Bản tin video RFA 2/3/2012
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=j3goKRY6Cac
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=UshpRpQ3RcA
http://www.youtube.com/watch?v=I0QQbthQo20&feature=player_detailpage
Chuyện bỏ đảng chạy lấy người
Kami- RFA
-
Hơn một năm nay, vì lý do sức khỏe cá nhân, chả làm gì được nên tôi cũng có nhiều thời gian để lên mạng internet hơn, nhiều lần tôi nhận được các tin nhắn trên mạng xã hội Facebook của bạn bè (ảo) những lời đề nghị được trao đổi một số vấn đề liên quan đến nhận thức chính trị của cả đôi bên. Hình như những người bạn đó nghĩ tôi viết blog nghĩa là tôi làm chính trị hay tham gia một tổ chức gì đó nên họ quan tâm muốn chia sẻ. Đáng chú ý trong các đối tượng trao đổi với tôi nói trên thường rất trẻ, họ là sinh viên hay học sinh, cá biệt có những bạn đang học phổ thông Trung học.
-
Hơn một năm nay, vì lý do sức khỏe cá nhân, chả làm gì được nên tôi cũng có nhiều thời gian để lên mạng internet hơn, nhiều lần tôi nhận được các tin nhắn trên mạng xã hội Facebook của bạn bè (ảo) những lời đề nghị được trao đổi một số vấn đề liên quan đến nhận thức chính trị của cả đôi bên. Hình như những người bạn đó nghĩ tôi viết blog nghĩa là tôi làm chính trị hay tham gia một tổ chức gì đó nên họ quan tâm muốn chia sẻ. Đáng chú ý trong các đối tượng trao đổi với tôi nói trên thường rất trẻ, họ là sinh viên hay học sinh, cá biệt có những bạn đang học phổ thông Trung học.
Thú thực trước một câu hỏi đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và nghĩ rằng mình với tư cách đã từng là một cựu đảng viên đảng CSVN phải có trách nhiệm trả lời những thắc mắc của họ. Chuyện tôi có phản bội dân tộc, phản bội đất nước hay phản bội đảng hay chống lại chính quyền nhà nước hiện nay ở Việt nam hay không là hai vấn đề khác biệt, không thể coi hay đánh đồng giữa đảng, chính quyền với Tổ quốc với dân tộc. Nhưng phải thừa nhận sự chuyển hóa tư tưởng của tôi dẫn tới việc tôi quyết định bỏ sinh hoạt đảng, phần lớn là do tôi hiểu được sự thật qua các thông tin trong sách vở báo chí, internet và những gì tôi cảm nhận được trong những chuyến đi hay trong cuộc sống thực tế mà tôi có điều kiện tiếp xúc và cảm nhận ở xứ người trong thời gian học tập và làm việc. Để qua đó rút ra cho mình một kết luận đã được người ta đã khẳng định thành chân lý đại ý là “Đừng nghe đảng nói và hãy xem đảng làm”.
Nói thật trước đây đối với tôi, đảng CSVN chính đảng từng được ông tôi, cha mẹ tôi và thế hệ anh em chúng tôi theo đuổi và ủng hộ hết lòng. Chúng tôi từng coi đảng CSVN là đảng cách mạng của những đại diện ưu tú của mọi tầng, mọi giới với lý tưởng đấu tranh xây dựng một xã hội công bằng, mà xã hội đó nhân dân sẽ làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Với mong ước đem lại cho nhân dân Việt nam được sống trong ấm no, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được học hành. Cần phải hiểu Đảng CSVN nói chung và cá nhân đảng viên nói riêng xưa và nay về bản chất không còn giống nhau, nếu không nói là thay đổi gần như hoàn toàn tới 180 độ. Những đảng viên đảng CSVN cách đây không lâu, chỉ từ năm 1990 trở về trước họ là những người có tinh thần vì nước quên thân vì dân phục vụ. Là những người luôn tiên phong đi đầu trong mọi công việc, không quản ngại khó khăn, không vụ lợi theo phương châm đảng viên luôn gương mẫu đi trước, để làng nước theo sau.
Khi ấy những người đảng viên là tấm gương cho quần chúng noi theo, bất kể hành động gì đều phải suy nghĩ vì sợ động chạm tới danh dự của người đảng viên cộng sản. Cái mà mỗi đảng viên chúng tôi luôn gìn giữ như con ngươi của mắt mình. Trong cuộc sống đời thường hay trong những ngày ở nơi chiến trận lủa đạn cũng thế, những người đảng viên cộng sản như chúng tôi luôn đặt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình lên trên quyền lợi hay kể cả sự sống của bản thân mình. Trong mỗi trận đánh, khi khẩu lệnh xung phong vang lên thì những người đảng viên cộng sản chúng tôi phản ứng tự bật dậy xông lên phía trước một cách tự nhiên, bất chấp mưa bom bão đạn hay sự đối mặt với tử thần. Chỉ đơn giản vì khi ấy chúng tôi luôn tâm niệm mình là đảng viên cộng sản, mình không xông lên trước thì đồng đội của mình ai sẽ dám tiến lên theo. Lúc ấy không ai còn được phép nghĩ mình sẽ sống hay chết, sau những trận đánh ai còn sống là do may mắn, ai nằm xuống cũng là điều phải chấp nhận, để rồi đánh mãi thành quen, mọi chuyện trở thành là chuyện bình thường. Đám lính trẻ ra trận lần đầu ra trận, nghe tiếng súng chưa quen khi nghe khẩu lệnh xung phong thì nhiều cậu nằm bẹp không dám ngóc đầu lên vì sợ, nhiều cậu sợ đái cả ra quần. Sau những trận đánh có nhiều cậu lính trẻ hỏi tôi “Sao thủ trưởng máu thế, không sợ chết à?”.
“Là con người hay con vật cũng thế có ai không sợ cái chết, nhưng trách nhiệm của người lính là trên hết, dẫu chết chúng mình cũng phải biết chấp nhận” – tôi thường bảo anh em như vậy để động viên họ, khi ấy mình nói rất thật không hề lên gân, lên cốt. Có lẽ vì trong hoàn cảnh giữa cái sống và cái chết cách nhau gang tấc, nên anh em chúng tôi dù lính trơn hay sĩ quan, đảng viên hay không đảng viên thương yêu quý mến nhau như ruột thịt, sống không tính toán thiệt hơn hay lợi hại cho cá nhân mình.
Đó là những cái chỉ còn trong dĩ vãng của đảng CSVN, bao nhiêu ý
nghĩ tốt đẹp của tôi đối với đảng CSVN dần đã mất hết, không chỉ là con
số không mà giờ nó còn là con số âm. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ may mà mình
đã sớm bỏ cái đảng này, nếu không thì chết vì nhục vì làm đồng chí với
bọn họ, đồng chí với một bầy sâu khổng lồ nhân danh đảng cộng sản để lừa
bịp quần chúng nhân dân, hòng đục khoét tài sản quốc gia làm giàu cho
cá nhân mình trên mồ hôi và nước mắt của những người lao động. Biến quân
đội nhân dân với phương châm trung với nước, hiếu với dân thành lực
lượng quân đội trung với đảng, coi nhân dân và những người lính cựu binh
như chúng tôi, như anh Đoàn Văn Vươn là kẻ thù. Tại sao lại như thế,
không có lẽ trong chiến tranh những người lính như chúng tôi xả thân cho
dân cho nước để cho một xã hội băng hoại như hiện tại hay sao?Quyết
định bỏ sinh hoạt đảng của tôi cách đây hơn 10 năm, khi ấy chỉ xuất phát
từ cảm tính cá nhân, tôi cảm nhận ban lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền
của họ ngày càng tha hóa, biến chất, ngày càng có nhiều biểu hiện phản
bội lợi ích của nhân dân. Và dần dần họ càng biểu hiện tha hóa do được
quyền tự cho mình là lực lượng chính trị duy nhất, có quyền đứng trên
Hiến pháp và luật pháp của đất nước. Từ đó dẫn tới sự lạm quyền, coi
thường dân chúng, bịa đặt vu khống cho các cá nhân hay tổ chức trái ý
của họ khi cần thiết. Tóm lại là họ không bao giờ nói thật bất cứ điều
gì, nói một đằng rồi làm một nẻo. Họ luôn luôn nhân danh lý tưởng cộng
sản, nhưng trên thực tế họ đã hình thành các nhóm lợi ích, cắt xén chia
chác ngân khố và tài nguyên, đất đai của quốc gia chưa đủ. Họ quay sang
dùng bạo quyền để cướp đất đai, nhà cửa ruộng vườn của nông dân với
chiêu bài dự án đầu tư, phát triển để là giàu cho nhóm lợi ích – các đại
gia tư bản đỏ. Rồi cha truyền con nối, cất nhắc con cái vào ghế lãnh
đạo chưa đủ, họ còn đưa các đại gia là lớp tư bản đỏ bóc lột nhân dân
vào ngồi trong cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội của nhà nước XHCN.
Tình trạng vô lý này ngày càng phổ biến trên diện rộng và không có biểu
hiện chấm dứt, thể hiện sự coi thường lực lượng đảng viên trong đảng và
quần chúng nhân dân của ban lãnh đạo đảng CSVN.
Điều đó dẫn tới hậu quả như đã thấy trong thời điểm hiện tại, lúc này
uy tín của đảng CSVN trong dân chúng đã không còn như trước đây. Bây
giờ thì hầu như tất cả mọi người dân đã mất lòng tin vào Đảng, mất lòng
tin ở đảng viên. Ngay trong nội bộ của đảng cũng thế, một số đông đảng
viên kể cả cán bộ trung cao cấp đã nghỉ hưu hay đang tại chức cũng không
tin vào sự lãnh đạo của đảng CSVN, người ta gọi họ là thành phần đảng
viên chán Đảng. Bằng chứng là trong clip video Bí thư thành ủy Hải phòng
trong buổi gặp gỡ các vị lão thành cách mạng là cán bộ trung cao cấp ở
Hải phòng, đã bị la ó phản đối quyết liệt như một cái chợ vỡ. Cũng bởi
cái đảng CSVN hiện nay không còn chút gì là đảng cộng sản. Đảng CSVN giờ
chỉ còn cái tên để lừa bịp, còn bây giờ đảng CSVN đang theo chủ nghĩa
nào, đường lối nào, không ai biết. Kể cả chính những người lãnh đạo của
đảng CSVN cũng vậy, nhưng họ cứ vờ vịt, à ơi để lừa những người nhẹ dạ.
Do đó không phải ngẫu nhiên mà gày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Và rồi ngày thứ hai, 27 tháng 2, 2012 vừa qua, hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị “lớn chưa từng có” ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Lý do cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận “ở một bộ phận khong nhỏ các đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Đây không phải là chuyện mới, vì từ tháng tháng 5/1999 cũng đã từng có Quy định 55 “Những điều đảng viên không được làm”. Rồi tháng12/2007 có Quy định 115 về những điều đảng viên không được làm, rồi tháng 11/2011 lại có Quyết định 45 tương tự, chưa kịp “quán triệt” thì đã có cái Quy định 47 không hơn gì. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung vẫ y như thế và rồi chắc kết quả vẫn như thế không có gì thay đổi. Vì như theo lời ông Lê Khả Phiêu, nguyên TBT đảng CSVN khẳng định “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thực ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.”. Nghĩa là bệnh của đảng CSVN là trầm trọng lắm, hết thuốc trị, hết phương cứu chữa rồi.
Trong bất kỳ một xã hội nào cũng thế, luật pháp phải đảm bảo sự công bằng trong khuôn khổ của Hiến pháp và chính quyền nhà nước đã nói thế nào phải làm đúng như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm. Chứ không thể chấp nhận một chính quyền nhân danh của dân, do dân và vì dân nhưng thực tế lại là một xã hội vô luật pháp, nơi mà luật pháp bị một nhóm người ngang nhiên chà đạp, đứng trên luật pháp để thao túng xã hội bằng biện pháp như một băng đảng mafia. Điều đó đã tạo nên xã hội ở Việt nam hiện nay băng hoại, nền tảng đạo đức xã hội bị phá vỡ trở nên mang tính chất xô bồ, mạnh ai nấy sống. Đó chính là nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ của đảng CSVN và chế độ của họ, do căn bệnh ví như ung thư giai đoạn cuối, mà đã là bệnh ung thư thì không có thuốc chữa, chỉ còn nước chết là cái chắc.
Đó chính là nguyên nhân để cho – như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”. Nghĩ lại điều đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói làm cá nhân tôi cảm thấy mình là người may mắn.
May mắn cho tôi vì đã biết trước cái tất yếu sẽ xảy ra như ngày hôm nay và đã biết để nhanh chân rời khỏi chuyến xe bão táp này. Chỉ tiếc cho những ai còn đang u mê tưởng rằng dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN đang đưa những hành khách trên chuyến xe phanh hỏng băm băm lao về cán đích CNXH. Chỉ khi xe lật nhào mới biết cái CNXH là chữ cái đầu viết tắt của Cả Nước Xuống hố.
Có lẽ đã bắt đầu đến lúc chúng ta có thể đếm lùi giờ tận thế của họ – đảng CSVN, vì bây giờ dẫu họ muốn hối cải cũng là quá muộn.
Ngày 02 tháng 03 năm 2012
—————–
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Do đó không phải ngẫu nhiên mà gày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Và rồi ngày thứ hai, 27 tháng 2, 2012 vừa qua, hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị “lớn chưa từng có” ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Lý do cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận “ở một bộ phận khong nhỏ các đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Đây không phải là chuyện mới, vì từ tháng tháng 5/1999 cũng đã từng có Quy định 55 “Những điều đảng viên không được làm”. Rồi tháng12/2007 có Quy định 115 về những điều đảng viên không được làm, rồi tháng 11/2011 lại có Quyết định 45 tương tự, chưa kịp “quán triệt” thì đã có cái Quy định 47 không hơn gì. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung vẫ y như thế và rồi chắc kết quả vẫn như thế không có gì thay đổi. Vì như theo lời ông Lê Khả Phiêu, nguyên TBT đảng CSVN khẳng định “Thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thực ra, thực trạng này Đảng đã thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.”. Nghĩa là bệnh của đảng CSVN là trầm trọng lắm, hết thuốc trị, hết phương cứu chữa rồi.
Trong bất kỳ một xã hội nào cũng thế, luật pháp phải đảm bảo sự công bằng trong khuôn khổ của Hiến pháp và chính quyền nhà nước đã nói thế nào phải làm đúng như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm. Chứ không thể chấp nhận một chính quyền nhân danh của dân, do dân và vì dân nhưng thực tế lại là một xã hội vô luật pháp, nơi mà luật pháp bị một nhóm người ngang nhiên chà đạp, đứng trên luật pháp để thao túng xã hội bằng biện pháp như một băng đảng mafia. Điều đó đã tạo nên xã hội ở Việt nam hiện nay băng hoại, nền tảng đạo đức xã hội bị phá vỡ trở nên mang tính chất xô bồ, mạnh ai nấy sống. Đó chính là nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ của đảng CSVN và chế độ của họ, do căn bệnh ví như ung thư giai đoạn cuối, mà đã là bệnh ung thư thì không có thuốc chữa, chỉ còn nước chết là cái chắc.
Đó chính là nguyên nhân để cho – như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”. Nghĩ lại điều đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói làm cá nhân tôi cảm thấy mình là người may mắn.
May mắn cho tôi vì đã biết trước cái tất yếu sẽ xảy ra như ngày hôm nay và đã biết để nhanh chân rời khỏi chuyến xe bão táp này. Chỉ tiếc cho những ai còn đang u mê tưởng rằng dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN đang đưa những hành khách trên chuyến xe phanh hỏng băm băm lao về cán đích CNXH. Chỉ khi xe lật nhào mới biết cái CNXH là chữ cái đầu viết tắt của Cả Nước Xuống hố.
Có lẽ đã bắt đầu đến lúc chúng ta có thể đếm lùi giờ tận thế của họ – đảng CSVN, vì bây giờ dẫu họ muốn hối cải cũng là quá muộn.
Ngày 02 tháng 03 năm 2012
—————–
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Trưởng công an xã hạ sát dân bằng 6 phát súng
Phapluatvn -Trong lúc mọi người đang chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ nhiều tiếng súng chát chúa vang lên xé toạc không gian yên tĩnh của một vùng quê. Vụ nổ súng trên xảy ra vào lúc 20 giờ tối qua ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Nạn nhân bị bắn là ông Nguyễn Hữu Năm (SN 1957, ngụ thôn 9, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập).Ông Năm bị bắn 6 phát đạn vào người đang cấp cứu tại bệnh viện. |
Theo người dân cho biết, những người liên quan trực tiếp đến việc nổ súng trên là ông Cao Đình Sâm, Trưởng Công an xã Long Hà và một công an huyện Bù Gia Mập cùng một số công an viên của xã vào quán của ông Năm để bắt những người đang đánh bài.
Do ông Năm không chịu ngồi xuống nên ông Sâm đã dùng chân đạp thẳng vào người ông Năm khiến ông này ngã xuống đất. Khi ông Năm vừa đứng dậy thì ông Sâm liền rút súng ngắn ra bắn liên tiếp 6 phát vào cổ và vai ông Năm. Sau đó, nhóm công an còng tay đưa ông Năm về trụ sở công an xã.
Thấy ông Năm bị thương máu ra nhiều nên người dân đến băng bó, nhưng họ bị Công an xã Long Hà xịt hơi cay không cho tiếp cận nạn nhân.
Khoảng 23h30 cùng ngày, thấy nạn nhân không chịu đựng nổi nữa thì ông Sâm mới chịu thả ông Năm về để người nhà đưa đi cấp cứu.
Cùng ngày, Đại tá Hoàng Văn Huệ, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện đã chỉ đạo Công an huyện Bù Gia Mập xuống hiện trường trực tiếp khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc. Sau khi có kết quả điều tra, Công an tỉnh Bình Phước sẽ xử lý nghiêm khắc không bao che, bỏ sót tội phạm”.
Ông Năm đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước trong tình trạng nguy kịch.
Thọ Lang
Trung Quốc nhìn từ phía sau
Báo điện tử “Nhân Dân”-cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc ngày
1/3/2012 cho biết trước ngày “Lưỡng hội” khai mạc (Kỳ họp thứ 5 Quốc hội
Khóa 11và Hội nghị chính trị hiệp thương Khóa 11) sắp khai mạc vào ngày
5/3/2012 tại Bắc Kinh. Trước thềm “Lưỡng hội”, từ 7/2/2012 tờ “Nhân dân
Nhật báo” và Báo điện tử “Nhân dân” của ĐCS Trung Quốc tiến hành cuộc
thăm dò dư luận về 20 vấn đề “nổi cộm, bức súc” trong dân chúng hiện
nay.
Tính tới chiều 29/2/2012 đã thu được 1,55 triệu phiếu trả lời,
trong đó 10 vấn đề “bức súc” của dân chúng được xếp thứ tự như sau:
1-Đảm bảo xã hội không công bằng. 2-Phân phối thu nhập bất công. 3-
Chống tham nhũng bất lực. 4- Cải cách công tác đảm bảo y tế. 5-Vấn đề
tam nông. 6- Sự công bằng giáo dục chưa tốt. 7- Quản lý xã hội lỏng lẻo.
8-Vấn đề vật giá gia tăng. 9-Không kiểm soát được giá nhà đất. 10-An
toàn thực phẩm chưa tốt.
Vấn đề đảm bảo xã hội. Tờ báo cho biết mấy năm qua đều được
dân chúng quan tâm. Năm 2008 đứng vị trí số 10, năm 2009, đứng ở vị trí
số 8. Nhưng từ năm 2010, 2011 tới nay luôn luôn ở vị trí số 1, dân chúng
phàn nàn nhiều mà vẫn không được giải quyết đúng mức hợp lý, nhất là
đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân về hưu, người già cả, người mất
việc làm, người thất nghiệp. Đa số ý kiến phàn nàn rằng 7 năm qua tiền
lương hưu và tiền trợ cấp đã tăng lên, nhưng tổng cộng mức tăng trong 7
năm qua chưa bằng 1/3 mức tăng lương đối với cán bộ, công nhân tại chức.
Trong khi đồng lương hưu trợ cấp đã thấp, họ lại phải đóng góp rất
nhiều khoản chi phí, nên đời sống càng gặp khó khăn hơn. Đa số dân chúng
cho rằng việc nhà nước thực hiện chính sách “Hai chế độ bảo hiểm xã
hội” đối với dân chúng là bất công. Một số yêu cầu nhà nước phải định ra
chính sách đảm bảo đời sống cho nông dân bị mất ruộng đất chứ không thể
làm ngơ sau khi đã lấy ruộng đất của họ. Tờ báo cho biết đa số chuyên
gia học giả đều đồng tình với ý kiến của dân chúng.Về vấn đề phân phối không công bằng. Tờ báo cho biết vấn đề này hầu luôn đứng hàng đầu trong các cuộc thăm dò dư luận hàng năm. Rất nhiều ý kiến cho rằng phân phối không công bằng đã dẫn tới hậu quả hố ngăn cách chênh lệch giàu – nghèo quá lớn nhưng nhà nước vẫn chưa có chính sách điều chỉnh thích đáng. Hầu hết cho rằng mức đảm bảo tối thiểu theo chính sách hiện nay là quá thấp, trên thực tế không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu.
Rất nhiều công nhân đang làm việc ở tuyến đầu cho rằng lương của họ quá thấp, sự chênh lệch tiền lương và thu nhập giữa các ngành nghề quá lớn, lương của công nhân hiện nay không theo kịp với tình trạng trượt giá hiện đang ngày càng tăng. Rất nhiều ý kiến cho rằng nhà nước phải kiểm soát và hạn chế tình trạng tăng lương bất hợp lý trong các doanh nghiệp quốc doanh quy mô lớn.
Giáo sư Học viện hành chính quốc gia Uông Ngọc Khải nói: “Cải cách tình trạng phân phối bất công hiện chưa được tiến hành đúng mức theo nguyện vọng của dân chúng. Nguyên nhân chủ yếu do sự ngăn cản và gây rối của ba tập đoàn lợi ích lớn trong xã hội hiện nay: Một là, Tập đoàn lợi ích của giới quyền quý mà đại biểu là tầng lớp quan chức lãnh đạo tham nhũng. Hai là, Tập đoàn lợi ích của tầng lớp lũng đoạn mà đại biểu chủ yếu là các chủ doanh nghiệp quốc doanh lũng đoạn của nhà nước. Ba là, Tập đoàn lợi ích của tầng lớp tài nguyên môi trường mà đại biểu chủ yếu là chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà đất và tài nguyên môi trường. Ông cho rằng ba tập đoàn lợi ích này thời gian qua đã cản trở rất lớn tới cải cách công tác phân phối công bằng.
Giám đốc Viện nghiên cứu xã hội Viện khoa học xã hội Trung Quốc Lý Bồi Lâm cho rằng Nhà nước phải có quyết tâm nhìn thẳng và xử lý vấn đề này thì mới có thể giữ cho đất nước ổn định lâu dài.
Về vấn đề tham nhũng, tờ báo cho biết đa số cho rằng Đảng và Nhà nước phải có quyết tâm loại bỏ mảnh đất nảy sinh tham nhũng, tiến hành công khai các thông tin đối với quan chức Đảng – Nhà nước, phát huy vai trò giám sát tổng hợp của dân chúng.
Tờ báo cho biết những vấn đề khác cũng nổi cộm và nhiều bức súc trong dân chúng như Vấn đề đảm bảo ý tế hiện nay rất bất cập. Dân chúng khám chữa bệnh hiện nay rất phiền hà, tiêu tốn nhiều tiền nhưng vẫn không được đảm bảo.
Tờ báo cho biết sẽ tiếp tục tiếp nhận các ý kiến của dân chúng để kịp thời phản ánh đối với các đại biểu của “Lưỡng hội” để Quốc hội đưa ra quyết sách giải quyết thời gian tới./.
Kiều Tỉnh
Các cơ quan Quốc hội và Chính phủ tự ý chuyển đổi giới tính công dân
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đang là đàn ông đích thực, bất thình lình bằng công văn số 83/UBPL, Ủy ban Pháp luật Quốc hội chuyển đồi thành Gs Nguyễn Thị Huệ:
Còn cháu Trịnh Kim Tiến (Con gái ông Trịnh Xuân Tùng bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đán gãy cổ chết ) đang là phái nữ, chuẩn bị lấy chồng hẳn hoi, mới đây đã được Văn phòng Chính phủ chuyển giới thành đàn ông:
Kể ra, chuyển đồi giới tính dễ dàng thế này, thì cần gì luật lệ lằng nhằng như các nước về giới tính, về đồng tính… nhỉ?
Thêm một câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại
J.B Nguyễn hữu Vinh -Tôi đồ rằng, những câu chuyện tiếu lâm truyền thống của dân tộc ta truyền lại cũng chào thua nhữngcâu chuyện tiếu lâm thời hiện đại ngày nay, những câu chuyện tiếu lâm về quan chức thời cộng sản. Đã từng có câu chuyện tiếu lâm một thời về việc một tên gián điệp đến nhà một lãnh đạo nhưng ông đi vắng, tên này vào nhà mới hỏi được một câu đã bị vợ ông ta gọi ngay cảnh sát đến bắt tống ngục. Sau khi tiến hành “đấu tranh khai thác” hắn hiện nguyên hình là một tên gián điệp cỡ bự. Cảnh sát phục tài sát đất lãnh đạo phu nhân đã cảnh giác và đến xin học hỏi kinh nghiệm: “Xin được hỏi chị, làm sao chị có đôi mắt tinh đời biết ngay là nó giả mạo?”. Bà chị cười nhẹ nhàng: “Có gì đâu chú, tôi hỏi nó là ai, nó bảo nó là bạn học của nhà tôi, tôi biết ngay là nó bịa, vì nhà tôi có đi học bao giờ đâu mà có bạn học”.Câu chuyện đó một thời thịnh hành, đó là một thời cười ra nước mắt vì những người lãnh đạo không được học hành mà đi lên từ chiến tranh, từ bưng biền Đồng tháp, từ những chị hai năm tấn, từ chị du kích bắn rơi máy bay hoặc từ những anh hùng phân xanh… thế rồi lên lãnh đạo đất nước với quyết tâm Tiến lên Chủ nghĩa xã hội mà chính các vị ấy không biết cái chủ nghĩa xã hội nó đầu đuôi ra sao, đen hay trắng, đỏ hay xanh, nhọn hay bằng. Thậm chí, lúc đó trong dân gian còn được lưu truyền những câu chuyện huyền thoại như có ông Sư đoàn trưởng mà không biết chữ nào, chỉ biết được tên mình là Một và khi ký tên chỉ gạch được một gạch dọc. Đến khi bị bao vây, bức mật thư ông gửi ra ngoài chỉ là một gạch đứng và vòng tròn xung quanh. Ra đến nơi, lãnh đạo đọc bức thư luận ra rằng thì là sư đoàn ông Một đang bị bao vây và đưa quân giải cứu.
Những câu chuyện đó một thời được truyền tụng như những bản anh hùng ca một thời đánh Mỹ và các thế hệ người Việt miền Bắc coi đó như những tấm gương sáng chói, nó chứng minh cái lý thuyết “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ” là đúng đắn. Không cần trí thức, không cần học nhiều, lớp trí thức, học sinh sinh viên được ghép vào thành phần tiểu tư sản, dễ lung lay lập trường và xa rời giai cấp công nhân tiên tiến. Họ không biết rằng, cái ông tướng kia có thể nướng hàng ngàn quân trong chốc lát vì cái thiếu học của ông.
Đến giai đoạn “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội bằng ba cuộc cách mạng, trong đó Cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt” thì việc thiếu học hiển nhiên được coi như là một vấn đề để không thể đề bạt, sắp xếp làm lãnh đạo.
Thế rồi, thời kỳ của bằng cấp, thời của những “mảnh gấy làm nên thân giáp bảng” lên ngôi. Thế là thiên hạ đua nhau tìm kiếm văn bằng. Nhà nước đã tạo điều kiện để quan chức “xóa mù văn bằng” bằng nhiều cách như đào tạo tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa hoặc liên kết, liên doanh đào tạo kiểu mì ăn liền… nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khát văn bằng cho con đường thăng quan tiến chức của toàn xã hội. Vì thế mới nảy sinh những vấn đề của thời kỳ văn bằng là bằng giả, bằng mua…
Những câu chuyện được phanh phui sau đó nếu đưa ra thế giới hẳn khối nước phải giật mình vì ở Việt Nam thần đồng cứ nhan nhản. Chắc chẳng có nơi nào như ở Việt Nam một quan chức không thèm học cấp hai, cấp 3 vẫn có thể có trong tay tấm bằng Đại học, thậm chí cả bằng Tiến sĩ như bỡn.
Thời gian gần đây, báo chí phanh phui ra những chuyện chắc là chỉ có ở Việt Nam, những tấm bằng Tiến sĩ chỉ mất mấy tuần học, những vị quan chức làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh… Những chuyện đó không còn là chuyện lạ mà đã trở thành chuyện thường ngày ở công đường.
Tuy nhiên, cách trình độ, bằng cấp, thực tế tài năng của mỗi cán bộ lãnh đạo được bộc lộ trước dân chúng ra sao, lại tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và cũng có thể là cả sự ngẫu hứng nói thật với ý nghĩ của cá nhân người đó. Người thì bị bạn bè tố cáo, người thì bị dân tố cáo, người thì bị lộ trước các cuộc bầu bán…
Mới đây, sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, dư luận chú ý đến trách nhiệm người đứng đầu, người lãnh đạo ở Hải Phòng đến đâu, ông ta là người như thế nào? Dư luận, người dân, báo chí đang tập trung chú ý hướng cái nhìn về Hải Phòng nhằm tìm đáp án cho những câu hỏi: Tại sao tại địa phương xảy ra những vụ chấn động, động trời như vậy mà người đứng đầu xử lý chậm trễ, lúng túng, né tránh và bao che… Vậy ông ta có trình độ hay không và ông ta đang đứng ở phía nào? Ông có đứng về phía nhân dân hay đứng về phía bọn cường hào ác bá ở Tiên Lãng?
Hơn một tháng sau đó, người dân cũng đã được thỏa mãn những thắc mắc của mình qua cách hành xử của Thành ủy Hải Phòng mà ông Bí thư là người trực tiếp. Từ việc ông tổ chức họp báo, cuộc họp báo, thông báo đình chỉ chức vụ một số quan chức Tiên Lãng mà lẽ ra việc này là của chính quyền chứ đâu phải việc của ông Bí thư Thành ủy? Sau đó, cuộc nói chuyện với các lão thành cách mạng tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, ông khai trương phát minh về mạng Gugồ CHẤM TiênLãng làm cả nước giật mình.
Thế là từ đó, ở Việt Nam truyền miệng câu chuyện tiếu lâm hiện đại sau đây:
Sau khi ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng “khai trương” trang mới Gugồ CHẤM TiênLãng, người dân mở ra được thêm một trang bí mật, trang TrìnhđộquanchứcGroup CHẤM info làm cho thiên hạ phải thốt lên Bótay CHẤM com. Chỉ cần một câu nói, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã tự khai trình độ học lực của mình qua phát minh nói trên bằng phương pháp “Lạy ông, con ở bụi này”, một lần nữa (dù đã quá nhiều lần) ông buộc người dân phải nghi ngờ đống bằng Tiến sĩ, cử nhân ông đã khai nghe kêu xủng xoảng trong hồ sơ. Nào là Tiến sĩ kinh tế, nào là Cử nhân Anh Văn, Cử nhân Luật… nghe những tên bằng cấp đó, cố tìm cũng không thấy nó có sự liên hệ hữu cơ nào với cái Gugồ CHẤM TiênLãng.
Lẽ ra, sau khi những thông tin từ trang TrìnhđộquanchứcGroup CHẤM info lộ ra thì phải đến trang Bíthưthànhủy CHẤM hết bởi ông đã “làm lộ bí mật quốc gia”. Thế nhưng hình như những phản ứng, những tiếng la ó của dân chúng, của các trí thức đất nước này cũng chẳng thấu đến tai ai. Cũng có thể chỉ vì trong mạng Gugồ CHẤM TiênLãng không có chữ liêm, sỉ hoặc những từ tương tự? Có lẽ vì vậy nên ông vẫn “Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ”.
Có lẽ câu chuyện này, sẽ được lưu truyền trong dân gian, trên thế giới về hệ thống Tiến sĩ Việt Nam thời kỳ hiện đại thế kỷ 21.
Thế mới hay, Nguyễn Khuyến có cái nhìn tinh đời:
Vịnh tiến sĩ giấy
IRõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
II
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
Nguyễn Khuyến
Chú giải:
1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.
4. Hời: giá rẻ.
Ngày 27/2/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SĨ NGOÀI ĐẢNG
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ năm, ngày 1/3/2012 -TTXVN (Bắc Kinh 24/2)Theo Nhân dân Nhật báo ngày 24/2: Mới đây, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành “Ý kiến về việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng trong tình hình mới”, trong đó đã đưa ra yêu cầu rõ ràng đây là văn kiện mang tính cương lĩnh chỉ đạo phát triển sự nghiệp mặt trận thống nhất trong tình hình mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Ý kiến” lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học thích ứng với yêu cầu mới đối với sự nghiệp phát triển đất nước và củng cố, mở rộng mặt trận thống nhất của đảng, kết hợp đặc điểm mới của các nhân sĩ đại diện ngoài đảng, đưa ra quy hoạch toàn diện đối với việc từng bước tăng cường xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng, đưa ra quy hoạch toàn diện đối với việc từng bước tăng cường xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng trong tình hình mới,
“Ý kiến” chỉ rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước đến nay luôn coi trọng cao độ công tác xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng, trước sau đều coi việc đoàn kết, bồi dưỡng nhân sĩ đại diện ngoài đảng là phương diện quan trọng trong toàn bộ công tác của đảng và nhà nước, là ưu thế chính trị trong quản lý đảng, điều hành đất nước của Trung Quốc. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng, liên quan đến việc kiên trì và phát huy đặc điểm và ưu thế của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, liên quan đến việc cung cấp nhân tài cho công cuộc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, liên quan đến việc củng cố nền tảng chấp chính của đảng và mở rộng cơ sở quần chúng của đảng, liên quan đến việc thúc đẩy sự nghiệp mặt trận thống nhất không ngừng phát triển trong tình hình mới. Phải nhận thức sâu sắc tính quan trọng và tính cấp thiết của việc tăng cường xây dựng cũng như nắm chắc đặc điểm và quy luật trưởng thành của nhân sĩ đại diện ngoài đảng trong tình hình mới, ra sức bồi dưỡng một đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng có to chất cao, co ảnh hưởng và vai trò lớn, thúc đẩy mặt trật thống nhất yêu nước không ngừng củng cố và lớn mạnh.
“Ý kiến” đã xác định rõ yêu cầu tổng thể của công tác xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Nhân sĩ đại diện ngoài đảng, hợp tác đoàn kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, có đóng góp tương đối lớn và ảnh hưởng nhất định trong xã hội, bao gồm nhân sĩ đại diện đảng phái dân chủ, nhân sĩ đại diện không đảng phái, nhân sĩ đại diện dân tộc thiểu số, nhân sĩ đại diện giới tôn giáo, nhân sĩ đại diện kinh tế phi công hữu, nhân sĩ đại diện Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan. Kiên định chính trị, thành tích nổi bật, được quần chúng thừa nhận là tiêu chuẩn cơ bản của nhân sĩ đại diện ngoài đảng, cũng là yêu cầu căn bản của việc tăng cường xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Phải thích ứng với yêu cầu kiên trì và hoàn thiện chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, củng cố và phát triển mặt trật thống nhất yêu nước trong tình hình mới, ra sức quán triệt thực hiện “Cương yếu quy hoạch phát triển nhân tài quốc gia trung và dài hạn giai đoạn 2010-2020”, nỗ lực xây dựng một đội ngũ nhân tài đại diện ngoài đảng có số lượng dồi dào, kết cấu hợp lý, tố chất ưu tú, vai trò nổi bật.
“Ý kiến” đã đưa ra yêu cầu cụ thể đối với việc phát hiện, giáo dục bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm và quản lý đối với nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Phải có tổ chức, có kế hoạch tìm kiếm, thăm dò và phát hiện nhân sĩ đại diện ngoài đảng, coi đánh giá tổng hợp là khâu quan trọng đối với việc giới thiệu sử dụng nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Phải tăng cuờng toàn diện việc giáo dục bồi dưỡng nhân sĩ đại diện ngoài đảng, tăng cường đào tạo lý luận và rèn luyện thực tiễn, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng phát huy vại trò là học viên xã hội chủ nghĩa. Phải tăng thêm mức độ tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sĩ đại diện ngoài đảng, nghiêm túc quán triệt chính sách bố trí nhân sĩ đại diện ngoài đảng, không ngừng kiện toàn cơ chế công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, thực sự làm tốt sự hợp tác giữa đảng với nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Phải chú trọng quản lý nhân sĩ đại diện ngoài đảng.
“Ý kiến” còn đưa ra những yêu cầu rõ ràng đối với việc tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng. Các cấp đảng ủy phải coi trọng công tác cao độ xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng, coi vai trò bồi dưỡng, tuyển chọn đề bạt nhân sĩ đại diện ngoài đảng là trách nhiệm chính trị kiên trì và hoàn thiện chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, thực hiện ổn định chính trị quốc gia lâu dài. Phải kiện toàn cơ chế công tác, tăng cường điều hòa phối hợp, hoàn thiện cơ chế công tác đảng uỷ lãnh đạo thống nhất, ngành mặt trận thống nhất phụ trách, các bộ ngành và đoàn thể xã hội liên quan phối hợp mật thiết. Phải ủng hộ đảng phái dân chủ, hiệp hội công thương và các đoàn thể xã hội liên quan phát huy vai trò trong việc xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại diện ngoài đảng./.
