáng bên đại học Vạn Hạnh. Thơ của ông được đánh giá cao, thời đó chúng tôi chuyền nhau đọc rất thích thú, tôi cũng thuộc vài bài nhưng lâu quá quên mất rồi. Nay vào truy vấn Google đại nhân tìm được mấy đoạn sau:
Nơi nào cũng một hương quê
một tâm vũ trụ bốn bề thời không
mười phương chung một tấm long
ba đời một cõi vô cùng trước sau
Kể ra vài chuyện như vậy để hé lộ đôi chút về bức tranh giáo dục thời xưa. Không biết nó tốt xấu như thế nào nhưng chắc chắn nó không tạo ra một đám quan chức theo kiểu ngài Cục gì đó ở bộ Học cũng như ở hầu hết chốn quan trường hiện nay.
Từ sau 75 đến nay tôi hoàn toàn biệt tăm về ông. Không biết ông còn lãng đãng trên đời hay cũng đã về bên kia cõi miên trường như Bùi đại thi hào rồi.
Đến năm 73, thì trường tôi xuất hiện một lão sinh viên nữa đó là Trung tướng Nguyễn Đức Thắng. Ông là một trong bốn tướng có tiếng dưới thời đệ nhị cộng hòa. Ông vào ghi danh chứng chỉ dự bị MGP (toán lý) là chứng chỉ khó nhất trong các chứng chỉ dự bị của trường. Quần kaki, áo sơ mi trắng ngắn tay bỏ ra ngoài, đầu hớt cao, dáng người cao lớn vạm vỡ ở lứa tuổi trên 55, ông đến trường lúc bằng xe hơi có tài xế đưa, lúc tự đạp xe đạp hoặc xe gắn máy, chen chúc vào đại giảng đường giành chỗ với các tân sinh viên loai choai khác. Hôm nào đến trễ giành không được chỗ thì lót giấy ngồi bệt xuống tam cấp của giảng đường. Tôi, thời đó, vì truyền thống gia đình nên tự dưng rất thù mấy ông tướng Sài Gòn, tuy vậy cung cách bình đẳng trong học hành của ông tướng nầy làm tôi thấy có cảm tình.
Tuy vậy, ban đầu tôi tưởng ông vào học cho vui theo kiểu Trần Đới nên cũng không quan tâm lắm. Thế nhưng ngay năm đó ông đổ cái vèo chứng chỉ MGP lại đổ thứ hạng cao làm cả trường kể cả các giáo sư bái phục ông sát đất. Những năm tiếp theo ông ghi danh học tiếp các chứng chỉ toán, luôn được các bạn sinh viên cùng chứng chỉ nể vì, do sự học hành nghiêm túc và tài năng của ông.. Rất tiếc, ông chưa kịp lấy xong cử nhân thì năm 75 đã ập đến. Chắc ông đã ra nước ngoài hoặc bị đi cải tạo. Đến bây giờ tôi không còn nghe tin tức ông nữa.
Ngày xưa “tao đi học” là như thế đấy. Có bằng cấp dưới thì tao có quyền đi học tiếp bằng cấp trên. Tao học thì tao phải rán học cho tốt để thi cho đổ, tao đếch thèm xin điểm thằng nào, tao cũng đếch thèm nhờ vào cái ưu tiên, mà thời đó làm đếch chi có ưu tiên. Tao thi đủ điểm thì mầy cho tao đậu, đừng thấy tao làm thơ hay, làm tướng to, hoặc thấy tao già cả học lâu quá nên thấy tội nghiệp bố thí tao điểm để tao đậu. hề hề.
Kể ra vài chuyện như vậy để hé lộ đôi chút về bức tranh giáo dục thời xưa. Không biết nó tốt xấu như thế nào nhưng chắc chắn nó không tạo ra một đám quan chức theo kiểu ngài Cục gì đó ở bộ Học cũng như ở hầu hết chốn quan trường hiện nay.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh Niên. Bài viết đã đăng ở Bấm blog của tác giả.

