Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tin thứ Hai, 15-07-2013- cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- NGHÈN NGHẸN TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- THOÁT TRUNG LUẬN (2) (Hồ Hải). “Câu chuyện Thoát Trung Luận là câu chuyện lớn cho cả tổ quốc và dân tộc…. lãnh đạo, nhân dân cần phải thoát ra khỏi cái quán tính tư duy bao đời hằn sâu trong tâm khảm“.
- Đồng hương với thủ tướng: Việt Nam lần đầu có nữ tướng công an (BBC). “Bà Bùi Tuyết Minh gia nhập lực lượng công an từ năm 19 tuổi và từng làm công tác trinh sát ngoại tuyến một thời gian dài, trực tiếp tham gia phá nhiều vụ vượt biên ở Kiên Giang“. Nếu bà Minh không tham gia phá nhiều vụ vượt biên ở Kiên Giang, thì đã có thêm nhiều người vượt biên được, bây giờ họ trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, “một bộ phận không thể tách rời” của đảng và nhà nước. Nếu bà Minh không tham gia phá nhiều vụ vượt biên, thì bây giờ ngoại tệ được gửi về nhiều hơn, sao lại phong tướng cho bà này?
- Đạo luật và Đạo lý (Trần Xuân Hoài).
- Xem Việt Nam chuyển từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tư bản: Watch Vietnam Transition From Communism to Capitalism (Atlantic Cities).
- Phiếm: Câu hỏi không khó (LĐ).
- Liên quan đến nghi vấn bao che cho các sai phạm của TBT Đinh Đức Lập của báo Đại Đoàn Kết: VỤ ĐINH ĐỨC LẬP: ÔNG VŨ TRỌNG KIM BỊ TỐ CÁO 4 VẤN ĐỀ (Tễu).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Huy Phương:  Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (DĐTK).
- Anh cu Cá (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phát minh máy cày đa năng, lão nông bỗng thành tỉ phú (TP) (hề hề, giỏi hơn ối giáo sư viện sỹ... nhỉ, mấy tay đấy nên đổi thành Giáo Sỹ thì hợp lý hơn :)).
- Ấn Độ khai tử dịch vụ điện tín: Nỗi buồn quanh bức điện tín cuối cùng (TTVH).
QUỐC TẾ

THOÁT TRUNG LUẬN(2)