Epoch Times
Đấu đá nội bộ và bất ổn ở Trung Quốc – cơ hội cho các giá trị Canada
Tác giả: Matthew Little -Người dịch: Thủy Trúc -23-2-2012Không thể nào biết được liệu Thủ tướng Stephen Harper có thực sự biết rõ mình sẽ phải đương đầu với cái gì trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông hay không. Đã nảy sinh những câu hỏi dành cho Thủ tướng về việc ông có hay không biết đến những mối quan hệ đẫm máu của một nhân vật mà ông sẽ gặp, hay những bất ổn đang bắt đầu nhấn chìm Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian ông ở đó. Đáp lại các câu hỏi này, chỉ là lời từ chối bình luận về tình hình chính trị nội bộ của chính quyền Trung Quốc.
Thủ tướng cũng không xác nhận là ông có biết về những vụ bất ổn ngày càng gia tăng ở Trung Quốc hay không.
Gần đây Đại sứ Mỹ Gary Locke đã mô tả tình hình ở Trung Quốc là “rất, rất nhạy cảm”, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của NPR. “Tôi tin rằng có một sức mạnh nào đó từ nhân dân, và có sự bất mãn dâng tràn trong nhân dân về hoạt động của chính phủ, về tham nhũng, sự thiếu minh bạch, và về các vấn đề gây ảnh hưởng hàng ngày tới nhân dân Trung Hoa, mà người dân cho là những vấn đề đó đang bị lãng quên” – ông Locke nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 1.
Hiện tại, mỗi ngày Trung Quốc chứng kiến tới 500 cuộc biểu tình quy mô lớn như thế, tức khoảng 180.000 cuộc mỗi năm, theo Niu Wenyuan, thành viên Ủy ban Cố vấn Chính trị Quốc dân Trung Hoa. “Hiện tượng này cho thấy rằng trật tự công cộng ngày nay thật dễ bị đảo lộn, và tâm lý của đám đông có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất cân bằng” – ông Niu nói trong một bài diễn văn trước các cán bộ trong đảng, tại lễ khai mạc Hội nghị Đô thị Quảng Châu lần thứ 10, hôm 8-2, theo tin do tờ New Express Daily đưa.
Nhưng những vấn đề đó dường như ở rất xa danh sách các vấn đề cần ưu tiên giữa Canada và Trung Quốc hiện nay. Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Ed Fast dành một phần thời gian hôm thứ ba (21-2) tán dương những thành tích phái đoàn thương mại sang thăm Trung Quốc gần đây đạt được, nhưng ngấm ngầm thừa nhận những vấn đề tồn đọng ở Trung Quốc.
Phát biểu tại Vancouver, Fast nhấn mạnh những thỏa thuận sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng cường đối thoại và “đưa quan hệ kinh tế và thương mại Canada-Trung Quốc lên một tầm cao mới”.
Hình thành được một Hiệp định Bảo vệ và Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (FIPA) giữa Canada và Trung Quốc đã là ghi được điểm cao nếu như hiệp định có thể bảo vệ các doanh nghiệp Canada trước nạn tham nhũng đen tối trong hệ thống tòa án Trung Quốc. Giới doanh nhân ở Đài Loan biết điều đó rõ hơn ai hết, với việc các tập đoàn của Đài Loan phải hỗ trợ cho những doanh nhân bị trắng tay trong những liên doanh với công ty Trung Quốc.
Hiện nay Đài Loan đang triển khai một hiệp định mới – Hiệp định Bảo vệ Đầu tư Xuyên eo biển – mà có vẻ như đang bị tắc ở khâu làm sao tạo ra một cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một số người Đài Loan phản đối thỏa thuận này, với lý do nó sẽ tạo cho doanh nhân Đài Loan cảm giác an toàn giả mạo và gây nguy hại cho những tập đoàn lớn. Cho đến tận bây giờ, hệ thống tòa án Trung Quốc vẫn gần như thờ ơ hoàn toàn với các vụ việc do những doanh nhân Đài Loan bị thiệt hại nêu ra.
Tuyên bố hôm thứ tư (22-2) về chuyến đi của Fast nói rằng hiệp định của Canada ký với chính quyền Trung Quốc sẽ mang lại “một môi trường ổn định và an toàn hơn cho các nhà đầu tư ở hai bên bờ Thái Bình Dương”.
Nhưng tồn tại một mâu thuẫn thú vị giữa FIPA và một hiệp định khác – hiệp định này hứa hẹn tăng cường thảo luận về thực thi pháp luật và hợp tác về pháp lý giữa Canada và Trung Quốc.
Mặt khác, giá trị của FIPA là ở chỗ nó đưa các tranh chấp của doanh nhân Canada thoát khỏi hệ thống tòa án ở Trung Quốc, và chuyển tranh chấp đó về cơ quan trọng tài, nơi mà doanh nhân Canada có cơ hội được điều trần công bằng, bình đẳng. Việc ngầm thừa nhận sự tha hóa của tòa án Trung Quốc như thế khiến người ta nghi vấn về bất kỳ dự định hợp tác nào với hệ thống đó.
Tăng cường đối thoại
Một tuyên bố đưa ra hôm 9-2, khi ông Harper đang ở Trung Quốc, nêu rõ các chi tiết của một kế hoạch nhằm tăng cường đối thoại và trao đổi trong lĩnh vực quản lý-điều hành, bao gồm cả hợp tác về pháp lý, tư pháp, hành pháp, nhà nước pháp quyền và nhân quyền.
Trong khi hầu như không có gì rõ ràng ở khía cạnh nhân quyền, thì tuyên bố lại tái khẳng định cam kết của Canada là sẽ hợp tác với bộ máy an ninh của Trung Quốc, trong đó có việc hồi hương người tị nạn và thúc đẩy hợp tác giữa cảnh sát Canada (RCMP) và Bộ Công an Trung Quốc.
Nhưng Bộ Công an Trung Quốc khác biệt một cách sâu sắc với cơ quan đồng nhiệm ở Canada.
Một ví dụ là thành phố Trùng Khánh – điểm dừng chân cuối của Thủ tướng Canada trong chuyến thăm Trung Quốc. Tại đây ông Harper gặp Bí thư Tỉnh ủy địa phương Bạc Hy Lai (Bo Xilai).
Chiến dịch trấn áp tội phạm có tổ chức mà Bạc phát động ở Trùng Khánh đã giải quyết hết các đối thủ chính trị chính của ông ta và lấy đi tài sản của các doanh nhân thành đạt.
Điện tín ngoại giao của Mỹ, bị WikiLeaks cho rò rỉ, ghi rằng những hoạt động như thế lại là bình thường chứ không phải bất thường.
“Tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của tỉnh, đến nỗi chính trị là công cụ chủ yếu để xác định các mục tiêu cần điều tra” – một nguồn trong điện tín nêu rõ. Nguồn này khái quát hóa một quan điểm phổ biến trong những người đã cung cấp thông tin cho lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Châu vào tháng 5-2009.
Một điện tín vào năm 2007, từ lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, nói rằng cán bộ Đảng Cộng sản, đặc biệt ở các địa phương, “sống trong nỗi sợ triền miên rằng họ sẽ trở thành mục tiêu xử lý của nhân dân – những người đã bị thiệt hại vì các chính sách, vì những công chức cấp thấp muốn leo lên cao hơn, vì những quan chức cấp cao vốn coi dân như mối đe dọa tiềm tàng cho quyền lực của mình”.
Đó là tình trạng của quy trình pháp lý ở Trung Quốc ngày nay. Hiện tại, ranh giới giữa công lý và đấu đá chính trị trong nội bộ đặc biệt mong manh.
Trong khi Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân (Wang Lijun) – trước kia vốn là cánh tay phải của Bạc và là người đứng đầu Sở Công an Trùng Khánh – sử dụng quyền lực ở địa phương để đánh một phe cánh khác trong đảng, thì một vị quan chức cấp cao hơn – Hà Quốc Cường (He Guoqiang) – lại đang sử dụng Ủy ban Trung ương về Thanh tra Kỷ luật (CCDI), cơ quan cao nhất, để truy tìm quan chức tham nhũng, trong số đó có chính bản thân ông Bạc.
Có tin cho rằng đồng minh của ông Bạc là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) thì đang dùng một cơ quan được cho là hùng mạnh hơn – Ủy ban Pháp luật và Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – để che đỡ cho Bạc.
Đấy là một sự hỗn loạn mà Canada cần nhạy cảm nắm bắt trong bất kỳ giao dịch, vụ việc nào với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là khi mà đấu đá trong nội bộ đảng đã đạt tới mức độ không thể nhận ra được trong suốt một thế hệ.
Quan hệ với chính quyền Trung Quốc ngày nay phức tạp hơn bao giờ hết, bởi lẽ các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực đều không có những gương mặt triển vọng rõ ràng, và chọn đứng về phe nào đó có nghĩa là lựa chọn giữa những phe cánh đều có liên quan đến hoạt động tội ác và vi phạm tàn tệ nhân quyền.
Điều thú vị là, chính quyền lại nhạy cảm hơn bao giờ hết đối với những lời phê phán nhằm vào tội ác của họ. Tấn công vào cái sai của các đối thủ chính trị là điểm cốt lõi trong những vụ đấu đá nội bộ đảng, với việc các phe cánh cố sức phanh phui cái xấu của nhau và tổ chức điều tra tội lỗi của đối thủ. Tuy vậy, những phê phán xuất phát từ các tiếng nói bên ngoài đảng vẫn đóng vai trò chính.
Theo một điện tín ngoại giao của tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thượng Hải, do WikiLeaks tung ra, thì đợt họp Quốc hội Trung Quốc năm 2007, Bạc Hy Lai bị giáng chức xuống làm bí thư Trùng Khánh, thay vì được thăng lên chức Phó Thủ tướng, chính xác là do ông ta đã gây ra nhiều khiếu nại từ cộng đồng quốc tế, liên quan đến hành động ngược đãi tín đồ Pháp Luân Công.
Với việc Canada tìm cách đưa kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc lên một tỷ lệ lớn hơn trong nền kinh tế quốc dân, thì bây giờ là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để công khai thúc đẩy cải cách – những cuộc cải cách sẽ có ích cả với doanh nghiệp lẫn người dân Trung Quốc.
Nguồn: Epoch Times
Không có gì là vĩnh cửu
Độc giả Dân Luận
Nhân loại đã thừa nhận không có cái gì là vĩnh cửu, là tồn tại vĩnh viễn.
Mọi sự vật luôn luôn thay đổi, nhận thức cũng thay đổi theo thời gian. Chính Marx cũng từng viết “đừng bao giờ đi tìm viên gạch cuối cùng”. Quả đúng vậy, ngày xưa khi tìm ra phân tử các nhà khoa học đã định nghĩa; ‘phân tử là phần tử nhỏ nhất’, nhưng sau đó người ta lại tìm ra nguyên tử, proton, neutron hay quark còn nhỏ hơn nữa, vì vậy người ta không dám nói cái gì là nhỏ nhất nữa, đó là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Còn trong khoa học xã hội, trong nhận thức của loài người, cũng luôn luôn thay đổi. Không ai dám quả quyết rằng chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại vĩnh viễn trong đời sống xã hội loài người. Sau đây 100 năm, 200 năm hoặc lâu hơn nữa loài người sẽ đi theo chủ nghĩa nào còn chưa có câu trả lời.
Câu khẩu hiệu “Đảng cộng sản việt nam quang vinh muôn năm” là khẳng định định Đảng CSVS sẽ tồn tại vĩnh viễn cần phải được dỡ bỏ vì nó trái quy luật khách quan. Trong các giai đoạn lịch sử nhất định của từng quốc gia, việc đi theo chủ ngĩa nào là tùy thuộc vào ước nguyện của người dân thông qua trưng cầu dân ý, chứ không tùy thuộc vào một nhóm người thiểu số nào. Đảng CSVN chỉ có hơn 3 triệu đảng viên mà vĩnh viễn muốn năm bắt hơn 80 triệu người dân Việt Nam phải nghe theo là phi lý và bất công. Quốc hội, tòa án, công an nhất nhất phải chờ chỉ đạo của Đảng làm sao xây dựng đươc một nhà nước pháp quyền. Đảng chẳng khác gì Thượng đế cho ai sống được sống bắt ai chết phải chết hỏi dân chủ ở đâu?
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ai là người có công? Thử làm một con số thống kê xem có bao nhiêu đảng viên hy sinh trong con số hàng chục triệu người đã ngã xuống. Tôi đoán rằng con số đảng viên sẽ là rất nhỏ. Như vậy công đầu thuộc về nhân dân. Tôi đã đi qua cuộc kháng chiến, giờ bình tĩnh lại tôi tự hỏi liêu có cach nào để chúng ta có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà không phải trả một cái giá quá đắt như vậy không? Câu hỏi đó dành cho Đảng chứ không phải dành cho người dân. Phán xét lịch sử chẳng mong sửa chữa được sai lầm nhưng nó giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tương lai. Muốn xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hãy dành quyền quyết định vận mệnh dân tộc cho nhân dân thì nhân dân có trách nhiệm xây dựng đất nước theo ý mình và chấp nhận hậu quả của quyết định đó.
Từ khi có Đảng, Đảng như một lĩnh vực cấm kỵ. Ai nói động đến đảng đều là phản động đều là chống phá nhà nước. Đảng đã nói là đúng, cấm cãi. Xét cho cùng đảng chỉ là tổ chức của một nhóm người không phải là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không phải là tập trung trí tuệ của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Tôi đồng ý quan điểm này của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Đảng muốn tồn tại muốn hoạt động phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đảng không được đứng trên luật pháp.
Do việc nhận ra những khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác – Lê Nin nên giờ đây việc kêt nạp đảng viên mới rất khó khăn. Đảng đã phải giao chỉ tiêu cho các tổ chức trong khối mặt trận, nhưng cũng chẳng ai muốn vào [trừ một số rất nhỏ], không ai dại gì mà đưa tay cho người khác trói. Vậy tại sao có rất nhiều đảng viên thoái hóa biến chất vẫn cố bám chặt lấy đảng? Vì nếu bỏ đảng họ sẽ hết lợi quyền. Tại sao vẫn có một số ít người muốn vào đảng? Đó là vì chỉ có đảng viên mới được cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo, mới có lợi quyền. Đây chính là miếng pho mát trong cái bẫy chuột, chỉ vì tiền người ta mới vào đảng mà thôi [tôi xin lỗi những người đảng viên chân chính]. Nếu bây giờ bỏ quy định chỉ có đảng viên mới được cơ cấu vào những vị trí lãnh đạo tôi tin rằng kết nạp đảng viên mới sẽ vô cùng khó khăn. Không tin đảng cứ thử mà xem. Cũng có một số đông vào đảng theo phong trào, thậm chí vào đảng không biết để làm gì. Suốt ngày lo kiếm sống như tất cả mọi người, hàng tháng đi họp chi bộ, nội dung sinh hoạt chẳng có gì, chỉ mơ màng đang được làm lãnh đạo là hơn người khác rồi. Số người này rất đông, số phận của họ cũng chẳng khác gì dân thường, dính vào quy hoạch, giải tỏa là mất nhà như chơi. Chỉ có số lãnh đạo chủ chốt là thành thượng đế, đứng trên luật pháp làm giàu bất chính.
Bây giờ người ta phát triển đảng trong học sinh sinh viên. Các cháu tuổi mười tám đôi mươi sẽ trở thành giai cấp tiên phong, trở thành người lãnh đạo đường lối, đất nước sẽ đi về đâu? Thật đáng lo thay!
Thời buổi kinh tế thị trường, có tiền sẽ có quyền có chức, sẽ có tất cả vậy mà vẫn có người muốn làm đầy tớ? Không thể tin nổi, thật mà như đùa. Đảng CSVN mắc một lỗi rất lớn đó là nói một đằng làm một nẻo. Khi bị nhân dân chất vấn thì đảng giải thích là đường lối đúng đắn ưu việt nhưng cấp dưới làm sai. Cấp dưới là ai? Cũng là đảng viên. Sao không kỷ luật? Đảng lại bảo kỷ luật hết lấy ai làm, thủ tướng bảo từ khi tôi làm thủ tướng tôi chưa kỷ luật ai. Thật không thể tin nổi đấy là phát ngôn của những người đứng đầu trong đảng.
Tối ngày 27 tháng 2 tôi có nghe lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 4. Cá nhân tôi đánh giá từ khi ông lên làm Tổng bí thư những phát biểu của ông là có tâm. Tôi nghĩ có thể ông trong sạch nên ông dám nói thẳng. Tuy nhiên các giải pháp của ông đưa ra là rất chung chung như mây bay gió thoảng. Bệnh tình của đảng là rất nghiêm trọng, bốn giải pháp ông đưa ra giống như xoa cao sao vàng để chữa ung thư làm sao chữa nổi. Ông phải chỉ ra ung thư ở chỗ nào, gan phổi, dạ dầy hay ruột sau đó chỉ định cắt bỏ mới có hy vọng sống. Tôi chỉ dám nói là hy vọng thôi. Tôi hiểu ông cũng là một con người không phải là thần thánh nhiệm vu của ông là rất nặng nề và đầy thử thách.
Tôi là một người dân bình thường xin góp ý kiến với ông như sau; với cương vị là Tổng bí thư ông hãy quan tâm đến việc sửa đổi hiến pháp lần này để hạn chế bớt quyền lực của Đảng Cộng sản việt nam. Đảng CSVN phải hoạt động trong khuôn khổ của luât pháp cho phép. Trao quyền quyết định vận mệnh đất nước cho nhân dân mà đại diện là quốc hội và chính phủ. Muốn chỉnh đốn đốn đảng phải dựa vào nhân dân, dựa vào hàng ngàn hàng vạn đơn thư tố cáo, dựa vào những vụ án mà báo chí đã phanh phui, dựa vào luật pháp chứ không dựa vào sự chỉ đạo của đảng. Giặc nội xâm đang ở trước mắt ông hàng ngày chúng vẫn họp hành với ông làm sao ông không biết. Nhưng vì chúng là thượng đế nên ông chưa dám tuyên chiến với chúng mà thôi. Ông cũng biết muốn tiêu diệt chúng thì phải tước bỏ quyền năng của chúng mà việc đó bản thân ông cũng chưa sẵn sàng vì ông không biết trước được hậu quả xảy ra. Ông hãy tỏ rõ là một người lãnh đạo có tâm có tầm, nhân dân luôn ủng hộ ông.
Đất nước ta không thiếu luật, thậm chí là “bội thực luật” nhưng chính quyền không làm theo luật mà không làm cũng chẳng sao vì không ai dám kỷ luật, thật đáng sợ. Bao nhiêu người vì dám đấu tranh với cái sai cái ác mà bị bắt bớ giam cầm, hãm hại không theo luật pháp. Cách hành xử ấy có khác gì bọn Pôn-pốt, nỗi oan khuất của người dân đã thấu tận trời xanh.
Đảng CSVN đã khoét một hố sâu ngăn cách với nhân dân, điều này thì đảng cũng nhận ra. San lấp hố sâu này như thế nào là tùy vào cách hành xử của đảng. Thiết nghĩ mỗi chúng ta dù là người quần chúng bình thường hay là đảng viên trước hết hãy là một con người chân chính, biết yêu thương chia sẻ, biết yêu lao động, làm ra những đồng tiền sạch. Đừng có những ý nghĩ tối tăm, lừa lọc dối trá, chỉ thích đứng trên đầu trên cổ người khác, hãm hại dân lành đó là những tội lỗi trời không dung, đất không tha.
Tôi xin mượn 4 câu thơ của một cựu chiến binh Nga do Bằng Việt dịch để dừng bài viết này:
Thế kỷ hai mươi ai phiêu bạt trên đường
Giữa lửa cháy có khi nào chợt nghĩ
Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu.
Mọi sự vật luôn luôn thay đổi, nhận thức cũng thay đổi theo thời gian. Chính Marx cũng từng viết “đừng bao giờ đi tìm viên gạch cuối cùng”. Quả đúng vậy, ngày xưa khi tìm ra phân tử các nhà khoa học đã định nghĩa; ‘phân tử là phần tử nhỏ nhất’, nhưng sau đó người ta lại tìm ra nguyên tử, proton, neutron hay quark còn nhỏ hơn nữa, vì vậy người ta không dám nói cái gì là nhỏ nhất nữa, đó là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Còn trong khoa học xã hội, trong nhận thức của loài người, cũng luôn luôn thay đổi. Không ai dám quả quyết rằng chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại vĩnh viễn trong đời sống xã hội loài người. Sau đây 100 năm, 200 năm hoặc lâu hơn nữa loài người sẽ đi theo chủ nghĩa nào còn chưa có câu trả lời.
Câu khẩu hiệu “Đảng cộng sản việt nam quang vinh muôn năm” là khẳng định định Đảng CSVS sẽ tồn tại vĩnh viễn cần phải được dỡ bỏ vì nó trái quy luật khách quan. Trong các giai đoạn lịch sử nhất định của từng quốc gia, việc đi theo chủ ngĩa nào là tùy thuộc vào ước nguyện của người dân thông qua trưng cầu dân ý, chứ không tùy thuộc vào một nhóm người thiểu số nào. Đảng CSVN chỉ có hơn 3 triệu đảng viên mà vĩnh viễn muốn năm bắt hơn 80 triệu người dân Việt Nam phải nghe theo là phi lý và bất công. Quốc hội, tòa án, công an nhất nhất phải chờ chỉ đạo của Đảng làm sao xây dựng đươc một nhà nước pháp quyền. Đảng chẳng khác gì Thượng đế cho ai sống được sống bắt ai chết phải chết hỏi dân chủ ở đâu?
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ai là người có công? Thử làm một con số thống kê xem có bao nhiêu đảng viên hy sinh trong con số hàng chục triệu người đã ngã xuống. Tôi đoán rằng con số đảng viên sẽ là rất nhỏ. Như vậy công đầu thuộc về nhân dân. Tôi đã đi qua cuộc kháng chiến, giờ bình tĩnh lại tôi tự hỏi liêu có cach nào để chúng ta có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà không phải trả một cái giá quá đắt như vậy không? Câu hỏi đó dành cho Đảng chứ không phải dành cho người dân. Phán xét lịch sử chẳng mong sửa chữa được sai lầm nhưng nó giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tương lai. Muốn xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hãy dành quyền quyết định vận mệnh dân tộc cho nhân dân thì nhân dân có trách nhiệm xây dựng đất nước theo ý mình và chấp nhận hậu quả của quyết định đó.
Từ khi có Đảng, Đảng như một lĩnh vực cấm kỵ. Ai nói động đến đảng đều là phản động đều là chống phá nhà nước. Đảng đã nói là đúng, cấm cãi. Xét cho cùng đảng chỉ là tổ chức của một nhóm người không phải là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không phải là tập trung trí tuệ của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Tôi đồng ý quan điểm này của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Đảng muốn tồn tại muốn hoạt động phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đảng không được đứng trên luật pháp.
Do việc nhận ra những khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác – Lê Nin nên giờ đây việc kêt nạp đảng viên mới rất khó khăn. Đảng đã phải giao chỉ tiêu cho các tổ chức trong khối mặt trận, nhưng cũng chẳng ai muốn vào [trừ một số rất nhỏ], không ai dại gì mà đưa tay cho người khác trói. Vậy tại sao có rất nhiều đảng viên thoái hóa biến chất vẫn cố bám chặt lấy đảng? Vì nếu bỏ đảng họ sẽ hết lợi quyền. Tại sao vẫn có một số ít người muốn vào đảng? Đó là vì chỉ có đảng viên mới được cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo, mới có lợi quyền. Đây chính là miếng pho mát trong cái bẫy chuột, chỉ vì tiền người ta mới vào đảng mà thôi [tôi xin lỗi những người đảng viên chân chính]. Nếu bây giờ bỏ quy định chỉ có đảng viên mới được cơ cấu vào những vị trí lãnh đạo tôi tin rằng kết nạp đảng viên mới sẽ vô cùng khó khăn. Không tin đảng cứ thử mà xem. Cũng có một số đông vào đảng theo phong trào, thậm chí vào đảng không biết để làm gì. Suốt ngày lo kiếm sống như tất cả mọi người, hàng tháng đi họp chi bộ, nội dung sinh hoạt chẳng có gì, chỉ mơ màng đang được làm lãnh đạo là hơn người khác rồi. Số người này rất đông, số phận của họ cũng chẳng khác gì dân thường, dính vào quy hoạch, giải tỏa là mất nhà như chơi. Chỉ có số lãnh đạo chủ chốt là thành thượng đế, đứng trên luật pháp làm giàu bất chính.
Bây giờ người ta phát triển đảng trong học sinh sinh viên. Các cháu tuổi mười tám đôi mươi sẽ trở thành giai cấp tiên phong, trở thành người lãnh đạo đường lối, đất nước sẽ đi về đâu? Thật đáng lo thay!
Thời buổi kinh tế thị trường, có tiền sẽ có quyền có chức, sẽ có tất cả vậy mà vẫn có người muốn làm đầy tớ? Không thể tin nổi, thật mà như đùa. Đảng CSVN mắc một lỗi rất lớn đó là nói một đằng làm một nẻo. Khi bị nhân dân chất vấn thì đảng giải thích là đường lối đúng đắn ưu việt nhưng cấp dưới làm sai. Cấp dưới là ai? Cũng là đảng viên. Sao không kỷ luật? Đảng lại bảo kỷ luật hết lấy ai làm, thủ tướng bảo từ khi tôi làm thủ tướng tôi chưa kỷ luật ai. Thật không thể tin nổi đấy là phát ngôn của những người đứng đầu trong đảng.
Tối ngày 27 tháng 2 tôi có nghe lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 4. Cá nhân tôi đánh giá từ khi ông lên làm Tổng bí thư những phát biểu của ông là có tâm. Tôi nghĩ có thể ông trong sạch nên ông dám nói thẳng. Tuy nhiên các giải pháp của ông đưa ra là rất chung chung như mây bay gió thoảng. Bệnh tình của đảng là rất nghiêm trọng, bốn giải pháp ông đưa ra giống như xoa cao sao vàng để chữa ung thư làm sao chữa nổi. Ông phải chỉ ra ung thư ở chỗ nào, gan phổi, dạ dầy hay ruột sau đó chỉ định cắt bỏ mới có hy vọng sống. Tôi chỉ dám nói là hy vọng thôi. Tôi hiểu ông cũng là một con người không phải là thần thánh nhiệm vu của ông là rất nặng nề và đầy thử thách.
Tôi là một người dân bình thường xin góp ý kiến với ông như sau; với cương vị là Tổng bí thư ông hãy quan tâm đến việc sửa đổi hiến pháp lần này để hạn chế bớt quyền lực của Đảng Cộng sản việt nam. Đảng CSVN phải hoạt động trong khuôn khổ của luât pháp cho phép. Trao quyền quyết định vận mệnh đất nước cho nhân dân mà đại diện là quốc hội và chính phủ. Muốn chỉnh đốn đốn đảng phải dựa vào nhân dân, dựa vào hàng ngàn hàng vạn đơn thư tố cáo, dựa vào những vụ án mà báo chí đã phanh phui, dựa vào luật pháp chứ không dựa vào sự chỉ đạo của đảng. Giặc nội xâm đang ở trước mắt ông hàng ngày chúng vẫn họp hành với ông làm sao ông không biết. Nhưng vì chúng là thượng đế nên ông chưa dám tuyên chiến với chúng mà thôi. Ông cũng biết muốn tiêu diệt chúng thì phải tước bỏ quyền năng của chúng mà việc đó bản thân ông cũng chưa sẵn sàng vì ông không biết trước được hậu quả xảy ra. Ông hãy tỏ rõ là một người lãnh đạo có tâm có tầm, nhân dân luôn ủng hộ ông.
Đất nước ta không thiếu luật, thậm chí là “bội thực luật” nhưng chính quyền không làm theo luật mà không làm cũng chẳng sao vì không ai dám kỷ luật, thật đáng sợ. Bao nhiêu người vì dám đấu tranh với cái sai cái ác mà bị bắt bớ giam cầm, hãm hại không theo luật pháp. Cách hành xử ấy có khác gì bọn Pôn-pốt, nỗi oan khuất của người dân đã thấu tận trời xanh.
Đảng CSVN đã khoét một hố sâu ngăn cách với nhân dân, điều này thì đảng cũng nhận ra. San lấp hố sâu này như thế nào là tùy vào cách hành xử của đảng. Thiết nghĩ mỗi chúng ta dù là người quần chúng bình thường hay là đảng viên trước hết hãy là một con người chân chính, biết yêu thương chia sẻ, biết yêu lao động, làm ra những đồng tiền sạch. Đừng có những ý nghĩ tối tăm, lừa lọc dối trá, chỉ thích đứng trên đầu trên cổ người khác, hãm hại dân lành đó là những tội lỗi trời không dung, đất không tha.
Tôi xin mượn 4 câu thơ của một cựu chiến binh Nga do Bằng Việt dịch để dừng bài viết này:
Thế kỷ hai mươi ai phiêu bạt trên đường
Giữa lửa cháy có khi nào chợt nghĩ
Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu.
Nguoibuongio – Đại Vệ Chí Dị
Nguoibuongio
Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 67, đời Vệ Kính Vương năm thứ hai.
Kinh tế sa sút, hàng loạt các nhà buôn, chủ xưởng vỡ nợ. Vụ án huyện
Lãng thành Hoa Cải Đỏ nhùng nhằng chưa dứt. Cứ ngỡ tể tướng Bạo quyết
xong, nhưng quan lại thành Hoa Cải bấy lâu vốn xưng hùng một cõi.
Sản vật, thuế má cống nạp về triều bao năm nay đâu ra đấy, bèn ỷ công
đó mà trây ì chưa quyết xong án xứ Lãng. Đã thế quan đầu tỉnh lại họp
các bô lão bao biện rồi trách móc đại lão thần,dư luận cứ hối thúc thiên
vị, làm cả nước mất tập trung , chểnh mảng chuyện làm ăn khiến cho giá
cả mọi thứ tăng vọt.
Vệ Kinh Vương kinh luận cái thế, bụng chứa ba vạn sáu nghìn chữ,
thuộc làu sách thánh hiền, nhìn rõ bản chất sự việc. Ngày nọ đầu năm mới
triệu tập đại hội quần thần, chấn chỉnh tư tưởng, đạo đức và lề lối cai
trị của quan lại vào quy củ. Vương nghị luận đanh thép, chỉ rõ những
việc cấp bách phải làm, liên quan đền sự tồn vong của nhà Sản. Quần thần
ai nấy đều kính phục, toàn dân, toàn quân, toàn quan lại nhiệt liệt tán
thành. Quyết tâm khi thế cải cách ,loại bỏ những sai lầm được tất cả
quần thần ủng hộ.
Dân ngoài chợ bàn nhau, người hào hứng nói
- May mắn thay nước Vệ còn có minh quân, vạch rõ những yếu huyệt của
quan lại như tham nhũng,xa hoa, bất tài, suy thoái đạo đức, kết bè, kết
cánh, độc đoán.
Người khác hớn hở nói
- Trước hết muốn trị bệnh phải nhìn rõ bệnh, lần này triều đình ta đã
công khai chuẩn bệnh. Bước đầu đã suôn sẻ, chỉ còn việc trị bệnh là
xong. Đúng thuôc, đúng bệnh lo gì không khỏi.
Bấy giờ có kẻ lang thang đi qua, thò đầu vào đám đông nói
- Ối dào, bệnh có gì đâu, tôi đi khắp bốn phương, tám hướng, Tần, Sở,
Tề, Ngụy..nơi nào chả có chuyện quan lại tham nhũng, bất tài, vô đạo.
Thế mà nước họ vẫn cường thịnh đó thôi.
Một người gắt.
- Ngươi thì biết cái gì ? Đành rằng ở đâu cũng có người thế nọ, thế
kia,nhưng ít hay nhiều mới là quan trọng. Nước người ta 100 vị quan có
vài tên tham nhũng, bất tài, vô đạo. Chuyện đó không nhiều nên mới không
quan trọng.
Kẻ lang thang cự lại.
- Ở nước ta thì cũng thế, đâu có nhiều tham quan, vô đạo đâu ?
Người khác nạt nộ.
- Dựa vào đâu ngươi bảo không nhiều, nếu không nhiều thành vấn đề
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của triều đình thì làm gì phải
triệu đại hội quần thần chấn chỉnh.?
Kẻ lang thang xin miếng nước, uống xong bát trà xanh, hắn ngồi trên càng xe bò giữa chợ thủng thẳng rằng.
- Xưa Ung Chính nhà Thanh lên ngôi, ban hành chấn chỉnh quan lại tham
ô. Khi dự luật đã bị nhiều kẻ ngáng trở, lúc luật ban rồi quan lại mặt
mũi đa phần rầu rĩ. Ấy là bởi họ chính là những bị thiệt hại về luật mới
ban ra, thái độ mới như thế.
Nay nhà Sản chúng ta, ban hành luật mới trị tham ô, bất tài, vô đạo
mà như lời Vệ Kính Vương nói thì toàn bộ đại thần quan lại các cấp đều
hớn hở, vui tươi, tán thành nhiệt liệt. Chả phải suy ra thì toàn bộ số
ấy đều là trung thần, hiền đống, thao lược cả, cho nên mới hào hứng vậy.
Đâu phải như lũ tham quan, vô đạo thời Ung Chính mà phải buồn rầu, lo
lắng. Người ta nói cây ngay không sợ chết đứng là vậy.
Mọi người nghe xong lặng thinh suy ngẫm, rồi lác đác có kẻ gật gù tán thành. Một người nói
- Có thể đúng là nước Vệ nhà ta, các quan lại đều trung chính, đức độ
cả. Cho nên đông đảo mới tán thành hăng hái với chấn chỉnh của Vệ Kinh
Vương.
Người khác hoài nghi chêm vào.
- Nhưng chẳng lẽ quan lại chúng ta tốt thế, lại ra luật chấn chỉnh là sao ?
Kẻ lang thang đứng dậy, rũ áo nói.
- Trong lời của Vệ Kính Vương có nhắc lại nhiều lời của Tiên Đế dạy
quần thần cách đây mấy mươi năm. Bậc thánh nhân phải biết nhìn xa. Nay
Vệ Kinh Vương học Tiên Đế, ban hành luật bây giờ để phòng xa mấy mươi
năm sau, quan lại nhà Sản có tham nhũng, vô đạo thì người sau trị nước
còn có lời dựa vào mà nghị tội. Phàm đã là quân vương phải có lời vàng
ngọc để cho hậu thế vài đời sau còn có cái nhớ đến mình. Đấng anh minh
trong lúc yên bình phải thấy lúc loạn lạc, nước Vệ ngày nay may thay có
được Vệ Kính Vương biết lo cho mấy đời sau, thật là hồng phúc cho Đại
Vệ.
Vệ Kính Vương chọn ngày đẹp, đứng giữa điện Kinh Thiên bố cáo luật.
Bá tính nghe nuốt từng lời vàng ngọc anh minh, rồi nhất loạt tung hô.
- Hồng phúc, hồng phúc, đại hồng phúc
Quần thần trên điện bá vai, bá cổ thể hiện tình đoàn kết, cười ngặt
ngẽo tỏ sự hân hoan tán thành sự thành công của luật quan lại, miệng
nhất loạt tán dương rằng.
- Thành công, thành công, đại thành công.
Chuyến tàu cuối cùng của đảng CSVN
Phạm Trần - Đảng
Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị bầu đòan thê tử đi chuyến tầu chót cho
hết chặng đường còn lại của cuộc cách mạng vô sản. Quyết định này được
đưa ra tại Hội nghị lớn nhất từ trước đến nay với sự có mặt của 1,000
cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị triệu tập để gọi là “quán triệt, triển khai thực hiện” Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” diễn ra tại Hà Nội từ 27 đến 29/02/2012.
Ngòai 14 Ủy viên Bộ Chính trị còn có mặt tất cả Ban Chấp hành Trung
ương đảng, lãnh đạo các cơ quan, ngành từ Quân đội đến Công an cho đến
các cấp lãnh đạo Mặt trận Tổ Quốc và chính quyền, đảng bộ từ trung ương
xuống địa phương.
Lý do có Hội nghị này vì đảng sợ những việc phải làm để xây dựng,
chỉnh đốn đảng đưa ra trong Nghị quyết 4 sẽ đi vào vết xe cũ “trên bảo
dưới không nghe” của Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) năm 1999 dưới thời
Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư khoá đảng VIII.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng chứng minh tệ nạn lãnh đạo bảo
dưới không nghe, nước đổ đầu vịt qua nhiều giai đọan trong diễn văn khai
mạc hôm 27/02 (2012): “Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, Ban Chấp
hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị ban hành 6 nghị
quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Ban Bí thư khoá VII đã chỉ đạo tiến
hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng thời kỳ 1975 – 1995; Ban Bí thư khóa
IX chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới
(1986 – 2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng.”
Bằng chứng này cho thấy tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống, hạn chế, yếu kém, vô trách nhiệm với
dân, với nước trong tòan hệ thống đã đến mức phải cấp thời cứu nguy để
ngăn chận làn sóng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang dâng cao và
lan nhanh đe dọa sự tồn vong của đảng.
Nhưng những biện pháp đưa ra kỳ này, dù có được “qúan triệt” để
“triển khai” toàn diện cũng không khác những điều phải làm đã ghi trong
Nghị quyết 6 (lần 2), cách nay 13 năm.
Cũng vẫn là chuyện cũ sao lại như phải quyết tâm “kiểm điểm”, “tự
phê bình và phê bình” và kỷ luật những ai không chịu sửa chữa, tu rèn.