Chết nhăng răng vì… thi đại học

Nhà ông Thông năm nay, mà đúng hơn là một tuần nay nghe ra xôm tụ và cực kì gay cấn, rắc rối bởi hai sự vụ: Chưa kịp giải quyết xong vụ bà mẹ vì mê thi đại học đã nằng nặc đòi nộp gấp hồ sơ vào trường cao đẳng nghệ thuật, ông phải làm động tác giả đi nộp hồ sơ, trong lúc ông đi tránh mặt, bà cụ ở nhà ê a đọc truyện Kiều, thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh và làm toán cộng trừ nhân chia để “lên kinh ứng thí”, đùng một cái ngã lăn ra vì tai biến não. Chưa xong, thêm chuyện cô con dâu nằng nặc đòi anh con trai phải “đúc con” vì năm nay cô đã 32 tuổi, cơ hội “đúc con” chỉ còn có vài tháng. Anh con trai ông Thông đang thất nghiệp, lo lắng chuyện nuôi con, bực bội, đâm ra gây gổ với vợ, đòi vác đơn ra tòa, ông Thông lại phải vào cuộc can ngăn. Ông Thông than thở: “Kiểu này chắc tôi cũng tai biến não sớm thôi!”. Cớ sự là thế này, vừa rồi, nghe “thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 4/7 cho biết Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 sẽ thuộc đối tiện ưu tiên khi dự thi đại học. Tại điểm a của khoản 1 điều 7 bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng;Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng”. Tại điểm b của điều 1 Sửa đổi đối tượng ưu tiên “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945” thuộc đối tượng 04 thành “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”. Điểm c cũng bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 04, gồm: Con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;Con của người có công giúp đỡ cách mạng”. Bổ sung đối tượng ưu tiên vào điểm a khoản 2 Điều 7: “Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến”. Thông tư do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký cho biết, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/ 8 /2013”. Bà cụ nằng nặc đòi đi thi cao đẳng nghệ thuật vì tin rằng được cộng thêm hai điểm ưu tiên, điểm vùng sâu vùng cao, cách gì mình cũng đậu, hơn nữa, phần thi năng khiếu được nhân hệ số, mà với năng khiếu bẩm sinh hát dân ca như cụ, phần này ăn điểm là cái chắc. Sự tự tin đến mức hồn nhiên của bà cụ làm ông Thông thấy khó xử, cuối cùng, ông thuyết phục mẹ mình bằng cách nói toạc móng heo rằng: “Mẹ chỉ mới học qua bình dân học vụ, mới biết làm toán cộng trừ nhân chia, làm sao mà thi cao đằng được, muốn thi đậu, mẹ phải giải được các phương trình, phải làm toán tích phân, mà mẹ đâu có biết mấy thứ này!”. Bà cụ trả lời tỉnh khô: “Mẹ có nghiên cứu rồi, thi khối nghệ thuật không có làm toán gì hết, chỉ có thi năng khiếu, thi văn và lịch sử, mẹ thấy vụ này mẹ chơi được, vì mẹ thuộc nguyên một cuốn truyện Kiều, thuộc thơ Hồ Xuân Hương, rồi thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh mẹ đều thuộc, như vậy phần thi môn văn tạm ổn, còn lịch sử, làm gì mà lo, mẹ đã nghiên cứu rất kĩ, lâu nay chỉ thi ca ngợi chiến thắng của cách mạng của Đảng, mà vụ này thì mẹ biết còn rõ hơn mấy ông viết sử, vì mấy ổng đâu có vác dao đi cướp chính quyền năm 1945 như mẹ, mấy ổng chỉ được cái ton hót, ca ngợi chứ chả có nói đúng sự thật đâu, mẹ mà thi môn sử, bảo đảm 10 trên 10, con cứ yên tâm mà nộp đơn cho mẹ! Chứ thằng cha Tám chủ tịch xã trước đây học còn kém hơn mẹ, về làm chủ tịch xã rồi có bằng đại học này, đại học nọ đó thôi!”