Hình ảnh ông cựu chủ tịch nước - Nguyễn Minh Triết - mặc Hoàng Bào trong lễ bế mạc Hội nghị APEC tổ chức ở Hà Nội, lần thứ 14 vào ngày 19/11/2006 là một dấu hiệu cho thấy tư duy Thoát Trung Luận của ông tại diễn đàn lớn này - Ảnh của AFP
Câu chuyện Thoát Trung Luận là câu chuyện lớn cho cả tổ quốc và dân tộc. Nó không chỉ có liên quan đến cơ hội, thời thế, mà còn liên quan đến cả tư duy và hành động của lãnh đạo, nhân dân cần phải thoát ra khỏi cái quán tính tư duy bao đời hằn sâu trong tâm khảm.
Trong phần Thoát Trung Luận mà tôi đã viết hôm 28/6/2013 chỉ là nói đến thời cơ - thời thế và cơ hội - sau khi điểm qua lịch sử, địa chính trị của khu vực và bài học của Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, và bài học của Miến Điện hôm nay. Trong bài viết này tôi xin bàn đến tư duy của lãnh đạo và dân tộc. Vì cuộc cách mạng tư tưởng luôn phải đi trước cách mạng xã hội một bước, tư tưởng mà không thông thì đừng hòng làm được bất cứ cái gì.
Chúng ta bắt đầu từ văn hóa
Văn hóa là nguồn cội của tư duy. Như tôi đã viết, văn hóa duy tình kiểu làng xã, tiểu nông của Việt Nam chỉ quanh quẩn bỡi cái ăn chắc mặc bền, mà không hoặc khó dám nghĩ đến chuyện thay đổi cái cũ, để tìm cái mới tốt đẹp hơn. Chỉ khi nào vận đến cùng thì mới dám nghĩ đến chuyện phải tự cứu lấy mình, bằng cách thay đổi lề lối làm việc và chọn phương cách mới.
Chính cái quan điểm văn hóa duy tình, làng xã bám vào gốc rạ để sống, hòng tìm một sự bền lâu này nó đã là một quán tính tư duy trong mỗi con người Việt Nam, từ lãnh đạo đến cùng đinh không dám có sự thay đổi và bức phá, ù lì trong cái túng cùng cả nghèo hèn và nhược tiểu.
Điểm lại lịch sử, hầu hết các cuộc cách mạng của dân ta cũng chỉ xảy ra khi và chỉ khi cái chén cơm của mỗi người đều bị mất trắng, đời sống của toàn dân bị cơ cực đến tận cùng. Thời phong kiến các đời cũng vậy, mà thời Pháp thuộc cũng thế. Ba mươi tám năm qua, sau thống nhất đất nước cũng không hơn, chỉ sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, không còn chỗ để ăn xin, nên đảng cầm quyền mới nghĩ và hành động để cỡi trói cứu lấy quyền lợi bền lâu của mình.
Nhưng sau khi cỡi trói thì cái tư duy làm nô lệ và cầu viện ngoại bang vẫn còn khắc vào tâm khảm, nên mới có cái Hội nghị Thành Đô 1990, để đảng cầm quyền tìm một chỗ nương náu yên thân. Thời nội chiến từ 1954 đến 1975 cũng vậy, cả 2 miền Nam Bắc, các lãnh đạo Việt cũng kẻ Bắc tìm sự nô dịch với Liên Xô và Trung Hoa, người Nam bám vào sự viện trợ của Hoa Kỳ để tranh bá. Cuối cùng nhân dân là người thua cuộc. Để hôm nay, chúng ta lại phải hầu hạ và tôn thờ Trung Hoa một cách mù quáng.
Cho nên, cái cần kiếp ngay từ bây giờ là, phải đào tạo một thế hệ có tư duy thoát ra khỏi cái văn hóa bần nông, làng xã và duy tình này. Cần duy lý, tự lực cảnh sinh để tự cường đứng dậy đi thẳng lưng như người ở đồng bằng, chứ không đi lom khom như ngàn năm nay của người sơn cước.
Rất dễ để kiếm tìm những bài viết của các học giả, hay trí thức đến sinh viên nhìn sự việc cảm tính hơn là duy lý. Và dân gian nước mình cũng có những câu ca dao lột tả rất rõ về điều này - Thương nhau cũ ấu cũng tròn/Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo.
Vấn đề quán tính tư duy
Hơn một năm trước, tôi viết bài quán tính tư duy là cái làm cho đám đông vô thức bị tầng lớp tinh hoa xỏ mũi kéo lê dân tộc đi từ khổ nạn này đến tai ách khác. 
Nhưng nếu nhìn lại, thì cái quán tính tư duy cũng làm cho tầng lớp tinh hoa của đất nước Việt Nam bao đời nay vẫn còn trong ao tù nước đọng.
Ngàn năm trước dưới ách đô hộ của Trung Hoa, lãnh đạo bao triều vua vẫn chịu thần phục, triều cống phương Bắc dù dân khí có hùng cường đánh đuổi được giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi.
Điểm lại lịch sử công tâm, chỉ có triều Nhà Nguyễn gần đây mới có chuyện độc lập tự chủ, mở mang bờ cõi đến Cà Mau, Trường Sa, Hoàng Sa và biển Đông thuộc về ta mà bao triều đại trước đó, và cả ngay bây giờ cũng không thể sánh bằng. Đó cũng nhờ một phần Nhà Thanh bên Trung Hoa suy tàn, và Nhà Nguyễn nước ta có tư duy thoát Trung Hoa.
Sau Nhà Nguyễn suy tàn, nước ta rơi vào ách thực dân Pháp, những hòa ước Pháp Thanh cũng phải lấy bản gốc triều Nguyễn để ký kết về biên giới, biển đảo. Nhưng các tinh hoa làm cách mạng thoát Pháp vẫn cứ mang tư duy cậy nhờ ngoại bang, để đẩy dân tộc vào máu lửa chiến tranh, và nhân dân vẫn là người thua cuộc.
Bây giờ cũng thế, sau hội nghị Thành Đô 1990 tạm giúp ổn định không chiến tranh được 23 năm nay. Nhưng gần đây nguy cơ này lại đến. Đầu tháng 6/2013 này lại có cái ký kết vịnh Bắc Bộ với Trung Hoa, nhưng chữ ký chưa ráo mực thì tàu hải giám Trung Hoa đã tấn công ngư dân ta ngay trên vịnh Bắc Bộ. Câu chuyện chủ tịch nước phải đi thăm Hoa Kỳ vội vả vào 25/7/2013 này nói lên tất cả những thất bại về quan hệ kiểu nương nhờ ngoại bang trong cái tư duy của lãnh đạo của ta hiện nay. Trong khi đó, dân khí mới là rường cột của quốc gia, thì chính quyền lại thẳng tay đàn áp. Một tư duy có bản chất nô lệ, có quán tính từ ngàn xưa vẫn còn mãi đến hôm nay.
Nếu còn tư duy nô lệ như thế thì ngàn năm sau không hy vọng gì đất nước ta có thể tự lực, tự cường, đứng thẳng người như Nhật, Hàn hay một số quốc gia trong khu vực kể cả Miến Điện và Cambodia.
Chính trị là một nghệ thuật của sự có thể - Otto Von Bismarck - vấn đề là cần nâng nghệ thuật này bằng tư duy tới hạn từ những vấn đề mà tôi đã lược ra ở trên.