Nhưng liệu lối chữa bệnh kiểu “thoa dầu cù là” như tất cả các kế
họach xây dựng, chỉnh đốn đảng từ xưa đến nay đã làm và thất bại thì có
cứu được đội ngũ đảng viên đã suy thóai trăm, vạn lần hơn thời Lê Khả
Phiêu không?
Bởi vì bây giờ, Trọng nhìn nhận: “Thực tế đã có bộ phận suy
thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người
công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái
nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người “sám hối”, “trở
cờ”; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ,
nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và
cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như Lê-nin và Bác
Hồ đã từng cảnh báo.”
Tại sao một đảng được gọi là “cách mạng” mà lại có những con người “phản cách mạng” đến thế?
Có phải “mặt trái” của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã hội
nhập với thế giới từ thời có chủ trương “Đổi Mới” ra năm 1986 đã làm cho
“một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” tha hoá, biến chất hay
chính cái chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và Tư tưởng độ tài, độc đảng của
Hồ Chí Minh đem từ ngòai vào Việt Nam từ năm 1930 đã lỗi thời, không còn
hấp dẫn với thời đại của thế giới điện tử, văn minh nữa?
Vì vậy, không phải chỉ từ Khóa đảng VIII (1996-2000) mà trong mỗi
kỳ có đại hội đảng các khoá trước đó, kỳ nào cũng thông qua các kế họach
“xây dựng” đảng, nhưng rồi hết khoá này đến khoá khác và từ thời Tổng
Bí thư này đến người sau, dù “nước có chảy qua cầu” nhưng “rác rưởi” vẫn
tụ nguyên một chỗ để năm sau cao hơn năm trước.
Vì vậy, Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận: “Chúng ta đã tiến hành
công tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với
nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động, làm cho Đảng ta ngày càng tiến bộ,
trưởng thành; song vẫn còn nhiều hạn chế. Các mặt khuyết điểm, yếu kém
chưa khắc phục được bao nhiêu, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn,
lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động tiêu cực vào sức
chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây thực sự là những cảnh báo
không thể xem thường.”
NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT
Nhưng tại sao tiêu cực lại chồng lên khuyết điểm cứ theo thời gian mà đè lên nhau khiến đảng ngộp hơi?
Đầu tiên là con người trong mỗi đảng viên, từ trên xuống dưới và từ
dưới lên trên luôn luôn tìm cách “tự bốc hơi” từ đầy tớ lên làm “ông
chủ” để bóc lột, hà hiếp dân.
Chuyện này đảng đã biết. Lãnh đạo nói nhiều mà đảng viên, cấp dưới không muốn nghe, hay nghe xong lại không sửa sai.
Vì vậy tình trạng tham nhũng, quan liêu, cường quyền, hà khắc với
dân của phần nhiều cán bộ, đảng viên ngày nay không còn là chuyện phải
đốt đuốc mới tìm thấy mà chúng đã hiện ra giữa ban ngày và 24 giờ mỗi
ngày.
Vụ cưỡng chế đất của gia đình anh em ông Đòan Văn Vươn và Đòan Văn
Qúy ở xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng hôm 5/1 (2012)
là một bằng chứng của nạn cường hào, ác bá thời Cộng sản.
Nhưng đây không phải là vụ án cán bộ cướp công, cướp của dân duy
nhất xẩy ra trong xã hội Việt Nam. Hàng ngàn, nếu không phải là nhiều
trăm ngàn vụ Đòan Văn Vươn đã xẩy ra cho dân từ Nam ra Bắc từ khi nhà
nước tự biến đất của toàn dân làm của riêng từ Luật Đất đai đầu tiên năm
1987 cho đến các Luật năm 1993 và 2003 rồi lại sửa thêm hai lần năm
1998 và 2001.
Bằng đó Luật chưa đủ, nhà nước còn có “hàng trăm văn bản dưới
luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ
rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn”, theo Kết luận của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng về vụ Đoàn Văn Vươn công bố ngày 10/02/2012.
Nhưng càng có nhiều văn bản bao nhiều thì kẽ hở càng nhiều để cho
cán bộ, đảng viên có chức có quyền cấp đất, cho thuê đất và thu hồi đất
có thêm “vũ khí” để bịa đặt ra “luật riêng” sử dụng thu vén của mồ hôi,
nước mắt và tước quyền “đất đai thuộc sở hữu tòan dân” ghi tại điều 17
Hiến pháp năm 1992.
Những vụ khiếu kiện đòi đền bù, chống bất công từ cá nhân đến tập
thể người dân đã và đang diễn ra hàng ngày nhưng chẳng bao giờ được giải
quyết ổn thỏa đã bắt nguồn từ những mánh mung của quan chức là một bằng
chứng thất bại của chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng.
Nguyên nhân chính là do đội ngũ cầm quyền từ xã, buôn bản lên đến
trung ương đã chà đạp lên luật pháp để sống tham nhũng nên đã bao che,
bênh vực cho nhau làm giàu trên mồ hơi, nước mắt của dân.
Những ngôn ngữ của Cán bộ lãnh đạo từ Hải Phòng đến Xã Vinh Quang
và Huyện Tiên Lãng “xổ ra” trong vụ Đòan Văn Vươn trơn tru bôi mỡ chạy
quanh, trâng tráo chối trách nhiệm đã bị ông Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ
tướng lên án là “thiếu văn hóa”.
Ông bảo: “Hành vi và lời ăn tiếng nói của họ chẳng khác nào “văn hóa quán bia”, “văn hóa đường phố”. (Báo Tuần Việt Nam, 10-02-2012)
Nhưng có phải Trung ương không biết như ông Vũ Khoan và cả Thế giới
biết không? Đảng biết rõ tất cả nhưng không thanh toán được những con
sâu, con mọt trong hệ thống cai trị vì ruồi bọ chỗ nào cũng có, giết hết
thì hết cán bộ phục vụ nên đành nhắm mắt quay ngơ.
Bằng
chứng như Bí thư Thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã công khai nói
chệch đi Kết luận của Chính phủ và phê bình cả tướng Lê Đức Anh, nguyên
Chủ tịch Nước và Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài
Nguyên-Môi trường đã “hùa vào thằng Vươn” (nói tại Câu lạc Bộ
Bạch Đằng, 17-02-2012) vì hai ông này đã lên án các viên chức làm sai
trong vụ Đòan Văn Vươn mà Trung ương cứ “mũ ni che tai” thì có thuốc gì
chữa nổi nạn kiêu binh không?
CẤM VẪN LÀM
Do đó mà lệnh cấm đảng viên không được làm ghi trong 19 mục của Quy Định 115-QĐ/TW, ngày 07/12/2007 đã không thành công.
Tỷ dụ như Điều 1 cấm đảng viên “Nói hoặc làm trái Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết
luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép: công dân, cán
bộ, công chức làm” thì chính những kẻ có chức, có quyền, kể cả tầng lớp lãnh đạo vẫn làm dưới nhiều hình thức.
Khoản 4 của Quy Định 115 viết không cho phép đảng viên “Tổ
chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất
đoàn kết. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến
đối với Đảng để đả kích,vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện
đối với người khác. Đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái
với ý kiến mình” , trong thực tế thì nạn “bè phái, chia rẽ, gây mất đòan kết, đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái chiều với mình” vẫn “sống nhăn, sống vinh quang” trong nội bộ.
Khoản 8 cấm cán bộ, đảng viên không được “Quan liêu, thiếu
trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, để cơ quan, đơn vị, địa
phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham
nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác” đã bị các “quan cách mạng” vứt vào sọt rác từ khi Quy Định này viết chưa ráo mực.
Vì vậy mà mọi người vẫn thường nghe đâu đó, nhất là trong mỗi kỳ
Đại hội đảng, câu nói quyết tâm chống tham nhũng của đảng đã “tiến được
một bước”, nhưng lại thụt lùi cả triệu bước nên tham nhũng vẫn ngập đầu
và sống mạnh, sống hùng trong lòng cán bộ từ khi có Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005!
Đến khoản 9 càng bi thảm hơn vì đây là khu đất mầu mỡ nhất cho cán
bộ, đảng viên nên việc mua quan, bán chức dù phải mua bằng gỉa để tiến
thân làm giầu và có quyền sinh sát dân như đã xẩy ra với gia đình ông
Đòan Văn Vươn ở Huyện Tiến Lãng, họ vẫn làm mà không sợ ai vì nhìn qua
ngỏanh lại thì ai cũng “ăn đất” làm giàu như nhau.
Điều này nghiêm cấm đảng viên “Làm trái quy định của Đảng và
pháp luật của Nhà nước trong những việc: quản lý nhà, đất, quỹ, thuế;
kinh doanh chứng khoán, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; các hoạt động
giám định quản lý và cấp phát các loại giấy đăng ký, giấy chứng nhận,
giấy phép; cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài liệu, văn bằng,
chứng chỉ; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao, nhận dự án; giao đất;
tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, kỷ luật cán bộ, công chức và người lao
động; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án.”
Hành động bao che cho nhau, công kênh nhau, ra luồn vào cúi cũng là chuyện “thường tình”, dù Khỏan 10 đã tuyệt đối cấm: “Can
thiệp, tác động đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được
bổ nhiệm, đi học, đi nước ngoài trái quy định của pháp luật. Ép buộc,
mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.”
Từ khoản 11 đến 19 kê dưới đây cũng đã bị trắng trợn vi phạm năm
sau cao hơn năm trước mà đảng cũng chịu bó tay, mặc dù đảng đã nói rõ
trong Quy Định: “Đảng viên vi phạm Quy định này phải được xử lý công
minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà
nước.”
Hãy xem đảng cấm ra sao trong các điều này để thấy sự “thành công” của lệnh này đã đạt được bao nhiều phần trăm:
(11) Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái
với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cố ý để người thân lợi
dụng vị trí công tác của mình trục lợi.
(12) Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính
hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình
thức trái với quy định của pháp luật.
Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định của pháp luật.
(13) Kê khai không đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định của pháp
luật; trốn, trì hoãn nộp thuế; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định
của pháp luật; tham gia hoạt động rửa tiền.
(14) Dùng công quỹ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử
dụng trái quy định của pháp luật.
(15) Dùng công quỹ để tiếp khách, tặng quà trái quy định của pháp
luật hoặc để xây đựng các công trình vui chơi giải trí cho một số ít
người. Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước được giao quản lý, sử
dụng trái quy định của pháp luật.
Bỏ qua Điều 16 không quan trọng để đọc tiếp những điều “cấm kỵ” còn lại:
(17) Tổ chức, tham gia đánh bạc, số đề, cá cược, cho vay trái quy
định của pháp luật, sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê
tha, mất tư cách và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi bạo lực trong gia đình, vi
phạm chính sách dân số ,và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người
khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài
trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
(18) Mê tín, hoạt động mê tín (hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói; lập đền, miếu trái phép…
(19) Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày
cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác nhằm vụ lợi.”
Bây giờ, ngay sau khi kết thúc Hội nghị “quán triệt, triển khai thực hiện” Nghị
quyết Trung ương 4 thì Nhà nước lại ra lệnh phổ biến Quy Đinh 47-QĐ/TW
do Nguyễn Phú Trọng ký ngày 1/11/2911 để “đổi mới” 19 điều cấm trong Quy
Định 2007.
Trong Điều 8 mới, đảng cấm cán bộ “Có hành vi để bố, mẹ, vợ
(chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các
ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái
quy định.
Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.”
Nhưng liệu đảng viên có làm theo không thì đảng hãy cố giương mắt lên mà chờ. Kinh nghiệm qúa khứ đã chứng minh ngược lại.
Tình trạng ruỗng nát trong đảng bây giờ nghiêm trọng hơn gấp ngàn
lần nên ai cũng sợ khi chuyến tầu chót chưa tới đích thì đảng đã rách ra
hàng trăm mảnh, may ra chỉ còn lại cái tên mà thôi./-
(02/012)
One Response to Chuyến tàu cuối cùng của đảng CSVN
Lê Ngọc Thống: Đối tượng tác chiến đáng gờm của Trung Quốc là ai?
Tuy
nhiên trong công tác quốc phòng, căn cứ vào mối hiểm nguy, thách thức
an ninh để xác định đối tượng tác chiến cho quân đội cảnh giác, chuẩn bị
sẵn sàng đối phó là điều mà bất cứ quốc gia nào bị nguy cơ xâm lược
cũng phải làm. Nhưng Trung Quốc, có quốc gia nào dám tấn công xâm lược
Trung Quốc? Không có. Cho nên đối tượng tác chiến của Trung Quốc chỉ là
những quốc gia cản trở lại ý đồ chiến lược của họ mà thôi. Chẳng hạn như
quốc gia nào cản trở “Chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…. Nếu như theo Thời
báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng tải không cần úp mở thì dư luận quá
rõ đối tượng tác chiến của Trung Quốc là bao gồm những quốc gia nào rồi.
Có điều ai là đáng gờm mới là quan trọng. Vậy quốc gia nào là đối
tượng tác chiến đáng gờm của Trung Quốc?
Nhiều
nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường
biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc.
Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên
thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng
đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu
lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần
lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Khu
vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4
trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á
(Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo
biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Do
đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu
vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất
là đối với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh
hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông.
Với
Trung Quốc, chỉ có duy nhất Biển Đông có thể được coi là cửa ngõ nối
liền biển của Trung Quốc. Hướng đông là hai đồng minh Nhật-Hàn của Mỹ,
Trung Quốc muốn khiêu chiến với hai quốc gia này vô cùng khó. Ấn Độ
Dương thuộc về Ấn Độ nhưng giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương lại không hề
có bất cứ một thông lộ trực tuyến nào, hiện tại có thể thông qua Myanmar
để hướng tới Ấn Độ Dương, tuy nhiên quan hệ giữa Myanmar và Mỹ lại đang
dần chuyển biến tốt đẹp. Biển Đông là cửa ngõ nối liền biển duy nhất,
thông thoáng và nuốt dễ dàng của Trung Quốc. Bởi vì các nước có lợi ích,
chủ quyền quanh khu vực đó nghèo và yếu hơn nhiều. Báo chí, các học giả
Trung quốc cho rằng Biển Đông là “sinh mệnh của Trung Quốc”, rằng còn
quan trọng hơn lợi ích cốt lõi, rằng “nếu không có Biển Đông Trung Quốc
thành một nước bị phong tỏa”…Đó chẳng qua chỉ là một cách nói để kích
động dân tộc, che đậy bản chất của sự việc mà thôi. Thử hỏi hơn 30 năm
nay, Trung Quốc làm gì với Biển Đông và Biển Đông đã như thế nào với
Trung Quốc mà Trung Quốc vẫn trỗi dậy thành cường quốc kinh tế, quân sự?
Thực ra khi Trung Quốc đã như bây giờ thì Trung Quốc muốn cả thế giới
mà trước tiên là Biển Đông.
Trung
quốc rêu rao ở Biển Đông có nhiều tài nguyên, có trữ lượng dầu hàng
trăm tỷ thùng để đánh lạc hướng dư luận và Mỹ về mục đích tranh chấp
Biển Đông. Trung quốc cần Biển Đông không phải lý do kinh tế, năng lượng
mà chủ yếu là về quân sự. Không có Biển Đông các hạm đội tàu ngầm tấn
công mang đầu đạn hạt nhân chiến lược của Trung quốc như “cá nằm trên
cạn”. Khi Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông thì các tàu ngầm chiến lược
mang đầu đạn hạt nhân của họ tha hồ vùng vẫy ở những độ sâu Mỹ khó phát
hiện và theo dõi. Biển Đông là căn cứ, là nơi trú ẩn, xuất phát để tấn
công hạt nhân hiệu quả nhất mà Trung Quốc muốn, là điều duy nhất có thể
răn đe được Mỹ.
Trong
khi đó, với Mỹ, lợi ích quốc gia, không những thế mà ngay cả an ninh
quốc gia của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đương nhiên là Mỹ không
muốn điều này.
Chiến
lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương là hành động kiềm chế, phòng ngừa
sự thách thức vị trí bá chủ thế giới của Mỹ trước sự đang lên của Trung
Quốc. Do không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc nên Mỹ có sách lược
riêng của mình.
Khi
cần thiết Mỹ sẽ không ngại ngần vũ trang cho các nước trong khu vực với
một mũi tên trúng hai đích: Vừa được sự ủng hộ, mang ơn của những quốc
gia mà bị Trung Quốc bắt nạt chèn ép trong vấn đề biển Đông, vừa tạo nên
một tuyến phòng thủ chống Trung Quốc chiếm trọn biển Đông của Mỹ mà Mỹ
không cần trực tiếp đối đầu với Trung Quốc về quân sự.
Còn
Biển Đông đối với Nhật Bản thì sao? Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến
đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng
dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng
năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng
hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông.
Trung
Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là rõ ràng. Thông qua “đường lưỡi bò” thì
80% điện tích Biển Đông là thuộc họ. Ý muốn này được thực hiện thì
Trung Quốc phải vượt qua Việt Nam, Philipin và Nhật rồi sau đó thanh
toán tiếp Mỹ. Việt Nam, Philipin, Indonexia…, nói chung, tất cả các nước
phản đối đường lưỡi bò, thì Trung Quốc coi như con muỗi nhưng còn Nhật
Bản???
Việc
tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã nhận thức rõ cách
hành xử của Trung Quốc sẽ như thế nào. Trung Quốc sẵn sàng làm mọi thứ
để tấn công vào chỗ hiểm của Nhật như cắt nguồn cung đất hiếm… và nếu
như Trung Quốc độc chiếm Biển Đông thì Trung Quốc cũng không ngại ngần
gì phong tỏa yết hầu giao thông của Nhật Bản trên Biển Đông khi cần
thiết để có lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở vùng
biển phía đông. Đương nhiên Nhật Bản làm sao lại ngồi nhìn lợi ích quốc
gia, an ninh quốc gia bị thách thức như vậy.
Trung
Quốc mới đuổi kịp Nhật từ năm 2010 nhưng Nhật đã như thế hơn nửa thế kỷ
nay rồi. Điều này có nghĩa nội lực của Nhật được “tu luyện” rất nhiều
năm và rất mạnh. Việc trở lại châu Á-TBD của Mỹ nhằm khống chế ngăn chặn
Trung Quốc là rất khó khăn nếu chỉ một mình trong khi ngân sách quốc
phòng bị cắt giảm. Vì thế, tăng cường lực lượng bằng cách tạo điều kiện
cho đồng minh, cho các nước trong khu vực hành động theo mối quan tâm
chung là sách lược khôn ngoan và hợp lý nhất của Mỹ. Và Nhật là quốc gia
đầu tiên mà Mỹ quan tâm, là quốc gia mà có thể giảm gánh nặng cho Mỹ,
là quốc gia có đối trọng so với Trung Quốc. Vì vậy khi Mỹ nới lỏng thì
việc tái vũ trang của Nhật Bản chỉ là vấn đề thời gian, tùy thuộc vào
hành động của Trung Quốc.
Với
nền công nghiệp hiện đại, Nhật Bản chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng
(những thứ mà Mỹ không thể biết) để khi cần thiết chuyển nền công nghiệp
này sang phục vụ cho chiến tranh thì ngay cả Mỹ cũng không lường hết
được sự hiện đại như thế nào.. Người Nhật có hàng chục nhà máy điện hạt
nhân, còn bom , vũ khí hạt nhân…thì sao?
Cỡ
như Việt Nam công nghệ lạc hậu mà sản xuất tàu pháo TT400TP bắn thử 1
lần là đạt yêu cầu ngay thì Nhật Bản không cần phải thử.Tất cả mọi thứ
đã sẵn sàng, chỉ cần ráp vào là dùng ngay. Hiện tại Nhật Bản đã có trong
tay gần như toàn bộ khí tài quân sự để thành lập một quân đội hiện đại
và quy mô lớn. Nhật có số tàu chiến hơn gấp đôi Hải quân Hoàng gia Anh
và tàu ngầm gấp đôi Hải quân Pháp. Nhật có một lực lượng Hải quân được
trang bị khả năng chống tàu ngầm vô địch châu Á. Việc chọn mua máy bay
F35A của Nhật không phải là không tính toán. Khi cần F35A sẽ biến thành
F35B và ngay lập tức Nhật sẽ có ngay 3 tàu sân bay tấn công dạng Hyuga. Và đặc biệt, kinh nghiệm cho một cuộc chiến tranh lớn trên biển thì người Nhật có thừa.
Bất
kỳ một dân tộc nào khi bị chèn ép, đe dọa thì họ sẽ làm tất cả mọi thứ.
Đã qua rồi thời người Nhật chỉ biết được che chở để yên ổn làm ăn. Ngày
nay Nhật phải biết tự bảo vệ mình. Người Mỹ đời nào chịu đối đầu trực
tiếp với Trung Quốc cho người Nhật có thể dùng tiền đổi mạng. Đã đến lúc
Nhật phải xông lên tuyến đầu nếu như không muốn Trung Quốc thực hiện
xong chiến lược chuỗi đảo thứ hai. Tướng Nga từng tuyên bố: Nếu cần, sau
20 phút, Nhật Bản sẽ đi tong. Trung Quốc cũng có thể tuyên bố với Nhật
Bản đại loại như vậy nếu chiến lược chuỗi đảo thứ 2 của họ thành công.
Ngài
Alex Pherguson có nói một câu nổi tiếng: “Phong độ thì nhất thời nhưng
đẳng cấp thì mãi mãi”. Về đẳng cấp, so với Nhật Bản, Trung Quốc chưa là
gì. Trong thế chiến thứ 2 Trung Quốc là cái gi? Trong khi Châu Á là Nhật
Bản. Trân Châu Cảng gắn liền với tên tuổi Nhật Bản. Nhật Bản là như thế
đó.
Trên
thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có
thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng sợ bất
kỳ ai. Chẳng qua là họ đã thấu hiểu chuyện đời, họ hiểu cái giá phải trả
là gì khi xưng hùng xưng bá. Nhưng, cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng.
Họ không thể giấu mình, gác kiếm được nữa.
Trong
tương lai gần chắc chắn không có sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và
Mỹ. Sách lược của Trung Quốc là luôn né tránh đối đầu với Mỹ. Vì thế Mỹ
chưa phải là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm mà Trung Quốc xác
định. Do đó những nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc như Nhật,
Việt Nam, Philipin…được coi là đối tượng tác chiến. Nhưng Việt Nam,
Philipin thì Trung Quốc coi như “con muỗi” thì Nhật Bản, Trung Quốc coi
như cái gì? Trung quốc sẽ dùng chiến thuật “Giết gà dọa khỉ”, nhưng khi
con khỉ đã thành “tinh” thì giết con gà là con Hổ thì nó vẫn không sợ
huống chi đó chỉ là con cáo
Cựu
cố vấn cấp cao Singapore Lý Quang Diệu từng nói: Chẳng lực lượng Hải
quân châu Á nào có thể đọ nổi với Hải quân Nhật!. Đó là điều không sai
và như vậy chắc chắn Nhật Bản là đối tượng tác chiến đáng gờm nhất mà
Trung Quốc phải tính đến khi thực hiện “giấc mơ Trung Quốc” của mình.
--Trung Quốc-Ấn Độ họp bàn về biển Đông
Đài Á Châu Tự Do
Hôm thứ năm ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna và ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì họp tại New Delhi để bàn thảo phương cách chung giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông. Nội dung hội nghị liên quan đến sự kiện Việt Nam cho phép tàu Ấn Độ thăm dò dầu ...
Ấn Độ nghi Trung Quốc chặn sôngThanh Niên
Ấn Độ xác định cuộc hội đàm với Trung QuốcVOA Tiếng Việt
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm chính thức Ấn ĐộVietnam Plus
Hôm thứ năm ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna và ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì họp tại New Delhi để bàn thảo phương cách chung giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông. Nội dung hội nghị liên quan đến sự kiện Việt Nam cho phép tàu Ấn Độ thăm dò dầu ...
Ấn Độ nghi Trung Quốc chặn sôngThanh Niên
Ấn Độ xác định cuộc hội đàm với Trung QuốcVOA Tiếng Việt
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm chính thức Ấn ĐộVietnam Plus
Trung Quốc tranh chấp biển với Việt Nam x-cafevn.org -
Hồng
Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng chính quyền
Trung Quốc thường xuyên giúp đỡ ngư dân Việt Nam trong những trường hợp
“thật sự cấp bách” nhưng đã trục xuất một số tàu Việt Nam đánh cá bất
hợp pháp trên vùng biển gần quần đảo Tây Sa. Ông Hồng cũng lặp lại tuyên
bố của Trung Quốc về “chủ quyền không thể chối cãi” đối với quần đảo
cũng như vùng biển chung quanh và kêu gọi Việt Nam nên giáo dục và quản
lý ngư dân của mình tốt hơn.
Báo điện tử Chính phủ
Xin giới thiệu với độc giả một số hình ảnh về 3 tàu chiến vừa được Hải quân Việt Nam tiếp nhận. Với sự có mặt của tàu pháo HQ-272 và tiến tới sẽ thành lập Hải đội tàu pháo, sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Vùng 2 nói riêng và Hải quân nhân ...
Tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nayThanh Tra
Hải quân tiếp nhận 3 tàu pháo hiện đạiLao động
Vùng 5 Hải Quân tiếp nhận thêm 2 tàu chiếnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thanh Niên -Sài gòn Giải Phóng -Người Lao Động
Xin giới thiệu với độc giả một số hình ảnh về 3 tàu chiến vừa được Hải quân Việt Nam tiếp nhận. Với sự có mặt của tàu pháo HQ-272 và tiến tới sẽ thành lập Hải đội tàu pháo, sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Vùng 2 nói riêng và Hải quân nhân ...
Tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nayThanh Tra
Hải quân tiếp nhận 3 tàu pháo hiện đạiLao động
Vùng 5 Hải Quân tiếp nhận thêm 2 tàu chiếnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thanh Niên -Sài gòn Giải Phóng -Người Lao Động
- Xứng đáng là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo (ND). -- Chiến lược Tàu: biến không thành có (Nguyễn Văn Tuấn).
- Hải quân tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nay (TTXVN). - Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân đón nhận tàu chiến hiện đại (NLĐ). - – Tàu chiến, tàu ngầm mới khủng nhất của Hải quân Trung Quốc (PhunuToday).– Nga mua ồ ạt Su-34 và MiG-29K/KUB (Vietnam Defence).
- Zbigniew Brzezinski: Sức mạnh Mỹ và cái bóng quyền lực Trung Quốc (The Diplomat/ TVN).
- Nga - Việt Nam: Hạm đội Thái Bình Dương hợp tác với VN (BBC 1-3-12) – Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh (TSW/ Ba Sàm). - Hải quân tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nay (TTXVN). - Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân đón nhận tàu chiến hiện đại (NLĐ). - – Tàu chiến, tàu ngầm mới khủng nhất của Hải quân Trung Quốc (PhunuToday).– Nga mua ồ ạt Su-34 và MiG-29K/KUB (Vietnam Defence).
- Zbigniew Brzezinski: Sức mạnh Mỹ và cái bóng quyền lực Trung Quốc (The Diplomat/ TVN).
Vietnam protests to China over alleged assault on fishermen in disputed waters (AP WP 1-3-12)
- Bùi Tín: Chiến tranh biên giới – 33 năm trước – (VOA’s blog).- VN lên án TQ ‘đánh đập ngư dân’ – (BBC). –Trung Quốc phủ nhận tố cáo hành hung ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa – (VOA). – Trung Quốc tiếp tục phủ nhận vụ bắn vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa – (RFI). – Đàm phán Việt – Trung là ‘lâu dài’ – (BBC).
- Manila liên tiếp thách thức Bắc Kinh: Biển Đông sẽ dậy sóng ? – (RFI). – Manila và Bắc Kinh khẩu chiến về Biển Đông – (BBC). – - Philippines builds anti-China muscle (ATO).
Điểm ba cuốn sách về Việt nam mới ra: On Lewis Sorley's Westmoreland - Vietnam- One war, two accounts (Parameters August 2011) Parameters là tạp chí nghiên cứu của lục quân Mỹ ◄Mỹ - Trung Quốc: Danger in Xi’s rebuff to Obama (FT 1-3-12) -- "Likely to be tougher leader than Hu Jintao" --------
Cải cách ở Trung Quốc
Stoking the furnace
IN 1985 a Chinese steamship, the Bashan, chugged down the Yangzi
river, carrying an unusual cargo: ten foreign economists, including one
Nobel prize-winner, and almost twice as many Chinese counterparts from
the government and academia. They spent the weeklong voyage swapping
ideas on how to steer China’s unruly economy between the plan and the
market.
This “steamship conference”, organised by the World Bank at the request of a government commission, has become legendary (although a bank report published the same year was probably more influential). This week the bank unveiled the results of another collaboration it hopes will make a similar splash: the “China 2030” study, examining how China can fulfil its ambition to become a high-income country over the next two decades, at ease with itself, its neighbours and its environment.
On the steamship, the foreign advisers had the undivided attention of their hosts. Getting noticed in China is much harder now. China remains a big deal for the bank, but the bank is not a big deal for China. It still finances projects ranging from road-building in Ningxia to restoring the historic architecture of Confucius’s hometown. But the bank’s outstanding loans (worth $20.6 billion) are equivalent to only 0.6% of China’s foreign-exchange reserves.
The China 2030 report was, however, jointly produced with a government think-tank, the Development Research Centre, which advises China’s cabinet. The bank’s involvement may have given the DRC cover to say what needs to be said. And the DRC’s participation may have given the bank the clout it needs if it is to be heard.
The report’s contributors were urged to think big and push hard. They did not hold back. The report sprawls like one of the land-hungry Chinese cities it criticises. The authors project a gentle slowdown of growth, which will average 7% in the second half of this decade and 5% from 2026-30 (see chart 1). That would be enough to make China the world’s biggest economy and a high-income country, by the bank’s definition, with an income per head of about $16,000. But China will not fulfil this benign destiny unless it undertakes a bewildering array of reforms.
The report urges China’s government to stop meddling in the market for inputs, such as capital (where interest rates are set by administrative fiat, not competitive forces); labour (where rural migrants cannot settle easily in cities); and land (where local officials routinely expropriate rural plots for urban development). The government must also promote entry and competition in output markets now dominated by state-owned enterprises. The state should instead concentrate on setting rules that allow markets to function, and provide public goods the market cannot furnish. This is a hugely ambitious manifesto. But the report counts it all as only one of six areas of reform, each of which is deemed a priority.
Such laundry lists are not usually very helpful to policymakers, who need clearer guidance on what to tackle first. But the report may sprawl because many of China’s problems do: one distortion or skewed incentive invites another.
Take, for example, the criteria used in promoting local officials. The usual benchmark—growth—encourages local bureaucracies to offer investors cheap land, underpriced electricity and low taxes, anything to bring factories to their county or province. That is one reason why China’s growth has relied so heavily on investment. Capital-intensive growth has in turn taken a toll on the environment. The depletion of China’s natural resources combined with the damage to health from water pollution, soot and other particulates, cost China the equivalent of 9% of its national income (see chart 2) in 2008, the report estimates. Both fiscal reform and greener growth are therefore among the report’s six priorities. And it cites with approval Guangdong province’s experiments with using a broad “happiness” index to judge local progress and reward the bureaucrats responsible.
The capital-intensity of China’s growth has also left workers with a relatively small slice of the national cake. That has prevented China’s consumption growing as quickly as the economy as a whole. The things it does not buy itself it sells to foreigners, resulting in a troublesome trade surplus. That surplus jeopardises the friendly international relations that the report identifies as another of China’s six priorities. One problem leads to another.
Nonetheless, since the government cannot do everything at once, it has to start somewhere. The sequence of reform, the report acknowledges, may be dictated by politics as much as anything else. Nowhere is the politics of reform more ticklish than in the case of state-owned enterprises. The report envisages a more arm’s-length relationship between the state and the powerful conglomerates it still owns. These companies enjoy the benefits of state ownership with few of the obligations. They transfer 15% or less of their profits to the budget, for example. If dividends were increased to 50% of profits, a rate more in line with rich countries, budgetary revenues would jump by about 3% of GDP, the report says, money that could help fund the public services that are another of the report’s priorities. But state enterprises firmly oppose such a change.
So the report urges China to continue its long tradition of local experimentation, because “successful reforms at the local level tend to grow their own champions”. It also recommends starting with measures that face the least resistance as a way to build momentum for tougher reforms later on.
Trojan redback
One institution that may be following such a strategy is China’s central bank, the People’s Bank of China (PBOC). Its research and statistics division last week released a potential timetable for easing China’s extensive capital controls over the next ten years. The China 2030 report also foresees an eventual opening of the capital account, but not until a long list of prerequisites is fulfilled, including liberalising the exchange rate, freeing interest rates, improving the supervision of China’s banks, and deepening its financial markets.
Such preconditions are not, however, absolute, according to Sheng Songcheng, head of the central bank’s research department and the lead author of its new study (he is also a candidate for assistant governor). If you wait for the exchange rate and interest rates to be fully liberalised, he says, you may wait forever.
So the central bank may be hoping for a different sequence, dictated by politics as much as economics. Further easing of capital controls would certainly hasten the liberalisation of currency and interest rates. China’s banks would have to offer a market rate on deposits if savers had more liberty to seek higher returns elsewhere. And if capital found it easier to come and go, the central bank would have to ease its grip on the exchange rate (unless it were willing to give up monetary control at home). Capital flows might provide the external pressure the central bank needs to overcome domestic opposition. Eswar Prasad of the Brookings Institution, a Washington think-tank, calls it a “Trojan horse” strategy.
To make the horse look more attractive, reformers are touting some side-benefits of opening up. It would allow Chinese investors to snap up foreign companies at a time when Western investors are in retreat and prices are cheap. It would also permit the yuan to fulfil its destiny as an international currency.
A global currency is a mixed blessing. As the report points out, international demand for the dollar strengthens America’s currency and blunts the competitiveness of its exports. But many Chinese officials probably believe the world’s second-biggest economy deserves a currency of similar stature. A global yuan may not greatly benefit China, but it certainly befits it.-- The politics of economic reform(Economist 3-3-12)
The bees get busy
In the months before leadership change, the battle over economic reform is heating up. Two articles look at the politics of the debate, and a blueprint for change
This “steamship conference”, organised by the World Bank at the request of a government commission, has become legendary (although a bank report published the same year was probably more influential). This week the bank unveiled the results of another collaboration it hopes will make a similar splash: the “China 2030” study, examining how China can fulfil its ambition to become a high-income country over the next two decades, at ease with itself, its neighbours and its environment.
On the steamship, the foreign advisers had the undivided attention of their hosts. Getting noticed in China is much harder now. China remains a big deal for the bank, but the bank is not a big deal for China. It still finances projects ranging from road-building in Ningxia to restoring the historic architecture of Confucius’s hometown. But the bank’s outstanding loans (worth $20.6 billion) are equivalent to only 0.6% of China’s foreign-exchange reserves.
The China 2030 report was, however, jointly produced with a government think-tank, the Development Research Centre, which advises China’s cabinet. The bank’s involvement may have given the DRC cover to say what needs to be said. And the DRC’s participation may have given the bank the clout it needs if it is to be heard.
The report’s contributors were urged to think big and push hard. They did not hold back. The report sprawls like one of the land-hungry Chinese cities it criticises. The authors project a gentle slowdown of growth, which will average 7% in the second half of this decade and 5% from 2026-30 (see chart 1). That would be enough to make China the world’s biggest economy and a high-income country, by the bank’s definition, with an income per head of about $16,000. But China will not fulfil this benign destiny unless it undertakes a bewildering array of reforms.
The report urges China’s government to stop meddling in the market for inputs, such as capital (where interest rates are set by administrative fiat, not competitive forces); labour (where rural migrants cannot settle easily in cities); and land (where local officials routinely expropriate rural plots for urban development). The government must also promote entry and competition in output markets now dominated by state-owned enterprises. The state should instead concentrate on setting rules that allow markets to function, and provide public goods the market cannot furnish. This is a hugely ambitious manifesto. But the report counts it all as only one of six areas of reform, each of which is deemed a priority.
Such laundry lists are not usually very helpful to policymakers, who need clearer guidance on what to tackle first. But the report may sprawl because many of China’s problems do: one distortion or skewed incentive invites another.
Take, for example, the criteria used in promoting local officials. The usual benchmark—growth—encourages local bureaucracies to offer investors cheap land, underpriced electricity and low taxes, anything to bring factories to their county or province. That is one reason why China’s growth has relied so heavily on investment. Capital-intensive growth has in turn taken a toll on the environment. The depletion of China’s natural resources combined with the damage to health from water pollution, soot and other particulates, cost China the equivalent of 9% of its national income (see chart 2) in 2008, the report estimates. Both fiscal reform and greener growth are therefore among the report’s six priorities. And it cites with approval Guangdong province’s experiments with using a broad “happiness” index to judge local progress and reward the bureaucrats responsible.
The capital-intensity of China’s growth has also left workers with a relatively small slice of the national cake. That has prevented China’s consumption growing as quickly as the economy as a whole. The things it does not buy itself it sells to foreigners, resulting in a troublesome trade surplus. That surplus jeopardises the friendly international relations that the report identifies as another of China’s six priorities. One problem leads to another.
Nonetheless, since the government cannot do everything at once, it has to start somewhere. The sequence of reform, the report acknowledges, may be dictated by politics as much as anything else. Nowhere is the politics of reform more ticklish than in the case of state-owned enterprises. The report envisages a more arm’s-length relationship between the state and the powerful conglomerates it still owns. These companies enjoy the benefits of state ownership with few of the obligations. They transfer 15% or less of their profits to the budget, for example. If dividends were increased to 50% of profits, a rate more in line with rich countries, budgetary revenues would jump by about 3% of GDP, the report says, money that could help fund the public services that are another of the report’s priorities. But state enterprises firmly oppose such a change.