. Thấy mình đuối lý, ông Thông ngậm ngùi giả bộ đi nộp hồ sơ thi, không ngờ, quá phấn khích trước việc chuẩn bị dự thi, bà cụ “học, học nữa, học mãi” học đến lúc nửa đêm vẫn chưa đi ngủ, con dâu và các cháu can ngăn gì cũng mặc, cứ học và học cho đến lúc miệng mếu, nửa thân người không động đậy được, nói năng cũng không xong, ú a ú ớ gọi con dâu, làm cả nhà nháo nhào lên, đưa cụ đi cấp cứu, bác sĩ kết luận bà cụ tuổi đã cao, suy nghĩ quá căng thẳng, thức đêm nhiều nên dẫn đến tai biến não, hy vọng có thể cứu chữa để bà sống vài năm nữa trong tình trạng bán thân bất toại chứ khó mà trở lại như ban đầu. Ông cũng khuyên thêm là nếu như cụ già nào là mẹ Niệt Nam anh hùng, năm tới có ý định đi thi đại học, cứ đến gặp ông, ông sẽ cho một ít thuốc Aspirin 81 và Rutin-Vitamin C uống kết hợp mỗi ngày 2 viên, như vậy sẽ giữ được thành mạch khỏi vỡ và điều hòa huyết áp, tránh tăng đột ngột… Chưa xong chuyện bà mẹ già, cô con dâu làm công nhân xí nghiệp may đột ngột đòi sinh con vì năm nay đã 32 tuổi, chỉ còn vài tháng nữa là hết thời hạn “đúc con” theo tiêu chuẩn nhà nước qui định. Nhìn cảnh con trai và con dâu gây gỗ nhau chỉ vì chuyện này, trong lúc bà mẹ còn chưa biết sống chết ra sao, ông Thông rầu muốn đứt ruột, mất ăn mất ngủ, mấy ngày nay ông uống Aspirin 81 kết hợp với Rutin-Vitamin C mỗi ngày để tránh chuyện hai mẹ con bị tai biến chỉ vì ba cái thông tư quái đản kia! Và không chừng, ngoài câu chuyện nửa đùa nửa thật của ông Thông trên bàn nhậu (sở dĩ nói nửa đùa nửa thật vì chuyện thi đại học của bà cụ có thể là chuyện ông gắn thêm vào, sự thật là bà cụ bị tai biến mấy ngày hôm nay, và chuyện con dâu với con trai ông, có thể chuyện “đúc con” là ông bịa ra để giảm bớt căng thẳng nhưng chuyện hai người này dắt nhau ra tòa ly hôn là chuyện có thật cũng như chuyện ông bác sĩ khuyên các bà mẹ Việt Nam nên uống hai loại thuốc phòng tránh tai biến khi thi đại học là chuyện đùa nhưng chuyện ông đang uống thuốc là chuyện thật…), có khi trên đất nước hình chữ S này đang có rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng khác bị tai biến nhưng không phải vì quá xúc động, quá mừng trước tin đặc biệt ưu đãi, quá văn hóa của bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam mà là vì quá bức xúc trước chính sách nực cười và xảo quyệt, thứ chính sách không bao giờ có thật, trêu ngươi vào nỗi khốn khó, đói khổ của các mẹ, cũng không chừng! Câu nói của ông Thông có thể kết lại vấn đề: “Trên một đất nước mà mỗi lần nhà nước ra thông tư nghị quyết thì nhất định bệnh viện đắc khách vì bệnh tai biến và tăng huyết áp thì biết nó dân chủ, tiến bộ cỡ nào rồi! Đó là chưa kể đến một số người già nghe thông tư, nhất là các mẹ Việt Nam anh hùng chuyến này giảm đáng kể vì thông tư nhà nước lằng nhằng, các mẹ phải chết nhăng răng vì cười. Hay, một đất nước luôn thiếu nhiều thứ, kể cả lương tri nhưng chưa bao giờ thiếu trò hề. Hay!”.