Ngay cả nước Pháp có cuộc phá ngục Bastille vào ngày hôm qua cách đây 224 năm, mà mọi người cứ tưởng là cuộc cách mạng dân chủ tư sản dẫn dắt nhân loại từ bỏ phong kiến đến nền cộng hòa, thì cũng phải diễn ra chậm hơn cuộc cách mạng Trà Boston của Hoa Kỳ đến 16 năm. Nhưng Nã Phá Luân đã đưa nước Pháp trở về thời đại phong kiến một lần nữa, sau thế chiến thứ hai nước Pháp mới có nền cộng hòa thực sự. Trong khi đó, Hoa Kỳ đi một mạch trước cả châu Âu và Pháp để đến cường quốc số một toàn cầu là chuyện đáng để kính trọng hơn tất cả.

Nói lên điều này để thấy việc thoát ra khỏi cái quán tính tư duy không dễ ngay ở các quốc gia tiên tiến phương Tây. Nó càng khó hơn với Việt Nam, nếu hệ thống tuyên truyền của đảng cầm quyền mãi còn tư duy nô dịch.
Muốn cỡi trói văn hóa nô dịch và tư duy bần nông làng xã hành động thế nào thì lại liên quan đến nghệ thuật của sự có thể. Hẹn ở phần ba cho đề tài Thoát Trung Luận này. Chúc dân tộc này một tương lai tốt đẹp.

Xăng dầu khôn ngoan thì đừng "manh động"!

(Trái hay Phải) – Mới được cho tăng giá xăng dầu ít hôm, các doanh nghiệp lại đã xin tăng giá tiếp, sự nóng vội làm họ đã quên mất rằng thời gian gần đây họ không cần xin vẫn được cho tăng thì sao phải xin làm gì để làm xấu hình ảnh của mình.

Các doanh nghiệp đầu mối vừa gửi tới liên Bộ Tài chính – Công thương văn bản xin được tăng giá bán lẻ xăng dầu, dù trong tháng 6 vừa qua giá xăng dầu đã tăng 2 lần, và lần gần nhất mới hôm 28/6.

Theo các doanh nghiệp, chiếu theo giá bình quân 30 ngày tính đến 23/6, các đơn vị này đang lỗ 500 đồng/lít xăng, dầu bán ra. Do đang được bù lỗ 300 đồng/lít từ Quỹ Bình ổn giá nên mức lỗ thực là 200 đồng/lít.

Trong khi, theo công bố mới đây của Bộ Tài chính, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết tháng 6 vừa qua chỉ còn 55 tỷ đồng.
Không cần xin vẫn được tăng giá xăng dầu, nhưng vì nóng vội các doanh nghiệp đã quên mất điều đó.
Không cần xin vẫn được tăng giá xăng dầu, nhưng vì nóng vội các doanh nghiệp đã quên mất điều đó.
Tờ Dân Việt dẫn tin từ Tổ điều hành giá xăng dầu hôm 12/7 cho biết, việc các doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ gần đây là có thật. Tuy nhiên, điều chỉnh giá xăng dầu hay không chưa thể nói trước thời điểm này, bởi tăng giá xăng dầu sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chưa kể, các bộ ngành can thiệp bằng công cụ nào cũng cần phải cân nhắc, có thể là giảm thuế, tăng giá hay tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn vẫn chưa thể công bố trước.

Đã từ lâu rồi lại mới thấy các doanh nghiệp chủ động gửi kiến nghị xin tăng giá tới cơ quan quản lý, và công bố rộng rãi với cơ quan báo chí. Còn nhớ, trước đây mỗi khi tăng giá xăng dầu các doanh nghiệp đều tung tin là giá thế giới tăng mạnh, doanh nghiệp lỗ, nên tới sẽ xin tăng. Còn khi giá thế giới giảm thì họ im lặng, chỉ khi cơ quan quản lý quyết định giảm “vì báo chí nói nhiều quá” thì doanh nghiệp mới giảm.

Lần xin tăng giá này xem ra các doanh nghiệp hơi “manh động”, khi họ chủ động xin kiến nghị và để lộ thông tin ra báo chí. Vì theo ghi nhận của những lần điều chỉnh giá gần đây, đặc biệt như hai lần gần nhất trong tháng 6 vừa qua, đều không phải do doanh nghiệp xin, mà do liên Bộ tính toán và đưa ra mức tăng tối đa, còn doanh nghiệp căn cứ vào đó điều chỉnh mức tăng của doanh nghiệp mình.

Khi mà cơ quan quản lý đang giành thế chủ động về mình thì sao các doanh nghiệp phải xin làm gì, vừa mất hình ảnh doanh nghiệp thân thiện, nhà nước lập ra kinh doanh vì nền kinh tế, vì nhân dân, sức chịu đựng giỏi… trong mắt người dân, mà chưa chắc đã được tăng giá.