So the report urges China to continue its long tradition of local experimentation, because “successful reforms at the local level tend to grow their own champions”. It also recommends starting with measures that face the least resistance as a way to build momentum for tougher reforms later on.
Trojan redback
One institution that may be following such a strategy is China’s central bank, the People’s Bank of China (PBOC). Its research and statistics division last week released a potential timetable for easing China’s extensive capital controls over the next ten years. The China 2030 report also foresees an eventual opening of the capital account, but not until a long list of prerequisites is fulfilled, including liberalising the exchange rate, freeing interest rates, improving the supervision of China’s banks, and deepening its financial markets.
Such preconditions are not, however, absolute, according to Sheng Songcheng, head of the central bank’s research department and the lead author of its new study (he is also a candidate for assistant governor). If you wait for the exchange rate and interest rates to be fully liberalised, he says, you may wait forever.
So the central bank may be hoping for a different sequence, dictated by politics as much as economics. Further easing of capital controls would certainly hasten the liberalisation of currency and interest rates. China’s banks would have to offer a market rate on deposits if savers had more liberty to seek higher returns elsewhere. And if capital found it easier to come and go, the central bank would have to ease its grip on the exchange rate (unless it were willing to give up monetary control at home). Capital flows might provide the external pressure the central bank needs to overcome domestic opposition. Eswar Prasad of the Brookings Institution, a Washington think-tank, calls it a “Trojan horse” strategy.
To make the horse look more attractive, reformers are touting some side-benefits of opening up. It would allow Chinese investors to snap up foreign companies at a time when Western investors are in retreat and prices are cheap. It would also permit the yuan to fulfil its destiny as an international currency.
A global currency is a mixed blessing. As the report points out, international demand for the dollar strengthens America’s currency and blunts the competitiveness of its exports. But many Chinese officials probably believe the world’s second-biggest economy deserves a currency of similar stature. A global yuan may not greatly benefit China, but it certainly befits it.-- The politics of economic reform(Economist 3-3-12)
The bees get busy
In the months before leadership change, the battle over economic reform is heating up. Two articles look at the politics of the debate, and a blueprint for change
CHINA’S reformers have had a few bad years. A booming economy, they complain, has sapped the government’s will to do battle on their behalf against increasingly powerful interest groups which see no need for change. But as the Communist Party prepares to hand power to a younger generation of leaders later this year, reformists see a glimmer of opportunity. They hope to challenge the assumption that the leadership transition will inevitably be a period of risk-avoidance and caution over policy.
In their effort to push their cause, reformers have recently sponsored two reports laying out plans for long-term change. First, on February 23rd, the People’s Bank of China, the country’s central bank, circulated a ten-year timetable for the creeping liberalisation of capital markets. This would make it easier for Chinese entrepreneurs to buy foreign companies and pave the way for opening up China’s stock-, bond and property markets. Then, four days later, the reformers recruited the World Bank to their cause.
On February 27th the bank, along with a government think-tank called the Development Research Centre (DRC), published a 468-page report which puts the reformers’ case for changing a wide range of policies from removing impediments to labour mobility to weakening the grip of state-owned firms and strengthening farmers’ land rights (see next article). The report warned that, without such reforms, China could get caught in a “middle-income trap”, with inflation and instability leading to possible stagnation.
The significance lies not just in what is being said, but who is saying it. The central bank has long been a reformers’ outpost, and is often overruled. But the World Bank report is intriguing, partly because it has connections with the next generation of leaders, and partly because it is unusual for a government-linked organisation in China to align itself so closely with the World Bank on such a high-profile and sensitive project. Conservatives in China are deeply suspicious of the bank, which they regard as an agent of failed Western liberalism. The bank’s president, Robert Zoellick, got a taste of this at a press conference in Beijing to unveil the report. A man describing himself as an independent scholar disrupted the event with a tirade against the bank for supporting “privatisation” of state firms.
The report credits Mr Zoellick with proposing in 2010 that the bank and government should work on a joint project on challenges to China’s longer-term development. But the idea may have originated with a Chinese official. Li Keqiang, a deputy prime minister, expressed enthusiasm for the plan when Mr Zoellick raised it with him, and it was Mr Li who suggested the DRC take part, with help from the Ministry of Finance. After the report’s publication, Mr Li again met Mr Zoellick in an apparently high-profile endorsement of its findings. Mr Li is not just any deputy. Next year he is expected to take over from Wen Jiabao as prime minister.
Few analysts expect Chinese leaders suddenly to start adopting the reforms that the central bank, World Bank and the DRC suggest. But in recent weeks there have been signs that reformers are trying to influence the policy choices facing the incoming leadership. Several articles have appeared in the Chinese press noting the 20th anniversary of a tour of southern China in January and February 1992 by Deng Xiaoping. Deng used that trip to attack hardliners and press for faster market reforms. These articles have urged a bolder approach. Some have suggested the need for a “second southern tour”.
Retracing Deng’s steps
Even the Communist Party’s main mouthpiece, the People’s Daily, has weighed in. On February 23rd it said some officials wanted to keep things as they were in order to avoid criticism, but that this would eventually result in an even greater crisis. The editorial, signed by the newspaper’s commentary department, warned that mere “tinkering” with reform had been the downfall of great nations and parties.
But the reformist leanings of incoming leaders are not necessarily a sign that much will change after the party announces its new line-up in the autumn. Expectations for reform were also high a decade ago when China’s current leaders took over, but ebbed as it became clear that they lacked the will or strength to take on powerful interests such as state-owned enterprises and export industries. Xi Jinping, who is likely to take over as party chief this year and as president in 2013, will probably take time to consolidate his power.
Meanwhile, the vested interests are already preparing to defend their turf. The World Bank-DRC report suggests that control over state-owned businesses should be taken over by new independent bodies that would hand over dividends to the state budget and gradually reduce the level of state ownership. The body that oversees the state sector, the State-owned Assets Supervision and Administration Commission (SASAC), is not keen. According to a Chinese newspaper, 21st Century Business Herald, SASAC wrote to the finance ministry arguing that the proposal to scale back state ownership was unconstitutional. The newspaper also said SASAC wrote to the DRC saying it was untrue, as many reformers have asserted, that “the state [sector] is advancing and the private retreating.”
A prominent academic, quoted by another Chinese newspaper, said reforms were not being obstructed only by vested interests, but even more by a lack of enthusiasm among the general public. In the late 1990s reformist leaders were able to push through unpopular changes, including huge lay-offs in the state sector, by citing the importance of preparing the country for membership of the World Trade Organisation (which it joined in 2001). No such external excuse is at hand today. The battle over reform continues, and China’s leaders will surely need more than reports by the central bank, World Bank and a leading think-tank to win it.
Read more: "Stoking the furnace"
KINH ĐIỂN - Lợi ích của di cư: The Benefits of Migration (Economic Affairs Febrary 2012) -- Có nói đến Việt Nam ◄
-Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng?: Mô hình thị trưởng của Đà Nẵng - Hy vọng và lực cản (TVN 1-3-12) -- Đọc lại bài này: Đà Nẵng sẽ có thị trưởng? (BBC 5-12-11) -- Phó chủ tịch Thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh - 35 tuổi - con trai ông Nguyễn Văn Chi - nguyên trưởng ban Kiểm tra TW Đảng. Ông Xuân Anh vốn là nhà báo báo Thanh Niên, bằng tuổi ông Nghị - con trai ông Tấn Dũng. Ông Xuân Anh cũng là ủy viên dự khuyết TW Đảng. Mọi việc đều đã "cơ cấu". Nghị quyết 23 của Đà Nẵng trái luật (TT 1-3-12) -- Sở Tư pháp Đà Nẵng: Không sai luật ! (NLĐ 1-3-12)- Đà Nẵng hạn chế nhập cư là trái luật (NLĐ). – Nghị quyết 23 của Đà Nẵng trái luật (TT). – Đà Nẵng hạn chế nhập cư là trái pháp luật (SGTT).- Tận thu phí giao thông (NLĐ).
-Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Hàng loạt nội dung trái luật trong nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng(TN 29-2-12)-- Mô hình thị trưởng của Đà Nẵng – Hy vọng và lực cản (TVN). – Quy định của Đà Nẵng trái luật (TN).- TP Đà Nẵng tạm ngừng đăng ký thường trú: Quản và cấm (NLĐ).
- Phát hiện cây xăng có trụ bơm sai số lớn (DV).-- Kiểm tra cây xăng có nghi vấn về chất lượng (NLĐ).
– Triển khai thực hiện nghị quyết trung ương 4: Muốn hết bệnh phải chịu đau (TT). – Bùi Tín: Quyết tâm để đi đến đâu? – (VOA’s blog).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Thanh Giang:Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của ai? – (VOA). - Ai giao cho đảng cầm quyền? – (VOA). – Phỏng vấn tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Kiến nghị với Đảng ‘rơi vào im lặng” – (BBC). - Phỏng vấn LS Lê Quốc Quân: Bình luận về 19 điều cấm Đảng viên – (BBC). - Khi xã hội chấm điểm chính quyền (TVN).- Trưởng công an xã hạ sát dân bằng 6 phát súng (PLVN). - Trưởng công an xã bắn người trọng thương (TN).- Quảng Bình: Nhà Phó trưởng công an xã bị ném mìn (NNVN).
- Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nạn hối lộ lũng đoạn giá cả dược phẩm – (x-café). - Vietnam study finds bribes dominate medicine prices (Reuters).- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(Chinhphu.vn). – “Tự phê bình phải bắt đầu từ cán bộ lãnh đạo, quản lý”(DT). – Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình là khâu mở đầu, mấu chốt(TN). – Chỉnh đốn Đảng: Nghiêm túc, quyết liệt nhưng bình tĩnh, khách quan (TP). - Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị (VnMedia).
- Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Quốc hội sẽ giám sát chỉnh Đảng – (BBC).
- Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ? – (RFA).-- Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc: Hiến pháp phải gắn liền với con người Việt Nam – (ĐCV).- Nhấn mạnh lại 19 điều cấm Đảng viên – (BBC). – 19 điều cấm đối với đảng viên – (RFA). – Quan chức thời nay – (RFA). –- Bữa qua BS có thắc mắc tháng 12/2007 có Quy định 115 về những điều đảng viên không được làm, rồi tháng 11/2011 lại có Quyết định 45 tương tự, chưa kịp “quán triệt” thì đã có cái Quy định 47 không hơn gì. Thế nhưng một độc giả vừa cho biết tháng 5/1999 cũng đã có Quy định 55, vẫn là “Những điều đảng viên không được làm”. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung gần như y chang.- Phỏng vấn ông Vũ Mão ‘Nên công khai chất vấn trong Đảng’ (VNE). – Triển khai thực hiện nghị quyết trung ương 4: Muốn hết bệnh phải chịu đau (TT). – ‘Lần này Bộ Chính trị có quyết tâm rất cao’ (ĐV).
- GS Tương Lai: THUỐC ĐẮNG DÃ TẬT – (Người Lót Gạch). -- Tống Văn Công: Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU LÀ DÂN CHỦ”!(BoxitVN).- “Chế độ riêng” của thành ủy cho quan chức? (Bee).- Nhà nước và người dân (TBKTSG).
- Tổ chức quyền lực Nhà nước: Kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước (SGGP). - Sửa Hiến pháp: Quy định nguyên tắc kiểm soát quyền lực (PLTP).
- Lê Anh Hùng: Từ hiện tượng Viettel nghĩ về sự hoang phí của một hệ thống(bauxitevn).
- Vụ đưa người đi cai nghiện trái pháp luật ở Kiên Giang: Công an TP.Rạch Giá vẫn khẳng định làm đúng (DV).
- Bầu Đức nổi tiếng nhờ... nợ thuế (VEF 1-3-12) -- Bầu Đức: 'Tôi nợ chứ không xù thuế' (VnEx 1-3-13) Đặng Thành Tâm bị đề nghị đình chỉ chức Chủ tịch ĐH Hùng Vương (VnEx 1-3-12)Chân dung ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hùng Vương (GD 1-3-12)
Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị[1]
Tác giả: Nguyễn Văn Lục
“Trong trường hợp Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, có những lý do để e
ngại rằng vẫn còn những khoảnh tranh tối, tranh sáng xung quanh cái
chết của ông. Những công trình nghiên cứu, ghi chép về thân thế và sự
nghiệp chưa đủ để cho lịch sử có thể phán xét thật công bằng công tội
của ông, như ông muốn” (1)(1) Trích Trần Thanh Hiệp trong bài: Để trả Nhất Linh Nguyễn Tường Tam về cho lịch sử, trích lại trong Nhất Linh- Người nghệ sĩ Người chiến sĩ, trang 128
Đối với một số người có quan tâm đến văn học và chính trị thì cuộc đời làm chính trị và nhất là vụ tự tử để lại chúc thư của Nhất Linh còn là một nghi án chính trị như nhận định của luật sư Trần Thanh Hiệp,-một thành viên viên sáng lập của nhóm Sáng tạo-nêu ở đầu bài viết này.
Cuộc đời ấy, cái chết ấy trở thành một công án về văn học, chính trị và lịch sử. Sự nghiên cứu, tìm hiểu ngay cả nhận định, phê phán đều là cần thiết.
Như mới đây, tôi nhận được luận án tiến sĩ của bác sĩ Mạc Văn Phước (1) được tóm lược và bổ sung của bác sĩ Đặng Ngọc Thuận. Phần bốn của luận án đã nói đến trường hợp bệnh lý của Nhất Linh- bệnh trầm cảm- Luận án này được thực hiện từ năm 1968, mang tính cách nghiên cứu hàn lâm của đại học Y khoa Sài Gòn. Luận án mang tính khách quan, khoa học. Nhờ đó, nó củng cố thêm cho những luận điểm của tôi về công án cái chết của NL. Nó giúp đánh giá lại có cơ sở việc tự tử của NL. Nó soi sáng ý nghĩa cái chết đó dựa trên tình trạng bệnh lý của NL.
(1)|Thật ra luận án đã được đăng trong số Tân Văn số 47, tháng 6/2011.
Những tài liệu sách vở viết về Nhất Linh sau 1963 không có là bao nhiêu. Những sách giáo khoa có tính cách trường ốc như của các giáo sư Lê Hữu Mục, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế vv.. không cho phép đào sâu, đi xa vào phạm vi nghiên cứu.
Trừ hai cuốn sách của giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư trường Pétrus Ký. Cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, đặc biệt tập 3 liên quan đến TLVĐ- Đây là một trong những cuốn biên khảo văn học có giá trị nhất của của miền Nam trước 1975. Ngoài ra, sau 1975, giáo sư Phạm Thế Ngũ còn viết cuốn: Tự Lực Văn Đoàn trong tiến trình văn học dân tộc in sau 1975. Những nhận định của giáo sư Phạm Thế Ngũ, xét về mặt văn học là đáng tin cậy.
Những cuốn sách của người trong gia đình như của bà Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Tường Thiết giúp biết được một số sự kiện có tính cách riêng tư của NL, nhưng không đủ. Ngoài ra cuốn được nhiều người nhắc nhở đến là cuốn: Chân Dung Nhất Linh của Nhật Thịnh. Tài liệu ít người được biết đến là cuốn sách của Thế Phong: Lược sử văn nghệ VN- Nhà Văn tiền chiến 19030-1945. Cuốn sách viết tản mạn, thiếu tập trung và ít nét đặc sắc. Tôi đặc biệt lưu ý đến cuốn sách của Thế Uyên: Những người đã qua, Hồi ký văn học về Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo (Văn Uyển xuất bản, 1968). Thế Uyên cũng viết một cuốn Chân dung Nhất Linh cùng với Nguyễn Mạnh Côn và một số người khá mà tôi xử dụng trong bài viết này. Sau này tập Những người đã qua được in lại trong Thế Kỷ 21, Cali 2004 và 2005 và Đất Đứng, Sacramento, Ca.
Về phía chính quyền trong nước hiện nay thì có Khúc Hà Linh với cuốn: Anh em Nguyễn Tường Tam- Nhất Linh- Ánh sáng và bóng tối. Tôi không được đọc.
Đặc biệt ở Hải ngoại, có một vài bài viết của Thụy Khuê viết về Thạch Lam và Nhất Linh. Những cố gắng của Thụy Khuê trong việc sưu tầm và nhận định là không chối cãi được. Phần lớn, tôi đồng ý với tác giả TK. Nhưng riêng phần phê bình cuốn truyện Bướm Trắng và truyện dài Giòng Sông Thanh Thủy cho thấy nhiều gượng ép.
Một nhà văn không kém quan trọng và cũng là người viết trong Tổng Quan Văn học- Võ Phiến- Ông đã dành một số trang”ưu đãi” không nhỏ để viết về Nhất Linh một cách khá sắc bén ..
Tờ Thế kỷ 21 ở Hải ngoại cũng làm một cố gắng được nhìn nhận như một công việc đáng hãnh diện cho cá nhân của anh PPM với cuốn: Nhất Linh, Người Nghệ sĩ- Người chiến sĩ của nhiều tác giả.
Cuốn sách đã hẳn thỏa mãn được nhiều người vốn yêu mến NL.
Nhưng nó lại không đáp ứng được lòng ham muốn tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến lịch sử văn học của Nhất Linh và TLVĐ mà những người như tôi mong đợi- Nói chung là những người không bằng lòng những thỏa hiệp dễ dãi chỉ chú trọng tới mặt tích cực, nhưng tránh đề cập đến mặt tiêu cực.
Trong cuốn sách ấy với thiện chí cá nhân sưu tầm phải nhận là có, nhưng vẫn còn những mặt thiếu sót sau đây mà người đọc mong mỏi được tiếp tục khai triển trong tương lai như:
- Cuốn sách không nói tới giai đoạn làm báo chí của tờ Phong Hóa và Ngày Nay. Nhất là những vấn đề tranh luận, dèm pha, bè phái, bôi nhọ các nhà văn ngoài nhóm. Giới trẻ hậu sinh sau nay không có cơ hội biết đến giai đoạn này. Ngay cả những thành phần học sinh các lớp đệ nhị thập niên 1960 nay trở thành lão ông lào bà nhiều người cũng không biết.
Đó là một thiệt thòi cần được nhìn lại và tăng bổ.
Học sinh miền Bắc giai đoạn 1954-1975 thì nhiều người không biết ngay cả cái tên Nhất Linh là ai nói chi đến những việc khác.
Việc cố ý thiếu sót đó trước sau gì cũng phải được trình bầy một cách công khai và công bằng. Việc trào phúng chế diễu này lại chính là cái làm nên danh tiếngTLVĐ, nhờ đó báo bán chạy nhất. Nhưng cũng trở thành một thứ scandal trong văn học mà sau này thiên hạ tránh nhắc tới. Tôi cũng không nhận thấy một “nhìn lại nào” của Nhất Linh trong vấn đề này. Ở đây, sự im lặng của NL và một số người cầm bút phải được diễn dịch đó là mặt tiêu cực của việc làm báo của NL. Ông có tự phê bình về các sách luận đề. Nhưng ông im lặng về mảng báo chí. Phần Thanh Lãng” hóa giải” ” gọi bằng một danh từ khá đẹp là 13 năm tranh luận văn học.
- Cuốn sách cũng không xác định vai trò và chỗ đứng của các nhà văn trong nhóm TLVĐ. Như giữa Thạch Lam, Khái Hưng và Nhất Linh, ai là nhà văn có uy tín, có giá trị văn học mà không kể đến thời tính nhất thời được ưa chuộng bởi xã hội. Nhìn lại cho đúng sẽ có vấn đề đảo lộn sắp xếp vị trí của ba nhà văn ấy. Chỉ nhắc nhở đến Nhất Linh đã là một điều thiếu công bằng đối với Khái Hưng và Thạch Lam. Đồng thời còn cần phải so sánh với các nhà văn tiền chiến cùng thời, định ra được chỗ mạnh, chỗ yếu, chỗ hơn, chỗ kém của từng người, của mỗi bên. Về mặt khuynh hướng hiện thực xã hội, khuynh hướng của các nhà văn ngoài nhóm như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng cho thấy ngày nay giá trị nhân văn và xã hội của các nhà văn ấy được đánh giá cao như thế nào. Phải nhìn ra những “bất công” trong văn học để định vị cho công bằng.
- Cuốn sách cũng không định ra được được các mốc văn học với sự khác biệt và tiến bộ của chữ Quốc ngữ đi từ các giai đoạn Nam Phong-Phạm Quỳnh đến giai đoạn Nhất Linh-TLVĐ và giai đoạn sau 1954 với Sáng Tạo, Bách khoa, Đại Học, Quê Hương và mảng văn học miền Nam bản địa với Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên vv.
Đây là một vấn đề quan trọng nhất mà bất cứ nhà phê bình văn học nào muốn đánh giá đúng mức TLVĐ đều cần đề cập tới. Không xác định đúng mức vai trò của Nam Phong. Không định vị được những bước đi văn học có tính khai phá và giới thiệu kiến thức, tư tưởng thế giới của NP. Không đánh giá đúng mức vai trò Nam Phong- Phạm Quỳnh như người mở đường cho sự lớn mạnh của chữ quốc ngữ. Không nhận chân được vai trò truyền đạt và phổ biến nhận thức trong một thời điểm nhất định- thì khó nói đến những bước tiến thay đổi thời TLVĐ. Chưa kể là chen vào giữa Nam Phong- Phạm Quỳnh và TLVĐ còn có những khuôn mặt lớn, độc lập trong văn học không theo một nhóm nào như Phan Khôi, Trương Tửu vv
- Về hoạt động chính trị của NTT thì cuốn sách càng tỏ ra thiếu sót hơn nữa. Những người như Trương Bảo Sơn chỉ có tầm nhìn giới hạn vào một vài hoạt cảnh chống đối rồi đi tù sau này ở miền Nam VN. Hầu như không biết gì đến sinh hoạt quan trọng nhất của đảng ở miền Bắc trước 1954. Phần này, chúng tôi xin được trình bày ở phần hai. Nhất Linh- Người chiến sĩ-,
- Việc ông NTT sau khi vụ đảo chánh 1960 thất bại, ông là lãnh tụ duy nhất một mình tìm đường thoát thân, lánh nạn vào tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc. Việc này đã gây rắc rối ngoại giao cho tòa đại sứ này. Và cũng là nguyên nhân NL không bị bắt giam , ngồi tù chờ toà xử như các vị liên can khác. Chẳng những cuốn sách kể trên mà còn phần đông những cuốn sách khác viết về NL không đá động đến việc này vì nó có thể làm mất uy tín lãnh tụ.
- Và nói làm chi đến những nghi vấn đặt ra trong lãnh vực y khoa và chính trị liên quan đến việc tự tử. Việc này đáng nhẽ nên mạnh dạn đề cập đến. Cần phải nêu ra tài liệu chứng cớ y học có sẵn, tài liệu pháp lý và nhất là bằng nhiều nhân chứng để nhận định công bằng với NL và với lịch sử. Ba thứ tài liệu đó cộng lại cho phép người ta có thể đi đến kết luận NL ở trong một trạng thái tinh thần trầm cảm nên mọi hành động của ông đều không thể được coi là của một người bình thường.
- Về những người cộng tác viết cuốn sách, tôi cũng thấy thiếu vắng một cách có ý nghĩa của hai nhà văn, đồng thời là cháu ruột của Nhất Linh. Đó là Duy Lam và Thế Uyên. Tôi có liên lạc với cả hai. Những nhận xét của Thế Uyên khá trung thực và thẳng thắn cần phải được nêu ra. Riêng Duy Lam thì theo tính hay nói thật, nói thẳng của anh giúp tôi biết được nhiều sự việc. Anh cũng là người chia sẻ cho nhan đề bài viết của tôi. Một chúc thư văn học- Một cái chết định trước.
Có thể Duy Lam và Thế Uyên là những người duy nhất vừa là người gần gũi NL- trong quan hệ bác- cháu- vừa là người cộng tác trong VHNN với tư cách người trong cuộc, vừa là đồng chí trong hoạt động chính trị. Nhưng nhiều lúc, tôi có cảm tưởng Duy Lam lại giữ được cái tư thế khách quan như thể người ngoài cuộc đứng ngoài nhìn vào.
Chẳng hạn, cách đánh giá nhà văn NL “tiền chiến” và “hậu chiến”. Vì thế, tôi nghĩ rằng những nhận xét của các anh về ông Bác của mình thật là quý giá.
Riêng về cái chết của ông NL, đối với người viết bài này thì không thể đơn giản chỉ căn cứ trên cái chúc thư 71 chữ của ông, giấy trắng mực đen là xong, không cần bàn cãi nữa. Mặc dù chúc thư mang tính cách ” thiêng liêng” thế nào đi nữa của một người quyết định quyên sinh. Nhưng trong chúc thư, rõ ràng ông mong muốn để lịch sử xử! Lịch sử là ai? Nếu không phải là chúng ta bây giờ sau nửa thế kỷ?
Trong lịch sử, thật hiếm có hai cái chết như trường hợp HT Quảng Đức và NL trong một mục tiêu vừa tôn giáo, vừa chính trị. Cái chết cao trọng của nhà tu hành có gửi chung một sứ điệp của nhà chính trị không? Cái chết của nhà tu hành là tối thượng, tối ưu, đầy lòng nhân ái, một chọn lựa không có chọn lựa khác.
Nhưng một nhà chính trị chọn lựa tự tử phải chăng vì không còn chọn lựa nào khác? Nhà chính trị có thể tranh đấu bằng nhiều cách: bằng ngòi bút- bằng tham gia đảng phái- bằng mưu đồ tổ chức đảo chánh, lật đổ để chiếm chính quyền- hoặc ám sát thủ tiêu? Trong suốt 9 năm đệ nhất cộng hòa, dường như ông Nguyễn Tường Tam không sử dụng những phương tiện tranh đấu dân chủ như báo chí, dư luận, nghị trường hoặc dùng ngòi bút để tranh đấu?
Cách sử dụng mà người ta được biết rõ là ông tham gia vào âm mưu lật đổ chính quyền. Khi thất bại thì dùng việc tự tử phải chăng là kế sách thích hợp cho một nhà tranh đấu, một lãnh tụ chính trị có bản lãnh?
Hay nó chỉ thể hiện một sự tuyệt vọng đi vào bước đường cùng của một con người .. Đây là điều mà bác sĩ Phan Quang Đán khi ở trong tù, nghe tin cái chết của Nhất Linh đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại phải chết như- thế?
Về mặt con người mà nói, nhất là đối với một số nhà văn, nghệ sĩ, việc tự tử không có chi là lạ và xảy ra khá nhiều. Ngay cả một lối sống bạt mạng, rượu chè, nghiện hút của một số nhà văn đã là hình thức gián tiếp tự tử dần một cách cố ý. ( Suicide instantanné et intentionnel)
Còn về mặt chính trị thuần túy, nếu có dịp nhìn lại việc đảo chính năm 1960 và tiếp theo 1/11/1963 nay người ta được biết đầy đủ là đều do Mỹ giật dây và đạo diễn. Can thiệp ít và gián tiếp ở thời điểm 1960. (Dương Văn Đông đã tiết lộ trong bài viết: Binh biến 11/11/1960 rằng: Trước khi binh biến xảy ra, George Alexander Carver. Jr đã liên lạc với Hoàng Cơ Thụy và khuyến khích phe đối lập đứng lên chống đối chính quyền). Can thiệp nhiều và lộ liễu, trực tiếp vào nằm 1963 thì tất cả những ai tham gia vào quá trình các cuộc lật đổ ấy đều chỉ là những “con cờ”, những” tay sai bản xứ”!!
Những hãnh diện vào tự hào cần hạn chế lắm nếu biết được những mưu đồ đằng sau các cuộc chính biến ấy. Nói huỵch toẹt như Nguyễn Ngọc Linh (cựu Tổng giám đốc Việt Tấn Xã) trong buổi Hội Nghị 35 năm sau nhìn lại, ngày 9/10/2010 tuyên bố:
“Theo tôi thì cuộc đảo chính (1963) này đã đánh dấu cái chết của miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lăng miền Bắc”.
Cho nên tất cả những gì người ta gán cho cuộc đảo chánh ấy, tất cả những hành vi cá nhân hy sinh ngay cả mạng sống con người đều phải được đưa lên bàn cân để cân lại. Việc tự tử ấy nhân danh chính nghĩa tranh đấu cho quyền tự do con người, tự do tôn giáo còn sót lại được bao nhiêu phần trăm ý nghĩa cao cả của nó?
Để dễ dàng cho việc tìm hiểu cuộc đời và con người NL, người ta có thể chia cuộc đời ấy ra làm hai lãnh vực: Cuộc đời làm báo, viết tiểu thuyết với tư cách là một nhà văn với bút hiệu Nhất Linh. Nửa phần kia là Nguyễn Tường Tam, con người hoạt động chính trị mà chủ yếu là hoạt động đảng phái và kết thúc bằng việc uống thuốc độc quyên sinh để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm.
Cuộc đời làm văn học và chính trị ấy cũng cần chia ra giai đoạn tiền chiến và hậu chiến.
Giai đoạn làm báo thời ” tiền chiến” của TLVĐ và Nhất Linh
Phần đông người ta cho rằng cuộc đời làm văn học với sự thành lập TLVĐ đầu năm 1933 là một thành công lớn của TLVĐ và của cá nhân người đứng đầu là Nhất Linh. Nó cắm mốc một giai đoạn văn học phủ nhận thời kỳ “văn học khệnh khạng” Phạm Quỳnh- Nguyễn Văn Vĩnh và mở ra một thời kỳ văn học với báo chí trào phúng và tiểu thuyết.
Sự nhìn nhận ấy nói chung là chính xác và đúng vào thời kỳ đó.
Trong một bài viết của người viết bài này nhan đề: Chỗ đứng của TLVĐ trong văn học Việt Nam, đăng trên báo Tân Văn số 9 tháng tư/2008. Người viết đã trích dẫn một bài báo của ông Nguyễn Vỹ nhắc lại kỷ niệm về tờ Phong Hóa, bộ mới số 11 như sau:
“Trẻ con ôm báo Phong Hóa số 1 đi bán rong, rao inh ỏi khắp phố phường, thiên hạ tò mò mua xem, bán báo chạy như tôm tươi. Lý do: báo Phong Hóa đăng giầy những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục” Phong Hóa An nam”. Công chúng bình dân từ cô sen, cậu bồi đến lớp các học sinh nam nữ đến công tư chức đều rũ ra cười khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức hình vẽ rất tức cười, chế nhạo nào là ông Lý Đình Dù ở nhà quê ra tỉnh .. Ông giáo sư Lê Công Đắc bị chế diễu là con gà ba chân. Ông luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Tiễu chữa bệnh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố gọi là ông búi tó, ông Nguyễn Tiến Lãng gọi là con ve sầu..
Nguyễn Tường Tam đã thành công với tiếng cười kích động.. Báo Phong Hóa vượt lên một số lượng phát hành vô địch . Và ông cũng nổi tiếng từ đó” .(2)
(2) Trích báo Tân Văn, số 9/2008, Nguyễn Văn Lục.
Đó là sự thành công của một nhóm nhà văn cùng chí hướng trong việc hạ bệ thế hệ Nam Phong- thế hệ đàn anh- được coi là biểu tượng của thủ cựu, nghiêm chỉnh khệnh khạng. Đả phá Nam Phong thủ cựu thì còn hiểu được. Nhưng người ta sẽ không lý giải được tại sao cần đả phá tất cả các nhà văn uy tín ngoài nhóm?
Nhưng nhóm người ấy nếu tách riêng ra thì vị tất đã bằng ai, nhưng nếu cộng chung lại thì thật khó có nhóm văn học nào sánh bằng, cho dù sau 1954. Đó là thế mạnh nhất của nhóm TLVĐ.
Tú Mỡ đứng một mình chỉ làm được thơ diễu. Thơ Thế Lữ không thể so sánh với Tản Đà. Văn tùy bút của Thạch Lam còn ảnh hưởng nặng nề văn học Pháp không qua mặt được Nguyễn Tuân. Những bài biện luận khô khan của Hoàng Đạo có thể không ai đọc.
Trong khi đó, ngoài TLVĐ những nhà văn như Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nam Cao, mỗi người một thế giới văn chương khó tìm thấy nơi TLVĐ.
Nhưng nếu nó cộng chung tất cả những nhà văn ấy lại thì như một tổng hợp hóa chất, nó tạo ra một khối nhà văn tiêu biểu nhất của một thời kỳ văn học. Thời kỳ TLVĐ. Nào là những chuyện ngắn đầy tính nghệ thuật của Thạch Lam. Chính các nhà văn trong TLVĐ đều xếp “chú sáu” là một trong những nhà văn sáng giá nhất của nhóm. Tính cách lãng mạn, nhưng hiện thực xã hội như Thoát Ly, Thừa Tự của Khái Hưng được coi như cây bút hàng đầu của TLVĐ ngay từ cuốn truyện đầu tiên là cuốn Hồn Bướm mơ tiên. Tính cách lý tưởng và tranh đấu đầy hứng khởi trong Đoạn Tuyệt ..Tất cả làm nên một cái toàn thể ..TLVĐ. Và giá trị hay nhất về truyện ngắn phải kể đến truyện ngắn: Anh phải sống, viết chung giữa Nhất Linh và Khái Hưng.
Và người ta phải nhìn nhận kể từ sau Nam Phong của Phạm Quỳnh, lần đầu tiên tiếng Việt mới thực sự trở thành thứ ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của nghệ thuật.
Nó đúng như sự nhận xét của Tú Mỡ:
“Ôi, TLVĐ nay đã thuộc về dĩ vãng. Nhiều anh em đã đã là người thiên cổ, chỉ còn sót lại ba chúng tôi. Tú Mỡ, Thế Lữ và Xuân Diệu. Anh em đã có những đóng góp đáng kể vào văn học Việt Nam, tạo cho đoàn một tiếng tăm vang dội một thời, một thành tích mà các văn đoàn khác ra đời sau không đạt được, một chân giá trị riêng trong một giai đoạn nhất định mà giới văn học ngày nay và ngày mai phải công nhận”(3)
(3) Trích Tú Mỡ bài: Trong bếp núc TLVĐ, trích lại trong Nhất Linh, nhiều tác giả, trang 109
Sự thành công ấy cũng được chính Nhất Linh nhìn nhận trong chúc thư văn học như sau:..
“Những lúc ngoảnh về quá khứ, kiểm điểm việc mình đã làm, tôi thấy rõ ràng công việc tốt đẹp lâu bền và có ích nhất của đời tôi là sự thành lập Tự Lực Văn Đoàn và công việc sáng tác”.
Nhưng sự thành công ấy nay nhìn lại một phần do sự chế diễu, hạ bệ những nhà văn khác ngoài nhóm trên Phong Hóa và Ngày Nay.
Báo bán chạy nhiều người đọc. Đồng ý. Nhưng về đường dài, sự thành công phải căn cứ trên những tác phẩm thì TLVĐ cũng chỉ đạt được một nửa như sẽ có nhận xét sau này trong bài viết của tôi. Phải chăng tiêu biểu hai câu thơ diễu sau đây trở thành hai câu vè tiêu biểu của người đường phố:
Nước Nam có hai người tài
Thứ nhứt sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh.
Sau này văn học sử cũng như chương trình việt văn tú tài 1 ở miền Nam sau 1954 chỉ nhắc tới Nhất Linh nhà văn với 20 tác phẩm mà điển hình là các tiểu thuyết Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng và Bướm Trắng vv.. mà quên còn một Nhất Linh làm báo.
Bài viết này muốn bổ túc thêm cái mặt bị bỏ quên cũng có thể là một góc tối của TLVĐ.
Trước TLVĐ, không khí làm báo là nghiêm chỉnh, là nghị luận, là phổ biến kiến thức phần lớn bằng dịch thuật. Đọc báo Nam Phong là một cách đi học “hàm thụ” để mở mang kiến thức chứ không phải để giải trí, để đùa.
Sự nghiêm chỉnh ấy sau này bị chế diễu là khệnh khạng mà thực ra nó chỉ thể hiện tính hàn lâm của Nam Phong.
Có thể nói Phạm Quỳnh làm báo chú trọng vào khai trí, mở mang kiến thức nên ông chú trong tới Dịch Thuật, Biên Khảo. TLVĐ chú trọng vào Sáng tác truyện ngắn, truyện dài.
Ông Nhất Linh làm báo với Hoàng Đạo, Khái Hưng ngay cả Thạch Lam và nhất là Thế Lữ, bút hiệu khác là Lê Ta đã đồng loạt có chủ trương phải ” bề hội đồng” các nhà văn ngoài nhóm và báo chí ngoài nhóm bằng trào phúng. Có nhiều mức độ trào phúng. Có mực độ có thể chấp nhận được và có mức độ trào phúng không thể chấp nhận được. Một số lớn sự trào phúng của nhóm TLVĐ vượt ranh giới được phép và không được phép. Cái không được phép khi nó xúc phạm đến nhân cách nhà văn và với một chủ đích hiểm độc.
Có nhiều mục như: “Từ cao đến thấp” nói về người. ” Từ nhỏ tới lớn” nói về việc . ” Bàn Ngang” nói ngược mà hiểu xuôi , Mục ” vui cười” , Mục “Những Hạt đậu dọn”, Mục các “Cuộc điểm báo” vv..