Doanh nhân Sài Gòn có nguy cơ thành giai cấp bóc lột mới



Sinh hoạt ở trường Cao Đẳng Thương Mại Đà Nẵng
Sinh hoạt ở trường Cao Đẳng Thương Mại Đà Nẵng
RFA

Giới chủ than thở
Trong lúc kinh tế Việt Nam đang trên đà xuống dốc, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và nợ ngân hàng rơi vào khủng hoảng đen. Nhiều doanh nhân Sài Gòn thừa nhận rằng với đà này, đồng lương của người lao động sẽ bị bóp nhỏ lại và rất có thể, với tình hình mọi khoảng tiền thuế, dịch vụ sản xuất cũng như chung chi ngày càng tăng, nguy cơ họ phải sa thải lao động hoặc trở thành giai cấp bóc lột mới là rất có thể.
Ông Cương, chủ một doanh nghiệp làm bánh tráng xuất khẩu với hơn một trăm lao động ở Củ Chi, Sài Gòn than thở với chúng tôi rằng hơn một năm nay, mọi thứ vật gía cứ thi nhau leo thang, từ củi, dầu, than cho đến lương thực, xăng cộ và điện, đó là chưa nói tiền thuế cũng nâng cao gấp rưỡi lần, dường như chi phí cho cơ sở sản xuất của ông đã tăng gấp ba lần. Nhưng sản phẩm của ông bán ra thị trường chỉ nhích hơn chưa đầy 20% giá trước đây. Doanh nghiệp của ông chỉ biết trông chờ vào thị trường địa ốc, trông chờ vào mấy chục lô đất.
Nhưng rồi những lô đất của gia đình ông cũng dần dần rớt giá, ông chỉ còn biết sản xuất cầm cự qua ngày, đợi tình hình khả quan hơn rồi tính tiếp. Nhưng để duy trì và trông chờ như thế, ông Cương không còn cách nào ngoài việc giữ nguyên mức lương nhưng giảm ngày công lao động và tăng giờ làm việc hoặc giảm bớt người làm nhưng lại tăng giờ làm việc.
Bữa cơm đạm bạc của công nhân. RFA
Bữa cơm đạm bạc của công nhân. RFA
Khi nhận những người lao động này vào làm việc trở lại, ông cũng gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề trả lương nhưng ông không thể từ chối được…Ông Cương bộc bạch rằng đôi khi ông thấy giới chủ bây giờ đã rơi vào tình thế bóc lột người lao động một cách thụ động mà không thể thoát ra được
Ông Cương cho biết, ban đầu, ông làm thế, có nhiều người lao động phản đối và bất bình, bỏ việc, nhưng không bao lâu sau đó, họ quay trở lại năn nỉ xin ông cho họ tiếp tục làm việc vì họ không thể tìm được chỗ làm khác. Và khi nhận những người lao động này vào làm việc trở lại, ông cũng gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề trả lương nhưng ông không thể từ chối được vì điều đó làm lương tâm ông khó chịu. Ông Cương bộc bạch rằng đôi khi ông thấy giới chủ bây giờ đã rơi vào tình thế bóc lột người lao động một cách thụ động mà không thể thoát ra được.
Đồng cảm với ông Cương, một chủ doanh nghiệp may với hơn hai ngàn công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, tên là Phúc, chia sẻ với chúng tôi rằng thời giá bây giờ lên quá cao, đời sống chật vật, nhưng giới chủ chỉ biết im lặng mà cố gắng vượt qua nguy cơ phá sản chứ chẳng chia sẻ được gì với công nhân của mình. Mối bận tâm của ông Phúc hiện nay là không biết ông sẽ duy trì được công ty của ông đến bao lâu nữa vì đối tác nước ngoài đã ngưng nhập hàng gần hai tháng nay, ông đang phải trả lương bằng khoản tiền tích lũy được sau mấy năm sản xuất. Chỉ cần đình trệ xuất hàng trong vòng hai tháng nữa, công ty của ông Phúc buộc phải tuyên bố phá sản. Hiện nay, ông chỉ trả lương cho công nhân, mọi khoản thưởng và tăng ca đều phải cắt. Chính vì thế, công nhân sẽ rất khó khăn, chật vật.
Công nhân và giới chủ cùng gắng gượng chịu đựng Với giới chủ, việc đình trệ lưu thông hàng hóa, sản phẩm chỉ cần diễn ra trong một vài tháng thì vấn đề giải quyết tiền lương cho người lao động sẽ trở thành gánh nặng và nguy cơ. Còn với giới lao động, họ không hiểu nhiều về vấn đề kinh tế vĩ mô, họ chỉ cảm nhận nền kinh tế thông qua những đồng lương và bữa ăn trong gia đình, thông qua lít xăng đổ cho xe máy để đi làm.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, chủ nợ của các doanh nhân. RFA