Và theo như tiết lộ của Tổ điều hành giá xăng dầu đã dẫn ở trên thì có thể chưa được tăng giá thật, doanh nghiệp còn phải tiếp tục đợi, nhưng hậu quả thì chắc chắn là doanh nghiệp đã bắt đầu nếm rồi. Khi vừa hay tin doanh nghiệp xin tăng người dân đã bĩu môi, đúng là độc quyền, mới tý đã lại đòi tăng, tiền kiếm không ra sao cái gì cũng tăng vèo vèo, cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ - lương tăng một đồng mà giá cả đã tăng dăm bảy đồng…

Cái chiêu bài chuẩn bị tâm lý người dân cho việc tăng giá xăng dầu bằng việc lên báo chí kêu than rằng lỗ, rằng giá thế giới cao, trong nước thấp… xem ra đã cũ quá rồi, mà sao các doanh nghiệp vẫn dùng lại. Vừa tự mình làm mất hình ảnh mình, vừa đẩy liên Bộ Công thương – Tài chính vào thế khó, chẳng nhẽ lại cứ như các lần trước doanh nghiệp đòi là cho tăng, nếu vậy thì chỉ 1 tháng rưỡi đã tăng tới 3 lần, như vậy thì biết báo cáo làm sao, chỉ số giá tiêu dùng sẽ lại ngất ngưởng, rồi lại đổ lỗi cho Chính phủ điều hành. Kể ra cũng thật là khó cho tân Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, không biết từ ngày làm vị trí mới tới giờ ông đã quen với nhịp độ thường xuyên, liên tục của xăng dầu, than, điện đòi tăng giá chưa.

Thật khó cho ông quá, không tăng thì doanh nghiệp, đại lý đóng cửa quyết không bán, mà tăng thì biết xử lý sao với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để nó không được quá cao? Mà mấy vị doanh nghiệp thì manh động quá, mới cho tăng chưa được 15 ngày đã lại đòi tăng tiếp, mà đòi thì có thể đòi riêng, đòi âm thầm, sao lại còn tung tin ra báo chí là đang đòi, giờ mà nói không tăng thì doanh nghiệp không để yên, mà nói tăng thì dân tình cũng không cho yên. Thật khó quá đi, tân Bộ trưởng của chúng ta phải làm gì đây?
  • Phạm Thanh

Trung Quốc bối rối trước “Thanh kiếm sắc ẩn sau 2 chuỗi đảo” của Mỹ

Thứ bảy 13/07/2013 16:10
ANTĐ - Trong chuyên mục “Giải mã tình hình quân sự” của Đài truyền hình Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lương Phương đã phân tích những nguyên nhân Trung Quốc cần phải đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2, đồng thời đưa ra những cảnh báo và các biện pháp thực hiện.
Hiện nay, Mỹ đang xây dựng hàng loạt căn cứ hải quân, không quân ở 2 chuỗi đảo chiến lược, nắm giữ toàn bộ các vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và không chế tất cả các cụm đảo, vùng biển, eo biển và các luồng đường huyết mạch, biến chúng trở thành những đầu cầu chiến lược để Mỹ xây mộng bá chủ châu Á - Thái Bình Dương.
“Chuỗi đảo” là một bộ phận trong lý luận chiến lược địa lý hình thành trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Khái niệm “chuỗi đảo” được cựu ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đưa ra lần đầu tiên vào năm 1951. Đầu tiên, nó được Mỹ sử dụng trong chiến lược đối phó với Liên Xô, đặc biệt là ngăn chặn tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương của họ.
Chuỗi đảo thứ nhất được chia làm 3 bộ phận nối liền nhau, bắt đầu từ phía bắc với quần đảo Aleutian, quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, mắt xích ở giữa chính là đảo Đài Loan, nối tiếp xuống phía nam là quần đảo Philippines, quần đảo Indonesia.

Trung Quốc đang xây dựng biên đội tàu sân bay để đối chọi với tàu sân bay Mỹ

Còn chuỗi đảo thứ 2 chạy từ bắc đến nam, bắt đầu ở phía bắc bởi đảo Honshu của Nhật Bản, quần đảo Ogasawara, quần đảo Iwo Jima, quần đảo Mariana và cuói cùng là quần đảo Palau. Trong chuỗi đảo này có một mắt xích rất quan trọng, đó chính là đảo Guam - một căn cứ quân sự rất quan trọng của Mỹ.
Phía sau 2 chuỗi đảo này còn có cụm căn cứ quân sự rất lớn đóng tại đảo Hawaii - 1 trong 2 tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ (cùng với Alaska). Đây là trung tâm đầu não của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương và cũng đại bản doanh của lực lượng dự bị chiến lược Mỹ. Căn cứ hải quân nổi tiếng Trân Châu Cảng là căn cứ hải quân lớn nhất, có vị trí địa lý quan trọng nhất và cũng là nơi đặt trụ sở của hạm đội Thái Bình Dương.
Căn cứ Smith trên đảo Hawaii chính là nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy lực lượng hải quân đánh bộ. Bộ chỉ huy lục quân Thái Bình Dương đóng tại Fort Shafter, còn Bộ chỉ huy không quân Thái Bình Dương đóng ở căn cứ không quân Hickam. Ngoài ra, đảo Midway và đảo Johnston cũng có các sân bay và căn cứ hải quân quan trọng.