Nhiều nhà văn, nhà thơ ngoài nhóm TLVĐ như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cho đến những tên tuổi cựu trào, lớn nhỏ như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Hy Tống, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang, Trương Tửu, Nguyễn văn Tố, Dương Bá Trạc, Lê Văn Phúc, Phan Trần Chúc, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc , Tchya Đái Đức Tuấn trở thành mục tiêu chế diễu nằm trong tầm bắn của TLVĐ.vv…
Từ năm 1935-1945, theo Vũ Ngọc Phan có một nhóm đội lốt phê bình, điểm sách để bôi nhọ đời tư, cả đến vợ con người có sách với những nhan đề: ” Qua hàng sách” “Dạo qua hàng sách”, ” Đó đây”, ” Trước đèn” . Người ta thường đề cao một quyển sách hay dìm một quyển sách vì lợi ích riêng. Trong đó TLVĐ vừa là nạn nhân vừa là kẻ trong cuộc.
Vũ Ngọc Phan kết luận:
“Thời gian 1935-1945, có một nhóm đội lốt phê bình văn học ở nhà xuất bản Hàn Thuyên. Do cạnh tranh với nhà xuất bản Đời Nay. Họ đăng bài báo để dìm TLVĐ xuống đất đen..(..)Ngoài ra cũng phải kể đến một số bài điểm sách hết sức thiên vị và bè phái của Lê Ta và Thượng Sĩ đăng trên các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Việt báo, Tiểu thuyết thứ năm, Hà nội báo”.(4)
(4) Trích Những năm tháng ấy, Vũ Ngọc Phan, trang 233
Nhà văn Tchya đã bị nhóm TLVĐ chế diễu qua ngòi bút của Thế Lữ, tức Lê ta như sau:
“Ông Tchya- cái tên khó đọc ghê- Ông Tchya có lúc chẳng cười cợt tý nào cả. Ông ta có lúc tự nhận : “Tôi một tiểu thuyết gia tầm thường”. Câu này thì ông ấy không nói đùa. Ông ấy chỉ nói khoác”. (4)
(4) Trích 13 năm tranh luận văn học tập 3, Thanh Lãng, trang 299
Vậy mà sau 1954 vào miền Nam, ông Tchya là một trong những cây bút viết phiếm rất đạt với bút hiệu Mai Nguyệt cùng với những cây bút tên tuổi khác quy tụ chung quanh tờ báo Tự Do của Phạm Việt Tuyền như Hà Thượng Nhân, Tam Lang, Hiếu Chân, Vũ Bình, Như Phong và Bùi Xuân Uyên.
Và hầu như TLVĐ khai chiến với hầu hết các tờ báo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp lúc bấy giờ. Hoàng Đạo trong một bài viết nhan đề: Ngày nay khai chiến với hết thảy các báo ở Đông Pháp. Tôi đếm cả thảy có 67 tờ báo bị hài tên ra. Có những tờ báo chuyên biệt như Y Khoa tạp chí, Nông Công Thương Việt Báo, Thương mại, Tiến hành công giáo, Khoa học phổ thông, Đuốc Tuệ, Khoa Học vv. không hiểu vì lý do gì cũng nằm trong danh sách bị lên giàn phóng của tờ Ngày Nay.
Thanh Lãng trong 13 năm tranh luận Văn học, tập III đã dành cả chương Năm, từ trang 263 đến trang 623 ghi lại những bài tranh luận mà một số lớn bài chỉ là những bài báo “chửi bới” nặng nhẹ tùy trường hợp. Tôi ” đếm dối” cũng có đến 41 bài TLVĐ đả kích các báo khác.
Chẳng hạn một bài viết được coi là đả kích nặng nhất, tiêu biểu nhất là bài: Báo Tân Việt Nam và thái độ hèn nhát của Phan Trần Chúc, Nguyễn Tường Lân. (5)
(5) Bài viết của Nguyễn Tường Lân đăng trong Ngày Nay, số 212, ngày 15-61940, tr 6. trích lại trong 13 năm tranh luận văn Học, tập III, Thanh Lãng, trang 472
Trong bấy nhiêu nhà văn, có một vài người may mắn lắm thoát hiểm vì được nhà văn Thạch Lam khen ngợi. Đó là trường hợp nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Vang Bóng Một Thời. Và người thứ hai là Tản Đà tương đối được TLVĐ đối xử nhẹ tay.
Sau này giáo sư Nguyễn Duy Duy Diễn đã nhận xét về TLVĐ trong cuốn : Tự Lực Văn Đoàn của ông như sau:
“Điều mà ai cũng phải công nhận trong khi đọc báo “Phong Hóa” và “Ngày Nay” là nhóm ” Tự Lực Văn Đoàn ” có một tinh thần “bè cánh” rất hẹp hòi. Rất ít khi TLVĐ khen những tác phẩm của các nhà văn ngoài nhóm mình (trừ trường hợp cuốn Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân thì không kể) Những bài phê bình của TLVĐ đối vớinhững sách báo bên ngoài nhóm mình, vì vậy thường chỉ là những bài bông đùa tàn ác có tính cách dìm người. “(6)
(6) Trích Chân dung Nhất Linh, Nhật Thịnh, trang 132-133
Nhận xét của giáo sư Nguyễn Duy Diễn được coi là phản ánh trung thực cung cách làm báo của nhóm TLVĐ: Chủ trương bán báo chạy và dìm người.
Và nạn nhân tiêu biểu nhất là nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Người trực tiếp “đánh” Vũ Trọng Phụng không ai khác là Nhất Linh với bút hiệu Nhất Chi Mai.
Có thể cay đắng nói rằng VTP lận đận với giấy bút lầm than. Lúc sống bị đánh tơi bời hoa lá. Bệnh tật không có thuốc. Đói không có cái ăn. Lúc chết nghèo kiết xác không đủ ván chôn. Còn cánh TLVĐ thì giấy bút làm nên ông nên bà. Bao nhiêu tiếng thơm lẫn tiền bạc, danh giá lãnh đủ.
Trong Nam, sau 1955, hầu như không có bài phê bình chính thức nào “bênh” VTP . Tiếng nói của TLVĐ qua NL mặc dù sau này không đả động gì đến VTP vẫn có tính cách “ông Trùm” trong giới làm văn học. Tính cách bất công ấy vẫn kéo dài trong nhiều năm sau này. Giới học sinh trong chương trình học Việt văn chỉ biết đến Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ .
Một lẽ dễ hiểu, VTP đã chết sớm ở tuổi đời 27. Kẻ không có mặt phải chăng là kẻ thua cuộc?
Với chỉ 6 năm trời vỏn vẹn, một nhà văn cho ra đời 17 tác phẩm sáng giá. Mấy ai làm hơn ông được? Vậy mà cuộc đời bị đầy đọa bất công như thế !! Ai trong số nhà văn tiền chiến đưa ông ra nghĩa địa?
Sau này, trong tinh thần đòi lại công đạo cho những nhà văn như Vũ Trọng Phụng được coi là bị thiệt thòi nhiều nhất, ông Phạm Lễ đã viết một cuốn sách với nhan đề: Trả lại chỗ đứng cho Vũ Trọng Phụng, trong nền văn học Việt Nam thời tiền chiến.
Peter Zinoman- lại phải nhờ đến người ngoài- một chuyên viên nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, giảng viên đại học Berkeley đã sưu tập được khoảng hai chục tài liệu quý giá của VTP tại thư viện Quốc Gia Paris trước 1945 và nay được in thành một tuyển tập có nhan đề:”Vẽ nhọ bôi hề” trong đó có một số bài đả kích TLVĐ. Peter Zinoman cũng đã không ngần ngại gọi VTP là Balzac của Việt Nam. Vấn đề là người VN gọi ông là gì?
Truyện Số Đỏ là một bản cáo trạng phê phán gián tiếp TLVĐ mà những nhân vật như Týp-phơ-nơ là phiên bản của họa sĩ Cát Tường, ông Văn Minh đóng vai nhà cải cách là ám chỉ Nhất Linh? Và đi xa hơn nữa dưới mắt VTP thì những chủ trương đổi mới của Phong Hóa chỉ nhằm mục đích thương mại? Nói chung ái gì TLVĐ làm thì gián tiếp VTP dùng tiểu thuyết để trả đũa lại.
VTP còn “đáp lễ” báo Ngày Nay bằng một bài bút chiến: “Dâm hay không dâm”!!
Phần các nhân vật của VTP đã bước ra khỏi sách và người ta thấy nhan nhản họ đi ngoài đời..Đó là cái thành công củaVTP. Có ai đẵ bắt gặp Loan-Dũng ngồi ở Givral chưa? Hay gặp cô Mùi đang lúi húi trong một bụi cây hay vườn Bách Thảo ở Sài Gòn chưa?
Ngoài Bắc sau 1954, khá hơ, đã dành một chỗ ngồi xứng đáng cho VTP, vì trên tờ Nhân Văn số 3 có bài viết: Thờ ơ với Vũ Trọng Phụng là một khuyến điểm lớn.
Nói chung tinh thần của TLVĐ thì cùng nhóm thì được khen, khác nhóm thì bị chửi và bôi đen. Tôi có ý tưởng ngộ nghĩnh là so sánh những cây viết sau 1955 như Thương Sinh, Kha Trấn Ác, Chu Tử, Hiếu Chân, Hà Thượng Nhân, Vip KK, ký giả Lô Răng, Sức Mấy, Kiều Phong, Dê Húc Càn, Hư Trúc Nguyên Sa xem ra họ còn thua TLVĐ một bậc.
Thua có nghĩa là họ hơn nhóm TLVĐ ở mức độ Nhân Bản, còn có cái tình con người, tình nhà văn với nhau.
Ở đâu trong xã hội cũng cần có luật chơi, một thứ “luật giang hồ” ngay cả thành phần du đãng. Phải chăng giữa nhà văn với nhau cũng cần có một thứ đức lý của nhà văn?
Hòn đất ném đi thì hòn chì ném lại. Những nhà văn đáp trả TLVĐ có Nguyễn Công Hoan, Lê Tràng Kiều, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Vũ Trọng Phụng, Ích Hữu, Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng.
Lời chế diễu, đả kích ném đi có thể còn nhẹ nhàng. Nhưng hòn chì ném lại thì nặng nề và đôi khi hằn học hơn nhiều. Nhưng phải chăng đấy chính là cái “thành công” của TLVĐ?
Có những bài báo với nhan đề: Giọng hèn nhát của báo Phong Hóa, Cái tranh ấy cũng buồn cười thật, nhưng hơi “mất dạy” một chút ..
Nhưng nói cho cùng những nhà văn bị nhóm TLVĐ đả kích thì không phảI vì thế mà họ “nhỏ đi”, chẳng những thế họ càng được “lớn lên” về tầm vóc văn học như Nam Cao, như Vũ Trong Phụng và cũng một lẽ ngược lại không phải vì thế mà TLVĐ được nhìn nhận ” lớn hơn”.
TLVĐ đã chẳng làm được điều mà họ muốn làm là hạ người khác xuống để nâng họ lên và cũng chẳng vì thế mà họ được chấp nhận như ta thấy sau này.
Lớn hay nhỏ, được chấp nhận hay không được chấp nhận tùy vào người đọc và chính tác phẩm được in ra.
Đây là điều rất quan trọng đối với văn học.
Tác phẩm lớn thì nhà văn lớn. Không ai dìm, kiểm duyệt, “bỏ tù” một tác phẩm bắt nó nhỏ được. Những xa xôi như Nguyễn Du- Dù cụ Nghè Ngô Đức Kế có lên án là dâm thư- nó vẫn lớn. Những Trần Dần, mặc dù cả đời bị đọa đầy. Và chỉ cần một bài thơ Nhất định Thắng là đủ. Trong bài thơ ấy lại chỉ cần 5,6 câu.
Trong một cuốn sách mới nhất của Thụy Khuê, cuốn Nhân Văn Giai Phẩm, bà tiết lộ cho biết : Sau 40 năm, tác phẩm của Trần Dần 2/3 bị tiêu tán mục nát, 1/3 còn lại bị kết án chung thân trong trạng thái nằm …(..) Tác phẩm chịu chung số phận với người: gần 30 tập thơ, 3 cuốn tiểu thuyết, và không biết bao nhiêu bản thảo đã bị mối mọt|”.(7)
(7) Trích Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm, trang 238
Sự trùy dập đến thế là cùng kéo dài trong nhiều năm, nhưng cái lớn của Trần Dần vẫn không ai làm nó bé đi được.
Trong một tranh vẽ khôi hài đăng trên Nhân Văn, số 2, ký tên SN như sau. Vẽ Hoài Thanh đeo kính, tay phải túm áo ngực Trần Dần, tay trái cầm cuốn sách đề tên Hồ Phong(8) giấu sau lưng. Trần Dần tay cầm cuốn: Người người, lớp lớp.
(8) ghi chú của NVL . Hồ Phong từng phê bình đảng cộng sản Trung Quốc mà Trần Dần trong thời gian ở TQ bị coi là ảnh hưởng tư tưởng của Hồ Phong.
- Hoài Thanh: Làng nước ơi, đích thị Hồ Phong đây rồi.
- Trần Dần thưa: Thưa đồng chí vụ trưởng, quả thực tên tôi là Trần Dần, nếu không tin xem lại giấy khai sinh”..
Có phải vì sự trù dập của Hoài Thanh mà Trần Dần nhỏ đi đâu?
Thế cho nên lịch sử đôi khi cũng thật là công bằng đôi khi có thể sửa đổi những sai lầm lầm của quá khứ !!
Những Trần Đức Thảo phải “ngọng miệng” gọi Thằng Bờm là ” Cậu Bờm” nếu còn sống trên xứ người thì chỗ ngồi của ông sẽ ở bên cạnh những nhà Hiện tượng học như Husserl, như Merleau Ponty. Và nếu ông chọn vào miền Nam thay vì miền Bắc thì ông sẽ là ngôi sao Bắc đẩu trên nền trời triết học. Nhưng có phải vì thế mà ông nhỏ đâu. Ngay cả Khái Hưng và Nhất Linh dưới cái nhìn của tôi thì truyện ngắn Anh phải sống là đắt gíá nhất mặc dầu ít ai để ý tới.
Thế cho nên cuộc tranh chấp giữa TLVĐ và các nhà văn ngoài nhóm cuối cùng rất là tầm thường. Nó chẳng khác gì cảnh “kẹt xe”. Cái Pleiade TLVĐ (Họ tự cho mình giống như nhóm văn chương Pleiade ở bên Tây, tự nhận là những ngôi sao bắc đẩu trong văn học). Nhìn lại thì TLVĐ giống như cảnh những xe tải đứng chật đường không cho các xe nhỏ tiến lên được.
Sự hiện diện của các nhà văn trong chiếu văn học đã bị TLVĐ biến thành cảnh “dành chỗ”. Sự tranh dành chỗ ấy sau này chính TLVĐ bị trả giá khi nhóm Sáng Tạo ra đời năm 1956 “phủ nhận” Tiền chiến mà chủ đích nhắm vào TLVĐ ..
Chắc là còn nhiều việc phải làm, để khôi phục lại một giai đoạn văn học mà một số nhà văn bị đánh giá thấp, bị trù dập một cách oan uổng. Sau này, Hà Nội đã bắt đầu “rộng lượng” cho in lại cuốn truyện đầu tay Gió Đầu Mùa của Thạch Lam, nxb Văn Học, 1982. Và nay hẳn nhiều cuốn truyện khác của TLVĐ đã có mặt. Cũng một cách thức như thế, cần nhiều nỗ lực để phục hoạt cho các nhà văn trong nhóm TLVĐ và tất cả các nhà văn, nhà thơ của miền Nam trên dưới 200 người sau 1975 đã bị chính quyền cộng sản “Xóa sổ”.
Cùng lắm TLVĐ chỉ muốn dành chỗ của các nhà văn khác, còn cộng sản thì muốn các nhà văn miền Nam sau 1975 phải biến mất.
Hiện nay, chuyện của VTP được chuyển dịch sang tiếng Mỹ và được đánh giá cao trên văn đàn thế giới.
(Còn nữa)
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
Sinh viên – bạn là ai?
Nguyễn Thị Từ Huy – Làm
sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả là chẳng dễ dàng gì.
Không chỉ là khó khăn vì bữa cơm hằng ngày không đủ dinh dưỡng cho cơ
thể bạn, mà còn vì bài học hàng ngày cũng có thể không đủ dinh dưỡng cho
trí não bạn… Nhưng nếu bạn không học cách vượt qua khó khăn ngay từ bây
giờ, thì sau khi kết thúc quãng đời sinh viên, nhiều khả năng là bạn
chỉ còn cách để cho hoàn cảnh khuất phục bạn. Điều nguy hiểm (và nực
cười) là đôi khi bạn bị hoàn cảnh khuất phục mà lại vẫn tưởng rằng bạn
đang làm chủ hoàn cảnh.
Làm sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả là khó
khăn. Nhưng bạn có lý do để tin rằng bạn có thể vượt qua khó khăn đó. Lý
do căn gốc, sâu xa nhất: bạn là con người.
*
Để viết bài này, tôi suy nghĩ như một sinh viên, chứ không phải như
một giáo viên – cái vai trò mà giờ đây tôi không còn đảm nhiệm nữa.
Tôi tự hỏi, nếu tôi là một sinh viên, trong môi trường giáo dục như
thế này, tôi phải làm gì? Cũng may là tôi vừa mới kết thúc đời sinh
viên cách đây chưa lâu. Nói là sinh viên thì không hẳn đúng, nghiên cứu
sinh dù sao cũng có những điểm khác biệt với sinh viên. Nhưng tôi đã
sống một cuộc sống sinh viên trong giai đoạn làm nghiên cứu sinh của
mình. Và làm sinh viên ở một môi trường khác, nên có thêm những kinh
nghiệm khác, để từ đó mà tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này.
Dưới đây là một vài ý nghĩ tản mạn, không lý luận, không hệ thống và chưa phải đã đi tận cùng mọi phương diện.
Trong một môi trường giáo dục thiếu an toàn như hiện nay, sinh viên
sẽ phải học cách tự bảo vệ mình. Nhưng để có thể có khả năng đó, sinh
viên phải làm được một số điều. Sau đây là một vài điều trong số đó.
Trước hết là tránh trở thành nô lệ cho điểm và cho giáo viên (về
phương diện tinh thần, lối sống, cách thức tư duy hay hành động, dĩ
nhiên). Hai chuyện này khác nhau, nhưng, ở những phương diện nào đó, có
liên quan đến nhau. Một khi bị nô lệ cho điểm thì sinh viên rất dễ trở
thành nô lệ cho giảng viên. Vì muốn điểm cao, và vì biết rằng để được
điểm cao thì phải trung thành với quan điểm của giảng viên, trung thành
với giới hạn của giảng viên, nên rốt cuộc sinh viên sẽ nhắc lại đúng
những gì giảng viên muốn, lựa chọn đúng những gì giảng viên muốn.
Rủi ro là: khi từ chối trở thành nô lệ cho điểm và nô lệ cho thầy,
sinh viên sẽ có nguy cơ bị điểm kém, và điều đó sẽ ảnh hưởng tới cơ hội
việc làm sau khi ra trường. Đôi khi người ta dẫn các trường hợp Bill
Gates hay Steve Job để chứng minh rằng có thể thành công mà không cần
đến cái bằng và sự đào tạo của trường đại học. Nhưng sinh viên có thể
lập luận rằng: những nhân vật như vậy, cả thế giới chỉ có một vài người
thôi. Tuy nhiên sinh viên cũng có thể hình dung đến trường hợp: nếu đa
số từ chối nô lệ cho điểm và từ chối nô lệ cho giảng viên, nếu đa số
chấp nhận điểm thấp, thì lúc đó điểm sẽ không còn là vấn đề nữa, hoặc
vấn đề sẽ được đặt ra theo một cách khác, theo một cách có ý nghĩa hơn
cho việc đánh giá thực chất nền giáo dục này; rồi biết đâu, điều đó cũng
sẽ làm thay đổi quan niệm của các nhà tuyển dụng và các nhà quản lý, sẽ
làm thay đổi quan niệm của chính thầy cô của các bạn.
Và một điều mà sinh viên cũng chưa nghĩ đến là giảng viên có thể
cho cả lớp điểm thấp trong một học kỳ để đe dọa và trừng phạt các bạn vì
không tuân theo quan điểm của họ, hay không đưa phong bì cho họ, nhưng
họ sẽ không thể kéo dài biện pháp đó, vì lúc ấy chính cách cho điểm của
họ sẽ gây chú ý.
Hơn nữa sinh viên luôn có thể tự bảo vệ mình. Có những quyền mà
hiện tại các bạn hầu như chưa dùng đến: quyền công khai hóa và đưa ra
công luận những gì bất công và bất hợp pháp. Chúng ta vẫn còn nhiều nhà
giáo, nhiều nhà báo và nhiều luật sư tiến bộ. Họ sẽ ủng hộ và hỗ trợ các
bạn. Khi các bạn sử dụng đến các quyền đó, có lẽ các bạn sẽ tự thấy
thật là kém cỏi vì đã chấp nhận những điều vô lý, chấp nhận cái xấu và
cái tồi tệ, trong khi mà mình có đủ khả năng để giải quyết vấn đề.
Nguy cơ mà có thể bạn chưa nhìn thấy, đó là, nếu hôm nay bạn nô lệ
cho điểm, thì ngày mai bạn có thể nô lệ cho những thứ có bản chất giống
điểm. Bạn có thể có đất đai nhà cửa khắp nơi mà vẫn là nô lệ. Bạn có thể
đứng đầu một tổ chức, đứng đầu một xã, một huyện, một tỉnh… mà vẫn cứ
là nô lệ như thường, nô lệ cho chính những thứ bạn có. Nếu ngay từ bây
giờ bạn đã đánh mất cảm giác xấu hổ, đánh mất lòng tự trọng, đã bình
thản đưa phong bì để nhận những con điểm không phải của bạn, đã coi điểm
cao hơn và quan trọng hơn nhân phẩm và giá trị của con người bạn, thì
sau này rất có thể bạn sẽ đi đến chỗ phá hoại nhà cửa người khác, đẩy
người khác vào cảnh bần cùng mà vẫn cảm thấy đó là chiến công đẹp. Chẳng
cần đợi đến sau này. Bạn chỉ cần gõ cái từ khủng khiếp này “sinh viên
giết người” (cái tội ác mà ta khó hình dung ở tầng lớp sinh viên) thì
trên google sẽ hiện ra số lượng kết quả khiến bạn kinh hoàng, và các
hình thức và đối tượng của sự phạm tội sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đau
lòng.
Trước đây, thân phận của người nô lệ được xem là hiển nhiên; trong
một thời gian rất dài nhân loại đã chấp nhận rằng có những người sinh ra
để làm nô lệ. Vậy mà trong hoàn cảnh đó có những người nô lệ đã không
cam chịu. Và có cả những người thuộc về tầng lớp được cho rằng có quyền
cai trị người khác cũng không chấp nhận việc có tồn tại những người nô
lệ trong xã hội loài người. Để cho xã hội thực sự có tính chất người thì
tình trạng nô lệ không được phép tồn tại. Những người đó đã thúc đẩy
quá trình dẫn tới sự kết thúc chế độ nô lệ, kết thúc tâm lý bắt người
khác phải nô lệ, kết thúc tâm lý làm nô lệ cho người khác, và cuối cùng
là kết thúc cái tâm lý làm nô lệ cho chính mình (bạn hãy đọc các tác giả
hậu hiện đại thế giới để hiểu rõ hơn điều này). Kết quả của quá trình
đó chính là chế độ dân chủ, nơi mà mỗi người đều có sự bình đẳng và tự
do thực hiện quyền làm người của mình trên các phương diện: đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, tự do tư tưởng, tự do phát ngôn, tự do lập
nghiệp, tự do kiến tạo nhân cách riêng của mình… Các quyền làm người đó
được đảm bảo bởi một hệ thống luật pháp của con người, được xây dựng và
thực thi trên nguyên tắc vì con người.
Ngày nay, bạn sinh ra không là nô lệ, bạn không thể đổ lỗi cho
người khác rằng họ muốn biến bạn thành nô lệ. Họ chỉ có thể làm điều đó
khi bạn tình nguyện mà thôi.
Làm thế nào để có thể không trở thành nô lệ cho giảng viên?
Trường hợp thứ nhất, bạn may mắn gặp được một người thầy đích thực.
Người thầy thực sự sẽ hướng dẫn bạn tự mình tìm lấy con đường đi tới sự
thật (sự thật của tác phẩm, của sự kiện, của công thức, của định lý…)
chứ không áp đặt cho bạn con đường của họ. Và khi bạn đề xuất một con
đường riêng, người thầy thực sự sẽ chỉ cho bạn rằng con đường đó rất có
thể dẫn bạn tới ngõ cụt, tới sai lầm, để bạn có thể lựa chọn lại… nhưng
không phủ nhận cố gắng của bạn; không tìm cách bắt bạn thừa nhận chỉ có
duy nhất con đường, duy nhất cách thức, phương pháp của thầy là đúng.
Người thầy thực sự, dù không thích đối tượng nghiên cứu mà bạn lựa chọn,
dù sợ khi phải đối diện với đối tượng đó, cũng không ngăn cản bạn; mà
trái lại khuyến khích bạn tìm hiểu, nếu đối tượng đó chinh phục trái tim
bạn. Hy vọng rằng bạn cũng sẽ may mắn như tôi, sẽ gặp được những người
thầy như vậy.
Bạn sẽ cảm thấy gì khi thầy giáo nói với bạn rằng: “bài này của em
chỉ đáng được điểm trung bình/điểm kém”, khi thầy hướng dẫn luận văn của
bạn nói rằng: “Tôi sẽ không bao giờ cho anh/chị điểm tối đa”? Tôi đã
gặp những người thầy nói với tôi như thế, ở phổ thông và ở đại học; và
do một sự rụt rè nào đó, cho đến lúc này tôi vẫn chưa nói cho các thầy
biết rằng tôi chịu ơn các thầy sâu sắc vì những câu nói đó.
Trường hợp thứ hai, bạn gặp một người thầy chỉ muốn bạn nhắc lại
những gì ông ấy nói, như một con vẹt, vì ông ấy nghĩ rằng ông ấy là đại
diện cho chân lý, và những gì ông ấy nói ra là chân lý, sinh viên chỉ có
thể tuân theo chứ không được phép nghi ngờ. Cũng có thể không hẳn là
ông ấy đã tin rằng những điều mình giảng là chân lý, nhưng ông ấy buộc
phải tin vì một nỗi sợ hãi nào đó, và rồi đến lượt mình, ông ấy lại bắt
bạn lặp lại cũng chính nỗi sợ hãi ấy và sự ràng buộc ấy. Có thể ông ấy
không hình dung được rằng chỉ khoảng vài chục năm nữa thôi, hoặc sớm
hơn, lịch sử sẽ đánh giá ông ấy như là kẻ đao phủ tinh thần đối với bạn.
Điều tốt nhất cho bạn, điều tốt nhất để giúp trí óc bạn không bị tê
liệt dưới lưỡi rìu của vị đao phủ tinh thần ấy, đó là đọc thật nhiều tài
liệu về cùng một vấn đề mà ông ấy đang giảng, những tài liệu càng có
quan điểm đa dạng càng tốt. Chính cách lập luận và minh chứng được đưa
ra trong các tài liệu ấy sẽ giúp bạn phát triển khả năng lập luận cũng
như giúp bạn tự xây dựng quan điểm riêng của mình.
Và điều này nữa, bạn hãy tự hỏi chính mình xem có cần phải kính
trọng một người chỉ bán chữ cho bạn nhưng trong hành động lại chà đạp
lên các giá trị nhân phẩm và đạo đức? Bạn có cần phải tự lừa dối mình
rằng tất cả những người lên lớp cho mình đều là thầy của mình? Với những
người chỉ bán kiến thức để lấy tiền, những người quan niệm và hành xử
như thể giáo dục là một dịch vụ, kiến thức là hàng hóa và sinh viên là
khách hàng, những người không thực hiện chức năng giáo dục mà chỉ sử
dụng bạn như một phương tiện để kiếm tiền của bố mẹ bạn, bạn có nên coi
họ như là những người bán hàng? Bạn có cần phải biết ghê sợ những người
đứng trên bục giảng nhưng lại vi phạm pháp luật? Nếu bạn coi những người
đó là thầy thì bạn sẽ học cách hành động giống họ, bạn cũng sẽ chà đạp
lên các giá trị nhân phẩm và đạo đức, bạn cũng sẽ vi phạm pháp luật.
Việc để cho những người như vậy đứng trên bục giảng thuộc về trách nhiệm
của những người quản lý và tuyển dụng, việc không trừng phạt họ thuộc
về trách nhiệm của luật pháp, nhưng việc chấp nhận những người đó là
thầy lại thuộc về trách nhiệm của sinh viên. Ngày nay khi mà bằng cấp và
chức danh có thể mua được (bằng hình thức này hay hình thức khác), sinh
viên cũng cần hiểu rằng điều khiến cho họ tôn kính người thầy là những
giá trị của lao động nghề nghiệp và những giá trị tinh thần mà ông ấy
mang lại, chứ không phải là học vị hay học hàm mà ông ấy có. Sinh viên
luôn có quyền lựa chọn cho mình những người thầy thực sự, hoặc ít nhất
cũng có quyền đưa ra ánh sáng những người không đáng được gọi là thầy và
từ chối làm học trò của những người đó. Trong trường hợp bạn không làm
được như vậy, hãy tự xem lại xem mình có đúng thực sự là sinh viên
không, hay mình chỉ là một đứa trẻ con chưa trưởng thành, có thể bị thầy
cô điều khiển và chấp nhận bị điều khiển như thế nào cũng được. Nếu bạn
không còn là một đứa trẻ, nếu bạn là sinh viên thì ít nhất bạn cũng có
khả năng tự bảo vệ, và khá hơn, tự lựa chọn và tự quyết định. Sinh viên
có thể gặp phải những giáo viên tồi tệ, nhưng nếu bạn trở thành tồi tệ
giống thầy, thì không chỉ có ông thầy phải chịu trách nhiệm, mà chính
bạn cũng phải chịu trách nhiệm, và phải chịu trách nhiệm phần lớn. Nếu
chẳng may bạn gặp phải ông thầy nào đó cố chối bỏ hết mọi trách nhiệm
đối với bạn, thì bạn lại càng phải học cách tự chịu trách nhiệm về chính
mình. Điều này có thể khiến bạn trưởng thành nhanh hơn.
Làm sinh viên ở thời điểm này, bạn phải biết rằng bạn đang sống ở
một giai đoạn mà bạn không còn có thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên
trong việc quyết định mình trở thành ai. Vì đã qua rồi thời đại chỉ có
thông tin một chiều. Ngày nay, dù cho ở trường học, một số (hay phần
lớn, tùy vào từng đơn vị cụ thể) các thầy cô cố tình buộc bạn chỉ được
học một số tác giả, chỉ được đọc một số sách, chỉ được chép nguyên văn
bài giảng của họ, thì thị trường sách vở rộng lớn bên ngoài và thế giới
Internet vô tận có thể giúp bạn tìm thấy gần như tất cả những gì bạn
cần. Bạn dùng nó để chơi game hay để học hỏi, đó là do chính bạn quyết
định, bạn không thể tùy tiện đổ toàn bộ lỗi cho thầy, cũng như không thể
tùy tiện xem tất cả những người đứng trên bục giảng là thầy mình. Tri
thức bạn học được là để giúp bạn trở nên mạnh mẽ và có khả năng sử dụng
trí tuệ của mình, để đến lượt mình, bạn có thể tạo ra tri thức hoặc tạo
ra sản phẩm cho xã hội. Đấy là lý do khiến bạn phải mất thời gian đến
trường và bố mẹ bạn phải trả tiền cho bạn đến trường. Nếu một ông thầy,
qua bài giảng của mình, muốn biến bạn thành nô lệ và bằng cách đó triệt
tiêu sức mạnh của bạn, triệt tiêu khả năng sáng tạo của bạn, người đó
nhất định không phải là thầy của bạn.
Chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian lướt mạng để tìm hiểu, bạn sẽ
thấy rằng các bạn bè của bạn trên thế giới, nhất là ở những nước phát
triển, có môi trường học tập thuận lợi hơn bạn nhiều. Có lẽ bạn sẽ ngạc
nhiên tự hỏi tại sao bây giờ bạn vẫn bị quản lý như một đứa trẻ với cả
một hệ thống thiết chế, từ ban cán sự lớp, chủ nhiệm lớp, chi đoàn, liên
chi đoàn… Còn bao nhiêu nước trên thế giới này quản lý sinh viên theo
cái cách mà bạn đang phải chịu đựng? Toàn bộ hệ thống quản lý ấy không
chịu thừa nhận sự trưởng thành của bạn, muốn rằng bạn phải chịu thân
phận của một đứa trẻ. Tại sao các trường đại học ở các nước khác không
có chế độ phân lớp, không có chế độ quản lý bằng cán sự lớp, không có
lớp trưởng, không có chủ nhiệm lớp, bí thư chi đoàn, liên chi đoàn?
Không có gì giống như thế mà chất lượng học tập của họ cao hơn bạn, năng
lực của họ được phát triển hơn bạn nhiều, và ý thức kỷ luật của họ cũng
tốt hơn bạn? Tại sao? Bởi vì họ được tôn trọng. Bởi vì từ 18 tuổi, sinh
viên là một công dân đã trưởng thành, đã đủ năng lực tự quyết định và
tự chịu trách nhiệm về hành động và lựa chọn của mình. Không ai có thể
ép buộc sinh viên tham gia một tổ chức nào, trừ phi các bạn tự nguyện.
Sinh viên Việt Nam cần hiểu rằng, với các hình thức quản lý hiện tại,
các bạn tiếp tục bị đối xử như những đứa trẻ, các bạn bị coi là chưa
trưởng thành. Thế nhưng, với tầng tầng lớp lớp thiết chế quản lý như vậy
thì sinh viên ở Việt Nam phạm tội càng ngày càng nhiều. Báo chí đã báo
động tình trạng sinh viên phạm tội từ nhiều năm nay, và càng ngày càng
tăng lên cùng với thời gian. Vậy các bạn phải làm gì? Chấp nhận rằng các
bạn chỉ là trẻ con? Phản ứng lại bằng cách phạm tội? Và nếu bây giờ các
bạn là trẻ con thì các bạn sẽ phải làm trẻ con cho đến tận bao giờ? Và
nếu bây giờ các bạn đã là tội phạm thì rồi các bạn sẽ đưa xã hội này đi
về đâu? Vậy đó, bạn cần phải tự đặt cho mình câu hỏi: bạn có muốn làm
người trưởng thành hay không, bạn có muốn làm người lương thiện hay
không?
Là sinh viên, bạn không thể chỉ biết đến kiến thức trong sách vở.
Kiến thức trong sách vở chỉ có ý nghĩa khi chúng được dùng để phục vụ
cho cuộc sống của bạn hiện tại và sau khi rời khỏi trường đại học. Vậy
bạn phải biết những gì đang diễn ra xung quanh bạn, phải biết cuộc sống
nào đang chờ đón bạn. Có như vậy bạn mới có thể đến với nó một cách chủ
động. Và chính ở điểm này, bạn sẽ phải đứng trước hai lựa chọn: khi bạn
hiểu những gì đang chờ đón bạn thì hoặc là bạn chấp nhận để cái thực tế
kia nuốt chửng và đè bẹp bạn, chấp nhận quay cùng một cái vòng quay đang
cuốn gần như tất cả mọi người theo nó, hoặc bạn chọn cách tự xác lập
cho mình một con đường, một lối sống hợp với ý hướng và quan niệm của
bạn; thường thì con đường này rất khó khăn.
Bạn thấy đấy, làm sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả
là chẳng dễ dàng gì. Không chỉ là khó khăn vì bữa cơm hằng ngày không đủ
dinh dưỡng cho cơ thể bạn, mà còn vì bài học hàng ngày cũng có thể
không đủ dinh dưỡng cho trí não bạn. Còn nhiều khó khăn khác chưa được
nêu ra trong bài viết ngắn này. Nhưng nếu bạn không học cách vượt qua
khó khăn ngay từ bây giờ, thì sau khi kết thúc quãng đời sinh viên,
nhiều khả năng là bạn chỉ còn cách để cho hoàn cảnh khuất phục bạn. Điều
nguy hiểm (và nực cười) là đôi khi bạn bị hoàn cảnh khuất phục mà lại
vẫn tưởng rằng bạn đang làm chủ hoàn cảnh.
Làm sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả là khó khăn.
Nhưng bạn có lý do để tin rằng bạn có thể vượt qua khó khăn đó. Lý do
căn gốc, sâu xa nhất: bạn là con người.
Khi “con” đề cập đến quyền của “người”: sự sỉ nhục quốc gia
Dân Làm Báo
- Tại phiên họp cấp cao Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva,
ông Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam cam kết thực
hiện đầy đủ các quyền của người dân. Dạo sau này, cứ thấy hai chữ “khẳng định” của quan chức đảng là cứ y như là có vấn đề. Chỉ cần nghĩ ngược lại điều các đồng chí ta “khẳng định” là… hết vấn đề.
Việc “khẳng định” ngược lại với quan thứ trưởng về tình trạng nhân
quyền tồi tệ và bê bét dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng có một không
hai (duy nhất), bằng lực lượng âm binh “CHỈ biết còn đảng còn mình” và
đám lâu la quần chúng tự phát côn đồ thật ra không khó. Và không cần
thiết. Không cần tốn giấy mực để phản biện lại những láo khoét trân tráo
mà sự thật đời thường tự nó đã phỉ nhổ vào những “khẳng định” trân tráo
của ông quan thứ trưởng.
Vấn đề đáng bàn ở đây là nội dung phát biểu của ông Minh được đăng tải trên trang Tuyên Giáo
của đảng với những lý luận cấp 1 trường làng. Mục tiêu không phải để
vạch trần cái ngu dốt và trân tráo của “lãnh đạo”, vì cở ông thứ trưởng
Minh thì nhằm nhò gì so với ông quan tổng “khẳng định phần lớn cán bộ, đảng viên ta rất tốt… và một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên đi trách nhiệm, bổn
phận trước Đảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, bất chấp
đạo lý, dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; cán bộ lãnh đạo, quản
lý không gương mẫu.”