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, chủ nợ của các doanh nhân. RFA
Đồng lương của anh chị thì không tăng, tiền tăng ca cũng không… Với mức lương ba triệu đồng một tháng, hai vợ chồng cộng lại được gần sáu triệu đồng sau khi khấu trừ mọi khoản tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quĩ công đoàn. Cầm đồng lương trên tay, chẳng biết mua thứ gì, nhịn thứ gì
Anh Khuyên, công nhân
Anh Khuyên, công nhân may ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, than thở với chúng tôi rằng chừng một năm trở lại đây, đời sống gia đình anh vô cùng ngột ngạt và khó chịu bởi mọi thứ giá cả đều tăng, bữa ăn bị nhín nhịn, eo hẹp, quần áo cho con cái cũng không dám sắm và chuyện đi uống một ly cà phê buổi sáng đã trở nên xa xỉ với anh. Vợ anh thường than thở tiền lương không đủ sống, tiền thuê phòng trọ thì mở mắt đã thấy tới tháng, tiền điện, tiền nước cũng tăng, chỉ cần dắt xe ra khỏi nhà là đã thấy tốn vài chục ngàn đồng để đổ xăng.
Nhưng, đồng lương của anh chị thì không tăng, tiền tăng ca cũng không có vì công ty không xuất được hàng, chỉ làm đúng ngày công lao động. Với mức lương ba triệu đồng một tháng, hai vợ chồng cộng lại được gần sáu triệu đồng sau khi khấu trừ mọi khoản tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quĩ công đoàn. Cầm đồng lương trên tay, chẳng biết mua thứ gì, nhịn thứ gì.
Anh Tuấn, cùng làm chung hãng may với anh Khuyên, nhưng làm trong bộ phận quản lý của công ty, giải thích với chúng tôi thêm về tình hình hiện tại rằng thật ra, giới chủ nào hoạt động kinh doanh cũng đều nghĩ đến lợi nhuận, nó là kim chỉ nam, động lực để họ làm việc, kinh doanh, hoạt động. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới chủ không quan tâm đến đời sống công nhân. Nghiệt nỗi, trong tình hình hiện tại, môi trường kinh doanh ở Việt Nam có lắm vấn đề nhạy cảm, trong đó, vấn đề cổ phần ma, cổ phần không hề có đầu tư của nhiều quan chức cấp cao cũng đã ngốn đi một khoản ngân quĩ rất lớn của doanh nghiệp, đó là chưa muốn nhắc đến các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông Dân… thỉnh thoảng ghé đến xin tiền theo kiểu kêu gọi ủng hộ các chương trình từ thiện, văn nghệ…
Ông thật sự đau đầu vì những cổ phần ma trong công ty ông, số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấp
Một ông chủ hãng giày
Một ông chủ hãng giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, có số lượng công nhân trên sáu ngàn người, than thở với chúng tôi là ông thật sự đau đầu vì những cổ phần ma trong công ty ông, số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấp. Ông chỉ nói là quan chức cao cấp nhưng không nói quan chức này ở cấp nào. Ông nói thêm là nếu như không gánh mười sáu cổ phần này, công ty ông sẽ đỡ được khoản tiền tương đương với nửa tháng lương cho sáu ngàn công nhân mỗi tháng. Nhưng không có cách nào dứt khỏi những cổ phần này.
Nhà doanh nghiệp này cho biết thêm là trừ những công ty nhỏ lẻ ra, hầu như toàn bộ các tập đoàn kinh tế tư nhân, lớn nhỏ gì cũng đều gánh từ mười cho đến vài chục cổ phần ma bởi trong quá trình thương lượng, thuê đất để thành lập công ty, họ bị buộc thế, nếu không xây dựng những cổ phần ma cho giới quan chức các cấp, sẽ khó mà đi vào hoạt động được.
Giá vàng đang xuống thấp, mọi thứ vật giá leo thang, mức lương thấp, vấn đề lưu thông hàng hóa đình trệ. Với người lao động, việc bán vài phân vàng tích lũy để cải thiện đời sống là cả một vấn đề nan giải, với giới chủ, việc tăng lương cho người lao động cũng hết sức khó khăn. Chính vì thế, hiện nay, giới chủ doanh nghiệp luôn bị có cảm giác mình trở thành giai cấp bóc lột mới nhưng chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Ðội tiên phong của giai cấp bần cùng