Bản đồ thể hiện chuỗi đảo thứ nhất và thứ 2 của Mỹ


Hiện nay, tổng số quân Mỹ đóng tại châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 150.000 quân, trong đó lục quân là 50.000, bao gồm 1 tập đoàn quân và 2 sư đoàn; không quân có khoảng 39.000 người, biên chế thành 4 liên đội (25 chi đội) với 370 máy bay các loại; hải quân và hải quân đánh bộ có 60.000 quân, được biên chế 1 tàu sân bay hạt nhân, 19 chiến hạm và 390 máy bay.
Khi bàn đến vấn đề vì sao phải xuyên phá qua chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ 2, chuyên gia Lương Phượng nói, nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ yêu cầu phát triển của Trung Quốc. Hiện nay mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc 90% là thông qua con đường vận tải biển. Tuyến đường phía Nam chủ yếu là nhập khẩu quặng sắt từ Australia và các tuyến đường phía tây chủ yếu nhập khẩu dầu chất lượng cao từ Trung Đông.
Để đảm bảo thông suốt 2 tuyến đường đó, Trung Quốc phải đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất, khai thông tuyến đường qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương. Đây chính là một yêu cầu tối quan trọng đặt ra cho quân đội Trung Quốc, bảo đảm cho đất nước duy trì đà phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Hải quân Mỹ đang lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm


Nguyên nhân thứ 2 mà ông Lương Phương đề cập đến là xuất phát từ yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia và chiều sâu phòng ngự trên biển. Cải cách, mở cửa đã hình thành chuỗi trung tâm kinh tế duyên hải rất mạnh của Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Chiết Giang, Thượng Hải…,  chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, xét về góc độ quân sự thì các khu trung tâm kinh tế ven biển rất yếu ớt trước sự tấn công của các đối thủ. Ví dụ như vũ khí dẫn đường tấn công chính xác tầm xa của quân đội Mỹ có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia có tầm bắn xa tới 2500km. Đây chính là mũi kiếm sắc bén của Mỹ ẩn nấp sau 2 chuỗi đảo, rình rập tấn công Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là người Mỹ chẳng cần tiến vào phạm vi của chuỗi đảo thứ nhất mà chỉ cần đứng ngoài ranh giới của chuỗi đảo này, từ hải phận quốc tế trực tiếp tấn công khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc, thậm chí là tận sâu trong Đại Lục. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Tên lửa Đông Phong DF-21D - sát thủ tàu sân bay của Trung Quốc


Ông Lương Phương cho biết, hiện nay Trung Quốc mới chỉ mon men trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, điều này là không đủ đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Hải quân Trung Quốc cần xuyên phá quá chuỗi đảo thứ nhất, tiến ra biển xa và rất xa để bảo vệ lợi ích quốc gia, đây cũng chính là đã đẩy các mối đe dọa ra xa lãnh thổ Trung Quốc.
Chính vì vậy, mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, phát triển các phương tiện tác chiến cỡ lớn và các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa là vô cùng quan trọng để chống lại sự uy hiếp từ các chuỗi đảo của đối phương. Thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay… chính là nhằm mở rộng chiều sâu phòng ngự trên biển, đẩy các mối đe dọa ra xa lãnh thổ.
Nguyễn Ngọc
Theo “Nhân Dân nhật báo”

Tiến thoái lưỡng nan về sự thành công của Trung Quốc

Trung Quoc-3Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Robert A. Manning, EAF

Trong vòng một thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một chuỗi thử thách kinh tế có thể dẫn đến nhiều khó khăn chính trị hơn so với những thử thách mà nước này đã đối mặt trong vòng ba thập kỷ qua. 


Lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối phó với hiện trạng bất ổn định: mô hình kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã vượt qua giới hạn của nó; tổn thất về môi trường trầm trọng đến từ sự phát triển quá nóng từ năm 1979; và các tầng lớp nắm quyền lực chính trị lâu năm hiện đang bị mang ra ánh sáng vì các vụ bê bối tham nhũng kinh niên, và sự thiếu vắng cả tính minh bạch lẫn trách nhiệm.
Và những thử thách này diễn ra trong một môi trường an ninh khu vực bất ổn được hình thành bởi sự hành xử ngang ngược của Bắc Kinh tại châu Á, điều này đã dấy lên những quan ngại trong các nước láng giềng từ Ấn Độ cho tới Việt Nam.
Ngoài những vấn đề về cơ cấu kinh tế, Trung Quốc sẽ phải đối phó với các làn sóng độ thị hóa mới, trong đó ước tính sẽ có khoảng 350 triệu người di cư tới các thành phố lớn trước năm 2030, nâng con số cư dân thành thị lên gần 1 tỉ. Tính tới năm 2025, Trung Quốc sẽ có khoảng 221 thành phố với 1 triệu người ở mỗi thành phố. So sánh với châu Âu hiện nay, toàn bộ châu Âu chỉ có 35 thành phố với số dân trên 1 triệu người. Sự bùng nổ đô thị chưa có tiền lệ mang tính lịch sử này cho thấy tình thế nan giải của Trung Quốc vào thời điểm mà rô-bốt và kinh tế số đang tái định nghĩa lại công việc. Ví dụ, FOXCONN, với 1,2 triệu công nhân Trung Quốc và lắp ráp khoảng 40% toàn bộ các thiết bị điện tử được tiêu thụ trên thế giới mới tuyên bố sẽ mua 1 triệu rô-bốt trong vòng 3 năm tới.
Các lãnh đạo Trung Quốc cũng cần phải đối mặt với những dạng sức mạnh cá nhân chưa từng có trong lịch sử từ tầng lớp trung lưu đang bùng nổ hiện nay, và nhiều người trong số này đang bất bình về nạn tham nhũng tràn lan, thiệt hại về môi trường cũng như sự bất công đang gia tăng ngày mỗi cao trong xã hội. Tầng lớp này chứa tới 500 triệu công dân Trung Quốc, những người đang sử dụng internet, và hàng trăm triệu người sử dụng Weibo –mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter, tại một quốc gia với hơn 700 triệu điện thoại di động.
Có những dấu hiệu rõ ràng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra được sự cần thiết phải thay đổi. Tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ thuộc vào những hành động cụ thể. Hơn ba thập kỷ tăng trưởng hai con số tại đây, Trung Quốc chính là nền tảng vững chắc cho thành công của Đảng Cộng sản với cương vị lãnh đạo.
Nhưng những lãnh đạo Trung Quốc biết rõ rằng mô hình xuất khẩu với đầu tư làm động lực sẽ không mang lại bền vững lâu dài. Đây chính là phần mở đầu trong bản báo cáo Trung Quốc 2030 được xuất bản hồi năm ngoái do Ngân hàng Thế giới và Ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc tài trợ, một cơ quan chính sách hàng đầu tại đây.
Trung Quốc 2030 mô tả một cách rõ ràng rằng những cải cách rộng khắp nhằm tạo ra một chức năng lớn hơn dành cho các thị trường tư nhân, tăng cường sức cạnh tranh và củng cố lại nền pháp quyền sẽ là những điều cần thiết nếu Bắc Kinh nhận ra mục tiêu trở thành “một xã hội hiện đại, hòa bình, sáng tạo và thu nhập cao”. Quan trọng, bản báo cáo đã chỉ ra rằng “cải tổ các tập đoàn nhà nước và ngân hàng sẽ có thể giúp cân đối lại sự sắp xếp của các tập đoàn nhà nước với sự yêu cầu và cho phép sự cạnh tranh tới từ mảng doanh nghiệp tư nhân trong một thương trường công bằng”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cải cách đáng chú ý nào diễn ra, dù cho Chủ tịch nước mới nhậm chức Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường, cùng với một vài thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được xem như là những nhà cải cách.
Nếu Bắc Kinh có kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược thì rõ ràng họ không được cụ thể cho lắm. Liệu việc này sẽ như thế nào? Sau đây là ba tương lai có thể có được đưa ra như một công cụ phỏng đoán nhằm suy nghĩ về các khả năng có thể diễn ra cũng như các chiến lược hiện tại của Trung Quốc.
Một thế giới hòa hảo
Trong bối cảnh tốt nhất này, Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ trở nên tự do hơn, và trong năm năm tới bắt đầu củng cố nền Pháp quyền và đẩy hệ thống tài chính của họ theo hướng phân bổ tài nguyên dựa trên thị trường nhiều hơn. Sự tăng trưởng dựa vào người tiêu dùng duy trì được ở mức 6-7% mỗi năm khi Trung Quốc giảm sự phụ thuộc của họ vào xuất khẩu và tăng tính ổn định xã hội thông qua sự cải tổ chính trị và pháp luật bằng việc khai thông hệ thống chính trị và thúc đẩy Pháp quyền, tính minh bạch và tính trách nhiệm.
Trung Quốc cũng tìm thấy một mô hình tạm ước có tính hợp tác và ổn định hơn tại Đông Nam Á với cả Hoa Kỳ và các nước láng giềng châu Á lân cận. Mối quan hệ Trung Quốc–Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai tốt đẹp này cho Trung Quốc.
Tình trạng xáo xộn
Đây là một phản ứng đối với khủng hoảng hơn là một tương lai được xây dựng từ chiến lược, trong đó các lãnh đạo lại không biết cách điều hành hiệu quả đối với các khủng hoảng môi trường. Các cuộc khủng hoảng khác có thể diễn ra nằm ở sự bùng nổ trong thị trường bong bóng nhà đất, tham nhũng, gia tăng bất bình đẳng và sự bất bình xã hội.
Trung Quốc thực hiện cải cách vì sự bắt buộc thay vì có kế hoạch và mục đích rõ ràng. Trung Quốc thực hiện các bước đi lưỡng lự trong việc thúc đẩy Pháp quyền, tăng tính trách nhiệm của các quan chức Đảng địa phương và khu vực, và dần dần cải cách hệ thống kinh tế và tài chính nhằm cải thiện tính cạnh tranh, làm giảm sức mạnh độc quyền của các tập đoàn nhà nước, và chập chạm miễn cưỡng tiến tới việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tương lai này được thấy qua chính sách đối ngoại đa tạp gồm chủ nghĩa dân tộc, sự cẩn trọng, hợp tác lẫn cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Bẫy thu nhập trung bình
Áp lực duy trì mức tăng trưởng 7-8% tới từ việc cho vay quá mức và có động lực chính trị bởi các ngân hàng nhà nước nhằm duy trì vẻ ngoài của một nền kinh tế đang tăng trưởng, và điều này lại làm tăng nợ và tiếp tục những khoản đầu tư không hiệu quả. Điều này chứng minh sự phản tác dụng của những chính sách trên.
Tình hình bong bóng nhà đất bị giảm phát, các nhà đầu tư trung lưu đổ các khoản tiền tiết kiệm của họ vào việc mua các căn hộ giờ đây lỗ nặng, bất ổn xã hội ngày mỗi gia tăng, và tăng trưởng thực của Trung Quốc giảm mạnh xuống chỉ còn 2-3% khi mà thất nghiệp tăng vọt. Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thất bại trong việc đi lên cuỗi giá trị trong sản xuất nhằm cạnh tranh với các quốc gia tiên tiến hơn, trong khi đó chi phí lao động cao hơn ở nước làm mất sức cạnh tranh với các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á.
Khi mà Trung Quốc tăng cường tập trung vào những thử thách nội tại vào tính ổn định, họ có thiên hướng nhìn thế giới bên ngoài như một nguồn của các vấn đề cũng như một mối đe dọa chiến lược, do đó chủ nghĩa dân tộc nung nấu và sự không khoan nhượng đang tăng trong mối quan hệ của họ với các quốc gia khác và diễn đàn quốc tế. 
Một trong những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc trong việc nhận thức được tương lai gần với một bối cảnh thế giới hòa hảo đó là mạng lưới những quyền lợi bất di bất dịch được trao cho tầng lớp lãnh đạo trong khối ngân hàng nhà nước, các tập đoàn nhà nước, và những quyền lợi có mối quan hệ mật thiết với quân đối nổi lên từ cuộc cải cách sau năm 1979. Ví dụ, theo báo cáo thì hiện có khoảng 83 tỉ phú trong Quốc hội nước này.
Từ những khó khăn thấy trước dành cho làn sóng cải cách mới này, đầu tiên Trung Quốc có vẻ như sẽ trôi nổi từ tình trang xáo xộn tới bẫy thu nhập trung bình. Để đạt đủ động năng chính trị nhằm vượt qua những phản kháng để thực hiện được sự cải cách có thể đòi hỏi nhiều áp lực từ dưới lên trên (với sự cho phép từ Bộ Chính trị) vày việc này được gây ra bởi những sự kiện khơi màu như giảm phát từ bong bóng nhà đất mà hậu quả của nó là thực sự tệ hại.
___________
Robert A. Manning là thành viên cao cấp tại Atlantic Council’s Brent Scowcroft Center for International Security and its Strategic Foresight Initiative (Trung tâm An ninh Quốc tế và Sáng kiến Chiến lược Tầm nhìn xa khu vực Đại Tây Dương thuộc Viện Scowcroft Brent). Ông từng là Cố vấn Cấp cao cho Trợ lý Ngoại trưởng chuyên khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1989–1993), Hoạch định Chính sách (2004–08) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Tình báo Chiến lược Quốc gia (2008–12).