Mục tiêu là để cho thấy “khả năng” đánh mất sĩ diện của
quốc gia, khi một người, dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng, chiếm giữ
quyền đại diện cho nhân dân Việt Nam, phát biểu trước diễn đàn quốc tế
Liên Hiệp Quốc như thế nào.
Ông Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định Việt Nam cam kết
thực hiện đầy đủ các quyền của người dân dựa vào những yếu tố, việc làm
nào?
Thứ nhất: “Việt Nam thực hiện cam kết này thông qua
việc thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm và vì người
nghèo, đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân.”
Đó là “cách nghĩ” của ông quan Thứ trưởng VN. Nếu đi ngược lại “cách
nghĩ siêu phàm” này thì một nước không thực hiện quyền của người dân là
một nước thực hiện chính sách lấy con… vật làm trọng tâm!? Có chính phủ
đàng hoàng nào mà không lấy con người làm trọng tâm cho chính sách (trừ
chính phủ của đảng Hải Phòng hình ảnh thu nhỏ của toàn đảng “quang
vinh”)?
Đó là quan điểm cấp 1 trường làng về nhân quyền của ông Thứ trưởng
nước CHXHCNVN – đại diện cho 90 triệu người VN tại diễn đàn Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc.
Thứ hai: “Việt Nam đã nỗ lực duy trì tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế hàng năm khoảng 6%, tạo cơ sở vững chắc để đảm bảo thực hiện các
quyền cơ bản của người dân”. Ông quan thứ trưởng đo lường
thành quả thực hiện quyền làm người bằng TIỀN!. Nói theo lý luận học
trò lớp một của ông, nếu tỷ lệ tăng trưởng 2-3% thì quyền con người ở VN
có nguy cơ rớt xuống thành quyền con… vật chăng?
Đó là quan điểm cấp 1 trường làng về nhân quyền của ông Thứ trưởng
nước CHXHCNVN – đại diện cho 90 triệu người VN tại diễn đàn Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc.
Để “bổ xung” cho những quan điểm về “khẳng định” quyền con người
kiểu này ông Minh dài dòng kể lể thêm những râu ria hoa lá cành, không
thể vì đó mà đảm bảo được sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của người
dân VN như: “dành ưu tiên cao cho cải cách luật pháp, hành chính và
tư pháp… Thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, trong đó có việc thúc
đẩy và bảo vệ quyền con người… tích cực tham gia cùng các nước ASEAN
thúc đẩy các hoạt động của Cơ quan liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền
(AICHR)… Việt Nam sẽ hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế xây dựng một
thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn cho mọi người…
Sau cùng với những thành quả vĩ đại, “không thể chối cãi vì đảng ta
đã khẳng định” quan Thứ trưởng Việt Nam ta lên lớp Hội đồng Nhân quyền
LHQ:
“Hội đồng Nhân quyền là cơ quan tối cao của Liên hợp quốc nhằm
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phải thực sự là diễn đàn thúc đẩy hợp
tác và đối thoại dựa trên các nguyên tắc minh bạch, khách quan, không
thiên vị, không chính trị hóa, không chọn lọc, không áp dụng “tiêu chuẩn
kép” trong việc giải quyết các vấn đề về quyền con người.”
“Hội đồng cần phải tránh vết xe đổ của cơ quan tiền thân là Ủy
ban nhân quyền đã mất đi tính chính danh do việc chính trị hóa các vấn
đề nhân quyền. Nguyên nhân gốc rễ của tình hình bất ổn vừa qua và hiện
đang diễn ra ở các nước đang phát triển cho thấy Hội đồng cần đảm bảo
thực hiện cân bằng các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền chính
trị.”
Điều có thể đáng mừng cho Việt Nam ta là chắc hẳn chẳng có mấy đại
biểu các quốc gia nào ngồi lắng nghe ông Thứ trưởng mù ở xứ VN chém gió
về thành quả nhân quyền.
Nhưng chắc chắn điều đáng buồn (cho đảng của ông Minh) là trong tay
của các đại biểu đã có sẵn nhiều tập tài liệu, hồ sơ về tình trạng vi
phạm nhân quyền với những nạn nhân thật, việc thật được báo cáo đầy đủ,
chính xác bởi nhiều cơ quan quốc tế độc lập, phi chính phủ và có uy tín
lâu đời.
Chỉ có ông Thứ trưởng của đảng ta mặt dày trán bóng đang hân hoan
chờ một tràng pháo tay giả tạo trong lịch sự của các đoàn đại biểu.
Quảng Ngãi: Ngư dân bị Trung Quốc tịch thu tài sản kêu cứu
(Dân Việt) – Ngày 1.3, ngư dân Đặng Tằm, chủ tàu QNG – 90281 (Bình Châu, Bình Sơn) có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị giúp đỡ vì lâm vào hoàn cảnh nợ nần do bị Trung Quốc tịch thu tài sản.Được biết, vào 7 giờ 30 sáng 24.2, tàu của ông Tằm đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ và tịch thu nhiều tài sản trị giá 300 triệu đồng.
Năm ngoái tàu ông Tằm cũng bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ tại quần đảo Hoàng Sa và phải nộp gần 200 triệu đồng.
Lê Chương
Người mẫu, ca sĩ cũng tham gia bán dâm
VnExpress -Theo Cục phòng chống tệ nạn xã hội, những gái bán dâm có học thức, ngoại hình đẹp, biết ngoại giao được ký hợp đồng lao động với đại gia dưới chức danh thư ký, trợ lý ngắn hạn, song thực chất là hợp đồng mua bán dâm. > ‘Chợ tình’ trước công viên hiện đại nhất thủ đô/ ‘Phố vẫy’ ban ngày ở thủ đôSáng 1/3, Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tọa đàm về công tác cai nghiện ma túy, phòng chống mại dâm.
Cục phó Lê Đức Hiền cho biết, nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp, trá hình tinh vi dưới nhiều hình thức. Theo thống kê chưa đầy đủ, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 14.800, nhưng thực tế cao hơn rất nhiều. Cả nước hiện có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm với hơn 48.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó gần 2.800 cơ sở và hơn 3.200 nữ nhân viên nghi có hoạt động mại dâm.
“Mại dâm đã lên đến tận vùng cao, biên giới, nhiều thị trấn, thị tứ vốn yên bình nay đã có tệ nạn này”, ông Hiền nói.
Hoạt động mại dâm đang diễn biến ngày càng tinh vi với sự tham gia của một số ca sĩ, người mẫu, diễn viên… Ảnh minh họa: Thái Thịnh. |
“Người tham gia hoạt động mại dâm cũng đang trẻ hóa. Một số người mẫu, ca sĩ, diễn viên, sinh viên, học sinh cũng tham gia bán dâm, hình thành các đường dây theo dạng hợp đồng”, Cục phó Hiền nói.
Cũng theo Cục phó phòng chống tệ nạn xã hội, những gái bán dâm có học thức, ngoại hình đẹp, biết ngoại giao được ký hợp đồng lao động trá hình với đại gia dưới chức danh thư ký, trợ lý ngắn hạn để hợp thức hóa cho những chuyến công tác, nhưng thực chất là hợp đồng mua bán dâm.
Một loại hình mới xuất hiện là mại dâm dành cho người già, trong đó chủ chứa, môi giới và bán dâm đều ở độ tuổi 50-60. Các khu vực biên giới giáp ranh Trung Quốc, Campuchia mại dâm ngày càng phức tạp do hoạt động dịch vụ giải trí ở cửa khẩu phát triển mạnh, thu hút nhiều nữ nhân viên từ các nơi khác.
Để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn mại dâm, năm 2012, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội xây dựng 50 mô hình điểm về phòng chống mại dâm, tăng cường tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại 20 tỉnh thành.
Ngoài ra, Cục sẽ nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp, giảm tác hại, phòng chống lây nhiễm HIV; đồng thời đề xuất việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh với các cơ sở lợi dụng kinh doanh dịch vụ để tổ chức mại dâm.
Cục phó Lê Đức Hiền thông tin, năm 2012, Chính phủ quyết định dành 25 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác phòng chống tệ nạn mại dâm.
Tây Sơn Hành – Một chân dung hiện thực về Nguyễn Huệ Quang Trung
trandongduc -RFAMới đây, một bài thơ được coi tư liệu đặc biệt trong Viện Hán Nôm truyền ra bên ngoài. Bài thơ đẹp như bức tranh thêu, miêu tả sống động cảnh đêm động phòng hoa chúc giữa Hoàng Đế Quang Trung và Ngọc Hân Công Chúa.
Tây Sơn Hành của danh sĩ đời Lê, Trần Danh Án (1755-1794) từ nay chắc
chắn sẽ được xem là bài thơ vô tiền khoáng hậu nhất trong lịch sử thơ
văn dân tộc. Vô tiền vì trước đó không ai miêu tả cảnh “khuê môn đại
phòng” một cách tình tiết như thế. Khoáng hậu là vì ngay cả thời nay
không ai có thể làm thơ bằng chữ Hán (chấp luôn cả chữ Nôm và chữ Quốc
Ngữ) mà có đủ các bối cảnh của lâu đài tình ái, giang sơn mỹ nhân một
cách kinh thiên động địa như anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, 33 tuổi “đối
ngẫu thần tiên” với Ngọc Hân công chúa, 16 tuổi đang vị thành niên.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn cổ thi trường cú dài tương đương với Tỳ Bà Hành bên Tàu được nhắc đến trong thư tịch nhưng nguyên văn thì chưa được đưa ra ngoài cho dân gian thưởng ngoạn – cho đến hôm nay qua blog Hán Nôm của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Do quan niệm chống Tây Sơn quyết liệt, cứ cho là nhà Tây Sơn bất xứng chẳng khác gì bọn man di hoang dã trong rừng, nhân sĩ Bắc Hà nhìn nhà đạo quân Tây Sơn ngang phè giữa Thăng Long với cặp mắt chính thống của Nho gia ngoài ấy. Nhưng, rõ ràng trong lòng họ lại chất chứa một tâm trạng hiếu kỳ về tính cách phong bạo thô tục chơi bời để che đậy tâm lý buông thả phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời vua Lê chúa Trịnh bấy giờ. Bài thơ còn có nhiều góc cạnh để liên tưởng đến xã hội hôm nay rằng nhân sĩ Bắc Hà luôn luôn thâm sâu sầu kín nhưng đứng trước nghịch cảnh thô bạo thì đành trôi theo dòng đời.
Khi Nguyễn Huệ đưa quân tiến vào kinh thành Tràng An (Hà Nội), phù Lê diệt Trịnh xong, lại lấy ngay ngàn vàng công chúa thật làm cho nhân sĩ thời Lê xanh mang khiếp vía. Choáng quá!
Việc Hoàng Đế Cảnh Hưng phải đem công chúa Ngọc Hân ra gả cho Nguyễn Huệ chẳng khác gì chiêu bài dùng mỹ nhân cúng cho Tây Sơn để đổi lấy sự bằng an ngôi vị. Bài thơ miêu tả, Ngọc Hân bị cảnh “Chiêu Quân Cống Hồ” nên đành buông xuôi số phận. Nhưng rồi, qua đêm tân hôn quá bạo cuồng kích hứng về mặt dục tính – khúc Tây Sơn Hành đã biến thành Tây Sơn Hành Lạc Xứ khiến nàng công chúa lâm vào tình huống bị chinh phục thống khoái, (kiểu người dân tộc Tây Nguyên luyện voi mới bắt về, vừa đốt lửa vừa cho ăn đường làm cho bị đam mê thuần phục) nên nàng đành phải thống thuộc về chủ mới. (Sau này chàng băng rồi, nàng Ngọc Hân còn viết thành khúc Ai Tư Vãn để đời để tỏ lòng thương xót quân vương. Đây đúng là một thiên tình sử.)
Trở lại vấn đề, tác giả dùng mạnh bản năng gốc, dâm hoa mưa gió, tâm lý khát khao, ân ân ái ái để thể hiện thái độ bối rối trước những biến đổi về chính trị.
Đúng vậy, mặc dù, danh sĩ Bắc Hà như Trần Danh Án cố tình dùng ái dục để xuyên tạc hình ảnh anh hùng qua ải mỹ nhân, cốt tìm vào sự phỉ báng thông thường của số đông một cách chống chế, nhưng qua đó lại càng biểu lộ tâm sự sâu kín – nhân sĩ Bắc Hà, đang hoàn toàn bất lực bị trói chân trên chính mảnh đất của mình.
Không còn chối cãi gì nữa, tâm trạng nhân sĩ Bắc Hà chính là hình ảnh Ngọc Hân công chúa như bướm như hoa thời loạn lạc tùy vào ai đó muốn làm gì thì làm, lấy nhục làm vui, lấy đọa đày làm niềm khao khát, lấy thú đau thương làm sức chịu đựng mang tính khảo nghiệm và thử thách trước quãng đời.
Nhưng rồi, dù như dự đoán được hậu vận nhà Tây Sơn không được lâu bền – Bắc Hà danh sĩ cũng đành phải nhắm mắt kêu trời, dùng dục vọng tối thiểu của con người để biểu lộ tâm tình và tâm tính (kiểu như văn hóa sex trên vnexpress thời bây giờ) – Thử hỏi ai còn làm gì được đây khi công chúa ngàn vàng cũng gả cho Tây Sơn. Đám con hát ngoài đường cũng chạy theo quân lính Tây Sơn nườm nượp. Thật là một nỗi đau mất mát, một nỗi sầu thiên thu.
Giá Trị Lịch Sử Nhân Văn
Bài thơ cũng tràn đầy tâm trạng chính trị, ngoại giao đến phong cách văn hóa, sinh hoạt và cuộc sống từ tâm lý phu phen cho đến phường son phấn. Cho dù, tác giả ở vị trí tự cao, tỏ lòng miệt thị quân binh Tây Sơn và những người chạy theo Tây Sơn, nhưng toàn bộ bài thơ là sự ham muốn tột bậc tràn đầy chất phù phiếm như trốn tránh sự đấu tranh trực diện. Sự ghen tức, sự châm biếm chẳng qua là một nỗi khổ tâm của thân phận bên lề. Đây là trạng thái tâm lý chân thật nhất của bài thơ. Vô tình, bài thơ là một tư liệu sống động chân thực để tìm hiểu thuần phong mỹ tục của người xưa.
Vượt qua ngưỡng của nghiên cứu “dâm học” (cái học về sự phù phiếm – tự điển Hán Việt Đào Duy Anh), giá trị nhân văn lịch sử của bài thơ không biết kể làm sao cho hết. Mức độ xa hoa, màu sắc tình tiết trong chốn khuê môn đại phòng ở Thăng Long còn hơn cả Kim Bình Mai và Hồng Lâu Mộng của bên Tàu hợp lại. Nếu đứng ở tượng đài văn học mà thẩm định, giá trị của nó càng cao hơn nhiều tác phẩm kinh điển ước lệ khác.
Các nhà làm phim cổ trang của Việt Nam từ này như có thêm nguồn tư liệu quý giá để tái tạo văn hóa cung đình Việt Nam mà không sợ người đời chê trách là đi ngược thuần phong mỹ tục. Cứ lấy ngay bài Tây Sơn Hành, cứ bắt chước tổ tiên mà dàn dựng cảnh trí, chấp các nhà kiểm duyệt văn hóa khó tính, chấp luôn đạo đức cách mạng thời xã hội chủ nghĩa. Chấp luôn… Tìm hiểu bài thơ chính là mở rộng không gian về một thiên địa tình trường tráng lệ bậc nhất của Việt Nam.
Theo sự thống kê của học giả bên Tàu thì viện Hán Nôm còn lưu trữ rất nhiều thư tịch chữ Hán, lâu lâu ai rảnh quá mới cho ra một bản. Cũng theo đánh giá thống kê này, hiện nay, chỉ có khoảng 10%-15% thư tịch là lọt ra ngoài dân gian. Nhưng số này đã qua điều chỉnh từ ngữ làm nhiều người không cảm nhận đúng mức tâm lý xã hội thời xưa.
Cách đây không lâu, bản Hoa Viên Kỳ Ngộ xuất bản, miêu tả luân lý ái tình tay ba của người xưa vào thời Lý Trần, rất gay cấn. Nhưng bản dịch đã qua chữ Quốc Ngữ rồi, không biết các dịch giả có gia giảm hương vị bao nhiêu. Người đọc có hứng thú đặc biệt thì không thể nào truy cứu nguyên văn. Bản Tây Sơn Hành có cả nguyên văn chữ Hán cho nên gây nên đang cơn sốt trong học giới. Cũng phải thừa nhân rằng, qua cách miêu tả cảnh chăn gối tình trường càng chứng tỏ văn hóa đô thị dưới thời Lê cũng rất cao.
Tư tưởng xã hội thời Lê
Như đã nói, ngoài yếu tố kỳ thị Tây Sơn, tác giả Trần Danh Án còn biểu lộ nhận thức về quan niệm xã hội Bắc Kỳ thời đó.
Bài thơ này còn toát lên hương vị “tiểu Trung Hoa tư tưởng” của danh sĩ thời Lê dành cho người đằng Trong. Người Đằng Ngoài (Đông Kinh) tự ví mình là văn hiến Hạ (Hoa Hạ) còn người Đằng Trong là Di (Man Di) không khác gì quan niệm tứ di của Trung Quốc.
Khâm trù lạc xứ vô Di Hạ có nghĩa là cảnh vui mùng mền không còn phân biệt Hoa Hạ – Man Di, khi tác giả cảm thán về vũ điệu hòa thân giữa anh hùng áo vải vào công chúa Ngọc Hân. Lúc dịch qua tiếng ta, các học giả ở viện Hán Nôm cứ máy móc thành dân tộc Kinh và Rợ, thật là không đúng với nguyên bản, không phản ánh đúng quan niệm tự cho là trung tâm văn hiến của người xứ Đằng Ngoài.
Như đã nói, tuy miệt thị tính cách bạo tình của anh hùng Nguyễn Huệ nhưng qua đó chiếu rõ sự bất lực trước nghịch cảnh của nhân sĩ Bắc Hà đối với đạo quân thô bạo của nhà Tây Sơn. Trong bài thơ, còn rất nhiều đoạn xem Nguyễn Huệ như là Man Di, không có văn hóa lễ giáo, qua cách ăn mặc khăn khố luộm thuộm chứa đầy tính thôn phu hoang dã.
Nhưng rồi đến cả cách miêu tả mồ hôi như dầu, âm vang “phi tuyền” lúc Nguyễn Huệ đái vào cái chậu do a hoàn mang lại nghe còn dứt khoát hơn cả dòng thác cách mạng, hơn cả tiếng suối “Lê Nin” của ông Ké lúc ở Cao Bằng. Niệu thuỷ chi thanh như phi tuyền – thì đủ thấy sức run sợ của nhân sĩ Bắc Hà các thời đại phản ứng trước sự thần thái thô bạo như thế nào. Nhìn cũng thấy ngay, rất là tội nghiệp.
Rồi thì: Nha giảo nhục chiên hãn như du – Loạn đảo hồ trừu tố bất trụ (Ngấu nghiến rung thịt mồ hôi như dầu- Loạn xạ tơi bời không ngừng nghỉ)… Hình ảnh Nguyễn Huệ “ăn thịt” gái đẹp Thăng Long còn sống động còn hơn cảnh Tây Môn Khánh ngồi nhai thịt dê với Phan Kim Liên trong phim Thuỷ Hử… Nguyễn Huệ đúng là không phải là tay vừa. Toàn là những tình tiết mà thơ Vi Thuỳ Linh, văn Đỗ Hoàng Diệu còn phải kêu bằng cụ.
Nhưng đó cũng lại toàn là những vần thơ lộng lẫy, dùng toàn là uyển ngữ tươi đẹp như cuồng oanh (con chim oanh điên cuồng – Oanh chính là chim Vàng Anh đấy! Thời xưa mà cũng biết lấy dụng ý Vàng Anh, hay quá ha‼!) để miêu tả cái “mã tàng âm tướng” coi như là cái chân tay thứ năm trên mình của anh hùng áo vải Quang Trung. Chân thực quá! Khi động khi tĩnh đều là thiên hạ vô đối. Còn với Ngọc Hân công chúa thì tác giả lại dùng các mỹ ngữ như “kiều hoa”, “đào hoa phiến”, “sa song tịch mịch mai hàm tuyết” để miêu tả thiên kim tiểu công chúa. Dâm ý tràn trề, đê mê lạc xứ, toàn là cảnh phong phong nguyệt nguyệt nhưng lại đẹp như một bức họa nam hoan nữ ái bên Ấn Độ, không biết phải diễn tả làm sao trong ngữ văn hiện đại cho đúng ý đây.
Việt Nam trong văn hóa Nho Giáo thời đó mà cũng có loại hình nghệ thuật miêu tả như thế này. Cũng lạ quá ha!
Nhà bác Tam Uyển Trần Quang Đức của thời nay khi đọc đến bài Tây Sơn Hành thì quả thật hãi hùng chỉ còn kêu trời rồi nhận xét rằng “từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài. Xét tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào đặng so sánh được...” Có thẹn thật không đây cha hay là giả vờ để tìm cách truyền đạt? Cho dù không biết viện Hán Nôm chê thật hay là để khen lấy nhưng nếu nhân sĩ mà còn phê bình theo lối này, nghe cũng phiền quá đi!
Trong tinh thần không do dự, an nhiên tự tại trên blog Trần Đông Đức, xin giới thiệu bài thơ này đến với độc giả. Cám ơn blog Hán Nôm của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cám ơn các vị Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, Tam Uyển Trần Quang Đức, Kim Anh nữ sĩ (nhân chứng) và các vị khác đã đem bài thơ này ra ngoài ánh sáng. Hay quá!
Bản dịch âm, dịch nghĩa, dịch thơ của quý vị quả thật tuyệt vời. Nếu ai đọc được chữ Hán thì càng thấy tuyệt vời hơn. Tuy nhiên nếu chỗ nào khó hình dung về từ ngữ, mọi người có thể quay về nguyên bản để thấy được hồn thơ “phong tình đãng dạng” của bản tình ca Tây Sơn khác hẳn những gì ở tượng đài Nguyễn Huệ mà dân chúng đang thờ.
Bài thơ này như là một không gian mới đang đợi các nhà phê bình văn học, các nhà nghệ thuật gia, các nhà làm phim đi vào đào bới kho tàng.
Xin giới thiệu nguyên văn bài thơ trên blog tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/tu-lieu-ac-biet-ve-em-tan-hon-cua-vua.html
Bài thơ viết theo thể thất ngôn cổ thi trường cú dài tương đương với Tỳ Bà Hành bên Tàu được nhắc đến trong thư tịch nhưng nguyên văn thì chưa được đưa ra ngoài cho dân gian thưởng ngoạn – cho đến hôm nay qua blog Hán Nôm của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Do quan niệm chống Tây Sơn quyết liệt, cứ cho là nhà Tây Sơn bất xứng chẳng khác gì bọn man di hoang dã trong rừng, nhân sĩ Bắc Hà nhìn nhà đạo quân Tây Sơn ngang phè giữa Thăng Long với cặp mắt chính thống của Nho gia ngoài ấy. Nhưng, rõ ràng trong lòng họ lại chất chứa một tâm trạng hiếu kỳ về tính cách phong bạo thô tục chơi bời để che đậy tâm lý buông thả phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời vua Lê chúa Trịnh bấy giờ. Bài thơ còn có nhiều góc cạnh để liên tưởng đến xã hội hôm nay rằng nhân sĩ Bắc Hà luôn luôn thâm sâu sầu kín nhưng đứng trước nghịch cảnh thô bạo thì đành trôi theo dòng đời.
Khi Nguyễn Huệ đưa quân tiến vào kinh thành Tràng An (Hà Nội), phù Lê diệt Trịnh xong, lại lấy ngay ngàn vàng công chúa thật làm cho nhân sĩ thời Lê xanh mang khiếp vía. Choáng quá!
Việc Hoàng Đế Cảnh Hưng phải đem công chúa Ngọc Hân ra gả cho Nguyễn Huệ chẳng khác gì chiêu bài dùng mỹ nhân cúng cho Tây Sơn để đổi lấy sự bằng an ngôi vị. Bài thơ miêu tả, Ngọc Hân bị cảnh “Chiêu Quân Cống Hồ” nên đành buông xuôi số phận. Nhưng rồi, qua đêm tân hôn quá bạo cuồng kích hứng về mặt dục tính – khúc Tây Sơn Hành đã biến thành Tây Sơn Hành Lạc Xứ khiến nàng công chúa lâm vào tình huống bị chinh phục thống khoái, (kiểu người dân tộc Tây Nguyên luyện voi mới bắt về, vừa đốt lửa vừa cho ăn đường làm cho bị đam mê thuần phục) nên nàng đành phải thống thuộc về chủ mới. (Sau này chàng băng rồi, nàng Ngọc Hân còn viết thành khúc Ai Tư Vãn để đời để tỏ lòng thương xót quân vương. Đây đúng là một thiên tình sử.)
Trở lại vấn đề, tác giả dùng mạnh bản năng gốc, dâm hoa mưa gió, tâm lý khát khao, ân ân ái ái để thể hiện thái độ bối rối trước những biến đổi về chính trị.
Đúng vậy, mặc dù, danh sĩ Bắc Hà như Trần Danh Án cố tình dùng ái dục để xuyên tạc hình ảnh anh hùng qua ải mỹ nhân, cốt tìm vào sự phỉ báng thông thường của số đông một cách chống chế, nhưng qua đó lại càng biểu lộ tâm sự sâu kín – nhân sĩ Bắc Hà, đang hoàn toàn bất lực bị trói chân trên chính mảnh đất của mình.
Không còn chối cãi gì nữa, tâm trạng nhân sĩ Bắc Hà chính là hình ảnh Ngọc Hân công chúa như bướm như hoa thời loạn lạc tùy vào ai đó muốn làm gì thì làm, lấy nhục làm vui, lấy đọa đày làm niềm khao khát, lấy thú đau thương làm sức chịu đựng mang tính khảo nghiệm và thử thách trước quãng đời.
Nhưng rồi, dù như dự đoán được hậu vận nhà Tây Sơn không được lâu bền – Bắc Hà danh sĩ cũng đành phải nhắm mắt kêu trời, dùng dục vọng tối thiểu của con người để biểu lộ tâm tình và tâm tính (kiểu như văn hóa sex trên vnexpress thời bây giờ) – Thử hỏi ai còn làm gì được đây khi công chúa ngàn vàng cũng gả cho Tây Sơn. Đám con hát ngoài đường cũng chạy theo quân lính Tây Sơn nườm nượp. Thật là một nỗi đau mất mát, một nỗi sầu thiên thu.
Giá Trị Lịch Sử Nhân Văn
Bài thơ cũng tràn đầy tâm trạng chính trị, ngoại giao đến phong cách văn hóa, sinh hoạt và cuộc sống từ tâm lý phu phen cho đến phường son phấn. Cho dù, tác giả ở vị trí tự cao, tỏ lòng miệt thị quân binh Tây Sơn và những người chạy theo Tây Sơn, nhưng toàn bộ bài thơ là sự ham muốn tột bậc tràn đầy chất phù phiếm như trốn tránh sự đấu tranh trực diện. Sự ghen tức, sự châm biếm chẳng qua là một nỗi khổ tâm của thân phận bên lề. Đây là trạng thái tâm lý chân thật nhất của bài thơ. Vô tình, bài thơ là một tư liệu sống động chân thực để tìm hiểu thuần phong mỹ tục của người xưa.
Vượt qua ngưỡng của nghiên cứu “dâm học” (cái học về sự phù phiếm – tự điển Hán Việt Đào Duy Anh), giá trị nhân văn lịch sử của bài thơ không biết kể làm sao cho hết. Mức độ xa hoa, màu sắc tình tiết trong chốn khuê môn đại phòng ở Thăng Long còn hơn cả Kim Bình Mai và Hồng Lâu Mộng của bên Tàu hợp lại. Nếu đứng ở tượng đài văn học mà thẩm định, giá trị của nó càng cao hơn nhiều tác phẩm kinh điển ước lệ khác.
Các nhà làm phim cổ trang của Việt Nam từ này như có thêm nguồn tư liệu quý giá để tái tạo văn hóa cung đình Việt Nam mà không sợ người đời chê trách là đi ngược thuần phong mỹ tục. Cứ lấy ngay bài Tây Sơn Hành, cứ bắt chước tổ tiên mà dàn dựng cảnh trí, chấp các nhà kiểm duyệt văn hóa khó tính, chấp luôn đạo đức cách mạng thời xã hội chủ nghĩa. Chấp luôn… Tìm hiểu bài thơ chính là mở rộng không gian về một thiên địa tình trường tráng lệ bậc nhất của Việt Nam.
Theo sự thống kê của học giả bên Tàu thì viện Hán Nôm còn lưu trữ rất nhiều thư tịch chữ Hán, lâu lâu ai rảnh quá mới cho ra một bản. Cũng theo đánh giá thống kê này, hiện nay, chỉ có khoảng 10%-15% thư tịch là lọt ra ngoài dân gian. Nhưng số này đã qua điều chỉnh từ ngữ làm nhiều người không cảm nhận đúng mức tâm lý xã hội thời xưa.
Cách đây không lâu, bản Hoa Viên Kỳ Ngộ xuất bản, miêu tả luân lý ái tình tay ba của người xưa vào thời Lý Trần, rất gay cấn. Nhưng bản dịch đã qua chữ Quốc Ngữ rồi, không biết các dịch giả có gia giảm hương vị bao nhiêu. Người đọc có hứng thú đặc biệt thì không thể nào truy cứu nguyên văn. Bản Tây Sơn Hành có cả nguyên văn chữ Hán cho nên gây nên đang cơn sốt trong học giới. Cũng phải thừa nhân rằng, qua cách miêu tả cảnh chăn gối tình trường càng chứng tỏ văn hóa đô thị dưới thời Lê cũng rất cao.
Tư tưởng xã hội thời Lê
Như đã nói, ngoài yếu tố kỳ thị Tây Sơn, tác giả Trần Danh Án còn biểu lộ nhận thức về quan niệm xã hội Bắc Kỳ thời đó.
Bài thơ này còn toát lên hương vị “tiểu Trung Hoa tư tưởng” của danh sĩ thời Lê dành cho người đằng Trong. Người Đằng Ngoài (Đông Kinh) tự ví mình là văn hiến Hạ (Hoa Hạ) còn người Đằng Trong là Di (Man Di) không khác gì quan niệm tứ di của Trung Quốc.
Khâm trù lạc xứ vô Di Hạ có nghĩa là cảnh vui mùng mền không còn phân biệt Hoa Hạ – Man Di, khi tác giả cảm thán về vũ điệu hòa thân giữa anh hùng áo vải vào công chúa Ngọc Hân. Lúc dịch qua tiếng ta, các học giả ở viện Hán Nôm cứ máy móc thành dân tộc Kinh và Rợ, thật là không đúng với nguyên bản, không phản ánh đúng quan niệm tự cho là trung tâm văn hiến của người xứ Đằng Ngoài.
Như đã nói, tuy miệt thị tính cách bạo tình của anh hùng Nguyễn Huệ nhưng qua đó chiếu rõ sự bất lực trước nghịch cảnh của nhân sĩ Bắc Hà đối với đạo quân thô bạo của nhà Tây Sơn. Trong bài thơ, còn rất nhiều đoạn xem Nguyễn Huệ như là Man Di, không có văn hóa lễ giáo, qua cách ăn mặc khăn khố luộm thuộm chứa đầy tính thôn phu hoang dã.
Nhưng rồi đến cả cách miêu tả mồ hôi như dầu, âm vang “phi tuyền” lúc Nguyễn Huệ đái vào cái chậu do a hoàn mang lại nghe còn dứt khoát hơn cả dòng thác cách mạng, hơn cả tiếng suối “Lê Nin” của ông Ké lúc ở Cao Bằng. Niệu thuỷ chi thanh như phi tuyền – thì đủ thấy sức run sợ của nhân sĩ Bắc Hà các thời đại phản ứng trước sự thần thái thô bạo như thế nào. Nhìn cũng thấy ngay, rất là tội nghiệp.
Rồi thì: Nha giảo nhục chiên hãn như du – Loạn đảo hồ trừu tố bất trụ (Ngấu nghiến rung thịt mồ hôi như dầu- Loạn xạ tơi bời không ngừng nghỉ)… Hình ảnh Nguyễn Huệ “ăn thịt” gái đẹp Thăng Long còn sống động còn hơn cảnh Tây Môn Khánh ngồi nhai thịt dê với Phan Kim Liên trong phim Thuỷ Hử… Nguyễn Huệ đúng là không phải là tay vừa. Toàn là những tình tiết mà thơ Vi Thuỳ Linh, văn Đỗ Hoàng Diệu còn phải kêu bằng cụ.
Nhưng đó cũng lại toàn là những vần thơ lộng lẫy, dùng toàn là uyển ngữ tươi đẹp như cuồng oanh (con chim oanh điên cuồng – Oanh chính là chim Vàng Anh đấy! Thời xưa mà cũng biết lấy dụng ý Vàng Anh, hay quá ha‼!) để miêu tả cái “mã tàng âm tướng” coi như là cái chân tay thứ năm trên mình của anh hùng áo vải Quang Trung. Chân thực quá! Khi động khi tĩnh đều là thiên hạ vô đối. Còn với Ngọc Hân công chúa thì tác giả lại dùng các mỹ ngữ như “kiều hoa”, “đào hoa phiến”, “sa song tịch mịch mai hàm tuyết” để miêu tả thiên kim tiểu công chúa. Dâm ý tràn trề, đê mê lạc xứ, toàn là cảnh phong phong nguyệt nguyệt nhưng lại đẹp như một bức họa nam hoan nữ ái bên Ấn Độ, không biết phải diễn tả làm sao trong ngữ văn hiện đại cho đúng ý đây.
Việt Nam trong văn hóa Nho Giáo thời đó mà cũng có loại hình nghệ thuật miêu tả như thế này. Cũng lạ quá ha!
Nhà bác Tam Uyển Trần Quang Đức của thời nay khi đọc đến bài Tây Sơn Hành thì quả thật hãi hùng chỉ còn kêu trời rồi nhận xét rằng “từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài. Xét tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào đặng so sánh được...” Có thẹn thật không đây cha hay là giả vờ để tìm cách truyền đạt? Cho dù không biết viện Hán Nôm chê thật hay là để khen lấy nhưng nếu nhân sĩ mà còn phê bình theo lối này, nghe cũng phiền quá đi!
Trong tinh thần không do dự, an nhiên tự tại trên blog Trần Đông Đức, xin giới thiệu bài thơ này đến với độc giả. Cám ơn blog Hán Nôm của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cám ơn các vị Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, Tam Uyển Trần Quang Đức, Kim Anh nữ sĩ (nhân chứng) và các vị khác đã đem bài thơ này ra ngoài ánh sáng. Hay quá!
Bản dịch âm, dịch nghĩa, dịch thơ của quý vị quả thật tuyệt vời. Nếu ai đọc được chữ Hán thì càng thấy tuyệt vời hơn. Tuy nhiên nếu chỗ nào khó hình dung về từ ngữ, mọi người có thể quay về nguyên bản để thấy được hồn thơ “phong tình đãng dạng” của bản tình ca Tây Sơn khác hẳn những gì ở tượng đài Nguyễn Huệ mà dân chúng đang thờ.
Bài thơ này như là một không gian mới đang đợi các nhà phê bình văn học, các nhà nghệ thuật gia, các nhà làm phim đi vào đào bới kho tàng.
Xin giới thiệu nguyên văn bài thơ trên blog tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/tu-lieu-ac-biet-ve-em-tan-hon-cua-vua.html
TƯ LIỆU ĐẶC BIỆT VỀ ĐÊM TÂN HÔN CỦA VUA QUANG TRUNG
Nguyenxuandien
Vua Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân. Tranh: Cuộc sống Việt
TƯ LIỆU ĐẶC BIỆT: ĐẶC TẢ ĐÊM TÂN HÔN
CỦA VUA QUANG TRUNG VÀ NGỌC HÂN
CỦA VUA QUANG TRUNG VÀ NGỌC HÂN
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân:
Thưa chư vị, tôi cũng đã từng nhiều năm ngụp lặn trong kho sách
Hán Nôm, cũng bận tâm tra cứu các thư tịch cổ về các chuyện “nguyệt hoa
hoa nguyệt” đã nhiều phen, song chưa bao giờ có được may mắn như Tam
Uyên Trần Quang Đức ở Nhã Nam. Trưa hôm qua, được Chuyết Chuyết Trần
Trọng Dương phô rằng có cái này hay lắm, bèn đứng lại ở sảnh Hàn Lâm
viện để truy vấn. Chuyết Chuyết kể câu chuyện – mà chư vị sẽ xem dưới
đây. Tôi choáng quá!
Lúc ấy, trước mặt không có thư tịch, nên Chuyết Chuyết phải dùng
cả đôi tay và cả toàn thân để mô tả những điều mà chàng định tả. Tôi
càng choáng hơn!
Sáng nay, tại Thư khố Hán Nôm viện, bọn tôi gồm: Tam Uyển Trần
Quang Đức, Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương, U Cốc khách Tô Lan cùng nhau
mở 3 văn bản chữ Nho để đối chiếu và xác minh xem Tam Uyển có vì vui
chuyện mà tự thêu thùa thêm chữ nào không. Quả thực là đúng như bài của
Tam Uyển, không hề có sai nhầm gì. Kíp khi ấy, Kim Anh nữ sĩ cũng có
mặt, bèn được bọn tôi mời vào làm chứng!