Lê Diễn Ðức – Nguoiviet
Ðiều lệ của đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19 tháng 1, 2011 như sau: “ÐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.

Hiện nay cả nước ta có hơn 9.5 triệu công nhân, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, theo con số thống kê được đưa ra tại hội thảo Chiến lược Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước (2010-2020) do Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam tổ chức ngày 26 tháng 2, 2009, tại Hà Nội.
Trong khi các “đại biểu trung thành” của công nhân ăn uống phủ phê, nhà cao cửa rộng, đi xe siêu sang, du lịch nước ngoài, con cái du học, thì lực lượng này “đang gặp quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 1.3 triệu đến 1.5 triệu đồng/tháng, người công nhân phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó” – Ðây là phát biểu tại Quốc Hội của bà Nguyễn Thị Thu Hồng, phó chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam.
Hàng ngàn công nhân phải sống chật chội, chen chúc trong các căn phòng trọ, không khác bao nhiêu cảnh nô lệ lao động.
Tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có lúc lên trên 60 nghìn người, trong khi nhà chung cư mà khu công nghiệp dành cho công nhân thuê mới chỉ đáp ứng cho khoảng 20 nghìn người. Trừ một số công nhân người địa phương, số còn lại đều phải thuê nhà của dân các khu vực quanh đây để ở.
“Các phòng trọ ở đây chật hẹp, hầu như có cùng diện tích khoảng 8m2, nền nhà được lát bằng gạch 30×30 đỏ quạch. Qua thời gian sử dụng do lún không đều nên mặt nền đã võng xuống, đầy mùi ẩm thấp. Giá thuê một căn phòng như thế này là 500,000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ khép kín thì đắt hơn rất nhiều”.
Ở đã như vậy, còn ăn uống của công nhân ra sao?
Theo tờ Lao Ðộng 9 tháng 7 năm 2013, cuối tháng 6 vừa qua, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động tại Sài Gòn cho thấy, công nhân lao động chỉ dám tiêu 27.3% thu nhập (khoảng 700,000đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ ngũ cốc như gạo, khoai.
Bà Lê Thị Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khẳng định, mức độ đạt được so với nhu cầu đề nghị về năng lượng khẩu phần và các chất dinh dưỡng đều không đảm bảo. Từ một nghiên cứu thực hiện với 358 nữ công nhân may Hà Nội, mức đạt được về năng lượng so với nhu cầu chỉ đạt 69.2% và đối với lao động nặng chỉ đạt 68.4%. Còn trong số 900 công nhân tại Phú Thọ thì mức đạt được về năng lượng so với nhu cầu đạt 77.7%, lao động chung là 89.7%.
Hiện trạng nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, đã dẫn đến hiện tượng thường xuyên, phổ biến là công nhân ngất xỉu hàng loạt. Ví dụ, khoảng 1 giờ sáng 22 tháng 10 năm 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Viet Nam – Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, nói.
Bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị… xà xẻo tận cùng” (Tin Mới 26/08/2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8,000-15,000 đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển… giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5,000-10,000 đồng/suất.
Bữa ăn không đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng nhưng nguy cơ mất an toàn thực phẩm luôn rình rập. Hiện tượng bị ngộ độc thức ăn liên tiếp xảy ra.
Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4, thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội. (Nhân Dân 27/9/2012)
Tính đến trưa nay 6 tháng 3 năm 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146 công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể.
Ngày 28 tháng 3 năm 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.
Ðến 14 giờ chiều 10 tháng 7 năm 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.
Vân vân…
Khi được lương tăng được chút đỉnh, thì tới thời bão giá. Mười năm trước, lương công nhân hơn 1.5 triệu đồng thì rau muống chỉ 2,000 đồng/kg. Nay lương công nhân lên đến 3 triệu đồng, rau muống đã ở mức 15,000 đồng/kg. Giá tăng gần 10 đồng trong khi đó lương vẫn giậm chân tại chỗ hoặc họa may công ty cũng tăng thêm cho công nhân 1 đồng để công nhân “đuổi” theo giá cả.
“Trong khi đời sống công nhân nghèo tại các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố Sài Gòn đang bị đảo lộn vì đợt tăng giá ‘chóng mặt’ đối với hàng tiêu dùng thiết yếu, công nhân lại phải ‘đau đầu’ vì giá tiền phòng và tiền điện tiếp tục tăng”, theo Vietpress.
Ðời sống quá chật vật, không đủ sống, khiến chị em công nhân trong các khu công nghiệp phải tranh thủ làm thêm nghề mại dâm.
Tờ Việt Báo ngày 12 tháng 5, 2002, viết:
“Tại các khu công nghiệp lớn, nơi có đông công nhân nữ như Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung, Sóng Thần, Biên Hòa, làn sóng ‘tăng ca’ diễn ra phổ biến. Trong phòng hoặc trong nhóm có một cô đi tăng ca là những thành viên khác rất dễ bị lôi kéo. H., công nhân xí nghiệp lắp ráp điện tử ở khu công nghiệp Tân Thuận than thở: ‘Nhóm em có 5 đứa, cùng quê Long An. Mang tiếng làm ở công ty nước ngoài, nhưng đồng lương không đủ tiền thuê nhà, gạo mắm… Về quê thì biết làm gì? Thà ở lại giữ một chân công nhân, ngày làm, đêm xin bán cà phê ôm, bia ôm trong các nhà hàng hoặc đi khách kiếm thêm.’”
Phẫn nộ, oan ức vì bị ngược đãi, trả lương ít và chậm trả lương, công nhân đã đình công liên tiếp.
Thông tin từ hội nghị tổng kết liên quan đến tình hình này do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức hồi đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ…
Những cuộc đình công này được cho là bất hợp pháp. Công đoàn lao động quốc doanh lẽ ra phải tranh đầu vì quyền lợi của người lao động thì phần lớn các sự vụ đứng về phía chủ xưởng. Công nhân không được quyền thành lập công đoàn độc lập. Những người can đảm đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.
Ðại diện cho những ông chủ tư bản đỏ, biểu hiện rõ nhất không ai khác là Ninh Thị Ty, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty CP May 8 Hồ Gươm, nằm ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Khi nhiều công nhân lên tiếng phàn nàn về chất lượng bữa ăn, bà Ty đã tiến lại gần cầm những suất ăn lên rồi quát: “Ðồ nhà quê mà đòi ăn ngon, đứa nào chê thì xéo…” Sự việc đã khiến hơn 600 công nhân của công ty bỏ ra ngoài mua đồ ăn khác, rồi sau đó quay lại đình công, đòi bà này phải có lời xin lỗi. Tuy nhiên, bà Ty lên xe bỏ mặc yêu cầu của công nhân để về Hà Nội.
Trong cuộc chơi kinh tế hiện nay, tuy vẫn che giấu bộ mặt sau khẩu hiệu “đội tiên phong của giai cấp công nhân” nhưng bản chất của những đảng viên có chức có quyền đã chẳng còn chút gì liên đới với giai cấp công nhân nữa.
Họ đã trở thành những tay tư bản đỏ, mafia kết hợp chặt chẽ với tư bản xanh, ra sức bóc lột tận cùng nguồn lực của giai cấp bần cùng này.