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc hậm hực khi Nga hợp tác với Việt Nam, im lặng về Biển Đông (GDVN)  —Philippines lên kế hoạch phòng thủ Trung Quốc đánh úp Bãi Cỏ Mây(GDVN)  —Báo TQ chỉ trích hợp tác Nga-Việt ở Biển Đông (KT)  —Vì Biển Đông, Mỹ đưa quân áp sát Trung Quốc (VnM)
Các “thỏa thuận” của Trung Quốc với Biển Đông ,ASEAN cần phải cảnh giác (TTVN)   —Trung Quốc: Hình ảnh đang ngày càng hoen ố (Soha)
Mỹ – Trung ‘ngoài cười, trong chiến’ (VNN)  –Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? (TVN)   —Từ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD  (VNN)
Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến TQ (ĐV)  —Trung Quốc bối rối trước “Thanh kiếm sắc ẩn sau 2 chuỗi đảo” của Mỹ (ANTĐ)
Đất đai thuộc về giai cấp mới – giai cấp cộng sản (RFA)
Tướng 87 tuổi nói về “thủ đoạn bẩn thỉu, xấu xa” của một số người trẻ -  (Soha)  —-Sẽ còn bao nhiêu di tích cổ bị “xin trả” lại cho nhà nước?(GDVN)   —-Trắng tay vì những người biết trước chủ trương (SGTT)
Dư âm sát hạch tín nhiệm (TVN)
Bồi thường 1m2 đất bằng giá… nắm xôi (DV)  —Tàu vận tải đâm vỡ mạn tàu cá rồi bỏ chạy (DV)  —Sống trong phố cổ mà run! (NLĐ)
‘Nhức mắt’ ở công trình hơn 700 tỷ bị đổ sập (VNN)   —Sở nhận lỗi để Hạ Long căng biển như phố Tàu (ĐV)
Toàn cảnh buổi đầu Arsenal đặt chân đến Việt Nam  (TNO)   –Trắng đêm đón Arsenal  (NLĐO) – Gần 300 CĐV đã thức trắng đêm đến sân bay Nội Bài rạng sáng 15-7 để được tận mắt chiêm ngưỡng các thần tượng của CLB Arsenal đến Việt Nam du đấu.
Vụ 2 nữ công nhân bị “chôn sống”: An toàn lao động bị xem thường  (NLĐ) -Liên tiếp để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, gây chết người nhưng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng luôn tìm cách bưng bít thông tin và né tránh trách nhiệm trước sinh mạng của người lao động
GS.Trần Hồng Quân: Phải đau xót chấp nhận phân loại giàu nghèo (ĐV) -Vậy chừng nào lên tới thiên đường XHCN???
Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ? (Lê diễn Đức -RFA)
Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân – Phần II  (J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA) ->>>  Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân – Phần I