Đêm tân hôn của Hoàng đế Quang Trung 33 tuổi, còn Ngọc Hân công chúa vừa 16 tuổi. Trời đất! Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!
Vậy đã đủ chứng, mời chư vị thưởng thức áng văn chương “vô tiền
khoáng hậu” này. Xin đa tạ Tam Uyển Trần Quang Đức đã ưng cho Nguyễn
Xuân Diện-blog đưa về hầu chư vị bốn phương. Xin đa tạ Chuyết Chuyết
Trần Trọng Dương đã có bài dịch ra thơ ngay trong trưa nay để kíp hầu
chư vị.
Dưới đây là nguyên văn chép từ Trần Quang Đức-Blog:
Việt Nam đệ nhất dâm thi Tây Sơn hành
Tam Uyển Trần Quang Đức
Bữa trước trong lúc dư nhàn, mỗ có tìm đọc cuốn Tản Ông di cảo (散
翁遺稿mang ký hiệu A.2157) của danh sĩ thời Lê là Trần Danh Án. Đọc đến
bài Tây Sơn hành thì quả thật hãi hùng chi thậm. Ông này là tôi trung
của nhà Lê, kiên quyết bất hợp tác với triều Tây Sơn, thủy chung coi Tây
Sơn là giặc mọi, thậm chí tỏ thái độ thù hằn và phất uất khi vua Lê gả
công chúa Ngọc Hân cho Quang Trung Nguyễn Huệ. Nay đọc Tây Sơn hành mới
càng thấy rõ điều đó. Có điều, từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều
hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài. Xét
tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào đặng so sánh
được. Nay xin tạm phiên âm dịch nghĩa ra đây, rồi sau xin các bậc thiện
Nôm chi quân tử cùng diễn ra thơ quốc âm vậy. (Bài thơ này còn được
chép trong cuốn Thù thế danh thư 酬世名書 ký hiệu VHv.2239 và cuốn Danh nhân văn tập 名人文集 ký hiệu VHv.2432)
西山行
時阮整引西山阮惠兵來京城,景興皇帝以玉欣公主下嫁阮惠,故有此作.
海宇承平二百年,深宮春色鎖嬋娟,嫣紅錦褥人眼獨淺翠花裀蝶夢纏,不是神仙無對偶,可堪芳景忽流連
紗窗寂寞梅酣雪,邃篽離披柳困煙,花事闌珊春已矣
殘英落絮總堪憐,鼕鼕何處城邊鼓,羯塵漫塞長安路
亟夏方旋振葉風,深春忽點催花雨,鬚眉無膽控危城
釵扇將身抵驕虜,天王姊婦上公妃,不比尋常花巷主
尊榮貴寵對天潢,奠聘奩儀優特數,雲水騶從翠綺羅
風流儐相紛紳冑,扇夫轎子儘非常,都人見者呼為父
人羡新郎如一口,妾見新郎墜雙手,衣裳熳爛語侏离
骨相崚嶒皮皺古,頂上高堆張角巾,腿間不著韓信褲
其中一物望巍然,直與四肢峙為五,靜似高僧兀坐忘
動如弁子歌身舞,不言不笑不溫存,大吼一聲烈如虎
千鈞飛蹲據酥胸,怒裂羅裙披雪股,此物誰知解刺人
頡頏插入溫柔戶,嬌花枝上狂鶯揉,狂鶯不為嬌花護
花膜重重裂繒聲,鉛爐片片飛煙縷,牙咬肉顫汗如油
亂搗胡抽做不住,須臾裙帶落新紅,暗點春籌翻幾度
妾身兩孔似連環,瞬息通成一大圈,捲襦點閱忽驚訝
頏摩不值半文錢,黑暗既非前度白,縈紆又改舊時圓
呼鬟拿甕尿一尿,尿水之聲如飛泉,飛泉瀲灧去不返
陽風打落桃花片,桃花嬌怯不勝風,風斂花魂猶覺倦
盈盈柳骨瘦三分,褶褶湘羅寬一半,底事雖然不殺人
暮雨朝雲安熟爛,自從奇苦得奇歡,歡後卻忘舊苦艱
不患漁翁揮棹澀,溶溶桃浪漲平灘,左掬右摸探花髓
鶯不停梭蹀不攔,玉癢香搔失害羞,上摟下扭圓團團
風情蕩漾花心急,恐放東君頃刻間,蠻人老實多高興
不會輕挑只會鑽,浮世青雲如過客,一生幾度托春眠
衾裯樂處無夷夏,痴徇空名誤玉顔,不見錦機脂粉隊
西兵去後幾人還,誰將此為語姊妹,嫁郎及早嫁西山
Phiên âmTÂY SƠN HÀNH
Thời, Nguyễn Chỉnh dẫn Tây Sơn Nguyễn Huệ binh lai Kinh thành, Cảnh Hưng hoàng đế dĩ Ngọc Hân công chúa hạ giá Nguyễn Huệ, cố hữu thử tác.
Hải vũ thừa bình nhị bách niên, Thâm cung xuân sắc tỏa thuyền quyênYên hồng cẩm nhục nhân nhãn độc, Thiển thúy hoa nhân điệp mộng triềnBất thị thần tiên vô đối ngẫu, Khả kham phương cảnh hốt lưu liênSa song tịch mịch mai hàm tuyết, Thúy ngự ly phi liễu khốn yênHoa sự lan san xuân dĩ hĩ, Tàn anh lạc nhứ tổng kham liênĐông đông hà xứ thành biên cổ, Yết trần mạn tắc Trường An lộCức hạ phương toàn chấn diệp phong, Thâm xuân hốt điểm thôi hoa vũTu my vô đảm khống nguy thành, Thoa phiến tương thân để kiêu lỗThiên vương tỉ phụ thượng công phi, Bất tỉ tầm thường hoa lộng chủTôn vinh quý sủng đối thiên hoàng, Điện sính liêm nghi ưu đặc sốVân thủy sô tùng thúy ỷ la, Phong lưu tấn tướng phân thân trụPhiến phu kiệu tử tận phi thường, Đô nhân kiến giả hô vi phụNhân tiện tân lang như nhất khẩu, Thiếp kiến tân lãng trụy song thủY thường mạn lạn ngữ thù ly, Cốt tướng lăng tằng bì trứu cổĐính thượng cao đôi Trương Giác cân, Thoái gian bất trước Hàn Tín khốKỳ trung nhất vật vọng nguy nhiên, Trực dữ tứ chi trì vi ngũTĩnh tự cao tăng ngột tọa vong, Động như biền tử ca thân vũBất ngôn bất tiếu bất ôn tồn, Đại hống nhất thanh liệt như hổThiên quân phi tồn cứ tô hung, Nộ liệt la quần phi tuyết cổThử vật thùy tri giải thích nhân, Hiệt hàng sáp nhập ôn nhu hộKiều hoa chi thượng cuồng oanh nhu, Cuồng oanh bất vi kiều hoa hộHoa mạc trùng trùng liệt tăng thanh, Diên lô phiến phiến phi yên lữNha giảo nhục chiên hãn như du, Loạn đảo hồ trừu tố bất trụTu du quần đới lạc tân hồng, Ám điểm xuân trù phiên kỉ độThiếp thân lưỡng khổng tự liên hoàn, Thuấn tức thông thành nhất đại khuyênQuyển nhu điểm duyệt hốt kinh ngạc, Hàng ma bất trị bán văn tiềnHắc ám ký phi tiền độ bạch, Oanh vu hựu cải cựu thời viênHô hoàn nã úng niệu nhất niệu, Niệu thủy chi thanh như phi tuyềnPhi tuyền liễm diễm khứ bất phản, Dương phong đả lạc đào hoa phiếnĐào hoa kiều khiếp bất thắng phong, Phong liễm hoa hồn do giác quyệnDoanh doanh liễu cốt sấu tam phân, Triệp triệp tương la khoan nhất bánĐể sự tuy nhiên bất sát nhân, Mộ vũ triều vân an thục lạnTự tòng kì khổ đắc kì hoan, Hoan hậu khước vong cựu khổ gianBất hoạn ngư ông huy điệu sáp, Dung dung đào lãng trướng bình thanTả cúc hữu mô thám hoa tủy, Oanh bất đình thoa điệp bất lanNgọc dạng hương tao thất hại tu, Thượng lâu hạ nữu viên đoàn đoànPhong tình đãng dạng hoa tâm cấp, Khủng phóng đông quân khoảnh khắc gianMan nhân lão thực đa cao hứng, Bất hội khinh thiểu chỉ hội toànPhù thế thanh vân như quá khách, Nhất sinh kỉ độ thác xuân miênKhâm trù lạc xứ vô di hạ, Si tuẫn không danh ngộ ngọc nhanBất kiến cẩm cơ chi phấn đội, Tây binh khứ hậu kỷ nhân hoànThùy tương thử vị ngữ tỉ muội, Giá lang cập tảo giá Tây Sơn.
Dịch nghĩa:TÂY SƠN HÀNHBấy giờ, Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn Nguyễn Huệ tới Kinh thành, Hoàng đế Cảnh Hưng gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, cho nên có bài thơ này.
Bờ cõi thanh bình đã hai trăm nămỞ nơi thâm cung xuân sắc, người đẹp bị khóa chặtCô đơn nằm trên nệm gấm hồng tươiSay giấc mộng bướm dưới lớp áo hoa biêng biếcKhông phải là thần tiên không có người sánh đôiMà cám cảnh thơ ngây bỗng vương lòng lưu luyếnSong the hiu quạnh, bông mai đượm tuyếtVườn uyển sâu thẳm, liễu ám khói sươngMùa hoa đi qua, xuân cũng đã hếtCánh hoa tàn, tơ mành buông, thật là đáng thươngTùng Tùng! Đâu đó vang lên tiếng trống ven thànhLũ rợ Kiệt đến, bụi mù khắp Tràng AnChưa cuối hè mà đã có gió lay láĐương xuân chín mà bỗng lác đác giọt mưa bứt hoa.Đấng mày râu không có gan giữ được cung thànhĐể bực quần thoa phải gán thân cho giặc mạnhCon gái Thiên vương phải làm phi cho Thượng CôngNào phải bậc chúa hoa tầm thường.Để tỏ lòng tôn vinh đối với hoàng tộcSính lễ cùng nghi thức hết sức đặc biệtNgựa xe như mây nước, tùy tòng mặc toàn gấm vócĐám phù rể phong lưu, áo mũ xênh xang.Bọn phu quạt, phu khiêng kiệu đều lạ lùngNgười kinh đô thấy đều gọi là ‘cha’Ai cũng hâm mộ chú rểCòn cô dâu trông thấy chàng rể thì buông đôi tay.Quần áo thì sặc sỡ diêm dúa, giọng nói thì trọ trẹDáng dấp ngang tàng, da dẻ nhăn nhúmTrên đầu chất cao cái khăn của Trương GiácGiữa chân không mặc cái quần của Hàn TínỞ bên trong, một vật trông rất nguy ngaCùng với tứ chi, sừng sững thành năm ngọnLúc tĩnh lặng, giống như cao tăng nhập tọaLúc động đậy, tựa như võ biền vừa hát vừa múaChẳng nói chẳng cười chẳng từ tốnGầm lớn một tiếng, mãnh liệt như hổNghìn cân sà xuống, chồm hỗm chiếm bộ ngực như bơTức tối xé rách chiếc váy là đang che cặp đùi tựa tuyếtVật này ai cũng biết là có thể đâm ngườiNgúc ngoắc rồi chọc vào cánh cửa êm ấmBông hoa kiều diễm trên cành bị oanh khùng giày vòCon oanh khùng không hề giữ gìn bông hoa kiều diễmLớp lớp màng hoa, tiếng xé vảiMảnh mảnh lò chì bốc lên những ngọn khóiRăng nghiến, xác thịt rung, mồ hôi như dầuNện bừa, rút quấy, làm không dừngPhút chốc, giọt hồng trinh rớt trên dải váyÂm thầm mấy độ xuân quaTrên thân thiếp hai lỗ tựa vòng khâuTrong nháy mắt thông thống thành một hốc lớnVén áo lót kiểm tra bỗng kinh ngạcBị sờ bóp không đáng giá nửa xuThâm tím, không còn màu trắng xưa kiaMéo mó, khác rồi khối tròn thưở trướcGọi a hoàn bưng chậu nước đi tiểu một cáiTiếng nước tiểu như dòng thác tuônDòng thác sóng sánh một đi không trở lạiNgọn gió thổi rụng cánh hoa đàoHoa đào kiều diễm, khiếp sợ, không chịu nổi gióGió ngớt, hồn hoa còn thấy mệt lảVóc liễu gày đi ba phầnÁo lụa gấp rộng một nửaViệc này tuy không đến nỗi chết ngườiNhưng cứ sớm mây chiều mưa sao lại không nát bét chứTừ khi chịu cái khổ lạ lùng lại được cái sướng lạ lùngSau khi sướng lại quên hết nỗi gian khổ ngày xưaChẳng lo ông chài khua chèo bị rítSóng đào bát ngát dâng ngập bờ cát phẳngVốc bên trái, sờ bên phải, thăm dò nhị hoaCon oanh chẳng ngừng luồn, con bướm chẳng ngăn cảnNgọc ngứa, hương gãi, không còn thẹn thùngTrên ôm, dưới siết, cuộn lại tròn voCuộc phong tình tràn ngập, lòng hoa bướm háo hứcChỉ sợ rời ‘chúa hoa’ trong khoảnh khắc.Kẻ man di thật thà, rất nhiều khi lên cơn hứngChỉ biết đâm dùi, chứ không biết nhẹ nhàng ve vuốtCảnh đời mây nổi, tựa như khách qua đườngCả đời được mấy lúc hưởng trọn giấc xuânThú chăn gối không phân biệt người Kinh, người rợSi ngây chuốc lấy danh hão, người ngọc lỡ lầmKhông thấy đám phấn son ở Cẩm Cơ saoSau khi quân Tây Sơn đi, có mấy thằng quay lại?Ai nấy hãy đem việc này nói rõ với chị em:Lấy chồng thì cứ sớm lấy bọn Tây Sơn ấy.
Nguồn: Trần Quang Đức-Blog
Dưới đây là bản dịch thơ của Chuyết Chuyết Trần Trọng Dương:Cõi thanh bình hai trăm năm lẻChốn thâm cung khóa trẻ đương tơGấm tươi phô nét hững hờÁo hoa biêng biếc, bơ thờ[1] giấc xuânKhách thần tiên chưa lần sánh mộngLòng thơ ngây chợt động tơ vươngSong mai tuyết đọng chán chườngVườn hoa thăm thẳm khói sương liễu bồHoa đã rụng xuân hồ cũng hếtXác còn buông mấy nét tơ sươngThoắt thôi trống động biên cươngBao nhiêu rợ mọi ngập đường Tràng AnBuổi cuối mùa gió man lay láĐương xuân hồng mưa rã nhị hoaMày râu trốn hết đâu mà?Để cho má phấn phải ra gán mìnhThân công chúa thình lình thiếp giặcThân ấy đâu phải bậc tầm thườngHoàng cung quốc sắc thiên hươngThì thôi sắm lễ tiện đường rước điXe như nước ngựa phi giăng gấmPhù rể trông cũng thậm xênh xangLạ lùng tôi tớ khiêng sangLê dân Kẻ Chợ bàng hoàng xuýt xoaHâm mộ ngắm chàng ta rể quýNàng Ngọc Hân gạt lệ xuôi tayNgười đâu trọ trẹ thế nàyDa thời nhăn nhúm, dáng rày[2] ngông nghênhKhăn với áo xông xênh diêm dúaGiữa hai chân không khố lão HànBên trong một vật hiên ngangNgũ chi sừng sững như đang thượng tòaKhi lúc lắc tựa là nhảy múaChẳng nói năng sấn sổ xông raCọp gầm hùng hổ chu choaNghìn cân sà xuống một tòa thiên nhiênXé toạc váy giở miền ngà ngọcVật này ôi đã xọc thân hoaXăm xoi ngúc ngoắc vào raOanh khùng khục tiếng, hoa dà dà sonÔi giày xéo hoa don vật vãNhụy non tơ rách tã còn đâuHơi hùm bốc khói trên đầuThịt rung răng nghiến như dầu bôi thânChọc bừa đâm quấy tần vầnGiọt hồng cứ giỏ mấy lần nếp voanÂm thầm bấy, mầu xoan vuột mấtNhụy thuở nào e ấp xinh xinhThoắt thôi hoang hoác thân[3] mìnhNhìn xem xiêm áo thất kinh rụng rờiThân vàng ngọc đáng thời nửa cắcMàu trinh nguyên đã mất vẻ xưaNgực non méo mó dật dờBuồn cơn đổ xuống một bờ thác tuônThác đã tuôn cũng khôn níu lạiCánh hoa đào gió tãi nào vunE rằng gió giật chăng dừngHồn hoa mệt bã vô chừng bấy hoaThân liễu yếu ngót ba phần đủXiêm y thay, thít chửa vừa thânMây mưa đã giãi phong trầnTuy chăng mất mạng, cũng dần nát tanCàng đau lạ lại càng sướng lạSướng này thôi cũng hả đau kiaChèo khua chẳng ngại gẫy chìaSóng đào bát ngát dâng kìa bãi xaĐôi trái cấm xuýt xoa kia nọOanh chăng ngừng, bướm tỏ nguồn yêuNgọc ngà ngứa ngáy hương phiêuTrên ôm dưới siết còn đâu thẹn thùngCuộc phong tình bướm hoa háo hứcChẳng nỡ rời một lúc một giâyVũ phu hứng động dâng đầyVuốt ve chẳng đoái, cuốc cầy quen chânCảnh mây nổi một thân làm kháchKhách qua đường chớ trách mộng xuânGối chăn đâu cũng xoay vầnDanh suông để hão, trong ngần vấy nhơĐám phấn son Cẩm Cơ chửa đủGã Tây Sơn liệu có quay vềViệc này nói tỏ cho nghe :Lấy chồng cứ lấy chẳng nề quân Tây !
[1] Bơ thờ (từ cổ): uể oải, lười.[2] Rày: nay[3] Theo nguyên bản nên dịch là “cửa”, nhưng nay đổi chữ cho nó đỡ dữ.*
Phụ chép: Tiểu sử của Trần Danh Án – tác giả của bài Tây Sơn hành:
Trần Danh Án (1755 – 1794), người xã Bảo Triện huyện Gia Định – nay là thôn Bảo Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Cháu Trần Phụ Dực, con Trần Danh Lâm.Thi Hương đỗ Giải nguyên. Thi Hội đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế.Làm quan đời Lê Chiêu Thống đến chức Viên ngoại lang, hành Chiếu khám. Khi Lê Chiêu Thống chạy lên vùng Bắc Giang, ông đang giữ chức Nội hàn, đi theo làm tùy tùng. Chiêu Thống chạy sang nhà Thanh, ông ở lại quê nhàm cùng Trần Quang Chân, Dương Đình Tuấn dấy binh chống triều Tây Sơn. Khi nghe tin Chiêu Thống chết ở Trung Quốc, ông gào khóc thương tiếc rồi mất.Nguồn: Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919. Ngô Đức Thọ chủ biên. Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006. trang 645.
“Đĩ Tây”: Bom Sex trong thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn tuấn Cường blog
Ai bảo cụ Tam Nguyên Yên Đổ (1835-1909) nghiêm lắm, chưa từng làm
thơ sex? Hihi, Cụ cũng là con người chớ! Đấy là Cụ nghe lời cụ Khổng tử
từng bảo: “Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên” 飲食男女, 人之大欲存焉 (Ăn uống và trai gái, sự ham thích lớn của người ta nằm ở chỗ đó) (Lễ kí – Lễ vận).
Các cụ thật chí lí, chí lí! ^^
Khoảng 6 năm trước, mỗ đọc bài này trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến (1971),
thấy thú quá! Sau đó mỗ trót cho một vị học huynh mượn cuốn sách, vừa
được trả 2 hôm trước. Nay mỗ đưa lên đây để chư vị tham khảo. Xin trích
nguyên văn cuốn sách, cả nguyên bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt, dịch
nghĩa, và dịch thơ.
—————–
西妓
聞使部回日西妓數十人裸身而來當門而立使臣默默不言時陪使阮台座前有花香水一瓶象牙梳即取瓶水洒入戶毛以梳理之
天邊使部上車回
數十西嬙解佩來
若恨生平知我少
且將懷抱為君開
鴻荒世遠誰為此
列國文繁有是哉
更取牙梳香盒去
滋毛滌垢未曾猜
TÂY KỸ
Văn sứ bộ hồi nhật. Tây kỹ sổ thập nhân, khỏa thân nhi lai, đương môn nhi lập, sứ thần mặc mặc bất ngôn. Thời bồi sứ Nguyễn thai[1] tọa tiền, hữu hoa hương thủy nhất bình, tượng nha sơ, tức thủ bình thủy sái nhập hộ mao, dĩ sơ lý chi.
Thiên biên sứ bộ thướng xa hồi,
Sổ thập Tây tường giải bội lai.
Nhược hận sinh bình tri ngã thiểu,
Thả tương hoài bão vị quân khai.
Hồng hoang thế viễn, thùy vi thử,
Liệt quốc văn phồn, hữu thị tai!
Cánh thủ nha sơ, hương hạp khứ,
Tư mao địch cấu vị tằng sai.
(Tài liệu của ông Bùi Văn Cường)
DỊCH NGHĨA:
ĐĨ TÂY
Nghe biết ngày sứ bộ về nước, vài chục con đĩ Tây trần truồng
kéo đến, đứng ngay giữa cửa, các ông lặng thinh không ai nói gì. Lúc ấy
trước mặt ông bồi sứ họ Nguyễn có một lọ nước hoa và cái lược ngà, chúng
liền lấy nước hoa rảy vào âm hộ rồi lấy lược chải.
Bên trời, sứ bộ sắp lên xe về,
Vài chục con đĩ Tây trần truồng kéo đến.
Chừng giận lúc bình nhật ít người biết đến,
Hãy đem cái ôm ấp phô sòng với khách.
Đời hồng hoang đã xa, ai lại làm thế,
Văn vẻ phồn tạp các nước vốn như vậy chăng?
Còn vơ lấy lược ngà và lọ nước hoa,
Chải lông, rửa ghét[2] chẳng sượng sùng gì.
DỊCH THƠ:
Sứ bộ xe về sắp ruổi rong,
Đĩ Tây vài chục đứa tông ngông.
Chừng xưa bưng bít ít người biết,
Nay hãy phô sòng để khách trông.
Man rợ xa rồi còn thế nhỉ,
Văn hoa rườm lắm có kỳ không?
Nước hoa sẵn đấy, lược ngà đấy,
Rửa ghét cào lông chẳng sượng sùng.
HOÀNG TẠO dịch
—————–
Nguồn: Nhiều tác giả (Xuân Diệu giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971; phần chữ Hán tr. 430; phần phiên âm và dịch tr. 219-220.
Bổ sung: khi đọc bài trên, thầy Nguyễn Hùng Vĩ nổi hứng dịch lục bát như sau:
Bên trời sứ bộ sắp dông,
Đĩ tây vài chục tồng ngồng đến ngay.
Bình thường của ấy ai hay,
Ôm eo vuốt cật lại bày cả ra.
Cái thời lông lỗ đã xa,
Văn minh phồn tạp nước nhà đây chăng?
Nước hoa với lược ngà đằng,
Chải lông rửa cáu nhố nhăng chẳng màng.
NGUYỄN HÙNG VĨ dịch
(Hà Nội, 4/4/2011)
[1] NTC chú: Thai: chữ 台 nên phiên là “đài”.
[2]
NTC chú: chữ “cấu” 垢 (chất bẩn, chất dơ) ở đây nên dịch là “cáu” thì
đúng hơn “ghét”. Vì “ghét” có ở khắp cơ thể, còn “cáu” thì không có ở
nhiều nơi như vậy!!!
Giới thiệu tạp chí Văn Hóa Nguyệt San (Saigon, 1952-1974)
Nguyễn tuấn Cường
GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN HÓA NGUYỆT SAN
(Saigon, 5/1952-7/1954, 4/1955-1974)
Nguyễn Tuấn Cường
VHNS, bộ cũ, số 1, ra tháng 2/1952 |
Tờ Văn hóa nguyệt san là tờ báo do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục[1] của hai chính phủ Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic
of Vietnam, 1955-1975) phụ trách. Tờ báo được phép hoạt động theo nghị
định số 331-Cab/SG ngày 5/5/1952 của Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tờ báo
này có hai bộ, tạm gọi là “bộ cũ” (hoặc “loại cũ”, 5/1952-1954) và “bộ
mới” (hoặc “loại mới”, 4/1955-1974)[2].
Về bộ cũ, “Để liên-lạc một cách sâu xa với toàn-thể quốc-dân từ
Nam chí Bắc và để góp phần xây dựng một nền văn-hóa mới, hoàn toàn
Việt-Nam, Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục đã cho xuất-bản tại Hà-nội tập VĂN-HÓA
NGUYỆT-SAN từ tháng 5 năm 1952. Từ ngày đó, tạp-chí V.H.N.S hàng tháng
vẫn ra đều đều. Đến hồi tháng 7 năm 1954, vì cuộc biến-chuyển ở
Bắc-Việt, bộ Q.G.G.D di-chuyển sở Văn-Hóa vào Sài-gòn, nên tập V.H.N.S
phải tạm đình-bản trong một thời gian” (VHNS, bộ mới, số 1, 3/1955, tr.
147). Bộ cũ ra số đầu và tháng 5/1952, số cuối vào tháng 7/1954, tổng
cộng 18 số, in tại Hà Nội, nhà in Việt Nam số 93 Hàng Bông; hoặc tại nhà
in Việt Nam, số 33 Lí Quốc Sư, Hà Nội.
VHNS, bộ mới, số 1, ra tháng 4/1955 |
VHNS bộ mới (1955-1974) được xuất bản tại Saigon, hoàn toàn độc lập
với chính quyền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thời bấy giờ.
VHNS “bộ mới”, hoặc “loại mới”, ra số đầu vào tháng 3/1955, đến số cuối
năm 1974. Chủ nhiệm tờ báo ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn
hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962
(tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức
Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962, sau đó Nguyễn Đình Hòa là Chủ
nhiệm kiêm Chủ bút; từ năm 1967, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha
Văn hóa Trịnh Huy Tiến; từ 1971, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha
Văn hóa Tăn Văn Hỉ (tức Lạc Thiện Tăng Văn Hỉ, ở trên tạp chí viết là
“Tăn”). Tòa soạn tại số 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8
đường Nguyễn Trung Trực, Saigon. Tờ báo này từ năm 1968 đổi thành Văn hóa tập san (viết tắt: VHTS), từ thời điểm đó ra báo càng thưa thớt, mỗi năm ra từ 2 đến 5 số, bởi không còn là “nguyệt san” nữa.
Đổi tên thành Văn Hóa Tập San từ 1968 |
Dù nhan đề là “nguyệt san” nhưng kì thực tờ báo này ra không đều
đặn theo từng tháng, có khi vài ba tháng mới ra một số. Việc đánh số cho
mỗi lần xuất bản của tờ VHNS rất phức tạp và thường xuyên thay đổi. Từ
năm 1955-1963, tờ báo được đánh số liên tục từ số 1 (4/1955) đến số 88
(12/1963), tương ứng với 88 cuốn tạp chí. Từ số 69 (tháng 3-4/1961) trở
đi, bên cạnh đánh theo Số, bắt đầu thêm cách đánh theo Tập và Quyển[3].
Tập có nhiều Quyển, mỗi năm có nhiều Quyển nhưng tính chung một Tập,
Tập có khi gọi bằng “Năm thứ”, Quyển có khi gọi bằng “Số”. Nhiều trường
hợp tạp chí ghép 2 số vào một cuốn, cho nên được 58 số nhưng chỉ có 46
cuốn. Như vậy tổng cộng tờ Văn hóa nguyệt san có 88 + 46 = 134
cuốn (đóng rời, mỗi cuốn thường có khoảng 150-250 trang), nếu tính theo
đơn vị “số”/“quyển” được tạp chí tự đánh số thì là 88 + 58 = 146. Mỗi số
báo in 2.000 bản[4],
từ năm 1969 trở đi in 1.500-1.600 bản. Từ số 69 trở đi cũng bắt đầu có
thêm Mục lục bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, đồng thời cũng bắt đầu đăng
tải đều đặn các bài khảo cứu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Số cuối cùng
của tờ báo này, Văn hóa tập san, năm thứ 23, số 2 năm 1974 ra trong khoảng từ sau ngày 20/6 đến trước khoảng cuối tháng 8/1974[5].
Như vậy, nếu tính tổng số cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới”
(1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 “cuốn” (đóng rời), tương ứng với
18 + 146 = 164 “số”/“quyển” tạp chí.
Về mục lục tổng quát của tờ báo, bản thân tờ báo đã biên soạn các bản tổng mục lục sau:
- Mục-lục tổng-quát Văn-hóa Nguyệt-san (loại mới, 1955-1960, số 1-57),
do Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn. Gồm 3 phần: mục lục phân tích, mục lục
các tác giả, mục lục các tranh ảnh; in liên tục trong bốn số VHNS từ số
63 đến số 66 (số 63, 8/1961, tr. 979-1007; số 64, 9/1961, tr. 1181-1192;
số 65, 10/1961, tr. 1367-1398; số 66, 11/1961, tr. 1590-1622).
- Mục lục Văn-hóa Nguyệt-san 1962-1967, Đỗ Văn Anh và
Nguyễn Đức Soạn biên soạn. Gồm 2 phần: mục lục theo tác giả, mục lục
phân tích; in trong toàn số VHTS năm thứ XXI, số 3 (năm 1972), gồm 184
trang.
Số cuối, ra khoảng tháng 6-8/1974 |
Về nội dung, VHNS (bộ mới) tập trung vào ba mảng nội dung lớn: 1).
nghiên cứu khoa học, 2). tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị. 3).
sáng tác văn học nghệ thuật. Trong đó nổi bật là mảng nghiên cứu khoa
học tương đối toàn diện bởi quy tụ được rất nhiều bài viết có chất lượng
khoa học cao về hầu hết mọi lĩnh vực văn hóa học thuật đương thời, gồm
cả cổ học và các khoa học hiện đại, cả khoa học xã hội nhân văn và khoa
học tự nhiên, mặc dù có ưu ái đối với khoa học xã hội nhân văn. Những
tác giả thường xuyên của VHNS cũng chính là những học giả thời danh về
nhiều lĩnh vực văn hóa học thuật (Thái Văn Kiểm (tức Tân Việt Điểu),
Nguyễn Đăng Thục, Bửu Cầm, Phạm Văn Diêu, Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ,
Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Xuyên,
Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Văn Sơn, Á Nam Trần Tuấn Khải, Tô Nam Nguyễn Đình
Diệm, Nghiêm Toản, Phan Khoang, Tu Trai Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Trung,
Hồng Liên Lê Xuân Giáo…). Nội dung nghiên cứu khoa học trong VHNS đôi
lúc quá chuyên sâu, dẫn đến việc thu hẹp đối tượng độc giả, như lời Ban
chuyên viên Nha Văn hóa năm 1967: “[…] cho tới nay Văn-Hóa Nguyệt-San đã
chủ trương thiên hẳn về môn cổ học thâm cứu và những vấn đề quá chuyên
môn, do đó những bài vở in ra có giá-trị của những tài liệu tham khảo,
chỉ giúp ích cho một số ít người cần tra cứu mà thôi. Vì thế có lẽ mới
có tình trạng gần như độc chiếm của một số tác giả” (VHNS, năm thứ XVI,
quyển 1-2, tháng 9-10/1967, tr. IX). VHNS cũng có nhiều cố gắng giới
thiệu những vấn đề và thành tựu khoa học đương đại trên thế giới vào
Việt Nam.
Mảng tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị cũng tương đối toàn
diện, bao quát được tình hình quốc nội đương thời, cũng có điểm tin nước
ngoài nhưng không nhiều; mảng này bị lãng quên trong giai đoạn
1964-1966, rồi lại được khôi phục từ năm 1967. Mảng văn học nghệ thuật
thì không có gì nổi bật, chiếm ít dung lượng tờ báo, chủ yếu đăng thơ,
một số dịch phẩm văn học.
Trong lịch sử báo chí Saigon giai đoạn 1955-1975, có lẽ VHNS chính
là tờ báo thành công trên cả ba bình diện: tính đa dạng về nội dung; giá
trị khoa học cao; thời gian tồn tại lâu dài[6].
Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục,
VHNS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó là nghiên cứu, giới thiệu và
truyền bá những kiến thức văn hóa và giáo dục của Việt Nam và thế giới.
Hà Nội, tháng 8/2010
Nguyễn Tuấn Cường
[1]
Qua các chính quyền VNCH, Nha Văn hóa lần lượt thuộc Bộ Quốc gia Giáo
dục, Bộ Văn hóa Giáo dục, Tổng bộ Văn hóa Xã hội, Bộ Văn hóa Giáo dục và
Thanh niên, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sau khi Mai Thọ
Truyền, Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa mất (17/4/1973), Nha Văn hóa lại
thuộc về Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.
[2]
“Tạp-chí “Văn-Hóa Nguyệt-San” do Nha Văn-Hóa (Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục)
phụ-trách biên-soạn và xuất-bản, chiếu nghị-định số 332-Cab/SG ngày
5-5-1952, đã ra mắt bạn đọc tại Hà-nội (số 1, loại cũ) từ tháng 5 năm
1952 và tại Sài gòn (số 1, loại mới) từ tháng 4 năm 1955” (VHNS, số 69,
3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).
[3]
“Tính đến năm 1962, V.H.N.S. đã được 11 năm, sẽ kết-thành 11 tập, mỗi
tập tối-đa có 10 số liên-tiếp. Nay tạp-chí V.H.N.S. kể từ số 69 trở đi,
sẽ in rõ ngoài bìa và ở trong ruột mỗi số xuất-bản thuộc về tập nào, ăn
vào năm nào, để giúp bạn đọc khi đóng thành tập khỏi nhầm lẫn về số và
tập. Mục-lục đầy-đủ về mỗi số sẽ in ở phần đầu trong tạp-chí để bạn đọc
xem thấy rõ ngay” (VHNS, số 69, 3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).
[4]
“Từ năm 1955 tới năm 1968, Nha Văn Hóa đã xuất bản 112 số Văn Hóa
Nguyệt San, mỗi số in 2000c. Những số này đã bán hết” (VHTS, năm thứ
XXII, số 1 (năm 1973), tr. 202).
[5] Hiện chưa khảo được chính xác thông tin về thời điểm ra đời của VHTS số 2 năm 1974. Nhưng có thể suy đoán như sau: mục Tin tức Văn hóa Giáo dục và Thanh niên
trong số báo này có ghi sự kiện “Thành phần phái đoàn lực sĩ Việt Nam
dự Đệ Thất Á Vận Hội” (tr. 195), trong đó viết: “Phái đoàn lực sĩ Việt
Nam Cộng Hòa tham dự Đệ Thất Á Vận Hội ở Teheran (Ba Tư) vào cuối tháng 8 sẽ
gồm 17 người, kể cả nhà dìu dắt. Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên cùng
Ủy Hội Quốc Gia Thể Thao Thế Vận và các Tổng Cuộc trong phiên họp hôm 20-6 tại Bộ đã quyết
định […]” (chữ in đậm do tôi nhấn mạnh – NTC). Vậy số báo này phải in
sau ngày 20/6/1974, và trước giai đoạn cuối tháng 8/1974.
[6] VHNS có thời gian tồn tại dài hơn cả tờ Bách khoa (15/1/1957-20/4/1975, nhưng xét về độ dày dặn thì không bì được với Bách khoa.
Nguyễn Cao Kỳ với… Nho giáo Việt Nam Cộng Hòa (bài 4)
PDT- Kính giới thiệu Bà con hay các Bạn Trẻ muốn biết về một khía cạnh của xã hội VNCH- Do là tài liệu nên rất dài-Cứ theo đường dẫn qua blog NTC để đọc đầy đủ. Nguyễn tuấn Cường
Ông Nguyễn Cao Kỳ – nguyên Thủ tướng, Phó Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa – đã từ trần ngày hôm qua, 23/7/2011, tại Malaysia, thọ 81 tuổi.
Nhân dịp này, tôi xin công bố hai bức Thông điệp của ông Nguyễn
Cao Kỳ hồi năm 1965-1966, khi ông còn làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp
Trung Ương thời kì “quân quản” dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa
(1955-1975). Đây là hai bức Thông điệp gửi toàn dân trong dịp Lễ Thánh
đản (Quốc Lễ kỉ niệm Sinh nhật Khổng Tử) tại Việt Nam Cộng Hòa lần lượt
vào các ngày 28/9/1965 và 28/9/1966. Những tư liệu hiếm hoi này, thiết
nghĩ, sẽ mang lại một cái nhìn mới về quan điểm của nhà cầm quyền Việt
Nam Cộng Hòa đối với Nho giáo, vấn đề mà nếu thiên ái vai trò của Công
giáo đối với Việt Nam Cộng Hòa thì chúng ta dễ bị sa vào “điểm mù” khi
nhìn nhận vai trò của Nho giáo, như đã từng sa vào. Ngoài hai tư liệu
này, tôi sẽ tiếp tục công bố những tư liệu hữu quan.
Việc dẫn lại các tài liệu này là hoàn toàn khách quan, thuần túy
phục vụ mục đích nghiên cứu về Nho giáo tại Việt Nam Cộng Hòa qua các
hoạt động văn hóa – đề tài khoa học theo hướng nghiên cứu nhân học xã
hội mà tôi đang thực hiện, chứ KHÔNG nhằm mục đích chính trị tôn sùng
hay phê phán bất kì một hệ tư tưởng nào. Vì vậy, tôi KHÔNG chịu trách
nhiệm về những quan điểm chính trị thể hiện trong nội dung các tài liệu.
Các tài liệu được dẫn nguyên văn, kể cả lỗi chính tả; những phần
trong ngoặc vuông [...] là của người dẫn (NTC). Nếu dẫn lại các tài liệu
này, đề nghị ghi rõ nguồn: tuancuonghn.blogspot.com.
Hà Nội, 24/7/2011
Nguyễn Tuấn Cường
Xem thêm các bài cùng chủ đề Nho giáo Việt Nam Cộng Hòa trong blog này:
Bài 3. Nho giáo thời Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975): Đặt lại vấn đềBài 2. Nho gia Saigon bình phim
Bài 1. Khổng Đức Thành diễn thuyết tại Đại học Văn khoa Saigon năm 1958
B(ài b)onus: Giới thiệu tạp chí Văn hóa nguyệt san (Saigon 1952-1974)
———————-
[Thông điệp của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ gửi Lễ Thánh đản năm 1965]
[nguồn: Văn hóa nguyệt san, tập XIV, quyển 8-9, tháng 8-9/1965, trang thứ 1-3 đầu số báo]
THÔNG-ĐIỆP
của
Thiếu-Tướng Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương gởi Quốc
dân Đồng-bào nhân ngày Lễ Thánh-Đản Đức Khổng-Tử
(ngày 28-9-1965)
Đồng-bào thân mến,
Hôm nay, ngày kỷ-niệm Thánh-Đản đức Khổng-Tử, chúng ta cùng nhau tỏ
lòng thành kính tri-ân một bực Đại Thánh-Hiền Á-Châu đã từng gây
ảnh-hưởng sâu xa trong đời sống tinh-thần và cơ-cấu xã-hội Việt-Nam từ
ngàn xưa.
Đạo-lý do Ngài đề-xướng đã là nền móng của nền văn-hóa truyền thống
hầu hết các dân-tộc Á-châu. Đó chính là đạo làm người, lấy đức Nhân làm căn-bản.
Thế nào là Nhân ? Các đệ-tử của Khổng-Tử đã từng hỏi Ngài thì Ngài tùy theo học lực, tư-cách của mỗi người mà trả lời cho mỗi người mỗi khác.
Tuy nhiên, qua những cách định nghĩa khác nhau đó, vẫn ngụ một ý nghĩa chính do tự hình của chữ Nhân mà suy-diễn ra được.
Ta biết chữ Nhân, do bộ Nhân đứng ghép với chữ Nhị
là Hai, trước hết, có nghĩa là người đối xử với người, như vua tôi, cha
con, vợ chồng, anh em, bầu-bạn. Đó chỉ là nghĩa hẹp. Chữ Nhân ngụ cả cái ý chữ ái : có nhân mới có ái
; có ái mới thương người, yêu vật. Có lòng nhân mới có lòng-bác-ái, mới
hợp quần với nhau để yên vui sống thành đoàn-thể xã hội. Chữ Nhân
lại còn có nghĩa rộng hơn, ứng-dụng được cho cả sự vật như hạt trong
trái cây (hạnh-nhân, đào-nhân) v.v…, mà bản chất cũng hàm có sinh-khí
khả dĩ sinh hóa mãi mãi không thôi.
Tóm lại, Nhân ngụ cái ý nhân-loại tương-thân tương-ái, người xử với người cốt sao gây được cái vui trong sự sinh-hoạt ở đời.
Chính đức Nhân theo nghĩa trên đã là cái gốc lớn của đạo làm người trong Khổng-giáo. Sách Trung-Dung dạy : “Tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân” lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo.
Qua hơn hai mươi thế-kỷ, mặc dầu thế sự đã trải bao thăng trầm, Đạo Nhân của đức Khổng-Tử vẫn là nền móng kiên kiên-cố[1] cho nền luân-lý đạo-đức của chúng ta ở Á-Châu.
Chính bọn Cộng-phỉ, sau khi xâm lược Trung-Hoa Lục-địa, Bắc-Hàn và
Bắc-Việt, đương cố tâm phá-hoại nền móng đó, hầu dễ bề xích-hóa[2], nô-lệ-hóa Thế-giới tự-do.
Đồng-thời, bọn chúng đem tà-thuyết duy-vật bạo tàn khát máu ra mê
hoặc các dân-tộc Á-Châu, với cuồng-vọng thay thế cho chủ-nghĩa nhân-ái
hiếu-sinh của Khổng-giáo.
Chà đạp trên phẩm-giá cao quý và quyền tự-do thiêng-liêng của con
người theo đạo Khổng, bọn chúng đã lấy vật-chất làm trọng tâm cho duy
vật sử-quan của chúng. Thay vì lấy tình tương-thân tương-trợ giữa các
tầng lớp nhân-dân làm động-cơ cho cuộc tiến-hóa xã-hội, bọn chúng lại đi
cổ-xúy lòng căm thù để châm ngòi giai-cấp đấu-tranh. Thay vì Ngũ-luân
Bát-đức của đạo Khổng, bọn chúng đã buông tay phát-động chính-sách
đấu-tố, khuyến-khích tình-dục phóng túng, cùng nam nữ tạp giao, dĩ-chí[3] giết chết cả tình cha con, nghĩa vợ chồng.
Đứng trước hiểm-họa trầm-trọng ấy, chúng ta phải cùng với nhân-dân
các nước bạn ở Á-Châu cũng như trong Thế-giới tự-do sát cánh chiến-đấu
chống kẻ thù chung, bảo-vệ độc lập, tự-do, dân-chủ và nền đạo-lý
truyền-thống đương bị uy-hiếp.
Chúng ta vững lòng tin-tưởng ở thắng lợi cuối cùng, vì theo lời
Bác-sĩ Hồ-Thích : Phong-trào Cộng-sản chẳng qua chỉ là một nghịch-lưu
nhỏ yếu giữa dòng trường-giang cuồn cuộn của hơn hai nghìn năm giáo-hóa
Khổng-Mạnh ở Á-Châu và hơn ba trăm năm vận động tự-do dân-chủ khắp
thế-giới.
Trong khi chúng ta vì đạo nhân mà chiến-đấu chống Cộng-sản phi nhân, chúng ta còn một nghĩa-vụ khác không kém phần quan trọng : ấy là thể hiện đức Nhân ngay trong hàng ngũ Quốc-gia chúng ta, lấy đức Nhân
lấy chủ-nghĩa nhân-ái, làm động lực thúc đẩy cách-mạng xã-hội, – thay
thế cho thuyết căm thù, động-lực phá hoại của bè lũ Cộng-sản.
Trung-thành với đạo-lý của dân-tộc, chúng ta phải thắt chặt tình
đoàn-kết thiêng-liêng của toàn dân, gạt bỏ mọi tị-hiềm chia rẽ để đi đến
hòa-đồng dân-tộc. Chúng ta lại phải tích cực tham gia các chiến-dịch
tương thân tương-trợ giữa đồng-bào ; phải cố-gắng không ngừng để san
bằng các bất công xã-hội, bênh-vực quyền lợi những người thấp bé và
nâng-cao mức sống của những đồng-bào nghèo.
Đồng-bào thân mến,
Đó là mấy điều tâm niệm mà ngày kỷ-niệm đức Khổng-Tử gợi ra cho mỗi người chúng ta để suy-ngẫm và thực-hành.
Thân ái kính chào toàn thể đồng-bào.
—————-
[Thông điệp của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ gửi Lễ Thánh đản năm 1966]
[nguồn: Văn hóa nguyệt san, năm thứ XV, quyển 2-3, tháng 9-10/1966, trang I-II]
THÔNG-ĐIỆP
của Thiếu-Tướng Chủ-Tịch UBHPTƯ
nhân ngày kỷ-niệm Đức Khổng-Phu-Tử (28-9-66)
Thưa toàn thể đồng-bào,
Hôm nay chúng ta kỷ-niệm ngày Thánh-đản Đức Khổng-Phu-Tử, người đã
khai-sáng nền đạo-giáo mà nhiều dân-tộc tôn sùng, ứng dụng để viết nên
nhiều trang sử hưng-thịnh qua nhiều thế-kỷ. Trong số những dân-tộc đó,
có dân-tộc ta.
Chúng ta tưởng nhớ đến Đức Khổng-Phu-Tử, với tất cả lòng biết ơn
của những người hậu thế đối với bực Thày của muôn đời. Nhưng chúng ta
còn tưởng nhớ đến Ngài với tất cả tâm-nguyện làm sống lại nền đạo lý của
Ngài, bởi vì đó là điều cần thiết cho việc phụ-hưng đất nước chúng ta.
Qua nhữn năm dưới thời Pháp-thuộc, khi mới giao-tiếp với nền
văn-minh Tây-phương, chúng ta đã bị chói lóa bởi những tiến-bộ khoa học,
mải mê đua đòi mà xao lãng giá-trị của đời sống tinh-thần. Tiếp đến là
những năm chinh-chiến lửa đạn thường xuyên hăm dọa đời sống, khiến cho
con người chỉ nghĩ đến bản thân, để tương-tâm bị ấn át, mù quáng trước
những quyến rũ của danh-lợi. Trong khi đó, chủ-nghĩa Cộng-sản lại xuất
hiện nhằm hủy diệt phẩm-cách và tình-cảm của con người.
Ngoài ra, còn một điều đáng nói khác là cái khuynh-hướng miệt thị nếp sống đạo-lý mà người ta thường cho là hủ lậu.
Tất cả những sự-kiện đó đã đưa đến tình-trạng đạo-lý bị chôn vùi,
nhân-tâm sa-đọa, xã-hội phân-hóa. Đã xảy ra những hiện tượng nhũng lạm.
Đã thấy những trường hợp cậy quyền ỷ thế hiếp bức dân lành. Đã có những
kẻ từ chối bổn phận lẫn [lẩn] tránh trách-nhiệm. Đã có những người đặt
nặng quyền lợi bè phái trên cả sự tồn vong của đất nước. Và còn biết bao
hiện-tượng sa đọa khác đã từng xảy ra khiến cho người còn chút liêm sỉ
không khỏi đau lòng căm giận.
Cho nên nếu chúng ta đã khởi xướng cuộc cách-mạng xã-hội để sửa đổi
những tệ-đoan đó, thì cũng phải nghĩ đến việc chấn-hưng và phát huy nền
đạo-lý tu sửa con người. Con người được hoàn bị, đời sống có kỷ-cương,
xã-hội sẽ lành mạnh tiến bộ.
Đạo Khổng rất thích hợp để đạt tới mục-tiêu trên đây vì có rất
nhiều đặc điểm. Trước hết, đó là một đạo-giáo mà dân-tộc ta đã được
hấp-thụ từ nhiều đời qua, và đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn-hóa nước
nhà. Đạo Khổng còn là đạo làm người dân lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
làm điều răn dạy bản thân, lấy gia-đình làm gốc, lấy Tổ-quốc làm trọng
và coi nhân loại bốn bể như anh em một nhà.
Đạo Khổng lại rất thực-tiễn, có thể ứng-dụng cho người nào cũng
được và cho xứ nào cũng được miễn là hợp thời và thuận lý. Luôn luôn đạo
đời đòi người đời làm điều chân chính, giữ đúng cương vị trong gia-đình
cũng như ngoài xã-hội, tránh việc phi nghĩa, trọng lẽ công bằng, nhận
lãnh trách-nhiệm và làm việc nghĩa trước việc lợi.
Một đạo-giáo như vậy cần phải được chấn-hưng để rồi phát triển mạnh
mẽ nhằm hướng dẫn những công-tác xã-hội mà toàn dân ta đang theo đuổi.
Đó cũng là phương-thức xây dựng nền móng cho công cuộc cách mạng xã-hội, một nền móng vững chắc và lâu dài.
Hôm nay, lễ Thánh-Đản Đức Khổng-Phu-Tử chính là để nhắc nhở mọi người tìm về nếp sống văn-hóa dân-tộc.
Trong dịp này tôi yêu cầu Tổng-Bộ Văn-Hóa Xã-Hội cùng những cơ quan
liên hệ xúc-tiến gấp rút các chương-trình hoạt-động văn-hóa và dành mọi
sự giúp đỡ cho hội Khổng-Học để hội này có thêm phương-tiện phát triển.
Tôi cũng kêu gọi sự tham gia của các đoàn-thể và của mọi giới đồng
bào trong công cuộc phục hồi nền Khổng-Học xây-dựng một nền văn-hóa tiến
bộ và tiêu-biểu cho đời sống của dân-tộc.
Trung Quốc : Xung đột sắc tộc luôn âm ỷ tại Tân Cương
Lực lượng an ninh Trung Quốc tuần tra trên đường phố Urumqi, khu tự trị Tân Cương, ngày 3/7/2010.
Reuters
Lê Phước – RFI
Ngày 28/02/2012, tại thành phố Kargilik (Diệp Thành theo tiếng Hoa)
thuộc địa khu Kashgar (Khách Thập), Tân Cương, xung đột sắc tộc lại xảy
ra làm thiệt mạng đến 20 người. Nhật báo Công giáo La Croix đi sâu tìm
hiểu cội nguồn vụ việc qua bài viết : « Bắc Kinh muốn kiểm soát lại Tân Cương ».
Tân Cương tọa lạc vùng viễn đông Trung Quốc, là nơi luôn âm ỷ xung
đột giữa người Duy Ngô Nhĩ bản địa chiếm đa số và người Hán chiếm thiểu
số. Trước tình hình căng thẳng, để kiểm soát tốt hơn một tỉnh có nhiều
cuộc nổi dậy chống chính quyền trung ương, Bắc Kinh đã toan dùng chiêu
bài biến đổi toàn diện vùng này, từ văn hóa đến vật chất, bằng những kế
hoạch đô thị hóa khổng lồ.
Năm 2009, Tân Cương đã bị chao đảo bởi làn sóng nổi dậy, làm ít nhất 197 người thiệt mạng và 1 700 người bị thương. Ngay sau đó, Bắc Kinh đã lập tức kiểm soát tình hình. Đầu năm 2010, địa phương nằm trên Con đường Tơ Lụa năm xưa, đã trở thành đặc khu kinh tế thứ sáu của Trung Quốc. Thật ra, chính quyền trung ương đầu tư nhiều tiền bạc với ý muốn là biến địa khu Khách Thập thành « một Thẩm Quyến phía tây ».
Theo tờ báo, Khách Thập bị thay đổi nhanh chóng, và chẳng bao lâu nữa sẽ hoàn toàn đổi khác. Tại đây, nhiều chung cư đã mọc lên, trải dài hàng cây số. Nhiều chung cư khác đang được xây dựng để cho hàng chục ngàn người Hán đến ở. Chính quyền cho rằng, những người Hán này đến Khách Thập để « tham gia vào sự phát triển của địa phương ».
Hậu quả của quá trình đô thị hóa ào ạt chính là việc các công trình lịch sử và nhà cửa theo truyền thống bản địa chẳng mấy chốc sẽ đi vào dĩ vãng, chính quyền chỉ giữ lại một khu để phục vụ du lịch. Người Duy Ngô Nhĩ bản địa hoàn toàn bất lực trước những đổi thay của nơi mà cha ông mình để lại. Hơn nữa, họ còn chịu nhiều bất công và bó buộc trong các hoạt động tín ngưỡng (Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).
Tờ báo cũng cho biết, gần với Khách Thập, địa khu Hotan (Hòa Điền) mấy năm gần đây cũng chịu sự đổi thay chóng mặt. Đến mức mà tờ báo cho rằng, đứng giữa Hòa Điền mà người ta cứ tưởng ở một thành phố thuộc người Hán nào đó tại Trung Quốc. Tức là các dấu vết văn hóa bản địa đã bị cuốn trôi bởi dòng thác đô thị hóa có chủ đích của chính phủ Trung Quốc.
Bắc Kinh còn cho đặt tên các con đường mới xây dựng bằng chữ Hán, trong khi mà đa phần người Duy Ngô Nhĩ bản địa không hiểu gì về ngôn ngữ này. Một doanh nhân Duy Ngô Nhĩ bức xúc : « Không còn dấu vết gì của ngày xưa nữa, không còn chút gì dành cho cuộc sống truyền thống bản địa nữa ».
Theo La Croix, mỗi khi đêm về, xe cảnh sát tuần tra ngang dọc trên phố. Chính quyền biện giải cho hành động này là để đề phòng khủng bố và xung đột tôn giáo và sắc tộc. Doanh nhân Duy Ngô Nhĩ trên cho biết, đó chỉ là một cái cớ để chính quyền kiểm soát địa phương. Theo người này, chính quyền có thể tuyên truyền theo ý mình vì họ nắm trong tay các phương tiện thông tin đại chúng, trong khi đó có biết bao người bản địa bị trưng dụng đất để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, do thấp cổ bé họng, cuối cùng tiếng nói của họ cũng chẳng được ai lắng nghe.
Bắc Triều Tiên hoãn chương trình hạt nhân, Mỹ viện trợ lương thực
Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên lại vừa có thêm tình tiết mới khi chính phủ nước này, ngày hôm qua, thông báo cho tạm hoãn việc phóng thử tên lửa tầm xa, hoãn thử hạt nhân và việc làm giàu uranium, đồng ý cho các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại. Báo Pháp hôm nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Trước những động thái dồn dập này, Libération đặt câu hỏi: Ba tháng sau khi ông Kim Jong-il từ trần, có phải quan hệ hai miền Triều Tiên đang bắt đầu được hâm nóng ?
Tờ báo cho biết, Hoa Kỳ đã thông báo khôi phục lại quá trình viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên, một đất nước đang có nền kinh tế vô cùng u ám. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ : « Đó là bước đi bé nhỏ đúng hướng đầu tiên ».Tờ báo nhắc lại, tuần rồi, Bình Nhưỡng và Washington đã tiến hành đàm phán tại Trung Quốc nhằm nối lại vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Le Figaro chia sẻ quan điểm trên khi nói rõ, « bước đột phát đáng kinh ngạc này » giúp cho Kim Jong-un tìm được nguồn viện trợ lương thực quan trọng vào thời điểm kinh tế đất nước đầy khó khăn, lại sắp diễn ra kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập chế độ Kim Nhật Thành vào ngày 15 tháng 4 tới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã mở cánh cửa theo hướng tiến đến sự xóa bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ nhà họ Kim.
Cũng theo Le Figaro, bước đột phá này là điểm tiếp nối của quá trình xoa dịu tình tình được bắt đầu vào mùa hè năm rồi khi Kim Jong-il còn sống, tức là được tái khởi động sau vụ căng thẳng đến từ việc miền Bắc thử hạt nhân năm 2009 và nã pháo vào một hòn đảo của miền Nam hồi năm ngoái.
Tờ báo dẫn lời của một giáo sư Hàn Quốc nhận định : « Họ đã hiểu được việc cần thiết của việc xóa bỏ thế cô lập và việc hạn chế lệ thuộc vào Trung Quốc ». Trong khi đó, theo nhận định của các cơ quan tình báo phương Tây tại Séoul, mục đích chính của Kim Jong-un là tạm yên ổn trên mặt trận ngoại giao để tập trung ổn định tình hình trong nước trong giai đoạn đầy nhạy cảm của quá trình chuyển giao quyền lực.
Theo Le Figaro, đây cũng là một thắng lợi cho tổng thống Obama bởi vì ông cũng đang trong một giai đoạn vô cùng nhạy cảm : Giai đoạn tìm cách làm chủ Tòa Bạch Ốc thêm một nhiệm kì.
La Croix thì có cái nhìn bi quan hơn khi cho rằng, từ 20 năm nay, chiêu bài chấp nhận trở lại bàn đàm phán để đổi lấy lương thực đã được Bình Nhưỡng không ít lần sử dụng, và lần này có lẽ cũng thế. Như vậy, viễn cảnh chấm dứt hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên còn khá xa vời.
Tuy nhiên tờ báo cũng nói thêm, năm nay là sinh nhật lần thứ 100 của Kim Nhật Thành. Đây là một sự kiện trọng đại của chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vậy mà động thái vừa rồi của miền Bắc, trước tiên là muốn xoa dịu với nước ngoài, kế đến là để tìm nguồn lương thực trong thời buổi khó khăn, từ đó có thể tạo hình ảnh đẹp của tân lãnh đạo Kim Jong-un trong mắt người Bắc Triều Tiên và bạn bè quốc tế.
Ngân hàng thế giới kêu gọi Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng
Vừa qua, tại Bắc kinh, chủ tịch Ngân hàng Thế giới ông Robert Zoellick đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, nhân dịp công bố bản báo cáo mang tên : « Trung Quốc vào năm 2030 ». La Croix quan tâm đến sự kiện này qua bài viết chạy tít : « Ngân hàng thế giới khuyên Trung Quốc thay đổi mô hình phát triển ».
Ông Robert Zoellick nhận định : « Việc cần thiết cải tổ là không thể bàn cãi được bởi hiện tại Trung Quốc đang trong giai đoạn bước ngoặt của sự phát triển ».
Lập luận này dựa vào bản báo cáo nói trên của Ngân hàng Thế giới, theo đó từ 30 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ chóng mặt, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10%/năm. Như vậy, hiện tại là giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc. Theo báo cáo, mô hình Trung Quốc theo đuổi bấy lâu nay hiện tại không còn phù hợp, bởi không còn là lúc Trung Quốc có thể « tự xoay trở » nữa, mà là lúc phải biết thay đổi để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, vào những đổi thay to lớn trên trường quốc tế. Cụ thể là Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng, một mộ hình vốn dĩ chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu.
Báo cáo cũng dự phóng, trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ còn ở mức 5 hay 6%/năm. Một quan chức chính phủ Trung Quốc tham gia xây dựng bản báo cáo cũng chia sẻ sự cần thiết cải cách kinh tế của nước này.
Tờ báo cho biết, báo cáo hiện được sự ủng hộ của hai nhà lãnh đạo tương lai Trung Quốc là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Thế nhưng, có thể nó sẽ bị phản đối bởi bộ phận được hưởng quyền lợi từ mô hình hiện tại. Phản ứng trước tiên có thể đến từ các tập đoàn Nhà nước, vốn từ lâu được sự ưu ái của chính phủ trong chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài nhất là trong các lĩnh vực ô tô, năng lượng, tài chính và viễn thông.
Châu Âu và Belarus trong vòng khẩu chiến
Liên quan đến xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cộng hòa Belarus, Le Figaro có bài chạy tựa khá ấn tượng : « Khẩu chiến giữa Liên Hiệp Châu Âu và Bélarus ».
Ngọn lửa bùng lên sau khi các bộ trưởng Ngoại giao châu Âu quyết định phong tỏa tài sản, cấm cấp thị thực cho 21 quan chức cao cấp của Belarus gồm 19 thẩm phán và 2 sĩ quan cảnh sát. Trước đó, danh sách này đã có 208 quan chức Belarus vì có dính líu đến việc đàn áp phe đối lập. Ngay lập tức, chính phủ Belarus ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu và Ba Lan. Đáp lại, hôm thứ Ba, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã cho triệu hồi đại sứ tại Belarus. Liên Hiệp Châu Âu cũng thông qua lệnh cấm vận bán vũ khí và quân cụ đối với nước này. Hôm qua, tại Berlin (Đức), lãnh đạo ba nước Đức, Pháp và Ba Lan tuyên bố, các biện pháp này sẽ được thắt chặt hơn nữa nếu tình trạng nhân quyền tại Belarus không cải thiện.
Vụ đụng độ lần này không phải mới mẻ gì trong quan hệ song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Belarus. Le Figaro nhắc lại, vào năm 1998, tổng thống Loukachenko đã từng cho trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu và Mỹ. Đáp lại, Loukachenko và 130 quan chức cao cấp Belarus ngay lập tức bị tuyên bố không được chấp nhận trong khu vực Liên Hiệp Châu Âu.
Từ khi được tái cử vào cuối năm 2010, chính quyền Loukachenko không ngừng gia tăng trấn áp đối lập. Hôm thứ Sáu vừa rồi, nhà đối lập Serguei Kovalenko đã bị kết án 2 năm rưỡi tù giam do vi phạm bản án treo được tuyên trước đó. Năm 2010, người này đã từng treo cờ chế độ cũ của Belarus trên cây thông Noel. Cách đây một tháng, tòa án nước này cũng đã bác đơn kháng cáo của lãnh đạo Trung tâm Viasna (thuộc phong trào nhân quyền tại Bélarus). Người này bị buộc tội trốn thuế và bị kêu án 4 năm rưỡi tù giam.
Đáng chú ý là hai nhân vật được xem là đối thủ chính của tổng thống Loukachenko, đó là Andrei Sannikov và Nicolai Statkevitch, hai người từng tổ chức biểu tình ngay sau ngày tái cử của ông Loukachenko. Họ đã bị kết án 5 năm tù giam. Vợ của ông Sannikov cho biết, trong tù, chồng bà đã bị tra tấn. Theo Le Figaro, bên cạnh hiện tượng tra tấn phổ biến tại Belarus, có nhiều người đối lập đã bị mất tích một cách khó hiểu.
Ông Loukachenko đã nắm quyền từ 17 năm nay. Hiện tại, kinh tế Belarus đang ảm đạm, thâm hụt thương mại khổng lồ, lạm phát phi mã. Tờ báo mỉa mai : Kinh tế u ám, chỉ còn có đàn áp là phát triển.
Năm 2009, Tân Cương đã bị chao đảo bởi làn sóng nổi dậy, làm ít nhất 197 người thiệt mạng và 1 700 người bị thương. Ngay sau đó, Bắc Kinh đã lập tức kiểm soát tình hình. Đầu năm 2010, địa phương nằm trên Con đường Tơ Lụa năm xưa, đã trở thành đặc khu kinh tế thứ sáu của Trung Quốc. Thật ra, chính quyền trung ương đầu tư nhiều tiền bạc với ý muốn là biến địa khu Khách Thập thành « một Thẩm Quyến phía tây ».
Theo tờ báo, Khách Thập bị thay đổi nhanh chóng, và chẳng bao lâu nữa sẽ hoàn toàn đổi khác. Tại đây, nhiều chung cư đã mọc lên, trải dài hàng cây số. Nhiều chung cư khác đang được xây dựng để cho hàng chục ngàn người Hán đến ở. Chính quyền cho rằng, những người Hán này đến Khách Thập để « tham gia vào sự phát triển của địa phương ».
Hậu quả của quá trình đô thị hóa ào ạt chính là việc các công trình lịch sử và nhà cửa theo truyền thống bản địa chẳng mấy chốc sẽ đi vào dĩ vãng, chính quyền chỉ giữ lại một khu để phục vụ du lịch. Người Duy Ngô Nhĩ bản địa hoàn toàn bất lực trước những đổi thay của nơi mà cha ông mình để lại. Hơn nữa, họ còn chịu nhiều bất công và bó buộc trong các hoạt động tín ngưỡng (Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).
Tờ báo cũng cho biết, gần với Khách Thập, địa khu Hotan (Hòa Điền) mấy năm gần đây cũng chịu sự đổi thay chóng mặt. Đến mức mà tờ báo cho rằng, đứng giữa Hòa Điền mà người ta cứ tưởng ở một thành phố thuộc người Hán nào đó tại Trung Quốc. Tức là các dấu vết văn hóa bản địa đã bị cuốn trôi bởi dòng thác đô thị hóa có chủ đích của chính phủ Trung Quốc.
Bắc Kinh còn cho đặt tên các con đường mới xây dựng bằng chữ Hán, trong khi mà đa phần người Duy Ngô Nhĩ bản địa không hiểu gì về ngôn ngữ này. Một doanh nhân Duy Ngô Nhĩ bức xúc : « Không còn dấu vết gì của ngày xưa nữa, không còn chút gì dành cho cuộc sống truyền thống bản địa nữa ».
Theo La Croix, mỗi khi đêm về, xe cảnh sát tuần tra ngang dọc trên phố. Chính quyền biện giải cho hành động này là để đề phòng khủng bố và xung đột tôn giáo và sắc tộc. Doanh nhân Duy Ngô Nhĩ trên cho biết, đó chỉ là một cái cớ để chính quyền kiểm soát địa phương. Theo người này, chính quyền có thể tuyên truyền theo ý mình vì họ nắm trong tay các phương tiện thông tin đại chúng, trong khi đó có biết bao người bản địa bị trưng dụng đất để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, do thấp cổ bé họng, cuối cùng tiếng nói của họ cũng chẳng được ai lắng nghe.
Bắc Triều Tiên hoãn chương trình hạt nhân, Mỹ viện trợ lương thực
Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên lại vừa có thêm tình tiết mới khi chính phủ nước này, ngày hôm qua, thông báo cho tạm hoãn việc phóng thử tên lửa tầm xa, hoãn thử hạt nhân và việc làm giàu uranium, đồng ý cho các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trở lại. Báo Pháp hôm nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Trước những động thái dồn dập này, Libération đặt câu hỏi: Ba tháng sau khi ông Kim Jong-il từ trần, có phải quan hệ hai miền Triều Tiên đang bắt đầu được hâm nóng ?
Tờ báo cho biết, Hoa Kỳ đã thông báo khôi phục lại quá trình viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên, một đất nước đang có nền kinh tế vô cùng u ám. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ : « Đó là bước đi bé nhỏ đúng hướng đầu tiên ».Tờ báo nhắc lại, tuần rồi, Bình Nhưỡng và Washington đã tiến hành đàm phán tại Trung Quốc nhằm nối lại vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Le Figaro chia sẻ quan điểm trên khi nói rõ, « bước đột phát đáng kinh ngạc này » giúp cho Kim Jong-un tìm được nguồn viện trợ lương thực quan trọng vào thời điểm kinh tế đất nước đầy khó khăn, lại sắp diễn ra kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập chế độ Kim Nhật Thành vào ngày 15 tháng 4 tới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã mở cánh cửa theo hướng tiến đến sự xóa bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ nhà họ Kim.
Cũng theo Le Figaro, bước đột phá này là điểm tiếp nối của quá trình xoa dịu tình tình được bắt đầu vào mùa hè năm rồi khi Kim Jong-il còn sống, tức là được tái khởi động sau vụ căng thẳng đến từ việc miền Bắc thử hạt nhân năm 2009 và nã pháo vào một hòn đảo của miền Nam hồi năm ngoái.
Tờ báo dẫn lời của một giáo sư Hàn Quốc nhận định : « Họ đã hiểu được việc cần thiết của việc xóa bỏ thế cô lập và việc hạn chế lệ thuộc vào Trung Quốc ». Trong khi đó, theo nhận định của các cơ quan tình báo phương Tây tại Séoul, mục đích chính của Kim Jong-un là tạm yên ổn trên mặt trận ngoại giao để tập trung ổn định tình hình trong nước trong giai đoạn đầy nhạy cảm của quá trình chuyển giao quyền lực.
Theo Le Figaro, đây cũng là một thắng lợi cho tổng thống Obama bởi vì ông cũng đang trong một giai đoạn vô cùng nhạy cảm : Giai đoạn tìm cách làm chủ Tòa Bạch Ốc thêm một nhiệm kì.
La Croix thì có cái nhìn bi quan hơn khi cho rằng, từ 20 năm nay, chiêu bài chấp nhận trở lại bàn đàm phán để đổi lấy lương thực đã được Bình Nhưỡng không ít lần sử dụng, và lần này có lẽ cũng thế. Như vậy, viễn cảnh chấm dứt hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên còn khá xa vời.
Tuy nhiên tờ báo cũng nói thêm, năm nay là sinh nhật lần thứ 100 của Kim Nhật Thành. Đây là một sự kiện trọng đại của chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vậy mà động thái vừa rồi của miền Bắc, trước tiên là muốn xoa dịu với nước ngoài, kế đến là để tìm nguồn lương thực trong thời buổi khó khăn, từ đó có thể tạo hình ảnh đẹp của tân lãnh đạo Kim Jong-un trong mắt người Bắc Triều Tiên và bạn bè quốc tế.
Ngân hàng thế giới kêu gọi Trung Quốc thay đổi mô hình tăng trưởng
Vừa qua, tại Bắc kinh, chủ tịch Ngân hàng Thế giới ông Robert Zoellick đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, nhân dịp công bố bản báo cáo mang tên : « Trung Quốc vào năm 2030 ». La Croix quan tâm đến sự kiện này qua bài viết chạy tít : « Ngân hàng thế giới khuyên Trung Quốc thay đổi mô hình phát triển ».
Ông Robert Zoellick nhận định : « Việc cần thiết cải tổ là không thể bàn cãi được bởi hiện tại Trung Quốc đang trong giai đoạn bước ngoặt của sự phát triển ».
Lập luận này dựa vào bản báo cáo nói trên của Ngân hàng Thế giới, theo đó từ 30 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ chóng mặt, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10%/năm. Như vậy, hiện tại là giai đoạn bước ngoặt của Trung Quốc. Theo báo cáo, mô hình Trung Quốc theo đuổi bấy lâu nay hiện tại không còn phù hợp, bởi không còn là lúc Trung Quốc có thể « tự xoay trở » nữa, mà là lúc phải biết thay đổi để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, vào những đổi thay to lớn trên trường quốc tế. Cụ thể là Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng, một mộ hình vốn dĩ chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu.
Báo cáo cũng dự phóng, trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ còn ở mức 5 hay 6%/năm. Một quan chức chính phủ Trung Quốc tham gia xây dựng bản báo cáo cũng chia sẻ sự cần thiết cải cách kinh tế của nước này.
Tờ báo cho biết, báo cáo hiện được sự ủng hộ của hai nhà lãnh đạo tương lai Trung Quốc là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Thế nhưng, có thể nó sẽ bị phản đối bởi bộ phận được hưởng quyền lợi từ mô hình hiện tại. Phản ứng trước tiên có thể đến từ các tập đoàn Nhà nước, vốn từ lâu được sự ưu ái của chính phủ trong chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài nhất là trong các lĩnh vực ô tô, năng lượng, tài chính và viễn thông.
Châu Âu và Belarus trong vòng khẩu chiến
Liên quan đến xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cộng hòa Belarus, Le Figaro có bài chạy tựa khá ấn tượng : « Khẩu chiến giữa Liên Hiệp Châu Âu và Bélarus ».
Ngọn lửa bùng lên sau khi các bộ trưởng Ngoại giao châu Âu quyết định phong tỏa tài sản, cấm cấp thị thực cho 21 quan chức cao cấp của Belarus gồm 19 thẩm phán và 2 sĩ quan cảnh sát. Trước đó, danh sách này đã có 208 quan chức Belarus vì có dính líu đến việc đàn áp phe đối lập. Ngay lập tức, chính phủ Belarus ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu và Ba Lan. Đáp lại, hôm thứ Ba, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã cho triệu hồi đại sứ tại Belarus. Liên Hiệp Châu Âu cũng thông qua lệnh cấm vận bán vũ khí và quân cụ đối với nước này. Hôm qua, tại Berlin (Đức), lãnh đạo ba nước Đức, Pháp và Ba Lan tuyên bố, các biện pháp này sẽ được thắt chặt hơn nữa nếu tình trạng nhân quyền tại Belarus không cải thiện.
Vụ đụng độ lần này không phải mới mẻ gì trong quan hệ song phương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Belarus. Le Figaro nhắc lại, vào năm 1998, tổng thống Loukachenko đã từng cho trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu và Mỹ. Đáp lại, Loukachenko và 130 quan chức cao cấp Belarus ngay lập tức bị tuyên bố không được chấp nhận trong khu vực Liên Hiệp Châu Âu.
Từ khi được tái cử vào cuối năm 2010, chính quyền Loukachenko không ngừng gia tăng trấn áp đối lập. Hôm thứ Sáu vừa rồi, nhà đối lập Serguei Kovalenko đã bị kết án 2 năm rưỡi tù giam do vi phạm bản án treo được tuyên trước đó. Năm 2010, người này đã từng treo cờ chế độ cũ của Belarus trên cây thông Noel. Cách đây một tháng, tòa án nước này cũng đã bác đơn kháng cáo của lãnh đạo Trung tâm Viasna (thuộc phong trào nhân quyền tại Bélarus). Người này bị buộc tội trốn thuế và bị kêu án 4 năm rưỡi tù giam.
Đáng chú ý là hai nhân vật được xem là đối thủ chính của tổng thống Loukachenko, đó là Andrei Sannikov và Nicolai Statkevitch, hai người từng tổ chức biểu tình ngay sau ngày tái cử của ông Loukachenko. Họ đã bị kết án 5 năm tù giam. Vợ của ông Sannikov cho biết, trong tù, chồng bà đã bị tra tấn. Theo Le Figaro, bên cạnh hiện tượng tra tấn phổ biến tại Belarus, có nhiều người đối lập đã bị mất tích một cách khó hiểu.
Ông Loukachenko đã nắm quyền từ 17 năm nay. Hiện tại, kinh tế Belarus đang ảm đạm, thâm hụt thương mại khổng lồ, lạm phát phi mã. Tờ báo mỉa mai : Kinh tế u ám, chỉ còn có đàn áp là phát triển.
Về đi anh ơi! Dân vạn đại.
Đáp cánh an toàn bỏ Đảng là khôn;
Anh nào còn nơ của Dân;
Dân cho, Dân xóa có gì phải lo!?
Còn hơn tính kế bôn ba (ra nước ngoài);
Sẽ ủ ê hết nhớ lại thương quê!
Về đi anh!
Làm dân Vạn Đại là mình có nhau.
Hám chi Quan Nhớn Quan Tham!?
Tối không ngủ được… vì lo…
Trăm bề (sợ phạm 19 điều của Tổng Trọng)…
Về nhé!? Bỏ Đảng cho xong!
Xôi hết, thịt ôi ráo cả rồi.