CÓ MỘT BÀI BÁO ĐAU XÓT ĐẾN THẾ NÀY

Tất nhiên người chết thì cũng đã chết rồi, nỗi đau rồi thì cũng phải nguôi ngoai, bởi người sống rồi thì cũng phải gắng gượng mà sống hết cái quãng đời còn lại với tất cả những vui buồn sướng khổ của mình, và trong những vui buồn sướng khổ ấy, có những trạng huống như bài báo dưới đây.

Đọc xong xót như mình vừa phạm tội...
---------
  - “Em mong được gặp lại cô sinh viên bị nước cuốn trôi được mình cứu thoát. Vậy mà gần một tuần rồi cũng chẳng thấy cô ấy đâu”. Anh thanh niên tốt bụng Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ cùng PV VietNamNet…
Câu chuyện cứu người

Sáng 13/7, chúng tôi đến thăm anh tại căn nhà xiêu vẹo nơi anh cùng vợ và 2 con nhỏ sinh sống. Trước mặt căn nhà, những luống rau xanh tốt đang vươn lên trong nắng sớm.
Anh Hoàng năm nay vừa tròn 25 tuổi, quê ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Nhà quá nghèo, anh phải bỏ học khi mới xong lớp 3.

Nhờ tốt tướng - anh thú nhận - anh đã khai tăng tuổi để được vào làm ở một công ty chế biến thủy sản tại quận 12.
Sau một thời gian làm việc và cũng đã đủ tuổi lập gia đình, Hoàng xây dựng hạnh phúc với một người bạn công nhân cùng đơn vị. Cả hai đầu tắt mặt tối nhưng cũng chỉ đắp đổi được qua ngày.

Nếu tiếp tục công việc, thật khó để vợ chồng đủ khả năng nuôi con. May thay, phía nhà vợ chia cho vợ chồng Hoàng gần 2 công đất để hôm nay là những luống rau xanh ươm đầy sức sống.

Rẫy rau xanh của Hoàng nằm dọc theo suối Nhum. Mùa khô, con suối nằm trơ đáy nhưng cứ mỗi độ mưa lớn, nước từ khắp nơi tràn về đổ xuống suối trong khi lòng suối quá hẹp lại vướng 3 đốt cống nhỏ làm co thắt dòng chảy. Nước lại tràn ngược lên đường, vào nhà làm ngập những đám rẫy chung quanh. 

Một điều ít ai ngờ tới, dọc theo suối Nhum là cụm dân cư với nhiều tệ nạn. Bất kể ngày hay đêm người đi đường rất dễ bắt gặp những con nghiện vô tư chích ma túy. Ống chích, kim tiêm vứt ngay xuống lòng suối…

Nghĩa cử, nữ sinh, nước cuốn, tỉnh Trà Vinh, giấy tờ
Vị trí anh Hoàng ứng trực trong cơn mưa chiều 8/7
Hoàng kể với chúng tôi về buổi chiều hôm ấy. 16g30 trời mưa to. Nước dưới suối chảy xiết và bắt đầu dâng cao. Con đường đã loáng nước. 

Nhiều người cố vượt qua. Khi nước dâng quá cao, bất ngờ xuất hiện 3 xe gắn máy với 4 người đàn ông trên xe. Mặc dù Hoàng và hai thanh niên khác khuyến cáo, họ vẫn bất chấp… 

Qua cống. 3 chiếc xe máy rơi ùm xuống nước. 3 trong 4 người được Hoàng và hai bạn kéo lên bờ. Một người còn lại vốn là một thợ hồ trên đường về nhà đang chới với giữa dòng. Hoàng bơi ra đưa người thanh niên bị nạn vào bờ, làm các động tác sơ cứu. May mắn cả 4 người đều thoát chết. 

Trời chập choạng tối. Hai cụ già đi bộ qua khu vực này. Một cụ quảy gánh ve chai và một cụ bán vé số ngại ngùng trước làn nước dữ. Hoàng cùng bạn dìu hai cụ đi qua vừa xong thì thoáng thấy chiếc xe máy với 2 sinh viên đang trờ tới. 

Nghĩa cử, nữ sinh, nước cuốn, tỉnh Trà Vinh, giấy tờ
Nơi tìm được thi thể sinh viên Thảo (mũi tên)
Hoàng la lớn: “Không nên qua” nhưng cả hai thản nhiên bỏ đi. Hoàng tiếp tục la với theo nhưng chưa dứt câu, cô sinh viên cầm lái đã rơi xuống nước.

Chỉ còn cách Hoàng vài bước chân nhưng không kịp nữa…nước đã cuốn cô này đi khá xa. Hoàng cùng hai bạn lao đến đưa vào bờ thoát chết…Cô gái còn lại chìm nghỉm trong dòng nước trôi nhanh.

Sự thờ ơ đáng trách

Hoàng có hai người bạn là Trần Văn Thiềm và Lê Văn Ngọt là những thanh niên làm rẫy tốt bụng. Cứ mỗi lần trời mưa, cả 3 đều ứng trực tại đây cảnh báo người đi đường và sẵn sàng can thiệp khi có sự cố với sự tự nguyện.

Trong câu chuyện, Hoàng và những người bạn của anh trăn trở : “Khi một sinh viên trôi đi mất tích, chúng tôi đã báo với ký túc xá và công an phường.

Tại hiện trường lúc này có gần 20 cán bộ thanh tra xây dựng của Đại học Quốc gia và của ký túc xá. Chúng tôi đặt vấn đề yêu cầu các anh khẩn trương tìm kiếm người bị nạn, bất ngờ nhiều người trong số đó phát biểu, do dưới lòng suối có nhiều kim tiêm nên không ai dám xuống.

Lúc này trời đã tạnh mưa. Nước suối cũng đã cạn bớt. Cả 3 chúng tôi bất chấp mọi hiểm nguy túa nhau lội tìm cô gái. Hàng chục cán bộ đứng trên bờ đưa mắt nhìn chúng tôi.

Mò, lặn, lùng sục được một lúc chúng tôi phát hiện thi thể cô sinh viên vướng vào cành cây cách cống chưa đầy 100m. Chỉ khi chúng tôi đưa lên bờ và lúc bấy giờ, ký túc xá mới cho xe chở nạn nhân đến nhà xác bệnh viện". 

Nghĩa cử, nữ sinh, nước cuốn, tỉnh Trà Vinh, giấy tờ
Anh Hoàng và những người bạn 
Hoàng đưa chúng tôi đến vị trí tìm được nạn nhân. Nơi đây còn bày biện la liệt những lễ vật cùng bái. Anh nói 10 ngày trước đó trong một cơn mưa lớn anh và nhóm bạn đã vớt được 2 thanh niên bị trôi cùng 2 xe máy. 

Anh nói: “Giá như ngay sau đó Đại học Quốc gia triển khai rào chắn như bây giờ thì SV Đinh Thị Phương Thảo không thể chết được”.

Điều trăn trở của Hoàng và nhóm bạn, đã gần một tuần trôi qua, cô sinh viên thoát chết Trần Thị Hoài Thu không hề ghé lại.

Các anh không mong một sự báo đáp nào mà chỉ muốn hỏi cho ra lẽ: “Tại sao chúng tôi báo động mà không dừng lại. Có phải các cô nghĩ chúng tôi là những thành phần bất hảo muốn chọc ghẹo sinh viên?"

Trần Chánh Nghĩa

Link gốc Ở ĐÂY