On the Visit to China of President Truong Tan Sang -(Boxitvn) >>>Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn  Sang

Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 3)-(Boxitvn)

Đọc đơn bác Đặng Văn Việt-(Boxitvn) -Hôm nay đọc đơn của bác Việt gửi bí thư thành ủy Hà Nội được đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 13/7/2013 mà lòng con rưng rưng, tại sao người lính già lão thành cách mạng với những chiến công hiển hách mà lại có hoàn cảnh sống không hơn gì… tù quản thúc tại gia?!

Đạo luật và Đạo lý-(Boxitvn)

Kinh tế

6 sự kiện kinh tế đáng chú ý nhất tuần qua(GDVN)   —-Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Không để “gói 30 nghìn tỷ” bị lợi dụng(GDVN)
Tỷ giá tăng do NHNN chào bán USD kịch trần (Gafin)   —Gạo Thái “xả” kho, gạo Việt lo lắng (TN)
TS Alan Phan: Đãi cát tìm vàng (TVN)   –Đại gia Việt: Thâu tóm hầu hết khách sạn 5 sao Hà Nội (VEF)   –AZ Land: Lại thêm một Vina Megastar? (VEF)
Bế tắc lãi suất  (TN) -Vì sao ngân hàng ế vốn? Câu trả lời thường thấy trong thời gian qua là nền kinh tế, doanh nghiệp đã quá kiệt quệ, không còn khả năng hấp thụ vốn. Điều này không sai nhưng chưa đủ.

Thế giới

Báo TQ phải thừa nhận đời sống Triều Tiên quá đói khổ (ĐV)
Dân Ấn Độ nô nức khai tử ngành điện tín quốc gia (RFI)   —Israel tấn công hải cảng của Syria nhắm vào tên lửa Nga (VOA)
Indonesia: tỉnh trưởng cấm quan chức mướn nữ thư ký? (RFA)  —Không quân Mỹ và Pakistan tấn công quân Taliban(RFA)
Binh sĩ Philippines thuộc LHQ ở Golan yêu cầu được bảo vệ an toàn(RFA)  —Tướng lãnh cao cấp nhất Ai Cập bênh vực việc lật đổ ông Morsi (VOA)
Tàu vượt biển sang Úc chìm 8 người mất tích(RFA)   —Tổng Thống Thein Sein đi Anh và Pháp(RFA)
Phản ứng của người Mỹ sau phán quyết về vụ nổ súng ở Florida (VOA)

Văn hóa -Giáo dục – Khoa học

Hơn 200.000 thí sinh đã bắt đầu làm bài thi cao đẳng (VN+)
Gần 1.400 học sinh Y dược ‘mòn mỏi’ chờ bằng tốt nghiệp (VNN)

Bắt ba nữ sinh viên bán dâm với mức giá 200 ngàn đồng(GDVN)   –Phảm cảm với những hình ảnh nữ sinh lại “vô lễ” với tượng đài lịch sử  (GDVN)
Hét trong lúc rặn đẻ bị… phạt tiền (Omedia)   —Bàng hoàng bé gái 12 tuổi giết em họ 2 tuổi (KT)   —Xe tải cán chết một thai phụ 8 tháng (DV)
Cơm tẩm hóa chất, dầu ăn ép bằng lốp xe (VNN)  —Hoang mang khi mặc quần bò Trung Quốc nhiễm bệnh (VNN)
Bùng nổ xu hướng ‘sugar daddy’ – Kỳ 1: Bỏ tiền bao ‘con gái nuôi’(TNO) Amelia mỗi tháng được ‘cha nuôi’ chu cấp 1.500 USD tiền tiêu xài. ‘Cha nuôi’ lo cho Amelia từ A đến Z, mua nhiều quà tặng, hằng đêm dẫn ’con gái’ đi ăn tại những nhà hàng xa xỉ…>>>Mại dâm, gái bao núp bóng ‘con gái nuôi’?
Phát hiện một thanh niên treo cổ trong phòng trọ (TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét